Một phụ nữ Công giáo Burundi nhận giải thưởng Aurora

Một phụ nữ Công giáo Burundi nhận giải thưởng Aurora

Bà Testo lancio nhận giải thưởng Aurora

Yerevan, Armenia – Ngày 24 tháng4 vừa qua, giải thưởng Aurora, một giải thưởng nhìn nhận công việc của một cá nhân về việc phát triển các quyền con người, đã được trao cho Marguerite Barankitse, 59 tuổi, một phụ nữ Công giáo người Burundi, người đã cung cấp nơi ăn ở cho hàng ngàn trẻ em mồ côi trong cuộc nội chiến ở Burundi vào đầu những năm 1990.

Khi chiến tranh bùng phát, Bà Testo lancio  đã che giấu các gia đình là mục tiêu của cuộc thanh trừng và chăm sóc cấc trẻ em mồ côi. Bà đã nhận những lời đe dọa nguy hiểm đến tính mạng vì những lời phê bình và quy trách nhiệm cho chính quyền về bạo lực xảy ra. Cuối cùng bà đã phải chạy sang nước láng giềng Rwanda để tị nạn. Tai đây bà tiếp tục cứu vớt hàng ngàn sinh mạng nhờ công việc bác ái giúp đỡ những người đang chạy trốn khỏi các cuộc chiến.

Nhiều người thân và bạn bè của bà đã bị giết trong cuộc chiến trang ở Burundi. Bà nói với Hãng thông tấn Công giáo Hoa kỳ: họ bị giết ngay trước mắt bà, nhưng là một người Công giáo, bà có đức tin và tiếp tục nghe sứ điệp của Chúa Giê-su: ‘Đừng sợ! Ta ở với con.’ Bà cho biết, nếu Thiên Chúa không ở cùng bà, có lẽ bà sẽ cố giữ mạng sống của bà.

Bà kêu gọi: “như là một gia đình nhân loại, chúng ta cần ủng hộ người khác, và nói ‘không bao giờ xảy ra nữa!’ Không còn những nhà độc tài áp bức dân chúng và nhận tiền bạc và vũ khí từ các cộng đồng quốc tế. Làm sao mà trong thế kỷ 21 vẫn tồn tại những bạo chúa này? Chúng ta phải lượng định cách chính xác.”

Trong buổi lễ trao giải thưởng, diễn viên George Clooney đã nói: “Giải thưởng tối nay tôn vinh sự anh hùng và can đảm mà nhiều người trong chúng ta có thể thực hiện trong cuộc sống của chúng ta… Nhìn nhận sự can đảm, dấn thân và hy sinh của bà Marguerite Barankitse, tôi hy vọng là bà có thể giúp cho mỗi người chúng ta suy nghĩ về những điều mình có thể làm để đứng lên nhân danh những người mà quyền của họ bị vi phạm và những người cần sự tương trợ của của chúng ta nhất.”

Bà Barankitse sẽ được nhận 100 ngàn mỹ kim để phát triển quỹ bác ái của bà và một triệu mỹ kim được tặng cho 3 tổ chức khác do bà đề nghị. (catholic News Service/Catholic Herald 25/4/2016)

Hồng Thủy OP

Nhân viên của cơ quan trợ giúp Công giáo kêu gọi Burundi không đe dọa Giáo hội

Nhân viên của cơ quan trợ giúp Công giáo kêu gọi Burundi không đe dọa Giáo hội

Oxford, Anh quốc – “Giáo hội tham gia vào việc xây dựng hòa bình bằng cách mang các cộng đoàn gần lại với nhau và giải thích cho các chính trị gia tầm quan trọng của đối thoại với người khác. Đồng thời giáo hội cũng đóng góp những trợ giúp quan trọng cho ngành nông nghiệp, giáo dục và các dịch vụ xã hội đa dạng, bao gồm chăm sóc sức khỏe, điều có lẽ sẽ gặp tình trạng bi đát nếu không có 101 bệnh viện và phòng khám của Giáo hội. Dân chúng sẽ đối diện với những khó khăn nếu các hoạt động của Giáo hội bị ngưng lại.” Patrick Nicholson, giám đốc truyền thông của tổ chức bác ái quốc tế nói với Catholic News Service như thế.

Burundi rơi vào tình trạng hỗn loạn vào năm 2015 sau khi tổng thống Pierre Nkurunziza tái cử lần thứ ba, một điều vi phạm hiến pháp trắng trợn. Chính quyền cấm các cuộc biểu tình và hạn chế các phương tiện truyền thông, và hàng ngàn người Burundi, bao gồm phó chánh án tòa án hiến pháp chạy sang các nước láng giềng.

Các Giám mục nói rằng hiến pháp quy định rõ ràng là các tổng thống không thể phục vụ quá hai nhiệm kỳ, nhấn mạnh là các phương tiện truyền thông nên được làm các công việc của họ và kêu gọi các người trẻ không được bạo động. Hội đồng Giám  muc đã nhận định là Burundi đang đứng ở ngã ba đường và tương lai của họ tùy thuộc vào sự đối thoại giữa các chính trị gia với lợi ích của đất nước, những người yêu quốc gia và các công dân hơn là lợi ích riêng tư của họ. Tuyên ngôn của Hội đòng Giám  muc viết: “tiếp tục các cuộc giết người và sự biến mất của những người mà thi thể họ được tìm thấy trong các mồ tập thể chỉ tạo nên những vấn đề với cộng đồng quốc tế và làm cho tình hình xấu đi bởi vì sẽ làm mất đi các viện trợ tài chính,”

Hôm 26 tháng 3, chủ tịch Quốc hôi đã tố cáo các Giám mục giữ một vai trò hoàn toàn chính trị chứ không phải là tinh thần, và ông nói chính quyền sẽ không nói chuyện với những kẻ ủng hộ khủng bố và các người nổi dậy, là những người đã tham gia vào tình trạng bất ổn của các tổ chức được bầu cách dân chủ. Ông kết án Giáo hội Công giáo đã tham gia vào hầu hết các cuộc khủng hoảng trên khắp đất nước từ khi những nhà truyền giáo đặt chân đến Burundi như là những nhà tiên phong của các thực dân Âu châu.” Ông đe dọa là nếu các lãnh đạo Giáo hội còn muốn tiếp tục sứ vụ chính của họ là truyền giảng Tin mừng thì họ phải thay đổi thái độ chống lại các thành viên của đảng phái chính tri.

Nicholson đã thăm Burundi vào ngày 5 tháng 4 và cho biết là cuộc khủng hoảng ở đây  căn bản là về chính trị và Giáo hội Công giáo chưa phài là mục tiêu. Ông nói: “Giáo hôi giữ vai trò phi chính trị để mang các bên lại gần nhau bằng đối thoại. Điều này không thể là lý do để chống lại Giáo hội”.

Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đang xem xét để triển khai các lính Liên hiệp quốc đến Burundi, nơi có hơn 600 người bị giết và 250 ngàn đã chạy trốn ra nước ngoài để thoát khỏi cuộc càn quét của lực lượng bán quân sự ủng hộ chính phủ.

(Catholic News Service 07/04/2016)

Hồng Thủy OP

Đức Thánh Cha cổ võ hòa giải tại Burundi

Đức Thánh Cha cổ võ hòa giải tại Burundi

VATICAN. ĐTC Phanxicô khích lệ Giáo Hội tại Burundi tiếp tục cổ võ hòa giải trước tình trạng quá nhiều khi nhân dân nước này bị chia rẽ.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong bài huấn dụ trao cho 10 GM thuộc 8 Giáo phận tại nước Burundi trong buổi tiếp kiến sáng 5-5-2014, nhân dịp các vị về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.

Ám chỉ đến cuộc xung đột đẫm máu giữa hai bộ tộc Tutsi và Hutu làm cho hàng trăm ngàn người chết, ĐTC viết: “Đất nước anh em, trong quá khứ gần đây, đã trải qua những xung đột kinh khủng, và dân tộc Burundi, quá nhiều khi còn bị chia rẽ, với những vết thương sâu đậm chưa được hàn gắn. Chỉ có một sự hoán cải nội tâm chân thực, trở về cùng Phúc Âm, mới có thể làm cho con người hướng chiều về tình yêu thương huynh đệ và tha thứ, vì ”tùy theo mức độ Thiên Chúa ngự trị được giữa chúng ta như thế nào thì đời sống xã hội mới là một không gian huynh đệ, công lý và hòa bình, phẩm giá cho tất cả mọi người” (Evangelii gaudium, 180). Vì thế, việc rao giảng Tin Mừng theo chiều sâu vẫn là quan tâm số một của anh em..”

Đi vào chi tiết hơn, ĐTC khẳng định rằng các LM là những chứng nhân đầu tiên được mời gọi sống sự hoán cảnh chân thực như thế. Ngài khuyến khích các GM đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo các chủng sinh mà Chúa ban dồi dào cho Giáo Hội tại Burundi và chủng viện thứ 4 vừa được khánh thành tại đây.

Ngài nói: ”Trong sứ vụ linh mục, không thể có sự trổi vượt của khía cạnh quản trị hành chánh trên khía cạnh mục vụ, và không thể có một sự bí tích hóa mà không có một hình thức Tin Mừng hóa” (Evang. gaudium 63).

ĐTC nhận xét rằng: ”Ơn gọi ngày nay thật là mong manh và người trẻ cần được quan tâm tháp tùng trong hành trì ơn gọi của họ. Họ phải được những nhà đào tạo LM thực là những gương sống về niềm vui và sự trọn lành linh mục, biết gần gũi các chủng sinh, chia sẻ cuộc sống của họ, thực sự biết lắng nghe họ để có thể hướng dẫn họ tốt đẹp hơn. Chỉ như thế mới có thể phân định đúng đắn và tránh được những sai lầm”.

ĐTC không quên nhắc nhở các GM đào sâu việc huấn luyện giáo dân, và đặc biệt là củng cố sự cộng tác của giáo dân qua các phong trào và hội đoàn với các công tác xã hội. Ngài viết: ”Nên không ngừng tăng cường sự cộng tác quí giá và không thể thiếu được giữa các lực lượng khác nhau trong Giáo Hội, với tinh thần liên đới và chia sẻ, làm sao để dân Chúa nói chung tại Burundi là nhà truyền giáo”.

Burundi chỉ rộng gần 28 ngàn câu số vuông với 8 triệu 750 ngàn dân cư trong đó 81% là người Hutu và 16% thuộc bộ tộc Tutsi. 67% dân số là tín hữu Công Giáo, tương đương với gần 6 triệu người. Cuộc nội chiến giữa người Tutsi và Hutu đã xảy ra hồi năm 1996, và Đức TGM Joachim Ruhuna của Tổng giáo phận Gitega bị giết. (SD 5-5-2014).

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio