Lớp Sáu – Bài Học 21 – Cho Con

Bài Học 21 -- Cho Con

BayDiKhapMoiMien

Cho Con

Nhạc: Phạm Trọng Cầu

Thơ: Tuấn Dũng

 

Ba sẽ là cánh chim

Đưa con đi thật xa

Mẹ sẽ là cành hoa

Cho con cài lên ngực

Ba mẹ là lá chắn

Che chở suốt đời con

Vì con là con ba

Con của ba rất ngoan

Vì con là con mẹ

Con của mẹ rất hiền

Ngày mai con khôn lớn

Bay đi khắp mọi miền

Con đừng quên con nhé

Ba Mẹ Là Quê Hương !

 

Tham Khảo:

1) Phạm Trọng Cầu, Tuấn Dũng. "Cho Con".  Lời được trích từ: http://cainhaccho.net/anh-ban-nhac/cho-con-1228720649638.jpg

 

Lớp Sáu – Bài Học 20 – Nhà Thờ Saint Boniface

Bài Học 20 – Nhà Thờ Saint Boniface

SƠ-LƯỢC-LỊCH-SỬ-NHÀ-THỜ-SAINT-BONIFACE-Anaheim-California1


Đạo Công Giáo đã đến Orange County vào năm 1776, được truyền bá bởi Cha Thừa Sai Junipero Serra, Mission San Juan Capistrano cho những thổ dân Da Đỏ (American Indians) địa phương đã sinh
sống tại đây qua hàng nghìn năm trước. Sau này, ngài Thừa Sai đã được Đức Giáo Hoàng John‐Paul Đệ Nhị phong Chân Phước (beautified) vào ngày 25 tháng 7 năm 1988 do công lao thiết lập 21 Thánh
Đường Truyền Giáo đặc sắc với phong cách Tây‐Ban‐Nha (missions) nổi tiếng dọc theo bờ biển
California vào Thế Kỷ 18. Vào đầu những năm 1860, các Thánh Lễ đầu tiên được cử hành tại nhà
gia đình ông bà Rimpau ở góc đường Palm (nay là Harbor) và đường Broadway. Khu đất này sau
trở thành thư viện chính của thành phố Anaheim. Anaheim lúc bấy giờ chỉ là một vùng nông
trại có nhiều di dân gốc Đức từ Âu Châu và con cháu của họ trồng nhiều nho và cam.

VanHoaVietKhongTanBien

Lớp Sáu – Bài Học 19 – Bố Tôi, Người Lính Việt Nam Cộng Hòa

Bố Tôi, Người Lính Việt Nam Cộng Hòa

TiecThuong

Tôi có một người cha già, lại tàn tật, cụt một chân. Khi tôi sinh ra đời bố tôi cũng đã gần 50 tuổi. Trong một thời gian dài, bố tôi đóng vai trò của một người mẹ, tuy di chuyển khó khăn, nhưng ông lo lắng cho tôi không còn thiếu một thứ gì. Bạn bè thường gọi là “Ông nội trợ” và khen là đàn ông mà bố tôi có đầy đủ các đức tính của người phụ nữ Á đông “công, dung, ngôn, hạnh”, nuôi con khéo léo không ai bằng.

Hồi còn bé, tôi không hiểu được, vì sao không phải mẹ tôi, mà bố tôi luôn luôn ở nhà chăm sóc cho tôi. Từ từ tôi mới nhận ra, trong đám bạn bè, tôi là người duy nhất luôn luôn có người bố bên cạnh. Thiếu tình mẹ, tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy an ủi, mình là người rất may mắn, còn hơn nhiều đứa trẻ thiếu cả tình thương của cha lẫn mẹ.

HySinhchoHanhPhucNguoiCon

Lớp Sáu – Bài Học 18 – Hai Bài Quốc Ca

Bài Học 18: Hai Bài Quốc Ca

Quốc Ca Hoa Kỳ


Ồ! Hãy nói lên rằng bạn có nhìn thấy
Bằng ánh sáng mới chớm lúc bình minh
Chúng tôi tự hào hô to điều gì vào lúc tinh sương
(lúc chạng vạng với tia sáng cuối cùng)?


Kìa lá cờ của ai với những sọc rộng và các ngôi sao chói lọi,
Suốt chận chiến đầy nguy hiểm,
Bên trên những tường thành chúng tôi quan sát thấy
Đang tung bay ngạo nghễ (chảy một cách rất can đảm)?


Và ánh lửa đỏ rực của hỏa tiễn,
Và những trái bom nổ tung trên không trung
Minh chứng rằng xuyên suốt đêm
Lá cờ của chúng ta vẫn còn đó.


Ồ hãy nói lên đi, có phải Lá Cờ Hoa Kỳ vẫn tung bay
Trên mảnh đất của những người tự do
Và trên những ngôi nhà của các người can đảm?

 

YNghiCuaHatQuocCaVNCH

Lớp Sáu – Bài Thi Học Kỳ 2 – Này Công Dân Ơi!

Bài Thi Học Kỳ 2 – "Này Công Dân Ơi!"

TinhCapBach-01

Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa


Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi.
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm giáo.
Thù nước lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người công dân luôn vững bền tâm trí,
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi,
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời.
Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ,
Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ,
Thoát cơn tàn phá vẻ vang nòi giống,
Xứng danh nghìn năm giống Lạc Hồng!

 

NayCongDanOi

Lớp Sáu – Bài Học 17 – Nhẫn Nại Đợi Chờ

Bài Học 17 – Nhẫn Nại Đợi Chờ

WheatAndTares

 

Thế giới này sẽ tươi đẹp biết bao

nếu tất cả trí thông minh, tất cả tài nguyên, tất cả năng lực

đều góp phần chung tay xây dựng!

Nhưng thật đáng tiếc,

rất nhiều trí thông minh, rất nhiều tài nguyên, rất nhiều năng lực

đã tiêu tốn trong việc hủy hoại, tha hóa, nô lệ hóa con người.

Đó là những hạt cỏ xấu do ma quỷ lén lút gieo vào ruộng lúa tốt.

Lúa tốt và cỏ lùng lẫn lộn trên cùng ruộng lúa.

Cái tốt, cái xấu đan xen trong cuộc sống hàng ngày,

nhất là trong tâm hồn mỗi người.

Ở đó, hạt mầm sự sống và nọc độc sự chết, cùng sống chung.

 

SuAcBiLoaiBo

Lớp Sáu – Bài Học 16 – Kho Báu và Ngọc Quý

Bài Học 16 – Kho Báu và Ngọc Quý

americangoldentopaz

Một em học sinh thuộc câu lạc bộ bơi lội Saint Clara, Hoa Kỳ, mỗi ngày thức dậy lúc 5 giờ 30 sáng, rồi em ra hồ bơi luyện tập suốt hai tiếng đồng hồ, sau đó vội vàng lo đi học. Sau suốt ngày học ở trường, chiều về em lại ra hồ bơi luyện tập thêm hai tiếng đồng hồ nữa rồi mới về nhà làm bài và ngủ đúng chín giờ tối. Ngày nào cũng vậy, em luôn luôn trung thành với chương trình luyện tập, và chỉ nhận sinh hoạt khi nào sinh hoạt đó không cản trở chương trình học và luyện tập bơi lội của em.

Có người tò mò hỏi, tại sao em dám làm như vậy?

Em trả lời cách xác quyết, vì em muốn đoạt giải vô địch trong kỳ thi thế vận hội sắp tới.

KhoTangTrongBinhDeVo

Lớp Sáu – Bài Học 15 – Gieo Giống

Xem Bài Học-15 – Gieo Giống

Bác nông phu đi ra ruộng và gieo hạt giống. Đây là một hình ảnh đẹp và quen thuộc. Bác nông phu đi với dáng bộ nghiêm trang và thận trọng, vai đeo thúng lúa. Ông thọc tay phải vào thúng, bốc hạt giống xạ xuống trên ruộng đồng theo nhịp chân bước. Người gieo giống đi gieo và đã xảy ra là có những hạt rơi trên vệ đường và chim trời đến ăn mất. Những hạt khác rơi trên sỏi đá, chúng mọc lên nhưng vì không đủ đất, cho nên bị ánh nắng mặt trời làm cho khô héo. Còn những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm cho chúng chết ngạt. Và sau cùng, những hạt khác rơi vào đất tốt, chúng sinh hoa kết quả, có hạt được 100, hạt 60, hạt 30.
Chúng ta có thể nghĩ rằng: gieo giống gì mà kỳ lạ quá vậy. Tại sao không gieo trên đất tốt, mà còn gieo cả trên vệ đường, trên đất xấu và cả vào trong bụi gai. Gieo như thế vì đó là phương pháp làm ruộng của người dân miền Palestina. Họ có cách gieo giống khác với chúng ta. Họ gieo giống trước rồi mới cày úp sau. Vì vậy, ông bạn gieo giống trong dụ ngôn, đi gieo trong ruộng chưa cày bừa chi cả. Suốt thời gian đất nghỉ, dân làng thường đi tắt qua những thửa ruộng đã gặt hái chỉ còn lại những gốc rạ. Vậy khi gieo, ông ta đã tung hạt giống trên cả thửa ruộng, trên cả những con đường tắt này với ý định là sẽ cày cả con đường này lên, nhưng chim trời đã nhìn thấy những hạt giống đó và đã ăn mất trước khi chúng nẩy mầm. Ông cũng chủ ý gieo vào cả bụi gai khô héo vì ông cũng định cày cả đám gai này nữa. Nhưng hạt gai đã rụng xuống đất, lại được cày úp lẫn lộn với những hạt lúa, do đó gai mọc lên và làm cây lúa non chết ngạt. Chúng ta cũng không ngạc nhiên khi thấy những hạt rơi trên sỏi đá. Đó là lớp sỏi đá cứng nằm ngầm dưới mặt đất, chỉ có một lớp đất mỏng phủ trên, người ta không trông thấy và chỉ khám phá ra khi lưỡi cày đụng phải. Nếu gặp lớp sỏi đá này, rễ lúa không thể đâm sâu xuống được và ánh nắng mặt trời sẽ làm cho chúng khô héo. Hình như người gieo giống không mấy lạc quan với công việc của mình. Nhưng may thay, phần lúa giống còn lại rơi trên đất tốt và đã sinh hoa kết quả tốt đẹp, hạt được 30, 60 hay 100.

GieoGiongViecPhanTam-Bridge

Lớp Sáu – Bài Học 14 – Chướng Ngại

Xem Bài Học-14 – Chướng Ngại

Trên chuyến xe lửa tiến về Paris, một anh sinh viên trẻ ngồi bên cạnh một cụ già. Sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ già rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và từ từ chìm đắm trong việc cầu nguyện.

Anh sinh viên nhìn cụ già với vẻ khinh bỉ. Một lát sau anh nói: – Thưa ông, ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí à?

Cụ già thản nhiên đáp:

– Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?

Anh sinh viên cười ngạo nghễ rồi nói:

– Lúc còn con nít tôi có tin. Nhưng bây giờ khoa học đã mở mắt cho tôi và tôi không thể tin được nữa. Ông hãy quăng xâu chuỗi ấy đi và hãy học hỏi những khám phá mới, ông sẽ thấy những gì ông tin từ trước đến giờ đều là mê tín dị đoan.

Cụ già khiêm tốn hỏi:

– Cậu vừa nói về những khám phá khoa học mới. Cậu có thể giúp tôi hiểu được những khám phá ấy?

Anh sinh viên hăng hái trả lời:

– Được chứ. Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gửi tặng ông những cuốn sách khoa học rồi ông sẽ thấy sự phong phú kỳ diệu của nó…

ChuongNgaiNguoiKhongTin

Lớp Sáu – Bài Học 13 – Chia Sẻ Cơm Áo

Xem Bài Học 13 – Chia Sẻ Cơm Áo

Thế giới ngày nay có rất nhiều tiến bộ, với những phát minh khoa học kỹ thuật tân tiến, nhưng theo thống kê của cơ quan lương thực Liên Hiệp Quốc cho biết, mỗi ngày có khoảng 400,000,000 người phải đi ngủ với bụng đói không có gì để ăn, và 15,000 người phải chết đói hằng ngày. Điều này không phải vì thế giới thiếu tài nguyên, thiếu lương thực, nhưng vì tài nguyên của quốc gia bị mánh mung, ăn cắp một cách khéo léo bởi một số người không còn lương tâm.

ChiaSeComAo

boy eating on ground

NguoiNgheoCausalLoop

Lớp Sáu – Bài Học 12 – Từ Ngũ Phúc đến Bát Phúc

Xem: Bài Học 12 – Từ Ngũ Phúc đến Bát Phúc

NguPhuc

Ngũ phúc gồm năm điều sau: 1.Trường thọ là không bị chết yểu, chết non. 2. Phú quý là tiền của rất nhiều, địa vị cao quý. 3. Khang ninh là thân thể khoẻ mạnh, tâm hồn yên ổn. 4. Hiền đức là tính lương thiện, nhân hậu, bình tĩnh. 5. Thiện chung là có thể tiên liệu thời kỳ chết của mình. Khi lâm chung không gặp tai họa, thân thể không đau đớn vì bệnh tật, trong lòng không vương vấn và phiền não, ôn hoà tự tại rời khỏi nhân gian.

Ngẫm lại, cả năm điều đại phúc đó đều đẹp như mơ. Tuy nhiên nguyên trong ngũ phúc đã hàm chứa mâu thuẫn khó dung hòa, nên rất khó thành hiện thực cho một người. Chẳng hạn như phú quý thì khó mà khang ninh, phú quý thì chẳng dễ dàng hiền đức, phú quý thì cũng chẳng dễ thiện chung. Bới chưng tam độc tham sân si sẽ theo phú quý mà khuấy động lòng dạ, sẽ chẳng thể bình an, ổn thỏa thể xác lẫn tinh thân, sẽ chẳng thể nhường nhịn, lương thiện với đời, cũng hiếm họa thanh thỏa lìa trần. Phúc thành ra họa lúc nào chẳng hay.

Như thế, họa phúc khôn lường, tưởng là phúc hóa ra họa, hay ngược lại, như chuyện tái ông thất mã. Chung quy, ngũ phúc chỉ nhằm phục vụ cái bản ngã, cái tôi vị kỷ hẹp hòi, sở đắc sự ưu ái của Trời ban cho. Ngũ phúc chỉ toàn điều lợi lộc dành riêng cho cá nhân, chứ không hề dính dáng, có tương quan chi với tha nhân, người khác.

Lớp Sáu – Bài Học 11 – Hiền Lành

Xem Bài Học 11 – Hiền Lành

Người hiền lành là người làm chủ được chính mình, chiến thắng được chính mình, tức là thắng được cái tôi kiêu hãnh, ganh tị, giận hờn, tự ái, nóng nảy, tham lam của mình. Trong mỗi người có hai phần: phần thượng là ơn thánh, lý trí và ý chí. Còn phần hạ là cái dục vọng. Chiến thắng được chính mình là biết dùng ơn Chúa, dùng lý trí và ý chí điều khiển các dục vọng của mình, không để ngoại cảnh hoặc người khác chi phối, không phản ứng theo niềm vui nỗi buồn để đưa mình lên hay hạ người khác xuống.

HienLanh

Cũng thế, người hiền lành thì kiên nhẫn, chịu đựng mọi hoàn cảnh bất trắc hay những điều ngoài ý muốn của mình. Không tự mãn hay phóng đại công việc của mình, khoe mã, cầu danh, tự hào về những chuyện nhỏ nhen, bắt bẻ hay bực tức về chuyện sơ suất của người khác. Chúng ta mỗi người mỗi tính, mỗi người mỗi sở thích, và có những khả năng, tài năng khác nhau, không ai giống ai. Chúng ta sống với nhau, chúng ta phải biết kiên nhẫn, chịu đựng để hòa hợp với nhau, chia sẻ cho nhau. Vì thế, đòi hỏi chúng ta phải biết chịu đựng nhau, chấp nhận nhau. Chịu đựng chấp nhận cái hay cái tốt của người khác thì dễ nhưng chấp nhận chịu đựng cái xấu cái dở của người khác mới khó và đó mới là nhân đức. Có những trường hợp chúng ta phải chịu đựng, chấp nhận không phải một hai lần mà rất nhiều lần. Chấp nhận và chịu đựng được mới thực sự là người hiền lành.

NguoiCongDanTot

Lại nữa, bao lâu còn là người, chúng ta còn lỗi lầm, còn cần được sửa sai, còn cần được tha thứ, và tha thứ mãi. Tha thứ nhiều là dấu chúng ta chịu đựng nhiều. Tha thứ nhiều sẽ chứng tỏ được tấm lòng quảng đại bao dung làm cho thêm bạn bớt thù. Tha thứ không phải là yếu thế hơn người được tha thứ, nhưng chính là tấm lòng rộng lớn hơn họ. Càng tha thứ sẽ làm cho đối phương nhận ra lỗi lầm của họ và họ sẽ thấy cần được tha thứ hơn. Cho nên, người nào muốn tập đức tính hiền lành là phải tập tha thứ.

ViSaoSongHienLanh

Lớp Sáu – Bài Học 10 – Ngày Mồng Một Tết: Xuân Xưa và Nay

Xem Bài Học -10 – Xuân Xưa và Nay

Mùa xuân, là mùa của hội hè, của đoàn tụ, của vui chơi. Mùa xuân với không gian rộng mở để đón ánh nắng xuân, để hòa nhịp với gió xuân. Mùa xuân ai cũng muốn trải lòng mình với không gian. Ai cũng muốn hòa chung nhịp với vạn vật để trẩy hội mùa xuân. Thế nên, Mùa xuân ở đâu cũng có đám có hội. Nơi nơi đều có những hội hè, ca hát như câu thơ xưa đã diễn tả:

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy

Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ

Mẹ bảo “Thôn Đoài hát tối nay”

SoSanhMuaXuan-DoubleBuble

CamTaChuaXuan-SystemigramLaChuyenVuotQua-BridgeMap

Lớp Sáu – Bài Học 9 – Phước Lộc Thọ

Xem => Bài Học 9 – Phước Lộc Thọ (V02)

Đất trời đang giao thời chuyển từ mùa Đông giá rét sang tiết Xuân ấm áp. Như vậy là một năm nữa lại qua đi, và khởi đầu một năm mới! Có chịu cái lạnh của mùa Đông mới thấy quý hơi ấm của mùa Xuân. Cuộc đời cũng vậy, có thất bại mới thấy khao khát thành công mà cố vươn lên, có đau khổ mới thấy trân trọng hạnh phúc khi được nếm hưởng – dù chỉ một chút.

Những lo lắng, những gian lao, những bươn chải của năm cũ đã khép lại. Giờ là lúc chúng ta “quẳng gánh lo đi mà vui sống”. Giờ là lúc ta được nghỉ ngơi, vui thỏa. Giờ là lúc chúng ta sum vầy, đoàn viên.

Phuc-Loc-Tho-2

PhuocLocThoMuaXuanVinhCuu

Lớp Sáu – Bài Học 8 – Có Làm Mới Có Ăn

Xem => Bài Học -08- Có Làm Mới Có Ăn

D.Tổng Hợp:

Hãy trả lời các câu hỏi sau đây dưới dạng những đoạn văn hoàn chỉnh và chuẫn bị trình bày trong lớp.

Bài Tập D-1:

Hãy liên hệ và so sánh cuộc sống của con lừa và con ngựa với cuộc sống của những người an phận và người thích phiêu lưu mạo hiểm mà em biết được qua phim ảnh, sách báo hay thực tế.  Hãy nêu lên những điểm hay cũng như dở của mỗi lối sống.

Bài Tập D-2:

Theo em, liệu có những mâu thuẫn hay hòa hợp nào giữa câu “Có làm mới có ăn” và “Mưu sự tại nhân – Thành sự tại thiên”? Tại sao?  Khi nào thì ta cần phó thác cho Trời, khi nào thì ta phải tự giải quyết những khó khăn?

MuuSuTaiThien

Mưu Sự Tại Nhân – Thành Sự Tại Thiên

Lớp Sáu – Bài Học 7 – Giao Thừa Đoàn Tụ

Xem => Bài Học-07-Giao Thừa ĐoànTụ

Và trước thềm một năm mới, chúng ta cùng kính chúc nhau:

Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn luôn ngọt ngào

Vừa đủ THỬ THÁCH để luôn kiên nhẫn trung kiên

Vừa đủ HY VỌNG để luôn hạnh phúc

Vừa đủ THẤT BẠI để luôn khiêm nhường

Vừa đủ THÀNH CÔNG để luôn nhiệt tâm

Vừa đủ BẠN BÈ để được an ủi

Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng mọi nhu cầu

Vừa đủ NHIỆT TÌNH để đời thêm hân hoan

Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan thất bại

Tại sao người ta cầu xin cho thử thách vừa phải?

 ThuThachVuaPhai

Đề Tài #2:

Hãy viết thành một hay nhiều đoạn văn theo Họa Đồ Vòng Nhân Quả Sau:

HanhPhucVuaPhai

Lớp Sáu – Bài Học #6 – “Sống Chữ Hiếu”

Xem => "Bài Học -06 – Sống Chữ Hiếu"

Xin Chúa xuân chúc lành cho những ngày sum họp gia đình được đằm thắm yêu thương.

Chuyện xảy ra ở hành lang một bệnh viện. Cô con dâu nhăn mặt nói với chồng: “Ở nhà đủ thứ phải lo, làm sao mà vô trong đây hầu ba được? Anh nói cô Năm hay cô Bảy ở không thì chia nhau vô chăm sóc ba”. Anh con trai chưa kịp trả lời thì có lẽ cô Năm hay cô Bảy gì đó đã cong môi phản đối: “Tui cũng có đủ thứ chuyện để lo chứ bộ, quên tui đi”. Một cậu con trai khác cau cau lông mày: “Nói chung là ai cũng bận hết, với lại ba mắc bệnh lây nhiễm, vô hầu ba rồi lỡ bị lây thì làm sao?”. Cô con dâu trưởng phán một câu: “Thôi khỏi bàn tán gì hết, mướn người nuôi là xong chuyện”.

Tất nhiên sau đó, sự việc xảy ra đúng như hoạch định của họ. Một phụ nữ khỏe mạnh, có dáng vẻ nông dân đang nuôi một người bệnh nằm giường bên cạnh ông cụ đã chủ động đề nghị nuôi bệnh cho ông cụ luôn. Công việc tỉ mỉ, cần sự chu đáo, từ việc cho uống sữa, uống thuốc đến thay quần áo, lau người, nhưng chị vẫn làm với sự chăm chút, không để lộ bất cứ thái độ ghê tởm nào, lại còn có vẻ hiền hậu, dịu dàng như con đối với cha mẹ.

Trong lúc ấy, có lẽ yên tâm vì cha đã có người chăm sóc, đám con trai, con gái, dâu, rể hơn một chục người của ông cụ thỉnh thoảng mới lượn qua như một luồng gió nhẹ. Tiếc thay, sự chăm chút của chị phụ nữ không kéo dài bao lâu, chỉ hơn một tuần sau là ông cụ đã qua đời. Con cái, cháu chắt ông kéo vào mới đông chứ. Họ khóc lóc khá ồn ào nhưng vẫn bình tĩnh chỉ huy việc khâm liệm ông cụ, và ở hành lang lại xảy ra một cuộc cãi vã xem người nào phải chi nhiều nhất cho đám tang? Anh con trai trưởng cầm một xấp tiền đến trả cho chị phụ nữ đã nuôi bệnh cha mình. Hai mắt đỏ hoe, chị trả lời: “Tôi nuôi cụ ấy vì thấy xót xa cho cụ có lắm con nhiều cháu mà chẳng ai đoái hoài, chứ tôi có làm cái nghề này đâu mà lấy tiền?”.

SongChuHieu

ViSaoSongTronChuHieu

Lớp Sáu – Bài Học #5 – Trái Cây Ngày Tết

Xem => Bài Học 05 -Trái Cây Ngày Tết

Mùa Xuân là mùa của hoa. Những ngày gần Tết, đi đâu cũng thấy hoa, từ phố thị đến thôn quê. Hoa đủ dáng vẻ, lắm sắc màu. Những bông hoa góp phần làm thành nét đẹp của ngày Tết. Hoa đua nhau khoe sắc, rộ nở như ganh đua với nắng vàng rực rỡ của mùa Xuân.

NguQuaMienBac

Mùa Xuân cũng là  mùa của trái cây ngon ngọt khắp mọi miền đất nước. Trái cây đủ loại, tươi màu thắm sắc và giàu ý nghĩa, làm nên hương vị những ngày Tết.  

NguQuaMienNam

Lớp Sáu – Bài Học Bốn – Ca Dao Việt Nam

Khái Niệm:

Xem => Ca Dao Việt Nam

  • Ca dao Việt Nam là văn chương bình dân được truyền tụng trong dân gian từ đời này sang đời nọ.
  • Ca dao Việt Nam (CDVN) thường là những vần thơ ngắn dưới dạng lục bát nghĩa là một câu 6 chữ được tiếp theo bằng câu kế với 8 chữ.
  • Không phải bài thơ lục bát nào cũng là ca dao vì nó đã có tác giả hẳn hòi mà người ta biết đến.
  • Ca dao có thể là những bài thơ hay câu vần có tác giả từ ban đầu nhưng theo thời gian, tên tác giả bị thất lạc thành khuyết danh.
  • Ngôn ngữ trong ca dao thường đơn giản, mộc mạc và thường kể về một câu chuyện nào đó.
  • Câu chuyện trong ca dao thường nhắm đến mục đích giáo dục dân gian.
  • Tuy thế, có nhiều bài ca dao chỉ là những bức tranh mô tả quan cảnh hay sinh hoạt thường ngày của người dân.
  • Ca dao cũng có thể nhằm mục đích giải trí, truyền dạy ngôn ngữ, văn hóa và kiến thức phổ thông.NgayMaiComVang1

Lớp Sáu – Bài Học Ba – Tôn Chỉ của Người Học Sinh

TonChiTôn Chỉ hay Kim Chỉ Nam của người học sinh là Hấp Thu – Rèn Luyện – Nghĩ Suy và Thực Hành. Tại sao chúng ta phải hấp thu và chúng ta hấp thu cái gì? Chúng ta hấp thu những tinh hoa, những điều hay, những lẽ phải, những kiến thức, những kinh nghiệm của thế hệ đi trước. Khi sinh ra ở đời, ai cũng là những đứa trẻ cả, rất yếu ớt và thiếu kinh nghiệm. Chúng ta phải học ăn, học nói, học gói và học mở. Nhìn người lớn làm điều gì, chúng ta làm theo điều ấy từ lật, ngồi, bò, đi, ăn, uống cho đến những kỹ năng cao như tưởng tượng hay suy luận. Có những điều chúng ta không học nhưng cũng biết như hít thở không khí, nuốt thức ăn, kêu la khi đau, nhưng có những điều chúng ta phải học ví dụ như đánh đàn, chữa bệnh hay lái máy bay.

 

Xem => Tôn Chỉ của Người Học Sinh

ThucTapTiengViet