Phần hai bài phỏng vấn ĐTC Phanxicô trên máy bay từ Colombia về Roma

Phần hai bài phỏng vấn ĐTC Phanxicô trên máy bay từ Colombia về Roma

Ngày 11 tháng 9 vừa qua trên chuyến bay từ Cartagena bên Colombia về Roma ĐTC Phanxicô đã dành cho các nhà báo quốc tế một cuộc phỏng vấn dài về nhiều vấn đề của Colombia cũng như các vấn đề quốc tế. Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị nội dung phần hai bài phỏng vấn này.

Sau các câu hỏi của các nhà báo Cesar Moreno, José Mujica, Hernan Reyes, và Elena Pinardi, tới phiên anh Enzo Romeo.

Hỏi: Con xin chào ĐTC, con tiếp câu hỏi của chị Elena. Tại sao trong các bài diễn văn tại Colombia ĐTC đã lại nhiều lần nói đến việc cần phải làm hoà với Thụ tạo, tôn trọng môi sinh như điều kiện cần thiết để có thể tạo ra một nền hoà bình xã hội ổn định. Và chúng ta trông thấy các hậu quả cuả sự kiện khí hậu thay đổi cả tại Italia nữa. Con không biết ĐTC có biết tin không đã có nhiều người chết tại tỉnh Livorno vì nước lũ và bùn.

Đáp: Có… sau ba tháng rưỡi không có mưa…

Hỏi: Vâng đúng thế. Tại Roma thì có biết bao nhiêu là thiệt hại… vì thế chúng ta tất cả đều bị liên lụy trong tình trạng này. Nhưng mà tại sao lại có sự chậm trễ trong việc ý thức như vậy, nhất là từ phía các chính quyền, mà xem ra họ lại nhanh chóng đến thế trong các lãnh vực khác – luôn luôn liên quan tói vấn đề vũ trang: chúng ta đang trông thấy thí dụ như cuộc khủng hoảng của Đại Hàn, cả liên quan tới vấn đề này con cũng thích có được ý kiến của ĐTC…

Đáp: Tại sao? Tôi nhớ tới một câu trong Thánh Kinh Cựu Ước, tôi tin là của Thánh Vịnh: “Con người là một đứa ngu dại, là một tên cứng đầu không trông thấy”. Con con vật duy nhất của Thụ Tạo đặt chân vào cùng một cái lỗ là con người. Con ngựa và các con vật khác thì không làm điều đó. Có sự kiêu căng, sự tự đủ… “Không, nó không biết như vậy…” và rồi có ông thần Túi. Không phải chỉ liên quan tới Thụ Tạo mà thôi đâu, nhưng đối với biết bao nhiêu điều, biết bao nhiêu quyết định, biết bao nhiêu mâu thuẫn và vài mâu thuẫn này tuỳ thuộc tiền bạc. Hôm nay tại Cartagena tôi đã bắt đầu một đàng gọi nó là phần Cartagena nghèo nàn đáng thương. Nghèo nàn đáng thương. Đàng khác là phần du lịch, sang trọng và sang trọng vô chừng mực luân lý, chúng ta hãy nói thế. Mà những người đi tới đó họ không nhận ra điều này sao? Hay các chuyên viên phân tích, các nhà xã hội chính trị không nhận ra sao? “Con người là một kẻ ngu si” Thánh Kinh đã nói thế. Và như vậy khi người ta không muốn trông thấy, thì họ không trông thấy. Người ta chỉ nhìn từ một phía thôi. Tôi không biết, và liên quan tới Bắc Hàn tôi xin nói thật, tôi không hiểu, tôi thật sự không hiểu. Nhưng tôi tin là đối với điều tôi thấy thì có sự tranh giành lợi lộc vượt thoát khỏi tôi, tôi thực sự không giải thích được. Nhưng có điều khác quan trọng mà người ta không ý thức được. Tôi nghĩ tới Cartagena hôm nay. Nhưng đây là điều bất công và người ta có thể ý thức không? Đó là điều đến trong trí tôi. Xin cám ơn anh.

** Ông Burke nói: bây giờ tới phiên chị Valentina Alazraki.

ĐTC nói: A, chị trưởng nhóm…

Chị Valentina hỏi ĐTC ra sao, có đau không?

Đáp: Không, không đau, nó chỉ làm tôi bầm mắt thôi.

Hỏi: Nhưng chúng con lấy làm tiếc cả khi nó không làm ĐTC đau. Thưa ĐTC mỗi lần gặp giới trẻ tại bất cứ phần đất nào trên trái đất này ĐTC luôn luôn nói với họ: “Các bạn đừng để cho niềm hy vọng bị ăn trộm, đừng để mình bị lấy trộm đi niềm vui và tương lai”. Rất tiếc bên Hoa Kỳ luật của “những người mơ mộng” đã bị huỷ bỏ: chúng ta đang nói tới 800,000 người trẻ Mexico, Colombia, và của biết bao nhiều quốc gia khác. ĐTC không tin rằng với luật này, với việc huỷ bỏ này các bạn trẻ này mất đi niềm vui, niềm hy vọng và tương lại hay sao? Thề rồi lợi dụng lòng tử tế của ĐTC và của các đồng nghiệp, con không biết ĐTC có thể đọc một lời cầu nguyện nhỏ, có một tư tưởng nhỏ cho tất cả các nạn nhân động đất tại Mexico và của cuồng phong Irma không? Con xin cám ơn ĐTC.

Đáp:  Thật không…. vâng tôi hỏi không biết chị nói về luật nào thế. Tôi đã nghe nói tới luật này, nhưng tôi đã không thể đọc các bài viết và người ta đã quyết định như thế nào. Tôi không biết rõ luật này, nhưng mà trước hết tách rời người trẻ khỏi gia đình không phải là một điều cho kết quả tốt: không tốt cho người trẻ, cũng không tốt cho gia đình, Tôi nghĩ rằng  luật này không đến từ Quốc hội nhưng từ Ban hành pháp và nếu là như thế – nhưng mà tôi không chắc – thì có hy vọng là người ta nghĩ lại một chút. Bởi vì tôi đã nghe tông thống Mỹ nói chuyện: ông ta trình diện như một người bênh vực sự sống, và nếu ông là một người phò sự sống giỏi, thì ông hiểu rằng gia đình là chiếc nôi của sự sống, và phải bênh vực sự hiệp nhất của nó. Vì thế tôi muốn nghiên cứu kỹ lưỡng luật này. Nhưng đúng thật là khi người trẻ cảm thấy – nói chung trong trường hợp này hay trong các trường hợp khác – khi người trẻ cảm thấy họ bị khai thác, như trong biết bao nhiêu trường hợp, thì sau cùng họ cảm thấy không có hy vọng. Và ai ăn cắp niềm hy vọng ? Đó là ma tuý, các tuỳ thuộc khác, tự tử… Người trẻ tự tử là sự kiện rất mạnh, và nó xảy ra, khi họ bị giật khỏi các gốc rễ. Thật rất quan trọng tương quan của một người trẻ với các gốc rễ của họ. Ngày nay các người trẻ bị bứng gốc kêu cứu: họ muốn tìm trở lại gốc rễ của họ. Chính vì thế tôi nhấn mạnh rất nhiều trên cuộc đối thoại giữa các người trẻ và người già… bởi vì ở đó có các gốc rễ, và chúng ở xa hơn một chút, để tránh các xung khắc có thể có với các gốc rễ gần hơn như gốc rễ của cha mẹ. Nhưng giới trẻ ngày nay cần tìm lại được các gốc rễ. Bất cứ điều gì đi ngược lại các gốc rễ, thì ăn cắp niềm hy vọng. Tôi không biết tôi đã trả lời ít nhiều cho câu hỏi của chị chưa.

Hỏi: Họ có thể bị đầy khỏi Hoa Kỳ thưa ĐTC…

Đáp: Vâng, vâng: họ mất đi một gốc rễ… Đây là một vấn đề. Nhưng thật thế tôi không muốn có ý kiến liên quan tới luật này, bởi vì tôi đã không đọc nó và tôi không thích nói về điều mà tôi đã không nghiên cứu trước. Thế rồi chị Valentina là người Mexico và đất nước Mexico đã đau khổ biết bao nhiêu,  và với chuyện cuối cùng này tôi xin tất cả mọi người vì tình liên đới với chị trưởng nhóm – và có một anh trưởng nhóm khác nữa ở đầu kia – tôn xin một lời cầu nguyện cho quê hương của chị. Xin cám ơn.

** Ông Burke nói : Xin cám ơn ĐTC. Bây giờ tới phiên anh Fausto Gasparroni của hãng thông tấn ANSA

Hỏi : Thưa ĐTC, nhân danh nhóm các nhà báo nói tiếng Ý con muốn hỏi một câu liên quan tới vấn đề của người di cư, cách riêng sự kiện mà Giáo Hội Italia mới đây đã nói lên – chúng ta hãy nói như thế – một loại cảm thông đối với chính sách mới của chính quyền là thắt chặt vấn đề các cuộc khởi hành từ Libia và như vậy thắt chặt các vụ đổ bổ vào Italia. Người ta cũng viết rằng đã có một cuộc gặp gỡ của ĐTC với ngoại trưởng Gentiloni. Chúng con muốn biết đề tài này đã có thực sự được đề cập tới trong cuộc gặp gỡ này hay không, đã có cuộc gặp gỡ hay không và đề tài có được nói tới hay không, và nhất là ĐTC nghĩ gì về đường lối chính trị đóng các cuộc khởi hành này, cũng để ý đến sự kiện các người di cư ở trên đất Libia – như đã được các cuộc điều tra chứng minh – họ phải sống trong các điều kiện vô nhân, trong các điều kiện vô cùng bấp bênh. Con xin cám ơn ĐTC.

Đáp : Trước hết cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Gentiloni đã là một cuộc gặp gỡ cá nhân và không liên quan tới đề tài này. Cuộc gặp gỡ đã xảy ra trước vấn đề. Vấn đề đã nảy sinh sau vài tuần, hầu như một tháng sau. Nghĩa là truớc khi có vấn đề.

Thứ hai, tôi cảm thấy có bổn phận biết ơn hai nước Italia và Hy Lạp, vì họ đã mở rộng con tim cho người di cư. Nhưng mở rộng con tim thôi không đủ. Vấn đề của người di cư là trước hết rộng mở con tim, luôn luôn rộng mở con tim. Vì đó cũng là một điều răn của Chúa dậy tiếp đón họ, « vì ngươi đã là nô lệ, di cư bên Ai Cập », Thánh Kinh nói thế. Nhưng một chính quyền phải diều hành vấn đề này với nhân đức riêng của người cai trị, nghĩa là với sự thận trọng. Nó có nghĩa là gì ? Trước hết : tôi có bao nhiêu chỗ ? Thứ hai : không chỉ tiếp nhận họ, nhưng phải sát nhập họ vào cuộc sống. Sát nhập họ. Tôi đã trông thấy biết bao nhiêu thí dụ – ở Italia này – các thí dụ hội nhập rất tốt đẹp ; Khi tôi đến thăm đại học Roma III, đã có 4 sinh viên hỏi tôi ; chị sinh viên cuối cùng đưa ra câu hỏi. Tôi nhìn chị, và gương mặt này tôi biết mà. Và chị là bạn trẻ gần một năm trước đến từ đảo Lesbo với tôi trong cùng chuyến bay. Chị đã học tiếng, và vì chị đã học môn sinh học tại nước của chị, nên chị đã xin được công nhận ngang hàng với chương trình tại Italia và đã tiếp tục học. Chị đã học tiếng Ý… điều này gọi là hội nhập. Trong một chuyến bay khác khi tôi từ Thụy Điển trở về,  tôi tin thế, tôi đã nói về chính sách hội nhập của Thụy Điển như một mô thức, và cả chính quyền Thụy Điển cũng đã nói : « Con số là thế này. Nhiều hơn thì tôi không thể nhận », bởi vì có nguy cơ không hội nhập. Thứ ba, có một vấn đề nhân đạo, là vấn đề mà anh đề cập tới. Nhân loại ý thức được các trại tập trung này, về các điều kiện mà anh nói tới trong sa mạc. Tôi đã trông thấy các hình chụp… Trước hết là các người khai thác bóc lột… Tôi tin rằng anh đã nói tới chính quyền Italia, chính quyền cho tôi cảm tưởng là đang làm tất cả cho các công tác nhân đạo là cũng giải quyết vấn đề mà họ không thể đảm trách. Nhưng con tim luôn rộng mở, thận trọng, hội nhập và gần gũi nhân đạo. Và có một điều cuối cùng, đây là điều tôi muốn nói và điều này có giá trị nhất là đối với Phi châu. Có trong tiềm thức tập thể của chúng ta một khẩu hiệu, một nguyên tắc : « Phải khai thác bóc lột Phi châu ». Hôm nay tại Cartegena  chúng ta đã trông thấy một thí dụ của việc khai thác bóc lột con người. Và một thủ tướng chính phủ đã làm và đã nói lên một sự thật rất đẹp : « Những người chạy trốn chiến tranh là một vấn đề. Nhưng có biết bao nhiêu người chạy trốn đói khát : chúng ta hãy đầu tư tại đó để cho họ lớn lên ». Nhưng trong tiềm thức tập thể có sự kiện là biết bao quốc gia phát triển sang Phi châu là để khai thác bóc lột. Và chúng ta phải lật ngược tình thế : Phi châu là bạn và cần được trợ giúp để lớn lên. Thế rồi có các vấn đề khác của chiến tranh đi theo các phe khác. Không biết với điều này tôi đã minh giải vấn đề chưa…

** Ông Burke nói còn một câu hỏi cuối cùng nữa của anh Xavier Le Normand.

Hỏi : Thưa ĐTC, hôm nay sau Kinh Truyền Tin ĐTC đã nhắc tới Venezuela. ĐTC đã nói rằng phải đẩy lui mọi loại bạo lực trong cuộc sống chính trị. Ngày thứ năm sau Thánh Lễ tại Bogota ĐTC đã chào 5 Giám Mục Venezuela. Chúng ta đều biết Toà Thánh đã và còn dấn thân rất nhiều cho một cuộc đối thoại tại nước này. Từ nhiều tháng qua ĐTC đã kêu gọi chấm dứt mọi bạo lực. Nhưng tổng thống Maduro một đàng đã có những lời lẽ rất bạo lực chống lại các Giám Mục, đàng khác ông cũng nói rằng ông đứng về phía ĐGH Phanxicô. Có thể có các lời lẽ mạnh mẽ hơn nữa và có lẽ rõ ràng hơn nũa không thưa ĐTC. Con xin cám ơn.

Đáp : Tôi tin rằng Toà Thánh đã nói rất mạnh và một cách rõ ràng. Điều mà tổng thống Maduro nói thì chính ông phải giải thích : tôi không biết tổng thống có gì trong trí ông. Nhưng Toà Thánh đã làm biết bao, đã gửi tới đó, trong nhóm làm việc của bốn nguyên tổng thống, đã gửi một Sứ Thần hàng đầu, rồi đã nói, đã nói với nhiều người, đã nói một cách công khai. Biết bao nhiêu lần trong Kinh Truyền Tin tôi đã nói về tình hình bằng cách luôn luôn tìm một lối thoát cho Venzuela và trợ giúp, bằng cách cống hiến trợ giúp để ra khỏi tình trạng này. Tôi không biết… nhưng xem ra rất khó, và điều đau lòng nhất là vấn đề nhân đạo : biết bao nhiêu người trốn chạy và khổ đau ; cũng có một vấn đề nhân đạo mà dầu sao đi nữa chúng ta cũng phải giúp giải quyết. Tôi tin rằng Liên Hiệp Quốc cũng phải lên tiếng để trợ giúp.

** Ông Burke nói : Thưa ĐTC con tin là chúng ta phải kết thúc. ĐTC hỏi : vì các dằn sóc của máy bay phải không ? Ông thưa : vâng.

ĐTC nói :

Người ta nói là có vài dằn sóc  và chúng ta phải đi về chỗ ngồi. Tôi cám ơn anh chị em, tôi cám ơn anh chị em rất nhiều vì công việc của anh chị em. Và một lần nữa tôi muốn cảm ơn gương sáng của nhân dân Colombia. Và tôi muốn kết thúc với một hình ảnh, hình ảnh đã đánh động tôi nhất nơi người Colombia, trong bốn thành phố tôi thăm viếng đã có đông dân chúng đứng hai bên đường chào đón. Điều đã đánh động tôi nhất là thấy các người cha, các bà mẹ giơ con lên cao cho chúng trông thấy Giáo Hoàng và để Giáo Hoàng chúc lành cho chúng. Như thể nói : « Đây là kho tàng của con, đây là niềm hy vọng của con, đây là tương lai của con. Con tin vào đó ». Điều đó đã đánh động tôi. Sự hiền dịu. Các đôi mắt của các người cha, các đôi mắt của các bà  mẹ. Rất đẹp. Rất đẹp ! Đây là một biểu tượng, biểu tượng của niềm hy vọng của tương lai. Một dân tộc có khả năng sinh con cái, rồi cho thấy chúng, làm cho chúng trông thấy như vậy, như thể để nói rằng : « Đây là kho tàng của tôi ». Đó là một dân tộc có niềm hy vọng và có tương lai. Xin cám ơn anh chị em rất nhiều.

** Ông Burke đại diện các nhà báo cám ơn ĐTC và chúc ngài nghỉ ngơi tốt.

Linh Tiến Khải

 

Cảm nhận Đức Tin của nam sinh đạt Huy Chương Vàng Toán Quốc Tế

Cảm nhận Đức Tin của nam sinh đạt Huy Chương Vàng Toán Quốc Tế

“Em rất sung sướng, hạnh phúc! Tạ ơn Chúa, cám ơn cha mẹ, quý thầy cô và mọi người”. Đó là tâm sự chân thành với người viết của Antôn Phan Nhật Duy, sau vài giờ em biết mình được huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế (International Mathematical Olympiad), lần thứ 58, năm 2017 (IMO 2017), vừa tổ chức tại Jio de Janeiro, Brazil.

Nhìn lại hoàn cảnh xuất thân và lắng nghe tâm sự của Nhật Duy, để thấy phần nào sự chăm chỉ, khiếm tốn và lòng đạo đức của cậu học sinh xuất sắc, đáng tự hào này.

Em Antôn Phan Nhật Duy là con thứ hai của anh Giuse Phan Tình Nguyện và chị Maria Võ Thị Lài, giáo dân họ Tân Vạc, xứ Kẻ Đọng, thuộc xã Sơn Tiến, Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Vốn làm nông thuần túy, kinh tế còn khó khăn, việc cho bốn người con ăn học đầy đủ cũng là cố gắng lớn của bố mẹ Nhật Duy. Hằng ngày, ngoài giờ học, phụ giúp gia đình trồng trọt, chăn nuôi trở thành nhiệm vụ quen thuộc đối với anh em Duy.

Trước khi vào thành phố Hà Tĩnh học cấp III ở trường Chuyên, Phan Nhật Duy là học sinh trường Tiểu học II và Trung học cơ sở Sơn Tiến. Suốt các năm học phổ thông, em đều là học sinh giỏi toàn diện. Riêng môn Toán, Nhật Duy thường xuyên đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp huyện, tỉnh và quốc gia.

Điều đáng ghi nhận nữa là Nhật Duy cũng thường xuyên đạt giải cao trong các kỳ thi Giáo lý.

Sang Brazil thi Olympic lần này, ngoài sách vỡ, ít tiền bạc và tư trang, Antôn Phan Nhật Duy còn mang theo hai thứ đặc biệt đó là: bức ảnh “Chúa Thương xót” với hàng chữ “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa” và tràng Chuỗi Mân Côi. Duy kể: “Em thường xuyên cầu nguyện, xin Đức Mẹ và thánh Antôn quan thầy bầu cử cho”.

Nói về thi Olympic, Nhật Duy tâm sự: “Mỗi thí sinh phải làm sáu bài thi, mỗi ngày thi ba bài. Em khá lo lắng sau ngày thứ nhất, chỉ biết cố gắng, cầu nguyện và phó thác. Thi xong vẫn chưa hết hồi hộp, thật may mắn cho em vừa đủ để đạt huy chương vàng. Em cảm thấy đó là hồng ân lớn lao Chúa thương ban, đền đáp công sức của cha mẹ, các thầy cô và mọi người”.

Huy chương vàng của Phan Nhật Duy góp phần quan trọng giúp đội tuyển Toán Việt Nam đứng thứ ba trong tổng số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia IMO 2017. Đây là thành tích cao nhất của nước ta trong 43 lần tham gia sân chơi này.

Người Công Giáo xác tín “Tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa” (1Cr 15,10). Để có được tấm huy chương vàng tại IMO, dĩ nhiên ngoài tố chất thông minh và sự cố gắng vượt bậc của cá nhân Antôn Phan Nhật Duy là bao mồ hôi và công lao của cha mẹ, các thế hệ thầy cô, đặc biệt là những người trực tiếp bồi dưỡng. Ngang qua những con người bình thường đó, Chúa dệt nên điều phi thường. Cá nhân Nhật Duy (chàng trai chưa đầy mười tám tuổi) ý thức điều đó, nên cảm nhận đầu tiên khi giành chiến thắng là “tạ ơn Chúa và cám ơn tất cả mọi người”. Đó cũng là vẻ đẹp của Đức tin Công giáo, vì khi ta càng cố gắng sống trọn tình với Chúa là Cha thì ta mới có thể sống vẹn nghĩa với anh em mình.

“Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại
Ta thấy mình chan chứa một niềm vui”
(Tv 125,3).

Xin chúc mừng Antôn Phan Nhật Duy, xin Chúa tiếp tục đồng hành cùng em để niềm tự hào hiện tại sẽ được tiếp tục trong tương lai.

Antôn Hùng Mạnh

http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=13589

Sống Bí Tích Thánh Thể là sống Yêu Thương như Thầy Giêsu đã sống

Sống Bí Tích Thánh Thể là sống Yêu Thương như Thầy Giêsu đã sống

VATICAN. Lúc 12 giờ trưa Chúa nhật 18.06.2017, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha quảng diễn bài Tin Mừng Chúa nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, với lời mời gọi: Đón nhận Bí tích Thánh Thể để sống giới răn yêu thương của Chúa.

Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến!

Ở Italia cũng như nhiều quốc gia khác, chúng ta cử hành Chúa nhật hôm nay để mừng lễ Mình và Máu Chúa Kitô và thường sử dụng tiếng Latinh để gọi tên lễ này là Corpus Domini. Vào các Chúa nhật, cộng đoàn giáo hội đều tụ họp nhau xung quanh Bí tích Thánh Thể, là Bí tích Chúa Giêsu thiết lập trong Bữa Tiệc Ly. Tuy nhiên, mỗi năm chúng ta cũng mừng vui cử hành ngày đặc biệt dành cho Bí tích này, Bí tích trung tâm của đức tin, để diễn tả chóp đỉnh của sự thờ phượng mà chúng ta dâng lên Chúa Kitô, Đấng đã tự hiến làm của ăn thức uống để cứu độ chúng ta.

Bài Tin Mừng theo thánh Gioan hôm nay là một phần của bài giảng về “bánh ban sự sống” (Ga 6:51-58). Chúa Giêsu nói: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. […] Và bánh Ta sẽ ban chính là thịt Ta để cho thế gian được sống”. Người muốn nói rằng Chúa Cha đã sai Chúa Con đến thế gian để Chúa Con trở nên bánh hằng sống, và để làm được điều ấy, Chúa Giêsu hy sinh chính bản thân mình. Trên thập giá, Chúa đã làm như thế, Chúa đã hiến thân mình, đã đổ máu ra. Con Người chịu đóng đinh trên thập giá chính là Chiên vượt qua, để cứu muôn dân thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi, mà tiến về miền đất hứa. Bí tích Thánh Thể là Bí tích của Mình và Máu Chúa đã hiến dâng để cho thế gian được sống. Ai ăn thức ăn này thì sẽ sống trong Chúa và cho Chúa. Đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu có nghĩa là ở trong Chúa, có nghĩa là trong Chúa Con chúng ta trở nên những người con của Chúa Cha.

Trong Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu tiếp tục đồng hành với chúng ta như Người đã đồng hành với các môn đệ trên đường Emmau. Chúa đồng hành với chúng ta là những kẻ hành hương trong dòng lịch sử. Chúa làm như thế để nuôi dưỡng chúng ta trong đức tin, đức cậy và đức mến; để an ủi chúng ta giữa những thử thách; để củng cố chúng ta trong những dấn thân vì công lý và hòa bình. Đó là sự hiện diện của Con Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, từ thành thị tới nông thôn, từ Bắc đến Nam, từ các quốc gia có truyền thống Kitô giáo cho đến những nơi mới đón nhận Tin Mừng. Trong Thánh Thể, Chúa ban cho chúng ta sức mạnh thiêng liêng, để chúng ta sống giới răn của Chúa, đó là: Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Chúng ta sống giới răn yêu thương bằng cách xây dựng cộng đoàn luôn mở cửa và đón chào tất cả các nhu cầu của tất cả mọi người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất, người nghèo và người cần được giúp đỡ.

Được Chúa Giêsu Thánh Thể nuôi dưỡng, cũng có nghĩa chúng ta phải từ bỏ chính mình, để đặt niềm tin nơi Chúa và để cho Chúa hướng dẫn. Bằng cách ấy, tình yêu nhưng không mà chúng ta nhận nơi Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể với tác động của Chúa Thánh Thần, sẽ nuôi dưỡng lòng mến Chúa và tình yêu thương mà chúng ta dành cho từng anh chị em mà chúng ta gặp gỡ trên mọi bước đường đời. Được nuôi dưỡng bởi Thân Mình Chúa Kitô, chúng ta ngày càng trở nên thân thiết hơn và cụ thể hơn với Thân Thể nhiệm màu của Chúa Kitô là chính Hội Thánh. Thánh Phaolô tông đồ nhắc chúng ta nhớ rằng: “Chén chúc tụng mà chúng ta dâng lên Chúa, lại chẳng phải là thông hiệp với Máu Chúa Kitô sao? Tấm bánh chúng ta bẻ ra, chẳng phải là thông phần vào Mình Chúa đó sao? Vì có một tấm bánh, nên chúng ta tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân thể, vì tất cả chúng ta cùng thông phần vào một tấm bánh” (1Cr 10:16-17).

Lạy Đức Nữ Trinh Maria, Mẹ luôn hiệp thông mật thiết với Đấng là Bánh Hằng Sống, xin Mẹ giúp chúng con tái khám phá vẻ đẹp của Bí tích Thánh Thể, là bí tích nuôi dưỡng đời sống đức tin, để chúng con biết sống thân thiết với Chúa và với anh chị em đồng loại.

Tiếp theo bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đọc Kinh Truyền Tin và ban Phép Lành Tòa Thánh cho mọi người.

Đức Thánh Cha chào thăm mọi người

Anh chị em thân mến!

Thứ ba sắp tới là ngày thế giới dành cho người tị nạn, được Liên Hiệp Quốc khởi xướng. Ngày nay hơn bao giờ hết, chúng ta phải đứng về phía những người tị nạn. Cần có sự quan tâm cụ thể tới những người nữ, người nam, trẻ em. Họ phải chạy trốn khỏi bao cuộc xung đột, bạo lực và đàn áp. Chúng ta nhớ đến và cầu nguyện cho biết bao người đã thiệt mạng trên biển hoặc đang vất vả trong hành trình đi bộ. Câu chuyện về những đau khổ và hy vọng của họ có thể trở thành cơ hội cho các cuộc gặp gỡ huynh đệ và giúp hiểu biết nhau cách chân thành. Thực tế, cuộc gặp gỡ cá nhân với những người tị nạn làm xua đi những sợ hãi và những ý tưởng sai lầm, đồng thời làm tăng trưởng tình liên đới giữa người với người, và tạo nên sự cởi mở để xây dựng những nhịp cầu.

Cha bày tỏ sự gần gũi với người dân Bồ Đào Nha, vì vụ cháy rừng khủng khiếp tại Pedrógão Grande đã làm cho nhiều người chết và bị thương (hiện đã có ít nhất 57 người chết). Chúng ta hãy cầu nguyện trong thinh lặng!

Cha gửi lời chào thăm đến tất cả anh chị em, tất cả những người dân thành Roma và khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới. Tối nay tại Đền Thờ Thánh Gioan Laterano, Cha sẽ cử thành Thánh Lễ; sau đó là cung nghinh Thánh Thể đến Đền Thờ Đức Bà Cả. Cha mời tất cả mọi người cùng tham gia, cùng hiệp thông. Cha nghĩ cách đặc biệt tới những người đau bệnh, tới các tù nhân. Trong những hoàn cảnh ấy, chúng ta có sự trợ giúp của truyền thanh và truyền hình.

Thứ ba tới đây, Cha sẽ hành hương tới Bozzolo và Barbiana để tôn kính các cha Don Primo Mazzolari và Don Lorenzo Milani. Một lần nữa Cha cám ơn tất cả mọi người, đặc biệt là các linh mục vì các vị đã đồng hành cùng Cha trong lời cầu nguyện.

Sau cùng Đức Thánh Cha chào tạm biệt mọi người và Ngài nói lời mời gọi quen thuộc: Xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho Cha!

Tứ Quyết SJ

Đức Thánh Cha tiếp các tu sĩ bế mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến

Đức Thánh Cha tiếp các tu sĩ bế mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến

Đức Thánh Cha tiếp các tu sĩ dịp bế mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến

VATICAN. ĐTC kêu gọi những người thánh hiến làm chứng về lòng thương xót của Thiên Chúa và mang lại hy vọng cho tha nhân.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 1-2-2016, tại Đại thính đường Phaolô 6 dành cho hàng ngàn người thánh hiến thuộc các hình thức khác nhau, nhân dịp kết thúc Năm về Đời sống Thánh Hiến.

Hiện diện trong dịp này cũng có ĐHY Tổng trưởng João Braz de Aviz cùng với các chức sắc của Bộ các dòng tu.

ĐTC đã dọn sẵn bài huấn dụ, nhưng ngài không đọc, và trao cho ĐHY Tổng Trưởng để phổ biến, chuyển lại cho mọi người, và ứng khẩu nói về một số điểm:

Đức vâng phục của người thánh hiến, không phải thứ vâng lời ”nhà binh”. Nếu ta không thấy rõ điều gì khi phải vâng phục, thì hãy nói chuyện, đối thoại với bề trên, và sau đó hãy vâng phục. Đó cũng là lời ngôn sứ chống lại mần mống sự vô chính phủ mà ma quỉ gieo rắc. Sự vô chính phủ, hành động theo ý riêng là con của ma quỉ, chứ không phải là con của Thiên Chúa… Ngôn sứ ở đây là nói với dân chúng rằng có một con đường dẫn đến hạnh phúc, sự cao cả, con đường làm bạn đầy vui mừng, chính là con đường của Chúa Giêsu. Đó là con đường gần gũi với Chúa Giêsu.

Sự gần gũi: người chọn đười sống thánh hiến không phải để xa dân, được tiện nghi thoải mái, nhưng để gần gũi và hiểu cuộc sống của các tín hữu Kitô và người ngoài Kitô, những đau khổ, các vấn đề, và bao nhiêu điều mà người thánh hiến chỉ hiểu nếu gần gũi dân chúng.

ĐTC cũng cảnh giác những người ra ngoài săn sóc những người nghèo túng đau khổ mà quên những người anh em, chị em già yếu, đang cần được săn sóc thăm viếng ngay trong cộng đoàn của mình. Ngài cũng nhắc nhở rằng đời thánh hiến không phải là một bậc sống làm cho chúng ta nhìn người khác với sự dửng dưng. Đời thánh hiến phải làm cho ta gần gũi dân chúng.

ĐTC mạnh mẽ chống lại nạn nói hành nói xấu trong cộng đoàn. Người làm như thế là một ”tên khủng bố” trong cộng đoàn của mình, vì họ ném bom lời nói chống lại người anh em, chị em này rồi bình thản ra đi. Bạn hãy cắn lưỡi mình nếu nói xấu người anh em, chị em.

– Sau cùng về vấn đề hy vọng, ĐTC nhắc đến sự kiện nhiều dòng tu giảm sút ơn gọi. Ngài cảnh giác chống lại hiện tượng có những dòng mở rộng cửa nhận bừa bãi các ứng sinh mà không cứu xét kỹ lưỡng xem họ có ơn gọi thực sự hay không. Cần chống lại cám dỗ quyến luyến của cải tiền bạc trong tình trạng thiếu ơn gọi. Trong bối cảnh này, ĐTC mời gọi các dòng tu hãy sốt sắng và thành tâm cầu nguyện xin Chúa ban ơn gọi cho dòng. Ngài nhắc đến bao nhiêu linh mục và nữ tu, trong các nghĩa trang, chết vì tử đạo, nhiều khi ở Phi châu, và nói: ”Đó là những hạt giống. Chúng ta phải xin Chúa xuống trên các nghĩa trang ấy, và xem các tiền nhân chúng ta làm gì, và ban cho chúng ta nhiều ơn gọi hơn”.

Nội dung bài huấn dụ đã soạn

Trong bài huấn dụ, sau khi mời gọi các tu sĩ cảm tạ Chúa vì Năm Đời sống Thánh Hiến, ĐTC đã để lại cho mọi người 3 lời là: ngôn sứ, gần gũi và hy vọng.

Về sứ vụ ngôn sứ, ĐTC nói: Anh chị em được kêu gọi công bố trước hết bằng cuộc sống rồi bằng lời nói thực tại của Thiên Chúa, nói về Thiên Chúa. Nếu đôi khi Chúa bị phủ nhân, hoặc bị gạt ra ngoài lề hay bị làm lơ không biết tới, chúng ta phải tự hỏi xem phải chăng chúng ta đã không làm cho khuôn mặt của Chúa được chiếu tỏa, và thay vì chỉ tỏ bộ mặt của chúng ta mà thôi. Khuôn mặt của Thiên Chúa là khuôn mặt của một Người Cha ”đầy lòng thương xót, chậm giận và giàu tình thương” (Tv 103,8). Để làm cho tha nhân biết Chúa, cần phải có quan hệ thân mật với Chúa, và điều này đòi chúng ta phải có khả năng thờ lậy Chúa, vun trồng tình bạn với Chúa ngày qua ngày, qua kinh nguyện, nhất là thờ lạy Chúa trong tinh lặng”.

Tiếp đến là sự gần gũi. Sau khi nhắc lại tấm gương gần gũi của Chúa Kitô với những người thời Ngài, những người đau khổ, ĐTC khẳng định rằng: ”Theo Chúa Kitô có nghĩa là đi tới nơi mà Ngài đã đi; vác trên mình người bị thương chúng ta gặp bên vệ đường như người Samaritano nhân lành đã làm. Đi tìm kiếm con chiên lạc. Gần gũi như Chúa Giêsu gần gũi dân chúng, chia sẻ vui buồn và đau khổ cảu họ, tỏ cho họ khuôn mặt hiền phụ của Thiên Chúa và sự dịu dàng từ mẫu của Giáo Hội, qua tình thương của chúng ta. Mỗi người chúng ta được kêu gọi phục vụ anh chị em qua đoàn sủng của mình”.

Sau cùng là lời thứ ba: hy vọng. ĐTC nói: ”Khi làm chứng về Thiên Chúa và tình yêu thương xót của Ngài, với ơn Chúa Kitô, anh chị em có thể mang lại hy vọng trong nhân loại chúng ta đang bị nhiều lo âu, sợ hãi, và nhiều khi bị cám dỗ nản chí. Anh chị em có thể giúp tha nhân cảm thấy sức mạnh đổi với của các mối phúc thật, sự lương thiện, cảm thông, giá trị của lòng từ nhân, đời sống đơn giản, đầy ý nghĩa. Anh chị em có thể nuôi dưỡng niềm hy vọng trong Giáo Hội, ví dụ qua việc đối thoại đại kết. Cuộc gặp gỡ cách đây một năm giữa những người thánh hiến thuộc các hệ phái Kitô khác nhau thực là một điều mới mẻ rất đẹp, đáng được tiếp tục”.

Chiều ngày 2-2-2016, lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào đền thánh, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thờ Thánh Phêrô và chính thức bế mạc Năm về Đời Sống Thánh Hiến (SD 1-2-2016)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Nội dung bài phỏng vấn ĐTC Phanxicô trên chuyến bay vể Roma

Nội dung bài phỏng vấn ĐTC Phanxicô trên chuyến bay vể Roma

Các ký giả quốc tế phỏng vấn ĐTC Phanxicô trên chuyến bay vể Roma

Nội dung bài phỏng vấn ĐTC Phanxicô dành cho các nhà báo quốc tể trên chuyến bay từ Bangui về Roma

Chiều thứ hai vừa qua trên chuyến bay từ thủ đô Bangui của Cộng hoà Trung Phi về Roma, ĐTC Phanxicô đã dành cho các nhà báo quốc tế một cuộc phỏng vấn dài một giờ liên quan tới chuyến tông du Phi châu, cũng như một số vấn đề của Giáo Hội và quốc tế. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn ĐTC.

Trước hết cha Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, thay mặt các nhà báo cám ơn ĐTC về truyền thống họp báo sau mỗi chuyến công du, nhất là sau chuyến viếng thăm dầy đặc sinh hoạt như chuyến viếng thăm ba nước Kenya Uganda và Cộng hòa Trung Phi. Cha cũng cám ơn chị Elena Pinardi của Liên hiệp Phát thanh truyền hình Âu châu đã phát trực tiếp chuyến viếng thăm Trung Phi, nhờ đó hình ảnh các sinh hoạt của ĐTC đã đến với khán thính giả thế giới. Cha cũng chúc mừng Liên hiệp mừng 65 năm hoạt động.

Trước tiên là anh Namu Name của Nhật báo quốc gia Kenya. Anh hỏi:

Thưa ĐTC, tại Kenya ĐTC đã viếng thăm các gia đình nghèo ở Kangemi. ĐTC đã nghe các câu chuyện của họ bị loại trừ khỏi các quyền con người như thiếu nước trong lành để uống. Trong cùng ngày ĐTC đã đến sân vận động Kasarani để gặp gỡ giới trẻ. Các ban trẻ cũng kể cho ĐTC nghe tình cảnh không được hưởng các quyền căn bản của họ, vì sự hà tiện và gian tham thối nát của con người. ĐTC đã cảm thấy gì khi nghe các câu chuyện như vậy. Và phải làm gì để chấm dứt các tình trạng bất công này thưa ĐTC?

Đáp: Liên quan tới vấn đề này tôi đã nói rất mạnh ba lần. Trong cuộc gặp gỡ lần thứ nhất các Phong trào bình dân tại Vaticăng, lần thứ hai tại Santa Cruz de la Sierra bên Bolivia, rồi còn hai lần nữa: đó là một chút trong Thông điệp “Niềm vui Phúc Âm”, rồi một cách rõ ràng hơn trong Thông điệp “Laudato si’”. Tôi không nhớ các thống kê, vì thế xin anh chị em đừng đăng tải các thống kê mà tôi sẽ nói, bởi vì tôi không biết chúng có thật không. Nhưng mà tôi tin là có tới 80% tài nguyên thế giới nằm trong tay của 17% dân chúng toàn cầu – tôi không biết có thật không nhưng nếu nó không thật thì nó đã được tìm ra, vì các sự việc là như thế. Nếu có ai trong anh chị em biết thống kê, thì xin nói để nó được điều chỉnh. Đây là một hệ thống, trong đó ở trung tâm có tiền bạc, có thần tiền, Tôi nhớ có lần gặp một vị đại sứ lớn nói tiếng Pháp nói với tôi câu này – ông ta không phải là người công giáo – ông nói: “Chúng tôi đã rơi vào chỗ tôn thờ ngẫu tượng tiền bạc”. Và nếu các sự việc tiếp tục như thế, thì thế giới sẽ tiếp tục như vậy. Anh hỏi tôi cảm thấy gì, khi nghe các chứng từ của người trẻ và tại Kangemi, tôi đã nói rất rõ về các quyền con người. Tôi cảm thấy đau đớn. Và tôi nghĩ làm sao mà người ta không cảm thấy điều đó… Một nỗi đớn đau rất lớn. Chẳng hạn hôm qua, tôi đã tới thăm nhà thương nhi đồng, đây là nhà thương nhi đồng duy nhất tại Bangui và toàn Trung Phi. Và trong khu vực chữa trị cấp bách họ không có dưỡng khí. Có rất nhiều trẻ em thiếu dinh dưỡng, nhiều lắm! Và bà bác sĩ nói với tôi: “Đa số các em sẽ chết, bởi vì các em bị bệnh sốt rét rừng rất nặng, và các em thiếu dinh dưỡng”. Tôi không muốn giảng đâu, nhưng mà Chúa đã luôn luôn quở trách dân Israel, nhưng đó là từ mà chúng ta chấp nhận, vì nó là Lời Chúa, chúng ta tôn thờ thần giả. Và đó là tôn thờ thần giả, khi một người đánh mất đi căn tính của mình, là con cái Thiên Chúa, nhưng lại thích tìm cho mình một vị thần hợp với mình. Đây là nguyên tắc. Và nếu nhân loại không thay đổi, thì các bần cùng, các thảm cảnh, chiến tranh, trẻ em chết vì đói, bất công sẽ tiếp tục… Số người chiếm giữ 80% của cái thế giới nghĩ gì? Đây không phải là chủ thuyết cộng sản đâu, đây là sự thật. Đó là sự thật, thật không dễ nhìn nó, và tôi xin cám ơn anh đã đặt câu hỏi này, bởi vì đó là cuộc sống.

Câu hỏi thứ hai là của anh Mumo Makau của Radio thủ đô Kenya. Anh hỏi:

Thưa ĐTC con muốn biết đâu đã là lúc đáng ghi nhớ nhất trong chuyến viếng thăm này của ĐTC tại Phi châu? ĐTC có sẽ mau trở lại viếng thăm Phi châu không, và mục tiêu tới là ở đâu?

Đáp: Chúng ta hãy bắt đầu từ phần cuối của câu hỏi: nếu mọi chuyện xuôi chảy, tôi tin là chuyến viếng thăm tới sẽ là Mêhicô. Ngày tháng chưa được xác định. Thứ hai, tôi có trở lại Phi châu không? Tôi không biết, tôi già rồi… Các chuyến du hành nặng nề…Và câu hỏi thứ nhất là gì nhỉ? Xin đợi một chút, tôi phải nghĩ đã. Điều đáng nhớ đó là đám đông dân chúng, niềm vui và khả năng mừng lễ, mừng lễ với cái dạ dầy trống rỗng. Đối với tôi Phi châu đã là một sự ngạc nhiên. Tôi nghĩ Thiên Chúa khiến cho chúng ta ngạc nhiên, nhưng cả Phi châu cũng gây kinh ngạc cho chúng ta. Và có nhiều lúc đáng ghi nhớ lắm. Đám đông, đám đông dân chúng. Họ cảm thấy được viếng thăm. Họ có một ý thức tiếp đón, bởi vì họ sung sướng cảm thấy được viếng thăm. Thế rồi mỗi nước có căn tính riêng của mình. Kenya thì tân tiến hơn một chút, phát triển hơn. Uganda có căn tính của các vị Tử Đạo: người dân Uganda, công giáo cũng như anh giáo, tôn kính các vị tử đạo. Tôi đã ở trong hai đền thánh: anh giáo trưóc, rồi tới công giáo  và ký ức của các vị tử đạo là căn tính của họ. Lòng can đảm trao ban mạng sống cho một lý tưởng. Và Trung Phi thì có ước muốn hòa bình, hoà giải, tha thứ… Cho tới cách đây 4 năm các tín hữu công giáo, anh giáo, hồi giáo sống chúng với nhau như anh em. Hôm qua tôi đã đi thăm đền thờ hồi giáo. Tôi đã cầu nguyện trong đó, và cả Imam cũng đã lên xe giáo hoàng để đi một vòng trong sân vận động nhỏ. Đó là những cử chỉ bé nhỏ mà tôi làm, và đó là diều mà họ muốn. Và có một nhóm nhỏ – tôi tin là kitô hữu vì họ nói họ là kitô hữu – rất là bạo lực, tôi không hiểu rõ lắm, nhưng không phải là Nhà nước hồi giáo, nó là một cái gì khác. Nhưng mà là kitô. Và họ muốn có hoà bình. Giờ đây nếu có các cuộc bầu cử họ đã lựa chọn Nhà nước chuyển tiếp, họ đã chọn bà thị trưởng như là tổng thống của Nhà nưóc chuyển tiếp, và bà sẽ tổ chức các cuộc bầu cử. Nhưng họ kiếm tìm hòa bình, hòa giải giữa họ. Không có thù hận.

Tới phiên anh Philip Putella của hãng tin Reuters hỏi ĐTC

Thưa ĐTC, ngày nay người ta nói nhiều về vụ Vatileaks. Không đi sâu vào vụ xử án đang xảy ra, con muốn hỏi ĐTC tại Uganda ĐTC đã nói buông rằng gian tham hối lộ có ở khắp mọi nơi, và cả trong tòa thánh Vaticăng nữa. Như thế câu hỏi của con là đâu là tầm quan trọng của báo chí tự do và của giáo dân trong việc nhổ tận gốc rễ sự gian tham hối lộ này, tại khắp nơi nó hiện diện?

Đáp: Tôi sẽ nói là báo chí tự do, đời và cả tôn giáo nữa, nhưng chuyên nghiệp. Bởi vì sự chuyên nghiệp của báo chí có thể là đời hay tôn giáo: điều quan trọng đó là  các chuyên viên, thật vậy, để các tin tức không bị lèo lái, có đúng thế không? Đó. Đối với tôi nó quan trọng, bởi vì việc tố cáo các bất công, các gian tham hối lộ là một công việc đẹp: “Ở đó có gian tham hối lộ!” Và rồi người có trách nhiệm phải làm cái gì đó, đưa ra một phán đoán, loan báo một toà án. Nhưng báo chí nguyên nghiệp phải nói tất cả, mà không rơi vào trong ba tội thông thường nhất là thông tin sai lạc, nói một nửa và không nói nửa kia, vu khống – bào chí chuyên nghiệp, khi không có sự chuyên nghiệp, thì làm bẩn người khác với sự thật hay không sự thật – và nói xấu, tức là nói những điều lấy mất đi danh tiếng của một người với các điều, mà trong lúc này không gây hại gì cả, có lẽ đó là các điều trong quá khứ… Và đó là ba thiếu sót mưu sát tính chuyên nghiệp của báo chí. Chúng ta cần có sự chuyên nghiệp, sự đúng đắn: câu chuyện là như thế, câu chuyện là như thế, câu chuyện là như thế. Và liên quan tới việc gian tham hối lộ, phải coi kỹ các dữ kiện và nói lên các dữ kiện ấy: phải, có gian tham hối lộ ở đây, vì cái này, vì cái này, vì cái này.  Rồi, một nhà báo mà chuyên nghiệp nếu sai, thì xin lỗi. Tôi đã tin rằng, nhưng rồi tôi nhận thấy là không có, và như thế các chuyện xuôi chảy. Nó rất là quan trọng.

Tới phiên anh Philippe de Saint Pierre, đặc trách đài truyền hình công giáo Pháp. Chúng ta sang Paris, mọi người đều gần gũi với nước Pháp trong lúc này. Anh hỏi:

Thưa ĐTC, DTC đã trao ban danh dự cho khán đài có sự hiện diện của ĐTGM, Imam và Mục Sư tại Bangui. Ngày nay hơn bao giờ hết người ta nói rằng khuynh hướng tôn giáo quá khích đe dọa toàn hành tinh. Chúng ta đã thấy tại Paris. Như vậy trước nguy hiểm này DTC có nghĩ rằng các vị lãnh đạo tôn giáo phải can thiệp nhiều hơn vào lãnh vực chính trị hay không?

Đáp: Can thiệp vào lãnh vực chính trị, nếu anh muốn nói là “làm chính trị”, thì không. Hãy làm linh mục, mục sư, imam, rabbi: đó là ơn gọi của họ. Nhưng người ta làm chính trị một cách gián tiếp: bằng cách giảng các giá trị, các giá trị đích thật, và một trong các giá trị  lớn nhất là tình huynh đệ giữa chúng ta. Chúng ta tất cả là con cái của Thiên Chúa, chúng ta có cùng Cha. Cần phải làm chính trị trong nghiã này: một chính trị của sự hiệp nhất, của hoà giải… và của một từ, mà tôi không thích nhưng phải dùng nó, đó là của sự “khoan nhượng”, nhưng không phải chỉ của sự khoan nhượng, mà là của sự chung sống, của tình bằng hữu. Nó là như vậy. Khuynh hướng quá khích là một căn bệnh có trong tất cả mọi tôn giáo. Chúng tôi là công giáo chúng tôi cũng đã có vài khuynh hướng quá khích, không phài vài, mà biết bao nhiêu qúa khích. Mà người ta lại tin là sự thật tuyệt đối, và người ta tiếp tục bằng cách bôi nhọ người khác với sự vu khống, nói xấu và họ làm bậy, họ làm bậy. Và tôi nói lên điều này, vì nó là Giáo Hội của tôi: cả chúng ta nữa, tất cả! Và phải chiến đấu. Khuynh hướng quá khích tôn giáo không phải là tôn giáo. Tại sao? Bởi vì nó thiếu Thiên Chúa. Nó là tôn thờ thần giả cũng như tiền bạc là thần giả. Làm chính trị trong nghĩa thuyết phục người có khuynh hướng này là một nền chính trị, mà chúng ta là hàng lãnh đạo tôn giáo phải làm. Nhưng khuynh hưóng quá khích luôn luôn kết thúc trong một thảm kich hay trong các tội phạm. Nó là một điều xấu, nhưng trong mọi tôn giáo đều có một mảnh nhỏ.

Tiếp theo đây là chị Cristina Caricato của TV2000, là đài truyền hình công giáo của các Giám Mục Italia. Chị hỏi

Thưa ĐTC sáng nay khi chúng ta đang ở Bangui, thì tại Vaticăng có vụ xử án Đức Ông Vallejo Balda và bà Chaouqui cũng như hai nhà báo. Con xin đưa ra câu hỏi mà nhiều người khác cũng muốn đưa ra: đó là tại sao lại có hai người này? Làm sao trong tiến trình cải tổ mà ĐTC đã bắt đầu hai người thuộc loại này lại đã có thể vào trong Uỷ ban COSEA đưọc? ĐTC có tin là mình đã lầm hay không?

Đáp: Tôi tin là đã có một lầm lẫn. Đức Ông Vallejo Balda đã vào Ủy ban vì chức vụ ngài đã có, và đã có cho tới nay. Ngài đã là thư ký của Sở tài chính Tòa Thánh, nên đã vào. Còn bà Chaouqui, tôi không chắc chắn, nhưng tin là mình không sai, nếu nói là chính ngài đã giới thiệu bà như là một phụ nữ hiểu biết thế giới của các tương quan thương mại. Nó là như thế và họ đã làm việc. Khi công việc đã xong, thì trong các thành viên của uỷ ban gọi là COSEA có vài người ở tại chức trong Vaticăng, cả chính Đức Ông Vallejo Balda. Còn bà Chaouqui thì đã không ở trong Vaticăng nữa. Vài người nói rằng bà đã giận dữ vì vậy, nhưng các thẩm phán sẽ nói cho chúng ta biết sự thật liên quan tới các ý hướng như họ đã làm. Đối với tôi, đó đã không phài là một ngạc nhiên, nó đã không khiến cho tôi mất ngủ, bởi vì họ đã cho thấy công việc đã bắt đầu với Uỷ Ban 9 Hồng Y là tìm kiếm gian tham hối lộ và những gì không ổn. Và ở đây tôi muốn nói lên một điều, không có Vallejo và Chaouqui, nhưng tất cả mọi người, mọi sự. Thế rồi nếu chị muốn, tôi trở lại đề tài gian tham hối lộ. Từ “gian tham hối lộ” một trong hai người Kenya đã nói 13 ngày trước cái chết của thánh Gioan Phaolô II, trong buổi đi đàng Thánh Giá, khi đó do ĐHY Ratzinger hướng dẫn. Ông đã nói đến các “dơ bẩn của Giáo Hội” ông dã tố cáo điều đó trong ngày thứ Sáu tuần thánh. Thế rồi, ĐGH Gioan Phaolô II qua đời trong tuần bát nhật Phục Sinh. ĐHY Ratzinger trở thành Giáo Hoàng. Nhưng trong thánh lễ cho việc bầu giáo hoàng ngài đã là Hồng Y niên trưởng. Ngài cũng đã nói lên cùng điều ấy, và chúng tôi đã chọn ngài vì sự tự do nói lên các chuyện này. Và từ lúc đó có trong không khí của Vaticăng là ở đây có gian tham hối lộ: có sự thối nát. Trên sự phán đoán này, tôi đã cho các thẩm phán các tố cáo cụ thể: bởi vì điều quan trọng  đối với việc bệnh vực là đưa ra các lời tố cáo. Tôi đã không đọc các lời tố cáo cụ thể, kỹ thuật. Tôi đã muốn là chuyện này kết thúc trước ngày mùng 8 tháng 12 cho Năm Lòng Thương Xót. Nhưng tôi tin là không thể làm được, bởi vì tôi muốn là tất cả các luật sư bào vệ có giờ để bênh vực, có sự tự do bênh vực. Và họ đã được chọn làm sao, thì là cả lịch sử. Nhưng việc gian tham hối lộ đến từ xa…

Hỏi: Nhưng ĐTC có ý tiến hành như thế nào để những chuyện như vậy không xảy ra nữa?

Đáp: Tôi cám ơn Chúa vì không có Lucrezia Borgia. (Các nhà báo đều cười). Nhưng tôi không biết, tiếp tục với các Hồng Y, với ủy ban để quét dọn sạch sẽ.

Cha Lombardi nói bây giờ tới phiên anh Nestor Ponguta người Colombia của Radio W và Caracol:

Thưa ĐTC con xin hỏi ĐTC về một đề tài đặc biệt liên quan tới Mỹ châu Latiinh bao gồm cả đất nước Argentina của ĐTC nữa. Tại Argentian với ông Macrri sau 12 năm sống dưới chế độ của bà Kirchner, đang hơi có thay đổi. ĐTC nghĩ gì về các thay đổi này, và nền chính trị tại châu Mỹ Latinh đang theo một hướng đi mới như thế nào?

Đáp: Tôi dã nghe vài ý kiền, nhưng thực ra vể tình hình địa lỹ chính trị trong lúc này thì tôi không biết nói gì. Thực sự là như vậy, tôi không biết. Bởi vì có các vấn đề trong nhiều nước trong đường lối này, nhưng thật sự tôi không biết nó đã bắt đầu tại sao và như thế nào. Tôi thực sự không biết. Có nhiều nước châu mỹ latinh ở trong tình trạng của một chút thay đổi này, đúng vậy, nhưng tôi không biết giải thích nó.

Tiếp đến là anh Juergen của hãng tin DPA Nam Phi

 Thưa ĐTC bệnh AIDS đang tàn phá Phi châu. Các thuốc điều trị có nghĩa là ngày nay nhiều người có thể sống lâu hơn. Nhưng mà nạn dịch tiếp tục. Chỉ tại Uganga năm ngoái đã có tới 135 ngàn trường hợp lây bệnh mới. Tại Kenyha tình hình còn tệ hơn. AIDS là lý do đầu tiên gây ra cái chết cho người trẻ phi châu. Thưa ĐTC, ĐTC đã gặp gỡ các trẻ em bị bệnh liệt kháng và đã lắng nghe chứng từ cảm động tại Uganda. Nhưng ĐTC đã nói rất ít về đề tài này. Chúng ta biết là việc phòng ngừa là nền tảng. Chúng ta biết là bao cao su không phải là phương thế duy nhất giúp chặn đứng nạn địch. Nhưng chúng ta cũng biết nó là một phần quan trọng của câu trả lời. Có lẽ đã đến lúc làm nhẹ bớt các lập trường của Giáo Hội  đối với vấn đề này, và cho phép dùng bao cao su để phòng ngừa việc lây bệnh chưa thưa ĐTC?

Đáp: Đối với tôi câu hỏi xem ra nhỏ qúa và cũng là một câu hỏi phiến diện nữa. Đúng, nó là một trong các phương thế. Trong điềm này nền luân lý của Giáo Hội – tôi nghĩ – đang đứng trước một sự phức tạp. Nó là điều răn thứ năm hay thứ sau? Bênh vực sự sống hay liên hệ tính dục rộng mở cho sự sống? Nhưng đây không phải là vấn đề. Vấn đề lớn hơn. Câu hỏi này khiến tôi nghĩ tới câu hỏi, mà một lần kia người ta đã đưa ra cho Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, chữa bệnh ngày sabát có hợp pháp không ?” Phải chữa lành! Câu hỏi là có được phép chữa bệnh như thế không, nhưng thiếu dinh dưỡng, khai thác bóc lột con người, lao động nô lệ, thiếu nước trong lành để uống, đó là các vấn đề. Chúng ta không nói tới việc có thể dùng cái băng này hay cái băng kia cho một vết thương bé tí. Vết thương lớn đó là bất công xã hội, bất công môi sinh, bất công mà tôi đã nói tới, của khai thác bóc lột và thiếu dinh dưỡng. Cái đó thì có. Tôi không thích đi xuống các suy tư có tính cách giải nghi học, khi ngưòi ta chết vì thiếu nưóc trong lành  và vì đói, vì thiếu nhà ở… Khi tất cả mọi người đều được chữa lành, hay khi sẽ không còn có các bệnh thê thảm này  mà con người gây ra, vì bất công xa hội hay để kiếm được nhiều tiền hơn, tôi tin rằng có thể hỏi: “Có đưọc phép chữa bệnh ngày thứ bẩy không ?” Tại sao, nếu người ta tiếp tục chế tạo vũ khí và buôn bán vũ khí? Các cuộc chiến là ly do gây ra chết chóc lớn lao hơn nhiều… tôi sẽ nói là đừng nghĩ tới việc có được phép hay không được phép chữa bệnh ngày sabat. Tôi sẽ nói vơi nhân loại: hãy tạo dựng công bằng, và khi tất cả mọi người sẽ được  chữa lành, khi không còn bất công trên thế giới này nữa, thì chúng ta có thể nói tới ngày sabat.

Anh Marco Ansaldo của nhật báo “Cộng hòa” Italia hỏi:

Thưa ĐTC, trong các nhật báo tuần qua có hai biến cố lớn được các phương tiện truyền thông nói tới: một là chuyến viếng thăm của ĐTC tại Phi châu, và chúng con hạnh phúc vì nó đã kết thúc thành công lớn duới mọi khía cạnh. Thứ hai là một cuộc khủng hoảng quốc tế xảy ra giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một máy bay Nga bay trên không phận Thổ trong vòng 17 giây khiến cho có các lời tố cáo, không xin lỗi từ phiá này và tố cáo từ phiá kia, tạo ra cuộc khủng hoảng không cần phải có trong tình hình đệ tam thế chiến từng mảnh mà ĐTC nói tới. Con xin hỏi đâu là lập trường của Tòa Thánh Vaticăng trong vấn đề này? ĐTC có nghĩ tới việc viếng thăm Armenia nhân dịp kỷ niệm 101 năm các biến cố của Armenia vào tháng 4 năm tới như ĐTC đã làm với Thổ Nhĩ Kỳ hay không?

Đáp: Năm ngoái tôi đã hứa với ba vị Thượng Phụ  là sẽ đi. Có lời hứa. Tôi không biết tôi có thể thực hiện được không, nhưng có hứa rồi. Thế rồi các chiến cuộc. Chiến tranh xảy ra vì tham vọng. Tôi nói tới các chiến tranh, không phải các cuộc chiến tự vệ chính đáng chống lại một kẻ xâm lăng bất công – nhưng các cuộc chiến làm thành một kỹ nghệ. Trong lịch sử chúng ta đã thấy biết bao lần một quốc gia. Ngân quỹ không chạy. Thôi chúng ta hãy làm một cuộc chiến, và thế là hết thiếu hụt. Chiến tranh là một áp phe, một áp phe buôn bán khí giới. Các kẻ khủng bố có khí giới không? Có lẽ họ có một ít. Ai là người cho họ khí giới để gây chiến tranh? Có cả môt mạng lưới lợi nhuận: nơi đâu có tiền bạc, thì đàng sau có quyền lực. Quyền bính đế quốc hay quyền bính  kết hợp. Nhưng từ bao năm nay chúng ta đang ở trong chiến tranh, và mỗi lần càng nhiều hơn: các mảnh, ít là các mảnh và càng ngày chúng càng to hơn. Tôi nghĩ gì à? Tôi không biết Tòa Thánh Vaticăng nghĩ gì. nhưng tôi nghĩ gì? Tôi nghĩ rằng chiến tranh là một tội, và nó chống lại nhân loại, tàn phá nhân loại, gây ra cảnh khai thác bóc lột, buôn người và biết bao nhiều điều khác … Cần phải chặn nó lại. Tại Liên Hiệp Quốc tôi đã nói điểu này hai lần, ở đây bên Kenhya cũng như bên New York. Ước chi công việc của quý vị không là một chủ trương duy danh tuyên bố, nhưng hiệu nghiệm: ước chi người ta tạo dựng hòa bình. Họ làm biết bao nhiêu diều. Ỏ dây bên Phi châu tôi đã thấy các lính bảo hòa làm việc. Nhưng điều này không hữu hiệu. Các cuộc chiến không phải của Thiên  Chúa. Thiên Chúa là Thiên Chúa của hòa bình. Thiên Chúa đã tạo dựng nên thế giới, Ngài đã làm mọi sự tốt đẹp, tất cả đều tốt đẹp, và rồi như Thánh Kinh trình thuật, một người anh em giết người anh em khác: đó là cuộc chiến thứ nhất. Đệ nhất thế chiến giữa các anh em. Tôi không biết, các điều này đến với tôi như thế, và tôi nói lên diều này với rất nhiều đau đớn.

  Anh Beaudonné thuộc đài Truyền hình Pháp, hỏi ĐTC: Hôm nay, hội nghị thế giới về thay đổi thời tiết khai mạc tại Paris; ĐTC đã cố gắng nhiều để mọi sự tiến hành tốt đẹp. Nhưng chúng ta đang chờ đợi rất nhiều từ hội nghị thượng đỉnh quốc tế này: chúng ta có chắc rằng hội nghị COP 21 này sẽ là điểm khởi đầu của biện pháp giải quyết không?

ĐÁP: Tôi không chắc, nhưng tôi có thể quả quyết rằng: hoặc bây giờ hay không bao giờ nữa. Ngay từ hội nghị đầu tiên, hình như nhóm tại Tokyo, cho đến ngày nay, đã chỉ có rất ít thành quả đạt được, và mỗi năm tình hình càng trầm trọng hơn. Trong một buổi họp với giới sinh viên đại học về đề tài “chúng ta muốn để lại cho con cháu của thế hệ này thế giới nào”, một người đã nói: Mà có chắc là thế hệ này sẽ để lại đàn con cháu không? Chúng ta đang ở mức giới hạn, giới hạn của cuộc tự tử tập thể, nếu muốn dùng một chữ mạnh bạo. Và tôi tin chắc rằng hầu như tất cả mọi nhân vật có mặt tại Paris, hiện diện tại hội nghị COP 21, đều ý thức được điều này, và muốn làm một cái gì đó. Hôm trước, tôi có đọc thấy sự kiện tại Groenlandia, các vùng băng đá đã mất đi hàng tỷ tấn. Trong Thái Bình Dương, có một quốc gia đang mua đất đai của một nước khác để thuyên chuyển quốc gia đến đó, bởi vì trong vòng 20 năm nữa, đất nước này sẽ không còn hiện hữu nữa. Không, tôi có lòng tin. Tôi tin tưởng rằng những người này sẽ làm một điều gì đó… Tôi tin chắc rằng họ có thiện chí hành động, và tôi mong được như vậy. Tôi cầu nguyện cho điều này

Delia Gallagher, phái viên đài CNN, hỏi ĐTC:

Kính thưa ĐTC, ngài đã thực hiện nhiều cử chỉ đầy sự tôn trọng và tình thân hữu đối với người hồi giáo. Con tự hỏi: hồi giáo và giáo huấn của tiên tri Mohamed còn có thể nói gì với thế giới ngày nay?

ĐÁP: Tôi không hiểu rõ lắm câu hỏi này… Nhưng mà người ta có thể đối thoại: họ có những giá trị, nhiều giá trị. Họ có nhiều giá trị và các giá trị này rất xây dựng. Ngay cả tôi, tôi cũng có một kinh nghiệm tình bạn, nhưng mà tình bạn là một lời quá mạnh, với một người hồi giáo, một vị lãnh đạo thế giới… Chúng tôi có thể nói chuyện: ông ấy có những giá trị riêng, tôi có những giá trị của tôi. Ông ấy cầu nguyện, tôi cầu nguyện. Có nhiều giá trị lắm chứ! Chẳng hạn như cầu nguyện. Ăn chay cũng là một giá trị tôn giáo chứ. Còn nhiều giá trị khác nữa. Không thể xóa bỏ một tôn giáo chỉ vì trong một lúc nào đó, tronog một thời điểm lịch sử nào đó có một hay nhiều nhóm quá khích. Dĩ nhiên là các cuộc chiến tranh giữa các tôn giáo vẫn luôn có trong lịch sử xưa nay. Ngay cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải xin lỗi. Bà hoàng Caterina de Medici đâu có phải là một vị thánh đâu? Và rồi cuộc chiến Ba Mươi năm, rồi Đêm của thánh Bartolomeo… nữa? Ngay cả chúng ta, chúng ta cũng phải xin lỗi vì những kẻ cực đoan thái quá trong những cuộc chiến tôn giáo. Người hồi giáo họ cũng có những giá trị và có thể đối thoại với họ được. Ngày hôm nay, tôi đã đến một  đền thờ hồi giáo, tôi đã cầu nguyện tại đó, rồi Imam hồi giáo đã muốn cùng đi với tôi một vòng quanh sân vận động nhỏ, nơi có bao nhiêu người khác không có chỗ vào, phải đứng bên ngoài…Trên xe chở tôi, có ĐGH và Imam. Cũng như ở khắp mọi nơi, có những người mang nhiều giá trị tôn giáo, có những người không mang giá trị nào… Nhưng mà có biết bao nhiêu chiến tranh, không chỉ có những chiến tranh tôn giáo mà thôi… người ky tô chúng ta cũng đã từng gây ra nhiều chiến tranh Vụ cướp phá Roma đâu có phải do người hồi giáo gây ra đâu. Họ cũng có các giá trị, nhiều giá trị.

Đến lượt Marta Calderon, thuộc hãng thông tấn Catholic News Agency, cô hỏi:

Kính thưa ĐTC, chúng con biết ngài sẽ viếng thăm Mêhicô. Chúng con muốn, nếu có thể, biết thêm nhiều hơn về chuyến viếng thăm này và vẫn trong chiều hướng viếng thăm những quốc gia có nhiều vấn đề, ĐTC có nghĩ đến chuyện thăm dân nước Colombia hay là trong tương lai, thăm cả các nước như Perù hay  không?

ĐÁP: Quý vị biết đó, vào tuổi tôi, đi nhiều quá không tốt… Nếu ở đó không có Đức Mẹ, thì tôi sẽ chẳng đến thành phố Mêhicô đâu, vì tiêu chuẩn các cuộc viếng thăm là đi thăm ba hay bốn thành phố chưa bao giờ được các Giáo Hoàng viếng thăm. Nhưng tôi sẽ đi Mêhicô vì Đức Mẹ. Rồi tôi sẽ đi Chiapas, ở miền Nam giáp giới với Guatemala, rồi sang Morella, và gần như là chắc chắn trên đường về Roma, tôi sẽ ghé lại một ngày, hay là ít hơn một chút, ở Ciudad Juarez. Còn về việc viếng thăm các nước Mỹ la tinh khác thì vào năm 2017, tôi đã được mời đến Aparecida, Đức Mẹ Apảecida bổn mạng của các nước Mỹ châu nói tiếng Bồ Đào Nha. Quý vị biết là Mỹ châu la tinh có hai vị bổn mạng mà! Từ đó có thể nghĩ đến chuyện viếng thăm một nước khác, sau khi dâng lễ tại Aparecida… Nhưng hiện thời thì chưa có chương trình nào…

Câu hỏi kế tiếp là của Mark Masai, thuộc đài National Media của Kenya.

Anh hỏi: Trước hết, xin cám ơn ĐTC đã viếng thăm Kenya và Phi châu. Chúng con vẫn chờ đợi ĐTC đến Kenya lần nữa, không phải để làm việc mục vụ mà để nghỉ ngơi. Chuyến viếng thăm vừa rồi của ĐTC là chuyến đầu tiên và mọi người đều đã lo lắng nhiều về vấn đề an ninh. ĐTC sẽ nói gì với thế giới luôn đinh ninh rằng Phi Châu là vùng đất chỉ có chiến tranh và đầy dẫy hủy hoại mà thôi?

ĐÁP: Tôi không hiểu rõ lắm chiều hướng của câu hỏi này…. Phi châu là nạn nhân. Phi châu đã và luôn luôn bị các cường quốc khác bóc lột. Từ Phi châu, bao nhiêu người đã bị bắt và đem bán sang Mỹ châu làm nô lệ. Có bao nhiêu cường quốc chỉ biết tìm cách chiếm đoạt những tài nguyện lớn lao của Phi châu, tôi không rõ lắm, nhưng có lẽ Phi châu là lục địa giàu nhất đấy… Họ không nghĩ đến chuyện giúp đỡ lục địa này lớn mạnh, phát triển, kiến tạo công ăn việc làm cho người dân nơi đây… Họ chỉ muốn bóc lột… Phi châu là một lãnh thổ tử đạo, tử đạo vì bị bóc lột suốt dòng lịch sử. Những kẻ cho rằng tất cả các thiên tai và chiến tranh đều đến từ Phi châu đã không hiểu rõ là một số hình thức mệnh danh là phát triển có thể gây hại cho toàn nhân loại chừng nào. Vì thế, tôi rất yêu quý Phi châu bởi lẽ Phi châu đã là một nạn nhân của các cường quốc khác.

Đến đây, cha Lombardi nói rằng buổi nói chuyện đã kéo dài một tiếng đồng hồ và chấm dứt các câu hỏi. Trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn, các ký giả muốn tặng ĐTC một cuốn sách mà tuần báo Paris Match của Pháp ấn hành và tặng cho các vị nguyên thủ quốc gia hiện diện trong hội nghị COP 21 về thay đổi thời tiết đang nhóm tại Paris. Cuốn sách gồm 1.500 hình ảnh về các vấn đề môi sinh do các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và tài tử thực hiện, cũng được tặng cho ĐTC. Sau đó, cha Lombardi đã cám ơn ĐTC mặc dù mệt mỏi sau chuyến viếng thăm, vẫn dành thời giờ cho các ký giả phỏng vấn. Mọi người xin chúc ĐTC an vui trở lại Roma và tiếp tục hoạt động bình thường. ĐTC Phanxicô cười và cám ơn các ký giả cùng công việc của họ. Ngài nói: Cám ơn quý vị về công việc của quý vị. Bây giờ là lúc dọn bữa trưa, nhưng người ta nói là hôm nay quý vị sẽ phải nhịn đói vì phải làm việc trên cuộc phỏng vấn này. Cám ơn quý vị nhiều vì công việc của quý vị và vì những câu hỏi, về sự quan tâm của quý vị. Chỉ có một điều tôi muốn nói nói rõ là tôi trả lời theo những gì tôi biết, còn những gì tôi không biết thì tôi không nói tới. Tôi không bày đặt gì cả. Xin cám ơn mọi người.

Linh Tiến Khải – Mai Anh

Nội dung bài phỏng vấn ĐTC trên chuyến bay từ Philadelphia về Roma

Nội dung bài phỏng vấn ĐTC trên chuyến bay từ Philadelphia về Roma

ĐTC trả lời cuộc phỏng vấn của các nhà báo quốc tế trên chuyến bay từ Philadelphia về Roma

Nội dung bài phỏng vấn ĐTC Phanxicô trên chuyến bay tử Philadelphia về Roma

Cũng như trong mọi chuyến công du khác, trên chuyến bay từ Philadelphia về Roma chiều ngày 27 tháng 9 vừa qua ĐTC Phanxicô đã dành cho các nhà báo quốc tế một bài phỏng vấn dài về nhiều vấn đề khác nhau liên quan tới chuyến viếng thăm mục vụ cũng như tình hình thế giới và các vấn đề của Giáo Hội.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị nội dung bài phỏng vấn này. Cha Federico Lombardi Giám đốc Phòng Báo Chí Toà Thánh, đã ngỏ lời chào ĐTC như sau: “Thưa ĐTC, xin chào mừng ĐTC đến giữa chúng con và dành thời giờ cho chúng con sau chuyến viếng thăm rất mệt nhọc đòi hỏi nhiều dấn thân. Chúng con xin bắt đầu ngay với các câu hỏi. Người đầu tiên là một chị ở đây đã viết một bài về ĐTC trên báo Times nên chị đã được chuẩn bị rất kỹ về chuyến công du của ĐTC. Chị sẽ hỏi bằng tiếng Anh và anh Matteo sẽ dịch ra tiếng Ý cho ĐTC. “

ĐTC chào các nhà báo và nói: “Xin cám ơn anh chị em rất nhiều vì công việc của anh chị em. Anh chị em phải chạy từ chỗ này tới chỗ nọ. Còn tôi thì ngồi ở trong xe… Xin cám ơn  anh chị em nhiều lắm.

Xin cám ơn ĐTC rất nhiều., Con là Elisabetta Dias của báo Time Magazine, Chúng con rất tò mò muốn biết: đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của ĐTC tại Hoa Kỳ. Cái gì tại Hoa Kỳ đã khiến cho ĐTC ngạc nhiên nhất, và có cái gì khác với các chờ mong của ĐTC hay không?

Đáp: Vâng, đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của tôi: tôi chưa bao giờ đến Hoa Kỳ. Điều khiến tôi ngạc nhiên đó là sự nồng ấm của dân chúng, họ thật là dễ thương: đây là một điều đẹp và cũng khác nữa. Tại Washington có một sự tiếp đón nồng nhiệt nhưng hơi hình thức một chút; tại New York thì một chút qúa mức, và tại Philadelphia thì rất rõ ràng. Ba cách thức khác nhau, nhưng cùng một sự tiếp đón. Tôi rất bị đánh động bởi lòng tốt, sự tiếp đón, và trong các lễ nghi tôn giáo bởi lòng đạo đức và sùng đạo. Người ta thấy là dân chúng cầu nguyện, và điều này đã đánh động tôi rất nhiều, nhiều lắm. Thật là đẹp!

ĐTC có nhận thấy một thách đố từ phía Hoà Kỳ mà ĐTC đã không chờ đợi không? Có vài khiêu khích nào không?

Đáp: Không. Cám ơn Chúa, không. Không. Không. Mọi sự đểu tốt đẹp. Không có khiêu khích nào. Mọi người đều rất có giáo dục, không có lời nguyền rủa nào, không có điều gì xấu xa. Không, Không. Nhưng chúng ta phải tiếp tục làm việc với dân tộc có đức tin này, như họ đã làm việc cho tới nay, đúng không? Bằng cách đồng hành với dân tộc trong tươi vui và trong những lúc khó khăn, khi không có việc làm, khi bị ốm đau… Thách đố của Giáo Hội – bây giờ thì tôi hiểu đúng – thách đố của Giáo Hội ngày nay là sống như Giáo Hội vẫn luôn luôn sống: gần gũi dân chúng, gần gũi nhân dân Hoa Kỳ. Chứ không phải một Giáo Hội cách biệt dân chúng. Không. Gần gũi, gần gũi. Và đây là một thách đố mà Giáo Hội Hoa Kỳ đã hiểu rõ, đã hiểu rõ và muốn làm.

Cha Lombardi giới thiệu nhà báo thứ hai là anh David O’Reilly của báo “Philadelphia Inquirer” là một trong các nhật báo lớn của Philadelphia. Anh hỏi

– Thưa ĐTC, Philadelphia như ĐTC biết – đã trải qua một giai đoạn xấu với các vụ lạm dụng tính dục: nó còn là một vết thương mở. Con biết có nhiều người tại Philadelphia ngạc nhiên vì trong bài nói chuyện với các Giám Mục tại Washington ĐTC đã cống hiến cho các vị sự an ủi và củng cố. Con tin rằng tại Philadelphia người ta muốn hỏi: “Tại sao ĐTC lại đã cảm thấy cần phải củng cố và an ủi các Giám Mục như vậy?

 Đáp: Tại Washington tôi đã nói chuyện với tất cả các Giám Mục Hoa Kỳ. Đã có tất cả các Giám Mục toàn nước. Tôi đã cảm thấy cần bầy tỏ sự cảm thương, bởi vì đã xảy ra một điều hết sức xấu xa, và biết bao Giám Mục đã đau khổ, bởi vì các vị đã không biết điều này, và khi chuyện bùng nổ ra, các vị đã rất là đau khổ: là các người của Giáo Hội, của cầu nguyện và chủ chăn đích thực.. Và tôi đã nói bằng cách trích sách Khải Huyền rằng tôi biết các vị “đang đến từ một nỗi khổ tâm lớn lao”. Nhưng không phải chỉ là nỗi khổ đau tình cảm: đó là điều hôm nay tôi đã nói với các người đã bị lạm dụng. Nó đã là .. tôi không nói là “một việc chối đạo”, nhưng hầu như là một việc phạm thánh! Khi… nhưng chúng ta biết là các lạm dụng tính dục xảy ra khắp nơi: trong môi trường gia đình, trong môi trường hàng xóm, trong các trường học, trong các nơi tập thể thao thể dục, khắp nơi… Nhưng khi một linh mục phạm một lạm dụng như thế, thì là điều rất nặng, bởi vì ơn gọi linh mục là làm cho đứa bé trai bé gái đó lớn lên, hướng về Thiên  Chúa, hướng tới sự trưởng thành tình cảm, hướng tới sự thiện. Thay vì làm điều đó, thì vị linh mục lại đè bẹp nó, lại làm điều dữ. Chính vì vậy mà nó như là một sự phạm thánh. Và vị linh mục đó đã phản bội ơn gọi của mình, phản bội tiếng gọi của Chúa. Vì thế Giáo Hội mạnh tay trong lúc này: không được bao che, cả những người bao che cũng có lỗi trong các chuyện này. Cả vài Giám Mục đã che dấu điều này cũng có lỗi! Đây là một điều vô cùng xấu xa. Và các lời an ủi không phải để nói rằng: “Thôi, cư yên trí, không là gì đâu!”: không, không, không! Đã là điều đó, nhưng thật là một điều xấu xa biết bao nhiêu, và tôi tưởng tượng được  anh em đã khóc biết chừng nào”: các lời nói của tôi đã ở trong nghĩa đó. Và hôm nay tôi đã nói rất mạnh.

Câu hỏi tiếp theo là của chị Maria Antonietta Collins

– Thưa ĐTC, ĐTC đã nói tới sự tha thứ, rằng Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta và chúng ta thường là những người xin tha thứ. Con muốn hỏi ĐTC khi trông thấy ĐTC ở trong đại chủng viện, có rất nhiều linh mục đã phạm tội lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên và đã không xin lỗi các nạn nhân của mình. ĐTC có tha thứ cho các vị ấy không? Và ĐTC hiểu, từ phiá bên kia, các nạn nhân và gia đình họ không tha thứ được hay không muốn tha thứ thì sao?

Đáp: Nếu một người đã hành động xấu, ý thức được điều mình đã làm và không xin lỗi, thì tôi xin Thiên Chúa giữ người đó trong sổ. Tôi tha thứ, nhưng người đó không nhận được sự tha thứ, họ bị đóng kín với ơn tha thứ rồi. Trao ban tha thứ là một chuyện, nhưng nhận được ơn tha thứ lại là chuyện khác. Và nếu vị linh mục đó đóng kín với ơn tha thứ, thì không nhận được sự tha thứ, bởi vì đã dùng khóa đóng cửa từ bên trong, và điều còn lại chỉ là cầu nguyện để Chúa mở cánh cửa đó ra. Cần phải sẵn sàng tha thứ, nhưng không phải tất cả mọi người đều nhận được nó, biết nhận nó, hay sẵn sàng nhận nó. Thật là nặng nề điều tôi đang nói.  Và điều này giải thích tại sao có người kết thúc cuộc sống mình một cách nặng nề, xấu xa, không nhận được một sự vuốt ve của Thiên  Chúa. Câu hỏi thứ hai đã là?

Đó là ĐTC có hiểu các nạn nhân và gia đình họ không thể tha thứ hay không muốn tha thứ cho tội lạm dụng đó hay không?

Đáp: Có, tôi hiểu họ, tôi cầu nguyện cho họ, và tôi không xét đoán họ. Tôi không xét đoán họ, tôi cầu nguyện cho họ. Có một lần trong các buổi họp này tôi đã gặp nhiều người khác nhau và có một bà đã hỏi tôi: “Khi mẹ chồng con, không đó đã bà…,  khi mẹ con biết là họ đã lạm dụng tính dục con, bà đã nguyền rủa Thiên Chúa, bà đã mất đức tin và đã chết như người vô thần”. Tôi hiểu người đàn bà ấy. Tôi hiểu bà ta. Và Thiên  Chúa còn tốt hơn tôi hiểu bà ấy. Tôi chắc chắn như vậy. Thiên  Chúa đã chấp nhận bà ấy. Bời vì cái đã bị rờ tới, cái đã bị tàn phá đã là chính thịt xác của bà, thịt xác của con gái bà. Tôi hiểu bà ấy. Tôi không xét đoán người nào đó không thể tha thứ. Tôi cầu nguyện và xin Thiên  Chúa, bởi vì Thiên Chúa là một người vô địch trong việc tìm một con đường hưóng tới giải pháp – tôi xin Ngài sửa nó. Xin lỗi tôi đang nói tiếng Tây Ban Nha…

Anh Andres Beltramo của hãng tin Notimex hỏi:

– Thưa ĐTC, tất cả chúng con đã nghe ĐTC nói nhiều về tiến trình hoà bình tại Colombia, giữa lực lượng FARC và chính quyền. Giờ đây đã có một thoả hiệp lịch sử. ĐTC có cảm thấy mình có một chút phần trong thỏa hiệp này không? Và ĐTC đã nói là sẽ đi Colombia, khi có được một thoả hiệp: bây giờ có nhiều người dân Colombia đang chờ đợi ĐTC… Và con có một câu hỏi nhỏ nữa: ĐTC cảm thấy gì sau một chuyến viếng thăm dầy đặc như vậy và giờ đây máy bay ra đi?

Đáp: Xin trả lời câu hỏi thứ nhất: khi tôi nhận được tin hồi tháng 3 là thỏa hiệp sẽ được ký kết, tôi đã thưa với Chúa: “Chúa ơi, xin cho chúng con tới tháng 3, và cho họ tới với ý hướng tốt đẹp này”, bởi vì còn thiếu các điều nhỏ nhặt, nhưng mà có ý chí. Từ cả hai phía. Có ý chí. Kể cả từ phía nhóm nhỏ có ý chí: cả ba lực lượng đều đồng ý. Chúng ta phải tới tháng ba, tới thoả hiệp vĩnh viễn. Đó đã là đích điểm của công lý quốc tế – như anh biết – Tôi đã vô cùng hài lòng. Và tôi đã cảm thấy mình là thành phần, trong nghĩa tôi đã luôn luôn muốn điều này, và tôi đã nói chuyện với tổng thống Santos về vấn đề này, và Tòa Thánh – chứ không phải chỉ có mình tôi – Toà Thánh rất cởi mở và trợ giúp như Toà Thánh có thể.

Câu hỏi thứ hai, nhưng điều này hơi cá nhân một chút, nhưng tôi phải thành thật. Khi máy bay rời phi trường sau chuyến viếng thăm của tôi, nhiều cái nhìn của biết bao người đến với tôi và tôi muốn cầu nguyện cho họ và thưa với Chúa: Con đã đến đây để làm một cái gì đó, đề làm điều lành. Có lẽ con đã làm điều dữ, xin tha lỗi cho con. Nhưng xin Chúa giữ gìn tất cả dân chúng đã nhìn con, dã nghĩ những điều con đã nói, đã nghe cả những lời chỉ trích con, tất cả mọi người… Tôi cảm nhận được điều đó . Tôi không biết. Nó đến như vậy. Nhưng xin lỗi nó hơi cá nhân một chút. Điều này không thể nói trên báo…

Tiếp đến là anh Thomas Jansen của hãng tin công giáo Đức

– Thưa ĐTC, con muốn hỏi một điều liên quan tới cuộc khủng hoảng di cư vào Âu châu: nhiều nước đang xây dựng các hàng rào ngăn cách mới với kẽm gai. ĐTC nói gì về tiến triển này?

Đáp: Anh đã dùng từ “cuộc khủng hoảng”. Nó trở thành một tình trạng khủng hoảng sau một tiến trình dài. Điều này đã bùng nổ từ nhiều năm nay rồi, bởi vì các chiến cuộc khiến cho dân chúng phải ra đi, phải trốn chạy, là các cuộc chiến đã kéo dài nhiều năm trời. Đói: cái đói đã là cái đói từ nhiều năm rồi… Nhưng khi tôi nghĩ tới Phi Châu – điều này hơi đơn sơ quá, nhưng tôi xin nói như thí dụ – tôi nghĩ Phi châu là lục địa bị khai thác bóc lột. Và giờ đây thay vì khai thác một lục địa hay một quốc gia hoặc một vùng đất, thì đầu tư để người dân có công ăn việc làm hầu tránh được cuộc khủng hoảng này. Đúng thế, có một cuộc khủng hoảng người tỵ nạn, như tôi đã nói tại Quốc Hội Mỹ, chưa từng thấy kể từ Đệ Nhị Thế Chiến tới nay. Nó là cuộc khủng hoảng lớn nhất. Liên quan tới các hàng rào, anh biết các bức tường kết thúc như thế nào. Mọi bức tường, mọi bức tường đều sụp đổ, hôm nay, ngày mai, trong 100 năm nữa. Nhưng chúng sẽ sụp đổ. Đó không phải là một giải pháp. Bức tường không phải là một giải pháp. Trong lúc này đây Âu châu gặp khó khăn: đúng thật như thế. Chúng ta phải thông minh, bởi vì có cả làn sóng di cư tràn tới và không dễ tìm ta các giái pháp. Nhưng với sự đối thoại giữa các quốc gia, cần phải tỉm ra giải pháp. Các bức tường không bao giờ là các giải pháp. Trái lại, các cây cầu thì luôn luôn là giải pháp. Luôn luôn. Tôi không biết, điều mà tôi nghĩ về các bức tường, các hàng rào … chúng kéo dài ít lâu, không lâu, nhưng chúng không phải là một giải pháp. Vấn đề còn đó, còn đó với nhiều thù hận hơn. Đó là điều tôi nghĩ.

Anh Jean Marie Guénois, phóng viên của nhật báo Le Figaro, đại diện cho nhóm nhà báo nói tiếng Pháp hỏi ĐTC

Thưa ĐTC, chắc chắn là ĐTC không thể nói trước các cuộc thảo luận của các nghị Phụ tham dự Thượng Hộị Đồng Giám Mục Thế Giới về gia đình khai mạc vào đầu tháng 10 tới này. Nhưng chúng con muốn biết, trước khi Thượng Hội Đồng nhóm họp, trong con tim mục tử của mình, ĐTC có thực sự muốn có một giải pháp cho các tín hữu đã ly dị tái hôn hay không? Chúng con cũng muốn biết Tự Sắc liên quan tới việc hủy bỏ hôn nhân được dễ dàng hơn có khép lại việc thảo luận này hay không. Và sau cùng ĐTC trả lời những người sợ rằng với việc cải cách này, có việc tạo thực thụ ra một cái gọi là “ly dị công giáo” hay không?

Đáp: Tôi xin bắt đầu với câu hỏi cuối cùng. Trong việc cải tổ các vụ án hôn phối và của mô thức, tôi đã đóng cửa con đường hành chánh, qua đó việc ly dị có thể bước vào. Và có thể nói rằng những người nghĩ tới ly dị công giáo sai lầm, bởi vì tài liệu cuối cùng này đã đóng cửa cho việc ly dị đã có thể vào – nó đã dễ hơn – đối với con đường hành chánh. Sẽ luôn luôn có con đường phán xử. Liên quan tới tài liệu, tôi không nhớ nó có phải là tàì liệu thứ ba hay không. Nếu tôi sai thì xin anh sửa …

– Vâng thưa ĐTC, câu hỏi liên quan tới ý niệm “ly dị công giáo” và Tự Sắc có đóng cửa đối với việc thảo luận trong Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới về gia đình hay không?

Đáp: Đây là điều đa số các nghị Phụ đã yêu cầu trong Thượng Hội Đồng Giám Mục hồi năm ngoái: đó là làm cho các vụ án được nhẹ nhàng hơn, mau chóng hơn, bởi vì có các vụ xét xử đã kéo dài cả 10-15 năm trời. Một phán quyết, rồi lại một phán quyết khác, sau đó còn có khiếu nại, và khiếu nại, rồi có một khiếu nại khác nữa, và không bao giờ chấm dứt… Hai phán quyết khi nó có giá trị và không có khiếu nại, đã do ĐGH Lambertini Biển Đúc XVI đưa ra, bởi vì tại miền Trung Âu châu – tôi không nói tên nước – đã có vài lạm dụng, và để ngăn chặn các lạm dụng này, ĐGH Biển Đức XV đã đưa ra luật ấy.  Nhưng đó không là điểu nòng cốt đối với vụ án. Các vụ án thay đổi, luật thay đổi và trở nên tốt hơn: người ta luôn luôn cải tiến tốt hơn. Trong lúc này thì cần cấp thiết làm việc ấy. Thế rồi ĐGH Pio X cũng đã khiến cho nó trở thành nhẹ nhàng hơn, và ngài đã muốn làm cái gì đó, nhưng đã không có thời giờ và khả năng thực hiện.

Các Nghị Phụ đã yêu cầu điều khiến cho các vụ án huỷ bỏ hôn nhân không thành sự được nhẹ nhàng mau chóng hơn. Và tôi dừng trên điều này. Tài liệu này, Tự Sắc này khiến cho các vụ án trong thời gian được dễ dàng hơn, nhưng nó không phải là một cuộc ly dị, bởi vì hôn nhân không thể lìa tan, khi nó là bí tích, và điều này Giáo Hội không thể thay đổi. Nó là một tín lý. Nó là một bí tích bất khả đoạn tiêu. Tiến trình luật pháp là để chứng minh rằng cái xem ra là bí tích ấy đã không phải là một bí tích: chẳng hạn vì thiếu tự do, hay thiếu trưởng thành hoặc vì tâm bệnh … có biết bao nhiêu lý do khiến cho việc nghiên cứu điều tra đi tới chỗ nói rằng: “Không, đã không có bí tích tích, chẳng hạn, bởi vì người đó đã không tự do. Xin đơn cử một thí dụ, bây giờ thì không như vậy nữa, nhưng trong một vài lãnh vực của xã hội thường xảy ra – ít nhất là tại Buenos Aires đã xảy ra – có các cuộc hôn nhân khi thiếu nữ có thai. “Quý vị phải lấy nhau”. Tại Buenos Aires, tôi đã khuyên các linh mục của tôi – rất mạnh mẽ hầu như tôi cấm các vị làm đám cưới trong các điều kiện này. Chúng tôi gọi các đám cưới đó là “các hôn nhân vội vã”, để che lấp, để cứu vãn mọi vẻ bề ngoài. Và đứa trẻ sinh ra và có vài hôn nhân xuôi chảy, nhưng không có sự tự do. Rồi nếu nó không xuôi chảy, họ chia tay… và “tôi đã bị bó buộc làm đám cưới, bởi vì tôi phải che đậy cho tình trạng này”: và đây là một trường hợp của việc hủy bỏ hôn nhân không thành. Có biết bao nhiêu lý do để huỷ bỏ hôn nhân – anh chị em có thể tìm hiểu trong Internet, có tất cả các lý do trong đó. Thế rồi có vấn đề của các hôn nhân thứ hai, của nhũng ngưòi đã ly dị nhưng lại tái lập gia đình. Anh chị em có Tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục, điều mà người ta thảo luận, theo tôi nó hơi quá đơn sơ một chút, khi nói rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục … rằng giải pháp cho các người này là họ có thể rước lễ. Đây không phải là giải pháp,  không phải là giải pháp duy nhất. Không. Điều mà Tài Liệu Làm Việc của THĐGM đề nghị thì nhiều biết bao! Nhưng cả vấn đề hôn nhân của các người đã ly dị  cũng không phải là vấn đề duy nhất. Trong Tài Liệu Làm Việc có biết bao vấn đề khác nữa. Chẳng hạn người trẻ không lấy nhau, không muốn lấy nhau. Đó là một vấn đề mục vụ đối với Giáo Hội. Có vấn đề khác là sự trưởng thành tình cảm cho hôn nhân. Có một vấn đề khác là đức tin. Tôi có tin rằng điều này là “cho luôn mãi” không?. “Vâng, vâng, vâng, tôi tin điều đó.” Nhưng tôi có tin vào điều đó không? Việc chuẩn bị hôn nhân – tôi, tôi đã nghĩ tới điều này biết bao nhiêu lần: để trở thành linh mục có việc chuẩn bị 8 năm; thế rồi nó không là điều vĩnh viễn, vì Giáo Hội có thể lấy đi tình trạng linh mục của tôi. Đối với những người lập gia đình, cho suốt cuộc đời, người ta làm bốn buổi dậy, bốn lần…? Có điều gì đó không ổn. Điều ấy Thượng Hội Đồng Giám Mục phải suy nghĩ chín chắn chuẩn bị hôn nhân như thế nào: nó là một trong những điều khó khăn nhất. Và có biết bao nhiêu vấn đề… Nhưng tất cả chúng được liệt kê trong Tài Liệu Làm Việc. Nhưng tôi thích câu anh hỏi liên quan tới “ly dị công giáo”: không, không có ly dị công giáo đâu. Hoặc nó đã không phải là hôn nhân – và điều này là tiêu hôn, hôn nhân đã không hiện hữu – mà nếu nó đã hiện hữu, thì nó không thể tan lià. Điều đó rõ ràng nhé. Xin cám ơn anh.

Tới lượt anh Terry Moran của đài ABD News, một trong các mạng lưới thông tin lớn nhất Hoa Kỳ. Anh hỏi:

Thưa ĐTC, ĐTC đã viếng thăm các Tiểu Muội người nghèo, và người ta nói với chúng con rằng ĐTC đã bầy tỏ sự ủng hộ của ĐTC đối với các chị, cả trên bình diện tư pháp nữa. Thưa ĐTC, ĐTC ủng hộ cả những người – bao gồm cả các nhân viên chính quyền – vì   lương tâm tốt lành của họ, vì lương tâm cá nhân của họ, họ nói rằng họ không tuân giữ các luật lệ xác định hay chu toàn các bổn phận của nhân viên chính phủ, chẳng hạn như ký giấy cho phép hôn nhân của các cặp đồng phái? ĐTC có ủng hộ các đòi hỏi này của quyền tự do tôn giáo không?

Đáp: Tôi không thể có trong trí tất cả các trường hợp có thể có liên quan tới sự phản kháng của lương tâm. Nhưng có, tôi có thể nói rằng sự phản kháng của lương tâm là một quyền, và nó nằm trong mọi quyền con người. Nó là một quyền, và nếu một người không cho phép thực thi việc phản kháng của lương tâm, là khước từ một quyền. Trong mọi cơ cấu tư pháp phải có quyền phản kháng của lương tâm, bởi vì nó là một quyền, một quyền con người. Ngược lại là chúng ta đi tới chỗ lựa lọc các quyền: đây là một quyền có phẩm chất, đây là một quyền không có phẩm chất, điều này…  Nó là một quyền con người. Đối với tôi xem ra luôn luôn – điều này chống lại tôi nhé – luôn luôn đã khiến tôi xúc động khi tôi còn bé – tôi đã đọc nó nhiều lần, khi tôi đọc tác phẩm “Bài ca của Roland”, khi tất cả mọi người hồi giáo xếp hàng, và trước họ có cây cột Rửa Tội, giếng Rửa Tội hay là thanh gươm, và họ phải lựa chọn. Họ dã không có quyền phản kháng lương tâm… Không, đây là một quyền, và chúng ta, nếu chúng ta muốn xây dựng hòa bình, thì phải tôn trọng tất cả mọi quyền con người!

Điều này bao gồm cả các nhân viên chính quyền có phải không ạ?

Nó là một nhân quyền. Nếu nhân viên chính quyền là một bản vị con người, thì họ có quyền đó. Nó là một nhân quyền mà.

Bây giờ tới lượt anh Stefano Maria Paci, thuộc nhóm tiếng Ý của đài Sky News

Thưa ĐTC, tại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ĐTC đã dùng các lời lẽ rất mạnh mẽ tố cáo sự thinh lặng của thế giới truớc cuộc bách hại các kitô hữu bị mất nhà cửa, bị đuổi đi, mất tài sản, bị bắt làm nô lệ và bị sát hại cách tàn bạo. Giờ đây tổng thống Hollande đã loan báo Pháp bắt đầu bỏ bom các căn cứ của Nhà nước Hồi ISIS bên Siria. ĐTC nghĩ gì về hành động quân sự này ? Thế rồi con cũng có một tò mò nữa : ông thị trưởng Marino của thành phố Roma, thành phố của Năm Thánh, đã tuyên bố rằng ông đến tham dự Cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình, Thánh Lễ, vì đã được ĐTC mời. Xin ĐTC cho biết câu chuyện ra sao ?

 

Đáp : Tôi xin bắt đầu với câu hỏi cuối : Tôi đã không mời ông thị trưởng Marino. Rõ chưa ? Tôi đã không làm điều đó, và tôi đã hỏi những người tổ chức, họ cũng đã không mời ông ấy. Ông ta đã tới và tuyên xưng mình là công giáo, và đã tới một cách tự phát. Đã là như vậy. Nhưng mà rõ ràng rồi chứ ?

 

Còn câu hỏi kia, à nó liên quan tới việc bỏ bom. Đúng thật là tôi đã nhận được tin này hôm kia và tôi đã không đọc. Thật sự là tôi không biết rõ tình hình sẽ ra sao. Tôi đã nghe nói là Nga đã ở trong một vị thế, Hoa Kỳ thì chưa rõ ràng… tôi không biết phải nói với anh cái gì, thật vậy, bởi vì tôi đã không hiểu rõ câu chuyện. Nhưng khi tôi nghe từ « bỏ bom », chết, máu… mà, tôi xin lập lại điều tôi đã nói trước Quốc Hội Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc : xin tránh các điều đó, nhưng… tôi không biết, tôi không phán đoán tình hình chính trị, bởi vì tôi không hiểu biết.

 

Cha Lombardi nói : Bây giờ tới phiên chị Miriam Schmidt của Hãng thông tấn Đức. Chị hỏi :

 

Thưa ĐTC, con muốn hỏi một câu về các tương quan của Toà Thánh với Trung Quốc và về tình hình tại nước này khá khó khăn đối với Giáo Hội Công Giáo. ĐTC nghĩ gì về điều này ?

 

Đáp : Trung Quốc là một quốc gia lớn đem lại cho thế giới một nền văn hóa lớn và biết bao điều tốt đẹp. Tôi đã nói một lần trên máy bay, khi từ Đại Hàn về rằng tôi thích đi Trung Quốc : tôi yêu mến nhân dân Trung Quốc, tôi cầu chúc có thể có các khả thể liên lạc tốt… Các liên lạc tốt ! Chúng tôi đã đếm các khả thể liên lạc đó, chúng tôi đã nói về chúng… Tiến tới. Nhưng đối với tôi có một quốc gia bạn như Trung  Quốc là nước có biết bao văn hóa và biết bao khả thể làm tốt, sẽ là  một niềm vui.

 

Tiếp theo là anh Sagrario Ruiz de Apodaca Anh hỏi :

 

Thưa ĐTC, lần đầu tiên ĐTC viếng thăm Hoa Kỳ, ĐTC đã nói trước Quốc Hội, đã nói trước Hội Đồng Liên Hiệp  Quốc, đã có các buổi tắm đám đông… ĐTC có cảm thấy mạnh mẽ hơn không ? Và con cũng muốn hỏi ĐTC, bởi vì chúng con đã nghe ĐTC nói tới việc minh nhiên vai trò của các nữ tu và của chị em phụ nữ trong Giáo Hội Mỹ : chúng ta sẽ có bao giờ trông thấy phụ nữ linh mục trong Giáo Hội Công Giáo không, như vài nhóm tại Hoa kỳ yêu cầu và như xảy ra trong các Giáo Hội Kitô khác ?

 

Đáp : Vâng. Các nữ tu Hoa Kỳ đã làm các điều kỳ diệu trong lãnh vực giáo dục, trong lãnh vực sức khỏe. Nhân dân Hoa Kỳ yêu mến các nữ tu : tôi không biết họ yêu mến các linh mục cỡ nào, nhưng họ yêu mến các nữ tu, họ yêu mến các chị biết bao. Và các nữ tu rất giỏi, các chị là các phụ nữ giỏi, giỏi, giỏi.  Mỗi chị theo dòng của mình, theo các luật lệ của dòng, có các khác biệt, nhưng các chị giỏi, và vì thế tôi đã cảm thấy bó buộc phải cám ơn các nữ tu về những gì các chị đã làm. Trong các ngày này có một nhân vật quan trọng tại Hoa Kỳ đã nói với tôi rằng : « Những gì mà tôi có về văn hóa trưóc hết chính là nhờ các nữ tu. » Các nữ tu có các trường trong mọi khu phố, giầu, nghèo, các chị làm việc với người nghèo và trong các nhà thương… Còn câu hỏi thứ hai ?

 

ĐTC có cảm thấy mạnh mẽ hơn sau khi ở Hoa Kỳ, với chương trình dầy đặc và sau khi đã có sự thành công này… ?

 

Đáp : Tôi không biết là mình có thành công hay không. Nhưng tôi sợ chính mình, bởi vì nếu tôi sợ chính tôi, tôi luôn luôn cảm thấy – tôi không biết – mình yếu đuối, trong nghĩa không có quyền bính, quyền bính cũng mau qua : hôm nay có, ngày mai không có … Thật quan trọng nếu với quyền bính bạn có thể làm tốt. Và Chúa Giêsu đã định nghĩa quyền bính : quyền bính thực sự là phục vụ, làm các việc phục vụ, làm các việc khiêm tốn nhất. Tôi phải tiếp tục tiến tới trên con đường phục vụ, bởi vì tôi cảm thấy rằng tôi không làm tất cả những điều tôi phải làm. Đó là ý nghĩa mà tôi có về quyền bính.

 

Thứ ba : vấn đề các phụ nữ làm linh mục : điều đó không thể làm được. Thánh Gioan Phaolô II trong các thời gian thảo luận, sau khi đã suy nghĩ lâu dài, đã nói rõ ràng là không, không phải bởi vì các phụ nữ không có khả năng. Nhưng hãy nhìn vào Giáo Hội thì thấy  phụ nữ quan trọng hơn nam giới, bởi vì Giáo Hội là phụ nữ. « La » Chiesa chứ không phải « Il » Chiesa : Giáo Hội là hiền thê của Chúa Kitô, và Đức Mẹ quan trọng hơn các Giáo Hoàng, hơn các giám mục, hơn các linh mục. Đó là một điều mà tôi phải thừa nhận : chúng ta hơi chậm trễ trong việc soạn thảo một nền thần học về phụ nữ. Chúng ta phải tiến tới nền thần học này. Điều đó thì có, nó thật như vậy.

 

Câu hỏi sau cùng của chị Matilde Imberti, phóng viên Radio France. Chị là người cuối cùng trong danh sách các nhà báo quốc tế xin phỏng vấn ĐTC. Chị hỏi.

 

– Thưa ĐTC, tại Hoa Kỳ ĐTC đã trở thành một ngôi sao. Giáo Hoàng là một ngôi sao  có tốt cho Giáo Hội không ạ ?

 

Đáp : Giáo Hoàng phải… Chị có biết tước hiệu mà các Giáo Hoàng đã và phải sử dụng  không ? « Tôi tớ các tôi tớ của Thiên Chúa ». Nó hơi khác với ngôi sao một chút. Các vì sao đẹp để ngằm nhìn, tôi thích nhìn các vì sao khi trời mùa hè thanh quang… Nhưng Giáo Hoàng phải là phải là « tôi tớ các tôi tớ của Thiên Chúa. » Đúng, trong các phương tiện truyền thông người ta dùng kiểu nói này, nhưng có một sự thật khác : có biết bao nhiêu ngôi sao mà chúng ta đã thấy, nhưng rồi chúng tắt lịm và rơi rụng… Nó là một điều mau qua. Trái lại là « tôi tớ các tôi tớ của Thiên Chúa », điều này đẹp » Nó không qua đi ! Tôi không biết… Tôi nghĩ nó như thế.

 

Kết luận bài phỏng vấn cha Lombardi đã cám ơn ĐTC về sự sẵn sàng ngài dành cho các nhà báo trong bài phỏng vấn dài 50 phút. Ngài ca ngợi sự dẻo dai của ĐTC trong chuyến viếng thăm và cả trong cuộc nói chuyện vừa qua. Và chúng ta tiếp tục theo ngài : chưa hết với chuyến công du này. Chuyến công du này kết thúc, nhưng còn Thượng Hội Đồng Giám Mục, và có biết bao nhiêu chuyện khác nữa. Và chúng ta muốn theo ĐTC với nhiều yêu thương trìu mến, qúy trọng, hy vọng trợ giúp ngài trong việc phục vụ các tôi tớ Thiên Chúa của ĐTC.

 

ĐTC nói : « Cám ơn rất nhiều công việc của  anh chị em, lòng kiên nhẫn, lòng tốt của anh chị em. Xin cám ơn. Tôi sẵn sàng… Tôi cầu nguyện cho anh chị em. Xin cám ơn sự trợ giúp của anh chị em. »

 

SD 28-9-2015

 

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

 

Hạt giống âm thầm

Hạt giống âm thầm

(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

Một hôm, cha Petitjean đến giảng đạo tại Nagasaki cho một số đông người Nhật. Nghĩ rằng họ đều là người ngoại giáo, nên sau bài giảng cha tươi cười hỏi:

– Anh chị em có thắc mắc gì không?

Một người đưa tay đặt câu hỏi:

– Chúng tôi muốn được hỏi ông ba điều, yêu cầu ông trả lời có hay không? Câu hỏi thứ nhất, các ông có Đức Mẹ đồng trinh không?

– Có.

– Câu hỏi thứa hai: Các ông có vâng lời và hiệp thông với Đức Giáo Hoàng không?

– Có.

– Câu hỏi thứ ba: Là linh mục, các ông có giữ mình khiết tịnh và sống độc thân không?

– Có.

– Vậy thì mấy trăm người chúng tôi đây với ông là đồng đạo. Chúng tôi là người Công Giáo cả.

Cha Petijean bàng hoàng như từ cung trăng rơi xuống. Cha con âu yếm ôm cổ nhau. Nhà truyền giáo hỏi:

– Bây lâu nay, có ai giảng dạy cho anh em không?

– Thưa cha, không có ai suốt hai thế kỷ rồi! Đó là nhờ ông bà tổ tiên chúng con truyền lại, rồi chúng con âm thầm cầu nguyện, dạy giáo lý cho con em, đoàn kết đùm bọc nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ông bà chúng con trước khi chết có nhắn nhủ: Sau này có ai đến giảng đạo, hãy cảnh giác, phải lấy ba tiêu chuẩn ấy mà nhận xem họ có phải là các cha đích thực, là người của Hội Thánh sai đến không.

Kể từ đó, Giáo Hội Nhật Bản được tái sinh sau 200 năm cấm đạo. Hạt giống Lời Chúa đã được gieo vào lòng đất Nhật Bản từ 200 năm trước vẫn âm thầm nẩy mầm, mọc lên và sinh hoa kết quả.

Sự kiện lịch sử này đưa chúng ta đến hai dụ ngôn về hạt giống trong Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu nói: “Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện người gieo giống trong đồng ruộng. Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nảy mầm và mọc lên bằng cách nào, thì người ấy không biết. Nước Thiên Chúa cũng giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên thế giới. Nhưng gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng”.

Hai dụ ngôn đều cho thấy đây là Nước của Thiên Chuá, chứ không phải nước của con người, nên hạt giống Nước ấy lớn lên và sinh hoa kết quả là do sức tăng trưởng của nội tại của mình, do quyền năng của Thiên Chúa chứ không do tại sức của của con người. Và vì thế, chắc chắn kết quả chung cuộc sẽ lớn lao bất ngờ hơn so với hạt giống bé nhỏ ban đầu.

Có những loại phong lan ủ rễ trong lòng đất hàng chục năm trước khi nở ra những cành lá xanh và bông hoa xinh đẹp, quý hiếm. Bộ rễ của cây to thường phát triển chậm, nhưng có thể mọc xuyên qua vách đá hoặc xi măng, không có gì có thể ngăn cản nổi. Cũng vậy, Nước Thiên Chúa có thể tăng trưởng chậm, lâu dài và âm thầm. Loài người có thể không nhận ra sự tăng trưởng của Nước ấy, nhưng chắc chắn Nước Thiên Chúa vẫn luôn tăng trưởng không ngừng, âm thầm nhưng mãnh liệt, không có gì có thể ngăn chặn được. Nước của Thiên Chúa vẫn luôn phát triển cả bề trong lẫn bề ngoài, cả chất lượng lẫn số lượng. Nước Thiên Chúa hôm nay vẫn chỉ nhỏ bé, nhưng Thiên Chúa đang làm cho Nước ấy lớn lên, trở thành nơi nương náu cho muôn dân muôn nước.

Anh chị em thân mến,

Chúa Giêsu đến rao giảng sự tăng trưởng của Nước Thiên Chúa, thế mà hơn 2000 năm đã trôi qua, dường như Nước Thiên Chúa vẫn còn quá xa. Hội Thánh nỗ lực xây dựng Vương quốc của tình yêu, công lý và hoà bình. Nhưng biết đến bao giờ vương quốc ấy mới đến? Đôi khi xem ra lịch sử thay vì tiến lên thì lại thụt lùi tụt dốc. Tội lỗi vẫn còn đó, lòng hận thù, bất công vẫn còn đó. Hội Thánh là dấu chỉ của Nước Chúa trên trần gian, nhưng cho tới hôm nay, Hội Thánh vẫn chỉ là “đoàn chiên bé nhỏ” (Lc 2,32) giữa cộng đoàn nhân loại. Dân số thế giới vẫn gia tăng với những bước nhảy vọt, còn các Kitô hữu không tăng bao nhiêu, thậm chí ở một vài nơi lại sụp đổ từng mảng lớn và tỉ lệ lại càng chênh lệch lớn hơn.

Trong bối cảnh đó, đôi lúc chúng ta không khỏi ưu tư và nôn nóng. Càng nhiệt tình và thiện chí thì càng dễ thất vọng và mất kiên nhẫn. Phải chăng Thiên Chúa không còn can thiệp vào lịch sử này nữa? Phải chăng sự im lặng của Thiên Chúa chứng tỏ Ngài bất lực? Tin Mừng là một giải pháp vô ích và phải chăng Thiên Chúa đã chết?

Lời Chúa công bố hôm nay chính là Tin Mừng cho Hội Thánh lữ hành. Hội Thánh là bí tích của Nước Thiên Chúa, tức là dấu chỉ và là tôi tớ phục vụ cho Nước Chúa, nên Hội Thánh nghe được từ Lời Chúa hôm nay một sứ điệp quan trọng: tín thác và kiên nhẫn. Vì Nước Thiên Chúa là công trình của Thiên Chúa, nên Hội Thánh luôn tín thác vào sự tác động quyền năng của Thiên Chúa. Hội Thánh – tức là mọi Kitô hữu- không được tự hào về thánh tích của mình, không được quyền nghĩ rằng Nước Chúa sẽ đến là do khả năng của mình, do nỗ lực hay sáng kiến của mình.

Thánh Vinh Sơn – Phaolô nói: “Công việc của Chúa được thực hiện từ từ không hay biết”. Chúng ta không được sốt ruột, đừng ai tự cho mình là cần thiết: “Không có ta mặt trời sẽ không mọc, sau ta là lụt đại hồng thuỷ”. Cũng đừng quá vội vã, quay cuồng, lo lắng vì thấy hoạt động của mình như không đi đến đâu! Ngày cũng như đêm, hạt giống gieo vào lòng đất cứ âm thầm đâm chồi nẩy mộng. Cũng đừng thất vọng khi không thấy kết quả trước mắt. Lỗi lầm của người tông đồ là dựa trên tài sức của mình hơn là vào sức mạnh của Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa không thể xây dựng trong một ngày, nhưng trường kỳ từ ngày này sang ngày khác. Thái độ nôn nóng đôi khi là dấu hiệu của sự kiêu hãnh vì nghĩ rằng sự tiến bộ là do công lao của mình. Không biết kiên nhẫn đợi chờ có thể dẫn Hội Thánh đến những chọn lựa nghịch với Tin Mừng để tìm sức mạnh của quyền lực, giàu sang và chắc chắn không sớm thì muộn sẽ gặp phải thất bại.

Thưa anh chị em,

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cộng tác trong niềm tin. Tin vào quyền năng của Thiên Chúa. Tin vào sự hướng dẫn của Chúa đối với với lịch sử, để tất cả vũ trụ đi tới sự viên mãn chung cuộc của mùa gặt phong phú cuối cùng. Niềm tin mời gọi chúng ta tiến bước, bền chí lên đường reo rắc hạt giống Lời Chúa, vì biết rằng: “Tôi trồng, Apôlô tưới, còn Thiên Chúa mới là người làm cho mọc lên” (1Cr 3,6). Tôi chỉ góp phần rất bé nhỏ, con Thiên Chúa mới làm cho hạt giống Nước Chúa lớn lên theo cách của Thiên Chúa. Có khi chính trong lúc ta tưởng ngờ- như Giáo Hội Nhật Bản đã phải trải qua 200 năm âm thầm và kiên nhẫn chờ đợi ngày tái sinh.

Trong Thánh lễ chúng ta được đón nhận Lời Chúa và Thánh Thể. Chúa Giêsu chính là hạt giống Nước Trời được gieo vào lòng ta. Hạt giống ấy hôm nay nhỏ bé nhưng sẽ âm thầm lớn lên trong chúng ta. Có Chúa sống trong ta, cuộc đời ta sẽ trổ sinh hoa trái, xanh tươi, hoa lá cành, đem lại bóng mát, niềm tin và hạnh phúc cho mọi người.

Đại diện Tòa Thánh kêu gọi rút ra bài học từ dịch Ebola

Đại diện Tòa Thánh kêu gọi rút ra bài học từ dịch Ebola

GENEVE. Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế, Đức TGM Zygmunt Zimowski, kêu gọi cộng đồng quốc tế rút ra bài học từ nạn dịch Ebola ở miền tây Phi châu.

 Trong bài tham luận hôm 20-5-2015 tại Hội đồng quản trị của tổ chức sức khỏe thể giới, OMS, nhóm tại Genève từ ngày 18 đến 26-5-2015, Đức TGM Zimowski nói: ”Nạn dịch Ebola ở miền Tây Phi là một thảm trạng về con người và sức khỏe công cộng chứng tỏ cần cấp thiết phát triển những hệ thống y tế bền bỉ trên thế giới, nhất là tại những vùng quê và miền sâu miền xa.. Các nước có lợi tức thấp vẫn còn bị thương tổn vị những bệnh truyền nhiễm và dịch tễ, họ có hệ thống y tế rất yếu kém cần được can thiệp cấp thiết”.

 Hôm 20-5-2015, trong ngày Đức TGM Zimowski người Ba Lan phát biểu, tổ chức Sức khỏe thế giới công bố một phúc trình về tình trạng bệnh dịch Ebola, theo đó chỉ trong vòng 1 tuần lễ, con số những người bị nhiễm Ebola ở nước Sierra Leone và Guinea đã tăng gấp 4 lần, từ 9 lên 35 người, và vùng bị nhiễm bệnh lan rộng.

 Mặc dù Ebola vẫn còn tại các nước đó, nhưng con số người nhiễm bệnh và thiệt mạng vì bệnh này đã giảm sút đáng kể từ khi nó bộc phát ở Guinea hồi năm 2013. Hôm 9-5, Tổ chức Sức khỏe thế giới tuyên bố nước Liberia được giải thoát khỏi dịch Ebola.

 Theo thống kê công bố hôm 20-5-2015, dịch Ebola bắt đầu từ năm 2013 đã làm cho gần 27 ngàn người nhiễm bệnh (26.969) trong đó có 11.135 người bị thiệt mạng, phần lớn ở 3 nước Guinea, Sierra Leone và Liberia.

 Trong bài tham luận, Đức TGM Zimowski kêu gọi tái đặt ưu tiên cho việc đầu tư vào sức khỏe và cần có sự dấn thân dài hạn của các chính phủ và các tổ chức quốc tế để hỗ trợ các hệ thống y tế và sự săn sóc sức khỏe trên thế giới, nhờ đó cải tiến sự đối phó qui mô đối với sự bộc phát của bệnh tật.

 Đức TGM cũng nhấn mạnh đến sự chênh lệch quá lớn trong hệ thống sức khỏe hoàn cầu, giữa dân chúng tại thành thị và những người dân ở miền quê; một nửa số dân tại miền quê không được săn sóc cơ bản về sức khỏe. Vì thế, Đức TGM Zimowski kêu gọi cấp thiết giải quyết sự chênh lệch này và các tổ chức quốc tế và kế hoạch phát triển cần đảm bảo cho dân chúng quyền được bảo vệ về xã hội và sức khỏe”. Ngài cũng đề cao tầm quan trọng của các tổ chức tư nhân, vô vị lợi, trong đó có cả các tổ chức Công Giáo. Theo thống kê năm 2013 của Giáo Hội, có 116.185 cơ sở y tế Công Giáo trên thế giới (CNS 21-5-2015)

 G. Trần Đức Anh OP

Đại diện Tòa Thánh kêu gọi rút ra bài học từ dịch Ebola

Đại diện Tòa Thánh kêu gọi rút ra bài học từ dịch Ebola

GENEVE. Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế, Đức TGM Zygmunt Zimowski, kêu gọi cộng đồng quốc tế rút ra bài học từ nạn dịch Ebola ở miền tây Phi châu.

Trong bài tham luận hôm 20-5-2015 tại Hội đồng quản trị của tổ chức sức khỏe thể giới, OMS, nhóm tại Genève từ ngày 18 đến 26-5-2015, Đức TGM Zimowski nói: ”Nạn dịch Ebola ở miền Tây Phi là một thảm trạng về con người và sức khỏe công cộng chứng tỏ cần cấp thiết phát triển những hệ thống y tế bền bỉ trên thế giới, nhất là tại những vùng quê và miền sâu miền xa.. Các nước có lợi tức thấp vẫn còn bị thương tổn vị những bệnh truyền nhiễm và dịch tễ, họ có hệ thống y tế rất yếu kém cần được can thiệp cấp thiết”.

Hôm 20-5-2015, trong ngày Đức TGM Zimowski người Ba Lan phát biểu, tổ chức Sức khỏe thế giới công bố một phúc trình về tình trạng bệnh dịch Ebola, theo đó chỉ trong vòng 1 tuần lễ, con số những người bị nhiễm Ebola ở nước Sierra Leone và Guinea đã tăng gấp 4 lần, từ 9 lên 35 người, và vùng bị nhiễm bệnh lan rộng.

Mặc dù Ebola vẫn còn tại các nước đó, nhưng con số người nhiễm bệnh và thiệt mạng vì bệnh này đã giảm sút đáng kể từ khi nó bộc phát ở Guinea hồi năm 2013. Hôm 9-5, Tổ chức Sức khỏe thế giới tuyên bố nước Liberia được giải thoát khỏi dịch Ebola.

Theo thống kê công bố hôm 20-5-2015, dịch Ebola bắt đầu từ năm 2013 đã làm cho gần 27 ngàn người nhiễm bệnh (26.969) trong đó có 11.135 người bị thiệt mạng, phần lớn ở 3 nước Guinea, Sierra Leone và Liberia.

Trong bài tham luận, Đức TGM Zimowski kêu gọi tái đặt ưu tiên cho việc đầu tư vào sức khỏe và cần có sự dấn thân dài hạn của các chính phủ và các tổ chức quốc tế để hỗ trợ các hệ thống y tế và sự săn sóc sức khỏe trên thế giới, nhờ đó cải tiến sự đối phó qui mô đối với sự bộc phát của bệnh tật.

Đức TGM cũng nhấn mạnh đến sự chênh lệch quá lớn trong hệ thống sức khỏe hoàn cầu, giữa dân chúng tại thành thị và những người dân ở miền quê; một nửa số dân tại miền quê không được săn sóc cơ bản về sức khỏe. Vì thế, Đức TGM Zimowski kêu gọi cấp thiết giải quyết sự chênh lệch này và các tổ chức quốc tế và kế hoạch phát triển cần đảm bảo cho dân chúng quyền được bảo vệ về xã hội và sức khỏe”. Ngài cũng đề cao tầm quan trọng của các tổ chức tư nhân, vô vị lợi, trong đó có cả các tổ chức Công Giáo. Theo thống kê năm 2013 của Giáo Hội, có 116.185 cơ sở y tế Công Giáo trên thế giới (CNS 21-5-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Nội dung bài nói chuyện của ĐHY Filoni Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo với các linh mục giáo tỉnh Hà Nội

Nội dung bài nói chuyện của ĐHY Filoni Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo với các linh mục giáo tỉnh Hà Nội

** Như qúy vị đã biết, trong các ngày từ 19 đến 25 tháng giêng ĐHY Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, viếng thăm Việt Nam, theo lời mời của ĐTGM Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch HĐGMVN.

Lúc 10 sáng ngày 20-1 vùa qua ĐHY đã gặp gỡ các linh mục toàn Giáo tỉnh Hà Nội. Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị nội dung bài nói chuyện của ngài.

Mở đầu bài nói chuyện ĐHY nói: Anh em thân mến trong chức Linh Mục, tôi xin chào anh em tất cả, và tôi đem đến cho anh em phép lành của ĐTC Phanxicô. Tôi hài lòng được ở trên miền đất được chúc phúc này, miền đất của một Giáo Hội sinh động và vững vàng, nơi máu của nhiều vị tử đạo đã đổ ra một cách anh hùng. Hàng năm vào ngày 24 tháng 11 Giáo Hội cử hành việc tưởng nhớ các Thánh Anrê Dũng Lạc linh mục và 116 bạn tử đạo, tôi có dịp đọc lại bức thư hay đẹp của thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, viết trong ngục gửi các chủng sinh. Tình yêu của ngài đối vớí Chúa Giêsu và Giáo Hội cũng như sự lo lắng mục vụ cho các chủng sinh được giao phó cho ngài, đánh động tôi rất nhiều. Gương sáng của ngài luôn luôn dấy lên trong tôi ước muốn nồng cháy đối với Chúa và việc phục vụ Giáo Hội Ngài. Như là các linh mục có trách nhiệm với các giáo đoàn Việt Nam anh em được mời gọi là “muối đất và ánh sáng” (x. Mt 5,13-15) trong xã hội này. Hãy noi gương các tiền nhân tử đạo anh dũng của anh em và hãy xứng đáng là những người kế vị các ngài.

** Tiếp tục diễn văn ĐHY Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo đề cập tới công tác rao truyền Tin Mừng. Ngài nói: Anh em thân mến, đề trài rao giảng Tin Mừng vẫn còn và sẽ luôn luôn đáng kể, bởi vì Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo. Đề tài này đã được ĐTC Phanxicô nhắc lại và nêu bật đặc biệt trong Tông huấn “Niềm vui Phúc Âm”. Tài liệu qúy báu này phải là điểm tham chiếu cho Giáo Hội Việt Nam, được mời gọi đồng thời bưóc đi trên con đường hoán cải và dấn thân rao giảng Tin Mừng. Trong nghĩa đó chúng ta hãy nhớ rằng việc rao giảng Tin Mừng nảy sinh từ Tin Mừng và liên tục tái sinh trong cuộc găp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu. Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu thay đổi đời sống đồng thời trao ban niềm vui sâu xa đích thật luôn hướng tới chỗ truyền thông. ĐTC viết: “Nếu có một ai đã tiếp nhận tình yêu trao ban cho mình ý nghĩa cuộc sống, làm sao lại có thể kìm hãm ước muốn thông truyền nó cho người khác được?” (EG, 8). Rao giảng Tin Mừng là loan báo Chúa Kitô, gặp gỡ Ngài và được Ngài canh tân. Thật là hay, điều ĐTC đã viết trong Thông điệp Ánh Sáng Đức Tin và lấy lại trong Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm: “Giáo Hội không lớn lên vì chiêu dụ tín đồ nhưng vì hấp dẫn” (s. 14). Như là những người rao giảng Tin Mừng chúng ta sống kinh nghiệm niềm vui Phúc Âm trong việc trở thành con cái của Thiên Chúa, là linh mục của Chúa, trong việc phục vụ tín hữu được giao phó cho cho sự chăm sóc của chúng ta.

** ĐHY Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo cũng đã đề cập tới tầm quan trọng của đời sống thiêng liêng. Ngài nói: Trước hết tôi muốn nói tới đời sống thiêng liêng của linh mục, bởi vì “nếu chúng ta sống theo Thần Khí, chúng ta cũng bước đi theo Thần Khí”, theo lời thánh Phaolô dậy các tín hữu Galát (5,25). Với các lời này thánh Tông Đồ nhắc cho chúng ta nhớ rằng cuộc sống thiêng liêng của linh mục phải được linh hoạt bởi Thần Khí của Thiên Chúa, là Đấng dẫn đưa chúng ta tới sự thánh thiện, được hoàn thiện bởi lòng bác ái. Chúng ta là linh mục, còn hơn mọi tín hữu khác, chúng ta được mời gọi sống thánh thiện bởi căn tính của mình: là những người đã được thánh hiến với dầu và được sai đi loan báo sứ điệp tươi vui cho người nghèo. Việc thánh hóa linh mục trước hết hệ tại mối dây thân tình và sâu xa với Chúa Giêsu, là Đầu và là Mục Tử của Giáo Hội. Các linh mục được mời gọi sống tính cách triệt để của Tin Mừng, bước theo Chúa Kitô khiết tịnh, khó nghèo và vâng lời. Trước hết linh mục là một người được mời gọi trở nên đồng hình dạng với Chúa Giêsu Thượng Tế và là Linh Mục Đời Đời. Nói cách khác, chúng ta phải yêu như Chúa Giêsu yêu, nghĩ như Chúa Giêsu nghĩ, hành động như Chúa Giêsu hành động, phục vụ như Chúa Giêsu phục vụ, trong mọi lúc của cuộc đời. Là linh mục không phải là một nghề hay một văn phòng bàn giấy có thể chọn thi hành trong một thời gian, rồi thôi. Là linh mục là “một kiểu sống” chứ không phải là một công việc. Vị linh mục sống chức linh mục của mình, nhưng không bao giờ hoàn toàn chiếm hữu nó. Là các linh mục của Thiên Chúa, hơn là các giáo sĩ, nghĩa là những người quen thuộc với một điều kiện tôn giáo trong chức linh mục. Để sống tràn đầy căn tính linh mục, đời sống thiêng liêng của linh mục phải gắn liền với lời cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa. Cầu nguyện và lắng nghe, như Mẹ Maria. Đó là thái độ của người tín thác nơi quyền năng của Thiên Chúa, để cho mình được Thiên Chúa sửa dậy và để cho Thiên Chúa hoạt động trong cuộc đời mình.

** Điểm thứ tư ĐHY Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo trình bầy trong bài nói chuyện với các linh mục giáo tỉnh Hà Nội sáng ngày 20 tháng Giêng là cuộc sống luân lý. ĐHY nói: Liên quan tới cuộc sống luân lý tôi muốn nói về việc độc thân linh mục. Sự lựa chọn này phải đuợc nhìn trong bối cảnh của “mối dây mà sự độc thân có với Phép Truyền Chức Thánh, khiến cho vị linh mục trở nên đồng hình dạng với Chúa Giêsu Kitô, là Đầu và là Phu Quân của Giáo Hội. Giáo Hội, như là Hôn Thê của Chúa Giêsu Kitô, muốn được linh mục yêu thương một cách toàn vẹn và triệt để như kiểu Chúa Giêsu Kitô đã yêu thương Giáo Hội” (Pastores Dabo Vobis, 29). Hiểu như thế linh mục sẽ tiếp nhận sự độc thân “với quyết định tự do và yêu thương cần liên lỉ canh tân” (ibid.), vì ý thức về sự yếu đuối của điệu kiện là người của mình. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng “để sống tất cả các đòi buộc luân lý, nục vụ và tinh thần của việc độc thân linh mục lời cầu nguyện khiêm tốn và tin tưởng là điều tuyệt đối cần thiết (ibid,). Có một cách duy trì cuộc sống linh mục đó là vun trồng một tương quan huynh đệ với các anh em khác trong chức linh mục. Việc đồng hành và sư nâng đỡ của các linh mục luôn luôn là một ơn thánh và là một cứu giúp quý báu giúp cho chức linh mục và sứ vụ của chúng ta được sinh động. Nơi đâu thiếu một tương quan huynh đệ giữa các linh mục, thì nơi đó luôn luôn bắt đầu một cuộc khủng hoảng. Cần duy trì một tương quan tốt với cả Giám Mục của mình nữa, là cha và là đầu của Giáo Hội địa phương, trong sự qúy trọng và tin tưởng thổ lộ.

** Điểm cuối cùng ĐHY Filoni trình bầy là đời sống mục vụ. Ngài nói với các linh mục: Liên quan tới cuộc sống mục vụ ĐTC Phanxicô đã cảnh báo chúng ta về nguy cơ các linh mục gặp phải là “ám ảnh lo lắng cho thời giờ riêng tư của mình”. Ngài viết : “Điều này xảy ra một cách thường xuyên do sự kiện người ta cảm thấy nhu cầu cấp thiết phải duy trì các khoảng không độc lập, làm như thể nhiệm vụ rao truyền Tin Mừng là một thuốc độc nguy hiểm, thay vì là một trả lời tươi vui đối với tình yêu của Thiên Chúa, là Đấng triệu vời chúng ta cho một sứ mệnh và khiến cho chúng ta hoàn toàn và phong phú. Vài người kháng cự lại đến độ cảm thấy cho tới tận cùng hương vị của sứ mệnh và bị lôi cuốn vào sự thờ ơ gây tê liệt” (EG, 81). Để tận hiến toàn cuộc sống và sức lực cho việc phục vụ Giáo Hội, chúng ta cần có tình bác ái mục vụ của Chúa Giêsu, là Đấng đã trao ban mạng sống mình cho đoàn chiên. Chúng ta phải noi gương Chúa Giêsu trong việc tận hiến chính mình và trong việc phục vụ. Chính lòng bác ái mục vụ mà chúng ta đã được thấm nhuần, sẽ làm cho sứ vụ linh mục của chúng ta được phong phú và sẽ định đoạt kiểu suy tư và hành xử của chúng ta” (Pastores Dabo Vobis, 23). Tình bác ái mục vụ đòi hỏi nơi chúng ta việc hoán cải mục vụ, xin chúng ta “ra khỏi các tiện nghi của mình và có can đảm đi tới các vùng ngoại biên cần ánh sáng Tin Mừng” (EG, 20). Mục tiêu ưu tiên của lòng bác ái mục vụ là những người nghèo, những người bị gạt bỏ ngoài lề, những người bé nhỏ, đau yếu, những người tội lỗi và những người không tin.

Thể rồi trong các thành phố lớn cần chú ý đến các người di cư và các nô lệ mới. Trong sứ điệp gửi Ngày Hoà Bình Thế Giới 2015 ĐTC đã đề cập tới nhiều gương mặt của cảnh nô lệ: các công nhân bị biến thành nô lệ, các người di cư, các nam nữ nô lệ tình dục vv… Ngoài ra, trong sứ điệp cho Ngày Đi Cư Tỵ Nạn 2015 lần thứ 101 (3-9-2014) ĐTC đã viết rẳng Chúa Giêsu là “người rao giảng Tin Mừng tuyệt vời, là hiện thân Tin Mừng; và sự ân cần của Ngài đặc biệt hướng tới những người dễ bị tổn thương nhất và bị gạt bỏ ngoài lề, mời gọi tất cả mọi người lo lắng cho các người giòn mỏng nhất và nhận ra gương mặt đau khổ cùa Ngài, nhất là nơi các nạn nhân của các hình thức mới của sự nghèo túng và nô lệ”. Tình bác ái mục vụ khiến cho chúng ta luôn luôn sẵn sàng lãnh nhận bất cứ dấn thân nào cho thiện ích của Giáo Hội và của các linh hồn.

Anh em thân mến trong chức Linh Mục, tôi xin cám ơn lòng nhiệt thành và dấn thân không mệt mỏi của anh em trong công tác rao truyền Tin Mừng. Chúng ta hãy tiến lên, đươc linh hoạt bời tình yêu thương chung đối với Chúa và Giáo Hội Thánh Mẹ chúng ta. Xin Đức Mẹ La Vang che chở và đồng hành với anh em. Chúng ta hãy hiệp nhất trong lời cầu nguyện.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ hơn 30 ngàn bạn trẻ Philippines

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ hơn 30 ngàn bạn trẻ Philippines

MANILA. Trong ngày cuối cùng viếng thăm Philippines, ĐTC Phanxicô đã gặp gỡ hơn 30 ngàn bạn trẻ sáng chúa nhật 18-1-2015 dưới trời mưa tại sân thể thao Đại học Giáo Hoàng thánh Tômaso ở Manila.

Ngài mời gọi giới trẻ hãy khóc cảm thông với người nghèo, học yêu thương, dấn thân bảo vệ môi sinh.

Lúc 9 giờ sáng 18-1-2015, tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh, ĐTC đã chào thăm và cám ơn các cộng tác viên và các ân nhân đã giúp đỡ công cuộc chuẩn bị và tiến hành chuyến viếng thăm của ngài tại Philippines. Liền đó ngài đến Đại học Giáo Hoàng và Hoàng gia thánh Tomaso cách đó 6 cây số để gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo bạn.

Đại học thánh Tômasô

Đây là đại học Công Giáo lớn nhất và cổ kính nhất tại Á châu, do các cha dòng Đa Minh Tây Ban Nha, tỉnh dòng Rất Thánh Mân côi, thành lập cách đây hơn 400 năm, tức là ngày 28-4 năm 1611, ban đầu như một học viện của dòng, rồi được nâng lên hàng đại học 34 năm sau đó (1645). Năm 1785, vua Carlo III của Tây Ban Nha chính thức nhìn nhận Đại học thánh Tomaso là Đại học hoàng gia. Thánh Vinh Sơn Nguyễn Hữu Liêm, dòng Đa Minh, tử đạo năm 1773, từng là sinh viên học viện Juan Latran thuộc đại học này, nên ngày nay ở đây có một tượng của thánh nhân và bia kỷ niệm.

Năm 1902, đến lượt ĐGH Lêô 13 nhìn nhận Đại học thánh Tômaso là Đại học giáo hoàng. Đến năm 1947, Đức Giáo Hoàng Piô 12 nới rộng danh hiệu và gọi đây là Đại Hội Công Giáo Philippines.

Đại học này có 45 ngàn sinh viên thuộc nhiều khoa và có một nhà thương thuộc phân khoa y khoa nổi tiếng, cùng với một khu đại học xá rộng lớn. Hiện nay có khoảng 40 LM dòng Đa Minh Tây Ban Nha và Philippines đảm trách Đại học thánh Tômaso.

Khi đến đại học, ĐTC đã được vị đại chưởng ấn và giáo sư viện trưởng đón tiếp tại cổng chào ”gọi là khải hoàn môn các thế kỷ”. Rồi ngài lần lượt chào thăm các vị lãnh đạo các tôn giáo chính ở Philippines: Tin lành, Giáo Hội Philippines độc lập, Phật giáo, Do thái, Ấn giáo, Hồi giáo và Chính Thống.

Gặp gỡ giới trẻ

Trời Manila sáng hôm chúa nhật 18-1-2015 cũng bị mưa vì bão rớt, nên ĐTC và mọi người đều mặc áo mưa. Ngài dùng xe tiến sang khu Đại học xá để chào thăm 30 ngàn sinh viên và những người trẻ khác đứng dọc theo các lối đi và sân thể thao của Đại học. Họ nồng nhiệt reo hò, vẫy cờ Philippines và cờ Tòa Thánh. Nhiều người hô to: ”Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chúng con yêu mến ngài”. Hàng ngàn người khác tham dự cuộc gặp gỡ ở bên ngoài khuôn viên đại học.

Cuộc gặp gỡ bắt đầu lúc quá 10 giờ rưỡi sáng dưới hình thức một buổi phụng vụ Lời Chúa, bằng 7 thổ ngữ của Philippines, không kể tiếng Anh.

 

Đức Cha Leopoldo Jancian, dòng Ngôi Lời, GM giáo phận Bangued trong tư cách là Chủ tịch Ủy ban GM Philippines về giới trẻ, và một gia đình đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC, trước khi Thánh Giá giới trẻ được rước lên lễ đài.

Cuộc gặp gỡ được tiếp tục với phần trình bày chứng từ của 3 bạn trẻ: một trẻ nữ 14 tuổi bụi đời, cô June, được Hội TKF cứu thoát. Cô đã bật khóc vào cuối chứng từ, tiếp đến là một sinh viên đại học, anh Leandro Santos II, thuộc phân khoa luật tại Đại học thánh Tômasô, sống giữa sự tràn ngập các thông tin đủ loại trên internet. Sau khi trình bày chứng từ, anh đã tặng ĐTC hộp lớn bằng thủy tinh trong đó chứa hằng trăm những miếng giấy mầu có ghi các tư tưởng của các sinh viên khác. Sau cùng là một thanh niên 29 tuổi, Ricky, vừa tốt nghiệp kỹ sư đã phát minh ra hệ thống đèn điện bằng chai plastic dùng năng lượng mặt trời để thắp sáng ban đêm giúp các nạn nhân cuồng phong Yolanda.

Bài huấn dụ ứng khẩu

Về phần ĐTC, mở đầu bài huấn dụ, ngài ”xin phép” nói bằng tiếng Mẹ Tây Ban Nha được Đức Ông Mark Gerard Miles, thuộc phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh dịch ra tiếng Anh. Mọi người đều vui cười đồng ý.

ĐTC cho biết tin buồn sáng thứ bẩy vừa qua (17-1), trước thánh lễ tại phi trường thành phố Tacloban, gió bão đã thổi sập một bảng gần lễ đài làm cho một thiếu nữ 27 tuổi, tên là Chrystel, thiện nguyện viên của cơ quan cứu trợ Công Giáo Hoa Kỳ và cộng tác vào việc tổ chức thánh lễ, bị tử thương. ĐTC mời gọi mọi người dành một phút im lặng để cầu nguyện cho cô Chrystel, rồi tất cả đều đọc một kinh Kính Mừng. Ngài cũng xin mọi người cầu nguyện cho cha mẹ của cô, cô là con gái duy nhất, mẹ cô đang đến từ Hong Kong và cha cô đến Manila để đợi bà”. Theo lời mời của ĐTC, mọi người đã đọc kinh Lạy Cha để cầu nguyện cho ông bà.

Rồi ĐTC tiếp tục ứng khẩu dựa vào bài Tin Mừng theo thánh Marcô trong đó Chúa Giêsu nói với chàng thanh niên giàu có: anh hãy về bán những gì anh có, phân phát cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời và đến đây theo tôi (Mc 10,17-22), đồng thời ngài cũng trả lời cho những câu hỏi được 3 bạn trẻ nêu lên trong phần trình bày chứng từ.

ĐTC nhận xét rằng nhiều người trẻ ngày nay tràn đầy các thông tin từ Internet và các mạng xã hội, nhưng không biết làm gì với những thông tin ấy. Ngài nhắn nhủ các bạn trẻ đừng có tâm lý của máy vi tính, đừng nghĩ mình biết hết mọi sự.

Và ĐTC cũng nói rằng: Giáo hội Công Giáo ngày nay đang cần những người trẻ thánh thiện. Nhưng để có thể thi hành điều này, người trẻ cần đáp ứng thách đố tình thương. ”Đây là đề tài quan trọng nhất mà các bạn cần học ở đại học, là bài học quan trọng nhất mà các bạn cần học trong đời.. Các bạn hãy cởi mở đón nhận sự ngạc nhiên từ Thiên Chúa, sẵn sàng yêu và được yêu, khiêm tốn học hỏi nơi những người mình giúp đỡ. Cho đi mà thôi thì vẫn chưa đủ, còn phải khiêm tốn học hỏi sự khôn ngoan nơi những người nghèo, người bé mọn mà mình giúp đỡ… Các bạn đừng trở thành ”bảo tàng viện” trước bao nhiêu phương tiện truyền thông mà chúng ta có”.

ĐTC khuyến khích các bạn trẻ học 3 ngôn ngữ: đó là suy tư, cảm thức và hành động và ngài không quên mời gọi các bạn trẻ quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi sinh, một đề tài rất quan trọng, nhất là đối với một nước thường gặp thiên tai như Philippines. Ngài cũng nhắn nhủ các bạn trẻ hãy học cách ”khóc cho người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội. Những người ấy đang khóc… Chúng ta cần tự hỏi: chúng ta đã học cách khóc cho những người bị gạt bỏ như thế chưa, khóc cho những người bị vấn đề ma túy chưa? Chúng ta có khóc khi thấy một trẻ em vô gia cư, đang chịu đau khổ, bị bỏ rơi, bị lạm dụng, bị xã hội dùng như nô lệ hay không? Nếu các bạn không học cách khóc, thì các bạn không thể là Kitô hữu tốt được. Đó thực là một thách đố!”.

ĐTC cũng nhận xét rằng thánh Phanxicô khi còn sống, túi áo cũng trống rỗng và khi chết túi cũng trống rỗng, nhưng con tim tràn đầy.

Ngài kết luận rằng: ”Thực tại các bạn vượt quá tất cả những ý tưởng mà tôi đã chuẩn bị.. Thành thật cám ơn các bạn!”

Nội dung bài huấn dụ dọn sẵn

Trong bài huấn dụ đã dọn sẵn và để lại cho các tín hữu Phippines đọc và suy gẫm sau đó, ĐTC nhắn nhủ các bạn trẻ, trong tư cách là công dân của đất nước Philippines hãy hăng say dấn thân trong tinh thần lương thiện canh tân xã hội. Ngài khai triển 3 lãnh vực chủ yếu trong đó người trẻ có thể đóng góp quan trọng cho đời sống đất nước và khẳng định rằng:

Hôm nay tôi muốn gợi lên 3 lãnh vực mà các bạn có thể đóng góp quan trọng cho đời sống đất nước của các bạn.

– Trước tiên là thách đố thanh liêm. Từ ”thách đố” có thể hiểu 2 cách. Trước hết nó có thể hiểu một cách tiêu cực là cám dỗ hành động ngược lại những xác tín luân lý của các bạn, ngược lại điều mà các bạn biết là chân thực, tốt lành và đúng đắn. Sự thanh liêm của chúng ta có thể bị thách thức vì những tư lợi ích kỷ, tham lam, bất lương, hoặc ý muốn sử dụng người khác.

Nhưng từ ”thách đố” cũng có thể hiểu một cách tích cực như một lời mời gọi hãy can đảm, làm chứng tá ngôn sứ về điều mình tin và coi là thánh thiêng. Theo nghĩa đó, thách đố sống thanh liêm là điều mà các bạn đang gặp phải trong cuộc sống của các bạn. Đó không phải là điều mà các bạn có thể hoãn lại cho đến khi các bạn lớn tuổi hơn hoặc có trách nhiệm lớn hơn. Ngay bây giờ các bạn bị thách thức hãy hành động lương thiện và đúng đắn khi đối xử với người khác, trẻ cũng như già. Không được trốn tránh đương đầu với thách đố này! Một trong những thách đố lớn nhất mà người trẻ đang phải đương đầu là học yêu thương. Yêu thương có nghĩa là chấp nhận rủi ro: nguy cơ bị loại bỏ, bị lợi dụng, hoặc tệ hơn nữa là lợi dụng người khác. Các bạn đừng sợ yêu thương! Nhưng trong yêu thương, các bạn cũng hãy bảo tồm sự liêm chính của mình! Hãy lương thiện và tử tế!.. Các bạn được kêu gọi hãy nêu gương về sự thanh liêm, dù các bạn gặp phải những chống đối và phê bình, nản chí hoặc bị nhạo cười.
ĐTC cũng xác quyết rằng với sức mạnh của kinh nguyện hằng ngày và tham dự Thánh Lễ, các bạn trẻ Công Giáo sẽ trở thành địa bàn chỉ đường cho những người đang tìm kiếm, những người bị cám dỗ đánh mất hy vọng, từ bỏ những lý tưởng cao thượng, bỏ học hoặc sống ngày qua ngày trên đường phố.

– Thách đố thứ hai là chăm sóc môi sinh. ĐTC nói: Cần hành động không những như những công dân có trách nhiệm, nhưng còn như những môn đệ của Chúa Kitô nữa! Chúng ta cần dùng con mắt đức tin để nhìn thấy vẻ đẹp trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, mối liên hệ giữa môi sinh tự nhiên và phẩm giá con người. Người nam và người nữ được dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa và họ được ủy thác nhiệm vụ cai quản thiên nhiên (St 1,26-28). Trong tư cách là những người quản lý thiên nhiên, công trình sáng tạo, chúng ta được mời gọi làm cho trái đất trở thành một vườn đẹp nhất cho gia đình nhân loại. Khi chúng ta tàn phá rừng cây, phá hủy đất đai và làm ô nhiễm biển cả, thì chúng ta phản bội ơn gọi cao quí ấy.

ĐTC nhắc đến thư của các GM Philippines về chiều kích luân lý trong các hoạt động và các lối sống của chúng ta, sự tiêu thụ và sử dụng các tài nguyên của chúng ta. Tất cả là thành phần sự dấn thân xây dựng Nước Chúa Kitô. Ngài viết tiếp:

”Lãnh vực sau cùng các bạn có thể đóng góp là một điều thực quí giá đối với tất cả chúng ta. Đó là sự chăm sóc người nghèo. Cạnh chúng ta luôn luôn có người ở trong tình cảnh túng thiếu về vật chất, tâm lý và tinh thần. Món quà lớn nhất mà chúng ta có thể trao tặng là tình bạn, sự quan tâm, sự dịu dàng, tình yêu thương của chúng ta đối với Chúa Giêsu.

Sau cùng, ĐTC ngỏ lời với các bạn trẻ đã chọn cuộc sống thanh bần qua gọi linh mục và đời sống tu trì. Ngài nói: “Khi kín múc từ tinh thần thanh bần, các con sẽ làm cho người khác được phong phú. Các con hãy làm hơn nữa, hãy cho đi nhiều hơn. Khi các con trao tặng thời giờ, tài năng, ngăng khiếu của các con cho bao nhiêu người túng thiếu đang sống bên lề, tức là các con tạo nên được sự khác biệt. Đó là một sự khác biệt rất cần thiết ngày nay và qua đó các con sẽ được Chúa bù đắp dồi dào. Vì chính Chúa đã nói, ”các con sẽ được một kho tàng trên trời” (Mc 10,21)

ĐTC không quên nhắc lại kỷ niệm đúng 20 năm trước đây, cũng tại nơi này, thánh Gioan Phaolô 2 đã khẳng định rằng thế giới đang cần một ”lớp người trẻ mới!” – một lớp người trẻ dấn thân với những lý tưởng cao thượng nhất và muốn xây dựng nền văn minh tình thương”. ĐTC Phanxicô khuyến khích ngừơi trẻ hãy sống theo lời mời gọi ấy, đừng đánh mất các lý tưởng, trở thành chứng nhân vui tươi về tình thương của Thiên Chúa và kế hoạch rạng ngời mà Chúa dành cho chúng ta, cho đất nước này và cho thế giới chúng ta đang sống”.

Cuộc gặp gỡ được tiếp tục với 7 lời nguyện giáo dân bằng các ngôn ngữ của Philippines, kinh Truyền Tin và kinh Lạy Cha, trước khi ĐTC ban phép lành kết thúc cho mọi người. Bấy giờ là gần 12 giờ trưa, giờ địa phương. Ngài trở về Tòa Sứ Thần Tòa Thánh cách đó 6 cây số để dùng bữa và nghỉ trưa. Tại đây ĐTC đã gặp gỡ, trong 20 phút để chia buồn và an ủi thân phụ của cô Critel đã bị thiệt mạng tại Tacloban. Ông được người em họ tháp tùng. ĐHY Tagle TGM Manila đã làm thông ngôn. Trên bàn có hai bức ảnh rất đẹp của cô Critel, một hình của cô và một hình chụp với cha mẹ khi còn nhỏ. ĐTC cho biết ngài rất buồn vì tai nạn, nhưng cũng được an ủi vì cô đã có thể chuẩn bị cuộc gặp gỡ của dân chúng với ngài. ĐTC đã tìm cách điện thoại cho mẹ cô ở Hong Kong, nhưng không được. Bà mẹ sẽ đến Manila vào ngày hôm nay, 19-1.2-15.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Tấm bánh liên đới

Tấm bánh liên đới

Bài Tin Mừng hôm nay chứa đựng rất nhiều bài học. Như về Nước Trời, về Dân Thiên Chúa, về bí tích Thánh Thể. Nhưng có lẽ bài học thiết thực nhất cho chúng ta hôm nay là bài học liên đới. Đó cũng chính là bài học Chúa muốn dạy cho các môn đệ của Người.

Liên đới là biết cảm thương. Nhìn thấy đám đông, Chúa Giêsu chạnh lòng thương. Đó là một đám đông nghèo khổ, đói khát, bệnh tật, bơ vơ không người chăn dắt. Đám đông tội nghiệp đi tìm Chúa không phải chỉ để được ăn no, nhưng còn để được chữa lành bệnh, nhất là được an ủi, được dạy dỗ, được chỉ bảo. Khi chạnh lòng thương, Chúa Giêsu dạy ta hãy nhìn những người chung quanh bằng ánh mắt liên đới. Những người này đói vì tôi đã ăn quá nhiều. Những người kia rách vì tôi đã mê mải đuổi theo “mốt”. Những đứa trẻ này hư hỏng vì tôi đã thiếu quan tâm chỉ bảo. Những đứa trẻ kia rơi vào tội phạm vì tôi đã không làm gương tốt cho chúng. Thế giới này chưa tốt một phần có trách nhiệm của tôi. Thế giới này chưa công bằng trong đó phần lỗi của tôi.

Liên đới là nhận lấy trách nhiệm. Các môn đệ đã nhìn thấy đám đông đói khát. Các ngài muốn thoái thác, phủi tay: “nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn”. Đó là một giải pháp hợp lý. Lo cho năm ngàn người ăn là ngoài tầm tay của các môn đệ. Đó cũng là giải pháp nhẹ nhàng. Ai lo phần nấy. Thật dễ dàng. Nhưng đó là giải pháp không được Chúa chấp nhận, vì thiếu tình liên đới. Chúa muốn các môn đệ Chúa nhận lấy trách nhiệm: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy lo cho họ ăn”. Họ đói, các con phải lo cho họ ăn. Một trách nhiệm nặng nề vượt quá sức các môn đệ. Nhưng đã cảm thương thì phải có trách nhiệm. Trái tim cảm thương thật sự phải hướng dẫn bàn tay làm việc.

Liên đới là đóng góp phần của mình. Chúa không cần những phép tính vĩ mô. Năm ngàn người thì cần bao nhiêu bánh? Những tính toán lớn lao là không thực tế và làm ta lo sợ. Chúa dạy các môn đệ khởi đi từ thực tế: “Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm chiếc bánh và hai con cá”. Thật là ít ỏi, nghèo nàn. Nhưng Chúa không chê cái ít ỏi nghèo nàn đó: “Đem lại đây cho Thầy”. Có ít hãy đóng góp ít. Nhưng quan trọng là phải bắt đầu, là phải góp phần của mình. Liên đới không đòi ta phải quán xuyến mọi sự, nhưng đòi ta thật sự có trách nhiệm, góp phần của mình vào việc chung.

Liên đới là chia sẻ. Chúa chúc tụng để làm phép bánh và cá như cho ta thấy, những đóng góp dù ít ỏi của ta đã thành thiêng liêng cao quí. Chúa không làm phép lạ tức khắc biến ngay cá và bánh ra một núi lương thực cho người tự do đến lấy. Chúa cũng không tự tay phân phát lương thực cho mọi người. Chúa trao bánh và cá cho các môn đệ. Các môn đệ trao cho mọi người. Và mọi người trao lại cho nhau. Đó là bài học lớn của phép lạ. Chính khi mọi người trao cho nhau, Chúa làm phép lạ. Bánh và cá cứ tiếp tục sinh sôi bao lâu những bàn tay còn trao nhau. Bánh và cá vẫn tiếp tục nhân lên bao lâu mắt con người vẫn còn nhìn nhau. Những tấm bánh của tình liên đới. Những đàn cá của sự chia sẻ. Chúng nhân lên theo nhịp của trái tim. Khi trái tim chan chứa yêu thương, quan tâm, liên đới, lương thực trở nên phong phú, dư thừa.

Thế mà các môn đệ đã vội lo. Cũng như ta thường lo thế giới này quá chật hẹp không đủ chỗ cho mọi người. Cũng như ta vẫn thường lo lương thực trên thế giới không đủ nuôi mọi người. Hôm nay Chúa dạy ta mỗi người hãy chia sẻ những gì mình có thì thế giới sẽ dư thừa lương thực. Khi trái tim mở ra thế giới sẽ có đủ chỗ cho mọi người.

Lạy Chúa xin mở trái tim con để con biết cảm thương và chia sẻ. Amen.

GỢI Ý CHIA SẺ

1) Tục ngữ Việt nam có câu: Nhiều no ít đủ. Bạn nghĩ gì về nét văn hoá Việt nam trong câu này. Có gần với bài Tin Mừng hôm nay không?

2) Càng cho đi càng phong phú. Bạn cảm nghiệm điều này bao giờ chưa?

3) Ta có trách nhiệm với những người chung quanh. Những người nghèo chất vấn cách tiêu dùng của ta. Bạn có nghĩ thế không?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt