Tôi Đi Học và Ngày Mãn Khóa

Tôi đi học. Truyện ngắn của nhà văn Thanh-Tịnh viết lên những cảm giác nhẹ nhàng của một buổi sáng mùa thu theo mẹ đi đến trường đã để lại trong ký ức thời thơ ấu của biết bao nhiêu cô, cậu học sinh. Cảm giác đó đã theo tôi trong những lần tôi đưa con, đưa cháu đi học  nên tôi thường lẩm bẩm đọc những câu thơ bình dị đơn sơ dễ hiểu của tôi như đang chuyện trò với cháu.

 

 

TÔI ĐI HỌC


Hôm nay em đi học
Lần  đầu tiên đi học
Mẹ nắm bàn tay em
Dắt em đi đến trường
Trên đường em  nhìn thấy
Nhiều  bạn giống như em
Cũng theo  mẹ đến trường
Và khi vào lớp

 

Lần đầu tiên vào lớp
Nhìn thấy Cô  giáo em
Dáng xinh xinh dịu dàng
Mĩm cười Cô hỏi em
Tên con là gì đó ?
Thưa Cô ! Con tên là:
…………………………….
Kaelle Phạm, Hoài -An
Gật đầu Cô khen ngoan
Con về chổ ngồi đi
Chúng ta bắt đầu học
A,B,C,D,Đ………………
Em là người Việt,
Em học tiếng Việt.
Chữ Việt nước Nam

 

Để rồi 9 tháng qua mau…


NGÀY MÃN KHOÁ
 

Hôm nay ngày mãn khoá
Lòng em thấy rộn ràng
Buâng khuâng niềm hối tiếc
Bịn rịn phải chia tay
Thầy Cô và bạn học
Chiều thứ bảy bên nhau
Chín tháng học trôi mau
Đến lúc phải chia tay
Nhớ ngày đầu vào lớp
Còn ngượng ngịu đánh vần
Lần đầu tập làm văn
Cô giáo đọc bật cười
Chính tả, sai nhiều lỗi
Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng
Ôi, khó quá làm sao!
Bỏ dấu không đúng chữ
Nghĩa đổi làm cô cười
Qua một năm học ngắn
Giờ bài văn em viết
Cô đọc, cười mĩm chi
Xoa đầu khen em giỏi
Em cám ơn Cô giáo
Đã bỏ bao công sức
Để em có ngày nay
Ơn thầy, cô dạy dỗ
Em ghi nhớ suốt đời.

 

Chào tạm biệt quí Thầy Cô. Hẹn gặp lại niên học mới.
Tống Hoa

Đôi Dép

Đôi Dép

Tình ta tựa như đôi dép thôi.

Khắn khít bên nhau chẳng thể rời.

Đi đâu cũng có cặp, có đôi.

Gian nan nguy khó chẳng hề lơi.

Có lần dạo biển đùa sóng tấp.

Nước cuốn trôi xa, một chiếc kia.

Chiếc này, luống bước, với chơi vơi.

Lùa vào, đừng để cuốn xa khơi.

Nghĩ thôi, dép kia còn một chiếc!

Làm sao! Đi hết được quãng đường.

Một chiếc thôi, sẽ khập khểnh lẻ…

Con đường trước mắt,bao dài nữa…

Ý nghĩa không còn…có cặp đôi.

Tình tôi cũng chỉ có vậy thôi!

Xin thương, song hành luôn có cặp.

Như đôi dép Mộc vẫn có đôi.

Gắn bó bên nhau, vạn nẽo đường,

Lối mòn, đường lộ luôn có đủ.

Một đôi dép cũ, vẫn bên nhau.

   ***

 

Cô giáo Tống Hoa

Trường Việt ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu

Tiếng Mưa

Tiếng Mưa

 

Mỗi lần, thấy trời sắp chuyển mưa,

Ngồi bên cửa sổ, cạnh hiên nhà.

Nhìn mưa rơi đều qua song cửa.

Làm tôi nhớ lại thưở năm nào…

Tuổi thơ đêm ngủ, nghe mưa rớt

Lộp độp, rả rích dài cả đêm.

Ban ngày, ban đêm cùng tiếng mưa.

Những đêm, thanh vắng âm thanh gõ

Xuống mái hiên nhà nghe to hơn.

Ở đây ít nhà có mái tôn.

Nên thiếu âm thanh của thưở nào!

Khiến lòng khắc khoải…không ngủ được.

Nhớ tiếng mưa rơi…ở quê nhà.

Trời mưa ở đâu cũng giống nhau.

Chỉ khác là mưa ở trong lòng.

Gợi nhớ biết bao là kỷ niệm.

Buồn vui của những trận mưa đêm!

 

 

Cô giáo Tống Hoa

Trường Việt ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu

 

 

Đan Lồng Đèn

Đan Lồng Đèn

Vót tre ngồi đan chiếc lồng đèn.
Dù cho vất vã với tay ngang.
Cũng ráng ra công làm cho đẹp.
Cháu có đèn,dự hội trăng rằm.
Ông ơi! Sao không mua cho cháu.
Khỏi nhọc công Ông, mệt mỏi tay.
Ông cười, vuốt tóc, nói nghe nè.
Ông muốn tự tay làm cho cháu .
Đa dạng hàng bán hiệu của Tàu.
Kể cháu nghe,tre Ông vót làm đèn.
Còn là vũ khí chống xâm lăng.
Tre già thân lớn làm cọc nhọn.
Đâm thủng tàu địch, thắng vẻ vang.
Vào năm chín trăm ba mươi tám.
Ngô Quyền Tướng dẫn binh vào trận.
Bạch Đằng Giang, cọc nhọn dự phần.
Mưu lược, dùng binh, lòng dũng cảm.
Đuổi giặc Tàu, sử sách ghi ơn.
Tuổi thơ của cháu đẹp như trăng.
Hồn nhiên cứ giữ, nhưng ghi nhớ.
Công ơn của những bậc tiền nhân.
Dựng nước, bây giờ mình giữ nước.
Thế hệ này, và nối tiếp mai sau.
Giữ gìn bờ cỏi, Cha Ông dựng.
Mới xứng danh con cháu Lạc-Hồng.

HOA TÔN (Tháng 9 Mùa Trung-Thu)

 

Quà Xuân của Cháu

QUÀ XUÂN CỦA CHÁU
‐BÙI THỊ NHƠN


Bà Năm ngồi trên chiếc ghế nhỏ, bên cạnh chậu hoa cúc vàng trước hiên
nhà. Quyển báo xuân dầy cộm chắc đã làm mỏi đôi tay gầy guộc của Bà, Bà
ngưng đọc, khẽ đặt nó nằm gọn trên hai đầu gối, trang báo vẫn mở, như có lời
hẹn thầm: “ Sẽ đọc tiếp”. Bài thơ Ông Đồ Già của Vũ Đình Liên được đăng lại trên
trang báo xuân này gợi cho bà Năm biết bao nỗi niềm…

 

Địa Lý Nước Việt Nam

Địa Lý Tự Nhiên -TómTắt


Vị trí

Đông Nam Châu Á
phía đông bán đảo Đông Dương
Hình chữ S
khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) 1.648 km
khoảng cách hẹp nhất theo chiều đông sang tây50 km
bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo
cực Bắc: Lũng Cú (Long Sơn, núi Rồng)
cựcnamtrênđấtliền: mũiRạchTàu(CàMau)
quần đảoHoàngSa vàTrường Sa
Diện tích331213 km²
đất liền 324480 km²
đảoPhúQuốc589 km²

Địa Hình

miền núi và trung du
đồngbằngsôngHồng
dãyTrường Sơn
đồngbằngduyênhảimiềnTrung
đồngbằngsôngCửuLong
nội thuỷ hơn 4200 km²

dia-ly-nuoc-viet-nam

ĐTC Phanxicô gặp gỡ 40,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu ngày thứ tư 11-11-2015

ĐTC Phanxicô gặp gỡ 40,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu ngày thứ tư 11-11-2015

Pope tiếp kiến hơn, 40000 tín Hữu

Chung sống chia sẻ là phẩm chất đặc thù của cuộc sống gia đình. Nó là hàn thử biều giúp đo lường các tương quan, và đuợc thể hiện tràn đầy trong Bí Tích Thánh Thể, khi tín hữu chia sẻ với nhau Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, là lương thực dưỡng nuôi tình yêu đích thạt và bền lâu.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với gần 40.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ ngày thứ tư 11-11-2015. Đa số các đoàn hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ và Âu châu. Từ Phi châu có phái đoàn Ghana, Từ Á châu có các đoàn hành hương Nam Hàn và Nhật Bản. Trong khi từ Brasil có các đoàn hành hương Aracaju, Divinopolis, Pernambuco và Sao Paolo. Cũng có vài nhóm tín hữu Việt Nam đến từ Đan Mạch và tiểu bang California Hoa Kỳ.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tài giáo lý: tinh thần chung sống chia sẻ trong gia đình. Ngài nói: Đây là một phẩm chất đặc thù của cuộc sống gia đình mà người ta học từ ngay những ngày đầu của cuộc sống. Nó là thái độ chia sẻ các thiện ích của cuộc sống, và người ta hạnh phúc vì có thể làm như vậy. Nhưng chia sẻ và biết chia sẻ  là một nhân đức qúy báu. Biểu tượng của nó, “hình ảnh” của nó là gia đình tụ họp chung quanh bàn ăn. Việc chia sẻ bữa ăn, và vượt ngoài thực phẩm – việc chia sẻ tình yêu thương, các câu chuyện, các biến cố… là một kinh nghiệm quan trọng. Khi có một lễ, một ngày sinh nhật, một ngày kỷ niệm, người ta tìm lại nhau chung quanh một bàn ăn. Trong một vài nền văn hóa người ta cũng có thói quen làm điều này trong dịp tang chế, để gần gũi với người đau khổ vì mất thân nhân. ĐTC khẳng định thêm như sau:

Việc chung sống chia sẻ là một hàn thử biểu chắc chắn giúp đo lường các tương quan: nếu trong gia đình có điều gì đó không ổn, hay một vết thương ẩn kín, thì người ta hiểu ngay tại bàn ăn. Một gia đình mà hầu như không bao giờ ăn chung với nhau, hay tại bàn ăn không nói chuyện với nhau, nhưng nhìn truyền hình hay nhìn điện thoại di động, thì đó là một gia đình “ít có tính cách gia đình”. Khi người ta sử dụng máy vi tính hay điện thoại di động mà không nói chuyện với nhau, thì gia đình ít có tính cách gia đình. Khi con cái gắn chặt với mày vi tính hay điện thoại di động ở bàn ăn, và người ta không lắng nghe nhau, đó không phải là gia đình, đó là một nhà trọ.

ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Chúng ta tất cả đều hiết rằng Kitô giáo có một ơn gọi đặc biệt chung sống chia sẻ. Chúa Giêsu thích giảng dậy tại bàn ăn, và đôi khi Ngài trình bầy Nước Thiên Chúa như một bữa tiệc. Chúa Giêsu cũng lựa chọn bàn ăn để trao ban cho các môn đệ sứ điệp tinh thần của Ngài- ngài làm điều đó trong bữa ăn chiều – cô đọng trong cử chỉ tưởng niệm cuộc Hiến Tế của Ngài: trao ban Mình và Máu làm Của Ăn và Của Uống cứu độ, dưỡng nuôi tình yêu đích thật và bền lâu.

Trong viễn tượng này, chúng ta có thể hiểu rằng  trong Thánh Lễ gia đình ở trong nhà mình, chính vì nó đem tới Thánh Thể  kinh nghiệm chung sống chia sẻ và rộng mở cho ơn thánh của việc sống chung chia sẻ đại đồng, của tình yêu của Thiên Chúa đối với thế giới. Khi tham dự bí tích Thánh Thể, gia đình được thanh tẩy khỏi cám dỗ khép kín trong chính mình, được củng cố trong tình yêu, trong lòng trung thành và nới rộng các biên giới của tình huynh đệ theo trái tim của Chúa Kitô.

Nhận xét về thời đại ngày nay ĐTC nói: Trong thời đại ngày nay, bị ghi dấu bởi biết bao nhiêu khép kín và qúa nhiều bức tường ngăn cách, việc chung sống chia sẻ, do gia đình sinh ra và được bí tích Thánh Thể nới rộng, trở thành một cơ may nền tảng. Bí tích Thánh Thể và các gia đình được Thánh Thể nuôi dưỡng có thể chiến thắng các khép kín đó và xây dựng các cây cầu tiếp đón và bác ái. Phải, Bí tích Thánh Thể  của một Giáo Hội tại gia, có khả năng tái trao ban cho cộng đoàn men hoạt động của việc chung sống chia sẻ và sự tiếp đón nhau, là một trường học bao gồm nhân bản không sợ hãi các đối chiếu.

Ký ức về các nhân đức gia đình giúp chúng ta hiểu. Chính chúng ta đã thừa nhận và còn thừa nhận rằng các phép lạ nào có thể xảy ra khi một bà mẹ trông nom chú ý, nuôi nấng và săn sóc con cái của người khác, ngoài con cái của mình.  Cho tới ngày hôm qua đây chỉ cần một bà mẹ là đủ trông nom mọi đứa trẻ trong sân! Còn nữa, chúng ta biết rõ một dân tộc có sức mạnh nào, khi các người cha coi con cái như một thiện ích được chia sẻ, họ hạnh phúc và hãnh  diện che chở con cái họ. Tiếp dến ĐTC ghi nhận các bối cảnh xã hội ngày nay như sau:

Ngày nay nhiều môi trường xã hội đặt ra các chướng ngại cho sự chung sống chia sẻ trong gia đình. Thật thế, ngày nay nó không dễ dàng. Chúng ta phải tìm ra cách thế tái phục hồi nó: nói chuyện với nhau tại bàn ăn, lắng nghe nhau tại bàn ăn. Không thinh lặng, cái thinh lặng ấy không phải là thinh lặng của các nữ đan sĩ, nó là sự thinh lặng của tính ích kỷ: mỗi người có cái của mình hoặc là truyền hình hay máy vi tính… và người ta không nói với nhau nữa. Không, đừng thinh lặng. Hãy thu hồi sự chung sống chia sẻ trong gia đình miễn là bằng cách thích ứng nó với thời đại. Việc chung sống chia sẻ xem ra trở thành một điều mà người ta buôn bán, nhưng như vậy nó trở thành một điều khác. Việc nuôi dưỡng không chỉ luôn luôn là biểu tượng của một sự chia sẻ công bằng các của cải, có khả năng đạt tới những người không có cơm bánh và tình yêu thương. Tại các nước giầu chúng ra bị giản lược vào chỗ tiêu tiền cho việc ăn uống qúa độ, rồi lại sửa chữa việc thái quá ấy. Và dịch vụ vô nghĩa này khiến cho chúng ta không chú ý tới cái đói đích thật của thân xác và của linh hồn. Khi không có sự chung sống chia sẻ, thì có ích kỷ, mỗi người nghĩ tới chính mình. Tệ hơn nữa là việc quảng cáo đã khiến cho nó trở thành một ăn bữa nhỡ buồn chán và một ước muốn ăn bánh ngọt. Trong khi có quá nhiều anh chị em ở bên ngoài bàn ăn. Thật là hơi đáng xấu hổ phải không?

Chúng ta hãy nhìn vào mầu nhiệm Tiệc Bí Tích. Chúa bẻ bánh Mình và đổ Máu Ngài cho tất cả mọi người. Thật thế, không có chia rẽ nào có thể chống lại Hy Lễ hiệp thông này. Chỉ có thái độ giả dối, đồng lõa với sự dữ có thể loại trừ  khỏi nó. Mọi xa cách khác không thể chống lại quyền năng không được che chở  của bánh được bẻ ra và rượu được đổ ra này, là Bí Tích Thân Mình duy nhất của Chúa. Liên minh sống động của các gia đình kitô đi trước, nâng đỡ và bao gồm, trong năng động của tính hiểu khách của nó, các mệt nhọc và niềm vui thường ngày, cộng tác với ơn của Bí Tích Thành Thể, có khả năng tạo dựng sự hiệp thông luôn mới mẻ với sức mạnh bao gồm và cứu rỗi.

Kết thúc bàì huấn dụ ĐTC nói: Như thế gia đình kitô sẽ cho thấy chân trời rộng rãi của nó, là chân trời của Giáo Hội, Mẹ của tất cả mọi người, của tất cả những người bị bỏ rơi và loại trừ, trong tất cả mọi dân tộc. Chúng ta hãy cầu nguyện để sự chung sống chia sẻ này của gia đình có thể lớn lên và chín mùi trong thời gian ơn thánh của Năm Lòng Thương Xót sắp tới.

ĐTC đã chào các đoàn hành hương và chúc mọi người có các ngày thăm viếng Roma nhiều bổ ích và ơn thánh. Chào các nhóm ba Lan ngài nói hôm qua Ba Lan cử hành ngày lễ độc lập. Trong bối cảnh này tôi xin lập lại lời của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói tại Varsava ngày mùng 2 tháng 6 năm 1979 rằng: “Không có Chúa Kitô, thì không hiểu được lịch sử của dân nước Ba Lan”. Anh chị em hãy kiên trì trung thành với Tin Mừng và truyền thống của Cha ông trong việc phục vụ quê hương anh chị em. Xin Thiên Chúa chúc lành cho Ba lan và từng người trong anh chị em.

Chào các tín hữu Slovac tháp tùng các Giám Mục về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh, đặc biệt là các linh mục, chủng sinh và tu sĩ nam nữ, ĐTC cầu mong chuyến viếng thăm Roma củng cố ý thức tuỳ thuộc Giáo Hội đại đồng của họ. ĐTC xin họ tháp tùng các Giám Mục với lời cầu nguyện sốt sắng và đừng quên cầu nguyện cho ngài. 

Chào các đoàn hành hương nói tiếng Ý ĐTC nhắc cho mọi người biết hôm qua Giáo Hội kình nhớ thánh Martino Giám Mục thành Tours bên Pháp, một gương mặt rất bình dân, đặc biệt tại Âu châu, mẫu gương của việc chia sẻ với người nghèo. Năm tới dịp kỷ niệm 1700 năm thánh nhân sinh ra trùng với Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Ngỏ lời với người trẻ, các anh chị em đau yếu và các đôi tân hôn, ĐTC xin Chúa giúp các bạn trẻ trở thành những người thăng tiến lòng thương xót và sự hòa giải; nâng đỡ các bệnh nhân không mất niềm tin tưởng cả trong  những lúc khổ đau; và ban cho các đôi tân hôn biết tìm ra trong Tin Mừng niềm vui đón nhận mọi sự sống, nhất là sự sống yếu đuối không được bênh đỡ.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Tòa Thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải- Vatican Radio

Tình yêu lớn nhất

Tình yêu lớn nhất

(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

Có rất nhiều giai thoại kể về những tượng thánh giá cổ xưa… Tại một nhà thờ bên Tây Ban Nha, có một tượng thánh giá cổ rất đặc biệt. Cánh tay trái của Chúa Giêsu vẫn còn đóng vào gỗ giá, nhưng cánh tay mặt thì rời ra và đưa lên phía trước trong tư thế ban phép lành.

Người Tây Ban Nha kể về nguồn gốc của tượng thánh giá này như sau: Một hôm có một hôm có một tội nhân đến xưng tội với vị linh mục chính xứ ngay dưới cây thánh giá này. Như thường lệ, mỗi khi giải tội cho một tội nhân có quá nhiều tội nặng, vị linh mục này thường tỏ ra rất nghiêm khắc. Ngài ra việc đền tội thật nặng cũng như ngăm đe nhiều điều. Tội nhân ra về lòng cảm thấy nhẹ nhàng. Nhưng tính nào tật nấy, không bao lâu, người đó lại sa ngã. Lần này, sau khi tội nhân xưng thú tội lỗi, vị linh mục lại đe doạ: “Đây là lần cuối cùng tôi giải tội cho anh!”

Nhiều tháng trôi qua, tội nhân lại đến quỳ dưới chân linh mục cũng bên cây thánh giá và lại xin ơn tha thứ một lần nữa. Nhưng lần này, vị linh mục đã dứt khoát. Ngài lên giọng: “Anh đừng có đùa với Chúa. Tôi không thể ban phép giải tội cho anh nữa!”. Nhưng lạ lùng thay, khi vị linh mục vừa khước từ tội nhân sám hối, thì Ngài bỗng nghe một tiếng thì thầm từ bên thánh giá. Bàn tay phải của Chúa Giêsu bỗng được rút ra khỏi thánh giá và ban phép lành cho hối nhân. Và vị linh mục nghe được tiếng thì thầm ấy nói: “Chính Ta là người đã đổ máu ra cho người này chứ không phải ngươi”.

Từ đó, bàn tay của Chúa Giêsu cứ ở mãi trong tư thế ban phép lành, như không ngừng mời gọi con người đến để ban ơn tha thứ. Du khách đến viếng, nhìn lên thánh giá đều có cảm tưởng như ánh mắt của Chúa Giêsu nhìn mình và nghe như có tiếng thì thầm: “Ta không hề kết án con”.

Anh chị em thân mến, Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta nhìn lên thập giá của Đức Kitô. Nhìn lên thập giá để thấy được tình yêu bao la của Chúa. Ngài luôn tha thứ chứ không kết án. “Ta không muốn tội nhân phải chết, nhưng muốn nó bỏ đường tội lỗi, quay trở lại để được sống” (Ed 33,11). “Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian không phải để lên án thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Ngài mà được cứu độ”. “Cũng như Môsê treo con rắn đồng trong sa mạc thế nào, thì Con Người cũng bị treo lên như vậy, để tất cả những ai tin ở Ngài sẽkhông phải chết, nhưng được sống đời đời”. Thập giá đã trở thành dấu chỉ ơn cứu độ cho những ai tin vào Ngài, tương tự như con rắn đồng đã được Môsê giương cao trong sa mạc thuở xưa, để những ai bị rắn lửa cắn, nhìn lên con rắn đồng ấy đều được cứu sống.

Thánh Gioan còn nói tiếp: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”. Thiên Chúa một lần nữa lại biểu lộ tất cả tình thương của Ngài đối với chúng ta trong Con Một của Ngài là Đức Giêsu Kitô. Tất cả bắt nguồn từ Thiên Chúa Tình Yêu. Tình yêu của Ngài không ở trên mây trên gió, nhưng được thể hiện qua hành vi “trao ban”. Điều quí nhất của Người Cha là Người Con. Thế mà Thiên Chúa đã muốn trao ban cho nhân loại chính Con Một dâú yêu của Ngài. Ngài đã cho chúng ta tất cả. Đức Giêsu chính là quà tặng lớn nhất Thiên Chúa Cha đã trao ban cho nhân loại. Việc trao ban này trước tiên được biểu lộ qua việc Ngài sai Con Người và cuối cùng qua việc nộp Con Một cho loài người treo lên thập giá. Đó là lúc Thiên Chúa trao ban Con Một của Ngài cho loài người một cách trọn vẹn nhất, dứt khoát nhất. Bởi vậy, chính lúc đó là lúc Thiên Chúa đã đặt Con của Ngài làm Đấng ban sự sống cho loài người,đểai tin vào Người Con ấy thì được sống đời đời. Vì con của Ngài đến không phải để kết án luận phạt, nhưng để cứu loài người khỏi chết và cho thông phần vào cuộc Phục Sinh vinh quang của Ngài.

Thưa anh chị em, đứng trước thập giá Đức Kitô, chúng ta phải có thái độ nào? Tin vào tình yêu Thiên Chúa hay chối từ tình yêu của Ngài? Chính thái độ đó sẽ định đoạt số phận của chúng ta. Vì thế, tin hay không tin là một chọn lựa sống chết. Mỗi người có đủ tự do tiếp nhận hay từ chối ánh sáng. Ai tin là đón nhận ánh sáng, là bước vào cõi sống. Ai không tin là từ chối ánh sáng và tự đầy đọa mình trong tăm tối, trong cõi chết. Thiên Chúa không cần kết án luận phạt nữa.

“Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài”, đó là chân lý cơ bản nhất của Kitô giáo. Tất cả cuộc đời cuả Chúa Giêsu, cái chết của Ngài trên thập giá, là ngôn ngữ Chúa muốn sử dụng để nói với chúng ta rằng Ngài yêu thương chúng ta, yêu thương đến nỗi sẵn sàng để cho Ngươì Con Một yêu quí của Ngài chết thay cho chúng ta.

Hãy nhìn lên thập giá để thấy được tình yêu bao la của Chúa. Phải, bên kia sự ác độc của tội lỗi, Chúa Giêsu chỉ muốn chúng ta nhìn thấy được tình yêu của Thiên Chúa: một tình yêu không ngừng tha thứ, một tình yêu vượt lên trên mọi tư tưởng, mọi tiêu chuẩn phán đoán, mọi khát vọng của chúng ta.

Nhìn lên thập giá Chúa Kitô không phải để thất vọng vì gánh nặng của tội lỗi, trái lại để cảm nghiệm được hồng ân bao la của Chúa, để cho tâm hồn được phấn khởi, tin yêu hơn.

Nhìn lên thập giá Chúa Kitô để cảm nghiệm được ơn tha thứ của Ngài, để chúng ta cũng biết cảm thông và tha thứ cho anh em chúng ta. Càng nhận ra được tình yêu tha thứ của Chúa, chúng ta càng được mời gọi yêu thương tha thứ cho anh em nhiều hơn. Thiên Chúa không kết án luận phạt chúng ta, sao ta lại kết án luận phạt anh em mình? “Hãy tha thứ để được Chúa tha thứ. Đừng xét đoán để khỏi bị Chúa xét đoán” (Lc 6, 36-37). Hãy yêu thương như Chúa đã yêu thương ta.

Một lần nữa, hãy ngước nhìn lên thập giá Chúa Kitô:

Hãy xem đó thì biết phép công thẳng của Chúa là thế nào! Hãy xem đó thì biết tội nặng nề gớm ghiếc là chừng nào! Hãy xem đó thì rõ biết lòng Chúa quá yêu thương ta là dường nào! (Đàng Thánh Giá, chặng 13).

Từ Câu Chuyện “Cậu Bé Yêu Nước Thành Padua”

Chuyện kể rằng: Một chiếc tàu thủy chạy bằng hơi nước vừa rời bến cảng Barcelona, một thành phố ở Tây Ban Nha, để đi đến hải cảng Genoa (thuộc Ý Đại Lợi). Trên tàu có đủ loại hành khách bao gồm người Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ. Trong đám đó có một cậu bé đơn độc khoảng 11 tuổi, phục sức nghèo nàn. Biết phận mình, cậu bé luôn tách biệt khỏi đám đông. Như một con thú hoang, cậu đăm đăm nhìn mọi người với ánh mắt u sầu. Cậu có lý do chính đáng để biện minh cho lối nhìn mọi người đầy nghiêm khắc đó. Cách đây hai năm, cha mẹ cậu, hai người nông dân ở vùng lân cận thành Padua của nước Ý, vì quá nghèo nên đã vô tình bán cậu cho một bọn người lừa bịp. Sau khi bỏ đói và thực hiện những màn đấm đá dã man, bọn này đã dạy và buộc cậu làm trò để kiếm tiền. Rồi họ mang cậu đi khắp nước Pháp và Tây Ban Nha để biểu diễn. Cậu luôn bị bọn chúng đánh đập và không cho ăn uống đầy đủ. Khi bọn họ đưa cậu đến Barcelona, cậu đã bỏ trốn vì không thể tiếp tục chịu đựng thêm nữa sự hành hạ nhẫn tâm và những cơn đói triền miên đã làm cậu vô cùng khốn khổ.

