Cần cầu nguyện nhiều để Irak tránh được xung khắc và phân hóa

Cần cầu nguyện nhiều để Irak tránh được xung khắc và phân hóa

Phỏng vấn ĐTGM Giorgio Lingua, Sứ Thàn Tòa Thánh tại Irak

Từ vài tháng qua tình hình Irak ngày càng trở nên rối ren và bất ổn. Ngày 29 tháng 6 lực lượng Hồi thánh chiến cuồng

tín ISIS tuyên bố thành lập quốc gia hồi giáo Califat nhằm thống nhất hai nước Irak và Siria dưới quyền điều khiển của ông Abou Bakr Al-Baghdadi, lãnh tụ của một nhóm thánh chiến hồi giáo cấp tiến. Ông này được sự ủng hộ của các bộ tộc và các cựu sĩ quan của cố tổng thống Sunnít Saddam Hussein, đã chiếm đóng nhiều phần đất tại Irak kể từ khi nhóm ISIS phát động các cuộc tấn công ngày mùng 9 tháng 6. Ngày mùng 5 tháng 7 nhóm ISIS đã phổ biến video bài giảng của lãnh tụ tự phong Baghdadi trong đền thờ hồi giáo Mossul ngày thứ sáu mùng 4 tháng 7. Ông Baghdadi kêu gọi tín hữu hồi trên toàn thế giới vâng phục ông. Ông nói: ”Tôi là lãnh tụ đươc chỉ định để hướng dẫn qúy vị, nhưng tôi không tốt lành hơn qúy vị; nếu tôi có lý hãy giúp tôi, và nếu qúy vị nghĩ rằng tôi sai, xin cố vấn cho tôi và dẫn tôi vào đường ngay chính. Hãy vâng lời tôi như qúy vị vâng lời Allah nơi qúy vị”.

Abou Bakr Al-Baghdadi sinh năm 1971 tại Samarra, và từ nhiều năm qua đã hoạt động trong bóng tối, nên rất ít người biết rõ thân thế ông ta.

Califat, quốc gia hồi giáo, là một chế độ chính trị có từ thời ngôn sứ Mahomet, nhưng đã biến mất với sự phân tán của đế quốc Ottoman trong thập niên 1920. Lãnh tụ Calif là người kế vị ngôn sứ Mahomet để áp dụng luật Sharia trong các vùng đất của Hồi giáo.

Ông Youssef Al-Qaradaoui, chuyên viên thuyết giáo qatari, thuộc ban lãnh đạo của tổ chức Huynh đệ hồi giáo, khẳng định rằng việc thành lập một quốc gia hồi giáo do một nhóm nổi tiếng vì các hành động tàn bạo và quan điểm cấp tiến không phục vụ chương trình hồi giáo. Tước hiệu calif phải được toàn quốc gia hồi ban cho, chứ không thể bị một nhóm cưởp lấy”.

Trong thời gian qua lực lượng ISIS đã đánh chiếm một phần vùng Ninive cũng như các vùng thuộc các tỉnh Diyala ở mạn đông, Salaheddine ở mạn bắc, Kirkuk ở mạn tây và Mossul. Từ tháng giêng năm nay lực lượng này cũng kiểm soát các vùng của tỉnh Al-Anbar ở mạn tây.

Trong vùng Mossul cách thủ đô Baghdad 350 cây số, nhân danh cuộc chiến chống các ”ngẫu tượng” các binh sĩ của lực lượng ISIS đã phá hủy tất cả các trung tâm thờ từ Sunnít, Suphít và Shiít. Họ cũng chiếm hai nhà thờ chính tòa kitô. Các nhóm phiến quân Siri đã khước từ chấp nhận quốc gia hồi giáo, vì các cuộc hành quyết sơ sài và ước muốn bá chủ của nhóm ISIS.

Các lực lượng quân sự Irak gặp khó khăn trong việc tái chiếm các vùng đã mất, và hiện đang dậm chân tại chỗ quanh vùng Tikrit, là quê sinh của Saddam Hussein.

Trên bình diện chính trị tình hình xem ra bế tắc, trong khi dân nước Irak đang chờ đợi có một tổng thống và một chính phủ mới. Ông Nouri-al Maliki cầm quyền từ năm 2006 tới nay vẫn muốn tái tranh cử. Tuy thắng cuộc bầu cử lập pháp ngày 30 tháng 4 nhưng kiểu cai trị chuyên quyền và lựa chọn gạt bỏ các nhóm thiểu số Sunnít và Kurde trong các năm qua, khiến ông khó có khả năng quy tụ các lực lượng quốc gia khác. Trong khi có nhiều lực lượng muốn chia Irak thành ba nước độc lập dành cho ba nhóm Shiít, Sunnít và Kurde. Chính vì thế ông đã luôn luôn từ chối đề nghị thành lập chính quyền thống nhất có sự tham dự của cả ba nhóm, do các vị lãnh đạo tôn giáo đưa ra.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin công giáo Hoa Kỳ hôm mùng 7 tháng 7 vừa qua Đức Thượng Phụ Louis Sako, Giáo Chủ Công Giáo Canđê, mô tả tình trạng tại đất nước Irak hiện nay có lẽ là ”thời kỳ đen tối và khó khăn nhất trong lịch sử gần đây của Giáo Hội”. Đức Thượng Phụ Sako ví tình trạng Giáo Hội tại đất nước ngài như sự tích trong Phúc Âm, Chúa Giêsu ngủ trên thuyền trong khi bão tố vùi dập và các môn đệ kinh hãi. Ngài kêu gọi các tín hữu cầu nguyện để những người bị bắt cóc được trở về bình an và cho tương lai của mọi Kitô hữu ở Irak.

Trong cuộc phỏng vấn Đức Thượng Phụ Sako cũng tái kêu gọi trả tự do cho 2 nữ tu và 3 cô nhi bị bắt cóc ngày 28-6 vừa qua tại thành phố Mossul ở miền bắc Irak.

Đức Thượng Phụ cho biết ngài không rõ các nữ tu dòng Nữ Tử Đức Maria và những người bị bắt cóc đang bị giữ ở đâu mặc dù có nhiều phía hứa sẽ giúp đỡ. Ngài cũng xác nhận rằng thành phố Mossul hầu như không còn tín hữu Kitô nữa, và chỉ còn lại khoảng 200 Kitô hữu. Các nhà thờ đóng cửa và không còn thánh lễ chúa nhật.

Dân quân Hồi giáo gọi tắt là Isis đã chiếm nhà thờ chính tòa của Công Giáo Canđê và Chính Thống Siria ở Mossul. Họ tháo gỡ thánh giá ở mặt tiền thánh đường và thay bằng lá cờ đen của Quốc gia Hồi giáo.

Chính quyền Irak đã báo cho Tổ chức nguyện tử năng quốc tế biết các phiến quân hồi cuồng tín đã đánh cắp 40 kg Uranium khỏi đại học Mossul. Nhưng tổ chức này cho biết chất liệu bị đánh cắp không thể trở thành một đe dọa. Rất nhiều kitô hữu đã di tản khỏi thành phố Mossul, khi lực lượng ISIS tiến chiếm thành phố.

Sau đậy chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Giorgio Lingua, sứ Thần Tòa Thánh tại Irak, về hiện tình tại đây.

Hỏi: Thưa Đức Sứ Thần Tòa Thánh, tình hình Irak hiện nay ra sao?

Đáp: Nỗi lo lắng chính của chúng tôi trong lúc này là cung cấp nước uống cho dân chúng đã di tản khỏi Mossul. Tôi biết là trong lúc này người ta đang đào các giếng nước, nhưng không tức khắc có nước ngay. Trên bình diện nhân đạo có rất nhiều điều phải làm một cách đáng khen trong việc tiếp đón các người hồi, bằng cách mở các trường học, các nhà cho những người di tản, ít nhất là trong thời gian tạm thời.

Hỏi: Các cộng đoàn kitô có thể gặp các nguy cơ nào thưa Đức Sứ Thần Tòa Thánh?

Đáp: Nguy hiểm nhất chắc chắn là vùng giáp giới với nơi bị ”nhà nước hồi” kiểm soát, bởi vì người ta không biết họ bằng lòng tới đâu và dừng lại đâu. Các vùng an ninh là các vùng do các lực lượng Kurde kiểm soát.

Hỏi: Theo Đức Sứ Thần thì người ta đang dự phóng một tương lai nào?

Đáp: Thật khó mà nói được. Theo tôi thì nó tùy thuộc rất nhiều nơi những gì mà chính quyền trung ương thành công trong việc đương đầu với tình hình một cách đúng đắn và bao quát, bằng cách rộng mở cho mọi lực lượng đại diện quốc gia. Cần phải có một quốc hội và một chính quyền hoạt động. Chỉ khi đó mới có thể trông thấy những gì phải làm. Tôi tin rằng cũng cấp thiết sự kiện xã hội dân sự ý thức rằng không thể đứng đó mà nhìn và chờ đợi các nhà chính trị làm việc, bởi vì thường khi các nhà chính trị bi các lợi lộc phe phái điều khiển, trong khi xã hội dân sự có thể hướng tới thiện ích chung nhiều hơn.

