ĐẠI HỘI THÁNH MẪU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 30 TẠI TRUNG TÂM THÁNH MẪU LAVANG

ĐẠI HỘI THÁNH MẪU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 30 TẠI TRUNG TÂM THÁNH MẪU LAVANG

LAVANG: Đại hội Thánh Mẫu toàn quốc lần thứ 30 sẽ diễn ra tại trung tâm thánh mẫu Lavang trong các ngày 13-15 tháng 8 này, với sự tham dự của hàng trăm ngàn tín hữu đến từ khắp nơi trong nước.

Đại hội năm nay tập trung vào việc loan báo Tin Mừng cho cuộc sống gia đình. Trong các ngày đại hội ngoài các thánh lễ đại trào, các buổi thuyết trình, canh thức cầu nguyện, chia sẻ chứng tá cuộc sống tin cậy mến, tín hữu có thể lãnh bí tích Hòa Giải với hàng trăm Linh Mục sẵn sàng ngồi tòa giải tội. Cũng có đêm văn nghệ với sự đóng góp tiết mục của nhiều thành phần và hội đoàn dân Chúa khác nhau.

Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, cho biết để chuẩn bị cho Đại hội Thánh Mẫu Lavang, mỗi tuần các cha đều tổ chức các buổi đọc Thánh Kinh và canh thức cầu nguyện với sự tham dự của các gia đình. Có nhiều người lớn ít tham dự thánh lễ và không tới với bí tích Giải Tội nữa, nhưng cha hy vọng họ còn có đức tin trong tim và cộng đoàn cầu nguyện cho họ. Theo các cuộc điều tra của Giáo Hội, các gia đình ngay ở Hà Nội gặp khá nhiều khó khăn. Cảnh thành thị hóa và sự phát triển nhanh chóng buộc mọi người trong gia đình chu toàn các nhiệm vụ khác nhau: làm việc, học hành, dấn thân trong nhiều sinh hoạt đa diện. Con người không còn có thời giờ cho nhau nữa, và người ta quên việc đào tạo giới trẻ. Các phụ huynh phải tái khởi hành từ con cái, là chìa khóa tương lai của cộng đoàn Giáo Hội và xã hội” (SD 1-8-2014).

Linh Tiến Khải -Vatican Radio

Ngày toàn xá Porziuncola tại Assisi

Ngày toàn xá Porziuncola tại Assisi

Phỏng vấn cha Michael Perry, Bề trên tổng quyền dòng Anh em Phanxicô hèn mọn

Sáng ngày mùng 1-8-2014 các lễ nghi cử hành ”Ngày toàn xá Porziuncola” đã được các tu sĩ dòng Phan Sinh Hèn Mọn bắt đầu tại Assisi. Năm nay lời cầu nguyện được dành để xin ơn hòa bình cho các dân tộc sống tại Thánh Địa.

Như đã biết, chiến tranh giữa người Israel và lực lượng Hamas Palestine tại Gaza đã kéo dài từ một tháng qua trong vùng Gaza, nơi có 2 triệu người Palestine sinh sống. Các cuộc dội bom, oanh kích và pháo kích từ phía Israel đã khiến cho hơn 1,500 người chết, hàng chục ngàn người bị thương và mấy trăm ngàn người phải di cư lánh nạn. Đa số các nạn nhân là phụ nữ và trẻ em Palestine.

Từ trưa ngày mùng 1 cho tới nửa đêm ngày mùng 2 tháng 8 tín hữu có thể lãnh ơn toàn xá Porziuncola trong tất cả các nhà thờ giáo xứ và nhà thờ do các cha dòng Phanxicô trông coi trên toàn thế giới, sau khi đã xưng tội, tham dự thánh lễ và đọc một Kinh Tin Kính, một Kinh Lậy Cha và một lời cầu theo các ý chỉ của Đức Giáo Hoàng. Ngày mùng 2 tháng 8 đã có hàng ngàn ban trẻ từ khắp nơi trong nước Italia và nhiều nước Âu châu tham dự cuộc tuần hành Phanxicô.

Ơn toàn xá này đã được Đức Giáo Hoàng Onorio III ban cho tất cả mọi tín hữu vào năm 1216, thể theo lời thỉnh cầu của thánh Phanxicô thành Assisi. ”Giấy ban phép của Teobaldo”, cũng có khi gọi là ”Luật teobaldino” là tài liệu lich sử chính liên quan tới việc ban phép đại xá này, đã do tu sĩ và Giám Mục giáo phận Assisi là Teobaldo soạn và ban hành từ Tòa Giám Mục Assisi ngày mùng 10 tháng 8 năm 1310.

Chuyện truyền thống kể rằng vào môt đêm tháng 7 năm 1216, trong khi thánh Phanxicô đang cầu nguyện trong nhà thờ Porziuncola, là nhà thờ nơi thánh nhân đã thành lập dòng Phanxicô và viết Hiến pháp, thì có một thị kiến. Thánh nhân trông thấy Chúa Giêsu và Đức Mẹ có một đoàn ngũ các thiên thần vây quanh. Các ngài hỏi thánh nhân muốn xin gì, vì thấy thánh nhân đã cầu nguyện biết bao cho các kẻ tội lỗi như thế. Thánh Phanxicô trả lời là muốn xin ơn tha hết mọi tội cho những người đã xưng tội, thống hối, viếng thăm nhà thờ. Do lời bầu cử của Đức Mẹ lời xin được chấp nhận, với điều kiện là thánh Phanxicô xin Đức Giáo Hoàng, như là Đấng đại diện của Chúa Kitô dưới thế, để xin ngài thành lập ơn toàn xá ấy.

Sáng hôm sau thánh Phanxicô cùng với thầy Masseo thành Marignano đến Perugia để gặp Đức Giáo Hoàng Onorio III, được bầu làm Giáo Hoàng trong những ngày đó bởi một Mật Nghị Hồng Y quy tụ 19 Hồng Y tại Perugia, nơi vị tiền nhiệm là Đức Giáo Hoàng Innocenzo III đã qua đời. Thánh Phanxicô và thầy Masseo được Đức Giáo Hoàng Onorio III tiếp kiến. Thánh nhân xin Đức Giáo Hoàng ban một ơn toàn xá, mà không bắt phải trả tiền hay làm một

cuộc hành hương thống hối như thói quen thời đó đòi hỏi. Các lý lẽ thánh nhân nêu ra đã thắng các nghi ngờ và sự bối rối của Đức Giáo Hoàng và các Hồng Y. Nhưng ơn toán xá chỉ được hạn chế vào một ngày trong năm là ngày mùng 2 tháng 8, ”tha hết mọi tội và hình phạt trên trời cũng như dưới đất cho tín hữu từ ngày rửa tội cho cho đến ngày bước vào trong nhà thờ này”. Ban đầu ơn toàn xá chỉ được dành cho nhà thờ Porziuncola, nhưng sau đó được trải dài ra trong tất cả mọi nhà thờ do các tu sĩ Phanxicô trông coi, rồi tiếp đến trải rộng ra trong tất cả mọi nhà thờ giáo xứ trên toà thế giới. Nhưng Assisi và Vương cung thánh đường Thánh Maria bên trong có nhà thờ Porziuncola, là đích điểm hành hương của tín hữu từ khắp nước Italia và các nước khác, tuốn về đây để lãnh ơn toàn xá ngày mùng 2 tháng 8 là lễ đã được cử hành long trọng trong hơn 8 thế kỷ qua.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của cha Michael Perry, Bề trên Tổng quyền dòng Anh em Phanxicô Hèn Mọn.

Hỏi: Thưa cha, đâu là ý nghĩa của ngày Toàn Xá, mà dòng Anh em Phanxicô Hèn Mọn cử hành hành hằng năm vào đầu tháng 8?

Đáp: Đây là ngày lễ cử hành tình yêu vô hạn và lòng thương xót của Thiên Chúa, một vì Thiên Chúa không ngừng mời gọi chúng ta sống hiệp thông với Người, hiệp thông với nhau và với toàn Thụ Tạo. Thật là quan trọng nhớ lại điều thánh Phaolô đã nói với chúng ta trong thư thứ II gửi tín hữu Côrintô: chúng ta đã được rửa tội trong Chúa Kitô và điều này có nghĩa là trở thành một thụ tạo mới. Và như là thụ tạo mới, kitô hữu chúng ta được mời gọi là môn đệ và là những người ”cùng được sai đi truyền giáo”. Như Chúa Kitô, chúng ta được mời gọi trở thành các thừa tác viên của sự hòa giải, của lòng thương xót và của hòa bình của Chúa Kitô đối với toàn thế giới. Tôi tin rằng thánh Phanxicô, trong cuộc sống của ngài, cũng đã sống biết bao nhiêu kinh nghiệm bất hòa cả giữa các tu sĩ hèn mọn, trong Giáo Hội hay trong thế giới. Vì thế thánh Phanxicô muốn cử hành và nhớ lại điều nòng cốt của cuộc sống chúng ta trong Chúa Kitô, trong Giáo Hội và trong thế giới, trong thời của thánh nhân cũng như ngày nay.

Hỏi: Đức Thánh Cha không mệt mỏi nói với thế giới về lòng thương xót của Thiên Chúa, đồng thanh với câu “Tôi muốn gửi tất cả anh chị em lên Thiên Đàng”, mà thánh Phanxicô đã nói và dựa trên lễ trọng của ơn Toàn Xá này…

Đáp: Tôi tin rằng ngày lễ này cũng trao ban cho chúng ta ý thức về tương lai: chúng ta bị hạn hẹp trong thế giới này, chúng ta có một cái nhìn bị hạn hẹp nơi các kinh nghiệm của thế giới ngày nay đầy đau khổ và bạo lực, nhưng chúng ta có một ơn gọi rất rộng lớn, được gắn liến với chương trình mà Thiên Chúa có đối với chúng ta, đối với thế giới, đối với thụ tạo… Một tương lai hy vọng chờ đón chúng ta, chứ không phải một tương lai tuyệt vọng, một tương lai của sự tươi vui chứ không phải của bần cùng khốn khổ.

Hỏi: Khi nghĩ tới biết bao mặt trận chiến tranh mở ra ngày nay, sự tha thứ đến để nói lên cái gì, thưa cha?

Đáp: Ơn toàn xá Assisi có thể nói với chúng ta về tình hình trên toàn thế giới, trong các vùng có chiến tranh như Siria, Libia, Nam Sudan, Ucraina, Thánh Địa, Cộng hòa dân chủ Congo, nhưng cũng như bên Hoa Kỳ, bên Mêhicô và trên toàn thế giới. Lễ này nói với chúng ta, mời gọi chúng ta, và đề nghị chúng ta suy tư và tái suy tư về chương trình của Thiên Chúa đối với hiện tại và tương lai.

Hỏi: Ơn tha thứ là một thực tại thời sự trong một xã hội đã đánh mất đi ý thức về tội lỗi, và có lẽ bị đè nén bởi một ý thức về tội, và vì thế hướng chiều hơn về sự tuyệt vọng; một sự tuyệt vọng không dính dáng gì tới sứ điệp tin mừng. Xã hội này có cảm thấy cần sự tha thứ hay không?

Đáp: Các người trẻ tham dự cuộc tuần hành Phanxicô đến từ Italia, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Slovac, Thụy Sĩ, Croazia, và các nước khác của Âu châu, tất cả họ đều đang kiếm tìm cái an ninh nơi sự hiện diện của Thiên Chúa, bởi vì có một nỗi âu lo lớn giữa giới trẻ ngày nay. Tôi tin rằng Ơn Toàn Xá Assisi có thể đánh động và bước vào trong khoảng trống này nơi giới trẻ, và làm đầy nó với lòng thương xót, niềm vui, sự hiện diện và sự chắc chắn rằng Thiên Chúa luôn luôn hiện diện trong đời sống chúng ta.

Hỏi: Thất là quan trọng tái khám phá ra mình là người có tội, mà không sợ hãi rộng mở cho vòng tay thương xót của Thiên Chúa, có đúng thế không thưa cha?

Đáp: Chắc chắn rồi. Thánh Phanxicô đã bắt đầu như thế khi nói: ”Tôi là kẻ tội lỗi nhất giữa tất cả mọi người”. Thừa nhận điều này giúp chúng ta rộng mở cho Thiên Chúa, nếu không chúng ta cứ đóng kín trong thế giới bé nhỏ của mình, trong các não trạng bé nhỏ của chúng ta và trong các tội lỗi của chúng ta.

Hỏi: Cha có lời cầu chúc nào cho dịp lễ Toàn Xá của Assisi này không?

Đáp: Lời cầu chúc của tôi là xin Chúa làm cho chúng ta trở thành dụng cụ hòa bình của Ngài. Ở đâu có oán thù xin cho chúng con đem vào đó tình yêu, sự tha thứ. Ước chi chúng ta đem sự hiệp nhất, đức tin, đức cậy, niềm vui và ánh sáng đến cho mỗi người, đến cho thế giới và cả thụ tạo ngày nay nữa.

