Chúa Thánh Thần là Người Thầy nội tâm và là Ký Ức sống động về Đức Kitô

Chúa Thánh Thần là Người Thầy nội tâm và là Ký Ức sống động về Đức Kitô

Buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, trưa Chúa Nhật 6 Phục Sinh

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật, 01.05, với vài chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng Chúa Thánh Thần chính là quà tặng mà Đức Giêsu đã trao ban cho chúng ta. Chính Chúa Thánh Thần sẽ dạy dỗ và nhắc cho chúng ta nhớ lại mọi lời của Đức Giêsu.

"Tin Mừng ngày hôm nay mang chúng ta đến với Bữa Tiệc Ly. Trong bữa ăn tối cuối cùng ấy, trước khi chịu khổ hình và cái chết trên thập giá, Đức Giêsu đã hứa trao ban cho các Tông đồ một món quà, đó chính là Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ đến để dạy dỗ và làm cho mọi người trong cộng đoàn của các môn đệ nhớ lại tất cả mọi điều mà Đức Giêsu đã nói. Thật vậy, Đức Giêsu đã nói với các môn đệ rằng: ‘Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.’ (Ga 14, 26). Dạy dỗ và làm nhớ lại. Đây chính là điều mà Chúa Thánh Thần thực hiện trong tâm hồn của chúng ta.

Trong những giây phút khi chuẩn bị trở về với Chúa Cha, Đức Giêsu đã nói trước với các môn đệ rằng Chúa Thánh Thần sẽ đến. Chúa Thánh Thần đến, trước hết, là để dạy dỗ các môn để hiểu một cách tròn đầy và chắc chắc hơn về Tin Mừng; kế đến, là giúp các ông đón nhận Tin Mừng trong cuộc sống hằng ngày, sống Tin Mừng đó và sẵn sàng ra đi làm chứng. Trong khi nhắn nhủ những lời tâm huyết với các Tông đồ – hay nói đúng hơn là ‘sai đi’ – trong sứ mạng loan báo Tin Mừng cho mọi loại thọ tạo trên khắp mặt địa cầu, Đức Giêsu hứa là sẽ không để các ông mồ côi, đơn độc. Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ, sẽ ở với họ, luôn bên cạnh họ và ở trong họ để bảo vệ và gìn giữ họ. Đức Giêsu trở về với Chúa Cha nhưng vẫn tiếp tục đồng hành và huấn luyện các môn đệ ngang qua món quà tuyệt vời là Chúa Thánh Thần.

Điểm thứ hai nơi chiều kích sứ mạng của Chúa Thánh Thần được hàm chứa trong việc giúp các Tông đồ hiểu và nhớ lại tất cả mọi lời của Đức Giêsu. Thầy Chí Thánh đã nói với các Tông đồ tất cả mọi sự: với Đức Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể, sự mặc khải của Thiên Chúa đã được trọn vẹn. Thánh Thần sẽ làm cho họ nhớ lại những lời giáo huấn của Đức Giêsu trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau của cuộc sống, để họ có thể đặt những giáo huấn ấy vào trong thực hành. Đây cũng chính là điều diễn ra trong Giáo hội ngày hôm nay. Khi được hướng dẫn bởi ánh sáng và quyền năng của Chúa Thánh Thần, Giáo hội cũng có thể mang món quà cứu độ đến hết mọi người. Món quà ấy chính là tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa. Khi mỗi ngày anh chị em đọc một đoạn Tin Mừng, hãy nài xin với Chúa Thánh Thần rằng: ‘Xin cho con hiểu và ghi nhớ mọi lời của Đức Giêsu.’ Rồi sau đó, anh chị em bắt đầu đọc Tin Mừng và hãy đọc mỗi ngày.

Chúng ta không mồ côi: Đức Giêsu luôn bên cạnh chúng ta, ở giữa chúng ta và ở trong chúng ta! Sự hiện diện cách mới mẻ của Ngài trong lịch sử được thực hiện ngang qua Thánh Thần. Nhờ Thánh Thần, chúng ta có thể xây dựng một tương quan sống động với Đức Giêsu, Đấng đã chịu đóng đinh nhưng nay đã phục sinh. Chúa Thánh Thần, Đấng đã ngự vào tâm hồn chúng ta ngang qua Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Thêm Sức, luôn hoạt động trong cuộc đời chúng ta. Ngài hướng dẫn chúng ta biết cách suy nghĩ, hành động, biết phân biệt những điều tốt xấu; giúp chúng ta biết thực hành lòng bác ái của Đức Giêsu, đó là trao ban chính mình cho người khác, đặc biệt những ai đang nghèo túng và cần kíp nhất.

Chúng ta không mồ côi! Dấu chỉ về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần cũng là bình an mà Đức Giêsu đã trao tặng cho các môn đệ: ‘Thầy ban cho anh em bình an của Thầy.’ (câu 27). Điều này hoàn toàn khác với những gì mà con người thường cầu chúc cho nhau và cố gắng đạt được. Bình an của Đức Giêsu phát sinh từ sự chiến thắng trên tội lỗi, trên cái tôi ích kỷ ngăn cản chúng ta yêu tha nhân như anh em mình. Bình an là quà tặng của Thiên Chúa và là dấu chỉ sự hiện diện của Ngài ở giữa chúng ta. Mỗi môn đệ, mà ngày hôm nay được mời gọi bước theo Đức Giêsu vác thánh giá, đều nhận được sự bình an của Đức Kitô Phục Sinh trong sự chắc chắn về chiến thắng của Ngài và trong việc mong chờ sự ngự đến của Ngài trong vinh quang.

Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta có tâm tình ngoan ngoãn để đón nhận Chúa Thánh Thần như là Người Thầy nội tâm và như là Ký Ức sống động về Đức Kitô trong cuộc hành trình dương thế hằng ngày của chúng ta."

Lời chào mừng và kêu gọi

Sau Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha đã gởi lời chào thân ái đến tất cả các tín hữu ở Roma và khách hành hương đến từ Italia cũng như các quốc gia khác.

Đức Thánh Cha cũng nói thêm: “Tôi xin gởi những tâm tình chân thành tới những người anh chị em của chúng ta thuộc Giáo hội Đông Phương, ngày hôm nay, đang mừng lễ Phục Sinh. Xin Thiên Chúa Phục Sinh mang đến cho tất cả mọi người những món quà của ánh sáng và sự bình an. Christos anesti! (Đức Kitô đã phục sinh!)

Tôi cũng nhận được một tin hết sức đau buồn đến từ Siria: Các hình thức bạo lực tiếp tục làm trầm trọng thêm những hoàn cảnh nhân đạo đã đến bờ tuyệt vọng của đất nước này, đặc biệt là tại thành phố Aleppo. Họ tiếp tục giết hại các nạn nhân vô tội, trong đó có nhiều trẻ em, những người đau yếu, bệnh tật và ngay cả những người đã có những hy sinh rất lớn trong việc dấn thân giúp đỡ người khác. Tôi tha thiết kêu gọi các bên xung đột hãy tôn trọng việc đình chiến và tăng cường việc đối thoại đang được diễn ra. Đó là con đường duy nhất dẫn đến hòa bình.

Ngày mai tại Roma, Hội Nghị Quốc Tế với chủ đề ‘Sự phát triển bền vững và những hình thức công việc dễ bị tổn thương nhất’. Tôi hy vọng rằng sự kiện này có thể khuấy lên mối bận tâm của các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị và kinh tế, cũng như xã hội dân sự, để từ đó chúng ta có thể thúc đẩy một mô hình phát triển nhấn mạnh đến phẩm giá con người, hết sức tôn trọng những tiêu chuẩn về lao động và môi trường sinh thái.

Tôi cũng đặc biệt chào mừng hiệp hội ‘Meter’, một tổ chức từ nhiều năm nay đã chiến đấu chống lại các hình thức lạm dụng trẻ em. Lạm dụng trẻ em thực là một bi kịch. Chúng ta phải bảo vệ trẻ em và nghiêm trị những kẻ bạo hành. Cám ơn những dấn thân làm việc của anh chị em và xin anh chị em tiếp tục can đảm trong công việc này.”

Vũ Đức Anh Phương SJ

80 ngàn tín hữu dự buổi tiếp kiến đặc biệt của Đức Thánh Cha

80 ngàn tín hữu dự buổi tiếp kiến đặc biệt của Đức Thánh Cha

80 ngàn tín hữu tham dự buổi tiếp kiến đặc biệt của Đức Thánh Cha

VATICAN. ĐTC mời gọi các tín hữu tận dụng Năm Thánh Lòng Thương Xót như cơ hội thuận tiện để hòa giải với Thiên Chúa và tha nhân.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến chung 80 ngàn tín hữu hành hương, sáng ngày 30-4-2016, tại Quảng trường Thánh Phêrô. Đây là buổi tiếp kiến chung mỗi tháng 1 lần vào sáng thứ bẩy ĐTC thực hiện thêm trong Năm Thánh.

Trong bài huấn dụ về đề tài: lòng thương xót và sự hòa giải (Xc 2 Cr 5,17-21), sau khi nhắc đến lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa không bao giờ ngừng tìm kiếm người tội lỗi và ban ơn thư thứ hòa giải cho họ, ĐTC nói: ”Anh chị em hãy hòa giải với Thiên Chúa!” (2 Cr 5,20): tiếng kêu này Thánh Phaolô Tông Đồ gửi đến các Kitô hữu đầu tiên ở thành Corinto, ngày nay cũng có cùng sức mạnh và niềm xác tín như thế đối với tất cả chúng ta. Năm Thánh Lòng Thương Xót này là một thời kỳ hòa giải đối với tất cả mọi người. Bao nhiêu người muốn hòa giải với Thiên Chúa nhưng không biết làm sao, hoặc không cảm thấy mình xứng đáng, hay không muốn chấp nhận điều đó cho mình. Cộng đoàn Kitô có thể và phải tạo điều kiện dễ dàng để những người cảm thấy nhớ Chúa chân thành trở về cùng Chúa. Nhất là những người thi hành ”sứ vụ hòa giải” (2 Cr 5,8) được kêu gọi trở thành những dụng cụ ngoan ngoãn của Chúa Thánh Linh, vì nơi nào tràn đầy tội lỗi thì lòng thương xót của Chúa càng dồi dào hơn nữa (Xc Rm 5,20). Tôi xin các cha giải tội đừng tạo chướng ngại cản trở sự hòa giải của hối nhân với Thiên Chúa. Vị giải tội phải là một người cha, phải đón tiếp những người đến với mình và giúp họ trong hành trình hòa giải họ đang thực hiện.. Sứ vụ của anh em là một tác vụ đẹp đẽ chứ không phải là một phòng tra tấn hoặc một cuộc hỏi cung. Vị giải tội đại diện Thiên Chúa Cha ôm lấy con người và tha thứ cho họ”.

ĐTC nói thêm rằng ”Cảm nghiệm sự hòa giải với Thiên Chúa giúp chúng ta khám phá sự cần thiết của những hình thức hòa giải khác: trong gia đình, giữa con người với nhau, trong các cộng đoàn Giáo Hội, cũng như trong các quan hệ xã hội và quốc tế… Vậy chúng ta hãy đón nhận lời mời gọi để cho mình được hòa giải với Thiên Chúa, để trở thành những thụ tạo mới và có thể làm lan tòa lòng thương xót của Chúa nơi anh chị em mình”.

Chào các quân nhân cảnh sát

Trong phần chào thăm các tín hữu hành hương, ĐTC đặc biệt nhắc đến sự hiện diện 20 ngàn quân nhân và cảnh sát từ nhiều nơi trên thế giới, về Roma hành hương nhân dịp Năm Thánh đặc biệt Lòng Thương Xót. Ngài nói:

”Các lực lượng an ninh – quân đội và cảnh sát – có sứ mạng bảo đảm môi trường an ninh, để mỗi công dân có thể sống trong an bình và thanh thản. Trong các gia đình của anh chị em, các môi trường khác nhau nơi anh chị em hoạt động, anh chị em hãy trở thành những dụng cụ hòa giải, những người xây dựng những nhịp cầu và gieo vãi hòa bình. Thực vậy, anh chị em được kêu gọi không những phòng ngừa, xử lý hoặc chấm dứt các cuộc xung đột, nhưng còn góp phần vào việc xây dựng một trật tự dựa trên sự thật, công lý, tình thương và tự do, theo định nghĩa của thánh Gioan 23 trong thông điệp ”Hòa bình dưới thế” (nn.18ss).

ĐTC nhận xét rằng ”sự củng cố hòa bình không phải là một công trình dễ dàng, nhất là vì chiến tranh làm cho các tâm hồn chai đá, gia tăng bạo lực và oán thù. Tôi khuyên anh chị em đừng nản chí. Hãy tiếp tục hành trình đức tin của anh chị em và mở rộng con tim cho Thiên Chúa Cha từ bị thương xót, Đấng không bao giờ mỏi mệt trong việc tha thứ cho chúng ta. Đứng trước những thách đố mỗi ngày, anh chị em hãy làm cho niềm hy vọng Kitô được chiếu tỏa rạng ngời, xác tín chắc chắn về sự chiến thắng của tình thương và hòa bình trên chiến tranh” (SD 30-4-2016)

G. Trần Đức Anh OP

 

Đức Thánh Cha cổ võ cảm thông đối với người bị bệnh họa hiếm

Đức Thánh Cha cổ võ cảm thông đối với người bị bệnh họa hiếm

Đức Thánh Cha cổ võ cảm thông đối với người bị bệnh họa hiếm

VATICAN. ĐTC cổ võ sự cảm thông đối với những người bị các bệnh họa hiếm, đồng thời chống lại nền kinh tế loại trừ và bất công.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 29-4-2016 dành cho 700 tham dự viên Hội nghị quốc tế về y khoa tái sinh (medicina rigenerativa) do Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa cùng với một số cơ quan khác tổ chức.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, trước tiên ĐTC cổ võ sự nhạy cảm hóa, gây ý thức về tình trạng những người bị bệnh họa hiếm. Ngài nói: ”Điều rất quan trọng là thăng tiến trong xã hội sự gia tăng mức độ cảm thông, để không một ai tỏ ra dửng dưng đối với các ơn gọi trợ giúp tha nhân, kể cả khi họ bị một thứ bệnh họa hiếm. Chúng ta biết rằng nhiều khi không thể tìm được những giải pháp mau lẹ cho các bệnh phức tạp, nhưng ta luôn có thể quan tâm đối với các bệnh nhân ấy, họ thường cảm thấy bị bỏ rơi và bị lơ là.”

ĐTC cũng khuyến khích đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học và giáo dục. Trong lãnh vực này cần luôn để ý tới những khía cạnh luân lý đạo đức đẻ có thể là dụng cụ bảo vệ sự sống và phẩm giá con người.

Sau cùng, ĐTC kêu gọi đảm bảo sao cho mọi bệnh nhân đều có thể được chữa trị. Về lãnh vực này, ngài nhấn mạnh rằng “Cần chống lại thứ kinh tế loại trừ và bất công” (EG 53), đang gieo rắc các nạn nhân khi cơ cấu tìm lợi lộc trổi vượt lên sự sống con người. Chính vì thế cần phải lấy việc hoàn cầu hóa sự dửng dưng bằng sự hoàn cầu hóa sự cảm thông. Vì thế chúng ta cần phổ biến vấn đề các bệnh họa hiếm trên bình diện hoàn cầu, đầu tư vào việc huấn luyện thích hợp, gia tăng tài nguyên cho việc nghiên cứu, cổ võ những luật lệ thích đáng, thay đổi các mô thức kinh tế, để dành ưu tiên cho nhân vị con người” (SD 29-4-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Triển lãm “Con đường ngay chính”

Triển lãm “Con đường ngay chính”

ĐHY Rino Fisichella tại San_Lorenzo

Roma – Hôm qua, 28 /4, lúc 11 giờ, tại trung tâm Thánh Lorenzo đã khai mạc triển lãm “‘La Buona Strada’ / The right way – (Con đường ngay chính). Những chứng tá về lòng Thương Xót của Chúa Cha.” Mục đích của cuộc triển lãm là giới thiệu các chứng nhân về Lòng Thương Xót của Chúa Cha, những người sẽ chỉ cho chúng ta con đường tốt lành để nên thánh.

Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella, chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh Tái Truyền giảng Tin Mừng và Matteo Truffelli, Chủ tịch Công giáo Tiến hành Italia đã cắt băng khai mạc buổi triển lãm.

Có hơn 50 chứng nhân được trình bày trong cuộc triển lãm, trong đó có chân phước Pier Giorgio Frassati, được Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ định như tấm gương cho ngày Quốc tế giới trẻ tại Cracovia tháng 7 tới đây, và Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người đã khánh thành trung tâm Thánh Lorenzo vào năm 1983,  trước khi các ngày Quốc tế giới trẻ bắt đầu.

Sứ điệp của triển lãm này là một lời mời gọi: học hỏi các chứng nhân, các thánh, các chân phước, các vị đáng kính, các tôi tớ của Thiên Chúa được tôn kính trong Giáo hội; nhận ra vô vàn chứng nhân trong các giáo phận của chúng ta, những người đã và đang hoạt động âm thầm trong cuộc sống hàng ngày; đề cao sự phong phú của lựa chọn tham gia vào việc học hỏi này như “trường học dạy thánh thiện” để cùng nhau bước đi trên những con đường của thế giới.

Cuộc triển lãm được thực hiện bởi Hiệp hội Công giáo Tiến hành Italia, Caristas Italia, Diễn đàn quốc tế của Công giáo Tiến hành và tổ chức Công giáo Tiến hành “Trường học của sự Thánh thiện” Pio XI với sự bảo trợ của Ủy ban Năm Thánh Lòng Thương Xót, bao gồm 25 tấm bảng với 3 ngôn ngữ (Italia, Anh và Tây ban nha). Triển lãm nhắm đến tất cả khách hành hương trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, đặc biệt là giới trẻ.

Triển lãm sẽ được ghi vào trong lịch các sự kiện Năm Thánh, sẽ mở cửa từ ngày 2/5-20/112016, từ 11-17 giờ các ngày từ thứ hai đến thứ sáu; tháng 8 sẽ đóng cửa. (ACI 27/4/2016)

Hồng Thủy

Luôn có đối kháng trong Giáo hội chống lại Thánh Thần

Luôn có đối kháng trong Giáo hội chống lại Thánh Thần

Thánh lễ sáng thứ Năm, 28.04

VATICAN. “Ngày hôm nay trong Giáo hội cũng như xưa kia, luôn có những đối kháng chống lại Thánh Thần. Có những người không chấp nhận những đổi mới mà Thánh Thần mang đến. Nhưng Thánh Thần giúp chúng ta chiến thắng, tiến về phía trước và luôn kiên vững trên con đường của Đức Giêsu.” Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ Năm, 28.04, tại nguyện đường Thánh Marta.

Khởi đi từ bài đọc một trích sách Công vụ Tông đồ thuật lại các cuộc tranh luận đang diễn ra ở ‘Công đồng’ Giê-ru-sa-lem, Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Nhân vật chính hoạt động trong Giáo hội chính là Chúa Thánh Thần. Ngay từ buổi đầu, Ngài đã ban sức mạnh cho các Tông đồ để loan truyền Tin Mừng. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng thực hiện tất cả và khiến cho Giáo hội không ngừng tiến lên phía trước, cho dù có gặp phải những khó khăn và ngay cả khi những cuộc bách hại bùng nổ dữ dội. Chính Chúa Thánh Thần ban sức mạnh và lòng can đảm cho các tín hữu để họ kiên vững trong đức tin cho dù có gặp phải chống đối và sự giận dữ điên cuồng của những kinh sư, luật sĩ. Có một sự đối kháng kép chống lại hoạt đông của Thần Khí: Một là từ những người xác tín rằng Đức Giêsu chỉ đến với dân được tuyển chọn, chứ dân ngoại không có phần; hai là từ những người muốn áp đặt luật Mô-sê, gồm cả việc cắt bì, lên những người gốc dân ngoại trở lại với Thiên Chúa. Hai sự đối kháng này ẩn chứa những nhầm lẫn lớn.

Thánh Thần đặt những tâm hồn bước đi trên một con đường mới. Đó là việc kỳ diệu của Thần Khí. Các Tông đồ đã bắt gặp những tình huống mà họ chưa nghĩ đến bao giờ. Đó là những hoàn cảnh hoàn toàn mới lạ. Và họ đã đương đầu với những hoàn cảnh này như thế nào? Bài đọc một ngày hôm nay bắt đầu như thế này: ‘Trong những ngày ấy, đã diễn ra một cuộc tranh luận sôi nổi’, một cuộc tranh luận nảy lửa, vì họ đang thảo luận với nhau về vấn đề những người gốc dân ngoại quay trở lại với Thiên Chúa. Họ có sức mạnh của Thần Khí – nhân vật chính – Đấng thúc đẩy họ tiến lên. Nhưng Thần Khí cũng mang đến những điều mới mẻ, những điều chưa hề được ai thực hiện trước đây bao giờ và cũng chưa có ai nghĩ đến. Đó là việc người gốc dân ngoại cũng được lãnh nhận Thánh Thần.

Các môn đệ nắm trong tay ‘ngọn lửa nhiệt huyết cháy bỏng’ nhưng không biết phải làm gì. Bởi thế họ mới triệu tập một công nghị ở Giê-ru-sa-lem để mỗi người có thể thuật lại những kinh nghiệm của họ về việc dân ngoại đã được lãnh nhận Thánh Thần như thế nào. Và cuối cùng, họ đã đi đến sự đồng thuận. Nhưng trước đó, cả công nghị đã chìm trong thinh lặng và chăm chú lắng nghe khi Phao-lô và Ba-na-ba thuật lại những dấu lạ điềm thiêng mà Thiên Chúa đã thực hiện giữa dân ngoại ngang qua các môn đệ. Chúng ta đừng sợ hãi khi lắng nghe với lòng khiêm tốn. Khi sợ hãi không dám lắng nghe, chúng ta không có Thánh Thần trong tâm hồn. Khi các Tông đồ lắng nghe, họ đã quyết định sai nhiều môn đệ tới Hy Lạp, các cộng đoàn dân ngoại, là những người đã trở lại với Chúa để củng cố họ.

Những người dân ngoại trở lại với Thiên Chúa không buộc phải cắt bì. Điều này đã được thông truyền đến với họ ngang qua lá thư, trong đó các Tông đồ nói rằng: ‘Chúa Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định rằng….’ Đây chính là cách thức mà Giáo hội đối mặt với những điều mới mẻ. Không phải những điều mới lạ thuộc kiểu thế trần nhưng là sự đổi mới của Thần Khí, Đấng luôn khiến chúng ta phải ngỡ ngàng vui sướng. Giáo hội đã giải quyết những vấn đề này như thế nào? Giáo hội giải quyết bằng cách ngang qua những buổi gặp gỡ và thảo luận, lắng nghe và cầu nguyện, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Đây chính là cách thức của Giáo hội khi Thánh Thần khiến chúng ta ngạc nhiên bởi những điều mới mẻ. Và chúng ta cũng nhớ lại những chống đối đã phát sinh trong thời gian diễn ra công đồng Vaticano 2.

Những chống đối ấy vẫn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay bằng cách này cách khác. Nhưng Thánh Thần vẫn đi tiên phong. Và cách thức Giáo hội diễn tả sự đồng thuận của mình là ngang qua công nghị với những cuộc gặp gỡ, lắng nghe, trao đổi, cầu nguyện và đưa ra quyết định. Chúa Thánh Thần luôn là nhân vật chính và Thiên Chúa mời gọi chúng ta đừng sợ hãi khi Thánh Thần lên tiếng với chúng ta. Như khi xưa Thánh Thần đã dừng Thánh Phao-lô lại và dẫn ngài đi trên đường ngay nẻo chính, thì Thánh Thần cũng ban cho chúng ta sự can đảm và lòng kiên nhẫn để chúng ta vượt qua những đa dạng, khác biệt và kiên vững trong ơn phúc tử đạo. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn để hiểu Giáo hội đã hành xử như thế nào trước những đổi mới, ngỡ ngàng mà Thần Khí mang đến. Chúng ta cũng xin ơn được trở nên ngoan ngoãn và đi theo con đường mà Đức Kitô đã mời gọi chúng ta cũng như toàn thể Giáo hội.”

Vũ Đức Anh Phương, SJ

Người thân cận là bất cứ ai cần sự trợ giúp của chúng ta

Người thân cận là bất cứ ai cần sự trợ giúp của chúng ta

ĐTC Phanxicô chào vài thổ dân Da Đỏ Mỹ châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 27-4-2016

Nếu có lòng cảm thương trong con tim, bạn có thể trở thành người thân cận của bất cứ ai đang cần sự trợ giúp. Không phải ai lui tới Nhà Chúa và biết lòng thương xót của Ngài đều biết yêu thương người lân cận đâu.

Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 80,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần hôm qua. Trong số các đoàn hành hương cũng có một đoàn tín hữu Việt Nam do các cha dòng Tên hướng dẫn.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã giải thích ý nghĩa dụ ngôn Người Samaritano nhân hậu, như thánh sử Luca kể trong chương 10. Có một tiến sĩ Luật muốn thử Chúa Giêsu nên hỏi Ngài: “Thưa Thầy tôi phải làm gì để được sống đời đời?” Chúa Giêsu xin ông tự trả lời cho mình, và ông trả lời một cách toàn vẹn: “Ngươi phải yêu Chúa là Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và trí tuệ ngươi, và yêu thương người thân cận như chính mình vậy” (c. 27). Khi đó Chúa Giêsu kết luận: “Ông hãy làm như thế và sẽ sống” (v. 28). Ông này lại đặt một câu hỏi khác, rất quý báu đối với chúng ta: “Ai là người thân cận của tôi?” (c. 29), và ông ta hiểu ngầm: cha mẹ tôi? các người đồng hương của tôi? Các người đồng đạo với tôi?”. Nghĩa là, ông ta muốn có một luật lệ rõ ràng cho phép ông sắp loại các người khác thành những người “thân cận” và “không thân cận”, thành những người có thể trở thành thân cận và những người không thể trở thành thân cận.

Và Chúa Giêsu trả lời ông với một dụ ngôn, có ba nhân vật: một tư tế, một thầy Lêvi và một người Samaritano. Hai gương mặt đầu tiên liên quan tới việc phụng tự trong đền thờ; người thứ ba là một người Do thái ly giáo, bị coi như ngoại quốc, dân ngoại và ô uế. Trên đường từ Giêrusalem  xuống Giêricô thầy tư tế và Lêvi gặp một người hấp hối, vì bị cướp đánh và bỏ rơi. Trong các trường hợp như thế Lề Luật của Chúa dự trù bổn phận cứu giúp, nhưng cả hai đi qua mà không dừng lại. Họ vội vã… Thầy tư tế có lẽ đã nhìn đồng hồ và nói: “Tôi đễn trễ lễ… Tôi phải làm lễ”. Và người kia thì nói: “Tôi không biết Luật có cho phép tôi không, bởi vì có máu ở đó và tôi sẽ bị ô uế…” Họ đi một con đường khác và không tới gần.

Và ĐTC rút tiả ra giáo huấn đầu tiên như sau:

Ở đây dụ ngôn cống hiến cho chúng ta một giáo huấn đầu tiên: không phải tự động ai lui tới nhà Thiên Chúa và biết lòng thương xót của Ngài là biết yêu thương người lân cận. Nó không tự đông đâu! Bạn có thể biết toàn sách Thánh Kinh, bạn có thể biết tất cả các chữ đỏ của Phụng Vụ, bạn có thể biết toàn thần học, nhưng từ việc biết không tự động yêu: yêu thương có một con đường khác, cần sự thông minh, nhưng cũng cần một cái gì khác nữa…

Vị tư tế và thầy Lêvi trông thấy, nhưng không biết; nhìn thấy nhưng không lo liệu. Nhưng không có phụng tự thật, nếu nó không được thể hiện ra bằng việc phục vụ người lân cận. Chúng ta đừng bao giờ quên điều này: trước nỗi khổ đau của biết bao nhiêu người kiệt quệ vì đói khát, vì bạo lực và bất công, chúng ta không thể ở đó như các khán giả. Không biết nỗi khổ đau của con người, có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là không biết Thiên Chúa. Nếu tôi không đến gần người đàn ông đó, đến gần người đàn bà đó, đến gần đứa trẻ đó, ông già đó hay bà già đó, tôi không đến gần Thiên Chúa.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: chúng ta hãy bước vào trọng tâm của dụ ngôn: người Samaritano, nghĩa là chính người bị khinh miệt này, chính người mà có lẽ không ai sẽ đánh cá gì hết, và cả ông ta cũng có các dấn thân và công việc phải làm,  khi trông thấy người bị thương, ông không bỏ qua như hai người kia, là những người gắn liền với đền thờ, nhưng  mà “cảm thương” (c. 33). Phúc Âm nói thế: “Ông cảm thương”, nghĩa là trái tim, ruột cảm động. Đây là sự khác biệt. Hai người kia “trông thấy”, nhưng con tim của họ đóng kín, lạnh lùng. Trái lại, con tim của người samaritano đồng điệu với chính con tim của Thiên  Chúa. Thật vậy, sự “cảm thương” là  một đặc tích nòng cốt của lòng thương xót Chúa. Thiên Chúa cảm thương chúng ta. Nó có nghĩa là gì?  Ngài đau khổ với chúng ta, các khổ đau của chúng ta Ngài cảm nhận được. Cảm thương có nghĩa là “đau khổ với”. Động từ ám chỉ ruột máy động và run rẩy trước nỗi đau của con người. Và trong các cử chỉ và hành động của người samaritano nhân hậu chúng ta nhận ra hành động thương xót của Thiên Chúa trong tất cả lịch sử cứu độ. Nó cũng chính là sự cảm thương, qua đó Chúa đến gặp gỡ từng người trong chúng ta: Ngài không giả vờ không biết chúng ta, Ngài biết các khổ đau của chúng ta, Ngài biết chúng ta cần sự trợ giúp và ủi an biết chừng nào. Ngài đến gần chúng ta, và không bao giờ bỏ rơi chúng ta.

Mỗi người trong chúng ta hãy tự hỏi và trả lời trong tim: “Tôi có tin điều đó không? Tôi có tin rằng Chúa cảm thương tôi, như tôi là không, là người tội lỗi, với biết bao nhiêu vấn đề và biết bao nhiêu sự?” Hãy nghĩ tới điều đó và câu trả lời là: “Có!” Nhưng mỗi người phải nhìn vào con tim mình xem mình có tin vào sự cảm thương này của Thiên Chúa không, của Thiên Chúa nhân hậu, là Đấng đến gần, chữa lành chúng ta, vuốt ve chúng ta. Và nếu chúng ta khước từ Ngài, Ngài chờ đợi: Ngài kiên nhẫn và luôn luôn ở bên cạnh chúng ta.

Người Samaritano hành xử với lòng thương xót đích thật: ông băng bó các vết thương của người ấy, chở ông ta tới nhà trọ và đích thân lo lắng cho người ấy, liệu trước việc trợ giúp ông ta. Và ĐTC rút tiả ra thêm một giáo huấn khác:

Tất cả những điều này dậy cho chúng ta biết rằng sự cảm thương, tình yêu, không phải là một tâm tình mông lung,  nhưng có nghĩa là lo lắng cho tha nhân cho tới độ chính mình phải trả giá. Nó có nghĩa là để cho mình bị liên lụy bằng cách làm mọi sự cần thiết để tới gần người khác cho tới độ tự đồng hóa với họ: “Hãy yêu tha nhân như chính mình”. Đó là giới răn của Chúa.

Kết luận dụ ngôn Chúa Giêsu nêu bật câu hỏi của vị tiến sĩ Luật và hỏi ông: “Ai trong ba người, theo ông, đã là người thân cận của người bị rơi vào tay bọn cướp?” (c. 36). Sau cùng câu trả lời không thể mập mờ được: “Đó là người đã thương xót ông ta” (v.27). Mở đầu dụ ngôn đối với thầy tư tế và thầy Lêvi người thân cận là kẻ hấp hối; vào cuối dụ ngôn đò là người Samaritano đã trở thành người lân cận. Chúa Giêsu nhấn mạnh viễn tượng: đừng có đứng đó mà sắp xếp các người khác để xem ai là thân cận ai không. Bạn có thể trở thành người thân cận của bất cứ ai bạn gặp trong cần thiết, và bạn sẽ là người thân cận, nếu trong tim bạn có sự cảm thương, nghĩa là nếu bạn có khả năng đau khổ với người khác.

Dụ ngôn này là một món qua tuyệt diệu cho tất cả chúng ta, và cũng là một dấn thân nữa! Chúa Giêsu lập lại với từng người trong chúng ta điều Ngài đã nói với vị tiến sĩ Luật: “Hãy đi và làm như vậy” (c. 37). Chúng ta tất cả được mời gọi đi cùng con đường của người Samaritano nhân hậu, là gương mặt của Chúa Kitô: Chúa Giêsu cúi xuống trên chúng ta, biến thành tôi tớ của chúng ta, và như thế Ngài đã cứu chuộc chúng ta, để cả chúng ta nữa cũng có thể yêu thương  nhau như Ngài đã yêu thương chúng ta, theo cùng một cách thức.

ĐTC đã chào nhiều đoàn hành hương khàc nhau. Trong các đoàn nói tiếng Pháp ngài chào tín hữu đến từ các giáo phận Montpellier, Nantes, San Claude và Moulins, do các GM sở tại hướng dẫn. Ngài khuyến khích mọi người đừng thờ ơ trước các khổ đau của tha nhân, nhưng hãy bắt chước người Samaritano nhân hậu cảm thương săn sóc và thoa dịu các khổ đau của họ.

Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước Anh, Thuỵ Điển, Slovachia, Trung quốc, Indonesia, Singapore, Sri Lanka, Việt Nam, Philippines, Canada và Hoa Kỳ. Ngài xin Chúa Kitô phục sinh chúc lành cho họ và gia đình họ.

Với các tín hữu A Rập ĐTC chào đoàn hành hương của đại học Thánh Giuse Beirut nhân kỷ niệm 140 năm thành lập. Ngài nhắc cho mọi người biết kitô hữu được mời gọi là dụng cụ hòa giải, đem ơn tha thứ và lòng xót thương của Thiên Chúa tới cho người khác qua các cử chỉ bác ái yêu thương.

  Trong số các nhóm nói tiếng Đức ĐTC chào phái đoàn giáo phận Bolzano Bresanone và các nhóm đến từ Đức, đặc biệt các bạn trẻ và cầu mong họ là các người Samaritano nhân hậu đối với tha nhân.

Trong số các nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha ngài chào tín hữu đến từ Zurich, Brasilia, các linh mục giáo phận Serrinha, các nữ tu Phansinh thánh Giuse, và chúc mọi người biết hiến dâng cuộc sống như món quà tình yêu cho tha nhân.

Chào các đoàn hành hương Ba Lan và Slovachia, ĐTC cầu mong tín hữu noi gương người Samaritano nhân hậu đến với những người nghèo nàn đói khổ, săn sóc gia đình, môi sinh và xứ đạo, và được nhiều ơn Chúa khi bước qua các Cửa Thánh.

Trong số các phái đoàn Ý ĐTC chào tín hữu các giáo phận Chieti-Vasto, Novara, Alessandria, Chiavari và Pavia, do các Giám Mục hướng dẫn; các thừa sai dòng Chúa Cứu Thế; các linh mục giáo sư các đại chủng viện liên hệ với đại học Urbaniana của Bộ Truyền Giáo; và các tham dự viên tuần hội học do đại học Thánh Giá tổ chức.

Chào đông đảo các bạn trẻ ĐTC chúc họ luôn trung thành với bí tích Rửa Tội và hăng say làm chứng cho Chúa. Với người đau yếu ĐTC khích lệ họ biết nhìn lên  Chúa Kitô khổ nạn và dâng mọi khổ đau lên cho Chúa để góp phần mưu cầu ơn cứu rỗi cho mọi người. Sau cùng ngài chào các đôi tân hôn và cầu chúc họ biết thực thi giáo huấn của thánh Phaolô: yêu thương nhau, tha thứ tất cả và chịu đựng tất cả trong cuộc sống thường ngày.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải

Jean Vanier, người sáng lập các cộng đoàn “Con Tàu” và các nhóm “Đức tin và Ánh Sáng”

Jean Vanier, người sáng lập các cộng đoàn “Con Tàu” và các nhóm “Đức tin và Ánh Sáng”

Jean Vanier

Jean Vanier sinh năm 1928 tại Geneve, trong một gia đình Công giáo Canada gốc Pháp. Thời niên thiếu Jean được hưởng nền giáo dục Anh Pháp ở Canada, và sau đó ở ngay tại Anh và Pháp. Năm 1945, khi cha của Jean trở thành đại sứ Canada tại Pháp, Jean đã có dịp đến Paris. Tại đây, Jean và mẹ của mình đã giúp đỡ những người sống sót trong các trại tập trung của Đức quốc xã. Nhìn thấy các nạn nhân gầy gò, khuôn mặt co quắp vì sợ hãi và đau khổ, là một cuộc gặp gỡ gây ấn tượng sâu sắc mà Jean không bao giờ quên. Sau đó anh tham gia vào Hải quân Hoàng gia Anh và hải quân Hoàng gia Canada. Nhưng anh cảm thấy có một tiếng gọi nội tâm thúc giục anh làm một việc khác, anh từ giã hải quân, trở lại Paris để học đại học và sau đó bảo vệ luận án tiến sĩ triết tại học viện Công giáo Paris và trở thành giáo sư dạy triết tại Toronto.

 

Cuối năm 1963, khi ấy còn là một giáo sư trẻ, Jean đã đến thăm một cơ sở nuôi 80 người bệnh tâm thần. Ông chứng kiến những con người này bị đối xử tàn tệ không ra con người. Ông hiểu đây chính là những người dễ bị thương tổn nhất và muốn thay đổi tình trạng tồi tệ này nhưng không biết làm sao. Ông cảm thấy Chúa muốn ông làm gì đó nhưng không biết bắt đầu thế nào và ở đâu. Và rồi Chúa đã chỉ cho ông con đường, ơn gọi của ông. Ông đã gặp 2 người bị thiểu năng trí tuệ là Raphael và Philip và ông đã mời họ bỏ viện tâm thần nơi họ đang sống để đến sống với ông tại Trosly-Breuil, một làng nhỏ ở miền Bắc nước Pháp, nơi ông vẫn sống cho đến bây giờ.Việc làm của ông là một cuộc cách mạng xuất phát từ đức tin ôm trọn cả nhân loại, vì vào thời gian đó, những người bệnh tâm thần bị hắt hủi bỏ rơi, vì bị coi như sự nhục nhã của gia đình và ngăn trở cho xã hội, bởi vì tật nguyền của họ bị xem như là sự trừng phạt của Thiên Chúa.

 

Cộng đoàn “Arche” – Con Tàu – đầu tiên đã ra đời như thế. Hiện nay phong trào này đã có 140 cộng đoàn rải rác khăp 5 châu, là những nơi mà những người bị xã hội bỏ rơi sống chung với những người tiếp nhận họ. Đầu tiên đây là cộng đoàn Công giáo nhưng dần dần cộng đoàn đón tiếp các bệnh nhận thuộc mọi tôn giáo và chủng tộc. Nghi thức rửa chân được xem như biểu tượng của lãnh đạo phục vụ, hiệp thông và hiệp nhất của những điều khác nhau. Công giáo là phổ quát và Chúa Giê-su đã dạy một tình yêu phổ quát. Mọi người dù thuộc tôn giáo hay sắc tộc nào cũng điều quý giá đối với Thiên Chúa. Jean cũng đã thành lập phong trào “Đức tin và Ánh sáng” với cùng ý tưởng như “Con Tàu”, nơi các người bệnh cùng sống trong các buổi gặp gỡ, tĩnh tâm, nghỉ hè với nhau. Ngày nay đã có 1500 nhóm của phong trào trên khắp thế giới. Ông đã đi khắp thế giới, gặp gỡ các Đức giáo hoàng, các lãnh đạo quốc gia, nhận nhiều giải thưởng, vv.

 

Con đường ngoại thường và hạnh phúc của Jean là con đường khiêm nhường, chia sẻ những cử chỉ nhỏ nhặt hàng ngày như đi chợ, dọn nhà cửa gọn gàng, nấu nướng, giữ mối liên hệ  tốt với những người xung quanh, và tất nhiên chữa bệnh. Ông đã tìm ra chân lý trong lời của Chúa Giê-su: khi các con đãi tiệc, đừng mời gia đình, hàng xóm giàu có nhưng mời những người nghèo, người què, đui mù và các con sẽ vui mừng. Niềm vui là dấu hiệu đầu tiên, tài liệu đầu tiên của Lòng Thương xót. Những người có hoàn cảnh khó khăn, bao lực cũng đến với cộng đoàn “Con tàu”. Lịch sử của “Con tàu” không phải là dễ dàng, nhưng Lòng Thương Xót đã đồng hành với ông trong cuộc sống, giúp cho công việc phát triển tốt đẹp.

 

Ông Jean nghĩ đến Đức Giáo hoàng Phanxicô, người đã bao lần mời gọi đi đến các biên cương của sự hiện hữu, mời gọi đến với những người nghèo để gặp gỡ họ và học từ họ. Theo ông, những người nghèo, khiêm nhường, bên lề xã hội, hay lạc đường, họ có  trái tim thánh thiện và rộng mở. Điều họ cần và khao khát là biết có người yêu thương họ. Chỉ có điều này đủ sức đổi ngược sự nhát sợ, ý nghĩ mình không có giá trị, sự chán ghét chống lại Thiên Chúa và chống lại chính mình. Điều tuyệt vời là không chỉ chúng ta thay đổi những người bệnh nhưng chính họ cũng giúp chúng ta thay đổi. Chúng ta thay đổi người khác là giúp họ trở nên giống người và giống Chúa Giê-su hơn. Ông hy vọng người ta khám phá ra là những người khuyết tật là những người đáng yêu và không phải chỉ là làm những gì cho họ nhưng còn trở thành bạn thật sự của họ.

 

Ngày 15 tháng 3 vừa qua Jean Vanier đã được công bố là người đạt giải thưởng Templeton năm 2015. Đây là giải thưởng được thành lập năm 1972 nhằm vinh danh những người đã có những đóng góp đặc biệt để khẳng định chiều kích thiêng liêng, qua những ý tưởng, những khám phá, hoặc các hoạt động thực tế. Số tiền 1.7 triệu Mỹ kim được ông dành tặng cho mạng lưới cộng đoàn “Con Tàu”, vì theo ông, nhờ các cộng đoàn này ông mới được vinh danh ở giải thưởng này, và để các cộng đoàn có thể tiếp tục công việc thay đổi trái tim con người và đưa nhiều người đến với Chúa Giê-su. (Tracce 03/2016)

 

Hồng Thủy OP

 

Các Giám mục Ấn độ yêu cầu Thủ tướng mời Đức Thánh Cha thăm Ấn độ

Các Giám mục Ấn độ yêu cầu Thủ tướng mời Đức Thánh Cha thăm Ấn độ

Đức Hồng Y Baselios Cleemis - Ấn Độ

New Delhi, Ấn độ – Các vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo yêu cầu Thủ tướng Narenda Modi của Ấn độ mời Đức Thánh cha Phanxicô thăm Ấn độ.

Phái đoàn các Giám mục do Đức Hồng Y Baselios Cleemis, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn độ dẫn đầu đã đến gặp Thủ tướng Modi chiều hôm qua 26/4 tại văn phòng của Thủ tướng. Phái đoàn cũng có Đức cha Tổng thư ký Theodore Mascarenhas và Đức cha Joesph Chinnayyan, phó Tổng thư ký. Các Giám mục đã yêu cầu Thủ tướng Modi mời Đức Thánh cha Phanxicô thăm Ấn độ vào một thời điểm thuận tiện cho cả chính quyền Ấn độ và cho Tòa Thánh. Các ngài cũng mời thủ tướng dẫn đầu đoàn chính phủ Ấn độ về Roma tham dự Thánh lễ phong thánh cho Mẹ Têrêsa vào ngày 4/9 tới đây.

Thủ tướng Modi đã bảo đảm là sẽ xem xét lời mời của các Giám mục về Roma dự lễ phong thánh cho Mẹ Têrêsa và sẽ thảo luận với các cộng sự viên cách thức tốt nhất cho một cuộc viếng thăm Ấn độ của Đức Thánh cha Phanxicô.

Phái đoàn các Giám mục đã cám ơn Thủ tướng về những hoạt động của chính phủ trong việc giải thoát cho cha Tom Uzhunnalil dòng Don Bosco, đã bị bắt cóc trong ở Yemen vào ngày 4/3 năm nay và hiện vẫn còn trong tay những kẻ bắt cóc. Các Giám mục cũng khen ngợi chính phủ Ấn độ về việc thăng tiến các điều kiện sống của hàng triệu nông dân trong những vùng hoang dã. Cuối cùng, các ngài đã khẳng định sự ủng hộ, cộng tác và tham dự mạnh mẽ vào các sáng kiến của chính phủ hiện hành để xây dựng một đất nước Ấn độ tốt đẹp hơn.

Đức cha Mascarenhas, Tổng Giám mục Ranchi, cho hãng tin Asia News biết, đây là một cuộc gặp gỡ thân thiện. Thủ tướng đã nhắc lại các hoạt động của Giáo hội Công giáo trong lãnh vực giáo dục ở Baroda, nơi ông đứng đầu chính phủ từ năm 2001-2004, và bảo đảm sự trợ giúp của ông để xây bệnh viện ở Ranchi. Đức cha Mascarenhas cũng là người bảo lãnh chính cho việc xây dựng bệnh viện của tổng giáo phận Ranchi, nơi sẽ cung cấp dịch vụ chữa trị y tế cho các người nghèo và các bộ lạc. (Asia News/ Fides 26/4/2016)

Hồng Thủy OP

Hôn nhân là dấu chỉ sự gần gũi của Thiên Chúa trong xã hội cạnh tranh Singapore

Hôn nhân là dấu chỉ sự gần gũi của Thiên Chúa trong xã hội cạnh tranh Singapore

Thánh đường tại Singapore

Singapore – "Trong hôn nhân chúng ta có khuynh hướng dựa trên chính sức của mình, nhưng rồi chúng ta trở nên mệt mỏi và bị làm cho mệt mỏi. Điều này xảy ra vì chúng ta quên rằng Thiên Chúa có thể làm tất cả và luôn ở bên cạnh chúng ta.” Đó là lời của bà Ramona Olsen, một bà mẹ của gia đình, đã kể lại các khó khăn bà đã gặp trong cuộc sống với chồng của bà trong một buổi gặp gỡ để giúp các đôi hôn nhân do Ủy ban gia đình của Tổng giáo phận Singapore tổ chức.

Sự kiện này nằm trong khuôn khổ diễn đàn về các thách thức mà các gia đình Singapore gặp phải trong một xã hội cạnh tranh quá mạnh, hầu như người ta chỉ tập trung vào công việc và sản phẩm. Buổi đầu tiên diễn ra vào ngày 19 tháng 3 vừa qua và chương trình sẽ kết thúc vào ngày 21 tháng 5 tới đây. Trong dịp này, nhiều cặp vợ chồng sẽ mừng kỉ niệm hôn phối và một số Linh mục cũng kỉ niệm ngày thụ phong Linh mục.

Cyrine Gregory, điều phối viên của sáng kiến này, giai thích vai trò của các tín hữu Công giáo đối với người trẻ, những người luôn luôn ít được các bậc cha mẹ hỗ trợ trong việc chọn lựa kết hôn và có con. Bà nói: “chúng tôi được mời gọi là một tiếng nói khác trong xã hội, đi ngược lại với văn hóa. Chúng tôi cần phải mang tình yêu Thiên Chúa, tình yêu chữa lành, đến với tất cả các cuộc hôn nhân và tất cả các gia đình đang đau khổ.”

Buổi họp mặt ngày 16 tháng 4 do cha Terence Pereira, đại diện Giám mục về Loan báo Tin Mừng, hướng dẫn. Cha đã nói về tầm quan trọng của sự gặp gỡ cá nhân của mỗi người với Chúa Ki-tô như là một nền tảng giúp các gia đình đang gặp khó khăn. Cha đã lưu ý đến tình trạng hôn nhân ở Singapore mà từ vài năm nay đã trở nên ngắn ngủi với số vụ ly dị gia tăng. Theo cha, có tới 7000 vụ ly dị trên tổng số khoảng 21 ngàn đám kết hôn hàng năm. Để thay đổi tình trạng này, các Ki-tô hữu phải trở nên giống như “bụi gai trong sách Xuất hành, bốc cháy nhưng không bị thiêu rụi.”

Có trên 200 ngàn tín hữu Công giáo ở Singapore, chiếm 5% dân số. Giáo hội địa phương là một Giáo hội tăng triển và năng động. (Asia News 27/4/2016)

Hồng Thủy OP

Ki-tô hữu Hồng Kông tuần hành chống phá hủy Thánh giá

Ki-tô hữu Hồng Kông tuần hành chống phá hủy Thánh giá

Đức Hồng Y Trần Nhật Quân

Hồng Kông – Một nhóm Ki-tô hữu do Đức Hồng Y Trần Nhật Quân dẫn đầu đã yêu cầu chính quyền Trung quốc ngừng việc phá hủy các Thánh giá ở lục địa Trung hoa và thả các lãnh đạo tôn giáo đang bị cầm tù.

Cuộc tuần hành phản đối do Học viện Công giáo Hồng Kông, Ủy ban Công lý Hòa bình của Hội đồng Giám mục  Vùng và các Ki-tô hữu tổ chức đã diễn ra trước Văn phòng đại diện của chính quyền Trung quốc ở Hồng Kông. Những người tham gia đã hô vang “tôn trọng tự do tôn giáo” trong khi đặt hoa để tưởng niệm những người đã chết để khẳng định quyền tự do này ở Trung Hoa.

Nhóm tuần hành đã nhắc cho những người hiện diện là từ cuối năm 2013, khi chiến dịch này bắt đầu bởi lãnh đạo đảng ở Chiết giang chống lại các biểu tượng Ki-tô giáo, đã có 2000 Thánh giá bị tháo bỏ hoặc phá hủy. Bên cạnh đó, đoàn biểu tình cũng yêu cầu chính quyền trung ương Bắc Kinh thả tự do cho các mục sư và các Linh mục bị cầm tù vì đã chống lại việc phá hủy Thánh giá.

Đức Hồng Y nguyên Giám mục Hồng Kông bày tỏ lo lắng là chiến dịch này có thể sẽ lan đến Hồng Kông. Ngài nói: “Sự tự do chúng ta có ở đây ngày càng ít hơn. Chúng ta cần phải nói, phải tố cáo những gì đang xảy ra vì có thể cả chúng ta cũng có thể phải chịu các chiến dịch chống Kitô giáo lây lan từ Trung Hoa đại lục.” Theo ngài, việc tố cáo sự thiếu tự do tôn giáo cũng là một nghĩa vụ luân lý.

Cuộc tuần hành của Hồng Kông xảy ra một ngày sau cuộc gặp giữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và một đại diện của Mặt trận thống nhất (quy tụ tất cả các nhóm xã hội “không Cộng sản” của Trung Quốc hiện đại). Trong cuộc thảo luận, ông Tập nhấn mạnh các nhóm tôn giáo phải vâng theo Đảng: “Họ phải gắn bó với quyền lãnh đạo của Đảng. Đồng thời các đảng viên phải vô thần và theo chủ nghĩa Mác-xít: các đảng viên phải là những người canh giữ chống lại các sự xâm nhập từ nước ngoài, có thể đến qua các con đường tôn giáo, chống lại sự lãnh đạo của đảng.” (Asia News 25/4/2016)

Hồng Thủy OP

Đức Thánh Cha chống trào lưu duy giáo sĩ

Đức Thánh Cha chống trào lưu duy giáo sĩ

Đức Thánh Cha chống trào lưu duy giáo sĩ

 

VATICAN. ĐTC kêu gọi bài trừ nạn duy giáo sĩ đồng thời thăng tiến lòng đạo đức bình dân ở Mỹ châu la tinh.

Trên đây là nội dung thư ĐTC gửi đến ĐHY Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ GM kiêm chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu la tinh. Trong thư ngài nhắc đến khóa họp toàn thể của Ủy ban này từ ngày 1 đến 4-3-2016 tại Vatican về đề tài ”Sự dấn thân không thể thiếu được của giáo dân trong đời sống công cộng ở các nước Mỹ châu la tinh”. Ngài đã tiếp các tham dự viên ngày 4-3-2016 vào cuối khóa họp.

 ĐTC cho biết lá thư của ngài là một sự tiếp tục suy tư về đề tài đã được bàn đến trong khóa họp của Ủy ban, qua đó sau khi đề cao ơn gọi của giáo dân là Dân Thánh của Thiên Chúa, ngài đặc biệt nhắc đến những nguy hiểm và tai hại của trào lưu duy giáo sĩ ở Mỹ châu la tinh. ĐTC viết:

”Thái độ duy giáo sĩ không những hủy bỏ nhân cách của các tín hữu Kitô nhưng còn nhắm giảm bớt và hạ giá ơn thánh của bí tích rửa tội mà Chúa Thánh Linh đã đặt trong tâm hồn những người dân của chúng ta. Thái độ duy giáo sĩ biến giáo dân trở thành những người thừa hành, giới hạn những sáng kiến và cố gắng táo bạo cần thiết để cho để mang Tin Mừng cho mọi lãnh vực hoạt động xã hội, nhất là lãnh vực chính trị. Trào lưu duy giáo sĩ dần dần làm tắt lịm ngọn lửa ngôn sứ mà toàn thể Giáo Hội được kêu gọi làm chứng tá trong tâm hồn dân Chúa..”.

ĐTC đặc biệt đề cao ”việc mục vụ bình dân”, cũng gọi là lòng đạo đức bình dân. Trong tông huấn ”Loan báo Tin Mừng” (Evangelii nuntiandi), ĐGH Phaolô 6 nhận xét rằng: ”Lòng đạo đức bình dân chắc chắn có những giới hạn. Nó thường bị nhiều hình thức tôn giáo lệch lạc xâm nhập, nhưng nếu được hướng dẫn đúng đắn, nhất là qua khoa sư phạm về việc loan báo Tin Mừng, thì lòng đạo đức bình dân rất phong phú về giá trị. Nó biểu lộ một lòng khao khát Thiên Chúa mà chỉ có những người đơn sơ và người nghèo mới có thể nhận biết được, làm cho họ có khả năng quảng đại và hy sinh đến mức độ anh hùng..”.

Sau cùng ĐTC kêu gọi các vị Chủ Chăn của Giáo Hội ở Mỹ châu la tinh hãy khuyến khích, đồng hành và cổ võ những sáng kiến và các nỗ lực của giáo dân dấn thân trong đời sống công cộng, nhắm duy trì niềm hy vọng và đức tin sinh động trong một thế giới đầy mâu thuẫn, nhất là cho những người nghèo nhất, và với những người nghèo nhất. Điều này có nghĩa là các vị Chủ Chăn cần dấn thân giữa dân, với dân, nâng đỡ đức tin và hy vọng của họ” (SD 26-4-2016)

 G. Trần Đức Anh OP

Đức Thánh Cha khích lệ sáng kiến ”biến sa mạc thành rừng cây”

Đức Thánh Cha khích lệ sáng kiến ”biến sa mạc thành rừng cây”

Đức Thánh Cha khích lệ sáng kiến biến sa mạc thành rừng cây

ROMA. ĐTC Phanxicô khích lệ sáng kiến ”biến sa mạc thành rừng cây” do Phong trào Focolari (Tổ Ấm), và ”Ngày Trái Đất” (Earth Day) ở Italia đề xướng.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong cuộc viếng thăm bất ngờ lúc 5 giờ chiều chúa nhật 24-4-2016 tại Công viên Borghese ở Roma, nơi có ”Làng cho trái đất” do Phong trào Focolari và Earth Day Italia thiết lập trong 4 ngày qua. Ngôi làng đặc biệt này muốn trình bày khuôn mặt âm thầm của Thành Roma, hằng ngày kiến tạo những mạng liên đới, đối thoại liên tôn, cuộc sống chung, ít được các cơ quan truyền thông nói tới, nhưng chủ đích là trở thành những viên gạch nhỏ xây dựng nền văn minh.

Khi đến nơi, ĐTC đã được 3.500 người hiện diện đón tiếp và ban nhạc ”Gen Xanh” của người trẻ Focolari chào mừng, cùng với chị Maria Voce và cha Jesus Morán, Chủ tịch và đồng Chủ tịch Phong trào Focolari.

Lên tiếng trong dịu này, ĐTC cám ơn tất cả những người cộng tác vào sáng kiến này và nói: ”Anh chị em là những người đang hoạt động để sa mạc thành rừng cây, anh chị em dấn thân trên nhiều bình diện trong xã hội: từ sự gần gũi các tù nhân cho đến cuộc chiến chống nạn cờ bạc…

ĐTC đặc biệt đề cao sự nhưng không và nhận xét rằng “Trong thế giới này, dường như nếu bạn không trả tiền thì không thể sống được. Nơi trung tâm của thế giới có thần tiền bạc: ai không đến gần để thờ lạy thần này thì rốt cuộc bị lâm vào nghèo đói, bệnh tật và bị bóc lột”.

ĐTC không quên nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tha thứ. Ngài nói: ”Tâm tình cay đắng, oán hận, làm cho chúng ta xa nhau. Cần luôn luôn xây dựng, với ý thức rằng tất cả chúng ta đều có những điều để tha thứ cho nhau, tất cả chúng ta đều phải làm cộng tác với nhau, tôn trọng nhau, và nhờ đó chúng ta sẽ thấy phép lạ này, đó là một sa mạc trở thành rừng cây”.

Trước đó, Ông Pierluigi Sassi, chủ tịch tổ chức Ngày Trái Đất Italia, đã trình bày về những hoạt động nhắm giáo dục về môi trường, đối thoại liên tôn, giúp đỡ các thiếu niên không có người tháp tùng, và một kinh nghiệm Âu Châu về dự án Erasmus dành cho các sinh viên (RG 24-4-2016)

 G. Trần Đức Anh OP

 

Một phụ nữ Công giáo Burundi nhận giải thưởng Aurora

Một phụ nữ Công giáo Burundi nhận giải thưởng Aurora

Bà Testo lancio nhận giải thưởng Aurora

Yerevan, Armenia – Ngày 24 tháng4 vừa qua, giải thưởng Aurora, một giải thưởng nhìn nhận công việc của một cá nhân về việc phát triển các quyền con người, đã được trao cho Marguerite Barankitse, 59 tuổi, một phụ nữ Công giáo người Burundi, người đã cung cấp nơi ăn ở cho hàng ngàn trẻ em mồ côi trong cuộc nội chiến ở Burundi vào đầu những năm 1990.

Khi chiến tranh bùng phát, Bà Testo lancio  đã che giấu các gia đình là mục tiêu của cuộc thanh trừng và chăm sóc cấc trẻ em mồ côi. Bà đã nhận những lời đe dọa nguy hiểm đến tính mạng vì những lời phê bình và quy trách nhiệm cho chính quyền về bạo lực xảy ra. Cuối cùng bà đã phải chạy sang nước láng giềng Rwanda để tị nạn. Tai đây bà tiếp tục cứu vớt hàng ngàn sinh mạng nhờ công việc bác ái giúp đỡ những người đang chạy trốn khỏi các cuộc chiến.

Nhiều người thân và bạn bè của bà đã bị giết trong cuộc chiến trang ở Burundi. Bà nói với Hãng thông tấn Công giáo Hoa kỳ: họ bị giết ngay trước mắt bà, nhưng là một người Công giáo, bà có đức tin và tiếp tục nghe sứ điệp của Chúa Giê-su: ‘Đừng sợ! Ta ở với con.’ Bà cho biết, nếu Thiên Chúa không ở cùng bà, có lẽ bà sẽ cố giữ mạng sống của bà.

Bà kêu gọi: “như là một gia đình nhân loại, chúng ta cần ủng hộ người khác, và nói ‘không bao giờ xảy ra nữa!’ Không còn những nhà độc tài áp bức dân chúng và nhận tiền bạc và vũ khí từ các cộng đồng quốc tế. Làm sao mà trong thế kỷ 21 vẫn tồn tại những bạo chúa này? Chúng ta phải lượng định cách chính xác.”

Trong buổi lễ trao giải thưởng, diễn viên George Clooney đã nói: “Giải thưởng tối nay tôn vinh sự anh hùng và can đảm mà nhiều người trong chúng ta có thể thực hiện trong cuộc sống của chúng ta… Nhìn nhận sự can đảm, dấn thân và hy sinh của bà Marguerite Barankitse, tôi hy vọng là bà có thể giúp cho mỗi người chúng ta suy nghĩ về những điều mình có thể làm để đứng lên nhân danh những người mà quyền của họ bị vi phạm và những người cần sự tương trợ của của chúng ta nhất.”

Bà Barankitse sẽ được nhận 100 ngàn mỹ kim để phát triển quỹ bác ái của bà và một triệu mỹ kim được tặng cho 3 tổ chức khác do bà đề nghị. (catholic News Service/Catholic Herald 25/4/2016)

Hồng Thủy OP

Có con tim yêu thương, tự do, rộng mở dể là môn đệ Chúa Giêsu

Có con tim yêu thương, tự do, rộng mở dể là môn đệ Chúa Giêsu

Thánh lễ Ngày Năm Thánh Giới Trẻ sáng Chúa Nhật 24-4-2016

Có con tim yêu thương, tự do, rộng mở để là môn đệ Chúa Giêsu

ĐTC khích lệ người trẻ có con tim yêu thưong và tự do để hướng tới các lý tuởng cao đẹp. Vì tình yêu là “thẻ căn cước” của kitô hữu, là “tải liệu” duy nhất  có giá trị cần liên tục gia hạn để được nhận biết là môn đệ của Chúa Giêsu.

Ngài đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong bài giảng thánh lễ cho Ngày Năm Thánh Giới Trẻ cử hành lúc 10 giờ rưỡi sáng Chúa Nhật 24 tháng 4 hôm qua.

Từ mấy ngày qua hơn 70,000 bạn trẻ tuổi từ 13 tới 16 từ Italia và nhiều nước trên thế giới đã tuôn về Roma hành hương Năm Thánh. Các bạn trẻ được 203 giáo xứ Roma tiếp đón, và đã theo dõi các buổi học giáo lý theo các thứ tiếng tại nhiều nhà thờ khác nhau trong thủ đô Giáo Hội. Chiều thứ bẩy đã có hàng trăm Linh Mục ban bí tích Hoà Giải cho họ tại quảng trường thánh Phêrô. Chính ĐTC Phanxicô cũng đã giải tội cho 16 bạn trẻ. Tiếp đến vào ban tối các bạn trẻ đã tham dự đại nhạc hội tại sân vận động Olimpic Roma với các chứng từ, hoạt cảnh và các màn trình diễn của nhiều ca sĩ nổi tiếng.

Ngay từ 8 giờ sáng Chúa Nhật quảng trường thánh Phêrô đã đông đặc các bạn trẻ, tín hữu và du khách hành hương. Đảm trách thánh ca trong thánh lễ ngoài ca đoàn Sistina của Toà Thánh còn có ca đoàn Mater Ecclesiae và ca đoàn Anh giáo.

Cùng đồng tế thánh lễ với ĐTC có 20 Hồng Y, 50 Giám Mục, và 950 Linh Mục. Phần lời nguyện giáo dân đã được các bạn trẻ tuyên đọc trong các thứ tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Ý và tiếng Hoa. 180 Linh mục đã giúp ĐTC cho các bạn trẻ và tín hữu rước Mình Thánh Chúa.

Giảng trong thánh lễ ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa điều răn yêu thương Chúa Giêsu để lại cho các môn đệ. Ngài nói:

 “Từ điều này mọi người sẽ biết các con là môn đệ của Thầy, đó là các con yêu thương nhau” (Ga 13,35). Các thanh thiếu niên nam nữ thân mến, thật lớn lao biết bao trách nhiệm mà Chúa tín thác cho chúng ta hôm nay! Nó nói với chúng ta rằng thiên hạ sẽ nhận biết các môn đệ của Chúa Giêsu từ cách họ yêu thương nhau. Nói cách khác, tình yêu là “thẻ căn cước” của kitô hữu, là “tải liệu” duy nhất  có giá trị để được nhận biết là môn đệ của Chúa Giêsu. Nếu tài liệu này hết hạn, và ta không gia hạn nó liên tục, thì chúng ta không là các chứng nhân của Chúa nữa.  Vì vậy cha hỏi các con: các con có muốn tiếp nhận lời Chúa Giêsu mời gọi là môn đệ của Ngài không? Các con có muốn là bạn trung thành của Ngài không? Bạn thật của Chúa Giêsu được phân biệt một cách nòng cốt bởi tình yêu cụ thể rạng ngời trong cuộc sống của mình. Các con có muốn sống tình yêu này mà Chúa ban cho chúng ta không ? – Các bạn trẻ thưa có – Thế thì chúng ta hãy tìm đến học trường của Ngài, là một trường sự sống để học yêu thương.

Trước hết yêu thương là điều xinh đẹp, là con đường để hạnh phúc. Tuy nhiên, nó không dễ dàng, nó đòi hỏi dấn thân, nó khiến cho ta mệt nhọc. Chẳng hạn chúng ta hãy nghĩ tới khi mình nhận được một món qua. Điều này làm cho chúng ta hạnh phúc. Nhưng để chuẩn bị món qua đó các người quảng đại đã phải dành thời giờ và dấn thân, và như vậy họ cũng tặng chúng ta một chút cái gì đó của chính con người họ, một cái gì mà họ đã biết lấy đi của họ. Chúng ta cũng hãy nghĩ tới món quà mà cha mẹ và các linh hoạt viên của các con đã làm, bằng cách cho phép các con đến Roma tham dự Ngày Năm Thánh dành cho các con. Các vị đã phải lên chương trình, tổ chức, chuẩn bị mọi sự cho các con, và điều này khiến cho các vi vui, cả khi các vị có phải khước từ một chuyến du hành cho chính mình. Thật thế, yêu thương có nghĩa là cho đi, không phải chỉ một cái gì là vật chất, nhưng một cái gì của chính mình: thời giờ, tình bạn và các khả năng của mình.

Tiếp tục bài giảng ĐTC nói: Chúng ta hãy nhìn lên Chúa là Đấng không thể thắng vượt được trong sự quảng đại. Chúng ta nhận từ Ngài biết bao ơn, và mỗi ngày đáng lý ra chúng ta phải cám ơn Ngài… Cha muốn hỏi các con: các con có cám ơn Chúa mỗi ngày không? Cả khi nếu chúng tra quên, thì Chúa không quên ban cho chúng ta mỗi ngày một ơn đặc biệt. Đó không phải là một món quà vật chất cần giữ trong tay và sử dụng, nhưng là một món quà lớn lao hơn nữa, cho cuộc sống. Ngài cho chúng ta tình bạn trung thành của Ngài và sẽ không bao giờ lấy đi. Cả khi con làm cho Ngài thất vọng, và xa rời Ngài, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục yêu thương con và gần gũi con, tin tưởng nơi con hơn là chính con tin nơi mình. Và điều này thật quan trọng biết bao! Vì sự đe dọa chính ngăn cản lớn lên một cách tốt đẹp, đó là khi không có ai chú ý đến con, khi con cảm thấy mình bị bỏ ra một bên. Trái lại Chúa luôn luôn ở với con, và hài lòng ở với con.  Cũng như Ngài đã làm với các môn đệ trẻ của Ngài, Ngài nhìn vào mắt con và mời con theo Ngài, “ra khơi” và “thả lưới”, tin tưởng nơi lời Ngài, nghĩa là bỏ vào cuộc chơi các tài năng của con trong cuộc sống, cùng với Ngài, mà không sợ hãi. Chúa Giêsu chờ đợi nơi con một câu trả lời, Ngài chờ đợi tiếng “vâng” của con.

Các thanh thiếu niên thân mến, vào tuổi của các con, các con cảm thấy nổi lên trong mình ước muốn yêu và nhận tình yêu thương. Nếu các con đến học trường của Ngài, Chúa sẽ dậy các con khiến cho lòng trìu mến và sự dịu hiện trở thành đẹp hơn nữa. Ngài sẽ đặt để trong tim các con một ý hướng tốt lành, ý hướng yêu thương mà không chiếm hữu: yêu thương các bản vị mà không muốn họ là của riêng mình, nhưng để cho họ tự do. Thật vậy, luôn luôn có cám dỗ làm ô nhiễm tình yêu với yêu sách bản năng chiếm lấy, có được điều mình thích. Nền văn hóa duy tiêu thụ cũng củng cố khuynh hướng này. Nhưng mọi sự, nếu ta siết chặt quá, thì bị hỏng, bị hư hại: và ta thất vọng với cái trống rỗng bên trong. Nếu các con lắng nghe tiếng Chúa, Ngài sẽ vén mở cho các con bí quyết của sự hiền dịu: lo lắng cho người khác có nghiã là tôn trọng họ, giữ gìn họ và chờ đợi họ.

ĐTC nói thêm trong bài giảng thánh lễ Ngày Năm Thánh giới trẻ: Trong các năm này các con cũng cảm thấy một ước ao tự do lớn lao. Nhiều người sẽ nói với các con rằng tự do có nghĩa là làm điều mình muốn. Nhưng ở đây phải biết nói không. Tự do không luôn luôn có thể là làm điều hợp với tôi: điều này khiến cho ta bị khép kín, xa cách và ngăn cản chúng ta là các người bạn cởi mở và chân thành. Khi tôi khỏe thì mọi sự đều trôi chảy là điều không đúng đâu. ĐTC định nghĩa sự tự do như sau:

Sự tự do, trái lại, là ơn có thể lựa chọn sự thiện: ai lựa chọn sự thiện kẻ ấy tự do, ai tìm điều đẹp lòng Thiên Chúa, cả khi nó vất vả đi nữa, người ấy tự do. Chỉ với các lựa chọn can đảm và mạnh mẽ người ta mới thực hiện được các giấc mộng cao cả nhất, các giấc mộng đáng để cho chúng ta tiêu hao cuộc sống. Các con đừng hài lòng với sự tầm thường xoàng xĩnh, “sống vật vờ” đứng ngồi thoải mái. Đừng tín thác nơi kẻ làm cho các con lo ra khỏi sự giầu có đích thực, là chính các con, bằng cách nói với các con rằng cuộc đời chỉ đẹp khi có nhiều sự. Hãy coi chừng kẻ muốn làm cho các con tin rằng các con chỉ có giá trị khi đeo mặt nạ làm ra vẻ mạnh mẽ, như các anh hùng trong phim ảnh, hay khi các con mặc quần áo hàng hiệu mới nhất. Hạnh phúc của các con vô giá và không thể mua bán. Nó không phải là một chương trình “app” mà người ta chuyển vào điện thoại cầm tay. Nó cũng không phải là phiên bản cập nhật nhất có thể giúp các con trở thành tự do hay lớn lao trong tình yêu.

Vì tình yêu là món qua tự do của người có con tim rộng mở. Nó là một trách nhiệm đẹp kéo dài suốt đời. Nó là dấn thân thường ngày của người biết thực hiện các giấc mộng cao cả! Tình yêu được dưỡng nuôi bằng sự tin tưởng, kính trọng và tha thứ. Tình yêu không được hiện thực vì ta nói về nó, nhưng khi ta sống nó: nó không phải là một bài thơ êm dịu cần học thuộc lòng, mà là một lựa chọn cuộc sống cần thực hành! Chúng ta có thể lớn lên trong tình yêu như thế nào? Bí quyết vẫn là Chúa: Chúa Giêsu trao ban chính Ngài cho chúng ta trong Thánh Lễ, Ngài cống hiến sự tha thứ và niềm an bình cho chúng ta trong bí tích Giải Tội. Chính tại đó chúng ta học tiếp nhận Tình Yêu của Ngài, biến nó thành của chúng ta, và thông chuyền nó trong thế giới. Và khi yêu thương xem ra nặng nề, khi khó nói không với điều sai lầm, các con hãy nhìn lên thập giá Chúa Giêsu, ôm lấy nó và không rời tay Chúa dẫn các con tới với tha nhân và nâng các con dậy, khi các con ngã. Tè ngã là điều có thể xảy ra, nhưng phải đứng dậy.

Cha biết các con có khả năng có các cử chỉ của tình bạn và lòng tốt lớn lao. Các con được mời gọi xây dựng tương lai: cùng với những người khác và cho người khác, không bao giờ chống lại ai khác! Các con sẽ làm những điều tuyệt diệu, nếu các con tự chuẩn bị ngay từ bây giờ, bằng cách sống tràn đầy tuổi trẻ giầu ơn lành như thế của các con, mà không sợ hãi mệt nhọc. Hãy làm như các tay vô địch thể thao đạt các đích điểm bằng cách khiêm tốn kiên trì luyện tập mỗi ngày.  Chương trình hằng ngày của các con hãy là các công việc của lòng thương xót. Hãy luyện tập với lòng hăng say để trở thành các tay vô địch của cuộc sống, các tay vô địch của tình yêu! Như thế các con sẽ được nhận biết như là các môn đệ của Chúa Giêsu. Và cha bảo đảm với các con rằng niềm vui của các con sẽ tràn đầy. 

Trước khi hát kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng và ban phép lành cho mọi người, ĐTC đã đặc biệt chào các bạn trẻ. Ngài nói: các con đã từ Italia và nhiều nơi trên thế giới đến để sống những giờ phút của đức tin và sự chia sẻ huynh đệ. Cha cám ơn các con về chứng tá tươi vui và ồn ào của các con. Hãy can đảm tiến bước!

Hôm qua tại Burgos bên Tây Ban Nha đã được tôn phong chân phước linh mục Valentin Palencia Marquina và 4 bạn tử đạo, bị giết vì đức tin trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Chúng ta hãy chúc tụng Chúa vì các chứng nhân can đảm này, và qua lời bầu cử của các vị chúng ta hãy khẩn nài Chúa giải thoát thế giới khỏi mọi bạo lực.

Tôi luôn luôn âu lo vì các anh em giám mục, linh mục, tu sĩ công giáo và chính thống đã bị bắt cóc từ lâu bên Syria. Xin Thiên Chúa từ nhân đánh động con tim của những người bắt cóc, và ban cho các anh em của chúng ta được tự do sớm chừng nào có thể, để các vị có thể trở về các cộng đoàn của mình. Vì thế tôi mời gọi tất cả cầu nguyện và chúng ta cũng không quên tất cả những ai bị bắt cóc trên thế giới. Chúng ta hãy phó thác tất cả các khát vọng và niềm hy vọng của chúng ta cho sự bầu cử của Đức Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót.

Tiếp đến là Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Sau thánh lễ ĐTC đã bắt tay chào và nói chuyện với các linh mục, và một số đại diện giới trẻ, rồi ngài đã đi xe Jeep quanh các lối giữa quảng trường chào ngưởi trẻ, tín hữu và du khách hành hương hiện diện.

Linh Tiến Khải

Biện Pháp Điệp Từ – Điệp Ngữ

Biện Pháp Điệp Từ – Điệp Ngữ

1. Thế nào là điệp ngữ?

Điệp ngữ là việc lặp lại nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn hay trong một bài thơ hay một bài văn.

DiepTuDiepNgu

2. Các hình thức điệp ngữ

a) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự nhấn mạnh

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền trôi thấp thoáng cánh buồn xa xa,

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu.

Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt nước một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh,

Tiếng mưa sầm sập vây quanh chỗ ngồi

từ "buồn trông" được lặp đi lặp lại là 1 điệp ngữ để làm nổi bật nỗi buồn của Thúy Kiều.

b) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát….

Có bão tháng bẩy

Có mưa tháng ba

(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)

Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được: để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó. Cây mạ được cấy xuống không chỉ có phù sa màu mỡ, có hương được chắt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tai và tàn phá.

c) Lặp từ, cụm từ, cả câu nhằm tạo sự khẳng định


VD: Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực… 
Cách sử dụng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phượng ở đây là nhiều vô kể…

 

3. Thực Hành

 

1. Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn sau và nêu tác dụng của những điệp ngữ đó. ( Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?)

 

Người ta đi cấy lấy công 
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, rông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm bể lặng mới yên tầm lòng
(Đi cấy – Ca dao)

 

2. Điền những từ thích hợp vào ô trống để tạo thành những câu văn có dùng điệp ngữ
a) Làng quê tôi tràn ngập màu xanh:……….rất non tơ của đồng lúa,……….thật đậm đà của bãi ngô,……….đến mượt mà của thảm cỏ.
b) Hoa hồng ……gần, hoa huệ …….xa, hoa nhài……đây đó. hương thơm tỏa lan khắp vườn.

 

3. Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc:
a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả lũy tre thân mật làng tôi.
– > Tôi yêu căn nhà đơn sơ, yêu khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và yêu cả lũy tre thân mật làng tôi.
b) Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá! đến mê hồn!
– >

c) Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, của mẹ, của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
– >

4. Tập viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ
Hãy viết một đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng điệp ngữ
+ Đoạn văn tả cây ăn quả:

+ Đoạn văn nói về tình cảm bạn bè: 
 

Cổng Trường Mở Ra

Cổng Trường Mở Ra

Nhà văn Lý Lan

Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ đã chuẩn bị nhiều tâm trạng và tưởng tượng một số tình huống sẽ xảy ra. Nhưng mẹ đã không hề nghĩ rằng đêm nay mẹ không ngủ được. Một ngày kia, sẽ còn xa lắm ngày đó, con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

Con là một đứa trẻ nhạy cảm, mỗi lần mẹ con mình sắp đi chơi xa, thì vào đêm trước ngày đi con háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con ngủ. thực ra chỉ cần nói: “Ngủ đi, không thôi sáng mai dậy trễ không kịp xe” là con nhắm mắt lại ngay, và chỉ lát sau, con ngủ ngon lành. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy: ngày mai con đi học- những sự chuẩn bị áo quần mới, giầy nón mới, cặp sách mới, tập vở mới , mọi thứ đâu đó sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự trang trọng của ngày khai trường. Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác hơn là ngày mai thức dậy sớm cho kịp giờ.

Mẹ đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận rồi, mẹ bỗng không biết làm gì nữa. Đầu óc hoàn toàn tỉnh táo, vả lại cũng còn quá sớm so với giờ ngủ thường ngày của mẹ. Mọi ngày, dỗ con ngủ rồi, mẹ dọn dẹp nhà cửa. Căn nhà mình chỉ trông tạm ngăn nắp gọn gàng từ sau khi con ngủ rồi cho đến sáng hôm sau. Mẹ lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rôbô bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi, và giữa nhà là đoàn quân thú dàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư tử – Khủng long mà ngày nào con cũng bày ra và không ngày nào kết thúc bằng thắng lợi của phe nào.

Nhưng tất cả những động tác đó con đã giúp mẹ làm từ chiều rồi. Mẹ nói: Ngày mai con đi học, con là cậu học sinh cấp một, con lớn rồi. Vì vậy con hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp những món đồ chơi. Khi con cất những món đồ quen thuộc thường chơi ấy vào thùng, mẹ có cảm giác là con chia tay với chúng luôn. Cái cách con bỏ chúng vào thùng giấy như thể con đã ý thức là chúng không còn phù hợp với mình nữa. Con đóng nắp thùng như thể kết thúc một cái gì. Mấy câu mẹ nói: “Con lớn rồi . . . hình như có một ý nghĩa đặc biệt với con. Và con hành động như một đứa bé – lớn rồi.

Mẹ cũng thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Viết một bức thư cho người bạn ở xa , gọi điện thoại cho dì cậu, làm mặt nạ dưỡng da hay bài tập thể dục thẩm mỹ. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vô chuyện gì cả, mẹ cũng không định làm những chuyện ấy tối nay. Mẹ nhìn con ngủ một lát, rồi đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. Mẹ tự bảo mình cũng đi ngủ sớm đi. Mẹ lên giường và trằn trọc, cảm thấy mình hơi vô lý, nhưng không biết như thế nào cho hợp lý. Con đã đi học từ ba năm trước, từ hồi ba tuổi vào lớp mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới của con, trường cấp một, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với các bạn và cô giáo mới, đã được tập xếp hàng đi ra sân, tập đứng, tập ngồi, cho buổi lễ khai trường long trọng. Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu niên học đâu.

Mẹ còn nhớ hồi con đi học Mẫu giáo lần đầu tiên , mẹ chọn trường gần chỗ mẹ làm, để cứ một hai tiếng đồng hồ mẹ lại chạy qua trường ngó chừng con một cái. Mẹ sợ con lần đầu xa mẹ sẽ khóc nhiều rồi sinh bệnh. Nhưng cô giáo con có nhiều kinh nghiệm, bảo mẹ đừng để cho con thấy mặt. Con chỉ khóc mấy bữa đầu, mà cũng chỉ khóc đầu giờ sáng khi vừa xa mẹ và đầu giờ chiều khi ngủ trưa dậy không thấy mẹ . Rồi con quen với cô giáo và bạn bè, đến ngày nghỉ mà cũng đòi đi học , làm mẹ có lúc đâm ghen với cô giáo. Nhưng mẹ tin là cô nhận xét đúng: con có tính hướng ngoại ,dễ hòa đồng, thích nghi môi trường tốt, năng động và độc lập. Với những tính cách như vậy, mẹ hy vọng con sẽ sớm coi trường cấp một như nhà mình.

Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ . .. lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị gần như chu đáo trong thời gian qua. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu? Mẹ không lo. Nhưng mẹ không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là mẹ dường như nghe tiếng đọc bài trầm bổng: Hằng năm cứ vào cuối thu – mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Cái ấn tượng ghi sâu mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con, để một ngày kia, bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi con nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn ao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.

Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh,để điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

NgayDauTienDenLen

 

I. Phân tích và trả lời các câu hỏi

  1. Đêm trước ngày khai trường người mẹ và người con có những biểu hiện gì khác nhau? Hãy chỉ ra những câu văn thể hiện điều này?
  2. Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?
  3. Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
  4. Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
  5. Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

II. Bài tập về nhà

Viết một đoạn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình.

 

 

References:

Aronson, D. J. (2016, February 28). Vietnam: Returning to a Country I Have Loved Since I Was 16 Years Old. Retrieved April 24, 2016, from http://www.huffingtonpost.com/dr-jane-aronson/vietnam-returning-to-a-co_b_9266508.html

 

                               

Hành trình ơn gọi của nữ tu Clare Crockett

Hành trình ơn gọi của nữ tu Clare Crockett

Sister Clare Crokette

Trận động đất 7,8 độ Richter xảy ra tại Ecuador hôm thứ 7, 16/4 vừa qua làm cho hơn 400 người chết, khoảng 3000 người bị thương và 1700 người bị mất tích. Trong số những người thiệt mạng có nữ tu Clare Crockett, 33 tuổi và 5 em thỉnh sinh thuộc Hội dòng Nữ Tỳ Gia đình của Mẹ ở Playa Prieta.

Clare Crockett là cư dân của thành phố Derry, Bắc Ái nhĩ lan, gia nhập dòng Nữ Tỳ Gia đình của Mẹ ngày 11 tháng 8 năm 2001, khi được 18 tuổi và được diễm phúc khấn trọn đời ngày 8 tháng 9 năm 2010. Chị là người đã lồng tiếng cho nhân vật Lucy trong loạt phim thiếu nhi “Hi Lucy” được chiếu trên mạng truyền hình Lời Vĩnh cửu từ nhiều năm nay. Chị được miêu tả như siêu sao, là viên kim cương của gia đình và là người có khả năng làm cho gian phòng sáng lên với những năng khiếu Chúa ban. Chị có khả năng hài hước mang đến nụ cười cho nhiều người. Chị đã sáng tác nhiều bài hát và xem đây là cách giúp đem nhiều người đến với Chúa, giúp cho họ gặp được Chúa. Chị đã dâng hiến đời mình để đến với các trẻ em và những người trẻ. Chị đã chết như cách chị sống: quên mình giúp đỡ người khác. Vào ngày Chúa nhật vừa qua, khi chị đang dạy đàn guitar cho các trẻ em thì trận động đất xảy ra. Chị cố gắng đưa các em đến nơi trú ẩn nhưng tòa nhà đã sập đè trên chị và các em. Sau đây là chứng từ của chị về hành trình ơn gọi của mình.

“Tôi lớn lên trong một gia đình Công giáo. Tôi từ một phần nhỏ của cái thế giơi được gọi là Derry nằm ở Bắc Ái nhĩ lan. Nơi tôi lớn lên, “Công giáo” và “Tin lành” là những từ ngữ chính trị. Lớn lên trong một gia đình Công giáo không nhất thiết là bạn tham dự Thánh lễ hàng ngày hay có những đào tạo về đức tin Công giáo. Những người Công giáo muốn xây dựng một Ái nhĩ lan thống nhất thì giết những người Tin lành và ngược lại, những người Tin lành không muốn một Ái nhĩ lan thống nhất thì giết những người Công giáo. Công giáo đối với tôi nghĩa là những điều này. Thiên Chúa không có vai trò gì trong cuộc sống của tôi. Trong một xã hội mà sự thù ghét thống trị thì không có chỗ cho Thiên Chúa.

