Lớp Sáu – Bài Học #5 – Trái Cây Ngày Tết

Xem => Bài Học 05 -Trái Cây Ngày Tết

Mùa Xuân là mùa của hoa. Những ngày gần Tết, đi đâu cũng thấy hoa, từ phố thị đến thôn quê. Hoa đủ dáng vẻ, lắm sắc màu. Những bông hoa góp phần làm thành nét đẹp của ngày Tết. Hoa đua nhau khoe sắc, rộ nở như ganh đua với nắng vàng rực rỡ của mùa Xuân.

NguQuaMienBac

Mùa Xuân cũng là  mùa của trái cây ngon ngọt khắp mọi miền đất nước. Trái cây đủ loại, tươi màu thắm sắc và giàu ý nghĩa, làm nên hương vị những ngày Tết.  

NguQuaMienNam

Các thừa tác giám mục, linh mục và phó tế diễn tả gương mặt Mẹ Thánh Giáo Hội phẩm trật phục vụ tín hữu

Các thừa tác giám mục, linh mục và phó tế diễn tả gương mặt Mẹ Thánh Giáo Hội phẩm trật phục vụ tín hữu

Nơi sự hiện diện và trong thừa tác của các Giám Mục, Linh Mục và các Phó Tế chúng ta có thể nhận ra gương mặt thật của Giáo Hội: đó là Mẹ Giáo Hội phẩm trật, sinh chúng ta ra trong cuộc sống đức tin, thêm sức, dưỡng nuôi, đồng hành với chúng ta đến với Chúa Cha để được ơn tha thứ tội lỗi, khẩn nài phước lành và sức mạnh của Chúa Thánh Thần trên chúng ta, nâng đỡ chúng ta trong suốt cuộc sống, bảo bọc chúng ta với hơi ấm của mình, nhất là trong những lúc tế nhị của thử thách, khổ đau và cái chết.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 5-11-2014.

Trong bài huấn dụ ngài đã trình bày đề tài giáo lý về các chức thừa tác mà chính Chúa Kitô đã dấy lên trong Giáo Hội để xây dựng các cộng đoàn Kitô thân mình mầu nhiệm Ngài. Bình luận đoạn thư thánh Phaolô gửi Tito mà moi người vừa nghe đọc trước đó Đức Thánh Cha nói: Mọi người đều đã nghe đấy: Các Giám Mục chúng tôi phải có biết bao nhiêu là nhân đức. Thật không dễ, không dễ, vì chúng tôi là những người tội lỗi. Nhưng chúng tôi tín thác nơi lời cầu nguyện của anh chị em, để ít nhất chúng tôi tới được gần điều tông đồ Phaolô khuyên nhủ tất cả các giám mục. Anh chị em có đồng ý không? Anh chị em sẽ cầu nguyện cho chúng tôi chứ?

Trong các bài giáo lý trước đây chúng ta đã nhấn mạnh Chúa Thánh Thần luôn đổ tràn đầy trên Giáo Hội các ơn của Người. Giờ đây trong quyền năng và ơn thánh của Thần Khí Ngài, Chúa Kitô dấy lên trong Giáo Hội các thừa tác để xây dựng các cộng đoàn kitô như thân mình Người. Trong các thừa tác đó nổi bật là thừa tác giám mục. Nơi vị Giám Mục, được trợ giúp bởi các Linh Mục và các Phó Tế, chính Chúa Kitô hiện diện và tiếp tục lo lắng cho Giáo Hội và bảo đảm cho Giáo Hội sự che chở và hướng dẫn của Người.

Nơi sự hiện diện và trong thừa tác của các Giám Mục, Linh Mục và các Phó Tế chúng ta có thể nhận ra gương mặt thật của Giáo Hội: đó là Mẹ Giáo Hội phẩm trật. Thật thế, qua các anh em này, được Chúa tuyển chọn và thánh hiến với bí tích Truyền Chức, Giáo Hội thi hành chức làm mẹ của mình: Giáo Hội sinh chúng ta ra như kitô hữu trong bí tích Thánh Tẩy, bằng cách làm cho chúng ta tái sinh trong Chúa Kitô; canh thức trên sự lớn lên của chúng ta trong đức tin, tháp tùng chúng ta đến với vòng tay của Thiên Chúa Cha để được ơn tha thứ; chuẩn bị cho chúng ta bàn tiệc Thánh Thể, nơi Giáo Hội nuôi dưỡng chúng ta với Lời Chúa và Mình và Máu Chúa Giêsu; khẩn nài trên chúng ta phước lành và sức mạnh của Chúa Thánh Thần; nâng đỡ chúng ta trong suốt lộ trình cuộc sống và bảo bọc chúng ta với sự hiền dịu và hơi ấm của mình, nhất là trong những lúc tế nhị của thử thách, khổ đau và cái chết.

Chức làm mẹ đó của Giáo Hội được diễn tả ra cách đặc biệt trong con người của vị Giám Mục và chức thừa tác của người. Thật vậy, như Chúa Giêsu đã chọn các Tông Đồ và đã sai các vị ra đi loan báo Tin Mừng và chăn dắt đoàn chiên, cũng thế các Giám Mục là các người kế vị các Tông Đồ được đặt làm đầu các cộng đoàn kitô, như là những người bảo đảm cho đức tin và như dấu chỉ sống động sự hiện diện của Chúa giữa họ. Như vậy chúng ta hiểu rằng đây không phải là một địa vị uy tín, một chức tước vinh dự.

Chức Giám Mục không phải là một tước hiệu vinh dự, nhưng là sự phục vụ. Và Chúa Giêsu đã muốn như thế. Không thể có chỗ cho tâm thức trần tục trong Giáo Hội. Tâm thức trần tục nói: ”Mà ông này đã tiến thân trong Giáo Hội, đã trở thành Giám Mục”. Không, không. Trong Giáo Hội không thể có chỗ cho tâm thức này. Chức Giám Mục là một phục vụ, chứ không phải là một tước vinh dự để khoe khoang. Là Giám Mục có nghĩa là luôn luôn có trước mắt gương sống của Chúa Giêsu, là Đấng Chăn Chiên Lành, không đến để được hầu hạ nhưng để hầu hạ” (x. Mt 20,28; Mc 10,45) và để hiến mạng sống mình cho đoàn chiên (x. Ga 10,11). Các Giám Mục thánh – có biết bao Giám Mục thánh trong lịch sử Giáo Hội – cho chúng ta thấy rằng người ta không tìm kiếm, không xin, không mua chức thừa tác này, nhưng tiếp nhận, trong vâng phục, không phải để nâng mình lên, nhưng để hạ mình xuống, như Chúa Giêsu ”đã hạ mình, vâng lời cho tới chết và chết trên thập giá” (Pl 2,8). Thật là buồn, khi thấy một người tìm chức vụ này và làm biết bao nhiêu điều để tới được chức vụ đó, và khi tới rồi lại không phục vụ, nhưng vênh vang và chỉ sống cho sự phù vân của mình.

Còn có một yếu tố thứ ba qúy báu nữa, đáng được minh nhiên. Khi Chúa Giêsu đã chọn và kêu gọi các Tông Đồ, Người đã không nghĩ phân tách họ với nhau, mỗi người tùy ý mình, nhưng cùng nhau, để họ ở với Người, hiệp nhất như một gia đình duy nhất. Cả các Giám Mục cũng làm thành một đoàn duy nhất, được quy tụ chung quanh Giáo Hoàng, là người gìn giữ và bảo đảm cho sự hiệp thông sâu xa này, mà Chúa Giêsu và chính các Tông Đồ đã lưu tâm biết bao nhiêu. Như vậy thật là đẹp biết bao nhiêu, khi các Giám Mục cùng với Giáo Hoàng diễn tả tính cách đoàn thể ấy và tìm cách ngày càng là những người phục vụ tín hữu, phục vụ Giáo Hội hơn! Chúng ta đã chứng kiến mới đây trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình. Nhưng chúng ta cũng hãy nghĩ tới tất cả mọi Giám Mục sống rải rác trên thế giới, dù sống tại các nơi, các nền văn hóa, sự nhậy cảm và các truyền thống khác nhau và xa cách nhau – Hôm trước có một Giám Mục nói với tôi rằng để đến Roma, từ nơi ngài ở, cần phải bay 30 giờ đồng hồ, xa biết bao – nhưng các vị cảm thấy là phần của nhau và trở thành kiểu diễn tả mối dây thân tình giữa các cộng đoàn với nhau, trong Chúa Kitô. Và trong lời cầu nguyện chung của Giáo Hội tất cả mọi Giám Mục đặt mình để lắng nghe Chúa Cha và Chúa Con và Thần Khí, như thế có thể chú ý tới con người và các dấu chỉ thời đại một cách sâu xa (GS 4).

Các bạn thân mến, tất cả điều này làm cho chúng ta hiểu tại sao các cộng đoàn kitô lại nhận ra nơi vị Giám Mục một ơn lớn lao, và chúng được mời gọi dưỡng nuôi một sự hiệp thông chân thành và sâu xa với Giám Mục, bắt đầu từ các linh mục và các phó tế. Không có một Giáo Hội lành mạnh, nếu các tín hữu, các phó tế và các linh mục không hiệp nhất với Giám Mục. Giáo Hội không hiệp nhất với Giám Mục này là một Giáo Hội bệnh hoạn. Chúa Giêsu đã muốn sự hiệp nhất này của tất cả mọi tín hữu với Giám Mục, với cả các linh mục và các phó tế nữa. Và điều này trong ý thức rằng chính nơi Giám Mục mà mối dây nối kết của từng Giáo đoàn với các Tông Đồ và với tất cả mọi cộng đoàn khác, hiệp nhất với các Giám Mục và Giáo Hoàng trong Giáo Hội duy nhất của Chúa Giêsu, là Mẹ Thánh Giáo Hội Phẩm Trật của chúng ta.

Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu nói tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đến từ các nước Âu châu và Bắc Mỹ, cũng như các tín hữu đền từ Nhật Bản, Argentina, Mehicô, Panamá, Puerto Rico, Venezuela, Chile và Brasil. Ngài xin mọi người cầu nguyện cho các Giám Mục là những người bảo đảm cho đức tin chân thật và là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa giữa họ, cũng như cầu nguyện cho ngài.

Với các tín hữu nói tiếng A rập, nhất là các anh chị em đến từ Libăng và Siria, Đức Thánh Cha khuyến khích họ yêu mến các Giám Mục, linh mục và phó tế và cầu nguyện cho các vị, để các vị luôn là dấu chỉ hữu hình của Chúa Kitô giữa Dân Người, một dụng cụ của hiệp thông và hiệp nhất, cũng như phương tiện của phước lành và ơn cứu độ.

Chào các tín hữu Ba Lan Đức Thánh Cha nhắc tới Ngày liên đới với Giáo Hội bị bách hại lần thứ VI cử hành bên Ba Lan vào Chúa Nhật tới đây, năm nay dành cho Siria. Ngài xin mọi người gần gũi với các anh chị em bên Siria cũng như trong nhiều nước khác trên thế giới đang đau khổ vì các cuộc chiến huynh đệ tương tàn và vì bạo lực. Ngài cám ơn các cử chỉ liên đới trợ giúp vật chất cho các anh chị em này như dấu chỉ sự hiện diện ân cần và tình yêu của Chúa Kitô.

Đức Thánh Cha cũng chào các đoàn hành hương Italia, đặc biệt đoàn hành hương Torino do Đức Tổng Giám Mục Cesare Nosiglia và ông thị trưởng hướng dẫn. Ngài báo cho mọi người biết nếu Chúa muốn ngày 21 tháng 6 năm tới ngài sẽ hành hương Torino để tôn kính Tấm Khăn Liệm và thánh Gioan Bosco nhân kỷ niệm 200 năm thánh nhân sinh ra.

Ngài cũng chào các bề trên của dòng Bệnh viện thánh Gioan Thiên Chúa và các tham dự viên Diễn đàn do hiệp hội ”Bác ái trong Chân lý” tổ chức, cùng nhiều nhóm khác và khích lệ họ thăng tiến nền văn hóa gặp gỡ, bằng cách nhận ra Chúa hiện diện đặc biệt nơi các người nghèo khổ.

Chào các bệnh nhân của hiệp hội SLA, cũng như các bệnh nhân theo dõi buổi tiếp kiến trên màn truyền hình trong đại thính đường Phaolô VI vì lý do thời tiết, Đức Thánh Cha bầy tỏ sự gần gũi và lời cầu nguyện của ngài cho họ. Ngài ước mong xã hội trợ giúp gia đình các anh chị em đau yếu đối phó với hoàn cảnh tật bệnh khổ đau của người thân.

Sau cùng ngỏ lời với giới trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới, Đức Thánh Cha nhắc tới thánh Carlo Borromeo mà Giáo Hội kính nhớ hôm mùng 4 tháng 11. Ngài cầu mong sức mạnh tinh thần của thánh nhân khích lệ

các bạn trẻ sống đức tin nghiêm chỉnh; sự tin tưởng của thánh nhân nơi Chúa Cứu Thế nâng đỡ người đau yếu trong những lúc khó khăn nhất; và lòng tận tụy tông đồ của người nhắc cho các cặp vợ chồng mới cưới tầm quan trọng của việc giáo dục con cái theo tinh thần Kitô.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Đức Thánh Cha kêu gọi tiến hành mau thủ tục ”giải hôn phối”

Đức Thánh Cha kêu gọi tiến hành mau thủ tục ”giải hôn phối”

VATICAN. ĐTC khuyến khích các tòa án hôn phối tiến hành mau lẹ hơn, đồng thời loại trừ mọi cám dỗ tài chánh trong việc cứu xét các án hôn phối.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 5-11-2014, dành cho các tham dự viên khóa học do Tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma tổ chức về hôn phối kết ước thành sự nhưng chưa hoàn hợp (super rato).

Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nhắn nhủ các nhân viên tòa án hôn phối của Giáo Hội hãy tiến hành theo hai tiêu chuẩn: công lý và bác ái. Ngài nhắc đến sự kiện bao nhiêu tín hữu phải chờ đợi lâu dài phán quyết của tòa án về hôn nhân của họ, có thành sự hay bất thành.

ĐTC nói: ”Có một số thủ tục quá dài hoặc quá nặng nề không có lợi và dân chúng bỏ không xin tòa án cứu xét nữa. Ví dụ tòa án liên giáo phận cấp một ở Buenos Aires, Argentina, phải xử các vụ hôn phối của 15 giáo phận, và giáo phận xa nhất cách đố 240 cây số. Làm sao người dân thường có thể bỏ công ăn việc làm, đến tòa án.. Vì thế họ tự nhủ: ”Chúa hiểu tôi, tôi cứ tiếp tục sống thế này, với gánh nặng này trong tâm hồn”. Giáo Hội là mẹ phải thi hành công lý, để các tín hữu ấy có thể sống mà không phải chịu nghi ngờ, chịu tình trạng đen tối trong tâm hồn”.

ĐTC cũng cảnh giác những người làm việc ở tòa án hôn phối chỉ quan tâm mưu lợi cho mình. Ngài cho biết có lần đã phải sa thải một nhân viên tòa án, vì người này đã nói với một người xin tòa cứu xét: ”với 10 ngàn đôla, tôi sẽ tiến hành cho ông 2 vụ án dân sự và giáo hội'.. Khi người ta liên kết lợi lộc thiêng liêng với lợi lộc kinh tế thì đó không phải là điều thuộc về Thiên Chúa. Mẹ Giáo Hội rất quảng đại để có htể thi hành công lý miễn phí, giống như chúng ta được Chúa Giêsu Kitô làm cho công chính miễn phí!”.

Trong ý hướng trên đây, trước Thượng HĐGM thế giới vừa qua, ĐTC Phanxicô đã thành lập một Ủy ban nghiên cứu do Đức Ông Vito Pinto, niên trưởng Tòa Thượng Thẩm Rota, làm chủ tịch, để làm sao cho thủ tục cứu xét các án hôn phối được mau lẹ hơn (SD 5-11-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha tăng cường luật về hưu của các Hồng Y và Giám Mục

Đức Thánh Cha tăng cường luật về hưu của các Hồng Y và Giám Mục

VATICAN. ĐTC tăng cường kỷ luật theo đó các GM giáo phận, các GM Phó và Phụ tá được yêu cầu đệ đơn từ chức khi tròn 75 tuổi.

Trong buổi tiếp kiến hôm 3-11-2014 dành cho ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, ĐTC phê chuẩn và truyền công bố qui luật dưới hình thức một ”Phúc chiếu” (Rescriptum) gồm 7 điều khoản, có hiệu lực từ ngày 5-11-2014, là ngày được đăng trên báo ”Quan sát viên Roma” của Tòa Thánh. Nói chung các qui luật này đã được thi hành trong Giáo Hội từ lâu nay, nhưng nay được tăng cường thêm. ĐTC chấp thuận phúc chiếu này sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng các Hồng Y (9 vị) trợ giúp ngài trong việc chuẩn bị cải tổ giáo triều Roma và cai quản Giáo Hội.

Các GM chính tòa, GM Phó và GM Phụ tá của các giáo phận, và các vị tương đương, được mời đệ đơn từ chức lên ĐTC khi tròn 75 tuổi. Việc từ chức này chỉ có hiệu lực từ lúc được thẩm quyền hợp pháp của Giáo Hội chấp nhận.
Với sự chấp nhận việc từ chức này, các vị ấy cũng chấm dứt bất kỳ chức vụ nào khác trên bình diện quốc gia, được giao phó trong một thời hạn vì chức vụ mục vụ ấy.

ĐTC cũng đánh giá cao những GM, vì lòng yêu mến và ước muốn có một sự phục vụ tốt đẹp hơn, khi thấy mình yếu bệnh hoặc vì lý do hệ trọng nào khác mà đệ đơn từ chức trước khi tròn 75 tuổi. Trong những trường hợp ấy các tín hữu được kêu gọi tỏ lòng liên đới và cảm thông đối với vị đã từng là Mục Tử của họ.

Trong một số hoàn cảnh đặc biệt, Nhà chức trách có thẩm quyền có thể thấy là cần yêu cầu một giám mục từ chức, sau khi đã cho biết lý do và lắng nghe các lý do của vị ấy, trong cuộc đối thoại huynh đệ.

ĐTC cũng qui định rằng các HY thủ lãnh các cơ quan Tòa Thánh và các HY khác thi hành chức vụ do ĐGH bổ nhiệm, thì cũng ”buộc phải” đệ đơn từ chức lên ĐTC để ngài định liệu (luật trước đây chỉ nói là các vị được ”thỉnh cầu” đệ đơn từ chức).

Các vị thủ lãnh khác của các cơ quan trung ương Tòa Thánh mà không phải là Hồng Y, cũng như các vị Tổng thư ký và các GM thi hành các chức vụ khác do ĐTC bổ nhiệm, thì tức khắc chấm dứt nhiệm vụ khi tròn 75 tuổi. Các Thành viên các cơ quan ấy thì chấm dứt khi được 80 tuổi. Tuy nhiên các thành viên thuộc về một bộ do chức vụ, thì đương nhiên chấm dứt nhiệm vụ thành viên, khi không còn giữ chức vụ ấy nữa.

Phó giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, cha Ciro Benedettini, nóirằng ”Phúc Chiếu” của ĐTC trên đây là một ”sự tái mạnh mẽ đề nghị các qui luật hiện hành và là một lời mời gọi thi hành” (SD 5-11-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Thánh Lễ Cầu Hồn Cho Cố TT Ngô Đình Diệm Và Các Chiến Sĩ Quốc Gia

Thánh Lễ Cầu Hồn Cho Cố TT Ngô Đình Diệm Và Các Chiến Sĩ Quốc Gia

Bài THANH PHONG

SANTA ANA -Vào lúc 10 giờ sáng thứ Bảy ngày 1 tháng 11, 2014 khoảng hai ngàn đồng hương, trong đó có một số cựu sĩ quan trong QL/VNCH, Ban Chấp Hành Cộng Đồng Công Giáo VN, Ban Chấp Hành Cộng Đoàn Giáo xứ Saint Barbara, thân hào nhân sĩ, đông đảo giới truyền thông và đồng hương không phân biệt tôn giáo đã đến thánh đường giáo xứ Saint Barbara, 730 S. Euclid St, Santa Ana để tham dự thánh lễ giỗ lần thứ 51 cho linh hồn Gioan Baotixita cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, bào đệ Ngô Đình Nhu và các chiến sĩ Quân Lực VNCH đã hy sinh.

Thánh lễ cầu hồn cho cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại nhà thờ Sait Barbara 1

Linh Mục Vũ Ngọc Long, Giám Quản Giáo xứ Saint Barbara chia sẻ trong thánh lễ giỗ cố TT Ngô Đình Diệm. (Thanh Phong/Viễn Đông)

Đức Giám Mục Đa Minh Mai Thanh Lương chủ tế thánh lễ, cùng đồng tế có Linh mục Quản xứ Saint Barbara Vũ Ngọc Long, cha Phó Trần Văn Kiểm và 7 linh mục khác cùng với thầy Phó Tế Nguyễn Ánh.
Sau bài Thánh Thư và bài Phúc Âm rất phù hợp trong thánh lễ giỗ cố TT Ngô Đình Diệm, Linh mục Quản Xứ Vũ Ngọc Long đã có bài chia sẻ được mọi người trong thánh đường nồng nhiệt vỗ tay rất lâu.
Mở đầu bài giảng, Linh mục đọc hai bài thơ “Sống” và “Chết” của nhà cách mạng Phan Bội Châu mà nhiều người đã thuộc. Sau đó, linh mục nói: “Con thấy hai bài thơ Sống/Chết của cụ Phan Bội Châu rất phù hợp và nói lên đầy đủ ý nghĩa về cách sống và cái chết của cụ cố Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm mà chúng ta dâng thánh lễ tưởng nhớ và cầu nguyện hôm nay.
“Cách đây đúng 51 năm, khi cụ cố TT Ngô Đình Diệm và bào đệ cụ cố Ngô Đình Nhu bị ám sát thì con chưa sinh ra đời. Nhưng khi lớn lên, con tìm hiểu và đọc những sách sử, tài liệu về đời sống của cụ cố TT Ngô Đình Diệm, con biết dù có người thương, kẻ ghét nhưng con chưa tìm được ở đâu những lời chê trách cá nhân cụ về nhân cách. Cho dù những người chống đối cụ cũng phải thừa nhận rằng cụ Diệm là một người ngay thẳng, cương trực, đạo đức và liêm khiết. Sống đơn sơ, nghèo khó vô vụ lợi, chẳng hạn giường ngủ của cụ chỉ là một cái đi văng (một tấm ván) trải chiếu, không có nệm. Cụ chỉ thích ăn cơm trắng với muối mè. Thậm chí sau khi làm tổng thống, cụ vẫn sống một cuộc sống khổ hạnh. Chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho giáo và Thiên Chúa giáo. Vậy nếu Nho giáo đã hun đúc cụ thành một con người trung với nước, hiếu với dân thì nền giáo dục Thiên Chúa giáo đã đào tạo cụ cố TT Ngô Đình Diệm thành một con người kính mến Thiên Chúa và yêu thương mọi người. Cụ là một tín hữu Công giáo thánh thiện, đạo đức, tham dự thánh lễ và cầu nguyện hàng ngày.
“Trong lịch sử con chỉ thấy có vua Louis IX của Pháp được Đức Giáo Hoàng Bonifacio phong Thánh vào thế kỷ 13 và cố TT Ngô Đình Diệm là hai vị nguyên thủ quốc gia hàng ngày không bao giờ bỏ tham dự thánh lễ và cầu nguyện với Chúa. Cụ Cao Xuân Vỹ có lần hỏi con, tại sao Giáo Hội Công giáo không phong thánh cho cố TT Ngô Đình Diệm? Con nghĩ, cách sống đạo đức, mến Chúa yêu người, hy sinh mạng sống mình cho quê hương dân tộc là đã chết lành thánh rồi.
“Cụ cố Ngô Đình Diệm đã đi tu trong Dòng Ba của dòng Benedicto, một Dòng Khổ Tu tại Bỉ, và vì đã khấn trong Dòng, cụ không nghĩ đến chuyện lập gia đình và chỉ dành thì giờ thờ phượng Chúa và lo cho quốc gia, dân tộc. Khi cuộc đảo chánh nổ ra, Linh mục Jean đã thuyết phục anh em TT Diệm không nên gặp các tướng đảo chánh, linh mục sẽ đưa anh em Tổng Thống đến nơi an toàn nhất nhưng cụ đã từ chối, Tổng Thống Diệm nói: Cám ơn cha, tôi thấy không có gì nguy hiểm cả. Cá nhân tôi đã dâng trọn cho Chúa và Mẹ Maria nhưng tôi vẫn còn là nguyên thủ quốc gia, tôi còn trách nhiệm với dân.”
Linh mục Vũ Ngọc Long cũng nêu một số điểm chứng minh cố TT Ngô Đình Diệm là một người yêu nước, suốt cuộc đời hiến dâng cho đất nước và dân tộc. Lịch sử thế giới chưa hề có vị lãnh tụ nào làm được những việc thần kỳ vĩ đại như cố TT Ngô Đình Diệm, đưa hơn 1 triệu người Bắc di cư vào Nam, ổn định cuộc sống cho họ. Chỉ trong thời gian ngắn ổn định đất nước làm cho toàn miền Nam Việt Nam trở thành quốc gia tự do, dân chủ và trù phú bỏ xa các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Mã Lai v.v.. Thủ đô Saigon được coi là Hòn Ngọc Viễn Đông khiến cả thế giới kính nể và ngưỡng phục.
Thấm thoắt đã 51 năm sau cái chết của cố TT Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu, lịch sử thật công bằng, sau 51 năm càng ngày chân lý và sự thật càng được công khai sáng tỏ, ai công, ai tội. Đất nước VN hiện nay do Cộng sản quản lý càng ngày càng sa lầy , càng thối nát, nạn tham nhũng tràn lan, họ bán nước, hại dân, dùng quyền lực ức hiếp chiếm của, cướp đất trên xương máu của dân nghèo, thấp cổ bé miệng thì người ta lại càng thấy Đệ Nhất Cộng Hòa là thời gian an bình, hạnh phúc, tốt đẹp nhất. Giờ đây nhìn lại mà luyến tiếc một thời! Ước gì hồi đó cụ cố TT Ngô Đình Diệm vẫn sống, tảng đá vẫn đứng vững thì hôm nay thời thế đã đổi khác.
Linh Mục Quản Xứ cũng nhắc lại câu nói tiếc thương của Tổng Thống Tưởng Giới Thạch (Đài Loan), “Ông Diệm xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất 100 năm nữa mới tìm được một nhà lãnh tụ cao quý như vậy.”
Nhưng theo Linh mục Vũ Ngọc Long, cho dù 100, 1000 năm nữa hay mãi mãi sẽ không bao giờ tìm được một vị tổng thống trung thực, đạo đức, liêm khiết, dám sống và chết cho tình yêu phục vụ dân tộc, phục vụ quê hương như cố TT Ngô Đình Diệm.
Bài chia sẻ của Linh Mục còn rất dài và ý nghĩa. Trong đoạn kết, LM Vũ Ngọc Long kết luận: “Cái chết của cụ cố TT Ngô Đình Diệm có thể nói là một cái chết mất mát cho dân tộc, một cái chết đau thương cho đất nước VN nhưng là một cái chết ngẩng đầu, vì cụ cố TT Ngô Đình Diệm đã chết vì nước, chết vì dân, chết vì lý tưởng, chết vì niềm tin và chết vì nước Trời. Còn chúng ta thì sao?”
Cuối thánh lễ, giáo sư Lê Tinh Thông, Trưởng Ban Tổ Chức lên ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục, quý vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo, các linh mục, tu sĩ nam nữ, đặc biệt cám ơn cha Giám Quản và Hội Đồng Giáo Xứ Saint Barbara đã giúp đỡ tận tình cho ban tổ chức. Giáo sư không quên cám ơn Đoàn Hiệp Sĩ Columbus Các Thánh Tử Đạo VN, ca đoàn Thánh Linh của giáo xứ, các cơ quan truyền thông, quý vị cựu quân nhân QL/VNCH, và toàn thể đồng hương. Giáo sư Lê Tinh Thông cũng nhắc lại một số lời chia sẻ của LM Vĩnh San thuộc Dòng Chúa Cứu Thế tại VN nói về nhân cách của cố TT Ngô Đình Diệm, và xin mọi người thêm lời cầu nguyện cho cụ Cao Xuân Vỹ và cụ Tôn Thất Thiện, hai Phật tử thuần thành nhưng rất có tinh thần yêu nước và luôn trung thành với cố TT Ngô Đình Diệm, cả hai cụ đã qua đời. Đức Giám Mục Mai Thanh Lương đã ban phép lành của Chúa cho mọi người và ca đoàn xướng bản thánh ca “Mẹ Ơi Đoái Thương Xem Nước Việt Nam” để kết thúc thánh lễ..
Sau thánh lễ, ban tổ chức mời mọi người xuống hội trường giáo xứ để điểm tâm, và ra mắt Đặc San 2014 tập hợp nhiều tiếng nói về một thời đã qua. Tất cả đóng góp tài chánh sẽ được góp vào quỹ Yểm Trợ Nhân Quyền tại VN.

Trích báo Viễn Đông

 

Bài giảng của LM Vũ Ngọc long, chánh xứ nhà thờ Saint Barbara

Cái chết không có tiếng nói cuối cùng trên số phận của con người

Cái chết không có tiếng nói cuối cùng trên số phận của con người

Nghĩa trang là ”nơi an nghỉ” chờ được đánh thức vào ngày sau hết. Việc tưởng niệm các người đã qua đời, săn sóc mồ mả và xin lễ cầu nguyện cho họ là chứng tá của niềm hy vọng tin tưởng, dâm rễ sâu nơi xác tín rằng cái chết không có tiếng nói cuối cùng trên số phận của con người, bởi vì con người được chỉ định cho một cuộc sống vô tận, có nguồn gốc và sự thành toàn trong Thiên Chúa.

Kính thưa qúy vị thưa các bạn, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hôm qua tại quảng trường thành Phêrô trong ngày lễ kính các đẳng linh hồn.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thanh Cha nói:

Ngày hôm qua chúng ta đã cử hành lễ trọng Các Thánh và hôm nay phung vụ mời gọi chúng ta tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời. Hai ngày lễ này gắn liền mật thiết với nhau, cũng như niềm vui và nước mắt tìm thấy nơi Chúa Giêsu Kitô một tổng hợp là nền tảng đức tin và niềm hy vọng của chúng ta. Thật thế, một đàng, Giáo hội lữ hành trong lịch sử vui mừng vì sự bầu cử của các Thánh và các Chân phước nâng đỡ Giáo hội trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng; đàng khác, cũng như Chúa Giêsu, Giáo Hội chia sẻ tiếng khóc của người đau khổ vì xa rời các người thân yêu, và cũng như Người và nhờ Người Giáo Hội làm vang lên lời cám tạ Thiên Chúa Cha, là Đấng đã giải thoát chúng ta khỏi ách thống trị của tội lỗi và cái chết.

Giữa ngày hôm qua và hôm nay biết bao nhiêu người đi viếng thăm nghĩa trang là ”nơi an nghỉ” chờ việc đánh thức sau cùng. Thật là đẹp, khi nghĩ rằng chính Chúa Giêsu sẽ đánh thức chúng ta dậy. Chính Chúa Giêsu đã vén mở cho thấy rằng cái chết của thân xác cũng giống như một giác ngủ, từ đó Người đánh thức chúng ta. Với niềm tin này chúng ta dừng lại bên mộ của những người thân yêu, của những ai đã yêu thương chúng ta và đã làm điều lành cho chúng ta.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người trải dài lời cầu nguyện của mình ra trên các thành phần khác. Ngài nói:

Nhưng ngày hôm nay chúng ta được mời gọi nhớ tới tất cả mọi người, kể cả những người không ai nhớ tới. Chúng ta hãy nhớ tới các nạn nhân của chiến tranh và bạo lực; biết bao nhiêu ”trẻ em” trên thế giới bị đói khát và bần cùng đè bẹp; chúng ta hãy nhớ tới các người vô danh nghỉ yên trong nơi đựng xương chung; chúng ta hãy nhớ tới casc anh chi em bị giết vì là Kitô hữu; và biết bao nhiêu người đã hy sinh mạng sống để phục vụ tha nhân. Chúng ta hãy phó thác cho Chúa cách đặc biệt những người đã lìa bỏ chúng ta trong năm nay.

Truyền thống của Giáo Hội đã luôn luôn khích lệ cầu nguyện cho những người đã chết, đặc biệt bằng cách cống hiến cho họ việc cử hành thánh thể: thánh lễ là sự trợ giúp tinh thần tốt nhất mà chúng ta có thể ban tặng cho các linh hồn, đặc biệt các linh hồn bị bỏ rơi. Nền tảng thánh lễ cầu cho các linh hồn nằm trong sự hiệp thông của Thân Mình Mầu Nhiệm. Như Công Đồng Chung Vaticăng II đã nhấn mạnh: ”Giáo Hội lữ hành trên trần gian ý thức đựơc sự hiệp thông này của tất cả Thân Mình Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu Kitô, ngay từ các thời kỳ đầu của Kitô giáo đã vun trồng với lòng đạo hạnh lớn lao việc tưởng nhớ các người đã qua đời” (LG 50).

Việc tưởng niệm các người đã chết, việc săn sóc mồ mả và các thánh lễ cầu hồn là chứng tá của niềm hy vọng tin tưởng, đâm rễ sâu trong xác tín rằng cái chết không có tiếng nói cuối cùng trên số phận con người, bởi vì con người được chỉ đinh cho một cuộc sống vô tận, có nguồn gốc và sự thành toàn nơi Thiên Chúa. Chúng ta hãy hướng lên Thiên Chúa lời cầu này: ”Lạy Thiên Chúa từ bi vô biên, chúng con tín thác cho lòng lành vô cùng của Chúa những ai đã từ bỏ cõi đời này cho sự vỉnh cửu, nơi Chúa chờ đợi toàn nhân loại được cứu chuộc bởi máu châu báu của Chúa Kitô, Con Chúa, đã chết để chuộc tội chúng con. Lậy Chúa, xin đừng nhìn tới biết bao khó nghèo, bần cùng và yếu đuối của con người, khi chúng con sẽ trình diện trước tòa phán xét của Chúa, để được phán xử cho niềm hạnh phúc hay án phạt. Xin hãy hướng trên chúng con cái nhìn xót thương của Chúa, nảy sinh từ con tim dịu hiền của Chúa và giúp chúng con bước đi trên con đường thanh tẩy trọn vẹn. Ườc chi đừng có ai trong con cái Chúa bị hư mất trong lửa đời đời của hỏa ngục, nơi không còn có thể sám hối nữa. Chúng con phó thác cho Chúa linh hồn các người thân yêu của chúng con, linh hồn của những người đã chết mà không có sự ủi an của các bí tích, hay đã không có cách hối lỗi vào lúc cuối đời. Ước chi đừng có ai phải sợ hãi gặp gỡ Chúa, sau cuộc lữ hành trần thế, trong niềm hy vọng được tiếp nhận trong vòng tay lòng xót thương vô bờ của Chúa. Ước chi chị chết thân xác tìm thấy chúng con tỉnh thức trong lới cầu nguyện và mang đầy mọi sự thiên đã làm được trong cuộc sống ngắn ngủi hay lâu dài của chúng con. Lậy Chúa, ước chi đừng có gì làm cho chúng con xa cách Chúa trên trần gian này, nhưng ước chi tất cả và mọi người nâng đỡ chúng con trong ước mong nồng cháy được an nghỉ vĩnh cửu nơi Chúa. Amen” (LM Antonio Rungi, dòng Khổ Nạn, Lờ cầu của các người đã qua đời).

Với niềm tin này nơi số phận tối cao của con người, giờ đây chúng ta hãy hướng tới Đức Mẹ, là Đấng đã khổ đau dưới Thập Giá vì thảm cảnh cái chết của Chúa Kitô và rồi đã tham dự vào niềm vui sự sống lại của Chúa. Xin Mẹ là Của Trời giúp chùng ta ngày càng hiểu hơn giá trị của lời cầu nguyện và thánh lễ cầu cho các người đã chết. Họ gần gũi chúng ta. Xin Mẹ nâng đỡ chúng ta mỗi ngày trong cuộc lữ hành trần thế và trợ giúp chúng ta đừng bao giờ đánh mất đi đích điểm cuối cùng của cuộc sống là Thiên Đàng. Và với niềm hy vọng không bao giờ gây thất vọng này chúng ta hãy tiến tới!

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào nhiều đoàn hành hương hiện diện, đặc biệt là nhòm thiện nguyện viên vùng Oppeano và Granzette chuyên làm trò hề trong các nhà thương như liệu pháp giúp các bệnh nhân mau phục hồi sức khỏe. Ngài khuyến khích họ tiếp tục công việc thiện ích này để giúp các bệnh nhân. Sau cùng Đức Thánh Cha cầu chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui an lành và xin mọi người đừng quên cầu nguyện cho ngài.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha lễ Các Thánh

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha lễ Các Thánh

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày lễ Các Thánh 1-11-2014, với 40 ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC Phanxicô đã mời gọi các tín hữu hãy vui mừng sống mầu nhiệm các thánh thông công.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã giải thích ý nghĩa lễ Các Thánh và nhấn mạnh rằng: ”Lễ trọng hôm nay giúp chúng ta ý thức một chân lý cơ bản của đức tin Kitô: đó là sự hiệp thông của các thánh. Đây là một sự kết hiệp thiêng liêng, không bị cắt đứt vì cái chết, nhưng tiếp tục trong đời sống mai hậu. Thực vậy, có một mối liên kết không thể bị hủy diệt giữa chúng ta là những người đang sống ở trần thế này với những người đã bước qua ngưỡng cửa sự chết. Chúng ta ở dưới thế này trên mặt đất cùng với những người đã bước vào vĩnh cửu, chúng ta họp thành một đại gia đình duy nhất”.

ĐTC nhận xét rằng: ”Thực tại này làm cho chúng ta tràn đầy vui mừng: thật là đẹp vì có bao nhiêu anh chị em chúng ta trong đức tin đang đồng hành cạnh chúng ta, nâng đỡ chúng ta qua sự giúp đỡ của họ và cùng với chúng ta tiến bước về trời. Và thật là điều an ủi khi biết rằng đã có những anh chị em chúng ta đạt tới quê trời, đang chờ đợi và cầu nguyện cho chúng ta, để cùng nhau chúng ta có thể đời đời chiêm ngưỡng tôn nhan vinh hiển và từ bi của Chúa Cha”.

ĐTC nhắc nhở cho các tín hữu về ơn gọi nên thánh: ”Thiên Chúa kêu gọi chúng ta nên thánh như chính Chúa là Đấng Thánh, và đối với những người muốn theo Chúa Giêsu trên con đường Tin Mừng, Mẹ Maria là nhà hướng đạo chắc chắn, người Mẹ ân cần và quan tâm, chúng ta có thể tín thác cho Mẹ mọi gước muốn và khó khăn của chúng ta”.

Sau kinh truyền tin và phép lành, ĐTC đã kêu gọi mọi người ”cầu nguyện cho Thành Thánh Jerusalem, là thành được các tín hữu Do thái, Kitô và Hồi giáo quí chuộng, trong những ngày này đang chứng kiến nhiều căng thẳng. Ước gì Thành Thánh này ngày cang có thể là dấu chỉ và là điều báo trước an bình mà Thiên Chúa muốn cho toàn thể gia đình nhân loại”.

ĐTC cũng nhắc đến lễ phong chân phước chiều ngày 1-11-2014 tại Vítoria, Tây Ban Nha, cho cha Pietro Asúa Mendía, LM thuộc miền Basco, ”linh mục khiêm tốn và khổ hạnh, đã loan báo Tin Mừng bằng cuộc sống thánh thiện, bằng việc huấn giáo và tận tụy săn sóc những người nghèo túng trong thời kỳ khó khăn với cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha. Cha đã bị bắt, tra tấn và giết chết vì đã biểu lộ ý chí tiếp tục trung thành vơi Chúa và với Giáo Hội, cha thưc là mẫu gương tuyệt vời cho tất cả chúng ta về lòng can đảm trong đức tin và chứng tá bác ái”.

Sau cùng ĐTC cho biết ngài đến nghĩa trang Verano vào ban chiều để dâng thánh lễ cầu cho những người quá cố. Ngài cũng hiệp ý với tất cả những ngừơi viếng thăm nghĩa trang trong những ngày này trên toàn thế giới.

Thánh lễ tại nghĩa trang

Campo Verano là nghĩa trang chính của thành Roma. Khoảng 5 ngàn người đã tham dự thánh lễ do ĐTC cử hành lúc 4 giờ chiều tại đây, cùng với ĐHY giám quản Agostino Vallini và 3 GM phụ tá của giáo phận, và một số linh mục.

Trong bài giảng ứng khẩu, ĐTC đã diễn giải bài đọc rút từ sách Khải Huyền của thánh Gioan, và ngài mạnh mẽ tố giác nền văn hóa chết chóc, tàn phá thiên nhiên, kỹ nghệ tàn phá các dân tộc, nuôi dưỡng chiến tranh, nền văn hóa gạt bỏ, loại bỏ trẻ em, người già và người trẻ với nạn thất nghiệp. Con người tiếm quyền của Thiên Chúa. Ngài nói: ”Con người có khả năng tàn phá trái đất hơn cả các thiên thần (trong sách Khải Huyền). Đó là điều con người ngày nay đang làm. Người ta tàn phá thiên nhiên, sự sống, các nền văn hóa, các gia đình, người ta đang tàn phá niềm hy vọng”.

ĐTC kêu gọi các giới hữu trách và mọi người kiến tạo công ăn việc làm cho người trẻ, lương thực cho người đói, và hòa bình cho các dân tộc.

Ngài mời gọi các tín hữu hy vọng nơi Thiên Chúa như đoàn người đông đảo ”mặc áo trắng” bước theo Chiên Con, và sống theo tinh thần Bát Phúc như Chúa Giêsu đã diễn tả trong bài Tin Mừng. ĐTC nói: ”Chúng ta cần sức mạnh của Thiên Chúa dường nào, xin Chúa đóng ấn chúng ta bằng tình thương của Chúa và sức mạnh của Người để chặn đứng công trình tàn phá hiện nay, tàn phá những gì mà Chúa đã ban cho chúng ta, những điều đẹp nhất mà Chúa đã làm cho chúng ta” (SD 1-11-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican radio

Sống chân tình

Sống chân tình

Chuyện kể rằng: Ngày kia, nữ hoàng Saba gởi đến vua Salomon hai bó hoa rất giống nhau, để thử xem sự khôn ngoan của ông tới đâu. Đó là một bó hoa thật và một bó hoa giả. Nhà vua bèn mở cửa sổ, cho bầy ong bướm bay vào. Tức thì các chú ong và các nàng bướm liền sà ngay xuống những bông hoa thật.

Những bông hoa giả có sắc mà chẳng có hương, có bóng hình mà không có sự sống. Những kẻ giả hình nói nhiều làm chẳng được bao nhiêu. Thậm chí, chỉ nói suông mà không có thực hành. Họ dung túng cho mình nhưng lại nghiêm khắc với kẻ khác.

Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu vạch trần những con người giả hình ấy. Người nói: “Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào”. Người giả hình còn nhiều tật xấu khác mà Đức Giêsu không tiếc lời chỉ trích. Như tính khoe khang công đức, thích ăn trên ngồi trước, ưa được kính trọng chào hỏi nơi công cộng, và muốn người ta gọi mình là thầy. Sau khi nghe Đức Giêsu mô tả khuôn mặt kẻ giả hình, hẳn ai trong chúng ta cũng thấy dáng dấp của mình trong đó. Nếu không háo danh thì cũng khoa trương, nếu không kể công lênh thì cũng thích được trọng vọng, nếu không ích kỷ cũng nói nhiều làm ít.

Đức Giêsu quả đã không nương tay khi cầm con dao mổ, rạch sâu vào ung nhọt của lương tâm mỗi chúng ta. Cuộc giải phẫu ấy làm chúng ta đau buốt, nhưng sau khi đã lấy ra hết ung nhọt hôi tanh của tính giả hình, chúng ta sẽ chân thành và khiêm tốn hơn.

Chúng ta sẽ chỉ sống những gì mình nói và chỉ nói những gì mình đã làm. Đức Gioan Phaolô II đã nói “Con người ngày nay không cần những thầy dậy nói suông, nhưng cần những chứng nhân sống điều họ nói”.

Chúng ta không bao giờ phê bình lên án một ai, vì khi chỉ trích kẻ khác là chúng ta đang ngấm ngầm che giấu những tật xấu nơi chính mình, là chúng ta không dám đối mặt với sự thật nơi bản thân, bởi sự thật đó buộc chúng ta phải sám hối và canh tân luôn mãi.

Trong thẳm sâu của lòng người, ai cũng muốn có được một chút danh vọng, ai cũng thích trổi vượt hơn người. Hôm nay, Đức Giêsu đã cho chúng ta một quan điểm mới, để đáp lại nhu cầu muốn làm lớn trong mỗi chúng ta: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em”. Điều này Đức Giêsu đã làm gương trước khi dạy. Tuy người là Chúa và là Thầy, nhưng Người luôn coi mình như bạn hữu, như anh em, và nhất là như đầy tớ phục vụ và yêu thương các môn đệ cho đến cùng. Như thế, làm lớn theo quan điểm của Đức Giêsu chính là cúi xuống trước anh em để chân tình phục vụ họ trong yêu thương. Thánh Phaolô viết: “Người được chấp nhận không phải là để tự cao tự đại, nhưng là người được Chúa đề cao”. Hãy soi đời mình vào tấm gương Giêsu, để tìm cho mình một phong cách sống đẹp nhất.

Biệt phái giả hình

Biệt phái giả hình

(Trích trong ‘Sống Tin Mừng’ – Radio Veritas Asia)

Sau khi tham dự tuần tĩnh tâm, tuần tĩnh tâm Quốc Tế với khoảng 6,000 linh mục tại Rôma vào năm 1990, một linh mục đã viết trong tập nhật ký của mình:

"Tôi đã nhìn thấy nhiều linh mục ngủ gục trong khi các thuyết trình viên nổi tiếng đứng trên diễn đàn hăng say chia sẻ những tư tưởng thần học đạo đức cao siêu. Nhưng rồi không một người nào ngủ cả khi Mẹ Têrêsa Calcutta thuyết trình. Mẹ không nói lời văn hoa, nhưng Mẹ sử dụng ngôn ngữ đơn sơ và tôi nghĩ cả khi Mẹ Têrêsa không cần nói lời nào, chỉ cần sự hiện diện của Mẹ cũng đủ thúc đẩy chúng tôi, thu hút chúng tôi canh tân đời sống mình, bởi vì Mẹ sống chân thành khiêm tốn với những gì Mẹ nói."

Chân thành và khiêm tốn cũng là chủ đề chính của bài Phúc Âm hôm nay. Người chân thành chỉ sống những gì họ nói và chỉ nói những gì họ đã làm. Đó là những chứng nhân của Chúa mà xã hội ngày hôm nay cần đến, như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: "Con người ngày nay không cần những thầy dạy nói suông, nhưng cần những kẻ dám chứng thực những điều họ nói, cần những chứng nhân. Người chân thành không nói láo, không giả hình, không tự kiêu cho mình hơn kẻ khác, không phê bình chỉ trích. Thái độ phê bình chỉ trích đôi khi chỉ là cách thức để che giấu những tật xấu nơi chính mình, ta phê bình chỉ trích kẻ khác chỉ vì ta không dám đối diện với sự thật nơi chính mình, bởi vì sự thật đó buộc ta phải canh tân liên lỉ".

Những kẻ biệt phái trong Phúc Âm hôm nay có thể nói được là những kẻ không dám nhìn vào thực tại nơi chính mình, họ không có lòng đạo đức, không muốn nhìn thấy sự thiếu vắng này nên che đậy bằng tua áo dài, bằng những thẻ kinh bên ngoài để chứng tỏ cho người khác thấy được sự thông minh của họ, nhưng đó là sự thông minh không có đạo đức, một sự thông minh trống rỗng. Trước mặt Chúa Giêsu, chúng ta cần chân thành và khiêm tốn nhìn nhận những sơ sót để xin ơn sám hối và canh tân. Bài Phúc Âm hôm nay mời gọi ta xét lại thái độ sống của mình.

Nhân dịp này ta nhắc lại đoạn trích trong cuộc họp thường niên Hội Đồng các Giám Mục nói về việc sám hối, nơi số 3 của bức thư chung các Đức Giám Mục Việt Nam đã viết:

"Để tâm hồn đón nhận được đầy tràn ơn Chúa trong Năm Thánh chúng ta cần có một số chuẩn bị. Việc đầu tiên phải làm là sám hối, vì trong quá khứ chúng ta đã sai phạm nhiều, có những lầm lỗi cá nhân của các tín hữu, các tu sĩ, các linh mục, giám mục. Có những lầm lỗi của cả tập thể các Giáo Hội, của từng Giáo Phận, của mỗi Giáo Xứ. Có những lầm lỗi cố tình chống lại ơn Chúa, cản trở chương trình của Chúa, có những lầm lỗi vô tình khiến chúng ta trở thành vật cản ơn thánh, để lỡ cơ hội đón nhận ơn Chúa cho bản thân chúng ta và cho mọi người".

Sám hối là trở về với Chúa nhưng cũng là trở về với anh chị em. Phải hòa giải với anh chị em, vì chính ta đã góp phần gây ra bất công, chia rẽ, bất hòa khiến anh chị em xa Chúa. Phải hòa giải với anh chị em, vì đó là điều kiện cần thiết để hòa giải với Chúa. Phải hòa giải với anh chị em, vì đó là ước nguyện của Chúa Giêsu Kitô trước khi từ giã cõi trần. Sám hối sẽ dẫn đến đổi mới con người, đổi mới cuộc sống và sám hối càng sâu xa thì đổi mới càng mãnh liệt.

Với con người mới chúng ta hân hoan hướng trọn niềm vui với tình nghĩa Thiên Chúa là Cha và với anh chị em con cùng một Cha trên trời. Với con người mới chúng ta trút bỏ được gánh nặng quá khứ để thanh thản bước vào thiên niên kỷ mới. Với con người mới chúng ta hân hoan bước vào cuộc sống mới, cuộc sống không ngừng đổi mới ơn thánh với tình bác ái huynh đệ, với lòng khiêm tốn, với tinh thần dấn thân phục vụ.

Để sống chân thành với chính mình, chúng ta cần phải sám hối. Sám hối, hòa giải, đổi mới. Để làm tất cả những điều này chúng ta cần có lòng khiêm nhường. Người khiêm nhường biết rõ mình là ai: với những điểm tốt cũng như với những điểm xấu, những điểm tiêu cực cũng như tích cực và trông chờ ơn Chúa ban để canh tân đời sống của mình.

Ước chi bài Phúc Âm hôm nay nhắc nhở mỗi người chúng ta hãy trở về với nguồn mạch ơn Thánh Chúa để canh tân đời sống mình với hết lòng khiêm tốn. Xin Chúa ban ơn để chúng con canh tân đời sống và được kiên nhẫn trong đời sống, được lớn lên với các nhân đức.

Veritas Radio

Hãy sống trong sự thật

Hãy sống trong sự thật

(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

Đêm kia tại một làng đánh cá bên Ấn Độ, một ngư phủ nghèo lẻn vào trong hồ cá của một người nhà giàu để thả lưới. Nhưng chưa kịp kéo lưới lên thì bị người giàu phát hiện. Người này cho gia nhân bủa đi khắp nơi quanh cái hồ mênh mông của mình để bắt cho bằng được tên trộm.

Đám gia nhân đốt đuốc đi tìm khắp nơi mà không thấy bóng dáng tên trộm đâu cả. Trong khi đó thì anh ngư phủ nghèo lấy tro rắc lên đầy mình và đến ngồi dưới một gốc cây gần đó y hệt một nhà hiền triết hay một đạo sĩ.

Sau nhiều giờ tìm kiếm, đám gia nhân không thấy kẻ trộm mà chỉ thấy một đạo sĩ ngồi dưới gốc cây đang đắm mình trong suy tư và cầu nguyện. Chỉ một ngày hôm sau tiếng đồn đã vang đi khắp nơi rằng có một đạo sĩ đang tu luyện dưới gốc cây bên bờ hồ của nhà phú hộ.

Thế là thiện nam tín nữ từ các ngã đường đổ xô đến gốc cây để chiêm ngưỡng vị tu hành. Người thì mang hoa quả, kẻ thì mang tiền bạc. Không mấy chốc mà quà cáp tuôn đổ tràn lan quanh nhà tu hành bất đắc dĩ.

Nhà tu hành mới nhủ thầm trong bụng: Thà đánh lừa bà con để sống còn hơn là đánh cá suốt ngày mà chẳng được gì. Nghĩ như thế rồi, ông ta tiếp tục đóng vai tu hành, ngày đêm tụng niệm và chờ đợi sự tiếp tế của dân làng.

Anh chị em thân mến, “Chiếc áo không làm nên thầy tu”. Người đánh cá bất đắc dĩ phải trở thành vị tu hành trên đây có thể là một hình ảnh không xa lạ bao nhiêu đối với chúng ta. Một cách nào đó, có khi chúng ta cũng sơn vẽ cho mình một nước áo đạo đức để đánh lừa bà con và đánh lừa chính mình như những Luật Sĩ và Pharisêu giả hình mà hôm nay Chúa Giêsu kịch liệt chống đối. Họ thường phô trương, tự phụ, tranh giành địa vị, tìm kiếm danh vọng. Họ chép những câu Kinh Thánh đeo lên trán, buộc vào cổ tay, để chứng tỏ họ ghi nhớ và tuân giữ luật hơn bất cứ ai khác. Khi đi dự tiệc, họ phải ngồi vào chỗ danh dự. Ở Hội đường, họ phải ngồi chỗ nhất và ở nơi công cộng, họ đòi được chào kính, xưng hô là Thầy. Họ muốn tôn mình lên cao hơn mọi người.

Ngược lại với thái độ đạo đức giả và kiêu căng tự phụ của những Luật Sĩ và Pharisêu. Chúa Giêsu đưa ra cho các môn đệ và cũng là cho cộng Kitô hữu chúng ta, một thái độ sống chân thật: đó là phong cách thể hiện tình huynh đệ, sự bình đẳng và tinh thần phục vụ. “Anh em chỉ có một Thầy, một vị lãnh đạo, là Đức Kitô. Anh em chỉ có một Cha, là Cha trên trời. Còn tất cả anh em đều là anh em với nhau”. Vì thế, “trong anh em, người làm lớn hơn cả phải làm đầy tớ anh em”.

Thưa anh chị em, đọc đoạn Tin Mừng hôm nay, tất cả Giáo Hội của Chúa Kitô, từ giáo hoàng, giám mục, linh mục, tu sĩ đến giáo dân phải bình tâm suy nghĩ. Những lời Chúa nói trước các Luật sĩ và Pharisêu ngày xưa phải có tiếng vọng đến chúng ta ngày nay. Pharisêu không còn, nhưng não trạng pharisêu chưa chết, vẫn còn sống mãi. Giáo Hội qua các thời đại phải nhìn nhận rằng những phô trương lòe loẹt, chủ nghĩa hiếu thắng trần tục (triomphalisme) đã đi vào trong hàng ngũ Giáo Hội. Những chức tước, áo mũ cân đai, cờ quạt, kiệu rước… đã làm hoen ố đi hình ảnh một Giáo Hội chân thật, một “Giáo Hội nghèo của người nghèo”. Công Đồng Vatican II đã bỏ đi nhiều những điều phù phiếm đó và muốn cho Giáo Hội mang khuôn mặt đích thực của Chúa Kitô khiêm tốn, phục vụ.

Đức Cha Bernard Topel (1903-1986) Giám Mục giáo phận Spokane, Wa. Hoa Kỳ, đã viết trên báo của Giáo phận: “Trong thời kỳ họp Công Đồng, các Giám Mục thường hay nói về Giáo Hội như Giáo Hội của người nghèo, tôi nghe mà sinh bối rối, vì tôi chưa thấy chúng ta là Giáo Hội của người nghèo chút nào cả!” Từ cái bối rối này, Đức Cha Topel đã thực thi Công Đồng cách quyết liệt gần như Thánh Phanxicô Assisi thực thi Tin Mừng: Đức Cha đã bán Tòa Giám Mục, nhẫn vàng, thánh giá, giây đeo và gậy cẩn ngọc thạch để lấy tiền giúp người nghèo. Với bốn ngàn đô, Ngài mua một căn nhà ở ngõ cụt để làm tư dinh. Sau giờ làm việc, Ngài về làm vườn, trồng rau, xin đầu cá nấu ăn. Nhiều người không tán đồng, họ nói: “Vua thì phải sống cho ra Vua, Chúa thì phải sống cho ra Chúa, Giám mục thì phải sống cho Giám mục”. Nguyên là thạc sĩ toán học, Đức Cha trả lời: “Không phải là kết toán làm thành bài toán. Bài toán chúng ta là phải trừ, chia và nhân: phải bớt tiêu xài xa hoa, để chia sẻ với những người nghèo khó và nhân thêm niềm hy vọng sống xứng đáng cho họ”.

“Trong anh em, ai lớn hơn cả phải là người tôi tớ phục vụ”. Trong Nước Trời, không ai có quyền thống trị kẻ khác, tất cả chúng ta đều là anh em. Ngay cả việc hành xử quyền bính, cho dù thuộc phạm vi dân sự hay tôn giáo, cũng chỉ là một hình thức phục vụ: “Cán bộ là đầy tớ của nhân dân”, ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng tự nhận là “Tôi tớ của các tôi tớ” (Servus servorum). Người cha, người mẹ trong gia đình, sở dĩ được các con cái quý mến là vì biết tận tụy phục vụ, hy sinh cho con cái. Càng cho đi, càng được nhận lại, càng cho đi nhiều, càng được nhận lại nhiều hơn. Chúa Giêsu đã dạy và cho các môn đệ. Ngài đã tự hạ, vâng phục cho đến chết trên thập giá vì yêu thương loài người chúng ta. Chính vì thế, Ngài đã được siêu tôn là Đức Chúa: “Ai tự hạ mình xuống, sẽ được tôn lên. Ai tự tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống”.

Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu tỏ ra thông cảm và khoan dung đối với mọi người tội lỗi, mọi hèn yếu của con người. Nhưng Ngài lại có thái độ khe khắt đối với thói giả hình của những người Pharisêu. Ngài không ngừng kêu gọi các môn đệ của Ngài cẩn thận giữ mình kẻo vướng lây phải thói tật đáng ghét này. Chúng ta giữ đạo, nhưng có lẽ chưa sống đạo. Có khi chúng ta mang lớp sơn đạo đức bên ngoài mà thiếu thực chất của một lòng đạo đức chân thật bên trong. Hãy sống trong sự thật trước mặt Chúa và anh chị em. Nhờ khiêm tốn và phục vụ, chúng ta sẽ sống theo đúng đường lối của Chúa và dễ dàng sống với anh em như đòi hỏi của đức ái: mến Chúa – yêu người.

 

Quyền bính để phục vụ

Quyền bính để phục vụ

Lời Chúa hôm nay thật mạnh mẽ, khiến ta bàng hoàng, chới với. Phải chăng Chúa muốn phá đổ tất cả những cơ chế trong xã hội và trong Giáo Hội? Phải chăng tất cả chúng ta đều sai lầm? Có lẽ không nên hiểu theo nghĩa đen của mặt chữ nhưng phải hiểu theo tinh thần. Qua chân lý: Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em, Chúa muốn dạy ta phải sống những quan hệ với xã hội theo một tinh thần mới gồm 3 khía cạnh sau đây.

1- Mọi người đều bình đẳng. Mọi người bình đẳng trong xã hội vì tất cả đều là người. Là người như nhau nên phải được kính trọng như nhau. Cũng thế, mọi người bình đẳng trước mặt Chúa. Vì mỗi người đều là hình ảnh của Thiên Chúa. Cùng là hình ảnh Thiên Chúa, nên mọi người phải kính trọng nhau. Mọi người đều là con của Cha trên trời và đều là anh em với nhau. Nên mọi người đều phải vâng phục Thiên Chúa và yêu thương anh em chung quanh mình.

2- Chức vị chỉ là một phân công. Một xã hội phải có tổ chức. Có tổ chức nên có nhiều công việc. Phân công để công việc chung được trôi chảy. Hơn nữa phải hiểu rằng mọi quyền lực đều đến từ Thiên Chúa. Làm cha mẹ là được thông phần vào quyền làm Cha của Thiên Chúa. Làm người lãnh đạo là được dự phần vào quyền cai trị của Thiên Chúa. Con người không tự mình chiếm đoạt được chức vị, nên phải khiêm nhường nhận biết ơn Chúa ban vì lợi ích của tập thể.

3- Chức vị là để phục vụ. Hãy nhìn vào một gia đình. Trong gia đình cha mẹ là quan trọng nhất, là người điều khiển gia đình. Nhưng chính cha mẹ lại phục vụ nhiều nhất. Cha lao động vất vả. Mẹ cực nhọc chăm sóc con thơ. Nhìn bề ngoài cha mẹ không khác người giúp việc. Nhưng cha mẹ điều hành gia đình trong khi phục vụ con cái thơ dại. Cha mẹ đã dùng quyền để yêu thương và phục vụ. Cũng thế, người có nhiệm vụ trong Giáo Hội và trong xã hội phải là người có lòng yêu mến anh em. Chu toàn nhiệm vụ với tình yêu thương sẽ giúp ta biết phục vụ bằng chức vụ của mình.

Không ở đâu ta có thể tìm gương mẫu cho những lời Chúa dạy hôm nay bằng tìm nơi chính Chúa Giêsu Kitô, đặc biệt trong bí tích Thánh Thể.

Bí tích Thánh Thể đưa ta về phòng Tiệc Ly, nơi Chúa ăn bữa tối cuối cùng với các môn đệ. Trong khi ăn, Chúa đứng dậy, cầm chậu nước đi rửa chân cho từng môn đệ. Rồi Chúa nói: “Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân nhau. Thầy đã làm gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em?” (Ga 13,12b-15). Quyền bính để phục vụ. Không còn minh họa nào sinh động hơn. Không còn giải nghĩa nào sáng tỏ hơn hình ảnh Chúa quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. Không còn lệnh truyền nào thuyết phục hơn, vì chính Chúa đã làm gương trước.

Bí tích Thánh Thể cho ta thấy sự hiến thân phục vụ của Chúa Giêsu. Trở thành tấm bánh là để trở thành lương thực nuôi con người. Không trở thành một tượng đài uy nghi để mọi người cung kính. Không trở thành một trang sức quý giá để mọi người trân trọng. Nhưng trở thành tấm bánh để phục vụ con người. Trở thành lương thực là trở thành những gì gần gũi nhất. Trở thành lương thực là chấp nhận phục vụ sự sống: chịu nhỏ bé đi để người khác được lớn lên, chịu đau khổ cho người khác được hạnh phúc, chịu chết đi cho người khác được sống. Bí tích Thánh Thể là một mẫu gương về quyền bính phục vụ. Thiên Chúa phục vụ con người. Người Cha hy sinh cho hạnh phúc của con cái. Chúa tể vũ trụ hiến thân nuôi dưỡng loài thụ tạo.

Như thế, bí tích Thánh Thể thiết lập một mối quan hệ mới giữa con người. Quyền bính là để phục vụ. Nếu hiểu và thực hành Lời Chúa dạy hôm nay, ta sẽ biến đổi bộ mặt thế giới. Thế giới sẽ trở nên một gia đình ấm cúng chan chứa tình người. Xã hội sẽ tươi đẹp vì sống theo nền văn minh mới, nền văn minh của tình thương.

Năm Thánh Thể đã kết thúc, nhưng mầu nhiệm Thánh Thể phải tiếp tục mãi mãi trong cuộc đời chúng ta. Sống mầu nhiệm Thánh Thể là biết quan tâm phục vụ anh chị em. Sống mầu nhiệm Thánh Thể là duy trì sự hiện diện của Chúa Giêsu ở giữa xã hội, giữa cuộc đời chúng ta. Hiện diện đó là một tấm bánh bẻ ra cho một thế giới phát triển, một thế giới chan hòa yêu thương, một thế giới hạnh phúc thực sự.

Lạy Chúa Giêsu, xin dạy con biết noi gương Chúa, phục vụ mọi người trong tình yêu thương.

GỢI Ý CHIA SẺ

1- Tại sao mọi người đều bình đẳng?

2- Chức vị chỉ là một phân công trong Giáo Hội, bạn hiểu điều này thế nào?

3- Quyền bính là để phục vụ. Bạn thấy điều này đã ứng dụng ở đâu?

4- Bạn phải làm gì để sống bí tích Thánh Thể theo tinh thần bài Tin Mừng hôm nay?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Khiêm nhường

Khiêm nhường

(Chúa Nhật 31 mùa thường niên năm A)

Chúng ta có thể xác quyết: Khiêm nhường là con đường bảo đảm nhất dẫn chúng ta tới quê hương Nước Trời.

Thực vậy, tội của ông bà nguyên tổ là gì, nếu không phải là sự kiêu căng, muốn trở nên bằng Thiên Chúa, từ chối không chịu để cho Ngài hướng dẫn, bằng cách giơ tay ngắt trái cấm mà ăn. Tội của Lucifer, vị thần mang ánh sáng là gì, nếu không phải là tính kiêu ngạo, không muốn phục tùng Thiên Chúa nữa.

Từ đó, chúng ta thấy mình chỉ có thể gặt hái được những thành quả tốt đẹp, nếu biết trở nên như trẻ nhỏ, phó thác vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, người cha đầy yêu thương và giàu lòng thương xót.

Dưới mắt Thiên Chúa, chúng ta thấy dường như có một sự đảo lộn giá trị: Ai tự nâng mình lên cao thì sẽ bị hạ xuống thấp, và trái lại ai hạ mình xuống thấp thì sẽ được nâng lên cao, bởi vì chính Chúa Giêsu đã phán: Ai muốn làm lớn thì phải trở thành kẻ rốt hết và làm đầy tớ phục vụ cho mọi người…Ai trở nên giống trẻ nhỏ, thì sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời…

Để nuôi đám đông dân chúng trong hoang địa, Chúa Giêsu đã không làm cho manna từ trời rơi xuống, nhưng Ngài đã dùng năm chiếc bánh và hai con cá của một em nhỏ.

Và trong cuộc sống, Ngài đã sử dụng những phương tiện tầm thường nhất. Thực vậy, để thiết lập Giáo Hội, Ngài đã không chọn lựa những tiến sĩ luật và những nhà thông thái, trái lại, Ngài đã kêu gọi những con người đơn sơ và dốt nát.

Tại phòng tiệc ly, mặc dù luôn ý thức quyền năng của mình, thế nhưng Ngài đã quì xuống rửa chân cho các môn đệ, để dạy cho các ông bài học khiêm nhường và phục vụ.

Trong công cuộc cứu độ nhân loại, Ngài đã không sử dụng tới uy quyền của một vị Thiên Chúa, nhưng đã cúi đầu chấp nhận thập giá, như lời thánh Phaolô đã diễn tả: Ngài đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá.

Ngài cũng muốn chúng ta noi gương bắt chước Ngài: các con hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng.

Đoạn Tin Mừng hôm nay đưa ra hai khuôn mặt, đó là khuôn mặt của một bậc thầy, một tiến sĩ luật và khuôn mặt của một người tôi tớ, một người hèn mọn.

Kẻ kiêu căng luôn đặt mình làm trung tâm của vũ trụ, muốn người khác phải trọng kính và coi mình như một vị thủ lãnh. Chính vì thế, kẻ kiêu căng không hề biết vâng lời và yêu thương. Họ sẽ không bao giờ được thỏa mãn, trái lại lúc nào cũng ghen tức vì hấy người khác được thành công. Một kẻ như vậy thì làm sao có thể gặp được Thiên Chúa.

Trong khi đó, người khiêm nhường biết từ bỏ mọi sự, ngay cả bản thân cùng với địa vị và danh dự. Họ biết nhận định đúng về con người của mình, đồng thời họ biết quên mình đi để mưu cầu lợi ích cho những người chung quanh. Chính vì thế, họ được dành cho nhiều tình cảm tốt đẹp và  được chính Thiên Chúa đón nhận, vì tâm hồn họ trống rỗng, không có những vướng mắc và níu kéo.

Kytô giáo của chúng ta không thể thiếu vắng sự khiêm nhường, như lời thánh Bernađô đã xác quyết: Lời rao giảng quan trọng nhất của Đức Kitô chính là sự khiêm nhường.

Và thánh Phanxicô Assie cũng nói: Thiên Chúa thấy tôi tội lỗi hơn hết mọi người, nên Ngài đã chọn tôi để làm những công việc trọng đại.

Còn thánh Phanxicô Xaviê thì bảo: Trên dấu chân của Đức Kitô, chúng ta chỉ thực sự được nâng lên, một khi đã thực sự hạ xuống.

Để kết luận, chúng ta cùng nhau ghi nhớ tư tưởng sau dây của ông Gandhi: Nếu chúng ta nghĩ rằng mình là một cái gì đó, thi chúng ta đã đặt một hàng rào để ngăn cách với Thiên Chúa, còn nếu chúng ta nghĩ rằng mình chẳng là gì cả, thì chúng ta sẽ trở nên một với Ngài.

Các tín hữu đã qua đời

Các tín hữu đã qua đời

Trong thánh lễ cầu cho những người đã qua đời, chúng ta thường hát:

– Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ấy.

Khi cầu xin với Chúa như vậy, chúng ta phải giả thiết các linh hồn ấy chưa đến được nơi hạnh phúc vĩnh cửu, nhưng đồng thời cũng không bị đày đọa trong hỏa ngục. Và dựa vào giáo lý, chúng ta đã biết luyện ngục là nơi đau khổ, trong đó linh hồn những người công chính sẽ phải thanh tẩy tội lỗi trước khi bước vào Nước Trời.

Các linh hồn ấy không bị ném vào chốn cực hình muôn kiếp, nhưng cũng chưa được vào thiên đàng. Sở dĩ như vậy vì Thiên Chúa là Đấng thánh thiện và trong sạch vẹn toàn. Ngài không bao giờ chấp nhận chút bùn nhơ tội lỗi, dù là nhỏ bé tầm thường. Linh hồn vấp phạm đã được tha thứ, nhưng còn phải đền bù và thanh luyện về những sai lỗi ấy. Và thật là may mắn, chúng ta có thể giúp đỡ bằng những lời kinh, những hy sinh và những thánh lễ dâng lên cho Thiên Chúa, để xin Ngài xóa bỏ tội lỗi, giảm bớt hình phạt và mau giải phóng các linh hồn ấy.

Sau đây chúng ta hãy lắng nghe một tiếng nói từ thế giới bên kia vọng về. Vào mùa chay năm 1922, nữ tu Joséfa xin với Chúa cho mình được liên hệ với thế giới của luyện ngục, và nữ tu đã ghi nhận:

– Rất nhiều linh hồn đã xin ngài hy sinh và cầu nguyện cho.

Một linh hồn nói:

– Tôi đã sống trong tình trạng tội lỗi suốt bảy năm. Sau đó tôi bị đau ốm ba năm. Tôi từ chối không muốn xưng tội. Tự tay tôi đã xây lấy hỏa ngục cho tôi. Nhưng nhờ lời kinh và hy sinh của người mẹ, mà tôi ăn năn thống hối trở về với Chúa và sống trong tình trạng ơn thánh. Bây giờ tôi đang bị giam cầm trong luyện ngục. Tôi van xin ngài hãy cứu giúp tôi, để mau mau chóng ra khỏi tù ngục này.

Hãy giúp đỡ các linh hồn nơi luyện ngục vì đó là một bổn phận bác ái. Nỡ lòng nào mà chúng ta không ra tay trợ giúp kẻ kêu cầu chúng ta. Nỡ lòng nào mà chúng ta lại lãnh đạm trước một người bạn đang chới với giữa dòng nước mà không tìm cách cứu vớt.

Hãy giúp đỡ các linh hồn nơi luyện ngục vì đó là một bổn phận công bằng, vì tất cả chúng ta đều liên đới với nhau trong sự thiện cũng như trong sự ác, trong sự tốt cũng như trong sự xấu. Những người bị đền bù, rất có thể vì đời sống tầm thường, vì gương mù gương xấu của chúng ta mà vấp ngã, rất có thể vì yêu thương chúng ta mà các ngài đã sai lỗi điều nọ điều kia. Dù ít hay nhiều, chúng ta cũng liên đới chịu trách nhiệm về những hình phạt của các ngài và phải chia sẻ về những hình phạt ấy.

Sau cùng, hãy giúp đỡ các linh hồn nơi luyện ngục vì đó là việc làm có lợi cho chúng ta. Cầu nguyện cho các ngài, thì các ngài cũng sẽ bầu cử cho chúng ta vì các ngài đã là những bạn hữu nghĩa thiết của Chúa. Tưởng nhớ đến các ngài, thì chắc hẳn mai ngày khi ở trong hoàn cảnh khổ đau như thế, Chúa cũng sẽ không để chúng ta chìm vào quên lãng.

Cách đây không lâu cha sở vùng Bretagne là một mục tử tận tâm chăm sóc đoàn chiên của mình. Chẳng may ngài bị chết bất ngờ, và có tới hơn hai trăm linh mục khác đến đồng tế trong thánh lễ an táng của ngài.

Ngài đã nói với các em nhỏ trong giờ giáo lý cuối cùng như sau:

– Hãy cầu nguyện cho các linh mục. Nếu cha bị chết bất ngờ, chắc hẳn cha sẽ phải vào trong luyện ngục. Các em hãy hứa là sẽ cầu nguyện và cầu nguyện nhiều cho cha nhé.

Và để kết luận, tôi xin đưa ra nơi đây ý kiến của một tờ báo Công giáo:

– Bạn nhớ cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục và cũng thường xuyên nghĩ tới cái chết, sự phán xét, thiên đàng và hỏa ngục. Bạn còn có thể chuẩn bị cho ngày gặp gỡ mặt đối mặt với Thiên Chúa. Trong ngày đó, chỉ có hai con đường: hoặc là đau khổ vĩnh viễn, hoặc là hạnh phúc muôn đời. Vậy chúng ta chọn con đường nào đây?

Sưu tầm

Họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa

 Họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa

Một linh mục đang chuẩn bị cho trẻ em lãnh bí tích thêm sức, Ngài kiểm tra những điều các em học hỏi. Ngài hỏi một em trai: “Thiên Chúa sẽ nói gì trong ngày phán xét chung với những người đã sống cuộc đời rất tốt lành?” Không do dự, chú bé đáp: “Hãy lên trời sống với Ta”. Rồi linh mục hõi một em bé gái: “Còn những người sống cuộc đời rất xấu xa thì sao? Thiên Chúa sẽ nói gì với họ?”. Cô bé đáp: “Các người không được lên trời. Các người phải đi nơi khác”. Linh mục nói tiếp: “Vậy Thiên Chúa sẽ nói gì với những người chưa tốt lành đủ để lên trời và cũng không xấu đến nỗi phải vào hỏa ngục?” Một em bé nhanh nhảu giơ tay và trả lời theo kiểu mới bằng những lời rất đúng: “Thiên Chúa sẽ nói: “Ta sẽ nhìn các con”.

Câu chuyện này làm nổi bật hai trong nhiều chân lý mà chúng ta cần nhắc lại trong ngày lễ các linh hồn hôm nay và trong cả trong tháng 11 này được dành riêng để kính nhớ các linh hồn còn trong luyện hgục. Chân lý thứ nhất là: một số linh hồn chưa đủ tốt lành để lên trời và không xấu đến nỗi phải vào hỏa ngục. Vậy những người đó đi đâu khi họ qua đời? Chỉ Giáo hội công giáo có câu trả lời, là họ vào luyện ngục. Chân lý khác được em bé gái diễn tả là: đau khổ lớn nhất của luyện ngục là các linh hồn ở đó không được nhìn thấy Thiên Chúa, vì Thiên Chúa sẽ nhìn xem họ sau này, cho nên họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa về sau.

Bạn không tìm thấy từ “luyện ngục” trong Thánh Kinh, nhưng bạn có thể tìm được ý tưởng về nó. Chính Chúa chúng ta muốn nói rằng: một số tội được đền chuộc lại ở đời sau khi Ngài nói về tội không thể tha thứ vì từ chối kêu xin sự tha thứ (Mt 12,32)

Chúa Giêsu cũng nói về một ngục tù nơi linh hồn sẽ bị tống vào đó vì một số tôi. Họ sẽ chẳng được ra khỏi đó cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng (Mt 5,26), thánh Phaolô nói về những người sống ở thế gian này không hoàn thiện, tuy nhiên họ sẽ được cứu độ như bằng lửa thử luyện (ICor 3,13).

Cựu ước cũng chỉ cho thấy luyện ngục. Giuda Macabê, nhà lãnh đạo Do thái, đã dâng lễ tế đền tội cho người đã chết: “Cầu nguyện cho người đã chết là một ý tưởng lành thánh và đạo đức, để họ được tha thứ tội lỗi” (Amac 12,46).

Các linh hồn lành thánh không được lập công được nữa vì họ cũng không thể phạm tội nữa. Họ không thể giúp mình nhưng có thể giúp chúng ta. Họ đau khổ chính là vì họ không có thể ở cùng Thiên Chúa và nhìn xem Thiên Chúa. Họ chịu thứ đau khổ thanh tẩy có thể so sánh với đau khổ vì lửa. Nhưng họ vẫn vui mừng: họ nắm chắc là họ sẽ được lên trời.

Nhiêu linh hồn lành thánh này là những người thân yêu của chúng ta. Chúng ta có thể giúp đỡ họ bằng cầu nguyện, bằng việc lành và đặc biệt nhờ thánh lễ mà chúng ta cầu nguyện: “Xin Chúa nhớ đến tổ tiên, thân thuộc chúng con và anh chị em tín hữu đang an nghỉ chờ ngày sống lại, xin cho tất cả được hưởng ánh sáng tôn nhan Chúa”.

Xin Chúa chúc lành cho các bạn.

Luyện ngục

Luyện ngục

CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÃ QUA ĐỜI

Vấn đề chúng ta tìm hiểu hôm nay, đó là có những sự gì xảy ra cho các linh hồn nơi luyện ngục? Hai chữ luyện ngục mà thôi cũng đã đủ cho chúng ta thấy đó là nơi đau khổ, đền bù và thanh luyện. Vào ngày phán xét, chúng ta sẽ thấy mình còn xa cách với lý tưởng mà Chúa đã ấn định. Mặc dù linh hồn ra đi trong tình trạng ơn thánh, nhưng còn biết bao nhiêu những sau lỗi, biết bao nhiêu những tỳ vết khiến chúng ta phải kêu lên: Lạy Chúa, con không thể nào trở về cùng Chúa khi chưa xóa bỏ hết những hoen ố của biết bao nhiêu lần vấp phạm.

Có lẽ ngay trong lúc này, chúng ta cũng cảm thấy: Chưa bao giờ tôi đã lên tới đỉnh trọn lành, chưa bao giờ tôi được thỏa mãn với chính bản thân mình?

Làm sao chúng ta có thể hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa trong cuộc sống hiện tại như Đức Kitô ngày xưa? Thì đây, luyện ngục sẽ là nơi để chúng ta kết thúc những công trình còn dang dở. Lửa thanh luyện càng bừng cháy để thiêu đốt những bụi bậm, những rác rưởi, những cặn bã, thì hình ảnh Chúa càng rực sáng trong tâm hồn chúng ta. Và khi hình ảnh ấy đã trở nên chói lòa, rực rỡ và huy hoàng, thì luyện ngục sẽ chấm dứt và chúng ta sẽ được bước vào niềm hạnh phúc thiên đàng.

Nếu quan niệm như thế, chúng ta sẽ cảm thấy nông cạn và hời hợt khi cho rằng: Hình phạt luyện ngục thì không xứng đáng với lòng nhân từ và thương xót của Chúa. Ngài sẽ tha thứ cho chúng ta một cách nhưng không, mà chẳng cần phải đều bù thanh luyện chi cả.

Nếu suy nghĩ một chút, chúng ta sẽ thấy không thể nào chấp nhận được quan niệm ấy, bởi vì nó đi ngược lại với sự thánh thiện và công thẳng tuyệt đối của Chúa.

Thánh vịnh 118 đã bảo: Thiên Chúa thật công bằng và phán quyết của Ngài thật ngay thẳng.

Chính Chúa Giêsu cũng đã xác quyết: Ngươi sẽ không ra khỏi đó cho đến khi trả xong đồng xu cuối cùng.

Lòng thương xót và sự công bằng của Thiên Chúa thoạt xem ra như tương phản lẫn nhau, nhưng lại vô cùng hòa hợp với nhau qua tín điều về luyện ngục.

Thực vậy, trong khi sự công bằng đòi phải đền bù và thanh luyện, thì lòng thương xót lại đưa ra những phương tiện, những cách thức giúp đỡ để được rút ngắn thời gian đau khổ. Từ đó, chúng ta thấy được hai khía cạnh của luyện ngục, đó là đau khổ và an ủi. Bởi vì hình phạt ở luyện ngục cũng giống như hình phạt ở hỏa ngục, nhưng chỉ khác một điều, đó là ở luyện ngục thì chỉ tạm thời, còn ở hỏa ngục thì vĩnh viễn. Và hình phạt đau khổ nhất chính là phải xa lìa Thiên Chúa vào giữa lúc chúng ta nhận biết Ngài là ai và đang cố gắng tiến đến với Ngài. Tuy nhiên, không phải chỉ có thế.

Mặc dù là một nơi đau khổ và thanh luyện, nhưng luyện ngục không phải là hỏa ngục, trái lại luyện ngục chính là lối dẫn vào thiên đàng.

Những linh hồn nơi luyện ngục chắc chắn không phải rơi vào tay ma quỉ, nhưng sẽ được nghỉ yên trong Chúa. Ơn cứu rỗi của họ đã được bảo đảm và họ sẽ không bị kết án. Đó là khía cảnh đầy vui mừng và an ủi của luyện ngục.

Vậy luyện ngục là gì?

Tôi xin thưa: Luyện ngục là hỏa ngục, nhưng ở đó có niềm vui.

Hay nói một các khác: Luyện ngục là thiên đàng, nhưng ở đó có đau khổ.

Họ đau khổ vì hiện tại còn đang phải tạm thời xa cách Chúa. Nhưng đồng thời họ vui mừng vì một ngày kia sẽ được nhìn ngắm tôn nhan Chúa, mặt đối mặt.

Niềm tin vào luyện ngục sẽ đem lại một sự an ủi và khích lệ, khiến chúng ta không bao giờ phải tuyệt vọng. Thế nhưng tín điều này còn là một lời cảnh cáo gửi đến mổi người chúng ta đang sống trong cuộc sống này: Đừng bình thản trong tội lỗi.

Đồng thời cũng là một thôi thúc: Đừng thất vọng trước những sai lỗi vấp phạm của mình.

Sau cùng, hãy thêm lời cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục, bởi vì như sách Macabêô đã xác quyết:

Cầu nguyện cho những người đã chết để họ được giải thoát khỏi mọi tội lỗi là một việc làm thánh thiện và có giá trị cứu rỗi.

Sưu tầm

Đức Thánh Cha tiếp Huynh Đoàn Công Giáo canh tân trong Thánh Linh

Đức Thánh Cha tiếp Huynh Đoàn Công Giáo canh tân trong Thánh Linh

VATICAN. ĐTC Phanxicô khuyến khích các thành viên Phong trào canh tân trong Thánh Linh hiệp nhất với nhau trong sự khác biệt và sống linh đạo ”hô hấp”.

Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 31-10-2014, dành cho 1 ngàn thành viên Huynh Đoàn Công Giáo các cộng đoàn canh tân trong Thánh Linh (Catholic Fraternity of Charismatic Covenant Communities and Fellowships), ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây và giải thích rằng ”hiệp nhất trong sự khác biệt là công nhận và vui mừng đón nhận các hồng ân, các năng khiếu mà Chúa Thánh Linh ban cho mỗi người, và dùng chúng để phục vụ tất cả mọi người trong Giáo Hội. Đó cũng là biết lắng nghe, chấp nhận những khác biệt, có tự do nghĩ khác và biểu lộ ra bên ngoài. Anh chị em đừng sợ những khác biệt!”.

ĐTC cũng nhắc đến cách cầu nguyện của các thành viên Phong trào canh tân trong thánh linh, qua kinh nguyện ngợi khen và chuyển cầu. Ngài ví việc cầu nguyện giống như hai giai đoạn của sự hô hấp: hít vào và thở ra. ĐTC nói:

”Đời sống thiêng liêng được nuôi dưỡng trong kinh nguyện và được biểu lộ qua sứ vụ: hít vào và thở ra. Trong kinh nguyện, khi chúng ta hít vào, chúng ta lãnh nhận không khí mới của Thánh Linh và khi thở ra chúng ta loan báo Chúa Giêsu Kitô phục sinh nhờ Thánh Linh. Không ai có thể sống mà không hô hấp. Cũng vậy đối với Kitô hữu. Nếu không có kinh nguyện ngợi khen và không có sứ vụ thì họ không sống như Kitô hữu”. (SD 31-10-2014)

G. Trần Đức Anh OP Vatican Radio

Lần đầu tiên từ 125 năm Đức Giáo Hoàng tiếp các Giám Mục Công Giáo Cũ

Lần đầu tiên từ 125 năm Đức Giáo Hoàng tiếp các Giám Mục Công Giáo Cũ

VATICAN. ĐTC Phanxicô kêu gọi đào sâu quan hệ đại kết và sự cộng tác giữa các tín hữu Công Giáo và Công Giáo cũ để đáp ứng tình trạng khủng hoảng tinh thần trong xã hội ngày nay.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 30-10-2014, dành cho Phái đoàn của Hội đồng quốc tế các GM Giáo Hội Công Giáo cũ, quen gọi là Liên minh Utrecht. Giáo Hội này qui tụ những tín hữu ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo sau Công đồng chung Vatican I hồi năm 1870 vì không chấp nhận tín điều ĐGH được ơn bất khả ngộ khi tuyên tín. Đa số tín hữu Công Giáo cũ sống tại Đức, Hòa Lan, Áo, Thụy Sĩ và Cộng hòa Tiệp. Tổng số tín hữu Công Giáo cũ trên thế giới vào khoảng 115 ngàn người, theo thống kê năm ngoái.

Giáo Hội Công Giáo và Công Giáo cũ bắt đầu đối thoại thần học từ 48 năm nay (1966) và đây là lần đầu tiên kể từ 125 năm nay, ĐGH tiếp kiến một đoàn GM thuộc các Giáo Hội này.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC ghi nhận những tiến bộ mà Ủy ban đối thoại giữa Công Giáo và Công Giáo cũ đã đạt được, qua việc xác định những điểm đồng thuận và những dị biệt giữa hai bên. Nhưng ngài cũng bày tỏ đau buồn vì qua dòng thời gian đã có thêm những bất đồng nảy sinh. ĐTC nói: “Những vấn đề thần học và Giáo Hội học nảy sinh giữa chúng ta thời chia cách nay lại trở nên khó vượt thắng hơn vì sự cách biệt rộng lớn hơn giữa chúng ta về vấn đề thừa tác vụ và phân định luân lý”.

Theo ĐTC, thách đố hiện nay đối với hai bên là kiên trì đối thoại thần học và đồng hành với nhau, cầu nguyện chung và cộng tác trong tinh thần hoán cải sâu xa đối với tất cả những gì Chúa Kitô muốn cho Giáo Hội. Trong sự chia cách này, từ cả hai phía đều có những tội nặng và lỗi lầm phàm nhân. Trong tinh thần tha thứ cho nhau và thống hối, nay chúng ta cần củng cố ước muốn hòa giải và hòa bình.

ĐTC cũng cổ võ sự cộng tác giữa các tín hữu Công Giáo và Công Giáo cũ để đáp ứng cuộc khủng hoảng tinh thần sâu đậm đang đè nặng trên các cá nhân và xã hội. Hiện nay có sự khao khát nồng nhiệt đối với Thiên Chúa, có ước muốn sâu xa phục hồi ý nghĩa cuộc sống và có nhu cầu cấp thiết phải làm chứng tá đầy sức thuyết phục về chân lý và các giá tri Phúc Âm. Trong lãnh vực này chúng ta có thể nâng đỡ và khích lệ nhau, nhất là trên bình diện các giáo xứ và các cộng đoàn địa phương” (SD 30-102014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio
 

Giáo Hội gồm tất cả các người đã được rửa tội sống đức tin cậy mến một cách cụ thể

Giáo Hội gồm tất cả các người đã được rửa tội sống đức tin cậy mến một cách cụ thể

Giáo Hội không chỉ là Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục, các linh mục và những người sống đời thánh hiến, mà bao gồm tất cả các tín hữu được rửa tội là những người theo Chúa Giêsu, sống tin cậy mến và gần gũi các anh chị em khổ đau, những người rốt hết, tìm thoa dịu các khổ đau và đem lại cho họ một chút ủi an và hòa bình.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với 60,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hằng tuần sáng thứ tư 29-10-2014 tại quảng trường thánh Phêrô.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, trong các bài giáo lý trước đây chúng ta đã có thể minh nhiên thực tại tinh thần của Giáo Hội: Giáo Hội là thân mình của Chúa Kitô, được xây dựng trong Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên, khi chúng ta đề cập tới Giáo Hội, lập tức chúng ta nghĩ tới các cộng đoàn, các giáo xứ, các giáo phận, trong đó chúng ta thường tụ họp và dĩ nhiên cũng nghĩ tới các thành phần và cơ cấu cai quản nó. Đó là thực tại hữu hình của Giáo Hội. Nhưng đâu là tương quan giữa thực tại hữu hình và thực tại thiêng liêng của Giáo Hội?

Trước hết khi nói tới thực tại hữu hình của Giáo Hội, chúng ta không chỉ được nghĩ tới Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục, các linh mục và những người sống đời thánh hiến mà thôi. Đức Thánh Cha giải thích chiều kích hữu hình của Giáo Hội như sau:

Thực tại hữu hình của Giáo Hội được tạo thành bởi biết bao nhiêu anh chị em đã được rửa tội trong thế giới, những người sống tin, cậy, mến. Nhưng có biết bao lần chúng ta nghe nói rằng: Giáo Hội không làm điều này, Giáo Hội không làm điều nọ. Nhưng xin bạn nói cho tôi biết Giáo Hội là ai. Giáo Hội là các linh mục, các giám mục, Đức Giáo Hoàng…Ồ, Giáo Hội là chúng ta tất cả. Tất cả chúng ta là Giáo Hội, là Giáo Hội của Chúa Giêsu. Giáo Hội được làm thành bởi tất cả những người theo Chúa Giêsu và nhân danh Người, gần gũi những người rốt hết, những người khổ đau, bằng cách tìm cống hiến cho họ một chút nhẹ nhõm, ủi an và hòa bình. Tất cả, tất cả những người làm điều Chúa truyền dậy, tất cả những người làm điều đó là Giáo Hội.

Khi đó chúng ta ta hiểu rằng cả thực tại hữu hình của Giáo Hội cũng không thể đo lường được, không thể biết được trong tất cả sự tràn đầy của nó: làm sao mà biết được tất cả thiện ích được Giáo Hội làm? Biết bao nhiêu công việc của tình yêu, biết bao nhiêu trung thành trong các gia đình, biết bao nhiêu công việc để giáo dục con cái, để làm cho tiến tới, để thông truyền đức tin, biết bao nhiêu khổ đau nơi các người đau yếu hiến dâng các khổ đau của họ cho Chúa. Điều này không thể đo lường được và nó lớn lao biết bao, lớn lao biết bao!

Làm sao mà biết được tất cả các điều huyền diệu, mà qua chúng ta, Chúa Kitô thực hiện trong con tim và cuộc sống của từng người? Anh chị em thấy không: cả thực tại hữu hình của Giáo Hội cũng vượt qúa sự kiểm soát của chúng ta, vượt quá các sức lực của chúng ta và là một thực tại nhiệm mầu, bởi vì nó đến từ Thiên Chúa.

Để hiểu tương quan giữa thực tại hữu hình và thực tại tinh thần của Giáo Hội, không có con đường nào khác ngoài việc nhìn vào Chúa Kitô, mà Giáo Hội là thân mình và từ đó Giáo Hội được sinh ra trong một cử chỉ của tình yêu vô tận. Thật thế, cả nơi Chúa Kitô, nhờ sức mạnh của mầu nhiệm Nhập Thể, chúng ta cũng nhận ra một bản tính nhân loại và một bản tính thiên linh, hiệp nhất trong cùng một con người một cách tuyệt diệu và bất khả phân ly. Điều này cũng có giá trị đối với Giáo Hội. Như nơi Chúa Kitô nhân tính hoàn toàn tạo thuận tiện cho thiên tính và phục vụ thiên tính, nhằm thành toàn ơn cứu độ, thực tại hữu hình cũng làm như thế đối với thực tại tinh thần nơi Giáo Hội. Vì thế, Giáo Hội cũng là một mầu nhiệm, trong đó điều người ta không trông thấy quan trọng hơn điều trông thấy, và chỉ có thể được nhận ra với con mắt đức tin (LG 8).

Tuy nhiên, trong trường hợp của Giáo Hội chúng ta phải tự hỏi: thực tại hữu hình có thể phục vụ thực tại tinh thần như thế nào? Một lần nữa chúng ta có thể hiểu điều này, khi nhìn vào Chúa Kitô. Chúa Kitô là mẫu gương, mẫu gương của Giáo Hội, bởi vì Giáo Hội là thân mình Người. Người là gương mẫu của tất cả mọi kitô hữu, của chúng ta tất cả. Nhìn lên Chúa Kitô chúng ta không sai lầm. Khi nhìn Chúa Kitô, chúng ta không sai lầm.

Trong Phúc Âm thánh sử Luca kể lại biến cố Chúa Giêsu trở về Nagiarét nơi Người đã lớn lên, vào hội đường và đọc đoạn sách của ngôn sứ Isaia nói về chính Người rằng: ”Thần Khí Chúa ngự trên Tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong Tôi, để Tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai Tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4, 18-19). Đó, Chúa Kitô đã dùng nhân tính của Người để loan báo và thực hiện chương trình cứu độ và cứu rỗi của Người như thế nào, thì Giáo Hội cũng phải làm như thế.

Qua thực tại hữu hình, qua các bí tích và chứng tá của mình, Giáo Hội được mời gọi mỗi ngày gần gũi mọi người, bắt đầu từ những ai nghèo khó, khổ đau và bị gạt bỏ ngoài lề, để tiếp tục làm cho tất cả mọi người cảm nhận được cái nhìn cảm thông và xót thương của Chúa Giêsu.

Anh chị em thân mến, như Giáo Hội chúng ta thường sống kinh nghiệm sự giòn mỏng và các hạn hẹp của chúng ta. Chúng ta tất cả đều là thế. Tất cả chúng ta đều có chúng. Tất cả chúng ta đều tội lỗi. Không ai trong chúng ta có thể nói rằng ”Tôi không phải là người tội lỗi”. Nếu có ai trong anh chị em cảm thấy mình không là người có tội, thì hãy giơ tay lên. Xem có bao nhiêu người nào! Không thể được. Chúng ta tất cả đều như thế. Và sự giòn mỏng này, các hạn hẹp này, các tội lỗi này của chúng ta thật phải lẽ là chúng gây ra nơi chúng ta sự hối tiếc sâu xa, nhất là khi chúng ta làm gương xấu và nhận ra rằng mình trở thành cớ gây gương mù gương xấu. Có biết bao nhiêu lần chúng ta đã nghe nói trong khu xóm rằng: ”Người đó luôn đi nhà thờ nhưng lại nói xấu mọi người, vặt lông mọi người”. Nói xấu người khác thật là gương mù gương xấu biết bao! Đó không phải là kitô, đó là một gương xấu, là một tội. Và như thế là chúng ta làm gương xấu. Nếu ông này bà nọ là kitô hữu, thì tôi xin làm người vô thần”. Bởi vì chứng tá của chúng ta là điều giúp hiểu kitô hữu là thế nào. Chúng ta hãy cầu xin để đừng là lý do gây gương mù gương xấu. Như vậy chúng ta hãy xin ơn đức tin, để có thể hiểu rằng tuy chúng ta ít ỏi và nghèo nàn, Chúa đã thật sự khiến cho chúng ta trở thành dụng cụ ơn thánh và dấu chỉ hữu hình tình yêu của Ngài đối với toàn nhân loại.

Đức Thánh Cha đã chào tín hữu đến từ các nước Bắc Mỹ và Âu châu cũng như từ Nigeria, Ấn Độ, Mễ Tây Cơ, Á Căn Đình và Ba Tây.

Nhắc tới ngày lễ các Thánh Nam Nữ ngày mùng 1 tháng 11 sắp tới, Đức Thánh Cha xin các tín hữu Ba Lan cảm tạ Thiên Chúa vì tất cả những người nam nữ đã biết cộng tác với ơn thánh Chúa và có can đảm làm chứng cho đức tin, đức cậy và đức mến trong cuộc sống thường ngày. Chúng ta hãy học hỏi nơi họ để trở nên thánh trong thời đại chúng ta.

Ngài khuyến khích các bạn trẻ biết noi gương các Thánh, người đau yếu biết dâng các khổ đau để cầu nguyện cho ơn hoán cải của những ai cần hoán cải, và các cặp vợ chồng mới cưới lo lắng cho sự trưởng thành của đức tin trong cuộc sống hôn nhân.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio
 

Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn sự đóng góp của Đức Biển Đức 16

Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn sự đóng góp của Đức Biển Đức 16

VATICAN. ĐTC Phanxicô nhiệt liệt ca ngợi và cám ơn sự đóng góp của ĐGH Biển Đức 16 cho thần học và khoa học, qua các giáo huấn, tấm gương và hoạt động của Người.

ĐTC bày tỏ lập trường trên đây sáng ngày 27-10-2014 tại trụ sở Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa học ở nội thành Vatican, nhân dịp khánh thành bức tượng bán thân bằng đồng của Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 tại đây. Hiện diện tại buổi lễ có các HY, GM, LM và cũng như các thành viên Hàn lâm viện Tòa Thánh. ĐTC nói:

”Pho tượng bán thân này của Đức Biển Đức 16 gợi lại trước mắt mọi người con người và khuôn mặt của ĐGH Ratzinger yêu quí. Tượng cũng gợi lại tinh thần của Người: tinh thần các giáo huấn, tấm gương, công trình, lòng tận tụy của Người đối với Giáo Hội, và cuộc sống ”đan tu” của Người hiện nay. Tinh thần này không phai mờ với thời gian, trái lại sẽ trở nên lớn lao và mạnh mẽ từ đời này sang đời khác. Biển Đức 16: một vị Đại Giáo Hoàng. Vĩ đại vì sức mạnh và trí thông minh thấu triệt của Người, thấu triệt vì sự đóng góp quan trọng của Người cho nền thần học, vĩ đại vì lòng yêu mến của Người đối với Giáo Hội và con người, vĩ đại vì nhân đức và lòng đạo đức của Người. Như anh chị em biết, lòng yêu mến của Người đối với sự thật không chỉ giới hạn vào thần học và triết học, nhưng còn cởi mở đối với các khoa học. Lòng yêu mến của Người đối với khoa được được biểu lộ qua sự quan tâm đối với các nhà khoa học, không phân biệt chủng tộc, quốc tịch, nền văn minh và tôn giáo”.

ĐTC cũng nhắc lại sự kiện lần đầu tiên ĐGH Biển Đức 16 đã mời một vị Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa học tham dự Thượng HĐGM thế giới về việc tái truyền giáo (10-2012), với ý thức về tầm quan trọng của khoa học trong nền văn hóa hiện đại.

ĐTC mời gọi mọi người cảm tạ Thiên Chúa vì món quà Chúa ban cho Giáo Hội và thế giới qua triều đại của ĐGH Biển Đức.

Cũng trong diễn văn, ĐTC đề cập đến đề tài khóa họp vừa kết thúc của Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa học về sự tiến hóa của ý niệm thiên nhiên. Ngài nhấn mạnh rằng Thiên Chúa và Chúa Kitô đang đồng hành với chúng ta và hiện diện cả trong thiên nhiên, như thánh Phaolô Tông đồ đã quả quyết trong diễn văn tại Diễn trường ở thành Athènes Hy Lạp: “Thực vậy chúng ta sống trong Thiên Chúa, chúng ta cử động và hiện hữu trong Chúa” (Cv 17,28).

ĐTC cũng nhận xét rằng khi đọc trong sách Sáng thế trình thuật về việc sáng tạo, chúng ta có nguy cơ tưởng tượng Thiên Chúa như một pháp sư, với chiếc đũa thần, làm mọi sự. Nhưng không phải như vậy. Thiên Chúa đã tạo dựng các sinh vật và để cho chúng phát triển theo các qui luật nội tại mà Chúa ban cho mỗi loại, để chúng phát triển, để đạt tới mức độ viên mãn. Chúa ban cho các sinh vật của vũ trụ sự tự trị đồng thời nơi chúng, Chúa đảm bảo sự hiện diện liên tục của Ngài, mang lại sự hiện hữu cho mỗi thực tại”.

Theo chiều hướng đó, ĐTC khẳng định rằng Big-Bang, vụ nổ vĩ đại mà ngày nay người ta coi là ở nơi nguồn gốc thế giới, không hề mâu thuẫn với sự can thiệp sáng tạo của Thiên Chúa nhưng đòi phải có sự kiện ấy. Sự tiến hóa trong thiên nhiên không tương phản với ý niệm sáng tạo, vì sự tiến hóa giả thiết có sự sáng tạo các hữu thể tiến hóa” (SD 27-10-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio
 

60 ngàn tín hữu đọc kinh truyền tin với Đức Thánh Cha

60 ngàn tín hữu đọc kinh truyền tin với Đức Thánh Cha

VATICAN. Trưa chúa nhật 26-10, hơn 60 ngàn tín hữu đã đến tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin cùng với ĐTC Phanxicô tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Trong số các tín hữu hiện diện đặc biệt có 8 ngàn thành viên phong trào Schoenstatt về 50 quốc gia về Roma hành hương nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập phong trào. Trước khi dự buổi đọc kinh truyền tin với ĐTC, họ đã tham dự thánh lễ bế mạc cuộc hành hương tại Đền thờ Thánh Phêrô, do ĐHY Erazzuris chủ sự cùng với hơn 200 LM. ĐHY nguyên Bề trên Tổng quyền của tu hội Schoenstatt rồi làm TGM Tổng thư ký bộ Tu Sĩ, rồi TGM Santiago de Chile.

Lúc 12 giờ ĐTC xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc nơi Căn hộ giáo hoàng ở dinh Tông Tòa để bắt đầu buổi đọc kinh. Trong bài huấn dụ ngắn, ĐTC đã giải thích bài Tin Mừng chúa nhật về sự cao trọng nhất của giới răn mến Chúa yêu người.

Huấn từ của ĐTC

Anh chị em thân mến, chào anh chị em

Tin Mừng hôm nay nhắc nhớ chúng ta rằng toàn thể Lề Luật Chúa tóm gọn trong tình yêu đối Thiên Chúa và đối với tha nhân, Thánh Sử Mathêu kể lại rằng một vài người Biệt Phái thỏa thuận với nhau để thử thách Cháu Giêsu (Xc, 22,34-35). Một người trong họ là một tiến sĩ Luật, hỏi Chúa rằng: ”Thưa Thầy, trong Luật, đâu là giới răn trọng nhất?” (v.36). Chúa Giêsu, trích dẫn sách Đệ nhị luật, đáp: ”Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn và tâm trí của ngươi. Đó là giới răn thứ I và trọng nhất” (vv.37-38). Và lẽ ra Ngài có thể dừng lại ở đây. Trái lại Chúa Giêsu nói thêm điều mà vị tiến sĩ Luật không hỏi. Thực vậy, Chúa nói: ”Giới răn thứ hai giống như giới răn thứ I: Ngươi hãy yêu thương tha nhân như chính mình” (v. 39). Cả giới răn thứ hai này Chúa Giêsu không sáng chế ra, nhưng ngài lấy lại từ sách Lêvi. Sự mới mẻ của Ngài hệ tại đặt hai giới răn này chung với nhau – mến Chúa và yêu người – qua đó Ngài tỏ lộ rằng hai giới răn ấy không thể tách biệt, nhưng bổ túc cho nhau, đó là hai mặt của cùng một mề-đai. ĐGH Biển Đức đã để lại cho chúng ta một bình giải rất hay về vấn đề này trong Thông điệp đầu tiên của Ngài ”Deus caritas est, Thiên Chúa là tình thương” (nn.16-18).

Thực vậy, dấu chỉ hữu hình mà Kitô hữu có thể chứng tỏ để làm chứng cho thế giới về tình thương của Thiên Chúa chính là tình yêu đối với anh em mình. Giới răn mến Chúa yêu người là giới răn đầu tiên không phải vì đứng đầu danh sách các giới răn. Chúa Giêsu không đặt nó lên hàng đầu, nhưng ở trung tâm vì đó là trọng tâm từ đó tất cả phải khởi hành và tất cả phải trở về đó và tham chiếu.

Ngay trong Cựu Ước, đòi hỏi nên thánh, theo hình ảnh Thiên Chúa là Đấng Thánh, cũng bao gồm nghĩa vụ săn sóc những người yếu thế nhất như ngoại kiều, cô nhi và góa phụ (Xc Xh 22,20-26). Chúa Giêsu kiện toàn luật giao ước ấy, chính Ngài liên kết nơi mình, trong thân mình Ngài, thần tính và nhân tính trong một mầu nhiệm tình yêu duy nhất.

Từ nay trở đi, dưới ánh sáng Lời Chúa Giêsu, tình yêu là mực thước đức tin, và đức tin là linh hồn của tình yêu. Chúng ta không còn có thể tách biệt đời sống tôn giáo ra khỏi việc phục vụ anh em, những người anh em cụ thể mà chúng ta gặp. Chúng ta không còn có thể tách biệt kinh nguyện, cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa trong các bí tích, khỏi sự lắng nghe tha nhân, gần gũi cuộc sống của họ, nhất là những vết thương của họ.

Giữa rừng rậm các giới luật và qui tằc – giữa chủ trương vụ luật xưa kia và ngày nay – Chúa Giêsu mở ra một lỗ hổng giúp nhận ra hai khuôn mặt: khuôn mặt Chúa Cha và khuôn mặt người anh em. Ngài không giao cho chúng ta 2 công thức hay hai giới răn, nhưng hai khuôn mặt, đúng hơn chỉ có một khuôn mặt duy nhất, đó là khuôn mặt của Thiên Chúa phản ánh trong bao nhiêu khuôn mặt, vì trong khuôn mặt của mỗi người anh em, đặc biệt là khuôn mặt bé nhỏ, yếu ớt và vô phương thế tự vệ nhất, có chính hình ảnh của Thiên Chúa hiện diện.

Như thế, Chúa Giêsu trao tặng mỗi người tiêu chuẩn căn bản để họ xếp đặt đời sống của mình. Nhưng nhất là Chúa ban cho chúng ta Thánh Thần của Ngài, giúp chúng ta mến Chúa và yêu người như Ngài, với con tim tự do và quảng đại. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ chúng ta, chúng ta hãy cởi mở đón nhận hồng ân ấy, để tiến bước trong luật yêu thương.

Chào thăm

Sau khi ban phép lành cho mọi người, ĐTC nhắc nhở mọi người rằng: Thứ bẩy hôm qua (25-10) tại thành Sao Paolo Brazil có lễ phong chân phước cho Mẹ Assunta Marchetti, sinh tại Italia, đồng sáng lập dòng các nữ tu thừa sai Thánh Carlo Borromeo – Scalabrine. Mẹ là một nữ tu gương mẫu trong việc phục vụ các trẻ mồ côi của những người Ý di dân; Mẹ đã nhìn thấy Chúa Giêsu hiện diện nơi người nghèo, các trẻ mồ côi, nơi các bệnh nhân, người di dân. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì người phụ nữ này, mẫu gương về việc truyền giáo không biết mệt mỏi và can đảm tận tụy phục vụ bác ái.

ĐTC cũng chào thăm các tín hữu hành hương đến từ Italia và các nước khác, bắt đầu từ những người sùng kính Đức Mẹ Biển Cả, Bova Marina. Ngài đặc biệt chào thăm cộng đoàn người Peru ở Roma, hiện diện nơi đây với ảnh Đức Mẹ làm phép lạ. ”Tôi cám ơn tất cả và chào thăm với tình thân ái. Xin Anh chị em vui lòng cầu nguyện cho tôi, chúc anh chị em chúa nhật tốt đẹp và chúc anh chị em bữa trưa ngon lành.”

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio