ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ Phục sinh tại quảng trường thánh Phêrô

ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ Phục sinh tại quảng trường thánh Phêrô

Lúc 10 giờ sáng chúa nhật hôm nay, 1-4, ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô mừng kính Chúa Phục Sinh, trước sự tham dự của hàng chục ngàn tín hữu. Hiện diện gần bàn thờ có 25 Hồng Y, đông đảo các GM, các Giám chức và hằng trăm linh mục.

Đầu thánh lễ, hai thầy phó tế đã mở hai cánh cửa của bức ảnh Chúa Cứu Thế cực thánh cổ kính từ Đông Phương, bản chính hiện giữ tại Đền thờ Thang Thánh ở Roma, để ĐTC và mọi người hát mừng kính.

Phần thánh ca trong buổi lễ, ngoài Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh còn có 3 ca đoàn khác đảm trách, gồm Ca đoan Mẹ Giáo Hội, Ca hoàn Học viện Anh, và ca đoàn Học Viện Đức – Hungari.

Trong bài giảng ứng khẩu, dựa vào bài Tin Mừng vừa công bố, ĐTC nêu lên 3 nhận xét:

– Trước tiên: lời loan báo của Chúa gây ra ngạc nhiên. Các phụ nữ đến mộ Chúa để xức thuốc thơm cho xác Chúa đã gặp ngạc nhiên khi được thiên thần loan báo: Người đã sống lại, không còn ở đây nữa!

Trong lịch sử cứu độ, vẫn luôn có kèm theo sự gây ngạc nhiên của Chúa, như trường hợp tổ phụ Abraham khi Chúa bảo ông ra đi.

– Tiếp đến là thái độ của các phụ nữ vội vã ra đi loan báo tin Chúa đã sống lại. Sự ngạc nhiên thúc đẩy các bà hành động như vậy, và cũng như Phêrô và Gioan khi được tin gây ngạc nhiên ấy đã vội vã chạy đến mộ, họ đã thấy và tin. Giống như các mục đồng ở Bethlem, được thiên thần báo tin, đã vội vã chạy đến nơi Hài Nhi sinh ra. Hoặc như người Phụ nữ xứ Samaria, sau khi nói chuyện với Chúa, và được Chúa giáo huấn, đã vội vã chạy đi loan báo cho dân làng về Vị đã nói về những việc bà làm, hay Anrê đã vội chạy đi báo cho Phêrô mình đã gặp Đức Messia.

Trong Tin Mừng, có một người không vội vã, phản ứng mau lẹ như vậy là Tômasô, ông không muốn tin lời loan báo Chúa đã sống lại, nhưng Chúa đã kiên nhẫn dẫn dắt ông.

– Nhận xét thứ ba: chúng ta cũng cần tự hỏi: đâu là phản ứng của tôi trước những điều ”ngạc nhiên” của Chúa? Tôi có mở rộng con tim để đón nhận sự ngạc nhiên ấy hay không? Cụ thể là tôi đón nhận Tin Mừng Phục Sinh ngày hôm nay như thế nào?

Trong phần lời nguyện giáo dân, cộng đoàn đã lần lượt cầu nguyện cho ĐTC và các GM của Giáo Hội hoàn cầu, cho các chính quyền và các nhà lập pháp, cho ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến, cho các tội nhân và các tâm hồn lạc hướng, sau cùng cho những người nghèo, những người đau khổ và các nạn nhân của oán thù. (Rei 01/04/2018)

Giuse Trần Đức Anh OP

Sứ điệp của ĐTC dịp kết thúc Năm thánh 400 năm ngày thánh Rosa Lima qua đời

Sứ điệp của ĐTC dịp kết thúc Năm thánh 400 năm ngày thánh Rosa Lima qua đời

Hôm 30/08, Thánh lễ trọng thể kết thúc Năm Thánh kỷ niệm 400 năm ngày qua đời của thánh Rosa thành Lima đã được cử hành tại nhà thờ chánh tòa Lima, thủ đô Pêru.

Trong thánh lễ, Đức Hồng y Eduardo Vela Chiriboga, nguyên tổng Giám mục Quito, đặc sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã đọc sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân dịp kết thúc Năm Thánh. Trong sứ điệp , Đức Thánh Cha mời gọi sùng kính thánh Rosa mạnh mẽ để toàn tổng giáo phận Lima, cả nước Pêru và toàn thế giới được nhận lãnh nhiều ơn phúc của Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha dùng một đoạn trong sách Diễm ca để định nghĩa thánh Rosa là người phụ nữ “sinh trưởng như hoa huệ giữa bụi gai”. Ngài nhấn mạnh đến sự hy sinh hãm mình đền tội nghiêm nhặt bừng cháy lòng say mê yêu mến để cho tất cả mọi người được hưởng sự sống vĩnh cửu trong Chúa Kitô. Đức Thánh Cha viết: “Thánh nữ đã trở thành người bạn của Chúa ngay từ khi còn thơ bé” khi ngài thánh hiến mình như một trinh nữ và thực hành nhân đức khi còn thơ bé. “Từ đó, được thiêu đốt bởi tấm gương và lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria và của thánh Catarina thành Siêna, thánh Rosa đã dâng hiến trọn cuộc đời cho Chúa”, mặc áo dòng Ba Đaminh. Đức Thánh Cha cũng nhắc đến tình yêu thánh Rosa dành cho mọi loài thụ tạo của, đặc biệt khi thánh nữ mời gọi mỗi sinh vật sống ca ngợi Đấng Tạo hóa.

Thánh Rosa sinh tại Lima ngày 20/04/1586, là con thứ 10 trong gia đình quý tộc gốc Tây ban nha có 13 người con. Từ thơ bé, Rosa đã nhận ra ơn gọi và sống theo tinh thần thánh Catarina. Rosa luôn giúp đỡ người nghèo khổ, các trẻ em và người già bị bỏ rơi, đặc biệt những người thổ dân. Từ năm 1609, Rosa đóng mình trong một căn phòng nhỏ được xây trong vườn nhà và chỉ ra khỏi phòng để tham dự Thánh lễ. Rosa qua đời ngày 24/08/1617 vì kiệt sức.

Năm 1671, Đức Giáo hoàng Clemente X đã phong Rosa lên hàng hiển thánh. Ngài là vị thánh đầu tiên của châu Mỹ, và cũng là bổn mạng của Peru, của tân thế giới và của Philippines. (REI 31/08/2017)

Hồng Thủy

Các lãnh đạo Công giáo đau buồn về vụ khủng bố ở Manchester

Các lãnh đạo Công giáo đau buồn về vụ khủng bố ở Manchester

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã gửi điện thư do Đức Hồng y Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh ký, chia buồn về thảm kịch gây thương vong, chết chóc, xảy ra tại nhà thi đấu thành phố Manchester, Anh quốc, tối 22/05.

Cảnh sát giao thông Anh xác nhận vụ nổ xảy ra trong "phòng giải lao nhà thi đấu lúc 22h30 ngày 22/5,vào cuối buổi hòa nhạc do nữ ca sĩ người Mỹ Ariana Grande biểu diễn. Nhóm khủng bố Hồi giáo IS đã nhận trách nhiệm tấn công buổi biểu diễn ca nhạc làm cho hơn 20 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Đa số các nạn nhân là người trẻ.

Trong điện thư, Đức Giáo hoàng bày tỏ đau buồn sâu sắc và bày tỏ tình liên đới sâu đậm với tất cả bị thương tổn bởi hành vi bạo lực vô ý nghĩa này. Ngài khen ngợi các nỗ lực quảng đại của nhân viên cứu hộ và an ninh và đảm bảo cầu nguyện cho những người bị thương và những người đã qua đời. Đức Giáo hoàng nhớ đến cách đặc biệt các trẻ em và người trẻ đã bị thiệt mạng và nhớ đến các gia đình đang đau khổ của họ. Ngài cầu xin Thiên Chúa ban hòa bình, chữa lành và sức mạnh trên đất nước Anh.

Các Giám mục ở Anh cũng lên tiếng tố cáo hành động tội ác này. Đức cha John Arnold, Giám mục giáo phận Salford nói là không có lời biện minh cho bạo lực như thế. Trên tài khoản Twitter của giáo phận ngài viết: “Các công dân thành Manchester và cộng đồng Công giáo hiệp nhất lên án vụ tấn công vào đám đông ở sân thi đấu Arena. Đức cha nhấn mạnh: “chúng ta phải dấn thân hành động cùng nhau để giúp đỡ các nạn nhân và gia đình của họ và xây dựng và củng cố sự tương trợ của cộng đồng chúng ta.”

Giáo phận Salford thông báo rằng đức cha Arnold cử hành các Thánh lễ đặc biệt cầu cho các nạn nhân vào ngày 23/05.

Về phần mình, Đức Hồng y Vincent Nichols của tổng giáo phận Westminster ở Luân đôn, đã gửi thư chia buồn đến đức cha Arnold. Ngài viết: “Tôi đã nghe tin tức truyền thông về sự tàn bạo xảy ra đêm qua ở Manchester với nỗi buồn sâu xa. Xin Chúa đón tất cả mọi người qua đời về bên sự hiện diện thương xót của Người. Xin Chúa thay hướng lòng của những kẻ gây nên sự dữ đến sự hiểu biết chân thực về mong muốn và ý định của Người dành cho nhân loại.” Đức Hồng y cũng bảo đảm với đức cha Arnold và con chiên của ngài về lời cầu nguyện và chia buồn của các Giám mục Anh và xứ Wales. Ngài nói: “Cả chúng tôi cũng than khóc sự mất mát các sự sống này. Chúng tôi cầu nguyện cho những người đã qua đời được an nghỉ đời đời.”

Cuộc tấn công tối thứ hai, 22/05 là cuộc tấn công nặng nề nhất xảy ra ở Anh kể từ vụ nổ bom ở hệ thống xe điện ở Luân đôn vào tháng 7/2005, giết hại 52 người. (SD/CNA 22/05/2017)

Hồng Thủy

Cuộc gặp gỡ giới trẻ Kitô Âu Châu ở Riga, Lettoni

Cuộc gặp gỡ giới trẻ Kitô Âu Châu ở Riga, Lettoni

cuoc-gap-go-gioi-tre-kito-au-chau-o-riga-lettoni

RIGA. Chiều ngày 28-12-2016, cuộc gặp gỡ giới trẻ Kitô Âu Châu lần thứ 39 do Tu viện đại kết Taizé tổ chức, sẽ khai diễn tại thành phố Riga, thủ đô Cộng hòa Lettoni và kéo dài đến ngày 1-1 sắp tới.   Tham dự sinh hoạt này có hơn 10 ngàn bạn trẻ Công Giáo, Tin Lành Anh giáo và Chính Thống tuổi từ 17 đến 35, đến từ các nước Âu Châu, đặc biệt từ các nước láng giềng như Ucraina, Bạch Nga và Liên bang Nga, Ba Lan.. Họ được tiếp đón trong các gia đình và các cộng đoàn giáo xứ ở địa phương. Đây là lần đầu tiên một nước cựu cộng sản Liên Xô đón tiếp cuộc gặp gỡ thuộc loại này.

Các vị lãnh đạo Kitô, trong đó có ĐTC Phanxicô, đã gửi sứ điệp chào thăm và khích lệ các bạn trẻ. ĐTC mời gọi họ, ”bằng lời nói và hành động”, hãy chứng tỏ sự ác không phải là tiếng nói cuối cùng trong lịch sử của chúng ta”. Ngài viết ”Ngày nay nhiều người bị chao đảo, thất vọng vì bạo lực, bất công, đau khổ và chia rẽ. Họ có cảm tưởng sự ác mạnh hơn mọi sự. Vì thế, đây là thời điểm thương xót cho tất cả và từng người, để không một ai c thể nghĩ mình xa lạ với sự gần gũi của Thiên Chúa và sức mạnh sự dịu dàng của Chúa”. ĐTC cầu chúc cho những ngày họp mặt này giúp người trẻ không sợ những giới hạn của mình, nhưng tăng trưởng trong niềm tín thác nơi Chúa Giêsu, Đấng tín nhiệm các bạn trẻ”.

Đức Cha Zbignevs Stankevics, TGM giáo phận Công Giáo Riga, ca ngợi sáng kiến của các tu sĩ Taizé bắc những nhịp cầu giữa các tôn giáo, các dân tộc và các nước. Ngài nói: “Trong một thời đại với những cuộc xung đột gia tăng và các bức tường được dựng lên, sự thúc đẩy tinh thần như vậy rất là quan trọng”.

Cả Đức TGM Janis Vanags của Tin Lành Luther ở thủ đô Riga, cũng chào mừng cuộc gặp gỡ giới trẻ Kitô tại đây là một ”biến cố tuyệt vời”. Ngài kêu gọi dân chúng địa phương tỏ ra hiếu khách đối với các bạn trẻ.

Cũng như những lần trước đây, tại Riga, ban sáng các bạn trẻ sinh hoạt tại các giáo xứ, ban chiều họ tập họp để cầu nguyện, ca hát thánh ca và chia sẻ suy tư. Ngoài ra họ cũng có những sinh hoạt văn hóa.

Để chuẩn bị cho những suy tư và trao đổi của giới trẻ tại cuộc gặp gỡ, Thầy Alois Loser, người Đức, tu viện trưởng Taizé, đã đưa ra 4 đề nghị theo chủ đề ”cùng nhau mở những con đường hy vọng”, lấy hứng từ cuộc gặp gỡ mới đây của giới trẻ Taizé ở Cotonou, thủ đô Benin bên Phi châu. (SD 26-12-2016)

G. Trần Đức Anh OP 

 

Đại hội quốc tế thứ 40 các ca đoàn thiếu nhi nhóm tại Roma

Đại hội quốc tế thứ 40 các ca đoàn thiếu nhi nhóm tại Roma

Đại hội quốc tế lần 40

ROMA. Trong những ngày này, từ 28-12 đến 1-1, Đại hội quốc tế lần thứ 40 của các ca đoàn thiếu nhi đang tiến hành ở Roma với chủ đề: ”Các em hãy hát lên niềm hy vọng của mình”.

Đại hội tiến hành 3 năm một lần. 6 ngàn thiếu nhi thuộc các ca đoàn đến từ 18 quốc gia, trong đó có Italia, Đức, Áo, Tây Ban Nha, Bồ đào nha, Brazil, Ba Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Ai Len và một số nước khác trong đó có Hàn Quốc và Nhật Bản.

Lúc 3 giờ rưỡi chiều thứ hai 28-12-2015, các ca viên thiếu nhi đã bắt đầu cuộc rước từ Lâu đài Thiên Thần, tiến qua đường Hòa giải, và Quảng trường Thánh Phêrô, trước khi vào Đại thính đường Phaolô 6 để tham dự lễ nghi khai mạc đại hội do Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, chủ sự từ lúc 6 giờ chiều.

Lúc 10 giờ sáng thứ ba 29-12-2015, các ca đoàn thiếu nhi đã tham dự thánh lễ tại nhiều thánh đường ở Roma và sinh hoạt. Ban tối lúc 8 giờ rưỡi, các em trình diễn thánh ca tại nhiều thánh đường.