Hỏi: Xã hội dân sự có thể trợ giúp quốc gia đương đầu với sự xâm lăng đích thật như thế nào, thưa Đức Cha?

Đáp: Nếu có ý muốn bao gồm tất cả mọi người vào trong dự án của một tương lai của Irak, thì cả những người đã xâm lăng cũng sẽ mất đi sự ủng hộ địa phương, bởi vì họ đã tìm thấy sự ủng hộ đó: họ đã vào Irak một cách qúa dễ dàng, bởi vì đã có nhiều bất mãn, trong lúc tất cả mọi lực lượng cảm thấy mình được đại diện trên bình diện trung ương, thì khi đó các lực lượng này sẽ mất đi sự ủng hộ địa phương.

Hỏi: Đức Sứ Thần có muốn đưa ra lời kêu gọi nào không?

Đáp: Tôi tin rằng trong lúc này cần phải cầu nguyện. Cần phải có một phép lạ để tình hình đừng trở thành tồi tệ hơn, và để người ta đừng đi đến một cuộc xung đột vũ trang có thể giải quyết một phần hay tái chiếm một phần lãnh thổ, nhưng sẽ gây ra nhiều nạn nhân mới và các bất bình mới. Cần phải thuyết phục để người ta đừng đi tới một cuộc xung đột vũ trang tàn bạo.

(RG 9-7-2014; CNA 7-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

CHIẾN DỊCH ”MỘT LÚC THINH LẶNG CHO HÒA BÌNH” TRÊN THẾ GIỚI VÀ VÙNG TRUNG ĐÔNG

CHIẾN DỊCH ”MỘT LÚC THINH LẶNG CHO HÒA BÌNH” TRÊN THẾ GIỚI VÀ VÙNG TRUNG ĐÔNG

VATICAN: Hội Đồng Tòa Thánh Văn Hóa phát động chiến dịch ”một lúc thinh lặng cho hòa bình” trong trận đấu chung kết cảu giải túc cầu quốc tế 2014, để cầu nguyện cho hòa bình tại nhiều miền trên thế giới và vùng Trung Đông.

Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi đã phát động chiến dịch trên địa chỉ Twitter và qua thông cáo công bố sámg 11 tháng 7 vừa qua. ”Có ai đó ước mong một lúc thinh lặng trong trận đấu. Tất cả ước mong thôi đổ máu trong nhiều miền của trái đất đang là sân khấu của các xung đột trong những ngày này”.

Đức ông Melchor Sanchez de Toca y Alameda, phó thư ký của Hội Đồng đã giải thích sáng kiến này, và cho biết ngay từ thời các vận hội Olympic người Hy lạp đã có thói quen này. Các cuộc tranh tài thể theo nảy sinh trong bối cảnh của việc biểu lộ tôn giáo. Các biến cố thể thao đã là các thời điểm của hòa bình, khi người ta ngưng chiến tranh để tham dự các cuộc tranh tài thể thao. Vì thế tại sao chúng ta lại không làm đối với Giải túc cầu quốc tế, để dành một chút thinh lặng cho hòa bình? (ZENIT 11-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Lời Chúa và Thánh Thể luôn luôn làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui

Lời Chúa và Thánh Thể luôn luôn làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui

Lời Chúa và Thánh Thể luôn luôn làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui Xin anh chị em nhớ kỹ điều đó! Khi bạn buồn sầu, hãy đọc Lời chúa! Khi bạn nản lòng, hày cầm lấy Lời Chúa, hãy đi tham dự thánh lễ Chúa Nhật và rước lễ và tham dự vào mầu nhiệm của Chúa Giêsu!

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trện với hơn 80,000 tín hữu và du khách hành hương trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật 4-5-2014 tại quảng trường thánh Phêrô.

Nhắc lại bài Phúc Âm trong phụng vụ Chúa Nhật hôm qua kể lại biến cố hai mộn đệ buồn sầu chán nản bỏ Giệrsualem để về Emmaus, dọc đường họ gặp Chúa Kitô phủc sinh, nhưng không nhận ra Người, Đức Thánh Cha nói:

Khi trông thấy họ buồn sầu như thế, trước hết Người giúp họ hiểu rằng cuộc khổ nạn và cái chết của Đấng Cứu Thế đã được thấy trước trong chương trình của Thiên chúa và được loan báo trước trong Thánh Kinh. Như thế Người đốt cháy lên một ngọn lửa hy vọng trong con tim họ. Khi đó hai mộn đệ cảm thấy một sức thu hút ngoại thường nơi con người bí mật ấy và mời người ở lại với họ chiều hôm đó. Chúa Giệsu chấp nhận và cùng họ vào nhà. Và khi ngồi vào bản Người làm phép và bẻ bánh, thì họ nhận ra Người, nhưng Người đã biến khỏi cái nhìn của họ, để họ lại đầy kinh ngạc. Sau khi được soi sáng bởi Lời Chúa, họ đã nhận ra Chúa Giêsu phục sinh trong việc bẻ bánh, dấu chỉ mới sự hiện diện của Người. Và ngay lập tức họ cảm thấy cần phải trờ về Giêrusalem, để kể lại cho các môn đệ khác kinh nghiệm này của họ, rằng họ đã gặp Chúa Giêsu sống và đã nhận ra Người trong cử chỉ bẻ bánh.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Con đường về làng Emmaus như thế trở thành con đường lòng tin của chúng ta: Thánh Kinh và Thánh Thể là các yếu tố không thể thiếu được cho cuộc gặp gỡ với Chúa. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:

Cả chúng ta nữa cũng thường đến với Thánh Lễ Chúa Nhật với các lo lắng khó khăn và thất vọng… Đôi khi cuộc sống đả thương chúng ta và chúng ta ra đi buồn sầu hướng về ”làng Emmaus” của chúng ta, quay lưng lại với chương trình của Thiên Chúa. Chúng ta rời xa Thiên Chúa. Nhưng Phung vụ Lời Chúa tiếp đón chúng ta: Chúa Giêsu giải thich Thánh Kinh cho chúng ta và tái thắp lên trong con tin chúng ta hơi ấm của đức tin và đức cậy, và trong việc rước lễ Người ban cho chúng ta sức mạnh. Lời Chúa, Thánh Thể: mỗi ngày hãy đọc một đoạn Phúc Âm, Xin anh chị em hãy nhớ kỹ điều này: mỗi ngày đọc một đoạn Phúc Âm và hãy rước lễ các ngày Chúa Nhật, hãy nhận lấy Chúa Giêsu. Đã xảy ra như thế với các môn đệ làng Emmaus: họ đã lãnh nhận Lời Chúa, đã chia sẻ việc bẻ bánh, và từ những người buồn sầu và thất bại họ đã trở thành những người tươi vui. Anh chị em thân mến, Lời Chúa và Thánh Thể luôn luôn làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui. Xin anh chị em nhớ kỹ điều đó! Khi bạn buồn sầu, hãy đọc Lời chúa! Khi bạn nản lòng, hày cầm lấy Lời Chúa, hãy đi tham dự thánh lễ Chúa Nhật và rước lễ, tham dự vào mầu nhiệm của Chúa Giêsu! Lời Chúa, Thánh Thể làm cho chúng ta tràn ngập niềm vui.

Nhờ lời bầu cử của Đức Maria Rất Thánh, chúng ta hãy cầu nguyện để khi sống kinh nghiệm của các môn đệ làng Emmaus, đặc biệt trong thánh lễ ngày Chúa Nhật, mỗi một kitô hữu tái khám phá ra ơn gặp gỡ biến đổi với Chúa phục sinh, là Đấng luôn ở với chúng ta. Luôn có Lời Chúa định hướng cho chúng ta sau các lạc lối, và qua các mệt nhọc và thất vọng của chúng ta luôn có một Tấm Bánh được bẻ ra giúp chúng ta tiến tới trên con đường cuộc sống.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng và ban phép lành tòa thánh cho mọi người

Sau kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng Đức Thánh Cha đã kêu gọi hòa bình cho Ukraine. Ngài nói: Anh chị em thân mến tôi muốn mời gọi anh chị em tín thác cho Đức Mẹ tình hình tại Ukraine, nơi không ngừng có các căng thẳng. Tình hình nghiệm trọng. Cùng với anh chị em tôi cầu nguyện cho các nạn nhân của các ngày này, xin Chúa đổ tràn đầy trong các con tim các tâm tình hòa bình và huynh đệ.

Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho các người đã qua đời vì trận đất lở lớn trên một ngôi làng bên Afghanistan cách đậy hai hôm, Xin Thiên Chúa Toàn Năng, là Đấng biết tên của từng người, tiếp nhận tất cả trong sự bình an của Người và cho những người còn sống sức mạnh tiến tới, với sự trợ giúp của những ai nỗ lực thoa xịu nỗi khổ đau của họ.

Hôm qua cũng là Ngày quốc gia Đại học Thánh Tâm với đề tài ”Cùng giới trẻ tác nhân của tương lai”. Đức Thánh Cha nhìn xuong quảng trường và hỏi: Hộm nay ở đây có bao nhiêu bạn trẻ? Các con là các tác nhân của tương lai. Các con đã bước vào tương lai, bước vào lịch sử. Tôi cầu nguyện cho đại học lớn này để nó trung thành với sứ mạng ban đầu và được cập nhất với thế giới hiện nay. Nếu Chúa muốn tôi sẽ đến thăm Phân khoa Y khoa và Giải phẫu và Nhà thương Bách khoa Gemelli nhận dịp mừng 50 năm thành lập và thuộc Đại học công giáo Thánh Tâm.

Đức Thánh Cha cũng đã chào các bạn trẻ hành hương với khẩu hiệu ”Công đồng người trẻ” cùng tín hữu Parma có Đức Giám Mục sở tại hướng dẫn. Ngài khích lệ họ tiến bước. Ngài cũng chào Hiệp hội ”Meter” và cám ơn hoạt động của họ từ hai mươi năm qua dấn thân chống lại mọi lạm dụng trẻ vị thành niên. Hôm qua cũng là Ngày tuần hành bảo vệ sự sống, đã có nhiều giáo xứ và hiệp hội cầm biểu ngữ đến tham dư buổi đọc kinh tại quảng trường. Ngài khích lệ họ tiếp tục công việc tốt lành này.

Ban sáng trước đó lúc 9 giờ rưỡi Đức Thánh Cha đã đi thăm giáo xứ thánh Stanislao, là nhà thờ của tín hữu Ba Lan ở Roma và chủ sự thánh lễ cho giáo dân.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói: Một tuần sau lễ tôn phong Hiển Thánh cho Đức Gioan XXIII và Đức Giaon Phaolô II, chúng ta tụ tập nhau trong nhà thờ này của tín hữu Ba Lan ở Roma, để tạ ơn Chúa về ơn của vị thánh Giám Mục của Roma, người con của Quốc gia anh chị em. Trong nhà thờ này người đã tới hơn 80 lần. Người đã luôn luôn đến đây trong các thời điểm khác nhau của cuộc đời người và cuộc sống của dân nước Ba Lan. Trong những lúc buồn sầu và suy yếu, khi mọi sự xem ra đã mất, người đã không mất đi niềm hy vọng, bởi vì đức tin và hiềm hy vọng của người được gắn chặt nơi Thiên Chúa (x. 1 Pr 1,21). Và như thế người đã là đá tảng cho cộng đoàn này, là nơi người cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, chuẩn bị và ban các Bi Tích, tiếp đón những người cần sư giúp đỡ, ca hát, mừng lễ và từ đây người khởi hành hướng về các vùng ngoại ô Roma…

Anh chị em là thành phần của một dân tộc đã bị thử thách rất nhiều trong lịch sử. Dân tộc Ba Lan biết rõ rằng để bước vào trong vinh quang cần phải đi qua cuộc khổ nạn và thập giá (x. Lc 24,26). Như là người con xứng đáng của quê hương anh chị em thánh Gioan Phaolô II đã đi theo con đường đó. Người đã đi theo một cách gương mãu bằng cách nhận từ Thiên Chúa sự lột bỏ hoàn toàn. Áp dụng vào bài Phúc Âm Đức Thánh Cha nói: Chúng ta là khách lữ hành chứ không phải những người lang thang. Hai môn đệ trên đừường về làng Emmaus đã lang thang, nhưng khi trở lại Giêrusalem họ là các chứng nhân của niềm hy vọng là Chúa Kitô. Cả chúng ta cũng có thể trở thành các ”khách đi đường đã sống lại”, nều chúng ta để cho Lời Chúa sưởi ấm con tim và Thánh Thể Người mở đôi mắt chúng ta cho đức tin và dưỡng nuôi chúng ta bằng niềm hy vọng và tình bác ái. Cả chúng ta cũng có thể đồng hành với các anh chị em buồn sầu và tuyệt vọng, và sưởi ấm con tim họ với Tin Mừng, và bẻ bánh tình huynh đệ với họ.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

HÃY TỎA SÁNG TIN MỪNG PHỤC SINH TRONG CUNG CÁCH SỐNG THƯỜNG NGÀY

HÃY TỎA SÁNG TIN MỪNG PHỤC SINH TRONG CUNG CÁCH SỐNG THƯỜNG NGÀY

VATICAN: Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa thứ hai tuần Bát Nhật Phục Sinh 21-4-2014 Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi mọi người giãi tỏa ánh sáng Tin Mừng Phục Sinh trong cung cách sống thường ngày.

Ngài nói: ”Cristos anèsti! Alethos anèsti. Chúa Kitô đã sống lại. Ngài đã sống lại thật!”. Trong tuần này chúng ta có thể tiếp tục chúc mừng lễ Phục Sinh nhau, như thể là một ngày duy nhất. Đây là ngày vĩ đại Chúa đã làm ra. Tâm tình nổi bật lộ ra từ các trình thuật phúc âm phục sinh là niềm vui tràn đầy kinh ngạc… Chúng ta hãy để cho kinh nghiệm in sâu trong Tin Mừng này cũng được diễn tả ra trong con tim và tỏ hiện trong cuộc sống. Chúng ta hãy để cho sự kinh ngạc tươi vui của Chúa Nhật Phục Sinh giãi tỏa ra trong tư tưởng, cái nhìn, trong các thái độ, cử chỉ và lời nói… Đây không phải là sự ngụy trang, nhưng là điều đến từ một con tim chìm ngập trong suối nguồn của của niềm vui, như niềm vui của bà Maria Madalena than khóc việc mất Chúa và không tin vào mắt mình, khi thấy Người đã sống lại. Ai sống kinh nghiệm này thì trở thành chứng nhân của sự Phục Sinh, bởi vì trong một nghĩa nào đó chính họ đã sống lại. Vì vậy họ có khả năng đem một ”tia ánh sáng” của Chúa Phục Sinh tới các hoàn cảnh khác nhau của con người: trong các hoàn cảnh hạnh phúc bằng cách khiến cho chúng tươi đẹp hơn và giữ gìn chúng khỏi sự ích kỷ; trong các hoàn cảnh khổ đau họ đem đến sự thanh thản và niềm hy vọng.

Trong tuần này thật là điều thiện ích, khi nghĩ tới niềm vui của Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu. Như nỗi khổ đau của Mẹ đã sâu đậm tới đâm thấu linh hồn Mẹ, niềm vui của Mẹ đã sâu kín và các môn đệ có thể kín múc từ đó. Vì đã đi ngang qua kinh nghiệm cái chết và sự phục sinh của Con Mẹ trong lòng tin như là việc diễn tả tột đỉnh tình yêu của Thiên Chúa, con tim của Đức Maria đã trở thành suối nguồn an bình, ủi an, hy vọng, thương xót. Tất cả mọi đặc quyền của Mẹ chúng ta bắt nguồn từ đây, từ việc tham dự vào lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu. Mẹ đã chết với Người; Mẹ đã sống lại với Người. Từ thứ sáu cho tới sáng Chúa Nhật Mẹ đã không mất niềm hy vọng: chúng ta đã chiêm ngưỡng Mẹ sầu bi, nhưng đồng thời chúng ta cũng chiêm ngưỡng Mẹ tràn đầy hy vọng. Vì thế Mẹ là Mẹ của tất cả mọi môn đệ, là Mẹ của Giáo Hội.

Chúng ta hãy xin với Mẹ là chứng nhân thinh lặng cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, dẫn đưa chúng ta vào trong niềm vui phục sinh, bằng cách đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trong mùa Phục Sinh thay cho kinh Truyền Tin.

Sau khi đọc kinh và ban phép lành tòa thánh cho tín hữu, Đức Thánh Cha chào tín hữu Italia cũng như các tín hữu hành hương đến từ các nơi khác trên thế giới. Ngài cầu chúc từng người sống ngày Thứ hai của Thiên thần trong tươi vui thanh thản, là ngày kéo dài niềm vui lễ Phục Sinh của Chúa Kitô (SD 214-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

LỄ PHỤC SINH TẠI GIÊRUSALEM: LỜI MỜI GỌI VUI LÊN

LỄ PHỤC SINH TẠI GIÊRUSALEM: LỜI MỜI GỌI VUI LÊN

GIÊRUSALEM: Lễ Phục Sinh tại Giêrusalem đã do Đức Thượng Phụ Latinh Fouad Twal cử hành lúc 6 giờ 30 sáng thứ bẩy vừa qua tại vương cung thánh đường Phục Sinh ở Giêrusalem. Năm nay ngày lễ trùng với lễ Phục Sinh của Giáo Hội chính thống.

Linh mục Frédéric Manns, giáo sư Thánh Kinh tại Học viện kinh thánh Phanxicô ở Giêrusalem, cho biết khi vừa vào vương cung thánh đường, người ta đã ngửi thấy mùi dầu thơm xức trên phiến đá liệm xác Chúa Giêsu. Nó nhắc nhớ ơn gọi của kitô hữu là đem theo mình mùi thơm của Chúa Kitô. Chúng ta gọi là nhà thờ Thánh Mộ, nhưng anh em kitô hy lạp đông phương gọi là nhà thờ Chúa Sống Lại. Từ Mồ Chúa nảy sinh ra ánh sáng và từ đó vị Giám Mục công bố Tin Mừng của Chúa, chỗi dậy từ sự chết. Rồi Giáo Hội suy niệm tất cả các việc kỳ diệu của Chúa bằng cách đọc lại Thánh Kinh, với bẩy bài đọc. Tiếp đến các thành phần được tái sinh được mời gọi tiến tới Bàn Tiệc Thánh của Chúa. Chúa phục sinh trao ban sự sống và ơn Thánh Thần. Chúng ta đã hiện thực mầu nhiệm này trong việc cử hành bí tích Thánh Thể. Và như thế chúng ta có tất cả ba yếu tố của giáo lý kitô: Chúa Kitô đã chết cho chúng ta; Chúa Kitô sống lại cho ơn công chính hóa của chúng ta; Chúa Kitô tha các tội lỗi chúng ta trong bí tích Rửa Rội.

Điều đẹp nhất trong phụng vụ cử hành tại Giêrusalem đó là từ Mộ Thánh nảy sinh ra ánh sáng mới. Theo truyền thống có từ thời bà Eugenia hành hương Thánh Địa hồi thế kỷ thứ IV, chính Đức Giám Mục chứ không phải Phó tế, công bố Tin Mừng của Chúa trước nhà nguyện Sống Lại. Biểu tượng ánh sáng rất quan trọng: nó nhắc nhớ chúng ta rằng Thiên Chúa đã dựng nên ánh sáng, con người được mặc lấy ánh sáng và chúng ta tất cả phải là con cái sự sáng.

Sứ điệp được trình bầy rõ ràng trong bài Thánh Thi ”Exultet Hãy vui lên” ôn lại các chặng chính của lịch sử cứu độ. Sứ điệp nền tảng là các phụ nữ đã nhận được sứ điệp đem tin vui phục sinh cho các Tông Đồ. Truyền thống giáo phụ gọi họ là các ”nữ tông đồ của các Tông Đồ”. Như thế ơn gọi của các phụ nữ là những người mang hương thơm của Chúa Kitô. Sứ điệp của Tin Mừng: đó là Chúa sẽ đi trước đến Galilea, là vùng đất của dân ngoại, vùng đất của thế giới tục hóa, nơi chúng ta sống và nhận sứ điệp sự sống mạnh hơn cái chết. Tại Giêrusalem cũng như trong toàn vùng Trung Đông còn có biết bao nhiêu khổ đau, nhưng dưới ánh sáng của lễ Phục Sinh các đau khổ đó của con người được biến đổi. Sứ điệp phục sinh: đó là Thiên Chúa tạo dựng một trời mới, một đất mới và một con người mới (RG 19-4-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Trở về Galilea, nguồn gốc ơn gọi của cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu và lộ trình đức tin.

Trở về Galilea, nguồn gốc ơn gọi của cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu và lộ trình đức tin.

VATICAN: Sứ điệp Phục Sinh là trở về Galilea, nguồn gốc ơn gọi của cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu và lộ trình đức tin. Về Galilea có nghĩa là tái khám phá ra bí tích Rửa Tội của chúng ta như suối nguồn sống động, kín múc nghị lực mới từ cội nguồn đức tin và niềm hy vọng kitô của chúng ta. Trở lại Galilea trước hết có nghĩa là trở về điểm nóng bỏng, nơi hồng ân của Thiên Chúa đã đánh động chúng ta ở đầu lộ trình đức tin.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ vọng Phục Sinh do ngài cử hành lúc 8 giờ rưỡi tối thứ Bẩy Tuần Thánh 19-4-2014. Trong thánh ngài đã ban bí tích Rửa tội cho 10 tân tòng trong đó có một người đàn ông Việt Nam.

Tham dự Thánh lễ có 10,000 tín hữu và du khách hành hương. Thánh lễ đã bắt đầu với lễ nghi làm phép và rước nến Phục Sinh. Tiếp đến là phần phụng vụ Lời Chúa với ba bài đọc Thánh Kinh Cựu Ước liên quan tới việc tạo dựng con người, biến cố ông Môshê dẫn dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ và sự kiện Thiên Chúa sẽ đổ Thần Khí của Ngài xuống và ban cho dân Do thái một con tim mới. Thư thánh Phaolô gửi tín hữu Roma nói về phép rửa và cuộc sống mới Chúa Kitô ban cho tín hữu, sau khi con người cũ đã chết và được mai táng với Chúa Kitô. Phúc Âm kể lại biến cố các phụ nữ ra mồ viếng xác Chúa, thấy mồ trống, gặp thiên thần loan báo Chúa đã sống lại và các bà vội vã về báo tin cho các môn đệ.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói: Sau khi Thầy chết, các môn đệ tản mác mỗi người một ngả, đức tin của họ bị tan vỡ, mọi sự xem ra đã hết, các xác tín sụp đổ, các niềm hy vọng tắt ngúm. Nhưng giờ đây tin các phụ nữ báo cho họ, tuy không tin được, nhưng đã như một tia sáng chiếu trong bóng tối. Chúa đã sống lại như Người đã báo trước. Và hai lần lệnh truyền đi Galilea gặp Người. Galilea là nơi họ được kêu gọi và mọi sự bắt đầu. Trên bờ hồ Galilea Chúa Giêsu đã đi qua và kêu gọi họ, khi họ đang vá lưới. Và họ đã bỏ tất cả đều theo Người (X, Mt 4,18-22). Trở về Galilea có nghĩa là đọc lại tất cả từ thập giá và vinh quang. Đọc lại tất cả: sự giảng dậy, các phép lạ, cộng đoàn mới, các hăng say và vào ngũ cho tới sự phản bội. Đọc lại tất cả từ cuối là một khởi đầu từ cử chỉ tình yêu tột đỉnh ấy của Chúa.

Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói: đối với từng người chúng ta cũng có một ”Galilea” ở nguồn gốc lộ trình với Chúa Giêsu. Về Galilea có nghĩa là tái khám phá ra bí tích Rửa Tội của chúng ta như suối nguồn sống động, kín múc nghị lực mới từ cội nguồn đức tin và niềm hy vọng kitô của chúng ta. Trở lại Galilea trước hết có nghĩa là trở về điểm nóng bỏng, nơi hồng ân của Thiên Chúa đã đánh động chúng ta ở đầu lộ trình đức tin. Chính từ tia lửa đó tôi có thể thắp lên ngọn lửa ngày nay, để mỗi ngày đem hơi ấm và ánh sáng tới cho các anh chị em khác. Từ tia sáng đó chúng ta thắp lên một niềm vui khiêm tốn, một niềm vui không xúc phạm đến sự đau khổ và tuyệt vọng, một niềm vui tốt lành và hiền dịu.

Trong cuộc sống kitô sau bí tích Rửa Tội, cũng có một ”Galilea” hiện sinh hơn: đó là kinh nghiệm gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu Kitô, là Đấng đã gọi tôi theo Người và tham dự vào sứ mệnh của Người. Trong nghĩa đó trở lại Galilea có nghĩa là giữ gìn trong tim ký ức sống động của lời kêu gọi ấy, khi Chúa Giêsu đi ngang qua con đường đời sống của tôi, đã nhìn tôi với lòng thương xót và đã xin tôi đi theo Người; có nghĩa là thu hồi ký ức thời điểm trong đó đôi mắt Người gặp gỡ đôi mắt của tôi, thời điểm trong đó Người đã làm cho tôi cảm nhận được rằng Người yêu tôi. Hôm nay trong đêm thánh này mỗi người trong chúng ta hãy tự hỏi: Galilea của tôi là gì, ở đâu, tôi có nhớ không hay tôi đã quên nó rồi? Tôi đã đi theo các con đường khiến tôi quên nó. Lạy Chúa, xin giúp con: hãy nói cho con biết đâu là Galilea của con; Chúa biết không, con muốn trở lại đó để gặp Chúa và để cho lòng thương xót của Chúa ôm con. Tin Mừng Phục Sinh thật rõ ràng: cần trở lại đó để trông thấy Chúa Giêsu phục sinh, và trở thành chứng nhân sự sống lại của Người. Đây không phải là một việc trở lại đàng sau, không phải là sự nuối tiếc. Nó là việc trở lại tình yêu ban đầu để nhận lấy ngọn lửa mà Chúa Giêsu đã thắp lên trên thế giới và đem đến cho tất cả mọi người, cho tới tận cùng bờ cõi trái đất, ”Galilea của dân ngoại” (Mt 4,15; Is 8,23): chân trời của Chúa Phục Sinh, chân trời của Giáo Hội; ước mong gặp gỡ mãnh liệt… Chúng ta hãy lên đường!” (SD 19-4-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Sống đơn sơ thanh đạm và chia sẻ của cải với các anh chị em túng thiếu

Sống đơn sơ thanh đạm và chia sẻ của cải với các anh chị em túng thiếu

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người sống đơn sơ thanh đạm và chia sẻ của cải với các anh chị em cần được trợ giúp nhất, đặc biệt trong mùa Chay sắp bắt đầu. Ngài cũng kêu gọi các phe liên hệ tại Ucraine vượt thắng các khó khăn để cùng nhau xây dựng tương lai quốc gia, đồng thời và cầu mong cộng đồng quốc tế hỗ trợ mọi sáng kiến đốithoại và hòa hợp.

Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật hôm qua. Cho dù trời mưa những cũng đã có hơn 40,000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền tin với Đức Thánh Cha.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nhắc tới Phúc Âm đề cập tới sự quan phòng của Thiên Chúa, là một trong các sự thật an ủi nhất. Ngài nói: Ngôn sứ Isaia trình bầy nó với hình ảnh tình yêu thương tràn đầy hiền dịu: ”Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49,15). Thiên Chúa quan phòng yêu thương săn sóc lo lắng cho chúng ta. Thật là đẹp biết bao! Lời mời gọi tin tưởng nơi Thiên Chúa này cũng tìm thấy một văn bản song song trong lời Chúa Giêsu như ghi trong Phúc Âm thánh Mátthêu: ”Các con hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo không gặt cũng không tích trữ trong kho lẫm, thế mà Cha các con trên Trời nuôi chúng… Các con hãy xem các bông huệ mọc ngoài đồng. Chúng không nhọc công, không kéo sợi. Nhưng Thầy bảo cho các con biết ngay cả vua Salmon, dù vinh hoa tột bậc cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy” (Mt 6,28-29).

Khi nghĩ tới biết bao nhiêu người sống trong các điều kiện tạm bợ, hay trong bần cùng xúc phạm đến nhân phẩm của họ, các lời này của Chúa Giêsu xem ra trừu tượng, nếu không nói là ảo tượng. Nhưng trên thực tế chúng thời sự hơn bao giờ hết! Chúng nhắc cho chúng ta biết rằng không thể phục vụ hai chủ: Thiên Chúa và tiền của. Đức Thánh Cha giải thích như sau:

Cho tới khi nào mỗi người tìm thu tích cho chính mình, sẽ không có công bằng. Trái lại, nếu chúng ta tín thác nơi sự quan phòng của Thiên Chúa cùng nhau tìm kiếm Nước Người, thì khi đó sẽ không có ai thiếu thốn điều cần thiết dể sống một cách xứng đáng. Một con tim bị xâm chiếm bởi sự khao khát chiếm hữu là một con tim trỗng rỗng Thiên Chúa. Vì vậy Chúa Giêsu đã nhiều lần cảnh cáo người giầu, bởi vì họ có nguy cơ lớn đặt an ninh nơi của cải thế gian này. Trong một con tim bị chiếm hữu bởi giàu sang, thì không có nhiều chỗ cho đức tin. Trái lại, nếu dành chỗ nhất cho Thiên Chúa, thì khi đó tình yêu của Người dẫn đưa tới chỗ chia sẻ các của cải giầu sang, để chúng phục vụ các dự án liên đới và phát triển, như biết bao nhiêu gương sáng cả mới đây nữa trong lịch sử Giáo Hội chứng minh cho thấy.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói con đường mà Chúa Giêsu chỉ xem ra có thể ít thực tế đối với tâm thức chung và đối với các vấn đề của cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng nếu suy nghĩ cho thấu đáo, nó đem chúng ta tới cái thang giá trị đúng đắn. Chúa nói: ”Sự sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân xác chẳng trọng hơn áo mặc sao?” (Mt 6,25). Và Đức Thánh Cha rút ra giải pháp cụ thể cho cuộc sống con người như sau:

Để cho không ai phải thiếu bánh ăn, nước uống, áo mặc, nhà ở, việc làm và sức khỏe, tất cả chúng ta cần nhận biết mình là con cái của Thiên Chúa Cha trên Trời, vì thế là anh chị em với nhau, và có cung cách hành xử đúng như con cái Chúa và anh chị em với nhau. Và như thế sự quan phòng của Thiên Chúa đi ngang qua việc chúng ta phục vu tha nhân, sự chia sẻ của chúng ta với người khác. Và khi Thiên Chúa gọi chúng ta ra khỏi đời này, chúng ta chỉ có thể đem theo những gi chúng ta đã chia sẻ. Bởi vì anh chi em biết không? Khăn liệm xác không có túi! Tốt hơn là chia sẻ, bởi vì chúng ta chỉ mang về Trời điều mà chúng ta đã chia sẻ với tha nhân. Tôi đã nhắc lại điều này trong sứ điệp cho Ngày Hòa Bìn Thế giới mùng 1 tháng giêng năm nay: con đường cho hòa bình là tình huynh đệ.

Dưới ánh sáng Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay, chúng ta hãy khẩn nài Đức Trinh Nữ Maria như Mẹ sự Quan Phong của Thiên Chúa. Chúng ta hãy tín thác cho Mẹ cuộc sống của chúng ta, con đường của Giáo Hội và của nhân loại. Đặc biệt chúng ta hãy khẩn nài sự bầu cử của Mẹ để chúng ta tất cả cố gắng sống một kiểu sống đơn sơ thanh đạn, chú ý tới nhu cầu của các anh chị em cần trợ giúp nhất.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã xin mọi người cầu nguyện cho dân nước Ucraine đang trải qua tình trạng tế nhị hiện nay. Như đã biết, sau khi quốc hội Ucraine truất phế tổng thống Yakonovich, người dân vùng Crimea phò Nga đòi hiệp nhất với Nga. Quốc Hội Nga đã bỏ phiếu chấp thuận cho tổng thống Putin gửi binh sĩ Nga sang Crimea. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu châu đã mạnh mẽ lên án việc can thiệp quân sự của Nga tại Crimea, và coi đó là vi phạm quyền quốc tế; nhưng tổng thống Putin trả lời rằng nước Nga có quyền bảo vệ các lợi lộc của mình trong vùng này. Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã triệu tập phiên hop khẩn và ông tổng thư ký Ban Ki Moon kêu gọi mọi phía bình tình đối thoại để tìm giải pháp. Người ta có cảm tưởng thế giới lại trở về thời kỳ chiến tranh lạnh.

Sau khi chào các nhóm tín hữu đến từ nhiều giáo phận Italia, Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết Mùa Chay sẽ bắt đầu trong tuần tới này. Nó là con đường dẫn dân Chúa tiến về lễ Phục Sinh, con đường của sám hối, chống lại sự dữ với khí giới là lời cầu nguyện, việc ăn chay và lòng thương xót. Nhân loại cần đến công lý hòa giải, hòa bình, nhưng sẽ chỉ có chúng, khi hết lòng quay trở về với Thiên Chúa là nguồn mạch của chúng. Sau cùng Đức Thánh Cha nói: Chúng ta hãy bước vào mùa Chay trong tinh thần liên đới huynh đệ với tất cả những ai trong các thời gian này đang bị thử thách bởi bất công và xung khắc bạo lực.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân cho phép chúng ta sờ mó được lòng xót thương của Thiên Chúa đối với con người

Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân cho phép chúng ta sờ mó được lòng xót thương của Thiên Chúa đối với con người

Ngay từ thời các Tông Đồ Giáo Hội đã có thói quen ban bí tích Xức Dầu và cầu nguyện cho các bệnh nhân. Vị linh mục và các người có mặt đại diện cho toàn cộng đoàn kitô tụ tập chung quanh người bệnh và các thân nhân của họ để cầu nguyện cho họ, dưỡng nuôi đức tin và đức cậy của họ trong tình huynh đệ liên đới. Và chính Chúa Giêsu cầm tay chúng ta và nhắc nhở chúng ta rằng cả sự dữ và cái chết cũng không bao giờ có thể tách rời chúng ta ra khỏi Ngài.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong buổi tiếp kiến chung hơn 40,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu sáng thứ tư 26-2-2014 tại quảng trường thánh Phêrô. Chào mọi người ngài ca ngợi tín hữu can đảm, vì tuy tiên báo thời tiết cho biết trời mưa, nhưng họ vẫn đến tham dự buổi tiếp kiến đông đảo. Thật ra, sáng thứ tư trời tạnh ráo và có chút nắng ấm. Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh nói:

Anh chi em thân mến, hôm nay tôi muốn nói với anh chị em về bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, là bí tích cho phép chúng ta sờ mó được với đôi bàn tay lòng xót thương của Thiên Chúa đối với con người. Trong qúa khứ nó được gọi là ”Phép xức dầu tột cùng”, vì nó được hiểu như sự củng cố tinh thần trong giờ chết cận kề. Nhưng nói tới bí tích ”Xức dầu các bệnh nhân” giúp chúng ta trải rộng cái nhìn trên kinh nghiệm của tật bệnh và khổ đau, trong chân trời lòng xót thương của Thiên Chúa.

Có một hình ảnh kinh thánh diễn tả tất cả mầu nhiệm tỏa thoát ra từ bí tích Xức Dầu cho các bệnh nhân sự sâu thẳm của nó: đó là dụ ngôn người Samaritano nhân hậu, trong Phúc âm thánh Luca (Lc 10,30-35).

Mỗi lần chúng ta cử hành Bí tích này chính Chúa Giêsu, trong con người của vị linh mục, tới gần người khổ đau, người bệnh nặng hay người già cả. Dụ ngôn nói rằng người Samaritano nhân hậu săn sóc người khỗ đau bằng cách đổ dầu và rượu trên các vết thương của ông. Dầu khiến chúng ta nghĩ tới dầu được Giám Mục làm phép hằng năm trong Lễ Dầu ngày Thứ Năm Tuần Thánh, để xức cho các bệnh nhân. Trái lại, rượu là dấu chỉ của tình yêu thương và ơn thánh của Chúa Kitô, nảy sinh từ ơn sự sống Người ban cho chúng ta, và diễn tả tất cả sự phong phú của chúng trong cuộc sống bí tích của Giáo Hội.

Sau cùng, người khổ đau được tín thác cho chủ quán trọ, để ông có thể tiếp tục săn sóc cho mgười đó, mà không chú ý gì tới các chi phí. Vậy ai là chủ quản trọ? Đó là Giáo Hội, là cộng đoàn kitô, là chúng ta, trong thân xác và trong tinh thần, để chúng ta có thể tiếp tục đổ trên họ tất cả lòng xót thương và ơn cứu độ của Chúa một cách vô chừng mực.

Tiếp tục bài huấn dụ về bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, Đức Thánh Cha nói: lệnh truyền ấy được nêu bật một cách rõ rằng và chính xác trong thư của thánh Giacôbê, trong đó người dặn dò các tín hữu: ”Ai đau yếu thì hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy sau khi xức dầu nhân danh Chúa. Và lời cầu nguyện được làm với lòng tin sẽ cứu người bệnh: Chúa sẽ nâng người ấy dậy; và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha” (Gc 5,14-15). Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:

Như vậy, đây là một thực hành đã có từ thời các Tông Đồ. Thật thế, Chúa Giêsu đã dậy các môn đệ đặc biệt có lòng yêu thương các bệnh nhân và những người đau khổ như Ngài, và đã thông truyền cho họ khả năng và nhiệm vụ tiếp tục ban phát nhân danh Ngài và theo con tim của Ngài, sự xoa dịu và bình an, qua ơn thánh đặc biệt của Bí tích này. Tuy nhiên, điều này không được khiến cho chúng ta rơi vào chỗ tìm kiếm phép lạ một cách ám ảnh, hay rơi vào yêu sách có thể luôn luôn được chữa lành. Nhưng nó là sự gần gũi chắc chắn của Chúa Giêsu đối với người bệnh, cả đối với người già, bởi vì mỗi người già, mỗi người qúa 65 tuổi đều có thể nhận bí tích này: đó chính là Chúa Giêsu đến gần chúng ta. Nhưng khi một người bệnh nghĩ: ”Mình hãy mời linh mục đến”, thì người ta bàn lui bàn tới: – ” Không, không, đừng, vì ổng đem đến cái không may, thôi đừng gọi nữa”, hay: ”Như thế người bệnh sẽ hoảng sợ”. Tại sao vây? Tại vì người ta nghĩ rằng, khi có người đau và linh mục đến thì sau linh mục là nhà hòm đến: đâu có thật như vậy!

Vị linh mục đến để trợ giúp bệnh nhân hay người già: vì thế thật là quan trọng việc linh mục thăm viếng các bệnh nhân. Gọi linh mục đến để ngài xức dầu và chúc lành cho người bệnh chứ. Bởi vì Chúa Giêsu đến gần để nâng bệnh nhân dậy, ban cho họ sức mạnh, niềm hy vọng và trợ giúp họ. Và cũng để tha tội cho họ nữa. Đây là điều rất đẹp! Và xin anh chị em đừng nghĩ đó là điều cấm kị.

Bởi vì vấn đề đó là càng ngày người ta càng ít xin có thể cử hành Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân hơn. Lý do chính là ở chỗ trong biết bao gia đình Kitô, do ảnh hưởng của nền văn hóa và sự nhậy cảm ngày nay, người ta đi tới chỗ coi sự khổ đau và chính cái chết như là một điều cấm kị, như cái gì cần phải che dấu và nói đến càng ít càng tốt. Có đúng thật là sự khổ đau, bệnh tật và chính cái chết vẫn là một mầu nhiệm trong nhiều khía cạnh của chúng; nó vượt cao hơn chúng ta và trước nó các lời nói giảm đi. Đó cũng là điều cảm nhận được trong lễ nghi Xức Dầu, trong đó với một kiểu rất đơn giản và kính trọng người ta nói rằng: ”Vị linh mục đặt tay trên thân thể người bệnh, mà không nói gì”.

Anh chị em thân mến, thật là đẹp khi biết rằng trong lúc khổ đau và bệnh tật, chúng ta không cô đơn: thật ra, vị linh mục và những người hiện diện trong lễ nghi Xức Dầu Bệnh Nhân đại diện cho toàn cộng đoàn kitô, như là một thân mình duy nhất, quây quần chung quanh người đau khổ và các thân nhân của họ, dưỡng nuôi trong họ đức tin và đức cây, bằng cách nâng đỡ họ với lời cầu nguyện và hơi ấm huynh đệ. Nhưng sự ủi an lớn lao nhất đến từ sự kiện chính Chúa Giêsu hiện diện trong bí tích cầm tay chúng ta, vuốt ve chúng ta như Người đã làm với các bệnh nhân xưa kia. Người nhắc nhớ chúng ta rằng chúng ta thuộc về Người và không gì, kể cả sự dữ và cái chết – sẽ có thể tách rời chúng ta ra khỏi Người.

Chúng ta hãy có thói quen mời linh mục đến xức dầu cho các bệnh nhân – tôi không nói tới người bị cảm cúm ba bốn ngày là hết – nhưng khi có bệnh nặng – và cho cả các người già nữa, xin linh mục đến ban bí tích này cho họ, ban cho họ sự củng cố và sức mạnh của Chúa Giêsu để họ tiến bước.

Chào tín hữu các đoàn hành hương đến từ nhiều nước tây âu, bắc Mỹ và châu Mỹ Latinh, Đức Thánh Cha khuyến khích họ đừng bao giờ sợ hãi mời các linh mục đến ban bí tích Xức Dầu cho các thân nhân bị bệnh, vì đó là phương thế Thiên Chúa dùng để ban ơn thánh cho các bệnh nhân.

Cũng như thường lệ Đức Thánh Cha đã dành thời giờ chào và vuốt ve an ủi hàng chục bệnh nhân lớn nhỏ ngồi trên xe lăn, trước khi bắt tay và nói chuyện với những người được đừng hai bên khán đài và các cặp vợ chồng mới cưới. Ngài thường nói chuyện và trao đổi lâu với họ. Cặp nào cũng muốn ôm hôn Đức Thánh Cha, và dĩ nhiên là họ có nhiều hìmh rất đẹp với ngài.

Buổi tiếp kiến đã kết thức với Kinh Lạy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Bí tích Thánh Thể phải đưa chúng ta tới cuộc sống bác ái quảng đại và tha thứ

Bí tích Thánh Thể phải đưa chúng ta tới cuộc sống bác ái quảng đại và tha thứ

Qua bí tích Thánh Thể Chúa Kitô muốn bước vào cuộc sống chúng ta, thấm nhuần nó với ơn thánh của Ngài, và dẫn đưa chúng ta tới cuộc sống bác ái, quảng đại, thứ tha và hòa giải.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với khoảng 30,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến sáng thứ tư 12-2-2014 tại quảng trường Thánh Phêrô. Trong số hàng trăm nhóm hiện diện cũng có một phái đoàn tín hữu Việt Nam đến từ Đan Mạch.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý tương quan giữa bí tích Thánh Thể và cuộc sống chúng ta như là Giáo Hội và như là tín hữu kitô riêng rẽ. Ngài nói: Bí tích Thánh Thể dẫn đưa chúng ta vào sự hiệp thông thực sự với Chúa Giêsu và mầu nhiệm phục sinh của Ngài bằng cách canh tân toàn tình yêu và ơn thánh nảy sinh từ cuộc khổ nạn cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô, như suối nguồn vô tận cho chúng ta. Như thế chúng ta phải tự hỏi: chúng ta sống bí tích Thánh Thể như thế nào? Bí tích Thánh Thể là gì đối với chúng ta? Nó chỉ là một lúc lễ hội, một truyền thống được củng cố vững vàng, một dịp để gặp gỡ nhau hay cảm thấy mình yên ổn, hay một cái gì hơn nữa? Việc tưởng niệm Chúa đã yêu thương chúng ta chừng nào và để cho chúng ta được Người nuôi dưỡng bời Lời và Mình Người có thực sự đánh động con tim và cuộc sống chúng ta hay không, và có khiến cho chúng ta giống Chúa hơn không, hay chỉ là một dấu ngoặc, một lúc riêng rẽ không lôi cuốn và không thay đổi chúng ta? Đức Thánh Cha đề cập đến các dấu chỉ cụ thể cho biết tín hữu sống bí tích Thánh Thể như thế nào, tốt hay không tốt mấy. Ngài nói:

Dấu chỉ thứ nhất là kiểu chúng ta nhìn và qúy mến người khác. Trong bí tích Thánh Thể Chúa Kitô luôn khiến cho sự tận hiến đã thực hiện trên thập giá trở thành thời sự. Toàn cuộc sống của Ngài là một cử chỉ chia sẻ hoàn toàn chính mình vì tình yêu. Vì thế Ngài yêu thích ở với các môn đệ và các người Ngài quen biết. Điều này đối với Ngài có nghĩa là chia sẻ các ước mong, các vấn đề của họ, những điều khuấy động tâm hồn và cuộc sống của họ. Khi chúng ta tham dự Thánh Lễ chúng ta tìm thấy các người nam nữ đủ loại: người trẻ, người già, trẻ em, người nghèo người khá giả, dân địa phương, người ngoại quốc, cùng đi với thân nhân hay đi một mình…

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đưa ra một loạt câu hỏi như sau: Nhưng bí tích Thánh Thể mà tôi cử hành, có đưa tôi tới với tất cả mọi người như anh chị em thực sự hay không? Nó có làm lớn lên trong tôi khả năng vui với người vui, khóc với người khóc hay không? Nó có thúc đẩy tôi tới với người nghèo, người bệnh, người bị gạt bỏ bên lề xã hội hay không? Nó có giúp tôi nhận ra nơi họ gương mặt của Chúa Giêsu hay không? Chúng ta tất cả đều đi Lễ, bởi vì chúng ta yêu mến Chúa Giêsu và muốn chia sẻ cuộc Khổ Nạn và sự Phục sinh của Ngài trong bí tích Thánh Thể. Nhưng chúng ta có yêu mến các anh chị em túng thiếu cần giúp đỡ như Chúa Giêsu yêu họ hay không? Chẳng hạn ở Roma, trong các ngày này, chúng ta đã trông thấy biết bao nhiêu khó khăn xã hội, hay vì mưa gây thiệt hại cho nhiều khu phố, hoặc do thiếu công ăn việc làm vì cuộc khủng hoảng xã hội trên toàn thế giới. Tôi tự hỏi, chúng ta tất cả tự hỏi: ”Tội đi lễ đấy, nhưng tôi sống điều này như thế nào? Tôi có lo lắng trợ giúp họ, tới gần họ và cầu nguyện cho họ là nhữn người đang có vấn đề hay không? Hay tôi hơi thờ ơ với họ? Hay tôi lo bép xép: ”Bạn có thấy bà ấy ông ấy mặc đẹp không?” Đôi khi chúng ta làm điều đó sau Thánh lễ, đúng không? Nhưng không được làm như vậy. Chúng ta phải lo lắng cho các anh chị em khác đang có một nhu cầu, một căn bệnh, một vấn đề. Hôm nay chúng ta hãy nghĩ đến các anh chị em có vấn đề đó ở Roma này, vì mưa, vì thảm cảnh mưa, và các vấn đề xã hội của việc làm, và chúng ta hãy xin điều đó với Chúa Giêsu mà chúng ta lãnh nhận trong bí tích Thánh Thể, xin Ngài giúp chúng ta và giúp họ. Đề cập tới dấu chỉ thứ hai Đức Thánh Cha nói:

Dấu chỉ thứ hai rất quan trọng là ơn thánh cảm thấy mình được tha thứ và sẵn sàng tha thứ. Đôi khi có người hỏi: ”Tại sao lại phải đi nhà thờ, xét vì người thường tham dự Thánh Lễ cũng là kẻ tội nhân như những người khác?”. Thật ra, ai cử hành bí tích Thánh Thể không làm điều đó vì cho rằng hay muốn tỏ ra mình tốt lành hơn các người khác, mà chính bởi vì nhận biết mình luôn cần được tiếp đón và tái sinh bởi lòng xót thương của Thiên Chúa, nhập thể nơi Đức Giêsu Kitô. Nếu mỗi người trong chúng ta không cảm thấy mình là kẻ có tội, thì tốt hơn đừng đi Lễ! Chúng ta đi lễ, bởi vì chúng ta là những người tội lỗi, và chúng ta muốn lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa Giêsu, tham dự vào ơn cứu đỘ của Ngài, tham dự vào vào ơn tha thứ của Ngài.

Kinh ”tôi cáo mình” mà chúng ta đọc đầu lễ không phải là ”hình thức”, mà là một cử chỉ sám hối thật sự. Tôi là người tội lỗi và tôi xưng thú tội lỗi của tôi. Thánh Lễ bắt đầu như thế. Chúng ta không bao giờ được quên rằng Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu đã xảy ra ”trong đêm ngài bị trao nộp” (1 Cr 11,23). Trong bánh và rượu, mà chúng ta dâng và chung quanh đó chúng ta tụ tập nhau, được canh tân mỗi lần ơn Mình và Máu của Chúa Kitô cho việc cứu chuộc tội lỗi của chúng ta. Chúng ta phải đi tham dự Thánh Lễ một cách khiêm tốn, như những kẻ có tội và Chúa giảng hòa chúng ta. Điều này tóm tắt cách tốt đẹp nhất ý nghĩa sâu xa nhất hiến tế của Chúa Giêsu Kitô, và đến lần nó nới rộng con tim của chúng ta cho sự tha thứ cho các anh em khác và cho sự hòa giải.

Dấu chỉ qúy báu cuối cùng được cống hiến cho chúng ta giữa buổi cử hành Thánh Thể và cuộc sống của các cộng đoàn kitô của chúng ta. Cần luôn luôn lưu ý rằng Thánh Thể không phải là một cái gì chúng ta làm; không phải là một tưởng niệm của chúng ta về điều Chúa Giêsu đã nói và đã làm. Không. Nó chính là một hành động của Chúa Kitô. Chính Chúa Kitô làm cho chúng trở thành thời sự trên bàn thờ. Và Đức Kitô là Chúa. Nó là một ơn của Chúa Kitô, tự hiện diện và quy tụ chúng ta quanh Ngài, để dưỡng nuôi chúng ta bằng Lời và bằng chính sự sống của Ngài. Điều này có nghĩa là sứ mệnh và căn cước của chính Giáo Hội vọt lên từ đó, từ bí tích Thánh Thể và luôn luôn thành hình tại đó. Vì thế chúng ta phải để ý: một buổi cử hành có thể không chê trách vào đâu được, rất đẹp trên bình diện bề ngoài, nhưng nếu nó không đưa chúng ta tới chỗ gặp gỡ Chúa Giêsu, thì nó có nguy cơ không đem lại sự dưỡng nuôi nào cho con tim và cuộc sống chúng ta. Đức Thánh Cha tóm tắt tương quan giữa bí tích Thánh Thể và cuộc sống tín hữu như sau:

Trái lại, qua bí tích Thánh Thể Chúa Kitô muốn bước vào cuộc sống chúng ta, thấm nhuần nó với ơn thánh của Ngài, và như thế trong mỗi cộng đoàn kitô có sự trung thực giữa phụng vụ và đời sống.

Các bạn thân mến, con tim chúng ta được tràn đầy tin tưởng và hy vọng khi nghĩ tới các lời của Chúa Giêsu được ghi lại trong Phúc Âm thánh Gioan: ”Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta có sự sống đời đời và Ta sẽ cho người đó sống lại ngày sau hết” (Ga 6,54). Chúng ta hãy sống bí tích Thánh Thể với tinh thần của đức tin và cầu nguyện, tha thứ, sám hối, tươi vui cộng đoàn, lo lắng cho những người thiếu thốn và cho nhu cầu của biết bao anh chị em khác, trong xác tín rằng Chúa sẽ thành toàn điều Ngài đã hứa ban cho chúng ta: đó là cuộc sống vĩnh cửu.

Đức Thánh Cha đã chào mọi người hiện diện và cầu mong chuyến hành hương Roma củng cố đức tin của họ. Ngài đã đặc biệt chào Đức Hồng Y Vlk, các Giám Mục Tchèques đang viếng mộ hai thánh Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh. Ngài gọi Đức Hồng Y Vlk là vị chiến đấu lão thành và là người bảo vệ đức tin của Cộng hòa Tchèques. Ngài xin các vị chuyển lời chào thăm và phép lành Tòa Thánh tới các linh mục, tu sĩ và giáo dân toàn nước. Ngài bảo đảm cầu nguyện cho các vị và cho họ. Đức Thánh Cha cũng xin mọi người cầu nguyện cho ngài.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết thứ sáu tới đây là lễ nhớ hai thánh Cirillo và Metodio, tông đồ của các dân tộc Slave và Bổn Mạng châu Âu. Ngài cầu mong chứng tá của các vị giúp các bạn trẻ trở thành môn đệ thừa sai trong các môi trường sống của họ, cũng như khích lệ người đau yếu dâng các khổ đau cầu nguyện cho ơn hoán cải của những người tội lỗi, và là mẫu gương cho các cặp vợ chồng mới cưới lấy Phúc Âm làm luật nền tảng cho cuộc sống gia đình.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Tòa Thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio
 

Kitô hữu môn đệ truyền giáo là muối đất và ánh sáng thế gian

Kitô hữu môn đệ truyền giáo là muối đất và ánh sáng thế gian

Ơn gọi của Kitô hữu môn đệ thừa sai là muối đất và là ánh sáng thế gian, là đén cháy sáng để cuộc sống thánh thiện của chúng ta trao ban ”hương vị” cho các môi trường sống khác nhau và bảo vệ chúng khỏi bị hư thối.

Kính thưa qúy vị, thưa các bạn, Đức Thánh Cha đã nói như trên trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 9 tháng 2-2014 với hàng chục ngàn tín hữu tự tập tại quảng trường Thánh Phêrô.

Đề cập tới bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm qua kể lại lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ: ”Các con là muối đất… Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,3.14), Đức Thánh Cha nói: Điều này khiến cho chúng ta hơi ngạc nhiên một chút, nếu chúng ta nghĩ tới những người đang đứng trước Chúa Giêsu là ai. Họ là những người đánh cá, những người đơn sơ. Nhưng Chúa nhìn họ với con mắt của Thiên Chúa, và người ta hiểu khẳng định của Ngài như là hậu qủa của các Mối Phúc Thật. Ngài muốn nói rằng: nếu các con có tinh thần nghèo khó, có con tim trong sạch, có lòng thương xót… thì các con sẽ là muốn đất và ánh sáng thế gian. Để hiểu các hình ảnh này một cách tốt đẹp hơn. chúng ta chú ý tới Luật Lệ Do thái truyền phải bỏ một chút muối trên mọi lễ vật dâng cho Thiên Chúa, như dấu chỉ của giao ước. Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa ánh sáng như sau:

Thế rồi ánh sáng, đối với dna Israel, là biểu tượng của mạc khải cứu thế chiến thăng bóng tối của dân ngoại. Như vậy các kitô hữu, là dân Israel mới, nhận lãnh một sứ mệnh đối với tất cả mọi người: với đức tin và với tình bác ái họ có thể hướng dẫn, thánh hóa và làm cho nhân loại trở thành phong phú. Tất cả chúng ta những người đã được rửa tội, chúng ta là các môn đệ thừa sai và được mời gọi trở thành một phúc âm sống động trong thế giới: với cuộc sống thánh thiện chúng ta sẽ trao ban ”hương vị” cho các mội trường khác nhau, và bảo vệ chúng khỏi thối rữa, như muối làm vậy. Và chúng ta sẽ đem ánh sáng của Chúa Kitô với chứng tá của một tình bác ái tinh tuyền. Nhưng nếu các kitô hữu chúng ta đánh mất đi hương vị và tắt ngúm, chúng ta dập tắt sự hiện diện là muối và ánh sáng, bởi vì chúng ta đánh mất đi sự hữu hiệu. Sứ mệnh trao ban ánh sáng cho thế giới đẹp đẽ biết bao! Đó là một sứ mệnh mà chúng ta có. Nó đẹp. Và cũng thật đẹp duy trì ánh sáng mà chúng ta đã nhận được từ Chúa Giêsu, gìn giữ nó và duy trì nó. Kitô hữu phải là một người chiếu sáng, mang ánh sáng, luôn luôn troa ban ánh sáng. Một ánh sáng không phải của mình, nhưng là món quà của Thiên Chúa, là món quà của Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha khẳng định thêm:

Nếu Kitô hữu dập tắt ánh sáng này, cuộc sống của họ không có ý nghĩa; đó là một tín hữu Kitô chỉ có danh thôi, mà không mang ánh sáng, một cuộc sống vô nghĩa. Nhưng bây giờ tối muốn hỏi anh chị em, anh chị em muốn sống thế nào? Như một cái đèn cháy sáng hay một cái đèn tắt? Cháy sáng hay tắt? Anh chị em muốn sống thế nào? Tín hữu trả lời ”cháy sáng”, nhưng hơi nhỏ, Đức Thánh Cha nói ”ở đây người ta chả nghe gì cả”. Tín hữu la to hơn: ”cháy sáng”. Ngài nói tiếp: Đèn cháy sáng nhé! Chính Thiên Chúa cho chúng ta ánh sáng này và chúng ta trao nó cho người khác. Đèn cháy sáng đó là ơn gọi kitô của chúng ta.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh truyền tin và ban phép lành cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết ngày 11 tháng 2 này là lễ Đức Mẹ Lộ Đức và cũng là ”Ngày quốc tế các bệnh nhân”. Đức Thánh Cha nói đây là dịp thuận tiện để đặt các anh chi em bệnh tật vào trung tâm của cộng đoàn, cầu nguyện cho họ và với họ, gần gũi họ. Sứ điệp cho ngày này được gợi hứng bởi một kiểu nói của thánh Gioan: Đức tin và tình bác ái: ”Cả chúng ta nữa chúng ta cũng phải hiến mạng sống cho các người anh em” (1 Ga 3,16). Một cách đặc biệt chúng ta có thể noi gương Chúa Giêsu đối với mọi loại người đau yếu: Chúa săn sóc tất cả, chia sẻ nỗi khổ đau của họ và rộng mở con tim cho niềm hy vọng. Rồi Đức Thánh Cha cám ơn các nhân viên y tế trên toàn thế giới. Ngài nói công việc của anh chị em thật qúy báu! Xin cám ơn công việc qúy báu của anh chị em rất nhiều. Họ gặp gỡ nơi các bệnh nhân mỗi ngày không phải chỉ các thân xác ghi dấu sự giòn mỏng, nhưng các bản vị con người mà họ cống hiến sự chú ý và các câu trả lời thỏa đáng. Phẩm giá con người không bao giờ bị giản lược vào các khả thể hay năng khiếu của nó, và nó không giảm thiểu, khi chính con người yếu đuối, tàn tật và cần giúp đỡ. Tôi cũng nghĩ tới các gia đình, nơi việc săn sóc ai đau yếu là điều bình thường; nhưng đôi khi các tình hình có thể nặng nề hơn… Có rất nhiều người viết thư cho tôi và hôm nay tôi muốn bảo đảm một lời cầu nguyện cho tất cả các gia đình đó, và tôi nói với họ: Anh chị em đừng sợ hãi sự giòn mỏng! Đừng sợ hãi sự giòn mỏng. Hãy giúp đỡ nhau với tình yêu thương và anh chị em sẽ cảm thấy sự hiện diện ủi an của Thiên Chúa.

Thái độ quang đại và kitô đối với các bệnh nhân là muối đất và ánh sáng thế gian. Xin Đức Trinh Nữ Maria trợ giúp chúng ta thực thi điều đó, và xin Mẹ chiếm được an bình và an ủi cho mọi người đang đau đớn.

Trong những ngày này Thế Vận Hội mùa đông cũng đang diễn ra tại Sochi bên Nga. Tôi muốn gửi lời chào tới các người tổ chức và tất cả các lực sĩ tham dự với lời cầu chúc nó là một lễ hội của thể thao và tình bạn. Tiếp đến ngài chào nhiều nhóm khác nhau hiện diện tại quảng trường, trong đó có nhóm các nữ thần học gia đang tham dự một đại hội tại Roma. Đức Thánh Cha cũng bầy tỏ sự gần gũi của ngài và cầu nguyện cho những người đang khổ đau vì các thiên tai tại nhiều nước khác nhau, kể cả ở Roma. Trước khi kết thúc buổi đọc Kiinh Truyền Tin Đức Thánh Cha còn lập lại câu hỏi tín hữu muốn là đèn cháy sàng hay đèn bị tắt rồi nói: Kitô hữu đem ánh sáng. Họ là một chiếc đèn cháy sáng. Hãy luôn tiến bước với ánh sáng của Chúa Giêsu.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio