ĐTC cầu nguyện xin Đức Mẹ bảo vệ Roma, nước Ý và thế giới khỏi đại dịch corona

Đức Thánh Cha tham dự cách thiêng liêng trong Thánh lễ cầu nguyện với Đức Mẹ tại đền thánh. Tại nơi này, vào năm 1944, Đức Giáo hoàng Pio XII và dân thành Roma đã cầu xin Đức Mẹ cứu Roma trong cuộc rút lui của quân Đức Quốc xã. Hơn 75 năm sau, cũng trong một hoàn cảnh khẩn cấp và đầy đe dọa như thế, Đức Thánh Cha Phanxicô khẩn cầu Đức Mẹ và chia sẻ tâm tình của Đức Hồng y Giám quản Roma khi cử hành Thánh lễ.

Thánh lễ được truyền trực tiếp qua đài truyền hình TV 2000 của Hội đồng giám mục Ý, đài truyền hình Tele Pace, livestream trên trang Facebook của giáo phận Roma. Đây là lựa chọn trước tình trạng các tín hữu buộc phải ở nhà để tránh lây nhiễm virus corona.

Lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha

Đức Thánh Cha cầu nguyện: “Lạy Mẹ Maria, Mẹ luôn tỏa sáng trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng. Chúng con tín thác nơi Mẹ, là Sức khỏe của những người đau bệnh; cạnh bên Thánh giá, Mẹ đã hiệp thông với đau khổ của Chúa Giêsu và giữ vững đức tin. Lạy Mẹ, Phần Rỗi của dân thành Roma, Mẹ biết điều chúng con cần và chúng con chắc chắn rằng Mẹ sẽ ban cho chúng con, để giống như ở Cana miền Galilê, sau thời gian thử thách này, niềm vui và lễ hội sẽ có thể trở lại. Lạy Mẹ của Tình yêu Chúa, xin giúp đỡ chúng con biết vâng theo thánh ý Chúa Cha và làm điều mà Chúa Giêsu sẽ nói với chúng con rằng Ngài đã mang lấy trên mình Ngài các nỗi đau của chúng con và Ngài gánh lấy những đau thương của chúng con để qua Thánh giá, đưa chúng con đến niềm vui Phục Sinh.

Lạy Mẹ Thiên Chúa, dưới sự che chở của Mẹ, chúng con tìm nương ẩn. Xin đừng chê bỏ lời khấn xin của chúng con đang trong cơn thử thách, và lạy Đức Trinh nữ vinh hiển và được chúc phúc, xin giải thoát chúng con khỏi mọi nguy hiểm. Amen. (REI 11/03/2020)

Hồng Thủy – Vatican

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Panama

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Panama

Lời “Xin Vâng” Can Đảm và Quảng Đại

Những lời của Đức Maria là một tiếng “Xin vâng” đầy can đảm và quảng đại. Đó là lời đáp trả xác quyết của một người đã hiểu được bí quyết của ơn gọi: ra khỏi mình và đặt mình phục vụ tha nhân. Cuộc sống của chúng ta chỉ tìm được ý nghĩa trong việc phục vụ Thiên Chúa và tha nhân.

Sức mạnh của người trẻ

Nhiều người trẻ, cả những tín hữu lẫn người vô tín, sau khi kết thúc một giai đoạn học tập của mình, cảm thấy muốn làm một điều gì đó cho những người đang gặp đau khổ. Đó là sức mạnh nơi người trẻ, sức mạnh mà tất cả các bạn đều có. Đó là sức mạnh có thể thay đổi thế giới. Sức mạnh này là “cuộc cách mạng” có thể đánh bại “cường quyền” đang lộng hành trên trái đất này. Đó là ”cuộc cách mạng” của sự phục vụ.

Thái độ lắng nghe… như Đức Maria

 Đặt mình phục vụ người thân cận không chỉ là sẵn sàng hành động, mà còn là đặt mình đối thoại với Thiên Chúa với thái độ lắng nghe, như Đức Maria đã làm. Mẹ đã lắng nghe điều sứ thần nói với mình và sau đó Mẹ đã đáp lời. Chính trong tương quan với Thiên Chúa trong thinh lặng nội tâm, chúng ta khám phá ra căn tính của chúng mình và ơn gọi mà Thiên Chúa kêu mời chúng ta. Ơn gọi này được biểu lộ dưới nhiều hình thức: trong đời sống hôn nhân, thánh hiến, linh mục… Nhưng ơn gọi không có nơi chủ nghĩa cá nhân. Ơn gọi không tồn tại nơi một người sống theo chủ nghĩa cá nhân. Tất cả những hình thức ấy là những cách thức theo Chúa Giêsu. Điều quan trọng là khám phá xem Chúa đang chờ đợi gì nơi chúng ta và can đảm thưa “xin vâng”.

Bước đầu tiên hướng tới cuộc đời hạnh phúc

Mẹ Maria là một người nữ hạnh phúc, bởi Mẹ đã quảng đại đáp lời Thiên Chúa và mở lòng trước kế hoạch Thiên Chúa dành cho mình. Những đề nghị Thiên Chúa dành cho chúng ta, như điều Người đã dành cho Mẹ Maria, không phải để dập tắt những ước mơ, nhưng để khơi lên những khao khát. Những lời mời gọi ấy làm cho đời sống chúng ta trổ sinh hoa trái, đem đến những nụ cười, và làm cho nhiều tâm hồn hân hoan. Thưa ”xin vâng” cách xác quyết đối với Thiên Chúa là bước đầu tiên để được hạnh phúc và làm cho nhiều người hạnh phúc.

“Lạy Chúa, Chúa muốn gì nơi con?”

Các bạn trẻ thân mến, hãy can đảm bước vào nơi sâu thẳm tâm hồn mình, và hỏi Thiên Chúa: Chúa muốn gì nơi con? Các bạn hãy để Chúa nói với các bạn, và các bạn sẽ thấy cuộc đời mình được biến đổi và tràn đầy niềm vui.

Chúc các bạn có một hành trình tốt đẹp hướng về Panama

Ngày Giới Trẻ Thế Giới đang đến gần, Cha mời gọi các bạn hãy chuẩn bị cho biến cố này, bằng cách theo dõi và tham gia vào tất cả mọi sáng kiến đang được thực hiện. Những việc ấy sẽ giúp các bạn tiến về mục tiêu ấy.

Xin Đức Trinh Nữ Maria đồng hành với các bạn trong cuộc lữ hành này. Và ước gì tấm gương của Mẹ thúc đẩy các bạn can đảm và quảng đại đáp lời.

Chúc các bạn thượng lộ bình an tiến về Panama!

Và xin đừng quên cầu nguyện cho cha.

Mong sớm gặp lại các bạn.

Đức Thánh cha: Buôn bán người là một tội phạm đáng xấu hổ

Đức Thánh cha: Buôn bán người là một tội phạm đáng xấu hổ

Sau Kinh Truyền tin ĐTC nhắc mọi người nhớ rằng hôm nay thứ hai 30/07 là Ngày Thế giới chống buôn bán người.

Đây là ngày được Liên Hiệp Quốc cỗ vũ. ĐTC nói đến nỗi đau của việc buôn bán người nam, người nữ và trẻ em biến họ trở thành nô lệ với mục đích khai thác lao động và tình dục, buôn bán các cơ phận, ăn xin và cưỡng bức phạm pháp. Ngài cũng nói đến các tuyến đường di cư thường được những người buôn và những người khai thác dùng để chiêu mộ các nạn nhân buôn người mới. Trách nhiệm của mọi người là phải cương quyết tố cáo những bất công và chống lại tội phạm đáng xấu hổ này.

Ngọc Yến – Vatican

Huấn Thị mới của Bộ Giáo Dục về việc học Giáo Luật

Huấn Thị mới của Bộ Giáo Dục về việc học Giáo Luật

VATICAN. Hôm 3-5-2018, Bộ giáo dục Công Giáo đã công bố huấn thị mới về việc học giáo luật dưới ánh sáng cuộc cải tổ thủ tục cứu xét các đơn xin tuyên bố hôn nhân vô hiệu.

Việc cải tổ này được ĐTC Phanxicô đề ra qua hai tự sắc ”Chúa Giêsu thẩm phán hiền từ” (Mitis Iudex Dominus Iesus” và ”Chúa Giêsu hiền từ và thương xót” (Mitis et misericors Iesus), ban hành cách đây 3 năm (8-2015) nhắm đơn giản hóa và đẩy nhanh thủ tục giải hôn phối, trong đó có khoản qui định chỉ cần phán quyết của một cấp tòa án xác nhận hôn phối vô hiệu là đủ. Ngoài ra, Đức GM giáo phận có thể ban sắc lệnh hành chánh nhìn nhận sự vô hiệu của một hôn phối khi thấy có những bằng chứng rõ ràng.

Huấn thị mới của Bộ giáo dục Công Giáo, dài 21 trang, với 37 điều khoản, được công bố trong bối cảnh mới trên đây, sau khi được ĐTC phê chuẩn, nhắm thăng tiến sự chuẩn bị về học vấn cho các nhân viên khác nhau làm việc trong các tòa án của Giáo Hội, và những người làm việc trong lãnh vực tư vấn hôn nhân và gia đình.

Huấn thị khẳng định rằng con đường bình thường để huấn luyện các nhà giáo luật tương lai vẫn là chu kỳ lấy bằng cao học (licenza) giáo luật, tuy nhiên, Bộ giáo dục Công Giáo muốn rằng các Phân Khoa hoặc Học viện về giáo luật cũng cấp chứng chỉ về luật hôn nhân và thủ tục cứu xét các đơn xin giải hôn phối. Chứng chỉ này đặc biệt dành cho những người đã được sự chuẩn chước của Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh để được làm việc ở các tòa án Giáo Hội mà không cần có các văn bằng giáo luật.

Huấn thị mới nhấn mạnh những điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng của các Viện giáo luật hiện hữu hoặc sẽ được thanh lập. Điểm mới của Huấn Thị là: có thể thiết lập Ban giáo luật trong các phân khoa thần học, hoặc lập những ghế giáo sư giáo luật trong các phân khoa luật thuộc các Đại học Công Giáo” (Rei 3-5-2018)

G. Trần Đức Anh OP 

Kinh Lạy Cha và nghi thức Bẻ Bánh

Kinh Lạy Cha và nghi thức Bẻ Bánh

Trước khi hiệp lễ cộng đoàn cùng nhau đọc Kinh Lậy Cha xin cho các nhu cầu cuộc sống. Rồi vị linh mục đọc lời nguyện xin Chúa giải thoát tín hữu khỏi mọi sự dữ trước khi mọi người trao bình an cho nhau. Sự bình an của Chúa Kitô không thể đâm rễ sâu trong môt con tim không có khả năng sống tình huynh đệ và tái lập nó sau khi đã đả thương nó.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần sáng thứ tư hôm qua tại quảng trường thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã giải thích phần ba của Phụng vụ thánh thể là Kinh Lậy Cha và nghi thức bẻ Bánh. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:

Trong Bữa Tiệc Cuối Cùng chúng ta biết rằng Chúa Giêsu “bẻ bánh” sau khi cầm lấy bánh và chén rượu tạ ơn Thiên Chúa Cha. Trong phụng vụ thánh thể của Thánh Lễ việc bẻ bánh tương ứng với hành động này được đi trước bởi lời kinh mà Chúa đã dậy cho chúng ta, nghĩa là Kinh Lậy Cha.

Các nghi thức Hiệp lễ bắt đầu như thế, bằng cách kéo dài lời chúc tụng và khẩn nài của Lời Nguyện Thánh Thể với việc cùng nhau đọc Kinh Lậy Cha. Đây không phải là một trong các lời kinh kitô, mà là lời kinh của Con Thiên Chúa: đó là lời kinh vĩ đại Chúa Giêsu đã dậy chúng ta. Thật vậy, được trao cho chúng ta trong ngày lãnh bí tích Rửa Tội Kinh Lậy Cha làm vang vọng lên trong chúng ta cùng các tâm tình của Chúa Kitô Giêsu. Khi chúng ta cầu nguyện với Kinh Lậy Cha, chúng ta cầu nguyện như Chúa Giêsu đã cầu nguyện. Đó là lời kinh Chúa Giêsu đã đọc và đã dậy chúng ta. Khi các môn đệ xin với Chúa: “Lậy Thầy,  xin dậy chúng con cầu nguyên như Thầy cầu nguyện”, Chúa Giêsu đã cầu nguyện như thế. Thật đẹp biết bao cầu nguyện như Chúa Giêsu!

** Theo các lời Người dậy chúng ta dám hướng tới Thiên Chúa Cha và gọi Người là “Cha”, bởi vì chúng ta đã được tái sinh như con cái của Người qua nước và Thánh Thần (x. Ep 1,5) Thật thế không ai có thể gọi Người một cách thân tình là “Abba”  Cha, nếu đã không được Thiên Chúa sinh ra, nếu không có linh hứng của Chúa Thánh Thần như thánh Phaolô đã dậy (x. Rm 8,15). Chúng ta phải suy nghĩ: không ai có thể gọi Ngài là Cha, mà không có sự linh hứng của Thần Khí. Biết bao nhiêu lần có người nói “Lạy Cha chúng con” mà không biết điều mình nói. Bởi vì đúng, Ngài là Cha, nhưng bạn có cảm thấy rằng khi bạn nói “Cha” Ngài là Cha, Cha của bạn, Cha của nhân loại, Cha của Đức

Giêsu Kitô không? Bạn có một tương quan vói người Cha này hay không? Khi chúng ta cầu nguyện “Lậy Cha chúng con” chúng ta nối liền với Thiên Chúa Cha, là Đấng yêu thương chúng ta, nhưng Thần Khí ban cho chúng ta sự nối kết ấy, tâm tình là con cái của Thiên Chúa ấy.

 Có lời kinh nào tốt đẹp hơn là lời kinh được Chúa Giêsu dậy có thể chuẩn bị chúng ta cho việc hiệp thông bí tích với Ngài? Ngoài Thánh Lễ ra Kinh Lậy Cha còn được đọc ban sáng và ban chiều, trong Kinh Sáng và Kinh Chiều. Như thế thái độ con thảo đối với Thiên Chúa và tình huynh đệ đối với tha nhân góp phần vào việc trao ban cho các ngày sống của chúng ta hình thái kitô.

Trong Kinh của Chúa, trong Kinh Lạy Cha chúng ta xin “ lương thực hằng ngày”, trong đó chúng ta cần để sống như con cái của Thiên Chúa. Chúng ta cũng khẩn nài ơn tha các tội lỗi của chúng ta, và để xứng đáng nhận ơn tha tội của Thiên Chúa chúng ta dấn thân tha thứ cho kẻ đã xúc phạm đến chúng ta. Và điều này không dễ. Tha thứ cho những người đã xúc phạm đến chúng ta không dễ: đó là một ơn mà chúng ta phải xin: “Lạy Chúa,  xin dậy con tha thứ như Chúa đã tha thứ cho con”. Đó là một ơn. Với các sức lực của mình chúng ta không thể: tha thứ  là một ơn của Chúa Thánh Thần. Như vậy, trong khi mở rộng con tim của chúng ta cho Thiên Chúa Kinh Lạy Cha chuẩn bị chúng ta cho tình yêu thương huynh đệ. Sau cùng chúng ta còn xin Thiên Chúa “giải thoát chúng ta khỏi sự dữ” làm cho chúng ta xa cách Ngài và chia rẽ chúng ta tới các anh em khác.  Chúng ta hiểu rõ rằng đó là các lời xin rất thích hợp để chuẩn bị chúng ta cho việc Hiệp Lễ thánh (TTCSLR, 81).

ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ: Thật vậy, nhũng gì chúng ta xin trong Kinh Lạy Cha được kéo dài bởi lời cầu của vị linh mục nhân danh mọi người khẩn nài như sau: “Lạy Chúa xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin ban bình an cho các ngày sống của chúng con”. Và rồi nó nhận được một loại dấu ấn trong nghi thức trao ban bình an: điều đầu tiên chúng ta xin nơi Chúa Kitô là ơn của sự bình an – rất khác với sự bình an của trần gian – làm cho Giáo Hội lớn lên trong sự hiệp nhất và trong  bình an,  theo ý muốn của Ngài. Rồi với cử chỉ cụ thể trao đổi với nhau chúng ta diễn tả sự hiệp thông giáo hội và tình yêu thương đối với nhau trước khi rước lễ (TTCSLR 82). ĐTC giải thích thêm cử chỉ trao ban bình an như sau:

** Trong lễ nghi Latinh việc trao đổi dấu chỉ của sự bình an từ thời xa xưa được đặt trước khi hiệp lễ nhắm tới việc hiệp thông thánh thể. Theo lời cảnh cáo của thánh Phaolô không thể hiệp thông vào Bánh duy nhất khiến cho chúng ta thành một Thân Thể duy nhất trong Chúa Kitô, mà không thừa nhận nhau được hoà giải bởi tình huynh đệ (x 1 Cr 10,16-17); 11,29) Hoà bình của Chúa Kitô không thể đâm rễ sâu trong một con tim không có khả năng sống tình huynh đệ và tái lập nó sau khi đã làm cho nó bị thương. Hoà bình chính Chúa ban cho: Ngài ban cho chúng ta ơn tha thứ cho những người đã xúc phạm đến chúng ta.

Cử chỉ hoà bình được theo sau bởi việc Bẻ Bánh ngay từ thời các tông đồ đã trao ban tên gọi cho toàn việc cử hành thánh thể (TTCSLR, 83; GLGHCG 1329). Được Chúa Giêsu hoàn thành trong Bữa Tiệc Ly việc bẻ Bánh và cử chỉ mạc khải đã cho phép các môn đệ nhận ra Chúa sau khi Ngài sống lại. Chúng ta hãy nhớ tới hai môn đệ trên đường về làng Emmaus, khi nói về cuộc gặp gỡ với Chúa Phục Sinh, họ kể lại “họ đã nhận ra Ngài trong việc bẻ bánh như thế nào” (x. Lc 24,30-31.35).

Việc Bẻ Bánh thánh thể được kèm theo bởi lời khẩn nài “Lạy Chiên Thiên  Chúa”, là hình ảnh thánh Gioan Tẩy Giả đã dùng để chỉ nơi Chúa Giêsu “Đấng lấy đi tội lỗi của trần gian”  (Ga 1,29) Hình ảnh kinh thánh chiên con nói về ơn cứu độ (x. Xh 12,1-14; Is 53,7; 1 Pr 1,19; Kh 7,14). Trong Bánh Thánh Thể bị bẻ ra cho sự sống của thế giới, cộng đoàn cầu nguyện nhận biết Chiên Con đích thật của Thiên Chúa, nghĩa là Đức Kitô Cứu Thế, và khẩn nài Ngài: “Xin thương xót chúng con… xin ban bình an cho chúng con”.

“Xin thương xót chúng con” “xin ban bình an cho chúng con” là các lời khẩn nài từ Kinh Lạy Cha cho tới việc bẻ Bánh, giúp chúng ta chuẩn bị tâm hồn tham dự vào tiệc thánh thể, là suối nguồn của sự hiệp thông với Thiên Chúa và với các anh em khác. Chúng ta đừng quên lời cầu vĩ đại này, lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu dã dạy chúng ta, và nó là lời mà Ngài đã cầu nguyện với Thiên  Chúa Cha. Và lời cầu nguyện này chuẩn bị cho chúng ta Hiệp Lễ.

** ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ Pháp và Thụy Sĩ, đặc biệt các thành viên cộng đoàn đại kết Taizé, giới trẻ các trường cao học Pháp và các nhóm tín hữu của các giáo phận Angers và Puy. Ngài mời gọi họ chuẩn bị tâm hồn mừng lễ Phục Sinh bằng cách củng cố niềm an binh của Chúa Kitô trong con tim, sống tình huynh đệ và chữa lành nó khi nó bị thương tích.

Chào các đoàn hành hương đến từ Anh quốc, Ailen, Na Uy, Australia, Trung Quốc, Indonesia và Hoa Kỳ ngài cầu mong mùa Chay là thời gian ơn thánh và canh tân tinh thần cho họ và gia đình họ. Trong các nhóm Đức ngài đặc biệt chào cộng đoàn trường huấn nghệ Friedrich List Hamm.

Trong các nhóm nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngài chào thành viên hiệp hội “Lãnh đạo toàn cầu cho việc đào tạo các chính quyền địa phương” các tín hữu Lages di Pico và Coimbra. Ngài cầu mong con đường chuẩn bị của Mùa Chay mang lại nhiều hoa trái cho các quyết tâm dấn thân quảng đại trong cuộc sống kitô và giúp canh tân các cộng đoàn trong nỗ lực diễn tả lòng thương xót và hoà bình.

Chào các đoàn hành hương Ba Lan ĐTC nhắc cho biết những người mắc tội trọng không được lên rước lễ nếu trước đó đã không được tha tội trong bí tích Hoà Giải. Mùa Chay là dịp đến lãnh bí tích này.

Chào các tín hữu vùng Trung Đông ngài mời gọi họ để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong nỗ lực hoán cải cuộc sống, được thanh tẩy khỏi tội lỗi để phục vụ Chúa và tha nhân theo khả năng và vai trò riêng của từng người.

Trong các nhóm Ý ĐTC chào các nhóm giáo xứ, cách riêng tín hữu vùng Castellaneta do  ĐGM Claudio Maniago hướng dẫn, các sinh viên học sinh và cựu học sinh Salesien tỉnh Livorno, ngài cầu  mong cuộc hành hương củng cố lòng tin của từng người, giúp họ lớn lên trong tình bác ái và dấn thân phục vụ công ích.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắc họ đừng quên lời Chúa Giêsu hứa luôn ở cùng các môn đệ mọi ngày và hiện diện trong nhiều cách thế khác nhau. Mỗi người hãy ý thức trách nhiệm của mình và không mệt mỏi tín thác nơi Chúa Kitô và phổ biến Tin Mừng của Chúa khắp mọi nơi.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải

 

Phụng vụ Thánh Thể dậy tín hữu hiến dâng toàn cuộc sống cho Thiên Chúa

Phụng vụ Thánh Thể dậy tín hữu hiến dâng toàn cuộc sống cho Thiên Chúa

 

** Phụng vụ Thánh Thể dạy chúng ta tinh thần tu đức  hiến dâng chính mình và toàn cuộc sống với các vui buồn khổ đau mệt nhọc cho Thiên Chúa, noi gương cuộc hy tế của Chúa Giêsu Kitô trên Thập Giá.

ĐTC đã nói như trên với 8.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần hôm 28-2 trong đại thính đường Phaolô VI. Có mấy ngàn tín hữu khác không tỉm ra chỗ đã tụ à theo dõi buổi tiếp kiến qua truyền hính trong đền thờ thánh Phêrô. Sau đó ĐTC đã qua chào và ban phép lành cho họ.

Tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Lễ ĐTC nói: Tiếp theo Phụng vụ Lời Chúa – mà tôi đã dừng lại trong các bài giáo lý trước – là phần khác của Thánh Lễ: đó là Phụng Vụ Thánh Thể. Ngài giải thích ý nghĩa phần này như sau:

Trong phụng vụ Thánh Thể, qua các dấu chỉ thánh, Giáo Hội liên tục làm cho Hy Tế của giao ước mới đã được đóng ấn bởi  Chúa Giêsu trên Thập Giá, hiện diện (x. SC, 47). Đó đã là bàn thờ kitô đầu tiên, bàn thờ của Thập Giá, và khi chúng ta tới gần bàn thờ để cử hành Thánh Lễ, ký ức cuả chúng ta đến với bàn thờ của Thập Giá, nơi hiến tế dầu tiên đã được cử hành.

Trong Thánh Lễ vị linh mục diễn tả Chúa Kitô hoàn thánh điều mà chính Chúa đã làm và tín thác cho các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly: ngài cầm lấy bánh và chén, tạ ơn, trao cho các môn đệ và nói: “Các con hãy cầm lấy, hãy ăn… hãy uống: này là mình Thầy… này là chén máu Thầy. Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy”.

Vâng lệnh truyền của Chúa Giêsu Giáo Hội đã xếp đặt Phụng vụ Thánh Thể vào các lúc tương đương với các lời và các cử chỉ Chúa thành toàn buổi chiều trước cuộc Khổ Nạn. Như thế đây là việc chuẩn bị các cuả lễ bánh và rượu đem lên bàn thờ, nghĩa là các yếu tố mà Chúa Kitô đã cầm lấy trong tay Ngài. Trong Lời Nguyện Thánh Thể chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì công trình cứu chuộc và các của lễ trở thành Mình và Máu Chúa Kitô. Tiếp theo là việc bẻ Bánh và Hiệp lễ, qua đó chúng ta sống trở lại kinh nghiệm của các Tông Đồ đã nhận lấy các lễ vật thánh thể từ chính tay của Chúa Kitô (x. Trật tự tổng quát của Sách Lễ Roma, 72).

** Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: như vậy việc chuẩn bị các của lễ tương ứng với cử chỉ đầu tiên của Chúa Giêsu là “cầm lấy bành và chén rượu”. Đó là phần đầu của Phụng Vụ Thánh Thể. Thật là hay việc các giáo dân dâng bánh và rượu lên vị linh mục, bởi vì chúng có nghĩa là của lễ thiêng liêng của Giáo Hội được tụ họp ở đó để cử hành bí tích Thánh Thể. Thật là hay đẹp, khi chính các tín hữu đem bánh rượu lên bàn thờ. Tuy ngày nay các giáo dân không còn đem chính bánh và rượu được dùng cho Phụng Vụ như xưa kia nữa, nhưng nghi thức dâng lễ vật giữ nguyên giá trị và ý nghĩa thiêng liêng của nó” (ibid, 73). Và liên quan tới điều này thật là ý nghĩa, khi truyền chức cho một tân linh mục Đức Giám Mục trao bánh và rượu cho vị này và nói: “Hãy nhận lấy các lễ vật của dân thánh cho hy tế thánh thể” (Trật tư.., 73) (Sách Lễ Roma – Truyền chức các giám mục, linh muc và phó tế). Dân Thiên Chúa mang lễ vật, bánh và rượu, lễ vật vĩ đại cho Thánh Lễ! Nghĩa là trung tâm của Thánh Lễ là bàn thờ, và bàn thờ là Chúa Kitô; cần phải luôn luôn nhìn bàn thờ là trung tâm của Thánh Lễ.

Như vậy trong “hoa quả của trái đất và lao công của con người” được dâng lên dấn thân của các tín hữu vâng lời Chúa dậy, biến chính mình thành “một hiến tế đẹp lòng Thiên Chúa Cha Toàn Năng”, “ cho thiện ích của toàn Hội Thánh”. ĐTC giải thích thêm điểm này như sau:

Như vậy cuộc sống của tín hữu, sự khổ đau, lời cầu nguyện, công việc làm của họ được hiệp nhất với Chúa Kitô và cuộc dâng hiến hoàn toàn của họ và như thế chúng chiếm hữu được một giá trị mới” (GLGHCG 1368).

** Chắc chắn rồi của lễ của chúng ta ít ỏi, nhưng Chúa Kitô cần sự ít ỏi đó.  Chúa xin chúng ta ỉt và Ngài cho chúng ta biết bao nhiêu. Chúa xin chúng ta ít. Chúa xin chúng ta thiện chí trong cuộc sống thường ngày, Chúa xin chúng ta có con tim rộng mở. Chúa xin chúng ta ý muốn trở thành tốt lành hơn để tiếp nhận Ngài vào trong chính chúng ta trong Thánh Thể. Chúa xin chúng ta các lễ vật biểu tượng này sẽ trở thành Minh và Máu ngài. Việc xông hương là một hình ảnh diễn tả sự chuyển động dâng hiến của lời cầu này. Hương được lửa đốt cháy toả ra một mùi thơm bay lên cao: xông hương các lễ vật, như làm trong các ngày lễ, xông hương thánh giá, bàn thờ, vị linh mục và dân tư tế biểu lộ một cách hữu hình mối dây dâng hiến hiệp nhất tất cả các thực tại này với hiến tế của Chúa Kitô (x. Trật tự.. 75). Và xin đừng quên: có bàn thờ là Chúa Kitô, và luôn luôn quy chiếu về bàn thờ dầu tiên là Thập Giá, và trên bàn thờ là Chúa kitô chúng ta đem dâng của lễ ít ỏi của chúng ta, bánh và rượu sẽ trờ thành cái biết bao là chính Chúa Giêsu, Đấng tự ban mình cho chúng ta.

Và tất cả những điều này cũng là những gì lời cầu trên lễ vật diễn tả. Trong lời cầu này vị linh mục xin Thiên Chúa chấp nhận các của lễ Giáo Hội dâng lên Ngài, bằng cách khẩn nài hoa trái của việc trao đổi tuyệt vời giữa sự nghèo nàn của chúng ta và sự phong phú của Thiên Chúa. Trong bánh và rượu chúng ta dâng lên Ngài của lễ cuộc đời chúng ta, để nó được Chúa Thánh Thần biến đổi trong hiến tế của Chúa Kitô, và với Ngài trở nên một lễ vật thiêng liêng duy nhất đẹp lòng Thiên Chúa Cha. Trong khi kết thúc việc chuẩn bị các của lễ, chúng ta sẵn sàng cho Lời Nguyện Thánh Thể (x. ibid. 77).

Tinh thần tu đức của việc dâng tiến chính mình, mà thời điểm này của Thánh Lễ dậy chúng ta, có thể soi sáng cho các ngày sống của chúng ta, cũng như cho các tương quan của chúng ta với tha nhân và những việc chúng ta làm, các khổ đau chúng ta gặp, và trợ giúp chúng ta xây dựng kinh thành trần thế dưới ánh sáng của Tin Mừng.

 

** ĐTC đã chào các đoàn hành hương nói tiếng Pháp và cầu chúc họ gia tăng cuộc sống tinh thần mỗi ngày bằng cách hiến dâng toàn cuộc sống cho Chúa như khi dâng lễ vật trong Thánh Lễ. Chào các nhóm hành hương nói tiếng Anh đến từ các nước Anh, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Slovac và Hoa Kỳ, ngài cầu chúc mùa Chay là thời điểm ơn thánh giúp họ và gia đình canh tân tinh thần.

Chào các đoàn hành hương nói Tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ĐTC  cầu chúc chuyến hành hương Roma củng cố niềm tin của họ nơi Chúa Giêsu Kitô, và góp phần xây dựng một thế giới công bằng và tốt đẹp hơn.

Với các nhóm Ba Lan ngài cầu mong mùa Chay là thời gian giúp họ suy tư, hoán cải và canh tân cuộc sống tinh thần, bằng cách suy gẫm các chặng đàng Thánh Giá, bài Ai ca mùa chay và các bài giảng tĩnh tâm để củng cố đức tin và mối dây ràng buộc với Chúa Kitô, cũng như rộng mở con tim cho tha nhân cần được giúp đỡ.

Trong số các nhóm Ý ngài đặc biệt chào nhóm các nữ tu Salesien tham dự tổng tu nghị, các sư huynh Lasan và các thành viên phong trào Tổ Ấm, cũng như nhiều nhóm tín hữu các giáo phận do các Giám Mục hướng dẫn, và sinh viên học sinh nhiều trường khác nhau. Ngài cầu chúc mọi người sống đức tin như việc phục vụ tha nhân.

Chào các bạn trẻ ĐTC cầu mong mùa Chay là dịp giúp họ củng cố đời sống đức tin, thi hành việc ăn chay hãm mình để biết tự chủ hơn. Ngài cầu chúc các anh chị em đau yếu biết tín thác các khổ đau cho Chúa và cảm nhận được sự gần gũi của Chúa. Với các đôi tân hôn ngài cầu chúc họ sống ơn gọi hôn nhân trong tình bác ái đối với các nhu cầu của tha nhân.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Ly Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải

Đức Thánh Cha họp báo trên máy bay

Đức Thánh Cha họp báo trên máy bay

ROMA. ĐTC tái khẳng định chính sách tuyệt đối không bao dung đối với những giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.

 Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong cuộc họp báo dài hơn 1 tiếng đồng hồ trong chuyến bay từ Lima Peru về Roma tối ngày 21-1-2018.

 Trả lời câu hỏi của một ký giả về phản ứng mạnh mẽ của dư luận về việc ngài gọi những người tố giác Đức Cha Barros GM giáo phận Orsono bên Chile về tội ém nhẹm, che đậy vụ LM Karadima lạm dụng trẻ em, là những người vu khống, nếu không trưng dẫn bằng chứng (Prova), ĐTC lấy làm tiếc vì đã dùng từ không đúng khiến cho nhiều nạn nhân đau khổ về điều này và ngài xin lỗi. Nhưng ngài tái khẳng định sự tín nhiệm đối với Đức Cha Barros đồng thời tuyên bố cởi mở đón nhận những chứng cớ của những ngừơi cáo buộc. ĐTC nói: ”Cho đến nay tôi không nhận được từ các nạn nhân chứng từ hiển nhiên về việc Đức Cha Barros ém nhẹm.”

 ĐTC nói thêm rằng: ”Tại Chile, hai lần tôi đã nói về những vụ lạm dụng: lần đầu trước chính phủ và lần thứ hai trước các LM. Tôi tiếp tục chính sách tuyệt đối không dung thứ, như ĐGH Biển Đức 16 đã đề xướng. Trong 5 năm qua, tôi đã không chấp thuận một đơn xin ân xá nào. Nếu tòa án cấp 2 xác nhận phán quyết của tòa cấp 1 thì lối thoát duy nhất là khiếu nại lên Giáo Hoàng để xin ân xá. Trong 5 năm qua tôi đã nhận khoảng 25 đơn xin ân xá, nhưng tôi không chấp thuận một đơn nào.

 ĐTC kể thêm rằng ”Về trường hợp Giám Mục Barros, tôi đã cho nghiên cứu, điều tra. Quả thực là không có sự hiển nhiên về tội trạng. Tôi yêu cầu có sự hiển nhiên để thay đổi lập trường của tôi. Ở thành phố Iquique, khi họ hỏi tôi về vụ Đức Cha Barros, tôi nói: Ngày nào tôi có bằng cớ thì tôi sẽ nói. Tôi đã lầm khi dùng từ ”prova”, bằng cớ, lẽ ra tôi phải nói là ”Evidenze”, những điều hiển nhiên: tôi biết nhiều người bị lạm dụng, không thể trưng dẫn bằng cớ. Họ không có và cũng không thể có, hoặc họ cảm thấy xấu hổ: thảm trạng bị lạm dụng thật là kinh khủng. Tôi đã gặp một phụ nữ bị lạm dụng cách đây 40 năm, bà ấy đã lập gia đình và có 3 người con, bà ấy không rước lễ vì trong tay vị linh mục, bà ấy thấy đó là bàn tay của kẻ lạm dụng. .. Trong trường hợp GM Barros, tôi đã nghiên cứu và tái nghiên cứu, nhưng không thấy có điều hiển nhiên để kết án, và nếu tôi lên án mà không có sự hiển nhiên hoặc không có sự chắc chắn về luân lý, thì tôi sẽ phạm một tội là phán đoán sai..”. ĐTC cho biết ngài xác tín về sự vô tội của Đức Cha Barros. (Vat. Ins. 22-1-2018)

 ĐTC cũng giải thích tại sao ngài dùng từ vu khống và nói:

 ”Tôi đã dùng từ này để nói về người ngoan cố quả quyết một điều vì mà không có sự hiển nhiên. Nếu tôi nói: 'anh đã ăn cắp, mà ngừơi ấy không ăn cắp, thì khi ấy tôi đang vu khống, vì tôi không có sự hiển nhiên. Đó là một thành ngữ không đẹp lắm. Nhưng tôi không nghe được một nạn nhân nào của Đức cha Barros. Họ không đến, không hiện diện, không cho một sự hiện nhiên nào trong sự xét xử. Tất cả chỉ ở trên không khí.”

 ĐTC nói thêm rằng: ”Đúng là Đức Cha Barros thuộc vào số những người trẻ của LM Karadima. Nhưng chúng ta phải rõ ràng: nếu ngoan cố cáo buộc một người mà không có sự hiển nhiên, thì đó là một hành động vu khống. Nhưng nếu có ai đến và cho tôi những điều hiển nhiên, thì tôi sẽ là người đầu tiên lắng nghe họ”. (Rei 22-1-2018)

 G. Trần Đức Anh OP

Phụng vụ thánh thể là trường dậy cầu nguyện

Phụng vụ thánh thể là trường dậy cầu nguyện

** Trong Thánh Lễ sau Kinh Vinh Danh, một thánh thi rất cổ xưa diễn tả lòng biết ơn của chúng ta đối với Thiên Chúa, là lời cầu nguyện thu thập tất cả mọi ý chỉ của tín hữu đuợc nói lên trong thinh lặng.

ĐTC đã nói như trên với các tín hữu  và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần sáng thứ tư hôm qua trong đại thính đường Phaolô VI. Quảng diễn hai câu 14 và 16 trong chương 1 Phúc Âm thánh Gioan viết rằng: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật. Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác”, ĐTC nói: “Trong loạt bài giáo lý về việc cử hành thánh thể, chúng ta đã thấy rằng Cử chỉ sám hối giúp chúng ta lột bỏ các tự cao của chúng ta và trình diện với Thiên Chúa như chúng ta thật sự là, ý thức được mình là kẻ tội lỗi trong niềm hy vọng được tha thứ. ĐTC giải thích lý do Kinh Vinh Danh như sau:

Chính từ sự gặp gỡ giữa sự bần cùng nhân loại và lòng thương xót của Thiên Chúa nảy sinh ra lòng biết ơn được diễn tả trong Kinh Vinh Danh, là một thánh thi rất cổ xưa và đáng kính, mà Giáo Hội được quy tụ trong Chúa Thánh Thần, dùng để vinh danh và khẩn nài Thiên Chúa Cha và Chiên Con (Trật tự tổng quát của Sách Lễ Roma, 53)

** Câu khởi đầu của thánh thi này “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời” lấy lại tiếng hát của các Thiên Thần khi Chúa Giêsu sinh ra tại Bếtlêhem, là lời loan báo tươi vui của vòng tay ôm giữa trời và đất. Bài hát này cũng lôi cuốn chúng ta tụ tập nhau cầu nguyện. “Vinh danh Thiên Chúa trên trời bình an dưới thế cho người thiện tâm”.

Sau Kinh Vinh Danh hay khi không có, thì sau nghi thức sám hối là lời cầu nguyện có hình thái đặc biệt gọi là “colletta”, qua đó tính cách riêng biệt của việc cử hành được diễn tả, thay đôi theo các ngày trong năm (ibid. 54). Với lời mời “Chúng ta hãy cầu nguyện” vị linh mục khích lệ dân cùng ngài cầm trí trong một lúc thinh lặng, để ý thức được mình đang ở trước sự hiện diện của Thiên Chúa, và mỗi người trong con tim của mình làm nổi lên các ý chỉ riêng khiến cho họ tham dự Thánh Lễ (ibid. 54). Vị linh mục nói “Chúng ta hãy cầu nguyện” rồi im lặng một chút, và mỗi người nghĩ tới những điều mình cần, mà bạn muốn xin với Chúa trong lời cầu nguyện.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: sự thinh lặng không được giản lược trong việc thiếu lời nói, nhưng trong việc sẵn sàng lắng nghe các tiếng nói khác: tiếng nói của con tim và nhất là tiếng nói của Chúa Thánh Thần. Trong Phụng Vụ bản chất của sự thinh lặng thánh thiêng tuỳ  thuộc nơi lúc, trong đó nó xảy ra: “Trong cử chỉ sám hối và sau lời mời cầu nguyện, trợ giúp việc cầm trí; sau bài đọc và bài giảng nó là một mời gọi suy gẫm ngắn gọn điều đã được nghe; sau Hiệp lễ nó tạo thuận tiện cho lời cầu nguyện nội tâm chúc tụng và khẩn nài” (ibid. 45). Như vậy, trước  lời nguyện mở đầu sự thinh lặng giúp chúng ta cầm trí  trong lòng và nghĩ tới việc tại sao chúng ta lại ở đó. Đó là lý do tại sao việc lắng nghe tâm hồn chúng ta để mở nó ra cho Chúa lại quan trọng như vậy. Áp dụng vào hoàn cảnh sống của từng người ĐTC nói:

** Có lẽ chúng ta tới  từ những ngày mệt mỏi, tươi vui, đau khổ, và chúng ta muốn nói lên với Chúa, khẩn nài sự trợ giúp của Ngài, xin Ngài gần gũi chúng ta; chúng ta có các người thân và bạn bè bệnh tật hay đang trải qua các thử thách khó khăn; chúng ta muốn tín thác cho Thiên Chúa số phận của Giáo Hội và của thế giới. Và lúc thinh lặng ngắn cần thiết cho điều đó, trước khi vị linh mục thu thập các ý chỉ của từng người, diễn tả ra bằng lời nói lớn với Thiên Chúa, nhân danh tất cả mọi người, lời nguyện chung kết thúc các lễ nghi dẫn nhập Thánh Lễ, bằng cách thu thập các ý chỉ. Tôi tha thiết xin các linh mục giữ lúc thinh lặng này và không vội vã: “chúng ta hãy cầu nguyện” và thinh lặng. Tôi xin các linh mục điều đó. Nếu không có sự thinh lặng này, chúng ta có nguy cơ lơ là việc cầm trí của tâm hồn.

Vị linh mục đọc lời khẩn cầu này – lời nguyện này – với đôi tay giang rộng – như ngưòi ta cầu nguyện như thế này, như thế này với đôi cánh tay giang rộng – đó là thái độ của người cầu nguyện, được các kitô hữu lãnh nhận ngay từ các thế kỷ đầu – như các bức bích họa của các ngôi mộ Roma làm chứng cho thấy – để bắt chước Chúa Kitô với đôi cánh tay giang rộng trên gỗ thập giá. Và ở đó Chúa Kitô là Đấng cầu nguyện  và đồng thời là lời cầu nguyện! Nơi Đấng chịu đóng đanh chúng ta nhận ra vị Linh Mục dâng lên Thiên Chúa việc phụng tự đẹp lòng Ngài, hay sự vâng phục con thảo.

Trong Lễ Nghi Roma các lời cầu chính xác và giầu ý nghĩa: có thể làm biết bao suy niệm hay đẹp về các lời cầu này. Đẹp biết bao! Trở lại suy gẫm các văn bản, cả ngoài Thánh Lễ, có thể giúp chúng ta học biết hướng tới Thiên Chúa như thế nào, xin điều gì, dùng các lời nào. Ước chi phụng vụ trở thành một trường học cầu nguyện cho tất cả chúng ta!

 

** ĐTC đã chào các đoàn hành hương nói tiếng Pháp, đặc biệt các học sinh trung học và cao học Paris. Ngài cũng chào các nhóm hành hương và đông đảo các bạn trẻ đến từ Na Uy, Niu Dilen và Hoa Kỳ, cũng như Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Ngài nói: phụng vụ Thánh Lễ  cống hiến cho chúng ta các lời cầu và các văn bản giầu ý nghĩa và giúp chúng ta hướng tới Thiên  Chúa. Chúng ta hãy làm sao để phụng vụ Giáo Hội trở thành một trường học đích thực của lời cầu nguyện.

Với các đoàn hành hương đến từ Luziania và Arcozelo bên Bồ Đào Nha ĐTC xin Mẹ Maria giúp họ là dấu chỉ của niềm tin tưởng và hy vọng cho tha nhân.

Chào các tín hữu đến từ vùng Trung Đông ngài khích lệ họ dùng các văn bản phụng vụ thánh lễ để suy gẫm và học biết nói chuyện với Chúa, dùng các lời nào và xin với Chúa những gì.

Chào các tín hữu Ba Lan ngài xin họ tín thác năm mới cho Chúa để nó trở thành một năm của ân sủng, hoà bình và hy vọng cho gia đình họ, cho mọi người và cho toàn thế giới.

Trong các nhóm nói tiếng Ý ĐTC chào các phó tế vùng Biella và các nữ tu Ursulin thừa sai Thánh Tâm, cũng như nhiều nhóm tín hữu đến từ nhiều vùng khác nhau, trong đó có các sinh viên trường đào tạo nhân viên Tài chánh, các thành viên Hiệp hội quốc gia chống ung thư Milano.

Chào các bạn trẻ ĐTC khích lệ họ đêm tình yêu của Chúa đến cho các bạn cùng trang lứa. Ngài cầu mong các anh chị em bệnh nhân tìm thấy nơi lòng dịu hiền của Thiên Chúa sự nâng đỡ cho các khổ đau của họ. Ngài  chúc các đôi tân hôn trở thành chứng nhân cho vẻ đẹp của bí tích hôn phối qua tình yêu chung thuỷ họ dành cho nhau.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải

Đức Thánh Cha chủ sự Kinh Truyền Tin lễ Thánh Stephano

Đức Thánh Cha chủ sự Kinh Truyền Tin lễ Thánh Stephano

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày 26-12-2017, lễ thánh Stephano tử đạo, ĐTC mời gọi các tín hữu tín thác nơi Chúa Cha và yêu thương tha nhân.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, trước sự tham dự của hai mươi ngàn người, ĐTC nhận định rằng: ”Thánh Stephano bị cáo buộc là đã rao giảng việc phá hủy đền thờ Jerusalem. Họ buộc tội thánh nhân là đã quả quyết: ”Đức Giêsu người thành Nazareth sẽ phá hủy Đền thờ này và sẽ đảo lộn những tập tục mà Môisê đã truyền lại cho chúng ta” (Cv 6,14).

”Quả thực, sứ điệp của Chúa Giêsu gây khó chịu và làm cho chúng ta không thoải mái, vì sứ điệp ấy thách thức giới cầm quyền tôn giáo trần tục và khiêu khích các lương tâm. Sau khi Chúa đến, điều cần là hoán cải, thay đổi não trạng, từ bỏ lối tư duy như trước. Thánh Stephano đã trung thành với sứ điệp của Chúa Giêsu cho đến chết”.

ĐTC phân tích thái độ của thánh Stephano khi bị hành hình. Những lời cuối Người thốt lên là ”Lạy Chúa Giêsu, con xin phó linh hồn con cho Chúa” và ”Lạy Chúa, xin đừng chấp tội họ” (Cv 7,59-6), những lời này phản ứng trung thực những lời của Chúa Giêsu trên Thánh Giá: ”Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46) và ”Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc họ làm” (v.34).

ĐTC nhận xét rằng: ”Thánh Stephano đã có thể nói những lời ấy chỉ vì Con Thiên Chúa đã đến trên trần thế, chịu chết và sống lại vì chúng ta. Trước những biến cố ấy, những thành ngữ như vậy là điều không thể tưởng tượng được về phương diện con người”.

Và ĐTC nhắn nhủ các tín hữu: ”Chúa Giêsu là Đấng Trung Gian và hòa giải chúng ta không những với Chúa Cha, nhưng cả giữa chúng ta với nhau nữa. Người là nguồn mạch tình yêu thương, mở ra cho chúng ta sự hiệp thông với anh chị em, loại bỏ mọi xung đột và oán hận. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu, đã sinh ra vì chúng ta, giúp chúng ta đảm nhận hai thái độ: tín thác nơi Chúa Cha, và yêu thương tha nhân; đó là thái độ biến đổi cuộc sống và làm cho nó trở nên đẹp đẽ và phong phú hơn”.

Trong phần chào thăm các tín hữu, ĐTC đặc biệt nhắc đến các tín hữu tham dự cuộc hành hương toàn quốc Ucraina và nói: ”Tôi chúc lành cho tất cả anh chị em và đất nước của anh chị em”.

Ngài nói thêm rằng: ”Trong những tuần qua, tôi đã nhận được rấ nhiều sứ điệp chúc mừng. Vì không thể trả lời mỗi người được, hôm nay tôi nhiệt liệt cám ơn tất cả nhất là về hồng ân lời cầu nguyện. Chân thành cám ơn anh chị em và xin Chúa trả công cho anh chị em vì lòng quảng đại!” (Rei 26-12-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Đức Thánh Cha viếng nơi tưởng niệm 355 nạn nhân Đức Quốc xã

Đức Thánh Cha viếng nơi tưởng niệm 355 nạn nhân Đức Quốc xã

ROMA. Trong cuộc viếng thăm nơi tưởng niệm 355 nạn nhân của Đức Quốc Xã tại Roma, ĐTC cầu xin Chúa tha thứ các tội ác của nhân loại và đừng để chúng xảy ra nữa.

Rời nghĩa trang quân đội Mỹ vào lúc 4 giờ rưỡi chiều cùng ngày 2-11-2017, ĐTC đã đến Hố Ardeatine (Fosse Ardeatine), cách Roma khoảng 10 cây số, nơi mà 335 nạn nhân gồm các binh sĩ và thường dân, trong đó có 75 người Do thái, bị Đức quốc xã hành quyết ngày 24-3 năm 1944 để trả thù cuộc khủng bố chống lại các binh sĩ Đức ở đường Rasella, Roma.

Tại đây, ĐTC được Rabbi trưởng của Cộng đoàn Do thái ở Roma, Riccardo Di Segni, cùng với các vị chỉ huy quân đội bảo quản nơi tưởng niệm này tiếp đón. Ngài đến mặc niệm trong thinh lặng trước nơi 335 nạn nhân bị hành quyết rồi viếng mộ các nạn nhân ở dưới hầm, trong sự thinh lặng tuyệt đối.

ĐTC cũng đặt hoa hồng trên một số mộ. Rabbi Di Segni đã đọc một kinh nguyện bằng tiếng Do thái, trước khi ĐTC dâng lời nguyện lên Thiên Chúa, nhắc đến giao ước yêu thương và trung tín của Chúa, là Đấng từ bi và cảm thương với mỗi người, mỗi dân tộc chịu đau khổ và áp bức.

Trong cuốn sổ vàng lưu niệm, ĐTC viết: ”Đây là kết quả của chiến tranh: oán ghét, chết chóc và báo thù… Lạy Chúa, xin tha thứ cho chúng con”.

Sau khi từ Hố Ardeatine về Vatican, ĐTC còn xuống tầng hầm Đền Thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện trước mộ của các vị Giáo Hoàng an táng tại đây (RG 2-11-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Thông báo cập nhật giờ phát thanh chương trình radio Vatican tiếng Việt

Thông báo cập nhật giờ phát thanh chương trình radio Vatican tiếng Việt

Ban Việt ngữ đài Vatican xin thông báo cùng quý thính giả: Từ Chúa nhật 29 tháng 10 tới đây, chương trình tiếng Việt của đài phát thanh Vatican sẽ chỉ phát một lần vào ban sáng, từ 6 giờ 15 đến 6 giờ 57 phút giờ VN, và chương trình sẽ không được phát lại vào ban tối lúc 20 giờ 15 phút như thời gian trước đây. Xin quý thính giả lưu ý.

Quý vị có thể đọc tin tức và nghe chương trình phát thanh trong ngày của đài Vatican, vào bất cứ thời gian nào, trên trang web của đài tại địa chỉ: http://vi.radiovaticana.va, hoặc quý vị có thể nghe chương trình phát thanh trên kênh Youtube Vatican tiếng Việt. Tại kênh Youtube này, quý vị có thể nghe chương trình phát thanh của ngày hôm nay hoặc các chương trình đã phát trước đó, cũng như xem các video tường thuật các buổi đọc Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha vào trưa Chúa nhật, các buổi ĐTC tiếp kiến chung vào sáng thứ tư tại Vatican và các hoạt động đặc biệt của Đức Thánh Cha.

Chúng tôi xin cám ơn quý vị đã theo dõi chương trình. Xin tiếp tục đồng hành với chúng tôi trong sứ vụ rao giảng Tin mừng.

Nguyện xin Chúa GIÊSU KYTÔ Nhân Lành ban muôn ơn cho quý vị và toàn gia quyến, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ MARIA, Thánh Cả GIUSE, và các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Ban Việt ngữ đài phát thanh Vatican

 

Các Giám mục Philippines chưa gia hạn được phép của hệ thống đài phát thanh

Các Giám mục Philippines chưa gia hạn được phép của hệ thống đài phát thanh

Manila, Philippines – Ít nhất 54 đài phát thanh của mạng lưới Truyền thông Công giáo Philippines có thể bị ảnh hưởng do Hạ viện Philippines chưa gia hạn giấy phép.

Các Giám mục Philippines đã nộp đơn xin gia hạn giấy phép hồi tháng 1 năm nay, vì giấy phép cũ hết hạn vào ngày 07/08. Đơn của các Giám mục xin gia hạn giấy phép và quyền hoạt động cho 25 tới, nhưng vẫn bị kẹt ở cấp ủy ban của Hạ viện. Luật của Philippines yêu cầu các mạng lưới truyền thanh và truyền hình có phép được ban hành thông qua luật của Quốc hội để có thể hoạt động.

Mạng lưới đài phát thanh thông Công giáo Philippines phát đến 11 vùng và 35 tỉnh ở Philippines. Đây là hệ thống phát thanh lớn nhất ở Philippines tính theo số đài và lượng truyền tải trên mỗi trạm.

Cha Jerome Secillano, thư ký điều hành của ủy ban đối ngoại của Hội đồng Giám mục không loại trừ chính trị là lý do của việc không xin được gia hạn giấy phép, đặc biệt vì các giám mục Philippines đã lên tiếng chỉ trích tổng thống Duterte. Cha nói: “Thật là buồn khi chính trị có thể lẻn vào tiến trình dân chủ của chúng ta. Nó có thể là một lý do tại sao quốc hội không gia hạn giấy phép.” Cha nhận định rằng người thiệt thòi chính là người dân theo dõi các chương trình.

Nghị sĩ Franz Alvarez giải thích về việc đơn xin gia hạn của các giám mục chưa được xét là do lượng lớn các đơn cơ quan pháp luật phải giải quyết. (CNS 20/10/2017)

Hồng Thủy

Các thiên thần được sai đến đồng hành với chúng ta trong cuộc đời

Các thiên thần được sai đến đồng hành với chúng ta trong cuộc đời

Chúng ta và các thiên thần có cùng ơn gọi. Đó là cùng nhau cộng tác vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta, lễ kính ba Tổng lãnh thiên thần: Micae, Raphael, và Gabriel.

Phụng sự Thiên Chúa và giúp đỡ con người

Các thiên thần luôn ở trước mặt Chúa, để phụng sự và ca khen Chúa. Các ngài luôn ngắm nhìn vinh quang Thiên Chúa. Các ngài là những bậc chiêm niệm vĩ đại. Các ngài ngắm nhìn Thiên Chúa. Các ngài sống trong phục vụ và chiêm niệm. Và Chúa cũng sai các ngài ra đi, để đồng hành với chúng ta trên mỏi nẻo đường đời.

Ba Tổng lãnh thiên thần: Micae, Gabriel, và Raphael có vai trò đặc biệt trong công trình Thiên Chúa cứu độ chúng ta. Tổng lãnh thiên thần Micae đã chiến thắng trong cuộc chiến với ma quỷ, đã chiến thắng con mãng xà, chiến thắng con rắn xưa. Ngài chiến thắng những tên cám dỗ trong cuộc sống. Có tên cám dỗ ví như con rắn xưa: một mặt nó cám dỗ bà Evà, mặt khác nó tố cáo và buộc tội.

Chiến đấu – truyền tin – dẫn lối

Con rắn nói với bà Evà: Hãy ăn trái cây ấy, điều đó tốt mà, bà sẽ biết rất nhiều điều… Con rắn đã bắt đầu như thế. Nó dụ dỗ, quyến rũ chúng ta. Và khi chúng ta rơi vào cạm bẫy của nó, nó sẽ đi tố cáo và buộc tội chúng ta trước tòa Thiên Chúa. Nó sẽ nói về bạn trước mặt Chúa rằng: Đây là một kẻ tội lỗi, và kẻ ấy thuộc về tôi. Như thế, ma quỷ muốn dành quyền sở hữu trên bạn. Nó muốn cám dỗ bạn, muốn làm chủ bạn, muốn tước đoạt bạn, muốn tố cáo bạn. Trong hoàn cảnh ấy, thiên thần Micae bước vào cuộc chiến. Ngài giúp chúng ta chiến thắng tên cám dỗ. Ngài giúp chúng ta đi từ cuộc sống này lên thiên đàng. Ngài giúp chúng ta thoát khỏi cơn cám dỗ.

Như thế, Tổng lãnh thiên thần Micae có vai trò bảo vệ Giáo hội và bảo vệ từng người chúng ta. Còn với Tổng lãnh thiên thần Gabriel, ngài là vị đưa tin tốt lành. Ngài truyền tin cho Trinh nữ Maria, truyền tin cho ông Dacaria, truyền tin cho thánh Giuse. Sứ thần Gabriel đưa tin về ơn cứu độ mà Thiên Chúa muốn ban tặng cho con người. Thậm chí, sứ thần Gapriel luôn đồng hành và ở bên chúng ta trên từng bước đường đời. Ngài nhắc chúng ta, mỗi khi chúng ta quên Tin Mừng của Chúa Giêsu. Ngài nhắc chúng ta nhớ rằng: Chúa Giêsu đã đến ở cùng chúng ta để cứu độ chúng ta.

Vị thứ ba là sứ thần Raphael. Ngài cùng nhịp bước với chúng ta, giúp chúng ta trong hành trình cuộc sống, để nâng đỡ chúng ta. Chúng ta cần bàn hỏi với ngài, cần nhờ ngài trợ giúp, để chúng ta không bị quyến rũ mà đi sai đường lạc lối.

Cầu nguyện với các thiên thần

Như thế, ba thiên thần ấy là bạn đồng hành của chúng ta trong cuộc sống này. Hãy cầu nguyện với các vị bằng những lời nguyện đơn sơ. Lạy các tổng lãnh thiên thần, xin các ngài luôn đi cùng con và nâng đỡ con.

Lạy sứ thần Micae, xin hãy giúp con trong cuộc chiến đấu thiêng liêng. Để con biết nhận ra những vấn đề trong cuộc chiến thường ngày. Để con biết phân biệt đâu là vấn đề chính. Để con biết nhận ra dấu chỉ của ơn cứu độ. Để cùng với sự trợ giúp của ngài, con có thể chiến thắng. Lạy sứ thần Gabriel, xin mang đến cho chúng con tin vui, Tin Mừng của ơn cứu độ, rằng Chúa Giêsu ở cùng chúng con, rằng Chúa Giêsu cứu độ chúng con và ban cho chúng con niềm hy vọng. Lạy sứ thần Raphael, xin cầm tay dẫn lối con đi, xin giúp con trên từng bước đường đời, để con không lầm đường lạc lối, xin giữ gìn con.

Tứ Quyết SJ

Tin vào Chúa Giêsu và lời Ngài đời ta sẽ không chìm

Tin vào Chúa Giêsu và lời Ngài đời ta sẽ không chìm

Niềm tin nơi Chúa Giêsu không mở ra cho chúng ta một con đường, trong đó mọi sự đều dễ dàng và an lành, nó không miễn trừ cho chúng ta các bão táp của cuộc đời, nhưng ban cho chúng ta cái chắc chắn về sự diện diện của  Chúa Giêsu và một bàn tay nắm lấy chúng ta để trợ giúp chúng ta đương đầu với các khó khăn và chỉ cho chúng ta đường đi cả khi có tối tăm.

ĐTC đã nói như trên với hàng ngàn tín hữu và du khách hành hương trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 13-8-2017.

Ngài đã quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm thánh Mátthêu (Mt 14,22-33) kể lại biến cố Chúa Giêsu sau khi cầu nguyện suốt đêm trên bở hồ Galilea, đi trên mặt nước hướng về các môn đệ, đang ở trên thuyền gặp gió ngược cản lại. Khi trông thấy Chúa Giêsu đi trên mặt nước đến các ông tưởng là ma nên hốt hoảng. Nhưng Ngài trấn an các ông và nói: “Can đảm lên, Thầy đây, đừng sợ”. Với tính hăng hái của mình ông Phêrô nói với Chúa: “Lậy Chúa, nếu là Chúa xin truyền cho con đi trên nước đến với Chúa”; và Chúa Giêsu gọi ông: “Hãy đến” (cc. 28-29). Phêrô xuống khỏi thuyền và bắt đầu bước đi trên nước đến với Chúa Giêsu, nhưng vì gió thổi ông bắt đầu chìm. Khi đó ông kêu lên: “Lậy Chúa, xin cứu con!” và Chúa Giêsu giơ tay nắm lấy ông (cc.30-31). ĐTC nói: trình thuật Tin Mừng chứa đựng một biểu tượng phong phú, và khiến cho chúng ta suy tư về đức tin của mình, như là các cá nhân cũng như là cộng đoàn giáo hội, cả đức tin của tất cả chúng ta hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô hôm nay. Cộng đoàn, cộng đoàn giao hội này có niềm tin không? Niềm tin của từng người trong chúng ta  và niềm tin của cộng đoàn chúng ra ra sao? ĐTC giải thích ý nghĩa trình thuật:

Con thuyền là cuộc sống của từng người trong chúng ta, nhưng cũng là cuộc sống của Giáo Hội; gió ngược diễn tả các khó khăn và các thử thách. Lời thánh Phêrô xin “Lậy Chúa, xin truyền cho con đi đến với Chúa!” và tiếng ông kêu: “Lậy Chúa, xin cứu con!” giống như biết bao nhiêu ước mong của chúng ta  cảm thấy sự gần gũi của Chúa, nhưng cũng giống sự âu lo sợ hãi đi kèm những lúc cam go nhất của cuộc sống chúng ta và của các cộng đoàn, bị ghi dấu bởi  sự giòn mỏng nội tại và các khó khăn ngoại tại.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Trong lúc đó đối với Phêrô không đủ lời chắc chắn của Chúa Giêsu như chiếc dây giơ ra cho ông bám lấy để đương đầu với nước  thù nghịch và hỗn loạn. Đó cũng là điều có thể xảy ra với chúng ta. Khi chúng ta không bám vào lời Chúa. Để có sự chắc chắn người ta đi coi tử vi  bói toán, và bắt đầu chìm. Điều này có nghĩa là  đức tin không mạnh mẽ. Phúc Âm hôm nay nhắc cho chúng ta nhớ rằng niềm tin nơi Chúa  và lời Ngài  không mở ra cho chúng ta một con đường, trong đó mọi sự đều dễ dàng và an lành, nó không miễn trừ cho chúng ta các bão táp của cuộc sống, nhưng ban cho chúng ta cái chắc chắn về sự diện diện của  Chúa Giêsu và một bàn tay nắm lấy chúng ta để trợ giúp chúng ta đương đầu với các khó khăn và chỉ cho chúng ta đường đi cả khi có tối tăm. Thật ra, niềm tin không phải là một lối thoát khỏi các vấn đề của cuộc sống, nhưng nâng đỡ trên con đường cuộc sống và trao ban cho nó một ý nghĩa. ĐTC giải thích thêm ý nghĩa bài Phúc Âm như sau:

Giai thoại này là một hình ảnh tuyệt vời của thực tại Giáo Hội mọi thời đại: một con thuyền, dọc dài lộ trình  băng qua, phải đương đầu cả với các gió ngược và bão táp đe dọa lật nhào nó. Điều cứu thoát không phải là lòng can đảm và các đức tính của con người: sự bảo đảm chống lại việc đắm thuyền là lòng tin nơi Chúa Giêsu và lời Ngài. Đây là sự bảo đảm: niềm tin nơi Chúa Giêsu và lời Ngài. Trên con thuyền này chúng ta được an ninh, cho dù có các bần cùng và yếu đuối của chúng ta, nhất là khi chúng ta quỳ gối xuống và thờ lậy Chúa, như các môn đệ, sau cùng phủ phục trước Ngài và nói: “Thầy thật là Con Thiên Chúa!” (c. 33). Thật đẹp biết bao nói với Chúa Giêsu các lời này: “Thầy thật là Con Thiên Chúa!”. Chúng ta hãy cùng nhau tât cả nói lên lời đó “Thầy thật là Con Thiên Chúa!”

Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta kiên trì vững vàng trong đức tin để chống trả lại các bão tố của cuộc đời, ở lại trong con thuyền của Giáo Hội bằng cách trốn chạy cám dỗ leo lên các con tầu của các ý thức hệ, của các kiểu thời thượng và của các khẩu hiệu quảng cáo, được cột dây chặt nhưng không chắc chắn.

Tiếp đến ĐTC đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.

Sau kinh Truyền Tin ĐTC đã chào tín hữu Roma và khách hành hương, các gia đình, các giáo xứ, hội đoàn và từng tín hữu. Ngài vui mừng chào các nhóm bạn trẻ và các hướng đạo sinh vùng Treviso và Vicenza, cũng như các tham dự viên đại hội toàn quốc Giới Trẻ Phan Sinh, các nữ tu của Mẹ Maria Rất Thánh Sầu Bi tỉnh Napoli, và nhóm các tín hữu hành hương theo lộ trình Francigena từ Siena về Roma. Sau cũng ngài chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui và xin họ nhớ cầu nguyện cho ngài.

Linh Tiến Khải

Công bố Sứ Điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới người nghèo

Công bố Sứ Điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới người nghèo

VATICAN. Sáng 13-6-2017, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, đã mở cuộc họp báo để công bố sứ điệp của ĐTC nhân Ngày thế giới lần đầu tiên về người nghèo sẽ được cử hành vào ngày 19-11 năm nay, chúa nhật thứ 2 của tháng 11.

Hiện diện tại cuộc họp báo cũng có Đức Cha José Octavio Ruiz Arenas, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng.

Trong sứ điệp, ĐTC cho biết ngài thiết định Ngày Thế giới người nghèo khi bế mạc Năm Thánh Đặc biệt về Lòng Thương Xót, để ”trong toàn thế giới, các cộng đoàn Kitô ngày càng trở nên dấu chỉ cụ thể và rõ ràng về tình yêu thương của Chúa Kitô đối với những người rốt cùng và túng thiếu nhất”.

Sau khi mô tả nhiều tình trạng của những người nghèo đói do những nguyên nhân khác nhau gây ra, nhất là nghèo đói vì những bất công xã hội, lầm than về luân lý, sự ham hố của một thiểu số và thái độ dửng dưng lãnh đạm của nhiều người, ĐTC khẳng định rằng: ”Đáng tiếc là thời nay, ngày càng xuất hiện thứ giàu sang vô liêm sỉ, tích trữ trong tay một thiểu số người ưu tiên, và thường có kèm thao tình trạng bất hợp pháp, sự bóc lột thẳng tay phẩm giá con người, sự nghèo đói lan rộng trong nhiều lãnh vực xã hội trên thế giới”.

Không ai được giữ thái độ bất động, cam chịu trước tình cảnh trên đây, ”trước cảnh nghèo cản trở tinh thần sáng kiến của bao nhiêu người trẻ, cản ngăn họ trong việc tìm kiếm một công ăn việc làm; cảnh nghèo làm tê liệt ý thức trách nhiệm, khiến người ta thích ủy việc cho người khác và tìm kiếm những ân huệ; cảnh nghèo làm ô nhiễm sự tham gia và thu hẹp không gian của sự chuyên nghiệp, và hạ giá công trạng của người làm việc và sản xuất; đứng trước tất cả những tình trạng đó cần có một quan niệm mới cề cuộc sống và xã hội”.

ĐTC đặc biệt đề cao tấm gương cảu thánh Phanxicô Assisi, người không chỉ ”hài lòng với việc ôm lấy và làm phúc cho những người phong cùi, nhưng còn quyết định đi tới Gubbio để sống với họ”.

Trong sứ điệp, ĐTC viết thêm rằng:

”Tôi mời gọi toàn thể Giáo Hội và những người nam nữ thiện chí, trong ngày này, hãy nhìn vào những người đang giơ tay kêu cứu và xin tình liên đới của chúng ta… Ngày này trước tiên nhắm khích lệ các tín hữu để họ phản ứng chống lại nền văn hóa gạt bỏ và phung phí, đón nhận nền văn hóa gặp gỡ. Đồng thời tôi mời gọi tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, hãy cởi mở chia sẻ với người nghèo trong mọi hình thức liên đới, như dấu chỉ tình huynh đệ”. (n.6)

ĐTC cũng cầu mong rằng ”trong tuần lễ trước Ngày Thế giới người nghèo, hãy dấn thân kiến tạo nhiều lúc gặp gỡ, thân hữu, liên đới, trợ giúp cụ thể. Có thể mời những người nghèo và những người thiện nguyện cùng tham dự thánh lễ chúa nhật Ngày Thế giới người nghèo, năm nay là Chúa nhật 33 thường niên, để việc cử hành Chúa nhật sau đó, lễ Chúa Kitô Vua, càng có tính chất chân thực hơn. Thực vậy, Vương quyền của Chúa Kitô biểu lộ trọn ý nghĩa trên đồi Golgotha, khi Đấng Vô Tội bị đóng đanh vào thập giá, trần trụi và thiếu thốn mọi sự, trở thành hiện thân và tỏ lộ tình yêu sung mãn của Thiên Chúa..”

Cũng trong sứ điệp, ĐTC đề nghị rằng ”Trong Ngày Thế giới người nghèo, nếu trong khu xóm chúng ta có những người nghèo tìm kiếm sự bảo vệ và trợ giúp, chúng ta hãy đến gần họ: đó sẽ là lúc thích hợp để gặp gỡ Thiên Chúa mà chúng ta tìm kiếm. Theo giáo huấn của Kinh Thánh (Xc St 18,3-5), Dt 13,2), chúng ta hãy đón nhận họ như những người khách ưu tiên tại bàn ăn của chúng ta; họ có thể là những thầy dạy giúp chúng ta sống đức tin một cách phù hợp hơn”.

ĐTC đề cao kinh nguyện như nền tảng của bao nhiêu sáng kiến cụ thể có thể thực hiện trong Ngày Thế Giới người nghèo. Ngài viết: ”Chúng ta đừng quên rằng Kinh Lạy Cha là kinh nguyện của người nghèo. Thực vậy, lời cầu xin cơm bánh biểu lộ sự phó thác cho Thiên Chúa những nhu cầu sơ đẳng của đời sống chúng ta. Khi Chúa Giêsu dạy chúng ta, qua kinh nguyện này, biểu lộ và đón nhận tiếng kêu của người đau khổ vì cuộc sống bấp bênh và vì thiếu những điều cần thiết”.

Trong cuộc họp báo giới thiệu Sứ điệp, Đức TGM Fisichella cho biết chúa nhật 19-11-2017, sau thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC sẽ dùng bữa trưa với 500 người nghèo tại Đại thính đường Phaolô 6 ở Nội thành Vatican. (SD 13-6-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

 

Đức Thánh Cha tiếp thủ tướng Canada

Đức Thánh Cha tiếp thủ tướng Canada

VATICAN. Sáng ngày 29-5-2017, ĐTC đã tiếp kiến thủ tướng Canada, ông Justin Trudeau.

Thông cáo của Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết sau khi gặp ĐTC, thủ tướng Trudeau đã gặp ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, có sự hiện diện của Đức TGM ngoại trưởng Paul Gallagher.

Trong hai cuộc hội kiến thân mật ấy, có nói đến quan hệ tốt giữa Tòa Thánh và Canada, và sự đóng góp của Giáo Hội Công Giáo trong đời sống xã hội của nước này. Rồi các vị đề cập đến vấn hệ hội nhập và hòa giải, cũng như tự do tôn giáo và các vấn đề luân lý đạo đức hiện nay.

Sau cùng, có đề cập đến một vài vấn đề quốc tế, dưới ánh sáng kết quả hội nghị thượng định của 7 cường quốc kinh tế, G-7, mới tiến hành tại Taormina ở miền nam Italia, đặc biệt về tình hình ở Trung Đông và các vùng xung đột.

Theo báo chí Canada, trong cuộc hội kiến, thủ tướng Justin Trudeau đã mời ĐTC đến viếng thăm Canada trong những năm tới đây để chính thức xin lỗi các thổ dân bản xứ vì trách nhiệm của các thừa sai Công Giáo đối với những vụ lạm dụng xảy ra trong các ký túc xá dành cho các học sinh thổ dân bản xứ xưa kia.

Vấn đề xin lỗi trên đây là một trong 94 lời kêu gọi hành động, do Ủy ban sự thật và hòa giải của Canada đề ra. Phúc trình này được công bố hồi tháng 12 năm 2015 yêu cầu có những lời xin lỗi chính thức được chính ĐGH đưa ra.

Từ lâu vấn đề các học sinh thổ dân Canada bị đưa ra khỏi môi trường văn hóa của họ, sống trong các ký túc xá của các thừa sai Kitô: Công Giáo, Anh giáo và Tin Lành, đã được bàn đến nhiều tại Canada. Các thổ dân bị mất văn hóa và căn tính, và cũng có những vụ lạm dụng xảy ra trong các ký túc xá.

Hồi năm 2009, ĐGH Biển Đức 16 đã bày tỏ đau lòng vì sự đối xử mà các thổ dân bản xứ phải chịu trong các ký túc xá, nhưng không xin lỗi.

Chính phủ của thủ tướng Trudeau hiện bị sức ép, bị dư luận phê bình vì sự chậm trễ trong cuộc điều tra toàn quốc về các phụ nữ và trẻ nữ bị mất tích hoặc bị ám sát (Tổng hợp 29-5-2017)

G. Trần Đức Anh OP

 

Thánh lễ tại nhà nguyện Marta, 23.05.2017

Thánh lễ tại nhà nguyện Marta, 23.05.2017

Nhiều người bị bách hại vì dám lên tiếng chống lại thế gian. Còn thần dữ thì luôn muốn một Giáo Hội không có rủi ro, một Giáo Hội an toàn êm ấm. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Đức Thánh Cha nhắc đến tấm gương sáng ngời của Đức Cha Oscar Romero Tổng Giám Mục San Salvador. Ngài bị chế độ bắn chết vì Ngài dám lên tiếng tố cáo bạo lực và bảo vệ người nghèo.

Nhiều người bị bách hại khi dám nói sự thật

Điều này được lặp lại nhiều lần trong lịch sử cứu độ: có khi dân Chúa bình yên hoặc không bị đe dọa nhưng lại đầy tinh thần thế gian và thờ ngẫu tượng. Thiên Chúa đã sai các ngôn sứ đến với dân, và các ngài thường bị bách hại. Trong bài đọc trích sách Tông Đồ Công Vụ hôm nay, Phaolô và Sila nói sự thật và các ông bị bách hại, bị đánh nhừ tử, bị tống giam.

Tôi nhớ tại rất nhiều nơi, có nhiều người, rất nhiều người nam nữ, những người rất tốt, họ bị đuổi đi, họ bị bắt bớ. Chúng ta hãy nghĩ đến Chân Phước Romero? Điều gì xảy ra khi ta nói sự thật? Trong số những người bị bắt bớ ấy trong lịch sử Giáo Hội, có rất nhiều người ngay cả tại Châu Âu. Tại sao? Bởi vì thần dữ luôn thích một giáo hội yên ắng không chút rủi ro, một giáo hội giống kiểu doanh nghiệp với đầy sự thoải mái ấm êm.

Thần dữ xuất phát từ túi tham, nhưng niềm vui đến từ Thiên Chúa

Chương 16 của sách Tông Đồ Công Vụ kể về câu chuyện thánh Phaolô trừ quỷ cho người đầy tớ gái. Trước đó, cô này bị quỷ nhập và hành nghề bói toán. Chính nghề của cô đem lại nhiều nguồn lợi cho các người chủ của cô. Nhưng sau khi cô được trừ quỷ, các chủ của cô thấy hy vọng kiếm lợi tiêu tan, nên đành túm lấy ông Phaolô và Sila mà đi tố cáo. Thế đó, thần dữ luôn xuất phát từ túi tham. Và khi Giáo Hội trở thành một tổ chức yên phận yên thân êm ấm, thì hãy nhìn mà xem những chuyện kinh doanh buôn bán diễn ra.

Khi nói sự thật, Phaolô và Sila bị ngược đãi, nhưng các ông luôn có niềm vui của Chúa. Khi các ông bị giam trong ngục, Chúa đã sai thiên thần đến giải thoát các ông. Nửa đêm thấy mọi cửa đều mở toang, nghĩ là các tù nhân đã trốn thoát, viên cai ngục định tự tử, nhưng Phaolô trấn an ông: chúng tôi vẫn còn đây mà. Sau đó viên cai ngục và tất cả mọi người trong nhà của ông đều nhận phép rửa với lòng tràn ngập mừng vui. Đó là hành trình hoán cải hằng ngày của chúng ta: chuyển từ đời sống trần tục an nhàn, sang đời sống tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô. Chuyển từ một thứ tôn giáo kiểu trục lợi, sang con đường đức tin tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa.

Các vị tử đạo trong Giáo Hội

Đây là phép lạ mà Chúa Thánh Thần thực hiện. Chúng ta hãy đọc chương 16 của sách Tông Đồ Công Vụ để thấy những gì Chúa đã làm với các vị tử đạo của Người. Chính khi ấy mà Hội Thánh tiếp tục tiến về phía trước. Một giáo hội mà vắng bóng các vị tử đạo, là giáo hội không đáng tin. Giáo hội ấy, kiểu giáo hội không có các vị tử đạo, là một giáo hội sợ tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, sợ xua trừ ma quỷ, và giáo hội ấy không phải là Giáo Hội của Chúa Giêsu.

Trong cầu nguyện, chúng ta hãy nài xin ân sủng và tạ ơn Chúa vì Người đã đổi mới chúng ta. Chúng ta cũng nài xin ơn sủng để Người gìn giữ sự đổi mới ấy. Tất cả chúng ta hãy nguyện xin ơn này: đó là ơn đổi mới, để biến đổi từ lối sống chỉ biết đi tìm sự yên ấm, sang đời sống công bố niềm vui của Chúa Giêsu Kitô.

Tứ Quyết SJ

Ngoan ngoãn sống theo Thần Khí hướng dẫn

Ngoan ngoãn sống theo Thần Khí hướng dẫn

Hãy mang Lời Chúa bên mình và trong lòng mình. Hãy chuyên cần suy niệm Lời Chúa và ngoan ngoãn trước sự hướng dẫn của Thần Khí, để có thể sống phong cách của người Kitô hữu. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Thân quen với Lời Chúa

Hãy đọc Lời Chúa, hãy luôn mang Lời Chúa bên mình, hãy mở rộng cõi lòng cho Lời Chúa, hãy mở rộng tâm hồn để Thần Khí giúp chúng ta hiểu được Lời Chúa. Khi đón nhận Lời Chúa, khi hiểu Lời Chúa, khi có Lời Chúa ở cùng, chúng ta sẽ nhận được biết bao hoa trái tốt lành… Đó là khi chúng ta trở nên người đầy lòng tốt, đầy từ nhân, đầy niềm vui, trở thành con người của hòa bình, của tự chủ, trở thành người hiền lành.

Phong cách của người Kitô

Nhưng tôi phải đón nhận Thần Khí là Đấng giúp tôi ngoan ngoãn trước Lời Chúa, và với sự ngoan ngoãn ấy, tôi sẽ không đi ngược lại Thần Khí. Ngoan hiền đón nhận Lời Chúa, nhận biết Lời Chúa và xin ơn Chúa Thánh Thần, để Ngài ban cho chúng ta những hạt giống gieo vào tâm hồn chúng ta. Để rồi, những hạt mầm ấy sẽ trổ sinh lòng tốt, sự dịu hiền, lòng nhân hậu, hòa bình, bác ái, tự chủ… Tất cả những điều tốt đẹp ấy làm nên phong cách người Kitô.

Bài đọc trích sách Tông Đồ Công Vụ kể lại: sau khi có nhiều người không phải Do Thái được lắng nghe Lời Chúa, thì đã có nhiều người tin vào Chúa. Tin này đến tai Hội Thánh ở Giêrusalem, nên ông Banaba được sai đi Antiokia. Khi đến nơi, ông thấy việc Chúa làm và ông vui mừng, và ông khuyên bảo mọi người hãy vững lòng tin nơi Chúa. Ông là người tốt lành, đầy Thánh Thần và lòng tin.

Ngoan ngoãn nghe theo Thần Khí

Có Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn chúng ta, để chúng ta không bị lầm lạc, để chúng ta biết ngoan ngoãn với Thần Khí, để chúng ta nhận biết Thần Khí trong Lời Chúa, và để chúng ta sống theo Thần Khí hướng dẫn. Ngược lại, có tội chống lại Chúa Thánh Thần. Tội này được thánh Tephano nhắc tới khi ngài nói với các luật sĩ rằng: Các ông luôn chống lại Thánh Thần. Với Chúa Thánh Thần, hoặc là chúng ta chống lại Ngài, hoặc là theo Ngài. Chúng ta có đón nhận Ngài không? Có ngoan ngoãn nghe theo Ngài? Thánh Giacôbê đã nói điều ấy. Hãy ngoan ngoãn nghe theo Thần Khí. Chúng ta hãy cầu xin ơn ấy.

Có một chi tiết rất đáng chú ý. Đó là: chính tại Antiokia mà lần đầu tiên các môn đệ nhận tên gọi là Kitô hữu.  

Tứ Quyết SJ

Một thương nhân hưu trí tặng tượng Đức Mẹ Fatima để cổ võ sùng kính Đức Mẹ

Một thương nhân hưu trí tặng tượng Đức Mẹ Fatima để cổ võ sùng kính Đức Mẹ

Từ tháng 01/2013 đến nay, Jose Camara, một thương nhân hưu trí người Bồ đào nha, hiện sống ở Cascais, cách thủ đô Lisbon khoảng hơn 30 cây số, đã tặng hơn 1000 tượng Đức Mẹ Fatima được làm thủ công ở Fatima, cho các giáo xứ, trường học, tu viện, các phong trào Công giáo, nhà tù, vv., và ngay cả cho các cá nhân, trên khắp thế giới. Không chỉ tặng các tượng Đức Mẹ, ông Camara còn trả chi phí vận chuyển, gửi các tượng. Mỗi khi ông Camara nghĩ là ông đã hoàn thành sứ vụ thì lại có ai đó cần một tượng Đức Mẹ Fatima để truyền bá lòng tôn sùng Mẹ, và ông lại tiếp tục công việc.

Ông Camara cho biết, ông bắt đầu việc tặng tượng này với ý tưởng ban đầu là tặng 12 tượng Đức Mẹ Fatima làm bằng tay cho các giáo xứ ở Nam phi, nơi ông đã sống nhiều năm. Sau khi việc dâng tặng của ông được đăng tải trên tuần báo Công giáo “The Southern Cross” ở Nam Phi, chỉ trong tuần lễ đầu tiên, ông đã nhận được 63 thư xin tượng. Cho đến nay ông đã gửi hơn 1000 tượng Đức Mẹ đến hơn 30 nước: từ khắp châu Phi, cho đến Thánh địa Israel, Ấn độ, Philippines, Australia, Anh, Đức, Guatemala, Hoa kỳ, ngay cả các xứ ở Bồ đào nha và một số nơi xa xôi như đảo Reunion và Mauritius. Công việc của ông bắt nguồn từ những người mà ông gặp, ví dụ một linh mục ở Namibia đã lái xe cả ngàn cây số để mua một tượng cho giáo xứ.

Các tượng Đức Mẹ mà ông Camara gửi tặng được làm thủ công, sơn bằng tay, có các kích cỡ khác nhau để dùng trong các nhà thờ. Để đổi lại việc nhận tượng Đức Mẹ, các giáo xứ phải hứa là cộng đoàn giáo xứ sẽ lần hạt Mân côi mỗi tháng một lần và đặt tượng tại bàn thờ hay nhà nguyện dâng kính Đức Mẹ Fatima.

Ông Camara kể lại hai cuộc gặp gỡ ấn tượng đối với những người nhận tượng. Một phụ nữ ở Cape Town bị ung thư và đang chờ chết. Bà ao ước được Đức Mẹ Fatima đồng hành khi trên giường bệnh. Mặc dù không thường tặng tượng Đức Mẹ cho các cá nhân, ông Camara đã gửi một tượng cho phụ nữ này như là một quà tặng riêng. Thời gian nhận được tượng thường bị chậm trễ do các thủ tục quan thuế và thường cần đến 4 tháng để các pho tượng đến được nơi nhận. Như thế có lẽ pho tượng Đức Mẹ không đến kịp với nữ bệnh nhân đang chờ chết. Nhưng ông Camara vẫn gửi pho tượng cho bà và phó thác cho Đức Mẹ Fatima.

Bốn tháng sau, ông Camara nhận được email, cho biết là phụ nữ này đang trên giường chờ chết nhưng tượng Đức Mẹ họ vẫn chưa nhân được tượng Đức Mẹ. Từ Bồ đào nha, ông Camara tin chắc là bức tượng đang ở sở hải quan Cape Town. Người chị của nữ bệnh nhân đã vội vã đến sở hải quan và xin được nhận bức tượng sớm và đưa đến bệnh viện. Người phụ nữ bị ung thư đã có thể ôm bức tượng và hạnh phúc với Đức Mẹ. Sau đó 24 tiếng đồng hồ, bà đã bình an ra đi. Ông Camara nói: “đó là đức tin. Tôi đã không tin là bà ta có thể nhìn thấy tượng Đức Mẹ (trước khi qua đời). Một thiếu nữ ở Anh thì viết thư cho ông Camara để xin một pho tượng cho cha của cô đang ở tù tại Kent. Ông Camara đã gửi một bức tượng đến nhà tù và bây giờ, cha của cô gái đó đọc kinh Mân Côi với các bạn tù hàng ngày.

Ông Camara chia sẻ là ông không thể tiếp tục công việc này mãi. Bên cạnh chi phi mua và gửi các pho tượng, các việc lặt vặt, giấy tờ, gửi hàng, làm cho ông bị căng thẳng khi mà ông không còn là một người trẻ nữa và đối mặt với các vấn đề xấu hơn của sức khỏe, và đặc biệt là số tiền tiết kiệm của ông đã gần hết. Ông Camara không muốn mình được nổi tiếng qua việc làm nay, ông không tìm bất cứ lợi lộc gì, nhưng chỉ muốn phục vụ Đức Mẹ Fatima và Thiên Chúa.

Ông Camara kết luận: “Tôi tin việc bác ái thật sự là phải tham gia vào: cởi áo khoác và gọn gàng, xắn tay áo và đối diện với dự án và ngay cả những chi phí to lớn. Và chúng ta phải làm, không phải để vinh danh cho riêng cá nhân mình, nhưng là thực hành với tình yêu dành cho Mẹ Maria của chúng ta. Đức Mẹ của chúng ta đang từ trời cao ban xuống những ơn lành.” (CNS 20/04/2017)

Hồng Thủy

 

Thờ ơ với người nghèo thì rơi vào đường tội lỗi

Thờ ơ với người nghèo thì rơi vào đường tội lỗi

Chúng ta hãy cẩn thận, đừng để mình bị rơi vào đường tội lỗi, dẫn đến kết cục như ông phú hộ. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Ai sống trong giàu có mà không nhìn thấy người nghèo khó, thì đang rơi vào đường tội lỗi

Khi một người chỉ sống trong môi trường khép kín của mình, chỉ hít thở trong không gian của riêng mình, trong tài sản của riêng mình, trong sự hài lòng đầy hư ảo của hư danh, để rồi cảm thấy an toàn và chỉ tin vào chính bản thân, thì khi đó người ấy đánh mất phương hướng, đánh mất định hướng, mất la bàn và không biết xác định các ranh giới. Đó là những gì đã xảy ra với ông nhà giàu trong bài Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay. Ông chỉ biết sống cho riêng mình. Ông không thèm quan tâm và không biết đến người nghèo Lazaro trước cửa nhà ông.

Ông ta biết người nghèo đó là ai. Ông ta biết. Bởi vì sau đó, khi chịu cực hình trong hỏa ngục, ông kêu xin với Tổ phụ Abraham rằng: “Xin sai anh Lazaro…”. Thế đó, ông phú hộ biết có người nghèo trước cửa nhà mình, ông cũng biết rõ tên của người ấy là Lazaro, nhưng ông không quan tâm. Ông ta có phải là kẻ tội lỗi không? Có. Nhưng một tội nhân có thể hoán cải, có thể nài xin ơn tha thứ và Chúa sẽ thứ tha. Thế nhưng tâm hồn ông ta khép kín và dẫn ông tới chỗ chết mà không thể quay đầu. Vấn đề ở chỗ: ông ta biết những đau khổ của người nghèo, nhưng ông lại cứ sống trong cái hạnh phúc của ông và không cần quan tâm. Vấn đề là ông không nhận thấy mình là kẻ tội lỗi, ông không thấy mình cần hoán cải.

Chúng ta cảm thấy gì trong tâm hồn, khi nhìn những người vô gia cư trên đường phố?

Bạn sẽ cảm thấy gì trong lòng khi đi trên đường phố và thấy những người vô gia cư, thấy những đứa trẻ ăn xin… Có thể bạn nói: nhưng có những kẻ ăn cắp. Và rồi bạn tiếp tục bước đi, và bạn làm như thế? Những người không nhà cửa, người nghèo, người bị bỏ rơi, ngay cả có những người ăn mặc lịch sự nhưng họ không nhà cửa, vì họ không có tiền thuê nhà, vì họ không có công ăn việc làm… Những con người ấy là ai đối với tôi?

Phải chăng những con người ấy cũng chỉ là một phần của cảnh quan thành phố, giống như một bức tượng, như trạm xe buýt, như bưu điện? Phải chăng điều ấy là bình thường? Hãy cẩn thận! Hãy cẩn thận khi tự nhủ lòng rằng: Có những điều như thế, nhưng mà cuộc sống là thế thôi… rồi tiếp tục ăn uống, mà không có một chút cảm thấy lỗi lầm, và rồi tiếp tục bước đi. Cung cách ấy, con đường ấy chẳng hề tốt lành.

Nếu tôi ăn năn trở lại, chứ không chỉ khép kín

Từ những gì tôi nghe, những gì tôi thấy trên các tin tức, ví như có quả bom rơi xuống một bệnh viện và nhiều trẻ em bị chết, nhiều người nghèo bị chết, có thể tôi dâng một lời cầu nguyện và rồi tôi tiếp tục sống như thể chẳng có gì xảy ra? Hãy ghi khắc trong tim chúng ta, câu chuyện đầy kịch tính của anh Lazaro.

Chúng ta hãy cầu nguyện: Lạy Chúa, xin hãy đoái nhìn tâm hồn con, để con nhận thấy đường sai lỗi của con. Vì một tội nhân, nếu sám hối, thì sẽ trở lại; nhưng nếu là kẻ dửng dưng vô cảm thì là quá khó, vì khi ấy là tự đóng kín nơi bản thân. Lạy Chúa, này là trái tim con, xin cho con biết được đường đi và trên con đường ấy, con có thể vững bước.

Tứ Quyết SJ