Văn hóa Việt bị giấu kín và không được biết đến

Văn hóa Việt bị giấu kín và không được biết đến

Lời giới thiệu

Sắp đến Tết Cổ Truyền Việt Nam (The Vietnamese Traditional Tet), người cùng quê, Trần Lý Dương Sơn Thôn Nữ, gởi tặng tôi bài viết của tác giả Viễn Xứ về nguồn gốc của Tết Việt là nét Văn Hóa của người mình từ đời Hùng Vương.
(Phan Dương Sơn)

I- BÀI VIẾT

Tết Nguyên Đán có từ đâu?
Tác giả: Viễn Xứ

Tết Nguyên Đán là của người Việt!

Sắp đến Tết Ta là Viễn Xứ cảm thấy buồn buồn, tủi tủi vì nghe nhiều người nói là New Year of China!!! (Người ngoại quốc không biết đã đành, nhưng nhiều người Việt cũng nói như vậy….thật là buồn!)

Thật ra, Tết Nguyên Đán là tiết lễ đầu tiên của năm, bị người Trung Quốc (chôm) của dân Việt ta….

Tết: Do chữ Tiết (thời tiết) mà ra.
Nguyên: Bắt đầu.
Đán: Buổi sáng sớm.

Vậy, Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm, mở đầu cho một năm mới.

Một câu hỏi đôi khi được đặt ra: ”Tại sao tiền nhân chúng ta không chọn tháng 3 để tổ chức Tết Nguyên Đán, như các dân tộc Miên, Thái hoặc Lào, hoặc một tháng nào đó trong năm, mà lại chọn đúng vào ngày đầu tháng Giêng Âm Lịch?” Người Trung Hoa sau này cũng chọn cùng ngày này làm ngày Tết của họ. Vì sự trùng hợp ngẫu nhiên (hay chôm văn hóa của ta) này thêm vào sự liên hệ giữa hai dân tộc Hoa – Việt vốn đã có hàng nghìn năm trước khi Trung Hoa đô hộ nước ta, nên nhiều người VỘI CHO RẰNG dân tộc ta bắt chước người Trung Hoa về thời gian mừng Tết Nguyên Đán.

Thật ra, đây chỉ là sự ngộ nhận.

Dựa vào lịch sử Trung Hoa, trải qua nhiều triều đại, chúng ta được biết người Trung Hoa có tục lệ mừng Tết Nguyên Đán không phải vào đầu tháng Giêng Âm Lịch như hiện nay mà thật ra thời gian được chọn để tổ chức mừng Xuân được thay đi đổi lại rất nhiều lần. Chẳng hạn, vào đời Tam Vương nhà Hạ, người Trung Hoa chọn tháng Dần đầu năm để mừng Xuân. Đến đời nhà Thương, người ta đổi lại tháng Sửu tức tháng Chạp. Qua đời nhà Chu, người ta lại chọn tháng Tý, tức tháng Một. Ba vị vua trên đây không phải vô cớ, tùy hứng mà chọn những tháng đó, mà là họ đã dựa vào ý nghĩa tốt xấu, căn cứ theo ngày giờ lúc mới tạo thiên lập địa. Họ tin tưởng giờ Tý là giờ thành, giờ Sửu đất nở và giờ Dần sinh ra người. Đến đời nhà Đông Chu, Khổng Tử một lần nữa noi theo nhà Hạ, đổi lại ngày Tết vào tháng Dần. Qua đời nhà Tần người ta lại thay ngày Tết vào tháng Hợi tức tháng Mười. Cuối cùng, khi nhà Hán lên ngôi, bấy giờ người Trung Hoa lại noi theo gương Khổng Tử chọn ngày đầu tháng Dần, tức tháng Giêng để mừng Tết.

Mừng xuân vào dịp đầu năm âm lịch nói là của người Trung Hoa thì hoàn toàn không chấp nhận được.

Tiền nhân chúng ta khôn ngoan, lại xuất thân từ giới nông dân. Sở dĩ các ngài chọn ngày đầu năm âm lịch để tổ chức Tết Nguyên Đán vì thời gian này nhằm vào đúng mùa xuân, một mùa đẹp nhất trong năm với thời tiết mát mẻ, dịu dàng, cây cối đâm chồi nẩy lộc, khoe thắm sắc hương và mang một màu sắc xinh tươi, mới mẻ rất thích hợp trong việc thăm viếng bà con, thân thuộc, bạn bè.

Đây cũng là khoảng thời gian mà mọi công việc đồng áng đã hoàn tất, lúa gặt xong và được đem chứa vào những lẫm lúa. Người nông dân chân lắm tay bùn, sau một năm vất vả với công việc đồng áng, giờ đây được thảnh thơi hoàn toàn có thể cùng nhau hội hợp, liên hoan, ăn uống vui vẻ với nhau để tỏ lòng biết ơn đối với Trời Đất và tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà cha mẹ, những người thân yêu ruột thịt đã qua đời!

Tết Nguyên Đán trước đây ta gọi là Tết Nhàn là Tết cổ truyền có từ thời Hùng Vương, sử cũ vốn ta có 12 tháng, nhưng cách tính khác ngày nay, 1 năm bắt đầu từ tháng chạp tức tháng 12, vì khi ấy dân ta bắt đầu hoạch lúa, tới tháng giêng thì xong, ngày đầu tháng giêng người Âu Lạc có tục cúng lễ tạ ơn Tổ Tiên, Trời, đất sau 1 mùa lúa nước, ngày Tết diễn ra từ ngày 1/1 cho tới hết 30/3 và kết thúc là lễ hội ngày mùa để bắt đầu 1 vụ cấy mới, ngày Tết này ta sẽ thấy đến đời Hán Vũ đế bên Trung Hoa mới có, còn ta thì ai xem tích Bánh Trưng Bánh Dày thì đều thấy cả, mà tích này là từ thời Hùng Vương thứ 6 tức là trước đời Tần Thủy Hoàng rất là lâu chừng khoảng hơn 1000 năm, Vậy mà ngày nay nó lại mang tên New Year of China.

Viễn Xứ hy vọng chúng ta cùng nhau chia sẻ để cho người Ngoại Quốc cũng như con cháu chúng ta hiểu biết nhiều hơn về Lịch Sử và Văn Hóa dân tộc Việt.

P.S. Vẫn còn nhiều thứ mà người Trung Hoa đã chôm (văn hóa) của người Việt ta, rồi nhận là của họ.

(Người chuyển bài: Trần Lý Dương Sơn Thôn Nữ)

II- Ý kiến của Phan Dương Sơn

Đồng ý với tác giả Viễn Xứ: Tàu cũng giấu kín công lao của người xây Tử Cấm Thành là Ông Nguyễn An, kiến trúc sư thiên tài xây dựng Ðại Bắc Kinh! Chính Đài Truyền Hình Đức đã ca ngợi ông Nguyễn An và giải thích cách ông ta có thể cho di chuyển từng khối đá cẩm thạch nặng từ 200-300 tấn để xây Đại Bắc Kinh nổi tiếng nhất thế giới: Truyền Hình Đức đã ”làm” cuốn phim về ”Tử Cấm Thành” để vinh danh ông Nguyễn An thay cho người Việt hầu như không biết sự thật bị che đậy! (Bằng chứng ở đây: SGGP Online- Quanh việc Nguyễn An xây Tử Cấm Thành, Giáo sư Trần Ngọc Thêm: Một giai đoạn lịch sử xuất hiện nhiều nhân tài

Xin lưu ý thêm: Tất cả sáu (6) tập về ”Tử Cấm Thành”, phim của Đức, nói tiếng Đức, phụ đề tiếng Việt do Phương Thùy (Phần-lan), Xuân Trường và Cẩm Vân (Đức) thực hiện và hoàn tất vào giữa tháng 9, 2009.

Nhưng đáng buồn thay, hiện nay, một số trang mạng của người Việt vẫn còn ca ngợi ”đại công trình đó” là của người Tàu!

Xin mời đọc đoạn dưới đây được trích từ bài viết ở Link: Trung Quoc 9

”Cách đây hơn 40 năm, có một nhà sử học Trung Quốc tên là Trương Tú Dân liên tiếp phát biểu một số bài vở ghi nhớ công lao của Nguyễn An trên các báo chí đương thời với những đầu đề như “Dân chúng Bắc Bình nên kỷ niệm Nguyễn An, vị Thái giám nhà Minh, người An Nam”, “Nguyễn An, nhà kiến trúc thiên tài xây dựng Ðại Bắc Kinh” , “Sự đóng góp của người Giao Chỉ cho Trung Quốc đời Minh”. Sau năm 1953, các nhà sử học Việt Nam như Trần Văn Giáp, Minh Tranh, Ðào Duy Anh và Ðặng Thái Mai lần lượt sang thăm Trung Quốc, đến thư viện Bắc Kinh thu thập sử liệu Việt Nam. Phía Trung Quốc nhiều lần giới thiệu với khách Việt Nam về những cống hiến của Nguyễn An đối với công cuộc xây dựng Bắc Kinh và coi đó là giai thoại về mối tình hữu nghị Việt-Trung lâu đời. Nhưng những năm gần đây, nhiều tài liệu Trung Quốc khi nói tới các công trình xây dựng Bắc Kinh đời Minh, chẳng hạn như quyển “Niên Biểu Ðại Sự Lịch Sử Trung Quốc” và quyển “Giới Thiệu Sơ Lược Về Cố Cung” của Thẩm Khởi Vĩ khi nhắc tới chuyện Minh Thành Tổ và Minh Anh Tôn xây dựng Bắc Kinh, đều không có tên của Nguyễn An. Quyển “Danh lam cổ tích Bắc Kinh” liệt kê danh sách những người tham dự công cuộc xây dựng cung điện Bắc Kinh, có Ngô Trung, Thái Tài, thợ mộc Khoái Tường, thợ nề Dương Thanh và thợ đá Lục Tường, nói “Lục Tường có đóng góp rất to trong công cuộc xây dựng cung điện Bắc Kinh”. Tuy quyển này có thừa nhận sự đóng góp về quy hoạch thiết kế và thi công của Nguyễn An cũng không nhỏ, nhưng đặt tên của Nguyễn An ở chỗ cuối cùng, đứng sau cả thợ nề, thợ đá. Ðiều đó hiển nhiên là một sự bất công”.

Tác giả: Viễn Xứ

Trích từ Lam Hồng