Tiến tới Văn kiện chung kết Thượng Hội đồng Giám Mục

Tiến tới Văn kiện chung kết Thượng Hội đồng Giám Mục

Thượng Hội Đồng Giám Mục ngày 24 tháng 10 2015

VATICAN. Chiều thứ bẩy 24-10 này, các nghị phụ sẽ bỏ phiếu thông qua bản tường trình chung kết Thượng HĐGM về gia đình để đệ lên ĐTC.

Văn kiện này nhắm góp ý với ĐTC và không trực tiếp gửi đến dân chúng.

Trong cuộc họp báo trưa ngày 23-10-2015, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, đã cho biết công việc ”chạy nước rút” của Ủy ban soạn dự thảo bản Tường trình chung kết, dầy khoảng 100 trang.

Dự thảo này được ĐHY Peter Erdoe, người Hungari, Tổng tường trình viên, trình bày tổng quát trong phiên khoáng đại thứ 15 trước sự hiện diện của ĐTC từ lúc 4 giờ rưỡi chiều ngày 22-10-2015. Đã có nhiều nghị phụ lên tiếng phát biểu vắn tắt sau đó. Tiếp đến các nghị phụ đã mang dự thảo về nhà để nghiên cứu suy tư thêm.

Trong phiên họp khoáng đại thứ 16 sáng thứ sáu, 23-10-2015, các nghị phụ đã lên tiếng góp ý sửa chữa dự thảo Phúc trình chung kết, tổng cộng có 51 nghị phụ phát biểu, về nhiều khía cạnh khác nhau, từ các trích dẫn Kinh Thánh, cho tới các khía cạnh khác, đặc biệt là vấn đề tương quan giữa lương tâm và luật pháp. Các nghị phụ cũng có thể góp ý trên giấy tờ, để Ủy ban soạn dự thảo cứu xét chiều ngày thứ sáu 23-10-2015.

Ủy ban đã làm việc rất khẩn trương. ĐTC đã đến viếng thăm và ủy lạo các nghị phụ trong lúc làm việc. Tổng cộng các vị đã cứu xét 1.355 đề nghị sửa chữa về 3 phần của Văn kiện. Mọi người đều nhận thấy bản dự thảo Phúc trình chung kết mạch lạc và tốt hơn nhiều so với Tài liệu làm việc.

Trong phiên khoáng đại thứ 17 vào sáng thứ bẩy 24-10 này, các nghị phụ sẽ nghe đọc Phúc trình chung kết rồi sẽ bỏ phiếu trong phiên họp cuối cùng ban chiều cùng ngày. Phúc trình này sẽ được đệ lên ĐTC để ngài quyết định, vì Thượng HĐGM chỉ có chức năng tư vấn.

Sáng chúa nhật 25-10, ĐTC sẽ cùng với các nghị phụ cử hành thánh lễ bế mạc 3 tuần Thượng HĐGM. (SD 23-10-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Dấu chỉ thời đại

Dấu chỉ thời đại

Thánh lễ tại nhà nguyện Martha 23 tháng 10 2015

Giảng trong thánh lễ sáng hôm nay (23-10) tại nhà nguyện thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ: “Thời đại đổi thay, mỗi Kitô hữu cũng phải không ngừng đổi mới. Điều này mời gọi mỗi người chúng ta – với một sự tự do và khồng hề sợ hãi – hãy vượt thoái khỏi một thứ chủ nghĩa an tâm (cho rằng chỉ cần làm theo những gì luật dạy là đủ) và một định kiến (chỉ biết kiên vững tin tưởng vào Đức Giêsu và chân lý của Tin Mừng), để biết uyển chuyển không ngừng mà nhận xét những dấu chỉ của thời đại.

Đức Thánh Cha bắt đầu bài giảng với những suy tư về các bài đọc, đặc biệt là bài trích thư Rôma. Đức Thánh Cha nói: “Thánh Phao-lô đã rao giảng cách rất hùng hồn rằng chúng ta đã được nhận lãnh ân sủng của sự tự do nơi Đức Giêsu. Đó là ân sủng được giải thoát khỏi tội lỗi, được tự do, được trở nên con cái của Thiên Chúa như Đức Giêsu. Chính ân sủng của sự tự do này khiến chúng ta có thể thân thưa với Thiên Chúa: ‘Cha ơi!’ Vì có tự do nên chúng ta phải mở lòng ra trước quyền năng của Thánh Thần và phải thấu hiểu những gì đang xảy ra trong nội tâm cũng như xung quanh bên ngoài chúng ta. Nếu như trước đây, chúng ta đã ‘nhìn vào trong’ để phân định những chuyển động nội tâm như: đâu là thần lành và điều gì đến từ sự thôi thúc của vị thần lành ấy; ngày hôm nay với đoạn Tin Mừng theo thánh Luca, chúng ta được mời gọi hãy ‘nhìn ra ngoài’ để biết nhận xét những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta.”

Đức Thánh Cha tiếp tục bài giảng: “Mỗi người chúng ta đều có tự do để phân định. Nhưng để có thể phân định được, chúng ta phải biết rõ điều gì đang diễn ra.” Rồi ngài đặt vấn đề: “Vậy chúng ta có thể thực hiện việc phân định này như thế nào? Chúng ta có thể phân định điều mà Giáo Hội gọi là ‘nhận biết những dấu chỉ thời đại’ ra sao? Quả thật, thời đại thực sự đang đổi thay. Và một Kitô hữu khôn ngoan là người biết nhận xét những thay đổi này, biết nhận ra những khác biệt của thời đại và biết đọc ý nghĩa của những dấu chỉ trong thời đại ấy. Điều này có nghĩa là gì, hàm ý của điều kia thật sự ra sao? Chúng ta hãy luôn phân định như thế với một sự tự do, chứ đừng sợ hãi, run rẩy.”

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng ý thức rằng đây không phải là một chuyện dễ dàng, vì có quá nhiêu yếu tố ngoại cảnh tác động và thậm chí những yếu tố ấy đã đưa lối khiến nhiều người rơi vào trạng thái dễ dãi, chấp nhận, không muốn phân định. Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta thường có thói quen bằng lòng với những điều người ta nói; với những điều mà ta đã nghe, đã đọc… Chúng ta cảm thấy thỏa mãn và dừng lại với những điều ấy. Tuy nhiên, chúng ta có tự do. Chúng ta có quyền để nhận xét, để phận định. Chúng ta phải hỏi chính mình rằng: Đâu là sự thật? Đâu mới là thông điệp mà Thiên Chúa muốn nói với chúng ta ngang qua những dấu chỉ của thời đại này?

Với những câu hỏi ấy, Đức Thánh Cha cũng đề xuất một gợi ý rất thực tế: “Để hiểu những dấu chỉ thời đại, điều cần thiết trước hết là phải biết thinh lặng: hãy thinh lặng và quan sát. Sau đó, hãy suy tư và phản tỉnh. Ví dụ, tại sao ngày hôm nay chiến tranh lại xảy ra liên miên như vậy? Đâu là lý do khiến một điều gì đó diễn ra? Tiếp đến, chúng ta hãy cầu nguyện. Như vậy, có ba bước trong việc phân định: tĩnh lặng, suy tư phản tỉnh và cầu nguyện. Chỉ khi làm như thế, chúng ta mới có thể hiểu được những dấu chỉ của thời đại. Dấu chỉ đó cũng chính là điều mà Đức Giêsu muốn ngỏ cùng chúng ta.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể sẽ bị cám dỗ mà lí luận rằng: ‘Làm sao tôi có thể phân định được, vì tôi đâu có được học hành nhiều. Tôi đâu có được đến trường, đâu có được học đại học…’ Nhưng việc phân định hay hiểu ý nghĩa của những dấu chỉ thời đại không phải là công việc dành riêng cho những người ưu tuyển hay những người học cao biết rộng. Không hề có một ngoại lệ nào cả. Thật vậy, Đức Giêsu đã không nói: ‘Kìa, hãy nhìn xem những sinh viên đại học, những tiến sỹ, những bậc trí thức đang phân định như thế nào mà học tập’. Nhưng trái lại, Ngài nói: ‘Hãy xem những người nông dân chân chất. Tuy họ đơn sơ mộc mạc nhưng lại có thể biết khi nào mưa đến, khi nào cây mọc. Họ có thể phân biệt được cỏ dại với lúa đồng’. Như vậy, với sự đơn sơ, chân thành cộng với việc thinh lặng, suy tư phản tỉnh và cầu nguyện; chúng ta có thể hiểu ý nghĩa của những dấu chỉ thời đại. Thời đại thay đổi và chúng ta, những Kitô hữu, cũng phải không ngừng đổi mới. Chúng ta đừng chỉ mãi nhắc lại điệp khúc “phải kiên vững vào niềm tin nơi Đức Giêsu, phải xác tín vào chân lý Tin Mừng’ nhưng chúng ta còn phải có đôi mắt rộng mở và một thái độ luôn biết uyển chuyển theo những dấu chỉ của thời đại. Nói khác đi, chúng ta đừng lấy lý do là phải ‘tin tưởng vào Đức Giêsu và phải xác tín vào chân lý Tin Mừng’ mà quên đi việc nhận xét, phân định những biến chuyển của thời đại.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha lập lại ý tưởng mà ngài đã triển khai lúc ban đầu: “Chúng ta tự do. Chúng ta tự do vì chính Đức Giêsu đã trao ban cho chúng ta ân sủng của sự tự do. Bởi thế, chúng ta không chỉ nhìn xem xét những chuyển động bên trong chúng ta. Chúng ta không chỉ phân định những suy nghĩ, tình cảm nội tâm nhưng còn biết phân định tất cả những gì đang diễn ra xung quanh, biết phân định cả những dấu chỉ của thời đại. Chúng ta có thể làm được điều đó bằng sự thinh lặng, suy tư phản tỉnh và cầu nguyện” (SD 23-10-2015).

Vũ Đức Anh Phương

Tuy không phải là những nhà khổ tu nhiệm nhặt, nhưng sự cố gắng, nỗ lực của chúng ta sẽ mở ra cánh cửa cho Thần Khí

Tuy không phải là những nhà khổ tu nhiệm nhặt, nhưng sự cố gắng, nỗ lực của chúng ta sẽ mở ra cánh cửa cho Thần Khí

ĐTC giảng phúc âm tại nhà nguyện Martha

Sức mạnh của người Kitô hữu hệ tại ở việc biết mở cửa tâm hồn trước Thần Khí. Sự hoán cải đối với người Kitô hữu là một nhiệm vụ, là một công việc phải thực hiện mọi ngày trong cuộc sống. Chính việc hoán cải liên lỉ ấy dẫn chúng ta đến sự gặp gỡ thân mật với Đức Giêsu. Để minh họa, Đức Thánh Cha kể câu chuyện về một người mẹ đang mang trong mình căn bệnh ung thư và người mẹ ấy đã cố gắng hết sức để chiến thắng bệnh tật. Đây chính là nội dung bài giảng được Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong thánh lễ sáng hôm nay 22-10-2015 tại nhà nguyện thánh Marta.

Được gợi hứng từ thư của thánh Phao-lô Tông Đồ gởi giáo đoàn Roma, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Để được giải thoát khỏi ách tội lỗi mà trở nên công chính, thánh thiện; chúng ta phải cố gắng, nỗ lực mỗi ngày. Đối với mỗi Kitô hữu, hoán cải là một nhiệm vụ, là một công việc phải thực hiện liên lỉ.”

Chúng ta không cần phải là những nhà khổ tu nhiệm nhặt. Nhưng nếu nỗ lực cố gắng, chúng ta sẽ nên thánh

Đức Thánh Cha nói: “Thánh Phao-lô đã dùng hình ảnh của một vận động viên, một người đang rèn luyện thân mình để chuẩn bị cho những cuộc thi đấu. Nỗ lực mà vận động viên ấy phải bỏ ra quả là ghê gớm. Như vậy, để chiến thắng trong cuộc đấu trên thao trường, vận động viên đã phải nỗ lực tập luyện không ngừng. Còn chúng ta, nếu muốn chiếm được phần thưởng không bao giờ hư nát trong Nước Trời; chúng ta cũng phải nỗ lực rèn luyện nhiều như thế nào? Do đó, thánh Phao-lô thúc bách chúng ta ‘nỗ lực lao mình về phía trước’.

Nhưng có người sẽ hỏi rằng: ‘Thưa cha, nếu như vậy, phải chăng nên thánh là do cố gắng, nỗ lực của chúng ta giống như phần thường vận động viên đạt được khi chiến thắng trong cuộc chạy đua trên thao trường?’ Câu trả lời là không. Nỗ lực hay cố gắng của chúng ta – chẳng hạn như khi chúng ta thờ phượng, kính mến Chúa hết linh hồn, hết lòng, hết trí khôn và hết sức lực trong tất cả mọi ngày sống –  chỉ là mở ra cánh cửa đối với Thần Khí. Khi cánh cửa tâm hồn đã mở, Thánh Thần Thiên Chúa sẽ đi vào và cứu độ chúng ta. Ngài chính là quà tặng của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. Nhưng nếu cố gắng, nỗ lực nhiều như thế, phải chăng chúng ta sẽ trở thành các vị khổ tu nhiệm nhặt? Câu trả lời cũng là không. Chúng ta không phải là những nhà khổ tu. Nhưng đơn giản là, với nỗ lực của bản thân, chúng ta cố gắng để mở cách cửa tâm hồn cho Thần Khí.”

Hãy lao mình về phía trước, đừng thoái lui khi phải đối diện với cám dỗ, thử thách

Đức Thánh Cha nói: “Đây là một nhiệm vụ khó khăn, vì sự yếu đuối của chúng ta, vì sức nặng của nguyên tội, vì ma quỷ luôn tìm cách kéo chúng ta thụt lùi lại phía sau. Tác giả của thư gửi tín hữu Do Thái đã cảnh giác chúng ta phải chống lại cám dỗ thoái lui. Chúng ta phải kiên vững, không được bỏ chạy hay đầu hàng. Chúng ta phải luôn tiến về phía trước, mỗi ngày một chút, cho dù có gặp phải những khó khăn, thách đố ghê gớm.

Một vài tháng trước, tôi đã gặp một quý cô. Cô còn khá trẻ và là mẹ của một gia đình – một gia đình khá hạnh phúc và ấm êm – nhưng lại mắc bệnh ung thư, ung thư ác tính. Tuy bệnh tật nhưng cô sống hết sức hạnh phúc. Cô đi lại và làm việc hệt như một người khỏe mạnh. Khi chia sẻ về thái độ sống lạc quan này, cô nói: “Thưa Đức Thánh Cha, con chỉ đang cố gắng hết sức để có thể chiến thắng căn bệnh ung thư này thôi ạ!’. Đấy, Kitô hữu là như thế! Chúng ta đã nhận lãnh ân sủng nơi Đức Giêsu Kitô và được giải thoát khỏi gông cùm tội lỗi, được giải thoát khỏi một cuộc sống gian ác mà tiến vào đời sống ân sủng trong Đức Kitô và trong Thần Khí. Thế nên, chúng ta cũng hãy sống và hành xử giống như quý cô ấy: cố gắng mỗi ngày, từng chút một, từng chút một.”

Chúng ta hãy xin ơn được rèn luyện thật tốt trong thao trường cuộc sống

Đức Thánh Cha nêu ra một số cám dỗ, chẳng hạn  như  khi chúng ta có “nhu cầu muốn tán gẫu” để nói xấu ai đó. Đức Thánh Cha nói: “Trong trường hợp này, chúng ta tập cố gắng để giữ im lặng, đừng nói gì cả. Hay trường hợp khác: Khi cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, chúng ta chẳng muốn đọc kinh cầu nguyện. Nhưng chúng ta cứ cố gắng đi, chỉ cầu nguyện một chút thôi cũng được. Chính những cố gắng và hy sinh nho nhỏ hằng ngày như thế sẽ giúp chúng ta tiến lên không ngừng trên đàng nhân đức. Những cố gắng ấy sẽ giúp chúng ta không từ bỏ, không thoái lui, không quay về con đường gian ác nhưng giúp chúng ta lao mình về phía trước để tiếp chạm vào ân sủng, vào lời đoan hứa của Đức Giêsu Kitô. Đó chính là được gặp gỡ Ngài.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha kết luận: “Chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn sủng này. Đó là được ơn rèn luyện mình thật tốt, được nai nịt sẵn sàng trong cuộc thao luyện hằng ngày ngõ hầu có thể gặp gỡ Thiên Chúa. Bởi vì, chúng ta đã được nhận lãnh ơn huệ của sự công chính, được lãnh nhận món quà của ân sủng và của Thần Khí trong Đức Giêsu Kitô” (SD 22-10-2015).

Vũ Đức Anh Phương

Tuy không phải là những nhà khổ tu nhiệm nhặt, nhưng sự cố gắng, nỗ lực của chúng ta sẽ mở ra cánh cửa cho Thần Khí

Tuy không phải là những nhà khổ tu nhiệm nhặt, nhưng sự cố gắng, nỗ lực của chúng ta sẽ mở ra cánh cửa cho Thần Khí

ĐTC cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Martha 10-22-2015

Sức mạnh của người Kitô hữu hệ tại ở việc biết mở cửa tâm hồn trước Thần Khí. Sự hoán cải đối với người Kitô hữu là một nhiệm vụ, là một công việc phải thực hiện mọi ngày trong cuộc sống. Chính việc hoán cải liên lỉ ấy dẫn chúng ta đến sự gặp gỡ thân mật với Đức Giêsu. Để minh họa, Đức Thánh Cha kể câu chuyện về một người mẹ đang mang trong mình căn bệnh ung thư và người mẹ ấy đã cố gắng hết sức để chiến thắng bệnh tật. Đây chính là nội dung bài giảng được Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong thánh lễ sáng hôm nay 22-10-2015 tại nhà nguyện thánh Marta.

Được gợi hứng từ thư của thánh Phao-lô Tông Đồ gởi giáo đoàn Roma, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Để được giải thoát khỏi ách tội lỗi mà trở nên công chính, thánh thiện; chúng ta phải cố gắng, nỗ lực mỗi ngày. Đối với mỗi Kitô hữu, hoán cải là một nhiệm vụ, là một công việc phải thực hiện liên lỉ.”

Chúng ta không cần phải là những nhà khổ tu nhiệm nhặt. Nhưng nếu nỗ lực cố gắng, chúng ta sẽ nên thánh

Đức Thánh Cha nói: “Thánh Phao-lô đã dùng hình ảnh của một vận động viên, một người đang rèn luyện thân mình để chuẩn bị cho những cuộc thi đấu. Nỗ lực mà vận động viên ấy phải bỏ ra quả là ghê gớm. Như vậy, để chiến thắng trong cuộc đấu trên thao trường, vận động viên đã phải nỗ lực tập luyện không ngừng. Còn chúng ta, nếu muốn chiếm được phần thưởng không bao giờ hư nát trong Nước Trời; chúng ta cũng phải nỗ lực rèn luyện nhiều như thế nào? Do đó, thánh Phao-lô thúc bách chúng ta ‘nỗ lực lao mình về phía trước’.

Nhưng có người sẽ hỏi rằng: ‘Thưa cha, nếu như vậy, phải chăng nên thánh là do cố gắng, nỗ lực của chúng ta giống như phần thường vận động viên đạt được khi chiến thắng trong cuộc chạy đua trên thao trường?’ Câu trả lời là không. Nỗ lực hay cố gắng của chúng ta – chẳng hạn như khi chúng ta thờ phượng, kính mến Chúa hết linh hồn, hết lòng, hết trí khôn và hết sức lực trong tất cả mọi ngày sống –  chỉ là mở ra cánh cửa đối với Thần Khí. Khi cánh cửa tâm hồn đã mở, Thánh Thần Thiên Chúa sẽ đi vào và cứu độ chúng ta. Ngài chính là quà tặng của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. Nhưng nếu cố gắng, nỗ lực nhiều như thế, phải chăng chúng ta sẽ trở thành các vị khổ tu nhiệm nhặt? Câu trả lời cũng là không. Chúng ta không phải là những nhà khổ tu. Nhưng đơn giản là, với nỗ lực của bản thân, chúng ta cố gắng để mở cách cửa tâm hồn cho Thần Khí.”

Hãy lao mình về phía trước, đừng thoái lui khi phải đối diện với cám dỗ, thử thách

Đức Thánh Cha nói: “Đây là một nhiệm vụ khó khăn, vì sự yếu đuối của chúng ta, vì sức nặng của nguyên tội, vì ma quỷ luôn tìm cách kéo chúng ta thụt lùi lại phía sau. Tác giả của thư gửi tín hữu Do Thái đã cảnh giác chúng ta phải chống lại cám dỗ thoái lui. Chúng ta phải kiên vững, không được bỏ chạy hay đầu hàng. Chúng ta phải luôn tiến về phía trước, mỗi ngày một chút, cho dù có gặp phải những khó khăn, thách đố ghê gớm.

Một vài tháng trước, tôi đã gặp một quý cô. Cô còn khá trẻ và là mẹ của một gia đình – một gia đình khá hạnh phúc và ấm êm – nhưng lại mắc bệnh ung thư, ung thư ác tính. Tuy bệnh tật nhưng cô sống hết sức hạnh phúc. Cô đi lại và làm việc hệt như một người khỏe mạnh. Khi chia sẻ về thái độ sống lạc quan này, cô nói: “Thưa Đức Thánh Cha, con chỉ đang cố gắng hết sức để có thể chiến thắng căn bệnh ung thư này thôi ạ!’. Đấy, Kitô hữu là như thế! Chúng ta đã nhận lãnh ân sủng nơi Đức Giêsu Kitô và được giải thoát khỏi gông cùm tội lỗi, được giải thoát khỏi một cuộc sống gian ác mà tiến vào đời sống ân sủng trong Đức Kitô và trong Thần Khí. Thế nên, chúng ta cũng hãy sống và hành xử giống như quý cô ấy: cố gắng mỗi ngày, từng chút một, từng chút một.”

Chúng ta hãy xin ơn được rèn luyện thật tốt trong thao trường cuộc sống

Đức Thánh Cha nêu ra một số cám dỗ, chẳng hạn  như  khi chúng ta có “nhu cầu muốn tán gẫu” để nói xấu ai đó. Đức Thánh Cha nói: “Trong trường hợp này, chúng ta tập cố gắng để giữ im lặng, đừng nói gì cả. Hay trường hợp khác: Khi cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, chúng ta chẳng muốn đọc kinh cầu nguyện. Nhưng chúng ta cứ cố gắng đi, chỉ cầu nguyện một chút thôi cũng được. Chính những cố gắng và hy sinh nho nhỏ hằng ngày như thế sẽ giúp chúng ta tiến lên không ngừng trên đàng nhân đức. Những cố gắng ấy sẽ giúp chúng ta không từ bỏ, không thoái lui, không quay về con đường gian ác nhưng giúp chúng ta lao mình về phía trước để tiếp chạm vào ân sủng, vào lời đoan hứa của Đức Giêsu Kitô. Đó chính là được gặp gỡ Ngài.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha kết luận: “Chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn sủng này. Đó là được ơn rèn luyện mình thật tốt, được nai nịt sẵn sàng trong cuộc thao luyện hằng ngày ngõ hầu có thể gặp gỡ Thiên Chúa. Bởi vì, chúng ta đã được nhận lãnh ơn huệ của sự công chính, được lãnh nhận món quà của ân sủng và của Thần Khí trong Đức Giêsu Kitô” (SD 22-10-2015).

Vũ Đức Anh Phương

Đức Thánh Cha đề cao lòng trung thành trong gia đình

Đức Thánh Cha đề cao lòng trung thành trong gia đình

ĐTC ôm người hành hương

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến hơn 50 ngàn tín hữu hành hương sáng thứ tư 21-10-2015, ĐTC Phanxicô đặc biệt đề cao lòng trung thành trong hôn nhân và gia đình.

Hiện diện trong buổi tiếp kiến cũng có khoảng 20 GM và một nhóm 21 tín hữu hành hương từ Việt Nam.

Trong bài huấn dụ, ĐTC đã nói về đề tài: lòng trung thành với tình yêu. Đây là bài thứ 30 trong loạt bài huấn giáo của ngài về gia đình.

Bài giáo lý của ĐTC

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

”Trong bài suy niệm lần trước chúng ta đã suy tư về những lời hứa quan trọng của cha mẹ đối với con cái, ngay từ khi cha mẹ nghĩ đến việc sinh con trong tình yêu và cưu mang con con trong cung lòng.

”Chúng ta có thể nói thêm rằng, xét cho kỹ, toàn thể thực tại gia đình đều dựa trên lời hứa: ta có thể nói gia đình sống bằng lời hứa yêu thương và trung thành, chung thủy, giữa người nam và người nữ với nhau. Lời hứa ấy bao hàm sự cam kết đón nhận và giáo dục con cái; nhưng lời hứa ấy cũng được thực hiện trong việc chăm sóc các cha mẹ già, bảo vệ và chăm nom những thành phần yếu nhất của gia đình, giúp đỡ nhau để thực thi những đức tính của mỗi người và chấp nhận cả những giới hạn của nhau. Và lời hứa vợ chồng cũng được nới rộng bao gồm cả việc chia sẻ những vui mừng và đau khổ của tất cả cha mẹ, con cái, quảng đại cởi mở đối với cuộc sống chung giữa con người với nhau và với công ích. Một gia đình khép kín, co cụm vào mình thì giống như một sự mâu thuẫn, làm chết lời hứa vốn làm cho gia đình nảy sinh và sinh tồn.

”Ngày nay, danh dự trung thành với lời hứa về đời sống gia đình dường như bị suy yếu rất nhiều. Một đàng vì người ta hiểu lầm về quyền được chọn sự thỏa mãn cho bản thân với bất kỳ giá nào và trong bất kỳ quan hệ nào, quyền ấy được tuyên dương như một nguyên tắc tự do không thể nhượng bộ được. Đàng khác, vì người ta chỉ ủy thác cho sự cưỡng bách của luật pháp những ràng buộc của cuộc sống tương quan và sự cam kết phục vụ công ích. Nhưng trong thực tế, không ai muốn được yêu thương chỉ vì của cải của mình hoặc vì bó buộc. Tình yêu, cũng như tình bạn, có được sức mạnh và vẻ đẹp là do sự kiện này: chúng tạo ra một mối liên hệ ràng buộc mà không loại bỏ tự do. Không có tự do thì không có tình bạn, không có tình yêu và cũng chẳng có hôn nhân.

”Vì thế, tự do và lòng trung thành không đối nghịch nhau, trái lại chúng nâng đỡ nhau trong tương quan giữa con người với nhau, cũng như trong những tương quan xã hội. Thực vậy chúng ta hãy nghĩ đến những thiệt hại mà sự lạm phát những lời hứa không được tuân giữ gây ra trong nền văn minh truyền thông hoàn cầu ngày nay, trong nhiều lãnh vực, và sự nhân nhượng đối với sự thiếu trung thành với lời đã hứa và những cam kết đã đề ra!

“Đúng vậy, anh chị em thân mến, lòng trung thành là một lời hứa dấn thấn, nó được thể hiện, được tăng trưởng trong sự tự nguyên tuân hành lời đã hứa. Lòng trung thành là một sự tín thác muốn thực sự được chia sẻ và là một niềm hy vọng muốn được cùng nhau vun trồng.

”Lòng trung thành với lời hứa thực là một kiệt tác của nhân loại! Nếu chúng ta nhìn vẻ đẹp táo bạo của nó, chúng ta cảm thấy sợ hãi, nhưng nếu chúng ta coi rẻ sự kiên trì can đảm của nó, thì chúng ta sẽ bị hư mất. Không có quan hệ yêu thương nào – không có tình bạn nào, không có hình thức yêu thương nào, không có hạnh phúc nào của công ích – đạt tới cao điểm ước muốn và hy vọng của chúng ta, nếu không đi tới chổ đón nhận phép lạ này của linh hồn. Và tôi gọi đó là ”phép lạ' vì sức mạnh và khả năng thuyết phục của lòng trung thành không bao giờ ngừng làm cho chúng ta thôi ngạc nhiên và ngưỡng mộ. Danh dự của lời đã hứa, lòng trung thành với lời hứa, không thể mua bán được. Người ta không thể dùng võ lực bó buộc, cũng không thể bảo tồn nó là không có hy sinh.

”Không có trường học nào có thể dạy chân lý tình thương, nếu gia đình không dạy điều ấy. Không có luật lệ nào có thể áp đặt vẻ đẹp và gia sản của kho tàng này của phẩm giá con người, nếu mối liên hệ bản thân giữa tình thương và sự sinh sản không ghi khắc điều ấy trong thân thể chúng ta.

”Cần phải tái lập vinh dự xã hội cho lòng trung thành tình yêu. Cần phải làm nổi bật phép lạ hằng ngày của hằng triệu người nam nữ canh tân nền tảng gia đình của họ, nhờ đó mỗi xã hội sống được.. Không phải tình cờ mà nguyên lý về lòng trung thành với lời hứa yêu thương và sinh sản này được ghi khắc trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa như một phúc lành trường cửu, và thế giới được phó thác cho lòng trung thành ấy.

”Nếu thánh Phaolô có thể quả quyết rằng trong mối liên hệ gia đình có tỏ lộ một cách huyền nhiệm một chân lý quyết định đối với cả liên hệ giữa Chúa và Giáo Hội, nghĩa là Giáo Hội tìm được ở đây phúc lành cần bảo tồn và từ đó Giáo Hội luôn học hỏi, trước khi giảng dạy và thiết định các kỷ luật cho nó. Lòng trung thành của chúng ta với lời hứa cũng luôn được phó thác cho ơn thánh và lòng thương xót của Thiên Chúa. Tình yêu đối với gia đình nhân loại, khi may mắn cũng như khi bất hạnh, chính là điểm vinh dự đối với Giáo Hội! Xin Chúa ban cho chúng ta sống xứng đáng với lời hứa này. Và chúng ta hãy cầu nguyện cho các Nghị phụ Thượng HĐGM: Xin Chúa chúc lành cho công việc của các vị, được diễn ra trong tinh thần trung thành sáng tạo, trong niềm tín thác rằng chính Chúa là vị đầu tiên trung thành với những lời Ngài đã hứa.

Chào thăm các phái đoàn

Sau khi ĐTC hết thúc bài giáo lý dài bằng tiếng Ý, các LM đã tóm lược bài này bằng nhiều sinh ngữ khác kèm theo những lời chào thăm của ĐTC.

Với các tín hữu nói tiếng Pháp, ĐTC đặc biệt chào các tín hữu thuộc miền Normandie, giáo phận Creteil và cộng đoàn tông đồ thánh Phanxicô Xavie và các bạn trẻ đến từ Thụy Sĩ.

 Với các tín hữu nói tiếng Anh, ĐTC nhắc đến nhiều người đến từ Anh quốc, Ecosse, Ailen, Na Uy, Trung Quốc, Hoa kỳ và nhiều nước khác. Đặc biệt ngài chào thămcác tham dự viên cuộc gặp gỡ do Trung Tâm quốc tế về chức phó tế tổ chức.

Với các tín hữu nói tiếng Đức, ĐTC nói ”tháng 10 này là tháng Mân Côi, tôi xin anh chị em hãy đọc kinh Mân Côi trong gia đình, nhất là cầu nguyện cho Thượng HĐGM thế giới về gia đình, xin Mẹ Maria giúp chúng ta chu toàn thánh ý Chúa.

Khi chào các phái đoàn nói tiếng Bồ Đào Nha, ĐTC nhắc đến phái đoàn của cộng đoàn Do thái ở thành phố São Paolo, do ĐHY sở tại Odilo Scherer hướng dẫn. Ngài nói: ”Ước gì cuộc viếng thăm Roma giúp anh chị em sẵn sàng như tổ phụ Abraham mỗi ngày ra đi tiến về Đất Hứa của Thiên Chúa và con người, tỏ cho anh chị em dấu chỉ tình yêu thương của Thiên Chúa đối với tất cả các con cái của Chúa'.

Riêng với các tín hữu Ba Lan, ĐTC nhắc nhở rằng thứ năm này, 22-10 là lễ kính thánh Giioan Phaolô 2 giáo hoàng, vị Giáo Hoàng của gia đình. ”Anh chị em hãy trở thành những người trung thành theo thánh nhân, trong sự ân cần chăm sóc gia đình của anh chị em, và cho tất cả các gia đình, nhất là những gia đình đang sống trong tình trạng khó khăn về tinh thần và vật chất. Lòng trung thành với tình yêu đã bày tỏ, những lời hứa và cam kết xuất phát từ trach nhiệm phải là sức mạnh của anh chị em. Nhờ lời chuyển cầu của thánh Gioan Phaolô 2, chúng ta hãy cầu nguyện cho Thượng HĐGM sắp kết thúc. để cộng nghị này canh tân trong toàn Giáo Hội ý thức về giá trị không thể phủ nhận của hôn nhân bất khả phân ly và gia đình lành mạnh, dựa trên tình yêu thương nhau giữa người nam và người nữ và nhờ ơn thánh của Chúa.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Có ít nghị phụ kêu gọi cho người ly dị tái hôn rước lễ

Có ít nghị phụ kêu gọi cho người ly dị tái hôn rước lễ

Thượng Hội Đồng Giám Mục về vấn đề gia đình ly dị tái hôn

VATICAN. Trong cuộc họp báo hôm 19-10-2015 tại Phòng báo chí Tòa Thánh, Đức Cha Mark Benedict Coleridge, cho biết có ít nghị phụ ủng hộ cho người ly dị tái hôn rước lễ nói chung.

 Đức Cha Coleridge là TGM giáo phận Brisbane, Australia. Ngài nói: ”Tôi không nhớ có bài phát biểu nào trong đó một nghị phụ minh thị yêu cầu Giáo Hội cho những người ly dị tái hôn được rước lễ, nhưng có một số nghị phụ thỉnh cầu ĐTC có một cử chỉ thương xót trong Năm Thánh”.

 Đức TGM Coleridge cũng thú nhận rằng ngài biết có bao nhiêu phần trăm các nghị phụ ủng hộ hay chống việc cho các cặp ly dị tái hôn rước lễ, nhưng ý tưởng chấp nhận tổng quát cho các cặp này rước lễ có lẽ đang suy giảm, trái lại nảy sinh đề nghị xin ĐTC can thiệp về vấn đề này trong Năm Thánh”.

 Trong khi đó, hôm 19-10-2015, ĐHY Walter Kasper, người Đức, nguyên chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, tuyên bố rằng ”Tôi hy vọng một sự cởi mở của đa số các nghị phụ ủng hộ việc cho các cặp ly dị tái hôn được rước lễ, kèm theo một tiến trình hội nhập trong các giáo xứ và Giáo Hội”.

 Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Sir của HĐGM Italia, ĐHY nói: ”Những người ly dị tái hôn cũng là con cái Thiên Chúa, họ cũng cần được bánh sự sống.. Thánh Thể không phải dành cho những người tuyệt hảo, nhưng là cho người có tội và tất cả chúng ta đều là người tội lỗi” (Apic 19-10-2015)

 Mặt khác, ĐHY George Pell, Chủ tịch sở kinh tế của Tòa Thánh, chống lại chủ trương để cho mỗi HĐGM quyết định về việc cho những cặp ly dị tái hôn được rước lễ.

 Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Le Figaro (Người thợ cạo) số ra ngày 19-10-2015 tại Pháp, ĐHY Pell người Australia nói: ”Giáo Hội không thể nói với 2 người ở trong cùng một hoàn cảnh: với người ở Ba Lan thì nói rằng người ly dị tái hôn mà rước lễ thì mắc tội phạm thánh, còn với người ở Đức thì nói: rước lễ như thế là một nguồn ơn thánh. Nước Đức và Ba Lan là hai nước láng giềng”. Quả thực có 2 thứ thần học khác nhau, nhưng chỉ có một đạo lý duy nhất.

 Nhiều nghị phụ tại Thượng HĐGM hiện nay kêu gọi dành cho HĐGM địa phương nhiều thẩm quyền hơn và ĐTC Phanxicô cũng tuyên bố theo chiều hướng này hôm thứ bẩy 17-10-2015 trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng HĐGM. Tuy nhiên, biện pháp cụ thể trong vấn đề này thế nào, người ta không biết.

 Trong cuộc phỏng vấn, ĐHY Pell cũng cho biết đề nghị cho người ly dị tái hôn được rước lễ trong từng trường hợp cũng không được đa số các nghị phụ ủng hộ. Trong số 248 nghị phụ đăng ký phát biểu trong Thượng HĐGM, chỉ có 20 vị ủng hộ giải pháp vừa nói.

