Hậu bầu cử tổng thống, tín hữu Công giáo Hoa kỳ tạo hiệp nhất hay chia rẽ?

Hậu bầu cử tổng thống, tín hữu Công giáo Hoa kỳ tạo hiệp nhất hay chia rẽ?

2016-election

Arlington, Virginia – Các tín hữu Công giáo Hoa kỳ phải tìm cách kiến tạo hiêp nhất và chữa lành những hỗn độn và chia rẽ sau cuộc bầu cử.

Trong Catholic Distance University Founder’s Award Dinner ở Arlington, Virginia, Hiệp sĩ Carl Anderson, chủ tịch hội hiệp sĩ Columbus đã nói: “Câu hỏi mà chúng ta cần hỏi chính mình là bằng cách nào các tín hữu Công giáo Hoa kỳ, trong tương lai, có thể là nguồn hiệp nhất và hòa giải hay là chúng ta sẽ là nguyên nhân của chia rẽ và thù hận thêm. Câu trả lời sẽ dựa rất nhiều trên vấn đề là một người Công giao ở Hoa kỳ ngày nay có nghĩa là gì? Nói khác đi, điều gì là nền tảng của căn tính chúng ta như là tín hữu Công giáo?”

Ông Anderson đề cập đến các email do WikiLeaks đưa ra. Một email nói đến ý tưởng của ông John Podesta, giám đốc chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton, tạo nên “mùa xuân Công giáo” với sự nổi dậy của các tín hữu chống lại các Giám mục để yêu cầu thay đổi về giáo huấn luân lý. Một email của một người Công giáo khác là John Halpin, gọi sự bảo thủ của các tín hữu Công giáo là “con hoang của đức tin”, vv. Theo ông Anderson, những email này gây nên những vấn đề, trong đó có những ý kiến chê bai Công giáo từ chính người Công giáo.”

Ông Anderson nhận xét tiếp: “Giai đoạn này đưa ra thách thức nghiêm trọng cho các tín hữu Công giáo, bất luận kết quả bầu cử ngày thứ 3 như thế nào, đất nước chúng ta sẽ vẫn bị chia rẽ sâu sắc và những chia rẽ này, ở một mức độ rất thực, cũng được phản ánh trong chính cộng đồng đức tin Công giáo của chúng ta.”

Giải pháp của vấn đề này, theo ông Anderson, cần các tín hữu Công giáo trung thành thực hiện đầy đủ trách nhiệm công dân của họ khi mà nhiều người chán nản và thất vọng. Ông nói: “Bây giờ là lúc, hơn chứ không phải ít đi, các giá trị Công giáo trong tiến trình bầu cử của chúng ta. Bây giờ là lúc, hơn chứ không phải ít đi, các giá trị Công giáo trong đất nước chúng ta.” Ông đề nghị 6 lãnh vực cụ thể mà Công giáo Hoa kỳ có thể làm để phát triển và tăng cường đoàn kết.

Đầu tiên là “canh tân đời sống giáo xứ” như là một cộng đoàn Thánh Thể thật sự với sự yêu quý Thánh Thể hơn như nguồn mạch và tột đỉnh của sự hiệp nhát, bác ái và đời sống Kitô hữu. Kế đến là “canh tân việc truyền giảng Tin mừng của đời sống gia đình”, “chú trọng đến lời mời gọi mỗi gia đình Công giáo trở thành một giáo hội địa phương, tương trợ với các gia đình khác, sẽ có thể là nguồn mạch của hiệp nhất, bác ái và hòa giải.” Thêm vào đó, các tín hữu Công giáo cần gia tăng lòng sùng kính Mẹ Maria, quan thầy của Hoa kỳ, nhìn thấy nơi Mẹ mẫu gương của sự hiểu biết về trách nhiệm của chúng ta đối với người xung quanh ta và với thiện ích chung như là những công dân.” Chúng ta cũng cần có sự hiểu biết sâu sắc về các nguyên tắc và vấn đề luân lý mà chúng ta không thể thỏa hiệp như là một cộng đoàn đức tin. Một sự dấn than với nền văn hóa Công giáo đích thực đào tạo con người toàn diện ở mọi cấp độ học đường cũng quan trọng đối với căn tính Công giáo. Cuối cùng, ông Anderson kết luận là Giáo hội tại hoa kỳ cần tôn trọng vai trò của Giám mục hơn, như nguồn hiệp nhất của giáo hội địa phương và sự trao đổi liên lạc giữa các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. (CAN 07/11/2011)

Hồng Thủy

Đức Thánh Cha tiếp hoàng tộc Habsburg

Đức Thánh Cha tiếp hoàng tộc Habsburg

duc-thanh-cha-tiep-hoang-toc-habsburg

VATICAN. Sáng 5-11-2016, ĐTC đã tiếp kiến 300 người thuộc hoàng tộc Habsburg và ngài ca ngợi tấm gương chân phước Carlo của Áo thuộc dòng tộc này.

Habsburg là hoàng tộc thuộc hàng quan trong nhất ở Âu Châu kể từ thế kỷ 13 với nhiều vị hoàng đế và vua tại Áo, Hungari, Tây Ban Nha, Bồ đào nha và nhiều nước khác. 300 người thuộc dòng tộc này về Roma hành hương nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến mẫu gương của chân phước Carlo hoàng đế nước Áo, lên ngôi cách đây 100 năm, trong thời thế chiến thứ I, và tỏ ra nhạy cảm đối với những lời kêu gọi của ĐGH Biển Đức 15, hết sức tìm kiếm hòa bình, đến độ không được nhiều người hiểu và còn bị nhạo cười. ĐTC nói: Trong lãnh vực này, chân phước Carlo mang lại cho chúng ta một mẫu gương thời sự hơn bao giờ hết và chúng ta có thể cầu khẩn ngài như vị chuyển cầu để xin Chúa ban hòa bình cho toàn thể nhân loại”.

ĐTC cũng ghi nhận nhiều người xuất thân từ hoàng tộc Habsburg đang giữ những vai trò lãnh đạo trong các tổ chức liên đới và thăng tiến nhân bản và văn hóa, cũng như hỗ trợ dự án xây dựng Âu Châu như Căn nhà chung dựa trên các giá trị nhân bản và Kitô. Ngoài ra cũng có nhiều ơn gọi LM và đời sống thánh hiến xuất phát từ gia tộc này. Ngài cảm tạ Chúa và gọi sự kiện đó tái xác nhận gia đình Kitô là thửa đất đầu tiên trong đó các hạt giống ơn gọi có thể nảy mầm và tăng trưởng (SD 5-11-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Đức Tổng Giám mục Los Angeles: Muốn nước Mỹ mạnh hơn? Hãy trở nên thánh

Đức Tổng Giám mục Los Angeles: Muốn nước Mỹ mạnh hơn? Hãy trở nên thánh

nhung-nguoi-ung-ho-cac-ung-cu-vien-tong-thong-my

Los Angeles, California – “Nếu chúng ta muốn một nước Mỹ mạnh hơn, chúng ta cần trở thành những vị thánh vĩ đại hơn, nhờ ơn Chúa,” đó là những lời Đức Tổng Giám mục Jose Gomez của Los Angeles vài ngày trước kỳ bầu cử tổng thống Hoa kỳ.

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa kỳ năm nay được xem là một kỳ bầu cử gây nhiều tranh cãi, nhưng đối với Đức tổng Gomez, kết quả không quan trọng, vì “Chúa Giêsu Kitô vẫn là Vua” mới quan trọng đối với ngài. Ngài nói: “Các chính trị gia đến rồi đi; các quốc gia nổi lên rồi sụp đổ; các đế quốc cũng biến mất – điều còn lại và tiếp tục chính là Giáo hội mà Chúa Giêsu đã thiết lập trên tảng đá Thánh Phêrô. Không quan trọng ai sẽ thắng vào thứ 3 tới và ai sẽ thất bại, chúng ta được gọi theo Chúa Giêsu Kitô như con cái Thiên Chúa và các môn đệ truyền giáo. Hãy trung thành với Chúa Kitô và xây dựng vương quốc của Chúa ở đây trên trái đất này.”

 Đức Tổng nhấn mạnh đến 2 “dấu chỉ của các thời đại” có thể giúp suy tư về thực tại của Hoa kỳ. Thứ nhất là các dấu chỉ của nước Mỹ hậu Kitô giáo trong đó tính tục hóa đang tăng lên trong xã hội Mỹ và sự chống lại tự do tôn giáo. Ngài nói đến sự kiện là các giới lãnh đạo, những người đang điều hành và hình thành hướng đi của xã hội, bị tục hóa mạnh mẽ và thù địch với tôn giáo, với những giá trị tôn giáo và các truyền thống văn hóa. Thứ hai là “cuộc khủng hoảng của con người” . Ngài lưu ý là xã hội đang mất đi ý thức về con người; học thuyết về giống và hôn nhân đồng tính là thứ chủ nghĩa nhân văn sai lầm đang được cổ võ ở Hoa kỳ sẽ đưa thứ nhân văn chỉ nghĩa sai lầm đi vào con đường nguy hiểm.

Đức Tổng cũng đề cập đến việc đối xử tàn tệ với những người bị gạt bên lề xã hội, trong đó có các người di dân, vô gia cư và nhập cư; xã hội đang trở nên dửng dưng và không thông cảm cho những người xung quanh họ. Ngài nói: “Chúng ta đang trở thành một xã hội thiếu lòng thương xót, bởi vì chúng ta không còn nhận thấy sự thánh thiêng và phẩm giá của con người.”

Trước những thực tại này, Đức Tổng nhận định rằng không phải vị tổng thống kế tiếp sẽ thay đổi cách thế xã hội đối xử với tôn giáo hay con người, nhưng ngài tin là các cá nhân sẽ có ảnh hưởng trên tương lai hơn là một đảng phái chính trị, vì “chúng ta không phục hồi giá trị tôn giáo ‘từ trên’ bởi vì căn tính của mỗi con người được đặt nơi Chúa Kitô chứ không phải liên kết chính trị của họ.

Đức Tổng xác định chỉ có một điều có thể thay đổi thế giới: lời mời gọi nên thánh. Ngài nói: “Nếu chúng ta muốn nước Mỹ mạnh hơn, thì chúng ta cần những người nam nữ như các bạn và tôi, những người cam kết phục vụ Chúa và sống đức tin của họ trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Nếu chúng ta muốn sống trong một xã hội cổ võ nhân đưc và công lý và nhân phẩm – nếu chúng là muốn các lãnh đạo suy tư các giá trị này – chúng ta cần trở thành các lãnh đạo và các vai trong gương mẫu trong xã hội chúng ta.”

Thay vì thất vọng tại các phòng bỏ phiếu, Đức Tổng khuyến khích xây dựng luân lý và tu đức giữa các cá nhân vì canh tân cá nhân sẽ có ảnh hưởng đến canh tân văn hóa dù cho ai sẽ thắng cử. Ngài đưa ra những ví dụ cụ thể cho việc canh tân: củng cố kinh nguyện cá nhân và mối liên hệ với Chúa, xây dựng mối liên hệ chung trong các hôn nhân và các gia đình và làm chúng cho Giáo hội qua sự cảm thông và thương xót.”

Ngài kết luận: “Đất nước chúng ta và thế giới chúng ta sẽ được đổi mới, không phải bởi các chính trị gia nhưng là bởi các thánh…. Nếu chúng ta muốn một nước Mỹ mạnh hơn, chúng ta cần trở thành những vị thánh vĩ đại hơn, nhờ ơn Chúa. Không quan trọng ai là tổng thống, Chúa Giêsu vẫn là Vua và chúng ta vẫn được gọi nên thánh và đổi mới thế giới này theo hình ảnh của Vương quốc Người.” (CNA 03/11/2016)

Hồng Thủy

Ngày Năm Thánh dành cho tù nhân và người vô gia cư

Ngày Năm Thánh dành cho tù nhân và người vô gia cư

duc-phanxico-tham-cac-tu-nhan

Vatican – Ngày 6/11 tới đây, ngày năm thánh đặc biệt dành cho các tù nhân sẽ được cử hành tại Vatican với sự tham dự của đông đảo tù nhân và gia đình họ từ khắp nước Ý cũng như các quốc gia lân cận.

Hôm 3/11, trong buổi họp báo trình bày về ngày Năm thánh dành cho tù nhân cũng như ngày Năm Thánh dành cho người vô gia cư vào ngày 13/11, Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh cổ võ tái truyền giảng Tin Mừng, đã nói: “Đây là lần đầu tiên mà một số đông các tù nhân từ các miền nước Ý và các nước khác hiện diện ở đền thờ Thánh Phêrô để cử hành Năm Thánh với Đức Giáo hoàng Phanxicô.”

Đức Tổng Fisichella cũng nói đến sự quan tâm đặc biệt của Đức Phanxicô dành cho các tù nhân; trong mỗi chuyến đi nước ngoài, Đức Phanxicô lập đi lập lại ý muốn viếng thăm các tù nhân và trao cho họ sứ điệp của sự gần gũi và hy vọng.”

Ngày Năm Thành các tù nhân nhắm đặc biệt đến các tù nhân và gia đình của họ, các nhân viên và các tuyên úy nhà tù, cũng như các hiệp hội trợ giúp hệ thống nhà tù. Đây là một phần trong Năm Thánh Lòng Thương xót được Đức Phanxicô  đề ra.

Hiện tại đã có 4000 người đăng ký tham dự ngày này, trong đó có 1000 tù nhân từ 12 quốc gia, bao gồm Anh, Ý, Latvia, Madagascar, Malaysia, Mêxicô, Hà lan, Tây ban nha, Hoa kỳ, Nam Phi, Thụy điển và Bồ đào nha. Cũng có một đoàn Tin lành Luther từ Thụy điển. Khoảng 50 tù nhân và cựu tù nhân đến từ Hoa kỳ.

Các tù nhân thuộc mọi án tù khác nhau, bao gồm tù nhân vị thành viên, tham dự sự kiện sẽ trao cho họ một tương lai và hy vọng hơn là kết án và thời hạn tù. Sẽ không có sự tham dự của các tử tù.

Các cử hành của ngày Năm thánh tù nhân bắt đầu vào thứ 7, 05/11, với việc chầu Thánh Thể và xưng tội tại một số nhà thờ ở Roma. Cuối cùng là hành trình tiến qua cửa Thánh.

Ngày Chúa nhật, 6/11, đền thờ Thánh Phêrô sẽ mở cửa lúc 7.30 sáng; lúc 9 giờ sẽ có các chứng từ của một số người tham dự. Phần chứng từ bao gồm chia sẻ của một tù nhân về kinh nghiệm hoán cải, trong đó nạn nhân cũng sẽ cùng trình bày với tù nhân mà họ đã hòa giải với nhau; một người anh của nạn nhân bị giết sẽ nói về lòng thương xót và tha thứ; một tù nhân trẻ đang thụ án và một cảnh sát nhà tù, người hàng ngày tiếp xúc với các tù nhân.

Sau Thánh lễ có buổi tiếp tân cử hành Lòng Thương xót tại đại thính đường Phaolô VI.

Phần trưng bày các sản phẩm được các tù nhân làm trong nhà tù đang được lên kế hoạch và sẽ được đặt tại lâu đài Thiên thần.

Trong Thánh lễ, chính các  tù nhân sẽ hướng dẫn phụng vụ. Mình Thánh được lãnh nhận trong Thánh lễ cũng do chính các tù nhân ở nhà tù Milan như một phần của chương trình “Ý nghĩa của Bánh” được tổ chức cho Năm Thánh Lòng Thương xót.

Đức Tổng Fisichella cho biết các tù nhân tham dự được các hội đồng Giám mục và tuyên úy nhà tù chon. Việc tham dự được Vatican đề nghị và việc họ tham dự là sự đáp lời mời của Đức Giáo hoàng. Ngài cũng cho biết là mỗi nước có luật riêng để lo liệu việc di chuyển các tù nhân.

Còn ngày dành cho các  người vô gia cư vào ngày 13/11 được tổ chức cho những người vì những lý do khác nhau, từ vấn đề kinh tế bấp bênh cho đến các bệnh tật khác nhau, từ sự cô đơn cho đến thiếu những liên hệ gia đình, họ có những khó khăn hòa nhập vào xã hội và thường chọn ở bên lề xã hội, không có nhà hay một nơi để sống. Đã có 6000 người từ các quốc gia trên thế giới ghi danh, bao gồm Pháp, Đức, Bồ đào nha, Anh, Tây ban nha, Ba lan, Hà lan, ý, Hunggari, Slovac, Crôát và Thụy sĩ.

Cử hành bắt đầu thứ 6, 11/11, với buổi yết kiến chung tại đại thính đường Phaolô VI, trong đó Đức giáo hoàng sẽ nghe các chứng từ và nói chuyện với họ, Các chứng từ cũng được trình bày tại các giáo xứ ở quanh Roma. Ngày thứ 7, 12/11, buổi canh thức tại đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành, và các người tham dự sẽ đi qua cửa Thánh. Tối đó một buổi hòa nhạc được tổ chức tại đại thính đường Phaolô VI. Sự kiện được kết thúc với Thánh lễ do Đức giáo hoàng cử hành vào Chúa nhật 13/11. Vào ngày này, cửa Năm Thánh tại 3 đền thờ Đức Bà Cả, Gioan Laterano và Phaolô ngoại thành, và tại các giáo phận trên thế giới sẽ được đóng. Cửa Thánh ở đền thờ Thánh Phêrô sẽ được đóng vào ngày 20/11.

Đức Tổng Fisichella nhận định là hai ngày Năm Thánh dành cho tù nhân và  dành cho người vô gia cư sẽ được sống với cùng sự sốt sắng và kinh nghiệm cầu nguyện mà chúng ta đã thấy trong suốt Năm Thánh. (CNA 02/11/2016)

Hồng Thủy

Số chủng sinh của tổng giáo phận Boston gia tăng

Số chủng sinh của tổng giáo phận Boston gia tăng

duc-hong-y-omalley-cua-boston

BRIGHTON, Mass. – Tổng giáo phận Boston phải mua lại đất từ Boston College để mở rộng chủng viện thánh Gioan ở Brighton do số ứng sinh gia nhập chủng viện để học hỏi trở thành Linh mục gia tăng.

Ngày 20/10, Đức ông James Moroney, giám đốc chủng viện đã ký thỏa thuận mua bán với học viện của các cha dòng Tên để mua lại một khu vực hiện nằm trong tòa nhà của chủng viện. Đức ông cho biết ngài rất vui vì việc khôi phục hoàn toàn lại chủng viện là giấc mơ của Đức Hồng y O'Malley cũng như của ngài.

Chủng viện thánh Gioan được Đức tổng Giám mục John Joseph Williams của Boston xây năm 1884. Số chủng sinh theo học tại chủng viện mỗi năm mỗi suy giảm trầm trọng; năm 2005 chỉ có 22 chủng sinh. Nhưng trong 10 năm gần đây, ơn gọi tại chủng viện gia tăng thật nhanh. Vào tháng 9 vừa qua, số các chủng sinh ở chủng viện là 98. Chủng viện phải mua một ngôi nhà phụ cận để thêm chỗ ở và hiện nay 7 trong số 12 phó tế của chủng viện đang ở đây.

Khu vực phụ của chủng viện được nhượng cho Boston College trong những năm 2000 và chủng viện đồng ý cho học viện Boston thuê cơ sở 99 năm. Với thỏa thuận mua bán được ký kết vừa qua, chủng viện thánh Gioan đã thu hồi việc cho thuê 99 năm. Vì khu vực này đã không được dùng từ giữa năm 1960, các phòng cần được tu bổ làm mới lại. Hiện tại có 3 công ty kiến trúc đã trình các đề án của họ cho ban điều hành chủng viện. (CNS 28/09/2016)

Hồng Thủy

Holywins non Halloween: sự thánh thiện chiến thắng

Holywins non Halloween: sự thánh thiện chiến thắng

chan-dung-cac-thanh

Cartagena – Các giáo phận khác nhau ở Tây ban nha đã khuyến khích các tín hữu cử hành “Holywins” với y phục của các thánh vào ngày 31/10, đối lại với lễ hội Halloween, được cử hành với y phục của ma quỷ.

Các giáo xứ, trường học và tổ chức Kitô tại các giáo phận Cádiz, Cartagena, Alcalá và Ciudad Rodrigo đã kêu gọi các tín hữu cử hành ngày lễ Các Thánh với y phục gắn bó với đức tin Công giáo.

Thông tin của giáo phận Cartagena (Murcia) xác định: “Với việc mừng Holywins, nghĩa là sự thánh thiện chiến thắng, chúng ta muốn tránh cử hành Halloween, trong khi tìm lại ý nghĩa của ngày lễ Các Thánh.” Đây là lần thứ 2 giáo phận tổ chức ngày lễ này. Giáo phận Alcalá de Henares cũng nhấn mạnh là dù ngày Halloween có nghĩa là lễ vọng các Thánh nhưng hiện tại ngày lễ này không có liên hệ gì với niềm tin Kitô giáo.” Giáo phận này cũng là giáo phận đầu tiên ở Tây ban nha đã tổ chức lễ Holywins vào năm 2008, xác định là không nhắm đến phản đối Halloween mà cũng không nhằm chia sẻ sự thờ phượng sự chết và suy tôn điều quái dị hay sự xấu mà lễ Halloween cử hành, vì các Kitô hữu cử hành sự chiến thắng của sự sống và cổ võ vẻ đẹp và sự thiện.

Giáo phận Cádiz cũng hiệp nhất với sáng kiến này sau khi nhận thấy là mỗi năm Halloween càng có ảnh hưởng mạnh và các trẻ em Kitô giáo bị hấp thụ trong môi trường trái ngược với niềm hy vọng phục sinh.” Thông cáo xác định: “Holywins được tổ chức cho tất cả trẻ em tham gia học giáo lý, cho các học sinh ở các trường Công giáo, cho các phong trào giáo dân, các hiệp hội tông đồ, cho giới trẻ và gia đình của họ, bởi vì sự thánh thiện là lễ hội của tất cả.” (Fides 26/10/2016)

Hồng Thủy

 

Đức Thánh Cha cổ võ nền thần học gần gũi các gia đình

Đức Thánh Cha cổ võ nền thần học gần gũi các gia đình

duc-thanh-cha-co-vo-nen-than-hoc-gan-gui-cac-gia-dinh

VATICAN. Sáng 27-10-2016, ĐTC đã tiếp kiến 400 người thuộc ban giáo sư và sinh viên Học Viện Giáo Hoàng về hôn nhân và gia đình ở Roma nhân dịp khai giảng niên học mới. Ngài cổ võ một nền thần học gần gũi các gia đình.

Trong bài huấn dụ, ĐTC cổ võ sự cộng tác giữa thần học và mục vụ: nhà thần học phải để ý đến thực tại cụ thể của hôn nhân và gia đình. Ngài nói:

”Chúng ta phải nhận rằng nhiều khi chúng ta đã trình bày một lý tưởng thần học về hôn nhân quá trừu tượng, hầu như được kiến tạo một cách giả tạo, xa rời tình trạng cụ thể và những khả năng thực sự của cac gia đình như trong thực tế. Sự lý tưởng hóa thái quá như thế, nhất là khi chúng ta không thức tỉnh lòng tín thác nơi ơn thánh, không những sẽ làm cho hôn nhân không còn được ước mong và có sức lôi cuốn nữa, nhưng hoàn toàn trái ngược lại” (Amoris laetitia, 36).

Trong chiều hướng trên đây, ĐTC cổ võ sự gần gũi của Giáo Hội đối với các thế hệ mới các đôi vợ chồng, để sự chúc lành cho liên hệ của họ ngày càng có sức thuyết phục và tháp tùng họ, gần gũi với những tình trạng yếu đuối của con người, vì ơn thánh cỏ thể cứu chuộc, hồi sinh và chữa lành những tình trạng yếu đuối ấy. Mối liên hệ không thể tách rời giữa Giáo Hội và các con cái của mình là dấu chỉ rõ ràng nhất về tình yêu trung tín và thương xót của Thiên Chúa”.

Gần đây Đức Thánh Cha đã thay đổi vị Giám đốc Học viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 về hôn nhân và gia đình, đồng thời liên kết Học viện này với Hàn lâm viện Tòa Thánh bảo vệ sự sống. Ngài bổ nhiệm Đức TGM Vincenzo Paglia, nguyên là Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, làm tân Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh bảo vệ sự đống, đồng thời làm chưởng ấn Giáo Hoàng Học viện về Hôn nhân và gia đình (SD 27-10-2016)

G. Trần Đức Anh OP

 

Tuần 9 ngày dâng kính Mẹ Maria cầu cho cuộc bầu cử tồng thống Hoa kỳ

Tuần 9 ngày dâng kính Mẹ Maria cầu cho cuộc bầu cử tồng thống Hoa kỳ

hai-ung-cu-vien-tong-thong-hoa-ky

Washington D.C. – Hội Hiệp sĩ Columbus tổ chức tuần cửu nhật ngày dâng kính Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội, bổn mạng của Hoa kỳ, để cầu nguyện cho cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Tuần cửu nhật sẽ bắt đầu từ 30/10 cho đến ngày 7/11, ngày trước ngày bầu cử.

Vào năm 1791, Đức cha John Carroll, Giám mục đầu tiên của Hoa kỳ, đã phó thác giáo phận của ngài – lúc đó cũng là giáo phận duy nhất, bao gồm toàn lãnh thổ Hoa kỳ – cho Đức Maria. Năm 1846, các Giám mục Hoa kỳ đã tuyên bố nhận Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội là quan thầy của Hoa kỳ.

Tuần cầu nguyện 9 ngày xuất phát từ lễ cung hiến đền thánh quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm ở Washington vào năm 1959. Sau đó Đức Hồng y Patrick O'Boyle, khi ấy là Tổng Giám mục Washington đã phê chuẩn.

Các giáo xứ, các phân bộ của hội Hiệp sĩ Columbus, các gia đình và các cá nhân được mời tham gia làm tuần cửu nhật này. Ông Carl Anderson, chủ tịch điều hành của Hội Hiệp sĩ Columbus cho biết: “Giáo hội dạy rằng các tín hữu Công giáo được kêu gọi xây dựng lương tâm của mình dựa trên giáo huấn của Giáo hội và bỏ phiếu theo lương tâm được huấn luyện tốt đó. Đề cập đến cuộc bầu cử tại Hoa kỳ, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói là chúng ta nên ‘nghiên cứu các chương trình (của các ứng cử viên) kỹ càng, cầu nguyện và chọn lựa theo lương tâm’, và tuần cửu nhật này nhắm giúp các tín hữu Công giáo Hoa kỳ thực hành điều này.” (CAN 19/10/2016)

Hồng Thủy

Wikileaks phơi bày tâm tình bài Công Giáo của Hilary Clinton

Wikileaks phơi bày tâm tình bài Công Giáo của Hilary Clinton

Trong tuần qua, trang web Wikileaks đã công bố các emails rò rỉ từ hộp thư Gmail cá nhân của John Podesta, một quan chức cấp cao của Đảng Dân chủ, là người đã giữ một loạt các vị trí cao cấp. Ông Podesta từng là trưởng phòng nhân viên Tòa Bạch Ốc dưới thời Tổng thống Bill Clinton, một cố vấn cao cấp cho Tổng thống Barack Obama và hiện đang là giám đốc chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton.

Wikileaks cho biết họ có trong tay khoảng 50,000 emails của Podesta và của chính bà Hillary Clinton. Cho đến nay, nhóm này đã tung ra khoảng 10,000 emails, mỗi ngày một vài ngàn cái. Chiến dịch của bà Clinton đã từ chối xác nhận hay phủ nhận tính xác thực của các tài liệu bị rò rỉ này.

Các thư điện tử bị rò rỉ cho thấy tâm tình chống báng các học thuyết xã hội Công Giáo, khinh miệt các Giám Mục Công Giáo, và nguy hiểm hơn là âm mưu của đảng Dân Chủ Mỹ muốn gieo những “mầm mống nổi loạn” trong Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ.

Các điện thư, được công bố bởi Wikileaks, chứng minh rằng đảng Dân chủ đã tham gia vào việc thành lập ít nhất là hai tổ chức nhằm vận động cho sự thay đổi giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo và bảo vệ các chính trị gia phò phá thai và hôn nhân đồng tính, đồng thời thách thức và gây khó khăn cho các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ.

Trong một điện thư trao đổi giữa các thành viên của đảng Dân Chủ, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ được mô tả như đang thực thi “một chế độ độc tài thời trung cổ” tại Mỹ. Để trả lời cho một gợi ý gieo mầm “những hạt giống nổi loạn” trong Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ, nhằm “kết thúc chế độ độc tài thời trung cổ” này, John Podesta, giám đốc chiến dịch tranh cử của Hilary Clinton, trả lời: “Chúng tôi đã tạo ra Catholics in Alliance for the Common Good [nghĩa là Liên Minh những người Công Giáo vì thiện ích chung] cho một thời điểm như thế”. Ông ta cho biết thêm: “Tương tự như Catholics United”, cả hai nhóm đã có những lập trường công khai phù hợp với các mục tiêu trong chiến dịch tranh cử của Hilary Clinton.

Những emails trao đổi trong nội bộ đảng Dân Chủ được công bố bởi Wikileaks cũng cho thấy một sự khinh miệt các giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo. Jennifer Palmieri, giám đốc truyền thông của chiến dịch, mô tả các giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công Giáo là bảo thủ, cố chấp, đi ngược đà tiến của văn minh nhân loại. Trong một email, Palmieri lên tiếng chê bai những chính trị gia Công Giáo nổi bật có khuynh hướng phò sự sống là những kẻ bảo thủ. Bà ta cho rằng các chính trị gia này gắn bó với Công Giáo chỉ vì “Họ nghĩ rằng đó là một tôn giáo bảo thủ về mặt chính trị nhất đối với họ.”

Cả hai Podesta và Palmieri tự nhận mình là người Công Giáo.

Phản ứng trước các emails này, Liên đoàn Công Giáo vì tự do Tôn giáo và Dân Quyền đã ra một tuyên bố nói rằng các emails rò rỉ “khiến người ta tự hỏi các nhà lãnh đạo trong chiến dịch tranh cử của bà Clinton và những người khác liên quan đến chiến dịch này còn nói những gì nữa về người Công Giáo và đạo Công Giáo.”

Brian Burch, chủ tịch nhóm Công Giáo Vote nói rằng người Công Giáo không có khuynh hướng bạo động. “Nếu Palmier nói như thế về các nhóm tôn giáo khác, bà ta có lẽ đã bị sa thải” vì các cuộc biểu tình phản đối rầm rộ khắp nước Mỹ và cả trên thế giới. Ông nói thêm:

“Người Công Giáo chúng tôi sẽ nhìn xem liệu Hillary Clinton có nghĩ rằng niềm tin tôn giáo của chúng tôi phải được tôn trọng, hay là bà ta cho rằng bà ấy có quyền chế nhạo chúng tôi.”

Đặng Tự Do

Vietcatholic

———————————————————-

Phản ứng của ĐTGM Chaput về kế hoạch lũng đoạn Công Giáo Hoa Kỳ của những người làm việc cho bà Clinton

Về Những Người Công Giáo hủ lậu không thể tưởng được
Dưới đây là bản dịch bài của ĐTGM Chaput đăng trên trang web của Tổng Giáo Phận Philadelphia vào ngày 13 thánh 10 năm 2016 về âm mưu lũng đoạn Hội Thánh Công Giáo Hoa Kỳ của Đảng Dân Chủ và bà Clinton được tiết lộ bởi WikiLeaks.

Năm 2008, trong những tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Obama-McCain, có hai thanh niên đã đến thăm tôi ở Denver. Họ từ hội Catholics United (Công Giáo Hợp Nhất), một nhóm tự nhận là dấn thân cho các vấn đề công bằng xã hội. Họ bày tỏ mối quan tâm lớn lao về việc thao túng của những người Công Giáo làm tay sai cho Đảng Cộng Hòa. Và họ hy vọng rằng các giám mục huynh đệ của tôi và tôi sẽ chống lại việc liên kết Hội Thánh với một vấn đề chính trị và đảng phái duy nhất (là vấn đề phá thai).

Đó là một kinh nghiệm thú vị. Hai người này rõ ràng là vận động cho cuộc tranh cử của Obama và Đảng Dân Chủ – những thụ tạo của một bộ máy chính trị, chứ không phải người của Hội Thánh; họ chỉ quan tâm đến ảnh hưởng của Công Giáo hơn là đến giáo huấn Công Giáo. Và có lẽ (đối với họ) các giám mục ngu đến nỗi để bị người ta sử dụng như những công cụ, hoặc ít nhất là bị họ ngăn trở trong việc giúp phe bên kia.

Tuy nhiên, hai người trẻ này không những bằng mà còn trổi vượt hơn những anh em của họ thuộc đảng Cộng hòa trong việc xoay theo đảng như nô lệ. Nhờ công việc của họ, và những người hoạt động tích cực như họ, người Công Giáo Mỹ đã giúp để bầu lên một chính quyền thiếu thân thiện một cách ngoan cố nhất với các tín đồ, các tổ chức, các quan tâm và tự do tôn giáo trong nhiều thế hệ.

Tôi chưa bao giờ gặp lại một trong hai người trẻ ấy. Thiệt hại văn hóa gây ra bởi Tòa Bạch Ốc hiện nay – rõ ràng – đã làm cho việc theo đuổi các giám mục Hoa Kỳ thành không cần thiết nữa.

Nhưng điều xấu luôn luôn có thể trở nên tồi tệ hơn. Đương nhiên là tôi đang suy nghĩ về những emails khinh khi chống lại Công Giáo được trao đổi giữa các thành viên của tổ vận động tranh cử tổng thống của đảng Dân Chủ của bà Clinton được WikiLeaks tung ra tuần này. Điển hình là việc Sandy Newman, chủ tịch của Voices for Progress (Tiếng Nói Cấp Tiến), gửi điện thư cho John Podesta, bây giờ là người đứng đầu cuộc vận động tranh cử của bà Hillary Clinton, để hỏi về việc liệu "các giám mục chống lại bảo hiểm cho ngừa thai" có thể thành mồi lửa cho một cuộc cách mạng không. Newman viết, "Cần phải có một Cuộc Nổi Dậy của Công Giáo, trong đó chính người Công Giáo tự động đòi hỏi phải chấm dứt một chế độ độc tài trung cổ [dịch nguyên văn] ".

Tất nhiên, Newman viết thêm, "ý tưởng này chỉ mới tỏ ra sự hoàn toàn thiếu hiểu biết của tôi về Hội Thánh Công Giáo, sức mạnh kinh tế mà nó có thể đè lên các nữ tu và linh mục, là những người cậy vào nó để tồn tại." Tuy nhiên, ông ta muốn biết là làm sao để có thể "gieo những hạt giống của một cuộc cách mạng [vào đấy]”? John Podesta trả lời rằng “Chúng tôi tạo ra Catholics in Alliance for the Common Good [Liên Minh Công Giáo cho Công Ích] để tổ chức cho một thời điểm như thế này. . . Catholics United cũng tương tự như vậy".

Một email khác liên quan đến bà Clinton, từ John Halpin của Center for American Progress [Trung tâm Tiến bộ Mỹ], chế nhạo những người Công Giáo trong cái gọi là phong trào bảo thủ, đặc biệt là những người mới trở lại: "Họ phải được thu hút vào các tư tưởng có hệ thống và những quan hệ giới tính thoái hóa trầm trọng và họ chắc hoàn toàn không biết gì về nền dân chủ Kitô giáo". Trong một email kế tiếp, ông viết thêm: "Họ có thể tung ra khắp nơi các tư tưởng 'của Thánh Thoma' và 'thuyết bổ trợ' nghe rất phức tạp vì không ai biết. . . họ đang nói gì."

Vào buổi tối khi mà những emails WikiLeaks được tung ra, tôi nhận được một email làm cho chinh tôi cũng bực mình, từ một luật sư (ngoài Công Giáo) đáng kính trên toàn quốc có kinh nghiệm trong các vấn đề về Hội Thánh và quốc gia:

"Tôi bị xúc phạm sâu xa bởi các emails [của nhóm Clinton], đó là một số người có thành kiến tồi tệ nhất của một bộ máy chính trị mà tôi đã thấy. [Một] Hội Thánh có quyền tự vệ tuyệt đối khi bị tấn công về đức tin và Hội Thánh bởi các lực lượng chính trị dân sự. Điều đó chắc chắn được áp dụng ở đây …

"Trong tám năm qua đã có bằng chứng rõ ràng là chính quyền đương nhiệm, mà những người này cũng chia sẻ cùng những giá trị, đã rất thù nghịch đối với các tổ chức tôn giáo. Giờ đây có bằng chứng tỏ tưởng là phương pháp này là cố tình và sẽ gia tăng tốc độ nếu các diễn viên ấy còn tiếp tục có tiếng nói trong chính quyền, họ sẽ tha hồ la to hơn.

"Những kẻ thành kiến này đang tích cực đưa ra chiến lược để làm sao uốn nắn đạo Công Giáo thành không phải Công Giáo hoặc không còn phù hợp với giáo huấn của Chúa Giêsu nữa, nhưng là 'tôn giáo' mà họ muốn. Ngay tận cốt lõi, họ đang cố gắng xoay tôn giáo sang quan điểm thế tục của họ về phải (đúng) và trái (sai), cho phù hợp với chính trị của họ. Đây là lý do cơ bản tại sao các Nhà Lập Quốc đã rời nước Anh và đòi chính quyền không được có bất kỳ tiếng nói nào trong tôn giáo. Hãy nhìn chỗ đứng của chúng ta hiện giờ. Chúng ta có các diễn viên chính trị cố gắng dàn xếp một cuộc đảo chính để tiêu diệt các giá trị Công Giáo, và họ thậm chí còn so sánh việc tiếp quản của họ với một cuộc đảo chính ở Trung Đông, đó là điều làm nổi bật thành kiến và việc ghét Hội Thánh của họ. Tôi từng hy vọng tôi rằng sẽ không bao giờ nhìn thấy ngày này – một ngày như rất nhiều ngày đen tối ở Đông Âu đã dẫn đến cái chết của ông cụ cố của tôi [một mục sư Tin Lành] trong tay bọn cộng sản, là những kẻ cũng đã ghét và muốn tiêu diệt tôn giáo”.

Đương nhiên là nếu nhóm vận động tranh cử của bà Clinton có thể phủ nhận nội dung của những emails tồi tệ này từ WikiLeaks thì thật là tuyệt vời. Tất cả chúng tôi, những người Công Giáo cổ hủ thực sự tin những gì Thánh Kinh và Hội Thánh dạy, sẽ rất rất biết ơn.

Đồng thời, một người bạn mô tả sự lựa chọn mà các cử tri phải đối diện với vào tháng mười một như thế này: giữa một người khiếm nhã, thô tục, thô lỗ và coi thường phụ nữ, không kiểm soát nổi cơn bốc đồng của mình; hoặc một kẻ âm mưu, nói dối như máy, suốt đời thèm muốn quyền lực và một bọn lâu la đầy những thành kiến chống Công Giáo.

Trong một đất nước mà bây giờ "sự lựa chọn" bán chính thức thành quốc giáo, thực đơn cho bữa ăn tối thật là khá nhỏ.

+ TGM Charles Chaput, O.F.M. Cap.

Phaolô Phạm Xuân Khôi (Vietcatholic)

Đức Thánh Cha viếng thăm làng SOS ở Roma

Đức Thánh Cha viếng thăm làng SOS ở Roma

duc-thanh-cha-vieng-tham-lang-sos-o-roma

ROMA. Chiều ngày 14-10-2016, ĐTC đã đến thăm làng SOS ở Roma, gồm 5 nhà đón tiếp các trẻ em gặp khó khăn, theo sự giới thiệu của các dịch vụ xã hội và tòa án.

Cuộc viếng thăm của ĐTC diễn ra trong khuôn khổ: một tháng 1 lần một công việc từ bi thương xót trong Năm Thánh.

Mỗi nhà trong làng SOS đón nhận tối đa 6 trẻ nam và 6 trẻ nữ cho đến 12 tuổi, cùng với một bà mẹ chịu trách nhiệm. Làng được phối trí để có thể theo dõi và nâng đỡ các trẻ em trong giai đoạn tăng trường, đồng hành với các em như một gia đình thực sự. Các trẻ em được dẫn đến trường học, tham gia các sinh hoạt giáo xứ, và chơi thể thao. Những chuyên gia, hoặc thường trú hoặc ngoại trú, hoạt động tại Làng SOS theo dõi các trẻ em trong nhiều năm trời, góp phần tạo nen những quan hệ bền vững.

Trong cuộc viếng thăm, ĐTC đã được hướng dẫn gặp gỡ các em và thăm các nơi sinh hoạt, kể cả một sân bóng đá nhỏ và một công viên khác. Các em chỉ cho ngài thấy phòng và các đồ chơi. Ngài nghe các em kể chuyện và cũng dùng một bữa ăn nhẹ với các em. (SD 14-10-2016)

G. Trần Đức Anh OP 

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới về lương thực

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới về lương thực

su-diep-cua-duc-thanh-cha-nhan-ngay-the-gioi-ve-luong-thuc

VATICAN. ĐTC kêu gọi chữa trị tận căn các hiện tượng thay đổi khí hậu đang đe dọa cuộc sống của nhân loại trên thế giới.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong Sứ điệp nhân ngày thế giới về lương thực sẽ được cử hành vào chúa nhật 16-10-2016, nhưng được công bố sáng 14-10-2016, tại trụ sở tổ chức Lương nông quốc tế, gọi tắt là FAO, ở Roma. Hiện diện tại buổi cử hành này có nhiều nhân vật trong đó có Ông Matteo Renzi, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Italia.

Ngày thế giới về lương thực năm nay có chủ đề là ”Khí hậu đang thay đổi. Lương thực và canh nông cũng vậy”.

Trong sứ điệp, ĐTC mời gọi mọi người suy tư về trách nhiệm của con người, cá nhân và tập thể, đối với hiện tượng thay đổi khi hậu. Ngài viết: ”Trước tiên chúng ta phải nhận rằng nhiều hậu quả tiêu cực đối với khí hậu xuất phát từ thái độ thường nhật của con người, cộng đoàn, các dân tộc và quốc gia.. Cần phải hành động về phương diện chính trị, nghĩa là đưa ra những chọn lựa cần thiết, nên tránh hoặc cổ võ những thái độ và lối sống, có lợi cho các thể hệ trẻ và các thế hệ sẽ đến sau. Chỉ như thế chúng ta mới có thể bảo tồn trái đất”.

ĐTC phê bình lối sống theo tiêu chuẩn tiêu thụ, sản xuất với bất kỳ giá nào, viện cớ là dân số gia tăng, nhưng thực ra người ta chỉ nhắm gia tăng lợi tức. Trong lãnh vực hoạt động của tổ chức FAO, càng ngày càng có những người nghĩ là mình toàn năng, và có thể không đếm xỉa gì đến các chu kỳ mùa hoặc thay đổi không cách không thích hợp các loại động vật và thực vật, làm biến mất các loại khác nhau trong thiên nhiên. Sản xuất chất lượng mang lại kết quả rất tốt trong phòng thí nghiệm và có thể có lợi cho một số người, nhưng chúng lại cho hậu quả tai hại đối với người khác”.

ĐTC cũng nhắc đến sự kiện những người di cư vì khí hậu ngày càng gia tăng, và làm cho số người rốt cùng, bị loại trừ, ngày càng đông đảo. Họ bị chối bỏ, không được một vai trò nào trong đại gia đình nhân loại.

ĐTC khẳng định rằng ”cảm động trước những người phải xin cơm bánh hằng ngày đó là điều không đủ, còn phải có những chọn lựa và hành động nữa. Nhiều lần, trong tư cách là Giáo Hội Công Giáo, chúng tôi đã nhắc nhớ rằng các mức độ sản xuất trên thế giới có khả năng đảm bảo lương thực cho tất cả mọi người, miễn là có sự phân phối công bằng. Nhưng trong thực tế, người ta tiếp tục dùng thực phẩm vào những mục tiêu không phải nuôi dưỡng con người, hoặc phá hủy thực phẩm chỉ vì chúng thặng dư so với lợi nhuận và không quan tâm đến những người đang cần thực phẩm.

ĐTC nói thêm rằng: Tất cả mọi người đều được mời gọi cộng tác: các vị hữu trách chính trị, các nhà sản xuất, các nông dân, ngư dân, và những người làm việc trong ngành lâm sản, nghĩa là tất cả mọi công dân. Mỗi người, theo trách nhiệm của mình, nhưng tất cả đều có một vai trò của người xây dựng một trật tự giữa còng các quốc gia và một trật tự quốc tế, không để cho sự phát triển trở thành lãnh vực riêng của một thiểu số và cũng không để cho các tài nguyên thiên nhiên là gia sản riêng của những kẻ cường quyền” (SD 14-10-2016)

G. Trần Đức Anh OP 

Chủ đề Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa 15 về giới trẻ

Chủ đề Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa 15 về giới trẻ

Chủ đề Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa 15 về giới trẻ

VATICAN. ĐTC đã quyết định chọn chủ đề cho Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 15 vào tháng 10 năm 2018 là: ”Giới trẻ, đức tin và việc phân định ơn gọi”.

 Thông cáo công bố hôm 6-10-2016, của Văn phòng Tổng thư ký Thượng HĐGM cho biết ĐTC đi tới quyết định trên đây sau khi tham khảo ý kiến các HĐGM, các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương tự quản, Liên Hiệp các Bề trên Tổng quyền dòng nam, các nghị phụ Thượng HĐGM khóa 14 và Hội đồng của Thượng HĐGM của khóa này.

 ”Đề tài trên đây biểu lộ sự quan tâm mục vụ của Giáo Hội đối với giới trẻ, nối tiếp những điều được nói đến trong các Thượng HĐGM về gia đình và với nội dung Tông huấn Hậu Thượng HĐGM ”Amoris laetitia” (Niềm Vui Yêu thương). Chủ đề này nhắm đồng hành với người trẻ trong hành trình thiết yêu của họ tiến đến sự trưởng thành, để qua một tiến trình phân định, họ có thể khám phá dự phóng của cuộc sống và thực hiện dự án ấy trong vui tươi, cởi mở đối với cuộc gặp gỡ Thiên Chúa và với con người và tích cực tham gia vào việc xây dựng Giáo Hội và xã hội” (SD 6-10-2016)

 G. Trần Đức Anh OP

Tuần hành ở Mexico chống ý thức hệ “gender” và bảo vệ gia đình

Tuần hành ở Mexico chống ý thức hệ “gender” và bảo vệ gia đình

Đức Phanxicô và các trẻ em Mexico

“Tôi hợp ý với các giám mục của Mexico trong việc ủng hộ những dấn thân của Giáo Hội và xã hội dân sự vì gia đình và sự sống, tại thời điểm này các vị yêu cầu sự quan tâm đặc biệt về mục vụ và văn hóa trên toàn thế giới”, đó là những lời Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa nhật 26/9, để bày tỏ sự ủng hộ của mình với hàng chục ngàn người Mexico tuần hành chống lại việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào thứ bảy 25/9 tại thành phố Mêxicô.

Sau những cuộc tuần hành tại 122 thành phố trên toàn lãnh thổ vào ngày 10 /9 vừa qua, Mexico chứng kiến một thành công mới đầy ấn tượng của Mặt trận quốc gia vì Gia đình, được kết hợp bởi các hiệp hội khác nhau, có mục đích ngăn cản tổng thống Enrique Peña Nieto hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính và áp đặt ý thức hệ giới tính cho học sinh vị thành niên.

Các người tuần hành đã yêu cầu tổng thống nhìn nhận hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là nền tảng của gia đình; cổ võ việc ủng hộ chính sách về gia đình; quyền của phụ huynh giáo dục con cái theo sự tin tưởng của mình và các giá trị; quyền của các trẻ em mồ côi được nhận nuôi bởi một người cha và một người mẹ. 4 điểm này được bao gồm trong một dự luật do sáng kiến của dân chúng – được 200 ngàn người ký tên – đã được nộp tại Thượng viện vào tháng 2 vừa qua và đang đợi được thảo luận.

Fernando Guzman, một trong những người tổ chức của cuộc tuần hành đã miêu tả cuộc tuần hành như “một ngày vui mừng, mạnh mẽ và có ý nghĩa”, mà trong đó dân chúng Mexico đã có thể nhắc lại lời yêu cầu tổng thống mở cuộc đối thoại với Mặt trận quốc gia vì Gia đình. Ông nói thêm về ý thức hệ giới tính: “một đàng là sự tôn trọng hoàn toàn những người đồng tính, đàng khác là dạy các trẻ em rằng chúng không phải là nam hay nữ mà là những gì mà họ muốn.” Ông Guzman khẳng định: điều này là không đúng, nó ngược lại với điều 3 của hiến pháp và chống lại quyền giáo dục con cái của các phụ huynh.”

Hiện nay, hôn nhân giữa những người đồng tính chỉ hợp pháp ở một vài tiểu bang của Mexico. Nhưng năm ngoái Tòa án tối cao đã tuyên bố các hôn nhân đồng tính là vi phạm hiến pháp và dự án cải cách do Tổng thống Peña Nieto hướng dẫn đã bắt đầu như thế . Ý định của ông là sửa đổi điều 4 của Hiến pháp để nhìn nhận hôn nhân giữa các người đồng tính như một “nhân quyền”. Nhân dân Mexico tiếp tục bảo vệ quyền của những người không thể tự vệ, là các trẻ em, được lớn lên trong một gia đình được tạo nên bởi một người cha và một người mẹ. (Zenit 26/09/2016)

Hồng Thủy

Tu chính qui luật cứu xét phép lạ trong các án phong thánh

Tu chính qui luật cứu xét phép lạ trong các án phong thánh

Tu chính qui luật cứu xét phép lạ trong các án phong thánh

VATICAN. Bộ Phong Thánh đã ban hành qui luật mới nghiêm ngặt hơn, điều hành hoạt động của Ủy ban giám định y khoa bộ phong thánh.

Trong một bài đăng trên báo Quan sát viên Roma, số ra ngày 23-9-2016, Đức TGM Marcello Bartolucci, Tổng thư ký Bộ Phong Thánh, cho biết qui luật đã được Bộ Phong thánh soạn thảo và được ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh phê chuẩn theo sự ủy nhiệm của ĐTC ngày 24-8 năm 2016.

Qui luật mới từ nay đòi phải có đa số phiếu cao hơn khi các bác sĩ chuyên gia của Bộ Phong Thánh cứu xét một sự kiện giả thiết là phép lạ. Đa số đó là 5 trên 7 hoặc 4 trên 6. Một vụ không thể được tái cứu xét hơn 3 lần. Để tái cứu xét một vụ giả thiết là phép lạ thì đòi phải có một ban giám định y khoa với các thành viên mới. Nhiệm kỳ của vị Chủ tịch Ban giám định y khoa chỉ có thể tái bổ nhiệm một lần, tức là 5 năm cộng thêm 5 năm.

Tất cả những người cứu xét sự kiện giả thiết là phép lạ gồm những người chủ án, tòa án, các thỉnh nguyện viên, các chuyên viên và chức sắc của Bộ Phong Thánh buộc phải giữ bí mật.

Thù lao trả cho các chuyên gia chỉ được phép chuyển qua phương thức chuyển khoản qua ngân hàng.

Đức TGM Bartolucci khẳng định rằng ”Mục đích của qui luật này là vì thiện ích của các án phong thánh, và không bao giờ được tách rời khỏi sự thật lịch sử và khoa học của những phép lạ được kiểm chứng. Việc nghiên cứu các phép lạ này phải được thực hiện trong sự trong sáng, khách quan và thẩm quyền chắc chắn của các chuyên gia y khoa có trình độ chuyên môn cao, rồi sau đó được Ban Cố Vấn Thần học cứu xét, trước khi đệ lên khóa họp của các Hồng Y và Giám Mục, sau cùng là đệ lên ĐTC để ngài phê chuẩn. Ngài là người duy nhất có thẩm quyền nhìn nhận một biến cố ngoại thường là phép lạ đích thực” (Oss. Romano 23-9-2016)

G. Trần Đức Anh OP 

Đức cha Gabuza: “Các bệnh nhân tâm thần được Thiên Chúa quý trọng”

Đức cha Gabuza: "Các bệnh nhân tâm thần được Thiên Chúa quý trọng"

Đức cha Abel Gabuza

Johannesburg – “Thật là không thể chấp nhận về phương diện luân lý khi có 36 bệnh nhân tâm thần chết trong vòng vài tháng, từ khi được chuyển từ trung tâm Chăm sóc Sức khỏe và Sự sống đến các tổ chức phi chính phủ và các có sở địa phương khác mà không có bất cứ can thiệp nào của sở Y tế Gauteng”. Đó là những lời được viết trong một tuyên ngôn do Đức cha Abel Gabuza, Giám mục Kimberley, chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Nam Phi ký.

Diễn tả sự gần gũi của Giáo hội với gia đình của các nạn nhân, Đức cha Abel Gabuza nói: “trong khi chờ đợi kết quả điều tra của Bộ Y tế, chúng tôi muốn bày tỏ quan ngại sâu sắc của chúng tôi rằng sở Y tế Gauteng đã không để ý đến những cảnh báo từ xã hội dân sự và các gia đình rằng việc xóa bỏ hợp đồng với trung tâm Esidimeni và chuyển các bệnh nhân không nên làm cách vội vã. Đức cha phê bình tính toán kinh tế của quyết định này. Sở Y tế đã chấm dứt hợp đồng với trung tâm Sự sống Esidimeni bởi vì chi phí hàng tháng cho mỗi nạn nhân là khoảng 728 euro, và tổng số chi phí lên đến 2,1 triệu euro mỗi năm.

Đức cha nhìn nhận đây là chi phí quá cao nhưng điều này không có nghĩa là chính quyền được miễn trách nhiệm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ cho người dân. Đức cha kết luận: “"Một hệ thống y tế mà đặt lợi nhuận trên dân chúng và không có các biện pháp thích hợp để kiểm soát chi phí, thì nó vừa vượt khả năng chi trả của quốc gia vừa là bản án tử hình cho dân nghèo". "Các bệnh nhân tâm thần đáng quý trọng trước mặt Thiên Chúa. Do đó, sự sống của họ nên được xem là quan trọng hơn so với đòi buộc của hiệu quả tài chính và việc tạo ra lợi nhuận.” (Agenzia Fides 20/09/2016)

Hồng Thủy

Hướng dẫn mục vụ cho Linh mục Canada trong những trường hợp tự tử có trợ giúp

Hướng dẫn mục vụ cho Linh mục Canada trong những trường hợp tự tử có trợ giúp

hình ảnh biểu thị của dụng cụ giúp chết êm dịu

Ottawa, Ontario – Các Giám mục của bang Alberta và các vùng miền Tây bắc Canada đã đưa ra những hướng dẫn mục vụ giúp các giáo sĩ trong việc trợ giúp mục vụ cho những người được xem là sử dụng “cái chết êm dịu” hay “tự tử được trợ giúp”, những điều hiện tại hợp pháp ở Canada.

Tài liệu dài 32 trang, được viết cho các Linh mục và các giáo xứ, đưa ra hướng dẫn khi nào những người trong các trường hợp nói trên hợp pháp nhận các bí tích hay nghi lễ an táng Công giáo. Tài liệu bao gồm các tham khảo giáo luật và hướng dẫn mục vụ cho các trường hợp đặc biệt. Tài liệu hướng dẫn đặc biệt về việc ban các bí tích hòa giải và xức dầu bệnh nhân.

Trước tiên, tài liệu xác định rằng: các hối nhân tuy chưa “bị giết” hay chưa thực hiện việc tự tử, nhưng đã bắt đầu tiến trình này, một vấn đề trầm trọng. Nếu các hối nhân không rút lại quyết định thì họ sẽ bị giết. Họ ở trong tình trạng khách quan của tội. Họ đã sắp xếp công khai để ai đó sẽ giết họ.

Tài liệu nhắc lại 3 yếu tố quyết định một tội trọng, nhưng lưu ý là một người có thể không biết “eutanasia” ( cái chết êm dịu) là một tội trọng và sự tự do của một người có thể bị thương tổn do trầm cảm, thuốc, hoặc áp lực từ những người khác.

Trong trường hợp hối nhân ý thức về sự trầm trọng của tình trạng và xem xét lại quyết định thì Linh mục có thể ban phép tha tội. Còn nếu họ không nghĩ đến chuyện rút lại ý muốn tự tử mà họ biết là tội trọng thì trong trường hợp này, thừa tác viên nên hoãn lại việc ban ơn tha tội cho đến khi đương sự thích hợp để được nhận bí tích.

Bí tích xức dầu bệnh nhân thường được ban sau bí tích hòa giải, nhưng cũng có thể được ban cho một người đang hôn mê, với giả thiết là họ hối lỗi. Những người không ăn năn hối hận thì không thích hợp lãnh bí tích.

Các Linh mục được khuyến khích khuyên nhủ bệnh nhận từ bỏ quyết định với sự ăn năn và tin tưởng. Nhưng nếu bệnh nhân vẫn bướng bỉnh không ăn năn thì bí tích xức dầu không thể được ban. Còn nếu một người đang có ý định yêu cầu trợ giúp tự tử hay “chết êm dịu”, nhưng chưa quyét định thực hiện thì không bị từ chối bí tích xức dầu. Đây là cơ hội quý giá để một người gặp Chúa Giêsu, Đấng là Thầy và chữa lành.

Về nghi lễ an táng, các Giám mục nhắc các tín hữu trung hòa giữa hai sự thật. Thứ nhất, các nghi lễ an táng được dành cho mọi tội nhân. Giáo hội như người mẹ khoan dung, luôn mong muốn cầu khẩn cho con cái mình dù họ có xa lạc. Thứ hai, Giáo hội yêu cầu “việc cử hành nghi thức an táng là dấu chỉ thật của đức tin và tôn trọng lương tâm và quyết định của người chết.

Tài liệu liệt kê những loại tội nhân không hợp pháp nhận các nghi lễ an táng Công giáo trừ khi có dấu hiệu ăn năn trước khi chết. Các Giám mục viết: “Thực tế, Giáo hội cử hành nghi thức an táng Kitô giáo cho những người đã tự tử. Chúng ta không thể phán xét lý do một người đã chọn quyết định đó hay là tình trạng tâm hồn của họ. Tuy nhiên, trường hợp “trợ tử” hay “chết êm dịu”, là một tình huống mà đôi khi sự sắp đặt của một người và tự do của một người bệnh kinh niên có thể được biết rõ hơn, đặc biệt là nếu nổi tiếng. Trong những trường hợp như vậy, có thể là không được cử hành nghi lễ an táng Kitô giáo. Nếu Giáo hội từ chối cử hành an táng cho một ai đó, không phải là trừng phạt người đó nhưng nhìn nhận quyết định của họ – một quyết định trái ngược với đức tin Kitô giáo, quyết định mà cách nào đó, nổi tiếng và công khai và có thể làm tổn hại đến cộng đoàn Kitô giáo và nền văn hóa rộng lớn hơn.

Các Giám mục khuyên nhủ quan tâm đến gia đình của người chết. Có thể là gia đình không muốn người thân của họ chọn các cách chết như trên, và họ đang chờ đợi sự giúp đỡ, an ủi, cầu nguyện của Giáo hội. Trong trường hợp như vậy, nghi thức an táng có thể cử hành miễn là không gây gương xấu cho mọi người.

Các Giám mục nhắc nhở: “Phải luôn nhớ là việc an táng cho người chết là một trong những việc của lòng thương xót cụ thể. Cho nên, ngay cả khi nghi thức an táng của Giáo hội bị từ chối, thì phụng vụ Lời Chúa ở nhà hay những lời cầu nguyện đơn giản ở huyệt mộ được đề nghị. Thánh lễ cầu hồn cho người chết có thể được dâng sau đó. Đây là vấn đề do quyết định mục tử khôn ngoan của Linh mục. Cách thế chăm sóc và trợ giúp một gia đình trong thảm kịch này luôn là điều chúng ta phải suy nghĩ, dù là chúng ta cử hành nghi lễ an táng hay không.” (CNS 20/09/2016)

Hồng Thủy

Tuyên ngôn hòa bình của các vị lãnh đạo tôn giáo tại Assisi

Tuyên ngôn hòa bình của các vị lãnh đạo tôn giáo tại Assisi

Tuyên ngôn hòa bình của các vị lãnh đạo tôn giáo tại Assisi

ASSISI. Các vị lãnh đạo tôn giáo thế giới bày tỏ quyết tâm dấn thân xây dựng hòa bình, đồng thời lên án mọi hình thức lạm dụng tôn giáo để biện minh cho khủng bố, bạo lực và chiến tranh.

Lập trường trên đây được các vị bày tỏ trong tuyên ngôn chung vào cuối ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới tại Assisi 20-9-2016 trước sự hiện diện của 500 vị lãnh đạo các tôn giáo và hàng chục ngàn tín hữu tại quảng trường trước Vương cung thánh đường thánh Phanxicô ở Assisi.

Tại buổi bế mạc này, một số vị lãnh đạo tôn giáo trong đó có Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo chủ chính thống Constantinople, Hòa thượng Giáo chủ Tông phái Phật giáo Thiên Thai, Nhật Bản, một số vị khác, sau cùng là ĐTC.

Buổi lễ được tiếp tục với phần đọc một lời kêu gọi Hòa Bình, được trao cho các em bé thuộc nhiều nước khác nhau.

Lời kêu gọi hòa bình

”Là những người nam nữ thuộc các tôn giáo khác nhau, chúng tôi họp nhau như những người lữ hành tại thành của thánh Phanxicô. Tại đây cách đây 30 năm, vào năm 1986, theo lời mời của ĐGH Gioan Phaolô 2, các vị đại diện tôn giáo toàn thế giới, lần đâu tiên tham dự một cách trọng thể, để khẳng định mối liên hệ không thể tách rời giữa đại thiện ích hòa bình và thái độ tôn giáo chân chính. Từ biến cố lịch sử ấy, đã khởi sự một cuộc lữ hành dài, qua nhiều thành phố trên thế giới, đưa nhiều tín hữu can dự vào cuộc đối thoại và cầu nguyện cho hòa bình; đã liên kết nhưng không tạo nên sự lẫn lộn, mang lại những tình bạn liên tôn vững chắc và góp phần dập tắt không ít các cuộc xung đột. Đây là tinh thần đang linh hoạt chúng tôi: thực hiện cuộc gặp gỡ trong đối thoại, chống lại mọi hình thức bạo lực và lạm dụng tôn giáo để biện minh cho chiến tranh và khủng bố. Tuy nhiên, trong những năm qua, vẫn còn bao nhiêu dân tộc đang bị thương tổn đau thương vì chiến tranh. Người ta vẫn luôn không hiểu rằng chiến tranh làm cho thế giới xấu hơn, để lại gia sản đau thương và oán thù. Tất cả bị mất mát với chiến tranh, kể cả những kẻ thắng trận.

”Chúng tôi đã dâng lời khẩn nguyện lên Thiên Chúa, xin Ngài ban hồng ân hòa bình cho thế giới. Chúng tôi nhìn nhận sự cần thiết phải liên lỷ cầu nguyện cho hòa bình, vì lời cầu nguyện bảo vệ và soi sáng thế giới. Hòa bình là danh xưng của Thiên Chúa. Ai khẩn cầu danh Thiên Chúa để biện minh cho khủng bố, bạo lực và chiến tranh, thì không đi theo con đường của Chúa: chiến tranh nhân danh tôn giáo trở thành chiến tranh tôn giáo. Với xác tín mạnh mẽ, chúng tôi tái khẳng định rằng bạo lực và khủng bố trái ngược với tinh thần tôn giáo chân chính.

”Chúng tôi đã lắng nghe tiếng kêu của người nghèo, các trẻ em, các thế hệ trẻ, các phụ nữ và bao nhiêu anh chị em đang đau khổ vì chiến tranh; cùng với họ chúng tôi mạnh mẽ nói rằng: Không chấp nhận chiến tranh! Ước gì tiếng kêu đau thương của bao nhiêu người vô tội được lắng nghe. Chúng tôi khẩn thiết xin các vị lãnh đạo các dân nước hãy giải trừ những động lực chiến tranh: sự ham hố quyền bính và tiền bạc, lòng tham lam của những kẻ buôn bán võ khí, những lợi lộc phe phái, những trả thù vì quá khứ. Xin gia tăng sự dấn thân cụ thể để lại trừ những nguyên nhân tiềm ẩn của các cuộc xung đọt: những tình trạng nghèo đói, bất công, và chênh lệch, sự bóc lột và coi rẻ sự sống con người.

”Sau cùng, hãy mở ra một thời đại mới, trong đó thế giới hoàn cầu hóa trở thành gia đình các dân tộc. xin thực thi trách nhiệm kiến tạo hào bình chân thực, quan tâm đến những nhu cầu đích thực của con người và của các dân tộc, vượt thắng những xung đột bằng sự cộng tác, chiến thắng những oán thù và vượt lên trên những hàng rào bằng cuộc gặp gỡ và đói thoại. Không gì bị mất mát khi thực sự thi hành đối thoại. Không gì là không có thể nếu chúng ta ngỏ lời với Thiên Chúa trong kinh nguyện. Tất cả đều có thể là những người xây dựng hòa bình; từ Assisi chúng tôi quyết tâm canh tâm dấn thân trở thành những người xây dựng hòa bình với sự phù giúp của Thiên Chúa, cùng với tất cả những người nam nữ thiện chí.

Sau khi tuyên ngôn hòa bình được công bố, mọi người đã thinh lặng mặc niệm các nạn nhân chiến tranh, trước khi các vị đại diện tôn giáo ký vào Lời Kêu Gọi hòa bình, và thắp sáng hai cây đèn nhiều ngành.

Ngày cầu nguyện được kết thúc với cử chỉ trao ban bình an giữa các tham dự viên.

G. Trần Đức Anh OP

Kitô hữu ở Nigeria là các mục tiêu của bạo lực

Kitô hữu ở Nigeria là các mục tiêu của bạo lực

Ngoại trưởng John Kerry thăm Sokoto tháng 8-2016

Washington D.C. – Trong chuyến thăm Hoa kỳ theo lời mời của Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ, một tổ chức bác ái Công giáo giúp các Kitô hữu khắp nơi trên thế giới, Đức cha Matthew Kukah của giáo phận Sokoto, miền bắc Nigeria chia sẻ với hãng tin CAN: bách hại không chỉ là lịch sử của Giáo hội. Nó là một thực tại mà ngài sống hàng ngày.

Tại Giáo phận Sokoto của ngài, mục vụ không chỉ là ban các bí tích và các quan tâm mục vụ như bất kỳ giáo phận nào, nhưng nó còn bao gồm việc phản ứng lại các bạo lực và tấn công chống lai thiều số Kitô hữu trong một vùng đất có đa số người Hồi giáo. Các tín hữu ở miền bắc Nigeria tự hỏi: tại sao họ lại trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công.

Các nhà thờ cũng như các cơ sở kinh doanh Kitô giáo và các Kitô hữu chịu đau khổ vừa do các cuộc tấn công của Hồi giáo cực đoan vừa do những tàn phá phát xuất từ thất vọng với chính quyền, kinh tê, và trật tự xã hội. Sau những cuộc tấn công, các cộng đoàn Kitô  lại gặp phải bức tường quan liêu và thiếu ủng hộ của chính quyền khi họ cố gắng xây dựng lại những gì bị tàn phá.

Các người Hồi giáo cực đoan tấn công các Kitô hữu vì những lý do thường không liên quan đến họ, ví dụ họ phản ứng lại các cuộc bầu cử thiếu công bằng, thất bại về kinh tế, hay các sự kiên quốc tế như các hoạt động của quân đội Hoa kỳ ở Libya hay Iraq. Các cộng đoàn Kitô không được chính quyền giúp đỡ trong việc tái xây dựng lại trường học hay bệnh viện trong khi các trường hợp khác thi được tài trợ giúp đỡ. Các cơ sở không thuộc Hồi giáo, bao gồm nhà thờ, trường học, và bệnh viện, bị pháp luật giới hạn ở miền bắc Nigeria. Họ bị giới hạn mua đất, xây dựng các cơ sở và tìm tài trợ từ chính phủ cho các trường học, cùng với một số trở ngại từ thói quan liêu, điều không tồn tại đối với công dân Hồi giáo sinh sống trong khu vực.

Nguồn gốc sâu xa của những xung đột đã có hàng thế kỷ trước. Việc chiếm đóng vùng đất của các lãnh đạo Hồi giáo cùng với thái độ cư xử của thực dân Anh đã tạo nên suy nghĩ là giáo dục phương Tây chống lại hồi giáo – một chia rẽ trong xã hội làm gia tăng căng thẳng trong mối liên hệ giữa các Kitô hữu với các láng giềng Hồi giáo ngày nay. Thêm vào đó, cư dân đang sống trong một miền đất mà “sự tin tưởng bị phá vỡ hoàn toàn”. Đức cha cho biết: cha mẹ và con cái bị phân tách, vợ chồng hay các thành viên trong gia đình không thể xác định được là người thân của họ còn sống hay không. Trong thực tế bất ổn định này, các cộng đoàn Kitô và Hồi giáo càng thêm chia cắt. Dân chúng đã sống cạnh nhau nhưng bây giờ điều chúng ta chứng kiến là câu chuyện của hai thành phố. Các Kitô hữu định cư ở nơi họ cảm thấy an toàn và các tín hữu Hồi giáo cũng thế.

Giữa sự chia cắt và thiếu hòa hợp như thế, Đức cha Kukah vẫn hy vọng miền Bắc Nigeria sẽ thống nhất, một tiến trình cần các nhà lãnh đạo mang mọi điều trở lại gần nhau.

Bước đầu tiên trong việc chống lại bạo lực là giáo dục công chúng chống lại những dự kiến và định kiến dựa trên sự sợ hãi cũng như sự hiểu lầm. Thêm vào đó, quốc tế cũng đóng vai trò trong việc giảm bớt bạo lực khắp miền băc Nigeria. Ngài nói: chính quyền Hoa kỳ phải nhận toàn trách nhiệm về cách họ đã định hình các cách lãnh đạo trên thế giới, vì các chính sách và xung đột khắp thế giới gây nên hậu quả cho dân chúng miền bắc Nigeria. Hoa kỳ và các quốc gia có thể kêu gọi chú ý đến sự bách hại mà các Kitô hữu các các cộng đoàn khác đang chịu. Nhưng quan trọng nhất, giải pháp cho bạo lực ở Nigeria phải đến từ Nigeria.” (CAN 15/09/2016)

Hồng Thủy

 

Vượt qua sự dửng dưng, xây dựng văn hóa gặp gỡ

Vượt qua sự dửng dưng, xây dựng văn hóa gặp gỡ

Thánh lễ Santa Marta

Chúng ta xây dựng nền văn hóa đích thực của việc gặp gỡ, để vượt thắng kiểu văn hóa dửng dưng. Đó là lời mà Đức Thánh Cha chia sẻ trong Thánh lễ sáng nay tại Nhà nguyện Thánh Marta. Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và dân của Ngài. Đức Thánh Cha cảnh báo về những thói quen xấu, ngay cả trong gia đình, đó là những thói quen làm cho mọi người không còn lắng nghe nhau.

Đức Thánh Cha nói, Lời Chúa làm cho chúng ta nghĩ về những cuộc gặp gỡ ngày nay. Người ta thường đi vượt qua người khác mà không có gặp, nhìn mà không thấy, chỉ nghe mà không lắng nghe.

Cuộc gặp gỡ mà Tin Mừng hôm nay loan báo, là cuộc gặp gỡ giữa người nam và người nữ; giữa người con một còn sống và người con một đã chết; giữa đám đông vui vẻ vì họ gặp Thầy Giêsu và đi theo Người với đám người đang than khóc cùng người phụ nữ mất con; giữa những người đi ra cổng thành và những người đi vào cổng thành.

Chúa Giêsu “chạnh lòng thương” không giống như kiểu chúng ta đi trên đường phố và thấy điều gì đó rồi nói “thật tội nghiệp”. Chúa Giêsu không đứng ngoài cuộc, nhưng Người chạnh lòng thương. Người tiến lại gần người phụ nữ, Người thực sự gặp bà, và sau đó phép lạ xảy ra cho con trai bà.

Cuộc gặp gỡ với Thầy Giêsu giúp vượt thắng sự dửng dưng và làm phục hồi phẩm giá. Chúng ta không chỉ thấy sự dịu hiền mà còn thấy hoa trái của gặp gỡ, vì mọi cuộc gặp gỡ đều phát sinh hoa trái. Chúng ta đã quen với kiểu thờ ơ, nên chúng ta phải hành động và cầu nguyện để xây dựng văn hóa gặp gỡ, để những cuộc gặp gỡ phát sinh hoa trái, là đưa con người trở về với phẩm giá làm con Thiên Chúa. Gặp gỡ. Nếu tôi không nhìn, nếu tôi không dừng lại, nếu tôi không đụng chạm, nếu tôi không nói, thì tôi không thể gặp gỡ, tôi không thể góp phần tạo nên văn hóa gặp gỡ.

Nơi gia đình, chúng ta sống trong cuộc gặp gỡ đích thực, khi mọi người ăn cùng một bàn, lắng nghe nhau. Tại bàn ăn gia đình mỗi tối, chúng ta thường vừa ăn vừa xem tivi vừa nhắn tin trên điện thoại. Mọi người đều thờ ơ với cuộc gặp gỡ. Hạt nhân của tình thân gia đình chính là gặp gỡ. Điều này giúp chúng ta xây dựng văn hóa gặp gỡ như Chúa Giêsu đã làm. Đừng chỉ có nhìn mà hãy ngắm nhìn. Đừng chỉ có nghe mà hãy lắng nghe. Đừng chỉ có đi qua mà hãy biết dừng lại. Đừng chỉ có nói “Khổ thân người nghèo” mà hãy động lòng trắc ẩn. Khi Chúa Giêsu tiến lại gần, chạm tới, và nói với mọi người trong giây phút ấy, Chúa nói bằng ngôn ngữ của con tim: “Đừng khóc nữa”, và Người ban cho anh thanh niên sức sống. (SD 13-9-2016)

Tứ Quyết, SJ

 

Biết Chúa Giêsu, gia nhập Công giáo và trở thành Linh mục nhờ gặp Mẹ Têrêsa

Biết Chúa Giêsu, gia nhập Công giáo và trở thành Linh mục nhờ gặp Mẹ Têrêsa

Mẹ Têrêsa Calcutta 2

Cuộc gặp gỡ với Mẹ Têrêsa và công việc chăm sóc người nghèo và người đang hấp hối của Mẹ đã đưa một thanh niên người Nhật đến với đức tin, gia nhập Giáo hội Công giáo và trở thành Linh mục.

Cha Francisco Akihiro, dòng Thừa sai Bác ái kể với hãng tin Công giáo Hoa kỳ: “Tôi sinh ra trong một gia đình Phật giáo; tôi không biết gì về Chúa Giêsu, về Kitô giáo, Công giáo hay bất cứ điều gì tương tự. Nhưng tôi thấy một cách rất rõ ràng Chúa Giêsu đã hoạt động thế nào qua gương của Mẹ Têrêsa”.

Lần đầu tiên cha Akihiro gặp Mẹ Têrêsa khi đang làm việc tại viện tế bần Nirmal Hriday do Mẹ thành lập tại trung tâm của Calcutta. Cha bị ấn tượng về sự đơn giản và gần gũi với những người giúp Mẹ phục vụ các người đau yếu và hấp hối. Cha nói: “Mẹ bé nhỏ và cảm giác tôi có khi gặp Mẹ giống như gặp một người bà. Thường khi bạn muốn gặp những ngươì nổi tiếng thì rất khó, họ luôn ở đàng trước và khó mà đến gần được họ. Nhưng tôi luôn bị ấn tượng về cách Mẹ đến với chúng tôi”.

Cha cho biết là các bệnh nhân không chỉ có những người đói khát mà cả những người cô đơn. Tuy vậy, trong sự đau yếu và nghèo khó của họ, “chúng tôi đã thấy điều gì đó chiếu sáng: sự nghèo khó của Chúa Kitô. Chúng tôi hiểu điều này và nhận ra rằng chúng tôi cũng đang nhận từ họ”. Cha lưu ý là những người đang mang gánh nặng đau khổ là mục tiêu đặc biệt của tình thương của Mẹ Têrêsa. Việc Mẹ chạy đến với ngừơi nghèo, người tàn tật đã để một ấn tượng cho cha. Nhiều tình nguyện viên đã phát khóc vì điều này.

Cha Akihiro đã gia nhập Công giáo và trở thành một Linh mục; cha rời bỏ gia đình cha ở Nhật bản và hiện giờ đang sống và làm việc ở miền Bắc Ấn độ để phục vụ người nghèo như Mẹ Têrêsa đã làm.

Cũng như nhiều tu sĩ nam nữ dòng Thừa sai Bác ái do Mẹ sáng lập, cha Akihiro cũng đến Roma để tham dự Thánh lễ tôn phong hiển thánh của Mẹ Têrêsa. Cha đã đến xem triển lãm về Mẹ Têrêsa được tổ chức tại đại học Lumsa ở Roma. Những tấm hình của người nữ tu bé nhỏ đang ôm những trẻ em và an ủi người hấp hối đều đã quen thuộc với cha. Việc phong thánh cho Mẹ Têrêsa, người đã truyền cảm hứng cho ơn gọi của cha, đối với cha, “là một cơ hội cho thế giới biết về người nghèo và vượt qua sự thờ ơ dửng dưng”. Cha nhắc lại lời của Mẹ Têrêsa: thế giới muốn thấy những gương mẫu hơn là nghe những lời nói. Theo cha, qua các sự kiện như lễ phong thánh và triển lãm về cuộc đời của Mẹ Têrêsa, “bây giờ người ta có thể hiểu cách dễ dàng hơn chúng ta có thể yêu thương thế nào, đặc biệt yêu thương người nghèo khổ; hiểu về cách thế chúng ta có thể phục vụ họ qua gương mẫu của Mẹ Têrêsa”. (CNS 02/09/2016)

Hồng Thủy Op