Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta, đây là nền tảng của đời sống chúng ta

Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta, đây là nền tảng của đời sống chúng ta

thanh-le-tai-nha-nguyen-marta-28-10-2016

Nền tảng đời sống của người Kitô hữu chúng ta là: Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta. Đức Thánh Cha đã chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng, từng chọn lựa, từng cử chỉ của Chúa Giêsu, ngay cả những giây phút cuối đời trên thập giá của Chúa, đều được ghi dấu bằng việc cầu nguyện. Do dó, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tin tưởng vào lời cầu nguyện của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã cầu nguyện suốt đêm và đầy vất vả để có thể lựa chọn các môn đệ.

Đá tảng của Giáo hội chính là Chúa Giêsu, Người luôn cầu nguyện cho chúng ta trước mặt Chúa Cha

Thánh Phaolô nói, đá tảng là chính Chúa Giêsu, nếu không có Chúa Giêsu đã không có Giáo hội. Bài Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay ghi nhận thêm một khía cạnh khác, khía cạnh cầu nguyện.

Chúa Giêsu lên núi và suốt đêm Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Sau khi cầu nguyện là hàng loạt những hoạt động khác: nào là tiếp đón người dân, nào là việc chọn lựa các môn đệ, việc chữa lành, trừ quỷ… Đá tảng là Chúa Giêsu, vâng đúng thế, nhưng chính Chúa Giêsu cầu nguyện. Chúa Giêsu cầu nguyện. Người cầu nguyện và tiếp tục cầu nguyện cho Giáo hội. Đá tảng của Giáo hội là chính Chúa Giêsu. Người cầu nguyện cho chúng ta trước mặt Chúa Cha. Người chuyển cầu cho chúng ta. Chúng ta cầu nguyện với Người, và chính Người là đá tảng của chúng ta đang cầu nguyện cho chúng ta.

Chúa Giêsu bảo bọc mỗi người chúng ta trong lời cầu nguyện của Người

Chúa Giêsu luôn cầu nguyện cho mỗi người chúng ta. Người cũng cầu nguyện như thế trong Bữa Tiệc Ly. Trước khi làm phép lạ, Chúa cầu nguyện. Chúng ta thử nghĩ về việc Chúa làm cho anh Lazaro sống lại: trước khi làm cho anh sống lại, Chúa đã cầu nguyện với Chúa Cha.

Trong Vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu cầu nguyện. Trên Thánh Giá, Người cầu nguyện: cuộc sống của Người kết thúc bằng lời cầu nguyện. Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta!  Đây chính là chốn nương náu cho chúng ta, đây là đá tảng của chúng ta, Người là đá góc tường của chúng ta. Mỗi người chúng ta có thể nói rằng: Tôi chắc chắn là Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi. Người chuyển cầu cho mỗi người chúng ta trước mặt Chúa Cha. Đây là nền tảng của Giáo hội: Chúa Giêsu đang cầu nguyện.

Chúng ta hãy nghĩ về nền móng của Giáo hội, một Giáo hội được thiết lập trên đá tảng là Chúa Giêsu, Đấng đang cầu nguyện

Chúng ta cùng nghĩ về cuộc thương khó. Trước khi cuộc khổ nạn diễn ra, Chúa Giêsu nhìn thánh Phêrô mà cảnh báo rằng: “Này Phêrô, Satan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin.”

Những gì Chúa nói cho Phêrô cũng là nói với bạn, nói cho bạn, nói cho tôi và cho tất cả chúng ta: “Thầy đã cầu nguyện cho con, Thầy cầu nguyện cho con, và giờ đây Thầy đang cầu nguyện cho con”. Và trong hy lễ trên bàn thờ, Chúa đến để nhậm lời, để cầu nguyện cho chúng ta, giống như trên thánh giá. Điều này mang lại cho chúng ta niềm an ủi lớn lao. Tôi thuộc về cộng đoàn này, một cách vững vàng vì có Chúa Giêsu là đá tảng góc tường, nhưng Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi, cầu nguyện cho chúng ta.

Hôm nay thật là tốt để chúng ta nghĩ về Giáo hội, suy tư về mầu nhiệm Hội Thánh. Tất cả chúng giống như những tòa nhà, còn Chúa Giêsu là nền móng. Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta và “Chúa Giêsu đang cầu nguyện cho chính bản thân tôi”.   

Tứ Quyết SJ

 

Đức Thánh Cha cổ võ nền thần học gần gũi các gia đình

Đức Thánh Cha cổ võ nền thần học gần gũi các gia đình

duc-thanh-cha-co-vo-nen-than-hoc-gan-gui-cac-gia-dinh

VATICAN. Sáng 27-10-2016, ĐTC đã tiếp kiến 400 người thuộc ban giáo sư và sinh viên Học Viện Giáo Hoàng về hôn nhân và gia đình ở Roma nhân dịp khai giảng niên học mới. Ngài cổ võ một nền thần học gần gũi các gia đình.

Trong bài huấn dụ, ĐTC cổ võ sự cộng tác giữa thần học và mục vụ: nhà thần học phải để ý đến thực tại cụ thể của hôn nhân và gia đình. Ngài nói:

”Chúng ta phải nhận rằng nhiều khi chúng ta đã trình bày một lý tưởng thần học về hôn nhân quá trừu tượng, hầu như được kiến tạo một cách giả tạo, xa rời tình trạng cụ thể và những khả năng thực sự của cac gia đình như trong thực tế. Sự lý tưởng hóa thái quá như thế, nhất là khi chúng ta không thức tỉnh lòng tín thác nơi ơn thánh, không những sẽ làm cho hôn nhân không còn được ước mong và có sức lôi cuốn nữa, nhưng hoàn toàn trái ngược lại” (Amoris laetitia, 36).

Trong chiều hướng trên đây, ĐTC cổ võ sự gần gũi của Giáo Hội đối với các thế hệ mới các đôi vợ chồng, để sự chúc lành cho liên hệ của họ ngày càng có sức thuyết phục và tháp tùng họ, gần gũi với những tình trạng yếu đuối của con người, vì ơn thánh cỏ thể cứu chuộc, hồi sinh và chữa lành những tình trạng yếu đuối ấy. Mối liên hệ không thể tách rời giữa Giáo Hội và các con cái của mình là dấu chỉ rõ ràng nhất về tình yêu trung tín và thương xót của Thiên Chúa”.

Gần đây Đức Thánh Cha đã thay đổi vị Giám đốc Học viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 về hôn nhân và gia đình, đồng thời liên kết Học viện này với Hàn lâm viện Tòa Thánh bảo vệ sự sống. Ngài bổ nhiệm Đức TGM Vincenzo Paglia, nguyên là Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, làm tân Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh bảo vệ sự đống, đồng thời làm chưởng ấn Giáo Hoàng Học viện về Hôn nhân và gia đình (SD 27-10-2016)

G. Trần Đức Anh OP

 

Hôm nay Thiên Chúa đang khóc trước thiên tai và chiến tranh

Hôm nay Thiên Chúa đang khóc trước thiên tai và chiến tranh

thanh-le-tai-nha-nguyen-marta-27-10-2016

Ngày nay, khi đứng trước các thiên tai, đứng trước những cuộc chiến tranh gây ra bởi những kẻ “thờ thần tiền”, trước việc trẻ em bị giết hại, ngay cả Thiên Chúa cũng khóc. Đức Thánh Cha đã chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta. “Hôm nay Thiên Chúa đang khóc” vì con người không hiểu “bình an mà Người đã trao tặng cho chúng ta, bình an của tình yêu mến”.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu gọi Herode là “con cáo” khi những người biệt phái đến báo tin cho Chúa rằng Herode muốn giết Chúa. Tiếp đó Chúa nói về những gì sắp xảy đến, khi mà giờ tử nạn đang tới gần. Chúa Giêsu nhìn về thành Giêrusalem, nơi đã giết hại các vị ngôn sứ được sai đến.

Chúa Giêsu nói với cung giọng hiền từ của Thiên Chúa. Chúa nhìn vào dân Ngài, nhìn vào thành Giêrusalem. Ngày hôm đó Chúa đã khóc cho thành Giêrusalem. Chúa Cha đang khóc trong Con Người Giêsu, khóc cho thành Giêrusalem: “Đã bao lần Ta muốn tụ họp con cái ngươi, như gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh, thế mà người không muốn!”. Có người nói rằng, Thiên Chúa làm người để mà khóc, khóc cho những gì người ta làm cho Con của Ngài. Chúa Giêsu cũng khóc khi đứng trước mộ Ladaro, đây là tiếng khóc của một người bạn. Đây là tiếng khóc của Chúa Cha.

Có tiếng khóc của người cha, của Chúa Cha. Khi đứa con thứ hỏi người cha về chuyện thừa kế gia tài và anh ta muốn bỏ đi khỏi nhà. Có lẽ người cha đi gặp hàng xóm mà nói: “Hãy nhìn xem những gì đang xảy ra cho tôi. Những bất hạnh mà thằng con này làm cho tôi! Thằng con đáng nguyền rủa này…” Nhưng không, có lẽ người cha không làm thế, người cha khóc một mình trong phòng. Tin Mừng không nói gì về những điều này, nhưng Tin Mừng nói rằng, khi đứa con thứ trở về, người cha nhìn thấy anh từ đằng xa. Điều ấy có nghĩa là người cha lên tận mái nhà để nhìn để thấy con đường trở về của đứa con. Người cha làm điều này vì ông sống với niềm hy vọng, chờ đợi con trai của mình trở về. Đây là nước mắt của Chúa Cha. Là nước mắt của Cha nơi Con của Ngài và nơi tạo vật.

Trên đường Chúa Giêsu vác thập giá lên đồi Calvario, các phụ nữ đạo đức đã khóc, nhưng Chúa nói rằng, họ đừng khóc cho Chúa mà hãy khóc cho con cháu của họ. Cũng thế, ngày nay nước mắt tình cha nước mắt tình mẹ của Thiên Chúa vẫn tiếp tục rơi.

Đứng trước thiên tai, đứng trước chiến tranh vì thờ thần tiền, trước cái chết của bao nhiêu người dân vô tội vì bom đạn của những kẻ thờ thần tiền, trước tất cả những điều ấy, hôm nay Chúa Cha khóc. Thậm chí hôm nay Ngài nói: “Ôi Giêrusalem, Giêrusalem ơi, hỡi những người con của Ta, ngươi đang làm gì?” Ngài cũng nói với những nạn nhân nghèo khổ, nói với những kẻ buôn bán vũ khí, với những kẻ buôn bán cuộc sống của người dân.

Sẽ tốt cho chúng ta khi nghĩ rằng, Thiên Chúa là Cha chúng ta đã trở nên người phàm để có thể khóc, và cũng tốt cho chúng ta khi nghĩ rằng, Thiên Chúa là Cha chúng ta hôm nay đang khóc. Ngài khóc vì loài người không hiểu bình an mà Ngài đã tặng trao, hòa bình của tình yêu thương.

Tứ Quyết SJ

Thông cáo chung sau khóa họp thứ sáu Tòa Thánh và Việt Nam

Thông cáo chung sau khóa họp thứ sáu Tòa Thánh và Việt Nam

khoa-hop-thu-6-cua-phai-doan-toa-thanh-va-viet-nam

VATICAN. Chiều ngày 26-10-2016, phái đoàn Tòa Thánh và Việt Nam đã kết thúc khóa họp thứ 6 của Nhóm Làm Việc Chung (Tổ Công Tác chung) sau 3 ngày tiến hành tại Vatican.

Thông cáo chung phổ biến sau đó khẳng định rằng:

”Thực thi thỏa thuận đã đạt được trong cuộc gặp gỡ thứ 5 của Nhóm Làm Việc chung giữa Việt Nam và Tòa Thánh tại Hà Nội (tháng 9-2014), cuộc gặp gỡ thứ 6 của Nhóm Làm Việc chung giữa Việt Nam và Tòa Thánh đã diễn ra tại Vatican từ ngày 24 đến 26-10-2016. Cuộc gặp gỡ do hai vị đồng chủ tọa là Ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng ngoại giao thường trực của Bộ ngoại giao, trưởng phái đoàn Việt Nam, và Đức Ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng ngoại giao, Trưởng phái đoàn Tòa Thánh.

Hai bên đã trao đổi sâu rộng quan điểm về quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh, kể cả những vấn đề liên quan đến Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.

Phía Việt Nam tái khẳng định sự cải tiến liên tục và cụ thể trên bình diện lập pháp và chính trị liên hệ tới sự thăng tiến và bảo vệ tự do tín ngưỡng và tôn giáo của các công dân, cũng như sự khuyến khích và liên tục tạo điều kiện dễ dàng cho sự dấn thân tích cực của Giáo Hội Công Giáo trong chính nghĩa quốc gia phát triển xã hội và kinh tế.

Tòa Thánh, khi tái khẳng định tự do của Giáo Hội trong việc thi hành sự mạng của mình để mưu ích cho toàn thể xã hội, đã bày tỏ sự hài lòng với chính phủ Việt Nam vì đã quan tâm đến các nhu cầu của Giáo Hội Công Giáo, như việc khánh thành Học Viện Công Giáo mới đây và giúp tổ chức các buổi lễ và các biến cố quan trọng của Giáo Hội.

Hai bên thỏa thuận rằng Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam sẽ tiếp tục lấy hứng từ giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến việc thực hành ”sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc” và đồng thời là các tín hữu Công Giáo tốt và công dân tốt. Trong khi tái khẳng định rằng ĐGH Phanxicô nồng nhiệt quan tân đến sự phát triển các quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh, Tòa Thánh cầu mong cộng đồng Công Giáo có thể tiếp tục cống hiến sự đóng giúp quí giá bằng cách cộng tác với các tác nhân khác trong xã hội Việt Nam, và phù hợp với luật pháp liên hệ, để phát triển đất nước và thăng tiến công ích.

Hai bên nhìn nhận sự tiến bộ trong quan hệ Việt Nam – Tòa Thánh, kể cả những tiếp tục và tham khảo đều đặn, trao đổi các phái đoàn cấp cao, và những cuộc viếng thăm thường xuyên tại Việt Nam của Đại diện Tòa Thánh và Đặc Phái Viên không thường trú, Đức TGM Leopoldo Girelli.

Cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong bầu không khí thân mật, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau.

Hai bên thỏa thuận duy trì một cuộc đối thoại xây dựng, trong một tinh thần thiện chí với mục đích gia tăng sự cảm thông lẫn nhau và thăng tiến thêm các quan hệ giữa hai bên. Hai bên đã đồng ý triệu tập cuộc gặp gỡ thứ 7 của Nhóm Làm Việc chung giữa Việt Nam và Tòa Thánh tại Hà Nội. Ngày gặp gỡ sẽ được thỏa thuận qua đường ngoại giao.

Trước khi lên đường trở về Việt Nam, phái đoàn Việt Nam đã viếng thăm ĐHY Quốc vụ khanh Pietro Parolin, và Đức TGM Ngoại trưởng Paul Gallagher. Phái đoàn Việt Nam cũng viếng thăm một vài tổ chức tôn giáo của Tòa Thánh.

 (Trần Đức Anh OP chuyển ý) 

Giải pháp duy nhất cho vấn đề di cư là liên đới trợ giúp và tiếp đón

Giải pháp duy nhất cho vấn đề di cư là liên đới trợ giúp và tiếp đón

dtc-phanxico-trinh-bay-giao-ly-trong-buoi-tiep-kien-chung-sang-thu-tu-26-10-2016

Lịch sử nhân loại là lịch sử của các cuộc di cư xảy ra tại khắp nơi trên thế giới. Giải pháp duy nhất là tình liên đới và sự tiếp đón. Đây là sự dấn thân liên lụy tới tất cả mọi người, không trừ ai: mọi Kitô hữu đều được mời gọi tiếp đón các anh chị em phải chạy trốn chiến tranh, đói khát, bạo lực và các điều kiện sống vô nhân. Cần phải trao ban trở lại cho họ phẩm giá là người có quyền sống, có nhà ở và công ăn việc làm được trả lương xứng đáng.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 70,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần sáng thứ tư hôm qua.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã giải thích lời Chúa Giêsu nói trong ngày phán xét sau hết: “Ta là người ngoại quốc các ngươi đã tiếp đón Ta, Ta trần truồng các ngươi đã mặc cho Ta” (Mt 25,35-36). Ngài nói: chúng ta tiếp tục suy tư về các việc làm diễn tả lòng thương xót đối với thân xác, mà Chúa Giêsu đã giao phó cho chúng ta để duy trì đức tin luôn luôn sống động và năng nổ. Thật thế, các công việc này minh nhiên rằng các kitô hữu không mệt mỏi hay lười biếng, khi chờ đợi cuộc gặp gỡ sau cùng với Chúa, nhưng mỗi ngày đi gặp gỡ Chúa, bằng cách nhận ra gương mặt của Ngài nơi gương mặt của biết bao người xin giúp đỡ. Đề cập tới hiện tượng di cư ĐTC nói:

Trong thời đại chúng ta thật là thời sự việc giúp người ngoại quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế, các xung đột vũ trang và các thay đổi khí hậu thúc đẩy biết bao người di cư. Tuy nhiên, các cuộc di cư không phải là một hiện tượng mới mẻ, nhưng chúng thuộc lịch sử nhân loại. Nghĩ rằng chúng chỉ thuộc thời đại chúng ta là thiếu ký ức lịch sử.

Thánh Kinh cống hiến cho chúng ta biết bao thí dụ cụ thể về các cuộc di cư. Chỉ cần nghĩ tới tổ phụ Abraham. Tiếng Thiên Chúa kêu gọi thúc đầy ông bỏ quê hương để đi tới một nơi khác: “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi” (St 12,1).

Dân Israel cũng thế, từ Ai Cập nơi họ là nô lệ, đã đi 40 năm trong sa mạc cho tới khi đến đất Thiên Chúa hứa. Chính thánh gia – Mẹ Maria Cha thánh Giuse và Chúa Giêsu bé thơ – cũng đã bị bắt buộc di cư sang Ai Cập để chạy trốn sự đe dọa của vua Hêrôđê: “Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập. Ông ở đó cho đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập.” (Mt 2,14-15). Lịch sử nhân loại là lịch sử của các cuộc di cư: tại mọi vĩ tuyến, không có dân tộc nào là đã không biết tới hiện tượng di cư.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Trong các thế kỷ chúng ta đã chứng kiến các kiểu diễn tả tình liên đới lớn lao, cả khi đã không thiếu các căng thẳng xã hội. Rất tiếc ngày nay bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế tạo thuận tiện cho thái độ khép kín và không tiếp đón. Trong một vài phần của thế giới lại dựng lên các bức tường và hàng rào. Đôi khi xem ra công việc thinh lặng của nhiều người nam nữ, bằng nhiều cách xả thân trợ giúp các người tỵ nạn di cư, bị che mờ bởi tiếng la ó của những người khác nói lên bản năng ích kỷ của họ. Nhưng việc khép kín không phải là một giải pháp, trái lại nó kết thúc bằng việc tạo thuận tiện cho các tội phạm buôn người. Giải pháp duy nhất là con đường của tình liên đới. Liên đới… liên đới với người di cư, liên đới với khách ngoại kiều.

Dấn thân của các kitô hữu trong lãnh vực này cấp thiết ngày nay cũng như trong quá khứ. Chỉ nhìn vào thế kỷ vừa qua chúng ta nhớ tới gương mặt tuyệt vời của thánh nữ Francesca Cabrini, là người đã cùng với các bạn gái khác tận  hiến cuộc đời cho người di cư bên Hoà Kỳ. Cả ngày nay nữa chúng ta cũng cần các chứng tá này để lòng thương xót có thể đến với biết bao người cần được giúp đỡ. Đó là một dấn thân liên lụy tới tất cả mọi người, không trừ ai. Các giáo phận, các giáo xứ, các dòng tu, hiệp hội và phong trào cũng như từng kitô hữu, tất cả chúng ta đều được mời gọi tiếp đón các anh chị em trốn chạy chiến tranh, đói khát, bạo lực và các điều kiện sống vô nhân. Tất cả cùng nhau chúng ta là một sức mạnh lớn yểm trợ những người đã mất quê hương, gia đình, việc làm và nhân phẩm.

Cách đây mấy ngày có xảy ra một câu chuyện nhỏ này trong thành phố. Có một người tỵ nạn tìm đường, và một bà tới gần hỏi: “Ông tìm điều gì phải không?”. Người đó không có giầy. Và anh ta trả lời: “Tôi muốn đến đền thờ thánh Phêrô để bước qua Cửa Thánh”. Người đàn bà nghĩ thầm: “Mà anh ta không có giầy, làm sao mà đi bộ được” Bà gọi xe taxi, nhưng mà anh ta hôi hám quá, và ông tài xế tắc xi không muốn để cho anh ta lên xe, nhưng sau cùng ông cho anh lên. Người đàn bà ngồi cạnh anh và trên đường mườì phút đến đây, bà hỏi chuyện lịch sử di cư tỵ nạn của anh. Anh ta kể lại lịch sử khổ đau, chiến tranh, đói khát, và tại sao anh đã chạy trốn quê hương để di cư sang đây. Khi họ tới nơi, bà mở bóp trả tiền taxi. Ông tài xế taxi ban đầu không muốn cho anh lên xe, vì anh ta hôi hám quá, nói với bà: “Không, thưa bà, chính tôi mới phải trả tiền bà, vì bà đã làm cho tôi nghe một câu chuyện đã biến đổi trái tim tôi”. Người đàn bà đó đã biết thế nào là nỗi khổ đau của một người di cư, vì bà ta có dòng máu Armeni, và bà biết nỗi khổ đau của dân tộc bà. Khi chúng ta làm một điều tương tự, ban đầu chúng ta từ chối, vì nó cho chúng ta một chút khó chịu, “mà… anh ta hôi hám …” Nhưng sau cùng câu chuyện xức nước hoa cho linh hồn, và khiến cho chúng ta thay đổi. Anh chị em hãy nghĩ tới câu chuyện này và hãy nghĩ chúng ta có thể làm gì cho các anh chị em tỵ nạn.

Để cập tới việc mặc cho kẻ trần truồng ĐTC nói:

Và cho người trần truồng mặc có nghĩa là gì nếu không phải là tái lập nhân phẩm cho người đã mất nó? Chắc chắn là cho áo quần cho kẻ không có gì mặc, nhưng chúng ta cũng hãy nghĩ tới các phụ nữ nạn nhân của nạn buôn người bị vứt ra đường phố, hay những người khác, quá nhiều kiểu sử dụng thân xác con người như món hàng, kể cả các trẻ em vị thành niên. Cũng như những người không có một việc làm, một đồng lương công bằng, đây là một hình thức của sự “trần trưồng”, hay các kỳ thị vì chủng tộc hay tôn giáo, tất cả đều là những hình thức “trần truồng”, mà chúng ta là các kitô hữu được mời gọi chú ý, tỉnh thức và sẵn sàng hành động.

Rồi ĐTC kết luận bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến, chúng ta đừng rơi vào thái độ khép kín trong chính mình, thờ ơ với các nhu cầu của các anh chị em khác và chỉ lo cho chính mình. Chính trong mức độ chúng ta rộng mở cho tha nhân, mà cuộc sống trở thành phong phú, mà các xã hội tái chiếm được hoà bình và con người tái chiếm được nhân phẩm tràn đầy của nó. Và xin anh chị em đừng quên người đàn bà ấy, đừng quên người tỵ nạn hôi hám, và cũng đừng quên ông tài xế taxi mà người tỵ nạn đã thay đổi con tim.

ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ Pháp và Thuỵ sĩ nói tiếng Pháp, đặc biệt phái đoàn Paris do ĐHY Vingt Trois và các GM Phụ tá hướng dẫn, và các phái đoàn các giáo phận khác do các GM sở tại hướng dẫn. Ngài cầu mong mọi người biết sống quảng đại liên đới để cuộc đời được phong phú hơn.

Ngài cũng chào các nhóm hành hương Anh quốc, vùng Galles, Ireland, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Phần Lan, Na Uy, Israel, Australia, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ. ĐTC nói tháng Mân Côi sắp kết thúc. Nó cũng là tổng hợp của lòng Thương Xót Chúa. Trong các mầu nhiệm của chuỗi Mân Côi cùng với Mẹ Maria chúng ta suy niệm cuộc đời của Chúa Giêsu dãi toả lòng thương xót của chính Thiên Chúa Cha. Chúng ta hãy vui mừng vì tình thương và sự tha thứ của Ngài, và hãy rộng mở con tim cho tha nhân, cho người di cư và người nghèo.

Ngài cũng chào nhiều phái đoàn hành hương giáo phận Italia do các GM hướng dẫn; các Linh Mục món quà lòng tin; các nữ tu tham dự khóa học do Liên Hiệp các dòng nữ tổ chức; các bác sĩ chuyên khoa của nhà thương Umberto I, các trẻ em đau yếu và cha mẹ; và đông đảo sinh viên học sinh các trường Roma cũng như nơi khác. Ngài cầu mong chuyến hành hương Năm Thánh củng cố kinh nghiệm về Giáo Hội đại đồng của họ.

Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC khuyên mọi người siêng năng lần hạt Mân Côi. Lời cầu nguyện đơn sơ này giúp các bạn trẻ biết giải thích ý Chúa trong cuộc sống, trao ban ủi an cho tâm trí người bệnh, và là thời điểm giúp củng cố tình yêu trong cuộc sống gia đình.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người

Linh Tiến Khải

 

Đền thờ Chúa Biến hình trên núi Tabor đã phạm thánh

Đền thờ Chúa Biến hình trên núi Tabor đã phạm thánh

den-tho-chua-bien-hinh

Đức cha Giacinto-Boulos Marcuzzo, giám quản Tông tòa Giêrusalem nhận định: sự cố nghiêm trọng này cho thấy “một sự thiếu ý thức về thánh thiêng, về thần thánh,” điều luôn có “ở miền đất này”, không chỉ là giữa các Kitô hữu nhưng cả giữa người Do thái và Hồi giáo. Đức cha cho biết ngài đã đến nơi xảy ra sự việc và chứng kiến những thiệt hại thật sự gây cho ngài nỗi đau buồn.

Sự phạm thánh này xảy ra vào giữa đêm 23-24/10 khi một số kẻ lạ mặt đột nhập vào nơi thánh. Những kẻ phá hoại đã lấy trộm chén thánh vì nghĩ là đồ quý, phá hoại các bức ảnh và lấy hòm tiền dâng cúng. Pho tượng Đức Mẹ băng đồng ở trên nhà Tạm cũng bị lấy nhưng vì quá nặng nên chúng đã để lại. Những người tình nguyện đã tìm thấy pho tượng trong vườn và đã mang về đặt ở chỗ cũ. Mình Thánh Chúa bị ném trên nền nhà. Nhưng những kẻ này không có vẽ bậy trên tường như thường làm trong các vụ “price tag” .

Hiện nay giả thiết chính được đặt ra là một vụ trộm vặt, không có liên quan đến các vụ bạo lực và tấn công do các nhóm tôn giáo trong quá khứ. Trong mấy năm gần đây, những người Do thái cực đoan đã tấn công vào một số nơi thờ phượng của Công giáo, Chính thống Hy lạp và các đền thờ Hồi giáo.

Đức cha Marcuzzo cho biết cộng đoàn đã thực hành buổi cầu nguyện đơn sơ đền tạ và thánh hiến nhà thờ. Đức cha cho biết: “Nghi thức đền tạ chính thức sẽ được tổ chức tuần tới. Điều này khẳng định lòng yêu mến của chúng tôi với nơi này, ý thức của chúng tôi về sự thánh thiêng và yêu mến với Đức Mẹ. Những ai có liên hệ với nơi này được mời tham dự, chắc chắn là cả người Hồi giáo.”

Thánh đường Chúa Biến hình được xây trên núi Tabor ở Galilê, miền Bắc Israel, trên nơi mà theo truyền thống, Chúa Giêsu đã biến hình, như được tường thuật trong các Phúc âm thánh Matthêu, Mátcô và Luca. (Asia News 25/10/2016)

Hồng Thủy

 

Huấn Thị Bộ Giáo Lý đức tin về an táng và giữ tro hỏa táng

Huấn Thị Bộ Giáo Lý đức tin về an táng và giữ tro hỏa táng

huan-thi-cua-bo-giao-ly-duc-tin-ve-an-tang-va-giu-tro-hoa-tang

VATICAN. Bộ Giáo Lý đức tin tái khẳng định lập trường của Giáo Hội cổ võ an táng người chết thay vì hỏa táng. Và trong trường hợp hỏa táng, phải giữ tro cốt người chết tại nghĩa trang hoặc tại nhà thờ và không được rải tro trong thiên nhiên.

Trên đây là nội dung Huấn Thị ”Ad resurgendum cum Christo” (Để sống lại với Chúa Kitô), do Bộ giáo lý đức tin công bố sáng ngày 25-10-2016. Huấn thị gồm 8 đoạn, được ĐTC Phanxicô phê chuẩn ngày 18-3-2016 và truyền công bố. Huấn thị mang chữ ký ngày 15-8-2016 của ĐHY Tổng trưởng Gerhard Mueller và vị Tổng thư ký là Đức TGM Luis Ladaria S.I. Chính ĐHY cùng với 2 chuyên gia đã giới thiệu văn kiện này trong cuộc họp báo tại phòng báo chí Tòa Thánh.

Nội dung

Sau khi nhắc lại những lý do đạo lý khiến truyền thống của Giáo Hội cổ võ việc an táng người chết, nhưng không cấm hỏa táng trừ khi người ta thi hành việc này vì chống đối đạo lý của Hội Thánh, trong đoạn số 4, Bộ giáo lý đức tin khẳng định rằng: ”Nơi nào vì lý do vệ sinh, kinh tế hoặc xã hội khiến người ta chọn hỏa táng, – sự chọn lựa này không được trái với ý muốn rõ ràng hoặc giả thiết một cách hữu lý là không trái ý người quá cố, – Giáo Hội không đưa ra những lý do đạo lý để cấm hỏa táng, vì việc hỏa táng không chạm tới linh hồn và không cản trở sự toàn năng của Chúa làm cho xác được sống lại, vì thế nó không phủ nhận khách quan đạo lý Kitô về sự bất tử của linh hồn và sự sống lại của thân xác. Giáo Hội tiếp tục ưa chuộng việc chôn cất thi hài vì qua đó Giáo Hội bày tỏ sự quí trọng hơn đối với người quá cố; tuy nhiên, việc hỏa táng không bị cấm, ”trừ khi hành động này được chọn vì những lý do trái với đạo lý Kitô” (4).

Trong đoạn 5, Huấn thị khẳng định rằng ”tro người chết theo luật phải được giữ ở một nơi thánh, nghĩa là tại nghĩa trang, hoặc trong một thánh đường hay một khu vực được thiết định với mục đích ấy, theo qui định của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội”.

”Việc giữ tro tại một nơi thánh có thể góp phần giảm bớt nguy cơ lén lút đưa người chết ra khỏi kinh nguyện và ký ức của thân nhân và cộng đoàn Kitô. Ngoài ra, người ta cũng tránh được tình trạng người chết có thể bị quên lãng hoặc thiếu tôn trọng, điều này có thể xảy ra nhất là khi thế hệ thứ I qua đi, và do những đường lối thực hành không thích hợp hoặc mê tín”.

Đoạn 6 của Huấn thị khẳng định rằng: ”Vì những lý do nói trên, việc giữ tro người chết tại tư gia là điều không được phép. Chỉ trong những trườnghợp hệ trọng và đặc biệt, do những hoàn cảnh văn hóa của địa phương, vị Bản Quyền (Đức Giám mục giáo phận hoặc vị Tổng Đại diện), thỏa thuận với HĐGM hoặc với Hội đồng của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, có thể cho phép giữ tro ở nhà tư. Nhưng tro hỏa táng không được chia sẻ giữa những người thân trong gia đình với nhau và luôn luôn phải đảm bảo sự tôn trọng và những điều kiện thích hợp để bảo tồn tro”.

Trong đoạn 7, Huấn thị dạy rằng ”để tránh mọi thứ mơ hồ phiếm thần, duy thiên nhiên hay duy hư vô, không được phép tung tro trong không khí, trên mặt đất hoặc trong nước, hoặc theo một cách thức khác, hay giữ tro trong các đồ kỷ niệm, trong một nữ trang hoặc các vật dụng khác, cũng để ý rằng không thể chấp nhận các phương thức tiến hành như thế dựa vào những lý do vệ sinh, xã hội hoặc kinh tế có thể khiến người ta chọn lựa hỏa táng”.

– Sau cùng, trong trường hợp người quá cố đã công khai yêu cầu hỏa táng mình và tung tro của mình trong thiên nhiên, vì những lý do trái ngược với đức tin Kitô, thì không thể cử hành lễ an táng đương sự, chiếu theo luật (n.8).

Họp báo

– Trong cuộc họp báo, ĐHY Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, Mueller, bày tỏ hy vọng ”Huấn Thị mới này có thể góp phần để các tín hữu Kitô ý thức hơn nữa về phẩm giá của họ là con cái Thiên Chúa (Rm 8,16). Chúng ta đang đứng trước một thách đố mới đối với công cuộc loan báo Tin Mừng về sự chết. Chấp nhận con người là thụ tạo của Thiên Chúa không trở thành hư vô, đòi phải nhìn nhận Thiên Chúa là nguyên ủy và là vận mạng của cuộc sống con người: chúng ta xuất thân từ đất chúng ta và sẽ trở về đất, trong khi chờ đợi sống lại. Vì thế cần loan báo theo tinh thần Tin Mừng về ý nghĩa sự chết dươi ánh sáng niềm tin nơi Chúa Kitô Phục Sinh, là lò tình yêu nồng cháy, thanh tẩy và tái tạo, trong khi chờ đợi người chết sống lại và sự sống trong thế giới mai hậu (Xc n.2). Như Tertulliano đã viết: ”Sự sống lại của người chết chính là niềm tin của các Kitô hữu: khi tin nơi sự sống lại chúng ta là Kitô hữu” (De resurrectione carnis, 1,1).

Đức ông Angel Rodriguéz Luno, Cố vấn Bộ giáo lý đức tin, cho biết sở dĩ Huấn thị cấm ”tung tro trong thiên nhiên”, là để tránh mọi sự lẫn lộn về đạo lý.. ”Thực vậy, sự chọn lựa tung tro thường xuất phát từ ý tưởng với cái chết toàn con người bị hủy diệt, đi tới độ hòa với thiên nhiên, như thể đó là định mệnh chung cục của con người. Đôi khi nó cũng xuất phát từ một sự hời hợt, từ ý muốn che dấu hoặc riêng tư hóa khi nói về cái chết, hoặc từ sự phổ biến sở thích không đúng”.

Về vấn nạn: việc giữ tro hỏa táng của một người thân (cha, mẹ, vợ chồng, con cái) ở trong tư gia có thể là do ước muốn gần gũi và thảo hiếu, giúp dễ tưởng nhớ và cầu nguyện. Đó không phải là động lực thường xuyên, nhưng trong một số trường hợp có lý do ấy. Nhưng có nguy cơ việc giữ tro ở tư gia như thế có thể tạo nên sự quên lãng và thiếu tôn trọng, nhất là khi thế hệ thứ I qua đi (Xc. n.5), hoặc có thể dẫn đến những thứ tang chế không lành mạnh. Nhưng nhất là phải để ý rằng các tín hữu qua đời là thành phần của Giáo Hội, là đối tượng kinh nguyện và tưởng nhớ của người sống, nên điều tốt đẹp là di tích của họ được Giáo Hội đón nhận và gìn giữ với lòng kinh trọng, qua dòng thời gian, tại những nơi mà Giáo Hội đã làm phép với mục đích ấy, không đưa họ ra khỏi ký ức và kinh nguyện của người thân và cộng đoàn” (SD 25-10-2016)

G. Trần Đức Anh OP 

scattering-urns

Nước Trời lớn lên giống như hạt cải, không theo kiểu biểu đồ

Nước Trời lớn lên giống như hạt cải, không theo kiểu biểu đồ

thanh-le-tai-nha-nguyen-marta-25-10-2016

Để Nước Thiên Chúa có thể lớn lên, Chúa cần tất cả chúng ta phải hiền lành và nhu mì. Đây là điều Đức Thánh Cha chia sẻ trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta. Ngài lưu ý rằng, đừng quá tập trung vào những cơ cấu và sơ đồ tổ chức, Nước Trời không theo kiểu các khung biểu đồ.

Phúc cho ai bước theo luật Chúa. Đây là luật không phải để học cho biết, mà là để thực hành, để sống, để bước theo.

Nước Thiên Chúa không phải là cơ cấu bị đóng khung, nhưng luôn sống động

Luật là vì sự sống, luật là để giúp xây dựng Nước Trời, để kiến tạo sức sống. Hôm nay, Chúa dạy chúng ta về Nước Trời. Phải ví Nước Trời với cái gì đây? Có lẽ Nước Thiên Chúa là một toàn thể được thiết kế tuyệt vời, mọi sự có trật tự, với cơ cấu tổ chức tốt… và không ai vào đó, đây không phải là Nước Thiên Chúa. Không. Điều xảy ra với Nước Trời cũng giống như xảy ra với luật: vừa vững chắc lại vừa thích ứng… Luật này là luật để sống, và Nước Trời đang đến. Không có điểm dừng. Hơn thế nữa: Nước Trời thấm nhập và tiến triển “từng ngày”.

Chúa Giêsu kể dụ ngôn về “những thứ biến đổi từng ngày”. Tấm men không còn là tấm men, vì men được bỏ vào trong bột, và thế là có tiến trình trở thành bánh. Hạt giống không còn là hạt giống, vì nó chết đi và trao tặng sức sống cho cây mới nảy sinh. Nắm men và hạt giống đang trong một hành trình làm điều gì đó, nhưng để làm điều ấy thì phải “chết đi”. Vấn đề không ở chỗ: cái gì là bé nhỏ hoặc lớn lao. Điều quan trọng ở chỗ “bước đi” và sự biến đổi diễn ra trên hành trình.

Để Nước Thiên Chúa lớn lên, chúng ta phải ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần     

Ai biết luật mà không sống, thì đó là người có thái độ bảo thủ và cứng nhắc. Chúa muốn chúng ta có thái độ nào để Nước Trời có thể lớn lên, để bột có thể trở thành bánh? Đó là ngoan ngoãn. Nước Trời lớn lên khi chúng ta ngoan ngoãn nghe theo Chúa Thánh Thần. Bột không còn là bột mà trở thành bánh, khi bột nhẹ nhàng để cho sức mạnh của men tác động, để cho men được nhào trong bột… Tôi không biết, bột có cảm giác không, nhưng khi bạn nhào bột, bột có đau không? Sau đó, bạn nấu nướng, bột có đau không? Tất cả những việc ấy đều tốt, và rồi bột trở thành bánh trong bữa ăn cho mọi người. Nước Trời cũng thế.

Bột ngoan ngoãn đối với men, Nước Trời cũng phát triển như thế. Khi những người nam nữ ngoan ngoãn trước tác động của Chúa Thánh Thần, thì họ đang lớn mạnh và trở thành quà tặng cho tất cả mọi người. Hạt giống ngoan ngoãn để nảy sinh, để mất đi những gì là kích thước của hạt giống, để trở thành cái gì đó khác, để trở thành cây lớn hơn hạt giống gấp bội. Hạt giống trở thành cây. Nước Thiên Chúa cũng thế, cũng trên hành trình “trở thành”, hành trình hướng tới niềm hy vọng, hành trình hướng tới sự viên mãn.

Kẻ hà khắc chỉ có thể có chủ mà không có cha

Nước Thiên Chúa là điều mà bạn thực hành hằng ngày khi ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần, để kết hợp những đấu bột bé nhỏ, những hạt giống bé nhỏ của bạn, với với sức mạnh, để chúng được lớn lên. Nếu chúng ta không bước đi, không sống như thế, chúng ta sẽ khô héo và tự làm cho chính mình thành kẻ mồ côi, thành kẻ có chủ mà không có Cha.

Nước Trời giống như người mẹ trao tặng chính bản thân mình, vì những đứa con, để lo cho con. Khi làm như thế, người mẹ sống theo gương của Chúa. Hôm nay là ngày cầu nguyện xin ơn ngoan hiền trước sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Đã bao nhiêu lần chúng ta phán đoán theo ý riêng: “Nhưng, tôi làm điều tôi muốn…” Khi ấy, Nước Trời không thể phát triển, chính chúng ta cũng không thể lớn lên. Khi ngoan hiền với Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ lớn lên và được biến đổi giống như hạt giống và nắm bột. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ơn ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần.

Tứ Quyết SJ

Đức Thánh Cha viếng thăm Tổng tu nghị Dòng Tên

Đức Thánh Cha viếng thăm Tổng tu nghị Dòng Tên

duc-thanh-cha-vieng-tham-tong-tu-nghi-dong-ten

ROMA. Sáng ngày 24-9-2016, ĐTC Phanxicô đã đến viếng thăm Tổng tu nghị thứ 36 của Dòng Tên đang tiến hành ở Roma, và khích lệ các tu sĩ của dòng tiếp tục tiến bước, trong ”tự do và vâng phục”.

Trong bài huấn dụ sau lời chào mừng của Cha Tân Bề trên Tổng Quyền Arturo Sosa, ĐTC nhắc đến các sứ điệp của các vị Tiền Nhiệm gửi các Tổng tu nghị của dòng Tên, từ Đức Phaolô 6 tới ĐGH Biển Đức 16. Ngài nhắc nhở các tu sĩ của dòng về sứ mạng ”đồng hành với Giáo Hoàng, ”tự do và vâng phục, đi tới những khu vực ven biên ngoại ô mà những người khác không đi tới, dưới cái nhìn của Chúa Giêsu và nhìn về chân trời làm vinh danh Chúa vinh danh Chúa hơn, Đấng không ngừng làm cho chúng ta ngạc nhiên”.

ĐTC cũng nói đến ơn gọi của tu sĩ dòng Tên là ”đi khắp thế giới và sống tại bất kỳ nơi nào có hy vọng phục vụ Thiên Chúa và giúp đỡ các linh hồn” (Hiến pháp, 304). Ngài trích câu nói của một cha dòng Tên xưa kia, Jerome Nadal, ”Đối với dòng Tên, toàn thế giới là nhà của chúng ta”.

Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, ĐTC nhắc Dòng Tên về tầm quan trọng mà thánh Ignatio Loyola dành cho các công việc từ bi thương xót – chăm sóc các bệnh nhân ở nhà thương, xin làm phúc bố thí, chia sẻ, dạy giáo lý cho trẻ em, và kiện nhẫn chịu đau khổ vì bị lăng mạ.. đó là cơm bánh hằng ngày của thánh Ignatio và các bạn đồng hành đầu tiên. Các vị quan tâm làm sao để không một công việc từ bi bác ái nào trở thành chướng ngại!”.

ĐTC nói rằng ”Năm Thánh Lòng Thương xót là thời điểm thích hợp để suy tư về các công việc từ bi thương xót. Tôi nói từ này ở số nhiều, vì thương xót không phải là một từ trừu tượng, nhưng là một lối sống đặt những cử chỉ cụ thể trước lời nói. Những cử chỉ này liên hệ đến thân mình người láng giềng và được qui định trong các công việc từ bi thương xót”.

ĐTC cũng nói với Tổng tu nghị 36 rằng dòng Tên có một sứ vụ quan trọng là mang an ủi và vui mừng vào trong cuộc sống của dân Chúa.. an ủi dân Chúa và giúp đỡ họ qua sự phân định để kẻ thù của bản tính con người không cướp mất niềm vui của chúng ta, niềm vui loan báo Tin Mừng, niềm vui gia đình, niềm vui của Giáo Hội, niềm vui của thiên nhiên”. (SD 24-10-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Sống nghiêm ngặt luật Chúa, nhưng chưa có tự do của con cái Thiên Chúa

Sống nghiêm ngặt luật Chúa, nhưng chưa có tự do của con cái Thiên Chúa

thanh-le-tai-nha-nguyen-marta-24-10-2016

Đằng sau những gì gọi là nghiêm ngặt khắt khe, có cái gì đó ẩn giấu, một đời sống nước đôi, một đời sống nghiêm khắc mà mất tự do, vì họ làm nô lệ cho luật. Còn Thiên Chúa, Ngài ban cho chúng ta tự do, sự hiền lành, lòng nhân từ. Đó là điều Đức Thánh Cha chia sẻ trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta.

Nơi bài Tin Mừng hôm nay, Thầy Giêsu chữa lành người phụ nữ trong ngày Sabat, trước sự tức giận của ông trưởng hội đường, bởi vì ông nói là luật Chúa đã bị vi phạm. Thực sự, sống theo luật Chúa thì không hề đơn giản, đó là ơn sủng mà chúng ta cần cầu xin. Phản ứng lại ông ta, Thầy Giêsu gọi ông là kẻ đạo đức giả. Đã nhiều lần, Thầy Giêsu gọi những người như thế là đạo đức giả, vì họ chỉ biết tuân thủ nghiêm ngặt lề luật mà không có sự tự do của những người con, họ bị nô lệ bởi luật. Luật được làm ra là để giúp chúng ta có tự do, tự do của con cái Thiên Chúa, chứ không phải: luật làm ra để chúng ta làm nô lệ cho luật.

Đằng sau những gì là khắt khe, luôn có điều gì đó khác, điều đó Thầy Giêsu gọi là đạo đức giả. Đằng sau cái khắt khe, có điều gì đó ẩn giấu trong cuộc sống của con người. Sự hà khắc không phải là quà tặng của Thiên Chúa. Sự dịu hiền, vâng; sự tốt lành, vâng; lòng nhân từ, vâng; sự tha thứ, vâng. Sự khắt khe cứng nhắc thì không. Đằng sau sự khắt khe ấy, thường có cái gì đó ẩn giấu, thường thì đó là lối sống hai mặt, nhưng cũng có cái gì đó là đau bệnh. Khi chân thành họ nhận ra rằng, họ đang đau khổ! Vì họ chưa có tự do của con cái Thiên Chúa. Họ không biết làm thế nào để sống theo luật Chúa, họ chưa được chúc phúc. Họ đau khổ rất nhiều! Xem ra họ có vẻ tốt, vì họ sống theo lề luật, nhưng đằng sau có điều gì đó chẳng lành, có điều gì đó xấu, họ đang giả hình hoặc bị đau bệnh. Họ đau khổ!

Trong dụ ngôn người cha nhân hậu, người anh cả đã luôn sống tốt và làm theo lệnh cha, nhưng anh ta lại bất bình và tức giận với cha khi người cha vui mừng đón nhận người con thứ đi hoang trở về hối lỗi. Như thế, đằng sau đời sống tốt lành của người anh, có một sự tự hào tự kiêu.

Đằng sau việc làm tốt lành của anh ta, có một sự kiêu ngạo. Anh ta biết anh có một người cha, và trong những giây phút đen tối nhất cuộc đời, anh chạy đến với cha. Chỉ mình người cha mới có thể nói rằng chính anh cũng là ông chủ cùng với cha vì tất cả những gì của cha đều là của anh. Thế nhưng, chưa bao giờ anh có thể cùng cảm nghĩ như cha. Thế đấy, thật là khó khăn: anh chỉ làm cứng nhắc theo luật theo lệnh. Còn người con thứ, anh bỏ luật sang một bên, anh sống không cần luật lệ gì cả, sống chống lại luật, và đến một lúc, anh nghĩ về người cha rồi quay trở về. Anh được tha thứ. Thật là không dễ chút nào để đi theo luật Chúa mà lại không rơi vào sự nghiêm khắc.

Chúng ta hãy cầu cùng Thiên Chúa, hãy cầu nguyện cho anh chị em của chúng ta là những người tin rằng sống theo luật Chúa là trở nên khắt khe. Xin Chúa làm cho họ cảm thấy Ngài là Cha chúng ta, Ngài yêu thích sự dịu hiền, nhu mì, và khiêm nhường. Xin Ngài dạy tất cả chúng ta bước theo luật Chúa với thái độ hiền lành và khiêm nhường.

Tứ Quyết SJ

 

ĐTC kêu gọị cầu nguyện cho hoà bình hoà giải tại Iraq

ĐTC kêu gọị cầu nguyện cho hoà bình hoà giải tại Iraq

tin-huu-tham-du-buoi-doc-kinh-truyen-tin-voi-dtc-phanxico-trua-chua-nhat-23-10-2016-tai-quang-truong-thanh-phero

Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với khoảng 60,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trưa Chúa Nhật hôm qua ĐTC đã mời mọi người hợp ý cầu nguyện cho dân nước Iraq. Ngài nói:

Trong các giờ thê thảm này, tôi gần gũi toàn dân Iraq, đặc biệt dân thành Mossul. Tâm hồn chúng ta bị rúng động bởi các hành động bạo lực người ta đang vi phạm từ quá lâu chống lại dân chúng vô tội, hồi giáo cũng như kitô, thuộc các chủng tộc và các tôn giáo khác nhau. Tôi đau đớn nghe tin việc sát hại lạnh lùng nhiều người con của vùng đất thân yêu này, trong đó có biết bao nhiêu là trẻ em. Sự tàn ác này khiến cho chúng ta khóc và không nói lên lời. Cùng với tình liên đới là việc bảo đảm của tôi nhớ tới  họ trong lời cầu nguyện, để Iraq, tuy bị đánh phá khốc liệt, nhưng mạnh mẽ và vững vàng trong niềm hy vọng có thể tiến tới một tương lai an ninh, hoà giải và hoà bình. Vì thế xin tất cả mọi người hiệp ý cầu nguyện trong thinh lặng.

Sau một chút thinh lặng ĐTC đã cùng tín hữu đọc một kinh Kính Mừng cầu nguyện theo ý chỉ này. Ngài cũng chào các tín hữu Ba Lan về hành hương Roma trong ngày lễ nhớ thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II 22 tháng 10, và dịp mừng 1.050 năm ngày Ba Lan lãnh nhận Tin Mừng. ĐTC cũng chào các ca viên tham dự Năm Thánh các ca đoàn Italia, các bạn trẻ thành viên các huynh đoàn các giáo phận Italia, cũng như cộng đoàn Perù sống tại Roma với hình Đức Bà de los Milagros.

Trước đó ĐTC đã giải thích  thư thứ 2 thánh Phaolô gửi Timôthê, cộng sự viên thân tín và là con của ngài, trong đó thánh nhân suy tư về cuộc sống tông đồ của ngài đã hoàn toàn thánh hiến cho việc truyền giáo (2 Tm 4,6-8.16-18). ĐTC nói: khi thấy việc kết thúc cuộc sống dương thể của ngài đã tới gần, thánh Phaolô miêu tả nó bằng cách quy chiếu về  ba thời điểm: hiện tại, quá khứ và tương lai.

Ngài giải thích hiện tại với ảm tỷ hy lễ: “Tôi sắp đổ máu ra làm lễ tế” (c.6). Với quá khứ thánh nhân chỉ cho thấy cuộc đời đã sống với các hình ảnh của “trận chiến đấu tốt” và “cuộc chạy đua” của một người trung thực với các dấn thân và trách nhiệm của mình (c.7), và đối với tương lai ngài tín thác cho sự thừa nhận của Thiên Chúa, là thẩm phán “công bằng” (c.8). ĐTC giải thích như sau:

Nhưng sứ mệnh của thánh Phaolô được hữu hiệu, đúng đắn và trung thành chỉ nhờ sự gần gũi và sức mạnh của Chúa, là Đấng đã làm cho ngài trở thành một người loan báo Tin Mừng cho tất cả các dân tộc. Thánh nhân nói: “Nhưng có Chúa đứng bên cạnh và đã ban sức mạnh cho tôi, để tôi có thể hoàn thành việc loan báo Tin Mừng và để tất cả mọi người được lắng nghe Tin Mừng” (c. 17).

ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ: Trong trình thuật này của thánh Phaolô phản ánh Giáo Hội, đặc biệt hôm nay là Ngày Quốc Tế Truyền Giáo có đề tài là “Giáo Hội truyền giáo, chứng nhân của lòng thương xót”. Nơi thánh Phaolô cộng đoàn kitô tìm thấy mẫu gương của mình trong xác tín rằng chính sự hiện diện của Chúa khiến cho công tác tông đồ và công việc rao giảng Tin Mừng được hữu hiệu. Kinh nghiệm của Tông Đồ dân ngoại nhắc cho chúng ta nhớ rằng  chúng ta phải dấn thân trong các hoạt động mục vụ và truyền giáo, một đàng như kết quả tùy thuộc nơi các cố gắng của chúng ta với tinh thần hy sinh của lực sĩ  không dừng lại cả trước các thất bại; nhưng đàng khác biết rằng sự thành công đích thực trong sứ mệnh của chúng ta là món quà của Ơn Thánh: chính Chúa Thánh Thần khiến cho việc truyền giáo của Giáo Hội trong thế giới được hữu hiệu.

Ngày nay là thời của việc truyền giáo và thời của lòng can đảm! Can đảm củng cố các bước chân chao đảo, can đảm lấy lại khẩu vị của việc tiêu hao cho Tin Mừng, tái chiếm lại sự tin tưởng nơi sức mạnh, mà việc truyền giáo có trong chính nó. Đây là thời can đảm, cả khi can đảm không có nghĩa là có bảo đảm và thành công. ĐTC nói thêm:

Chúng ta được đỏi  hỏi có can đảm để chiến đấu, không nhất thiết để chiến thắng; để loan báo, không nhất thiết để hoán cải. Chúng ta được đòi hỏi có can đảm để là các giải pháp khác cho thế giới, nhưng không trở thành tranh cãi hay hiếu chiến. Chúng ta được đòi  hỏi có can đảm rộng mở cho tất cả mọi người, mà không bao giờ giảm thiểu sự tuyệt đối và tính cách duy nhất của Chúa Kitô, là Đấng cứu độ duy nhất của tất cả mọi người. Chúng ta được đòi hỏi có can đảm để kháng cự lại sư nghi ngờ, mà không trở thành ngạo mạn. Chúng ta cũng được đỏi hỏi có lòng can đảm của người thu thuế trong Tin Mừng hôm nay, khiêm tốn không dám hướng mắt lên trời, nhưng đấm ngực nói: “Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Hôm nay là thời điểm của lòng can đảm! Ngày nay cần lòng can đảm!

Xin Đức Trinh Nữ Maria, mẫu gương của Giáo Hội “đi ra” và ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần, giúp chúng ta tất cả là môn đệ truyền giáo, nhờ sức mạnh Bí tích Rửa Tội của chúng ta, để đem sứ điệp cứu rỗi tới cho toàn gia đình nhân loại.

Tiếp đến ĐTC đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.

Linh Tiến Khải

 

Đức Thánh Cha tiếp kiến chung Năm Thánh: cổ võ đối thoại

Đức Thánh Cha tiếp kiến chung Năm Thánh: cổ võ đối thoại

duc-thanh-cha-tiep-kien-chung-nam-thanh-co-vo-doi-thoai

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung Năm Thánh sáng thứ bẩy, 22-10-2016, ĐTC cổ võ đối thoại và gọi đây là một khía cạnh quan trọng của lòng thương xót.

Hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô có tới 100 ngàn tín hữu hành hương, trong đó có nhiều phái đoàn từ các giáo phận Italia và Ba Lan, vì 22-10 cũng là lễ kính thánh Gioan Phaolô 2 Giáo Hoàng. Nhiều GM Italia và Ba Lan cùng với chính quyền địa phương liên hệ đã tháp tùng các tín hữu về dự buổi tiếp kiến này.

Trong bài huấn dụ, ĐTC đã quảng diễn bài Tin Mừng theo thánh Gioan, đoạn thứ 4 (4,6-15) thuật lại cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với người phụ nữ xứ Samaria và ngài nhận xét rằng:

”Trước tiên, đối thoại là một dấu chỉ rất tôn trọng, vì nó đặt con người trong thái độ lắng nghe và đón nhận những khía cạnh tốt nhất của người đối thoại. Tiếp đến đối thoại là một biểu hiện của đức bác ái, vì tuy không làm ngơ trước những khác biệt, nó giúp tìm kiếm và chia sẻ ích chung. Ngoài ra, đối thoại mời gọi chúng ta đặt mình trước người khác, coi họ như một hồng ân của Thiên Chúa, Đấng đang gọi hỏi và yêu cầu chúng ta nhìn nhận Ngài”.

ĐTC cũng than phiền rằng: ”Nhiều khi chúng ta không gặp gỡ người anh em, tuy sống cạnh họ, nhất là khi chúng ta đề cao lập trường của mình hơn lập trường của người khác. Chúng ta không đối thoại khi chúng ta không lắng nghe đủ hoặc có xu hướng ngắt lời người khác để chứng tỏ mình có lý. Trái lại, sự đối thoại đòi phải có những lúc thinh lặng, trong đó chúng ta đón nhận hồng ân đặc biệt là sự hiện diện của Thiên Chúa nơi người anh em”.

ĐTC nói thêm rằng: ”Anh chị em thân mến, đối thoại giúp con người nhân bản hóa các tương quan và vượt thắng những hiểu lầm. Đối thoại rất cần thiết trong gia đình chúng ta, và chúng ta có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề dường nào nếu ta học cách lắng nghe nhau! Cũng vậy trong tương quan giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và các con cái. Bao nhiêu điều ích lợi cũng có thể đạt được nhờ đối thoại giữa giáo chức và học sinh, giữa các giới lãnh đạo và công nhân, để khám phá những đói hòi tốt nhất của công việc”.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Tất cả mọi hình thức đối thoại đều nói lên một đòi hỏi lớn của tình yêu Thiên Chúa, Đấng đến gặp tất cả mọi người và đặt nơi mỗi người một hạt giống tốt lành lòng từ nhân của Ngài, để họ có thể cộng tác vào công trình sáng tạo của Ngài. Đối thoại phá đổ các bức tường chia cách và hiểu lầm, nó kiến tạo những nhịp cầu đả thông và không để cho ai tự cô lập mình, khép kín mình trong thế giới nhỏ hẹp của mình.

”Chúa Giêsu biết rõ tâm hồn của người phụ nữ xứ Samaria; dầu vậy Ngài không chối bỏ quyền của bà được biểu phát biểu và dần dần Ngài đi vào mầu nhiệm cuộc sống của bà. Bài học này cũng có giá trị đối với chúng ta. Qua đối thoại, chúng ta có thể làm tăng trưởng những dấu hiệu từ bi thương xót của Thiên Chúa và biến những dấu hiệu ấy thành phương thế đón tiếp và tôn trọng”.

Chào thăm Ba Lan

Trong phần chào thăm các phái đoàn hành hương, ĐTC đặc biệt nhắc đến lễ kính thánh Gioan Phaolô 2 và cám ơn sự tiếp đón của Giáo Hội và nhân dân Ba Lan đã dành cho ngài hồi cuối tháng 7 năm nay nhân dịp Đại Hội Giới trẻ Công Giáo thế giới ở Cracovia. Ngài cũng nhắc lại rằng:

”Cách đây đúng 38 năm, cũng vào giờ này tại quảng trường này vang lên những lời được gửi đến con người toàn thế giới: ”Anh chị em đừng sợ! .. Hãy mở toan các cánh cửa cho Chúa Kitô”. Những lời này Đức Gioan Phaolô 2 đã xướng lên vào đầu triều đại Giáo Hoàng của Người, một vị Giáo Hoàng có linh đạo sâu xa, được nhào nặn nhờ gia sản ngàn năm của lịch sử và văn hóa Ba Lan được thông truyền trong tinh thần đức tin, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gia sản này đối với Người là nguồn hy vọng, sức mạnh và can đảm, qua đó Người nhắn nhở thế giới mở rộng cửa cho Chúa Kitô. Lời mời gọi này biến thành một lời công bố liên lỷ Tin Mừng Lòng Thương Xót cho thế giới và con người, được tiếp tục trong Năm Thánh Lòng thương xót này”. (SD 22-10-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Khóa họp thứ 6 của Phái đoàn Tòa Thánh và Việt Nam

Khóa họp thứ 6 của Phái đoàn Tòa Thánh và Việt Nam

khoa-hop-thu-6-cua-phai-doan-toa-thanh-va-viet-nam

VATICAN. Phái đoàn Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ đến Vatican để làm việc với Phái đoàn Tòa Thánh từ ngày 24 đến 26-10-2016.

Trong thông cáo công bố hôm 22-10-2016 tại Vatican, Ông Greg Burke, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết:

”Như thỏa thuận, trong những ngày 24 đến 26-10 tới đây, sẽ diễn ra tại Vatican cuộc gặp gỡ thứ 6 của Nhóm Làm Việc (Tổ Công Tác) giữa Tòa Thánh và Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt nam, để phát triển và đào sâu các quan hệ song phương. Phái đoàn Tòa Thánh sẽ do Đức Ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng ngoại giao, làm trưởng đoàn; Phái đoàn Việt Nam sẽ do Ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng ngoại giao hướng dẫn”.

G. Trần Đức Anh OP 

Đức Thánh Cha tiếp Hội nghị quốc tế về ơn gọi

Đức Thánh Cha tiếp Hội nghị quốc tế về ơn gọi

duc-thanh-cha-tiep-hoi-nghi-quoc-te-ve-on-goi

VATICAN. ĐTC cổ võ học lối sống của Chúa Giêsu trong việc mục vụ ơn gọi: ra ngoài, nhìn xem và kêu gọi.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 21-10-Jerusalem, dành cho 255 tham dự viên Hội nghị quốc tế về mục vụ ơn gọi do Bộ giáo sĩ tổ chức với chủ đề: ”Chúa xót thương và kêu gọi Ông”, một câu nói của thánh Beda về việc Chúa Giêsu gọi Mathêu người thu thế trở thành môn đệ của Ngài, và ĐTC cũng đã chọn câu này làm khẩu hiệu GM và Giáo Hoàng của ngài.

Trong bài huấn dụ, ngài nói: ”Mục vụ ơn gọi là học lối sống của Chúa Giêsu, Người tiến qua các nơi sinh hoạt của đời sống thường nhật, dừng lại không chút vội vã, và nhìn các anh em với lòng thương xót, dẫn đưa họ đến gặp gỡ Chúa Cha”.

Từ ý tưởng tổng quát trên đây, ĐTC rút ra những bài học cho việc mục vụ ơn gọi.

– Trước tiên việc mục vụ này cần một Giáo Hội chuyển động, có khả năng mở rộng biên cương, không đo lường theo sự tính toán chật hẹp của con người hoặc sợ lầm lẫn, nhưng theo trương độ rộng lớn của con tim từ bi của Thiên Chúa. Không thể có một sự gieo vãi ơn gọi phong phú nếu chúng ta chỉ tiếp tục khép kín trong ”tiêu chuẩn mục vụ ung dung 'từ trước đến nay người ta vẫn luôn làm như thế', để rồi không táo bạo và có sáng kiến trong công tác này, xét lại các mục tiêu, cơ cấu, lề lối và phương pháp truyền giáo của cộng đoàn liên hệ” (EV 33).

Trong chiều hướng này, ĐTC đặc biệt nhắn nhủ các GM và linh mục đừng ủy thác việc mục vụ cho một văn phòng bàn giấy, nhưng hãy đi ra ngoài, lắng nghe người trẻ, giúp họ phân định và hướng dẫn bước đường của họ. ĐTC nói: ”Thật là buồn khi một LM chỉ sống cho mình, khép kín trong pháo đài an ninh của nhà xứ, nhà thánh, hoặc trong nhóm chật hẹp của những người rất thân tín”. Trái lại chúng ta được kêu gọi trở thành những mục tử ở giữa dân, có khả năng linh hoạt một nền mục vụ gặp gỡ và dành thời gian để đón tiếp, lắng nghe mọi người, nhất là những người trẻ.

– ĐTC nhắc nhở cho các vị hữu trách mục vụ ơn gọi đừng hoạt động vội vã, như thể không có thời giờ, nhưng hãy có khả năng dừng lại và đọc trong chiều sâu, đi vào cuộc sống của người khác, nhưng không bao giờ làm cho họ cảm thấy vị đe dọa hoặc bị phán đoán.

– Sau cùng, là kêu gọi, như Chúa Giêsu đã kêu gọi ông Mathêu người thu thuế xưa kia: Hãy theo tôi! ”Ước muốn của Chúa Giêsu là đặt con người lên đường, lôi kéo họ ra khỏi tình trạng ngồi lỳ tai hại, phá vỡ ảo tưởng cho rằng ta có thể sống thoải mái bằng cách ngồi giữa những an ninh của mình”.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Tôi biết rõ công việc mục vụ của anh chị em không phải là một công tác dễ dàng, và đôi khi mặc dù dấn thân quảng đại, nhưng kết quả có thể là ít ỏi và chúng ta có nguy cơ thất vọng, nản chị. Nhưng nếu chúng ta không khép mình trong sự than vãn, trái lại tiếp tục đi ra ngoài loan báo Tin Mừng, thì Chúa ở cạnh chúng ta và ban cho chúng ta can đảm thả lưới cả khi chúng ta mệt mỏi và thất vọng vì không đánh được con cá nào” (SD 21-10-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Học viện Công giáo Glynn ở Úc châu

Học viện Công giáo Glynn ở Úc châu

acu-institute-australia

Sydney – Một học viện Công giáo mới được thành lập tại đại học Công giáo Úc, được đặt theo tên của Patrick McMahon Glynn, một trong những người làm hiến pháp Úc.

Học viện mới nhắm giúp cho cộng đoàn Công giáo của châu lục mới này khả năng phân tích các vấn đề chính sách công cộng và nghiên cứu các đường hướng và triển vọng cho công ích.

Học viện đã được chính thức khánh thành vào ngày 13/10, sẽ là nhóm chuyên viên độc lập và có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động mà Giáo hội Công giáo thực hiện vì lợi ích của toàn cộng đồng dân Úc.

Học viện đã bắt đầu hoạt động với một khóa nghiên cứu về 4 từ khóa về sự hiện diện của các tín hữu trong đời sống công cộng; đó là sợ hãi và giận dữ, hi vọng và tin tưởng, với mục đích “tái tạo thông điệp đúng đắn" cho công chúng.

Công việc của học viện là đóng góp suy tư sâu sắc về các vấn đề được trình bày trong các cuộc thảo luận chính trị và xã hội công khai: thảo luận các đề tài, các thách đố, các vấn đề quan trọng đối với dân Úc và nước Úc trong tổng thể, ví dụ như vấn đề di dân, sự hiện diện và hòa nhập xã hội của các người tị nạn Syria, vai trò của lương tâm cá nhân trong y khoa, các vấn đề nhân quyền. (Agenzia Fides 21/10/2016)

Hồng Thủy

Mỗi năm dòng ba Cappuccino giúp 4600 trẻ em các gia đình nghèo ở Guinea

Mỗi năm dòng ba Cappuccino giúp 4600 trẻ em các gia đình nghèo ở Guinea

capuchin-help-children-at-guinea

Valencia – Tổ chức phi chính phủ của Tây ban nha về Thăng tiến phát triển và Liên đới với người nghèo ở thế giới thứ 3 do các nữ tu dòng ba Cappuccino thành lập, từ khi được thành lập cách đây 20 năm nay, đã cộng tác vào việc thành lập và duy trì một trung tâm dinh dưỡng giúp đỡ cho 4600 trẻ em của các gia đình nghèo ở Guinea Equatorial cũng như các dự án khác được các nữ tu thực hiện tại quốc gia châu Phi này.

Hiện nay, trợ giúp chủ yếu của trung tâm nhi đồng “Luis Amigó” (CILA) ở thành phố Evinayong là giúp đỡ cho 250 trẻ em từ 2-5 tuổi đến từ các gia đình nghèo.  Có 3 nữ tu, giáo viên và một đầu bếp chăm lo các nhu cầu thực phẩm, sức khỏe và giáo dục cho các trẻ em; các em được cung cấp buổi điểm tâm, cơm trưa và các dụng cụ học tập.

Cũng tại cơ sở chính của dòng, cách đây 15 năm, các nữ tu thành lập trung tâm y tế Luis Amigo với 2 nữ tu và các nhân viên địa phương, cung cấp các trợ giúp y tế cho khoảng 4500 mỗi năm, đặc biệt là các trẻ em tại CILA, chích ngừa và thuốc men, thường là ngừa bệnh sốt rét. Trung tâm y tế cũng chữa trị cho những người dân ở Evinayong, đặc biệt là những bệnh nhân Aids, tiểu đường, viêm gan và các thai phụ. 8 ngôi làng trong bán kính 50 km từ Evinayong cũng đến chữa trị ở trung tâm vì ở Guinea không có dịch vụ y tế công, còn những dịch vụ tư thì ngoài khả năng tài chánh của các bệnh nhân. (20/10/2016 Agenzia Fides)

Hồng Thủy

Butch Mueller và thao thức truyền giáo, giúp dân nghèo tại Guatemala

Butch Mueller và thao thức truyền giáo, giúp dân nghèo tại Guatemala

butch-mueller-at-guatemala

Sau 30 năm lập gia đình, làm chủ và buôn bán tại một cửa hàng nhỏ, nuôi dạy hai người con trai khôn lớn, cách đây 8 năm, ông Mueller, một giáo dân ở Minnesota đã quyết định trở lại cứ điểm truyền giáo ở Guatemala để tiếp tục công việc truyền giáo mà ông bỏ dở gần 40 năm trước.

Ông Mueller nhớ lại, khi ông còn là một đứa trẻ, cha của ông thường giữ những tạp chí của Hội truyền giáo Maryknoll trong nhà, để không chỉ gieo vào lòng những đứa con của mình ý thức truyền giáo mà còn nhắc nhở chúng về những người nghèo khổ thiếu thốn trên khắp thế giới. Ông kể: “Bất cứ khi nào chúng tôi than phiền ca thán về một điều gì đó, cha tôi sẽ lôi ra những tạp chí và chỉ cho chúng tôi xem những đứa trẻ ở những miền khác trên thế giới đang đau khổ. Cha đã gieo vào lòng chúng tôi và tôi luôn có ước mong thăm viếng một nơi truyền giáo.”

Sau khi tốt nghiệp trung học, Mueller làm việc tại nông trại của gia đình cho đến khi nghe biết về điểm truyền giáo thánh Luca ở San Lucas Toliman, Guatemala, trong buổi nói chuyện của Cha Greg Schaffer, một Linh mục thuộc Giáo phận New Ulm, Minnesota, người đã phục vụ như mục tử của nơi truyền giáo. Một vài tháng sau đó, vào mùa xuân năm 1972, khi Mueller 22 tuổi, anh đã đi đến nơi truyền giáo. Sau một ít ngày, anh hỏi cha Schaffer: “làm sao mà con có thể dạy cho những người này biết về Thiên Chúa khi con không biết nói tiếng của họ?” Ông Mueller nhớ lại câu trả lời của cha Schaffer: “Nó thật đơn giản! Con chỉ cho họ. Con tỏ cho họ biết là con yêu thương họ và sẵn sàng ở với họ và giúp họ cách tốt nhất mà con có thể làm được. Rồi Thiên Chúa sẽ giúp sức một tí.” Mueller đã ở lại cơ sở truyền giáo 3 năm, trừ một ít tháng anh đi với cha Schaffer về Minnesota để giúp mọi người biết về công việc của họ.

Vào năm 1975, Mueller đã chi tiêu hết số tiền của mình và trở về lại Minnesota. Sau đó anh đã lập gia đình. Cách đây 8 năm, Mueller đã trở lại Guatemala và mỗi năm ông ở đó 3 tháng đầu năm. Ông nói: “truyền giáo là một phần lớn của cuộc đời tôi. Đây là thời gian tốt, thuận tiện để trở lại công việc truyền giáo”.

Ở đây ông thấy các nhà không có ống khói; khói bốc lên từ dưới các mái nhà; trần nhà và tường nhà bị mồ hóng đã trở thành như hắc ín phủ đen và thậm chí còn nhỏ giọt xuống. Người dân cho biết phổi của các trẻ em mới lên 5 đã bị nhiễm như là phổi của người đã hút thuốc lá lâu năm”. Thấy tình cảnh này, ông Mueller đã quyết định giúp xây các bếp lò hơi trong nhà cho người dân tại đây. Các bếp lò này có thể sử dụng củi như phần lớn người dân đã quen nấu ăn bằng củi. Số tiền họ tiết kiệm được từ củi đốt có thể đủ để cho một đứa con đến trường học. Ông nói: “Học thuyết xã hội của Giáo hội dạy rằng mọi ngừoi phải có thức ăn khi họ cần, có quyền được giáo dục, quyền chăm sóc sức khỏe và quyền lao động. Tất cả những điều chúng tôi làm với nhau để cung cấp cho người dân và để họ cảm thấy họ giống như những con người và để họ biết là họ được Thiên Chúa yêu thương”.

Trong 3 năm, ông Mueller đã ùng với các người bạn xây hơn 200 bếp lò cho người dân ở Guatemala. Câu chuyện xây lò của ông Mueller đã lan truyền nhanh chóng ở Paynesville và ông bắt đầu nhận được nhiều đóng góp từ những người muốn giúp cho chi phí xây các bếp lò; mỗi bếp tốn khoảng 150 đô la. Khi mỗi bếp lò được xây, ông chụp tấm hình với tên của người tài trợ, rồi gửi lên Facebook. Việc làm này lan truyền nhanh chóng như cháy rừng; nhiều người muốn đóng góp cho công việc. Ông bắt đầu nhận đóng góp qua giáo xứ thánh Louis và năm ngoái đã nhận được 27 ngàn đô la. Không chỉ xây các bếp lò, ông Mueller còn để ý đến những nhu cầu khác của gia đình ông đang giúp. Ví dụ như ông sẽ dùng một ít tiền để đóng các giường tầng cho các gia đình thiếu giường ngủ, hay xây dựng một hệ thống xử lý nước thải.

Ông Mueller còn giúp tạo công ăn việc làm cho người dân bằng cách thuê họ giúp việc xây các bếp lò, hay mua các vật liệu địa phương để giúp cho các cá nhân buôn bán nhỏ. Ông cũng hiểu là người dân nơi đây cũng muốn con cái họ có một cuộc sống tốt hơn và điều này chỉ có thể khi con em họ được giáo dục. Ông nói: “Toàn bộ công việc của tôi không chỉ là xây các bếp lò nhưng tôi đang cố gắng dạy, cho và phát triển. Người dân sẽ dùng các kỹ năng họ đã học và truyền lại cho người khác. Tôi cũng dạy họ ‘đừng bao giờ thỏa mãn với những cái mình xây. Hãy nghĩ những cách thế mà bạn có thể làm tốt hơn’. Và họ làm. Nó đang thay đổi cuộc sống từ từ”.

Nữ tu Pime ở Bonpara chữa bệnh cho người Hồi giáo, Ấn giáo và Công giáo

Nữ tu Pime ở Bonpara chữa bệnh cho người Hồi giáo, Ấn giáo và Công giáo

huy-hieu-hoi-giao-hoang-truyen-giao-hai-ngoai

Natore, Bangladesh – Từ 50 năm qua, các nữ tu Thừa sai Đức Mẹ Vô nhiễm ở Bonpara, quận Natore, đã chăm sóc cho hàng ngàn người nghèo, phần lớn là Hồi giáo và Ấn giáo.

Các nữ Thừa sai được biết đến với tên gọi “Các nữ tu Pime” (Hội Giáo hoàng truyền giáo hải ngoại) điều hành một cơ sở y tế, bệnh xá và nhà hộ sinh Đức Maria, đón nhận chăm sóc các bệnh nhân thuộc mọi tôn giáo. Trung tâm y tế này được Giáo hội địa phương thành lập từ năm 1966.

Nữ tu Clare Costa, một nhân viên cuả trung tâm chia sẻ: “Mỗi ngày có khoảng 50 bệnh nhân bệnh nặng đến đây. Phục vụ các bệnh nhân là một trong những nhiệm vụ trong sứ vụ của chúng tôi.”

Một bệnh nhân Hồi giáo cho biết từ 40 năm nay, mỗi khi bị bệnh bà lại đến cơ sở y tế này. Các bác sĩ Kitô giáo lịch sự và dành thời gian cho các bệnh nhân.  Còn Muslam Uddin, một bệnh nhân Hồi giáo đã đến chữa trị ở đây từ 10 năm, biết đến trung tâm qua lời giới thiệu của bạn bè Hồi giáo. Ông nhận xét: “Các bác sĩ và nhân viên y tế cho tôi những toa thuốc phù hợp. Họ thăm viếng các bệnh nhân với nụ cười. Tôi ngưỡng mộ cách phục vụ của họ và vì vậy tôi đã đi xa cả 20 km để đến đây dù trong vùng của tôi có những bệnh viện lớn khác.” Một bệnh nhân khác chia sẻ là các bác sĩ không muốn tiền bạc. Họ chỉ lấy một ít tiền thuốc. Họ không muốn thu lợi từ các bệnh nhân nhưng chữa trị cho chúng tôi với tình thương. Họ là các bác sĩ thật sự.

Có 75 nữ tu Pime hoạt động ở Bangladesh trong các môi trường học đường, giáo xứ và bệnh xá. Tại trung tâm này, các nhân viên không chỉ cung cấp thuốc men nhưng cả những lời dạy luân lý như kính trọng người khác, chăm sóc con người, từ chối việc phá thai. Cha Bikash H. Reberio, cha xứ của Bonpara, khẳng định là “các Thừa sai Pime thật sự phục vụ cho các người nghèo trong vùng. Bệnh xá hoạt động nhờ lòng tốt của các chị. Và bởi thế nó thu hút nhiều người.” (Asia News 17/10/2016)

Hồng Thủy

Ba thái độ giúp xây dựng sự hiệp nhất trong Hội Thánh

Ba thái độ giúp xây dựng sự hiệp nhất trong Hội Thánh

thanh-le-tai-nha-nguyen-marta-21-10-2016

Khiêm tốn, hiền lành, rộng lượng, đây là ba điều quan trọng để xây dựng sự hiệp nhất trong Hội Thánh. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta.

“Bình an cho anh em.” Đây là chào của Chúa, lời chào tạo nên một mối dây liên kết, mối dây hòa bình. Lời chào này nối kết chúng ta trong sự hiệp nhất, nên một trong Chúa Thánh Thần. Nếu không có hòa bình, nếu chúng ta không thể chào nhau với nghĩa rộng nhất của từ hòa bình, nếu chúng ta không mở lòng cho tinh thần hòa bình, thì không bao giờ chúng ta có được sự hiệp nhất.

Ác tâm thì gieo rắc chiến tranh, người Kitô hữu tránh những cuộc chiến

Để có thể có sự hiệp nhất trong thế giới, cần có sự hiệp nhất trong những tỉnh thành, trong xóm làng, trong gia đình. Ác tâm thì luôn gieo rắc chiến tranh. Ghen ghét, xung đột, nói hành nói xấu… hủy hoại hòa bình và do đó không thể hiệp nhất. Các Kitô hữu có thể hành xử cách nào để kiến tạo sự hiệp nhất? Thánh Phaolô nói rất rõ: “Anh em hãy ăn ở cho xứng đáng, với lòng khiêm nhường, hiền lành và nhẫn nại.” Đây chính là ba thái độ. Khiêm nhường: bạn không thể trao tặng hòa bình nếu thiếu khiêm nhường. Ở đâu có ngạo mạn, ở đó có chiến tranh, vì người ta luôn muốn thắng người khác, muốn hơn người. Nếu không có khiêm tốn, sẽ không có hòa bình, không có sự hiệp nhất.

Tái khám phá sự hiền lành để nâng đỡ nhau

Ngày nay chúng ta quên đi khả năng ăn nói dịu hiền, lời lẽ của chúng ta quá khô cứng và chua chát. Chúng ta hay nói xấu người khác… Như thế, thánh Phaolô nói là chúng ta cần chịu đựng lẫn nhau, cần kiên nhẫn, cần chịu đựng những lỗi lầm của người khác, những điều mà chúng ta không thích.

Thứ nhất là khiêm tốn. Thứ hai là hiền lành. Hai điều này tương hỗ cho nhau. Thứ ba là nhẫn nại với trái tim bao dung, rộng lượng, cao thượng, có khả năng đón nhận tất cả mà không kết án, không đóng khung với những thứ lặt vặt nhỏ nhặt. Trái tim cần đủ rộng để đón lấy tất cả. Điều ấy làm nên mối dây hòa bình. Đây là cách thức cần để xây dựng hòa bình, và từ đó tạo nên sự hiệp nhất. Đấng làm nên sự hiệp nhất là chính Chúa Thánh Thần, nhưng Ngài thúc đẩy chúng ta chuẩn bị cho sự kiến tạo ấy.

Cùng nhau xây dựng sự hiệp nhất trong mối dây hòa bình  

Đây chính là đời sống xứng đáng với mầu nhiệm ơn kêu gọi mà chúng ta đã lãnh nhận, mầu nhiệm Hội Thánh. Mầu nhiệm Hội Thánh là mầu nhiệm Thân Mình Chúa Kitô: Một đức tin, Một phép rửa, Một Thiên Chúa là Cha tất cả mọi người, Đấng hoạt động nơi mọi người và ở trong mọi người. Đây là sự hiệp nhất mà Chúa Giêsu đã xin Chúa Cha ban cho chúng ta, và chúng ta phải cùng nhau xây dựng trong mối dây hòa bình. Mối dây hòa bình sẽ lớn mạnh với lòng khiêm nhường, hiền lành, cùng với lòng cao thượng.

Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần để Ngài ban cho chúng ta ơn không chỉ hiểu mà còn sống mầu nhiệm Hội Thánh, đó là mầu nhiệm của sự hiệp nhất.

Tứ Quyết SJ

Chỉ bằng giáo lý thì không đủ để biết Chúa Giêsu, chúng ta cần cầu nguyện

Chỉ bằng giáo lý thì không đủ để biết Chúa Giêsu, chúng ta cần cầu nguyện

thanh-le-tai-nha-nguyen-marta-20-10-2016

Chỉ với giáo lý thì không đủ để biết Chúa Giêsu cách chân thực, và như thế chúng ta cần cầu nguyện, phụng thờ và nhận ra chính chúng ta là những tội nhân. Đức Thánh Cha đã chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta.

Đức Thánh Cha quảng diễn bài giảng của ngài, khởi đi từ thư của thánh Phaolô Tông đồ gửi giáo đoàn Êphêsô. Trong đó, thánh Phaolô cầu nguyện cho cộng đoàn được mạnh sức nhờ Chúa Thánh Thần và nhờ Chúa Kitô ngự trong lòng họ.

Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: Bằng cách nào chúng ta có thể biết Đức Kitô? Bằng cách nào chúng ta có thể hiểu tình yêu mến của Người, một tình yêu vượt quá trí hiểu loài người?

Biết Chúa Kitô không chỉ bằng giáo lý, mà cần cầu nguyện

Chúa Kitô hiện diện trong Tin Mừng và chúng ta biết Chúa Kitô nhờ việc đọc Tin Mừng. Tất cả chúng ta đã làm điều ấy, ít ra là chúng ta nghe Tin Mừng khi tham dự thánh lễ. Việc học hỏi giáo lý cũng dạy cho chúng ta biết Chúa Kitô là ai. Nhưng như thế là chưa đủ. Để hiểu được mọi chiều dài rộng cao sâu của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta cần đi vào chiều sâu của thói quen, trước hết là bằng cầu nguyện, như thánh Phaolô đã làm khi quỳ gối thân thưa: “Lạy Cha, xin sai Thánh Thần tới để Ngài dạy cho con biết Chúa Giêsu.”

Tôn thờ Chúa Kitô trong thinh lặng

Để biết Chúa Kitô cách chân thực, thì chỉ việc cầu nguyện cũng chưa đủ, thánh Phaolô nói thêm rằng, ngài “quỳ gối tôn thờ mầu nhiệm này”, một mầu nhiệm vượt quá trí hiểu loài người, và trong tinh thần thờ phượng này, ngài nài xin ân sủng từ Thiên Chúa.

Chúng ta không thể biết Chúa nếu chúng ta không quen với cách thờ phượng này, tôn thờ trong thinh lặng. Nếu tôi không lầm, tôi tin rằng đây là cách cầu nguyện mà chúng ta ít biết đến, đó là một trong những điều chúng ta ít làm nhất. Xin cho phép tôi nói thế này, hãy sẵn lòng lãng phí thời gian để hiện diện trước mặt Chúa, trước mầu nhiệm về Chúa Giêsu Kitô. Tôn thờ Người. Thinh lặng, tôn thờ trong thinh lặng. Người là Đấng Cứu Độ và tôi tôn thờ Người.

Để đi sâu vào mầu nhiệm Chúa Kitô, cần nhận ra lỗi lầm của bản thân

Điều thứ ba, để biết Chúa Kitô, chúng ta cần biết chính mình, biết chính mình với những bất toàn và tội lỗi. Chúng ta không thể cầu nguyện mà lại thiếu suy xét về chính bản thân mình.

Như thế, để đi vào chiều sâu vô biên của mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, chúng ta cần ba điều. Thứ nhất là cầu nguyện: “Lạy Cha, xin sai Chúa Thánh Thần đến, để Ngài dạy cho con biết Chúa Giêsu”. Thứ hai là tôn thờ mầu nhiệm này, đi vào chiều sâu của mầu nhiệm và tôn thờ Người. Thứ ba là suy xét chính mình: ‘Tôi là người đầy bợn nhơ’. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng mà thánh Phaolô cầu xin cho cộng đoàn Êphêsô, đó là ân ủng được biết Chúa Kitô và biết kiếm tìm Người.      

Tứ Quyết SJ