Địa Lý Nước Việt Nam

Địa Lý Tự Nhiên -TómTắt


Vị trí

Đông Nam Châu Á
phía đông bán đảo Đông Dương
Hình chữ S
khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) 1.648 km
khoảng cách hẹp nhất theo chiều đông sang tây50 km
bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo
cực Bắc: Lũng Cú (Long Sơn, núi Rồng)
cựcnamtrênđấtliền: mũiRạchTàu(CàMau)
quần đảoHoàngSa vàTrường Sa
Diện tích331213 km²
đất liền 324480 km²
đảoPhúQuốc589 km²

Địa Hình

miền núi và trung du
đồngbằngsôngHồng
dãyTrường Sơn
đồngbằngduyênhảimiềnTrung
đồngbằngsôngCửuLong
nội thuỷ hơn 4200 km²

dia-ly-nuoc-viet-nam

Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ngăn cản âm mưu phá trường, cướp đất

Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ngăn cản âm mưu phá trường, cướp đất

Theo tin từ Dân làm báo, Sáng ngày 22/10/2015, khoảng 100 giáo dân và các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đã tập trung trước khu vực 76A, đường Nhà Thờ, Thủ Đức để phản đối nhà cầm quyền CSVN ra tay tàn phá tài sản của nhà dòng.

Tình hình trở nên căng thẳng khi toàn bộ các ngả đường dẫn vào nhà dòng bị dựng hàng rào chốt chặn. Bất cứ ai muốn đi vào nhà thời đều bị những người lạ mặt ngăn cản.
Giáo dân và các Sơ Dòng Mến Thánh Giá cùng nhau phản đối CSVN đập phá và chiếm lấy trường tiểu học

Bên trong, xuất hiện đám đông Công An, dân phòng cùng xe cẩu đang chuẩn bị tiến hành đập phá. Ngoài ra, một số người phụ nữ lạ mặt cũng đã được điều động vào bên trong cơ sở nhà dòng để gây rối.

 
Nhà nước 'mượn' đất nhưng không trả? 
Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm vốn là một cơ sở tôn giáo đã hiện diện trên 170 năm tại Việt Nam.
Trước năm 1975, trường Nữ Thánh Anna (76A, đường Nhà Thờ, Thủ Thiêm, Thủ Đức) là tài sản thuộc sự sở hữu hợp pháp của Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. 
Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm
 
Sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, chế độ CSVN đã cưỡng ép nhà dòng buộc phải cho ‘mượn’ cơ sở tôn giáo, sau đó đổi tên thành trưởng tiểu học Thủ Thiêm.
 
Đến cuối năm 2011, trường tiểu học Thủ Thiêm bị giải thể. Ngay sau đó, cơ sở tôn giáo này bị biến thành trụ sở của CA, cán bộ.
Theo thoả thuận từ năm 1975, quyền sở hữu khu đất trên vẫn thuộc giáo hội công giáo. Khi không còn được sử dụng cho mục đích giáo dục, những cơ sở trên sẽ phải hoàn trả lại cho Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. 
 
Các nữ tu đã nhiều lần yêu cầu hoàn trả, tuy nhiên nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục chây lỳ, thậm chí còn âm mưu cướp trắng cơ sở của nhà dòng.
 
Gần đây, nhà cầm quyền CSVN đã lén lút quây tôn, phủ bạt, rồi tiến hành khoan cắt bê tông bên trong.
 
Thức đêm bảo vệ tài sản nhà dòng
 
Sáng ngày 22/10/2015, khoảng 50 CA mang theo xe cẩu đã tiến đến nhằm san bằng cơ sở của nhà dòng. Ngay lập tức, các nữ tu đã kéo đến ngăn cản khiến âm mưu này chưa thể thực hiện được.
 
Nhiều giáo dân cũng đã đến hiệp thông cầu nguyện cùng các nữ tu, nhưng toàn bộ các ngả đường dẫn vào nhà dòng đều bị CA ngăn chặn với lý do ‘công trình đang xây dựng’.
 
Sự hiện diện đông đảo của CA sắc phục lẫn thường phục cho thấy quyết tâm cướp phá của nhà cầm quyền CSVN.
 
Trước cơ sở của hội dòng, giáo dân và các nữ tu giơ cao khẩu hiệu: 
 
“Trường là tài sản của Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đang đợi nhà nước hỗ trợ đền bù”
“Trường là tài sản của các nữ tu”
“Xin đừng đập phá trường”
"Không được xâm phạm tài sản của nhà dòng"…
Đến khoảng 5 giờ chiều cùng ngày, bất chấp mưa gió, các nữ tu vẫn kiên trì canh giữ tài sản của nhà dòng.
Giáo dân dựng lều che mưa cho các Sơ Dòng MTG Thủ Thiêm
Một căn lều tạm bợ đã được dựng lên nhằm che mưa cho các nữ tu, nhưng ngay lập tức đã bị CA và một số kẻ lạ mặt đến yêu cầu tháo dỡ.
Được biết, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm sẽ thức trắng qua đêm ngoài trời để ngăn cản nhà cầm quyền CSVN thực hiện âm mưu phá trường, cướp đất.
 
CTV-Dân làm báo

NHÌN VỚI CẶP MẮT TRONG SẠCH

NHÌN VỚI CẶP MẮT TRONG SẠCH

Con người ở đời thường khởi sự bằng cái có: có địa vị, có quyền thế, có bằng cấp, có tiền của, có sức mạnh, có tài năng … mới làm nên chuyện.Thiên Chúa lại thường khởi sự bằng cái không.Khi sáng tạo vũ trụ,Thiên Chúa khởi sự từ cái hoang vu trống rỗng không không : “Lúc khởi đầu Thiên Chúa sáng tạo trời đất, đất còn trống rỗng chưa có hình dạng, tối tăm bao trùm vực thẳm và Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên nước” (St 1,1-2). Thiên Chúa vẫn thích khởi đi từ cái không không để tạo dựng và tái tạo. 

Cái hoang vu trống rỗng của “ngày thứ nhất” trong công trình sáng tạo trời đất sẽ lại xuất hiện trong một “ngày thứ nhất” khác : Ngày Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết. Đó là cái trống rỗng của Ngôi Mộ Trống mà Mađalêna đã chứng kiến và đau buồn thốt lên “Người ta đã lấy mất xác Chúa tôi rồi”, Phêrô ngạc nhiên trong hoài nghi, Gioan “đã thấy và đã tin”.

Tất cả được khởi đầu bởi một sự kiện lạ lùng. Các phụ nữ ra mồ và thấy tảng đá lăn ra khỏi mộ. Tin tức hối hả đưa về khiến các môn đệ hốt hoảng. Phêrô và Gioan vội vã đi kiểm chứng sự việc. Cả hai cùng chạy ra mồ. Tốc độ khác nhau vì khả năng thể lý khác nhau. Phêrô đi vào trong mộ trước và thấy các băng vải và khăn liệm gấp lại để riêng ra mộtgóc. Người môn đệ Chúa yêu thương đến mộ trước nhưng lại vào sau. Gioan đi vào bên trong và thấy những băng vải liệm được xếp gọn gàng. Phêrô và Gioan không thấy xác Chúa trong ngôi mộ mở toang.

Có lẽ lúc này Philatô còn đang ngủ. Các Thượng tế, Kinh sư, Kỳ mục cũng thế. Họ ngủ thật say. Sung sướng vì đã dẹp yên được một chướng ngại từng làm họ ghen tức, mất ăn mất ngủ. Mọi sự đã được giải quyết đúng như sự sắp đặt khéo léo của họ. Cái tên Giêsu rồi sẽ bị quên lãng, chẳng còn ai nhắc tới. Tảng đá to đã niêm phong cửa mộ. Giêsu Nazarath đã đi vào lòng đất lạnh. Họ hả hê vui sướng. Tử thần đắc ý vỗ tay reo vui. Xác Ðức Giêsu nằm trong mộ huyệt tối tăm, như hạt lúa mục nát trong lòng đất.

Đối với những người vẫn thương mến Chúa Giêsu thì kể như đã hết. Không còn gì ngoài những kỷ niệm xót xa chua chát. Một thực tế phủ phàng trĩu nặng nổi âu lo sợ hải. Niềm hy vọng lớn lao xưa đã bị chôn vùi cùng với Giêsu Nazareth. Sáng nay, mấy chị em phụ nữ ra mộ thì cũng chỉ có mục đích là ướp lại cái xác không hồn chưa kịp thối rửa. Họ đi tìm một cái xác, một kẻ chết, nhưng họ đã đối diện với Ngôi Mộ Trống. Mađalêna đau khổ thốt lên “người ta đã đánh cắp xác Chúa tôi rồi”. Các Thiên Thần hiện ra cắt nghĩa Chúa đã sống lại. Không biết các bà đã tin hay chưa, họ vội chạy về báo tin cho các Tông Đồ.

Phản ứng của Phêrô là thinh lặng. Ông đang phân vân. Nếu có kẻ lấy trộm xác Thầy thì tại sao kẻ gian lại mất công xếp đặt khăn liệm và các dây vải cách thứ tự và gọn gàng như thế ? Ông vẫn còn bàng hoàng về những lỗi lầm chối Thầy với niềm ăn năn thống hối. Ông chưa hiểu sống lại nghĩa là gì.

Còn Gioan thì “đã thấy và đã tin”. Gioan thấy gì ? Thấy các dấu chỉ lạ lùng của Ngôi Mộ Trống. Khăn liệm và các thứ dây được xếp gọn gàng. Chính bởi Gioan đã chứng kiến dấu lạ Chúa Giêsu cho Lazarô sống lại. Khi Lazarô được Chúa cho sống lại, ông ngồi dậy, nhưng thân mình còn quấn chặt các thứ khăn liệm. Còn ở đây, mọi thứ được xếp gọn gàng. Gioan nhớ lại lời Chúa Giêsu: Ngài phải chịu nhiều đau khổ trước khi bước vào vinh quang. Nhờ ghi nhớ Lời Chúa mà đức tin đã đến với Gioan sớm hơn Phêrô.

Trước mọi phản ứng đó, Đức Kitô Phục Sinh đã biểu lộ một sự chiến thắng âm thầm. Không rình rang giữa tiếng kèn trống. Không cờ quạt giăng giăng khắp lối. Không tung hô reo hò của toàn dân.

Đức Kitô đã chiến thắng tử thần.Thân thể bằng xương bằng thịt của Người hôm nay đã được “Thần Khí Hoá”. Từ đây, Người sống hoàn toàn bởi Thần Khí, vì chỉ “Thần Khí mới làm cho sống còn xác thịt thì có ích gì” (Ga 6,36). Các phép lạ về sự sống lại như con trai bà góa thành Naim (Lc 7,11-17), như con gái ông Giaia (Lc 8,40-56), như Lazarô (Ga 11,1-45) là hồi sinh trở về đời sống cũ. Sự Phục Sinh của Đức Kitô là sống lại từ cõi chết. Người hoàn toàn chiến thắng sự chết. Người trở nên nguồn mạch sự sống và là sự sống lại cho nhân loại "Ta là sự sống lại và là sự sống" (Ga 11,24)

Đức Kitô đã sống lại thật trong vinh quang. Người không mặc lấy một thân xác khác. Thân xác Phục Sinh của Người vẫn chính là thân xác trước đây chịu khổ hình, chết trên thập giá. Nay thân xác đó được biến đổi. Thân xác tâm linh không hư nát. Sự Phục Sinh của Đức Kitô không chỉ là phục hồi sự sống như trước mà còn chuyển qua thể thức hiện hữu mới.Thân xác của Người được Thần Khí Hoá không bị vật chất cản trở. Đấng Phục Sinh đã nhiều lần hiện ra với các Tông Đồ, cũng cố đức tin, chuẩn bị tâm hồn cho các Tông đồ đón nhận Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, các Tông đồ trở nên chứng nhân rao truyền sự chết và sống lại của Con Thiên Chúa.

Ngày nay nếu muốn làm chứng cho Đức Kitô Phục Sinh, chúng ta cũng cần khởi đi từ Ngôi Mộ Trống như các Tông Đồ ngày xưa. Nói theo ngôn ngữ tu đức là trở về đời sống thanh bạch. Đó là đời sống trong sạch, ngay lành và có tinh thần nghèo khó.

Thế giới hôm nay không thiếu những dấu chỉ của Đấng Phục Sinh. Nhưng không ai nhận thấy được Người vì họ thiếu tâm hồn ngay thẳng trong sạch. Sứ điệp Giới trẻ năm 2015, ĐGH Phanxicô chọn câu Tin Mừng: “Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8). Đại hội Giới trẻ TGP Sài Gòn đã chọn chủ đề “Sống Sạch”. Giới trẻ sống sạch trong Tình Bạn, sạch trong Tình Chúa, sạch trong Thân xác, sạch trong Tâm hồn. ĐGH Phanxicô kêu mời mỗi người trẻ học cách phân định điều gì có thể “làm vẩn đục” tâm hồn của mình và học cách làm cho lương tâm của mình công chính nhạy bén để có thể “nhận định ý Chúa, biết được điều gì tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo” (Rm 12,2). Từ đó người trẻ thêm lòng yêu mến Chúa và dấn thân phục vụ. Thánh Gioan “Người môn đệ Đức Giêsu thương mến“ đi đến niềm tin nhờ lòng yêu mến nồng nàn. Đức Giêsu yêu mến Gioan, và Gioan cũng rất yêu mến Thầy. Gioan vẫn gắn bó với Thầy khi Thầy chẳng còn là gì trong cuộc khổ nạn.Chính kinh nghiệm tình yêu đối với Đức Giêsu đã làm cho Gioan tin nhận Đấng Phục Sinh khi nhìn thấy các dấu chỉ; và cũng chính kinh nghiệm này đã làm cho thánh nhân nhận ra “Hài Nhi bọc tả nằm trong máng cỏ“ là Ngôi Lời trở thành xác phàm (Ga 1,14).

Gioan đã đi vào Ngôi Mộ Trống. Gioan nhìn với cặp mắt trong sạch nên đã thấy và đã tin. Gioan không thấy Chúa, nhưng thấy dấu chỉ của Phục Sinh. Dầu vậy Gioan vẫn tin. Chúng ta không thấy Chúa mà vẫn tin vì “Phúc cho ai không thấy mà tin” (Ga 20,29). Phần chúng ta không thấy Chúa nhưng thấy Ngôi Mộ Trống là cái thế giới bao la đầy dấu chỉ sự hiện diện của Người. Chúng ta có thể thấy Chúa bằng tâm hồn khiêm nhu, bằng việc thực thi đức ái, sống phục vụ quên mình. Chúng ta có thể gặp Chúa qua nội tâm thanh thản bình an. Đó là những dấu chỉ Đấng Phục Sinh ban tặng.

Không có Phục Sinh, đức tin chúng ta chỉ là hảo huyền. Cuộc sống chúng ta có ý nghĩa gì nếu không có gì sau hết, nếu tất cả chỉ dừng lại ở đời này ?

Nhìn lại đời sống mình, chúng ta sẽ nhận thấy vô vàn sự Phục sinh. Rất nhiều những cuộc vượt qua nho nhỏ trong đời sống hướng tới Phục Sinh. Khi một tình bạn, một tình yêu bị tan vở, chúng ta biết hàn gắn lại bằng yêu thương thì đó không phải là sự phục sinh sao ? Khi ta có kinh nghiệm về sự tha thứ, dẹp tan lòng thù hận, loại trừ sự oán ghét, đó là cuộc vượt qua phi thường …

Như mùa xuân sau đông tàn, Phục Sinh mãi mãi vọt lên trong đời sống chúng ta những chồi lộc ân sủng, những sức sống tươi trẻ. Tin vào Đấng Phục Sinh là thắp lên ánh sáng mới, là đón nhận tình yêu mới cho mùa xuân tâm hồn.

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Vẻ đẹp của cuộc sống gia đình

Vẻ đẹp của cuộc sống gia đình

Phỏng vấn ông bà Franco và Giuseppina Miano

Trong các ngày từ mùng 5 đến 19 tháng 10 năm 2014 Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới khóa đặc biệt về gia đình diễn ra tại nội thành Vaticăng với sự tham dự của 253 người đến từ năm châu. Trong số các Nghị phụ có 114 vị Chủ tịch các Hội Đồng Giám Mục, 25 vị thủ lãnh các cơ quan trung ương của Tòa Thánh, 9 thành viên Thượng Hội Đồng Giám Mục, 3 Bề trên tổng quyền do các dòng nam bầu lên, và 26 Nghị phụ do Đức Thánh Cha Phanxicộ bổ nhiệm. Các tham dự viên khác gồm 8 đại biểu của các Giáo Hội Kitô anh em, 38 dự thính viên, trong số này có 13 cặp vợ chồng, thêm vào đó là 16 chuyện gia.

Trong số các chuyên gia tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục nói trên có hai ông bà Franco và Giuseppina Miano, cả hai đều là giáo sư triết học. Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn hai ông bà về vẻ đẹp của gia đình và Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình.

Hỏi: Thưa hai giáo sư, ông bà nghĩ gì về Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về gia đình mà hai người sẽ tham dự trong tư cách là các chuyên viên?

Đáp (ông Franco): Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới đặc biệt này về gia đình là một dịp rất hay đẹp giúp suy tư về một thực tại, mà mọi kitô hữu đều chú ý và được Giáo Hội lưu tâm vì tầm quan trọng của gia đình đối với cuộc sống xã hội và cuộc sống của tất cả mọi người. Vì thế, chúng tôi thực sự hài lòng vì được chỉ định tham dự.

Đáp (bà Giuseppina): Chúng tôi cảm thấy trách nhiệm mà mình có qua việc chỉ định này và kinh nghiệm mà chúng tôi sẽ sống trong Thượng Hội Đồng Giám Mục.

Hỏi: Ông bà là cha mẹ, nhưng cũng là giáo sư đại học, vì thế luôn luôn tiếp xúc với người trẻ. Vai trò này của ông bà có thể đóng góp gì cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình không?

Đáp (ông Franco): Có. Một sự đóng góp cụ thể trong hướng nền tảng, bởi vì nhà tôi và tôi, chúng tôi xác tín về tầm quan trọng của việc kể lại rằng cuộc sống gia đình trước hết là vẻ đẹp, tình yêu, niềm vui, cả các mệt nhọc cũng như các khó khăn, nhưng chúng được đương đầu với một sự chú ý cho phép vượt thắng các khó khăn. Trước hết, cần nói rằng có thể có một cuộc sống gia đình đẹp, đây là câu chuyện mà chúng tôi phải kể lại, mà chúng tôi phải trao ban cho các thế hệ mới. Trong một nghĩa nào đó đây là một bổn phận.

Đáp (bà Giuseppina): Phần đóng góp của chúng tôi là phần đóng góp cụ thể, phát xuất từ việc sống tới chỗ sâu thẳm của thực tại, mà người ta sẽ đề cập đến trong Thượng Hội Đồng Giám Mục. Bởi vì khi nói về gia đình, thì không phải là nói về một cái gì trừu tượng, mà là nói về một thực tại cuộc sống và tương quan, trong đó có các kinh nghiệm làm thành cuộc sống con người. Nghề dậy học của tôi dẫn đưa tôi tới chỗ không chỉ dấn thân trong nghề nghiệp như là phụ nữ, mà nó cũng là một việc rất đặc biệt, bởi vì đó là một công việc bao gồm sự nghiên cứu, suy tư, tìm tòi, so sánh, và là một công việc cũng bao gồm một trách nhiệm đặc biệt, bởi vì nó diễn ra bên trong phân khoa của một phân khoa thần học, và vì thế bao gồm việc đào tạo các con người, sẽ có một trách nhiệm đặc biệt trong cuộc sống xã hội.

Hỏi: Tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục này dừng lại lâu trên gương mặt của người cha, nhưng cũng minh nhiên các khía cạnh thê thảm trong điều kiện của nữ giới: chẳng hạn nó nói tới cảnh bạo lưc trong gia đình trên nhiều phần đất của thế giới này. Riêng hai giáo sư, thì hai giáo sư nghĩ sao?

Đáp (ông Franco): Liên quan tới người cha, tôi tin rằng các nét nhấn mạnh trong tài liệu làm việc khiến cho tất cả mọi người đều chú ý tới một vấn đề, thường đặc biệt cấp bách trong các xã hội tây phương: nghĩa là làm sao để mỗi người cha, mỗi người mẹ có thể phục hồi tính cách chuyên biệt trong vai trò của mình, tức sự chuyên biệt trong sự hiến dâng của mình, và như thế người cha có thể là cha tới tận cùng thẳm con người mình, có khả năng đồng hành một cách yêu thương, nhưng cũng có khả năng thực thi một vai trò hướng dẫn, đồng hành chắc chắn và có uy tín. Đó là uy tín của gương mặt hiền phụ, nếu nó được phục hồi.

Đáp (bà Giuseppina): Để cho phẩm giá của phụ nữ được thừa nhận cho tới tận cùng và một cách thực sự, thì đường đi còn xa lắm. Và tôi cũng tin rằng đường còn dài kể cả sự đích thực của tương quan trở thành một cái gì có thể thực hiện và cụ thể. Vấn đề bạo lực đối với các phụ nữ trong gia đình không chỉ là vấn đề liên quan tới phụ nữ, nó cũng liên quan tới nam giới và nữ giới nữa; nó liên quan tới kiểu người ta quan niệm và sống tương quan giữa con người với nhau, liên quan tới ý thức và cả nhân tính của chúng ta nữa. Bạo hành nữ giới là dấu chỉ của một sự đánh mất nhân bản tính gia tăng, hay của một con đường nhân bản hóa còn có trước mặt con đường rất dài cần phải đi.

Hỏi: Thưa giáo sư Franco, trong qúa khứ giáo sư đã từng là Chủ tịch phong trào Công Giáo Tiến Hành Italia. Kinh nghiệm này có giúp giáo sư trong công việc tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình không?

Đáp (ông Franco): Chắc chắn là nó sẽ giúp tôi rồi, bởi vì kinh nghiệm của phong trào Công Giáo Tiến Hành trước tiên là kinh nghiệm của một đại gia đình phục vụ Giáo Hội và phục vụ xã hội. Gia đình trong đó có các trẻ em, các người trẻ, và người trưởng thành, người già cả, có những người độc thân và những cặp vợ chồng… Và vì thế ý thức của gia đình, của một hiệp hội hiệp nhất là một khía cạnh khác nữa, mà ngày nay người ta đặc biệt cần đến, bởi vì cuộc sống của Giáo Hội ngày càng được đón nhận như là sự sống của một gia đình. Và kinh nghiệm của phong trào Công Giáo Tiến Hành trong các năm này đã khiến cho tôi gặp biết bao nhiêu người, và vì thế tiếp xúc với biết bao nhiêu kinh nghiệm tốt lành được phổ biến trên đất Italia, nhưng trong một mức độ nào đó được phổ biến trên toàn thế giới, cũng như các vất vả mệt nhọc, mà ngày nay người ta cảm thấy, và Giáo Hội có thể góp phần dấn thận của minh và đề ra một giải pháp cho các vấn đề.

Hỏi: Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình sẽ kéo dài hai tuần, các con của giáo sư đã tiếp nhận tin cha mẹ được chỉ định làm chuyên viên tham dự Thượng Hồi Đồng Giám Mục Thế Giới như thế nào?

Đáp (bà Giuseppina): Các con chúng tôi đã rất hài lòng, khi nghe tin chúng tôi được chỉ định tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục như là chuyên viên. Chúng đã khá lớn rồi, bởi vì cả hai đều là các sinh viên đại học. Chúng hoàn toàn tham dự, chúng đã luôn luôn tham dự và lần này cũng thế chúng tham dự vào dấn thận của chúng tôi. Trong một cách thức nào đó, chúng cũng bị lôi cuốn vào trong kinh nghiệm này, cũng như trong biết bao nhiêu kinh nghiệm dấn thân của cuộc sống gia đình. Và đây là điều hay đẹp, bởi vì chúng tôi nghĩ tới dấn thân của mình tại Thượng Hội Đồng Giám Mục một cách riêng tư và đặc biệt như thế, trong kiểu chia sẻ rộng rãi bên trong gia đình. Do đó chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đựơc mời gọi không chỉ cống hiến một phần kiểu lý thuyết trừu tượng, nhưng một phần đóng góp nảy sinh từ cuộc sống, từ sự cụ thể của cuộc sống. Và bên trong sự cụ thể đó của cuộc sống gia đình chúng tôi, có tương quan rất mạnh mẽ và quan trọng với con cái qua sự đối thoại và đối chiếu với chúng.

Hỏi: Như thế thì hai giáo sư cầu chúc những gì cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về gia đình, xét rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2014 sẽ là giai đoạn đầu tiên của lộ trình sẽ được bổ túc bằng Thượng Hội Đồng Giám Mục chung năm 2015 cũng được dành cho gia đình?

Đáp (ông Franco): Chúng tôi cầu chúc rằng đây là một dịp rất hay đẹp của một suy tư được Chúa Thánh Thần soi sáng, có khả năng của một cuộc đối thoại sống động và ý nghĩa, chú ý tới thực tại trong đó chúng ta sống và chú ý tới tiếng nói của tất cả mọi người.

Đáp (bà Giuseppina): Tôi cầu chúc Thượng Hội Đồng Giám Mục lôi cuốn rộng rãi, để Giáo Hội ngày càng có khả năng đồng hành với cuộc sống của con người, dẫn đưa họ tới cuộc gặp gỡ với tình yêu thương của Chúa, biến đổi cuộc sống, khiến cho nó xinh đẹp hơn, sáng láng hơn, và làm phát sinh ra các tiềm năng tốt lành hơn của con người, nâng cao phẩm giá và ý nghĩa sâu xa của nó.

(RG 10-9-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio