Sứ điệp ĐTC Phanxicô gửi Đại hội Laudato Si bên Rio de Janeiro

Sứ điệp ĐTC Phanxicô gửi Đại hội Laudato Si bên Rio de Janeiro

VATICAN: ĐTC khích lệ mọi người biết tôn trọng thụ tạo, có tinh thần trách nhiệm đối với thiên nhiên và vun trồng củng cố các tương quan trong xã hội đa văn hoá.

Ngài đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong sứ điệp gửi hội nghị triệu tập tại Rio de Janeiro trong các ngày từ 13 tới 15 tháng 7 về đề tài “Laudato si và các thành phố lớn”. Hội nghị có mục đích thực thi nội dung Thông điệp của ĐTC và gây ý thức cho mọi người liên quan tới các đòi buộc luân lý đạo đức phải cấp thiết tìm ra một giải pháp cho vấn đề thay đổi khí hậu. ĐHY Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ phát triển toàn diện, đã đọc diễn văn khai mạc đại hội.

Trong sứ điệp bằng tiếng Tây Ban Nha ĐTC khẳng đinh rằng Thông điệp quy chiếu nhiều nhu cầu của con người sống trong các thành phố lớn trên thế giới ngày nay. Để được hữu hiệu cần chú ý tới ba từ bắt đầu bằng chữ R là Respeto, Responsabilidad và Relación: nghĩa là sự tôn trọng, tinh thần trách nhiệm và tương quan. Mọi người phải tôn trọng thụ tạo là ơn  Thiên Chúa ban cho thế giới,  trong đó có nước là suối nguồn sự sống. Trong Bài ca tạo vật thánh Phanxicô thành Assisi cảm tạ Thiên Chúa vì “chị nước rất ích lợi và khiêm tốn, quý báu và thanh sạch”. Cũng như các yếu tố khác nước uống trong lành diễn tả tình yêu quan phòng của Thiên Chúa đối với mọi tạo vật. Khi không biết chú ý và giữ gìn nước trong lành, là chúng ta khiến cho cuộc sống của hàng triệu người gặp nguy hiểm. Vì thế cần tạo ra ý thức cao độ đối với môi trường bao quanh chúng ta, vì nó là thiện ích cho chúng ta và cho các thế hệ tương lai.

Sự tôn trọng này đòi buộc chúng ta phải có tinh thần trách nhiệm cao, làm tất cả những gì có thể để duy trì môi sinh lành mạnh, khí quyển trong lành, môi trường sạch sẽ, không khai thác thiên nhiên bữa bãi vô độ và giải quyết vấn để thải rác. Các chính quyền có bổn phận tìm ra các phương thế hữu hiệu để săn sóc  căn nhà chung ngày càng có thể ở được và lành mạnh hơn.

Sau cùng cần vun trồng và củng cố tương quan giữa mọi giai tầng trong một xã hội ngày càng đa văn hoá và đa chủng tộc, và sống yêu thương, cởi mở liên đới với nhau. Thật là quan trọng việc xã hội cùng nhau làm việc trong lãnh vực chính trị, giáo dục và tôn giáo để tạo ra các tương quan nhân bản có phẩm chất cao triệt hạ các bức tường ngăn cách, cô lập và gạt bỏ tha nhân. Điều này có thể thực hiện được qua các nhóm, các trường học và giáo xứ có khả năng xây dựng một mạng lưới hiệp thông và tuỳ thuộc giúp chung sống và thắng vượt các khó khăn (REI 13-7-2017)

Linh Tiến Khải

 

Nhà báo Eugenio Scalfari phỏng vấn ĐTC Phanxicô

Nhà báo Eugenio Scalfari phỏng vấn ĐTC Phanxicô

Ngày mùng 8 tháng 7 vừa qua nhật báo Cộng Hoà La Republica ở Italia đã đăng bài phỏng vấn ĐTC Phanxicô dành cho ông Eugenio Scalfari, một nhà báo lão thành không có niềm tin tôn giáo. Thứ năm trước đó chính ĐTC đã điện thoại cho ông. Ông Eugenio hơn ĐTC 13 tuổi. Sau khi hỏi thăm nhau về tình hình sức khoẻ ĐTC khuyên ông nên uống nước nhiều và ăn thức ăn có muối. Hai người hẹn gặp nhau lúc 4 giờ chiều cùng ngày tại nhà trọ thánh nữ Marta. Đề tài chính của buổi nói chuyện xoay quanh Thiên Chúa duy nhất, là Đấng Tạo Hoá duy nhất của vũ hoàn. Đó cũng là luận thuyết nền tảng của triều đại Đức Phanxicô. Kết quả là tình huynh đệ giữa mọi tôn giáo và của các Giáo Hội Kitô, đặc biệt là tình yêu thương đối với người nghèo, người yếu đuổi, bị loại trừ, người bệnh tật, hoà bình và công lý. ĐTC cho ông biết ngài rất lo âu đối với hội nghị thượng đỉnh của khối G20. Ngài nói với ông:

“Tôi sợ rằng có các liên minh khá nguy hiểm giữa các cường quốc  có một quan niệm lệch lạc về thế giới: Mỹ và Nga, Trung Quốc và Bắc Hàn, Putin và Assad trong chiến tranh Siria”.

Hỏi: Thưa ĐTC đâu là nguy hiểm của các liên minh này?

Đáp: Nguy cơ liên quan tới việc di cư. Như ông biết đó, chúng ta có một vấn đề chính, và rất tiếc ngày càng gia tăng trong thế giới hiện nay, đó là vấn đề của người nghèo, người yếu đuối, người bị loại trừ, mà các người di cư là thành phần. Đàng khác, có các quốc gia đa số dân nghèo không đến từ các phong trào di cư, mà bởi các tai ương xã hội, có những nước khác có ít người nghèo, nhưng họ sợ sự xâm lăng của người di cư. Đó là lý do tại sao hội nghị thượng đỉnh của khối G20 khiến tôi lo lắng: nó đánh vào người di cư của các quốc gia phân nửa thế giới, và nó càng đánh mạnh với thời gian qua đi.

Hỏi: Thưa ĐTC, ĐTC nghĩ rằng trong xã hội toàn cầu như xã hội chúng ta đang sống, sự di chuuyển của các dân tộc gia tăng, nghèo hay không nghèo cũng thế, có phải vậy không?

Đáp: Chúng ta đừng ảo tưởng: các dân tộc bị thu hút bởi các đại lục và các quốc gia giầu cổ xưa. Nhất là Âu châu. Chế độ thực dân phát xuất từ châu Âu. Có các khía cạnh tích cực trong chế độ thực dân, nhưng cũng có các khía canh tiêu cực. Dầu sao đi nữa Âu châu đã trở thành giầu có hơn, giầu nhất trên toàn thế giới. Vì thế nó sẽ là mục tiêu của các dân tộc di cư.

Hỏi: Cả con nữa cũng đã suy tư nhiều lần về vấn đề này, và con đi tới kết luận rằng không phải chỉ vì thế, mà cũng vì thế Âu châu phải mau chóng chừng nào có thể có một cơ cấu liên bang. Các luật lệ và các thái độ chính trị phát xuất từ đó được quyết định bởi chính quyền liên bang và Quốc hội liên bang, chứ không phải bởi các nước thành viên riêng rẽ. ĐTC cũng đã nhiều lần nêu lên vấn đề này, cả khi phát biểu trước Quốc hội âu châu nữa, có đúng thế không thưa ĐTC?

Đáp: Đúng thế. Tôi đã nhiều lần nêu lên vấn đề này.

Hỏi: Và ĐTC đã được vỗ tay tán đồng nhiều lần kể cả tung hô nữa có đúng vậy không?

Đáp: Vâng, đúng vậy. Nhưng rất tiếc nó có ít ý nghĩa. Các quốc gia chuyển động và ý thức được một sự thực: hoặc là Âu châu trở thành một cộng đồng liên bang hoặc là nó sẽ không còn là gì nữa trên thế giới.  Nhưng bây giờ tôi muốn hỏi ông một câu: đâu là các thành kiến và các khuyết điểm của các nhà báo?

ĐTC trở thành người phỏng vấn. Ông Eugenio đáp: Thưa ĐTC, ĐTC phải biết rành hơn con chứ, bởi vì ngài là một người kiên trì đọc các bài họ viết mà!

ĐTC: Nhưng mà tôi muốn biết từ ông cơ!

Đáp: Vâng, chúng ta hãy để qua một bên các thành kiến, nhưng cũng có các thành kiến và đôi khi chúng cũng rất là đáng chú ý. Các khuyết điểm của các nhà báo: đó là kể lại một sự kiện mà không biết nó thật hay không thật tới mức nào;  vu khống, giải thích sự thật bằng cách khiến cho các tư tưởng của mình thắng thế. Và cả việc lấy các tư tưởng của một người khôn ngoan hơn, chuyên môn hơn làm của mình, bằng cách gán nó cho chính mình.

ĐTC nói:

Điều cuối cùng này tôi đã không bao giờ để ý. Chuyện các nhà báo có các tư tưởng riêng và áp dụng chúng cho thực tại không phải là một khuyết điểm, nhưng tự gán cho mình các tư tưởng của người khác để có được uy tín hơn, điều này chắc chắn là một  khuyết điểm trầm trọng.

Hỏi: Thưa ĐTC, nếu ĐTC cho phép bây giờ con xin hỏi hai điều. Con đã trình bầy vài lần trong các bài viết của con, nhưng con không biết ĐTC nghĩ gì?

Đáp: À, tôi hiểu rồi. Ông muốn nói về Spinoza và Pascal chứ gì. Ông muốn đề nghị trở lại hai đề tài này phải không?

Hỏi: Vâng, con cám ơn ĐTC. Chúng ta hãy bắt đầu với Luân lý đạo đức của Spinoza. ĐTC biết ông ta sinh ra là người Do thái, nhưng không sống đạo Do thái. Ông đã từ hội đường do thái Lisboa sang Hoà Lan. Nhưng trong ít tháng sau khi ông cho đăng vài bài khảo luận, hội đường Do thái tại Amsterdam đã cho đăng tải một bài viết rất gay gắt chống lại ông. Trong vài tháng Giáo Hội công giáo đã tìm cách lôi kéo ông vào niềm tin của mình. Spinoza đã không trả lời, và đã sắp xếp để các bút tích của ông chỉ được công bố sau khi ông qua đời. Nhưng trong khi chờ đợi thì vài người bạn của ông đã nhận được các bản thảo của các cuốn sách ông đang viết.

Đặc biệt là cuốn Luân lý đạo đức được Giáo Hội biết tới, và lập tức ra vạ tuyệt thông cho ông, Lý do là vì Spinoza cho rằng Thiên Chúa hiện diện trong mọi tạo vật sống động: thảo mộc, thú vật, con người. Một tia lửa thiên linh ở khắp mọi nơi. Như vậy Thiên Chúa nội tại trong thế gian, chứ không siêu việt. Chính vì vậy mà ông đã bị vạ tuyệt thông.

Đáp: Vậy chứ ông không thấy thế là đúng hay sao? Thiên Chúa duy nhất của chúng tôi siêu việt. Chúng tôi cũng nói rằng có một tia thiên linh ở khắp mọi nơi, nhưng sự siêu việt là miễn nhiễm. Đó là lý do tai sao ông ta bị vạ tuyệt thông.

Hỏi: Đối với con, nếu con nhớ đúng, xem ra đó đã do dòng Tên yêu cầu. Vào thời chúng ta đang đề cập tới, các tu sĩ dòng Tên đã bị trục xuất khỏi Giáo Hội, rồi lại được thu nhận. Dầu sao đi nữa ĐTC đã không nói cho con biết tại sao phải thu hồi vạ tuyêt thông đó.

Lý do là thế này. ĐTC đã nói với con trong một lần nói chuyện trước  rằng vài ngàn năm nữa loài người chúng ta sẽ tuyệt chủng. Trong trường hợp đó các linh hồn giờ đây được hưởng  hạnh phúc chiêm ngưỡng Thiên Chúa nhưng khác với Chúa sẽ hoà tan với Ngài. Ở thời điểm ấy sẽ không còn có sự cách biệt giữa siêu việt và nội tại nữa. Và vì vậy, khi dự kiến trước biến cố đó, việc ra vạ tuyệt thông ngay từ bây giờ có thể được tuyên bố là đã hết rồi. ĐTC không nghĩ như thế sao?

Đáp: Chúng ta hãy nói rằng có một luận lý trong điều ông đề nghị, nhưng lý do dựa trên một giả thuyết của tôi, nó không có sự chắc chắn nào, và nền thần học của chúng ta  không thấy trước điều đó. Việc giống người của chúng ta biến mất là một giả thuyết tinh tuyền, và vì vậy nó không thể lý giải một vạ tuyệt thông đã được đưa ra để kiểm duyệt  sự nội tại và khẳng định sự siêu việt.

Hỏi: Nếu ĐTC mà làm điều đó thì sẽ bị đa số Giáo Hội chống đối, có đúng thế không?

Đáp: Tôi tin là vậy, nhưng nếu chỉ là chuyện đó và tôi chắc chắn về điều tôi nói về đề tài này, tôi sẽ không nghi ngờ, trái lại nếu tôi lại không chắc chắn và vì vậy tôi sẽ không đương đầu với một trận chiến có thể nghi ngờ trong các lý do và thất bại ngay từ lúc bắt đầu. Bây giờ nêu muốn ông hãy nói về vấn đề thứ hai muốn hỏi tôi.

Hỏi: Vâng đó là vấn đề về ông Pascal. Sau một tuổi trẻ ăn chơi Pascal đã như bất thình lình bị xâm chiếm bởi niềm tin tôn giáo. Ông ta đã rất thông thái, ông đã đọc Montaigne nhiều lần và cả Spinoza, Giansenio, các hồi ký của ĐHY Carlo Borromeo. Nghĩa là ông ta có một nền văn hóa đời và cả tôn giáo nữa. Tới một lúc nào đó niềm tin tôn giáo đánh trúng ông hoàn toàn. Ông gia nhập cộng đoàn Port Royal des Champs, nhưng rồi lại tách rời ra. Ông viết vài tác phẩm trong đó các “Tư tưởng”, một cuốn sách theo con thật tuyệt vời và cũng rất hay trên bình diện tôn giáo. Nhưng rồi ông qua đời. Ông hầu như hấp hối và bà chị đã mang ông về nhà để có thể săn sóc cho ông. Mặc dầu ông muốn chết trong nhà thương giữa những người nghèo. Bác sĩ đã từ chối không cho phép vì ông chỉ còn vài ngày sống và vì việc đem ông đi không thể làm được. Khi đó ông xin đem một người nghèo hấp hối từ một nhà thương dành cho người nghèo về nhà ông với một chiếc giường giống giường của ông. Bà chị tìm cách làm vừa lòng ông, nhưng cái chết đến trước. Riêng cá nhân con thì con nghĩ Pascal đáng được phong chân phước lắm.

Đáp: Ông bạn thân mến của tôi, ông hoàn toàn có lý trong trường hợp này. Tôi cũng nghĩ là Pascal đáng được phong chân phước. Tôi sẽ lo liệu thủ tục cần thiết và hỏi ý kiến của các cơ quan Vaticăng đặc trách các vấn đề này, cùng với xác tín cá nhân và tích cực của tôi.

Hỏi: Thưa ĐTC, ĐTC có bao giờ nghĩ tới việc viết về một hình ảnh Giáo Hội công nghị không?

Đáp: Không, tại sao tôi lại phải làm điều đó?

Hỏi: Bởi vì nó sẽ có một kết quả khá đảo lộn. ĐTC có muốn con giải thích không?

Đáp: Chắc chắn là ông làm tôi hài lòng rồi. Còn hơn thế nữa xin ông vẽ nó ra cho tôi.

ĐTC đưa giấy bút cho tôi và tôi vẽ. Tôi gạch một đường ngang và nói rằng đây là các Giám Mục mà ĐTC quy tụ về họp Công nghị. Tất cả các vị đều có một tước hiệu như nhau và một nhiệm vụ như nhau: đó là săn sóc các linh hồn được giao phó cho các vị trong giáo phận của các vị. Tôi vạch đường ngang này rồi nói: Nhưng mà ĐTC, thưa ĐTC, là Giám Mục Roma và như thế có quyền tối thượng trong Công nghị, vì ĐTC có nhiệm vụ rút tiả ra các kết luận và đưa ra đường lối chung của hàng Giám Mục. Như thế Giám Mục Roma ở bên trên vạch ngang này, có một vạch dọc lên cho tới tên của ĐTC và nhiệm vụ của ngài. Đàng khác các Giám Mục ở trên hàng ngang cai quản, giáo dục, trợ giúp tín hữu, và vì vậy có một đường từ hàng ngang xuống cho tới điều đại diện dân chúng. ĐTC có trông thấy hình vẽ không? Nó là một Thập Giá đó.

ĐTC nói:

Tư tưởng này thật rất là hay đẹp. Tôi đã không bao giơ có ý tưởng làm một hình vẽ về Giáo Hội Công nghị. Ông đã làm điều đó, tôi rất thích nó.

Trời đã muộn. ĐTC tặng tôi hai cuốn sách kể lại lịch sử của ngài tại Argentina cho tới Công nghị hồng y bầu ngài làm Giáo Hoàng. Một cuốn dầy hàng trăm trang. Chúng tôi ôm hôn nhau. Và ĐTC đã muốn mang hai cuốn sách ra xe cho tôi. Chúng tôi xuống thang máy và ra cửa nhà trọ thánh Marta. Chiếc xe của tôi đã dừng trước cửa. Ông tài xế xuống xe bắt tay chào ĐGH và tìm giúp tôi vào trong xe. ĐTC mời ông tài xế ngồi vào tay lái cho xe nổ máy và nói “Để tôi giúp ông ấy”. Ngài đỡ tôi và giúp tôi vào trong xe và giữ cửa xe mở. Khi tôi đã ngồi trong xe, ngài hỏi tôi có thoải mái không. Tôi trả lời là có. Khi đó ngài mới đóng cửa xe, và lui ra sau một bước chờ cho xe chuyển bánh, Ngài vẫy ta chào tôi cho tới phút chót, trong khi tôi đầy nước mắt vì cảm động. Tôi thường viết rằng ĐTC Phanxicô là một người cách mạng. Ngài nghĩ đến việc phong chân phước cho ông Pascal, ngài nghĩ tới người nghèo, người di cư. Ngài cầu mong một Âu châu liên bang và cuối cùng và không phải cuối cùng ngài giơ tay giúp tôi vào trong xe. Một vị Giáo Hoàng như thế chúng ta đã không bao giờ có! Và những gì ngài đã nói với tôi trong cuộc phỏng vấn cứ vang lên trong đầu tôi.

Linh Tiến Khải

Năm 2016 Caritas Áo dành 900 triệu Euros cho các hoạt động bác ái

Năm 2016 Caritas Áo dành 900 triệu Euros cho các hoạt động bác ái

VIENNE: Trong năm 2016 Caritas Áo đã bỏ ra ngân khoản 900 triệu Euros cho các sinh hoạt bác ái đủ loại kể cả việc tiếp đón và trợ giúp người di cư.

Trong số đó có 190 triệu được dành cho việc trợ giúp người tàn tật, và các sinh hoạt đồng hành với các bệnh nhân cuối đời; 193 triệu dành cho các nhà trẻ, người di cư và việc hội nhập với 142 dự án xã hội, 247 vườn trẻ và 36 trung tâm cố vấn cho người di cư.

ĐC Michael Lindao chủ tịch Caritas Áo nói: “Tôi xác tín rằng chúng ta có thể có được nhiều hơn nữa. Lòng can đảm mạnh hơn sự sợ hãi, tình yêu lớn hơn thù hận. Người dân Áo sẵn sàng sống tình liên đới. Bác ái và liên đới hiệp nhất chúng tôi và tạo thành cộng đoàn”.

Trong số hàng trăm sinh hoạt phải kể tới 703 chương trình trợ cấp xã hội do nhánh Young Caritas đảm trách liên quan tới gần 87,000 trẻ em và người trẻ, với 2,000 người trẻ thiện nguyện viên dấn thân. Cũng có 73.5 triệu Euro dành cho việc cố vấn xã hội, người tỵ nạn và vô gia cư, 10 nhà cho các bà mẹ trẻ có con thơ với 155 chỗ ở, các nhà hội nhập xã hội và 19 cơ cấu và trạm xá khám bênh, trợ giúp thuốc men và phục vụ sức khoẻ. Sau cùng có 35 triệu Euros được dùng cho các dự án nước ngoài.

Caritas Áo hoạt động nhờ có 40,000 thiên nguyện viên phục vụ trong nhiều lãnh vực khác nhau và hơn 15,600 nhân viên làm việc toàn thời. (REI 11-7-2017)

Linh Tiến Khải

 

Tự sắc về việc hiến dâng mạng sống cho tha nhân vì lòng bác ái

Tự sắc về việc hiến dâng mạng sống cho tha nhân vì lòng bác ái

VATICAN: Hôm ngày (11-7) ĐTC  Phanxicô đã công bố Tự Sắc “Maiorem hac dilectionem” về việc hiến dâng sự sống của các kitô hữu trong tương quan với việc phong chân phước và phong thánh.

Trong phần mở đầu ĐTC khẳng định rằng các kitô hữu noi gương Chúa Giêsu đã tự hiến mạng sống cho tha nhân và kiên trì cho đến chết trong ý hướng này thật đáng vinh danh. Việc hiến dâng sự sống, được tình bác ái gợi hứng và nâng đỡ, diễn tả một việc noi gương Chúa Kitô đích thật, tràn đầy, và vì thế đáng ca ngợi, mà công đoàn kitô thường dành cho những người tự ý chấp nhận việc tử đạo hay thực thi các nhân đức kitô tới mức anh hùng. Theo ý kiến thuận của Bộ Phong Thánh đã nghiên cứu trong Phiên họp khoáng đại  ngày 27 tháng 9 năm 2016, ĐTC  thiết định 7 điều lệ, trong đó có một số thay đổi liên quan tới Tông hiến Divinus perfectionis Magister công bố ngày 25 tháng giêng năm 1983.

Sau đây là vài điều lệ:

Thứ nhất, việc dâng hiến sự sống  là một loại sự kiện mới của lộ trình phong chân phước và phong thánh, khác với các loại sự kiện về tử đạo và tính cách anh hùng của các nhân đức.

Thứ hai, việc dâng hiến sự sống, để có giá trị và hữu hiệu cho việc phong chân phước một vị Tôi tớ Chúa, phải theo các tiêu chuẩn sau đây:

dấng hiến sự sống một cách tự do và cố ý, và anh hùng chấp nhận vì bác ái một cái chết chắc chắn và trong thời gian ngắn
liên hệ giữa việc hiến dâng sự sống và cái chết quá sớm
thực hành ít nhất trong mức độ bình thường các nhân đức kitô trước khi hiến dâng mạng sống và rồi cho tới chết
sự hiện hữu hương thơm thánh thiện và các dấu chỉ, ít nhất sau khi chết
cần có phép lạ cho viêc phong chân phước, xảy ra sau cái  chết của vị  Tôi tớ Chúa và do sự bầu cử của ngài.

Thứ ba, việc cử hành điều tra cấp giáo phận hay giáo quận và tài liệu liên hệ được quy định bởi Tông hiến Divinus perfectionis Magister ngày 25 tháng giêng năm 1983  và bởi tài liệu Normae servandae in inquisitionibus ab Episcopis facendis in Causis Sanctorum ngày mùng 7 tháng 2 cùng năm, với các thay đổi liên quan tới việc thu thập tài liệu và điều tra cuộc sống, các nhân đức, việc hiến dâng mạng sống hay tử đạo, hương thơm thánh thiện, các phép lạ, và việc tôn kính cổ xưa vị Tôi tớ Chúa được xin phong thánh.

Việc điều tra các phép lạ phải làm tách biệt với việc điều tra các nhân đức, việc dâng hiến mạng sống hay việc tử đạo. Các Giám Mục giáo phận hay giao quận và những người có quyền trong lãnh vực pháp lý có thể nghiên cứu các vụ được giao phó với các cộng sự viên ngoại tại trong việc chuẩn bị các tài liệu.

Thêm vào đó có việc phân biệt các án mới hay cũ: án mới có thể minh chứng với lời khai của các chứng nhân còn sống, án cũ với các nguồn chứng tá viết vv… (REI 11-7-2017)

Linh Tiến Khải

Giáo Hội Venezuela tố cáo chính sách cai trị độc tài mác xít cộng sản của tông thống Maduro

Giáo Hội Venezuela tố cáo chính sách cai trị độc tài mác xít cộng sản của tông thống Maduro

CARACAS: HĐGM Venezuela yêu cầu tổng thống Nicolas Maduro thu hồi quyết định bầu cử Quốc hội lập hiến và tôn trọng sự độc lập của Quốc Hội và Bộ xã hội.

Các Giám Mục đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bức thư trao cho tổng thống hôm mùng 10 tháng 7 vừa qua. Thư mang chữ ký của Ban Thường Vụ cũng yêu cầu tổng thống thực thi các thoả hiệp đã đạt được với phe đối lập trong giai đoạn đầu của cuộc thương thuyết, do Toà Thành thăng tiến. Trong các điều đã được đề ra có việc tổ chức tổng tuyển cử, trả tự do cho các tù nhân chính trị và mở ra các kênh tiếp tế nhân đạo để trợ giúp dân chúng đang gặp khó khăn. Các Giám Mục khẳng định rằng để giải quyết cuộc khủng hoảng vì bất an và thiếu thốn thực phẩm thuốc men hiện nay cần trao trả lại cho quốc gia các cơ cấu dân chủ như được ghi nhận trong Hiến pháp, thừa nhận sự độc lập của các quyền bính công cộng, đặc biệt là của Quốc Hội và Bộ xã hội.

Trong diễn văn khai mạc đại hội khoáng đại của HĐGM hôm mùng 7 tháng 7 ĐC Diego Padrón, chủ tịch HĐGM Venezuela, đã mạnh mẽ tố cáo chính sách cai trị độc tài kiểu xã hội chủ nghĩa, mác xít và cộng sản của tổng thống Nicolas Maduro. Giáo hội ùng hộ đề nghị của phe đối lập tổ chức trưng cầu dân ý. Giáo Hội sẵn sàng dành các văn phòng giáo xứ làm trung tâm bỏ phiếu ngày 16 tháng 7 tới đây. Người dân được hỏi có đồng ý với Quốc hội lập hiến do tổng thống đề nghị và có chấp thuận các cuộc tổng tuyền cử mới trong vòng 9 tháng tới hay không.

Sau 3 tháng biểu tình phản đối khiến cho 92 người chết, với sáng kiến này phe đối lập muốn ngăn chặn việc bầu cử các thành viên mới của Quốc hội lâp hiến dự trù vào ngày 30 tháng 7 này. Phe đối lập đồng ý với các Giám Mục coi cuộc cải cách Hiến pháp này là một dụng cụ của chính quyền nhằm duy trì quyền bính của mình (REI 11-7-2017)

Linh Tiến Khải

Bộ phụng tự yêu cầu kiểm thực phầm chất bánh rượu dùng trong thánh lễ

Bộ phụng tự yêu cầu kiểm thực phầm chất bánh rượu dùng trong thánh lễ

VATICAN: Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích xin các Giám Mục toàn thế giới kiểm thực phẩm chất của bánh rượu dùng để dâng Thánh Lễ.

Thông cáo do Bộ  phổ biến ngày mùng 9 tháng 7 vừa qua mang chữ ký của ĐHY Tổng trưởng Robert Sarah và ĐTGM Thư ký Arthur Roche, trong đó Bộ yêu cầu các GM nhắc nhớ trách nhiệm của các linh mục, đặc biệt là các cha sở và giám đốc các đền thánh, trong việc kiểm thực phẩm chất bánh rượu cho phù hợp với Giáo Luật. Lý do vì có nhiều loại bánh rượu được bán cả trong các siêu thị,  hay hàng quán, hoặc trên mạng Internet.

Bánh phải là bánh không men, làm bằng lúa mì tinh tuyền, còn mới để không có nguy cơ bị hư hại.  Bánh làm bằng loại ngũ cốc khác với lúa mì, hay trộn lẫn với chất liệu khác lúa mì, không được coi là lúa mì thì không có giá trị cho việc cử hành Thánh Thể. Việc dùng bánh trộn lẫn với các chất liệu khác như trái cây, đường và mật là một lạm dụng nghiêm trọng. Các bánh lễ phải được làm do những người liêm chính và chuyên môn trong việc cung cấp bánh lễ.

Rượu dùng dâng Thánh Lễ phải là rượu tự nhiên làm bằng trái nho, tinh tuyền không bị pha chế hay trộn lẫn với các chất khác. Cần giữ gìn nó trong tình trạng hoàn hảo để rượu không trở thành giấm. Tuyệt đối không được dùng rượu không có sự tinh tuyền và phát xuất chắc chắn. Vì Giáo Hội đòi buộc sự chắc chắn liên quan tới các điều kiện cần thiết đối với giá trị của các bí tích. Không thể chấp nhận các loại rượu khác thuộc bất cứ loại nào không có giá trị cho việc cử hành.

** Bộ Phụng tự cũng nhắc lại Thư luân lưu Bộ Giáo Lý Đức Tin gửi cho các vị chủ tịch HĐGM liên quan tới việc dùng bánh với ít chất glutine và nước nho như chất liệu cử hành bí tích Thánh Thể, công bố ngày 24 tháng 7 năm 2003 về các điều luật riêng cho những người vì các lý do nghiêm trọng khác nhau không thể ăn bánh thường hay uống rượu lên men bình thường. Theo đó các bánh thánh hoàn toàn không có chất glutine là chất liệu không có giá trị để cử hành bí tích Thánh Thể. Là chất liệu có giá trị các bánh có chứa một lượng glutine đủ cho việc làm bánh, không thêm các chất lạ khác và không dùng các phương thức làm sai lạc bản chất của bánh (A. 1-2). Nước nho tươi được giữ không cho lên men qua các tiến trình không làm hư bản chất của nó, thí dụ như biến thành đá, là chất liệu có giá trị cho việc cử hành Thánh Thể (A.3). Các Giám Mục có quyền cho phép dùng bánh có ít chất glutine hay nước nho như là chất liệu của bí tích Thánh Thể đối với một tín hữu hay một linh mục. Phép này có thể được ban thường xuyên khi tình trạng lý do của việc cho phép vẫn kéo dài (C.1).

Ngoài ra Bộ Phung Tự và Kỷ Luật Bí Tích cũng quyết định rằng chất liệu thánh thể được làm với các cơ cấu bị biến đổi di truyền có thể được coi là chất liệu có giá trị. Những ai làm bánh và sản xuất ruợu cho việc cử hành Thánh Thể phải ý thức rằng công việc của họ hướng tới Hy Tế Thánh Thể và điều này đòi hỏi sự liêm chính, tinh thần trách nhiệm và chuyên môn. Sau cùng liên quan tới việc tuân giữ các điều luật tổng quát các Giám Mục có thể đồng ý với nhau trên bình diện HĐGM, bằng cách đưa ra các chỉ dẫn cụ thể. Do sự phức tạp của các tình hình và trạng huống, cũng như sự tôn trọng giảm sút trong lãnh vực thánh thiêng, trong cụ thể giáo quyền  cần chỉ định người bảo đảm cho tính chất tinh tuyền của chất liệu dùng cho việc cử hành bí tích Thánh Thể từ phiá các nhà sản xuất cũng như từ phía người phân phối và bán các chất liệu ấy một cách thích hợp. Chẳng hạn Bộ đề nghị HĐGM giao phó nhiệm vụ này cho một hay nhiều dòng tu hoặc một tổ chức có thể chu toàn các kiểm thực cần thiết  liên quan tới việc sản xuất, giữ gìn và bán bánh lễ rượu lễ  trong một quốc gia hay trong các quốc gia khác xuất cảng chúng. Bộ cũng yêu cầu bánh và rượu dùng cho việc cử hành Thánh Thể được đối xử thích hợp tại những nơi bán (REI 9-7-2017) 

Linh Tiến Khải

 

ĐHY Peter Turkson kêu gọi bảo vệ và thăng tiến quyền lợi của các công nhân biển

ĐHY Peter Turkson kêu gọi bảo vệ và thăng tiến quyền lợi của các công nhân biển

VATICAN: Trong sứ điệp gửi nhân Ngày Chúa Nhật của Biển mùng 9 tháng 7, ĐHY Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ phục vụ phát triển con người toàn diện, kêu gọi bảo vệ quyền lợi và thăng tiến cuộc sống của những người sống về nghề biển.

ĐHY viết trong sứ điệp gửi các linh mục tuyên uý, các thiện nguyện viên, thân hữu và những người ủng hộ Tông Đồ Biển như sau: Chúa Nhật của Biển mời gọi chúng ta thừa nhận và bầy tỏ lòng biết ơn của chúng ta đối với lực lượng to lớn gồm 1,5 triệu công nhân làm việc trong lãnh vực này, đa số thuộc các nước đang trên đường phát triển. Nhờ công việc nặng nhọc cam go và các hy sinh của họ cuộc sống của chúng ta được tiện nghi hơn. Vì họ chuyên chở 90% mọi loại hàng hoá và sản phẩm từ nước này sang nước khác. Mặc dù phần đóng góp nòng cốt của họ cho nền kinh tế thế giới, các công nhân này gặp nhiều khó khăn và phải đương đầu với các thách đố ảnh hưởng nghiêm trọng trên cuộc sống của họ và gia đình họ.

Tuy có nhiều tiến bộ kỹ thuật giúp cải tiến sự thông truyền giữa các công nhân nghề biển, nhưng họ phải sống xa gia đình nhiều tháng trời. Đây là hy sinh thường âm hưởng trên cuộc sống gia đình của họ. Các bà mẹ phải sống và giáo dục dưỡng nuôi con cái một mình, vì người cha luôn luôn vắng mặt. Trong công tác mục vụ chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các gia đình của các công nhân này và hỗ trợ họ bằng cách thành lập các nhóm các bà vợ để họ nâng đỡ trợ giúp nhau.

** Việc sử dụng các phương tiện truyền thông tân tiến giúp các công nhân nghề biển liên lạc với bạn bè khắp nơi trên thế giới, nhưng giữa họ với nhau lại có nguy cơ cô đơn, mỗi người sống trong thế giới ảo của mình. Nhiệm vụ của các tông đồ biển khi thăm viếng họ trên tầu là tìm tạo ra sự kết nối nhân bản, củng cố truyền thông nhân bản để tránh sự cô lập, đơn độc và trầm cảm, là các lý do dẫn đến chỗ tự tử của các công nhân.

Ngoài ra nạn khủng bố đe dọa khắp nơi đòi hỏi phải có các biện pháp an ninh giới hạn không cho các thuỷ thủ lên đất liền tại các hải cảng. Phải làm sao bảo đảm cho các công nhân không bị kỳ thị vì bất cứ lý do chủng tộc tôn giáo nào. Cần bảo đảm cho họ được săn sóc sức khoẻ trên đất liền. Tuy có các luật lệ quốc tế bắt đầu có hiệu lục từ tháng 8 năm 2013 vẫn còn có nhiều công nhân bị lừa đảo tiền lương, bị khai thác bóc lột  và lạm dụng tại nơi làm việc, bị kỳ thị và kết tội một cách bất công vì các tại nạn biển và bị bỏ rơi trong các hải cảng xa lạ. ĐHY Turkson yêu cầu các giới chức hữu trách chú ý tới thực tại này để phòng ngừa hay sửa chữa các bất công đó.

Ngoài ra còn có nạn cướp biển vũ trang hoành hành khiến cho mạng sống của các công nhân gặp nguy hiểm. Cần gia tăng các biện pháp bảo vệ an ninh cho họ.

Sứ điệp đặc biệt nhắc tới các ngư phủ, là những người cũng sống ngoài biển nhiều tháng trời. Nghề đánh cá là một trong các nghề nguy hiểm nhất, nhưng lương của các ngư phủ thường thấp hơn lương của các thuỷ thủ. Lãnh vực đánh cá cũng bị ảnh hưởng vì các vụ buôn người và lao động cưỡng bách, hay đánh cá bất hợp pháp. Tất cả các vấn để của họ sẽ được thảo luận trong đại hội  quốc tế lần thứ 24 nhóm tại Cao Hùng bên Đài Loan vào tháng 10 tới đây. ĐHY Turkson mời các chuyên viên, các linh mục tuyên uý và thiện nguyện viên tham dự đại hội và góp phần cải tiến cuộc sống của các công nhân biển và các ngư phủ. Trong dịp này Bộ cũng sẽ củng cố sự cộng tác giữa tổ chức Tông đồ Biển của các quốc gia, góp chung các kinh nghiệm cụ thể và các tài lực nhằm phát triển các chuyên môn đặc biệc trong lãnh vực đánh cá (REI 9-7-29017)

Linh Tiến Khải

 

Hãy đến với Ta, hỡi những ai vất vả mang gánh nặng nề

Hãy đến với Ta, hỡi những ai vất vả mang gánh nặng nề

VATICAN. Lúc 12 giờ trưa Chúa nhật 09.07.2017, Đức Thánh Cha chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha quảng diễn bài Tin Mừng Chúa nhật:

Anh chị em thân mến!

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói: “Hãy đến với Ta, tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồ dưỡng” (Mt 11:28). Chúa không chỉ nói những lời này dành cho những người bạn của Chúa, không, Chúa nói những lời ấy là dành cho tất cả mọi người, dành cho tất cả những ai đang mệt mỏi với gánh nặng cuộc sống. Và ai có thể cảm thấy mình bị loại ra khỏi lời mời gọi của Chúa? Chúa thấu biết cuộc sống này nặng tới mức độ nào. Chúa thấu biết bao điều mệt mỏi trong tâm hồn: đó là những thất vọng, những vết thương trong quá khứ, những gánh nặng phải mang lấy, những lầm lỗi trong hiện tại, những bất định và lo âu về tương lai.

Hãy đến!

Đối diện với tất cả những điều ấy, Chúa Giêsu đã cất lên lời mời gọi, mời gọi chúng ta biết phản ứng và di chuyển. Chúa nói: “Hãy đến!” Khi gây ra những sai lỗi, chúng ta dễ bị lỳ lại tại đó. Hiển nhiên là rất khó để chúng ta có thể biết cách phản ứng và biết mở ra. Khi ấy, để mở ra thì thật không dễ chút nào. Trong những thời khắc đen tối, phản ứng tự nhiên của chúng ta là dừng lại nơi bản thân mình và nghĩ về những điều bất công của cuộc sống, nghĩ về những điều vô ơn, những điều tệ hại của cuộc đời này, và còn nhiều điều khác nữa. Chúng ta biết tất cả những điều ấy.

Có những lần chúng ta từng trải qua kinh nghiệm tồi tệ ấy. Thế nhưng, khi chỉ khép lại nơi bản thân mình, thì chúng ta thấy mọi sự là đêm đen. Sau đó, thậm chí chúng ta đem nỗi buồn ấy về nhà và để cho nỗi buồn ấy thôi thúc chúng ta. Buồn như thế thì thật là tệ. Thay vào đó, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta ra khỏi cái hố cát lún ấy, và Chúa nói với từng người chúng ta: “Hãy đến!” – nhưng mà ai đến? – “là bạn, chính bạn…” Lối thoát của cuộc sống chính là ở trong mối tương quan này, ở trong việc đưa tay ra và ngước mắt lên, nhìn về Đấng thực sự yêu thương chúng ta.

Hãy đến với Ta!

Thực tế, nếu chỉ biết ở lại nơi bản thân mình thì không đủ, bạn phải biết được điểm đến là nơi đâu. Có nhiều điểm đến chỉ là ảo tưởng. Chúng giống như pháo hoa. Chúng hứa hẹn nhiều điều và làm bạn lạc hướng. Chúng đảm bảo cho bạn sự bình an, đem đến cho bạn chút vui vẻ, nhưng sau đó sẽ để mặc bạn trong nỗi cô đơn. Vì thế, Chúa Giêsu nói cho bạn biết, bạn cần đi đến đâu. Chúa nói: “Hãy đến với Ta!” Nhiều lần, khi phải đối diện với gánh nặng cuộc sống, hoặc khi có chuyện buồn, chúng ta cố gắng nói chuyện với ai đó biết lắng nghe chúng ta, chúng ta nói với một người bạn, nói với một chuyên gia… Làm điều ấy thì thật là tốt, nhưng đừng quên Chúa Giêsu! Đừng quên mở cuộc sống của bạn cho Chúa Giêsu, đừng quên nói với Chúa về cuộc sống của bạn, đừng quên phó dâng chính bạn và phó thác cuộc đời của bạn cho Chúa.

Có lẽ vẫn còn những ngõ ngách cuộc đời mà chúng ta chưa bao giờ mở cửa cho Chúa bước vào, những nơi ấy vẫn còn tăm tối, những nơi ấy vẫn chưa có ánh sáng của Chúa. Từng người đều có câu chuyện của riêng mình. Và nếu ai đó có những khoảng trống tăm tối, thì hãy đến với Chúa Giêsu, hãy đi đến với lòng thương xót, đến với vị linh mục, hãy đến… Hãy đến với Chúa Giêsu, hãy kể cho Chúa nghe câu chuyện của bạn. Hôm nay Chúa nói với từng người chúng ta rằng: “Can đảm lên, đứng trước sức nặng của cuộc sống, đừng bỏ cuộc, đừng khép kín nơi bản thân với những sợ hãi và tội lỗi, nhưng hãy đến với Ta”.

Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng

Chúa đang đợi chờ chúng ta, Chúa luôn mong đợi chúng ta. Chúa không giải quyết các vấn đề của chúng ta một cách thần kỳ, nhưng Chúa giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ để có sức đương đầu với các vấn đề ấy. Chúa Giêsu không gạt đi gánh nặng cuộc đời, nhưng trái tim Người mang lấy nỗi đau; Chúa không lấy thập giá khỏi chúng ta, nhưng Người vác thập giá cùng chúng ta. Và cùng với Chúa, gánh nặng ấy trở nên nhẹ nhàng, bởi vì chính Chúa là chốn nghỉ ngơi mà chúng ta kiếm tìm. Khi Chúa Giêsu bước vào cuộc đời, thì bình an đến với cuộc đời ấy, ngay cả giữa những thử thách và khổ đau. Hãy đến với Chúa và dâng cho Chúa thời gian của chúng ta, trong cầu nguyện hằng ngày, trong sự tin tưởng, trong cuộc đối thoại thân tình. Chúng ta hãy thân quen với Lời Chúa, để tái khám phá ra ơn tha thứ của Chúa mà không còn sợ hãi, để chúng ta được thanh tẩy bởi Bánh Sự Sống. Khi ấy chúng ta sẽ cảm thấy mình được yêu mến, chúng ta sẽ cảm thấy điều ấy và được chính Chúa ủi an.

Chính Chúa đã nhiều lần hỏi điều ấy, khẳng định điều ấy. Chúa lặp đi lặp lại nhiều lần trong phần cuối bài Tin Mừng hôm nay: “Hãy học cùng Ta… và anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng”. Như thế, chúng ta học với Chúa, đi cùng Chúa. Trong những tháng hè này, chúng ta nghỉ ngơi một chút, nhưng đừng quên đi tìm sự nghỉ ngơi đích thật nơi Chúa. Lạy Mẹ Maria, Mẹ của chúng con, xin nâng đỡ chúng con, vì Mẹ luôn chăm sóc chúng con khi chúng con mệt mỏi mang gánh nặng nề. Xin Mẹ dẫn chúng con về với Chúa Giêsu.

Tứ Quyết SJ

Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Hội nghị Thượng Đỉnh G-20

Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Hội nghị Thượng Đỉnh G-20

Courtesy Reuters -Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Germany

VATICAN. ĐTC kêu gọi các chính phủ dành ưu tiên cho những người nghèo khổ không phân biện chủng tộc, văn hóa, tôn giáo, và loại bỏ các cuộc xung đột võ trang.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong Sứ điệp gửi đến thủ tướng Đức, Bà Angela Merkel, để chuyển tới Hội nghị thượng đỉnh của 20 cường quốc kinh tế, gọi là G-20, tiến hành tại thành phố Hamburg, Bắc Đức, trong hai ngày 7 và 8-7-2017. ĐTC khẳng định rằng:

”Nơi tâm trí của các nhà cầm quyền và trong mỗi giai đoạn thực hiện các biện pháp chính trị, có một nhu cầu cần dành ưu tiên tuyệt đối cho người nghèo, người tị nạn, những người đau khổ, tản cư và bị loại trừ, không phân biệt quốc gia, chủng tộc, tôn giáo hoặc văn hóa, và loại bỏ các cuộc xung đột võ trang”.

ĐTC tha thiết kêu gọi các vị Quốc trưởng và thủ tướng chính phủ tại Hội nghị G-20 cũng như toàn thể cộng đoàn thế giới quan tâm tới thảm trạng của Nam Sudan, vùng Hồ Tchad, vùng Sừng ở Phi châu và Yemen, nơi đang có 30 triệu người không có lương thực và nước để sống còn. Sự dấn thân cấp thiết đáp ứng những tình trạng đó và nâng đỡ cấp thời cho các dân tộc ấy là một dấu chỉ chứng tỏ sự dấn thân nghiêm túc và chân thành trong ngắn hạn để cải tổ kinh tế thế giới và bảo đảm cho nó được phát triển hữu hiệu”.

Trong Sứ điệp ĐTC cũng kêu gọi các nước thuộc khối G-20 nỗ lực giảm bớt những mức độ xung đột, chặn đứng sự chạy đua võ trang hiện nay và từ khước không xen mình trực tiếp hoặc gián tiếp vào các cuộc xung đột.. Thật là một điều mâu thuẫn bi thảm và lời nói không đi đôi với việc làm khi mà bề ngoài có vẻ hiệp nhất trong những diễn đàn chung với mục đích kinh tế, hoặc xã hội, mà lại cố tình muốn hoặc chấp nhận sự kéo dài các cuộc xung đột võ trang.

ĐTC kêu gọi các vị lãnh đạo trong khối G-20 suy nghĩ về sự kiện khối này đại diện cho 90% mức sản xuất thế giới về các hàng hóa và dịch vụ, trong khi đa số các nước còn lại chỉ đại diện cho 10% mức sản xuất. Phần này của nhân loại có tiềm năng lớn lao để góp phần vào sự tiến bộ của tất cả mọi người.

Ngoài ra, cần luôn tham chiếu về LHQ, các chương trình và các tổ chức liên hệ của LHQ, cũng như các tổ chức miền, tôn trọng và thi hành các hiệp ước quốc tế và tiếp tục cổ võ đặc tính đa phương, để các giải pháp thực sự có tính chất hoàn vũ và lâu bền, mưu ích cho tất cả mọi người” (SD 7-7-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

Đức Hồng Y Joachim Meisner, Tổng giám mục Koeln, qua đời

Đức Hồng Y Joachim Meisner, Tổng giám mục Koeln, qua đời

KOELN. ĐHY Joachim Meisner, nguyên TGM giáo phận Koeln bên Đức, đã qua đời sáng sớm ngày 5-7-2017, hưởng thọ 84 tuổi.

ĐHY Meisner sinh ngày 25-12 năm 1933 tại miền hạ Slesia, bấy giờ thuộc lãnh thổ Đức, nhưng nay thuộc Ba Lan. Năm 1945, cùng với gia đình, ngài tị nạn sang miền Thueringen Đông Đức và thụ phong linh mục năm 1962 trong giáo phận Erfurt. 3 năm sau ngài đậu tiến sĩ thần học tại Đại học giáo hoàng Gregoriana ở Roma. Năm 1975, ngài được bổ nhiệm làm GM Phụ tá giáo phận Erfurt và 5 năm sau làm GM giáo phận Berlin. Giáo phận này bao gồm cả khu vực Đông và Tây Berlin, rộng 30 ngàn cây số vuông, trong thời kỳ nước Đức bị chia đôi, với 1 triệu 200 ngàn tín hữu Công Giáo trên tổng số 8 triệu người tin lành.

Năm 1983 ĐGH Gioan Phaolô 2 thăng ngài làm Hồng Y và 6 năm sau đó, chuyển ngài về làm TGM giáo phận Koln, bấy giờ là giáo phận lớn nhất tại Đức. ĐHY cai quản giáo phận này trong 25 năm cho đến khi về hưu vào năm 2014.

ĐHY Meisner là 1 trong 4 Hồng Y đã xin ĐTC giải tỏa những nghi vấn đề Tông Huấn ”Niềm vui yêu thương” (Amoris laetitia).

ĐTC chia buồn

ĐTC đã gửi điện chia buồn với Tổng giáo phận Koeln trong đó ngài viết: ”Tôi xúc động sâu xa khi nghe tin ĐHY Joachim Meisner được Thiên Chúa từ bi thương xót kêu gọi đột ngột và bất ngờ từ trái đất này. Tôi gần gũi ĐHY và tất cả các tín hữu của Tổng giáo phận Koeln trong kinh nguyện cầu cho vị Chủ Chăn quá cố.”

”Với niềm tin sâu xa và lòng yêu mến chân thành đối với Giáo Hội, ĐHY Meisner đã tận tụy loan báo Tin Mừng. Xin Chúa Kitô trả công cho Người vì sự dấn thân trung thành và kiên cường bênh vực thiện ích của những người ở đông và tây, và cho Người được tham dự vào cộng đồng hiệp thông của các thánh trên trời”.

ĐHY Woelki cho biết ĐHY Meisner đã từ trần trong lúc còn cầm sách nguyện trên tay. Sáng thứ tư, 5-7, một người bạn đã đến đón ĐHY đang nghỉ hè ở Bad Fuessing thuộc vùng hạ bang Bavaria để đi làm lễ thì thấy ĐHY đã qua đời.

Cầu hồn

Trong chúc thư tinh thần, ĐHY Joachim Meisner, cố TGM giáo phận Koeln bên Đức, kêu gọi các tín hữu trung thành với ĐGH.

Trong thánh lễ cầu hồn chiều ngày 5-7-2017 tại nhà thờ chính tòa Koeln, ĐHY Rainer Woelki, đương kim TGM giáo phận Koeln, và từng là bí thư rồi làm GM phụ tá cho Đức Cố Hồng Y Meisner, đã tuyên đọc chúc thư tinh thần của ĐHY quá cố, trong đó Người tha thiết nhắn nhủ các tín hữu rằng: ”Anh chị em hãy luôn trung thành với ĐGH, và anh chị em sẽ không bao giờ mất Chúa Kitô”.

Phần đầu chúc thư của ĐHY Meisner là một lời nguyện và tuyên xưng Chúa Kitô: ”Lạy Chúa Kitô, Chúa là niềm hy vọng của con, là an bình, hạnh phúc và là trọn cuộc sống của con.. Vì tình yêu đối với loài người, Chúa đã để Thánh Giá Chúa động chạm đến con. Chúa đã để cho con trở thành LM và GM”.

Trong bài giảng, ĐHY Woelki ca ngợi Đức Cố Hồng Y Meisner về sự dấn thân loan báo đức tin và nói rằng ”Trên toàn nước Đức, người ta biết lập trường của ĐHY Meisner, biết ngài bênh vực điều gì. Ngài dấn thân bênh vực sự sống con người, nhất là sự sống của các thai nhi. Trong XX, xã hội và chính trị, nhiều khi ngài bị hiểu lầm”.

ĐHY Woelki thông báo: thi hài Đức Cố HY Meisner sẽ được quàn từ thứ sáu mùng 7 đến thứ hai, 10-7, cho các tín hữu kính viếng tại Nhà thờ Thánh Gereon và sau đó sẽ được đưa về Nhà Thờ chính tòa Koeln ngày 15-7 để cử hành lễ an táng (KNA 6-7-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

 

Đức Thánh Cha cổ võ văn hóa gặp gỡ

Đức Thánh Cha cổ võ văn hóa gặp gỡ

VATICAN. ĐTC Phanxicô cổ võ thực thi một nền văn hóa gặp gỡ trong thế giới này, để khỏi sống với nhau như kẻ thù.

Trên đây là nội dung sứ điệp Video ngài gửi đến cuộc gặp gỡ của Hội Scholas Occurentes tổ chức tại Đại học Do thái ở Jerusalem, kết thúc chiều ngày 5-7-2017 sau 3 ngày tiến hành với sự tham dự của 70 bạn trẻ Israel, Palestine và các nước khác, cùng với 70 giáo sư thuộc 41 đại học. Tham dự cuộc gặp gỡ này cũng có Đức TGM Antonio Vincenzo Zani, Tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo, và Viện trưởng đại học Do thái ở Jerusalem, giáo sứ Menahem Ben Sasson.

Trong sứ điệp ĐTC nhận xét rằng thế giới này rất cần một nền văn hóa gặp gỡ, vì nhiều khi người ta xây những bức tường ngăn cách, rốt cuộc chỉ làm cho ác mộng trở nên tệ hại hơn, đó là sống với nhau như kẻ thù.

ĐTC ca ngợi các tham dự viên cuộc gặp gỡ, trong những ngày qua, từ những dị biệt, đã đạt tới sự hiệp nhất với nhau. Ngài nói: ”Không ai dạy các bạn, chính các bạn đã dấn thân nhìn nhau tận mắt. Cuộc gặp gỡ này của hệ thống Scholas dạy rằng cần kiến tạo một bối cảnh hy vọng để các giấc mơ được tăng trưởng và chia sẻ với nhau, trở thành cơ hội kiến tạo một phương thức mới để sống”.

Tổ chức Scholas Occurentes, các trường gặp gỡ nhau, là một mạng các trường học nảy sinh ở Buenos Aires khi ĐTC Phanxicô còn là TGM tại đây, và hiện nay tổ chức này liên kết hơn 400 ngàn trường học trên thế giới, không phân biệt tôn giáo, nhắm đến sự gặp gỡ, lắng nghe, đối thoại, bắc những nhịp cầu.. Tổ chức này trở thành một Hội Giáo Hoàng và có trụ sở ở Vatican (RG 5-7-2017)

G. Trần Đức Anh OP

 

Đức Thánh Cha kêu gọi ngưng chiến tại Congo

Đức Thánh Cha kêu gọi ngưng chiến tại Congo

KINSHASA. ĐTC kêu gọi các phe lâm chiến ở miền Kasai thuộc Cộng hòa dân chủ Congo hãy ngưng chiến để các nhân viên từ thiện có thể đến cứu trợ dân chúng đang kiệt kệ tại đây.
Trong thánh lễ hôm 29-6-2017, Đức TGM Luis Montemayor, Sứ Thần Tòa Thánh tại Congo, nói rằng ĐTC Phanxicô nhấn mạnh sự cần thiết phải có cuộc ngưng chiến ở miền Kasai. Ngài chỉ thị cho vị đại diện Tòa Thánh ở Hội đồng nhân quyền LHQ tại Geneve, Thụy Sĩ, vận động để có cuộc ngưng chiến tại Kasai hầu cứu trợ dân chúng và bảo vệ các trẻ em”.
Theo chỉ thị của ĐTC, Đại diện Tòa Thánh đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong khóa họp thứ 35 của hội đồng nhân quyền LHQ từ ngày 19 đến 23-6-2017.
Chúa nhật 19-2-2017, trong buổi đọc kinh Truyền Tin ở Roma, ĐTC cho biết ngài đau lòng vì tình trạng dân chúng tại miền Kasai và tố giác sự bất an dân chúng phải chịu đồng thời kêu gọi chính quyền Congo cũng như cộng đồng quốc tế ý thức về thảm trạng này cũng như trách nhiệm đối với dân chúng tại miền Kasai.
Từ tháng 9 năm 2016, miền Kasai bị giao động vì cuộc nổi loạn của phe Kamwina Nsapu, tù trưởng bị giết hồi tháng 8 trước đó trong một cuộc hành quân, sau khi nổi dậy chống chính quyền trung ương của Congo. Bạo lực cho đến nay đã làm cho 3.383 người chết.
Đức TGM Sứ thần Luis Montemayor cũng cho biết chi tiết các cuộc tàn phá tại miền Kasai: Tổng cộng có 5 đại chủng viện, 60 giáo xứ, 34 nhà dòng và 141 trường Công Giáo bị đóng cửa. Thêm vào đó 2 GM là Đức Cha Félicien Mwanama Galumbula, GM giáo phận Luiza, và Đức Cha Pierre – Célestin Tshitoko Mamba, GM giáo phận Luebo, buộc lòng phải tản cư đi nơi khác (Fides 30-6-2017).

G. Trần Đức Anh OP 

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha – Tháng Bảy 2017: Tái khám phá niềm vui đời sống Kitô

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha – Tháng Bảy 2017: Tái khám phá niềm vui đời sống Kitô

VATICAN. Trong tháng bảy 2017, Đức Thánh Cha đặc biệt mời gọi mọi người cầu nguyện cho những anh chị em đang lạc lối đức tin, để nhờ việc chúng ta cầu nguyện và làm chứng cho Tin Mừng, các anh chị em ấy có thể tái khám phá vẻ đẹp của đời sống người Kitô. Đức Thánh Cha chia sẻ trong Video rằng:

Chúng ta đừng bao giờ quên rằng: niềm vui của chúng ta là chính Chúa Giêsu Kitô với tình yêu tín trung và vô tận của Người.

Khi một Kitô hữu buồn rầu, điều ấy có nghĩa là người ấy đang xa cách Chúa Giêsu.

Thế nhưng chúng ta đừng để người ấy lẻ loi một mình! Chúng ta hãy mang đến cho người ấy niềm hy vọng Kitô. Chúng ta làm điều ấy với những lời lẽ, vâng, nhưng hơn hết là bằng đời sống chứng tá cùng với tự do và niềm vui của chúng ta.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho những anh chị em đang lạc lối đức tin, để nhờ việc chúng ta cầu nguyện và làm chứng cho Tin Mừng, các anh chị em ấy có thể tái khám phá vẻ đẹp của đời sống người Kitô.

Tứ Quyết SJ

Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Đại hội thứ 40 của tổ chức FAO

Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Đại hội thứ 40 của tổ chức FAO

ROMA. ĐTC kêu gọi cộng đồng quốc tế ý thức về quyền của mỗi người được giải thoát khỏi nghèo đói và điều này tùy thuộc nghĩa vụ của toàn thể gia đình nhân loại trợ giúp những người túng thiếu.

 

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi Đại hội lần thứ 40 của tổ chức Lương nông quốc tế, gọi tắt là FAO, khai diễn sáng 3-7-2017 tại Roma, và được ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, tuyên đọc. ĐHY cho biết ĐTC lấy làm tiếc vì không thể đến khai mạc Đại hội này, nhưng ngài hứa viếng thăm tổ chức FAO vào ngày 16-10 tới đây, nhân Ngày Thế giới về lương thực, đáp lời mời của Ông Tổng thư ký José Graciano da Silva của tổ chức này,

 

Trong sứ điệp, sau khi nhắc đến những nguyên nhân gây ra nghèo đói tại một số miền trên thế giới, trong đó một phần lớn là hậu quả của những quyết định cụ thể của con người, ĐTC cũng lấy làm tiếc vì các ngân khoản trợ giúp phát triển cho các nước nghèo trên thế giới ngày càng giảm sút. Ngài viết:

 

”Khi một nước không có khả năng cung cấp những câu trả lời thích hợp vì mức độ phát triển của nước ấy, vò những hoàn cảnh nghèo đói, thay đổi khí hậu hoặc tình trạng bất an không cho phép, thì tổ chức FAO và các tổ chức liên chính phủ khác cần phải có thể can thiệp đặc biệt và có những hành động liên đới thích đáng. Vì các tài nguyên mà Thiên Chúa ủy thác cho chúng ta là để dành cho tất cả mọi người, do đó có một nhu cầu cấp thiết về tình liên đới, coi đây là tiêu chuẩn hướng dẫn mọi hình thức cộng tác trong các tương quan quốc tế”.

 

ĐTC cũng cho biết ngài muốn đóng góp tượng trưng cho Chương trình của tổ chức FAO nhắm cung cấp hạt giống cho các gia đình nông dân ở những vùng đang chịu hậu quả của xung đột và hạn hán. Cử chỉ này được thêm vào hoạt động mà Giáo Hội tiếp tục thi hành, phù hợp với ơn gọi của mình là đứng cạnh những người nghèo trên thế giới và đồng hành với quyết tâm thực sự của tất cả mọi người nhắm giúp đỡ người nghèo”.

 

Sau cùng, ĐTC khẳng định rằng: ”Tôi hy vọng các khóa họp của Đại hội thứ 40 của tổ chức Lương nông quốc tế có thể mang lại động lực mới cho tổ chức này và mang lại những câu trả lời thực tiễn mà hàng triệu anh chị em chúng ta đang cần và mong ước. Vì họ thấy các hoạt động của tổ chức FAO không phải như một đóng góp chuyên môn để gia tăng nguồn tài nguyên và phân phát thành quả của các công tác sản xuất, nhưng còn là một dấu chỉ cụ thể và đặc biệt nói lên tình huynh đệ giúp họ nhìn về tương lai với niềm tín thác” (SD 3-7-2017)

 

G. Trần Đức Anh OP

 

Môn đệ là đại sứ của Chúa Giêsu qua cuộc sống trong sáng

Môn đệ là đại sứ của Chúa Giêsu qua cuộc sống trong sáng

Mối dây liên kết của người môn đệ với Chúa Giêsu phải mạnh mẽ hơn mọi dây liên kết khác, và vị thừa sai không mang chính mình nhưng mang Chúa Giêsu tới cho tha nhân. Ai để cho mình bị lôi kéo bước vào liên hệ tình yêu và cuộc sống với Chúa Giêsu, thì trở thành kẻ đại diện Ngài, một “đại sứ” của Ngài, nhất là với kiểu sống của mình, làm sao để người ta nhận ra Chúa Giêsu nơi người môn đệ.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với các tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 2-7-2017. Mở dầu bài huấn dụ ngài nói:

Phụng vụ hôm nay giới thiệu với chúng ta các lời sau cùng của diễn văn truyền giáo trong chương 10 Phúc Âm thánh Mátthêu (x. Mt 10,37-49), qua đó Chúa Giêsu dậy dỗ các tông đồ trong lúc lần đầu tiên  gửi họ đi truyền giáo trong các làng mạc vùng Galilêa và Giuđêa. Trong phần cuối này Chúa Giêsu nêu bật hai khiá cạnh nòng cốt cho cuộc sống của người môn đệ thừa sai; thứ nhất, mối dây nối kết họ với Chúa Giêsu mạnh mẽ hơn bất cứ môi dây nào khác; thứ hai, người truyền giáo không mang chính mình nhưng mang Chúa Giêsu, và qua Ngài mang tình yêu của Thiên Chúa Cha trên trời. Hai khiá cạnh này gắn liền với nhau, bởi vì Chúa Giêsu càng ở trung tâm con tim và cuộc sống của người môn đệ bao nhiêu, thì người môn đệ càng để cho sự hiện diện của Ngài “trong suốt” bấy nhiêu. Cả hai đi đôi với nhau.

Chúa Giêsu nói: “Ai yêu cha mẹ hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy “ (c. 37). Tình yêu mến của một người cha, sự hiền dịu của một bà me, tình bằng hữu dịu ngọt giữa anh chị em, tất cả những điều này, tuy rất tốt lành và hợp pháp, nhưng nó không thể được đặt trước Chúa Kitô. Không phải bởi vì Chúa muốn chúng ta không có con tim và lòng biết ơn, mà trái lại, bởi vì điều kiện của người môn đệ đòi buộc một tương quan ưu tiên với vị thầy. Bất cử môn đệ nào, dù là giáo dân nam nữ, một linh mục, một giám mục: tương quan này phải ưu tiên. Có lẽ câu hỏi đầu tiên mà chúng ta cần đặt ra cho một kitô hữu đó là: “Mà bạn có gặp gỡ Chúa Giêsu không? Bạn có cầu Ngài không?” Tương quan. Có lẽ chúng ta hầu như có thể minh giải Sách Sáng Thế: Vì vậy con người sẽ bỏ cha mẹ mình và kết hiệp với với Chúa Giêsu Kitô, và cả hai sẽ trở thành một (x. St 2,24). Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói:

Ai để cho mình bị thu hút vào sự cột buộc của tình yêu và cuộc sống này với Chúa Giêsu, thì trở thành một người đại diện của Chúa, một “đại sứ” của Ngài, nhất là với kiểu hiện diện và sống của mình. Đến độ chính Chúa Giêsu khi sai các môn đệ ra đi truyền giáo đã nói với các ông rằng: “Ai tiếp đón các con là tiếp đón Thầy, và ai tiếp đón Thầy là tiếp đón Đấng đã sai Thầy” (Mt 10,40). Người ta phải có thể cảm nhận rằng đối với người môn đệ Đức Giêsu thực sự là “Chúa”, thực sự là trung tâm, là tất cả của cuộc sống. Không quan trọng, nếu sau này, như mọi người trần gian, họ có các hạn hẹp và cả các lỗi lầm nữa – miễn là họ khiêm tốn thừa nhận chúng – ; điều quan trọng là họ không có con tim hai mặt – và đây là điều nguy hiểm. Tôi là kitô hữu, tôi là môn đệ Chúa Giêsu, tôi là linh mục, tôi là giám mục, nhưng tôi sống hai lòng. Không , điều này không được. Người môn đệ không được sống hai lòng, nhưng phải có con tim  đơn sơ, thống nhất; không xỏ chân hai giầy, nhưng liêm chính với chính mình và với tha nhân. Sống hai mặt là không kitô. Vì thế Chúa Giêsu cầu xin Thiên Chúa Cha để các môn đệ không rơi vào tinh thần của thế tục. Hoặc bạn theo Chúa Giêsu, với tinh thần của Chúa Giêsu, hay bạn theo tinh thần thế gian.

Và ở đây kinh nghiệm linh mục dậy cho chúng ta biết một điều rất hay đẹp và rất quan trọng: đó là chính sự tiếp đón này của dân thánh  trung thành của Thiên Chúa, chính ly nước lạnh (c. 42) mà Chúa Giêsu nói đến trong Phúc Âm hôm nay, cho đi với đức tin trìu mến, giúp bạn là một linh mục tốt! Có một sự tương tác cả trong việc truyền giáo: nếu bạn bỏ tất cả  vì Chúa Giêsu, thì dân chúng nhận biết Chúa nơi bạn; nhưng đồng thời họ cũng giúp bạn trở lại với Ngài mỗi ngày, canh tân và thanh tẩy mình khỏi các giàn xếp và thắng vượt các càm dỗ. Một linh mục càng gần gữi dân Chúa bao nhiêu, thì sẽ lại càng cảm thấy mình gần Chúa Giêsu bấy nhiêu, và một linh mục càng gần Chúa Giêsu bao nhiêu, thì lại càng cảm thấy mình gần dân Chúa bấy nhiêu!

Chính Đức Trinh Nữ Maria  đã sống kinh nghiệm yêu Chúa Giêsu có nghĩa là gì, khi tự tách rời khỏi chính mẹ, bằng cách trao ban một ý nghĩa mới cho các tương quan gia đình, khởi hành từ niềm tin nơi Chúa. Với sự bầu cử hiền mẫu xin Mẹ giúp chúng ta sống như những thừa sai tự do và tươi vui của Tin Mừng.

Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.

Sau kinh Truyền Tin ĐTC đã kêu gọi hoà bình cho Venezuela. Ngài nói: ngày mùng 5 tháng 7 là lễ độc lập của nước Venezuela. Tôi bảo đảm lời cầu nguyện của tôi cho quốc gia thân yêu này, và bầy tỏ sự gần gũi của tôi với các gia đình đã mất con cái trong các cuộc xuống đường biểu tình. Tôi kêu gọi chấm dứt bạo lực và tìm ra một giải pháp hoà bình và dân chủ cho cuộc khủng hoảng. Xin Đức Bà Coromoto bầu cử cho dân nước Venezuela! Rồi ĐTC mời mọi người hiện diện cùng ngài đọc một kinh Kính Mừng cầu cho dân nước Venezuela.

Ngài cũng chào nhiều đoàn hành hương hiện diện trong đó có các tín hữu Belfast bắc Ailen, giới trẻ Schattdorf Thụy Sĩ mới lãnh nhận bí tích Thêm Sức, các tham dự viên cuộc hành hương từ Cardito tỉnh Napoli, nam Italia. ĐTC chúc mọi người một ngày Chúa Nhật an lành và xin họ đừng quên cầu nguyện cho Ngài.

Linh Tiến Khải

Đức Thánh Cha kêu gọi Mỹ La Tinh đối phó với nạn xuất cư

Đức Thánh Cha kêu gọi Mỹ La Tinh đối phó với nạn xuất cư

VATICAN. ĐTC kêu gọi các nước Mỹ châu la tinh hiệp sức với nhau để đối phó với hiện tượng xuất cư ngày càng gia tăng tại đại lục này.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 30-6-2017 dành cho 200 thành viên Hội quốc tế Italia – Mỹ la tinh, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập hội này với mục đích tương trợ giữa các nước thành viên.

Trong số các vấn đề được ĐTC đề cập đến trong bài diễn văn, ngài đặc biệt nói rằng ”Mỹ châu la tinh cần hiệp sức để đối phó với hiện tượng xuất cư; phần lớn các nguyên nhân gây nên hiện tượng này lẽ ra phải được đương đầu từ lâu, nhưng không bao giờ quá trễ. Xuất cư là điều vẫn có, nhưng trong những năm gần đây nó gia tăng chưa từng thấy. Vì nhu cầu, dân chúng bị thúc đẩy ra đi tìm những ”ốc đảo mới”, nơi mà họ có thể đạt được sự ổn định hơn và một công ăn việc làm đảm bảo cuộc sống xứng đáng hơn”.

ĐTC nhận xét rằng ”trong sự tìm kiếm ấy, nhiều người bị vi phạm các quyền của mình, nhiều trẻ em và người trẻ trở thành nạn nhân của nạn buôn người và bị bóc lột hoặc rơi vào mạng lưới của các tổ chức bất lương và bạo lực. Xuất cư cũng làm thảm trạng làm gia đình bị phân tán: con cái xa cách cha mẹ, họ xa lìa nguyên quán, và cả các chính phủ và các nước cũng chia rẽ đứng trước thực tại này. Cần có một chính sách chung, cộng tác với nhau để đối phó với hiện tượng này. Vấn đề ở đây không phải làm tìm kiếm những người có tội và tránh trách nhiệm, nhưng tất cả đều được kêu gọi làm việc có phối hợp và chung với nhau” (SD 30-6-2017)

G. Trần Đức Anh OP

ĐHY Ling: Sự khó nghèo, đau khổ và bách hại là sức mạnh của Giáo hội

ĐHY Ling: Sự khó nghèo, đau khổ và bách hại là sức mạnh của Giáo hội

Ngày 21/05 vừa qua, vào cuối buổi đọc Kinh Truyền tin, Đức Thánh cha Phanxicô đã công bố tên của 5 vị sẽ được tấn phong Hồng y  trong công nghị Hồng y diễn ra ngày 28/06. Nhiều bất ngờ và bàn tán xôn xao trên báo chí khắp nơi vì những tên tuổi mà có lẽ ít ai nghĩ đến. Trong số 5 vị được xướng danh, có một vị người Lào; đó là đức hồng y Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, giám quản tông tòa Paksé.

Ngày 16 và 17/06, khoảng 350 tín hữu Công giáo gốc Hmong, Kmhmu, Lao e Karen đã họp nhau ở Belleville, bang Illinois, Hoa kỳ, để nhắc nhớ và kỷ niệm cuộc đời của 17 vị tử đạo người Lào. Đức hồng y tân cử Louis-Marie Ling lúc đó cũng tham dự và ngài đã chia sẻ về việc ngài được chọn làm Hồng y và về đời sống của Giáo hội Công giáo tại Lào.

Đức hồng y Ling cho biết chính ngài cũng bất ngờ khi biết mình được bổ nhiệm làm hồng y và niềm vui của toàn thế giới với việc bổ nhiệm này. Về lý do ngài được bổ nhiệm, Đức hồng y Ling chia sẻ là trong cuộc viếng thăm ad limina của các giám mục Lào và gặp Đức giáo hoàng Phanxicô hôm 26/01 năm nay, Đức Phanxicô nói với các ngài: “sức mạnh của Giáo hội ở nơi các Giáo hội địa phương và cách đặc biệt, trong các Giáo hội nhỏ bé, yếu ớt và bị bách hại. Đây là xương sống của Giáo hội hoàn vũ.” Trong Thánh lễ đồng tế với các Giám mục Lào, Đức Phanxicô lại nhắc lại điều này. Đức hồng y Ling hiểu rằng sức mạnh của Giáo hội đến từ sự kiên nhẫn, kiên trung và ý muốn đón nhận thực tế của đức tin. Điều này làm cho ngài suy nghĩ rằng sự khó nghèo, đau khổ và bách hại của Giáo hội Lào là 3 cột trụ củng cố sức mạnh cho Giáo hội.

Giáo hội Công giáo Lào có khoảng 45 ngàn tín hữu, chiếm chưa đến 1% trong tổng số 6,4 triệu dân, có 20 linh mục và 98 tu sĩ trong 218 giáo xứ. Đức hồng y Ling định nghĩa Giáo hội Lào là một giáo hội thơ bé, sống lời loan báo đầu tiên, hướng đến trước hết các thổ và những người theo thuyết duy linh. Giáo hội này đã chịu bách hại và làm chứng cho đức tin của mình giữa muôn ngàn nghịch cảnh.

Sau khi đảng cộng sản Pathet Lào lên nắm quyền, các thừa sai ngoại quốc bị trục xuất và các tín hữu bị bách hại. Các linh mục và tu sĩ bị giam tù hay gửi đến các trại cải tạo. Chính Đức hồng y Ling cũng bị giam tù 3 năm vì lý do “rao truyền Chúa Kitô”. Ngài đã chấp nhận điều này thay vì sợ hãi như lúc ban đầu.

Ngày nay Lào đang mở ra với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên dù những cải cách kinh tế, Lào vẫn còn nghèo và dựa vào sự trợ giúp của nước ngoài. Chính quyền kiểm soát nghiêm nhặt về tôn giáo và truyền thông. Những khó khăn trong quan hệ giữa Giáo hội và nhà nước, như việc cấm giảng dạy về Giáo hội, có thể thấy rõ nơi các chính quyền địa phương và dân chúng. Mỗi địa phương có chính sách tự do tôn giáo khác nhau. Các linh mục có thể đi làm lễ các nơi, tại các làng có giáo xứ hay nhà thờ. Tuy nhiên, sẽ có vấn đề nếu chúng ta xây một nhà thờ. Có thể là dễ dàng ở nơi này nhưng lại khó khăn ở nơi khác.

Việc bổ nhiệm vị hồng y đầu tiên của Lào, đối với cộng đoàn địa phương, là niềm hy vọng cho sự phát triển của quan hệ giữa Vatican và chính quyền Viên chăn. Đức hồng y Ling cho biết là trong các nước Đông nam á,c hỉ có Lào chưa có quan hệ ngoại giáo với Tòa Thánh. Ngài đang cố gắng để thay đổi lối suy nghĩ của chính quyền, để thuyết phục họ rằng Giáo hội không phải là kẻ thù của chính quyền, nhưng là bạn. Nếu cả 2 phía cùng làm việc chung với nhau thì tương lai sẽ tốt hơn. (Asia News 28/06/2017)

Hồng Thủy

Ý chỉ truyền giáo tháng 7 năm 2017

Ý chỉ truyền giáo tháng 7 năm 2017

Trong tháng 7 này ĐTC Phanxicô mời gọi chúng ta hiệp ý cầu xin cho các anh chị em đã xa rời đức tin có thể tái khám phá ra sự gần gũi của Chúa thương xót và vẻ đẹp của cuộc sống kitô, nhờ lời cầu nguyện và chứng tá tin mừng của chúng ta.

Từ nhiều thập niên qua các Giáo Hội Kitô Âu châu đang trải qua một cuộc khủng hoảng đức tin trầm trọng, hay đúng hơn đang đánh mất đi niềm tin kitô của mình. Nếu trong bao thế kỷ trước đây Kitô giáo đã từng là quốc giáo, thì ngày nay Kitô giáo bị gạt bỏ dần dần khỏi cuộc sống công cộng, đến độ Hiến Pháp của Liên Hiệp Âu châu cũng không muốn nhắc đến căn cội kitô nữa. Trong khi đó các nước cựu kitô lần lượt đưa ra các đạo luật trái với luân lý kitô như cho phép tự do phá thai, giết người êm dịu, hôn nhân đồng phái vv… Số kitô hữu sống và thực hành đạo ngày càng giảm sút. Có ít tín hữu tham dự các thánh lễ Chúa Nhật và lễ trọng. Đa số chỉ là người già, còn người lớn, giới trẻ và trẻ em hầu như hoàn toàn vắng bóng. Cách đây 40 năm các quốc gia Âu châu cựu kitô đã bị tục hóa rất mạnh mẽ. Tiến trình tục hoá đã giảm bớt nhưng tình hình không đảo ngược. Chỉ cần nhìn vào con số các vụ thành hôn trong nhà thờ, số trẻ em được rửa tội, số người tuyên bố mình tin vào Thiên Chúa và nhất là số người đi tham dự thánh lễ thì đủ nhận ra  hậu quả tiêu cực của cuộc khủng hoảng này.

Italia, Ba Lan, Ailen, đảo Malta và Slovacchia có tới hơn 30% kitô tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Hy Lạp, đảo Malta, đảo Chypre và Slovenia có từ 15 tới 30 % tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Trong khi Anh, Bỉ, Tchèques, Hungaria, Lituania, Slovenia, Hoà Lan có từ 10 tới 15% tín hữu tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Tại các nước Pháp, Luxembourg, Đức, Thụy Điển, Phần Lan, Estonia, Latvia, Đan Mạch có duới 10% tín hữu tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Nói chung các nước cựu cộng sản Đông Âu tuy phải sống dưới chế độ vô thần trong nhiều thập niên nhưng số kitô hữu thực hành đạo đôi khi vẫn cao hơn các nước Tây Âu bị tục hóa và các nước Bắc Âu.

Nói chung chỉ có 22% tín hữu thường xuyên tham dự thánh lễ một hay nhiều lần mỗi tuần. Trong khi có 10,5% tham dự mỗi tháng một lần; 36,2% chỉ tham dự các ngày lễ trọng, hay mỗi năm một lần; và 31,3% không thực hành đạo. Liên quan tơi việc cầu nguyện có 37,3% cầu nguyện hằng ngày hay nhiều lần trong tuần; 6,3% cầu nguyện mỗi tuần một lần; 24,7% không thường xuyên; 29,3% không cầu nguyện bao giờ và 2,4% không trả lời.

Cũng có kitô hữu chỉ vào nhà thờ có 3 lần trong đời: khi được rửa tội, khi thành lập gia đình và khi chết. Hai lần do người  khác đem vào nhà thờ, một lần tự ý, nhưng thường khi là vì  vợ hay vì chồng. Tính tỷ lệ trung bình cứ ba cặp lấy nhau thì có một cặp ly dị hay ly thân. Và số  người trẻ kitô không làm đám cưới trong nhà thờ ngày càng nhiều.

Tại các quốc gia nói tiếng Đức, có hiện  tượng kitô hữu rời bỏ Giáo Hội để khỏi phải đóng thuế tôn giáo theo luật quốc gia, khiến cho hàng chục ngàn người làm đơn xin ra khỏi Giáo Hội.

Trong các đại lục khác,  hiện tượng tục hoá và kiểu sống duy vật vô thần thực tiễn tuy không mạnh bằng các nước tây âu, nhưng cũng bắt đầu ảnh hưởng trên cuộc sống của nhiều người, nhất là giới trẻ. Bên châu Mỹ Latinh hiện tượng tín hữu công giáo rời bỏ Giáo Hội để gia nhập các giáo phái tin lành khiến cho các HĐGM âu lo. Có hàng trăm ngàn tín hữu xa rời Giáo Hội để theo các giáo phái kitô khác, và họ được các giáo phái tiếp đón rất niềm nở và trợ giúp tận tình, cả trên bình diện vật chất.

Sự kiện này bắt buộc Giáo Hội công giáo đặt lại vấn đề liên quan tới cung cách dậy giáo lý, giáo dục đức tin cũng như các hoạt động mục vụ khác của mình, trong đó có mục vụ hôn nhân, gia đình và giới trẻ. Làm thế nào để giúp tín hữu hiểu biết giáo lý sâu rộng, xác tín và sống đạo trưởng thành hơn? Đâu là thứ ngôn ngữ thích hợp trong một xã hội thay đổi nhanh chóng như xã hội công nghệ điện tử ngày nay? Song song là các kỹ thuật và phương pháp mới trong việc rao giảng Tin Mừng, các sáng kiến mới mẻ trong nghệ thuật truyền thông sứ điệp tin mừng cho con người thời đại. Tất cả đều liên quan tới việc rao truyền Chúa Giêsu Kitô cho con người thời nay. Nhưng mọi phương pháp và kỹ thuật dù có tân tiến tới đâu cũng không thể thay thế chứng tá sống động cụ thể của từng kitô hữu trong cung cách hành xử thường ngày, mỗi người trong cương vị, nhiệm vụ và môi trường sống của mình. Không thể rao giảng Chúa Kitô yêu thương, từ bi thương xót quảng đại thứ tha và tiếp đón, nếu kitô sống ngược lại những giá trị ấy. Ngoài ra cần có lời cầu nguyện chân thành tha thiết đi kèm mọi tư tưởng lời nói và hành động của kitô hữu nữa.

Chính vì thế trong tháng 7 tới đây hiệp ý với ĐTC và tín hữu công giáo toàn thế giới, chúng ta hãy hiệp ý cầu xin cho các anh chị em đã xa rời đức tin có thể tái khám phá ra sự gần gũi của Chúa thương xót và vẻ đẹp của cuộc sống kitô, nhờ lời cầu nguyện và chứng tá tin mừng của chúng ta.

Linh Tiến Khải

Bài giảng của Đức Thánh Cha lễ làm phép Pallium: 29-6-2017

Bài giảng của Đức Thánh Cha lễ làm phép Pallium: 29-6-2017

Đức Thánh Cha nói:

”Phụng vụ hôm nay cống hiến cho chúng ta 3 lời thiết yếu đối với đời sống của vị Tông Đồ: tuyên xưng, bách hại, cầu nguyện.

1. Tuyên xưng là lời của thánh Phêrô trong Tin Mừng, khi câu hỏi của Chúa từ tổng quát trở nên đặc thù. Thực vậy, trước hết Chúa Giêsu hỏi: ”Dân chúng nói Con Người là ai?” (Mt 16,13). Từ sự ”thăm dò” đó từ nhiều phía người ta thấy dân chúng coi Chúa Giêsu là một vị ngôn sứ. Bấy giờ Thầy mới hỏi các môn đệ câu hỏi thực là quyết định: ”Nhưng các con, các con nói Thầy là ai?” (v.15). Bấy giờ một mình Phêrô nói: ”Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (v.16). Đó là một sự tuyên xưng nhìn nhận Chúa Giêsu là Đức Messia đang được mong đợi, Thiên Chúa hằng sống, là Chúa tể của chính đời sống của ông”.

Câu hỏi sinh tử này ngày nay Chúa Giêsu cũng gửi đến chúng ta, tất cả chúng ta, đặc biệt là các vị Mục Tử. Đó là câu hỏi quyết định, và những câu trả lời qua đường không có giá trị trước câu hỏi đó, vì có liên hệ tới chính cuộc sống: và câu hỏi về cuộc sống này đòi phải có câu trả lời bằng chính cuộc sống. Lý do vì nếu chỉ biết các tín điều đức tin thì chẳng hữu ích bao nhiêu nếu ta không tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa bằng chính cuộc sống của mình. Ngày hôm nay Chúa nhìn tận mắt chúng ta và hỏi: ”Thầy là ai đối với con?”, như thể Ngài nói: ”Thầy có là Chúa tể đời sống của con, là hướng đi của tâm hồncon, là lý do hy vọng, là niềm tín thác không lay chuyển của con hay không?”.

Với thánh Phêrô và cả chúng ta, ngày hôm nay chúng ta hãy canh tân sự chọn lựa cuộc sống của chúng ta như môn đệ và tông đồ; chúng ta tiến từ câu hỏi thứ I sáng câu hỏi thứ hai của Chúa Giêsu, để trở thành những người của Chúa không những bằng lời nói, nhưng còn bằng việc làm và cuộc sống.

”Chúng ta hãy tự hỏi xem chúng ta có phải là những Kitô hữu ”phòng trà”, nói chuyện tầm phào về những sự việc diễn tiến thế nào trong Giáo Hội và thế giới, hoặc chúng ta là những tông đồ đang tiến bước, tuyên xưng Chúa Giêsu bằng cuộc sống vì chúng ta có ngài ở trong tâm hồn. Ai tuyên xưng Chúa Giêsu thì biết rằng mình không phải chỉ buộc phải cho ý kiến, nhưng còn hiến mạng sống, họ biết rằng mình không thể tin một cách nguội lạnh, nhưng được kêu gọi nồng cháy vì tình yêu; biết rằng trong cuộc sống mình không thể trôi nổi hoặc an tọa trong thoải mái, nhưng phải liều ra khơi, mỗi ngày tái lao mình trong sự hiến thân. Ai tuyên xưng Chúa Giêsu thì làm như thánh Phêrô và Phaolô: theo Chúa cho đến cùng; không phải đến một điểm nào đó, nhưng là cho đến tận cùng, và theo Chúa trên con đường của Ngài, chứ không theo những con đường của chúng ta. Con đường của Chúa là con đường đời sống mới, vui mừng và phục sinh, con đường cũng tiến qua thập giá và bách hại.

2. Bước qua lời thứ hai là những bách hại. ĐTC nói: Không những thánh Phêrô và Phaolô đã đổ máu vì Chúa Kitô, nhưng toàn thể cộng đoàn nguyên thủy cũng bị bách hại, như sách Tông đồ công vụ nhắc nhở chúng ta (Xc 12,1). Cả ngày nay, tại nhiều nơi trên thế giới, nhiều khi trong bầu không khí thinh lặng, đôi khi trong thinh lặng đồng lõa, bao nhiêu tín hữu Kitô bị gạt ra ngoài lề, bị vu khống, kỳ thị, bị bạo lực nhiều khi bị giết chết, nhiều khi không có sự dấn thân của những người có nhiệm vụ bảo vệ những quyền thánh thiêng của họ.

”Nhưng nhất là tôi muốn nhấn mạnh điều mà thánh Phaolô Tông Đồ quả quyết trước khi ”đổ máu làm hy lễ” (2 Tm 4,6) như Ngài đã viết. Đối với Thánh Nhân, sống là Chúa Kitô (Xc Pl 1,21) và Chúa Kitô chịu đóng đanh (Xc 1 Cr 2,1), Đấng đã hiến mạng sống vì Người (Xc Gl 2,20). Thế là, trong tư cách là môn đệ trung tín, thánh Phaolô đã theo Thầy bằng cách hiến mạng sống mình. Không có thập giá thì không có Chúa Kitô, nhưng không có thập giá thì cũng chẳng có Kitô hữu. Thực vậy, ”đặc điểm của nhân đức Kitô là không phải chỉ làm điều thiện, nhưng cũng còn là biết chịu đựng những bất hạnh” (Agostino, Disc. 46,13), như Chúa Giêsu. Chịu đựng bất hạnh không những là kiên nhẫn và bước đi trong thái độ cam chịu; chịu đựng là noi gương Chúa Giêsu: là mang gánh nặng, mang gánh ấy trên vai vì Chúa và vì tha nhân. Là chấp nhận thập giá, tiến bước trong tín thác vì chúng ta không lẻ loi: Chúa chịu đóng đanh và sống lại ở với chúng ta. Và như thế, với thánh Phaolo chúng ta có thể nói rằng ”trong mọi sự chúng ta đã chịu đau khổ, nhưng không bị đè bẹp, bị đảo lộn nhưng không thất vọng; bị bách hại nhưng không bị bỏ rơi” (2 Cr 4,8-9).

”Chịu đựng là biết chiến thắng với Chúa Giêsu theo cách thức của Ngài, chứ không phải theo cách thế của thế gian. Vì thế, Thánh Phaolo, như chúng ta đã nghe, coi mình là người chiến thắng sắp được lãnh triều thiên (Xc 2 Tm 4,8) và Ngài viết: ”Tôi đã chiến đấu một trận chiến cam go, tôi đã kết thúc cuộc chạy, tôi đã bảo tồn đức tin” (v.7). Cách cư xử duy nhất trong cuộc chiến cam go của thánh nhân là sống cho, không phải cho mình, nhưng cho Chúa Giêsu và tha nhân. Ngài đã sống bằng cách chạy, nghĩa là không tránh mệt mỏi, nhưng xả thân. Nói mình đã bảo tồn: không phải sức khỏe, nhưng bảo tồn đức tin, nghĩa là tuyên xưng Chúa Kitô. Vì yêu Chúa, Ngài đã chịu những thử thách, tủi nhục và đau khổ, những điều ngài không bao giờ tìm kiếm, nhưng chấp nhận. Và như thế, trong mầu nhiệm khổ đau dâng hiến vì tình yêu, trong mầu nhiệm mà bao nhiêu anh chị em bị bách hại, nghèo khổ và bệnh tật đang thể hiện ngày nay, sức mạnh cứu độ của Thập Giá Chúa Kitô chiếu tỏ rạng ngời.

3. Lời thứ ba là cầu nguyện. Đời sống của tông đồ trào dâng từ sự tuyên xưng và biểu lộ trong sự dâng hiến, diễn ra mỗi ngày trong kinh nguyện. Kinh nguyện là nước không thể thiếu được, nuôi dưỡng hy vọng và làm tăng trưởng lòng tín thác. Kinh nguyện làm cho chúng ta cảm thấy được yêu mến và giúp chúng ta yêu mến. Kinh nguyện làm cho chúng ta tiến bước trong những lúc tối tăm, vì thắp lên ánh sáng của Thiên Chúa. Trong Giáo Hội kinh nguyện nâng đỡ tất cả chúng ta và làm cho chúng ta vượt thắng những thử thách. Chúng ta còn thấy điều đó trong bài đọc thứ I: ”Trong khi Phêrô bị cầm tù, Giáo Hội không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện cho thánh nhân' (Cv 12,5). Một Giáo Hội cầu nguyện thì được Chúa giữ gìn và tiến bước trong sự đồng hành của Chúa. Cầu nguyện là phó thách cho Chúa con đường để Ngài chăm sóc. Kinh nguyện là sức mạnh liên kết và nâng đỡ chúng ta, là liều thuốc chống lại sự lẻ loi và tự mãn dẫn tới cái chết tinh thần. Vì Thánh Thần sự sống không thổi nếu ta không cầu nguyện và không có cầu nguyện những nhà tù nội tâm cầm tù chúng ta sẽ không được mở ra.

Trong phần kết của bài giảng, ĐTC nói:

”Xin các thánh Tông Đồ cầu cho chúng ta được một con tim như các vị, vất vả và an bình nhờ kinh nguyện: vất vả vì cầu xin, gõ cửa và chuyển cầu, chịu trách nhiệm về bao nhiêu người và những hoàn cảnh cần ủy thác; nhưng đồng thời được an bình, vì Thánh Thần mang lại sự an ủi và can cảm khi ta cầu nguyện. Thật là điều cấp thiết phải có những bậc thầy cầu nguyện trong Giáo Hội,nhưng trước tiên là những người nam nữ cầu nguyện, sống kinh nguyện!

”Chúa can thiệp khi chúng ta cầu nguyện, Chúa là Đấng trung tín với tình yêu mà chúng ta tuyên xưng với ngài và ở cạnh chúng ta trong những thử thách. Chúa đã đồng hành trên những nẻo đường của các Tông Đồ và ngài cũng sẽ đồng hành với anh em, các Hồng Y thân mến, tụ họp nơi đây trong tình bách ái của các Tông Đồ đã tuyên xưng đức tin bằng máu. Chúa cũng sẽ gần gũi anh em là những vị TGM, sau khi nhận giây Pallium, anh em sẽ được củng cố sống cho đoàn chiên, noi gương vị Mục Tử nhân lành, Đấng nâng đỡ anh em, vác anh em trên vai. Chúa cũng nồng nhiệt mong ước được thất đoàn chiên của Ngài được hiệp nhất, xin Chúa chúc lành và gìn giữ cả Phái đoàn của Tòa Thượng Phụ chung, và người anh em yêu quí của tôi là Bartolomeo, Người đã gửi phái đoàn đến đây trong dấu chỉ hiệp nhất tông đồ”.

G. Trần Đức Anh OP dịch

Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ làm phép dây Pallium

Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ làm phép dây Pallium

VATICAN. Sáng ngày 29-6-2017, ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trọng thể mừng kính thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, và làm phép các dây Pallium cho 36 vị TGM chính tòa, trong đó có Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, TGM giáo phận Huế.

 36 vị TGM thuộc 27 quốc gia, trong đó đông nhất là 4 vị người Brazil, 3 vị người Mỹ, 2 vị người Ba Lan và Philippines. Từ Á châu, ngoài Đức TGM Nguyễn Chí Linh, còn có 2 vị Philippines như vừa nói, và từ Ấn Độ, Bangladesh, Ấn độ, Malaysia. Có 4 vị TGM không đến được và xin nhận dây Pallium tại giáo phận thuộc quyền, do vị Đại diện Tòa Thánh trao.

 Dây Pallium là một dây làm bằng lông chiên màu trắng, bề ngang chừng 5 centimét, có 6 hình thánh giá kết bằng tơ màu đen, được đeo ở cổ, có 2 giải ngắn một ở phía trước ngực và một ở phía sau lưng. Dây này biểu tượng quyền của vị TGM đứng đầu giáo tỉnh và tượng trưng tình hiệp thông với Đấng kế vị thánh Phêrô.

 Lúc 9 giờ 20, ĐTC đã cùng với Đức TGM Job trưởng phái đoàn của tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople xuống tầng hầm dưới bàn thờ chính của Đền thờ Thánh Phêrô mặc niệm trước mộ thánh nhân, rồi tiến đến trước pho tượng thánh nhân trong Đền thờ, với phẩm phục Giáo Hoàng, để cầu nguyện, trước khi tiến ra bên ngoài, nơi bàn thờ trên thềm của Đền thờ.

 Đồng tế thánh lễ có 105 HY, trong đó có 5 vị vừa được ĐTC phong trong công nghị chiều ngày hôm trước 28-6, hơn 230 GM và 700 Linh mục tất cả đều trong phẩm phục màu đỏ, cùng với 15 ngàn tín hữu, trong đó có 8 người thuộc phái đoàn Đức TGM Huế, gồm 2 LM thuộc giáo phận Thanh Hóa, và 2 vị khác thuộc tổng giáo phận Huế và một vài giáo dân.

 Ở chỗ danh dự gần bàn thờ chính có phái đoàn Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople do Đức TGM Job, thuộc giáo phận Telmessos, làm trưởng đoàn có 2 LM tháp tùng, cạnh đó là ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, và hai chức sắc cấp cao của Hội đồng này.

 Phần thánh ca, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, còn ca đoàn Tin Lành Luther từ Munich bên Đức, Ca đoàn Nhà Thờ Thánh Gioan Thánh Sử, và ca đoàn ”Mẹ Giáo Hội” ở Roma.

 Thay đổi thể thức

 Trước đây, các vị tân TGM chính tòa vẫn về Roma để nhận dây Pallium từ ĐTC trong thánh lễ ngài cử hành ngày 29-6, lễ kính thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, trừ trường hợp ngoại lệ, giây này được vị Đại Diện Tòa Thánh trao trong một buổi lễ tại Giáo Hội địa phương.

 Nhưng từ đầu năm 2015 trở đi, do quyết định của ĐTC Phanxicô, dây Pallium được trao cho vị Tổng Giám Mục đứng đầu giáo tỉnh trong một buổi lễ tại giáo phận thuộc quyền tại vì tại Roma. Sự thay đổi này nhắm làm nổi bật hơn quan hệ giữa vị tân TGM chính tòa với Giáo Hội địa phương của các vị, và để tạo cơ hội cho nhiều tín hữu được hiện diện tại nghi thức rất ý nghĩa đối với họ, và nhất là là cho các Giám Mục thuộc hạt – trong cùng một giáo tỉnh -, để tham dự lễ trao dây Pallium. Theo chiều hướng đó, ý nghĩa buổi lễ ngày 29-6 vẫn được giữ nguyên, tức là nhấn mạnh mối giây hiệp thông và cũng là sự hiệp thông theo phẩm trật giữa ĐTC và các vị tân TGM chính tòa, và đồng thời, qua sự trao giây này ở địa phương, có thêm mối liên hệ với Giáo hội địa phương”.

 Theo quyết định mới, dây Pallium vẫn được ĐTC làm phép trong ngày 29-6 tại Đền thờ Thánh Phêrô, trong thánh lễ đồng tế với các vị tân Tổng Giám Mục chính tòa, như thói quen từ trước đến nay, nhưng ĐTC chỉ trao giây này cho các vị theo thể thức riêng và đơn sơ. Sau đó, tại giáo phận thuộc quyền, lễ nghi trao giây Pallium sẽ được tổ chức trong một lễ nghi trọng thể, trong đó vị Đại diện Tòa Thánh, được ĐTC ủy quyền, trao cho vị tân TGM chính tòa trước sự hiện diện của các GM trong cùng giáo tỉnh và các tín hữu.

 Đầu thánh lễ, sau lời chào phụng vụ của ĐTC, ĐHY Renato Martino, trưởng đẳng phó tế, đã thưa với ngài là các vị TGM chính tòa, ”với lòng kính mến trung thành và vâng phục đối với ĐTC và Tòa Thánh, khiêm tốn xin ĐTC ban cho các vị dây Pallium, được lấy từ bàn thờ tuyên xưng đức tin của Thánh Phêrô, như dấu chỉ quyền bính của vị TGM đứng đầu giáo tỉnh, trong niềm hiệp thông với Giáo Hội Roma, được thiết định hợp pháp trong giáo phận của các vị.”

  Rồi ĐHY mời các vị TGM cùng đọc công thức tuyên thệ tuyên thệ luôn trung thành và vâng phục Thánh Phêrô Tông Đồ, Tòa Thánh, Giáo Hội, ĐTC và các Đấng Kế vị hợp pháp.

 ĐTC đọc công thức làm phép các dây Pallium, xin Thiên Chúa là Đấng đã đặt Con của Ngài làm Mục Tử nhân lành chăn dắt Giáo hội là đoàn chiên của Chúa đổ tràn đầy ơn lành trên các dây Pallium và trên các tân TGM, nhờ ơn Chúa, sẽ đeo dây này, để được nhìn nhận như những Mục Tử đoàn chiên Chúa, và biểu lộ trong cuộc sống của mình thực tại ý nghĩa của dây nay. Xin cho các vị Mục Tử này nhận lấy ách Tin Mừng đặt trên vai mình và ách ấy trở nên dịu dàng để các vị đi trước người khác trong việc sống các giới răn của Chúa, nêu gương trung thành kiên trì, cho đến khi đáng được đưa vào đồng cỏ vĩnh cửu trong nước Chúa.

 Thánh lễ tiếp tục với kinh Vinh Danh và lời Tổng Nguyện, và phần phụng vụ Lời Chúa.

 Trong bài giảng thánh lễ, dựa vào các bài đọc, ĐTC quảng diễn 3 nhiệm vụ của các vị chủ chăn và Kitô hữu là tuyên xưng Chúa Kitô, chịu đựng đau khổ bách hại và cầu nguyện (xem bài riêng).

 Trong phần lời nguyện giáo dân, các ý nguyện đã được xướng lên bằng các thứ tiếng Pháp, tiếng Hoa, Bồ đào nha, Thụy Điển và tiếng Ý, lần lượt cầu nguyện cho Giáo Hội, cho tân TGM nhận dây Pallium, cho các nhà lập pháp và chính quyền, cho các người loan báo Tin Mừng và các thừa sai, cho các dân tộc đang chịu chiến tranh, và sau cùng cho những người sầu khổ.

 Thánh lễ kết thúc với bài ca: ”Chúng con chạy đến nương náu nơi sự bảo trợ của Mẹ Thiên Chúa”

 Sau đó, ngài về dinh tông tòa và lúc 12 giờ trưa, ngài xuất hiện tại cửa sổ lầu 3 để chủ sự buổi đọc kinh truyền tin chung với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô.

 G. Trần Đức Anh OP