SỨ ĐIỆP CỦA LIÊN HĐGM PHI CHÂU VÀ MADAGASCAR

SỨ ĐIỆP CỦA LIÊN HĐGM PHI CHÂU VÀ MADAGASCAR

BRAZZAVILLE: Trong sứ điệp công bố sau hội nghị về gia đình do Liên HĐHM Phi châu và Madagascar tổ chức trong các ngày từ mùng 6 đến 13 tháng 7, các Giám Mục đã đưa ra 23 đề nghị nhằm củng cố gia đình truyền thống bằng cách gia tăng chương trình chuẩn bị hôn nhân, thăng tiến giáo dục đào tạo gia đình cả trên bình diện tinh thần.

Các chương trình này cần thiết, vì giúp gia đình đương đầu với cuộc khủng hoảng hiện nay hậu qủa của chủ trương cá nhân, duy lợi ích và tham lam, khiến cho người ta quên đi sự nhưng không của tình yêu.

Mười đề nghị đầu liên quan tới việc chuẩn bị hôn nhân chu đáo, bắng cách tái cấu trúc mục vụ gia đình, đào tạo các nhân viên mục vụ gia đình, củng cố đặc thái kitô, giáo dục con cái và người trẻ có tinh thần trách nhiệm và trưởng thành, dấn thân trong các lãnh vực xã hội, luật pháp và chính trị.

Mười đề nghị tiếp theo nêu bật bốn cột trụ của chiều kích tinh thần trong cuộc sống gia đình là: lắng nghe Lời Chúa, thường xuyên tham dự các buổi cử hành Thánh Thể, cầu nguyện chung và siêng năng rước Minh Thánh Chúa.

Các Giám Mục cũng đề cao việc đẩy mạnh tình liên đới với các gia đình nghèo túng và gặp khó khăn, cũng như thanh tẩy các tập tục liên quan tới của hồi môn, chống lại các hiện tượng giáo phái, phù thủy, ma thuật và thăng tiến mục vụ của lý trí (SD 16-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

CÁC GIÁM MỤC ẤN ĐỘ KÊU GỌI NGƯNG CHIẾN TẠI GAZA

CÁC GIÁM MỤC ẤN ĐỘ KÊU GỌI NGƯNG CHIẾN TẠI GAZA

NEW DEHLI: Hợp tiếng với hàng lãnh đạo tôn giáo xã hội khắp nơi, các Giám Mục Ấn Độ kêu gọi hai phe Palestin và Israel ngưng chiến tại Gaza, để thôi gây ra chết chóc đỗ vỡ thương đau cho thường dân vô tội.

Trong một thông cáo Văn phòng Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ bầy tỏ lo âu sâu xa đối với các phi vụ bỏ bom và oanh kích của không lực Israel trong dải Gaza khiến cho hơn 200 người thiệt mạng, và hàng ngàn người bị thương, đa số là phụ nữ và trẻ em, và đã bắt buộc hàng chục ngàn người phải di tản lánh nạn. Các Giám Mục Ấn độ mạnh mẽ lên án leo thang bạo lực từ cả hai phía và tái khẳng định quyền của cả hai dân tộc được sống trong an ninh và hòa bình mà không phải sợ hãi. Các vị khích lệ hai chính quyền Israel và Palestin ngưng chiến và thăng tiến hòa bình để cứu mạng của dân chúng và tránh gây khổ đau tang tóc cho các gia đình. Các Giám Mục Ấn cũng mời gọi mọi kitô hữu và những người thiện chí tha thiết cầu nguyện cho một nền hòa bình lâu bền tại Thánh Địa.

Đề nghị ngưng chiến của Ai Cập được chính quyền Israel chấp nhận, nhưng bị lực lượng Hamas từ chối. Phe Hamas cùng đòi phía Israel phải ngưng cuộc phong tỏa Gaza bắt đầu từ năm 2005 tới nay và mở lối thông thương Rafah với Ai Cập cũng như trả tự do cho các tù binh palestine bị bắt lại sau khi trao đổi với binh sĩ Gilad Shalit năm 2011 (SD 15-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐỨC HỒNG Y PAROLIN CẦU CHÚC CHÍNH QUYỀN VÀ CÁC ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ MEXICO THÀNH CÔNG TRONG VIỆC CANH TÂN ĐẤT NƯỚC

ĐỨC HỒNG Y PAROLIN CẦU CHÚC CHÍNH QUYỀN VÀ CÁC ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ MEXICO THÀNH CÔNG TRONG VIỆC CANH TÂN ĐẤT NƯỚC

THÀNH PHỐ MEXICO: Đức Hồng Y Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cầu chúc chính quuền và các đảng phái chính trị thành công trong công cuộc cải tổ Hiến Pháp và các cơ cấu quốc gia, hầu đem lại nhiều thiện ích cho dân nước Mexico.

Đức Hồng Y đã đưa ra lời cầu chúc này trong buổi gặp gỡ giới truyền thông xã hội Mexico trong khuôn khổ chuyến viếng thăm và tham dự Hội nghị về di cư và lưu động do chính quyền Mexico tổ chức những ngày vừa qua. Các cuộc cải cách và đổi mới đã có thể tiến hành nhờ sự đồng thuận của các đảng phái chính trị và các lực lượng xã hội, và chắc chắn chúng sẽ đem lại nhiều thành qủa cho dân nước Mexico, đặc biệt là những người bị thiệt thòi nhất. Tinh thần đồng thuận này cho phép liều lĩnh đương đầu với những thách đố lớn như nạn di cư, nạn nghèo túng. Hai tệ nạn này làm nảy sinh ra nhiều vấn đề khác như cảnh gia đình phân tán, trẻ em di cư không có người lớn đi kèm. Thêm vào đó là nạn gian tham hối lộ và buôn người hay các bạo lực thường gắn liền với các tổ chức ma túy và tội phạm, hằng năm khiến cho bao nhiêu người bị giết. Để thắng vượt các khó khăn đó cần phải có sự liên đới giữa các chính quyền vùng miền, quốc tế và các chiến thuật chung và kiên trì thực hiện, nhất là trong việc thăng tiến phẩm giá và các quyền con người.

Trong thánh lễ đồng tế với các Giám Mục và linh mục cử hành tại đền thánh Đức Bà Guadalupe, có sự tham dự đông đảo của các tu sĩ và giáo dân nam nữ, Đức Hồng Y Parolin mời gọi mọi người noi gương Mẹ Maria thưa lên hai tiếng xin vâng, cộng tác vào việc thực hiện chương trình tình yêu cứu độ của Thiên Chúa. Khi chạy đến với Mẹ Guadalupe chúng ta hãy đặt để dưới chân Mẹ các lời cầu xin cho gia đình, cho con cái, cho các vấn đề kinh tế xã hội, nhưng nhất là hãy xin Mẹ giúp chúng ta trung thành với Chúa Kitô, là kho tàng lớn nhất Mẹ ban cho chúng ta. Với Chúa Kitô trong tim chúng ta có thể đương đầu với cuộc sống thường ngày với các vui buồn của nó, có can đảm và sức mạnh không đáp trả sự dữ bằng sự dữ và không bao giờ nói dối. Với Mẹ Maria chúng ta cũng học được rằng loan báo Tin Mừng có nghĩa là cao rao các việc kỳ diệu của Chúa, loan báo và khám phá ra các hoa trái của ơn cứu độ với con tim được canh tân.

Đức Hồng Y cũng phó thác cho Đức Mẹ Bổn Mạng dân nước Mexico chương trình mục vụ của Giáo Hội Mexico thăng tiến hiệp nhất và hòa giải, đối thoại và cộng tác với mọi thành phần xã hội, dùng các giá trị và nguồn gốc kitô cho việc xây dựng một xã hội công bằng và liên đới hơn, một xã hội dựa trên nền văn minh gặp gỡ, triệt để tôn trọng sự sống con người và không mệt mỏi phát huy sự thông cảm giữa mọi người. Ngoài ra còn có dấn thân thăng tiến các quyền con ngừơi và điều kiện sống tốt đẹp hơn cho dân để họ không bị bó buộc bỏ nhà cửa đất đai để di cư kiếm tìm các điều kiện sống tốt hơn ở nơi khác (SD 15-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Cấy tủy, niềm hy vọng mới cho các em bị bệnh ung thư máu.

Cấy tủy, niềm hy vọng mới cho các em bị bệnh ung thư máu.

Phỏng vấn bác sĩ Alice Bertaina, chuyên viên nghiên cứu thuộc khu vực Ung thư máu của Nhà thương Chúa Giêsu Hai Đồng ở Roma

Ung thư là một trong các thứ bệnh khiến cho nhiều người chết nhất trên thế giới hiện nay. Bản tường trình Globocan do ”Ủy ban quốc tế nghiên cứu ung thư” của Liên HIệp Quốc công bố năm 2014 cho biết số người bị bệnh ung thư trên thế giới đã gia tăng 11% trong bốn năm qua với hơn 14 triệu trường hợp bị bệnh trong năm 2012. Trong cùng năm 2012 đã có 8,2 triệu người chết vì bệnh ung thư, trong đó có 4,2 triệu tuổi từ 30 tới 69. Và tình hình sẽ không tốt đẹp hơn trong hai mươi năm tới, vì người ta ước tình rằng số người bị bệnh ung thư trên thế giới sẽ gia tăng 75%, tức sẽ lên tới 25 triệu. Trên đây là vài dữ kiện báo động được phổ biến trong ”Ngày quốc tế chống bệnh ung thư” mùng 4 tháng 2 năm 2014.

Bản tường trình Globocan năm 2012 cho biết dựa trên các dữ kiện thu thập tại 184 quốc gia có 28 loại ung thư giết người. Đứng đầu là ung thư phổi với hơn 1,8 triệu người chết, tức chiếm 13% tổng số nạn nhân. Tiếp đến là ung thư vú nơi phụ nữ với 1,7 triệu người chết trong năm 2012, tức chiếm 11,9%, gia tăng 20% so với năm 2008. Và số phự nữ chết cũng gia tăng 14%, tức 522 ngàn người.

Ông David Forman, trưởng ban thông tin của Ủy ban quốc tế nghiên cứu ung thư, cho biết ung thư vú là hình thức phổ biến nhất, và là lý do thông thường nhất gây thiệt mạng nơi nữ giới, kể cả tại các quốc gia ít phát triển. Ung thư tử cung cũng là hình thức khiến cho hàng năm có 528 ngàn trường hợp mới, và là loại ung thư thứ bốn gây tử vong cho phụ nữ. Liên quan tới vùng địa lý có 70% các trường hợp xảy ra trong các nước đang trên đường phát triển, và chỉ nội Ấn Độ đã chiếm một phần năm.

Vẫn theo thống kê của bản tường trình Globocan, hằng năm tại Bắc Mỹ cứ mỗi 100 ngàn phự nữ có 6,6 người bị ung thư và 2,5 người bị chết. Trong khi tại miền nam sa mạc Sahara bên Phi châu cứ 100 ngàn phụ nữ thì có 34,8 người bị ung thư và 22,5 người bị bị chết, tức cao gấp 5 và gấp 9 lần so với Bắc Mỹ. Theo các chuyên viên số phụ nữ tại các nước nghèo chết vì ung thư vú và ung thư tử cung cao hơn các nước giầu vì kiểu sống khác nhau, và vì tại các nước nghèo ngành y tế thiếu các hệ thống và phương tiện y khoa tân tiến giúp chụp hình, soi rọi và thử nghiệm.

Trong số các lý do gây ra bệnh ung thư có sự kiện các loại thực phẩm không tươi bổ, bị ô nhiễm, hay chứa qúa nhiều hóa chất, ngay từ lúc bắt đầu chăn nuôi súc vật, chuẩn bị, đóng hộp bảo quản, cho tới khi tới bàn ăn của người tiêu thụ. Các thứ rau trái cũng theo cùng các tiến trình bị nhiễm độc như thế. Thêm vào đó là mọi thứ hóa chất sử dụng trong cuộc sống thường ngày đơn sơ như: thuốc giặt, thuốc tẩy, các chất để rửa đĩa bát vv… từ từ mỗi ngày một chút, cũng góp phần tạo ra bệnh ung thư.

Ngoài các loại khói xe, khói của đủ mọi thứ nhà máy kỹ nghệ, bụi bẩn, còn có khói thuốc lá cũng gây ung thư. Hiện nay trên thế giới có hơn 1 tỷ người hút mỗi năm 6 ngàn tỷ điếu thuốc. Tính trung bình mỗi người hút khoảng 6,5 kí lô thuốc mỗi năm, trung bình mỗi năm 1600 điếu. Từ năm 1970 tới nay số người hút thuốc tại các nước đang trên đường phát triển gia tăng 67%, nhưng cũng gia tăng tại các nước kỹ nghệ tân tiến. Trung quốc trở thành nước được các nhà sản xuất thuốc lá nhắm tới nhất, vì có tới 300 triệu người hút thuốc và hàng năm hút 1.889 tỷ điếu thuốc.

Theo tổ chức Sức Khỏe Thế Giới thuốc lá là lý do gây ra 20% trường hợp tử vong tại các nước phát triển. Nó là lý do gây ra 90-95% bệnh ung thư phổi, 80-85% bệnh cuống phổi kinh niên, và 20-25% các thứ bệnh tim mạch, hay bộ máy tuần hoàn. Mỗi năm trên thế giới có 3 triệu người chết vì khói thuốc. Từ 2 triệu năm 1995 số người chết vì hút thuốc tại các nước kỹ nghệ sẽ tăng lên 3 triệu trong năm 2025. Trong khi tại các nước đang trên đường phát triển từ 1 triệu trong năm 1995 sẽ tăng lên 7 triệu trong năm 2025. Lý do chết vì hút thuốc gồm 94% là ung thư phổi, 69% ung thư cuống họng và vòm họng, 18% các loại ung thư khác, 82% là vì các bệnh kinh niên của đường hô hấp, 31% vì bệnh suyễn, 34% các bệnh về bộ máy tuần hoàn, và 35% các loại bệnh khác.

Ông Christopher Wild, giám đốc Ủy ban quốc tế nghiên cừu ung thư của Liên hIệp Quốc nói: ”Số bệnh nhân ung thư gia tăng trên thế giới là một chướng ngại trầm trọng đối với sự phát triển và hạnh phúc của nhân loại. Các dữ kiện mới này gửi một tín hiệu mạnh mẽ liên quan tới mọi cộng đoàn và mọi quốc gia trên thế giới, không trừ ai”. Thật thế Bản tường trình Globocan năm 2014 xác nhận sự không đồng đều trong việc chữa trị và kiểm soát bênh ung thư tại nhiều nước khác nhau trên thế giới. Số người chết vì bệnh ung thư đang gia tăng cách đáng ngạc nhiên giữa các nước nghèo nhất. Một cách đặc biệt số người sẽ chết vì bệnh ung thư trong năm 2025 gia tăng 80%

Trong số các thứ bệnh ung thứ cũng có bệnh ung thư máu, và có nhiều trẻ em bị bệnh này. Nhưng với phương pháp cấy tủy mới, người ta hy vọng số tử vong sẽ giảm trong tương lai.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bải phỏng vấn nữ bác sĩ Alice Bertaina, chuyên viên nghiên cứu thuộc khu vực Ung thư máu của Nhà thương Chúa Giêsu Hài Đồng ở Roma.

Hỏi: Thưa bác sĩ Alice, các bác sĩ nhà thương Chúa Hài Đồng Giêsu ở Roma trong đó có bác sĩ, đã khám phá ra một phương cách cấy tủy mới, bằng cách lấy tủy của cha mẹ và lèo lái tế bào để cho nó hợp với tủy của đứa con và cấy cho đứa con bị bệnh ung thứ máu. Đây là niềm hy vọng mới cho các trẻ em bị bệnh có đúng thế không?

Đáp: Vâng, với kiểu lèo lái tế bào này, từ nay trở đi có thể dùng các tế bào tủy gốc của cha hay mẹ và cũng đạt được các kết qủa y như khi người ta dùng các tế bào gốc của một người anh em hay của một người hiến tủy phù hợp với người nhận. Kỹ thuật này không dự kiến lấy tủy, mà chỉ hứng lấy máu trong mạch ngoại biên, chẳng hạn như của mạch máu cánh tay, và làm việc trên các tế bào trong phòng thí nghiệm. Chỉ có các tế bào xấu là bị loại trừ, nghĩa là các tế bào có thể tấn công cơ phận của người nhận, trong khi các tế bào tốt đều được giữ lại để cấy vào tủy người nhận, tức các tân tế bào tặng che chở người bệnh khỏi các nhiễm trùng, liên quan tới các bệnh ung thư không nặng, và cả đối với các bệnh ung thư máu tái phát nữa.

Hỏi: Có nhiều bệnh nhân ung thư máu không tìm ra người cho tủy phù hợp, và khả thể hai anh em phù hợp với nhau chỉ được 25 phần trăm các trường hợp thôi, có phải thế không thưa bác sĩ?

Đáp: Giá trị và tầm quan trọng của phương pháp mới này là chính nơi khả thể trao ban một cơ may cho người không có may mắn có được người cống hiến tế bào thích hợp trong gia đình. Vì chỉ có 25% trường hợp là có người thân trong gia đình có tế bào thích hợp mà thôi. Hay không thể tìm ra người cho thích hợp trên danh sách các người hiến tủy xương hay máu lấy từ nhau. Mặc dù tinh thần liên đới rất cao của những người hiến tủy xương và của các bà mẹ hiến cuống rốn của con họ khi chúng sinh ra, vẫn còn có một số đông khoảng 30-40% các bệnh nhân ung thư máu không tìm ra các người cho thích hợp. Chính vì thế trong các năm qua chúng tôi đã tập trung cố gắng nơi việc đưa ra một phương pháp mới cho phép sử dụng các tế bào gốc của cha hay của mẹ bệnh nhân.

Hỏi: Kỹ thuật này đã được thử nghiệm trên 23 trẻ em. Nó đã đạt được các kết qủa nào, thưa bác sĩ?

Đáp: Nghiên cửu này liên quan tới việc cấy tủy cho 23 trẻ em bi bệnh ung thư máu nhẹ, nghĩa là các trẻ em bị ung thư máu vì hồng huyết cầu bị suy yếu và hủy diệt, hệ miễn nhiễm bị thiếu hụt trầm trọng, hay giảm hồng huyết cầu di truyền thiếu chất đạm sửa chữa yếu tố di truyền DNA. Số trẻ em khỏi bệnh sống sót đạt 90%, nghĩa là số phần trăm khỏi bệnh rất cao so với việc cấy tế bào cúa một người anh em hiến tủy trong cùng một gia đình.

Hỏi: Như thế trẻ em bị bất cứ loại ung thư máu nào cũng có thể chữa trị với phương pháp mới này, chứ không phải chỉ có trường hợp hệ thống miễn nhiễm bị thiếu hụt thôi, có phải thế không thưa bác sĩ?

Đáp: Chúng tôi cũng đã thử nghiệm cùng kỹ thuật này cho các loại ung thư máu trên 70 trẻ em, và các kết qủa đạt được đã thật đặc biệt. Bởi vì trong trường hợp này khả thể lành bệnh lến tới 80%. Nghĩa là rất cao, nếu chúng ta nói tới các trẻ em bị ung thư máu nặng.

Hỏi: Đây là bằng chứng cho thấy việc đầu tư vào lãnh vực này thật đáng công, có đúng thế không thưa bác sĩ Alice?

Đáp: Vâng tuyết đối đúng rồi. Tôi cũng xin nhấn mạnh rằng đây là một nghiên cứu phần lớn đã được tài trợ bởi ”Hiệp hội nghiên cứu Italia chống ung thư”, nghĩa là nhờ tình liên đới của tất cả mọi người dân Italia đã đóng góp cho tổ chức để tổ chức trợ gúp tài chánh cho công trình nghiên cừu của chúng tôi đạt các kết qủa tốt đẹp.

(RG 7-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Allô? Tôi là Phanxicô đây”: một cuốn sách trình bầy đặc sủng truyền thông của Đức Thánh Cha Phanxicô

Allô? Tôi là Phanxicô đây”: một cuốn sách trình bầy đặc sủng truyền thông của Đức Thánh Cha Phanxicô

”Allô? Tôi là Phanxicô đây”. Đó là tựa đề cuốn sách trình bầy kiểu truyền thông cách mạng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong gần một năm rưỡi giữ chức vụ Chủ Chăn Giáo Hội hoàn vũ. Cuốn sách duyệt qua các kiểu truyền thông Đức Thánh Cha Phanxicô dùng: từ các cú điện thoại trực tiếp cho tới các sứ điệp ngắn phóng lên mạng Tweeter, từ các bài giảng thánh lễ cử hành mỗi sáng trong nguyện đường Nhà trọ thánh Marta cho tới các bài huấn dụ trong các buổi tiếp kiến ngày thứ tư hàng tuần hay đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật với tín hữu và du khách hành hương, cũng như các diễn văn và bài giảng trong các chuyến công du và viếng thăm mục vụ trong và ngoài nước Italia. Chính kiểu truyền thông của Đức Thánh Cha lôi cuốn tín hữu tuốn về Roma, đạt con số kỷ lục vượt cả thời Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.

Sự kiện Đức Thánh Cha Phanxicô là một nhà truyền thông qua các lời nói, cử chỉ của ngài là điều ai cũng nhận ra ngay trong những lần xuất hiện đầu tiên sau khi ngài được Hồng Y Đoàn bầu làm Chủ Chăn Giáo Hội hoàn vũ. Sự đơn sơ, không trịnh trọng quan cách ngay trong thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y cho chúng ta thấy điều đó. Sau Phúc Âm ngài đứng giảng như một cha sở, chứ không ngồi như các Giáo Hoàng thường làm. Tiếp đến sau thánh lễ thay vì ngồi trên ngai, ngài đứng bắt tay các Hồng Y và nhận sự vâng phục của các vị. Đến lượt Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sài Gòn, khi nghe Đức Hồng Y tự giới thiệu ngài nói ngay ”Giáo Hội Việt Nam tử đạo”, rồi khiêm nhường cúi xuống hôn tay và nhẫn Đức Hồng Y, qua đó ngài hôn Giáo Hội tử đạo Việt Nam. Ngài cũng làm như thế đối với Đức Hồng Y Hồng Kông.

Từ khi làm Giáo Hoàng Đức Phanxicô ở lại trong nhà trọ thánh Marta chứ không ở trong Dinh Tông Tòa. Sáng nào ngài cũng dâng thánh lễ có các linh mục đồng tế và tín hữu tham dự, và giảng sau Phúc Âm. Các bài giảng của ngài đơn sơ, ngắn gọn, nhưng rất cụ thể, dễ hiểu và không kém phần sâu sắc.

Ước muốn gần gũi và tiếp xúc trực tiếp với dân chúng khiến cho Đức Thánh Cha Phanxicô từ chối dùng xe díp bọc kính chắn đạn trong các chuyến công du và trong các buổi tiếp kiến chung. Mỗi khi bắt đầu buổi tiếp kiến hay học Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật ngài luôn nói: ”Chào anh chị em” đơn sơ như người thân hay bạn bè chào nhau. Buổi tiếp kiến sáng thứ tư hàng tuần chính thức bắt đầu lúc 10 giờ 30, nhưng Đức Phanxicô bao giờ cũng ra quảng trường trước 45 phút để chào dân chúng, hôn các trẻ em, vuốt ve, xoa đầu các em, bắt tay tín hữu. Đôi khi gặp các cụ già bổn đạo cũ của ngài tại Buenos Aires réo gọi, ngài nhận ra họ và bảo tài xế dừng xe díp để ngài xuống ôm hôn và nói chuyện với các cụ. Cũng thường xảy ra là các nhóm trẻ réo gọi và ngài xuống bắt tay hỏi chuyện các em.

Khi lên tới khán đài Đức Phanxicô bao giờ cũng bắt tay chào các Đức ông và linh mục thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh có nhiệm vụ giới thiệu các nhòm hành hương, tóm tắt bài huấn dụ và dịch lời chào của ngài bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Huấn dụ thường chỉ dài 10 phút và kể cả các lời tóm tắt và lời chào nữa, tổng cộng là 30 phút. Nhưng sau khi ban phép lành cho mọi người Đức Thánh Cha còn đứng chào các Hồng Y, Giám Mục, linh mục, nhân viên ngoại giao đoàn và khách, có khi cả trăm người. Tiếp đến ngài chào và nói chuyện với tín hữu đứng hai bên khán đài, rồi tới phiên các cặp vợ chồng mới cưới. Khi có đông người bệnh và tàn tật ngồi trên xe lăn, Đức Thánh Cha dành giờ để chào, hôn, vuốt ve và nói chuyện với họ có khi cả giờ đồng hồ. Trong những ngày hè nóng nực, các bệnh nhân và người tàn tật được tụ tập trong đại thính đường Phaolô VI. Đức Thánh Cha đến chào và ban phép lành cho họ trước khi ra quảng trường chào tín hữu và chủ sự buổi tiếp kiến chung.

Mỗi một buổi tiếp kiến chung đều vui như lễ hội, các trẻ em và học sinh la hét và không ngớt réo gọi tên Đức Thánh Cha. Hàng chục trẻ em, có em mới mấy tháng, được các cận vệ bế lên cho Đức Thánh Cha hôn, chúc lành và vuốt ve, xoa đầu các em, khiến cho các bà mẹ rất vui sướng. Thỉnh thoảng có em nhát, sợ qúa khóc thét lên, nhưng cũng có em cứ ôm lấy cổ và nắm áo Đức Thánh Cha và không muốn rời nữa. Một đôi khi có em dạn hơn vượt rào cản chạy lên xe díp của Đức Thánh Cha ôm chân ngài và xin ngồi trên ghế của ngài. Đức Thánh Cha mỉm cười cho phép và nói chuyện với em. Trong các buổi tiếp kiến tín hữu thường tặng ”mũ calốt” trắng cho Đức Thánh Cha. Thời gian ban đầu ngài lấy mũ mới đội ngay và cho họ cái mũ của ngài để làm kỷ niệm. Sau này có lẽ có cái không vừa, nên ngài chỉ lấy mũ giáo dân muốn tặng đội lên đầu rồi trả lại cho họ. Tín hữu cũng tặng khăn, tặng áo thun Đức Thánh Cha. Và cũng có người đưa nước ngọt cho ngài uống. Ngài đơn sơ cầm uống ngay. Chính cung cách yêu thương, giản dị, đơn sơ, không kiểu cách này đã lôi kéo tín hữu và du khách năm châu tuốn về Roma để gặp gỡ vị Chủ Chăn Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ. Nó chúng minh cho đặc sủng truyền thông của Đức Phanxicô.

Sau đây chúng tôi xin gửi gới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Massimo Enrico Milone, tác giả cuốn sách nói trên và là người phụ trách đài phát thánh Rai Vatican.

Hỏi: Thưa ông Milone, cuốn sách trên đây của ông có dạng thái như thế nào?

Đáp: Nó là một loại ghi chép nhật ký dọc dài một năm các suy tư mà Đức Thánh Cha Phanxicô muốn hiến tặng cho các nhân viên truyền thông xã hội, và ngài đã muốn làm liên quan tới lãnh vực truyền thông. Hầu như nó là một loại Thông điệp về truyền thông xã hội. Ngay sau Mật nghị Hồng Y bầu Giáo Hoàng, Đức Phanxicô đã xin kể lại sự thật, lòng tốt và vẻ đẹp. Sự cách mạng này của tinh thần, cuộc cách mạng của một Giáo Hội, cống hiến đề nghị cách mạng của Tin Mừng, hai ngàn năm sau, trong chìa khóa tân tiến của sự đồng hành với tín hữu và những người không tin. Từ chuyến công du đầu tiên sang Rio de Janeiro cho tới bài phỏng vấn dành cho nguyệt san Văn Minh Kitô, cho tới cuộc nói chuyuện với ông Scalfari, các cuộc điện thoại, các tư tưởng đưa lên mạng Tweeter, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đi qua đi lại và thăm lại tất cả các khoản luật của việc truyền thông tấn tiến,

Hỏi: Từ các cuộc nói chuyện bằng điện thoại cho tới các tư tưởng của ngài, từ các bài giảng cho tới các chuyến công du quốc tế, kiểu truyền thông của Đức Thánh Cha Phanxicô di chuyển từ cá nhân sang tập thể, và đây là điều khiến cho người ta rất thích. Có thể nói tới Đức Thánh Cha Phanxicô như một trong những nhà truyền thông lớn nhất thế kỷ XX không thưa ông?

Đáp: Chắc chắn là có thể rồi. Đức Phanxicô là một trong những nhà truyền thông lớn nhất. Không phải là tôi nói đâu, nhưng là chính các nhà bình luận và các người chuyên đưa ra các ý kiến trên toàn thế giới đã nêu bật như vậy. Chỉ cần nhớ rằng năm 2013 khi tờ Thời báo Times đã bình chọn ngài là nhân vật số một của thế giới, hay khi hình Đức Phanxicô được đăng tải trên trang bìa của nguyệt san nhạc rock Rolling Stones. Tất cả các giới truyền thông quốc tế đều đã thừa nhận đặc sủng này của ngài: một vị Giáo Hoàng cô đọng, luôn luôn nhắm vào trái tim con người và đương nhiên nhắm vào trái tim của đề nghị kitô.

Hỏi: Khả năng truyền thông này của Đức Giáo Hoàng phản ảnh trên tín hữu công giáo và không công giáo như thế nào thưa ông?

Đáp: Trước hết đó đã là một cú roi quất vào thế giới công giáo có lẽ đang ngủ gà ngủ gật hơn là ngủ say. Và nó cũng là một cú đánh đối với những tín hữu không công giáo và những người không tin, và chắc cũng là một khả thể của một cuộc gặp gỡ nữa. Đức Thánh Cha Phanxicô đồng hành với chúng ta hằng ngày dọc dài các con đường của một cuộc tìm kiếm. dối với các người không công giáo đó là khả thể của một cánh cửa rộng mở. Sự dễ dàng gặp gỡ đã là một chìa khóa chiến thắng và cũng vì thế nó là cách mạng.

Hỏi: Đâu là sứ điệp và cử chỉ của Đức Thánh Cha Phanxicô đã đánh động ông nhất trên bình diện sự hữu hiệu của việc truyền thông?

Đáp: Đó là cuộc họp báo trong đó Đức Thánh Cha trả lời tất cả mọi vấn đề mà không dấu điếm bất cứ gì trên máy bay trở về Roma sau các ngày tuyệt diệu tại Rio de Janeiro. Tuy mệt, nhưng ngài đã trả lời mọi câu hỏi của các nhà báo liên quan tới các vấn đề nội bộ của Giáo Hội, tương quan với xã hội, con người của ngài, và lý do tại sao của một vài lựa chọn. Cuộc họp báo trả lời 360 độ đó của Đức Thánh Cha mà không có lưới an toàn, không có bất cứ lưới an toàn nào, được quay phim và thu băng trực tiếp, đã là nền tảng mạnh mẽ triều đại Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, và đó là điều chúng ta đã trông thấy trong các tháng qua.

(RG 6-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐỨC THƯỢNG PHỤ CANĐÊ LOUIS RAPHAEL I SAKO KÊU GỌI CÁC DÂN BIỂU IRAQ NGHĨ TỚI TƯƠNG LAI ĐẤT NƯỚC

ĐỨC THƯỢNG PHỤ CANĐÊ LOUIS RAPHAEL I SAKO KÊU GỌI CÁC DÂN BIỂU IRAK NGHĨ TỚI TƯƠNG LAI ĐẤT NƯỚC

BAGHDAD: Ngày 15 tháng 7 vừa qua Đức Cha Louis Rapharel I Sako, thượng phụ công giáo Canđê đã thiết tha kêu gọi các dân biểu Quốc Hội Iraq mau chóng thành lập tân chính phủ để tránh cho đất nước khọi rơi vào cảnh hỗn loạn.

Trong thư ngỏ gửi các dân biểu quốc hội Đức Cha Sako khẳng định: cho tới nay các cuộc họp của Quốc hội nhằm thành lập một tân chính quyền đã không đi tới đâu. Xin qúy vị và các đảng phái chính trị toàn nước biết cho rằng đất nước Iraq đang rơi vào cảnh hỗn loạn, vì thế không đựơc mất thì giờ. Hợp tiếng nói khiêm tốn của tôi với tiếng nói của các vị lãnh đạo Hồi Sciít và Sunnít tôi xin qũy vị nhanh chóng bầu ba vị lãnh đạo để tránh cho đất nước khỏi rơi vào tình trạng vô chính phú, hỗn loạn và phân hóa.

Đức Thượng phụ Sako cũng đề nghị các dân biểu đọc một lời kinh đơn sơ ngài đã soạn trước các cuộc họp. Lời kinh viết: ”Lạy Chúa, xin trợ giúp chúng con, để chúng con có thể đổi thoại với nhau và hiểu biết nhau, xa lánh mọi hẹp hòi và óc bè phái. Lạy Chúa, xin giúp chúng con phổ biến hòa bình và an ninh cho dân tộc chúng con, như thế đất nước Irak có thể chiến thắng ra khỏi mọi vấn đề của mình. Amen”

Mặt khác các giới lãnh đạo tôn giáo Iraq cũng đã yêu cầu Liên Hiệp Âu châu giúp chấm dứt nội chiến gây nguy cơ cho tương lai đất nước Iraq và các tôn giáo thiểu số. Trước tình hình nghiêm trọng tại Iraq Hội đồng Trợ giúp các giáo hội đau khổ đã mời vài vị lãnh đạo của Giáo Hội địa phương tới Bruxelles để gặp gỡ ông Herman van Rompuy, Chủ tịch Hội đồng âu châu và giới lãnh đạo Liên HIệp Âu châu. Sáng kiến này nằm trong chương trình cộng tác giữa Tổ chức Trợ giúp các giáo hội đau khổ và Liên Hiệp Âu châu tạo sự gặp gỡ giữa các vị lãnh đạo chính trị âu châu với các chứng nhân của các Giáo Hội đang gặp khó khăn như Pakistan, Ai Cập, Syria, và Cộng hòa Trung Phi.

Đức Thượng phụ Louis Sako cho biết thiểu số kitô tại Iraq hiên nay rất suy yếu. Nếu không có một giải pháp hòa bình cho Irak, thì sẽ chỉ còn một sự hiện diện kitô biểu tượng. Và điều này sẽ là sự kết thúc lịch sử Giáo Hội tại Iraq. Đức cha Sako cũng cho biết từ sau cuộc xấm chiếm của lực lượng ISIL, rất nhiều kitô hữu và cả các tín hữu hồi đã bỏ nhà cửa ruộng vườn trong tay các dân quân hồi thánh chiến, và đến trú ngụ trong các cơ cấu của Giáo Hôi hay trong các gia đình kitô ở các làng bên cạnh. Giáo Hội trợ giúp mọi người không phân biệt ai. Tuy là một thiểu số sống sót sau các năm bạo lưc và bách hại có hệ thống, nhưng Giáo Hội có thể góp phần làm trung gian trong cuộc xung đột và tạp thuận tiện cho các liên lạc với cộng đồng quốc tế (ZENIT 15-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

SỰ KIỆN PHỤ NỮ ANH GIÁO LÀM GIÁM MỤC LÀ CHƯỚNG NGẠI MỚI CHO NÕ LỰC ĐẠI KẾT

SỰ KIỆN PHỤ NỮ ANH GIÁO LÀM GIÁM MỤC LÀ CHƯỚNG NGẠI MỚI CHO NÕ LỰC ĐẠI KẾT

YORK: Sự kiện Tổng công nghị Anh giáo chấp thuận cho nữ giới làm Giám Mục tạo thêm một chướng ngại mới trên con đường tiến vế hiệp nhất giữa Anh giáo và Công giáo.

Đức Cha Bernard Longley, Tổng Giám Mục Bermingham, kiêm chủ tịch Ủy ban đối thoại và hiệp nhất của Hội Đồng Giám Mục Anh quốc, đã khẳng định như trên trong một thông cáo công bố ngày 15 tháng 7 vừa qua. Tuy nhiên, Đức Cha cho biết Giáo Hội công giáo sẽ tiếp tục dấn thân trong cuộc đối thoaị đại kết đễ tìm hiểu biết lẫn nhau sâu xa hơn, và cộng tác với nhau trong những lãnh vực có thể. Đức Cha ghi nhân các tiến bộ đã có được trong các thập niên qua giữa hai Giáo Hội, kể từ sau Công Đồng Chung Vaticăng II và tình bạn phát riển giữa hai cộng đoàn.

Trong những ngày vừa qua Giáo Hội Anh giáo đã nhóm Tổng công nghị tại York và đã chấp thuận phong chức Giám Mục cho các nữ mục sư. Vấn đề này đã được thảo luận từ nhiều năm qua và đã bị bác bỏ năm 2012, nhưng nay đã được hai phần ba các thành viên Tổng công nghị gồm các Giám mục, mục sư và giáo dân chấp nhận.

Sư kiện nữ giới làm Giám Mục Anh giáo đã có từ lâu tại nhiều nước khác như Hoa Kỳ và Australia, nhưng tại Anh quốc thì vẫn còn lưỡng lự, mặc dù Anh giáo đã chấp nhận cho nữ giới làm linh mục năm 1994. Tình trạng này cũng tạo căng thẳng với các Giáo Hội Anh giáo Phi châu nhất quyết không chấp nhận nữ giới làm Giám Mục (SD 15-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHILIPPINE CÔNG BỐ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN MỤC VỤ VỀ CÁCH THỨC ÁP DỤNG LUẬT VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN.

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHILIPPINE CÔNG BỐ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN MỤC VỤ VỀ CÁCH THỨC ÁP DỤNG LUẬT VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN.

MANILLA: Hội Đồng Giám Mục Philippinbe vừa công bố một tài liệu hướng dẫn mục vụ chi tiết để giúp các tín hữu công giáo thấu hiểu cách thức áp dụng luật mới về sức khỏe sinh sản, đã được Tối Cao Pháp viện nước này nhìn nhận tính chất hợp hiến ngày 8-4 vừa qua.

Hội Đồng Giám Mục Philippine vừa kết thúc khóa họp khoáng đại trong những ngày này. Tài liệu về sức khỏe sinh sản bị Giáo Hội mạnh mẽ chống đối và đã được thảo luận trong vòng 16 năm dài trước khi chính thức trở thành luật, đề ra các phương thế kế hoạch hóa gia đình nhân tạo như thuốc ngừa thai trong các chương trình sức khỏe công cộng, với mục đích giảm đà gia tăng dân số. Tuy nhiên, khi nhìn nhận tính chất hợp hiến của luật về sức khỏe sinh sản, Tối Cao Pháp Viện Phi cũng công nhận quyền phản kháng lương tâm của các bác sĩ hay các bệnh viện tư. Chính vì thế, các Giám Mục Phi đã soạn thảo và công bố tài liệu nói trên để hướng dẫn các nhân viên làm việc trong các cơ cấu y tế công cũng như tư trong việc bảo vệ lương tâm của mình.

Trước hết bản chỉ dẫn của các Giám Mục Phi nhấn mạnh là Tối Cao pháp viện Phi tái xác nhận là phá thai và các loại thuốc trụy thai bị cấm trong luật sức khỏe sinh sản, vì ”quyền được sống dựa trên luật tự nhiên, vượt quá và đi trước mọi thẩm quyền hay luật lệ của con người. Vì thế, các Giám Mục Phi yêu cầu chính quyền kiểm soát chặt chẽ và đánh giá đúng đắn các loại thuốc ngừa thai, cả những loại thuốc đã có mặt trên thị trường từ lâu, làm sao để biết chắc là các loại thuốc đó không phải là thuốc phá thai. Mặt khác, các nhân viên y tế có thể từ chối không cung cấp thông tin về ngừa thai mà không bị kỳ thị vì lý do lương tâm. Đối với các biện pháp ngừa thai không thể tái phục hồi như cắt ống dẫn tinh hay dẫn trứng, cần phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng thay vì chỉ một mình đương sự mà thôi. Về mặt giáo dục tính dục, các Giám Mục Phi khẳng định rằng các trường học công giáo không bị lệ thuộc quyết định phải quảng bá luật sức khỏe sinh sản, nhưng phải chuẩn bị cho người trẻ biết làm cha làm mẹ có trách nhiệm. Cuối cùng Hôi Đồng Giám Mục Phi mời gọi các giáo phận trong nước tổ chức các cuộc hội thảo đào sâu luật này, hầu giúp các nhân viên y tế hiểu thấu văn bản án lệnh của tối cao pháp viện về luật sức khỏe sinh sản. (SD 14-7-2014)

Mai Anh – Vatican Radio

SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA GỬI NGÀY HỘI NGHỊ VỀ DI CƯ BÊN MEXICO

SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA GỬI NGÀY HỘI NGHỊ VỀ DI CƯ BÊN MEXICO

VATICAN: Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tìm ra các hình thức di cư hợp pháp có an ninh mới, giúp thăng tiến nền văn hóa gặp gỡ và đương đầu với hiện tượng di cư trên thế giới.

Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp gửi hội nghị về di cư do chính quyền Mêhicô tổ chức khai diễn ngày 14-7-2014 tại thành phố Mêhicô. Tham dự hội nghị có Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh, nhiều giới chức đạo đời gồm cả các Giám Mục, linh mục, tu sĩ và các thiện nguyện viên nam nữ làm việc cho người di cư và tị nạn.

Trong sứ điệp Đức Thánh Cha khẳng định rằng việc toàn cầu hóa là một hiện tượng gọi hỏi chúng ta liên quan tới nhiều thách đố mới, trong đó có phong trào di cư. Mặc dù di cư là sự kiện xảy ra trong hầu hết mọi đại lục và các quốc gia trên thế giới, nó vẫn bị coi như một tình trạng cấp bách hay một sự kiện lâu lâu mới xảy ra một lần. Di cư là một hiện tượng đem theo nhiều hứa hẹn lớn, nhưng người di cư vẫn bị kỳ thị và bài trừ, trong khi họ đã đau khổ vì bị cưỡng bách ra đi, và thường khi họ bị bó buộc phải rời xa gia đình người thân và chết cách thê thảm trên đường di cư. Chúng ta tất cả cần phải thay đổi thái độ đối với người di cư tỵ nạn: từ thế thủ và sợ hãi, thờ ơ hay gạt bỏ là thái độ của ”nền văn hóa gạt bỏ” đổi sang thái độ cởi mở, quảng đại tiếp đón của ”nền văn hóa gặp gỡ”, là nền văn hóa duy nhất giúp xây dựng một thế giới công bằng, huynh đệ và tốt đẹp hơn.

Đức Thánh Cha đã đặc biệt mời gọi lưu ý tới hàng ngàn trẻ em di cư không có cha mẹ và người lớn đi kèm để thoát cảnh nghèo đói và bạo lực. Các em đến từ các nước Trung Mỹ Latinh và tìm sang Hoa Kỳ qua ngã biên giới Mêhicô. Cần phải có các cơ cấu tiếp đón và che chở các em. Nhưng cũng cần có các đường lối chính trị thông tin tức chính xác về các nguy hiểm người di cư có thể gặp phải, và nhất là thăng tiến phát triển tại các quốc gia gốc, để người dân có cuộc sống xứng đáng, khỏi phải di cư. Điều này chỉ có thể thực hiện, nếu có các hình thức mới của việc di cư hợp pháp và an ninh.

Phát biểu trong hội nghị, Đức Hồng Y Parolin tái khẳng định phẩm giá và các quyền con người trong đó có quyền tự do tôn giáo, mà mọi quốc gia cần thăng tiến và tôn trọng. Các ý niệm này là kết qủa đóng góp lớn của Kitô giáo cho nhân loại khi rao giảng tình yêu thương huynh đệ đại đồng. Trong số các lý do gây ra nạn di cư có việc vi phạm các quyền căn bản của con người, chiến tranh, bạo lực, bất công, đàn áp, nghèo đói và bần cùng. Bước vào thế kỷ XXI rồi mà thế giới ngày nay vần còn có biết bao nhiêu bạo lực chính trị, kinh tế và xã hội, khiến cho con người phải sống trong nghèo đói, bị hạ nhục xúc phạm đến phẩm giá của họ, và đôi khi bị tra tấn hành hạ, bị khai thác bóc lột phải làm việc như nô lệ, bị lạm dụng tính dục, hay rơi vào tay các tổ chức tội phạm và chết trong sự thờ ơ của nhiều người… Tất cả mọi người và mọi dân nước đều có bổn phận góp phần làm cho thế giới này trở nên tốt lành hơn. Giáo Hội Công Giáo tại Mêhicô đã đưa ra rất nhiều sáng kiến nhắm tiếp đón các anh chị em di cư ty nạn để giúp họ có cuộc sống mới an bình và hạnh phúc hơn. Tuy nhiên các tổ chức quốc tế và các chính quyền phải phối hợp với nhau để đưa ra các giải pháp hữu hiệu trên bình diện vùng miền cho vấn đề di cư tỵ nạn, làm sao để phẩm giá vá các quyền của họ được tôn trọng và bảo đảm hơn (SD 14-7-2014).
 

Linh Tiến Khải – Vatican Radio
 

CHIẾN TRANH BẠO LỰC CHỈ GÂY THÊM CHẾT CHÓC, TÀN PHÁ VÀ HẬN THÙ

CHIẾN TRANH BẠO LỰC CHỈ GÂY THÊM CHẾT CHÓC, TÀN PHÁ VÀ HẬN THÙ

GIÊRUSALEM: Chiến tranh và bạo lực leo thang chỉ gây thêm chết chóc, tàn phá, mất tin tưởng và thù hận giữa người Israel và người Palestine.

Đức Cha William Shomali, Giám Muc phụ tá Giêrusalem đã khẳng định như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình Ý ngữ đài Vaticăng ngày 14-7-2014. Như đã biết trong các ngày qua chiến tranh đã leo thang sau vụ ba nữ sinh Do thái và một thiếu niên Palestin bị bắt cóc và bị sát hại.

Tổ chức OXFAM cho biết tính tới nay không lực Israel đã thi hành 2144 phi vụ bỏ bom và oanh kích vùng Gaza khiến cho gần 200 người thiệt mạng, 1200 người bị thương và hơn 30 ngàn người phải di tản. Phía Hamas đã bắn 1103 hỏa tiễn sang các thành phố và làng mạc của Israel, kể cả Giêrusalem, Tel Aviv và Khaipha, khiến cho 22 người bị thương. Tuy nhiên tình hình chiến cuộc liên lụy với 395 ngàn dân và 18 thành phố và làng mạc Palestine.

Hiện nay tổ chức nhân đạo OXFAM đang chở phẩm vật cứu trợ tới cho 3000 gia đình chạy trốn bom đạn. Người dân miền bắc Gaza bồng bế nhau tới trại tỵ nạn Jabaliya ẩn trú trong các trường học của Liên Hiệp Quốc để tránh bom đạn. Cha sở giáo xứ Gaza đã công bố thư cho biết tình hình vô cùng thê thảm. Trong số các người chết có nhiều trẻ em, phụ nữ và người trẻ. Số người chết và bị thương gia tăng mỗi ngày. Các trẻ em bị chấn thương tâm lý và tinh thần trầm trọng.

Trên bình diện quốc tế ngày 14-7-2014 đại điện của các nước Hoa Kỳ, Anh quốc, Đức và Pháp đã nhóm họp tại Vienne để thảo luận về một cuộc ngưmg chiến. Đề nghị của Ai Cập sẵn sàng làm trung gian hòa đàm giữa Israel và Palestine đã bị nhóm Hamas cương quyết khước tứ.

Đức Cha Shomali cho biết các Giám Mục sẽ đi thăm dân chúng vùng Gaza và đem phẩm vật cứu trợ cho dân chúng. Đức Cha cũng cho biết nước A rập Sauđi sẵn sàng gửi đồ cứu trợ tới dân nghèo và Hồng Thập Tự Gaza (SD 14-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio
 

KHÔNG CHẤP NHẬN CHÍNH TRỊ LOẠI BỎ

KHÔNG CHẤP NHẬN CHÍNH TRỊ LOẠI BỎ

VATICAN: Cần phải đem con người trở lại trung tâm của xã hội, tư tưởng và suy tư, để đừng rơi vào chủ thuyết giản lược nhân chủng học.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên sau bữa ăn trưa với các tham dự viên ngày hội học về ”nền kinh tế bao gồm” do Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình cùng tổ chức với Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong nội thành Vaticăng ngày thứ bẩy 12-7-2014. Tham dự ngày hội học đã có 70 chuyên viên thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Ban trưa các tham dự viên đã dùng bữa với Đức Thánh Cha trong nhà trọ Thánh Marta.

Lấy lại hình ảnh của nho sau khi được chưng cất trở thành rượu mạnh Grappa, Đức Thánh Cha cảnh báo nguy cơ con người đánh mất đi bản chất là người đích thực của mình, vì bị biến thành một dụng cụ. Trở thành một dụng cụ của hệ thống xã hội, kinh tế, một hệ thống trong đó thống trị các mất quân bình cuộc sống. Khi con người mất đi nhân tính, thì cái gì chờ đợi chúng ta? Xảy ra điều mà tôi gọi là một đường lối chính trị, một xã hội học, một thái độ của sự loại bỏ. Người ta loại bỏ cái không cần cho điều này, bởi vì con người không còn ở trung tâm nữa… Người ta loại bỏ trẻ em, bởi vì mức sinh – ít nhất tại Âu châu – thì chúng ta tất cả đều biết rồi. Người ta loại bỏ người già, vì họ không dùng được nữa. Và bây giờ người ta loại bỏ cả một thế hệ người trẻ, và đây là điều vô cùng nghiêm trọng: tôi trông thấy con số 75 triệu người trẻ thất nghiệp, dưới 25 tuổi. Họ là các người trẻ không được học hành và không có công ăn việc làm. Họ không được học hành vì không có khả thể, họ không làm việc vì không có việc. Đó là một gạt bỏ khác. Gạt bỏ tới sẽ là cái gì? Xin cám ơn sự đóng góp của qúy vị cho nỗ lực đưa con người trở lại trung tâm của cuộc sống. Con người là vua của vũ trụ. Đây không phải là thần học và triết lý, mà là một thực tại nhân bản (SD 13-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Đức Thánh Cha tái kêu gọi cầu nguyện và hoạt động cho hòa bình tại Thánh Địa

Đức Thánh Cha tái kêu gọi cầu nguyện và hoạt động cho hòa bình tại Thánh Địa

Trong buổi đọc Kin Truyền Tin với tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật hôm qua Đức Thánh Cha Phanxicô đã lại mời gọi mọi người cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa, Ngài khích lệ các giới chức chính trị làm mọi cố gắng có thể để đem lại hòa bình cho dân chúng vùng này. Đức Thánh Cha nói:

”Dưới ánh sáng của các biến cố thê thảm xảy ra trong các ngày vừa qua, tôi tha thiết kêu gọi tất cả mọi người tiếp tục khấn khoản cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa. Tôi còn trong ký ức kỷ niệm sống động của cuộc gặp gỡ ngày mùng 8 tháng 6 vừa qua với Đức Thượng Phụ Bartolomaios, tổng thống Peres và tổng thống Abbas, và cùng với các vị chúng ta đã khẩn nài ơn hòa bình và lắng nghe lời mời gọi bẻ gẫy vòng xoáy của thù hận và bạo lực. Có người có thể nghĩ rằng cuộc gặp gỡ ấy vô ích. Trái lại không, bởi vì lời cầu nguyện giúp chúng ta không để cho sự dữ chiến thắng, cũng không chịu trận để cho bạo lực và oán thù thắng trên đối thoại và hòa giải. Tôi khích lệ tất cả những ai có trách nhiệm chính trị trên bình diện địa phương và quốc tế đừng tiết kiệm lời cầu nguyện và bất cứ cố gắng nào để chấm dứt mọi thù nghịch và theo đuổi hòa bình ước mong cho thiên ích của mọi người. Và tôi mời tất cả hiệp nhất trong lời cầu nguyện.”

Đức Thánh Cha và mọi người đã thinh lặng một chút, rồi ngài nói lên lời nguyện sau đây: ”Giờ đây lậy Chúa, xin Chúa giúp chúng con. Xin Chúa ban hòa bình, xin Chúa dậy chúng con hòa bình, xin Chúa hướng dẫn chúng con tới hòa bình. Xin mở mắt và trái tim chúng con và ban cho chúng con sự can đảm nói ”không bao giờ chiến tranh nữa”. Với chiến tranh mọi sự đều bị tàn phá, Xin đổ vào trong chúng con sự can đảm có các cử chỉ cụ thể để xây dựng hòa bình. Xin làm cho chúng con sẵn sàng lắng nghe tiếng kêu của các công dân, xin chúng con biến đổi khí giới thành các dụng cụ của hòa bình, các sợ hãi của chúng con thành niềm tin tưởng và các căng thẳng của chúng con thành sư tha thứ. Amen.”

Trước đó trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích dụ ngôn người gieo giống mà Chúa Giêsu đã giảng cho dân chúng bên bờ hồ Galilea. Khi thấy dân chúng qúa đông bao quanh, Ngài lên một chiếc thuyền, ra xa bờ một chút và từ đó giảng dậy họ. Chúa Giêsu dùng các dụ ngôn là một thứ ngôn ngữ dễ hiểu đối với tất cả mọi người, với các hình ảnh lấy từ thiên nhiên và các hoàn cảnh cuộc sống thường ngày.

Dụ ngôn dầu tiên dẫn vào các dụ ngôn là dụ ngôn người gieo giống ném hạt vung vãi trên mọi loại đất. Đức Thánh Cha nói:

Và nhân vật chính đích thật của dụ ngôn là hạt giống, sản xuất ra ít nhiều hạt tùy theo mảnh đất mà nó rơi xuống. Ba mảnh đất đầu tiên không sản xuất: dọc theo đường đi hạt giống bị chim trời ăn mất; trên đất sỏi đá các mộng bị khô héo ngay vì không có rễ; giữa các bụi gai hạt giống bị gai làm chết ngộp. Mảnh đất thứ tư là đất tốt và chỉ ở đó hạt giống mới đâm rễ và sinh hạt.

Trong trường hợp ở đây Chúa Giêsu không chỉ hạn chế ở việc trình bầy dụ ngôn, mà cũng giải thích cho các môn đệ nữa. Hạt rơi trên đường ám chỉ những người lắng nghe loan báo Nước Thiên Chúa, nhưng không tiếp nhận nó; như thế Kẻ Dữ đến và lấy mất đi. Thật vậy, Kẻ Dữ không muốn rằng hạt giống Tin Mừng nẩy mầm trong trái tim con người. Đó là so sánh thứ nhất.

So sánh thứ hai là hạt giống rơi trên đá: nó diễn tả những người lắng nghe lời Chúa và tiếp nhận ngay lập tức, nhưng một cách hời hợt, bởi vì họ không có rễ và không kiên trì; khi các khó khăn và bách hại xảy đến, những người này bị đốn ngã ngay. Trường hợp thứ ba là hạt giống rơi vào giữa càc bụi gai: Chúa Giêsu giải thích rằng nó ám chỉ các người lắng nghe lời Người, nhưng vì các lo lắng trần tục và sự cám dỗ của giầu sang nó bị chết ngộp. Sau cùng hạt giống rơi trện đất phì nhiêu diễn tả những người lắng nghe lời, tiếp nhận nó, giữ gìn nó và hiểu nó, và nó sinh bông hạt. Mô thức hoàn thiện nhất của thửa đất tốt này là Đức Trinh Nữ Maria.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Dụ ngôn này nói với chúng ta ngày nay, như đã nói với những người lắng nghe Chúa Giêsu cách đây hai ngàn năm. Nó nhắc nhớ chúng ta rằng chúng ta là thừa đất, nơi Chúa không mệt mỏi ném hạt giống Lời Người và tình yêu của Người. Chúng ta tiếp nhận nó với các sẵn sàng nào? Con tim của chúng ta ra sao? Và chúng ta có thể tự hỏi nó giống thửa đất nào: một con đường, một thửa đất sỏi đá, một bụi gai? Tùy nơi chúng ta trở thành thửa đất tốt không có các bụi gai, không có đá sỏi, nhưng đã đựơc vỡ đất và trồng tỉa cẩn thận, để có thể đơm bông hạt tốt lành cho chính chúng ta và cho các anh chị em khác. Ở đây sẽ tốt cho chúng ta đừng quên rằng cả chúng ta cũng là các người gieo giống. Loại hạt nào ra khỏi con tim và miệng chúng ta? Các lời nói của chúng ta có thể mang lại biết bao thiện ích cũng như biết bao sự dữ! Chúng có thể chữa lành và cũng có thể gây thương tích; chúng có thể khích lệ và có thể đè bẹp. Xin anh chị em hãy nhó điều quan trọng không phải là cái đi vào, mà là cái ra khỏi miệng và trái tim. Với gương của Người xin Đức Mẹ giúp chúng ta đón nhận Lời, giữ gìn nó và làm cho nó phong phú nơi tha nhân”.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Tuyền Tin Đức Thánh Cha đã chào mọi người và nhắc tới ”Chúa Nhật Biển”. Ngài nghĩ tới những người sống về nghề biển, các người đánh cá, và gia đình họ. Đức Thánh Cha khích lệ các cộng đoàn kitô, đặc biệt các cộng đoàn vùng duyên hải, để họ lưu tâm và nhạy cảm đối với các anh chị em này. Ngài cũng xin các linh mục tuyên úy và các thiện nguyện viên của tổ chức Tông Đồ Biển tiếp tục dấn thân trong việc săn sóc mục vụ cho các anh chị em này. Đức Thánh Cha phó thác tất cả mọi người, cách riêng những ai đang gặp khó khăn và sống xa nhà, cho sự che chở hiền mẫu của Mẹ Maria Sao Biển.

Chào các tu sĩ nam nữ dòng thánh Camillo de Lellis trong năm kỷ niệm biến cố thánh nhân qua đời ngày mùng 4 tháng 7 cách đây 400 năm, Đức Thánh Cha xin các vị tiếp tục là dấu chỉ của Chúa Giêsu, như người Samaritano nhân lành cúi xuống trên các thương tích thể xác và tinh thấn của nhân loại khổ đau để đổ dầu an ủi và rượu hy vọng. Ngài cầu chúc các tu sĩ cũng như các nhân viên y tế hoat động trong các nhà thương và nhà săn sóc của dòng luôn ngày càng lớn lên trong đặc sủng bác ái bên cạnh các bệnh nhân.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

THIÊN CHÚA LÀ SỨC MẠNH CỦA CÁC BỆNH NHÂN

THIÊN CHÚA LÀ SỨC MẠNH CỦA CÁC BỆNH NHÂN

ROMA: Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ các bệnh nhân nhà thương bách khoa Gemelli can đảm làm chứng cho thấy chỉ có Thiên Chúa mới là sức mạnh của họ.

Đức Thánh Cha đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong sứ điệp video, mà ban giám đốc nhà thương đã cho trình chiếu cho các bệnh nhân xem sáng Chúa Nhật 13-7-2014. Trong sứ điệp Đức Thánh Cha bầy tỏ tiếc nuối đã không thể đến thằm các bệnh nhân tại nhà thương Bách khoa Gemelli, như đã dự kiến ngày 27-6-2014, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu và nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập nhà thương này.

Ngài hiểu sự vỡ mộng của các bệnh nhân, bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế đã cố gắng chuẩn bị mọi sự cho cuộc viếng thăm, nhất là không được cùng ngài cầu nguyện trong thánh lễ đáng lẽ do ngài chủ sự. Mọi sự đã sẵn sàng, nhưng ngay từ ban sáng hôm ấy Đức Thánh Cha đã bị nhức đầu, và ít phút trước khi khởi hành cơn đau đầu mạnh hơn ban đầu khiến ngài bị ói, nên phải bỏ chương trình viếng thăm.

Trong sứ điệp Đức Thánh Cha nói: Mùa hè là thời gian khó khăn hơn cho các bệnh nhân, đặc biệt là người già và người bệnh cô đơn, trong các thành phố lớn. Chính vì tôi lại càng muốn gặp gỡ các bệnh nhân hơn nữa. Nhưng chúng ta không là chủ cuộc sống của mình và muốn định liệu nó theo ý mình. Cần phải biết chấp nhận các giòn mỏng của con người thôi. Đức Thánh Cha nhắn nhủ mọi người biết vun trồng việc nếm hưởng các điều của Thiên Chúa, và làm chứng rằng chỉ có Chúa là sức mạnh của mình mà thôi. Với kinh nghiệm sự giòn mỏng của mình các bệnh nhân có thể làm chứng cho thấy Tin Mừng, tình yêu thương xót của Thiên Chúa Cha qúy báu như thiện ích của sự sống, chứ không phải tiền bạc và quyền bính. Cả khi con người là nhân vật quan trọng tới đâu đi nữa, nó cũng không thể kéo dài cuộc sống của mình cho dù chỉ là một ngày. Đức Thánh Cha cám ơn các bác sĩ, nhân viên y tế phục vụ tại nhà thương bách khoa Gemelli, cũng như các tín hữu đến từ Milano, Brescia, Piacenza và Cremona cho địp này. Ngài phó thác mọi người cho Mẹ Maria và xin họ cầu nguyện cho ngài (SD 13-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

KHÔNG THỂ GÁN CHO ĐỨC THÁNH CHA CÁC KHẲNG ĐỊNH CỦA NHÀ BÁO EUGENIO SCALFARI

KHÔNG THỂ GÁN CHO ĐỨC THÁNH CHA CÁC KHẲNG ĐỊNH CỦA NHÀ BÁO EUGENIO SCALFARI

VATICAN: Linh mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cảnh giác mọi người thận trọng đối với các khẳng định mà nhà báo Eugenio Scalfari gán cho Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài phỏng vấn đăng trên nhật báo La Republica số ra ngày Chúa Nhật 13-7-2014.

Trong thông cáo phổ biến ngày 13 tháng 7 Cha Lombardi cho biết bài phóng vấn có đề cập tới các đề tài lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên và thái độ của Giáo Hội đối với các tổ chức tội phạm Mafia. Cũng như đã xảy ra trong qúa khứ, nhà báo Eugenio Scalfari gán cho Đức Thánh Cha kết qủa ký ức nhà báo của mình, chứ không phải viết lại một cách trung thực chính xác bài phỏng vấn được thu thanh, và lại càng không phải là bản văn được Đức Thánh Cha duyệt lại trước khi cho đăng báo. Vì thế không thể nói rằng đó là một bài phỏng vấn trong nghĩa trung thực của nó với các câu hỏi và trả lời phản ánh trung thực và chắc chắn tư tưởng của người được phỏng vấn. Nếu có thể cho rằng nói chung bài viết kể lại ý nghĩa và tinh thần buổi nói chuyện của ông Scalfari với Đức Thánh Cha, nhưng các kiểu diễn tả riêng rẽ, trong hình thái được viết ra, không thể được gán cho Đức Thánh Cha. Đặc biệt liên quan tới hai khẳng định: trong số các người lạm dụng tính dục trẻ em có các ”Hồng Y”, và khẳng định ”tôi sẽ tìm ra các giải pháp” cho vấn đề độc thân linh mục.

Ông Scalfari viết rằng theo vài người con số giáo sĩ tu sĩ lạm dụng tính dục trẻ em là 2%, nhưng Đức Thánh Cha coi đó là dữ kiện vô cùng trầm trọng. Liên quan tới các tổ chức tội phạm Mafia vẫn theo nhà báo Eugenio Scalfari, Đức Thánh Cha không phải chỉ thỉnh thoảng tố cáo, mà sẽ tố cáo liên tục và muốn biết nhiều hơn kiểu các người tội phạm mafia suy nghĩ và hình thức tôn giáo mà họ có (SD 13-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

CẦN PHẢI BẢO VỆ QUYỀN CỦA CÁC NGƯỜI SỐNG VỀ NGHỀ BIỂN

CẦN PHẢI BẢO VỆ QUYỀN CỦA CÁC NGƯỜI SỐNG VỀ NGHỀ BIỂN

VATICAN: Trong sứ điệp gửi ”Ngày biển” 13-7-2014 Đức Hồng Y Antonio Maria Veglio, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh cho người di cư và lưu động, khẳng định rằng cần phải bảo vệ quyền lợi của những người sống về nghề biển, bằng cách ý thức được các khó khăn của họ.

Trong số các khó khăn của những người sống về nghề biển, ngoài cảnh xa gia đình nhiều tháng trời mỗi năm, còn có nguy cơ gặp cướp biển nguy hại tới tính mạng.

Hiện nay hơn 90% hàng hóa trên thế giới được khoảng 100,000 con tầu chuyên chở bằng đường biển, với 1.2 triệu nhân công thuộc mọi chủng tộc, quốc tịch, mầu da, tiếng nói, văn hóa và tôn giáo. Đây là một thực tại quan trọng trong cuộc sống xã hội. Nhưng các nhân công này như những người ”vô hình” đối với con mắt chúng ta và đối với xã hội. Vì thế cần phải ý thức về các vất vả, khó khăn mà những ngừơi sống về nghề hàng hải phải đương đầu mỗi ngày, cũng như sự phục vụ qúy báu của tổ chức Tông Đồ Biển đối với các anh chị em này và gia đình họ. Đức Hồng Y Veglio nhắc cho mọi người nhớ rằng cuộc sống của nghề biển rất khó khăn và nguy hiểm, không chỉ phải đương đầu với thiên nhiên bão táp mà còn có nạn cướp biển trong nhiều vùng, cũng như nạn kỳ thị và bị bỏ rơi không được trả lương nữa.

Từ hơn 90 năm nay Giáo Hội cống hiến các công tác mục vụ cho những người sống về nghề biển, với các ”trung tâm Sao Biển” là các nơi duy nhất họ được tiếp đón nồng hậu. Đặc biệt các linh mục tuyên úy luôn luôn sẵn sàng cống hiến sự trợ giúp tinh thần cho họ. Tổ chức Tông Đồ Biển là tiếng nói của những người thường không có tiếng nói, bằng cách tố cáo các lạm dụng và bất công, bảo vệ các quyền lợi của những người sống về nghề biển, yêu cầu kỹ nghệ hàng hải và các chính quyền tôn trọng các Hiệp ước hàng hải quốc tế (SD 13-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

CHIẾN DỊCH ”MỘT LÚC THINH LẶNG CHO HÒA BÌNH” TRÊN THẾ GIỚI VÀ VÙNG TRUNG ĐÔNG

CHIẾN DỊCH ”MỘT LÚC THINH LẶNG CHO HÒA BÌNH” TRÊN THẾ GIỚI VÀ VÙNG TRUNG ĐÔNG

VATICAN: Hội Đồng Tòa Thánh Văn Hóa phát động chiến dịch ”một lúc thinh lặng cho hòa bình” trong trận đấu chung kết cảu giải túc cầu quốc tế 2014, để cầu nguyện cho hòa bình tại nhiều miền trên thế giới và vùng Trung Đông.

Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi đã phát động chiến dịch trên địa chỉ Twitter và qua thông cáo công bố sámg 11 tháng 7 vừa qua. ”Có ai đó ước mong một lúc thinh lặng trong trận đấu. Tất cả ước mong thôi đổ máu trong nhiều miền của trái đất đang là sân khấu của các xung đột trong những ngày này”.

Đức ông Melchor Sanchez de Toca y Alameda, phó thư ký của Hội Đồng đã giải thích sáng kiến này, và cho biết ngay từ thời các vận hội Olympic người Hy lạp đã có thói quen này. Các cuộc tranh tài thể theo nảy sinh trong bối cảnh của việc biểu lộ tôn giáo. Các biến cố thể thao đã là các thời điểm của hòa bình, khi người ta ngưng chiến tranh để tham dự các cuộc tranh tài thể thao. Vì thế tại sao chúng ta lại không làm đối với Giải túc cầu quốc tế, để dành một chút thinh lặng cho hòa bình? (ZENIT 11-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Hạt giống Lời Chúa

Hạt giống Lời Chúa

Một cầu thủ đấu bóng rổ đã tâm sự với các phóng viên báo chí như sau:

Quan niệm của tôi về cuộc sống nay đã thay đổi hẳn, tôi nghĩ rằng điều quan trọng hơn trong lúc này là dành nhiều thời giờ hơn để sống gần gũi với con cái tôi và biết thưởng thức, quí trọng những điều khác nữa, chứ không phải chỉ có môn thể thao bóng rổ mà thôi. Dù gặp bất hạnh, nhưng anh Colin đã là người có phúc hơn những người khác, bởi vì anh đã nghe được điều mà nhiều người muốn nghe mà không được nghe, đó là nghe được tiếng Chúa nói với anh trong các biến cố cuộc đời. Anh Colin khám phá ra được rằng, cuộc sống của anh còn có nhiều điều hay ho và quan trọng khác nữa.

Anh chị em thân mến,

Thiên Chúa dùng mọi tình huống để thức tỉnh chúng ta lắng nghe và sống Lời Ngài. Dụ ngôn về người gieo giống hôm nay cần được chúng ta dành nhiều thời gian trong ngày sống để suy niệm nhiều hơn, để lĩnh hội các ý nghĩa mà chính Chúa đã giải nghĩa cho các môn đệ.

Thiên Chúa đã luôn luôn gieo vãi Lời Ngài khắp nơi, với mọi hạng người, với mọi hoàn cảnh. Chúng ta đáp lại Lời Chúa như thế nào? Chúng ta có cần Chúa mở mắt chúng ta qua một biến cố đau thương như biến cố đã xảy ra với anh Colin hay không? Có cần Thiên Chúa thiêu đốt tất cả những gì chúng ta đang mù quáng bám víu vào như là giá trị duy nhất của đời mình, để giúp chúng ta trở về với Lời Chúa và sống thực hành Lời Chúa hay không?

Bằng cách nào đó không thể nói là tự nhiên tốt được. Tâm hồn con người cũng thế, tự nó không phải tự nhiên tốt, nhưng cần được ân sủng Chúa thánh hóa, thanh luyện mới có thể trở nên tốt, và mỗi người chúng ta cần cộng tác với ơn Chúa để tâm hồn chúng ta được trở nên mảnh đất tốt và trổ sinh nhiều hoa trái.

Thiên Chúa rất thường đến viếng thăm chúng ta qua các biến cố lớn nhỏ, vui buồn, nhưng rất nhiều khi hay là hầu hết nhiều khi, hầu hết mỗi lần Chúa đến thăm để nói với chúng ta một điều gì đó, mạc khải cho chúng ta một điều gì đó thì chúng ta lại vắng mặt, chúng ta lại lo ra. Nhiều lần chúng ta được tiếp xúc với Lời Chúa nhưng chúng ta lại lơ là không màng chi đến Lời Chúa nữa.

Ước chi hôm nay, trong giây phút này, chúng ta hãy trở về ngồi lại nơi căn nhà tâm hồn của chúng ta trong thinh lặng để kiểm điểm lại những gì mình đã làm hư hỏng, để được kín múc lấy sức mạnh của Chúa mà giúp ta canh tân trong cuộc sống.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con hồi tâm trở về, lắng nghe Lời Chúa và sống thực hành Lời Chúa, xin Chúa giúp chúng con biết cộng tác với ơn Chúa, để mảnh đất tâm hồn chúng con trở nên mảnh đất tốt, để chúng con luôn biết đón nhận Lời Chúa và để cho Lời Chúa trổ sinh hoa trái trong tâm hồn chúng con mỗi ngày một hơn. Amen.

Veritas Radio

Gieo giống

Gieo giống

Bác nông phu đi ra ruộng và gieo hạt giống. Đây là một hình ảnh đẹp và quen thuộc. Bác nông phu đi với dáng bộ nghiêm trang và thận trọng, vai đeo thúng lúa. Ông thọc tay phải vào thúng, bốc hạt giống xạ xuống trên ruộng đồng theo nhịp chân bước. Người gieo giống đi gieo và đã xảy ra là có những hạt rơi trên vệ đường và chim trời đến ăn mất. Những hạt khác rơi trên sỏi đá, chúng mọc lên nhưng vì không đủ đất, cho nên bị ánh nắng mặt trời làm cho khô héo. Còn những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm cho chúng chết ngạt. Và sau cùng, những hạt khác rơi vào đất tốt, chúng sinh hoa kết quả, có hạt được 100, hạt 60, hạt 30.

Chúng ta có thể nghĩ rằng: gieo giống gì mà kỳ lạ quá vậy. Tại sao không gieo trên đất tốt, mà còn gieo cả trên vệ đường, trên đất xấu và cả vào trong bụi gai. Gieo như thế vì đó là phương pháp làm ruộng của người dân miền Palestina. Họ có cách gieo giống khác với chúng ta. Họ gieo giống trước rồi mới cày úp sau. Vì vậy, ông bạn gieo giống trong dụ ngôn, đi gieo trong ruộng chưa cày bừa chi cả. Suốt thời gian đất nghỉ, dân làng thường đi tắt qua những thửa ruộng đã gặt hái chỉ còn lại những gốc rạ. Vậy khi gieo, ông ta đã tung hạt giống trên cả thửa ruộng, trên cả những con đường tắt này với ý định là sẽ cày cả con đường này lên, nhưng chim trời đã nhìn thấy những hạt giống đó và đã ăn mất trước khi chúng nẩy mầm. Ông cũng chủ ý gieo vào cả bụi gai khô héo vì ông cũng định cày cả đám gai này nữa. Nhưng hạt gai đã rụng xuống đất, lại được cày úp lẫn lộn với những hạt lúa, do đó gai mọc lên và làm cây lúa non chết ngạt. Chúng ta cũng không ngạc nhiên khi thấy những hạt rơi trên sỏi đá. Đó là lớp sỏi đá cứng nằm ngầm dưới mặt đất, chỉ có một lớp đất mỏng phủ trên, người ta không trông thấy và chỉ khám phá ra khi lưỡi cày đụng phải. Nếu gặp lớp sỏi đá này, rễ lúa không thể đâm sâu xuống được và ánh nắng mặt trời sẽ làm cho chúng khô héo. Hình như người gieo giống không mấy lạc quan với công việc của mình. Nhưng may thay, phần lúa giống còn lại rơi trên đất tốt và đã sinh hoa kết quả tốt đẹp, hạt được 30, 60 hay 100.

Dĩ nhiên chúng ta phải nhớ rằng Chúa Giêsu đang giảng bằng dụ ngôn, và chân lý tôn giáo được núp sau hình ảnh của dụ ngôn đó. Điều này thực sự muốn nói là kết quả của lời Chúa. Lời ấy có khả năng phát triển và sinh hoa kết trái cách phi thường trong lòng người. Chính thánh Marcô đã cắt nghĩa dụ ngôn này một cách vắn tắt: Người gieo giống là chính Thiên Chúa và hạt giống là Tin Mừng, hay nói một cách khác, chính Chúa Giêsu là người gieo giống và hạt giống là những lời Ngài giảng dạy, còn tâm hồn chúng ta là những thửa đất. Thế nhưng những thửa đất ấy giờ đây như thế nào?

Lời Chúa nơi chúng ta không phải là những hạt giống rơi trên vệ đường, rơi giữa bụi gai hay ở trên sỏi đá. Nhưng lời đó phải được thâm nhập vào tận đáy lòng chúng ta để rồi sinh hoa kết trái một cách tốt đẹp. Lời Chúa luôn có một sức sống làm nẩy sinh hoa trái, nhưng lời ấy có thực sự đem lại kết quả tốt cho tâm hồn chúng ta hay không, thì còn tuỳ thái độ đón nhận và cộng tác của chúng ta đối với lời Chúa.

Sức sống của hạt giống

 Sức sống của hạt giống

Vào một đêm nọ, người phụ nữ nằm mơ. Chị thấy mình bước vào một siêu thị. Khách hàng tấp nập. Có một quày hàng đặc biệt, người ta chen chân không lọt. Chị ngạc nhiên thấy Chúa Giêsu đứng bán ở quày hàng này.
 
Chờ đợi đến phiên mình, chị hỏi: Chúa mà cũng bán hàng sao? Chúa bán cái gì ở đây vậy?
 
Chúa trả lời: Ta bán mọi sự con đang ước muốn trong trái tim con.
 
Chị nói liền một hồi: Thưa Chúa, con muốn có bình an, có tình yêu, có hạnh phúc, có khôn ngoan và tự do không sợ hãi. Suy nghĩ một lúc, chị lại thêm: không chỉ cho con mà thôi nhưng còn cho chồng, cho con và cho những người thân yêu của con nữa.
 
Chúa mỉm cười và nói: hỡi con yêu dấu, ở đây,Ta không bán hoa trái mà chỉ bán hạt giống thôi. (Anthony de Mello).

Tin mừng Chúa nhật hôm nay có tên gọi là “Dụ ngôn người gieo giống”. Thiên Chúa là người gieo giống. Chúng ta là đất. Hạt giống là lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Tùy vào thái độ của mỗi người, chân thành đón nhận hay lười biếng khước từ, Lời Chúa sẽ sinh những hiệu quả khác nhau.

Hạt giống được gieo trên bốn loại đất, đất vệ đường, đất lẫn sỏi đá, đất có nhiều gai góc và đất tốt. Đất nào cho năng suất nấy. Làm sao bên lề đường khô cằn sỏi đá, hạt giống có thể sinh hoa kết trái được? Trong bụi gai chằng chịt cỏ rác không mọc nổi, hạt giống làm sao vươn lên để thánh cây xanh tốt được? Chúa Giêsu ví lời giảng dạy của Ngài như hạt giống trong tay người nông dân. Hạt giống gieo trên những loại đất khác nhau, số phận các hạt giống khác nhau. Lời Chúa cũng có nhiều số phận khác biệt. Có lời sinh lợi muôn vàn lời. Có lời sống èo uột bị bóp nghẹt. Có lời làm tròn sứ mạng được uỷ thác. Có lời biến mất như rơi vào cõi hư không. Khác biệt về thành quả không hệ tại bởi hạt giống tốt xấu mà bởi phẩm chất ruộng đất. Thửa ruộng mà Chúa Giêsu nói đến không phải ruộng trên mặt đất mà là cõi lòng con người. Vì thế, dụ ngôn hạt giống gieo trên các loại đất khác nhau gợi lên những ý nghĩa.

Tấm lòng quảng đại của người đi gieo.
 
Người đi gieo đã gieo hạt giống trên những mảnh đất phì nhiêu màu mỡ. Những mảnh đất sỏi đá, gai góc, lối mòn có bước chân người cũng không bị lãng quên. Người gieo hạt không bỏ rơi một mảnh đất nào vì tấm lòng quãng đại của ông, chỉ muốn cho hạt giống được gieo vãi khắp chốn. Thiên Chúa quảng đại nhìn mọi người với chính phẩm giá của họ trong niềm hy vọng của Ngài. Vì thế, mảnh đất nào cũng nhận được hạt giống đồng đều. Ai cũng có cơ may nhận được ân sủng cứu độ Tin Mừng nếu như họ thành tâm thiên chí. Lòng quảng đại không phân biệt đối xử, không ưu tiên ai mà cũng chẳng loại trừ ai, không thất vọng về hiện tại của người khác mà biết kiên tâm đợi chờ hy vọng vào tương lai tươi sáng hơn.

Không ai hoàn toàn là “lề đường”, là “sỏi đá” hay là “bụi gai”. Trong mỗi con người luôn có một mảnh đất tốt cho dù nó chỉ nhỏ bé thôi. Có thiện chí đón nhận hạt giống cũng sẽ có một mùa gặt bội thu “đến nỗi có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi” (Mt 13, 23). Thiên Chúa vẫn gieo Lời Ngài vào lòng chúng ta, vì Ngài chắc chắn rằng: “Lời từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý muốn của Ta và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác” (Is 55, 11).

Thánh Phêrô đã ba lần chối Chúa, nhưng trong ngài vẫn còn một mảnh đất tốt của lòng sám hối. Thánh Phaolô hăng say bách hại các kitô hữu, nhưng trong ngài vẫn còn đó một mảnh đất tốt của lòng nhiệt thành và khiêm tốn. Thánh Augustinô bị những bụi gai của tri thức, kiêu căng và dục vọng vây bủa, nhưng vẫn còn có một mảnh đất tốt hướng tìm chân lý, chỉ chờ hạt giống gieo trồng là nở rộ mùa gặt phong nhiêu… Còn nhiều lắm những mảnh đất tốt như thế trong Giáo Hội và trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Tất cả những mảnh đất tốt đó, cho dù có nhỏ nhoi đi chăng nữa, nhưng một khi đã được đón nhận Lời Chân Lý thì đúng như lời Chúa nói, đã sinh lợi “hạt một trăm, hạt sáu mươi, hạt ba mươi”.

Hạt giống tiềm ẩn sự sống.
 
Hạt giống có vỏ cứng bảo vệ, khi được gieo vào lòng đất vỏ sẽ vỡ ra cho mầm đâm chồi. Chồi non lên xanh là hình ảnh của sự sống mới. Sự sống vào đời mới bằng một cuộc phiêu lưu, bằng niềm phó thác cho tương lai.

Hạt giống là ánh sáng, là Tin mừng, là thiện hảo tốt lành, là giá trị Nước Trời. Tự nó, hạt giống có một sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Trong hạt giống có mầm sự sống, hễ cứ gặp điều kiện thuận lợi là mọc lên. Trong mầm sống có sự sống tiếp nguồn từ sự sống của Thiên Chúa. Nếu “Hạt lúa âm thầm mọc lên” (x. Mc 4,26-29) là hình ảnh sức sống tiềm tàng thì “Hạt lúa mục nát đi” (x. Ga 12,24) lại là một hình ảnh khác nói lên niềm hy vọng một mùa gặt mới sau khi chịu ‘mục nát”. Hạt giống là hồng ân Thiên Chúa, phong phú bao la và vô cùng mạnh mẽ. Điều quan trọng là hãy cho hạt giống một cơ hội để mọc lên.

Niềm hy vọng mùa gặt phong phú
 
Nếu người gieo hạt đã đặt hy vọng vào từng mảnh đất bất kể mức độ tốt xấu thì bổn phận của đất là không được phụ lòng người quảng đại gieo hạt. Thiên Chúa làm được mọi sự nhưng Ngài cần con người cộng tác.Thiên Chúa vẫn luôn tin tưởng và hy vọng nơi con người.

Trong các hoạt động tông đồ, không cần phải phân tích người nào là lề đường, là sỏi đá hay bụi gai. Hạt giống cứ gieo vào đất, chúng ta hãy làm việc tốt cho người khác. Chính Thiên Chúa mới là Đấng làm cho hạt giống mọc lên và sinh hoa kết quả (x. 1 Cr 3, 5-9).

Niềm hy vọng phải là một đặc trưng của đời sống người kitô hữu. Chính niềm hy vọng đó sẽ giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống hiện tại, hướng tới một tương lai tươi sáng và một cuộc sống vĩnh cửu của người được làm con cái Thiên Chúa.

Mầu nhiệm Nước Trời còn ẩn chứa nhiều điều huyền diệu và chỉ cõi lòng nào chân thành, khiêm nhường đón nhận mới có cơ duyên thưởng thức những huyền diệu của Lời Hằng Sống. Nhận lấy hạt giống Lời Chúa trong mình, chúng ta từ từ sinh hoa trái trong Giáo Hội cho vinh quang của Thiên Chúa (GLCG # 1724).

Người nông dân có câu: “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Giống là cần thiết, nhưng nước, phân bón và công chăm sóc thật là quan trọng. Giống tốt, gieo xạ đúng quy trình kỹ thuật, nhưng để đất khô hạn thì lúa không lên xanh. Có giống, có nước mà không có phân bón thuốc trừ sâu, thì lúa sẽ èo uột không kết quả. Có được giống tốt, nước bảo đảm, phân thuốc đầy đủ, nhưng chẳng chăm sóc thì không thu lợi được bao nhiêu.

Người sáng, người mù hay người câm điếc cũng đều có thể nghe Lời Chúa, đón nhận hạt giống Lời Chúa gieo vào lòng, nhưng quan trọng là đem ra thực hành.

Có một mảnh đất hoang cỏ mọc um tùm. Ông Tư mua lại thửa đất ấy rồi cày xới, làm sạch cỏ, rồi ông trồng cây, trồng hoa, trồng rau. Một thời gian sau, mảnh đất trở thành một khu vườn thật đẹp. Một hôm, ông Tư đang làm việc trong vườn, cha xứ đi qua và nói: “Khu vườn thật là đẹp! Ông Tư thấy không, khi ông biết cộng tác với Thiên Chúa thì kết quả như thế đó”. Ông Tư trả lời: “Vâng, cha cứ thử nghĩ lại xem, miếng đất này như thế nào khi chỉ có một mình Chúa làm việc ở đây”.
 
Cầu Nguyện
 
Lạy Chúa Giêsu, con đường dài nhất là con đường từ tai đến tay. Chúng con thường xây nhà trên cát, vì chỉ biết thích thú nghe Lời Chúa dạy, nhưng lại không dám đem ra thực hành. Chính vì thế Lời Chúa chẳng kết trái nơi chúng con.
 
Xin cho chúng con đừng hời hợt khi nghe Lời Chúa, đừng để nỗi đam mê làm Lời Chúa trở nên xa lạ.
 
Xin giúp chúng con dọn dẹp mảnh đất đời mình, để hạt giống Lời Chúa được tự do tăng trưởng.
 
Ước gì ngôi nhà đời chúng con được xây trên nền tảng vững chắc, đó là Lời Chúa, Lời chi phối toàn bộ cuộc sống chúng con. (Mana)

 

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Hạt giống và người gieo giống

Hạt giống và người gieo giống

Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về hạt giống và người gieo giống, cũng như về thửa đất đón nhận hạt giống.

Trước hết, hạt giống và người gieo giống chính là Đức Kitô.

Thực vậy, Ngài đã đến trong cánh đồng trần gian. Thế nhưng, Ngài đã bị hiểu lầm, đã gặp biết bao nhiêu khó khăn và thất bại. Nhưng sau khi bị chôn vùi vào lòng đất như một hạt giống, Ngài đã nảy mầm đâm bông và kết trái.

Tiếp đến, hạt giống và người gieo giống còn là Giáo Hội.

Thực vậy, như Chúa Giêsu, Giáo Hội trải qua giòng thời gian cũng đã gặp phải biết bao nhiêu thất bại và cấm cách. Tuy nhiên, tất cả không thể làm cho Giáo Hội nghi ngờ hay thất vọng về sứ mạng của mình.

Hạt giống lời Chúa cũng như bản chất của Giáo Hội, có thể là rất nhỏ bé. Nhỏ bé như một hạt cải, nhỏ bé như một dúm men, nhưng năng lực của lời Chúa cũng như của Giáo Hội là vô hạn.

Không phải là qua những thành công rực rỡ bên ngoài mà Chúa Giêsu đã cứu độ nhân loại. Trái lại, Ngài đã bước vào chặng đường thập giá, bước vào tiến trình của một hạt giống được gieo vào lòng đất cần phải mục nát.

Bởi đó, Ngài đã trách cứ hai môn đệ trên đường về Emmaus:

– Hỡi những kẻ kém trí và chậm tin, Đức Kitô há không phải chịu thương khó rồi mới được vào chốn vinh quang hay sao?

Cũng vậy, Giáo Hội cần phải bước vào chặng đường thập giá, cần phải bước vào tiến trình mục nát của một hạt giống. Những thời Giáo Hội được huy hoàng nhất chưa hẳn đã là những thời mà Nước Chúa được mở rộng hơn cả.

Còn thửa đất thì sao?

Trước tiên, thửa đất là thế gian này.

Thực vậy, Đức Kitô đã đến trong thế gian và gieo vào đó hạt giống lời của Ngài. Thế gian trước kia đang khô cằn và chờ mong ơn cứu độ. Thế nhưng, kể từ đây có thể trở nên phì nhiêu cho lời Chúa sinh hoa kết trái.

Thế nhưng quan trọng hơn cả, mảnh đất phì nhiêu ấy phải là chính cõi lòng chúng ta. Đúng thế, mặc dù lời Chúa đầy hiệu năng, nhưng tự nó lời Chúa cũng không đủ để đảm bảo một mùa gặt tốt đẹp, bởi vì lời Chúa còn cần phải gặp được những thửa đất tốt.

Thiên Chúa tiếp tục gieo vãi hạt giống lời Ngài vào cõi lòng chúng ta. Nhiều người nghe nhưng ít người hiểu. Nhưng hiểu mà thôi cũng chưa đủ, chúng ta còn phải sống lời Chúa. Bởi vì, không phải chỉ nghe, chỉ hiểu là lời Chúa tự động nảy nở trong cõi lòng chúng ta và đem lại những hoa trái.

Mặc dù lời Chúa có đủ sức để đảo lộn cuộc đời chúng ta, nhưng hiệu năng của lời Chúa không phải là tự động, không phải là máy móc. Sự tăng trưởng của lời Chúa hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi người chúng ta.

Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta sự tự do và Ngài luôn tôn trọng sự tự do ấy cho tới cùng. Ngài đề nghị mà không ép buộc:

– Này Ta đứng ngoài cửa mà gõ, nếu ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào và dùng bữa với kẻ ấy.

Chúng ta có tự do để trở nên một đám sỏi đá, một bụi gai, một lối đi cằn cỗi, nhưng đồng thời cũng có thể là một thửa đất tốt. Tất cả mọi loại đất đều tùy thuộc ở cõi lòng chúng ta.

Vậy chúng ta sẽ là thửa đất nào? Chúng ta đã nghe và đã hiểu, nhưng liệu chúng có dám sống lời Chúa và thực thi những điều Ngài truyền dạy hay không?