Một nhà thờ Tin Lành tại Nam Hàn để tang cho nạn nhân bị đánh bomb tại Ai Cập

Một nhà thờ Tin Lành tại Nam Hàn để tang cho nạn nhân bị đánh bomb tại Ai Cập

People and security officials walk and look as smoke rises from a tourist bus in the Red Sea resort town of Taba in the south SinaiXe bus bị đánh bomb – Courtesy picture Reuters

SEOUL , Nam Hàn (AP) – Một vụ đánh bom đã giết chết ba người Hàn Quốc và một tài xế người Ai Cập trên bán đảo Sinai nhắm mục tiêu một chiếc xe buýt chở các tín hữu Tin Lành Hàn Quốc, những người này đã dành dụm nhiều năm để viếng thăm thánh địa nhằm kỷ niệm 60 năm nhà thờ của họ, các nhà thẩm quyền cho biết hôm thứ Hai.

Xe buýt chở 33 người Hàn Quốc, một hướng dẫn viên người Ai Cập và một tài xế Ai Cập, đây lời cho biết của một nữ nhân viên làm việc trong văn phòng báo chí Bộ Ngoại giao Hàn Quốc (nữ nhân viên này được  giấu tên vì các quy tắc văn phòng không cho phép tiết lộ). Một thành viên nhà thờ, hai hướng dẫn viên Hàn Quốc và người lái xe Ai Cập thiệt mạng và 14 người hành hương bị thương. Xe buýt chở 31 tín hữu Tin Lành Presbyterian Jincheon Jungang, nằm ở phía nam của Seoul, dự định đi từ Ai Cập vào Israel , Choe Gyu- seob, theo một cha phó tại nhà thờ , nói với các phóng viên. Ông cho biết nhà thờ đã tiết kiệm tiền trong một thời gian dài để kỷ niệm 60 năm ngày thành lập với một chuyến đi hành hương thăm viếng Thánh địa. Theo chương trình hành hương, các khách du lịch đã rời Hàn Quốc từ thứ hai tuần trước và đã đến thăm các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Israel trong 12 ngày.

" Mẹ tôi là một con chiên ngoan đạo ", con gái của thành viên nhà thờ đã chết, tên Yoon , được dẫn lời hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc . "Tôi không biết làm thế nào một điều như vậy có thể xảy ra . Tôi không biết làm thế nào để phản ứng với điều này . "

Thành viên nhà thờ khác đã khóc khi họ ngồi trong một chiếc xe ở phía trước của nhà thờ vào thứ hai.
"Chúng tôi không bao giờ tưởng tượng một điều như vậy có thể xảy ra . Chúng tôi đang bị sốc và đau khổ, " một giáo dân nam ở tuổi ngũ tuần của ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn điện thoại với hãng thông tấn AP. Các giáo dân từ chối cho biết tên, nói rằng giáo hội Tin Lành đã nói với khoảng 800 tín hữu của họ không được nói chuyện với giới truyền thông về vụ tấn công này.

Vào ngày Chúa nhật, xe buýt đã đi đến một tu viện xưa ở Sinai và đã gần về để vào Israel từ thị trấn biên giới Taba , theo lời các quan chức an ninh Ai Cập cho biết.

Chưa có ai nhận trách nhiệm về vụ nổ, mà điểm nổi bật của cuộc tấn công nhiều người đổ lỗi cho nhóm chiến binh al- Qaida đã được chiến đấu với lực lượng chính phủ ở phía bắc Sinai trong nhiều năm .

Gần 30 phần trăm của người Hàn Quốc là Tin Lành và Công Giáo, và nhiều hoạt động tích cực trong công cuộc truyền giáo ở nước ngoài , với hơn 25,000 nhà truyền giáo phái đến 169 quốc gia, theo báo cáo năm 2013 của Hiệp hội Đoàn Hàn Quốc Thế giới .

Công việc truyền giáo đã bị chỉ trích mạnh trong năm 2007 khi một nhóm 23 Kitô hữu của Hàn Quốc bị bắt làm con tin của Taliban ở Afghanistan và hai người nam đã bị giết trong cuộc bắt giữ, trong khi các người khác được thả. Nhà thờ đã gửi giáo dân của mình tới Afghanistan đã khẳng định rằng chuyến đi đó chỉ là cung cấp viện trợ nhân đạo và không thực hiện công việc truyền giáo.

Vụ đánh bom hôm Chủ Nhật là vụ tấn công giết hại khách hành hương trong khu vực phía Nam Sinai kể từ tháng 6 năm 2004 đã giết chết khoảng 120 người.

Nguồn AP

Thái Trọng

Chuẩn y án phong thánh tử đạo

Chuẩn y án phong thánh tử đạo

124 vị tử đạo Hàn Quốc chuẩn bị được tôn phong

Korea Martyrs 1925

Đức Giáo Hoàng đã chuẩn y án phong thánh cho hơn một trăm giáo dân Công giáo bị bách hại vì đức tin, cùng với một giám mục, một nữ tu và hai linh mục.

Sắc lệnh ngày 7-2, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho phép Thánh Bộ Phong Thánh ban hành án phong thánh cho các tín hữu Công giáo này theo tiến trình phong thánh.

Giáo dân Phaolo Yun Ji-chung, cùng với 123 vị khác sống tại Hàn Quốc từ khoảng năm 1791 và 1888, được công nhận tử vì đạo vì không từ bỏ đức tin Công giáo. Yun Ji-chung xuất thân từ một gia đình quý tộc và theo đạo Công giáo khi 28 tuổi, và sau đó anh đã giúp mẹ và anh em trong gia đình cùng theo đạo.

Vào năm 1790, ba năm sau ngày rửa tội, Đức Giám mục của Yun Ji-chung công bố cấm các nghi lễ thờ cúng. Một năm sau đó, người thanh niên trẻ này gánh lấy cơn thịnh nộ của nhà chức trách khi anh từ chối các nghi lễ Khổng giáo trong đám tang mẹ của mình, và nhấn mạnh tính bất hợp lý của nghi lễ đó.

Sau khi kiên định gìn giữ đức tin, anh bị chặt đầu vào ngày 8-12-1791 lúc 32 tuổi.

Một vị tử đạo khác, cha Francesco Zirano, dòng Phanxicô, được biết đến với danh hiệu “tôi tớ Thiên Chúa”. Cha bị giết chết một cách dã man là lột da sống vào năm 1603 tại Algiers.

Vị linh mục này đã đến Algiers nhằm cứu người anh em họ bị cướp biển bắt làm nô lệ, nhưng ngài đã bị bỏ tù và đánh đập ngay khi vừa đến.

Do một sự nhầm lẫn, vị linh mục bị kết án tử hình. Ngài không chịu từ bỏ đức tin và trải qua những ngày cuối cùng khích lệ các Kitô hữu khác trong nhà tù. Cha Zirano bị hành quyết ngày 25-01-1603.

Sắc lệnh hôm thứ Sáu cũng tôn phong “nhân đức anh hùng” của ba người khác đã chết trong thế kỷ qua: Jesus Maria Echavarría y Aguirre, Giám Mục Saltillo, Mexico, đấng sáng lập Dòng Nữ Tử Giáo Lý Viên Guadalupe, qua đời năm 1954; Cha Faustino Ghilardi, dòng Anh Em Hèn Mọn, qua đời năm 1937; và Sơ Maria Rico, hội dòng Nữ Tu Tình Yêu Thiên Chúa, qua đời năm 1956.

Nguồn: Catholic News Agency

UCANEWS VN

Angelus: Đức Giêsu Đến Để Kiện Toàn Lề Luật

Angelus: Đức Giêsu Đến Để Kiện Toàn Lề Luật

VATICAN. Trưa Chúa Nhật, 16 tháng 2, hàng chục ngàn tín hữu hành hương từ khắp nơi trên thế giới đã tề tựu về quảng trường Thánh Phêrô, Vatican để nghe lời giáo huấn của Đức Thánh Cha, đọc Kinh Truyền Tin và nhận phép lành từ ngài.

Trong bài chia sẻ, Đức Thánh cha đã dựa vào nội dung đoạn Tin Mừng Mt 5,17-37, để triển khai những giáo huấn của Giêsu liên quan đến luật mới và luật cũ. Trước hết, ngài tóm tắt ý tưởng chính của đoạn Tin Mừng. Ngài nói:

“Bài Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay nằm trong của cái gọi là "Bài Giảng Trên Núi", bài giảng lớn đầu tiên của Đức Giêsu… Ngài nói rằng: "Các con đng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Lề Luật hay Lời các Ngôn Sứ; Thầy không đến để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn" (Mt 5,17). Vì thế, Đức Giêsu không muốn xóa bỏ các giới răn mà Thiên Chúa đã ban qua Môsê, nhưng là mun mang nó đến sự kiện toàn. Và ngay sau đó, Ngài thêm rằng "sự kiện toàn Lề Luật" này đòi hỏi một sự công chính trỗi vượt hơn, một sự tuân thủ chân thực hơn. Ngài nói vi các môn đệ rằng:" Nếu các con không công chính hơn các lut sĩ và kinh sư, các con sẽ chẳng thể vào đưc Nước Trời" (Mt 5,20)

Sau đó, Đức Thánh Cha giải thích:

Nhưng sự "kiện toàn Lề Luật" này có nghĩa là gì? Và sự công chính trỗi vưt hơn bao hàm điều gì? Chính Đc Giêsu đã trả lời chúng ta bằng một vài ví dụ, khi so sánh luật cũ với luật mới của Ngài. Đức Giêsu rất thực tế, Ngài luôn giải thích bằng những ví dụ đ người ta có thể hiểu được. Bắt đầu từ điu răn th 5 trong Mưi Điu Răn: "Anh em đã nghe luật ngưi xưa dạy rằng: Chớ giết người;… còn Thầy, Thầy bảo thật anh em: hễ ai giận ghét anh em mình, ngưi đó đáng b đưa ra xét xử rồi" (cc 21-22). Về điu này, Đức Giêsu nhắc nhớ chúng ta rằng lời nói cũng có thể giết người! Vì thế, chưa cn nói đến việc xâm phạm mạng sống người thân cận, việc trút lên họ sự căm phẫn và những lời hàm oan cũng đã phạm tội rồi.”

Đức Thánh Cha dừng lại đôi chút, và chia sẻ với mọi người về những điều xấu xa do chuyện ngồi lê đôi mách mang lại. Sau đó, ngài chia sẻ tiếp:

Đc Giêsu đề xuất với những ai theo Ngài về một tình yêu hoàn hảo: một tình yêu mà thưc đo duy nhất là chẳng có thưc đo, là đi xa vượt trên sự tính toán. Tình yêu dành cho người thân cận là một thái độ sâu sắc đến đ Đc Giêsu đã đến để xác nhận rằng tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa không thể nào chân thành nếu chúng ta không muốn có sự hòa bình với người anh em: "Vì thế, nếu các con đang dâng của lễ trên bàn thờ mà chợt nhớ là đang có điều bất hòa với người anh em, thì hãy để của lễ lại đó, đi làm hòa với ngưi anh em trưc đã" (cc. 23-24). Thế nên, chúng ta được mời gọi để làm hòa với anh chị em của chúng ta trước khi biểu lộ lòng sùng kính của chúng ta với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện.”

Từ những gì đã chia sẻ ở trên, Đức Thánh Cha đi đến chiều sâu cốt lõi của việc tuân giữ lề luật của Chúa. Ngài nhấn mạnh, điều hệ trọng không phải là những gì ta thể hiện bên ngoài, nhưng là ý hướng thâm thúy bên trong, vì đó là nơi sẽ quyết định những gì ta làm là tốt hay xấu. Ngài chia sẻ:

“Từ những điều vừa nói, chúng ta thấy rằng Đức Giêsu không coi trọng chỉ đơn thuần những việc tuân thủ quy luật hay những hành vi bên ngoài. Ngài đi đến tận cội rễ của Luật, chú ý trước hết đến ý hướng và con tim của con ngưi, nơi phát sinh những hành vi tốt hay xấu của chúng ta. Đ có được lối hành xử tốt đẹp và chân thực, những quy định của lề luật thôi thì chưa đ, nhưng cn động lực bên trong, diễn tả một sự khôn ngoan ẩn tàng, sự khôn ngoan của Thiên Chúa mà chỉ có thể nhận được nhờ Thánh Thần. Về phía chúng ta, nhờ đc tin nơi Đức Kitô, chúng ta có thể mở lòng mình ra để Chúa Thánh Thần hoạt động, Ngài có thể giúp chúng ta sống tình yêu của Thiên Chúa.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha đi đến kết luận là mọi giới răn đều quy về một giới răn quan trọng nhất là mến Chúa yêu người. Ngài nói:

ới ánh sáng những lời giáo huấn của Đức Kitô, mỗi điều luật đều cho thấy ý nghĩa trọn vẹn của nó như là đòi hỏi của tình yêu và tất cả nối kết với nhau trong một giới răn cao cả nhất: yêu mến Thiên Chúa với trọn con tim và yêu mến người thân cận như chính mình.”

Như thường lệ, sau kinh truyền tin, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến tất cả các khách hành hương, các hội đoàn, nhóm đang hiện diện ở quảng trường thánh Phêrô.

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

Biến cố Đức Thánh Cha Biển Đức XVI từ nhiệm giáo hoàng và cuộc sống hiện nay của ngài trong nội thành Vatican

Biến cố Đức Thánh Cha Biển Đức XVI từ nhiệm giáo hoàng và cuộc sống hiện nay của ngài trong nội thành Vatican

Phỏng vấn Linh Mục Federico Lombardi Giám đốc Phòng báo chí kiêm Phát ngôn viên của Tòa Thánh

Cách đây đúng một năm ngày 11 tháng 2 năm 2013 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã loan báo cho các Hồng Y biết ngài từ nhiệm giáo hoàng, trong mật nghị thường với 40 Hồng Y tham dự về việc tôn phong hiển thánh cho 813 chân phước. Tin này đã được tiếp nhận với sự kinh ngạc lớn trên toàn thế giới chứ không phải chỉ trong Giáo Hội. Hầu như không ai được chuẩn bị trước một quyết định có tầm quan trọng như thế. Báo chí toàn thế giới đều đưa các hàng tít lớn: ”Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI từ chức”. Và trong các bài tường thuật giới truyền thông cũng nhân tiện khơi lại những khó khăn và các vấn đề của Giáo Hội như: vụ đánh cắp tài liệu mật của Tòa Thánh Vatileaks, các vụ nhân viên của Giáo Hội lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, cuộc khủng hoảng đức tin của các Giáo Hội Tây Phương, số ơn gọi giảm sút, tín hữu đánh mất đức tin và không thực hành đạo, các phong trào cổ võ phá thai ngừa thai, ly dị ly thân, sống chung không làm phép cưới, chấp nhận hôn nhân đồng phái, chấp nhận trợ tử, chống lại các giáo huấn luân lý của Giáo Hội, bầu khí chính trị xã hội duy đời cực đoan muốn bịt miệng Giáo Hội và gạt bỏ Kitô Giáo ra ngoài lề xã hội vv… Và các nhà báo cũng đoán mò tìm đưa ra giả thuyết này giả thuyết nọ nhằm giải thích quyết định này của Đức Biển Đức XVI.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí kiêm Phát ngôn viên của Tòa Thánh, dành cho phóng viên Alessandro Gisotti ngày mùng 10-2-2014 về biến cố Đức Thánh Cha Biển Đức XVI từ nhiệm giáo hoàng và cuộc sống hiện nay của ngài trong nội thánh Vatican.

Hỏi: Thưa cha Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cha nghĩ gì về biến cố Đức Thánh Cha Biển Đức XVI từ nhiệm giáo hoàng cách đây một năm?

Đáp: Trong nhiều thế kỷ đã không có vị Giáo Hoàng nào từ nhiệm, vì thế đối với đại đa số đây là một cử chỉ bất thường và gây kinh ngạc. Trên thực tế, đối với những ai theo dõi và gần gũi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, thì người ta đã hiểu ngay rằng ngài đã suy tư chín chắn về đề tài này. Và ngài đã nói điều này một cách rõ ràng trong cuộc phỏng vấn dành cho nhà báo Peter Seewald ít lâu trước đó và nhiều lần trước đó. Vì thế, đây là điều đã khiến cho ngài cầu nguyện, suy tư lượng định, và làm một cuộc phân định tinh thần. Đó là điều ngài đã thông báo và tóm tắt như là một bản tường trình đúc kết trong ngày ngài loan báo việc từ nhiệm, với những lời ngắn gọn, nhưng rất súc tích, giải thích một cách tuyệt đối thích hợp và rõ ràng các tiêu chuẩn, dựa trên đó ngài đưa ra quyết định này. Điều tôi nói và tôi đã nói khi đó là xem ra đối với tôi đây đã là một cử chỉ cai quản vĩ đại, nghĩa là một quyết định tự do, thực sự đánh dấu trong một tình trạng và trong Lịch sử của Giáo Hội. Trong nghĩa này nó là một cử chỉ cai trị vĩ đại, được làm với một tinh thần sâu sắc lớn, một sự chuẩn bị lớn từ bình diện suy tư và cầu nguyện; một sự can đảm lớn, bởi vì thực sự nó là một quyết định bất thường, có thể có trong đó mọi vấn đề và mọi nghi ngờ trên ”cái ý nghĩa nào” như là các phản ánh, như là các hậu qủa đối với tương lai, như là phản ửng từ phía dân Chúa hay của dân chúng. Sự rõ ràng với nó Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chuẩn bị cho cử chỉ này và đức tin với nó ngài đã chuẩn bị cử chỉ ấy, đã trao ban cho ngài sự thanh thản và sức mạnh cần thiết để thực hiện nó, bằng cách tiến bước với lòng can đảm và sự thanh thản, với một cái nhìn thực sự của đức tin và chờ đợi Chúa, là Đấng liên tục đồng hành với Giáo Hội Người, gặp gỡ tình hình mới này, mà chính Đức Biển Đức XVI là người đầu tiên đã sống nó, rồi trong nhiều tuần khác nhau, và rồi Giáo Hội đã sống với sự việc diễn ra và biến cố bầu vị Tân Giáo Hoàng, như tất cả mọi người đã biết. Đó, như vậy đã được hiện thực ý nghĩa của việc Thần Khí Chúa đồng hành với Giáo Hội đang tiến bước.

Hỏi: Chính liên quan tới điểm cuối cùng này: cách đây một năm nhiều người tự hỏi việc chung sống chưa từng có giữa hai vị Giáo Hoàng sẽ ra sao. Ngày nay người ta thấy rằng biết bao sợ hãi có lẽ là của các ”chuyên viên” hơn là của dân chúng, đã là các sợ hãi quá đáng, có đúng thế không thưa cha?

Đáp: Vâng, đúng vậy, từ quan điểm này thì xem ra đối với tôi, thật rõ ràng là đã không có sự sợ hãi nào cả. Tại sao vậy? Bởi vì vấn đề đó là sự kiện chức giáo hoàng là một việc phục vụ, chứ không phải là một quyền bính. Nếu người ta sống các vấn đề trong chìa khóa của quyền bính, thì rõ ràng là hai người có thể gặp các khó khăn chung sống, bởi vì sự kiện từ bỏ một quyền bính và chung sống với người kế vị có thể là một khó khăn. Nhưng nếu người ta sống tất cả một cách triệt để như một việc phục vụ, thì khi đó một người đã hoàn thành việc phục vụ của mình trước mặt Chúa, và trong ý thức hoàn toàn trao chứng nhân phục vụ này lại cho một người khác, với thái độ phục vụ và lương tâm hoàn toàn tự do chu toàn nhiệm vụ này, thì khi đó một cách tuyệt đối vấn đề không được đặt ra. Có một sự liên đới tinh thần sâu xa giữa hai vị Tôi tớ của Thiên Chúa, tìm thiện ích của dân Thiên Chúa trong việc phục vụ Chúa.

Hỏi: Khi từ giã mọi người, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói rằng ngài sẽ tiếp tục phục vụ Giáo Hội bằng lời cầu nguyện: đây là một đóng góp thực sự ngoại thường mà ngài đã và còn đang trao ban cho Giáo Hội, có đúng thế không thưa cha?

Đáp: Đúng thế, tôi có một kỷ niệm cá nhân rất nhỏ với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, nhất là trong các thời gian đầu triều đại của ngài. Mỗi lần có tiếp kiến chung tôi đi ngang và chào ngài, và thường thì ngài cho một cỗ Tràng Hạt, bởi vì Đức Giáo Hoàng thường tặng một tấm hình, hay một tràng chuỗi, một chiếc mề đai vv. Và mỗi khi ngài tặng tràng hạt thì ngài nói: ”Cả các linh mục cũng phải nhớ cầu nguyện nhé”. Tôi đã không bao giờ quên câu nói này của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, bởi vì ngài biểu lộ như thế một cách rất đơn sơ xác tín và sự chú ý ngài dành cho lời cầu nguyện trong cuộc sống của chúng ta, và đặc biệt trong cuộc sống của những người có các bổn phận và trách nhiệm phục vụ Chúa. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chắc chắn đã luôn luôn là một người cầu nguyện, trong suốt cuộc đời ngài, và chắc hẳn ngài đã ước ao có thời gian để sống chiều kích này của lời cầu nguyện với nhiều khoảng trống hơn, với sự toàn vẹn và sâu xa hơn. Và giờ đây đó là thời gian của ngài.

Hỏi: Đàng khác, cuộc sống cầu nguyện của Đức Thánh Cha Biển Đức XVi cũng không thiếu các lúc gặp gỡ, cả với Đức Thánh Cha Phanxicô, như chúng ta đều biết. Cha có thể nói gì về chiều kích ẩn dật nhưng không cô lập này của Đức Joseph Ratzinger?

Đáp: Tôi tin là đúng đắn, khi nhận thức được rằng ngài đang sống một cách kín đáo, không có một chiều kích công cộng nào, nhưng điều này không có nghĩa là ngài sống hoàn toàn cô lập, khép kín như trong một dòng kín nhặt phép. Đức Biển Đức XVI sống một sinh hoạt bình thương đối với một người cao niên, một vị tu sĩ lớn tuổi, và như thế nó là một cuộc sống cầu nguyện, suy tư, đọc sách, viết lách, trong nghĩa ngài trả lời các thư từ nhận được, nói chuyện, gặp gỡ những người sống bên cạnh ngài, mà ngài thích gặp gỡ, và đối thoại vì thấy nó ích lợi, hay vì họ xin lời khuyên hoặc sự gần gũi tinh thần của ngài. Nghĩa là cuộc sống của một người phong phú về mặt tinh thần, có kinh nghiệm lớn, trong một tương quan kín đáo với người khác.

Điều không có, đó là chiều kích công cộng, mà chúng ta có thói quen sống. Vì là Giáo Hoàng nên ngài đã luôn luôn ở trên màn hình, trước sự chú ý của toàn thế giới. Điều này không có nữa, nhưng còn lại là một cuộc sống với các tương quan bình thường. Và trong các tương quan này có tương quan với người kế vị ngài, tương quan với Đức Thánh Cha Phanxicô, mà như chúng ta biết đã có các lúc gặp gỡ cá nhân và đối thoai với Đức Biển Đức XVI, vị này tới nhà vị kia và ngược lại. Thế rồi, còn có các hình thức tiếp cận khác nữa, có thể là điện thoại, hay các sứ điệp đựơc gửi đi: một tình hình liên hệ hoàn toàn bình thường và liên đới. Đối với tôi và tất cả chúng ta, xem ra là điều thật đẹp các hình ảnh hiếm hoi của hai vị Giáo Hoàng ở bên nhau: Đức nguyên Giáo Hoàng và Đức đương kim Giáo Hoàng cùng cầu nguyện với nhau. Nó là một dấu chỉ rất đẹp và rất khích lệ, dấu chỉ của sự tiếp nối trong sứ vụ Phêrô và trong việc phụng sự Giáo Hội.

Hỏi: Còn một câu hỏi cuối cùng. Thưa cha Lombardi, cha đã theo Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong tất cả triều đại của ngài. Riêng đối với cá nhân cha, giờ đây Đức Biển Đức XVI đang cho cha điều gì trên bình diện tinh thần, kể từ ngày 11 tháng 2 năm ngoái tới nay?

Đáp: Tôi rất cảm nhận được sự hiện diện của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, như là một sự hiện diện tinh thần mạnh mẽ, đồng hành và trao ban sự thanh thản … Tôi nghĩ tới các gương mặt của những vị cao niên vĩ đại trong lịch sử Giáo Hội và trong lịch sử thánh. Một cách đặc biệt chúng ta tất cả đều nghĩ tới cụ già Simeong tiếp nhận Chúa Giêsu trong Đền Thờ, tươi vui nhìn số phận vĩnh cửu của mình, và tương lai của cộng đoàn tiếp tục lữ hành trên trần gian này. Tất cả chúng ta đều biết giá trị rất to lớn của việc có những người già sống với chúng ta, những người già giầu sự khôn ngoan, giầu đức tin, thanh thản, họ thật là một sự trợ giúp rất lớn cho những người trẻ hơn, giúp họ tiến bước và tin tưởng nhìn vào tương lai. Đối với tôi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là thế, và tôi tin rằng ngài là thế đối với Giáo Hội nữa: là Vị Bô Lão cao cả, khôn ngoan, thánh thiện, thanh thản mời gọi chúng ta; và người cũng đẹp nữa khi người ta nhìn ngài: ngài thực sự trao ban một cảm tưởng của sự thanh thản tinh thần lớn lao. Ngài đã duy trì được nụ cười quen thuộc với chúng ta, trong những lúc chúng ta gặp ngài, và ngài mời gọi chúng ta tiến bước với lòng tin tưởng và niềm hy vọng.

(RG 10-2-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

CUỐN SÁCH HAI CHỮ

 CUỐN SÁCH HAI CHỮ

Chúa Giêsu khẳng định: “Đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hay lời các Ngôn sứ.Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn”.

Luật Môsê là Luật của Thiên Chúa ban. Môsê đã làm nhiệm vụ trung gian trao lại cho dân Do thái và giải thích Luật ấy. Người Do thái từ bao đời đã giữ Luật theo lời giải thích của Môsê. Lề Luật là khuôn vàng thước ngọc để đánh giá một con người. Lề Luật có tầm quan trọng số một đối với người Do thái.

Không ai có quyền bãi bỏ luật lệ, trừ chính vị ra luật hay nhà lập luật. Trong Israel, chỉ mình Đức Chúa có quyền này, ngay cả Môsê cũng không, vì ông chỉ là trung gian truyền đạt.

Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Ngài không gạt bỏ Luật của Thiên Chúa được trao cho Môsê, nhưng Ngài giải thích lại Luật ấy cho đúng với ý Thiên Chúa, Ngài làm cho mọi luật được nên trọn hảo. Chúa Giêsu công bố lại ý hướng nguyên thuỷ của Thiên Chúa diễn tả qua Lề Luật, đó là Tình Yêu. Ngài muốn đặt tình yêu làm nền tảng cho mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau : “Yêu mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương tha nhân như bản thân mình”.

Chúa Giêsu khẳng định: “Thầy đến để kiện toàn lề luật”. Lời tuyên bố quả quyết dứt khoát đến nỗi: trời đất qua đi thì lời Ngài nói vẫn tồn tại, và tất cả những ai tuân giữ lời Ngài cũng được tồn tại muôn đời trong Nước Trời. Lời tuyên bố như đinh đóng cột làm: “thiên hạ sửng sốt vì Ngài giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền” (Mt 7,28; Mc 1,22; Lc 4,31). Kiện toàn Luật Môsê và các Ngôn sứ là kiện toàn và thực hiện toàn bộ Kinh Thánh.

Chúa Giêsu kiện toàn nội dung của Luật gồm luật Sabát, luật thanh sạch, luật hôn nhân, luật báo oán…Đối với Chúa Giêsu, tất cả các khoản luật được lập ra là nhằm mục đích phục vụ con người, chứ không phải phục vụ cơ chế hay quyền lợi của một nhóm người nào. Luật phải vì con người chứ không phải con người vì luật.Luật quan trọng nhất được khắc khi trong tâm hồn mà mọi điều luật khác phải qui về, đó là luật bác ái yêu thương. Luật nào không còn phục vụ và làm thăng tiến con người trên phương diện tình yêu đều không còn lý do để tồn tại.

Chúa Giêsu kiện toàn tinh thần giữ luật. Giữ luật vì lòng yêu mến chứ không phải vì hình thức vụ luật. Óc nệ luật, vụ hình thức làm tê liệt sáng kiến và cầm chân con người trong thái độ tiêu cực, máy móc, cằn cỗi.

Như vậy, Chúa Giêsu kiện toàn lề luật bằng cách đặt cho nó một linh hồn là yêu thương. Tất cả lề luật trong đạo đều qui về một giới răn nền tảng và duy nhất, đó là yêu thương.

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu làm hoàn hảo điều răn thứ 5, điều răn thứ 6 và thứ 9, điều răn thứ 2 và thứ 8.

1. Chúa Giêsu kiện toàn điều răn thứ 5

Điều răn thứ 5 dạy "chớ giết người". Giết người là có tội. Luật của Chúa Giêsu thì chi tiết hơn: giận ghét, mắng chửi người khác đã là xúc phạm đến người khác, đã là lỗi luật rồi : "Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt" (Mt 5, 22-23).

Chúa Giêsu dạy cho con người biết yêu thương và tôn trọng nhau. Yêu thương thì bao dung nhân hậu, thứ tha cảm thông, hòa nhã lịch sự. Yêu thương thì không giận không ghét, không mắng chửi. Ngài cụ thể về đức công chính là làm hòa với tha nhân trước đã, dâng lễ cho Thiên Chúa sau. Như thế, lễ dâng cho Thiên Chúa chỉ có giá trị khi lòng người ngập tràn niềm yêu mến và tôn trọng nhau. Không đợi đến mức giết người mới thành khung tội nặng, khung án nặng, mà theo Chúa Giêsu thì chỉ cần giận ghét chửi mắng anh em là đã liệt vào khung hình phạt cao nhất rồi.

Luật của Chúa Giêsu thật chí lý. Vì nếu,

2. Chúa Giêsu kiện toàn điều răn thứ 6 và thứ 9

Điều răn thứ 6 dạy: "Chớ dâm dục", và điều răn thứ 9 dạy: "chớ ngoại tình". Chúa Giêsu dạy tích cực hơn: Giữ tâm hồn trong sạch, cả cho mình lẫn cho người.

Không đợi đến lúc vở lỡ, không đợi phải bắt quả tang những chuyện tình vụng trộm thì tội mới thành danh tội "dâm dục" hay "ngoại tình", nhưng ngay khi nhìn người phụ nữ mà thèm muốn làm chuyện xác thịt thì đã thành tội rồi.Chúa Giêsu rất có lý, vì nếu không giữ cho tâm hồn trong sạch, không kềm chế những ước muốn thấp hèn, sớm muộn con người ta cũng không tránh khỏi cái vòng tục lụy kia nó cuốn vào chỗ phạm tội làm mất đi nhân phẩm cao quí là con cái của Thiên Chúa, là Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Mọi người sống trong sạch với cái nhìn đơn sơ như chim bồ câu, sống vui tươi với nhau thật hồn nhiên như trẻ thơ, làm cho cuộc đời hạnh phúc biết bao!

3. Chúa Giêsu kiện toàn điều răn thứ 2 và thứ 8

Chúa Giêsu còn dạy thêm về sự ngay chính thật thà: "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm điều đặt chuyện là bởi ma quỷ mà ra" (Mt 5,37). Lòng ngay chính thật thà hỗ trợ tốt cho việc chu toàn luật yêu thương, tôn trọng tha nhân. Yêu thương chân thành là nền tảng vững chắc ngăn chận mọi âm mưu gian tà của lạc thú xác thịt, của chia rẻ hận thù báo oán.

4. Cuốn sách hai chữ : Yêu Thương.

Một câu chuyện kể rằng, có nhà vua kia lệnh cho các nhà thông thái trong đất nước của ông là hãy tóm gọn tất cả mọi chân lý vào trong một cuốn sách. Thời gian trôi qua hàng chục năm mà chưa ai thực hiện được. Vị quan được trao phó trách nhiệm công việc này đến thưa với vua, xin vua khất cho thời hạn. Một năm sau, vua hỏi, vị này vẫn chưa làm được điều gì. Vì kiến thức là một biển cả mênh mông, không thể tóm trong một cuốn sách, phương chi là một vài chục năm. Không may, nhà vua bị bệnh, mỗi ngày một suy yếu. Thời gian không còn tính theo năm nữa mà tính theo tháng. Rồi bệnh của vua càng ngày càng trầm trọng. Nhà vua hối thúc vị quan được trao phó trách nhiệm. Vị quan này gấp rút dồn lại trong một cuốn sách. Nhưng nhà vua nói: Bây giờ thì ta không thể đọc được nữa rồi, ngươi hãy thu ngắn lại nữa. Cuối cùng một cuốn sách chỉ còn lại một chương. Một chương, nhà vua cũng không còn sức để đọc được nữa. Bệnh đã nặng, hết hơi, sức đã tàn. Sau cùng, nhà vua nói với viên quan kia: ngươi hãy tóm lại trong một chữ thôi. Viên quan đã tận tâm và thưa : muôn tâu hoàng thượng, nếu tất cả chân lý chỉ tóm lại trong một chữ thì thần xin bệ hạ hai chữ là: Yêu Thương.

Thánh Phaolô biết rõ hơn ai hết sự cao đẹp của Luật Môsê, nhưng chính vì thế mà ngài càng xác tín hơn ai hết về giới hạn của nó so với Tin Mừng  Chúa Giêsu (x. Gl 3,25-26). Đối với Phaolô: "Yêu thương là chu toàn lề luật" (Rm 13,10). Sống yêu thương là dấu ấn Thiên Chúa đã ghi khắc trong tâm hồn con người. Mỗi người là tạo vật duy nhất được Thiên Chúa tạo dựng theo và giống hình ảnh Ngài. Thiên Chúa là Tình Yêu cho nên con người cũng chỉ có một ơn gọi duy nhất, đó là sống yêu thương. Tất cả lề luật Giáo Hội ban hành là chỉ nhằm giúp con người sống yêu thương nhau.

Chúa Giêsu tha thiết kêu mời: Hãy yêu nhau “Như Thầy đã yêu anh em” (Ga 15,12).Chúa đã yêu bằng hành động cụ thể là hy sinh cho người mình yêu. Khi yêu nhau, người ta có thể hy sinh cho nhau thời giờ, tiền bạc, sức khỏe, công việc…Hy sinh cao cả nhất là hy sinh mạng sống: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”. Chúa đã thực thi sự hy sinh cao độ ấy: “Đức Kitô đã chết vì chúng ta” (x. Rm 5,6; Ep 5,2; 1Ga 3,16), để chúng ta yêu thương: “Nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế thì chúng ta phải thương yêu nhau” (1 Ga 4,19), nhờ đó mà “niềm vui được nên trọn vẹn” (Ga 15,9). Đối với Chúa Giêsu, tình yêu là giới răn đứng hàng đầu trong các giới răn. Mọi lề luật đều phải hướng đến tình yêu. Ai chu toàn tình yêu là chu toàn lề luật.

Lề luật của Chúa thật nhẹ nhàng vì lề luật chính là tình yêu. Nếu yêu mến Chúa và yêu mến anh em, chúng ta sẽ thấy việc giữ luật không còn gì khó khăn nữa. Tình yêu sẽ làm cho chúng ta cảm nếm sự ngọt ngào trong việc tuân giữ lề luật. Tình yêu thật vĩ đại cho những ai sống theo gương Chúa Giêsu trong hành trình cuộc đời mình.

Lạy Chúa Giêsu,xin Chúa giúp chúng con biết làm tất cả mọi việc chỉ vì lòng mến Chúa và yêu người. Amen.

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Luật của Chúa Giêsu

Luật của Chúa Giêsu

Thiên Chúa ban cho con người có tự do và để con người tự do định đoạt số phận của đời mình: “Trước mặt con, Người đã đặt lửa và nước, con muốn gì, hãy đưa tay ra mà lấy. Trước mặt con người là cửa sinh cửa tử, ai thích gì, sẽ được cái đó”. (Hc 15, 16-17).

Tuy nhiên, vì không muốn con người phải hư mất, Thiên Chúa ban Lề Luật để hướng dẫn con người sử dụng tự do của mình mà đi vào cõi sống: cửa sinh“Người để mắt nhìn xem những ai kính sợ Người, và biết rõ tất cả những gì người ta thực hiện. Người không truyền cho ai ăn ở thất đức, cũng không cho phép ai phạm tội”. (Hc 15, 19-20)

Mười điều răn Môisê đã nhận lãnh để truyền cho dân, là một chuẩn bị xa để con người sống công chính mà đón nhận Tin Mừng Cứu Chuộc, Tin Mừng của Cõi Sống.

Chúa Giêsu đến, Ngài kiện toàn lề luật tích cực hơn chỉ trong một luật duy nhất: “yêu thương”, như thánh Phaolô xác quyết: “Yêu thương là chu toàn lề luật”(Rm 13,10).

Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu làm hoàn hảo điều răn thứ 5, điều răn thứ 6 và thứ 9. Ngài nói với các môn đệ hai ngàn năm trước, mà nghe như đang nói với mỗi người chúng ta, trong thế giới nầy, trong đất nước nầy, trong xã hội và giáo hội hôm nay…

Yêu thương và tôn trọng nhau
 
Điều răn thứ 5 dạy “chớ giết người”. Giết người là có tội. Luật của Chúa Giêsu thì chi tiết hơn: giận ghét, mắng chửi người khác đã là xúc phạm đến người khác, đã là lỗi luật rồi. “Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt” (Mt 5, 22-23)

Chúa Giêsu dạy chúng ta biết yêu thương và tôn trọng nhau. Yêu thương thì bao dung nhân hậu, thứ tha cảm thông, hòa nhã lịch sự. Yêu thương thì không giận không ghét, không mắng chửi. Ngài cụ thể đức công chính của chúng ta là làm hòa với tha nhân trước, dâng lễ cho Thiên Chúa sau. Như thế, lễ dâng cho Thiên Chúa chỉ có giá trị khi lòng chúng ta ngập tràn niềm yêu mến và tôn trọng tha nhân. Không đợi đến mức giết người mới thành khung tội nặng, khung án nặng, mà theo Chúa Giêsu thì chỉ cần giận ghét chửi mắng anh em là đã liệt vào khung hình phạt cao nhất rồi.

Vâng, Luật của Chúa Giêsu thật chí lý. Vì nếu, con người ta giữ được lòng yêu thương, tôn trọng, không giận ghét, không mắng chửi thì không có nguyên nhân dẫn đến việc giết người.

Nhìn thực tế cuộc sống đạo hôm nay, có thể chúng ta vẫn giữ luật điều răn thứ năm thật nghiêm túc là không giết người. Nhưng hình như chưa giữ luật yêu thương tôn trọng anh em. Chúng ta đang trách mắng nhau, chửi bới nhau thậm tệ trên các phương tiện truyền thông? Một bên mắng là “đồ ngốc”. Bên kia mắng lại là “quân phá đạo, quân phản đạo”. Thực ra, không thấy có ai dám mắng anh em là “đồ ngốc”, nhưng ý nghĩa các bài viết, các bản tin còn thậm tệ hơn cái “đồ ngốc” ấy nữa, nhất là đối với các những người lớn hơn mình về vai trò nhiệm vụ trong xã hội và giáo hội. Không ai dám kết án chúng ta đã xem thường nhau, rồi xúc phạm đến nhau tới mức nào, nhưng tự thâm tâm chúng ta có thể trả lời được, nếu không, hãy mở to mắt nhìn những hậu quả. Kìa, những phê phán, những đánh giá đầy tính chủ quan lại được tung ra trên diện rộng đã gây nên những hậu quả khó lường. Có cả những hậu quả thảm khốc là làm cho người bị mắng là đồ ngốc lẫn người bị chửi là quân phản đạo, vẫn sống nhưng là như đã chết rồi. Người chết cái uy tín, kẻ chết cái niềm tin, cái nhiệt tình. Người thứ ba đứng bên ngoài vỗ tay reo hò rằng: chúng nó tàn sát lẫn nhau.

Chúng ta không giết người, vì không có gươm giáo, súng đạn, nhưng vì thiếu chân thành, chỉ cần một chữ ký, một quyết định, một bài báo, một bản tin, một tờ rơi, một cái búng tay ra mật lệnh, một cú phone, một cái enter.. dễ chưa từng có… Người anh em ta sẽ chết ngay dưới lưỡi gươm công luận, dưới búa rìu comments phê phán, dưới họng súng truyền thông.

Cũng vậy, chúng ta không giết người, nhưng vì không tôn trọng con người là tuyệt phẩm của Thiên Chúa, nên chỉ cần một viên thuốc, một lời kích động, một phút tư vấn (về sức khỏe, về sắc đẹp, về hạnh phúc) là có hằng trăm con người đỏ hon hỏn phải tức tưởi tắt thở lúc chưa kịp sinh ra. Những can phạm, không ai khác, chính những người thân thiết nhất của con người: cha giết con, chồng giết vợ, mẹ giết con, vợ giết chồng, chủ giết tớ, cấp quan cấp trên có quyền hành giết cấp dân đen cấp dưới không phương tiện chống cự, không tiếng nói…

Giữ tâm hồn trong sạch, xứng đáng là đền thờ Chúa Thánh Thần.

Điều răn thứ sáu dạy: “Chớ dâm dục”, và điều răn thứ 9 dạy: “chớ ngoại tình”. Chúa Giêsu dạy tích cực hơn: Giữ tâm hồn trong sạch, cả cho mình lẫn cho người.

Không đợi đến lúc vỡ lở, không đợi phải bắt quả tang những chuyện tình vụng trộm thì tội mới thành danh tội “dâm dục” hay “ngoại tình”, nhưng ngay khi nhìn người phụ nữ mà thèm muốn làm chuyện xác thịt mây mưa thì, theo Chúa Giêsu, đã thành tội rồi.

Chúa Giêsu rất có lý, vì nếu không giữ cho tâm hồn trong sạch, không kềm chế những ước muốn thấp hèn, thì sớm muộn, con người ta cũng không tránh khỏi cái vòng tục lụy kia nó cuốn vào chỗ phạm tội làm mất đi nhân phẩm cao quí là con cái của Thiên Chúa, là Đền Thờ Chúa Thánh Thần.

Trước đây, người phụ nữ Á Đông rất kín đáo, rất đoan trang… Tại sao chỉ sau ba bốn chục năm, các thiếu nữ bây giờ không còn đoan trang như trước nữa? Có người cho là hội nhập văn hóa Tây Phương. Có người cho là đó là nét đẹp của Thượng Đế cần phải phô trương. Có người còn cho là không có gì là tội lỗi. Nhưng cũng có câu trả lời rằng: kẻ chống Chúa Giêsu biết cách làm cho người ta không giữ lời Chúa Giêsu dạy! Như vậy là đỗ thừa cho hoàn cảnh xã hội sao? Không, thiết tưởng, người phụ nữ không còn kín đáo nữa là do họ không những không còn quí trọng đức trinh khiết của mình và của người khác, mà còn thích thú làm cớ cho mình và người khác vấp phạm.

Cách đây 8 năm, tôi lên Sàigòn, ghé thăm anh bạn bán thuốc tây trước BV Bình Dân. Vừa nói chuyện vừa xem anh bán thuốc. Tôi thắc mắc không biết các em học sinh mang bảng tên lớp 10, lớp 11 vào mua thuốc gì mà anh bạn tôi lấy tiền rồi trao cho các em cái gì đó đựng trong túi xốp đen, đi ra. Chỉ ngồi chơi một tiếng mà có ít là 6 học sinh vào mua hàng rồi ra như vậy. Thấy tôi ngẩn ngơ, không đợi tôi lên tiếng hỏi, anh bạn tôi nói: “Mình không bán thì mấy tiệm kia cũng bán cho chúng nó thôi. Bạn lấy làm lạ phải không?” “Vâng, mình chẳng hiểu gì cả”. “Chúng nó mua que thử thai đấy. Học sinh bây giờ lớp 9 lớp 10, tụi nó thử cả rồi! Có trời mới biết chúng nó ngoan như thế nào. Khổ nỗi, cha mẹ thì chỉ biết “Con tôi nó học ngày học đêm! Tội nghiệp quá!” ….
 
Ấy là chuyện con nít. Còn chuyện người lớn thì “không chỉ nhìn phụ nữ, phụ nam cách thèm thuồng, mà còn đưa phụ nữ về nhà mình, hoặc đưa người tình nam về nhà mình sống chung bất hợp pháp thì còn gì để nói”. Cuộc sống không công chính vì lỗi đức trong sạch của người lớn ở bậc độc thân suốt đời, cũng như của người sống bậc hôn nhân đã làm niềm tin và lòng yêu mến của bậc bề dưới, của con cái chết dần chết mòn rồi đến giai đoạn tử vong không cứu kịp.

Giá trị hôn nhân công giáo hệ tại ở tính đơn hôn và vĩnh hôn. Vì vậy, những lạc thú ngoài hôn nhân làm mất giá trị đời sống công chính của hôn nhân công giáo. Biết thế, âm mưu của người chống lại Thiên Chúa là những chủ trương thành văn hoặc bất thành văn về việc tự do quan hệ, khuyến khích phá thai, còn tạo điều kiện tốt cho những cuộc ly hôn ly dị có pháp luật bảo đảm.

Từ đó, thế hệ những đứa con vất vưởng do những cuộc ly hôn, hoặc của những đứa con vô thừa nhận làm thay đổi cách nhìn truyền thống và giá trị của chữ Hiếu. Thế hệ trẻ của những con người nầy không còn yêu thương, kính trọng cha mẹ mình, vì cha mẹ đã không chu toàn đức công chính. “Tết em muốn về với Mẹ, mà không biết phải nói gì với chồng của Mẹ. Tết, em muốn về với Ba, cũng không biết phải nói sao với vợ của Ba”. Hoặc là, đã để lại cho chúng một dấu ấn không đẹp về cách hành xử của người lớn khi chúng không biết ba chúng nó là ai. Có trường hợp đáng tiếc, khi lớn lên nó biết ba của nó là một ông lớn trong xã hội. Thiên Chúa mà ông lớn không nhìn nhận thì huống chi là con ông.

Chúa Giêsu thật chí lý khi dặn dò chúng ta giữ tâm hồn thanh sạch. Nếu đức trong sạch được trân quí nơi ý thức của mỗi cá nhân, nơi giáo dục của mỗi gia đình, nơi chủ trương của xã hội thì ắt hẳn sẽ có một xã hội đầy nhân tính, xứng nhân phẩm, trọn vẹn nhân ái đúng nghĩa mà Thiên Chúa muốn.

Ngay chính thật thà
 
Chúa Giêsu còn dạy thêm về sự ngay chính thật thà: “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”. Thêm điều đặt chuyện là bởi ma quỷ mà ra”(Mt 5,37)

Lòng ngay chính thật thà có thể nói sẽ hỗ trợ tốt cho việc chu toàn luật yêu thương, tôn trọng tha nhân. Và yêu thương chân thành sẽ là nền tảng vững chắc ngăn chận mọi âm mưu gian tà của những lạc thú xác thịt, của những âm mưu chia rẻ, âm mưu gây hận thù, oán trách.

Con người thời nay vẫn đồng hóa tình yêu với tính dục và cho là đó là tình yêu chân thành, mà không ngộ ra rằng đó là sự xúc phạm nặng nề đến nhân phẩm của người mình yêu. Những người yêu nhau một cách xác thịt, không tin là họ đang lừa dối nhau, và mãi sống trong sự nhầm lẫn đáng tiếc vì ai cũng đang yêu chính mình.

Người công giáo phải được giáo dục tốt từ trong gia đình về đức tính thật thà. Vì nếu nơi Thiên Chúa không có gì là gian dối, thì Ngài cũng không thể chấp nhận con cái Ngài sống cách gian tà, quỷ quyệt. Cũng vậy Thiên Chúa tôn trọng sự thật, bênh vực công lý, trung tín lời hứa, và cũng muốn con cái Ngài như vậy.

Con rắn ngày xưa phỉnh gạt bà Eva ăn trái cấm. Con rắn ngày nay còn quỷ quyệt tinh xảo hơn: không cần phỉnh gạt ai cả, nhưng mở đường gian tà thênh thang cho con người đi lên tới đỉnh danh vọng, tới đích tỷ phú, tới hạnh phúc trần gian thừa mứa chán chê! Ai không đi theo đường của nó, thì nó nhẹ nhàng quyến rủ mời mọc lịch sự chưa từng có! Ai đã theo con đường của nó, tự động sẽ phát sinh những chuyện gian tà, gây nên những hỗn độn: chê bai chỉ trích điều công chính lẫn điều không công chính, làm cho không ai phân biệt được phải trái nữa. Cái nào cũng phải. Cái nào cũng trái. Lúc ấy, nó sẽ đắc thắng.

Chuyện không đáng kể, mà cũng phải kể. Đó là chuyện có vài người không đáng kể, thích thêm mắm muối ớt tỏi làm lệch lạc sự thật đáng quí, ảnh hưởng tới một số người đáng kể. Trong khi đó, đức công chính Chúa Giêsu dạy là “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”. Thêm điều đặt chuyện là bởi ma quỷ mà ra”(Mt 5, 37)

Có anh bạn từ rất xa, phone cho tôi thăm hỏi: “Lâu nay làm gì mà vắng bóng thế?” Tôi trả lời “Vẫn thế thôi mà”. Anh hỏi tiếp: “Bệnh hay là định gác bút rồi?” “Không, vẫn bình thường mà?”- “Mình chả thấy bài ông đâu cả?” “Có mà. Ông đọc trang nào?” “Mình chỉ đọc độc một trang “Nhân Viên Công Lực” thôi ! Chửi nghe sướng!”. “Ồ, thế thì làm sao được! Phải đọc dăm bảy trang mới khách quan ra được chứ!”. Anh bạn tôi cúp máy!
 
Lạy Chúa, Lời Chúa hôm nay mời gọi mọi chúng con dùng tự do Chúa ban mà đi vào đường lối của Chúa là yêu thương và tôn trọng nhau. Và khi đã yêu thương tôn trọng nhau xin cho chúng con không giận ghét mắng chửi nhau, mà còn giữ cho nhau tâm hồn trong sạch cao quí xứng đáng là đền thờ Chúa Thánh Thần ngự trị. Xin giúp chúng con tránh xa lối gian tà, nhờ tuân hành lề luật của Chúa Giêsu, Đấng là Đường, Là Sự Thật, và là Sự Sống của chúng con. Amen.

PM. Cao Huy Hoàng

NHỮNG ĐIỀU CHÚA DẠY: NÉT ĐẸP GIA ĐÌNH

NHỮNG ĐIỀU CHÚA DẠY: NÉT ĐẸP GIA ĐÌNH

Chúa Giêsu đến trần gian để thiết lập Đạo Tình Thương, Người không phá đổ Lề Luật, nhưng để kiện toàn Lề Luật. Người phán: “Cho dù trời đất có qua đi thì một chấm, một phảy trong lề Luật cũng không bỏ sót cho đến khi mọi sự hoàn thành”.

Chúa Giêsu đã hoàn thành Lề Luật cách nào? Đọc Tin Mừng, đặc biệt là Cựu Ước, chúng ta thấy có những Lề Luật xem ra thật dữ tợn như mắt thế mắt, răng đền răng v.v… Lề Luật Maisen có những điều chưa hoàn thiện chẳng hạn như lề Luật đem ra những chỉ thị bắt buộc hoàn toàn, có những điều luật nhắm đến công tác bên ngoài mà không chú trọng đến những ý ngay lành bên trong, hoặc có những điều luật chỉ chắm đến công ích tập thể, nhưng không nhắm đến hạnh phúc cá nhân, nhắm đến phần thưởng vật chất đời này chứ không nhắm đến phần thưởng mai sau là Nước Trời. Chúa Giêsu đến trần gian thiết lập một Đạo mới, Đạo tình thương, một Đạo được xây dựng trên tình yêu, làm cho Lề Luật nên trọn hảo, làm cho Lề Luật nên trọn lành, hoàn thiện. Chúa Giêsu đã lập Đạo tình thương và chú trọng tới con người. Bởi vì cốt lõi của Tin Mừng là Tình Yêu, cốt lõi của cuộc sống con người cũng là Tình Yêu.Do đó, Chúa Giêsu. Đem ra năm điểm để minh chứng rằng Đạo Tình Thương của Ngài hoàn hảo hơn đạo cũ. Đó là những chỉ thị của Đạo cũ về giết người, ngoại tình, việc làm chứng dối,báo oán và cách cư xử với nhau. Luật xưa có đoạn viết: “Chớ giết người… Ai giết người thì bị luận phạt nơi tòa án.Còn Ta, Ta bảo các con: bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình thì sẽ bị tòa án luận phạt… Ai rủa anh em mình là điên, là khùng thì sẽ bị lửa hỏa ngục thiêu sống”. Lề Luật, Thập điều của Thiên Chúa người Do Thái vẫn đọc thường xuyên trong các Hội Đường nhất là vào ngày Sabbat đã được Chúa Giêsu dùng để xây dựng Lề Luật mới. Chúa Giêsu không rao giảng, không giảng dạy như những Kinh sư hay Biệt phái chỉ ra lệnh, tự cao, tự mãn nhưng Ngài dạy như Đấng hoàn toàn có uy quyền. Trong Cựu Ước có những điều luật trích trong Sách Xuất Hành, Dân Số và Lêvi. Tân Ước đi xa hơn nữa như phẫn nộ với anh em đã bị coi như tội giết người rồi. Trong Tân Ước, bổn phận người đối xử với người rất quan trọng. Đó là tình bác ái đối với nhau, làm hòa, hòa giải đối với nhau còn trọng hơn của lễ nữa. Nên, Chúa Giêsu đã dạy: “Khi đang dâng của lễ mà chợt nhớ còn có sự bất hòa với ai thì hãy bỏ của lễ ấy đi làm hòa với đối phương rồi mới về dâng của lễ tiếp”. Thực tế, đây là cốt lõi của Phúc Âm. Con người chúng ta chỉ có thể sống tốt, sống lành với nhau khi chúng ta sống bác ái yêu thương nhau. Còn đối với hôn nhân, luật cũ cấm ngoại tình vì ngoại tình bị bắt sẽ bị lề luật phạt tử hình. Tuy nhiên, vào thời Tân Ước, Chúa Giêsu đã đi thật xa nghĩ tà vậy, thèm muốn trong lòng đã là tội rồi. Chính vì thế, Chúa phán: “Ai nhìn xem phụ nữ mà ước ao phạm tội với họ, thì đã phạm tội ngoại tình với họ rồi:

Kinh sư và Phariseu tự phụ, tự cao, tự mãn, coi mình là hơn mọi người. Họ chú trọng bề ngoài mà quên đi cốt lõi của Phúc Âm là Tình Thương. Họ rửa chén, rửa bình, mồ mả tô vôi nhưng bên trong thì hôi thối. Họ tự cho là giữ tỉ mỉ luật đã nên công chính. Nhưng đối với Chúa, muốn nên công chính phải cần tới ơn của Chúa. Chúa không ban con người không thể làm gì được và con người cũng không ra gì cả.

Lời Chúa hôm nay nhắc nhở mọi người hãy ăn ở công chính, hãy sống thánh thiện, hãy cố gắng lắng nghe và thực thi lời chúa trong đời sống hằng ngày, đặc biệt trong năm thánh hóa đời sống gia đình mọi gia đình Công giáo hãy ăn ở ngay lành, chính trực, công chính, thánh thiện. Hãy tạo hạnh phúc cho gia đình mình.

Lạy Chúa, Chúa ngự trong những tâm hồn ngay thẳng; xin tuôn đổ hồng ân, giúp chúng con ăn ở thế nào, để trở nên đền thờ của Chúa (Lời nguyện Nhập lễ Chúa nhật VI thường niên).

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:

1. Chúa dạy con người về luật hôn nhân thế nào?
2. Hôn phối do ai thiết lập?
3. Luật răng thế răng, mắt thế mắt ở đâu?
4. Kinh sư và Phariseu là hạng người nào?
5. Chúa Giêsu đến thiết lập Đạo nào?

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Sống điều mình tin

Sống điều mình tin

Một hôm, một người có đạo gặp một người vô đạo. Người vô đạo hỏi:

– Anh đi đâu về?

– Tôi đi nhà thờ về,

– Bữa nay, nhà thờ giảng gì?

– Giảng về vấn đề nên thánh.

– Anh đã nên thánh chưa?

Anh có đạo đáp:

– Anh coi cái mặt tôi đây thì đủ biết.

– À để coi thử.

Nói rồi, anh vô đạo tát một cái thật mạnh vào mặt anh có đạo. Anh này quạu cọ, chửi mắng om sòm.

Giơ tay giơ chân đòi đánh lại. Người vô đạo nói:

– Anh tự xưng là nên thánh, sao còn chửi mắng và đòi đánh tôi? Anh có đạo nói:

– Tôi nói cái mặt nên thánh, chứ cái miệng, cái tay, cái chân thì chưa nên thánh, nên tao đánh được.

Người vô đạo nói:

– Ôi tưởng anh nên thánh trọn vẹn, chứ anh nên thánh nửa vời như vậy còn xấu hơn cả tôi. Xin anh nên thánh trọn vẹn mới là người sống đạo.

Có người nói rằng tin đạo chứ không tin người có đạo. Bởi vì vẫn còn đó những người mang danh Ky-tô hữu mà sống thiếu bác ái, thiếu công bình và thiếu tình yêu. Họ đi lễ nhưng không dám sống thánh lễ trong cuộc đời của họ. Họ có đạo nhưng hành động của họ lại ngược với giáo huấn của Chúa. Họ có đạo nhưng họ vẫn sống rối vợ rối chồng, vẫn chồng chung vợ chạ, vẫn lăng nhăng, vẫn ngoại tình… Họ vẫn đến nhà thờ nhưng vẫn trộm cắp gian tham, vẫn ăn gian nối dối, vẫn buôn bán lường gạt… Họ mang danh Chúa Ky-tô nhưng lại sợ hy sinh, sợ trách nhiệm và trốn tránh bổn phận với gia đình và giáo hội.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy sống theo tinh thần phúc âm. Hãy ăn ở ngay lành. Hãy làm việc thiện. Hãy từ bỏ những tính hư nết xấu, những đam mê tội lỗi. Đừng có đạo mà sống xa rời tình nghĩa với anh em, xa rời tình nghĩa với Chúa. Đạo không dừng lại ở việc tuân giữ điều này điều kia mà còn thể hiện tình liên đới, sự chia sẻ, cảm thông với anh em. Đạo được quy chiếu vào lòng mến. Mến Chúa thì phải yêu mến anh em. Tình yêu đó đòi hỏi phải sống hiệp thông với nhau trong yêu thương và tha thứ. Tình yêu đó đòi hỏi tránh xa những mâu thuẫn, những ghen ghét, giận hờn. Chúa còn coi trọng sự hoà giải với nhau hơn cả việc đến dâng của lễ. Vì khi “anh em sắp dâng lễ vật trước bàn thờ mà sực nhớ có người đang bất bình với anh, thì hãy bỏ của lễ mà đi làm hoà trước đã rồi hãy trở lại mà dâng lễ”.

Nhìn vào thế giới hôm nay đó là một thế giới đầy bạo lực. Con người không cần lý lẽ. Người ta có thể dùng quyền để bẻ cong công lý. Người ta dùng sức mạnh để đè bẹp tự do và xâm phạm quyền sống của tha nhân. Vâng, giữa một thế giới mà sự thù hận luôn đòi loại trừ nhau bằng bạo lực, bằng gươm đao. Giữa một thế giới mà lòng nhân đã đánh mất chỉ còn sự giả hình, hay nhẹ hơn là mạnh ai nấy lo, sống thiếu tình liên đới với nhau. Người kytô hữu cần phải thể hiện cho người ta thấy lòng bao dung và tha thứ vẫn còn tồn tại trên trần gian. Vì Chúa chúng ta vẫn có thể làm điều ấy. Vì Chúa chúng ta hãy nhịn nhục lẫn nhau. Vì Chúa chúng ta hãy tha thứ cho nhau. Vì Chúa chúng ta hãy “chín bỏ làm mười”, sống vị tha và bác ái với nhau.

Nguyện xin Chúa là Đấng đã tha thứ cho mọi tội khiên của nhân loại xin cũng tha thứ cho những yếu đuối của chúng ta, và xin Ngài giúp chúng ta cũng biết sống tha thứ và hoà giải với nhau. Amen.

LM. Jos Tạ Duy Tuyền

Sự công chính

Sự công chính

Truyện kể: Có thánh lễ an táng trong khu phố. Mọi người trong xóm đạo đều có mặt. Cha xứ có công truyện phải vắng mặt vào ngày đó, nhưng cha rất vui lòng vì có cha phó sẽ cử hành thánh lễ an táng. Cha phó là người dễ dãi và nhạy bén, cảm tình. Khi chiều đến, cha xứ trở về hỏi han xem lễ an táng diễn tiến thế nào? Cha phó trả lời:

– Mọi sự tốt đẹp, không có vấn đề gì cả. Đông người tham dự, nhưng cũng có một vấn đề nho nhỏ. Vấn đề gì thế? Bà Robinson có mặt tại lễ an táng và như cha biết bà là người Tin Lành.

– Oh, không có vấn đề, vì tôi cũng mong có bà hiện diện ở đó vì bà là bạn thân của gia đình đó mà.

– Nhưng bà ta đã xếp vào hàng đi lên rước lễ.

Cha xứ vội ngồi xuống ghế và với vẻ mặt lo lắng bồn chồn. Cha giật nẩy mình hỏi:

– Điều gì đã xảy ra?

– Bà ta xếp hàng lên rước lễ và chỉ còn cách có hai người nữa thì con mới nhìn thấy bà ta.

Cha xứ hỏi dồn: Kể tiếp, kể tiếp và cha đã nghĩ gì và làm gì?

– Con không biết phải làm sao nữa, nhưng con phải quyết định nhanh. Con quyết định ngay rằng con nên làm điều mà con tin Chúa Giêsu sẽ làm.

– Oh, không, lạy Chúa tôi, chắc là cha đã không làm điều đó chứ!

Khi mở mắt đón chào một ngày mới, mỗi người chúng ta đều có quyền chọn lựa cho mình một thái độ sống vui hay buồn. Nếu chọn sống vui, chúng ta sẽ có một ngày vui tươi an lạc. Chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận mọi trạng huống xảy đến, dù thuận lợi hay không thuận lợi. Đối diện với cuộc sống hằng ngày, chọn lựa thái độ sống là cần thiết, như tác giả sách Đức Huấn Ca đã viết: Trước mặt con người là sự sống và sự chết, sự lành và sự dữ, họ thích thứ nào thì được thứ ấy (Hc 15,17). Sự lành hay sự dữ, mong ước thứ nào sẽ được thứ ấy. Vì sự tốt lành mà chúng ta nhìn thấy nơi người khác, thì cũng ẩn hiện trong chúng ta. Những lỗi lầm chúng ta nhìn thấy nơi người khác, cũng là lỗi lầm của chúng ta. Những khả thể chúng ta nhận biết nơi người khác, thì cũng khả thể nơi mình. Nhận biết sự tốt đẹp chung quanh, cũng chính là sự tốt đẹp của chúng ta.

Thế giới chung quanh là một sự phản ánh, giống như chiếc gương phản chiếu khuôn mặt của chúng ta. Để thay đổi thế giới quanh ta, chúng ta phải thay đổi chính mình trước. Khi chúng ta than phiền hay càm ràm, thì chỉ làm cho vấn đề thêm rắc rối và tồi tệ hơn. Bất cứ điều gì chúng ta quan tâm, đó là trách nhiệm của chúng ta. Điều chúng ta nhìn thấy nơi người khác thì cũng xuất hiện nơi con người chúng ta. Nhìn thấy cái tốt nơi người khác và chúng ta cũng trở nên tốt. Những gia sản mà chúng ta chia sẻ cho người khác, là chúng ta đang cho chính mình. Ước mong sự tốt lành và chúng ta sẽ được tốt lành. Yêu và chúng ta sẽ được yêu. Tìm học hỏi và chúng ta sẽ được hiểu biết. Lắng nghe và lời của chúng ta sẽ được lắng nghe. Chúng ta nhìn vào gương với khuôn mặt rạng rỡ, chúng ta sẽ vui mừng vì cùng khuôn mặt vui tươi đang nhìn lại mình.

Thiên Chúa truyền dạy chúng ta hãy tránh điều ác và thực hành điều thiện: “Người không truyền dạy cho ai làm điều gian ác và không cho phép một ai phạm tội.” (Hc 15,20). Con người yếu đuối hay hướng chiều về đàng xấu và thích tìm thoả mãn những đòi hỏi của bản năng thấp hèn. Chúng ta biết rằng thả dốc thì dễ dàng và để thuyền trôi xuôi theo dòng thì nhẹ nhàng thoải mái, không cần phải gắng sức chèo chống. Sống thỏa mãn theo các đòi hỏi của nhu cầu bản năng tự nhiên xem ra không khó. Các loài thú vật luôn sống theo bản năng: Đói tìm ăn, khát tìm uống và đến mùa, đến ngày đi tìm thỏa mãn nhu cầu tính dục tự nhiên. Con người thì cao trọng hơn con vật bội phần. Tuy rằng con người vẫn còn thú tính, nên đôi khi cũng lạc bước tìm thoả mãn các thú vui. Con người có trí khôn, tự do và ý chí. Nhờ có trí khôn, con người đã có những bước tiến nhảy vọt cả về đời sống tâm linh, về luân lý đạo đức và khoa học kỹ thuật.

Trải qua lịch sử ngàn năm, con người đã cố gắng góp nhặt và hệ thống hoá những tư tưởng, suy tư, chiêm niệm và tu thân để đi tìm chân lý. Sự khám phá tâm linh thì như đi vào một cõi vô định, tâm trí của con người chìm sâu vào các bí nhiệm và huyền nhiệm. Hành trình đi vào nội tâm sâu thẳm, tự con người vẫn chưa tìm được ngõ ra. Thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Corintô đã khai mở một cửa ngõ: “Nhưng chúng tôi thuyết sự khôn ngoan đầy nhiệm mầu của Thiên Chúa, vẫn được giấu kín, mà Thiên Chúa đã tiền định từ trước muôn thuở, để làm nên sự hiển vinh của chúng tôi.” (1 Cr 2,7). Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo, đã mạc khải mầu nhiệm cao siêu của Nước Trời qua chính Con Một là Chúa Giêsu Kitô. Ngài là trưởng tử và trung gian của vạn vật. Phaolô đã diễn tả: “Nhưng chúng tôi rao giảng như lời đã chép: Sự mắt chưa từng thấy và tai chưa từng nghe, và lòng người cũng chưa từng mơ ước tới, đó là tất cả những điều Thiên Chúa đã làm ra cho những ai yêu mến Người.” (1 Cr 2,9). Tình yêu là tất cả.

Bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã gom trọn những lỗi lầm mà con người thường hay ngã phạm, cả trong tư tưởng, lời nói và việc làm. Những tội về giết người, phẫn nộ, chửi rủa anh em là ngốc, là khùng, tội ước muốn điều tà dâm, gây dịp tội của con mắt và của tay chân, tội ngoại tình, tội bỏ vạ cáo gian và thề gian dối… Chúng ta biết các cám dỗ về đàng tội, luôn rình chờ sự sơ hở của ý chí chọn lựa trong mọi nơi và mọi lúc. Khi chúng ta thiếu tỉnh thức, các dịp tội sẽ xâm nhập vào tâm trí một cách rất tinh tế và nhẹ nhàng tưởng như vô thưởng vô phạt. Chúa Giêsu cảnh tỉnh: “Vậy Thầy bảo cho anh em biết, nếu các con không ăn ở công chính hơn các kinh sư và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước Trời đâu.” (Mt 5,20). Chúa Kitô thấu tỏ tấm lòng của các vị lãnh đạo tôn giáo, vì lời nói của họ không đi đôi với việc làm. Họ trang sức bên ngoài với lễ phục tươm tất gọn gàng nhưng trong lòng chứa đầy những ý tà và sự gian dối. Chúa mời gọi chúng ta sống công chính không chỉ trước mặt người đời, nhưng là trước mặt Thiên Chúa.

Một trong những lỗi lầm mà chúng ta thường hay phạm nhất là sự nói dối. Đôi khi chúng ta muốn nói dối để tránh tội và chối tội vì sợ bị vạ lây. Có khi nói gian hay chứng dối để được thêm lợi lộc tiền của. Khi tiền đề câu truyện là sự nói dối, chúng ta cứ phải nói dối tiếp để bịa thêm truyện. Cứ thế, càng nói dối càng xa sự thật. Chúa nhắc nhở chúng ta: “Nhưng lời nói của các con phải là: Có thì nói có, không thì nói không, thêm điều đặt truyện là bởi ma quỷ mà ra.” (Mt 5,37). Lòng con người sâu thẳm, chẳng mấy ai có thể dò thấu. Ở đời, người ta có thể dùng ảnh hưởng quyền lực và tiền bạc để che giấu sự thật, nhưng không thể lừa dối lương tâm. Chỉ có sự thật mới có thể giải thoát và làm sáng tỏ mọi vấn đề. Hằng ngày, qua truyền thông báo chí, chúng ta biết có rất nhiều câu truyện gian dối và lừa đảo đã bị phát giác và bại lộ. Mỗi người hãy tự cảnh tỉnh lương tâm của mình qua công ăn việc làm, qua lời ăn tiếng nói, qua việc khai báo bản thân và qua việc hành xử trong cuộc sống. Hãy luôn nhớ, có thì nói có, không thì nói không.

Lạy Chúa, Chúa Giêsu phán: Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Xin cho chúng con biết dõi theo lối bước của Chúa để chúng con sống như con cái sự sáng giữa ban ngày. Chúng con sẽ suy nghĩ sự thật, phát biểu sự thật và luôn sống trong sự thật.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Đức Thánh Cha gặp gỡ 30 ngàn người đính hôn

Đức Thánh Cha gặp gỡ 30 ngàn người đính hôn

VATICAN. Lần đầu tiên ĐTC Phanxicô gặp gỡ riêng các cặp đính hôn. Ngài nhắn nhủ họ đừng chiều theo thứ văn hóa tạm bợ; vun trồng sự lịch sự, biết ơn và tha thứ tha thứ cho nhau, và nhất là để Chúa hiện diện trong đời sống chung.

Đáp lời mời của Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, 30 ngàn người đính hôn đến từ 30 quốc gia đã đến tham dự cuộc gặp gỡ với ĐTC, tại quảng trường thánh Phêrô trưa 14-2-2014, nhân ngày lễ kính thánh Valentino, GM giáo phận Terni, tử đạo ở Roma, bổn mạng của các cặp đính hôn. Hiện diện tại Quảng trường cũng có hơn 10 GM đặc trách các Ủy ban gia đình.

Từ 11 giờ sáng họ bắt đầu sinh hoạt chung qua phần ca hát và trình bày chứng từ, trong khi chờ đợi ĐTC đến quảng trường lúc 12 giờ rưỡi.

Đức TGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, đã nhắc lại sự tích thánh Valentino hồi thế kỷ thứ 4 đã giúp một thiếu nữ Công Giáo kết hôn với một người lính Lamã ngoại đạo, từ đó nhiều cặp khác cũng xin thánh nhân giúp đỡ và ngài được tôn làm bổn mạng các cặp đính hôn.

3 cặp đã lần lượt trình bày chứng từ về cuộc sống và việc chuẩn bị cuộc sống hôn nhân và chuẩn bị lễ cưới. Họ đã nêu lên 3 câu hỏi xin ĐTC chỉ dẫn.

Câu hỏi thứ I: sợ dấn thân mãi mãi

Kính thưa ĐTC, bao nhiêu người ngày nay nghĩ rằng hứa chung thủy trọn đời với nhau là một công trình quá khó khăn; nhiu người cảm thấy rằng thách đố sống với nhau trọn đời thật là đẹp, hấp dẫn, nhưng quá khó khăn, hu như không th được. Chúng con xin Cha một lời để soi sáng chúng con về vấn đề này.

ĐTC Đáp: Thật là điều quan trọng khi tự hỏi mình có thể yêu nhau trọn đời không. Ngày nay bao nhiêu người sợ không dám đưa ra những chọn lựa vĩnh viễn, trọn đời, đối với họ dường như đó là điều không thể được. Ngày nay tất cả đều thay đổi mau lẹ, không có gì kéo dài mãi.. Và tâm thức này làm cho bao nhiêu người chuẩn bị kết hôn nói rằng: ”Chúng ta ở với nhau bao lâu còn tình yêu”. Nhưng chúng ta hiểu thế làm là tình yêu? Phải chăng đó chỉ là một tình cảm, một trạng thái tâm vật lý? Chắc chắn nếu tình yêu là như thế, thì ta không thể xây dựng mình cái gì vững chắc. Nhưng trái lại nếu tình yêu là tương quan, thì nó là một thực tại tăng trưởng và chúng ta cũng có thể nói giống như khi chúng ta xây một căn nhà. Căn nhà ta cùng nhau kiến thiết, chứ không xây một mình! Xây dựng có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi và giúp tăng trưởng. Anh chị em đính hôn thân mến, anh chị em đang chuẩn bị cùng nhau tăng trưởng, xây dựng căn nhà này, để sống với nhau mãi mãi. Anh chị không muốn xây dựng căn nhà trên cát tình cảm đến rồi đi, nhưng trên đá tảng của tình yêu chân thực, tình yêu đến từ Thiên Chúa. Gia đình phát sinh từ dự án tình yêu muốn tăng trưởng như ta xây dựng một căn nhà là nơi yêu thương, giúp đỡ, hy vọng, nâng đỡ nhau. Cũng như tình yêu của Thiên Chúa vững bền và mãi mãi, cả tình yêu kiến tạo gia đình chúng ta muốn nó vững bền và mãi mãi. Chúng ta không được để mình bị ”nền văn hóa tạm thời” lướt thắng.

Vậy làm sao chúng ta chữa trị thái độ sợ hãi sự mãi mãi, sự dấn thân trọn đời? Thưa ta chữa trị mỗi ngày bằng cách tín thác vào Chúa Giêsu trong một cuộc sống trở thành một hành trình thiêng liêng hằng ngày, được kết thành nhờ từng bước một, tăng trưởng chung, quyết tâm trở thành những người nam nữ trưởng thành trong đức tin. Vì, hỡi anh chị em đính hôn thân mến, vấn đề ”mãi mãi” ở đây không phải chỉ là một vấn đề lâu dài! Một cuộc hôn nhân không thành công chỉ vì nó kéo dài, nhưng điều quan trọng là chất lượng của hôn nhân. Ở với nhau và biết yêu thương nhau mãi mãi là thách đố đối với các đôi vợ chồng Kitô. Tôi nghĩ đến phép lạ bánh hóa ra nhiều: đối với anh chị em, Chúa cũng có thể làm cho tình yêu của anh chị em hóa ra nhiều và ban tình yêu mới mẻ và tốt đẹp ấy mỗi ngày cho anh chị em. Ngài có kho dự trữ tình yêu vô biên! Chúa ban cho anh chị em tình yêu là nền tảng sự kết hợp của anh chị em và mỗi ngày Ngài đổi mới, củng cố tình yêu ấy. Ngài càng làm cho tình yêu ấy lớn hơn khi gia đình tăng trưởng với con cái. Trong hành trình này điều quan trọng cần cầu nguyện. Anh chị chị em hãy cầu xin Chúa gia tăng tình yêu của mình. Trong kinh Lạy Cha chúng ta nói: ”Xin ban cho chúng con lương thực hằng ngày”. Các đôi vợ chồng cũng có thể học cầu nguyện thế này: ”Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tình yêu hằng ngày”.

Anh chị em cùng lập lại: ”Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tình yêu hằng ngày!”, xin dạy chúng con yêu nhau, thương mến nhau hết lòng! Hễ anh chị em càng tín thác nơi ngài, thì tình yêu của anh chị em càng bền vững mãi mãi, có khả năng đổi mới và vượt thắng mọi khó khăn.

– Câu hỏi thứ hai: Sống chung, lối sống hôn nhân

Kính thưa ĐTC, sống chung mỗi ngày thật là đẹp, mang lại vui mừng, nâng đ. Nhưng đó cũng là một thách đố cần phải đương đầu. Chúng con tin rằng cần học yêu thương nhau. Có một lối sống vợ chồng, một linh đạo về cuộc sống thường nhật. Đức Thánh Cha có thể giúp chúng con trong vấn đề này không?

ĐTC đáp: Sống chung là một nghệ thuật, một hành trình kiên nhẫn, đẹp đẽ và hấp dẫn. Nó không chấm dứt khi anh chị em đã chinh phục được nhau.. Trái lại chính lúc đó là lúc bắt đầu! Hành trình này mỗi ngày như thế có những qui luật có thể được tóm tắt trong 3 lời mà tôi đã nói với các gia đình và anh chị em cũng có thể học sử dụng với nhau: xin lui lòng (permesso), cám ơn (grazie), và xin lỗi (scusa).

Xin vui lòng: Đó là lời yêu cầu lịch sự có thể đi vào đời sống của người khác trong sự tôn trọng và quan tâm chú ý. Cần học xin: Anh có thể làm điều này không? Anh có muốn chúng ta làm như thế không? Chúng ta chọn sáng kiến này, giáo dục con cái thế này được không? Em có muốn chúng ta ra ngoài tối nay không? Tóm lại, nói ”xin vui lòng” có nghĩa là biết đi vào đời sống người khác một cách lịch sự. Trái lại nhiều khi người ta quen dùng những phương thế nặng nề, mạnh bạo, như những thứ giầy leo núi! Tình yêu đích thực không áp đặt bằng sự cứng cỏi và gây hấn. Trong cuốn Tiểu Kỳ hoa của thánh Phanxicô, chúng ta thấy có câu này: ”Con hãy biết rằng sự lịch sự là một trong những đặc tính của Thiên Chúa… lịch sự chính là anh em của đức bác ái, lịch sự dập tắt oán ghét và bảo tồn tình yêu” (Cap. 37). Đúng vậy lịch sự bảo tồn tình yêu. Và ngày nay trong các gia đình chúng ta, trong thế giới, thường gặp bạo lực và kiêu căng, cần có lịch sự rất nhiều.

Cám ơn: Nói cám ơn, xem ra là điều dễ dàng, nhưng chúng ta biết không phải như vậy.. Đà điều quan trọng! Chúng ta dạy cho các trẻ em nói cám ơn, nhưng rồi chúng ta lại quên nói! Lòng biết ơn là một tâm tình quan trọng: anh chị em có nhớ Tin Mừng theo thánh Luca không? Chúa Giêsu chữa lành 10 người bệnh phong cùi nhưng rồi chỉ có một người trở lại cám ơn Chúa Giêsu. Và Chúa nói: vậy 9 người kia đâu rồi? Điều này cũng được áp dụng cho chúng ta: chúng ta có biết cám ơn không? Trong tương quan của chúng ta bây giờ, và mai ngày trong đời sống hôn nhân, điều quan trọng là luôn ý thức rằng người bạn đường của mình là một hồng ân của Thiên Chúa mà ta phải luôn biết ơn. Và trong thái độ nội tâm ấy hãy cám ơn nhau về mọi sự. Đó không phải là một lời tử tế chỉ dùng với người ngoài, để được coi là người có giáo dục. Cần phải biết nói cám ơn nhau, để cùng nhau tiến bước tốt đẹp.

– Xin lỗi: Trong cuộc sống, chúng ta phạm bao nhiêu lỗi lầm. Tất cả chúng ta đều phạm lỗi. Có lẽ không có ngày nào mà chúng ta không có vài sai lầm. Vì thế cần phải nói lời đơn sơ này: xin lỗi. Nói chung mỗi người chúng ta đều sẵn sàng cáo người khác và biện minh cho chính mình. Đó là một bản năng là nguồn gốc của bao nhiêu thảm hại. Chúng ta hãy học nhìn nhận nhận lỗi của mình và xin lỗi: Xin lỗi nếu anh đã to tiếng, xin lỗi nếu anh đi qua mà không chào em, xin lỗi nếu em đến trễ, xin lỗi nếu tuần này em đã im lặng nhiều như thế, nếu em nói nhiều quá mà chẳng bao giờ chịu nghe, xin lỗi nếu anh quên… Một gia đình Công giáo cũng lớn lên như thế, tất cả chúng ta đều biết rằng không có gia đình hoàn hảo, cũng chẳng có người chồng, người vợ hoàn hảo, cũng chẳng có mẹ chồng hoàn hảo (!). Chúng ta là những người tội lỗi. Chúa Giêsu biết rõ chúng ta, ngài dạy chúng ta một bí quyết: đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không xin lỗi, không làm cho an bình trở lại trong nhà chúng ta, trong gia đình chúng ta. Nếu chúng ta học cách xin lỗi và tha thứ cho nhau, thì hôn nhân sẽ kéo dài, sẽ tiến bước.

Câu hỏi 3: Chuẩn bị hôn phối: lối cử hành hôn phối

Kính thưa ĐTC, trong nhng tháng này chúng con đang làm rất nhiều để chuẩn bị cho hôn lễ của chúng con. ĐTC có thể cho chúng con một lời khuyên để cử hành tốt đẹp lễới của chúng con không?

ĐTC trả lời: Anh chị hãy làm sao để lễ cưới thực là một buổi lễ, buổi lễ Kitô chứ không phải là một buổi lễ trần tục! Lý do sâu xa nhất của niềm vui trong ngày ấy đã được Tin Mừng theo thánh Gioan chỉ cho chúng ta: Anh chị em có nhớ phép lạ tiệc cưới Cana không? đến một lúc nào đó họ hết rượu và buổi lễ dường như bị hỏng. Theo đề nghị của Mẹ Maria, trong lúc ấy, Chúa Giêsu tỏ mình ra lần đầu tiên, và ngài làm phép lạ biến rước thành rượu, và khi làm như thế ngài cứu vãn tiệc cưới. Điều xảy ra tại Cana cách đây 2 ngàn năm, trong thực tế cũng xảy ra trong mỗi lễ cưới: Điều làm cho lễ cưới của anh chị em được trọn vẹn và chân thực sâu xa chính là sự hiện diện của Chúa, Đấng tỏ mình và ban ơn sủng của Ngài. Chính sự hiện diện của Chúa ban tặng ”rượu ngọn”, chính Chúa là bí quyết niềm vui trọn vẹn, niềm vui sưởi ấm tâm hồn thực sự.

Nhưng đồng thời, điều tốt đẹp là làm sao để lễ cưới của anh chị em điều lộ, làm nổi bật điều thực sự quan trọng. Một số người quan tâm lo lắng đến những dấu hiệu bên ngoài, đến bữa tiệc, chụp hình, quay phim, quần áo, hoa.. Đó là những điều quan trọng trong một buổi lễ, nhưng chỉ khi nào chúng có khả năng chỉ rõ động lực đích thực của niềm vui chúng ta: phúc lành của Chúa trên tình yêu của anh chị em. Hãy làm sao để, như rượu tại tiệc cưới Cana, những dấu chỉ bên ngoài trong lễ cưới của anh chị em biểu lộ sự hiện diện của Chúa và nhắc nhớ cho anh chị em và mọi người hiện diện nguồn gốc và động lực niềm vui của anh chị em”.

Cuộc gặp gỡ kết thúc với lời nguyện giáo dân do các cặp đính hôn xướng lên, Kinh Lạy Cha và Phép lành của ĐTC. Ngài còn đứng lại đích thân bắt tay chào thăm khoảng 60 người, trước khi dùng xe mui trần tiến qua các lối đi để chào thăm mọi người. Bấy giờ là gần 2 giờ chiều.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio
 

Đức Thánh Cha cổ võ sự cộng tác giữa Do thái và Công Giáo

Đức Thánh Cha cổ võ sự cộng tác giữa Do thái và Công Giáo

VATICAN. Sáng 13-2-2014, ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến phái đoàn Ủy ban Do thái Hoa kỳ gồm 55 người, và ngài cổ võ sự cộng tác giữa Công Giáo và Do thái trong xã hoạt động từ thiện và xã hội.

Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC cám ơn Ủy ban Do thái Hoa Kỳ (American Jewish Committee) trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào việc đối thoại và tình huynh đệ giữa các tín hữu Do thái và Kitô. Ngài nhắc đến sự kiện năm 2015 tới đây là kỷ niệm 50 năm tuyên ngôn Nostra Aetate của Công đồng chung Vatican 2 về tương quan giữa Kitô giáo và các tôn giáo khác trong đó có Do thái giáo.

ĐTC nói: ”Từ văn kiện này đã có sự phát triển mạnh mẽ suy tư về gia sản chung liên kết các tín hữu Kitô và Do thái, đồng thời tạo nên một nền tảng cho sự đối thoại giữa hai bên. Nền tảng này có tính chất thần học, chứ không phải chỉ biểu lộ ước muốn của chúng ta tôn trọng và quí chuộc nhau mà thôi. Vì thế điều quan trọng là sự đối thoại của chúng ta luôn được ghi dấu sâu đậm nhờ ý thức về quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa”.

ĐTC nói thêm rằng: ”bên cạnh sự đối thoại, điều quan trọng là nêu bật sự kiện các tín hữu Do thái và Kitô có thể cùng nhau hoạt động để kiến tạo một thế giới tốt đẹp và huynh đệ hơn. Về vấn đề này, tôi muốn đặc biệt nhắc nhớ sự phục vụ chung dành cho ngừơi nghèo, những người ở ngoài lề xã hội, những người đau khổ. Sự dấn thân chung này ăn rễ sâu nơi giáo huấn của Kinh Thánh về việc bảo vệ người nghèo, góa phụ, cô nhi và ngoại kiều (Xc Xh 20,20-22). Đó là một công tác được Thiên Chúa ủy thác cho chúng ta, phán ánh thánh ý và sự công chính của Chúa”.

Sau cùng, ĐTC cổ võ sự thông truyền cho các thế hệ trẻ gia sản sự hiểu biết, lòng quí chuộng và tình thân hữu giữa các tín hữu Kitô và Do thái đối với nhau, được xây dựng trong nhiều năm qua. Ngài nói: ”Tôi cầu mong đề tài quan hệ với Do thái giáo tiếp tục được giữ cho sinh động trong các chủng viện và các chung tấm huấn luyện giáo dân công giáo, cũng như tôi tin rằng trong các cộng đồng Do thái và nơi các Rabbi trẻ của Do thái cũng gia tăng sự quan tâm đối với Kitô giáo”.
Trong buổi tiếp kiến, Ông Stanley Bergman, Chủ tịch Ủy ban Do thái Hoa Kỳ, cám ơn ĐTC vì sự dấn thân của ngài trong việc cải tiến quan hệ giữa Do thái và Công Giáo, và nói: ”Chúng tôi đến đây với cảm tưởng sâu đậm rằng ngài là người bạn thực của chúng tôi và chúng tôi cảm thấy chúng tôi thuộc về ngài”.

Phái đoàn của Ủy ban cũng gặp ĐHY Kurt Kock, Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh liên lạc với Do thái giáo và với ĐHY tân cử Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh.

Rabbi David Rosen, Giám đốc Ủy ban quốc tế liên tôn của Do thái, cho các phóng viên biết cuộc trao đổi của phái đoàn với ĐHY tân cử Quốc vụ khanh Tòa Thánh xoay quanh vấn đề thăng tiến tự do tôn giáo, giáo dục và cộng tác trong các hoạt động từ thiện.

Trả lời câu hỏi của báo chí, Rabbi Rosen cho biết ông mong ước chương trình viếng thăm của ĐGH Phanxicô tại Israel vào tháng 5 năm nay sẽ dài hơn 30 tiếng đồng hồ, nhưng tôi chắc chắn rằng ĐGH sẽ làm tất cả những gì cần làm”. (SD 13-2-2014).

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio
 

Đức Thánh Cha tiếp kiến HĐGM Cộng hòa Tiệp

Đức Thánh Cha tiếp kiến HĐGM Cộng hòa Tiệp

VATICAN. Sáng 14-2-2014, ĐTC Phanxicô khuyến khích các GM Cộng Hòa Tiệp gia tăng các sáng kiến mục vụ để chuẩn bị các tín hữu lãnh nhận các bí tích và tích cực tham gia phụng vụ.

Trên đây là một trong những điểm được ĐTC đề cập đến trong buổi tiếp kiến HĐGM Tiệp, gồm 14 GM, nhân dịp các vị về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.

ĐTC nhận xét rằng: ”trong thời gian dài, Giáo Hội tại đất nước anh em đã bị đàn áp vì những chế độ độc tài dựa trên những ý thức hệ trái ngược với phẩm giá và tự do con người; ngày nay anh em phải đương đầu với những cạm bẫy khác, như trào lưu tục hóa và duy tương đối. Vì thế, bên cạnh việc rao giảng không biết mệt mỏi các giá trị Tin Mừng, còn cần đối thoại xây dựng với mọi người, cả những người xa lìa mọi tâm tình tôn giáo. Ước gì các cộng đoàn Kitô luôn luôn là nơi đón tiếp, trao đổi công khai và thanh thản, thực thi hòa giải và hòa bình, khích lệ toàn thể xã hội trong việc theo đuổi công ích và quan tâm đến những người túng thiếu nhất, thực thi một nền văn hóa gặp gỡ.”

Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết và liên đới giữa các GM với nhau và với Người Kế Vi thánh Phêrô. Ngài nói: ”Sự đoàn kết huynh đệ này cũng không thể thiếu được để công việc của HĐGM được hữu hiệu, gia tăng uy tín trọng quan hệ với chính quyền, trong đời sống thường nhật cũng như trong các vấn đề khó khăn nhất.”

Sau cùng, ĐTC nhắc nhở rằng tài sản của Giáo Hội phải được dùng cho sứ vụ tinh thần của Giáo Hội mà thôi, bảo đảm cho mỗi thực tại xã hội điều cần thiết và tự do để hoạt động mục vụ. Cần canh chừng kỹ lưỡng để tài sản Giáo Hội được quản lý một cách thận trọng và minh bạch, được bảo vệ, giữ gìn, kể cả với sự giúp đỡ của các giáo dân đáng tin cậy và có khả năng”.

Cộng hòa Tiệp có hơn 10 triệu dân cư, nhưng hơn 50% tuyên bố mình không có tôn giáo và số tín hữu chỉ vào khoảng 30%, phần còn lại theo Tin Lành và 2,5% theo chính thống. (SD 14-2-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha tiếp kiến Bộ Giáo Dục Công Giáo

Đức Thánh Cha tiếp kiến Bộ Giáo Dục Công Giáo

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng hôm 13-2-2014, dành cho 80 tham dự viên khóa họp toàn thể của Bộ Giáo Dục Công Giáo, ĐTC đề cao giá trị của đối thoại trong việc giáo dục và khuyến khích các vị đào tạo luôn quan tâm đến việc thường huấn.

Trong số các tham dự viên có 30 Hồng Y và 3 GM thành viên của Bộ.

Khóa họp của Bộ giáo dục Công Giáo kết thúc hôm 14-2-2014, và đặc biệt bàn về việc canh tân Tông Hiến Sapientia christiana, củng cố căn tính của các Đại học Công Giáo, cũng như chuẩn bị kỷ niệm 50 năm Sắc lệnh của Công đồng chung Vatican 2 về giáo dục, và 25 năm Tông hiến Ex corde Ecclesia về các đại học Công Giáo, sẽ được cử hành vào năm 2015 tới đây.

ĐTC khẳng định rằng nền giáo dục Công Giáo là một trong những thách đố quan trọng nhất đối với Giáo Hội, dấn thân thực thi công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng trong một bối cảnh lịch sử và văn hóa luôn biến đổi.

Ngài đề cao việc đối thoại trong công tác giáo dục và nhận định rằng trong các đại học và trường học Công Giáo thường cũng có nhiều học sinh không Công Giáo. Các tổ chức này đều được mời gọi đáp ứng quyền của mọi người được đạt tới kiến thức và sự hiểu biết. Và tất cả đều được mọi gọi cống hiến đề nghị Kitô giáo, tức là Chúa Giêsu Kitô, như ý nghĩa của đời sống, vũ trụ và lịch sử, trong niềm tôn trọng hoàn toàn tự do của mỗi người và những phương pháp riêng của môi trường học đường.

ĐTC cũng nhấn mạnh một khía cạnh khác, đó là việc chuẩn bị các nhà đào tạo. Ngài nói: ”Nền giáo dục ngày nay hướng tới một thế hệ đang thay đổi, vì thế mỗi nhà giáo dục và toàn thể Giáo Hội cũng phải ”thay đổi”, nghĩa là biết đả thông với những người trẻ mình đang có trước mặt. Giáo dục là một hành vi yêu thương và ban sự sống. Điều này đòi nhà giáo dục phải có nhiều khả năng, biết ở giữa người trẻ như một nhà sư phạm, để thăng tiến sự tăng trưởng nhân bản và tinh thần. Người trẻ cần một nền giáo dục có chất lượng đồng thời cần các giá trị không những được tuyên dạy, nhưng còn được chứng thực. Sự kiện nhà giáo dục sống thực các giá trị mình giảng dạy, đó là một điều không thể thiếu được đối với người trẻ”. (SD 13-2-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Bí tích Thánh Thể phải đưa chúng ta tới cuộc sống bác ái quảng đại và tha thứ

Bí tích Thánh Thể phải đưa chúng ta tới cuộc sống bác ái quảng đại và tha thứ

Qua bí tích Thánh Thể Chúa Kitô muốn bước vào cuộc sống chúng ta, thấm nhuần nó với ơn thánh của Ngài, và dẫn đưa chúng ta tới cuộc sống bác ái, quảng đại, thứ tha và hòa giải.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với khoảng 30,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến sáng thứ tư 12-2-2014 tại quảng trường Thánh Phêrô. Trong số hàng trăm nhóm hiện diện cũng có một phái đoàn tín hữu Việt Nam đến từ Đan Mạch.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý tương quan giữa bí tích Thánh Thể và cuộc sống chúng ta như là Giáo Hội và như là tín hữu kitô riêng rẽ. Ngài nói: Bí tích Thánh Thể dẫn đưa chúng ta vào sự hiệp thông thực sự với Chúa Giêsu và mầu nhiệm phục sinh của Ngài bằng cách canh tân toàn tình yêu và ơn thánh nảy sinh từ cuộc khổ nạn cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô, như suối nguồn vô tận cho chúng ta. Như thế chúng ta phải tự hỏi: chúng ta sống bí tích Thánh Thể như thế nào? Bí tích Thánh Thể là gì đối với chúng ta? Nó chỉ là một lúc lễ hội, một truyền thống được củng cố vững vàng, một dịp để gặp gỡ nhau hay cảm thấy mình yên ổn, hay một cái gì hơn nữa? Việc tưởng niệm Chúa đã yêu thương chúng ta chừng nào và để cho chúng ta được Người nuôi dưỡng bời Lời và Mình Người có thực sự đánh động con tim và cuộc sống chúng ta hay không, và có khiến cho chúng ta giống Chúa hơn không, hay chỉ là một dấu ngoặc, một lúc riêng rẽ không lôi cuốn và không thay đổi chúng ta? Đức Thánh Cha đề cập đến các dấu chỉ cụ thể cho biết tín hữu sống bí tích Thánh Thể như thế nào, tốt hay không tốt mấy. Ngài nói:

Dấu chỉ thứ nhất là kiểu chúng ta nhìn và qúy mến người khác. Trong bí tích Thánh Thể Chúa Kitô luôn khiến cho sự tận hiến đã thực hiện trên thập giá trở thành thời sự. Toàn cuộc sống của Ngài là một cử chỉ chia sẻ hoàn toàn chính mình vì tình yêu. Vì thế Ngài yêu thích ở với các môn đệ và các người Ngài quen biết. Điều này đối với Ngài có nghĩa là chia sẻ các ước mong, các vấn đề của họ, những điều khuấy động tâm hồn và cuộc sống của họ. Khi chúng ta tham dự Thánh Lễ chúng ta tìm thấy các người nam nữ đủ loại: người trẻ, người già, trẻ em, người nghèo người khá giả, dân địa phương, người ngoại quốc, cùng đi với thân nhân hay đi một mình…

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đưa ra một loạt câu hỏi như sau: Nhưng bí tích Thánh Thể mà tôi cử hành, có đưa tôi tới với tất cả mọi người như anh chị em thực sự hay không? Nó có làm lớn lên trong tôi khả năng vui với người vui, khóc với người khóc hay không? Nó có thúc đẩy tôi tới với người nghèo, người bệnh, người bị gạt bỏ bên lề xã hội hay không? Nó có giúp tôi nhận ra nơi họ gương mặt của Chúa Giêsu hay không? Chúng ta tất cả đều đi Lễ, bởi vì chúng ta yêu mến Chúa Giêsu và muốn chia sẻ cuộc Khổ Nạn và sự Phục sinh của Ngài trong bí tích Thánh Thể. Nhưng chúng ta có yêu mến các anh chị em túng thiếu cần giúp đỡ như Chúa Giêsu yêu họ hay không? Chẳng hạn ở Roma, trong các ngày này, chúng ta đã trông thấy biết bao nhiêu khó khăn xã hội, hay vì mưa gây thiệt hại cho nhiều khu phố, hoặc do thiếu công ăn việc làm vì cuộc khủng hoảng xã hội trên toàn thế giới. Tôi tự hỏi, chúng ta tất cả tự hỏi: ”Tội đi lễ đấy, nhưng tôi sống điều này như thế nào? Tôi có lo lắng trợ giúp họ, tới gần họ và cầu nguyện cho họ là nhữn người đang có vấn đề hay không? Hay tôi hơi thờ ơ với họ? Hay tôi lo bép xép: ”Bạn có thấy bà ấy ông ấy mặc đẹp không?” Đôi khi chúng ta làm điều đó sau Thánh lễ, đúng không? Nhưng không được làm như vậy. Chúng ta phải lo lắng cho các anh chị em khác đang có một nhu cầu, một căn bệnh, một vấn đề. Hôm nay chúng ta hãy nghĩ đến các anh chị em có vấn đề đó ở Roma này, vì mưa, vì thảm cảnh mưa, và các vấn đề xã hội của việc làm, và chúng ta hãy xin điều đó với Chúa Giêsu mà chúng ta lãnh nhận trong bí tích Thánh Thể, xin Ngài giúp chúng ta và giúp họ. Đề cập tới dấu chỉ thứ hai Đức Thánh Cha nói:

Dấu chỉ thứ hai rất quan trọng là ơn thánh cảm thấy mình được tha thứ và sẵn sàng tha thứ. Đôi khi có người hỏi: ”Tại sao lại phải đi nhà thờ, xét vì người thường tham dự Thánh Lễ cũng là kẻ tội nhân như những người khác?”. Thật ra, ai cử hành bí tích Thánh Thể không làm điều đó vì cho rằng hay muốn tỏ ra mình tốt lành hơn các người khác, mà chính bởi vì nhận biết mình luôn cần được tiếp đón và tái sinh bởi lòng xót thương của Thiên Chúa, nhập thể nơi Đức Giêsu Kitô. Nếu mỗi người trong chúng ta không cảm thấy mình là kẻ có tội, thì tốt hơn đừng đi Lễ! Chúng ta đi lễ, bởi vì chúng ta là những người tội lỗi, và chúng ta muốn lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa Giêsu, tham dự vào ơn cứu đỘ của Ngài, tham dự vào vào ơn tha thứ của Ngài.

Kinh ”tôi cáo mình” mà chúng ta đọc đầu lễ không phải là ”hình thức”, mà là một cử chỉ sám hối thật sự. Tôi là người tội lỗi và tôi xưng thú tội lỗi của tôi. Thánh Lễ bắt đầu như thế. Chúng ta không bao giờ được quên rằng Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu đã xảy ra ”trong đêm ngài bị trao nộp” (1 Cr 11,23). Trong bánh và rượu, mà chúng ta dâng và chung quanh đó chúng ta tụ tập nhau, được canh tân mỗi lần ơn Mình và Máu của Chúa Kitô cho việc cứu chuộc tội lỗi của chúng ta. Chúng ta phải đi tham dự Thánh Lễ một cách khiêm tốn, như những kẻ có tội và Chúa giảng hòa chúng ta. Điều này tóm tắt cách tốt đẹp nhất ý nghĩa sâu xa nhất hiến tế của Chúa Giêsu Kitô, và đến lần nó nới rộng con tim của chúng ta cho sự tha thứ cho các anh em khác và cho sự hòa giải.

Dấu chỉ qúy báu cuối cùng được cống hiến cho chúng ta giữa buổi cử hành Thánh Thể và cuộc sống của các cộng đoàn kitô của chúng ta. Cần luôn luôn lưu ý rằng Thánh Thể không phải là một cái gì chúng ta làm; không phải là một tưởng niệm của chúng ta về điều Chúa Giêsu đã nói và đã làm. Không. Nó chính là một hành động của Chúa Kitô. Chính Chúa Kitô làm cho chúng trở thành thời sự trên bàn thờ. Và Đức Kitô là Chúa. Nó là một ơn của Chúa Kitô, tự hiện diện và quy tụ chúng ta quanh Ngài, để dưỡng nuôi chúng ta bằng Lời và bằng chính sự sống của Ngài. Điều này có nghĩa là sứ mệnh và căn cước của chính Giáo Hội vọt lên từ đó, từ bí tích Thánh Thể và luôn luôn thành hình tại đó. Vì thế chúng ta phải để ý: một buổi cử hành có thể không chê trách vào đâu được, rất đẹp trên bình diện bề ngoài, nhưng nếu nó không đưa chúng ta tới chỗ gặp gỡ Chúa Giêsu, thì nó có nguy cơ không đem lại sự dưỡng nuôi nào cho con tim và cuộc sống chúng ta. Đức Thánh Cha tóm tắt tương quan giữa bí tích Thánh Thể và cuộc sống tín hữu như sau:

Trái lại, qua bí tích Thánh Thể Chúa Kitô muốn bước vào cuộc sống chúng ta, thấm nhuần nó với ơn thánh của Ngài, và như thế trong mỗi cộng đoàn kitô có sự trung thực giữa phụng vụ và đời sống.

Các bạn thân mến, con tim chúng ta được tràn đầy tin tưởng và hy vọng khi nghĩ tới các lời của Chúa Giêsu được ghi lại trong Phúc Âm thánh Gioan: ”Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta có sự sống đời đời và Ta sẽ cho người đó sống lại ngày sau hết” (Ga 6,54). Chúng ta hãy sống bí tích Thánh Thể với tinh thần của đức tin và cầu nguyện, tha thứ, sám hối, tươi vui cộng đoàn, lo lắng cho những người thiếu thốn và cho nhu cầu của biết bao anh chị em khác, trong xác tín rằng Chúa sẽ thành toàn điều Ngài đã hứa ban cho chúng ta: đó là cuộc sống vĩnh cửu.

Đức Thánh Cha đã chào mọi người hiện diện và cầu mong chuyến hành hương Roma củng cố đức tin của họ. Ngài đã đặc biệt chào Đức Hồng Y Vlk, các Giám Mục Tchèques đang viếng mộ hai thánh Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh. Ngài gọi Đức Hồng Y Vlk là vị chiến đấu lão thành và là người bảo vệ đức tin của Cộng hòa Tchèques. Ngài xin các vị chuyển lời chào thăm và phép lành Tòa Thánh tới các linh mục, tu sĩ và giáo dân toàn nước. Ngài bảo đảm cầu nguyện cho các vị và cho họ. Đức Thánh Cha cũng xin mọi người cầu nguyện cho ngài.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết thứ sáu tới đây là lễ nhớ hai thánh Cirillo và Metodio, tông đồ của các dân tộc Slave và Bổn Mạng châu Âu. Ngài cầu mong chứng tá của các vị giúp các bạn trẻ trở thành môn đệ thừa sai trong các môi trường sống của họ, cũng như khích lệ người đau yếu dâng các khổ đau cầu nguyện cho ơn hoán cải của những người tội lỗi, và là mẫu gương cho các cặp vợ chồng mới cưới lấy Phúc Âm làm luật nền tảng cho cuộc sống gia đình.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Tòa Thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio
 

Kỷ niệm 1 năm Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 tuyên bố từ nhiệm

Kỷ niệm 1 năm Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 tuyên bố từ nhiệm

VATICAN. Hôm 11-2-2014, là kỷ niệm đúng 1 năm ĐGH Biển Đức 16 tuyên bố từ nhiệm và ấn định rằng Tông Tòa bắt đầu từ lúc 20 giờ ngày 28-2 tiếp đó.

ĐGH Biển Đức 16 tuyên bố từ nhiệm, trước sự hiện diện của hơn 40 Hồng y tham dự công nghị thường lệ về việc tôn phong hiển thánh cho 813 vị chân phước.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Reuter của Anh quốc, truyền đi hôm 11-2-2014, Đức TGM Georg Gaenswein, bí thư của ĐGH Biển Đức đồng thời là đương kim Chủ tịch Phủ Giáo Hoàng cho biết ĐGH Biển Đức vẫn rất tỉnh táo và minh mẫn về tâm trí và tinh thần, tuy rằng sức khỏe thể lý của ngài suy yếu với 87 tuổi”.

Đức TGM Gaenswein cũng nói đến quan hệ tốt đẹp giữa Đức cựu và đương kim Giáo Hoàng: ”Ngay từ đầu đã có sự tiếp xúc tốt đẹp giữa hai vị và sự khởi đầu này đã được phát triển và trưởng thành. Hai vị vẫn viết thư, điện thoại, nghe và mời nhau. ĐGH Phanxicô đã nhiều lần đến Đan viện Mẹ Giáo Hội nơi Đức Biển Đức cư ngụ, và ĐGH Biển Đức cũng đã đến nhà trọ Thánh Marta. Trên nhiều bình diện có sự cảm thông giữa hai vị”.

Đức TGM nói: ”Đức nguyên Giáo Hoàng rất an bình với chính mình và với Chúa. Tôi xác tín rằng Chúa Thánh Linh gửi vị Giáo Hoàng đúng đến cho thời đại thích hợp, và điều này có giá trị đối với Đức Gioan Phaolô 2, Đức Biển Đức và ĐGH Phanxicô.. Sau một triều đại Giáo Hoàng rất dài của Đức Gioan Phaolô 2, một người đã sống cạnh Người trong 23 năm, lâu hơn bất kỳ Hồng y nào khác, và có lẽ là cộng sự viên được tín nhiệm và hữu hiệu nhất, đã trở thành Giáo Hoàng. Tôi không nói là ĐGH Biển Đức không được may mắn. Sau một triều đại 27 năm Giáo Hoàng, bất kỳ ai được bầu lên cũng gặp khó khăn”.

Và Đức TGM Gaenswein cho biết: ”Đức Biển Đức 16 không oán trách các cơ quan truyền thông nhiều khi không viết đúng về ngài và công việc của ngài. Tôi tin chắc rằng lịch sử sẽ đưa ra một phán đoán khác với phán đoán mà người ta thường đọc thấy trong những năm gần đây trong triều đại Giáo Hoàng của Đức Biển Đức 16, vì nguồn mạch trở nên rõ ràng và mang lại nước trong hơn” (Vat. Ins., Reuteur 10-2-2014).

Đức TGM Georg Gaenswein xác nhận rằng khi ĐGH tuyên bố từ nhiệm, nhiều Hồng Y hiện diện kinh ngạc ngỡ ngàng, nhiều vị khác không hiểu.

Trả lời câu hỏi của đài Radio Uno ở Italia: ”Sự chọn lựa của ĐGH Biển Đức có thể là một tiền lệ trong giáo luật hay không”, Đức TGM Gaenswein nói: ”ĐGH Ratzinger đã và sẽ không hề muốn ảnh hưởng một cách nào đó đến các người kế nhiệm. Chắc chắn rằng qua hành vi từ nhiệm này, ngài xác định một sự kiện mới cần phải được tôn trọng”.

Đức Hồng Y Bertone

ĐHY Bertone, nguyên Quốc vụ khanh, cũng tiết lộ rằng ĐGH Biển Đức 16 đã muốn từ nhiệm sớm hơn, và dự tính thông báo ý định này ít lâu sau lễ Giáng Sinh năm 2012, nhưng ĐHY can ĐGH rằng: ”lúc này không phải là thời điểm thuận tiện. ĐTC cần loan báo sứ điệp của Chúa Hài Đồng Giêsu. Chúng ta không nên làm xáo trộn món quà mà Chúa ban cho Giáo Hội”.

ĐHY Bertone cho biết vào khoảng giữa năm 2012, ĐGH Biển Đức đã tiết lộ cho ngài ý định từ nhiệm, nhưng ĐHY tìm cách khuyên ĐGH dời lại thời điểm, vì mới khai mạc năm Đức Tin và loan báo Thông điệp về đức tin. Sau nhiều suy nghĩ và cầu nguyện ĐGH đi tới quyết định chung kết là sẽ công bố quyết định vào ngày 11-2, lễ Đức Mẹ Lộ Đức.

ĐHY nguyên Quốc vụ khanh Tòa Thánh xác nhận rằng nguyên nhân chính khiến ĐTC Biển Đức 16 từ nhiệm là tình trạng sức khỏe thể lý và nghị lực tinh thần suy yếu. Ở tuổi của ngài, ngài cảm thấy không đủ nghị lực để đi Rio de Janeiro gặp gỡ hàng triệu bạn trẻ tại đó.

Cha Lombardi SJ

Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, nhận định rằng quyết định từ nhiệm của ĐGH Biển Đức 16 cách đây 1 năm là một ”đại hành vi cai trị”. Nghĩa là một quyết định được đề ra một cách tự do, ảnh hưởng thực sự trong tình trạng và trong lịch sử của Giáo Hội. Theo nghĩa đó, quyết định từ nhiệm của Người là một đại hành vi cai trị, được thực hiện với một linh đạo sâu xa, được chuẩn bị kỹ lưỡng bằng suy tư và cầu nguyện, một cử chỉ rất can đảm, vì đó là một quyết định ngoại thường.

Đức Ông Georg Ratzinger

Mặt khác, trong một bài đăng trên báo ”Lý Trí” (La Razón” số ra ngày 8-2-2014 tại Tây Ban Nha, Đức Ông Georg Ratzinger, anh ruột của ĐGH Biển Đức, cho biết em của ngài không có nhiều thời gian như mong muốn để chơi đàn Piano hoặc có những cuộc điện đàm, vì Người vẫn còn nhiều người đến viếng thăm.

Đức Ông cũng tiết lộ rằng Đức nguyên Giáo Hoàng vẫn tiếp tục nghiên cứu thần học, những không nói Người có viết tiểu sử tự thuật hay không. Đức Ông nói thêm rằng: ”Em tôi tuyệt đối không hề lấy làm tiếc vì quyết định từ nhiệm cách đây 1 năm. Đối với Người, những trách vụ và chức năng mà Người muốn chu toàn, thật là rõ rằng, và quyết định Người đưa ra cách đây một năm thật là rõ ràng, và vẫn còn giá trị ngày nay” (Apic 9-2-2014)

Trong một sứ điệp ngắn truyền qua dạng Twitter, ĐTC Phanxicô viết: ”Hôm nay, tôi mời gọi anh chị em cùng với tôi cầu nguyện cho ĐTC Biển Đức 16, một người có lòng can đảm lớn lao và lòng khiêm nhường sâu xa”.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

17,000 cặp đính hôn sẽ mừng ngày Tình yêu Valentine với Đức Thánh Cha

17,000 cặp đính hôn sẽ mừng ngày Tình yêu Valentine với Đức Thánh Cha

WHĐ (09 tháng 02-2014) – Vào ngày Valentine 14 tháng Hai sắp tới, hơn 17,000 cặp đính hôn sẽ gặp Đức Thánh Cha tại Quảng trường Thánh Phêrô. Cuộc gặp gỡ do Hội đồng Toà Thánh về Gia đình tổ chức, dự định diễn ra tại Thính đường Phaolô VI, nhưng con số ghi danh đã vượt quá dự kiến của ban Tổ chức, nên theo đề nghị của Đức Thánh Cha, cuộc gặp gỡ được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Chủ đề “Niềm vui của lời ưng thuận suốt đời” được các đôi trên thế giới đang chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân nhiệt tình ủng hộ. Họ ghi danh tại Văn phòng Mục vụ gia đình trong giáo phận của mình, tại Văn phòng thư ký của các phong trào, hiệp hội giáo dân hoặc qua email của Hội đồng Toà Thánh về Gia đình [events@family.va]. Thời hạn ghi danh đã được gia hạn đến ngày 12-02.

Cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha sẽ bắt đầu lúc 11 giờ bằng một bài suy niệm, giới thiệu các chứng từ; và Đức Thánh Cha sẽ đến gặp mọi người vào khoảng giữa trưa. Theo Đức giám mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Gia đình, sáng kiến ​​này nằm trong khuôn khổ chuẩn bị cho Đại hội chung Ngoại thường lần thứ ba của Thượng Hội đồng Giám mục vào tháng Mười 2014 về những thách đố mục vụ đối với gia đình trong bối cảnh Phúc-Âm-hoá.

(Theo Vatican Radio)

Minh Hòa – HĐGMVN

Võ sĩ samurai Nhật đang được xem xét tôn phong thánh

Võ sĩ samurai Nhật đang được xem xét tôn phong thánh

Andrea Gagliarducci cho National Catholic Register/CNA/EWTN

Takayama Ukon, võ sĩ samurai người Nhật ở thế kỷ 16 chấp nhận đi sống lưu vong chứ không chịu từ bỏ đạo Công giáo, đang được xem xét tôn phong thánh vì lòng trung thành với Chúa Kitô và Giáo Hội.

Hội Đồng Giám Mục Nhật Bản đã đệ đơn dài 400 trang lên Thánh Bộ Phong Thánh xin tôn phong chân phước cho võ sĩ samurai này vào năm 2013.

Cuộc sống của Takayama là tấm gương về “lòng trung thành tuyệt vời với ơn gọi Kitô hữu, kiên trì giữ vững đức tin bất chấp mọi khó khăn”, linh mục dòng Tên Anton Witwer, trưởng thỉnh nguyện viên dòng Tên, phát biểu với CNA.

Takayama sinh năm 1552, ba năm sau khi nhà truyền giáo dòng Tên là Thánh Phanxicô Xaviê truyền giáo đến Nhật. Khi ngài 12 tuổi, cha ngài trở lại đạo Công giáo, và Ukon được linh mục dòng Tên Gaspare di Lella rửa tội và đặt tên là Justo.

Gia đình Takayama là daimyo, thành viên thuộc tầng lớp quý tộc cầm quyền thời phong kiến đứng thứ hai sau shogun trong thời trung cổ và cận đại ở Nhật. Daimyo nắm giữ nhiều đất đai rộng lớn và được quyền huy động quân đội và thuê võ sĩ samurai.

Nhờ có địa vị được kính trọng, gia đình Takayama có thể hỗ trợ các hoạt động truyền giáo ở Nhật, làm người bảo vệ các Kitô hữu Nhật và các nhà truyền giáo dòng Tên. Theo cha Witwer, họ ảnh hưởng đến việc trở lại đạo của hàng chục ngàn người Nhật.

Năm 1587, khi Takayama 35 tuổi, thủ tướng Nhật Toyotomi Hideyoshi bắt đầu bách hại Kitô hữu, trục xuất các nhà truyền giáo và khuyến khích người Công giáo Nhật từ bỏ đức tin.

Trong khi nhiều thành viên daimyo chọn cách từ bỏ đức tin Công giáo, Takayama và cha mình quyết định từ bỏ đất đai và danh dự để giữ đức tin.

Cha Witwer kể Takayama “không muốn chống lại các Kitô hữu khác, và điều này đã khiến ngài sống một cuộc sống nghèo khổ, vì khi võ sĩ samurai không tuân theo lời của  ‘cấp trên’, sẽ mất tất cả mọi thứ mình có”.

Ngài kể Takayama “chọn cách sống nghèo khổ để trung thành với đời sống Kitô hữu. Trong những năm sau đó, ngài được những người bạn quý tộc bảo vệ và có thể sống một cuộc sống tốt hơn”.

“Nhiều người cố thuyết phục Takayama bỏ đạo, vì ngài là quý tộc và là một người nổi tiếng và bởi vì họ không muốn giết người Nhật. Những kẻ bách hại cảm thấy giết Kitô hữu nước ngoài dễ hơn, còn giết Kitô hữu Nhật thì khó”, cha Witwer giải thích.

Năm 1597, Toyotomi ra lệnh hành quyết 26 người Công giáo, cả người nước ngoài lẫn người Nhật; họ đã bị xử tử vào ngày 5-2.

Mặc dù đứng trước mối đe dọa như vậy, Takayama vẫn không chịu từ bỏ Giáo Hội, ngài chọn cách sống đời Kitô hữu cho đến khi qua đời. Khi shogun Tokugawa Ieyasu cấm Kitô giáo hoàn toàn vào năm 1614, Takayama bỏ đi sống lưu vong.

Ngài dẫn đầu một nhóm 300 người Công giáo sang Philippines, và họ định cư tại Manila. Ngài đến đây vào tháng 12, và qua đời vào ngày 4-2 năm sau, do yếu sức vì cuộc bách hại ở Nhật Bản.

“Từ khi Takayama chết trong lúc sống lưu vong, vì yếu sức do bị ngược đãi ở quê nhà”, cha Witwer giải thích, “quá trình phong chân phước cho ngài giống như một vị tử đạo”.

Nếu Takayama được chấp nhận là một người tử đạo, ngài sẽ không cần có phép lạ trước khi được phong chân phước.

Nguồn: National Catholic Register

UCANEWS VN

Kitô hữu môn đệ truyền giáo là muối đất và ánh sáng thế gian

Kitô hữu môn đệ truyền giáo là muối đất và ánh sáng thế gian

Ơn gọi của Kitô hữu môn đệ thừa sai là muối đất và là ánh sáng thế gian, là đén cháy sáng để cuộc sống thánh thiện của chúng ta trao ban ”hương vị” cho các môi trường sống khác nhau và bảo vệ chúng khỏi bị hư thối.

Kính thưa qúy vị, thưa các bạn, Đức Thánh Cha đã nói như trên trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 9 tháng 2-2014 với hàng chục ngàn tín hữu tự tập tại quảng trường Thánh Phêrô.

Đề cập tới bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm qua kể lại lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ: ”Các con là muối đất… Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,3.14), Đức Thánh Cha nói: Điều này khiến cho chúng ta hơi ngạc nhiên một chút, nếu chúng ta nghĩ tới những người đang đứng trước Chúa Giêsu là ai. Họ là những người đánh cá, những người đơn sơ. Nhưng Chúa nhìn họ với con mắt của Thiên Chúa, và người ta hiểu khẳng định của Ngài như là hậu qủa của các Mối Phúc Thật. Ngài muốn nói rằng: nếu các con có tinh thần nghèo khó, có con tim trong sạch, có lòng thương xót… thì các con sẽ là muốn đất và ánh sáng thế gian. Để hiểu các hình ảnh này một cách tốt đẹp hơn. chúng ta chú ý tới Luật Lệ Do thái truyền phải bỏ một chút muối trên mọi lễ vật dâng cho Thiên Chúa, như dấu chỉ của giao ước. Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa ánh sáng như sau:

Thế rồi ánh sáng, đối với dna Israel, là biểu tượng của mạc khải cứu thế chiến thăng bóng tối của dân ngoại. Như vậy các kitô hữu, là dân Israel mới, nhận lãnh một sứ mệnh đối với tất cả mọi người: với đức tin và với tình bác ái họ có thể hướng dẫn, thánh hóa và làm cho nhân loại trở thành phong phú. Tất cả chúng ta những người đã được rửa tội, chúng ta là các môn đệ thừa sai và được mời gọi trở thành một phúc âm sống động trong thế giới: với cuộc sống thánh thiện chúng ta sẽ trao ban ”hương vị” cho các mội trường khác nhau, và bảo vệ chúng khỏi thối rữa, như muối làm vậy. Và chúng ta sẽ đem ánh sáng của Chúa Kitô với chứng tá của một tình bác ái tinh tuyền. Nhưng nếu các kitô hữu chúng ta đánh mất đi hương vị và tắt ngúm, chúng ta dập tắt sự hiện diện là muối và ánh sáng, bởi vì chúng ta đánh mất đi sự hữu hiệu. Sứ mệnh trao ban ánh sáng cho thế giới đẹp đẽ biết bao! Đó là một sứ mệnh mà chúng ta có. Nó đẹp. Và cũng thật đẹp duy trì ánh sáng mà chúng ta đã nhận được từ Chúa Giêsu, gìn giữ nó và duy trì nó. Kitô hữu phải là một người chiếu sáng, mang ánh sáng, luôn luôn troa ban ánh sáng. Một ánh sáng không phải của mình, nhưng là món quà của Thiên Chúa, là món quà của Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha khẳng định thêm:

Nếu Kitô hữu dập tắt ánh sáng này, cuộc sống của họ không có ý nghĩa; đó là một tín hữu Kitô chỉ có danh thôi, mà không mang ánh sáng, một cuộc sống vô nghĩa. Nhưng bây giờ tối muốn hỏi anh chị em, anh chị em muốn sống thế nào? Như một cái đèn cháy sáng hay một cái đèn tắt? Cháy sáng hay tắt? Anh chị em muốn sống thế nào? Tín hữu trả lời ”cháy sáng”, nhưng hơi nhỏ, Đức Thánh Cha nói ”ở đây người ta chả nghe gì cả”. Tín hữu la to hơn: ”cháy sáng”. Ngài nói tiếp: Đèn cháy sáng nhé! Chính Thiên Chúa cho chúng ta ánh sáng này và chúng ta trao nó cho người khác. Đèn cháy sáng đó là ơn gọi kitô của chúng ta.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh truyền tin và ban phép lành cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết ngày 11 tháng 2 này là lễ Đức Mẹ Lộ Đức và cũng là ”Ngày quốc tế các bệnh nhân”. Đức Thánh Cha nói đây là dịp thuận tiện để đặt các anh chi em bệnh tật vào trung tâm của cộng đoàn, cầu nguyện cho họ và với họ, gần gũi họ. Sứ điệp cho ngày này được gợi hứng bởi một kiểu nói của thánh Gioan: Đức tin và tình bác ái: ”Cả chúng ta nữa chúng ta cũng phải hiến mạng sống cho các người anh em” (1 Ga 3,16). Một cách đặc biệt chúng ta có thể noi gương Chúa Giêsu đối với mọi loại người đau yếu: Chúa săn sóc tất cả, chia sẻ nỗi khổ đau của họ và rộng mở con tim cho niềm hy vọng. Rồi Đức Thánh Cha cám ơn các nhân viên y tế trên toàn thế giới. Ngài nói công việc của anh chị em thật qúy báu! Xin cám ơn công việc qúy báu của anh chị em rất nhiều. Họ gặp gỡ nơi các bệnh nhân mỗi ngày không phải chỉ các thân xác ghi dấu sự giòn mỏng, nhưng các bản vị con người mà họ cống hiến sự chú ý và các câu trả lời thỏa đáng. Phẩm giá con người không bao giờ bị giản lược vào các khả thể hay năng khiếu của nó, và nó không giảm thiểu, khi chính con người yếu đuối, tàn tật và cần giúp đỡ. Tôi cũng nghĩ tới các gia đình, nơi việc săn sóc ai đau yếu là điều bình thường; nhưng đôi khi các tình hình có thể nặng nề hơn… Có rất nhiều người viết thư cho tôi và hôm nay tôi muốn bảo đảm một lời cầu nguyện cho tất cả các gia đình đó, và tôi nói với họ: Anh chị em đừng sợ hãi sự giòn mỏng! Đừng sợ hãi sự giòn mỏng. Hãy giúp đỡ nhau với tình yêu thương và anh chị em sẽ cảm thấy sự hiện diện ủi an của Thiên Chúa.

Thái độ quang đại và kitô đối với các bệnh nhân là muối đất và ánh sáng thế gian. Xin Đức Trinh Nữ Maria trợ giúp chúng ta thực thi điều đó, và xin Mẹ chiếm được an bình và an ủi cho mọi người đang đau đớn.

Trong những ngày này Thế Vận Hội mùa đông cũng đang diễn ra tại Sochi bên Nga. Tôi muốn gửi lời chào tới các người tổ chức và tất cả các lực sĩ tham dự với lời cầu chúc nó là một lễ hội của thể thao và tình bạn. Tiếp đến ngài chào nhiều nhóm khác nhau hiện diện tại quảng trường, trong đó có nhóm các nữ thần học gia đang tham dự một đại hội tại Roma. Đức Thánh Cha cũng bầy tỏ sự gần gũi của ngài và cầu nguyện cho những người đang khổ đau vì các thiên tai tại nhiều nước khác nhau, kể cả ở Roma. Trước khi kết thúc buổi đọc Kiinh Truyền Tin Đức Thánh Cha còn lập lại câu hỏi tín hữu muốn là đèn cháy sàng hay đèn bị tắt rồi nói: Kitô hữu đem ánh sáng. Họ là một chiếc đèn cháy sáng. Hãy luôn tiến bước với ánh sáng của Chúa Giêsu.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Muối và ánh sáng (2)

Muối và ánh sáng (2)

Sau một thời gian dài học hỏi và tu luyện, người học trò mới cất tiếng hỏi thầy mình:

– Thưa thầy, đâu là sự khác biệt giữa kiến thức và giác ngộ?

Thầy mỉm cười và ôn tồn giải thích:

– Khi có kiến thức, giống như con có “ánh sáng” soi đường con đi. Nhưng khi con giác ngộ, chính con sẽ trở thành “ánh sáng” soi đường cho người khác.

Bạn thân mến!

Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay cũng mời gọi ta trở nên “Ánh Sáng và Muối Đất”. Đó cũng là lệnh truyền cấp bách mà Chúa Giêsu gởi đến mỗi người chúng ta hôm nay.

“Chính anh em là muối cho đời”. (Mt. 5,13) Muối là một sản phẩm không thể thiếu trong đời sống con người. Muối vừa làm phân bón cho đất đai màu mỡ; vừa làm gia vị cho các món ăn thêm thơm ngon đậm đà; vừa bảo quản thực phẩm cho khỏi hư thối. Khi muối muốn ướp cho “mặn đời”, muối phải biết chấp nhận hòa tan, phải biết “mất đi” cho chính mình để hoá thân trong chất mặn, để hiến dâng cho đời hương vị thơm ngon, mặn nồng của quảng đại, của yêu thương và tha thứ …

“Chính anh em là ánh sáng cho trần gian”(Mt.5:13). Đây là lời mời gọi tuyệt vời dành cho người Kitô, bởi lẽ chỉ Thiên Chúa mới là Ánh Sáng (1Ga.1:5). Chỉ Đức Giêsu mới dám nhận mình là Ánh Sáng (Ga.8:12). Vậy ta muốn trở thành ánh sáng như Đức Giêsu, ta phải ở gần Ngài: gần đèn thì ta được toả sáng.

Ánh sáng không thiên vị một ai, không thích người này và cũng không chê người kia. Ánh sáng của mặt trời lan tỏa khắp nơi, chiếu sáng mọi người và mọi nhà. Ánh sáng của người Kitô cũng vậy,“ánh sáng của anh em phải ở trên cao, vượt trên mọi danh vọng, tiền tài, lạc thú. Không phải để khoe khoang, tự kiêu, nhưng là để tôn vinh Cha, Đấng ngự trên trời” (Mt.5:16).

Ánh sáng của cây nến tuy nhỏ bé nhưng cũng đủ toả sáng cả một căn phòng, làm cho bóng tối phải lùi bước. Một khi ánh sáng của ngọn nến bừng lên, đó cũng là lúc ngọn nến bị đốt cháy, bị tan biến đi. Người Kitô cũng vậy, phải mất đi cho chính mình, phải tan biến đi để “Ánh Sáng Chúa Kitô“ được loan toả khắp nơi, khắp mọi nhà, khắp mọi tâm hồn.

Khi bị đốt cháy, ngọn nến nhận sức nóng từ ngọn lửa và cho đi ánh sáng. Người Kitô trong thế giới hôm nay cũng phải giống như vậy. Nhưng trong suy tư thinh lặng, tôi tự hỏi lòng mình: “Tôi đang nhận điều gì trong cuộc sống hôm nay? Và tôi sẽ cho đi những gì cho người anh em xung quanh tôi?”

Vì tôi là muối nhạt nên thế giới này vô vị.

Vì tôi là đèn hết dầu, nên thế giới còn nhiều bóng tối.

Thế giới này sẽ mang bộ mặt mới nếu tôi thực thi lời mời gọi của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay: “Anh em là muối cho đời …Anh em là ánh sáng cho trần gian”.

Veritas Radio

Lạy Chúa Giêsu!

Xin giúp con lắng nghe tiếng Chúa

và nỗ lực thực thi Lời Ngài trong cuộc sống của con hôm nay. Amen!

NHÂN CHỨNG

NHÂN CHỨNG

Chủ đề: Thiên Chúa là Chúa của mọi người, yêu thương mọi người. (Mt 15,22)

Rebecca Manley Pippert viết một câu chuyện hay và hứng khởi về một người thanh niên khác thường.

Bill đang trong năm cuối đại học. Anh thông minh, một người tín hữu Kitô mới, và có chút khác biệt với các sinh viên khác. Suốt bốn năm, tủ quần áo của anh chỉ có một chiếc áo thung T-shirt, quần jean, và không có giầy.

Bên kia đường, đối diện với trường là một nhà thờ cổ kính, giáo dân tham dự là những người ăn mặc chỉnh tề.

Một ngày Chúa Nhật kia, Bill đi vào cửa chính. Nghi thức đã bắt đầu; Bill chậm rãi bước vào lối đi ở giữa để tìm một chỗ trống.

Khi anh bước gần đến hàng đầu, hiển nhiên là không còn chỗ trống. Do đó Bill ngồi bệt xuống sàn ngay đằng trước bục giảng.

Đây là điều chỉ có thể chấp nhận trong một phòng ngủ đại học, nhưng thật khó trong một nhà thờ cổ kính. Bạn có thể cảm thấy người ta nhìn anh chăm chăm. Ngay cả vị mục sư cũng ngừng giảng, không biết phải nói gì hay làm gì.

Ngay lúc đó, một trưởng lão khoảng tám mươi tuổi – trong bộ vét cáo cạnh và ông chống gậy – ông từ cuối nhà thờ bước đến chỗ anh Bill ngồi trên sàn.

Mọi cặp mắt đổ dồn về ông trưởng lão. Chiếc gậy của ông gõ nhịp theo từng bước chân. Ông là một người đạo đức, tóc bạc, trang nghiêm, lịch thiệp, được mọi người tôn trọng. Làm thế nào một người lớn tuổi và chững chạc như ông lại có thể hiểu được một sinh viên như Bill?

Khi trưởng lão này đến chỗ Bill ngồi, mọi người như nín thở. Điều ông sắp làm là một việc không béo bở gì, nhưng phải được thi hành. Ngay cả mục sư cũng ngừng giảng cho đến khi trưởng lão này chấm dứt công việc.

Nhìn xuống Bill, ông trưởng lão thả cây gậy rơi xuống sàn. Sau đó, thật khó khăn, ông ngồi xuống bên cạnh Bill. Ông muốn anh cảm thấy được chào đón và không chỉ thờ phượng một mình.

Khi mục sư lấy được bình tĩnh, ông nói với giáo đoàn với một giọng đầy xúc động.

“Điều mà tôi chuẩn bị để giảng cho anh chị em, anh chị em sẽ không bao giờ nhớ. Nhưng điều mà anh chị em đã thấy, anh chị em sẽ không bao giờ quên.” (Theo “Out of the Saltshakers” của Rebecca Manley Pippert).

Câu chuyện này thật thích hợp với bài Phúc Âm hôm nay, trong đó Chúa Giêsu nói:

Không ai đốt đèn rồi rồi lấy thùng úp lại, nhưng đặt trên đế, và nó soi sáng cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Ðấng ngự trên trời.

Một số người nói rõ rằng có ba động lực giải thích tại sao người ta làm điều tốt – tỉ như trưởng lão này đã làm: niềm vui, sự thiết thực, hay tình yêu thuần túy. Chúng ta hãy nhìn đến từng điểm: trước hết, niềm vui.

Trong Christmas Carol, Charles Dickens diễn tả cách Ebenezer Scrooge đáp ứng với dân chúng sau khi ông hoán cải. Dickens nói:

Ông ta đi nhà thờ… và âu yếm vỗ đầu các trẻ em và nói chuyện với những người ăn xin… và thấy rằng mọi thứ đều đem lại cho ông niềm vui. Ông chưa bao giờ mơ tưởng… rằng có điều gì… có thể đem cho ông hạnh phúc nhiều như vậy.

Chúng ta cũng cảm thấy như vậy khi tình nguyện làm việc trong cộng đoàn, trong nơi phát đồ ăn, hay trong những trung tâm hưu dưỡng.

Và như thế động lực đầu tiên khiến người ta làm điều tốt là vì họ cảm thấy sung sướng. Nó đem cho họ niềm vui.

Động lực thứ hai tại sao người ta thi hành điều tốt là vì sự thiết thực. Tôi nhớ Lyndon Johnson có lần nói, “Hãy yêu thương kẻ thù, vì một ngày kia quý vị sẽ cần đến họ như những người bạn.” Hiển nhiên đó là một động lực thiết thực.

Một thí dụ sẽ minh họa thêm nữa. Martin Niemoller là một mục sư Lu-tê-rân. Khi Đức Quốc Xã nắm quyền, lúc đầu, ông do dự không dám lên tiếng. Khi ông lên tiếng, ông bị bắt và bị cầm tù. Ông nói trong một phát biểu nổi tiếng mà sau này được viết trong Hồ Sơ Quốc Hội Hoa Kỳ:

Khi Đức Quốc Xã đến diệt người cộng sản, tôi đã không lên tiếng vì tôi không phải là một người cộng sản. Khi họ đến giết người Do Thái, tôi đã không lên tiếng bởi vì tôi không phải là một người Do Thái… Sau đó họ đến để giết người Công Giáo, và tôi đã không lên tiếng bởi vì tôi là một người Tin Lành. Sau cùng họ đến để giết tôi… và vào lúc ấy, không còn ai để lên tiếng thay cho tôi.”

Như thế lý do thứ hai để làm điều tốt thì thiết thực: Nếu tôi muốn người khác giúp tôi, tôi phải giúp họ.

Điều này đưa chúng ta đến lý do sau cùng: tình yêu thuần túy: là lý do mà vị trưởng lão đó đã ngồi bệt trên sàn với anh sinh viên. Có lẽ ông không tìm niềm vui trong công việc đó, cũng chẳng có gì nhiều để Bill làm lại cho ông. Ông làm điều đó chỉ vì nó đúng. Ông muốn anh Bill cảm thấy được chào đón và được đối xử một cách thương mến.

Ông Phil Donahue có một nhận xét thích thú về việc thi hành điều tốt. Ông nhận xét rằng người ta tự ý thi hành điều tốt thường sau ba giai đoạn.

Thứ nhất, có giai đoạn vui thích. Đó là khi người ta nói, “Tôi thích làm điều này. Tại sao tôi đã đợi khá lâu mà không bắt tay vào?” Kế đến, đó là giai đoạn không khoan dung. Đó là khi họ nói, “Người nào không tham dự vào, người ấy không thực sự là một Kitô Hữu.”

Sau cùng, có giai đoạn thực tế. Đó là khi họ bỗng dưng nhận ra rằng sự tham dự của họ chỉ tạo được một vết nhỏ trong những khó khăn của thế giới. Tại giai đoạn này, các thánh được phát sinh.

Như thế điều khích lệ dân chúng làm điều tốt lành thì theo một khuôn khổ giống như điều Donahue đã nói về sự quyết tâm.

Trước hết, đó là vui thích. Nó làm chúng ta cảm thấy sung sướng. Thứ hai, đó là tính thiết thực. Nếu chúng ta giúp người khác, họ sẽ giúp chúng ta. Sau cùng, đó là vì tình yêu thuần túy. Đó là lý do tại sao vị trưởng lão đã giúp anh Bill.

Chúng ta hãy kết thúc với lời cầu được cho là của Thánh Y Nhã.

Lạy Chúa, xin hãy dậy con trở nên độ lượng.

Hãy dạy con
phục vụ Chúa vì Ngài đáng được như vậy;
biết cho đi mà không tính toán;
chiến đấu mà không để ý đến các thương tích;
lao nhọc mà không tìm sự nghỉ ngơi;
làm việc mà không tìm phần thưởng,
Ngoại trừ được biết rằng con đang thi hành thánh ý Chúa.

LM. Mark Link, SJ