Các Bài Đã Đăng Trong Mục – Em Học Tiếng Việt
-
GIẢI BA (LỚP MẪU GIÁO) NIÊN-KHÓA 2016-2017
GIẢI BA (LỚP MẪU GIÁO) NIÊN-KHÓA 2016-2017
-
Bài viết của em Melissa Trần lớp 6/ Niên-Khóa 2014-2015
Bài viết của em Melissa Trần lớp 6/ Niên-Khóa 2014-2015
Trang 2
-
Bích Báo Của Lớp Một
Sau đây là bích báo của các em Lớp Một mang tính sáng tạo thích hợp lứa tuổi, rất dễ thương!
-
GIẢI BA (LỚP MẪU GIÁO) NIÊN-KHÓA 2016-2017
Sáng Tác
-
Lưu Bút TNSP Kỳ 29
-
Tiếng Mưa
Tiếng Mưa
Mỗi lần, thấy trời sắp chuyển mưa,
Ngồi bên cửa sổ, cạnh hiên nhà.
Nhìn mưa rơi đều qua song cửa.
Làm tôi nhớ lại thưở năm nào…
Tuổi thơ đêm ngủ, nghe mưa rớt
Lộp độp, rả rích dài cả đêm.
Ban ngày, ban đêm cùng tiếng mưa.
Những đêm, thanh vắng âm thanh gõ
Xuống mái hiên nhà nghe to hơn.
Ở đây ít nhà có mái tôn.
Nên thiếu âm thanh của thưở nào!
Khiến lòng khắc khoải…không ngủ được.
Nhớ tiếng mưa rơi…ở quê nhà.
Trời mưa ở đâu cũng giống nhau.
Chỉ khác là mưa ở trong lòng.
Gợi nhớ biết bao là kỷ niệm.
Buồn vui của những trận mưa đêm!
Cô giáo Tống Hoa
Trường Việt ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu
-
MÙA XUÂN CỦA BÉ
MÙA XUÂN CỦA BÉ
-
BÀI THƠ TIẾNG VIỆT TIẾNG MỸ
BÀI THƠ TIẾNG VIỆT TIẾNG MỸ
-
Đan Lồng Đèn
Đan Lồng Đèn
Vót tre ngồi đan chiếc lồng đèn.
Dù cho vất vã với tay ngang.
Cũng ráng ra công làm cho đẹp.
Cháu có đèn,dự hội trăng rằm.
Ông ơi! Sao không mua cho cháu.
Khỏi nhọc công Ông, mệt mỏi tay.
Ông cười, vuốt tóc, nói nghe nè.
Ông muốn tự tay làm cho cháu .
Đa dạng hàng bán hiệu của Tàu.
Kể cháu nghe,tre Ông vót làm đèn.
Còn là vũ khí chống xâm lăng.
Tre già thân lớn làm cọc nhọn.
Đâm thủng tàu địch, thắng vẻ vang.
Vào năm chín trăm ba mươi tám.
Ngô Quyền Tướng dẫn binh vào trận.
Bạch Đằng Giang, cọc nhọn dự phần.
Mưu lược, dùng binh, lòng dũng cảm.
Đuổi giặc Tàu, sử sách ghi ơn.
Tuổi thơ của cháu đẹp như trăng.
Hồn nhiên cứ giữ, nhưng ghi nhớ.
Công ơn của những bậc tiền nhân.
Dựng nước, bây giờ mình giữ nước.
Thế hệ này, và nối tiếp mai sau.
Giữ gìn bờ cỏi, Cha Ông dựng.
Mới xứng danh con cháu Lạc-Hồng.HOA TÔN (Tháng 9 Mùa Trung-Thu)
-
Tôi Đi Học và Ngày Mãn Khóa
Tôi đi học. Truyện ngắn của nhà văn Thanh-Tịnh viết lên những cảm giác nhẹ nhàng của một buổi sáng mùa thu theo mẹ đi đến trường đã để lại trong ký ức thời thơ ấu của biết bao nhiêu cô, cậu học sinh. Cảm giác đó đã theo tôi trong những lần tôi đưa con, đưa cháu đi học nên tôi thường lẩm bẩm đọc những câu thơ bình dị đơn sơ dễ hiểu của tôi như đang chuyện trò với cháu.
TÔI ĐI HỌC
Hôm nay em đi học
Lần đầu tiên đi học
Mẹ nắm bàn tay em
Dắt em đi đến trường
Trên đường em nhìn thấy
Nhiều bạn giống như em
Cũng theo mẹ đến trường
Và khi vào lớpLần đầu tiên vào lớp
Nhìn thấy Cô giáo em
Dáng xinh xinh dịu dàng
Mĩm cười Cô hỏi em
Tên con là gì đó ?
Thưa Cô ! Con tên là:
…………………………….
Kaelle Phạm, Hoài -An
Gật đầu Cô khen ngoan
Con về chổ ngồi đi
Chúng ta bắt đầu học
A,B,C,D,Đ………………
Em là người Việt,
Em học tiếng Việt.
Chữ Việt nước NamĐể rồi 9 tháng qua mau…
NGÀY MÃN KHOÁ
Hôm nay ngày mãn khoá
Lòng em thấy rộn ràng
Buâng khuâng niềm hối tiếc
Bịn rịn phải chia tay
Thầy Cô và bạn học
Chiều thứ bảy bên nhau
Chín tháng học trôi mau
Đến lúc phải chia tay
Nhớ ngày đầu vào lớp
Còn ngượng ngịu đánh vần
Lần đầu tập làm văn
Cô giáo đọc bật cười
Chính tả, sai nhiều lỗi
Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng
Ôi, khó quá làm sao!
Bỏ dấu không đúng chữ
Nghĩa đổi làm cô cười
Qua một năm học ngắn
Giờ bài văn em viết
Cô đọc, cười mĩm chi
Xoa đầu khen em giỏi
Em cám ơn Cô giáo
Đã bỏ bao công sức
Để em có ngày nay
Ơn thầy, cô dạy dỗ
Em ghi nhớ suốt đời.Chào tạm biệt quí Thầy Cô. Hẹn gặp lại niên học mới.
Tống Hoa -
MẸ TÔI
-
GIÁNG SINH XƯA
-
SỚ TÁO QUÂN
- BÀI THƠ CHỮ MẸ
-
Lưu Bút TNSP Kỳ 29
Các Bài Đã Đăng Trong Mục – Việt Ngữ và Văn Hóa
-
Sông Hương
(PDF: Sông Hương)
Sông Hương hay Hương Giang là dòng sông chảy qua cố đô Huế, thuộc tỉnh Thừa Thiên ở miền trung Việt Nam.
Từ nguyên
Sông Hương, nghĩa là dòng sông thơm, được đặt tên “Hương” vì vào mùa thu hoa từ vườn ở thượng nguồn rơi vào trong nước mang theo hương thơm tinh khiết.
Nguồn và dòng chảy
Sông Hương dài khoảng 100 km, có hai nguồn, cả hai đều phát xuất từ dãy núi Trường Sơn và hợp lưu tại ngã ba Bằng Lãng. Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.
Dòng sông này sau đó chảy theo hướng Bắc-Nam qua núi Ngọc Trản, đoạn quay về phía tây-bắc, uốn lượn quanh đồng bằng Biểu Nguyệt và Lương Quan. Sông Hương có màu đậm hơn khi nó lượn dọc theo chân núi Ngọc Trản – quê hương của Điện Hòn Chén – nơi có một vực thẳm rất sâu.
Tiếp đó sông Hương chảy về phía đông-bắc thành phố Huế, ngược về hướng núi Trường Sơn, và qua nơi an nghỉ của các vua nhà Nguyễn. Dòng nước xanh tiếp tục hành trình của nó, đi qua hòn Hến và các làng khác nhau, qua ngã ba Sinh, được biết đến là thủ đô của Châu Hoa cổ xưa, trước khi đổ vào phá Tam Giang.
Từ Bằng Lãng tới cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm vì mực độ sông không cao nhiều so với mực nước biển. Sông uốn éo qua các làng Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh, và qua Huế.
Con sông với sắc xanh lung linh, trong trẻo như một viên ngọc dưới ánh mặt trời. Nó từng là nguồn cảm xúc của bao thế hệ du khách khi họ đi thuyền dọc theo sông Hương để nhìn ngắm phong cảnh nên thơ và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống trong đêm tĩnh mịch.
Cuộc sống quanh bờ sông
Ở Huế những người dân địa phương sống bên cạnh con sông thường rất nghèo. Họ giặt quần áo và tắm ngay trên sông. Ngoài ra, họ kiếm được tiền bằng cách nạo vét lòng sông để lấy cát. Cát này được thu thập và sau đó bán cho các nhà sản xuất xi măng với giá rất rẻ.
Núi Ngự Bình
Núi Ngự Bình cao 105m có hình dáng hùng vĩ và cân xứng. Ở hai bên Bằng Sơn có hai gò đất nhỏ gọi là Tả Bật Sơn (núi trái) và Hữu Bật Sơn (núi phải). Có ý kiến cho rằng sau khi quan sát thấy Bằng Sơn trông giống như một tấm bình phong (màn chắn gió), triều Nguyễn đã quyết định chọn Huế làm nơi xây dựng Kinh thành. Vua Gia Long đã đồng ý với những thầy địa lý chọn ngọn núi này làm án thờ phía trước của của hệ thống tường bao chắc chắn có chức năng bảo vệ thành, và đổi tên núi là Ngự Bình.
Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là một thắng cảnh thiên nhiên ở Huế. Từ lâu, núi Ngự và sông Hương đã được coi là những biểu tượng của Huế. Huế thường được gọi là “Vùng đất của sông Hương và núi Ngự”.
Cơm hến Sông Hương
Cơm hến Sông Hương (hoặc Cơm hến) là món ăn đặc sản rất đơn giản và rẻ tiền của cố đô Huế. Cơm hến có hương vị thơm của gạo, hành, mỡ, cũng như vị lạ của chua, cay, mặn, ngọt, đắng, và béo. Bạn phải đến cù lao Hến trên sông Hương để thưởng thức cơm hến thuần túy. Tuy nhiên, bạn có thể tìm thấy món ăn này trên một số đường phố ở Huế. Nấu món cơm hến cần phải có 15 nguyên vật liệu khác nhau bao gồm hến, tóp mỡ, mỡ nước, đậu phọng (đậu lạc), vừng trắng, bánh tráng, thịt thái nhỏ ướp muối, nước lạnh, hoa chuối, thân cây chuối, khế chua (carambola), rau thơm, rau bạc hà, rau sống, v.v. Cơm hến luôn luôn hấp dẫn đối với nhiều khách hàng vì nó vừa ngon lại rẻ.
-
Sông Hương