Biện Pháp Điệp Từ – Điệp Ngữ

Biện Pháp Điệp Từ – Điệp Ngữ

1. Thế nào là điệp ngữ?

Điệp ngữ là việc lặp lại nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn hay trong một bài thơ hay một bài văn.

DiepTuDiepNgu

2. Các hình thức điệp ngữ

a) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự nhấn mạnh

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền trôi thấp thoáng cánh buồn xa xa,

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu.

Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt nước một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh,

Tiếng mưa sầm sập vây quanh chỗ ngồi

từ "buồn trông" được lặp đi lặp lại là 1 điệp ngữ để làm nổi bật nỗi buồn của Thúy Kiều.

b) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát….

Có bão tháng bẩy

Có mưa tháng ba

(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)

Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được: để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó. Cây mạ được cấy xuống không chỉ có phù sa màu mỡ, có hương được chắt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tai và tàn phá.

c) Lặp từ, cụm từ, cả câu nhằm tạo sự khẳng định


VD: Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực… 
Cách sử dụng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phượng ở đây là nhiều vô kể…

 

3. Thực Hành

 

1. Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn sau và nêu tác dụng của những điệp ngữ đó. ( Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?)

 

Người ta đi cấy lấy công 
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, rông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm bể lặng mới yên tầm lòng
(Đi cấy – Ca dao)

 

2. Điền những từ thích hợp vào ô trống để tạo thành những câu văn có dùng điệp ngữ
a) Làng quê tôi tràn ngập màu xanh:……….rất non tơ của đồng lúa,……….thật đậm đà của bãi ngô,……….đến mượt mà của thảm cỏ.
b) Hoa hồng ……gần, hoa huệ …….xa, hoa nhài……đây đó. hương thơm tỏa lan khắp vườn.

 

3. Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc:
a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả lũy tre thân mật làng tôi.
– > Tôi yêu căn nhà đơn sơ, yêu khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và yêu cả lũy tre thân mật làng tôi.
b) Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá! đến mê hồn!
– >

c) Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, của mẹ, của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
– >

4. Tập viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ
Hãy viết một đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng điệp ngữ
+ Đoạn văn tả cây ăn quả:

+ Đoạn văn nói về tình cảm bạn bè: 
 

Comments are closed.