CHÚA GIÊSU THƯƠNG XÓT, AI KHÔNG THA THỨ KHÔNG PHẢI LẢ KITÔ HỮU

CHÚA GIÊSU THƯƠNG XÓT, AI KHÔNG THA THỨ KHÔNG PHẢI LẢ KITÔ HỮU

forgiveness

VATICAN: Chúa Giêsu là hoàng tử hòa bình, bởi vì Ngài sinh ra hòa bình trong con tim chúng ta. Ngài thương xót và luôn luôn tha thứ, ai không tha thứ không phải là kitô hữu.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên trong bài giàng thánh lễ tại nguyên đường nhà trọ Thánh Marta sáng mùng 10 tháng 9 vừa qua. Giảng trong thánh lễ ngài đã quảng diễn đề tài “hòa bình và hòa giải”. ĐTC nói: Cả ngày nay hàng ngày, qua tin tức truyền hình và báo chí, chúng ta cay đắng trông thấy biết bao nhiêu chiến tranh xung khắc, tàn phá, đổ nát và hận thù. Cũng có những người nam nữ làm việc nhiều biết bao nhiêu để chế tạo khí giới  giết người, các khí giới thấm đầy máu của biết bao người vô tội. Có các cuộc chiến và có sự gian ác chuẩn bị chiến tranh, chế tạo vũ khí chống lại tha nhân, giết người. Hoà bình cứu thoát và làm cho bạn sống, làm cho bạn lớn lên, còn chiến tranh hủy diệt bạn, nhận chìm bạn. Nhưng chiến tranh không chỉ là thế, mà nó cũng có trong các cộng đoàn kitô của chúng ta, giữa chúng ta nữa. Phụng vụ hôm nay khuyên nhủ chúng ta hãy xây dựng hòa bình. Và tha thứ là từ chià khóa: “Như Chúa đã tha thứ cho anh chị em, anh chị em cũng hãy tha thứ”. Nếu bạn không biết tha thứ, bạn không phải là tín hữu kitô. Bạn sẽ là một người nam nữ tốt… Tại sao bạn không làm điều Chúa đã làm? Nhưng còn hơn nữa: nếu bạn không tha thứ, bạn cũng không thể nhận được hòa bình của Chúa. Cần phải có “lòng kiên nhẫn kitô”. Có biết bao nhiêu phụ nữ anh hùng chịu đựng sự tàn bạo, và biết bao bất công vì hạnh phúc của gia đình, của con cái! Có biết bao người nam anh hùng trong dân kitô chịu thức khuya dậy sớm để làm việc nuôi sống vợ con, biết bao lần đó lại là một việc làm bất công, với dồng lương rẻ mạt. Họ là những người công chính. Nhưng cũng có những người làm việc với cái lưỡi của mình và gây chiến tranh, bởi vì cái lưỡi tàn phá, gây chiến. Trong Phúc Âm hôm nay còn có một từ chìa khoá khác: đó là từ “thương xót”. Hiểu người khác, không kết án họ là điều quan trọng. Chúa, Thiên Chúa Cha thương xót biết bao! Ngài luôn luôn tha thứ và luôn luôn muốn làm hoà với chúng ta. Nhưng nếu bạn không thương xót, thì bạn gặp nguy cơ là Chúa cũng không thương xót bạn, vì chúng ta sẽ bị xét xử với cùng mức độ chúng ta dùng để xét đoán người khác.  Nếu bạn là linh mục và cảm thấy mình không thương xót, thì hãy làm ơn xin giám mục cho bạn một công việc hành chánh, nhưng đừng xuống tòa giải tội. Một linh mục không thương xót, thì gây ra biết bao nhiêu điều xấu trong toà giải tội! “Thưa cha, con thương xót chứ, nhưng con hơi  căng thẳng thần kinh một chút”. Vậy thì trước khi xuống tòa giải tội, hãy đi gặp bác sĩ để ông ấy cho bạn một viên thuốc chống căng thẳng thần kinh. Nhưng hãy thương xót. Và cũng hãy thương xót giữa chúng ta. Đừng nói người khác tội lỗi hơn mình. Không ai có thể nói điều đó! Chỉ có Chúa biết mà thôi.

Như thánh Phaolô dạy: cần phải mặc lấy các tâm tình “hiền dịu, nhân hậu, khiêm nhượng, từ tốn và cao thượng” Đó là kiểu sống kitô, là kiểu sống qua đó Chúa Giêsu đã đem lại hoà bình và hoà giải. Chứ không phải sụ kiêu căng, kết án và nói xấu người khác. Xin Chúa cho chúng ta ơn biết chịu đựng lẫn nhau, tha thứ và thương xót như Chúa thương xót chúng ta (RG 10-9-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

SỨ ĐIỆP ĐHY KURT KOCH GỬI HỘI NGHỊ ĐẠI KẾT QUỐC TẾ VỀ NỀN TU ĐỨC CHÍNH THỐNG TẠI BOSE

SỨ ĐIỆP ĐHY KURT KOCH GỬI HỘI NGHỊ ĐẠI KẾT QUỐC TẾ VỀ NỀN TU ĐỨC CHÍNH THỐNG TẠI BOSE

ĐHY Kurt Koch

VATICAN: Tha thứ là trọng tâm của phong trào hiệp nhất các Kitô hữu.

ĐHY Kurt Koch. Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh Hiệp nhất các tín hữu Kitô, đã khẳng định như trên trong sứ điệp gửi hội nghị đại kết quốc tế ngày mùng 9 tháng 9 vùa qua. Hội nghị được tổ chức trong cộng đoàn đại kết Bose miền bắc Italia trong các ngày 9-13 tháng 9.

Trong sứ điệp ĐHY Koch nhấn mạnh rằng phong trào đại kết sẽ không hiện hữu và phát triển, nếu không có xác tín rằng các kitô hữu phải xin ơn tha thứ của Thiên Chúa và xin tha thứ cho nhau vì các chia rẽ họ đã gây ra trong Thân Mình Chúa Kitô. Giáo Hội công giáo đã chính thức dấn thân trong phông trào đại kết ngay từ đầu với lộ rình tha thứ. Đức Chân phước Phaolô VI đã là vị Giáo Hoàng đầu tiên trong thời đại mới đã xin Thiên Chúa và người đương thời tha thứ cho Giáo Hội. Ngài đax làm điều này trong diễn văn khai mạc khóa hai của Công Đồng Chung Vaticăng II ngày 29 tháng 9 năm 1963.

Lời xin lỗi này liên quan tới sự chia rẽ giữa các kitô hữu. Ngài nói: “Nếu phải thú nhận vài lỗi lẫm nơi chúng ta vì sự chia rẽ này, thì với lời van nài khiêm tốn chúng tôi xin lỗi Thiên Chúa và chúng tôi xin lỗi các Anh em cho rằng họ đã bị chúng tôi xúc phạm. Riêng phần chúng tôi chúng tôi sẵn sàng hết lòng tha thứ cho các xúc phạm đến Giáo Hội công giáo và quên đi nỗi đớn đau gaay thương tích vì các cuộc tranh cãi và chia rẽ kéo dài” (6.6). Các lời can đảm chưa từng có này đã được các nghị Phụ lầy lại trong sắc lệnh Unitatis redingratio về đại kết: “Với lời cầu khiêm tốn, chúng tôi xin lỗi Thiên Chúa và xin lỗi các anh em chia rẽ, cũng như chúng tôi tha lỗi cho những kẻ nợ chúng tôi” (s. 7). Đôi khi chúng ta quên, nhưng đây là văn bản duy nhất của Công Đồng Chúng Vaticăng II trong đó các nghị Phụ xin lỗi công khai rõ ràng, cả khi các văn bản khác cũng nhắc tới các trách nhiệm của các kitô hữu trong các vấn đề liên quan tới các tương quan giữ khoa học và đức tin (GS, 36), việc nảy sinh ra chủ thuyết vô thần (s. 19) hay phong trào bài Do thái (s. 4).

Một năm sau, trong những ngày cuối cùng của Công Đồng, một cách chính xác là ngày mùng 7 tháng 12 năm 1965, việc xin lỗi này đã trở thành cụ thể trong cử chỉ chính thức của Đức Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Attenagora, xóa bỏ vạ tuyệt thông cho nhau có từ năm 1954. Đây là một cử chỉ “của sự công bằng và tha thứ cho nhau”, theo lời của tuyên ngôn chung của hai thủ lãnh Giáo Hội. Và trong dịp kỷ niệm 10 năm ký tuyên ngôn chung ấy ngày 14 tháng 12 năm 1975 Đức Phaolô VI sẽ dùng lần đầu tiên kiểu nói “thanh tẩy ký ức”, sẽ xuất hiện trong huấn quyền của Giáo Hội công giáo (AAS 68,1976,tr. 121). Chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ kỷ niệm 50 năm biến cố lịch sử này là một trong các cử chỉ xây nền cho dấn thân đại kết của Giáo Hội công giáo. Tôi vui mừng vì dịp kỷ niệm này sẽ được cử hành vào đầu Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Năm 2014 Hội nghị đại kết quốc tế về nền tu đức chính thống đã có đề tài là “Lòng thương xót và tha thứ”. Ban tổ chức đã không biết rằng chỉ ít tháng sau đó ĐTC Phanxicô công bố Năm Thánh Lòng Thương Xót. Khi lựa chọn đề tài này Cộng đoàn đại kết Bose đã chứng minh cho thấy sự sắc sảo tinh thần và khả năng đọc hiểu các dấu chỉ thời đại của mình, là một ơn thật quan trọng ngày nay.

Tha thứ là một thành phần nòng cốt của phong trào hiệp nhất  các kitô hữu. Dấn thân đại kết thúc đẩy các cộng đoàn kitô hoán cải con tim: việc tìm kiếm hiệp nhất chắc chắn là một trong các kích thích mạnh mẽ nhất đối với lòng thương xót (SD 9-9-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Bảo vệ quyền tự do tôn giáo của các dân tộc vùng Trung Đông

Bảo vệ quyền tự do tôn giáo của các dân tộc vùng Trung Đông

Archbishop-Paul-Gallagher

PARIS: ĐTGM Paul Richard Gallagher, ngoại trưởng Toà Thánh, kêu gọi cồng đồng quốc tế bảo vệ quyền tự do tôn giáo của các dân tộc vùng Trung Đông, trợ giúp người tỵ nạn, giúp họ hồi hương, nghiêm chỉnh đương đầu với hiện tượng khủng bố và đối thoại liên tôn.

ĐTGM Gallagher đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu tại hội nghị  ở Paris về “Các nạn nhân của bạo lực chủng tộc và tôn giáo trong vùng Trung Đông” hôm mùng 8 tháng 9 vừa qua. Hội nghị do ông Laurent Fabius, ngoại trưởng Pháp và ông Nasser Judeh, ngoại trưởng Giordania tổ chức. Nhắc lại thảm cảnh hàng chục ngàn kitô hữu và tín đồ các tôn giáo hay chủng tộc thiểu số phải bỏ nhà cửa ruộng vườn chạy trốn và tìm nơi ẩn trú tại nơi khác trong các điều kiện tạm bợ với biết bao khổ đau thể lý và tinh thần, ĐC Gallagher nói đây là vấn đề liên quan tới các nguyên tắc nền tảng như: giá trị của sự sống, nhân phẩm, tự do tôn giáo và việc chung sống hòa bình giữa các con người và các dân tộc. Hiện tượng khủng bố bách hại này vẫn tiếp diễn với các vi phạm quyền con người và quyền nhân đạo quốc tế từ phía nhà nước Hồi cũng như các lực lượng tham chiến.

Vị đại diện Tòa Thánh đã đưa ra ba đề nghị giúp cải tiến tình hình thê thảm hiện nay. Thứ nhất, gây ý thức cho cộng đồng quốc tế để đương đầu với tình trạng cứu trợ nhân đạo khẩn cấp và bảo đảm các điều kiện an ninh tối thiểu cho các nhóm thiểu số và các cộng đoàn kitô. Cần cung cấp thực phẩm, nước uống, nhà ở và giáo dục cho người trẻ, công ăn việc làm và săn sóc sức khỏe cho các người di cư tỵ nạn trong toàn vùng Trung Đông. Trong số các thách đố phải đương đầu trước hết có việc tôn trọng các quyền con người, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo và tự do lương tâm. Cần nhấn mạnh rằng quyền tự do tôn giáo cũng bao gồm quyền tự do theo tôn giáo mình muốn. Nó cũng bao gồm việc bào đảm cho tín hữu của mọi tôn giáo quyền tự do sống và tuyên xưng niềm tin của mình. Chính vì thế các quốc gia trong vùng Trung Đông cùng với cộng đồng quốc tế phải bảo vệ các quyền căn bản của kitô hữu và tín hữu các tôn giáo thiểu số khác.

Thứ hai, bảo đảm quyền của người tỵ nạn trở về quê hương và sống trong phẩm giá và an ninh. Phải biết rằng các kitô hữu và tín hữu các tôn giáo hay chủng tộc thiểu số khác không chỉ muốn được nhân nhượng, mà được coi như là các công dân có mọi quyền lợi và nghĩa vụ. Cần phải có các dụng cụ pháp luật thích hợp bảo đảm cho thực tại này.

Thứ ba, đương đầu với hiện tượng khủng bố phá hoại và tạo thuận tiện cho cuộc đối thoại liên tôn. Cần phải tìm ra các cơ cấu để khích lệ tất cả, đặc biệt bao gồm các quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo, đối phó với nạn khủng bố một cách nghiêm chỉnh, và đặc biệt chú ý tới việc giáo dục trong các trường học. Để đạt điều này cần chú ý đên việc giảng dậy trong các trường học, sử dụng hệ thống thông tin liên mạng và qua nội dung các bài thuyết giáo của các vị lãnh đạo tôn giáo, làm sao để loại bỏ các thái độ qúa khích triệt để, nhưng trái lại thăng tiến đối thoại liên tôn và hòa giải. Ngoài ra, thế giới tây phương cũng nên cẩn thận trong việc dùng các kiểu nói và biểu lộ thế nào để tránh xúc phạm và khiêu khích các tâm tình của vài tôn giáo.
Đối thoại liên tôn là liều thuốc chống lại khuynh hướng tôn giáo qúa khích khiến cho các tôn giáo phải đau buồn. Các vị lãnh đạo các tôn giáo Do thái, Kitô, Hồi giáo có thể và phải năm giữ vai trò nền tảng là tạo thuận tiện cho việc đối thoại liên tôn và liên văn hóa giáo dục sự hiểu biết nhau. Ngoài ra cũng cần tố cáo rõ ràng việc sử dụng tôn giáo để biện minh cho bạo lực. Bên cạnh đó cần thăng tiến việc tách rời tích cực và tôn trọng giữa tôn giáo và Nhà nước, phân biệt hai lãnh vực làm sao để mỗi bên tự trị và độc lập, mà không ngăn cản sự cộng tác cần thiết giữa hai bên, cùng hiện hữu nhưng không chống lại nhau nhờ sự đối thoại giữa các giới chức tôn giáo và chính trị trong việc tôn trọng các thẩm quyền của nhau (SD 8-9-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐTC KHÍCH LỆ NGÂN HÀNG TÍN DỤNG HỢP TÁC XÃ ROMA THĂNG TIẾN CÔNG ÍCH

ĐTC KHÍCH LỆ NGÂN HÀNG TÍN DỤNG HỢP TÁC XÃ ROMA THĂNG TIẾN CÔNG ÍCH

bcc-roma

VATICĂNG: ĐTC Phanxicô khích lệ Ngân hàng tín dụng hợp tác xã Roma tiếp tục theo đuổi các mục tiêu cao quý nhân bản hóa kinh tế, thăng tiến công ích, chú ý đến các nhu cầu của các gia đình và giới trẻ.

 

ĐTC đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến Hội đồng quản trị, các thành viên cộng tác, nhân viên và gia đình Ngân hàng tín dụng hơp tác xã Roma sáng 12 tháng 9, nhân kỷ niệm 60 thành lập. Ngài khẳng định rằng Giáo Hội hiểu biết giá trị của các tổ chức hợp tác xã, vì nhiều hợp tác xã đã do chính các linh mục và giáo dân dấn thân thành lập theo tinh thần liên đới kitô. Thông điệp Laudato si’ cũng nêu bật giá trị của chúng trong lãnh vực  năng lượng có thể canh tân và nông nghiệp (LS 179-180). ĐTC đã lập lại một số khích lệ ngài đã đưa ra khi tiếp Liên hiệp các hợp tác xã Italia hồi tháng hai năm nay: tiếp tục là động cơ phát triển phần yếu kém nhất của các cộng đoàn địa phương và xã hội dân sự, đặc biệt nghĩ tới người trẻ thất nghiệp và thăng tiến việc tái sinh các doanh nghiệp hợp tác xã; chủ động trong việc đề nghị và thực hiện các giải pháp mới cho việc trợ cấp xã hội bắt đầu từ lãnh v vực y tế; lo lắng cho tương quan giữa kinh tế và công bằng xã hội bằng cách duy trì phẩm giá và giá trị của con người; tạo dễ dãi và khích lệ cuộc sống gia đình, đề nghị các giải pháp hợp tác xã và hỗ tương cho việc điều hành các tài sản chung, không thể chúng trở thành tư sản của một ít người và đối tượng của nạn đầu cơ; thăng tiến việc sử dụng tiền bạc với mục đích liên đới và xã hội, theo kiểu của hợp tác xã đích thật, nơi tư bản không chỉ huy con người nhưng con người chỉ huy tư bản; gia tăng nền kinh tế liêm chính: anh chị em không chỉ được mời gọi liêm chính – đây là điều bình thường – nhưng phổ biến và làm đâm rễ sụ liêm chính trong toàn môi trường; sau cùng là tham gia tích cực vào việc toàn cầu hóa tình liên đới.

 

ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Mỗi hợp tác xã đều được mời gọi áp dụng các đường lối này vào sứ mệnh chuyên biệt của mình. Thách đố lớn nhất là phát triển mà vẫn luôn  là một hợp tác xã. Làm ngân hàng là một nghề tế nhị, đòi hỏi sự nghiêm khắc. Nhưng một ngân hàng hợp tác xã còn cần một cái gì hơn nữa: đó là tìm nhân bản hóa kinh tế, hiệp nhất sự hữu hiệu với tình liên đới. Ngoài ra con có một từ quan trọng khác: đó là từ “phụ đới”. Anh chị em đã thực thi điều này trong cuộc khủng hoảng tài chánh kinh tế, bằng cách hiệp nhất các sức mạnh, giải quyết các vấn đề với sức riêng của mình và với tinh thần trách nhiệm, không trở thành gánh nặng cho các cơ cấu quốc gia.

 

Tôi cũng được biết là ngân hàng tín dụng hợp tác xã của anh chị em hay làm việc thiện và tương trợ. Tôi khích lệ anh chị em tiếp tục truyền thống tốt đẹp này và luôn lấy con người, giới trẻ và các gia đình làm trọng tâm. Ngân hàng trung ương có thể là hạt nhân của một mạng lưới lớn, giúp nảy sinh ra các xí nghiệp tạo công ăn việc làm và trợ giúp các gia đình, qua vốn đầu tư nhỏ và các phương thức khác nhằm nhân bản hóa nền kinh tế. Anh chị em là Ngân hàng trung ương của Roma, nhưng vòng hoạt động cũng trải dài ra trong toàn vùng Lazio và cả vùng Abruzzo nữa. Tôi cầu chúc anh chị em trung thành thực thi sứ mệnh hợp tác xã tín dụng của anh chị em, với óc sáng tạo, niềm vui và sư trung thực nhằm phục vụ công ích (SD 12-9-2015)

 

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

*Ngân hàng tín dụng hợp t1c xã Roma: the Banca di Credito Cooperativo (the BCC) of Rome, an Italian credit union

 

ĐTC TIẾP KIẾN CÁC TU SĨ CLARET

ĐTC TIẾP KIẾN CÁC TU SĨ CLARET

ĐTC tiếp kiến tu sĩ dòng Claret

VATICAN : ĐTC khích lệ các tu sĩ dòng Claret kiên trì thờ lậy Chúa, liên lỉ bước đi và đồng hành với dân Chúa trong cuộc sống ơn gọi.

 

ĐTC đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong buổi tiếp các tu sĩ Claret đang tham dự tổng tu nghị tại Roma sáng ngày 11 tháng 9 vừa qua. Trong bài huấn dụ nói buông ngài tâm sự rằng ngài có phúc vì có một vài người bạn là tu sĩ Claret. Người ta gặp các tu sĩ Claret khắp nơi, và nhiều vị là các thần học gia và chuyên viên giáo luật nổi tiếng. ĐTC nói diễn văn đã dọn sẽ được ĐTGM Ganswein trao cho các tu sĩ, ngài chỉ muốn nói với các vị 3 từ có thể giúp các vị sống ơn gọi của mình : « thờ lậy, bước đi và đồng hành ». Trong thế giới hữu hiệu ngày nay chúng ta đã đánh mất đi ý nghĩa của việc thờ lậy, và cả trong việc cầu nguyện nữa. Dĩ nhiên, chúng ta cầu nguyện, chúc tụng, xin ơn và cảm tạ Chúa, nhưng quên thờ lậy Ngài. Thờ lậy Chúa là ở trước Thiên Chúa duy nhất, là Đấng Duy Nhất, vô giá, không thể thương thuyết, không thể đổi được. Mọi sự ở ngoài Ngài là « giấy bìa bắt chước », là một thần tượng. Cần phải cố gắng lớn lên trong thái độ thờ lậy này. Thờ Lậy Thiên Chúa. Nó là điều thiếu trong Giáo Hội hiện nay, vì thiếu sư phạm. Thờ lậy Thiên Chúa là giới răn đầu tiên trong Thánh Kinh : « Hãy thờ lậy Thiên Chúa duy nhất. Con không có Thiên Chúa nào khác. Đó là Đấng Duy Nhất con phải tôn thờ. Việc « mất thì giờ này », không xin, không cám ơn, cũng không chúc tụng, chỉ thờ lậy thôi với linh hồn phủ phục. Tôi không biết tại sao tôi nói với anh em điều này, nhưng nó đến từ tận đáy tim tôi.

 

Từ thứ hai : bước đi. Thiên  Chúa không thể tự thờ lậy chính mình, nhưng Thiên Chúa đã muốn bước đi. Ngài đã không muốn ở yên. Ngay từ dầu Ngài đã bước đi với dân Ngài. Đoạn kinh thánh của ông Môshê thật đẹp : « Anh em hãy nghĩ coi: đã có dân tộc nào có Thiên Chúa gần gũi cùng bước đi với anh em không ? » Bước đi có nghĩa là rộng mở biên giới, đi ra, mở rộng cửa, và tìm các con đường. Đúng thật là cần phải tổ chức sự việc, và có những việc đòi buộc phải có đầu óc yên ắng, nhưng với linh hồn, với con tim và cái đầu phải bước đi và tìm kiếm. Đi ra biên giới: các biên giới của tất cả mọi loại, kể cả tư tưởng. Anh em là các nhà trí thức, hãy đi ra các biên giới, mở ra các con đường, tìm kiếm. Nghiã là không ở yên. Ai ở yên và không cử động thì hư thối: cũng như nước vậy, nước mà tù đọng thì sẽ thối, trong khi nước sông chảy thì không thối. Bước đi như Thiên Chúa đã bước đi, và trở thành bạn đường của hành trình. Chúa đã đồng hành với dân Ngài bằng cách gánh lấy cả tội lỗi, tha thứ và đồng hành… Bước đi, bước đi với ước muốn một ngày kia chiêm ngưỡng Ngài, chứ không phài để bảo đảm cuộc sống mình trong một dòng tu, hay có cuộc sống an lành vì không thiếu thốn gì… Bước đi, bước đi.

 

Từ thứ ba: đồng hành. Như thế không phải bước đi một mình, vậy thì buồn lắm. Nhưng đồng hành với dân : Thiên Chúa bước đi bằng cách đồng hành. Thật là hay đẹp khi nhớ lại cảnh Chúa Giêsu đã « giả vờ » với những người đang trốn khỏi Giêrusalem để về làng Emmaus : Ngài ở đó, đồng hành với họ, đồng hành với toàn tiến trình.

 

Đồng hành trong những lúc vui, đồng hành với hạnh phúc của các đôi vợ chồng, của các gia đình, đồng hành với họ trong những lúc khó khăn, trong những lúc của thập giá, trong những lúc của tội lỗi… Chúa Giêsu không sợ người có tội : Ngài tìm họ. người ta chỉ trích Ngài : « Ông này đi qúa trớn ; ông này thật bất cẩn » Đồng hành với dân chúng, đồng hành với biết bao nhiêu ước muốn, mà Chúa gieo vãi trong con tim và để cho chúng lớn lên một cách tốt đẹp. Tôi muốn nói với anh em điều đó: thờ lậy, bước đi và đồng hành. Nếu nó giúp anh em, thì hãy tiến tới. Tôi để nó trong tay anh em (SD 11-9-2015)

 

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

 

ĐTC TIẾP 400 THÀNH VIÊN PHONG TRÀO TU ĐỨC GIA ĐÌNH EQUIPES NOTRE DAME

ĐTC TIẾP 400 THÀNH VIÊN PHONG TRÀO TU ĐỨC GIA ĐÌNH EQUIPES NOTRE DAME

ĐTC tiếp GIA ĐÌNH EQUIPES NOTRE DAME

VATICAN: ĐTC khích lệ các gia đinh kitô dấn thân trợ giúp và thương xót các gia đình bị thương tích, hay bị thất bại trong hôn nhân, cũng như mạnh mẽ chống lại các thực dân ý thức hệ.

ĐTC đã nhắn nhủ như trên trong buổi tiếp kiến 400 thành viên phong trao tu đức gia đình “Équipes Notre Dame” sáng ngày mùng 10 tháng 9 vùa qua. Ngài khẳng định rằng các cặp vợ chồng và các gia đình kitô thường ở trong các điều kiện tốt hơn để loan báo Chúa Giêsu Kitô cho các gia đình khác, để nâng đỡ, củng cố và khích lệ các gia đình khác. Đó cũng là lý do của Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình sẽ khai diễn tại Roma trong vài tuần nữa. Mục đích là để Giáo Hội suy tư với nhiều chú ý hơn về cuộc sống của các gia đình, là các tế bào nòng cốt của xã hội và của Giáo Hội, và chúng bị đe dọa trong bối cảnh văn hóa khó khăn ngày nay. ĐTC đã mời gọi các gia đình của phong trào chủ động trong công tác truyền giáo, bằng cách làm chứng, loan báo, thông truyền, điều mà Chúa làm cho họ sống trong sự thân tình của tổ ấm gia đình, với các vui buồn và khổ đau trong sự phong phú nhân bản và tinh thần, để lôi kéo người khác bước đi trên cùng con đường ấy. Sứ mệnh này đặc biệt quan trọng vì hình ảnh của gia đình như Chúa muốn, bao gồm một người nam và một người nữ cho thiện ích của hai người và của việc sinh con cái và giáo dục chúng, nhưng bị méo mó do các dự án quyền lực được nâng đỡ bởi các thực dân ý thức hệ. Chính vì thế cần có các hành động cụ thể và óc sáng tạo luôn canh tân để tiếp đón, đào tạo và đồng hành với các cặp vợ chồng trẻ, trước và sau khi cưới nhau. Đặc biệt cần gần gữi các gia đình bị thương tích vì nhiều lý do: thiếu công ăn việc làm, nghèo túng, vấn đề sức khỏe, tang chế, lo lắng vì con cái, mất quân bình vì xa cách hay vắng mặt, bầu khí bạo lực vv… Chúng ta phải có can đảm tiếp xúc với các gia đình đó một cách kín đáo nhưng quảng đại trên bình diện vật chất cũng như nhân bản và tinh thần trong các hoàn cảnh bị thương tích của chúng. Chúng ta hãy là dụng cụ lòng thương xót của Chúa và của Giáo Hội đối với người thất bại trong hôn nhân. Một cặp vợ chồng hiệp nhất và hạnh phúc có thể hiểu hơn bất cứ ai khác, từ bên trong, vết thương và nỗi khổ đau gây ra bởi một sự bỏ rơi, phản bội hay một thất bại của tình yêu. Ngoài ra cũng không được quên nỗi khổ đau không thể tả được của các trẻ em phải sống các hoàn cảnh gia đình đớn đau này và trợ giúp chúng (RG 10-9-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐTC TIẾP CÁC THAM DỰ VIÊN HỘI NGHỊ QUỐC TẾ CÔNG LÝ MÔI SINH VÀ CÁC THAY ĐỔI KHÍ HẬU

ĐTC TIẾP CÁC THAM DỰ VIÊN HỘI NGHỊ QUỐC TẾ CÔNG LÝ MÔI SINH VÀ CÁC THAY ĐỔI KHÍ HẬU

ĐTC ký văn bản

VATICAN: ĐTC kêu gọi mọi người, mọi chính quyền và tổ chức toàn thế giới góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng môi sinh và các thay đổi khí hậu.

ĐTC đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến hàng trăm tham dự viên hội nghị quốc tế về “công lý môi sinh và thay đổi khí hậu”, do Hiệp hội phát triển có thể chịu đựng được tổ chức tại Roma trong các ngày này. Khí hậu là một thiện ích chung ngày nay đang bị đe dọa một cách trầm trọng: bằng chứng là các thay đổi khí hậu, hiện tượng hâm nóng toàn cầu và các tai ương thiên nhiên gia tăng. Đó là các để tài quan trọng cấp thiết lôi kéo sự chú ý của giói truyền thông, dư luận công cộng, các vị lãnh đạo chínht trị và các nhà khoa học. Các thay đổi khí hậu tạo ra các hậu quả tai hại cho xã hội và khiến cho những người nghèo phải thiệt thòi và khổ đau nhiều nhất. Như đề tài của hội nghị nêu bật, vấn đề khí hậu là một vấn đề của sự công bằng và cũng là vấn đề liên đới nữa, hai vấn đề gắn liền nhau. Nó liên quan tới phẩm giá của từng người, như là các dân tộc và như là các người nam nữ.

Khoa học và kỹ thuật đặt trong tay chúng ta một quyền lực chưa từng có, và nhiệm vụ của chúng ta đối vớí toàn nhân loại và đặc biệt đối với người nghèo và các thế hệ tương lại là sử dụng nó cho thiện ích chung. Tuy có nhiều mâu thuẫn nhưng chúng ta có đủ các lý do để dưỡng nuôi hy vọng thành công trong nỗ lực này. Tuy nhiên, mỗi người được mời gọi đáp trả lại lời mời gọi ấy một cách riêng rẽ, trong môi trường gia đình, việc làm, trong lãnh vực kinh tế, nghiên cứu, xã hội dân sự và các cơ cấu. Mọi người đều được mời gọi góp phần để kết qủa là hoa trái của một công việc chung. Trong Thông điệp “Laudato si’” tôi đã đề nghị như con đường duy nhất giúp đương đầu với các vấn đề của thế giới chúng ta và tìm ra các giải pháp thực sự hữu hiệu. Sự hiện diện của các giới chức tôn giáo, chính trị, kinh tế, khoa học trong nhiều lãnh vực và của các tổ chức quốc tế và các tổ chức dấn thân trong cuộc chiến đấu chống nghèo túng trong hội nghị nói lên tầm quan trọng ấy. Tôi xin mời gọi tất cả mọi người cố gắng để trong các bàn hội nghị tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng xã hội và môi sinh duy nhất và phức, tạp tiếng nói của những người nghèo nhất được lắng nghe, giữa các quốc gia và các bản vị con người: đây cũng là  một bổn phận của công lý môi sinh.

ĐTC cầu mong hội nghị thượng đỉnh về khí hậu và sư phát triển có thể chịu đựng nổi, nhóm tại Paris vào đầu tháng 12 này đạt được các thỏa hiệp môi sinh toàn cầu thực sự có ý nghĩa và hiệu quả. Cá nhân ngài và toàn Giáo Hội ủng hộ các nỗ lực này bắt đầu với điều không thể thiếu là lời cầu nguyện (SD 11-9-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐTC TIẾP CÁC TÂN GIÁM MỤC ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH TRONG NĂM NAY 2015

ĐTC TIẾP CÁC TÂN GIÁM MỤC ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH TRONG NĂM NAY 2015

ĐTC gặp các tân giám mục 2015

VATICAN: Sáng hôm 10-9 ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến các tân Giám Mục được chỉ định trong năm nay 2015.

Ngài khuyến khích các vị hãy là các chủ chăn rao giảng Chúa Kitô phục sinh, là nhà sư phạm, hướng đạo tinh thần, giáo lý viên, chuyên viên dẫn tín hữu bước vào các mầu nhiệm và là nhà truyền giáo. Các Giám Mục là những người kế vị các Tông Đồ, và cũng như các Tông Đồ, đã sống kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh và ơn của Chúa Thánh Thần biến đổi cuộc đời mình, cho dù có các khước từ, bỏ trốn, và phản bội trong đời sống. Trước con người thời nay hay quên lãng cuộc sống vĩnh cửu các Giám Mục phải luôn luôn khiêm tốn can đảm rao giảng Chúa Kitô phục sinh nhắc nhở cho con người biết số phận cao cả của con người được mời gọi sống yêu thương. ĐTC nói ngài không muốn làm cho các Giám Mục hoảng sợ vì các vị đang sống tuần trăng mật với Chúa, sau khi được chỉ định làm chủ chăn. Nhưng cũng không nên quên rằng thế giới ngày nay đầy các thách đố cam go và thê thảm như: hiện tượng toàn cầu hóa gia tăng cách biệt giữa con người; làn sóng di cư tỵ nạn ồ ạt; môi sinh bị de dọa vì bị khai thác một cách tàn bạo; phẩm giá con người bị xúc phạm, tương lai công ăn việc làm bấp bênh, nạn sa mạc hóa các tương quan, tinh thần vô trách nhiệm lớn mạnh, sự thờ ơ đối với ngày mai, thái độ khép kín sợ hãi, sự lạc hướng của biết bao nhiêu người trẻ và nỗi cô đơn của người già, và biết bao nhiêu vấn đề khác nữa…

Tuy nhiên ĐTC chỉ muốn trao cho từng tân Giám Mục Niềm Vui Tin Mừng và xin các vị hãy là các mục tử sống chết vì đoàn chiên hao mòn vì săn sóc lo lắng cho Giáo Hội địa phương. Không có lãnh vực nào của cuộc sống con người bị loại trừ không được con tim mục tử chú ý. Trái lại phải lưu tâm tới mọi thực tại của đoàn chiên, gặp gỡ, rao giảng Lời Chúa và mời gọi mọi người truyền giáo. Các Giám Mục phải là các nhà sư phạm, các vị hướng đạo tinh thần và các giáo lý viên cừ khôi có khả năng cầm tay tín hữu và dẫn họ lên núi Tabor gặp Chúa và bước vào mầu nhiệm đức tin, chiêm ngưỡng nhan thánh Chúa, xả thân đồng hành với họ lên núi, không để họ ở dưới đồng bằng và tế nhị giứp họ thanh tẩy đôi mắt để trông thấy Chúa. Niềm vui của vị mục tử lôi cuốn, gây hứng khởi và làm cho ngất ngây. Không có niềm vui Kitô giáo tàn lụi trong mệt nhọc. Các chủ chăn cũng phải săn sóc các linh mục của mình thế nào để các vị cũng lôi cuốn, thức tỉnh và giúp tín hữu và con người say mê Chúa. Nhiều người xa Chúa vì thất vọng bởi các lời hứa của niềm tin, hay con đường đạt đến xem ra quá đòi hỏi. Không ít người đóng sầm cửa lại vì các yếu đuối của các chủ chăn khiến họ kiếm tìm các niêm hy vọng ở nơi khác. Các chủ chăn phải bắt được lộ trình của họ, không coi các khổ đau và thất vọng của họ là gương mù gương xấu, nhưng soi sáng cho họ với ngọn lửa khiêm tốn của đức tin nhưng có sức dãi toả, dành thời giở để gạp gỡ, nói chuyện và giảng giải cho họ như Chúa Giêsu làm với hai môn đệ trên đường về làng Emmaus, giúp họ nhận ra Chúa, để họ có sức mạnh trở về Gierusalem. Các Giám Mục cũng phải là những nhà truyên giáo, kiếm tìm những ai chưa biết Chúa Giêsu, đi theo họ, ngước nhìn họ, và mời họ xuống như Chúa Giêsu đã làm với ông Giakêu và biết lo lắng cho thiện ích và hạnh phúc đích thật của các anh chị em ở xa (SD 10-9-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Ba tân Giám Mục vừa được thụ phong ngày 8 tháng 9 năm 2015 tại Losngeles

Ba tân Giám Mục vừa được thụ phong ngày 8 tháng 9 năm 2015 tại Los Angeles

Mass_of_Episcopal_Ordination_screenshot_1_CNA_9_8_15

Los Angeles, Calif., Ngày 8 tháng 9 năm 2015 – Đức Tổng Giám Mục Jose H. Gomez của Los Angeles đã  phong ba tân giám mục phụ tá vào ngày thứ ba 8 tháng 9 năm 2015, bao gồm cả các nhà truyền giáo trên mạng rất nổi tiếng là Cha Robert Barron. Đức Tổng Giám Mục khuyến khích các tân giám mục hãy mang lại niềm vui của tình yêu Thiên Chúa cho mục tử của họ.

"Là giám mục, đều là tôi tớ của hy vọng. Và luôn luôn phục vụ tốt nhất bằng ví dụ của riêng của chúng ta, "Đức Tổng Giám Mục Gomez đã nói  trong  thánh lễ tại Nhà thờ Our Lady of Angels, Los Angeles".

Đức Tổng Giám Mục Gomez khuyến khích ba vị tân giám mục "chúng ta phải gần gũi với mọi người", đặc biệt là người nghèo, người dễ bị tổn thương và yếu đuối. "Thấu hiểu niềm vui và hy vọng và chăm lo đến mọi người. Hãy nói chuyện với tâm lòng của họ đầy niềm hy vọng ".

ĐTGM khuyến khích các giám mục hay dạy bởi những gương tốt  "niềm vui đến trong sự hiểu biết tình yêu của Thiên Chúa và kế hoạch của Ngài cho sự tạo dựng và lịch sử."

Đức Tổng Giám Mục Gomez đã đồng tế Thánh lễ cùng với một số các giám mục và hàng chục linh mục. Hàng trăm người đã tham dự, bao gồm cả các gia đình thân nhân và các nhà lãnh đạo từ các tôn giáo khác.

Trong thánh lễ cũng có Đức Tổng Giám mục mới nhậm chức Cupich của giáo phận Chicago và Giám mục phụ tá Joseph Sartoris Los Angeles đã nghỉ hưu. Đồng thời cũng có Đức Tổng giám mục Carlo Maria Viganò, là sứ thần tòa thánh tại Hoa Kỳ, và cựu Tổng giám mục giáo phận Los Angeles Đức Hồng Y Roger Mahony.

Đức Tổng Giám mục Viganò đọc sắc lệnh của ĐTC Phanxicô phong chức cho ba vị tân giám mục. Ngài yêu cầu  hãy cầu nguyện cho các tân giám mục mới sẽ giúp "mang Tin Mừng đến mọi người."

Ba vị giám mục mới là Robert Barron, David O'Connell và Joseph Brennan.

Trước khi được bổ nhiệm, Đức Giám mục Robert Barron đã từng là Hiệu trưởng kiêm chủ tịch Chủng viện Mundelein Seminary Chicago tại Đại học St. Mary of the Lake. Ông đã trở nên nổi tiếng thông qua các chương trình trên mạng trực tuyến của mình (Word On Fire Catholic Ministries). Ông còn sản xuất bộ phim tài liệu "Công giáo".

Hai vị giám mục khác đã được phục vụ trong Tổng giáo phận Los Angeles.

Đức Giám mục O'Connell là một nguồn gốc của quận Cork, nước Ái Nhĩ Lan. Ngài được thụ phong linh mục năm 1979. Ông đã lo về việc để chấm dứt bạo lực trong thành phố ở Los Angeles. Ông từng là một thành viên của Ủy ban mục vụ của giáo phận về dân di trú.

Bishop Brennan được thụ phong linh mục vào năm 1980. Ông là chủ tịch các hội đoàn công giáo của tổng giáo phận Los Angeles.

Thái Trọng (Phỏng dịch CNA News)

Đức Thánh Cha đơn giản hóa thủ tục xin giải hôn phối

Đức Thánh Cha đơn giản hóa thủ tục xin giải hôn phối

Cuộc họp báo

VATICAN. Hôm 8-9-2015, hai Tự Sắc mới của ĐTC Phanxicô về việc cải tổ thủ tục cứu xét tuyên bố hôn nhân vô hiệu, đã được công bố trong cuộc họp báo ở Vatican.

Tự sắc dành cho Giáo hội Công Giáo la tinh mang tựa đề ”Chúa Giêsu là thẩm phán hiền từ” (Mitis Iudex Dominus Iesus) và tự sắc dành cho Giáo Hội Công Giáo Đông phương có tên là ”Chúa Giêsu Từ Bi” (Misericors Iesus).

Đức Ông Pio Vito Pinto, Niên trưởng tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma, Chủ tịch Ủy ban đặc nhiệm cải tổ thủ tục xử án hôn phối, đã chủ tọa cuộc họp báo, và trong số 6 vị khác có ĐHY Francesco Coccopalmerio, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản luật.

Với luật mới, ĐTC đơn giản hóa và mau lẹ hóa thủ tục xin tuyên bố hôn nhân vô hiệu.

Trong tự sắc, sau khi nhắc đến qui luật tối hậu của giáo luật là phần rỗi các linh hồn, và hoàn toàn tôn trọng nguyên tắc bất khả phân ly của hôn phối, ĐTC nói đến lý do khiến ngài tiến hành việc cải tổ thủ tục cứu xét việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu, nhất là lời thỉnh cầu của đại đa số các GM trong Thượng HĐGM khóa đặc biệt hồi tháng 10 năm 2014. Việc cải tổ này cũng được thúc đẩy do sự kiện nhiều tín hữu, tuy muốn xin tòa án Giáo Hội cứu xét hôn phối của mình, nhưng vì sự xa xôi về thể lý hoặc luân lý, hoặc những lý do khác, không tiến hành được, vì thế đức bác ái và lòng từ bi đói chính Giáo Hội như người Mẹ đến gần con cái cảm thấy bị tách lìa khỏi Giáo Hội.

ĐTC liệt kể một số tiêu chuẩn cơ bản hướng dẫn công cuộc cải tổ.

1.- Chỉ cần một phán quyết xác nhận hôn phối vô hiệu và không cần phải hai phán quyết hay hai bản án đồng thuận về sự vô hiệu ấy, thì hai người liên hệ mới được lập một hôn phối khác theo phép đạo. Chỉ cần xác tín luân lý của vị thẩm phán thứ I theo luật là đủ.

2.- Vị thẩm phán duy nhất ấy ở dưới trách nhiệm của Đức Giám Mục.

Việc thành lập hoặc bổ nhiệm thẩm phán duy nhất ấy, là giáo sĩ, cho tòa cấp một, thuộc trách nhiệm của Giám mục. Khi thi hành quyền tư pháp của mình, Giám Mục phải đảm bảo làm sao để khỏi có sự tháo thứ.

3.- Chính giám mục là thẩm phán. Để thực hành giáo huấn của công đồng chung Vatican 2 trong lãnh vực quan trọng này, điều hiển nhiên là chính GM trong giáo phận của mình, là chủ chăn và là thủ lãnh, và vì thế ngài cũng là thẩm phán cho các tín hữu được ủy thác cho ngài. Vì thế, điều mong ước là trong các giáo phận lớn cũng như giáo phận nhỏ, chính Giám Mục cung cấp một dấu hiệu về sự hoán cải các cơ cấu Giáo Hội, và đừng ủy thác hoàn toàn cho các văn phòng của tòa Giám mục chức năng xét xử trong vấn đề hôn phối. Điều này đặc biệt có giá trị trong các thủ tục xét xử vắn tắt được thiết định để giải quyết những trường hợp hôn phối bất thành tỏ tường.

4.- Thủ tục cứu xét vắn tắt. Ngoài việc làm cho thủ tục cứu xét mau lẹ, cần có một hình thức cứu xét vắn tắt, thêm vào việc cứu xét các hồ sơ tài liệu hiện hành, cần áp dụng thủ tục này trong trường hợp sự vô hiệu của hôn phối được hỗ trợ bằng những lý lẽ đặc biệt tỏ tường.

ĐTC viết:

”Tôi cũng biết một phán quyết thu vắn có thể gặp nguy cơ làm thương tổn tính chất bất khả phân ly của hôn phối; chính vì thế tôi đã muốn việc xét xử, cứu xét như thế do chính GM làm thẩm phán. Do chức vụ mục tử hiệp thông với Phêrô là người bảo đảm lớn nhất sự hiệp nhất của Công Giáo trong đức tin và kỷ luật.”

5.- Kháng nghị lên tòa án giáo tỉnh.

Nên tái lập việc kháng nghị lên tòa án giáo tỉnh, vì tòa án này, vốn ổn định qua bao thế kỷ, là dấu hiệu nổi bật nói lên công nghị tính trong Giáo Hội.

6.- nghĩa vụ của HĐGM

Các HĐGM, phải được thúc đẩy do mối quan tâm tìm đến những tín hữu bị phân tán, hãy mạnh mẽ cảm thấy nghĩa vụ chia sẻ sự hoán cải cơ cấu Giáo Hội như vừa nói, tuyệt đối tôn trọng quyền của các GM trong việc tổ chức việc xét xử trong giáo phận thuộc quyền.

Việc tái lập sự gần gũi giữa vị thẩm phán và các tín hữu sẽ không thành công nếu HĐGM không nhìn thấy nơi mỗi GM một sự khích lệ đồng thời là một trợ lực để thực hiện việc cải tổ thủ tục cứu xét tuyên bố hôn phối vô hiệu.

Cùng với sự gần gũi của thẩm phán, các HĐGM hãy làm sao để đảm bảo sự miễn phí của thủ tục cứu xét, nhưng cần đảm bảo việc trả thù lao xứng đáng cho các viên chức tòa án, để Giáo Hội, tỏ ra là người Mẹ quảng đại đối với các tín hữu trong một lãnh vực có liên hệ mật thiết đối với phần rỗi các linh hồn, biểu lộ tình yêu nhưng không của Chúa Kitô, nhờ đó tất cả chúng ta được cứu độ.

7.-Kháng nghị lên Tòa Thánh. Dầu sao cần duy trì việc kháng nghị lên tòa án thường lệ của Tòa Thánh nghĩa là tòa Thượng Thẩm Rota, trong niềm tôn trọng nguyên tắc pháp lý rất cổ kính, để củng cố mối liên lạc giữa Tòa Thánh và các Giáo Hội địa phương, nhưng làm sao để trong việc kháng án hay thượng cầu, loại trừ bất kỳ việc lạm dụng luật pháp nào, để khỏi gây thiệt hại cho phần rỗi các linh hồn.

Luật riêng của tòa Thượng Thẩm Rota sẽ được thích ứng sớm hết sức với các tuy luật của việc cứu xét được cải tổ, trong những giới hạn cần thiết.

Tiếp đến, trong tự sắc, ĐTC đã quyết định sửa đổi nhiều khoản luật thuộc cuốn VII, phần III, Thiên I, và chương I, từ các điều số 1671 đến 1691, kể từ ngày 8 tháng 12 năm nay, 2015. Các khoản này hoàn toàn được thay thế bằng các khoản liệt kê trong Tự Sắc của ĐTC.

G. Trần Đức Anh OP  – Vatican Radio

Đức Thánh Cha tiếp kiến 40 Giám Mục Bồ đào nha

Đức Thánh Cha tiếp kiến 40 Giám Mục Bồ đào nha

ĐTC tiếp kiến 40 Giám Mục Bồ Đào Nha

VATICAN. ĐTC khuyến khích các GM Bồ đào nha tiếp tục đẩy mạnh công trình loan báo Tin Mừng mặc dù có nhiều thách đố trong Giáo Hội địa phương.

 

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong bài huấn dụ trao cho 40 GM Bồ đào nha về thăm Tòa Thánh và được ĐTC tiếp kiến chung sáng 7-9-2015. Trong số các vị cũng có một số GM phụ tá và GM hồi hưu.

 

Sau khi đề cao những điểm sáng của Giáo Hội tại Bồ trong phúc trình của các GM nước này, ĐTC viết: ”Tôi khuyên nhủ anh em hãy kiên trì trong quyết tâm loan báo Tin Mừng liên lỷ và có phương pháp, với xác tín rằng việc huấn luyện đích thực cho lương tâm, theo tinh thần Kitô, là một trợ lực hết sức quan trọng và không thể thiếu được cho sự trưởng thành về xã hội và cho cuộc sống quân bình tại Bồ đào nha. Với niềm tín thác sâu xa nơi Thiên Chúa, anh em đừng nản chí trước những tình trạng tạo nên sự ngỡ ngàng và cay đắng, ví dụ nhiều giáo xứ xa xút đang cần khơi lại niềm tin khi lãnh nhận bí tích rửa tội, để mang lại cho mỗi cá nhân và cộng đoàn tín hữu ý thức về sự mang của mình. Có những giáo xứ nhiều khi co cụm và khép kín vào cha sở và thiếu các linh mục, cần có tinh thần cởi mở và hiệp thông sinh động hơn. Có một số linh mục miệt mài làm việc mục vụ mà không vun trồng đời sống cầu nguyện và đời sống tâm linh sâu xa, vốn là điều thiết yếu đối với công cuộc loan báo Tin Mừng.”

 

ĐTC cũng nhắc đến hiện tượng nhiều người trẻ ở Bồ đào nha không thực hành đạo nữa, sau khi lãnh nhận bí tích thêm sức, họ không được huấn luyện về đời sống Kitô, sự huấn luyện này có thể giúp họ tránh được những tình trạng gia đình bất hợp lệ trong tương lai. Sau cùng, cần có sự hoán cải bản thân và mục vụ của các vị mục tử và các tín hữu, cho đến khi nào mỗi người có thể thành thực và vui mừng nói rằng: Giáo Hội chính là nhà của chúng ta”.

 

Giáo Hội Công Giáo tại Bồ đào nha có 9 triệu 500 ngàn tín hữu trên tổng số 10 triệu dân cư, thuộc 3 giáo tỉnh với 21 giáo phận.

 

Từ đây đến cuối năm, còn 2 HĐGM sẽ về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh, đó là HĐGM Đức từ ngày 18-9 tới đây và HĐGM Slovak từ ngày 14-11 (SD 7-9-2015)

 

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Đức Thánh Cha cổ võ sống chung hòa bình giữa các tôn giáo

Đức Thánh Cha cổ võ sống chung hòa bình giữa các tôn giáo

Tirane

TIRANA. ĐTC Phanxicô cổ võ sự sống chung hòa bình giữa tín đồ các tôn giáo và kêu gọi hãy xác tín ”hòa bình là điều có thể”.

 

Trên đây là nội dung sứ điệp của ĐTC gửi hơn 400 các vị lãnh đạo tôn giáo và chính trị quốc tế trong buổi khai mạc cuộc gặp gỡ về hòa bình tại Tirana, thủ đô Albani, chiều chúa nhật 6-9-2015. Ngài khẳng định rằng:

 

”Sự sống chung hòa bình và phong phú giữa con người và các cộng đồng thuộc các tôn giáo khác nhau không những là điều đáng mong ước, nhưng cụ thể còn là điều có thể và khả dĩ thực thi. Thực vậy, sự sống chung hòa bình giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau là một thiện ích vô giá đối với hòa bình và sự phát triển hòa hợp của một dân tộc. Đó là một giá trị cần bảo tồn và phát huy mỗi ngày, qua sự giáo dục về sự tôn trọng những khác biệt và những căn tính đặc thù, cởi mở đối thoạt và cộng tác để mưu công ích cho mọi người..”

 

ĐTC cũng nhận xét rằng ngày nay cần phải tái khẳng định ”Hòa bình luôn luôn là điều có thể”, nhất là vì ngày nay tại một số miền trên thế giới bạo lực, bách hại và những đàn áp chống tự do tôn giáo dường như đang hiển trị cùng với thái độ cam chịu đứng trước những xung đột kéo dài. Chúng ta không được cam chịu chấp nhận chiến tranh! Và chúng ta không thể dửng dưng trước những ngừơi đang chịu đau khổ vì chiến tranh và bạo lực!”.

 

ĐTC tố giác rằng ”Dựng lên những bức tường và hàng rào để ngăn chặn những người tìm kiếm một nơi hòa bình, đó cũng là bạo lực. Xua đuổi những người trốn chạy những hoàn cảnh vô nhân đạo và hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn, đó cũng là bạo lực. Là bạo lực khi gạt bỏ trẻ em và người già ra khỏi xã hội và chính cuộc sống! Gia tăng hố chia cách giữa người phung phú những gì dư thừa và những người thiếu những gì cần thiết, đó là bạo lực”.

 

 Với sứ điệp trên đây, cuộc gặp gỡ quốc tế về hòa bình do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức và kéo dài đến ngày 8-9-2015.

 

Lễ nghi khai mạc diễn ra tại trung tâm hội nghị ở Tirana. Trong số các vị hiện diện và lên tiếng có thủ tướng Albani Ông Edi Rama. Lên tiếng trong dịp này có bộ trưởng tư pháp Italia, Ông Andrea Orlando, Đức Thượng Phụ Louis Raphael Sako, Giáo chủ Công Giáo Canđê bên Irak, Đức TGM giáo chủ Chính Thống Albani, và nhiều vị khác đến từ Á, Âu và Phi châu. Có 27 cuộc trao đổi bàn tròn về nhiều đề tài khác nhau (RG 6-9-2015)

 

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Đức Thánh Cha kêu gọi mỗi giáo xứ đón nhận 1 gia đình tị nạn

Đức Thánh Cha kêu gọi mỗi giáo xứ đón nhận 1 gia đình tị nạn

VATICAN. Trong buổi đọc kinh truyền tin trưa chúa nhật 6-9-2015, ĐTC Phanxicô kêu gọi mỗi giáo xứ, mỗi cộng đoàn dòng tu, đan viện, đền thánh ở Âu Châu hãy đón nhận một gia đình tị nạn, như giáo phận Roma và cả Vatican cũng làm.

Trong bài huấn dụ ngắn trước hơn 20 ngàn tín hữu đã đến tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin, ĐTC quảng diễn bài Tin Mừng chúa nhật thứ 23 thường niên, thuật lại phép lạ Chúa Giêsu chữa người câm điếc, ”biểu tượng của một người không tín ngưỡng hành trình tiến về đức tin”, và sau khi ban phép lành ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây.

Huấn dụ của ĐTC

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Tin mừng hôm nay (Mc 7,31-37) kể lại Chúa Giêsu chữa lành một người câm điếc, một biến cố lạ lùng chứng tỏ cách thức Chúa Giêsu tái lập sự đả thông trọn vẹn giữa con người với Thiên Chúa và với tha nhân. Phép lạ này diễn ra trong khung cảnh vùng Thập Tỉnh, nghĩa là ngay trong vùng đất của dân ngoại; vì thế người câm điếc ấy được dẫn đến Chúa Giêsu tượng trưng cho người không tín ngưỡng đang thực hiện một hành trình tiến về đức tin. Thực vậy, bệnh điếc của anh ta biểu lộ sự thiếu khả năng lắng nghe và hiểu không những lời con người, nhưng cả Lời Chúa nữa. Và thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng ”Đức tin nảy sinh từ sự lắng nghe lời giảng” (Rm 10,17).

Điều đầu tiên mà Chúa Giêsu làm, là đưa người ấy ra xa khỏi đám đông: Chúa không muốn quảng cáo cử chỉ Ngài sắp thực hiện, và cũng chẳng muốn lời của Ngài bị lấn át vì những tiếng ồn ào huyên náo truyện trò của khung cảnh chung quanh. Lời mà Chúa Kitô thông truyền cho chúng ta cần sự thinh lặng để được lắng nghe như Lời chữa lành, hòa giải, tái lập sự cảm thông”.

Rồi có hai cử chỉ của Chúa Giêsu được làm nổi bật: Ngài động chạm đến đôi tai và lưỡi của người bị ”bế tắc” trong sự đả thông, và Ngài khẩn cầu phép lạ từ trên cao, từ Chúa Cha; vì thế Ngài ngước mắt lên trời và truyền: 'Hãy mở ra!”. Và tai người điếc mở ra, giây ràng buộc lưỡi của anh cũng được tháo cải và anh bắt đầu nói đúng (cfr v.35).

ĐTC nói: ”giáo huấn mà chúng ta rút ra từ giai thoại này là ”Thiên Chúa không khép kín nơi mình, nhưng cởi mở và đả thông với nhân loại. Trong lượng từ bi vô biên của Ngài, Ngài vượt lên trên vực thẳm của sự khác biệt vô biên giữa Ngài và chúng ta, và đến gặp chúng ta. Để thực hiện sự đả thông ấy với con người, Thiên Chúa đã làm người: đối với Chúa, nói qua lề luật và ngôn sứ mà thôi vẫn chưa đủ, Ngài còn hiện diện nơi người Con của Ngài là Lời nhập thể làm người. Chúa Giêsu là nhà ”đại bắc cầu”, kiến tạo nơi mình chiếc cầu lớn của tình hiệp thông trọn vẹn với Chúa Cha.

Nhưng bài Tin Mừng này cũng nói về chúng ta: ”Nhiều khi chúng ta co cụm và khép kín vào mình, và chúng ta tạo ra bao nhiêu hòn đảo không tới được và đầy chướng khí. Thậm chí các quan hệ sơ đẳng nhất giữa con người đôi khi cũng tạo nên những thực tại không có khả năng cởi mở đối với nhau: vợ chồng khép kín với nhau, gia đình, các nhóm giáo xứ, và cả đất nước cũng khép kín.. và điều này không phải là của Thiên Chúa. Nó là của chúng ta, là tội lỗi của chúng ta”.

 ”Nơi căn cội đời sống Kitô của chúng ta, trong phép rửa tội, có cử chỉ và lời nói của Chúa Giêsu: ”Effata! Hãy mở ra!”. Và phép lạ được hoàn thành: chúng ta được chữa lành khỏi bệnh điếc của ích kỷ, và bệnh câm của sự khép kín và tội lỗi, và chúng ta được tháp nhập vào đại gia đình của Giáo hội; chúng ta có thể lắng nghe Thiên Chúa nói với chúng ta và thông truyền Lời Chúa cho những người không bao giờ được nghe, hoặc cho những người đã quên lãng hay chôn vùi Lời ấy dưới những gai góc của lo âu và lừa đảo của thế gian.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Thánh là người phụ nữ lắng nghe và vui mừng làm chứng, xin Mẹ nâng đỡ chúng ta trong quyết tâm tuyên xưng niềm tin của chúng ta và thông truyền những kỳ công của Chúa cho những người chúng ta gặp trên đường đời”.

Kêu gọi

Sau khi ban phép lành, ĐTC nói thêm rằng:

”Anh chị em thân mến, người ta nhận ra Lòng Thương Xót của Thiên Chúa qua các việc làm của chúng ta, như cuộc sống của chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta mà chúng ta tưởng niệm ngày qua đời hôm 5-9 này.

Đứng trước thảm trạng hàng chục ngàn người tị nạn trốn chạy cái chết vì chiến tranh và đói và họ đang hành trình tiến về cuộc sống hy vọng, Tin Mừng kêu gọi chúng ta, yêu cầu chúng ta hãy trở thành ”những người thân cận của những ngừơi bé nhỏ nhất và bị bỏ rơi, mang lại cho họ một niềm hy vọng cụ thể. Nếu chỉ nói ”Can đảm lên, hãy kiên nhẫn!..” mà thôi thì chưa đủ. Niềm hy vọng Kitô có sức phấn đấu, với sự kiên trì của người đang tiến về một mục tiêu chắc chắn. Vì thế, nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót sắp đến gần, tôi kêu gọi các giáo xứ, các cộng đoàn dòng tu, các đan viện và Đền thành ở toàn Âu Châu hãy biểu lộ sự cụ thể của Tin Mừng và đón tiếp một gia đình tị nạn. Đó là một cử chỉ cụ thể để chuẩn bị cho Năm Thánh Lòng Thương Xót. Mỗi giáo xứ, mỗi cộng đoàn dòng tu, mỗi đan viện, mỗi đền thánh ở Âu Châu hãy tiếp nhận một gia đình, bắt đầu từ giáo phận Roma của tôi.

Tôi ngỏ lời với các anh em GM Âu Châu của tôi, là những chủ chăn đích thực, để các vị hỗ trợ lời kêu gọi này của tôi trong các giáo phận của các vị, nhớ rằng Lòng Thương Xót là danh xưng thứ hai của Tình Yêu: ”Tất cả những gì các con làm cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, là các con làm cho Thầy” (Mt 25,40).

Cả hai giáo xứ ở Vatican cũng sẽ đón nhận 2 gia đình tị nạn trong những ngày này.

ĐTC cũng nói bằng tiếng Tây Ban nha để kêu gọi hòa bình giữa hai nước Venezuela và Colombia. Ngài nói:

”Trong những ngàynày, các GM Venezuela và Colombia đã nhóm họp để cùng cứu xét tình cảnh đau thương xảy ra ở biên giới hai nước. Tôi thấy trong cuộc gặp gỡ này một dấu hiệu hy vọng rõ ràng. Tôi mời gọi tất cả, đặc biệt là hai dân tộc yêu quí, Venezuela và Colombia, hãy cầu nguyện để với tinh thần liên đới và huynh đệ, có thể khắc phục những khó khăn hiện nay”.

ĐTC cũng nhắc lại sự kiện:

”Hôm qua, ở thành Girona bên Tây Ban Nha, có 3 nữ tu được tôn phong chân phước, Fidelia Oller, Giuseppa Monrabal và Feconda Margenat, thuộc dòng thánh Giuse ở Girona, bị giết vì lòng trung thành với Chúa Kitô và Giáo Hội. Mặc dù bị ngăm đe dọa nạt, các phụ nữ ấy vẫn can đảm ở lại nhiệm sở để săn sóc các bệnh nhân trong niềm tín thác nơi Thiên Chúa. Ước gì chứng tá anh dũng của các chị, cho đến độ đổ máu đào, mang lại sức mạnh và hy vọng cho bao nhiêu người ngày nay đang bị bách hại vì đức tin Kitô. Và chúng ta biết rằng họ rất đông đảo.

Sau cùng, ĐTC chào thăm các nhóm tín hữu hành hương, và ngài đặc biệt nghĩ đến các cuộc tranh tài thể thao Phi châu lần thứ 11 diễn ra tại thành phố Brazzaville, thủ đô Congo, từ hai ngày nay với sự tham dự của hàng ngàn vận động viên thuộc đại lục này. Tôi cầu chúc đại lễ thể thao này góp phần vào hòa bình, tình huynh đệ và sự phát triển tất cả các nước Phi châu. Chúng ta hãy chào thăm những người Phi châu đang tham dự Vận hội thể thao thứ 11 này.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha khuyến khích ”Các tổ truyền giáo của giáo xứ”

Đức Thánh Cha khuyến khích ”Các tổ truyền giáo của giáo xứ”

ĐTC gặp gở giáo dân

VATICAN. Sáng thứ Bẩy, 5-9-2015, ĐTC đã tiếp kiến 5 ngàn thành viên đến từ các nơi trên thế giới thuộc Phong trào ”Các tổ truyền giáo của giáo xứ”.

Phong trào này được LM Pi.Gi. Perini, một cha sở ở Milano, bắc Italia thành lập ở Milano năm 1987 và nay đã lan rộng ra các nơi trên thế giới, cả những nước như Trung Quốc, Brazil, Tân Caledonie, Burkina Faso, nhiều ước Âu Châu. Quy chế của Phong trào được Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân phê chuẩn chung kết hồi tháng 4 năm 2015. Trong số 5 ngàn người dự buổi tiếp kiến sáng hôm qua, có 1 ngàn người đến từ nước ngoài.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhiệt liệt khuyến khích các ”Tổ truyền giáo của giáo xứ” tiếp tục là những hạt giống nhờ đó cộng đoàn giáo xứ tự hỏi về bản chất truyền giáo của mình. Để được vậy, cần lắng nghe tiếng Chúa Thánh Linh tiếp tục nói với Giáo Hội và thúc đẩy tìm ra những con đường mới để loan báo Tin Mừng.

ĐTC cũng nói rằng: ”Anh chị em hãy khuyến khích cộng đoàn giáo xứ trở thành một gia đình trong đó có thực tại phong phú và đa dạng của Giáo Hội” (LG 8).. Gặp nhau trong các tư gia để chia sẻ niềm vui và những mong đợi trong tâm hồn mỗi người. Đó thực là một kinh nghiệm chân thực về việc loan báo Tin Mừng, như thời Giáo Hội sơ khai”.

Sau cùng ĐTC khích lệ các tổ truyền giáo của giáo xứ hãy tăng cường đời sống cộng đồng, có khả năng tiếp đón mọi người không phân biệt ai. Ngài nói thêm rằng: ”Tôi khuyến khích anh chị em hãy biến Thánh Thể thành con tim sứ mạng truyền giáo của mình, để mỗi tổ truyền giáo là một cộng đoàn Thánh Thể.. trong đó anh chị em tìm được sức mạnh để đề nghị vẻ đẹp của đức tin, vì Thánh Thể làm cho chúng ta cảm nghiệm tình thương vô biên, và mang lại một dấu chỉ cụ thể chứng tỏ Giáo Hội là ”Nhà Cha trong đó có chỗ cho mỗi người có đời sống vất vả” (Evangelii Gaudium, 47) (SD 5-9-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

5-9: Chân Phước Mẹ Têrêxa Calcutta

5-9: Chân Phước Mẹ Têrêxa Calcutta

Mother Teresa Calcuta

Chân Phước Mẹ Têrêxa Calcutta (Agnes Gonxhe Bojaxhiu) chào đời ngày 26-8-1910 tại Skopje thuộc Cộng Hòa Macedonia trong một gia đình trung lưu người Albania đến từ Kosovo. Thời xuân trẻ, mẹ gia nhập dòng Đức Trinh Nữ MARIA cũng được gọi là dòng Các Nữ Tu Loreto bên Ái-nhĩ-lan với tên dòng là Mary Teresa. Mẹ được gởi đi truyền giáo bên Ấn Độ và đặt chân đến Calcutta ngày 6-1-1929. Tại đây mẹ vừa dạy học vừa làm hiệu trưởng một trường học. Trong khung cảnh đói khổ của người dân Ấn, năm 1946, mẹ dấn thân làm việc tông đồ giữa người nghèo tại Calcutta và năm 1948 mẹ thành lập hội dòng Nữ Thừa Sai Bác Ái. 15 năm sau, ngành nam của hội dòng chào đời với tên Tu Huynh Thừa Sai Bác Ái. Năm 1979 mẹ nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình và qua đời ngày 5-9-1997 tại Calcutta. Mẹ được Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn phong chân phước ngày 19-10-2003.

 Sau đây xin giới thiệu chứng từ của Đức Hồng Y Angelo Comastri, Quản Đốc đền thờ Thánh Phêrô, về Chân Phước mẹ Têrêxa Calcutta.

 Từ lúc còn trẻ, tôi có nhiều liên hệ thân tình với mẹ Têrêxa Calcutta. Một lần gặp tôi, mẹ đưa đôi mắt trong suốt và sâu thẳm nhìn tôi rồi đột ngột hỏi:

 – Con cầu nguyện mỗi ngày mấy giờ?

 Ngạc nhiên trước câu hỏi bất ngờ, tôi lúng túng tìm cách chống chế:

 – Con tưởng mẹ sẽ nhắc nhở con sống bác ái, yêu thương giúp đỡ người nghèo chớ! Đàng này mẹ hỏi con cầu nguyện mỗi ngày mấy giờ?

 Mẹ Têrêxa liền nắm chặt hai bàn tay tôi rồi siết mạnh như thông truyền cho tôi điều mẹ hằng ấp ủ trong lòng. Mẹ nói:

 – Con à, nếu không có THIÊN CHÚA hỗ trợ, chúng ta quả thật quá nghèo để có thể giúp đỡ người nghèo. Con nên nhớ: Mẹ chỉ là phụ nữ nghèo luôn cầu nguyện. Chính trong khi cầu nguyện mà THIÊN CHÚA đặt Tình Yêu Ngài vào lòng mẹ và nhờ thế, mẹ có thể giúp đỡ người nghèo. Con nhớ cho kỹ nhé: Mẹ giúp đỡ người nghèo vì mẹ hằng cầu nguyện, mẹ cầu nguyện luôn luôn!

 Tôi không bao giờ quên cuộc gặp gỡ lần đó. Sau này, chúng tôi còn gặp nhau nhiều lần nữa .. Năm 1979, mẹ Têrêxa được trao giải thưởng Nobel Hòa Bình. Giải thưởng khiến mẹ gần như khép nép và trở nên nhỏ bé trong bàn tay THIÊN CHÚA. Mẹ Têrêxa đi Oslo, thủ đô Na Uy, lãnh giải thưởng mà trong tay nắm chặt tràng chuỗi Mân Côi. Người ta trông thấy những ngón tay mẹ thô kệch và xấu xí, vì lao công vất vả và vì thường xuyên chăm sóc các trẻ em, những người bệnh tật, già yếu và nghèo nàn. Biết rõ thế nên không ai nỡ trách sao mẹ dám công khai bày tỏ lòng kính mến Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA trong một xứ sở toàn tòng là tín hữu tin lành Luther!

 Trên đường trở về từ Oslo, mẹ Têrêxa Calcutta dừng lại Roma. Các ký giả chen chúc chờ đợi gặp mẹ trong khuôn viên nhỏ bé của ngôi nhà cộng đoàn các Nữ Thừa Sai Bác Ái ở Monte Celio. Mẹ Têrêxa không để cho các ký giả tấn công. Trái lại, mẹ tiếp họ như những người con. Mẹ nhẹ nhàng đặt vào tay mỗi người một ảnh đeo Đức Mẹ Vô Nhiễm. Các ký giả ráo riết bao vây mẹ để chụp hình và để phỏng vấn. Một ký giả táo bạo hỏi:

 – Thưa mẹ, năm nay mẹ 70 tuổi. Khi mẹ qua đời thế giới cũng sẽ như trước! Vậy đâu có gì thay đổi sau bao nhiêu cực nhọc?

 Mẹ Têrêxa đăm đăm nhìn chàng ký giả trẻ tuổi và nở một nụ cười thật tươi, nụ cười như một cái vuốt ve trìu mến, rồi mẹ từ tốn nói:

 – Anh thấy đó, tôi không bao giờ nghĩ mình có thể thay đổi thế giới. Tôi chỉ tìm cách trở thành một giọt nước trong, một giọt nước lóng lánh rạng ngời Tình Yêu THIÊN CHÚA. Thế thôi!!! Anh cho là quá ít sao???

 Chàng ký giả trẻ tuổi lúng túng .. Các ký giả khác đứng im không nhúc nhích. Mẹ Têrêxa thản nhiên tiếp tục cuộc đối thoại:

 – Anh cũng nên cố gắng trở thành một giọt nước trong, như thế, sẽ có hai giọt nước trong. Anh lập gia đình chưa?

 – Dạ rồi! chàng ký giả đáp.

 – Vậy anh cũng nên nói với vợ và như thế chúng ta sẽ là ba giọt nước trong. Anh có con cái chưa?

 – Thưa mẹ, ba đứa!

 – Tốt lắm! Vậy anh cũng nên nói với các con anh, và như thế, tất cả chúng ta sẽ là 6 giọt nước trong!

 Năm 1988 mẹ Têrêxa Calcutta đến thăm tôi ở Porto Santo Stefano, một thị trấn nằm gần Roma. Năm ấy tôi là Cha Sở của họ đạo.

 Tôi còn nhớ như in cuộc gặp gỡ. Hôm đó là ngày 18 tháng 5, một ngày tuyệt đẹp của tháng Hoa dâng kính Đức Mẹ MARIA. Bầu trời trong xanh. Trên biển, sóng nước lăn tăn như nhí nhảnh tươi cười. Mẹ Têrêxa lặng lẽ chiêm ngắm cảnh đẹp rồi đột ngột nói với chúng tôi:

 – Cảnh vật nơi đây tuyệt đẹp. Sống trong một khung cảnh tuyệt đẹp, quí vị cũng phải nhớ chăm sóc cho linh hồn mình thật đẹp!

 Vào cuối buổi Canh Thức Cầu Nguyện tối hôm đó, xảy ra một câu chuyện như sau. Một kỹ nghệ gia giàu có trong vùng muốn dâng cúng ngôi biệt thự sang trọng của ông để mẹ Têrêxa tiếp đón những người bị bệnh liệt kháng. Ông cầm trong tay bộ chìa khóa và muốn trao ngay cho mẹ. Nhưng mẹ Têrêxa nói:

 – Tôi phải cầu nguyện và suy nghĩ trước đã, vì tôi không biết có nên đưa các bệnh nhân liệt kháng vào một nơi chốn giàu sang để chăm sóc không. Biết đâu sẽ làm cho họ đau khổ gấp đôi!

 Mọi người thầm cảm phục sự dè dặt khôn ngoan của mẹ. Tuy nhiên, nhiều người cho là mẹ đã bỏ lỡ một cơ hội ngàn vàng. Do đó, một người cảm thấy có bổn phận khuyên mẹ:

 – Thì mẹ cứ nhận chìa khóa đi, rồi sẽ tính sau!

 Nhưng mẹ Têrêxa quyết liệt trả lời:

 – Không, thưa ông không. Những gì tôi không cần đều trở thành gánh nặng!

 Câu nói của mẹ làm tôi nhớ đến thánh Bonaventura viết về thánh Phanxicô thành Assisi như sau:

 – Người đời yêu giàu sang thế nào Phanxicô cũng yêu khó nghèo như thế!

 Năm 1991, cũng vào một ngày tuyệt đẹp trong tháng Năm, mẹ Têrêxa Calcutta lại đến thăm tôi ở Massa Maritima, cách Roma không xa.

 Mẹ cho tôi biết ý định mở một nhà dành cho các Nữ Tu Chiêm Niệm Thừa Sai Bác Ái. Mẹ giải thích:

 – Các nữ tu cầu nguyện trước Nhà Tạm có Mình Thánh Chúa, sẽ chiếu tỏa ra chung quanh ánh sáng của lòng nhân hậu. Chúng ta cần có những con tim trong sạch để tiếp đón TÌNH YÊU! Những con tim thật trong sạch!

 Từ Massa Maritima chúng tôi dùng trực thăng để đưa mẹ Têrêxa đến đảo Isola d'Elba, tham dự một buổi Cầu Nguyện. Ngồi trên trực thăng, tôi chỉ cho mẹ thấy những địa điểm quan trọng của đảo .. Bỗng chốc, một người trong nhóm đến quỳ bên cạnh tôi run rẩy thú nhận:

 – Thưa Cha, con không rõ chuyện gì xảy đến cho con. Con có cảm tưởng chính THIÊN CHÚA đang nhìn con qua cái nhìn của người phụ nữ này!

 Quay sang mẹ Têrêxa, tôi lập lại lời người đàn ông vừa nói. Mẹ Têrêxa nhẹ nhàng đáp:

 – Xin Cha nói với ông ta, đã từ lâu lắm rồi, THIÊN CHÚA vẫn nhìn ông. Nhưng chính ông đã không nhận ra Ngài! THIÊN CHÚA lÀ TÌNH YÊU!

 Rồi nhìn sang người đàn ông, mẹ Têrêxa giơ tay siết mạnh tay ông, và trao cho ông một vài ảnh đeo Đức Mẹ, như những nụ hôn đượm đầy hương thơm của TÌNH YÊU THIÊN CHÚA!

 Đó là vài hình ảnh sống động của mẹ Têrêxa Calcutta: đơn sơ, hiền dịu, khiêm tốn, trong sáng và chiếu tỏa TÌNH YÊU THIÊN CHÚA!

 … Khi ấy, Đức Chúa GIÊSU phán cùng các môn đệ rằng: ”Khi Con Người đến trong vinh quang, có hết thảy mọi thiên thần hầu cận, Người sẽ ngự trên ngai uy linh của Người. Muôn dân sẽ được tập họp lại trước mặt Người, và Người sẽ phân chia họ ra, như mục tử tách chiên ra khỏi dê. Chiên thì Người cho đứng bên phải, còn dê ở bên trái. Bấy giờ Vua sẽ phán với những người bên hữu rằng: ”Hãy đến, hỡi những kẻ CHA Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các con từ khi tạo dựng vũ trụ. Vì xưa Ta đói, các con đã cho ăn, Ta khát, các con đã cho uống, Ta là khách lạ, các con đã tiếp rước, Ta mình trần, các con đã cho mặc, Ta đau yếu, các con đã viếng thăm. Ta bị tù đày, các con đã đến với Ta”. Khi ấy, người lành đáp lại rằng: ”Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ chúng con thấy Chúa là lữ khách mà tiếp rước, mình trần mà cho mặc; có khi nào chúng con thấy Chúa yếu đau hay bị tù đày mà chúng con đến viếng thăm Chúa đâu?” Vua đáp lại: ”Quả thật, Ta bảo các con: những gì các con đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các con đã làm cho chính Ta vậy” (Matthêu 25,31-40).

 (”Tertium Millennium”, Agenzia d'Informazione, n.3, Settembre/1997, trang 3-4).

 Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Đức Thánh Cha đề cao liên hệ chặt chẽ giữa đạo lý và mục vụ

Đức Thánh Cha đề cao liên hệ chặt chẽ giữa đạo lý và mục vụ

ĐTC Francis

VATICAN. Trong sứ điệp gửi các tham dự viên Hội nghị thần học quốc tế ở Buenos Aires, ĐTC nhấn mạnh sự liên kết chặt chẽ giữa đạo lý và mục vụ.

Hội nghị đã kết thúc hôm 3-9-2015 sau 3 ngày tiến hành tại thủ đô nước Argentina, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Phân khoa thần học thuộc Đại học Công Giáo Argentina và 50 năm bế mạc Công đồng chung Vatican 2.

Trong sứ điệp Video, ĐTC nhắc nhở đông đảo các tham dự viên Hội nghị rằng nhà thần học là người con của dân chúng, gặp gỡ con người với những lịch sử và truyền thống; nhà thần học là tín hữu đã cảm nguyện về Chúa Giêsu Kitô, và sau cùng nhà thần học là ngôn sứ, vì khi suy tư về truyền thống đã lành nhận từ Giáo Hội, họ duy trì sinh động ý thức về quá khứ, kiến tạo lời mời gọi hướng về tương lai, trong đó Chúa Giêsu đánh bại thái độ tự tham chiếu (autoreferenzialità) và thiếu hy vọng.

Về tương quan giữa đạo lý và mục vụ, ĐTC nhấn mạnh rằng: ”nghiên cứu của nhà thần học có một giá trị quan trọng hàng đầu, nhưng không thể có một ý niệm thuần túy là đạo lý, tách rời khỏi mục vụ. Các Giáo Phụ như các thánh ”Irênê, Augustino, Basilio, Ambrogio” là những đại thần học gia, vì các ngài là các đại mục tử.

Trong bối cảnh đó, ĐTC nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự gặp gỡ với các gia đình, người nghèo, những người sầu khổ, những người ở ngoại biên, đó là những con đường để hiểu rõ hơn về đức tin. ”Những nhu cầu của dân chúng, những lo âu, ước mơ, các cuộc đấu tranh và lo lắng của họ có một giá trị giải thích mà chúng ta không thể làm ngơ không biết đến” (SD 4-9-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

4 ngàn tu sĩ trẻ tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế tại Roma

4 ngàn tu sĩ trẻ tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế tại Roma

ĐTC chào đón các tu sĩ trẻ

VATICAN. Khoảng 4 ngàn tu sĩ nam nữ trẻ sẽ tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế từ ngày 15 đến 19-9-2015 tại Roma do Bộ các Dòng Tu tổ chức nhân dịp Năm về Đời Sống Thánh Hiến.

Cuộc gặp gỡ có chủ đề là ”Hãy đánh thức thế giới – Tin Mừng, Ngôn Sứ và Hy Vọng”, với sự tham dự của những người trẻ thánh hiến đến từ 5 châu. Mục đích cuộc gặp gỡ là để sống một kinh nghiệm huấn luyện, qua sự đào sâu các yếu tố cơ bản của đời sống thánh hiến về mặt Kinh Thánh, thần học đoàn sủng và Giáo Hội học. Đây cũng là cơ hội để các tu sĩ trẻ trao đổi về thực tại bản thân, những ước muốn và mong đợi về mặt huấn luyện. Sau cùng là để cử hành và làm chứng về vẻ đẹp ơn gọi của mình.

Trong 5 ngày gặp gỡ, mỗi sáng các tu sĩ sẽ tụ họp tại Đại thính đường Phaolô 6 ở nội thành Vatican để lắng nghe và suy tư về các đề tài ơn gọi, đời sống huynh đệ và sứ vụ. Ban chiều, họ họp nhau tại các nơi khác nhau ở Roma để đối thoại và chia sẻ. Chiều tối họ có thể tham gia những lộ trình được đề nghị như: con đường loan báo hay là đêm thừa sai tại trung tâm Roma; con đường gặp gỡ: cụ thể là gặp một số tổ chức xã hội Công Giáo như Caritas, Cộng đồng thánh Egidio, Talitha Kum); con đường mỹ thuật với các cuộc viếng thăm Bảo tàng viện Vatican và Nhà nguyện Sistina.

Thông cáo của Bộ các dòng tu cho biết có 3 sinh hoạt được mở rộng cho tất cả mọi người:

– Trước tiên là buổi canh thức cầu nguyện tại Quảng trường thánh Phêrô lúc 8 giờ rưỡi tối ngày 15-9 do Đức TGM José Rodriguez Carballo, người Tây Ban Nha thuộc dòng Phanxicô, Tổng thư ký Bộ các dòng tu;

– Thứ hai là thánh lễ do ĐHY Tổng trưởng João Braz de Aviz, người Brazil, chủ sự lúc 11 giờ rưỡi sáng thứ bẩy 19-9 tại Đền thờ Thánh Phêrô.

– Sau cùng là đêm âm nhạc và chứng từ tại Quảng trường thánh Phêrô lúc 8 giờ rưỡi tối ngày thứ sáu 18-9.

 Thứ bẩy 19-9 sẽ là ngày đại tưởng niệm các vị thánh và các vị tử đạo của Đời sống Thánh Hiến: đây là một cuộc tuần hành cầu nguyện, khởi hành từ Nhà thờ Đức Mẹ ở Aracoeli cạnh Quảng trường Venezia ở trung tâm Roma, tiến qua Nhà tù Mamertino và Fori Imperiali để tới hý trường Colosseo (SD 4-9-2015)

 G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Tòa Thánh dè dặt đối với một số điểm trong chương trình LHQ

Tòa Thánh dè dặt đối với một số điểm trong chương trình LHQ

TTK LHQ Ban Ki Moon and Pope

NEW YORK. Tòa Thánh bày tỏ sự dè dặt đối với một số điểm trong chương trình phát triển của LHQ sau năm 2015, có thể hiểu là cho phép phá thai và xóa bỏ khác biệt tự nhiên giữa nam nữ.

Chương trình này mang tựa đề ”Biến đổi thế giới chúng ta: chương trình hành động 2030 để phát triển dài hạn”, được thông qua trong những ngày qua tại LHQ ở New York.

Lên tiếng về chương trình này, Sứ bộ quan sát thường trực của Tòa Thánh ở LHQ đã tái khẳng định lập trường của Tòa Thánh về tương quan vợ chồng giữa một người nam và một người nữ, các phương pháp làm cha làm mẹ trong tinh thần trách nhiệm đứng trước những dịch vụ kế hoạch hóa gia đình không tôn trọng tự do và phẩm giá con người; ”gender” (giống) của con người được hiểu như một từ ngữ dựa trên căn tính tính dục sinh lý nam nữ; ưu tiên của cha mẹ trong việc giải dục con cái.

Tuy Tòa Thánh đồng ý với một số mục tiêu và một số điểm trong Chương trình của LHQ, nhưng Tòa Thánh tỏ ra dè dặt về một số ý niệm trong văn kiện. Ví dụ thành ngữ ”sức khỏe tính dục và sinh sản” và ”các quyền sinh sản” được văn kiện của LHQ sử dụng với một nghĩa quá rộng lớn, và chúng có thể bị người ta dựa vào đó để cổ võ phá thai và sử dụng các thuốc phá thai như phương thế kế hoạch hóa gia đình, không tôn trọng tự do của các đôi vợ chồng, phẩm giá cũng như các nhân quyền của những người liên hệ.

Những lập trường trên đây đã được Tòa Thánh khẳng định trong dịp Hội nghị thế giới kỳ 4 ở Bắc Kinh về phụ nữ.

Sứ bộ Tòa Thánh ở LHQ cho biết về vấn đề giáo dục, thông tin và tính dục, Tòa Thánh nhấn mạnh trách nhiệm đầu tiên và các quyền ưu tiên của các cha mẹ đối với con cái, kể cả quyền tự do tôn giáo. Theo ý nghĩa đó, Tòa Thánh nhấn mạnh vị thế trung tâm của gia đình như nòng cốt tự nhiên và cơ bản của xã hội.. (SD 2-9-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Đức Thánh Cha tiếp kiến tổng thống Do Thái

Đức Thánh Cha tiếp kiến tổng thống Do Thái

ĐTC tiếp kiến Tổng Thống Do Thái

VATICAN. Sáng ngày 3-9-2015, ĐTC đã tiếp kiến tổng thống Israel, Ông Reuven Rivlin, lần đầu tiên kể từ khi ông được bầu làm tổng thống hồi tháng 7 năm ngoái (2014).

Sau khi hội kiến riêng với Tổng Thống, ĐTC đã chào thăm phu nhân của ông và 13 người thuộc đoàn tùy tùng, trước khi Tổng thống đến gặp ĐHY Quốc vụ khanh Pietro Parolin.

Thông cáo của Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết: ”trong các cuộc hội kiến thân mật, các vị đã đề cập đến tình hình chính trị và xã hội ở Trung Đông, đang phải chịu nhiều xung đột, và đặc biệt để ý đến tình trạng các tín hữu Kitô và các nhóm thiểu số khác. Về vấn đề này, việc đối thoại liên tôn được đặc biệt đề cao, cùng với trách nhiệm của các vị lãnh đạo tôn giáo trong việc thăng tiến hòa giải và hòa bình.

”Tòa Thánh nhấn mạnh sự cấp thiết phải thăng tiến bầu không khí tín nhiệm giữa người Israel và Palestine, và mở lại các cuộc thương thuyết để đạt tới một hiệp định tôn trọng các khát vọng hợp pháp của hai dân tộc, như một đóng góp cơ bản cho hòa bình và sự ổn định trong vùng.

”Ngoài ra, trong cuộc hội kiến, các vị cũng đề cập đến một số vấn đề tương quan giữa Israel và Tòa Thánh, giữa chính quyền quốc gia và các cộng đồng Công Giáo địa phương. Tòa Thánh mong ước sớm ký kết hiệp định song phương đang được soạn thảo và một giải pháp thích hợp cho một số vấn đề chung của hai bên, trong đó có tình trạng các trường Kitô tại Israel”.

Cuộc viếng thăm của Tổng thống Israel tại Vatican được dư luận chú ý nhiều trong bối cảnh tình trạng các tín hữu Kitô tại Thánh Địa và các vấn đề họ gặp phải, như sự gia tăng các cuộc tấn công của các nhóm Do thái cực đoan chống các cơ sở Công Giáo, như vụ đốt phá đan viện ở Tabgha hồi tháng 6 năm nay, vụ quân đội Israel xây tường ngăn cách tại thung lũng Cremisan chiếm đất của 58 gia đình Công Giáo Palestine, các trường Kitô giáo bị đe dọa đóng cửa vì chính phủ Israel cắt giảm tài trợ, v.v.

Việc thương thảo giữa Israel và Tòa Thánh kéo dài quá lâu, từ sau khi hai bên ký hiệp định cơ bản hồi cuối năm 1993. Sự đình trệ từ phía Israel, nhất là mỗi khi thay đổi chính phủ. (SD 3-9-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Đức Thánh Cha kêu gọi linh mục Schoenstatt giúp các gia đình

Đức Thánh Cha kêu gọi linh mục Schoenstatt giúp các gia đình

ĐTC và các linh mục 09-04-2015

VATICAN. ĐTC kêu gọi các LM thuộc Tu hội Schoenstatt chăm sóc các gia đình và dành nhiều thời giờ hơn cho việc giải tội nhân dịp Năm Thánh Lòng thương xót.

Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 3-9-2015 dành cho 50 tham dự viên tổng tu nghị của tu hội, dưới sự hướng dẫn của Cha Juan Pblo Catoggio người Argentina, tân bề trên Tổng Quyền.

Trong bài huấn dụ, ĐTC diễn giải ý nghĩa và nhắn nhủ các LM của tu hội Schoenstatt tăng cường việc chiêm niệm và đời sống phụng vụ, phục vụ đồng hành với tha nhân và sống tình huynh đệ linh mục. Rồi ngài chân thành xin các LM Schoenstatt: trước tiên hãy tháp tùng và chăm sóc các gia đình để họ sống một cách thánh thiện giao ước tình yêu và sự sống, nhất là những gia đình đang trải qua những lúc khủng hoảng hoặc khó khăn. Tiếp đến, nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót sắp đến, hãy dành nhiều giờ cho bí tích hòa giải. Ước gì trong các cộng đoàn của tu hội, anh em hãy trở thành những chứng nhân về lòng thương xót và dịu hiền của Thiên Chúa”.

Phong trào Schoenstatt do cha Josef Kentenich (1885-1968) người Đức sáng lập năm 1914 và đến năm 1965 thì tu hội đời các LM Schoenstatt được chính thức thành lập tại giáo phận Fulda bên Đức, rồi được Tòa Thánh công nhận năm 1988. (SD 3-9-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio