Bài Tập Đọc: Dế Mèn Phiêu Lưu Ký – Tô Hoài

Tôi sống độc lập từ thủa bé.  Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi.  Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng : "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu".  Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em.  Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ hai hôm. Tối hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi đi sau, nửa lo nửa vui theo sau.  Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ…[Xem tiếp]

[Download powerpoint slides…Dế Mèn Phiêu Lưu Ký]

LỊCH SỬ NGÀY HIỀN MẪU (MOTHER’S DAY)

LỊCH SỬ NGÀY HIỀN MẪU (MOTHER'S DAY)

Khởi sự từ đầu thế kỷ 17 Anh Quốc đã tổ chức kỷ niệm một ngày lễ gọi là ngày Chúa Nhật của Mẹ (Mothering Sunday), được cử hành vào ngày Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay để vinh danh các bà Mẹ của Anh Quốc.

Trong ngày lễ này những người nghèo phục dịch cho các gia đình giầu có ở Anh được phép nghỉ một ngày và được khuyến khích mang theo cái bánh gọi là bánh của Mẹ (Mothering cake) về viếng thăm và mừng Mẹ. Vì những ngày đi làm họ phải ở lại tại nhà của chủ. Ngày lễ này đã huy bỏ từ thế kỷ 19. 

Tại Hoa Kỳ lần đầu tiên bà Julia Ward Howe đã đề nghị Ngày Hiền Mẫu như một ngày hiến dâng cho hòa bình. Bà Howe đã cử hành Ngày Hiền Mẫu họp tại thành phố Boston, Mass từ năm năm 1872. Bà là tác giả bài thơ trứ danh “The Battle Hymn of the Republic”. 

Năm 1905, Chi Anna Jarvis đã tuyên thệ trước mồ của Mẹ chị hiến dâng đời chị cho chương trình của Mẹ chị quyết vận động thiết lập Ngày Hiền Mẫu để vinh danh các bà Mẹ còn sống cũng như đã qua đời (có lời đồn rằng chi Anna rất đau buồn vì chị đã cãi vã với Mẹ chị nhưng chị chưa kịp xin lỗi thì Mẹ chị đã qua đời). Mẹ chị, là người chịu ảnh hưởng tinh thần của bà Howe, bà đã đề xướng chương trình cải thiện điều kiện vệ sinh gọi là Ngày Làm Việc của các Bà Mẹ (Mothers’ Work Days).  

Tại Tiểu Bang Philadelphia chị Anna Jarvis đã và vận động dành một ngày mỗi năm để vinh danh các người mẹ. Năm 1907, vào ngày Chúa Nhật thứ hai của tháng 5 chị đã xin giáo xứ của mẹ chị  ở Graton, West Virginia (nơi Mẹ Chị đã dạy giáo lý cho các trẻ em các ngày Chúa Nhật trước khi di chuyển đến Philadelphia) cử hành lễ kỷ niệm giỗ thứ nhì của Mẹ chị một cách long trọng. Chị đã phân phát 500 bông hoa cẩm chướng màu trắng cho các bà mẹ tham dự tại buổi lễ hôm đó. Ngay năm sau đó Tiểu Bang Philadelphia đã chấp nhận tổ chức ngày Lễ Mẹ. 

Tiếp tục chị Jarvis và những người ủng hộ ý kiến của chị đã viết thư gửi các tu sĩ, thương gia và các chính trị gia để xin vận động thiết lập ngày lễ của mẹ trên toàn quốc. Sự vận động này đã lan rộng qua 45 Tiểu Bang. Đến năm 1911 hầu hết các tiểu bang Hoa Kỳ đã tổ chức mừng ngày Lễ Mẹ. Đến ngày 10 tháng 5 năm 1913 Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua đề nghị dùng ngày Chúa Nhật thứ hai trong tháng 5 như một ngày để ghi ơn các bà mẹ. Ngày 09/5/1914, Tổng Thống Woodrow Wilson đã chính thức công bố ngày Chúa Nhật thứ hai của tháng 5 là ngày Hiền Mẫu cho toàn quốc Hoa Kỳ. 

Tục lệ này đã lan rộng sang nhiều quốc gia trên thế giới kỷ niệm cùng ngày như Đan Mạch, Phần lan, Ý Đại Lợi, Uc và Bỉ. Vào cuối đời của chị Anna đã có trên 40 quốc gia cử hành ngày Hiền Mẫu. Trong ngày Hiền Mẫu, người con thường cài trên áo một bông hoa cẩm chướng màu trắng nếu mẹ đã quá cố và màu hồng dành cho những ai còn mẹ, ngày nay người ta thường dùng bông hồng trắng và bông hồng đỏ thay thế cho cẩm chướng.

Ở Tây Ban Nha người ta cử hành ngày Hiền Mẫu trùng vào ngày lễ Đức Maria Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Chúa Giêsu là ngày 8 tháng 12 hàng năm.

Ở Pháp người ta cử hành ngày Lễ của Mẹ vào Chúa Nhật chót của tháng Năm.
 

Hoài Việt

TRÌU MẾN CHĂM SÓC CÁC VỊ CAO NIÊN

TRÌU MẾN CHĂM SÓC CÁC VỊ CAO NIÊN

 

Bà Catherine Rwamasirabu là tín hữu Công Giáo sống tại Pháp. Bà đã lập gia đình và có 4 đứa con. Từ tháng 4 năm 2007 đến nay bà là y tá phục vụ nơi một Nhà Dưỡng Lão thuộc giáo phận Meaux ở miền Bắc nước Pháp. Xin nhường lời cho bà nói về công tác phục vụ hàng ngày.

 (Xem tiếp . . . TRÌU MẾN CHĂM SÓC CÁC VỊ CAO NIÊN)

 

 

Nhạc Minh Họa: Sáng Rừng – Phạm Đình Chương

Rừng xanh lên bao sức sống
Ngàn cây xôn xao đón hương nồng
Của vầng thái dương hồng bừng lên trời Đông

Cỏ cây vươn vai lên tiếng
Cùng bao nhiêu chim chóc tưng bừng
Dậy sau giấc đêm dài triền miên triền miên

[Xem tiếp Sáng Rừng của Phạm Đình Chương]

Nhạc Minh Họa: Hè Về của Hùng Lân

Nghe Nhạc Hè Về:

Trời hồng hồng, sáng trong trong
Ngàn phượng ru nắng ngoài sông
Cành mềm mềm, gió ru êm
Lọc màu mây bích ngọc qua màu duyên
Đàn nhịp nhàng, hát vang vang
Nhạc hòa thơ đón hè sang
Hè về trong khóm trúc mềm đầu bờ
Hè về trong tiếng sáo diều dật dờ
Hè về gieo ánh tơ

 

Download bài Hè Về của Hùng Lân

Xem bài Hè Về của Hùng Lân

Kỷ Niêm 100 Năm Hàn Mặc Tử tại Paris

Kỷ Niêm 100 Năm Hàn Mặc Tử Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt Dâng Lễ Lòng Chúa Thương Xót Cầu Cho Hàn Mặc Tử Tại Gxvn Paris

Gồm có hai bài về Kỷ Niệm nhà thơ Hàn Mạc Tử.

(Xin xem phần 1 . . .     Kỷ Niêm 100 Năm Hàn Mặc Tử Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt Dâng Lễ Lòng Chúa Thương Xót Cầu Cho Hàn Mặc Tử Tại Gxvn Paris – Phần 1)

(Xin xem phần 3 . . .     Kỷ Niêm 100 Năm Hàn Mặc Tử Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt Dâng Lễ Lòng Chúa Thương Xót Cầu Cho Hàn Mặc Tử Tại Gxvn Pari1 – Phần 3)

Nhạc Minh Họa (Lớp 1): Cho Con – Phạm Trọng Cầu

Ba sẽ là cánh chim đưa con đi thật xa
Mẹ sẽ là cành hoa cho con cài lên ngực
Ba mẹ là lá chắn , che chở suốt đời con
Khi con là con ba – con của ba rất ngoan
Khi con là con mẹ – con của mẹ rất hiền
Ngày mai con khôn lớn
Bay đi khắp mọi miền
Con đừng quên con nhé
Ba mẹ là quê hương

[Xem nhạc minh họa Cho Con – Phạm Trọng Cầu]

Tát Nước Đầu Đình

Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen

Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà

Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu

Áo anh sứt chỉ đã lâu

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng

Khâu rồi anh sẽ trả công

Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho,

Giúp cho một thúng xôi vò

Một con lợn béo, một vò rươu tăm

Giúp em đôi chiếu em nằm

Đôi chăn em đắp, đôi trầm em đeo.

Giúp em quan tám tiền cheo

Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau.

[Xem tiếp Tát Nước Đầu Đình]

LÒNG YÊU NƯỚC CỦA CẬU BÉ THÀNH PADOVA

 

Edmond De Amicis

Hà Mai Anh dịch

Năm trước, một chiếc tàu Tây Ban Nha (Spain) dời bến Barcelona để đi Genova. Trên tàu, trừ người Tây Ban Nha (Spanish), còn có một số người Pháp (French), người Ý (Italian), người Thuỵ Sĩ (Swiss), và nhiều người khác nữa. Trong bọn hành khách người ta nhậnthấy một đứa trẻ độ 11 tuổi, ăn mặc nhơm nhếch, đứng riêng một chỗ và nhìn những người kia bằng đôi mắt hầm hầm. Nó nhìn như thế cũng không phải hẳn là không có cớ. Cha mẹ nó là nông dân ở gần Padova, cố nhiên là nghèo túng, hai năm trước vì tham tiền đã cho nó đi ở với một người chủ xiếc rong. Người này dạy nó một vài món nhảy, lộn rồi bắt nó theo sang Pháp và Tây Ban Nha. Nó bị hành hạ luôn tay và ăn uống không đủ.

[Xem tiếp LÒNG YÊU NƯỚC CỦA CẬU BÉ THÀNH PADOVA]

Bài Minh Hoạ về Anh Hùng Trần Quốc Toản

Sau đây là bài minh hoạ vể anh hùng Trần Quốc Toản được sử dụng trong Lớp Năm Trường Phan Bội Châu.

 

Học Sinh Hành Khúc – Lê Thương

Bài Học Sinh Hành Khúc của nhạc sĩ Lê Thương đã được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam từ trước năm 1975.  Các học sinh hầu hết phải học thuộc nằm lòng để cất lên trong những buổi chào cờ và sinh hoạt học đường.

Trong buổi lể Phát Thưởng Học Sinh Gương Mẫu 2011-2012 tại Hội Chợ Tết Nhâm Thìn vừa qua tại Garden Grove, chúng ta cũng đã được nghe lại các em đồng ca bài này một lần nữa.

 

 

 

Nam Quốc Sơn Hà

Nam Quốc Sơn Hà là bài thơ nổi tiếng do tướng Lý Thường Kiệt viết vào năm 1077 như là Bản Tuyên Ngôn Độc lập khẳng định chủ quyền của Đại Việt lúc bấy giờ.  Bài thơ này từ xưa tới nay vẫn được công nhận do tướng Lý Thường Kiệt viết vào thời điểm kháng chiến chống quân Tống của Trung Hoa.

Gần đây, có một vài tác giả ở Việt Nam phủ nhận tác giả bài thơ không phải do Lý Thường Kiệt và coi bài thơ này là "khuyết danh".  Chúng tôi không chấp nhận giả thuyết này và vẫn xem Lý Thường Kiệt là chính tác giả của vần thơ bất hủ nói trên.

[Xem Nam Quốc Sơn Hà]

[Xem Lý Thường Kiệt – Nam Quốc Sơ Hà (pdf)]

Một Buổi Học Theo Nhóm của Lớp Hai – PBC

       Lớp Hai A và B niên khoá 2011-2012 được sự dẫn dắt của cô Mây Bùi, cô Xuân Võ, thầy Hiếu Võ và thầy Hiếu Đỗ.  Các em được giảng dạy theo lối mới đang được ứng dụng tại các trường trung và tiểu học tại Hoa Kỳ.  Phương cách này đòi hỏi sự tham dự trực tiếp của các em hơn như họp nhóm, thảo luận, các bài làm theo những nhóm nhỏ  (đồ án).  Trong lớp, các em cũng phải tham gia tích cực thảo luận và đưa nhiều câu hỏi thắc mắc cũng như ngay tại chỗ được sự trực tiếp trả lời của các thầy cô.  Ngoài ra các thầy cô sử dụng nhiều những dụng cụ nghe nhìn và các trò chơi mang tính giáo dục.  Nói tóm tắt là đưa học và vui chơi làm một và các em sẽ tiếp thu một cách tự nhiên nhưng không nhàm chán.

 

[Xem Video Library]

Trao Đổi Kinh Nghiệm Giảng Dạy Lớp Đặc Biệt

Sau một thời gian dài vắng bóng, năm nay trường Việt Ngữ Phan Bội Châu mở lại Lớp Đặc Biệt dành cho các học sinh đã vào tuổi thiếu nhi hoặc lớn tuổi nhưng chưa học qua các lớp căn bản từ khi còn bé.  Lớp cũng được dành cho các em cảm thấy mất căn bản từ lớp dưới hoặc mong muốn được theo sát hơn của thầy cô.  Lớp Đặc Biệc được giảng dạy theo hình thức dạy kèm, tức là dạy theo trình độ của từng em.  Tuỳ theo các em tiếp thu nhanh hay chậm mà thầy cô giảng dạy sẽ nhiều hay ít.  Cho tới nay, phương pháp này mang nhiều kết quả khả quan.  Các em cảm thấy thầy cô chăm sóc tận tình hơn nên cũng ham học hỏi và theo dõi bài vở hơn.  Cám ơn Thầy Hoàng đã tận tâm chăm sóc các các em nhưng không quản ngại những khó khăn cũng như vất vả.

[Xem bài đính kèm Chia xẻ kinh nghiệm sinh hoạt lớp VNPBC]

[Xem Video Library]