Sông Hương

(PDF: Sông Hương)

Sông Hương hay Hương Giang là dòng sông chảy qua cố đô Huế, thuộc tỉnh Thừa Thiên ở miền trung Việt Nam.

Từ nguyên

Sông Hương, nghĩa là dòng sông thơm, được đặt tên “Hương” vì vào mùa thu hoa từ vườn ở thượng nguồn rơi vào trong nước mang theo hương thơm tinh khiết.

Nguồn và dòng chảy

Sông Hương dài khoảng 100 km, có hai nguồn, cả hai đều phát xuất từ dãy núi Trường Sơn và hợp lưu tại ngã ba Bằng Lãng.  Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.

Dòng sông này sau đó chảy theo hướng Bắc-Nam qua núi Ngọc Trản, đoạn quay về phía tây-bắc, uốn lượn quanh đồng bằng Biểu Nguyệt và Lương Quan.  Sông Hương có màu đậm hơn khi nó lượn dọc theo chân núi Ngọc Trản – quê hương của Điện Hòn Chén – nơi có một vực thẳm rất sâu.

Tiếp đó sông Hương chảy về phía đông-bắc thành phố Huế, ngược về hướng núi Trường Sơn, và qua nơi an nghỉ của các vua nhà Nguyễn. Dòng nước xanh tiếp tục hành trình của nó, đi qua hòn Hến và các làng khác nhau, qua ngã ba Sinh, được biết đến là thủ đô của Châu Hoa cổ xưa, trước khi đổ vào phá Tam Giang.

Từ Bằng Lãng tới cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm vì mực độ sông không cao nhiều so với mực nước biển. Sông uốn éo qua các làng Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh, và qua Huế.

Con sông với sắc xanh lung linh, trong trẻo như một viên ngọc dưới ánh mặt trời. Nó từng là nguồn cảm xúc của bao thế hệ du khách khi họ đi thuyền dọc theo sông Hương để nhìn ngắm phong cảnh nên thơ và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống trong đêm tĩnh mịch.

Cuộc sống quanh bờ sông

Ở Huế những người dân địa phương sống bên cạnh con sông thường rất nghèo.  Họ giặt quần áo và tắm ngay trên sông. Ngoài ra, họ kiếm được tiền bằng cách nạo vét lòng sông để lấy cát. Cát này được thu thập và sau đó bán cho các nhà sản xuất xi măng với giá rất rẻ.

Núi Ngự Bình

Núi Ngự Bình cao 105m có hình dáng hùng vĩ và cân xứng.  Ở hai bên Bằng Sơn có hai gò đất nhỏ gọi là Tả Bật Sơn (núi trái) và Hữu Bật Sơn (núi phải).  Có ý kiến cho rằng sau khi quan sát thấy Bằng Sơn trông giống như một tấm bình phong (màn chắn gió), triều Nguyễn đã quyết định chọn Huế làm nơi xây dựng Kinh thành. Vua Gia Long đã đồng ý với những thầy địa lý chọn ngọn núi này làm án thờ phía trước của của hệ thống tường bao chắc chắn có chức năng bảo vệ thành, và đổi tên núi là Ngự Bình.

Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là một thắng cảnh thiên nhiên ở Huế. Từ lâu, núi Ngự và sông Hương đã được coi là những biểu tượng của Huế.  Huế thường được gọi là “Vùng đất của sông Hương và núi Ngự”.

Cơm hến Sông Hương

Cơm hến Sông Hương (hoặc Cơm hến) là món ăn đặc sản rất đơn giản và rẻ tiền của cố đô Huế.  Cơm hến có hương vị thơm của gạo, hành, mỡ, cũng như vị lạ của chua, cay, mặn, ngọt, đắng, và béo. Bạn phải đến cù lao Hến trên sông Hương để thưởng thức cơm hến thuần túy. Tuy nhiên, bạn có thể tìm thấy món ăn này trên một số đường phố ở Huế.  Nấu món cơm hến cần phải có 15 nguyên vật liệu khác nhau bao gồm hến, tóp mỡ, mỡ nước, đậu phọng (đậu lạc), vừng trắng, bánh tráng, thịt thái nhỏ ướp muối, nước lạnh, hoa chuối, thân cây chuối, khế chua (carambola), rau thơm, rau bạc hà, rau sống, v.v.  Cơm hến luôn luôn hấp dẫn đối với nhiều khách hàng vì nó vừa ngon lại rẻ.