 Ngoài ra, ĐHY Pell hy vọng từ Thượng HĐGM sẽ có một sự minh bạch hơn về thần học. Ngài nói: ”Chúng tôi chứng kiến một khuynh hướng thần học thứ 3 giữa hai chiều hướng của các vị người Đức: một quan điểm theo ĐHY Kasper, và một quan điểm theo Đức Ratzinger. Tôi hy vọng vào cuối Thượng HĐGM này sẽ có một sự minh bạch hơn (KNA 19-10-2015)

 G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Thiên Chúa không dừng lại. Ngài luôn bước ra để tìm kiếm chúng ta và Ngài yêu chúng ra bằng một tình yêu không biên giới

Thiên Chúa không dừng lại. Ngài luôn bước ra để tìm kiếm chúng ta và Ngài yêu chúng ra bằng một tình yêu không biên giới

ĐTC rao giảng trong thánh lễ ngày 16 tháng 10 2015

“Thiên Chúa luôn ban cho con người ân sủng dồi dào, nhưng con người lại có thói quen cân đong, tính toán trong mọi hoàn cảnh. Bởi vậy, để hiểu được sự đầy tràn, chan chứa trong tình yêu của Thiên Chúa luôn luôn cần đến hoa trái của ân sủng.” Đây là nội dung của bài giảng mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã triển khai trong thánh lễ, được cử hành tại nhà nguyện thánh Marta vào sáng hôm nay 20-10-2015.

Sự dồi dào, chan chứa

Đức Thánh Cha nói: “Tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người là như thế. Nhưng dường như con người lại không thể hiểu thấu tình yêu quảng đại này và thường chần chừ, do dự khi quyết định trao tặng một điều gì đó cho người khác trong khả năng của mình. Ân sủng của Thiên Chúa được ban tặng nhờ Đức Giêsu, Đấng đã vượt thắng sự sa ngã của Adam, là một minh chứng cho việc trao ban cách quảng đại. Ân sủng này chính là tình bằng hữu giữa con người với Thiên Chúa.

Như đã trao tặng tình bằng hữu, phải chăng Thiên Chúa cũng ban cho con người cả hồng ân cứu độ? Thiên Chúa sẽ ban khi con người biết làm việc thiện: ‘Người sẽ đong cho anh em đấu hảo hạng đã dằn, đã lắc và đầy tràn.’ Điều này cho thấy sự dồi dào của ân sủng, và chính từ “dồi dào’ cũng được lặp lại đến ba lần trong Bài Đọc Một. Đứng trước ân sủng chứa chan ấy, thánh Phao-lô đã thốt lên: ‘Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội.’ Vâng, ân sủng chứa chan. Đây chính là tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu không thể đo lường được.”

Một vị Thiên Chúa luôn bước ra ngoài

Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nói: “Sự vô tận hay không thể đo lường trong tình yêu của Thiên Chúa giống như tình yêu của người cha nhân hậu trong bài Tin Mừng dành cho đứa con của mình. Ngày ngày ông vẫn dõi mắt về phía chân trời xa mà trông chờ người con quay trở về. Trái tim của Thiên Chúa không bao giờ đóng lại nhưng luôn rộng mở. Và khi chúng ta quay trở về như người con thứ, Thiên Chúa sẽ chạy lại ôm chầm lấy chúng ta, hôn lấy hôn để và sai mở tiệc ăn mừng.

Thiên Chúa không hề nhỏ nhen, ích kỷ. Ngài không hề biết đến những suy tính nhỏ mọn. Nhưng Ngài trao ban tất cả. Thiên Chúa không bao giờ dừng lại. Ngài luôn mong ngóng, chờ đợi chúng ta hoán cải. Ngài là vị Thiên Chúa luôn bước ra ngoài, bước ra để tìm kiếm và để tìm kiếm mỗi người chúng ta, không sót một ai. Mỗi ngày, Ngài đang kiếm tìm chúng ta và sẽ tìm kiếm chúng ta luôn mãi. Đây cũng là ý nghĩa của dụ ngôn con chiên lạc và đồng tiền bị đánh mất: luôn luôn kiếm tìm.”

Cái ôm không biên giới

Đức Thánh Cha nhắc lại lời Chúa Giêsu: “Chúng ta biết rằng, Đức Giêsu đã từng nói: ‘Trên trời, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.’ Tuy nhiên, với tiêu chuẩn phàm nhân – nhỏ bé và giới hạn – thật khó để chúng ta có thể hiểu được tình yêu của Thiên Chúa. Chỉ với ân sủng, người ta mới có thể hiểu được điều này.” Để minh họa, Đức Thánh Cha kể một câu chuyện. Ngài nói: “Trước đây, có một nữ tu trong giáo phận của tôi. Vị nữ tu ấy đã 84 tuổi nhưng hằng ngày vẫn không ngừng đi lại giữa những lối đi của bệnh viện để chào thăm và trò truyện với các bệnh nhân bằng một nụ cười luôn tươi nở trên môi. Đó chính là nụ cười của tình yêu Thiên Chúa. Quả thật, vị nữ tu ấy đã được ban tặng ơn để hiểu mầu nhiệm tình yêu dồi dào, chan chứa của Thiên Chúa, điều mà phần lớn người không hiểu được.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha kết luận: “Đúng là chúng ta có thói quen hay cân đong đo đếm trong mọi tình huống. Nhưng chính những thứ chúng ta hay đo đếm và ngay cả cách đo lường của chúng ra cũng thật nhỏ bé, giới hạn. Bởi thế, tốt hơn hết là chúng ta hãy nài xin ân sủng của Thần Khí và nguyện cầu cùng Chúa Thánh Linh giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu của Thiên Chúa, đồng thời giúp chúng ta biết khao khát ơn được Thiên Chúa ‘ôm chầm lấy, hôn lấy hôn để’ bằng một tình yêu không biên giới” (SD 20-10-2015).

Vũ Đức Anh Phương

Bao nhiêu và như thế nào

Bao nhiêu và như thế nào

Thánh lễ tại nhà trọ Martha

“Tham lam là một hình thức tôn thờ ngẫu tượng. Nó làm suy giảm khả năng chia sẻ và trao ban của con người với tha nhân. Đức Giêsu không kết án sự giàu có nhưng nếu quá gắn bó với của cải sẽ gây ra những chia rẽ trong gia đình và là nguyên nhân làm phát sinh chiến tranh.” Mối liên hệ phức tạp này giữa con người và của cải chính điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô muốn truyền tải tới mọi người đang hiện diện trong thánh lễ ngày 19-10, tại nhà nguyện thánh Marta.

Khi suy niệm về những bài đọc trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói: “Việc quá gắn bó với sự giàu sang, tiền của cũng giống như thờ ngẫu tượng. Không ai có thể làm tôi hai chủ. Hoặc là phục vụ Thiên Chúa hoặc là làm tôi tớ cho tiền của. Chúng ta cần biết rằng Chúa Giêsu không hề lên án của cải chỉ vì của cải. Nhưng Ngài khuyến cáo chúng ta trước thái độ đặt sự an toàn của bản thân vào tiền của và biến tôn giáo thành một thứ ‘công ty bảo hiểm’. Tức là, một mặt ta chỉ lo tìm kiếm tiền bạc để bảo đảm an toàn cho cuộc sống, nhưng mặt khác ta chạy đến với tôn giáo để khỏi phải sa hỏa ngục. Điều này là không thể được.

Thêm vào đó, việc gắn bó với của cải gây ra chia rẽ. Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy hai anh em ruột thịt đã tranh cãi với nhau về việc chia gia tài. Đây cũng chính là điều vẫn thường xảy ra trong xã hội ngày hôm nay. Thử nghĩ xem chúng ta đã gặp biết bao gia đình: Họ cãi vã, tranh chấp, thậm chí ghét bỏ và không thèm nhìn mặt nhau chỉ vì gia tài, của cải. Điều ấy cho thấy rằng tình yêu trong gia đình không còn quan trọng nữa. Tình yêu của con cái đối với cha mẹ, của anh chị em đối với nhau và của cha mẹ dành cho con cái không còn quan trọng bằng sức mạnh của đồng tiền. Đây là một sự hủy hoại. Tất cả chúng ta, ít là một lần trong đời, đã bắt gặp những gia đình rơi vào thảm trạng bi thương như thế.

Sự tham lam của cải còn dẫn đến chiến tranh. Người ta thường bắt đầu với một lý tưởng cao đẹp, nhưng đằng sau lý tưởng ấy lại là tiền bạc: tiền của những kẻ buôn bán vũ khí, tiền của những kẻ thu lợi nhuận từ chiến tranh. Bởi vậy, Đức Giêsu đã nói rất rõ ràng: ‘Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi sự tham lam.’ Tham lam thực sự rất nguy hiểm. Không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu. Tiền của chỉ mang đến cho chúng ta một sự bảo đảm tạm bợ. Nếu chúng ta vừa đi đến nhà thờ để đọc kinh, cầu nguyện vừa mang trong mình một con tim quá gắn bó với của cải; chắc chắn, chúng ta sẽ không có một kết cục tốt đẹp.”

Quay trở lại câu chuyện dụ ngôn trong bài Tin Mừng, Đức Thánh Cha mô tả hình ảnh của một người phú hộ giàu có: “Ông phú hộ là người rất giỏi làm ăn, kiếm tiền. Ông biết cách làm sao để ruộng nương sinh nhiều hoa lợi. Những kho lẫm của ông được tích trữ đầy ứ hoa mầu và của cải. Thay vì suy nghĩ: ‘À, hoa màu nhiều như vậy, ta nên chia sẻ chúng với những người làm công cho ta. Nhờ vậy, họ có thêm chút thu nhập để chăm lo cho gia đình của họ’. Nhưng ông lại tự nhủ: ‘Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu để tích trữ hoa mầu! À, mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó.’ Chúng ta nhận thấy rằng, luôn luôn có chữ ‘hơn’. Thật vậy, sự gắn bó với của cải chẳng bao giờ có giới hạn. Một khi đã gắn bó với của cải; mặc dù đã có dư thừa rồi, chúng ta lại cứ muốn hơn nữa, hơn nữa và hơn nữa. Thế nên, của cải chính là chúa tể của những ai có lòng gắn bó với giàu sang, tiền bạc.

Đức Giêsu đã mời gọi mỗi người chúng ta phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam. Và, thật ngạc nhiên khi Ngài giới thiệu cho chúng ta con đường cứu độ chính là con đường của Tám mối Phúc. Mối Phúc đầu tiên: ‘Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ’. Điều này có nghĩa là đừng để lòng mình gắn bó với của cải vật chất. Nếu có nhiều của cải, ta hãy biến chúng thành phương tiện để phục vụ người khác, để chia sẻ và để đến với tha nhân.”

Đức Thánh Cha nói thêm: “Có người sẽ hỏi rằng: ‘Vậy bây giờ chúng con phải làm gì? Đâu là dấu chỉ cho biết chúng con không tôn thờ ngẫu tượng, không bị gắn bó với của cải vật chất?’ Câu trả lời rất đơn giản và ở ngay trong Tin Mừng. Thật vậy, ngay từ hồi Giáo Hội sơ khai đã có dấu chỉ này, đó là hãy làm việc bố thí. Như thế, dấu chỉ cho biết chúng ta không ‘tôn thờ ngẫu tượng’ là khi chúng ta biết bố thí, biết chia sẻ với những người đang túng thiếu. Không phải chỉ sẻ chia những của dư thừa mà còn tất cả những gì khiến chúng ta phải trả ‘một cái giá thật đắt’. Tức là chia sẻ cả những gì đang rất cần thiết đối với chúng ta. Đó là một dấu chỉ hết sức đẹp. Dấu chỉ ấy có nghĩa là: Tình yêu của Thiên Chúa vĩ đại hơn việc gắn bó với của cải vật chất.”

Và để đúc kết, Đức Thánh Cha nói: “Có ba câu hỏi chúng ta cần phải tra vấn mình. Câu hỏi trước hết: Tôi có dám sẻ chia không? Câu hỏi thứ hai: Tôi chia sẻ bao nhiêu? Và câu hỏi thứ ba: Tôi chia sẻ như thế nào? Giống như Đức Giêsu, tôi sẻ chia cho người khác bằng lòng quan tâm và tình yêu mến hay tôi chỉ thực hiện hành vi ấy giống như một người làm công ăn lương? Khi giúp đỡ người khác, tôi có nhìn vào đôi mắt của họ? Tôi có dám tiếp chạm vào đôi tay của họ không? Họ chính là thân xác của Đức Kitô, là anh em của tôi, là chị em của tôi. Trong giờ khắc tuyệt vời của sự sẻ chia chân thành, chúng ta thực sự được trở nên giống Thiên Chúa Cha, Đấng chẳng hề bỏ rơi và luôn ban phát của ăn nuôi dưỡng chim trời. Đấy chính là tình yêu trao ban của Thiên Chúa.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha kết luận: “Chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi sự tôn thờ ngẫu tượng; đó chính là lòng gắn bó với tiền tài, của cải. Chúng ta cũng xin ơn để biết chiêm ngắm Thiên Chúa, Đấng rất mực giàu có nơi con tim, trong sự quảng đại và trong tình xót thương. Chúng ta xin ơn để biết giúp đỡ tha nhân bằng việc thực hành bố thí như chính Chúa đã làm. Nhưng có người sẽ nói: ‘Thưa cha, khi Thiên Chúa trao ban cho chúng ta, Ngài chẳng mất mát gì cả…’. Thực ra, Đức Giêsu Kitô, Đấng có địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, đã ban tặng cho chúng ta tất cả. Ngài đã tự hạ mình xuống, đã hủy mình đi để trao cho chúng ta trọn vẹn con người của Ngài” (SD 19-10-2015).

Vũ Đức Anh Phương

Đức Thánh Cha tái kêu gọi hòa bình cho Thánh Địa

Đức Thánh Cha tái kêu gọi hòa bình cho Thánh Địa

ĐTC trong buổi lễ đọc kinh truyền tin

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin cuối thánh lễ phong thánh trưa chúa nhật 18-10-2015, ĐTC bày tỏ lo âu và tái lên tiếng kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Thánh Địa.

Ngài nói: ”Tôi rất lo âu theo dõi tình hình căng thẳng cao độ và bạo lực đang xảy ra tại Thánh Địa. Trong lúc này đây, cần có rất nhiều can đảm và nhiều sức mạnh tâm hồn để từ chối oán thù và thực thi những cử chỉ hòa bình. Vì thế chúng ta hãy cầu xin Chúa củng cố nơi mọi người, chính quyền và công dân, lòng can đảm chống lại bạo lực và thực hiện những bước cụ thể để tạo sự lắng dịu. Trong bối cảnh hiện nay ở Trung Đông, hơn bao giờ hết cần thực hiện hòa bình tại Thánh Địa. Đó là điều chúng ta cầu xin Thiên Chúa và cầu xin thiện ích cho nhân loại”.

Hôm 18-10-2015, 1 binh sĩ Israel và 11 người khác bị thương trong cuộc khủng bố do 1 người Palestine tên là Asam al-Araj gây ra. Người này đã xả súng bắn vào một nhóm người và sau đó đã bị cảnh sát Israel bắn hạ. Cho đến nay, trong cuộc nổi dậy gọi là Intifada bằng dao của người Palestine, từ đầu tháng 10 đến nay, đã có 42 người Palestine và 8 người Israel bị thiệt mạng.

Cùng ngày 18-10, Nhà cầm quyền Israel đã thiết lập một bức tường mới bằng ximăng ngăn cách giữa khu Jabal Mukaber của người Palestine và khu Armon HaNatziv gần đó của người Israel. (Sedoc, AGI 18-10-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Giáo Hội có thêm 4 vị Hiển Thánh mới

Giáo Hội có thêm 4 vị Hiển Thánh mới

Lễ phong 4 tân hiễn thánh ngày 18 tháng 10 2015 tại Rome

VATICAN. Chúa nhật 18-10-2015, Giáo hội đã có thêm 4 vị hiển thánh mới, được ĐTC Phanxicô tôn phong đầu thánh lễ trọng thể tại Quảng trường thánh Phêrô, trong khuôn khổ Thượng HĐGM thế giới về gia đình.

Đứng đầu danh sách là cha Vincenzo Grossi, người Italia, vị sáng lập dòng các nữ tử Oratorio, tiếp đến là Thánh Nữ Maria Đức Mẹ Vô Nhiễm, người Tây Ban Nha, mẫu gương bác ái; sau cùng là Ông Bà Louis Martin và Zélie Guérin, song thân của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu.

Cha Vincenzo Grossi (1845-1917) sinh trưởng trong một gia đình có 10 người con tại tỉnh Cremona. Năm 1864, 19 tuổi, Vincenzo đậu bằng tú tài rồi ngày 04.11 cùng năm ấy, được nhận vào chủng viện Cremona, và thụ phong linh mục năm 1869. Năm 1885, cha thành lập dòng các nữ tử Oratorio cùng với Maria Caccialanza, chuyên chăm sóc các thiếu nữ nghèo khổ về tinh thần lẫn vật chất. Cha qua đời năm 1917 tại Vicobellignano. Năm Thánh 1975, cha được Đức Giáo hoàng Phaolo 6 tôn phong lên bậc chân phước.

Vị thánh thứ hai là Nữ tu Maria Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội, Bề trên tổng quyền dòng các nữ tu Thánh Giá (1926-1998) ở Sevilla, Tây Ban Nha. Nữ tu qua đời năm 1998, thọ 72 tuổi, và được phong chân phước tại Sevilla ngày 18-9 năm 2010 trong buổi lễ do ĐHY Angelo Amato, SDB, đại diện ĐTC Biển Đức 16 chủ sự, trước sự tham dự của 45 ngàn người tại sân vận động thế vận thuộc thành phố Sevilla. Chỉ 5 năm sau, Mẹ Maria Đức Mẹ Vô Nhiễm được phong hiển thánh.

Louis Martin và Zéli Guérin, song thân thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Đây là lần đầu tiên một đôi vợ chồng được phong thánh trong cùng một buổi lễ.

Lúc 10 giờ 15 phút, đã có hơn 50 ngàn tín hữu hiện diện tại Quảng trường thánh Phêrô dưới bầu trời nắng thu. Đồng tế với ĐTC có các HY và GM thuộc ban lãnh đạo cũng như các nghị phụ Thượng HĐGM, cùng với các HY, GM và LM liên hệ với 4 vị thánh được tôn phong, trong số này có 80 LM cùng với 100 cha thuộc dòng Đạo Binh Chúa Kitô đảm nhận việc cho các tín hữu rước lễ. Tổng cộng có 90 Hồny y hiện diện trong thánh lễ.

Đầu thánh lễ, sau lời chào phụng vụ của ĐTC, cộng đoàn đã hát kinh cầu xin Chúa Thánh Thần, và nghi thức phong hiển thánh bắt đầu: ĐHY Angelo Amato, dòng Don Bosco, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, nhân danh toàn thể Giáo Hội xin ĐTC ghi tên 4 chân phước Vincenzo Grossi, Maria Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Louis Martin và Marie Azélie Guérin, đôi vợ chồng, vào sổ bộ các thánh. Rồi ĐHY trình bày vắn tắt tiểu sử 4 vị, trước khi ĐTC mời gọi toàn thể các tín hữu cầu xin ơn phù trợ của các thánh qua kinh cầu:

Tiếp đến, ĐTC đã long trọng tuyên đọc công thức phong thánh:

”Để tôn vinh Chúa Ba Ngôi cực thánh, để tuyên dương đức tin Công Giáo và tăng tiến đời sống Kitô, với quyền bính của Chúa Giêsu Kitô, của các thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và của Chúng Tôi, sau khi suy nghĩ chín chắn, nhiều lần khẩn cầu ơn phù trợ của Chúa và lắng nghe ý kiến của nhiều anh em chúng tôi trong hàng Giám Mục, chúng tôi tuyên bố và xác định Chân Phước Vincenzo Grossi, Maria Đức Mẹ Vô Nhiễm, Louis Martin và Marie Zélie Guérin là hiển thánh và chúng tôi truyền ghi tên các ngài vào sổ bộ các Thánh và qui định rằng trong toàn thể Giáo Hội, các Ngài được được tôn kính với lòng sùng mộ nơi Các Thánh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần

ĐTC vừa dứt lời, cộng đoàn vỗ tay nồng nhiệt và ca đoàn cùng cộng đoàn ca bài Jubilate Deo, Hãy tung hô Chúa, hãy hát mừng Chúa.. Trong khi đó, thánh tích của 4 vị tân hiển thánh được rước lên cho ĐTC hôn kính trước khi đặt trên một giá nhỏ phía trước bàn thờ.

 Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng sau bài đọc Tin Mừng bằng tiếng la tinh và hy lạp, ĐTC đã quảng diễn các bài đọc, nhất là bài Tin Mừng nói về quyền bính như một sự phục vụ. Ngài cũng nhấn mạnh tấm gương khiêm tốn phục vụ của 4 vị thánh mới.

”Chúa Giêsu là Tôi Tớ của Chúa: cuộc sống và cái chết của Người hoàn toàn diễn ra dưới hình thức phục vụ (Xv Pl 2,7), là nguyên nhân mang lại ơn cứu độ và hòa giải nhân loại với Thiên Chúa. Việc loan báo, trọng tâm của Tin Mừng, làm chứng rằng trong cái chết và sự sống lại của Người những lời tiên tri về Người Tôi Tớ Chúa được viên mãn. Trình thuật của thánh Marco mô tả cảnh tượng Chúa Giêsu ”đụng độ” lần đầu tiên các môn đệ Giacôbê và Gioan: hai ông được bà mẹ hỗ trợ, và muốn ngồi bên hữu và bên tả của Người trong nước Thiên Chúa (Xc Mc 10,37), đòi những chỗ danh dự, theo cái nhìn của họ về phẩm trật Nước Chúa. Viễn tượng theo đó họ hành động càng bị ô nhiễm vì ước mơ những thành đạt trần thế. Bấy giờ Chúa Giêsu ”giáng” cú đầu tiên vào những xác tín ấy của các môn đệ, Người nhắc lại con đường của Người trên trần thế này: ”Chén mà Thầy uống, cả các con cũng sẽ uống, nhưng còn việc ngồi bên tả hay bên hữu Thầy, không phải Thầy ban điều ấy; điều ấy dành cho những người được chỉ định (vv.39-40). Với hình ảnh chén ấy, Chúa cam đoan với hai môn đệ là họ có thể tham gia số phận đau khổ của Người, nhưng không bảo đảm những chỗ danh dự mà họ mong muốn. Câu trả lời của Chúa là một lời mời gọi hãy theo Người trên con đường yêu thương và phục vụ, loại trừ cám dỗ trần tục muốn ngồi chỗ nhất và điều khiển người khác.

Đứng trước những người xoay sở ”mánh mung” để đạt được quyền bính và thành công, các môn đệ được kêu gọi hãy làm ngược lại. Vì thế, Chúa cảnh giác họ: Các con biết rằng những kẻ được coi là người cai trị các dân nước thống trị trên dân và các thủ lãnh ấy áp bức dân. Nhưng nơi các con không được như vậy; ai muốn trở nên kẻ lớn trong các con thì hãy trở thành người phục vụ các con” (vv.42-44). Với những lời ấy Chúa chỉ việc phục vụ như cách thức thực thi quyền bính trong cộng đoàn Kitô. Ai phục vụ người khác và không nuôi ảo tưởng, là người thực sự thi hành quyền bính trong Giáo Hội. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy thay đổi não trạng và đi từ sự ham hố quyền hành đến niềm vui được ẩn mình và phục vụ; loại trừ bản năng thống trị người khác và thực thi nhân đức khiêm tốn.

Và sau khi trình bày một kiểu cách không nên bắt chước, Chúa Giêsu cống hiến bản thân như lý tưởng cần tham chiếu. Trong thái độ của Thầy, cộng đoàn tìm được động lực cho viễn tượng mới trong cuộc sống của mình: ”thực vậy cả Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người” (v. 45). Trong truyền thống Kinh Thánh, Con Người là vị lãnh nhận từ Thiên Chúa ”quyền bính, vinh quang và vương quốc” (Dn 7,14). Chúa Giêsu làm cho hình ảnh ấy được tràn đầy ý nghĩa mới và xác định rằng Người có quyền bính trong tư cách là người tôi tớ, được vinh quang trong tư cách là người có thể hạ mình xuống, và được vương quyền vì sẵn sàng hoàn toàn hiến mạng sống mình. Thực vậy, với cuộc khổ nạn và cái chết, Người chiếm được chỗ cuối cùng, đạt tới mức độ phục vụ cao cả nhất, và trao tặng cho Giáo Hội của Ngừơi.

ĐTC nói thêm rằng: ”có một sự không thể dung hợp giữa cách thức quan niệm quyền bính theo các tiêu chuẩn trần thế và sự khiêm tốn phục vụ phải là đặc tính của quyền hành theo giáo huấn và tấm gương của Chúa Giêsu. Không thể dung hợp giữa những tham vọng, ước muốn thành đạt với sự theo Chúa Kitô; không thể dung hợp giữa những vinh dự, thành công, danh tiếng, những chiến thắng trần tục, với tiêu chuẩn của Chúa Kitô chịu đóng đanh. Trái lại có sự dung hợp giữa Chúa Giêsu ”chuyên chịu đau khổ và sự đau khổ của chúng ta. Thư gửi tín hữu Do Thái nhắc nhớ cho chúng ta điều đó, thư này trình bày Chúa Kitô như vị Thượng Tế chia sẻ thân phận làm người của chúng ta trong mọi sự, ngoại trừ tội lỗi: ”Chúng ta không có một vị thượng tế không biết tham phần vào những yếu đuối của chúng ta: chính Ngài đã bị thử thách trong mọi sự như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi” (4,5). Chúa Giêsu chủ yếu thi hành một chức linh mục thương xót và cảm thông. Người đã trải qua kinh nghiệm trực tiếp về những khó khăn của chúng ta, Người biết từ bên trong thân phận phàm nhân của chúng ta; sự kiện Người không cảm nghiệm tội lỗi không ngăn cản Người hiểu các tội nhân. Vinh quang của Người không phải là là thứ vinh quang tham vọng hoặc khao khát thống trị, nhưng là vinh quang được yêu mến con người, đảm nhận và chia sẻ yếu đuối của họ và ban cho họ ơn thánh chữa lành, tháp tùng hành trình sầu muộn của họ với lòng dịu dàng vô biên.

Mỗi người chúng ta, trong tư cách đã được chịu phép rửa, đều tham phần vào chức linh mục của Chúa Kitô; các tín hữu giáo dân tham gia chức linh mục chung, các LM tham gia chức LM thừa tác,. Vì thế tất cả chúng ta đều có thể lãnh nhận tình thương xuất phát từ con tim rộng mở của Chúa, cho bản thân chúng ta cũng như cho tha nhân: chúng ta trở thành những máng chuyển tình thương, sự cảm thông, đặc biệt là đối với những người đang đau khổ, lo âu, thất vọng và cô đơn.

Tiếp tục bài giảng, ĐTC đề cập đến 4 vị thánh mới:

”Những vị được tôn phong hiển thánh hôm nay, đã liên tục khiêm tốn phục vụ anh chị em mình với lòng khiêm tốn và bác ái đặc biệt, qua đó các vị noi gương Thầy Chí Thánh. Thánh Vincenzo Grossi là cha sở nhiệt thành, luôn quan tâm đến các nhu cầu của dân, nhất là tình trạng dòn mỏng của giới trẻ. Thánh nhân nhiệt thành bẻ bánh Lời Chúa cho mọi người và trở thành người Samaritano nhân lành cho những người túng thiếu nhất.

Thánh nữ Maria Đức Mẹ Vô Nhiễm đã đích thân sống sự phục vụ những người rốt hết với lòng khiêm tốn sâu xa, với sự quan tâm đặc biệt đến những con cái của những người nghèo và người bệnh.

Hai vị thánh phối ngẫu Louis Martin và Marie Azélie Guérin đã sống việc phục vụ Kitô trong gia đình, ngày qua ngày kiến tạo một môi trường đầy tin yêu, và trong bầu không khí đó đã này mầm những ơn gọi của cac con, trong đó có thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu.

Ước gì chứng tá rạng ngời của các vị thánh mới này thúc đẩy chúng ta kiên trì trên con đường phục vụ vui tươi dành cho anh chị em chúng ta, tín thác nơi ơn phù trợ của Thiên Chúa và sự bảo vệ hiền mẫu của Mẹ Maria. Từ trời cao, giờ đây xin các ngài canh giữ và nâng đỡ chúng ta qua lời chuyển cầu quyền năng của các ngài.

Trong phần lời nguyện giáo dân, bằng các thứ tiếng Anh, Bồ đào nha, Ý, Hoa, và Tây Ban Nha, cộng đoàn đã lần lượt cầu cho Giáo Hội, cho Thượng Hội đồng GM, các quốc hội lập pháp, cho các tín hữu Kitô bị bách hại và cho những người trẻ đang tìm kiếm ơn gọi.

Cuối thánh lễ, trước khi đọc kinh Truyền Tin, ĐTC tái lên tiếng kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Thánh Địa. Ngài nói: Tôi rất lo âu theo dõi tình hình rất căng thẳng và bạo lực đang xảy ra tại Thánh Địa. Trong lúc này cần có can đảm rất nhiều và nhiều sức mạnh tâm hồn để từ chối oán thù và thực thi những cử chỉ hòa bình. Chúng ta hãy cầu xin Chúa củng cố nơi mọi người, chính quyền và công dân lòng can cảm chống lại bạo lực và thực hiện những bước cụ thể để tạo sự lắng dịu.”

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Thượng Hội Đồng Giám Mục và vấn đề những người ly dị tái hôn

Thượng Hội Đồng Giám Mục và vấn đề những người ly dị tái hôn

Thượng Hội Đồng Giám Mục về vấn đề gia đình ly dị tái hôn

VATICAN. Trong các phiên khoáng đại vừa qua của Thượng HĐGM thứ 14 về gia đình, vấn đề cho những người ly dị tái hôn lãnh nhận các bí tích chiếm một phần lớn các bài phát biểu của các nghị phụ.

 Ví dụ trong phiên khoáng đại thứ 9, chiều ngày 14-10-2015, có những nghị phụ nói rằng trong một số trường hợp có thể cho những người ly dị tái hôn được lãnh các bí tích, cụ thể là xưng tội rước lễ, nếu họ ý thức mình sống trong tội lỗi và có ý chí không phạm tội nữa. Nhưng điều này có thể tiến hành theo 3 tiêu chuẩn: trước tiên là phân định từng trường hợp, thứ hai là cặp ly dị tái hôn phải có cung cách hành xử gương mẫu; sau cùng là chỉ lãnh nhận các bí tích trong những buổi cử hành đặc biệt quan trọng.

 Một số nghị phụ khác tái khẳng định rằng Giáo Hội không loại trừ một ai và Chúa Kitô không đến để chữa người lành, nhưng là người bệnh: vì thế những người ly dị tái hôn cần được tháp tùng, yêu thương và tha thứ, vì họ là thành phần của Giáo Hội và chi thể của Chúa Kitô, vì thế hậu quả dĩ nhiên là họ có thể lãnh nhận Thánh Thể.

 Một số vị khác đề nghị đừng giải thích giáo luật một cách cứng nhắc thái quá, đồng thời yêu cầu những người ly dị tái hôn đừng gây gương mù gương xấu. Vì nhiều khi người ta quên rằng ”Thánh Thể trước tiên có giá trị cứu độ cho linh hồn con người”. Từ đó các nghị phụ mong ước có một nền mục vụ thích hợp, có khả năng củng cố chứ không làm suy yếu đạo lý, khởi hành từ tiền đề chân lý là cuộc gặp gỡ với Con người Chúa Kitô và nếu nói về các bí tích như phương tiện duy nhất để lãnh nhận ân thánh thì sẽ khó đến gần những người đã cảm nghiệm một sự thất bại hoặc với người không tin. Nhưng điều quan trọng là Giáo Hội đừng tạo nên những ảo tưởng.

 Trong cuộc họp báo trưa ngày 15-10-2015, Cha Manuel Dorantes, cộng tác viên tiếng Tây Ban Nha, của cha Lombardi, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, kể lại một sự kiện cảm động: một em bé lên rước lễ lần đầu, đã cầm Mình Thánh Chúa bẻ ra làm đôi và chia cho ba của em, lý do vì ông không được rước lễ vì là người ly dị tái hôn.

 Đức TGM Stanislaw Gadecki, TGM giáo phận Poznan, Chủ tịch HĐGM Ba Lan, nói rằng HĐGM Ba Lan tái khẳng định giả thuyết cho những người ly dị tái hôn dân sự được rước lễ, nếu họ tiếp tục sống trong tình trạng này, chiếu theo tông huấn Familiaris consortio về gia đình do Đức Gioan Phaolô 2 ban hành năm 1984. Đức TGM nói rằng ”Những người ly dị tái khôn không bị vạ tuyệt thông, và có nhiều cách thức tham gia vào đời sống Giáo hội. Ngài nhìn nhận rằng nhiều khi họ là những người có ước muốn được rước lễ, mạnh hơn những ai có thể rước lễ”.

 Về phần một nghị phụ người Mêhicô, ngài cho biết Thượng HĐGM không bao giờ có ý đi tới những quyết định về vấn đề cho những người ly dị tái hôn được rước lễ, nhưng chỉ đệ trình ĐTC những suy tư và quan điểm của mình để ngài quyết định.

 Các vấn đề khác

 Có những nghị phụ nói về sự cần thiết phải chuẩn bị hôn nhân một cách thích hợp cho những người trẻ, đặc biệt để ý tới đức tin của họ, vì sự thiếu đức tin cho thế làm cho hôn phối vô hiệu. Sự huấn luyện thích hợp về hôn phối sẽ tránh được nạn ly dị đang thịnh hành.

 Trong phiên họp khoáng đại thứ 8 vào ban sáng ngày 14-10-2015, trước sự hiện diện của 264 nghị phụ, một vài vị cũng đã đề cập đến sự thiếu đức tin có thể là nguyên nhân làm cho việc kết hôn bất thành.

 Có nghị phụ yêu cầu rằng trong việc tháp tùng những người trẻ chuẩn bị kết hôn, cần tránh những ngôn ngữ học đường như ”những khóa học tiền hôn nhân”. Nên thay tế bằng một sự đồng hành liên tục trong thời gian, theo dõi các gia đình trong mỗi giai đoạn, kể cả sau khi đã kết hôn.

 Trong bối cảnh này, các nghị phụ cũng nói về sự dòn mỏng của các gia đình, nhất là những gia đình bị sức ép chứ không tự ý chọn lựa. Ngoài ra không nên chỉ nói về sự phù hợp với đạo lý nhưng tháp tùng các gia đình bị thương hướng về tương lai, không nghiêm khắc phán đoán nhưng gì đã xảy ra trong quá khứ. Trong thực hành, cần có cái nhìn của người Samaritano nhân dành, trông thấy, đón tiếp, chữa lành và hội nhập, tiến hành không phải bằng cách áp đặt, nhưng bằng sự thu hút, nghĩa là qua chứng tá một cuộc sống khiêm tốn, đơn sơ, với kinh nguyện. Xét cho cùng, viễn tượng dịu dàng có thể là giải pháp cho bao nhiêu tình trạng lo âu.

 Giáo dục người trẻ

 Trong phiên khoáng đại thứ 11, chiều thứ năm, 15-10-2015, có sự hiện diện của ĐTC và 249 nghị phụ.

 Các bài phát biểu trong dịp này đề cập đến sự chuẩn bị thích hợp cho những người sắp kết hôn, hiểu như một hành trình đức tin dẫn đến cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Tiến trình này cũng phải bao gồm việc giáo dục về tính dục, ngày nay có nhiều thiếu sót. Thực vậy, tại các trường công lập, trong việc giáo dục về tình dục có hiện tượng tầm thường hóa các hoạt động này, và thu hẹp vào việc sử dụng các phương tiện ngừa thai.

 Theo các nghị phụ, nền giáo dục tính dục tại nhiều nơi thiếu một quan niệm Kitô về tính dục và tình yêu, và không sợ nói về sự khiết tịnh và giá trị của đức tính này.

 Một số bài phát biểu khác đề cập đến việc nhận con nuôi và nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ phẩm giá của trẻ vị thành niên và các quyền của cha mẹ tự nhiên, đồng thời khích lệ nền văn hóa tiếp đón và hội nhập.

 Về vấn đề sinh sản, các nghị phụ lưu ý về những thuốc phá thai và những nguy hiểm của chúng, nhiều khi ít được biết đến, cũng như những kỹ năng thụ thai nhân tạo, thường được đề nghị với mục đích kinh tế hơn là trị liệu. Trong lãnh vực này có nhiều sự thông tin sai trái không những cho các cặp vợ chồng nhưng cả nơi các linh mục. Vì thế Giáo Hội cần trở thành điểm tham chiếu vững chắc về luân lý, và có thể nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia đa ngành, biết rõ vấn đề son sẻ của các đôi vợ chồng theo luân lý Công Giáo. (SD 16-10-2015)

 G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Thói đạo đức giả là một loại vi-rút ẩn núp trong bóng tối. Nhưng bằng cầu nguyện, chúng ta sẽ chiến thắng.

Thói đạo đức giả là một loại vi-rút ẩn núp trong bóng tối. Nhưng bằng cầu nguyện, chúng ta sẽ chiến thắng.

ĐTC rao giảng trong thánh lễ ngày 16 tháng 10 2015

Giảng trong thánh lễ sáng hôm nay tại nhà nguyện thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng ta cần phải cầu nguyện liên lỉ để đừng bị lẫy nhiễm những ‘vi-rút’ giả hình. Thói đạo đức giả ấy mê hoặc người khác với những lời dối trá luôn ẩn núp trong bóng tối.”