CauBeYeuNuocThanhPadua

Xem: Từ Câu Chuyện "Cậu Bé Yêu Nước Thành Padua"

Hai Em Học Sinh Trường Phan Bội Châu Trình Diễn Văn Nghệ Tại Cộng Đoàn Bạn

Đáp lại lời mời và kêu gọi của Fr Bill Cao (St Justin Martyr, Anaheim), hai em học sinh của Trường Việt Ngữ Phan Bội Châu là Katrina & Melissa Ngô (và mẹ của hai em) đã đóng góp 2 tiết mục Văn Nghệ Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 trên sân khấu của giáo xứ St Justin Martyr (Anaheim) trưa Chủ Nhật vừa qua (Sunday February 9).
 
Cũng xin được nói thêm là cả ba mẹ con chỉ tập dượt trong vòng 4 ngày sau giờ đi học của các cháu và Katrina & Melissa luôn nhắc mẹ là "Cố gắng không được … ho trong khi hát" (vì mẹ cháu bị ho từ mấy tuần lễ nay). Vì vậy nếu có gì chưa đạt được đúng tiêu chuẩn, xin quý khán giả vui lòng thứ lỗi và hẹn lần sau có thêm giờ tập dượt thì các "nghệ sĩ" sẽ … khá hơn.  Riêng Katrina & Melissa dự định sẽ trình diễn lại màn múa "Trống Cơm" tại trường Trung Học Oxford Academy của hai cháu trong dịp "International Festival" sắp tới.
 
Vũ điệu "Trống Cơm" và "Điệp Khúc Mùa Xuân"

Văn hóa Việt bị giấu kín và không được biết đến

Văn hóa Việt bị giấu kín và không được biết đến

Lời giới thiệu

Sắp đến Tết Cổ Truyền Việt Nam (The Vietnamese Traditional Tet), người cùng quê, Trần Lý Dương Sơn Thôn Nữ, gởi tặng tôi bài viết của tác giả Viễn Xứ về nguồn gốc của Tết Việt là nét Văn Hóa của người mình từ đời Hùng Vương.
(Phan Dương Sơn)

I- BÀI VIẾT

Tết Nguyên Đán có từ đâu?
Tác giả: Viễn Xứ

Tết Nguyên Đán là của người Việt!

Sắp đến Tết Ta là Viễn Xứ cảm thấy buồn buồn, tủi tủi vì nghe nhiều người nói là New Year of China!!! (Người ngoại quốc không biết đã đành, nhưng nhiều người Việt cũng nói như vậy….thật là buồn!)

Thật ra, Tết Nguyên Đán là tiết lễ đầu tiên của năm, bị người Trung Quốc (chôm) của dân Việt ta….

Tết: Do chữ Tiết (thời tiết) mà ra.
Nguyên: Bắt đầu.
Đán: Buổi sáng sớm.

Vậy, Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm, mở đầu cho một năm mới.

Một câu hỏi đôi khi được đặt ra: ”Tại sao tiền nhân chúng ta không chọn tháng 3 để tổ chức Tết Nguyên Đán, như các dân tộc Miên, Thái hoặc Lào, hoặc một tháng nào đó trong năm, mà lại chọn đúng vào ngày đầu tháng Giêng Âm Lịch?” Người Trung Hoa sau này cũng chọn cùng ngày này làm ngày Tết của họ. Vì sự trùng hợp ngẫu nhiên (hay chôm văn hóa của ta) này thêm vào sự liên hệ giữa hai dân tộc Hoa – Việt vốn đã có hàng nghìn năm trước khi Trung Hoa đô hộ nước ta, nên nhiều người VỘI CHO RẰNG dân tộc ta bắt chước người Trung Hoa về thời gian mừng Tết Nguyên Đán.

Thật ra, đây chỉ là sự ngộ nhận.

Dựa vào lịch sử Trung Hoa, trải qua nhiều triều đại, chúng ta được biết người Trung Hoa có tục lệ mừng Tết Nguyên Đán không phải vào đầu tháng Giêng Âm Lịch như hiện nay mà thật ra thời gian được chọn để tổ chức mừng Xuân được thay đi đổi lại rất nhiều lần. Chẳng hạn, vào đời Tam Vương nhà Hạ, người Trung Hoa chọn tháng Dần đầu năm để mừng Xuân. Đến đời nhà Thương, người ta đổi lại tháng Sửu tức tháng Chạp. Qua đời nhà Chu, người ta lại chọn tháng Tý, tức tháng Một. Ba vị vua trên đây không phải vô cớ, tùy hứng mà chọn những tháng đó, mà là họ đã dựa vào ý nghĩa tốt xấu, căn cứ theo ngày giờ lúc mới tạo thiên lập địa. Họ tin tưởng giờ Tý là giờ thành, giờ Sửu đất nở và giờ Dần sinh ra người. Đến đời nhà Đông Chu, Khổng Tử một lần nữa noi theo nhà Hạ, đổi lại ngày Tết vào tháng Dần. Qua đời nhà Tần người ta lại thay ngày Tết vào tháng Hợi tức tháng Mười. Cuối cùng, khi nhà Hán lên ngôi, bấy giờ người Trung Hoa lại noi theo gương Khổng Tử chọn ngày đầu tháng Dần, tức tháng Giêng để mừng Tết.

Mừng xuân vào dịp đầu năm âm lịch nói là của người Trung Hoa thì hoàn toàn không chấp nhận được.

Tiền nhân chúng ta khôn ngoan, lại xuất thân từ giới nông dân. Sở dĩ các ngài chọn ngày đầu năm âm lịch để tổ chức Tết Nguyên Đán vì thời gian này nhằm vào đúng mùa xuân, một mùa đẹp nhất trong năm với thời tiết mát mẻ, dịu dàng, cây cối đâm chồi nẩy lộc, khoe thắm sắc hương và mang một màu sắc xinh tươi, mới mẻ rất thích hợp trong việc thăm viếng bà con, thân thuộc, bạn bè.

Đây cũng là khoảng thời gian mà mọi công việc đồng áng đã hoàn tất, lúa gặt xong và được đem chứa vào những lẫm lúa. Người nông dân chân lắm tay bùn, sau một năm vất vả với công việc đồng áng, giờ đây được thảnh thơi hoàn toàn có thể cùng nhau hội hợp, liên hoan, ăn uống vui vẻ với nhau để tỏ lòng biết ơn đối với Trời Đất và tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà cha mẹ, những người thân yêu ruột thịt đã qua đời!

Tết Nguyên Đán trước đây ta gọi là Tết Nhàn là Tết cổ truyền có từ thời Hùng Vương, sử cũ vốn ta có 12 tháng, nhưng cách tính khác ngày nay, 1 năm bắt đầu từ tháng chạp tức tháng 12, vì khi ấy dân ta bắt đầu hoạch lúa, tới tháng giêng thì xong, ngày đầu tháng giêng người Âu Lạc có tục cúng lễ tạ ơn Tổ Tiên, Trời, đất sau 1 mùa lúa nước, ngày Tết diễn ra từ ngày 1/1 cho tới hết 30/3 và kết thúc là lễ hội ngày mùa để bắt đầu 1 vụ cấy mới, ngày Tết này ta sẽ thấy đến đời Hán Vũ đế bên Trung Hoa mới có, còn ta thì ai xem tích Bánh Trưng Bánh Dày thì đều thấy cả, mà tích này là từ thời Hùng Vương thứ 6 tức là trước đời Tần Thủy Hoàng rất là lâu chừng khoảng hơn 1000 năm, Vậy mà ngày nay nó lại mang tên New Year of China.

Viễn Xứ hy vọng chúng ta cùng nhau chia sẻ để cho người Ngoại Quốc cũng như con cháu chúng ta hiểu biết nhiều hơn về Lịch Sử và Văn Hóa dân tộc Việt.

P.S. Vẫn còn nhiều thứ mà người Trung Hoa đã chôm (văn hóa) của người Việt ta, rồi nhận là của họ.

(Người chuyển bài: Trần Lý Dương Sơn Thôn Nữ)

II- Ý kiến của Phan Dương Sơn

Đồng ý với tác giả Viễn Xứ: Tàu cũng giấu kín công lao của người xây Tử Cấm Thành là Ông Nguyễn An, kiến trúc sư thiên tài xây dựng Ðại Bắc Kinh! Chính Đài Truyền Hình Đức đã ca ngợi ông Nguyễn An và giải thích cách ông ta có thể cho di chuyển từng khối đá cẩm thạch nặng từ 200-300 tấn để xây Đại Bắc Kinh nổi tiếng nhất thế giới: Truyền Hình Đức đã ”làm” cuốn phim về ”Tử Cấm Thành” để vinh danh ông Nguyễn An thay cho người Việt hầu như không biết sự thật bị che đậy! (Bằng chứng ở đây: SGGP Online- Quanh việc Nguyễn An xây Tử Cấm Thành, Giáo sư Trần Ngọc Thêm: Một giai đoạn lịch sử xuất hiện nhiều nhân tài

Xin lưu ý thêm: Tất cả sáu (6) tập về ”Tử Cấm Thành”, phim của Đức, nói tiếng Đức, phụ đề tiếng Việt do Phương Thùy (Phần-lan), Xuân Trường và Cẩm Vân (Đức) thực hiện và hoàn tất vào giữa tháng 9, 2009.

Nhưng đáng buồn thay, hiện nay, một số trang mạng của người Việt vẫn còn ca ngợi ”đại công trình đó” là của người Tàu!

Xin mời đọc đoạn dưới đây được trích từ bài viết ở Link: Trung Quoc 9

”Cách đây hơn 40 năm, có một nhà sử học Trung Quốc tên là Trương Tú Dân liên tiếp phát biểu một số bài vở ghi nhớ công lao của Nguyễn An trên các báo chí đương thời với những đầu đề như “Dân chúng Bắc Bình nên kỷ niệm Nguyễn An, vị Thái giám nhà Minh, người An Nam”, “Nguyễn An, nhà kiến trúc thiên tài xây dựng Ðại Bắc Kinh” , “Sự đóng góp của người Giao Chỉ cho Trung Quốc đời Minh”. Sau năm 1953, các nhà sử học Việt Nam như Trần Văn Giáp, Minh Tranh, Ðào Duy Anh và Ðặng Thái Mai lần lượt sang thăm Trung Quốc, đến thư viện Bắc Kinh thu thập sử liệu Việt Nam. Phía Trung Quốc nhiều lần giới thiệu với khách Việt Nam về những cống hiến của Nguyễn An đối với công cuộc xây dựng Bắc Kinh và coi đó là giai thoại về mối tình hữu nghị Việt-Trung lâu đời. Nhưng những năm gần đây, nhiều tài liệu Trung Quốc khi nói tới các công trình xây dựng Bắc Kinh đời Minh, chẳng hạn như quyển “Niên Biểu Ðại Sự Lịch Sử Trung Quốc” và quyển “Giới Thiệu Sơ Lược Về Cố Cung” của Thẩm Khởi Vĩ khi nhắc tới chuyện Minh Thành Tổ và Minh Anh Tôn xây dựng Bắc Kinh, đều không có tên của Nguyễn An. Quyển “Danh lam cổ tích Bắc Kinh” liệt kê danh sách những người tham dự công cuộc xây dựng cung điện Bắc Kinh, có Ngô Trung, Thái Tài, thợ mộc Khoái Tường, thợ nề Dương Thanh và thợ đá Lục Tường, nói “Lục Tường có đóng góp rất to trong công cuộc xây dựng cung điện Bắc Kinh”. Tuy quyển này có thừa nhận sự đóng góp về quy hoạch thiết kế và thi công của Nguyễn An cũng không nhỏ, nhưng đặt tên của Nguyễn An ở chỗ cuối cùng, đứng sau cả thợ nề, thợ đá. Ðiều đó hiển nhiên là một sự bất công”.

Tác giả: Viễn Xứ

Trích từ Lam Hồng

Ngày mồng 03 Tết – Có làm mới có ăn

Ngày mồng 03 Tết – Có làm mới có ăn

Ngày đầu năm mới, chúng ta hướng về Đấng tạo thành để tạ ơn về một năm “mưa trời ân phúc” đã ban xuống cho trần gian. Chúng ta cũng phó dâng một năm mới cho lòng thương xót của Chúa.

Cuộc sống luôn đòi chúng ta chọn lựa. Chọn lựa để vươn lên. Chọn lựa để vượt ra khỏi những gì bình thường mà chọn cách sống khác hơn. Có chọn lựa nên có đổi thay. Chính những cái đổi thay khiến người ta ngại chọn lựa bởi phải sống khác hơn. Người ta vẫn cứ “an phận thủ thường” là chắc ăn.

Chuyện kể rằng: có hai con vật lừa và ngựa sống với nhau. Một ngày kia, có một tay cao bồi xuất hiện và hỏi hai con vật: “Trong hai ngươi, ai là kẻ muốn theo ta đi thám hiểm thế giới. Ta không hứa hẹn một cuộc sống no đủ như ở cái chuồng bé tẹo này. Nhưng ta hứa hẹn một cuộc sống đầy thú vị vì được làm chủ chính mình. Và nếu cố gắng đủ, thì có thể sẽ có được một cuộc sống dư giả gấp nhiều lần cuộc sống này.”

Con lừa – một trong hai con vật – liền kêu lên: “Ôi, tôi không đi đâu. Dại gì mà đánh đổi cuộc sống an toàn và ổn định này, để lấy một tương lai không biết trước chứ. Hay là ông muốn dụ tôi đi để có người cho ông cưỡi, có người để chết chung với ông? Tôi không có ngu đâu nhé”.

Con ngựa – con vật còn lại – thì rất háo hức trả lời: “Tôi! Tôi! Tôi muốn đi và muốn khám phá. Tôi chán cuộc sống gò bó và tẻ nhạt này lắm rồi.” Nói xong, nó theo người cao bồi bước ra khỏi cái chuồng nhỏ và đi mãi, đi mãi về phái chân trời.

Một ngày nọ, khi đã già, con lừa gặp lại con ngựa khi nó quay trở về cái chuồng nhỏ. Mừng rỡ, con lừa reo lên:

        – A, anh ngựa, anh đã về đấy ư. Lâu quá rồi nhỉ, chúng ta đã già cả rồi.

        – Đúng vậy, chúng ta già hết cả rồi. Tôi cũng đã mệt mỏi nên không muốn phiêu lưu nữa nên quyết định về thăm anh. Cuộc sống anh thế nào rồi? – Ngựa hỏi

        – Cũng vẫn vậy thôi. Làm việc chăm chỉ và được no đủ. Nhưng tôi đã già rồi, nên cũng không còn làm được nhiều nữa. Cũng may ông chủ thương tình nên vẫn cho tôi ăn. – Lừa nói – Vậy còn những chuyến phiêu lưu của anh thì sao?

        – Ồ, nó thật thú vị. Tôi đã được đi đến những miền đất lạ, nơi nắng cháy và khô cằn. Tôi đã băng qua những vùng chiến sự và những miền thiên tai hoành hành, có lúc tưởng chết đi được. Nhưng sau những cố gắng, tôi cũng được nếm trải sự hạnh phúc khi được tự do chạy trên cánh đồng đầy cỏ ngọt và được học hỏi những điều kì lạ. – Ngựa kể với một niềm tự hào.

Thực ra, con ngựa và con lừa đều phải đi. Con ngựa thì đi quanh thế giới. Con lừa thì chỉ quanh quẩn cái cối xay. Con ngựa thì tự do và có trách nhiệm về bản thân mình. Con lừa thì bị cột chặt vào cối xay và cũng chẳng có trách nhiệm gì về mình vì thiếu tự do. Con lừa an phận nên sống vật vờ, sống nhờ lương thực người khác ban cho. Con ngựa luôn sống cho chính mình để được hưởng thành quả do chính mình làm nên.

Cha ông ta vẫn nói “Có làm thì mới có ăn – Không dưng ai dễ mang phần cho ta”. Con lừa vì không dám thay đổi, không cầu tiến, an phận nên chỉ sống nhờ lòng thương xót hay bố thí của người khác. Còn con ngựa biết vươn lên, biết sống có trách nhiệm với chính mình nên nó được hưởng niềm vui do chính công sức lao động của nó làm ra.

Cuộc đời con người cũng chỉ có của ăn của để khi biết vượt ra khỏi sự lười biếng để dấn thân vào cuộc sống kiếm tìm miếng cơm manh áo. Không có cuộc kiếm tìm nào mà không đòi phải hy sinh, phải nỗ lực. Một cuộc kiếm tìm càng khó, càng đòi nhiều công sức thì thành quả càng to lớn và giá trị. Và giá trị của một con người cũng hệ tại ở việc mình đã làm, đã cống hiến gì cho gia đình, cho xã hội. Con người càng cống hiến nhiều càng có giá trị trong gia đình và xã hội.

Bên cạnh sự nỗ lực bản thân, niềm tin ky-tô giáo còn mời gọi chúng ta tin vào sự quan phòng của Chúa. Thiên Chúa luôn hoạch định cho cuộc đời chúng ta, nhưng liệu chúng ta có dám mạo hiểm bước theo Chúa hay không? Sự thành công của chúng ta còn tùy thuộc vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Cha ông ta cũng bảo “Mưu sự tại nhân – Thành sự tại thiên”. Lời Chúa cũng từng nhắc nhở chúng ta: “Nếu Chúa chẳng xây nhà , thợ nề vất vả cũng bằng uổng công”.

Thế nên, ngày đầu năm mới chúng ta hướng về Đấng tạo thành để tạ ơn về một năm “mưa trời ân phúc” đã ban xuống cho trần gian. Chúng ta cũng phó dâng một năm mới cho lòng thương xót của Chúa. Xin Chúa là Đấng đầy quyền năng và đầy lòng thương xót chúc lành cho một năm mới với bao dự định, công việc được toàn vẹn như ý. Xin Chúa Xuân ở lại nơi từng gia đình để niềm vui được kéo dài vô tận trong suốt ngày sống. Amen

LM Jos Tạ Duy Truyền

Ngày Mồng hai Tết: Sống Chữ Hiếu

Ngày Mồng hai Tết: Sống Chữ Hiếu

Xin Chúa xuân chúc lành cho những ngày sum họp gia đình được đằm thắm yêu thương.

Chuyện xảy ra ở hành lang một bệnh viện. Cô con dâu nhăn mặt nói với chồng: “Ở nhà đủ thứ phải lo, làm sao mà vô trong đây hầu ba được? Anh nói cô Năm hay cô Bảy ở không thì chia nhau vô chăm sóc ba”. Anh con trai chưa kịp trả lời thì có lẽ cô Năm hay cô Bảy gì đó đã cong môi phản đối: “Tui cũng có đủ thứ chuyện để lo chứ bộ, quên tui đi”. Một cậu con trai khác cau cau lông mày: “Nói chung là ai cũng bận hết, với lại ba mắc bệnh lây nhiễm, vô hầu ba rồi lỡ bị lây thì làm sao?”. Cô con dâu trưởng phán một câu: “Thôi khỏi bàn tán gì hết, mướn người nuôi là xong chuyện”.

Tất nhiên sau đó, sự việc xảy ra đúng như hoạch định của họ. Một phụ nữ khỏe mạnh, có dáng vẻ nông dân đang nuôi một người bệnh nằm giường bên cạnh ông cụ đã chủ động đề nghị nuôi bệnh cho ông cụ luôn. Công việc tỉ mỉ, cần sự chu đáo, từ việc cho uống sữa, uống thuốc đến thay quần áo, lau người, nhưng chị vẫn làm với sự chăm chút, không để lộ bất cứ thái độ ghê tởm nào, lại còn có vẻ hiền hậu, dịu dàng như con đối với cha mẹ.

Trong lúc ấy, có lẽ yên tâm vì cha đã có người chăm sóc, đám con trai, con gái, dâu, rể hơn một chục người của ông cụ thỉnh thoảng mới lượn qua như một luồng gió nhẹ. Tiếc thay, sự chăm chút của chị phụ nữ không kéo dài bao lâu, chỉ hơn một tuần sau là ông cụ đã qua đời. Con cái, cháu chắt ông kéo vào mới đông chứ. Họ khóc lóc khá ồn ào nhưng vẫn bình tĩnh chỉ huy việc khâm liệm ông cụ, và ở hành lang lại xảy ra một cuộc cãi vã xem người nào phải chi nhiều nhất cho đám tang ?… Anh con trai trưởng cầm một xấp tiền đến trả cho chị phụ nữ đã nuôi bệnh cha mình. Hai mắt đỏ hoe, chị trả lời: “Tôi nuôi cụ ấy vì thấy xót xa cho cụ có lắm con nhiều cháu mà chẳng ai đoái hoài, chứ tôi có làm cái nghề này đâu mà lấy tiền?”.

Đám người đang khóc mếu, cãi nhau… đột nhiên im bặt. Rồi từng người một lẻn ra ngoài…

Đúng là “một mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con lại không nuôi được một mẹ”. Cho dù câu ca dao xưa dạy rằng:

Đói lòng ăn hột chà là

Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng

Thế nhưng, lời dạy ấy dường như chỉ dừng lại nơi môi miệng mà rất khó mang ra thực hành. Dẫu biết rằng đi khắp thế gian cũng không có tình nghĩa nào cao sâu cho bằng tình cha tình mẹ yêu con. Dẫu biết rằng không ở đâu có tình yêu chân thành cao cả như tình cha mẹ yêu con.

Con đi khắp vạn nẻo đường

Giờ con mới hiểu tình thương mẹ hiền

Người con yêu quý nhất trên đời

Chính là mẹ đó tuyệt vời tình sâu

Ngày xuân con cái sum vầy bên cha mẹ không chỉ để nhận phong bao lì xì hay chỉ để kính biếu các ngài đồng quà tấm bánh mà quan yếu là để nhận sự chúc lành của các ngài, để nói lời cám ơn các ngài và tỏ tâm tình tri ân về tình yêu thẳm sâu mà các ngài dành cho con cháu. Ngày xuân là dịp để con cháu thổ lộ chữ hiếu dành cho các bậc sinh thành. Đây là dịp để nói lên tấm lòng chân tình tri ân dâng lên bậc sinh thành:

Tạ ơn cha đã cho con nhìn thấy

Núi rất cao và biển rất tuyệt vời

Tạ ơn mẹ, đã cho con hơi thở

Và trái tim nhân ái làm người

Đây là dịp con cái biểu lộ chữ hiếu qua những hành vi không chỉ dâng hương kính bậc tổ tiên mà còn khiêm cung cúi mình kính lạy các bậc sinh thành.

Lạy thứ nhất con kính mừng tuổi mẹ

Phong sắc hồng hào tâm thể khang an

Những lo toan cơm áo chẳng dễ dàng

Nên quá ít thời gian hầu cận mẹ

Lạy thứ hai xin tạ lòng trời bể

Ơn sinh thành dưỡng dục kể sao khuây

Mỗi lần xuân con cháu tụ về đây

Mừng tuổi mẹ kính dâng thêm một tay

Như thế, mùa xuân còn là mùa của đoàn tụ, của sum họp. Mùa xuân không chỉ có không gian rạng ngời mà lòng người cũng tràn ngập niềm vui vì có nghĩa tình đằm thắm của tình cha mẹ, ông bà, anh em một nhà sum vầy bên nhau. Ước chi mùa xuân mãi ở lại đây để tình nghĩa gia đình mãi hòa hợp  yêu thương, để con cháu mãi sum vầy bên cha mẹ và anh em hòa hợp bên nhau.

Xin Chúa làm chủ thời gian ban cho nhân gian một mùa xuân hạnh phúc sum vầy bên nhau. Xin Chúa xuân chúc lành cho những ngày sum họp gia đình được đằm thắm yêu thương. Amen

LM Jos. Tạ Duy Truyền

Ngày Mồng Một Tết: Xuân Xưa và nay

Ngày Mồng Một Tết: Xuân Xưa và nay

Ngày đầu xuân, chúng ta cám ơn Thiên Chúa đã ban cho một Mùa Xuân với bao hương tình nồng ấm.

Mùa xuân, là mùa của hội hè, của đoàn tụ, của vui chơi. Mùa xuân với không gian rộng mở để đón ánh nắng xuân, để hòa nhịp với gió xuân. Mùa xuân ai cũng muốn trải lòng mình với không gian. Ai cũng muốn hòa chung nhịp với vạn vật để trẩy hội mùa xuân. Thế nên, Mùa xuân ở đâu cũng có đám có hội. Nơi nơi đều có những hội hè, ca hát như câu thơ xưa đã diễn tả:

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy

Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ

Mẹ bảo “Thôn Đoài hát tối nay”

Mùa xuân còn gợi cho chúng ta những phong tục tập quán đã ăn sâu vào nếp sống của người dân Việt. Xuân về những phong tục tập quán của phong bao giấy đỏ, của chợ tết, của hội hè mừng xuân dường như luôn được hiện tại hóa trong mỗi dịp xuân về.  Bầu khí ngày xuân thật ấm cúng linh thiêng như bài thơ “Tết của mẹ tôi” đã diễn tả:

“… Mẹ tôi gọi cả các em tôi

đến bên mà dặn :” sáng ngày mai

các con phải dạy cho thật sớm

đầu năm năm mới phải lanh trai

mặc quần mặc áo lên trên nhà

thắp hương thắp nến lễ ông bà

chớ có cãi nhau chớ có quấy đánh đổ,

đánh vỡ như người ta

Sáng ngày mồng một sáng tinh sương

Mẹ tôi cấm chúng tôi ra đường

Mở hàng mỗi đứa năm xu rưỡi

rửa mặt hoa mùi nước đượm hương

Ngày xuân người ta cũng dũ mọi lo toan thường ngày để sống  thật hoan hỉ, thật vui tươi trong ngày xuân như Nguyễn Bính đã từng nói:

Năm mới vừa sang, năm cũ qua

Tuy nghèo, ta vẫn mến nhà ta.

Chín sào tư thổ là nơi ở,

Một bó tàn thư ấy nghiệp nhà.

Trước cửa khói dày non khuất bóng,

Bên tường, mưa ít, cúc thưa hoa.

Các con nối chí cha nên biết:

Nghiên bút đừng quên lúa, đậu, cà.

Mùa xuân không chỉ hướng lòng con người đến với nhau trong hội hè, đoàn tụ gia đình hay dòng tộc. Mùa Xuân còn hướng chúng ta đến Đấng tạo thành. Chính Ngài đã làm cho con tạo xoay vần có Xuân – Hạ – Thu – Đông. Chính Ngài đã tô điểm cho mùa xuân thêm rạng ngời với ánh nắng lunh linh, với gió nhè nhẹ lượn quanh người. Ngài là chủ mùa Xuân. Ngài đã ban mùa xuân đến cho nhân trần. Ngài đã chúc phúc cho mùa xuân với biết bao niềm vui của hội hè đình đám. Chính Ngài đã tạo dựng mùa xuân đầu tiên nơi vườn địa đàng để Adam – Eva ngập tràn hạnh phúc yêu thương. Đó là một mùa xuân bất tận. Một mùa xuân trường sinh. Mùa xuân ấy đã kết thúc khi Adam – Eva quay lưng lại với Đấng tạo thành. Vườn xuân cũng khép lại. Cỏ dại và sự dữ đã đi vào trần gian.

Thế nên, hướng về mùa xuân con người được mời gọi giữ mãi mùa xuân trong lòng mình. Một mùa xuân ngập tràn niềm vui hạnh phúc khi con người sống trong ân nghĩa với Đấng tạo thành. Một mùa xuân ngập tràn yêu thương khi con người sống hòa thuận với nhau, tránh xa những đố kỵ ghen tương và cùng nhau xây dựng hòa bình. Đó chính là cách chúng ta gìn giữ mùa xuân trong cuộc đời chúng ta. Đừng như Adam đã đánh mất mùa xuân khi phạm tội quay lưng lại với Đấng tạo thành.

Hôm nay ngày đầu xuân chúng ta cũng cám ơn Ngài đã ban cho một Mùa Xuân với bao hương tình nồng ấm. Cám ơn Ngài đã dẵn dắt cuộc đời chúng ta đi qua những thăng trầm của giòng đời. Một giòng đời có xen lẫn buồn vui sướng khổ. Có nước mắt và nụ cười nhưng bàn tay quan phòng của Đấng tạo hóa luôn làm chủ mọi biến cố xảy ra trong cuộc đời con người. Đồng thời cũng phó dâng lên Ngài một năm mới vừa mới bắt đầu. Xin Ngài lì xì cho một năm mới thuận buồm xuôi gió, vạn sự như ý. Một năm mới “mã đáo thành công” với bao hạnh phúc trong cuộc đời. Xin Ngài làm chủ cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi.

Ước gì mùa xuân mãi ở lại đây trong tâm hồn chúng ta khi có Chúa đồng hành, khi trung thành với giáo huấn của Chúa. Ước gì cuộc đời chúng ta luôn tươi trẻ vì có Chúa Xuân hiện diện chúc phúc cho cuộc đời chúng ta. Amen

LM Joseph Tạ Duy Truyền

Mồng Một Tết – Hiếu thảo với Cha trên trời (Mt 6, 25-34)

Mồng Một Tết – Hiếu thảo với Cha trên trời (Mt 6, 25-34)

Qua năm mới nầy, xin Cha khai tâm mở trí để chúng con hiểu biết Cha hơn, yêu mến Cha hơn.

Bài Tin Mừng thánh Mát-thêu được trích đọc trong Thánh Lễ Mồng Một tết nầy gửi đến chúng ta hai sứ điệp rất quan trọng.

Thứ nhất: Thiên Chúa là Cha rất tốt lành của chúng ta,

Thứ hai: Ngài hằng yêu thương chăm sóc chúng ta.

Đây là hai sứ điệp liên quan đến hạnh phúc mọi người, nhưng tiếc thay, chỉ có rất ít người tin tưởng và đón nhận.

Trước hết, chúng ta tìm hiểu sứ điệp thứ nhất:

Thiên Chúa là Cha thật của chúng ta.

Nhiều người không chấp nhận Thiên Chúa là Cha sinh ra mình vì họ nghĩ rằng cha mẹ trong gia đình mới thực sự sinh ra họ.

Tuy nhiên, tự sức riêng, người cha người mẹ không thể sinh được một con ruồi, một con muỗi thì làm gì sinh được một đứa con là một kiệt tác tuyệt vời gấp trăm lần ruồi muỗi.

Ngay cả khi người mẹ bị hư một con mắt, người mẹ không thể “đẻ” ra một con mắt khác để thay cho con mắt bị hư.

Khi người mẹ bị hỏng một móng tay, người mẹ cũng không thể “sinh” ra một móng tay khác để thay thế cho móng tay hư.

Một con mắt, một ngón tay mà người mẹ không sinh được, không tạo ra được, thì làm sao mà bà có thể sinh nguyên cả một con người!

Người mẹ sinh được một đứa con chủ yếu là do Chúa.

Như người thợ làm bánh mì trộn men vào bột, nhồi bột cho dậy men, nắn nên từng chiếc bánh, đút bánh vào lò và cho bánh ra lò như thế nào thì Thiên Chúa cũng nhào nặn nên từng người chúng ta trong lòng mẹ rồi sau 9 tháng 10 ngày cho chúng ta ra đời như thế.

Chiếc bánh từ lò nướng xuất ra nhưng không phải lò nướng tạo nên chiếc bánh mà là do người thợ bánh. Cũng thế, đứa con từ lòng mẹ xuất ra nhưng không phải do người mẹ tự sức mình sinh được đứa con mà là do Chúa tác thành.

Không có Chúa tác tạo thì không có người cha người mẹ nào có thể sinh con được.

Chúa sinh chúng ta ra đời nên Chúa thực sự là Cha của chúng ta.

Sứ điệp thứ hai: Thiên Chúa yêu thương chăm lo cho chúng ta.

Không chỉ sinh ra chúng ta mà thôi, Thiên Chúa  còn nuôi chúng ta nữa.

Có người bảo: Tôi tự kiếm ăn hằng ngày chứ Chúa có cho tôi bữa nào đâu ?

Ta cần biết rằng dù không dọn cho ta từng bữa cơm, nhưng Chúa vẫn nuôi chúng ta no đủ hằng ngày.

Một người cha khôn ngoan sẽ không cứ đến bữa thì trao cá cho con ăn, bởi vì nếu ngày nào ông cũng làm như thế thì đứa con sẽ cậy dựa vào cha mẹ và sẽ không chịu học tập, lao động, sản xuất nữa. Tội gì phải học hành, phải lao động đang khi ngày nào cũng có sẵn những bữa ăn. Thế là đứa con sẽ trở thành lười biếng, hư hỏng.

Người cha khôn ngoan thì thay vì trao cá cho con ăn từng bữa, ông sẽ trao cho nó một chiếc cần câu. Nhờ sử dụng cần câu nầy, người con có thể kiếm được rất nhiều cá mà không phải ngửa tay xin.

Thiên Chúa là Người Cha khôn ngoan, nên thay vì trao cá cho ta ăn từng bữa, Chúa cho ta chiếc cần câu để kiếm được nhiều lương thực cho mình.

Cần câu ở đây có nghĩa là gì ? Đó là trí tuệ, là tay chân là sức vóc Chúa ban cho chúng ta.

Nhờ trí tuệ Chúa ban, nhờ tay chân và sức lực Chúa ban, người ta có thể tạo nên nhiều lương thực, nhiều của cải, nhiều tiện nghi để nuôi mình và nuôi người khác.

Nhìn xem dân Singapore. Đất nước họ rất nhỏ bé, tài nguyên thì khan hiếm, không có ruộng vườn, không có đất màu, nước cũng không đủ uống, phải nhập khẩu nước uống từ các nước láng giềng. Thế mà nhờ biết sử dụng cách khôn khéo đầu óc và đôi tay Chúa ban, (tức là chiếc cần câu Chúa ban) họ đã tạo ra rất nhiều của cải, trở thành nước có thu nhập đầu người cao nhất thế giới.

Hơn nữa, khi chúng ta đáng phải chết vì tội lỗi của mình, Thiên Chúa  còn cho Con một Ngài xuống thế nộp mình đền tội thay cho chúng ta.

Chúa sinh ra chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta, yêu thương bao bọc chúng ta, chết thay cho chúng ta, lẽ nào chúng ta không nhận Ngài là Cha chúng ta, lẽ nào chúng ta không yêu mến tôn thờ Ngài.

Để giúp chúng ta nhận biết Thiên Chúa là Cha và sống thân mật với Cha trên trời, Chúa Giê-su dạy chúng ta gọi Thiên Chúa bằng tiếng Áp-ba. Áp-ba là tiếng của trẻ thơ Do-thái âu yếm gọi cha của mình, dịch ra tiếng Việt là Bố ơi,  Ba ơi !

Khi dạy ta gọi Thiên Chúa bằng Ba, Bố… Thiên Chúa muốn chúng ta nhìn nhận Ngài là Người Cha yêu quý trong gia đình và Ngài nhìn nhận chúng ta là đứa con bé bỏng rất đáng yêu trong nhà.

Thế mà dường như lâu nay chúng ta không nhìn nhận Chúa là Cha thật của mình. Chúng ta xem người cha, người mẹ trong gia đình mới thật là mẹ, là cha mẹ; còn Thiên Chúa Cha thì chúng ta không xác tín là Cha, là Mẹ thật của mình, nên chúng ta sống xa cách với Ngài, thậm chí còn gạt bỏ Ngài ra khỏi cuộc đời ta.

Đừng bội bạc với Cha trên trời

Đêm nọ, Thiên Chúa hiện ra (dĩ nhiên là trong giấc mơ) với một người bỏ Chúa lâu năm và Ngài trách anh ta cách nhẹ nhàng:

– Ta là Cha của con, đã sinh ra con, sao con không tưởng gì đến Ta?

Người đó cáu kỉnh đáp :

– Ông sinh ra tôi mặc ông, tôi không cần biết đến ông!

Chúa tiếp:

– Ta ban cho con từng hơi thở, nếu không có không khí Ta ban, làm sao con sống được?

Người đó vẫn bất cần:

– Mặc ông, tôi không cần biết đến ông!

Chúa vẫn kiên nhẫn dìu dắt:

– Ta ban cho con từng hớp nước, không có nước ta ban, làm sao con sống nổi?

Người đó ngoảnh mặt không nhìn vào Chúa và đáp cộc lốc:

– Mặc ông, tôi không cần đếm xỉa đến ông.

Chúa vẫn nhẫn nhục:

– Ta cho con có trí tuệ, có sức khoẻ… như chiếc cần câu để con kiếm sống hằng ngày…

Người đó vội ngắt lời Chúa:

– Mặc ông, tôi bất cần ông !

Chúa tỏ ra vẻ buồn phiền và tiếp:

– Ta cho Con Một của Ta xuống thế chịu khổ nạn, chịu chết thay cho con, đền tội cho con, cứu con khỏi chết muôn đời, chẳng lẽ con không biết điều đó sao ?

Người đó đáp:

– Mặc ông, tôi không thương mến gì ông. Tôi gạt bỏ ông ra khỏi đời tôi. Tôi không thèm đếm xỉa gì đến ông!

Cuối cùng, Chúa hỏi :

– Vậy thì đến khi con từ giã cõi đời nầy, con có cần Ta đón con vào thiên đàng không ?

Bấy giờ người đó đáp :

– Ồ, chuyện đó tính sau. Bao giờ tôi sắp chết thì tôi sẽ quay lại với ông !

Câu chuyện trên đây minh hoạ và phản ánh phần nào tính bội bạc đáng trách của con người đối với Thiên Chúa là Cha đã yêu thương và tạo dựng nên mình.

Có người cả năm trời không đến nhà thờ được một lần để gặp gỡ thân mật Cha trên trời của mình, không mấy khi nhớ đến Cha của mình qua những lời kinh nguyện.

Lạy Cha nhân từ,

Rất nhiều lần Chúa Giê-su khẳng định rằng Cha là Cha nhân lành, là Bố rất thân thương của chúng con, thế mà chúng con vẫn chưa nhìn nhận sự thật nầy nên chúng con sống rất thờ ơ lạnh nhạt với Cha!

Qua năm mới nầy, xin Cha khai tâm mở trí để chúng con hiểu biết Cha hơn, yêu mến Cha hơn, nhờ đó, không còn bội bạc với Cha nữa, nhưng luôn sống đẹp lòng Cha và giữ tròn đạo hiếu với Cha.

Linh Mục Inhaxiô Trần Ngà

Giao thừa Giáp Ngọ 2014 – Từ ngũ phúc đến Bát Phúc

Giao thừa Giáp Ngọ 2014 – Từ ngũ phúc đến Bát Phúc

Thấu hiểu và thấm nhuần Hiến Chương Nước Trời với Bát Phúc, để mau mắn sám hổi, cải thiện, đổi mới đời sống ngay từ những giờ phút đầu tiên Năm Mới sắp đến.

Giao thừa

Trong giờ phút linh thiêng của năm cũ sắp qua, đón mừng Năm Mới Giáp Ngọ sắp đến, tống cựu nghinh tân, mỗi người dân Việt đều có những cảm nhận nao nức, phấp phỏng, bồi hồi, thật đặc biệt, thật kỳ diệu, thật thăng hoa, mà không có giờ phút nào trong năm lại có những dao động tương tự.

Năm cũ sắp qua với biết bao niềm vui, nỗi buồn, biết bao thành công cũng như thất bại, biết bao điều mãn nguyện và thất vọng. Nhưng ai nấy đều tràn trề hy vọng vào Năm Mới. Ít ra thì cầu sung dzừa đủ xài, như ý nghĩa mâm ngũ quả truyền thống.

Con số năm được dân ta thường ưa chuộng nhắc đến, như ngũ cung, ngũ giới, ngũ hành, ngũ kim, ngũ kinh, ngũ khúc, ngũ luân, ngũ ngôn, ngũ sắc, ngũ tạng, ngũ phúc. Số năm tượng trưng cho sự hài hòa âm dương đề huề, gồm số chẵn 2 cộng với số lẻ 3. Cũng tương tự như con số bảy được dân Do Thái mến chuộng, gồm số lẻ 3 và số chẵn 4 công lại.

Nhân ngày Tết, người ta hay cầu chúc nhau, hay cầu khấn Trời được tràn đầy ơn phúc, hồng ân Thượng Đế, Ông Trời, theo quan niệm dân gian. Ngũ phúc lâm môn là được năm điều phúc đến nhà.

Chữ Ngũ Phúc là một từ nguyên ở trong thiên “Hồng Phạm” của Kinh Thư, do Khổng tử và các đệ tử san định, sưu tập và dẫn giải 305 bài, gồm phong dao bình dân, cũng như những ca từ của giới quý tộc của các nước nhỏ từ 2500 năm trước ở Trung Quốc.

Ngũ phúc gồm năm điều sau: 1.Trường thọ là không bị chết yểu, chết non. 2. Phú quý là tiền của rất nhiều, địa vị cao quý. 3. Khang ninh là thân thể khoẻ mạnh, tâm hồn yên ổn. 4. Hiền đức là tính lương thiện, nhân hậu, bình tĩnh. 5. Thiện chung là có thể tiên liệu thời kỳ chết của mình. Khi lâm chung không gặp tai họa, thân thể không đau đớn vì bệnh tật, trong lòng không vương vấn và phiền não, ôn hoà tự tại rời khỏi nhân gian.

Ngẫm lại, cả năm điều đại phúc đó đều đẹp như mơ. Tuy nhiên nguyên trong ngũ phúc đã hàm chứa mâu thuẫn khó dung hòa, nên rất khó thành hiện thực cho một người. Chẳng hạn như phú quý thì khó mà khang ninh, phú quý thì chẳng dễ dàng hiền đức, phú quý thì cũng chẳng dễ thiện chung. Bới chưng tam độc tham sân si sẽ theo phú quý mà khuấy động lòng dạ, sẽ chẳng thể bình an, ổn thỏa thể xác lẫn tinh thân, sẽ chẳng thể nhường nhịn, lương thiện với đời, cũng hiếm họa thanh thỏa lìa trần. Phúc thành ra họa lúc nào chẳng hay.

Như thế, họa phúc khôn lường, tưởng là phúc hóa ra họa, hay ngược lại, như chuyện tái ông thất mã. Chung quy, ngũ phúc chỉ nhằm phục vụ cái bản ngã, cái tôi vị kỷ hẹp hòi, sở đắc sự ưu ái của Trời ban cho. Ngũ phúc chỉ toàn điều lợi lộc dành riêng cho cá nhân, chứ không hề dính dáng, có tương quan chi với tha nhân, người khác.

Trong khi đó Bát Phúc của Đức Giêsu công bố nhân lúc Giao thừa đêm nay, lại gần như trái ngược gần như hoàn toàn và chẳng mấy phù hợp với ước nguyện thế gian. Chỉ duy nhất có một điều Hiền Đức là trùng hợp với Phúc cho ai hiền lành. Nhưng nhìn chung, toàn là những điều thua thiệt, đau khổ, hy sinh dấn thân, xả kỷ vị tha, sống cho, sống vì và sống với tha nhân.

Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó. Phúc cho ai sầu khổ. Phúc cho ai hiền lành. Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch. Phúc cho ai đói khát sự công chính.

Tất cả năm Phúc trên đều đối nội, nhắm đến sự đơn sơ, khiêm tốn, nhẫn nhục, sám hối, nhân hậu, thanh cao, chính trực, mà mỗi người phải tích cực rèn luyện, chịu đựng, khao khát ước vọng. Chứ không phải tự nhiên sở hữu hay dễ dàng sở đắc được. Một cuộc chiến đấu thật khốc liệt với chính bản thân. Một cuộc sống tích cực, quyết tâm, can đảm, dứt khoát không chịu làm tôi mọi cho thân xác, làm nô lệ cho thất tình, lục dục, hay làm đầy tớ cho danh  danh lợi, xu nịnh thế gian.

Hơn nữa, còn thêm ba Phúc đối ngoại tích cực. Phúc cho ai xót thương. Phúc cho ai xây dựng hoà bình. Phúc cho ai bị bách hại vì lẽ công chính. Yêu thương tha nhân, vun đắp mối thân tình, nhân ái, yên ổn, êm thắm, hòa nhã, cũng như sẵn sàng dấn thân, bảo vệ, xả thân làm chứng cho sự thật, công lý, và Đạo Chúa. Vậy sống tinh thần Bát Phúc là khiêm nhượng, hiền hòa, vị tha, nhân ái, kiến tạo hòa bình và đặt niềm hy vọng cậy trông vào sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa.

Trong khi Ngũ Phúc chỉ là tận hưởng cuộc sống phù du hữu hạn trong cái thung lũng đầy nước mắt, thì phần thưởng cho Bát Phúc thật vô song, chính là đời sống hạnh phúc vĩnh cửu, được hưởng Thánh Nhan Thiên Chúa. Đại phúc viên mãn, tuyệt vời và vô cùng cao quý, không còn gì có thể sánh nổi.

“Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng anh em ở trên trời thật lớn lao. Các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế” (Mt 5, 11-12).

“Con chỉ có một tuyên ngôn: “Phúc thật Tám Mối.” Chúa Giêsu đã tuyên bố trên núi “Bát Phúc.” Hãy sống như vậy, con sẽ nếm được hạnh phúc, rồi rao truyền cho mọi người con gặp” (Đường Hy Vọng, số 998).

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con thấu hiểu và thấm nhuần Hiến Chương Nước Trời với Bát Phúc, để chúng con mau mắn sám hổi, cải thiện, đổi mới đời sống ngay từ những giờ phút đầu tiên Năm Mới sắp đến, hầu chúng con xứng đáng trở nên công dân Nước Trời.

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ thức tỉnh chúng con, mau mắn hoán cải đời sống, dứt bỏ đi những thói hư tật xấu, những tội lỗi đã vấp phạm trong năm cũ vừa qua, để sang Năm Mới nhờ Mẹ giúp đỡ, chúng con sống trọn vẹn mãi trong ân nghĩa với Thiên Chúa. Amen.

AM Trần Bình An

Portland Public Schools considers Vietnamese dual language immersion program

Mang Chương Trình Song Ngữ Anh-Việt vào Học Đường

        12213747-large

        Sau đây là minh họa một nỗ lực cho việc thiết lập chương trình song ngữ Anh-Việt của cộng đồng người Việt tại Portland, Oregon. Bài này được trích từ tờ OrigonLive do nhà báo Nicole Dungca, The Oregonian.