Đức Thánh Cha tiếp Thủ Lãnh Giáo Hội Tin Lành Ecosse

Đức Thánh Cha tiếp Thủ Lãnh Giáo Hội Tin Lành Ecosse

VATICAN. Sáng 26-10-2017, ĐTC đã tiếp Mục Sư Derek Browning, Thủ lãnh Giáo Hội Tin Lành Ecosse, cùng với phái đoàn, và ngài kêu gọi tiếp tục con đường tìm về hiệp nhất hữu hình.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc đến năm kỷ niệm 500 năm cuộc cải cách của Luther, việc kỷ niệm này đã giúp các tín hữu Kitô thuộc hai khối Giáo Hội xác tín hơn mình là anh chị em với nhau trong Chúa Kitô, và không còn coi nhau như những người xa lạ hay người cạnh tranh. ĐTC nói:

”Quá khứ tự nó là điều không thể thay đổi được, nhưng một điều cũng rất đúng, đó là ngày nay chúng ta hiểu nhau đi từ cái nhìn của Thiên Chúa trên chúng ta: trước hết chúng ta là con cái của Chúa, tái sinh trong Đức Kitô, trong cùng một phép rửa, vì thế chúng ta là anh chị em với nhau. Trong thời gian dài, chúng ta đã quan sát nhau từ xa với một cái nhìn quá phàm nhân, đầy nghi kỵ, chú ý đến những khác biệt và sai lầm, và tâm hồn thường than trách về những điều thiệt hại phải chịu”.

”Trong tinh thần Tin Mừng, giờ đây chúng ta hãy tiếp tục tiến bước trên con đường bác ái khiêm tốn, đưa tới sự vượt thắng những chia rẽ, và chữa lành những vết thương. Chúng ta đã đi vào một cuộc đối thoại hiệp thông, cuộc đối thoại dùng ngôn ngữ riêng của những người thuộc về Thiên Chúa và là điều kiện không thể từ khước để loan báo Tin Mừng. Làm sao chúng ta có thể loan báo Thiên Chúa Tình Thương nếu chúng ta không yêu thương nhau?”

Giáo Hội Ecosse là Giáo Hội quốc gia của nước Ecosse (Scotland) và đây là một Giáo Hội Tin Lành trưởng lão do Mục Sư John Knox thành lập năm 1560 và hiện có 1 triệu 700 ngàn tín hữu thuộc 1,427 giáo xứ (Rei 26-10-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

Những lời của Đức Giáo hoàng Phanxicô ở Myanmar sẽ bị “soi” kỹ lưỡng

Những lời của Đức Giáo hoàng Phanxicô ở Myanmar sẽ bị “soi” kỹ lưỡng

Yangon, Myanmar – Các lãnh đạo Giáo hội sẽ lắng nghe các lời của Đức Giáo hoàng Phanxicô với tâm trạng hồi hộp lo lắng và hy vọng ngài sẽ không đề cập đến từ “R” – ám chỉ đến tên Rohingya, một nhóm Hồi giáo mà người dân Phật giáo Myanmar rất ghét.

Cha Mariano Soe Naing, giám đốc truyền thông của Hội đồng giám mục Myanmar nói với hãng tin Công giáo Hoa kỳ: “Chúng tôi đang rất lo lắng với chuyến viếng thăm của Đức giáo hoàng vì có thể có nhiều điều không hay xảy ra. Một lời không đúng của Đức Giáo hoàng có thể đẩy đất nước này vào tình trạng hỗn loạn. Nếu Đức Thánh Cha đề cập đến người Rohingya trong diễn văn của ngài, các nhóm dân tộc chủ nghĩa sẽ đáp trả. Đây là một vấn đề lịch sử, và chúng ta cần rất nhiều thời gian để giải quyết vấn đề này. Chúng ta không thể chỉ nói điều này hay điều kia. Đó là lý do tại sao bà Aung San Suu Kyi không thể nói gì.”

Bà Aung San Suu Kyi bị thế giới chỉ trích nặng nề vì sự im lặng trước các thảm kịch xảy ra với người Rohingya ở bang Rakhine. Nhưng cha Soe Naing cho biết là bà ấy không có quyền nói điều gì vì quân đội có quyền quyết định mọi việc. Cha nói: “Thế giới chỉ trích bà, muốn bà vì nền dân chủ phải chiến đấu chống lại quân đội. Nhưng đó là một cuộc chiến mà bà không thể thắng. Bà ấy có thể có sức mạnh của dân chúng ủng hộ bà nhưng máu sẽ chảy lênh láng, sẽ chảy như sông ở nước này. Quân đội không dễ gì đầu hàng và bà ấy hiểu điều này.”

Cha Soe Naing nhắc lại rằng chỉ vài ngày sau hàng loạt cuộc tấn công khủng bố của nhóm Hồi giáo Rohingya nhắm vào lực lượng an ninh của chính phủ,  Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho người Rohingya. Điều này khiến cho người dân Myanmar tức giận, bởi vì các trụ sở cảnh sát Myanmar bị tấn công nhưng ngài không nói gì đến các cuộc tấn công.

Cha cho biết là người dân Myanmar không muốn nghe tên 'Rohingya.' Họ không được phép dùng từ này ở Myanmar. Nếu Đức Thánh Cha đến Myanmar và nói về những xung đột, nhưng người theo chủ nghĩa quốc gia có thể sẽ nổi lên chống lại ngài. Cha nói: “Đây là điều chúng tôi lo sợ. Nhưng chúng tôi tin là Đức Thánh Cha biết điều gì nên nói và điều gì không. Chúng tôi tin tưởng vào sự khôn ngoan của ngài.”

Dù tình hình căng thẳng như thế, nhưng Win Tun Kyi, giám đốc Hội Tương trọ xã hội Karuna, cơ quan cứu trợ và phát triển của Giáo hội Công giáo Myanmar, đã phủ nhận âm hưởng tiêu cực của việc Đức giáo hoàng đề cập đến xung đột nội bộ của Myanmar. Ông nói: “Khi Đức Giáo hoàng nói điều gì đó về Rohingya, một số người theo chủ nghĩa dân tộc Phật giáo đã rất tức giận. Nhưng sau 2 hay 3 tuần là ngừoi dân quên đi vù có nhiều tin tức mới hấp dẫn trên Facebook và truyền thông.” Ông cũng hy vọng rằng trong các tuyên bố chính thức của ngài, Đức Giáo hoàng sẽ như các lãnh đạo chính trị, nhạy cảm trước các vấn đề tế nhị.

Patrick Loo Tone, chủ tịch Hội đồng các Giáo hội  Myanmar chia sẻ rằng cách chung, người dân không biết khác biệt giữa Công giáo và Tin lanh. Vì thế khi Đức Giáo hoàng đến thì toàn cộng đồng Kitô giáo được hưởng lợi, nhưng nếu có điều gì sai thì không chỉ người Công giáo bị ảnh hưởng. Ông nói: “Phần lớn Phật tử không tin tưởng người Hồi giáo và người Hồi giáo không tin tưởng Phật tử. Tuy nhiên hiện nay, đến một mức nào đó, cả người Hồi giáo và Phật tử đều tin tưởng các Kitô hữu. Nhưng nếu chúng ta nói hay làm điều gì đó tỏ ra ủng hộ Hồi giáo thì các Phật tử sẽ nghi ngờ và cảm thấy không thoải mái với chúng ta. Chúng ta phải cẩn thận về điều chúng ta nói hoặc các Kitô hữu chúng ta có thể là mục tiêu kế tiếp của họ.”

Dù những cạm bẫy chính trị đang chờ đón Đức Giáo hoàng, các người ngoài Công giáo đang nhiệt tình đóng vai trò hỗ trợ trong việc chào đón vị giáo hoàng. Với hàng chục ngàn tín hữu muốn đến nhìn thấy và nghe Đức Giáo hoàng, nhiều nhà thờ và các cơ sở sẵn sàng tiếp đón. Ngay cả những tu viện Phật giáo cũng cung cấp chỗ cho các tín hữu trong dịp này. Ông Loo Tone nói: “Một số người có thể thấy chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng là tiêu cực, nhưng tôi tin Chúa sẽ làm cho chuyến viếng thăm này trở thành một trải nghiệm tích cực cho mọi người." (CNS 24/10/2017)

Hồng Thủy

Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 bị ngã

Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 bị ngã

VATICAN. Mặc dù bị trượt ngã trong tuần trước đây tại Đan viện Mẹ Giáo Hội (Mater Ecclesiae) ở Vatican, Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 vẫn ”khỏe mạnh và đầy hài hước”.

Trên đây là lời Đức Cha Stefan Oster, GM giáo phận Passau bên Đức, viết trên Facebook của ngài và kể lại cuộc gặp gỡ thân mật với Đức Biển Đức 16 ngày 26-10-2016, kèm theo một số hình ảnh.

Đức Cha Oster viết: ”Mặc dù ĐGH Biển Đức bị bầm ở mắt sau khi bị ngã cách đây một tuần, nhưng ngài vẫn gặp chúng tôi, ngài khỏe mạnh, tươi cười và sáng suốt, nhắc lại nhiều kỷ niệm lớn nhỏ về những người từ giáo phận của ngài và của chúng tôi”.

Đức GM giáo phận Passau đã cùng với ký giả Peter Seewald đến thăm ĐGH Biển Đức 16 ở Vatican để trao cho ngài cuốn sách mới tựa đề ”Benedikt XVI. Der Deutsche Papst. Sein Leben in Texten ung Bildern” (Đức Biển Đức 16. Vị Giáo Hoàng người Đức. Đời sống của ngài qua văn bản và hình ảnh). Sách này được ấn hành trong những ngày này do Nhà xuất bản Koesel ở Munich. Ký giả Seewald và giáo phận Passau đứng tên là người xuất bản. (KNA 28-10-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Nữ tu hoạt động thăng tiến phụ nữ và thiếu nữ được nhận giải Opus 2017

Nữ tu hoạt động thăng tiến phụ nữ và thiếu nữ được nhận giải Opus 2017

Hôm 12 tháng 10, trước đông đảo khán giả sinh viên, cựu sinh viên, giảng viên, nhân viên và thành viên của cộng đồng Denver, cha John P. Fitzgibbons, dòng Tên, hiệu trưởng đại học Regis của dòng Tên ở Denver, đã xướng danh sơ Marilyn Lacey dòng Thương xót và tổ chức phi lợi nhuận của sơ đạt giải Opus năm nay, với tiền thưởng một triệu đô la.

Hoạt động tại Haiiti và Nam Sudan, sơ Lacey và tổ chức có trụ sở ở California đang giúp đỡ các phụ nữ và thiếu nữ thoát khỏi tình trạng nghèo khổ cùng cực qua các cơ hội giáo dục và kinh tế.

Giải thưởng Opus là một trong các giải thưởng đức tin lớn nhất cho các doanh nghiệp xã hội. Năm nay lễ trao giải được tổ chức tại đại học dòng Tên Regis ở thành phố Denver. Hàng năm, tổ chức giải thưởng Opus trao giải thưởng 1 triệu đô la cho người đạt giải và 2 giải chung kết 100 ngàn đô. được trao hàng năm cho các cá nhân hay tổ chức thuộc bất cứ tôn giáo nào và ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Các người được giải phải chứng tỏ được chương trình đi tiên phong trong việc giải quyết nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề xã hội trong cộng đồng của họ.

Sơ Lacey chia sẻ: “Tôi cảm thấy được Chúa gọi để giúp các phụ nữ và thiếu nữ là những người đang đau khổ. Khi phục vụ tha nhân, chúng ta có thể tìm thấy mối liên kết, mối quan hệ họ hàng đưa chúng ta đến niềm vui gắn bó với nhau.”

Một giải chung kết được trao cho sơ Stan Terese Mumuni, dòng Đức Maria quý yêu Thánh Thể, là người sáng lập trung tâm “nhà Nazareth cho Trẻ em của Chúa” ở Ghana. Trung tâm này chăm sóc cho các trẻ em khuyết tật về thể lý, hành vi và tâm lý.

Giải chung kết khác được trao cho hai bác sĩ Jason Reinking và Noha Aboelata, hoạt động tại trung tâm Sức khỏe cộng đồng Roots, cung cấp dịch vụ sức khỏe cho người nghèo sống trên đường phố ở Oakland, California.

Cha Fitzgibbons đã nói với những người nhận giải thưởng: “Công việc của anh chị em thật sự khôi phục lại niềm hy vọng và khơi lên những khả năng cho những người sống bên lề xã hội. Chúng tôi được cảm hứng và xúc động  bởi gương mẫu của anh chị em.” (CNS 20/10/2017)

Hồng Thủy

Đức Thánh Cha trò chuyện với phi hành đoàn trên trạm không gian quốc tế

Đức Thánh Cha trò chuyện với phi hành đoàn trên trạm không gian quốc tế

“Anh em là một tòa nhà bằng kiếng nhỏ mà tổng thể lại lớn hơn tổng số của các phần”. Đó là những lời Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các phi hành gia của trạm không gian quốc tế vào chiều ngày 26/10 vừa qua.

Vào lúc 3 giờ chiều Roma ngày 26/10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc trò chuyện kéo dài khoảng 25 phút với phi hành đoàn trên trạm không gian quốc tế đang ở trên quĩ đạo. Đức Thánh Cha đã đặt một số câu hỏi cho 6 thành viên của phi đội.

Đức Thánh Cha chào phi hành đoàn và tiến sĩ phi hành gia người Ý Paolo Nespoli. Ngài cám ơn các phi hành gia và tất cả những người đã sắp xếp buổi kết nối hôm nay, đã cho ngài cơ hội “găpcác phi hành gia” và hỏi họ vài điều.

– Câu hỏi đầu tiên của Đức Thánh Cha là: Thiên văn học giúp chúng ta chiêm ngắm những chân trời vô hạn của vũ trụ và gợi lên trong lòng chúng ta những câu hỏi: chúng ta đến từ đâu? Tôi muốn hỏi tiến sĩ Nespoli: dưới ánh sáng những kinh nghiệm ở trong không gian của tiến sĩ, ông nghĩ gì về chỗ của con người trong vũ trụ?

Tiến sĩ Nespoli trả lời: thưa Đức Thánh Cha, đây là một câu hỏi phức tạp. Con nghĩ mình là một kỹ thuật viên, một kỹ sư, con ở giữa các máy móc, với các kinh nghiệm; nhưng khi nói về những điều như “chúng ta đến từ đâu”.. con bị bối rối. Đây là vấn đề khó nói. Con nghĩ là mục đích của chúng con là nhận biết sự hiện hữu của chúng con, để làm đầy sự hiểu biết, hiểu những điều xung quanh chúng ta…Con thích có những người như ngài, không chỉ là các kỹ sư và vật lý gia, nhưng là các thần học gia, triết gia, văn sĩ, thi sĩ có thể đến đây với chúng tôi để khám phá việc một người ở trong không gian có nghĩa gì.

– Tiếp đến, Đức Thánh Cha nhắc lại câu nổi tiếng mà thi sĩ Dante đã kết thúc tác phẩm “Hài kịch thần linh”, “tình yêu di chuyển mặt trời và các vì sao khác”. Ngài hỏi các phi hành gia, khi nói tình yêu là sức mạnh di chuyển vũ trụ, điều này có nghĩa gì với họ. Trả lời câu hỏi này của Đức Thánh Cha, phi hành gia người Nga Alexander Misurkin đề cập đến cuốn sách “Hoàng tử nhỏ” của Antoine de Saint-Exupéry, kể về một cậu bé đã sẵn sàng hy sinh sự sống để cứu các cây cối và thú vật trên trái đất và ông nói: một cách căn bản, tình yêu là sức mạnh đem lại cho bạn khả năng trao bạn sự sống của bạn vì một ai đó.

– Câu hỏi thứ ba của Đức Thánh Cha, như ngài nói, là một sự hiếu kỳ. Ngài hỏi: “Điều gì đã thúc đẩy anh em trở thành các phi hành gia? Phi hành gia người Nga Sergei Ryazanskiy cho biết chọn lựa trở thành phi hành gia của ông có liên quan đến ông của mình, một trong những người tiên phong trong ngành không gian và là kỹ sư của phi thuyền không gian Sputnik 1. Sergei muốn theo bước ông của mình vì không gian rất xinh đẹp và lý thú và cũng rất quan trọng đối với con người. Phi hành gia Randy Bresnik người Mỹ nhấn mạnh đến cơ hội có thể nhìn Trái đất “một tí” với đôi mắt của Chúa” và nhìn vẻ đẹp không thể tin nỗi của hành tinh này. Ông cho biết thêm, với vận tốc của quỹ đạo là 10 km/ giây, các phi hành gia nhìn Trái đất với đôi mắt khác: chúng tôi nhìn thấy một Trái đất không có biên giới, nơi mà bầu khí quyển vô cùng mỏng manh, và quan sát Trái đất lúc này chúng tôi nghĩ về con người, nghĩ đến việc chúng ta cùng nhau làm việc thế nào cho một tương lai tốt hơn.

– Câu hỏi thứ 4 của Đức Thánh Cha dựa trên một quan sát: hành trình trong không gian thay đổi nhiều điều, ví dụ như ý niệm “trên” và “dưới”. Có điều gì khi đang sống trong trạm không gian làm anh em ngạc nhiên? Ngược lại, có điều gì đánh động anh em bởi vì nó được xác định ở đó, trong một bối cảnh khác như thế? Phi hành gia người Mỹ Mark T. Vande Hei trả lời: “Điều làm tôi ngạc nhiên là sự kiện “trong không gian bạn thấy các sự vật hoàn toàn khác, dường như là những điều không thể nhận ra được. Ông nói thêm: để hiểu tôi ở đâu, tôi phải quyết định đâu là trên và đâu là dưới và thiết lập mô hình thu nhỏ của tôi.

– Câu hỏi cuối cùng, Đức Thánh Cha nói: xã hội của chúng ta rất là cá nhân và ngược lại cuộc sống của chúng ta rất cần sự cộng tác với nhau. Các anh có thể nêu vài ví dụ có ý nghĩa về sự cộng tác của anh em trên trạm không gian không? Phi hành gia Joseph Acaba người Mỹ nói rằng “trạm không gian là một ví dụ của sự cộng tác quốc tế”. Có những người Mỹ, người Nga, Nhật, Canada, 9 nước châu Âu … Một điều quan trọng và lý thú là mỗi người có sự khác nhau và tất cả sự khác nhau này được đặt chung làm thành một tổng hợp rất lớn, hơn một người duy nhất. Với nhau, chúng tôi có thể làm nhiều điều tốt hơn nếu chúng tôi chỉ làm một mình.

Sau câu trả lời, Đức Thánh Cha nhận xét: “Anh em là một tòa nhà bằng kiếng nhỏ mà tổng thể lại lớn hơn tổng số của các phần”. Đây là mẫu gương của anh em đối với chúng tôi.

Trước khi kết thúc, Đức Thánh Cha đã chào và cám ơn các phi hành gia. Ngài nói: “Chúng tôi nhìn nhận anh em như những đại diện của cả gia đình nhân loại trong chương trình nghiên cứu vĩ đaị ở trạm không gian.

Tiến sĩ Nespoli cũng cám ơn Đức Thánh Cha đã đánh giá cao các phi hành gia, đã đưa họ ra khỏi khung cảnh máy móc hàng ngày và đã giúp họ nghĩ đến những điều lớn hơn. (REI 26/10/2017)

Hồng Thủy

Các chiến dịch phò sinh giúp tỷ lệ phá thai ở Hoa kỳ giảm 25%

Các chiến dịch phò sinh giúp tỷ lệ phá thai ở Hoa kỳ giảm 25%

Washington – Theo báo cáo mới của Tạp chí về Sức khỏe Cộng đồng của Hoa kỳ, từ năm 2008 đến 2014, tỷ lệ phá thai giảm 25%. Báo cáo cho biết lần đầu tiên trong 4 thập kỷ, con số phá thai tại Hoa kỳ xuống dưới một triệu ca.

Washington Post cho biết, từ số liệu của chính phủ liên bang và viện nghiên cứu Guttmacher – một viện ủng hộ phá thai, các nhà nghiên cứu nhận thấy các vụ phá thai giảm từ 19.4 vụ trên 1000 phụ nữ (độ tuổi 15-44) trong năm 2008 xuống còn 14.6 vụ trên 1000 phụ nữ trong năm 2014. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết tỷ lệ phá thai giảm nhiều nhất trong nhóm tuổi 15-19, 46%. Đây cũng là lần đầu tiên trong vòng 20 năm, tỷ lệ phá thai giảm nơi nhóm các phụ nữ nghèo nhất ở Mỹ – nhóm có tỷ lệ phá thai cao nhất.

Theo một vài tác giả của bản báo cáo, yếu tố chính đưa đến giảm tỷ lệ phá thai chính là sự phát triển của các cách ngừa thai. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu của viện Guttmacher thú nhận rằng các luật ủng hộ sự sống và các nỗ lực của các nhóm ủng hộ sự sống đã tạo nên sự thay đổi này.

Các nhóm phò sinh đang hoạt động tích cực để khiến cho người ta không nghĩ đến phá thai, bằng cách đem lại hy vọng cung cấp sự trợ giúp và thông tin cho các bà mẹ và con trẻ của họ để khiến. Một số luật trong những năm gần đây bảo đảm rằng các phụ nữ được thông tin đầy đủ về sự phát triển của thai nhi cũng như chọn lựa của họ trước khí phá thai, bao gồm việc trợ giúp vật chất cho cha mẹ. Một số tiểu bang đóng cửa các cơ sở phá thai hoạt động trong những điều kiện không an toàn và đặt mạng sống của phụ nữ vào vòng nguy hiểm.

Các nỗ lực của các hoạt động căn bản cũng hữu hiệu trong việc giúp cứu các sự sống, trong đó có việc đồng hành tư vấn và đến với các bà me qua các tổ chức như 40 Ngày cho Sự sống, và sự gặp gỡ với các bà mẹ nghèo của các  trung tâm thai phụ.

Dữ liệu của Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia năm 2016 cũng cho thấy cùng sự suy giảm của việc phá thai. Dữ liệu cho thấy các ca làm mẹ ở tuổi thiếu niên và các vụ phá thai ở tuổi này đang xuống thấp đến mức lịch sử tại khắp Hoa kỳ. (Matters India 24/10/2017)

Hồng Thủy

Thông báo cập nhật giờ phát thanh chương trình radio Vatican tiếng Việt

Thông báo cập nhật giờ phát thanh chương trình radio Vatican tiếng Việt

Ban Việt ngữ đài Vatican xin thông báo cùng quý thính giả: Từ Chúa nhật 29 tháng 10 tới đây, chương trình tiếng Việt của đài phát thanh Vatican sẽ chỉ phát một lần vào ban sáng, từ 6 giờ 15 đến 6 giờ 57 phút giờ VN, và chương trình sẽ không được phát lại vào ban tối lúc 20 giờ 15 phút như thời gian trước đây. Xin quý thính giả lưu ý.

Quý vị có thể đọc tin tức và nghe chương trình phát thanh trong ngày của đài Vatican, vào bất cứ thời gian nào, trên trang web của đài tại địa chỉ: http://vi.radiovaticana.va, hoặc quý vị có thể nghe chương trình phát thanh trên kênh Youtube Vatican tiếng Việt. Tại kênh Youtube này, quý vị có thể nghe chương trình phát thanh của ngày hôm nay hoặc các chương trình đã phát trước đó, cũng như xem các video tường thuật các buổi đọc Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha vào trưa Chúa nhật, các buổi ĐTC tiếp kiến chung vào sáng thứ tư tại Vatican và các hoạt động đặc biệt của Đức Thánh Cha.

Chúng tôi xin cám ơn quý vị đã theo dõi chương trình. Xin tiếp tục đồng hành với chúng tôi trong sứ vụ rao giảng Tin mừng.

Nguyện xin Chúa GIÊSU KYTÔ Nhân Lành ban muôn ơn cho quý vị và toàn gia quyến, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ MARIA, Thánh Cả GIUSE, và các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Ban Việt ngữ đài phát thanh Vatican

 

Sứ điệp Video của Đức Thánh Cha gởi giới trẻ Canada

Sứ điệp Video của Đức Thánh Cha gởi giới trẻ Canada

TORONTO. ĐTC kêu gọi các bạn trẻ Canada đừng để ai cướp mất tuổi trẻ của mình và hãy làm cho những môi trường sống của mình đầy niềm vui của Phúc Âm.

Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong sứ điệp Video gửi các bạn trẻ Canada tối chúa nhật 22-10-2017 trong biến cố truyền hình đặc biệt của đài TV ”Muối và Ánh sáng” để giúp các GM Canada chuẩn bị Thượng HĐGM vào tháng 10 năm tới về giới trẻ. Hiện diện tại phòng thu ở Đài truyền hình cũng có ĐHY Kevin Farell, Bộ trưởng giáo dân và gia đình, cùng với các bạn trẻ và GM đến từ 6 thành phố ở Canada.

ĐTC ca ngợi vẻ đẹp của thế giới và nhắc nhở các bạn trẻ đừng để trái đất bị hư hỏng vì những kẻ chỉ muốn khai thác và hủy hoại thế giới. Ngài nói: 'Tôi cũng mời gọi các bạn hãy làm cho những nơi các bạn sinh sống được tràn đầy niềm vui và sự phấn khởi tiêu biểu của người trẻ, hãy tưới gội thế giới và lịch sử bằng niềm vui đến từ Tin Mừng, từ cuộc gặp gỡ với một Nhân Vật là Chúa Giêsu, Đấng đã làm cho các bạn say mê và thu hút các bạn ở với Ngài”.

”Các bạn đừng để cho tuổi trẻ của mình bị cướp mất, đừng cho phép một ai ngăn cản và làm lu mờ ánh sáng mà Chúa Kitô đặt trên khuôn mặt và trong tâm hồn các bạn. Các bạn hãy kiến tạo những tương quan thấm đượm lòng tín nhiệm, chia sẻ và cởi mở cho đến tận bờ cõi trái đất. Đừng dựng lên những bức tường chia cách, nhưng hãy kiến tạo những nhịp cầu”.

ĐTC nói thêm rằng: ”Các bạn trẻ thân mến, Chúa Giêsu đang nhìn và mời gọi các bạn đến ở với Ngài. Các bạn có gặp thấy cái nhìn của Chúa, đã nghe tiếng nói và cảm thấy một sự thúc đẩy các bạn lên đường chưa? Tôi chắc chắn rằng mặc dù những tiếng huyên náo dường như đang ngự trị trên thế giới tiếng gọi của Chúa vẫn tiếp tục vang dội trong tâm hồn các bạn để mở con tim các bạn đón nhận niềm vui tràn đầy. Điều đó có thể xảy ra theo mức độ các bạn được những người hướng dẫn kinh nghiệm đồng hành và bắt đầu một hành trình phân định để khám phá dự phóng của Thiên Chúa đối với cuộc đời của các bạn.. Cả khi hành trình của các bạn bấp bênh và sa ngã, Thiên Chúa giàu lòng xót thương, vẫn giơ tay để nâng các bạn đứng dậy”.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Thế giới, Giáo Hội đang cần những ngừơi trẻ can đảm, không khiếp sợ trước những khó khăn, đương đầu với những thử thách, có đôi mắt và con tim cởi mở đối với thực tế, để không một ai bị phủ nhận, trở thành nạn nhân của bất công, bạo lực, thiếu nhân phẩm”. (Rei 23-10-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

Đức Thánh Cha ấn định Tháng Truyền Giáo đặc biệt

Đức Thánh Cha ấn định Tháng Truyền Giáo đặc biệt

VATICAN. ĐTC ấn định tháng đặc biệt về truyền giáo vào tháng 10 năm 2019.

 Ngài đưa ra quyết định trên đây trong thư gửi ĐHY Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền giáo, và được công bố hôm chúa nhật 22-10-2017, trong đó ngài nhấn mạnh rằng ”Tháng đặc biệt về truyền giáo nhắm thức tỉnh mạnh mẽ hơn nơi các tín hữu ý thức truyền giáo cho dân ngoại và phục hồi với một đà tiến mới sự biến đổi cuộc sống và việc mục vụ theo tinh thần truyền giáo”.   Hồi tháng 6 năm nay, khi tiếp 120 vị Giám đốc toàn quốc các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo nhóm đại hội thường niên ở Roma, ĐTC cho biết ngài đã chấp nhận đề nghị của Bộ truyền giáo về việc ấn định tháng đặc biệt về truyền giáo vào tháng 10 năm 2019, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Tông thư ”Maximum illud” của ĐGH Biển Đức 15 ngày 30-11 năm 1919. Hồi đó, sau thế chiến thứ I, Đức Giáo Hoàng Biển Đức 15 thấy cần phải tái đẩy mạnh công cuộc truyền giáo trên thế giới, để thanh tẩy những ”bụi bặm của thời thực dân cũng như để tránh xa những mục tiêu quốc gia chủ nghĩa và phong trào bành trướng, gây ra nhiều thiệt hại cho chính nghĩa truyền giáo. Tông thư Maximum illud có đoạn viết: ”Giáo Hội của Thiên Chúa là hoàn vũ, và không hề xa lạ với một dân tộc nào” và ĐGH cũng kêu gọi loại bỏ bất kỳ hình thức lợi lộc, xét vì chỉ có việc loan báo và đức bác ái của Chúa Giêsu, được phổ biến cùng với đời sống thánh thiện và những công việc làn, mới là lý do của việc truyền giáo” (Rei 22-10-2017)

 G. Trần Đức Anh OP

Người Kitô sống trong trần thế

Người Kitô sống trong trần thế

Vatican. Lúc 12 giờ trưa Chúa nhật 22.10.2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha quảng diễn bài Tin Mừng Chúa nhật nói về cách Chúa trả lời cho những kẻ gài bẫy. Đó là: Của Xê-da, trả cho Xê-da, của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nói:

Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến!

Bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay (Mt 22,15-21) kể cho chúng ta cuộc đối mặt giữa Chúa Giêsu và những kẻ ghét Chúa. Chủ đề được bàn tới là việc nộp thuế cho Xê-da. Đó là câu hỏi rất gai góc và học búa về việc có được phép hay không, khi nộp thuế cho hoàng đế La Mã. Đây cũng là vấn đề rất khó khăn của người Palestine thời Chúa Giêsu. Thế nên, những đối thủ của Chúa Giêsu đã quyết định gài bẫy Chúa bằng câu hỏi: “Có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không?”. Thực tế xảy ra sẽ tùy vào cách Chúa trả lời. Nếu Chúa nói là được phép, thì họ sẽ kết tội Chúa là đi theo đế quốc. Còn nếu Chúa nói là không, thì họ sẽ kết tội Chúa là dám chống lại hoàng đế Roma.

Nhưng trong tình huống ấy, Chúa Giêsu rất bình tĩnh và từ chỗ dường như bị bất lợi, Chúa đã sử dụng dịp này để đưa ra bài học quan trọng, vượt lên trên những gì là tranh cãi và đối lập. Chúa nói với họ: “Đưa đồng tiền nộp thuế cho tôi coi!” Và họ đưa cho Chúa một đồng bạc. Chúa nhìn họ mà hỏi: “Hình và danh hiệu này là của ai đây?” Các người Pharisêu chỉ có thể trả lời rằng: “Của Xê-da”. Thế là Chúa kết luận: “Của Xê-da, trả về Xê-da, của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”. Khi trả lời như thế, một mặt Chúa nói cho họ rằng, việc đóng thuế không phải là hành vi thờ ngẫu tượng, nhưng chỉ là bổn phận đối với các nhà cầm quyền của trần gian. Mặt khác, đây là lúc Chúa Giêsu nhắc nhở họ về tính ưu việt của Thiên Chúa, và chúng ta cần trả về Thiên Chúa những gì Ngài đã làm cho chúng ta trong chiều dài của cuộc sống và lịch sử.

Hình ảnh của Xê-da được khắc trên đồng tiền, cho thấy quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước. Còn hình ảnh được khắc ghi trong mỗi con người là chính hình ảnh của Thiên Chúa. Hình ảnh ấy cho thấy: mỗi người chúng ta, tất cả chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, và thuộc về Thiên Chúa. Từ câu hỏi của người Pharisêu, Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy còn có câu hỏi quan trọng hơn bội phần. Đó là: tôi thực sự thuộc về ai? Tôi có gia đình, xóm làng, thành phố, bạn bè, mái trường, công sở, nền chính trị, nhà nước, quốc gia… Vâng. Tất nhiên là như thế. Nhưng Chúa Giêsu nhắc chúng ta nhớ rằng: điều căn cốt nền tảng là chúng ta thuộc về Thiên Chúa. Chính Ngài đã ban cho chúng ta tất cả những gì chúng ta đang có. Vì thế, trong cuộc sống, trong từng ngày sống, chúng ta cần luôn ý thức về điều ấy trong cõi lòng mình. Đó là: Thiên Chúa là Đấng dựng lên con, Ngài dựng lên con theo hình ảnh theo khuôn mẫu của Con rất yêu dấu của Ngài là Chúa Giêsu Kitô. Đây là mầu nhiệm thật tuyệt vời.

Người tín hữu Kitô được mời gọi tham gia tích cực vào các thực tại trần thế, trong đời sống xã hội của nhân loại, không đặt mình trong thế phản kháng giữa “Thiên Chúa” và “Xê-da”. Việc phản kháng chống lại Thiên Chúa hoặc chống lại Xê-da thì đều dẫn đến chỗ cực đoan. Người Kitô hữu được mời gọi dấn thân vào thực tại trần thế với ánh sáng đến từ Thiên Chúa. Tin tưởng nơi Thiên Chúa, đặt ưu tiên nơi Ngài, hy vọng nơi Ngài, không phải có nghĩa là đòi hỏi hoàn toàn thoát khỏi thực tại trần thế, nhưng là trả về Thiên Chúa điều thuộc về Ngài. Đó là lý do để các Kitô hữu nhìn tới tương lai trong Thiên Chúa, để sống cách sung mãn cuộc sống trần thế, để đáp lại những thách đố của cuộc sống ấy với lòng can đảm.

Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria nâng đỡ chúng ta, để ta luôn sống xứng đáng với hình ảnh Thiên Chúa trong tâm hồn mình, để ta có thể tích cực góp phần xây dựng cuộc sống thế trần.

Đức Thánh Cha chào thăm mọi người

Anh chị em thân mến!

Hôm qua tại Barcelona, chúng ta có thêm các Chân phước Matteo Casals, Teofilo Casajús, Fernando Saperas và 106 bạn tử đạo. Các ngài bị giết chết vì những kẻ hận thù đức tin của cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Tấm gương anh hùng của các ngài vẫn tiếp tục chiếu sáng trong thời đại chúng ta. Thời đại mà vẫn còn nhiều Kitô hữu trong nhiều nơi trên thế giới, bị phân biệt đối xử và bị đàn áp.

Hôm nay chúng ta cử hành Ngày Thế Giới Truyền Giáo, với chủ đề “Sứ Mạng Truyền Giáo nơi tâm điểm của Giáo Hội”. Cha mời gọi anh chị em hãy sống niềm vui của sứ mạng này bằng cách sống chứng tá cho Tin Mừng ngay giữa môi trường mình sống và làm việc. Đồng thời, chúng ta được mời gọi, với lòng yêu mến, có những trợ giúp thiết thực và nâng đỡ bằng lời cầu nguyện, dành cho các nhà truyền giáo. Cha cũng nhớ rằng, cha có ý mở một tháng ngoại thường về Truyền Giáo vào tháng 10 năm 2019, để nuôi dưỡng lòng nhiệt thành trong công cuộc loan báo Tin Mừng cho muôn dân.  

Cha mời gọi anh chị em cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Trong những ngày này Cha đặc biệt quan tâm đến Kenya, là đất nước mà Cha đã viếng thăm năm 2015. Cầu nguyện cho mọi người biết tìm ra giải pháp để đáp lại những khó khăn hiện tại của đất nước, với tinh thần đối thoại có tính xây dựng, và đồng lòng vì lợi ích chung.

Cha chào thăm anh chị em hành hương đến từ Italia và các quốc gia khác. Đặc biệt là các tín hữu đến từ Luxembourg, Ibiza, Brazil. Cha chào thăm các nhóm tín hữu đến từ nhiều giáo xứ của nước Ý. Chúc anh chị em tiếp tục tiến bước trong đức tin với nhiều niềm vui. Xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho Cha. Tạm biệt anh chị em!

Tứ Quyết SJ

Đức Thánh Cha tiếp Hội nghị về giáo lý cho người khuyết tật

Đức Thánh Cha tiếp Hội nghị về giáo lý cho người khuyết tật

VATICAN. ĐTC kêu gọi đón nhận những người khuyết tật và tìm ra những phương thế ngày càng thích hợp để dạy giáo lý cho họ.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 21-10-2017 dành cho 450 tham dự viên Hội nghị về việc dạy giáo lý cho những người khuyết tật do Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng tổ chức ở Roma, dưới sự hướng dẫn của Đức TGM Chủ tịch Rino Fisichella.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC phê bình xu hướng của những người phủ nhận sự khuyết tật, dùng những mỹ từ để che đậy sự kiện này, hoặc quan niệm sai lầm cho rằng những người khuyết tật không thể đạt được hạnh phúc hoặc thành đạt bản thân.

ĐTC nói: ”Câu trả lời đối với tình trạng khuyết tật là tình thương: đây không phải là tình thương giả tạo, thái độ tội nghiệp, nhưng là tình thương chân thực, cụ thể và tôn trọng. Theo mức độ những người khuyết tật được đón nhận và yêu thương, được tháp nhập vào cộng đoàn và được đồng hành để nhìn về tương lai với niềm tín thác, thì sẽ có một hành trình cuộc sống thực sự được phát triển và họ cảm nghiệm hạnh phúc lâu bền.. Niềm tin là một người bạn đồng hành quan trọng trong cuộc sống, khi chúng ta cảm nghiệm cụ thể sự hiện diện của Chúa Cha, Đấng không bao giờ bỏ rơi các thụ tạo của Ngài, dù trong bất kỳ hoàn cảnh cuộc nào trong sống của họ”.

ĐTC đặc biệt nhắc nhở Giáo Hội dấn thân thăng tiến và bênh vực những người bị khuyết tật. Ngài nói: ”Sự gần gũi của Giáo Hội đối với các gia đình sẽ giúp họ vượt thắng sự cô đơn, trong đó họ thường có nguy cơ khép kín vì không được quan tâm và giúp đỡ”.

ĐTC khuyến khích những người liên hệ hãy có sáng kiến tìm ra những phương thức thích hợp để dạy giáo lý cho người khuyết tật. Ngài khẳng định rằng: ”Không một giới hạn thể lý hoặc tâm lý nào có thể là một cản trở cuộc gặp gỡ của người khuyết tật với Chúa Giêsu, vì tôn nhan của Chúa Kitô chiếu tỏa trong thẳm sâu tâm hồn mỗi người.. Chúng ta hãy học cách tìm kiếm và sáng chế một cách thông minh những dụng cụ thích hợp để không một ai bị thiếu sự nâng đỡ của ơn thánh.. Chúng ta hãy huấn luyện, trước tiên bằng gương sáng, để các giáo lý viên ngày càng có khả năng đồng hành với những người khuyết tật để những người này tăng trưởng trong đức tin và đóng góp phần đặc sắc và chân thực của họ vào đời sống Giáo Hội.

”Sau cùng, tôi cũng mong ước rằng trong các cộng đoàn có những người khuyết tật, càng ngày càng có những ngừơi khuyết tật trở thanh giáo lý viên, để thông truyền đức tin một cách hữu hiệu hơn, bằng chính chứng tá của họ” (Rei 21-10-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

Các Giám mục Philippines chưa gia hạn được phép của hệ thống đài phát thanh

Các Giám mục Philippines chưa gia hạn được phép của hệ thống đài phát thanh

Manila, Philippines – Ít nhất 54 đài phát thanh của mạng lưới Truyền thông Công giáo Philippines có thể bị ảnh hưởng do Hạ viện Philippines chưa gia hạn giấy phép.

Các Giám mục Philippines đã nộp đơn xin gia hạn giấy phép hồi tháng 1 năm nay, vì giấy phép cũ hết hạn vào ngày 07/08. Đơn của các Giám mục xin gia hạn giấy phép và quyền hoạt động cho 25 tới, nhưng vẫn bị kẹt ở cấp ủy ban của Hạ viện. Luật của Philippines yêu cầu các mạng lưới truyền thanh và truyền hình có phép được ban hành thông qua luật của Quốc hội để có thể hoạt động.

Mạng lưới đài phát thanh thông Công giáo Philippines phát đến 11 vùng và 35 tỉnh ở Philippines. Đây là hệ thống phát thanh lớn nhất ở Philippines tính theo số đài và lượng truyền tải trên mỗi trạm.

Cha Jerome Secillano, thư ký điều hành của ủy ban đối ngoại của Hội đồng Giám mục không loại trừ chính trị là lý do của việc không xin được gia hạn giấy phép, đặc biệt vì các giám mục Philippines đã lên tiếng chỉ trích tổng thống Duterte. Cha nói: “Thật là buồn khi chính trị có thể lẻn vào tiến trình dân chủ của chúng ta. Nó có thể là một lý do tại sao quốc hội không gia hạn giấy phép.” Cha nhận định rằng người thiệt thòi chính là người dân theo dõi các chương trình.

Nghị sĩ Franz Alvarez giải thích về việc đơn xin gia hạn của các giám mục chưa được xét là do lượng lớn các đơn cơ quan pháp luật phải giải quyết. (CNS 20/10/2017)

Hồng Thủy

Đức Thánh Cha tiếp Hàn Lâm Viện Tòa Thánh các khoa xã hội

Đức Thánh Cha tiếp Hàn Lâm Viện Tòa Thánh các khoa xã hội

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng hôm ngày 20-10-2017, dành cho Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội, ĐTC kêu gọi loại trừ những nguyên nhân gây nên tình trạng loại trừ trong xã hội.

Các thành viên Hàn Lâm viện và các chuyên gia nhóm họp để đề ra những kiểu mẫu mới về sự cộng tác giữa thị trường, nhà nước và xã hội dân sự, đứng trước những thách đố thời nay.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến 2 nguyên nhân đặc biệt tạo nên sự loại trừ và những vùng ”ngoại ô của cuộc sống”, trước tiên là sự gia tăng nhất loạt những bất bình đẳng trong xã hội và sự khai thác trái đất, vượt quá sự gia tăng lợi tức và sự phong phú. ĐTC nhận xét rằng hai điều tiêu cực này không phải là một định mệnh không thể tránh được: chúng xảy đến do lối cư xử của cá nhân và cả những qui luật kinh tế mà một xã hội tạo ra cho mình… Nếu trong một xã hội, lợi lộc và dân chủ được coi như mục tiêu, thì người ta sẽ có xu hướng trở thành một xã hội người giàu và làm gia tăng tình trạng chênh lệch, và khai thác trái đất.

Nguyên nhân thứ hai của sự loại trừ là lao công không xứng đáng với con người. Các công nhân viên không được trả lương xứng đáng. ĐTC nói: ”Việc kiến tạo công ăn việc làm mới, nhất là thời nay, đòi phải có những người cởi mở, biến báo, đòi những quan hệ huynh đệ, nghiên cứu vào đầu tư vào sự phát triển các năng lượng sạch để giải quyết những thách đố của sự thay đổi khí hậu. Đó là điều có thể ngày nay. Cũng cần phải tránh những sức ép của các nhóm vận động tư và công, chỉ lo bảo vệ những quyền lợi của phe nhóm. Cũng cần vượt thắng sự lười biếng về tinh thần, và cần làm sao để hoạt động chính trị thực sự nhắm phục vụ con người, công ích và tôn trọng thiên nhiên” (Rei 20-10-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

 

Đừng thủ đoạn cũng đừng giả hình

Đừng thủ đoạn cũng đừng giả hình

Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ơn để nhận ra sự thật trong nội tâm mình. Đức Thánh Cha đã dâng lời cầu nguyện ấy trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Tha thứ là ơn nhưng không

Bài đọc trích thư của thánh Phaolô tông đồ gửi giáo đoàn Roma (Rm 4,1-8) cho chúng ta biết ơn tha thứ của Thiên Chúa thực sự là gì. Đó là một ơn nhưng không, đó là ơn sủng Thiên Chúa ban, đó là ý muốn yêu thương của Thiên Chúa. Sự tha thứ không theo kiểu chúng ta nghĩ, và sự tha thứ không phải là do những việc chúng ta làm.

Những gì chúng ta làm là để đáp lại tình yêu nhưng không mà Thiên Chúa đã trao tặng chúng ta. Những việc ta làm là để minh chứng, để chứng thực về ơn tha thứ mà chúng ta được lãnh nhận và sinh hoa kết trái. Sự thánh thiện của chúng ta hoàn toàn là do chúng ta nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa. Như Thánh Vịnh có lời cầu nguyện: “Phúc cho kẻ tội lỗi được thứ tha. Phúc cho người không bị Chúa hạch tội.” Thiên Chúa là Đấng thứ tha. Ngài tha thứ cho ta tội nguyên tổ và biết bao tội ta đã phạm. Ngài tha thứ hoài tha thứ mãi. Chúng ta được tha thứ, không bao giờ là vì những việc tốt lành ta đã làm. Chúng ta được tha thứ, chỉ vì Thiên Chúa đã Đấng giàu lòng từ nhân đã tha thứ cho ta. Và chúng ta có thể đáp lại ơn tha thứ ấy bằng những việc làm tốt lành.

Cần thật thà

Trong bài Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 12,1-7), Chúa Giêsu nói về những kẻ công chính theo vẻ bề ngoài. Bề ngoài họ ra vẻ công chính thánh thiện, nhưng kỳ thực họ sống giả hình. Bên ngoài là tốt đẹp, nhưng bên trong thì nhơ bẩn. Bên ngoài thì làm ra vẻ ăn chay cầu nguyện bố thí, nhưng bên trong thì trống rỗng và xấu xa.

Họ sống với những thủ đoạn trong tâm hồn, trong lối sống, và làm ra vẻ thánh thiện. Chúa Giêsu luôn muốn chúng ta phải trung thực trong tâm hồn. Và nếu có điều gì đó có vẻ bên ngoài là sự thật, thì trước tiên điều ấy phải là sự thật trong cõi lòng. Do đó, Chúa đã khuyên chúng ta, là khi cầu nguyện, nên cầu nguyện nơi kín đáo. Khi ăn chay, thì đừng tỏ ra là mình ăn chay. Khi bố thí giúp đỡ người khác, thì làm cách kín đáo, việc tay trái chớ cho tay phải biết.

Xin ơn nhận biết tội lỗi bản thân

Đối với những kẻ sống giả hình, cái mẽ bề ngoài của họ chỉ tựa “bong bóng xà phòng” nay còn mai mất. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta có sự hội nhất trong cuộc sống, có sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, giữa việc làm và đời sống. Những kẻ giả hình thì làm những điều xấu xa. Giả hình là một lối sống quá xấu xa. Như trong Thánh Vịnh, chúng ta hãy cầu xin Chúa ơn nhận biết sự thật. Lời cầu nguyện này rất đẹp: “Lạy Chúa, xin cho con biết tội con đã phạm. Con không che giấu tội con. Con không lừa dối linh hồn con. Con xin xưng thú với Chúa tội lỗi của con.” Sự thật ấy luôn ở trước mặt Chúa, luôn luôn là như thế. Khi chúng ta thân thưa sự thật ấy với Chúa, Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta.

Khi đạo đức giả trở thành một loại thói quen, thì thói quen giả hình ấy dẫn tới chỗ việc đổ thừa đổ lỗi cho người khác. Chúng ta đừng sống như thế, đừng đổ lỗi cho người khác, nhưng hãy tìm hiểu sự khôn ngoan để biết tự trách bản thân, để biết thân thưa với Chúa tội lỗi của mình, để được Chúa thứ tha. 

Tứ Quyết SJ

Đức Thánh Cha tiếp Hội Đồng Methodist thế giới

Đức Thánh Cha tiếp Hội Đồng Methodist thế giới

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến Hội đồng các Giáo Hội Tin Lành Methodist thế giới sáng ngày 19-10-2017, ĐTC cổ võ các tín hữu Công Giáo và Methodist cùng dấn thân phục vụ và giúp đỡ người nghèo.

Tin Lành Methodist, cũng được gọi là Phong trào Giám Lý, xuất phát từ Anh giáo, do Mục Sư John Wesley hồi thế kỷ 18, và hiện có khoảng 80 triệu tín hữu trên thế giới. 56 thành viên Hội đồng thế giới Methodist được ĐTC tiếp kiến nhân dịp kỷ niệm 50 năm bắt đầu đối thoại đạt kết giữa Công Giáo và Methodist.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nói: ”Chúng ta là những anh chị em, sau một thời gian dài chia cách, vui mừng gặp lại nhau và tái khám phá nhau, đồng hành, và quảng đại mở rộng tâm hồn cho tha nhân. Chúng ta tiếp tục hành trình này, với ý thức rằng đây là con đường được Chúa chúc lành: được khởi sự nhờ Người và hướng về Người”

ĐTC cũng đề cao các hoạt động bác ái và nhấn mạnh rằng ”Đức tin trở nên hữu hình, nhất là khi đức tin được cụ thể hóa trong tình thương, đặc biệt trong việc phục vụ những người nghèo và người bị gạt ra ngoài lề. ”Các ngươi hãy công bố sự giải thoát trên lãnh thổ cho tất cả mọi người dân trong đó:” trong dịp kỷ niệm 50 năm đối thoại, lời mời gọi cổ kính của Kinh Thánh sinh động vang dội đặc biệt thời sự đối với chúng ta. Lời mời này thuộc về chính lời kêu gọi nên thánh, và vì đây là lời mời gọi sống hiệp thông với Thiên Chúa, nên nhất thiết cũng là lời kêu gọi sống hiệp thông với tha nhân. Khi các tín hữu chúng ta, Công Giáo và Methodist, đồng hành và cùng nâng đỡ những người yếu thế và bị ở ngoài lề, tuy họ ở trong các xã hội chúng ta, tức là chúng ta đáp lại lời mời gọi của Chúa”. (Rei 19-10-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha là phúc lành Thiên Chúa cho Bangladesh

Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha là phúc lành Thiên Chúa cho Bangladesh

Cuộc viếng thăm Bangladesh của Đức Thánh Cha Phanxicô vào cuối năm nay là phúc lành từ Thiên Chúa và là dấu chỉ đặc biệt về tình yêu thương của Đức Thánh Cha dành cho Bangladesh. Đó là lời khẳng định của Đức hồng y Patrick D'Rozario của giáo phận Dhaka, Bangladesh trong cuộc phơng vấn dành cho hãng tin Á châu.

Đức hồng y D'Rozario cho biết người dân Bangladesh và cộng đoàn Kitô tràn đầy vui mừng khi nghe tin Đức Phanxicô sẽ viếng thăm đất nước họ. Sau 31 năm, từ chuyến viếng thăm cuối cùng của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1986, cuối cùng người dân có thể có Đức Thánh Cha Phanxicô hiện diện ở giữa họ và điều này mang lại niềm vui cho tất cả.

Đối với cộng đoàn Công giáo Bangladesh, chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha là cuộc hành hương của con người thánh thiện và thiêng liêng của Đức Thánh Cha đến với họ: họ sẽ thấy ngài, nghe ngài, ở gần ngài và đụng chạm đến ngài, đứng trên cùng mảnh đất với ngài khi cử hành Thánh Thể. Sự kiện này cũng cho thấy ưu tiên mà Đức Thánh Cha dành cho dân chúng ở vùng ngoại biên, như đoàn chiên nhỏ bé của các Kitô hữu ở đây và cũng là sự nhìn nhận đức tin và chứng tá Tin mừng của họ.

Qua cuộc viếng thăm, dân chúng  Bangladesh nhận thấy ưu tiên Đức Thánh Cha dành cho Bangladesh và tình yêu nồng ấm trong trái tim ngài. Chuyến viếng thăm Bangladesh của Đức Thánh Cha sẽ là cơ hội để cử hành sự hòa hợp về tôn giáo và văn hóa, di sản của các giá trị nhân văn và luân lý, tình yêu nhân loại được mở rộng cho tất cả, không có giới hạn và biên giới, các giá trị Tin mừng và nhân bản nơi những người nghèo trong xã hội. Họ cũng hy vọng rằng nhờ Đức Thánh Cha, các cộng đồng quốc tế sẽ nghe được các tiếng nói của những người “không có tiếng nói”.

Tuy Bangladesh là quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo, nhưng tại quốc gia này, mọi lãnh đạo tinh thần đều được kính trọng và vinh danh bởi người dân thuộc các tôn giáo ở Bangladesh như: Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo và Ki tô giáo. Trên căn bản này, Đức Thánh Cha Phanxicô được đón tiếp như lãnh đạo tinh thần của thế giới và sẽ được đón tiếp bởi người dân của mọi tôn giáo, bao gồm Hồi giáo. Người dân muốn nhìn thấy Đức Thánh Cha, lắng nghe ngài, đụng chạm ngài nếu có thể và ở gần ngài. Điều này được tất cả xem như là sự chúc phúc. Thứ hai, phần lớn các Giáo hoàng, kể cả Đức Phanxicô, được nhìn nhận như tiếng nói lương tâm cho thế giới. Cho nên tất cả dân Bangladesh, không phân biệt tôn giáo, sẽ vui lòng lắng nghe ngài. Thứ ba, Đức Thánh Cha Phanxicô được dân chúng yêu mến bởi vì nhiều lần ngài đã bảy tỏ tình thương và sự cảm thông của ngài đối với các nạn nhân của tai họa do con người gây nên cũng như các thảm họa do con người gây nên. Ngài đã nói nhân danh công lý và nhân loại mà những người được giáo dục vẫn còn nhắc nhớ cách sống động rõ ràng.

Theo Đức hồng y D'Rozario, nếu Đức Thánh Cha nói về vấn hòa hợp và hòa bình tại các khu vực khác nhau của Bangladesh thì cũng là điều tự nhiên, vì chủ đề chính của chuyến viếng thăm của ĐTC là hòa hợp và hòa bình. Đức hồng y khôngc hắc là Đức Thánh Cha có nói trực tiếp đến vấn đề nóng bỏng của những người tị nạn ở Myanmar hay không. Theo Đức hồng y, nếu Đức Thánh Cha phải nói về vấn đề này, ngài sẽ tôn trọng vai trò của Bangladesh bởi vì chính quyền Bangladesh đã cởi mở đón tiếp và đứng về phía nhân loại đau khổ. Giáo hội ở Bangladesh cũng thế, đang đáp lại các nhu cầu nhân đạo của người tị nạn. Vấn đề Đức Thánh Cha có gặp gỡ người tị nạn từ Myanmar hay không vẫn chưa được quyết định.

Đức hồng y D'Rozario hy vọng rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ mang đến một sự thức tỉnh tinh thần và sẽ có ấn tượng tích cực trên đất nước Bangladesh. Người dân sẽ được khuyến khích để hoạt động hăng say hơn cho sự hòa hợp và hòa bình. Đức Hồng y kết luận: “Tóm lại, những chờ đợi của chúng tôi từ chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha là: xác định và nhìn nhận những điều tốt đẹp mà chúng tôi có; đánh giá cao điều chúng tôi là; lời mời gọi chăm sóc người nghèo và người trẻ – ước mơ và hy vọng của chúng tôi; khuyến khích hoạt động để phát triển con người toàn diện để đối mặt với những thử thách của thay đổi khí hậu và để đào sâu sự hòa hợp để xây dựng hòa bình trong xã hội.” (Asia News 05/10/2017)

Hồng Thủy

Sứ điệp Đức Thánh Cha: 800 năm dòng Phanxicô tại Thánh Địa

Sứ điệp Đức Thánh Cha: 800 năm dòng Phanxicô tại Thánh Địa

VATICAN. ĐTC tái ủy thác cho dòng Phanxicô việc gìn giữ các Nơi thánh, khích lệ các tu sĩ của dòng như những chứng nhân vui tươi của Chúa Phục Sinh tại Thánh Địa.

Ngài tuyên bố như trên trong sứ điệp công bố ngày 17-10-2017, gửi Cha Francesco Patton, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa, nhân dịp kỷ niệm 800 năm dòng hiện diện và hoạt động tại đây.

ĐTC nhắc lại sự kiện hồi tháng 5 năm 1217, trong tổng tu nghị Lễ Hiện Xuống, Thánh Phanxicô đã mở ra một chiều kích truyền giáo và hoàn vũ cho dòng bằng cách gửi các tu sĩ đi tới tất cả các nước như những chứng nhân về đức tin, tình huynh đệ và hòa bình; và thế là tỉnh dòng Thánh Địa, ban đầu được gọi là ”tỉnh dòng hải ngoại và Syria”, được thành lập.

ĐTC viết: ”Chuyên chăm trong việc chiêm niệm và cầu nguyện, đơn sơ và khó nghèo, vâng phục Giám Mục Roma, anh em cũng dấn thân sống tại Thánh Địa cạnh nhưng anh em thuộc các nền văn hóa, chủng tộc và tôn giáo khác, gieo vãi hòa bình, tình huynh đệ và sự tôn trọng. Mọi người đều biết sự sẵn sàng của anh em đồng hành với các tín hữu hành hương từ các nơi trên thế giới, qua sự tiếp đón và hướng dẫn của anh em..

”Tôi khuyến khích anh em hãy kiên trì vui tươi trong việc nâng đỡ các anh chị em khác, nhất là những người nghèo khổ và yếu thế nhất; dấn thân trong việc giáo dục giới trẻ, những người thường có nguy cơ đánh mất hy vọng trong một bối cảnh không có hòa bình; anh em hãy tiếp tục dấn thân đón tiếp người già, chăm sóc các bệnh nhân, sống cụ thể trong các công việc từ bi thương xót thường nhật”.

Và ĐTC khẳng định rằng: ”Hiệp với các vị Tiền nhiệm đáng kính của tôi, kể từ ĐGH Clemente VI, qua Tông Sắc ”Gratias agimus” (Chúng tôi cảm tạ), đã ủy thác cho anh em việc quản thủ các Nơi Thánh, tôi cũng muốn canh tân sự ủy nhiệm đó, khuyến khích anh em trở thành những chứng nhân vui tươi của Đấng Phục Sinh ở Thánh Địa”.

”Anh em là những sứ giả của Toàn thể Dân Chúa, những người mà anh em luôn quảng đại nâng đỡ, đặc biệt qua các cuộc lạc quyên cho Thánh Địa, góp phần để đức tin được hữu hình qua các công việc tại Phần Đất của Chúa Giêsu. Đặc biệt Bộ các giáo hội Công Giáo Đông Phương, nhân danh Người Kế Vị Thánh Phêrô, nâng đỡ anh em, trong những ngày này đang cử hành các buổi lễ kỷ niệm 800 năm hiện diện. (Rei 17-10-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

Đan viện Biển đức Buckfast ở Anh kỷ niệm 1000 năm thành lập

Đan viện Biển đức Buckfast ở Anh kỷ niệm 1000 năm thành lập

Plymouth, Anh quốc – Năm 2018 tới đây, đan viện Buckfast, một trong những đan viện lịch sử của Anh sẽ kỷ niệm 1000 năm thành lập. Đó là ví dụ thật ý nghĩa về sự đóng góp của đời sống đan tu cho xã hội giữa thế giới thay đổi nhanh chóng.

Đan viện được thành lập năm 1018, triều đại vua Cnut và được trao cho các tu sĩ dòng Biển đức. Nhưng chỉ hơn 100 năm sau, vào năm 1147, đan viện trở thành đan viện của dòng Xitô, là dòng được thành lập năm 1098, bởi một nhóm tu sĩ Biển đức muốn sống luật thánh Biển đức nghiêm nhặt hơn, muốn sống cuộc sống  đơn sơ hơn.

Khoảng thế kỷ 15, dòng đã sở hữu nhiều đất đai và tiếp tục điều hành một nhà từ thiện và trường học, đồng thời trợ giúp các giáo xứ trong vùng. Nhưng vào năm 1539, trong quá trình giải thể các tu viện để cố tình tịch thu tài sản của các tổ chức tôn giáo trong thời Cải cách Anh, vua Henri VIII đã đóng cửa tu viện. Đan viện bị bỏ trống, cướp bóc và hư hại. Trong vòng 300 năm, không có đan sĩ nào ở đan viện. Qua nhiều lần đổi chủ, cuối cùng  đan viện thuộc về James Gale. Sau đó ông đã quyết định bán đan viện, nhưng muốn nó được trở về lại với một cộng đoàn tu trì.

6 tuần sau khi được rao bán, các đan sĩ Biển đức đã mua lại đan viện. Đây là nhóm đan sĩ bị lưu đày từ Pháp và họ đã đến Ai len. Năm 1882, sau khi sở hữu đan viện, họ bắt đầu tiến trình tu sửa cơ sở. Đan viện được thánh hiến vào năm 1932.

Hiện nay đan viện không chỉ là địa điểm tinh thần ở vùng Devon cho các du khách và những người muốn đến đây để cầu nguyện, nhưng còn có những sinh hoạt khác. Các tu sĩ điều hành trường Đức Maria, một trung tâm loan báo Tin mừng và một trung tâm hội nghị lớn dành cho các cuộc hội họp và tĩnh tâm.

Công việc chuẩn bị cho lễ kỷ niệm được bắt đầu từ 10 năm nay. Viện phụ David Charlesworth chia sẻ: “Chúng tôi không chỉ chú ý đến môi trường vật chất của đan viện, nhưng chúng tôi còn đánh giá lại đời sống tinh thần của chúng tôi.” Trong khi các đan sĩ có những cuộc tĩnh tâm, suy niềm, thì cơ sở của đan viện cũng được làm sạch và tu bổ.

Các cử hành phụng vụ sẽ được tổ chức; có 3 Thánh lễ chính được cử hành trong năm. Thánh lễ đầu tiên vào ngày 24/05 nhân lễ Đức Bà Buckfast; đây  là dịp cử hành của giáo phận. Ngày 11/07, lễ thánh Biển đức, tại đan viện sẽ có buổi hát Kinh Chiều với sự tham dự của các thành phần dân sự và Giáo hội Anh giáo. Ngày kỷ niệm thánh hiến đan viện 25/08 Thánh lễ được cử hành với sự tham dự của các nhân viên của giáo xứ đan viện và gia đình của họ. Viện phụ tổng quyền Gregory Polan từ Rome sẽ đến cử hành Thánh lễ vào ngày 27/10.

Hiện tại đan viện có 120 nhân viên, nhưng chỉ có 15 đan sĩ. Nhưng theo viện phụ Charlesworth, “sức sống chứng tá của  cộng đoàn đan viện không dựa trên số tuổi hay số thành viên nhưng trên cách sống đời đan tu của họ.” Viện phụ hy vọng rằng trong tương lại, đan viện Buckfast có thể phục vụ cụ thể cho sứ vụ của Giáo hội dựa trên sự đón tiếp lấy Chúa Kitô làm trung tâm, cụ thể là đón tiếp các khánh hành hương đến đan viện. Ngài cũng khẳng định rằng đời sống đan tu tự nó là cách thức các đan sĩ tham gia vào sứ vụ của Chúa Kitô và của Giáo hội và nó trình bày dấu chỉ rõ ràng về bản chất của đời sống Kitô hữu.” Dù sống tách biệt nhưng không có nghĩa là các tu sĩ không hoạt động và người ta không cảm thấy sự hiện diện của họ, vì cuộc sống đan tu với đời sống khổ hạnh và cầu nguyện mang tầm quan trọng Tin mừng, là thái độ và cách ứng xử trình bày đức tin của chúng ta khi gặp gỡ mỗi ngừoi trên thế giới. Đan viện là nới những người khách được hướng thượng và tìm thấy bình an. Cơ hội trao ban bình an, niềm vui và sự canh tân là cách thức quan trọng để loan báo Tin mừng, đặc biệt giữa một nhịp sống bận rộn và thường căng thẳng. (CNA 18/10/2017)

Hồng Thủy

Đức Ông Phêrô Nguyễn Đức Tiến Qua Đời

Đức Ông Phêrô Nguyễn Đức Tiến Qua Đời

Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, chúng tôi trân trọng kính báo: Đức Ông Phêrô Nguyễn Đức Tiến, cựu Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, đã an nghỉ trong Chúa lúc 2:56 sáng ngày thứ Bảy, 14 tháng 10 năm 2017, tại tư gia ở Thành Phố Fountain Valley, California, hưởng thọ 87 tuổi. Đức Ông Nguyễn Đức Tiến đã phục vụ trong chức vụ Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo hơn 13 năm, và một trong những đóng góp đáng kể của ngài là đã cùng với các linh mục, tu sĩ nam nữ, và giáo dân Việt Nam tại Giáo Phận Orange xây dựng lên Trung Tâm Công Giáo hiện nay, tọa lạc tại góc đường Harbor và Westminster, Thành Phố Santa Ana. “Đức Ông Nguyễn Đức Tiến đã để lại một tấm gương hy sinh và tận tụy của một vị chủ chăn trong suốt một chiều dài lớn mạnh của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Giáo Phận Orange,” theo lời Linh Mục Trần Văn Kiểm, hiện là Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo Việt Nam.

Đức Ông Tiến sinh ngày 14 tháng 7 năm 1930 tại Làng Đông Khê, Giáo Xứ Cao Mộc, Tỉnh Thái Bình. Năm 12 tuổi, ngài theo học tại tiểu chủng viện Mỹ Đức, Thái Bình, cho đến năm 1949. Sau đó tiếp tục tu học tại đại chủng viện Thánh Alberto, Nam Định, từ năm 1949 – 1954. Năm 1954, ngài được Đức Giám Mục giáo phận cho tu học tại viện Đại Học Quốc Tế thuộc Dòng Đa Minh tại Hồng Kông. Năm 1958, ngài trở về nước và được bổ nhiệm dạy học tại chủng viện Tân Tạo, Phan Rang.

Ngày 10 tháng 5 năm 1960, ngài được Đức Giám Mục Piquet Lợi phong chức linh mục và phục vụ cho Giáo Phận Nha Trang. Sau đó ngài được bổ nhiệm làm Phó Hiệu Trưởng và dạy học tại trường Trung Học Trương Vĩnh Ký cho tới năm 1975. Trong thời gian này, Ngài theo học và tốt nghiệp Cử Nhân Ngành Địa Lý và Cao Học Ngành Sử Học tại Đại Học Đà Lạt.

Sau biến cố 1975, ngài vượt biên qua Thái Lan, định cư tại Syracuse, New York, và phục vụ cho giáo phận nơi đây cho đến năm 1979 trước khi chuyển về phục vụ tại Giáo Phận Orange cho đến ngày nghỉ hưu vào năm 2001. Ngài được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trao ban tước vị Đức Ông năm 1990.

Các nghi lễ an táng sẽ được bắt đầu với Thánh Lễ tại Trung Tâm Công Giáo vào lúc 9:00 sáng thứ Tư, ngày 18 tháng 10. Sau đó linh cữu sẽ được quàn tại TTCG suốt ngày thứ Tư, từ 9:00 giờ sáng đến 9:00 giờ tối. Vào lúc 6:00 giờ chiều cùng ngày sẽ có thêm một Thánh Lễ được cử hành cũng tại TTCG. Sang ngày thứ Năm, 19 tháng 10, linh cữu sẽ được quàn tại Nhà Thờ St. Barbara từ 3:00 chiều và sau đó sẽ là Thánh Lễ Vọng An Táng vào lúc 6:00 cũng tại Nhà Thờ St. Barbara.

Thánh lễ An Táng sẽ được cử hành tại Nhà Thờ St. Barbara lúc 10:00 sáng thứ Sáu, ngày 20 tháng 10, và sau đó linh cữu sẽ được an nghỉ tại Nghĩa Trang Chúa Chiên Lành (Good Shepherd Cemetery). Các cộng đoàn, đoàn thể muốn thực hiện các giờ đọc kinh cầu nguyện, xin liên lạc với Linh mục Phạm Ngọc Hùng ở số điện thoại (714) 721-5625.

 

Đức Thánh Cha viếng thăm tổ chức Lương nông quốc tế (FAO)

Đức Thánh Cha viếng thăm tổ chức Lương nông quốc tế (FAO)

VATICAN. ĐTC kêu gọi khắc phục các cuộc xung đột và sự thay đổi khí hậu trong cuộc chiến đấu bảo vệ an ninh lương thực trên thế giới.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây sáng ngày 16-10-2017 trong cuộc viếng thăm Tổ chức lương nông quốc tế, gọi tắt là FAO, ở Roma, nhân ngày Thế giới về lương thực.

FAO hiện có 194 quốc gia thành viên, mỗi quốc gia đóng góp tùy theo khả năng của mình. Với các ngân khoản này, FAO hoạt động cho các nước thành viên. Một số quốc gia đóng góp thêm để nâng đỡ các dự án tại chỗ.

ĐGH Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ 4 viếng thăm tổ chức Fao. Vị đầu tiên là Đức Chân phước Giáo hoàng Phaolô 6 ngày 16-11 năm 1970 nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập tổ chức quốc tế này. ĐGH Biển Đức 16 đã đến thăm tổ chức Fao hồi tháng 11 năm 2012 nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh về an ninh lương thực.

Khi tới tổ chức FAO, ĐTC đã làm phép pho tượng bằng cẩm thạch diễn tả hai trẻ em: một em tên là Aylan tị nạn người Siria chết đuối trước bãi biển Bodrum ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 10 năm 2015 và một em đang khóc. Tượng cao 75 phân, dài hơn 1 mét 7 và rộng 1 mét 2, nạng 9 tạ do Tòa Thánh thuê tạc để tặng cho tổ chức FAO.

Diễn văn của ĐTC

Trong bài diễn văn bằng tiếng Tây Ban Nha, ĐTC nhắc đến những thành tựu của những cố gắng cho đến nay trong việc chống nạn đói và giải quyết nạn thiếu lương thực, nhưng ngài cũng nhấn mạnh đến thách đố đang được đề ra cho cộng đồng quốc tế và nói rằng:

”Bối cảnh những tương quan quốc tế cho thấy khả năng ngày càng gia tăng trong việc mang lại câu trả lời cho những mong đợi của gia đình nhân loại, cũng như những đóng góp của khoa học và kỹ thuật, nghiên cứu và đề ra các giải pháp thích hợp. Tuy nhiên những thành tựu này chưa thành công trong việc xóa bỏ tình trạng bị loại trừ của một phần lớn dân chúng thế giới: họ là nạn nhân của nạn suy dinh dưỡng, chiến tranh, thay đổi khí hậu. Bao nhiêu người thiếu công ăn việc làm và những thiện ích cơ bản và buộc lòng phải rời bỏ quê hương, chịu bao nhiêu hình thức bóc lột kinh khủng.”

ĐTC cũng nhận xét rằng: ”Chúng ta chỉ có thể bàn đến tương quan giữa nạn đói và di cư nếu đi tới căn cội của vấn đề. Về khía cạnh này, các nghiên cứu do LHQ thực hiện, cũng như bao nhiêu nghiên cứu do các tổ chức của xã hội dân sự, đều đồng ý ở điểm này là có hai chướng ngại chính cần khắc phục: đó là các cuộc xung đột và những thay đổi khí hậu.

Làm sao khắc phục các xung đột? Công pháp quốc tế chỉ cho chúng ta những phương thế để phòng ngừa và giải quyết các xung đột một cách mau lẹ, bằng cách tránh nạn hán đừng xảy ra và kéo dài, và sự phá hủy các tế bào xã hội. Chúng ta hãy nghĩ đến các dân tộc bị tàn hại vì chiến tranh đã kéo dài từ nhiều thập niên, và lẽ ra những xung đột ấy có thể tránh được hoặc ít là hạn chế, nhưng trái lại chúng làm lan tràn các hậu quả tàn khốc trong đó có tình trạng bấp bênh về lương thực và nhiều người phải di tản. Cần có thiện chí và đối thoại để ngăn chặn các xung đột và sự dấn thân hoàn toàn nhắm tới một sự dần dần và có hệ thống giải trừ võ trang như Hiến chương LHQ đã dự trù, cũng như để sửa chữa tai ương là nạn buôn bán võ khí. Tố giác sự kiện các cuộc xung đột võ trang làm cho hàng triệu người bị đói và suy dinh dưỡng có ích gì nếu không thực hiện một cách hữu hiệu những công tác kiến tạo hòa bình và giải trừ võ trang?

– Về những thay đổi khí hậu, chúng ta thấy hậu quả của nó mỗi ngày. Nhờ những kiến thức khoa học, chúng ta biết cách thức đối phó với các vấn đề, và cộng đồng quốc tế đã đề ra những văn kiện pháp lý cần thiết, ví dụ Hiệp định Paris, mà rất tiếc là một số nước đang từ bỏ. Dầu vậy, người ta thấy tái xuất hiện thái độ cẩu thả thờ ơ đối với những quân bình mong manh của các hệ thống môi sinh, chủ chương lèo lái và kiểm soát các tài nguyên hạn hẹp của trái đất, sự ham hố lợi lộc. Vì thế, cần cố gằng cổ võ một sự đồng thuận cụ thể và thực tiễn nếu chúng ta muốn tránh các hậu quả bi thảm hơn, sẽ tiếp tục đổ xuống trên những người nghèo nhất và vô phương thế tự vệ. Chúng ta được kêu gọi đề nghị một lối sống, trong việc sử dụng các tài nguyên, các tiêu chuẩn sản xuất, cho đến sự tiêu thụ, liên quan đến các lương thực, khiến cho sự thất thoát gia tăng. Chúng ta không thể trấn an mình và nói rằng “những người khác sẽ làm thay chúng ta”.

”Tôi nghĩ những điều đó là điều tiên quyết đối với bất kỳ diễn văn nghiêm túc nào về an ninh lương thực, trong tương quan với hiện tượng di cư. Hiển nhiên là chiến tranh và những thay đổi khí hậu gây ra nghèo đói, nhưng chúng ta cần tránh trình bày nó như một thứ bệnh bất trị. Những dự đoán gần đây do các chuyên gia của quí vị đề ra cho biết sẽ có sự gia tăng sản xuất ngũ cốc, làm gia tăng đáng kể số dự trữ của thế giới. Sự kiện này mang lại cho chúng ta hy vọng và chỉ cho chúng ta thấy rằng nếu chúng ta làm việc và quan tâm tới những nhu cầu, tránh nạn đầu cơ, thì sẽ đạt được những kết quả. Thực vậy, lương thực thường bị bỏ mặc cho nạn đầu cơ, người ta chỉ đo lương chúng theo mức độ lợi nhuận kinh tế của các nhà đại sản xuất, hoặc trong tương quan với dự báo về mức tiêu thụ, chứ không theo những nhu cầu thực sự của con người.. Vì thế, người ta tạo điều kiện cho các xung đột và những phung phí, làm tăng số người nghèo trên thế giới, họ phải tìm kiếm tương lai xa lãnh thổ nguyên quán của họ.”

Trong việc đề ra những đường hướng để giải quyết những thách đố trên đây, ĐTC nói:

”Tôi tự hỏi và cũng đặt câu hỏi cho quí vị: Phải chăng là điều thái quá khi du nhập vào ngôn ngữ cộng tác quốc tế những từ ngữ như tình thương, cùng với đặc tính nhưng không, đối xử bình đẳng, liên đới, nền văn hóa trao tặng, tình huynh đệ, từ bi thương xót? Những từ này thực sự diễn tả nội dung thực tế của từ ”nhân đạo”, rất được sử dụng trong các hoạt động quốc tế. Yêu thương anh chị em, đề ra sáng kiến mà không mong đợi được đáp lại, đó là nguyên tắc Tin Mừng chủ yếu cũng có trong lối diễn tả của nhiều nền văn hóa và tôn giáo, trở thành nguyên tắc nhân đạo, trong ngôn ngữ của những tương quan quốc tế. Cần làm sao để ngành ngoại giao và các tổ chức đa phương nuôi dưỡng và điều hợp khả năng yêu thương này, vì đó là con đường tốt nhất bảo đảm không những an ninh lương thực, nhưng cả an ninh của con người trong chiều kích hoàn cầu. Chúng ta không thể chỉ thực hiện điều mà những người khác đang làm, và không chỉ giới hạn vào lòng thương xót, vì lòng thương xót chỉ giới hạn vào những cứu trợ cấp thiết, trong khi đó tình thương gợi hứng cho công lý và là điều thiết yếu để thực hiện một trật tự xã hội công chính giữa các thực tại khác nhau, mong muốn có sự gặp gỡ nhau. Yêu thương có nghĩa là góp phần để mỗi nước gia tăng sản xuất và đạt tới sự tự túc về lương thực. Yêu thương được biểu lộ qua việc nghĩ đến những kiểu mẫu mới trong việc phát triển và tiêu thụ, và chấp nhận những chính sách không làm cho tình trạng dân chúng kém phát triển trợ nên đồi tệ hơn, và gia tăng sự lệ thuộc ngoại viện của họ. Yêu thương có nghĩa là không tiếp tục phân chia gia đình nhân loại thành những người sống dư thừa và những người thiếu thốn những điều cần thiết nhất”.

Trong phần kết luận, ĐTC kêu gọi đại diện các nước: ”Chúng ta hãy lắng nghe tiếng kêu của bao nhiêu anh chị em chúng ta bị gạt ra ngoài lề và bị loại trừ: ”Tôi đói, tôi là người ngoại quốc, tôi trần trụi, tôi yếu đau, tôi bị giam giữ trong một trại tị nạn”. Đó là một lời thỉnh cầu công lý, chứ không phải là một lời kêu xin hoặc là một tiếng kêu cấp thiết. Cần làm sao để ở mọi cấp độ có sự đối thoại rộng rãi và chân thành để tìm ra những giải pháp tốt đẹp nhất và đạt tới một quan hệ mới giữa các tác nhân khác nhau trên trường quốc tế, mang tinh thần trách nhiệm hỗ tương, liên đới và hiệp thông”.

G. Trần Đức Anh OP