Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi các vị quản lý dòng tu

Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi các vị quản lý dòng tu

su-diep-duc-thanh-cha-gui-cac-vi-quan-ly-dong-tu

VATICAN. ĐTC kêu gọi các vị quản lý dòng tu ”xét lại kinh tế”, vượt thắng cá nhân chủ nghĩa, và nhắm đến việc phục vụ những thành phần yếu thế trong xã hội.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp công bố hôm 26-11-2016 gửi khoảng 1 ngàn vị quản lý và tổng quản lý của các dòng tu tham dự Hội nghị quốc tế kỳ hai về kinh tế tại Roma, từ ngày 25 đến 27-11-2016, do Bộ các dòng tu tổ chức tại Thính đường Giáo Hoàng đại học Antonianum của dòng Phanxicô ở Roma về đề tài: ”Trong niềm trung thành với đoàn sủng, xét lại kinh tế của các Hội dòng thánh hiến và Tu đoàn Tông đồ”.

Trong sứ điệp, ĐTC mời gọi các tham dự viên hãy tự hỏi: chúng ta có để cho mình bị tiêu chuẩn quỷ quái tìm kiếm lợi lộc hướng dẫn hay không? Ma quỉ thường lẻn vào qua ngả ví tiền hoặc thẻ tín dụng!

Ngài cũng nhắc nhở các vị quản lý hãy theo tiêu chuẩn chính yếu để thẩm định các hoạt động, tiêu chuẩn ấy không phải là lợi nhuận, nhưng là xét xem các hoạt động ấy có đáp ứng đoàn sủng và sứ mạng mà hội dòng được kêu gọi thực hiện nay không.

ĐTC cảnh giác rằng ”tiêu chuẩn cá nhân chủ nghĩa cũng có thể tấn công các cộng đoàn dòng tu của chúng ta… Chúng ta cũng cần làm gia tăng tăng sự hiệp thông giữa các dòng khác nhau. Ngoài ra cần đối thoại với Giáo Hội địa phương bao nhiêu có thể, để tài sản của Giáo Hội tiếp tục là tài sản của Hội Thánh.. Nhất là cần thực hiện một sự phân định bằng cách đi ngược dòng, sử dụng tiền bạc chứ không phải là phục vụ tiền bạc vì bất kỳ lý do gì, kể cả lý do chính đáng và thánh thiêng hơn, vì trong trường hợp như thế tiền bạc trở thành phân của ma quỉ, như các thánh giáo phụ đã nói”.

ĐTC kết luận rằng: ”Xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi tinh thần công chức, và khỏi rơi vào cạm bẫy của tính hà tiện, tham lam! Ngoài ra chúng ta cần phải giáo dục mình về tinh thần cần kiệm trách nhiệm. Tuyên khấn dòng không đủ để trở nên thanh bần. Nấp đàng sau lời khẳng định tôi chẳng sở hữu điều gì vì tôi là tu sĩ, điều đó không đủ, nếu hội dòng của tôi cho phép tôi được quản trị hoặc hưởng tất cả những của cải tôi muốn, và kiểm soát những ngân quỹ chức dân sự được lập nên để hỗ trợ các công việc riêng của mình, và như thế tránh được những kiểm soát của Giáo Hội. Sự giả hình của những người thánh hiến sống như những kẻ giàu sang là điều làm thương tổn lương tâm của các tín hữu và gây thiệt hại cho Giáo Hội. Cần bắt đầu bằng những chọn lựa nhỏ hằng ngày. Một người được kêu gọi thi hành phần của mình, dùng của cải để thực hiện những chọn lựa trong tinh thần liên đới, chăm sóc thiên nhiên, so sánh với cảnh nghèo của các gia đình sống cạnh ta”.

ĐTC giải thích rằng ”Vấn đề ở đây là thủ đắc một tập quán, một lối sống tinh tinh thần công bằng, và chia sẻ”.

Sau cùng, ngài cảnh giác rằng cả các Hội dòng đời sống thánh hiến cũng có thể bị nguy cơ như được trình bày trong thông điệp Laudato sì đó là: ”Nguyên tắc kiếm lợi tối đa, có xu hướng tự cô lập, không xét đến những điều khác, là một sự bóp méo kinh tế” (n.195). Bao nhiêu người thánh hiến ngày nay còn tiếp tục nghĩ rằng các luật lệ kinh tê độc lập khỏi mọi nhận xét luân lý đạo đức? Bao nhiêu lần việc thẩm định về sự biến đổi một công trình hoặc bán một bất động sản chỉ được xét dựa trên trên một phân tích phí tổn – lợi lộc, và trên giá trị thị trường?” (SD 26-11-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Hội đồng Giám mục Hàn quốc phát động chiến dịch chống án tử hình

Hội đồng Giám mục Hàn quốc phát động chiến dịch chống án tử hình

co-vo-cham-dut-tu-hinh

Hội đồng Giám mục Hàn quốc tái phản đối án tử hình bằng cách phát động chiến dịch nâng cao nhận thức qua các phương tiện truyền thông, các sự kiện giáo dục và văn hóa.

Tiểu ban về Hủy bỏ án tử hình nhóm họp hàng năm, thảo luận cách thức để thúc đẩy hơn nữa quan điểm của giáo hội về án tử hình đối với xã hội Hàn Quốc.

Tiểu ban sẽ phát động chiến dịch chống án tử hình bằng cách xuất bản các op-eds và các bài báo của các nhân vật trong Giáo hội, cũng như các tổ chức. Tiểu ban còn có kế hoạch sẽ phát hành, vào cuối năm nay, các tài liệu giáo dục nhắm đến các học sinh trung học. Một buổi trình diễn đặc biệt cũng được tổ chức nhân ngày Thế giới chống án tử hình vào ngày 30/11.

Ủy ban Giám mục sẽ giúp cho chiến dịch bằng cách tổ chức một buổi thảo luận và hòa nhạc vào ngày 18/12 tại Chucheon, tỉnh Gangwon.

Giáo Hội Công giáo Hàn quốc từ lâu đã cố gắng xóa bỏ án tử hình dù không có vụ xử tử nào tại Hàn quốc từ năm 1997 đến nay. Theo Cornell Law School, đến cuối năm 2014, có ít nhất 61 tù nhân mang án tử hình và cho đến năm 2015 có thêm 1 án. (UCAN 25/11/2016)

Hồng Thủy

Giáo Phận Orange có tân Giám Mục Phụ Tá

Giáo Phận Orange có tân Giám Mục Phụ Tá

timothy-freyer-orange-county-auxiliary-bishop-appointed

ORANGE COUNTY, California (NV) – Ðức Giáo Hoàng Francis vừa bổ nhiệm Linh Mục Timothy Freyer làm giám mục phụ tá Giáo Phận Orange, theo thông cáo của văn phòng báo chí Vatican, hôm 23 Tháng Mười Một.

Tân giám mục phụ tá sẽ hỗ trợ Giám Mục Kevin Vann, giám mục Giáo Phận Orange, quản trị một giáo phận có hơn 1.3 triệu giáo dân, với nhiều sắc dân khác nhau, và được xem là một trong những nơi có sự đa dạng sắc tộc nhất và đông giáo dân nhất Hoa Kỳ.

Lễ tấn phong giám mục cho Linh Mục Timothy Freyer sẽ diễn ra vào ngày 17 Tháng Giêng, 2017.

“Tôi cảm thấy rất vui và vinh dự khi được bổ nhiệm vào chức này,” vị tân giám mục phụ tá được trích lời nói. “Tôi biết ơn Ðức Giáo Hoàng và Giám Mục Kevin Vann đã luôn tin tưởng và ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua. Ngoài ra, tôi cũng rất biết ơn Giám Mục Tod Brown và Giám Mục Mai Thanh Lương, vì tình bạn và tình cảm của họ dành cho tôi.”

Giám Mục Tod Brown và Giám Mục Mai Thanh Lương hiện nghỉ hưu trong giáo phận.

Với vai trò mới này, Giám Mục Freyer sẽ hỗ trợ Giám Mục Kevin Vann trong việc tiếp tục phát triển các kế hoạch mục vụ mới của giáo phận. Ðồng thời, vị tân giám mục phụ tá sẽ tiếp tục công việc truyền giáo và tổ chức các hoạt động để đem mọi người đến gần với Chúa Kitô hơn, theo thông báo của Giáo Phận Orange.

“Khi tôi chuyển về Giáo Phận Orange, Linh Mục Freyer trở thành người bạn tốt của tôi và là một cộng tác viên tuyệt vời, và là ơn phước của Bề Trên dành cho tôi và mọi dân Chúa trong giáo phận,” Giám Mục Kevin Vann được trích lời nhận xét về vị tân giám mục phụ tá. “Lòng nhiệt thành và tình yêu của linh mục đối với sự nghiệp phục vụ giáo dân chắc chắn cũng giống như tôi khi tôi bắt đầu con đường phục vụ.”

Vị chủ chăn của Giáo Phận Orange cho biết thêm: “Tân Giám Mục Freyer sẽ kế thừa công việc của cựu giám mục phụ tá, và sẽ là người bạn tuyệt vời của tất cả mọi người, đồng thời giúp tôi và các nhân viên kết nối tất cả mọi người trong giáo phận trong tình thương của Chúa. Kinh nghiệm của ngài trong nhiều năm qua tại các giáo xứ, đặc biệt là ở cộng đồng gốc Hispanic sẽ là món quà lớn cho giáo phận.”

Tân Giám Mục Timothy Freyer sinh ra ở Los Angeles và lớn lên ở Hungtinton Beach, nơi cách nhà thờ chánh tòa Christ Cathedral ở Garden Grove không bao xa.

Sau khi tốt nghiệp trung học tại trường trung học Hungtinton Beach, vị giám mục tương lai vào học trường đại học của nhà dòng St. John’s ở Camarillo, California, và lấy bằng cử nhân thần học.

Tân Giám Mục Freyer thụ phong linh mục ngày 10 Tháng Sáu, 1989 và bắt đầu công việc mục vụ tại nhà thờ St. Hedwig ở Los Alamitos của Giáo Phận Orange County trong năm năm, trước khi được bổ nhiệm về nhà thờ Our Lady of Fatima ở San Clemente. Năm năm sau, ông được chuyển về nhà thờ St. Catherine of Siena ở Laguna Beach, và ở đây hai năm.

Năm 2001, Giám Mục Freyer được bổ nhiệm làm linh mục chánh xứ nhà thờ St. Mary’s ở Fullerton, và năm 2003 về làm chánh xứ nhà thờ St. Boniface ở Anaheim.

Năm 2012, Linh Mục Freyer được bổ nhiệm làm tổng đại diện giáo phận, phụ trách huấn luyện các linh mục.

Tân Giám Mục Phụ Tá Timothy Freyer là một trong những sáng lập viên của trung tâm Anaheim Family Justice Center, nơi giúp đỡ những nạn nhân bạo lực gia đình. Ông cũng phục vụ hai nhiệm kỳ trong hội đồng quản trị trung tâm y tế St. Jude ở Fullerton. Ngoài ra, ông cũng là linh mục tuyên úy cho Sở Cảnh Sát Anaheim.

Giám Mục Freyer là người con duy nhất của ông bà Jerry và Patricia Freyer. Cha của ông mất năm 1977. Hiện mẹ của ông đang sinh sống tại Hungtinton Beach. (N.A.)

Nguồn Báo Người Việt; Nguồn : (Orange County Catholic)

 

HOLY SEE APPOINTS AUXILIARY BISHOP FOR DIOCESE OF ORANGE

Bishop-elect Timothy Freyer will support Bishop Kevin Vann in caring for the needs of this vibrant and growing Diocese

Today the Press Office of the Holy See announced that Bishop-elect Timothy Freyer, current Vicar for Priests in the Diocese of Orange, has been appointed by Pope Francis as Auxiliary Bishop for the Diocese of Orange, assisting Bishop Kevin Vann. The date of his episcopal ordination will be Jan. 17, 2017.

“I am both humbled and honored to accept this appointment,” said Bishop-elect Freyer. “I am grateful to Pope Francis and to Bishop Vann for their trust and confidence in me and I pray that I may live up to their expectations. In addition to my gratitude to the Holy Father and Bishop Vann, I am also grateful to Bishops Brown and Luong for their friendship and affection over these past years.”

In his new role, Bishop-elect Freyer says he will assist Bishop Vann in any way he can, including continuing to develop the diocese’s new pastoral plan. He will also continue to focus on evangelization, including creating experiences, ministries and structures that will bring people closer to Christ.

“We are blessed as Diocese to continue to benefit from kind and humble leadership offered by Bishop-elect Freyer, as a priest, and now a Bishop,” said Bishop Vann. “Bishop-elect Freyer’s deep love of God is evident in every encounter shared and he always seeks to show the merciful and inspiring face of Christ to those facing their darkest days. I am truly blessed to work with Bishop-elect Freyer in the garden of the Lord.”

Bishop-elect Freyer’s roots are in Southern California. He was born in L.A. and grew up in Huntington Beach, a short drive from Christ Cathedral in Garden Grove, where he will serve in his new role as Auxiliary Bishop.

After graduating from Huntington Beach High School he entered the St. John’s Seminary College in Camarillo, CA where he earned his bachelor’s degree, followed by four years at St. John’s Seminary where, as a graduate student, he studied Theology.

Bishop-elect Freyer was ordained a priest on June 10, 1989 and his first assignment was as associate pastor at St. Hedwig Church in Los Alamitos, within the Diocese of Orange. He served in that role for five years before being assigned to Our Lady of Fatima Church in San Clemente. Five years later, he moved to St. Catherine of Siena Church in Laguna Beach where he remained for two years.

In 2001, Bishop-elect Freyer was appointed pastor of St. Mary’s Church in Fullerton, and then in 2003 was reassigned as pastor for St. Boniface Church in Anaheim.

He was named Episcopal Vicar for Priests in 2012, with responsibility for the care and ongoing formation of the priests of the Diocese of Orange. Additionally, he was named the first bishop’s liaison to the Jovenes para Cristo (Young Adults for Christ) movement from 1998-2004, helping them to write their statutes and revise their plan of formation as well as assisting them as they opened chapters in California, Texas and Oregon.

Bishop-elect Freyer served as one of the founding board members of the Anaheim Family Justice Center (now called the Orange County Family Justice Center) that assists victims of domestic violence. He served two terms as a member of the board of trustees for St. Jude Medical Center in Fullerton and continues to serve on the Community Benefits Committee that oversees the Medical Center’s care-for-the-poor programs. He is currently a police chaplain for the Anaheim Police Department.

Bishop-elect Freyer is the only child of Jerry and Patricia Freyer. His father died in 1977 and his mother currently resides in Huntington Beach.

Source: Orange County Catholic

Sa hỏa ngục đời đời có nghĩa là mãi mãi xa cách Thiên Chúa

Sa hỏa ngục đời đời có nghĩa là mãi mãi xa cách Thiên Chúa

thanh-le-tai-nha-nguyen-marta-25-11-2016

Khi chọn lựa rời xa Thiên Chúa mãi mãi, thì có nghĩa là sa hỏa ngục đời đời. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Đức Thánh Cha cảnh báo: đừng bao giờ nói chuyện với ma quỷ vì nó chuyên lừa dối con người, nhưng hãy để lòng khiêm tốn mà chuẩn bị gặp Chúa trong ngày Phán Xét.

Trong hai ngày cuối của Năm Phụng Vụ, Hội Thánh tiếp tục mời gọi các tín hữu suy tư về ngày cánh chung. Đức Thánh Cha diễn giải khởi đi từ bài đọc trích sách Khải Huyền. Cuộc Phán Xét sẽ như thế nào? Chúng ta muốn gặp Chúa Giêsu trong ngày ấy như thế nào?

Thần dữ luôn quyến rũ bạn để phá hoại cuộc đời bạn, đừng bao giờ nói chuyện với nó

Kẻ đầu tiên bị phán xét là “con rồng” được nói tới trong sách Khải Huyền, tức là ma quỷ. Thiên thần từ trời xuống, bắt lấy nó, trói nó lại và ném xuống vực thẳm, vì nó chuyên lừa dối người ta, vì nó là kẻ lừa dối. Nó còn là cha của sự dối trá. Nó tạo ra những gian dối. Nó làm cho bạn tin rằng, nếu ăn trái táo này thì sẽ nên giống Thiên Chúa. Nhưng kì thực, nó hủy hoại cuộc sống của bạn. “Nhưng, lạy Cha, làm thế nào để chúng con không bị ma quỷ lừa gạt?” Chúa Giêsu dạy chúng ta: không bao giờ nói chuyện với ma quỷ. Chúa Giêsu làm gì với ma quỷ? Người đuổi nó đi, hỏi tên nó nhưng không nói chuyện với nó.

Ngay cả trong sa mạc, khi bị cám dỗ, Chúa Giêsu không tự dựa vào lời của riêng bản thân mình vì Người ý thức về những hiểm nguy. Trong ba câu trả lời, Chúa Giêsu đều nại tới Lời Thiên Chúa, Lời Kinh Thánh. Vì tên cám dỗ đang tìm cách tiêu diệt chúng ta.

Bài đọc trích sách Khải Huyền kể tiếp về những linh hồn các vị tử đạo. Đó là những người khiêm nhường và làm chứng cho Chúa Giêsu. Họ không chiều theo tên cám dỗ và những kẻ ăn theo, không thờ lạy nó để được tiền bạc, danh vọng xã hội, phù vân và những gì mà cuộc sống ấy mang lại.

Sa hỏa ngục có nghĩa là xa cách Thiên Chúa mãi mãi

Chúa sẽ phán xét kẻ lớn cũng như người nhỏ, và những ai đáng bị nguyền rủa sẽ bị ném vào hồ lửa. Đây là cái chết lần hai. Trầm luân đời đời, không có nghĩa là tra tấn, mà có nghĩa là mãi mãi xa cách Thiên Chúa. Những người bị kết án như thế, là người không được nhận vào Nước Thiên Chúa, vì họ không đến gần Thiên Chúa. Họ luôn đi trên con đường riêng của họ. Họ luôn ở xa đường lối Thiên Chúa. Họ khuất mặt Thiên Chúa và đi khỏi ánh sáng để vào trong tối tăm.

Sa hỏa ngục đời đời, có nghĩa là tiếp tục rời xa Thiên Chúa, có nghĩa là vĩnh viễn xa cách Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng ban hạnh phúc, là Đấng yêu thương chúng ta quá nhiều. Thế mà, khi phải xa cách Ngài mãi mãi, thì đó chính là hình phạt đời đời. Thế nhưng, hình ảnh cuối trong bài đọc trích sách Khải Huyền mở ra niềm hy vọng.

Hãy khiêm tốn mở tâm hồn đón Chúa Giêsu vì Người sẽ ban ơn cứu độ

Nếu chúng ta mở rộng cõi lòng, như Chúa Giêsu mời gọi, nếu chúng ta không còn đi theo đường lối của riêng mình, thì chúng ta sẽ có niềm vui ơn cứu độ. Đó là trời mới đất mới mà sách Khải Huyền nói tới. Không kiêu căng nhưng với đầy hy vọng, bạn hãy đón nhận sự quan tâm và ơn tha thứ từ Chúa Giêsu.

Niềm hy vọng mở rộng tâm hồn để gặp gỡ Chúa Giêsu. Đây là điều chúng ta chờ đợi: Gặp gỡ Chúa Giêsu. Điều này thật đẹp, rất đẹp! Người chỉ cần chúng ta khiêm tốn nói: “Chúa ơi!” Người chỉ cần ngần ấy thôi, phần còn lại Người sẽ làm.

Tứ Quyết SJ

Đức Thánh Cha kêu gọi tôn trọng phẩm giá người nghiện ma túy

Đức Thánh Cha kêu gọi tôn trọng phẩm giá người nghiện ma túy

duc-thanh-cha-keu-goi-ton-trong-pham-gia-nguoi-nghien-ma-tuy

VATICAN. ĐTC kêu gọi tôn trọng phẩm giá của người nghiện ma túy để có thể giúp họ được chữa lành và phục vụ.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 24-11-2016, dành cho 60 tham dự viên Hội nghị quốc tế về ma túy tiến hành tại Vatican trong hai ngày 23 và 24-11 với chủ đề: ”Các ma túy: những khó khăn và giải pháp cho vấn đề này của thế giới”. Hội nghị do Hàn lâm viện của Tòa Thánh về các khoa học tổ chức.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC xác nhận ma túy là một vết thương trong xã hội chúng ta.. Nó làm cho các nạn nhân mất tự do và trở thành nạn nhân của hình thức nô lệ mới này.

Sau khi nhắc đến nhiều nguyên nhân khiến cho nhiều người nghiện ma túy, ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Chúng ta không thể rơi vào tình trạng bất công khi xếp loại những người nghiện ma túy như thể họ là những đồ vật hoặc những gì bị đổ vỡ, trái lại mỗi người cần được đề cao giá trị và quí chuộng trong phẩm giá của họ để có thể được chữa lành. Hơn bao giờ hết, họ tiếp tục có một phẩm giá trong tư cách là ngừơi và là con của Thiên Chúa”.

ĐTC cũng khẳng định rằng điều quan trọng là biết rõ tầm mức của vấn đề ma túy, nhất là rất nhiều trung tâm sản xuất và phân phối ma túy. Chúng ta biết đó là một phần quan trọng của các tổ chức tội phạm, nhưng cần phải biết rõ cách kiểm soát các mạng tham nhũng, và những hình thức rửa tiền. Để được vậy, không có con đường nào khác là đi ngược lên hệ thống này, từ việc buôn bán ma túy ở hạ tầng cho đến những hình thức tinh vi nhất trong việc rửa tiền, ẩn nấp trong tư bản tài chánh và các ngân hàng chuyên rửa tiền bẩn”.

ĐTC không quên nhắc đến vai trò của gia đình, của giáo dục và nói rằng: ”Điều chắc chắn là để ngăn cản nhu cầu tiêu thụ ma túy, cần thực hiện những cố gắng lớn và thi hành các chương trình rộng lớn về mặt xã hội, hương đến sức khỏe, sự hỗ trợ của gia đình, và nhất là giáo dục mà tôi cho là cơ bản. Việc huấn luyện nhân bản toàn diện là điều ưu tiên, nó mang lại cho con người khả năng có những phương thế phân định, nhờ đó họ có thể thẩm định những khả thể khác nhau và có thể giúp đỡ người khác”.

Theo ĐTC, mặc dù phòng ngừa là con đường ưu tiên, nhưng điều quan trọng không kém đó là hoạt động để phục hồi toàn diện và chắc chắn cho các nạn nhân trong xã hội, để trả lại cho họ sự vui tươi, và giúp họ tìm lại được phẩm giá mà họ đã đánh mất. (SD 24-11-2016)

G. Trần Đức Anh OP 

Đức Thánh Cha tiếp Chủ Tịch Nhà cầm quyền Việt Nam Trần Đại Quang

Đức Thánh Cha tiếp Chủ Tịch Nhà cầm quyền Việt Nam Trần Đại Quang

duc-thanh-cha-tiep-kien-chu-tich-nha-nuoc-viet-nam-tran-dai-quang

VATICAN. Chiều thứ tư 23-11-2016, ĐTC đã tiếp kiến Chủ tịch Nhà cầm quyền Việt Nam, Ông Trần Đại Quang.

Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói rằng:

”Chiều hôm nay, 23-11-2016, ĐTC đã tiếp kiến Chủ tịch Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam, Ông Trần Đại Quang. Sau đó, Ông đã gặp ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh, cùng với Đức TGM Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh.

”Trong các cuộc nói chuyện thân mật, có nhắc đến những quan hệ tốt đẹp hiện có giữa Tòa Thánh và Việt Nam, được hỗ trợ bằng một tinh thần chung đối thoại và liên tục tìm kiếm những phương thế thích hợp hơn để những quan hệ ấy có thể tiến triển thêm, và cũng nêu bật sự cộng tác giữa Giáo Hội và Nhà Nước CS VN trong các lãnh vực khác nhau của xã hội địa phương”.

Ngoài thông cáo chính thức trên đây của Tòa Thánh, giới báo chí cũng ghi nhận trong cuộc trao đổi quà tặng, Chủ tịch Trần Đại Quang đã tặng cho ĐTC một cái trống đồng, và ĐTC tặng lại cho ông trước tiên là bức tranh bằng đồng do một nữ tu nghệ sĩ thực hiện diễn tả sa mạc được biến thành vườn xây canh tươi, một câu trích từ sách ngôn sứ Isaia, đoạn 55. Tiếp đến là 3 văn kiện của ngài ấn bản tiếng Pháp, đó là Tông Thư ”Niềm Vui Tin Mừng”, Thông điệp ”Laudato sì” về việc bảo vệ căn nhà chung, và sau cùng là Tông Huấn ”Niềm vui yêu thương” (SD 24-11-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Một giáo dân bị giết ngay trong Thánh lễ ở Colombia

Một giáo dân bị giết ngay trong Thánh lễ ở Colombia

church-in-colombia

Cali, Colombia – Đức Tổng giám mục Dario de Jesus Monsalve Mejia của Cali đã lên án việc sát hại một tín hữu trong Thánh lễ.

Chiều thứ 3 ngày 22/11 vừa qua, tại giáo xứ thánh Cecilia, khi các giáo dân của khu phố Ciudad Cordoba và các vùng lân cận đang tụ họp để cử hành lễ mừng thánh quan thầy, một người đàn ông đã vào nhà thờ và bắn vào Fernando Padilla, một giáo dân 35 tuổi. Anh Padilla bị giết trong lúc Đức Tổng giám mục đang giảng lễ, chỉ đứng cách anh một khoảng ngắn.

Trong thông tin gửi đến hãng tin Fides, Đức tổng viết: “Lợi dụng việc tụ họp trong các nhà thờ để giết một giáo dân và tạo nên sự hoảng sợ giữa các tín hữu thì vượt quá mọi suy xét của lý trí… Ngay cả sự kính sợ Chúa cũng không cản được sự hoàn toàn coi thường sự sống con người, là điều có gốc rễ trong tâm hồn của phần lớn xã hội Colombia của chúng ta.”

Cách đây hai năm, cũng trong chính nhà thờ này, 2 người đã bị sát hai. Đức Tổng giám mục lúc ấy cũng đã lên án các vụ bạo lực tại những nơi thánh thiêng. (Agenzia Fides 24/11/2016)

Hồng Thủy

Giáo hội Ấn độ mong đợi một nữ tu khác được phong thánh

Giáo hội Ấn độ mong đợi một nữ tu khác được phong thánh

rani-maria-vattalil

Ngày 18/11 vừa qua, ngôi mộ của một nữ tu Ấn độ, bị giết cách đây 21 năm, được khai quật và hài cốt của chị được di chuyển và chôn trong ngôi mộ mới bên trong nhà thờ, như một phần của tiến trình phong thánh.

Năm 1975, nữ tu Rani Maria Vattalil, thuộc dòng thánh Clara, bắt đầu hoạt động truyền giáo tại miền bắc Ấn độ và năm 1992, chị chuyển đến hoạt động tại Udainagar. Tại đây chị đã tranh đấu chống lại các người cho vay tiền đang bóc lột dân chúng địa phương. Các chủ đất không thích việc chị giúp dân địa phương trở nên tự lập hơn. Những chủ đất và các người cho vay tiền  đã thuê Samunder Singh giết chị. Ngày 25/02/1995, khi chị Rani đang trên một chuyến xe buýt để về gia đình ở bang Kerala, miền nam Ân độ, chị đã bị Singh đâm 50 nhát dao cho đến chết. Năm ấy chị mới 41 tuổi.

Sau khi qua đời, chị Rani được chôn cất bên ngoài nhà thờ Thánh Tâm ở Udainagar, nơi chị đã hoạt động. Hiện tại mộ của chị được khai quật và thi hài của chị được chôn trong ngôi mộ mới bên trong nhà thờ. Hàng trăm người đã tuôn đến ngôi mộ mới của chị để xin chị cầu bầu cho họ. Nhiều người, kể cả không phải Kitô hữu, đã nhận chị như một người thánh thiện, một người đã sống cuộc sống anh hùng.

Năm 2001, Đức cha George Anathil, lúc ấy là Giám mục của Indore đã bắt đầu án phong thánh cho chị Rani. Ngài đã thành lập hai ủy ban thần học và lịch sử để duyệt xét cuộc đời của chị. Sau khi cuộc điều tra ở cấp giáo phận nhìn nhận chị đã sống cuộc sống anh hùng theo nhân đức Kitô giáo, vào năm 2005, chị Rani được tuyên bố là Tôi tớ Chúa.

Đức cha Thottumarikal cho biết là đã xin phong thánh cho chị như một vị tử đạo, nhưng quyết định là từ Vatican.

Việc phong thánh cho nữ tu Rani sẽ là một phúc lành lớn lao cho giáo hội địa phương, nơi các Kitô hữu tiếp tục đối mặt với bạo lực từ những kẻ cực đoan. Kitô hữu tại đây chỉ chiếm 0,3% trên tổng số 73 triệu dân, đa số là Ấn giáo. (Ucan 23/11/2016)

Hồng Thủy

Nền văn minh của thần tiền sẽ sụp đổ

Nền văn minh của thần tiền sẽ sụp đổ

thanh-le-tai-nha-nguyen-marta-24-11-2016

Sự trụy lạc chính là tội phạm thượng, ví như thành Babylon, nơi ấy “không có Thiên Chúa” mà chỉ có “thần tiền bạc, thần của cải, thần lợi dụng”. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Ngài nhắc mọi người nhớ rằng, trong tuần cuối của Năm Phụng Vụ, Hội Thánh mời gọi chúng ta nghĩ về ngày tận cùng của thế giới và ngày kết thúc của mỗi người chúng ta.

Đức Thánh Cha diễn giải khởi đi từ bài đọc trích sách Khải Huyền (Kh 18:1-2.21-23, 19:1-3.9a). Trong đó có ba tiếng nói vang lên.

Tiếng hô chiến thắng của thiên thần

Đầu tiên là tiếng hô lớn của thiên thần từ trời: “Sụp đổ rồi, sụp đổ rồi, thành Babilon vĩ đại!” Vì Babilon đã đã trở nên sào huyệt của những thứ ô uế và làm cho bao tâm hồn ra hư hỏng.

Sống trụy lạc là lối sống phạm thượng, sự trụy lạc là tội phạm thượng. Vì trong thế giới trụy lạc, ví như thành Babilon, không có Thiên Chúa mà chỉ có thần tiền, thần giàu sang, thần lợi dụng bóc lột. Và điều ấy đã quyến rũ bao người. Nhưng vào những ngày cuối cùng, nền văn minh kiểu này sẽ sụp đổ, và tiếng hô lớn của thiên thần vang lên: “Sụp đổ rồi!” Nó sụp đổ cùng với những cám dỗ của nó. Đế chế của hư danh, của phù vân, của kiêu căng sụp đổ, giống như ma quỷ suy sụp.

Lời ca khen của dân Chúa

Tiếng nói thứ hai là tiếng tung hô mà đoàn người đông đảo vang lời ngợi khen Chúa: “Thiên Chúa ta thờ là Đấng cứu độ, Đấng vinh hiển uy quyền!” Đó là tiếng hô của dân Chúa, của những người tuy tội lỗi nhưng không trụy lạc, mà đi tìm ơn tha thứ, tìm ơn cứu rỗi nơi Chúa Giêsu Kitô.

Những người này vui mừng khi thấy niềm vui của chiến thắng cuối cùng. Họ vang lời thờ lạy Chúa. Không chỉ có tiếng hô chiến thắng của thiên thần về sự sụp đổ của vương quốc tối tăm, mà còn có lời tung hô ngợi khen của đông đảo dân Chúa. Đối với các Kitô hữu, không dễ để có được lòng tôn thờ này. Thật là tốt mỗi khi chúng ta cầu xin điều gì đó, nhưng không dễ để chúng ta có một lời cầu nguyện ngợi khen Chúa. Bạn cần học lối cầu nguyện này. Học ngay từ bây giờ và không học trong sự vội vàng hấp tấp. Thật là đẹp trong lối cầu nguyện tôn thờ trước Thánh Thể. Một lối cầu nguyện thật đơn sơ: “Lạy Chúa! Ngài là Thiên Chúa. Con chỉ là đứa con nghèo hèn nhưng được Ngài yêu thương.”

Tiếng mời gọi dịu êm của Thiên Chúa

Tiếng nói thứ ba là lời thì thầm. Thiên thần bảo hãy viết: “Hạnh phúc thay kẻ được mời đến dự tiệc cưới của Con Chiên!” Lời mời của Chúa không phải là tiếng nói ồn ào nhưng là tiếng nói dịu êm. Tiếng ấy nhẹ êm giống như khi Thiên Chúa nói với ngôn sứ Êlia. Đó là vẻ đẹp của tiếng nói rót vào cõi lòng trong sự êm dịu. Khi Thiên Chúa nói với các tâm hồn, tiếng của Ngài tựa như chuỗi âm thanh lặng thinh. Lời mời dự tiệc cưới của Con Chiên chính là lời chung cục, là ơn cứu độ của chúng ta.

Những người được vào dự tiệc, theo như dụ ngôn Chúa Giêsu kể, là những người ở ngã tư đường của tốt xấu, đui mù, điếc lác, què quặt, tất cả chúng ta đều là tội nhân nhưng có đủ khiêm tốn mà thưa lên rằng: Con đầy tội lỗi, xin Chúa cứu con! Nếu chúng ta có tâm hồn như thế, Thiên Chúa sẽ mời chúng ta, và chúng ta sẽ nghe thấy tiếng thì thầm của Ngài trong lòng chúng ta, để mời gọi chúng ta đến dự tiệc.

Bài Tin Mừng theo thánh Luca (21:20-28) kết thúc với câu Chúa Giêsu nói: “Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, tức là khi hư danh phù vân kiêu căng bị sụp đổ, thì anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc”. Đó là lúc anh em được mời vào dự tiệc cưới của Con Chiên. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để biết đợi chờ tiếng mời gọi ấy, để chúng ta chuẩn bị tâm hồn mà lắng nghe tiếng mời gọi này: Hãy đến, hãy đến, đến đây, hỡi người đầy tớ trung tín – tuy tội lỗi nhưng tín trung – hãy đến, đến dự tiệc của Chủ anh!

Tứ Quyết SJ

Giáo dục là một hình thức đặc biệt của việc rao truyền Tin Mừng

Giáo dục là một hình thức đặc biệt của việc rao truyền Tin Mừng

mot-nguoi-tan-tat-hon-dtc-trong-buoi-tiep-kien-chung-sang-thu-tu-23-11-2016

Cố vấn cho những người nghi ngờ và dậy dỗ cho người dốt nát là hai công việc của lòng thương xót, mà ai trong chúng ta cũng có thể làm trong cuộc sống thường ngày. Mù chữ và thiếu giáo dục là một bất công tấn kích phẩm gia con người. Chính vì thế dọc dài các thế kỷ Giáo Hội đã cảm thấy đòi buộc dấn thân trong lãnh vực giáo dục, với các trường dậy chữ và dậy nghề, để giúp con người vượt thắng bần cùng và các kỳ thị, và biến đổi xã hội. Vì giáo dục là một hình thức đặc biệt của việc loan báo Tin Mừng.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với 8,000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư  trong đại thính đường Phaolô VI.

Mở đầu bài huấn dụ ĐTC nói Năm Thánh Lòng Thương Xót đã kết thúc, nhưng còn vài suy tư liên quan tới các công việc của lòng thương xót, và vì thế chúng ta tiếp tục đề tài này.

Việc suy tư về các công việc của lòng thương xót tinh thần hôm nay liên quan tới hai hoạt động gắn liền nhau: đó là cố vấn cho những người nghi ngờ và dậy dỗ cho những người dốt nát, những người không biết. Từ dốt nát mạnh quá, nhưng nó có nghĩa là những người không biết điều gì đó và phải dậy cho họ. Chúng là các công việc có thể thực thi trong một chiều kích  đơn sơ, thân tình trong gia đình ở tầm tay của mọi người, đặc biệt là công việc dậy dỗ trên một bình diện có cơ cấu và tổ chức hơn. Chẳng hạn chúng ta hãy nghĩ tới biết bao trẻ em hiện vẫn còn đau khổ vì mù chữ và thiếu đào tạo giáo dục. Đây là điều không thể hiểu được, trong một thế giới tiến bộ kỹ thuật khoa học cao như thế, mà còn có các trẻ em mù chữ. Đây là điều không thể hiểu được. Nó là một bất công. Biết bao nhiêu trẻ em đau khổ vì không được giáo dục dậy dỗ. Đây là một điều kiện bất công lớn tấn kích chính phẩm giá của con người. Không có giáo dục người ta dễ dàng trở thành mồi của sự khai thác bóc lột  và nhiều hình thức tệ nạn xã hội khác. Đề cập tới nỗ lực của Giáo Hội trong việc thăng tiến giáo dục ĐTC nói:

Dọc dài các thế kỷ Giáo Hội đã cảm thấy đòi buộc dấn thân trong lãnh vực giáo dục, bởi vì sứ mệnh rao truyền Tin Mừng của Giáo Hội bao gồm dấn thân trao trả lại phẩm giá cho những người nghèo nàn nhất. Từ thí dụ đầu tiên của một trường học do thánh Giustino thành lập tại Roma này hồi thế kỷ thứ 2, để các kitô hữu hiểu biết Thánh Kinh hơn, cho tới thánh Giuseppe Calanzio, là người dã mở các trường học bình dân miễn phí đầu tiên tại Âu châu, chúng ta có một danh sách dài các thánh nam nữ, trong nhiều thời đại khác nhau, đã đem việc giáo dục tới cho các anh chị em bị thiệt thòi nhất, vì biết rằng qua con đường giáo dục họ có thể vượt thắng sự bần cùng và các kỳ thị. Biết bao kitô hữu, giáo dân, tu huynh, nữ tu thánh hiến, linh mục đã tận hiến cuộc đời cho việc dậy dỗ giáo dục các trẻ em và người trẻ. Đây thật là điều lớn lao! Và tôi xin mời anh chị em vỗ tay hoan hô họ –  Tín hữu trong đại thính đường đã vỗ tay vang dội vinh danh các nhà giáo dục – ĐTC nói tiếp: các người đi tiên phong này của việc giáo dục đã hiểu sâu xa công tác của lòng thương xót,  và đã biến nó trở thành kiểu sống đến độ biến đổi chính xã hội.  Qua một công việc đơn sơ và với một ít cơ cấu các vị đã có thể trao trả lại nhân phẩm cho biết bao nhiêu người! Và việc giáo dục các vị cống hiến cũng thường hướng tới công việc làm. Chúng ta hãy nghĩ tói thánh Don Bosco, thánh Gioan Bosco – Tín hữu vỗ tay hoan hô thánh nhân – ĐTC hỏi: ở đây có các tu sĩ Salesien không vậy? –  Chúng ta hãy nghĩ tới thánh Don Bosco là người đã cùng với các trẻ em bụi đời, với trung tâm cầu nguyện quy tụ chúng, rồi với các trường học, thánh nhân đã chuẩn bị chúng cho công việc làm… Và chính vì thế mà đã có nhiều trường huấn nghệ được thành lập, dậy nghề trong khi cũng giáo dục các giá trị kitô. Vì thế giáo dục thực sự là môt hình thức đặc biệt của việc rao truyền Tin Mừng.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: việc giáo dục càng lớn lên thì con người càng chiếm hữu được các chắc chắn và ý thức, mà tất cả chúng ta đều cần có trong cuộc sống. Một nền giáo dục tốt dậy chúng ta phương pháp phê bình, bao gồm cả một loại nghi ngờ nào đó, hữu ích,  giúp đặt ra các câu hỏi và kiểm thực các kết quả đạt được, hầu có một ý thức tốt hơn. Nhưng công việc của lòng thương xót cố vấn cho những người nghi nan không liên quan tới loại nghi ngờ này. Diễn tả lòng thương xót đối với những người nghi ngờ, trái lại, là làm giảm bớt nỗi khổ đau  đến từ sự sợ hãi và lo âu, là hậu quả của nghi ngờ.  Do đó, thật là một hành động bác ái đích thật, khi chúng ta cố ý nâng đỡ một người trong sự yếu đuối do sự nghi ngờ gây ra.

Tôi nghĩ ai đó có thể hỏi: “Thưa cha, con có biết bao nhiêu nghi vấn liên quan tới đức tin, con phải làm gì đây?”. Con có biết bao biết bao nghi ngờ… Cha không bao giờ có các nghi ngờ sao?” Con có biết bao, biết bao nghi ngờ…  Chắc chắn là trong một vài lúc tất cả chúng ra đều có các nghi ngờ! Các nghi ngờ liên quan tới đức tin, trong nghĩa tích cực, là một dấu chỉ cho thấy chúng ta muốn biết Thiên Chúa, Chúa Giêsu và mầu nhiệm tình yêu của Ngài đối với chúng ta một cách tốt hơn và sâu xa hơn. “Mà tôi có nghi ngờ này… Tôi tìm tòi, học hỏi, tôi thấy và tôi xin lời cố vấn, làm sao… “ Các nghi ngờ này khiến lớn lên. Vì vậy đó là một điều tốt, khi chúng ta đặt ra các  câu hỏi liên quan tới đức tin, vì như thế chúng ta được thúc đẩy đào sâu nó. Tuy nhiên, cũng cần vượt thắng các nghi ngờ. Và ĐTC chỉ cho cách vượt thắng các nghi ngờ lòng tin như sau:

Do đó cần lắng nghe Lời của Thiên Chúa và hiểu những gì nó dậy chúng ta. Có một con đường quan trọng giúp điều này là giáo lý, qua đó việc loan báo niềm tin đến gặp gỡ chúng ta trong cuộc sống cụ thể cá nhân và cuộc sống cộng đoàn. Đồng thời có một con đường khác cũng quan trọng là sống đức tin chừng nào có thể. Chúng ta đừng biến đức tin trở thành một lý thuyết trừu tượng, nơi các nghi ngờ gia tăng. Nhưng hãy biến đức tin thành cuộc sống của mình. Chúng ta hãy tìm thực thi nó trong việc phục vụ các anh chị em khác, đặc biệt là những người cần sự trợ giúp nhất. Và khi ấy biết bao nghi ngờ biến mất, bởi vì chúng ta cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa và sự thật của Tin Mừng trong tình yêu, mà không do công nghiệp của chúng ta, ở trong chúng ta và chúng ta chia sẻ với các người khác.

Anh chị em thân mến, như có thể thấy đó, cả hai công việc này của lòng thương xót cũng không xa cuộc sống chúng ta. Mỗi người trong chúng ta đều có thể dấn thân sống chúng để thực thi lời Chúa, khi Ngài nói rằng mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa đã không được vén mở cho các người khôn ngoan thông thái, nhưng cho các kẻ bé mọn (x. Lc 10,21; Mt 11,25-26). Vì thế việc dậy dỗ sâu xa hơn, mà chúng ta được mời gọi thông truyền, và xác tín chắc chắn nhất để ra khỏi sự nghi ngờ, là tình yêu của Thiên Chúa mà bởi đó chúng ta được yêu thương (x. 1 Ga 4,10). Một tình yêu vĩ đại, nhưng không, và đã được trao ban luôn mãi. Thiên Chúa không bao giờ thối lui với tình yêu của Ngài, không bao giờ! Ngài luôn luôn tiến tới, Ngài ở lại đó… tình yêu này đã được ban cho luôn mãi, mà chúng ta phải cảm thấy có trách nhiệm mạnh mẽ, để làm chứng cho nó, bằng cách cống hiến lòng thương xót cho các anh chị em của chúng ta.

ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước Pháp, đặc biệt là các bệnh nhân và người tàn tật từ Lyon, cũng như Học viện Đức Bà sự sống Philippines. Ngài cũng chào các nhóm hành hương đến từ Anh, Êcốt, Phihlippines, các đảo Salomon và Hoà Kỳ, Đức, Áo, cũng như các đoàn hành hương đến từ Araguarri, Lorena và Manaus bên Brasil. Ngài cám ơn họ về sự hiện diện và lời cầu nguyện họ dành cho ngài, và ĐTC phó thác cho Đức Mẹ các công việc phục vụ của họ làm cho phẩm giá con người lớn lên trong cuộc sống.

Với các nhóm hành hương nói tiếng A rập đến từ Thánh Địa, Ai Cập và vùng Trung Đông ngài nói: chúng ta đừng sợ các nghi vấn, vì chúng là khởi đầu cho con đường hiểu biết và  đào sâu: ai không đặt nghi vấn thì không tiến tới trong sự hiểu biết cũng như trong đức tin. Nhưng chúng ta cũng phải nhớ rằng lời khuyên tốt nhất và sự giáo dục có thể cống cho người nghi ngờ và không hiểu biết là làm chứng cho họ thấy tình yêu nhưng không của Thiên  Chúa, qua việc sống sâu đậm tình huynh đệ thương xót.

Chào các tín hữu Ba Lan ĐTC nói để thực hiện dấn thân khuyên bảo người nghi ngờ và đậy dỗ kẻ dốt nát, cần cố gắng lắng nghe Lời Chúa, tham dự vào cuộc sống bí tích và cuộc sống giáo hội, phục vụ người nghèo, và làm chứng nhân cho Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống thường ngày.

ĐTC cũng chào nhiều đoàn hành hương Ý, trong đó có các tham dự viên khoà học cho các thừa sai, do đại học giáo hoàng Salesien tổ chức, các vị hữu trách Liên hiệp tông đồ giáo sĩ, do ĐC Luigi Manssi, Giám Mục Andria hướng dẫn, phái đoàn tỉnh Fanano với ĐC Francesco Cavina GM Carpi. Ngài cám ơn bức tượng Lòng Thương Xót họ tặng ngài.

Chào người trẻ, các bệnh nhân và các đôi tân hôn ĐTC nói Chúa Nhật vừa qua chúng ta đã kết thúc Năm Thánh ngoại thường, nhưng  con tim thương xót của Thiên Chúa vẫn luôn rộng mở cho người tội lỗi. Chúng ta cũng đừng bao giờ đóng cửa con tim mình, và hãy luôn luôn thi hành các công việc của lòng thương xót đối với thân xác và linh hồn của các anh chị em khác. Ước chi kinh nghiệm đã sống trong Năm Thánh tồn tại như sự linh hứng cho các công tác bác ái đối với tha nhân.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải

Công bố đề tài các Ngày Quốc Tế giới trẻ sắp tới

Công bố đề tài các Ngày Quốc Tế giới trẻ sắp tới

cong-bo-de-tai-cac-ngay-quoc-te-gioi-tre-sap-toi

VATICAN. Bộ giáo dân, gia đình và sự sống đã công bố đề tài các ngày Quốc Tế giới trẻ 3 năm tới đây, do ĐTC chọn.

Đề tài cho Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 32 vào năm tới, 2017, là ”Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều trọng đại”, Luca đoạn 1, câu 49.

Đề tài cho Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 33 vào năm 2018 là: ”Hỡi Maria, đừng sợ, vì bà đã được ân nghĩa với Thiên Chúa” Luca đoạn 1, câu 30

Và sau cùng Ngày Quốc tế giới trẻ lần thứ 34 sẽ tiến hành trên bình diện hoàn cầu vào năm 2019 tại Panama với chủ đề: ”Này tôi là tôi tớ Chúa; xin xảy ra cho tôi như lời Sứ Thần”, Luca đoạn 1 câu 38.

Bộ giáo dân, gia đình và sự sống giải thích rằng hành trình tinh thần được ĐTC đề ra tiếp nối hợp với suy tư đã khởi sự với 3 Ngày Quốc Tế giới trẻ từ năm 2014 đến 2016, qui về các Mối Phúc. Như chúng ta biết, Mẹ Maria là Đấng mà mọi đời sẽ gọi là ”Người Có Phúc” (Xc Lc 1,49). Trong diễn văn chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với những người thiện nguyện của Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Cracovia, Ba Lan, ĐTC Phanxicô đã trình bày các thái độ của Mẹ Chúa Giêsu như mẫu gương cần noi theo. Rồi, khi nói ứng khẩu trong dịp ấy, ĐTC mời gọi các bạn trẻ hãy nhớ lại quá khứ, có can đảm trong hiện tại và hy vọng tương lai. Vì thế 3 đề tài được loan báo trên đây nhắm mang lại hành trình cho các Ngày Quốc Tế giới trẻ tới đây một sắc thái Thánh Mẫu, đồng thời gợi lại hình ảnh giới trẻ đang tiến bước giữa quá khứ (2017), hiện tại (2018) và tương lai (2019), được linh hoạt bằng 3 nhân đức hướng thần: tin, cậy, mến.

Hành trình được đề nghị với người trẻ cũng chứng tỏ một sự hòa hợp rõ ràng với suy tư mà ĐTC Phanxicô ủy thác cho Thượng HĐGM thế giới tới đây, đó là: ”Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi”.

Bộ giáo dân, gia đình và sự sống hiện do Đức Tân HY Kevin Joseph Farrell, người Mỹ, làm Bộ trưởng (SD 22-11-2016)

G. Trần Đức Anh OP 

Đức Hồng Y Dolan kêu gọi gia tăng nỗ lực chấm dứt trợ giúp tự tử

Đức Hồng Y Dolan kêu gọi gia tăng nỗ lực chấm dứt trợ giúp tự tử

duc-hong-y-timothy-dolan

Washington – Đức Hồng Y chủ tịch Ủy ban Hoạt động Phò sự sống của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ kêu gọi gia tăng nỗ lực và sức sống mới để chấm dứt việc trợ giúp tự tử, sau khi các cử tri bỏ phiếu chấp thuận luật này tại bang Colorado và Washington DC.

Đức Hồng y Timothy M. Dolan của New York đã mời gọi các tín hữu Công giáo hợp với các chuyên gia y khoa, các nhóm quyền người khuyết tật và các nhóm khác trong việc tranh đấu cho một sự chăm sóc đích thực những người đang chịu đựng bệnh tật giai đoạn cuối.

Trong thông cáo hôm 21/11, Đức Hồng y viết: “Hơn nữa, việc kê một liều thuốc độc giết người coi nhẹ mục đích của ngành y. Các bác sĩ thề hứa không làm hại, tuy nhiên trợ giúp tự tử là sự bỏ rơi tột cùng bệnh nhân của họ.” Đức Hồng y đã lên tiếng sau khi bang Colorado thông qua luật trợ giúp tự tử trong cuộc bỏ phiếu ngày 8/11. Luật pháp cũng cho phép các công ty bảo hiểm từ chối trị liệu cho các bệnh nhân mà họ xem là ở giai đoạn cuối. Ở Washington DC, Hội đồng thành phố hôm 15/11 cũng chấp thuận luật “Chết với phẩm giá”, cho phép các thầy thuốc kê đơn thuốc cho các bệnh nhân được coi là tâm trí còn đủ khả năng quyết định và các bệnh nhân đã được chẩn đoán giai đoạn cuối. Theo đó, các bên thứ 3 có thể giúp các bệnh nhân dùng thuốc tự tử. Dự luật sẽ được đưa lên thị trưởng để phủ quyết hay quyết định.

Theo Đức Hồng Y Dolan, “mọi vụ tự tử đều bi thảm dù đó là người trẻ hay già, người khỏe mạnh hay đau yếu. Nhưng việc hợp pháp hóa cho phép các thầy thuốc trợ giúp tự tử tạo nên 2 lớp người: những người mà việc tự tử của họ được ngăn chặn bằng mọi giá và những người mà tự tử dường như là điều tích cực. Chúng ta loại bỏ vũ khí và ma túy là những thứ gây hại cho một nhóm, trong khi dùng thuốc để cho người khác chết, tạo nên một loại phân biệt đe dọa sự sống. Điều này hoàn toàn không công bằng. Nhân phẩm vốn có của chúng ta không suy yếu vì sự khởi đầu của bệnh tật hay thiếu năng lực và vì vậy đáng được bảo vệ.”

Đức Hồng y cũng nói thêm là các người bệnh nặng cần “sự trợ giúp đích thực, bao gồm sự dấn thân hoàn toàn của các bác sĩ cho lợi ích của họ và giúp họ chịu đựng đau đớn khi họ đi đến những ngày cuối đời. Các bệnh nhân cần sự bảo đảm của chúng ta là họ không phải là một gánh nặng – đó là một vinh dự khi chăm sóc cho họ cũng như chính chúng ta hy vọng được chăm sóc một ngày nào đó. Một xã hội cảm thông từ bi dành nhiều sự quan tâm hơn, chứ không ít đi, cho những cá nhân đối diện với những lúc dễ tổn thương nhất trong cuộc đời họ.” (CNS 22/11/2016)

Hồng Thủy

Trang web mới của quỹ “đồng tiền thánh Phêrô”

Trang web mới của quỹ “đồng tiền thánh Phêrô”

duc-giao-hoang-chao-nguoi-vo-gia-cu

Vatican – Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã thông báo về một trang web mới dành cho việc quyên góp bác ái của Đức Thánh Cha, quen được gọi là “đồng tiền thánh Phêrô”.

“Đồng tiền thánh Phêrô” là chương trình quyên góp truyền thống vào ngày lễ trọng kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô hàng năm. Số tiền quyên góp được cho chương trình “đồng tiền thánh Phêrô” được gửi cho Đức Thánh Cha và ngài sẽ dùng nó để trợ giúp tài chính cho các nhu cầu của Giáo hội hoàn vũ và các hoạt động bác ái dành cho những người nghèo khổ nhất. Từ hôm qua, 21/11, chương trình này đã được mở rộng trên trang web mới www.obolodisanpietro.va

Trang web có thể được truy cập trực tiếp bằng các ngôn ngữ như Ý, Anh và Tây ban nha; trang web cũng sẽ sớm được dịch sang các ngôn ngữ khác.

Trang web cũng được cập nhật với hình ảnh và lời nói của Đức Thánh Cha Phanxicô. Được thực hiện do sáng kiến của Tòa Thánh, trang web là kết quả của sự hợp lực giữa phủ Thống đốc Vatican, Bộ Thông tin và ngân hàng Vatican.

Thông cáo báo chí nói rằng các tín hữu trên toàn thế giới sẽ có cơ hội “suy tư về ý nghĩa của công việc của họ và quyên góp qua mạng internet những đóng góp cụ thể cho công việc của lòng thương xót, bác ái Kitô giáo, hòa bình và trợ giúp Tòa Thánh”. (SD 22/11/2016)

Hồng Thủy

 

Cái chết không còn là đáng sợ nếu chúng ta trung thành với Chúa

Cái chết không còn là đáng sợ nếu chúng ta trung thành với Chúa

thanh-le-tai-nha-nguyen-marta-22-11-2016

Trung thành với Chúa sẽ không làm chúng ta thất vọng. Ngay cả trong giờ chết hoặc giờ phán xét, nếu chúng ta trung tín, chúng ta không còn sợ hãi. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta. Đức Thánh Cha nhắc nhở về sự tha hóa, về những những người sống như thể không bao giờ chết. Ngài mời gọi mọi người hãy nghĩ về từng bước đường đời.

Đây là lời gọi mời của Chúa: là hãy suy nghĩ cách nghiêm túc về ngày cuối cùng, về ngày cuối đời của mỗi người, bởi vì mọi người đều sẽ có ngày kết thúc. Đó cũng là điều Giáo hội mời gọi phản tỉnh trong tuần cuối của Năm Phụng Vụ.

Chúng ta nghĩ về dấu vết mà chúng ta để lại trong đời

Tôi không thích nghĩ về những điều ấy, nhưng đó lại là sự thật. Khi mỗi người qua đời, khi những năm tháng trôi đi, hầu như chẳng còn ai nhớ tới chúng ta nữa. Tôi có một danh sách về nơi chốn và ngày giờ của những người qua đời, và mỗi ngày tôi thấy những dịp kỉ niệm những lễ giỗ, tôi thấy cách thế mà thời gian trôi qua. Điều này buộc chúng ta phải nghĩ về những gì chúng ta để lại, về những dấu vết của cuộc đời chúng ta. Vào ngày sau hết, như được nói tới trong sách Khải Huyền của thánh Gioan, sẽ có cuộc phán xét cho từng người chúng ta.

Thật là tốt cho chúng ta để nghĩ rằng: Tôi sẽ ra thế nào trong ngày đứng trước Chúa Giêsu? Khi Người hỏi tôi về những nén bạc Người trao cho tôi, về những gì tôi đã làm với nén bạc ấy; khi Người hỏi tôi về tình trạng tâm hồn tôi, về những hạt giống được gieo vãi trong trái tim tôi, những hạt giống ấy nảy sinh hoặc bị bóp nghẹt, như được kể trong Dụ ngôn về Nước Thiên Chúa. Tôi có một trái tim rộng mở không? Tôi làm sinh lợi từ những nén bạc hay lại đem giấu đi?

Tất cả chúng ta sẽ ra trước tòa phán xét

Do đó, mỗi người chúng ta sẽ đứng trước Chúa Giêsu trong Ngày Phán Xét. Trong bài Tin Mừng theo thánh Luca, Chúa Giêsu cảnh báo các môn đệ: “Các con hãy ý tứ kẻo bị người ta lừa dối!” Có những thứ lừa dối, ví như sự tha hóa, ví như sự dửng dưng lạnh lùng, những thứ hời hợt, những thứ không còn dành chỗ cho điều gì là linh thiêng, những thứ nói cho người ta như thể người ta không chết. Chúa sẽ đến khi nào?

Tôi nhớ hồi còn nhỏ, khi đi học giáo lý, tôi được dạy có 4 sự sau cùng: sự chết, phán xét, thiên đàng, hỏa ngục. Sau khi phán xét thì không còn khả thể nào nữa, không thể… “Nhưng thưa cha, nói thế là để dọa chúng con, để làm cho chúng con sợ…” – “Không, đó là sự thật!” Bởi vì nếu bạn không chăm sóc tâm hồn bạn, thì dù Chúa luôn ở cùng bạn mà bạn lại luôn sống xa Ngài. Đó là một sự nguy hiểm, và có một hiểm nguy là bạn tiếp tục xa Ngài mãi mãi. Điều này thật quá tệ phải không!

Chúng ta không còn sợ chết nếu chúng ta trung thành với Chúa

Trung thành với Chúa sẽ không làm chúng ta thất vọng. Nếu mỗi người trong chúng ta trung thành với Chúa, thì khi cái chết đến, chúng ta sẽ nói như Thánh Phanxicô nói: “Chị chết đến”… Đừng sợ. Khi ngày phán xét đến, chúng ta nhìn thấy Chúa và thưa rằng: “Lạy Chúa, con có quá nhiều tội lỗi, nhưng con đã cố gắng trung thành”. Chúa thì luôn nhân lành. Tôi xin đưa ra lời khuyên và đây là lời khuyên của Chúa trong sách Khải Huyền: “Hãy trung thành cho đến chết, và Ta sẽ ban cho ngươi triều thiên sự sống.” (Kh 2,10). Với lòng trung thành, chúng ta không còn lo ngại, không còn sợ hãi trong ngày cuối cùng, trong ngày kết thúc cuộc đời, trong ngày phán xét chung.

Tứ Quyết SJ

Tóm lược Tông Thư hậu Năm Thánh của Đức Thánh Cha Phanxicô

Tóm lược Tông Thư hậu Năm Thánh của Đức Thánh Cha Phanxicô

tom-luoc-tong-thu-hau-nam-thanh-cua-duc-thanh-cha-phanxico

VATICAN. Sáng 21-11-2016, Tông thư hậu Năm Thánh của ĐTC Phanxicô đã được giới thiệu trong cuộc họp báo ở Roma, qua đó ngài mời gọi Giáo Hội tiếp tục sống và thực hành tinh thần của Năm Thánh Lòng Thương xót.

 Tông thư, được ĐTC ký vào cuối thánh lễ bế mạc Năm Thánh tại Quảng trường Thánh Phêrô chúa nhật 20-11-2016, và ngài trao tượng trưng cho các thành phần Dân Chúa.

 Đức TGM Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, đã giới thiệu với giới báo chí Tông thư mới của ĐTC gồm 22 đoạn, trong đó Người đề cao tầm quan trọng của lòng thương xót và phác họa những lãnh vực cần đặc biệt thực thi lòng thương xót.

 ĐTC cũng đưa ra những quyết định cụ thể như: ban năng quyền cho tất cả các LM được giải các tội vạ phá thai, cho các LM thuộc huynh đoàn thánh Piô 10 được giải tội cho các tín hữu thành sự và hữu hiệu, mặc dù Huynh đoàn này chưa hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Ngoài ra, các thừa sai lòng thương xót sẽ tiếp tục sứ mạng đã nhận lãnh trong Năm Thánh và Hội đồng Tòa thánh tái truyền giảng Tin Mừng sẽ đảm trách theo dõi các linh mục này. Sau cùng ĐTC ấn định Ngày thế giới người nghèo sẽ được cử hành hàng năm vào chúa nhật thứ 33 thường niên.

 Tựa đề Tông Thư

 Tông thư mang tựa đề ”Misericordia và misera” là hai từ được thánh Augustino dùng để kể lại cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người phụ nữ ngoại tình (Xc Ga 8,1-11) [in Joh 33,5). Thánh nhân không thể tìm được thành ngữ nào đẹp và phù hợp hơn từ đó để giúp hiểu mầu niềm tình thương của Thiên Chúa khi gặp người tội lỗi. Thánh Augustino viết: ”Chỉ còn lại hai: người phụ nữ lầm than và lòng thương xót”.

 ĐTC chú giải đoạn Tin Mừng kể lại sự tích Chúa Giêsu tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình, thay vì để những kẻ cáo buộc thi hành luật và ném đá người phụ nữ ấy. ”Nơi trung tâm không phải là luật và công lý pháp luật, nhưng là tình yêu của Thiên Chúa, Đấng biết đọc thấy trong con tim của mỗi người, để hiểu ước muốn thầm kín nhất và tình yêu ấy phải chiếm chỗ tối thượng trên mọi sự” (n.1). Trong một đoạn Phúc Âm khác kể lại người phụ nữ tội lỗi xức thuốc thơm cho chân Chúa Giêsu và lấy nước mắt mình thấm chân Chúa và lau khô bằng tóc của bà (Xc Lc 7,36-50). Trước phản ứng của người biệt phái lấy làm gương mù, Chúa nói: ”Tội lỗi của bà tuy nhiều, nhưng đã được tha. Trái lại người yêu mến ít thì được tha ít” (v.47). Tha thứ là dấu chỉ rõ ràng nhất của tình yêu Chúa Cha mà Chúa Giêsu đã muốn mạc khải trong suốt cuộc đời của ngài. Không có trang Phúc Âm nào có thể tránh khỏi mệnh lệnh yêu thương đến độ tha thứ.

 ĐTC nhận xét rằng ”Chúng ta đã cử hành một Năm khẩn trương, trong đó ân phúc thương xót được ban dồi dào cho chúng ta. Như một làn gió lành mạnh mẽ, lòng nhân từ và thương xót của Chúa đã đổ tràn trên toàn thế giới.” (4).

 Và sau khi mời gọi các tín hữu cảm tạ Thiên Chúa về những hồng ân ấy, ĐTC viết tiếp: ”Giờ đây, Năm Thánh đã kết thúc, đây là lúc nhìn về đằng trước và hiểu xem làm thế nào để tiếp tục cảm nghiệm sự phong phú của lòng Chúa thương xót, trong niềm trung thành và hăng say. Các cộng đoàn của chúng ta có thể tiếp tục sinh động và năng nổ trong công trình tái truyền giảng Tin Mừng tùy theo mức độ ”sự hoán cải mục vụ” mà chúng ta được kêu gọi sống thực, được uốn nắn hằng ngày thế nào nhờ sức mạnh đổi mới của lòng thương xót. Chúng ta đừng giới hạn hoạt động của lòng thương xót; đừng làm cho Thánh Linh sầu muộn, Đấng luôn chỉ dẫn những con đường mới phải theo để mang Tin Mừng cứu độ cho tất cả mọi người”.

 Các lãnh vực thực thi lòng thương xót

 Sau tiền đề trên đây, ĐTC lần lượt nhắc đến các lãnh vực mà Giáo Hội có thể cử hành và thực thi lòng thương xót: trước tiên trong việc cử hành Thánh Thể và đời sống bí tích, rồi đến việc lắng nghe Lời Chúa. Trong vấn đề này, bài giảng có một tầm quan trọng đặc biệt. ĐTC nhắn nhủ các linh mục chuẩn bị kỹ lưỡng và chăm sóc bài giảng. Ngài viết: ”Bài giảng càng mang lại thành quả, nếu linh mục càng cảm nghiệm nơi mình lòng thương xót của Chúa.. Vì thế, sống lòng thương xót chính là con đường tốt nhất để biến lòng thương xót thành một lời loan báo đích thực về sự án ủi và hoán cải trong đời sống mục vụ. Bài giảng cũng như việc huấn giáo, luôn luôn cần được nâng đỡ nhờ con tim sinh động này của đời sống Kitô”. (6).

 Tiếp đến là Kinh Thánh, là một trình thuật dài về những kỳ công của lòng Chúa thương xót. Mỗi trang Kinh thánh mang dấu vết tình thương của Chúa Cha, Đấng đã muốn ghi những dấu chỉ tình thương của ngài vào vũ trụ ngay từ khi mới tạo dựng”. Đi kèm với Kinh Thánh là lectio divina, đọc và nguyện gẫm Lời Chúa về những đề tài lòng thương xót, giúp động chạm cụ thể về sự phong phú của các văn bản sách thánh, được đọc dới ánh sáng toàn thể truyền thống linh đạo của Giáo Hội, nhất thiết đưa tới những cử chỉ và hành động bác ái cụ thể” (8).

 Các thừa sai lòng thương xót

 ĐTC đặc biệt đề cao bí tích hòa giải trong việc sống và thực hành lòng thương xót, và ngài nhắc đến kinh nghiệm về các Thừa Sai lòng thương xót trong Năm Thánh đặc biệt vừa qua. Ngài viết: ”Tôi nhận được bao nhiêu chứng từ về niềm vui về cuộc gặp gỡ được đổi mới với Chúa trong bí tích giải tội. Chúng ta đừng đánh mất cơ hội sống đức tin kể cả như một kinh nghiệm về sự hòa giải.. Tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với mỗi thừa sai lòng thương xót vì việc phục vụ quí giá này để làm cho ơn tha thứ được hữu hiệu. Tuy nhiên, thừa tác vụ này không kết thúc với việc đóng cửa Năm Thánh. Tôi muốn sứ vụ ấy còn được tiếp tục cho đến khi tôi định liệu cách khác, như dấu chỉ cụ thể chứng tỏ ơn Năm Thánh được tiếp tục sinh động và hữu hiệu ở các nơi trên thé giới. Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng có nhiệm vụ theo dõi các Thừa sai lòng thương xót trong thời kỳ này, như một biểu lộ trực tiếp sự quan tâm và gần gũi của tôi, cũng như tìm ra những hình thức thích hợp nhất để thực thi sứ vụ quí giá này.”

 Nhắc nhở các linh mục giải tội

 ĐTC nhắn nhủ các linh mục chuẩn bị kỹ lưỡng sứ vụ giải tội và ngài khẳng định rằng ”Bí tích hòa giải cần tìm lại được chỗ đứng trung tâm trong đời sống Kitô, vì thế tôi xin các linh mục hãy dành cuộc sống của mình để phục vụ sứ vụ hòa giải (2 Cr 5,18).. (11).

 ĐTC yêu cầu các linh mục: niềm nở đón tiếp mọi người, làm chứng về sự dịu dàng của Chúa Cha, dù tội của hối nhân xó nặng nề đến đâu đi nữa; ân cần mau mán giúp đỡ hối nhân suy nghĩ về sự ác đã phạm; minh bạch trong việc trình bày các nguyên tắc luân lý; sẵn sàng đồng hành với tín hữu trong hành trình thống hối, kiên nhẫn với họ, sáng suốt trong việc phận định mỗi trường hợp; quảng đại trong việc ban ơn tha thứ của Thiên Chúa”,

 ĐTC cũng nhắc đến sáng kiến: ”Một cơ hội thuận tiện để cử hành sáng kiến 24 giờ cho Chúa có thể là Chúa nhật thứ 4 mùa chay tới đây, được nhiều giáo phận đồng ý, và là một lời kêu gọi mục vụ mạnh mẽ để sống bí tích giải tội một cách khẩn trương” (12).

 Ban năng quyền cho các linh mục giải tội vạ phá thai

 ĐTC tuyên bố: ”Do nhu cầu ấy, để không có chướng ngại nào ngăn chặn giữa yêu cầu được hòa giải và sự tha thư của Chúa, từ nay trở đi tôi ban cho tất cả các linh mục, do sứ vụ của mình, được năng quyền giải tội vạ cho những người đã phạm tội phá thai. Điều mà tôi đã ban trước đây trong Năm Thánh, nay được nới rộng trong thời gian, bất chấp điều gì trái ngược. Tôi muốn mạnh mẽ tái khẳng định rằng phá thai là một tội trọng, vì nó chấm dứt một sinh mạng vô tội. Tôi cũng có thể và phải mạnh mẽ khẳng định rằng không có tội nào mà lòng thương xót của Thiên Chúa không thể đi tới và tiêu hủy khi Ngài tìm thấy một con tim thống hối xin được hòa giải với Chúa Cha. Vì thế, mỗi linh mục hãy làm người hướng dẫn, nâng đỡ và an ủi trong việc đồng hành với các hối nhân trong hành trình hòa giải đặc biệt này”.

 Ban năng quyền cho các linh mục thuộc Huynh đoàn thánh Piô 10

 ”Trong Năm Thánh vừa qua, tôi cũng đã ban cho các tín hữu, vì nhiều lý do khác nhau, lui tới các nhà thờ do các linh mục thuộc huynh đoàn thánh Piô 10 để lãnh nhận một cách hữu hiệu và hợp pháp bí tích giải tội. Vì thiện ích của các tín hữu ấy, và tin tưởng nơi thiện chí của các linh mục ấy, để với sự trợ giúp của Chúa, các linh mục ấy có thể phục hồi sự hiệp thông trọn vẹn trong Giáo Hội Công Giáo, do quyết định riêng của tôi, tôi quyết định nới rộng năng quyền này vượt qua thời kỳ Năm Thánh, cho đến khi có quyết định mới về vấn đề này, để không ai bị thiếu dấu chỉ bí tích về ơn hòa giải qua sự tha thứ của Giáo Hội” (12).

 Trong Tông thư ”Lòng thương xót và người lầm than”, ĐTC đề cập đến sự an ủi trong đau khổ, sự thinh lặng, bí tích hôn phối, lúc qua đời như những thời điểm qua đó lòng thương xót của Chúa cũng được biểu lộ đặc biệt.

 Gia đình gặp khó khăn

 ĐTC kêu gọi quan tâm giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn, và mời gọi “hãy nhìn tất cả những khó khăn của con người với thái độ của tình yêu Thiên Chúa, Đấng không mệt mỏi trong việc tiếp đón và đồng hành.” Ngài xin các linh mục ”quan tâm phân định, sâu xa và sáng suốt để tất cả mọi người, bất kỳ ai, dù sống trong hoàn cảnh nào, cũng có thể cảm thấy được Thiên Chúa đón tiếp cụ thể, tích cực tham gia vào đời sống cộng đoàn và tháp nhập vào Dân Chúa”.

 Thực thi bác ái

 ĐTC viết: ”Năm Thánh đã kết thúc và Cửa Thánh đã đóng lại. Nhưng cửa lòng thương xót của tâm hồn chúng ta luôn mở rộng. Chúng ta đã học biết rằng Thiên Chúa cúi mình trên chúng ta (Xc Osea 11,4) để chúng ta cũng có thể bắt chước Chúa cúi mình trên anh chị em. Sự tưởng nhớ bao nhiêu người trơ về nhà Cha, Đấng chờ đợi họ, cũng được khơi dậy nhờ những chứng nhân chân thành và quảng đại về sự dịu dàng của Chúa. Cửa Thánh mà chúng ta đã bước qua trong Năm Thánh làm cho chúng ta được tiến sâu vào con đường bác ái mà chúng ta được mời gọi tiến bước mỗi ngày trong niềm trung thành và vui tươi. Đó là con đường thương xót, giúp gặp gỡ bao nhiêu anh chị em, đang giơ tay để ai đó có thể cầm lấy và đồng hành.”

 ”Ước muốn gần gũi Chúa Kitô đòi chúng ta phải trở nên gần gũi với các anh chị em, vì không có gì làm đẹp lòng Chúa Cha cho bằng một cử chỉ cụ thể từ bi thương xót. Tự bản chất, lòng thương xót được biểu lộ hữu hình qua một hành động cụ thể và năng động. Một khi ta đã cảm nghiệm lòng thương xót trong sự thật, thì không thể thối lui: nó liên tục gia tăng và biến đổi cuộc sống. (16).

 ĐTC cũng nhăc lại rằng trong Năm Thánh, đặc biệt là những ngày thứ sáu từ bi thương xót, ngài đã có thể động chạm cụ thể tới bao nhiêu điều thiện ở trong thế giới. Nhiều khi những điều tốt lành ấy không được biết đến vì nó được thực hiện hằng ngày một cách âm thầm kín đáo.. Trong chiều hương đó, ĐTC cám ơn và nghĩ đến bao nhiêu người thiện nguyện hằng ngày dành thời gian của họ để biểu lộ sự hiện diện và gần gũi của Thiên Chúa qua sự tận tụy của họ. Việc phục vụ của họ là một hoạt động từ bi thương xót chân chính, giúp bao nhiêu người đến gần Giáo Hội”. (17).

 ĐTC khuyến khích các sáng kiến từ bi bác ái trong các lãnh vực khác nhau, giúp đỡ những người đói khát, các trẻ em, những người di dân tìm kiếm lương thực, công ăn việc làm, nhà cửa và hòa bình, các bệnh nhân dưới nhiều hình thức, các tù nhân, những người mù chữ, những người đang chịu những hình thức nô lệ mới. ”Tóm lại những công việc từ bi thương xót về thể lý và tinh thần cho đến nay vẫn là điều kiểm chứng ảnh hưởng tích cực và lớn lao của lòng thương xót, như một giá trị xã hội. Nó thức đẩy xắn tay áo làm việc để trả lai phẩm giá cho hằng triệu người anh chị em chúng ta”. (18).

 Đề ra các sáng kiến bác ái

 ĐTC viết: ”Chúng ta được kêu gọi làm tăng trưởng một nền văn hóa từ bi thương xót, dựa trên sự tái khám phá cuộc gặp gỡ với tha nhân: một nền văn hóa trong đó không ai nhìn người khác với sự dửng dưng lãnh đạm, hoặc quay mặt đi nơi khác khi thấy sự đau khổ của người anh em mình. Những công việc từ bi thương xót có tính chất ”thủ công”, không việc nào giống việc nào; bàn tay chúng ta có thể nhào nặn nó bằng hàng ngàn cách, cho dù chỉ có một mình Thiên Chúa soi sáng gợi hứng, và chất liệu duy nhất vẫn là một, đó là chính lòng thương xót. (20

 Sau cùng, ĐTC ấn định Ngày Thế Giới người nghèo sẽ được cử hành vào chúa nhật 33 thường niên. Ngày này sẽ là một sự chuẩn bị xứng đáng để sống lễ Chúa Kitô Vua Vũ trụ, Đấng đồng hóa với người bé nhỏ và nghèo hèn và sẽ xét xử chúng ta về các công việc thương xót (Xc Mt 25,31-46).. Bao lâu còn Lazzaro nằm trước cửa nhà chúng ta (Xc Lc 16,19-21) thì không thể có công bằng cũng chẳng có an bình xã hội” trên thế giới (21).

 G. Trần Đức Anh OP

Gần 1 tỉ tín hữu bước qua Cửa Thánh

Gần 1 tỉ tín hữu bước qua Cửa Thánh

duc-thanh-cha-dong-cua-thanh-den-tho-thanh-phero

Roma – Trong cuộc họp báo nhân dịp kết thúc Năm Thánh Lòng Thương xót và giới thiệu tông thư mới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Tổng giám mục Rino Fisichella, chủ tịch Hội đồng cổ võ việc tái truyền giảng Tin mừng cho biết là có khoảng 950 triệu tín hữu trên toàn thế giới đã đi qua Cửa Thánh tại Roma cũng như tại các Giáo phận hay đền thánh trên khắp thế giới.
Đức cha Fisichella cũng cho biết có hơn 21 triệu khách hành hương đến Roma trong Năm Thánh ngoại thường này. Ngài cũng nhấn mạnh ước mong của Đức Thánh Cha, đó là “để cho các tín hữu những trải nghiệm lòng thương xót để trở thành một khí cụ của lòng thương xót.” (RV 21/11/2016)


Hồng Thủy

Lễ nghi đóng Cửa Thánh và thánh lễ kết thúc Năm Lòng Thương Xót

Lễ nghi đóng Cửa Thánh và thánh lễ kết thúc Năm Lòng Thương Xót

dtc-phanxico-dong-cua-thanh-den-tho-thanh-phero-va-thanh-le-be-mac-nam-long-thuong-xot

Lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật hôm qua lễ Chúa Kitô Vua, ĐTC Phanxicô đã chủ sự lễ nghi đóng Cửa Thánh đền thờ thánh Phêrô trước khi dâng thánh lễ kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót tại thềm đền thờ. Cùng đồng tế với ĐTC có hàng trăm vị gồm các Hồng Y và Tân Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục và mấy ngàn Linh Mục. Tham dự thánh lễ có ngoại giao đoàn và phái đoàn chính thức của nhiều nưóc, trong đó có  phái đoàn của chính phủ Italia, do tổng thống Matarella hướng dẫn và hơn 100,000 tín hữu và du khách hành hương.

Trước khi bước lên đóng Cửa Thánh ĐTC đã đọc lời nguyện sau đây: “Ôi lậy Cha thánh thiện và toàn năng trong tình yêu, là Đấng qua Con Cha là Đức Giêsu, sinh bởi Trinh Nữ Maria, đã biểu lộ gương mặt lòng thương xót vô cùng của Cha, xin hãy thương nhìn Giáo Hội Cha tụ họp trong lời cầu nguyện kết thúc Năm Thánh. Tri ân về những ơn thánh đã nhận lãnh và được khích lệ làm chứng cho sự dịu hiền của tình yêu thương xót của Cha trong lời nói và việc làm chúng con đóng Cửa Thánh: xin Thần Linh thánh hóa canh tân niềm hy vọng của chúng con nơi Chúa Kitô Cứu Thế, là cửa luôn luôn rộng mở cho người tìm Cha với con tim chân thành, cửa duy nhất dẫn vào Nước đang đến. Xin dâng lên Cha, là Đấng Tạo Hóa và yêu thương sự sống, qua Chúa Giêsu Kitô là Vua và là Chúa chúng con, trong Chúa Thánh Thần Đấng an ủi, mọi danh dự và vinh quang đến muôn thuở muôn đời. Amen

Các bài sách Thánh đã được đọc bằng tiếng Anh, và tiếng Pháp. Thánh vịnh và Phúc Âm đã được hát bằng tiếng Ý.

Giảng trong thánh lễ ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa các bài đọc và nêu bật bản chất vương quyền của Chúa Kitô Vua, mà lễ mừng kết thúc năm phụng vụ. Ngài nói:

Vương quyền của Ngài mâu thuẫn: ngai của Ngài là thập giá, triều thiên của Ngài là mạo gai; Ngài không có một vương trượng, nhưng có một cây sậy trong tay; Ngài không mặc y phục sang trọng, nhưng bị lột áo khoác; Ngài không có các nhẫn lóng lánh trên các ngón tay, nhưng tay bị đinh đâm thâu; Ngài không có một kho tàng, nhưng bị bán với 30 đồng bạc. Nước của Chúa Giêsu không thuộc thế gian này, nhưng nơi nó chúng ta tìm được ơn cứu độ và tha thứ. Bởi vì sự cao cả của Vương quốc Ngài không phải là quyền năng theo thế gian, nhưng là tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu có khả năng đạt tới và chữa lành mọi sự. Vì tình yêu ấy Chúa Kitô đã hạ mình xuống cho tới chúng ta, đã mặc lấy sự bần cùng nhân loại của chúng ta, đã cảm nhận điều kiện tật nguyền của chúng ta: bất công, phản bội, bỏ rơi; đã sống kinh nghiệm cái chết, bị chôn trong mộ và xuống ngục tổ tông. Qua đó Vua của chúng ta đã đi tới tận cùng các ranh giới của vũ trụ để ôm và cứu rỗi mọi sinh linh. Ngài đã không kết án chúng ta, Ngài cũng không chinh phục chúng ta , ngài đã không bao giờ vi phạm sự tự do cuả chúng ta, nhưng đã mở đường với tình yêu khiêm tốn, tha thứ tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1 Cr 13,7). Chỉ có tình yêu đó đã chiến thắng và tiếp tục chiến thắng các thù địch to lớn của chúng ta là tội lỗi cái chết và sự sợ hãi.

Hôm nay chúng ta công bố chiến thắng đặc biệt ấy, qua đó Chúa Kitô đã trở thành vua đời đời, Chúa của lịch sử, chỉ với sự toàn năng của tình yêu, là bản tính của Thiên  Chúa, là chính sự sống của Ngài, và nó sẽ không bao giờ cùng. Chức là Chúa của Ngài biến đổi tội lỗi thành ơn thánh, cái chết thành sự phục sinh, sự sợ hãi thành niềm tin cậy… Nhưng mọi sự ấy sẽ vô ích, nếu chúng ta không chấp nhận Ngài là Chúa của đời mình một cách riêng tư, và không chấp nhận kiểu cai trị của Ngài.

Tiếp tục bài giảng ĐTC đã phân tích thái độ của các nhân vật trong trình thuật Phúc Âm kể lại cái chết của Chúa Kitô Vua: sự xa cách của dân chúng đứng nhìn xem điều xảy ra, không đến gần nữa như họ đã làm khi có nhu cầu được Chúa cứu giúp. Trước các hoàn cảnh cuộc sống hay các chờ mong không hiện thực chúng ta cũng có thể bị cám dỗ  đứng xa vương quyền của Chúa Giêsu, không hoàn toàn chấp nhận gương mù tình yêu khiêm tốn của Ngài, gây âu lo và khó chịu cho cái tôi của chúng ta. Nhưng dân thánh có Chúa Giêsu là Vua được mời gọi đi theo con đường tình yêu cụ thể của Ngài, và mỗi ngày tự hỏi “tình yêu của Chúa đòi hỏi tôi điều, thúc đẩy tôi tới đâu? Tôi trả lời với Chúa Giêsu ra sao với cuộc sống của tôi ?”

Các nhân vật thứ hai là nhóm các thủ lãnh, binh lính và một tên trộm cướp. Họ khiêu khích và cám dỗ Chúa Giêsu hãy tự cứu lấy mình , khước từ cai trị theo kiểu của Thiên  Chúa, làm theo cái luận lý của thế gian xuống khỏi thập giá, đánh bại kẻ thù, tỏ lộ quyền năng cao vươt là Thiên Chúa… Đó là cám dỗ dễ sợ nhất, cám dỗ đầu tiên và cuối cùng trong Phúc Âm. Nhưng trước sự tấn kích ấy Chúa Giêsu tiếp tục yêu thương, tha thứ, sống thời điểm của sự thử thách theo ý muốn của Thiên Chúa Cha, và xác tín rằng tình yêu sẽ đem lại hoa trái.

ĐTC nói thêm trong bài giảng: để tiếp nhận vương quyền của Chúa Giêsu chúng ta được mời gọi chiến đấu chống lại cám dỗ này, dán chặt cái nhìn vào Chúa bị đóng đanh, để luôn trung thành với Ngài hơn. Có biết bao lần chúng ta cũng tìm các an ninh hấp dẫn thế gian cống hiến cho chúng ta. Có biết bao lần chúng ta bị cám dỗ xuống khỏi thập giá. Sức mạnh lôi cuốn của quyền lực và thành công xem ra là một con đường dễ dãi và mau chóng giúp phổ biến Tin Mừng, và chúng ta mau chóng quên vương quốc của Thiên Chúa hoạt động như thế nào. Áp dung vào Năm Thánh kết thúc ĐTC nói:

Năm Thánh Lòng Thương Xót này mời gọi chúng ta tái khám phá ra trọng tâm, trở về với điều nòng cốt. Thời điểm này mời gọi chúng ta nhìn lên gương mặt của Vua chúng ta, gương mặt rạng ngời trong ngày Phục Sinh, và tái khám phá ra gương mặt tươi trẻ của Giáo Hội, sáng ngời khi tiếp đón, tự do, trung thành, nghèo nàn trong các phương tiện và giầu có trong tình yêu thương truyền giáo. Khi đưa chúng ta vào trong trung tâm của Phúc Âm, lòng thương xót cũng khích lệ chúng ta từ bỏ các thói quen và tập quán có thể ngăn cản viêc phục vụ Nước Thiên Chúa, chỉ tìm hướng tới vương quyền khiêm tốn vĩnh cửu của Chúa Giêsu, chứ không thích ứng với các vương quyền tạm bợ và các quyền bính hay thay đổi của mọi thời đại.

Nhắc tới người trộm lành và lời ông xin Chúa Giêsu nhớ tới ông và câu Chúa trả lời ông sẽ ở trên thiên đàng với Ngài, ĐTC nói: Thiên Chúa nhớ tới chúng ta, vừa khi chúng ta cho ngài khả thể này. Ngài sẵn sàng xóa bỏ hoàn toàn và luôn mãi tội lỗi, bởi vì ký ức của Ngài không ghi nhận sự dữ đã phạm và không luôn mãi chú ý tới các sai lầm phải chịu như ký ức của chúng ta. Thiên Chúa không nhớ tới tội lỗi, nhưng nhớ tới từng người trong chúng ta là con cái được Ngài yêu thương. Và Ngài luôn tin rằng có thể bắt đầu trở lại và đứng lên.

Chúng ta cũng hãy xin ơn có ký ức rộng mở và sống động này. Chúng ta hãy xin được ơn không bao giờ đóng cửa của sự hoà giải và tha thứ, nhưng biết vượt qua sự dữ và các khác biệt, bằng cách mở rộng mọi con đường của niềm hy vọng. Như Thiên Chúa tin tưởng nơi chúng ta, chúng ta cũng được mời gọi trao ban hy vọng, và cho tha nhân cơ may. Bởi vì cả khi Cửa Thánh có đóng, cửa lòng thương xót thật, là Trái Tim Chúa Giêsu, luôn luôn rộng mở. Từ cạnh suờn bị đâm thâu của Chúa Phục Sinh vọt lên lòng thương xót, sự ủi an và niềm hy vọng cho đến tận cùng thời gian.

Chúng ta hãy cảm tạ Chúa và nhớ rằng chúng ta đã được mặc lấy các tâm tình của lòng thương xót để trở nên dụng cụ lòng xót thương. Xin Mẹ Maria, là Mẹ dịu hiền của Giáo Hội, Đấng đứng dưới chân thập giá, trông thấy người trộm lành nhận ơn tha thứ của Chúa, và nhận môn đệ của Chúa Giêsu làm con mình, xin Mẹ của lòng thương xót đồng hành với chúng ta. Chúng ta hãy phó thác cho Mẹ mọi tình trạng, mọi lời cầu hướng tới đôi mắt xót thương của Mẹ và Mẹ sẽ nhận lời.

Vào cuối thánh lễ ĐTC đã cám tạ ơn Chúa vì Năm Thánh Lòng  Thương Xót. Ngài cũng cám ơn các phái đoàn chính thức của các nước tham dự thánh lễ, cách riêng chính quyền Italia và các cơ cấu, về sự cộng tác và dấn thân quảng đại, các lực lượng an ninh trật tự, các nhân viên tiếp đón, các phương tiện truyền thông, các nhân viên y tế và thiện nguyện viên thuộc mọi lứa tuổi, nhất là Hội Đồng Toà Thánh tái truyền giảng Tin Mừng và các cộng sự viên. ĐTC cũng cám ơn tất cả những người góp phần thiêng liêng cho Năm Thánh được thành công: đặc biệt là các bệnh nhân và người già đã dâng hy sinh, đau khổ, liên lỉ cầu nguyện cho Năm Thánh. Một cách đặc biệt ĐTC cám ơn các nữ tu dòng kín, mà Giáo Hội nhớ tới trong ngày 21 tháng 11. Các chị dành trọn đời cầu nguyện  cho mọi thành phần dân Chúa, và các chị cũng cần tình liên đới tinh thần và vật chất của chúng ta.

Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành cho mọi người.

ĐTC đã ký Tông thư “Misericordia et Misera” khích lệ toàn thể Giáo Hội tiếp tục sống lòng thương xót với cùng sự sâu đậm như đã sống trong suốt Năm Thánh ngoại thường này. Sau đó ngài đã trao Tông thư cho ĐHY Tagle, TGM Manila, là một trong các giáo phận đông tín hữu nhất thế giới, ĐC Cushey, TGM Saint Andrrews Edinburg, hai Linh Mục thừa sai lòng thương xót đến từ Cộng hòa dân chủ Congo và Brasil, một phó tế vĩnh viễn và gia đình, hai nữ tu một Mexico và một Nam Hàn; một gia đình Mỹ gồm ba thế hệ; một đôi bạn trẻ đính hôn, hai bà mẹ giáo lý viên; một người tàn tật và một bệnh nhân.

Sau khi chào các HY, GM ĐTC đã lên xe Jeep đi mấy vòng chào các tín hữu và du khách thám dự thánh lễ kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Linh Tiến Khải

Công nghị tấn phong 17 Hồng Y mới

Công nghị tấn phong 17 Hồng Y mới

cong-nghi-tan-phong-17-hong-y-moi

VATICAN. Thứ bẩy, 19-11-2016, Giáo Hội đã có thêm 17 Hồng Y mới được ĐTC Phanxicô tấn phong trong công nghị lần thứ 3 do ngài chủ sự.

Lần đầu tiên ngài tấn phong 19 Hồng Y vào ngày 22-2 năm 2014; lần thứ hai chỉ một năm sau đó, vào ngày 14-2 năm 2015, ngài phong 20 Hồng Y mới thuộc 18 quốc tịch, trong đó có ĐHY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, TGM Hà Nội.

Trong số 17 Hồng Y được phong lần này, 7 quốc gia có Hồng Y đầu tiên, đó là Cộng hòa Trung Phi, Bangladesh, Maurice, Papua Tân Guinea, Malaysia, Lesotho và Albani.

Hiện diện tại Đền thờ Thánh Phêrô, có hơn 100 Hồng y, khoảng 100 giám mục và 8 ngàn tín hữu, trong đó có thân nhân, bạn hữu và giáo hữu của các tiến chức Hồng Y. Ngoài ra có 12 phái đoàn chính thức của các quốc gia có Hồng y được bổ nhiệm trong dịp này, đứng đầu là phái đoàn của Cộng hòa Trung Phi do tổng thống Faustan Archange Touadera hướng dẫn. Các phái đoàn khác do các vị bộ trưởng, chủ tịch quốc hội hoặc đại sứ hướng dẫn.

 

Có một tiến chức Hồng Y xin kiếu không đến dự công nghị được vì tuổi cao sức yếu, đó là ĐHY Khoarai, OMI, 87 tuổi, nguyên GM giáo phận Mohales's Hoek, nước Lesotho, nam Phi châu.

Vị đứng đầu danh sách 17 tiến chức Hồng Y là Đức TGM Mario Zenari, năm nay 70 tuổi (1946) thuộc giáo phận Verona, bắc Italia, Sứ thần Tòa Thánh tại Siria. Tuy được thăng Hồng Y nhưng ngài sẽ tiếp tục ở lại Damasco trong nhiệm vụ Sứ Thần.

Lễ phong Hồng Y được cử hành dưới hình thức một buổi phụng vụ lời Chúa. Khi tiến lên bàn thờ chính, ĐTC tiến tới trước Mộ Thánh Phêrô cúi mình, thinh lặng cầu nguyện.

Sau lời chào phụng vụ của ĐTC, ĐHY Mario Zenari, vị đứng đầu danh sách các tiến chức đã đại diện mọi người chào mừng và cám ơn ĐTC. Ngài nói đến mối quan tâm và giáo huấn của ĐTC mời gọi toàn thể Giáo Hội sống và thực thi lòng thương xót của Chúa: ”ĐTC đã nhiều lần nhắc đến chứng tá đức tin anh dũng, đến độ đổ máu đào của bao nhiêu anh chị em chúng ta ở nhiều nơi trên thế giới: ngày nay đông đảo hơn cả thời kỳ đầu của Kitô giáo. Giáo Hội của Chúa Kitô, như thánh Augustino đã nói, đang tiếp tục cuộc lữ hành giữa ”những bách hại của trần thế và những an ủi của Thiên Chúa” (S. Augustino, Civ. Dei, XVIII, 51,2).. ĐTC cũng nhắc nhở rằng ”Giáo hội là người Samaritano nhân lành cúi mình trên con người ngày nay, thường gặp nạn và bị bỏ mặc nửa sống nửa chết bên vệ đường, bị thương tích trong thân xác và tinh thần, để săn sóc và đổ dầu và rượu lòng cảm thương của Chúa trên những vết thương”.

Bài giảng của ĐTC

Tiếp đến, sau lời nguyện của ĐTC, cộng đoàn đã nghe đọc đoạn Tin Mừng theo thánh Luca, đoạn 6, câu 27 đến 32, quen gọi là ”bài giảng ở đồng bằng”, trong đó Chúa Giêsu dạy các môn đệ hãy yêu thương kẻ thù, làm ích cho những người ghét mình, chúc phúc cho những người nguyền rủa và cầu cho những người ngược đãi mình và Chúa Giêsu kết luận: ”Các con hãy có lòng thương xót như Cha các con trên trời là Đấng Thương Xót”. Quảng diễn bài Tin Mừng này và lời mời gọi của Chúa Giêsu, ĐTC nói:

“Một lời mời gọi kèm theo 4 mệnh lệnh, chúng ta có thể nói đó là 4 huấn dụ mà Chúa gửi đến các môn đệ để uốn nắn ơn gọi của họ một cách cụ thể, trong cuộc sống hằng ngày. Đó là 4 hành động mang lại hình thái, mang lại ”xương thịt” và làm cho hành trình của các môn đệ trở nên hữu hình cụ thể. Chúng ta có thể nói đó là 4 giai đoạn giáo huấn về lòng thương xót: hãy yêu thương, làm điều ích lợi, chúc phúc và cầu nguyện. Tôi nghĩ, về những khía cạnh này, tất cả chúng ta có thể đồng thuận và chúng ta thấy cũng hợp lý. Đó là 4 hành động dễ thực hiện với các bạn hữu chúng ta, với những người hơn kém thân cận với chúng ta, trong lòng quí mến, trong các sở thích và thói quen.

Vấn đề xảy ra khi Chúa Giêsu trình bày cho chúng ta đối tượng của những hành động ấy, và qua đó chúng ta thấy rõ Chúa không dùng những kiểu nói quanh, những mỹ từ pháp. Các con hãy yêu thương kẻ thù các con, hãy làm điều thiện cho những người ghét các con, hãy chúc lành cho những người chúc dữ cho các con, hãy cầu nguyện cho những ngừơi ngược đãi các con (Xc vv.27-28).

”Và những hành động ấy không tự nhiên bộc phát đối với những người đứng trước chúng ta như đối thủ, như kẻ thù. Đứng trước họ, thái độ đầu tiên và theo bản năng của chúng ta là hạ giá, làm mất uy tín, chúc dữ cho họ.. trong nhiều trường hợp chúng ta tìm cách coi họ như ma quỉ, với mục đích biện minh cho sự loại trừ họ. Trái lại, đối với kẻ thù kẻ ghét bạn, chúc dữ và vu khống bạn, Chúa Giêsu nói: hãy yêu mến họ, làm điều tốt lành cho họ, chúc phúc và cầu nguyện cho họ.

”Chúng ta đứng trước một trong những đặc điểm riêng trong sứ điệp của Chúa Giêsu, nơi có tiềm ẩn sức mạnh và bí quyết của Ngài; từ đó phát sinh nguồn mạch vui mừng, sức mạnh của sứ mạng chúng ta và việc loan báo Tin Mừng. Kẻ thù là người mà tôi phải yêu mến. Trong tâm hồn của Thiên Chúa không có kẻ thù. Thiên Chúa chỉ có các con cái. Chúng ta dựng lên những bức tường, xây dựng các hàng rào và xếp loại con người. Thiên Chúa có con cái và không phải để tước bỏ họ khỏi môi trường chung quanh. Tình yêu của Thiên Chúa có sắc thái trung thành với con người, vì đó là một tình yêu cố hữu của Chúa, một tình mẫu từ, phụ tử không để ai bị bỏ rơi, cả khi họ lầm lạc. Chúa Cha của chúng ta không chờ đợi chúng ta tốt lành thì mới yêu mến, Ngài không đợi chúng ta bớt bất công hoặc trở nên hoàn hảo thì mới yêu thương chúng ta; Ngài yêu thương chúng ta vì Ngài chọn lựa yêu thương chúng ta, Ngài yêu vì Ngài đã ban cho chúng ta được làm con cái của Ngài. Ngài yêu thương chúng ta cả khi chúng ta còn là kẻ thù của Ngài (Xc Rm 5,10). Tình yêu vô điều kiện của Chúa Cha đối với tất cả mọi người, đã và đang còn là đòi hỏi thực sự phải hoán cải đối với tâm hồn nghèo nàn của chúng ta, có xu hướng phán xét, chia rẽ, chống đối và lên án. Biết rằng Thiên Chúa tiếp tục yêu thương cả những người chối bỏ Ngài, đó chính là một nguồn mạch vô tận làm chúng ta tín thác và kích thích sứ mạng của chúng ta. Không bàn tay bẩn nào có thể ngăn cản Thiên Chúa đặt trong bàn tay ấy Sự Sống mà ngài muốn tặng cho chúng ta”.

 

ĐTC nhận xét rằng: ”Thời đại chúng ta là thời đại có nhiều vấn đề và nghi vấn lớn trên bình diện thế giới. Chúng ta đang phải tiến qua một thời kỳ trong đó luôn nảy sinh trong các xã hội chúng ta những thái độ cực đoan, và loại trừ như phương thế duy nhất để giải quyết các xung đột. Ví dụ chúng ta thấy, những người ở cạnh chúng ta không những mau lẹ trở thành người xa lạ hoặc người di dân, hay người tị nạn, nhưng trở thành một đe dọa, và trở nên như kẻ thù. Kẻ thù vì họ đến từ một miền đất xa xăm hoặc vì họ có những phong tục khác. Kẻ thù vì màu da, vì ngôn ngữ hoặc vì giai tầng xã hội của họ, kẻ thù vì họ nghĩ khác và có tín ngưỡng khác… Và vô tình lý luận ấy nhập vào trong lối sống, hành động và tiến hành của chúng ta. Vì thế, tất cả mọi sự và mọi người đều có vẻ là kẻ thù. Dần dần những khác biệt biến thành đồng nghĩa với đố kỵ và bạo lực.

”Bao nhiêu vết thương mở rộng vì bệnh dịch thù nghịch và bạo lực, in vào trong thân thể nhiều người không có tiếng nói vì tiếng kêu của họ trở nên yếu ớt và bị im bặt vì căn bệnh dửng dưng như thế! Bao nhiêu tình trạng bấp bênh và đau khổ được gieo rắc qua sự gia tăng thù nghịch giữa các dân tộc và giữa chúng ta! Đúng vậy, giữa chúng ta, trong các cộng đoàn chúng ta, các hàng linh mục chúng ta, trong các cuộc họp. Vi trùng cực đoan và thù nghịch thấm nhập vào trong lối suy tư, cảm nghĩ và hành động của chúng ta. Chúng ta không được miễn nhiễm đối với tình trạng đó và chúng ta phải chú ý để thái độ ấy không xâm chiếm con tim chúng ta, vì nó sẽ chống lại sự phong phú và phổ quát tính của Giáo Hội mà chúng ta có thể cảm thấy cụ thể trong hồng y đoàn này. Chúng ta đến từ những miền đất xa xăm, chúng ta có những phong tục, màu da, ngôn ngữ và hoàn cảnh xã hội khác nhau, chúng ta suy tư khác nhau và cũng cử hành niềm tin với các nghi thức khác nhau. Và không có điều gì trong những sự ấy làm cho chúng ta trở thành kẻ thù, trái lại đó là một trong những phong phú lớn nhất của chúng ta”.

Và ĐTC nói rằng: “Anh em thân mến, Chúa Giêsu không ngừng xuống núi, không ngừng muốn hội nhập vào ngã tư đường trong lịch sử của chúng ta để loan báo Tin Mừng Thương Xót. Chúa Giêsu tiếp tục gọi và sai chúng ta xuống đồng bằng nơi các dân tộc chúng ta, Ngài tiếp tục mời chúng ta hiến thân nâng đỡ niềm hy vọng của dân chúng ta, như những dấu chỉ hòa giải. Trong tư cách là Giáo Hội, chúng ta tiếp tục được mời gọi mở mắt nhìn những vết thương của bao nhiêu anh chị em đang bị tước mất phẩm giá của họ.

”Hỡi người anh em tân Hồng y thân mến, con đường dẫn về trời bắt đầu nơi đồng bằng, trong cuộc sống thường nhật của cuộc sống bị bẻ gẫy và phân chia, một cuộc sống bị tiêu hao và dâng hiến, trong hồng ân thường nhật và thinh lặng của chúng ta. Đỉnh cao của chúng ta là chất lượng tình yêu; mục tiêu và khát vọng của chúng ta là tìm cách trong bình nguyên của cuộc sống, cùng với dân Chúa, biến đổi chúng ta thành những người có khả năng tha thứ và hòa giải”.

Trao mũ Hồng Y

Sau bài huấn dụ, ĐTC bắt đầu nghi thức tấn phong Hồng y mới. Ngài nói:

”Anh chị em rất thân mến, chúng tôi sắp thi hành một hành vi trọng đại và vui mừng trong thánh vụ của chúng tôi. Hành vi này có liên hệ trước tiên tới Giáo Hội tại Roma, nhưng cũng liên quan tới toàn thể cộng đồng Giáo Hội. Chúng tôi sắp gọi một số người anh em gia nhập Hồng Y đoàn, để các vị được hiệp nhất với Tòa thánh Phêrô bằng một mối dây bền chặt hơn, trở nên thành phần của hàng giáo sĩ Roma, và cộng tác mật thiết hơn với sứ vụ tông đồ của chúng tôi.”

”Mang mặc phẩm phục màu đỏ, các vị Hồng Y phải là những chứng nhân can trường của Chúa Kitô và Phúc âm của ngài tại thành Roma cũng như tại những nơi xa xăm nhất. Vì vậy với quyền của Thiên Chúa toàn năng của các thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và quyền của chúng tôi, chúng tôi tấn phong và long trọng tuyên bố các anh em chúng tôi sau đây là Hồng Y của Hội Thánh Roma.”

Đến đây, ĐTC lần lượt xướng tên 17 hồng y mới, cộng đoàn nhiệt liệt vỗ tay chào mừng khi tên mỗi vị được nhắc đến.

Tiếp tục nghi thức, theo lời mời gọi của ĐTC, các tiến chức Hồng Y tuyên xưng đức tin và tuyên thệ trung thành với Chúa Kitô và Tin Mừng của Chúa, luôn luôn tuân phục Tòa Thánh và Thánh Phêrô nơi bản thân ĐTC Phanxicô và các đấng kế vị ngài được bầu lên hợp pháp; luôn bảo tồn bằng lời nói và hành động tình hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo; không bao giờ tiết lộ cho người nào những gì đã được ủy thác để gìn giữ, mà sự tiết lộ điều ấy có thể gây hại hoặc làm ô danh Hội Thánh; hết sức chuyên cần và trung tín thi hành các công tác được kêu gọi thi hành trong việc phục vụ Giáo Hội, theo các quy tắc luật định.

Kế đến, từng Hồng Y lần lượt tiến lên quì trước mặt ĐTC để ngài đội mũ đỏ Hồng Y, với lời nhắn nhủ:

”Để ngợi khen Thiên Chúa Toàn Năng và mang lại vinh dự cho Tòa Thánh, ĐHY hãy nhận mũ đỏ này như dấu chỉ phẩm vị Hồng Y, có nghĩa là ĐHY phải sẵn sàng cư xử can đảm, cho đến độ đổ máu đào, để làm tăng trưởng Đức Tin Kitô giáo, cho hòa bình và yên hàn của Dân Chúa, cho tự do và sự mở rộng Giáo Hội Roma Thánh”.

Và khi trao nhẫn, ngài nói:

”Đức Hồng Y hãy nhận chiếc nhẫn từ tay của Phêrô, và Đức Hồng Y hãy biết rằng nhờ yêu mến vị Thủ lãnh các thánh tông đồ mà lòng yêu mến Giáo hội của ĐHY được kiện cường”.

Sau cùng ĐTC trao sắc chỉ về việc phong Hồng Y cũng như việc chỉ định tước hiệu thánh đường của tân chức.

Sau khi lãnh mũ và sắc phong các Tân Hồng Y trao đổi cử chỉ bình an với ĐTC các vị đến chào các Hồng Y cũ rồi lên ngồi trên 19 chiếc ghế dành cho các vị phía tay trái của ĐTC, đối diện với hàng ghế của các Hồng Y cũ.

Nghi thức tấn phong các Hồng y mới kết thúc với Kinh Lạy Cha và lời nguyện của ĐTC xin cho các tôi tớ Chúa là các tân Hồng Y khi kiên trì xây dựng Giáo Hội, chiếu tỏa rạng ngời với đức tin toàn vẹn và tâm trí tinh tuyền. Sau phép lành của ĐTC, cộng đoàn hát kinh Lạy Nữ Vương:

Sau buổi lễ, ĐTC và các Hồng Y mới đã lên hai xe bus nhỏ để đến thăm Đức Nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 tại tư gia của ngài là Đan Viện Mẹ Giáo Hội ở nội thành Vatican. Hai lần phong hồng y trước đây đều có sự hiện diện của ngài, nhưng lần này có lẽ vì tuổi cao sức yếu hơn nên ngài không dự được.

G. Trần Đức Anh OP

 

Đức Thánh Cha trả lời phỏng vấn của báo Avvenire

Đức Thánh Cha trả lời phỏng vấn của báo Avvenire

duc-thanh-cha-tra-loi-phong-van-cua-bao-avvenire

ROMA. Hôm 18-11-2016, báo Công Giáo Avvernire, Tương Lai, ở Italia, đã đăng bài phỏng vấn dài ĐTC đã dành cho báo này nhân dịp kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Bài phỏng vấn đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau. Đặc biệt về những lời phê bình ĐTC đã ”tin lành hóa” Giáo Hội Công Giáo, nhất là sau cuộc viếng thăm ở thành phố Lund bên Thụy Điển hồi cuối tháng 10 vừa qua kể tưởng niệm cuộc cải cách của Luther, ĐTC nói:

”Những lời phê bình không làm cho tôi mất ngủ. Tôi tiếp tục tiến bước trên con đường đã đi trước. Tôi theo Công Đồng. Về các ý kiến, cần luôn luôn phân biệt tinh thần trong đó những ý kiến được nêu lên. Khi không có một ác ý, thì những ý kiến ấy cũng giúp tiến bước. Nhiều lần khác người ta thấy ngay những lời phê bình đây đó để biện minh cho một lập trường cố hữu, và những lời phê bình ấy không lương thiện, được làm với ác ý, để nuôi dưỡng chia rẽ. Người ta thấy ngay một số thái độ cứng cỏi, nghiêm ngặt, phát sinh từ một sự thiếu sót, từ ý muốn giấu kín đằng sau áo giáo một sự bất mãn buồn thảm của mình. Nếu ta xem phim ”Bữa ăn trưa của Barbette”, thì thấy có thái độ nghiêm ngặt như vậy”.

Về vấn đề ĐTC cổ võ đại kết thực hành và không đặt nặng những tranh biện thần học, ĐTC nói rằng: ”Đây không phải là gạt ra một cái gì. Phục vụ người nghèo có nghĩa là phục vụ Chúa Kitô, vì người nghèo là thân mình của Chúa Kitô. Và chúng ta cùng nhau phục vụ người nghèo, có nghĩa là các tín hữu Kitô hiệp nhất trong sự đụng chạm đến những vết thương của Chúa Kitô. Tôi nghĩ đến công việc mà Caritas và cac tổ chức bác ái của Tin Lành Luther có thể thực hiện sau cuộc gặp gỡ ở thành phố Lund. Đó không phải là một cơ chế, nhưng là một con đường. Trái lại, một số cách thức đặt những điều đạo lý đối nghịch vơi những điều bác ái mục vụ, có không phải là hành động theo Tin Mừng, và chúng tạo nên sự lẫn lộn”.

Về Năm Thánh Lòng Thương Xót, ĐTC nói: ”Tôi không đề ra một kế hoạch. Tôi chỉ làm điều mà Chúa Thánh Linh soi sáng. Và những điều ấy đã xảy ra. Tôi đã cho Chúa Thánh Linh dẫn đi. Đây chỉ là ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Linh, để cho Ngài làm. Giáo Hội là Tin Mừng, là hoạt động của Chúa Giêsu. Giáo Hội không phải là một con đường các ý kiến, một dụng cụ để khẳng định các ý kiến. Và trong Giáo Hội những sự việc đi vào trong thời gian, khi thời gian chín mùi, khi có cơ hội”.

ĐTC nói thêm rằng ”Ai khám phá thấy mình được yêu thương thì bắt đầu ra khỏi sự cô đơn xấu xa, khỏi sự chia cách khiến họ ghét người khác và ghét chính mình. Tôi hy vọng bao nhiêu người đã khám phá thấy mình được Chúa Giêsu yêu thương rất nhiều và để cho Chúa ôm ấp. Lòng thương xót chính là danh xưng của Thiên chúa và cũng là sự yếu đuối của Thiên Chúa, là điểm yếu của Ngài. Lòng thương xót làm cho Chúa luôn tha thứ, quên các tội lỗi của chúng ta”. (Vat. Insider 18-11-2016)

 

G. Trần Đức Anh OP 

 

Đức Thánh Cha tiếp kiến 500 chủ xí nghiệp Công Giáo

Đức Thánh Cha tiếp kiến 500 chủ xí nghiệp Công Giáo

duc-thanh-cha-tiep-kien-500-chu-xi-nghiep-cong-giao

VATICAN. ĐTC kêu gọi giới chủ xí nghiệp Công Giáo phục hồi ý nghĩa xã hội của các hoạt động tài chánh và ngân hàng với sự thông minh và sáng tạo.

Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 17-11-2016 dành cho 500 chủ xí nghiệp tham dự Hội nghị quốc tế của các Hiệp hội giới chủ xí nghiệp Công Giáo quốc tế, gọi tắt là Uniapac, nhóm tại Roma.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Phát triển nhân bản toàn diện.

Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nhắc lại giáo huấn của các Giáo Phụ, vốn coi của cải là tốt, khi nó phục vụ tha nhân, nếu không nó là xấu. Ngài nói: ”Tiền bạc phải phục vụ chứ không cai trị, nó chỉ là một dụng cụ kỹ thuật làm trung gian, so sánh các giá trị và quyền lợi, chu toàn các nghĩa vụ và tiết kiệm. Tiền bạc không có một giá trị trung lập, nhưng nó thủ đắc giá trị tùy theo mục đích và những hoàn cảnh trong đó người ta sử dụng nó”.

ĐTC cũng kêu gọi làm sao để các gia đình, những xí nghiệp nhỏ và trung bình, các nông dân, có thể được tín dụng, để thi hành các hoạt động giáo dục cơ bản, y tế gia đình, cải tiến và hội nhập các thành phần nghèo nhất. Ngài nói ”Không được phép để cho những thành phần nghèo nhất trong dân chúng trở thành nạn nhân của những kẻ cho vay ăn lãi cao vô lương tâm, và trên bình diện quốc tế, không thể để cho việc tài trợ các nước nghèo nhất trở thành một hoạt động cho vay với lãi xuất cao”.

Sau cùng ĐTC cũng cảnh giác giới chủ xí nghiệp chống lại nạn tham nhũng và hối lộ, là tai ương trầm trọng, trong đó một sự dối trá tìm kiếm lợi lộc cho bản thân hoặc cho phe nhóm, dưới chiêu bài phục vụ xã hội” (SD 17-11-2016)

G.Trần Đức Anh OP