Thơ Lục Bát

Thơ Lục Bát

 

"Lục Bát" theo tiếng Hán Việt là “sáu tám".  Thơ lục bát gồm các dòng xen kẽ sáu và tám chữ, luôn luôn bắt đầu với một câu sáu chữ và kết thúc bằng một câu tám chữ.  

 

"Lục Bát" in Sino-Vietnamese is "six-eight." Thơ Lục Bát consists of alternating lines of six and eight words, always starts with a six-word sentence and ends with an eight-word sentence.

 

Thơ lục bát là thể thơ thuần túy Việt Nam, được sử dụng trong ca dao tục ngữ (văn chương truyền khẩu) cũng như là các truyện thơ (văn chương bác học). Thơ lục bát có thể được coi như là một phong cách sống của người dân Việt Nam.  Không giống các thể thơ khác chỉ được thưởng thức bởi giới quý tộc Việt Nam, thơ lục bát được sáng tác và được thưởng thức bởi mọi người thuộc mọi tầng lớp, từ người nông dân nghèo đến các hoàng tử cao quý. Bằng chứng là kho tàng phong phú của các bài thơ dân gian Việt Nam (ca dao), trong đó bao gồm hàng trăm hàng ngàn những bài thơ phản ánh về cuộc sống, đạo đức, mối quan hệ của con người, và vẻ đẹp thiên nhiên, gần như hoàn toàn được sáng tác bằng thể lục-bát.  Ba ngàn bảy trăm bảy mươi bốn (3774) câu thơ trong "Quốc Sử Diễn Ca" của nhà thơ Lê Ngô Cát dưới triều vua Tự Đức cũng hoàn toàn được sáng tác bằng thể lục-bát.  Tác phẩm tiêu biểu nhất là "Truyện Kiều" của nhà thơ Nguyễn Du bao gồm ba ngàn hai trăm năm mươi bốn (3254) câu, kể câu chuyện của nàng Kiều, một người đẹp không may mắn.

 

“Thơ Lục-Bát” is a pure Vietnamese poetry, which is used in Ca Dao Tục Ngữ (oral literature) as well as in poems (written literature). Lục-bát can be regarded as a living style of Vietnamese people. Unlike other forms of poetry which are only enjoyed by Vietnamese aristocrats, thơ lục-bát is composed and enjoyed by people of all classes, from poor peasants to noble princes.  The proof is rich treasure of folk poems of Vietnam (ca dao), which includes hundreds of thousands of poems reflecting on life, morality, human relationships, and beautiful nature, almost entirely composed in lục-bát form. Three thousand seven hundred seventy four (3,774) verses in "Quốc Sử Diễn Ca" (Epic Song of National History) of Lê Ngô Cát, a poet of the reign of King Tự Đức, are also entirely composed entirely in lục-bát. The most representative work is "The Tale of Kieu" by poet Nguyễn Du, which consists of three thousand two hundred and fifty four (3254) verses, tells the story of Kiều, an unfortunate beauty.

 

Thanh (Âm) luật

Tone rule

 

Thanh (Âm) là một yếu tố quan trọng trong thơ lục bát cũng như các thể thơ khác của tiếng Việt. Sáu thanh (âm) của ngôn ngữ Việt Nam được chia thành hai loại dựa theo âm trầm và bổng tự nhiên của tiếng Việt: thanh (âm) bằng và thanh (âm) trắc.

 

Tone is one important element in Lục Bát as well as other Vietnamese verse forms.  Six tones of Vietnamese language are divided into two categories based on their falling and rising nature: bằng (flat) and trắc (sharp or non-flat).

 

Âm bằng (♭) bao gồm những chữ không có dấu (bình thanh) hoặc mang dấu bằng (trầm thanh).  Âm trắc (♯) bao gồm những chữ mang dấu sắc, nặng, hỏi, ngã.  Thanh (Âm) của những chữ trong thơ lục bát theo luật sau đây:

 

Bằng () includes words without accents (neutral tone) or marked by “huyền” (falling tone).

Trắc () includes words marked by “sắc”, “hỏi”, “ngã”, “nặng” (rising tones). Tones of the words in lục bát verses follow the following rule:

 

Cách gieo vần

Rhyme schemes

 

Những chữ có cách viết và cách phát âm tương tự nhau thì gọi là vần . Ví dụ như : hoa-hòa , mây-bầy , hương-thường , đời – người, v.v.v.

 

Words which have similar spelling and pronunciation are called rhymed. For examples, hoa-hòa, mây-bầy , hương-thường , đời-người, etc.

 

Trong thơ lục bát, chữ thứ sáu của câu sáu chữ (câu lục) vần với chữ thứ sáu của câu tám chữ (câu bát). Chữ thứ tám của câu bát vần với chữ thứ sáu của câu lục tiếp theo, và tiếp tục như vậy. Trong câu bát, chữ thứ sáu và chữ thứ tám tuy cùng thanh (âm) bằng nhưng một chữ có dấu huyền và một chữ không có dấu.

 

In lục bát rhyme scheme, the sixth word of the “lục” rhymes with the sixth word of the “bát”, then the eighth word of the “bát” rhymes with the sixth word of next “lục”, and the pattern goes on.  In the “bát”, although the sixth word and the eighth word have the same “bằng” tone, one word will be marked by “huyền” (falling tone) and the other will carry no accents (neutral tone).

 

        •   ♭        •           ♯        •           ♭A                

        •   ♭        •           ♯        •           ♭A     •           ♭B

        •   ♭        •           ♯        •           ♭B

        •   ♭        •           ♯        •           ♭B     •           ♭C

        •   ♭        •           ♯        •           ♭C

        •   ♭        •           ♯        •           ♭C     •           ♭D

 

 • = bất kỳ thanh (âm) nào cũng được;                          • = any tone;

♯ = thanh (âm) trắc;                                                  = trắc (sharp) tone;

♭ = thanh (âm) bằng;                                                ♭ = bằng (flat) tone;

♭A = chữ có thanh (âm) bằng (flat) và vần "A".      ♭A = bằng (flat) tone with "A" rhyme.

 

Có hai loại vần: vần chính (hay vần giàu) và vần thông (hay vần nghèo).  Vần chính là những chữ có cùng âm và thanh.  Thí dụ:

“xanh” và “cành” là vần bằng chính (vần bằng giàu).

“quyển” and “chuyến” là vần trắc chính (vần trắc giàu).

Vần thông là những chữ có cùng thanh bằng hay trắc nhưng phát âm nghe gần giống.  Thí dụ:

“thêu” và “trèo” là vần bằng thông (vần bằng nghèo).

“kính” và “cảnh” là vần trắc thông (vần trắc nghèo).

 

There are two kinds of rhymes: main rhymes (vần chính) or rich rhymes (vần giàu) and secondary rhymes (vần thông) or poor rhymes (vần nghèo).  Main rhymes or rich rhymes mean two words having the same final sound and their tones coming from the same category.  For examples:

“xanh” and “cành” are main “bằng” rhymes (vần bằng chính or vần bằng giàu).

“quyển” and “chuyến” are main trắc rhymes (vần trắc chính or vần trắc giàu).

Secondary rhymes or poor rhymes mean two words having nearly similar final sound and their tones come from the same category. Examples:

“thêu” and “trèo” are secondary “bằng” rhymes (vần bằng thông or vần bằng nghèo).

“kính” and “cảnh” are secondary trắc rhymes (vần trắc thông or vần trắc nghèo).

 

Lục bát biến thể

Exceptions

 

Có hai trường hợp ngoại lệ cho thanh (âm) luật ở trên trong thơ lục bát.  Ngoại lệ đầu tiên là khi nhịp thơ ngắt ở giữa câu sáu chữ (câu lục).  Chữ thứ hai của câu lục có thể là thanh (âm) trắc.  Ngoại lệ thứ hai là chữ cuối của câu lục có thể vần với chữ thứ bốn của câu tám chữ (câu bát) theo sau.  Khi đó chữ thứ hai và chữ thứ sáu của câu bát sẽ đổi ra trắc. Câu thơ sẽ ngắt nhịp ở giữa câu bát.  

 

There are two exceptions to the above tone rule in lục bát poems. The first exception is when there is a pause after the third word in the “lục” (six-word line). When this happens, the second word of the “lục” can have a trắc tone. The second exception is the last word of the “lục” can rhyme with the fourth word of the following “bát” (eight-word line).  When this happens, the second and the sixth word of the “bát” will be converted into trắc tone. The “bát” pauses at the middle of the sentence.

 

Săn bạch tượng, hái hồ tiêu,

châu, cấm muối, lắm điều hại dân

(Lê Ngô Cát)

 

Mai cốt cách, tuyết tinh thần                        

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

(Nguyễn Du)

 

Cưới vợ thì cưới liền tay

Chớ để lâu ngày, lắm kẻ dèm pha

(Ca dao)

 

Con thơ tay ẵm (ẫm) tay bồng

Tay dắt mẹ chồng, đầu đội thúng bông

(Ca dao)