Địa Lý Nước Việt Nam

Địa Lý Tự Nhiên -TómTắt


Vị trí

Đông Nam Châu Á
phía đông bán đảo Đông Dương
Hình chữ S
khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) 1.648 km
khoảng cách hẹp nhất theo chiều đông sang tây50 km
bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo
cực Bắc: Lũng Cú (Long Sơn, núi Rồng)
cựcnamtrênđấtliền: mũiRạchTàu(CàMau)
quần đảoHoàngSa vàTrường Sa
Diện tích331213 km²
đất liền 324480 km²
đảoPhúQuốc589 km²

Địa Hình

miền núi và trung du
đồngbằngsôngHồng
dãyTrường Sơn
đồngbằngduyênhảimiềnTrung
đồngbằngsôngCửuLong
nội thuỷ hơn 4200 km²

dia-ly-nuoc-viet-nam

Biện Pháp Điệp Từ – Điệp Ngữ

Biện Pháp Điệp Từ – Điệp Ngữ

1. Thế nào là điệp ngữ?

Điệp ngữ là việc lặp lại nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn hay trong một bài thơ hay một bài văn.

DiepTuDiepNgu

2. Các hình thức điệp ngữ

a) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự nhấn mạnh

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền trôi thấp thoáng cánh buồn xa xa,

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu.

Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt nước một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh,

Tiếng mưa sầm sập vây quanh chỗ ngồi

từ "buồn trông" được lặp đi lặp lại là 1 điệp ngữ để làm nổi bật nỗi buồn của Thúy Kiều.

b) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát….

Có bão tháng bẩy

Có mưa tháng ba

(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)

Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được: để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó. Cây mạ được cấy xuống không chỉ có phù sa màu mỡ, có hương được chắt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tai và tàn phá.

c) Lặp từ, cụm từ, cả câu nhằm tạo sự khẳng định


VD: Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực… 
Cách sử dụng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phượng ở đây là nhiều vô kể…

 

3. Thực Hành

 

1. Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn sau và nêu tác dụng của những điệp ngữ đó. ( Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?)

 

Người ta đi cấy lấy công 
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, rông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm bể lặng mới yên tầm lòng
(Đi cấy – Ca dao)

 

2. Điền những từ thích hợp vào ô trống để tạo thành những câu văn có dùng điệp ngữ
a) Làng quê tôi tràn ngập màu xanh:……….rất non tơ của đồng lúa,……….thật đậm đà của bãi ngô,……….đến mượt mà của thảm cỏ.
b) Hoa hồng ……gần, hoa huệ …….xa, hoa nhài……đây đó. hương thơm tỏa lan khắp vườn.

 

3. Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc:
a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả lũy tre thân mật làng tôi.
– > Tôi yêu căn nhà đơn sơ, yêu khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và yêu cả lũy tre thân mật làng tôi.
b) Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá! đến mê hồn!
– >

c) Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, của mẹ, của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
– >

4. Tập viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ
Hãy viết một đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng điệp ngữ
+ Đoạn văn tả cây ăn quả:

+ Đoạn văn nói về tình cảm bạn bè: 
 

Cổng Trường Mở Ra

Cổng Trường Mở Ra

Nhà văn Lý Lan

Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ đã chuẩn bị nhiều tâm trạng và tưởng tượng một số tình huống sẽ xảy ra. Nhưng mẹ đã không hề nghĩ rằng đêm nay mẹ không ngủ được. Một ngày kia, sẽ còn xa lắm ngày đó, con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

Con là một đứa trẻ nhạy cảm, mỗi lần mẹ con mình sắp đi chơi xa, thì vào đêm trước ngày đi con háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con ngủ. thực ra chỉ cần nói: “Ngủ đi, không thôi sáng mai dậy trễ không kịp xe” là con nhắm mắt lại ngay, và chỉ lát sau, con ngủ ngon lành. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy: ngày mai con đi học- những sự chuẩn bị áo quần mới, giầy nón mới, cặp sách mới, tập vở mới , mọi thứ đâu đó sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự trang trọng của ngày khai trường. Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác hơn là ngày mai thức dậy sớm cho kịp giờ.

Mẹ đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận rồi, mẹ bỗng không biết làm gì nữa. Đầu óc hoàn toàn tỉnh táo, vả lại cũng còn quá sớm so với giờ ngủ thường ngày của mẹ. Mọi ngày, dỗ con ngủ rồi, mẹ dọn dẹp nhà cửa. Căn nhà mình chỉ trông tạm ngăn nắp gọn gàng từ sau khi con ngủ rồi cho đến sáng hôm sau. Mẹ lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rôbô bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi, và giữa nhà là đoàn quân thú dàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư tử – Khủng long mà ngày nào con cũng bày ra và không ngày nào kết thúc bằng thắng lợi của phe nào.

Nhưng tất cả những động tác đó con đã giúp mẹ làm từ chiều rồi. Mẹ nói: Ngày mai con đi học, con là cậu học sinh cấp một, con lớn rồi. Vì vậy con hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp những món đồ chơi. Khi con cất những món đồ quen thuộc thường chơi ấy vào thùng, mẹ có cảm giác là con chia tay với chúng luôn. Cái cách con bỏ chúng vào thùng giấy như thể con đã ý thức là chúng không còn phù hợp với mình nữa. Con đóng nắp thùng như thể kết thúc một cái gì. Mấy câu mẹ nói: “Con lớn rồi . . . hình như có một ý nghĩa đặc biệt với con. Và con hành động như một đứa bé – lớn rồi.

Mẹ cũng thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Viết một bức thư cho người bạn ở xa , gọi điện thoại cho dì cậu, làm mặt nạ dưỡng da hay bài tập thể dục thẩm mỹ. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vô chuyện gì cả, mẹ cũng không định làm những chuyện ấy tối nay. Mẹ nhìn con ngủ một lát, rồi đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. Mẹ tự bảo mình cũng đi ngủ sớm đi. Mẹ lên giường và trằn trọc, cảm thấy mình hơi vô lý, nhưng không biết như thế nào cho hợp lý. Con đã đi học từ ba năm trước, từ hồi ba tuổi vào lớp mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới của con, trường cấp một, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với các bạn và cô giáo mới, đã được tập xếp hàng đi ra sân, tập đứng, tập ngồi, cho buổi lễ khai trường long trọng. Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu niên học đâu.

Mẹ còn nhớ hồi con đi học Mẫu giáo lần đầu tiên , mẹ chọn trường gần chỗ mẹ làm, để cứ một hai tiếng đồng hồ mẹ lại chạy qua trường ngó chừng con một cái. Mẹ sợ con lần đầu xa mẹ sẽ khóc nhiều rồi sinh bệnh. Nhưng cô giáo con có nhiều kinh nghiệm, bảo mẹ đừng để cho con thấy mặt. Con chỉ khóc mấy bữa đầu, mà cũng chỉ khóc đầu giờ sáng khi vừa xa mẹ và đầu giờ chiều khi ngủ trưa dậy không thấy mẹ . Rồi con quen với cô giáo và bạn bè, đến ngày nghỉ mà cũng đòi đi học , làm mẹ có lúc đâm ghen với cô giáo. Nhưng mẹ tin là cô nhận xét đúng: con có tính hướng ngoại ,dễ hòa đồng, thích nghi môi trường tốt, năng động và độc lập. Với những tính cách như vậy, mẹ hy vọng con sẽ sớm coi trường cấp một như nhà mình.

Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ . .. lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị gần như chu đáo trong thời gian qua. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu? Mẹ không lo. Nhưng mẹ không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là mẹ dường như nghe tiếng đọc bài trầm bổng: Hằng năm cứ vào cuối thu – mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Cái ấn tượng ghi sâu mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con, để một ngày kia, bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi con nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn ao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.

Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh,để điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

NgayDauTienDenLen

 

I. Phân tích và trả lời các câu hỏi

  1. Đêm trước ngày khai trường người mẹ và người con có những biểu hiện gì khác nhau? Hãy chỉ ra những câu văn thể hiện điều này?
  2. Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?
  3. Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
  4. Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
  5. Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

II. Bài tập về nhà

Viết một đoạn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình.

 

 

References:

Aronson, D. J. (2016, February 28). Vietnam: Returning to a Country I Have Loved Since I Was 16 Years Old. Retrieved April 24, 2016, from http://www.huffingtonpost.com/dr-jane-aronson/vietnam-returning-to-a-co_b_9266508.html

 

                               

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 13

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 13

Chia Sẻ Cơm Áo

13.3 Phân Tích:

13.3.1 Bài Tập C-1:

        Em hãy nêu lên những nguyên do và hậu quả của việc chia sẻ cơm áo trong một cộng đồng nào đó, ví dụ, một làng nhỏ, một bộ lạc trong rừng, một thị trấn, hay một thành phố.

ChiaSeComAo

13.3.2 Bài Tập C-2:

Hãy cho biết ngoài cơm ăn và áo mặc chúng ta còn nên giúp cho những người kém may mắn hơn chúng ta những điều gì?  Tại sao chúng ta nên giúp những điều đó?

boy eating on ground


Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 12

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 12

Xuân Xưa và Nay

 

12.3.1 Bài Tập C-1:

       

Mùa xuân thường được liên hệ đến những điều gì?  Em hãy nghĩ tới những điều thường liên hệ đến mùa xuân nhưng chưa được nêu lên trong họa đồ hình tròn này.

MuaXuanCircleMap

12.3.2 Bài Tập C-2:

 

So sánh và tương phản giữa mùa xuân ngoài thiên nhiên và mùa xuân trong lòng người. Trong hai loại mùa xuân này, có những điểm gì giống cũng như khác nhau.  Sau đây là một họa đồ bong bóng đôi gợi ý cho sự giống và khác nhau đó.  Em hãy phát triển thêm ý tưởng của em nếu cần thiết.  Em có thể vẽ lại họa đồ với những ý tưởng mới phát hiện của em.

 

SoSanhMuaXuan-DoubleBuble

12.3.3 Bài Tập C-3:

 

Cho dù chúng ta được mùa đông giá lạnh, mùa xuân ấp áp, mùa hè nóng bức, hay mùa thu mát mẻ, chúng ta vẫn nên cảm tạ Đấng Tạo Thành, vì sao?  Trong họa đồ cầu nối sau, chúng ta thấy  mối liên hệ của một cuộc vượt qua những khó khăn để hưởng lấy và cảm nhận được sự ngọt ngào của những giọt nước sau cơn khát nhiều ngày. Em hãy vẽ thêm những mối liên hệ tương tự như họa đồ cầu nối được cho. Ví dụ:

  • Cơn khát nhiều ngày – Nước lạnh với đá
  • Cơn đói cồn cào – Tô phở nghi ngút

 

LaChuyenVuotQua-BridgeMap

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 11

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 11

Giao Thừa Đoàn Tụ

 

Và trước thềm một năm mới, chúng ta cùng kính chúc nhau:

Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn luôn ngọt ngào

Vừa đủ THỬ THÁCH để luôn kiên nhẫn trung kiên

Vừa đủ HY VỌNG để luôn hạnh phúc

Vừa đủ THẤT BẠI để luôn khiêm nhường

Vừa đủ THÀNH CÔNG để luôn nhiệt tâm

Vừa đủ BẠN BÈ để được an ủi

Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng mọi nhu cầu

Vừa đủ NHIỆT TÌNH để đời thêm hân hoan

Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan thất bại

SoSanhTetTayVaTa

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 10

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 10

Ngày Mồng Hai Tết – Sống Chữ Hiếu

Đói lòng ăn hột chà là

Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng

CayChaLa

HotChaLa

Cây và Trái Chà Là

Hạt/Hột Chà Là

Hình 1: Hột và Trái Chà Là

     Thế nhưng, lời dạy ấy dường như chỉ dừng lại nơi môi miệng mà rất khó mang ra thực hành.  Dẫu biết rằng đi khắp thế gian cũng không có tình nghĩa nào cao sâu cho bằng tình cha tình mẹ yêu con.

Con đi khắp vạn nẻo đường

Giờ con mới hiểu tình thương mẹ hiền

Người con yêu quý nhất trên đời

Chính là mẹ đó tuyệt vời tình sâu

Ngày xuân con cái sum vầy bên cha mẹ không chỉ để nhận phong bao lì xì hay chỉ để kính biếu các ngài đồng quà tấm bánh mà quan yếu là để nhận sự chúc lành của các ngài, để nói lời cám ơn các ngài và tỏ tâm tình tri ân về tình yêu thẳm sâu mà các ngài dành cho con cháu.  Ngày xuân là dịp để con cháu thổ lộ chữ hiếu dành cho các bậc sinh thành.  Đây là dịp để nói lên tấm lòng chân tình tri ân dâng lên bậc sinh thành:

Tạ ơn cha đã cho con nhìn thấy

Núi rất cao và biển rất tuyệt vời

Tạ ơn mẹ, đã cho con hơi thở

Và trái tim nhân ái làm người

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 09

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 09

Trái Cây Ngày Tết

NguQuaMienBac NguQuaMienNam

 

Mùa Xuân là mùa của hoa. Những ngày gần Tết, đi đâu cũng thấy hoa, từ phố thị đến thôn quê. Hoa đủ dáng vẻ, lắm sắc màu. Những bông hoa góp phần làm thành nét đẹp của ngày Tết. Hoa đua nhau khoe sắc, rộ nở như ganh đua với nắng vàng rực rỡ của mùa Xuân. Mùa Xuân cũng là  mùa của trái cây ngon ngọt khắp mọi miền đất nước. Trái cây đủ loại, tươi màu thắm sắc và giàu ý nghĩa, làm nên hương vị những ngày Tết.  

Theo quan niệm của người phương Đông xưa, thế giới được tạo nên từ "ngũ hành": Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Tư tưởng cùng hình ảnh "ngũ hành" hội nhập sâu sắc vào đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của các dân tộc phương Đông với rất nhiều biểu hiện. Một trong những độc đáo của hội nhập “ngũ hành” là mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt Nam. Mâm ngũ quả truyền thống thường chỉ gồm 5 loại quả, được xếp kiểu hình tháp lên đĩa to hoặc mâm, đặt trên bàn thờ. Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau, thể hiện ước muốn của người Việt là, năm mới sẽ đạt được ngũ phúc lâm môn: phú, quý, thọ, khang, ninh (giàu có, sang trọng, sống lâu,khỏe mạnh và bình an).

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 08

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 08

Ca Dao Việt Nam

 

BatComDay

 

Có nhiều phương cách để học ca dao, trong bài này chúng ta sẽ dùng các mô hình để tìm mối quan hệ giữa sự vật.  Trong các mô hình này, sẽ có cả tiếng Anh cho các em tại hải ngoại dể hiểu nhưng không phải nhằm mục đích chuyển dịch sang Anh ngữ.  Một trong những vấn đề của dịch thuật là rất khó giữ được cái “hồn” của văn chương nguyên thủy.  Phương pháp sử dụng mô hình nhằm trợ giúp để dể hiểu hơn mà thôi.  Khi đã là một mô hình, nó chỉ là một trong những cách để tái tạo lại nhưng không phải duy nhất đúng.

Mục đích quan trọng nhất của học ca dao là rút ra những bài học kinh nghiệm và luân lý được chuyển tải qua những vần thơ dân gian đó.  Chúng rất có thể vẫn có giá trị cho những người đời sau. Trở lại bài ca dao “Bát Cơm Đầy”, để tiếp tục nhận lãnh những bát cơm ngon, chúng ta cần biết trân quý những đóng góp của người khác.  Không biết trân quý công sức của người khác cũng giống như chúng ta nói rằng: “chúng tôi không cần những bát cơm đó nữa.”  Tại sao người ta lại mang những bát cơm ngon đến với chúng ta khi chính ta không cần?   Một bát cơm đầy, dẻo và thơm chính là do công sức khó nhọc của biết bao người. Người nông dân gieo hạt.  Người cấy trồng và người gặt hái thu hoạch vào cuối mùa.  Hạt vừa thu hoạch cũng phải được bảo quản đúng mức, chuyên chở đến nơi được chế biến tại các nông trại.  Sau đó các bao gạo trắng và sạch sẽ được phân phối và bán ở các chợ hay siêu thị.  Đôi khi những bao gạo nhập cảng phải được chuyên chở bằng tàu thủy xuyên qua cả một hay hai đại dương.  Khi hạt gạo về đến nhà cũng phải được mẹ hay chị chúng ta nấu lên đúng cách mới cho ta được một bát cơm ngon miệng.  Cũng giống như thế, chúng ta phải biết nâng niu và quý trọng công sức của những người nuôi sống chúng ta.  Nếu chúng ta suy nghĩ cho cùng, một bát cơm ngon cũng nhờ vào ơn Trời cho gió thuận mưa hòa, cho hạt lúa có thể biến thành cơm, cho sức người đủ khỏe mạnh và khôn ngoan để làm công việc biến hóa đó cho chúng ta.  Có phải rằng, một đời người được nhận lãnh không phải một nhưng hàng trăm, hàng ngàn, hàng chục ngàn bát cơm cho đến hết cõi đời?

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 07

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 07

Kể Chuyện theo Tranh

 

Kể chuyện theo tranh là một hình thức học ngôn ngữ rất thông dụng cho trẻ em từ Lớp Vỡ Lòng.  Qua hình ảnh, các em được hướng dẫn để kể những câu chuyện theo trí tưởng tượng.  Các em hãy xem ví dụ đầu tiên về một bức tranh sơn mài – “Dắt Trâu Trở Về” sau đây.

DatTrauTroVe

 

Phương Pháp:

Đây là các bước yêu cầu mà các em cần làm:

1) Quan sát tranh vẽ và liệt kê các danh từ, động từ, cụm danh từ hay cụm động từ có thể về bức tranh.

2) Nối tất cả các danh từ, động từ, cụm danh từ hay cụm động từ thành những họa đồ có ý nghĩa qua trí tưởng tượng của em.

3) Viết lại một đoạn văn hoàn chỉnh dựa trên những họa đồ mà em đã vẽ.

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 06

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 06

Nhà Thờ Saint Boniface

 

Đạo Công Giáo đã đến Orange County vào năm 1776, được truyền bá bởi Cha Thừa Sai Junipero Serra, Mission San Juan Capistrano.  Ngài vừa được phong hiển thánh năm 2015 do có nhiều đóng góp trong việc rao giảng Lời Chúa cho những thổ dân địa phương vào Thế Kỷ 18. Ngài có công thiết lập 21 Thánh Đường Truyền Giáo đặc sắc với phong cách Tây-Ban-Nha rất nổi tiếng dọc theo bờ biển California và còn tồn tại cho đến ngày nay.

 

VanHoaVietKhongBiTanBien

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 05

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 05

Học Việt Ngữ Để Làm Gì?

 

Là những người gốc Việt đang sinh sống bên ngoài Việt Nam, các em học sinh tại hải ngoại không bắt buộc phải hiểu biết ngôn ngữ và văn hóa Việt.  Thực sự, có nhiều người gốc Việt không sử dụng được tiếng nói này một cách lưu loát.  Điều đó cũng dể hiểu vì đây không phải là ngôn ngữ chính và đòi hỏi tại các học đường và ngoài xã hội.  Tuy thế, hiểu biết ngôn ngữ và văn hóa Việt có thể mang đến nhiều mối lợi cho các em học sinh về lâu và về dài.

 

IchLoiHocTiengViet

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 04

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 04

Quyền Bính Để Phục Vụ

 

20121022-A-Biblical-Mandate-for-Servant-Leadership

 

Thời Chiến Quốc, Sở Tuyên Vương rất lấy làm lạ là tại sao dân phương Bắc lại quá sợ Đại Tướng Chiêu Hề Tuất của ông, vì thế ông đem chuyện này hỏi các đại thần trong triều. Trong đám quần thần có một người tên là Giang Tất đã dùng một câu chuyện ngụ ngôn để giải thích với Sở Tuyên Vương: “ Có một con cọp bắt được một con chồn. Con chồn mưu mẹo dọa con cọp rằng nó đã được Thiên đế phái xuống để  quản lý trăm thú, nếu cọp ăn thịt nó thì sẽ bị Thiên đế nổi giận; nếu không tin, thì cứ đi theo sau nó, sẽ thấy các dã thú khác sợ phục nó như thế nào cho biết. Cọp nghe lời, bèn đi phía sau chồn để xem có đúng như vậy không. Trên đường đi, những dã thú ở xa xa thoáng thấy chồn quả nhiên đã cao bay xa chạy, không con nào dám bén mảng tới gần. Cọp thấy sự việc như thế, không biết những dã thú kia sợ mình mà tưởng chúng sợ chồn. Hiện giờ, binh quyền của đại vương đang nằm trong tay của Chiêu Hề Tuất; người phương Bắc sợ ông ta chẳng qua là sợ binh của đại vương thôi.”

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 03

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 03

Hai Bài Quốc Ca

 

Quốc ca là một loại nhạc nhằm khơi dậy lòng yêu nước, đề cao truyền thống văn hóa hay nhắc lại những sự kiện vẻ vang trong lịch sử của một dân tộc.  Một bài quốc ca thông thường được chính phủ của một quốc gia công nhận hoặc được sự ủng hộ của tuyệt đại đa số công chúng không thông qua chính quyền.  Phần nhạc trong quốc ca thường thích hợp để duyệt binh hoặc có phong cách của Thánh Ca vớt nét uy nghi và trang trọng.

Slide11

          Bản Quốc Ca Hoa Kỳ “The Star-Spangled Banner” (Tấm Phướn Lấp Lánh Sao) được phổ từ bài “Defence of Fort M’Henry” (Bảo Vệ Đồn M’Henry) ra đời năm 1814 của nhà thơ Francis Scott Key.  Bài thơ này phản ánh sự hào hùng của nhân dân Hoa Kỳ khi chống lại người Anh đã tấn công đồn M’Henry vào năm 1812.  Tuy thế, bài Quốc Ca lại lấy nhạc nền từ bản “To Anacreon in Heaven” của tác giả người Anh – John Stafford.

Slide12

          Bản Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa còn được gọi là “Tiếng Gọi Công Dân” được Đài Phát Thanh Sài Gòn chuyển lời từ “Tiếng Gọi Sinh Viên” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác vào cuối Thập Niên 30.  “Tiếng Gọi Công Dân” là Quốc Ca chính thức của Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1956 cho đến 1975.  Sau 1975, “Tiếng Gọi Công Dân” lưu lạc theo những người tị nạn Việt Nam đến nhiều nơi trên Thế Giới.  Mặc dù bản nhạc không còn là một Quốc Ca nhưng lại là bài hát mang tính biểu tượng đặc trưng cho vài triệu người gốc Việt yêu chuộng cuộc sống tự do.  Họ là những người tuy sinh sống bên ngoài Việt Nam nhưng tâm hồn vẫn luôn tưởng nhớ tới mảnh đất mẹ xa xôi và vẫn giữ phong cách riêng qua ngôn ngữ và văn hóa.  Thực vậy, tuy “Tiếng Gọi Công Dân” và Lá Quốc Kỳ không còn thuộc một quốc gia nào, nhưng khi được cất lên và dương cao là người ta biết ngay chúng tượng trưng cho những ai – tức Người Việt Tự Do.

Slide26

Những Giọt Mực – Lê Tất Điều

Những Giọt Mực  của LÊ TẤT ĐIỀU _edited

Đêm thật khuya, buổi sinh hoạt của đồ vật trong phòng bắt đầu như thường lệ. Bao giờ họ cũng tán gẫu với nhau về chuyện xảy ra ban ngày, hoặc về chú bé chủ nhân của một vài vật. Chị Tranh trên tường hồi này ít nói. Trước kia chẳng ngày nào chị ta quên khoe sắc đẹp của mình và nhắc đến những đôi mắt đã chiêm ngưỡng chị.

Ông Bàn lên tiếng trước nhất. Ông càu nhàu về vụ hôm nay chú bé lại làm đổ mực lên mặt ông. Ông già rồi mặt mũi nứt nẻ cả, giờ lại loang lổ mực xanh, mực tím thật dơ bẩn. Ông cảm thấy xấu hổ, mất mặt với bà con quá. Cái bệnh mọt ăn trong xương, trong mình ông vào mùa này lại thêm nặng. Hết cằn nhằn ông xoay qua kêu rên, rồi ông gây sự với chú Ngăn Kéo:
– Đã nằm nhờ trong bụng người ta, còn rinh về đủ thứ, nặng muốn chết.
Thực ra, lỗi không phải ở chú Ngăn Kéo. Cậu bé có món
đồ chơi gì cũng tống vào lòng chú. Nhưng Ngăn Kéo không cãi. Ông Bàn già rồi, “kính lão đắc thọ”. Ở với nhau lâu, chú biết tính ông. Ông hay cằn nhằn nhưng tốt bụng.
Anh Ghế cũng lên tiếng phụ họa với ông Bàn. Anh than phiền về vụ chú bé hồi này hay nghịch, thường đứng trên mình anh mà nhảy nhót hoài.
Anh Diều Giấy suốt cả buổi chiều bay lượn mệt nhọc giờ này nằm ở gầm tủ ngủ bù. Nếu không, chắc anh đang ba hoa thuyết trình về tổ tiên của anh. Ôi! Thời đại của những ông Diều khổng lồ có sáo để ca hát vi vu giữa lưng trời. Anh thương nhớ thời đại đó biết bao! Tổ tiên của anh cũng chả bao giờ phải đeo một cái đuôi dài lằng nhằng như cái đuôi của anh bây giờ. Thân thể của các ngài rất cường tráng cân đối. Ít khi gió làm các ngài phải đảo nhiều vòng. Cần gì có đuôi để giữ thăng bằng.

Vô Gia Đình – Hector Malot – Hà Mai Anh dịch

Vô Gia Đình – Hector Malot – Hà Mai Anh dịch
PHẦN THỨ NHẤT
CHƯƠNG I
LÀNG TÔI

VoGiaDinh

 


Tôi là một đứa trẻ bỏ rơi.
Nhưng cho đến năm lên tám, tôi vẫn tưởng tôi có một người mẹ như những đứa trẻ khác, vì lúc nào tôi khóc thì lại có một bà đến ôm ấp, dỗ dành cho tôi nín.
Không bao giờ tôi đi ngủ lại không có bà đến vuốt ve tôi. Về mùa đông, khi gió gieo tuyết vào cửa kính trắng xóa, bà kéo chân tôi ủ vào hai bàn tay bà và ru tôi. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ giọng hát và câu hát của bà.
Khi tôi chăn bò trên những con đường cỏ xanh hay ở bãi hoang mà chợt gặp mưa to, bà vội vã chạy ra đón, kéo vạt áo che đầu cho tôi và đưa tôi về.
Khi tôi cãi nhau với một đứa trẻ khác, bà bảo tôi kể lại cho bà nghe rồi bà tìm lời ngọt dỗ tôi và bao giờ cũng cho tôi là phải.

Vô Gia Đình

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 01

TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Từ và đơn vị cấu tạo từ

1. 1. Lập danh sách các từ và các tiếng trong các câu sau:

 Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt, / chăn nuôi / và / cách / ăn ở.

                                                                                      (Con Rồng cháu Tiên)

Tiếng

Thần

dạy

dân

cách

trồng

trọt

chăn

nuôi

cách

ăn

Từ

Thần

dạy

dân

cách

trồng trọt

chăn nuôi

cách

ăn ở

 

 

 

 

Các dấu gạch chéo là dấu hiệu lưu ý về ranh giới giữa các từ. Như vậy, có từ chỉ gồm một tiếng, có từ lại gồm hai tiếng.


Bài Học 01: Bài Hát “Cho Con”

1.1 Giới Thiệu:

               Bài hát “Cho Con” của ca nhạc sĩ  Phạm Trọng Cầu được nhiều người biết đến nhờ lời ca trong sáng và giai điệu nhẹ nhàng.  Nội dung của tác phẩm thích hợp cho thiếu nhi và cũng tương đối dễ hát.  Trong phần sau, chúng tôi sẽ dùng các họa đồ cùng hình ảnh minh họa để diễn tả nội dung và sự liên hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện.  Cuốn sách này cũng có kèm theo một bộ DVD với bài “Cho Con” do nhóm ca sĩ Cao Thái Sơn trình bày.  Bài hát được đặt dưới dạng Power Point và chiếu thành một phim minh họa.  Các em học sinh có thể tập hát cho đến khi thuộc lòng.  Sau đó các em ngưng không nhìn lên màn ảnh để có thể hát không cần xem tài liệu. Trong khi học bài hát này, các em hãy quan sát và suy nghĩ về các nhân vật và sự việc trong mối liên hệ như thế nào với nhau.  Nếu thấy các chữ khó, các em có thể nhờ thầy cô hay phụ huynh giúp.  Các em cũng có thể tự tra cứu theo tự điển tiếng Việt-Việt hoặc Việt-Anh.

 

1.5.3 Trò Chơi

               Hãy dùng các vật liệu được cho sau đây để điền vào họa đồ sao cho nó có ý nghĩa.

1) Đất đai

2) Con người

3) Văn hóa

4) nuôi dưỡng

5) đóng góp vào

6) ảnh hưởng

7) phát triển và bảo vệ

8) Quê Hương

 

Trò Chơi - Điền Vào Chỗ Trống