ĐTC cầu nguyện xin Đức Mẹ bảo vệ Roma, nước Ý và thế giới khỏi đại dịch corona

Đức Thánh Cha tham dự cách thiêng liêng trong Thánh lễ cầu nguyện với Đức Mẹ tại đền thánh. Tại nơi này, vào năm 1944, Đức Giáo hoàng Pio XII và dân thành Roma đã cầu xin Đức Mẹ cứu Roma trong cuộc rút lui của quân Đức Quốc xã. Hơn 75 năm sau, cũng trong một hoàn cảnh khẩn cấp và đầy đe dọa như thế, Đức Thánh Cha Phanxicô khẩn cầu Đức Mẹ và chia sẻ tâm tình của Đức Hồng y Giám quản Roma khi cử hành Thánh lễ.

Thánh lễ được truyền trực tiếp qua đài truyền hình TV 2000 của Hội đồng giám mục Ý, đài truyền hình Tele Pace, livestream trên trang Facebook của giáo phận Roma. Đây là lựa chọn trước tình trạng các tín hữu buộc phải ở nhà để tránh lây nhiễm virus corona.

Lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha

Đức Thánh Cha cầu nguyện: “Lạy Mẹ Maria, Mẹ luôn tỏa sáng trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng. Chúng con tín thác nơi Mẹ, là Sức khỏe của những người đau bệnh; cạnh bên Thánh giá, Mẹ đã hiệp thông với đau khổ của Chúa Giêsu và giữ vững đức tin. Lạy Mẹ, Phần Rỗi của dân thành Roma, Mẹ biết điều chúng con cần và chúng con chắc chắn rằng Mẹ sẽ ban cho chúng con, để giống như ở Cana miền Galilê, sau thời gian thử thách này, niềm vui và lễ hội sẽ có thể trở lại. Lạy Mẹ của Tình yêu Chúa, xin giúp đỡ chúng con biết vâng theo thánh ý Chúa Cha và làm điều mà Chúa Giêsu sẽ nói với chúng con rằng Ngài đã mang lấy trên mình Ngài các nỗi đau của chúng con và Ngài gánh lấy những đau thương của chúng con để qua Thánh giá, đưa chúng con đến niềm vui Phục Sinh.

Lạy Mẹ Thiên Chúa, dưới sự che chở của Mẹ, chúng con tìm nương ẩn. Xin đừng chê bỏ lời khấn xin của chúng con đang trong cơn thử thách, và lạy Đức Trinh nữ vinh hiển và được chúc phúc, xin giải thoát chúng con khỏi mọi nguy hiểm. Amen. (REI 11/03/2020)

Hồng Thủy – Vatican

Quảng trường và đền thờ thánh Phêrô sẽ đóng từ ngày 10/03

Ngày 10/03, Phòng Báo chí Tòa Thánh thông báo:

“Phối hợp với các biện pháp do chính quyền Ý đưa ra, một số biện pháp khác đã được đưa ra ngày hôm nay để tránh sự lây lan của virus corona.

Kể từ hôm nay, Quảng trường và đền thờ thánh Phêrô sẽ đóng cửa đối với các cuộc thăm viếng có hướng dẫn cũng như đối với khách du lịch. Hiệu thuốc và siêu thị thức ăn và đồ dùng của Vatican vẫn mở, nhưng giới hạn số người vào.

Cũng từ hôm nay, để ngăn ngừa, bưu điện di động tại quảng trường thánh Phêrô, hai tiệm sách của Nhà xuất bản Vatican, Dịch vụ Ảnh của báo Osservatore Romano – Quan sát viên Roma, vẫn sẽ có thể truy cập trực tuyến, và cửa hàng quần áo của Vatican sẽ đóng cửa.

Quán ăn dành cho nhân viên Vatican sẽ đóng cửa từ ngày mai, 11/03, nhưng sẽ có một dịch vụ giao đồ ăn theo yêu cầu của các văn phòng khác nhau của Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican.

Các biện pháp này sẽ vẫn có hiệu lực, trừ khi có quy định khác, cho đến ngày 03/04/2020.”

Trước đó, để tránh việc nhiều tín hữu xếp hàng kiểm tra an ninh để vào quảng trường đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha vào trưa Chúa Nhật và dự buổi tiếp kiến chung với Đức Thánh Cha vào sáng thứ Tư, Đức Thánh Cha đã quyết định không xuất hiện ở cửa sổ Dinh Tông Tòa cũng như trong quảng trường trong hai dịp này. Thay vào đó, ngài sẽ đọc Kinh Truyền Tin và dạy giáo lý từ Thư viện Dinh Tông Tòa, và hai sự kiện này được livestream, chiếu trực tiếp cho các tín hữu hiệp thông.

Cho đến nay, mới chỉ có một trường hợp dương tính với virus corona được phát hiện trong lãnh thổ thành Vatican, liên quan đến một linh mục đến khám bệnh tại phòng khám Vatican. (REI 10/03/2020)

Hồng Thủy – Vatican

Các giáo hội Á Châu ra chỉ thị phòng ngừa lây nhiễm coronavirus

Các giáo hội Á Châu ra chỉ thị phòng ngừa lây nhiễm coronavirus






Tại Philippines và Singapore, việc rước lễ phải được phân phát bằng tay. Ở Malaysia, những người có triệu chứng cảm cúm được khuyên nên ở nhà và hiệp lễ bằng tâm trí.

Manila (AsiaNews) – Trong khi toàn thế giới lo lắng về nạn dịch 2019-nCoV thì các Giáo Hội Công Giáo ở Đông Nam Á đang thực hiện một số biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan, trong đó có các biện pháp dự phòng (prophylactic) như tránh sự đụng chạm trong lúc cầu kinh và hiệp lễ.

Ở Philippines, dù chưa có trường hợp coronavirus được báo cáo; tuy nhiên, Hội đồng Giám mục Công Giáo Philippines (CBCP) đã ban hành một số chỉ thị như sau:

-Việc rước lễ phải được phân phát bằng tay “để tránh gây sợ hãi cho mọi người,” theo một thông cáo cuả linh mục tổng thư ký Marvin Mejia gửi đến tất cả các giáo phận.

-Cũng nên tránh tất cả các hình thức đụng chạm khác giữa những người tham gia thánh lễ. Thí dụ nắm tay nhau đọc kinh ‘Lậy Cha ‘ hoặc bắt tay chúc bình an.

-CBCP kêu gọi các giáo xứ thường xuyên thay nước thánh ở cửa nhà thờ và dùng “màn che” trên các cửa sổ cuả tòa giải tội.

-Các giám mục Philippines cũng đã phát hành một bài kinh cầu ‘Oratio Imperata’ cho những người bị mắc bệnh và để phòng dịch lây lan. Lời kinh sẽ được quì gối và đọc sau khi rước lễ trong tất cả các thánh lễ ngày thường cũng như ngày lễ, bắt đầu từ Chúa Nhật ngày2 tháng 2, là ngày lễ Dâng Chuá vào đền thánh.

Tại Singapore, các cơ quan y tế đã xác nhận có 10 trường hợp nhiễm dịch coronavirus.

Tổng giáo phận Singapore kêu gọi các tín hữu “có trách nhiệm với xã hội” và “tuân thủ các tư vấn y tế và các biện pháp kiểm soát do chính quyền ban hành.

Trên trang Web cuả Giáo Phận, cũng có đăng các một vài việc làm cụ thể như:

-Cung cấp thuốc xát trùng (chà tay) gần các lối vào nhà thờ và toà giải tội.

-Việc rước lễ sẽ được nhận bằng tay và việc rước MáuThánh trong chén thánh sẽ bị đình chỉ cho đến khi có thông báo mới.

-Cất hết các bình nước thánh ở lối vào nhà thờ vì đây có thể là phương tiện lây nhiễm.

-Các giáo lý viên và học sinh phải đo nhiệt độ của họ trước khi đến lớp.

-Các sinh hoạt cuả giáo xứ và các đoàn thể, nếu không cần thiết cho cuộc sống của cộng đồng, thì phải hoãn lại sau.

Tại Malaysia, có bảy người đã bị nhiễm bệnh. Ba vị giám mục Malaysia – Đức Tổng Giám Mục Julian Leow của Kuala Lumpur, Giám mục Sebastian Francis của Penang và Giám mục Bernard Paul của Melaka-Johor – đã đưa ra một số khuyến nghị mục vụ.

-Những người có triệu chứng giống như bị cúm, ví dụ như sốt, sổ mũi, đau họng, ho, cảm lạnh,… nên ở nhà và tránh những nơi công cộng kể cả đi tới nhà thờ.

Vì họ không thể tham dự thánh lễ, họ được khuyến khích thực hiện một hành vi hiệp thông tâm linh (dâng lời cầu nguyện tại nhà kèm theo mong muốn được kết hiệp với Chúa Thánh Thể).

-Các giám mục kêu gọi mọi tín hữu cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân và các nhân viên y tế điều trị cho họ.

-Các ngài nói thêm rằng giáo hội địa phương sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ sự phát triển của tình huống và sẽ cập nhật các hướng dẫn tiếp theo khi thấy cần thiết.

-Các giám mục kêu gọi tất cả giữ bình tĩnh, đặt tin tưởng vào các thông báo chính thức cuả bộ Y Tế và tuân hành các biện pháp phòng ngừa chung cuả bộ Y Tế.

ĐTC Phanxicô phá kỷ lục tuyên thánh: 898 vị trong gần 7 năm

Trong gần 7 năm làm Giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên phong 898 vị thánh, nhiều hơn tổng số các vị thánh được các Giáo hoàng tiền nhiệm của ngài tuyên phong trong 421 năm trước.

Kể từ năm 1588, khi Đức Giáo hoàng Sisto V thành lập Thánh Bộ Nghi lễ, việc tuyên thánh và chân phước được thực hiện theo một quy luật và một tiến trình và điều này giúp chúng ta biết chính xác con số các vị được tuyên phong. Từ đó cho đến nay Giáo hội đã tuyên phong 1726 vị thánh.

Từ năm 1592 đến 1978: Giáo hội chỉ tuyên phong 302 vị thánh

Điều đặc biệt là trong suốt 386 năm, từ năm 1592 đến 1978, Giáo hội chỉ tuyên phong 302 vị thánh. Nhưng sang đến thời thánh Gioan Phaolô II, trong 27 năm làm Giáo hoàng, ngài đã tuyên phong 482 vị thánh. Trong 8 năm làm Giáo hoàng, Đức Giáo hoàng Biển Đức chỉ tuyên phong 44 vị nhưng sang đến Đức Giáo hoàng Phanxicô, chỉ trong 6 năm ngài đã tuyên phong 898 vị thánh, nhiều hơn con số 828 vị được tuyên phong trong 421 năm trước đó.

Tuyên phong tập thể: 800 vị thánh tử đạo ở Otranto

Con số kỷ lục tuyệt đối về phong thánh dưới thời Đức Thánh Cha Phanxicô một phần do sự thay đổi trong khái niệm về sự thánh thiện, được coi là mục tiêu có khả năng đạt được đối với mọi người và không chỉ chịu dành cho một số rất ít những người thực hiện các hành động anh hùng. Nhưng trên hết, là do việc tuyên phong tập thể nhiều vị thánh cùng một lần, đặc biệt là các thánh tử đạo. Cụ thể là Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên thánh cho 800 vị tử đạo ở Otranto thuộc vùng Puglia của Ý, bị giết dưới bởi người Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1480. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô cũng đã có hai lần tuyên phong cùng lúc nhiều vị thánh như 119 thánh tử đạo Trung Quốc hay 117 thánh tử đạo Việt Nam.

Hơn 15 ngàn chân phước và hiển thánh

Cuốn tử đạo thư Roma, một nguồn tài liệu có thế giá, xuất bản năm 2004, đã liệt kê con số 13.539 hiển thánh và chân phước. Nếu tính đến năm 2019 thì con số đó chắc chắn sẽ hơn 15 ngàn vị (Sismografo 03/01/2020)

Vatican news

Giáo hội sẽ có thêm 1 vị thánh, 14 chân phước và 2 đấng đáng kính

Giáo hội sẽ có thêm 1 vị thánh, 14 chân phước và 2 đấng đáng kính

Sáng 15.01 vừa qua, trong buổi tiếp kiến ĐHY Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, ĐTC Phanxicô đã cho phép Bộ Tuyên Thánh công bố các sắc lệnh nhìn nhận phép lạ liên quan đến chân phước Margarita Bays, nhìn nhận các cuộc tử đạo của nữ tu Maria del Carmen và 13 nữ tu cùng dòng; và nhìn nhận các nhân đức anh hùng của hai tôi tớ Chúa là nữ tu Anna Kaworek và nữ tu Maria Soledad Sanjurjo Santos.

1 tân hiển thánh

Trước hết, ĐTC chính thức nhìn nhận một phép lạ xảy ra nhờ lời chuyển cầu của chân phước trinh nữ Margarita Bays, dòng Ba Phanxicô. Đây là phép lạ cần thiết để chân phước được tuyên phong hiển thánh. Chân phước Margarita Bays sinh năm 1815 tại La Pierraz, Thụy sĩ, trong một gia đình nông dân. Chị làm thợ may tại nhà, và tuy chăm chỉ làm hết sức mình để đáp ứng nhiều nhu cầu của những người hàng xóm, chị không bao giờ lơ là việc cầu nguyện. Trong cuộc chiến văn hóa, chị đã ủng hộ báo chí Công giáo. Nhưng biến cố thay đổi chị triệt để chính là ơn được mang các dấu thánh. Sau đó, chị lại được lành bệnh ung thư ruột một cách lạ kỳ vào tháng 08.1854, trong khi ĐGH Pio IX tuyên bố tín điều Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội. Chị Margarita Bays qua đời ngày năm 1879 và được tuyên phong chân phước vào năm 1995.

14 tân chân phước

Trong sắc lệnh thứ hai, ĐTC nhìn nhận cuộc tử đạo của nữ tu Maria del Carmen, bề trên tổng quyền, và 13 nữ tu cùng dòng Phanxicô Đức Mẹ thu thai. Các chị đã bị giết tại Tây ban nha vào năm 1936 vì sự thù oán đức tin. Với sắc lệnh này, các chị sẽ được tuyên phong chân phước.

2 Đấng đáng kính

Trong 2 sắc lệnh tiếp theo, ĐTC nhìn nhận các nhân đức anh hùng của 2 vị Tôi tớ Chúa. Thứ nhất là nữ tu Anna Kaworek, đồng sáng lập dòng các nữ tu tổng lãnh thiên thần Micae, sinh tại Biedrzychowice, Balan, năm 1872 và qua đời năm 1936; thứ hai là nữ tu Maria Soledad Sanjurjo Santos, dòng Các Nữ tỳ Đức Maria phục vụ bệnh nhân, sinh tại Puerto Rico năm 1892 và qua đời năm 1973. (REI 15.01.2019)

Hồng Thủy – Vatican

ĐTC Phanxicô: Gọi Chúa là Cha như em bé gọi ba của mình

ĐTC Phanxicô: Gọi Chúa là Cha như em bé gọi ba của mình

Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư, ngày 16.01, ĐTC Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về Kinh Lạy Cha. Liên kết với từ “Abbà”, cách Chúa Giêsu gọi Chúa Cha, ĐTC nhắc các tín hữu rằng Chúa Cha như người cha trong dụ ngôn người cha nhân lành, không bao giờ thôi yêu thương con cái mình, ngay cả khi con cái lỗi phạm. ĐTC mời gọi các tín hữu trong những thời điểm khó khăn, khi cảm thấy lạc xa Thiên Chúa, khi bị đè nặng trong cảm giác tội lỗi, khi cảm thấy bị bỏ rơi trong thế giới này, hãy tìm sức mạnh cầu nguyện với Chúa Cha, bằng tiếng gọi thân thương “Abbà”, như một đứa trẻ gọi cha của mình với tất cả sự tin tưởng phó thác.

Cốt yếu của lời cầu nguyện: gọi Thiên Chúa là “Abbà” – Cha

 

Bắt đầu bài giáo lý ĐTC nhận định rằng trong Tân ước, việc cầu nguyện dường như muốn đạt đến điều cốt yếu, đến độ chỉ chú trọng đến một lời: “Abbà, lạy Cha.” Và ĐTC giải thích: Trong thư gửi các tín hữu Rôma thánh Phaolô viết: “Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: ‘Áp-ba! Cha ơi’ (8,15). Và trong thư gửi các tín hữu Galát, thánh Phaolô nói: “Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: ‘Áp-ba, Cha ơi!’ (Gl 4,6).

Lời cầu nguyện này được lặp lại 2 lần và cô đọng toàn bộ Tin mừng. Sau khi đã nhận biết Chúa Giêsu và lắng nghe lời giảng dạy của Người, Kitô hữu không còn xem Thiên Chúa như là một bạo chúa đáng sợ, không còn sợ hãi nữa nhưng cảm thấy trong tâm hồn mình nảy sinh sự tín thác nơi Người: anh ta có thể gọi Đấng Tạo Hóa là “Cha” khi thưa chuyện với Người. Thành ngữ này rất quan trọng đối với các Kitô hữu đến nỗi nó thường được giữ ở nguyên ngữ tiếng Aramaico “Abbà”.

Rất hiếm khi các thành ngữ tiếng Aramaico trong Tân ước không được dịch sang tiếng Hy lạp. Chúng ta phải tưởng tượng rằng các từ tiếng Aramaico này như được ghi âm lại từ tiếng nói của chính Chúa Giêsu: họ tôn trọng ngôn ngữ của Chúa Giêsu. Trong từ đầu tiên của Kinh Lạy Cha chúng ta gặp thấy ngay sự mới mẻ tận căn của kinh nguyện Kitô giáo.

Gọi Thiên Chúa là Cha như em bé gọi ba mình

Tiếp đến, ĐTC giải thích ý nghĩa của việc gọi Thiên Chúa là Cha. Nó không phải chỉ là cách dùng biểu tượng – trong trường hợp này là nhân vật người cha – để nối kết với mầu nhiệm của Thiên Chúa; ngược lại, có thể nói, toàn bộ thế giới của Chúa Giêsu ở trong trái tim của Người. ĐTC khẳng định rằng nếu chúng ta thực hiện hành động này, chúng ta có thể đọc Kinh Lạy Cha thật sự, vì như ĐTC nói: Việc thưa “Abbà” là điều gì đó thân thiết và cảm động hơn chỉ đơn giản gọi Thiên Chúa là “Cha”. Đó là lý do một vài người đã đề nghị dịch từ gốc Aramaico này thành từ “ba” hay “bố”. Thay vì gọi “Cha chúng con” thì nói “ba”, “bố”. Chúng ta tiếp tục đọc “Lạy Cha chúng con” nhưng với trái tim chúng ta được mời gọi gọi “Ba ơi”, được mời gọi có mối liên hệ với Thiên Chúa như một em bé với ba của mình, người mà em gọi là “ba” hay “bố”. Thật ra các cách gọi này gợi lên tình yêu thương, sự ấm áp, một điều gì đó đưa chúng ta vào trong khung cảnh của tuổi thơ: hình ảnh một em bé được vòng tay của người cha ôm choàng cho thấy sự dịu dàng chăm sóc vô vàn của người cha dành cho đứa con. Vì thế, để cầu nguyện tốt, cần có trái tim của một em bé, như một em bé trong vòng tay của người cha, của ba mình, của bố mình.

Thiên Chúa là Cha chỉ biết yêu thương

Nhưng chắc chắn rằng các Tin mừng dẫn đưa chúng ta đến ý nghĩa còn sâu xa hơn của từ này. Lời này có nghĩa gì đối với Chúa Giêsu? Kinh Lạy Cha có ý nghĩa và hay đẹp nếu chúng ta học đọc kinh này sau khi đã đọc dụ ngôn người cha thương xót trong chương 15 của Tin mừng thánh Luca (x. Lc 15,11-32). Chúng ta hãy tưởng tượng rằng kinh này được đứa con hoang đàng đọc, sau khi đã cảm nghiệm được vòng tay ôm của người cha, người đã chờ đợi suốt cả thời gian dài, một người cha không nhắc đến những lời bất hiếu mà đứa con nói với mình, một người cha giờ đây khiến đứa con hiểu cách đơn giản là ông đã nhớ mình bao nhiêu. Do đó, chúng ta khám phá ra những lời đó có sức sống, có sức mạnh thế nào. Và chúng ta tự hỏi: làm sao có thể là Ngài, hay Chúa, chỉ biết có yêu thương? Chúa không biết hận thù sao? Thiên Chúa sẽ trả lời. “Không! Ta chỉ biết tình yêu. Sự trả thù, đòi công lý, sự giận dữ vì danh dự bị tổn thương, nằm ở đâu nơi Chúa? Thiên Chúa trả lời: Ta chỉ biết tình yêu.

Người cha của dụ ngôn đó có những cách thức hành động mà làm chúng ta nhớ đến tấm lòng của một người mẹ.  Điều đặc biệt là các bà mẹ tha thứ cho con cái họ, che dấu cho chúng, không mất đi sự đồng cảm đối với con cái, để tiếp tục yêu thương, ngay cả khi các con không còn xứng đáng với bất cứ điều gì.

Chỉ cần cầu nguyện với từ này – Abbà – bởi vì nó trở thành lời cầu nguyện Kitô giáo. Và thánh Phaolô, trong các thư của ngài, theo cùng hành trình này, và không thể khác hơn, bởi vì đó là con đường mà Chúa Giêsu đã dạy: trong lời cầu xin này có một sức mạnh thu hút tất cả phần còn lại của lời cầu nguyện.

Thai nghén của tình yêu

ĐTC nhấn mạnh đến tình yêu của Thiên Chúa, Cha chúng ta. ĐTC nói: Thiên Chúa tìm kiếm bạn, ngay cả khi bạn không kiếm tìm Người. Thiên Chúa yêu thương bạn, ngay cả khi bạn lãng quên Người. Thiên Chúa nhìn thấy một vẻ đẹp trong bạn, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn đã phung phí tất cả tài năng của bạn một cách vô ích. Thiên Chúa không chỉ là một người cha, Người giống như một người mẹ không bao giờ ngừng yêu đứa con mình tạo nên. Đàng khác, có một "sự thai nghén" tồn tại mãi mãi, vượt trên chín tháng mang thai thể lý; đó là một sự thai nghén hình thành nên một mạch tình yêu vô tận.

Đối với một Kitô hữu, cầu nguyện đơn giản là thưa “Abbà”, thưa “ba”, thưa “bố”, gọi Chúa là “Cha” nhưng với sự tin tưởng của một đứa trẻ.

Trong khó khăn, hãy can đảm gọi Chúa “Abbà!”

Có thể là chúng ta cũng đang đi trên con đường xa cách Thiên Chúa, như đã xảy ra với đứa con hoang đàng; hoặc là trong sự cô đơn, chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi trong thế giới; hay là chúng ta sai lỗi và bị tê liệt trong cảm giác tội lỗi. Trong những lúc này, chúng ta vẫn có thể tìm thấy sức mạnh để cầu nguyện bằng cách bắt đầu với từ “Abbà”. Thiên Chúa không dấu mặt đối với chúng ta; Người sẽ không khép mình trong sự im lặng: Người sẽ nói với chúng ta rằng Người không bao giờ không dõi theo chúng ta, và Người luôn ở đó, trung thành với tình yêu dành cho chúng ta.

Cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu

Vào cuối buổi tiếp kiến, ĐTC đã mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu. ĐTC nói:

"“Thứ sáu này, với buổi đọc Kinh Chiều tại đền thờ thánh Phaolô ngoại thành,  Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Kitô hữu sẽ bắt đầu, với đề tài: “Anh em hãy cố gắng trở nên người công chính đích thực ”. Trong năm nay, chúng ta cũng được mời gọi cầu nguyện, để tất cả Kitô hữu trở về với một gia đình duy nhất, theo mong ước của Chúa Giêsu, Đấng muốn “xin cho chúng nên một!” (Ga 17, 21). Mục đích của tuần cầu nguyện là phát triển một chứng tá chung và nhất quán trong việc khẳng định một nền công lý đích thực và hỗ trợ những người yếu đuối nhất, thông qua các hành động cụ thể, phù hợp và hiệu quả."

Hồng Thủy – Vatican

ĐTC Phanxicô gặp các nhân viên cảnh sát Italia cạnh Vatican

ĐTC Phanxicô gặp các nhân viên cảnh sát Italia cạnh Vatican

Trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha nhắc đến lễ Giáng Sinh và Hiển Linh vừa được cử hành chứng tỏ sự gần gũi của Thiên Chúa và tình yêu vô hạn của Ngài dành cho con người. Chính sự hiện diện của Ngài làm nên ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta, và giúp chúng ta có niềm hy vọng trước những khó khăn trong cuộc sống thường ngày. Cùng lúc đó, Thiên Chúa cũng thúc đẩy chúng ta sống yêu thương, và tương quan với những người xung quanh bằng thái độ huynh đệ và thương xót.

Đức Thánh Cha nhắc đến việc phục vụ của họ, với tư cách là các nhân viên an ninh, gắn với thái độ gần gũi với con người. Đó là đặc tính công việc của họ. Đức Thánh Cha ghi nhận: “Nhờ công việc đáng quý của anh chị em mà các khách hành hương và những du khách từ khắp nơi trên thế giới đến viếng thăm Đền Thờ Thánh Phêrô được thuận lợi và an toàn. Người ta có thể nhận thấy sự khôn ngoan và khả năng chuyên môn của anh chị em khi đối diện với nhiều tình huống khác nhau, ngay cả nguy hiểm. Về điều này, chính tôi cũng nhận thấy sự đóng góp lớn lao của anh chị em. Tôi cảm ơn anh chị em về khả năng chuyên môn và về lòng quảng đại. Tôi khuyến khích anh chị em luôn trao dồi phong cách làm việc, cố gắng đón nhận tất cả mọi người bằng sự kiên nhẫn và thông cảm, ngay cả đôi khi cũng làm cho anh chị em cảm thấy mệt mỏi hay gánh nặng trong những tình huống khó chịu.”

Kế đến, Đức Thánh Cha kể đến một số công việc của các nhân viên an ninh cạnh Toà Thánh như một cách để cảm ơn họ: đó là việc canh giữ an ninh tại quảng trường thánh Phêrô và các khu vực của Vatican cả ngày lẫn đêm trong mọi hoàn cảnh thời tiết. Bên cạnh đó là việc hỗ trợ của an ninh trong các chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại các giáo xứ hay nhiều cộng đoàn khác nhau ở Roma.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha chúc mừng năm mới và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người tham dự và những người thân của họ.

Văn Yên, SJ

Các gia đình truyền giáo loan Tin mừng cho thổ dân Paraguay

Các gia đình truyền giáo loan Tin mừng cho thổ dân Paraguay

Các gia đình thuộc các miền ở Paraguay và một đôi vợ chồng người Cuba đã tụ họp tại Porto Murtinho, Braxin, để bắt tay vào dự án loan báo Tin mừng kéo dài một tuần, rồi từ đó họ chia thành các nhóm, xuôi dòng sông Paraguay đi truyền giáo cho 11 thị trấn dọc bờ sông. Nhóm này được 4 linh mục, 1 nữ tu và Đức Tổng Giám mục Valenzuela Mellid của giáo phận Asuncion, Paraguay, đồng hành.

Dưới sức nóng hơn 40 độ ở vùng Nam bán cầu, các nhà truyền giáo sống trong các lều, ở trong các nhà nguyện và nhà dân địa phương. Tại đây họ dạy giáo lý, cử hành Thánh lễ bằng tiếng bản xứ, chia sẻ huynh đệ, xưng tội và ngay cả làm trung gian hòa giải các tranh chấp của dân địa phương với một công ty.

Đức cha Valenzuela nói: “Các nhà truyền giáo đi vào trong bầu khí cầu nguyện, trong đó người ta có thể đối thoại và giải quyết ngay lập tức các xung đột. Tôi ngưỡng mộ lòng can đảm của họ vì họ loan báo tình yêu của Chúa Kitô, là tình yêu biến đổi cuộc sống và khi tình yêu đó được sống thật sự, nó có ảnh hưởng trong các tương quan của con người và trong lao động.” Đức cha cũng chia sẻ thêm: “Niềm vui của các gia đình này thật tuyệt vời và đặc biệt là những đứa con của họ. Đức tin, sự chuẩn bị và xác tín của họ thật đáng kinh ngạc. Nó là một phần của việc trở thành một Giáo hội chứng tá.”

Các Cộng đoàn Các Gia đình Truyền giáo được thành lập năm 2010 bởi hai đôi vợ chồng Carmen và Aldo Fanego, Kika và Vidal Benítez. (CNA 16.01.2019)

Hồng Thủy

Đức Thánh Cha: Lễ Hiển Linh mở ra cho chúng ta sự mới mẻ của Chúa Giêsu

Đức Thánh Cha: Lễ Hiển Linh mở ra cho chúng ta sự mới mẻ của Chúa Giêsu

Hôm nay lễ Chúa Hiển Linh, ánh sáng là biểu tượng của Ngài. Nơi bài đọc trong sách ngôn sứ, ánh sáng này là lời hứa. Isaia đã hướng về Giêrusalem và nói: “Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi. Vinh quang của Đức Chúa như bình minh chiếu tỏ trên ngươi.” (60,1). Lời mời này của ngôn sứ hôm nay nói lại với chúng ta qua việc mừng Giáng Sinh của Chúa Giêsu và khích lệ chúng ta đến ánh sáng ở Bêlem.

Ánh sáng mà Isaia tiên báo, trong Tin Mừng, đó là sự hiện diện và gặp gỡ. Đức Giêsu, sinh ra ở Nagiaret, trong thành Vua Đavit, đã mang đến ơn cứu độ cho tất cả, những người ở gần cũng như ở xa. Thánh sử Maccô đã cho thấy nhiều cách thức phản ứng khác nhau trước sự kiện này. Hêrôđê và các kinh sư ở Giêrusalem thì cứng lòng, và từ chối viếng thăm Hài Nhi, một cử chỉ đóng lại với ánh sáng. Có thể chúng ta cũng vậy, đóng con tim với anh chị em đang cần giúp đỡ. Ngược lại, các nhà Đạo sĩ, đại diện cho những người ở xa, đã để cho ngôi sao dẫn đường, đã đi quãng đường dài và nguy hiểm để biết sự thật về Đấng Mêsia. Và sau khi gặp Ngài, họ đã chọn lối khác để về. Mỗi lần một người gặp được Giêsu, thì sẽ đổi con đường, trở về cuộc sống với một cách thức khác. Và họ mang theo trên mình mầu nhiệm của vị Vua khiêm nhường và nghèo khó.

Chúng ta cũng vậy, cần chút thinh lặng trong tâm hồn để được ánh sáng của Chúa Giêsu chiếu giải. Đừng để con tim chúng ta đóng lại, nhưng can đảm mở ra cho ánh sáng này, chỉ đơn sơ và bé nhỏ.

Sau khi buổi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nhắc đến những ngày gần đây, 49 người được cứu trên hai con tàu của tổ chức phi chính phủ. Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà lãnh đạo Châu Âu thể hiện sự liên đới cụ thể với những anh chị em này.

Kế đến, một số Giáo hội Đông phương, Công giáo cũng như Chính thống giáo, sử dụng niên lịch Giuliano, sẽ cử hành lễ Giáng Sinh vào ngày mai (tức thứ 2, 7/1). Đức Thánh Cha gởi lời chúc mừng trong tình hiệp thông huynh đệ Kitô hữu.

Lễ Hiển Linh cũng là Ngày Truyền Giáo của Thiếu Niên, năm nay mời các nhà truyền giáo rất trẻ trở thành “những vận động viên của Chúa Giêsu”, để làm chứng cho Tin Mừng trong gia đình, nơi trường học và cả những nơi giải trí.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha chào thăm những khách hành hương, đặc biệt đoàn diễu hành truyền thống đến quảng trường thánh Phêrô.

Hôm nay lễ Chúa Hiển Linh, ánh sáng là biểu tượng của Ngài. Nơi bài đọc trong sách ngôn sứ, ánh sáng này là lời hứa. Isaia đã hướng về Giêrusalem và nói: “Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi. Vinh quang của Đức Chúa như bình minh chiếu tỏ trên ngươi.” (60,1). Lời mời này của ngôn sứ hôm nay nói lại với chúng ta qua việc mừng Giáng Sinh của Chúa Giêsu và khích lệ chúng ta đến ánh sáng ở Bêlem.

Ánh sáng mà Isaia tiên báo, trong Tin Mừng, đó là sự hiện diện và gặp gỡ. Đức Giêsu, sinh ra ở Nagiaret, trong thành Vua Đavit, đã mang đến ơn cứu độ cho tất cả, những người ở gần cũng như ở xa. Thánh sử Maccô đã cho thấy nhiều cách thức phản ứng khác nhau trước sự kiện này. Hêrôđê và các kinh sư ở Giêrusalem thì cứng lòng, và từ chối viếng thăm Hài Nhi, một cử chỉ đóng lại với ánh sáng. Có thể chúng ta cũng vậy, đóng con tim với anh chị em đang cần giúp đỡ. Ngược lại, các nhà Đạo sĩ, đại diện cho những người ở xa, đã để cho ngôi sao dẫn đường, đã đi quãng đường dài và nguy hiểm để biết sự thật về Đấng Mêsia. Và sau khi gặp Ngài, họ đã chọn lối khác để về. Mỗi lần một người gặp được Giêsu, thì sẽ đổi con đường, trở về cuộc sống với một cách thức khác. Và họ mang theo trên mình mầu nhiệm của vị Vua khiêm nhường và nghèo khó.

Chúng ta cũng vậy, cần chút thinh lặng trong tâm hồn để được ánh sáng của Chúa Giêsu chiếu giải. Đừng để con tim chúng ta đóng lại, nhưng can đảm mở ra cho ánh sáng này, chỉ đơn sơ và bé nhỏ.

Sau khi buổi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nhắc đến những ngày gần đây, 49 người được cứu trên hai con tàu của tổ chức phi chính phủ. Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà lãnh đạo Châu Âu thể hiện sự liên đới cụ thể với những anh chị em này.

Kế đến, một số Giáo hội Đông phương, Công giáo cũng như Chính thống giáo, sử dụng niên lịch Giuliano, sẽ cử hành lễ Giáng Sinh vào ngày mai (tức thứ 2, 7/1). Đức Thánh Cha gởi lời chúc mừng trong tình hiệp thông huynh đệ Kitô hữu.

Lễ Hiển Linh cũng là Ngày Truyền Giáo của Thiếu Niên, năm nay mời các nhà truyền giáo rất trẻ trở thành “những vận động viên của Chúa Giêsu”, để làm chứng cho Tin Mừng trong gia đình, nơi trường học và cả những nơi giải trí.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha chào thăm những khách hành hương, đặc biệt đoàn diễu hành truyền thống đến quảng trường thánh Phêrô.

Văn Yên, SJ

Thành phố Rakovski, Bungari, chuẩn bị đón tiếp ĐTC Phanxicô

Thành phố Rakovski, Bungari, chuẩn bị đón tiếp ĐTC Phanxicô

ĐTC sẽ đi trực thăng đến thành phố Rakovski ở miền Plovdiv, thành phố có khoảng 30 ngàn dân. Dự kiến là sẽ có khoảng 50 ngàn người tham dự Thánh lễ, trong số đó có rất nhiều người đến từ các vùng khác của Bungari.

40 em rước lễ lần đầu

Cha Mladen, cha sở giáo xứ Thánh Tâm Chúa Giê-su thuật lại rằng tất cả các thiếu nhi 7 và 8 tuổi rất nhiệt tình và nôn nóng được gặp ĐTC. Cha cũng cho biết rằng các em đang chuẩn bị quà tặng cho ĐTC nhưng không muốn tiết lộ các chi tiết khác.

Các công việc chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của ĐTC đang tiến hành thuận lợi. Cha Dimitar sẽ đến Vatican vào ngày 12/01 để nhận những hướng dẫn chi tiết về chuyến viếng thăm của ĐGH, đặc biệt để quyết định bài hát nào sẽ được hát, về thời gian cử hành Thánh lễ và các chi tiết đặc biệt khác cần thiết cho việc chuẩn bị sự kiện.

Sự kiện duy nhất  xảy ra một lần trong đời

Thị trưởng thành phố Rakovski, ông Paul Gudzherov, cũng cho biết mình rất nhiệt tình và vui mừng có thể đón tiếp ĐTC Phanxicô. Ông nói: “Chúng tôi đang hăng hái chuẩn bị. Đối với chúng tôi, đây là một sự kiện đặc biệt, duy nhất, thường chỉ xảy ra một lần trong cuộc đời của các thành phố và người dân”.

Thành phố Rakovski được chia thành ba quận – Generale Nikolaevo, Sekirovo và Parchevich – và có cộng đoàn Công giáo lớn nhất nước Bungari. Ông thị trưởng cho biết là nhờ sự trợ giúp của chính quyền nhà nước, các đường phố, quảng trường, vườn hoa, đường đi bộ và ánh sáng đang được xây dựng và sửa chữa; các việc này sẽ sẵn sàng để đón tiếp ĐTC Phanxicô. Thành phố đã bắt đầu công việc chuẩn bị từ năm ngoái khi chuyến viếng thăm Bungari của ĐTC được xác định và lên kế hoạch chi tiết.

ĐTC Phanxicô sẽ thăm Bungari từ ngày 05-07/05 năm nay.

Hồng Thủy

ĐHY Parolin: ĐGH chưa thể viếng thăm Iraq lúc này vì chưa có an ninh

ĐHY Parolin: ĐGH chưa thể viếng thăm Iraq lúc này vì chưa có an ninh

Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình TV 2000 của Hội đồng Giám mục Ý, được phát sóng trong chương trình đặc biệt “Nhật ký của ĐGH Phanxicô, ĐHY Parolin đã trả lời về một số vấn đề, trong đó có các đề tài: sự quan tâm của ĐGH với thế giới A rập, chủ nghĩa khủng bố, ĐGH viếng thăm Iraq và vấn nạn ấu dâm.

ĐGH chưa thể thăm Iraq

Trước hết là về việc ĐGH viếng thăm Iraq, ĐHY Parolin cho biết tất cả đều rất chờ đợi cuộc viếng thăm của ĐGH: chính quyền, một số người Hồi giáo mà ngài có cơ hội gặp gỡ và nhất là cộng đoàn Ki-tô, họ cảm thấy cần có ĐGH để được củng cố trong đức tin và được khuyến khích trong hoàn cảnh của họ. Nhưng ĐHY nhận định: “Để ĐGH viếng thăm Iraq thì cần có những điều kiện tối thiểu để thực hiện chuyến viếng thăm nhưng hiện tại thì chưa có những điều kiện này. Cho phép tôi diễn tả hy vọng rằng những điều kiện này có thể được thực hiện và ĐGH có thể sớm đến Iraq.”

ĐGH và thế giới A-rập

Tiếp đến, ĐHY nhận định rằng quan tâm của ĐGH với thế giới A-rập là do khó khăn hiện nay trong các tương quan giữa Ki-tô giáo và Hồi giáo, với những thảm kịch của khủng bố và của cực đoan tôn giáo. ĐGH đã tìm cách cổ võ sự gặp gỡ, chống lại mọi sự dửng dưng. Như ĐGH đã nói, những khó khăn của chúng ta không bao giờ được trở thành cơ hội căng thẳng, xung đột hay đối kháng nhưng ngược lại, chúng trở thành khả năng cộng tác cùng nhau và làm cho nhau nên phong phú.”

Nạn ấu dâm

Nói về nạn ấu dâm trong Giáo hội, ĐHY Parolin khẳng định: “Chúng ta phải làm tất cả điều có thể và cả không thể để loại trừ hiện tượng này.” Ngài nhìn nhận rằng Giáo hội đã thực hiện một hành trình tuyệt vời theo hướng này. Giáo hội đã nhận thức tốt hơn về vấn đề này, về sự tàn phá mà những sự kiện này đã gây ra nơi các nạn nhân và Giáo hội đã cố gắng phản ứng. Tuy kết quả chưa hoàn hảo nhưng Giáo hội đã có sự dấn thân và quyết tâm. Cuộc gặp gỡ mà ĐGH vô cùng mong muốn (“Bảo vệ trẻ vị thành niên trong Giáo hội, từ ngày 21-24/02/2019 tại Vatican) là một dấu chỉ mới nhất trong hành trình này.

ĐHY nhận xét rằng tất cả điều này ảnh hưởng nặng nề trên hành động và chứng tá của Giáo hội trên thế giới, nó cũng góp phần làm suy yếu uy tín của Giáo hội. Ngài nói: “Tôi không đau buồn nhiều vì tổ chức Giáo hội mà tôi coi như một người mẹ mà mình luôn yêu thương nhưng vì tất cả những điều này gây thiệt hại cho việc loan báo Tin Mừng. Chúng ta phải phục hồi uy tín và thẩm quyền. Giáo hội đã thực hiện các bước đáng kể để phục hồi uy tín và thẩm quyền, nhưng chúng ta phải làm việc nhiều hơn theo cách này để các tín hữu và những người đã chịu phép rửa có thể tìm lại trong Giáo hội môi trường có sức sống và môi trường của chứng tá".

Hồng Thủy

ĐTC chấp thuận tính luân lý của việc cắt bỏ tử cung trong một số trường hợp

ĐTC chấp thuận tính luân lý của việc cắt bỏ tử cung trong một số trường hợp

Hôm 10/12/2018, ĐTC đã phê duyệt câu trả lời của Bộ Giáo lý Đức tin liên quan đến nghi ngờ về tính hợp luân lý của việc cắt bỏ tử cung trong một số trường hợp.

Các câu trả lời năm 1993 vẫn có giá trị

Bộ Giáo lý Đức tin khẳng đinh giá trị của “Các câu trả lời về những nghi ngờ được đặt ra liên quan đến việc cắt bỏ tử cung và các câu hỏi liên quan” được đưa ra năm 1993. Những câu trả lời này xem việc cắt bỏ tử cung là hợp luân lý khi có nguy hiểm nghiêm trọng và đối với tính mạng hoặc sức khỏe của người mẹ, và xem việc này là bất hợp pháp, như một phương thức triệt sản trực tiếp, cắt bỏ tử cung và thắt ống dẫn trứng (cách ly tử cung) với mục đích không thể có bất kỳ sự mang thai nào mà có thể gây ra một số rủi ro cho người mẹ.

Nghi ngờ

Nhưng trong những năm gần đây, một số trường hợp cụ thể đã được đệ trình lên Tòa Thánh, cũng liên quan đến việc cắt bỏ tử cung, tuy nhiên chúng đề cập đến một vấn đề khác với vấn đề được xem xét vào năm 1993, vì chúng liên quan đến những tình huống không thể sinh sản. Bộ Giáo lý đức tin đã đưa ra một chú giải để cho vấn nạn này.  

Câu hỏi: Khi tử cung bị xem là ở trong tình trạng chắc chắn không còn phù hợp cho việc sinh sản và các chuyên viên y khoa chắc chắn rằng việc mang thai sẽ đưa đến việc hư thai tự nhiên trước khi bào thai có thể đạt đến tình trạng khả thi, vậy thì cắt bỏ tử cung có hợp pháp không?

Trả lời: Có, bởi vì ở đây không phải là trường hợp triệt sản.

Ghi chú chú giải:

Không thể sinh sản

Yếu tố tạo nên sự khác biệt quan trọng của câu hỏi mới này là các chuyên viên y khoa chắc chắn rằng trong trường hợp mang thai, thì nó sẽ tự bị hư trước khi bào thai đạt đến tình trạng có thể sống được. Ở đây không phải là trường hợp khó khăn hay rủi ro, quan trọng nhiều hay ít, nhưng là trường hợp một đôi vợ chồng không thể sinh sản.

Ghi chú của Bộ viết: “Mục đích chính của việc triệt sản là ngăn cản sự hoạt động của các cơ quan sinh sản và điều xấu của việc triệt sản bao gồm việc từ chối con cái: nó là một hành động chống lại thiện ích có con cái. Ngược lại trong trường hợp được đề cập đến trong câu hỏi, chúng ta biết rằng các cơ quan sinh sản không có khả năng bảo vệ một bào thai được thụ tinh cho đến khi nó có thể sống được, nghĩa là nó không có khả năng thực hành chức năng sinh sản tự nhiên của nó. Mục đích của tiến trình sinh sản là để một em bé chào đời, nhưng ở đây, việc tạo nên một bào thai sống là điều không thể về sinh học. Do đó, ở đây chúng ta không đang xét đến sự hoạt động khiếm khuyết hoặc hoặc rủi ro của các cơ quan sinh sản, nhưng đứng trước một tình huống mà trong đó mục đích tự nhiên là sinh ra một đứa trẻ sống thì không thể thực hiện được.”

Sự chắc chắn của y khoa và tính hợp luân lý của việc cắt bỏ tử cung

Can thiệp y khoa không thể bị xét là chống lại việc sinh sản, bởi vì chúng ta ở trong bối cảnh khách quan trong đó cả việc sinh sản và hậu quả, việc chống sinh sản, đều không thể. Do đó, cắt bỏ một cơ quan sinh sản mà không thể đưa đến việc thai nghén thì không thể bị xem như là triệt sản trực tiếp, là điều mà cả mục đích và phương tiện đều bất hợp pháp về bản chất.

Vấn đề về các tiêu chí để đánh giá liệu việc mang thai có thể hoặc không thể kéo dài đến trạng thái sống được là một vấn đề y khoa. Từ quan điểm đạo đức, chúng ta phải hỏi xem y học đã đạt được mức độ chắc chắn nhất mà nó có thể đạt được không, và theo nghĩa này, câu trả lời được đưa ra là hợp lệ cho câu hỏi, vì nó đã được đặt ra với một đức tin tốt.

Chọn lựa những cách thức tốt cho vợ chồng

Câu trả lời cho câu hỏi không nói rằng quyết định thực hành phẫu thuật cắt tử cung luôn là chọn lựa tốt nhất, nhưng nói rằng chỉ trong các điều kiện được đề cập ở trên, nó là một quyết định hợp luân lý, do đó không loại trừ các lựa chọn khác (ví dụ, nghĩ đến thời gian không thể thụ thai hoặc tiết dục hoàn toàn). Đó là quyết định của vợ chồng, với sự bàn bạc với các bác sĩ và người linh hướng của họ, để chọn con đường để theo, khi áp dụng các tiêu chí chung của việc can thiệp y tế từ từ vào trường hợp và hoàn cảnh của họ.

Hồng Thủy

Từ chiếc áo bác sĩ đến chiếc áo lễ: bác sĩ Alberto Debbi trở thành linh mục

Từ chiếc áo bác sĩ đến chiếc áo lễ: bác sĩ Alberto Debbi trở thành linh mục

Đối với cha Alberto Debbi, ơn gọi linh mục là đáp lại hoàn toàn tiếng Chúa, Đấng mời gọi cha ra khơi, vượt qua những giới hạn của một gia đình, một bệnh viện và một xứ sở nơi cha sinh ra.

Mỗi ơn gọi đều độc đáo và duy nhất

Ngày 15/12 vừa qua (2018) là một ngày tràn đầy niềm vui đối với cộng đoàn giáo phận Reggio Emilia-Guastalla, vì từ hôm nay, giáo phận sẽ có thêm một tân linh mục phục vụ đoàn chiên của Chúa. Vào lúc 6 giờ chiều hôm đó, tại nhà thờ chính tòa Đức Maria Hồn xác lên trời, Đức cha Massimo Camisasca của giáo phận đã đặt tay truyền chức linh mục cho thầy phó tế Alberto Debbi. Ơn gọi linh mục là một quà tặng quý giá Thiên Chúa ban cho Giáo hội và mỗi ơn gọi đều là độc đáo và duy nhất. Đối với tân linh mục Alberto Debbi thì điều này càng rõ ràng hơn. Ơn gọi của cha là một hành trình thật đặc biệt. Ở tuổi 42, với bằng cấp bác sĩ, một tương lai tươi sáng đã và đang mở rộng cánh cửa với cha, một mái gia đình êm ấm đang chờ đợi cha, nhưng cha đã quyết định để tất cả sang một bên và long trọng tuyên thệ trở thành linh mục của Chúa Kitô để phục vụ tha nhân hơn nữa.

Có một Tình yêu lớn hơn mời gọi tôi

Alberto Debbi sinh ngày 12/03/1976, là con thứ tư trong gia đình có 6 người con của ông bà Enzo Debbi và Anna Rompianesi. Ngay từ thời niên thiếu, Alberto đã muốn sử dụng những ơn Chúa ban cho mình để giúp đỡ phục vụ tha nhân. Năm Alberto 18 tuổi, ông Enzo, cha của anh đã qua đời sau một cơn bệnh nặng. Chính biến cố này đã giúp Alberto xác định cụ thể ước muốn dành cuộc đời mình cho tha nhân; Alberto đã chọn giúp đỡ cho những người đang bị đau đớn vì bệnh tật. Anh bắt đầu theo học y khoa tại bệnh viện đại học đa khoa Modena. Sau khi tốt nghiệp vào năm 2001, Alberto đã đăng ký học bác sĩ nội trú và năm 2005, anh trở thành bác sĩ chuyên về các bệnh đường hô hấp, ở Modena.

Với tấm bằng bác sĩ, Alberto làm việc sáu tháng tại phòng thuốc của bệnh viện ở Scandiano, rồi 8 tháng tại phòng cấp cứu của Castelnovo Monti, và cuối cùng anh đến khoa phổi ở Sassuolo (Modena), nơi anh làm việc gần bảy năm. Trong thời gian này, Alberto muốn lập gia đình và anh chuẩn bị kết hôn. Nhưng vào thời điểm quyết định đó, anh đã can đảm, thành thật thú nhận rằng, từ khía cạnh con người, chọn lựa này không làm cho anh hoàn toàn hạnh phúc. Thật là may mắn cho Alberto vì người bạn gái của anh hiểu được suy tư của anh và giúp anh nhận ra muốn điều tốt cho người khác thật sự là gì. Cô đã đồng ý chấp nhận để Alberto thực hành một thời gian phân định; và cuối cùng là vào năm 2011, họ đã quyết định hủy hôn ước. Cha Alberto chia sẻ: “Nó có vẻ như là mâu thuẫn, nhưng “bước căn bản chính là, qua tình yêu của vị hôn thê của tôi, nhận ra rằng có một Tình yêu lớn hơn mà tôi được mời gọi đến với Tình yêu đó.”

Chúng ta càng trở nên nhỏ bé, thì Chúa càng có thể hành động khi sử dụng chúng ta

Vì vậy, vào năm 2012, Alberto đã tham dự năm dự bị của chủng viện trong khi vẫn tiếp tục làm việc tại bệnh viện. Cuối cùng, đến tháng 09/2013, anh đã nghỉ việc tại bệnh viện và theo học triết học và thần học. Đối với Alberto, đang là một bác sĩ chuyên khoa, việc trở lại ngồi trên các băng ghế lớp học để học triết học và thần học không phải là một cuộc dạo chơi. Trong những năm chủng sinh, thầy Alberto đã hoạt động mục vụ cách thực tế như: chuyến viếng thăm những người bệnh và các gia đình tại Nhà Đức Mẹ Uliveto ở Montericco, đồng hành với các thiếu nữ là nạn nhân của tệ nạn khai thác tình dục, trợ giúp ơn gọi cùng với tổ chức “Giếng nước Giacóp", những phiên trực tại Trung tâm Bác ái Đức Trinh nữ của Ghiara ở Reggio. Trong hai năm cuối cùng, thầy Alberto đã sống một định hướng mạnh mẽ trong lĩnh vực bác ái và hoạt động với người trẻ. Ngày 27/05/2017, thầy Alberto được lãnh nhận chức phó tế.

Trước ngày chịu chức linh mục, cha Alberto chia sẻ: “Tôi đặc biệt muốn là một người hy vọng. Một hy vọng không kết thúc với bệnh tật và cái chết… Tôi tin rằng linh mục ở giữa dân và vì dân, dấn thân để đưa con người đến gần với Thiên Chúa và giúp họ tìm được cánh đồng cỏ sự sống thật sự. Nếu trong ngày lãnh nhận chức phó tế tôi đã cảm thấy hơn bất cứ điều gì khác, là đặt cuộc sống của mình theo ý của Chúa bằng cách đáp lại tình yêu của Người, thì hôm nay tôi thực sự nhận thấy ân sủng của Người quá tràn đầy. Đó là tất cả ân sủng, và chúng ta càng trở nên nhỏ bé, thì Chúa càng có thể hành động khi sử dụng chúng ta”.

Hồng Thủy

Bổ nhiệm Giám đốc tạm thời của phòng Báo chí Tòa Thánh

Bổ nhiệm Giám đốc tạm thời của phòng Báo chí Tòa Thánh

Ngày 31/12/2018, ĐTC Phanxicô đã nhận đơn từ chức của tiến sĩ Greg Burke, cho đến nay là Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, và của nữ tiến sĩ Paloma García Ovejero, cho đến nay là Phó Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh. Đồng thời ĐTC đã bổ nhiệm tiến sĩ Alessandro Gisotti, hiện là Điều phối viên về  Truyền thông Xã hội của Bộ Truyền Thông Vatican, làm Giám đốc tạm thời của Phòng Báo chí Tòa Thánh.

Tiểu sử

Ông Alessandro Gisotti, 44 tuổi, sinh tại Roma, đã kết hôn và có hai người con. Ông tốt nghiệp ngành Khoa học Chính trị tại đại học Sapienza của Roma vào năm 1999 và hiện là nhà báo chuyên nghiệp. Sau một thời gian làm việc tại Văn phòng Thông tin của Liên hiệp quốc ở Roma, vào năm 2000, ông bắt đầu làm biên tập viên của Radio Vatican.

Từ năm 2011-2016, ông Gisotti là phó giám đốc biên tập của đài phát thanh của Tòa thánh. Ông đã theo dõi các hoạt động của 3 vị Giáo hoàng cuối cùng ở Roma và trong các chuyến tông du quốc tế và tại Ý. Từ năm 2017 ông được bổ nhiệm làm điều phối viên của Ủy ban Truyền thông Xã hội của Bộ Truyền Thông Vatican.

Ông Gisotti cũng đã dạy về báo chí tại Học viện Massimo của dòng Tên tại Roma và Lý thuyết và Kỹ thuật Báo chí tại đại học Laterano. Ông đã xuất bản một số bài báo và nghiên cứu về truyền thông của Giáo hội, đặc biệt là cuốn “Mười Điều răn của Truyền thông tốt theo ĐGH Phanxicô”, xuất bản vào năm 2016, do ĐHY Luis Antonio Tagle viết lời tựa.

Tuyên ngôn của Bộ trưởng Bộ Truyền thông Vatican

Tôi biết được quyết định của ông Greg Burke và bà Paloma García Ovejero, và sự chấp thuận của Đức Giáo hoàng Phanxicô về việc từ chức của họ. Trong vài tháng làm việc cùng nhau, tôi có thể đánh giá cao sự chuyên nghiệp, tính nhân bản và đức tin của họ. Do đó, tôi cám ơn họ vì sự cống hiến mà họ đã thực hiện công việc của họ cho đến nay. Hôm nay, đối mặt với sự lựa chọn tự do của họ, tôi chỉ có thể tôn trọng quyết định mà họ đã đưa ra. Ông Greg và bà Paloma (được người tiền nhiệm của tôi, Đức ông Dario Edoardo Viganò chọn) là Giám đốc đầu tiên và Phó Giám đốc đầu tiên của Phòng Báo chí Tòa Thánh sau khi bắt đầu việc cải cách hệ thống thông tin của Tòa Thánh mà ĐTC đã quyết định. Sự dấn thân có ý nghĩa của họ đối với hành trình cải tổ mà ngày nay – theo chính họ – để hoàn thành cần có một sự chuyển giao nhân sự nhanh chóng, trong tinh thần phục vụ Giáo hội mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ. Chính với tinh thần phục vụ và trung thành với ĐTC này mà chính tôi sẽ sẽ tiến hành con đường phức tạp của cuộc cải cách quan trọng này. Năm đang đến đầy những sự kiện quan trọng, nó đòi hỏi nỗ lực truyền thông tối đa. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng ông Alessandro Gisotti, cho đến nay phụ trách về Truyền thông Xã hội của Bộ Truyền Thông và đã từng là phó biên tập chương trình của Radio Vatican, sẽ biết hướng dẫn Phòng Báo Chí Tòa Thánh tạm thời trong thời gian chờ đợi sự bổ nhiệm chính thức mới.

Tuyên ngôn của ông Alessandro Gisotti

“Tôi cám ơn Đức Thánh Cha về sự tin tưởng được đặt trong một thời điểm tế nhị đối với Bộ Truyền thông của Tòa Thánh. Tôi hoàn toàn sẵn sàng theo sự lãnh đạo của Bộ trưởng Ruffini. Đối với ông Greg Burke và bà Paloma G. Ovejero, tôi có mối liên hệ tôn trọng và tình bạn. Tôi liên kết với ông Bộ trưởng trong việc cám ơn họ đã điều hành Phòng Báo Chí trong 2,5 năm qua. Tôi sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ đượ ủy thác cho tôi cách tốt nhất mà khả năng tôi có thể làm, với tinh thần phục vụ Giáo hội và ĐGH mà tôi đã có hân hạnh học hỏi khi ở bên cạnh cha Federico Lombardi gần 20 năm. Tôi biết rõ rằng nhiệm vụ của tôi, trong thời gian tạm thời, đặc biệt khó khăn nhưng tôi được an ủi khi biết giá trị to lớn của các đồng nghiệp của tôi trong Phòng Báo chí, mà trong nhiều trường hợp tôi có thể đánh giá cao sự chuyên nghiệp và cống hiến của họ.”

Hồng Thủy

Các bài giảng của Đức Thánh Cha tại nhà nguyện S.Marta năm 2018

Các bài giảng của Đức Thánh Cha tại nhà nguyện S.Marta năm 2018

Trong năm vừa qua, Đức Thánh Cha công bố 90 bài giảng trong các thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta. Những bài giảng của ngài xoay quanh việc sống đức tin KTG đích thực, tập trung vào cuộc gặp gỡ sống động với Chúa Giêsu và tình yêu cụ thể đối với tha nhân.

Những bài giảng ngắn gọn và sống động này tập trung vào bài giảng đầu tiên, “keryma”: “Chúa Giêsu Kitô yêu thương các bạn, Người hiến đời mình để cứu rỗi bạn, và giờ đây Người đang sống bên cạnh bạn mỗi ngày để soi sáng, để thêm sức và để giải thoát bạn.” (Evangelii gaudium, 164).

Bằng những từ ngữ sống động và nhiều màu sắc, Đức Thánh Cha dùng những lời đánh động con tim. Những bài giảng của ngài thường có ba yếu tố: ý tưởng, cảm xúc, hình ảnh. Nhiều lần ngài cũng dùng cách nói châm biếm để thúc giục dân Chúa sống trưởng thành trong đời sống Kitô hữu của mình. Dù đôi khi những lời này có vẻ gay gắt, nhưng nội dung luôn tích cực và hướng tới niềm hy vọng. Những lời chối tai mà Chúa Giêsu thường dùng để thức tỉnh những người nghĩ mình công chính và tự khép mình lại với lòng yêu mình, với ơn cứu độ.

Cuộc phán xét chung cuộc về tình yêu

Trong năm vừa qua, Đức Thánh Cha nhiều lần nhắc tới hoàn cảnh hiện tại của thế giới và của Giáo Hội, nhưng thông điệp được lặp lại nhiều nhất là cánh chung, hy vọng gặp gỡ Chúa Giêsu và cuộc phán xét chung cuộc, mà Đức Thánh Cha gọi là kiểu mẫu trong Tin Mừng Matthêu chương 25: “Khi ta đói, các ngươi đã cho ăn, khi ta khát, các ngươi đã cho uống, khi là khách lạ, các người đã đón tiếp, khi trần truồng, các người đã cho mặc, khi đau ốm, các ngươi đã viếng thăm, khi bị cầm tù, các ngươi đã thăm nom.” Trong buổi chiều tà của cuộc đời này, chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu cụ thể mà chúng ta đã làm khi còn sống nơi trần thế. Hôm nay, chúng ta đã biết những đòi hỏi của cuộc phán xét chung cục này rồi đó.

Các Kitô hữu là những người đền trả cho người khác, như Chúa Giêsu

Ví dụ như bài giảng ngày 8 tháng 10, Đức Thánh Cha nói về dụ ngôn người Samaritano nhân hậu. Ngài nói: Đoạn văn này chứa đựng toàn bộ Tin Mừng. Một tiến sĩ luật hỏi Chúa Giêsu: “Ai là người thân cận của tôi?”. Đó là một câu hỏi vừa để thử thách vừa để biện minh. Chúa Giêsu nói về một người bị bọn cướp sát hại, cùng hai nhân vật khác: một tư tế và một người Lê-vi. Hai người này được kính trọng vì là người thi hành việc thờ phượng, và hiểu biết luật. Họ gặp anh ta trên đường và tránh sang một bên. Họ là những “viên chức hành chức” của đức tin. Họ có thể nói: “Tôi sẽ cầu nguyện cho người này, nhưng anh ta không liên quan đến tôi. Thay vào đó, nếu tôi đến gần anh ta và đụng đến máu, thì tôi bị nhơ nhớp.”

Lại có một người Samari, một người tội lỗi, một kẻ đã bị cắt phép thông công. Ông đã dừng lại và ông chăm sóc anh. Ông là kẻ tội lỗi nhất, nhưng ông lại tỏ lòng cảm thương với người bị hại. Ông bỏ sang một bên kế hoạch của mình, sẵn sàng để tay mình bị bẩn và quần áo bị dính máu. Ông băng bó các vết thương của người bị hại, xức dầu và rượu, đưa anh ta đến nhà trọ và trả tiền cho người chủ nhà trọ ấy. Ông còn nói: “Xin chăm sóc anh ta, nếu ông phải chi trả nhiều hơn, tôi sẽ trả cho ông khi tôi trở lại”. Đoạn này tóm gọn tất cả Tin Mừng: người Kitô hữu mở ra với sự ngạc nhiên của Thiên Chúa, biết thay đổi dự định kế hoạch của mình và đền trả cho người khác như Chúa Giêsu.

Kẻ tội lỗi và thối nát

Chúa Giêsu đã dùng những lời rất mạnh mẽ chống lại thói giả hình của những người Pharisieu, những nhà thông luật và nhóm Xa-đốc. Những người này tự cho mình tốt nhất, hoàn hảo hơn người khác, và là những người biết rõ về luật. Họ phán xét người khác, đặt gánh nặng lên vai người khác, còn mình thì không muốn động tay vào. Theo cách đó, Đức Thánh Cha thường quở trách những người nghĩ họ sống nghiêm chỉnh nhưng lại không quan tâm đến người khác. Và những người ấy sống cuộc đời hai mặt, nhất là những người mục tử. Đức Thánh Cha cũng định nghĩa những người hư hỏng là những người tự nghĩ rằng mình công chính và không cần phải hoán cải liên tục. Ngược lại, Kitô hữu biết rằng mình là tội nhân, cần hoán cải và cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa; Và vì thế, người ấy thương xót tha nhân.

Tin Mừng không dễ chịu chút nào

Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta rằng: “không phải ai nói với tôi “Lạy Chúa, Lạy Chúa” là được vào Nước Trời, nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Chúa Cha mà thôi”. Vì thế, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta trở nên những Kitô hữu trong việc làm chứ không phải trong lời nói mà thôi. Kitô hữu với những cử chỉ cụ thể, chứ không phải là Kitô hữu với với những lớp trang điểm. Đúng thế, người nghèo làm phiền chúng ta: họ chạm đến cái ví của ta, người đau ốm có thể lây bệnh cho ta, người ngoại kiều đòi buộc ta mở trí và mở lòng với những người khác biệt với mình, tù nhân kéo chúng ta vào thực tại mà ta không muốn đụng tới. Tin Mừng đã bị loại ra bởi sự ích kỷ và những kế hoạch mang tính lý thuyết của chúng ta. Và ta để mình thoải mái trong vùng an toàn của mình. Tin Mừng đích thực đặt chúng ta vào trong cuộc khủng hoảng, không thoải mái, và chuyển chúng ta từ “tôi” đến “bạn”.

Hãy cẩn thận với ma quỷ

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta vượt qua luận lý của thế gian để đến với luận lý của Thiên Chúa, vì ta rất dễ rơi vào việc sống chủ nghĩa KTG thờ ơ và trần thế mà không hề để ý tới điều đó. Ngài khuyến khích chúng ta can đảm sống cầu nguyện liên lỉ, dám thưa cùng Thiên Chúa với lòng tin tưởng, chiêm ngắm Chúa Kitô trên thập giá trong những giây phút khó khăn của mình. Ngài kêu mời chúng ta hãy ở lại trong sự hiệp nhất với Chúa Giêsu và với tha nhân để không rơi vào cám dỗ của ma quỷ. Hắn luôn lừa đảo, nói dối để chia rẽ khi dùng những kẻ đạo đức giả. Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha thường cảnh báo chống lại Satan, Kẻ Tố Cáo. Công việc của hắn là phá huỷ những công trình của Thiên Chúa.

Hãy yêu Chúa Giêsu

Từ chìa khoá để không rơi vào sai lầm trên hành trình đức tin là “ở lại trong tình yêu” với Thiên Chúa, và đón nhận nơi Người những hứng khởi cho hành động của chúng ta. Chính việc cân bằng giữa “chiêm niệm và hoạt động”, cầu nguyện và lao động của thánh Biển Đức. Chiêm ngắm đích thực không phải là không làm gì nhưng là dừng lại để nhìn ngắm Thiên Chúa để Người chạm đến con tim ta và gợi hứng cho hành động của ta.

Gặp gỡ mỗi ngày và mong chờ vào cuộc diện kiến chung cuộc

Chính Chúa Thánh Thần cho phép chúng ta sống cuộc đời này với niềm vui, trong niềm hy vọng gặp gỡ Thiên Chúa: “đức cậy thì cụ thể, là điều hằng ngày bởi đó là cuộc gặp gỡ. Và mỗi lần chúng ta gặp Chúa Giêsu nơi Bí Tích Thánh Thể, nơi kinh nguyện, nơi Tin Mừng, nơi người nghèo, nơi đời sống cộng đoàn, mỗi lần như thế, chúng ta tiến thêm một bước nữa hướng về cuộc diện kiến chung cuộc. Thật là khôn ngoan khi biết vui mừng trong những cuộc gặp gỡ nho nhỏ như thế trong cuộc đời mình.

Trần Đỉnh, SJ

ĐTC gởi thư nhân 525 năm Thánh Lễ đầu tiên được cử hành tại Châu Mỹ Latinh

ĐTC gởi thư nhân 525 năm Thánh Lễ đầu tiên được cử hành tại Châu Mỹ Latinh

Đặc Phái viên, ĐHY Gregorio Rosa Chávez, phụ tá giáo phận San Salvador, đã được bổ nhiệm ngày 17/11/2018, cùng với hai vị đồng hành: cha Carlos Manuel Abreu Frías, linh mục thuộc tổng giáo phận Santo Domingo và cha Bernardo Kiwi, một cha xứ của giáo phận Puerto Plata.

Nội dung thư viết: Từ thế kỷ 15, trong đợt du hành thứ hai của Cristoforo Colombo, ĐGH Alexandro VI đã gởi các nhà truyền giáo để loan báo Tin Mừng cho những con người trên mảnh đất này. Vào năm 1494, tại nơi gọi là Isabela, trong miền Hiển Linh, thuộc quyền Tây Ban Nha, cha Bernardo Boil đã cử hành Thánh Lễ đầu tiên tại đây. Từ sự khởi đầu hiện diện của Mình và Máu Đức Kitô, chính Ngài đã tiếp tục hiện diện trên toàn Châu Mỹ Latinh.

Văn Yên, SJ

ĐTC Phanxicô trợ giúp Indonesia sau trận sóng thần

ĐTC Phanxicô trợ giúp Indonesia sau trận sóng thần

Trận sóng thần hôm 26/12 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho Indonesia. Đặc biệt, tại một số quận của hai đảo Giava và Sumatra, hơn 16 ngàn người phải di tản khỏi gia cư của họ. Và theo ước tính của Liên Hiệp quốc, 430 người bị chết và 1500 người bị thương, không kể những thiệt hại về vật chất.

Qua Bộ Phục vụ và Phát triển Nhân bản Toàn diện, ĐTC Phanxicô đã gửi khoản trợ giúp đầu tiên cho nhân dân Indonesia trong giai đoạn khẩn cấp.

Cùng với khoản đóng góp vật chất của mình, là một phần trong những trợ giúp mà các mạng lưới bác ái của Giáo hội Công giáo đang thực hiện để giúp nhân dân Indonesia, ĐTC cũng cầu nguyện cho người dân Indonesia yêu quý.

Khoản đóng góp sẽ được xác định trong những ngày tới và muốn là một cách diễn tả ngay lập tức về tình cảm gần gũi trong tinh thần và sự khích lệ của người cha của Đức Thánh Cha.

Hồng Thủy

Đi bộ vì hoà bình do cộng đoàn Egidio tổ chức

Đi bộ vì hoà bình do cộng đoàn Egidio tổ chức

Tại Roma, đoàn người sẽ khởi hành lúc 10:30 sáng ngày 1/1 tại Largo thánh Gioan XXIII, và kết thúc tại quảng trường thánh Phêrô lúc 11:30, nửa tiếng trước khi đọc Kinh Truyền Tin với ĐTC. Trước khi khởi hành, một vài người là nạn nhân của sự vắng bóng hoà bình có những lời phát biểu ngắn, và các em thiếu nhi bước những bước đầu tiên trong cuộc đi bộ này.

Trong dịp đầu năm này, cộng đoàn thánh Egidio tổ chức hơn 900 cuộc đi bộ tại 70 quốc gia trên thế giới. Đi bộ là dịp để đối thoại và cầu nguyện đại kết, là cơ hội để tạo ý thức về sự dấn thân xây dựng thế giới công bằng và nhân bản hơn, loại bỏ bạo lực và chiến tranh.

Ngày thế giới hoà bình được ĐTC Phaolô VI thiết lập năm 1968, với sứ điệp hoà bình được gởi đi ngày 8/12/1967. Đây là thời kỳ Chiến Tranh Lạnh và chiến tranh Việt Nam. Ngày hoà bình thế giới không chỉ dành riêng cho những người Công giáo, nhưng cho tất cả những ai yêu chuộng hoà bình. (Vatican News 30/12/18).

Văn Yên, SJ

40 thừa sai bị sát hại trong năm 2018

40 thừa sai bị sát hại trong năm 2018

Sau 8 năm liên tiếp châu Mỹ là lục địa có số thừa sai bị sát hại cao nhất, thì trong năm 2018 này, châu Phi là nơi đứng đầu về con số thảm kịch này.

40 nhà truyền giáo bị sát hại

Theo số liệu thống kê của hãng tin Fides, 40 thừa sai bị sát hại trong năm 2018 gồm 35 linh mục, 1 chủng sinh và 4 giáo dân.

Tại châu Phi, có 19 linh mục, 1 chủng sinh và một giáo dân, tổng số là 21 vị bị sát hại; tại Mỹ châu có 12 linh mục và 3 giáo dân (15 vị); Á châu có 3 linh mục; châu Âu có 1 linh mục.

Nguyên nhân

Trong năm 2018 này cũng thế, nhiều nhà truyền giáo bị sát hại trong những vụ cướp bóc dã man trong bối cảnh xã hội nghèo khổ, xuống cấp, nơi mà bạo lực là quy luật của cuộc sống, còn chính quyền thì suy thoái vì tham nhũng, thỏa hiệp, hoặc nơi mà tôn giáo được sử dụng vì những mục đích khác.

Ở mọi nơi, các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân chia sẻ với dân chúng cuộc sống thường nhật bằng cách làm chứng cho Tin mừng bằng tình yêu và phục vụ mọi người, như dấu chỉ của hy vọng và hòa bình, khi tìm cách xoa dịu các đau khổ của những người yếu đuối và lên tiếng bảo vệ những quyền lợi của họ đang bi chà đạp bằng cách tố cáo các sự ác và bất công.

Ngay cả khi phải đối mặt với các tình huống nguy hiểm đến sự an ninh của chính mình, trước những lời kêu gọi của chính quyền dân sự hoặc của các bề trên dòng tu, các nhà truyền giáo vẫn ở lại nơi chốn của họ, dù nhận thức được những rủi ro mà họ gặp phải, để trung thành với sứ vụ của họ.

Hồng Thủy

Đức Thánh Cha cử hành lễ Vọng Giáng Sinh 2018

Đức Thánh Cha cử hành lễ Vọng Giáng Sinh 2018

Thánh lễ do ĐTC Phanxicô cử hành, bắt đầu lúc 21 giờ 30 tối ngày 24-12-2001, trước sự hiện diện của hơn 8 ngàn tín hữu ngồi chật Đền Thờ Thánh Phêrô, trong đó có nhiều vị thuộc ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh. Đồng tế với ngài có đông đảo các Hồng Y, GM và và hằng trăm linh mục.

 12 em bé dâng hoa

 Đầu thánh lễ, ĐTC đã đặt tượng ảnh Chúa Hài Đồng Giêsu vào trong máng cỏ, ở trên ngai nhỏ trước bàn thờ chính. Gần bàn thờ có đặt một tượng bằng gỗ nhiều mầu hình Đức Mẹ đang ẵm Chúa Hài Nhi. 12 em bé, được chọn từ 5 nước: Italia, Trung Quốc, Panama, Cộng hòa Dân Chủ Congo, Rumani và Nhật Bản, đã đặt các bó hoa cạnh ảnh tượng Chúa Hài Đồng.

 Bài giảng của ĐTC

 Trong bài giảng, ĐTC đi từ sự kiện nguyên ngữ từ ”Bethlehem” có nghĩa là ”nhà bánh” và ngài nhắc đến sự kiện Chúa đến trong ”Nhà Bánh” để trở nên lương thực hằng ngày cho chúng ta, để ban sự sống cho nhân loại. ”Trong lễ Giáng Sinh, chúng ta đón nhận Chúa Giêsu là Bánh bởi trời giáng thế: đó là lương thực không bao giờ bị hư, và làm cho chúng ta nếm hưởng từ bây giờ cuộc sống đời đời.”

 Vai trò những người chăn súc vật

 Bethlehem cũng là thành của Vua Đavit, người đã được Thiên Chúa chọn trong lúc chăn đoàn vật để làm người hướng dẫn cai quản Dân Chúa. Ngày Chúa giáng sinh trong thành của Vua Đavít, những người đón nhận Chúa Giêsu Hài Đồng chính là những người chăn súc vật. Được Sứ thần Chúa báo tin, họ mau lẹ lên đường đến gặp Con Vua Đavít giáng sinh.

 Noi gương tỉnh thức của các mục tử

 “Những người chăn chiên ở Bethlehem cũng nói với chúng ta về cách thức đi gặp Chúa. Họ tỉnh thức trong đêm: họ không ngủ, nhưng làm điều Chúa Giêsu sẽ yêu cầu nhiều lần: ”hãy tỉnh thức” (Mt 25,13). Họ canh thức, chờ đợi tỉnh thức trong đêm đen; và Thiên Chúa ”bao phủ họ bằng ánh sáng” (Lc 2,9). Điều này cũng được áp dụng cho chúng ta. Cuộc sống của chúng ta cũng có thể là một sự chờ đợi, cả trong những đêm đen của các vấn đề, chúng ta tín thác vào Chúa và mong ước Ngài; khi ấy ta sẽ nhận được ánh sáng của Chúa..”

 Vượt thắng ích kỷ, trần tục và tiêu thụ

 ”Vậy chúng ta hãy đi đến tận Bethlehem” (Lc 2,15).. Con đường ngày nay là con đường lên dốc: cần phải vượt qua cái đỉnh ích kỷ, không được trượt chân rơi vào những hố rãnh cảu tinh thần trần tục và trào lưu duy tiêu thụ.”

 Lời nguyện của ĐTC

 ”Lạy Chúa, con muốn đến Bethlehem, vì tại đó Chúa đang đợi con. Và tại đó con thấy rằng Chúa được đặt trong máng cỏ, Chúa là bánh cho cuộc đời con. Con cần hương thơm dịu dàng của tình yêu Chúa để đến lượt con, con cũng trở thành bánh được bẻ ra cho thế giới. Xin Chúa vác con lên vai như Mục Tử Nhân Lành: được Chúa yêu thương, con cũng có thể yêu mến và giúp đỡ các anh chị em của con. Khi ấy sẽ là lễ Giáng Sinh, khi con có thể nói với Chúa: ”Lạy Chúa, Chúa biết mọi sự, Chúa biết con yêu mến Chúa” (Xc Ga 21,17)

 Sau khi ban phép lành cuối thánh lễ, ĐTC đã bồng tượng Chúa Hài Đồng Giêsu đi rước tới hang đá tại nhà nguyện có giếng rửa tội. (SD 24-12-2018)

Giuse Trần Đức Anh, OP