Đức Thánh Cha chuẩn bị viếng thăm người tị nạn

Đức Thánh Cha chuẩn bị viếng thăm người tị nạn

Đức Thánh Cha chuẩn bị viếng thăm người tị nạn

ROMA. Lúc 7 giờ chiều tối ngày 14-4-2016, ĐTC Phanxicô đã đến cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma tại Đền Thờ Đức Bà Cả, để cầu xin ở phù trợ của Đức Mẹ trước cuộc viếng thăm của ngài tại đảo Lesvos (Lesbo), Hy Lạp, trong ngày thứ bẩy 16-4-2016.

ĐTC đã dâng kính Đức Mẹ bó hoa hồng mầu trắng và xanh dương là mầu cờ của Hy Lạp.

Theo thói quen từ đầu triều đại Giáo Hoàng, trước và sau mỗi chuyến viếng thăm ở nước ngoài cũng như trước các biến cố quan trọng, ĐTC đều đến Đền Thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện.

Trong cuộc họp báo hôm thứ năm, 14-4-2016, Cha Lombardi Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã kêu gọi giới báo chí và dư luận đừng nhìn chuyến viếng thăm của ĐTC tại trại tị nạn ở Lesvos dưới khía cạnh chính trị, và đây không phải là một sự phê bình việc xử lý của Liên hiệp Âu Châu về những người tị nạn và di dân. Cha Lombardi giải thích rằng ”Cuộc viếng thăm này có tính chất hoàn toàn là nhân đạo và đại kết, theo nghĩa cuộc viếng thăm này cùng được ĐTC, Đức Thượng Phụ chung của Chính Thống giáo và Đức TGM Chính Thống Athènes và toàn Hy Lạp thực hiện.”

Theo LM giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cuộc viếng thăm tại trại tị nạn Lescos này sinh từ mối quan tâm lo lắng của ĐTC trước tình trạng những người di dân và tị nạn. Đây cũng là quan tâm của Đức Thượng Phụ Bartolomaios và Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp là quốc gia đang trải qua tình trạng rất trầm trọng như chúng ta biết”. (RG 14-4-2016)

Tổng thư ký Comece

Mặt khác, LM Patrick Daly, Tổng thư ký Ủy ban GM Liên hiệp Âu Châu gọi tắt là Comece, chào mừng cuộc viếng thăm của ĐTC tại đảo Lesvos và khẳng định rằng ”Đây là lúc quyết định cho câu trả lời của Âu Châu đối với cuộc khủng hoảng tị nạn. Ngay từ đầu triều đại Giáo Hoàng, qua cuộc viếng thăm tại đảo Lampedusa, cực nam Italia, ĐTC Phanxicô cho biết số phận của người tị nạn là điều rất quan trọng đối với ngài.

Cha Daly kêu gọi các quốc gia thành viên Liên hiệp Âu Châu hãy xử lý cuộc khủng hoảng tị nạn trong tinh thần liên đới: ”Lối thoát duy nhất cho cuộc khủng hoảng này là một sự tiến hành có phối hợp giữa mọi chính phủ thuộc Liên hiệp Âu Châu”.

Cha Daly cũng đặc biệt đề cao khía cạnh đại kết trong cuộc viếng thăm của ĐTC cùng với hai vị lãnh đạo của Chính Thống Constantinople bên Thỗ Nhĩ Kỳ và Chính Thống giáo tại Hy Lạp. Chiều kích này thật là quan trọng đối với công việc của tổ chức Comece (KNA 14-4-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Ngoan ngoãn trước sự hướng dẫn của Thần Khí

Ngoan ngoãn trước sự hướng dẫn của Thần Khí

Thánh lễ sáng thứ Năm, ngày 14-04, tại nguyện đường Thánh Martha

VATICAN. Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ 5, 14.04, tại nguyện đường Thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng: “Cần phải ngoan ngoãn trước sự hướng dẫn của Thần Khí, đừng chống lại Người.” Đức Thánh Cha cũng mạnh mẽ cảnh giác những ai biện minh tội chống lại Thần Khí với lý do là “phải trung thành với lề luật”.

Khởi đi từ bài đọc một trích sách Công vụ Tông Đồ thuật lại cuộc gặp gỡ giữa ông Phi-líp-phê, một nhà truyền giáo, với viên thái giám, là quan chức cao cấp trong triều của nữ hoàng Can-đa-kê, nước Ê-thi-óp; Đức Thánh Cha đã triển khai bài giảng của mình dựa trên những trang sách rất đẹp ấy và mời gọi mọi người biết sống ngoan ngùy trước sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Đừng biện cớ là phải trung thành với lề luật để chống lại Thần Khí

Nhân vật chính trong cuộc gặp gỡ, được trình bày nơi bài đọc một, không phải là ông Phi-líp-phê cũng không không là viên thái giám người Ê-thi-óp, nhưng là chính Chúa Thánh Thần. Và chính Thánh Thần đã giơ cánh tay uy quyền mà hành động. Chính Ngài đã làm cho Giáo hội được nảy sinh và không ngừng triển nở. Trong quá khứ, Giáo hội đã trưng dẫn cho chúng ta những hình ảnh minh họa về việc chống lại Thần Khí: những con tim chai đá và khép kín, ngu muội, ngăn cản Thánh Thần. Chúng ta đã chứng kiến nhiều sự kiện như: Phê-rô và Gioan chữa lành cho người bại liệt nằm ở Cửa Đẹp Đền Thờ, những lời lẽ đầy tâm tình và những công việc vĩ đại mà Tê-pha-nô đã làm… Nhưng người ta vẫn đóng kín lòng mình trước những dấu chỉ này và chống lại Thần Khí. Họ tìm cách biện minh bằng cách lấy lý do là phải ‘trung thành với lề luật’, nói khác đi, là trung thành với từng con chữ của lề luật.

Hôm nay, Giáo hội đề nghị chúng ta điều ngược lại: đừng chống lại Thần Khí, những hãy biết ngoan ngoãn và vâng nghe Người. Đó mới chính là thái độ đúng đắn của Kitô hữu. Ngoan ngoãn với Thần Khí và sự ngoan ngoãn này chính là thưa tiếng xin vâng để Thánh Thần có thể hoạt động và không ngừng xây dựng Giáo hội. Phi-líp-phê, một trong số các Tông đồ, cũng bận rộn như bao giám mục khác và chắc chắn lúc đó, ông cũng đang vất vả với trăm công ngàn việc. Nhưng Thần Khí đã nói ông hãy bỏ lại những gì còn dang dở trong chương trình kế hoạch và đi tới Ê-thi-óp. Phi-líp-phê đã vâng lời. Trong cuộc gặp gỡ với viên thái giám, Phi-líp-phê đã giải thích Tin Mừng cũng như thông điệp cứu độ của Tin Mừng cho ông. Chúa Thánh Thần đã hoạt động trong tâm hồn của người Ê-thi-óp này và ông đã biết mở lòng ra trước món quà đức tin quý giá. Sau đó, ông cảm thấy một điều gì đó thực sự mới mẻ trong tâm hồn mình. Cuối cùng, ông xin được rửa tội. Đó chính là sự ngoan ngoãn trước Thần Khí.

Ngoan ngoãn với Thần Khí mang lại cho chúng ta niềm vui

Hai con người, một là nhà truyền giáo và một là người chẳng hề biết gì về Đức Giêsu, nhưng Thần Khí đã gieo một sự tò mò tốt lành, một sự tò mò tốt lành chứ không phải tò mò nhiều chuyện. Cuối cùng, viên thái giám ấy đã bước đi trên con đường của mình với niềm vui, niềm vui của Thần Khí, khi biết ngoan ngoãn với Người.

Trong những ngày trước, chúng ta đã nghe điều mà người ta làm để chống lại Thần Khí, còn ngày hôm nay, chúng ta được xem một mẫu gương thật đẹp về hai con người đã ngoan ngoãn trước tiếng nói của Thánh Thần. Ngoan ngoãn với Thần Khí là nguồn mạch mọi hoan lạc. Tôi muốn làm điều này nhưng Thiên Chúa lại mời gọi tôi làm một điều khác; nhưng tôi sẽ tìm được niềm vui khi biết đáp trả lại lời mời gọi của Thần Khí.

Thánh Thần làm cho Giáo hội không ngừng tiến về phía trước

Lời cầu nguyện đẹp là biết nài xin sự ngoan ngoãn. Chúng ta tìm thấy lời cầu nguyện ấy trong sách Samuen quyển thứ nhất, lời cầu nguyện của tư tế Ê-li dạy cho cậu bé Samuen trong đêm khuya khi cậu nghe thấy có tiếng người gọi: ‘Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe.’

Đây là một lời cầu nguyện đẹp mà chúng ta có thể thân thưa với Chúa: ‘Lạy Chúa, xin hãy phán, vì con đang lắng tai nghe.’ Lời cầu nguyện xin ơn được ngoan ngoãn với Thần Khí và sự ngoan ngoãn này sẽ thúc đẩy Giáo hội trở thành khí cụ của Thánh Thần. ‘Lạy Chúa, xin hãy phán vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe.’ Chúng ta hãy cầu nguyện như thế và nhiều lần trong ngày: Khi chúng ta bối rối hoang mang, khi chúng ta nghi ngờ khó hiểu hay đơn giản là khi chúng ta muốn cầu nguyện. Và với lời cầu nguyện ấy, chúng ta xin ơn được ngoan ngoãn với Thần Khí.

Vũ Đức Anh Phương, SJ

Những nữ tu hạnh phúc nhất thế giới?

Những nữ tu hạnh phúc nhất thế giới?

Cali, Colombia --  Cộng đoàn “những truyền thông viên Thánh Thể của Thiên Chúa Cha” là cộng đoàn gồm các nữ tu yêu thích âm nhạc và ao ước rao giảng về Thiên Chúa bằng quà tặng tài năng mà Thiên Chúa ban cho họ. Cộng đoàn được Mẹ Gabriela del Amor Crucificado và cha Antonio Lootens thành lập năm 2004 từ 2 cộng đoàn đan sĩ ẩn tu. Cộng đoàn nằm trong Giáo phận Cali, tây nam Colombia, có 65 nữ tu dấn thân truyền giảng Tin Mừng qua phương tiện truyền thông xã hội.

Nữ tu María Victoria de Jesús cho Catholic News Agency biết: “sứ vụ tông đồ của các chị là loan báo Tin Mừng qua càng nhiều phương tiện truyền thông càng tốt”, và đặc sủng của các nữ tu là “truyền thông tình yêu của Thiên Chúa Cha.”

Nữ tu Maria Nazareth, người thành lập nhóm nhạc trong cộng đoàn nhắc lại lời của Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI là Giáo hội sẽ có tội nếu không sử dụng các phương tiện hiệu quả của truyền hình, và lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II: nên có một nhóm những người thánh hiến hiến thân trong các phương tiện truyền thông. Chị nói: “cộng đoàn chúng tôi đã phát sinh như thế.”

Các chị đã phát hành album tiếng Tây ban nha “Yo le Canto” – Tôi hát – và đăng tải nhiều video ca nhạc khác trên mạng internet. Hiện tại các chị đang tiến hành thực hiện các bài hát mới để phát hành vào năm 2017, và đã phát thường xuyên trên các kênh Công giáo ở Colombia, Peru và Los Angeles.

 

Chị cho biết sứ vụ âm nhạc của các chị đã bắt đàu cách đây 3 năm khi các chị sản xuất CD đầu tiên với sự giúp đỡ của một số giáo dân. Chị nói: “Trong năm ngoài chúng tôi đã bắt đầu phát hành các video clip nhạc để có thể đến được với nhiều người hơn. Chúng tôi họat động trong các hình thức nghệ thuật và nghe nhìn như radio, phim ảnh, âm nhạc, và truyền thông xã hội.” Trong khi cộng đoàn được thành lập chủ yếu để hoạt động trong lãnh vực phương tiện truyền thông thì sức mạnh âm nhạc nổi lên một cách tự nhiên nơi các chị em có năng khiếu âm nhạc.

Chị Maria Nazareth nhận định rằng: “trước khi mang một thông điệp thì cần phải có một chứng nhân sống, trung thành với Thiên Chúa và với lời mời gọi của Người. Thật sự là các lời khấn nghèo khó, vâng phục và khiết tịnh giúp chúng tôi cho đi chính mình. Phương tiện đầu tiên của truyền thông là cuộc sống của chúng ta và đó chính là Tin mừng sống -- điều thế giới cần. Rồi những điều khác sẽ đến.”

Chị cho biết các công việc được các chị tự làm lấy, từ viết lời, đạo diễn hay quay phim. Các chị học cách để tạo nên những sản phẩm tốt, vì những sản phẩm chất lượng tốt là điều tốt nhất dành cho Thiên Chúa.

Chị nhấn mạnh: “mục đích của các chị là trợ giúp tất cả các giáo phận, không chỉ ở Cali, để Giáo hội có một sưc mạnh; có mặt ở mọi nơi mà người ta chưa có đức tin hay chưa biết về Thiên Chúa; tìm kiếm các con chiên lạc và củng cố những con không ở trong đàn.”

Chị kết luận: “Khi người ta nghe chúng tôi họ nói họ cảm thấy bình an, tình yêu của Chúa Cha, và có những người đã khóc. Các nữ tu đã chạm đến trái tim của người khác bằng chính cuộc sống cầu nguyện của các chị… những trái tim cần một tiếng nói khích lệ để cảm thấy được Thiên Chúa yêu thương. Chúng tôi tìm cách để mang lại hi vọng cho con người.”

Các clip video của các chị có thể tìm thấy trên Youtube với tựa đề : “Yo le canto” (Catholic News Agency 14/04/2016)

Hồng Thủy OP

Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại đảo Lesvos

Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại đảo Lesvos

Di dân tỵ nạn

VATICAN. ĐTC sẽ dành hơn 4 tiếng đồng hồ để viếng thăm người tị nạn tại đảo Lesvos Hy Lạp thứ bẩy 16-4-2016.

Theo chương trình được Phòng Báo chí Tòa Thánh công bố sáng ngày 14-4-2016, ĐTC sẽ rời Roma lúc 7 giờ sáng 16-4 và đến Phi trường Mytilene của đảo Lesvos (Lesbo).

Tại đây ngài sẽ được thủ tướng Tsipra đón tiếp, rồi gặp gỡ Đức Thượng Phụ Bartolomaios, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople, và Đức TGM Hieronimus Giáo Chủ Thính Thống Hy Lạp. Ngay sau đó ngài gặp Đức TGM Fragkiskos Papamanolis, dòng Capuchino, Chủ tịch Hội đồng GM Hy Lạp.

Sau khi hội kiến riêng với thủ tướng Hy lạp, lúc gần 11 giờ, ĐTC cùng với Đức Thượng Phụ và Đức TGM chính thống đi xe minibus đến thăm trại tị nạn ở Moria cách đó 16 cây số. Trại này có khoảng 2.500 người đang xin quy chế tị nạn. Có 150 trẻ vị thành niên tại đây cũng sẽ được chào ĐTC khi ngài đi gần. Các vị sẽ tiến qua sân dành cho việc đăng ký người xin tị nạn và tới ngôi lều lớn, chào từng người trong số 250 người tị nạn hiện diện.

Tiếp đó, lúc 12 giờ 25, sẽ có 15 phút cho 3 bài diễn từ của ĐTC, Đức Thượng Phụ chung và Đức TGM Giáo Chủ Chính Thống Hy Lạp. Rồi 3 vị ký vào một tuyên ngôn chung, trước khi dùng bữa với vài người tị nạn trong thùng chứa (container) gần bục cao với các vị đọc diễn từ.

Cuộc viếng thăm được tiếp tục vào lúc 13.30: di chuyển ra hải cảng cách đó 8 cây số, để gặp gỡ dân chúng và cộng đoàn Công Giáo. Sau cùng có nghi thức tưởng niệm các nạn nhân bỏ mình trong cuộc di cư. ĐTC sẽ đọc diễn văn trong dịp này và sau cùng 3 vị lãnh đạo Kitô, mỗi vị sẽ đọc một kinh nguyện ngắn cho các nạn nhân di cư.

Sau một phút thinh lặng, ba vị lãnh đạo sẽ nhận từ 3 em bó vòng hoa để quăng xuống biển, tưởng niệm các nạn nhân.

Sau cùng, lúc 14 giờ 15, ĐTC ra phi trường cách đó 3 cây số. Tại đây ngài sẽ gặp riêng Đức TGM Chính thống Athènes và toàn Hy Lạp, gặp Đức Thượng Phụ Bartolomaios của Chính thống, rồi gặp thủ tướng Hy Lạp.

Sau nghi thức tiễn biệt lúc 15 giờ giờ địa phương, ĐTC sẽ đáp máy bay trở về Roma, dự kiến ngài sẽ về tới phi trường Roma-Ciampino lúc 4 giờ rưỡi chiều. Giờ Roma đi sau giờ Hy Lạp 1 tiếng.

Tháp tùng ĐTC trong cuộc viếng thăm có Đức TGM Angelo Becciu, Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô. ĐHY Parolin Quốc vụ khanh đang làm đặc sứ của ĐTC tại Ba Lan trong những ngày nay nhân kỷ niệm 1050 năm Ba Lan được rửa tội.

Cha Lombardi nhấn mạnh rằng cuộc viếng thăm của ĐTC chỉ là một sứ vụ nhân đạo và đại kết chứ không nhắm khía cạnh chính trị nào (SD 14-4-2016)

 G. Trần Đức Anh OP 

Chúa Giêsu không sợ hãi người tội lỗi, Ngài đến cứu vớt họ

Chúa Giêsu không sợ hãi người tội lỗi, Ngài đến cứu vớt họ

ĐTC Phanxicô bắt tay một em bé trong buổi tiếp kiến sáng thứ tư 13-4-2016

Giáo Hội không phải là một cộng đoàn gồm những người toàn thiện, nhưng gồm các môn đệ đang bước theo Chúa, vì họ nhận biết mình là kẻ tội lỗi cần tới ơn tha thứ của Ngài. Chúa Giêsu là một bác sĩ tài ba chữa lành và dưỡng nuôi tín hữu bằng hai loại thuốc là Lời Ngài và Thánh Thể.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với 70,000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư hàng tuần hôm qua. Trong bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tài giáo lý: “Ta muốn lòng thương xót chứ không cần lễ tế” (Mt 9,13). Giải thích trình thuật ơn gọi của thánh sử Mátthêu là một người thu thuế cho đế quốc Roma, và vì thế bị coi là kẻ tội lỗi công khai, ĐTC nói: Thế mà Chúa Giêsu lại gọi ông theo Ngài và trở thành môn đệ của Ngài. Họ nói: “Ông không đuợc đến nhà của loại người như thế!”. Thật ra, Chúa Giêsu không xa lánh các kẻ tội lỗi, nhưng giao du lui tới nhà họ và ngồi bên cạnh họ. Điều này có nghĩa là cả họ cũng có thể trở thành các môn đệ của Ngài. Sự kiện là kitô hữu không khiến cho chúng ra trở thành những người không thể chê trách vào đâu được. Giống như thánh Mátthêu từng người trong chúng ta tín thác nơi ơn thánh của Chúa, mặc dù các tội lỗi của chúng ta. Chúng ta tất cả đều là những người tội lỗi, tất cả chúng ta đều có tội.

ĐTC giải thích thêm điểm này như sau:

Khi kêu gọi Mátthêu, Chúa Giêsu cho các kẻ tội lỗi thấy rằng Ngài không nhìn qúa khứ, điều kiện xã hội, các thành kiến bề ngoài, nhưng rộng mở cho họ một tương lai mới. Có lần tôi đã nghe được một câu nói hay đẹp này: Không có vị thánh nào mà lại không có quá khứ, và không có kẻ tội lỗi nào mà lại không có tuơng lai”. Đây là điều Chúa Giêsu  làm. Không có thánh không có quá khứ, và không có tội nhân không có tương lai. Chỉ cần đáp trả lại lời mời gọi của Chúa với con tim khiêm tốn và chân thành. Giáo Hội không phải là một cộng đoàn của những người toàn thiện, nhưng là cộng đoàn của các môn đệ bước theo Chúa, vì thừa nhận mình là các kẻ tội lỗi và cần đến ơn tha thứ của Ngài. Như thế cuộc sống kitô là trường dậy khiêm nhường, mở ra cho ơn thánh.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Một thái độ như thế không được hiểu bởi những người yêu sách tin rằng mình công chính và tốt lành hơn những người khác. Kiêu căng và hãnh diện không cho phép thừa nhận mình cần ơn cứu rỗi, trái lại, chúng ngăn cản chúng ta trông thấy gương mặt thương xót của Thiên Chúa và hành động với lòng thương xót. Chúng là một bức tường. Kiêu căng và hãnh diện là một bức tường ngăn cản tương quan với Thiên Chúa. Thế nhưng sứ mệnh của Chúa Giêsu chính là đó: đến tìm từng người trong chúng ta, để chữa lành các vết thương của chúng ta, và mời gọi chúng ta theo Ngài với tình yêu thương. Chúa nói rõ điều đó: “Không phải các người khỏe mạnh cần thầy thuốc, nhưng là các người đau yếu” (c. 12). Chúa Giêsu tự giới thiệu mình như là một bác sĩ tài giỏi. Ngài loan báo Nước Thiên Chúa và các dấu chỉ biến cố Ngài đến hiển nhiên: Ngài chữa lành các tật bệnh, giải thoát khỏi sự sợ hãi, cái chết và mà quỷ. Trước Chúa Giêsu không có người tội lỗi nào bị loại trừ – không có người tội lỗi nào bị loại trừ – bởi vì quyền năng chữa lành của Thiên Chúa không biết tới tật bệnh nào mà không chữa được. Và điều này phải trao ban cho chúng ta sự tin tưởng, và rộng mở con tim của chúng ta ra cho Chúa để Chúa đến và chữa lành chúng  ta.

Khi kêu gọi các người tội lỗi vào bàn ăn của Ngài, Chúa chữa lành họ bằng cách tái lập họ trong ơn gọi, mà họ tin là đã mất, và các người biệt phái đã quên đi: đó là ơn gọi của những người được mời vào dự tiệc của Thiên Chúa. Theo ngôn sứ Isaia: Ngày ấy, trên núi này, Giavê các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế. Trên núi này, Người sẽ xé bỏ chiếc khăn che phủ mọi dân, và tấm màn trùm lên muôn nước. Ngày ấy, người ta sẽ nói: "Đây là Thiên Chúa chúng ta, chúng ta từng trông đợi Người, và đã được Người thương cứu độ. Chính Người là Chúa chúng ta từng đợi trông. Nào ta cùng hoan hỷ vui mừng bởi được Người cứu độ." (Is 25,6-9).

Nếu các người biệt phái chỉ trông thấy nơi các người được mời những kẻ tội lỗi và từ chối ngồi chung với họ, thì Chúa Giêsu trái lại, nhắc nhớ rằng cả họ cũng là những người đồng bàn của Thiên Chúa. Trong cách thức đó ngồi vào bàn với Chúa Giêsu có nghĩa là được Ngài biến đổi và cứu rỗi. Chúa Giêsu không sợ hãi đối thoại với các người tội lỗi, các người thu thuế, các đĩ điếm. Không, Ngài không sợ hãi: Ngài yêu thương tất cả mọi người!

Trong cộng đoàn kitô bàn của Chúa Giêsu gồm hai nghĩa: bàn của Lời Chúa và bàn của bí tích Thánh Thể (x. Dei Verbum, 21) Chúng là hai phương dược mà Vị Bác Sĩ Thiên Linh dùng để chữa lành và dưỡng nuôi chúng ta. Với phương dược thứ nhất là Lời,  Ngài vén mở cho thấy và mời gọi chúng ta bước vào cuộc đối thoại giữa các bạn hữu. Lời Chúa thấm vào chúng ta, và như là một con dao nó giải phẫu trong chiều sâu để cứu thoát chúng ta khỏi tật bệnh ăn sâu trong cuộc sống chúng ta. ĐTC giải thích hoạt động của Lời Chúa nơi con người như sau:

Đôi khi Lời này gây đau đớn bởi vì nó cắt mổ các giả hình, lột mặt nạ các viện cớ giả dối, phơi trần các sự thật dấu ẩn; nhưng đồng thời nó cũng soi sáng và thanh tẩy, trao ban sức mạnh và hy vọng, nó là một tái tạo quý báu trên con đường lòng tin của chúng ta. Về phần mình, bí tích Thánh Thể dưỡng nuôi chúng ta với sự sống của chính Chúa Giêsu, và như một phương thuốc cực mạnh nó liên tục canh tân ơn thánh của bí tích Rửa Tội một cách nhiệm mầu. Khi đến gần bí tích Thánh Thể, chúng ta dưỡng nuôi mình bằng Mình và Máu Chúa Giêsu; và khi đến trong chúng ta, Chúa Giêsu kết hiệp chúng ta với Thân Mình của Ngài!

ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Khi kết thúc cuộc đối thoại ấy với các người biệt phái, Chúa Giêsu nhắc nhớ họ lời của ngôn sứ Hosêa: “Hãy đi và học cho biết câu này có nghĩa gì: Ta muốn lòng thương xót chứ không cần lễ tế” (Mt 9,13). Khi nói với dân Israel, ngôn sứ quở trách họ vì các lời cầu ngyện họ dâng lên là các lời trống rỗng và không trung thực. Mặc dầu giao ước của Thiên Chúa và lòng thương xót dân thường sống với một tôn giáo bề ngoài, mà không sống trong chiều sâu giới răn của Chúa. Chính vì thế ngôn sứ nhấn mạnh: “Ta muốn lòng thương xót”, nghĩa là sự liêm chính của một con tim nhận biết các tội lỗi của mình, nhìn lại và trở về trung thành với giao ước của Thiên Chúa. “Chứ không muốn lễ tế”: không có con tim sám hối, mọi hành động tôn giáo không hữu hiệu! Chúa Giêsu áp dụng câu nói này của ngôn sứ cả cho các tương quan nhân loại: các người biệt phái ấy rất đạo đức trong hình thức, nhưng không sẵn sàng chia sẻ bàn với các người thu thuế và kẻ tội lỗi; họ không thừa nhận khả năng của một việc hồi tâm, và vì thế của một chữa lành; họ không để vào chỗ nhất lòng thương xót: tuy trung thành với Lề Luật, họ chứng minh cho thấy họ không hiểu con tim của Thiên Chúa! Nó giống như khi người ta tặng bạn một gói  trong đó có một món quà, và bạn, thay vì tìm quà, thì lại chỉ đi nhìn giấy gói quà: chỉ nhìn cái bề ngoài, cái hình thức, mà không nhìn thấy cái nhân của ơn thánh, của món quà được tặng cho bạn.

Anh chị em thân mến, tất cả chúng ta đều được mời gọi vào bàn tiệc của Chúa. Chúng ta hãy lấy làm của mình lời mời gọi ngồi bên cạnh Chúa cùng với các môn đệ của Ngài. Chúng ta hãy học biết  nhìn với lòng thương xót và nhận ra nơi từng người trong họ một người ngồi cùng bàn với chúng ta. Chúng ta tất cả là môn đệ cần kinh nghiệm và sống lời ủi an của Chúa Giêsu. Chúng ta tất cả đều cần được dưỡng nuôi bằng lòng thương xót của Thiên Chúa, bởi vì chính từ suối nguồn đó nảy sinh ra ơn cứu độ.

ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước Pháp, Bỉ, đảo Mauritius, do các Giám Mục hướng dẫn, như các bạn trẻ giáo phận Besançon và tín hữu Monacô. Trong các nhóm hành hương nói tiếng Anh có các đoàn đến từ Anh quốc, Êcốt, Hoà Lan, Australia, Niu Dilen, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Phi lippines, Canada và Hoa Kỳ. ĐTC đặc biệt chào phái đoàn các luật gia, chưởng lý đến từ Cộng hoà liên bang Đức và một nhóm các thị trưởng vùng Baden Wuettenberg. Trong các nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha ngài chào đoàn hành hương Uberaba và Uruaçu của Brasil. ĐTC cũng không quên chào phái đoàn hành hương Slovacchia và Ba Lan. Ngài nói trong các ngày này Giáo Hội Ba Lan mừng 1.500 năm ngày Ba Lan lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Cùng với các chủ chăn và tín hữu tôi cảm tạ Thiên Chúa vì biến cố lịch sử này đã tạo thành đức tin, tinh thần tu đức và nền văn hóa của quê hương anh chị em trong cộng đoàn các dân tộc, mà Chúa Kitô đã mời gọi tham dự vào mầu nhiệm cái chết và sự phục sinh của Ngài. Anh chị em hãy tạ ơn Chúa – theo các lời của thánh Gioan Phaolô II – vì ơn đã được rửa tội từ hơn 1,000 năm nay nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, được dìm mình trong nước qua ơn thánh kiện toàn nơi chúng ta hình ảnh của Thiên Chúa hằng sống, trong nước là làn sóng của sự vĩnh cửu: “Nguồn nước vọt lên cho cuộc sống vĩnh cửu” (Ga 4,14).

Trong số các nhóm nói tiếng Ý ĐTC chào tín hữu đến từ các giáo phận Mileto-Nicotera-Tropea và Teggiano-Policastro, Mazara del Vallo, Trieste, Padula và Borgo Tossignano, do các Giám Mục sở tại hướng dẫn, các Phó tế tổng giáo phận Milano và các nữ tu Thánh Thể Bergamo, cũng như các thành viên Hiệp hội trưởng lòng Thương Xót Italia. Ngài cầu chúc mọi người sống Năm Thánh Lòng Thương Xót sốt sắng để lãnh ơn toàn xá cho mình và thân nhân, đặc biệt những người đã qua đời.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC khích lệ họ tin tưởng nơi Chúa phục sinh vì Chúa biết đáp ứng hoàn toàn các khát vọng của họ, an ủi các khổ đau và biến đổi tình yêu thương trong cuộc sống gia đình

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải

Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho cuộc viếng thăm của Ngài

Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho cuộc viếng thăm của Ngài

Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho cuộc viếng thăm của Ngài tại Hy Lạp

VATICAN. ĐTC kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho cuộc viếng thăm của ngài tại đảo Lesvos bên Hy Lạp và những người tị nạn vào ngày 16-4-2016.

Lên tiếng vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư, 13-4-2016, ĐTC nói:

”Thứ bẩy tới đây tôi sẽ đến đảo Lesvos, là nơi chuyển tiếp trong những tháng qua của rất nhiều người tị nạn. Tôi đến đó cùng với những người anh em của tôi là Đức Thượng Phụ Bartolomaios của Chính Thống Constantinople và Đức TGM Hieronymos của Giáo phận Chính Thống Athènes và toàn Hy Lạp, để bày tỏ sự gần gũi và liên đới với những người tị nạn cũng như với những người dân tại đảo Lesvos và toàn thể nhân dân Hy Lạp. Tôi xin Anh chị em tháp tùng tôi bằng lời cầu nguyện, khẩn cầu ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Linh và sự chuyển cầu từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria. (SD 13-4-2016)

Phản ứng của một vị TGM Chính Thống Hy Lạp

Đức TGM Crisostomos Savatos của giáo phận Messenia thuộc Chính Thống Hy Lạp, đề cao ý nghĩa và tầm quan trọng cuộc viếng thăm của ĐTC Phanxicô nơi trại tị nạn ở đảo Lesvos.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin ADN của Italia truyền đi hôm 10-4-2016, Đức TGM Savatos, cũng là một nhà thần học nổi tiếng, nhận định rằng ”Sự hiện diện chung của hai vị lãnh đạo Kitô quan trọng nhất, ĐGH Phanxicô và Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, cùng với Đức TGM Hieronymus của Chính Thống ở Athènes và toàn Hy Lạp tại đảo Levos sẽ gởi một sứ điệp mạnh mẽ đến các người hùng mạng của thế giới và tới mỗi người thiện Chúa về nhu cầu hòa bình, và sự nhạy cảm đối với tình trạng khó khăn của người tị nạn”.

Đảo Lesvos rộng 1.632 cây số vuông trong biện Egeo cách Roma 1200 cây số đường chim bay và có 90.643 dân cư. Hàng ngàn người tị nạn đang sống tại đảo này trong tình trạng rất bấp bênh trước sự dửng dưng của dư luận Âu Châu. Dân tị nạn sống trong tuyệt vọng, chờ đợi trong sự sợ hãi.

Theo Đức TGM Savatos, những lời kêu gọi của ĐGH Phanxicô về xã hội nhắm gây ý thức nơi các tín hữu Công Giáo và những người thiện chí rất gần với giáo huấn xã hội của Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp. Trong những năm khủng hoảng kinh tế gần đây, Giáo Hội này đã dấn thân nâng đỡ những nhóm người yếu thế và bị tổn thương nhất trong dân chúng, bị lâm vào thảm trạng tài chánh”. Đức TGM nói: ”Bất công, nạn bóc lột kinh tế và nghèo đói không tạo nên sự khác biệt giữa các tín hữu Công Giáo và Chính Thống, Kitô hữu hoặc tín đồ các tôn giaó khác. Tất cả chúng ta phải dấn thân trợ giúp và nâng đỡ những người đang chịu đau khổ, bảo vệ các cộng đoàn của chúng ta, các giá trị và truyền thống, và cả môi trường thiên nhiên chúng ta đang sống, vì môi trường này cũng thuộc về công trình tạo dựng của Thiên Chúa”.

Giống như hồi ĐTC Gioan Phaolô 2 viếng thăm Hy Lạp nhân dịp Năm Thánh 2000, tại Hy Lạp cũng có những GM Chính Thống thủ cựu lên tiếng phản đối.

Kỳ này cũng có 3 TGM không đồng ý với cuộc viếng thăm của ĐTC, đó là 3 vị Glyfada, Pireo và Kalavryta. Theo ba vị, tuy cuộc viếng thăm có lời mời của Thánh Hội Đồng Chính Thống Hy Lạp, nhưng sẽ ra trước đó phải được thảo luận trong khóa họp toàn thể của các GM thuộc Hội đồng thường trực của Giáo Hội này (Asca 11-4-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Ngoan ngoãn trước sự hướng dẫn của Thần Khí

Ngoan ngoãn trước sự hướng dẫn của Thần Khí

Thánh lễ sáng thứ Năm, ngày 14.04, tại nguyện đường Thánh Marta

VATICAN. Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ 5, 14.04, tại nguyện đường Thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng: “Cần phải ngoan ngoãn trước sự hướng dẫn của Thần Khí, đừng chống lại Người.” Đức Thánh Cha cũng mạnh mẽ cảnh giác những ai biện minh tội chống lại Thần Khí với lý do là “phải trung thành với lề luật”.

Khởi đi từ bài đọc một trích sách Công vụ Tông Đồ thuật lại cuộc gặp gỡ giữa ông Phi-líp-phê, một nhà truyền giáo, với viên thái giám, là quan chức cao cấp trong triều của nữ hoàng Can-đa-kê, nước Ê-thi-óp; Đức Thánh Cha đã triển khai bài giảng của mình dựa trên những trang sách rất đẹp ấy và mời gọi mọi người biết sống ngoan ngùy trước sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Đừng biện cớ là phải trung thành với lề luật để chống lại Thần Khí

Nhân vật chính trong cuộc gặp gỡ, được trình bày nơi bài đọc một, không phải là ông Phi-líp-phê cũng không không là viên thái giám người Ê-thi-óp, nhưng là chính Chúa Thánh Thần. Và chính Thánh Thần đã giơ cánh tay uy quyền mà hành động. Chính Ngài đã làm cho Giáo hội được nảy sinh và không ngừng triển nở. Trong quá khứ, Giáo hội đã trưng dẫn cho chúng ta những hình ảnh minh họa về việc chống lại Thần Khí: những con tim chai đá và khép kín, ngu muội, ngăn cản Thánh Thần. Chúng ta đã chứng kiến nhiều sự kiện như: Phê-rô và Gioan chữa lành cho người bại liệt nằm ở Cửa Đẹp Đền Thờ, những lời lẽ đầy tâm tình và những công việc vĩ đại mà Tê-pha-nô đã làm… Nhưng người ta vẫn đóng kín lòng mình trước những dấu chỉ này và chống lại Thần Khí. Họ tìm cách biện minh bằng cách lấy lý do là phải ‘trung thành với lề luật’, nói khác đi, là trung thành với từng con chữ của lề luật.

Hôm nay, Giáo hội đề nghị chúng ta điều ngược lại: đừng chống lại Thần Khí, những hãy biết ngoan ngoãn và vâng nghe Người. Đó mới chính là thái độ đúng đắn của Kitô hữu. Ngoan ngoãn với Thần Khí và sự ngoan ngoãn này chính là thưa tiếng xin vâng để Thánh Thần có thể hoạt động và không ngừng xây dựng Giáo hội. Phi-líp-phê, một trong số các Tông đồ, cũng bận rộn như bao giám mục khác và chắc chắn lúc đó, ông cũng đang vất vả với trăm công ngàn việc. Nhưng Thần Khí đã nói ông hãy bỏ lại những gì còn dang dở trong chương trình kế hoạch và đi tới Ê-thi-óp. Phi-líp-phê đã vâng lời. Trong cuộc gặp gỡ với viên thái giám, Phi-líp-phê đã giải thích Tin Mừng cũng như thông điệp cứu độ của Tin Mừng cho ông. Chúa Thánh Thần đã hoạt động trong tâm hồn của người Ê-thi-óp này và ông đã biết mở lòng ra trước món quà đức tin quý giá. Sau đó, ông cảm thấy một điều gì đó thực sự mới mẻ trong tâm hồn mình. Cuối cùng, ông xin được rửa tội. Đó chính là sự ngoan ngoãn trước Thần Khí.

Ngoan ngoãn với Thần Khí mang lại cho chúng ta niềm vui

Hai con người, một là nhà truyền giáo và một là người chẳng hề biết gì về Đức Giêsu, nhưng Thần Khí đã gieo một sự tò mò tốt lành, một sự tò mò tốt lành chứ không phải tò mò nhiều chuyện. Cuối cùng, viên thái giám ấy đã bước đi trên con đường của mình với niềm vui, niềm vui của Thần Khí, khi biết ngoan ngoãn với Người.

Trong những ngày trước, chúng ta đã nghe điều mà người ta làm để chống lại Thần Khí, còn ngày hôm nay, chúng ta được xem một mẫu gương thật đẹp về hai con người đã ngoan ngoãn trước tiếng nói của Thánh Thần. Ngoan ngoãn với Thần Khí là nguồn mạch mọi hoan lạc. Tôi muốn làm điều này nhưng Thiên Chúa lại mời gọi tôi làm một điều khác; nhưng tôi sẽ tìm được niềm vui khi biết đáp trả lại lời mời gọi của Thần Khí.

Thánh Thần làm cho Giáo hội không ngừng tiến về phía trước

Lời cầu nguyện đẹp là biết nài xin sự ngoan ngoãn. Chúng ta tìm thấy lời cầu nguyện ấy trong sách Samuen quyển thứ nhất, lời cầu nguyện của tư tế Ê-li dạy cho cậu bé Samuen trong đêm khuya khi cậu nghe thấy có tiếng người gọi: ‘Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe.’

Đây là một lời cầu nguyện đẹp mà chúng ta có thể thân thưa với Chúa: ‘Lạy Chúa, xin hãy phán, vì con đang lắng tai nghe.’ Lời cầu nguyện xin ơn được ngoan ngoãn với Thần Khí và sự ngoan ngoãn này sẽ thúc đẩy Giáo hội trở thành khí cụ của Thánh Thần. ‘Lạy Chúa, xin hãy phán vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe.’ Chúng ta hãy cầu nguyện như thế và nhiều lần trong ngày: Khi chúng ta bối rối hoang mang, khi chúng ta nghi ngờ khó hiểu hay đơn giản là khi chúng ta muốn cầu nguyện. Và với lời cầu nguyện ấy, chúng ta xin ơn được ngoan ngoãn với Thần Khí.

Vũ Đức Anh Phương, SJ

Hai loại bách hại

Hai loại bách hại

Thánh lễ sáng thứ ba, 12.04, tại nguyện đường Thánh Marta

VATICAN. “Sự bách hại là lương thực hằng ngày của Giáo hội.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ ba, ngày 12 tháng 04, tại Nguyện đường thuộc Nhà trọ Thánh Marta.

Đức Thánh Cha chia sẻ rằng: “Các Kitô hữu phải đối diện với hai loại bách hại. Loại thứ nhất, rõ ràng và dễ nhận thấy, là bách hại của các vị tử đạo, đã bị giết chết vì đức tin, giống như đã xảy ra với Thánh Tê-pha-nô, vị tử đảo tiên khởi, hay với các Thánh Anh Hài bị Hê-rô-đê sát hại. Ngày hôm nay cũng có rất nhiều Kitô hữu bị giết chết như thế, vì tin vào Đức Kitô. Loại thứ hai có vẻ lịch sự và ít bạo lực hơn, thường ẩn dưới lớp vỏ văn hóa, sự tiến bộ và tinh thần hiện đại. Nhiều Kitô hữu vẫn đang bị bách hại một cách ‘lịch sự’ như thế, vì muốn diễn tả giá trị cao cả của việc làm con Thiên Chúa.

Như vậy, vẫn còn tồn tại những cuộc bách hại đẫm máu: bị xé ra từng mảnh bởi một con dã thú để làm vui lòng khán giả đang ngồi xem trên đấu trường hay cho nổ tung một quả bom được gài sẵn ở lối ra nhà thờ. Nhưng cũng có những cuộc bách hại diễn ra cách lịch sự và có học thức dưới ‘tấm áo của văn hóa’: Họ sẽ giam lỏng bạn vào một góc tối của xã hội, đe dọa tước đi việc làm của bạn nếu bạn không tuân thủ luật lệ mà họ đặt ra là chống lại Thiên Chúa Tạo Hóa.”

Các vị tử đạo của đời sống thường ngày

Khởi đi từ trình thuật về cuộc tử đạo của thánh Tê-pha-nô được mô tả trong sách Công vụ Tông Đồ, theo phụng vụ của ngày hôm nay, Đức Thánh Cha nhận thấy thực tế rằng kể từ hai ngàn năm nay các cuộc bách luôn xảy ra trong lịch sử đức tin Kitô giáo:

“Tôi muốn nói rằng bách hại là lương thực hằng ngày của Giáo hội. Đức Giêsu cũng đã nói như thế. Khi làm một vòng tham quan Roma và đến Colosseo, chúng ta nghĩ tới các vị tử đạo đã bị những con sư tử hung hãn giết chết. Nhưng các vị tử đạo không chỉ có ở Colosseo và cũng không chỉ có vào thời điểm đó nhưng ngày hôm nay vẫn còn có các vị tử đạo. Mới ba tuần trước đây, những Kitô hữu đang cử hành lễ Phục Sinh với nhau ở Pakistan đã bị giết chết. Chắc chắn, họ được phúc tử đạo vì đang mừng mầu nhiệm Đức Kitô phục sinh. Và như thế, Giáo hội không ngừng bước đi với các vị tử đạo của mình.

Bách hại cách ‘lịch sự’

Cuộc tử đạo của Thánh Tê-pha-nô mở đầu cho một sự bách hại bài Kitô giáo rất khốc liệt ở Giê-ru-sa-lem. Điều ấy cũng tương tự với việc ngày hôm nay nhiều người không có tự do để tuyên xưng đức tin vào Đức Giêsu. Nhưng còn có một cuộc bách hại khác mà chúng ta ít khi nhắc đến. Đó là cuộc bách hại đội lốt văn hóa, được ngụy trang với vỏ bọc hiện đại và sự phát triển.

Tôi muốn nói cách mỉa mai rằng, đó là một cuộc bách hại có ‘giáo dục’. Cuộc bách hại ấy xảy ra không phải khi người ta tuyên xưng danh Đức Giêsu, nhưng là khi người ta muốn diễn tả giá trị của việc làm con cái Chúa. Đó là một cuộc bách hại chống lại Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, nơi chính con người của những con cái Thiên Chúa. Nói cách dễ hiểu hơn, chúng ta nhận thấy rằng ngày nay, những cường quốc có quyền thiết định luật pháp để bắt buộc người khác phải đi trên con đường mà họ vạch ra. Khi một quốc gia không theo những luật pháp này, hay ít nhất không muốn có những luật pháp ấy trong hệ thống pháp luật của mình, ngay lập tức sẽ bị cô lập, bị cáo buộc và bị bách hại. Những bách hại đó tước mất đi sự tự do của con người, và ngay cả quyền chối từ của lương tâm.

Đây là sự bách hại của thế gian, tước mất tự do, trong khi Thiên Chúa ban cho chúng ta tự do để có thể làm chứng tá về Thiên Chúa Cha, Đấng tạo dựng nên chúng ta và làm chứng về Đức Kitô, Đấng đã cứu chuộc chúng ta. Cuộc bách hại ấy có một kẻ chủ mưu.

Đức Giêsu đã vạch mặt chỉ tên kẻ chủ mưu của loại bách hại có ‘giáo dục’ này, đó là tên thủ lĩnh thế gian. Những cường quốc muốn áp đặt những quan điểm, thái độ, luật lệ chống lại phẩm giá của con cái Thiên Chúa; bắt các tín hữu chống lại Đấng Hóa Công. Đây là cuộc chống đạo có quy mô lớn. Như thế đời sống của những Kitô hữu luôn có hai cuộc bách hại này. Nhưng Đức Giêsu đã hứa với chúng ta là sẽ không bỏ rơi chúng ta. ‘Anh em hãy cẩn thận. Đừng để rơi vào tinh thần thế gian. Hãy tỉnh thức luôn! Và hãy can đảm tiến về phía trước, vì Thầy luôn ở với các con.’”

Vũ Đức Anh Phương, SJ

Hiện tượng thờ ma quỷ ở Kenya

Hiện tượng thờ ma quỷ ở Kenya

Hội đồng Giám mục Kenya

Nairobi, Kenya – Tại một hội nghị chuyên đề thần học gần đây về những điều huyền bí và việc thờ ma quỷ, Đức cha Emmanuel Barbara của Malindi cho biết tình trạng thờ kính ma quỷ đang gia tăng nhanh chóng ở Kenya và nó có những ý nghĩa toàn cầu. Các người trẻ, cả Ki-tô hữu và không phải Ki-tô hữu, đạng bị cám dỗ về vấn đề này bởi được hứa hẹn các học bổng. Đức cha hy vọng Năm Thánh Lòng Thương xót sẽ giúp các tín hữu Công giáo giữ vững lòng tin.

Trong phần trả lời các câu hỏi sau đó, vài người đã yêu cầu các Giám mục Kenya chuyển từ việc nói về vấn đề này sang hành động để ngăn chặn việc thờ phượng này. Một tín hữu cho biết: “việc giáo dục để loại trừ điều này cho các tín hữu Công giáo còn thiếu.” Một người khác yêu cầu Đức cha cho những tài liệu cụ thể về vấn đề. Một tham dự viên dấu tên nói với báo Catholic News Service về việc những người đứng sau việc tuyển mộ người cho việc thờ cúng ma quỷ đã khai thác cách hiệu quả những người trẻ trong giới thất nghiệp, mù chữ và có vấn đề về trí tuệ.

Cha Clement Majawa, đang giảng dạy tại  đại học Công giáo Đông Phi cho rằng Giáo hội và chính quyền phải cảnh giác công chúng về tình trạng thật của việc thờ ma quỷ. Cha đề nghị các môn học về các xã hội tôn giáo huyền bí và tôn giáo truyền thống của châu Phi. Cha cũng đề nghị các tín hữu Công giáo cộng tác với bộ Giáo dục Kenya để phát triển chương trình học và có một đội ngũ tuyên úy và cố vấn sẵn sàng cho tình trạng thách đố này.

Vào năm 1999 đã có một cuộc điều tra của phủ tổng thống về vấn đề thờ cúng ma quỷ và kết quả cho thấy hiện tượng này xuất hiện trong các trường hoc, nhà thờ và ngay cả trong các văn phòng chính phủ.  (Catholic New Service 12/04/2016)

Hồng Thủy OP

 

Chứng tá can đảm của các nữ tu “Tiểu muội người nghèo”

Chứng tá can đảm của các nữ tu “Tiểu muội người nghèo”

Little Sisters of the Poor

Notre Dame, Indiana – Các nữ tu “Tiểu muội người nghèo” (Little Sisters of The Poor) đã được hoan nghênh chào đón nhiêt liệt trong thánh đường Thánh tâm ở Đại học Notre Dame. Các nữ tu đã được nhận giải thưởng Evangelium Vitae” – Tin Mừng Sự Sống – vào ngày 9 tháng 4 vừa qua vì những phục vụ nổi bật của họ cho sự sống con người. Huy chương này được trao hàng năm từ năm 2011 bởi trung tâm đạo đức và văn hóa của đại học Notre Dame. Những người được nhận giải thưởng được loan báo trên báo Chúa nhật “Tôn Trọng Sự Sống” và huy chương được trao vào mùa xuân. Giải thưởng Tin Mừng Sự Sống có kèm theo 10 ngàn Mỹ kim. Trước đây hội Hiệp sĩ Columbus và các “Nữ tu Sự Sống” đã nhận được giải này.

Các nữ tu “Tiểu muội người nghèo” điều hành 30 nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và trợ giúp an sinh cho hơn 13 ngàn người lớn tuổi có thu nhập thấp.

Giải thưởng năm nay được trao chỉ 2 tuần sau khi Tòa án Tối Cao Hoa kỳ nghe những tranh luận trong vụ kiện của các nữ tu “Tiểu muội người nghèo”, các giáo phận Công giáo và các tổ chức khác, và các nhóm tôn giáo khác chống lại phán quyết liên bang yêu cầu hầu hết các chủ nhân, bao gồm chủ các cơ sở tôn giáo, cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho người lao động bao gồm biện pháp tránh thai, triệt sản và thuốc phá thai – ngay cả khi các bảo hiểm như vậy gây nên những xung đột về mặt đạo đức cho các chủ nhân.

Sự hoan nghênh bất thường dành cho sự kiên các nữ tu được giải thưởng đã bùng nổ trước đó, trong bài giảng của Đức Cha Kevin C. Rhoades ở Fort Wayne-South Bend trong Thánh lễ trước khi giải thưởng được trao. Ngài so sánh chứng tá của các nữ tu như chứng tá của các Tông đồ trong bài sách Tông đồ Công vụ, khi các ngài được gọi ra trước Công nghị, một tòa án tôn giáo, và được yêu cầu ngừng giảng dạy nhân danh Chúa Giê-su. Đức cha nói: “Trong Thánh lễ này, có một cộng đoàn các nữ tu hiện diện với chúng ta, những người đối diện với một phán quyết bất công, đã đứng lên, và hành động của họ đã nói những lời Thánh Phê-rô và các Tông đồ đã nói: ‘Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời con người.’”. Đức Cha cám ơn về chứng tá can đảm của các nữ tu. Sự hoan hô nhiệt tình bùng nổ trong nhà dòng đông nghẹt các sinh viên của đại học Notre Dame. Đây được xem như là phản ứng lại thông báo của ban lãnh đạo của đại học vào ngày 5 tháng 3, sẽ trao huân chương “Laetare” năm 2016 của đại học cho phó Tổng thống Joe Biden và cựu Chủ tịch Quốc hội John Boehner; cả 2 đều là người Công giáo.

Huân chương Laetare, được trao lần đầu vào năm 1883, là giải thưởng lâu đời và uy tín nhất được trao cho các người Công giáo Mỹ để nhìn nhận những đóng góp xuất sắc cho Giáo hội và xã hội. Trong quá khứ, trong số những người đã được trao giải có cố Tổng thống John F. Kennedy, Dorothy Day và Đức Hồng Y Joseph Bernadin.

Vài thành viên của đại học Notre Dame đã phản đối mạnh mẽ về quyết định trao huân chương cho phó Tổng thống Joe Biden vì ông đã không đồng ý với giáo huấn của Hội thánh về phá thai và hôn nhân. Cha John I. Jenkins, chủ tịch của đại học Notre Dame giải thích là 2 nhân vật trên không được trao giải vì lập trường chính trị của họ, nhưng vì những đóng góp và cống hiến cho văn minh. Tuy vậy, Đức cha Rhoades, Giám mục bản quyền cho biết ngài đã nói với cha Jenkins là việc vinh danh bất cứ viên chức ủng hộ phá thai, dù người đó đã có những đóng góp tích cực trong việc phục vụ công cộng. Trong tuyên bố hôm 14 tháng 3, Đức cha đã viết: “Giáo hội không ngừng kêu gọi các công chức, đặc biệt là các người Công giáo, về nghĩa vụ lớn lao và rõ ràng phải phản đối bất cứ đạo luật nào hỗ trợ và tạo điều kiện phá thai hay làm mất đi ý nghĩa đích thực của hôn nhân. Tôi không đồng ý với việc trao giải thưởng cho những người vì đóng góp xuất sắc cho Giáo hội và xã hội mà không trung thành với nghĩa vụ này.”

Trong bài giảng hôm 9 tháng 4 Đức cha cũng nói: “Rao giảng bằng cuộc sống của chúng ta, bằng chứng tá của chúng ta là cần thiết và đòi sự can đảm…. Phải có một sự nhất quán giữa điều chúng ta tuyên xưng và cách sống của chúng ta, và điều này không chỉ bao gồm cuộc sống của chúng ta mà cả đời sống của cộng đoàn chúng ta, của giáo phận và giáo xứ, của các trường và đại học Công giáo, các cơ sở y tế và các cơ sở Công giáo khác.”

Sau Thánh lễ, huân chương “Tin Mừng Sự sống” được trao cho nữ tu Loraine Marie Maguire, giám tỉnh tỉnh dòng Hoa kỳ của dòng “Tiểu muội người nghèo”, đại diện cho các nữ tu. Cũng có sự hiện diện của khoảng hơn mươì nữ tu và các người hưu trí trong các cơ sở do các nữ tu phụ trách. Nữ tu Loraine Marie Maguire nói, các nữ tu Tiểu muội được khen ngợi ngoài những lời nói, còn nhận giải thưởng. Chị cám ơn các người cư trú trong các nhà của các nữ tu vì đã tạo nên sứ vụ của các nữ tu và  qua đó các nữ tu được giải thưởng. Chị kể lại là các nữ tu đã đối mặt với nhiều thử thách trong cuộc chiến pháp luật, nhưng cũng nhận nhiều ân sủng và sự yêu thương trợ giúp, và đã đạt đến một tầm mức mới của đức tin và đức cậy vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Theo chị, nhờ lời cầu nguyện, các nữ tu vượt qua những tháng khó khăn vừa qua. Lời cầu nguyện là thiết yếu để có thể bày tỏ sự chấp nhận và tôn trọng với những người có niềm tin khác chúng ta trong khi vẫn làm chứng về sự thật. Mẹ kêu gọi những người ủng hộ đang có mặt tại bữa tiệc xem xét “cam kết chung của chúng ta với Tin Mừng sự sống trong ‘Năm Thánh Lòng Thương xót’ bằng cách làm theo sự khuyến khích của Giáo hoàng Phanxicô: chiêm ngắm chăm chú hơn vào lòng thương xót để chúng ta có thể trở thành một dấu chỉ hiệu quả hơn của hoạt động của Chúa Cha trong cuộc sống của chúng ta.” (Catholic News Service 11/04/2016)

Hồng Thủy OP

Đức Thánh Cha kêu gọi bãi bỏ án tử hình và tha nợ quốc tế

Đức Thánh Cha kêu gọi bãi bỏ án tử hình và tha nợ quốc tế

Đức Thánh Cha kêu gọi bãi bỏ án tử hình và tha nợ quốc tế

VATICAN. ĐTC Phanxicô tái kêu gọi các vị lãnh đạo chính quyền các quốc gia bãi bỏ án tử hình và tha nợ quốc tế.

 Trong sứ điệp gửi Hội nghị quốc tế do Phong trào Pax Christi Hòa bình của Chúa Kitô và Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình cùng tổ chức ở Roma từ ngày 11 đến 13-4-2016 này, ĐTC viết:

 ”Tôi mời gọi tất cả quí vị hiện diện tại Hội nghị này hãy hỗ trợ 2 lời thỉnh cầu mà tôi đã gửi đến các vị lãnh đạo các nước, trong Năm Thánh này, đó là bãi bỏ án tử hình tại nơi nào vẫn còn, cùng với sự ân xá, và hủy bỏ hoặc điều chỉnh lại nợ nần quốc tế qua sự quản trị có thể chấp nhận được dành cho các nước nghèo nhất”.

 Hội nghị quốc tế vừa nói có chủ đề là ”Bất bạo lực và Hòa bình công chính: góp phần vào quan niệm của Công Giáo về bất bạo động và sự dấn thân cho bất bạo động”.

 Trong sứ điệp ĐTC nhấn mạnh một điểm thiết yếu, đó là: ”trong tư cách là Kitô hữu, chúng ta biết rằng chỉ khi nào coi những người đồng loại như anh chị em với nhau, chúng ta mới có thể vượt thắng chiến tranh và xung đột. Giáo Hội không ngừng lập lại rằng điều ấy có giá trị không những trên bình diện cá nhân, nhưng cả trên bình diện các dân nước, đến độ Giáo Hội coi cộng đồng quốc tế như ”gia đình các dân nước”.

 ĐTC viết thêm rằng ”Trong tư cách là Kitô hữu chúng ta cũng biết rằng chướng ngại lớn cần loại bỏ để có gia đình các dân nước chính là chướng ngại do bức tường dửng dưng lãnh đạm dựng lên. Tin tức thời sự gần đây cho chúng ta thấy, khi tôi nói về bức thường, thì đó không phải là ngôn ngữ chỉ nghĩa bóng, nhưng đó là một thực tại đau buồn. Thực tại dửng dưng, không những chỉ liên hệ đến con người, nhưng cả môi trường tự nhiên, với những hậu quả nhiều khi đau thương về mặt an ninh và hòa bình xã hội.

 ĐTC cũng nhận xét rằng: ”Sự dấn thân vượt thắng sự dửng dưng chỉ thành công, nếu chúng ta có khả năng sử dụng lòng từ bi thương xót. Lòng thương xót được biểu lộ qua tình liên đới 'chính trị', vì tình liên đới tạo nên thái độ luân lý và xã hội đáp ứng hữu hiệu sự ý thức về những tai ương thời nay và sự lệ thuộc lẫn nhau giữa đời sống cá nhân, cộng đoàn gia đình, địa phương và hoàn cầu” (SD 11-4-2016)

 G. Trần Đức Anh OP 

Truyền giáo dưới ánh sáng các giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô

Truyền giáo dưới ánh sáng các giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô

Mexico City – Các bề trên Tổng quyền và cố vấn của nhiều hội đoàn tông đồ truyền giáo đã họp nhau tại trụ sở của các Thừa Sai Guadalupe ở thành phố Mexicô từ ngày 5-9 tháng 4  vừa qua. Đây là cuộc họp thường kỳ được tổ chức hai năm một lần. Chủ đề của khóa họp năm nay là Sắc lệnh “Missio ad gentes” (Đến với muôn dân) trong bối cảnh hậu Tông huấn “Evangelii Gaudium” (Niềm Vui Tin Mừng) và Thông điệp “Laudato si”.

 

Đã có 43 nhà truyền giáo của 22 hội đoàn tham dự khóa họp. Họ làm quen với nhau, suy tư về sứ vụ truyền giáo trong thế giới hôm nay, và cùng tìm ra những cách thế để thi hành sứ vụ truyền giáo chung với nhau. Điểu nổi bật và đánh động trong buổi họp này là tính phổ quát của sứ vụ truyền giáo ngày nay, với sự hiện diện của các tham dự viên đến từ khắp 5 châu, trong đó số các thành viên đến từ “vùng truyền giáo” gia tăng hơn trước. Không chỉ có các nhà truyền giáo của các hiệp hội của Âu châu và Mỹ châu đang truyền giáo ở Phi châu và Á châu, nhưng còn có thành viên của các hiệp hội truyền giáo từ Á châu như Ấn độ, Thái lan, Philippin, Nam Hàn và Nigiêria.

 

Cha Jack Lynch thuộc Hội truyền giáo hải ngoại Scaboro đã đưa ra những điểm suy tư liên quan đến những thách đố đối với sứ vụ mà hai tài liệu của Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày, đặc biệt liên quan đến đời sống nội tâm của các hội đoàn truyền giáo, cũng như cách thức thực hành sứ vụ. Cha đặt câu hỏi: Những cách thức sống nào giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta? Chúng ta được mời gọi hoán cải về điều gì khi thực hiện việc truyền giáo? Câu trả lời nằm trong những chọn lựa và thực hành đơn giản nhất như quan tâm bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người, khi chúng ta xây nhà cửa, di chuyển con người và vật dụng, sử dụng nước và năng lượng tái chế.

 

Các nhóm đã nghiên cứu để làm thế nào tháp nhập các vấn đề vào việc huấn luyện truyền giáo để phát triển một tu đức truyền giáo liên kết với những giáo huấn này. Việc huấn luyện ở chủng viện cũng là một chủ đề vì điều này cũng ảnh hưởng đến những thử thách mới trong sứ vụ truyền giáo, đặc biệt liên quan đến người nghèo, đến ngôi nhà chung của chúng ta. Các tham dự viên cũng đề nghị những phương thức hợp tác chung giứa các hội đoàn trong việc huấn luyện và sứ vụ.

 

Các ý kiến sẽ được thu thập và gửi đến các hội đoàn để suy tư và quyết định. Một ủy ban thư ký cũng được thành lập để tiếp tục việc suy tư các vấn đề trong 2 năm tới, cho đến kỳ họp sẽ được tổ chức tại trụ sở của các Thừa sai Columban ở Hồng Kông vào tháng 4 năm 2018. (Asia News 10-4-2016)

 

Hồng Thủy OP

 

Các tiến sĩ luật đã đóng kín tâm hồn trước Lời Chúa và trước cuộc sống của tha nhân

Các tiến sĩ luật đã đóng kín tâm hồn trước Lời Chúa và trước cuộc sống của tha nhân

VATICAN. Các tiến sĩ luật kết án người khác đã chống lại Lời Thiên Chúa. Họ khép kín tâm hồn trước những lời loan báo của các ngôn sứ. Đối với họ, cuộc sống của tha nhân chẳng có gì đáng phải bận tâm, chỉ có khuôn khổ của lề luật và những phép tắc mới là điều quan trọng. Đây chính là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ hai, ngày 11 tháng 04, tại nguyện đường Thánh Marta.  

Trọng tâm bài giảng được Đức Thánh Cha triển khai từ bài đọc một trích sách Công vụ Tông Đồ, thuật lại việc các tiến sĩ luật kết án ông Tê-pha-nô bằng những lời phỉ báng, vì họ không địch nổi lời lẽ khôn ngoan mà Thần Khí đã ban cho ông. Bấy giờ, họ mới xui mấy người phao lên rằng: “Chúng tôi đã nghe hắn nói lộng ngôn xúc phạm đến ông Mô-sê và Thiên Chúa.” Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Tâm hồn họ đã đóng kín trước chân lý của Thiên Chúa và chỉ bám lấy sự đúng sai theo lề luật. Nhưng khi chỉ biết đến sự chính xác của lề luật, của những con chữ, họ không tìm được lối đi nào khác ngoài sự dối trá, dựng lên chứng gian và giết chết người khác. Có lần, Đức Giêsu đã từng khiển trách họ bởi thái độ này, vì ‘cha ông họ đã giết các ngôn sứ’, còn chính họ lại là những người xây lăng cho các ngôn sứ ấy. Nhưng các vị tiến sĩ của lề luật, của chữ nghĩa này thật ra là những người hoài nghi hơn là đạo đức giả: ‘Nếu chúng tôi được sống vào thời cha ông chúng tôi, chắc chắn chúng tôi sẽ không làm việc đó.’ Và như thế, họ đã phủi sạch tay mình và tự xét mình là những người trong sạch. Nhưng tâm hồn họ lại đóng kín trước Lời Chúa, trước chân lý và trước sứ giả của Thiên Chúa, là những người thông truyền lời loan báo đến Dân Người.

Tôi cảm thấy đau buồn khi đọc một đoạn nhỏ trong Tin Mừng theo thánh Mát-thêu, thuật lại việc Giuđa hối hận, đến gặp các thượng tế và nói rằng: ‘Tôi đã phạm tội nộp người vô tội.’ Và Giuđa muốn trả lại tiền. Nhưng các thượng tế đáp: ‘Can gì đến chúng tôi. Mặc kệ anh!’ Trái tim họ đã thật sự khép kín trước người đàn ông đáng thương này. Giuđa đã ăn năn hối hận nhưng không biết phải làm gì để chuộc lỗi. Và điều mà anh nhận được là một câu nói lạnh nhạt: ‘Mặc xác anh!’ Giuđa đã ném số bạc vào Đền Thờ và ra đi thắt cổ. Các thượng tế đã làm gì khi Giuđa thắt cổ? Phải chăng họ đã nói: ‘Ôi, tôi nghiệp anh quá’? Không. Họ không tỏ ra thương xót nhưng ngay lập tức đề cấp đến số bạc Giuđa đã bỏ lại: ‘Không được phép bỏ vào quỹ Đền Thờ, vì đây là giá máu.’… Theo luật thì chúng ta phải làm như thế này, như thế nọ, như thế kia…. Ôi, những vị tiến sĩ của chữ nghĩa!  

Đối với các vị tiến sĩ ấy, mạng sống của một con người chẳng có nghĩa lý gì, sự ăn năn hối hận của Giuđa chẳng hề quan trọng. Điều duy nhất quan trọng với họ là khuôn khổ của lề luật, là những từ ngữ, chữ nghĩa và tất cả những gì mà họ đã xây đắp lên. Đây chính là sự chai cứng trong tâm hồn họ. Nhưng những người có con tim chai đá và mù tối ấy đã không thắng nổi chân lý mà Tê-pha-nô đang nói. Vì thế, họ tìm những nhân chứng giả để có thể kết án ông.

Kết cục của Tê-pha-nô cũng giống như bao vị ngôn sứ khác, và cũng giống như Đức Giêsu. Và đây cũng chính là điều không ngừng được lặp lại trong lịch sử của Giáo hội. Lịch sử ấy nói với chúng ta về bao nhiêu người đã bị giết hại, bị kết án cho dẫu là hoàn toàn vô tội: bị kết án với lời của Thiên Chúa, vì bị cho rằng đã chống lại Lời Thiên Chúa. Chúng ta hãy nghĩ đến việc săn phù thủy hay nghĩ đến thánh Gioana thành Arc (Jeanne d'Arc) của nước Pháp, nghĩ đến rất nhiều người khác đã bị đưa lên dàn hỏa thiêu. Họ bị xử tử vì, theo các thẩm phán, không hành xử đúng với Lời Chúa. Gương của Đức Giêsu vẫn còn đó. Khi Ngài một mực trung tín và vâng phục Lời của Cha, Ngài đã phải chết treo nhục nhã trên thập giá. Với tất cả sự dịu dàng, từ tốn, Đức Giêsu đã nói với hai môn đệ trên đường Emmaus: ‘Ôi kẻ khờ dại, chậm tin các điều các Ngôn Sứ đã nói!’ Phần chúng ta, ngày hôm nay, chúng ta cũng hãy nài xin Thiên Chúa, với cùng một sự dịu dàng, từ tốn ấy, đoái xem đến những ngu muội lớn cũng như nhỏ trong tâm hồn chúng ta. Xin Chúa chăm nom, vỗ về chúng ta và nói với chúng ta rằng: ‘Ôi, kẻ khờ dại và chậm tin’ và sau đó, xin Chúa bắt đầu giải thích mọi sự cho chúng ta.”

Vũ Đức Anh Phương, SJ

 

Chúng ta hãy thông truyền sức mạnh của Thiên Chúa Phục Sinh

Chúng ta hãy thông truyền sức mạnh của Thiên Chúa Phục Sinh

Đức Thanh Cha chủ sự buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật, ngày 10-04

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật, ngày 10-04, với vài chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: Đức Kitô thực sự đã phục sinh! Sự hiện diện của Đức Giêsu phục sinh làm biến đổi tất cả. Ngày hôm nay, Giáo hội không ngừng ca vang lời loan báo chan chứa niềm vui ấy.

Sau đây là bài huấn dụ của Đức Thánh Cha:

“Tin Mừng ngày hôm nay thuật lại lần hiện ra thứ ba của Đức Giêsu phục sinh với các môn đệ, bên bờ biển hồ Galilea, với sự khắc họa của mẻ cá lạ (Ga 21, 1-9). Trình thuật Tin Mừng được lồng ghép vào bối cảnh cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của các môn đệ. Họ đã trở về quê quán, trở về với công việc đánh cá sau những ngày buồn thảm thê lương với cuộc khổ nạn, cái chết và phục sinh của Đức Giêsu. Các môn đệ cảm thấy thật khó để có thể hiểu những gì vừa mới xảy ra. Trong khi tất cả dường như đã đặt dấu chấm hết, thì một lần nữa, Đức Giêsu lại ‘đi tìm’ các môn đệ của mình. Lần này, Ngài gặp các ông ở gần biển hồ. Các ông đã trải qua một đêm vất vả trên thuyền nhưng không bắt được gì cả. Những tấm lưới trống không, trong một ý nghĩa nào đó, giống như một sự lượng định về kinh nghiệm của các môn đệ với Thầy Giêsu: các ông đã gặp Giêsu, đã bỏ tất cả mọi sự để theo Người, đầy tràn hăng say và hy vọng… nhưng cuối cùng thì sao? Các ông đã thấy thầy sống lại nhưng sau đó lại nghĩ rằng: ‘Thầy đến nhưng rồi thầy cũng sẽ bỏ chúng ta … Mọi chuyện chỉ như một giấc mơ.’

Trong ánh bình minh ló dạng phía chân trời, Đức Giêsu đứng trên bãi biển nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giêsu (câu 4). Ngài nói với những chàng ngư phủ đang mệt mỏi và thất vọng ấy: ‘Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá’ (câu 6). Các ông đã tin và kết quả là có một mẻ cả dư đầy đến không thể tưởng tượng được. Ngay khi khi nhìn thấy mẻ cá ấy, Gioan nói với Phê-rô: ‘Chúa đó!’ (câu 7). Ngay lập tức, Phê-rô nhảy xuống biển và bơi vào bờ, đến với Đức Giêsu. Lời tuyên bố: ‘Chúa đó!’ chứa đựng tất cả mọi nhiệt huyết, hăng say của niềm tin tưởng phục sinh, tràn đầy niềm vui và ngỡ ngàng sung sướng. Điều ấy hoàn toàn đối lập với sự mất mát đau thương, với sự thất bại, bất lực đang chất chưa nơi tâm hồn của các môn đệ. Sự hiện diện của Đức Giêsu Phục Sinh làm biến đổi tất cả: Ánh sáng đã chiến thắng bóng tối, công việc đánh cá cả đêm tưởng chừng như vô ích nhưng lại trổ sinh hoa trái và chất chứa đầy hứa hẹn, sự mệt mỏi và cảm thấy bị bỏ rơi đã nhường chỗ cho một thôi thúc mới và cho một xác tín rằng Đức Giêsu đang ở với chúng ta.

Kể từ đó, chính tình cảm này đã không ngừng thôi thúc Giáo hội, thôi thúc Cộng Đoàn của Chúa Phục Sinh. Nếu thoạt nhìn chúng ta có thể cho rằng có đôi khi những tăm tối của sự dữ và nỗi vất vả của cuộc sống hằng ngày dường như chiếm ưu thế, nhưng Giáo hội xác tín rằng Đức Giêsu đã chiếu ánh sáng phục sinh vĩnh cửu trên những ai bước theo Ngài. Lời loan báo trọng đại về sự phục sinh thấm nhuần nơi tâm hồn các tín hữu một niềm vui sâu xa và một ánh lửa hy vọng không bao giờ tắt. Đức Kitô thực sự đã phục sinh! Ngay cả ngày hôm nay, Giáo hội cũng không ngừng ca vang lời loan báo chan chứa niềm vui này. Niềm vui và sự hy vọng tiếp tục tuôn chảy trong những con tim, trên gương mặt và trong từng lời nói, cử chỉ. Tất cả chúng ta, những Kitô hữu, được mời gọi thông truyền sứ điệp phục sinh đến tất cả những ai mà chúng ta gặp gỡ, đặc biệt là những người đang đau khổ, cô đơn; những người đang phải sống trong những điều kiện không an toàn, những bệnh nhân và những người bị gạt ra bên lề của xã hội. Chúng ta hãy làm cho ánh sáng của Đức Kitô Phục Sinh chiếu rọi đến hết mọi người một dấu chỉ về quyền năng thương xót của Thiên Chúa.

Xin Thiên Chúa đổi mới nơi chúng ra đức tin phục sinh. Xin Chúa giúp chúng ta luôn ý thức hơn về sứ mạng của chúng ta là ra đi rao giảng Tin Mừng và phục vụ anh chị em. Xin Chúa đổ đầy tâm hồn chúng ta Thần Khí, với lời chuyển cầu của Mẹ Maria, để cùng với toàn thể Giáo hội, chúng ta loan truyền sự vĩ đại của tình yêu Thiên Chúa và sự giàu có phong nhiêu nơi lòng thương xót của Ngài.”

Đức Thánh Cha chào mừng và kêu gọi

Sau Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha đã gởi lời chào thân ái đến tất cả các tín hữu ở Roma và khách hành hương đến từ Italia cũng như các quốc gia khác.

Đức Thánh Cha cũng nói thêm: “Trong niềm hy vọng vào Đức Kitô Phục Sinh, một lần nữa tôi tái kêu gọi tự do cho tất cả những ai đang bị bắt bớ trong những khu vực xung đột vũ trang. Tôi tha thiết kêu gọi và cầu nguyện cách đặc biệt cho linh mục Tom Uzhunnalil, thuộc dòng Don Bosco, đã bị bắt cóc ở Aden, Yemen hôm 04 tháng 03 vừa qua.

Hôm nay ở Italia, người ta cũng mừng kỷ niệm Đại học Công giáo Thánh Tâm với chủ đề: ‘Trong một nước Ý của ngày mai, tôi sẽ ở đó.’ Tôi hy vọng rằng trường đại học lớn này tiếp tục thực hiện vai trò phục vụ quan trọng của mình đối với giới trẻ Italia, tiếp tục làm mới lại cam kết dấn thân của mình trong sứ mạng giáo dục và ngày càng cập nhật hơn nữa những nhu cầu của thời đại.”

Cuối cùng Đức Thánh Cha chúc mọi người ngày Chúa Nhật an lành và cũng xin mọi người đừng quên cầu nguyện cho ngài.

Vũ Đức Anh Phương, SJ

Nhân viên của cơ quan trợ giúp Công giáo kêu gọi Burundi không đe dọa Giáo hội

Nhân viên của cơ quan trợ giúp Công giáo kêu gọi Burundi không đe dọa Giáo hội

Oxford, Anh quốc – “Giáo hội tham gia vào việc xây dựng hòa bình bằng cách mang các cộng đoàn gần lại với nhau và giải thích cho các chính trị gia tầm quan trọng của đối thoại với người khác. Đồng thời giáo hội cũng đóng góp những trợ giúp quan trọng cho ngành nông nghiệp, giáo dục và các dịch vụ xã hội đa dạng, bao gồm chăm sóc sức khỏe, điều có lẽ sẽ gặp tình trạng bi đát nếu không có 101 bệnh viện và phòng khám của Giáo hội. Dân chúng sẽ đối diện với những khó khăn nếu các hoạt động của Giáo hội bị ngưng lại.” Patrick Nicholson, giám đốc truyền thông của tổ chức bác ái quốc tế nói với Catholic News Service như thế.

Burundi rơi vào tình trạng hỗn loạn vào năm 2015 sau khi tổng thống Pierre Nkurunziza tái cử lần thứ ba, một điều vi phạm hiến pháp trắng trợn. Chính quyền cấm các cuộc biểu tình và hạn chế các phương tiện truyền thông, và hàng ngàn người Burundi, bao gồm phó chánh án tòa án hiến pháp chạy sang các nước láng giềng.

Các Giám mục nói rằng hiến pháp quy định rõ ràng là các tổng thống không thể phục vụ quá hai nhiệm kỳ, nhấn mạnh là các phương tiện truyền thông nên được làm các công việc của họ và kêu gọi các người trẻ không được bạo động. Hội đồng Giám  muc đã nhận định là Burundi đang đứng ở ngã ba đường và tương lai của họ tùy thuộc vào sự đối thoại giữa các chính trị gia với lợi ích của đất nước, những người yêu quốc gia và các công dân hơn là lợi ích riêng tư của họ. Tuyên ngôn của Hội đòng Giám  muc viết: “tiếp tục các cuộc giết người và sự biến mất của những người mà thi thể họ được tìm thấy trong các mồ tập thể chỉ tạo nên những vấn đề với cộng đồng quốc tế và làm cho tình hình xấu đi bởi vì sẽ làm mất đi các viện trợ tài chính,”

Hôm 26 tháng 3, chủ tịch Quốc hôi đã tố cáo các Giám mục giữ một vai trò hoàn toàn chính trị chứ không phải là tinh thần, và ông nói chính quyền sẽ không nói chuyện với những kẻ ủng hộ khủng bố và các người nổi dậy, là những người đã tham gia vào tình trạng bất ổn của các tổ chức được bầu cách dân chủ. Ông kết án Giáo hội Công giáo đã tham gia vào hầu hết các cuộc khủng hoảng trên khắp đất nước từ khi những nhà truyền giáo đặt chân đến Burundi như là những nhà tiên phong của các thực dân Âu châu.” Ông đe dọa là nếu các lãnh đạo Giáo hội còn muốn tiếp tục sứ vụ chính của họ là truyền giảng Tin mừng thì họ phải thay đổi thái độ chống lại các thành viên của đảng phái chính tri.

Nicholson đã thăm Burundi vào ngày 5 tháng 4 và cho biết là cuộc khủng hoảng ở đây  căn bản là về chính trị và Giáo hội Công giáo chưa phài là mục tiêu. Ông nói: “Giáo hôi giữ vai trò phi chính trị để mang các bên lại gần nhau bằng đối thoại. Điều này không thể là lý do để chống lại Giáo hội”.

Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đang xem xét để triển khai các lính Liên hiệp quốc đến Burundi, nơi có hơn 600 người bị giết và 250 ngàn đã chạy trốn ra nước ngoài để thoát khỏi cuộc càn quét của lực lượng bán quân sự ủng hộ chính phủ.

(Catholic News Service 07/04/2016)

Hồng Thủy OP

Ý kiến của các vị lãnh đạo Giáo Hội về Tông huấn “Amoris Laetitia”

Ý kiến của các vị lãnh đạo Giáo Hội về Tông huấn “Amoris Laetitia”

Tông huấn Amoris Laetitia

Thứ sáu hôm qua, ngày 8 tháng 4, trong sự chờ đợi và giữa sự đồn đoán của các vị lãnh đạo Giáo hội, các thần học gia, các chuyên gia xã hội, đặc biệt là giới báo chí, và nhiều thành phần dân Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Tông huấn hậu thượng hội đồng Giám mục “Amoris Laetitia” – Niềm Vui Yêu Thương – về gia đình. Tông huấn này là những suy tư đúc kết thành quả của hai Thượng Hội đồng Giám mục năm 2014 và 2015 về gia đình. Đức Thánh Cha không đưa ra những quy luật mới nhưng mời gọi xem xét lại cách cẩn thận các vấn đề liên quan đến mục vụ gia đình, đặc biệt, chú ý hơn đến ngôn ngữ và thái độ được dùng để giải thích giáo huấn và sứ vụ của Hội thánh cho những người không sống hoàn toàn theo giáo huấn này.

Nhiều vị lãnh đaọ Giáo hội trên khắp thế giới đã chào mừng và đón nhận Tông huấn này với thái độ tích cực, dù các ngài cũng nhận ra sự thất vọng của một số người. Điểm nổi bật của Tông huấn chính là “giọng văn” của lòng thương xót được thể hiện trong Tông huấn, như Đức Hồng Y Wilfrid Napier of Durban, của Nam Phi nhận định. Ngài nói: “Tông huấn kêu gọi các thừa tác viên hãy dịu dàng thân thiện trong cách các ngài gặp gỡ những người đang ở trong những tình cảnh khó khăn”, và cũng lưu ý là không có một cách thế tiếp cận phù hợp cho tất cả mọi trường hợp, và Giáo hội địa phương được mời gọi thích nghi giáo huấn của Thượng hội đồng cho những hoàn cảnh cụ thể.

Các Giám mục nhìn nhận đây là một văn kiện dài, nhưng như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói, bạn không thể lướt qua nó, nhưng cần suy tư. Đức Tổng Giám mục Diarmuid Martin của Dublin gọi Tông huấn “Amoris Laetitia” là một bách khoa toàn thư, và giống như các bách khoa toàn thư, nhiều nội dung giá trị của nó bị bỏ qua bởi vì nguời ta chỉ quan tâm đến một hay hai khía cạnh. Ngài cho biết tài liệu này không phải là một sưu tập của những chương riêng rẽ, nhưng có một dây liên kết là: Phúc âm về gia đình đang bị thách đố và đòi hỏi, nhưng với ơn Chúa và lòng thương xót của Người, nó có thể đạt được và hoàn thành, làm phong phú và đáng giá.

Đức Cha Peter Doyle của Northampton, Anh quốc, Chủ tịch Ủy ban Hôn nhân gia đình của Hội đồng Giám mục Anh quốc và xứ Welsh, cũng là tham dự viên của Thượng hội đồng, lập lại ý tưởng của Đức Thánh Cha Phanxicô: “mỗi tình huống thì khác nhau và cần được tiếp cận với tình yêu, lòng thương xót và trái tim mở rộng”, để trả lời cho những người thất vọng vì tài liệu không đưa ra một giải quyết rõ ràng, phân định trắng đen. Ngài nhận xét: “Thông điệp chú trọng đặc biệt đến sự cần thiết của việc đồng hành với những nguời cảm thấy bị loại trừ và làm cho mọi người biết rằng họ được Thiên Chúa yêu thương, và đó là một tình yêu dịu dàng , nhưng cũng thách đố chúng ta thay đổi”.

“Tài liệu gói gọn cái nhìn của Đức Thánh Cha về Giáo hội như một bệnh viện dã chiến, điều trị các người bị thương tích và chờ đợi những người có nhu cầu”, là nhận xét của Đức Cha Pedro Maria Laxague, chủ tịch Ủy ban về Giáo dân và gia đình của Hội đồng Giám mục Ác-hen-ti-na. Đức cha nói: “Không có một gia đình tốt hay một gia đình xấu. Tất cả đều cần các quan tâm mục vu.” Ngài nói: Tông huấn đề cập đến các thực tại mà gia đình có thể gặp. Ngài cũng nói: Hôm nay Giáo hội đã tỉnh thức trước các thực tế của gia đình. Chúng tôi có thể đồng hành với các dạng gia đình như một giáo hội, một cộng đoàn trong mọi tình huống. Cũng trong ý tưởng này, cha Hugo Valdemar, phát ngôn của Tổng giáo phận Mexico khen ngợi văn kiện đã bao gồm các quan điểm khác nhau, cả những quan niệm bảo thủ, và cho phép các lãnh đạo Giáo hội công giáo địa phương vài cách biện phân để quyết định cách mở rộng cánh của Giao hội cho những ai bị gạt qua một bên theo truyền thống. Theo cha, “có một sự cởi mở nhưng trong truyền thống.”

Cha David Neuhaus, dòng Tên, đại diện Thượng phụ của cộng đoàn nói tiếng Do thái của tòa Thượng phụ Latin ở Giê-ru-sa-lem nhận đinh: những ai chờ đợi những tiêu đề ngon ngọt sẽ thất vọng. Văn kiện mời gọi mọi người đọc, suy tư và giúp cho các Linh mục và Giám mục nhận ra là không có ai ở bên ngoài sự chăm sóc của Giáo hội. Cha nói: “Không có ai ở bên ngoài Giáo Hội, không có vấn đề dù cho hoàn cảnh thế nào… bạn không thể mang sách luật ra và phán ‘anh phải đi ra ngoài lề’. Mọi người phải được cư xử cách tôn trọng và với tình yêu thương.”

Đức Tổng Giám mục Mark Coleridge of Brisbane nhận định là tài liệu này cũng là hướng dẫn quý giá cho các người làm công tác mục vụ đồng hành với các cặp hôn nhân. Một đàng văn kiện vẫn theo giáo huấn của Tin mừng và Giáo hội, đàng khác là những thực hành khôn ngoan, là kết quả của kinh nghiệm mục vụ lâu dài cho các đôi bạn và gia đình. Đức Tổng Giám mục Paul-Andre Durocher của Gatineau, Quebec, nói: “phương thức tiếp cận này đã được các nhân viên mục vụ và các Linh mục khuyến khích từ lâu nhung bây giờ nó được cung cấp một nền tảng thần học chắc chắn hơn.” Theo Đức cha, tài liệu mời gọi chúng ta theo các giáo huần của Thánh kinh va Hội thánh cách nghiêm túc đồng thời cũng đón nhân thực tế là các đôi đang gặp khó khăn. (Catholic News Service 8/4/20169

Hồng Thủy OP

Chúa Giêsu đem đến cho chúng ta tình yêu cứu rỗi canh tân cuộc sống

Chúa Giêsu đem đến cho chúng ta tình yêu cứu rỗi canh tân cuộc sống

Phái đoàn 160 tín hữu Việt nam Hoa Kỳ tham dự buổi tiếp kiến chung của ĐTC Phanxicô sáng thứ tư 6-4-2016

Chúa Giêsu đem đến cho chúng ta tình yêu cứu rỗi canh tân cuộc sốngi

Lòng thương xót của Thiên Chúa được Đức Giêsu thực hiện trong cuộc đời dương thế, đặc biệt qua cái chết hiến tế của Ngài. Trên thập giá Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa Cha tội lỗi của toàn thế giới và các tội lỗi ấy được xóa bỏ. Tình yêu của Chúa Bị Đóng Đanh không biết các chướng ngại và không bao giờ cạn kiệt. Lòng thương xót Chúa xoá bỏ các bần cùng của chúng ta.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 70,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hôm qua. Trong hàng chục đoàn hành hương đến từ Hoa Kỳ cũng có nhóm 160 tín hữu Việt Nam đến từ nhiều thành phố khác nhau.

Trong bài huấn dụ ĐTC tiếp tục khai triển đề tài giáo lý lòng thương xót Chúa trong Tân Uớc, sau khi đã trình bầy phần Cựu Ước. ĐTC nói chính Chúa Giêsu đã thành toàn lòng thương xót ấy bằng cách thực hiện và luôn luôn thông truyền nó trong mọi lúc cuộc đời Ngài. ĐTC giải thích như sau

Khi gặp gỡ các đám đông, loan báo Tin Mừng, chữa lành người bệnh, tới gần các kẻ rốt hết, tha thứ cho người tội lỗi, Chúa Giêsu khiến cho tình yêu rộng mở cho mọi người trở thành hữu hình: không có ai bị loại trừ cả! Nó rộng mở cho mọi người, vô biên giới. Một tình yêu tinh tuyền, nhưng không, tuyệt đối. Một tình yêu đạt tột đỉnh trong Hiến Tế của Thập Giá. Phải, Tin Mừng thật sự là “Tin Mừng của Lòng Thương Xót”, bởi vì Chúa Giêsu là Lòng Thương Xót!

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: tất cả bốn Phúc Âm đều chứng thực rằng trươc khi bắt đầu sứ vụ của mình, Chúa Giêsu đã muốn lãnh nhận phép rửa từ tay thánh Gioan Tẩy Giả (Mt 3,13-17; Mc 1,9-11; Lc 3,21-22; Ga 1,29-34). Biến cố này ghi dấu một hướng đi định đoạt cho tất cả sứ mệnh của Chúa Kitô. Thật thế, Ngài đã không được giới thiệu với thế giới trong ánh quang của đền thờ: Ngài đã có thể làm điều đó. Ngài đã không làm cho mình được loan báo bởi kèn trống: ngài đã có thể làm. Ngài cũng không đến trong y phục của một thẩm phán: Ngài đã có thể làm như thế. Trái lại, sau 30 năm sống ẩn dật tại Nagiarét, Chúa Giêsu đã đến sông Giordan cùng với biết bao nhiêu dân chúng và xếp hàng với các kẻ tội lỗi. Ngài đã không xấu hổ: Ngài ở đó với tất cả mọi người, với các người tội lỗi, để lãnh phép rửa. Như vậy cho tới khi bắt đầu sứ vụ của mình, đuợc thúc đẩy bởi tình liên đới và lòng cảm thương,  Ngài đã tự tỏ lộ ra như Đấng Cứu Thế nhận lấy gánh nặng của các điều kiện con người. Như chính Ngài đã khẳng định trong hội đường Nagiarét bằng cách tự đồng hóa với lời tiên trị Isaia: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì thế tôi đã được xức dầu thánh hiến và Ngài đã sai tôi đi đem tin vui cho người nghèo khó, loan báo cho người tù sự giải thoát, cho người mù được thấy, cho kẻ bị áp bức được tự do, và loan báo năm hồng ân của Chúa” (Lc 4,18-19). Tất cả những điều Chúa Giêsu đã làm sau khi rửa tội là việc thành toàn chương trình khởi đầu: đó là đem tới cho tất cả mọi người tình yêu thương của Thiên Chúa, tình yêu thương cứu rỗi. Chúa Giêsu đã không đem thù hận tới , ngài không đem tới sự sự thù nghịch: nhưng Ngài đã đem tới cho chúng ta tình yêu! Môt tình yêu lớn lao, một con tim rộng mở cho tất cả mọi người, cho tất cả chúng ta. Một tình yêu cứu rỗi.

Ngài đã trở thành gần gũi với những người rốt hết, bằng cách thông truyền cho họ lòng thương xót là sự tha thứ, niềm vui và cuộc sống mới. Chúa Giêsu, Người Con do Chúa Cha gửi tới, thưc sự là khởi đầu thời thương xót đối với toàn nhân loại. Những người đã hiện diện trên bờ sông Giordano đã không hiểu ngay tầm quan trọng  nơi cử chỉ của Ngài. Chính Gioan Tẩy Giả  cũng kinh ngạc về quyết định của Chúa (x. Mt 3,14). Nhưng Thiên Chúa Cha thì không! Ngài khiến cho tiếng của mình được nghe từ trên trời: “Ngươi là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về con” (Mc 1,11). Như vậy, Thiên Chúa Cha xác nhận con đường mà Chúa Con đã đi như Đấng Cứu Thế, trong khi Chúa Thánh Thần xuống trên Ngài như chim bồ câu. Như thế con tim của Chúa Giêssu đập cùng nhịp với con tim của Thiên Chúa Cha và của Chúa Thánh Thần, bằng cách tỏ cho tất cả mọi người thấy rằng ơn cứu rỗi là hoa trái lòng xót thương của Thiên Chúa.

ĐCT nói thêm trong bài huấn dụ: Chúng ta có thể chiêm ngưỡng  một cách rõ ràng hơn mầu nhiệm cao cả của tình yêu đó, bằng cách nhìn lên Chúa Giêsu chịu đóng đanh. Trong Ngài là Đấng vô tội mà chết cho chúng ta là những kẻ có tội, Ngài khẩn nài Thiên Chúa Cha: “Lậy Cha xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23, 34). ĐTC giải thích thêm như sau:

Chính trên thập giá Chúa Giêsu giới thiệu lên lòng thương xót của Thiên Chúa Cha tội lỗi của thế giới: tội lỗi của tất cả mọi người, tội của tôi, tội của bạn, tội  lỗi của các anh các chị. Và ở trên thập giá Ngài trình diện chúng với Thiên Chúa Cha. Và cùng với tội lỗi của thế giới tất cả mọi tội lỗi của chúng ta đều được xóa bỏ. Không ai bị loại ra ngoài lời cầu nguyện ấy của Chúa Giêsu. Điều này có nghĩa là chúng ta không phải sợ hãi nhìn nhận mình và xưng thú mình là kẻ có tội. Có biết bao lần chúng ta nói: “Nhưng ông này là một kẻ tội lỗi, ông ta đã làm điều này, điều nọ.. “ và chúng ta phán đoán người khác. Còn bạn thì sao? Từng người trong chúng ta đáng lý ra phải tự hỏi: “Phải, người này là một kẻ tội lỗi” Còn tôi? Tất cả chúng ta đều là người tội lỗi, nhưng tất cả chúng ta được tha thứ: tất cả chúng ta có khả thể nhận lãnh ơn tha thứ này là lòng thương xót của Thiên Chúa. Vì thế chúng ta không được sơ hãi nhận mình là kẻ có tội, xưng thú mình là người tội lỗi, bởi vì mọi tội đã được Con Thiên Chúa đem lên thập giá. Và khi chúng ta xưng thú  điều đó với lòng sám hối và tín thác nơi Chúa, thì chúng ta chắc chắn được tha thứ. Bí tích Hòa giải thời sự hóa sức mạnh của sự tha thứ phát xuất từ Thập Giá, và canh tân trong cuộc sống chúng ta ơn thánh của lòng thương xót, mà Chúa Giêsu đã chinh phục cho chúng ta. Chúng ta không được sợ hãi các bần cùng của chúng ta, mỗi người đều có các bần cũng riêng của mình. Quyền năng tình yêu của Đấng bị đóng đanh không biết tới các chướng ngại và không cạn kiệt. Đó là lòng thương xót xóa bỏ các bần cùng của chúng ta.

Anh chị em rất thân mến, trong Năm Thánh này chúng ta hãy xin Thiên Chúa ơn được sống kinh nghiệm quyền năng của Tin Mừng: Tin Mừng của lòng thương xót biến đổi, làm cho chúng ta bước vào trong con tim của Thiên Chúa, khiến cho chúng ta có khả năng tha thứ và nhìn thế giới với sự tốt lành hơn. Nếu chúng ta tiếp nhận Tin Mừng của Đấng chịu đóng đanh phục sinh, thì toàn cuộc sống chúng ta được nhào nặn bởi sức mạnh tình yêu canh tân của Ngài.

ĐTC đã chào các đoàn hành hương nói tiếng Pháp đến từ các nước Pháp, Bỉ, Canada và Togo bên Phi châu. Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước nói tiếng Anh như Anh quốc, Êcốt, Ailen, Đan Mạch, Hoà Lan, Na Uy, Kenya, Zimbabwe, Australia, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Hoa Kỳ.

Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trong đó có các nhóm đến từ các nước châu Mỹ Latinh.  ĐTC cầu chúc mọi ngưới có những ngày hành hương bổ ích, cảm nghiệm được tình yêu của Chúa, và được nhiều ơn lành của Chúa trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Ngài cũng chào các đoàn hành hương Slovenia và các nhóm nói tiếng A Rập..

Chào các nhóm Ba Lan ĐTC chúc mừng các độc giả và thân hữu của tuần báo Niedziela hành hương Roma nhân dịp mừng 90 năm thành lập. Cả ngày nay nữa đây là một ơn lớn của Chúa Quan Phòng ban cho Ba Lan, vì tuần báo tiếp tục cho tin tức về Giáo Hoji và là một nâng đỡ cho đất nước trong những lúc khó khăn của lịch sử. ĐTC cầu chúc tuần san tiếp tục sứ mệnh rao truyền Tin Mừng, củng cố đức tin của độc giả và sinh nhiều hoa trái trong đời sống. Ngài phó thác các thành công ây cho Chúa Giêsu Từ Nhân và Thánh Mẫu Nữ Vương Ba Lan  trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này.

Sau cùng ngài chào các đoàn hành hương Ý đến từ nhiều giáo phận, giới trẻ, các người đau yếu và các đôi tân hôn, trước khi cất kinh Lạy Cha và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.

Linh Tiến Khải

Đức Thánh Cha viếng thăm Armenia, Giorgia và Azerbaigian

Đức Thánh Cha viếng thăm Armenia, Giorgia và Azerbaigian

Đức Thánh Cha viếng thăm Arméni, Giorgia và Azerbaigian

VATICAN. ĐTC sẽ đến viếng thăm Cộng hòa Armenia từ ngày 24 đến 26-6 tới đây, rồi sẽ viếng thăm miền Caucase vào cuối tháng 9 đầu tháng 10.

Thông cáo của Phòng Báo chí Tòa Thánh công bố hôm 9-4-2016 nói rằng: ”Nhận lời mời của Đức Tổng Thượng Phụ Karekin II của mọi người Arméni, của chính quyền dân sự và của Giáo Hội Công Giáo, ĐTC Phanxicô sẽ đến Armeni từ ngày 24 đến 26 tháng 6 tới đây. Đồng thời, đón nhận lời mời của Đức Thượng Phụ Ilia II, Giáo Chủ Chính Thống Giorgia, chính quyền và giáo quyền tại nước này cũng như tại Azerbaigian, ĐTC sẽ viếng thăm tại miền Caucase, viếng thăm hai nước này từ ngày 30-9 đến 2 tháng 10 năm nay.

Các ký giả tại Phòng báo chí Tòa Thánh đã hỏi cha Lombardi, Phát ngôn viên của Tòa Thánh, xem ĐTC có dừng lại ở miền Nagorno-Karabakh nơi đang xảy ra xung đột giữa người Armenia và Azerbaigian, hay không, cha đáp: ”Tôi chỉ thông tin là sẽ có hai cuộc viếng thăm, tại Armenia và Giorgia với Azerbaigian. Hiện thời không có cuộc viếng thăm nào khác” (SD 9-4-2016)

G. Trần Đức Anh OP

50 ngàn người dự tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha: 9-4-2016

50 ngàn người dự tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha: 9-4-2016

Hơn 50 ngàn người dự tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha  9-4-2016

VATICAN. ĐTC kêu gọi các tín hữu quảng đại làm phúc cho người nghèo với lòng yêu mến, và đừng làm phúc để được người đời ca ngợi, ngưỡng mộ.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ bẩy, 9-4-2016, dành cho hơn 50 ngàn tín hữu hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô. Đây là buổi tiếp kiến chung ngài thực hiện thêm mỗi tháng 1 lần vào sáng thứ bẩy. nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Trong bài huấn giáo, ĐTC nói về đề tài ”Lòng thương xót và việc làm phúc”. Ngài giải thích rằng trong tiếng Hy Lạp, elemosina có nghĩa là từ bi thương xót. Việc làm phúc bao gồm tất cả sự phong phú của lòng từ bi thương xót. Và cũng như lòng thương xót có hàng ngàn con đường và cách thức khác nhau, việc làm phúc cũng được biểu lộ qua rất nhiều cách thức, để thoa dịu nỗi cơ cực của những người ở trong tình trạng túng quẫn.

ĐTC nhắc đến tầm quan trọng của việc làm phúc trong Kinh Thánh: hy tế và làm phúc là hai nghĩa vụ mà người đạo đức phải làm; như tấm gương của cụ già Tobia, sau khi nhận được một số tiền lớn, đã gọi con đến và dặn dò hãy làm phúc giúp đỡ những người nghèo.

Ngài nói thêm rằng: ”Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta một giáo huấn không thể thay thế được về việc làm phúc. Trước tiên, Chúa yêu cầu chúng ta đừng làm phúc để được người đời ca ngợi và ngưỡng mộ lòng quảng đại của chúng ta. Vẻ bề ngoài không đáng kể, nhưng là khả năng dừng lại để nhìn tận mặt người xin giúp đỡ. Vì thế chúng ta không được đồng hóa việc làm phúc với đồng tiền cho đi một cách vội vã, không thèm nhìn người và không dừng lại để nói chuyển, và hiểu rõ điều mà người nghèo thực sự cần. Đồng thời chúng ta phải phân biệt giữa người nghèo và những hình thức hành khất khác nhau không mưu ích cho người nghèo đích thực.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Tóm lại làm phúc là một cử chỉ yêu thương đối với những người chúng ta gặp; đó là một cử chỉ chân thành quan tâm đến với những người tới gần chúng ta và xin giúp đỡ. Sự giúp đỡ ấy được thực hiện trong âm thầm, nơi mà chỉ có Thiên Chúa thấy và hiểu giá trị của hành vi đã làm. Vậy chúng ta hãy đón nhận lời thánh Phaolô Tông Đồ: ”Bằng mọi cách tôi đã tỏ cho anh chị em thấy rằng những người yếu cần được giúp đỡ bằng cách làm việc như thế, nhớ lại lời Chúa Giêsu đã nói: Cho đi thì hạnh phúc hơn là nhận lãnh!” (Cv 20,35; Xc 2 Cr 9,7) (SD 9-4-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Tông Huấn mới của Đức Thánh Cha: ”Amoris laetitia”

Tông Huấn mới của Đức Thánh Cha: ”Amoris laetitia”

Tông Huấn mới của Đức Thánh Cha Amoris laetitia

VATICAN. Tông Huấn mới của ĐTC Phanxicô đã được công bố trong cuộc họp báo sáng 8-4-2016, tại Phòng báo chí Tòa Thánh. Văn phòng Tổng thư ký Thượng HĐGM cũng cho phổ biến một bản tóm lược văn kiện dài 268 trang này, như dưới đây:

Tông Huấn hậu Thượng HĐGM mang tựa đề ”Amoris laetitia” (Niềm vui Yêu thương”) mang chữ ký ngày 19-3, lễ trọng kính Thánh Giuse, một ngày không phải là tình cờ. Văn kiện này đúc kết thành quả của hai Thượng HĐGM về gia đình do ĐTC Phanxicô triệu tập trong năm 2014 và 2015, những bản tường trình đúc kết của hai công nghị này được trích dẫn nhiều, cùng với các văn kiện và giáo huấn của các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm, và nhiều bài giáo lý của chính ĐGH Phanxicô về gia đình. Nhưng như đã xảy ra với các văn kiện khác của Huấn Quyền, ĐGH cũng dùng những đóng góp của các HĐGM trên thế giới (như Kenya, Australia, Argentina..) và những trích dẫn của các nhân vật quan trọng như Martin Luther King, hoặc Erich Fromm. Đặc biệt một trích dẫn từ cuốn phim ”Bữa ăn của Babette” mà ĐGH còn nhớ để giải thích ý niệm nhưng không.

Tiền đề

Tông huấn gây ấn tượng vì chiều dài và sự phân chia, gồm 9 chương với 325 đoạn. Văn kiện mở đầu với 7 đoạn dẫn nhập nêu bật sự ý thức về đề tài phức tạp, đòi phải đào sâu. Văn kiện khẳng định rằng những phát biểu của các nghị phụ tại Thượng HĐGM là một khối quí giá (AL 4) cần được bảo tồn. Theo chiều hướng đó, ĐGH viết ”Không phải tất cả những tranh luận đạo lý, luân lý hoặc mục vụ đều phải được giải quyết với sự can thiệp của huấn quyền”. Vì thế đối với một số vấn đề, ”tại mỗi nước hoặc miền có thể tìm kiếm những giải pháp hợp với văn hóa hơn, chú ý đến những truyền thống và những thách đố địa phương. Thực vậy, ”các nền văn hóa rất khác nhau và mỗi nguyên tắc chung (…) cần được hội nhập vào văn hóa địa phương, nếu muốn được tuân giữ và áp dụng” (AL 3). Nguyên tắc hội nhập văn hóa này thực là quan trọng cả trong cách thức đặt và hiểu các vấn đề, vượt lên trên những vấn đề tín lý đã được Huấn Quyền của Giáo Hội định tín, đến độ không thể ”hoàn cầu hóa chúng”.

Nhưng nhất là ĐGH khẳng định ngay và rõ ràng rằng cần ra khỏi sự đối nghịch vô bổ giữa một bên là lo lắng vì thay đổi và bên kia là sự áp dụng đơn thuần các qui luật trừu tượng. Ngài viết: ”Các cuộc thảo luận nơi các cơ quan truyền thông hoặc trong các sách báo và thậm chí giữa các thừa tác viên của Giáo Hội đi từ một ước muốn vô độ thay đổi mọi sự mà không có suy tư đầy đủ hoặc nền tảng, tới thái độ chủ trương giải quyết mọi sự bằng cách áp dụng các quy luật tổng quát hoặc rút ra những kết luận thái quá từ một số suy tư thần học” (AL 2).

* Chương I: ”Dưới ánh sáng Lời Chúa”

Sau khi đặt những tiền đề trên đây, ĐGH trình bày suy tư của ngài từ Kinh Thánh với chương đầu tiên, được khai triển như một suy tư về Thánh Vịnh 128, có đặc tính phụng vụ hôn lễ Do thái cũng như của Kitô giáo. Kinh Thánh ”nói đến những gia đình, các thế hệ, các chuyện yêu thương và khủng hoảng gia đình' (Al 8), và từ dữ kiện ấy người ta có thể suy tư gia đình không phải như một lý tưởng trừu tượng, nhưng như ”một nghĩa vụ 'thủ công' (AL 16) được diễn tả một cách dịu dàng (AL 28) nhưng ta cũng gặp thấy tội lỗi ngay từ đầu, khi tương quan tình thương biến thành sự thống trị (Xc AL 19). Khi ấy Lời Chúa ”không tỏ ra là một hệ luận của những luận đề trừu tượng, nhưng như một người bạn đồng hành đối với các gia đình đang gặp khủng hoảng hoặc trải qua đau khổ nào đó, và chỉ cho họ mục tiêu của hành trình” (AL 22).

* Chương II: ”Những thực tại và các thách đố của gia đình”

Từ lãnh vực Kinh Thánh, tiến qua chương II, ĐGH cứu xét tình trạng hiện nay của các gia đình, chân đạp đất (AL 6), kín múc rộng rãi từ các bản tường trình chung kết của hai Thượng HĐGM và đương đầu với nhiều thách đố, từ hiện tượng di dân cho đến ý thức hệ phủ nhận sự khác biệt phái tính, gọi là lý thuyết gender; từ nền văn hóa tạm bợ cho đến não trạng bài trừ sinh sản và ảnh hưởng của các kỹ thuật sinh học trong lãnh vực truyền sinh; từ tình trạng thiếu nhà ở và công ăn việc làm cho đến nạn dâm ô và lạm dụng trẻ em; từ sự chú ý đến những người khuyết tật, đến sự tôn trọng người già; từ sự phá hủy gia đình bằng luật pháp, cho đến nạn bạo hành phụ nữ. ĐGH nhấn mạnh sự cụ thể, là một con số cơ bản của Tông Huấn. Và chính sự cụ thể và thực tiễn tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa ”những lý thuyết” giải thích thực tại và các ”ý thức hệ”.

Trích dẫn Tông Huấn Familiaris consortio, ĐGH Phanxicô khẳng định rằng ”một điều lành mạnh là để ý đến thực tại cụ thể, vì ”những yêu cầu và tiếng gọi của Chúa Thánh Linh cũng vang dội cả trong những biến cố lịch sử”, qua đó, ”Giáo Hội có thể được hướng dẫn để hiểu biết sâu xa hơn về mầu nhiệm khôn lường hôn nhân và gia đình” (AL 31). Nếu không lắng nghe thực tại thì không thể hiểu những đòi hỏi của hiện tại cũng như những tiếng gọi của Thánh Linh. ĐGH nhận xét rằng cá nhân chủ nghĩa thái quá làm cho con người ngày nay khó hiến thân cho tha nhân một cách quảng đại (XC AL 33). Đây là hình chụp thật đúng về tình trạng: ”Người ta sợ cô đơn, muốn một không gian được bảo vệ và chung thủy, nhưng đồng thời người ta cũng gia tăng lo sợ bị kẹt trong một tương quan, khiến cho sự thỏa mãn những khát vọng cá nhân của họ bị đình trệ” (AL 34).

Sự khiêm tốn của óc thực tế giúp ta không trình bày ”một lý tưởng thần học quá trừu tượng về hôn nhân, như thể hôn nhân được kiến tạo một cách giả tạo, xa rời tình trạng cụ thể và những khả thể thực sự của các gia đình như trong thực tế” (AL 36). Thái độ duy lý tưởng làm ta không cứu xét hôn nhân như thực chất của nó, nghĩa là ”một tiến trình năng động tăng trưởng và thành đạt”. Vì thế cũng chẳng cần tin rằng các gia đình chỉ được nâng đỡ ”bằng cách nhấn mạnh đến các vấn đề đạo lý, đạo đức sinh học và luân lý, không cổ võ họ cởi mở đối với ơn thánh” (AL 37). Khi mời gọi tất cả hãy tự phê bình về lối trình bày không thích hợp về thực tại hôn nhân và gia đình, ĐGH nhấn mạnh rằng cần dành chỗ cho việc huấn luyện lương tâm các tín hữu: ”Chúng ta được kêu gọi huấn luyện lương tâm, và đừng chủ trương thay thế lương tâm” (AL 37). Chúa Giêsu đã đề nghị một lý tưởng yêu sách nhưng ”ngài không bao giờ đánh mất sự gần gũi cảm thương với những người yếu đuối như người phụ nữ xứ Samaria hoặc người phụ nữ ngoại tình” (AL 38)

* Chương III: Cái nhìn hướng về Chúa Giêsu: ơn gọi của gia đình”

Chương III được dành cho một số yếu tố nòng cốt trong giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình. Sự hiện diện của chương này thật là quan trọng vì trình bày một cách cô đọng trong 30 đoạn ơn gọi của gia đình theo Tin Mừng, như đã được Giáo Hội quan niệm trong thời gian, nhất là về đề tài bất khả phân ly, tính chất bí tích của hôn phối, sự truyền sinh và giáo dục con cái. Hiến chế Gaudium et Spes Vui Mừng và Hy Vọng, của Công đồng chung Vatican 2, thông điệp Humanae vitae, Sự sống con người của Đức Phaolô 6, Tông huấn Familiaris consortio về gia đình của Đức Gioan Phaolô 2 được trưng dẫn nhiều trong chương này.

Cái nhìn bao quát, và cũng bao gồm cả ”những tình trạng bất toàn”. Thực vậy chúng ta đọc thấy: ”Phân định về sự hiện diện những mầm mống của Lời” trong các nền văn hóa khác (Xc Ad Gentes, 11) có thể được áp dụng cho cả những thực tại hôn nhân và gia đình. Ngoài hôn nhân tự nhiên đích thực còn có những yếu tố tích cực trong những hình thức hôn phối thuộc các truyền thống tôn giáo khác, tuy không thiếu những bóng đen” (AL 77). Suy tư cũng bao gồm các ”gia đình bị thương tổn”. Đứng trước những gia đình này, ĐTC trích dẫn bản tường trình chung kết Thượng HĐGM năm 2015, nói rằng ”Cần luôn luôn nhắc nhớ một nguyên tắc tổng quát: ”Các vị mục tử hãy biết rằng, vì lòng yêu mến sự thật, mình có nghĩa vụ phải phân định kỹ lưỡng các hoàn cảnh' (Familiaris consortio, 84). Cấp độ trách nhiệm không đồng đều trong mọi trường hợp, và có thể có những yếu tố hạn chế khả năng quyết định. Vì thế, trong khi cần trình bày đạo lý một cách rõ ràng, cần tránh những phán đoán không để ý đến sự phức tạp của các hoàn cảnh, và cần chú ý đến cách thức con người đang sống và đau khổ vì tình trạng của họ” (AL 79)

* Chương IV: ”Tình yêu trong hôn nhân”

Chương IV bàn về tình yêu trong hôn nhân và trình bày nó từ bài ca tình yêu của thánh Phaolô trong thư thứ I gửi tín hữu Corinto, đoạn 13, 4-7. Chương này là một bài chú giải thực sự quan tâm, chính xác, được gợi hứng và có đặc tính thơ phú về đoạn thư của thánh Phaolô. Chúng ta có thể nói đây là một sưu tập những mảnh trong diễn văn bình thường, quan tâm mô tả tình yêu của con người trong những hạn từ tuyệt đối cụ thể. Ta có ấn tượng mạnh vì khả năng cứu xét tâm lý nội tâm trong bài chú giải này. Sự sâu xa về tâm lý đi vào thế giới cảm xúc của các đôi vợ chồng – tích cực hoặc tiêu cực – và trong chiều kích lạc thú của tình yêu. Đây là một đóng góp hết sức phong phú và quí giá đối với đời sống của đôi vợ chồng theo tinh thần Kitô, cho đến nay ít có được trong các văn kiện trước đây của các vị Giáo Hoàng.

Theo thể thức của mình, chương này là một tiểu luận trong một khảo luận rộng lớn hơn, đầy ý thức sự đặc tính thường nhật của tình yêu là kẻ thù của mọi thái độ duy lý tưởng. ĐGH viết: ”Ta không được ném trên hai người vốn có những giới hạn, gánh nặng kinh khủng về nghĩa vụ họ phải diễn tả một cách hoàn hảo sự kết hiệp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài, vì hôn nhân như dấu chỉ bao hàm một ”tiến trình năng động, từ từ tiến bước với sự hội nhập tiệm tiến các hồng ân của Thiên Chúa” (AL 122). Nhưng đàng khác, ĐGH nhấn mạnh đặc biệt và quyết liệt về sự kiện “trong chính bản chất của tình yêu vợ chồng có sự cởi mở đối với sự chung cục” (AL 123), chính trong sự liên kết vui mừng và cơ cực, căng thẳng và nghỉ ngơi, đau khổ và giải thoát, thỏa mãn và tìm kiếm, khó chịu và khoái lạc” (AL 126) mà có hôn nhân.

Chương này kết luận với một suy tư rất quan trọng về ”sự biến đổi của tình yêu” vì ”sự kéo dài cuộc sống làm cho xảy ra điều không có trong các thời đại khác: tương quan thân mật và sự thuộc về nhau phải được bảo tồn trong 4, 5 hoặc 60 năm, và điều này bao hàm sự cần thiết phải tái chọn lựa nhau nhiều lần” (AL 163). Khía cạnh thể lý thay đổi và sự thu hút của tình yêu không giảm sút nhưng thay đổi: ước muốn tình dục với thời gian có thể biến thành ước muốn thân mật và ”đồng lõa”. ”Chúng ta không thể hứa với nhau có cùng những tâm tình suốt đời. Nhưng chắc chắn chúng ta có thể có một dự án chung bền vững, dấn thân yêu nhau và sống kết hiệp cho đến khi sự chết tách rời chúng ta, và luôn sống một sự thân mật phong phú” (AL 163)

* Chương V: “Tình yêu trở nên phong phú”

Chương này qui trọng tâm vào sự phong phú và sinh sản con cái trong tình yêu. Chương bàn theo thể thức linh đạo và tâm lý sâu xa về việc đón nhận một sự sống mới, về sự chờ đợi thai nghén, tình yêu của người mẹ và người cha. Nhưng cũng nói về sự phong phú nới rộng, nhận con nuôi, đón nhận sự đóng góp của các gia đình để thăng tiến ”một nền văn hóa gặp gỡ”, nền văn hóa sự sống trong gia đình theo nghĩa rộng, với sự hiện diện của các chú bác, cô dì, anh em họ, thân nhân họ hàng, bạn hữu. Tông huấn ”Niềm Vui Yêu Thương” không cứu xét gia đình chỉ có 1 người cha hoặc 1 người mẹ, vì ý thức rõ về gia đình như một mạng các quan hệ rộng rãi. Chính đặc tính thần bí của bí tích hôn phối có một đặc tính xã hội sâu xa (Xc AL 186). Và bên trong chiều kích xã hội ấy ĐGH đặc biệt nhấn mạnh vai trò đặc thù của tương quan giữa người trẻ và người già, cũng như tương quan giữa anh chị em như một sự thực tập để tăng trưởng trong quan hệ với tha nhân.

* Chương VI: Một số viễn tượng mục vụ

Trong chương VI ĐGH đề cập đến một số con đường mục vụ hướng dẫn việc xây dựng gia đình vững chắc và phong phú theo kế hoạch của Thiên Chúa, trong phần này, Tông Huấn tham chiếu rộng gãi các tường trình chung kết của hai Thượng HĐGM và các bài huấn giáo của ĐGH Phanxicô và Gioan Phaolô 2. Ngài tái khẳng định rằng gia đình là chủ thể chứ không phải chỉ là đối tượng cần được rao giảng Tin Mừng. ĐGH nêu rõ rằng ”Các thừa tác viên thánh chức thường thiếu sự huấn luyện thích hợp để đối phó với những vấn đề phức tạp hiện nay của các gia đình” (AL 202). Một đàng cần phải cải tiến việc huấn luyện tâm lý tình cảm cho các chủng sinh và để gia đình họ can dự nhiều hơn vào việc huấn luyện về thừa tác vụ (Xc AL 203). đàng khác, ”một điều cũng có thể hữu ích là kinh nghiệm về truyền thống lâu dài của Đông Phương về các LM có gia đình” (AL 202).

Rồi ĐGH đề cập đến vấn đề hướng dẫn những người đính hôn trong hành trình chuẩn bị kết hôn, tháp tùng các đôi vợ chồng trong những năm đầu trong đời sống hôn nhận (kể cả đề tài sinh sản trách nhiệm), nhưng cả một số hoàn cảnh phức tạp, và đặc biệt là trong các cuộc khủng hoảng, với ý thức rằng ”mỗi cuộc khủng hoảng che đậy một tin mừng cần biết lắng nghe, cải tiến thính giác của trái tim” (AL 232). Phần này phân tích một số nguyên nhân gây ra khủng hoảng, trong đó có sự trưởng thành chậm về tình cảm (Xc AL 239).

Ngoài ra, chương này cũng nói về sự tháp tùng những người bị bỏ rơi, ly thân hoặc ly dị, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải tổ mới đây về các thủ tục nhìn nhận hôn phối vô hiệu. ĐGH nhấn mạnh sự đau khổ của các con cái trong những tình trạng xung đột và kết luận rằng: ”Ly dị là một điều bất hạnh, và con số các vụ ly dị gia tăng là điều rất đáng lo âu. Vì thế, chắc chắn nghĩa vụ mục vụ quan trọng nhất của chúng ta đối với các gia đình là củng cố tình yêu và giúp chữa lành các vết thương, làm sao để chúng ta có thể phòng ngừa sự lan tràn thảm trạng này trong thời đại chúng ta” (AL 246).

Tiếp đến ĐTC bàn đến những tình trạng hôn phối hỗn hợp và hôn phối khác đạo, tình trạng các gia đình có các con cái có xu hướng đồng tính luyến ái, ngài tái khẳng định sự tôn trọng đối với họ và phủ nhận mọi thứ kỳ thị bất công và mọi hình thức gây hấn hoặc bạo hành. Về phương diện mục vụ, điều quí giá là phần chót của chương này: ”khi tử thần đưa nọc độc của nó vào”, về đề tài mất những người yêu thương và tình trạng góa bụa.

* Chương VII: Củng cố việc giáo dục con cái

Chương 7 hoàn toàn dành cho việc giáo dục con cái: việc giáo dục con cái về luân lý, giá trị của hình phạt như một kích thích, sự thực tế kiên nhẫn, giáo dục về tính dục, thông truyền đức tin, và tổng quát hơn là đời sống gia đình như một bối cảnh giáo dục. Thật là hay sự khôn ngoan thực tiễn được diễn tả trong mỗi đoạn, nhất là quan tâm đến tính chất tiệm tiến và những bước tiến nhỏ ”có thể được hiểu, chấp nhận và đánh giá cao” (AL 271).

Có một đoạn đặc biệt ý nghĩa và có tính chất sư phạm cơ bản trong đó ĐGH Phanxicô khẳng định rõ ràng rằng ”Thái độ bị ám ảnh không có tính chất giáo dục và không thể có một sự kiểm soát tất cả những hoàn cảnh trong đó một người con có thể trải qua (…). Nếu một người làm cha mẹ bị ám ảnh muốn biết con mình đang ở đâu và kiểm soát mọi sự di chuyển của con, thì chỉ tìm cách thống trị không gian của đứa con mà thôi. Làm như thế họ không giáo dục con, không làm cho nó vững mạnh, không chuẩn bị con đương đầu với những thách đố. Điều quan trọng chính yếu là tạo nên nơi con cái, một cách yêu thương, những tiến trình trưởng thành tự do, chuẩn bị, tăng trưởng toàn diện, vun trồng sự tự lập đích thực” (AL 260)

Phần nói về sự giáo dục tính dục cũng rất quan trọng, mang tựa đề rất rõ ràng: ”Đồng ý về việc giáo dục tính dục”. Đây là điều cần thiết và ta tự hỏi xem ”các cơ sở giáo dục của chúng ta có đảm nhận thách đố ấy hay không (..) trong một thời đại mà người ta có xu hướng tầm thường hóa và làm cho tính dục trở nên nghèo nàn”. Việc giáo dục tính dục cần được thực hiện ”trong khuôn khổ một nền giáo dục về tình yêu, hiến thân cho nhau” (AL 280). ĐGH cảnh giác đối với những thành ngữ như ”tính dục an toàn” vì nó biểu lộ một thái độ tiêu cực đối với mục đích tự nhiên của tính dục là sinh sản, như thể sự kiện đứa con là một kẻ thù cần phải được bảo vệ để chống lại. Làm như thế người ta cổ võ sự gây hấn tự yêu thương mình thay vì một thái độ tiếp đón” (AL 283).

* Chương VIII: ”Tháp tùng, phân định và hội nhập sự yếu đuối”

Chương này là một lời mời gọi có lòng thương xót và phân định mục vụ trước những tình trạng không hoàn toàn đáp ứng điều mà Chúa đề nghị. Ở đây ĐGH dùng 3 động từ rất quan trọng, đó là ”tháp tùng, phân định và hội nhập” là những điều cơ bản trong việc đối phó với những tình trạng yếu đuối, phức tạp hoặc không hợp lệ. Vì thế ĐGH trình bày sự tiệm tiến cần thiết trong mục vụ, tầm quan trọng của sự phân định, các qui luật và hoàn cảnh giảm khinh trong việc phân định mục vụ, và sau cùng là điều mà ngài định nghĩa là ”tiêu chuẩn thương xót mục vụ”.

Chương 8 rất tế nhị. Để đọc chương này ta phải nhớ rằng ”nhiều khi công việc của Giáo Hội giống như công việc của một bệnh viện dã chiến” (AL 291). Ở đây ĐGH đón nhận thành quả suy tư của Thượng HĐGM về các đề tài tranh luận khác nhau. Ngài tái khẳng định ý nghĩa của hôn nhân Kitô giáo và thêm rằng ”những hình thức kết hợp khác hoàn toàn trái ngược với lý tưởng hôn nhân Kitô giáo, trong khi một số hình thức khác thể hiện lý tưởng ấy ít là một cách phần nào hoặc tương tự”. Vì thế Giáo Hội ”không quên đề cao giá trị của những yếu tố xây dựng trong những tình trạng chưa đáp ứng giáo huấn của Giáo Hội hoặc không đáp ứng nữa giáo huấn của Hội Thánh về hôn nhân” (AL 292).

Về sự phân định đối với những tình cảnh bất hợp lệ, ĐGH nhận xét rằng ”Cần tránh những phán đoán không để ý đến sự phức tạp của những hoàn cảnh khác nhau, và cần phải chú ý đến cách thức những người sống và chịu đau khổ vì hoàn cảnh của họ” (AL 296). Và ngài viết tiếp: ”Vấn đề ở đây là hội nhập tất cả mọi người, phải giúp mỗi người tìm ra cách thức riêng của họ để tham gia cộng đoàn Giáo Hội, để họ cảm thấy mình là đối tượng của một lòng thương xót không do công trạng, vô điều kiện và nhưng không” (AL 297). Và ”Những người ly dị đang sống một cuộc kết hiệp mới, chẳng hạn, họ có thể ở trong những tình trạng rất khác nhau, và không thể xếp loại hoặc khép họ trong những lời khẳng định quá cứng nhắc mà không để chỗ cho một sự phân định thích hợp về con người và về mục vụ” (AL 298).

Theo đường hướng đó, đón nhận những nhận xét của nhiều nghị phụ, ĐGH khẳng định rằng ”những tín hữu đã chịu phép rửa mà ly dị và tái hôn dân sự phải được hội nhập hơn vào các cộng đoàn Kitô trong những cách thức khác nhau có thể, tránh mọi hình thức gây gương mù gương xấu”. Sự tham gia của họ có thể được biểu lộ trong nhiều dịch vụ của Giáo Hội (..). Họ không nên cảm thấy mình bị tuyệt thông, nhưng có thể sống và trưởng thành như các phần tử sinh động của Giáo Hội (…). Sự hội nhập này cũng là điều cần thiết để chăm sóc và giáo dục con cái theo tinh thần Kitô giáo” (AL 299).

Tổng quát hơn, ĐGH đưa ra lời khẳng định rất quan trọng để hiểu hướng đi và ý nghĩa của Tông Huấn: ”Nếu để ý đến vô số những hoàn cảnh cụ thể khác nhau (…) thì có thể hiểu rằng không nên mong đợi từ Thượng HĐGM hoặc từ Tông huấn này một qui luật tổng quát mới thuộc loại giáo luật, có thể áp dụng cho mọi trường hợp. Chỉ có thể có một sự khuyến khích mới hãy phân định bản thân và mục vụ theo tinh thần trách nhiệm về những hoàn cảnh đặc biệt không giống nhau trong mọi trường hợp”, những hậu quả hoặc những công hiệu của một qui luật không nhất thiết phải luôn luôn như nhau” (AL 300). ĐGH khai triển một cách sâu rộng những đòi hỏi và đặc tính của hành trình tháp tùng và phân định trong sự đối thoại sâu rộng giữa các tín hữu và các vị mục tử. Với mục đích đó ngài nhắc nhở suy tư của Giáo Hội về ”những ảnh hưởng và hoàn cảnh giảm khinh” về sự qui trách và trách nhiệm những hành động, và dựa vào thánh Tôma Aquino, ngài dừng lại về tương quan giữa ”các qui luật và sự phân định” để khẳng định rằng: ”Đúng là các qui luật tổng quát trình bày một điều thiện hảo mà ta không bao giờ được phép không để ý hoăc coi nhẹ, trong cách diễn tả các qui luật tổng quát ấy, không thể tuyệt đối bao gồm mọi hoàn cảnh đặc thù. Đồng thời cần nói rằng chính vì lý do đó, điều thuộc về sự phân định thực hành đứng trước một hoàn cảnh đặc thù không thể đưa lên hàng một qui luật” (AL 304).

Trong phần chót của chương 8, ”tiêu chuẩn lòng thương xót mục vụ”, về sự mơ hồ, ĐGH mạnh mẽ khẳng định rằng ”Hiểu những hoàn cảnh ngoại lệ không bao giờ bao hàm việc che dấu ánh sáng lý tưởng trọn vẹn nhất và cũng không đề nghị ít hơn điều mà Chúa Giêsu cống hiến cho con người. Ngày nay điều quan trọng hơn một nền mục vụ về những thất bại, là cố gắng mục vụ để củng cố hôn nhân, cũng như phòng ngừa những tan vỡ” (AL 307). Nhưng ý nghĩa tổng quát của chương 8 và tinh thần mà ĐGH Phanxicô muốn đề ra cho việc mục vụ của Giáo Hội còn có thể tóm tắt rõ ràng trong những lời cuối: ”Tôi mời gọi các tín hữu đang sống trong những hoàn cảnh phức tạp hãy tín thác đến nói chuyện với các vị mục tử của mình hoặc với những giáo dân đang sống tận tụy với Chúa. Họ sẽ không luôn luôn tìm thấy nơi những vị ấy một sự khẳng định cách lý tưởng và những ước muốn của mình, nhưng chắc chắn họ sẽ nhận được một ánh sáng giúp họ hiểu rõ hơn điều đang xảy ra và họ có thể khám phá một hành trình trưởng thành bản thân. Và tôi mời các vị mục tử hãy thân ái lắng nghe trong sự thanh thản, với ước muốn chân thành đi vào thảm kịch của con người và hiểu quan điểm của họ, để giúp họ sống tốt đẹp hơn và nhìn nhận chỗ đứng của họ trong Giáo Hội” (AL 312). Về tiêu chuẩn lòng thương xót mục vụ, ĐGH Phanxicô mạnh mẽ khẳng định rằng: ”nhiều khi chúng ta bị mất mát và phải hy sinh nhiều khi dành chỗ trong mục vụ cho tình yêu thương vô điều kiện của Thiên Chúa. Chúng ta đặt bao nhiêu điều kiện cho lòng từ bi khiến cho nó không còn ý nghĩa cụ thể và ý nghĩa đích thực nữa, và đây là cách thức tệ nhất làm tan loãn Tin Mừng” (AL 311).

* Chương IX: Linh đạo hôn nhân và gia đình

 Chương 9 bàn về linh đạo hôn nhân và gia đình, ”được hình thành bằng hàng ngàn cử chỉ thực tế và cụ thể” (AL 315). ĐGH khẳng định rõ ràng rằng “những người có những ước muốn linh đạo sâu xa không được cảm thấy gia đình làm cho họ xa rời sự tăng trương trong đời sống Tinh Thần, nhưng gia đình là một con đường Chúa dùng để đưa họ đến tột đỉnh sự kết hiệp thần bí” (AL 316). Tất cả, ”những lúc vui mừng, an nghỉ hoặc lễ hội, và cả tính dục, được cảm nghiệm như một sự tham gia sự sống sung mãn của sự phục sinh của Chúa” (AL 317). Vì thế, Tông huấn nói về kinh nguyện dưới ánh sáng Phục Sinh, linh đạo tình yêu loại trừ người thứ ba, và tự do trong thách đố và khát vọng sống với nhau cho đến ”đầu bạc răng long”, phản ánh lòng trung tín của Thiên Chúa (Xc AL 319).

Và sau cùng linh đạo ”chăm sóc, an ủi và khích lệ”. ”Trọn cuộc sống gia đình là một đồng cỏ từ bi. ĐTC viết: Mỗi người, kỹ lưỡng vẽ và viết lên trong cuộc sống của người khác” (AL 322). Thật là một ”kinh nghiệm thiêng liêng sâu xa khi chiêm ngắm mỗi người yêu quí với đôi mắt của Thiên Chúa và nhận ra Chúa Kitô nơi người ấy” (AL 323)

Trong đoạn kết luận, ĐTC quả quyết: “Không có gia đình nào là một thực tại hoàn hảo và được kết thành một lần cho tất cả, nhưng đòi một sự tiến triển từ từ khả năng yêu thương của mình (…). Tất cả chúng ta được kêu gọi luôn cố gắng đi xa hơn chính mình, những giới hạn của mình và mỗi gia đình phải sống trong sự khích lệ liên tục như thế. Các gia đình chúng ta hãy tiến bước, chúng ta hãy tiếp tục bước đi! (…). Chúng ta đừng đánh mất hy vọng vì những giới hạn của mình, nhưng cũng đừng từ bỏ không tìm kiếm tình yêu và sự hiệp thông sung mãn đã được hứa cho chúng ta” (AL 325).

Tông Huấn kết thúc với một kinh nguyện dâng lên Thánh Gia Thất (AL 325).

G. Trần Đức Anh OP chuyển ý