(RG 1-8-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio
 

CÁC GIÁM MỤC ANH QUỐC VÀ VÙNG GALLES KÊU GỌI CẦU NGUYỆN CHO KITÔ HỮU IRAQ

CÁC GIÁM MỤC ANH QUỐC VÀ VÙNG GALLES KÊU GỌI CẦU NGUYỆN CHO KITÔ HỮU IRAQ

LUÂN ĐÔN: Các Giám Mục Anh quốc và vùng Galles mời gọi tín hữu toàn nước cầu nguyện cho các kitô hữu Irak vào ngày 6-8-2014 lễ Chúa Hiển Dung, thể theo lời yêu cầu của các vị lãnh đạo tôn giáo nước này, và Chúa nhật mùng 10-8-2014 trong toàn Anh quốc và vùng Galles.

Lời kêu gọi mang chữ ký của Đức Cha Declan Lang, Giám Mục Clifton, chủ tịch Văn phòng ngoại vụ của Hội Đồng Giám Mục Anh quốc và vùng Galles. Thông cáo có đoạn viết: Trong vài tuần qua các biến cố xảy ra tại Irak thật là thê thảm, các kitô hữu đã bị đuổi ra khỏi thành phố Mosul. Từ 60,000 tín hữu kitô năm 2003 bây giờ không còn ai nữa. Kể từ 1,600 năm nay đây là lần đầu tiên không có thánh lễ cử hành tại Mosul. Nhiều tín hữu kitô đã chạy trốn sang các vùng chung quanh đồng bằng NInive hay sang Kurdistan, khi các chiến binh của quốc gia Hồi đe dọa những ai không ký nhận ý thức hệ cuồng tín của họ. Chúng ta đang chứng kiến một cuộc thanh lọc tôn giáo và chủng tộc chống lại các kitô hữu, cũng như nhiều cộng đoàn khác như Suphít, Sabak, Mandean, Yazidi và Turkmen, khi các người cuồng tín đuổi họ ra khỏi các vùng đất đã là quê hương của họ từ hàng ngàn năm nay. Vài nhà thờ đã bị biến thành đền thờ hồi giáo, các đan viện cổ bị bỏ hoang, và các kitô hữu bị ghi dấu hiệu thành mục tiêu cho các người cuồng tín tấn công.

Tôi thỉnh cầu chính quyền Anh quốc và các quốc gia khác cứu các kitô hữu và các cộng đoàn bị bách hại khác tại Irak và cấp thiết cứu trợ họ. Tôi mời gọi anh chị em yểm trợ tổ chức ”Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ” cũng như các tổ chức bác ái công giáo khác trong công tác trợ giúp các anh chị em Irak trong thời điểm khủng hoảng này. Điều quan trọng nhất là xin anh chị em cầu nguyện xin Chúa thương xót dân tộc Iraq, an ủi những người đang than khóc, băng bó vết thương của họ và chữa lành các con tim tan vỡ trong các vùng đất kinh thánh đã từng là chiếc nôi của nền văn minh này (SD 5-8-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA GỬI ĐẠI HỘI CÁC TRƯỞNG HƯỚNG ĐẠO SINH TOÀN CHÂU ÂU

SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA GỬI ĐẠI HỘI CÁC TRƯỞNG HƯỚNG ĐẠO SINH TOÀN CHÂU ÂU

VATICAN: Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các trưởng hướng đạo sinh toàn Âu châu yêu thương phục vụ Giáo Hội, và không sợ hãi đương đầu với các thách đố ngày nay, can đảm bảo vệ các giá trị kitô, đặc biệt là sự sống, sự phát triển và phẩm giá con người.

Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp gửi đại hội các trưởng hướng đạo sinh toàn Âu châu ”Eurojamboree” lần thứ IV, nhóm tại Saint-Evroult-Notre-Dame-du-Bois, bên Pháp, trong các ngày 1-10 tháng 8 về đề tài ”Lạy Thầy, Thầy ở đâu?” (Gioan 1,38). Tham dự đại hội có 4,500 lãnh đạo các cấp, 5,000 hướng đạo sinh Italia, 7,500 hướng đạo sinh thuộc 20 quốc gia Âu châu và 2,500 thiện nguyện viên. Khẩu hiệu của đại hội 2014 là ”Hãy đến và xem”.

Trong sứ điệp Đức Thánh Cha lập lại ba điều ngài đã nói với giới trẻ thế giới tại Rio de Janeiro: ra đi, không sợ hãi, và phục vụ. Muốn gặp Chúa Giêsu như hai tông đồ Gioan và Anrê xưa kia, phải lên đường để nhận thấy Thiên Chúa tự tỏ hiện trong nhiều cách: qua thiên nhiên, trong các can thiệp của Chúa vào đời sống chúng ta, qua các tương quan với bạn bè người thân. Nếu chúng ta chấp nhận lời Chúa Giêsu mời gọi, thì Ngài sẽ cất hết mọi thứ sợ hãi khỏi cuộc sống chúng ta, và sẽ gửi chúng ta ra đi loan báo Tin Mừng cho những vùng ngoại biên. Nhưng để được như thế, cần phải ngày càng tìm gặp gỡ Chúa Giêsu hơn trong các bí tích, cách riêng là Bí tích Thánh Thể, để nên đồng hình dạng với Chúa. Đức Thánh Cha ca ngợi sư phạm hướng đạo đã trợ giúp biết bao thế hệ trưởng thánh, nên thánh và có tâm hồn cao thượng.

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đệ Nhất Thế Chiến trong các ngày này, Đức Thánh Cha mời gọi các hướng đạo sinh cầu nguyện để Âu châu được hòa bình. Ngài nhắn nhủ họ: Khi gặp các khó khăn, các bạn hãy nhớ mính là con cái Giáo Hội, và Giáo Hội luôn nâng đỡ các con cái mình (SD 3-8-2014).


Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐỨC HỒNG Y EDWARD CLANCY NGUYÊN TỔNG GIÁM MỤC SYDNEY QUA ĐỜI

ĐỨC HỒNG Y EDWARD CLANCY NGUYÊN TỔNG GIÁM MỤC SYDNEY QUA ĐỜI

SYDNEY: Đức Hồng Y Edward Clancy, nguyên Tổng Giám Mục Sydney, đã qua đời sáng ngày mùng 3-8-2014, thọ 90 tuổi.

Đức Hồng Y Clancy sinh năm 1923, thụ phong linh mục năm 1949. Năm 1952 cha Clancy được gửi sang du học Roma. Trở về nước năm 1955 cha trông coi hai giáo xứ Elizabeth Bay và Liverpool. Năm 1958 cha là giáo sư Thánh Kinh tại đại chủng viện Manly Sydney. Năm 1973 cha được chỉ định làm Giám Mục phụ tá Sydney. Ba năm sau cha được chỉ đinh làm Tổng Giám Mục Canberra. Năm 1988 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chọn ngài làm Hồng Y, và ngài đã cai quản tổng giáo phận Sydney cho tới khi về hưu năm 2001. Đức Hồng Y Clancy cũng đã từng là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Australia trong các năm 1986-2000.

Với sự qua đi của Đức Hồng Y Clancy, Hồng Y Đoàn còn 211 vị trong đó có 118 vị còn quyền bầu Giáo Hoàng (SD 3-8-2014).

 

Linh Tiến Khải -Vatican Radio

Hội nghị toàn quốc Brasil về truyền thông xã hội

Hội nghị toàn quốc Brasil về truyền thông xã hội

Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Truyền Thông Xã hội

Trong các ngày từ 24 đến 27 tháng 7 năm 2014 Hội nghị toàn quốc Brasil lần thứ IV về truyền thông xã hội đã diễn ra tại đền thánh Đức Bà Aparecida với sự tham dự của hàng trăm tham dự viên gồm các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân nam nữ dấn thân trong lãnh vực truyền thông. Mục đích của hội nghị là tìm ra các con đường mới để đào tạo và huy động các nhân viên mục vụ truyền thông trong nước, nhân kỷ niệm một năm chuyến công du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Brasil.

Trong sứ điệp gửi Hội nghị mục vụ truyền thông toàn nước Brasil lần thứ IV, Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ rao giảng Tin Mừng và cống hiến cho ”thế giới vi tính” cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô, một cuộc găp gỡ thực sự đổi đời.

Sứ điệp mang chữ ký của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, lấy lại ý chính bài giảng của Đức Thánh Cha trong chuyến viếng thăm Brasil, và khuyến khích Giáo Hội tại đây đừng khép kín trong các giáo xứ, cộng đoàn và cơ cấu giáo xứ hay giáo phận, nhưng ”đi ra”, tìm kiếm và gặp gỡ, vì có biết bao nhiêu người đang chờ đợi Tin Mừng. Thái độ ”đi ra” đó cũng phải áp dụng cho lãnh vực truyền thông bằng vi tính. Không được loại trừ con đường nào hết đối với người nhân danh Chúa Kitô phục sinh luôn dấn thân liên đới với con người. Với Tin Mừng trên tay và trong tim, cần tái khẳng định rằng đã đến lúc tiếp tục chuẩm bị các con đường dẫn đến Lời Chúa, và đặc biệt lưu ý tới những ai đang trong giai đoạn kiếm tìm. Thật thế, mục vụ trong thế giới vi tính được mời gọi chú ý tới những người không tin, bị rơi vào tình trạng chán nản, nhưng vẫn vun trồng ước ao sự tuyệt đối và chân lý không mau qua, bởi vì các phương tiện truyền thông cho phép tiếp cận với tín hữu các tôn giáo khác, với các người không tin và con người thuộc mọi nền văn hóa.

Trong bối cảnh đó, các ”kênh vi tính” là một lãnh vực nền tảng của mục vụ truyền thông trong việc đi ra mới của công tác rao truyền Tin Mừng. Và mọi kitô hữu đều được mời gọi góp phần vào công tác này, cách riêng các nhân viên truyền thông công giáo. Có hai phương thế cụ thể cần dùng: một đàng là sử dụng các phương tiện và học hiểu thứ ngôn ngữ chuyên biệt của lãnh vực vi tính, đàng khác là thừa nhận quyền tối thượng của con người, mà không quên rằng trước khi là một thực tại kỹ thuật, thế giới vi tính trước hết là nơi gặp gỡ với các người nam nữ, có các ước vọng và các thách đố thực sự cần các câu trả lời cụ thể.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Truyền Thông Xã hội, về hội nghị nói trên. Đức Tổng Giám Mục đã tham dự và thuyết trình trong hội nghị về đề tài ”Các thay đổi xã hội văn hóa, mà các kỹ thuật mới có thể đem lại cho con người ngày nay.”

Hỏi: Thưa Đức Cha Celli, các tín hữu kitô phải có vai trò nào trong thế giới truyền thông ngày nay?

Đáp: Kitô hữu nắm một vai trò quan trọng trong thế giới truyền thông. Nhưng nó không phải là ”bỏ bom” mạng lưới truyền thông với các sứ điệp tôn giáo, mà là cống hiến chứng tá của mỗi người, làm sao để phối hợp đức tin của mình với các vấn đề, các khía cạnh, các căng thẳng của cuộc sống thường ngày.

Hỏi: Các người tổ chức hội nghị đã xin Đức Cha thuyết trình về một đề tài rất rộng rãi liên quan tới ”các thay đổi xã hội văn hóa, mà các kỹ thuật mới có thể đem lại cho con người ngày nay.” Đức Cha có ý khởi hành từ các tiền đề nào?

Đáp: Trước hết, tôi xin nói rằng Hội Đồng của chúng tôi rất chú ý tới các sáng kiến như việc tổ chức hội nghị này. Ngoài ra, trong các nhiệm vụ của Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông có nhiệm vụ khích lệ các Giáo Hội địa phương suy tư về các thách đố chính gọi hỏi Giáo Hội trong lãnh vực truyền thông xã hội. Trong trường hợp chuyện biệt của thực tại Brasil đó là lãnh nhận một trách nhiệm mới, trong nghĩa tín hữu công giáo được mời gọi ”là các thừa sai trong thế giới liên mạng”. Bởi vì có cả một nền tu đức cần diễn tả cả trong thế giới internet nữa, cũng giống như kiểu chúng ta sống nền tu đức này trong nhà, trong môi trường làm việc, với gia đình, với bạn bè. Và đây là điều nền tảng.

Hỏi: Thưa Đức Cha, cả đề tài chung được chọn do các nhân viên mục vụ truyền thông Brasil cũng tạo thành một chương trình dấn thân, có đúng thế không?

Đáp: Đúng thế. Người ta nói tới các thách đố và các cơ may trong kỷ nguyên vi tính, như thế nó liên quan tới việc làm cho chín mùi ý thức về những gì xảy ra trong lãnh vực truyền thông nhờ các kỹ thuật mới, và tái khám phá ra sự kiện các kỹ thuật này có thể tạo ra một khung cảnh sống, nơi có hàng trăm ngàn người lui tới. Vì thế Giáo Hội có sứ mệnh rao truyền Tin Mừng phải tự vấn làm thế nào để có thể và phải loan báo sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô trong bối cảnh xã hội là mạng truyền thông này.

Hỏi: Trong sứ điệp gửi Ngày Truyền Thông Quốc Tế năm nay Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi dùng các phương tiện truyền thông xã hội để phục vụ một nền văn hóa gặp gỡ đích thật. Có thể thực hiện điều này như thế nào thưa Đức Cha?

Đáp: Đức Thánh Cha đã xin chúng ta làm sao để truyền thông trở thành gần gũi với con người nam nữ ngày nay. Và ngài cũng thêm rằng cần phải tạo ra một nền văn hóa của sự gặp gỡ. Do đó, cần phải tự hỏi xem mình có thể dùng các cơ may mà các kỹ thuật tân tiến cống hiến cho chúng ta như thế nào để đi đến cuộc gặp gỡ này. Tôi còn nhớ các lời Đức Thánh Cha nói trong buổi khai mạc hội nghị của giáo phận Roma, khi ngài nhấn mạnh rằng: ”thách đố lớn của Giáo Hội ngày nay là trở thành mẹ”.

Hỏi: Một cách cụ thể điều này có nghĩa là gì thưa Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông?

Đáp: Giám Mục Roma diễn tả giấc mộng của một Giáo Hội có khả năng cho thế giới thấy gương mặt hiền mẫu của mình. Như thế, ngài muốn một Giáo Hội cho thấy và sống sự tiếp đón và chia sẻ, bằng cách gần gũi con người trong các nẻo đường khác nhau của cuộc sống. Và điều này có một tầm quan trọng, đặc biệt trong một quốc gia có biết bao nhiêu mâu thuẫn như Brasil.

Hỏi: Các thuyết trình viên khác của hội nghị truyền thông toàn quốc Brasil là những ai thưa Đức Cha?

Đáp: Tôi muốn nhắc tới hai vị tên tuổi: đó là Cha Antonio Spadaro, Giám đốc tuần san ”Văn minh công giáo” là người thuyết trình về nhiều đề tài khác nhau như nền thần học vi tính và nền tu đức của trang mạng. Vị thứ hai là bà Leticia Soberon, thuộc Ủy ban Mạng truyền thông của Giáo Hội tại châu Mỹ Latinh, trình bày đề tài các môn đệ truyền giáo trong kỷ nguyên của nền văn hóa vi tính.

Hỏi: Thưa Đức Cha, đề tài ”môn đệ truyền giáo” đã được đào sâu trong Hội nghị lần thứ V của Liên Hội Đồng Giám Mục châu Mỹ Latinh triệu tập tại Aparecida hồi năm 2007. Nó được cụ thể hóa như thế nào trong lãnh vực truyền thông?

Đáp: Trong trường hợp của chúng ta câu hỏi cần đưa ra là các môn đệ của Chúa làm thế nào để ”trở thành các thừa sai trong mạng lưới truyền thông xã hội”. Liên quan tới điều này cần phải minh xác một điều đó là không có chuyện chiêu dụ tín đồ. Như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói, và như Đức Thánh Cha Phanxicô đã lập lại nhiều lần, đây không phải là việc bỏ bom mạng truyền thông với các sứ điệp tôn giáo, mà là cống hiến chứng tá. Và lý luận này, trong viễn tượng của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới sắp tới cũng có thể được trải dài ra cho các đề tài về gia đình. Bởi vì trong các lúc khó khăn nhưng cả trong những lúc tích cực, chúng ta có thể là các chứng nhân của các giá trị kitô trong mạng truyền thống xã hội, để gia đình luôn tiếp tục là tế bào nòng cốt đích thật của xã hội.

(SD 25-5-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ KÊU GỌI CHÍNH QUYỀN MỸ NỖ LỰC NHỔ TẬN GỐC RỄ NẠN TRẺ EM DI CƯ

CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ KÊU GỌI CHÍNH QUYỀN MỸ NỖ LỰC NHỔ TẬN GỐC RỄ NẠN TRẺ EM DI CƯ

WASHINGTON: Đức Cha Richard Pates, Giám Mục Des Moines, Chủ tịch Ủy ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã yêu cầu ngoại trưởng John Kerry đề ra chính sách giúp nhổ tận gốc rể nạn trẻ em Trung Mỹ di cư sang Hoa Kỳ.

Trong bức thư gửi ngoại trưởng Kerry đề ngày 24-7-2014 Đức Cha Pates khẳng định rằng cuộc khủng hoảng trong vùng biên giới Hoa Kỳ sẽ không được giải quyết, cho tới khi nào chính quyền không sửa đổi các đường lối chính trị góp phần để cho ma túy, vũ khí, các hàng hóa vượt biên giới vào Hoa Kỳ. Đức Cha chủ tịch Ủy ban Công Lý và Hòa Bình Hoa Kỳ đã viết bức thư trên sau chuyến viếng thăm các nước Guatemala, El Salvador, và Honduras là các nước có nhiều trẻ em lén lút di cư sang Hoa Kỳ nhất. Lý do của làn sóng trẻ em di cư này là bạo lưc trong gia đình, nạn buôn bán ma túy và buôn bán người, cũng như cuộc sống nghèo khổ của các em. Chính vì thế Đức Cha yêu cầu ngoại trưởng Hoa Kỳ tập trung chú ý vào việc đầu tư cho nền giáo dục và tạo công ăn việc làm cho người dân các nước nói trên hơn là trợ giúp khí giới cho chính quyền các nước này.

Các giới chức chính quyền Hoa Kỳ cho biết số trẻ em các nước Trung Mỹ tìm di cư sang Hoa Kỳ đã gia tăng gấp đôi kể từ năm 2011. Người ta ước tính có khoảng 90,000 trẻ em tìm cách vào Hoa Kỳ, và sang năm 2015 con số này có thể lến tới 145,000.

Đức Cha Pates cũng tố cáo các công ty quặng mỏ đa quốc Hoa Kỳ và Canada đang gây ô nhiễm trầm trọng gây bệnh tật cho người dân các nước Trung Mỹ và bịt miệng các người phản đối họ. Hàng Giám Mục các nước Trung Mỹ yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ đừng trợ giúp quân sự, nhưng đầu tư cho việc phát triển kinh tế xã hội các nước Trung Mỹ. Ngoài ra, chính sách phụ đới của chính phủ đối với các nông dân Hoa Kỳ đã cho phép họ xuất cảng bắp và sản phẩm nông nghiệp khác giết chết nông dân các nước Trung Mỹ, khiến cho họ vốn nghèo lại càng nghèo hơn. Đức Cha Pates cũng tố cáo nạn nghiệp ngập ma túy tại Hoa Kỳ tạo điều kiện cho các tổ chức buôn bán ma túy hoành hành tại các nước Trung Mỹ.

Đức Cha đã nghe chứng từ của nhiều vị lãnh đạo tôn giáo và dân sự liên quan tới các đàn áp, tra tấn, sát hại xảy ra cho các vị lãnh đạo các cộng đoàn thổ đân tại El Salvador, Guatemala và Honduras, vì họ chống lại cự sự bành trướng bất hợp pháp của các tổ chức quặng mỏ đa quốc. Đức Cha nói chính quyền Hoa Kỳ và Canada có phần trách nhiệm đối với các thảm cảnh kể trên của các dân tộc Trung Mỹ và tệ nạn trẻ em di cư vào Hoa Kỳ (CNA 27-7-2014)

TEHUACÁN: Vẫn liên quan tới các trẻ em di cư, vào tuần trước đây Đức Cha Rodrigo Aguilar Martinez, Giám Mục Tehuacán bên Mêhicô, đã kêu gọi các linh mục, tu sĩ giáo dân nam nữ, cũng như các hiệp hội và tổ chức xã hội toàn giáo phận trợ giúp các người di cư đi qua vùng này.

Đức Cha nhắc cho mọi người biết rằng các anh chị em di cư liên lụy tới chúng ta không phải một cách tiêu cực, vì họ cũng là nguồn cung cấp các nhân công. Vì thế Giáo Hội mời gọi tất cả mọi người coi họ như là các người tỵ nạn chính trị, bởi vì họ có các quyền lợi, cũng như chúng ta không thể coi các người di cư, đặc biệt là các trẻ em như những người xâm lấn và khinh rẻ họ. Vấn đề của người di cư đã có từ rất lâu rồi, chứ không phải là điều mới mẻ gì. Nó bao gồm một khía cạnh trầm trọng khác đó là các trẻ em không thể về mước với cha mẹ chúng, khi họ bị trục xuất. Đức Cha cho biết tại Mêhicô có khoảng 700,000 trẻ em được thừa nhận như công dân Hoa Kỳ vì sinh tại Mỹ. Nhưng cha mẹ các em là người Mexico đã bị trục xuất vì không có giấy từ hợp lệ hay vì các lý do khác. Mỗi ngày có 53 trẻ em vượt biên giới sang Hoa Kỳ bất chấp mọi nguy hiểm. Đức Cha cũng công nhận là ngài không biết con số chính xác các người di cư hiện diện trong giáo phận Tehuacán, nhưng mọi người đều biết nó đã trở thành một vấn đề nhân đạo liên quan tới mọi cơ cấu xã hội và phải được giải quyết (FIDES 15-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Cái luận lý của Thiên Chúa là thứ luận lý cảm thương, chia sẻ cho người nghèo đói và cho đi chính mình

Cái luận lý của Thiên Chúa là thứ luận lý cảm thương, chia sẻ cho người nghèo đói và cho đi chính mình

Cái luận lý của Thiên Chúa là thứ luận lý của lòng cảm thương, chia sẻ cho người nghèo đói và cho đi chính mình. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 3-8-2014.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa Phúc Âm Chúa Nhật thường niên thứ 18 năm A, kể lại biến cố Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng. Chúa Giêsu làm phép lạ đó gần bờ hồ Galilea, trong một chỗ vắng vẻ, nơi ngài đã cùng các môn đệ rút lui vào đó sau khi nghe tin ông Gioan Tẩy Giả chết. Nhưng có biết bao người đã đi theo và tới với các ngài. Và khi trông thấy họ Chúa Giêsu cảm thương và chữa lành những người bệnh cho tới chiều. Khi đó các môn đệ lo lắng vì trời đã muộn, các ông gợi ý cho Chúa giải tán đám đông để họ có thể vào các làng mạc mua thức ăn. Nhưng Chúa Giêsu bình tĩnh trả lời: ”Chính các con hãy cho họ ăn đi” (Mt 14,16). Rồi sau khi 5 chiếc bánh và hai con cá được đem tới, Người chúc lành, bắt đầu bẻ ra, trao cho các môn đệ, và các ông phân phát cho dân chúng. Mọi người ăn no nê mà vẫn còn dư. Đức Thánh Cha quảng diễn ý nghĩa phép lạ như sau:

Trong biến cố này chúng ta có thể tiếp nhận ba sứ điệp. Thứ nhất là lòng cảm thương. Trước đám dông đuổi theo Người – và có thể nói rằng không để cho người yên – Chúa Giêsu không phản ứng với sự cáu giận, Người không nói: ”Dân này làm phiền tôi”. Không. Không. Nhưng Người phản ứng với tâm tình cảm thương, bởi vì Người biết rằng họ tìm Người không phải vì tò mò, nhưng vì cần Người. Chúng ta hãy chú ý: cảm thương, đó là điều Chúa Giêsu cảm thấy. Nó không chỉ đơn sơ là thương hại, mà còn hơn nữa! Nó có nghĩa là đau khổ với, đồng hóa mình trong nỗi khổ đau của người khác, tới độ nhận lấy nó trên chính mình. Chúa Giêsu là như thế: Ngài cùng đau khổ với chúng ta. Ngài đau khổ với chúng và và cho chúng ta. Và dấu chỉ của lòng cảm thương đó là Ngài đã chữa lành nhiều người bệnh. Chúa Giêsu dậy chúng ta đặt các nhu cầu của người nghèo trước các nhu cầu của chúng ta. Các nhu cầu của chúng ta, cho dù hợp pháp, cũng sẽ không bao giờ cấp thiết như các nhu cầu của người nghèo, là những người không có cái tối thiểu để sống. Chúng ta thường nói về người nghèo, nhưng khi nói về người nghèo, chúng ta có cảm thấy rằng người đàn ông này, người đàn bà nọ, các trẻ em ấy không có điều cần thiết để sống không? Rằng họ không có ăn, không có mặc, không thể có thuốc men. Cả các trẻ em nữa không thể đến trường… Và vì thế các nhu cầu của chúng ta, dù hợp pháp, sẽ không bao giờ cáp thiết bằng các nhu cầu của người nghèo không có điều tối thiểu để sống.

Sứ điệp thứ hai là sự chia sẻ. Thứ nhất là sự cảm thương, điều mà Chúa Giêsu cảm thấy với sự chia sẻ. Thật ích lợi đối chiếu phản ứng của các môn đệ trước người dân mệt mỏi và đói khát với phản ứng của Chúa Giêsu. Các môn đệ nghĩ rằng tốt hơn là giải tán dân chúng, để họ có thể đi mua thức ăn. Trái lại, Chúa Giêsu nói: các con hãy cho họ ăn đi. Hai phản ứng khác nhau, chúng phản ánh hai luận lý trái nghịch nhau: các môn đệ phản ứng theo thế gian, theo đó mỗi người nghĩ tới chính mình; họ đã phản ứng như thể nói rằng: ”Anh chi em hãy tự lo liệu.” Chúa Giêsu lý luận theo cái luận lý của Thiên Chúa, là cái luận lý của sự chia sẻ. Biết bao nhiêu lần chúng ta đã quay mặt đi nơi khác để không trông thấy các người anh em cần giúp đỡ. Và cái nhìn đi chỗ khác này là một kiểu lich sự để nói rằng, trong đôi găng tay trắng: ”Hãy tư lo liệu lấy”. Điều này không phải là của Chúa Giêsu: đó là sự ích kỷ. Nếu Chúa Giêsu đã giải tán các đám đông, thì cũng sẽ còn có biết bao nhiêu người không có ăn.

Trái lại, ít chiếc bánh và cá, được chia sẻ và được Thiên Chúa chúc phúc, đã đủ cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy chú ý: đây không phải là một ma thuật, mà là một ”dấu chỉ”! Một dấu chỉ mời gọi có niềm tin nơi Thiên Chúa, là Cha quan phòng, là Đấng không để cho chúng ta thiếu ”lương thực hằng ngày”, nếu chúng ta biết chia sẻ nó như anh chị em!

Sau cùng liên quan tới sứ điệp thứ ba Đức Thánh Cha nói:

Phép lạ bánh báo trước bí tích Thánh Thể. Chúng ta thấy nó nơi cử chỉ của Chúa Giêsu “đọc lời chúc tụng” (c. 19) trưởc khi bẻ bánh và phân phát cho đám đông. Nó cũng là chính cử chỉ Người sẽ làm trong Bữa Tiệc Chiều, khi Người thành lập việc tưởng niệm vĩnh cửu Hiến tế cứu độ của Người. Trong bí tích Thánh Thể Chúa Giêsu không cho một chiếc bánh, nhưng cho bánh sự sống vĩnh cửu, trao ban chính Ngài, tận hiến chính mình cho Thiên Chúa Cha vì yêu thương chúng ta. Ai đến với bí tích Thánh Thể mà không có lòng cảm thương các người túng thiếu và không chia sẻ, thì không hợp với Chúa Giêsu…

Cảm thương, chia sẻ và Thánh Thể. Đó là con đường mà Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta trong Tin Mừng này. Một con đường dẫn đưa chúng ta tới chỗ đối chiếu với các nhu cầu của thế giới này với tình huynh đệ; nhưng nó dẫn đưa chúng ta vượt qúa thế giới này, bởi vì nó khởi hành từ Thiên Chúa và trở lại với Người.

Xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của sự Quan Phòng thiên linh, đồng hành với chúng ta trên con đường này.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào tín hữu Roma và các khách hành hương thuộc nhiều nước khác nhau. Ngài đặc biệt chào nhóm chạy bộ thuộc giáo xứ Sao Biển ở Lido tỉnh Latina, được tổ chức chung với Hiến Binh Vatican và Đội Cận Vệ Thụy sĩ. Ngài đã làm phép ngọn đèn sẽ được thắp sáng suốt tháng 8 này để kính Đức Mẹ.

Đức Thánh Cha cũng chào các bạn trẻ giáo xứ Thánh Tâm ở Pontedera, thuộc giáo phận Pisa, trung bắc Italia, hành hương đi bộ về Roma theo lộ trình Francigena, là lộ trình hành hương có từ thời Trung Cổ, đi qua các nước Pháp, Italia, Tây Ban Nha. Ngài cũng chào các hướng đạo sinh hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô. Họ đang cùng hàng ngàn hướng đạo sinh Italia trên đường đến tham dự đại hội hướng đạo sinh toàn quốc tại San Rossore.

Sau cùng Đức Thánh Cha chúc mọi người một ngày Chúa Nhật an lành và bữa ăn trưa ngon miệng.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Chiến tranh: lò sa thải và thử nghiệm khí giới

Chiến tranh: lò sa thải và thử nghiệm khí giới

Như chúng tôi đã liên tục đưa tin, trong ba tuần qua chiến cuộc giữa quân đội Israel và lực lựơng Hamas của người Palestine đã khiến cho 1.500 người chết, hơn 5.000 người bị thương và mấy trăm ngàn người phải bỏ nhà cửa di tản. Từ hơn mười ngày qua quân đội Israel đã cảnh báo người dân Palestine sống tại miền bắc dải Gaza phải mau chóng rời bỏ nhà cừa ruộng vườn, vì họ sẽ bỏ bom và bắn đại bác vào các vùng này, để tiêu diệt các căn cứ của lực lượng Hamas, rải rác trà trộn giữa nhà người dân.

Cho tới nay phía Israel đã phá hủy 50 hầm bí mật, mà lực lượng Hamas đã đào sang đất Israel để mở các cuộc tấn công hay bắn các hỏa tiễn vào làng mạc và thành phố của người do thái, kể cả Tel Aviv, Haipha và Giêrusalem. Đa số các hỏa tiễn này đã bị lực lượng phòng không của Israel phá hủy trên không trung. Tuy không chính xác, nhưng hàng ngàn hỏa tiễn này có tiếng rú rất mạnh khiến cho dân chúng kinh hoàng sợ hãi, vì phải liên tục nghe tiếng còi báo động và sống trong bất an.

Mấy cuộc ngưng bắn do Ai cập đề nghị và làm trung gian, cũng như qua trung gian của ngoại trường Hoa Kỳ John Kerry và ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đã chỉ kéo dài vài giờ, vì không được phe Hamas tôn trọng. Phe Hamas đòi chính quyền Israel hủy bỏ lệnh cấm vận Gaza đã kéo dài từ 12 năm qua, khiến cho vùng Gaza hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nhưng đó là điều Israel không muốn. Do đó, chiến tranh vẫn tiếp diễn nên các tổ chức cứu trợ nhân đạo đã không thể trợ giúp các nạn nhân, đa số là người Palestine sống trong dải Gaza.

Tin cuối cùng cho biết hôm 1-8-2014 Israel và lực lượng Hamas đã chấp thuận ngưng bắn 72 giờ đồng hồ, để các tổ chức nhận đạo có thể đem các phẫm vật cứu trợ tới cho người Palestine dang phải chịu cảnh đói khát, không có nước uống và thiếu thực phẩm cũng như mọi thứ cấn thiết. Các nhà thương trong dải Gaza đầy ắp người bị thương và người chết. Từ 5 năm qua đây là lần thứ ba xảy ra xung khắc giữa người Israel và lực lượng Hamas.

Mặc dù các lời kêu gọi liên tục và sáng kiến cầu nguyện cho hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxicô, cũng như của nhiều Hội Đồng Giám Mục quốc gia và các giới chức lãnh đạo tôn giáo trên thế giới, cả hai bên đều ”giả điếc làm ngơ”, không bên nào chịu nhượng bộ bên nào. Và thế là cứ ”hòn đất ném qua, hòn chì ném lại”. Chỉ tội nghiệp cho các thường dân vô tội phải gánh hết mọi hậu quả tiêu cực của chiến tranh: chết chóc, thương đau và tàn phá. Chỉ một quả bom hay một trái đại bác, cả gia tài cơ nghiệp mà họ cố gắng gầy dựng với biết bao nhiêu hy sinh chắt bóp và mồ hôi nước mắt bỗng thành mây khói.

Thật ra, chúng ta đều biết rằng tất cả mọi cuộc chiến trên thế giới hiện nay đều là cách sa thải các vũ khí cũ, và thử nghiệm các vũ khí mới tối tân và tàn sát hữu hiệu và nặng nề hơn. Trong trường hợp tại Thánh Địa các nước A rập trong đó có A rập Sauđi, Iran, Ai Cập và các nước khác trong khối A rập thù nghịch với Israel cung cấp vũ khí cho lực lượng Hamas và người Palestine. Trong khi Hoa Kỳ yểm trợ khí giới cho Israel. Các quốc gia có kỹ nghệ sản suất chế tạo và buôn bán khí giới mạnh nhất vẫn là các cường quốc Hoa Kỳ, Nga, các nước Âu châu như Đức, Anh quốc, Pháp, Italia. Và các nước kỹ nghệ đang lên như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Brasil, Nam Phi, Camerun, cũng sản xuất và buôn bán khí giới.

Để có thể tiêu thụ mọi thứ vũ khí ngày càng tối tân, cần phải tạo ra chiến tranh, với tất cả các lý do chính đáng và thường khi là không chính đáng. Và không cần phải tìm tòi và lý luận dài dòng ai cũng biết ngay rằng các quốc gia có kỹ nghệ chế tạo và buôn bán khí giới thường tìm cớ gây ra chiến tranh, xúi dục cho các lực lượng và phe phái khác nhau thù hằn bắn giết nhau, rồi rêu rao là trợ giúp các quốc gia hay các phe lâm chiến ấy, vì muốn bảo vệ các nền dân chủ, hay du nhập nền dân chủ kiểu tây âu vào các xã hội Phi châu, châu Mỹ Latinh và Á châu. Các kho chứa vũ khí đã đầy ứ, vì thế cần phải thải bớt và bán các vũ khí cũ đi, để lấy chỗ cho các khí giới mới tối tân và có sức tàn phá mạnh hơn. Chiến tranh trở thành dịp sa thải các khí giới cũ, đồng thời cũng là dip thử các vũ khí mới tinh vi hơn.

Đó là các lý do ngoại tại của chiến tranh. Các lý do nội tại của chiến tranh thường là các bất công, đàn áp, trong các đường lối chính trị, kinh tế tài chánh và xã hội của một nước, trong đó hàng lãnh đạo có khuynh hướng cai trị độc tài, bưng bít và ngu dân.

Dầu sao đi nữa, trong cái luận lý của kỹ nghệ chế tạo buôn bán vũ khí, chiến tranh cần thiết, vì nó là chợ trời sa thải vũ khí, cũ và là lò thử nghiệm các vũ khí mới tối tân, có khả năng giết người và tàn phá môi sinh mạnh mẽ hữu hiệu hơn. Qua đó chúng ta hiểu tại sao thế giới này lại không có hòa bình.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

GIÁO HỘI MYANMAR KÊU GỌI TOÀN DÂN HIỆP NHẤT

GIÁO HỘI MYANMAR KÊU GỌI TOÀN DÂN HIỆP NHẤT

YANGOON: Trong sứ điệp gửi nhân lễ hai thánh Gioakim và Anna, Đức Cha Charles Maung Bo, Tổng Giám Mục Yangoon, đã kêu gọi tín hữu và toàn dân hiệp nhất để xây dựng đất nước Myanmar.

Sứ điệp có đoạn viết: ”Chúng ta là một gia đình đa mầu, như bẩy người con chúng ta thuộc bẩy nhóm chủng tộc lớn. Chúng ta tất cả đều là con cái của một quốc gia vĩ đại. Thiên Chúa đã chúc phúc cho chúng ta với các ơn tràn đầy. Trong lịch sử đất nước chúng ta đã được ước muốn vì vẻ đẹp, sự khả ái của dân tộc và các tài nguyên thiên nhiên của nó. Thế nhưng ngày nay quê hương chúng ta đang chảy máu, vì bị dâm chém bởi thù hận. Chúng ta đã chứng kiến các người chết trong các bang Rakhine, Mandalay, Metalia, Kachin và Karem. Đất nước Myanmar đang ở giữa sự sống và cái chết, và số phận của nó nằm trong tay của tất cả chúng ta”.

Đức Tổng Giám Mục Yangoon gọi các kẻ lựa chọn gieo vãi hận thù trong đường phố Myanmar là ”những kẻ không thể khắc phục được”. Nhưng như là tín hữu công giáo chúng ta lên án mọi bạo lực từ bất cứ ai và từ bất cứ tôn giáo nào. Máu và nước mắt đang trở thành thực tại hằng ngày của vài cộng đoàn trong nước. Máu có tôn giáo không? Nước mắt có tôn giáo không? Máu của mỗi người là máu của toàn dân Myanmar. Vì thế những kẻ gieo vãi thù hận chống lại bất cứ cộng đoàn nào là kẻ thù của toàn dân Myanamr. Chỉ có hòa bình là con đường duy nhất cho gia đình dân nước Myanmar mà thôi (SD 1-8-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

NGƯNG BẮN KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC GÌ, NỀU CÁC ĐIỀU KIỆN SỐNG TẠI GAZA KHÔNG THAY ĐỔI

NGƯNG BẮN KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC GÌ, NỀU CÁC ĐIỀU KIỆN SỐNG TẠI GAZA KHÔNG THAY ĐỔI

GIÊRUSALEM: ”Ngưng bắn không giải quyết được gì, nếu Gaza vẫn là một nhà tù của tuyệt vọng, bị phong tỏa, nơi chỉ có sự sợ hãi, bị tước đoạt lớn lên, và nuôi dưỡng thù hận khiến cho người trẻ tuyệt vọng và dễ dàng trở thành các kẻ cuồng tín sẵn sàng làm mọi sự.”

Đức Thượng Phụ Latinh Giêrusalem Fouad Twal đã nói như trên với hãng thông tấn Fides của Bộ Truyền Giáo ngày mùng 1-8-2014. Theo Đức Thượng Phụ cần phải lấy đi các điều kiện cơ cấu nuôi dưỡng hận thù, bắt đầu bằng cách hủy bỏ lệnh cấm vận, rộng mở các con đường cho phép dân chúng và hàng hóa di chuyển, cho phép đánh cá ngoài khơi dải Gaza, thì tất cả sẽ di chuyển trên đất liền và sẽ không có ai nghĩ tới việc đào hầm để di chuyển dưới lòng đất. Ý chí tàn ác và mù quáng tiêu diệt kẻ thù đang biến thường dân tại Gaza thành nạn nhân bị sát tế. Chỉ cần nhìn danh sách các nạn nhân thì biết: 70% là phụ nữ và trẻ em. Trong số biết bao nhiêu đường hầm mà lực lượng Hamas xây dưới lòng đất cũng có các hầm là nơi trú ẩn cho dân chúng.

Liên quan tới tình liên đới quốc tế với các tín hữu kitô và dân chúng tại Thánh Địa và vùng Trung Đông, Đức Thượng Phụ Twal cho biết đã nhận được rất nhiều điện thư của các tổ chức và bạn bè từ nhiều đại lục. Đức Cha cám ơn tình liên đới của mọi người, nhưng ngài cũng xin gửi các trợ giúp cụ thể cho dân chúng. Đức Cha cho biết ngài đã đến thăm các người bị thương trong nhà thương Pháp. Gia đình họ cũng cần được giúp đỡ. Tòa Thượng Phụ Giêrusalem đã cùng Caritas làm những gì có thể, nhưng có ít trợ giúp cụ thể hữu hiệu đến từ nước ngoài. Theo Đức Thượng Phụ chỉ gửi điện thư khẳng định ”chúng tôi liên đới với anh chị em” thì không đủ (FIDES 1-8-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐỨC THƯỢNG PHỤ GREGORIOS III LAHAM KÊU GỌI TÍN HỮU HỒI VÀ TÍN HỮU KITÔ CÙNG NHAU DUY TRÌ GIA TÀI VÀ LỊCH SỬ CHUNG

ĐỨC THƯỢNG PHỤ GREGORIOS III LAHAM KÊU GỌI TÍN HỮU HỒI VÀ TÍN HỮU KITÔ CÙNG NHAU DUY TRÌ GIA TÀI VÀ LỊCH SỬ CHUNG

BAGHDAD: Đức Thượng Phụ Melkít Gregorios III Laham khích lệ các tín hữu kitô và hồi giáo đoàn kết giữ gìn gia tài và lịch sử chung của các dân tộc A rập vùng Trung Đông.

Đức Thượng Phụ đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp gửi tín hữu Hồi các nước A Rập và trên toàn thế giới nhân lễ Eid al-Fitr, kết thúc tháng chay tịnh Ramadan. Đức Thượng Phụ ghi nhận rằng ngày lễ diễn ra trong các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và thê thảm trên thế giới, đặc biệt trong các nước A rập, trong khi đất nước Siria thân yêu và Irak khổ đau, đất Palestina và Gaza bị thương tích; đó là chưa nói đến Marốc, Ai Cập, Yemen, và các guốc gia vùng Vịnh Ba Tư. Máu chảy khắp nơi, sự đau buồn gia tăng, các nơi thờ tự, các đền thờ hồi giáo cũng như các nhà thờ kitô bị tàn phá, các quyền thánh thiêng của con người bị vi phạm, phẩm giá, sự tư do và danh dự của nó bị chà đạp, tất cả những gì xảy ra đều đe dọa các chinh phục nhân bản, nghệ thuật và khoa học, luân lý và tôn giáo của nền văn hóa A rập. Tín hữu kitô và tín hữu hồi chúng ta đã cùng nhau làm nên lịch sử, chung sống và tôn trọng lẫn nhau. Chúng ta đã thắng vượt được các đám mây khủng hoảng khi chúng xảy ra, và cùng nhau tiếp tục con đường cuộc sống, cùng chung xây đất nước và cùng lớn lên. Đó là một tình bạn tràn đầy và liêm chính. Chúng ta than khóc các nạn nhân vô tội kitô và hồi giáo, phụ nữ và nam giới, người già và giới trẻ chết mỗi ngày với máu thấm đẫm các con đường, nhà cửa và những nơi thờ tự, ôm nhau trong cái chết chung, như đã xảy ra trong lịch sử và nền văn minh, văn hóa của họ.

Chúng ta hãy hiệp nhất để cứu vãn Hồi giáo và các tín hữu hồi khỏi các kẻ thù ngoại tại và nội tại đang bổ xuống trên thế giới A rập, thế giới hồi giáo và các nơi khác. Chúng tôi kitô hữu A rập, chúng tôi là những người bênh vực chân thành nhất của Hồi giáo, bởi vì chúng tôi biết rằng trong số phận tốt cũng như xấu chúng ta cùng nhau duy trì gia tài và lịch sử chung của chúng ta. Chúng tôi kêu gọi lương tâm của thế giới A rập, và âu châu cũng như cộng đồng quốc tế, cùng nhau lên tiếng chống lại các trào lưu takfít đang xâm lấn các nước A rập của chúng ta, làm sai lạc gương mặt của Hồi giáo, thúc đẩy các kitô hữu di cư, đe dọa giết họ, hạ nhục họ, tàn sát họ; và như thế lấy mất đi thế giới A rập khỏi con tim của các tín hữu kitô và làm cho thế giới hồi nghèo nàn đi. Các người Takfit là một trào lưu cuồng tín ngoài lề Hồi giáo Sunnít. Họ trông thấy các người bất trung ở khắp nơi, và cho rằng việc giết các người ấy là hợp pháp. Họ tấn công các người Hồi chung quanh và bắt các người này phải gia nhập giáo phái Takfít. Kitô hữu và tín hữu Hồi chúng ta phải ở với nhau để cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai và tương lại chung của chúng ta (SD 1-8-2014).

Linh Tiến Khải -Vatican Radio
 

 

Chia sẻ cơm áo

Chia sẻ cơm áo

Chúng ta không cần câu truyện nào khác để dẫn vào đoạn Tin Mừng hôm nay. Các Tông đồ của Chúa lo sợ trước một thách thức không thể vượt qua được trên bình diện con người, đó là 5,000 người đàn ông không kể đàn bà con trẻ đang gặp cảnh đói không có gì ăn, và vào lúc trời sắp tối, có nghĩa là mọi sinh hoạt buôn bán giữa người với người dường như bị đóng lại. Các ông lo sợ và nói theo khuynh hướng tự nhiên là phủi tay chạy trốn trước thách thức khóa khăn ấy, từ đó đổ trách nhiệm cho kẻ khác, và cuối cùng cũng muốn Chúa Giêsu làm như vậy: “Xin Thầy hãy cho họ về, hoặc cho họ vào làng để mua gì ăn, vì trời đã tối và họ có thể kiếm được gì lót dạ qua cơn đói chăng?”.

Thế giới ngày nay có rất nhiều tiến bộ, với những phát minh khoa học kỹ thuật tân tiến, nhưng theo thống kê của cơ quan lương thực Liên Hiệp Quốc cho biết, mỗi ngày có khoảng 400,000,000 người phải đi ngũ với bụng đói không có gì để ăn, và 15,000 người phải chết đói hằng ngày. Điều này không phải vì thế giới thiếu tài nguyên, thiếu lương thực, nhưng vì tài nguyên của quốc gia bị mánh mung, ăn cắp một cách khéo léo bởi một số người không còn lương tâm.

Chúng ta không cần dẫn chứng đâu xa, hãy nhìn vào môi trường trong cuộc sống của chúng ta. Nơi cộng đoàn chúng ta sinh sống, thử hỏi có bao nhiêu người đang đói khổ? Bao nhiêu người trẻ thiếu phương tiện đến trường học? Bao nhiêu người bị bóc lột sức lực và làm việc với đồng lương bất công? Tại Phi Luật Tân 70% dân chúng sinh sống dưới mức phân biệt nghèo túng. Chúng ta đang đứng trước những thách thức bao la và có lẽ cũng muốn bỏ chạy trốn, hoặc đổ trách nhiệm sang cho kẻ khác với những lý do an ủi mình như, nhiều người đói khổ quá làm sao tôi có thể lo cho họ được, sức tôi có hạn làm sao tôi có thể chia sẻ với từng ấy người đang cần đến lương thực để sinh sống.

Thật lạ lùng, một cộng đoàn đông đến 5,000 người đàn ông, không kể đàn bà con trẻ mà không còn chút lương thực, không còn chúng gì để ăn tối, hay là mỗi người đã đem giấu phần thức ăn của mình? Hay có thể vì sợ không đủ cho kẻ khác? Nếu không có năm cái bánh và hai con cá của một em nhỏ nào đó thì làm sao Chúa Giêsu có thể nhân thêm để nuôi sống hàng mấy ngàn người như vậy. Em bé này đáng được khen ngợi, vì tâm hồn rộng lượng của em, một tâm hồn đơn sơ không nghĩ ngợi, dám dâng cho Chúa phần đóng góp nhỏ nhoi của em.

“Chúng con hãy cho họ ăn”. Đó là mệnh lệnh mà Chúa truyền lại cho các Tông đồ xưa và cũng là mệnh lệnh của Chúa cho mỗi người Kitô hữu hôm nay. Chúng con hãy cho họ ăn, chúng con có trách nhiệm không thể chạy trốn được, chúng con không thể phủi tay đổ trách nhiệm cho kẻ khác. Hãy biêt sống chia sẻ, đóng góp những gì mình có thể làm để mưu cầu hạnh phúc cho đồng loại. Mỗi người hãy thắp lên một que diêm để làm cho căn phòng đầy ánh sáng, nhất là khi cùng thắp que diêm đó với Chúa và nhờ Chúa, cộng tác với Chúa để gìn giữ que diêm đó khỏi gió thổi tắt.

Thánh Matthêu mô tả hành động phép lạ của Chúa Giêsu giống như hành động Chúa cử hành bí tích Thánh Thể với các Tông đồ trong bữa tiệc ly: “Chúa cầm lấy bánh, tạ ơn và trao cho các môn đệ để các ngài đem đi phân phát”. Bí tích Thánh Thể được gọi là “Bữa tiệc chia sẻ tình yêu, Agapae: Bữa tiệc bẻ bánh”. Trong thời Giáo Hội sơ khai, bí tích Thánh Thể là phương tiện hữu hiệu nhất để giúp cho các đồ đệ có được sức sống của Ngài, có được tình yêu và sức mạnh của Chúa.

Đừng chạy trốn trước sự mời gọi chia sẻ của anh em. Chúng ta hãy xét lại xem mình đã cử hành Bí Tích Thánh Thể như thế nào? Bí Tích Thánh Thể có tác dụng thế nào trong đời sống chúng ta? Bí Tích Thánh Thể được chúng ta cử hành, chia sẻ trong nhà thờ và chúng ta có kéo dài nó trong cuộc sống bên ngoài nhà thờ hay không?

Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta được trở nên giống Chúa một ngày một hơn nhờ việc lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể, cũng như qua việc chia sẻ sự sống của Chúa, xin Chúa giúp mỗi người chúng ta được lớn lên, được trưởng thành trong đức bác ái, sẵn sàng đóng góp phần nhỏ của mình để phục vụ anh em, xin Chúa giúp chúng ta trưởng thành trong Đức tin mà chúng ta chia sẻ qua kinh Tin kính.

Veritas Radio

Tấm bánh liên đới

Tấm bánh liên đới

Bài Tin Mừng hôm nay chứa đựng rất nhiều bài học. Như về Nước Trời, về Dân Thiên Chúa, về bí tích Thánh Thể. Nhưng có lẽ bài học thiết thực nhất cho chúng ta hôm nay là bài học liên đới. Đó cũng chính là bài học Chúa muốn dạy cho các môn đệ của Người.

Liên đới là biết cảm thương. Nhìn thấy đám đông, Chúa Giêsu chạnh lòng thương. Đó là một đám đông nghèo khổ, đói khát, bệnh tật, bơ vơ không người chăn dắt. Đám đông tội nghiệp đi tìm Chúa không phải chỉ để được ăn no, nhưng còn để được chữa lành bệnh, nhất là được an ủi, được dạy dỗ, được chỉ bảo. Khi chạnh lòng thương, Chúa Giêsu dạy ta hãy nhìn những người chung quanh bằng ánh mắt liên đới. Những người này đói vì tôi đã ăn quá nhiều. Những người kia rách vì tôi đã mê mải đuổi theo “mốt”. Những đứa trẻ này hư hỏng vì tôi đã thiếu quan tâm chỉ bảo. Những đứa trẻ kia rơi vào tội phạm vì tôi đã không làm gương tốt cho chúng. Thế giới này chưa tốt một phần có trách nhiệm của tôi. Thế giới này chưa công bằng trong đó phần lỗi của tôi.

Liên đới là nhận lấy trách nhiệm. Các môn đệ đã nhìn thấy đám đông đói khát. Các ngài muốn thoái thác, phủi tay: “nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn”. Đó là một giải pháp hợp lý. Lo cho năm ngàn người ăn là ngoài tầm tay của các môn đệ. Đó cũng là giải pháp nhẹ nhàng. Ai lo phần nấy. Thật dễ dàng. Nhưng đó là giải pháp không được Chúa chấp nhận, vì thiếu tình liên đới. Chúa muốn các môn đệ Chúa nhận lấy trách nhiệm: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy lo cho họ ăn”. Họ đói, các con phải lo cho họ ăn. Một trách nhiệm nặng nề vượt quá sức các môn đệ. Nhưng đã cảm thương thì phải có trách nhiệm. Trái tim cảm thương thật sự phải hướng dẫn bàn tay làm việc.

Liên đới là đóng góp phần của mình. Chúa không cần những phép tính vĩ mô. Năm ngàn người thì cần bao nhiêu bánh? Những tính toán lớn lao là không thực tế và làm ta lo sợ. Chúa dạy các môn đệ khởi đi từ thực tế: “Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm chiếc bánh và hai con cá”. Thật là ít ỏi, nghèo nàn. Nhưng Chúa không chê cái ít ỏi nghèo nàn đó: “Đem lại đây cho Thầy”. Có ít hãy đóng góp ít. Nhưng quan trọng là phải bắt đầu, là phải góp phần của mình. Liên đới không đòi ta phải quán xuyến mọi sự, nhưng đòi ta thật sự có trách nhiệm, góp phần của mình vào việc chung.

Liên đới là chia sẻ. Chúa chúc tụng để làm phép bánh và cá như cho ta thấy, những đóng góp dù ít ỏi của ta đã thành thiêng liêng cao quí. Chúa không làm phép lạ tức khắc biến ngay cá và bánh ra một núi lương thực cho người tự do đến lấy. Chúa cũng không tự tay phân phát lương thực cho mọi người. Chúa trao bánh và cá cho các môn đệ. Các môn đệ trao cho mọi người. Và mọi người trao lại cho nhau. Đó là bài học lớn của phép lạ. Chính khi mọi người trao cho nhau, Chúa làm phép lạ. Bánh và cá cứ tiếp tục sinh sôi bao lâu những bàn tay còn trao nhau. Bánh và cá vẫn tiếp tục nhân lên bao lâu mắt con người vẫn còn nhìn nhau. Những tấm bánh của tình liên đới. Những đàn cá của sự chia sẻ. Chúng nhân lên theo nhịp của trái tim. Khi trái tim chan chứa yêu thương, quan tâm, liên đới, lương thực trở nên phong phú, dư thừa.

Thế mà các môn đệ đã vội lo. Cũng như ta thường lo thế giới này quá chật hẹp không đủ chỗ cho mọi người. Cũng như ta vẫn thường lo lương thực trên thế giới không đủ nuôi mọi người. Hôm nay Chúa dạy ta mỗi người hãy chia sẻ những gì mình có thì thế giới sẽ dư thừa lương thực. Khi trái tim mở ra thế giới sẽ có đủ chỗ cho mọi người.

Lạy Chúa xin mở trái tim con để con biết cảm thương và chia sẻ. Amen.

GỢI Ý CHIA SẺ

1) Tục ngữ Việt nam có câu: Nhiều no ít đủ. Bạn nghĩ gì về nét văn hoá Việt nam trong câu này. Có gần với bài Tin Mừng hôm nay không?

2) Càng cho đi càng phong phú. Bạn cảm nghiệm điều này bao giờ chưa?

3) Ta có trách nhiệm với những người chung quanh. Những người nghèo chất vấn cách tiêu dùng của ta. Bạn có nghĩ thế không?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Chia sẻ cho người nghèo đói

Chia sẻ cho người nghèo đói

(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

Trại Trung tâm tiếp nhận người sắp chết ở Calcutta, Ấn Độ, một người nằm dài trên giường, xem ra không thể cử động được cánh tay. Người ta hỏi ông:

– Ông muốn ăn không? Vâng, muốn.

– Tên ông là gì? -Dinenraj (Đinh Văn Rao)

– Ông bao nhiêu tuổi? -Tôi chẳng biết.

– Tên ở đây bao lâu rồi?- Bốn hôm.

– Ông từ đâu đến? – Tôi ở ngoài đường phố.

– Ông mắc bệnh gì? – Bao tử tôi hoàn toàn thất bại, vì hoàn toàn trống không.

Người ta đem đến cho ông phần ăn của ngày lễ kỷ niệm 25 năm thành lập trung tâm, gồm có: cơm gà giò hầm với càri, khoai tây, sữa đặc, chuối và cam. Ông ăn một cách thèm khát và nhai rất kỹ từng muỗng đồ ăn.Ông mở miệng to để người ta cho ông ăn từng muỗng một. Khi ăn hết dĩa phần ăn, ông nằm duỗi tay chân như một đứa bé chuẩn bị ngủ.

Kể từ ngày được thiết lập (22/8/1952) trong 25 năm trung tâm đã tiếp nhận 36.000 người, trong đó 16.000 người “đã chết trong tay Chúa”. Trung tâm của những người hấp hối này điển bình cho nhiều ngôi nhà tương tự được các nữ tu Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêsa thành Calcutta điều khiển trên khắp thế giới. Các soeurs từng nghiêng mình với lòng kính trọng và yêu thương trên những thân xác gầy gò của những người đàn ông và đàn bà được lượm nhặt ngoài đường phố đưa về. Các soeurs từng mang lại cho những con người bị bỏ rơi này một ý thức nào đó về nhân phẩm, đồng thời truyền đạt cho họ về một thế giới bên kia khả dĩ lau sạch mọi nước mắt, xoa dịu mọi cơn đói, chữa lành những tâm hồn mang nặng nhiều thương tích. Lễ Ngân khánh của Trung tâm này tại Calcutta được tổ chức vào ngày lễ Các Thánh (1/11), là để nhắc nhớ con người về giá trị đời mình là biết qui về Thiên Chúa Tình Yêu.

Mẹ Têrêsa đã mời các bà đích thân đến, mang theo đồ ăn họ đã dọn sẵn ở nhà và tự tay phân phát cho các bệnh nhân nghèo. Mẹ có tài thu hút người thuộc đới trung lưu và thượng lưu không phân biệt tôn giáo tới tham gia công việc mà các nữ tu Thừa Sai Bác Ái vẫn làm hằng ngày là nghiêng mình săn sóc những con người bị xã hội bỏ rơi một cách đáng thương.

Anh chị em thân mến,

Phải chăng việc Mẹ Têrêsa thành Calcutta làm trên đây là việc áp dụng Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay một cách sống động? Nhưng thử hỏi còn biết bao cách áp dụng khác nữa mà bài Tin Mừng này có thể gợi lên cho chúng ta? Các môn đệ xin Chúa giải tán đám đông dân chúng để họ đi mua thức ăn. Nhưng Chúa lại bảo các ông: “Chính anh em phải cho họ ăn”. Rồi Chúa đã cho 5000 người ăn với 5 cái bánh và 2 con cá, còn dư lại 12 thúng bánh vụn. Ngoài con số 5000 người đàn ông, thánh Matthêu con thêm “không kể đàn bà và trẻ em”. Vậy tổng số có thể lên tới hàng chục ngàn người. Như vậy Chúa Giêsu, với phép lạ hóa bánh ra nhiều, đã nuôi một đám đông rất lớn đi theo Chúa Giêsu vào nơi hoang địa. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào Ngài để có của ăn nuôi sống mình.

Ngày nay đám đông dân chúng đã phát triển nhanh tới hàng triệu người. Họ không chỉ cảm thấy đói, mà họ chết đói: 100 ngàn người mỗi ngày và 450 triệu người tối đến đi ngủ bụng đói (theo một bản thống kê quốc tế). Ngay ở đất nước chúng ta đây, còn biết bao người thiếu ăn, thiếu mặc, trẻ em thiếu dinh dưỡng. Với chiến dịch “xóa đói giảm nghèo”, nhiều người đã ủng hộ nuôi dưỡng những người đói khổ cùng cực. Nhưng vấn đề quá lớn đối với con người, chắc chắn chúng ta phải làm hết sức, hết khả năng con người. Nhưng chúng ta cần sự trợ giúp của Chúa mới làm được. Nếu để cho các môn đệ, các ông chỉ biết giải tán để dân chúng đi về bụng đói và có khi phải chết đói dọc đường. Nhưng với sự đóng góp của con người, Chúa đã làm nên phép lạ. Nếu cậu bé không trao cho Chúa khẩu phần bánh và cá của cậu đem theo, thì đám đông dân chúng sẽ về bụng đói. Nhưng với 5 cái bánh và 2 con cá của cậu bé, Chúa Giêsu đã nuôi được hàng ngàn người ăn no vả còn dư thừa.

Thưa anh chị em,

Chúa Giêsu không đi quyên góp bánh để phát cho người nghèo. Ngài cũng không khiến bánh tự nhiên từ trời xuống cho họ ăn, nhưng Ngài đã chia sẻ mấy cái bánh mà môn đệ có sẵn trong tay cho tất cả mọi người. Đó là một thách đố: dám nuôi bằng ấy ngàn người với năm chiếc bánh của người nghèo. Năm cái bánh đã được nhân lên bằng tình thương của Chúa Giêsu cộng với niềm tin và lòng vâng phục của các môn đệ. Bài học mọi người. Đó là một thách đố: dám nuôi bằng ấy ngàn người với năm chiếc bánh của người nghèo. Năm cái bánh đã được nhân lên bằng tình thương của Chúa Giêsu cộng với niềm tin và lòng vâng phục của các môn đệ. Bài học của phép lạ hóa bánh ra nhiều là ở chỗ đó: Chúa dạy chúng ta là hãy vâng lời Ngài mà thực hiện điều răn yêu thương. Yêu thương là chia sẻ. Khi chúng ta chia sẻ chính là làm cho tình yêu được nhân lên. Tấm bánh đáng lẽ chỉ nuôi được một vài người, đã có thể nuôi cả ngàn người. Tình yêu có thể làm được chuyện mà đống tiền, đống của không làm được. Người ta thường nghĩ phải có nhiều, có dư thì mới cho. Tình yêu không đợi phải có đủ, có dư mới cho, nhưng còn sẵn sàng cho cả cái chính mình đang thiếu, và thậm chí, cả khi không có gì, vẫn có thể cho, đó là chính mình: công sức, tài năng, thời giờ… bởi vì tình yêu cao cả nhất, trọn vẹn nhất, là dâng hiến chính mình cho người mình yêu (Ga 15,13) và đó là tình yêu của Chúa Giêsu. Chính tình yêu này mới khiến Ngài chạnh lòng thương trước cảnh đói khổ, bệnh tật của dân nghèo và ra tay cứu giúp.

Điều nguy hiểm nhất cho con người là không còn biết chạnh lòng thương xót trước những nỗi khổ đau của người khác. Lòng nhân ái không chỉ làm cho chúng ta “thành người”mà còn là dấu chỉ của người môn đệ Chúa.

Ông Malcolm Muggeridge, một nhân vật nổi tiếng trên đài TV Anh Quốc, đã trở lại đạo Công giáo, điều mà trước đây ông đã thề sẽ không bao giờ làm. Ông nói, ông đã bị cảm kích bởi những việc Mẹ Têrêsa Calcutta đã làm: “Không thể diễn tả bằng lời, tôi đã mắc nợ Mẹ Têrêsa thế nào. Mẹ đã tỏ cho tôi thấy Kitô giáo trong hành động. Mẹ đã tỏ cho tôi thấy sức mạnh của tình yêu có thể làm nổi dậy một ngọn thủy triều tình yêu lan tràn khắp thế giới…”

Trình thuật Chúa hóa bánh ra nhiều được lặp lại trong Tiệc Thánh Thể: “Chúa Giêsu cầm lấy bánh, ngước mắt lên trời, tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ”. Chúa vẫn tái diễn phép lạ ấy hằng ngày để nuôi dưỡng chúng ta và cả thế giới. Tại sao từ bàn Tiệc Thánh này chúng ta lại không biết chia sẻ với người nghèo đói? Thế giới hôm nay còn có những kẻ đói, còn có những dân tộc đói, vì có những cái bánh được giữ riêng cho cá nhân và không hề được bẻ ra chia sẻ. Hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta, khi đã lãnh nhận Bánh của chúa thì cũng biết cạnh lòng thương và chia sẻ cơm bánh cho người nghèo đói, để Chúa có thể nuôi sống tất cả anh chị em chúng ta trên thế giới.

Năm chiếc bánh và hai con cá

Năm chiếc bánh và hai con cá

Bước ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu đã tỏ lòng thương xót, ủi an, dậy dỗ, chữa lành và ban phát của ăn nuôi dân. Gặp những người cùng khổ và bệnh tật, Chúa xót thương chữa lành họ: Người thấy dân chúng đông đảo, thì thương xót họ, và chữa những người bệnh tật trong họ (Mt 14,14). Chúa dậy dỗ và mở mang kiến thức để họ hiểu biết về mầu nhiệm Nước Trời và tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn yêu thương và quan phòng cho mọi loài thọ tạo. Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? (Mt 6,26).

Để tiếp tục ban phát ơn lành, Chúa Giêsu cần lòng quảng đại và sự góp phần nhỏ bé của chúng ta. Thánh Matthêô diễn tả: Các ông thưa lại rằng: "Ở đây chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá". Người bảo các ông rằng: "Hãy đem lại cho Thầy"( Mt 14,16). Chúa nhận 5 chiếc bánh và 2 con cá nhỏ, Chúa đã đọc lời chúc tụng, tạ ơn và phân phát cho mọi người. Chúa ban cho dân đầy dư tràn trề và ăn uống thỏa thuê. Chúa Giêsu duỡng nuôi con dân bằng của ăn tinh thần và cả của ăn thể xác.

Năm bánh hai cá là biểu tượng nguồn tốt lành mà mỗi người chúng ta đang sở hữu. Mỗi cá nhân đều có một kho tàng vô giá ẩn sâu trong tâm hồn. Tôn giáo giúp chúng ta khơi dậy những tâm tình, những ân huệ và những khả năng được trao ban.

Chúng ta không thể nói rằng chúng ta không có gì để cho đi. Mỗi người có cả một kho tàng tình yêu, sự cảm thông, tình xót thương và lòng quảng đại. Cái gì cũng có thể cho được, chúng ta có thể cho đi một nụ cười thân thiện, một lời nói êm nhẹ, một cử chỉ yêu thương, một thái độ tử tế, một ánh mắt thông cảm, một vòng tay ấm áp, một tâm tình chia sẻ tế nhị và một chút bánh, một ly nước.

Khi chúng ta biết cho đi, chúng ta sẽ nhân đôi niềm vui cả vốn lẫn lời. Cho đi là làm giầu thêm cho chính mình. Khi lồng ngực còn thở và trái tim còn đập, chúng ta còn có cái để cho, cho đi niềm tin, niềm hy vọng và cậy trông. Càng cho càng có thêm. Xởi lởi trời lại cho mà.

Ngày xưa, khi đi giảng đạo tại những nước nghèo đói xa xôi, các nhà truyền giáo đã dùng mọi cách thế để đi vào lòng dân. Một trong những cách cụ thể, là lo cho dân có nơi ăn chốn ở, giúp đỡ, dậy dỗ và dùng thuốc thang chữa lành bệnh tật. Có nhiều người theo đạo vì: Theo đạo có gạo mà ăn. Điều này không sai, nhưng nếu lạm dụng sự giúp đỡ thì mất đi ý nghĩa của việc truyền đạo. Chúng ta thường nghe nói: Có thực mới vực được đạo. Đúng vậy, con người không sống trên mây trên gió, mà là cuộc sống cụ thể chân chạm đất. Những nhu cầu thể xác về ăn mặc không thể thiếu. Không phải ngày xưa khi mơi truyền đạo, mà cả ngày nay cũng thế, những nơi vùng sâu vùng xa nghèo đói cũng cần sự trợ giúp về cái ăn cái mặc. Không thỏa mãn nhu cầu thể xác thì khó có thể tập trung cầu nguyện, thờ phượng và trau dồi kiến thức văn hóa về đạo giáo hay về xã hội.

Ở Ấn Độ, người dân bị phân biệt giai cấp, những người cùng đinh nghèo đói và bị khinh bỉ. Mẹ Têrêxa đã phục vụ lâu năm tại đây. Mẹ đã lập nhiều nhà Tế Bần. Có nơi, các chị Dòng Bác Ái mỗi ngày phải lo phục vụ cả 9 ngàn người ăn. Một ngày không nấu là một ngày họ không có gì ăn. Vào ngày nọ, có một cặp vợ chồng mới cưới đến thăm và dâng cúng món tiền lớn. Mẹ Têrêxa hỏi: Ở đâu anh chị có món tiền lớn thế? Anh chị trả lời: Họ mới cưới nhau được hai ngày. Chúng tôi quyết định không tổ chức đám cưới vì muốn dành số tiền này để nuôi người nghèo. Mẹ hỏi: Tại sao anh chị lại muốn làm như thế? Họ trả lời rằng vì chúng tôi yêu nhau và muốn bắt đầu cuộc sống hôn nhân với hành động hy sinh này. Biết rằng họ thuộc hàng quý phái. Cử chỉ thật đẹp từ cõi lòng.

Tu thân tích đức là hướng nội. Từ bi hỉ xả và từ thiện bác ái là hướng ngoại. Khi có nội công thâm hậu, thì con người sẽ có sức mạnh phi thường. Ý chí là nguồn sức mạnh. Không phải mọi người to lớn, khỏe mạnh và cường tráng là người có nội lực thâm sâu. Ý chí giúp con người thành nhân và thành thánh. Vị thánh nào cũng có một ý chí kiên cường. Vị thánh nào cũng biết xả thân và cho đi. Cho đi mà không cạn kiệt. Cho đi là hướng ra tha nhân. Càng xả thân càng làm cho sự hiện hữu của mình thêm phong phú. Các thánh nhân đã cho đi không ngừng để làm giầu cho tha nhân và cho chính mình. Chúa Giêsu xuống trần gian, Ngài cho đi với cả trái tim yêu thương, sự tha thứ, thông cảm, chữa lành, sự bình an và cả mạng sống của chính Ngài.

Khi Chúa Giêsu chữa lành, Chúa chữa tận căn và bệnh tật chấm dứt. Khi Chúa ban của ăn, Chúa ban dư tràn. Mọi người đều ăn no. Và người ta thu lượm được mười hai thúng đầy những miếng bánh vụn (x. Mt 14,20). Khi Chúa yêu thương, Chúa hiến cả thân mình đến giọt máu cuối cùng. Chúa không ban ơn nửa vời.

Bước theo Chúa, Chúa cũng đòi hỏi một sự dứt khoát: Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được (x. Lc 14,33).

Xem ra sự đòi hỏi của Chúa không dễ. Làm sao chúng ta có thể từ bỏ hết những gì chúng ta có? Chúng ta thường tìm cách tránh né vấn đề và nêu ra nhiều lý do để chối từ. Các tông đồ xưa đã thực hành lời Chúa một cách triệt để. Các ngài sống trọn vẹn lý tưởng và chết cho sứ mệnh của mình. Thánh Phaolô đã lên tiếng nói rằng: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gal 2,20).

Chúa trao quyền năng cho các tông đồ và sai các ngài ra đi trong tin yêu và phó thác: Đi đường, đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi dép hay cầm gậy. Vì thợ thì đáng được nuôi ăn (x. Mt 10,10).

Tôi nghe kể các tu sĩ Dòng Tên trong những năm huấn luyện tập tu. Mỗi tu sĩ ra đi vào đời trong một tháng thử thách, họ không được mang theo đồ dùng tiền bạc. Họ phải tự lo liệu tất cả, khát xin uống, đói xin ăn, tự tìm nơi ăn chốn ở và mọi nhu cầu thể xác tự giải quyết. Sống hoàn toàn trong sự phó thác nơi Chúa và cậy nhờ lòng tốt người khác. Trong những ngày lang thang giữa chợ đời, cũng có khi các tu sĩ bị xua đuổi, bị khinh rẻ, bị nghi ngờ và bị coi là kẻ ăn bám xã hội. Luyện tập nhân đức cần trải qua những gian truân và nhẫn nại sẽ giúp họ trưởng thành trong đời sống phục vụ sau này.

Thiên Chúa quan phòng cho mọi loài thảo mộc sinh hoa trái và ban nguồn thực phẩm để dưỡng nuôi con người trong thiên nhiên. Trong lịch sử cứu độ, một đôi khi Thiên Chúa can thiệp ban phát ân sủng trực tiếp như nước uống, Manna và chim cút cho dân Do-thái suốt hành trình lữ hành trong hoang địa. Nay Chúa Giêsu làm phép lạ cho bánh và cá hóa nhiều để nuôi dân. Bánh và cá là hình ảnh của bánh hằng sống mà Chúa sẽ ban chính là Mình và Máu Thánh Chúa. Chúa Giêsu đã chọn chính bánh rượu là của ăn hằng ngày để hiến thánh. Khi bánh rượu được hiến dâng trên bàn thờ, qua lời truyền phép của linh mục, bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, bánh rượu đã trở nên Mình và Máu Thánh Chúa để dưỡng nuôi toàn dân. Của ăn thần lương này đã giúp thỏa mãn mọi khát khao của con người dẫn vào cuộc sống đời đời.

Chúa ban cho dư tràn nhưng Chúa cũng nhăc nhở con người không được phung phí. Sau khi dân chúng ăn no thỏa, Chúa kêu gọi mọi người thu dọn: Mọi người đều ăn no. Và người ta thu lượm được mười hai thúng đầy những miếng bánh vụn (x. Mt 14,20).

Không một ân huệ nào là vô ích. Dù là một chút ít miếng vụn, đó cũng là hồng ân. Trong thế giới chúng ta đang sống, đang có biết bao nhiêu người lên giường ngủ mà bụng còn đói, trong khi nhiều người ăn uống thừa thãi và hoang phí. Xã hội bất công đưa dẫn đến con người tham lam và ích kỷ. Chỉ muốn gom góp và làm giầu cho chính mình. Chúng ta biết rằng thu vào là tiêu hao và tan biến. Có biết bao nhiêu nguồn sung túc của thế giới đã bị chiếm đoạt bất công. Có những người sống như nhà phú hộ giầu có, hằng ngày yến tiệc linh đình, trong khi bên cạnh nhà có Lazarô đói khổ, bệnh tật và thèm khát chén cơm thừa mà chẳng ai cho. Câu truyện đời như thế vẫn xảy ra hằng ngày. Hậu qủa thưởng phạt ngày sau tách biệt mỗi người một nơi.

Năm bánh hai cá là vốn liếng mà mỗi người chúng ta có được. Chúng ta đừng đem chôn vùi, nhưng hãy trao tặng lại cho Chúa, để Chúa biến hóa ra nhiều phân phát cho mọi người. Mỗi người hãy cùng chung góp khả năng, sức lực, của cải và thời giờ để sinh hoa kết qủa trong cuộc sống này. Không có một cuộc sống nào là vô ích. Ai cũng có thể góp phần làm tốt cho xã hội và Giáo Hội.

Lạy Chúa, xin khơi dậy kho tàng ân sủng trong lòng con, để chúng con biết đem ra phân phát và chia sẻ với mọi người.

Tất cả là hồng ân!

Chúng con cảm tạ danh Chúa đến muôn ngàn đời.

LM Giuse Trần Việt hùng

ĐỨC HỒNG Y CHỦ TỊCH CARITAS QUỐC TẾ CẦU MONG HÒA BÌNH VÀ HÒA GIẢI GIỮA HAI DÂN TỘC DO THÁI VÀ PALESTINE

ĐỨC HỒNG Y CHỦ TỊCH CARITAS QUỐC TẾ CẦU MONG HÒA BÌNH VÀ HÒA GIẢI GIỮA HAI DÂN TỘC DO THÁI VÀ PALESTINE

ROMA: Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga, Chủ tịch Caritas Quốc Tế, cầu mong hai dân tộc Do thái và Palestine can đảm chấm dứt chiến tranh thù hận, hòa giải với nhau để chung sống hòa bình và thăng tiến công ích.

Trích lại Thông điệp ”Hòa bình dưới thế” của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, Đức Hồng Y viết trong thông cáo công bố hôm 31-7-2014 như sau: ”Xin Chúa Kitô đốt lên các ước mong của mọi người bẻ gẫy các hàng rào ngăn cách họ với nhau, củng cố các mối dây yêu thương nhau, học hiểu biết nhau và tha thứ cho những ai gây ra sai lầm cho họ”.

Từ đầu tháng 7 tới nay 2 triệu người Palestine sống trong dải Gaza và dân Israel đã bị cuốn hút vào một cuộc chiến tàn hại. Dân chúng không có chỗ an ninh để trú ẩn, khi bom đạn rơi trên các vùng đông dân cư ở Gaza. Ho trông thấy con cái của họ bị tàn sát, nhà cửa của hàng xóm láng giềng bị san bình địa, và mọi hy vọng nơi tương lai bị tan vỡ. Chiến trường là hàng xóm đầy trẻ em, phụ nữ và nam giới. Các nhà thương đầy người bị thương và người chết, và cả trường học là nơi trú ẩn của người dân cũng bị bỏ bom. Caritas chúng tôi đã kêu gọi ngưng chiến, nhưng đây chỉ là bước đầu dẫn đến hòa bình công bằng, dựa trên các cuộc thương thuyết trong toàn vùng. Con đường hòa giải còn dài, nhưng nó bắt đầu với chính chúng ta. Israel và Hamas tại sao enh em vẫn muốn lấy cọng rơm khỏi mắt người anh em, mà lại không thấy cài xà trong mắt mình? Hãy bỏ khí giới xuống, và lấy ống nhòm để nhìn đa số các nạn nhân của anh em là thường dân vô tội.

Đức Hồng Y Maradiaga cũng ghi nhận rằng đây là chiến cuộc thứ ba trong năm năm qua giữa người Do thái và lực lượng Hamas tại Gaza. Trong các năm qua người dân Gaza đã phải sống trong cảnh thiếu nước uống, đa số thực phẩm đến từ các tổ chức trợ giúp nhân đạo, và phẩm giá con người bị hạ nhục vì không tìm ra công ăn việc làm. Tổ chức Caritas đã trợ giúp vật chất và tinh thần cho người dân tại đây trong các thời điểm kkó khăn. Đức Hồng Y kêu gọi thôi cấm vận Gaza và che chở cuộc sống và các phương kế sinh nhai của người dân. Lời Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi hai tổng thống Perez và Abbas vẫn còn văng vẳng trong tai mọi người: phải có can đảm để kiến tạo hòa bình, và hành động ngược lạơi nhừng gì đã làm cho tới nay. Caritas chúng tôi cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa, cho các gia đình Palestine và Israel đã mất con cái và người thân, cho các trẻ em phải sống trong kinh hoàng và bị chấn thương tinh thần. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho các nhân viên Caritas Giêrusalem và công tác cứu trợ của họ. Chúng tôi cầu xin cho các anh chị em Israel và Palestine được tự do tin vào một tương lai công bằng và hòa bình, trong thời điểm chiến tranh và đàn áp kinh khủng này.

Tin cuối cùng cho biết hai bên Israel và Hamas đã chấp thuận ngưng chiến 72 giờ đồng hồ để cho các tổ chức nhân đạo có thể cứu trợ các nạn nhân tại Gaza (SD 31-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐỨC HỒNG Y VINCENT NICHOLS KÊU GỌI NGƯNG CHIẾN TẠI GAZA

ĐỨC HỒNG Y VINCENT NICHOLS KÊU GỌI NGƯNG CHIẾN TẠI GAZA

LUÂN ĐÔN: Đức Hồng Y Vincent Nichols, Giáo chủ Anh quốc và vùng Galles, đã kêu gọi ngưng chiến ngay tức khắc để kết thúc cảnh tàn sát tại Gaza, và tìm ra giải pháp cho hòa bình giữa hai dân tộc Israel và Palestine.

Đức Hồng Y đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong thông cáo công bố ngày 31-7-2014 tại Luân Đôn. Trước nạn bạo lực gia tăng đang nuốt trửng người dân sống trong vùng Gaza, Đức Hồng Y nghĩ tới và cầu nguyện cho tất cả những ai đã mất người thân, và cuộc sống bị phá hủy bởi cuộc xung khắc. Các khổ đau lo âu và tuyệt vọng của những người nam nữ và trẻ em kêu lên rằng chiến tranh không phải là câu trả lời cho các vấn đề. Như xung khắc cho thấy bạo lực sinh ra bạo lực. Cùng với bao nhiêu người khác, tôi nài xin qúy vị ngưng cuộc tàn sát tại Gaza, và tìm ra giải pháp cho các vấn đề nòng cốt của cuộc xung đột giữa Israel và Palestin đã tàn phá cuộc sống của mọi dân tộc tại Thánh Địa (SD 31-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Chiến tranh: lò sa thải và thử nghiệm khí giới

Chiến tranh: lò sa thải và thử nghiệm khí giới

Như chúng tôi đã liên tục đưa tin, trong ba tuần qua chiến cuộc giữa quân đội Israel và lực lựơng Hamas của người Palestine đã khiến cho 1,500 người chết, hơn 5,000 người bị thương và mấy trăm ngàn người phải bỏ nhà cửa di tản. Từ hơn mười ngày qua quân đội Israel đã cảnh báo người dân Palestine sống tại miền bắc dải Gaza phải mau chóng rời bỏ nhà cừa ruộng vườn, vì họ sẽ bỏ bom và bắn đại bác vào các vùng này, để tiêu diệt các căn cứ của lực lượng Hamas, rải rác trà trộn giữa nhà người dân.

Cho tới nay phía Israel đã phá hủy 50 hầm bí mật, mà lực lượng Hamas đã đào sang đất Israel để mở các cuộc tấn công hay bắn các hỏa tiễn vào làng mạc và thành phố của người do thái, kể cả Tel Aviv, Haipha và Giêrusalem. Đa số các hỏa tiễn này đã bị lực lượng phòng không của Israel phá hủy trên không trung. Tuy không chính xác, nhưng hàng ngàn hỏa tiễn này có tiếng rú rất mạnh khiến cho dân chúng kinh hoàng sợ hãi, vì phải liên tục nghe tiếng còi báo động và sống trong bất an.

Mấy cuộc ngưng bắn do Ai cập đề nghị và làm trung gian, cũng như qua trung gian của ngoại trường Hoa Kỳ John Kerry và ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đã chỉ kéo dài vài giờ, vì không được phe Hamas tôn trọng. Phe Hamas đòi chính quyền Israel hủy bỏ lệnh cấm vận Gaza đã kéo dài từ 12 năm qua, khiến cho vùng Gaza hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nhưng đó là điều Israel không muốn. Do đó, chiến tranh vẫn tiếp diễn nên các tổ chức cứu trợ nhân đạo đã không thể trợ giúp các nạn nhân, đa số là người Palestine sống trong dải Gaza.

Tin cuối cùng cho biết hôm 1 tháng 8-2014 Israel và lực lượng Hamas đã chấp thuận ngưng bắn 72 giờ đồng hồ, để các tổ chức nhận đạo có thể đem các phẫm vật cứu trợ tới cho người Palestine dang phải chịu cảnh đói khát, không có nước uống và thiếu thực phẩm cũng như mọi thứ cấn thiết. Các nhà thương trong dải Gaza đầy ắp người bị thương và người chết. Từ 5 năm qua đây là lần thứ ba xảy ra xung khắc giữa người Israel và lực lượng Hamas.

Mặc dù các lời kêu gọi liên tục và sáng kiến cầu nguyện cho hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxicô, cũng như của nhiều Hội Đồng Giám Mục quốc gia và các giới chức lãnh đạo tôn giáo trên thế giới, cả hai bên đều ”giả điếc làm ngơ”, không bên nào chịu nhượng bộ bên nào. Và thế là cứ ”hòn đất ném qua, hòn chì ném lại”. Chỉ tội nghiệp cho các thường dân vô tội phải gánh hết mọi hậu quả tiêu cực của chiến tranh: chết chóc, thương đau và tàn phá. Chỉ một quả bom hay một trái đại bác, cả gia tài cơ nghiệp mà họ cố gắng gầy dựng với biết bao nhiêu hy sinh chắt bóp và mồ hôi nước mắt bỗng thành mây khói.

Thật ra, chúng ta đều biết rằng tất cả mọi cuộc chiến trên thế giới hiện nay đều là cách sa thải các vũ khí cũ, và thử nghiệm các vũ khí mới tối tân và tàn sát hữu hiệu và nặng nề hơn. Trong trường hợp tại Thánh Địa các nước A rập trong đó có A rập Sauđi, Iran, Ai Cập và các nước khác trong khối A rập thù nghịch với Israel cung cấp vũ khí cho lực lượng Hamas và người Palestine. Trong khi Hoa Kỳ yểm trợ khí giới cho Israel. Các quốc gia có kỹ nghệ sản suất chế tạo và buôn bán khí giới mạnh nhất vẫn là các cường quốc Hoa Kỳ, Nga, các nước Âu châu như Đức, Anh quốc, Pháp, Italia. Và các nước kỹ nghệ đang lên như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Brasil, Nam Phi, Camerun, cũng sản xuất và buôn bán khí giới.

Để có thể tiêu thụ mọi thứ vũ khí ngày càng tối tân, cần phải tạo ra chiến tranh, với tất cả các lý do chính đáng và thường khi là không chính đáng. Và không cần phải tìm tòi và lý luận dài dòng ai cũng biết ngay rằng các quốc gia có kỹ nghệ chế tạo và buôn bán khí giới thường tìm cớ gây ra chiến tranh, xúi dục cho các lực lượng và phe phái khác nhau thù hằn bắn giết nhau, rồi rêu rao là trợ giúp các quốc gia hay các phe lâm chiến ấy, vì muốn bảo vệ các nền dân chủ, hay du nhập nền dân chủ kiểu tây âu vào các xã hội Phi châu, châu Mỹ Latinh và Á châu. Các kho chứa vũ khí đã đầy ứ, vì thế cần phải thải bớt và bán các vũ khí cũ đi, để lấy chỗ cho các khí giới mới tối tân và có sức tàn phá mạnh hơn. Chiến tranh trở thành dịp sa thải các khí giới cũ, đồng thời cũng là dip thử các vũ khí mới tinh vi hơn.

Đó là các lý do ngoại tại của chiến tranh. Các lý do nội tại của chiến tranh thường là các bất công, đàn áp, trong các đường lối chính trị, kinh tế tài chánh và xã hội của một nước, trong đó hàng lãnh đạo có khuynh hướng cai trị độc tài, bưng bít và ngu dân.

Dầu sao đi nữa, trong cái luận lý của kỹ nghệ chế tạo buôn bán vũ khí, chiến tranh cần thiết, vì nó là chợ trời sa thải vũ khí, cũ và là lò thử nghiệm các vũ khí mới tối tân, có khả năng giết người và tàn phá môi sinh mạnh mẽ hữu hiệu hơn. Qua đó chúng ta hiểu tại sao thế giới này lại không có hòa bình.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio
 

GIÁO HỘI CHILE PHÊ BÌNH DỰ LUẬT CẢI TỔ GIÁO DỤC CỦA CHÍNH QUYỀN

GIÁO HỘI CHILE PHÊ BÌNH DỰ LUẬT CẢI TỔ GIÁO DỤC CỦA CHÍNH QUYỀN

SANTIAGO OF CHILE: Đức Cha Ricardo Ezzati Andrello, Tổng Giám Mục Santiago de Chile, đã mạnh mẽ phê bình dự luật cải tổ giáo dục của chính quyền là thiếu nền tảng vững chắc.

Trong một bài viết đăng trên nhật báo El Mercurio, Đức Cha Andrello nhận định răng các thay đổi mà chính quyền Chile muốn đề ra cho nền giáo dục khiến cho ngài nhận ra nỗ lực khổng lồ trong việc làm các cửa chính và cửa sổ, mà không biết dùng chúng cho ngôi nhà nào cần xây. Có vài khía cạnh được coi là nền tảng và được ưu tiên, nhưng không có sự chú ý đúng đắn tới hệ thống giáo dục cho sự trưởng thành của tất cả mọi người và là phần của một cộng đoàn công bằng, liên đới và huynh đệ. Một trong những mục tiêu chính trong chương trình cải tổ giáo dục của chính quyền Chile là gia tăng phẩm chất và rộng mở cho mọi mức độ. Nhưng các dự án được gửi tới chỉ đáp ứng một phần của mục tiêu này nhằm đưa vào đó ý niệm lợi lộc trong các cơ cấu giáo dục phải trả tiền, và việc tuyển lựa các sinh viên học sinh trong các trường nhận trợ cấp của chính phủ.

Cho tới nay chính quyền không đưa ra các câu hỏi muốn làm gì với việc giáo dục người trẻ Chile, muốn xây dựng loại người và xã hội nào. Các đảng phái đã trình bầy ý kiến, nhưng thiếu liên kết. Đức Tổng Giám Mục còn tỏ ra lo âu đối với những gì không được chính quyền nêu lên như: quan niệm về con người và về xã hội, vai trò của nhà nước, và vai trò không thể khước từ của gia đình trong việc giáo dục con cái họ.

Giáo Hội Chile, cũng như tại đa số các nước châu Mỹ Latinh, rất hiện diện trong lãnh vực giáo dục qua hàng loạt các trường tư cấp tiểu, trung và đại học, do Giáo Hội điều khiển hay do các tổ chức điều hành không có mục đích lợi nhuận. Chính quyền nói việc cải cách sẽ thiết định các nội dung giáo dục cần thông truyền trong các trường học, nhưng không can thiệp vào các chương trình chuyên biệt gợi ý, trong đó có việc đào tạo tôn giáo.

Đức Cha Andrello cảnh cáo hệ thống giáo dục bị tiền bạc điều khiển, và nhà nước có thể rơi vào cám dỗ áp đặt các tiểu chuẩn ý thức hệ hạn chế hay kiểm soát sự độc lập của các chương trình giáo dục. Không thể chấp nhận một nền giáo dục lèo lái bản vị con người và biến nó thành một con số vô danh (SD 30-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio