ĐTC thư đến gởi cuộc gặp các chủ tịch các Uỷ ban Giáo lý Đức tin

ĐTC thư đến gởi cuộc gặp các chủ tịch các Uỷ ban Giáo lý Đức tin

Đức Thánh Cha đã gởi thư đến các tham dự viên:

Anh em trong hàng giám mục quý mến!

Trong dịp gặp gỡ của các Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức tin thuộc Liên Hội đồng Giám mục Á châu và Bộ Giáo lý Đức tin từ ngày 15-18/1/2019 tại Bangkok, tôi vui mừng gởi đến anh em lời chào thăm huynh đệ.

Anh em họp nhau tại Châu Á, một châu lục rộng lớn được đánh dấu bởi sự đa dạng về văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo, để củng cố trách nhiệm chung của chúng ta vì sự hiệp nhất và toàn vẹn đức tin Công giáo, cũng như khám phá những ý nghĩa và phương thức mới làm chứng cho Tin Mừng giữa những thách đố của thế giới đương đại.

Trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, tôi đã mời gọi toàn thể Giáo Hội “tiến về phía trước”. Tôi vui mừng khi biết rằng Bộ Giáo lý Đức tin đang hỗ trợ tích cực những công việc quan trọng của các Hội đồng Giám mục và đặc biệt các Uỷ ban Giáo lý Đức tin khi hỗ trợ và cỗ võ sự hợp tác hữu hiệu và huynh đệ giữa các mục Tử của Giáo hội Á châu .

Trong khi cầu nguyện cho cuộc gặp gỡ này trở nên cơ hội để bàn thảo một số vấn đề thuộc về Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô đặc biệt thích ứng với Châu Á, tôi vui mừng chúc lành cho tất cả mọi người tham dự trong cuộc gặp gỡ này.

Vatican 10/1/2019

Phanxicô

Đây là lần thứ hai cuộc gặp gỡ của các vị Chủ tịch các Uỷ ban giám mục về Giáo lý Đức tin diễn ra tại Châu Á. Lần đầu tiên diễn ra tại vào năm 1993 tại Hong Kong.Đây là lần thứ hai cuộc gặp gỡ của các vị Chủ tịch các Uỷ ban giám mục về Giáo lý Đức tin diễn ra tại Châu Á. Lần đầu tiên diễn ra tại vào năm 1993 tại Hong Kong. (Rei 15/1/2019).

Văn Yên, SJ

Các bài giảng của Đức Thánh Cha tại nhà nguyện S.Marta năm 2018

Các bài giảng của Đức Thánh Cha tại nhà nguyện S.Marta năm 2018

Trong năm vừa qua, Đức Thánh Cha công bố 90 bài giảng trong các thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta. Những bài giảng của ngài xoay quanh việc sống đức tin KTG đích thực, tập trung vào cuộc gặp gỡ sống động với Chúa Giêsu và tình yêu cụ thể đối với tha nhân.

Những bài giảng ngắn gọn và sống động này tập trung vào bài giảng đầu tiên, “keryma”: “Chúa Giêsu Kitô yêu thương các bạn, Người hiến đời mình để cứu rỗi bạn, và giờ đây Người đang sống bên cạnh bạn mỗi ngày để soi sáng, để thêm sức và để giải thoát bạn.” (Evangelii gaudium, 164).

Bằng những từ ngữ sống động và nhiều màu sắc, Đức Thánh Cha dùng những lời đánh động con tim. Những bài giảng của ngài thường có ba yếu tố: ý tưởng, cảm xúc, hình ảnh. Nhiều lần ngài cũng dùng cách nói châm biếm để thúc giục dân Chúa sống trưởng thành trong đời sống Kitô hữu của mình. Dù đôi khi những lời này có vẻ gay gắt, nhưng nội dung luôn tích cực và hướng tới niềm hy vọng. Những lời chối tai mà Chúa Giêsu thường dùng để thức tỉnh những người nghĩ mình công chính và tự khép mình lại với lòng yêu mình, với ơn cứu độ.

Cuộc phán xét chung cuộc về tình yêu

Trong năm vừa qua, Đức Thánh Cha nhiều lần nhắc tới hoàn cảnh hiện tại của thế giới và của Giáo Hội, nhưng thông điệp được lặp lại nhiều nhất là cánh chung, hy vọng gặp gỡ Chúa Giêsu và cuộc phán xét chung cuộc, mà Đức Thánh Cha gọi là kiểu mẫu trong Tin Mừng Matthêu chương 25: “Khi ta đói, các ngươi đã cho ăn, khi ta khát, các ngươi đã cho uống, khi là khách lạ, các người đã đón tiếp, khi trần truồng, các người đã cho mặc, khi đau ốm, các ngươi đã viếng thăm, khi bị cầm tù, các ngươi đã thăm nom.” Trong buổi chiều tà của cuộc đời này, chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu cụ thể mà chúng ta đã làm khi còn sống nơi trần thế. Hôm nay, chúng ta đã biết những đòi hỏi của cuộc phán xét chung cục này rồi đó.

Các Kitô hữu là những người đền trả cho người khác, như Chúa Giêsu

Ví dụ như bài giảng ngày 8 tháng 10, Đức Thánh Cha nói về dụ ngôn người Samaritano nhân hậu. Ngài nói: Đoạn văn này chứa đựng toàn bộ Tin Mừng. Một tiến sĩ luật hỏi Chúa Giêsu: “Ai là người thân cận của tôi?”. Đó là một câu hỏi vừa để thử thách vừa để biện minh. Chúa Giêsu nói về một người bị bọn cướp sát hại, cùng hai nhân vật khác: một tư tế và một người Lê-vi. Hai người này được kính trọng vì là người thi hành việc thờ phượng, và hiểu biết luật. Họ gặp anh ta trên đường và tránh sang một bên. Họ là những “viên chức hành chức” của đức tin. Họ có thể nói: “Tôi sẽ cầu nguyện cho người này, nhưng anh ta không liên quan đến tôi. Thay vào đó, nếu tôi đến gần anh ta và đụng đến máu, thì tôi bị nhơ nhớp.”

Lại có một người Samari, một người tội lỗi, một kẻ đã bị cắt phép thông công. Ông đã dừng lại và ông chăm sóc anh. Ông là kẻ tội lỗi nhất, nhưng ông lại tỏ lòng cảm thương với người bị hại. Ông bỏ sang một bên kế hoạch của mình, sẵn sàng để tay mình bị bẩn và quần áo bị dính máu. Ông băng bó các vết thương của người bị hại, xức dầu và rượu, đưa anh ta đến nhà trọ và trả tiền cho người chủ nhà trọ ấy. Ông còn nói: “Xin chăm sóc anh ta, nếu ông phải chi trả nhiều hơn, tôi sẽ trả cho ông khi tôi trở lại”. Đoạn này tóm gọn tất cả Tin Mừng: người Kitô hữu mở ra với sự ngạc nhiên của Thiên Chúa, biết thay đổi dự định kế hoạch của mình và đền trả cho người khác như Chúa Giêsu.

Kẻ tội lỗi và thối nát

Chúa Giêsu đã dùng những lời rất mạnh mẽ chống lại thói giả hình của những người Pharisieu, những nhà thông luật và nhóm Xa-đốc. Những người này tự cho mình tốt nhất, hoàn hảo hơn người khác, và là những người biết rõ về luật. Họ phán xét người khác, đặt gánh nặng lên vai người khác, còn mình thì không muốn động tay vào. Theo cách đó, Đức Thánh Cha thường quở trách những người nghĩ họ sống nghiêm chỉnh nhưng lại không quan tâm đến người khác. Và những người ấy sống cuộc đời hai mặt, nhất là những người mục tử. Đức Thánh Cha cũng định nghĩa những người hư hỏng là những người tự nghĩ rằng mình công chính và không cần phải hoán cải liên tục. Ngược lại, Kitô hữu biết rằng mình là tội nhân, cần hoán cải và cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa; Và vì thế, người ấy thương xót tha nhân.

Tin Mừng không dễ chịu chút nào

Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta rằng: “không phải ai nói với tôi “Lạy Chúa, Lạy Chúa” là được vào Nước Trời, nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Chúa Cha mà thôi”. Vì thế, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta trở nên những Kitô hữu trong việc làm chứ không phải trong lời nói mà thôi. Kitô hữu với những cử chỉ cụ thể, chứ không phải là Kitô hữu với với những lớp trang điểm. Đúng thế, người nghèo làm phiền chúng ta: họ chạm đến cái ví của ta, người đau ốm có thể lây bệnh cho ta, người ngoại kiều đòi buộc ta mở trí và mở lòng với những người khác biệt với mình, tù nhân kéo chúng ta vào thực tại mà ta không muốn đụng tới. Tin Mừng đã bị loại ra bởi sự ích kỷ và những kế hoạch mang tính lý thuyết của chúng ta. Và ta để mình thoải mái trong vùng an toàn của mình. Tin Mừng đích thực đặt chúng ta vào trong cuộc khủng hoảng, không thoải mái, và chuyển chúng ta từ “tôi” đến “bạn”.

Hãy cẩn thận với ma quỷ

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta vượt qua luận lý của thế gian để đến với luận lý của Thiên Chúa, vì ta rất dễ rơi vào việc sống chủ nghĩa KTG thờ ơ và trần thế mà không hề để ý tới điều đó. Ngài khuyến khích chúng ta can đảm sống cầu nguyện liên lỉ, dám thưa cùng Thiên Chúa với lòng tin tưởng, chiêm ngắm Chúa Kitô trên thập giá trong những giây phút khó khăn của mình. Ngài kêu mời chúng ta hãy ở lại trong sự hiệp nhất với Chúa Giêsu và với tha nhân để không rơi vào cám dỗ của ma quỷ. Hắn luôn lừa đảo, nói dối để chia rẽ khi dùng những kẻ đạo đức giả. Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha thường cảnh báo chống lại Satan, Kẻ Tố Cáo. Công việc của hắn là phá huỷ những công trình của Thiên Chúa.

Hãy yêu Chúa Giêsu

Từ chìa khoá để không rơi vào sai lầm trên hành trình đức tin là “ở lại trong tình yêu” với Thiên Chúa, và đón nhận nơi Người những hứng khởi cho hành động của chúng ta. Chính việc cân bằng giữa “chiêm niệm và hoạt động”, cầu nguyện và lao động của thánh Biển Đức. Chiêm ngắm đích thực không phải là không làm gì nhưng là dừng lại để nhìn ngắm Thiên Chúa để Người chạm đến con tim ta và gợi hứng cho hành động của ta.

Gặp gỡ mỗi ngày và mong chờ vào cuộc diện kiến chung cuộc

Chính Chúa Thánh Thần cho phép chúng ta sống cuộc đời này với niềm vui, trong niềm hy vọng gặp gỡ Thiên Chúa: “đức cậy thì cụ thể, là điều hằng ngày bởi đó là cuộc gặp gỡ. Và mỗi lần chúng ta gặp Chúa Giêsu nơi Bí Tích Thánh Thể, nơi kinh nguyện, nơi Tin Mừng, nơi người nghèo, nơi đời sống cộng đoàn, mỗi lần như thế, chúng ta tiến thêm một bước nữa hướng về cuộc diện kiến chung cuộc. Thật là khôn ngoan khi biết vui mừng trong những cuộc gặp gỡ nho nhỏ như thế trong cuộc đời mình.

Trần Đỉnh, SJ

Đức Thánh Cha: Hoà bình là con đường của khiêm nhường, hiền lành và quảng đại

Đức Thánh Cha: Hoà bình là con đường của khiêm nhường, hiền lành và quảng đại

Phải băng qua con đường của khiêm nhường, hiền lành và quảng đại, ta mới tìm thấy hoà bình trên thế giới, trong xã hội cũng như trong gia đình của mỗi chúng ta. Suy niệm về bài đọc thứ nhất trích thư thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Ê-phê-sô, Đức Thánh Cha nhắc nhớ cách thức thánh Phao-lô, khi sống cô đơn trong tù, đã nói với các Kitô hữu về sự hiệp nhất đích thực, trong khi ngài đề cập đến “phẩm tính của ơn gọi.”

Không dễ để tìm được đồng thuận hòa bình

Chính vị tông đồ đã cô đơn cho đến lúc chết tại “Tre Fontane,” – nghĩa là “ba con suối” – bởi các Kitô hữu quá bận rộn với những "đấu đá nội bộ." Chúa Giêsu cũng như thế, trước cuộc khổ hình, trong Bữa Tiệc Ly, Ngài đã xin Chúa Cha ơn hiệp nhất cho tất cả chúng ta. Nhưng giờ đây, chúng ta đang quen dần, đang hít thở bầu không khí xung đột: hàng ngày trên tivi, trên báo chí, người ta nói về các vụ xung đột, về chiến tranh, không hoà bình, không hiệp nhất. Mặc dù họ thực hiện các hiệp ước để ngăn chặn bất kỳ hình thức xung đột nào, nhưng sau đó, họ lại bỏ qua các thoả thuận đó. Theo cách này, “việc vũ trang, chuẩn bị chiến tranh, việc huỷ diệt tiếp tục được tiến hành.”

Cũng vậy, ngày nay, chúng ta thấy rằng những tổ chức toàn cầu được tạo ra với ý hướng tốt hơn nhằm thăng tiến sự hiệp nhất con người, hoà bình. Họ cảm thấy không thể đi đến đồng thuận: rằng có một quyền phủ quyết ở đây, rằng mối bận tâm ở kia… Và họ cố gắng đi đến những thoả thuận về hoà bình. Nhưng trong nỗ lực ấy, những đứa trẻ không có gì ăn, không được đến trường, không được giáo dục. Các bệnh viện cũng không có vì chiến tranh phá huỷ mọi thứ. Chúng ta đang có khuynh hướng huỷ diệt, chiến tranh và chia rẽ. Đó chính là khuynh hướng mà ma quỷ, kẻ thù, kẻ phá huỷ nhân loại gieo vào lòng chúng ta. Trong đoạn thư này, thánh Phao-lô dạy chúng ta con đường hướng tới sự hiệp nhất. Ngài nói: sự hiệp nhất được bảo bọc, được gìn giữ – mà ta có thể nói là – với sợi dây hoà bình. Hoà bình dẫn tới sự hiệp nhất.

Mở lòng

Vì thế, đây là lời mời gọi hành xử xứng đáng với "ơn kêu gọi” ta đã lãnh nhận, "với tất cả sự khiêm nhường, hiền lành và quảng đại".

Để thực hiện hòa bình, hiệp nhất giữa chúng ta, "hãy khiêm tốn, hiền hành và quảng đại.” Thực tế là chúng ta thường quen xúc phạm, quát tháo nhau hơn là hiền lành. Quên nó đi, nhưng hãy mở lòng. Nhưng ta có thể tạo ra hòa bình trên thế giới với ba điều nhỏ bé này không? Có chứ, đó là con đường. Nó có thể tiến tới hiệp nhất không? Có chứ, hành trình đó là: "khiêm tốn, hiền lành và quảng đại." Và thánh Phao-lô rất thực tế. Ngài tiếp tục với một lời khuyên rất thực tế: "hãy nâng đỡ nhau trong tình yêu". Hãy chịu đựng lẫn nhau. Điều này không phải là dễ dàng gì, bởi ta luôn phán xét, lên án, – vốn là điều dẫn đến chia rẽ, xa cách …

Hoà hợp ngay từ đầu

Điều này cũng xảy ra ngay cả giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Và "ma quỷ hạnh phúc" vì điều này. Nó là "khởi đầu của chiến tranh". Lời khuyên là "hãy chịu đựng", "bởi tất cả chúng ta đều gây ra những điều khó chịu, gây ra mất kiên nhẫn; bởi tất cả chúng ta – hãy nhớ rằng – chúng ta là tội nhân, tất cả chúng ta đều có những sai lầm của riêng mình". Thánh Phaolô khuyên ta về " việc duy trì sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần trong mối dây hòa bình", " dưới sự linh hứng từ những lời Chúa Giêsu nói trong Bữa Tiệc Ly: “một thân thể và một tinh thần." Và rồi, ngài tiếp tục cho ta thấy chân trời của hòa giải với Thiên Chúa; như Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy chân trời của hòa giải trong lời cầu nguyện: 'Lạy Cha, xin cho họ nên một, như Cha và con là một'. Trong Tin Mừng theo Thánh Luca, Chúa Giêsu khuyến khích ta tìm cách hoà giải với đối phương “lúc dọc đường." Đó là một "lời khuyên tốt," bởi vì " không khó để tìm cách hoà giải ngay khi cuộc xung đột bắt đầu".

Lời khuyên của Chúa Giêsu: hãy tìm đồng thuận ngay từ đầu, hãy làm hòa ngay từ đầu: đây chính là khiêm nhường, hiền lành và quảng đại. Ta có thể xây dựng hòa bình trên toàn thế giới với những điều nhỏ nhặt này, vì những thái độ này là thái độ của Chúa Giêsu: khiêm tốn, hiền lành, tha thứ tất cả. Thế giới ngày nay cần hòa bình, chúng ta cần hòa bình, gia đình cần hòa bình, xã hội cần hòa bình. Hãy bắt đầu thực hành những điều đơn giản này ngay ở tại gia đình: sự quảng đại, hiền lành và khiêm nhường. Chúng ta tiến lên theo cách này: luôn luôn sống sự hiệp nhất, củng cố sự đoàn kết. Xin Chúa giúp chúng ta trong cuộc hành trình này.

Trần Đỉnh, SJ

ĐTC Phanxicô: Đừng sống tương quan giả dối với Thiên Chúa

ĐTC Phanxicô: Đừng sống tương quan giả dối với Thiên Chúa

Trong các lễ nghi Do Thái, danh Thiên Chúa được công bố một cách trọng thể trong Ngày Đại Xá, và dân chúng được tha thứ, bởi vì qua danh Chúa, chúng ta tiếp xúc với chính sự sống của Thiên Chúa, là lòng thương xót. Như vậy “kêu tên Chúa” – dịch sát nghĩa là “lấy lên trên mình danh của Thiên Chúa” – có nghĩa là bước vào trong một tương quan mạnh mẽ, chặt chẽ với Ngài, để sống các hành động thường ngày trong sự hiệp thông sâu xa và thực sự với Thiên Chúa. ĐTC Phanxicô đã nói như trên với 8,000 tín hữu và du khách hành hương trong buổi gặp gỡ chung hàng tuần sáng thứ tư hôm qua tại đại thính đường Phaolô VI.

Trong bài huấn dụ, ĐTC đã giải thích ý nghĩa điều răn “Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ” như viết trong sách Xuất Hành: “ Ngươi không được dùng danh Giavê, Thiên Chúa của ngươi, một cách bất xứng, vì Giavê không dung tha kẻ dùng danh Người một cách bất xứng. (Xh 20,7), và như Chúa Giêsu đã nói trong lời cầu ở bữa Tiệc Ly: “Lạy Cha là Đấng công chính… Con đã cho họ biết danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, để tình Cha đã yêu thương con, ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa." (Ga 17,25-26).

 

ĐTC nói: Chúng ta tiếp tục các bài giáo lý về các giới răn và hôm nay chúng ta nói tới điều răn “Ngươi sẽ không nói lên tên của Chúa, là Thiên Chúa ngươi một cách vô ích”. Thật đúng đắn là chúng ta đọc Lời này như việc mời gọi không xúc phạm đến danh của Thiên Chúa và tránh dùng nó một cách không thích hợp. Ý nghĩa rõ ràng này chuẩn bị cho chúng ta đào sâu hơn nữa các lời quý báu này, là không dùng tên của Thiên Chúa một cách vô ích, một cách không thích hợp.

Chúng ta hãy nghe chúng một cách tốt đẹp hơn. “Ngươi sẽ không nói lên” – dịch một kiểu nói có nghĩa theo sát chữ, trong tiếng Do thái cũng như trong tiếng Hy lạp – là “ngươi sẽ không mang lấy trên mình, ngươi sẽ không vác trên ngươi”. Kiểu nói “một cách vô ích” rõ ràng hơn và có nghĩa là “trống rỗng, một cách vô ích”. Nó ám chỉ một cái hộp rỗng, một hình thái không có nội dung. Đó là đặc tính của sự giả hình, của óc hình thức và của sự dối trá. Dùng các lời nói hay dùng tên của Thiên Chúa, nhưng trống rỗng, không có sự thật.

Tên gọi trong Thánh Kinh là sự thực sâu xa của các sự vật, và nhất là của con người. Tên gọi thường diễn tả sứ mệnh. Thí dụ tổ phụ Abraham trong sách Sáng Thế (x. 17.5) và tông đồ Simon Phêrô trong Phúc Âm (x. Ga 1,42) các vị nhận một tên gọi mới để ám chỉ sự thay đổi hướng đi cuộc đời các vị. Và thực sự biết danh Thiên Chúa đưa tới chỗ biến đổi cuộc sống của mình: từ lúc trong đó ông Môshê biết danh Thiên Chúa, lịch sử của ông thay đổi (x. Xh 3,13-15).

Đừng sống tương quan giả dối với Thiên Chúa

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: trong các lễ nghi do thái, danh Thiên Chúa được công bố một cách trọng thể trong Ngày Đại Xá, và dân chúng được tha thứ, bởi vì qua danh người chúng ta tiếp cận với chính sự sống của Thiên Chúa, là lòng thương xót. ĐTC giải thích giới răn như sau:

Như vậy “mang lấy trên mình danh Thiên Chúa” có nghĩa là lãnh nhận trên chúng ta thực tại của Ngài, bước vào trong một tương quan mạnh mẽ, trong một tương quan chặt chẽ với Ngài. Đối với kitô hữu chúng ta, điều răn này là lời mời gọi nhắc nhớ chúng ta rằng chúng ta đã được rửa tội làm sao: “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, như chúng ta khẳng định mỗi khi chúng ta làm dấu Thánh Giá trên mình, để sống các hành động thường ngày trong sự hiệp thông sâu xa và thực sự với Thiên Chúa, nghĩa là trong tình yêu của Ngài.

Và về việc làm dấu thánh giá, tôi muốn nêu bật một lần nữa: anh chị em hãy dậy các trẻ em làm dấu thánh giá. Anh chị em đã thấy trẻ em làm dấu thánh giá như thế nào chưa? Nếu bạn nói với các trẻ em: “Các con hãy làm dấu thánh giá đi, thì chúng làm vầy này – ĐTC bắt chước cử chỉ làm dấu của trẻ em khua khua trước mặt – Chúng làm một điều mà chúng không biết là cái gì. Chúng không biết làm dấu thánh giá. Anh chị em hãy dậy chúng làm “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Cử chỉ đức tin đầu tiên của một em bé. Đây là bài tập cho anh chị em đó nhé! Bài tập phải làm: dậy cho các trẻ em làm dấu thánh giá. Hiểu chưa? Anh chị em sẽ làm điều đó chứ? – Tín hữu trong đại thính đường trả lời: Dạ – “Hiểu hiểu” họ nói ở đây. Xin cám ơn anh chị em.

Chúng ta có thể hỏi: có thể mang lên trên mình danh Thiên Chúa một cách giả hình như một hình thức, trống rỗng hay không? Câu trả lời rất tiếc là có: có, có thể. Người ta có thể sống một tương quan giả dối với Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã nói điều này với các tiến sĩ luật; họ đã làm các việc, nhưng đã không làm điều Thiên Chúa muốn. Họ đã nói về Thiên Chúa, nhưng đã không thi hành ý muốn của Thiên Chúa. Và lời khuyên mà Chúa Giêsu cho là: “Các con hãy làm điều họ nói, nhưng đừng làm điều họ làm”. Người ta có thể sống một tương quan giả dối với Thiên Chúa, như các người ấy. Và Lời này của Mười Điều Răn chính là việc mời gọi sống một liên hệ với Thiên Chúa không giả dối, không giả hình, sống một tương quan trong đó chúng ta tín thác nơi Chúa với tất cả những gì chúng ta là. Nói cho cùng, cho tới ngày trong đó chúng ta không liều mạng sống với Chúa, bằng cách sờ mó bằng tay rằng trong Chúa có sự sống , thì chúng ta chỉ làm các giả thiết.

Đời sống Kitô giáo chân thực mới có thể đáng tin

Đây là Kitô giáo đánh động con tim. Gặp gỡ Thiên Chúa, trong thực tế. Tại sao các thánh có khả năng đánh động con tim? Bởi vì các thánh không chỉ nói, mà các vị chuyển động! Con tim chúng ta chuyển động, khi một người thánh thiện nói với chúng ta, nói với chúng ta các điều. Các vị có khả năng bởi vì nơi các thánh chúng ta trông thấy điều mà con tim chúng ta ước mong một cách sâu xa: sự đích thực, các tương quan thật, sự triệt để. Và điều này người ta cũng trông thấy nơi các vị “thánh của cửa bên cạnh”, chẳng hạn như biết bao cha mẹ trao ban cho con cái gương sáng của một cuộc sống trung thực, đơn sơ, liêm chính và quảng đại. ĐTC quảng diễn thêm như sau:

Nếu có nhiều kitô hữu mang lấy trên mình danh của Thiên Chúa không giả tạo – bằng cách thực thi lời xin thứ nhất của Kinh Lạy Cha “xin cho danh Cha cả sáng” – thì việc loan báo của Giáo Hội được lắng nghe và đáng tin cậy hơn. Nếu cuộc sống cụ thể của chúng ta biểu lộ danh Thiên Chúa, thì ta thấy bí tích Rửa Tội đẹp biết bao nhiêu và Thánh Thể là ơn vĩ chừng nào!, thì sự kết hiệp giữa thân xác chúng ta và Mình Chúa Kitô cao trọng dường bao: Ngài trong chúng ta và chúng ta trong Ngài; Chúa Kitô trong chúng ta, Ngài trong chúng ta và chúng ta trong Ngài! Hiệp nhất! Đây không phải là giả hình, đây là sự thật. Đây không phải là nói hay cầu nguyện như con vẹt, đây là cầu nguyện với con tim, là yêu Chúa.

Thể hiện Danh Chúa trong cuộc sống của chúng ta

Từ thập giá của Chúa Kitô về sau, không ai có thể khinh rẻ chính mình và nghĩ xấu về đời sống của mình. Không ai và không bao giờ! Cho dù bất cứ điều gì họ đã làm đi nữa. Bởi vì tên của từng người trong chúng ta ở trên vai Chúa Kitô. Ngài mang chúng ta. Thật đáng công mang lấy danh Thiên Chúa trên mình, bởi vì Ngài đã mang lấy tên của chúng ta cho tới tột cùng, cả sự dữ có trong chúng ta nữa, Ngài mang lấy để tha thứ cho chúng ta, để đặt vào trong con tim chúng ta tình yêu của Ngài. Vì thế Thiên Chúa công bố trong điều răn này: “Hãy mang lấy Ta trên con, bởi vì Ta đã mang con trên Ta”.

Bất cứ ai cũng có thể kêu danh thánh Chúa, là Tình Yêu trung thành và thương xót, trong bất cứ hoàn cảnh nào họ sống. Thiên Chúa sẽ không bao giờ nói “không” với một con tim kêu cầu Ngài một cách chân thành. Và chúng ta trở lại với các bài tập làm ở nhà: hãy dậy các trẻ em làm dấu thánh giá đàng hoàng. Bạn sẽ làm điều đó chứ? Làm đàng hoàng. Xin cám ơn anh chị em.

Cuộc viếng thăm Ailen: thời điểm ân sủng cho các gia đình Kitô gíao

Cuối bài huấn dụ, ĐTC cũng xin mọi người cầu nguyện cho chuyến đi Dublin của ngài trong hai ngày 25-26 tháng 8  này, nhân dịp cuộc gặp gỡ của các gia đình công giáo thế giới. Ước chi đây là dịp lắng nghe tiếng nói của các gia đình kitô toàn thế giới.

Linh Tiến Khải

ĐTC Phanxicô: Tham dự Thánh lễ để sống như Kitô hữu hơn

ĐTC Phanxicô: Tham dự Thánh lễ để sống như Kitô hữu hơn

Vì đang còn trong tuần lễ mừng Chúa Phục sinh, nên đã có hàng chục ngàn tín hữu hành hương từ khắp nơi trên thế giới tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 04/04/2018.

Sự phục sinh của Chúa Kitô khai hoa công chính và thánh thiện

Trước khi bắt đầu bài giáo lý cuối cùng về Thánh lễ, ĐTC đã dùng hình ảnh muôn ngàn hoa nở rực tại quảng trường để nói đến “Phục sinh nở hoa”, vì sự sống lại của Chúa Kitô làm nảy sinh bông hoa mới, nảy sinh sự công chính của chúng ta, nảy sinh sự thánh thiện của Giáo hội. Do đó, muôn vàn bông hoa này là niềm vui của chúng ta. Vì trong suốt cả tuần lễ này chúng ta mừng Phục sinh, ĐTC mời gọi mọi người cùng chúc mừng Phục sinh nhau. ĐTC cũng mời gọi các tín hữu chúc mừng Phục sinh Đức nguyên Giáo hoàng Biển đức, nguyên là Giám mục của Roma; ngài đang theo dõi qua truyền hình. Các tín hữu đã vỗ tay thật lớn để chúc mừng ngài.

Bắt đầu bài giáo lý, ĐTC nhắc rằng, sau lời nguyện Hiệp lễ, Linh mục chúc lành cho cộng đoàn. Thánh lễ kết thúc như cách được bắt đầu, nghĩa là với dấu Thánh giá, nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần – Chúa Ba Ngôi, Đấng mời gọi chúng ta chia sẻ sự sống thần linh của Người qua sự chết và sống lại của Chúa Giêsu. Sau đó linh mục giải tán cộng đoàn với lời chúc ra đi bình an để mang chúc lành đến cho thế giới.

Thánh lễ kết thúc nhưng sứ vụ của Kitô hữu mang bình an cho người khác bắt đầu

Đặc biệt, chúng ta biết rõ rằng trong khi Thánh lễ kết thúc, sứ vụ làm chứng tá của người Kitô hữu bắt đầu. Có những người đi lễ như một công việc hàng tuần rồi thì quên đi. Không, chúng ta tham dự Thánh lễ để tham dự vào cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa và sống như Kitô hữu hơn nữa. Chúng ta ra khỏi nhà thờ để “ra đi bình an” và mang phúc lành của Chúa vào trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, vào trong gia đình chúng ta, vào nơi làm việc, giữa những lo toan của cuộc sống dương thế, chúng ta vinh danh Thiên Chúa bằng cuộc sống của chúng ta.” Nếu chúng ta dự lễ xong và bàn tán “xem người này kìa, nhìn người kia kìa…”, Thánh lễ không đi vào tâm hồn chúng ta. Mỗi lần chúng ta tham dự lễ xong, chúng ta phải tốt hơn trước khi tham dự Thánh lễ, sống động, mạnh mẽ hơn, và mong muốn làm chứng tá Kitô hữu hơn. Qua Thánh Thể, Chúa Giêsu đi vào trong con người chúng ta, trong trái tim và thân xác của chúng ta, để chúng ta có thể “diễn tả bí tích mà chúng ta đã lãnh nhận với đức tin trong đời sống”.

Tham dự Thánh lễ để học trở nên giống Chúa Kitô hơn

Do đó, từ việc cử hành đến cuộc sống, chúng ta ý thức rằng Thánh lễ được hoàn thành trong các chọn lựa cụ thể của những người tham dự trực tiếp vào các mầu nhiệm của Chúa Kitô. Chúng ta không được quên rằng chúng ta cử hành Thánh Thể để học trở thành những con người của Thánh Thể. Điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là để Chúa Kitô hành động trong các hoạt động của chúng ta: để các tư tưởng của ngài trở thành tư tưởng của chúng ta, tâm tình của ngài trở thành tâm tình của chúng ta, chọn lựa của ngài cũng trở thành chọn lựa của chúng ta. Đây là sự thánh thiện: làm như Chúa Kitô đã làm, đó là sự thánh thiện Kitô giáo.

Thánh Phaolô đã diễn tả chính xác điều này khi nói về việc trở nên giống Chúa Giêsu thật sự: “Tôi cùng chịu đóng đinh với Ðức Kitô vào thập giá. Tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong xác phàm, là sống trong niềm tin vào con Thiên Chúa, Ðấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi. (Gal 2,19-20). Kinh nghiệm của thánh Phaolô soi sáng cho chúng ta: trong chính cách thức mà chúng ta chết cho tính ích kỷ của mình – nghĩa là chúng ta làm chết đi  những gì trái ngược với Tin mừng và tình yêu của Chúa Giêsu – một không gian rộng lớn dành cho quyền năng của Thần Khí được tạo nên trong chúng ta. Các Kitô hữu là những người mở rộng tâm hồn mình với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, sau khi lãnh nhận Mình và Máu Chúa Kitô. Anh chị em hãy để  cho tâm hồn mình được mở ra. Không phải là tâm hồn chật hẹp đóng kín, nhỏ nhen ích kỷ. Nhưng là tâm hồn rộng lớn, với những định hướng rộng lớn. 

Sự hiện diện của Chúa Kitô không chấm dứt  khi Thánh lễ kết thúc nhưng tiếp tục trong cuộc sống chúng ta

Bởi vì sự hiện diên thật của Chúa Kitô trong Bánh được thánh hiến không kết thúc với Thánh lễ, Thánh Thể được giữ trong Nhà Tạm để cho các bệnh nhân rước lễ và để thờ kính Chúa trong thinh lặng; việc thờ kính Thánh Thể ngoài Thánh lễ, cách cá nhân hoặc cộng đoàn, giúp chúng ta ở lại trong Chúa Kitô.

Vì thế, hoa trái của Thánh lễ được chín mùi trong cuộc sống hàng ngày. Thánh lễ như hạt lúa lớn lên trong cuộc sống thường ngày, lớn lên và chín trong các việc thiện, trong các ứng xử mà làm cho chúng ta trở nên giống Chúa Giêsu. Thật thế, trong khi Thánh Thể làm gia tăng sự hiệp nhất của chúng ta với Chúa Kitô, Thánh Thể làm cho ơn sủng mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta qua Bí tích Rửa tội và Thêm sức được gia tăng mỗi ngày, để cho chứng tá Kitô của chúng ta trở nên đáng tin cậy (cfr ibid., 1391-1392).

Thêm vào đó, trong khi thắp sáng tình yêu Chúa trong tâm hồn chúng ta, Thánh Thể tách chúng ta ra khỏi tội lỗi: “Chúng ta càng tham gia vào sự sống của Chúa Kitô và tiến triển trong tình bạn với Ngài thì việc tội trọng tách rời chúng ta khỏi Ngài càng khó khăn hơn (ibid., 1395).

Việc thường xuyên đến gần với Bàn tiệc Thánh Thể canh tân, củng cố và đào sâu mối liên hệ với cộng đoàn Kitô hữu mà chúng ta thuộc về, theo nguyên lý: Thánh Thể tạo nên Giáo hội; Thánh Thể liên kết mọi người với nhau.

Cuối cùng, việc tham dự vào Thánh Thể cũng là dấn thân cho người khác, đặc biệt là cho người nghèo, khi dạy chúng ta đi từ thân thể Chúa Kitô đến thân thể của anh chị em, nơi đó Ngừơi chờ đợi để được chúng ta nhận ra, được chúng ta phục vụ, tôn trọng và yêu mến.

Trong khi mang gia tài quý giá là sự kết hiệp với Chúa Kitô trong những chiếc bình sành dễ vỡ (cfr 2 Cor 4,7), chúng ta cần tiếp tục trở lại bàn thờ, cho đến khi, chúng ta sẽ nếm hưởng hoàn toàn phúc lành của bàn tiệc cưới của Con Chiên, ở trên thiên đàng (cfr Ap 19,9).

Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa về hành trình tái khám phá Thánh lễ mà Người đã cho chúng ta được cùng nhau thực hiện và hãy để chúng ta được lôi kéo, với đức tin được canh tân, đến với cuộc gặp gỡ thật sự với Chúa Giêsu, chịu chết và sống lại vì chúng ta, người anh em cùng thời với chúng ta. Cầu chúc cho cuộc sống của chúng ta luôn “nở hoa” như thế, như lễ Phục sinh, với các bông hoa của niềm hy vọng, của đức tin và việc thiện. Ước gì chúng ta luôn tìm thấy sức mạnh trong Thánh Thể, trong sự hiệp nhất với Chúa Giêsu. Chúc mừng Phục sinh tất cả anh chị em. (REI 04/04/2018)

Hồng Thủy

Cầu nguyện cho cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Colombia

Cầu nguyện cho cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Colombia

ROMA. Chiều tối ngày 5-9-2017, ĐTC Phanxicô đã đến cầu nguyện tại Đền thờ Đức Bà Cả ở Roma để xin ơn phù trợ của Đức Mẹ trước cuộc viếng thăm ngài thực hiện từ 6 đến hết 10-9-2017 tại Colombia.

ĐTC đã cầu nguyện và dâng hoa trên bàn thờ có ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma. Đây là lần thứ 51 ngài thực hiện cử chỉ này, kể từ sáng ngày 14-3 năm 2013 tức là hôm sau ngày ngài được bầu làm Giáo Hoàng. Thói quen này ngài vẫn giữ trước và sau mỗi biến cố quan trọng.

Theo dự kiến, ĐTC sẽ trở lại Đền Thờ Đức Bà Cả trưa ngày 12-9 tới đây sau khi từ Colombia về Roma, để cảm tạ Đức Mẹ vì chuyến viếng thăm.

Cầu nguyện tại Bogotà

Cũng liên quan đến cuộc viếng thăm của ĐTC: tối ngày 5-9-2017, hơn 100 bạn trẻ Công Giáo đã tụ tập tại trung tâm thủ đô Bogotà để cầu nguyện cho cuộc viếng thăm của ngài.

Trong khi đó một hình khổng lồ của ĐGH được làm bằng những ngòn đèn Led trên mặt tiền của một nhà chọc trời gần đó.

Ký giả hãng thông tấn EFE của Tây Ban nha ở Bogotà kể lại rằng bầu không khí chờ đợi ĐTC Phanxicô đến đây được người ta cảm thấy ở mọi góc đường phố thủ đô.

Anh Andre Garzón, một trong các tham dự viên nói: ”chúng tôi cầu nguyện theo những đề tài chính sẽ được ĐTC đề cập tới trong các bài diễn văn, đó là, gia đình, sự sống, hòa giải, ơn gọi linh mục tu sĩ, và các quyền con người. Các đề tài đó và toàn thể các buổi lễ diễn ra trong thời điểm lịch sử hiện nay của đất nước Colombia, trong đó tất cả người dân Colombia cần tái gặp gỡ Chúa Kitô và canh tân đức tin”.

ĐTC giã từ Roma khoảng 11 giờ ngày 6-9 và dự kiến tại Bogotà lúc 4 giờ rưỡi chiều giờ địa phương, sau chuyến bay dài 12 giờ 30 phút, vượt qua không gian 9.825 cây số (REI, EFE 5-9-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Chỉ có tình yêu mới mang lại ý nghĩa và hạnh phúc cho cuộc sống

Chỉ có tình yêu mới mang lại ý nghĩa và hạnh phúc cho cuộc sống

VATICAN. Lúc 12 giờ trưa Chúa nhật 03.09.2017, trong buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha quảng diễn bài Tin Mừng Chúa nhật. Ngài nói rằng: Chỉ có tình yêu mới mang lại ý nghĩa và hạnh phúc cho cuộc sống.

Đức Thánh Cha chia sẻ Tin Mừng

Anh chị em thân mến!

Bài Tin Mừng hôm nay (Mt 16:21-27) tiếp nối đoạn Tin Mừng của Chúa Nhật trước. Trong bài đọc hôm nay, thánh Phê-rô tuyên xưng đức tin. Thánh Phê-rô là “đá tảng” mà Chúa muốn xây dựng Giáo Hội. Thế nhưng thánh sử Mát-thêu cho chúng ta thấy phản ứng của thánh Phê-rô trước việc Chúa Giê-su loan báo về cuộc khổ nạn. Khi Chúa nói với các môn đệ rằng, Người lên Giê-ru-sa-lem để chịu đau khổ, bị giết và sẽ sống lại, ông Phê-rô đã cản ngăn mà nói: Điều ấy không thể xảy ra với Thầy được, không thể xảy ra với Đấng Kitô được. Chúa trách mắng Phê-rô rất nặng lời: “Hỡi Sa-tan, lui lại đằng sau Thầy, vì anh làm cớ cho Thầy vấp phạm, vì anh chẳng hiểu những gì thuộc về Thiên Chúa mà chỉ nghĩ theo lối loài người”.

Ngay trước đó, ông Phê-rô được Thầy Giê-su khen và chúc phúc vì ông nhận được mặc khải từ Chúa Cha để tuyên xưng đức tin. Ông còn được Chúa Giê-su coi là đá tảng vững chắc để xây đựng Giáo Hội. Vậy mà chỉ trong giây lát, ông đã trở nên chướng ngại, trở nên hòn đá làm vấp ngã trên con đường của Đấng Mê-si-a. Chúa Giê-su biết rõ: Phê-rô và những người khác vẫn còn chặng đường dài để có thể trở thành môn đệ của Chúa.

Lúc ấy, Thầy Giê-su bắt đầu giải thích với tất cả những ai đang theo Người rằng: Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà đi theo Ta. Luôn là như thế, ngay cả ngày nay, có một cám dỗ, đó là muốn đi theo Đấng Kitô mà không có thập giá. Cám dỗ ấy giống như cám dỗ mà Phê-rô đã làm đối với Thầy Giê-su khi ông nói: Không đâu, điều ấy sẽ không bao giờ xảy ra đâu. Nhưng Chúa Giê-su nhắc nhở chúng ta rằng, con đường của Người là con đường tình yêu, và chẳng có tình yêu chân thực nào mà lại không cần hy sinh bản thân. Chúng ta được mời gọi không bị lôi kéo bởi thế gian này, nhưng ngày càng nhận thức được tính khẩn thiết và nỗ lực cần có, để người Ki-tô hữu có thể lội ngược dòng đời.

Chúa Giê-su kết thúc bằng những lời khôn ngoan tuyệt vời, những lời luôn có giá trị, bởi vì chúng ta gặp thách đố về tâm lý là luôn tự coi mình làm trung tâm. Chúa nói: Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì Ta thì sẽ cứu được. Trong nghịch lý ấy, có một quy luật vàng mà Thiên Chúa khắc ghi trong bản tính con người được tạo dựng trong Chúa Kitô. Quy luật đó là: chỉ có tình yêu mới mang lại ý nghĩa và hạnh phúc cho cuộc sống. Nếu chúng ta dành tài năng, sức lực và thời gian để cứu chữa để bảo vệ chính mình, thì thực ra chúng ta đánh mất, và đó là một sự tồn tại buồn tẻ. Thế nhưng, nếu chúng ta sống vì Chúa và đặt cuộc đời chúng ta trên tình yêu như Chúa Giê-su đã làm, thì chúng ta có thể hưởng nếm niềm vui đích thực, và cuộc đời chúng ta sẽ không tẻ nhạt nhưng sinh hoa kết trái.

Khi cử hành bí tích Thánh Thể, chúng ta tái khám phá mầu nhiệm thập giá. Chúng ta không chỉ nhớ mà thôi, nhưng còn cử hành Hy tế cứu chuộc mà Con Thiên Chúa đã hiến dâng tất cả và liều mất chính mình, để rồi Người nhận lại từ Chúa Cha. Chúa Con làm tất cả vì chúng ta, để tìm chúng ta, để cứu chúng ta khỏi hư mất, để liên kết chúng ta với mọi tạo vật. Mỗi lần tham dự Thánh Lễ, cầu mong tình yêu của Chúa Kitô chịu đóng đinh và đã phục sinh, kết hiệp mật thiết với chúng ta như của ăn thức uống, để chúng ta có thể theo Chúa trong từng bước đường đời, trong từng hành vi cụ thể phục vụ anh chị em.

Lạy Mẹ Ma-ri-a rất thánh! Mẹ đã theo Chúa Giêsu cho tới tận đồi Calvario. Xin Mẹ đồng hành với chúng con. Xin Mẹ giúp chúng con không còn sợ thập giá, nhưng biết liên kết với Chúa Giê-su chịu đóng đinh. Xin cho chúng con biết liên kết với thập giá, không phải là thập giá vắng bóng Chúa, nhưng là thập giá Chúa Giê-su, nghĩa là đón lấy thập giá, vác lấy thập giá, vì tình yêu Thiên Chúa và tình yêu dành cho anh chị em. Và những đau khổ ấy, nhờ ân sủng của Chúa Kitô, sẽ trổ sinh hoa trái của sự phục sinh.

Sau khi quảng diễn bài Tin Mừng, Đức Thánh Cha đọc kinh Truyền Tin và ban Phép Lành Tòa Thánh.

Đức Thánh Cha chào thăm mọi người

Anh chị em thân mến!

Cha bày tỏ sự gần gũi thiêng liêng với người dân Nam Á đang chịu hậu quả của lũ lụt. Cha cũng cảm thông sâu xa với người dân Texas và Louisiana chịu ảnh hưởng của cơn bão lụt, hậu quả là nhiều người bị chết, hàng ngàn người phải di dời và thiệt hại vật chất rất lớn. Cầu xin Mẹ Maria rất thánh, an ủi những ai đau khổ, xin Chúa ban ơn thêm sức trên những anh chị em của chúng ta.

Cha chào thăm tất cả anh chị em, tất cả những ai hành hương đến từ Italia và từ các quốc gia khác. Chúc anh chị em ngày Chúa nhật tốt lành, và xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho Cha!

Tứ Quyết SJ

Tuyên bố của Đức Hồng Y Parolin trong cuộc viếng thăm Nga

Tuyên bố của Đức Hồng Y Parolin trong cuộc viếng thăm Nga

MASCOW:  ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, hài lòng về quan hệ song phương giữa Tòa Thánh và Nga, đồng thời bày tỏ lập trường về một số vấn đề quốc tế.

Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp gỡ làm việc với ngoại trưởng Nga, Ông Sergiey Lavrov, sáng ngày 22-8-2017 tại Mascow, ĐHY Parolin cho biết ngài đến đây để bày tỏ sự quan tâm ân cần của ĐGH Phanxicô đối với tình hình song phương giữa Tòa Thánh và Liên bang Nga, cũng như về một số vấn đề và bận tâm trong lãnh vực quốc tế.

ĐHY Quốc vụ khanh cho biết Nga và Tòa Thánh hài lòng vì những tiến bộ trong tương quan với nhau qua nhiều lãnh vực và những tiếp xúc thường xuyên. Hai bên khẳng định ý hướng tiếp tục phát triển những quan hệ trong các lãnh vực văn hóa, cộng tác khóa học và y khoa. Hai bên cũng ký hiệp định về việc miễn thị thực cho những người mang hộ chiếu ngoại giao.

ĐHY Parolin cho biết trong cuộc hội kiến với ngoại trưởng Nga, cũng có bàn đến một số vấn đề cụ thể liên quan đến đời sống Giáo Hội tại nước này, trong đó có vấn đề các nhân viên Công Giáo vẫn không phải là người Nga vẫn còn gặp khó khăn trong việc xin giấy phép cư trú làm việc, và vấn đề trả lại cho Giáo Hội một số nhà thờ cần thiết cho việc săn sóc mục vụ các tín hữu Công Giáo tại Nga.

Về những vấn đề quốc tế mà cả hai bên cùng quan tâm, ĐHY Parolin nói: ”Tôi đã tái cầu mong rằng những giải pháp đúng đắn và lâu bền sẽ được tìm kiếm cho các cuộc xung đột, đặc biệt tại Trung Đông, Ucraina và một số miền khác trên thế giới. Sở dĩ trong những tình cảnh bi thảm ấy, Tòa Thánh dấn thân trực tiếp tích cực hơn, cố gắng cổ võ những sáng kiến nhắm thoa dịu những đau khổ của dân chúng, đồng thời kêu gọi rõ ràng hãy dành ưu tiên cho công ích, và nhất là công lý, sự hợp pháp, sự thật của các sự kiện, tránh lèo lái các sự kiện, sự an toàn và những điều kiện sống xứng đáng của các thường dân, đó là Tòa Thánh không nhắm và không thể đồng hóa với một lập trường chính trị nào, và Tòa Thánh nhắc nhớ nghĩa vụ phải quyết liệt tuân hành các nguyên tắc chính của công pháp quốc tế, sự tôn trọng các nguyên tắc ấy là điều không thể thiếu được, để bảo vệ trật tự và hòa bình thế giới, cũng như để phục hồi một bầu không khí lành mạnh tôn trọng nhau trong các quan hệ quốc tế”.

ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh cũng cho biết trong cuộc hội kiến, Tòa Thánh và Liên bang Nga tìm được những điểm đồng qui, tuy với những phương pháp tiếp cận khác nhau: cả hai bên đều rất lo âu về tình trạng của các tín hữu Kitô ở một số nước Trung Đông và Phi châu cũng như tại một số miền trên thế giới. Về vấn đề này, Tòa Thánh liên lỷ quan tâm bảo vệ tự do tôn giáo tại bất kỳ nước nào và trong bất kỳ tình trạng chính trị nào” (Rei 22-8-2017)

Gặp Đức Thượng Phụ Kiriil I

Chiều ngày 22-8-2017, ĐHY Parolin đã hội kiến trong gần 2 tiếng đồng hồ với Đức Thượng Phụ Kirill I, Giáo Chủ Chính Thống Nga, tại Đan viện thánh Danilo ở Mascow.

Tham dự cuộc gặp gỡ này về phía Tòa Thánh cũng có Đức TGM Celestino Migliore, Sứ thần Tòa Thánh tại Mascơva, và hai LM thuộc Bộ ngoại giao Tòa Thánh.

Về phía Chính Thống cũng có Đức TGM Hilarion, Chủ tịch Hội đồng ngoại vụ tòa Thượng Phụ và 2 LM.

Trong cuộc gặp gỡ giới báo chí sau đó, Đức TGM Hilarion cho biết Đức Thượng Phụ Kirill đã nói về vai trò bình định của các Giáo Hội, nhắm hòa giải các dân tộc và sự cộng tác giữa Giáo Hội Chính Thống Nga và Công Giáo trong việc trợ giúp nhân đạo cho dân chúng đang chịu đau khổ ở Trung Đông, qua những dự án chung. Việc làm này có thể là một nhân tố quan trọng giúp đoàn kết.

ĐHY Parolin đã chuyển lời chào thăm của ĐTC tới Đức Thượng Phụ. Trả lời câu hỏi của giới báo chí, ĐHY cho biết trong cuộc hội kiến, không có bàn về việc ĐTC viếng thăm Nga, nhưng về nhiều vấn đề khác. ĐHY Parolin cũng nhấn mạnh đến nhiều điểm tương đồng quan điểm giữa Tòa Thánh và Tòa Thượng Phụ Chính Thống Nga.

Về cuộc xung đột hiện nay tại Ucraina, ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh cũng nhấn mạnh rằng về phương diện này, các Giáo Hội không thể giữ vai trò nào khác ngoài vai trò bình định

Thứ tư 23-8-2017, ĐHY Parolin đã bay đến Sochi, cách Mascow gần 1400 cây số, để gặp tổng thống Nga, Vladimir Putin. (Tổng hợp 23-8-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Môn đệ là đại sứ của Chúa Giêsu qua cuộc sống trong sáng

Môn đệ là đại sứ của Chúa Giêsu qua cuộc sống trong sáng

Mối dây liên kết của người môn đệ với Chúa Giêsu phải mạnh mẽ hơn mọi dây liên kết khác, và vị thừa sai không mang chính mình nhưng mang Chúa Giêsu tới cho tha nhân. Ai để cho mình bị lôi kéo bước vào liên hệ tình yêu và cuộc sống với Chúa Giêsu, thì trở thành kẻ đại diện Ngài, một “đại sứ” của Ngài, nhất là với kiểu sống của mình, làm sao để người ta nhận ra Chúa Giêsu nơi người môn đệ.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với các tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 2-7-2017. Mở dầu bài huấn dụ ngài nói:

Phụng vụ hôm nay giới thiệu với chúng ta các lời sau cùng của diễn văn truyền giáo trong chương 10 Phúc Âm thánh Mátthêu (x. Mt 10,37-49), qua đó Chúa Giêsu dậy dỗ các tông đồ trong lúc lần đầu tiên  gửi họ đi truyền giáo trong các làng mạc vùng Galilêa và Giuđêa. Trong phần cuối này Chúa Giêsu nêu bật hai khiá cạnh nòng cốt cho cuộc sống của người môn đệ thừa sai; thứ nhất, mối dây nối kết họ với Chúa Giêsu mạnh mẽ hơn bất cứ môi dây nào khác; thứ hai, người truyền giáo không mang chính mình nhưng mang Chúa Giêsu, và qua Ngài mang tình yêu của Thiên Chúa Cha trên trời. Hai khiá cạnh này gắn liền với nhau, bởi vì Chúa Giêsu càng ở trung tâm con tim và cuộc sống của người môn đệ bao nhiêu, thì người môn đệ càng để cho sự hiện diện của Ngài “trong suốt” bấy nhiêu. Cả hai đi đôi với nhau.

Chúa Giêsu nói: “Ai yêu cha mẹ hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy “ (c. 37). Tình yêu mến của một người cha, sự hiền dịu của một bà me, tình bằng hữu dịu ngọt giữa anh chị em, tất cả những điều này, tuy rất tốt lành và hợp pháp, nhưng nó không thể được đặt trước Chúa Kitô. Không phải bởi vì Chúa muốn chúng ta không có con tim và lòng biết ơn, mà trái lại, bởi vì điều kiện của người môn đệ đòi buộc một tương quan ưu tiên với vị thầy. Bất cử môn đệ nào, dù là giáo dân nam nữ, một linh mục, một giám mục: tương quan này phải ưu tiên. Có lẽ câu hỏi đầu tiên mà chúng ta cần đặt ra cho một kitô hữu đó là: “Mà bạn có gặp gỡ Chúa Giêsu không? Bạn có cầu Ngài không?” Tương quan. Có lẽ chúng ta hầu như có thể minh giải Sách Sáng Thế: Vì vậy con người sẽ bỏ cha mẹ mình và kết hiệp với với Chúa Giêsu Kitô, và cả hai sẽ trở thành một (x. St 2,24). Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói:

Ai để cho mình bị thu hút vào sự cột buộc của tình yêu và cuộc sống này với Chúa Giêsu, thì trở thành một người đại diện của Chúa, một “đại sứ” của Ngài, nhất là với kiểu hiện diện và sống của mình. Đến độ chính Chúa Giêsu khi sai các môn đệ ra đi truyền giáo đã nói với các ông rằng: “Ai tiếp đón các con là tiếp đón Thầy, và ai tiếp đón Thầy là tiếp đón Đấng đã sai Thầy” (Mt 10,40). Người ta phải có thể cảm nhận rằng đối với người môn đệ Đức Giêsu thực sự là “Chúa”, thực sự là trung tâm, là tất cả của cuộc sống. Không quan trọng, nếu sau này, như mọi người trần gian, họ có các hạn hẹp và cả các lỗi lầm nữa – miễn là họ khiêm tốn thừa nhận chúng – ; điều quan trọng là họ không có con tim hai mặt – và đây là điều nguy hiểm. Tôi là kitô hữu, tôi là môn đệ Chúa Giêsu, tôi là linh mục, tôi là giám mục, nhưng tôi sống hai lòng. Không , điều này không được. Người môn đệ không được sống hai lòng, nhưng phải có con tim  đơn sơ, thống nhất; không xỏ chân hai giầy, nhưng liêm chính với chính mình và với tha nhân. Sống hai mặt là không kitô. Vì thế Chúa Giêsu cầu xin Thiên Chúa Cha để các môn đệ không rơi vào tinh thần của thế tục. Hoặc bạn theo Chúa Giêsu, với tinh thần của Chúa Giêsu, hay bạn theo tinh thần thế gian.

Và ở đây kinh nghiệm linh mục dậy cho chúng ta biết một điều rất hay đẹp và rất quan trọng: đó là chính sự tiếp đón này của dân thánh  trung thành của Thiên Chúa, chính ly nước lạnh (c. 42) mà Chúa Giêsu nói đến trong Phúc Âm hôm nay, cho đi với đức tin trìu mến, giúp bạn là một linh mục tốt! Có một sự tương tác cả trong việc truyền giáo: nếu bạn bỏ tất cả  vì Chúa Giêsu, thì dân chúng nhận biết Chúa nơi bạn; nhưng đồng thời họ cũng giúp bạn trở lại với Ngài mỗi ngày, canh tân và thanh tẩy mình khỏi các giàn xếp và thắng vượt các càm dỗ. Một linh mục càng gần gữi dân Chúa bao nhiêu, thì sẽ lại càng cảm thấy mình gần Chúa Giêsu bấy nhiêu, và một linh mục càng gần Chúa Giêsu bao nhiêu, thì lại càng cảm thấy mình gần dân Chúa bấy nhiêu!

Chính Đức Trinh Nữ Maria  đã sống kinh nghiệm yêu Chúa Giêsu có nghĩa là gì, khi tự tách rời khỏi chính mẹ, bằng cách trao ban một ý nghĩa mới cho các tương quan gia đình, khởi hành từ niềm tin nơi Chúa. Với sự bầu cử hiền mẫu xin Mẹ giúp chúng ta sống như những thừa sai tự do và tươi vui của Tin Mừng.

Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.

Sau kinh Truyền Tin ĐTC đã kêu gọi hoà bình cho Venezuela. Ngài nói: ngày mùng 5 tháng 7 là lễ độc lập của nước Venezuela. Tôi bảo đảm lời cầu nguyện của tôi cho quốc gia thân yêu này, và bầy tỏ sự gần gũi của tôi với các gia đình đã mất con cái trong các cuộc xuống đường biểu tình. Tôi kêu gọi chấm dứt bạo lực và tìm ra một giải pháp hoà bình và dân chủ cho cuộc khủng hoảng. Xin Đức Bà Coromoto bầu cử cho dân nước Venezuela! Rồi ĐTC mời mọi người hiện diện cùng ngài đọc một kinh Kính Mừng cầu cho dân nước Venezuela.

Ngài cũng chào nhiều đoàn hành hương hiện diện trong đó có các tín hữu Belfast bắc Ailen, giới trẻ Schattdorf Thụy Sĩ mới lãnh nhận bí tích Thêm Sức, các tham dự viên cuộc hành hương từ Cardito tỉnh Napoli, nam Italia. ĐTC chúc mọi người một ngày Chúa Nhật an lành và xin họ đừng quên cầu nguyện cho Ngài.

Linh Tiến Khải

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha – Tháng Sáu 2017: Chấm dứt buôn bán vũ khí

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha – Tháng Sáu 2017: Chấm dứt buôn bán vũ khí

VATICAN. Trong tháng sáu 2017, Đức Thánh Cha đặc biệt mời gọi mọi người cầu nguyện để có thể loại bỏ việc buôn bán vũ khí. Bởi lẽ việc buôn bán vũ khí cho thấy sự giả dối của những người dân danh hòa bình nhưng lại làm giàu trên xương máu của người dân. Và thực tế, biết bao người dân vô tội tiếp tục bị giết hại. Đức Thánh Cha chia sẻ trong Video rằng:

Thật là mâu thuẫn một cách vô lý, khi vừa nói về hòa bình và các đàm phán hòa bình, lại vừa thúc đẩy và cho phép việc buôn bán vũ khí.

Có phải cuộc chiến này hay cuộc chiến kia là chiến tranh theo nghĩa giải quyết các vấn đề, hay cuộc chiến ấy chính là cuộc chiến buôn bán vũ khí bất hợp pháp để làm giàu cho những kẻ buôn bán sự chết chóc?

Chúng ta hãy chấm dứt tình trạng này. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện, để các nhà lãnh đạo các quốc gia có thể cam kết chấm dứt việc buôn bán vũ khí vốn sát hại biết bao người dân vô tội. 

Tứ Quyết SJ

Để gặp Chúa Giêsu, chúng ta phải lên đường

Để gặp Chúa Giêsu, chúng ta phải lên đường

thanh-le-tai-nha-nguyen-marta-28-11-2016

Đức tin Kitô giáo không phải là một lý thuyết, cũng không phải là một triết thuyết, mà là cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Đức Thánh Cha nói rằng, để thực sự gặp được Chúa Giêsu, chúng ta phải lên đường với ba thái độ: kiên trì cầu nguyện, cần mẫn thực thi đức ái, và ngợi khen Chúa với lòng hoan hỉ.

Gặp gỡ Chúa Giêsu: đây chính là ân phúc của Mùa Vọng. Đức Thánh Cha diễn giải bài giảng xoay quanh trọng tâm là cuộc gặp gỡ Chúa. Mùa Vọng là thời gian để lên đường đi gặp Chúa, chứ không phải là thời gian để ngồi yên một chỗ.

Thức tỉnh cầu nguyện, thực thi bác ái và vui tươi ngợi khen: Chúng ta sẽ gặp Chúa

Giờ đây chúng ta tự hỏi: làm thế nào tôi có thể gặp Chúa Giêsu? Thái độ mà tôi cần có để gặp Chúa là gì? Tôi phải chuẩn bị tâm hồn mình ra sao?

Trong lời nguyện đầu lễ, phụng vụ nhắc chúng ta nhớ ba thái độ: tỉnh thức cầu nguyện, thực thi bác ái, và vui tươi ca mừng. Tôi phải tỉnh thức cầu nguyện. Tôi phải chủ động trong yêu mến, tình yêu mến giữa anh chị em với nhau. Không chỉ là bố thí. Không. Không chỉ là bỏ qua cho những kẻ làm phiền tôi. Không chỉ là chịu đựng sự ồn ào mà con cái gây ra trong nhà, hoặc những khó chịu mà vợ, chồng hoặc mẹ chồng gây ra… Tôi không biết… Cần bao dung rộng lượng… Luôn cần thực thi đức bác ái, một đức mến sống động. Ngợi khen Chúa với niềm vui hoan hỉ. Đó là lối sống mà chúng ta thực thi để đón gặp Chúa. Đó là cách đón chờ rất tuyệt. Đừng đứng yên một chỗ. Như thế chúng ta sẽ gặp Chúa.

Tuy nhiên, sẽ có bất ngờ vì Ngài là Thiên Chúa của những bất ngờ. Ngay cả Thiên Chúa, Ngài cũng đâu có đứng yên một chỗ. Khi tôi trên đường tìm gặp Ngài, thì Ngài cũng trên đường đến gặp tôi. Khi chúng ta gặp nhau, thì tôi ngỡ ngàng, vì Ngài đã lên đường tìm gặp tôi trước khi tôi lên đường tìm Ngài.

Chúa luôn đi bước trước trong cuộc gặp gỡ

Sự ngạc nhiên khi gặp Chúa là khám phá ra rằng Chúa đã đi bước trước chúng ta. Ngài luôn đi bước trước. Ngài luôn là người đầu tiên lên đường để tìm gặp chúng ta. Đó cũng là điều đã xảy ra tại thành Caphacnaum.

Chúa luôn đi xa hơn. Khi chúng ta bước một bước, Ngài đã bước mười bước. Luôn luôn như thế. Ân sủng của Ngài, tình yêu của Ngài, sự nhân lành của Ngài rất phong phú. Ngài không mệt mỏi đi tìm chúng ta. Đôi khi chúng ta nghĩ rằng, gặp Chúa thì thật là điều tuyệt vời, ví như trường hợp vị tướng Naaman người xứ Syria, một người bị phong hủi: nhưng cuộc gặp ấy không phải dễ dàng… Ông đã bất ngờ với cách hành động của Thiên Chúa. Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của những bất ngờ. Ngài đang kiếm tìm, chờ đợi chúng ta, và Ngài chỉ cần những bước nhỏ trong thiện ý của chúng ta.

Chúng ta cần có ước muốn gặp Ngài, và rồi Ngài sẽ giúp chúng ta, Ngài sẽ cùng đi, sẽ đồng hành trong suốt cuộc đời chúng ta. Nhiều lần, chúng ta đã bỏ nhà ra đi, nhưng Ngài luôn đợi chờ như người Cha mong đợi đứa con đi hoang trở về.

Đức tin không phải là nhờ biết giáo thuyết, nhưng chính là cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu  

Rất nhiều lần Ngài đến gặp chúng ta. Gặp gỡ Chúa: điều này rất quan trọng! Gặp gỡ. Như Đức Bênêđictô XVI đã nói, đức tin không phải là một lý thuyết hoặc triết thuyết hoặc ý tưởng, đức tin là cuộc gặp gỡ. Đó là gặp gỡ Chúa Giêsu. Nếu bạn chưa gặp được lòng thương xót của Ngài, thì cho dù bạn nhớ Kinh Tin Kính, đó cũng chỉ là trí nhớ, chứ bạn chưa có đức tin.

Các tiến sĩ Luật biết mọi thứ, biết mọi giáo thuyết thời đó, nhưng họ không có đức tin, vì họ quay lưng với Thiên Chúa. Giờ đây chúng ta nài xin ân sủng từ Thiên Chúa: “Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, xin thức tỉnh chúng con, để chúng con khao khát đón gặp Chúa Kitô với sự chuẩn bị tốt lành, để chúng con gặp được Chúa Giêsu.” Do đó, chúng ta nhớ tới ơn xin này trong cầu nguyện, trong khi thực thi đức ái và trong khi vui mừng ngợi khen Chúa. Khi ấy, chúng ta sẽ gặp Chúa và chúng ta sẽ nhận được sự ngạc nhiên diệu kỳ.

Tứ Quyết SJ

Phần hai cuộc phỏng vấn ĐTC Phanxicô dành cho các nhà báo quốc tế

Phần hai cuộc phỏng vấn ĐTC Phanxicô dành cho các nhà báo quốc tế

phan-2-cuoc-phong-van-dtc-phanxico-danh-cho-cac-nha-bao-quoc-te-tren-chuyen-bay-tu-malmoe-ve-roma-ngay-1-11-2016

Trưa ngày mùng 1 tháng 11 vừa qua, trên chuyến bay từ phi trường quốc tế Malmoe về Roma, ĐTC Phanxicô đã dành cho các nhà báo quốc tế một cuộc phỏng vấn. Sau đây là nội dung phần hai cuộc phỏng vấn này.

Chị Eva Fernandez thuộc đài phát thanh Cope Tây Ban Nha hỏi:

Hỏi: Thưa ĐTC, con thích hỏi ĐTC bằng tiếng Ý hơn nhưng con chưa nói sõi đủ. Cách đây ít lâu ĐTC đã tiếp kiến tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela. ĐTC có cảm tưởng gì về cuộc gặp gỡ này, và đâu là ý kiến của ĐTC về việc bắt đầu các cuộc nói chuyện này?

Đáp: Vâng, tổng thống Venezuela đã xin có cuộc gặp gỡ và cuộc hẹn này vì ông đến từ Trung Đông, từ Qatar, từ các nước Emirati và dừng chân kỹ thuật tại Roma. Trước đây tổng thống cũng đã xin một cuộc gặp gỡ. Và ông đã đến hồi năm 2013; rồi ông xin một cuộc hẹn khác nữa, nhưng đã bị đau không thể đến được, nên đã xin có cuộc gặp gỡ lần này. Khi một tổng thống xin gặp, thì được tiếp đón, vả lại ông đã dừng chân lại ở Roma. Tôi đã lắng nghe tổng thống trong nửa giờ trong cuộc gặp gỡ đó.Tôi đã lắng nghe và tôi đã hỏi tổng thống vài điều và ý kiến của ông. Thật luôn luôn tốt lắng nghe tất cả mọi ý kiến. Tôi đã lắng nghe ý kiến của tổng thống. Liên quan tới khiá cạnh thứ hai, là cuộc đối thoại. Đó là con đường duy nhất cho tất cả mọi cuộc xung đột. Hoặc là đối thoại hoặc là la lối, chứ không có cách khác. Tôi đã đặt hết con tim vào cuộc đối thoại, và tôi tin là phải bước đi trên con đường này. Tôi không biết nó sẽ kết thúc như thế nào, tôi không biết, bởi vì nó rất phức tạp, nhưng những người dấn thân trong cuộc đối thoại đều là các nhân vật quan trọng. Như ông Zapatero đã từng hai lần là thủ tướng Tây Ban Nha, và ông Restrepo nhà chính trị người Colombia, và tất cả các phe phái đều xin Toà Thánh hiện diện trong cuộc đối thoại. Và Toà Thánh đã chị định ĐTGM Claudio Celli như là người đồng hành với tiến trình này. Đức Sứ Thần Toà Thánh tại Argentina là ĐTGM Tsherrig, tôi đã thay thế ngài ngày Chúa Nhật 23 tháng 10, cũng hiện diện tại bàn thương thuyết. Đối thoại tạo điều kiện cho cuộc thương thuyết là con đường duy nhất giúp ra khỏi các cuộc xung đột, chứ không có con đường nào khác… Nếu vùng Trung Đông đã làm điều này, thì đã tiết kiệm được biết bao nhiều mạng người!

 

Ông Burke nói: Bây giờ tới phiên đài phát thanh Pháp. Chúng con có chị Mathilde Imberty.

Hỏi: Thưa ĐTC, chúng ta đang trở về từ Thụy Điển, nơi sự tục hóa rất mạnh. Đó là một hiện tượng liên lụy tới toàn Âu châu nói chung. Cả trong một nước như nước Pháp người ta ước lượng rằng trong các năm tới đa số dân sẽ không theo tôn giáo nào nữa. Theo ĐTC sự tục hoá có phải là một định mệnh không? Ai là những người có trách nhiệm, các chính quyền đời hay Giáo Hội đã quá nhút nhát?

Đáp: Định mệnh. Không. Tôi không tin vào các định mệnh! Ai là những người có trách nhiệm, tôi không biết… Bạn, nghĩa là từng người có trách nhiệm. Tôi không biết. Đó là một tiến trình… Nhưng trước hết tôi muốn nói một điều nhỏ bé thôi. ĐGH Biển Đức XVI đã nói biết bao về vấn đề này, và nói một cách rõ ràng. Khi đức tin trở thành hâm hẩm, là vì như chị nói, thì Giáo Hội suy yếu… Các thời gian bị tục hóa hơn… Nhưng chúng ta hãy nghĩ tới nước Pháp chẳng hạn các thời gian của sự tục hóa của Triều đình: các thời gian, trong đó các linh mục đã là abbé của Triều đình, một nhân viên giáo sĩ… Đã thiếu sức mạnh của việc rao giảng Tin Mừng, sức mạnh của Tin Mừng. Luôn luôn khi có sự tục hoá, thì chúng ta có thể nói rằng có vài yếu đuối nào đó trong việc rao giảng Tin Mừng, điều này thì thật vậy…

Nhưng cũng có một tiến trình khác, một tiến trình văn hóa, một tiến trình – tôi tin rằng tôi đã nói một lần – một hình thức thứ hai của sự “không văn hóa”, khi con người nhận thế giới từ Thiên Chúa và để làm cho nó trở thành văn hóa, làm cho nó lớn lên, thống trị nó, tới một lúc nào đó con người tự cảm thấy mình là chủ nhân ông của nền văn hóa đó – chúng ta hãy nghĩ tới huyền thoại cái tháp Babel – con người là chủ nhân ông của nền văn hóa tới độ làm cho mình là tạo hóa của một nền văn hoá khác, nền văn hóa riêng và chiếm chỗ của Thiên Chúa tạo hoá. Và trong sự tục hóa tôi tin rằng trước sau gì người ta cũng đi tới tội chống lại Thiên Chúa tạo hoá. Con người tự đủ cho chính mình. Nó không phải là một vấn đề của tính cách đời, bởi vì cần có một tính cách đời lành mạnh, là sự tự trị của các sự vật, sự tự trị lành mạnh của các sự vật, sự tự trị lành mạnh của các khoa học, của tư tưởng, của chính trị, cần phải có tính cách đời lành mạnh. Không. Có một điều khác, đó là một khuynh hướng duy đời như khuynh hướng duy đời mà chủ thuyết thiên quang luận đã để lại cho chúng ta như gia tài. Tôi tin rằng hai điều này: một chút tự đủ của con người tạo ra văn hóa, nhưng nó đi quá các giới hạn và nó cảm thấy nó là Thiên Chúa, và cũng có một chút sự yếu đuối trong việc rao giảng Tin Mừng, trở thành hững hờ và các kitô hữu hững hờ. Ở đó cứu chúng ta một chút việc lấy lại sự tự trị lành mạnh trong việc phát triển của văn hóa và của các khoa học, cả với ý thức về sự độc lập, về việc là thụ tạo chứ không phải là Thiên Chúa.

Ngoài ra, còn có việc lấy lại sức mạnh của việc rao truyền Tin Mừng nữa. Ngày nay tôi tin rằng sự tục hóa này rất mạnh mẽ trong nền văn hóa và trong vài nền văn hóa nào đó. Và tinh thần thế tục cũng rất mạnh trong vài hình thái khác nhau, sự thế tục tinh thần. Khi nó vào trong Giáo Hội, thì sự thế tục thiêng liêng tệ hại nhất. Đây không phải là các lời của tôi mà tôi sẽ nói bây giờ, nhưng đó là các lời của ĐHY De Lubac, một trong các nhà thần học lớn của Công Đồng Chung Vaticăng II. Ngài nói rằng khi tinh thần thế tục thiêng liêng bước vào trong Giáo Hội, thì kiểu này… nó là điều tệ hại nhất có thể xảy ra cho Giáo Hội, còn tệ hại hơn là điều đã xảy ra trong thời đại của các Giáo Hoàng thối nát. Và ngài liệt kê vài hình thức của sự thối nát của các Giáo Hoàng, tôi không nhớ rõ, nhưng biết bao nhiêu thối nát. Tinh thần thế tục. Đối với tôi điều này nguy hiểm. Có nguy cơ là điều này xem ra là một bài giảng, tôi sẽ nói điều này: Chúa Giêsu cầu nguyện cho tất cả chúng ta trong bữa tiệc ly, Ngài xin Thiên Chúa Cha cho tất cả chúng ta một điều: là đừng cất chúng ta ra khỏi thế gian, nhưng bảo vệ chúng ta khỏi thế gian, khỏi tinh thần thế tục. Nó vô cùng nguy hiểm, nó là một sự tục hóa hơi được trang điểm. hơi được hoá trang một chút, hơi là sẵn sàng để mặc, trong cuộc sống của Giáo Hội. Tôi không biết tôi đã trả lời cho câu hỏi chưa.

Ông Greg Burke nói xin cám ơn ĐTC. Bây giờ tới đài truyền hình Đức, anh Juergen Erbacher

Hỏi: Thưa ĐTC, cách đây vài ngày ĐTC đã gặp nhóm Thánh Nữ Marta chuyên chống lại nạn nô lệ mới và việc buôn người, là các đề tài theo con rất được ĐTC lưu tâm, không chỉ như là Giáo Hoàng, mà hồi còn ở Buenos Aires ĐTC đã chú ý tới đề tài này. Tại sao vậy? ĐTC đã có một kinh nghiệm đặc biệt hay có lẽ cả cá nhân nữa chăng? Và rồi như là người Đức, vào đầu năm kỷ niệm cuộc Cải Cách, con cũng phải hỏi ĐTC có đến quốc gia, nơi cuộc Cải Cách đã bắt đầu cách đây 500 năm hay không, có lẽ trong năm nay?

Đáp: Chúng ta hãy bắt đầu với câu hỏi thứ hai. Chương trình các chuyến viếng thăm của năm tới chưa được soạn. Vâng, chỉ biết rằng hầu như chắc chắn là tôi sẽ đi Ấn Độ và Bangladesh, nhưng chưa được làm. nó là một giả thiết.

Liên quan tới câu hỏi thứ nhất. Vâng, từ lâu khi tôi còn là linh mục ở Buenos Aires, tôi đã luôn luôn có sự lo lắng cho thịt xác của Chúa Kitô. Sự kiện Chúa Kitô tiếp tục đau khổ, Chúa Kitô liên tục bị đóng đanh trong các anh em yếu đuối nhất, đã luôn luôn khiến cho tôi cảm động. Như là linh mục tôi đã làm các công việc nhỏ với người nghèo, nhưng không chỉ có thế, tôi cũng đã làm việc với các sinh viên đại học nữa… Thế rồi, như là Giám Mục tại Buenos Aires chúng tôi đã có các sáng kiến làm việc với các nhóm không công giáo và người không tín ngưỡng, chống lại lao động nô lệ, nhất là của các người di cư châu mỹ latinh đến Argentina. Họ bị tịch thu thông hành và phải làm việc như nô lệ trong các nhà máy kỹ nghệ, bị khóa kín trong đó… Có một lần xảy ra hoả hoạn, các trẻ em leo lên sân thượng và chết hết ở trên đó và không có ai trốn thoát được. Thật đúng như là nô lệ, và điều này khiến cho tôi xúc động.

Việc buôn bán người. Tôi cũng đã làm việc với hai dòng nữ hoạt động trợ giứp các phụ nữ mại dâm, các phụ nữ nô lệ của nạn mại dâm. Tôi không thích dùng từ phụ nữ mại dâm, nhưng các phụ nữ nô lệ của mại dâm. Thế rồi, mỗi năm một lần tất cả các người nô lệ của hệ thống này cử hành một Thánh Lễ tại quảng trường Hiến pháp, là một trong các quảng trường nơi các xe lửa tới – giống như nhà ga xe lửa Termini của Roma – anh hãy nghĩ tới nhà ga Termini, và Thánh Lễ được cử hành tại đó với tất cả mọi người. Tới tham dự có tất cả mọi tổ chức, các nữ tu làm việc và cả những người không tin nữa, nhưng chúng tôi làm việc với  họ. Và ở đây cũng thế, ở đây tại Italia này cũng có biết bao nhiêu nhóm thiện nguyện hoạt động chống lại mọi hình thức nô lệ, nô lệ lao động cũng như phụ nữ nô lệ. Cách đây vài tháng tôi đã thăm một trong các tổ chức này và người dân… ở Italia này người ta làm việc thiện nguyện rất tốt. Tôi đã không bao giờ nghĩ nó là như thế. Thiện nguyện là một điều rất đẹp mà Italia có được. Được như thế là nhờ các cha sở. Trung tâm sinh hoạt cho giới trẻ và phong trào thiện nguyện là hai điều nảy sinh từ lòng nhiệt thành tông đồ của các cha sở Ý. Không biết tôi đã trả lời chưa hay có gì nữa…

Ông Burke nói: Chúng con xin cám ơn ĐTC. Người ta nói tới giờ ăn rồi, chúng ta phải đi ăn thôi.

Đáp: Xin cám ơn anh chị em về các câu hỏi, cám ơn rất nhiều, rất nhiều. Và xin anh chị em cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em ăn ngon.

Linh Tiến Khải

 

Tuần 9 ngày dâng kính Mẹ Maria cầu cho cuộc bầu cử tồng thống Hoa kỳ

Tuần 9 ngày dâng kính Mẹ Maria cầu cho cuộc bầu cử tồng thống Hoa kỳ

hai-ung-cu-vien-tong-thong-hoa-ky

Washington D.C. – Hội Hiệp sĩ Columbus tổ chức tuần cửu nhật ngày dâng kính Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội, bổn mạng của Hoa kỳ, để cầu nguyện cho cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Tuần cửu nhật sẽ bắt đầu từ 30/10 cho đến ngày 7/11, ngày trước ngày bầu cử.

Vào năm 1791, Đức cha John Carroll, Giám mục đầu tiên của Hoa kỳ, đã phó thác giáo phận của ngài – lúc đó cũng là giáo phận duy nhất, bao gồm toàn lãnh thổ Hoa kỳ – cho Đức Maria. Năm 1846, các Giám mục Hoa kỳ đã tuyên bố nhận Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội là quan thầy của Hoa kỳ.

Tuần cầu nguyện 9 ngày xuất phát từ lễ cung hiến đền thánh quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm ở Washington vào năm 1959. Sau đó Đức Hồng y Patrick O'Boyle, khi ấy là Tổng Giám mục Washington đã phê chuẩn.

Các giáo xứ, các phân bộ của hội Hiệp sĩ Columbus, các gia đình và các cá nhân được mời tham gia làm tuần cửu nhật này. Ông Carl Anderson, chủ tịch điều hành của Hội Hiệp sĩ Columbus cho biết: “Giáo hội dạy rằng các tín hữu Công giáo được kêu gọi xây dựng lương tâm của mình dựa trên giáo huấn của Giáo hội và bỏ phiếu theo lương tâm được huấn luyện tốt đó. Đề cập đến cuộc bầu cử tại Hoa kỳ, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói là chúng ta nên ‘nghiên cứu các chương trình (của các ứng cử viên) kỹ càng, cầu nguyện và chọn lựa theo lương tâm’, và tuần cửu nhật này nhắm giúp các tín hữu Công giáo Hoa kỳ thực hành điều này.” (CAN 19/10/2016)

Hồng Thủy

Hàng chục ngàn dân Hà Tĩnh biểu tình chiếm Formosa, công an tháo chạy

Hàng chục ngàn dân Hà Tĩnh biểu tình chiếm Formosa, công an tháo chạy

Nguyên Nguyễn / SBTN

Sáng ngày Chủ Nhật 02.10.2016, hơn 5 ngàn người dân Hà Tĩnh đã tập trung biểu tình trước trụ sở Formosa để yêu cầu Formosa đền bù thiệt hại và nhà cầm quyền phải đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam. Con số này sau đó đã tăng lên đến hơn 15 ngàn người, khiến cho lực lượng cảnh sát cơ động, công an, an ninh có mặt để đàn áp dân đã hốt hoảng, bỏ chạy tán loạn.

8:20 sáng (giờ VN): Hiện tại có khoảng hơn 5,000 người dân thuộc các giáo xứ Đông Yên, Tây Yên, Quý Hoà, Dũ Lộc ở thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã tập trung trước cổng nhà máy Formosa để biểu tình. Cuộc biểu tình có sự hiện diện và dẫn đầu của Linh mục Trần Đình Lai -- cha chánh xứ Đông Yên. Bà con cầm rất nhiều banner có khẩu hiệu: "Formosa hãy cút khỏi Việt Nam", "Yêu cầu khởi tố Formosa và đồng bọn", "Người dân chúng tôi cần nước sạch, cá sạch và khí trong lành", "Yêu cầu chính quyền đứng về phía người dân", "Tại sao công an lại bảo vệ Formosa?",…

Một giáo dân có mặt trong cuộc biểu tình cho biết: "Mục đích của chúng tôi biểu tình là yêu cầu Formosa và nhà cầm quyền trả lời đơn thư yêu cầu bồi thường vụ thảm hoạ môi trường mà người dân chúng tôi đã gửi hôm 22/9/2016 vừa rồi. Chúng tôi cũng yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam."

8:40 sáng: Số lượng người biểu tình đang lúc một tăng lên rất đông khi có nhiều bà con khác cùng kéo nhau đến tham gia. Bạn Duy Hoàng từ hiện trường chia sẻ: "Chúng tôi cơ cực lắm rồi, cuộc sống bị đảo lộn. Thật là khốn nạn khi lực lượng công an lại lo bảo vệ Formosa mà quay lưng lại với người dân…"

Nhà cầm quyền tỉnh Hà Tĩnh đã huy động lực lượng công an, an ninh, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, dân phòng và xe chuyên dụng đến để kiểm soát tình hình, lập chốt an ninh và hàng rào để bảo vệ khu vực nhà máy Formosa! 

10:15 sáng: Lực lượng biểu tình lúc này đã lên đến hơn 10,000 người. Nhà cầm quyền CSVN đã huy động một lực lượng đông đảo công an, an ninh, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, dân phòng và xe chuyên dụng đến để kiểm soát tình hình, lập chốt an ninh và hàng rào để bảo vệ nhà máy Formosa.

Ban đầu, khi người dân vừa xuống đường, nhà cầm quyền đã cho các lực lượng cảnh sát cơ động đến xô đẩy yêu cầu người dân giải tán khỏi khu vực nhà máy Formosa, tuy nhiên, các giáo dân đã thực hành một chiến thuật đấu tranh bất bạo động đó là ngồi xuống biểu tình một cách ôn hoà. 

Hiện tại, vẫn chưa có đàn áp hay bắt bớ nào diễn ra. 

10: 40 sáng: Con số người dân có mặt biểu tình trước Formosa ước lượng lên đến hơn 15,000 người. Nhiều người dân đã trèo lên hàng rào chiếm lĩnh khu vực cổng nhà máy Formosa. Người dân căng băng rôn và dán khẩu hiệu đầy khắp các bờ tưởng. 

Trước làn sóng biểu tình dữ dội nhưng ôn hòa của hàng chục người dân Hà Tĩnh, lực lượng công quyền được huy động để đàn áp người dân đã phải đầu hàng và rút lui. Một số công an đứng bảo vệ trước cổng nhà máy Formosa thậm chí phải cởi áo tháo chạy. 

Hiện tại, chúng tôi nhận thấy thấy có thêm nhiều xe chuyên dụng của công an đến, nhưng vẫn chưa có sự trấn áp nào.

11:15 sáng: Trời mưa to, người biểu tình bắt đầu rút. Linh mục Trần Đình Lai chúc lành cho bà con giáo dân trước khi ra về. Trong lời phát biểu cuối cùng, ông nói cuộc biểu tình ôn hòa này là để thể hiện thái độ của người dân, cũng như để cho phía cầm quyền lắng nghe tiếng nói của dân.

Một nguồn thông tin cho biết, các xe biển số 80 tức là xe của Bộ công an đang đổ về Hà Tĩnh rất nhiều.

11:30 sáng: Đoàn biểu tình tiếp tục tuần hành trong khi rời khỏi Formosa trở về giáo xứ Đông Yên. Những người ở cổng chính đã ra về, tuy nhiên vẫn còn nhiều người còn ở lại ở các cổng phụ. 

Người dân trước khi ra về đã để lại những thông điệp rõ ràng cho Formosa và nhà cầm quyền Hà Nội.

Nguyên Nguyễn / SBTN

 

Video người dân Kỳ Anh biểu tình, Công An bỏ chạy, Formosa thất thủ

 

 

 

 

 

Sách mới về nội dung cuộc phỏng vấn với Đức nguyên Giáo hoàng Biển đức

Sách mới về nội dung cuộc phỏng vấn với Đức nguyên Giáo hoàng Biển đức

Đức nguyên Giáo hoàng Biển đức

Vatican – Nội dung cuộc một cuộc phỏng vấn của ký giả Peter Seewald với Đức nguyên Giáo hoàng Biển đức XVI sẽ được xuất bản trong một cuốn sách tiếng Đức có tựa đề: “Letzte Gespräche” (Các cuộc đối thoại cuối cùng) vào tháng 9 tới đây, theo nhật báo “Corriere della Sera” của Italia.

Nhật báo “Corriere della Sera” cũng cho biết cuốn sách nói về việc Đức nguyên Giáo hoàng biết đến một “nhóm đồng tính quyền lực” trong Vatican và ngài đã có thể dẹp tan quyền lực của họ; việc ngài giữ một cuốn nhật ký trong suốt triều Giáo hoàng của ngài nhưng ngài muốn đốt nó đi dù là các nhà lịch sử sẽ có thể tìm thấy nó có giá trị; sự ngạc nhiên của Đức nguyên Giáo hoàng Biển đức khi Đức Giáo hoàng Phanxicô được bầu chọn và niềm vui của ngài khi thấy cách Đức tân Giáo hoàng cầu nguyện trước công chúng và có thể giao tiếp với đám đông; việc ngài nói về những điều giống và khác nhau giữa ngài và Đức Giáo hoàng Phanxicô.

Trên trang web của mình, nhà xuất bản tiếng Đức Droemer Knaur cho biết Đức nguyên Giáo hoàng Biển đức XVI nói về những ưu tiên trong triều đại Giáo hoàng của ngài, về VatiLeaks, về Đức Giáo hoàng Phanxicô và các vấn đề gây tranh cãi về chức Giáo hoàng của mình. Ngài thảo luận những thử thách mà Giáo hội Công giáo đang đối mặt, nhưng cũng nhìn lại những kỷ niệm của gia đình và những sự kiện trong cuộc đời mình.

Khi còn là Hồng Y, Đức nguyên Giáo hoàng Biển đức cũng đã có các cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi cùng tác giả Seewald và nội dung đã được xuất bản trong 2 cuốn sách: “Muối Đất” (xuất bản tiếng Đức năm 1996) và “Thiên Chúa và Thế Giới” (xuất bản tiếng Đức năm 2000). Sau khi được chọn làm Giáo Hoàng, ngài và cùng tác giả Seewald đã phát hành cuốn sách “Ánh Sáng Thế Gian” vào năm 2010. (CNS/CNA 1/7/2016)

Hồng Thủy Op

Lời cầu nguyện mở ra lối thoát trong cuộc sống cá nhân và cộng đoàn

Lời cầu nguyện mở ra lối thoát trong cuộc sống cá nhân và cộng đoàn

ĐTC Phanxicô chủ sự thánh lễ kính hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và làm phép dây Pallium sáng 29-6-2016

Lời cầu nguyện giúp thắng vượt các khéo kín và cho phép ơn thánh mở một lối ra trong cuộc sống chúng ta: từ khép kín tới rộng mở, từ sợ hãi tới can đảm, từ buồn phiền tới niềm vui. Và chúng ta có thể thêm từ sự chia rẽ tới hiệp nhất.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên trong bài giàng thánh lễ cử hành lúc 9 giở 30 sáng 29-6-2016, lễ kính hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô. Cùng đồng tế với ĐTC có 40 Hồng Y, 75 Tổng Giám Mục và Giám Mục, trong đó có 25 Tổng Giám Mục nhận dây Pallium và 300 linh mục.

Trong số các Tổng Giám Mục nhân dây Pallium có 4 vị người Ý, 4 vị Brasil, các nước Tây Ban Nha, Mêhicô và Ecuador mỗi nuớc 2 vị, các nước Pháp, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ, Cuba, quần đảo Antille, Ba Lan, Myanmar, Benin, Mỹ, đảo Salomon mỗi nước 1 vị.

Hiện diện trong thánh lễ có gần 10,000 tín hữu đặc biệt là phái đoàn của Toà Thượng Phụ Chính Thống Costantinopoli, gồm Đức Methodios TGM Boston, ĐC Telmessos, ĐC Job và Trưởng Phó tế Nephon Tsemalis.

Đảm trách phần thánh ca trong thánh lễ ngoài ca đoàn Sistina của Toà Thánh, còn có mấy ca đoàn khách. 

Các bài đọc bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha, Thánh vịnh được hát bằng tiếng Ý và Phúc Âm được hát bằng tiếng Latinh. Các lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng các thứ tiếng Pháp, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tầu và Ý.

Sau lời chào mở đầu, các Phó tế đã xuống trước mộ của Thánh Phêrô lấy các khăn Pallium để ở đây lên. Tiếp theo sau là phần giới thiệu các Tổng Giám Mục được nhận dây Pallium và lời thề của các vị. Dây Pallium được làm bằng lông chiên có 5  thánh giá mầu đen. Ngay từ hồi thế kỷ thứ IV nó đã được ĐGH dùng. Có lẽ nó đã là một dấu hiệu của hoàng đế, sau này được dùng cho các Giám Mục. Dây Pallium biểu tượng cho sự hiệp nhất của các Tổng Giám Mục với Đức Giáo Hoàng, là người kế vị thánh Phêrô. Sau này nó đuợc ĐGH là Giám Mục Rona trao cho các Tổng Giám Mục, nhất là dưới thời ĐGH Gregorio VII sau năm 1000, khi có nhu cầu kiểm soát việc lựa chọn các Giám Mục. Kể từ đó các Tổng Giám Mục đến Roma để nhận dây Pallium. Sau đó dây Pallium cũng được ban cho các vị không phải là Tổng Giám Mục như là một dấu hiệu danh dự. Vào thập niên 1970 Đức Phaolô VI đã cải cách hình thức trao dây Pallium, vì thế ngày nay nó chỉ được ban cho các Tổng Giám Mục mà thôi trong ngày lễ kính hai thánh Phêrô Phaolô 29 tháng 6 hàng năm, để nêu bật sự hiệp nhất gắn bó của các vị với Ngài Toà Thánh Phêrô. Trong suốt ngàn năm đầu tiên của Giáo Hội dây Pallium biểu tượng cho con chiên lạc và mục tử mang nó trên vai trái. Đó là hình chúng ta tìm thấy trên các ảnh vẽ icone trên gỗ và trên các bức khảm đá mầu. Sau ngàn năm thứ nhất dây Pallium thay đổi hình thức, nó được mang trên cổ và có ý nghĩa khác. Năm hình thánh giá đỏ ám chỉ 5 dấu thánh Chúa. Ba dấu thánh giá diễn tả 3 chiếc đinh đóng vào người Chúa Giêsu. Như thế dây Pallium đặc biệt có ý nghĩa kitô học, diễn tả Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành. Ngày này dây Pallium bao gồm tất cả các ý nghĩa kể trên và biểu hiệu cho Mục Tử Nhân Lành hy sinh mạng sống cho đoàn chiên.

Giảng trong thánh lễ ĐTC nói:

Lời Chúa trong phụng vụ chứa đựng một từ kép chính yếu: đóng – mở. Chúng ta cũng có thể để bên cạnh hình ảnh này biểu tượng của các chià khóa, mà Chúa Giêsu hứa ban cho Simon Phêrô để ông có thể mở cửa vào Nước Trời, chứ không đóng nó trước người ta, như vài ký lục và người pharisêu mà Chúa Giêsu quở trách, đã làm (c. Mt 23,13).

Bài đọc sách Tông Đồ Công Vụ (12,1-11) trình bầy với chúng ta ba cái đóng: thánh Phêrô bị đóng trong ngục; cộng đoàn đóng cửa chăm chú cầu nguyện; và trong bối cảnh gần với văn bản của chúng ta – sự đóng cửa nhà bà Maria, mẹ của Gioan gọi là Marco, nơi Phêrô tới gõ cửa  sau khi được giải thoát.

Liên quan tới các đóng kín này, lời cầu nguyện xem ra như là lối ra chính: lối ra cho cộng đoàn, có nguy cơ đóng kín trong chính mình vì cuộc bách hại và vì sợ hãi; lối ra cho Phêrô, còn đang ở trong giai đoạn đầu của sứ mệnh do Chúa trao phó, bị vua Hêrôđê tống ngục và có nguy cơ  bị kết án tử. Trong khi thánh Phêrô ở trong tù, thì “Giáo Hội liên lỉ dâng lên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông” (Cv 12,5). Và Chúa đáp trả lời cầu nguyện và sai thiên thần tới giải thoát ông, “giật thoát ông khỏi tay vua Hêrôđê (c. 11). Lời cầu nguyện như là việc khiêm tốn tín thác nơi Thiên Chúa và thánh ý Ngài, luôn luôn là lối ra cho các khép kín cá nhân và công đoàn của chúng ta.

Tiếp tục bài giảng ĐTC nói: Cả  thánh Phaolô, khi viết thư cho Timôthê, cũng nói về kinh nghiệm giải thoát của ngài, kinh nghiệm đi ra khỏi nguy hiểm bị kết án tử; nhưng Chúa đã ở gần ngài và ban cho ngài sức mạnh, để ngài có thể hoàn thành công trình rao giảng Tin Mừng cho muôn dân (x. 2 Tm 4,17). Nhưng Phaolô nói tới một rộng mở lớn lao hơn nhiều, hướng tới một chân trời vô cùng rộng rãi hơn: chân trời của cuộc sống vĩnh cửu, trước hết để đem Chúa Kitô tới cho những người không biết Chúa, và rồi để ném mình vào trong vòng tay ôm của Chúa và được Chúa cứu thoát đem lên trời trong nước Ngài” (c. 8).

Chúng ta hãy trở lại với thánh Phêrô. Trình thuật Tin Mừng (Mt 16,13-19) về lời tuyên xưng đức tin và sứ mệnh theo sau mà Chúa Giêsu tín thác cho thánh Phêrô cho thấy rằng cuộc sống của Simon – bác thuyền chài người Galilê  – như là cuộc sống của từng người trong chúng ta – mở ra, hoàn toàn mở ra, khi nó tiếp nhận ơn thánh đức tin từ Thiên Chúa Cha. Khi đó Simon lên đường – một con đường dài và cam go – sẽ đưa ông tới chỗ ra khỏi chính mình, ra khỏi các an ninh nhân loại của mình, nhất là ra khỏi sự kiêu căng lẫn lộn với can đảm và với lòng quảng đại yêu thương tha nhân. Trên lộ trình này của cuộc giải thoát của ông, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu thật là định đoạt: “Thầy đã cầu nguyện cho anh, để đức tin của anh không thuyên giảm” (Lc 22,32). Nhưng cũng định đoạt cái nhìn tràn đầy cảm thương của Chúa, sau khi Phêrô đã chối Ngài ba lần: một cái nhìn đánh động con tim và tháo cởi các giọt nước mắt của sự hối hận (x. Lc 22,61-62).. Khi đó Simon đưọc giải thoát khỏi ngục tù của cái tôi kiêu căng và sợ hãi, và thắng vượt cám dỗ khép kín với lời mời Chúa Giêsu mời gọi theo Ngài trên con đường thập giá.

Như tôi đã nhấn mạnh, trong bối cảnh của sách Tông Đồ Công Vụ có một chi tiết chúng ta có thể ghi nhận (x. 12,12-17). Khi Phêrô được giải thoát ra khỏi ngục của vua Hêrôđê một cách lạ lùng, ông đến nhà bà mẹ của Gioan gọi là Marcô. Ông gõ cửa, và từ bên trong một đầy tớ gái tên là Rođê nhận ra tiếng Phêrô, nhưng thay vì mở cửa thì lại đầy nghi ngờ và vui mừng chạy vào báo cho bà chủ biết. Trình thuật xem ra tức cười, khiến cho chúng ta nhận thức được bầu khí sợ hãi mà cộng đoàn kitô đã sống, đóng kín trong nhà và cũng khép kín với cả các ngạc nhiên của Thiên Chúa nữa. Chi tiết này nói với chúng ta về cám dỗ luôn luôn hiện hữu đối với Giáo Hội: cám dỗ khép kín trong chính mình, khép kín trước các hiểm nguy.  Nhưng ở đây cũng có lốc xoáy, qua đó hoạt động của Chúa có thể đi ngang qua: thánh sử Luca nói rằng trong nhà đó “nhiều người họp nhau và cầu nguyện” (v. 12). ĐTC giải thích thêm như sau:

Lời cầu nguyện cho phép ơn thánh mở một lối ra: từ khéo kín tới rộng mở, từ sợ hãi tới can đảm, từ buồn phiền tới niềm vui. Và chúng ta có thể thêm từ sự chia rẽ tới hiệp nhất. Phải, hôm nay chúng ta nói lên điều này với sự tin tưởng cùng với các anh em của Phái đoàn, do ĐTC đại kết Bartolomeo thân mến gửi tới tham dự lễ hai thánh Bổn Mạng của Roma. Một ngày lễ của sự hiệp thông đối với toàn thể Giáo Hội như cũng minh nhiên sự hiện diện của các Tổng Giám Mục đến tham dự lễ làm phép các dây Pallium sẽ được các vị đại diện của tôi đeo cho các vị tại các toà địa phương.

Xin các thánh Phêrô Phaolô bầu cử cho chúng ta, để chúng ta có thể tươi vui hoàn thành lộ trình này, sống kinh nghiệm hoạt động giải thoát của Thiên  Chúa và làm chứng cho nó trước tất cả  mọi người.

Lúc 12 giờ trưa ĐTC đã ra cửa sổ Dinh Tông Toà đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại quảng trường dưới trời nóng 34 độ C của mùa hè Roma. Ngỏ lời với mọi người ĐTC nói: hôm nay lễ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô chúng ta chúc tụng Chúa vì lời rao giảng và chứng tá của các vị. Giáo Hội Roma được xây trên đức tin của hai vị Bổn Mạng của mình. Nhưng hai vị cũng là rường cột và là ánh sáng lớn chiếu soi không những trên bầu trời Roma mà cả trong con tim của các tín hữu Đông và Tây Phương nữa. Trình thuật sứ mệnh của các Tồng Đồ cho biết Chúa Giêsu gửi các môn đệ ra đi cứ hai người một (x, Mt 10,1; Lc 10,1). Trong một nghĩa nào đó từ Thánh Địa hai thánh Phêrô Phaolô cũng đã được gửi tới Roma để rao giảng Tin Mừng. Hai vị đã là những người rất khác nhau: thánh Phêrô một bác “thuyền chài khiêm tốn”, thánh Phaolô “bậc thầy và tiến sĩ” như phụng vụ hôm nay nói. Nhưng nếu ở Roma này chúng ta được biết Chúa Giêsu, và nếu đức tin kitô là phần sống động và nền tảng của gia tài tinh thần và nền văn hóa của vùng đất này, thì cũng là nhờ lòng can đảm tông đồ của hai người con này của vùng Cận Đông. Vì tình yêu đối với Chúa Kitô, hai vị đã bỏ quê hương, không lo lắng trước các khó khăn của cuộc du hành dài và các hiểm nguy cũng như các nghi ngờ có thể gặp, và đã đến Roma. Nơi đây các vị đã là những người loan báo và chứng nhân của Tin Mừng giữa dân chúng, và đóng ấn sứ mệnh đức tin và lòng bác ái của mình với cuộc tử đạo.

Ngày này hai thánh Phêrô và Phaolô trở lại trong tinh thần  giữa chúng ta, các vị rong ruổi trên các con đường của thành phố này, gõ cửa nhà của chúng ta, nhưng nhất là gõ cửa con tim chúng ta. Các ngài muốn một lần nữa đem Chúa Giêsu, tình yêu thương xót, sự ủi an và hoà bình của Chúa Giêsu tới cho chúng ta. Chúng ta hãy tiếp nhận sứ điệp của các ngài! Chúng ta hãy lấy chứng tá của các ngài làm kho tàng của mình. Đức tin ngay thẳng và vững vàng của thánh Phêrô, con tim vĩ đại và hoàn vũ của thánh Phaolô sẽ giúp chúng ta là các kitô hữu tươi vui, trung thành với Tin Mừng và cởi mở cho sự gặp gỡ với mọi người.

ĐTC cũng nhắc cho mọi người biết trong thánh lễ ban sáng ngài đã làm phép các dây Pallium của các Tổng Giám Mục được chỉ định trong năm qua thuộc nhiều nước. Ngài chào và chúc mừng các vị, cũng như thân nhân và những người tháp tùng các vị hành hương tới Roma. ĐTC khích lệ các vị tươi vui tiếp tục sứ mệnh phục vụ Tin Mừng trong niềm hiệp thông với toàn thể Giáo Hội, đặc biệt là với Ngai Toà thánh Phêrô, như dấu chỉ dây Pallium diễn tả. ĐTC cũng chào phái đoàn Giáo Hội Chính Thống do Đức Thượng Phụ Bartolomaios Giáo chủ chính thống Costantinopoli gửi sang tham dự thánh lễ hai thánh Bổn Mạng của Giáo Hội Roma. Sự hiện diện của phái đoàn là dấu chỉ các mối dây huynh đệ giữa hai Giáo Hội chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện để các mối dây liên kết hiệp thông và làm chứng tá chung ngày càng mạnh mẽ hơn.

Chúng ta hãy phó thác toàn thế giới và đặc biệt thành Roma này cho Đức Trinh Nữ Maria, Sự cứu rỗi của dân Roma, để nó có thể luôn tìm thấy nơi các giá trị tinh thần và luân lý nền tảng phong phú cho cuộc sống xã hội và sứ mệnh của nó tại Italia, trong Âu châu và trên thế giới.

Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.

Linh Tiến Khải

Vai trò quan trọng của gia đình trong cuộc chiến chống ma túy

Vai trò quan trọng của gia đình trong cuộc chiến chống ma túy

drugs-in-the-family

NEW YORK: Gia đình nắm giữ một vai trò nền tảng trong cuộc chiến chống lại việc sử dụng ma tuý.

 

ĐTGM Bernarrdito Auza, Phát ngôn viên Tòa Thánh tại các tổ chức Liên Hiệp Quốc, đã khẳng định như trên trong bài phát biểu hôm 21 tháng 4 vừa qua trong phiên họp đặc biệt nhóm tại New York trong những ngày này. Mục đích phiên họp là xác định hướng đi tổng quát và các đường lối chính trị ưu tiên trên thế giới liên quan tới vấn đề ma tuý cho các thập niên tới đây. Trong bài phát biểu ĐTGM Auza nêu bật lập trường của Toà Thánh chống lại việc hợp thức hóa sử dụng ma tuý, trái lại cần phải đương đầu với các vấn đề khiến cho người ta rơi vào cám dỗ sử dụng ma tuý. Toà Thánh không bao giờ nhấn mạnh đủ về vai trò nòng cốt của gia đình trong các chiến thuật giúp phòng ngừa, chữa trị, phục hồi và tái hội nhập người nghiện ma tuý vào cuộc sống xã hội. Các trẻ em được săn sóc thường cũng được giáo dục nói không với ma tuý. Nhưng rất tiếc trong các gia đình hiệp nhất, người ta cũng có thể trở thành nạn nhân của ma tuý.  Cả những người này cũng cần được nâng đỡ và các chữa trị từ phía các gia đình và cộng đoàn.   Trong nghĩa này không được để trên cùng một bình diện các người sử dụng ma tuý, các tay buôn bán ma tuý và các người phân phát ma tuý. Vì không phải mọi hành động liên quan tới mà tuý đều trầm trọng như nhau, và một kiểu trả lời không cân xứng không giúp phục hồi người nghiện ma tuý. Ngày nay ma tuý và các tai hại nó gây ra là một vấn đề   quốc tế, vì thế cần phải có sự cộng tác quốc tế đề ra một chiến thuật toàn vẹn và quân bình chống lại tệ nạn này (SD 22-4-2016)

 

Linh Tiến Khải

Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho cuộc viếng thăm của Ngài

Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho cuộc viếng thăm của Ngài

Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho cuộc viếng thăm của Ngài tại Hy Lạp

VATICAN. ĐTC kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho cuộc viếng thăm của ngài tại đảo Lesvos bên Hy Lạp và những người tị nạn vào ngày 16-4-2016.

Lên tiếng vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư, 13-4-2016, ĐTC nói:

”Thứ bẩy tới đây tôi sẽ đến đảo Lesvos, là nơi chuyển tiếp trong những tháng qua của rất nhiều người tị nạn. Tôi đến đó cùng với những người anh em của tôi là Đức Thượng Phụ Bartolomaios của Chính Thống Constantinople và Đức TGM Hieronymos của Giáo phận Chính Thống Athènes và toàn Hy Lạp, để bày tỏ sự gần gũi và liên đới với những người tị nạn cũng như với những người dân tại đảo Lesvos và toàn thể nhân dân Hy Lạp. Tôi xin Anh chị em tháp tùng tôi bằng lời cầu nguyện, khẩn cầu ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Linh và sự chuyển cầu từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria. (SD 13-4-2016)

Phản ứng của một vị TGM Chính Thống Hy Lạp

Đức TGM Crisostomos Savatos của giáo phận Messenia thuộc Chính Thống Hy Lạp, đề cao ý nghĩa và tầm quan trọng cuộc viếng thăm của ĐTC Phanxicô nơi trại tị nạn ở đảo Lesvos.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin ADN của Italia truyền đi hôm 10-4-2016, Đức TGM Savatos, cũng là một nhà thần học nổi tiếng, nhận định rằng ”Sự hiện diện chung của hai vị lãnh đạo Kitô quan trọng nhất, ĐGH Phanxicô và Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, cùng với Đức TGM Hieronymus của Chính Thống ở Athènes và toàn Hy Lạp tại đảo Levos sẽ gởi một sứ điệp mạnh mẽ đến các người hùng mạng của thế giới và tới mỗi người thiện Chúa về nhu cầu hòa bình, và sự nhạy cảm đối với tình trạng khó khăn của người tị nạn”.

Đảo Lesvos rộng 1.632 cây số vuông trong biện Egeo cách Roma 1200 cây số đường chim bay và có 90.643 dân cư. Hàng ngàn người tị nạn đang sống tại đảo này trong tình trạng rất bấp bênh trước sự dửng dưng của dư luận Âu Châu. Dân tị nạn sống trong tuyệt vọng, chờ đợi trong sự sợ hãi.

Theo Đức TGM Savatos, những lời kêu gọi của ĐGH Phanxicô về xã hội nhắm gây ý thức nơi các tín hữu Công Giáo và những người thiện chí rất gần với giáo huấn xã hội của Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp. Trong những năm khủng hoảng kinh tế gần đây, Giáo Hội này đã dấn thân nâng đỡ những nhóm người yếu thế và bị tổn thương nhất trong dân chúng, bị lâm vào thảm trạng tài chánh”. Đức TGM nói: ”Bất công, nạn bóc lột kinh tế và nghèo đói không tạo nên sự khác biệt giữa các tín hữu Công Giáo và Chính Thống, Kitô hữu hoặc tín đồ các tôn giaó khác. Tất cả chúng ta phải dấn thân trợ giúp và nâng đỡ những người đang chịu đau khổ, bảo vệ các cộng đoàn của chúng ta, các giá trị và truyền thống, và cả môi trường thiên nhiên chúng ta đang sống, vì môi trường này cũng thuộc về công trình tạo dựng của Thiên Chúa”.

Giống như hồi ĐTC Gioan Phaolô 2 viếng thăm Hy Lạp nhân dịp Năm Thánh 2000, tại Hy Lạp cũng có những GM Chính Thống thủ cựu lên tiếng phản đối.

Kỳ này cũng có 3 TGM không đồng ý với cuộc viếng thăm của ĐTC, đó là 3 vị Glyfada, Pireo và Kalavryta. Theo ba vị, tuy cuộc viếng thăm có lời mời của Thánh Hội Đồng Chính Thống Hy Lạp, nhưng sẽ ra trước đó phải được thảo luận trong khóa họp toàn thể của các GM thuộc Hội đồng thường trực của Giáo Hội này (Asca 11-4-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Đức tin là gia sản quý giá nhất

Đức tin là gia sản quý giá nhất

Thánh lễ tại nguyện đường thánh Martha, sáng thứ Năm ngày 04-02-2016

VATICAN. “Gia tài quý giá nhất mà chúng ta có thể để lại cho các thế hệ mai sau chính là đức tin.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ 5, ngày 04.02, tại nhà nguyện thánh Marta. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở rằng chúng ta đừng sợ hãi, vì đằng sau cái chết sự sống vẫn mãi tiếp tục.

Suy nghĩ về cái chết sẽ giúp soi sáng cho cuộc sống hiện tại

Được gợi hứng từ bài đọc một trích sách các Vua thuật lại sự ra đi của vua Đa-vít, Đức Thánh Cha chia sẻ rằng: “Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải trải qua những giây phút cuối cùng của cuộc đời. Suy nghĩ này khiến chúng ta chẳng mấy vui thích. Vì thế, chúng ta thường tránh đi và không muốn nhắc đến. Nhưng cái chết lại là một thực tại hiển nhiên của kiếp sống nhân sinh. Khi biết suy xét đúng đắn về ‘cuộc vượt qua cuối cùng’ này sẽ mang lại ánh sáng cho cuộc đời chúng ta. Sự chết chính là thực tại mà ai cũng phải đối diện.

Trong những buổi tiếp kiến chung vào sáng thứ tư hàng tuần, có lần tôi đã gặp một nữ tu lớn tuổi với gương mặt chan chứa niềm vui và bình an, đang ngồi giữa những bệnh nhân và người đau yếu. Tôi hỏi soeur: ‘Năm nay soeur bao nhiêu tuổi rồi?’ Soeur trả lời tôi với một nụ cười rất tươi: ‘Dạ, thưa Đức Thánh Cha, nay con được 83 ạ. Con đang hoàn tất những chặng đường cuối cùng trong cuộc hành trình dương thế này và bắt đầu một cuộc hành trình khác bước đi cùng với Thiên Chúa. Con bị ung thư tuyến tụy, Đức Thánh Cha ạ.’ Và như thế, trong an bình, vị nữ tu này đã sống hết mình trong một cuộc đời hiến dâng. Soeur đã chẳng hề tỏ ra sợ hãi trước cái chết, vì như soeur đã nói ‘con đang hoàn tất cuộc đời này để bước vào một cuộc sống mới với Đức Kitô’. Đó là một sự chuyển tiếp. Và sự chuyển tiếp này rất cần thiết với chúng ta.

Đức tin – gia sản quý giá nhất

Vua Đa-vít đã trị vì Ít-ra-en được 40 năm. Khi thấy mình đã gần đất xa trời, vua truyền dạy Sa-lô-môn con mình phải biết tuân giữ các huấn lệnh của Đức Chúa, các luật pháp và chỉ thị của Người như đã ghi trong luật Mô-sê. Trong đời mình, vua Đa-vít đã phạm nhiều tội lỗi, nhưng ngài cũng đã biết nài xin sự tha thứ của Thiên Chúa. Và ngày hôm nay, mỗi lần nhắc đến ngài, Giáo hội đều dùng tước hiệu ‘thánh vương Đa-vít’. Ngài là tội nhân nhưng cũng là một vị thánh. Trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, vua đã để lại cho con trai một gia sản quý giá và đẹp đẽ nhất, một gia sản mà ai cũng có thể để lại cho con cái mình, đó chính là đức tin, là lòng tin tưởng.

Khi viết di chúc, người ta thường nói: tôi để lại cái này cho người này, cái kia cho người kia, cái nọ cho người nọ, ….vân vân và vân vân. Điều ấy tốt thôi. Nhưng gia sản quý giá nhất mà một người có thể để lại cho con cháu của mình chính là đức tin. Vua Đa-vít ghi nhớ lời Thiên Chúa hứa và vẫn hằng tin tưởng vào những lời hứa ấy. Cuối cùng vua đã truyền lại lòng tin tưởng ấy cho con trai mình. Thế nên, hãy để lại đức tin cho con cháu như một gia sản thừa kế.

Khi cử hành nghi thức Thanh Tẩy, chủ tế trao nến phục sinh cháy sáng cho các bậc phụ huynh và nói những lời tương tự như thế này: ‘Ánh sáng này được trao phó cho anh chị em chăm nom. Hãy làm bừng sáng nơi con cái của anh chị em và hãy truyền lại ánh sáng ấy cho con cái như một gia sản quý giá.’

Để lại đức tin cho con cháu như một gia sản. Đây là điều mà chính vua Đa-vít đã làm và cũng là một bài học cho mỗi người chúng ta. Vua đã qua đời cách bình thường và đơn sơ như bao nhiêu người khác, nhưng vua lại biết truyền dạy và để lại cho con thứ gia tài quý giá và quan trọng nhất. Gia tài đó không phải là ngôi vua, là vương quốc nhưng chính là đức tin.

Thiên Chúa trung tín, là người Cha không bao giờ khiến con cái thất vọng

Như vậy thật là hữu ích nếu mỗi người chúng ta cũng hãy tự hỏi mình rằng: ‘Khi ra đi, tôi sẽ để lại gì cho con cháu? Tôi sẽ trao cho những người thừa kế gia sản gì?’

Chúng ta hãy xin Thiên Chúa hai điều. Thứ nhất, xin ơn đừng sợ hãi trước cái chết. Hãy xin ơn để được giống như vị nữ tu mà tôi đã nhắc đến trong buổi tiếp kiến chung – ‘Con đang hoàn tất cuộc hành trình dương thế để bắt đầu một chặng đường mới với Đức Kitô’ – đừng hoảng sợ. Và điều thứ hai, xin ơn để mỗi người chúng ta có thể để lại cho đời, để lại cho con cháu, cho thế hệ mai sau một thứ gia sản quý giá nhất, đó chính là đức tin, là lòng tin tưởng nơi Thiên Chúa Thành Tín. Vị Thiên Chúa ấy luôn bên cạnh chúng ta. Ngài chính là người Cha không bao giờ khiến cho con cái mình phải thất vọng."

Vũ Đức Anh Phương, SJ

An ninh trong cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Phi châu

An ninh trong cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Phi châu

ĐTC bắt đầu lên phi cơ đi viếng thăm 3 nước ở Phi Châu

NAIROBI. Trong số những tin tức bên lề cuộc viếng thăm của ĐTC tại Phi châu, đặc biệt có vấn đề an ninh, thu hút sự chú ý nhiều của giới báo chí và dư luận.

Thật ra, vấn đề an ninh vẫn được chú ý trong mọi cuộc viếng thăm của ĐTC tại hải ngoại, nhưng lần này, sự chú ý đó gia tăng cường độ trong bối cảnh các cuộc khủng bố hoặc đe dọa khủng bố của nhóm Nhà nước Hồi giáo IS, nhất là sau cuộc khủng bố đẫm máu ở Paris hôm 13-11-2015.

Hãng tin KNA của Đức ghi nhận rằng khoảng 100 cây số trước khi chiếc Airbus A-330 của hãng Aliatia chở ĐTC, đoàn tùy tùng và 75 ký giả quốc tế, tiến vào không phận của Ai Cập gần Libia trên đường bay tới Kenya, người ta không còn thấy hình máy bay này trên Radar – Internet nữa. Trả lời câu hỏi của hãng tin KNA, Alitalia nói rằng ”đó là một biện pháp an ninh thông thường, việc bảo vệ các hành khách là ưu tiên số một”.

Vùng biên giới Ai cập gần Libia từ lâu vẫn là nơi diễn ra các hoạt động của các nhóm Hồi giáo cực đoan và các biện pháp chống khủng bố.

Trong khi đó một chuyên gia an ninh Phi châu, ông Sebastian Gatimu, nhận xét rằng tình trạng tại Kenya khá căng thẳng trước cuộc viếng thăm của ĐGH. Ông Gatimu là nhà chính trị học thuộc Học viện nghiên cứu an ninh” (ISS) ở Nairobi. Ông nói với phái viên hãng KNA: ”Trong thời gian gần đây không có cuộc khủng bố nào ở Nairobi và cho đến nay cũng không có những lời đe dọa. Chúng tôi hy vọng trong cuộc viếng thăm của ĐGH tình hình cũng tiếp tục như vậy”.

Dầu sao các biện pháp an ninh và kiểm soát vẫn được tăng cường, phần lớn các đường chính ở thủ đô Nairobi trong 3 ngày này có những nút chặn và phong tỏa. Ban tổ chức hy vọng có 1 triệu 400 ngàn người tham dự thánh lễ ĐTC cử hành sáng ngày 26-11-2015 tại Đại học Nairobi, tức là 1 phần 10 dân số Công giáo của Kenya. Để tạo điều kiện dễ dàng cho sự tham dự của các tín hữu, chính phủ Kenya đã tuyên bố ngày 26-11 này là lễ nghỉ toàn quốc. Tuy nhiên, một nhóm người vô thần ở Kenya đã vội vàng nộp đơn lên tòa án tối cao của Kenya để yêu cầu hủy bỏ quyết định của chính phủ.

Theo nhật báo Daily Nation ở Nairobi, trong những ngày này 10 ngàn cảnh sát được động việc và ít là 10 ngàn vệ binh quốc gia trẻ được động viên vào công tác giữ an ninh trật tự trong cuộc viếng thăm của ĐGH.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio