Đức Thánh Cha công bố danh sách 14 Đức Hồng Y mới

Đức Thánh Cha công bố danh sách 14 Đức Hồng Y mới

Vatican. 20.05.2018. Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa nhật, Đức Thánh Cha đã công bố rằng Giáo Hội sẽ có 14 Hồng Y mới. Các ngài sẽ được tấn phong Hồng Y trong ngày lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô vào 29 tháng 6 sắp tới.

Đức Thánh Cha đã bất ngờ công bố danh sách các tân Hồng Y mà không hề có trong các văn bản soạn trước cho buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng. Đức Thánh Cha giải thích rằng: việc tấn phong các tân Hồng Y cho thấy đặc tính phổ quát của Hội Thánh và để công bố tình yêu thương xót của Thiên Chúa cho mọi người trên khắp thế giới.

Sau đây là danh sách 14 Đức tân Hồng Y:

 1. Đức Thượng Phụ Louis Raphael Sako (Iraq), Thượng Phụ Babylon
 2. Đức Cha Luis Ladaria Ferrer (Tây Ban Nha), Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin
 3. Đức Cha Angelo de Donatis (Italia), Giám quản Roma
 4. Đức Cha Giovanni Angelo Becciu (Italia)
 5. Đức Cha Konrad Krajewski (Ba Lan)
 6. Đức Cha Coutts (Pakistan)
 7. Đức Cha Antonio dos Santos Marto (Bồ Đào Nha)
 8. Đức Cha Pedro Barreto (Peru)
 9. Đức Cha Désiré Tsarahazana (Madagascar)
10. Đức Cha Giuseppe Petrocchi (Italia)
11. Đức Cha Thomas Aquinas Manyo (Nhật Bản)
12. Đức Cha Sergio Obeso Rivera (Mexico)
13. Đức Cha Toribio Ticona Porco (Bolivia)
14. Cha Aquilino Bocos Merino (Tây Ban Nha)

Tứ Quyết SJ

 

Đức Thánh Cha viếng thăm Myanmar và Bangladesh

Đức Thánh Cha viếng thăm Myanmar và Bangladesh

VATICAN. Hôm 10-10-2017, Phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố chi tiết chương trình viếng thăm của ĐTC tại Myanmar và Bangladesh một tuần lễ, từ ngày 27-11 đến 2-12 tới đây.

ĐTC sẽ rời Roma lúc 21 giờ 40 phút đêm Chúa Nhật 26-11 và đến phi trường quốc tế của cố đô Yangon lúc 13 giờ 30 trưa thứ hai, 27-11. Nghi thức tiếp đón chính thức diễn ra tại đây.

Thứ ba hôm sau, 28-11, lúc 14 giờ chiều, ĐTC sẽ bay đến thủ đô Nay Pyi Taw. Đây đây lúc 15 giờ 10, ngài sẽ về Phủ Tổng thống Myanmar và tại đây sẽ diễn ra nghi thức chào đón, gặp gỡ tổng thống, rồi gặp Bà Cố vấn kiêm ngoại trưởng Aung San Suu Kyi, trước khi gặp chính quyền cùng với đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Trung tâm hội nghị quốc tế.

Sau đó lúc 18 giờ 20 phút, ngài bay trở về Yangon và nghỉ đêm tại tòa TGM địa phương.

Sáng thứ tư, 29-11, úc 9 giờ rưỡi, ĐTC sẽ cử hành thánh lễ cho các tín hữu tại công viên Kyaikkasan. Ban chiều lúc 16 giờ 15, ngài sẽ đến gặp Hội đồng Tăng Già tối cao của các tăng sĩ Phật giáo tại Trung Tâm Kaba Aye.

Một tiếng sau đó, lúc 17 giờ 15, ĐTC sẽ gặp các GM Myanmar tại Phòng khánh tiết Nhà thờ Chính Tòa St. Mary.

Sáng thứ năm, 30-11, lúc 10 giờ 15, ĐTC sẽ cử hành thánh lễ với các bạn trẻ tại Nhà thờ chính tòa này, trước khi ra phi trường Yangon để đáp máy bay lúc 13 giờ trưa, bay sang thủ đô Dhaka của Bangladesh.

Đến Dhaka lúc 15 giờ chiều giờ địa phương, sau nghi thức tiếp đón, ĐTC sẽ viếng Đài tưởng niệm các vị tử đạo của quốc gia ở Savar, rồi viếng Vị Cha của đất nước Bangladesh ở Đền tưởng niệm Bảo tàng viện Bangabandhu.

Lúc 17 giờ 30, ĐTC thăm Tổng thống tại Phủ Tổng thống, rồi cũng tại đây sau đó, gặp chính quyền, cùng với các đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn.

Thứ sáu, 1-12, lúc 10 giờ, ngài chủ sự thánh lễ cùng với nghi thức truyền chức linh mục tại Công viên Suhrawardy Udyan.

Ban chiều, lúc gần 15 giờ rưỡi, ĐTC gặp thủ tướng chính phủ Bangladesh tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh rồi viếng nhà thờ chính tòa lúc 16 giờ, trước khi gặp các GM tại Nhà Dưỡng lão dành cho các linh mục. Sau đó lúc 17 giờ, ĐTC sẽ có cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn tại khuôn viên tòa TGM Dhaka.

Sáng thứ bẩy, 2-12, lúc 10 giờ, ĐTC sẽ viếng nhà Mẹ Têrêsa ở Tejaon, trước khi gặp các LM, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và tập sinh tại Nhà Thờ Đức Mẹ Mân Côi. Lúc gần 12 giờ trưa, ngài viếng nghĩa trang giáo xứ và nhà thờ cổ kính Đức Mẹ Mân Côi.

Hoạt động cuối cùng của ĐTC là cuộc gặp gỡ với giới trẻ lúc 15 giờ 20 tại Học Viện Đức Bà ở Dhaka, rồi ra phi trường lúc 16 giờ 45. Sau nghi thức tiễn biệt lúc quá 5 giờ chiều, ngài sẽ bay về Roma, dự kiến vào lúc 11 giờ đêm cùng ngày thứ bẩy, 2-12.

Tổng cộng trong cuộc viếng thăm, ĐTC sẽ đọc 10 bài diễn văn và bài giảng, và cử hành 2 thánh lễ. (Rei 10-10-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

 

Thánh tích của Cha Piô sẽ được kính viếng tại một số giáo phận ở Hoa kỳ

Thánh tích của Cha Piô sẽ được kính viếng tại một số giáo phận ở Hoa kỳ

New York – Thánh tích của Cha Piô, một linh mục dòng Cappuchino mang các dấu thánh của Chúa Giêsu, sẽ được trưng bày cho các tín hữu kính viếng tại một số giáo phận ở Hoa kỳ vào tháng 5 và vào mùa thu năm nay, nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh của thánh nhân.

Thánh tích của Cha Piô sẽ được đưa đến 12 nơi trên khắp nước Mỹ, bắt đầu từ ngày 6-8/05 ở nhà thờ chánh tòa hai thánh Phêrô và Phaolô ở Philadelphia.

Thời gian thánh tích đến các địa điểm khác như sau:

– Ngày 09/05 ở nhà thờ chánh tòa thánh Phaolô, Pittsburgh.

– Ngày 10-11/05 ở vương cung thánh đường chánh tòa Vô nhiễm nguyên tội, Denver.

– Ngày 13/05 ở nhà thờ chánh tòa Chúa Phục sinh, Lincoln, Nebraska.

– Ngày 18-19/05 ở nhà thờ thánh Anrê, Pasadena, California.

– Ngày 20-21/05 ở nhà thờ thánh Anna, Arlington, Virginia.

– Ngày 17-18/09 ở nhà thờ chánh tòa thánh Patrick, New York.

– Ngày 20/09 ở nhà thờ chánh tòa thánh Giuse Thợ, La Crosse, Wisconsin.

– Ngày 20/09 ở nhà thờ chánh tòa thánh Gioan thánh sử, Milwaukee.

– Ngày 22-23/09 ở vương cung thánh đường thánh Gioan thánh sử, 

– Ngày 24/09 ở nhà thờ thánh Têrêsa, Trumbull, Connecticut.

– Ngày 29/09 ở nhà thờ chánh tòa Đức Mẹ Lên trời, Saginaw, Michigan.

Cha thánh Piô sinh ngày 25/05/1887, trong một gia đình nghèo, với tên gọi Francesco Forgione. Cậu Francesco gia nhập dòng Capuchin khi 15 tuổi và được thụ phong linh mục khi 23 tuổi. Ngay sau khi thụ phong linh mục, Cha Piô báo với các bề trên về các kinh nghiệm thiêng liêng và những dấu hiệu thể lý, cùng với các vấn đề sức khỏe của Cha.

Năm 1918, khi Cha 30 tuổi, Cha bắt đầu nhận các dấu thánh  – các vết thương của Chúa Giêsu bị đóng đinh, máu chảy ra từ chân, tay và sườn của Cha. Các vết thương này kéo dài suốt 50 năm, cho đến khi Cha qua đời.

Các dấu hiệu và quyền năng đặc biệt của Cha Piô đã thu hút đông đảo dân chúng đến đan viện của Cha ở San Giovanni Rotondo. Các bề trên đã muốn hạn chế sự xuất hiện của Cha trước công chúng và định chuyển Cha đi nơi khác, nhưng vì dân chúng phản đối nên các vị đã không thực hiện điều này.

Sau nhiều năm ngồi giải tội cho hàng dài các hối nhân đến xưng tội và sau khi chịu đau đớn vì bệnh tật, Cha Piô qua đời năm 1968.

Năm 2002, Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phong Cha Piô lên hàng hiển thánh. (CNS 26/04/2017)

Hồng Thủy 

20 tín hữu Công giáo Ấn độ bị đánh dã man khi hát Thánh ca Giáng sinh

20 tín hữu Công giáo Ấn độ bị đánh dã man khi hát Thánh ca Giáng sinh

20-carol-singing

Banswara, Ấn độ – Một nhóm tín hữu Công giáo đã bị đánh đập dã man và bị cáo buộc thực hành các cuộc cưỡng bức cải đạo vì hát Thánh ca Giáng sinh tại tư gia.

Sự việc xảy ra tại làng Tikariya, gần thành phố  Banswara thuộc bang Rajasthan, Ấn độ. Các giáo dân thuộc giáo xứ thánh Phêrô và Phaolô, giáo phận Udaipur. Trong số nạn nhân cũng có cha sở của giáo xứ là cha Stephen Rawat. Cha Rawat cho biết là cha không có thù oán với ai.

Như hàng năm, giáo xứ tổ chức hánh thánh ca Giáng sinh tại các gia đình Công giáo. Năm nay nhóm có 20 người, gồm 3 nữ tu, các phụ nữ và trẻ em. Họ bắt đầu hoạt động này từ hôm 11/12, nhưng đến ngày 14/12 thì xảy ra vụ đánh đập này. Khoảng 30 kẻ vũ trang với gậy gộc đã xông vào nhóm khi các tín hữu đang đi về xe của họ sau buổi cử hành. 3 nữ tu may mắn thoát nạn vì họ vẫn còn ở trong nhà; các trẻ em cũng trốn thoát được.

8 tín hữu bị đánh đập nặng nề bởi những kẻ tấn công hô to khẩu hiệu “Chiến thắng cho Mẹ Ấn độ”. (Asia News 15/12/2016)

Hồng Thủy

Đức Thánh Cha viếng thăm các phụ nữ mại dâm được giải thoát

Đức Thánh Cha viếng thăm các phụ nữ mại dâm được giải thoát

Đức Thánh Cha viếng thăm các phụ nữ mại dâm được giải thoát

ROMA. Chiều thứ sáu 12-8-2016, ĐTC Phanxicô đã đến thăm 20 phụ nữ được giải thoát khỏi nạn mại dâm.

Các phụ nữ này trú ngụ tại một nhà ở Roma thuộc ”Cộng Đoàn ĐGH Gioan 23” do cha Oreste Benzi sáng lập, chuyên giải thoát và giúp đỡ các phụ nữ ra khỏi nạn mại dâm.

20 phụ nữ gặp ĐTC ở lứa tuổi trung bình là 30 và đã từng bị bạo hành nặng nề về thể lý. Trong số họ có 6 người từ Rumani, 4 từ Albani, 7 từ Nigeria, 3 người Tunisi, còn lại từ Italia và Ucraina.

Đây là lần thứ 7 ĐTC thực hiện những cuộc viếng thăm thuộc loại này trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Thông cáo của Phòng báo chí Tòa Thánh nói rằng cuộc viếng thăm của ĐTC một lời kêu gọi các lương tâm chiến đấu bài trừ nạn buôn người, một tệ nạn nhiều lần được định nghĩa là ”tội ác chống lại nhân loại” và là ”một vết thương trong thân mình nhân loại ngày nay”, ”một vết thương trong thân mình Chúa Kitô”.

Trong số những người hiện diện tại cuộc viếng thăm của ĐTC có vị Tổng phụ trách Cộng đoàn ĐGH Gioan 23 là Ông Giovanni Paolo Ramonda, 2 nhân viên đường phố, bà phụ trách căn hộ và cha Aldo Bonaiuto, tuyên úy của Cộng đoàn.

Các phụ nữ rất ngạc nhiên và xúc động vì được ĐTC đến thăm, gặp gỡ và nghe họ kể lại tình cảnh đau thương họ đã trải qua: những lường gạt, đấm đá, và những vấn đề tâm lý trầm trọng. Vài người trong họ đã cho ngài thấy những vết thương trên thân thể họ đã chịu; có người đã bị xẻo tai.

 ĐTC đã an ủi, khích lệ và đã nhân danh tất cả các tín hữu Kitô để xin lỗi vì tất cả những bạo hành và sự ác mà các phụ nữ ấy đã phải chịu (RG 12-8-2016)

 G. Trần Đức Anh OP

Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha vào ngày 13/5 tại giáo xứ Thánh Anna, Vatican

Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha vào ngày 13/5 tại giáo xứ Thánh Anna, Vatican

ĐTC ban phép lành cho trẻ em

Vatican – Vào lúc 20.30 ngày 13/5 tới đây sẽ có buổi cầu nguyện trọng thể tại giáo xứ Thánh Anna ở Vatican để cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng.

Truyền thống này bắt đầu từ cách đây đúng 35 năm. Chiều ngày 13/5/1981, khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đang trong tình trạng nguy kịch, nửa sống nửa chết tại bịnh viện Gemelli ở Roma, sau khi bị ám sát tại quảng trường Thánh Phêrô, thì tại quảng trường này, hàng ngàn người đã tụ họp lại cùng cầu nguyện cho Đức Thánh Cha. Họ đọc kinh Mân Côi, cầu nguyện với Đức Mẹ Fatima. Năm này qua năm khác, buổi đọc kinh này trở thành không thể thiếu được, để cảm tạ phép lai, để cầu nguyện cho Đức Thánh Cha.

Mỗi lần như thế, cửa sổ phòng làm việc của Đức Thánh Cha lại mở ra và điện được bật sáng lên, dấu chỉ là Đức Thánh Cha, cách âm thầm, cho chúng ta biết lời cám ơn của ngài. Đây là một cuộc đối thoại cầu nguyện, nhẹ nhàng và tinh tế. Giữa các tín hữu cầu nguyện cũng có sự có mặt của Angelo Gugel, người hầu phòng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người đã trợ giúp ngài vào ngày 13/5 đó, sau khi ngài bị bắn.

Truyền thống này được tiếp tục nhiều năm ngay cả sau khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời. Nó không còn là một cuộc rước nữa nhưng là một buổi cầu nguyện trọng thể, cầu cho sức khỏe của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và bây giờ là Đức Thánh Cha Phanxicô trong ngôi nhà thờ nhỏ thánh Anna.

Năm nay cũng thế. Vào 20.30 chiều tối 13/5, Đức Hồng Y Angelo Comastri, Giám quản đền thờ Thánh Phêrô và đại diện của Đức Thánh Cha tại thành Vatican, sẽ chủ sự buổi cầu nguyện, để xin Đức Trinh nữ Maria gìn giữ Đức Thánh Cha Phanxicô, cho ngài sức khỏe dồi dào và đức tin sống động, được soi sáng và can đảm để củng cố anh chị em tín hữu và thúc đẩy trên toàn thế giới những giá trị của tình yêu và hòa bình.

Mọi người được mời tham dự buổi cầu nguyện tại nhà thờ giáo xứ thánh Anna do các cha dòng Augustino coi sóc. (ACI 9/5/2016)

Hồng Thủy OP  

LỊCH TRÌNH CÁC BUỔI CỬ HÀNH NĂM LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

LỊCH TRÌNH CÁC BUỔI CỬ HÀNH NĂM LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

Misericordes Sicut Pater

VATICAN: Sáng ngày 30 tháng 7 vừa qua Tòa Thánh đã công bố lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót.

Mùng 8 tháng 12 năm 2015 ĐTC Phanxicô sẽ chủ sự lễ mở cửa Năm Thánh đền thờ thánh Phêrô. Ngày 13 tháng 12 lễ mở cửa Năm Thánh đền thờ thánh Gioan Laterano, đền thờ  thánh Phaolô ngoại thành và các nhà thờ chính tòa trên toàn thế giới. Ngày mùng 1 tháng giêng năm 2016 lễ mở cửa Thánh đền thờ Đức Bà Cả ở Roma. Trong các ngày 19-21 tháng giêng là Năm Thánh của của các nhân viên làm việc trong lãnh vực hành hương. Ngày 25 tháng giêng lễ nghi đại kết trong đền thờ thánh Phaolô ngoại thành.

Mùng 2 tháng 2 ngày cho những người sống đời thánh hiến và kết thúc Năm Đời Thánh Hiến. Mùng 10 tháng 2 lễ nghi gửi các Thừa Sai của Lòng Thương Xót trong đền thờ thánh Phêrô. Ngày 22 tháng 2 ngày của các nhân viên cơ quan trung ương Tòa Thánh, quốc gia thành Vaticăng và các cơ cấu liên hệ.

Ngày mùng 4-5 tháng 3: “24 giờ cho Chúa” với lễ nghi sám hối tại đền thờ thánh Phêrô. Ngày 20 tháng 3 ngày giới trẻ giáo phận Roma.

Mùng 3 tháng 4 dành cho những ai sống linh đạo Lòng Chúa Thương Xót. Ngày 24 tháng 4 dành cho các thanh thiếu niên tuổi từ 13-16: Tuyên xưng đức tin và xây dựng một nền văn hóa của lòng thương xót.

Các ngày 27-29 tháng 5: ngày của các Phó Tế.

Mùng 3 tháng 6: ngày của các Linh Mục. Ngày 12 tháng 6: dành cho các bệnh nhân và người tàn tật.

Các ngày 26-31 tháng 7: dành cho giới trẻ.

Mùng 4 tháng 9 dành cho các người làm việc và các thiện nguyện viên Lòng Thương Xót. 

Ngày 25 tháng 9 dành cho các giáo lý viên. 

Các ngày 8-9 tháng 10 kính Đức Mẹ.

Mùng 1 tháng 11 lễ cầu cho những người đã qua đời.

Mùng 6 tháng 11 ngày cho các tù nhân.

Ngày 13 tháng 11 lễ đóng cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót tại các đền thờ Roma và trong các giáo phận trên thế giới.

Ngày 20 tháng 11 lễ đóng cửa Năm Thánh tại đền thờ thánh Phêrô kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót (SD 30-7-2015) 

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

 

ĐẶC SỨ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VIẾNG THĂM VIỆT NAM ĐỂ THĂNG TIẾN VIỆC TÔN TRỌNG TỰ DO TÔN GIÁO

ĐẶC SỨ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VIẾNG THĂM VIỆT NAM ĐỂ THĂNG TIẾN VIỆC TÔN TRỌNG TỰ DO TÔN GIÁO

HÀ NỘI: Từ ngày 20 tháng 7 vừa qua ông Heiner Bielefeldt, tường trình viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, đang chính thức viếng thăm Việt Nam để quan sát tình hình tự do tôn giáo tại đây và soạn bản tường trình cho năm 2015.

Ông Heiner tuyên bố với giới báo chí rằng: ”Đây là một cơ hội rất tốt giúp tôi hiểu biết các tôn giáo hiện diện tại Việt Nam, nhưng nhất là trao đổi tư tưởng với chính quyền nước này, làm thế nào để bảo vệ tự do tôn giáo một cách tốt đẹp hơn. Ngoài ra đây cũng là cơ hội cho phép tôi cống hiến các hiểu biết của tôi liên quan tới quyền tự do tôn giáo”.

Muc đích chuyến viếng thăm của ông đặc sứ của Liên Hiệp Quốc là nhận diện các chướng ngại ngăn cản tự do tôn giáo tại Việt Nam để viết bản tường trình cho Ủy ban Liên Hiệp Quốc về các quyền con người.

Trong các ngày lưu lại Việt Nam ông Heiner Bielefeldt có nhiều cuộc gặp gỡ các giới chức chính quyền trung ương và địa phương, cũng như các nhân viên Liên Hiệp Quốc và hàng lãnh đạo các tôn giáo.

Như đã biết, nhà nước cộng sản Việt Nam luôn luôn tìm cách kiểm soát mọi tôn giáo, chèn ép, lèo lái và sử dụng tôn giáo cho các mục tiêu chính trị. Chính sách cai trị bất nhất, tùy tiện, phản Hiến pháp, lộng hành, khinh thường các quyền con người khiến cho tín hữu các tôn giáo gặp rất nhiều khó khăn đau khổ, nhất là các tín hữu sống trên các vùng cao nguyên (SD 21-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐẶC SỨ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VIẾNG THĂM VIỆT NAM ĐỂ THĂNG TIẾN VIỆC TÔN TRỌNG TỰ DO TÔN GIÁO.

ĐẶC SỨ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VIẾNG THĂM VIỆT NAM ĐỂ THĂNG TIẾN VIỆC TÔN TRỌNG TỰ DO TÔN GIÁO

HÀ NỘI: Từ ngày 20 tháng 7 vừa qua ông Heiner Bielefeldt, tường trình viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, đang chính thức viếng thăm Việt Nam để quan sát tình hình tự do tôn giáo tại đây và soạn bản tường trình cho năm 2015.

Ông Heiner tuyên bố với giới báo chí rằng: ”Đây là một cơ hội rất tốt giúp tôi hiểu biết các tôn giáo hiện diện tại Việt Nam, nhưng nhất là trao đổi tư tưởng với chính quyền nước này, làm thế nào để bảo vệ tự do tôn giáo một cách tốt đẹp hơn. Ngoài ra đây cũng là cơ hội cho phép tôi cống hiến các hiểu biết của tôi liên quan tới quyền tự do tôn giáo”.

Muc đích chuyến viếng thăm của ông đặc sứ của Liên Hiệp Quốc là nhận diện các chướng ngại ngăn cản tự do tôn giáo tại Việt Nam để viết bản tường trình cho Ủy ban Liên Hiệp Quốc về các quyền con người.

Trong các ngày lưu lại Việt Nam ông Heiner Bielefeldt có nhiều cuộc gặp gỡ các giới chức chính quyền trung ương và địa phương, cũng như các nhân viên Liên Hiệp Quốc và hàng lãnh đạo các tôn giáo.

Như đã biết, nhà nước cộng sản Việt Nam luôn luôn tìm cách kiểm soát mọi tôn giáo, chèn ép, lèo lái và sử dụng tôn giáo cho các mục tiêu chính trị. Chính sách cai trị bất nhất, tùy tiện, phản Hiến pháp, lộng hành, khinh thường các quyền con người khiến cho tín hữu các tôn giáo gặp rất nhiều khó khăn đau khổ, nhất là các tín hữu sống trên các vùng cao nguyên (SD 21-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Đôi Lời Giới Thiệu về Trường Việt Ngữ PBC

Đôi Lời Giới Thiệu về Trường Việt Ngữ Phan Bội Châu

của Cộng Đoàn Đức Mẹ Mông Triệu Anaheim

Tên Chính Thức:

Trường Việt Ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu

 

Tôn Chỉ và Đường Hướng:

Hướng dẫn các em học sinh không phân biệt tôn giáo và  tuổi tác biết nghe, nói, đọc viết Tiếng Việt lưu loát.  Đồng thời, trường cũng giúp các em hấp thu những tinh hoa tốt đẹp trong văn hoá Việt Nam. Với sự cộng tác của quý phụ huynh và chính các em,  trường giúp làm nhịp cầu thông hiểu giữa các em và quý phụ huynh.  Với bối cảnh là trong một trường Công Giáo hợp cùng với Ban Giáo Lý và Thiếu Nhi Thánh Thể, trường giúp rèn luyện các em thành những học sinh gương mẫu có phẩm chất đạo đức.

Năm Thành Lập: 1984 

Số học sinh trung bình hàng năm: 140 -180 em

Số thầy cô chính: 15 thầy cô

Số các phụ giáo: 20 phụ giáo

Địa Điểm và Giờ Giấc:

Trường được mở và Thứ Bảy hàng tuần tại:

120 N. Janss Street, Anaheim, CA.  92805

Phone Giáo Xứ: 714-956-3110

Giờ Học: 1:15 PM –  3:00 PM

Sinh hoạt của các thầy cô và trợ giáo:

Các thầy cô và các phụ giáo đều là những thiện nguyện viên mang tinh thần phục vụ cho các em.  Vào mỗi đầu tháng vào lúc 3:00 PM – 4:00 PM, có cuộc họp chung giữa các thầy cô, phụ giáo và ban giám hiệu.  Hàng năm vào Tháng Ba, có cuộc hội thảo và trao đổi kinh nghiệm từ 1:30 PM – 5:00 PM. Năm nay, có thêm một cuộc trao đổi như vậy vào Tháng Mười. Vào mùa hè, khi ngân quỹ cho phép, trường sẽ gửi một số các thầy cô đi học tu nghiệp tại Liên Trường Việt Ngữ Miền Nam California.

Chương trình giảng dạy được dựa theo các sách giáo khoa của Liên Trường Việt Ngữ Công Giáo thuộc Giáo Phận Orange.  Một số các thầy cô biên soạn tài liệu giảng dạy riêng cho lớp của mình tùy theo trình độ của các em.

Ngân quỹ hàng năm của trường sau khi khai giảng đều được ký thác tại văn phòng giáo xứ.  Những chi thu đều thông qua phòng điều hành của nhà thờ Saint Boniface.  Ngoài ra, trường thỉnh thoảng được sự trợ giúp từ các mạnh thường quân như hội phụ huynh học sinh và Tổng Hội Sinh Viên Miền Nam California.

Trường Việt Ngữ PBC hiện nay cần nhiều các thầy cô tham gia giảng dạy. Trường cũng cần các thầy cô chuyên dạy các lớp đặc biệt cho các em trong năm nay và những năm sắp tới.

Trường đang cố gắng không ngừng nâng lên chất lượng học tập của các em cũng như số lượng các thầy cô và học sinh tham gia hàng năm. Hy vọng rằng, đây là nơi thu hút các tài năng trong vùng Anaheim và lân cận trước để phục vụ cho các em là các mần non đang lớn tại hải ngoại.