Phỏng vấn nhà văn Dominique Wolton về tư tưỏng của ĐTC Phanxicô

Phỏng vấn nhà văn Dominique Wolton về tư tưỏng của ĐTC Phanxicô

Ngày mùng 6 tháng 9  vủa qua nhà văn Dominique Wolton, người Pháp cho ra mắt cuốn sách tựa đề “Chinh trị và xã hội” liên quan tới tư tưởng của ĐTC Phanxicô. Cuốn sách là kết quả 12 lần gặp gỡ giữa nhà văn Wolton và Đức Phanxicô từ tháng 2 năm 2016 tới tháng hai năm 2017, cộng thêm 2 lần cùng ngồi lại để duyệt lại bản thảo cuốn sách với sự trợ giúp của ông Louis de Romanet thông dịch viên chuyên nghiệp. Cuốn sách đã được giới thiệu với ĐGH ngày 28 tháng 8 năm ngoái. Sách gồm 8 chương đề cập tới các vấn đề: chiến tranh và hoà bình; tôn giáo và chính trị; Âu châu và sự khác biệt văn hoá; văn hóa và truyền thông; sự khác biệt, thời gian và niềm vui; lòng thương xót; truyền thống; một số phận, và sách kết thúc với gương mặt của Đức Phanxicô. Các đề tài chú ý tới các vấn đề chính trị và xã hội của thời đại chúng ta. Sách do nhà xuất bản Đài quan sát do ông Muriel Beyer làm giám đốc phát hành, đã được nhật báo Le Figaro giới thiệu trong số ra ngày mùng 1 tháng 9.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị bài phỏng vấn tác giả Dominique Wolton về cuốn sách này.

Hỏi: Thưa nhà văn Wolton, ý tưởng cho ra cuốn sách này đã đến từ đâu?

Đáp: Tôi là một người tìm tòi thông tin chính trị. Vì thế nên ảnh hưởng việc truyền thông của ĐTC Phanxicô đã khiến cho tôi ngạc nhiên ngay từ khi ngài xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng. Ngài đã lập tức dấy lên sự thiện cảm tổng quát; với một thứ từ vựng đơn sơ đồng thời dấn thân ngài đã gợi hứng cho việc chấp nhận tức khắc. Tôi đã trông thấy một người không đuợc biết đến, đi ra từ chỗ không, nhưng tìm ra các lời đúng đắn, và như vậy đã chứng minh cho thấy một khả năng truyền thông không thể tin được. Trên thế giới này có rất ít người  có thể làm được điều đó. Nếu Đức Gioan Phaolô II đã là một vị Giáo Hoàng của thế giới, thì Đức Phanxicô đã trở thành, trong ít giây, vị Giáo Hoàng của việc toàn cầu hoá. Điều hấp dẫn tôi còn là niềm vui và sự đơn sơ của ngài nữa: ngài không có gì là “duy truyền thống” của một Giáo Hội công giáo  đã luôn luôn được cảm nhận như là chính thức, nghiêm nghị, thê thảm hay không thể nào tới gần được. Ngài đã gần gũi với dân chúng. Trông thấy một vị lãnh đạo thế giới như thế, có khả năng nói ít lời với toàn thế giới, và nhất là làm cho người ta hiểu mình, đã khiến cho tôi có ý tưởng đề nghị với ngài một cuốn sách phỏng vấn để hiểu biết hơn con người của ngài.

Hỏi: Ông đã làm thế nào để thuyết phục ĐTC Phanxicô?

Đáp: Tôi không phải là một chuyên viên về tôn giáo. Tôi đã chỉ có kinh nghiệm về cuốn sách phỏng vấn ĐHY Lustiger. Tôi đã quyết định vượt hàng rào bằng cách gửi cho ĐTC một điện thư với dự định của một cuốn sách gồm ba trang, phần mục lục và tiểu sử cuộc đời tôi. Nó đã giống như là vứt một cái chai có chứa đựng một sứ điệp vào lòng đại dương… Thế mà 3 tháng sau tôi đã nhận được một điện thư của Hội đồng nghiên cứu khoa học cho biết rằng ĐTC sẵn sàng tiếp tôi. Cho tới bây giờ tôi vẫn không tin được!

Hỏi: Cuộc gặp gỡ đầu tiên đã diễn ra khi nào thưa ông?

Đáp: Khi ĐTC bước vào căn phòng vô danh của nhà trọ Thánh Marta nhanh như một ánh  chớp chụp ảnh. Trước hết tôi bị đánh động bởi trông thấy chiếc áo trắng ngài mặc, rồi bởi sự dễ thương và lòng tốt trong cái nhìn của ngài. Tôi đã giữ khoảng cách của người nghiên cứu, nhưng tôi đã rúng động vì tính nhân bản của ĐTC. Tôi đã không biết các luật lệ tiếp kiến của Toà Thánh, và tôi cũng không biết sự kiện tiếp tôi có nghĩa là chấp nhận ý tưởng về cuốn sách hay không. Tôi đã tưởng tượng là chúng tôi sẽ nói chuyện về khả thể của dự tính. Vì thế tôi tự giới thiệu ngay, và nghĩ rằng ĐTC sẽ khảo xét tôi. Một chút sau thì thông dịch viên nói nhỏ vào tai tôi: “Tôi tin là ĐTC muốn chúng ta bắt đầu ngay…” Tôi đã không có gì với mình lúc đó, máy thu thanh và giấy bút, cũng như các câu hỏi. Các trường hợp của cuộc sống thật là vượt lên trên mọi phương pháp của chúng  ta. Tôi đã kéo chiếc smartphone của tôi từ trong túi ra để thu, và chúng tôi đã bắt đầu. Thiện cảm đã làm những gì còn lại…

Hỏi: Điều gì nơi ĐTC đã đánh động ông nhất?

Đáp: Chúng tôi không sống trong cùng không gian và thời gian. Một nhà khoa học có 4-5 thế kỷ của sự sâu sắc, còn ĐTC thì vượt biển thoải mái trên ba ngàn năm lịch sử. Tôi đã bị đánh động ngay lập tức bởi đức tin, niềm vui, lòng tốt, sự khiêm nhường và sáng suốt của ngài.  Nhưng liên quan tới bản tính nhân loại ngài không để cho mình bị lừa dối. Lại càng không để cho mình bị lừa dối liên quan tới các guồng máy quyền lực và thống trị… Ngài không phải là người ngô nghê, nhưng thường nói “Giáo Hội đã trông thấy biết bao chuyện như thế rồi”, nó không phải là một vấn đề. Trái lại Ngài ít khi quy chiếu Thiên Chúa. Ngài rất tiết kiệm trong việc dùng từ vựng tôn giáo. Trong sự kiện này thì ĐTC Phanxicô là một người “đời”. Có rất nhiều Giám Mục khi nói chuyện thích thú trong một loại “mứt thần học ý niệm”, điều này đặt để giáo dân đời như chúng tôi trong một tình trạng thấp kém hay phản loạn. ĐTC là một người bình thường, và thiên tài của ngài là ở chỗ đó. Có nhiều người nghĩ rằng càng tối tăm khó hiểu bao nhiêu, thì họ lại càng thông minh bấy nhiêu. Nhưng thật ra đâu có phải thế, không có tư tưởng mà không có sự trình bầy rõ ràng. Người ta càng thông minh bao nhiêu, thì lại càng rõ ràng bấy nhiêu. Và ĐTC Phanxicô thường rất trong sáng.

Hỏi: Ông bị ngài thu hút, có đúng thế không?

Đáp: Chúng tôi khác nhau biết bao, nhưng đồng thời lại gần gũi nhau. Tôi là một giáo dân, một giáo dân Pháp, học đại học, nghiên cứu công cộng… Tôi có nền văn hoá kitô, công giáo, nhưng tôi là người thờ ơ với tôn giáo. ĐTC Phanxicô có một chiều kích tinh thần có thể trông thấy nơi niềm vui và đức tin của ngài, nhưng cũng hoàn toàn là giáo dân trong kiểu hoạt động của ngài. Ngài có thể đối thoại một cách thanh thản với bất cứ ai. Ngài là một chính trị gia. Nhưng sự giao thoa thường hằng này giữa con người của đức tin và giáo dân đời đã hấp dẫn tôi.

Hỏi: Đức Phanxicô là một Giáo Hoàng đời?

Đáp: Ngài là một người phân biệt một cách tự phát giữa Giáo Hội và Nhà Nước. Rõ ràng là có các ảnh hưởng đối với nhau, nhưng đối với ngài không có nối kết nào giữa quyền bính chính trị và quyền bính tôn giáo. Quyền bính chính trị không được dựa trên quyền bính tôn giáo. Quyền bính tôn giáo phải ở trong chỗ của mình. Và đây không chỉ liên quan tới luật tách biệt đạo đời ban hành năm 1905, già một thế kỷ rồi, mà là vấn đề chính của thế kỷ tới, nhất là đối  với Hồi giáo. Từ sự tách biệt các quyền bính này tuỳ thuộc nền hoà bình hay chiến tranh của ngày mai.

Hỏi: Thế giới đời không chờ đợi gì nơi Giáo Hội công giáo, cả khi nó ở tại chỗ của mình… có đúng thế không thưa ông?

Đáp: Không có tính cách đời 100%. Có một sự không thông truyền giữa một người theo khuynh hướng đời và một người có tôn giáo. Và chúng tôi đã sống kinh nghiệm trong các cuộc phỏng vấn này. Người chủ truơng đời cũng như người có tôn giáo cả hai đều có lý. ĐTC Phanxicô ủng hộ một tính cách đời rộng mở cho các vấn đề tinh thần. Và người chủ trương đời chỉ có thể hiện hữu, vì có tôn giáo. Họ lấy hứng từ đó, cả khi họ không luôn luôn thừa nhận nó. Người ta có thể vô thần, nhưng thật là ngô nghê nghĩ rằng có thể huỷ bỏ các đề tài của tôn giáo. Bởi vì đề tài tôn giáo là đề tài siêu hình. Không con người nào có thể tránh thoát khỏi nó. Không ai có thể nói rằng mình không đặt vấn nạn liên quan tới mình là ai, đi đâu, và liên quan tới sự kiện một ngày kia mình sẽ chết.  Một vài người vô thần có thể nói rằng tôn giáo vô lý, nhưng sẽ không có ai tránh thoát được các câu hỏi nó đặt ra. Giải pháp là ở chỗ sống chung, trong đó mỗi người tôn trọng người khác.

Hỏi: Trong lãnh vực tư tưởng còn có điều gì đánh động ông nhất?

Đáp: Quan niệm quốc tế  của ngài về sự nghèo túng là một ám ảnh bởi các bất bình đẳng giữa miền bắc và miền nam bán cầu. Tôi còn nói rằng ngài tức giận, cả khi ngài tự kiềm chế.

Hỏi: Nhiều người nói rằng vị Giáo Hoàng này thiên tả…Ông nghĩ sao?

Đáp: Tiêu chuẩn phải trái không áp dụng cho vấn đề tôn giáo. Hay ít nhất chỉ một phần thôi. Dầu sao đi nữa, nó không đủ. Thiên tả, thiên hữu, có thật, có người thống trị, có kẻ bị trị, nhưng sức mạnh của tinh thần và của tôn giáo đó là chỉ cho thấy có các chiều kích khác. Giản lược các tôn giáo vào một tiếp cận khuynh tả khuynh hữu là một việc làm cho nghèo nàn đi, nguy hiểm đối với thế giới.

Hỏi: Tất cả những gì ông nói trong sách trên bình diện xã hội và chính trị có tương xứng với một lịch trình làm việc xã hội và dân chủ không?

Đáp:  Tôi sẽ nói rằng ngài khuynh hữu, vì nền đào tạo gần các tu sĩ dòng Tên Argentina. Ngài không có một nền đào tạo khuynh tả, nhưng đã mau chóng hiểu xã hội châu mỹ latinh. Sống gần gũi dân nghèo như vậy ngài đã nhìn về bên trái. Từ đó nỗi ám ảnh của ngài đối với người nghèo, những người bị loại trừ, những người bị khuất phục. Nhưng ngài không phải là người mác xít. Và rơi vào đó theo ngài là một sai lầm đối với Giáo Hội. Từ đó phát xuất ra cuộc tranh luận giữa nền thần học giải phóng và nền thần học của nhân dân. ĐTC không thích kiểu nói “thần học nhân dân”, nhưng ngài tìm một câu chú ý tới sự nổi loạn không thể tránh được của nhân dân châu Mỹ Latinh, mà không rơi vào chủ thuyết mác xít.

Hỏi: Nói cho cùng ông tin rằng đó là lập trường của ĐTC Phanxicô?

Đáp: Tôi nghĩ rằng ngài là người “vô kỷ luật!” Không thể khép kín ngài trong một phòng. Vị Giáo Hoàng này sống thoải mái giữa những người nghèo, những người bị khắc phục, những người bị loại trừ. Ngài yêu dân chúng. Ngài chỉ sống thoải mái giữa dân chúng. Ngài chỉ hạnh phúc khi tiếp xúc với các con người. Bài học lớn nhất mà tôi rút tiả được từ các cuộc gặp gỡ này đó là vị Giáo Hoàng này sống theo Tin Mừng. Ngài chỉ nói những gì tìm thấy trong Tin Mừng. Điều trao ban ý nghĩa cho cuộc sống của con người là những người nghèo, những người bị loại trừ, những người bị khuất phục. Những người giầu trong một cách thế nào đó luôn luôn thoát được hoàn cảnh này, nhưng họ sẽ không bao giờ hạnh phúc. Và ngài có một sức mạnh không thể tin được…

Hỏi: Tại Âu châu các lập trường của ĐTC liên quan tới sự rộng mở cho di cư bị người ta nhìn với đôi mắt xấu, có đúng thế không thưa ông?

Đáp: Trong 30 năm nữa người ta sẽ nói, thật may là Đức Phanxicô đã nói điều đó, nếu không các nền dân chủ của chúng ta sẽ phải chịu chiến tranh. Chúng ta ở trong một thế giới trong sáng. Các nước nghèo trông thấy những người chết trong biển Địa Trung Hải và sự thờ ơ của người giầu. Nếu không nói gì cả, nếu không làm gì cả, bạo lực sẽ kinh khủng. Vì thế ĐTC có lý hàng ngàn lần. Quý vị hãy nghĩ rằng đây là một trong các gương mù gương xấu lớn nhất của sự toàn cầu hoá. Các nước giầu đã tạo ra tình trạng này với các cuộc chiến, và chế độ tư bản rừng rú đã gia tốc tất cả điều đó trong 30 năm cuối cùng này. Ngày nay các nạn nhân kinh tế và chính trị của sự kiện này tìm tới các nước giầu dân chủ, và các nước này bảo họ đi đi. Sự giận dữ và tức bực mà ĐTC Phanxicô dấy lên có nghĩa là ngài đã đánh trúng trong dấu chỉ. Có sư thù ghét đối với điều ĐTC đã nói về người di cư. Nhưng sẽ không thể  ra khỏi đó với chính trị của con đà điểu dấu đầu trong cát để không trông thấy nguy hiểm. Vì thế ĐTC đã đóng góp một phục vụ vô biên cho nhân loại, khi nói với nhân loại điều mà không ai muốn nghe nói.

Hỏi: ĐTC Phanxicô có ý thức được  là cũng đã có một sự chống đối bên trong Giáo Hội công giáo hay không?

Đáp: Tôi đã không muốn đẩy mình đi xa hơn, bởi vì mục đích cuốn sách đã không phải là rơi vào trong các tranh luận của Giáo Hội công giáo. Đức Phanxicô, trái lại, bị ám ảnh bởi sự hiệp thông giữa tất cả mọi người trong Giáo Hội. Ngài rất lưu tâm tới dân kitô để không có các đổ bể. Ngài không phải là một con người của sự xung đột, một con người của sự đổ vỡ. Ngài muốn hiệp nhất, liên tục hiệp nhất. Liên quan tới các thù nghịch, các cuộc tính sổ, các tương quan sức mạnh bên trong Giáo Hội, tôi đã ngạc nhiên trông thấy rằng ngài không cho rằng cuộc sống của ngài tuỳ thuộc các vấn đề ấy. Ngài nhìn các sự việc một cách xa rộng, ngài tín thác nơi thời gian, với sự kiên nhẫn vô cùng, không nổi nóng, với một loại tin tưởng gây ấn tượng. Tôi đã không bao giờ thấy ngài hiếu chiến hay nổi cáu. Trái lại, như là người thơ ơ với tôn giáo tôi kinh ngạc khi trông thấy mức độ tin tưởng của ngài. Và như là người thờ ơ tôi có thể nói rằng, phải,  đức tin hiện hữu. Và điều này tiếp tục khiến cho tôi kinh ngạc. Tôi tôn trọng các cơ quan trung ương của Toà  Thánh, chẳng hạn có sự khôi hài, nhưng không có sự giận dữ. Thật là hiếm có, bởi vì vừa có được quyền bính là có bạo lực ngay.  Và khi người ta ở Roma thì đó là quyền bính quốc tế.

Hỏi: ĐTC đã có thi hành một việc kiểm duyệt hay không?

Đáp: Không có sự kiểm duyệt nào. Chắc chắn là có các điều ngài đã không nói trong cuộc nói chuyện, nhưng liên quan tới bản thảo thì đã không có gì bị lấy đi, cả các chuyện mà đối với tôi xem ra quá cá nhân đi nữa. Ngài đã chỉ lo lắng làm sao để không ai có thể nhận ra mình trong các thí dụ ngài đã đưa ra.

Hỏi: Không có đề tài cấm kỵ nào hay sao?

Đáp: Không có đề tài cấm kỵ nào! Khi tôi nói với ngài là tôi đã quên hỏi ngài về các phụ nữ, ngài đã cười, và chúng tôi đã bắt đầu nói về nữ giới.

(Oss.Rom. 2-9-2017)

Linh Tiến Khải

Một học sinh Kitô người Pakistan bị bạn học giết tại vì không theo Hồi giáo

Một học sinh Kitô người Pakistan bị bạn học giết tại vì không theo Hồi giáo

Multan – Cộng đồng Kitô giáo ở Punjab đau buồn vì vụ bạo lực xảy ra với một học sinh tại trường trung học công lập ở Burewala, miền nam Punjab.

Theo tin từ hãng tin Fides, Sharon Masih, 15 tuổi, đã bị các bạn học Hồi giáo bạo hành cho đến chết hôm 30/08 vừa qua. Mushtaq Gill, một luật sư Kitô gíao cho hãng tin Fides biết rằng Sharon Masih đã bị các ban học chặn đường, bắt cóc, bắt nạt; họ đã gia tăng bạo hành Sharon Masih, đấm đá chàng thiếu niên. Sharon Masih bị ngã xuống đất bất tỉnh, sau đó được đưa đến bệnh viện Burewala và tại đây em được xác nhận đã qua đời.

Cảnh sát đã ghi nhận vụ giết người của các học sinh Hồi giáo và trao trả thi hài Sharon Masih cho gia đình. Theo những điều tra đầu tiên của cảnh sát, Sharon Masih có lẽ là nạn nhân bị bắt nạt, đối xử tàn tệ vì niềm tin Kitô giáo và vì các bạn học muốn dụ cậu thiếu niên cải đạo sang Hồi giáo. Sharon Masih đã chống cự cho đến giây phút cuối của cuộc bạo hành và đã tử vong. Sharon Masih đã muốn đổi trường học vì những lời đe dọa cũng như bạo hành mà em đã phải chịu.

Sự kiện này cho thấy rõ sự đối xử phân biệt và bạo hành đối với các tôn giáo thiểu số không phải Hồi giáo đang phổ biến trong xã hội Pakistan. Anjum James Paul, một giáo viên Kitô giáo và chủ tịch của hội các giáo viên Pakistan thiểu số đã nói với hãng tin Fides: “Bạo lực bắt nguồn từ băng ghế nhà trường bởi vì các sách giáo khoa được sử dụng từ các trường tiểu học gieo vào trong các học sinh sự hận thù và bất bao dung đối với người không Hồi giáo.” Ông cũng nói thêm: “một đàng các sách giáo khoa được sử dụng trong trường học cổ võ cho Hồi giáo, tín hữu Hồi giáo, nền văn hóa và văn minh hồi giáo, đàng khác nó không ngừng cổ võ sự khinh khi hận thù chống lại các tôn giáo ngoài Hồi giáo, những người không phải Hồi giáo, các nền văn hóa và văn minh khác Hồi giáo. Điều này gây nên hậu quả tai hại nơi não trạng của các trẻ em và thiếu niên, khơi dậy bạo lực và tác hại đối với sự sống chung hòa bình.”

Anjum James Paul cũng cho biết là đã có một số thay đổi trong sách giáo khoa sau khi có các báo động được các tổ chức gửi đến chính quyền, nhưng cần mở nhiều con đường hơn nữa để đưa Pakistan thành một quốc gia trung hòa, nơi tôn trọng nhân quyền, nhân phẩm, sự đa dạng, sự sống chung hòa bình và các tôn giáo thiểu số. Nhà nước cần phải hành động để các trường công lạp là nơi có thể xây dựng sự sống chung hòa bình về xã hội và tôn giáo. Tại Pakistan, các tín hữu các tôn giáo thiểu số như Kitô hữu vẫn còn là nạn nhân của sự cực đoan và vi phạm nhân quyền. ((Agenzia Fides 2/9/2017)

Hồng Thủy

Cầu nguyện cho cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Colombia

Cầu nguyện cho cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Colombia

ROMA. Chiều tối ngày 5-9-2017, ĐTC Phanxicô đã đến cầu nguyện tại Đền thờ Đức Bà Cả ở Roma để xin ơn phù trợ của Đức Mẹ trước cuộc viếng thăm ngài thực hiện từ 6 đến hết 10-9-2017 tại Colombia.

ĐTC đã cầu nguyện và dâng hoa trên bàn thờ có ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma. Đây là lần thứ 51 ngài thực hiện cử chỉ này, kể từ sáng ngày 14-3 năm 2013 tức là hôm sau ngày ngài được bầu làm Giáo Hoàng. Thói quen này ngài vẫn giữ trước và sau mỗi biến cố quan trọng.

Theo dự kiến, ĐTC sẽ trở lại Đền Thờ Đức Bà Cả trưa ngày 12-9 tới đây sau khi từ Colombia về Roma, để cảm tạ Đức Mẹ vì chuyến viếng thăm.

Cầu nguyện tại Bogotà

Cũng liên quan đến cuộc viếng thăm của ĐTC: tối ngày 5-9-2017, hơn 100 bạn trẻ Công Giáo đã tụ tập tại trung tâm thủ đô Bogotà để cầu nguyện cho cuộc viếng thăm của ngài.

Trong khi đó một hình khổng lồ của ĐGH được làm bằng những ngòn đèn Led trên mặt tiền của một nhà chọc trời gần đó.

Ký giả hãng thông tấn EFE của Tây Ban nha ở Bogotà kể lại rằng bầu không khí chờ đợi ĐTC Phanxicô đến đây được người ta cảm thấy ở mọi góc đường phố thủ đô.

Anh Andre Garzón, một trong các tham dự viên nói: ”chúng tôi cầu nguyện theo những đề tài chính sẽ được ĐTC đề cập tới trong các bài diễn văn, đó là, gia đình, sự sống, hòa giải, ơn gọi linh mục tu sĩ, và các quyền con người. Các đề tài đó và toàn thể các buổi lễ diễn ra trong thời điểm lịch sử hiện nay của đất nước Colombia, trong đó tất cả người dân Colombia cần tái gặp gỡ Chúa Kitô và canh tân đức tin”.

ĐTC giã từ Roma khoảng 11 giờ ngày 6-9 và dự kiến tại Bogotà lúc 4 giờ rưỡi chiều giờ địa phương, sau chuyến bay dài 12 giờ 30 phút, vượt qua không gian 9.825 cây số (REI, EFE 5-9-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Gương phục vụ trung thành của linh mục 97, dù những hiểm nguy

Gương phục vụ trung thành của linh mục 97, dù những hiểm nguy

Ở tuổi 97, hàng ngày cha Antonio Bottoglia vẫn ngồi tòa giải tội, dâng Thánh lễ, lắng nghe các vấn đề của các con chiên giải bày với cha với sự tin tưởng. Thế nhưng chiều ngày 29/08 vừa qua, khi cha Antonio đang ngồi tòa giải tội cho một giáo dân tại nhà thờ thánh Catarina ở Mantova, miền bắc nước Ý, thì bị một người đàn ông Marốc khoảng 50 tuổi tấn công.

Câu hỏi cổ điển của khởi đầu cho những vụ tấn công đó là “hãy cho tôi tiền”. Cha Antonio trả lời là ngài không có. Thế là tình hình trở nên xấu đi: kẻ xấu này bắt đàu khạc nhổ vào cha, đánh cha và chửi rủa cha và những người đang hiện diện trong nhà thờ. Một người có mặt đã gọi cảnh sát và họ đã tìm kiếm và bắt được kể tấn công.

Đây không phải là lần đầu tiên cha Antonio bị tấn công. Hồi tháng 4/2016, cha Antonio đang ở trong nhà xứ và cha đã mở cửa cho hai người Ý – những người cha đã giúp đỡ nhiều lần. Lần này họ cũng xin tiền, nhưng cha Antonio nói cha không có. Những kẻ này nổi giận, rút dao kề vào cổ cha và rọc áo choàng của cha cho đến túi áo. Tuy nhiên, cha Antonio thật sự là không có tiền trong túi, mà chỉ có một cuốn sổ nhỏ và thẻ chứng minh. Hai kẻ cướp này đã chửi mắng và đe dọa cha.

Cha Antonio vẫn thường thăm viếng trường nghề Santa Paola, ngôi trường cha thành lập với bao tâm huyết để đào tạo nhiều thế hệ các thợ phục chế, thợ làm bánh và thợ điện, cung cấp công việc cho bao nhiêu người. Cha Antonio nhiều lần vui mừng vì những người cha hướng dẫn ngày nay giỏi giang xuất sắc hơn cha.

Khi mừng thọ 96 tuổi vào năm ngoái, cha Antonio đã cầu chúc mọi người cùng sống thọ như cha dù là họ làm việc trên những lãnh vực. (Avv 31/08/2017)

Hồng Thủy

 

Lòng can đảm và đức tin mạnh mẽ của bà Cristiana Giordana

Lòng can đảm và đức tin mạnh mẽ của bà Cristiana Giordana

Ngày mùng 8 tháng 7 vừa qua (2017), khi Luca Borgoni, một chàng trai 22 tuổi, sống tại Cuneo, miền bắc nước Ý, đang leo lên đỉnh Cervino, đã bị rơi xuống vực sâu và qua đời. Cha mẹ của Luca, bà Cristina Giordana và ông Vittorio Borgoni, đã trực tiếp chứng kiến thảm kịch xảy ra với con trai của mình. Luca tham gia vào một leo núi ở Cervinia. Bà mẹ Cristiana đã đứng ở vạch xuất phát để chào và cổ vũ cho Luca, trong khi ông bố Vittorio thì đợi chàng ở đích đến. Luca muốn lợi dụng cơ hội này, một mình leo lên cao hơn nữa. Bố mẹ của Luca đã chờ đợi chàng. Mẹ chàng nhớ lại: “Khi tôi đang chụp hình, tôi chợt nhìn lên và thấy trực thăng 118, tôi bắt đầu khóc như điên. Chồng của tôi hỏi tại sao tôi khóc và tôi nói với ông: ‘Luca đang ở đó.’ Tin Luca bị tai nạn qua đời đến với tôi từ trên trời cao. Sau đó tôi đi xuống trạm dừng Duca và tôi tìm cây thánh giá mà khi đi lên tôi đã nhìn thấy. Tôi đã quỳ bò ở đó, đọc những lời kinh nguyện căng thẳng nhất trong cuộc đời của mình. Dưới chân cây Thánh giá đó, tôi đã chết.” Sau một tiếng rưỡi đồng hồ, đội cứu cấp của vùng núi đã khẳng định tin Luca qua đời. Một làn sóng đau buồn vùi dập cả gia đình Borgoni. Nhưng với đức tin, nỗi đau được nguôi ngoai.

Bà Cristiana đã kể về con trai của mình. Luca là một chàng trai thái quá nhưng luôn trong những điều tích cực. Luca đam mê nhiều điều và sống cuộc đời dường như không có màu xám ảm đạm bi quan. Nhiều lần Luca đặt ra cho mình những mục tiêu khó khăn và cậu đã đạt được. Luca đang chuẩn bị tốt nghiệp khoa học sinh học tại đại học Torino. Chính bà Cristiana đã thay thế Luca bảo vệ luận án. Bà là một giáo viên và bà cũng biết về luận án của Luca, bởi vì bà đã sống cùng với con trai của mình. Đối với bà, việc bảo vệ luận án thay cho con trai là một điều tự nhiện và bình thường. Sức mạnh và ánh nhìn của người mẹ này, ngươi với sự thanh thản và quyết tân, đã phát biểu trong hội trường đại học đông chật các bạn học của con trai, trong khi màn ảnh chiếu những hình ảnh của Luca, lan truyền như một cơn gió mạnh mẽ, mang đến sức mạnh, không khí và tự do.

Vài tuần sau khi Luca qua đời, bà Cristiana cảm thấy thanh thản và bình an. Rồi những khoảnh khắc đau buồn đến, khi bà nhìn những tấm hình của Luca, khi bà nhận thức những gì đã xảy ra, bà cầu nguyện. Đối với bà, cầu nguyện nghĩa là hít thở. Vừa khi thức dậy bà cầu nguyện: “Lạy Chúa, con cám ơn Chúa về ngày mới. Xin ban cho con sức mạnh.” Bà Cristiana chia sẻ những điều mang lại cho bà sức mạnh để vượt qua thảm kịch. Bà luôn ở bên cạnh chồng và con gái, họ luôn luôn ở bên nhau, không rời nhau. Rồi rất nhiều tin nhắn được gửi đến từ những người không quen biết nhưng qua các mạng xã hội, họ đã liên lạc với bà. Họ chia sẻ cùng những kinh nghiệm. Các người bạn cũ nghe về tin buồn cũng đã đến với gia đình bà Cristina. Tình âu yếm của những người làm trái tim họ ấm lại bằng những cử chỉ nhỏ, sự đồng hành của những người biết đến gần, cảm thông.

Từ khi Luca qua đời, bà Cristiana cũng có một cách cầu nguyện đặc biệt với Mẹ Maria. Bà thưa với Đức Mẹ: “Giờ đây Mẹ hiểu con, bởi vì con đã mất một người con như mẹ, 11 năm trước Mẹ (vì Luca qua đời khi mới 22 tuổi).” Bà Cristiana nói thêm: “Và còn hơn thế nữa, Mẹ Maria không mất thánh Anna, người mẹ của mình, 6 tháng trước đó”, vì sự thật là trước đó vài tháng, bà Cristiana đã mất đi người mẹ mà bà vô cùng gắn bó. Bà Cristiana cũng chia sẻ về chồng bà, người không tin. Vào cuối lễ an táng của Luca, ông Vittorio đã cầm micro, ngồi ở bực thềm bàn thờ, quay về quan tài của Luca và nói với con trai mình nhiều điều anh đã làm cho ông hiều về đức tin mà ông đã không bao giờ đón nhận, nói về cách thế anh làm cho ông cảm nhận được các dấu chỉ của sự hiện diện và cách anh đã giúp ông được gặp những người mở mắt cho ông nhìn thấy đức tin. Đối với bà Cristiana, đó là phép lạ. Giờ đây, gia đình ông bà Vittorio và Cristiana để cho cuộc sống tiếp diễn. Con gái Giulia của bà phải lớn lên và bà sẽ phải trờ lại trường học vì bà là một giáo viên. Bà nói: “Rất may là tôi rất yêu mến công việc.” (Famiglia Cristiana 27/08/2017)

Hồng Thủy

 

Sứ điệp Video của Đức Thánh Cha gửi nhân dân Colombia

Sứ điệp Video của Đức Thánh Cha gửi nhân dân Colombia

VATICAN. ĐTC kêu gọi nhân dân Colombia trở thành những người xây dựng hòa bình và hòa giải, đi bước đầu trong việc bắc những nhịp cầu và kiến tạo tình huynh đệ.

Lời kêu gọi trên đây được ĐTC đưa ra trong sứ điệp Video gửi toàn dân Colombia phổ biến hôm 4-9-2017, trước ngưỡng cửa cuộc viếng thăm của ngài tại nước này từ ngày mai, mùng 6 đến hết mùng 10-9 tới đây.

Sau khi cám ơn tổng thống, các GM và mọi người đã tích cực góp phần vào việc chuẩn bị chuyến viếng thăm, ĐTC nhắc đến chủ đề cuộc tông du của ngài là ”Chúng ta hãy đi bước đầu” và nhận xét rằng:

”Chủ đề này nhắc nhở chúng ta luôn luôn cần đi bước đầu trong bất kỳ hoạt động và dự phóng nào. Nó cũng thúc đẩy chúng ta trở thành những người đầu tiên yêu mến, bắc cầu và xây dựng tình huynh đệ. Đi bước đầu khích lệ chúng ta hãy đi ra gặp gỡ tha nhân, giơ tay và trao đổi dấu chỉ hòa bình. Hòa bình là điều mà Colombia hoạt động từ lâu để đạt tới. Một nền hòa bình ổn định, lâu bền, để chúng ta có thể nhìn nhau và đối xử với nhau như anh chị em, chứ không phải như kẻ thù. Hòa bình nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta là con cái của cùng Cha, Đấng yêu thương và an ủi chúng ta”.

ĐTC cũng nhấn mạnh rằng ”Thế giới ngày nay đang cần những vị cố vấn hòa bình và đối thoại. Cả Giáo Hội cũng được kêu gọi thi hành nghĩa vụ này, để thăng tiến hòa giải với Chúa và với anh chị em, và cả sự hòa giải với môi trường là một công trình sáng tạo của Thiên Chúa mà chúng ta đang khai thác một cách bừa bãi”.

”Ước gì cuộc viếng thăm này là một vòng tay ôm huynh đệ đối với mỗi người trong anh chị em và họ cảm thấy niềm an ủi và dịu dàng của Chúa”.

Hôm 31-8-2017, Đức Ông Fabio Suescún Mutis, trưởng ban tổ chức chuyến viếng thăm của ĐTC tại Colombia, đã tuyên bố với báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh rằng: ”Colombia đã sẵn sàng đón tiếp ĐTC Phanxicô. Tôi rất vui mừng có thể nói các thành phố liên hệ đã hoàn tất các khía cạnh tổ chức và chỉ còn thiếu vài chi tiết nhỏ. Đối với chúng tôi đây là thời điểm hồng phúc làm cho chúng tôi mơ ước có thể biến đổi sâu rộng đất nước của chúng tôi và đi bước đầu tiến về tương lai. ĐTC là một nhà thừa sai về hòa giải và chúng tôi đang chuẩn bị cởi mở tâm hồn. Sự hiện diện của ngài sẽ giúp chúng tôi khám phá rằng chúng tôi có thể đoàn kết với nhau như một quốc gia và tái nhìn nhau với đôi mắt hy vọng và từ bi thương xót”. (Rei 4-9-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Giáo hội Pakistan cử hành Năm Thánh thể vào năm 2018

Giáo hội Pakistan cử hành Năm Thánh thể vào năm 2018

Multan – Đức cha Benny Travas của giáo phận Multan và cũng là chủ tịch ủy ban phụng vụ của Hội đồng Giám mục Pakistan đã thông báo rằng Giáo hội Pakistan sẽ cử hành năm 2018 như Năm Thánh Thể đặc biệt.

Đức cha Travas nói vỡi hãng tin Fides: “Chúng tôi muốn đặt Thánh Thể là trung tâm của đời sống Kitô hữu, của các gia đình, các nhà của chúng tôi.” Đức cha cũng giải thích về ý tưởng nảy sinh từ việc phái đoàn Pakistan tham dự đại hội Thánh thể quốc tế được tổ chức ở Cebu, Philippines. Ngài cho biết đó là một kinh nghiệm cảm động và các ngài ao ước làm sống lại tinh thần này ở Pakistan. Tất cả Giám mục Pakistan đã đồng ý việc cử hành năm Thánh thể vào năm 2018.

Chủ đề được lấy từ Tin mừng thánh Gioan: “Ta là bánh hằng sống”. Lễ khai mạc trọng thể được tổ chức từ 24-26/11 năm nay, ở Karachi, với Thánh lễ được cử hành tại nhà thờ chánh tòa thánh Patrick. Cũng sẽ có các chương trình và sáng kiến được tổ chức ở cấp giáo phận. Lễ bế mạc được cử hành lại Lahore từ 21-24/11/2018.

Ban tổ chức, bao gồm một thành viên của mỗi giáo phận, sẽ phụ trách chuẩn bị các chương trình và các hoạt động mục vụ, ví dụ như việc chầu Thánh thể tại các giáo xứ, các buổi hội họp và giáo lý cho giới trẻ, các gia đình, trường học, trẻ em.

Đức cha Travas kết luận rằng cuộc sống của các tín hữu Pakistan “là một cuộc sống Thánh Thể khi đứng trước những đau khổ, bạo lực hay phân biệt đối xử bất công, họ cảm tạ và ngợi khen Chúa. Nhưng sức mạnh này và tinh thần này chỉ có thể đến từ việc đặt Thánh Thể như nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống cá nhân, của mỗi tín hữu sống taị quê hương yêu dấu của chúng tôi.”

Đức cha Travas khẳng định với Fides, trong tháng 8, có 3 Kitô hữu ở Pakistan bị giết hại do những tranh chấp tài sản và tôn giáo. Ngài nói: “Trước các bạo lực, thái độ của chúng tôi là thái độ Thánh Thể: không đáp trả bằng điều ác nhưng trao phó cho Thiên Chúa đau khổ của chúng tôi, đón nhận ý Chúa với lòng biết ơn và chúc tụng và cầu nguyện cho hòa bình.” (Agenzia Fides 4/9/2017)

Hồng Thủy

 

Chỉ có tình yêu mới mang lại ý nghĩa và hạnh phúc cho cuộc sống

Chỉ có tình yêu mới mang lại ý nghĩa và hạnh phúc cho cuộc sống

VATICAN. Lúc 12 giờ trưa Chúa nhật 03.09.2017, trong buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha quảng diễn bài Tin Mừng Chúa nhật. Ngài nói rằng: Chỉ có tình yêu mới mang lại ý nghĩa và hạnh phúc cho cuộc sống.

Đức Thánh Cha chia sẻ Tin Mừng

Anh chị em thân mến!

Bài Tin Mừng hôm nay (Mt 16:21-27) tiếp nối đoạn Tin Mừng của Chúa Nhật trước. Trong bài đọc hôm nay, thánh Phê-rô tuyên xưng đức tin. Thánh Phê-rô là “đá tảng” mà Chúa muốn xây dựng Giáo Hội. Thế nhưng thánh sử Mát-thêu cho chúng ta thấy phản ứng của thánh Phê-rô trước việc Chúa Giê-su loan báo về cuộc khổ nạn. Khi Chúa nói với các môn đệ rằng, Người lên Giê-ru-sa-lem để chịu đau khổ, bị giết và sẽ sống lại, ông Phê-rô đã cản ngăn mà nói: Điều ấy không thể xảy ra với Thầy được, không thể xảy ra với Đấng Kitô được. Chúa trách mắng Phê-rô rất nặng lời: “Hỡi Sa-tan, lui lại đằng sau Thầy, vì anh làm cớ cho Thầy vấp phạm, vì anh chẳng hiểu những gì thuộc về Thiên Chúa mà chỉ nghĩ theo lối loài người”.

Ngay trước đó, ông Phê-rô được Thầy Giê-su khen và chúc phúc vì ông nhận được mặc khải từ Chúa Cha để tuyên xưng đức tin. Ông còn được Chúa Giê-su coi là đá tảng vững chắc để xây đựng Giáo Hội. Vậy mà chỉ trong giây lát, ông đã trở nên chướng ngại, trở nên hòn đá làm vấp ngã trên con đường của Đấng Mê-si-a. Chúa Giê-su biết rõ: Phê-rô và những người khác vẫn còn chặng đường dài để có thể trở thành môn đệ của Chúa.

Lúc ấy, Thầy Giê-su bắt đầu giải thích với tất cả những ai đang theo Người rằng: Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà đi theo Ta. Luôn là như thế, ngay cả ngày nay, có một cám dỗ, đó là muốn đi theo Đấng Kitô mà không có thập giá. Cám dỗ ấy giống như cám dỗ mà Phê-rô đã làm đối với Thầy Giê-su khi ông nói: Không đâu, điều ấy sẽ không bao giờ xảy ra đâu. Nhưng Chúa Giê-su nhắc nhở chúng ta rằng, con đường của Người là con đường tình yêu, và chẳng có tình yêu chân thực nào mà lại không cần hy sinh bản thân. Chúng ta được mời gọi không bị lôi kéo bởi thế gian này, nhưng ngày càng nhận thức được tính khẩn thiết và nỗ lực cần có, để người Ki-tô hữu có thể lội ngược dòng đời.

Chúa Giê-su kết thúc bằng những lời khôn ngoan tuyệt vời, những lời luôn có giá trị, bởi vì chúng ta gặp thách đố về tâm lý là luôn tự coi mình làm trung tâm. Chúa nói: Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì Ta thì sẽ cứu được. Trong nghịch lý ấy, có một quy luật vàng mà Thiên Chúa khắc ghi trong bản tính con người được tạo dựng trong Chúa Kitô. Quy luật đó là: chỉ có tình yêu mới mang lại ý nghĩa và hạnh phúc cho cuộc sống. Nếu chúng ta dành tài năng, sức lực và thời gian để cứu chữa để bảo vệ chính mình, thì thực ra chúng ta đánh mất, và đó là một sự tồn tại buồn tẻ. Thế nhưng, nếu chúng ta sống vì Chúa và đặt cuộc đời chúng ta trên tình yêu như Chúa Giê-su đã làm, thì chúng ta có thể hưởng nếm niềm vui đích thực, và cuộc đời chúng ta sẽ không tẻ nhạt nhưng sinh hoa kết trái.

Khi cử hành bí tích Thánh Thể, chúng ta tái khám phá mầu nhiệm thập giá. Chúng ta không chỉ nhớ mà thôi, nhưng còn cử hành Hy tế cứu chuộc mà Con Thiên Chúa đã hiến dâng tất cả và liều mất chính mình, để rồi Người nhận lại từ Chúa Cha. Chúa Con làm tất cả vì chúng ta, để tìm chúng ta, để cứu chúng ta khỏi hư mất, để liên kết chúng ta với mọi tạo vật. Mỗi lần tham dự Thánh Lễ, cầu mong tình yêu của Chúa Kitô chịu đóng đinh và đã phục sinh, kết hiệp mật thiết với chúng ta như của ăn thức uống, để chúng ta có thể theo Chúa trong từng bước đường đời, trong từng hành vi cụ thể phục vụ anh chị em.

Lạy Mẹ Ma-ri-a rất thánh! Mẹ đã theo Chúa Giêsu cho tới tận đồi Calvario. Xin Mẹ đồng hành với chúng con. Xin Mẹ giúp chúng con không còn sợ thập giá, nhưng biết liên kết với Chúa Giê-su chịu đóng đinh. Xin cho chúng con biết liên kết với thập giá, không phải là thập giá vắng bóng Chúa, nhưng là thập giá Chúa Giê-su, nghĩa là đón lấy thập giá, vác lấy thập giá, vì tình yêu Thiên Chúa và tình yêu dành cho anh chị em. Và những đau khổ ấy, nhờ ân sủng của Chúa Kitô, sẽ trổ sinh hoa trái của sự phục sinh.

Sau khi quảng diễn bài Tin Mừng, Đức Thánh Cha đọc kinh Truyền Tin và ban Phép Lành Tòa Thánh.

Đức Thánh Cha chào thăm mọi người

Anh chị em thân mến!

Cha bày tỏ sự gần gũi thiêng liêng với người dân Nam Á đang chịu hậu quả của lũ lụt. Cha cũng cảm thông sâu xa với người dân Texas và Louisiana chịu ảnh hưởng của cơn bão lụt, hậu quả là nhiều người bị chết, hàng ngàn người phải di dời và thiệt hại vật chất rất lớn. Cầu xin Mẹ Maria rất thánh, an ủi những ai đau khổ, xin Chúa ban ơn thêm sức trên những anh chị em của chúng ta.

Cha chào thăm tất cả anh chị em, tất cả những ai hành hương đến từ Italia và từ các quốc gia khác. Chúc anh chị em ngày Chúa nhật tốt lành, và xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho Cha!

Tứ Quyết SJ

Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn lãnh đạo tôn giáo Hàn Quốc

Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn lãnh đạo tôn giáo Hàn Quốc

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng 2-9-2017), dành cho 20 vị lãnh đạo tôn giáo Hàn Quốc, ĐTC đề cao tầm quan trọng của đối thoại liên tôn và cổ võ các tôn giáo cộng tác với nhau trước nhiều thách đố xã hội.

Đức Cha Kim Hỷ Trung (Kim Hee-jong), TGM giáo phận Quang Châu, Chủ tịch HĐGM Hà Quốc, đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc đến tuyên ngôn Nostra Aetate của Công Đồng chung Vatican 2, qua đó ”Giáo hội khuyến khích các con cái mình, với sự thận trọng và bác ái ..] nhìn nhận, bảo tồn và làm thăng tiến các giá trị tinh thần, luân lý và xã hội nơi họ” (n.2). Thực vậy, đối thoại liên tôn gồm những tiếp xúc, gặp gỡ và cộng tác, đó là một công tác quí giá và làm đẹp lòng Thiên Chúa, một thác đố nhắm thiện ích chung và hòa bình”.

ĐTC nhắc đến hai điều kiện để thực thi đối thoại liên tôn là cởi mở và tôn trọng nhau. Cởi mở là nồng nhiệt và chân thành; tôn trọng nhau vừa là điều kiện và củng là mục đích của đối thoại liên tôn: thực vậy, chính khi tôn trọng quyền sống, sự toàn vẹn thể lý và các quyền tự do căn bản như tự do lương tâm, tự do tôn giáo, tự do tư tưởng và ngôn luận mà người ta đặt nền tảng cho việc xây dựng hòa bình mà mỗi ngừơi chúng ta đều được kêu gọi cầu nguyện và hành động”.

ĐTC cũng nói với các vị lãnh đạo tôn giáo Hàn Quốc rằng ”Thế giới đang nhìn chúng ta, và khuyến khích chúng ta cộng tác với nhau và với mọi người thiện chí. Họ yêu cầu chúng ta những câu trả lời và dấn thân chung về những vấn đề khác nhau như phẩm giá thánh thiêng của con người, nạn nghèo đói mà quá nhiều dân tộc phải chịu, sự từ khước bạo lực, đặc biệt là bạo lực người ta phạm xúc phạm đến danh Thiên Chúa và lòng đạo đức của con ngươi, nạn tham ô nuôi dưỡng bất công, sự suy thoái luân lý, khủng hoảng gia đình, kinh tế, môi sinh và sau cùng là làm băng hoại cả niềm hy vọng”.

Sau cùng, ĐTC khích lệ các vị lãnh đạo tôn giáo Hàn Quốc hoạt động, đồng hành với những tiến trình mang lại sự thiện và hòa giải cho tất cả mọi người. Ngài nói: Chúng ta được kêu gọi trở thanh những người công bố hòa bình, loan báo và thể hiện một lối sống bất bạo động, bằng những lời nói tránh gây sợ hãi và bằng những cử chỉ chống lại những lời cổ võ oán thù”.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Sir của HĐGM Ý trước khi lên đường về Roma, Đức TGM Kim Hỷ Trung cho biết phái đoàn các vị lãnh đạo tôn giáo xin ĐGH cầu nguyện cho dân tộc Hàn quốc và trợ giúp để đạt tới sự thống nhất hai miền Bán đảo Triều Tiên.

ĐGH Phanxicô đã từng gặp các vị lãnh đạo tôn giáo của Hàn Quốc trong cuộc viếng thăm của ngài tại đây hồi trung tuần tháng 8 năm 2014 (Rei 2-9-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Sứ điệp Đức Thánh Cha ngày Tòa Thánh tại Expo 2017 ở Astana

Sứ điệp Đức Thánh Cha ngày Tòa Thánh tại Expo 2017 ở Astana

ASTANA. ĐTC Phanxicô cổ võ việc sử dụng năng lượng trong tinh thần liên đới và trách nhiệm, và ngài mời gọi các tôn giáo cộng tác vào công cuộc này.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong Sứ điệp gửi các tham dự viên Ngày Tòa Thánh cử hành lúc 3 giờ chiều ngày 2-9-2017, tại Căn nhà của Tòa Thánh ở cuộc triển lãm Expo 2017 tại Astana thủ đô Kazachstan, về chủ đề ”Năng lượng tương lai”, trước sự hiện diện của Ông Kassym-Jomart Tokayev, Chủ tịch Thượng viện Kazachstan, ĐHY Peter Turkson, Bộ trưởng Bộ phục vụ phát triển nhân bản toàn diện, Đức Cha Tomasz Peta, TGM giáo phận Astana sở tại, cùng với nhiều quan khách quốc tế.

Trong sứ điệp trong dịp này, ĐTC khẳng định rằng ”Chúng ta phải làm sao để năng lượng phục vụ điều làm cho chúng ta tốt đẹp hơn, những gì làm cho nhân loại chúng ta triển nở và mang lại thành quả. Nhân loại, tự bản chất hướng về tương quan với tha nhân, hướng về tình liên đới và tình thương”.

ĐTC cũng cảnh giác rằng ”Không được bỏ mặc các nguồn năng lượng cho những kẻ đầu cơ, và không trở thành nguồn tạo ra xung đột. Để đạt tới mục đích đó, cần có đối thoại chân thành và rộng rãi, ở mọi cấp độ, giữa các tầng lớp khác nhau trong các xã hội chúng ta. ”Năng lượng tương lai” không phải chỉ là công việc của các nhà nghiên cứu, các kỹ thuật gia hoặc các nhà đầu tư, nhưng còn là công tác của giới văn hóa, chính trị, giáo dục và tôn giáo. Trong mục đích này, ĐTC đặc biệt cổ võ sự đối thoại và cộng tác giữa các tôn giáo.. Điều quan trọng là mỗi người khám phá trong tín ngưỡng của mình, những động lực và các nguyên tắc làm cho sự dân của tín hữu có thể thực hiện được và có can đảm cải tiến, kiên trì và sống với nhau, sống tình huynh đệ”.

Căn nhà của Tòa Thánh ở Expo 2017 mang chủ đề ”Năng lượng phục vụ công ích: chăm sóc căn nhà chung của chúng ta”

ĐHY Turkson là Ủy viên về Căn nhà của Tòa Thánh tại cuộc triển lãm này. Ngài hướng dẫn phái đoàn Tòa Thánh đến Astana từ ngày 31-8 đến 4-9-2017. Cùng thuộc phái đoàn Tòa Thánh Đức TGM Francis Chullikatt, người Ấn độ, sứ thần Tòa Thánh tại Kazachstan, các vị lãnh đạo Giáo Hội địa phương, và như một số nhân viên của Bộ Phát triển nhân bản toàn diện. (Rei 2-9-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Sứ điệp của ĐTC dịp kết thúc Năm thánh 400 năm ngày thánh Rosa Lima qua đời

Sứ điệp của ĐTC dịp kết thúc Năm thánh 400 năm ngày thánh Rosa Lima qua đời

Hôm 30/08, Thánh lễ trọng thể kết thúc Năm Thánh kỷ niệm 400 năm ngày qua đời của thánh Rosa thành Lima đã được cử hành tại nhà thờ chánh tòa Lima, thủ đô Pêru.

Trong thánh lễ, Đức Hồng y Eduardo Vela Chiriboga, nguyên tổng Giám mục Quito, đặc sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã đọc sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân dịp kết thúc Năm Thánh. Trong sứ điệp , Đức Thánh Cha mời gọi sùng kính thánh Rosa mạnh mẽ để toàn tổng giáo phận Lima, cả nước Pêru và toàn thế giới được nhận lãnh nhiều ơn phúc của Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha dùng một đoạn trong sách Diễm ca để định nghĩa thánh Rosa là người phụ nữ “sinh trưởng như hoa huệ giữa bụi gai”. Ngài nhấn mạnh đến sự hy sinh hãm mình đền tội nghiêm nhặt bừng cháy lòng say mê yêu mến để cho tất cả mọi người được hưởng sự sống vĩnh cửu trong Chúa Kitô. Đức Thánh Cha viết: “Thánh nữ đã trở thành người bạn của Chúa ngay từ khi còn thơ bé” khi ngài thánh hiến mình như một trinh nữ và thực hành nhân đức khi còn thơ bé. “Từ đó, được thiêu đốt bởi tấm gương và lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria và của thánh Catarina thành Siêna, thánh Rosa đã dâng hiến trọn cuộc đời cho Chúa”, mặc áo dòng Ba Đaminh. Đức Thánh Cha cũng nhắc đến tình yêu thánh Rosa dành cho mọi loài thụ tạo của, đặc biệt khi thánh nữ mời gọi mỗi sinh vật sống ca ngợi Đấng Tạo hóa.

Thánh Rosa sinh tại Lima ngày 20/04/1586, là con thứ 10 trong gia đình quý tộc gốc Tây ban nha có 13 người con. Từ thơ bé, Rosa đã nhận ra ơn gọi và sống theo tinh thần thánh Catarina. Rosa luôn giúp đỡ người nghèo khổ, các trẻ em và người già bị bỏ rơi, đặc biệt những người thổ dân. Từ năm 1609, Rosa đóng mình trong một căn phòng nhỏ được xây trong vườn nhà và chỉ ra khỏi phòng để tham dự Thánh lễ. Rosa qua đời ngày 24/08/1617 vì kiệt sức.

Năm 1671, Đức Giáo hoàng Clemente X đã phong Rosa lên hàng hiển thánh. Ngài là vị thánh đầu tiên của châu Mỹ, và cũng là bổn mạng của Peru, của tân thế giới và của Philippines. (REI 31/08/2017)

Hồng Thủy

Nhà nước Trung Cộng phá nhà thờ Công Giáo

Nhà nước Trung Cộng phá nhà thờ Công Giáo

HONG KONG. Nhiều LM và giáo dân Công Giáo tại Trung Cộng bảo vệ thánh đường bị thương vì bị các nhân viên công an và côn đồ tấn công.

Chính quyền tỉnh Sơn Tây ở miền bắc Trung Cộng đã cho xe ủi đến phá nhà thờ có từ 100 năm nay ở làng Vương Thôn (Wangcun) thuộc giáo phận Trường Trị (Changzhi) để làm quảng trường. Thánh đường này đã được nhà nước trả lại cho Giáo Phận cách đây 10 năm cùng với khu đất chung quanh.

Hàng trăm giáo dân đã bảo vệ thánh đường, họ ngồi trước nhà thờ để ngăn cản việc phá hủy. Họ chia nhau canh nhà thờ ban đêm. Sau một ngày tạm ngưng chính quyền lại cho xe ủi đất tiến hành việc phá hủy nhà thờ.

Ngày 29-8-2017, các công nhân lại tiến hành công việc. Công an nhà nước cho bọn côn đồ tấn công và đánh đập các linh mục và tín hữu ngồi lỳ ở khu vực thánh đường, rồi công an cũng can thiệp. Một số giáo dân bị thương cùng với các LM Trần Tuấn (Chen Jun), Cao Bính Long (Gao Binglong), Mã Ninh (Ma Ning) và Thẩm Học Trung (Shen Zuezhong). Bọn côn đồ kêu: ”Hãy giết mấy ông cha trước!”. Họ phá hoại nhiều xa của các tín hữu.

Trong lúc xảy ra vụ hành hung đó, Đức Cha Phêrô Đinh Lệnh Bân (Ding Lingbin) GM giáo phận Trường Trị sở tại đã liên tục nói chuyện với Ủy ban đảng và chính quyền địa phương, xin họ ngăn chặn các vụ bạo hành và giải quyết vấn đề. Đức Cha nhấn mạnh rằng đây không phải chỉ là một vấn đề kinh tế, nhưng còn là một cuộc đàn áp tôn giáo và kỳ thị các tín hữu Công Giáo, chà đạp nhân quyền.

Sáng ngày 30-8-2017, Đức Cha Phêrô Đinh Lệnh Bân (Ding Lingbin) GM giáo phận Trường Trị sở tại đã kêu gọi công lý và tố giác sự trở mặt của chính quyền địa phương, phá nhà thờ và lấy lại khu đất của thánh đường. Ngài kêu gọi nhà nước bồi thường cho các LM và giáo dân, trả tiền sửa chữa các xe hơi bị phá hư, đồng thời trừng trị những kẻ gây ra bạo lực.

Nếu việc phá hủy nhà thờ tiếp tục, các tín hữu ở địa phương không có nơi nào khác để làm việc thờ phượng.

Một linh mục bình luận rằng: ”vụ đàn áp và kỳ thị này xảy ra giữa lúc người ta nói Trung Cộng và Tòa Thánh đang đối thoại với nhau!” (Asia News, Ucan 30-8-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha – Tháng Chín 2017: Cầu nguyện cho các giáo xứ

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha – Tháng Chín 2017: Cầu nguyện cho các giáo xứ

VATICAN. Trong tháng Chín 2017, Đức Thánh Cha đặc biệt mời gọi cầu nguyện cho các giáo xứ, để các giáo xứ trở thành nơi thông truyền đức tin và thể hiện đức ái. Đức Thánh Cha chia sẻ trong Video rằng:

Các giáo xứ phải có liên hệ với các gia đình, với đời sống người dân, với đời sống xã hội. Các giáo xứ phải là những ngôi nhà với cánh cửa luôn rộng mở chào đón mọi người. Điều này rất quan trọng và là đòi buộc rõ ràng của đức tin.

Những cánh cửa phải luôn rộng mở, để Chúa Giêsu có thể đi ra với tất cả niềm vui trong sứ điệp của Người.

Hãy cầu nguyện cho các giáo xứ của chúng ta, để các giáo xứ không đơn thuần là những văn phòng công sở, nhưng được linh hoạt bởi tinh thần truyền giáo. Nhờ đó các giáo xứ trở thành nơi thông truyền đức tin và thể hiện đức ái.

 

Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày cầu nguyện bảo tồn môi sinh

Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày cầu nguyện bảo tồn môi sinh

VATICAN. ĐTC và Đức Thượng Phụ Chính Thống Constantinople kêu gọi các tín hữu thay đổi quan niệm về thế giới và lối sống để dấn thân bảo tồn thiên nhiên.

Hai vị Giáo Chủ đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp chung nhân ngày Thế Giới cầu nguyện cho việc bảo tồn thiên nhiên, lần thứ 3 cử hành hôm qua, 1-9.

Sau khi nhắc đến việc Thiên Chúa mời gọi nhân loại cộng tác với Chúa trong việc gìn giữ và bảo tồn môi trường thiên nhiên (Xc St 2,5), ĐTC và Đức Thượng Phụ Bartolomaios tố giác xu hướng của con người ngày nay phá vỡ hệ thống môi sinh tế nhị và quân bình của thế giới, ước muốn vô độ lèo lái và kiểm soát tài nguyên có giới hạn của trái đất, lòng ham hố thủ lợi vô hạn từ thị trường: tất cả những điều đó đã làm cho chúng ta xa lạ với ý định nguyên thủy của Thiên Chúa khi sáng tạo thế giới. Sứ điệp có đoạn viết:

”Chúng ta không còn tôn trọng thiên nhiên như hồng ân được ban cho mọi người; trái lại chúng ta coi nó như một sở hữu riêng. Chúng ta không còn tương quan với thiên nhiên để nâng đỡ nó; trái lại chúng ta thống trị trên thiên nhiên để nuôi dưỡng các cơ cấu của chúng ta”.

”Hậu quả của những thái độ trên đây thực là bi thảm và kéo dài. Môi trường con người và thiên nhiên đang cùng nhau suy thoái, và sự suy thoái của trái đất đè nặng trên những người dễ bị tổn thương nhất. Ảnh hưởng của những thay đổi khí hậu tác động nhiều nhất trên những người sống nghèo nàn ở mọi góc trời”.

Trước tình trạng trên đây, ĐTC và Đức Thượng Phụ Bartolomaios mời gọi mọi người trong ngày 1-9 này dành thời gian để cầu nguyện cho môi trường, cảm tạ Thiên Chúa vì hồng ân thiên nhiên tuyệt vời và dấn thân bảo tồn nó để mưu ích cho các thế hệ tương lai.. Một mục tiêu của ngày cầu nguyện này là thay đổi quan niệm và tương quan của chúng ta về thế giới.. can đảm chấp nhận một lối sống đơn sơ và có tinh thần liên đới nhiều hơn”.

Hai vị Giáo Chủ tha thiết kêu gọi những người đang giữ vị trí quan trọng trong lãnh vực xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa hãy lắng nghe tiếng kêu của trái đất và chú ý đến nhu cầu của những người bị gạt ra ngoài lề, và nhất là đáp lại tiếng khẩn xin của bao nhiêu người, hỗ trợ sự đồng thuận chung, để chữa lành thiên nhiên bị tổn thương.

Hai vị nói: ”Chúng tôi xác tín rằng không thể có giải pháp chân thực và lâu bền cho thách đố khủng hoảng môi trường và những thay đổi khí hậu nếu không có một câu trả lời có phối hợp và tập thể, nếu không có một trách nhiệm chung và có thể ý thức về những điều đã làm, và nếu không dành ưu tiên cho tình liên đới và phục vụ” (Rei 1-9-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

Kitô hữu phải tươi vui mới có thể loan báo Tin Mừng cho thế giới

Kitô hữu phải tươi vui mới có thể loan báo Tin Mừng cho thế giới

** Một môn đệ của Nước Thiên Chúa mà không tươi vui thì không thể rao giảng Tin Mừng cho thế giới. Ơn gọi là một khởi đầu của tình bạn với Chúa Giêsu dẫn đến chỗ chia sẻ cuộc sống và các đam mê với Ngài, trao ban niềm vui sâu thẳm và một niềm hy vọng mới mẻ và khiến cho chúng ta trở thành các nhà truyền giáo. 

Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã nói như trên khoảng 10.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư hàng tuần hôm qua tại quảng trường thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tài tương quan giữa niềm hy vọng và ký ức, đặc biệt là ký ức về ơn gọi, bằng cách giải thích trình thuật ơn gọi của các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu. Kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Giêsu ghi ấn tượng sâu đậm tới nỗi khi thuật lại ơn gọi của mình thánh sử Gioan còn nhớ cả giờ nữa và viết trong chương 1 Phúc Âm: “Lúc đó vào khoảng 4 giờ chiều” (Ga 1,39). Thánh sử Gioan kể lại giai thoại này như một kỷ niệm trong sáng của tuổi trẻ, vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức người già của mình, bởi vì thánh nhân viết lại các điều này khi ngài đã già.

Cuộc gặp gỡ xảy ra gần sông Giordan, nơi Gioan Tẩy Giả làm phép rửa. Và các người trẻ vùng Galilea đã chọn Gioan Tẩy Giả làm vị linh hướng. Một ngày nọ Chúa Giêsu đến và lãnh phép rửa trên sông. Ngày hôm sau Ngài lại đi ngang qua đó, và khi ấy Gioan Tẩy Giả nói với hai môn đệ của mình: “Này là Chiên Con Thiên Chúa!” (c. 36).  Trên đường, Chúa Giêsu quay lại và hỏi họ: “Các anh tìm gì?” (c. 38)

Và đối với hai người đó là “tia lửa”. Họ bỏ vị thầy đầu tiên và bắt đầu theo Chúa Giêsu. ĐTC định nghĩa con người của Chúa Giêsu như sau:

Chúa Giêsu xuất hiện trong các Phúc Âm như một chuyên viên về trái tim con người. Trong lúc đó Ngài đã gặp gỡ hai người trẻ đang kiếm tìm, âu lo một cách lành mạnh. Thật vậy, một tuổi trẻ thỏa mãn không có một câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống thì là loại tuổi trẻ nào vậy? Các người trẻ mà không tìm kiếm gì cả, thì không phải là người trẻ, họ đã về hưu, họ đã già trước tuổi. Thật là buồn khi thấy người trẻ về hưu…Và qua toàn Phúc Âm, trong tất cả các cuộc gặp gỡ xảy ra trên đường,  Chúa Giêsu xuất hiện như “một người đốt cháy” các con tim. Từ đó Ngài đưa ra câu hỏi làm nổi lên ước muốn sự sống và niềm hạnh phúc mà mỗi một người trẻ mang trong mình: “Bạn tìm gì?”  Hôm nay tôi cũng muốn hỏi các bạn trẻ hiện diện tại quảng trường này, và các bạn trẻ đang lắng nghe qua các phương tiện truyền thông: “Bạn là người trẻ, bạn tìm gì? Bạn tìm gì trong con tim của mình?”

** Ơn gọi của thánh Gioan và thánh Anrê khởi đầu như thế: đó là lúc bắt đầu của một tình bạn với Chúa Giêsu, mạnh mẽ tới độ áp đặt một sự chung sống và các đam mê với Chúa. Hai môn đệ bắt đầu ở với Chúa Giêsu và lập tức trở thành các thừa sai thực sự, bởi vì khi cuộc gặp gỡ kết thúc, họ không về nhà bình an: tới độ hai người anh là Simon và Giacôbê mau chóng bị lôi cuốn vào con đường theo Chúa. Họ đã dến với hai người và nói: Chúng tôi đã tìm thấy Đấng Cứu Thế, chúng tôi đã tìm thấy một ngôn sứ lớn”: họ thông tin tức. Họ là các thừa sai của cuộc gặp gỡ. Đó đã là một cuộc gặp gỡ đánh động và hạnh phúc tới độ các môn đệ sẽ nhớ luôn mãi ngày hôm đó, ngày soi sáng và định hướng cho tuổi trẻ của họ. Tiếp đến ĐTC đưa ra câu hỏi sau đây:

Làm sao khám phá ra ơn gọi trong thế giới ngày nay? Có thể khám phá ra nó trong biết bao nhiêu cách thế, nhưng trang này của Phúc Âm nói với chúng ta rằng dấu chỉ đầu tiên  là niềm hy vọng của cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Hôn nhân, cuộc sống thánh hiến, linh mục: mỗi một ơn gọi đich thực đều bắt đầu với một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, là Đấng trao ban cho chúng ta một niềm vui và một hy vọng mới; và Ngài dẫn chúng ta tới một cuộc gặp gỡ luôn luôn tràn đầy hơn với ngài và tới niềm vui tràn đầy, lớn lên, cuộc gặp gỡ đó, lớn hơn, cuộc gặp gỡ với Ngài, cả qua các thử thách và khó khăn.

ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Chúa không muốn các người nam nữ bước theo Ngài một cách miễn cưỡng, không có trong tim ngọn gió của niềm vui. Các bạn đang hiện diện tại quảng trường này, tôi xin hỏi các bạn – mỗi người hãy trả lời cho chính mình – các bạn có trong tim ngọn gió của niềm vui không? Mỗi người hãy tự hỏi: “Tôi có trong tôi, trong tim, ngọn gió của niềm vui không? “

** Chúa Giêsu muốn các con người đã sống kinh nghiệm rằng ở với Ngài trao ban một niềm hạnh phúc vô biên, mà ta có thể canh tân mỗi ngày trong cuộc sống. Một môn đệ của Nước Thiên Chúa mà không tươi vui, thì không loan báo Tin Mừng cho thế giới. Họ là một ngưòi buồn. Ta trở thành người rao giảng Chúa Giêsu không bằng cách trau truốt vũ khí của hùng biện, bạn có thể nói, nói và nói nhưng nếu không có một cái khác… Làm thế nào để trờ thành những ngưòi rao giảng Chúa Giêsu? Bằng cách

giữ gìn trong đôi mắt của mình tia sáng long lanh của niềm hạnh phúc. Chúng ta trông thấy biết bao nhiêu kitô hữu, cả giữa chúng ta ở đây nữa, những người thông truyền cho chúng ta với đôi mắt niềm vui của đức tin: với đôi mắt!

Chính vì thế kitô hữu – như Đức Trinh Nữ Maria – giữ gìn ngọn lửa say mê của mình: say mê Chúa Giêsu. Chắc chắn là có các thử thách trong đời, có các lúc trong đó cần tiến bước mặc dù có lạnh lẽo và gió ngược, mặc dủ có biết bao cay đắng. Nhưng các kitô hữu biết con đường dẫn tới ngọn lửa thiêng đã đốt họ lên một lần cho luôn mãi.

Nhưng tôi xin anh chị em: Chúng ta đừng cho là đúng những người thất vọng và bất hạnh; chúng ta đừng nghe theo người khuyên chúng ta một cách vô luân đừng vun trồng các niềm hy vọng trong cuộc sống; chúng ta đừng tin cậy người dập tắt từ trứng nước mọi hăng say, khi nói rằng chẳng có một dấn thân nào xứng đáng để hy sinh toàn cuộc đời; chúng ta đừng nghe theo những người có con tin già nua bóp nghẹt mọi hứng khởi của tuổi trẻ. Chúng ta hãy đến với những người già có đôi mắt long lanh của niềm hy vọng. Trái lại chúng ta hãy vun trồng các ảo tưởng lành mạnh: Thiên Chúa muốn chúng ta có khả năng mơ mộng như Ngài và với Ngài, trong khi bước đi chú ý tới thực tại. Mơ một thế giới khác. Và nếu một dấu chỉ tắt đi, thì hãy lại mơ tưởng nó, bằng cách kín múc với niềm hy vọng nơi ký ức của thủa ban đầu, nơi các lò lửa mà có lẽ sau một cuộc sống không tốt lành lắm vẫn còn dấu dưới tro của cuộc gặp gỡ dầu tiên với Chúa Giêsu.

Đó là một năng động nền tảng của cuộc sống kitô: nhớ tới Chúa Giêsu. Thánh Phaolô đã nói với môn đệ của ngài: “Hãy nhớ tới Chúa Giêsu Kitô” (2 Tm 2,8); lời khuyên này của thánh Phaolô thật lớn lao: “Hãy nhớ tới Chúa Giêsu Kitô”. Nhớ tới Chúa Giêsu, nhớ tới lửa tình yêu, mà với nó một ngày nọ chúng ta đã cưu mang cuộc sống như một dự án sự thiện, và làm cho sống dậy niềm hy vọng của chúng ta với ngọn lửa ấy.

** ĐTC đã chào các đoàn hành hương nói tiếng Pháp hiện diện, đặc biệt là các chủng sinh và người trẻ giáo phận Meaux và tín hữu Guinea, do các Giám Mục hướng dẫn hành hương Roma. Ngài cũng chào các đoàn nói tiếng Anh đến từ đảo Malta, Philippines và Canada. ĐTC cầu chúc chuyến viếng thăm Roma làm sống dậy nơi họ ký ức về Chúa Giêsu và Giáo Hội. Trong các nhóm nói tiếng Đức, ngài đặc biệt chào các tu sĩ Biển Đức đan viện Admont và các cặp mừng ngân khánh thành hôn thuộc giáo phận Graz-Seckau, cũng như các sinh viên nhận học bổng “Chương trình hàn lâm cho người ngoại quốc” của HĐGM Đức. Ngài khích lệ mọi người hãy đem ngọn lửa tình yêu của Chúa Kitô tới cho nhân loại đang rất cần đến niềm hạnh phúc và hoà bình đích thực.

Trong các nhóm nói tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, TC đặc biệt chào các thành viên Hiệp hội bóng đá Chapecoense và các linh mục sinh viên hai trường thánh Phaolô và Brasil tại Roma. Ngài cầu chúc các sinh viên lớn lên trong sự khôn ngoan đến từ Thiên Chúa để có thể trở thành các chuyên viên thông truyền sự hiền dịu và tình yêu của Chúa cho tha nhân.

Chào các nhóm Ba Lan ĐTC cầu chúc kỷ niệm đẹp và ký ức các lúc gặp gỡ Chúa Kitô củng cố niềm hy vọng nơi họ,nhất là trong những lúc khó khăn đau khổ.

Trong các nhóm nói tiếng Ý ĐTC chào đặc biệt các nữ tu dòng Dâng Đức Maria trong đền thờ đang họp tổng tu nghị, các chủng sinh Milano, các trẻ em mới chịu phép Thêm Sức của hai giáo phận  Verona và Lucca, các hướng đạo sinh vùng Marche do ĐHY Edoardo Menichelli hướng dẫn, các người tỵ nạn giáo phận Montepulciano-Chiusi-Pienza mới lãnh nhận bí tích rửa tội do ĐC Stefano Manetti hướng dẫn, hiệp hội các nạn nhân Forteto do ĐHY Giuseppe Betori hướng dẫn, nhân viên hãng điện thoại Vodafon. Ngài cầu mong chuyến hành hương mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô  Phaolô giúp họ gắn bó với Chúa Kitô hơn và làm chứng cho Chúa trong gia đình và các cộng đoàn.

Chào người trẻ ĐTC khích lệ họ biết tìm giờ để đối thoại với Chúa và giãi toả ánh sáng và niềm an bình của Chúa cho những người chung quanh. Ngài cầu mong các bệnh nhân biết dâng khổ đau cho Chúa để cứu độ nhân loại, và các đôi tân hôn biết cùng nhau cầu ngyện trong gia đình để cho tình yêu của họ luôn ngày càng đích thật, phong phú và lâu bền hơn.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh La5y Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải

Cầu nguyện cho các giáo xứ

Cầu nguyện cho các giáo xứ

Trong tháng 9 tới đây ĐTC mời gọi chúng ta hiệp ý cầu nguyện cho các giáo xứ, để được linh hoạt bởi tinh thần truyền giáo, chúng là các nơi hiệp thông đức tin và làm chứng cho tình bác ái.

Có lẽ không có tôn giáo nào trên thế giới có các cấu trúc chặt chẽ và sinh động như Giáo Hội Công Giáo, trong đó giáo xứ là đơn vị nhỏ nòng cốt. Trên bình diện toàn cầu Đức Giáo Hoàng là thủ lãnh Giáo Hội, với Hồng Y Đoàn, gồm một số Hồng Y làm Tổng trưởng các Bộ và cơ quan trung ương Toà Thánh cộng tác với Đức Giáo Hoàng trong việc cai quản Giáo Hội công giáo hoàn vũ. Các Hồng Y khác là cố vấn của các cơ quan trung ương. Ngoài ra từ thời Đức Phanxicô còn có Hội đồng 9 Hồng Y cố vấn cho việc cải tổ các cơ quan trung ương Toà Thánh. Thế rồi còn có Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới để bàn về các vấn đề quan trọng trong Giáo Hội và đóng góp ý kiến cho Đức Giáo Hoàng. Trên bình diện quốc gia, mỗi nước có một Hội Đồng Giám Mục bao gồm các Giám Mục chủ chăn của mọi giáo phận, với Ban Thường Vụ gồm vị chủ tịch, các phó chủ tịch và chủ tịch nhiều uỷ ban khác nhau đặc trách các công việc của Giáo Hội địa phương. Nhiều giáo phận họp thành một giáo tỉnh. Chẳng hạn Giáo Hội Việt Nam hiện có ba giáo tỉnh là Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Mỗi giáo phận đều có Cha chính giáo phận và hội đồng linh mục cộng tác với Đức Giám Mục trong việc điều hành giáo phận. Mỗi giáo phận  bao gồm nhiều giáo xứ, có khi lên đến mấy trăm khi đó là giáo phận lớn như Xuân Lộc và Sài Gòn.  Nhiều giáo xứ họp thành một giáo hạt có cha hạt trưởng, và mỗi giáo xứ có một cha xứ. Giáo xứ lớn có nhiều nhu cầu và sinh  hoạt đôi khi có thêm   một hay nhiều cha phó. Khi có nhân lực dồi dào nhiều giáo xứ lớn có tới mấy cha phó đặc trách nhiều lãnh vực khác nhau như mục vụ các hội đoàn, mục vụ gia đình, mục vụ giới trẻ vv… Mỗi giáo xứ đều có hội đồng mục vụ gồm một số anh chị em giáo dân được bầu lên để giúp cha xứ trong việc tổ chức cuộc sống giáo đoàn.

Ở những nơi đâu quyền tự do tôn giáo được tôn trọng Giáo Hội còn có nhiều cơ sở hoạt động khác nữa như các nhà trẻ, các trường trung tiểu học, nhà thương, trạm phát thuốc, nhà dưỡng lão, viện cô nhi, nhà khuyết tật, trung tâm bác ái, trung tâm cai nghiện, trung tâm huấn nghệ, trung tâm dành cho các bà mẹ độc thân, cư xá sinh viên học sinh vv… Tất cả đều do các linh mục, tu sĩ các dòng tu, các hiệp hội đời thánh hiến và anh chị em giáo dân thiện nguyện hoặc thuộc các hiệp hội và hội đoàn khác nhau điều khiển dưới sự hướng dẫn của cha xứ và hội đồng mục vụ. Mỗi giáo xứ cũng thường có nhiều hội đoàn khác nhau, mỗi hội đoàn đều có các mục đích riêng với các đặc sủng riêng: chẳng hạn như hội các Bà mẹ công giáo, hội Đạo binh Đức Mẹ Legio Mariae, hội Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, hội Mân Côi, hội Tôn Vương gia đình, hội Thiếu nhi Thánh Thể, hội Hùng tâm dũng chí, hội Hướng đạo sinh công giáo, hội Thăng tiến hôn nhân, hội hát, hội giúp lễ, hội dâng hoa, hội trống, hội trắc, hội kèn, các nhóm chia sẻ Lời Chúa, hội gia đình trẻ, hội Thanh sinh công, đoàn thanh niên công giáo, đoàn thanh nữ công giáo, hội sinh viên công giáo, hội quân nhân công giáo vv…

Mục đích của tất cả mọi hội đoàn là khích lệ cuộc sống đạo của tín hữu thuộc mọi lứa tuổi, liên đới chia sẻ với nhau mỗi người tuỳ theo sở thích, nhu cầu và lãnh vực sinh hoạt tinh thần thiêng liêng mình ưa chuộng. Cũng còn có những hội như hội đọc kinh cho những người đã qua đời, hội thăm viếng người già và các bệnh nhân, khuyên nhủ những người khô khan nguội lạnh sống bê tha và xa Chúa. Nhiều sinh hoạt này cũng thường xuyên được các thành viên hội Đạo binh Đức Mẹ chia nhau đảm trách gọi là đi làm công tác tông đồ.

Hội đọc kinh Tôn Vương gia đình gồm nhiều nhóm gia đình quy tụ lại với nhau và đến nhà nhau đọc kinh mỗi thứ sáu đầu tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Hội Mân Côi cũng thế. Tượng Đức Mẹ Fatima được rước đến từng gia đình một và trong suốt tuần các gia đình khác đến tụ tập đọc kinh lần hạt kính Đức Mẹ. Sau đó ăn bành, uống trà, chía sẻ trao đổi kinh nghiệm sống và các tin tức với nhau, để liên đới an ủi khích lệ nhau. Các nhóm chia sẻ Lời Chúa thì thường xuyên gặp gỡ nhau trong các cơ sở của giáo xứ hay tại tư gia của các thành viên để hát thánh ca, đọc, suy niệm Thánh Kinh và chia sẻ các suy tư và kinh nghiệm sống với nhau dựa trên sứ điệp Lời Chúa.

Mỗi một  hội doàn đều có các sinh hoạt riêng theo tôn chỉ và mục đích của hội. Nhưng tất cả đều nhắm mục đích khích lệ nhau sống đạo và nâng đỡ nhau trong cuộc sống thường ngày rất thường khi cả trên bình diện chía sẻ vật chất cho nhau, đặc biệt đối với các thành viên có hoàn cảnh sống khó khăn. Cũng thường xảy ra là trong các lần sinh hoạt như thế các thành viên giúp nhau giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, kể cả giới thiệu và kiếm công ăn việc làm cho nhau, hay cho nhau công ăn việc làm.

Một trong các thí dụ khuyến khích nhau sống đạo đó là gương của các em thành viên hội Thiếu Nhi Thánh Thể, trong các thập niên 1950-1970 trong miền nam. Mỗi sáng các đội trưởng đội phó thức dậy rất sớm và đến từng nhà các đội viên để gọi nhau đi tham dự Thánh Lễ hay đi đọc kinh. Tinh thần sống đạo đó được cổ võ ngay từ ngày còn bé khiến cho các em sau này lớn lên có được nhiều ý thức và thói quen sống đạo và khi lớn hơn nữa tham gia tích cực vào cuộc sống và các sinh hoạt của giáo xứ.

Quả thế, chính các hội đoàn và các sinh hoạt đa diện của các nhóm và các hiệp hội làm thành sức sinh động của một giáo xứ và ảnh hưởng trên cuộc sống của mọi thành phần giáo xứ. Mỗi khi cần tổ chức các sinh hoạt lớn trên bình diện giáo xứ hay giáo phận, như trong các trường hợp xảy ra tai ương thiên nhiên cần cứu trợ các nạn nhân, thì Đức Giám Mục và các cha xứ huy động nhân lực từ các hội đoàn trong các giáo xứ. Và các cuộc quyên góp liên đới cứu trợ đã luôn luôn thành công.

Tình hình xã hội tục hoá tiêu thụ hưởng thụ làn tràn khắp nơi trên thế giới hiện nay có thể đã khiến cho các cơ cấu và sinh hoạt này trong các giáo xứ suy yếu nhiều. Nhưng cũng chính vì thế trong tháng 9 tới đây ĐTC mời gọi chúng ta hiệp ý cầu nguyện cho các giáo xứ, để được linh hoạt bởi tinh thần truyền giáo, chúng là các nơi hiệp thông đức tin và làm chứng cho tình bác ái.

Linh Tiến Khải

Đức Thánh Cha sẽ thăm Myanmar và Bangladesh

Đức Thánh Cha sẽ thăm Myanmar và Bangladesh

VATICAN. Phòng báo chí tòa thánh chính thức thông báo: ĐTC sẽ viếng thăm Myanmar và Bangladesh vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm nay.

”Nhận lời mời của các vị Quốc trưởng và các Giám Mục liên hệ, ĐTC Phanxicô sẽ thực hiện một cuộc tông du tại Myanmar từ ngày 27 đến 30-11, viếng thăm các thành phố Yangon và Nay Pyi Taw, rồi tại Bangladesh từ ngày 30-11 đến 2-12-2017, viếng thăm thành phố Dhaka.

Chương trình chuyến viếng thăm sẽ được công bố trong thời gian tới đây.

Cùng với thông cáo trên đây, Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố chủ đề và 2 huy hiệu của cuộc viếng thăm.

Khẩu hiệu cuộc viếng thăm của ĐTC tại Bangladesh là ”Hòa hợp và Hòa bình” (Harmony and Peace [tiếng Anh] và Shomprity & Shanti [tiếng Bangla].

Thực tại và khát vọng Hòa hợp giữa các tôn giáo, văn hóa, dân tộc, xã hội, lịch sử, gia sản và các truyền thống ở Bangladesh.

Thực tại hòa bình được cảm nghiệm cũng như được khát mong trong tương lai, với một viễn tượng sự phát triển nhân bản toàn diện và tinh thần tại Bangladesh.

Huy hiệu (Logo) chuyến viếng thăm của ĐTC tại Bangladesh có hình con chim hòa bình, tượng trưng ĐTC Phanxicô vị sứ giả hòa hợp và hòa bình.

Thánh giá và Shapla: Thánh giá tượng trưng sự hiện diện của Chúa Kitô và tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại. Các dân tộc Bangladesh thuộc nhiều văn hóa và tôn giáo đang sống với nhau trong tinh thần hòa hợp dựa trên mối liên hệ chung, được diễn tả bằng bông hoa quốc gia Shpala. Nó cũng tượng trưng sự sống và hy vọng, đồng thời cho thấy niềm tin của chúng ta rất sinh động, dù rằng chúng ta là thiểu số.

Mầu của huy hiệu: xanh lá cây, đỏ và vàng là những màu cờ quốc gia Bangladesh và Vatican. Sự liên kết các mầu này tượng trưng sự đoàn kết và tình hữu nghị giữa Vatican và Bangladesh. Vatican là một trong những nước đầu tiên nhìn nhận nền độc lập của Bangladesh hồ năm 1971. Màu xanh dương trong chữ viết diễn tả biểu tượng hòa bình và nước trong của các sông ngòi ở Bangladesh.

G. Trần Đức Anh OP

 

Khẩu hiệu cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Myanmar

Khẩu hiệu cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Myanmar

VATICAN. Hình huy hiệu là một trái tim. Căn bản chung của Kitô giáo và Phật giáo là Tình yêu. Chính ý niệm này tạo nên sự tôn trọng và đón nhận nhau giữa các tín hữu Kitô và Phật tử.

Sợi dây làm thành hình trái tim là hai lá cờ: cờ Vatican màu vàng và trắng, màu cờ Myanmar màu vàng, xanh trái cây và đỏ.

Bản đồ Myanmar màu được vẽ màu với một cầu vồng. Nó nói lên sự đa chủng tộc tại Myanmar: nước này có 8 bộ tộc chính và 135 nhóm chủng tộc với những ngôn ngữ, thổ âm và văn hóa khác nhau.

Hình Đức Thánh Cha với một chim bồ câu có ý nói ĐTC là sứ giả hòa bình.

”Yêu thương và Hòa bình”, đó là khẩu hiệu cuộc viếng thăm của ĐTC. Hòa Bình Kitô dựa trên Tình Yêu. Không thể có hòa mình mà không có tình yêu. Tình Yêu mà dân tộc Myanmar yêu chuộng nhất, sẽ dọnđ ường cho hòa bình. Cuộc viếng thăm của ĐTC là để cổ võ Tình Thương và Hòa bình tại Myanmar.

G. Trần Đức Anh OP 

 

Hai bổ nhiệm Giám Mục tại Việt Nam

Hai bổ nhiệm Giám Mục tại Việt Nam

VATICAN. Hôm 25-8-2017, Phòng Báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC đã bổ nhiệm Đức Cha Giuse Trần Văn Toản làm Giám Mục Phó với quyền kế vị của Giáo Phận Long Xuyên.

Đức Cha Giuse Toản, năm nay 62 tuổi, sinh ngày 7-4-1955 tại tỉnh Quảng Nam, Giáo Phận Đà Nẵng, song thân ngài gốc giáo phận Thái Bình di cư vào đây. Cách đây 3 năm, ngày 5-4-2014, trong khi làm Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ của Giáo Phận Long Xuyên, ngài được ĐTC Bổ nhiệm làm Giám Mục hiệu tòa Acalisso, Phụ Tá giáo phận Long Xuyên.

Với bổ nhiệm mới, Đức Cha Giuse Trần Văn Toản sẽ đương nhiên kế nhiệm Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu (1945) khi ngài từ nhiệm.

Tân Giám Mục Phụ Tá Sàigòn

Mặt khác, ĐTC cũng bổ nhiệm Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Văn phòng Tổng thư ký HĐGM Việt Nam, làm GM Phụ tá Tổng Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh.

Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, năm nay 57 tuổi, sinh ngày 6-4 năm 1960 tại Quảng Nam, Đà Nẵng, nhưng thuộc Tổng Giáo phận Thành Phố Hồ Chí Minh.

Cha Louis Tuấn thụ phong Linh mục năm 1999 và làm Phó xứ Giáo Xứ Phú Nhuận, rồi du học Roma tại Giáo Hoàng Học Viện Gioan Phaolô 2 về gia đình, từ 2001 đến 2007, và đậu tiến sĩ tại đây.

Về nước, Cha Louis Tuấn làm Phó Giám Đốc Trung Tâm Mục vụ của giáo phận, và làm thư ký của Hội Đồng GM Việt Nam cho giáo tỉnh Thành Phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Ủy ban về gia đình của giáo phận. Từ 3 năm nay, cha làm Giám Đốc Văn phòng Tổng thư ký HĐGM Việt Nam (Rei 25-8-2017)

G. Trần Đức Anh OP

 

Chứng từ của bà Noella về sự trợ giúp của Đức Mẹ Maria

Chứng từ của bà Noella về sự trợ giúp của Đức Mẹ Maria

Noella Castiglioni là một phụ nữ gốc Congo. Vào năm 21 tuổi, Noella đã kết hôn với Adelio, một tình nguyện viên hoạt động tại Congo trong nhiều năm. Họ đã có với nhau 3 đứa con. Sau đó, đôi vợ chồng trở về Italia sinh sống, nhưng bà Noella và gia đình thường trở lại Congo để cộng tác với chồng, tiếp tục các hoạt động tại đây.

Năm 1995, một sự kiện đau thương đã xảy ra với họ và đã thay đổi cuộc sống của bà và gia đình. Vào tháng 8, trên đường chuẩn bị cho chuyến trở về Italia, họ đã bị tấn công. Chồng của bà Noella, 2 người con và e tình nguyện viên của hiệp hội “Thế giới công bằng” đã bị giết chết thảm thương. Bà Noella đã sống sót cách kỳ diệu, nhưung sau nhiều tháng chữa trị trong bệnh viện, bà đã bị mất lá lách, thận và không thể sử dụng đôi chân; bà phải ngồi xe lăn.

Từ năm 1998, bà theo đoàn hành hương giáo phận đến Lộ đức, nhờ sự giúp đỡ của người bạn Enzo Castelli. Hiện nay, ông Enzo đã qua đời, nhưng có người con trai của ông là anh Ivan giúp đỡ bà. Bà Noella có một niềm tin lớn lao nơi Đức Mẹ, bà luôn tạ ơn Đức Mẹ vì đã nâng đỡ bà.

Đức Mẹ là sức mạnh của bà, sức mạnh mà bà tìm được sau khi xảy ra thảm kịch năm 1995, và cũng chính với sức manh này, bà Noella đã thành lập hội Parsac. Qua hiệp hội này, bà Noella đã hoạt động để giúp cho Congo, ví dụ như xây dựng một trường cho 350 trẻ em, hay một trung tâm cho trẻ câm điếc hay mù lòa, nơi có thể đón tiếp 50 em. Hiện nay bà Noella có một dự án được mở gần thủ đô Kinshasa, đó là trung tâm đón tiếp các trẻ em con của các bà mẹ bị bạo lực tình dục. Ở Congo, những phụ nữ này thường bị bỏ rơi.

Người phụ nữ ngồi xe lăn này có một sức mạnh nội tâm to lớn. Dù cho những thử thách nặng nề bà đã chịu, bà không bao giờ ngừng chiến đâu. Bà nói rằng Đức Mẹ giúp bà, ban cho bà khả năng biến những đau thương xảy ra với bà thành điều tốt. Bà đang giúp đỡ cho rất nhiều người. (Giornale del Popolo 25/08/2017)

Hồng Thủy