Nữ giáo sư người Pháp sẽ soạn suy niệm Đàng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh

Nữ giáo sư người Pháp sẽ soạn suy niệm Đàng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh

Vatican – Anne Marie Pellettier, 72 tuổi, nữ thần học gia người Pháp sẽ viết các bài suy niệm trong buổi đi Đàng Thánh giá trọng thể tại hí trường Colosseo vào tối thứ Sáu Tuần Thánh năm nay.

Giáo sư Pellettier là một trong những người được giải thưởng Ratzinger, thường được gọi “giải Nobel thần học”, là giải thưởng được Quỹ Joseph Ratzinger / Đức Giáo hoàng Benedetto XVI trao hàng năm.

Giáo sư Pellettier đã tốt nghiệp và đậu tiến sĩ tại đại học Paris III và cao học thần học tại Học viện Công giáo Paris. Hiện tài bà đang dạy Kinh Thánh tại chủng viện Notre Dame của Paris.

Giáo sư Pellettier đã đoạt giải thưởng Ratzinger vào năm 2014. Trong các nghiên cứu, bà chuyên về ngôn ngữ đại cương, văn chương đối chiếu, quan hệ Do thái và Kitô và đã xuất bản các tác phẩm về chú giải Thánh kinh, cũng như vai trò của nữ giới trong Kitô giáo.

Các bài suy niệm do giáo sư Pellettier viết sẽ được đọc trong buổi đi Đàng Thánh giá Trọng thể tại hí trường Colosseo do Đức Giáo hoàng Phanxicô chủ sự, vào thứ Sáu Tuần Thánh 14/04 tới đây.

Các bài suy niệm vào dịp này năm ngoái được Đức Hồng y Gualtiero Bassetti, Tổng giám mục Perugia viết. (ACI 31/04/2017)

Hồng Thủy

 

Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, tân GM Phụ Tá Sàigòn

Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, tân GM Phụ Tá Sàigòn

Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, tân GM Phụ Tá Sàigòn

VATICAN. Ngày 25-6-2016, Phòng Báo Chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng làm tân Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Sàigòn.

Đức Cha Đỗ Mạnh Hùng năm nay 58 tuổi, sinh ngày 15-9-1957 tại Sàigòn (từ năm 1975 là Hồ Chí Minh City). Từ 1968 đến 1976 theo học tại tiểu chủng viện thánh Giuse, Sàigòn, và từ 1976 đến 1982 học tại Đại chủng viện Thánh Giuse cũng thuộc tổng giáo phận Sàigòn. Từ 1993 đến 1998, học thần học tại Học viện Công Giáo Paris, Pháp, và đậu tiến sĩ.

Sau khi thụ phong linh mục ngày 30-8-1990, Cha Giuse Hùng đảm nhận các trách vụ sau đây: phó xứ và giáo sư Đại chủng viện (1990-1993); linh hướng và giáo sư tại Đại chủng viện (1998-2011); Phó Giám đốc Đại chủng viện (2011-2014); từ năm 2001: Bề trên hiệp hội linh mục Prado; từ 2005: thư ký Ủy ban GM về giáo sĩ và chủng sinh; từ năm 2014: chưởng ấn tòa GM và bí thư của Đức TGM. (SD 25-6-2016)

G. Trần Đức Anh OP 

Làn sóng mới chống Công giáo ở Pháp và Bỉ

Làn sóng mới chống Công giáo ở Pháp và Bỉ

martigues-ste-madeleine church

Paris, Pháp – Trong những tuần lễ này, các tín hữu Công giáo ở Bỉ và Pháp đã phải chịu đựng những bạo lực và tấn kích như đốt các nhà thờ, tấn công Linh mục, phạm thánh nhà Tạm, nơi đặt Thánh Thể, và hơn 100 trang mạng internet bị tấn công.

Trong tập san định kỳ “La Provence”, cha Benoît Delabre kể rằng cách đây 2 tuần, bàn thờ của nhà thờ thánh Madeleine-de-l'Île ở Martigue, khoảng 800 cây số về phía nam của Paris, bị đốt cháy. Cũng may là bàn thờ bằng đá cẩm thạch nên ngọn lửa không cháy lan và nhà thờ không bị thiêu hủy. Cha cũng cho biết hôm 15/5, một người lạ đã xúc phạm nhà Tạm trong nhà thờ ở Jonquières, cũng trong vùng Martigue. Còn hôm Chúa nhật vừa qua, chính cha Delabre đã bị một người đàn ông tấn công khi cha bắt giữ ông ta ở cửa nhà thờ vì ông ta dường như đang cố lấy trộm đồ vật.

Gaby Charroux, thị trưởng của Martigues nói là trộm cắp tại các nhà thờ ở Pháp rất thường xuyên và hứa là cảnh sát sẽ ngăn chặn các cuộc tấn công.

Báo La Croix thuật lại là trong tháng 4, hơn 100 trang mạng internet của các nhà thờ và nhà dòng bị tấn công bởi các tin tặc chiến binh thánh chiến người Tunisi; họ tự gọi mình là nhóm Fallaga.

Ở Bỉ, chiều ngày 24/5, 2 vụ hỏa hoạn làm thiệt hại đáng kể nhà thờ có từ thế kỷ 16 ở Mont-Sainte-Geneviève. Vụ đầu tiên bắt đầu từ phòng thánh trong khi vụ thứ 2 bắt đầu từ mái nhà thờ. Các cảnh sát ở Hainut, 37 dặm về phía đôn gnam thủ đô Brussel đang truy tìm thủ phạm. (CNA 2/6/2016)

Hồng Thủy OP

Bề Trên Tổng quyền Hội Thừa Sai Paris làm Giám Mục

Bề Trên Tổng quyền Hội Thừa Sai Paris làm Giám Mục

P. Georges Colomb

VATICAN. Hôm 9-3-2016, ĐTC đã bổ nhiệm cha Georges Colomb, Bề trên tổng quyền Hội thừa sai Paris (MEP), làm tân GM giáo phận La Rochelle bên Pháp.

Cha Georges Colomb năm nay 63 tuổi (1953), đã học về quản trị khách sạn và quản trị kinh tế và xã hội ở Strabourg, rồi đậu tiến sĩ dân luật năm 1978 ở đại học Jean Moulin ở Lyon, sau đó từ năm 1979 làm thanh tra bưu diện, cho đến khi gia nhập chủng viện (des Carmes) thuộc Đại học Công Giáo Paris.

Cha Colomb thụ phong linh mục năm 1987 thuộc hội thừa sai Paris, rồi theo học tại Đại học Công Giáo Paris từ 1987 đến 1988, đậu cử nhân thần học. Sau đó Cha học tiếng Hoa tại Đài Loan, rồi làm giáo sư Pháp ngữ ở Côn Minh và Đại Liên bên Trung Quốc. Từ năm 1998 đến 2004, cha làm phụ tá Bề trên Tổng quyền và sau đó làm tổng đại diện, trước khi làm Bề trên tổng quyền Hội thừa sai Paris từ năm 2010.

Hội Thừa Sai Paris đã giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam và vẫn trợ giúp Giáo Hội này, đặc biệt trong việc giúp học bổng cho nhiều Linh mục Việt Nam theo học tại Pháp.

 Theo niên giám 2016 của Tòa Thánh, Hội Thừa Sai Paris hiện còn 229 thành viên, trong đó có 204 linh mục, hoạt động tại 14 nhà.

 Giáo phận La Rochelle nơi Đức Cha George Colomb được bổ nhiệm coi sóc có gần 400 ngàn tín hữu Công Giáo (SD 9-3-2016)

 G. Trần Đức Anh OP

ĐTC Phanxicô đau buồn vì các vụ khủng bố sát hai tại Paris

ĐTC Phanxicô đau buồn vì các vụ khủng bố sát hai tại Paris

ĐTC chia buồn

VATICĂNG: ĐTC Phanxicô đau buồn vì các vụ tấn công khủng bố xảy ra tại Paris và tại sân vận động Pháp, khiến cho nhiều người bị chết và bị thương. Ngài chia sẻ nỗi khổ đau của gia đình các nạn nhân và hiệp ý cầu xin Thiên Chúa là Cha từ bi đón nhận các nạn nhân vào trong bình an sáng láng và đem lại an ủi  và hy vọng cho những người bị thương và gia đình họ.

ĐHY Parolin Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã nhân danh ĐTC viết như trên trong điện tín  gửi ĐHY André Vingt Trois, TGM Paris. Ngài bảo đảm sự gần gũi tinh thần với họ và với tất cả những ai tham dự vào việc cứu giúp các nạn nhân. Một lần nữa ĐTC mạnh mẽ lên án bạo lực không giải quyết được gì, và cầu xin Thiên Chúa soi sáng cho tất cả mọi người có các tư tưởng hòa bình, liên đới và ban tràn đầy phước lành của Người trên các gia đình đang bị thử thách và trên toàn dân Pháp.

Trong thông cáo phổ biến ngày 14 tháng 11 Cha Federico Lombardi Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã cho biết ĐTC Phanxicô dã rất đau buồn khi nghe tin các vụ khủng bố xảy ra chiều ngày 13 tháng 11 tại nhiều nơi bên Paris,  khiến cho ít nhất 128 người thiệt mạng và 200 người bị thương, trong đó có 80 người bị thương rất nặng.

Cha nói: Chúng tôi kinh hoàng theo dõi các tin tức khủng khiếp này và bị chấn động bởi việc biểu lộ bạo lực khủng bố điên loạn và thù hận mới này, mà cùng với ĐTC và tất cả mọi người yêu chuộng hòa bình, chúng tôi triệt để lên án. Chúng tôi cầu nguyện cho các nạn nhân và những nguời bị thương cũng như cho toàn nhân dân Pháp. Đây là một tấn kich chống lại nền hòa bình của toàn nhân loại. Nó đòi buộc phải có một phản ứng cương quyết và liên đói từ phía tất cả chúng ta để chống lại việc  hận thù sát nhân lan tràn trong tất cả mọi hình thái của nó”.

** Được biết tối ngày 13 tháng 11 các cảm tử quân hồi giáo đã cho bom nổ trong sân vận động Pháp nơi diễn ra trận đấu giữa Pháp và Đức, có sự tham dự của tổng thống François Hollande. Tiếp đến bom nổ trong một rạp hát và 8 thành viên của nhà nưóc Hồi IS đã xả súng bắn loạn xạ vào các khách đang ngồi tại vài quán cà phê.

Lực lượng của nha nước Hồi IS cũng đe dọa khủng bô dân chúng các thành phổ Roma,  Luân Đôn và Washington.

Trong một thông cáo khác liên quan tới việc chờ đợi Năm Thánh Lòng Thương Xót, cha Lombardi khẳng định bạo lực khủng bố gây chết chóc điên loạn và vô nghĩa trong các ngày này nhằm mục đích gieo vãi kinh hoàng. Nếu chúng ta để cho mình sợ hãi là chúng đã đạt được mục đích đầu tiên. Đây là một lý do khác để cương quyết chống lại cám dỗ sợ hãi. Dĩ nhiên cần phải thận trọng, có tinh thần trách nhiệm và đề phòng hợp lý, nhưng phải tiếp tục sống, xây dựng hòa bình và tin tưởng lẫn nhau. Do đó Năm Thánh Lòng Thương Xót lại càng cần thiết hơn nữa. Sứ điệp của lòng thương xót, nghiã là của tình yêu của Thiên  Chúa đem lại yêu thương và hòa giải chính là câu trả lời cho các thời điểm cám dỗ mất tin tưởng. Đức Gioan Phaolô II đã nói rằng sứ điệp của lòng thương xót đã là câu trả lời lớn lao của Thiên  Chúa và các tín hữn trong thời đen tối và kinh hoàng của đệ nhị thế chiến, của các tàn sát do các chế độ độc tài gây ra, của việc phổ biến thù hận giữa các dân tộc và con người.

Hôm nay, khi ĐTC Phanxicô nói tới đệ tam thế chiến từng mảnh, cần có sứ điệp của lòng thương xót để khiến cho chúng ta có khả năng hòa giải, xây dựng các cây cầu mặc cho tất cả, và có can đảm yêu thương. Đây không phải là thời điểm khước từ Năm Thánh hay sợ hãi. Nhưng chúng ta cần Năm Thánh hơn bao giờ hết. Chúng ta phải sống khôn ngoan, cũng như can đảm và với tinh thần hăng say, tiếp tục tiến tới, mặc dù có các tấn kích của thù hận. ĐTC Phanxicô hướng dẫn chúng ta và mời gọi chúng ta tin tưởng nơi Chúa Thánh Thần là Đấng đồng hành với chúng ta (SD 14-11-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Thổ nhĩ kỳ phản đối Tòa Thánh

Thổ nhĩ kỳ phản đối Tòa Thánh

ANKARA. Chiều ngày 12-4-2015, chính phủ Thổ nhĩ kỳ đã triệu hồi đại sứ cạnh Tòa Thánh để ”tham khảo ý kiến” cũng là để phản đối việc ĐTC dùng từ ”diệt chủng” để gọi cuộc tàn sát gần 1 triệu rưỡi người Arméni do Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ kỳ gây ra cách đây 100 năm.

 

Đầu thánh lễ sáng chúa nhật 12-4-2015 tại Đền thờ Thánh Phêrô để tưởng niệm 100 năm cuộc tàn sát người Arméni, ĐTC Phanxicô đã lấy lại thành ngữ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 trong tuyên ngôn chung năm 2001 với Đức Thượng Phụ Karekin II của Giáo Hội Arméni Tông Truyền, gọi vụ sát hại mà dân tộc Arméni phải chịu cách đây 100 năm là ”cuộc diệt chủng đầu tiên trong thế kỷ 20”, tiếp đến là các dân tộc khác: Do thái, Kampuchia, Ruanda, Burundi, Bosnia và nhiều nước khác.”

 

Sau việc này, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Ankara, là Đức TGM Antonio Lucibello, đến để phản đối và bày tỏ sự phẫn nộ của chính phủ Thổ. Tiếp đến vào ban chiều, chính phủ nước này đã triệu hồi đại sứ Thổ cạnh Tòa Thánh là ông Kenan Gursoy.

 

Thủ tướng Ahmed Davutoglu của Thổ cho rằng với những lời tuyên bố về diệt chủng, ĐGH ”củng cố trào lưu kỳ thị chủng tộc ở Âu châu”, khích động sự oán thù nơi người Arméni”.

 

Từ lâu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng mọi phương thức ngoại giao để ngăn cản các nước khác gọi cuộc thảm sát người Arméni là một ”cuộc diệt chủng”.

 

Hồi năm ngoái, chính phủ Thổ cũng đã triệu hồi đại sứ tại Paris sau khi Pháp tuyên bố nhìn nhận cuộc diệt chủng Arméni. Nhưng ít lâu sau đó vụ này lại êm đi và Đại sứ Thổ trở lại nhiệm sở ở Paris.

 

Nguồn tin từ Tòa Thánh cho biết sự việc đã rõ ràng và không có thông cáo chính thức nào của Tòa Thánh về vấn đề này và hy vọng tình hình sẽ lắng dịu đi. Hồi năm 2001, chính phủ Thổ cũng đã mạnh mẽ phản đối tuyên ngôn chung của ĐGH Gioan Phaolô 2 và Đức Thượng Phụ Karekin II nói đến cuộc diệt chủng (Tổng hợp 12-4-2015)

 

 G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Lớp Sáu – Bài Học 14 – Chướng Ngại

Xem Bài Học-14 – Chướng Ngại

Trên chuyến xe lửa tiến về Paris, một anh sinh viên trẻ ngồi bên cạnh một cụ già. Sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ già rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và từ từ chìm đắm trong việc cầu nguyện.

Anh sinh viên nhìn cụ già với vẻ khinh bỉ. Một lát sau anh nói: – Thưa ông, ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí à?

Cụ già thản nhiên đáp:

– Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?

Anh sinh viên cười ngạo nghễ rồi nói:

– Lúc còn con nít tôi có tin. Nhưng bây giờ khoa học đã mở mắt cho tôi và tôi không thể tin được nữa. Ông hãy quăng xâu chuỗi ấy đi và hãy học hỏi những khám phá mới, ông sẽ thấy những gì ông tin từ trước đến giờ đều là mê tín dị đoan.

Cụ già khiêm tốn hỏi:

– Cậu vừa nói về những khám phá khoa học mới. Cậu có thể giúp tôi hiểu được những khám phá ấy?

Anh sinh viên hăng hái trả lời:

– Được chứ. Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gửi tặng ông những cuốn sách khoa học rồi ông sẽ thấy sự phong phú kỳ diệu của nó…

ChuongNgaiNguoiKhongTin

Người bạn đồng hành

Người bạn đồng hành

Nói đến những người không nhà không cửa, người ta thường nhắc đến cha Henri Groués quen được gọi tắt là cha Pierre, người đã sáng lập cộng đoàn Emmaus giúp những người bần cùng tự tay xây dựng cuộc sống của họ.

Phong trào Cộng đoàn Emmaus khởi sự bằng một căn nhà đổ nát ở vòng đai của thành phố Paris vào hồi Đệ Nhị Thế Chiến. Những người khách đầu tiên của tổ ấm này là các thanh thiếu niên bụi đời, những người không nhà không cửa, hoặc các tù nhân vừa được phóng thích.

Câu nói đầu tiên của cha Pierre với những người mới đặt chân đến cộng đoàn là: “Bạn không được may mắn, nhưng tôi cần bạn để giúp đỡ những người khác…”. Dù khổ sở đến đâu, ai cũng muốn người khác nhìn nhận giá trị của mình, ai cũng muốn trở thành hữu ích cho người khác. Đó là niềm tin mà cha Pierre luôn khơi dậy nơi những người đã mất tất cả hy vọng.

Cha Pierre đặt tên Emmaus cho cộng đoàn của cha là để nhớ lại câu chuyện hai môn đệ của Chúa Giêsu trong buổi chiều Phục Sinh. Cũng như hai môn đệ này, giữa lúc họ tưởng như mất tất cả, Chúa Giêsu đã hiện đến mang lại niềm tin cho họ. Cũng thế, cha Pierre và những người bạn đầu tiên của ngài đã tìm gặp được hứng khởi, niềm tin yêu giữa những mất mát ê chề của cuộc sống.

“Tạo lại niềm hy vọng vào cuộc sống”, đó là khẩu lệnh của cha Pierre, và xây dựng lại niềm hy vọng đó từ những đổ nát, mất mát. Chính vì thế mà cộng đoàn Emmaus chủ trương đi thu nhặt lại các đồ phế thải, các vật dụng cũ kỹ, giấy rác, ve chai, bao bì nylon, lon hộp… để chế biến và bán lại như một sản phẩm do chính tay mình làm nên.

Hiện nay phong trào Emmaus đã có mặt tại 50 quốc gia trên thế giới với khoảng 290 cộng đoàn. Tất cả những người trong cộng đoàn đều sống với niềm hy vọng từ những đổ nát và mất mát trong cuộc sống.

Anh chị em thân mến,

Tin Mừng của Thánh Luca hôm nay thuật lại rằng, buổi chiều hôm đó có hai môn đệ của Chúa Giêsu lên đường đi Emmaus trở về làng cũ của họ. Cái chết của Chúa Giêsu là một chấm hết đối với họ: hết mong “công hầu khanh tướng”, hết giấc mơ của một nước Israel thịnh vượng, hết mong hy vọng. Trở về làng cũ tức là trở về với thất vọng ê chề. Nhưng cũng chính lúc đó, Chúa Giêsu đã hiện ra với họ, cái chết mang một ý nghĩa mới, mất mát đã trở thành khởi đầu của lợi lộc, thất bại đã trở thành khởi điểm của thành công, buồn phiền đã biến thành vui mừng hân hoan. Ánh sáng Phục Sinh của Chúa Giêsu đã mặc cho mọi biến cố của cuộc sống một ý nghĩa mới. Tin tưởng lạc quan đã trở thành nhân đức cơ bản của đời Kitô.

Ở bất cứ nơi đâu và ở bất kỳ thời đại nào, sau một lần đổ nát, người ta thường hát lên điệp khúc: “Hãy xây dựng lại từ đổ nát!”. Đó là niềm tin mà hơn bất cứ lúc nào chúng ta cần phải bám lấy… Bạn đang sầu khổ vì những mất mát ê chề trong cuộc sống ư? Bạn đang cảm thấy mình ở dưới vực thẳm của tội lỗi ư? Chúa Giêsu của làng Emmaus đang nói với bạn: Đừng thất vọng! Ngài đang đồng hành với bạn, và với Ngài, bạn có thể xây dựng được một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thưa anh chị em,

Nếu ngày xưa, hai môn đệ Emmaus đã nhận ra Chúa khi Ngài ngồi vào bàn ăn bẻ bánh trao lại cho hai ông, thì hôm nay nơi Bàn Tiệc Thánh này, Ngài cũng làm lại cử chỉ đó để chúng ta nhận ra Ngài đang sống và hiện diện giữa chúng ta, với chúng ta, trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Và sau khi vui mừng nhận ra Chúa đã sống lại, hai ông đã vội vã ra đi gặp anh em để thông đạt niềm vui và niềm tin yêu nơi họ. Cũng vậy, sau khi hiệp lễ, chúng ta được sai phái ra đi đem Tin Mừng Chúa sống lại, đem niềm vui Phục Sinh đến các anh em đang đau khổ, buồn sầu, chán nản, thất vọng, để mọi người cùng chia sẻ niềm tin. Thiên Chúa vẫn là người bạn đồng hành của con người, Ngài vẫn cảm thông với những ưu tư, đau khổ của con người, Ngài đang hoạt động với con người. Chỉ có con người không nhận ra Ngài, không biết lắng nghe Lời Ngài và không giữ Ngài ở lại với mình khi ngày đã xế bóng và màn đêm tăm tối đang bao phủ mặt đất, che khuất ánh mặt trời. Vì trong đêm tối, người ta khó tin có mặt trời, nhưng sự thực mặt trời vẫn luôn có đó. Trong đau khổ, người ta khó tin có Thiên Chúa, nhưng sự thực Thiên Chúa vẫn luôn có đó, vì Chúa Kitô đã sống lại và đang sống bên cạnh chúng ta giữa những đêm tối, giữa những khổ đau, mặc dầu chúng ta không trông thấy Ngài.

Anh chị em thân mến,

Hãy nhận ra sự gần gũi thân thương của Chúa Giêsu trong Lời Chúa và Thánh Thể chúng ta chia sẻ cho nhau mỗi lần họp mặt mừng Chúa sống lại. Và cùng với Ngài, chúng ta ra đi đem Tin Mừng Phục Sinh, niềm vui và hy vọng làm nền tảng cho cả cuộc đời của mọi người Kitô hữu.

Veritas Radio