Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: chúa nhật 23-12-2018

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: chúa nhật 23-12-2018

Bài huấn dụ trước khi đọc kinh

 Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh, ngài diễn giải về bài Tin Mừng chúa nhật thứ 4 mùa vọng năm C, thuật lại cuộc viếng thăm của Đức Trinh Nữ Maria, sau khi được sứ thần Chúa truyền tin. Mẹ vội vã lên đường viếng thăm bà chị họ Elisabeth cao niên, như được thuật lại trong Tin Mừng theo thánh Luca (1,39-45):

 Ngắm nhìn gương tin yêu của Mẹ

Phụng vụ chúa nhật thứ tư mùa vọng hôm nay đặt lên hàng đầu hình ảnh Đức Mẹ Maria, trong khi chờ đợi sinh Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế. Chúng ta hãy ngắm nhìn Mẹ, mẫu gương đức tin và đức ái; và chúng ta có thể tự hỏi: Đâu là những tư tưởng của Mẹ trong những tháng chờ đợi ấy? Câu trả lời đến từ đoạn Tin Mừng hôm nay, trình thuật cuộc viếng thăm của Mẹ Maria nơi bà chị họ Elisabeth cao tuổi (Xc Lc 1,39-45). Sứ thần Gabriel đã tỏ cho Mẹ biết bà Elisabeth đang chờ đợi một người con và đã có thai đến tháng thứ 6 (Xc Lc 1,26.36). Khi ấy Đức Trinh Nữ đã chịu thai Chúa Giêsu do hoạt động của Thiên Chúa, Mẹ vội vã ra đi khỏi Nazareth, miền Galilea, để đến miền núi xứ Giudea, và thăm bà chị họ.

 Chào thăm bà chị họ Elisabeth

 Tin Mừng kể lại: ”Khi vào nhà ông Zacaria, Mẹ chào bà Elisabeth” (v.40). Chắc chắn Mẹ chúc mừng bà chị họ vì được làm mẹ, cũng như bà Elisabeth chào Mẹ Maria và nói: ”Em là người có phúc trong các phụ nữ và người con hoa trái trong lòng em cũng được chúc phúc! Bởi đâu chị được Mẹ của Chúa đến thăm?” (vv.42-43). Và bà ca ngợi niềm tin của Mẹ Maria: ”Phúc cho người đã tin nơi sự viên mãn điều Chúa đã nói” (v.45). Và thật là hiển nhiên sự trái nghịch giữa Mẹ Maria người đã tin và Ông Zacaria, chồng bà Elisabeth, người đã nghi ngờ, không tin nơi lời hứa của Thiên Thần và vì thế ông bị câm cho đến khi Gioan sinh ra. Đó là điều tương phản.

 Cuộc gặp gỡ soi sáng mầu nhiệm Thiên Chúa gặp con người

 ĐTC nhận xét rằng: ”Giai thoại này giúp chúng ta đọc mầu nhiệm cuộc gặp gỡ giữa con người và Thiên Chúa dưới một ánh sáng rất đặc biệt. Một cuộc gặp gỡ không phải dưới dấu hiệu những biến cố lạ lùng, nhưng đúng hơn dưới dấu hiệu đức tin và đức ái. Thực vậy, Mẹ Maria là người có phúc vì đã tin: cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa là kết quả của đức tin. Trái lại, Ông Zacaria không tin nên đã bị câm điếc, để được lớn lên trong đức tin qua thời kỳ thinh lặng dài như thế: nếu không có đức tin thì điều không thể tránh được, đó là ta điếc đối với tiếng nói an ủi của Thiên Chúa; và chúng ta không thể nói lên những lời an ủi và hy vọng cho các anh chị em chúng ta. Và chúng ta thấy điều đó hằng ngày: những người không có đức tin hoặc chỉ có một niềm tin yếu ớt, khi họ phải đến gần một người chịu đau khổ, họ nói những lời cho qua, nhưng không đi tới tận tâm hồn vì họ không có sức mạnh. Họ không có sức mạnh vì họ không tin, và nếu không có đức tin thì không có được những lời đi đến tận tâm hồn người khác.

 Liên hệ giữa đức tin và đức ái

 ”Đức tin được nuôi dưỡng trong đức ái. Thánh Sử Tin Mừng kể lại rằng ”Maria đứng dậy và vội vã lên đường” (v.39) đến gặp bà Elisabeth. “Mẹ đứng dậy”: đó là một cử chỉ đầy ân cần. Lẽ ra Đức Maria có thể ở lại nhà để chuẩn bị sinh con, nhưng trái lại Mẹ chăm lo cho những người khác trước khi cho bản thân, qua những cử chỉ đó Mẹ chứng tỏ mình đã là môn đệ của Chúa mà Mẹ mang trong lòng. Biến cố Chúa Giêsu sinh ra bắt đầu như thế, với một cử chỉ bác ái đơn sơ; vả lại đức bác ái chân chính luôn luôn là thành quả lòng yêu mến Thiên Chúa”.

 Tin Chúa dẫn đến sự phục vụ tha nhân

 ”Tin mừng về cuộc viếng thăm của Mẹ Maria nơi bà Elisabeth chuẩn bị chúng ta sống tốt đẹp lễ Giáng Sinh, thông truyền cho chúng ta năng động của đức tin và đức ái. Năng động này là hoạt động của Chúa Thánh Linh: là Thánh Thần tình Yêu làm cho cung lòng trinh khiết của Mẹ Maria mang thai và thúc đẩy Mẹ chạy đi phục vụ bà chị họ cao tuổi. Đó là một động thái đầy vui mừng, như ta thấy trong cuộc gặp gỡ giữa hai bà mẹ, tất cả là một bài ca vui mừng hân hoan trong Chúa, Đấng thực hiện những điều cao cả với những người bé nhỏ tín thác nơi Ngài. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp cho chúng ta được ơn sống Lễ Giáng Sinh hướng ra ngoài, nhưng không bị phân tán; ở chỗ đứng trung tâm không phải là cái tôi của mình, nhưng là Chúa Giêsu và anh chị em, nhất là những người đang cần được một bàn tay cứu giúp. Như thế chúng ta đã dành chỗ cho Đấng là Tình Thương, ngày hôm nay muốn nhập thể và đến ở giữa chúng ta”.

Giuse Trần Đức Anh, OP

Hơn 60 ngàn người đọc Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha

Hơn 60 ngàn người đọc Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha

doc-kinh-truyen-tin-voi-duc-thanh-cha-13-11-2016

VATICAN. Trưa chúa nhật 13-11-2016, hơn 60 ngàn người đã tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha. Ngài nhắc nhở mọi người hướng nhìn về Ngày của Chúa, đồng thời dấn thân xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC diễn giải ý nghĩa bài đọc Tin Mừng chúa nhật 33 thường niên năm C, trong đó Chúa Giêsu báo trước với những người chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Đền Thờ Jerusalem và nói: ”Sẽ đến ngày từ những điều các ngươi đang thấy, sẽ không còn viên đá nào trên viên đá nào, nó sẽ bị phá hủy” (Lc 21,6).

ĐTC nhận xét rằng ”bao nhiêu điều gọi là chắc chắn trong cuộc sống mà chúng ta nghĩ là nhất định, vững chãi, nhưng rồi chúng tỏ ra là những điều phù du! Nhưng đàng khác, bao nhiêu vấn đề chúng ta tưởng là không lối thoát, nhưng rồi chúng được khắc phục!”

”Chúa Giêsu cảnh giác mọi người đừng kinh hoàng, đừng mất hướng đi vì chiến tranh, những cuộc đảo lộn và thiên tai, vì chúng thuộc về thực tại của thế giới này (XC vv. 10-11). Lịch sử Giáo Hội đầy gương của những người đã chịu đựng sầu muộn và đau khổ kinh khủng trong sự thanh thản, vì họ có ý thức mình đang ở trong tay Thiên Chúa một cách vững vàng. Thiên Chúa là người Cha trung tín, người Cha ân cần, không bỏ rơi con cái. Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta!”

Vì thế ĐTC nhắc nhở các tín hữu hãy kiên vững hy vọng trong xác tín: ”Thiên Chúa hướng dẫn lịch sử; tiến bước trong hy vọng, làm việc để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, mặc dù có những khó khăn và những biến cố đau buồn trong cuộc sống cá nhân và tập thể, đó là điều thực sự đáng kể, đó là điều cộng đoàn Kitô được kêu gọi thực hiện để đi gặp ”Ngày của Chúa”. Chính trong viễn tượng đó chúng ta muốn đặt sự dấn thân phát xuất từ những tháng ngày chúng ta sống Năm Thánh Lòng Thương Xót trong đức tin, Năm Thánh được kết thúc hôm nay trong các giáo phận toàn thế giới với nghi thức đóng cửa Năm Thánh trong các nhà thờ chính tòa.

Năm Thánh kêu gọi chúng ta, một đàng hướng nhìn về sự viên mãn Nước Chúa, và đàng khác xây dựng tương lai trên trái đất này, làm việc để loan báo Tin Mừng hiện tại, để biến nó thành thời kỳ cứu độ cho tất cả mọi người”.

Và ĐTC kết luận rằng: “Chúng ta hãy cầu xin Mẹ Maria giúp chúng ta, qua những thăng trầm vui buồn của thế giới này, giữ vững niềm hy vọng nơi sự vĩnh cửu và Nước Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu xin Mẹ Maria giúp chúng ta hiểu sâu xa chân lý này: Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi con cái của Ngài!

Sau khi đọc kinh và ban Phép lành cho mọi người, ĐTC cho biết Cây Thánh Giá gỗ cổ kính nhất của Đền Thờ Thánh Phêrô có từ thế kỷ 14 đã được trùng tu công phu và sẽ được đặt tại Nhà nguyện Mình Thánh Chúa của Đền thờ này, như kỷ niệm Năm Thánh Lòng Thương Xót.

G. Trần Đức Anh OP

Đọc Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha – Chúa Nhật V Mùa Chay

Đọc Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha – Chúa Nhật V Mùa Chay

Đọc Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha - Chúa Nhật V Mùa Chay

 

VATICAN. Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, ngày 13.03, với vài chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng Thiên Chúa không muốn kẻ tội lỗi phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống.

Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ của Đức Thánh Cha:

“Anh chị em thân mến,

Tin Mừng của ngày Chúa Nhật V Mùa Chay hôm nay rất đẹp (Ga, 8, 1-11). Tôi rất thích đọc và suy gẫm về đoạn Tin Mừng này. Thánh Luca đã trình bày cho chúng ta câu chuyện về người phụ nữ ngoại tình, qua đó làm nổi bật chủ đề lòng thương xót của Thiên Chúa. Thiên Chúa không muốn kẻ tội lỗi phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống. Câu chuyện diễn ra trong khuôn viên đền thờ. Khi ấy, Đức Giêsu đang giảng dạy dân chúng. Các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Ngài một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa Đức Giêsu và dân chúng (x. câu 3), tức là đứng giữa lòng xót thương của Con Thiên Chúa và sự công kích của những người tố cáo chị. Trong thực tế, họ không đến với Thầy Giêsu để xin ý kiến nhưng là để gài bẫy Ngài. Thật vậy, nếu Đức Giêsu theo sự nghiêm khắc của lề luật, tức là chấp thuận việc ném đá người phụ nữ, thì ngay lập tức Ngài sẽ mất đi uy tín. Những gì Ngài rao giảng về sự hiền lành, lòng thương xót mà dân chúng đang say mê lắng nghe sẽ trở nên giả dối. Nhưng nếu Ngài nói không, tức là muốn tỏ lòng thương xót với người phụ nữ, thì Ngài đang đi ngược lại với lề luật. Như vậy Đức Giêsu cũng tự mẫu thuẫn với chính mình vì trước đây Ngài từng tuyên bố: ‘Tôi đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn lề luật’ (x. Mt 5,17). Đức Giêsu đã bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như thế.

Ý định và cạm bẫy nham hiểm của các kinh sư và người Pha-ri-sêu ẩn núp dưới câu hỏi mà họ chất vấn Đức Giêsu: ‘Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?’ Đức Giêsu im lặng không trả lời và làm một cử chỉ bí ẩn, rất khó hiểu: ‘Ngài cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất’ (c. 7). Dường như Đức Giêsu vẽ cái gì đó. Có người cho rằng Ngài viết tội của người Pha-ri-sêu… Tuy nhiên, việc Đức Giêsu viết cũng giống như những việc khác Ngài đã làm thôi. Nhưng chắc chắn rằng, bằng cách viết trên đất như thế, Đức Giêsu muốn mời gọi mọi người bình tĩnh lại, đừng hành động vì sự nôn nóng bốc đồng nhưng hãy tìm kiếm sự công bình của Thiên Chúa. Tuy nhiên, họ lại nhất quyết chờ đợi một câu trả lời từ Đức Giêsu. Dường như họ đang khát máu. Vì họ cứ hỏi mãi nên Đức Giêsu ngẩng lên và bảo họ: ‘Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.’ (c. 7) Câu trả lời này đã hạ đo ván những người đang lên án tố cáo, tước bỏ tất cả vũ khí của họ trong chính nghĩa đen của từ ngữ: tất cả họ đều hạ ‘vũ khí’ xuống, đó là những viên đá đang sẵn sàng để ném ra. Một cách công khai họ muốn giết chết người phụ nữ, nhưng cách âm thầm và đầy ngụ ý họ muốn chống đối và loại trừ Đức Giêsu. Và trong khi Đức Giêsu tiếp tục viết trên đất, những kẻ tố cáo bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi, đó là những người ý thức hơn về tình trạng không sạch tội của mình. Chính chúng ta cũng phải ý thức rằng chúng ta là kẻ tội lỗi. Khi kết án người khác, chúng ta biết rõ tội lỗi của họ. Nhưng sẽ thật tốt đẹp nếu chúng ta có cam đảm bỏ xuống đất hòn đá nắm trong tay để ném người khác và suy nghĩ về tội lỗi của mình.

Cuối cùng chỉ còn lại người phụ nữ và Đức Giêsu: sự khốn khổ và lòng thương xót đối diện với nhau. Điều này cũng xảy ra với mỗi người chúng ta. Khi đến trước tòa giải tội, với sự xấu hổ, thẹn thùng, chúng ta nhận thấy tình trạng khốn khổ của mình và nài xin ơn tha thứ. Đức Giêsu cất tiếng hỏi: ‘Này chị, họ đâu cả rồi?’ (c.10). Như vậy, vụ thẩm tra đã kết thúc. Với đôi mắt tràn đầy xót thương và tình yêu mến, Đức Giêsu nhận thấy rằng người phụ nữ vẫn có phẩm giá của mình. Chị không đáng tội chết. Chị vẫn có thể thay đổi đời sống, vẫn có thể thoát ra khỏi kiếp nô lệ tội lỗi và bước đi trên một con đường mới.

Chị đại diện cho tất cả chúng ta, những tội nhân. Cách nào đó, chúng ta cũng là những người ngoại tình trước mặt Thiên Chúa, là những kẻ phản bội lòng trung tín của Ngài. Kinh nghiệm của chị cũng tượng trưng cho ý định của Thiên Chúa dành cho tất cả chúng ta: Thiên Chúa không kết án chúng ta nhưng cứu độ chúng ta nhờ Đức Giêsu. Đức Giêsu chính là ân sủng, cứu vớt chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết. Ngài đã lấy ngón tay viết trên đất, trên cái bụi mà từ đó con người được tạo dựng nên (x. St 2,7). Phán quyết của Thiên Chúa là: ‘Ta không muốn con phải chết, nhưng muốn con được sống.’ Chúa không cứ tội ta mà trách phạt, cũng chẳng đồng nhất ta với những lỗi lầm trót phạm. Chúa muốn giải thoát chúng ta. Chúa muốn ở với ta và muốn chúng ta cũng ở lại với Ngài. Chúa mong ước chúng ta đừng sử dụng tự do để làm điều xấu nhưng biết làm điều thiện. Và chúng ta có thể làm được điều ấy với ân sủng Chúa ban.

Đức Trinh Nữ Maria sẽ giúp chúng ra biết tín thác cách tuyệt đối vào lòng thương xót của Thiên Chúa, nhờ đó mà chúng ta sẽ được trở nên những thụ tạo mới.”

Sau khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã gởi lời chào thân ái đến tất cả các tín hữu ở Roma và khách hành hương đến từ Italia cũng như các quốc gia khác.

Đức Thánh Cha cũng nhắn nhủ rằng: “Hôm nay, tôi muốn nhắc lại ý nghĩa cử chỉ của việc anh chị em trao tặng các sách Tin Mừng bỏ túi. Đó là sách Tin Mừng theo thánh Luca mà chúng ta đọc vào mỗi Chúa Nhật trong năm phụng vụ này. Cuốn sách ấy có nhan đề: ‘Tin Mừng về lòng thương xót Chúa theo Thánh Luca’. Thánh sử Luca đã thuật lại lời của Chúa Giêsu rằng: ‘Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ’ (Lc, 6, 36). Chính những lời ấy đã gợi hứng cho Năm Thánh này. Anh chị em sẽ được phát miễn phí sách Tin Mừng bỏ túi ấy bởi các tình nguyện viên. Tôi mời gọi anh chị em hãy nhận lấy và đọc mỗi ngày, để nhờ đó lòng thương xót của Thiên Chúa sẽ cư ngụ trong tâm hồn anh chị em và anh chị em cũng có thể diễn tả lòng thương xót ấy cho những người mà anh chị em gặp gỡ.”

Cuối cùng Đức Thánh Cha chúc mọi người ngày Chúa nhật an lành và cũng xin mọi người đừng quên cầu nguyện cho ngài.

Vũ Đức Anh Phương, SJ

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: Chúa Nhật II Mùa Vọng

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: Chúa Nhật II Mùa Vọng

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha- Chúa Nhật II Mùa Vọng

VATICAN. Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 06.12.2015, Đức Thánh Cha đã nêu bật ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ăn năn sám hối, cũng như lời mời gọi lên đường mang Tin Mừng đến cho người chưa nhận biết Chúa. Đức Thánh Cha cũng bày tỏ những mong chờ của ngài với Hội nghị về việc biến đổi khí hậu đang được nhóm họp tại Paris.

Trong bầu không khí se lạnh của tiết trời mùa Đông, hàng chục ngàn tín hữu đã đến tham dự buổi đọc kinh truyên tin với Đức Thánh Cha Phanxicô. Đúng 12 giờ, Đức Thánh Cha xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của căn hộ giáo hoàng ở dinh Tông Tòa để bắt đầu buổi đọc kinh. Trong bài huấn dụ ngắn, Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa của những bài đọc trong Chúa Nhật II mùa Vọng.

Huấn dụ của Đức Thánh Cha:

“Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Trong Chúa Nhật thứ hai mùa Vọng, phụng vụ của Giáo hội cho chúng ta nghe lời rao giảng của Gioan Tẩy giả, kêu gọi “người ta chịu phép rửa tỏ lòng ăn năn sám hối để được ơn tha tội” (Lc 3,3). Chúng ta cũng phải hỏi mình rằng: “Tại sao chúng ta phải ăn năn sám hối? Hành vi hoán cái khiến một người từ vô thần trở thành người có niềm tin, từ kẻ tội lỗi trở thành người biết làm những việc tốt lành, thánh thiện. Nhưng không phải chúng ta đã là những Kitô hữu rồi sao? Như vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta phải nhận ra hệ quả tất yếu của giả định mà tôi vừa nêu ra: phải ăn năn sám hối. Đừng cho rằng mọi sự đều ổn và chúng ta không cần phải hoán cải. Tuy nhiên, chúng ta thử hỏi mình xem trong những hoàn cảnh và tình huống khác nhau của cuộc sống, chúng ta có hành xử như Đức Giêsu chưa? Khi phải chấp nhận những điều sai trái, không công bằng hay khi bị lăng nhục, chúng ta có thể hành xử mà không mang trong lòng sự hận thù nhưng lại sẵn sàng tha thứ cho người nài xin chúng ta? Khi được mời gọi chia sẻ niềm vui và đau khổ, chúng ta có biết chân thành khóc với những ai đang than khóc và biết vui cười với những ai đang vui cười không? Khi chúng ta diễn tả đức tin của mình, chúng ta có biết diễn tả với sự can đảm và đơn sơ chứ không cảm thấy xấu hổ về Tin Mừng không?

Ngày hôm nay, tiếng hô của Gioan Tẩy Giả vẫn còn mãi vang vọng trong những hoang địa nhân sinh, khi người ta có một não trạng luôn đóng kín và những con tim chai cứng. Chúng ta cũng phải khỏi mình rằng liệu trong thực thế chúng ra có đang bước đi trên con đường ngay chính, có đang sống theo Tin Mừng hay không. Ngày hôm nay, Gioan Tẩy Giả cảnh tính chúng ta với những lời của tiên tri Isaia: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để người đi.” Đây là một lời mời gọi cấp bách, thúc dục mở cửa tâm hồn và đón nhận ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta, vì muốn tất cả chúng ta được tự do khỏi ách nô lệ của tội lỗi. Ơn cứu độ được trao ban cho tất cả mọi người, cho tất cả mọi dân tộc, không trừ một ai, vì Thiên Chúa muốn tất cả mọi người được cứu độ nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng Trung Gian Duy Nhất.

Do đó, mỗi người chúng ta được mời gọi để làm cho nhưng người chưa biết Đức Giêsu được nhận biết Ngài: khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cor 9,16), thánh Phaolo đã tuyên bố như thế. Còn với chúng ta, Đức Giêsu đã biến đổi cuộc đời chúng ta, thì tại sao chúng ta lại không cảm thấy say mê để làm cho những người mà chúng ta gặp gỡ nơi làm việc, nơi trường học, công sở, bệnh viện…được nhận biết Đức Giêsu? Nếu để ý xung quanh, chúng ta sẽ thấy rất nhiều người luôn sẵn sàng để bắt đầu hoặc bắt đầu lại hành trình đức tin của mình nếu người đó gặp được những Kitô hữu thật sự yêu Đức Giêsu. Chúng ta không phải và không thể là những Kitô hữu đó sao? Chúng ta phải can đảm bạt cho thấp những núi đồi ngạo mạn và ghanh ghét, lấp cho đầy những thung lũng thờ ơ và lãnh đạm, sửa cho thẳng những con đường biếng nhác và thỏa hiệp.

Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta phá vỡ những hàng rào ngăn cách và chướng ngại cản trở chúng ta ăn năn hoán cải, cản trở chúng ta bước đi trên con đường gặp gỡ Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa, chỉ có Đức Giêsu mới có thể lấp đầy những hy vọng của con người mà thôi.”

Sau khi cùng mọi người đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành Tòa Thành, Đức Thánh Cha nói:

“Tôi đang chăm chú theo dõi những diễn biến của Hội nghị về biến đổi khí hậu được tổ chức ở Paris, và tôi được nhắc nhớ về một câu hỏi mà tôi nêu ra trong Thông Điệp Laudato sì: “Chúng ta muốn trao cho thế hệ mai sau, cho các trẻ em đang phát triển một thế giới như thế nào?” (số 160). Vì lợi ích của ngôi nhà chung, lợi ích của tất cả chúng ta và của các thế hệ tương lai, Hội nghị diễn ra ở Paris đang nỗ lực để nhắm đến việc làm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời, cũng tìm cách để xóa bỏ nghèo đói và làm triển nở phẩm giá con người. Chúng ta cùng cầu nguyện để Thánh Thần soi sáng cho tất cả những ai được mời gọi đưa ra những quyết định quan trọng như thế, và ban cho họ sự can đảm để luôn giữ vững những tiêu chuẩn chọn lựa cho những lợi ích tốt đẹp hơn của toàn thể gia đình nhân loại.

Ngày mai cũng là ngày kỷ niệm lần thứ 50 của một sự kiện đáng nhớ giữa Công giáo và Chính Thống giáo. Vào ngày 7.12.1965, đêm trước khi kết thúc Công đồng Vaticano II, với một Tuyên bố chung của Đức Giáo Hoàng Phaolo VI và của Đức Thượng Phụ Atenagora, những kết án phạt vạ tuyệt thông Giữa Giáo hội Roma và Giáo hội Costantinopoli vào năm 1054 đã được xóa bỏ. Những hành vi của sự hòa giải ấy đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho một cuộc đối thoại mới giữa Chính Thống và Công giáo trong tình yêu và sự thật. Đặc biệt, biến cố này lại được kỷ niệm ngay trước thềm Năm Thánh Lòng Thương Xót. Không có một cuộc hành trình chân thành hướng tới sự hiệp nhất mà không đòi hỏi sự tha thứ của Thiên Chúa và giữa chúng ta với nhau về những lỗi lầm chia rẽ, phân cách. Chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho Đức Thượng Phụ Bartolomeo cũng như những vị Thượng Phụ khác của Giáo hội Chính Thống. Chúng ta nài xin Thiên Chúa để tình liên đới giữa Công giáo và Chính Thống giáo luôn được gợi hứng bằng tình yêu thương huynh đệ.

Ngày hôm qua (05.12) ở Chimbote (Peru), Giáo hội cũng đã tôn phong ba chân phước Michele Tomaszek, Zbigniew Strzałkowski và Alessandro Dordi. Các ngài đã bị xử tử trong cuộc bách hại đạo năm 1991. Sự trung thành của các vị tử đạo trong việc bước theo Đức Giêsu sẽ thêm sức cho mỗi người chúng ta, đặc biệt những Kitô hữu đang bị bách hại tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới, can đảm làm chứng cho Tin Mừng

Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu đến từ khắp nơi trong nước Italia và trên thế giới đã tụ họp trong buổi đọc kinh truyền tin này.

Vũ Đức Anh Phương

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: Mùa Chay – canh tân lời hứa khi lãnh Bí tích Rửa Tội

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: Mùa Chay – canh tân lời hứa khi lãnh Bí tích Rửa Tội

VATICAN. Trưa Chúa Nhật thứ nhất mùa Chay, 9.3 vừa qua, đông đảo tín hữu hành hương lại quy tụ về quảng trường Thánh Phêrô để nghe lời giáo huấn của Đức Thánh Cha, cùng đọc kinh Truyền Tin với ngài và nhận phép lành từ ngài.

Trong bài chia sẻ, Đức Thánh Cha đã lấy gợi hứng từ bài Tin Mừng Đức Giêsu chịu cám dỗ trong sa mạc của Tin Mừng Mt 4,1-11. Ngài nói:
“Tin Mừng của Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay trình bày cho chúng ta biến cố Đức Giêsu chịu cám dỗ, Thánh Thần ngự xuống trên Ngài khi Ngài chịu phép rửa tại sông Giordan, rồi đưa Ngài vào hoang đa để chiến đấu với Satan trong bốn mươi ngày trước khi bắt đầu sứ vụ công khai.”

Bằng những lời lẽ đơn sơ, Đức Thánh Cha chia sẻ rằng mục đích các cơn cám dỗ của kẻ thù là muốn Đức Giêsu đi ra khỏi con đường hiến tế và tình yêu, cũng như từ bỏ kế hoạch của Thiên Chúa Cha để đi tìm hạnh phúc và thoải mái cho chính mình. Ngài nói:

“Tên cám dỗ tìm cách kéo Đức Giêsu ra khỏi kế hoạch của Chúa Cha, khỏi con đường hiến tế và tình yêu đ đảm nhận một con đường dễ dàng hơn của thành công và quyền lực. Cả Đc Giêsu và tên Satan đều trích dẫn những đoạn Kinh Thánh. Thực ra, đ kéo Đức Giêsu ra khỏi con đường thập giá, tên quỷ đã bày ra trước mắt Đức Giêsu một niềm hy vọng sai lạc về Đấng Messia: sự sung túc về kinh tế, trong lời xúi giục hóa đá thành bánh; một kiểu biểu diễn và phép lạ, với ý tưởng gieo mình xuống từ nóc đền thờ Giêrusalem và để Thiên Thần cứu mình; và cuối cùng là đánh đổi quyền lực và sự thống trị với việc thờ phượng Satan.”

Thế nhưng, Đức Giêsu đã chống trả lại những cơn cám dỗ đầy sức hấp dẫn ấy một cách quyết liệt và trước sau vẫn trung thành với Chúa Cha. Đức Thánh Cha cũng nhắc lại những lời nói của Đức Giêsu và xem đó như là những gì Đức Giêsu muốn nhắn nhủ từng người chúng ta, là hãy biết cậy dựa vào Lời Chúa, đừng thử thách Thiên Chúa và chỉ thờ phượng một mình Thiên Chúa mà thôi. Ngài chia sẻ rằng:

Đc Giêsu đã quyết liệt chống trả lại tất cả những cám dỗ này và biểu lộ ý muốn đi theo con đưng mà Cha đã vạch ra mà không có sự thỏa hiệp với tội lỗi và lý luận của thế gian. Khi đáp trả lại Satan, Ngài đã nhắc chúng ta rằng "con người sống không chỉ nhờ cơm bánh nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra" (Mt 4,4); và điều này ban cho chúng ta sức mạnh và nâng đỡ chúng ta trong cuộc chiến chống lại tinh thần thế gian vốn đy con người xuống cấp độ của những nhu cầu chính yếu, khiến con ngưi quên đi những gì là chân, là thiện, là mỹ, cơn đói khát Thiên Chúa và tình yêu của Ngưi. Hơn nữa, Ngài cũng nhắc nhở chúng ta rằng "có lời Kinh Thánh viết rằng: ngươi chớ thử thách Chúa là Thiên Chúa của ngươi", bởi vì con đưng đức tin phải trải qua bóng tối, nghi ngờ và chính điu đó bi đắp cho sự kiên nhẫn và sự chờ đợi lâu bền. Cuối cùng, ngài nhắc nhở rằng "có lời Kinh Thánh nói: Ngươi chỉ thờ pợng một mình Thiên Chúa mà thôi; có nghĩa là chúng ta phải loại bỏ mọi ngẫu tượng, mọi thứ phù phiếm và xây dựng cuộc sống của chúng ta trên những gì là thiết yếu.”

Đức Thánh Cha còn chia sẻ thêm rằng Đức Giêsu đã luôn trung tín với Chúa Cha. Sự trung tín ấy được đặc biệt thể hiện nơi cuộc Thương Khó của Ngài. Sự trung tín ấy đã đưa Ngài đến chiến thắng chung cuộc, và Satan, thủ lãnh thế gian đã bị kết án. Ngài nói:

“Những lời này của Đc Giêsu sau đó đã được chuyển thành hành động cụ thể. Sự trung tín tuyệt đối của Ngài vào kế hoạch tình yêu của Chúa Cha ba năm sau đã đưa dn Ngài đến việc hạ bệ "thủ lãnh thế gian này (Ga 16,11), trong cuộc Tử Nạn và Thập Giá và nơi đó Giêsu đã đi đến cuộc chiến thắng chung cuộc, chiến thắng của tình yêu.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy tận dụng thời gian mùa Chay này để làm mới lại những gì ta đã cam kết khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội là từ bỏ Satan cùng những âm mưu thâm độc của nó và chỉ hướng về một mình Chúa mà thôi. Ngài chia sẻ:

Anh chị em thân mến, thời gian mùa chay là cơ hội thuận lợi để tất cả chúng ta thực hiện cuộc hành trình hoán cải, chân thành đối diện với chính mình cùng với những trang Tin Mừng này. Chúng ta hãy làm mới lại lời hứa chúng ta đã có khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội: từ bỏ Satan và tất cả những hành vi và cám dỗ của nó đc đi trên con đường của Thiên Chúa và "đt đến sự Phục sinh trong niềm vui của Thánh Thần"
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha ban phép lành và gửi lời chào đến tất cả các khách hành hương, các nhóm, đoàn, hội đang hiện diện ở quảng trường thánh Phêrô và ngài xin họ hãy cầu nguyện cho ngài.

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ – Vatican Radio

Angelus: Đức Giêsu Đến Để Kiện Toàn Lề Luật

Angelus: Đức Giêsu Đến Để Kiện Toàn Lề Luật

VATICAN. Trưa Chúa Nhật, 16 tháng 2, hàng chục ngàn tín hữu hành hương từ khắp nơi trên thế giới đã tề tựu về quảng trường Thánh Phêrô, Vatican để nghe lời giáo huấn của Đức Thánh Cha, đọc Kinh Truyền Tin và nhận phép lành từ ngài.

Trong bài chia sẻ, Đức Thánh cha đã dựa vào nội dung đoạn Tin Mừng Mt 5,17-37, để triển khai những giáo huấn của Giêsu liên quan đến luật mới và luật cũ. Trước hết, ngài tóm tắt ý tưởng chính của đoạn Tin Mừng. Ngài nói:

“Bài Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay nằm trong của cái gọi là "Bài Giảng Trên Núi", bài giảng lớn đầu tiên của Đức Giêsu… Ngài nói rằng: "Các con đng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Lề Luật hay Lời các Ngôn Sứ; Thầy không đến để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn" (Mt 5,17). Vì thế, Đức Giêsu không muốn xóa bỏ các giới răn mà Thiên Chúa đã ban qua Môsê, nhưng là mun mang nó đến sự kiện toàn. Và ngay sau đó, Ngài thêm rằng "sự kiện toàn Lề Luật" này đòi hỏi một sự công chính trỗi vượt hơn, một sự tuân thủ chân thực hơn. Ngài nói vi các môn đệ rằng:" Nếu các con không công chính hơn các lut sĩ và kinh sư, các con sẽ chẳng thể vào đưc Nước Trời" (Mt 5,20)

Sau đó, Đức Thánh Cha giải thích:

Nhưng sự "kiện toàn Lề Luật" này có nghĩa là gì? Và sự công chính trỗi vưt hơn bao hàm điều gì? Chính Đc Giêsu đã trả lời chúng ta bằng một vài ví dụ, khi so sánh luật cũ với luật mới của Ngài. Đức Giêsu rất thực tế, Ngài luôn giải thích bằng những ví dụ đ người ta có thể hiểu được. Bắt đầu từ điu răn th 5 trong Mưi Điu Răn: "Anh em đã nghe luật ngưi xưa dạy rằng: Chớ giết người;… còn Thầy, Thầy bảo thật anh em: hễ ai giận ghét anh em mình, ngưi đó đáng b đưa ra xét xử rồi" (cc 21-22). Về điu này, Đức Giêsu nhắc nhớ chúng ta rằng lời nói cũng có thể giết người! Vì thế, chưa cn nói đến việc xâm phạm mạng sống người thân cận, việc trút lên họ sự căm phẫn và những lời hàm oan cũng đã phạm tội rồi.”

Đức Thánh Cha dừng lại đôi chút, và chia sẻ với mọi người về những điều xấu xa do chuyện ngồi lê đôi mách mang lại. Sau đó, ngài chia sẻ tiếp:

Đc Giêsu đề xuất với những ai theo Ngài về một tình yêu hoàn hảo: một tình yêu mà thưc đo duy nhất là chẳng có thưc đo, là đi xa vượt trên sự tính toán. Tình yêu dành cho người thân cận là một thái độ sâu sắc đến đ Đc Giêsu đã đến để xác nhận rằng tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa không thể nào chân thành nếu chúng ta không muốn có sự hòa bình với người anh em: "Vì thế, nếu các con đang dâng của lễ trên bàn thờ mà chợt nhớ là đang có điều bất hòa với người anh em, thì hãy để của lễ lại đó, đi làm hòa với ngưi anh em trưc đã" (cc. 23-24). Thế nên, chúng ta được mời gọi để làm hòa với anh chị em của chúng ta trước khi biểu lộ lòng sùng kính của chúng ta với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện.”

Từ những gì đã chia sẻ ở trên, Đức Thánh Cha đi đến chiều sâu cốt lõi của việc tuân giữ lề luật của Chúa. Ngài nhấn mạnh, điều hệ trọng không phải là những gì ta thể hiện bên ngoài, nhưng là ý hướng thâm thúy bên trong, vì đó là nơi sẽ quyết định những gì ta làm là tốt hay xấu. Ngài chia sẻ:

“Từ những điều vừa nói, chúng ta thấy rằng Đức Giêsu không coi trọng chỉ đơn thuần những việc tuân thủ quy luật hay những hành vi bên ngoài. Ngài đi đến tận cội rễ của Luật, chú ý trước hết đến ý hướng và con tim của con ngưi, nơi phát sinh những hành vi tốt hay xấu của chúng ta. Đ có được lối hành xử tốt đẹp và chân thực, những quy định của lề luật thôi thì chưa đ, nhưng cn động lực bên trong, diễn tả một sự khôn ngoan ẩn tàng, sự khôn ngoan của Thiên Chúa mà chỉ có thể nhận được nhờ Thánh Thần. Về phía chúng ta, nhờ đc tin nơi Đức Kitô, chúng ta có thể mở lòng mình ra để Chúa Thánh Thần hoạt động, Ngài có thể giúp chúng ta sống tình yêu của Thiên Chúa.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha đi đến kết luận là mọi giới răn đều quy về một giới răn quan trọng nhất là mến Chúa yêu người. Ngài nói:

ới ánh sáng những lời giáo huấn của Đức Kitô, mỗi điều luật đều cho thấy ý nghĩa trọn vẹn của nó như là đòi hỏi của tình yêu và tất cả nối kết với nhau trong một giới răn cao cả nhất: yêu mến Thiên Chúa với trọn con tim và yêu mến người thân cận như chính mình.”

Như thường lệ, sau kinh truyền tin, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến tất cả các khách hành hương, các hội đoàn, nhóm đang hiện diện ở quảng trường thánh Phêrô.

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