Thứ tư 30-12, các em tham dự các buổi cầu nguyện cho hòa bình và ban tối tiếp tục trình diễn thánh ca tại các nhà thờ,

Sáng thứ năm 31-12-2015, các ca đoàn sẽ tập dợt thánh lễ bế mạc tại Đại thính đường Phaolô 6 trước khi được ĐTC tiếp kiến lúc 11 giờ tại đây.

Sau cùng, lúc 10 giờ sáng ngày Tết Dương Lịch, các ca đoàn sẽ tham dự thánh lễ bế mạc Đại hội tại Đền thờ Thánh Phêrô do ĐTC Phanxicô cử hành, nhân dịp Ngày Hòa Bình Thế giới. (SD 28-12-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Lớp Sáu – Bài Học 10 – Ngày Mồng Một Tết: Xuân Xưa và Nay

Xem Bài Học -10 – Xuân Xưa và Nay

Mùa xuân, là mùa của hội hè, của đoàn tụ, của vui chơi. Mùa xuân với không gian rộng mở để đón ánh nắng xuân, để hòa nhịp với gió xuân. Mùa xuân ai cũng muốn trải lòng mình với không gian. Ai cũng muốn hòa chung nhịp với vạn vật để trẩy hội mùa xuân. Thế nên, Mùa xuân ở đâu cũng có đám có hội. Nơi nơi đều có những hội hè, ca hát như câu thơ xưa đã diễn tả:

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy

Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ

Mẹ bảo “Thôn Đoài hát tối nay”

SoSanhMuaXuan-DoubleBuble

CamTaChuaXuan-SystemigramLaChuyenVuotQua-BridgeMap

Lớp Sáu – Bài Học Bốn – Ca Dao Việt Nam

Khái Niệm:

Xem => Ca Dao Việt Nam

  • Ca dao Việt Nam là văn chương bình dân được truyền tụng trong dân gian từ đời này sang đời nọ.
  • Ca dao Việt Nam (CDVN) thường là những vần thơ ngắn dưới dạng lục bát nghĩa là một câu 6 chữ được tiếp theo bằng câu kế với 8 chữ.
  • Không phải bài thơ lục bát nào cũng là ca dao vì nó đã có tác giả hẳn hòi mà người ta biết đến.
  • Ca dao có thể là những bài thơ hay câu vần có tác giả từ ban đầu nhưng theo thời gian, tên tác giả bị thất lạc thành khuyết danh.
  • Ngôn ngữ trong ca dao thường đơn giản, mộc mạc và thường kể về một câu chuyện nào đó.
  • Câu chuyện trong ca dao thường nhắm đến mục đích giáo dục dân gian.
  • Tuy thế, có nhiều bài ca dao chỉ là những bức tranh mô tả quan cảnh hay sinh hoạt thường ngày của người dân.
  • Ca dao cũng có thể nhằm mục đích giải trí, truyền dạy ngôn ngữ, văn hóa và kiến thức phổ thông.NgayMaiComVang1

CUỘC BIỂU TÌNH ỦNG HỘ TÍN HỮU KYTÔ IRAQ

CUỘC BIỂU TÌNH ỦNG HỘ TÍN HỮU KYTÔ IRAQ

BAGHDAD: Tại thủ đô Baghdad của Iraq, khoảng 200 người hồi giáo đã tụ họp trước nhà thờ thánh Giorgio của Giáo hội công giáo Caldê để bày tỏ liên đới với các tín hữu kytô, nạn nhân của bạo lực mù quáng đang chịu bách hại từ phía quân binh thánh chiến hồi giáo Isil.

Hôm chúa nhật 20-7, trong bài giảng thánh lễ, Đức Thượng Phụ maronite Liban Bechara Rai có đề cập đến hạn tối hậu mà lực lượng của lãnh tụ hồi Al- Baghdadi đưa ra cho các tín hữu kytô ở Mossul và ngài đã hỏi là “Những người hồi giáo ôn hòa nói gì về điều này?” Cuộc biểu tình của các tín hữu hồi vừa nói trên đây có thể được xem như là câu trả lời cho vấn nạn Đức Thượng Phụ Bechara Rai đưa ra. Có rất nhiều người mang những biểu ngữ viết hàng chữ Kulluna Masihiyyun”, chúng tôi đều là người kytô, hay là mặc áo có mang chữ N, là dấu hiệu mà bọn khủng bố của Califat hồi giáo ghi lại trên cửa gia cư của tín hữu kytô. Sau khi thánh lễ tại nhà thờ thánh Giorgio kết thúc, các tín hữu kytô ra khỏi nhà thờ và cùng đoàn người hồi giáo biểu tình, hát quốc ca, trước khi kết thúc bằng lời kinh Lạy Cha của công giáo và đoạn sura 1 của kinh Coran. Đức Tổng Giám Mục Louis Sako của Baghdad đã cám ơn ban tổ chức cuộc biểu tình liên đới này. Ngài nói: Cuộc biểu dương liên đới này mang lại hy vọng cho một nước Irak mới. Tôi nghĩ đến người trẻ, là những người có bổn phận và sứ mạng thay đổi cục diện hiện nay. Thật là điều đáng xấu hổ và là một tội ác đánh đuổi những người vô tội ra khỏi nhà cửa và tịch thu gia sản của họ chỉ bởi vì họ là người kytô. Toàn thế giới phải vùng lên chống lại những hành vi kinh khiếp ấy. Đức Cha Sako cũng bày tỏ hy vọng là hai cộng đoàn Kytô và hồi giáo sẽ tiếp tục hiệp nhất với nhau để xây dựng một quốc gia Iraq mới. (ZENIT 22.07.14)


Mai Anh – Vatican Radio

Nữ tu Cristina thắng giải chung kết của “giọng ca của Ý”

Nữ tu Cristina thắng giải chung kết của “giọng ca của Ý”

Sister Cristina wins the voice of ItalySoeur Cám ơn Chúa cho thắng giải

Một nữ tu trẻ, những người đã trở thành một nổi bật trên Internet sau khi xuất hiện trên chương trình The Voice of Italy, đã giành được giải nhất của cuộc thi tài năng trên truyền hình với số phiếu 62 %.

Soeur Cristina Scuccia, trong bộ đồ tu màu đen và với một cây thánh giá trên cổ, đã cảm tạ Thiên Chúa vì ban sự chiến thắng đến cho soeur.

Hồi tháng Ba vừa qua, với bài hát No One của Alicia Keys mà soeur trình bày, tính đến nay nhận được hơn 50 triệu lượt xem trên YouTube.

Soeur Cristina, 25 tuổi cho biết soeur tin rằng bài hát của thể hiện "vẻ đẹp của Thiên Chúa".

"Sự hiện diện của tôi ở đây không phải là với tôi, đó là nhờ vào mọi người ngồi chung quanh trên các bậc thang!" đây là lời nói của Soeur sau khi được tuyên bố thắng giải của chương trình.

"Tôi không ở đây để bắt đầu một sự nghiệp nhưng vì tôi muốn truyền đạt một thông điệp."

Soeur Cristina nói thêm rằng, tiếp theo lời gọi của Đức Giáo Hoàng Francis, Giáo Hội Công Giáo phải gần gũi hơn với tất cả mọi người bình thường. Sau đó Sr. đọc kinh Lạy Cha trên sân khấu.

Phát biểu trước giải chung kết trực tiếp hôm thứ Năm, Soeur xin dành đến cho  "khao khát niềm vui, tình yêu, cho một thông điệp đó là tốt đẹp và tinh khiết".

Soeur Cristina, hiện tu tại một dòng tại thành phố Milan, Soeur cho biết rất hạnh phúc sẽ trở lại ca hát với các trẻ em trong nhà nguyện.

Đầu tiên Soeur gây được sự chú ý cho ban giám khảo trong một buổi thử giọng mù trong giai đoạn đầu của cuộc thi vào tháng Ba.

Khi họ phát hiện ra lựa chọn đáng ngạc nhiên của họ, Soeur nói: "Tôi có một món quà và tôi đưa nó cho bạn."

Không biết những giải thưởng sau này là gì, một hợp đồng thu âm của công ty Universal, điều này có thể bị ảnh hưởng đến đời sống tu hành của Soeur. Nhưng Soeur đã cho biết “bất cứ nơi nào Chúa muốn” thì Soeur vẫn tiếp tục hát.

Trích từ AFP – Thái Trọng

 

Soeur Cristina tuyên bố thắng giải

 

Bài ca Soeur Cristina trình bày trong ngày thi chung kết

Nhạc Hội Tiếng Việt Mến Yêu 6

Trường Việt Ngữ và Văn Hóa Phan Bội Châu Tham Gia

Nhạc Hội Tiếng Việt Mến Yêu Kỳ 6

Lời giới thiệu

        Hội Trùng Dương là trường ca của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương nói về ba dòng sông chính của ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam.

        Miền Bắc có dòng sông Hồng "gối đầu" từ Lào Cai, chảy xuống Việt Trì, qua Sơn Tây trước khi "thả hồn mơ đến Thái Bình", rồi tản ra Biển Đông.   Sông Hồng thơ mộng xuyên qua miền Thượng Du núi non hùng vỹ, về Trung Châu đem nước cho những nương đồi, rồi xuống đến những đồng ruộng sâu với những “người áo nâu dãi dầu”.

        Miền Trung có dòng sông Hương, dòng sông tiêu biểu của miền đất khắc nghiệt với nhiều thiên tai cũng như là nhân họa.  "Quê hương em nghèo lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn". Tiếng hò não ruột quyến rũ ngân xa theo dòng sông qua những thôn vắng đến Cửa Thuận An rồi lan vào biển khơi.

        Vào miền Nam đất rộng dân giàu với dòng Cửu Long ngập phù sa, đầy tôm cá, là mạch sống của Miền Tây,  miền đất mới.  Cửu Long có Tiền Giang đi qua Vĩnh Long về Mỹ Tho, có Hậu Giang từ Châu Đốc xuống Long Xuyên xuôi Cần Thơ.  Về đây để nghe giọng hò dí dỏm của các cô gái miền Lục Tỉnh : “Chẻ tre bện sáo cho dầy, ngăn ngang sông Mỹ có ngày gặp em ."

        Ba sông, như ba chị em, từ nguồn chảy qua các miền rồi hòa nhập vào sóng nước Biển Đông, cùng liên kết lại bằng tình đồng bào ruột thịt của một dân tộc kiêu hùng, tuy trải qua nhiều đau thương vinh nhục nhưng vẫn hướng lòng quyết tâm xây dựng một đất nước có một "Hoa Đời Tự Do" nở rộ.

        Với Hội Trùng Dương, tình yêu đất nước, dân tộc, và gia đình được thể hiện tinh tế qua những dân ca, điệu hò của ba miền. Các địa danh được nhắc tới như một sự khẳng định về chủ quyền và ý chí giữ gìn bờ cõi của người dân Việt. Thầy cô và phụ huynh trường Phan Bội Châu khuyến khích các em học sinh của trường tham gia chương trình Tiếng Việt Mến Yêu để các em có dịp học hỏi thêm về văn hóa, lịch sử, và ngôn ngữ địa phương của dân tộc.  Hy vọng là các thế hệ tương lai sẽ tiếp tục duy trì và phát triển những tinh hoa văn hóa của cha ông để lại.

        Xin mời quý vị cùng nghe lại Hội Trùng Dương của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương.