Giới trẻ các tôn giáo ở Indonesia chống hình thức cực đoan và bất bao dung

Giới trẻ các tôn giáo ở Indonesia chống hình thức cực đoan và bất bao dung

Semarang – Hơn 3000 người trẻ thuộc các cộng đoàn tôn giáo khác nhau đã họp nhau tại Semarang, thủ phủ tỉnh trung Giava, để tham dự cuộc gặp gỡ liên tôn, cùng nhau dấn thân “phát triển một thái độ bao gồm và đấu tranh chống mọ hình thức cực đoan và bất bao dung trong xã hội Indonesia.

Cuộc gặp gỡ được tổ chức hôm 05/03 bởi Ủy ban các hoạt động đại kết và liên tôn của tổng giáo phận Semarang và 5 đại học (3 của Hồi giáo, 1 công lập và 1 của Công giáo), với sự tham dự của giới trẻ từ 71 cộng đoàn khác nhau.

Thị trưởng của Semarang, ông Hendrar Prihadi đã phát biểu: “Những ai không sẵn sàng chấp nhận sự đa dạng, hãy rời khỏi Indonesia!”

Lukas Awi Trisanto, một giáo dân Công giáo, thư ký của Ủy ban các hoạt động đại kết và liên tôn của tổng giáo phận Semarang, chủ tọa cuộc gặp gỡ, cho hãng tin Fides biết mục đích chính của cuộc gặp gỡ là xây dựng tình huynh đệ thật sự và khước từ sự bất bao dung.

Các người trẻ hiện diện cam kết yêu thương và kiến tạo sự hài hòa trong đa dạng, nhằm xây dựng nền văn minh tình thương cho một xã hội thịnh vượng, có phẩm giá, bất kể nền tảng tôn giáo.

Một số lãnh đạo các tôn giáo đã trình bày các suy tư tại cuộc gặp gỡ. Vị đại diện Phật giáo kêu gọi người trẻ nhìn nhận sự đa dạng như một sức mạnh để phát triển Indonesia. Đại diên Ấn giáo nhận định rằng “sự hiệp nhất của Indonesia  được thực hiện khi dân Indonesia nuôi dưỡng sự tôn trọng lẫn nhau.” Mục sư Tin lành Tjahjadi Nugroho nói: “một tôn giáo phớt lờ sự đa dạng thì không phải là một tôn giáo thật sự và đúng nghĩa. Ông mời gọi giới trẻ cảm tạ Chúa và cầu nguyện để Indonesia có thể vượt qua chủ nghĩa cực đoan, khủng bố và bất bao dung.

Các người trẻ cũng trình bày âm nhạc và các điệu múa của các tôn giáo truyền thống khác nhau và tham gia vào việc hiến tặng máu trong dịp này. (Agenzia Fides 9/3/2017)

Hồng Thủy

Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội nghị quốc tế về thánh nhạc

Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội nghị quốc tế về thánh nhạc

VATICAN. ĐTC khuyến khích các chuyên gia về thánh nhạc giúp cộng đoàn phụng vụ và dân Chúa tích cực tham dự vào mầu nhiệm Thiên Chúa.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 4-3-2017 dành cho 400 tham dự viên Hội nghị quốc tế về chủ đề: ”Âm nhạc và Giáo Hội: việc phụng tự và văn hóa 50 năm từ sau Huấn Thị về Thánh Nhạc”. Hội nghị do Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa, Bộ giáo dục Công Giáo, Giáo Hoàng Học viện về Thánh Nhạc và Giáo Hoàng Học viện về phụng vụ thuộc trường thánh Anselmo ở Roma cùng tổ chức.

Huấn thị ”Musicam sacram” đề ra những đường hướng cụ thể để áp dụng Hiến chế của Công đồng chung Vatican 2 về Phụng Vụ Thánh (Sacrosanctum Concilium).

Trong bài huấn dụ, ĐTC đề cao tính chất thời sự của Huấn Thị này, trong đó có nêu bật tầm quan trọng sự tham gia của toàn thể cộng đoàn tín hữu, một cách tích cực, ý thức và trọn vẹn, vào hoạt động phụng vụ. Trong ý hướng đó, ngài nhiệt liệt khuyến khích các chuyên gia về thánh nhạc, các vị ca trưởng các ca đoàn, ”hãy giúp cộng đoàn phụng vụ và Dân Chúa nhận thức và tham gia, với tất cả giác quan thể lý và tinh thần, vào mầu nhiệm Thiên Chúa. Thánh Nhạc và thánh ca phụng vụ có nghĩa vụ mang lại cho chúng ta ý nghĩa vinh danh Thiên Chúa, vẻ đẹp, sự thánh thiện bao trùm chúng ta như đám mây sáng ngời” (SD 4-3-2017)

G. Trần Đức Anh OP

 

Đức Thánh Cha khuyến khích các tham dự viên thế vận đặc biệt

Đức Thánh Cha khuyến khích các tham dự viên thế vận đặc biệt

VATICAN. ĐTC đề cao những ích lợi của thể thao và khích lệ các vận động viên tham dự Thế vận Olimpic đặc biệt vào tháng 3 tới đây tại miền Stiria bên Áo.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 16-2-2017, dành cho phái đoàn 40 người thuộc thế vận hội này, dưới sự hướng dẫn của Đức GM giáo phận Graz-Seckau và Ông Chủ tịch Thế vận Olimpic đặc biệt của Áo.

Thế vận Olimpic đặc biệt mùa đông sẽ diễn ra tại miền Stiria bên Áo từ ngày 14 đến 25-3 tới đây với sự tham dự của khoảng 3 ngàn vận động viên thuộc 30 bộ môn đến từ gần 170 nước trên thế giới, trong đó cũng có những người khuyết tật trí thức.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc đến lời tuyên thệ của mỗi vận động viên thế vận Olimpic đặc biệt là ”Tôi có thể thắng, nhưng nếu tôi không thành công, thì tôi vẫn có thể cố gắng hết sức mình”. Và ngài khẳng định rằng hoạt động thể thao mưu ích lợi cho thân thể, tinh thần và giúp các bạn cải tiến chất lượng cuộc sống của các bạn. Sự chuẩn bị liên lỷ cũng đòi phải vất vả, hy sinh, làm cho các bạn tăng trưởng trong sự kiên nhẫn và bền chí, mang lại cho các bạn sức mạnh và lòng can đảm, thủ đắc và phát huy những khả năng vốn tiềm ẩn.

ĐTC cũng khẳng định rằng ”thể thao giúp chúng ta phổ biến nền văn hóa gặp gỡ và liên đới, cùng nhau, các vận động viên và những người trợ giúp chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng không có chướng ngại hoặc hàng rào nào mà không thể vượt qua được. Các bạn là dấu chỉ hy vọng cho những người dấn thân xây dựng một xã hội bao gồm hơn. Mỗi sự sống đều là quí giá, mỗi người là một hồng ân, và sự bao gồm mọi người làm cho mỗi cộng đoàn và mỗi xã hội được thêm phong phú” (SD 16-2-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

Đức Thánh Cha bênh vực quyền lợi của các thổ dân bản xứ

Đức Thánh Cha bênh vực quyền lợi của các thổ dân bản xứ

VATICAN. ĐTC kêu gọi dung hòa quyền phát triển, xã hội và văn hóa với việc bảo vệ các đặc tính của các thổ dân bản xứ và lãnh thổ của họ.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 15-2-2017 dành cho 40 đại diện các nhóm thổ dân quốc tế tham dự khóa họp thứ 40 của Hội đồng các vị quản trị Ngân Quỹ quốc tế phát triển nông nghiệp gọi tắt là IFAD.

ĐTC khẳng định rằng ”Việc dung hòa quyền phát triển và sự bảo vệ các đặc tính và lãnh thổ của các thổ dân là điều càng hiển nhiên phải có khi xác định các cơ cấu hoạt động kinh tế có thể ảnh hưởng đến các nền văn hóa của thổ dân và quan hệ truyền thống ngàn đời của họ với đất đai. Theo nghĩa này cần phải luôn dành ưu tiên cho quyền được đồng thuận và thông tin như điều số 32 của ”Tuyên ngôn về các quyền của thổ dân bản xứ”. Chỉ như thế mới có thể bảo đảm một sự cộng tác hòa bình giữa chính quyền và các thổ dân bản xứ, vượt thắng những đối nghịch và xung đột”.

ĐTC cũng kêu gọi ”các chính quyền nhìn nhận rằng các cộng đồng thổ dân là thành phần của dân tộc và họ cần được đề cao giá trị, được tham khảo ý kiến và được những điều kiện để hoàn toàn tham gia vào đời sống quốc gia trên bình diện địa phương và quốc gia. Không thể chấp nhận gạt họ ra ngoài lề hoặc phân chia thành giai cấp. Cần hội nhập họ với sự tham gia hoàn toàn”.

Sau cùng ĐTC khích lệ các thổ dân bản xứ tiếp tục sống sự phát triển và tiến bộ trong tinh thần chăm sóc đặc biệt đến trái đất. Ngài nói: ”Trong lúc này đây nhân loại đang phạm lỗi nặng vì không chăm sóc thiên nhiên, tôi khuyên anh chị em tiếp tục làm chứng về điều đó và đừng để cho các kỹ thuật mới – vốn là điều hợp pháp và tốt – phá hủy đất đai, môi sinh, sự quân bình sinh thái và rốt cuộc chúng sẽ phá hủy sự khôn ngoan của các dân tộc” (SD 15-2-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

 

Cám dỗ chạy trốn Thiên Chúa

Cám dỗ chạy trốn Thiên Chúa

Khi yếu đuối trong các cơn cám dỗ, tất cả chúng ta cần ơn sủng của Chúa Giêsu nâng đỡ giúp sức, để chúng ta không sống kiểu che giấu, nhưng biết nài xin ơn tha thứ của Chúa để đứng dậy và làm lại từ đầu. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Ma quỷ chuyên môn nói dối

Có những cám dỗ thôi thúc chúng ta che giấu chính mình trước Chúa. Chúng ta giấu giếm các tội lỗi, những yếu đuối, những sai lầm. Trong bài đọc trích sách Sáng Thế, ma quỷ với hình dạng con rắn ma lanh, đầy hấp dẫn và nhiều mưu mẹo lừa gạt, nó là chuyên gia trong chuyện lừa dối, là cha của kẻ gian dối, và là kẻ gian dối. Nó đi lừa người ta. Nó làm cho bà Eva cảm thấy thích thú, nó nói chuyện với bà, và từng bước dẫn dụ bà vào cửa của nó theo ý nó.

Chúng ta hãy nhớ lại, Chúa Giêsu thì khác. Trong sa mạc, Chúa đã làm cho ma quỷ phải bẽ mặt. Khi ấy, ma quỷ cố tìm cách nói chuyện với Chúa Kitô, để tìm cách lừa Chúa, bởi vì ma quỷ lừa người ta khi nó nói chuyện với họ. Chúa Giêsu không vấp ngã, vì Chúa không dựa vào lời của tên cám dỗ, Chúa cũng không dựa vào lời của bản thân, nhưng dựa vào Lời của Thiên Chúa. Thế đó, bạn không thể nói chuyện với ma quỷ, vì nếu nói chuyện với ma quỷ thì sẽ có kết cục giống như Adam Evà, đó là cả hai ông bà đều trần trụi.

Ma quỷ đối xử rất tệ, trả công rất kém! Nó chuyên lừa đảo. Nó hứa hẹn là cho bạn mọi thứ, nhưng thực tế kết cục là manh áo che thân, bạn cũng không có. Ma quỷ là con rắn rất thông minh, bạn không thể nói chuyện với nó. Chúng ta đều biết cám dỗ là gì, chúng ta biết, vì tất cả chúng ta đều bị nhiều cám dỗ. Những cám dỗ đó là hư danh, kiêu ngạo, tham lam…v.v. Nhiều lắm.

Tham nhũng bắt đầu từ những điều rất nhỏ

Người ta thường nói và tiếp tục nói về tham nhũng. Chúng ta cần xin ơn chúa nâng đỡ để khỏi sa vào cơn cám dỗ này.

Có quá nhiều vụ tham những, có nhiều vụ tham nhũng tai tiếng trên thế giới mà chúng ta biết. Có lẽ những vụ ấy đã bắt đầu với những gì rất nhỏ. Tôi không biết, “chẳng lẽ lại không biết điều chỉnh tốt cho ngân sách một chút, một gam thì đáng gì: không đáng gì, chúng tôi coi 900 gam thì có vẻ cũng giống như một ký thôi”. Tham nhũng bắt đầu như thế đó. Nó giống như cuộc đối thoại: “Ồ không có gì đâu, trái cây đó không làm hại bạn đâu. Ăn đi, nó tốt lắm! Chuyện nhỏ mà, không có gì đáng kể đâu. Làm đi bạn, làm đi!” Từng chút từng chút một, và rồi bạn sẽ lún sâu vào tội lỗi, bạn sẽ rơi vào tham nhũng.

Can đảm thưa chuyện với Chúa

Chúng ta đừng ngây ngô, đừng ngốc nghếch chạy trốn như Adam Eva. Chúng ta hãy cầu xin sự trợ giúp của Chúa, vì tự sức mình chúng ta không thể. Hãy nài xin ân sủng của Chúa Giêsu để chúng ta có thể trở lại mà xin ơn tha thứ.

Khi bị cám dỗ chạy trốn, khi bị cám dỗ không dám thưa chuyện với Thiên Chúa, chúng ta hãy cầu nguyện: “Lạy Chúa, con yếu đuối lắm, xin Chúa nâng đỡ con! Con không muốn che giấu Chúa điều gì.” Đó chính là dũng cảm, và đó chính là cách chiến thắng cám dỗ. Khi bạn bắt đầu thưa chuyện với Chúa, cũng là lúc bạn chiến thắng cám dỗ. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng của Ngài, nguyện xin Chúa cùng đồng hành với mỗi người chúng ta, để chúng ta có thể can đảm, và nếu chúng ta có yếu đuối mà bị cám dỗ lừa dối chăng nữa, chúng ta vẫn có đủ can đảm để đứng dậy và tiến về phía trước. Vì lý do này, mà Chúa Giêsu đã đến trần gian. Chúa đến để cứu giúp chúng ta.

Tứ Quyết SJ

Gương tha thứ cho kẻ sát hại mình của Steven McDonald, cảnh sát ở New York

Gương tha thứ cho kẻ sát hại mình của Steven McDonald, cảnh sát ở New York

Ngày 10 tháng 1 vừa qua (10/01/2017), 4 ngày sau một cơn nhồi máu cơ tim, thám tử Steven McDonald, nguyên là một sĩ quan cảnh sát của thành phố New York, đã qua đời tại bệnh viện Island sau 30 năm nằm liệt, hưởng dương 59 tuổi. McDonald sinh ngày 1 tháng 3 năm 1957 tại Queens Village, New York, là con thứ 8 của ông bà David và Anita McDonald. Mc Donald lớn lên ở vùng Long Island và đã tiếp nối truyền thống của cha ông, tham gia vào ngành cảnh sát và phục vụ tại New York.

Cách đây 30 năm, khi còn là một cảnh sát trẻ, trong buổi đi tuần hành ngày 12 tháng 7 năm 1986, McDonald gặp 3 thiếu niên ở công viên trung tâm. Nghi ngờ là một người trong họ có vũ khí trong vớ của cậu ta, McDonald đã yêu cầu họ dừng lại để kiểm tra. Một thiếu niên trong số 3 cậu bé này, đó là Shavod Jones, 15 tuổi, đã rút vũ khí ra và bắn McDonald. Sau đó cả 3 cùng  bỏ chạy đi, để cho McDonald nằm một mình chờ chết ở đó. McDonal đã bị trúng 3 phát đạn, trong đó có một viên đâm vào tủy sống của anh, khiến anh bị liệt toàn thân. Ban đầu bác sĩ nói với Patti, người vợ đang mang thai đứa con được 3 tháng của họ là, McDonald không thể sống sót. Tuy nhiên, thật là may mắn, McDonald đã vượt qua được điều dự đoán xấu này; anh đã sống sót cách kỳ diệu. Vào ngày 1 tháng 3 năm 1987, nhân dịp Conor, đứa con trai của họ được rửa tội, McDonald đã nhờ vợ của anh đọc những cảm tưởng của anh về kẻ đã bắn anh, anh viết: “Tôi tha thứ cho cậu ta và hy vọng cậu ta có thể tìm thấy một mục đích trong cuộc sống của mình.” Sau tai nạn này, McDonald vẫn thuộc biên chế cảnh sát và sau đó được gọi là thám tử.

Một thời gian dài, McDonald đã hy vọng là anh và Jones, người bắn anh, có thể gặp nhau để hòa giải. Jones đã bị kết án 10 năm tù vì tội cố sát. Trong thời gian này 2 người đã trao đổi thư từ qua lại với nhau. Hai người chỉ chấm dứt liên lạc khi gia đình của Jones xin McDonald giúp đỡ để được giảm án nhưng McDonald từ chối vì anh không nhận thức đầy đủ hoặc không có khả năng can thiệp vào bản án. Một thời gian không lâu sau khi được giảm án và được tự do, Jones bị tai nạn môtô và qua đời vào năm 1995.

McDonald thường thảo luận về niềm tin Công giáo của mình và lý do ông đã tha thứ cho thiếu niên sát hại mình, là bởi vì ông tin những gì xảy ta với ông là ý muốn của Thiên Chúa và ông được chọn để trở thành một sứ giả của sứ điệp bình an, tha thứ và hòa giải của Thiên Chúa trên thế giới này.

Nhiều năm sau khi bị bắn, McDonald thu hút sự chú ý rộng rãi và sóng truyền thông. Năm 1995, McDonald đã được gặp Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Dù chỉ có thể thở nhờ máy trợ giúp, McDonald đã đi khắp quốc gia, nói chuyện tại các trường học và nơi chốn khác nhau về tầm quan trọng của tha thứ và hòa bình. McDonald cũng trở thành một người tranh đấu cho hòa bình tại những cùng đất đang có xung đột; ông đã thăm Bắc Ai len, Israel và Bosnia để mang sứ điệp của mình đến các cộng đồng đang sống trong căng thẳng chiến tranh.

Con trai của McDonald, là Conor Donald cuối cũng cũng đã gia nhập ngành cảnh sát tại thành phố New York và đã trở thành trung sĩ vào năm 2016. Anh là thế hệ thứ tư của gia đình phục vụ trong ngành cảnh sát.

Đức Hồng y Timothy Dolan của New York đã gọi McDonald là một ngôn sứ, không rao giảng, nhưng đã cổ võ cho sự sống. McDonald đã chỉ cho chúng ta biết là giá trị của sự sống không dựa vào khả năng thể lý, nhưng vào trái tim và linh hồn của một người, cả hai điều mà McDonald sở hữu cách tràn đầy. Đức Hồng y cho biết là ngài đã đến thăm McDonald tại khu chăm sóc đặc biệt của bệnh viện và nhiều chuỗi tràng hạt và các tượng ảnh ở đó là những dấu hiệu bên ngoài của một đức tin Công giáo đã được nhà thám tử thực hành rất nhiều. Chúng ta có thể thấy ông là một tín hữu Công giáo nhiệt thành. Thánh lễ an táng McDonald được Đức Hồng Y Dolan chủ sự vào ngày 13 tháng 1 vừa qua tại nhà thờ chánh tòa thánh Patrick ở New York. (CNS 11/01/2017)

Hồng Thủy

Tài liệu chuẩn bị Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới XV

Tài liệu chuẩn bị Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới XV

VATICAN. Sáng 13-1-2017, tài liệu chuẩn bị Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 15 đã được công bố trong cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh.

Công Nghị GM thế giới này sẽ tiến hành vào tháng 10 năm 2018 về chủ đề ”Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi”.

Chủ tọa cuộc họp báo là ĐHY Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng HĐGM thế giới và vị phụ tá là Đức Cha Fabio Fabene. Ngoài ra cũng có 2 bạn trẻ nam nữ thuộc giáo xứ thánh Thomas More ở Roma.

Tài liệu dài 26 trang, sau phần nhập đề, lần lượt bàn tới trong 3 chương:

– Thứ I là tình trạng giới trẻ trên thế giới ngày nay, một thế giới đang thay đổi mau lẹ. Văn kiện nói về những thế hệ trẻ: họ thuộc về các nhóm nào, những điểm tham chiếu về nhân sự và tổ chức, và người ta đang tiến tới một thế hệ gắn liền với các kỹ thuật truyền thông tân tiến (iperconnessa). Sau cùng Tài liệu nói đề những người trẻ và những chọn lựa.

– Phần thứ II bàn đến đức tin, sự phân định và ơn gọi. Ơn phân định giúp nhận diện, giải thích và chọn lựa. Tiếp đến là những con đường ơn gọi và sứ mạng, sau cùng là sự đồng hành người trẻ.

– Phần thứ III trình bày hoạt động mục vụ: cụ thể là đồng hành với người trẻ theo 3 hành động: đi ra ngoài, nhìn xem, kêu gọi; kế đến là đối tượng nhắm tới: tức là tất cả mọi người trẻ, không trừ một ai, rồi cộng đoàn trách nhiệm, và những nhân vật người trẻ tham chiếu. Rồi tài liệu bàn đến những môi trường người trẻ: đời sống thường nhật, các lãnh vực chuyên biệt mục vụ, thế giới kỹ thuật số. Tài liệu cũng nói về các phương tiện như các ngôn ngữ mục vụ, việc chăm sóc giới dục và những hành trình loan báo Tin Mừng; sự thinh lặng, chiêm niệm và cầu nguyện.

Phần 3 cũng có một thiên bàn về vai trò của Mẹ Maria.

Tài liệu chuẩn bị kết thúc với một bản câu hỏi dài 4 trang được phân thành 3 tiểu đề: thu thập các dữ kiện, đọc tình trạng, và sau cùng là chia sẻ các đường lối thực hành.

Văn kiện này được gửi tới các HĐGM, các Thượng Hội đồng của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, các cơ quan trung ương Tòa Thánh và một số cơ quan khác như Hiệp hội các Bề trên Tổng Quyền dòng nam, để tham khảo ý kiến, dựa theo bản câu hỏi đính kèm. Ngoài ra các bạn trẻ cũng được hỏi ý kiến qua một mạng Internet về những mong đợi và cuộc sống của họ. Các bản trả lời góp ý sẽ được dùng để soạn tài liệu làm việc cho Công nghị của các GM thế giới.

Trong cuộc họp báo, ĐHY Baldisseri giải thích rằng danh từ ”giới trẻ” hay ”người trẻ” trong văn kiện này được hiểu là những người từ 16 đến 29 tuổi, tuy cũng co giãn tùy theo môi trường văn hóa và xã hội. Ngoài ra từ ”ơn gọi” trong văn kiện chuẩn bị, không phải chỉ nói về ơn gọi linh mục hoặc đời sống thánh hiến, nhưng nói về ơn gọi nói chung của người trẻ, ơn gọi yêu thương.

Tài liệu chuẩn bị này không phải là một văn kiện giáo huấn, nhưng chỉ là những dữ kiện gợi ý suy tư, để thu thập ý kiến của các thành phần dân Chúa.

Những câu hỏi dành cho tất cả mọi người, kể cả những người không thuộc Kitô giáo, hoặc không tín ngưỡng, mục đích là để thu thập các ý kiến. (SD 13-1-2017)

G. Trần Đức Anh OP

 

Gần 13 ngàn sinh viên đại học tham dự SEEK 2017 tại San Antonio, Texas

Gần 13 ngàn sinh viên đại học tham dự SEEK 2017 tại San Antonio, Texas

San Antonio, Texas – Seek xuất phát từ câu hỏi của Chúa Giêsu với các môn đệ trong Tin mừng thánh Gioan chươn 1 câu 38: “Các anh tìm gì?”,  là cuộc gặp gỡ được tổ chức hàng năm, mời gọi các sinh viên khám phá những câu hỏi lớn của đời mình: tôi là ai? Tôi sẽ đi đâu? Tôi tìm kiếm gì trên hành trình?

Từ ngày 3-7/01 vừa qua, gần 13 ngàn sinh viên của 500 học viện khắp Hoa kỳ và trên thế giới đã đến San Antonio, Texas, để tham dự Hội nghị SEEK 2017. Họ đã cùng nhau cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích và học hỏi thêm về đức tin của mình.

Được tổ chức bởi FOCUS (Hiệp hôi sinh viên đại học Công giáo), hội nghị giúp các bạn trẻ có cơ hội cho tình bằng hữu, thờ phượng và các cuộc nói chuyện của các thuyết trình viên Công giáo quốc tế.

Cynthia Lopez, một sinh viên của Northern Arizona University chia sẻ: “Thỉnh thoảng bạn cảm thấy bạn cô đơn trên thế giới, giống như bạn là sinh viên duy nhất cố gắng nên thánh, nhưng nó không giống vậy, hãy nhìn quanh bạn xem. Thật khó để trở nên thánh và thánh thiện ở một đại học đời.” Cô chia sẻ thêm là SEEK 2017 đã dạy cô cách xây dựng một hệ thống hỗ trợ.

Melissa Golus, một sinh viên của Benedictine College ở Atchison, Kansas cũng chia sẻ là SEEK 2017 “đang cho bạn các dụng cụ mà bạn cần biết để trở về học viên, ngay cả nếu bạn là sinh viên duy nhất có đức tin ở đại học, nó cũng ok. Nó tốt khi bạn đi và có thể là mời những người khác gia nhập với bạn.” Golus cũng chia sẻ về sự kỳ diệu khi có quá nhiều người trẻ xung quanh. Cô nói: “Bạn không thấy điều như vậy trên thế giới, giống như, đây là thứ công cụ đưa đến sự thinh lặng bởi vì thật tuyệt diệu khi thấy nhiều người trẻ này mê say Thiên Chúa.”

 Đề tài năm nay của hội nghị SEEK là “Điều đánh động bạn”. Mỗi ngày bắt đầu với Thánh lễ; có hơn 300 Linh mục đồng tế với các Tổng giám mục. Sau đó các sinh viên chia thành các nhóm nam nữ riêng biệt để tham gia vào các trò chơi theo phái tình và học hỏi thêm về nam tính và nữ tính đích thực. Ban chiều, các sinh viên có thể đến thăm các lều ơn gọi và sứ vụ. Họ cũng có thể tham dự các buổi thuyết trình do 35 nhà thuyết trình viên Công giáo nổi tiếng về các đề tài như “Tôi là ai để xét đoán?” hay “Cách thế để trả lời cho chủ nghĩa tương đối với lý luận và tình yêu.”

Jeff Cavins’, một học giả Kinh Thánh có 2 bài nói chuyện tại hội nghị lần này, đó là: “Chúa Giê và các môn đệ thời hiện đại” và “Làm thế nào để đọc Kinh thánh như một môn đệ”. Ông Cavins nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng mối liên hệ cá nhân với Chúa Kitô và nhìn thấy Người trong cuộc sống hàng ngày. Ông nói với hãng tin CAN: “Tôi đã bắt đầu nhận ra rằng nhiều người ngày nay không có trong trí họ một hình ảnh về việc là một môn đệ trong cách thực tế nghĩa là gì.” Ông cũng nhận xét rằng một trong những điều mà người trẻ đang thiếu là mối liên hệ cá nhân với Thiên Chúa. Mới đây, ông Cavins cùng với nhà xuất bản Ascénsion làm một chuỗi video tựa đề “Gặp gỡ Lời”. Theo ông, chìa khóa lúc này là đến với thế hệ trẻ này, những người đang đến với hội nghị SEEK. Ông nói: “Họ là những thay đổi của trò chơi. Họ là những người ở đó trên thế giới. Họ không phải là Giáo hội tương lai, họ là Giáo hội.”

Về phần Curtis Martin, vị sáng lập và giám đốc điều hành của FOCUS, ông nhận định môi trường đại học là “nơi được thúc đẩy nhất trong nền văn hóa.” Ông nói: “Nếu bạn muốn thay đổi mọi thứ, bạn cần đi đến đó đầu tiên.” Ông nói thêm rằng: các huynh trưởng, các đôi hôn nhân, giáo viên, Linh mục, các thành phần trẻ tương lai đều đang đi qua đại học của họ bây giờ.

Hiện tại có hơn 550 thừa sai FOCUS toàn thời gian tại 125 học viện tại 38 tiểu bang. Theo ông Martin, ý tưởng “nếu một người tràn đầy lửa yêu mến Chúa Kitô, họ nên đầu tư cuộc sống của họ nơi một ít người khác và chỉ yêu họ và mời gọi họ làm như thế” có thể được thực hiện và thực hiện ở mọi nơi.

Vào tháng 2/1997, Curtis Martin và Scott Hahn tuyên bố việc sáng lập FOCUS trên liveshow của Mẹ Angelica. Mẹ Angelica rất thích với sáng kiến này và đã nói với khán giả góp tặng tiền cho FOCUS. Đêm đó, FOCUS quyên góp được 10 ngàn đô la. Cũng trong thời gian này, Đức Tổng Giám mục Charles Chaput, lúc đó là Tổng giám mục Denver đã mời FOCUS thành lập trụ sở trong giáo phận của ngài.

Hội nghị quốc gia đầu tiên của FOCUS vào năm 1999 chỉ có 25 sinh viên tham dự, nhưng lần này có gần 13 ngàn. Đức Tổng Giám mục Charles Chaput nhận xét điều này vượt ngoài sự tưởng tượng của ngài.

Scott Hahn nhận định rằng chìa khóa của công cuộc Loan báo Tin Mừng mới chính là niềm vui của Tin Mừng, như Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói. Ông nói: “Tất cả điều các bạn phải làm là vui sướng là người Công giáo vì đó là điều những người khác tìm kiếm. Và trong tiến trình, các bạn thật sự đang triển khai tình bạn. Không chỉ 13 ngàn, nó là hàng trăm ngàn sẽ được 13 ngàn bạn trẻ này tiếp cận.”

Arturo Rodriguez, một sinh viên của đại học Texas cho biết phần yêu thích nhất tại hội nghị lần này đối với anh là chầu Thánh thể vào đêm thứ năm tại phòng chính với 13 ngàn người. Anh nói: “Đó là lần chầu Thánh Thể tốt nhất mà tôi đã từng tham dự.” Trong đêm đó cũng đã có hơn 4000 bạn xưng tội. Rodriguez nói rằng khi anh trở vền nhà, anh sẽ tìm kiếm bất cứ cơ hội nào có ở đại học của anh để anh có thể tham dự hơn vào đức tin của mình. (CAN 10/01/2017)

Hồng Thủy

Gần 4 triệu tín hữu tham dự các sinh hoạt của Đức Thánh Cha

Gần 4 triệu tín hữu tham dự các sinh hoạt của Đức Thánh Cha

gan-4-trieu-tin-huu-tham-du-cac-sinh-hoat-cua-duc-thanh-cha

VATICAN. Trong năm 2016, có gần 4 triệu tín hữu đã tham gia các buổi tiếp kiến, các buổi lễ và các buổi đọc kinh với ĐTC tại Vatican.

Trong thông cáo công bố hôm 29-12-2016, Phủ Giáo Hoàng cho biết con số 3 triệu 952 ngàn tín hữu tham dự các sinh hoạt của ĐTC tại Vatican không kể hàng triệu người khác gặp gỡ ngài trong các cuộc viếng thăm mục vụ tại Italia và nước ngoài như ở Mexico, đảo Lesvos bên Hy Lạp, Armeni, Ba Lan, Georgia, Azerbaigian và Thụy Điển.

Trong số những người gặp ĐTC tại Vatican, đông nhất là 1 triệu 650 ngàn người dự các buổi đọc kinh Truyền Tin và Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng tại Quảng trường Thánh Phêrô, 924 ngàn người dự các buổi cử hành phụng vụ, 762 ngàn người dự các buổi tiếp kiến chung thứ tư hằng tuần, và 446 ngàn người dự các buổi tiếp kiến đặc biệt trong năm thánh, thường là vào sáng thứ bẩy, mỗi tháng 1 lần. Ngoài ra có gần 170 ngàn người dự các buổi tiếp kiến đặc biệt của ĐTC (SD 29-12-2016)

 G. Trần Đức Anh OP

Thông cáo sau khóa họp thượng đỉnh của các thị trưởng châu Âu tại Vatican

Thông cáo sau khóa họp thượng đỉnh của các thị trưởng châu Âu tại Vatican

cac-tre-em-tai-mot-trai-ti-nan-o-mien-bac-thu-do-athens

Vatican – Sau hai ngày nhóm họp về vấn đề khủng hoảng tị nạn, hôm thứ 7, 10/12/2016, các thị trưởng châu Âu đã ra thông cáo kêu gọi thành lập một “Mạng lưới các Thị trưởng” để giúp giải quyết các vấn đề của các thành phố trên châu lục này.

Thông cáo có đoạn viết: “Mạng lưới mới này phải chú trọng đến cuộc gặp gỡ nhân bản và dựa trên một tầm nhìn tiến bộ về liên văn hóa, với sự tham dự tích cực của xã hội dân sự và các truyền thống tôn giáo, nơi mà sự bảo vệ và thăng tiến nhân phẩm, tự do, công bằng, tích hợp và hòa bình phải thắng vượt các cuộc tranh luận về định kiến của chúng ta.”

Khoảng 80 thị trưởng đã họp nhau tại Vatican, văn phòng chính của Học viện Khoa học và Khoa học xã hội, từ ngày 9-10/12/2016, trong đại hội thượng đỉnh với chủ đề “Châu Âu: những người tị nạn là anh chị em của chúng ta.” (RV 11/12/2016)

Hồng Thủy

Đức Thánh Cha kêu gọi chống tham nhũng thăng tiến nhân quyền

Đức Thánh Cha kêu gọi chống tham nhũng thăng tiến nhân quyền

duc-thanh-cha-keu-goi-chong-tham-nhung-va-thang-tien-nhan-quyen

VATICAN. ĐTC kêu gọi chống tham nhũng và thăng tiến các quyền con người.

Lên tiếng vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng ngày 7-12-2016, ĐTC nói: Trong những ngày tới đây có hai Ngày Thế giới quan trọng do LHQ cổ võ, đó là Ngày Thế giới chống nạn tham nhũng, 9-12, và Ngày Thế giới các quyền con người, 10-12. Đó là hai thực tại có liên hệ mật thiết với nhau: nạn tham nhũng là khía cạnh tiêu cực cần bài trừ, bắt đầu từ ý thức bản thân và canh chừng về những lãnh vực của đời sống dân sự, đặc biệt là những lãnh vực có nhiều rủi ro hơn;

Tiếp đến các quyền con người là khía cạnh tích cực, cần phải thăng tiến với quyết tâm luôn đổi mới, để không một ai bị loại trừ khỏi sự nhìn nhận thực sự các quyền căn bản của con người. Xin Chúa nâng đỡ chúng ta trong hai quyết tâm này (SD 7-12-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Tượng lòng thương xót Chúa cao nhất thế giới sẽ khánh thành tại Philippines

Tượng lòng thương xót Chúa cao nhất thế giới sẽ khánh thành tại Philippines

fr-prospero-tenorio-secretary-general-of-the-world-apostolic-congress-on-mercy-asia-and-secretary-genera-fr-patrice-chocholski-in-manila-dec-1-2016

Manila – Tượng Chúa Giêsu cao 30 mét được xây dựng ở đền thánh quốc gia Marialo, miền bắc Manila, dự kiến sẽ được khánh thành vào ngày 19/01/2017.

Pho tượng sẽ được dựng trên tòa nhà 4 tầng trong đền thành quốc gia Marilao, là tượng đài cao nhất thế giới dâng kính Lòng thương xót Chúa. Việc điêu khắc tượng được bắt đầu từ tháng 0172016 và hoàn thành vào cuối năm. Giáo hội Philippines đã quyết định khánh thành tượng đài vào ngày 19/01/2017, như đỉnh điểm của đại hội tông đồ thế giới lần thứ 4 về lòng thương xót, viết tắt là Wacom, được tổ chức từ ngày 16-20/11 năm tới, với sự tham dự của các quốc gia Á châu.

Trong một buổi họp báo, cha Prespero Tenorio, tổng thư lý của Wacom cho biết đây là pho tượng lòng thương xót Chúa lớn nhất thế giới và nhắm cử hành biến cố có tầm mức hoàn cầu được tổ chức lần đầu tiên tại Á châu.

Dự kiến sẽ có 1000 đại biểu đến từ các châu lục tham dự sự kiện này.

Được Vatican đề xướng vào năm 2008, đại hội Lòng thương xót lần đầu được tổ chức tại Roma, vào dịp kỷ niệm 3 năm ngày qua đời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Sau đó đại hội được tổ chức hàng năm. Mục đích của đại hội là để dân chúng ý thức hơn và được thúc đẩy bởi lòng thương xót Chúa trong các hành động và việc làm của chúng ta.” (Asia News 03/12/2016)

Hồng Thủy

Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi các vị quản lý dòng tu

Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi các vị quản lý dòng tu

su-diep-duc-thanh-cha-gui-cac-vi-quan-ly-dong-tu

VATICAN. ĐTC kêu gọi các vị quản lý dòng tu ”xét lại kinh tế”, vượt thắng cá nhân chủ nghĩa, và nhắm đến việc phục vụ những thành phần yếu thế trong xã hội.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp công bố hôm 26-11-2016 gửi khoảng 1 ngàn vị quản lý và tổng quản lý của các dòng tu tham dự Hội nghị quốc tế kỳ hai về kinh tế tại Roma, từ ngày 25 đến 27-11-2016, do Bộ các dòng tu tổ chức tại Thính đường Giáo Hoàng đại học Antonianum của dòng Phanxicô ở Roma về đề tài: ”Trong niềm trung thành với đoàn sủng, xét lại kinh tế của các Hội dòng thánh hiến và Tu đoàn Tông đồ”.

Trong sứ điệp, ĐTC mời gọi các tham dự viên hãy tự hỏi: chúng ta có để cho mình bị tiêu chuẩn quỷ quái tìm kiếm lợi lộc hướng dẫn hay không? Ma quỉ thường lẻn vào qua ngả ví tiền hoặc thẻ tín dụng!

Ngài cũng nhắc nhở các vị quản lý hãy theo tiêu chuẩn chính yếu để thẩm định các hoạt động, tiêu chuẩn ấy không phải là lợi nhuận, nhưng là xét xem các hoạt động ấy có đáp ứng đoàn sủng và sứ mạng mà hội dòng được kêu gọi thực hiện nay không.

ĐTC cảnh giác rằng ”tiêu chuẩn cá nhân chủ nghĩa cũng có thể tấn công các cộng đoàn dòng tu của chúng ta… Chúng ta cũng cần làm gia tăng tăng sự hiệp thông giữa các dòng khác nhau. Ngoài ra cần đối thoại với Giáo Hội địa phương bao nhiêu có thể, để tài sản của Giáo Hội tiếp tục là tài sản của Hội Thánh.. Nhất là cần thực hiện một sự phân định bằng cách đi ngược dòng, sử dụng tiền bạc chứ không phải là phục vụ tiền bạc vì bất kỳ lý do gì, kể cả lý do chính đáng và thánh thiêng hơn, vì trong trường hợp như thế tiền bạc trở thành phân của ma quỉ, như các thánh giáo phụ đã nói”.

ĐTC kết luận rằng: ”Xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi tinh thần công chức, và khỏi rơi vào cạm bẫy của tính hà tiện, tham lam! Ngoài ra chúng ta cần phải giáo dục mình về tinh thần cần kiệm trách nhiệm. Tuyên khấn dòng không đủ để trở nên thanh bần. Nấp đàng sau lời khẳng định tôi chẳng sở hữu điều gì vì tôi là tu sĩ, điều đó không đủ, nếu hội dòng của tôi cho phép tôi được quản trị hoặc hưởng tất cả những của cải tôi muốn, và kiểm soát những ngân quỹ chức dân sự được lập nên để hỗ trợ các công việc riêng của mình, và như thế tránh được những kiểm soát của Giáo Hội. Sự giả hình của những người thánh hiến sống như những kẻ giàu sang là điều làm thương tổn lương tâm của các tín hữu và gây thiệt hại cho Giáo Hội. Cần bắt đầu bằng những chọn lựa nhỏ hằng ngày. Một người được kêu gọi thi hành phần của mình, dùng của cải để thực hiện những chọn lựa trong tinh thần liên đới, chăm sóc thiên nhiên, so sánh với cảnh nghèo của các gia đình sống cạnh ta”.

ĐTC giải thích rằng ”Vấn đề ở đây là thủ đắc một tập quán, một lối sống tinh tinh thần công bằng, và chia sẻ”.

Sau cùng, ngài cảnh giác rằng cả các Hội dòng đời sống thánh hiến cũng có thể bị nguy cơ như được trình bày trong thông điệp Laudato sì đó là: ”Nguyên tắc kiếm lợi tối đa, có xu hướng tự cô lập, không xét đến những điều khác, là một sự bóp méo kinh tế” (n.195). Bao nhiêu người thánh hiến ngày nay còn tiếp tục nghĩ rằng các luật lệ kinh tê độc lập khỏi mọi nhận xét luân lý đạo đức? Bao nhiêu lần việc thẩm định về sự biến đổi một công trình hoặc bán một bất động sản chỉ được xét dựa trên trên một phân tích phí tổn – lợi lộc, và trên giá trị thị trường?” (SD 26-11-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Thánh lễ tại nhà nguyện Marta, 08.11.2016

Thánh lễ tại nhà nguyện Marta, 08.11.2016

thanh-le-tai-nha-nguyen-marta-08-11-2016

Để có thể phục vụ Thiên Chúa cách tốt đẹp, chúng ta phải làm ngược lại những gì gian manh và không tìm kiếm quyền lực. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Đức Thánh Cha cũng nhắc rằng chúng ta không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi thế gian.

“Chúng tôi chỉ là những đầy tớ vô dụng” là điều mà những môn đệ đích thực của Chúa có thể lặp lại nơi chính bản thân mình.

Tham vọng quyền lực ngăn cản chúng ta phục vụ Chúa

Có biết bao vật cản, có biết bao chướng ngại làm chúng ta không phục vụ Chúa cách tự do. Đã bao nhiêu lần có lẽ chúng ta nhìn thấy trong nhà của chúng ta những điều như: Đây là việc thuộc quyền tôi phụ trách! Đã bao nhiêu lần, dù không nói ra, nhưng chúng ta làm cho người khác cảm thấy rằng: Tôi phụ trách việc này! Một tham vọng về quyền bính… Chúa Giêsu đã dạy chúng ta: chỉ có một người chỉ đạo, còn chúng ta cần trở thành người phục vụ. Hoặc có lần Chúa nói: nếu ai muốn làm đầu thì hãy làm người rốt hết để phục vụ mọi người. Chúa Giêsu đã biến đổi những giá trị trong xã hội và thế giới này. Ham muốn quyền lực không phải là cách để trở thành người phục vụ của Chúa. Thực tế, tham vọng quyền lực là một trong những trở ngại. Chúng ta hãy cầu nguyện để Chúa loại bỏ tham vọng này khỏi chúng ta.

Không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của

Chúa đã nói với chúng ta rằng, không đầy tớ nào lại có hai chủ. Không thể vừa có chủ là Thiên Chúa vừa có chủ là tiền bạc. Làm như thế là bất trung. Đây chính là trở ngại. Đúng chúng ta là tội nhân và chúng ta sám hối về điều này. Nhưng có công bằng không, khi chơi trò nước đôi, khi sống kiểu hai mặt? Có thể vừa đi bên phải vừa bước bên trái, vừa chơi với Thiên Chúa vừa chơi với thế gian? Không. Đây là trở ngại. Khi tham quyền thì sẽ gây ra bất công, sẽ không còn tự do để phục vụ Thiên Chúa.

Những chướng ngại này, tham vọng quyền lực và sự bất trung, lấy bình an khỏi trái tim chúng ta, làm chúng ta bất an, đưa chúng ta vào căng thẳng của thế gian hư ảo, làm chúng ta sống với những giả dối phô trương.

Người phục vụ của Thiên Chúa là phục vụ trong tự do của kẻ làm con chứ không phải là nô lệ

Có nhiều người sống chỉ để phô trương vì họ nói “À, thế này là tốt thế kia là…” để nổi tiếng. Danh tiếng của thế gian. Nếu thế chúng ta không thể phục vụ Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa để Ngài loại khỏi chúng ta những ngăn trở này, để chúng ta bình an trong cả thể xác lẫn tinh thần, để chúng ta có thể tự do mà làm việc phục vụ.

Người phục vụ của Thiên Chúa thì tự do, vì chúng ta là con cái chứ không phải là nô lệ. Khi chúng ta phục vụ Chúa trong tự do, chúng ta sẽ cảm thấy bình an thẳm sâu trong tâm hồn, và chúng ta nghe được tiếng nói của Chúa: “Hãy đến đây, hỡi những người đầy tớ tốt lành và trung tín.” Tất cả chúng ta đều muốn phục vụ Chúa trong tốt lành và chân thật, nhưng chúng ta cần ân sủng của Chúa, tự sức mình chúng ta không thể. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng ấy, để chúng ta có trái tim hòa bình và phục vụ trong tự do của con cái Thiên Chúa.

Tự do để phục vụ. Chúng ta chỉ là những tôi tớ vô dụng. Nguyện xin Chúa mở rộng cõi lòng chúng ta và ban Chúa Thánh Thần để Ngài giải thoát tâm hồn chúng ta khỏi tham vọng quyền lực, khỏi kiểu bất trung sống hai mặt, để chúng ta có thể phục vụ Chúa và phục vụ anh chị em đồng loại. Với tâm hồn hòa bình, chúng ta mang đến sự phục vụ của những người con tự do, với rất nhiều tình yêu mến. Lạy Thiên Chúa là Cha, con tạ ơn Cha, nhưng Cha biết đấy: con chỉ là đầy tớ vô dụng.

Tứ Quyết SJ

Ngày Năm Thánh dành cho tù nhân và người vô gia cư

Ngày Năm Thánh dành cho tù nhân và người vô gia cư

duc-phanxico-tham-cac-tu-nhan

Vatican – Ngày 6/11 tới đây, ngày năm thánh đặc biệt dành cho các tù nhân sẽ được cử hành tại Vatican với sự tham dự của đông đảo tù nhân và gia đình họ từ khắp nước Ý cũng như các quốc gia lân cận.

Hôm 3/11, trong buổi họp báo trình bày về ngày Năm thánh dành cho tù nhân cũng như ngày Năm Thánh dành cho người vô gia cư vào ngày 13/11, Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh cổ võ tái truyền giảng Tin Mừng, đã nói: “Đây là lần đầu tiên mà một số đông các tù nhân từ các miền nước Ý và các nước khác hiện diện ở đền thờ Thánh Phêrô để cử hành Năm Thánh với Đức Giáo hoàng Phanxicô.”

Đức Tổng Fisichella cũng nói đến sự quan tâm đặc biệt của Đức Phanxicô dành cho các tù nhân; trong mỗi chuyến đi nước ngoài, Đức Phanxicô lập đi lập lại ý muốn viếng thăm các tù nhân và trao cho họ sứ điệp của sự gần gũi và hy vọng.”

Ngày Năm Thành các tù nhân nhắm đặc biệt đến các tù nhân và gia đình của họ, các nhân viên và các tuyên úy nhà tù, cũng như các hiệp hội trợ giúp hệ thống nhà tù. Đây là một phần trong Năm Thánh Lòng Thương xót được Đức Phanxicô  đề ra.

Hiện tại đã có 4000 người đăng ký tham dự ngày này, trong đó có 1000 tù nhân từ 12 quốc gia, bao gồm Anh, Ý, Latvia, Madagascar, Malaysia, Mêxicô, Hà lan, Tây ban nha, Hoa kỳ, Nam Phi, Thụy điển và Bồ đào nha. Cũng có một đoàn Tin lành Luther từ Thụy điển. Khoảng 50 tù nhân và cựu tù nhân đến từ Hoa kỳ.

Các tù nhân thuộc mọi án tù khác nhau, bao gồm tù nhân vị thành viên, tham dự sự kiện sẽ trao cho họ một tương lai và hy vọng hơn là kết án và thời hạn tù. Sẽ không có sự tham dự của các tử tù.

Các cử hành của ngày Năm thánh tù nhân bắt đầu vào thứ 7, 05/11, với việc chầu Thánh Thể và xưng tội tại một số nhà thờ ở Roma. Cuối cùng là hành trình tiến qua cửa Thánh.

Ngày Chúa nhật, 6/11, đền thờ Thánh Phêrô sẽ mở cửa lúc 7.30 sáng; lúc 9 giờ sẽ có các chứng từ của một số người tham dự. Phần chứng từ bao gồm chia sẻ của một tù nhân về kinh nghiệm hoán cải, trong đó nạn nhân cũng sẽ cùng trình bày với tù nhân mà họ đã hòa giải với nhau; một người anh của nạn nhân bị giết sẽ nói về lòng thương xót và tha thứ; một tù nhân trẻ đang thụ án và một cảnh sát nhà tù, người hàng ngày tiếp xúc với các tù nhân.

Sau Thánh lễ có buổi tiếp tân cử hành Lòng Thương xót tại đại thính đường Phaolô VI.

Phần trưng bày các sản phẩm được các tù nhân làm trong nhà tù đang được lên kế hoạch và sẽ được đặt tại lâu đài Thiên thần.

Trong Thánh lễ, chính các  tù nhân sẽ hướng dẫn phụng vụ. Mình Thánh được lãnh nhận trong Thánh lễ cũng do chính các tù nhân ở nhà tù Milan như một phần của chương trình “Ý nghĩa của Bánh” được tổ chức cho Năm Thánh Lòng Thương xót.

Đức Tổng Fisichella cho biết các tù nhân tham dự được các hội đồng Giám mục và tuyên úy nhà tù chon. Việc tham dự được Vatican đề nghị và việc họ tham dự là sự đáp lời mời của Đức Giáo hoàng. Ngài cũng cho biết là mỗi nước có luật riêng để lo liệu việc di chuyển các tù nhân.

Còn ngày dành cho các  người vô gia cư vào ngày 13/11 được tổ chức cho những người vì những lý do khác nhau, từ vấn đề kinh tế bấp bênh cho đến các bệnh tật khác nhau, từ sự cô đơn cho đến thiếu những liên hệ gia đình, họ có những khó khăn hòa nhập vào xã hội và thường chọn ở bên lề xã hội, không có nhà hay một nơi để sống. Đã có 6000 người từ các quốc gia trên thế giới ghi danh, bao gồm Pháp, Đức, Bồ đào nha, Anh, Tây ban nha, Ba lan, Hà lan, ý, Hunggari, Slovac, Crôát và Thụy sĩ.

Cử hành bắt đầu thứ 6, 11/11, với buổi yết kiến chung tại đại thính đường Phaolô VI, trong đó Đức giáo hoàng sẽ nghe các chứng từ và nói chuyện với họ, Các chứng từ cũng được trình bày tại các giáo xứ ở quanh Roma. Ngày thứ 7, 12/11, buổi canh thức tại đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành, và các người tham dự sẽ đi qua cửa Thánh. Tối đó một buổi hòa nhạc được tổ chức tại đại thính đường Phaolô VI. Sự kiện được kết thúc với Thánh lễ do Đức giáo hoàng cử hành vào Chúa nhật 13/11. Vào ngày này, cửa Năm Thánh tại 3 đền thờ Đức Bà Cả, Gioan Laterano và Phaolô ngoại thành, và tại các giáo phận trên thế giới sẽ được đóng. Cửa Thánh ở đền thờ Thánh Phêrô sẽ được đóng vào ngày 20/11.

Đức Tổng Fisichella nhận định là hai ngày Năm Thánh dành cho tù nhân và  dành cho người vô gia cư sẽ được sống với cùng sự sốt sắng và kinh nghiệm cầu nguyện mà chúng ta đã thấy trong suốt Năm Thánh. (CNA 02/11/2016)

Hồng Thủy

Nơi tưởng niệm ngôn sứ Môsê trên núi Nêbô được mở cửa lại

Nơi tưởng niệm ngôn sứ Môsê trên núi Nêbô được mở cửa lại

duc-hong-y-sandri

Amman, Giordani – Nơi tưởng niệm ngôn sứ Môsê trên núi Nêbô, Giordani đang được mở cửa trở lại và các du khách sẽ được chiêm ngưỡng lại đền thờ với những bức tranh khảm đẹp nhất trong vương quốc Hashemite.

Việc mở cửa chính thức được sắp xếp vào ngày hôm nay, 15/10. Ngày mai Đức Hồng y Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương, đặc sứ của Đức Thánh Cha, sẽ chủ sự Thánh lễ trọng thể. Ngài cũng sẽ đọc sứ điệp Đức Thánh cha gửi nhân sự kiện này. Cử chỉ biểu tượng đánh dấu việc mở cửa chính thức là việc mở các cửa đền thờ được thực hiện hôm nay, với sự tham dự của cha Francesco Patton, bề trên Quản thủ Thánh địa.

Sự kiện này được tổ chức trong hai ngày vì số lượng du khách, các tín hữu và khách hành hương dự kiến tham dự quá đông. Đền thờ này là một trong những đền thánh (và khu khảo cổ) quan trọng nhất, không chỉ ở Giordani mà trong toàn vùng Đất Thánh.

Cũng có các cử hành tôn giáo, hòa nhạc, các tour có hướng dẫn và các hoạt động văn hóa với mục đích lôi cuốn sự tham dự của toàn thể dân cư địa phương và các du khách nước ngoài.

Nơi tưởng niệm ngôn sứ Môsê trên núi Nêbô là nơi theo sách Đệ nhị luật chương 34, Thiên Chúa đã chỉ cho ông Môsê thấy Đất Thánh và là nơi ngôn sứ qua đời. Dù không ai biết cách chính thức nơi vị ngôn sứ được chôn cất nhưng các đan sĩ đã định cư trên núi Nêbô tưởng niệm ngôn sứ Môsê ở nơi này từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 9.

Trong thế kỷ 19, các nhà khảo cổ của dòng Phanxicô quản thủ Thánh địa đã có quyền sở hữu nơi này và đã tìm thấy đan viện cổ, đền thờ với các bức tranh khảm mosaic trong đó. Để bảo tồn di tích khảo cổ đồng thời trưng bày các bức tranh mosaic do các đan sĩ thực hiện trong thời gian khác nhau, một tòa nhà đã được xây cất và sẽ được khánh thành trong hai ngày này.

Vào tháng 3 năm 2000, khi thăm Đất Thánh, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã hành hương đến Nêbô và trồng một cây ôliu bên cạnh nhà nguyện Byzantin như là biểu tượng của hòa bình.

Để cử hành việc mở cửa lại nơi này, các tu sĩ Phanxicô Quản thủ Thánh địa đã tổ chức các sự kiện âm nhạc và văn hóa. Cao điểm của chương trình là lễ Giáng sinh trong đền thờ vào 10 giờ tối ngày 24/12. Thứ 6 ngày 23, vào lúc 6 giờ chiều, nhạc kịch Giáng sinh đầu tiên do soạn giả người Giordani, Tomeh Jbara, sáng tác và điều khiển dàn hợp xướng sẽ được trình diễn. (Asia News 15/10/2016)

Hồng Thủy

 

Nhà thờ chánh tòa Tây an, Trung quốc kỷ niệm 300 năm

Nhà thờ chánh tòa Tây an, Trung quốc kỷ niệm 300 năm

Xi an church in China

Tây an, Trung quốc – Từ ngày 1-4 tháng 10, lễ thánh Phanxicô Assisi, Giáo phận Tây an, Trung quốc đã mừng kỷ niệm 300 năm nhà thờ chánh tòa được xây dựng. Nhà thờ chánh tòa được xây vào năm 1715, có 3 gian dọc với cách trang trí và tranh vẽ theo kiểu Trung hoa.

Hàng ngàn tín hữu đã tham dự các sinh hoạt khác nhau: các hội nghị, hòa nhạc, triển lãm, tất cả diễn ta sự sống động của ngôi thánh đường kéo dài 3 thê kỷ, từ thời Đức cha Basilio Brollo, Giám mục đầu tiên của giáo phận tông tòa cho đến Đức cha hiện nay Antôn Dương Minh Ngạn.

Sáng ngày 1 tháng 10, Đức cha Antôn đã chủ tế Thánh lễ mừng có 46 Linh mục đồng tế và hơn 3000 giáo dân tham dự. Một cuộc triển lãm được tổ chức tại tầng một của Tòa giám mục, trong đó có chân dung của 21 vị tiền nhiệm của Đức cha Antôn. Ban chiều có buổi hòa nhạc với sự tham dự của 14 ca đoàn.

Ngày hôm sau các tham dự viên đã nghe những buổi nói chuyện về lịch sử Giáo hội ở Trung quốc và Thiểm Tây. Ngày 4 tháng 10 là cao điểm của những ngày lễ. Trong Thánh lễ ban sáng có 41 người được rửa tội, gồm có người già và trẻ em, người trẻ và người lớn. Tâm tong lớn tuổi nhất là 67 và trẻ nhất mới chỉ 30 ngày. Tất cả được tặng một sách Kinh thánh với logo “Lời Ngài là đèn soi bước chân con” (Tv 118).

Giáo phận đã tổ chức 3 bữa ăn mỗi ngày cho những người hiện diện và sắp xếp chỗ trú ngụ trong các gia đình cho 600 người. (Asia News 07/10/2016)

Hồng Thủy

Lòng yêu mến các Linh mục và cầu nguyện cho ơn gọi của diễn viên Wahlberg

Lòng yêu mến các Linh mục và cầu nguyện cho ơn gọi của diễn viên Wahlberg

Đức Thánh Cha gặp các Linh mục

Boston, Massachuset – Mark Wahlberg là một diễn viên điện ảnh, nhà sản xuất phim, nhà kinh doanh, cựu người mẫu và rapper người Mỹ, được biết đến trong các phim như “The Perfect Storm,” “Planet of the Apes,” “The Departed,” and “The Fighter.”

Trong một video chào mừng các tham dự viên của Hội nghị toàn quốc các vị giám đốc ơn gọi của các Giáo phận, Wahlberg cho biết ông sẽ cầu nguyện cho ơn gọi Linh mục mà ông đánh giá rất cao bởi vì vai trò mà các Linh mục đã có trong cuộc sống của ông. Ông nói: “Tôi muốn các cha biết sự ủng hộ của tôi đối với công việc nuôi trồng ơn gọi Linh mục, bởi vì tôi muốn con tôi và các thế hệ tương lai có những Linh mục tốt trong cuộc đời họ như tôi đã có. Đức tin Công giáo của tôi là mỏ neo giữ vững mọi thứ tôi làm trong cuộc sống. Trong kinh nguyện hàng ngày của tôi, tôi cầu xin sự hướng dẫn, sức mạnh trong ơn gọi của tôi, một người chồng và một người cha.”

Trong video, Wahlberg cũng suy tư về các Linh mục tuyệt vời mà ông đã có diễm phúc được biết trong suốt đời mình. Ông chia sẻ: “Tôi lớn lên ở Dorchester. Hết lần này đến lần khác, tôi gây nên những rắc rối nhưng tôi luôn có một Linh mục bên cạnh để bám vào. Tôi được một Linh mục làm lễ cưới. Con cái của tôi được rửa tội bởi một Linh mục. Bất cứ khi nào có ai đó trong gia đinh tôi qua đời, họ được một linh mục chôn cất. Tội lỗi của tôi được tha khi tôi đến xưng tội với một Linh mục. Mỗi khi tôi tham dự Thánh lễ, chính qua Linh mục mà tôi được lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, là nguồn sức mạnh giúp tôi chia sẻ niềm tin Công giáo của mình với người khác.”

Ông Wahlberg kết luận: “Chúng tôi, các tín hữu Công giáo, tin tưởng các cha sẽ mang đến cho chúng tôi các Linh mục tốt lành và thánh thiện. Xin cảm thấy  thoải mái khi cư trú ở thành phố quê hương tôi trong tuần lễ này và biết là tôi sẽ cầu nguyện cho các cha và sự thành công của các cha. Cám ơn về những điều các cha làm. Xin Chúa chuc lành cho các cha.” (CAN 05/10/2016)

Hồng Thủy

 

Đức Thánh Cha kêu gọi chống tham nhũng trong thể thao

Đức Thánh Cha kêu gọi chống tham nhũng trong thể thao

Đức Thánh Cha kêu gọi chống tham nhũng trong thể thao

VATICAN. ĐTC cổ võ các tổ chức thể thao giúp các trẻ em nghèo được tham dự các sinh hoạt thuộc loại này đồng thời ngài hỗ trợ chống nạn tham nhũng trong thể thao.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến 7 ngàn tham dự viên Hội nghị quốc tế về thể thao và đức tin, do Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa tổ chức, tại Đại thính đường Phaolô 6 chiều ngày 5-10-2016. Hội nghị được sự hỗ trợ và cộng tác của Ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký LHQ và Ông Thomas Bach, Chủ tịch Ủy ban thế vận Olimpic quốc tế, và tiến hành từ mùng 5 đến 7-10 ở Roma với chủ đề ”Thể thao phục vụ nhân loại”. Ông Tổng thư ký cũng lên tiếng tại buổi tiếp kiến.

Lên tiếng trong dịp này, sau khi đề cao những khía cạnh tích cực và lợi ích của thể thao về thể lý và tinh thần đối với con người, ĐTC nhắc đến bao nhiêu trẻ em và thiếu niên sống ngoài lề xã hội. Ngài nói: ”Tất cả chúng ta đều biết sự hăng say của các trẻ em chơi với quả bóng đá xẹp hoặc quả bóng làm bằng những giẻ rách nơi các khu ngoại ô ven các thành phố lớn hoặc nơi những con đường nhỏ ở miền quê. Tôi muốn khuyến khích tất cả, các tổ chức và hội thể thao, các thực tại giáo dục và xã hội, các cộng đoàn tôn giáo, hãy làm việc cùng nhau để các trẻ em ấy có thể chơi thể thao trong những điều kiện xứng đáng, nhất là các em bị loại trừ vì cảnh nghèo. Tôi hài lòng được biết hiện diện tại Hội nghị này có những nhà sáng lập ”Giải Vô Gia Cư” (Homeless Cup) và các tổ chức khác, qua thể thao, cống hiến cho những người bị thiệt thòi nhiều nhất được cơ hội phát triển con người toàn diện”.

ĐTC cũng kêu gọi các đại diện và các tổ chức thể thao đương đầu với thách đố làm sao duy trì đặc tính chân thực của thể thao, bảo vệ nói chống lại những lèo lái và khai thác thương mại. Ngài nói:

”Thật là buồn, đối với thể thao và nhân loại, nếu dân chúng không còn tín nhiệm nữa nơi sự thật của các kết quả thể thao, hoặc nếu thái độ sống chết mặc bay và hết hứng chiếm ưu thế so với lòng hăng say phấn khởi và sự vui mừmg tham gia vô vị lợi. Trong thể thao cũng như trong cuộc sống, điều quan trọng là chiến đấu để đạt kết quả, nhưng chơi đẹp và lương thiện là điều càng quan trọng hơn nữa!”

ĐTC cũng nói rằng ”Vì thế, tôi cám ơn tất cả anh chị em vì mọi nỗ lực loại trừ mọi hình thức tham nhũng và lèo lái. Tôi biết đang có một chiến dịch do LHQ hướng dẫn để chiến đấu chống lại ung nhọt tham những trong mọi lãnh vực của xã hội. Bao nhiêu người chiến đấu để kiến tạo một xã hội công bằng và trong sáng hơn, cộng tác với công trình của Thiên Chúa”. (SD 5-10-2016)

G. Trần Đức Anh OP 

Tòa Thánh triệu tập khóa họp V về khủng hoảng Syria và Iraq

Tòa Thánh triệu tập khóa họp V về khủng hoảng Syria và Irak

Tòa Thánh triệu tập khóa họp thứ 5 về khủng hoảng Syria và Iraq

ROMA. Ngày 29-9-2016, khóa họp thứ 5 các cơ quan từ thiện Công Giáo về cuộc khủng hoảng ở Siria và Irak sẽ khai diễn ở Roma và do Hội đồng Tòa Thánh Cor Unumm (Đồng Tâm), tổ chức.

 Tham dự khóa họp có 80 người, thuộc 40 cơ quan từ thiện Công Giáo cùng với các đại diện của hàng GM địa phương, các dòng tu hoạt động trong vùng, cũng như hai vị Sứ Thần Tòa Thánh tại Siria và Irak.

 Các tham dự viên sẽ gặp ĐTC lúc 9 giờ rưỡi tại Dinh Tông Tòa, trước buổi tiếp kiến chung của ngài dành cho các tín hữu hành hương. Sau đó mọi người sẽ đến Thính đường Gioan Phaolô 2 của Đại học Giáo Hoàng Urbaniana để họp.

 Bài thuyết trình dẫn nhập do Đức Ông Giampietro Dal Toso, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, trình bày, tiếp đến là diễn văn của ông Staffan de Mistura, Đặc phái viên của LHQ về Siria; rồi phần trình bày “Cuộc điều nghiên thứ 2 về câu trả lời của các cơ quan Giáo Hội đối với cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Irak và Siria trong niên khóa 2015-2016 do Hội đồng Cor Unum thực hiện. Sau cùng là diễn văn của ĐHY Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh.

Ban chiều 29-9-2016, sau phần cập nhật thông tin của hai vị Sứ thần Tòa Thánh tại Irak và Syia, các tham dự viên sẽ họp trong các nhóm nhỏ để bàn về những khía cạnh cụ thể trong việc cộng tác giữa các cơ quan khác nhau dấn thân ở Trung Đông.

Mục đích khóa họp này là để kiểm điểm hành trình cứu trợ Công Giáo cho các nạn nhân ở hai quốc gia, thảo luận về tình hình khó khăn hiện nay và xác định những điểm ưu tiên cần thực hiện; các tham dự viên cũng phân tích tình hình các cộng đoàn Kitô ở Irak và Siria sống trong chiến tranh, và cổ võ sự hợp lực giữa các giáo phận và dòng tu, cũng như các tổ chức khác của Giáo Hội.

Ngoài các hoạt động ngoại giao, Tòa Thánh cũng tham gia các chương trình cứu trợ nhân đạo, trợ giúp hơn 9 triệu người trong niên khóa 2015-2016, với 207 triệu Mỹ kim trong năm ngoái (2015) và 196 triệu mỹ kim trong năm nay.

Từ năm 2011 đến nay, chiến tranh ở Siria và Irak đã làm cho hơn 300 ngàn người chết và 1 triệu người bị thương. Hiện thời hơn 13,5 triệu người cần được giúp đỡ tại Syria và hơn 10 triệu người tại Iraq, Số người di tản nội địa Irak là 3,4 triệu và tại Syria là 8 triệu 700 ngàn người. Ngoài ra có 4 triệu 800 ngàn người tị nạn Siria đang sống tại các nước Trung Đông (SD 27-9-2016)

G. Trần Đức Anh OP