ĐTC Phanxicô: Tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân không thể tách rời

ĐTC Phanxicô: Tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân không thể tách rời

Trọng tâm Tin Mừng Chúa nhật hôm nay (Mc 12,28b-34) đó là điều răn của tình yêu: Yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận. Một luật sĩ hỏi Chúa Giêsu: “Trong các giới răn điều nào trọng nhất?” (c. 28).

Điều răn quan trọng nhất

Chúa Giêsu trả lời bằng cách trích dẫn việc tuyên xưng đức tin mà mỗi người Israel khi bắt đầu và kết thúc một ngày sống thường bắt đầu với những lời: “Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất” (Dnl 6,4). Bằng cách này dân Israel gìn giữ đức tin nền tảng của mình trong thực tế với tất cả niềm xác tín: chỉ có một Thiên Chúa là “Thiên Chúa chúng ta”, trong nghĩa này Ngài gắn bó với chúng ta với một giao ước bất khả phân ly, Ngài yêu thương chúng ta, Ngài sẽ yêu thương chúng ta mãi mãi. Từ nguồn mạch này dẫn đến chúng ta điều răn kép: “Yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi […] yêu mến tha nhân như chính mình ngươi” (c. 30-31).

Lời giảng dạy của Chúa Giêsu

Với việc chọn hai Lời này, hướng từ Thiên Chúa đến dân Ngài và đặt chung với nhau, Chúa Giêsu đã dạy một lần cho mãi mãi rằng tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu hướng về tha nhân là một điều không thể tách rời, hơn nữa còn hổ trợ lẫn nhau. Mặc dù được xếp theo thứ tự, chúng là hai mặt của một mề đai duy nhất: sống chung với nhau là sức mạnh thực sự của người tín hữu! Yêu mến Thiên Chúa là sống cho Ngài và vì Ngài, cho chính Ngài và cho chính những gì Ngài thi hành. Và Thiên Chúa của chúng ta đã trao ban vô điều kiện, tha thứ không có giới hạn, đó là mối tương quan thúc đẩy và làm cho lớn lên. Yêu mến Thiên Chúa có nghĩa là mỗi ngày nỗ lực để trở thành cộng tác viên của Ngài trong sự phục vụ vô điều kiện người thân cận, trong việc cố gắng tha thứ không giới hạn và trong việc vun trồng các mối tương quan hiệp thông huynh đệ.

Không lựa chọn trước người thân cận

Và ĐTC nhấn mạnh rằng: Thánh sử Máccô không bận tấm đến việc ai là người thân cận, bởi vì người thân cận là người mà chúng ta gặp mỗi ngày. Không phải là chuyện lựa chọn trước người thân cận, đây không phải là Kitô hữu, nhưng có đôi mắt để nhìn thấy người thân cận và có một trái tim để muốn làm điều tốt. Nếu chúng ta luyện tập nhìn với cái nhìn của Chúa Giêsu, chúng ta có thể lắng nghe và ở bên cạnh những ai cần sự trợ giúp. Các nhu cầu của người thân cận đòi hỏi câu trả lời thiết thực, nhưng trước hết họ cần một sự chia sẻ.

Không đủ nếu chỉ cho người đói ăn

Người đang đói không chỉ cần một tô súp, nhưng còn cần một nụ cười, cần được lắng nghe và cần lời cầu nguyện, tất cả cùng thực hiện với nhau. Tin Mừng hôm nay không chỉ mời gọi tất cả chúng ta hướng đến tình trạng đói nghèo khẩn cấp của những người anh em đói nghèo nhất, nhưng trước hết cần chú ý đến nhu cầu của sự gần gũi huynh đệ, của ý nghĩa cuộc sống và của sự dịu dàng. Điều này chất vấn các cộng đoàn Kitô chúng ta: đó là tránh nguy cơ trở thành những cộng đoàn mà sống với nhiều sáng kiến nhưng chỉ có vài mối tương quan: “Các trạm dịch vụ” nhưng ít sự đồng hành, trong ý nghĩa trọn vẹn và kitô giáo của từ ngữ này.

Tình yêu Thiên Chúa và tha nhân không thể tách biệt

Thiên Chúa là tình yêu, vì yêu Ngài đã tạo dựng chúng ta và để chúng ta có thể yêu người khác ở lại hiệp nhất với Ngài. Sẽ là ảo tưởng nếu chúng ta yêu tha nhân nhưng lại không yêu mến Thiên Chúa; và cũng vậy sẽ là ảo tưởng nếu yêu tha nhân mà không yêu mến Thiên Chúa. Hai chiều kích của tình yêu, đối với Thiên Chúa và tha nhân, trong sự hiệp nhất này chính là đặc điểm của người môn đệ Chúa Giêsu. Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta đón nhận và làm chứng trong cuộc sống mỗi ngày sự giảng dạy chiếu sáng này.

Ngọc Yến

ĐTC Phanxicô: Kitô hữu tốt phải làm điều thiện

ĐTC Phanxicô: Kitô hữu tốt phải làm điều thiện

"Không làm điều thiện thì không là Kitô hữu tốt. Không làm điều xấu thì tốt, nhưng không làm điều tốt thì là xấu." ĐTC đã nói với đông đảo bạn trẻ trong buổi đọc Kinh Truyền Tin Chúa nhật
12.08 tại quảng trường thánh Phêrô.
Buổi đọc Kinh Truyền tin trưa Chúa nhật 12 tháng 8 diễn ra trong bầu khí đặc biệt, với gần 100 ngàn bạn trẻ Italia vừa kết thúc cuộc hành hương “Qua vạn nẻo đường”, và các tín hữu hành hương. Dựa trên lời kêu gọi của thánh Phaolô: ”Anh chị em đừng làm phiền Thánh Linh của Thiên Chúa, vì chính Ngài là dấu ấn ghi trên Anh chị em, để chờ ngày cứu chuộc” (Ep 4,30), ĐTC Phanxicô giải thích thế nào là làm phiền lòng Thánh Linh của Thiên Chúa và ngài mời gọi các tín hữu không chỉ không làm điều xấu nhưng còn phải làm điều tốt.

Không làm phiền Thánh Linh: sống lời hứa của bí tích rửa tội chứ không sống giả hình

ĐTC đặt câu hỏi: Nhưng làm phiền Thánh Linh thế nào? Và Ngài giải thích: Tất cả chúng ta đã nhận lãnh Thánh Linh trong bí tích Rửa tội và Thêm sức, vì thế, để không làm phiền Thánh Linh, ta cần sống phù hợp với những lời đã hứa khi chịu phép rửa tội, và khi được canh tân trong bí tích Thêm Sức. Do đó, để không làm phiền Thánh Linh, cần sống phù hợp với các lời hứa của bí tích rửa tội, chứ không sống giả hình. Kitô hữu không thể sống giả hình: phải sống cách phù hợp. Những lời hứa của bí tích rửa tội có hai khía cạnh: từ bỏ sự ác và gắn bó với điều thiện.

Từ bỏ sự ác và gắn bó với điều thiện

Từ bỏ sự ác có nghĩa là không chiều theo những cám dỗ, tội lỗi, ma quỷ. Cụ thể hơn, nó có nghĩa là từ bỏ nền văn hóa chết chóc, được diễn tả qua sự trốn chạy thực tại tìm đến hạnh phúc giả dối được biểu lộ trong sự dối trá, lừa đảo, bất công, khinh rẻ người khác. Sự sống mới được ban cho chúng ta trong Bí tích rửa tội, và có Chúa Thánh Linh là nguồn mạch, loại bỏ lối sống theo những tâm tình chia rẽ và bất thuận. Vì thế, Thánh Phaolo Tông Đồ khuyên nên xua đuổi khỏi tâm hồn mình ”mọi cứng cỏi, phẫn nộ, giận dữ, la ó, và nói xấu cùng với mọi thứ gian ác” (v.31). 6 yếu tố hoặc tật xấu này làm xáo trộn niềm vui của Thánh Linh làm ô nhiễm tâm hồn và dẫn đưa tới lăng mạ chống Thiên Chúa và tha nhân.

"Không làm điều xấu thì tốt, nhưng không làm điều tốt thì xấu"

Và ĐTC nói thêm: Không làm sự ác mà thôi thì chưa đủ để trở thành một Kitô hữu tốt; cần gắn bó với sự thiện và làm sự thiện. Và Thánh Phaolô tiếp tục: ”Trái lại anh chị em hãy tử tế với nhau, có lòng thương xót, tha thứ cho nhau như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh chị em trong Chúa Kitô” (v.32). Bao nhiêu lần chúng ta nghe một số người nói: ”Tôi không làm hại một ai”. Đồng ý, nhưng bạn có làm điều thiện không? Bao nhiêu người không làm điều ác, nhưng họ cũng chẳng làm điều thiện, và đời sống của họ diễn ra trong sự dửng dưng, trong lãnh đạm, nguội lạnh. Thái độ ấy trái ngược với Tin Mừng, và trái ngược cả với đặc tính của người trẻ, tự bản chất các bạn năng động, say mê và can đảm. Thánh Alberto Hurtado nói: "Không làm điều xấu thì tốt, nhưng không làm điều tốt thì xấu."

Kitô hữu thật: chống lại sự dữ, thực hành điều thiện

 ĐTC nhắn nhủ các tín hữu hãy trở thành những người giữ vai chính trong sự thiện! Ngài nói: Đừng cảm thấy mình đúng khi không làm điều làm sự ác; mỗi người có lỗi đối với sự thiện họ có thể làm nhưng đã không làm. Không oán ghét mà thôi, thì không đủ, còn cần tha thứ nữa; không oán hận mà thôi thì vẫn chưa đủ, còn cần cầu nguyện cho kẻ thù nữa; không là nguyên nhân gây chia rẽ mà thôi thì vẫn chưa đủ, còn phải mang hòa bình đến nơi nào không có, không nói xấu người khác mà thôi thì chưa đủ, còn cần chặn lại, khi nghe nói xấu người khác. Nếu chúng ta không chống lại sự ác, có nghĩa là chúng ta mặc nhiên nuôi dưỡng sự ác. Cần can thiệp tại nơi mà sự ác lan tràn; vì sự ác phổ biến tại những nơi nào thiếu các tín hữu Kitô can đảm chống lại sự thiện, và ”bước đi trong bác ái” (Xc 5,2), theo lời cảnh giác của Thánh Phaolô.

Cuối cùng ĐTC khuyến khích các bạn trẻ, những người đã bước đi rất nhiều trong những ngày này: hãy bước đi trong bác ái! ĐTC mời gọi họ cùng nhau tiến về Thượng HĐGM sắp tới tại Roma về đề tài ”Giới trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi”. Ngài cầu xin Đức Trinh Nữ Maria nâng đỡ tất cả bằng lời chuyển cầu từ mẫu của Mẹ, để mỗi người, mỗi ngày, bằng việc làm, có thể khước từ sự ác và chấp nhận sự thiện.

Buổi đọc Kinh Truyền tin trưa Chúa nhật 12 tháng 8 diễn ra trong bầu khí đặc biệt, với gần 100 ngàn bạn trẻ Italia vừa kết thúc cuộc hành hương “Qua vạn nẻo đường”, và các tín hữu hành hương. Dựa trên lời kêu gọi của thánh Phaolô: ”Anh chị em đừng làm phiền Thánh Linh của Thiên Chúa, vì chính Ngài là dấu ấn ghi trên Anh chị em, để chờ ngày cứu chuộc” (Ep 4,30), ĐTC Phanxicô giải thích thế nào là làm phiền lòng Thánh Linh của Thiên Chúa và ngài mời gọi các tín hữu không chỉ không làm điều xấu nhưng còn phải làm điều tốt.

Không làm phiền Thánh Linh: sống lời hứa của bí tích rửa tội chứ không sống giả hình

ĐTC đặt câu hỏi: Nhưng làm phiền Thánh Linh thế nào? Và Ngài giải thích: Tất cả chúng ta đã nhận lãnh Thánh Linh trong bí tích Rửa tội và Thêm sức, vì thế, để không làm phiền Thánh Linh, ta cần sống phù hợp với những lời đã hứa khi chịu phép rửa tội, và khi được canh tân trong bí tích Thêm Sức. Do đó, để không làm phiền Thánh Linh, cần sống phù hợp với các lời hứa của bí tích rửa tội, chứ không sống giả hình. Kitô hữu không thể sống giả hình: phải sống cách phù hợp. Những lời hứa của bí tích rửa tội có hai khía cạnh: từ bỏ sự ác và gắn bó với điều thiện.

Từ bỏ sự ác và gắn bó với điều thiện

Từ bỏ sự ác có nghĩa là không chiều theo những cám dỗ, tội lỗi, ma quỷ. Cụ thể hơn, nó có nghĩa là từ bỏ nền văn hóa chết chóc, được diễn tả qua sự trốn chạy thực tại tìm đến hạnh phúc giả dối được biểu lộ trong sự dối trá, lừa đảo, bất công, khinh rẻ người khác. Sự sống mới được ban cho chúng ta trong Bí tích rửa tội, và có Chúa Thánh Linh là nguồn mạch, loại bỏ lối sống theo những tâm tình chia rẽ và bất thuận. Vì thế, Thánh Phaolo Tông Đồ khuyên nên xua đuổi khỏi tâm hồn mình ”mọi cứng cỏi, phẫn nộ, giận dữ, la ó, và nói xấu cùng với mọi thứ gian ác” (v.31). 6 yếu tố hoặc tật xấu này làm xáo trộn niềm vui của Thánh Linh làm ô nhiễm tâm hồn và dẫn đưa tới lăng mạ chống Thiên Chúa và tha nhân.

"Không làm điều xấu thì tốt, nhưng không làm điều tốt thì xấu"

Và ĐTC nói thêm: Không làm sự ác mà thôi thì chưa đủ để trở thành một Kitô hữu tốt; cần gắn bó với sự thiện và làm sự thiện. Và Thánh Phaolô tiếp tục: ”Trái lại anh chị em hãy tử tế với nhau, có lòng thương xót, tha thứ cho nhau như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh chị em trong Chúa Kitô” (v.32). Bao nhiêu lần chúng ta nghe một số người nói: ”Tôi không làm hại một ai”. Đồng ý, nhưng bạn có làm điều thiện không? Bao nhiêu người không làm điều ác, nhưng họ cũng chẳng làm điều thiện, và đời sống của họ diễn ra trong sự dửng dưng, trong lãnh đạm, nguội lạnh. Thái độ ấy trái ngược với Tin Mừng, và trái ngược cả với đặc tính của người trẻ, tự bản chất các bạn năng động, say mê và can đảm. Thánh Alberto Hurtado nói: "Không làm điều xấu thì tốt, nhưng không làm điều tốt thì xấu."

Kitô hữu thật: chống lại sự dữ, thực hành điều thiện

 ĐTC nhắn nhủ các tín hữu hãy trở thành những người giữ vai chính trong sự thiện! Ngài nói: Đừng cảm thấy mình đúng khi không làm điều làm sự ác; mỗi người có lỗi đối với sự thiện họ có thể làm nhưng đã không làm. Không oán ghét mà thôi, thì không đủ, còn cần tha thứ nữa; không oán hận mà thôi thì vẫn chưa đủ, còn cần cầu nguyện cho kẻ thù nữa; không là nguyên nhân gây chia rẽ mà thôi thì vẫn chưa đủ, còn phải mang hòa bình đến nơi nào không có, không nói xấu người khác mà thôi thì chưa đủ, còn cần chặn lại, khi nghe nói xấu người khác. Nếu chúng ta không chống lại sự ác, có nghĩa là chúng ta mặc nhiên nuôi dưỡng sự ác. Cần can thiệp tại nơi mà sự ác lan tràn; vì sự ác phổ biến tại những nơi nào thiếu các tín hữu Kitô can đảm chống lại sự thiện, và ”bước đi trong bác ái” (Xc 5,2), theo lời cảnh giác của Thánh Phaolô.

Cuối cùng ĐTC khuyến khích các bạn trẻ, những người đã bước đi rất nhiều trong những ngày này: hãy bước đi trong bác ái! ĐTC mời gọi họ cùng nhau tiến về Thượng HĐGM sắp tới tại Roma về đề tài ”Giới trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi”. Ngài cầu xin Đức Trinh Nữ Maria nâng đỡ tất cả bằng lời chuyển cầu từ mẫu của Mẹ, để mỗi người, mỗi ngày, bằng việc làm, có thể khước từ sự ác và chấp nhận sự thiện.

Giuse Trần Đức Đức Anh OP

Sứ Điệp Đức Thánh Cha gửi Chiến dịch Huynh Đệ mùa chay ở Brazil

Sứ Điệp Đức Thánh Cha gửi Chiến dịch Huynh Đệ mùa chay ở Brazil

VATICAN. Trong sứ điệp gửi các tín hữu Công Giáo Brazil nhân dịp khai mạc chiến dịch huynh đệ mùa chay, ĐTC mời gọi thực hành tha thứ và xây dựng hòa bình, kể cả qua những cử chỉ bé nhỏ.

Chiến dịch Huynh đệ mùa chay năm nay ở Brazil, bắt đầu từ ngày 14-2-2018, có chủ đề là câu nói của Chúa Giêsu trong Tin Mừng theo thánh Mathêu: ”Tất cả các con là anh em với nhau” (Mt 23,8). Qua chiến dịch này, các tín hữu được mời gọi nhận ra bạo lực trong bao nhiêu môi trường và những hình thức khác nhau, đồng thời, với niềm tín thác, tin tưởng và hy vọng, khắc phục bạo lực trên con đường tình thương, chúng ta thấy rõ trong Chúa Giêsu Chịu Đóng Đanh.

ĐTC nhắc nhở rằng mùa chay là ”thời điểm thuận tiện, là ngày cứu độ” (1 Cr 6,2) mang lại cho chúng ta ơn tha thứ được lãnh nhận và trao ban. Tha thứ những xúc phạm đã chịu là biểu hiện hùng hồn nhất tình yêu thương xót, và đối với các tín hữu Kitô chúng ta, đó là một một mệnh lệnh mà chúng ta không thể tránh né. Tuy nhiều khi khó khăn, nhưng tha thứ là phương thế được đặt trong đôi tay mong manh của chúng ta để đạt được sự thanh thản trong tâm hồn và an bình. Gạt bỏ tâm tình oán hận, giận dữ, bạo lực và trả thù, đó chính là điều kiện để sống như anh chị em với nhau và khắc phục bạo lực”.

Sau cùng, ĐTC mời gọi các tín hữu trở thành ”những sứ giả và là những người xây dựng hòa bình”. Một nền hòa bình thành quả của sự phát triển toàn diện của mọi người, một nền hòa bình nảy sinh từ tương quan mới với tất cả các thụ tạo. Hòa bình được dệt ngày qua ngày trong kiên nhẫn và từ bi thương xót, giữa lòng gia đình, trong sinh hoạt cộng đồng, nơi làm việc và trong tương quan với thiên nhiên. Chính những cử chỉ bé nhỏ tôn trọng, lắng nghe, đối thoại, thinh lặng, yêu mến, đón tiếp, hội nhập, tạo nên những không gian trong đó chúng ta hít thở được tình huynh đệ” (Rei 14-2-2018)

G. Trần Đức Anh OP 

 

Đức Thánh Cha tiếp 7000 thành viên Hội Chữ Thập Đỏ Italia

Đức Thánh Cha tiếp 7000 thành viên Hội Chữ Thập Đỏ Italia

VATICAN. ĐTC đề cao sứ mạng của Hội Chữ Thập đỏ là ”kiến tạo sự cảm thông nhau giữa con người và các dân tộc, làm nảy sinh một nền hòa bình lâu bền.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 27-1-2018, dành cho 7 ngàn thành viên Hội Chữ Thập Đỏ Italia.

Trong bài diễn văn, ĐTC nhắc đến các hoạt động của các thành viên Hội Chữ Thập đỏ cứu giúp các nạn nhân thiên tai và cả những người di dân. Những hoạt động của họ phản ánh hoạt động của người Samaritano trong Phúc Âm. Ngài cũng quảng diễn 3 nguyên tắc hoạt động của Hội Chữ Thập Đỏ là tình nhân đạo. Chính tình người này đã thúc đẩy người Samaritano nhân lành cúi mừng trên người bị thương nằm trên đất.

ĐTC nhận xét rằng bao nhiêu người trên trái đất, trẻ em, người già, người nam người nữ trở nên ”vô hình”, vì họ ở trong bóng tối của sự dửng dưng.. Thái độ này đã ngăn cản không cho nhiều người nhìn thấy tha nhân, không nghe được tiếng kêu của họ và nhận thức những đau khổ. Nền văn hóa gạt bỏ là một nền văn hóa vô danh, không có tương quan cũng chẳng có khuôn mặt. Thứ văn hóa này chỉ chăm sóc một vài người và loại bỏ bao nhiêu người khác.

Nguyên tắc thứ hai là ”không thiên vị”, không phân biệt quốc tịch, chủng tộc, tín ngưỡng, giai cấp hoặc chính kiến. Thứ ba là ”trung lập”, không đứng về phe nào trong các cuộc xung đột và tranh luận chính trị, chủng tộc hoặc tôn giáo. Tiêu chuẩn hành động này chống lại xu hướng đang lan tràn ngày nay, phân biệt giữa người đáng được quan tâm và cứu giúp, người thì không đáng giúp. ĐTC nói: Với sự không thiên vị, người Samaritano không gạn hỏi người bị thương nằm trên đất trước khi giúp đỡ họ, không đòi phải biết họ gốc gác thế nào và tín ngưỡng ra sao thì mới giúp đỡ.

ĐTC khuyến khích các thành viên Hội Chữ thập đỏ Italia tiếp tục sứ mạng cao quí của mình và ngài nói: Ai nhìn tha nhân với đôi mắt thân hữu, chứ không qua lăng kính cạnh tranh hoặc xung đột, thì trở thành người xây dựng một thế giới dễ sống và nhân bản hơn (Rei 27-1-2018)

G. Trần Đức Anh OP

Đức Thánh Cha viếng nơi tưởng niệm 355 nạn nhân Đức Quốc xã

Đức Thánh Cha viếng nơi tưởng niệm 355 nạn nhân Đức Quốc xã

ROMA. Trong cuộc viếng thăm nơi tưởng niệm 355 nạn nhân của Đức Quốc Xã tại Roma, ĐTC cầu xin Chúa tha thứ các tội ác của nhân loại và đừng để chúng xảy ra nữa.

Rời nghĩa trang quân đội Mỹ vào lúc 4 giờ rưỡi chiều cùng ngày 2-11-2017, ĐTC đã đến Hố Ardeatine (Fosse Ardeatine), cách Roma khoảng 10 cây số, nơi mà 335 nạn nhân gồm các binh sĩ và thường dân, trong đó có 75 người Do thái, bị Đức quốc xã hành quyết ngày 24-3 năm 1944 để trả thù cuộc khủng bố chống lại các binh sĩ Đức ở đường Rasella, Roma.

Tại đây, ĐTC được Rabbi trưởng của Cộng đoàn Do thái ở Roma, Riccardo Di Segni, cùng với các vị chỉ huy quân đội bảo quản nơi tưởng niệm này tiếp đón. Ngài đến mặc niệm trong thinh lặng trước nơi 335 nạn nhân bị hành quyết rồi viếng mộ các nạn nhân ở dưới hầm, trong sự thinh lặng tuyệt đối.

ĐTC cũng đặt hoa hồng trên một số mộ. Rabbi Di Segni đã đọc một kinh nguyện bằng tiếng Do thái, trước khi ĐTC dâng lời nguyện lên Thiên Chúa, nhắc đến giao ước yêu thương và trung tín của Chúa, là Đấng từ bi và cảm thương với mỗi người, mỗi dân tộc chịu đau khổ và áp bức.

Trong cuốn sổ vàng lưu niệm, ĐTC viết: ”Đây là kết quả của chiến tranh: oán ghét, chết chóc và báo thù… Lạy Chúa, xin tha thứ cho chúng con”.

Sau khi từ Hố Ardeatine về Vatican, ĐTC còn xuống tầng hầm Đền Thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện trước mộ của các vị Giáo Hoàng an táng tại đây (RG 2-11-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Đừng thủ đoạn cũng đừng giả hình

Đừng thủ đoạn cũng đừng giả hình

Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ơn để nhận ra sự thật trong nội tâm mình. Đức Thánh Cha đã dâng lời cầu nguyện ấy trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Tha thứ là ơn nhưng không

Bài đọc trích thư của thánh Phaolô tông đồ gửi giáo đoàn Roma (Rm 4,1-8) cho chúng ta biết ơn tha thứ của Thiên Chúa thực sự là gì. Đó là một ơn nhưng không, đó là ơn sủng Thiên Chúa ban, đó là ý muốn yêu thương của Thiên Chúa. Sự tha thứ không theo kiểu chúng ta nghĩ, và sự tha thứ không phải là do những việc chúng ta làm.

Những gì chúng ta làm là để đáp lại tình yêu nhưng không mà Thiên Chúa đã trao tặng chúng ta. Những việc ta làm là để minh chứng, để chứng thực về ơn tha thứ mà chúng ta được lãnh nhận và sinh hoa kết trái. Sự thánh thiện của chúng ta hoàn toàn là do chúng ta nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa. Như Thánh Vịnh có lời cầu nguyện: “Phúc cho kẻ tội lỗi được thứ tha. Phúc cho người không bị Chúa hạch tội.” Thiên Chúa là Đấng thứ tha. Ngài tha thứ cho ta tội nguyên tổ và biết bao tội ta đã phạm. Ngài tha thứ hoài tha thứ mãi. Chúng ta được tha thứ, không bao giờ là vì những việc tốt lành ta đã làm. Chúng ta được tha thứ, chỉ vì Thiên Chúa đã Đấng giàu lòng từ nhân đã tha thứ cho ta. Và chúng ta có thể đáp lại ơn tha thứ ấy bằng những việc làm tốt lành.

Cần thật thà

Trong bài Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 12,1-7), Chúa Giêsu nói về những kẻ công chính theo vẻ bề ngoài. Bề ngoài họ ra vẻ công chính thánh thiện, nhưng kỳ thực họ sống giả hình. Bên ngoài là tốt đẹp, nhưng bên trong thì nhơ bẩn. Bên ngoài thì làm ra vẻ ăn chay cầu nguyện bố thí, nhưng bên trong thì trống rỗng và xấu xa.

Họ sống với những thủ đoạn trong tâm hồn, trong lối sống, và làm ra vẻ thánh thiện. Chúa Giêsu luôn muốn chúng ta phải trung thực trong tâm hồn. Và nếu có điều gì đó có vẻ bên ngoài là sự thật, thì trước tiên điều ấy phải là sự thật trong cõi lòng. Do đó, Chúa đã khuyên chúng ta, là khi cầu nguyện, nên cầu nguyện nơi kín đáo. Khi ăn chay, thì đừng tỏ ra là mình ăn chay. Khi bố thí giúp đỡ người khác, thì làm cách kín đáo, việc tay trái chớ cho tay phải biết.

Xin ơn nhận biết tội lỗi bản thân

Đối với những kẻ sống giả hình, cái mẽ bề ngoài của họ chỉ tựa “bong bóng xà phòng” nay còn mai mất. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta có sự hội nhất trong cuộc sống, có sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, giữa việc làm và đời sống. Những kẻ giả hình thì làm những điều xấu xa. Giả hình là một lối sống quá xấu xa. Như trong Thánh Vịnh, chúng ta hãy cầu xin Chúa ơn nhận biết sự thật. Lời cầu nguyện này rất đẹp: “Lạy Chúa, xin cho con biết tội con đã phạm. Con không che giấu tội con. Con không lừa dối linh hồn con. Con xin xưng thú với Chúa tội lỗi của con.” Sự thật ấy luôn ở trước mặt Chúa, luôn luôn là như thế. Khi chúng ta thân thưa sự thật ấy với Chúa, Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta.

Khi đạo đức giả trở thành một loại thói quen, thì thói quen giả hình ấy dẫn tới chỗ việc đổ thừa đổ lỗi cho người khác. Chúng ta đừng sống như thế, đừng đổ lỗi cho người khác, nhưng hãy tìm hiểu sự khôn ngoan để biết tự trách bản thân, để biết thân thưa với Chúa tội lỗi của mình, để được Chúa thứ tha. 

Tứ Quyết SJ

Đức Thánh Cha tiếp Hội Đồng Methodist thế giới

Đức Thánh Cha tiếp Hội Đồng Methodist thế giới

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến Hội đồng các Giáo Hội Tin Lành Methodist thế giới sáng ngày 19-10-2017, ĐTC cổ võ các tín hữu Công Giáo và Methodist cùng dấn thân phục vụ và giúp đỡ người nghèo.

Tin Lành Methodist, cũng được gọi là Phong trào Giám Lý, xuất phát từ Anh giáo, do Mục Sư John Wesley hồi thế kỷ 18, và hiện có khoảng 80 triệu tín hữu trên thế giới. 56 thành viên Hội đồng thế giới Methodist được ĐTC tiếp kiến nhân dịp kỷ niệm 50 năm bắt đầu đối thoại đạt kết giữa Công Giáo và Methodist.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nói: ”Chúng ta là những anh chị em, sau một thời gian dài chia cách, vui mừng gặp lại nhau và tái khám phá nhau, đồng hành, và quảng đại mở rộng tâm hồn cho tha nhân. Chúng ta tiếp tục hành trình này, với ý thức rằng đây là con đường được Chúa chúc lành: được khởi sự nhờ Người và hướng về Người”

ĐTC cũng đề cao các hoạt động bác ái và nhấn mạnh rằng ”Đức tin trở nên hữu hình, nhất là khi đức tin được cụ thể hóa trong tình thương, đặc biệt trong việc phục vụ những người nghèo và người bị gạt ra ngoài lề. ”Các ngươi hãy công bố sự giải thoát trên lãnh thổ cho tất cả mọi người dân trong đó:” trong dịp kỷ niệm 50 năm đối thoại, lời mời gọi cổ kính của Kinh Thánh sinh động vang dội đặc biệt thời sự đối với chúng ta. Lời mời này thuộc về chính lời kêu gọi nên thánh, và vì đây là lời mời gọi sống hiệp thông với Thiên Chúa, nên nhất thiết cũng là lời kêu gọi sống hiệp thông với tha nhân. Khi các tín hữu chúng ta, Công Giáo và Methodist, đồng hành và cùng nâng đỡ những người yếu thế và bị ở ngoài lề, tuy họ ở trong các xã hội chúng ta, tức là chúng ta đáp lại lời mời gọi của Chúa”. (Rei 19-10-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

Chúa Giêsu mở rộng vòng tay tiếp đón người tội lỗi

Chúa Giêsu mở rộng vòng tay tiếp đón người tội lỗi

** Chúa Giêsu giang rộng đôi cánh tay cho người tội lỗi. Ngài thương xót họ và muốn họ được chữa lành, được giải thoát hoàn toàn và có cuộc sống tràn đầy. Ngài trông thấy khả thể phục sinh cả nơi người đã sai lầm chồng chất, và cống hiến cho họ niềm hy vọng có một cuộc sống mới.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với 8,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi gặp gỡ chung hằng tuần sáng thứ tư hôm qua trong đại thính đường Phaolô VI.

Trong bài huấn dụ ngài đã quảng diễn ý nghĩa đoạn Phúc Âm nói về người đàn bà tội lỗi đến khóc trên chân Chúa, lấy tóc lau chân và xức dầu thơm trên chân Chúa, khi Ngài đến dự tiệc tại nhà ông biệt phái Simon, như thánh Luca kể trong chương 7: “Rồi quay lại phía người phụ nữ, Người nói với ông Si-môn: "Ông thấy người phụ nữ này chứ? Tôi vào nhà ông: nước lã, ông cũng không đổ lên chân tôi, còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau. Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít." Rồi Đức Giê-su nói với người phụ nữ: "Tội của chị đã được tha rồi." Bấy giờ những người đồng bàn liền nghĩ bụng: "Ông này là ai mà lại tha được tội? "Nhưng Đức Giê-su nói với người phụ nữ: "Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an."

ĐTC nói: chúng ta đã thấy phản ứng của những người được ông biệt phái Simon mời dự tiệc: ”Ông ấy là ai mà lại tha cả tội nữa?” (Lc 7,49). Chúa Giêsu vừa làm một cử chỉ gây gương mù gương xấu. Một phụ nữ trong thành phố mà mọi người đều biết là người tội lỗi đã vào nhà ông Simon, cúi xuông chân Chúa Giêsu và đổ dầu thơm trên chân Ngài. Mọi người ở bàn tiệc đều lẩm bẩm: “Nếu ông là một ngôn sứ, thì sẽ không được chấp nhận các cử chỉ của loại đàn bà như chị ta. Sự khinh bỉ. Các phụ nữ ấy, tội nghiệp, chỉ phục vụ để được viếng thăm bởi cả các người lãnh đạo, hay để bị ném đá thôi. Theo tâm thức thời đó, giữa thánh nhân và người tội lỗi, giữa người trong sạch và người ô uế, phải có sự tách biệt rõ ràng. ĐTC giải thích:

** Nhưng thái độ của Chúa Giêsu thì khác hẳn. Ngay từ đầu sứ vụ của mình tại Galilea, Ngài đến gần các người phong cùi, các người bị quỷ ám, mọi người đau yếu và bị gạt bỏ ngoài lề xã hội. Một thái độ loại này đã không phải là điều thường tình, đến độ sự thiện cảm này của Chúa Giêsu đối với các người bị loại trừ, các người “không thể đụng chạm đến”, sẽ là một trong các điều khiến cho người đương thời khó chịu. Nơi đâu có một người đau khổ, Chúa Giêsu lo lắng cho họ và nỗi khổ đau đó trở thành nỗi khổ đau của Ngài. Chúa Giêsu không giảng dậy rằng cần phải chịu đựng nó với sự anh hùng, theo kiểu của các triết gia khắc kỷ. Chúa Giêsu chia sẻ  nỗi khổ đau của con người, và khi Ngài gặp họ từ nội tâm dấy lên thái độ định tính cho Kitô giáo : đó là lòng thương xót.  Trước nỗi khổ đau của con ngưòi Chúa Giêsu cảm thấy thương xót. Con tim của Chúa Giêsu thương xót. Chúa Giêsu cảm thương. Dịch sát chữ là Ngài cảm thấy lòng dạ run rẩy. Biết bao lần chúng ta gặp trong các Phúc Âm các phản ứng loại này. Con tim của Chúa Kitô nhập thể và vén mở cho thấy con tim của Thiên Chúa, là Đấng nơi đâu có một người nam nữ đau khổ là muốn cho họ được chữa lành, được giải thoát và có cuộc sống tràn đầy.

