Đức Thánh Cha tiếp kiến 112 Giám Mục Mexico

Đức Thánh Cha tiếp kiến 112 Giám Mục Mexico

VATICAN. ĐTC Phanxicô kêu gọi thăng tiến tinh thần hòa hợp tại Mexico trước làn sóng bạo lực đang lan tràn tại nước này.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài huấn dụ trao cho 112 GM Mexico buổi tiếp kiến sáng 19-5-2014, nhân dịp các vị về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.

ĐTC nhận định rằng: ”Trong tình trạng hiện nay, nhiều bạo lực đang gây đau thương cho xã hội Mexico, đặc biệt là người trẻ. Tình trạng ấy là một lời kêu gọi mới mẻ hãy canh tân tinh thần hòa hợp qua nền văn hóa gặp gỡ, đối thoại và hòa bình. Chắc chắn các vị mục tử không có nhiệm vụ phải mang lại những giải pháp chuyên môn hoặc các biện pháp chính trị, vượt ra ngoài lãnh vực mục vụ, nhưng các vị khôn gthể ngưng loan báo cho mọi người Tin Mừng, theo đó Thiên Chúa, theo lượng từ bi của Ngài, đã làm người và trở nên người nghèo (Xc 2 Cr 8,9); Chúa đã chịu đau khổ với người khổ đau, để cứu vớt chúng ta”.

ĐTC khích lệ những cố gắng của các GM Mexico trong việc giúp đỡ những người túng thiếu, thất nghiệp hoặc những người phải làm việc trong những điều kiện không xứng đáng với con người, những người không được hưởng các dịch vụ xã hội, những người di cư tìm kiến những điều kiện sống tốt đẹp hơn, các nông dân nghèo.

ĐTC cũng viết: ”Tôi biết mối quan tâm lo lắng của anh em đối với các nạn nhân của tệ nạn buôn bán ma túy và các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, và quyết tâm bảo vệ các quyền con người cũng như sự phát triển toàn diện con người. Tất cả những điều đó biểu lộ mối liên hệ sâu xa giữa việc loan báo Tin Mừng và sự tìm kiếm thiện ích của người khác (Evang. gaudium 178), chắc chắn mang lại uy tín cho Giáo Hội và tầm quan trọng cho tiếng nói của các mục tử của Hội Thánh”. Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC đề cao vai trò của giáo dân trong sứ mạng của Giáo Hội: giáo dân kín múc sức mạnh từ Lời Chúa, các bí tích và việc cầu nguyện, sống đức tin giữa lòng gia đình, trường học, xí nghiệp, phong trào nhân dân, công đoàn, đảng phái và cả trong chính phủ, làm chứng về niềm vui Phúc Âm”.

ĐTC mời gọi các GM Mexico tăng cường việc mục vụ giới trẻ, đặc biệt ngài viết: ”Tôi khích lệ anh em tăng cường việc mục vụ gia đình, là giá trị quí giá nhất trong các dân tộc chúng ta, để, đứng trước nền văn hóa chết chóc hạ giá con người, gia đình biến thành những người cổ võ nền văn hóa tôn trọng sự sống trong mọi giai đoạn, từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên”.

ĐTC không quên mời gọi các GM quan tâm đến các LM, tăng cường việc thường huấn cho các vị, thăng tiến mục vụ ơn gọi LM và đời sống thánh hiến, và đẩy mạnh việc tìm đến những người đã xa lìa Giáo Hội.

112 GM thuộc 91 giáo phận Mexico chia thành 9 nhóm về Roma thăm Tòa Thánh trong khoảng thời gian từ 12 đến 31-5 tới đây. Trong những ngày tới, ĐTC tiếp tục gặp các nhóm thuộc HĐGM này (SD 19-5-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Thư Mục Vụ và Thông báo của Ban Chấp Hành Cộng Đồng Công Giáo VN Giáo Phận Orange: Tổ chức đêm thắp nến

THƯ MỤC VỤ CHÚA NHẬT V MÙA PHỤC SINH

Kính gửi tín hữu Công Giáo và Cộng đồng Việt Nam Nam Cali:

Trong ba ngày qua, các cơ quan truyền thông cho chúng ta biết là Trung Cộng đã ngang nhiên đưa tầu bè đến giàn khoan HD-981 ở Biển Đông, với tầu chiến và võ khí nhằm chiếm các mỏ dầu tại Biển Đông. Dưới đây là nguyên văn bức thư của Đức Tổng Phaolô Bùi văn Đọc, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam:

. . . trước tình hình nguy hiểm và căng thẳng, HĐGMVN với trách nhiệm của mình, xin nêu lên những quan điểm dưới đây:

1. Giáo Hội Công Giáo luôn kiên trì lập trường xây dựng hòa bình … Hòa bình không tách rời ra khỏi công lý nhưng nuôi dưỡng bởi hy sinh và tình yêu (cf Thông Điệp Hòa Bình 1975)

2. Chính phủ Việt Nam phải kiên trì đường lối ngoại giao, đối thoại để giải quyết xung đột.

3. Với người Việt Công Giáo, đây là lúc chúng ta cần biểu lộ lòng ái quốc theo lời của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI “ là người Công Giáo tốt cũng là người công dân tốt “

4. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam xin các giáo phận tổ chức một ngày cầu nguyện cho quê hương, tiết giảm chi tiêu ăn uống, mua sắm để góp phần nâng đỡ các ngư dân, nạn nhân của tầu Trung Quốc.

Trong lúc cha linh hướng và phối trí Cộng Đồng vắng mặt, tôi đã đại diện thư cho ông Lâm Kim Bảo thông báo cho toàn lời kêu gọi của HĐGMVN tổ chức một tối thắp nến cầu nguyện cho quê hương tại Trung Tâm Công Giáo càng sớm càng tốt.

Xin mọi người tích cực tham gia và cổ động cho buổi cầu nguyện này, một khi đã biết rõ thời giờ và chi tiết. Nguyện xin các chư thánh Tử Đạo Việt Nam và Đức Mẹ La Vang phù giúp chúng ta.

ĐC Mai Thanh Lương

 

THÔNG CÁO VÀ THƯ MỜI CỦA BAN CHẤP HÀNH CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM: TỔ CHỨC ĐÊM THẮP NẾN HIỆP THÔNG TRONG NỔ LỰC CHỐNG TRUNG CỘNG XÂM LĂNG

Ý  thức bổn phận của người Công Giáo gốc Việt đối với quốc gia dân tộc trước tình hình nghiêm trọng hiện nay: Tung Cộng càng ngày càng tỏ rõ ý đồ xâm lăng, gần đây nhất là hành động đặt giàn khoan dầu trên Biển Đông, đồng thời liên tục giết hại, gây thương vong cho ngư dân hành nghề trên hải phận nhà. Bên cạnh đó, nhà cầm quyền cộng sản lại còn cấu kết trong âm mưu bán nước, đàn áp người yêu nước . . .

– Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi văn Đọc, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam “ xin các giáo phận tổ chức một ngày cầu nguyện cho quê hương Việt Nam “

Ban Chấp Hành Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange, với sự khích lệ và yểm trợ của Đức Cha Mai Thanh Lương, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange, Cha Linh Hướng Nguyễn Thái, sẽ tổ chức buổi thắp nến để liên đới, hiệp thông, và cầu nguyện cho quê hương và đồng bào trong công cuộc chống ngoại xâm, đồng thời cho những ngư phủ nạn nhân của cuộc xâm lăng này.

Xin trân trọng kính mời: Quý Đức Ông, quý Linh Mục, quý Tu Sĩ nam nữ, toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa và quý đồng hương hải ngoại, không phân biệt tôn giáo, cùng toàn thể những người đang đáu tranh cổ vũ tự do và công lý trên quê hương Việt Nam; vui lòng thu xếp thời giờ đến tham dự buổi thắp nến và cầu nguyện cho quê hương sớm thoát cảnh phá hoại xâm lăng từ Trung Quốc, và dân tộc sớm được hưởng một nền dân chủ, tự do trong công lý và hòa bình chân thực.

         Địa điểm: Trung Tâm Công Giáo

         Thời gian: 7:00 pm, tối thứ Sáu ngày 23 tháng 5 năm 2014

Xin trân trọng kính mời,

Ban Tổ Chức Đêm Thắp Nến:

Ban Chấp Hành Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange

 

Đức Thánh Cha cổ võ cách giải quyết xung đột trong cộng đoàn

Đức Thánh Cha cổ võ cách giải quyết xung đột trong cộng đoàn

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với hơn 50 ngàn tín hữu trưa chúa nhật 19-5-2014 tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC Phanxicô đã cổ võ cách thức giải quyết các xung đột trong cộng đoàn Giáo Hội.

Ngài đã quảng diễn đoạn sách Tông Đồ công vụ, đọc trong thánh lễ Chúa nhật thứ 5 mùa Phục Sinh năm A nói đến những căng thẳng trong cộng đoàn Kitô và quyết định của các Tông Đồ chuyên lo việc cầu nguyện và sứ vụ Lời Chúa và thiết lập các phó tế để chăm sóc cộng đoàn về vật chất. Từ đó ĐTC rút ra bài học để giải quyết các vấn đề trong cộng đoàn Giáo Hội.

Bài huấn dụ của ĐTC

Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Hôm nay bài đọc Sách Tông Đồ công vụ cho chúng ta thấy cả trong Giáo Hội sơ khai cũng xảy ra những căng thẳng và bất thuận đầu tiên. Trong cuộc sống, có những xung đột, vấn đề là ta đối phó với chúng như thế nào. Cho đến bấy giờ sự hiệp nhất của cộng đoàn Kitô được dễ dàng nhờ sự kiện các tín hữu thuộc về một chủng tộc và văn hóa duy nhất, văn hóa Do thái. Nhưng khi Kitô giáo, do ý muốn của Chúa Giêsu, được mở ra cho tất cả mọi dân tộc, mở ra đối với môi trường văn hóa Hy Lạp, thì sự đồng nhất không còn nữa và nảy sinh những khó khăn đầu tiên. Khi đấy có những người bất mãn, trách móc, và có những tiếng đồn về sự thiên vị và không được đối xử đồng đều. Điều này cũng xảy ra trong các giáo xứ của chúng ta. Sự giúp đỡ của cộng đoàn dành cho những người túng thiếu – các góa phụ, cô nhi và người nghèo nói chung, dường như ưu đãi các tín hữu Kitô gốc Do thái so với những người khác.

Bấy giờ, trước xung đột ấy các Tông Đồ đối phó với tình thế: các vị triệu tập một cuộc họp mở rộng cho các môn đệ, cùng nhau thảo luận vấn đề. Thực vậy các vấn đề được giải quyết không phải bằng cách làm bộ như thể chúng không hề hiện hữu! Và thật là đẹp cuộc đối chất thẳng thắn giữa các mục tử và các tín hữu khác. Vì thế họ đi đến sự phân chia nhiệm vụ. Các tông đồ đưa ra một đề nghị được mọi người chấp nhận: các vị chuyên chăm việc cầu nguyện và sứ vụ Lời Chúa, trong khi 7 người, các phó tế, sẽ lo việc phục vụ bàn ăn cho người nghèo. 7 người này không được chọn vì là chuyên gia, nhưng vì họ là những ngừơi lương thiện và có tiếng tốt, đầy Thánh Linh và khôn ngoan; họ được bổ nhiệm công tác phục vụ nhờ sự đặt tay của các Tông Đồ.

Và thế là từ sự bất mãn ấy, từ sự kêu trách đó, từ những tiếng đồn về sự thiên vị và đối xử không đồng đều, người ta đi đến một giải pháp. Qua sự đối chiếu, thảo luận và cầu nguyện, các xung đột trong Giáo Hội được giải quyết. Đối chiếu, thảo luận và cầu nguyện. Với xác tín rằng những sự nói hành nói xấu, ghen tương, phân bì không bao giờ có thể đưa chúng ta đến sự hòa hợp, thuận hòa hoặc an bình. Trong những trường hợp như thế, chính Thánh Linh giúp đạt tới thỏa thuận và điều này làm cho chúng ta hiểu rằng khi chúng ta để cho Thánh Linh hướng dẫn, Ngài sẽ dẫn chúng ta đến sự hòa hợp, hiệp nhất và tôn trọng các năng khiếu và tài năng khác nhau? Anh chị em có hiểu rõ không? Không nói hành nói xấu, không ghen tương, không phân bì.

Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Linh, để chúng ta biết quí chuộng nhau và ngày càng đồng qui sâu xa hơn trong đức tin và tình bác ái, giữ cho con tim được cởi mở đối với các nhu cầu của anh chị em.

Kêu gọi và chào thăm

Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC nói với các tín hữu rằng:

Anh chị em thân mến,

Nạn lụt nặng nề đã tàn phá nhiều miền ở vùng Balcan, nhất là tại Serbia và Bosnia. Trong khi tôi phó thác cho Chúa các nạn nhân của thiên tai này, tôi bày tỏ sự gần gũi của tôi với những người đang phải sống những giờ phút lo âu và đau khổ này.

”Hôm 17-5-2014, tại thành phố Iasi bên Rumani, ĐGM Anton Durcovici tử đạo đã được phong chân phước. Ngài là một mục tử nhiệt thành và can đảm, bị chế độ cộng sản Rumani bách hại và chết trong tù năm 1951 vì đói khát. Cùng với các tín hữu tại Iasi và toàn thể Rumani, chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa!”

Đức Cha Antôn Durcovici sinh năm 1888 tại Altenburg bên Áo. Năm lên 6 tuổi, cậu Anton di cư sang Rumani với mẹ và anh. Thầy Anton gia nhập chủng viện tại Bucarest, rồi được gửi sang Roma theo học, đậu tiến sĩ triết học, thần học và giáo luật, thụ phong linh mục năm 1910 và năm 1947 cha được Tòa Thánh bổ làm GM giáo phận Iasi.

Dưới thời cộng sản ở Rumani, ngài đã phải chịu những đau khổ kinh khủng trong 2 năm tù ngục ở một trại tập trung bên Moldavia thời thế chiến thứ I, vì gốc gác tại Áo.

Trong những năm chế độ cộng sản Rumani bách hại Giáo Hội, mặc dù nhiều lần bị nhà nước hăm dọa, nhưng Đức Cha Durcovici vẫn tận tụy thi hành sứ vụ mục tử, viếng thăm các giáo xứ và loan báo Tin Mừng. Ngài bị bắt năm 1949 và giam tại nhà tù nghiêm ngặt ở Sighet và chết rũ tù tại đây ngày 10-5 năm 1951 lúc mới được 63 tuổi. Sáng sớm hôm sau, tài xế của nhà tù chở thi hài trần trụi của Đức Cha và quẳng xuống một huyệt chung tại nghĩa trang Do thái, gần nhà tù.

ĐTC cũng chào thăm tất cả các tín hữu Roma và khách hành hương, các gia đình, các nhóm giáo xứ, hội đoàn và trường học. Ngài cũng đặc biệt nhắc đến các học sinh các trường Công Giáo ở Madrid và Pamplona bên Tây Ban Nha, các học sinh đếntừ Messico và Colombes bên Pháp và nhiều trường học khác.

Ngài nói thêm rằng ”tôi khuyến khích các hội thiện nguyện đến dự Ngày bệnh nhân ung thư. Tôi cầu nguyện cho anh chị em, các bệnh nhân và các gia đình. Và xin Anh chị em nhớ cầu nguyện cho tôi nữa”.

Chúa nhật 17-5-2014 đã có hơn 60 ngàn người, trong đó có 5 ngàn phụ nữ mặc áo hồng, tham dự cuộc đi bộ lần thứ 15 ở Roma để hỗ trợ cuộc chiến đấu chống bệnh ung thư vú đồng thời thăng tiến sức khỏe của phụ nữ.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Niềm tin vào đời sau

Niềm tin vào đời sau

Chúa Giêsu đã hứa rằng: “Thầy đi trước để dọn chỗ cho các con, để Thầy ở đâu các con cũng ở đó với Thầy”. Đây là một lời hứa thật đẹp. Đẹp vì nó mở ra cho chúng ta một khung trời hy vọng vì ngày mai tốt đẹp hơn. Đẹp vì cuộc sống của chúng ta không đi vào ngõ cụt. Cuộc sống của chúng ta từ nay đã có một lối đi về. Cuộc sống của chúng ta không dừng lại ở cái chết là hết một kiếp người. Cuộc sống vẫn tiếp diễn. Cuộc sống được nối dài vĩnh viễn trong sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa là Cha, là cội nguồn sự sống.

Người ta kể rằng: Có một gia đình kia. Chồng là người ngoại đạo. Ông không tin vào Chúa. Ông còn luôn miệng nhạo báng, khinh miệt những hành vi thờ phượng kính mến Chúa. Ngược lại, bà vợ thì rất sùng đạo, luôn dạy con giữ đạo sốt sắng. Ngày nào bà cũng dắt con đi lễ cầu nguyện. Dù sống giữa hai niềm tin trái ngược nhau, nhưng đứa con trai duy nhất của họ vẫn hiếu thảo với cha mẹ. Cho tới một hôm, em lâm bệnh hiểm nghèo. Em biết rằng mình chẳng còn sống được bao lâu ở dương gian. Em đã mạnh dạn hỏi bố rằng: “Bố ơi, trong ít ngày nữa con sẽ không còn sống ở dương gian nữa! Con xin bố hãy dạy cho con biết, con phải tin theo ai? Theo bố hay theo mẹ? Tin theo bố thì chẳng có thiên đàng để tiếp tục sự sống, chẳng có Chúa hay có Mẹ để yêu thương và bảo vệ cho con được hạnh phúc đời đời? Còn tin theo mẹ, thì có Thiên Chúa là cha nhân lành sẽ ban thưởng hạnh phúc thiên đàng vĩnh cửu và có Mẹ Maria luôn bầu cử chở che.

Ông bố nghe mà tái tê lòng. Ông ôm con vào lòng và nói: “Con hãy tin theo mẹ”. Đứa bé lại nói tiếp: “Nhưng nếu bố không tin theo mẹ, thì làm sao con có thể chờ đợi bố ở trên thiên đàng được?” Trước lời nói đơn sơ và chân thành của em bé, ông bố đã không kiềm nổi những giọt nước mắt ứ tràn nơi khoé mắt, và để mặc cho nó tuôn tràn trên gò má già nua của ông. Kể từ ngày đó, ông đã đổi đời, ông chọn Chúa là lẽ sống và là cùng đích của đời mình.

Vâng câu nói: “Con hãy tin theo Mẹ” của người cha là câu nói hay nhất trong cuộc đời của ông. Câu này đã giúp cho con ông cảm thấy thanh thản khi bước vào đời sau. Câu này cũng giúp ông thay đổi đời sống mà từ trước tới nay ông đã cố tình không sống theo. Ông biết rằng phải có đời sau. Ông biết rằng là người thì hơn muôn loài muôn vật, vì con người có sự sống thần linh, con người có hồn thiêng bất tử. Thế nhưng, vì lười biếng và cố chấp ông đã không dám nhìn nhận sự thật từ trong sâu thẳm lòng mình là tin có Trời, có thần thánh, có hồn thiêng và cả đời sau. Ông lừa đối chính mình và lừa dối tha nhân. Hôm nay, ông đã phải nuốt những giọt nước mắt mặn đắng để nói lên sự thật của lòng mình trước mặt đứa con yêu dấu, sắp sửa từ giã ông tiến vào đời sau.

Thực vậy, là người ai cũng tin có đời sau. Là người ai cũng tin có quả phúc. Có thưởng có phạt đời sau. Từ trong sâu thẳm tâm hồn luôn có tiếng nói của Thượng Đế nhắc nhở con người phải sống ngay lành, sống thánh thiện như tình trạng ban đầu là “nhân chi sơ tính bản thiện”. Sống đúng theo lề luật tối thượng của Thượng Đế, con người mới được bình an và hạnh phúc. Người khôn ngoan phải biết sống thuận theo ý trời mới được trời chúc phúc cho cuộc sống an khang hạnh phúc. Đạo lý đó đã được cha ông ta gom lại thành đạo lý tam tài: “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa”.

Chúa Giêsu trong tư cách là một con người. Ngài đã luôn tìm kiếm ý Cha trên trời để thực thi. Cuộc sống của Ngài luôn mang hai chiều kích: hướng về Thiên Chúa và hướng về tha nhân. Ngài phục vụ tha nhân để tôn vinh Thiên Chúa. Ngài phụng sự Thiên Chúa qua việc phục vụ nhân loại theo thánh ý Chúa Cha. Có thể nói, Ngài đã sống cả cuộc đời vì yêu thương nhân loại và tôn vinh Chúa Cha. Vì Chúa Cha mà Ngài đã nhập thể làm người. Vì Chúa Cha mà Ngài đã hy sinh chịu chết cho con người được sống dồi dào.

Là người kytô hữu, chúng ta được mời gọi bước theo con đường Chúa Giêsu đã đi. Đó là con đường đi tìm thánh ý Chúa và thực thi đến hơi thở cuối cùng. Đó không phải là con đường trải thảm rộng thênh thang mà là con đường hẹp, đầy chông gai giăng kín hành trình. Đó là con đường từ bỏ, đường thập giá, đường hiến tế đẫm máu trên đỉnh đồi Calve. Đó là con đường của tình yêu, tận hiến và hy sinh như thầy Chí Thánh Giêsu. Và như thế, đó chính là con đường duy nhất để chúng ta tiến vào nhà Cha, nơi đó, Chúa đã đi trước để dọn chỗ cho chúng ta.

Nguyện xin Chúa Giêsu Phục Sinh luôn đồng hành với chúng ta trong cuộc sống. Xin Người nâng đỡ những yếu đuối của chúng ta. Xin Người chỉ đường dẫn lối để chúng ta luôn tiến bước về nhà Cha trong an bình và thanh thoát với những bận rộn của cuộc sống bon chen hôm nay. Amen.

LM Giuse Tạ Duy Tuyền

Đường Giêsu

Đường Giêsu

Băn khoăn về nguồn cội con người, thắc mắc về ý nghĩa cuộc đời, thao thức truy tìm cứu cánh của đời người đã tiếp nối bằng bao thế kỷ mà không có được câu trả lời thoả đáng. Con người bơ vơ giữa ngã ba không biết phải đi về đâu. Khi xuống trần, Chúa Giêsu đã cho ta biết nguồn cội của Người là Đức Chúa Cha, ý nghĩa đời Người là thi hành thánh ý Chúa Cha, và cùng đích đời Người là trở về với Chúa Cha. Muốn về với Đức Chúa Cha, ta phải theo một con đường. Đường ấy có tên là GIÊSU. Đường này chắc chắn an toàn đi đến nơi về đến chốn vì Chúa Giêsu là người mở đường. Người chính là con đường và Người là tâm điểm của đích tới.

Chúa Giêsu là người mở đường.

Đi đâu cũng cần có đường. Không con đường nào tự nhiên có. Phải có người mở đường.

Có người mở ra những con đường vật chất, nhờ có óc phiêu lưu mạo hiểm, có tầm nhìn bao quát, có óc tính toán thực tế.

Có người mở ra những con đường suy tư triết học, sáng tác nghệ thuật, nhờ trí tuệ thông minh xuất chúng, có tư duy sáng tạo, có trực giác bén nhạy, có trí tưởng tượng phong phú.

Nhưng không ai có thể mở con đường lên trời. Đường lên trời hoàn toàn vượt khả năng con người. Phải có Đấng, ấy là Chúa Giêsu, Người đã đến từ Đức Chúa Cha, nay Người trở về cùng Đức Chúa Cha. Người lại hứa dọn chỗ cho ta trong Nhà Cha. Với những thông tin như thế, Người đã cho ta biết Trời chính là Nhà Cha. Quê Trời trở thành Quê Cha. Nước Trời trở thành một cõi đi về thân thương của con người. Con đường đi về ấy, chính Chúa Giêsu đã mở.

Chúa Giêsu là đường.

Không chỉ là người mở đường. Chúa Giêsu chính là con đường. Để về Nhà Cha, ta không chỉ đi theo, đi với mà còn phải đi trong Người. Không chỉ đi trong đường lối, trong tinh thần, nhưng trong chính bản thân Người. Như cành nho gắn liền với thân nho và sống bằng sự sống của thân nho. Như bánh rượu tan hoà vào trong máu thịt trở nên thành phần của bản thân ta. Như bản tính Thiên Chúa kết hợp với bản tính loài người trong bản thân Người. Đi trong Người để ta ở trong Người như Người ở trong Chúa Cha. Đi trong Người để ta mang hình ảnh của Người, để ai thấy ta cũng như thấy Người, như “Ai thấy Thầy là thấy Cha Thầy”.

Chúa Giêsu là đích tới của con đường.

Đi trong Chúa Giêsu là một hành trình dài. Đi suốt cả đời chưa chắc đã tới.

Để đi trong Chúa Giêsu ta phải từ bỏ hết những gì của bản thân mình, kết hiệp trọn vẹn với Người, cũng như Người đã từ bỏ ý riêng để hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha, để trở nên một với Chúa Cha.

Khi đã hoàn toàn từ bỏ hết ý riêng và trở nên một với Người cũng là lúc ta đạt tới đích điểm, là lúc ta gặp được Chúa Cha, là lúc ta ở trong Nhà Cha, là lúc ta đạt tới Quê Hương yêu dấu trên trời.

Lạy Chúa Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, xin cho con biết đi trong con đường của Người.

GỢI Ý CHIA SẺ

1) Bạn hãy thử tìm ra những đặc điểm của con đường Giêsu (Vd: hiền lành, khiêm nhường…)

2) Bạn còn xa hay đã gần con đường Giêsu?

3) Bạn có mong đi trọn vẹn trong con đường Giêsu không? Nếu muốn, bạn cần những điều kiện nào nữa?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Xin cho chúng con thấy Chúa Cha

Xin cho chúng con thấy Chúa Cha

Suy Niệm

Ông Philipphê xin với Thầy Giêsu: “Xin cho chúng con thấy Chúa Cha” (Ga 14,8).

Khao khát của ông cũng là khao khát của biết bao người, những người thiện chí không ngừng tìm kiếm Thiên Chúa, Đấng mà họ gọi bằng những tên khác nhau: Đấng Tối Cao, Đấng Tuyệt Đối, Đấng vượt trên mọi danh…

Con người muốn bắc một nhịp cầu với Đấng siêu việt, muốn có cảm nghiệm và tương quan với Tạo Hóa.

Thiên Chúa đã đáp lại khát vọng Ngài gieo nơi lòng người khi cho Con Một Ngài làm người, ở giữa chúng ta.

Nơi Đức Giêsu Kitô, chúng ta gặp được Thiên Chúa, dễ gần, dễ thấy, dễ quen.

Thiên Chúa đâu chỉ ở nơi cao thẳm ngàn trùng, Thiên Chúa hiện diện nơi con người Đức Giêsu khiêm hạ. Giữa Ngài và Thiên Chúa Cha có một gắn bó lạ lùng đến nỗi Đức Giêsu dám nói: “Ai biết Thầy là biết Cha” (14,7) “Ai thấy Thầy là thấy Cha” (14,9) vì “Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy”(14,10).

Lời nói và việc làm của Đức Giêsu chính là lời nói và việc làm của Thiên Chúa (14,10). Toàn bộ cuộc đời Đức Giêsu được Cha chiếm ngự. Ngài như tấm gương trong suốt, phản chiếu khuôn mặt và trái tim Thiên Chúa, đầy nhân ái và bao dung với hết mọi người.

Làm Kitô hữu là làm người như Đức Giêsu Kitô, là trở nên một Giêsu khác cho con người hôm nay, là ước ao nói được rằng: “Ai biết tôi là biết Đức Kitô, ai thấy tôi là thấy Đức Kitô.”

Như thế cũng là biết và thấy Thiên Chúa.

“Xin cho chúng con thấy Chúa Cha”

Xin dẫn chúng con đến gặp Thiên Chúa Cha.

Đức Giêsu không phải chỉ là người đưa đường dẫn lối; Ngài tự nhận mình là Con Đường, thậm chí là Con Đường độc nhất dẫn đến Cha: “Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (14,6). Mọi con đường cứu độ đều phải đi vào Con Đường Giêsu.

“Thiên Chúa không ban một danh nào khác dưới bầu trời,

để nhờ danh đó mà chúng ta được ơn cứu độ” (Cv 4,12).

Nhân loại được cứu độ nhờ Danh Đức Giêsu, kể cả những ai không biết Ngài – tuy không do lỗi của họ – nhưng đã sống theo những đòi hỏi của lương tâm.

Đức Giêsu đã về với Chúa Cha trong vinh quang phục sinh, sau khi đã sống một đời yêu thương tự hiến. Cuộc đời Đức Giêsu trở thành con đường cho chúng ta đi.

Khi chiêm ngắm Ngài trong Tin Mừng, chúng ta biết mình phải nghĩ gì, nói gì, làm gì.

Khi đi vào Con Đường Giêsu, chúng ta cũng trở nên nẻo đường cho con người hôm nay, nẻo đường dẫn đến Giêsu.

Gợi Ý Chia Sẻ

1. Người ta thường nói đạo nào cũng như đạo nào, đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành. Còn bạn, tại sao bạn là Kitô hữu? Đức Giêsu có gì đặc biệt khiến bạn chọn theo?

2. Có khi nào bạn thấy mình bị lạc hướng không? Cách sống của Đức Giêsu trong Tin Mừng có khi nào giúp bạn tìm thấy hướng giải quyết không?

Cầu Nguyện

Lạy Cha, Cha muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý, chân lý mà Cha đã bày tỏ nơi Đức Giêsu, Con Cha.

Xin Cha nhìn đến hàng tỉ người chưa nhận biết Đức Giêsu, họ cũng là những người đã được cứu chuộc.

Xin Cha thôi thúc nơi chúng con khát vọng truyền giáo, khát vọng muốn chia sẻ niềm tin và hạnh phúc, niềm vui và bình an của mình cho tha nhân, và khát vọng muốn giới thiệu Đức Giêsu cho thế giới.

Chúng con thấy mình nhỏ bé và bất lực trước sứ mạng đi đến tận cùng trái đất để loan báo Tin Mừng.

Chúng con chỉ xin đến với những người bạn gần bên, giúp họ quen biết Đức Giêsu và tin vào Ngài, qua đời sống yêu thương cụ thể của chúng con.

Chúng con cũng cầu nguyện cho tất cả những ai đang xả thân lo việc truyền giáo.

Xin Cha cho những cố gắng của chúng con sinh nhiều hoa trái. Amen.

Trích từ Manna

Niềm tin

Niềm tin

Có năm anh mù sờ vào một con voi. Anh thứ nhất sờ vào cái bụng thì bảo con voi giống như một bức tường lớn. Anh thứ hai sờ vào chiếc ngà thì bảo con voi giống như một thanh gươm cùn. Anh thứ ba sờ vào cái vòi thì bảo con voi giống như một con đỉa khổng lồ. Anh thứ thứ tư sờ vào cái tai thì bảo con voi giống như một chiếc quạt nan. Anh thứ năm sờ vào cái đuôi thì bảo con voi giống như một sợi dây thừng.

Câu trả lời của mỗi người đều đúng theo quan điểm riêng của mìnnh. Chỉ nhờ đối thoại chung với nhau, họ mới có được một cái nhìn sáng suốt và một hình ảnh đầy đủ để hiểu biết con voi thực sự là như thế nào mà thôi.

Đối với Thiên Chúa cũng vậy. Người Do Thái có một cách hiểu về Ngài. Người theo Hồi giáo có cách hiểu thứ hai. Người theo Phật giáo có cách hiểu thứ ba. Người theo Ấn độ giáo có cách hiểu thứ tư. Và các Kitô hữu có cách hiểu thứ năm.

Như vậy, phải nhờ đến đối thoại chung với nhau, người ta mới có thể đạt được một cái nhìn đầy đủ hơn về Thiên Chúa.

Thế nhưng, tại sao các Kitô hữu lại dám xác quyết rằng mình có một cái chính xác về Thiên Chúa hơn bất kỳ một tôn giáo nào?

Câu trả lời dĩ nhiên phải được đặt nền tảng trên đức tin. Thực vậy, Chúa Giêsu đã tuyên bố: Ngài biết Thiên Chúa bằng một cách thức tuyệt vời mà không vị lãnh đạo tôn giáo nào dám mơ tưởng đến.

Hơn thế nữa, Ngài còn đồng hóa mình với Thiên Chúa. Điều này không một nhà lãnh đạo tôn giáo nào dám làm.

Chẳng hạn qua đoạn Tin mừng hôm nay, Ngài đã xác quyết với Philipphê:

– Ai thấy Ta là thấy Cha.

Nơi khác Ngài cũng nói:

– Cha Ta và Ta là một.

Nếu quả thực đúng như vậy, thì chúng ta, những người Kitô hữu đã có được một cái nhìn thật chính xác về Thiên Chúa hơn bất kỳ một tôn giáo nào khác trên mặt đất này.

Thực vậy, chỉ mình Chúa Giêsu mới dám nói:

– Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta.

Chỉ mình Chúa Giêsu mới dám bảo:

– Ta là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Ta.

Chỉ mình Chúa Giêsu mới dám xác quyết:

– Ta là ánh sáng thế gian. Ai theo Ta sẽ có ánh sáng ban sự sống…Ai theo Ta, sẽ không bao giờ phải bước đi trong tăm tối.

Chỉ mình Chúa Giêsu mới dám công bố:

– Ai tin vào Ta, sẽ không bao giờ phải chết, nhưng sẽ có sự sống đời đời… Và Ta, Ta sẽ cho họ sống lại ngày sau hết.

Vậy Đức Kitô là ai?

Đây cũng là vấn đề mà chính Ngài đã đưa ra cho các môn đệ:

– Người ta bảo Thày là ai?

Các ông thưa:

– Người thì bảo là Gioan tiền hô, là Elia, là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó.

Và Chúa Giêsu đã đặt một câu hỏi cân não, đòi buộc các ông phải dứt khoát lập trường và tuyên xưng đức tin của mình:

– Còn các con, các con bảo Thày là ai?

Thánh Phêrô đã thay mặt cho nhóm mười hai đã dứt khoát lập trường và tuyên xưng đức tin của mình:

– Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.

Và Chúa Giêsu liền tỏ cho Phêrô được hay:

– Phúc cho con, không phải do xác thịt hay máu huyết, nhưng do Cha Thầy, Đấng ngự ở trên trời đã tỏ cho con biết.

Lời xác quyết này có nghĩa là chân lý này đến với thánh Phêrô không phải từ bất cứ ai, mà từ chính Chúa Cha, Đấng đã trực tiếp mạc khải cho thánh Phêrô.

Là người Kitô hữu, là người môn đệ của Chúa, ngay từ hồi còn tấm bé, chúng ta đã xác tín Ngài là Con Thiên Chúa và chúng ta cũng đã tin vào Ngài.

Thế nhưng, điều quan trọng hơn, đó là chúng ta phải biến niềm tin thành việc làm, biến xác tín thành cuộc sống, bằng cách tuân giữ những điều Ngài truyền dạy, nhờ đó chúng ta thực sự tuyên xưng Ngài trong thẳm sâu cõi lòng cũng như làm chứng về Ngài trong lòng cuộc đời chúng ta đang sống.

Sưu tầm

Đường hy vọng

Đường hy vọng

Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu? Nếu có một câu hỏi nào thường được các môn đệ đặt ra thì đó phải là câu hỏi thuộc về nơi chốn.

Thực vậy, thuở ban đầu, lúc mới gặp Chúa, các ông đã hỏi:

– Thưa Thầy, Thầy ở đâu?

Và rồi Chúa Giêsu đã trả lời:

– Hãy đến mà xem.

Trước bữa tiệc ly, các ông muốn biết một địa chỉ, một nơi chốn chính xác để mà chuẩn bị, nên đã hỏi Chúa Giêsu:

– Thưa Thầy, Thầy muốn chúng con ăn lễ vượt qua ở đâu?

Và hôm nay trước một tương lai còn mù mờ và bấp bênh, Tôma đã hỏi Chúa:

– Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường đi.

Sở dĩ các ông bận tâm về nơi chốn là vì trong quãng đời theo Chúa, các ông luôn được dẫn vào những cuộc hành trình, nay đây mai đó, không có một địa chỉ, một nơi chốn cố định:

– Con cáo có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người thì không có cả chốn để mà tựa đầu.

Còn cuộc hành trình cuối cùng lại là cuộc hành trình tiến về Giêrusalem để chứng kiến Thầy mình chịu chết trên thập giá. Các ông đã coi đây là con đường thất bại của Chúa Giêsu, đồng thời đã trở nên con đường tuyệt vọng cho các ông. Mấy năm dài miệt mài theo Chúa những mong có ngày tả hữu vinh quang, nào ngờ Ngài lại bị đóng đinh như một tên tử tội… Đúng là dã tràng xe cát biển đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì.

Khi mọi vốn liếng hy vọng đặt cả vào canh bạc cuộc đời, rồi bỗng dưng lật ngửa trắng tay. Các ông như từ trên cao rớt xuống. Hụt hẫng, chới với, chao đảo. Ước mơ bị sụp đổ, các ông như người bị phá sản. Thế mới hay mơ ước thì to lớn, nhưng khung đời lại chật hẹp. Mơ ước thật nhiều mà thực tế chẳng được bao nhiêu, nhiều lúc còn cay đắng phũ phàng.

Thầy đi đâu? Đằng sau câu hỏi này là tâm trạng hoang mang bất ổn trước một dĩ vãng vừa mới khép lại mà tương lai thì chưa kịp mở ra. Tương lai ấy hoàn toàn đổi mới hay chỉ là một dĩ vãng được lặp lai nơi chính bản thân mình. Đã một lần vỡ mộng, các ông băn khoăn là chuyện thường tình. Giống như đứa trẻ lỡ một lần bị phỏng, hễ thấy lửa, là tự nhiên rụt tay lại. Vì thế trong câu hỏi: Thầy đi đâu? Cũng nói lên nỗi âu lo rằng mình sẽ đi đâu? Thất vọng về dĩ vãng. Hoang mang trước tương lai đó là con đường các tông đồ đã nếm trải.

Thế nhưng, mở đầu đoạn Tin Mừng sáng hôm nay, Chúa Giêsu đã khuyên nhủ các ông:

– Các con đừng xao xuyến.

Đó là một lời an ủi, mở ra một con đường mới, tràn ngập hy vọng và tin yêu. Thực vậy, Chúa Giêsu nói tiếp:

– Thầy đi để dọn chỗ cho các con.

Và như thế một tương lai đã được hé mở. Tương lai ấy không còn xa xôi, nhưng đã bén rễ ngay từ cuộc đời này. Sống hiện tại là chuẩn bị cho tương lai. Ngày mai đang bặt đầu từ hôm nay. Hay nói cách khác, cuộc sống trong nước trời phải được chuẩn bị, phải được định hình ngay từ bây giờ.

Đi trong hy vọng là nhận ra rằng con người được tạo dựng để hướng tới một mục đích, chứ không phải sống một cách vất vưởng, như thuyền không lái, như ngựa không cương. Và mục đích chúng ta cần phải đạt tới là chính Thiên Chúa trong niềm hạnh phúc bất tận.

Để kết luận, tôi xin mượn lời cầu nguyện của thánh Augustinô:

– Lạy Chúa, Chúa dựng nên con là để cho Chúa, nên con luôn khắc khoải, cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa.

Sưu tầm

Đức Thánh Cha mở lại các buổi tiếp kiến sau khi bị cảm

Đức Thánh Cha mở lại các buổi tiếp kiến sau khi bị cảm

VATICAN. Sau một ngày bị cảm nhẹ, sáng thứ bẩy, 17-5-2014, ĐTC đã mở lại một loạt các cuộc tiếp kiến mà ngài đã hoãn lại hôm trước đó.

Từ 9 giờ rưỡi sáng, ĐTC đã tiếp ĐHY Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ GM, rồi gặp chung trong hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ 22 GM Mexico nhân dịp các vị về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.

Sau đó, lúc quá 12 giờ trưa, ngài gặp 5 ngàn thành viên thuộc Hiệp Hội những người thợ thầm lặng của Thập Giá – các trung tâm thiện nguyện giúp người đau khổ. Hiện diện tại buổi tiếp kiến ở Đại thính đường Phaolô 6 ở Nội thành Vatican cũng có 350 anh chị em bệnh nhân ngồi trên ghế lăn.

Đề cao giá trị đau kh

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC giải thích Lời Chúa Giêsu trong mối phúc thật: ”Phúc cho những người khóc lóc vì họ sẽ được an ủi” (Mt 5,4). Qua lời ngôn sứ này, Chúa Giêsu nói đến một tình thế trong đời sống trần thế mà mọi người gặp phải.

ĐTC nói: ”Khi khẳng định 'Phúc cho người khóc lóc', Chúa Giêsu không có ý gọi một hoàn cảnh bất lợi và nặng nề trong cuộc sống là điều hạnh phúc. Đau khổ tự nó không phải là một giá trị, nhưng là một thực tại mà Chúa Giêsu dạy chúng ta sống với một thái độ đúng đắn. Thực vậy có những cách thức đúng và cách sai trái khi sống đau khổ. Một thái độ sai trái là sống đau khổ một cách thụ động, chịu đau khổ trong thái độ ù lì cam chịu. Cả thái độ nổi loạn cũng không phải là điều đúng. Chúa Giêsu dạy chúng ta sống đau khổ bằng cách chấp nhận thực tại cuộc sống với niềm tín thác và hy vọng, đặt tình yêu Thiên Chúa và tha nhân cả trong đau khổ và tình yêu biến đổi mọi sự”.

ĐTC nhắc đến giáo huấn của chân phước LM Luigi Novarese, người sáng lập Hiệp hội những người Thợ thầm lặng của Thập giá và Trung tâm thiện nguyện đau khổ”. Cha dạy các bệnh nhân và những người khuyết tật đề cao giá trị đau khổ của họ giữa lòng một hoạt động tông đồ được thi hành trong lòng tin và yêu mến tha nhân. Cha thường nói: ”Các bệnh nhân phải cảm thấy mình là tác giả chính việc tông đồ của mình”. Một bệnh nhân, một người khuyết tật có thể trở thành trợ lực và ánh sáng cho những người đau khổ khác, và nhờ đó biến đổi môi trường mình đang sống”.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Với đoàn sủng này, anh chị em là một món quà đối với Giáo Hội. Những đau khổ của anh chị em, như những vết thương của Chúa Giêsu, một đàng là cớ vấp phạm đối với đức tin, nhưng đàng khác, đó là một sự kiểm chứng đức tin, một dấu hiệu chứng tỏ Thiên Chúa là Tình Thương, Người trung thành và từ bi, là Đấng an ủi. Hiệp với Chúa Kitô Phục Sinh, anh chị em là những người tích cực hoạt động cho công trình cứu độ và loan báo Tin Mừng” (Christifideles laici 54) (SD 17-5-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Bầu chọn giám mục thử nghiệm mối quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc

Bầu chọn giám mục thử nghiệm mối quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc

bầu-chọn-giám-mục-ở-TQ

Cuộc bỏ phiếu hôm thứ Năm tại Chengdu (Thành Đô) sẽ cho thấy chính phủ Trung Quốc và

Vatican liệu có cùng chuẩn thuận cha Giuse Tang Yuange làm giám mục.

 

Thứ Năm tuần qua, Trung Quốc tổ chức bầu chọn vị giám mục đầu tiên từ khi Đức Phanxicô lên giáo hoàng vào tháng Ba năm ngoái. Việc bầu chọn giám mục này sẽ là một thử nghiệm quan trọng về mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Vatican.

Cha Giuse Tang Yuange, giáo phận Thành Đô miền tây nam Sichuan (Tứ Xuyên) vượt lên hai linh mục khác trong hai vòng bỏ phiếu trước sự hiện diện của Đức Giám mục Luo Xuegang giáo phận Yibin và Đức Giám mục Giuse Chen Gong’ao giáo phận Nanchong, là hai giáo mục được Vatican chuẩn thuận tại khu vực. Các quan chức chính phủ cũng có mặt như thường lệ trong các cuộc bầu cử Giám mục tại Trung Quốc.

“Những người bỏ phiếu bao gồm các linh mục, phó tế, nữ tu và giáo dân. Cha Tang được 39 phiếu bầu và tám phiếu không,” một nguồn tin Giáo hội tham gia cuộc bầu chọn tại khách sạn Thành Đô cho biết.

Hội đồng Giám mục Trung Quốc không được Vatican chấp nhận bây giờ phải quyết định liệu có chấp thuận cha Tang, một quy trình nhạy cảm đã gây nhiều tranh cãi giữa Bắc Kinh và Vatican trong quá khứ. Vẫn chưa rõ liệu Vatican có chuẩn thuận cha Tang làm giám mục hay không.

Cha Tang, ứng viên giám mục sinh năm 1963, thụ phong linh mục năm 1991, hiện làm phó thư ký hội đồng mục vụ giáo phận và là chủ tịch Hội Công giáo yêu nước, một tổ chức của nhà nước.

Giáo phận Thành Đô hiện trống ngôi giám mục từ khi vị giám mục tiền nhiệm qua đời năm 1998. Cha Simon Li Zhigang trở thành ứng viên giám mục mới hồi tháng Năm 2011 nhưng sau đó cũng qua đời vì bệnh ung thư gan ở tuổi 48.

Sự kiện hôm thứ Năm bầu chọn ứng viên giám mục mới được xem là một thử nghiệm quan trọng về mối quan hệ giữa Toà Thánh và chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình, người nhậm chức một ngày sau khi Đức Phanxicô lên làm giáo hoàng.

Các cuộc đàm phán giữa Vatican và Bắc Kinh bị đình trệ sau khi Trung Quốc phong chức ba vị giám mục mà không được sự chuẩn thuận của Đức Giáo Hoàng vào năm 2011 và 2012. Nhưng các quan sát viên Giáo hội hy vọng rằng Đức Phanxicô và ông Tập sẽ hàn gắn mối quan hệ sau khi Đức Giáo Hoàng nói với nhật báo Italy Corriere della Sera rằng ngài đã viết thư cho chủ tịch Trung Quốc và đã nhận được hồi âm.

Tuy nhiên trong vài tuần qua, Trung Quốc dường như bắt đầu thực hiện chiến dịch chống lại Kitô giáo khi phá huỷ một nhà thờ lớn tại thành phố cảng phía đông Ôn Châu và gỡ bỏ 14 cây thánh giá.

Hôm thứ Ba, một báo cáo gởi cho Hội đồng An ninh Quốc gia Trung Quốc xác định tôn giáo là một trong những nguy cơ đối với nền an ninh quốc gia và bản sắc Trung Quốc.

UCANEWS VN

 

Thánh tích giáo hoàng đến Thái Lan

Thánh tích giáo hoàng đến Thái Lan

Stephen Steele từ Nakhon Pathom, Thái Lan

Thánh-tích-Giáo Hoàng đến-Thái Lan

Cha Komsan Yancharoen nhớ lại ngày thụ phong linh mục của mình cách đây 30 năm trong cái nóng gay gắt. Một ký ức sâu sắc khác nữa là ngày đó, vị truyền chức linh mục cho mình là một vị thánh trong tương lai, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Trong chặng dừng chân cuối cùng của chuyến thăm mục vụ châu Á năm 1984, vị Giáo hoàng đã truyền chức cho 23 linh mục Thái Lan. Cha Yancharoen nói vào thời điểm đó khả năng tiếng Anh của cha còn hạn chế nhưng cha nhớ vài điều Đức Giáo Hoàng nói. Cha nhớ lại rằng Đức Gioan Phaolô II hiện thân cho một “chiều kích dịu hiền của Giáo hội” giúp nâng cao vai trò của Giáo hội trong xã hội Thái Lan.

“Ở Thái Lan, nhiều người nhầm lẫn về Giáo hội Công giáo và mục tiêu sứ mạng của Giáo hội, nhưng Đức Giáo Hoàng đã giúp giảm bớt sự nhầm lẫn này,” cha Yancharoen nói với ucanews.com hôm 10-5 tại buổi lễ rước kiệu Thánh tích hai vị thánh Gioan Phaolô II và Gioan XXIII vừa mới phong thánh ở Vatican hôm 24-4 vừa qua.

Một lọ máu của thánh Gioan Phaolô II và một miếng da nhỏ của thánh Gioan XXIII sẽ được luân phiên truyền đến các giáo xứ khắp Thái Lan.

Cha Yancharoen có mặt tại hội trường Gioan Phaolô II cùng với 5,000 tín hữu Công giáo cung nghênh Thánh tích đến Thái Lan.

Sang ngày hôm sau, Thánh tích sẽ được các thành viên trong Hội đồng Giám mục Thái Lan rước đến nhà vua Bhumibol Adulyadej tại cung điện Klai Kangwon ở Hua Hin, và cầu nguyện cho sức khỏe của quốc vương trị vì lâu nhất thế giới.

Đức ông Andrew Vissanu Thanya Anan, Phó Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Thái Lan và cựu thứ trưởng Vatican Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo, cho biết cả hai vị giáo hoàng có một mối quan hệ đặc biệt với vị vua Thái Lan.

Vua Bhumibol đã thăm Đức Gioan XXIII tại Vatican vào năm 1960 và mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Thái Lan. Chuyến thăm của Đức Gioan Phaolô II vào năm 1984 là một sự đáp trả khoáng đạt lời mời của nhà vua.

Trong chuyến viếng thăm, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã gặp những người tị nạn tại trại tị nạn Phanat Nikhom ở Thái Lan.

Đức ông Vissanu cho biết khi “người Thái tận mắt nhìn thấy sự khiêm nhường của Đức Giáo Hoàng, các rào cản đã bị phá vỡ”.

“Thái Lan luôn mang nặng gánh những người tị nạn. Khi họ thấy nhà lãnh đạo Giáo hội gặp gỡ những người tị nạn, người dân Thái hiểu biết thêm về Giáo hội hơn,” Đức ông nói.

Bản Kêu gọi chung của Hội nghị Kitô giáo–Hồi giáo tại Amman

Bản Kêu gọi chung của Hội nghị Kitô giáo–Hồi giáo tại Amman

WHĐ (16.05.2014) – Một Hội nghị các nhà lãnh đạo Kitô giáo và Hồi giáo ở thủ đô của Jordan đã bế mạc hôm thứ Tư 14-05 với một Bản kêu gọi chung, yêu cầu trả tự do cho các nữ sinh Nigeria bị bắt cóc. Các tham dự viên tại Hội nghị chuyên đề –diễn ra ngay trước chuyến viếng thăm của Đức giáo hoàng Phanxicô đến quốc gia này– cũng kêu gọi cần phải liên đới hơn nữa và có một nền giáo dục tôn giáo tốt hơn cho trẻ em và giới trẻ.
 
Hội nghị hai ngày được tổ chức dưới sự đồng bảo trợ của Hoàng tử Jordan El Hassan bin Talal, người sáng lập và là Giám đốc Học viện Hoàng gia về Liên tôn; và Đức hồng y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn. Trong một tuyên bố kết thúc, Hội nghị cũng đề nghị một Bản “Thập điều Văn hoá” dành cho tất cả những ai hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, để thúc đẩy việc thông truyền các giá trị tôn giáo và đạo đức cho các thế hệ trẻ.
 
Bản kêu gọi chung về sự  liên đới hơn nữa trên thế giới
 
Dưới sự đồng bảo trợ của Hoàng tử El Hassan bin Talal và Đức hồng y Jean-Louis Tauran, Học viện Hoàng gia về Liên tôn (Amman, Jordan) và Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn (Vatican) đã tổ chức Hội nghị lần thứ ba tại Amman từ ngày 13 đến 14-05-2014, với chủ đề “Đáp ứng những thách đố hiện nay nhờ Giáo dục”. Hội nghị diễn ra ngay trước chuyến viếng thăm của Đức giáo hoàng Phanxicô – chuyến viếng thăm này là nguồn hy vọng cho mọi dân tộc tại Thánh Địa và toàn khu vực.
 
Hội nghị khai mạc với những phút cầu nguyện trong thinh lặng, xin Thiên Chúa trợ giúp và chúc lành.
 
Các tham dự viên đã mạnh mẽ lên án tất cả các hình thức bạo lực –mà gần đây nhất là vụ bắt cóc các nữ sinh Nigeria– và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho các em, để các em có thể trở về với gia đình và trường học. Các tham dự viên cũng ủng hộ các giải pháp hoà bình đối với tất cả các cuộc xung đột đang diễn ra.
 
Cuộc hội thảo đã diễn ra trong bầu khí thân ái và hữu nghị. Các tham dự viên đồng thuận về những điều sau đây:
 
– Các cơ chế nền tảng để giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên là gia đình và nhà trường;
 
– Việc giáo dục tôn giáo cách thích hợp thật là quan trọng, đặc biệt trong việc thông truyền các giá trị tôn giáo và đạo đức;
 
– Việc nhìn nhận phẩm giá của con người là cần thiết, đặc biệt trong các cơ sở giáo dục;
 
– Tuân thủ các quy định quốc tế nhằm đảm bảo tôn trọng cách hiệu quả các quyền căn bản của con người, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo;
 
– Những thách đố cấp bách nhất phải đáp ứng bao gồm: việc giải quyết các cuộc xung đột hiện nay một cách hoà bình, xóa đói giảm nghèo và cổ vũ chiều kích tâm linh và đạo đức của cuộc sống;
 
– Tin rằng tôn giáo không phải là nguyên nhân gây ra xung đột, mà sự vô nhân đạo và sự thiếu hiểu biết mới là nguyên nhân của các xung đột; do đó việc giáo dục toàn diện là thiết yếu;
 
– Các tôn giáo, khi được hiểu và được thực hành cách đúng đắn, không phải là nguyên nhân gây chia rẽ và xung đột, nhưng đúng hơn là một yếu tố cần thiết cho hoà giải và hòa bình.
 
Là những tín hữu, chúng tôi hy vọng rằng sự khôn ngoan của con người sẽ luôn gặp được sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
 
Cuối cùng, vì tương lai nhân loại ở trong tay các thế hệ trẻ, chúng tôi đề nghị với tất cả những ai đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục Bản Thập điều Văn hóa sau đây:
 
1) Không bao giờ từ bỏ sự tò mò tri thức;
 
2) Can đảm chứ không hèn nhát về phương diện trí thức;
 
3) Khiêm tốn chứ không kiêu căng về sự  hiểu biết.
 
4) Thực hành đồng cảm về tri thức thay vì mang một tinh thần khép kín;
 
5) Tuân giữ tính toàn vẹn của tri thức;
 
6) Giữ sự độc lập về tri thức;
 
7) Kiên trì đối với sự thiếu hiểu biết chung quanh mình;
 
8) Tin vào lý trí;
 
9) Công minh, không thiên vị chứ không bất công về mặt tri thức;
 
10) Nhìn nhận sự đa dạng là phong phú, chứ không phải là mối đe dọa.
 
Nếu Thiên Chúa muốn, chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc đối thoại sinh nhiều hoa trái này qua các Hội nghị và các sáng kiến ​​khác trong tương lai.
 
Amman, ngày 14 tháng 5 năm 2014

 (Vatican Radio)

 Huy Hoàng chuyển ngữ

Trích từ HộI Đồng Giám Mục VN

Đức Thánh Cha kêu gọi chấm dứt buôn bán võ khí

Đức Thánh Cha kêu gọi chấm dứt buôn bán võ khí

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến các vị đại sứ của 7 nước sáng ngày 15-5-2014, ĐTC Phanxicô kêu gọi cộng đồng quốc tế chấm dứt nạn buôn bán võ khí và cưỡng bách di cư.

7 vị đại sứ của Thụy Sĩ, Liberia, Etiopia, Sudan, Giamaica, Nam Phi và Ấn độ đã đến trình quốc thư lên ĐTC. Trong số các vị có 2 bà đại sứ: Giamaica và Nam Phi.

Lên tiếng trong dịp này ĐTC nói đến khát vọng hòa bình của các dân nước nhưng đồng thời nhận xét rằng ”Tất cả mọi người đều nói về hòa bình, mọi người đều tuyên bố muốn hòa bình, nhưng đáng tiếc là sự lan tràn võ khí đủ loại dẫn đi theo chiều hướng ngược lại. Nạn buôn bán võ khí có hậu quả là gây phức tạp và làm cho việc giải quyết các xung đột trở nên xa vời, nhất là vì nó phát triển và được thực hiện phần lớn ở ngoài vòng pháp luật”.

Thách đố thứ hai là thảm trảng nhiều người phải bỏ xứ sử di cư… Đây là một hiện tượng phức tạp và không thể chỉ thu hẹp vào việc đề ra những biện pháp cấp thời mà thôi… Đã đến lúc cần đương đầu với hiện tượng này với một cái nhìn chính trị nghiêm túc và trong tinh thần trách nhiệm của mọi tầng lớp: hoàn cầu, đại lục, các miền, tương quan giữa các dân nước, cho đến bình diện quốc gia và địa phương.

ĐTC đặc biệt tố giác thảm trạng những người di cư, chỉ vì muốn sống và làm việc trong an bình, phải đương đầu với những cuộc xuất du cơ cực, bị tống tiền, bị hành hạ, tra tấn, và áp bức đủ loại, rốt cuộc nhiều khi bị chết trong sa mạc hoặc dưới lòng biển.

Ngài nói: “Hiện tượng buộc lòng phải di cư gắn liền với những cuộc xung đột và chiến tranh, vì thế nó cũng liên hệ tới vấn đề lan tràn võ khí. Đó là những vết thương của thế giới chúng ta, trong đó Thiên Chúa đã đặt chúng ta để sống ngày nay và kêu gọi chúng ta hãy có tinh thần trách nhiệm đối với các anh chị em chúng ta, để không người nào bị vi phạm phẩm giá. Thật là một điều mâu thuẫn vô lý khi nói về hòa bình, hòa đàm, mà đồng thời lại muốn cổ võ hoặc cho phép buôn bán võ khí. Chúng ta cũng có thể nghĩ rằng có một thái độ sống chết mặc bay, đó là một đàng tuyên bố các quyền con ngừơi, nhưng đồng thời lại cố tình không biết đến hoặc không đảm trách những người bị buộc lòng phải bỏ quê hương, và phải chết trong toan tính hoặc khôn gđược tình liên đới quốc tế đón nhận”.

Sau cùng, ĐTC cho biết Tòa Thánh tái khẳng định quyết tâm tiếp tục cộng tác cể có những bước tiến trong những lãnh vực vừa nói và trong mọi con đường dẫn đến công lý và hòa bình, dựa trên các quyền con người được thế giới nhìn nhận. (SD 15-5-2014)

G. Trần Đức Anh OP– Vatican Radio

Người Công giáo Việt Nam không thờ ơ với tình hình của đất nước

Người Công giáo Việt Nam không thờ ơ với tình hình của đất nước

bởi Ðoàn Xuân Lộc

Trước những hành động gây hấn, lấn chiếm của Trung Quốc ở Biển Đông trong những ngày qua, có thể nói người Việt Nam – dù ở đâu, thuộc thành phần, địa vị nào trong xã hội – đều hướng lòng về Biển Đông, đều nghĩ và lo cho an nguy Đất nước, vận mệnh Dân tộc.

Người Công giáo Việt Nam cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ.

Hôm 09/05/2014, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM) đã có Bản lên tiếng về tình hình Biển Đông, do Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc – Tổng giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn và Chủ tịch HĐGM Việt Nam – ký.

Mở đầu, Bản lên tiếng đã nhắc lại việc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD-981 và một lực lượng lớn tàu bè các loại – trong đó có cả tàu quân sự – vào xâm chiếm, hoạt động trong vùng biển đặc quyền của Việt Nam và cho tàu quân sự tấn công các tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam.

HĐGM coi đó là những “hành vi khiêu khích và leo thang nghiêm trọng với ý đồ rõ ràng thực hiện từng bước kế hoạch xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, bất chấp các nguyên tắc ứng xử Quốc tế mà Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Qui tắc ứng xử trên Biển Đông.”

Theo HĐGM “tình hình này có nguy cơ đưa đến chiến tranh rất cao.”

'Ngừng ngay mọi hành vi xâm lăng'

Vì “quan ngại trước tình hình căng thẳng và nguy hiểm” ấy và với trách nhiệm của mình, các HĐGM đã nêu bốn điểm.

Trước hết, Bản lên tiếng nhấn mạnh: “Giáo hội Công giáo luôn kiên trì lập trường xây dựng hoà bình, phản đối chiến tranh. Hoà bình không làm mất điều gì, nhưng chiến tranh có thể làm mất tất cả.”

Vì thế, theo HĐGM Việt Nam: “Mọi tranh chấp hiện nay cần phải kiên trì với đường lối đối thoại; loại trừ tất cả mọi hành vi khiêu khích, gây hấn, kích động chiến tranh, hận thù của đôi bên.”

Tuy vậy, khi kêu gọi đối thoại, tránh khiêu khích, hận thù đôi bên, Bản lên tiếng đã yêu cầu: “Chính quyền Trung Quốc phải ngừng ngay mọi hành vi xâm lăng này.”

Với Chính phủ Việt Nam, HĐGM Việt Nam cho rằng: “Tuy phải kiên trì đường lối ngoại giao, đối thoại để giải quyết xung đột, nhưng phải có lập trường kiên định, lấy đạo lý truyền thống dân tộc vì dân, vì nước để thực hiện đường lối chính sách với Trung Quốc.”

Dù viết rất ngắn gọn, các Giám mục Việt Nam đã chỉ ra một hướng đi mới – hay ít ra khác với đường lối, phương châm “bốn tốt” và “16 chữ vàng” mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang theo đuổi – trong quan hệ với Trung Quốc.

Đó là “lấy đạo lý truyền thống dân tộc vì dân, vì nước” khi tương giao với Trung Quốc.

Vì theo Hội đồng Giám mục Việt Nam, “Những thoả ước tôn trọng tình hữu nghị giữa hai quốc gia láng giềng, giữa hai đảng Cộng sản thực tế đã cho thấy không mang lại ích lợi nhiều cho dân nước mà còn đưa đất nước vào tình trạng lâm nguy”.

‘Biểu lộ trọn vẹn lòng ái quốc’

Hai điểm còn lại trong Bản lên tiếng đề cập đến việc người Công giáo Việt Nam nên làm gì trong hoàn cảnh này.

Theo Hội đồng Giám mục Việt Nam: "Đây là lúc người Công giáo Việt Nam cần biểu lộ trọn vẹn lòng ái quốc của mình theo lời Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI: 'Là người công giáo tốt cũng là công dân tốt.' Lòng yêu nước thể hiện ở việc chúng ta không thể thờ ơ với tình hình của đất nước trong hiện tại cũng như tương lai."

Vì vậy, các Giám mục Việt Nam mời gọi: "Người Công giáo chuyên cần hy sinh cầu nguyện cho quê hương, đất nước và với tất cả lương tâm của mình tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng đáp lại lời mời gọi cứu nguy Tổ quốc.”

Cụ thể, bắt chước sáng kiến của Đức Giáo hoàng Phanxicô – người đã kêu gọi con cái mình và những ai thành tâm thiện chí dành ngày 7/9/2013 để cầu nguyện cho hoà bình ở Syria – Hội đồng Giám mục Việt Nam: “Xin các giáo phận tổ chức một ngày cầu nguyện cho Quê hương Việt Nam."

Trong ngày đó, mọi người được mời gọi: “Sám hối, tiết giảm chi tiêu ăn uống, mua sắm, để góp phần nâng đỡ các ngư dân nạn nhân của tàu Trung Quốc và các chiến sĩ cảnh sát, hải giám Việt Nam bị thương.”

Ngoài Bản lên tiếng này, từ lâu các Giám mục Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề Biển Đông – đặc biệt là kể từ mấy năm nay khi Trung Quốc càng ngày càng có nhiều hành động gây hấn, lấn chiếm ở Biển Đông.

Và một người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết cho “Công lý và hòa bình” ở Biển Đông là Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh và Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc HĐGM Việt Nam.

Ngài cũng là Chủ tịch Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình.

Dưới sự hướng dẫn, chủ trì của ngài, Câu lạc bộ này đã tổ chức một buổi tọa đàm về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông và hải đảo Việt Nam” vào năm 2009 – khi tàu Trung Quốc ngang ngược vào Biển Đông đánh đuổi, đàn áp các ngư dân Việt Nam.

Cách đây hơn một tháng – trước khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-891 vào hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam – ngài đã dành cho trang Lam Hồng, một trang chuyên về niềm tin, văn hóa, giáo dục của Giáo phận Vinh, một cuộc phỏng vấn về đề tài “Xông lý và hòa bình trên Biển Đông.”

Với những hành động hung hăng, ngang ngược gần đây của Trung Quốc, Ban biên tập trang Lam Hồng đã đưa bài phỏng vấn lên mạng hôm 09/05/2014.

Trong cuộc phỏng vấn ấy, Đức cha Hợp đã cho biết dù gặp nhiều khó khăn khi tổ chức, tọa đàm đó cũng được diễn ra và sau đó được giấy phép để xuất bản cuốn “Biển Đông và hải đảo Việt Nam.”

Vào năm 2011, Câu lạc bộ dự tính tổ chức một tọa đàm về “Công lý và hòa bình trên Biển Đông” nhưng vì phải đối diện với nhiều áp lực Ban tổ chức đã hủy bỏ tọa đàm đó. Tuy vậy, ngài cho biết, theo ước nguyện của một số người, Ban tổ chức đã cho xuất bản cuốn “Công lý và hòa bình trên Biển Đông” với tính cách là lưu hành nội bộ.

Khi được hỏi đâu là động lực duy khiến ngài và Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình cho xuất bản cuốn “Công lý và hòa bình trên Biển Đông”, ngài chia sẻ: “Động lực duy nhất đó là lòng yêu nước và cố gắng để làm sáng tỏ một vấn đề mà lúc đó cũng như ngày hôm nay đang là vấn đề nhạy cảm, đó là hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông – một biển mà có chiều dài lịch sử là biển của Việt Nam”.

Vì vậy, mục đích của việc tổ chức buổi tọa đàm và cho xuất bản cuốn sách ấy là “đòi công lý và hòa bình cho vùng biển của Việt Nam, vùng lãnh hải của Việt Nam."

Khi được hỏi về việc Việt Nam – bao gồm các học giả, trí thức và chính quyền – đã làm đủ những gì cần phải làm để bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình chưa, Đức cha Hợp đã trả lời là: “Nhìn lại lịch sử của Dân tộc, những gì cha ông chúng ta đã làm thì chúng ta phải xấu hổ vì những gì chúng ta chưa làm và không làm trong giai đoạn hiện nay.”

Đặc biệt ngài không hiểu tại sao nhà cầm quyền Việt Nam đáng lẽ ra là phải tạo cơ hội để cho các nhà nghiên cứu, các nhà trí thức xuất bản những bài viết, những cuốn sách nói về giá trị lịch sử của Trường Sa và Hoàng Sa, lại “phản ứng rất bạo lực đối với những người muốn chứng tỏ rằng Trường Sa và Hoàng Sa thuộc về Việt Nam”.

‘Con có một Tổ quốc’

Nói đến lời mời gọi biểu lộ lòng yêu nước của Hội đồng Giám mục Việt Nam, thiết nghĩ cũng nên nhắc lại một bài thơ, một bài hát – hay đúng hơn một cảm nhận cá nhân – rất quen thuộc với nhiều người Công giáo, đặc biệt là giới trẻ Công giáo Việt Nam, và được nhắc đến hay đăng tải nhiều trên các trang mạng kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào HD-981 vào trong vùng biển của Việt Nam.

Đó là bài “Con có một Tổ quốc” của Đức cố Hồng y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận – người từng giữ Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình của Tòa Thánh – trong đó có đoạn:

“Con có một tổ quốc Việt Nam,
Quê hương yêu quí ngàn đời.
Con hãnh diện, con vui sướng.
Con yêu non sông gấm vóc,
Con yêu lịch sử vẻ vang.
Con yêu đồng bào cần mẫn,
Con yêu chiến sĩ hào hùng.”

Và:

“Là người Công Giáo Việt Nam,
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.
Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con.
Cha mong giòng máu ái quốc,
Sôi trào trong huyết quản con.”

Ngài viết những cảm nhận này ngày 8/12/1975 khi bị quản thúc ở Cây Vông, Phú Khánh – cũng là lúc ngài phải sống xa địa phận, con cái của mình, khi phải đối diện với một hoàn cảnh rất cô đơn, nếu không muốn nói là rất tuyệt vọng.

Nhưng dù sống trong một hoàn cảnh như thế, ngài vẫn nghĩ tới Quê hương, Đất nước, Tổ quốc. Vì được viết trong một hoàn cảnh đó – viết để tự nhắc nhở mình cũng như bao thế hệ sau luôn biết yêu Quê hương, Đất nước – bài “Con có một Tổ quốc” mang một ý nghĩa rất đặc biệt và thực sự đã được nhiều người quý mến, đón nhận.

Cụ thể, bài thơ này đã được một số người – như Linh mục Ðỗ Bá Công – phổ nhạc và được những ca sỹ nổi tiếng như KL trình bày rất hay và truyền cảm.

 
Trích từ VOA

Ơn sức mạnh giúp tín hữu trung thành với Chúa cả trong các khó khăn đau đớn, và hy sinh mạng sống vì Chúa và Tin Mừng

Ơn sức mạnh giúp tín hữu trung thành với Chúa cả trong các khó khăn đau đớn, và hy sinh mạng sống vì Chúa và Tin Mừng

Ơn sức mạnh mà Chúa Thánh Thần ban giúp tín hữu trung thành làm chứng cho Chúa và Tin Mừng của Người, cả khi phải sống trong các tình trạng khó khăn thử thách đớn đau cùng cực và hy sinh chính mạng sống mình nữa.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 70,000 tín hữu và du khách năm châu trong buổi tiếp kiến sáng thứ tư 14-5-2014 tại quảng trường Thánh Phêrô. Ngoài các đoàn hành hương đến từ các nước như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp Đức, Áo, Thụy Sĩ, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Đan Mạch, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, còn có các nhóm đến từ nhiều nước Á châu như Ấn độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Indonesia và Việt Nam là đoàn hành hương giáo phận Vinh. Từ Châu Mỹ Latinh có các nhóm hành hương Mêhicô, Ecuador, Venezuela, Chilê, Argentina và Brasil.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý ơn sức mạnh hay ơn hùng dũng. Ngài nói: Anh chị em thân mến, chúng ta đã duyệt xét ba ơn đầu tiên của Chúa Thánh Thần là ơn khôn ngoan, ơn thông hiểu và ơn cố vấn hay khuyên nhủ. Hôm nay chúng ta nghĩ tới điều Chúa làm: Người luôn đến để nâng đỡ chúng ta trong sự yếu đuối của chúng ta, và điều này làm thành một ơn đặc biệt là ơn sức mạnh.

Với ơn sức mạnh Chúa Thánh Thần giải tỏa thửa đất con tim của chúng ta khỏi trạng thái hôn mê, khỏi các bất ổn và mọi sợ hãi có thể ngăn cản nó, để cho Lời Chúa được thực hành một cách đích thật và tươi vui. Ơn sức mạnh này thật là một sự trợ giúp đích thực, trao ban sức mạnh cho chúng ta và cũng giải thoát chúng ta khỏi biết bao ngăn cản.

Có một dụ ngôn, do chính Chúa Giêsu đã kể, giúp chúng ta hiểu tầm quan trọng của ơn hùng dũng. Đó là dụ ngôn người gieo giống ra đi gieo hạt. Tuy nhiên không phải mọi hạt đều đem lại kết qủa. Hạt rơi trên đường bị chim ăn mất; hạt rơi trên đất nhiều đá sỏi hay giữa bụi gai, nẩy mầm nhưng bị mặt trời làm khô héo hay bị gai bóp nghẹt. Chỉ có hạt rơi vào đất tốt có thể lớn lên và đơm bông hạt (x. Mc 4,3-9; Mt 13,3-9; Lc 8,4-8). Như chính Chúa Giêsu đã giải thích cho các môn đệ Người hiểu, người gieo giống là Thiên Chúa Cha là Đấng gieo vãi hạt giống Lời Người một cách tràn đầy. Tuy nhiên hạt giống thường gặp phải sự khô cằn của con tim chúng ta, và cả khi được tiếp nhận nó có nguy cơ không sinh sản.

Xảy ra là có những lúc khó khăn và các tình trạng cùng cực, trong đó ơn sức mạnh được biểu lộ ra một cách ngoại thường, gương mẫu. Đó là trường hợp của những người phải đương đầu với các kinh nghiệm khó khăn và đau đớn, đảo lộn cuộc sống của họ và của những người thân thương của họ. Giáo Hội rạng ngời chứng tá của biết bao nhiêu anh chị em không ngần ngại hiến mạng sống mình, miễn là trung thành với Chúa và Tin Mừng của Người. Nghĩ tới các kitô hữu bị bách hại vì đức tin Đức Thánh Cha nói:

Cả ngày nay nữa cũng không thiếu các kitô hữu tại nhiều phần trên thế giới tiếp tục cử hành và làm chứng cho đức tin của mình, với xác tín sâu thẳm và sự thanh thản, và họ kháng cự cả khi biết rằng phải trả một giá cao hơn cho điều đó. Cả chúng ta tất cả, chúng ta biết có người đã sống các tình trạng khó khăn và gặp biết bao đau khổ. Chúng ta hãy nghĩ tới các người nam nữ có một cuộc sống khó khăn, tranh đấu để đưa gia đình tiến tới, giáo dục con cái. Họ làm điều đó vì có thần khí sức mạnh giúp họ. Có biết bao nhiêu người mà chúng ta không biết tên nhưng họ vinh danh dân tộc của chúng ta, vinh danh Giáo Hội, bởi vì họ mạnh mẽ: mạnh mẽ trong việc đưa cuộc sống gia đình, công việc làm và đức tin tiến tới. Các anh chị em đó là thánh, thánh hàng ngày, thánh dấu ẩn giữa chúng ta. Họ có ơn sức mạnh để sống bổn phận là cha, là mẹ, là anh chị em, là công dân. Chúng ta có biết bao nhiêu vị thánh như thế. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì các kitô hữu có sự thánh thiện dấu ẩn đó, nhưng chính Chúa Thánh Thần ở bên trong đưa họ tiến tới! Thật là tốt cho chúng ta, khi nghĩ tới các anh chị em đó. Nếu họ có thể làm được, tại sao tôi lại không thể làm được? Và hãy xin Chúa cho chúng ta ơn sức mạnh.

Sự kiện ấy luôn dấy lên nơi chúng ta một cảm xúc sâu xa, và không thể giải thích nó trên bình diện nhân loại, nếu không phải là do hoạt động của Chúa Thánh Thần, là Đấng tuôn đổ sức mạnh và sự tin tưởng cả trong những trạng huống khó khăn nhất trong cuộc sống chúng ta.

Chúng ta đừng nghĩ rằng ơn sức mạnh chỉ cần thiết trong những dịp hay tình trạng đặc biệt. Ơn này phải làm thành nốt chính cuộc sống kitô của chúng ta, trong cuộc sống thường ngày. Như tôi đã nói trong mọi ngày của cuộc sống thường ngày của chúng ta, chúng ta phải mạnh mẽ, chúng ta cần sự mạnh mẽ, để có thể đưa cuộc sống, gia đình và đức tin của chúng ta tiến tới.

Tông đồ Phaolô đã nói một câu mà chúng ta nên nghe: ”Tôi có thể làm mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi” (Pl 4,13). Trong cuộc sống thường ngày, khi các khó khăn đến chúng ta hãy nhớ: ”Tôi có thể làm mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi”. Chúa trao ban sức mạnh, luôn luôn, không thiếu. Chúa không thử thách chúng ta qúa sức chịu đựng của chúng ta. Người luôn ở với chúng ta. ”Tôi có thể làm mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi”

Anh chị em thân mến, đôi khi chúng ta có thể bị cám dỗ để cho sự lười biếng hay tệ hơn sự chán nản cầm giữ chúng ta, nhất là trước các mệt nhọc và thử thách của cuộc sống. Trong các trường hợp đó chúng ta đừng mất tinh thần, nhưng hãy khẩn nài Chúa Thánh Thần, để với ơn sức mạnh Người có thể làm vơi nhẹ con tim của chúng ta và thông ban cho cuộc sống và việc theo Chúa Giêsu của chúng ta một sức mạnh mới và lòng hăng say.

Đức Thánh Cha đã chào tín hữu và chúc họ có những ngày hành hương tươi vui và bổ ích. Chào các Nữ tử dòng thánh Camillo đang họp tổng tu nghị ngài chúc các chị là dấu chỉ tươi vui của tình yêu Chúa giữa những người đau khổ. Chào các tham dự viên cuộc hành hương do Hiệp hội ”Công trình nhỏ của Chúa Cứu Thế” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của người sáng lập là cha Arturo d'Onofrio, Đức Thánh Cha cầu mong họ là các dụng cụ của hòa bình và hòa giải trong mọi tình trạng sống và môi trường. Ngài cũng chào các nhóm của tổ chức chuyên chở bệnh nhân hành hương Lộ Đức thuộc nhiều tỉnh khác nhau, và chúc họ luôn biết lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần bằng cách khiến cho nó hoạt động trong cuộc sống cho thiện ích.

Đức Thánh Cha cũng chào phái đoàn các tín hữu đảo Sardegna do các Giám Mục và chính quyền hướng dẫn về Roma hành hương để đáp lại chuyến viếng thăm của ngài trên đảo này. Ngài cũng chào đoàn đại biểu của tổ chức gọi là ”Vùng đất của lửa và chất độc” vùng Campania nam Italia, là nơi xảy ra nhiều cuộc hỏa hoạn đốt các thùng rác và chôn lén các hóa chất độc hại bị cấm, khiến cho rất nhiều người dân bị chết vì bệnh ung thư. Ngài tỏ tình liên đới với họ và cầu mong phẩm giá con người và các quyền sức khỏe luôn luôn được đặt trước mọi lợi lộc khác.

Sau cùng chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới ngài xin Mẹ Maria, mà Giáo Hội biệt kính trong tháng 5 này, là thầy dậy sự dịu hiền và tình yêu cho các bạn trẻ, đỡ nâng người đau yếu trong những lúc khó khăn nhất của cô đơn và đau khổ. Ngài cũng xin Mẹ là gương mẫu cho các cặp vợ chồng mới cưới trong việc sống hiệp nhất và hòa thuận trong gia đình.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với kinh Lạy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Biển Đông và Giáo hội Công giáo: Phỏng vấn Đức cha Nguyễn Thái Hợp

Biển Đông và Giáo hội Công giáo: Phỏng vấn Đức cha Nguyễn Thái Hợp

Đức Cha Nguyễn Thái Hợp ra mắt sách tại Philadelphia 05-11-2014

 

Đức Giám mục giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp đang có chuyến làm việc tại Hoa Kỳ. Ngày 11/5 ông giới thiệu quyển sách Công lý và Hòa bình trên biển Đông tại thành phố Philadelphia. Kính Hòa có cuộc trao đổi với ông về đề tài biển Đông và Giáo hội Công giáo Việt nam.

Hòa bình và Công lý ở Biển Đông

Kính Hòa: Dạ thưa kính chào đức cha, đầu tiên KH xin cảm ơn Đức Cha đã giành cho Đài ACTD buổi phỏng vấn này.

Câu hỏi đầu tiên: Trong tình hình hiện thời như Đức Cha cũng biết là đang có những biến chuyển mới ở Biển Đông, và Đức Cha đã có cho ra mắt quyển sách HBVCL ở Biển Đông, thưa Đức Cha xin Đức Cha cho biết làm  thế nào để có được cả hai điều hòa bình và công lý ở Biển Đông?

ĐGM Nguyễn Thái Hợp: Xin chân thành cảm ơn anh KH và các thính giả của ĐACTD, tôi rất vui mừng là có sự trùng hợp đặc biệt mà tôi có mặt ở đây để nói chuyện về đề tài bức xúc đối với người dân VN. Nói về quyển sách HBVCL. Đó là kết quả cuộc tọa đàm dự định tổ chức năm 2011, nhưng ở thời điểm đó chúng tôi cũng như tất cả những người băn khoăn với đề tài Biển Đông gặp khó khăn, khó khăn từ phía nhà cầm quyền đối với những người cộng tác, đối với những người chủ trương. Tuy nhiên sau đó theo yêu cầu của nhiều anh em, chúng tôi đã phát hành cuốn sách đó, lưu hành nội bộ, tức là chỉ phát hành rất ít cho một số anh em để họ sử dụng; và từ năm ngoái một số anh em trong phong trào giáo dân đã muốn cho phát hành cuốn sách đó ở bình diện rộng lớn hơn, ở Hoa Kỳ này; do đó hôm nay tôi đến HK để tham dự lễ hội Đức mẹ La vang ở Houston, sau đó tôi sang đây để phát hành cuốn sách đó tại Houston, DC, Philadelphia và một số nơi k hác…

Đề tài của cuốn sách là nói lên tham vọng của TQ đối với Biển Đông, chủ trương đường lưỡi bò của TQ, chủ trương bị rất nhiều người phản đối, nhưng TQ với thâm mưu và ý đồ vẫn tiếp tục thực hiện chủ trương đó theo tính cách tằm ăn giông, theo kiểu vết dầu loang và theo nhiều chuyên viên mà anh cũng đã nhận  thấy đó, thì TQ đã lựa chọn một thời điểm rất là thích hợp khi mà VN đang hồ hởi mừng chiến thắng ĐB, rồi mừng 30/04 và khi mà HK cũng đang vướng bận với những dễn biến tại Ukraina, thì TQ đã cho giàn khoan 981 vào Biển Đông, vào vùng lãnh thổ VN. Sự kiện đó đã đặt ra rất nhiều vấn đề cho nhà cầm quyền VN và đặc biệt là cho người VN trong và ngoài nước.

Kính Hòa: Thưa Đức Cha, trong quyển sách đó Đức Cha đưa ra những gợi ý nào, có chuyên chở những ý kiến gì cho người đọc trong vấn đề công lý và hòa bình?

ĐGM Nguyễn Thái Hợp: Cuốn sách đó đã viết cách đây 3 năm, 3-4 năm, và chúng tôi đã bắt đầu thảo luận vấn đề Biển Đông từ năm 2008-2009. Năm 2009 là lần đầu tiên câu lạc bộ Nguyễn Văn Bình tổ chức tọa đàm về Biển Đông và hải đảo VN thì cũng đã nghĩ tới vấn đề Biển Đông, vì đã nghĩ tới vấn đề lãnh thổ VN theo công ước quốc tế về luật biển. Cũng như trong bối cảnh hôm nay thì lãnh thổ VN không chỉ tính trên đất liền, và nói chung nó có thể lớn gấp ba lần lãnh thổ mà chúng ta….. và trước áp lực “đường lưỡi bò” thì lãnh thổ VN sẽ bị giới hạn, và hôm nay chúng ta đang thấy điều lo sợ đó đang trở thành hiện thực.

Và một trong những ý tưởng mà anh em trao đổi là cần phải quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, chứ không thể tiếp tục đối thoại song phương với TQ. Chính cái kiểu đối thoại song phương của 2 nhà nước đã đưa VN vào thế bí  như hiện nay, và thảm họa mất nước, mất dần lãnh thổ là điều chúng ta đang nhìn thấy trước mắt. Vì nghĩ như vậy nên chúng tôi cho rằng cần phải quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, VN cần phải đưa vấn đề Biển Đông, đưa câu chuyện giàn khoan, câu chuyện Hoàng sa-Trường Sa, chuyện “đường lưỡi bò”… ra trước quốc tế và LHQ như Philippines đã làm, để nhờ trọng tài quốc tế phân xử.

Kính Hòa: Thế thì trong biến chuyển vừa qua, như Đức Cha cũng biết, cách đây vài tiếng đồng hồ là ông TT VN NTD đã lên tiếng rất mạnh mẽ tại HNTĐ ASEAN tại Miến Điện, vậy thì theo Đức Cha đây có phải là bước đầu tiên mà VN đưa vấn đề Biển Đông ra quốc tế không ạ?

ĐGM Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi hy vọng rằng sự kiện giàn khoan 981 sẽ giúp chính quyền VN nhìn lại chính sách của họ trong thời gian qua. Nhân dịp này cũng xin cảm ơn các bộ đội biên phòng, cảnh sát biển trong phạm vi khả năng và quyền hạn của họ đã chiến đấu bảo vệ lãnh thổ; nhưng cũng mong rằng chính quyền nên có một chính sách nhất quán hơn mới có thể cứu vãn được biên giới và lãnh thổ VN. Trước đây Thủ tướng NTD cũng có những tuyên bố về vấn đề Biển Đông, chúng tôi đã có trích dẫn những tuyên bố đó đưa vào quyển sách; những tuyên bố đó cũng được nhiều người hoan nghênh.

Nhưng rồi cũng đâu lại vào đó, và cuối cùng chúng ta phải đối đầu với một thực trạng là nhà nước vẫn có một chính sách quá ôn hòa mà một số người đã gọi là “hèn” đối với TQ; trong khi đó bạo lực và quá bạo lực đối với dân, nhất là đối với những người đã lên tiếng phản đối TQ. Tại sao lại làm như vậy?! Hy vọng vụ giàn khoan 981 sẽ là một thực tế, một thực tế đau lòng, nhưng hy vọng là thực tế ấy sẽ giúp chính quyền nhìn ra sự thật, để không còn tin tưởng vào nơi 16 chữ vàng để đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi của đảng phái và ý thức hệ; ngõ hầu tạo được miền tin nơi những ngưới VN trong và ngoài nước.

Tôi không phải là chính trị gia, nhưng tôi nghĩ rằng để đưa được người VN, dân tộc VN ra khỏi bước ngoặt quan trọng và thê thảm hiện nay thì cần phải có sự đoàn kết của  những người VN trong cũng như ngoài nước, những người VN thuộc những chính  kiến, đảng phái và tôn giáo khác nhau. Đã có người gọi đó là một Hội nghị Diên Hồng mới.

Tình hình sinh hoạt tôn giáo trong nước

 

Kính Hòa: Xin cám ơn Đức Cha trong phần nói chuyện về đề tài Biển Đông. Xin Đức Cha giành cho chúng tôi thêm vài phút để chuyển qua một đề tài khác. Và cũng như mọi người VN trên thế giới đã theo dõi thời sự đều biết đến câu chuyện xảy ra năm ngoái ở giáo xứ Mỹ Yên, đều biết rằng Đức Cha là người đứng đầu sóng ngọn gió. Thế thì gần một năm sau thì Đức Cha có thể cho biết tình hình sinh hoạt tôn giáo nói chung, và ở giáo xứ Vinh giáo phận mà Đức Cha phụ trách hiện nay như thế nào?

ĐGM Nguyễn Thái Hợp: Cách đây ít lâu có người đặt câu hỏi cho chúng tôi là tình hình giáo hội công giáo ở VN như thế nào: là xấu, tốt, hay trung bình.

Thật là khó lòng diễn tả một tình hình phức tạp chỉ với một trong ba chữ là xấu tốt hay trung bình, nhưng nếu phải lựa chọn, hay nếu phải xếp hạng thì đúng hơn, thì tôi nghĩ là trung bình, hay đúng hơn là trung bình thấp, tùy theo cái nhìn, tùy theo điều kiện cụ thể từng nơi.

Riêng đối với giáo phận chúng tôi thì tôi có đặt câu hỏi với một số quan chức VN là tại sao có xảy ra vụ Mỹ Yên, hay nếu hỏi một cách da diết hơn thì câu hỏi là anh có ý đồ gì khi đưa ra vụ Mỹ Yên thì tại sao phải huy dộng đến  hơn 1 ngàn cảnh sát cơ động có trang bị hơi cay và chó nghiệp vụ, tại sao huy động cả quân đội có vũ trang để đến đó là cuối cùng chỉ thực sự đối diện với mấy chục người dân tay không chứ cũng chả có gậy gộc súng ống gì cả. Cái đó là do nghe nói giáo dân Mỹ Yên đã chuẩn bị vũ trang để khởi nghĩa… cuối cùng thành ra cũng chỉ như đánh nhau với gió. Tôi cũng đã băn khoăn đặt câu hỏi tại sao.

Từ ngày đó đến hôm nay chúng tôi vẫn đối thoại, hai bên vẫn có những cuộc gặp gỡ và cuối cùng cũng có hai người giáo dân Mỹ Yên được trả tự do trước thời hạn, tức là được về mừng lễ giáng sinh với gia đình. Có một quan chức đã bảo tôi xin giám mục làm sao để dân chúng đừng có lên đón họ như những chiến sĩ vinh quang trở về, mà cứ để cho họ về âm thầm thôi, thì tôi cũng thấy là không cần thiết phải làm như vậy, nên hai người đó đã được về nhà một cách âm thầm. Nhưng sau đó bà con đã tổ chức lễ hội ba ngày liền để mừng họ. Ước mong rằng trong tương lai sẽ không có những chuyện như vậy xảy ra nữa, trong thế kỷ 21.

Kính Hòa: Thưa Đức Cha theo cách đánh giá của Đức Cha thì hiện nay tình hình hoạt động của giáo hội công giáo VN là ở mức trung bình, hay thấp hơn trung bình một chút. Vậy theo Đức Cha thì trong tương lai có thể làm gì để cho tình hình nó khá hơn ạ?

ĐGM Nguyễn Thái Hợp: Vấn đề đó không phải chỉ lệ thuộc vài giáo hội mà thôi, mà điều đó thì nhà cầm quyền cũng phải nghĩ đến tiến trình đó, để thực hiện những quyền con người, những hiệp ước mà nhà cầm quyền đã từng ký, mà mới đây như anh cũng biết là VN đã được đề nghị đưa vào Hội dồng Nhân quyền LHQ. Đó là một vinh dự đồng thời cũng là trách nhiệm, làm sao để người ta có thể tin tưởng là VN là thành viên, và có ứng xử đúng tư cách là thành viên, chứ như trong  thười gian qua thì VN đã có quá nhiều chuyện xảy ra, và có lẽ công an có quá nhiều  quyền như trong thời gian vừa qua thì có lẽ đó là điều lệ thuộc rất nhiều vào chính quyền, vào những quyết định và ứng xử của họ.

Chúng tôi cầu mong đất nước được an bình hơn, người Việt sẽ đoàn kết với nhau hơnđể có thể đối phó với ngoại xâm, nạn ngoại xâm mà VN đã phải đối đầu suốt chiều dài lịch sử là nước phương Bắc, do cái tham vọng ngàn đời của họ, tham vọng Đại Hán. Để như vậy cần phải động viên tất cả năng lực, đoàn kết, nhất trí của mọi người.

Kính Hòa: Dạ thưa Đức Cha vừa nhắc tới chuyện là tình hình sắp tới nếu muốn tốt hơn thì có phần lệ thuộc vào chính quyền thì có vẻ như là chính quyền VN hiện nay vẫn e ngại những tổ chức giáo hội nằm ngoài sự kiểm soát của họ. Làm thế nào để họ không e ngại điều đó nữa?

ĐGM Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi cũng không thể trả lời anh câu hỏi đó vì xưa nay chúng tôi vẫn luôn mơ tới điều mà ĐGH Biển Đức 16 đã nói, đó là người công giáo tốt cũng là  người công dân tốt. Tất cả tín hữu công giáo VN đang cố gắng làm người giáo dân tốt, và là người công dân tốt. Người công dân tốt là người bận rộn và lo lắng cho vận mệnh đất nước, chính vì vậy trong một số bài viết chúng tôi có nêu rõ chúng tôi không đồng ý với quan điểm đồng hóa đất nước với một chế độ chính trị, cũng không thể nói yêu nước là yêu CNXH.

Bởi vì nhìn lại lịch sử dân tộc qua các triều đại, từ đời Ngô, đời Đinh, đời Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn… cho tới chế độ hiện tại, thì tất cả các triều đại đó, chế độ đó cũng phải tới lúc chuyển giao cho triều đại khác, chế độ khác. Nhưng mà đất nước chúng ta vẫn còn đấy, và không ai có quyền đồng hóa một chiều dài lịch sử của dân tộc với một thể chế chính trị…. và chúng tôi đều mong muốn giáo dân tốt cũng là công dân tốt, nên vì vậy Hội đồng Giám mục VN trong văn thư vừa rồi đã thể hiện sự băn khoăn trước tình hình Biển Đông và dân  tộc đã yêu cầu nhà cầm quyền đừng đồng hóa đất nước với chế độ, và yêu cầu nhà cầm quyền nên xét lại mối tương quan giữa VN với TQ vì mối tương quan đó đang gây tác hại cho đất nước trong giai đoạn hiệntại.

Kính Hòa: Xin chân thành cảm ơn Đức Cha đã dành cho ĐACTD cuộc nói chuyện này.

ĐGM Nguyễn Thái Hợp: Tôi xin cảm ơn anh KH, cảm ơn Ban Giám Đốc ĐACTD, và cảm ơn quý bạn nghe đài.

Trích từ RFA

Nam Phi kỷ niệm 20 năm chấm dứt chế độ kỳ thị chủng tộc

Nam Phi kỷ niệm 20 năm chấm dứt chế độ kỳ thị chủng tộc

Phỏng vấn Đức Hồng Y Wilfrid Fox Napier, Tổng Giám Mục Durban

Cách đây 20 năm ngày 27 tháng 4 năm 1994 nhân dân Nam Phi đã hân hoan tham dự cuộc bầu cử tự do dân chủ đầu tiên trong lịch sử của mình, chấm dứt chế độ kỳ thị phân biệt chủng tộc bất công và hổ nhục kéo dài nửa thế kỷ. Ông Nelson Mandla, người tù của các chính quyền kỳ thị chủng tộc, đã được bầu làm tổng thống dân cử đầu tiên của một Nam Phi mới.

Cộng hòa Nam Phi rộng gần 1 triệu 220 ngàn cây số vuông, có hơn 50 triệu dân, bao gồm nhiều nhóm chủng tộc khác nhau. Người da đen Bantu chiếm 73% và chia thành 9 nhóm: Zulu 23%, Xhosa 18%, Sotho 16%, Tswana 7%, Tsonga 4%, Swazi 2,5%, Venda 2%, Ndebele 1,5% và Pedi 1%. Người da trắng chiếm 13% tổng số dân và chia thành ba nhóm: Boeri hay Afrikaner 6,5%, Anglosasson 5,5%, nhóm thứ ba gồm những người gốc Bồ Đào Nha, Đức và Italia chiếm 1%. Nhóm gốc Á châu chiếm 3% tổng số dân và bao gồm hai nhóm: Ấn Độ 2,5% và Tàu 0,5%. Nhóm lai giống chiếm 9% tổng số dân. Người Boscimani và Ottentotti chiếm 0,1%.

Trên bình diện tôn giáo 35% người dân Nam Phi theo Tin lành. Số tín hữu Công giáo được 10%, tín hữu Anh giáo 10%. Tín hữu Methodist, Luther và các Giáo Hội Kitô khác chiếm 30%. Hồi giáo chiếm 1,5%, Ấn giáo chiếm 1,2%, Do thái 0,3%, Phật giáo và đạo thờ vật linh 12%, người vô thần hay vô ngộ chiếm 14,8%. Về ngôn ngữ người dân Nam Phi nói 11 thứ tiếng khác nhau.

Trên bình diện nhân chủng Nam Phi, nhất là vùng Transvaal, chắc hẳn là chiếc nôi của nhân loại, vì các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết của người Australopitechi, Homo habilis, Homo erectus, và Homo sapiens.

Cách đây 10,000 năm Nam Phi có hai nhóm dân du mục là người Boscimani và Khoikhoi hay Ottentotti sinh sống về nghề săn bắn và hái trái. Tiếp đến giữa thế kỷ thứ III-V có thêm các nhóm Bantu.

Năm 1487 một nhà thám hiểm Bồ Đào Nha vượt ”Mũi hy vọng” mở đường biển sang Ấn Độ. Nhưng chính các thương gia Hòa Lan đã thành lập cứ điểm thương mại sau này là thành phố Cap. Và cũng từ đó phong trào thuộc địa gồm người của vài nước Âu châu bắt đầu, rồi trở thành một cộng đoàn tự trị phát triển một nền văn hóa và một thứ tiếng nói riêng là Afrikaans. Họ cũng được gọi là người Boeri trong tiếng Hòa Lan có nghĩa là ”nông dân”.

Vào thế kỷ XVIII người Anh chiếm thành phố Cap. Vào giữa thế kỷ XIX người Boeri bị người Anh áp bức đi cư về mạn bắc và thành lập các cộng hòa Boeri nhỏ. Cuối thế kỷ XIX và trong thế kỷ XX đã xảy ra một loạt các trận đụng độ đẫm máu giữa người Boeri được chủng tộc Zulu hộ thuẫn và người Anh được hai nhóm Xhosa và Swasi yểm trợ. Phe Anh chiến thắng, và năm 1902 họ hiệp nhất mọi miền Nam Phi, rồi năm 1910 trở thành Liên Hiệp Nam Phi.

Sau Đệ Nhi Thế Chiến đảng Quốc Gia thắng cử lên cầm quyền và bắt đầu thi hành chế độ Apartheid kỳ thị phân biệt chủng tộc, cấm người da đen không được theo học các trường dành cho người da trắng, cũng như lui tới tất cả mọi nơi dành cho các sinh hoat của người da trắng. Chính quyền da trắng kỳ thị Nam Phi thành lập các vùng gọi là Bantustan, để cô lập hóa người da đen. Các vùng này chiếm 13% tổng số diện tích Nam Phi. Những người da đen tiếp tục sống trong các vùng của người da trắng, khoảng 50% tất cả, từ từ mất các quyền dân sự. Chính sách Apartheid kỳ thị này khiến cho Liên Hiệp Quốc năm 1973 đã phải tuyên bố nó là tội phạm chống lại nhân loại. Nhưng các nghị quyết cấm vận kinh tế từ năm 1962 chống lại Nam Phi đã không có kết qủa, vì luôn luôn bị Hoa Kỳ bỏ phiếu chống. Lý do vì Nam Phi cung cấp Uranium và nhiều quặng mỏ khác cho Hoa Kỳ. Chế độ kỳ thị chủng tộc kèo dài mãi cho đến năm 1991, khi chính phủ của tổng thống Frederik de Klerk bắt đầu chương trình cải tổ quốc gia, hủy bỏ chế độ kỳ thị, trả tự do cho ông Nelson Mandela thuộc đảng Quốc Đại, và mời ông tham gia trong chính quyền. Ngày 17 tháng 4 năm 1994 trong cuộc tổng tuyển cử tự do dân chủ đầu tiên ông Nelson Mandela đã được bầu làm tổng thống Nam Phi.

Tuy Nam Phi rất giầu tài nguyên nhưng đa số dân, đặc biệt người da đen, vẫn phải sống trong cảnh nghèo túng, không có điện nước, và cũng chưa được hưởng các săn sóc y tế giáo dục đúng mức phải có. Dân nghèo sống trong các vùng ngoại ô vẫn chưa là các công dân với mọi quyền của họ.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Wilfrid Fox Napier, Tổng Giám Mục Durban, về biến cố đáng ghi nhớ này.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y nghĩ gì về biến cố kỷ niệm lịch sử này?

Đáp: Đó đã là một thời điểm đặc biệt đối với chúng tôi. ”Phi châu tốt đẹp hơn” đã là kiểu chuyển tiếp xảy ra tại Nam Phi. Cách thế duy nhất trong đó tôi có thể nghĩ tới chúng tôi đó là ”Phi châu tốt đẹp hơn”. Nam Phi là quốc gia duy nhất, nơi người ta chờ đợi sự thay đổi từ một chế độ sang một chế độ khác xảy ra trong vất vả mệt nhọc, nhưng lại là nơi việc chuyển tiếp xảy ra một cách nhẹ nhàng nhất. Và chúng tôi biết ơn Thiên Chúa, bởi vì tôi biết rằng có rất nhiều người dân thường đã cầu nguyện, cách riêng trong ngày thứ năm. Các phụ nữ đã chọn ngày thứ năm như ngày cầu nguyện cho hòa bình tại Nam Phi. Và tôi cho rằng chính nhờ các lời cầu nguyện ấy mà sự thay đổi đã xảy ra một cách êm thắm như vậy.

Hỏi: Ngày nay 20 năm sau các thay đổi ấy, đâu là các niềm hy vọng Đức Hồng Y có đối với các cuộc bầu cử tới đây?

Đáp: Tôi hy vọng rằng người dân, trong một cách thức nào đó, đã trưởng thành khá để biết rằng lá phiếu của họ là lá phiếu bầu kín. Nó qúy báu và tùy họ muốn bỏ phiếu cho ai thì bỏ. Họ không được để cho mình bị đe dọa bởi những người nói: ”Một cách nào đó thế nào chúng tôi sẽ biết qúy vị bỏ phiếu cho ai”. Hy vọng thứ hai của tôi là những người phải bỏ phiếu làm điều đó không phải vì những lý do truyền thống – ”Tôi đã luôn luôn bỏ phiếu cho đảng này” – nhưng phải tự hỏi ”Cái gì sẽ duy trì được công ích nhất và một cách hữu hiệu nhất?” Đây phải là tiêu chuẩn mà người đi bầu phải theo, khi họ bỏ phiều.

Hỏi: Đức Hồng Y đã về Roma để viếng mộ hai thánh Phêrô Phaolo và thăm Tòa Thánh cách đây ít ngày. Đức Hồng Y đem theo những gì trong các lời của Đức Thánh Cha, sau khi gặp gỡ ngài?

Đáp: Tôi nghĩ là chúng tôi phải sao chụp toàn văn bản và phân phát cho tất cả mọi người để tất cả mọi người đều biết những gì Đức Thánh Cha đã nói. Nhưng tôi nghĩ chúng tôi cũng phải thêm cái gì đó của chính mình: đâu đã là các kinh nghiệm của chúng tôi trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô, được ngồi gần ngài, nói chuyện với ngài, trao đổi vài ý kiến với ngài và có cảm tưởng sâu đậm rằng Đức Giáo Hoàng không coi mình như là người ở ngoài hay ở bên trên các Giám Mục, nhưng là một trong các Giám Mục. Ý thức của ngài về tính cách giám mục đoàn là một thực tại sống động. Ngài đã gây kinh ngạc, khi nói với chúng tôi: “Chúng ta là anh em và tôi cần anh em biết điều này và điều này”, các vấn đề rất nghiêm trọng. Và đó đã là một khích lệ biết bao! Vì thế ngài là Giáo Hoàng, ngài có vấn đề này và biết rằng cả chúng tôi cũng có vấn đề đó và muốn chia sẻ nó với chúng tôi. Trong sự chia sẻ ngài rất cởi mở, bởi vì chúng tôi trả lời ngài về kiểu phải đương đầu với vấn đề như thế nào.

Hỏi: Xem ra Đức Thánh Cha Phanxicô chú ý tới mọi tình hình mà ngài tiếp cận. Trong diễn văn ngài đã đề cập tới biết bao nhiêu vấn đề: ngài đã nói tới nạn gian tham hối lộ, tới trẻ mồ côi vì bệnh liệt kháng AIDS vv… có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Vâng, đúng vậy. Đức Thánh Cha đã đề cập tới tất cả các vấn đề đó. Tôi có cảm tưởng – bởi vì tôi đã đọc và lắng nghe diễn văn – tôi có cảm tưởng ngài đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề trong mọi trường hợp. ”Đây là chính xác nơi chúng ta đang đứng”, ngài biết nó là chuyện gì. Tôi biết rằng ngài sẽ cầu nguyện cho chúng tôi, sẽ giúp chúng tôi, và nếu chúng tôi có cần một lời khuyên, thì ngài sẽ cho chúng tôi một lời khuyên…

Hỏi: Đức Hồng Y đã nhắc tới Ngày cầu nguyện cho hòa bình Nam Phi trước các cuộc bầu cử hồi năm 1994. Năm nay có xảy ra điều tương tự như cách đây 20 năm không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Có. Chúa Nhật 27 tháng 4 vừa qua là Ngày cầu nguyện cho Nam Phi, để tái trao ban sức mạnh cho điều đã xảy ra cách đây 20 năm, khi chúng tôi đang ở trong cuộc khủng hoảng và khám phá ra rằng cách thế duy nhất giúp ra khỏi cuộc khủng hoảng đó đối với chúng tôi đó là Thiên Chúa, bằng mọi cách và phải có Người hiện diện giữa chúng tôi. Ngày cầu nguyện hồi đó đã là ngày 27 tháng 4, ngày kỷ niệm sự thay đổi. Tôi chắc chắn rằng chúng tôi cũng sống cùng điều đó. Và tôi tin rằng Thiên Chúa lắng nghe các lời cầu ấy, bởi vì Ngài biết là chúng đến từ con tim, từ những người nói: ”Chúng ta hãy cầu nguyện, bởi vì chúng ta cần có Thiên Chúa trong cuộc sống chúng ta”, chứ không phải để được một phép lạ. Chúng tôi cần có Thiên Chúa trong cuộc sống chúng tôi.

(RG 29-4-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Cầu nguyện cho các tu sĩ

Cầu nguyện cho các tu sĩ

Để cứu đệ con người, Thiên Chúa đã phải hạ giới làm người, sống như con người, là một con người trọn vẹn. Cuộc đời tại thế của Người kết thúc bằng cái chết nhục nhã trên thập giá. Dù đã phục sinh, nhưng Ngôi Lời Nhập Thể biết rằng Ngài không thể suốt đời suốt kiếp sống kề bên con người một cách nhãn tiền và hữu hình được. Sẽ đến lúc Ngài phải ra đi và đồng hành bên con người theo một cách thức khác. Thế nên, trong quảng thời gian còn ở dương thế, Ngài đã mời gọi một số người đến với mình, ở với mình, nghe những lời giáo huấn của mình, để sau này Ngài có thể sai họ đi, tiếp nối bước chân và sứ mạng cứu thế của Người.

Ai cũng được mời gọi bước theo Đức Giêsu, làm môn đệ của Ngài, nhưng có một số người được Giêsu mời gọi theo một cách thức khác để ở với Ngài riêng tư hơn. Họ chưa hẳn là những con người xuất chúng hay lỗi lạc. Cũng chưa hẳn họ là người thánh thiện hơn, hiền hòa hơn, dễ thương hơn những người khác. Có khi họ cũng bồng bột như Phêrô, nóng nảy như Giacobe, cuồng nhiệt như Phaolo. Nhưng tiếng gọi đến với họ thật bất ngờ, khiến nhiều khi bản thân họ cũng không thể nghĩ tới. Tiếng gọi ấy nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ, êm dịu nhưng cuốn hút tâm hồn, khiến họ cứ luôn nghĩ về nó mãi không thôi. Họ cũng là những con người bình thường như bao người khác, vẫn là những người nam người nữ muốn được ăn sung mặc sướng, muốn có một tổ ấm cho riêng mình, muốn được ấp ôm chiều chuộng, muốn được sở hữu ai đó làm của riêng, muốn sống một đời tự do tự tại, thỏa mãn những sở thích của mình. Nhưng bỗng dưng, một lời mời gọi lạ kỳ nào đó xuất hiện trong lòng, vào một phút bất chợt nào đấy, lôi kéo họ đến việc từ bỏ tất cả, chỉ để đi tìm một sự thân mật riêng tư với một mình Giêsu và phục vụ tất cả những con người khác.

Đi tu là chọn lựa tự do của một cá nhân, nhưng đó không phải là một chọn lựa do sở thích con người thúc đẩy. Tiên vàn, nó xuất phát do một lời mời tự cõi trời vọng xuống trong tâm hồn người được chọn. Giỏi giang, thánh thiện, tài năng… không phải là tiêu chí tối cần của một đời sống tu. Ngay cả bản thân người đi tu cũng không hiểu tại sao mình được chọn, mà không phải là ai khác nổi trội hơn mình. Ơn gọi dâng hiến, đích thực là một ơn ban, một qua tặng nhưng không của Chúa, không phải là cái mà con người có thể sở đắc bằng khả năng của mình.

Có những tu sĩ một đời khuôn mình trong dòng kín, làm bạn với những câu kinh, những bài thánh ca ngợi khen Chúa. Họ lấy những công việc chân tay tầm thường nhỏ bé làm niềm vui. Có người xông pha trên những biên cương xa lắc, đối mặt với những sóng gió dặm trường, gặp gỡ những con người ở phía chân trời xa xôi, ngôn ngữ khác, văn hóa khác, có khi tính mạng cũng chẳng được đảm bảo ngày mai. Có người sáng tối trò chuyện, nâng đỡ những bệnh nhân đang sắp sửa bước vào cõi chết. Sự hiện diện, sự săn sóc, những lời hỏi han, dù có thể không làm người ta lành bệnh, nhưng cũng đủ để các bệnh nhân ấy nở một nụ cười tươi trước khi lìa thế. Hành trình xuôi ngược vượt non cao, băng rừng sâu, qua biển lớn, để mang Tin Mừng đến cho người khác là điều mà các tu sĩ dần trở thành thân quen. Nơi đâu vắng niềm vui, họ thắp lên hy vọng. Nơi đâu đang tăm tối, họ nhóm lửa yêu thương. Họ đi khắp tứ phương thiên hạ, mang trong tim hình bóng của Giêsu, để sưởi ấm lòng người. Họ cứ mãi bước đi, và chỉ dừng lại khi đôi chân không còn đi được nữa.

Dù được chọn lựa cách đặc biệt, nhưng các tu sĩ vẫn là những con người bình thường với biết bao những yếu đuổi, mong manh như bao người khác. Có những mỏi mệt đâu ai biết. Có những phút cô đơn đến vô chừng. Có những chán chường không ai thấu. Có những lắng lo như gào xé con tim. Người tu sĩ phải sống giữa căng thẳng: chân thì đạp đất mà đầu thì hướng về trời cao, cũng muốn được yêu thương nhưng không được phép nắm giữ, cũng muốn được sở hữu nhưng lại không thể thỏa mãn cho bản thân. Họ sống trong thế gian nhưng lại không được để thế gian thống trị mình. Biết bao hiểm nguy và cám dỗ đang rình rập các tu sĩ, lôi kéo họ đến chỗ phản bội lời thề hứa đã có với Chúa, xúi giục hãy bỏ thập giá Đức Kitô xuống giữa đường.

Chúng ta hãy dành ít phút cầu nguyện cho các tu sĩ. Xin Chúa ban cho họ sức mạnh của Thánh Thần để họ luôn ý thức về ơn gọi cao quý mà họ đã và đang lãnh nhận. Xin cho họ biết tìm đến với Giêsu để nương ẩn những khi thấy trong lòng bất an. Xin cho họ đừng bao giờ tìm bù trừ trong đời dâng hiến, nhưng hãy biết thánh hóa tất cả những hy sinh và thiệt thòi của mình. Xin cho họ biết dành phần hơn cho người khác, biết mỗi ngày nhỏ lại, chịu tiêu hao đi để ngọn lửa tình yêu của Đức Kitô được bừng cháy trên trần thế này.

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
Pray for Priest

Các chứng nhân can đảm bảo vệ phẩm giá và quyền của người tỵ nạn tại Mexico

Các chứng nhân can đảm bảo vệ phẩm giá và quyền của người tỵ nạn tại Mexico

Từ nhiều thập niên qua Mexico là trạm dừng chân của dân nghèo các nước châu Mỹ Latinh tìm đường qua Hoa Kỳ. Số người này là cả một đạo binh ngày càng gia tăng, mà không ai biết chính xác là bao nhiêu, vì đã không bao giờ có các thống kê chính thức. Và người ta cũng chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện làm thống kê. Rất thường khi những con người khốn khổ này không biết và không ý thức được các hiểm nguy luôn rình chờ họ trên con đường tìm thoát cảnh bần cùng đi tìm một chân trời sống tốt đẹp hơn.

Dọc con đường đi tìm cuộc sống mới này có các băng đảng tội phạm, buôn bán ma túy, buôn người, buôn cơ phận người, khai thác tình dục, buôn bán mại dân và khai thác lao động. Trên con đường đi tìm đất hứa Hoa Kỳ hàng ngàn người dân các nước Châu Mỹ La tinh, nam giới, phụ nữ, người trẻ và trẻ em đã trở thành nạn nhân của các tổ chức tội phạm này. Chúng bắt cóc để đòi tiền chuộc, hay đòi các số tiển khổng lồ để đưa họ từ đất nước quê hương họ sang Hoa Kỳ. Hàng năm số tiền làm ăn được trên mạng sống và da thịt của những người di cư này lên tới 50 triệu mỹ kim. Mọi thành phần tham dự đều kiếm chác được ít nhiều từ đám di cư béo bở đó, kể cả các giới chức chính quyền Mêhicô đồng lõa với các tổ chức tội phạm. Và con số các nạn nhân bị chết hay mất tích lên tới hàng ngàn hay hàng chục ngàn, không ai biết rõ được, và cũng không thể cung cấp con số chính xác.

Tuy nhiên, bên cạnh các anh chị em khốn khổ này cũng có những người can đảm đương đầu với các đe dọa, kể cả cái chết, để bênh vực phẩm giá cũng như các quyền lợi của họ và trợ giúp họ. Cách thức thông thường nhất là các nhà trọ và trung tâm tiếp đón. Các anh chị em này cũng biết các nguy hiểm chờ đón mình, nhưng không có gì có thể ngăn cản họ trợ giúp tha nhân.

Ngày mùng 1-4-2014, noi gương Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm người tị nan tại đảo Lampedusa, các Giám Mục Hoa Kỳ đã hành hương tới Nogales trong bang Arizona giáp giới với Mexico, để dâng thánh lễ tưởng niệm tất cả các nạn nhân di cư bị chết từ năm 1998 đến nay, và để nhấn mạnh sự cần thiết cải tổ hệ thống di cư tại Hoa Kỳ.

Nogales là vùng bị cắt làm hai bởi bức tường biên giới giữa Hoa Kỳ và Mêhicô. Một phần của vùng này nằm bên Arizona, phần kia nằm trong vùng Sonora của Mêhicô. Chính từ đây mỗi ngày có hàng chục người Mêhicô tìm cách lén lút sang Hoa Kỳ. Thánh lễ nhằm tưởng niệm hơn 6,000 người di cư Honduras, El Salvador, Guatemala và Mêhicô đã chết trong sa mạc vì muốn vượt biên qua Hoa Kỳ để trốn chạy cuộc sống nghèo khó và bạo lực trên quê hương họ. Các Giám Mục Hoa Kỳ đã mạnh mẽ tố cáo sự thờ ơ đối với tệ nạn này. Các vị khẳng định rằng không biết tới nỗi khổ đau và các người di cư bị chết là một sự xấu hổ cho cả nước.

Buổi lễ tưởng niệm này nhắm mục đích lôi kéo sự chú ý của mọi người đối với các hậu qủa nhân bản của một hệ thống di cư suy sụp như hệ thống hiện nay của Hoa Kỳ, cũng như nhấn mạnh sự kiện cần phải thông qua dự luật cải tổ về di cư của tổng thống Obama, cho phép hợp thức hóa khoảng 11 triệu người di cư bất hợp pháp hiện đang sống trên đất Hoa Kỳ. Luật này vẫn bị ngăn chặn bởi phe chống đối thuộc đảng Cộng hòa trong Quốc hội, và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã hơn một lần bầy tỏ lập trường.

Làn sóng di cư vẫn tiếp tục, vì các anh chị em đến từ Châu Mỹ Latinh trốn chạy các tình trạng bạo lực tột độ, và đối với họ các bạo lực mà họ gặp phải tại Mêhicô cũng như các nguy hiểm tìm thấy trong việc vượt qua bức tường biên giới không là gì cả. Họ không có lý do nào để trở lại đàng sau. Trong rất nhiều trường hợp, bên cạnh tình trạng bạo lực là cảnh nghèo nàn tuyệt đối, nhất là đối với những người đến từ Honduras, là nước có một tình trạng kinh tế ngày càng tồi tệ đặc biệt sau vụ đảo chánh.

Tại Nogales cũng như tại nhiều nơi khác mỗi ngày người ta đều tìm thấy tử thi của các người di cư, và càng ngày càng có nhiều trẻ em vị thành niên. Con số các trẻ em vị thành niên di cư không có người lớn đi kèm cũng ngày càng gia tăng trong vùng biên giới. Con số này đang gia tăng tại miền bắc Mêhicô và các em đến từ các nước Trung Mỹ Latinh. Nghiêm trọng hơn nữa là sự kiện các em đến một mình không có các tay buôn người dẫn dắt. Các em đi từng nhóm ba bốn em và mới chỉ có 9-10 tuổi cho tới 16-17 tuổi. Và đương nhiên là trên đường đi các em tìm thấy các hiểm nguy y như các hiểm nguy của người lớn vậy, nghĩa là bị bắt cóc, bị tra tấn, đối với các bé gái thì có nguy cơ bị lọt vào trong mạng lưới khai thác tình dục. Thế rồi còn các có trẻ em bị bắt ở lại trong các trại được thành lập cho mục đích này, trong khi cha mẹ các em bị gửi trả về nước. Và thế là các em bị tách rời khỏi gia đình, và gia đình các em không biết các em ở đâu và những gì xảy ra cho các em.

Bà Valentina Valfrè, thuộc tổ chức phi chính quyền ”Soleterre”, là tổ chức đi tiên phong trong việc bênh vực các quyền của người di cư bên Mêhicô cho biết, hằng năm có 400,000 người thuộc nhiều nước châu Mỹ Latinh vượt biên giới Mêhicô để sang Hoa Kỳ. Thêm vào đó là hàng chục ngàn người Mêhicô đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn bên Mỹ. Có nhiều yếu tố khiến cho các chuyên viên lo ngại cho an ninh của họ: trước hết là hoạt động của các tổ chức tội phạm. Càng ngày chúng càng bắt cóc người di cư một cách chớp nhoáng, trong một ngày hoặc nhiều ngày, có khi là từ 50 tới 70 người.

Trong các lần bị bắt cóc như thế, họ phải chịu mọi vi phạm: các phụ nữ bị hãm hiếp, nam giới bị tra tấn và chúng tìm cách làm tiền, bằng cách bắt buộc họ gọi điện thoại cho thân nhân gửi tiền chuộc để được trả tự do. Điều tệ hại nhất là có sự đồng lõa của chính quyền địa phương, bắt đầu từ chính những nhân viên của văn phòng di cư, cho tới các cảnh sát và các binh sĩ có trách nhiệm trong các vụ bắt cóc, vì họ đồng ý và ăn chia với các tổ chức tội phạm. Các nhân viên này báo cho các nhóm tội phạm biết sự hiện diện của người di cư để chúng có thể bắt cóc họ.

Trong số những người liều mình bênh vực và trợ giúp người di cư có tu huynh Tomàs Gonzàles Castillo, dòng Phanxicô. Thầy hoạt động trong vùng Tenosique gần biến giới Guatemala và được gọi là ”Thầy Bão tố”. Đây là một trong những vùng nguy hiểm nhất và là trạm dừng chân đầu tiên tại Mêhicô đối với các anh chị em thuộc các nước nam và trung châu Mỹ Latinh hướng tới Hoa Kỳ. Đây là một lộ trình do tổ chức ”Zetas” kiểm soát. Từ nhiều năm nay thầy Tomàs đã mạnh mẽ tố cáo các vụ bắt cóc, tống tiền, buôn người và đã bị dọa giết nhiếu lần, nhưng thầy vẫn tiếp tục trợ giúp các anh chị em di cư.

Thầy cho biết con số người di cư không giảm bớt, trái lại còn gia tăng trong toàn vùng. Hiện nay có nhiều người tới từ các nước vùng Trung châu Mỹ Latinh như Honduras và El Salvador. Họ xin tỵ nạn bên Mexico, vì tình hình bạo lực rất mạnh trên quê hương của họ. Có các trẻ em trai gái và người trẻ ra đi một mình, và con số trẻ vị thành niên gia tăng rất nhiều. Có cả các phụ nữ nữa. Và đương nhiên họ là các nạn nhân dễ bị thương tích nhất của bạo lực tại Mêhicô. Một phu nữ có thể bị hãm hiếp nhiều lần trong suốt lộ trình di cư. Nếu là trẻ em vị thành niên nhất là bé gái, thì có thể trở thành nạn nhân của nạn buôn người và bị bắt làm việc, hay trở thành nô lệ tình dục hay bị khai thác cho bất cứ công việc nào khác.

Nữ tu Leticia Gutierrez, dòng Scalabrini, cũng đã trở thành điểm tham chiếu cho các người di cư và là người bênh vực các quyền của họ. Chị đã dấn thân xây được 66 nơi trú ẩn mới cho họ. Mỗi cố gắng của chị đều nhằm tạo ra và củng cố một mạng lưới của những người bênh vực các quyền con người, của người di cư bên Mêhicô. Theo chị có giải pháp cho vấn đề này. Trước hết các chính quyền phải đương đầu với vấn đề của người di cư trong cách thế khác nhau. Nếu có một sự di chuyển hàng hóa tự do trong thương mại, thì cũng có một sự di chuyển tự do đối với con người. Điều này có thể được vì các người di cư phải bỏ quê hương do nghèo đói, bần cùng và ít cơ may phát triển đối với tương lai. Các chính quyền phải lo lắng cho vấn đề di cư một cách khác nhau. Không thể tiếp tục giết người di cư được và mang trên vai gánh nặng lương tâm liên quan tới cái chết của họ ngày càng nhiều hơn. Mỗi ngày đều có người chết vì chính sách hạn chế nhận người di cư.

Hiện nay có sự đàn áp trong các đường lối chính trị liên quan tới di cư trên bình diện toàn cầu. Chúng ta trông thấy điều này bên Âu châu, tại Hoa Kỳ. Chẳng hạn có hai điều kiện của việc cải tổ di cư bên Hoa Kỳ: thứ nhất là nới rộng bừc tường an ninh do chính phủ Hoa Kỳ xây dọc biên giới giữa Mêhicô và Hoa Kỳ; thứ hai gia tăng hàng ngàn cảnh sát biên phòng. Nhưng đây là một sự thụt lùi. Cần có một giải pháp toàn diện rõ ràng. Chị Leticia cho biết đã bị các tổ chức tội phạm đe dọa giết nhiều lần, giống như thầy Tomàs. Những người bảo vệ quyền của các anh chị em di cư không phải là các anh hùng hay siêu nhân, mà chỉ là người bình thường thực tế đã quyết định hiến dâng đời mình cho việc bênh vực những nạn nhân yếu đuối cần được trợ giúp, vì trông thấy nơi họ Chúa Giêsu đau khổ và để không phản bội nhân loại. Do đó họ tiến tới và muốn hiến mạng sống cho các anh chị em di cư. Chị nói: dĩ nhiên đó là việc khó khăn và chúng tôi cũng sợ hãi, vì là người. Có mệt nhọc, khóc than, nước mắt và máu, nhưng chúng tôi phải tiến tới vì Chúa Kitô và vì tình bác ái. Chúng tôi tiến tới vì muốn sự công bằng. Chúng tôi muốn truy nã những kẻ đang gây ra thiệt hại trong chính quyền và những kẻ cho phép các bất công và khổ đau này xảy ra.

Khi nhìn thấy người khác bị ám sát chúng tôi không để bạn khoanh tay làm ngơ. Tất cả nhừng người dấn thân bênh vực và che chở các người di cư hành động vì đức tin và tình huynh đệ. Chúng tôi không thể để cho các anh chị em di cư bị giết và để cho mình bị bịt miệng. Chúng tôi không thể tiếp tục chịu đựng họ giết nhân loại nơi các anh chị em di cư này.

(RG 23-3-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio