Toà Thánh tố giác tình trạng vi phạm các quyền con người trên thế giới

Toà Thánh tố giác tình trạng vi phạm các quyền con người trên thế giới

Archbishop Bernardito Auza 1

NEW YORK: ĐTGM Bernardito Auza, quan sát viên thường trực của Toà Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiệp Quốc bên New York, mạnh mẽ tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng trên thế giới.

Phát biểu trong phiên họp thảo luận về nhân quyền hôm 13 tháng 7 vừa qua ĐTGM Auza đã ca ngợi các nỗ lực và thành qủa Liên HIệp Quốc đã đạt đưọc kể từ khi thành lập cách đây 70 năm, và kể từ khi Bản tuyên ngôn nhân quyền ra đời cách đây 50 năm. Tuyên ngôn này là lời nhắc nhở muôn đời nhân bản tính và tình liên đới của gia đình nhân loại. Nó là gia tài cao quý cần phải tôn trọng, tuân hành và là kim chỉ nam cho cung cách hành xử của các câ nhân, xã hội và quốc gia. Nhưng rất tiếc trong thời đại nhiều biến động ngày nay, người ta đang chứng kiến cảnh các quyền con người bị khước từ, huỷ bỏ và vi phạm trong nhiều cách thế trên thế giới: thường dân bị sát hại trong chiến tranh và các xung đột vũ trang, con người bị bán như nô lệ của lao công, tính dục, lấy cơ phận, các nhóm chủng tộc và tôn giáo thiểu số bị bách hại hay tiêu diệt, con người bị coi như vô dụng hay không được ưóc muốn nên bị gạt bỏ, hàng triệu người phải chạy trốn vì bị bách hại hay vì qúa nghèo túng, biết bao nhiêu người là nạn nhân của kỳ thị. Những người bị bỏ rơi đàng sau hay bị thiệt thòi ấy chứng minh cho thấy sự thất bại trong việc trân trọng phẩm giá của họ.

Phẩm giá con người bắt nguồn từ chính bản chất nhân loại của từng người và là một quyền bẩm sinh ngày từ lúc mới được thụ thai. Nó không phải là một chính phục khi con người đạt được chiều kích thể lý nào đó, hay sự khéo léo tâm thần hay tuổi tác, cũng không phải là một loại ân huê đưọc nhà nuớc ban cho hay lấy đi như chuyện chính trị. Các quyền con người là bất khả xâm phạm, phải được tôn trọng và thăng tiến một cách đại đồng. Việc thực thi các quyền con người có trách nhiệm cũng bao gồm các bổn phận tương xứng. Bổn phận và trách nhiệm phải được áp dụng trên bình diện cuộc sống cá nhân cũng như trong tương quan của quyền bính dân sự, lập pháp, tư pháp với các công dân và cơ cấu xã hội dân sự và các nhóm. Mục đích của Liên Hiệp Quốc là thăng tiến và bảo vệ các quyền con người, đặc biệt của những người yếu đuối và dễ bị tổn thương nhất. Do đó, cần tiếp tục thăng tiến và củng cố nền văn hóa tôn trọng các quyền con nguời và tạo điều kiện cho các thề hệ tương lại tiếp nhận, che chở, quý mên và phát huy nhân quyền (SD 15-7-2016).

Linh Tiến Khải

Hiến mạng cho chiên

Hiến mạng cho chiên

(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

Tháng 3 năm 1980 Đức cha Rômêrô, Tổng Giám Mục San Salvador ở Trung Mỹ đã cương quyết lên tiếng phản đối chính phủ vi phạm nhân quyền, vì đã ủng hộ giới địa chủ và đại tư sản áp bức bóc lột nông dân. Người dân ở đây tuyệt đại đa số là người Công Giáo (98%). Đức cha đã đứng về phía nông dân để bênh vực quyền lợi cho họ, dù biết rằng hành động của ngài có thể đưa ngài đến chỗ bị cầm tù và cái chết nữa. Nhưng, giống như Chúa Giêsu, Người Mục Tử nhân lành, Ngài sẵn sàng hiến mạng sống cho đàn chiên được sống và sống dồi dào, vì tin rằng đó là thực hiện ý muốn của Thiên Chúa.

Ngày 24/3/1980, một tay súng bắn thuê đã hạ sát Đức cha Rômêrô trong lúc ngài đang cử hành Thánh Lễ với giáo dân, đàn chiên của Giáo phận ngài chăm sóc.

Ngày xưa, ở Palestin, đề tài người mục tử xả thân cho đàn chiên là một nguồn hứng khởi cho các văn sĩ Kinh Thánh, khiến họ mô tả Thiên Chúa như một Mục Tử. Thiên Chúa đã xả thân cho Israel không khác gì người mục tử, vì thế tác giả Thánh Kinh đã hát lên:

“Chúa là Mục Tử chăn dắt tôi,

Tôi chẳng thiếu thốn gì…

Dầu qua lũng âm u,

Tôi sợ gì nguy khốn,

Vì có Chúa ở cùng..”

Từ đó các nhà lãnh đạo tôn giáo của Israel thay mặt Chúa ở trần gian, cũng được ví như các vị mục tử. Tiếc thay, theo thời gian, vai trò lãnh đạo tôn giáo của Israel đã bị thoái hoá. Vào thời kỳ ấy, Ngôn sứ Ezekiel đã nhân danh Chúa cảnh cáo các vị mục tử này: “Hỡi các mục tử của Israel, các ngươi đã bị băng hoại rồi: các người chỉ biết lo cho bản thân mình chứ chẳng hề nghĩ đến đàn chiên. Các ngươi chẳng chăm sóc những con yếu đuối, chữa lành những con bệnh tật, băng bó những bị thương tích, dẫn về những con lạc đường, hoặc tìm kiếm hững con lạc mất. Vậy hỡi các chủ chăn, hãy nghe đây, Ta, Vị Chủ Tế Tối Cao, Ta tuyên bố rằng… Ta sẽ tách đàn chiên ra khỏi các ngươi… Ta sẽ giao đàn chiên cho một Vị Vua, giống như Đavít, tôi tớ Ta để làm Mục Tử và Người ấy sẽ lo lắng chăm sóc cho đàn chiên” (Ez 34,2-4,9-10.23).

Chúng ta phải đọc Tin Mừng hôm nay trong bối cảnh này. Chúa Giêsu nói: “Tôi chính là người mục tử nhân lành, sẵn sàng hy sinh mạng sống vì đàn chiên… Chúng sẽ nghe tiếng Tôi và sẽ chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên”. Nói cách khác, Chúa Giêsu chính là nhân vật mà Ngôn sứ Ezêkiel đã tiên báo. Giống như Đavít, người Mục Tử nhân lành, Ngài chăm sóc những con chiên yếu đuối, bơ vơ, chữa lành những con bệnh tật và tìm kiếm những con lạc đường. Hơn nữa, Ngài hiến mạng sống cho đàn chiên của Ngài. Lại còn hơn thế nữa, Ngài đã sống lại từ cõi chết và chia sẻ sự sống Phục Sinh của Ngài cho đàn chiên. Đây chính là điều Thánh Gioan đã nói trong bài đọc 2 hôm nay: “Nhờ sự chết và sống lại của Chúa Kitô, không những chúng ta được ơn tha thứ tội lỗi, được cứu thoát mà còn được nên giống như Thiên Chúa, được đồng vinh quang với Thiên Chúa nữa”. Và trong bài đọc 1, Thánh Phêrô cũng quả quyết trước công nghị: “Không có Đấng Cứu Độ nào khác ngoài Đức Giêsu. Ngài là Đấng Cứu Độ duy nhất, vì dười bầu trời này, ơn cứu độ không gặp được ở một ai khác”.

Như thế, nhờ mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, chúng ta hiểu được ý nghĩa của dụ ngôn người Mục Tử nhân lành một cách sâu xa hơn: Chúa Kitô đã chết và đã sống lại, ngài đã cứu chúng ta là đàn chiên của Ngài khỏi phải chết. Ngài đang hiện diện giữa thế giới chúng ta để tập họp chúng ta lại thành một đàn chiên của Ngài và ban cho chúng ta sự sống đời đời, để chiên của Ngài nghe tiếng Ngài, đi theo Ngài, thì “ không bao giờ phải diệt vong, không ai có thể giựt khỏi tay Ngài được”(Ga 10,28).

Chúa Nhật hôm nay được chọn làm ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi Linh mục, Tu sĩ. Cầu nguyện và hoạt động để có nhiều, có thêm số các mục tử. Làm mục tử là chăn dắt với Chúa Kitô, phụ một tay cho Chúa Kitô, chia sẻ công việc chăn dắt của chính Chúa Kitô. Chỉ có Chúa Kitô là Mục Tử nhân lành duy nhất, còn các mục tử khác chỉ là thay mặt Ngài mà chăn dắt đàn chiên của Chúa. Hơn nữa người mục tử vẫn là chiên của Chúa Kitô, cũng phải được chính Chúa Kitô chăn dắt. Như thế, không phải chỉ có các giám mục, linh mục mới là mục tử, nhưng mọi tín hữu cũng là “mục tử” theo gương người Mục Tử nhân lành là Chúa Kitô, vì Ngài đã trao phó trách nhiệm chăn dắt đàn chiên cho chúng ta, cho từng người tín hữu trong phạm vi, trong lãnh vực của mình. Dù là giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ hay giáo dân, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm về những người chung quanh, và do đó, chúng ta là “mục tử” trong mức độ trách nhiệm của chúng ta: cha mẹ có trách nhiệm với lợi ích thể xác và tinh thần của con cái; các thành viên trong gia đình có trách nhiệm với nhau. Các thầy, cô có trách nhiệm với các học sinh ở trường, lớp. Các viên chức từ xã đến chủ tịch hay tổng thống đều có trách nhiệm nặng nề với nhân dân. Cũng thế, cha sở có trách nhiệm vơí mọi người trong họ đạo, gồm cả người chưa tin, người trễ nãi, người bỏ đạo. Các tu sĩ nam nữ phụ trách các cộng đoàn lớn nhỏ đều có trách nhiệm với các thành viên của cộng đoàn và các thành viên của cộng đoàn giáo xứ, dòng tu, cũng có trách nhiệm với nhau. Đức Giám Mục cũng có trách nhiệm với mỗi người trong giáo phận của ngài. Đức Giáo Hoàng có trách nhiệm trên toàn thế giới. Trách nhiệm vô cùng nặng nề!

Và vì là mục tử, chúng ta phải biết đến nhu cầu của người khác. Biết nhìn, biết chăm lo, biết dấn thân phục vụ đến độ sẵn sàng thí mạng sống cho anh em theo gương người Mục Tử nhân lành, như Đức Tổng Giám Mục Rômêrô đã hiến mạng sống cho giáo dân trong Giáo phận San Salvador của ngài. Với ý thức trách nhiệm mục tử, người tín hữu không còn sống cho riêng mình nữa, không còn được phép mưu lợi cho cá nhân mình nữa. Là Kitô hữu, linh mục, tu sĩ hay giáo dân, tôi phải là mục tử, tôi phải chăn dắt đàn chiên Chúa giao phó cho tôi: gia đình tôi, cộng đoàn tôi, giáo xứ tôi, giáo phận tôi, đồng nghiệp, đồng bào tôi. Có hoàn thành trách nhiệm chăn dắt theo ý Chúa, tôi mới tìm được hạnh phúc đích thực hoàn toàn.

Anh chị em hiệp ý với toàn thể Giáo Hội, chúng ta hãy cầu xin cho các kitô hữu thực sự là đàn chiên của Chúa, đồng thời là mục tử theo gương Chúa Kitô, trong khi thi hành chức vụ của mình, và cho Giáo Hội có thêm nhiều người biết dấn thân theo lời mời gọi của Chúa, trở nên những mục tử nhiệt thành, biết quên mình phục vụ đàn chiên. Với tâm tình này, chúng ta dâng Thánh Lễ như tiến vào đồng cỏ xanh tươi, suối nước mát trong, để được nuôi dưỡng bằng chính Mình Máu Chúa Kitô và được hạnh phúc sống dưới sự chăn dắt chở che của Ngài.

Nhạc Minh Họa: Sáng Rừng – Phạm Đình Chương

Rừng xanh lên bao sức sống
Ngàn cây xôn xao đón hương nồng
Của vầng thái dương hồng bừng lên trời Đông

Cỏ cây vươn vai lên tiếng
Cùng bao nhiêu chim chóc tưng bừng
Dậy sau giấc đêm dài triền miên triền miên

[Xem tiếp Sáng Rừng của Phạm Đình Chương]