Vì thế Chúa Giêsu rộng mở vòng tay cho người tội lỗi. Cả ngày nay nữa có biết bao người  tiếp tục một cuộc sống sai lạc, bởi vì họ không tìm thấy ai sẵn lòng nhìn họ một cách khác, với đôi con mắt hay đúng hơn với trái tim của Thiên Chúa, nghĩa là nhìn họ với niềm hy vọng. Trái lại Chúa Giêsu trông thấy một khả thể phục sinh cả nơi người đã có biết bao lựa chọn sai lầm chồng chất. Chúa Giêsu luôn luôn ở đó với con tim rộng mở. Ngài mở toang lòng thương xót Ngài có trong tim; Ngài tha thứ, giang cánh tay ra, hiểu và tới gần… Đó, Chúa Giêsu là như thế!

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: đôi khi chúng ta quên rằng đối với Chúa Giêsu đây không phải là một tình yêu dễ đàng, rẻ tiền. Các Phúc Âm ghi nhận các phản ứng tiêu cực đầu tiên đối với Chúa Giêsu chính trong lúc Ngài tha thứ tội lỗi cho một người (x. Mt 2,1-12). Đó đã là một người khổ đau hai lần: bời vì ông không thể bước đi, và bởi vì ông cảm thấy mình đã “lầm lỗi”. Và Chúa Giêsu hiểu rằng nỗi khổ đau thứ hai lớn hơn nỗi khổ đau thứ nhất, đến độ Ngài tiếp nhận ông ta ngay lập tức với một lời loan báo sự giải thoát: “Con ơi, các tội con đã được tha!” (c. 5). Ngài giải thoát họ khỏi cảm tường  áp bức vì thấy mình lầm lỡ.

Và chính khi đó vài ký lục – những người tin mình hoàn thiện: tôi nghĩ tới biết bao tín hữu công giáo tin mình hoàn thiện và khinh bỉ người khác… điều này thật đáng  buồn – vài ký lục hiện diện đã coi các lời của Chúa Giêsu là gương mù gương xấu. Chúng vang lên như một sự phạm thượng, bởi vì chi có Thiên  Chúa mởi có thể tha tội.

Chúng ta quen sống kinh nghiệm tha tội, có lẽ một cách “quá rẻ tiền”, đôi khi chúng ta phải nhớ lại chúng ta đã đắt giá chừng nào đối với tình yêu của Thiên Chúa. Mỗi người trong chúng ta thật là đắt giá: sự sống của Chúa Giêsu! Ngài ban sự sống dù chỉ cho một người trong chúng ta thôi, cho từng người trong chúng ta. ĐTC giải thích thêm như sau:

** Chúa Giêsu không đi đến thập giá vì chữa lành người bệnh, vì rao giảng tình bác ái, vì công bố các phúc thật. Con Thiên Chúa đi đến thập giá nhất là bởi vì Ngài tha thứ tội lỗi; Ngài tha tội, bởi vì Ngài muốn sự giải thoát hoàn toàn, vĩnh viễn trái tim của con người. Bởi vì Ngài không chấp nhận rằng con người tàn lụi cuộc đời họ với “hình xâm” không thể xoá bỏ được này, với tư tường không thể được tiếp đón bởi trái tim xót thương của Thiên Chúa. Và với các tâm tình này Chúa Giêsu đến gặp gỡ những người tội lỗi, trong số đó chúng ta là những người đầu tiên.

Như thế những người tội lỗi được tha thứ. Họ không chỉ được trấn an trên bình diện tâm lý: sự tha thứ trấn an chúng ta biết bao, vì được giải thoát khỏi ý thức lỗi lầm. Chúa Giêsu còn làm hơn thế nữa : Ngài cống hiến cho những người đã lầm lạc niềm hy vọng của một cuộc sống mới , một cuộc sống được ghi dấu bởi tình yêu thương. “Nhưng mà lậy Chúa, con là một cái giẻ rách” – “Nhưng con hãy nhìn tới phiá trước và Ta tạo cho con một trái tim mới”. Đó là niềm hy vọng Chúa Giêsu trao ban cho chúng ta.

Mátthêu người thu thuế trở thành tông đồ của Chúa Kitô: Mátthêu là một người phản bội quê hương, một tay khai thác dân chúng. Dakêu ông nhà giầu thối nát: ông này chắc là đã có một bằng tiến sĩ nhờ hối lộ. Dakêu, ông nhà giầu thối nát của thành Giêricô biến thành một ân nhân của người nghèo. Người phụ nữ thành Samaria đã từng có 5 đời chồng và giờ đây chung sống với một người đàn ông khác, cảm thấy được hứa ban “một thứ nước hằng sống” sẽ có thể vọt lên luôn mãi bên trong chính nàng (x. Ga 4,14). Và như thế Chúa Giêsu thay đổi con tim. Ngài cũng làm như vậy với tất cả chúng ta.

Thật là tốt cho chúng ta, khi nghĩ rằng Thiên Chúa đã không chọn, như là chất liệu đầu tiên để làm thành Giáo Hội Ngài, những con người đã không bao giờ sai lầm. Giáo Hội là một dân tộc gồm những người tội lỗi, sống kinh nghiệm lòng thương xót và sự tha thứ của Thiên  Chúa. Thánh Phêrô đã hiểu hơn sự thật về chính mình khi nghe tiếng gà gáy, hơn là từ các hăng hái quảng đại của mình, khiến cho ông ưỡn ngực, làm cho ông cảm thấy mình cao hơn các người khác.

** Anh chị em thân mến, chúng ta tất cả là các người tội lỗi đáng thương, cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa, là Đấng có sức mạnh biến đổi chúng ta và trao ban cho chúng ta niềm hy vọng; và điều này Chúa làm mỗi ngày. Và Ngài làm! Và đối với người đã hiểu sự thật nền tảng này, Thiên Chúa ban thưởng sứ mệnh đẹp hơn của thế giới, có nghĩa là tình yêu thương đối với các anh chị em và việc loan báo của một lòng thương xót mà Chúa không từ chối với ai hết. Và đó là niềm hy vọng của chúng ta. Chúng ta hãy tiến bước với niềm tin tưỏng nơi sụ tha thứ, nơi tình yêu thương xót của Chúa Giêsu.

ĐTC đã chào các nhóm hành hương nói tiếng Pháp. Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước Malta, Nigeria, đảo Guam và Hoa Kỳ. Ngài cầu chúc mọi người trở thành dấu chỉ lòng thương xót của Thiên Chúa và niềm hy vọng trong gia đình và trong cộng đoàn.  Chào các nhóm nói tiếng Đức ĐTC nói mùa hè cống hiến cho chúng ta các dịp hay đẹp để sống kinh nghiệm niềm vui sống tình yêu của Chúa Kitô trong gia đình và giữa bạn bè với nhau. Chúa dậy chúng ta yêu thương nhau, tha thứ và tận hiến cho tha nhân. ĐTC cũng chào các đoàn hành hương nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng như Ba Lan. Ngài hiệp ý với các tín hữu Ba Lan đi hành hương đền thánh Đức Bà Jasna Gora và xin Đức Mẹ Nữ Vương Ba Lan tiếp nhận sự mệt nhọc và lời cầu của họ để lấy được từ Chúa Giêsu các ơn lành tràn đầy cho họ, cho gia đình và quốc gia Ba Lan. Ngài chúc mọi người làm chứng nhân cho tình yêu, lòng thương xót và tha thứ của Chúa giữa lòng xã hội.

Chào các tín hữu đến từ Ai Cập, Thánh Địa và các nước nói tiếng A Rập ĐTC nhắc cho mọi người nhớ sứ mệnh đầu tiên và nền tảng của Giáo Hội là “một trạm cứu thương ngoài chiến trường” và là một nơi chữa lành, thương xót, tha thứ và là nguồn hy vọng cho mọi người khổ đau, tuyệt vọng, nghèo túng, tội lỗi và bị xã hội gạt bỏ.

Trong các nhóm nói tiếng Ý ĐTC chào các nữ tu thừa sai Đức Mẹ Vô Nhiễm Clarét đang họp tổng tu nghị, các nữ tu Bác ái thánh Giovanna Antida chuẩn bị vĩnh thệ. Ngài cầu chúc các chị luôn là chứng nhân tươi vui của ơn gọi đời thánh hiến.

Chào đông đảo các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC cầu mong việc gặp gỡ các nơi giầu văn hoá nghệ thuật và niềm tin là dịp giúp họ hiểu biết chứng tá của biết bao nhiêu chứng nhân Tin Mừng, như thánh Lorenzo Giáo Hội mừng kính hôm nay. Ngài cầu chúc các người đau yếu kết hiệp các khổ đau của họ với thập giá của Chúa Giêsu để cứu rỗi thế giới. Ngài nhắn nhủ các đôi tân hôn biết xây dựng cuộc sống gia đình trên nền tảng vững chắc của lòng trung thành với Tin Mừng và Tình Yêu Thiên Chúa.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh ĐTC ban cho mọi người.

Liinh Tiến Khải

Tự sắc về việc hiến dâng mạng sống cho tha nhân vì lòng bác ái

Tự sắc về việc hiến dâng mạng sống cho tha nhân vì lòng bác ái

VATICAN: Hôm ngày (11-7) ĐTC  Phanxicô đã công bố Tự Sắc “Maiorem hac dilectionem” về việc hiến dâng sự sống của các kitô hữu trong tương quan với việc phong chân phước và phong thánh.

Trong phần mở đầu ĐTC khẳng định rằng các kitô hữu noi gương Chúa Giêsu đã tự hiến mạng sống cho tha nhân và kiên trì cho đến chết trong ý hướng này thật đáng vinh danh. Việc hiến dâng sự sống, được tình bác ái gợi hứng và nâng đỡ, diễn tả một việc noi gương Chúa Kitô đích thật, tràn đầy, và vì thế đáng ca ngợi, mà công đoàn kitô thường dành cho những người tự ý chấp nhận việc tử đạo hay thực thi các nhân đức kitô tới mức anh hùng. Theo ý kiến thuận của Bộ Phong Thánh đã nghiên cứu trong Phiên họp khoáng đại  ngày 27 tháng 9 năm 2016, ĐTC  thiết định 7 điều lệ, trong đó có một số thay đổi liên quan tới Tông hiến Divinus perfectionis Magister công bố ngày 25 tháng giêng năm 1983.

Sau đây là vài điều lệ:

Thứ nhất, việc dâng hiến sự sống  là một loại sự kiện mới của lộ trình phong chân phước và phong thánh, khác với các loại sự kiện về tử đạo và tính cách anh hùng của các nhân đức.

Thứ hai, việc dâng hiến sự sống, để có giá trị và hữu hiệu cho việc phong chân phước một vị Tôi tớ Chúa, phải theo các tiêu chuẩn sau đây:

dấng hiến sự sống một cách tự do và cố ý, và anh hùng chấp nhận vì bác ái một cái chết chắc chắn và trong thời gian ngắn
liên hệ giữa việc hiến dâng sự sống và cái chết quá sớm
thực hành ít nhất trong mức độ bình thường các nhân đức kitô trước khi hiến dâng mạng sống và rồi cho tới chết
sự hiện hữu hương thơm thánh thiện và các dấu chỉ, ít nhất sau khi chết
cần có phép lạ cho viêc phong chân phước, xảy ra sau cái  chết của vị  Tôi tớ Chúa và do sự bầu cử của ngài.

Thứ ba, việc cử hành điều tra cấp giáo phận hay giáo quận và tài liệu liên hệ được quy định bởi Tông hiến Divinus perfectionis Magister ngày 25 tháng giêng năm 1983  và bởi tài liệu Normae servandae in inquisitionibus ab Episcopis facendis in Causis Sanctorum ngày mùng 7 tháng 2 cùng năm, với các thay đổi liên quan tới việc thu thập tài liệu và điều tra cuộc sống, các nhân đức, việc hiến dâng mạng sống hay tử đạo, hương thơm thánh thiện, các phép lạ, và việc tôn kính cổ xưa vị Tôi tớ Chúa được xin phong thánh.

Việc điều tra các phép lạ phải làm tách biệt với việc điều tra các nhân đức, việc dâng hiến mạng sống hay việc tử đạo. Các Giám Mục giáo phận hay giao quận và những người có quyền trong lãnh vực pháp lý có thể nghiên cứu các vụ được giao phó với các cộng sự viên ngoại tại trong việc chuẩn bị các tài liệu.

Thêm vào đó có việc phân biệt các án mới hay cũ: án mới có thể minh chứng với lời khai của các chứng nhân còn sống, án cũ với các nguồn chứng tá viết vv… (REI 11-7-2017)

Linh Tiến Khải

Làm việc lành phúc đức để chia sẻ và cảm thông

Làm việc lành phúc đức để chia sẻ và cảm thông

Làm việc lành phúc đức không phải là vì thương hại, cũng không phải chỉ là để trút gánh nặng tâm hồn, nhưng là để chia sẻ và cảm thông với đau khổ của anh chị em đồng loại. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Cảm thông và sẻ chia

Đau khổ với người đau khổ. Làm việc lành phúc đức không phải là làm một cái gì đó để trút bớt những đè nặng trong lòng, cũng không phải là làm để cảm thấy yên tâm hơn… Không chỉ thế! Làm việc lành phúc đức là để cảm thông với nỗi đau của người khác, là chia sẻ với đầy lòng trắc ẩn trong sự đồng hành. Làm việc lành phúc đức còn có nghĩa là thông cảm với những vấn đề của tha nhân. Ở đây có câu hỏi là: Tôi có biết chia sẻ như thế không? Tôi có sống quảng đại không? Khi tôi nhìn thấy một người đau khổ, một người đang gặp khó khăn, tôi có cảm thấy nỗi đau ấy? Tôi có biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác? Trong những hoàn cảnh đau thương của người ấy?

Chấp nhận những rủi ro

Giống như ông Tobia trong bài đọc thứ nhất, với lòng trắc ẩn và sẻ chia, khi làm việc lành phúc đức, chúng ta sẵn lòng đón nhận những rủi ro bất trắc. Có nhiều rủi ro. Ở đây ở Roma trong thời chiến tranh, Đức Giáo Hoàng Pio XII đã liều lĩnh che giấu những người Do thái. Vì nếu không, những người ấy sẽ bị bắt. Nhưng khi làm việc lành để cứu người, chúng ta phải đối diện với nhiều rủi ro.

Chấp nhận bị chê cười

Khi làm việc lành, ông Tobia bị người ta chê cười chế nhạo. Họ cho rằng ông không chịu ở yên mà lại đi làm những chuyện gây phiền hà rắc rối. Như thế, khi làm việc lành, chúng ta có thể gây cho người khác cảm giác khó chịu, ngay cả có khi chúng ta cũng cảm thấy khó chịu. Ví dụ như trường hợp này: “Tôi có một người bạn, người bạn ấy bị bệnh, tôi cần đến thăm anh ấy, nhưng tôi lại cảm thấy thích nghỉ ngơi hoặc xem tivi hơn… tóm lại tôi thích cái gì đó an toàn bình yên”. Thế đó, khi làm việc lành phúc đức, luôn có những đau khổ và rắc rối nào đó. Nhưng Chúa đã tự nguyện đón nhận tất cả, chịu đựng tất cả những rắc rối của chúng ta, để rồi Người lên thập giá để ban cho chúng ta lòng thương xót của Người.

Ai có thể thực thi lòng thương xót, đó là người cảm nhận được rằng Chúa xót thương mình trước. Chúng ta có thể sống thương xót là vì chúng ta đã được Thiên Chúa xót thương trước. Chúng ta cứ thử nghĩ về những sai lầm, tội lỗi của chúng ta, nghĩ về con đường tha thứ mà Chúa dành cho chúng ta, từ đó chúng ta biết cách làm như thế với anh chị em mình. Để rồi, chúng ta có thể ra khỏi sự ích kỷ của bản thân và bước theo sát chân Chúa Giêsu hơn.

Tứ Quyết SJ

Đức Thánh Cha chủ sự lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: 4-6-2017

Đức Thánh Cha chủ sự lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: 4-6-2017

VATICAN. Trong Thánh lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống sáng ngày 4-6-2017, ĐTC đề cao Hồng ân của Chúa Thánh Linh làm cho Giáo hội được hiệp nhất và ban cho Dân Chúa một con tim mới.

 

Hiện diện tại Quảng trường thánh Phêrô trong thánh lễ có hơn 60 ngàn tín hữu. Đồng tế với ĐTC có 40 Hồng Y, 50 GM và 500 Linh mục. 140 LM và phó tế, thuộc dòng Đạo Binh Chúa Kitô, đảm nhận việc cho rước lễ.

Trong bài giảng Thánh lễ, ĐTC nhấn mạnh đến hồng ân Thánh Linh như hồng ân lớn nhất mà Chúa Phục Sinh ban cho Giáo Hội, hồng ân kiến tạo một dân mới và một con tim mới cho Giáo Hội. Ngài cảnh giác chống lại những gì gây chia rẽ trong cộng đoàn Giáo Hội, trong đó có tật xấu nói hành nói xấu tha nhân, xét đoán tha nhân, như những cỏ dại và ghen tương.

Bài giảng của ĐTC

”Hôm nay, kết thúc mùa Phục Sinh, 50 ngày từ lễ Chúa sống lại cho đến lễ Hiện Xuống, với sự hiện diện nổi bật của Chúa Thánh Linh. Thực vậy Ngài là Hồng Ân Phục Sinh tuyệt hảo. Ngài là Thánh Thần sáng tạo, luôn thực hiện những điều mới mẻ. Hai sự mới mẻ được trình bày cho chúng ta trong các bài đọc hôm nay: trong bài đọc thứ I, Chúa Thánh Linh làm cho các môn đệ thành một dân mới; trong bài Tin Mừng, Ngài kiến tạo một con tim mới trong các môn đệ.

Một dân mới. Trong ngày Hiện Xuống, Chúa Thánh Linh ngự xuống từ trời, dưới hình ”những lưỡi lửa, phân chia và đậu trên mỗi người […] và tất cả được tràn đầy Thánh Thần và họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác” (Cv 2,3-4). Lời Chúa mô tả hoạt động như thế của Chúa Thánh Linh, trước tiên Người đậu xuống trên mỗi người chúng ta và rồi làm cho mọi người đả thông với nhau. Ngài ban cho mỗi người một ơn và tập họp tất cả trong sự hiệp nhất. Nói khác đi, cùng Thánh Linh kiến tạo sự khác biệt và hiệp nhất, và qua cách thế đó, Người hình thành một dân mới, khác biệt và hiệp nhất: đó là Giáo Hội hoàn vũ. Trước tiên, với tinh thần sáng tạo và không lường trước được, Chúa Thánh Linh tạo ra sự khác biệt; thực vậy trong mỗi thời đại Chúa làm cho những đoàn sủng mới khác nhau được triển nở. Và rồi cũng Thánh Linh thực hiện sự hiệp nhất: Người nối kết, tập hợp, tái tạo sự hòa hợp: ”Với sự hiện diện và hoạt động Ngài hợp nhất những tinh thần khác biệt và chia cách” (Cirillo thành Alessandria. Chú giải Phúc âm thánh Gioan, XI, 11). Như thế có sự hiệp nhất đích thực, theo Thiên Chúa, và đó không phải là sự đồng nhất, mà là hiệp nhất trong sự khác biệt”.

Để thực hiện điều đó, điều tốt đẹp là giúp chúng ta là tránh hai cám dỗ thường xảy ra. Cám dỗ thứ I là tìm kiếm sự khác biệt mà không có sự hiệp nhất. Điều này xảy ra khi người ta muốn phân biệt, khi người ta họp thành những phe đảng, khi người ta tỏ ra cứng nhắc về những lập trường loại trừ những lập trường khác, khi người ta khép kín trong những đặc tính riêng, thậm chí coi chúng ta tốt đẹp hơn hoặc coi mình luôn luôn có lý. Vì thế, người ta chỉ chọn một phần chứ không toàn bộ, thuộc về phe này hay phe kia, thay vì thuộc về Giáo Hội; người ta thành những người ủng hộ phe mình, thay vì là anh chị em trong cùng một Thánh Linh; các tín hữu Kitô phe hữu hay phe tả, trước khi thuộc về Chúa Giêsu; những người cứng nhắc bảo tồn quá khứ hoặc những người tiên phong về tương lai hơn là những người con khiêm tốn và biết ơn của Giáo Hội. Và thế là có sự khác biệt mà không có sự hiệp nhất.

Trái lại, cám dỗ đối nghịch là cám dỗ tìm kiếm sự hiệp nhất mà không có sự khác biệt. Nhưng theo cách thức này, sự hiệp nhất trở thành đồng nhất, một sự bó buộc phải làm tất cả cùng một cách thức. Và thế là sự hiệp nhất trở thành sự đồng đều và không còn tự do nữa. Nhưng như thánh Phaolô đã nói, ”nơi nào có Thánh Linh của Chúa, thì có tự do” (2 Cr 3,17)

 

Lời nguyện của chúng ta dâng lên Chúa Thánh Linh là xin ơn đón nhận sự hiệp nhất của Chúa, một cái nhìn bao gồm và yêu mến Giáo Hội, vượt lên trên những sở thích cá nhân, yêu thương Giáo Hội của chúng ta; xin Chúa cho chúng ta đảm nhận sự hiệp nhất giữa mọi người, loại trừ sự nói hành nói xấu gieo rắc cỏ dại và ghen tương làm ô nhiễm, ngộ độc, vì là người nam nữ của Giáo Hội có nghĩa là những con người hiệp thông; chúng ta cũng xin Chúa một con tim cảm thấy Giáo Hội là Mẹ chúng ta và là nhà của chúng ta: căn nhà hiếu khách và cởi mở, nơi ta chia sẻ vui mừng dưới nhiều dạng thức của Chúa Thánh Linh.

Tiếp tục bài giảng ĐTC nói:

Bây giờ chúng ta đến điều mới mẻ thứ hai: một con tim mới mẻ. Chúa Giêsu Phục Sinh, khi hiện ra lần đầu tiên với các môn đệ, Ngài nói: ”Các con hãy lãnh nhận Thánh Linh. Các con tha tội cho ai người ấy được tha” (Ga 20,22-23). Chúa Giêsu không lên án các môn đệ đã bỏ rơi và và chối bỏ Ngài trong cuộc khổ nạn, nhưng Ngài ban cho họ Thánh Thần tha thứ. Thánh Linh là hồng ân đầu tiên của Đấng Phục Sinh và được ban trước tiên để tha thứ tội lỗi. Đó là khởi đầu của Giáo Hội, đó là chất keo gắn chúng ta với nhau, là xi măng liên kết các viên gạch của căn nhà: đó là sự tha thứ. Vì tha thứ là ân sức mạnh, là tình thương lớn nhất, là ơn giữ cho được liên kết gì điều gì xảy ra điia nữa, là điều cản ngăn sự sụp đổ, củng cố cho vững chắc. Sự tha thứ giải thoát con tim và giúp bắt đầu lại: tha thứ ban hy vọng, nếu không có tha thứ thì không thể kiến tạo Giáo Hội.

Thánh Thần tha thứ, giải quyết mọi sự trong sự hòa hợp, thúc đẩy chúng ta từ khước những con đường khác: những con đường vội vã của những người xét đoán, những con đường cụt của người khép kín mọi cửa, con đường một chiều của kẻ phê bình người khác. Trái lại, Thánh Linh khuyên nhủ chúng ta đi con đường hai chiều của sự tha thứ nhận lãnh và trao ban, con đường lòng thương xót của Chúa trở thành tình yêu tha nhân, bác ái, như tiêu chuẩn duy nhất theo đó tất cả phải được thực hiện và không thực hiện, thay đổi và không thay đổi” (Isacco della Stella, Discorco 31). Chúng ta hãy xin ơn ngày càng làm cho khuôn mặt của Mẹ Giáo Hội chúng ta được tươi đẹp hơn bằng cách canh tân bằng sự tha thứ và sửa chữa chính mình: chỉ như thế chúng ta mới có thể sửa chữa ngừơi khác trong tình bác ái.

Và ĐTC kết luận rằng: “Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Linh, lửa tình yêu đốt cháy trong Giáo Hội, và trong chúng ta, cho dù nhiều khi chúng ta thường che phủ lửa ấy bằng tro tội lỗi của chúng ta: Lạy Thánh Thần của Thiên Chúa là Chúa ở trong tâm hồn con và trong con tim của Giáo Hội, Chúa là Đấng tiến hành Giáo Hội, nhào nặn Giáo Hội trong sự khác biệt, xin Chúa đến. Để sống chúng con cần Chúa như cần nước; xin Chúa ngự xuống trên chúng con và dạy chúng con sự hiệp nhất, xin đổi mới tâm hồn chúng con và dạy chúng con yêu thương như Chúa yêu chúng con, tha thứ như Chúa tha thứ cho chúng con. Amen”.

Trong phần lời nguyện giáo dân bằng nhiều thứ tiếng, cộng đoàn đã lần lượt cầu nguyện cho Giáo Hội, liên kết Hội Thánh trong tình hiệp thông trong một đức tin và tình yêu duy nhất; xin Chúa đổ tràn Thánh Linh trong tâm hồn người trẻ và ban cho Giáo Hội nhiều thừa tác viên thánh thiện và đông đảo; cầu cho các nhà cầm quyền, ban Thánh Linh để họ tìm kiếm Công lý và Hòa bình đích thực; cầu cho những kẻ bách hại để họ được ơn hoán cải và tin nhận Chúa Giêsu; xin Chúa xin dạy các tín hữu cầu nguyện và sống trong sự vâng phục quyết liệt đối với Tin Mừng.

Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng

Cuối Thánh lễ, ĐTC đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với các tín hữu. Ngài loan báo việc công bố Sứ điệp của Ngài nhân Ngày Thế giới truyền giáo sẽ được cử hành vào tháng 10 năm nay với chủ đề ”Sứ mạng truyền giáo nơi con tim đức tin Kitô”. ĐTC: Xin Chúa Thánh Linh nâng đỡ sứ mạng của Giáo Hội trên toàn thế giới và ban sức mạnh cho tất cả các thừa sai nam nữ của Tin Mừng. Xin Thánh Linh ban hòa bình cho toàn thế giới; chữa lành các tai ương chiến tranh và khủng bố, cả cuộc khủng bố tối hôm qua ở Luân Đông, đánh vào nhiều thường dân tội. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân và thân nhân của họ.

ĐTC chào thăm đông đảo các tín hữu hành hương, đặc biệt là các nhóm từ các nơi về Roma tham dự các buổi lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Phong trào Công Giáo canh tân trong Thánh Linh.

G. Trần Đức Anh OP

 

Đức Thánh Cha kêu gọi các linh mục

Đức Thánh Cha kêu gọi các linh mục

VATICAN. ĐTC kêu gọi các linh mục thực thi đức bác ái mục tử, yêu mến Chúa hết lòng, vượt thắng cá nhân chủ nghĩa và có tinh thần hy sinh từ bỏ.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 1-4-2017 dành cho 160 người thuộc ban giám đốc, các linh mục sinh viên và cựu sinh viên Học viện Giáo Hoàng Tây Ban Nha tại Roma, nhân dịp kỷ niệm 125 năm thành lập Học Viện này.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có ĐHY Ricardo Blázquez Pérez, Chủ tịch HĐGM Tây Ban Nha và một số GM.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa lời Chúa Giêsu trả lời cho một thầy Lêvi: ”Con hãy yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết sức lực” (Mc 12,30), và ngài rút ra những kết luận thực hành: đức bác ái mục tử đòi chúng ta phải đi ra ngoài, gặp gỡ tha nhân, cảm thông, đón nhận và thành tâm tha thứ cho họ. Nhưng không thể có sự tăng trưởng trong bác ái nếu sống trong cô độc. Vì thế, Chúa kêu gọi chúng ta họp thành một cộng đoàn, để đức bác ái tụ tập tất cả các linh mục trong mối liên hệ đặc biệt của sứ vụ và tình huynh đệ”.

ĐTC cũng nói đến thách đố vượt thắng cá nhân chủ nghĩa, sống sự khác biệt như một hồng ân, tìm kiếm sự hoệp nhất trong hàng linh mục, là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống cộng đoàn.

ĐTC nhắc nhở rằng việc đào tạo một linh mục không thể chỉ có tính chất trí thức, học vấn, lấy bằng cấp, tuy nó cũng rất quan trọgn và cần thiết. Việc đào tạo ấy phải là một tiến trình toàn diện, bao trùm mọi khía cạnh trong cuộc sống, và giúp chúng ta xích lại gần Thiên Chúa và tha nhân.

Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ các LM đừng hài lòng vì có một cuộc sống ngăn nắp, thoải mái, không phải lo lắng gì; cần từ bỏ những gì dư thừa để giúp đỡ những người túng thiếu và yếu đuối (SD 1-4-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Được tha thứ và thứ tha

Được tha thứ và thứ tha

Được tha thứ và thứ tha: đó là mầu nhiệm rất khó hiểu. Chúng ta cần cầu nguyện, sám hối và xấu hổ vì tội lỗi mình. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Ơn xấu hổ vì tội lỗi mình: đó là bước đầu tiên của mầu nhiệm tha thứ

Trong bài Tin Mừng hôm nay, ông chủ đã tha nợ cho tên đầy tớ, nhưng tên đầy tớ lại không tha nợ cho người bạn. Như thế tên đầy tớ không hiểu được mầu nhiệm của ơn tha thứ.

Nếu tôi hỏi rằng: “Nhưng mà tất cả các anh đều là những kẻ tội lỗi?” – “Vâng, thưa cha, đúng thế.” – “Các anh có muốn được tha tội không?” – “Nào chúng ta thực hành việc xưng tội!” – “Và thế là bạn đi xưng tội.” – “Nhưng rồi, bạn đi xưng thú tội lỗi với vị linh mục, vị linh mục ban phép tha tội kèm theo lời khuyên đọc ba kinh Kính Mừng, và rồi bạn ra về trong bình an.” Nhưng mà bạn không hiểu! Vì bạn chỉ đi xưng tội giống như kiểu các nhân viên làm nhiệm vụ trong công sở. Vì bạn không xấu hổ về những gì sai trái bạn làm. Bạn thấy một số điều trong lương tâm mình, nhưng bạn đã sai khi tin rằng, tòa giải tội giống như một cửa hàng giặt đồ để tẩy xóa những vết bẩn. Vấn đề ở chỗ, bạn không thể xấu hổ về tội lỗi mình.

Tôi có thể tha thứ, chỉ khi tôi cảm thấy mình được thứ tha

Khi người ta nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa, thì có sự biến đổi trong cõi lòng họ. Họ có thể ý thức được sự biến đổi trong tâm hồn mình, hay là, thay vào đó, lại đi ra và tìm một người bạn để bắt đầu nói xấu về người khác và rồi tiếp tục phạm tội. Thực sự, tôi chỉ có thể tha thứ khi tôi cảm thấy mình được thứ tha.

Nếu bạn không ý thức được, không cảm nghiệm được rằng, bạn được tha thứ, thì không bao giờ không đời nào bạn có thể thứ tha. Luôn luôn cần có thái độ tha thứ trong hành xử với tha nhân. Tha thứ là tất cả. Tha thứ tất cả. Nhưng tôi có thể làm được như thế, chỉ khi tôi cảm nhận được tội lỗi của bản thân, chỉ khi tôi biết xấu hổ và nài xin ơn tha thứ của Thiên Chúa. Và khi ấy, tôi có thể kinh nghiệm được ơn tha thứ từ Thiên Chúa là Cha, và rồi tôi có thể tha thứ cho người khác. Bằng không, chẳng bao giờ tôi có thể tha thứ. Chúng ta không thể. Tại sao? Vì tha thứ thực sự là một mầu nhiệm.

Luôn quảng đại tha thứ

Trong câu chuyện của bài Tin Mừng, sau khi được ông chủ tha nợ, người đầy tớ ra đi và bắt nợ người bạn. Người đầy tớ tỏ ra thông minh nhưng lại không hiểu lòng hảo tâm của ông chủ. Chúng ta cũng thế, biết bao lần chúng ta ra khỏi tòa giải tội, và cảm thấy việc xưng thú của mình. Nhưng rồi… Khi làm giống như người đầy tớ, chúng ta không đón nhận ơn tha thứ, nhưng tựa như một thói giả hình đi ăn cắp sự tha thứ.

Hôm nay chúng ta được mời gọi đến với Chúa, để xin ơn hiểu được “tha bảy mươi lần bảy” nghĩa là gì. Để xin ơn biết xấu hổ trước nhan Chúa. Đó thực sự là ơn rất lớn! Xấu hổ vì tội lỗi mình, và đón nhận ơn tha thứ, để rồi sau đó nhận ơn quảng đại tha thứ cho tha nhân. Bởi vì, Chúa đã tha thứ cho tôi quá nhiều, chẳng lẽ tôi lại không thứ tha cho anh chị em tôi?

Tứ Quyết SJ

Đức Thánh Cha tái lên án tội ác lạm dụng tính dục trẻ em

Đức Thánh Cha tái lên án tội ác lạm dụng tính dục trẻ em

VATICAN. ĐTC Phanxicô tái lên án tội ác kinh khủng lạm dụng tính dục trẻ em, nhất là khi tội ác này do một linh mục.

Ngài bày tỏ lập trường này trong lời tựa viết cho cuốn sách tựa đề ”Thưa cha, con tha thứ cho cha” (Mon Père, je vous pardonne) do ông Daniel Pittet, người Thụy Sĩ, 55 tuổi, thuật lại sự kiện ông bị một LM dòng Capuchino ở Fribourg, lạm dụng trong 4 năm, từ khi ông lên 12 tuổi. Ông gặp ĐTC tại Vatican năm 2015, nhân dịp Năm Đời Sống Thánh hiến, và xin ngài viết lời tựa cho cuốn sách sẽ được phổ biến rộng rãi. Cuốn sách cũng thuật lại chứng từ về nhiều vụ lạm dụng tính dục khác.

Trong lời tựa, ĐTC viết: ”Tôi vui mừng vì những người khác ngày nay có thể đọc chứng từ của ông và nhận thấy tới mức độ nào sự ác có thể đi vào tâm hồn của một người phục vụ Giáo Hội.

”Làm sao một linh mục, phục vụ Chúa Kitô và Giáo Hội, có thể gây ra sự ác dường ấy? Làm sao người ấy đã dâng hiến cuộc sống của mình để dẫn đưa các trẻ em về với Thiên Chúa, rốt cuộc lại 'ngấu nghiến' các em trong điều mà tôi gọi là ”một hy tế ma quỉ”, tàn hại nạn nhân cũng như đời sống của Giáo Hội? Một số nạn nhân đi tới độ tự tử. Những người chết ấy đè nặng trên tâm hồn tôi, trên lương tâm của tôi và của toàn thể Giáo Hội. Vơi gia đình họ tôi bày tỏ tâm hình yêu thương và đau đớn, và tôi khiêm tốn xin lỗi”.

Đó là một sự kinh tởm tuyệt đối, một tội ác khủng khiếp, hoàn toàn trái ngược với tất cả những gì Chúa Kitô dạy chúng ta. Chúa Giêsu dùng những lời rất nghiêm khắc chống lại tất cả những người làm hại các trẻ em: ”Ai làm gương xấu cho một trong những trẻ nhỏ này là những người tin nơi tôi, thì tốt chẳng thà cột cối đá vào cổ họ và ném xuống biển còn hơn” (Mt 18,6).

ĐTC cũng nhận xét rằng ”Trong bất hạnh, Ông Daniel Pittet đã có thể gặp được một mặt khác của Giáo Hội và điều này giúp ông không mất niềm hy vọng nơi con người và nơi Thiên Chúa. Ông cũng kể lại với chúng ta sức mạnh của lời cầu nguyện mà ông không bao giờ từ bỏ và lời cầu nguyện đã an ủi ông đã những giờ phút đen tối nhất”.

Ông đã chọn gặp kẻ đã lạm dụng ông 44 năm sau, và nhìn tận mắt người đã gây thương tích sâu đậm trong tâm hồn ông. Ông đã giơ tay ra cho người ấy. Đứa trẻ bị thương tổn ngày nay là một người đang đứng bằng đôi chân của mình, tuy yếu nhưng vẫn đứng. Tôi rất cảm kích vì lời ông nói: ”Nhiều người không hiểu nổi tại sao tôi không ghét ông ấy. Tôi đã tha thứ cho ông ấy và tôi đã xây dựng cuộc sống của tôi trên sự tha thứ ấy”. (SD 13-2-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Công bố Sứ điệp Mùa Chay 2017 của Đức Thánh Cha

Công bố Sứ điệp Mùa Chay 2017 của Đức Thánh Cha

VATICAN. Trong sứ điệp Mùa Chay, ĐTC mời gọi các tín hữu lắng nghe Lời Chúa, để nhận ra và phụng sự Chúa Kitô trong tha nhân, nhất là những người nghèo khổ.

Mùa chay năm nay bắt đầu từ ngày 1-3-2017 tới đây, và sáng ngày 7-2-2017, Đức Ông Dal Toso, Tổng thư ký tại Bộ phục vụ phát triển nhân bản toàn diện, đã họp báo giới thiệu sứ điệp của ĐTC với chủ đề: ”Lời Chúa là một hồng ân. Tha nhân là một hồng ân”.

Trong Sứ điệp ĐTC đặc biệt quảng diễn dụ ngôn Phúc Âm về người phú hộ hằng ngày yến tiệc linh đình, trong khi một người nghèo khổ là ông Lazzaro ngồi trước cổng nhà ông ta không có gì để ăn (Xc Lc 16,19-31).

ĐTC viết: ”Ông Lazzaro dạy chúng ta rằng tha nhân là một hồng ân. Tương quan đúng đắn với con người hệ tại nhìn nhận giá trị của họ với lòng biết ơn. Cả người nghèo nơi cổng nhà người giầu không phải là một điều cồng kềnh gây phiền toái, nhưng là một lời mời gọi hoán cải và thay đổi cuộc sống.. Mùa chay là mùa thuận tiện để mở cửa cho mỗi người túng thiếu và nhận ra nơi họ khuôn mặt của Chúa Kitô. Mỗi người đến gặp chúng ta là một hồng ân và đáng được tiếp đón, tôn trọng và yêu mến. Lời Chúa giúp chúng ta mở rộng đôi mắt để đón tiếp và yêu mến sự sống, nhất là khi sự sống ấy yếu ớt”.

Khi phân tích thái độ của người phú hộ, ĐTC nhận xét rằng: ”Tiền bạc có thể biến chúng ta và cả thế giới thành nô lệ, phải tuân hành một tiêu chuẩn ích kỷ, không còn chỗ cho tình thương và cản trở hòa bình. Dụ ngôn này tỏ cho chúng ta thấy sự ham hố tiền bạc của người phú hộ làm cho ông ta kiêu hãnh, háo danh, chỉ quan tâm phô trương bề ngoài trong khi trống rỗng trong nội tâm.. Người phú hộ ăn mặc như thể mình là vua, giả bộ cung cách như một vị thần, mà quên mình chỉ là một phàm nhân hay chết.. Vì thế, kết quả của sự quyến luyến tiền bạc là một thứ mù quáng: người giàu không thấy người nghèo đang chịu đói, bị đè bẹp trong tủi nhục!”.

Trong phần kết luận, ĐTC cầu xin Chúa Thánh Linh hướng dẫn các tín hữu trong hành trình mùa chay, thực hiện một con đường hoán cải đích thực, để tái khám phá hồng ân Lời Chúa, để được thanh thẩy khỏi tội lỗi vốn làm cho chúng ta mù qáng, hầu phụng sự Chúa Kitô nơi các anh chị em túng thiếu” (SD 7-2-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

 

Vượt thắng lòng dạ xét đoán người khác

Vượt thắng lòng dạ xét đoán người khác

Cần vượt thắng chính mình vì lòng dạ chúng ta thường ích kỷ và xét đoán người khác, và Chúa Giêsu đến để đổi mới tâm hồn chúng ta. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Với tâm tính ích kỷ, các luật sĩ chỉ biết lên án người khác

Thiên Chúa đổi mới mọi sự từ gốc rễ chứ không phải theo kiểu bề mặt. Luật của Chúa không phải là thứ luật tác động bên ngoài nhưng là đi sâu vào cõi lòng chúng ta và biến đổi tận gốc. Trong giao ước mới, có sự biến đổi trí khôn, biến đổi tâm hồn, biến đổi cảm nhận và biến đổi hành động, và có một cung cách mới để nhìn mọi sự. Có một cung cách hành động với cái nhìn lạnh lùng và đầy ghen tỵ. Nhưng cũng có một thái độ của niềm vui và lòng bao dung.

Giao ước mới sẽ biến đổi tâm hồn và làm cho chúng ta nhìn về luật Chúa với con tim mới, với tâm trí mới. Chúng ta thử nghĩ về các luật sĩ là những người kết án Chúa. Họ làm mọi sự, làm mọi thứ đúng như luật nói, họ nắm quyền trong tay, họ có mọi thứ mọi sự tất cả trong tay. Nhưng lòng trí họ xa cách Thiên Chúa. Đó là lòng trí của sự ích kỷ, vì chỉ biết tập trung vào bản thân mình: tâm hồn họ luôn đi xét đoán và kết án người khác.

Thiên Chúa hay quên vì Ngài tha thứ

Thiên Chúa luôn đi bước trước và chắc chắn là Ngài tha thứ cho chúng ta. Ngài không còn nhớ tội lỗi của chúng ta nữa. Biết bao lần, Ngài không nhớ. Tôi thích suy nghĩ vui đùa một chút về Chúa rằng: “Ngài có một trí nhớ thật là không tốt!”. Điểm yếu của Thiên Chúa chính là Ngài mau quên tội lỗi chúng ta, và khi ấy Ngài tha thứ.

Thiên Chúa quên, bởi vì Ngài tha thứ. Trước một tâm hồn thống hối, Ngài tha thứ và quên hết. Ngài nói: Ta sẽ quên, Ta sẽ không nhớ tội của chúng nữa. Chúa đã tha thứ cho tôi, Chúa đã quên tội tôi, nhưng tôi phải… thay đổi cuộc sống. Giao ước mới đổi mới tôi và đổi đời tôi, không chỉ là thay đổi tâm hồn và trí khôn mà thôi, mà còn biến đổi cuộc đời. Sống không còn tội lỗi, sống xa lánh tội lỗi. Đó là cuộc tái tạo, đó là cuộc sáng tạo mới mà Chúa thực hiện nơi tất cả chúng ta.

Chúa sẽ thay đổi cõi lòng và nếp nghĩ của chúng ta

Khi chúng ta nói, chúng ta thuộc về Chúa, thì các thần tượng khác chẳng còn nghĩa lý gì chẳng còn tồn tại. Biến đổi trí khôn, biến đổi tâm hồn, biến đổi cuộc sống, và biến đổi quyền sở hữu. Chúng ta hãy tiến về phía trước trong giao ước mới với niềm thành tín.

Hãy trung thành với giao ước mới, trung thành với Thiên Chúa để Ngài biến đổi tâm hồn chúng ta. Vị ngôn sứ nói: “Chúa sẽ lấy đi trái tim bằng đá, và thay vào đó bằng trái tim bằng thịt”. Hãy biến đổi tâm hồn và thay đổi cuộc sống! Đừng phạm tội nữa! Không thuộc về thế gian này nhưng chỉ thuộc về Chúa thôi.

Tứ Quyết SJ

Đức Thánh Cha tiếp kiến 2 ngàn tín hữu Hòa Lan

Đức Thánh Cha tiếp kiến 2 ngàn tín hữu Hòa Lan

duc-thanh-cha-tiep-kien-2-ngan-tin-huu-hoa-lan

VATICAN. Sáng 15-11-2016, ĐTC đã tiếp kiến 2 ngàn tín hữu thuộc đoàn hành hương chung của tất cả 7 giáo phận tại Hòa Lan. Ngài khích lệ các tín hữu xưng tội để đón nhận lòng thương xót của Chúa và trở thành dụng cụ lòng thương xót của Chúa.

Đoàn tín hữu Hòa Lan đã tham dự thánh lễ do các GM và LM cử hành lúc 11 giờ tại Đền thờ Thánh Phêrô. Cuối lễ ĐTC đã đến chào thăm đoàn.

Trong bài huấn dụ, sau khi đề cao lòng thương xót của Chúa, ĐTC nói: “Phép giải tội là nơi ta nhận được ơn tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa. Tại đây bắt đầu sự biến đổi mỗi người chúng ta và cải tổ đời sống Giáo Hội. Vì thế, tôi khuyến khích anh chị em hãy cởi mở tâm hồn và để cho lòng thương xót của Chúa uốn nắn. Như thế anh chị em trở thành dụng cụ của lòng thương xót.

ĐTC giải thích rằng: ”Được Chúa Cha từ bi là Đấng luôn ban ơn tha thứ cho chúng ta, ấp ủ, Anh chị em sẽ có khả năng làm chứng về tình thương của Chúa trong đời sống thường nhật. Con người ngày nay đang khao khát Thiên Chúa, lòng từ nhân và tình thương của Ngài. Cả anh chị em, trong tư cách là những máng chuyển lòng thương xót, anh chị em có thể góp phần làm dịu bớt cơn khát này và giúp bao nhiêu người tái khám phá Chúa Kitô là Đấng Cứu Độ và Cứu Chuộc nhân loại”. (SD 15-11-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Ba nét làm nên căn tính người Kitô hữu

Ba nét làm nên căn tính người Kitô hữu

thanh-le-tai-nha-nguyen-marta-13-10-2016

Các Kitô hữu luôn cảm thấy rằng họ cần được tha thứ và bằng cách này họ gặp gỡ Thiên Chúa. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta. Đức Thánh Cha phác họa chân dung người Kitô hữu tốt lành, đó là người phải luôn cảm nhận nơi bản thân mình phúc lành của Chúa và không ngừng làm việc thiện.

Thiên Chúa Cha chọn mỗi người chúng ta, Ngài yêu thương chúng ta và đặt tên cho chúng ta

Thiên Chúa gọi mời từng người chúng ta, chứ không theo kiểu một đám đông không biết ai vào ai. Chúng ta được Thiên Chúa chọn và đặt niềm mong ước. Chúng ta cứ thử nghĩ về các đôi hôn nhân mong đợi những em bé chào đời: Không biết em bé ấy sẽ thế nào? Cười nói làm sao? Thiên Chúa là Cha đang đặt niềm mơ ước vào mỗi người chúng ta, cũng giống như những bậc cha mẹ đặt hy vọng vào người con sắp chào đời. Điều này mang lại cho chúng ta một nền tảng vững chãi. Thiên Chúa Cha quý mến bạn, chính bạn, chứ không phải là một đám người, không, Ngài thương mến từng người chúng ta. Đây là nền tảng và cơ sở cho mối tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa. Chúng ta nói với Cha chúng ta, Đấng yêu mến chúng ta, Đấng chọn chúng ta, Đấng đặt tên cho mỗi người chúng ta.

Đương nhiên, khi người Kitô hữu không cảm nhận được rằng, mình được Thiên Chúa là Cha chọn, thì họ cảm thấy họ thuộc về cộng đoàn cũng giống như thuộc về một Fan hâm mộ câu lạc bộ bóng đá vậy. Fan hâm mộ thì chọn một đội bóng và thuộc về đội ấy.   

Người Kitô hữu chân chính là người luôn cảm thấy cần ơn tha thứ của Thiên Chúa

Các Kitô hữu được Thiên Chúa chọn lựa và đặt niềm hy vọng. Khi sống như thế, chúng ta luôn cảm thấy trong lòng niềm an ủi lớn lao, chúng ta không còn cảm giác lạc lõng. Điều thứ hai của người Kitô hữu được chúc phúc, là đang cảm nhận được ơn tha thứ. Một người dù là nam hay nữ mà không có kinh nghiệm về ơn tha thứ, thì chưa phải là người Kitô hữu theo đúng nghĩa.

Tất cả chúng ta được tha thứ với cái giá máu của Chúa Kitô. Nhưng chúng ta đã được tha thứ điều gì? Hãy nhớ lại một chút về những gì tệ hại và xấu xa mà bạn đã làm. Không phải là những gì mà bạn của bạn, láng giềng của bạn, người thân của bạn làm, mà là những gì chính bản thân bạn đã làm. Những điều xấu nào bạn đã làm trong cuộc đời? Chúa đã tha thứ tất cả những điều ấy: Và đây, tôi được chúc phúc, tôi là một Kitô hữu. Như thế, nét đầu tiên của người Kitô hữu là: chúng ta được chọn, được Thiên Chúa đặt hy vọng, được Ngài đặt tên, được Ngài thương mến. Nét thứ hai là: chúng ta được Thiên Chúa thứ tha.

Người Kitô hữu không bao giờ ngưng nghỉ làm việc thiện

Nét thứ ba, người Kitô hữu là người luôn bước trên đường hướng tới sự hoàn thiện, hướng tới cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô Đấng cứu chuộc chúng ta.

Bạn không thể hiểu được kiểu Kitô hữu mà lại dậm chân tại chỗ. Người Kitô hữu phải luôn hướng về phía trước, phải tiến bước. Có những người giống như nhân vật trong dụ ngôn, khi nhận được nén bạc từ ông chủ thì đi chôn giấu vì sợ thất bại vì sợ hãi ông chủ. Người ấy không bước đi và làm cho cuộc sống bế tắc. Người Kitô hữu thì luôn bước trên hành trình tiến về phía trước, và không ngừng cố gắng làm việc thiện.

Như thế, đây là tóm lược nét căn tính của người Kitô hữu: chúng ta được chúc phúc, vì được Chúa chọn, vì được Chúa tha thứ, và vì chúng ta đang tiến bước. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng của Người, đó là ban cho chúng ta căn tính của người tín hữu Kitô.

Tứ Quyết SJ

 

 

Phá thai và toan tính tự tử cản trở chịu chức thánh

Phá thai và toan tính tự tử cản trở chịu chức thánh

Đức Cha Juan Ignacio Arrieta

VATICAN. Thực hiện hoặc cộng tác vào việc phá thai có hiệu quả hoặc toan tính tự tử tiếp tục là điều bất hợp luật cản trở sự chịu chức thánh, mặc dù đương sự không phải là người Công Giáo khi thực hiện những điều đó.

Trên đây là nội dung giải thích chính thức của Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản luật được công bố hôm 15-9-2016 và được ĐTC Phanxicô phê chuẩn trước đó.

Giáo luật hiện hành, điều số 1041, liệt kê những người bất hợp luật không được chịu chức thánh nếu không được chuẩn chước, đó là ”người đã phạm tội sát nhân hoặc phá thai có hiệu quả và những người tích cực cộng tác vào các tội đó” (n.4), cũng vậy ”người đã chủ tâm hủy hoại thân thể mình hay thân thể người khác một cách nghiêm trọng hoặc người đã mưu toan tự tử” (n. 5).

Trong thời gian qua, có thắc mắc được gửi về Tòa Thánh để hỏi xem khoản luật này có được áp dụng những người phạm các tội đó khi họ chưa phải là tín hữu Công Giáo, sau đó họ trở lại và muốn chịu chức thánh hay không. Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản luật trong phiến nhóm toàn thể hồi tháng 5 năm nay, đã xác định là vẫn được áp dụng cho đương sự.

Đức Cha Juan Ignacio Arrieta, Tổng thư ký của hội đồng này, giải thích rằng tội của đương sự được tha nếu thống hối, nhưng sự kiện ấy vẫn là một dấu hiệu báo động, vì thế cần có sự can thiệp đặc biệt, sự chuẩn chước của GM trước khi đương sự có thể được chịu chức thánh. Sự dè dặt này nhắm mục đích bảo vệ sự thánh thiêng của chức thánh và cộng đồng tín hữu Công Giáo mà đương sự sẽ phục vụ (SD, CNS 14-9-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Bức họa chân dung Mẹ Têrêsa tại lễ phong thánh

Bức họa chân dung Mẹ Têrêsa tại lễ phong thánh

Bức họa chân dung chính thức của Mẹ Têrêsa tại lễ phong thánh

Một bức chân dung lớn của Chân phước Mẹ Têrêsa được treo trước tiền đường Đền thờ Thánh Phêrô dịp lễ tôn  phong Mẹ lên hàng hiển thánh. Đó là bản copy của bức họa chân dung do họa sĩ Chas Fagan vẽ.

Họa sĩ Chas Fagan là người đã vẽ chân dung của tất cả các tổng thống Mỹ và các tác phẩm tại mái vòm tòa nhà trụ sở Quốc hội Hoa kỳ cũng như tại Nhà thờ chính tòa quốc gia. Ông đã được Hội hiệp sĩ Columbus chọn vẽ chân dung chân phước Mẹ Têrêsa. Họa sĩ Fagan đã lập tức nhận lời vẽ chân dung Mẹ khi được Hội Columbus yêu cầu nhưng không nghĩ là tác phẩm của ông sẽ là bức họa chính thức được treo trong lễ phong thánh của Mẹ Têrêsa.

Họa sĩ Fagan đã phải mất một tháng trời để chuẩn bị các phác họa trước khi bắt đầu vẽ, và đã hoàn thành bức họa sau 6 tuần làm việc. Bức họa diễn tả niềm vui và lòng vị tha của Mẹ Têrêsa. Họa sĩ Fagan cho biết, đầu mối của ý tưởng của bức họa chính là câu trưng dẫn của Mẹ Têrêsa “niềm vui là sức mạnh”. Ông nói: “Mẹ là một nhân vật nhỏ bé nhưng làm trái đất rung chuyển” và người ta nói với ông: “khi Mẹ nhìn vào bạn, Mẹ chói sáng rạng rỡ”. Vì vậy ông đã cố gắng diễn tả điều này trong bức họa. Ông giải thích về bức tranh: “Nếu bạn muốn làm cho một điều gì đó chói sáng, bạn phải bao quanh nó bằng bóng tối”.

Một điều nữa trong cuộc sống của Mẹ Têrêsa cũng đánh động họa sĩ Fagan, đó là sự vị tha của Mẹ. Ông chia sẻ: “Có một chủ đề mà người hướng dẫn của ông thời gian ông còn là một học sinh trung học đã nói với ông, đó là “nếu bạn bắt đầu giúp đỡ người khác, bất cứ vấn đề gì của bạn sẽ bắt đầu biến mất”. Họa sĩ nhận xét: Mẹ Têrêsa đã sống điều này. Khi học về cuộc sống của Mẹ và nhìn thấy cách sống hàng ngày của Mẹ, nó thật khiêm nhường đơn giản và tất cả chúng ta có thể mong muốn nó. Nhưng nó là một bước nhảy vọt”.

Họa sĩ Fagan đã có thể cảm thấy sự hiện diện của mẹ thánh Têrêsa trong phòng vẽ của mình khi đang vẽ bức họa. Đối với ông, Mẹ Têrêsa đã mang lại niềm vui cho phòng vẽ của ông, cho ngôi nhà của ông và khi hoàn thành bức họa, họa sĩ cảm thấy tiêc nuối vì sẽ cảm thấy thiếu sự đồng hành của Mẹ.

Bức họa được bắt đầu trưng bày vào hôm 1 tháng 9 tại đền thánh quốc gia Gioan Phaolô II ở Washington. Nữ tu Tanya, dòng Thừa sai Bác ái, phụ trách cộng đòan Thừa sai bác ái Quà tặng Bác ái và Hòa bình ở Washington nhận xét: “Bức họa tuyệt vời; nó sẽ đưa nhiều người đến gần Thiên Chúa”. Chị cũng nhận xét thêm việc phác họa đôi mắt thông suốt  của Mẹ, sự thanh bình và sự chăm chú vào người mà Mẹ đang nhìn. Chị nói: “Nếu một người nhìn vào Mẹ, họ sẽ hướng mắt họ về trời, tôi sẽ nói, bởi vì Mẹ không tập trung vào mình. Người nhìn mẹ sẽ hướng tâm đến Thiên Chúa.”

Bức họa được thực hiện xuất phát từ lòng yêu mến và kính trọng của Hội hiệp sĩ Columbus dành cho Mẹ. Họ sẽ phân phát một triệu tấm thiệp cầu nguyện với chân dung của Mẹ cho các khách hành hương đến Roma. (CNA 01/09/2016)

Hồng Thủy