Ngay từ khi còn nhỏ tôi đã muốn trở thành diễn viên. Khi tôi khoảng 15 tuổi, tôi đã tham gia vào một công ty diễn xuất và có người quản lý. Tôi là người giới thiệu cho một vài chương trình truyền hình, tôi viết kịch bản, diễn xuất trong nhiều vở kịch, đạt các giải thưởng, và khi lên 18 tôi đã có một vai nhỏ trong một cuốn phim. Tôi rất thích hội hè. Các ngày cuối tuần, kể từ khi tôi 16, 17 tuổi, là những ngày say sưa với bạn bè. Tôi tiêu tốn nhiều tiền vào rượu chè và thuốc lá.

Một ngày kia, một người bạn gọi tôi: “Clare, bạn có muốn đi Tây ban nha không?” Tôi nghĩ: một chuyến đi không mất tiền đến Tây ban nha, 10 ngày hội hè dưới ánh mặt trời ở Tây ban nha, dĩ nhiên là tôi muốn đi. Bạn tôi nói với tôi là các người tham dự sẽ gặp nhau vào tuần sau đó. Ngày hẹn găp đến và tôi đã đi đến nơi hẹn. Đi vào phòng, tôi thấy toàn những người khoảng 40 và 50 tuổi, trên tay đang cầm chuỗi Mân côi. Tôi hỏi họ: “Các cô sẽ đi Tây ban nha à?” Tôi hỏi họ và sợ là họ sẽ trả lời điều mà chỉ sau 3 giây tất cả trả lời một cách nhiệt tình: “đúng vậy, chúng tôi sẽ đi hành hương”. Tôi muốn trốn khỏi họ nhưng vì tên tôi đã có trên vé nên tôi phải đi. Bây giờ tôi nhận thấy cách mà Đức Mẹ dùng để mang tôi trở về nhà, về với Mẹ và con của Mẹ.

Sister Clare Crokette serves at Ecuador

Cuộc hành hương rơi vào Tuần Thánh, được tổ chức trong một đan viện thế kỷ 16, không hoàn toàn như những điều tôi nghĩ về Tây ban nha. Chúng tôi đã tham dự cuộc gặp gỡ Tuần Thánh với một nhóm gọi là “Gia đình của Mẹ” và tôi không thích thú lắm. Tuy nhiên, chính trong cuộc hành hương nàỳ mà Thiên Chúa ban cho tôi ơn nhận ra là Người đã chết cho tôi trên Thánh giá. Sau khi nhận ơn này, tôi biết là mình phải thay đổi. Tôi tự hỏi mình: “Nếu Người đã làm điều này cho tôi, tôi phải làm gì cho Người?”

Thật là dễ dàng để nói với Thiên Chúa: “con sẽ làm bất cứ điều gì Chúa muốn con làm” khi bạn đang tĩnh tâm hay đang cảm thấy tình yêu của Thiên Chúa, nhưng khi bạn “xuống núi” thì điều này không còn dễ dàng nữa. Các nữ tu đã mời tôi cùng với họ và các bạn nữ khác đi hành hương đến Ý. Tôi đã tham gia và dù cho thái độ hời hợt bên ngoài của tôi, Thiên Chúa đã nói với tôi rõ ràng: Người muốn tôi sống như các nữ tu trong sự khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời. Tôi đã trả lời Người một cách ngay lập tức: “Con không thể là một nữ tu. Con không thể bỏ uống rượu, hút thuốc, hội hè, nghề nghiệp và gia đình của con”. Một điều không thể nghi ngờ là nếu Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta làm điều gì, Người sẽ ban cho chúng ta sức mạnh và ân sủng để thực hiện. Không có sự trợ giúp của Người tôi không thể làm những điều phải làm để đáp lại lời mời gọi của Người và theo Người.

Sau khi tôi nhận ra điều Chúa đang gọi tôi làm, Người đã ban cho tôi một ơn lớn lao khi tôi đang tham gia một cuốn phim ở Anh. Tôi thấy rằng dù dường như tôi có mọi thứ, trong thực tế tôi chẳng cò gì. Tôi cảm thấy một sự trống rỗng to lớn khi tôi ngồi trên giường ngủ của khách sạn. Những điều tôi muôn tôi đã đạt được nhưng tôi vẫn không hạnh phúc. Tôi biết tôi chỉ thực sự hạnh phúc khi làm điều Chúa muốn tôi làm. Tôi biết là tôi phải bỏ mọi sự và theo Người. Tôi biết rõ ràng là Người đang yêu cầu tôi tín thác vào Người, đặt cuộc sống của tôi ở trong tay Người và tin.

Tôi bây giờ rất hạnh phúc được thánh hiến trong dòng các nữ tu Nữ Tỳ Gia đình của Mẹ. Tôi không bao giờ thôi ngạc nhiên về cách Chúa hoạt động trong các linh hồn, cách Người biến đổi cuộc sống của một người và làm chủ trái tim người ấy. Tôi cám ơn Chúa đã kiên nhẫn đối với tôi và vẫn tiếp tục thêm nữa. Tôi không hỏi Người tại sao Người đã chọn tôi, tôi chỉ đón nhận nó. Tôi hoàn toàn tùy thuộc vào Người và Mẹ Rất Thánh của chúng ta và tôi xin Người và Mẹ ban cho tôi được ơn trở thành bất cứ điều gì các Ngài muốn tôi là.” (EWTN, CNA 19/4)

Hồng Thủy OP

ĐTC khích lệ phong trào Canh Tân Đắc Sủng Thánh Linh mừng 39 năm thành lập

ĐTC khích lệ phong trào Canh Tân Đắc Sủng Thánh Linh mừng 39 năm thành lập

ĐTC Phanxicô chào tín hữu tham dự buổi gặp gỡ chung thứ tư 20-4-2016

VATICAN: ĐTC Phanxicô khích lệ các thành viên phong trào Canh tân đặc sủng Thánh Linh dấn thân làm chứng cho Lòng Thương Xót Chúa qua các hoạt động hòa giải và phục vụ tha nhân.

ĐTC đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong điện tín, do ĐHY Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Toà Thánh ký, gửi ĐC Francesco Lambiasi GM Rimini, nơi Phong trào tổ chức mừng kỷ niệm 39 năm thành lập. ĐTC cầu mong cuộc gặp gỡ kỷ niệm này khơi dậy nơi các thành viên phong trào các quyết tâm phục vụ và làm chứng cho tình yêu cứu rỗi và sự dịu hiền của Chúa Kitô đối với mọi người. Ngài cũng ca ngợi sáng kiến của phong trào có khẩu hiệu là “Các căn lều của lòng thương xót” nhằm mục thực hiện các mục đích này.

ĐHY Rylko, Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh về giáo dân cũng gửi sứ điệp chúc mừng và cầu mong phong trào tiếp tục loan báo Tin Mừng Lòng Thương Xót Chúa cho mọi người, đặc biệt là giới trẻ và dân nghèo còn chưa biết tới sự dịu hiền của Thiên Chúa. ĐHY Angelo Bagnasco, Chủ tịch HĐGM Italia, cũng gửi sứ điệp chúc mừng phong trào. Ngài khẳng định rằng trong thế giới hiện nay khao khát sự thật và hiệp thông, trong bối cảnh xã hội đề cao dáng vẻ bề ngoài và cá nhân, không tin tưởng nhau và thiếu chiều kích cộng đoàn, linh đạo của phong trào Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh chứng minh cho thấy chỉ khi nắm tay nhau tiến bước, con người mới lớn lên trong lòng tin và xây dựng một xã hội công bằng và nhân bản hơn. Các điều này hướng chúng ta tới giá trị của gia đình, là cộng đoàn đầu tiên của con người và là Giáo Hội tại gia, có giá trị vô cùng quan trọng đối với cộng đoàn Kitô và toàn xã hội.

Trong sứ điệp của mình ĐTGM Rino Fisichella,  Chủ tịch Hội Đồng  Toà Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, cũng khích lệ các thành viên phong trào tiếp tục lộ trình của họ không luôn đuợc hiểu biết, nhưng là con đường nên thánh, mà mọi kitô hữu đều được mời gọi tiến bước, để làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Phong trào Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh công giáo nảy sinh tại Pittsburg bên Hoa Kỳ năm 1967, hiện nay lan tràn khắp nơi và có hàng chục triệu thành viên trên thế giới (SD 22-4-2016)

Linh Tiến Khải

Đức Thánh Cha giải tội cho 16 thiếu niên

Đức Thánh Cha giải tội cho 16 thiếu niên

Đức Thánh Cha giải tội

Roma – Bầu không khí lễ hội đang diễn ra tại Roma, đặc biệt là đường Hòa giải với 72 ngàn thiếu niên từ 13 đến 16 tuổi, trong đó có khoảng 1000 em ngoài nước Ý, về Roma để tham dự cuộc hành hương quốc tế nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương xót. Các em được các giáo xứ vùng Roma và hơn 200 cộng đoàn đáp lời kêu gọi của Ủy ban Giới trẻ giáo phận Roma tiếp đón.

Trong chương trình sáng thứ bảy hôm nay 23/4, các em đã tham gia cuộc rước thống hối từ đền thờ Thiên thần, qua đường Hòa giải và đi qua cửa Thánh đền thờ Thánh Phê-rô. Trong ngày hôm nay các Linh mục cũng giải tội cho các em như một phần của chương trình cử hành Năm Thánh.

Một tòa giải tội đặc biệt, rộng lớn, được tổ chức dưới bầu trời mát mẻ của Roma. Đã có khoảng 150 Linh mục giải tội tại các địa điểm ở quảng trường Thánh Phê-rô và các khu vực xung quanh. Các Linh mục và các người xưng tôi ngồi trên những chiếc ghế được đặt cạnh nhau dọc theo các hàng cột của quảng trường.

Trong ngày lễ thánh George, bổn mạng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng cho các em một món qua đặc biệt. Đó là sự xuất hiện bất ngờ của ngài để giải tội cho một số em. Ngài đã giải tội cho 16 bạn trẻ từ lúc 11.30 đến 12.45.

Trong sứ điệp đăng trên Twitter sáng nay, Đức Thánh Cha đã viết: “Các thiếu niên nam nữ yêu quý, tên của các con được viết trên trời, trong trái tim yêu thương của Chúa Cha. Các con hãy can đảm lội ngược dòng!”

Chiều tối nay các em sẽ tham dự lễ hội tại sân vận động Olympic của thành phố Roma với các ca sĩ và nghe các chứng từ. Sáng Chúa nhật ngày mai, các em sẽ tham dự Thánh lễ do  Đức Thánh Cha Phanxicô chủ tế. (Sedoc 23/4/2016)

Hồng Thủy OP

Toà Thánh kêu gọi thăng tiến nền tài chánh có trách nhiệm

Toà Thánh kêu gọi thăng tiến nền tài chánh có trách nhiệm

World-GDP-2016-global-growth-Economist

NEW YORK: Toà Thánh kêu gọi thăng tiến một nền tài chánh quốc tế có tinh thần trách nhiệm và ý thức luân lý để loại trừ tình trạng bất bình đẳng xã hội và phát huy một việc phát triển có thể chịu đựng nổi.

ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh Công Lý và Hoà Bình, đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu tại phiên họp về phát triển có thể chịu đựng nổi do Liên Hiệp quốc triệu tập tại New York hôm 21 tháng 4 vừa qua.

ĐHY nhắc lại lời ĐTC Phanxicô phát biểu trong chuyến viếng thăm Liên Hiệp  Quốc hồi tháng 9 năm ngoái, và quy chiếu chương trình nghị sự năm 2030 liên quan tới sự Phát triển có thể chịu đựng nổi. Nó là một dấu chỉ hy vọng quan trọng. Nhưng hy vọng này chỉ có thể thành sự thực, nếu chương trình được thi hành một cách thật sự, liêm chính và hữu hiệu. Nó đòi hỏi việc tài trợ công cộng cũng như nỗ lực tài trợ và đầu tư cá nhân. Lý do vì nó liên quan tới thiện ích của căn nhà chung, mà mọi giới phải góp phần săn sóc theo các tiêu chuẩn luân lý đạo đức xã hội. Các hoạt động tài chánh vô trách nhiệm luân lý tạo ra các bất bình đẳng xã hội. Như Đức Phaolo VI đã khẳng định trong Thông điệp “Phát triển các dân tộc” phát triển là tên gọi mới của hoà bình. Hoà bình là điều kiện và môi trường cần thiết cho mọi phát triển đích thực và lâu bền (SD 22-4-2016).

Linh Tiến Khải