 

Đức Thánh Cha mô tả lại bối cảnh trong bài Tin Mừng theo thánh Luca: “Khi ấy, Đức Giêsu và các môn đệ đang ở giữa một đám đông có đến hàng vạn người, đông đến nỗi họ giẫm lên nhau. Và Đức Giêsu bắt đầu cảnh giác các môn đệ bằng những lời rất thẳng thắn: ‘Anh em phải coi chừng men Pha-ri-sêu.’ Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Men là một thứ rất nhỏ bé. Nhưng với Đức Giêsu, men Pha-ri-sêu  giống như ‘vi-rút’. Và như một vị lương y, Đức Giêsu đã khuyên nhủ những cộng sự viên của Ngài là các môn đệ cần phải cảnh giác trước nguy cơ lây nhiễm thứ vi-rút đó. Thói đạo đức giả không hề có màu sắc rõ rệt để nhận biết, nhưng cứ thích chơi đùa theo kiểu lấp lửng, nửa thật nửa giả. Kẻ giả hình thường luồn lách và dụ dỗ người khác trong trạng thái ‘tranh tối tranh sáng’ không rõ ràng, với ‘sự quyến rũ của những lời dối trá’.

 

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Giả hình cũng là một cách sống, một cách hành xử và một cách để nói những điều không rõ ràng. Cứ nửa đùa, nửa thật… Không sáng, cũng chẳng tối. Cách thức hành động của người giả hình dường như chẳng đe họa hay gây thiệt hại gì đến ai, giống như con rắn trườn bò, luồn lách. Nhưng anh ta lại có cái vẻ đẹp quyến rũ của cái trạng thái nửa sáng nửa tối, của những thứ không rõ ràng, của nhưng lời nói không minh bạch; và nhất là sự mê hoặc của những lời đường mật dối trá hay của dáng mạo bề ngoài. Đối với những người Pha-ri-sêu giả hình, tâm hồn họ bị lấp đầy bởi lòng tự kiêu và sự hư danh. Họ thích đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài, thích được chào hỏi ở những nơi công cộng. Họ làm tất cả những điều ấy vì muốn chứng tỏ họ là người quan trọng và có học thức.  

 

Đứng trước thứ men giả hình, Đức Giêsu khích lệ dân chúng: ‘Anh em đừng sợ vì không có gì che giấu mà không bị lộ ra, không có gì bí mật mà người ta sẽ không biết.’ Từ đó, Đức Thánh Cha nói: “Men Pha-ri-sêu như một thứ vi-rút khiến anh chị em bị nhiễm bệnh và dẫn đến cái chết. Hãy cẩn thận! Thứ men này sẽ đẩy anh chị em vào bóng tối. Hãy cẩn thận. Nhưng có một Đấng còn mạnh hơn chất men này. Đó chính là Thiên Chúa Cha, Đấng ngự trên trời. ‘Năm con chim sẻ chỉ bán được hai hào, phải không? Thế mà không một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa. Ngay đến tóc trên đầu anh em cũng được đếm cả rồi. Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.’ Như vậy, trước tất cả những nỗi sợ hãi mà chúng ta phải đối diện ở khắp mọi nơi hay nỗi sợ trước sự lây nhiễm của men Pha-ri-sêu, Đức Giêsu đã nói với chúng ta rằng: Có Thiên Chúa là Cha yêu thương chúng ta và hết lòng quan tâm chăm sóc chúng ta.”

 

Tiếp đến, Đức Thánh Cha nói: “Chỉ có một cách để tránh không bị lây nhiễm. Cách thức mà Đức Giêsu đã chỉ cho chúng ta: Hãy cầu nguyện. Đó là giải pháp duy nhất để không rơi vào thói đạo đức giả. Nếu không cầu nguyện, chúng ta mãi chơi vơi giữa cuộc hành trình và chẳng bao giờ tiến tới được ánh sáng của Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta hãy cầu nguyện, cầu nguyện liên lỉ.”

 

Cuối cùng, Đức Thánh Cha dâng một lời nguyện để kết thúc bài giảng: “Lạy Chúa Giêsu xin bảo vệ Hội Thánh Chúa, một Hội Thánh đang ôm ấp tất cả chúng con trong mình. Xin canh giữ đoàn dân Chúa, những người đang tụ họp bên Chúa ‘như muốn giẫm lên nhau vì đông đúc’. Xin bảo vệ đoàn dân Chúa, bởi vì Chúa yêu thích sự sáng và sự sáng lại đến từ Chúa Cha; và từ Cha mà Chúa đã đến để cứu chuộc chúng con. Xin che chở dân Chúa để họ đừng trở nên những kẻ giả hình, để họ đừng rơi vào một kiểu sống lãnh đạm, dửng dưng. Xin chăm sóc đoàn dân Chúa vì họ là những người đang vui mừng khôn tả khi nhận biết rằng có một Thiên Chúa là Cha, Đấng yêu thương họ vô cùng” (SD 16-10-2015).

 

Vũ Đức Anh Phương

 

Đức Thánh Cha tiếp kiến các tín hữu hành hương: 14-10-2015

Đức Thánh Cha tiếp kiến các tín hữu hành hương: 14-10-2015

ĐTC tiếp những tín hữu hành hương

VATICAN. ĐTC xin lỗi vì những gương mù gần đây ở Roma và Vatican, và mời gọi các bậc cha mẹ luôn thi hành những lời hứa với trẻ em.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư, 14-10-2015 tại Quảng trường thánh Phêrô dành cho khoảng hơn 40 ngàn tín hữu.

Trước khi tiến ra Quảng trường, ngài đã vào Đại thính đường Phaolô 6 để chào thăm các bệnh nhân tại đây và nói đùa: ”Hôm nay trời có thể mưa, anh chị em ở Hội trường này và có thể theo dõi tất cả từ đây. Tôi hy vọng anh chị em thoải mái, và nếu ai muốn uống cà phê thì có thể xin, nhưng tôi không cam đoan là họ sẽ mang đến cho anh chị em!”

Rồi ĐTC dùng xe màu trắng đi ra quảng trường, tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu. Khi ngài lên đến bục cao, mọi người đã cùng nhau tôn vinh Lời Chúa qua bài Tin Mừng trích từ Phúc Âm theo thánh Mathêu, đoạn 18, ghi lại lời Chúa Giêsu lên án những gương mù gương xấu, và Chúa kêu gọi khinh rẻ và gây gương mù cho các trẻ em.

Bài huấn giáo của ĐTC

Trong bài huấn dụ tiếp đó, ĐTC đã nói về đề tài: ”Lời hứa với các trẻ em.” Đây là bài thứ 29 trong loạt bài huấn giáo của ngài về gia đình.

Sau lời chào thăm, ĐTC cho biết vì hôm nay thời tiết bất ổn, dự báo thời tiết nói là sẽ mưa, nên buổi tiếp kiến hôm nay diễn ra đồng thời tại 2: ở quảng trường này với tại Đại thính đường Phaolô 6 có 700 bệnh nhân theo dõi qua màn hình. Ngài yêu cầu mọi người hiện diện vỗ tay chào các tín hữu bệnh nhân ấy.

ĐTC cũng nói rằng:

”Trước khi bắt đầu bài giáo lý, nhân danh Giáo Hội, tôi muốn xin lỗi anh chị em vì những gương mù đã xảy ra gần đây tại Roma và Vatican. Tôi xin lỗi anh chị em”.

”Hôm nay chúng ta suy tư về một đề tài rất quan trọng: những lời chúng ta hứa với các trẻ em. Tôi không nói về những lời hứa mà thỉnh thoảng trong ngày chúng ta nói với các trẻ em, để làm cho các em hài lòng hoặc làm cho các em ở yên – có khi với vài mưu kế vô tội-, để các em dấn thân chăm chỉ học hành hoặc để ngăn cản các em đừng làm điều gì đó. Tôi nói về những lời hứa quan trọng hơn, có tính chất quyết định đối với những mong đợi của các em đối với cuộc sống, niềm tín nhiệm của các em đối với con người, đối với khả năng của các em ý thức về danh Thiên Chúa như một phúc lành.

”Người lớn chúng ta sẵn sàng nói về các em như một lời hứa, một triển vọng của cuộc sống. Và chúng ta cũng dễ cảm động, khi bảo các trẻ em là tương lai của chúng ta. Nhưng tôi tự hỏi, nhiều khi chúng ta có nghiêm túc như vậy đối với tương lai các em hay không! Một cầu hỏi mà chúng ta thường phải đặt ra cho mình là: ”chúng ta thành thực thế nào đối với những lời chúng ta hứa với các trẻ em, làm cho các em đi vào thế giới của chúng ta.”

”Tiếp đón và săn sóc, gần gũi và quan tâm, tin tưởng và hy vọng, đó là những lời hứa căn bản, có thể được tóm trong một lời hứa duy nhất, đó là thương yêu. Đây là cách thức tốt nhất để đón nhận một con người sinh ra trong trần thế và tất cả chúng ta đều học điều đó, trước khi ý thức về điều ấy. Đó là một lời hứa mà người nam và người nữ hứa với mỗi người con: ngay từ khi người con được thụ thai trong tư tướng. Các trẻ em đến trần thế và mong đợi có sự khẳng định lời hứa này: các em mong đợi điều ấy một cách hoàn toàn, tín thác và tin tưởng trọn vẹn. Chỉ cần nhìn các em: trong mọi chủng tộc, mọi nền văn hóa, trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống! Khi xảy ra điều trái ngược, thì các em bị thương tổn vì một ”gương mù” không thể chịu đựng được; tình trạng ấy càng trầm trọng hơn, xét vì các em không có phương tiện để hiểu rõ gương mù ấy. Thiên Chúa giám sát lời hứa ấy ngay từ lúc đầu tiên. Anh chị em có nhớ Chúa Giêsu nói gì không? Các thiên thần của các em phản ánh cái nhìn của Thiên Chúa và Thiên Chúa không bao giờ quên nhìn các em (Xc Mt 18,10). Khốn cho những kẻ phản bội lòng tín nhiệm của các em, khốn cho những kẻ ấy! Lòng tín thác tin tưởng của các em nơi lời hứa của chúng ta, đòi chúng ta phải dấn thân ngay từ lúc đầu tiên, niềm tín thác ấy xét xử chúng ta.

”Tôi muốn thêm một điều khác nữa, với lòng tôn trọng tất cả mọi người, nhưng cũng rất thẳng thắn. Không bao giờ được làm thương tổn lòng tín thác tự nhiên của các em nơi Thiên Chúa, nhất là khi điều ấy xảy ra vì một sự tự mãn nào đó, hơn kém ý thức, muốn thay thế Chúa. Tương quan dịu dàng và huyền nhiệm của Thiên Chúa với tâm hồn các trẻ em không bao giờ được vi phạm. Trẻ em sẵn sàng ngay từ lúc mới sinh để cảm thấy được Thiên Chúa yêu mến. Vừa khi có khả năng cảm thấy mình được yêu thương vì chính mình, thì một người con cũng cảm thấy rằng có một Thiên Chúa yêu thương các trẻ em.

Tiếp tục bài huấn giáo, ĐTC nói:

”Vừa mới sinh ra, các trẻ em đã bắt đầu nhận được như hồng ân, cùng với sự nuôi dưỡng chăm sóc, sự xác nhận chất lượng tinh thần của tình thương. Những cử chỉ yêu thương diễn ra qua sự đặt tên, chia sẻ ngôn ngữ, những ý hướng qua cái nhìn, những nụ cười rạng ngời. Qua đó, các em học thấy vẻ đẹp của tình người chiếu vào tâm hồn chúng ta, tìm tự do, chấp nhận sự khác biệt của tha nhân, nhìn nhận và tôn trọng tha nhân như người đối thoại. Một phép lạ thứ hai một lời hứa thứ hai: ba má là cha mẹ, hiến thân cho con, để ban con cho chính con! Và đó là tình yêu, đưa lại một tia sáng tình thương của Thiên Chúa!

“Chỉ khi nào chúng ta nhìn các trẻ em với đôi mắt của Thiên Chúa, chúng ta mới thực sự hiểu rằng khi bảo vệ gia đình, tức là chúng ta bảo vệ nhân loại! Quan điểm của các trẻ em là quan điểm của Con Thiên Chúa. Chính Giáo Hội, trong phép rửa tội, dành cho các em những lời hứa long trọng, qua đó Giáo Hội yêu cầu sự dấn thân của cha mẹ và cộng đoàn Kitô. Xin Mẹ thánh thiện của Chúa Giêsu – qua đó Con Thiên Chúa đến với chúng ta, được yêu thương và sinh ra như một hài nhi, – làm cho Giáo Hội có khả năng tiến bước trên con đường mẫu tử và đức tin của Mẹ. Và xin Thánh Giuse – là một người công chính, đã đón nhận và bảo vệ Chúa, cản đảm tôn trọng phúc lành và lời hứa của Thiên Chúa – làm cho chúng ta đáng được đón nhận Chúa Giêsu nơi mỗi hài như mà Thiên Chúa gửi tới trái đất này.

Chào thăm

Sau khi ĐTC hết thúc bài giáo lý dài bằng tiếng Ý, các LM đã tóm lược bài này bằng nhiều sinh ngữ khác kèm theo những lời chào thăm của ĐTC.

Khi chào các tín hữu nói tiếng Pháp, ĐTC đặc biệt nhắc đến các tín hữu đến từ Cộng hòa dân chủ Congo và Pháp cũng như các tu huynh Thánh Tâm. Ngài nói: ”Trong khi Thượng HĐGM đang tiến hành về đề tài gia đình, tôi cầu nguyện cho tất cả các gia đình của anh chị em, đặc biệt cho các trẻ em, để chúng ta quan tâm khơi lên nơi các em tình thương của Thiên Chúa và các anh chị em của chúng!

Khi chào bằng tiếng Anh, ĐTC nhắc đến các tín hữu hành hương đến từ Anh, Ecosse, Ai Len, Na Uy, Hòa Lan, Australia, Papua tân Guinea, Ấn độ, Nhật bản, Thái Lan, Canada và Hoa Kỳ. Ngài nói: ”Tôi xin anh chị em cầu nguyện cho Thượng HĐGM về gia đình, và hãy trở thành những chứng nhân về sự hiện diện liên lỷ của Thiên Chúa trong thế giới, qua cuộc sống gia đình của anh chị em.”

Trong lời chào thăm các tín hữu Arập, ĐTC đặc biệt nhắc đến nhóm người tị nạn Irak và Siria hiện diện tại buổi tiếp kiến.

Và với các tín hữu Ba Lan, ngài nhắc đến lễ kính chân phước Honorat Kozminski, một vị rất có lòng kính mến Đức Mẹ, đã dùng máu mình để viết lên lời kinh phó thác cho Đức Mẹ: Totus tuus, toàn thân con thuộc về Mẹ. Chân phước đã thành lập nhiều dòng tu, nhất là có đời sống ẩn dật. Hài cốt của chân phước Kozminski sẽ được trưng bày từ thứ bẩy tới đây tại Nguyện Đường các vĩ nhân Ba Lan ở bên trong Đền thờ Chúa Quan Phòng ở thủ đô Varsava. Trong năm Đời sống thánh hiến và tuần cửu nhật thứ 8 chuẩn bị mừng kỷ niệm 100 năm chân phước qua đời, nhờ lời chuyển cầu của Người, chúng ta hãy cầu xin tinh thần trung tín cho tất cả những người thánh hiến và hồng ân được nhiều ơn gọi thánh thiện.

Sau cùng, ĐTC nói bằng tiếng Ý:

”Thứ bẩy tới đây, 17-10, là ngày Thế giới chống lầm than. Ngày này được đề xướng để gia tăng nỗ lực loại trừ nghèo đói cùng cực và sự kỳ thị, để đảm bảo cho mỗi người cơ hội thực thi trọn vẹn các quyền căn bản của mình. Tất cả chúng ta đều được mời gọi đón nhận ý nguyện đó, để lòng bác ái của Chúa Kitô đi tới và an ủi nâng đỡ các anh chị em nghèo túng nhất và bị bỏ rơi.”

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Sinh hoạt Thượng Hội Đồng Giám Mục kỳ thứ 14

Sinh hoạt Thượng Hội Đồng Giám Mục kỳ thứ 14

Đại diện của 13 nhóm nghị phụ

VATICAN. Sáng thứ tư hôm nay, 14-10-2015, Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 14 sẽ nhóm phiên khoáng đại thứ 8 để nghe các đại diện của 13 nhóm nghị phụ tường trình kết quả cuộc thảo luận trong 2 ngày trước đó về phần II trong tài liệu làm việc, liên quan đến ”sự phân định ơn gọi của gia đình”.

 Tiếp đến mỗi nhóm sẽ nộp các đề nghị đã được nhóm thông qua nhắm cải tiến văn bản của phần 2 của Tài liệu làm việc.

 Ban chiều cùng ngày 14-10-2015, các nghị phụ sẽ nhóm phiên khoáng đại thứ 9 về tiếp tục phát biểu về phần thứ 3 của Tài liệu làm việc, là phần dài nhất, về sứ mạng của gia đình ngày nay, dưới các khía cạnh như: truyền giáo, sinh sản và giáo dục, việc huấn luyện, tương quan với các tổ chức chính quyền, v.v..

 Họp báo của Cha Lombardi

 Trưa ngày 12-10-2015, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, đã mở cuộc họp vào về các sinh hoạt của Thượng HĐGM.

 Cha minh xác một tin đã được phố biến trước đó và nói rằng: Thượng HĐGM sẽ có bản tường trình chung kết được các nghị phụ bỏ phiếu trong phiên họp áp chót sáng ngày 24-10 tới đây để đệ lên ĐTC sau đó. Cho đến nay người ta chưa rõ sau khi nhận được phúc trình chung kết ấy, ĐTC sẽ làm gì với văn bản ấy: hoặc ngài cho công bố trọn văn bản, hoặc ngài sẽ dùng tài liệu ấy để soạn Tông huấn hậu Thượng HĐGM, như các vị Giáo Hoàng trước vẫn làm, hoặc ĐTC sẽ tìm ra một giải pháp khác.

 Thư các Hồng Y gửi ĐTC bị tiết lộ

 Trong cuộc họp báo, Cha Lombardi cũng đề cập đến tin về lá thư do 13 Hồng Y ký tên gửi ĐTC để bày tỏ sự không hài lòng về phương pháp làm việc của Thượng HĐGM này. Cha không bình luận về nội dung lá thư vì đây không phải là một thư công để phổ biến cho công chúng, trái lại là một tài liệu dành riêng. Cha cảnh giác các ký giả về tên của các Hồng y ký tên vào thư này, vì đã có 4 hồng y cải chính và nói rằng mình không hề ký vào thư đó, trái với điều báo chí nói đến.

 Thư này được ký giả Sandro Magister đăng trên tuần báo Espresso trực tiếp theo đó các Hồng Y ấy cảnh giác chống lại âm mưu lèo lái Thượng HĐGM này. Đặc biệt các vị thắc mắc về thành phần của Ủy ban soạn Văn kiện chung kết. Các HY cũng phê bình tài liệu làm việc. Lá thư đó được gửi cho ĐTC ngày đầu tiên của Công nghị GM nhưng mới được báo chí đăng tải ngày 12-10 vừa qua. ĐTC đã trả lời cho lá thư này và ngài bác bỏ lập trường cho rằng có sự âm mưu ở trong Thượng HĐGM này.

 Trong cuộc họp báo trưa ngày 13-10, Cha Lombardi gọi vụ công bố thư riêng gửi ĐTC là ”một điều nhắm gây xáo trộn” và cha kêu gọi các ký giả đừng bận tâm về vụ này và hãy tiếp tục làm việc!”

 Các bài phát biểu trong phiên khoáng đại chiều 10-10-2015

 Mặt khác, Văn phòng thông tin của Thượng HĐGM cũng phổ biến nội dung tổng quát các phát biểu của các nghị phụ trong phiên khoáng đại thứ 7 chiều thứ bẩy 10-10 với sự hiện diện của ĐTC và 228 nghị phụ.

 Nói chung, những suy tư khác nhau được trình bày về đề tài ”những người ly dị tái hôn dân sự có được rước lễ hay không”. Một đàng có những nghị phụ tái khẳng định sự cần thiết phải bảo tồn đức tin, nhưng có những nghị phụ khác nhấn mạnh rằng Giáo Hội phải tháp tùng những người bị tổn thương, liên kết công bằng và từ bi. Trong viễn tượng này, các nghị phụ cũng nói về thủ tục cứu xét để tuyên bố hôn nhân vô hiệu, theo Tự sắc ”Mitis Iudex, ”Vị thẩm phán hiền từ” ĐTC Phanxicô mới công bố ngày 8-9 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 8-12 tới đây. Thủ tục mới vẫn luôn cần được áp dụng nghiêm túc và chính xác.

 Có những nghị phụ bàn về điều gọi là ”con đường thống hối” để những tín hữu lỵ dị tái hôn có thể được lãnh nhận các bí tích. Các vị cũng suy tư về việc tìm kiếm một giải pháp đồng nhất, đồng đều cho tất cả mọi người, về việc có thể tháp tùng thích hợp các đôi vợ chồng, trong niềm tôn trọng tính cất bất khả phân ly của hôn phối. Về điều gọi là ”luật tiệm tiến”, mà người ta nêu lên để có thể cho phép các cặp ly dị tái hôn rước lễ, cól một số nghị phụ bày tỏ nghi ngờ về giải pháp này, nhất là về những hệ lụy có thể có liên quan tới đạo lý về ơn thánh của bí tích.

 Ngoài ra, có nghị phụ tái khẳng định mối liên hệ giữa đạo lý và lòng từ bi, và nhắc nhớ rằng vấn đề ở đây không phải là xác định điều gì được phép và điều gì bị cấm. Trái lại, như ta đọc trong thư thánh Phaolô (1 Cr 6,12), tất cả đều được phép, nhưng không phải tất cả đều có tính chất xây dựng. Từ đó có lời kêu gọi lương tâm Kitô hữu hãy ra khỏi phạm vi chật hẹp của các quyền để đi vào môi trường của những gì là hữu ích cho cộng đoàn. Nói tóm lại cần giúp mỗi cá nhân khám phá đâu là dự phóng của Thiên Chúa dành cho họ.

 Một số nghị phụ nhấn mạnh rằng để tránh sự thất bại trong hôn phối, điều quan trọng hơn bao giờ hết là chuẩn bị hôn phối thích đáng. Thực vậy ta không thể cho phép kết hôn bằng cách chỉ nhìn xem họ có giấy tờ cần thiết và hợp lệ để cử hành hôn phối, mà không để ý đến sự phân định thực sự và trưởng thành của các đôi vợ chồng tương lai. Cần chuẩn bị hôn phối lâu dài, sâu xa, và có thể chia thành 3 giai đoạn, xa, gần và tức khắc, để chứng tỏ cho người trẻ thấy rằng Tin Mừng về gia đình không phải là một ảo tưởng, và cũng không pải là một sự hạn chế hoặc gánh nặng, nhưng là một dự phóng của Thiên Chúa mà ta cần chấp nhận. Hôn nhân là nguồn mạch sự thánh hóa và sức mạnh, hôn nhân có liên hệ tới toàn thể đời sống Kitô, qua gia đình.

 Một số nghị phụ nói về lãnh vực sinh sản con cái, liên quan tới tính dục. Từ giáo huấn của Thông điệp ”Sự sống con người” của ĐGH Phaolô 6, các vị tái khẳng định tầm quan trọng của sự hiểu biết về việc sinh sản trong tinh thần trách nhiệm và điều hòa sinh sản theo phương pháp tự nhiên, điều này bao hàm sự tôn trọng bản thân và người phối ngẫu của mình, chấp nhận thời kỳ tự nhiên của mỗi người.

 Sau cùng có sự tái khẳng định quan hệ không thể thiếu được giữa gia đình và các tổ chức chính quyền, nhấn mạnh sự cần thiết của Giáo Hội trong việc bổ túc vai trò của mình trong xã hội, cũng như nghĩa vụ của chính quyền phải bênh vực gia đình.

 Có một số rất ít các nghị phụ quyết liệt chống việc cho những người ly dị tái hôn rước lễ. Cũng vậy số người chủ trương mở rộng hoàn toàn cũng chỉ là thiểu số. Hoặc những vị không có ý kiến. Đa số đề nghị những giải pháp mục vụ hoặc đúng hơn là những con đường mục vụ để tiến tới những giải pháp khả dĩ.

 Ngoài vấn đề đó, các nghị phụ cũng nói về các đề tài khác như mục vụ giới trẻ, hội nhập văn hóa, bạo hành trong gia đình, hôn nhân khác đạo, nhất là tại các nước có đa số dân theo Hồi giáo. (SD 12-10-2015)

 G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Tiếng nói Dự thính viên tại Thượng Hội đồng Giám Mục

Tiếng nói Dự thính viên tại Thượng Hội đồng Giám Mục

Thượng Hội Đồng Giám Mục 10-12-2015

VATICAN. Các dự thính viên tích cực góp ý kiến vào công việc bàn thảo tại Thượng HĐGM 14 về gia đình.

Trong số các tham dự viên Thượng HĐGM, ngoài 270 nghị phụ, còn có 45 dự thính viên, trong đó có 18 đôi vợ chồng. Họ có quyền phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền bỏ phiếu. Sau đây, là ý kiến của 2 đôi vợ chồng và một nữ dự thính viên.

1. Ông Bà Andrès Salvador Galindo Lopez và Gertrudiz Clara Rubio de Galindo, Tổng thư ký điều hành Ủy ban GM Mêhicô về gia đình, Thư ký của Liên HĐGM Mỹ châu la tinh, gọi tắt là Celam, cho vùng Mêhicô Trung Mỹ. Bà Clara nói:

”Chúng con là một đôi hôn phối Andrès và Clara Galindo, từ Mêhicô. Chúng con thành hôn với nhau cách đây 45 năm. Chúa ban cho chúng con 2 người con, nay đã có gia đình và nhờ đó chúng con có 4 người cháu. Như nhiều đôi hôn phối khác, chúng con bắt đầu cuộc sống gia đình với nhiều ảo tưởng, nhưng cũng có những lúc tích cực và tiêu cực, về cảm xúc cũng như về kinh tế.

Những năm đầu tiên không dễ dàng, nhất là vì một số sức ép của một số người thân trong gia đình, khiến cho cuộc sống mới của chúng con không có viễn tượng thành công nhiều, đến độ những vấn đề kinh tế tìm cách phân rẽ chúng con. Và một hôm, một người họ hàng đến nhà chúng con với những giấy tờ đã chuẩn bị sẵn để chúng con ký tên ly dị nhau.

Mặc dù sự nài nỉ và sức ép muốn chúng con chiều theo biện pháp đó, Andrès và con quyết định chiến đấu chống lại sự chênh lệch khiến xảy ra tình trạng ấy và tiếp tục cuộc sống hôn nhân và gia đình mà chúng con mới thành lập, mặc dù quyết định ấy được đưa ra mà k hông ý thức rõ ràng về ý nghĩa bí tích hôn phối.

Ít lâu sau đó, nhờ ơn Chúa, chúng con được cơ hội sống kinh nghiệm tương giao trong phong trào Gặp gỡ gia đình Công Giáo, qua đó chúng con học cách đả thông với nhau, biết tha thứ, nhưng nhất là biết đâu là kế hoạch của Thiên Chúa dành cho chúng con trong tư cách là vợ chồng và gia đình. Thế là chúng con tiếp tục chiến đấu cho tương quan vợ chồng của chúng con, nhưng với ý thức hơn về ý định của Thiên Chúa.

Một thời gian sau, chúng con lại phải trải qua một giai đoạn rất khó khăn cho cuộc sống của chúng con vì anh Andrès bị thất nghiệp và tình trạng kinh tế của chúng con bị suy sụp, một người bạn thân xin chúng con tháp tùng anh ấy đến Đền thánh Đức Mẹ Guadalupe. Lợi dụng dịp ấy, chúng con đã cầu xin Đức Mẹ yêu quí của chúng con và cầu xin Chúa giúp giải quyết các vấn đề của chúng con, và chúng con hứa sẽ làm điều mà Chúa và Đức Mẹ yêu cầu.

Giã từ Đền thánh Đức Mẹ, chúng con được mời cộng tác vào việc mục vụ gia đình và phản ứng đầu tiên chúng con định trong đầu là từ chối và muốn nói rằng trước tiên chúng tôi cần giải quyết các vấn đề kinh tế của mình. Nhưng nhờ ơn Chúa và Đức Mẹ, chúng con đã nghĩ lại và chấp nhận phục vụ Giáo Hội trong việc mục vụ gia đình.

Trong các hoạt động phục vụ Giáo Hội, tại Mêhicô cũng như ở Trung Mỹ, chúng con có thể tham dự nhiều khóa học, đại hội, các cuộc hội thảo .. về những vấn đề lớn mà các gia đình gặp phải do những yếu tố xã hội, văn hóa, chính trị, giáo dục, kinh tế, và tôn giáo gây ra, khiến cho hôn nhân và gia đình bị suy yếu. Sức sống của hôn nhân và gia đình cần được củng cố qua sự huấn luyện và giáo huấn về căn tính và sứ mạng của mình.

Việc mục vụ gia đình ngày nay, trong Ngàn Năm thứ ba này, đang phải chịu những cuộc tấn công lớn nhỏ của một số tổ chức chính quyền và dân sự, chống lại hôn nhân, gia đình và sự sống. Cần có những vị mục tử yêu mến chương trình của Thiên Chúa để thực hiện một nền mục vụ gia đình, nảy sinh từ tâm hồn mục tử, để các gia đình được hướng dẫn, tháp tùng và huấn luyện theo kế hoạch của thiên Chúa, để sống căn tính và sứ mạng của mình.

 2. Ông Bà Buysile Patronella Nkosi và Meshack Jabulani Nkosi, thành viên Ban tư vấn của Văn phòng toàn quốc về gia đình thuộc HĐGM miền Nam Phi.

Trong phiên khoáng đại thứ 3 ngày 6-10-2015, ông bà đã nói về việc phân định ơn gọi gia đình.

”Tên con là Jabu Nkosi và đây là Buyi vợ con. Chúng con kết hôn từ 35 năm nay và được chúc lành với 5 con và 8 cháu. 3 trong số những người con của chúng con đã làm lễ cưới ở nhà thờ, nhưng cả ba đều lấy người không Công Giáo, sống trong 2 tín ngưỡng nhưng với một tình yêu. Một trong những người con rể và con dâu của chúng con muốn trở thành Công Giáo và chúng con đang mong đợi đến Lễ Phục sinh năm tới, 2016, khi đó chúng con sẽ đón nhận họ vào gia đình Công Giáo.

Trong 33 năm qua, chúng con đã tháp tùng nhiều người trẻ, chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống, Lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội với họ, mang lại cho họ một cơ hội để thực hiện những quyết định trong cuộc sống của họ. Chúng tôi thông truyền Tin Mừng về tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta qua Chúa Giêsu Con của Ngài, và trong cuộc sống hằng ngày, chúng con cố gắng nhờ ơn Chúa trở thành Tin Mừng cho nhau và cho những cặp vợ chồng trẻ cũng như cho thế giới. Điều này có thể thực hiện được bằng cách để cho Lời Chúa, là chính Chúa Kitô, đồng hành với chúng con. Chúng con đã và đang có nhiều thách đố, vì không có cùng cái nhìn hoặc làm thương tổn nhau cách này hay cách khác, nhưng chúng con luôn cố gắng khiêm tốn để nói ”xin lỗi” như lời ĐTC vẫn dạy qua 3 lời: ”xin lỗi, cám ơn và xin vui lòng”, đó là những lời không thể thiếu được nếu chúng ta muốn sống an bình và hòa hợp trong gia đình chúng ta. Điều quan trọng là nhớ nói: ”Anh yêu em, em yêu anh, ba thương con, mẹ thương con” với nhau và với con cái.

ĐGH Biển Đức 16, trong thông điệp ”Bác ái trong chân lý” nhấn mạnh tầm quan trọng của tình yêu như nguyên lý cuộc sống trong xã hội, nơi mà mỗi người học ích chung vì gia đình là nơi đầu tiên một người mới học yêu thương, tha thứ, cảm nghiệm sự tha thứ và học cách chia sẻ về Thiên Chúa và Giáo Hội như một gia đình, đó là trường học đầu tiên về tình thương và tình người.

Sự chọn lựa mà chúng con thực hiện cách đây 35 năm là sự chọn lựa mà chúng con tiếp tục làm mỗi ngày, săn sóc nhau trong gia đình và chung thủy với nhau khi chúng con cam kết thương yêu mãi mãi. Đáng tiếc là xã hội hiện nay đã phát triển thứ văn hóa ”vứt bỏ”, coi sự cam kết thành hôn trọn đời là điên rồ và nực cười, làm nản chí. Vì thế người trẻ có xu hướng sợ kết hôn và nhìn sự cam kết ấy như một gánh nặng. Một phần ơn gọi của chúng con là khuyến khích người trẻ tiến vào hành trình của cuộc hôn nhân thánh, nhìn Chúa Kitô như niềm hy vọng mới của họ.

Chúng con cảm nghiệm sự sống mới đang sinh ra, và nhìn thấy cha mẹ chúng con nâng đở chúng con trong việc giáo dục con cái chúng con. Chúng con cũng thấy họ trở nên già hơn, yêu hơn và chăm sóc họ cho đến khi họ qua đi. Chúng con thấy con cái chúng con trở thanh cha mẹ và chúng con đảm nhận vai trò nâng đỡ chúng và gia đình chúng. Chúng con tiếp tục thông truyền đức tin và tất cả các giá trị Kitô và nền văn hóa Ubuntu, tức là văn hóa tình người. Điều này mang lại niềm vui và sự sung mãn, làm cho cuộc sống chúng con phong phú và trọn vẹn hơn nhờ ơnthánh của Chúa.

3. Bà Thérèse Nyarabukeye, người Ruanda, huấn luyện viên thuộc Liên hiệp Phi châu về thăng tiến gia đình ở Ruanda.

Trong bài phát biểu, bà mạnh mẽ tố giác trào lưu thực dân hóa ý thức hệ tại Phi châu.

– Tại Phi châu dân chúng con gần gũi với thiên nhiên. Chúng con phải chịu bao nhiêu sức ép từ nước ngoài, áp đặt cho chúng con các phương tiện ngừa thai, nhưng trong tâm hồn, văn hóa Phi châu, điều này không được chấp nhận. Các sức ép đó được các tổ chức quốc tế trình bày như các quyền về sức khỏe và sinh sản. Các chiến dịch này được sự tài trợ dồi dào.”

Bà Thérèse nhận xét rằng ”vì những sức ép chính trị, dân chúng Phi châu không được làm điều mà họ muốn. Như ĐGH đã nói, đó là một hình thức thực dân ý thức hệ. Điều làm cho chúng con thực sự đau buồn là sự kiện dân chúng bị thúc đẩy làm điều mà họ không muốn!

Bà Thérèse xác nhận các sức ép vừa nói trên là điều xảy ra các nơi ở Phi châu, như một chương trình thế giới nhắm trước tiên tới các nước nghèo đang trên đường phát triển. ”Đây là một điều bất công! Chúng con cảm thấy trong tâm hồn Phi châu, chúng con vẫn còn cái gì thánh thiêng đối với sự sống con người: các sức ép từ nước ngoài muốn tước bỏ khỏi tâm hồn chúng con cảm thức đó khiến chúng con không còn là chúng con nữa! Người ta cũng phổ biến lý thuyết về giống, gender theory, một ý thức hệ, đang thay đổi đời sống vợ chồng và đời sống gia đình, đối với chúng con đây là điều kinh khủng, vì các phụ nữ đơn sơ không hiểu ý nghĩa từ gender, giống. Người ta đang thực hiện một sự thay đổi đời sống bình thường, đời sống của mỗi gia đình, về mặt nhân loại học. Và đây thực là một điều tai hại, chúng con thấy điều đó mỗi ngày và tôi không biết tương lai gia đình Phi châu sẽ ra sao.

Theo bà Thérèse, ”tình trạng trên đây là một thách đố đối với Giáo Hội. Giáo Hội là tổ chức duy nhất còn bảo vệ phẩm giá của con người như Chúa muốn. Vì thế con mong đợi Giáo Hội một lời mạnh mẽ, một lời không tỏ ra yếu nhược, nhưng tái khẳng định phẩm giá gia đình và phẩm giá phụ nữ như Chúa muốn trong kế hoạch của ngài. Giáo Hội phải nói một cách rõ ràng, vì không phải chỉ các Kitô hữu mới chờ đợi nơi Giáo Hội những lời mạnh mẽ, nhưng cả những người không tín ngưỡng, ít là tại Phi châu, họ chờ đợi nơi Giáo Hội một lời giúp dân chúng tiến bước như những con người. Con thấy gia đình đang cần được chăm sóc đặc biệt, vì tất cả chúng ta đều xuất thân từ gia đình và tiến về gia đình. Sự giúp đỡ gia đình bao gồm và liên quan tới toàn thể việc mục vụ; sự kiến tạo nền móng cho con người nảy sinh từ gia đình. Vì thế nếu những người kiến thiết không được kiến thiết, không được huấn luyện, thì làm sao họ có thể nghĩ đến con người thực sự là người? Con thấy đó là một công việc rất quan trọng mà Giáo Hội cần phải làm.”

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: 11-10-2015

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: 11-10-2015

Tiếp kiến chung 11 tháng 10 2015

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 11-10-2015 với 30 ngàn tín hữu, ĐTC kêu gọi từ bỏ lòng quyến luyến của cải. Ngài cổ võ việc bảo vệ thiên nhiên, và liên đới với các nạn nhân vụ khủng bố hôm 10-10-2015 tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC quảng diễn bài Tin Mừng chúa nhật thứ 28 thường niên thuật lại giai thoại Chúa Giêsu gặp chàng thanh niên giàu có muốn theo Ngài:

Huấn dụ của ĐTC

Anh chị em thân mến, chào anh chị em

Tin Mừng hôm nay, trích từ chương thứ 10 của Phúc âm theo thánh Marco, gồm 3 cảnh tượng, với 3 cái nhìn của Chúa Giêsu.

Cảnh thứ I trình bày cuộc gặp gỡ giữa Thầy Chí Thánh và một người kia – mà theo đoạn song song trong Phúc âm theo thánh Mathêu, thì đó là một ”thanh niên”. Người này chạy đến gặp Chúa Giêsu, quì gối xuống và gọi Ngài là ”Thầy nhân lành”. Rồi ông hỏi Ngài: ”Con phải làm gì để được sự sống đời đời?” (v. 17). ”Sự sống đời đời” không phải chỉ là cuộc sống đời sau, nhưng là cuộc sống sung mãn, trọn vẹn, không giới hạn. Chúng ta phải làm gì để đạt tới sự sống ấy? Câu trả lời của Chúa Giêsu tóm tắt các giới răn nói về lòng yêu người. Về điểm này chàng thanh niên không có gì đáng trách; nhưng hiển nhiên là sự tuân giữ các giới răn không đủ đối với anh, không làm cho ước muốn sự sung mãn của anh được mãn nguyện. Và Chúa Giêsu trực giác thấy ước muốn mà chàng thanh niên mang trong tâm hồn; vì thế câu trả lời của Ngài được biểu lộ qua cái nhìn nồng nhiệt, đầy dịu dàng và yêu thương: ”Chúa chăm chú nhìn anh ta, Ngài yêu mến anh” (v.21). Nhưng Chúa cũng hiểu đâu là nhược điểm của người đối thoại, và Ngài đưa ra một đề nghị cụ thể với anh: hãy cho người nghèo tất cả tài sản của anh và đến đây theo Ngài. Nhưng người thanh niên ấy có con tim bị chia sẻ giữa hai chủ: Thiên Chúa và tiền bạc, và anh ra buồn sầu ra đi. Điều này chứng tỏ rằng đức tin và sự gắn bó với giàu sang không thể sống chung với nhau. Vì thế, sau cùng, lòng nhiệt thành ban đầu của chàng thanh niên bị xẹp đi trong sự bất hạnh của một sự theo Chúa bị tắt lịm.

Trong cảnh thứ hai, thánh sử Phúc Âm trình bày đôi mắt của Chúa Giêsu và lần này, đó là cái nhìn suy tư, và cảnh giác: ”Chúa nhìn chung quanh và Ngài nói với các môn đệ: Vào nước Thiên Chúa, thật là điều khó dường nào đối với những người sở hữu của cải giàu sang!” (v.23). Trước sự kinh ngạc của các môn đệ tự hỏi ”Vậy thì ai có thể được cứu rỗi?” (v.26), Chúa Giêsu trả lời bằng cái nhìn khích lệ – đó là cái nhìn thứ ba, và Ngài nói: ”Đúng vậy, sự cứu rỗi là điều không thể đối với con người, nhưng đó là điều có thể đối với Thiên Chúa!” (v.27) Nếu tín thác nơi Chúa, chúng ta có thể vượt thắng tất cả những chướng ngại ngăn cản chúng ta theo Chúa trên con đường đức tin.

Và thế là chúng ta tiến đến cảnh thứ ba: cảnh Chúa Giêsu long trọng tuyên bố: ”Thật, Thầy bảo các con: ai bỏ mọi sự để theo Thầy, thì sẽ được sự sống đời đời trong tương lai và được gấp trăm lần trong hiện tại” (Xc vv.29-30). ”Sự gấp trăm” này gồm những sự trước đây đã sở hữu, rồi bỏ đi, nhưng nay chúng trở lại được gia bội vô biên. Ai từ bỏ của cải và giải thoát mình khỏi sự nô lệ của cải thì đạt được tự do phụng sự vì yêu thương, ai từ bỏ sở hữu thì được niềm vui của sự trao ban.

Người thanh niên không để cho mình được cái nhìn yêu thương của Chúa Giêsu chinh phục, vì thế anh ta không thể thay đổi. Chỉ khi nào khiêm tốn và biết ơn đón nhận tình thương của Chúa, chúng ta mới giải thoát mình khỏi sự cám dỗ của các thần tượng và sự mù quáng của những ảo tưởng chúng ta. Tiền bạc, khoái lạc, thành công làm chóa mắt, nhưng rồi chúng làm thất vọng, chúng hứa mang lại sự sống, nhưng rồi gây ra sự chết. Chúa yêu cầu chúng ta đừng gắn bó với những thứ giàu sang giả dối ấy để bước vào cuộc sống đích thực, đời sống sung mãn, chân chính, sáng ngời.

Xin Mẹ Maria giúp chúng ta mở rộng con tim cho tình yêu Chúa Giêsu, là Đấng duy nhất có thể làm mãn nguyện khát vọng hạnh phúc của chúng ta.

Lời kêu gọi

Sau khi ban phép lành, ĐTC nhắc nhở các tín hữu rằng:

Anh chị em thân mến, thứ ba tới đây, 13-10, là Ngày Thế giới giảm bớt thiên tai. Nhưng đáng tiếc ta phải nhận thực những hậu qủa của các thiên tai thường trở nên trầm trọng hơn vì sự thiếu chăm sóc của con người dành cho môi trường. Tôi hiệp với tất cả những người, do sự sáng suốt, đang dấn thân trong việc bảo vệ căn nhà chung của chúng ta, để thăng tiến một nền văn hóa hoàn cầu và địa phương, giảm bớt các thiên tai và hậu quả lớn của các thảm họa ấy, bằng cách hòa hợp những kiến thức mới với những kiến thức truyền thống, và đặc biệt quan tâm đến các dân tộc dễ bị tổn thương nhất.

Sau khi chào thăm các phái đoàn hành hương, đến từ Italia và nhiều nước trên thế giới, ĐTC còn đưa ra lời kêu gọi sau cuộc khủng bố tại Thổ nhĩ kỳ hôm 10-10 vừa qua chống một đoàn người biểu tình ôn hòa, làm cho gần 90 người chết và hàng trăm người bị thương. Ngài nói:

”Hôm qua, chúng ta đã đau lòng được tin về cuộc thảm sát kinh khủng xảy ra tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Đau lòng vì nhiều người bị thiệt mạng. Đau lòng vì những người bị thương. Đau lòng vì những kẻ khủng bố đập những người biểu tình ủng hộ hòa bình. Trong khi tôi cầu nguyện cho Quốc gia yêu quí, tôi cầu xin Chúa đón nhận linh hồn những người qua đời và an ủi những người đang chịu đau khổ và thân nhân của họ”.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Hãy biết phân định và tỉnh thức, ngay cả khi mọi sự có vẻ tốt đẹp

Hãy biết phân định và tỉnh thức, ngay cả khi mọi sự có vẻ tốt đẹp

ĐTC giảng trong thánh lễ tại nhà nguyện Martha ngày 9 tháng 10 năm 2015

Giảng trong thánh lễ sáng ngày 09-10 tại nhà nguyện thánh Marta, Đức Thánh Cha nói: “Luôn nghĩ xấu cho những người làm điều tốt, vu khống người khác vì ghen tị, xếp đặt những cạm bẫy để mưu hại tha nhân là những hành vi đến từ ma quỷ. Thế nên, trong bối cảnh đó, một Kitô hữu phải biết phân định và tỉnh thức, phân định trong tất cả mọi sự, ngay cả khi mọi sự ấy dường như đang tốt đẹp.”

Những giáo thuyết cứng nhắc

Bài Tin Mừng của ngày thứ sáu (09.10) thuật lại việc Đức Giêsu trừ một tên quỷ. Ngài đã làm một việc tốt lành cho người bị quỷ ám. Trong số những người đang nghe Ngài giảng dạy và chứng kiến phép lạ, có những kẻ đã tin và nhận ra uy quyền của Thiên Chúa qua Đức Giêsu. Nhưng cũng có những kẻ tố cáo Ngài dựa thế quỷ vương Bê-en-dê-bun mà trử quỷ. Đức Thánh Cha nói: “Đã có những người không muốn nghĩ tốt về Đức Giêsu. Họ luôn tìm cách hiểu và giải thích lời nói cũng như hành động của Ngài theo một cách thế sai lạc để chống lại Ngài. Có những người chống đối Ngài vì ghen tị; một số khác là vì có sẵn trong đầu những giáo thuyết cứng nhắc; một số khác vì sợ quân đội Roma sẽ đến và thảm sát họ. Bởi rất nhiều những lý do như thế, họ đã cố gắng tìm cách để loại trừ uy quyền của Đức Giêsu và thậm chí lăng nhục, vu khống Ngài.”

Phân định và cảnh giác

Đức Thánh Cha mời gọi các Kitô hữu hãy phân định và cảnh giác. Phân định trong những tình huống cụ thể để biết điều nào đến từ Thiên Chúa và điều nào đến từ ma quỷ, vì ma quỷ luôn tìm cách để lừa dối và bịp bợp chúng ta chọn lựa những con đường sai trái. Chúng ta không thể bình tĩnh, thản nhiên trước những điều có vẻ là đang tốt đẹp, nhưng phải phân định và xem chúng đến từ đâu, gốc rễ của chúng là gì.

Ma quỷ sẽ làm tê liệt lương tâm

Không chỉ có phân định nhưng phải luôn cảnh giác; vì trong hành trình đức tin, cám dỗ luôn quay trở lại và thần dữ không bao giờ biết mệt mỏi. Khi thần dữ xuất ra khỏi một người, nó vẫn kiên nhẫn chờ đợi để quay trở lại. Nếu để nó quay trở lại, tình trạng của người ấy sẽ còn thê thảm hơn trước. Đức Thánh Cha giải thích: “Chúng ta đã biết rằng ma quỷ trước hết sẽ quấy rối và giày vò một người. Nhưng sau đó, hắn sẽ ẩn núp và cùng với bè lũ của hắn từ từ gõ cửa và xin phép cách rất lịch sự. Rồi hắn sẽ đi vào và sống với người đó trong mọi hoạt động của đời sống hằng ngày. Dần dần, hắn mới đưa ra những chỉ dẫn. Với cách thức như thế, ma quỷ từ từ thuyết phục người đó làm mọi sự với một tâm thức hoài nghi và khiến lương tâm trở nên dửng dưng, không còn biết phân biệt tốt-xấu.

Đức Thánh Cha nói: “Làm tê liệt lương tâm là một sự dữ khủng khiếp. Bởi vì khi thần ô uế thành công trong việc làm tê liệt lương tâm con người, hắn đã thực sự chiến thắng. Hắn đã trở thành ông chủ của lương tâm ấy rồi. Và như thế, người đó đang sống trong một cách thức giống như là con cái của thần dữ.”

Hãy luôn thực hành việc xét mình

Đức Thánh Cha nhắc lại hai từ: cảnh giác và phân định. Cảnh giác tức là làm việc xét mình hằng ngày. Quả thế, Giáo hội khuyên chúng ta luôn thực hành việc xét mình: Điều gì đã xảy ra trong tâm hồn tôi ngày hôm nay và bởi lý do gì? Tiếp đến là phân định. Chúng ta hãy tự hỏi mình xem: những bàn luận, lời nói, sự giảng dạy đến từ đâu? Ai nói những điều này? Nói tóm lại, hãy biết phân định trong mọi sự và hết sức cảnh giác. Đừng để bị quyến rũ, lừa dối và mê hoặc. Cuối cùng, Đức Thánh Cha kết luận: “Chúng ta hãy xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng này. Đó là ơn luôn biết phân định và cảnh giác.” (SD 09-10-15)

Vũ Đức Anh Phương

Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình tại Trung Đông

Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình tại Trung Đông

ĐTC họp Thượng HĐGM kêu ọi cầu nguyện cho hòa bình Trung Đông

VATICAN. ĐTC Phanxicô tái kêu gọi hòa bình cho Trung Đông trước tình trạng bạo lực ngày càng leo thang tại miền này.

Lên tiếng vào đầu phiên họp khoáng đại thứ 4 sáng hôm qua, 9-10-2015, của Thượng HĐGM thế giới, ĐTC nói:

”Khi tái nhóm họp khoáng đại sáng nay trong Thượng HĐGM, tôi muốn mời gọi anh chị em dành Kinh Giờ Ba này để cầu nguyện cho sự hòa giải và hòa bình tại Trung Đông. Chúng ta xúc động đau lòng và rất lo âu theo dõi những gì đang xảy ra tại Siria, Irak, Jerusalem và miền Cisjordani, nơi chúng ta đang chứng kiến bạo lực leo thang, gây hại cho các thường dân, những người vô tội và tiếp tục nuôi dưỡng cuộc khủng hoảng nhân đạo của rất nhiều người dân. Chiến tranh đưa tới tàn phá và gia tăng đau khổ cho dân chúng. Hy vọng và tiến bộ chỉ đến từ những chọn lựa hòa bình. Vì thế, chúng ta hãy hiệp nhau sốt sáng và tín thác cầu xin Chúa, một kinh nguyện đồng thời cũng muốn bày tỏ sự gần gũi với tất cả những người đang ở vùng Trung Đông.

Đồng thời, cùng với Thượng HĐGM, tôi tha thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế, hãy tìm ra cách thức giúp đỡ hữu hiệu cho các phe liên hệ mở rộng chân trời, vượt lên trên những lợi lộc nhất thời và sử dụng các phương tiện của công pháp quốc tế, ngoại giao, để giải quyết các xung đột hiện nay”.

Sau cùng tôi cũng muốn chúng ta hiệp nguyện cho các vùng ở Phi châu đang sống những tình trạng xung đột tương tự. Xin Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình, và là người Mẹ yêu thương các con cái, chuyển cầu cho tất cả”.

Đức Thượng Phụ Youssif III Younan

Hôm 8-10-2015, trong cuộc gặp gỡ giới báo chí bên lề Thượng HĐGM, Đức Thượng Phụ Youssif III Younan, Giáo Chủ Công Giáo Siriac có trụ sở ở Liban, than phiền rằng: “Chúng tôi bị các nước Tây phương lãng quên và thậm chí bị phản bội. Dường như các nước ấy, Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu Châu, theo chính sách xu thời về kinh tế, đang lãng quên các nhóm dân thiểu số, nơi các nảy sinh đức tin và nền văn hóa Kitô”.

Trước đó, trong một cuộc họp báo, Đức Thượng Phụ Younan cho biết ”Khác với Phi châu, tại Trung Đông chúng tôi Kitô giáo đang giảm sút. Và quí vị biết rất rõ tại sao. Chúng tôi thực sự rất lo lắng và báo động vì tình trạng cộng đồng Kitô ở Cận Đông và Trung Động, và nhất là vì những thử thách kinh khủng các gia đình chúng tôi đang phải đương đầu. Họ bị phân rẽ và đang làm tất cả những gì có thể, để ra khỏi những tình trạng đó, nhất là tại Irak và Siria.

Đức Thượng Phụ cũng nói rằng: ”Chắc chắn chúng tôi, các GM, LM và Thượng Phụ, có nhiệm vụ giúp đỡ và mang lại niềm tín thác cho các tín hữu. Nhưng chúng tôi thực sự bất lực trước những tình trạng thực sự là thê thảm như vậy. Nhất là chúng tôi lấy làm tiếc vì không thành công trong việc thuyết phục những người trẻ của chúng tôi, các thế hệ trẻ, để họ ở lại quê hương, nơi sinh của Kitô giáo” (SD 8-10-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Thượng Hội đồng Giám Mục đi được 1 phần 3 chương trình

Thượng Hội đồng Giám Mục đi được 1 phần 3 chương trình

Thượng Hội Đồng Giám Mục đang họp hội nghị

VATICAN. Thứ sáu 9-10-2015, Thượng HĐGM về gia đình tiến hành được 1 phần 3 chương trình. Trong phiên khoáng đại thứ 4 bắt đầu từ lúc 9 giờ sáng, các nghị phụ sẽ nghe các vị tường trình viên của 13 nhóm nhỏ trình bày kết quả cuộc thảo luận trong 4 phiên nhóm 2 ngày trước đây, thứ tư và thứ năm, về các vấn đề trong phần thứ I của Tài liệu làm việc, tức là những thách đố đang được đề ra cho gia đình ngày nay. Có 4 nhóm tiếng Anh, Pháp và Ý mỗi thứ tiếng có 3 nhóm, tiếp đến là 2 nhóm tiếng Tây Ban Nha và sau cùng là một nhóm tiếng Đức.

 Trong phiên khoáng đại thứ 5 lúc 4 giờ rưỡi chiều 9-10, các nghị phụ sẽ nghe ĐHY Tổng tường trình viên Peter Erdoe người Hungari giới thiệu các vấn đề thuộc phần thứ 2 của Tài liệu làm việc nói về ”sự phân định ơn gọi gia đình”.

 Sau đây chúng tôi xin gởi đến quí vị nội dung tổng quát các bài phát biểu của 72 nghị phụ trong hai phiên khoáng đại thứ 2 và thứ 3 những ngày vừa qua.

 Nội dung phiên khoáng đại thứ 2

 Phiên họp khoáng đại thứ hai, chiều ngày 5-10 vừa qua, đã có những bài phát biểu của các nghị phụ, mỗi vị tối đa 3 phút, qui trọng tâm về những đề tài thuộc phần thứ I của tài liệu làm việc, tức là những thách đố mà gia đình ngày nay đang phải đương đầu. Nói chung, nhiều bài phát biểu nhắc nhớ tầm quan trọng của đạo lý Hội Thánh về bí tích hôn phối, nhưng cũng nói đến khả năng của chính Giáo Hội nhìn thấy các yếu tố tích cực trong xã hội ngày nay: vì thế, như cha Kentenich, vị sáng lập phong trào Tông đồ Schoenstatt đã nói, Giáo Hội phải hiện diện ”với đôi tai trong con tim của Thiên Chúa và bàn tay bắt mạch thời đại”.

Từ đó, có nghị phụ khẳng định rằng lời mời gọi loan báo Tin Mừng cần có hương vị ”thánh mẫu”, tức là liên kết sự dịu dàng với sự cởi mở đón tiếp, để tìm ra những phương thức mới tháp tùng gia đình, nhất là đứng trước những thách đố thời nay do trào lưu duy tương đối và cá nhân chủ nghĩa gây ra. Trong một thế giới tất cả đều mau lẹ và tức khắc, các bài phát biểu nhấn mạnh rằng Giáo Hội phải dấn thân để tháp tùng các gia trình theo một hành trình dài hơn, và cần tiến về hạnh phúc lớn hơn, đó là hạnh phúc của dự phóng Thiên Chúa. Vì thế, Giáo Hội cũng cần nghĩ đến một ngôn ngữ mới, có khả năng chống lại những thuật ngữ chủ ý tấn công gia đình và hôn nhân.

Các nghị phụ tái khẳng định sự cần thiết phải giúp đỡ các đôi vợ chồng tăng trưởng và trưởng thành trong đức tin và trong hôn nhân, và cũng như việc huấn giáo giải thích ý nghĩa sự chung thủy hôn nhân và giúp các đôi vợ chồng hiểu cách thức duy trì lòng chung thủy ấy. Do đó, các đôi vợ chồng cần được tháp tùng trước và sau khi kết hôn, đồng thời cần giúp người trẻ tái khám phá vẻ đẹp của tình yêu và sự liên hệ sâu xa giữa tình yêu và hôn nhân. Vì thế, có nghị phụ nói Giáo Hội phải đảm trách việc giáo dục, để làm cho văn hóa được sống động. Các trường học Công Giáo hãy trở thành những trung tâm hy vọng, những nơi trong đó có thể chuẩn bị các gia đình hạnh phúc.

Một đề tài khác cũng được bàn tới, đó là liên hệ giữa gia đình và sứ mạng: chứng tá các gia đình thừa sai là điều không thể thiếu được đối với đời sống Giáo Hội. Đồng thời, có nghị phụ nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường việc huấn luyện nhiều hơn trong lãnh vực này để các gia đình thực thi sứ mạng một cách đáng tin cậy. Rồi cũng nói đến việc mục vụ gia đình làm sao trở nên vững mạnh hơn để có thể trở thành việc mục vụ sự sống. Điều quan trọng là khuyến khích các gia đình đừng bao giờ đánh mất hy vọng, vì Thiên Chúa luôn ở cùng họ.

Cũng có nghị phụ suy tư về các gia đình sống trong những hoàn cảnh khó khăn: về vấn đề này, có vị nhắc nhở rằng Giáo Hội là người bạn đồng hành, là mẹ và là thầy cứu độ, không phải là vị thẩm phán lên án. Giáo Hội là nhà của mọi người, nhờ đó không ai trên trần thế phải nói mình không có gia đình, Giáo Hội nâng đỡ mọi người, cho dù họ cảm thấy bị thất bại, Giáo Hội kiên nhẫn tháp tùng họ với lòng từ bi và nhất là với sự thật, vì điều cơ bản là luôn có cái nhìn hướng về Thiên Chúa

 Trong số các đề tài được bàn tới cũng có đề tài nghèo đói trong gia đình: một thảm kịch cần được đương đầu chung, thăng tiến phẩm giá con người và công ích, để chính gia đình có thể trở thành những tác nhân biến đổi xã hội. Gia đình là trường đích thực dạy tình liên đới, và không thể bị coi như một đơn vị kinh tế mà thôi, trái lại như một hải đảo sự sống Kitô, một Giáo Hội tại gia.

Một đề tài khác được suy tư, có là nạn bạo hành chống gia đình: những bạo lực này cần đương đầu bằng cách thăng tiến phẩm giá con người và sự phát triển xã hội, tránh để cho luân lý thị trường chiếm chỗ của luân lý đạo đức cuộc sống. Trong lãnh vực này, một tư tưởng đặc biệt được gởi đến bao nhiêu thiếu nữ Kitô, hoặc thuộc các nhóm tôn giáo thiểu số, bị bắt cóc, hãm hiếp, buộc phải mang chấn thương thảm kịch đó suốt đời. Vì thế, các nghị phụ cũng bàn tới tệ nạn trẻ em phải lao động; đó là một hình thức bạo lực ít hiển nhiên, nhưng không kém phần kinh khủng, nó là hậu quả và là nguyên nhân nghèo đói và đưa tới sự băng hoại gia đình. Điều cần thiết phải bài trừ tệ nạn ấy, không những là qui luật thích hợp,nhưngnhất là một nền văn hóa tôn trọng trẻ vị thành niên.

Có các nghị phụ nói về thảm trạng người di dân và tị nạn, thường phải xa gia đình nguyên quán và tới những nước trong đó họ thường không được săn sóc mục vụ thích đáng.

Một vấn đề được bàn tới là những cặp vợ chồng không có con. Giáo Hội cần phải nhắc nhớ có sự cao quí của việc làm cha mẹ tinh thần, khuyến khích việc nhận con nuôi. Rồi có những vị nghĩ đến những người già, sự hiện diện của họ trong gia đình là điều hình thành căn tính gia đình: đặc biệt các ông bà không thể chỉ được coi trong vì ích lợi của h-o, nhưng cần được đề cao người già như những người nắm giữ gia sản tinh thần quan trọng, nhất là trong việc huấn luyện người trẻ về đức tin.

Có những nghị phụ nói về vấn đề những người có xu hướng đồng tính luyến ái: họ thuộc về Giáo Hội, đồng thời khẳng định rằng hôn nhân là sự kết hiệp theo bí tích giữa một người nam và một người nữ, nền tảng của gia đình trong sự toàn vẹn.

Có nghị phụ nhắc đến tầm quan trọng của sự đối thoại liên tôn và cầu mong có sự can dự nhiều hơn của các gia đình trong lãnh vực này, nhất là trong những cặp hôn phối hỗn hợp. Sau cùng, có bao nhiêu linh mục hằng ngày tháp tùng và nâng đỡ các gia đình: Thượng HĐGM bày tỏ lòng biết ơn và quí chuộng các vị.

Nội dung phiên khoáng đại thứ 3

 Phiên họp khoáng đại thứ 3 của Thượng HĐGM sáng thứ ba, 7-10, có 267 nghị phụ hiện diện cùng với ĐTC.

Mở đầu, ngài nhắc nhở các nghị phụ rằng khóa họp hiện nay của Thượng HĐGM nối tiếp công nghị đặc biệt của các GM hồi năm ngoái. Công nghị đó có 3 văn kiện chính thức là 2 bài diễn văn của ngài vào đầu và cuối khóa họp, cùng với Bản tường trình kết thúc. Trong các văn kiện đó có khẳng định rằng đạo lý của Hội Thánh về hôn phối không bị thay đổi. Vì thế, ĐTC mời gọi mọi người đừng hoang mang vì những lời bình luận từ bên ngoài Thượng HĐGM cho rằng vấn đề duy nhất được cứu xét trong công nghị GM hiện nay là vấn đề cho những người ly dị tái hôn dân sự được rước lễ. ĐTC cảnh giác rằng những lời bình luận như thế không giúp ích cho sự hòa hợp và tình huynh đệ của Thượng HĐGM. Sau cùng, ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc thảo luận nhóm: sự đóng góp của các nhóm sẽ là nguồn hứng cho văn bản chung kết của khóa họp này.

 Tiếp lời ĐTC, các nghị phụ đã tiếp tục phát biểu ý kiến về phần thứ I của tàiliệu làm việc.

Nói một cách tổng quát, nhiều nghị phụ tái khẳng định rằng gia đình là một nguồn tài nguyên cho xã hội, nguồn mạch canh tân và sức sinh động cho Giáo Hội; trong gia đình người ta học được những nhân đức xã hội, để đạt tới một nền môi sinh nhân sự cơ bản. Nếu không có gia đình thì xã hội sẽ sụp đổ. Từ đó các nghị phụ kêu gọi giới chức chính trị hãy nhìn nhận và bảo vệ giá trị của các gia đình, chức năng làm mẹ, hoặc nâng đỡ các gia đình đông con về mặt thuế khóa.

Một đề tài suy tư khác cũng được bàn tới là vấn đề giáo dục giới trẻ và thăng tiến tương quan giữa các thế hệ khác nhau: trong lãnh vực này, có nghị phụ nhấn mạnh cần huấn luyện thích hợp cho người trẻ không những về mặt trí thức và thể lý, nhưng nhất là về tinh thần, để họ được lớn lên mà không xa lìa đức tin. Về phương diện này, người già có thể là một trợ lực lớn. Vì thế Giáo Hội cần thăng tiến những môi trường gặp gỡ giữa các thế hệ già trẻ, để có thể có sự trao đổi kinh nghiệm và chứng tá giữa người trẻ và người già, và có thể khắc phục cá nhân chủ nghĩa đang lan rộng trong xã hội. Gia đình là một mối liên hệ chứ không phải là một cái hang trong đó người ta co cụm trong cô đơn. Gia đình thực hành lòng hiếu khách và phải là một sự hiện diện sinh động trong xã hội.

Từ đó các nghị phụ đề cập đến sự hội nhập trong xã hội: Giáo Hội là Nhà Cha với những cánh cửa luôn rộng mở, không ai bị loại trừ và cần tránh nguy cơ chỉ lo cứu xét vấn đề, mà không ý thức rằng vấn đề ở đây là một người anh chị em đã bị thất bại. Niềm vui của vị mục tử hệ tại tìm bằng mọi cách để giúp đỡ người đã thất bại, để họ bắt đầu lại cuộc sống và tìm ra con đường đúng để tiến về Thiên Chúa. Thách đố chính của Giáo Hội là sáng nghĩ ra những hành trình hội nhập và hòa giải, được một GM hướng dẫn và hướng về những gia đình bị thương. Trong tinh thần từ bi, cần lắng nghe tiếng kêu của các gia đình bị thương và gặp khó khăn, mà không phán xét họ, trái lại cống hiến cho họ tình thương cụ thể của Thiên Chúa.

Có những nghị phụ tái suy tư về thách đố nghèo đói trong gia đình, nhấn mạnh nguyên nhân thảm trạng đó, thường trở nên trầm trọng hơn vì nạn tham nhũng và sự bóc lột ham hố đối với một số dân tộc.

Các nghị phụ cũng đề cập đến lý thuyết về giống, gender, và trào lưu Hồi giáo cực đoan, đây là những đe dọa lớn chống lại gia đình ngày nay, các vị ví nó như chủ thuyết Đức quốc xã và cộng sản, xét vì cả hai trào lưu này đều thù nghịch đối với chân lý Thiên Chúa về hôn nhân và sự sống con người.

 Riêng về lý thuyết gender, giống, các nghị phụ ghi nhận sự kiện những kẻ cổ võ ý thức hệ này được tài trợ kinh tế và sự hỗ trợ của các cơ quan truyền thông, đó là một yếu tố không nên coi nhẹ. Trong bối cảnh đó, Giáo Hội có nghĩa vụ thăng tiến và giúp tái khám phá vẻ đẹp của tình yêu Kitô, và nhờ sự đóng góp của các đoàn sủng và các phong trào Giáo Hội.

Ngoài ra, có nghị phụ nhắc lại rằng trong quá khứ, gia đình bảo vệ Giáo Hội, nhất là giúp Giáo Hội thông truyền đức tin từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong những hoàn cảnh khó khăn như khi bị bách hại. Nhưng ngày nay, Giáo Hội có nhiệm vụ bảo vệ gia đình dựa trên bí tích hôn phối. Không những Giáo Hội có nhiều điều phải học nơi các gia đình, và cách thức gia đình giải quyết các vấn đề. Các nghị phụ nhận xét rằng những gia đình hạnh phúc không phải là những gia đình không gặp khó khăn, nhưng là những gia đình biết đương đầu với những khó khăn ấy. Cần phải nhìn gia đình với đôi mắt của Thiên Chúa để không những thấy các vấn đề của gia đình, nhưng nhất là thấy ánh sáng từ đó mà ra trong tăm tối của thời đại ngày nay.

Có nghị phụ đề cập đến mối liên hệ giữa cuộc khủng hoảng gia đình và khủng hoảng đức tin. Vì thế các vị kêu gọi tăng cường việc mục vụ gia đình, nhấn mạnh việc chuẩn bị hôn phối, tháp tùng các đôi vợ chồng sau khi kết hôn, để bảo đảm sự phát triển các gia đình theo kế hoạch của Thiên Chúa.

Trong nhãn giới đó, điều quan trọng là nuôi dưỡng tinh thần truyền giáo của các gia đình trong sự chung thủy, bác ái và chân lý, và cũng để chống lại trào lưu tục hóa đang thịnh hành trong xã hội.

Vấn đề di dân cũng được bàn tới với những hậu quả thê thảm cho cá nhân và gia đình: ngày nay, con số người di dân và tị nạn rất lớn, do chiến tranh và bách hại, cần làm sao để quyền lợi và phẩm giá của họ được bảo vệ. Trong lãnh vực này các cộng đoàn giáo xứ có thể trợ lực hữu hiệu như một nơi đón tiếp.

Về đề nạn bạo hành chống phụ nữ được bàn tới trong bối cảnh chiến tranh và bác ái, trong lãnh vực gia đình. Các nghị phụ tái khẳng định tầm quan trọng của sự thăng tiến bình bình và cơ may giữa người nam và người nữ, và cầu mong có sự nhìn nhận vai trò tích cực của phụ nữ trong Giáo Hội, mở cho họ chức phó tế hoặc bổ nhiệm họ vào những chức vụ trên bình diện các cơ quan trung ương Tòa Thánh và giáo phận.

Sau cùng, các vị cũng nói về những cặp đồng tính luyến ái và khẳng định rằng hôn nhân đồng phái là điều trái ngược với dự phóng của Thiên Chúa và vì thế không thể chấp nhận nó. Nhưng cũng nhấn mạnh cần bài trừ thái độ bài người đồng tính, trái lại cần cầu nguyện cho những anh em ấy đang chịu đau khổ.

Sau phần phát biểu của các nghị phụ, là phần phát biểu của đôi vợ chồing hiện diện trong tư cách là dự thính viên.

 G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha bổ nhiệm tân Giám Mục Vĩnh Long và Kontum

Đức Thánh Cha bổ nhiệm tân Giám Mục Vĩnh Long và Kontum

Hai tân Giám mục Nguyễn Hùng Vị và Huỳnh Văn Hai

VATICAN. Hôm 7-10-2015, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC đã bổ nhiệm 2 tân GM giáo phận Vĩnh Long và Kontum:

Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai làm Giám Mục chính tòa Vĩnh Long, cho đến nay ngài là Phó Giám Đốc kiêm Giáo sư Triết Học tại Đại chủng viện Cần Thơ.

ĐTC cũng nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của Đức GM giáo phận Kontum, Micae Hoàng Đức Oanh, và bổ nhiệm Cha Luy Gonzaga Nguyễn Hùng Vị làm tân GM chính tòa Kontum.

Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai năm nay 61 tuổi, sinh ngày 18-5 năm 1954 tại Bến Tre, giáo phận Vĩnh Long, gia nhập tiểu chủng viện tại đây năm 1966 và vài năm sau đó lên Đại chủng viện Xuân Bích cũng tại Vĩnh Long.

Năm 1978, vì hoàn cảnh chính trị xã hội, thầy Phêrô Hai trở về gia đình. Mãi 13 năm sau đó, thầy mới được trở lại Đại chủng viện Vĩnh Long để hoàn tất học trình, rồi thụ phong Linh mục ngày 31-8 năm 1994 khi đã 40 tuổi.

Sau khi thụ phong, cha Phêrô Hai được gửi đi học tại Đại học Công Giáo Paris bên Pháp trong 10 năm, đã đậu tiến sĩ triết học.

Trở về nước năm 2004, cha Phêrô Hai đặc trách về ơn gọi trong giáo phận Vĩnh Long trong 4 năm, rồi từ năm 2008, cha làm giáo sư triết tại Đại chủng viện Cần thơ và Sàigòn.

Từ năm 2012, cha kiêm nhiệm chức vụ Phó Giám Đốc Đại chủng viện Cần Thơ.

Giáo phận Vĩnh Long hiện có 199.404 tín hữu Công Giáo trên tổng số gần 4 triệu dân cư, với 209 giáo xứ, 205 Linh Mục (trong đó có 26 LM dòng), 43 tu huynh, 732 nữ tu và 78 đại chủng sinh. Giáo phận này trống tòa từ 2 năm qua, sau khi Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân qua đời đột ngột ngày 17-8-2013.

Đức Cha Nguyễn Hùng Vị năm nay 63 tuổi, sinh ngày 18-8-1952 tại Hà Nội, theo học tại tiểu chủng viện Kontum trong 5 năm, từ 1963 đến 1968, rồi tại tiểu chủng viện Đà Lạt từ năm 1969 đến 1973. Sau đó thầy Nguyễn Hùng Vị theo học tại Giáo Hoàng Học Viện Piô 10 Đà Lạt trong 4 năm, từ 1973 đến 1977. Trong khi chờ đợi Nhà Nước chấp thuận cho chịu chức Linh Mục, thầy Luy Vị phục vụ trong 13 năm trời tại giáo xứ Bình Cang, giáo phận Nha Trang, rồi thụ phong Linh Mục ngày 7 tháng 4 năm 1990 tại Nha Trang khi được 38 tuổi, và vẫn thuộc giáo phận Kontum.

Sau khi thụ phong, Cha Nguyễn Hùng Vị làm cha phó Bình Cang thêm 3 năm (1990-1993) trước khi được bổ nhiệm làm giám đốc tiểu chủng viện Kontum ở Sàigòn. Sau 13 năm (1993-2006), cha được gửi đi học tại Đại học Công Giáo Paris từ năm 2006. Năm 2008, cha Vị đậu cử nhân phụng vụ và trở về nước, làm thư ký tòa Giám Mục Kontum một năm (2008-2009) trước khi được bổ nhiệm làm cha sở Giáo Xứ Phương Nghĩa.

 Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh năm nay 77 tuổi (23-10-1938), thụ phong Linh Mục năm 1968 và được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục ngày 24-6 năm 2003.

 Giáo phận Kontum hiện có 300649 tín hữu Công Giáo trên tổng số 1 triệu 775 ngàn 200 dân cư, gồm 88 giáo xứ với 169 linh mục, trong đo có 50 Linh mục dòng, 15 tu huynh và 462 nữ tu, cùng với 79 đại chủng sinh (SD 7-10-2015)

 G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio