Nhân ngày Hiền Phụ, xin gửi đến các Bạn chút giọt lệ của yêu thương!

 

BỐ TÔI, NGƯỜI LÍNH VNCH

 Tôi có một người cha già, lại tàn tật, cụt một chân. Khi tôi sinh ra đời bố tôi cũng đã gần 50 tuổi. Trong một thời gian dài, bố tôi đóng vai trò của một người mẹ, tuy di chuyển khó khăn, nhưng ông lo lắng cho tôi không còn thiếu một thứ gì. Bạn bè thường gọi là “Ông nội trợ” và khen là đàn ông mà bố tôi có đầy đủ các đức tính của người phụ nữ Á đông “công, dung, ngôn, hạnh”, nuôi con khéo léo không ai bằng… [Xem tiếp]
 

VÀI NÉT LỊCH SỬ VỀ NGÀY HIỀN PHỤ

VÀI NÉT LỊCH SỬ NGÀY HIỀN PHỤ

Linh Mục TRẦN QUÝ THIỆN

VÀI NÉT LỊCH SỬ NGÀY HIỀN PHỤ

Theo các nhà giáo dục, vấn đề huấn luyện trẻ em trong gia đình chỉ đạt tới mức hoàn hảo, nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa tính cương trực quyền uy của người cha cộng với tình thương dịu hiền của người mẹ.

Xem tiếp VÀI-NÉT-LỊCH-SỬ-NGÀY-HIỀN-PHỤ

 

Những Giọt Mực – Lê Tất Điều

Đêm thật khuya, buổi sinh hoạt của đồ vật trong phòng bắt đầu như thường lệ. Bao giờ họ cũng tán gẫu với nhau về chuyện xảy ra ban ngày, hoặc về chú bé chủ nhân của một vài vật. Chị Tranh trên tường hồi này ít nói. Trước kia chẳng ngày nào chị ta quên khoe sắc đẹp của mình và nhắc đến những đôi mắt đã chiêm ngưỡng chị…

Xem tiếp Những Giọt Mực của LÊ TẤT ĐIỀU

Kính Thánh Anthony ở Padua (13 tháng 6)

THÁNH ANTÔN THÀNH PADUA

Thánh Antôn thành Padua

Thánh Anthony đưọc nhiều người ái mộ không phải vì tài diễn thuyết mà chính là những phép lạ. Qua nhiều thế kỷ người ta tin rằng thánh Anthony đã giúp cho những ai bị thất lạc vật gì dù nhỏ dù lớn nếu kêu cầu cùng ngài thì đều được giúp đỡ tìm kiếm lại được.

Xem tiếp Thánh Antôn thành Padua

Bài Tập Đọc: Dế Mèn Phiêu Lưu Ký – Tô Hoài

Tôi sống độc lập từ thủa bé.  Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi.  Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng : "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu".  Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em.  Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ hai hôm. Tối hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi đi sau, nửa lo nửa vui theo sau.  Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ…[Xem tiếp]

[Download powerpoint slides…Dế Mèn Phiêu Lưu Ký]

LỊCH SỬ NGÀY HIỀN MẪU (MOTHER’S DAY)

LỊCH SỬ NGÀY HIỀN MẪU (MOTHER'S DAY)

Khởi sự từ đầu thế kỷ 17 Anh Quốc đã tổ chức kỷ niệm một ngày lễ gọi là ngày Chúa Nhật của Mẹ (Mothering Sunday), được cử hành vào ngày Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay để vinh danh các bà Mẹ của Anh Quốc.

Trong ngày lễ này những người nghèo phục dịch cho các gia đình giầu có ở Anh được phép nghỉ một ngày và được khuyến khích mang theo cái bánh gọi là bánh của Mẹ (Mothering cake) về viếng thăm và mừng Mẹ. Vì những ngày đi làm họ phải ở lại tại nhà của chủ. Ngày lễ này đã huy bỏ từ thế kỷ 19. 

Tại Hoa Kỳ lần đầu tiên bà Julia Ward Howe đã đề nghị Ngày Hiền Mẫu như một ngày hiến dâng cho hòa bình. Bà Howe đã cử hành Ngày Hiền Mẫu họp tại thành phố Boston, Mass từ năm năm 1872. Bà là tác giả bài thơ trứ danh “The Battle Hymn of the Republic”. 

Năm 1905, Chi Anna Jarvis đã tuyên thệ trước mồ của Mẹ chị hiến dâng đời chị cho chương trình của Mẹ chị quyết vận động thiết lập Ngày Hiền Mẫu để vinh danh các bà Mẹ còn sống cũng như đã qua đời (có lời đồn rằng chi Anna rất đau buồn vì chị đã cãi vã với Mẹ chị nhưng chị chưa kịp xin lỗi thì Mẹ chị đã qua đời). Mẹ chị, là người chịu ảnh hưởng tinh thần của bà Howe, bà đã đề xướng chương trình cải thiện điều kiện vệ sinh gọi là Ngày Làm Việc của các Bà Mẹ (Mothers’ Work Days).  

Tại Tiểu Bang Philadelphia chị Anna Jarvis đã và vận động dành một ngày mỗi năm để vinh danh các người mẹ. Năm 1907, vào ngày Chúa Nhật thứ hai của tháng 5 chị đã xin giáo xứ của mẹ chị  ở Graton, West Virginia (nơi Mẹ Chị đã dạy giáo lý cho các trẻ em các ngày Chúa Nhật trước khi di chuyển đến Philadelphia) cử hành lễ kỷ niệm giỗ thứ nhì của Mẹ chị một cách long trọng. Chị đã phân phát 500 bông hoa cẩm chướng màu trắng cho các bà mẹ tham dự tại buổi lễ hôm đó. Ngay năm sau đó Tiểu Bang Philadelphia đã chấp nhận tổ chức ngày Lễ Mẹ. 

Tiếp tục chị Jarvis và những người ủng hộ ý kiến của chị đã viết thư gửi các tu sĩ, thương gia và các chính trị gia để xin vận động thiết lập ngày lễ của mẹ trên toàn quốc. Sự vận động này đã lan rộng qua 45 Tiểu Bang. Đến năm 1911 hầu hết các tiểu bang Hoa Kỳ đã tổ chức mừng ngày Lễ Mẹ. Đến ngày 10 tháng 5 năm 1913 Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua đề nghị dùng ngày Chúa Nhật thứ hai trong tháng 5 như một ngày để ghi ơn các bà mẹ. Ngày 09/5/1914, Tổng Thống Woodrow Wilson đã chính thức công bố ngày Chúa Nhật thứ hai của tháng 5 là ngày Hiền Mẫu cho toàn quốc Hoa Kỳ. 

Tục lệ này đã lan rộng sang nhiều quốc gia trên thế giới kỷ niệm cùng ngày như Đan Mạch, Phần lan, Ý Đại Lợi, Uc và Bỉ. Vào cuối đời của chị Anna đã có trên 40 quốc gia cử hành ngày Hiền Mẫu. Trong ngày Hiền Mẫu, người con thường cài trên áo một bông hoa cẩm chướng màu trắng nếu mẹ đã quá cố và màu hồng dành cho những ai còn mẹ, ngày nay người ta thường dùng bông hồng trắng và bông hồng đỏ thay thế cho cẩm chướng.

Ở Tây Ban Nha người ta cử hành ngày Hiền Mẫu trùng vào ngày lễ Đức Maria Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Chúa Giêsu là ngày 8 tháng 12 hàng năm.

Ở Pháp người ta cử hành ngày Lễ của Mẹ vào Chúa Nhật chót của tháng Năm.
 

Hoài Việt

TRÌU MẾN CHĂM SÓC CÁC VỊ CAO NIÊN

TRÌU MẾN CHĂM SÓC CÁC VỊ CAO NIÊN

 

Bà Catherine Rwamasirabu là tín hữu Công Giáo sống tại Pháp. Bà đã lập gia đình và có 4 đứa con. Từ tháng 4 năm 2007 đến nay bà là y tá phục vụ nơi một Nhà Dưỡng Lão thuộc giáo phận Meaux ở miền Bắc nước Pháp. Xin nhường lời cho bà nói về công tác phục vụ hàng ngày.

 (Xem tiếp . . . TRÌU MẾN CHĂM SÓC CÁC VỊ CAO NIÊN)