THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO CÁC NẠN NHÂN TAI NẠN MÁY BAY TẠI MALI

THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO CÁC NẠN NHÂN TAI NẠN MÁY BAY TẠI MALI

OUAGADOUGOU: Ngày 27-7-2014 rất đông tín hữu đã tham dự thánh lễ cầu hồn cho các nạn nhân tai nạn máy bay bên Mali và gia đình họ, trong nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vộ Nhiễm Nguyên Tội tại Ouagadougou, thủ đô Burkina Faso.

Thánh lễ đã do Đức Cha Raphael Dabiré, Giám Mục Diébougou, là giáo phận gốc của một linh mục bị chết trong tai nạn máy bay, chủ sự. Chiếc máy bay thuộc hãng hàng không Algeria đã cất cánh rời phi trường Ouagadougoou lúc không giờ 45 phút để đi Alger, nhưng gần một giờ sau đó đã bị rơi bên Mali khiến cho 116 người thiệt mạng. Tham dự thánh lễ có nhiều Giám Mục và ông đại sử Pháp tại Burkina Faso. Chính Đức Hồng Y Philippe Ouedraogo, Tổng Giám Mục Ouagadougou đã muốn có thánh lễ cầu hồn này và kêu gọi mọi người cầu nguyện cho gia đình của các nạn nhân nữa. Giảng trong thánh lễ Đức Cha Dabiré đã nhắc tới gương mặt của ông Gióp, là người đã không tìm ra các câu trả lời cho các rủi ro và khổ đau khốn khó xảy ra cho ông, cũng như chúng ta trước các đau khổ không thể giải thích nổi. Chúng là phản ánh của Thiên Chúa mà chúng ta tưởng tượng ra, mà chúng ta ước mong mà quên rằng vì ”Thiên Chúa đã được mạc khải cho chúng ta là sự điên dại và gương mù gương xấu”. Đức Cha mời gọi mọi người sống thời điểm này trong đức tin và xin Chúa ơn khôn ngoan tín thác nơi Chúa (SD 28-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Tội lỗi nào được tha thứ

Tội lỗi nào được tha thứ

Có tội ác nào tày trời đến độ không thể tha thứ được không? Tạp chí Times đã nêu ra câu hỏi trên đây khi trích dẫn câu trả lời của một vị luật sư người Campuchia.

Cách đây ba năm, một Mục sư đã rửa tội cho một giáo viên ở một vùng sình lầy thuộc tỉnh Battanapan, ở mạn Tây Campuchia. Mới đây người giáo viên này tiết lộ mình đã từng làm giám đốc cơ quan mật vụ của Khờ-me đỏ. Sau 20 năm lẩn trốn, nay ông thú nhận là ông đã trực tiếp nhúng tay vào vụ thảm sát ít nhất là 12,000 người Khờ-me.

Người Mục sư mà cha mẹ và với gần 2,000,000 đồng bào ruột thịt bị người Khờ-me đỏ sát tế trong giai đoạn từ năm 1975 – 1979, đã nhận định về cuộc trở lại của người giáo viên này như sau:

Thật là kỳ diệu, Kitô giáo có thể thay đổi cuộc sống con người. Nếu Chúa Giêsu đã thay đổi người giáo viên này, thì Người cũng có thể thay đổi tất cả mọi người.

Ông Duo tức người giáo viên này, một hôm đã đến nghe vị Mục sư thuyết giảng, sau đó ông đã xin chịu phép rửa, ông nói rằng, trong suốt thời thơ ấu và ngay cả khi lớn lên ông không bao giờ được yêu thương. Giờ đây tin nhận Chúa Kitô, ông cảm thấy tâm hồn được tràn ngập yêu thương.

Mục sư ghi nhận rằng, cuộc thay đổi nội tâm đã ảnh hưởng đến toàn diện con người của ông. Trước kia ông lầm lỳ ít nói, nay ông vui vẻ và cởi mở với tất cả mọi người. Trước kia quần áo ông xốc xếch, thì nay ông ăn mặc chỉnh tề. Sau khi đón nhận phép rửa và tiết lộ tông tích của mình, ông Duo đã bị chính quyền Campuchia bắt giữ hồi tháng 5-1998, hiện nay ông đang bị giam tại một nhà từ gần trung tâm Tollen, tức là nơi trước đây ông đã từng tham vấn, hành hạ và sát hại hàng trăm ngàn người đồng bào ruột thịt của mình.

Nhận định về tay đồ tể khát máu Khờ-me, người luật sư Lobin đã nói như sau: một câu chuyện mang lại niềm hy vọng cho nhân dân Campuchia, họ đã trải qua quá nhiều năm trong tăm tối. Khi đón nhận Chúa Giêsu, họ đã được mang lại ánh sáng trong cuộc sống của họ. Thật vậy, đã đến lúc người Campuchia cần phải từ bỏ thù hận để sống yêu thương.

Anh chị em thân mến,

Chứng từ sống động trên đây đưa chúng ta vào cốt lõi của đạo chúng ta là yêu thương và tha thứ mà hôm nay qua bài dụ ngôn cỏ lùng Giáo Hội muốn nhắc lại cho chúng ta. Dụ ngôn là một câu trả lời của Chúa Giêsu và thắc mắc mà các môn đệ thường nêu lên, là tại sao Thiên Chúa không trừng phạt nhãn tiền những kẻ làm điều gian ác?

Với hình ảnh của ruộng lúa tốt và cỏ lùng, Chúa Giêsu mạc khải lòng nhân từ và sự tha thứ vô biên của Thiên Chúa, đối với Thiên Chúa không có tội ác nào, dù cho có tày trời đến đâu mà không thể tha thứ được. Như một người cha ngày ngày ra đứng trước cửa trông ngóng người con hoang đàng trở về, thì Thiên Chúa cũng có một thái độ chờ đợi kiên nhẫn như thế đối với tất cả mọi tội nhân, dù cho con người có đốn mạt xấu xa đến đâu thì Chúa vẫn luôn dành cho một cơ may mới để trở về với Ngài. Nơi tâm hồn con người dù có tăm tối đến đâu, Thiên Chúa vẫn nhận ra được ánh sáng mà chính ngài đã đặt để trong trái tim con người. Chính vì tin tưởng nơi khảnăng có thể cải thiện của con người mà Thiên Chúa không ngừng tha thứ cho con người và kiên nhẫn chờ đợi con người trở về.

“Thức khuya mới thấy đêm dài, sống lâu mới thấy dạ người có nhân”. Dụ ngôn về cỏ lùng được Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay, mời gọi các Kitô hữu mặc lấy tâm tình khoan dung nhân hậu và cảm thông của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không khoan nhượng, không dung tha cho bất cứ tội ác nào, Ngài gay gắt lên án thói giả hình và thái độ mù quáng của con người, nhưng Ngài lại tỏ ra cảm thông và tha thứ cho những người yếu đuối tội lỗi, Ngài không những cảm thông với những người tội lỗi, mà còn tha thứ cho chính những kẻ hành hạ Ngài.

Tòa nhà giáo huấn của Chúa Giêsu sẽ sụp đổ nếu từ trên thập giá Ngài không tha thứ cho những lý hình của Ngài. Cuộc sống của Ngài cũng sẽ vô giá trị nếu khi bị treo trên thập giá Chúa Giêsu vẫn còn mang theo hận thù trong lòng Ngài.

Tha thứ là vẻ đẹp cao quý nhất trong tâm hồn con người. Nhân cách của con người sẽ bị đánh mất nếu nó không thể làm được hành động tha thứ. Người tín hữu Kitô chúng ta cũng sẽ mất căn tính của mình nếu chúng ta chỉ sống theo đố kỵ, hận thù. Tha thứ là vẻ đẹp cao quý nhất trong tâm hồn con người, do đó cũng chính là điều khó thực hiện nhất, vì thế mà chúng ta không ngừng cầu xin Chúa cho chúng ta luôn được sống ơn tha thứ, đó là điều chúng ta cầu xin trong Thánh Lễ mỗi ngày.

Kinh Lạy Cha nhắc nhớ chúng ta rằng, chúng ta chỉ có thể cảm nhận được ơn tha thứ của Chúa nếu chúng ta cũng tha thứ cho người anh em chúng ta mà thôi.

Nguyện xin Chúa giúp chúng ta luôn được lớn lên trong niềm xác tín ấy. Amen.

Veritas Radio

SỨ ĐIỆP GỬI TÍN HỮU HỒI GIÁO NHÂN KẾT THÚC THÁNH CHAY TỊNH RAMADAN

SỨ ĐIỆP GỬI TÍN HỮU HỒI GIÁO NHÂN KẾT THÚC THÁNH CHAY TỊNH RAMADAN

VATICAN: Hôm qua, 18.07, Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn đã công bố sứ điệp gửi các tín hữu Hồi giáo nhân dịp kết thúc tháng chay tịnh Ramadan.

Sứ điệp mang chữ ký của Đức Hồng Y Jean Louis Tauran chủ tịch và linh mục Miguel Ayuso Guixot, tổng thư ký hội đồng đối thoại liên tôn của Tòa Thánh, có đoạn viết ”Anh chị em hồi giáo thân mến, chúng tôi rất vui mừng và thành tâm chúc mừng anh chị em dịp lễ Id al Fitr, chấm dứt tháng chay tịnh Ramadan là tháng dành để cầu nguyện, thanh tịnh và cứu giúp người nghèo. Hồi năm ngoái, trong năm đầu tiên của triều đại giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đích thân gửi điệp cho anh chị em nhân dịp này. Tín hữu Kitô và hồi giáo đều là anh chị em của nhau, vì cùng là con cái của một Thiên Chúa duy nhất đã tạo dựng nên gia đình nhân loại. Chúng ta luôn cám ơn Đấng Tối Cao đã ban cho chúng ta nhiều điểm tương đồng, chẳng hạn như phẩm giá con người là con cái Thiên Chúa và lòng tuân phục Người, cùng với tình yêu, công lý, hòa bình và sứ mạng phục vụ giúp đỡ người nghèo khó. Như mọi người chúng ta đều rõ, thế giới ngày nay đang phải đối diện với những thách đố trước hiểm họa môi sinh, cuộc khủng hoảng kinh tế hoàn vũ và nạn thất nghiệp lên cao, nhất là giữa người trẻ. Nhân loại ngày nay cần phải chung sức hoạt động để xây những nhịp cầu hòa bình và thăng tiến hòa giải, nhất là tại những vùng mà tín hữu kitô và hồi giáo cùng đang chịu cảnh thương đau của chiến tranh. Cầu xin tình thân hữu của chúng ta sẽ làm nảy sinh những đường hướng cộng tác mới để giải quyết những thách đố này cách khôn ngoan và thận trọng, để chứng minh rằng các tôn giáo có thể là suối nguồn mang lại hòa hợp và lợi ích cho toàn xã hội. Cùng với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chúng tôi xin gửi đến toàn thể các anh chị em những lời chúc mừng an vui và thịnh vượng nồng nhiệt nhất. (CSD 4974).

Mai Anh – Vatican Radio

Mạc khải cho kẻ bé mọn

Mạc khải cho kẻ bé mọn

(Trích trong ‘Sống Tin Mừng’)

Bài Phúc Âm của Chúa nhật XIV Mùa thường niên hôm nay được trích trong một đoạn văn hay nhất của thánh Matthêu, người ta gọi đoạn văn này là “Hạt Ngọc Quý Nhất” của Thánh Matthêu. Dòng tư tưởng của đoạn Phúc Âm này thật cao siêu và êm dịu, chúng ta thấy ngay về sự bay bổng và suy tư về Nước Trời. Có lẽ lời cầu nguyện này được thốt ra khi Chúa Giêsu nghe các Tông đồ đi truyền giáo trở về và kể lại cho Chúa các điều họ đã thực hiện, các mối liên lạc giữa Chúa và Chúa Cha về sứ mệnh cứu rỗi làm trung gian, và mời gọi mọi người đến với Ngài. Điều ấy là các mầu nhiệm Nước Trời.

Thánh Phaolô đã cảm nghiệm được mạc khải này cho chính mình và cho các Tông đồ: “Hết thảy những ai khó nhọc và gánh nặng…” Theo mạch văn và ý muốn của Chúa mà chúng ta hiểu, đây là những người Do thái đang bị đè nặng bởi lề luật và các truyền thống của những biệt phái. Chúa Giêsu đã giải thoát họ khỏi ách lề luật và đem họ đến chỗ thảnh thơi. Vì từ nay những ai đến với Chúa phải đến với tất cả tâm hồn, phải được ghi khắc lề luật mới là luật của Thánh Thần ở bên trong và tự nguyện.

Đoạn văn này rất súc tích tư tưởng, không bao giờ khám phá ra hết, song ít ra chúng ta có thể nhận thấy chính những tư tưởng sau:

Trước hết là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu chúc tụng Cha Ngài trên trời vì đã mạc khải những điều này cho các trẻ nhỏ, mà lại không cho những kẻ thông thái và quân tử biết. Những nhà thông thái tự cao tự đại thường cho rằng mình biết tất cả. Lòng tự ái tự cao làm cho họ không nhận ra Lời Chúa, còn những bậc quân tử thì lại tự mãn về lối sống của mình, tự cho mình là chân chính và không cần đến sự giúp đỡ của Thiên Chúa, không cần ơn cứu rỗi của Ngài. Trái lại những kẻ bé mọn lại biết rằng mình dốt nát trước sự cao cả của Thiên Chúa, họ thấy mình bé nhỏ khốn nạn, và sẵn sàng đón nhận với lòng biết ơn về những hồng ân của Thiên Chúa, sẵn sàng đón nhận ơn cứu rỗi, cảm thấy cần Chúa: “Chúa hạ người quyền hành xuống khỏi vị cao và nâng người hèn mọn lên”.

Chúa Giêsu tự mạc khải Ngài: “Sự thực đã được Cha trao phó cho Ta và không ai biết Cha trừ ra Ta, và cũng không ai biết Ta trừ ra Cha” (Mt 11,27). Lời đó mạc khải về Chúa Giêsu, Ngài đồng bản tính với Thiên Chúa Cha. Một mình Cha biết đầy đủ về Con, vì Cha đã sinh ra Con trong trí và do sự hoàn toàn sung mãn của Ngài. Và chỉ có Con mới biết đầy đủ về Cha và hình ảnh của Con là sự trung thực nhất, là tư tưởng, ý nghĩ của Cha. Chỉ có Thiên Chúa mới hiểu biết Thiên Chúa, chỉ có Thiên Chúa mới hiểu biết đầy đủ về Thiên Chúa. Đây là một mạc khải vô cùng quí báu cho chúng ta. Chúa Giêsu sống giữa chúng ta, song không phải hoàn toàn như chúng ta: “Mọi sự đã được Chúa Cha trao, không ai biết Con trừ ra Cha, và kẻ nào Con muốn mạc khải cho”.

Một tư tưởng nữa của Phúc Âm hôm nay đó là lời kêu gọi những kẻ đói khát, những ai mệt nhọc hãy đến với Ngài: “Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những kẻ khó nhọc gánh nặng, Ta sẽ bổ sức lại cho”.

Lời kêu gọi đầy lòng nhân hậu và giàu lòng thương xót mà Chúa hứa cho những ai đói khát, những ai mệt nhọc, Chúa sẽ nâng đỡ và Chúa luôn luôn trung thành giữ lời hứa của Ngài. Qua mọi thời đại, tất cả những ai đói khát công chính đều no nê, những ai nặng trĩu tội lỗi đến với Ngài đều được nhẹ nhõm, được bổ sức và được tha thứ. Chỉ có Chúa Giêsu mới nói được: “Tội con đã được tha thứ” (Mt 9,2), và chỉ có Chúa Giêsu mới nói được: “Đừng sợ, Ta đã thắng thế gian”, (Ga 16,33) và “Ách Ta thì êm ái, gánh Ta thì nhẹ nhàng”, (Mt 11,30).

Chúng ta hết thảy đều phải mang gánh nặng và vất vả, nhưng ở đây chúng ta không có ý nói đến những gánh nặng bên ngoài đè trên vai của mình. Như khốn nỗi, chính trong lãnh vực của tâem linh, thường thì chúng ta cũng phải vất vả nặng nề, xác thịt đè nặng, các ham muốn của tình dục, nhiều tật xấu nào đó kìm hãm tinh thần con người, và sức nặng nào đó đã cản trở con người cũ, không chịu buông tha cuộc đời chúng ta để chúng ta được đi theo Chúa một cách an vui.

Hôm nay Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy đến với Ngài, Ngài muốn cất gánh nặng đi cho chúng ta. Đúng hơn, Ngài muốn đặt trên vai chúng ta một ách khác êm ái hơn, Ngài đến để phục hồi con người vất vả của chúng ta. Chính Ngài đã nói: “Hãy mang lấy ách của Ta và hãy thụ giáo với Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và các ngươi sẽ tìm ra được sự nghỉ ngơi cho tâm hồn”. (Mt 11, 29-30).

Vậy chúng ta hãy năng chạy đến với Chúa, để tìm được nguồn an vui và sự bình an trong tâm hồn. Amen.


Veritas Radio

Khiêm nhường

Khiêm nhường

Chúng ta thường tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, phép tắc vô cùng. Khi tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, ta thường nghĩ đến một Thiên Chúa oai nghi bệ vệ, cao sang quyền thế, xa cách. Ta không nghĩ hay không dám nghĩ rằng Thiên Chúa thật rất khiêm nhường. Thực sự Thiên Chúa rất khiêm nhường.

Vì khiêm nhường nên Thiên Chúa ẩn mình trong vô hình. Ở đời, một người quyền thế chiếm rất nhiều không gian của người khác. Người quyền thế ở nhà lớn, ngồi ghế rộng. Sự hiện diện của họ khiến mọi người khép nép, nói năng mất tự nhiên, đi đứng phải nhìn trước nhìn sau. Nếu bây giờ Thiên Chúa hiện hình đứng giữa chúng ta. Chắc hẳn chúng ta chẳng thể ngồi thoải mái như bây giờ. Trái lại chúng ta sẽ quì sụp xuống, gục đầu, đấm ngực ăn năn. Nhưng Thiên Chúa đã che giấu dung nhan. Người ẩn mình trong vô hình để cho ta được tự do. Người nhường không gian cho con người. Người tự trở nên một Đấng nghèo hèn, bé nhỏ đến độ bị người đời quên lãng.

Vì khiêm nhường nên Thiên Chúa im lặng. Trong xã hội, người uy quyền thường nói nhiều. Người nhỏ phải nghe người lớn, người nhỏ có muốn nói cũng bị tiếng người lớn át đi. Thiên Chúa đã tự trở nên bé nhỏ. Người im lặng nhường lời cho con người. Người lắng nghe con người cả khi họ chỉ trích, chống đối, lên án Người. Người trở nên một Đấng bé nhỏ nghèo hèn, khép nép, im lặng trong thế giới ồn ào của loài người.

Vì khiêm nhường nên Thiên Chúa đã cúi xuống thân phận con người. Con người chẳng là gì mà Chúa vẫn thương. Người còn cúi xuống sâu hơn nữa trước những kẻ tội lỗi để nâng họ lên. Khi người ta cúi xuống trước một kẻ cao trọng, sự khiêm nhường ấy đáng nghi ngờ. Nhưng khi người ta cúi xuống trước một thân phận tội lỗi, nghèo hèn, sự khiêm nhường ấy rất chân thực.

Chính sự khiêm nhường thẳm sâu làm chứng quyền năng vô biên của Thiên Chúa. Thông thường ở đời, quyền năng là để chiến thắng, để chế ngự, để đè bẹp. Ai chống lại quyền lực, quyền lực sẽ nghiền nát người ấy. Trái lại, nơi Thiên Chúa, quyền năng là để chịu thua, để yêu thương, để tha thứ. Sức mạnh không ở nơi quyền lực. Quyền lực bộc phát là quyền lực không tự kiềm chế được. Trái lại, khiêm nhường là chế ngự được sức mạnh của mình. Đó mới chính là quyền năng thực sự mạnh mẽ.

Thiên Chúa vô hình. Có lẽ ta sẽ khó mà hiểu biết sự khiêm nhường của Thiên Chúa, nếu ta không nhìn thấy sự khiêm nhường của Chúa Giêsu.

Cuộc đời Chúa Giêsu là một cuộc đời khiêm nhường. Vì khiêm nhường nên Ngài không ngừng đi xuống. Từ trời cao Người đã hạ mình xuống thế. Từ thân phận là Thiên Chúa Người đã hạ mình xuống làm một người bình thường. Là Thiên Chúa cao sang, Người đã tự nguyện xuống làm một người dân dã nghèo hèn. Là thánh thiện vô cùng, Người đã tự nhận lấy thân phận tội đồ. Là Đấng hằng sống, Người đã tự nguyện chết đi. Suốt cuộc đời, Người đã không ngừng cúi xuống những thân phận tăm tối, nghèo hèn, tội lỗi, bị loại trừ. Và một cử chỉ không thể nào quên là trong bữa tiệc ly, Người đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. Người đã hạ mình xuống tận cùng, không còn có thể xuống hơn được nữa.

Vì Thiên Chúa khiêm nhường luôn tìm đường đi xuống, nên những ai kiêu căng tìm nâng mình lên sẽ chẳng bao giờ gặp được Người. Thiên Chúa khiêm nhường nên chỉ ai khiêm nhường nhỏ bé mới gặp được Người.

Hôm nay Chúa Giêsu tha thiết mời gọi: “Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Hãy ghi danh vào học trường Chúa Giêsu. Hãy học bài học khiêm nhường. Hãy học bài học Giêsu. Hãy học với Thầy Giêsu. Hãy bước theo Thầy Giêsu xuống những bậc thang khiêm nhường thẳm sâu. Ở bậc thang cuối cùng, Thiên Chúa đang chờ đợi ta, ta sẽ gặp được Người. Ta sẽ kết hiệp với Người. Ta sẽ rũ sạch mọi vất vả lo âu. Ta sẽ được bình an.

Lạy Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Xin uốn lòng con nên giống như trái tim Chúa. Amen.

GỢI Ý CHIA SẺ

1. Những dấu nào cho thấy sự khiêm nhường của Chúa?

2. Có quyền ăn nói, nhưng im lặng nhường lời cho người khác. Có vị thế cao, nhưng ẩn mình nhường chỗ cho người khác. Có dễ không?

3. Sức mạnh bùng nổ trên người khác. Và sức mạnh chế ngự chính mình. Đàng nào mạnh hơn?

4. Thiên Chúa tuyệt đối khiêm nhường. Khám phá này có tác động gì trên bạn không?


ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Chướng ngại

Chướng ngại

Trên chuyến xe lửa tiến về Paris, một anh sinh viên trẻ ngồi bên cạnh một cụ già. Sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ già rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và từ từ chìm đắm trong việc cầu nguyện.

Anh sinh viên nhìn cụ già với vẻ khinh bỉ. Một lát sau anh nói: – Thưa ông, ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí à?

Cụ già thản nhiên đáp:

– Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?

Anh sinh viên cười ngạo nghễ rồi nói:

– Lúc còn con nít tôi có tin. Nhưng bây giờ khoa học đã mở mắt cho tôi và tôi không thể tin được nữa. Ông hãy quăng xâu chuỗi ấy đi và hãy học hỏi những khám phá mới, ông sẽ thấy những gì ông tin từ trước đến giờ đều là mê tín dị đoan.

Cụ già khiêm tốn hỏi:

– Cậu vừa nói về những khám phá khoa học mới. Cậu có thể giúp tôi hiểu được những khám phá ấy?

Anh sinh viên hăng hái trả lời:

– Được chứ. Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gửi tặng ông những cuốn sách khoa học rồi ông sẽ thấy sự phong phú kỳ diệu của nó.

Cụ già rút trong túi ra một tấm danh thiếp và đưa cho anh sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, anh thanh niên tái mặt và lặng lẽ cúi đầu đi sang toa khác, bởi vì trên tấm danh thiếp có ghi: Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris. Ông Louis Pasteur là một nhà bác học đã có nhiều phát minh trong lãnh vực hóa học và sinh vật học. Chính ông đã tìm ra thuốc chích ngừa bệnh chó dại. Dù thông thái như thế, nhưng ông vẫn khiêm tốn nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng Tối Cao, vẫn nỗ lực tìm kiếm Chúa để sống gắn bó với Người. Vì thế ông đã nghe được tiếng Chúa và đón nhận được những mặc khải của Người.

Còn anh sinh viên kia khả năng và sự hiểu biết không được bao nhiêu, nhưng đã tỏ ra kiêu căng tự phụ về sự hiểu biết ấy. Sự kiêu căng của anh đã che khuất đi khuôn mặt của Thiên Chúa, đã làm át đi tiếng nói của Người trong tâm hồn anh. Chính vì thế anh đã không thể nhận ra dung mạo của Thiên Chúa, không nghe được tiếng nói của Người trong cuộc đời mình.

Thời đại hôm nay nền khoa học kỹ thuật tiến bộ vượt bực. Cuộc sống kinh tế của con người càng ngày càng phát triển. Người ta giàu có hơn, đầy đủ tiện nghi hơn. Nhưng tất cả những tiến bộ và phát triển ấy không đủ để phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa và niềm tin tôn giáo. Chỉ có điều là người ta quá tự hào về những thành quả khám phá của mình, tự hào về sự giàu sang của mình. Và sự tự hào ấy đã ngăn cản, đã che mờ đôi mắt làm họ không còn nhận ra được những mặc khải của Thiên Chúa cho họ.

Phần chúng ta thì sao? Chúng ta chọn thái độ của nhà bác học Louis Pateur hay của anh sinh viên trong câu chuyện trên?

Sưu tầm

Lễ Thánh Phêrô và Phaolô

Lễ Thánh Phêrô và Phaolô

Biến cố xảy ra gần thành Xêsarê thật quan trọng, chúng ta được mời gọi chiêm ngắm thêm một lần nữa nhân dịp Lễ Kính hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ hôm nay. Đây không phải chỉ có một lời tuyên xưng của Phêrô mà thôi, nhưng là hai lời tuyên xưng, đó là của Phêrô và của Chúa Giêsu.

Lời tuyên xưng thứ nhất của Phêrô: “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa Hằng Sống”. Thiên Chúa yêu thương con người đến độ sai Con Một Người xuống thế để cứu rỗi nhân loại. Lời tuyên xưng của Phêrô nhìn nhận chương trình của Thiên Chúa đang diễn ra trong lịch sử con người: “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa Hằng Sống”.

Đáp lại lời tuyên xưng này, có thể nói dựa vào lời tuyên xưng Chúa Giêsu tuyên bố vinh hạnh của Phêrô, đồng thời cũng là vinh hạnh của con người, của tất cả mọi người được qui tụ trong đại gia đình của Thiên Chúa, trong một cộng đoàn con cái Thiên Chúa: “Này Simon Phêrô, trên tảng đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy”.

Phêrô tuyên xưng vinh quang của Thiên Chúa, Chúa Giêsu tuyên xưng vinh quang của Phêrô. Phêrô được chọn làm đá tảng và sự lựa chọn đó bền vững muôn đời, cho dù Phêrô có thế nào đi nữa thì Thiên Chúa vẫn không thay đổi chương trình, không hủy bỏ sự lựa chọn: “Phêrô con là đá, trên đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy”. Vinh quang của Phêrô được Chúa Giêsu tuyên bố ra đây không phải là để Phêrô khoe khoang vinh quang hay hưởng thụ quyền lực và danh vọng, mà là vinh quang của thập giá, của hy sinh chiến đấu, của sự từ bỏ mọi sự cho đến cả mạng sống mình, và chúng ta biết rõ con đường vinh quang thập giá mà Phêrô đã trải qua.

Phêrô vừa mới tuyên xưng một sự thật: “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa Hằng Sống”, tiếp đó Chúa Giêsu tuyên bố một sự thật khác:”Trên đá tảng là chính con đây, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy”. Phêrô mới nhìn nhận mầu nhiệm Con Thiên Chúa nơi chính con người Giêsu thành Nazareth đang đứng trước mặt mình, thì Chúa Giêsu liền mạc khải thêm mầu nhiệm Nhập Thể thường hằng mãi mãi trong lịch sử, không phải cho một người mà cho nhiều người được qui tụ lại làm con Thiên Chúa trong một cộng đoàn, một Giáo Hội của Người. Giáo Hội là một mầu nhiệm nhập thể kéo dài mãi mãi của Con Thiên Chúa, đó là Giáo Hội mà chúng ta đang là phần tử và đó cũng chính là Giáo Hội mà Chúa Giêsu muốn thiết lập.

Thiên Chúa mời gọi chúng ta đến với Ngài trong Giáo Hội, để chúng ta được biến đổi thành con cái Thiên Chúa, sống trong sự hiệp thông với Chúa và với nhau. Tất cả mọi sinh hoạt của người đồ đệ Chúa đều được diễn ra trong Giáo Hội của Ngài, và mọi Kitô hữu đều được qui tụ lại với nhau trong Chúa, trong một thân thể huyền nhiệm của Chúa. Đây là Giáo Hội của Thầy, trên tảng đá Phêrô, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy và cửa hỏa ngục sẽ không thắng được.

Giáo Hội yếu hèn vì gồm những con người tội lỗi, nhưng Giáo Hội cũng rất thánh thiện, tràn đầy thánh sủng của Chúa và được gìn giữ đến tận cùng: “Con là Phêrô nghĩa là đá, trên đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy và cửa hỏa ngục sẽ không thắng được”. Lời công bố long trọng của Chúa Giêsu đã trấn an các Tông Đồ, đồng thời mạc khải tính cách thường hằng mãi mãi. Giáo Hội sẽ hiện diện mãi mãi trong lịch sử cho đến tận thế, dù cửa hỏa ngục, tức quyền lực của hỏa ngục tấn công vào Giáo Hội, nhưng hỏa ngục sẽ không thắng được. Chúng ta hãy tin tưởng vào Giáo Hội cho đến cùng, chúng ta hãy chiến đấu với chính sự dữ nằm trong bản thân để giúp Giáo Hội chiến thắng trên mọi sự dữ.

Lạy Chúa, xin hướng dẫn con trên đường về cùng Chúa, xin tăng triển nơi con tình yêu thương và tin tưởng vào Giáo Hội, xin củng cố đức tin và củng cố sự hiệp nhất giữa chúng con trong Chúa và trong Giáo Hội của Chúa. Amen.

Veritas Radio

Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần

Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần

Sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta long trọng cử hành lễ Thiên Chúa Ba Ngôi Rất Thánh, giúp chúng ta nhận biết và tôn thờ Một Thiên Chúa trong Ba Ngôi tuy riêng biệt nhưng cùng một bản thể và uy quyền bằng nhau. Chúa Cha là Thiên Chúa độc nhất. Chúa Con sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con tự đời đời như một Nguyên lý duy nhất, Ba Ngôi nhưng là Một Thiên Chúa.

Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần hòa quyện vào nhau một cách hoàn hảo trong Tình Yêu và hành động, cùng tác động trên thế giới. Đây là Một trong những mầu nhiệm cao cả nhất của đức tin chúng ta. Mục đích của Giáo hội muốn rằng, sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống chúng ta phải đi loan báo Thiên Chúa thật cho mọi người, không kể là Do thái hay dân ngoại, cho họ biết Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa Ba Ngôi hiệp nhất trong Tình Yêu và ca lên: “Chúc tụng Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, vì Người hằng thương xót chúng ta” ( Ca nhập lễ).

Một trong những mầu nhiệm người tín hữu phải tin cho được rỗi linh hồn là mầu nhiệm Một Đức Chúa Trời có Ba Ngôi. Nhưng làm sao chúng ta có thể diễn tả hay thấu hiểu về Thiên Chúa Ba Ngôi này. Ai có thể giúp ta thấy được khuôn mặt thực của Thiên Chúa? Ai sẽ chỉ cho ta con đường để gặp gỡ Ngài? Tự sức trí khôn con người là không thể. Phải nại đến Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, qua Ngài mầu nhiệm Thiên Chúa được vén mở, nhờ Người mà chúng ta biết có một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Vị là Cha, Con và Thánh Thần.

Thánh Augustinô viết: “Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được”.

Đúng, Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại, sâu thẳm, chúng ta không thể nào diễn tả được. Trí tuệ và miệng lưỡi con người không tài nào giải thích được những mối tương quan giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần; tuy nhiên các giáo phụ đã tìm cách diễn tả nội dung chính yếu này và một trong những cách đó là Dấu Thánh Giá: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

Thường ngày, chúng ta làm Dấu Thánh Giá rất nhiều lần, khởi đầu ngày mới cho đến khi đi ngủ, bước vào nhà thờ cho đến lúc nhận lãnh phép lành, trước và sau khi ăn, khi đi ngang qua Thánh Giá, vườn thánh, trước cơn cám dỗ nguy hiểm… Như vậy, Dấu Thánh Giá bao trùm toàn thể xác và linh hồn; tất cả con người ta được thánh hiến nhân danh Một Chúa Ba Ngôi. Vì thế, Dấu Thánh Giá gói ghém lời tuyên xưng đức tin và nền tảng cầu nguyện của chúng ta.

Dấu Thánh Giá là dấu kẻ có Đạo.

Đức Giêsu đến trần gian nhằm cứu chuộc chúng ta, Người đã chết trên Thánh Giá để trao ban sự sống cho chúng ta. Chính nhờ hy tế của Người trên Thánh Giá mà chúng ta là những người “kitô hữu”, nghĩa là thuộc về Đức Kitô. Dấu Thánh Giá là dấu chỉ người kitô hữu. Chính nhờ dấu này mà chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, đã đến thế gian để cứu chuộc chúng ta.

Trong năm Phụng vụ, có hai thời điểm giúp người kitô hữu ý thức về giá trị của Dấu Thánh Giá.

– Mùa Phục Sinh chỉ cho ra rằng chúng ta được cứu chuộc nhờ cây Thánh Giá.

– Lễ Chúa Ba Ngôi, giúp chúng ta tuyên xưng Một Chúa Ba Ngôi.

Dấu Thánh Giá là dấu của người chịu phép Rửa tội, người thuộc về Chúa. Khi chịu phép Rửa tội, chúng ta được “vẽ” và “ghi” dấu Thánh Giá. Dấu này bề ngoài không thể thấy được, nhưng in trong tâm hồn người kitô hữu. Đồng thời cũng là hành động Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến.

Hành động Đức Tin

Dấu Thánh Giá tóm lược Ba Mầu Nhiệm Cả trong Đạo Công giáo.

1- Chúng ta vẽ Dấu Thánh Giá trên mình, vì Chúa Giêsu đã mặc lấy thân xác người phàm đến để cứu chuộc ta. Đây là mầu nhiệm Nhập Thể.

2- Dấu Thánh Giá nhắc lại rằng Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã chết trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta. Đây là mầu nhiệm Cứu Chuộc. Thánh Giá là chiến thắng của Đức Giêsu trên sự dữ và ma quỉ. Chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa nhờ hy tế của Chúa Giêsu trên Thánh.

3- Dấu mà chúng ta vẽ trên mình kèm theo lời đọc: “Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”. Chúng ta khẳng định mầu định Thiên Chúa Ba Ngôi.

Hiểu như thế sẽ giúp chúng ta làm dấu Thánh giá nghiêm túc hơn.

Hành động của Đức Cậy.

Niềm hy vọng của chúng ta là về Trời như các thánh đã ái mộ những sự trên Trời.Chính vì Đức Giêsu đã đến trần gian để cứu độ chúng ta, nên chúng ta có thể về Trời.Khi vẽ trên mình Dấu Thánh Giá, chúng ta nhớ đến cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá để cứu chúng ta, Ngài đã mở cửa Trời cho chúng ta.

Vậy, chúng ta khẳng định với nhau rằng, cuộc sống lữ hành của chúng ta là đi về Trời nơi chúng ta hy vọng sẽ tới sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế.

Hành động Đức Mến.

Thánh Giá gốm hai thanh gỗ ngang và dọc. Thanh dọc trình bầy tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa, thanh ngang diễn tả tình yêu của chúng ta đối với “tha nhân”.

Cần phải ghi nhận rằng khi được đưa lên khỏi đất, thanh dọc của cây Thánh Giá đỡ lấy thanh ngang: ngụ ý nói rằng tình yêu của chúng ta đối với tha nhân được “nâng đỡ” bởi tình yêu Thiên Chúa.

Nếu thanh dọc của cây Thánh Giá thiếu (tình yêu Thiên Chúa), thanh ngang bị bỏ nằm trên đất, không thể đưa lên khỏi đất. Ý muốn nói, trong hành động của đức Ái: “yêu tha nhân là yêu chính Chúa”.

Nhưng nếu có thanh dọc mà không có thanh ngang, (yêu tha nhân), hỏi rằng có còn là cây Thánh Giá nữa hay không ?

Hai điều cần thiết: là mến Chúa và yêu người”. Mỗi ngày chúng ta làm dấu trên mình nhiều lần: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Ước gì chúng ta cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa Tình Yêu trong cuộc đời ta, để chúng ta không ngừng kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Buổi cầu nguyện cho hòa bình do ĐTC Phanxicô triệu tập tại Vatican

Buổi cầu nguyện cho hòa bình do ĐTC Phanxicô triệu tập tại Vatican

Pope host Shimon Peres, Abbas

VATICAN. Chiều chúa nhật 8-6-2014 là một ngày lịch sử trong hơn 60 năm chiến tranh giữa người Israel và Palestine: lần đầu tiên hai vị tổng thống của hai dân tộc này gặp gỡ nhau trong một buổi cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa, Trung Đông và thế giới.

Cuộc gặp gỡ cầu nguyện hòa bình này diễn ra theo lời mời của ĐTC Phanxicô ngày 25-5 năm nay trong cuộc viếng thăm của ngài tại Bethlehem của Palestine và tại Tel Aviv của Israel.

Hai tổng thống Shimon Peres và Mahmoud Abbas, cũng gọi là Abu Mazen, đã nhận lời mời và ĐTC cũng mời Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantiple bên Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là đứng đầu của các vị Thượng Phụ Chính Thống.

Đức Thượng Phụ Bartolomaios có mặt tại Vatican từ chiều thứ bẩy 7-6, còn hai vị Tổng thống đã đến Vatican chiều chúa nhật và được ĐTC tiếp và hội kiến riêng tại Nhà Trọ thánh Marta nơi ngài cư ngụ. Lúc gần 7 giờ, Đức Thượng Phụ đến chào hai vị Tổng thống và cả 4 vị cùng đi xe minibus ra sân cỏ hình tam giác trong vườn Vatican cạnh Trụ sở Hàn lâm viện khoa học của Tòa Thánh và Bảo tàng viện Vatican. Sân cỏ có hai hàng cây cao ở hai bên.

Tại đây đã có 3 phái đoàn của 2 vị Tổng thống và của ĐTC chờ sẵn, mỗi đoàn gồm từ 15 đến 20 vị. Trong 20 vị thuộc đoàn của ĐTC, ngoài Đức Thượng Phụ Bartolomaios là khách mời, còn có ĐHY quốc vụ khanh Parolin, các vị HY chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, đối thoại liên tôn, hiệp nhất các tín hữu Kitô, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Công Giáo Đông Phương, cha Pizzaballah, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa và cũng là người phối hợp chính của buổi cầu nguyện này. Ngoài ra, còn có một ban nhạc gồm 5 người, một số là người Do thái, chơi các nhạc khí giúp suy niệm giữa các bài đọc và các lời khẩn cầu hòa bình.

Chương trình cầu nguyện diễn ra lần lượt theo thứ tự: Do thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, với phần âm nhạc, kinh nguyện, suy tư và khẩn cầu hòa bình. Cả ba đều theo cùng một cơ cấu: trước tiên là ca ngợi Thiên Chúa Đấng sáng tạo và ban cho con người công trình tạo dựng của ngài, tất cả chúng ta là con cái Thiên Chúa, tiếp đến là lời khẩn cầu ơn tha thứ vì những tội chống lại Thiên Chúa và tha nhân, đã không cư xử với nhau như anh chị em con của cùng một cha, và sau cùng là khẩn cầu Thiên Chúa ban bình an cho Thánh Địa, cho Trung Đông và thế giới.

PHÁT BIỂU
Trong phần cuối, hai vị Tổng thống lần lượt lên tiếng và nói lên những lời nguyện cầu xin Thiên Chúa ban hòa bình. Tổng thống Shimon Peres gọi việc ĐTC Phanxicô mời gọi thực hiện buổi khẩn cầu hòa bình này là một lời mời đặc biệt và ông nói với ĐTC: ”Trong cuộc viếng thăm lịch sử của ngài tại Thánh Địa, ngài đã làm cho chúng tôi cảm động vì tâm hồn nồng nhiệt, các ý hướng chân thành, sự khiêm tốn và nhã nhặn. Ngài đã đánh động tâm hồn dân chúng, không phân biệt tín ngưỡng và quốc tịch. Ngài như một người xây dựng những nhịp cầu huynh đệ và hòa bình. Tất cả chúng tôi đều cần những gợi hứng của ngài”. Và tổng thống nói thêm rằng; ”Khi tôi còn là một thiếu niên 9 tuổi, tôi đã nhớ đến chiến tranh! Không bao giờ nữa, không bao giờ nữa!”

Tổng thống Abu Mazen, trong lời phát biểu cũng cám ơn ĐTC vì lời mời và cuộc viếng thăm mới đây của ngài tại Thánh Địa, đặc biệt là tại thành thánh Jerusalem và Bethlehem của chúng tôi, và Tổng Thống dâng lên Thiên Chúa lời khẩn nguyện: xin cho sự thật, hòa bình và công lý được thể hiện tại quê hương Palestine của con, trong vùng và trên toàn thế giới. Lạy Chúa con khẩn cầu, xin Chúa làm cho tương lai dân tộc chúng con được thịnh vượng và đầy hứa hẹn, với tự do của một quốc gia có chủ quyền và độc lập. Lạy Chúa, xin ban cho vùng chúng con và dân tộc trong vùng này được an ninh, được cứu thoát và được ổn định. Xin Chúa cứu thành thánh Jerusalem được chúc phúc của chúng con”. Tổng thống cũng nhắc lại lời của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2: ”Nếu hòa bình được thực hiện tại Jerusalem thì hòa bình cũng sẽ được chứng thực trên toàn thế giới”.

PHÁT BIỂU VÀ KINH NGUYỆN CỦA ĐTC

Về phần ĐTC, trong bài phát biểu và kinh nguyện, ngài nói:

Kính thưa hai vị Tổng Thống, Đức Thượng Phụ và anh chị em!

Tôi rất vui mừng chào quí vị và tôi đáp lại quí vị cũng như các phái đoàn tháp tùng quí vị sự tiếp đón nồng nhiệt mà quí vị đã dành cho tôi trong cuộc hành hương mới đây tại Thánh Địa.

”Tôi thành tâm cám ơn quí vị đã nhận lời mời đến đây để cùng nhau khẩn cầu Thiên Chúa hồng ân hòa bình. Tôi hy vọng cuộc gặp gỡ này là một con đường tìm kiếm những gì nối kết, để vượt thắng những gì gây chia rẽ.

Và tôi cám ơn Đức Thượng Phụ, Bartolomeo, người Anh đáng kính đã đến đây để cùng với tôi đón tiếp các vị khách quí này. Sự tham dự của Đức Thượng Phụ là một món quà lớn, một sự nâng đỡ quí giá và là chứng tá về con đường mà chúng ta đang thực hiện với tư cách là Kitô hữu để tiến về sự hiệp nhất trọn vẹn.

Thưa nhị vị Tổng Thống, sự hiện diện của quí vị là một dấu chỉ lớn nói lên tình huynh đệ quí vị đang thực thi trong tư cách là con cháu Abraham, và biểu lộ cụ thể lòng tín thác nơi Thiên Chúa, là Chủ Tể của lịch sử, ngày hôm nay Cúa đang nhìn chúng ta như anh em với nhau và ước muốn dẫn đưa chúng trên những con đường của Ngài.

Cuộc gặp gỡ này của chúng ta, khẩn cầu hòa bình cho Thánh Địa, Trung Đông và toàn thế giới được tháp tùng bằng lời cầu nguyện của rất nhiều người, thuộc các nền văn hóa, tổ quốc, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau: những ngừơi đã cầu nguyện cho cuộc gặp gỡ này và giờ đây họ liên kết với chúng ta trong cùng một lời khẩn cầu. Đây là một cuộc gặp gỡ đáp ứng ước muốn nồng nhiệt của bao nhiêu người đang khao khát hòa bình và mơ ước một thế giới trong đó mọi người nam nữ có thể sống như anh chị em với nhau chứ không phải như đối thủ hoặc kẻ thù.

Thưa nhị vị Tổng Thống, thế giới là một gia sản mà chúng ta đã nhận lãnh từ tiền nhân: đúng vậy, nhưng đó cũng là một của mượn của con cháu chúng ta: những ngừơi con đã mỏi mệt và kiệt lực vì những cuộc xung đột và mong ước đạt tới bình minh hòa bình; những ngừơi con đang yêu cầu chúng ta phá đổ những bức tường thù hận và tiến bước trên con đường đối thoại và hòa bình để tình thương và tình thân hữu chiến thắng.

Nhiều người, rất tiếc là quá nhiều người con ấy đã ngã gục như nạn nhân vô tội của chiến tranh và bạo lực, họ như những cây đầy sức sống bị nhổ bỏ. Nghĩa vụ của chúng ta là làm sao để sự hy sinh của họ không vô ích. Việc tưởng niệm họ đổ tràn trong chúng ta lòng can đảm hòa bình, sức mạnh kiên trì trong đối thoại với bất kỳ giá nào, sự kiên nhẫn kết dệt mỗi ngày những đường chỉ ngày càng vững mạnh để dệt lên một cuộc sống chung hòa bình trong sự tôn trọng nhau và an bình, để làm vinh danh Thiên CHúa và mưu ích cho mọi người.

Lịch sử dạy chúng ta rằng sức riêng của chúng ta vẫn không đủ. Hơn một lần chúng ta đến gần hòa bình, nhưng ma quỉ bằng nhiều phương thế, đã ngăn cản được hòa bình. Vì thế, chúng ta ở đây, là vì chúng ta biết và tin rằng chúng ta cần ơn phù trợ của Thiên Chúa, Chúng ta không từ khước trách nhiệm của mình, nhưng chúng ta cầu khẩn Thiên Chúa như một hành vi trách nhiệm tối cao, đứng trước lương tâm chúng ta và trước dân tộc chúng ta. Chúng ta đã nghe một lời kêu gọi, và chúng ta phải đáp lại: lời kêu gọi phá vỡ cái vòng lẩn quẩn bạo lực và oán thù, phá vỡ nó bằng một lời duy nhất, đó là ”người anh em”. Nhưng để nói lời này, tất cả chúng ta phải hướng cái nhìn lên Trời, nhìn nhận mình là con cái của người Cha duy nhất.

Trong Thánh Linh của Chúa Giêsu Kitô, tôi dâng lên Chúa Cha, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, người con của Thánh Địa và là Mẹ chúng ta.

Và ĐTC dâng lời khẩn nguyện:

”Lạy Thiên Chúa hòa bình, xin lắng nghe lời khẩn nguyện của chúng con!

”Bao nhiêu lần và trong bao nhiêu năm, chúng con đã cố gắng giải quyết các cuộc xung đột bằng sức riêng của chúng con và kể cả bằng võ khí: bao nhiêu thời điểm đố kỵ và tăm tối: bao nhiêu máu đã đổ ra; bao nhiêu sinh mạng bị đốn ngã; bao nhiêu hy vọng bị chôn vùi.. Nhưng những nỗ lực của chúng con vô ích. Giờ đây, lạy Chúa, xin giúp chúng con! Xin ban hòa bình cho chúng con, xin dạy chúng con hòa bình, xin Chúa hướng dẫn chúng con tiến về hòa bình. Xin mở mắt và tâm trí chúng con và ban cho chúng con niềm can đảm nói rằng: ”Không bao giờ chiến tranh nữa!”; với chiến tranh tất cả bị hủy hoại!” Xin đổ tràn trong chúng con lòng can đảm thực thi những cử chỉ cụ thể để kiến tạo hòa bình, lạy Chúa, là Thiên Chúa của Abraham và của các Ngôn Sứ, Thiên Chúa Tình Thương Đấng đã tạo dựng chúng con và kêu gọi chúng con sống với nhau như anh em, xin ban cho chúng con khả năng từ nhân nhìn mọi anh chị em chúng con gặp trên đường. Xin làm cho chúng con sẵn sàng lắng nghe tiếng kêu của các công dân chúng con, yêu cầu chúng con biết các võ khí của mình thành những dụng cụ hòa bình, biến sự sợ hải thành tín nhiệm và những căng thẳng của chúng con thành tha thứ. Xin giữ cho ngọn lửa hy vọng trong chúng con được luôn cháy sáng để kiên nhẫn bền chí thực hiện những chọn lựa đối thoại và hòa giải để hòa bình sau cùng được chiến thắng. Và từ tâm lòng mỗi người, ước gì những lời này bị khai trừ: chia rẽ, oán thù, chiến tranh! Lạy Chúa, xin giải giáo miệng lưỡi và đôi tay chúng con, xin đổi mới tâm trí chúng con để lời làm cho chúng con gặp gỡ nhau luôn luôn là lời ”anh em” và lối sống của chúng con trở thành: shalom, hòa bình, salam! Amen.

Cuối buổi cử hành dài 1 tiếng rưỡi, ĐTC, 2 Tổng Thống và Đức Thượng Phụ đứng cạnh nhau và các phái đoàn tiến qua để chào các vị.

Bốn vị cũng cùng nhau trồng một cây Olive để lưu niệm, trước khi tiến vào trụ sở Hàn lâm viện khoa học Tòa Thánh cạnh đó, để gặp gỡ riêng.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio
 

Đại Hội Đức Mẹ La Vang 2014

Đại Hội Đức Mẹ La Vang 2014

Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Seatle 2014

Seattle, Washington State: Đại Hội Đức Mẹ La Vang 2014 được tổ chức tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (CTTĐVN), thuộc Tổng Giáo Phận Seattle từ Thứ Sáu ngày 30  đến Thứ Bảy ngày 31 tháng 5 năm 2014 bởi Liên Đoàn Công Giáo Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Giáo Xứ CTTĐVN và Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ. Lần đầu tiên, Thánh Tượng Đức Mẹ La Vang do Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) tặng Liên Đoàn Công Giáo đến Miền Tây Bắc Hoa Kỳ.

Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Seatle 05-30-2014

Liên Đoàn hân hoan chào đón Đức Cha Alphongsô Nguyễn Hữu Long, Chủ Tịch Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng, trực thuộc HĐGMVN đã đến chủ tế và thuyết giảng Thánh Lễ Khai Mạc – Kính Trọng Thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào Ngày Thứ Sáu; Thánh Lễ bế mạc Kính Trọng Thể Đức Mẹ La Vang vào Chiều Thứ Bảy. Cùng Đồng tế với Ngài, có Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch LĐCGVNHK, Lm Peter Võ Sơn, Tổng Thư Ký, Lm Joseph Đồng Minh Quang, Đặc Trách Giới Trẻ của Liên Đoàn, Lm Peter Phan Thế Lực, Chủ Tịch Miền Tây Hoa Kỳ, và quý Cha trong Liên Đoàn Công Giáo. Sau Thánh Lễ tối Thứ Sáu, Đức Cha Alphongsô giảng thuyết theo chủ đề Đức Me La Vang: Nhân Chứng Tin Mừng.

Xem hình: https://www.flickr.com/photos/106122636@N07/sets/72157644537706367/

Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí chủ tế Thánh Lễ Kính Trọng Thể Đức Mẹ Đi Viếng Bà Thánh Isave vào sáng Thứ Bảy; Thuyết giảng: Lm Joachim Đào Xuân Thành, Chánh Xứ Giáo Xứ CTTĐVN.

Đại Hội Đức Mẹ La Vang được chào đón quý Cha, quý Sơ, quý Thầy, quý Ông Bà và Anh Chị Em ở nhiều Tiểu Bang Hoa  Kỳ; và quý Cha thuyết trình : Lm Joseph Đồng Minh Quang, Lm Vincent Nguyễn Đình Truyền, Lm Nguyễn Thảo, S.J., Lm Phạm Hoàng Trung.

Chúng con chân thành cám ơn rất nhiều đến Cha Dominic Nguyễn Anh Tuấn, Chủ Tịch Miền Tây Bắc Hoa Kỳ, Cha Joachim Đào Xuân Thành, Hội Đồng Giáo Xứ và các Ban Ngành Đoàn Thể, Ca Đoàn của Giáo Xứ CTTĐVN và quý Cộng Đoàn Giáo Xứ trong Tổng Giáo Phận Seattle và Miền Tây Bắc Hoa Kỳ; quý Đức Ông và quý Cha, quý Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ, quý Ông Bà và Anh Chị Em đã cầu nguyện, đóng góp công sức và tài chánh để việc tổ chức Đại Hội Đức Mẹ La Vang được tốt đẹp. Qua lời chuyện cầu của Đức Mẹ La Vang, và Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, Bổng Mạng Liên Đoàn Công Giáo, xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta để tiếp tục sống và loan báo Tin Mừng.

Lm Peter Võ Sơn

Trích từ Liên Đoàn Công Giáo Hoa Kỳ

SỰ SỐNG MỚI- HIỆN DIỆN MỚI.

SỰ SỐNG MỚI- HIỆN DIỆN MỚI.

Có lẽ nhiều người ngạc nhiên tự hỏi: sao trong bài Phúc Âm lễ Thăng Thiên hôm nay, chẳng thấy nói gì đến trời, đến bay lên? Thắc mắc như vậy là hợp lý. Ta vẫn quen gọi hôm nay là lễ Chúa Giêsu lên trời. Và theo quan niệm bình dân, không gian chia làm ba tầng. Tầng dưới đất là âm ty, địa ngục, dành cho người chết. Tầng mặt đất mà ta đang sống là dương gian. Và tầng trên mặt đất là trời. Chúa Giêsu đã sống trên mặt đất, khi chết Người bị chôn trong lòng đất, đi vào cõi âm ty. Sống lại, Người trở lại mặt đất. Và hôm nay Người được đưa lên trời, bay lên đám mây, ngự bên hữu Chúa Cha.

Đó chỉ là một lối diễn tả bình dân. Thực ra, trời đâu phải là một nơi chốn. Con người có thân xác, bị giới hạn trong không gian, cần một nơi chốn để cư ngụ. Thiên Chúa không bị giới hạn trong không gian thì đâu còn bên tả bên hữu gì nữa.

Vậy, tại sao ta nói Chúa Giêsu lên trời? Lên trời ở đây có ý nghĩa gì?

Trời không phải là một nơi chốn, nhưng là một trạng thái, trong đó Ba Ngôi Thiên Chúa sống chan hoà yêu thương. Sự sống của Thiên chúa không giống sự sống của cây cỏ. Cũng không giống như sự sống của động vật hay loài người. Đó là sự sống thần linh. Sự sống vượt không gian, vượt thời gian, không còn bị lệ thuộc vào điều kiện vật chất. Sự sống không còn bị hao hụt, giảm thiểu bởi đau đớn, bệnh tật, đói khát. Đó là sự sống viên mãn tràn đầy. Được tham dự vào sự sống ấy là một hạnh phúc vô song. Đó chính là thiên đường. Lên trời hay lên thiên đàng như vậy không phải là thay đổi nơi chốn nhưng là thay đổi sự sống. Đó là chuyển đổi sự sống hữu hạn của con người sang sự sống vô hạn của Thiên Chúa. Đó là rời bỏ thế giới hữu hạn của loài người để bước vào thế giới vô hạn của Thiên Chúa. Đức Giêsu lên trời có nghĩa là Đức Giêsu về với Thiên Chúa, sống với Thiên Chúa, sống cuộc sống Thiên Chúa. Lên trời không phải lên theo chiều cao trong không gian vật lý. Nhưng là lên theo cấp độ sự sống, là sống cao hơn, mạnh mẽ hơn, tràn đầy hơn.

Chính vì thế, Chúa Giêsu lên trời không phải giã từ thế giới, để đi vào xa vắng mịt mù. Nhưng Người không đi vào một hiện hữu mới để hiện diện mãnh liệt hơn. Không còn bị kềm chế trong không gian, giờ đây Người hiện diện ở khắp mọi nơi. Không còn bị lệ thuộc vào một thân xác, giờ đây Người có thể hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Người ở đó trong những trang Sách Thánh đầy lời lẽ nhiệm mầu để dạy cho ta biết con đường về với Thiên Chúa. Người ở đó trong bí tích Thánh Thể huyền diệu để nuôi linh hồn ta, để kết hợp với ta, để giúp ta đủ sức mạnh đi hết con đường trần gian khổ. Người ở đó trong những người anh em đồng tâm nhất trí cùng nhau dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha. Người ở đó trong những anh em bé nhỏ nghèo hèn đang chờ chúng ta mở rộng trái tim, mở rộng vòng tay nhân ái. Người ở đó trong những người hiến thân phục vụ anh em, trong những người hy sinh bản thân mình cho công bình, cho chân lý, cho một thế giới tươi đẹp hơn. Người có mặt trên khắp mọi nơi nẻo đường, trong tất cả mọi cảnh ngộ của cuộc đời. Người có mặt trong mọi thời gian đúng như Người đã hứa: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.

Bây giờ thì chúng ta đã hiểu: Trời không phải là một nơi chốn xác định, là một không gian vật lý có thể cân đo đong đếm. Nhưng trời là Thiên đàng, là chính sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, là chính Thiên Chúa Ba Ngôi.

Bây giờ chúng ta đã hiểu lên trời không phải là bay bổng lên không gian. Nhưng là chuyển đổi cấp độ sự sống, hay là bước vào sự sống siêu nhiên của Thiên Chúa.

Bây giờ thì chúng ta đã hiểu, lên trời không phải là vắng mặt, là xa vắng nhưng lại là một hiện diện vô cùng phong phú, vô cùng mãnh liệt, ở bên cạnh tất cả mọi người, ở mọi nơi và ở mọi thời.

Chúa Giêsu là người mở đường cho nhân loại. Người tiến về một thế giới sự sống viên mãn, cao cả để cho ta thêm niềm tin tưởng rằng: vận mệnh của Người cũng sẽ là vận mệnh của ta. Ta cũng sẽ được cùng Người bước vào sự sống thần linh vĩnh cửu, miễn là ta đi vào con đường của Người: con đường khiêm nhường phục vụ. Miễn là ta vâng giữ lời Người truyền dạy: Hãy yêu tha nhân như chính bản thân mình.

Lạy Đức Giêsu, xin hãy nâng lòng con lên khao khát những sự trên trời. Amen.

GỢI Ý CHIA SẺ

1) Bạn có cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Giêsu trong đời sống hằng ngày?

2) Bạn làm cách nào để mọi người cảm thấy Chúa Giêsu đang hiện diện mãnh liệt trong thế giới?

3) Bạn làm gì để xây dựng Nước Trời?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Thư Mời Lễ Bế Giảng 2013 – 2014

Saint Boniface Catholic Church – Cộng Đoàn Đức Mẹ Mông Triệu – Anaheim

Trường Việt Ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu

120 N. Janss St., Anaheim, CA. 92805

Anaheim, Ngày 15 Tháng 5 Năm 2014

Thư Mời Lễ Bế Giảng 2013 – 2014

Kính Gửi Quý Phụ Huynh và các em học sinh,

Ban Điều Hành Trường Việt Ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu trân trọng kính mời quý Phụ Huynh cùng

toàn thể các em học sinh tham dự Lễ Bế Giảng tại Hội Trường Giáo Xứ Saint Boniface – Anaheim.

Lễ Bế Giảng được tổ chức vào ngày 14 tháng 6 năm 2014 (June 14, 2014), từ lúc 1:00 PM – 3:30 PM.

Chương trình gồm có:

1:00PM – 1:30 PM: Triển lãm bích báo & tập họp học sinh

1:30PM – 1:45 PM: Chào Quốc Kỳ Mỹ-Việt & dâng lời cầu nguyện

1:45PM – 2:00 PM: Đôi lời của quý quan khách

2:00PM – 2:15 PM: Lời chào của trường VN PBC, thầy cô & các em học sinh

2:15PM – 2:45 PM: Lời chia sẻ của quý PHHS- Chương trình đố vui của HS lớp 1& 4

2:45PM – 3:15 PM: Văn nghệ & phát thưởng, tín chỉ cho các em. Lời nguyện kết.

3:15PM – 3:30 PM: Dọn dẹp hội trường

Chúng tôi rất mong sự hiện diện đông đủ của quý phụ huynh và các em học sinh tham dự Lễ Bế Giảng.

Trong dịp này, chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa lời tán tụng và tri ân cho món quà trí hiểu do Thiên Chúa

ban cho con em chúng ta để hấp thụ ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam, và tham gia các sinh hoạt lành mạnh trong

môi trường Giáo Dục Công Giáo tại Cộng Đoàn Thánh Boniface, Anaheim. Qua những thành quả các con em

quý vị đã đạt trong năm học qua, đây cũng là dịp chúng ta nên quy tụ để chúc mừng và cổ võ các em. Một lần

nữa, xin kính mời quý phụ huynh cùng con em quý vị tham dự đông đủ trong Lễ Bế Giảng này vào ngày 14

tháng 06, 2014. Nguyện xin Thiên Chúa Tình Yêu chúc lành cho mọi thiện chí quý vị đã dành cho chương trình

Việt Ngữ. Chúng tôi chúc quý Phụ Huynh và gia đình một mùa hè vui tươi, hạnh phúc và tràn đầy hồng ân của

Thiên Chúa.

 

Trân Trọng Kính Mời,

Hiệu Trưởng trường Việt ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu

Trần Ngọc Khuyến

 

Phụ Huynh lưu ý:

*Xin quý vị cho các em học sinh ăn trưa trước ở nhà.

*Quý vị có thể tùy ý đóng góp: snack & bánh ngọt.

*Mọi thắc mắc và đóng góp xin liên lạc: 714-396-1988 https://vn.cddmmtanaheim.org

Sự sống mới

Sự sống mới

Nếu các Tin mừng Matthêu, Marcô và Luca mời gọi ta vào Vương quốc Thiên Chúa, thì Tin Mừng Gioan mời gọi ta vào tình yêu Chúa Giêsu Kitô. Thánh Gioan là người sống sau cùng. Sau khi đã nghiền ngẫm tất cả cuộc đời và những lời giảng dạy của Chúa Giêsu, thánh nhân nghiệm ra cái cốt lõi của cuộc sống người môn đệ là tình yêu chúa Giêsu Kitô, là kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô, là sống sự sống của Thiên Chúa.

Tình yêu đó không phải là thứ tình yêu mơ mộng lãng mạn nhưng là một tình yêu sàng suốt của lý trí.Tình yêu đó không phải là chuyện đuổi bướm, hái hoa, rung động, xúc cảm, nhưng là một tình yêu với những việc làm cụ thể. Việc làm cụ thể đó là tuân giữ những điều Chúa Giêsu truyền dạy.

Đó chính là bí quyết Chúa Giêsu truyền lại cho các môn đệ, trước khi người giã từ các ông để đi vào thế giới đức tin. Từ nay để gặp gỡ Người, để yêu mến Người, để sống với Người, cần phải có đức tin và tình yêu.

Tin và Yêu là đôi mắt giúp ta nhìn thấy những sự thực siêu nhiên. Người không tin và không yêu sẽ không nhìn thấy như lời Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng hôm nay: “Thầy ban cho anh em Thần chân lý, Đấng mà thế gian không thể đón nhận được vì thế gian không thấy và không biết Người”. Cũng như kiến thức ý khoa là khả năng chuyên môn giúp người bác sĩ nhận dạng được các loại vi trùng, định đúng được bệnh trạng của bệnh nhân; hoặc như kiến thức về thảo mộc củanhà thực vật học giúp họ nhận dạng phân loại và biết rõ đặc tính của những loải cây cỏ, tin và yêu cũng phải là khả năng chuyên môn giúp người môn đệ Chúa nhận ra những sự thực siêu nhiên, nhìn thấy, nhận biết và đón nhận Thiên Chúa.

Tin và Yêu, như vậy, là con đường dẫn đưa ta tới gặp gỡ Thiên Chúa.

Với đức tin và tình yêu, người môn đệ Chúa không còn thấy Thiên Chúa là một Đấng xa vời, mơ hồ, nhưng là một Đấng gần gũi, rất thật. Với đức tin và tình yêu ta sẽ gặp được Đức Chúa Cha, Đấng thương yêu, luôn chăm sóc cho ta, luôn mời gọi ta, luôn muốn ấp ủ ta, luôn muốn tha thứ cho ta.

Với đức tin và tình yêu, ta sẽ gặp được Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, trong Sách Thánh, trong những lời giáo huấn của Giáo hội và trong những anh em sống quanh ta.

Với đức tin và tình yêu, ta sẽ cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Thánh Thần khi Người đốt lên trong tim ta ngọn lửa yêu mến, khi Người thúc đẩy ta dẫn thân phục vụ, khi Người soi sáng cho ta những sáng kiến trong những hoạt động mới.

Nhưng quan trọng nhất là: Tin và Yêu là hai cánh cửa mở vào sự sống thần linh. Tin và Yêu không chỉ cho ta nhìn thấy Chúa, gặp gỡ Chúa mà còn cho ta được tham dự vào sự sống của Chúa. Sự sống đó là hiệp thông, như lời Chúa Giêsu nói: “Ai có và giữ các giới răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến”.

Chúa Cha ở trong Chúa Con và như Chúa Con ở trong Chúa Cha, ta sẽ được ở trong sự sống mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi và thật kỳ diệu, Ba Ngôi đến ở trong ta. Ở trong người nào tức là được người ấy yêu thương. Hiệp thông trong yêu thương là một thái độ cởi mở: mở tâm hồn ra để cho đi và nhận lãnh sự sống. Nhờ Tin và Yêu, ta mở lòng ra đón nhận Thiên Chúa, sự sống mới, sự sống sung mãn, sự sống vĩnh cửu.

Đúng như lời Chúa Giêsu nói: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi”. Ai nhắm mắt đức tin, sẽ không nhìn thấy Chúa, sẽ trở thành mồ côi. Ai đóng cửa tình yêu, sẽ không gặp được Chúa, sẽ sống trong cô độc. Nhưng người môn đệ Chúa, nhờ có đức tin và tình yêu sẽ gặp được Thiên Chúa Ba Ngôi. Và như thế việc ta đi của Chúa Giêsu không những không thiệt hại mà còn ích lợi cho ta. Sự ra đi của Người dẫn ta đi đến kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi trong sự sung mãn, sự sống dồi dào.

Nhưng để đạt tới điều Chúa Giêsu đã hứa, ta hãy nhớ lại một lần nữa lời Người căn dặn: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em hãy giữ các giới răn của Thầy”. Đức tin được thể hiện bằng tình yêu. Tình yêu được chứng minh qua hành động. Đó là chìa khoá của đời sống Kitô hữu.

GỢI Ý CHIA SẺ

1- Theo bạn, tình yêu mến Chúa là những tình cảm bồng bột hay những việc làm cụ thể theo lý trí?

2- Có bao giờ bạn cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống không?

3- Bạn có cố gắng làm chứng cho người khác về sự hiện diện của Thiên Chúa qua đời sống cầu nguyện và bác ái của bạn không?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Niềm tin vào đời sau

Niềm tin vào đời sau

Chúa Giêsu đã hứa rằng: “Thầy đi trước để dọn chỗ cho các con, để Thầy ở đâu các con cũng ở đó với Thầy”. Đây là một lời hứa thật đẹp. Đẹp vì nó mở ra cho chúng ta một khung trời hy vọng vì ngày mai tốt đẹp hơn. Đẹp vì cuộc sống của chúng ta không đi vào ngõ cụt. Cuộc sống của chúng ta từ nay đã có một lối đi về. Cuộc sống của chúng ta không dừng lại ở cái chết là hết một kiếp người. Cuộc sống vẫn tiếp diễn. Cuộc sống được nối dài vĩnh viễn trong sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa là Cha, là cội nguồn sự sống.

Người ta kể rằng: Có một gia đình kia. Chồng là người ngoại đạo. Ông không tin vào Chúa. Ông còn luôn miệng nhạo báng, khinh miệt những hành vi thờ phượng kính mến Chúa. Ngược lại, bà vợ thì rất sùng đạo, luôn dạy con giữ đạo sốt sắng. Ngày nào bà cũng dắt con đi lễ cầu nguyện. Dù sống giữa hai niềm tin trái ngược nhau, nhưng đứa con trai duy nhất của họ vẫn hiếu thảo với cha mẹ. Cho tới một hôm, em lâm bệnh hiểm nghèo. Em biết rằng mình chẳng còn sống được bao lâu ở dương gian. Em đã mạnh dạn hỏi bố rằng: “Bố ơi, trong ít ngày nữa con sẽ không còn sống ở dương gian nữa! Con xin bố hãy dạy cho con biết, con phải tin theo ai? Theo bố hay theo mẹ? Tin theo bố thì chẳng có thiên đàng để tiếp tục sự sống, chẳng có Chúa hay có Mẹ để yêu thương và bảo vệ cho con được hạnh phúc đời đời? Còn tin theo mẹ, thì có Thiên Chúa là cha nhân lành sẽ ban thưởng hạnh phúc thiên đàng vĩnh cửu và có Mẹ Maria luôn bầu cử chở che.

Ông bố nghe mà tái tê lòng. Ông ôm con vào lòng và nói: “Con hãy tin theo mẹ”. Đứa bé lại nói tiếp: “Nhưng nếu bố không tin theo mẹ, thì làm sao con có thể chờ đợi bố ở trên thiên đàng được?” Trước lời nói đơn sơ và chân thành của em bé, ông bố đã không kiềm nổi những giọt nước mắt ứ tràn nơi khoé mắt, và để mặc cho nó tuôn tràn trên gò má già nua của ông. Kể từ ngày đó, ông đã đổi đời, ông chọn Chúa là lẽ sống và là cùng đích của đời mình.

Vâng câu nói: “Con hãy tin theo Mẹ” của người cha là câu nói hay nhất trong cuộc đời của ông. Câu này đã giúp cho con ông cảm thấy thanh thản khi bước vào đời sau. Câu này cũng giúp ông thay đổi đời sống mà từ trước tới nay ông đã cố tình không sống theo. Ông biết rằng phải có đời sau. Ông biết rằng là người thì hơn muôn loài muôn vật, vì con người có sự sống thần linh, con người có hồn thiêng bất tử. Thế nhưng, vì lười biếng và cố chấp ông đã không dám nhìn nhận sự thật từ trong sâu thẳm lòng mình là tin có Trời, có thần thánh, có hồn thiêng và cả đời sau. Ông lừa đối chính mình và lừa dối tha nhân. Hôm nay, ông đã phải nuốt những giọt nước mắt mặn đắng để nói lên sự thật của lòng mình trước mặt đứa con yêu dấu, sắp sửa từ giã ông tiến vào đời sau.

Thực vậy, là người ai cũng tin có đời sau. Là người ai cũng tin có quả phúc. Có thưởng có phạt đời sau. Từ trong sâu thẳm tâm hồn luôn có tiếng nói của Thượng Đế nhắc nhở con người phải sống ngay lành, sống thánh thiện như tình trạng ban đầu là “nhân chi sơ tính bản thiện”. Sống đúng theo lề luật tối thượng của Thượng Đế, con người mới được bình an và hạnh phúc. Người khôn ngoan phải biết sống thuận theo ý trời mới được trời chúc phúc cho cuộc sống an khang hạnh phúc. Đạo lý đó đã được cha ông ta gom lại thành đạo lý tam tài: “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa”.

Chúa Giêsu trong tư cách là một con người. Ngài đã luôn tìm kiếm ý Cha trên trời để thực thi. Cuộc sống của Ngài luôn mang hai chiều kích: hướng về Thiên Chúa và hướng về tha nhân. Ngài phục vụ tha nhân để tôn vinh Thiên Chúa. Ngài phụng sự Thiên Chúa qua việc phục vụ nhân loại theo thánh ý Chúa Cha. Có thể nói, Ngài đã sống cả cuộc đời vì yêu thương nhân loại và tôn vinh Chúa Cha. Vì Chúa Cha mà Ngài đã nhập thể làm người. Vì Chúa Cha mà Ngài đã hy sinh chịu chết cho con người được sống dồi dào.

Là người kytô hữu, chúng ta được mời gọi bước theo con đường Chúa Giêsu đã đi. Đó là con đường đi tìm thánh ý Chúa và thực thi đến hơi thở cuối cùng. Đó không phải là con đường trải thảm rộng thênh thang mà là con đường hẹp, đầy chông gai giăng kín hành trình. Đó là con đường từ bỏ, đường thập giá, đường hiến tế đẫm máu trên đỉnh đồi Calve. Đó là con đường của tình yêu, tận hiến và hy sinh như thầy Chí Thánh Giêsu. Và như thế, đó chính là con đường duy nhất để chúng ta tiến vào nhà Cha, nơi đó, Chúa đã đi trước để dọn chỗ cho chúng ta.

Nguyện xin Chúa Giêsu Phục Sinh luôn đồng hành với chúng ta trong cuộc sống. Xin Người nâng đỡ những yếu đuối của chúng ta. Xin Người chỉ đường dẫn lối để chúng ta luôn tiến bước về nhà Cha trong an bình và thanh thoát với những bận rộn của cuộc sống bon chen hôm nay. Amen.

LM Giuse Tạ Duy Tuyền

Niềm tin

Niềm tin

Có năm anh mù sờ vào một con voi. Anh thứ nhất sờ vào cái bụng thì bảo con voi giống như một bức tường lớn. Anh thứ hai sờ vào chiếc ngà thì bảo con voi giống như một thanh gươm cùn. Anh thứ ba sờ vào cái vòi thì bảo con voi giống như một con đỉa khổng lồ. Anh thứ thứ tư sờ vào cái tai thì bảo con voi giống như một chiếc quạt nan. Anh thứ năm sờ vào cái đuôi thì bảo con voi giống như một sợi dây thừng.

Câu trả lời của mỗi người đều đúng theo quan điểm riêng của mìnnh. Chỉ nhờ đối thoại chung với nhau, họ mới có được một cái nhìn sáng suốt và một hình ảnh đầy đủ để hiểu biết con voi thực sự là như thế nào mà thôi.

Đối với Thiên Chúa cũng vậy. Người Do Thái có một cách hiểu về Ngài. Người theo Hồi giáo có cách hiểu thứ hai. Người theo Phật giáo có cách hiểu thứ ba. Người theo Ấn độ giáo có cách hiểu thứ tư. Và các Kitô hữu có cách hiểu thứ năm.

Như vậy, phải nhờ đến đối thoại chung với nhau, người ta mới có thể đạt được một cái nhìn đầy đủ hơn về Thiên Chúa.

Thế nhưng, tại sao các Kitô hữu lại dám xác quyết rằng mình có một cái chính xác về Thiên Chúa hơn bất kỳ một tôn giáo nào?

Câu trả lời dĩ nhiên phải được đặt nền tảng trên đức tin. Thực vậy, Chúa Giêsu đã tuyên bố: Ngài biết Thiên Chúa bằng một cách thức tuyệt vời mà không vị lãnh đạo tôn giáo nào dám mơ tưởng đến.

Hơn thế nữa, Ngài còn đồng hóa mình với Thiên Chúa. Điều này không một nhà lãnh đạo tôn giáo nào dám làm.

Chẳng hạn qua đoạn Tin mừng hôm nay, Ngài đã xác quyết với Philipphê:

– Ai thấy Ta là thấy Cha.

Nơi khác Ngài cũng nói:

– Cha Ta và Ta là một.

Nếu quả thực đúng như vậy, thì chúng ta, những người Kitô hữu đã có được một cái nhìn thật chính xác về Thiên Chúa hơn bất kỳ một tôn giáo nào khác trên mặt đất này.

Thực vậy, chỉ mình Chúa Giêsu mới dám nói:

– Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta.

Chỉ mình Chúa Giêsu mới dám bảo:

– Ta là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Ta.

Chỉ mình Chúa Giêsu mới dám xác quyết:

– Ta là ánh sáng thế gian. Ai theo Ta sẽ có ánh sáng ban sự sống…Ai theo Ta, sẽ không bao giờ phải bước đi trong tăm tối.

Chỉ mình Chúa Giêsu mới dám công bố:

– Ai tin vào Ta, sẽ không bao giờ phải chết, nhưng sẽ có sự sống đời đời… Và Ta, Ta sẽ cho họ sống lại ngày sau hết.

Vậy Đức Kitô là ai?

Đây cũng là vấn đề mà chính Ngài đã đưa ra cho các môn đệ:

– Người ta bảo Thày là ai?

Các ông thưa:

– Người thì bảo là Gioan tiền hô, là Elia, là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó.

Và Chúa Giêsu đã đặt một câu hỏi cân não, đòi buộc các ông phải dứt khoát lập trường và tuyên xưng đức tin của mình:

– Còn các con, các con bảo Thày là ai?

Thánh Phêrô đã thay mặt cho nhóm mười hai đã dứt khoát lập trường và tuyên xưng đức tin của mình:

– Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.

Và Chúa Giêsu liền tỏ cho Phêrô được hay:

– Phúc cho con, không phải do xác thịt hay máu huyết, nhưng do Cha Thầy, Đấng ngự ở trên trời đã tỏ cho con biết.

Lời xác quyết này có nghĩa là chân lý này đến với thánh Phêrô không phải từ bất cứ ai, mà từ chính Chúa Cha, Đấng đã trực tiếp mạc khải cho thánh Phêrô.

Là người Kitô hữu, là người môn đệ của Chúa, ngay từ hồi còn tấm bé, chúng ta đã xác tín Ngài là Con Thiên Chúa và chúng ta cũng đã tin vào Ngài.

Thế nhưng, điều quan trọng hơn, đó là chúng ta phải biến niềm tin thành việc làm, biến xác tín thành cuộc sống, bằng cách tuân giữ những điều Ngài truyền dạy, nhờ đó chúng ta thực sự tuyên xưng Ngài trong thẳm sâu cõi lòng cũng như làm chứng về Ngài trong lòng cuộc đời chúng ta đang sống.

Sưu tầm

Bản Kêu gọi chung của Hội nghị Kitô giáo–Hồi giáo tại Amman

Bản Kêu gọi chung của Hội nghị Kitô giáo–Hồi giáo tại Amman

WHĐ (16.05.2014) – Một Hội nghị các nhà lãnh đạo Kitô giáo và Hồi giáo ở thủ đô của Jordan đã bế mạc hôm thứ Tư 14-05 với một Bản kêu gọi chung, yêu cầu trả tự do cho các nữ sinh Nigeria bị bắt cóc. Các tham dự viên tại Hội nghị chuyên đề –diễn ra ngay trước chuyến viếng thăm của Đức giáo hoàng Phanxicô đến quốc gia này– cũng kêu gọi cần phải liên đới hơn nữa và có một nền giáo dục tôn giáo tốt hơn cho trẻ em và giới trẻ.
 
Hội nghị hai ngày được tổ chức dưới sự đồng bảo trợ của Hoàng tử Jordan El Hassan bin Talal, người sáng lập và là Giám đốc Học viện Hoàng gia về Liên tôn; và Đức hồng y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn. Trong một tuyên bố kết thúc, Hội nghị cũng đề nghị một Bản “Thập điều Văn hoá” dành cho tất cả những ai hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, để thúc đẩy việc thông truyền các giá trị tôn giáo và đạo đức cho các thế hệ trẻ.
 
Bản kêu gọi chung về sự  liên đới hơn nữa trên thế giới
 
Dưới sự đồng bảo trợ của Hoàng tử El Hassan bin Talal và Đức hồng y Jean-Louis Tauran, Học viện Hoàng gia về Liên tôn (Amman, Jordan) và Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn (Vatican) đã tổ chức Hội nghị lần thứ ba tại Amman từ ngày 13 đến 14-05-2014, với chủ đề “Đáp ứng những thách đố hiện nay nhờ Giáo dục”. Hội nghị diễn ra ngay trước chuyến viếng thăm của Đức giáo hoàng Phanxicô – chuyến viếng thăm này là nguồn hy vọng cho mọi dân tộc tại Thánh Địa và toàn khu vực.
 
Hội nghị khai mạc với những phút cầu nguyện trong thinh lặng, xin Thiên Chúa trợ giúp và chúc lành.
 
Các tham dự viên đã mạnh mẽ lên án tất cả các hình thức bạo lực –mà gần đây nhất là vụ bắt cóc các nữ sinh Nigeria– và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho các em, để các em có thể trở về với gia đình và trường học. Các tham dự viên cũng ủng hộ các giải pháp hoà bình đối với tất cả các cuộc xung đột đang diễn ra.
 
Cuộc hội thảo đã diễn ra trong bầu khí thân ái và hữu nghị. Các tham dự viên đồng thuận về những điều sau đây:
 
– Các cơ chế nền tảng để giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên là gia đình và nhà trường;
 
– Việc giáo dục tôn giáo cách thích hợp thật là quan trọng, đặc biệt trong việc thông truyền các giá trị tôn giáo và đạo đức;
 
– Việc nhìn nhận phẩm giá của con người là cần thiết, đặc biệt trong các cơ sở giáo dục;
 
– Tuân thủ các quy định quốc tế nhằm đảm bảo tôn trọng cách hiệu quả các quyền căn bản của con người, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo;
 
– Những thách đố cấp bách nhất phải đáp ứng bao gồm: việc giải quyết các cuộc xung đột hiện nay một cách hoà bình, xóa đói giảm nghèo và cổ vũ chiều kích tâm linh và đạo đức của cuộc sống;
 
– Tin rằng tôn giáo không phải là nguyên nhân gây ra xung đột, mà sự vô nhân đạo và sự thiếu hiểu biết mới là nguyên nhân của các xung đột; do đó việc giáo dục toàn diện là thiết yếu;
 
– Các tôn giáo, khi được hiểu và được thực hành cách đúng đắn, không phải là nguyên nhân gây chia rẽ và xung đột, nhưng đúng hơn là một yếu tố cần thiết cho hoà giải và hòa bình.
 
Là những tín hữu, chúng tôi hy vọng rằng sự khôn ngoan của con người sẽ luôn gặp được sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
 
Cuối cùng, vì tương lai nhân loại ở trong tay các thế hệ trẻ, chúng tôi đề nghị với tất cả những ai đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục Bản Thập điều Văn hóa sau đây:
 
1) Không bao giờ từ bỏ sự tò mò tri thức;
 
2) Can đảm chứ không hèn nhát về phương diện trí thức;
 
3) Khiêm tốn chứ không kiêu căng về sự  hiểu biết.
 
4) Thực hành đồng cảm về tri thức thay vì mang một tinh thần khép kín;
 
5) Tuân giữ tính toàn vẹn của tri thức;
 
6) Giữ sự độc lập về tri thức;
 
7) Kiên trì đối với sự thiếu hiểu biết chung quanh mình;
 
8) Tin vào lý trí;
 
9) Công minh, không thiên vị chứ không bất công về mặt tri thức;
 
10) Nhìn nhận sự đa dạng là phong phú, chứ không phải là mối đe dọa.
 
Nếu Thiên Chúa muốn, chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc đối thoại sinh nhiều hoa trái này qua các Hội nghị và các sáng kiến ​​khác trong tương lai.
 
Amman, ngày 14 tháng 5 năm 2014

 (Vatican Radio)

 Huy Hoàng chuyển ngữ

Trích từ HộI Đồng Giám Mục VN

Hãy cầu nguyện cho ơn gọi và giúp các chủ chăn thành mục tử nhân lành

Hãy cầu nguyện cho ơn gọi và giúp các chủ chăn thành mục tử nhân lành

Anh chị em hãy cầu nguyện cho ơn gọi linh mục, cho tất cả các chủ chăn và giúp các vị trở thành mục tử nhân lành biết trao ban sữa ơn thánh, giáo lý và sự hướng dẫn cho anh chị em.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 11-5-2014.

Hôm qua là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành cũng là Ngày quốc tế cầu nguyện cho ơn gọi. Mở đầu bài huấn du ngài nói: Anh chi em thân mến, trong Chúa Nhật thứ IV mùa phục sinh thánh Gioan giới thiệu với chúng ta hình ảnh của Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành. Khi chiêm ngưỡng trang này của Phúc Âm, chúng ta có thể hiểu kiểu tương quan mà Chúa Giêsu có đối với các môn đệ Người: một tương quan dựa trên lòng hiền dịu, tình yêu thương, hiểu biết nhau và dựa trên lời hứa của một ơn không thể đo lường được: lời hứa ban cuộc sống dồi dào. Chúa Giêsu nói: ”Ta đến để chúng có sự sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Tương quan đó là mô thức của các liên hệ giữa các kitô hữu và liên hệ giữa con người với nhau.

Ngày nay cũng như vào thời của Chúa Giêsu, có nhiều người tự đề nghị mình là chủ chăn của cuộc sống chúng ta, nhưng chỉ có Chúa Phục Sinh là Mục Tử đích thật duy nhất, là Đấng ban cho chúng ta sự sống tràn đầy. Tôi mời gọi tất cả mọi người tin tưởng nơi Chúa là Đấng hướng dẫn chúng ta. Người không chỉ hướng dẫn mà còn đồng hành và tiến bước với chúng ta nữa. Chúng ta hãy lắng nghe Lời Người với tâm trí rộng mở, để dưỡng nuôi đức tin của chúng ta, để soi sáng lương tâm chúng ta và đi theo các giáo huấn của Tin Mừng. Rồi Đức Thánh Cha xin tín hữu cầu nguyện cho hàng giáo sĩ như sau:

Trong ngày Chúa Nhật này chúng ta hãy cầu nguyện cho các Chủ Chăn, cho tất cả các Giám Mục, gồm cả Giám Mục Roma nữa, và cho tất cả các linh mục. Cho tất cả. Cách đặc biệt chúng ta hãy cầu nguyện cho các tân linh mục của giáo phận Roma, mà tôi vừa mới truyền chức cho trong Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Xin gửi một lời chào tới 13 linh mục. Xin Chúa giúp chúng ta luôn trung thành với Thầy Giêsu và là những người hướng đạo khôn ngoan, được soi sáng của dân Chúa được ủy thác cho chúng ta. Tôi cũng xin anh chị em giúp chúng tôi trở thành các mục tử tốt. Có một lần tôi đã đọc được một điều rất hay đẹp cho biết dân Chúa trợ giúp các Giám Mục và các Linh Mục thành các chủ chăn tốt như thế nào. Đó là bút tích của thánh Cesario thành Arles, một trong các Giáo Phụ thuộc các thế kỷ đầu của Giáo Hội. Thánh nhân giải thích dân Chúa phải giúp chủ chăn như thế nào và đưa ra thí dụ này: ”Khi con bê đói, thì nó sà vào vú mẹ nó để bú. Nhưng con bò cái xem ra không cho con bú ngay, mà giữ sữa lại cho chính mình. Vậy con bê làm sao? Nó cứ dí mõm vào vú mẹ nó để nún sữa. Đây là hình ảnh thật đẹp! Thánh nhân nói: Anh chị em cũng phải làm như vậy với các chủ chăn, luôn luôn gõ vào cửa của các ngài, gõ vào con tim của các ngài, để các ngài cho anh chị em sữa giáo lý, sữa ơn thánh và sữa của sự hướng dẫn”. Tôi xin anh chị em hãy quấy rầy các chủ chăn, quầy rầy tất cả chúng tôi là các chủ chăn, để chúng tôi có thể cho anh chị em sữa của ơn thánh, của giáo lý và sự hướng dẫn. Hãy quấy rầy! Hãy nhớ tới hình ảnh đẹp này của con bê con quấy rầy mẹ nó thế nào để mẹ nó cho nó bú sữa.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Noi gương Chúa Giêsu mỗi chủ chăn ”đôi khi đi trước để chỉ đường và nâng đỡ niềm hy vọng của dân chúng – đôi lần mục tử phải đi trước – những lần khác phải ở giữa tất cả với sự gần gữi đơn sơ và lòng thương xót, và trong vài hoàn cảnh phải bước đi đàng sau dân chúng, để trợ giúp những ai ở lại đàng sau” (Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, 31) Ước chi tất cả mọi chủ chăn được như thế! Nhưng anh chị em phải quầy rầy các chủ chăn, để các vị trao ban sự hướng dẫn, giáo lý và ơn thánh cho anh chị em.

Trong Chúa Nhật Ngày quốc tế cầu nguyện cho ơn gọi này, trong sứ điệp năm nay tôi đã nhác rằng: ”Mỗi một ơn gọi đòi hỏi phải ra khỏi chính mình để tập trung cuộc sống vào Chúa Kitô và Tin Mừng của Người” (s. 2). Vì thế lời mời gọi theo Chúa Giêsu cũng đồng thời hứng khởi và dấn thân. Để thực hiện nó, cần phải bước sâu vào tình bạn với Chúa để có thể sống nhờ Người và cho Người. Rồi Đức Thánh Cha mời gọi mọi người như sau:

Chúng ta hãy cầu nguyện để cả ngày nay nữa, có nhìều người trẻ nghe tiếng Chúa luôn có nguy cơ bị bóp nghẹt bởi biết bao nhiêu tiếng nói khác. Chúng ta hãy cầu nguyện cho giới trẻ: biết đâu trong quảng trường này có ai đó nghe tiếng Chúa gọi làm linh mục. Chúng ta hãy cầu nguyện cho bạn trẻ đó, nếu họ ở đây, và cho tất cả mọi người trẻ được mời gọi.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng và ban phép lành tòa thánh cho mọi người

Sau Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau, đặc biệt là Phong trào Tân dự tòng trong ngày Chúa Nhật này loan báo Chúa Giêsu phục sinh tại 100 quảng trường ở Roma, và trong biết bao nhiêu thành phố khác trên thế giới. Xin Chúa ban cho anh chị em niềm vui của Tin Mừng. Anh chi em giỏi lắm, cứ tiến bước!

Ngài cũng đã chào các trẻ em mới rước lễ lần đầu và mới chịu phép Thêm Sức. Đặc biệt Đức Thánh Cha đã chào và chúc mừng các bà mẹ trong ngày Chúa Nhật hiền mẫu. Ngài nói: Hôm nay tôi mời anh chị em hãy nhớ tới các bà mẹ và cầu nguyện cho tất cả mọi bà mẹ. Chúng ta hãy chào các bà mẹ. Chúng ta hãy phó thác các bà mẹ của chúng ta và tất cả mọi bà mẹ cho Mẹ Chúa Giêsu. Chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ, và Đức Thánh Cha đã cùng mọi người đọc một Kinh Kính Mừng cầu cho các bà mẹ. Xong ngài nói thêm: Xin chào các bà mẹ nhé, một lời chào nồng nhiệt!

Trước đó vào lúc 9.30 sáng Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ truyền chức Linh Mục cho 13 phó tế, gồm 5 thầy người Ý, 1 thầy người Đức, 1 thầy người Venezuela, 1 thầy Chile, 1 thầy Ecuador, 1 thầy Brasil, 1 thầy Nam Hàn, 1 thầy Pakistan và 1 thầy Việt Nam là thầy Phaolô Nguyễn Thiên Tạo thuộc giáo phận Vinh. Cùng tham dự thánh lễ với 10.000 giáo dân có thân nhân của các tiến chức, nhân viên tòa đại sứ; từ Việt Nam có mấy linh mục thuộc giáo phận Vinh.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã xin các tiến chức đừng bao giờ mệt mỏi thương xót, nhưng luôn có khả năng tha thứ. Các Linh Mục không phải là ”chủ nhân của giáo lý”, nhưng là những người trung thành với giáo lý.

Ngài năn nỉ các tân linh mục: ”Ở đây cha muốn dừng lại, và xin các con, vì tình yêu Chúa Giêsu Kitô: đừng bao giờ mệt mỏi thương xót! Các con hãy có khả nẳng tha thứ như Chúa, là Đấng không đến để lên án, nhưng để tha thứ! Các con hãy thương xót thật nhiều! Và nếu có áy náy vì là những linh mục qúa tha thứ, thỉ hãy nhớ đến vi linh mục thánh kia đến trước Nhà Tạm và thưa với Chúa rằng: Lạy Chúa, xin tha thứ cho con, nếu con đã tha thứ nhiều qúa. Nhưng mà chính Chúa đã làm gương xấu cho con đấy chứ!” Cha nói thật với các con, cha đau lòng lắm, khi thấy giáo dân không đến xưng tội vì họ bị quất bằng gậy, bị la mắng trong tòa giải tội. Thật là xấu. Ho đã cảm thấy cửa nhà thờ đóng sầm trước mặt họ. Cha xin các con, chớ làm như vậy! Thương xót! Thương xót! Mục Tử Nhận Lành vào qua cửa, và cửa của lòng xót thương là các vết thương của Chúa: nếu các con không bước vào chức thừa tác của các con qua các vết thướng của Chúa, thì các con sẽ không phải là các mục tử tốt lành”. Các linh mục phải là những người rao giảng Tin Mừng, chủ chăn của dân Thiên Chúa, chủ sự các sinh hoạt phụng tự, đặc biệt là cử hành hiến tế của Chúa, dậy dỗ giáo lý. Đức Thánh Cha nhắn nhủ các tiến chức: Vậy giáo lý của các con hãy là lương thực cho dân Chúa. Giáo lý của Chúa chứ không phải của các con, và các con phải trung thành vớ giào lý ấy. Đối với tìn hữu các con hãy là niềm vui và sự đỡ nâng của Chúa Kitô, hương thơm cuộc sống của các con, bởi vì với lời nói và gương sống các con xây ngôi nhà của Thiên chúa là Giáo Hội. Hãy kiên trì đọc và suy niệm Thánh Kinh, hãy dậy điều đã học trong đức tin và sống điều mình đậy. Hãy hiệp thông con thảo với Giám Mục và hiệp nhất các tìn hữu trong một gia đình duy nhất và dẫn đưa họ tời với Thiên Chúa Cha, qua Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần. Hãy luôm có trước mắt gương của vị Mục Tử Nhân Lành, tới không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ và cứu vớt những gì đã hư mất.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio
 

Lời cầu nguyện kết hiệp tín hữu với Thiên Chúa, giúp thắng vượt mọi sợ hãi nô lệ và rộng mở cho mọi thụ tạo

Lời cầu nguyện kết hiệp tín hữu với Thiên Chúa, giúp thắng vượt mọi sợ hãi nô lệ và rộng mở cho mọi thụ tạo

Lời cầu nguyện được Chúa Thánh Thần linh hứng giúp tín hữu sống sự tự do là con cái Thiên Chúa, thắng vượt mọi sợ hãi nô lệ, sống kết hiệp sâu xa với Chúa và rộng mở cho mọi thụ tạo.

 (Xem tiếp . . .Lời cầu nguyện kết hiệp tín hữu với Thiên Chúa, giúp thắng vượt mọi sợ hãi và rộng mở cho đường thụ tạo )

Giáo Hội phải cầu nguyện liên lỉ và tin tưởng trước hiểm nguy và bách hại

Giáo Hội phải cầu nguyện liên lỉ và tin tưởng trước hiểm nguy và bách hại

Với lời cầu nguyện liên lỉ và tin tưởng Chúa giải thoát chúng ta khỏi các xích xiềng, hướng dẫn chúng ta qua bất cứ đêm đen nào của tù đầy có thể kìm kẹp trái tim chúng ta, trao ban cho chúng ta sự thanh thản của tâm trí để đương đầu với các khó khăn của cuộc sống, kể cả sự khước từ, áp bức và bách hại.

(Xem tiếp . . . Giáo Hội phải cầu nguyện liên lỉ và tin tưởng trước hiểm nguy và bách hại)

 

HÃY HĂNG SAY LOAN BÁO TIN MỪNG

HÃY HĂNG SAY LOAN BÁO TIN MỪNG

Bà Vanina là phụ nữ Công Giáo Pháp năm nay gần 40 tuổi. Bà đã trình luận án ”Lịch sử tôn giáo thời Trung Cổ”. Người ta tưởng rằng bà sinh ra và lớn lên trong môi trường toàn tòng Kitô Giáo. Nào ngờ thực tế không phải như vậy. Bà chỉ gia nhập Giáo Hội Công Giáo và được rửa tội vào Đêm Vọng Sinh 22-3-2008. Xin nhường lời cho bà Vanina.

            (Xem tiếp . . .  HÃY HĂNG SAY LOAN BÁO TIN MỪNG)