Cuộc gặp gỡ đại kết Anh giáo và Công giáo tại Leicester

Cuộc gặp gỡ đại kết Anh giáo và Công giáo tại Leicester

Cuộc gặp gỡ đại kết này được tổ chức mỗi 2 hay 3 năm một lần. Năm nay đến phiên Giáo hôi Anh giáo tổ chức cuộc họp. Các tham dự viên đến đây với tinh thần tôn trọng, tình bạn và sự cộng tác.

Linh đạo, thần học và cùng hiện diện

Mục sư Jeremy Worthen, Tổng Thư ký Ủy ban Quan hệ Đại kết của “Hội đồng Hiệp nhất Kitô hữu” của Giáo hội Anh giáo, chuyên về cải tiến các mối quan hệ với các Giáo hội Kitô, giải thích về cuộc gặp gỡ: “Linh đạo, thần học và cùng hiện diện. Đây sẽ là các yếu tố của cuộc gặp gỡ ở Leicester.”

Chương trình trong 2 ngày tại Leicester là phụng vụ, thảo luận, suy tư  về các điểm của Tuyên ngôn: “Cùng nhau bước đi trên hành trình”. Vào chiều ngày 16 hôm qua, sau cuộc gặp gỡ ngắn, các GM Anh giáo và Công giáo đã họp nhau tại nhà thờ chính tòa Anh giáo để hát kinh chiều. Ngày hôm nay, 17.01, các GM Công giáo sẽ cử hành Thánh lễ tại đan viện Thánh giá của dòng Đaminh; các GM Anh giáo tự do tham dự Thánh lễ nếu muốn. Sau Thánh lễ sẽ có hội thảo và vào ban trưa sẽ có kinh nguyện kết thúc do Giáo hội Anh giáo hướng dẫn.

Gặp nhau, trò chuyện và hiểu nhau hơn

Cuộc gặp gỡ là cơ hội để các GM gặp nhau, trò chuyện và hiểu nhau hơn. Theo mục sư Worthen,  các mục tử gặp nhau để kiến tạo những mối liên hệ và chia sẻ những khó khăn để giúp đỡ nhau. Vì lý do này, các GM được chia thành các nhóm theo vùng địa lý để có thể tìm ra những cách thức cộng tác. Mục sư Worthen cũng nhận định: “Các vấn đề chia cách chúng ta không phải dễ giải quyết, đặc biệt là vấn đề thẩm quyền và giáo hội học, như đã xảy ra từ thời vua Henry VIII. Trong thời đại chúng ta, có một sự nhận thức mới. Bối cảnh mà chúng ta hoạt động là một xã hội bị tục hóa và quan trọng là chúng ta nâng đỡ nhau và cùng nhau suy nghĩ cách thế chúng ta có thể chia sẻ Tin mừng cách tốt hơn với xã hội chúng ta đang sống.” (SIR 14.01.2019)

Hồng Thủy

ĐTC tiếp kiến các ân nhân giúp Hang Đá và Thông Giáng Sinh

ĐTC tiếp kiến các ân nhân giúp Hang Đá và Thông Giáng Sinh

Cây thông đỏ cao 21 mét, đường kính 50 mét, được đốn từ miền Pordenone, bắc Italia và hang đá giáng sinh bằng cát nén từ miền Jesolo do tòa Thượng Phụ thành Venezia, đông bắc Italia, tài trợ và thực hiện.

Trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhiệt liệt cám ơn các ân nhân, các nghệ sĩ cũng như chào thăm chính quyền và đại diện các tổ chức đã góp phần tặng thông cho Tòa Thánh và thực hiện hang đá. Ngài cũng nói rằng:

Ý nghĩa cây thông Giáng Sinh

”Cây thông và hang đá là hai dấu hiệu không ngừng thu hút chúng ta, nói với chúng ta về Giáng Sinh và giúp chúng ta suy niệm về mầu nhiệm Thiên Chúa làm người để gần gũi với mỗi người chúng ta. Cây thông giáng sinh với các ngọn đèn sáng nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu là ánh sáng thế gian, là ánh sáng tâm hồn xua tan bóng đêm thù nghịch và dành chỗ cho tha thứ.

”Cây thông đỏ được đặt tại Quảng trường thánh Phêrô năm nay đến từ rừng Cansiglio, cao hơn 20 mét, gợi ý cho chúng ta suy tư: nó tượng trưng Thiên Chúa, qua sự giáng sinh của Chúa Giêsu, Ngài hạ mình xuống với con người để nâng họ lên với Ngài, vượt lên trên những mây mù của ích kỷ và tội lỗi. Con Thiên Chúa nhận lấy thân phận phàm nhân để lôi kéo họ đến với Ngài và làm cho họ được tham dự vào bản tính thần linh không thể hư nát của Ngài.

 Ý nghĩa hang đá bằng cát

Nhắc đến hang đá làm bằng cát, ĐTC nhận định rằng cát, một vật liệu nghèo, nhắc nhớ chúng ta về sự đơn sơ, bé nhỏ qua đó Thiên Chúa tỏ mình ra với sự giáng sinh của Chúa Giêsu trong tình trạng bấp bênh ở Bethlehem. Sự bé nhỏ ấy có vẻ mâu thuẫn với thiên tính, nhưng sự bé nhỏ ấy là tự do. Người bé nhỏ theo nghĩa Tin Mừng, không những nhẹ nhàng, nhưng còn là người tự do đối với mọi thứ đam mê muốn xuất hiện và tự phụ về những thành công. Như trẻ thơ, họ biểu lộ và cử động một cách tự nhiên. Tất cả chúng ta được mời gọi trở nên tự do trước Thiên Chúa, có tự do của một trẻ em trước cha của mình”.

Chuẩn bị Hang đá ”Sand Nativity”

Hang đá được gọi là ”Sand Nativity” (Cảnh Giáng Sinh bằng cát) được thực hiện với 1,300 mét khối cát từ Jesolo, nặng 700 tấn, do 4 nhà điêu khắc người Mỹ (Richard Varano), Nga (Ilya Filimontsev), Hòa Lan (Susanne Ruseler) và Tiệp (Rodovan Ziuny) đảm trách.

Giai đoạn đầu tiên là chuẩn bị một khối cát hình kim tự tháp tại Quảng trường Thánh Phêrô, sau khi làm những thùng cát nén trong đó. Tiếp đến người ta dựng lều bảo vệ. Rồi các nghệ sĩ bắt đầu giai đoạn đoạn khắc đẽo. Sau cùng là giai đoạn tổ điểm hoàn tất.

Khánh thành

Cũng tại Vatican, lúc 4 giờ rưỡi chiều cùng ngày 7-12, hang đá khổng lồ và cây thông giáng sinh đã được khánh thành tại Quảng trường thánh Phêrô, trước sự hiện diện của ĐHY Giuseppe Bertello, Chủ tịch phủ Thống đốc thành Vatican, Đức Thượng Phụ Moraglia của thành Venezia, chính quyền và giáo quyền các miền liên hệ và đông đảo các tín hữu. (Rei 7-12-2018)

Giuse Trần Đức Anh, OP

Nghĩ về sự chết giúp thoát khỏi ảo tưởng làm chủ thời gian

Nghĩ về sự chết giúp thoát khỏi ảo tưởng làm chủ thời gian

Khi nghĩ về sự chết, chúng ta sẽ được thoát khỏi ảo tưởng rằng mình có thể làm chủ thời gian. Chúng ta không bất tử hoặc bất diệt. Chúng ta là những con người sống trong thời gian có khởi đầu và có kết thúc. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Cái chết là một thực tế

Lời Chúa hôm nay kể về giây phút cuối đời của vua Đavit. Cái chết đến với tất cả mọi người, ảnh hưởng trên mọi người. Với từng người, dù sớm hay muộn thì cái chết cũng sẽ đến.

Nhưng mà luôn có cám dỗ níu kéo cuộc sống trong sự lòng vòng của mê cung ích kỷ, mà không nhìn tới tương lai. Không, cuộc sống này sẽ kết thúc, sẽ có cái chết, tất cả chúng ta đều biết điều ấy. Và vì thế, Giáo Hội luôn cố gắng giúp chúng ta suy nghĩ phản tỉnh về cái chết, về giây phút cuối đời của mỗi người chúng ta.

Cái chết là một di sản

Tôi không phải là chủ của thời gian. Bạn cũng thế. Suy tư về cái chết sẽ giúp chúng ta thoát khỏi ảo tưởng làm chủ thời gian, giúp chúng ta thoát khỏi kiểu cuộc sống với những chuỗi dài vô nghĩa. Tôi đang tiến bước và tôi phải nhìn tới phía trước, phải suy xét về tương lai, về cái chết. Cái chết cũng là một thứ di sản, không phải là di sản vật chất nhưng là chứng từ cuộc sống.

Chúng ta có thể tự hỏi lòng mình rằng: Nếu hôm nay Chúa gọi tôi, thì tôi sẽ để lại di sản gì đây? Lúc ấy tôi sẽ để lại gì, sẽ để lại chứng từ cuộc sống nào, sẽ để lại gì cho cuộc đời này? Đó là câu hỏi rất hay để tự chất vấn lòng mình. Và như thế, tất cả chúng ta biết cách chuẩn bị chính mình. Chẳng ai trong chúng ta sẽ còn lại giống như những di tích. Không, tất cả chúng ta rồi sẽ chết.

Cái chết là một ký ức

Cái chết cũng là một loại ký ức, là một thứ để chúng ta luôn nhớ tới, để suy nghĩ để phản tỉnh, để rọi ngược trở lại giây phút hiện tại. Nếu hôm nay tôi chết, thì tôi thích làm gì, sẽ làm gì, sẽ quyết định gì, sẽ sống lối sống nào? Khi suy nghĩ như thế, suy tư về điều ấy, cuộc sống hiện tại của chúng ta sẽ sáng tỏ. Chúng ta sẽ tỉnh ngộ, sẽ bừng tỉnh, sẽ khôn ngoan với những quyết định trong cuộc sống từng ngày. Cảm thấy rằng, cảm nhận rằng, biết rằng mình đang tiến về cái chết, điều ấy rất tốt cho mỗi người chúng ta.

Tứ Quyết SJ

 

Đức Thánh Cha quan tâm tới hiểm họa nhiều hải đảo biến mất

Đức Thánh Cha quan tâm tới hiểm họa nhiều hải đảo biến mất

VATICAN. ĐTC kêu gọi gia tăng ý thức về những hiểm họa đe dọa các đảo ở Thái Bình Dương và tìm biện pháp đối phó.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 11-11-2017, dành cho 46 vị thuộc Diễn đàn các vị lãnh đạo các Đảo trong Thái Bình Dương.

ĐTC nói đến những lo âu của mọi người, đặc biệt là các dân tộc sống tại các đảo vừa nói. Họ dễ bị tổn thương vì những hiện tượng môi trường và khí hậu ngày càng xảy ra thường xuyên và gia tăng cường độ. Đặc biệt là hiện tượng mực nước biển dâng cao làm biến mất những hải đảo, và sự suy thoái các hàng rào san hô, một hệ thống môi sinh ở biển rất quan trọng.

ĐTC nhắc lại lời báo động cách đây 35 năm của các GM Philippines: ”Ai đã biến thế giới biển khơi tuyệt vời thành những nghĩa trang dưới nước không còn sự sống và màu sắc nữa?”. Có nhiều nguyên nhân đưa đến sự suy thoái môi trường, nhưng đáng tiếc là có nhiều nguyên nhân do cách hành xử thiếu khôn ngoan của con người gây nên, gắn liền với những hình thức khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân bản, tạo nên những hậu quả đi tới tận lòng sâu của các đại dương”.

ĐTC tuyên bố ủng hộ nỗ lực của các vị lãnh đạo các đảo trong Thái Bình Dương gây ý thức mạnh mẽ hơn trong dư luận thế giới trước các hiểm họa môi sinh đe dọa sự sống còn của các hải đảo trong Thái Bình Dương, và kêu gọi sự sộng tác và liên đới quốc tế, đạt tới một chiến lược chung, đối phó với các hiện tượng đe dọa môi trường, không cho phép dửng dưng trước những vấn đề trầm trọng như sự suy thoái môi trường tự nhiên và sức khỏe của các đại dương, gắn liền với sự suy thoái nhân bản và xã hội mà nhân loại ngày nay đang phải trải qua”.

Nhắc đến Hội nghị quốc tế về thay đổi khí hậu đang nhóm tại thành phố Bonn bên Đức, gọi là COP-23, ĐTC cầu mong rằng Hội nghị này cũng như các Hội nghị kế tiếp sẽ giúp bảo vệ ”Những vùng đất không biên cương” của chúng ta, như những hải đảo trong các đại dương. (Rei 11-11-2017)

G. Trần Đức Anh OP

 

Lễ Đức Mẹ Sầu Bi: Chiêm ngưỡng Chúa Giêsu vinh hiển trên thập giá

Lễ Đức Mẹ Sầu Bi: Chiêm ngưỡng Chúa Giêsu vinh hiển trên thập giá

Hãy cùng với Đức Mẹ đứng dưới chân thập giá để chiêm ngắm, chiêm ngưỡng Chúa Giêsu chiến thắng vinh hiển trên thập giá. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong Lễ Đức Mẹ Sầu Bi sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Cần đức tin để nhìn

Chúng ta hãy chiêm ngắm Mẹ của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng dấu chỉ của chiến thắng, một dấu chỉ rất mâu thuẫn. Đó là Chúa Giêsu. Người chiến thắng vinh hiển, nhưng lại trên Thánh Giá, trên Thánh Giá. Điều này rất mâu thuẫn và không thể hiểu nổi… Chúng ta cần có đức tin để có thể hiểu được điều ấy. Cần có đức tin để có thể tiếp cận mầu nhiệm này.

Mẹ đứng đó

Mẹ Maria biết những điều ấy, và cả cuộc đời, Mẹ đã sống với tâm hồn đớn đau ấy. Mẹ đi theo Chúa Giêsu và nghe những lời bình phẩm mà người ta dành cho Chúa. Có những lần người ta khen tặng êm ai, có những lần người ta chống đối gay gắt. Nhưng phần Mẹ, Mẹ luôn bước theo Con của Mẹ. Đó là lý do mà chúng ta gọi Mẹ là người môn đệ đầu tiên. Và dấu hiệu của sự mâu thuẫn, duyên cớ vấp phạm, như Cụ già Simeon từng nói, tiếp tục đâm thâu tâm hồn Mẹ trong cuộc đời Mẹ.

Cho đến tận cùng, Mẹ đã ở đó, Mẹ đứng đó, lặng lẽ dưới chân thập giá, để nhìn Con của Mẹ. Có lẽ Mẹ cũng nghe những lời chê bai nhạo cười mà dân chúng nói: Hãy nhìn xem, kìa là mẹ của tên phạm pháp. Nhưng Mẹ vẫn đứng đó, trở nên đồng hình đồng dạng với Con của Mẹ.

Thinh lặng chiêm ngắm

Trong thinh lặng, những lời nói ngắn gọn bé nhỏ lúc ấy, giúp chúng ta chiêm ngắm và bước vào mầu nhiệm này. Vào lúc ấy, trong đức tin, Mẹ đã sinh ra chúng ta, Mẹ sinh ra Giáo Hội. Chúa Con nói với Mẹ: Này Bà, đây là các con của Bà. Chúa đã không gọi là Mẹ, mà lại gọi là Bà. Bà ấy, người phụ nữ ấy đứng đó đầy dũng cảm, để rồi nói một cách không chần chừ do dự: Đây là Con của tôi.

Chúng ta hãy dành thời gian để suy gẫm và chiêm ngắm đoạn Tin Mừng hôm nay. Chúng ta hãy để cho Chúa Thánh Thần nói với từng người chúng ta điều chúng ta đang cần.

Tứ Quyết SJ

ĐHY Ling: Sự khó nghèo, đau khổ và bách hại là sức mạnh của Giáo hội

ĐHY Ling: Sự khó nghèo, đau khổ và bách hại là sức mạnh của Giáo hội

Ngày 21/05 vừa qua, vào cuối buổi đọc Kinh Truyền tin, Đức Thánh cha Phanxicô đã công bố tên của 5 vị sẽ được tấn phong Hồng y  trong công nghị Hồng y diễn ra ngày 28/06. Nhiều bất ngờ và bàn tán xôn xao trên báo chí khắp nơi vì những tên tuổi mà có lẽ ít ai nghĩ đến. Trong số 5 vị được xướng danh, có một vị người Lào; đó là đức hồng y Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, giám quản tông tòa Paksé.

Ngày 16 và 17/06, khoảng 350 tín hữu Công giáo gốc Hmong, Kmhmu, Lao e Karen đã họp nhau ở Belleville, bang Illinois, Hoa kỳ, để nhắc nhớ và kỷ niệm cuộc đời của 17 vị tử đạo người Lào. Đức hồng y tân cử Louis-Marie Ling lúc đó cũng tham dự và ngài đã chia sẻ về việc ngài được chọn làm Hồng y và về đời sống của Giáo hội Công giáo tại Lào.

Đức hồng y Ling cho biết chính ngài cũng bất ngờ khi biết mình được bổ nhiệm làm hồng y và niềm vui của toàn thế giới với việc bổ nhiệm này. Về lý do ngài được bổ nhiệm, Đức hồng y Ling chia sẻ là trong cuộc viếng thăm ad limina của các giám mục Lào và gặp Đức giáo hoàng Phanxicô hôm 26/01 năm nay, Đức Phanxicô nói với các ngài: “sức mạnh của Giáo hội ở nơi các Giáo hội địa phương và cách đặc biệt, trong các Giáo hội nhỏ bé, yếu ớt và bị bách hại. Đây là xương sống của Giáo hội hoàn vũ.” Trong Thánh lễ đồng tế với các Giám mục Lào, Đức Phanxicô lại nhắc lại điều này. Đức hồng y Ling hiểu rằng sức mạnh của Giáo hội đến từ sự kiên nhẫn, kiên trung và ý muốn đón nhận thực tế của đức tin. Điều này làm cho ngài suy nghĩ rằng sự khó nghèo, đau khổ và bách hại của Giáo hội Lào là 3 cột trụ củng cố sức mạnh cho Giáo hội.

Giáo hội Công giáo Lào có khoảng 45 ngàn tín hữu, chiếm chưa đến 1% trong tổng số 6,4 triệu dân, có 20 linh mục và 98 tu sĩ trong 218 giáo xứ. Đức hồng y Ling định nghĩa Giáo hội Lào là một giáo hội thơ bé, sống lời loan báo đầu tiên, hướng đến trước hết các thổ và những người theo thuyết duy linh. Giáo hội này đã chịu bách hại và làm chứng cho đức tin của mình giữa muôn ngàn nghịch cảnh.

Sau khi đảng cộng sản Pathet Lào lên nắm quyền, các thừa sai ngoại quốc bị trục xuất và các tín hữu bị bách hại. Các linh mục và tu sĩ bị giam tù hay gửi đến các trại cải tạo. Chính Đức hồng y Ling cũng bị giam tù 3 năm vì lý do “rao truyền Chúa Kitô”. Ngài đã chấp nhận điều này thay vì sợ hãi như lúc ban đầu.

Ngày nay Lào đang mở ra với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên dù những cải cách kinh tế, Lào vẫn còn nghèo và dựa vào sự trợ giúp của nước ngoài. Chính quyền kiểm soát nghiêm nhặt về tôn giáo và truyền thông. Những khó khăn trong quan hệ giữa Giáo hội và nhà nước, như việc cấm giảng dạy về Giáo hội, có thể thấy rõ nơi các chính quyền địa phương và dân chúng. Mỗi địa phương có chính sách tự do tôn giáo khác nhau. Các linh mục có thể đi làm lễ các nơi, tại các làng có giáo xứ hay nhà thờ. Tuy nhiên, sẽ có vấn đề nếu chúng ta xây một nhà thờ. Có thể là dễ dàng ở nơi này nhưng lại khó khăn ở nơi khác.

Việc bổ nhiệm vị hồng y đầu tiên của Lào, đối với cộng đoàn địa phương, là niềm hy vọng cho sự phát triển của quan hệ giữa Vatican và chính quyền Viên chăn. Đức hồng y Ling cho biết là trong các nước Đông nam á,c hỉ có Lào chưa có quan hệ ngoại giáo với Tòa Thánh. Ngài đang cố gắng để thay đổi lối suy nghĩ của chính quyền, để thuyết phục họ rằng Giáo hội không phải là kẻ thù của chính quyền, nhưng là bạn. Nếu cả 2 phía cùng làm việc chung với nhau thì tương lai sẽ tốt hơn. (Asia News 28/06/2017)

Hồng Thủy

Đức Thánh Cha gặp ban lãnh đạo HĐGM Venezuela

Đức Thánh Cha gặp ban lãnh đạo HĐGM Venezuela

VATICAN. Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết ngày 8-6-2017, ĐTC Phanxicô sẽ tiếp kiến Ban Chủ tịch HĐGM Venezuela theo lời thỉnh cầu của chính các vị lãnh đạo của Hội đồng này. Các vị muốn trao đổi với ngài về tình trạng tại Venezuela.

Tham dự buổi tiếp kiến này có Đức TGM Chủ tịch Diego Padrón, hai Đức Cha Phó Chủ tịch và Đức Cha Tổng thư ký. Ngoài ra có hai vị Hồng Y người Venezuela là Jorge Urosa Savino, và Baltazar Porras.

Trước đó, Đức TGM Diego Rafael Padrón Sanchez, Chủ tịch HĐGM Venezuela bày tỏ lo ngại rằng một cuộc leo thang khủng hoảng chính trị, kinh tế và xã hội sẽ làm cho đất nước này ”xuống dốc không phanh!”.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Nhật báo ”Tiêu chuẩn” (Der Standard) số ra ngày 2-6-2017 tại Áo, Đức Cha Padrón, cũng là TGM giáo phận Cumana, cho biết dân chúng cảm thấy một chính quyền suy sụp, không còn cai trị nữa. Tự do của con người ngày càng bị cắt xén từng mảnh. Dân chúng xuống tinh thần đứng trước bao nhiêu thiếu thốn: thiếu lương thực và thuốc men, thiếu an ninh và lối thoát. Tại đây có nhiều người dân chết vì thiếu thuốc men. Nhiều người khác suy dinh dưỡng. Theo một nghiên cứu của Caritas, 11% trẻ em Venezuela đang ở trong tình trạng suy dinh dưỡng. Cả nạn tội phạm cũng bành trướng mạnh mẽ”.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức TGM Padrón mô tả tương quan hiện nay giữa Giáo Hội và Nhà Nước Venezuela là ”băng giá”. Kế hoạch của tổng thống Nicolas Maduro triệu tập một quốc hội lập hiến sẽ không giải quyết được các vấn đề xã hội tại nước này.”

Đức TGM cũng cho biết ”trong tuần qua, một phái đoàn chính phủ đã đến gặp các đại diện của Giáo Hội, nhưng chúng tôi lịch sự trả lời rằng ”chúng tôi không muốn thảo luận về một dự án mà chúng tôi thấy là thừa thãi, chúng tôi muốn thảo luận về tình trạng khẩn trương của dân chúng”.

Sau cùng, Đức TGM Chủ tịch HĐGM Venezuela tin là vẫn còn có thể có sự hòa giải tại nước này và nói rằng ”nhân dân Venezuela không ”cay cú”, nhưng rất liên đới. Đất nước rất giàu tài nguyên và tiềm năng”. (SD, KNA 5-6-2017)

Trần Đức Anh OP

Đức Thánh Cha chủ sự buổi canh thức với hơn 50 ngàn tín hữu

Đức Thánh Cha chủ sự buổi canh thức với hơn 50 ngàn tín hữu

ROMA. Trong buổi canh thức nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Phong trào Công Giáo canh tân trong Thánh Linh, ĐTC kêu gọi tất cả các tín hữu Kitô đoàn kết để chứng tỏ cho thế giới thấy hòa bình là điều có thể.

Buổi canh thức diễn ra áp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chiều ngày 3-6-2017 tại Circo Massimo, ở Roma, một khu vực xưa kia là trường đua ngựa thời đế quốc La Mã và cũng là nơi máu các vị tử đạo đổ ra. Địa điểm hành lễ được mở cửa từ lúc 1 giờ trưa, trên lễ đài có biểu ngữ lớn: ”Gesù è il Signore”, và các sinh ngữ khác: Đức Giêsu là Chúa, và bên dưới, trước lễ đài, có một khu vực dành cho một nhóm người nghèo do Đức TGM Konrad Krajewski, Chánh Sở từ thiện của ĐTC, hướng dẫn. Trong số hơn 50 ngàn tín hữu hiện diện cũng có hàng ngàn người gồm các thủ lãnh và thành viên phong trào Thánh Linh trong Tin Lành, các Giáo Hội Pentecostal.

Buổi buổi cầu nguyện bắt đầu với nghi thức khai mạc lúc 4 giờ chiều: sau lời chào mừng của bà Michelle Moran, Chủ tịch Phong trào Công Giáo canh tân trong Thánh Linh và Ông Gilberto Barbosa, Chủ tịch Phong trào Cộng đoàn canh tân trong Thánh Linh ở Brazil, cộng đoàn tiến hành với phần chúc tụng, thờ lạy, nghe chứng từ và suy tư về hoạt động của Chúa Thánh Linh liên quan đến ơn gọi, gia đình, chữa lành và rao giảng Tin Mừng.

Sau khi ĐTC đến nơi và tiến lên lễ đài, buổi canh thức bắt đầu lúc gần 6 giờ chiều. Mọi người lắng nghe đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan, đoạn 17 câu 21 đến 23, tiếp đến là bài suy niệm của Cha Cantalamessa, dòng Capuchino, giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng. Sau đó là suy niệm của ĐTC.

Suy niệm của ĐTC

Đi từ hai đoạn Tông Đồ Công Vụ (1,4-5; 2,1-4), ĐTC ví cộng đoàn tham dự buổi canh thức đến từ hơn 120 quốc gia giống như nhà Tiệc Ly lộ thiên: ”Nhiều người đến từ các nơi trên thế giới và Chúa Thánh Linh qui tụ chúng ta để thiết lập những tương quan thân hữu huynh đệ, khích lệ chúng ta trên con đường tiến về hiệp nhất, hiệp nhất để thi hành sứ mạng: không phải để dừng lại, nhưng để ra đi công bố Đức Giêsu là Chúa, để cùng nhau loan báo tình thương của Chúa Cha đối với tất cả mọi con cài! Để loan báo Tin Mừng cho mọi dân nước! Để chứng tỏ rằng hòa bình là điều có thể!”

Nhưng ĐTC nhận xét rằng ”chúng ta không thể loan báo hòa bình là có thể nếu chúng ta không sống hòa bình với nhau, nếu chúng ta nhấn mạnh những khác biệt, nếu chúng ta gây chiến với nhau, làm như thế chúng ta không thể loan báo hòa bình”.

Ngài nhìn nhận có những khác biệt giữa các tín hữu Kitô, nhưng cần làm sao để những khác biệt đó trở thành ”những dị biệt được hòa giải”: Có những khác biệt về ngôn ngữ, (như cộng đoàn Kitô ngày lễ Ngũ Tuần), nhưng Chúa Thánh Linh làm cho chúng ta hệu sứ điệp phục sinh của Chúa Giêsu trong ngôn ngữ riêng chúng ta”.

ĐTC xác nhận Phong trào Công Giáo canh tân trong Thánh Linh, được khai sinh cách đây 50 năm, không phải để khởi đầu một tổ chức, một định chế, nhưng là một dòng ơn thánh, một trào lưu ơn thánh… Một công trình đại kết vì Thánh Linh kiến tạo hiệp nhất và cùng một Thánh Linh gợi hứng để Phong trào canh tân trong Thánh Linh là đại kết”.

Trong bài suy niệm, ĐTC cũng nhắc đến phong trào đại kết bằng máu. Bao nhiêu Kitô hữu bị giết vì họ là tín hữu Kitô. Những kẻ sát hại họ, trước khi giết, không hỏi họ là chính thống, công giáo, tin lành, Luther hay Calviniste? Họ hỏi; ngươi có phải là Kitô hữu hay không! Khi tín hữu ấy khẳng định, và họ bị cắt cổ ngay. Ngày nay có nhiều vị tử đạo hơn thời kỳ đầu. Đó là phong trào đại kết bằng máu. Tại nhiều nơi trên thế giới, máu các tín hữu Kitô đang đổ ra! Ngày nay hơn bao giờ hết, sự hiệp nhất của các Kitô hữu, được hiệp nhất nhờ hoạt động của Thánh Linh, trong kinh nguyện và trong hoạt động giúp những người yếu thế nhất. Đồng hành và cộng tác. Yêu thương nhau. Cùng nhau giải thích những khác biệt, thỏa thuận, nhưng đồng hành! Nếu chúng ta dừng lại, không tiến bước nữa, sẽ không bao giờ chúng ta thỏa thuận với nhau. Sở dĩ như vậy vì Thánh Linh muốn chúng ta tiến bước”.

Buổi canh thức tiếp tục với thánh vịnh thống hối 50, kinh nguyện xin ơn tha thứ vì những tội chia rẽ do cha Cantalamessa và mục sư Traettino hướng dẫn.

Buổi canh thức kết thúc với kinh nguyện xin ơn Phép rửa của Chúa Thánh Linh.

G. Trần Đức Anh OP

Đức Thánh Cha cổ võ cử hành tháng đặc biệt về truyền giáo

Đức Thánh Cha cổ võ cử hành tháng đặc biệt về truyền giáo

VATICAN. ĐTC kêu gọi toàn thể Giáo Hội chuẩn bị và cử hành tháng đặc biệt về truyền giáo sẽ tiến hành vào tháng 10 năm 2019.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 3-6-2017, dành cho 170 tham dự viên Đại hội của các Hội Giáo Hoàng truyền giáo kết thúc hôm qua sau 6 ngày tiến hành tại Roma. Phần lớn các vị tham dự là Giám đốc toàn quốc các Hội Giáo Hoàng truyền giáo ở các nước, trong số này có Cha Đa Minh Ngô Quang Tuyên từ Việt Nam.

ĐTC cho biết ngài quan tâm về các Hội Giáo Hoàng truyền giáo, nhiều khi bị biến thành một tổ chức chỉ quyên góp và phân phối nhân danh ĐGH tài trợ kinh tế cho các Giáo Hội túng thiếu. Vì thế ngài khuyến khích các Hội này tìm những con đường mới và phương thế thích hợp hơn, có tính chất Giáo Hội hơn, để chu toàn công tác phục vụ sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội.

ĐTC đặc biệt hài lòng và hoàn toàn hỗ trợ đề nghị của các Hội Giáo Hội truyền giáo dành tháng 10 năm 2019 làm tháng đặc biệt suy tư và đào sâu sứ mạng truyền giáo, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Tông thư Maximum illud của ĐGH Biển Đức 15. ĐTC nói: ”Trong văn kiện giáo huấn rất quan trọng này, ĐGH Biển Đức 15 nhắc nhớ rằng đời sống thánh thiện là điều rất cần thiết cho hiệu năng của việc tông đồ, và thế Người cổ võ một sự kết hiệp ngày càng mạnh mẽ hơn với Chúa Kitô, và dấn thân đầy xác tín và vui mừng vào sự hăng say loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi người, thi hành lòng thương xót với mọi người.”

ĐTC nói thêm rằng: ”Tháng đặc biệt cầu nguyện và suy tư về truyền giáo như công tác rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại sẽ giúp canh tân đức tin Giáo Hội, để sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế duy nhất luôn hiện diện và hoạt động nơi con tim của Giáo Hội”. (SD 3-6-2016)

G. Trần Đức Anh OP 

Ngoan ngoãn sống theo Thần Khí hướng dẫn

Ngoan ngoãn sống theo Thần Khí hướng dẫn

Hãy mang Lời Chúa bên mình và trong lòng mình. Hãy chuyên cần suy niệm Lời Chúa và ngoan ngoãn trước sự hướng dẫn của Thần Khí, để có thể sống phong cách của người Kitô hữu. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Thân quen với Lời Chúa

Hãy đọc Lời Chúa, hãy luôn mang Lời Chúa bên mình, hãy mở rộng cõi lòng cho Lời Chúa, hãy mở rộng tâm hồn để Thần Khí giúp chúng ta hiểu được Lời Chúa. Khi đón nhận Lời Chúa, khi hiểu Lời Chúa, khi có Lời Chúa ở cùng, chúng ta sẽ nhận được biết bao hoa trái tốt lành… Đó là khi chúng ta trở nên người đầy lòng tốt, đầy từ nhân, đầy niềm vui, trở thành con người của hòa bình, của tự chủ, trở thành người hiền lành.

Phong cách của người Kitô

Nhưng tôi phải đón nhận Thần Khí là Đấng giúp tôi ngoan ngoãn trước Lời Chúa, và với sự ngoan ngoãn ấy, tôi sẽ không đi ngược lại Thần Khí. Ngoan hiền đón nhận Lời Chúa, nhận biết Lời Chúa và xin ơn Chúa Thánh Thần, để Ngài ban cho chúng ta những hạt giống gieo vào tâm hồn chúng ta. Để rồi, những hạt mầm ấy sẽ trổ sinh lòng tốt, sự dịu hiền, lòng nhân hậu, hòa bình, bác ái, tự chủ… Tất cả những điều tốt đẹp ấy làm nên phong cách người Kitô.

Bài đọc trích sách Tông Đồ Công Vụ kể lại: sau khi có nhiều người không phải Do Thái được lắng nghe Lời Chúa, thì đã có nhiều người tin vào Chúa. Tin này đến tai Hội Thánh ở Giêrusalem, nên ông Banaba được sai đi Antiokia. Khi đến nơi, ông thấy việc Chúa làm và ông vui mừng, và ông khuyên bảo mọi người hãy vững lòng tin nơi Chúa. Ông là người tốt lành, đầy Thánh Thần và lòng tin.

Ngoan ngoãn nghe theo Thần Khí

Có Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn chúng ta, để chúng ta không bị lầm lạc, để chúng ta biết ngoan ngoãn với Thần Khí, để chúng ta nhận biết Thần Khí trong Lời Chúa, và để chúng ta sống theo Thần Khí hướng dẫn. Ngược lại, có tội chống lại Chúa Thánh Thần. Tội này được thánh Tephano nhắc tới khi ngài nói với các luật sĩ rằng: Các ông luôn chống lại Thánh Thần. Với Chúa Thánh Thần, hoặc là chúng ta chống lại Ngài, hoặc là theo Ngài. Chúng ta có đón nhận Ngài không? Có ngoan ngoãn nghe theo Ngài? Thánh Giacôbê đã nói điều ấy. Hãy ngoan ngoãn nghe theo Thần Khí. Chúng ta hãy cầu xin ơn ấy.

Có một chi tiết rất đáng chú ý. Đó là: chính tại Antiokia mà lần đầu tiên các môn đệ nhận tên gọi là Kitô hữu.  

Tứ Quyết SJ

Phỏng vấn bà Anne-Marie Pelletier về các bài suy niệm buôỉ đi Đàng Thánh Giá

Phỏng vấn bà Anne-Marie Pelletier về các bài suy niệm buôỉ đi Đàng Thánh Giá

Phỏng vấn bà Anne-Marie Pelletier, tác giả các bài suy niệm buổi đi đàng Thánh Giá tối thứ sáu Tuần Thánh

Các bài suy niệm trong buổi đi đàng Thánh Giá ngày thứ sáu Tuần Thánh tại đấu truờng Colosseo năm nay do bà Anne-Marie Pelletier, chuyên viên Thánh Kinh người Pháp soạn thảo. Bà đã muốn dành nhiều chỗ cho nữ giới trong các suy niệm của mình, bằng cách trích các tác phẩm của thánh nữ Catarina thành Siena, Etty Hillesum, và trong số các chứng nhân của thời đại chúng ta bà nhắc tới các đan sĩ Tibhirine. Trong nỗi khổ đau của Chúa Giêsu ngày nay người ta nhận ra các khổ đau của mọi nạn nhân nam nữ của bạo lực, của các trẻ em bị hãm hiếp, hạ nhục, tra tấn và ám sát.

Sau đây chúng tôi xin gủi tới quý vị bài phỏng vấn bà dành cho phóng viên Tiziana Campisi của chương trình ý ngữ đài Vaticăng.

Hỏi: Thưa bà Anne-Marie bà đã có cảm tường gì khi được mời viết các bài suy niệm cho buổi đi đàng Thánh Giá của ĐTC Phanxicô tại hí trường Colosseo tối thứ sáu Tuần Thánh?

Đáp: Tôi đã rất ngạc nhiên và bị lạc hướng, và tự hỏi tại sao mình lại phải viết các lời được đọc trong một lúc quan trọng như thế trong phụng vụ của Giáo Hội. Ban đầu tôi hơi hoảng hốt bởi tư tưởng phải dùng các lời của mình để diễn tả mầu nhiệm Thập Giá, điều mà Chúa Kitô định nghĩa là giờ của Ngài – nghĩa là thực tại có thể cảm nhận nhất, định đoạt nhất – và dùng các lời ấy nhân danh Giáo Hội công giáo, làm sao để từng người có thể nhận ra họ trong đó. Rồi tâm tình đầu tiên này biến thành một niềm vui lớn với tư tưởng là năm nay một phụ nữ lên tiếng trong các suy niệm của Đường Thánh Giá tại Colosseo. Tôi đã lập tức trực giác rằng đây là một dịp lớn cho các phụ nữ, nhưng cũng là cho Giáo Hội. Nói cho cùng, một biến cố, khá tự nhiên, nếu ta nghĩ rằng trong các đoạn Tin Mừng về cuộc Khổ Nạn có các phụ nữ, và còn hơn thế nữa nhất là các phụ nữ ở lại dưới chân Thập Giá, và trong lúc Phục Sinh, ngay từ ban đầu, lại cũng có các phụ nữ. Như vậy, tất cả các biến cố này đều gắn liền một cách mật thiết với sự hiện diện của nữ giới, và đối với tôi xem ra là điều tự nhiên tiếng nói của một phụ nữ  có thể diễn giải suy niệm của Giáo Hội trong buổi đi Đàng Thánh Giá này.

Hỏi: Đâu là các đề tài bà muốn khai triển trong buổi đi Đàng Thánh Giá này?

Đáp: Tôi đã không nghĩ tới điều tôi muốn nói hay điều tôi đã muốn thông truyền. Tư tưởng của tôi đã là ở trên con đường này, tìm bước theo Chúa Giêsu lên đồi Golgotha. Đây là một chiều kích  tư tưởng của Thiên Chúa chứ không phải của chúng ta, vì thế tôi đã tìm có môt thái độ lắng nghe và thinh lặng để đi tới một mâu thuẫn ngoại thường cho chính tôi và cho người khác, mâu thuẫn được hiện thực trong giờ của cuộc Khổ Nạn, điều mà Thánh Kinh định nghĩa là giờ chưa từng được nghe của Thiên Chúa, và nó đụng chạm một cách mạnh mẽ và sâu xa toàn hoạt động của thế giới hiện đại của chúng ta.

Hỏi: Mười bốn chặng đường Thánh Giá của bà là các chặng truyền thống. Tại sao bà lại có lựa chọn này?

Đáp: Tôi đã đi từ sự kiện Đường Thánh Giá có các quy chiếu khác nhau và không có một lược đồ bắt buộc nào, và tôi đã chọn các lúc đối với tôi xem ra chúng đặc biệt có ý nghĩa. Vì thế tôi đã quyết định đưa vào cả biến cố Phêrô chối Chúa, và cảnh quan Philatô sau khi hội ý với quyền bính Do thái cũng tuyên bố Đức Kitô phải bị đóng đanh.  Đối với tôi thật rất là quan trọng  muốn nhớ lại trong trạng huống này rằng người Do thái và người ngoại giáo đồng loã với nhau trong việc kết án tử Chúa Giêsu. Chúng ta biết rằng trong dòng lịch sử các kitô hữu đã bị cám dỗ gán trách nhiệm liên quan tới cái chết của Chúa Kitô cho dân Do thái. Tuy nhiên, các văn bản như đã được viết ra, giúp chúng ta hiểu rằng thật ra chúng ta đang đứng trước một thảm kịch tinh thần khổng lồ, trong đó người Do thái và người ngoại giáo  hiệp nhất trong cùng một việc khước từ Chúa Kitô, trong cùng bạo lực đưa tới việc kết án tử Ngài. Ngoài ra, tôi cũng nghĩ rằng trong chặng trong đó Chúa Giêsu bị lăng nhục, chế nhạo và khiêu khích bởi các tư tế và lính tráng, thách đố “hãy tự cứu lấy mình” ở trong con tim của tất cả mọi người, bao gồm cả các kitô hữu nữa. Chúa Kitô Đấng đã cứu thoát tất cả mọi người nam nữ trong sự tuyệt vọng và trong bệnh tật của họ,  trong lúc này không biểu lộ quyền năng của Ngài và tất cả các hình ảnh liên quan tới sự toàn quyền của Thiên Chúa sụp đổ trong lúc của cuộc Khổ Nạn. Tất cả mọi dấu chỉ bị đảo lộn. Điều chúng ta gọi là quyền lực được vén mở hiện diện trong sự yếu đuối tột cùng, trong sự bất lực của Chúa Kitô bị đóng đanh vào Thập Giá. Vì vậy đối với tôi xem ra quan trọng dừng lại trên lúc này của cuộc Khổ Nạn và mời gọi suy gẫm nó.

Hỏi: Các suy gẫm của bà lấy hứng từ đâu?

Đáp: Một cách nền tảng tôi sẽ nói chúng lấy hứng từ kinh nghiệm tín hữu của tôi, từ kinh nghiệm của cuộc chiến đấu của đức tin. Bởi vì khi chúng ta đứng trước – như trong trường hợp của cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu – đứng trước tư tưởng tuyệt đối này của Thiên  Chúa, mỗi người trong chúng ta đều cảm thấy lạc lõng và khó bước vào cái luận lý của Thánh Kinh của cái “đã phải như thế”. Đây đã là sự quen thuộc của tôi với  cái luận lý đó, được miêu tả trong bài thánh thi  mà chúng ta tìm thấy trong thư gửi tín hữu Philiphê – một trong các văn bản tôi ưa thích – “Đức Giê-su Ki-tô

vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế.” (Pl 2,6-7). Văn bản đã giúp tôi bước vào lắng nghe các biến cố của Đường Thánh Giá.

Hỏi: Thưa bà, đâu là chặng trong đó bà cảm thấy mình sống nó nhất?

Đáp: Thật khó trả lời. Mỗi chặng đều nói lên một điều gì đó mạnh mẽ và định đoạt. Có lẽ chặng ông Simong vác đỡ thánh giá Chúa, bởi vì tôi đã bị đánh động bởi các chi tiết tôi đã không bao giờ ghi nhận trước đó. Chúa Giêsu ngã xuống đất, giao thoa với môt người qua đường, và ông ta bị lính bắt buộc vác Thập Giá. Ông Simong người thành Cirene là một người Libi, và tôi nhận ra rằng ông ta không thuộc những người đợi chờ sự an ủi của Israel, như Phúc Âm nói. Ông được giới thiệu với chúng ta như một người bất ngờ giao thoa con đường của Chúa Kitô, và như thế xa lạ với các biến cố đang xảy ra. Ông đứng trước một người bị kết án, thân thể bầm dập vì bị tra tấn, mặt biến dạng không còn hình tượng người ta nữa, như sách ngôn sứ Isaia nói về người tôi tớ. Nhưng Simong Cirene không quay nhìn về phiá bên kia, ông đơn sơ chấp nhận giúp Chúa Giêsu.  Đối với tôi, ở đây chúng ta đứng trước một cử chỉ rất đánh động, tôi sẽ nói là thuộc các cử chỉ mà Vasilij Grossman lấy lại tư tưởng của triết gia Emmanuel Lévinas gọi là “lòng tốt nhỏ bé”, nghĩa là sự chuyển động cuả lòng cảm thương trước nỗi khổ đau của người khác. Ông Simong thành Cirene đã biết có phản ứng đơn sơ này cứu giúp Chúa Giêsu trong lúc đó, mà không biết là mình gặp gỡ con đường của Con  Thiên Chúa. Tất cả những điều đó theo tôi minh nhiên tốt Phúc Âm thánh Mátthêu nói rằng khi lịch sử kết thúc nhân loại sẽ bị phán xử bởi khả năng có các cử chỉ trợ giúp và cảm thương đối với người ngoại kiều, đối với ai trần trụi hay tù nhân. Nói cách khác, mỗi người đã thực thi lòng cảm thương  như thế, cả khi không ý thức là đã săn sóc thân mình của Chúa Kitô, và vì thế bước vào trong sự cứu rỗi mà Thiên Chúa trao ban.

Hỏi: Có một sứ điệp mà bà muốn trao ban qua các văn bản suy niệm của bà hay không?

Đáp: Một cách nền tảng tôi đã tìm gây ý thức trên sự kiện các biến cố thê thảm của cuộc Khổ Nạn có cái gì nhân bản: Chúa Kitô bị kết án tử, bị đặt dưới bạo lực của loài người. Các biến cố như thế  dậy chúng ta rằng  chúng ta phải thành công đạt điều mà ĐTC Phanxicô gọi là “niềm vui của Tin Mừng”. Chúng ta đang đứng trước  thực tại của một sự thất bại, của khổ đau chiến thắng, của vương quốc sự chết. Nhưng như là kitô hữu chúng ta được dẫn đưa tới chỗ khám phá ra rằng trong tất cả những điều đó có chiến thắng của Thiên Chúa trên tội lỗi, trên bạo lực, trên cái chết. Đó là lý do tại sao Đàng Thánh Giá cũng phong  phú lời cầu nguyện tạ ơn. Tôi nghĩ rằng trong thế giới chúng ta đang sống ngày nay – một thế giới bị sự dữ và cái chết tống tiền – thật là quan trọng ý thức rằng là kitô hữu là trái nghịch với sự tống tiền ấy của bạo lực, cái chết và ý thức rằng  tình yêu mạnh hơn. Tình yêu thương đến từ Thiên  Chúa chiến thắng mọi sự. Tôi nghĩ rằng kitô hữu ngày nay có bổn phận làm chứng cho điều này.

Hỏi: Trong các suy niệm bà cũng trích thánh nữ Catarina thành Siena và Etty Hillesum nữa, có đúng thế không?

Đáp: Vâng, đúng thế. Ngoài hai phụ nữ này cũng có tiếng nói của các người khác trong các suy niệm của tôi. Đối với tôi thật là quan trọng làm vang vọng lên tiếng nói của cả hai người, cũng như tiếng nói của Dietrich Bonhoeffer, của các đan sĩ Tibhirine hay của thần học gia chính thống Christos Yannaras. Thật ra, tôi nghĩ rằng toàn nhân loại được mời gọi trên đồi Golgotha và đương nhiên là toàn thể Giáo Hội nữa, trong sự khác biệt của nó. Như thế, chúng ta tất cả  cùng nhau bước đi trên con đường này, hướng tới sự hiểu biết những gì xảy ra dọc con Đường Thập Giá.

Hỏi: Các đan sĩ Tibhirine được nhắc tới trong một lúc đặc biệt có phải thế không?

Đáp: Phải, bởi vì thảm cảnh của bạo lực kìm kẹp nhân loại, là thảm cảnh của các người vô tội chịu đựng bạo lực ấy và thảm cảnh của Chúa Kitô cùng với họ. Nhưng các đan sĩ Tibhirine dậy chúng ta rằng bạo lực của kẻ khác – khiến cho chúng ta sợ hãi và có thể nghiền nát chúng ta – thực ra là một bạo lực ở trong trái tim mỗi một người, và vì thế lời cầu nguyện đích thực là được giải thoát khỏi bạo lực của các người khác, nhưng cả bạo lực của chính chúng ta nữa. Cả điều này nữa đối với tôi xem ra  quan trọng phải nhấn mạnh, qua lịch sử của các đan sĩ Tibhirine.

Hỏi: Trong chặng cuối cùng bà đã nêu bật sự hiện diện của các phụ nữ, có đúng vậy không?

Đáp: Vâng. Tôi đã muốn rằng chặng thứ 14 được dành cho thứ bẩy Tuần Thánh. Tin Mừng chỉ cống hiến cho ngày đó ít lời và các lời này liên quan tới các phụ nữ. Đó là các phụ nữ đã từ mộ trở về sau khi liệm xác Chúa Giêsu, họ đi chuẩn bị vải để có thể cuốn xác Chúa sau ngày Shabát. Cả khi phụng vụ của chúng ta không dành một vang vọng lớn cho nó, nhưng tôi nghĩ rằng Thứ Bẩy Tuần Thánh là một lúc nền tảng. Nó là lúc cầm trí, thinh lặng; nó chuẩn bị cho chúng ta nhận biết sự phục sinh. Và nó cũng là một lúc nữ tính, cho thấy các phụ nữ bị thử thách bởi cái chết của Chúa Giêsu, đồng thời họ tiếp tục có một thái độ của sự sống: họ chuẩn bị vải để đi thờ kính xác Chúa Kitô và họ có một thái độ rất khác với thái độ của các môn đệ làng Emmaus. Các môn đệ này thất vọng và lạc hướng, trái lại các phụ nữ không cho thấy như vậy, họ chuẩn bị vải một cách đơn sơ, và như thế sẵn sàng tiếp nhận sự ngạc nhiên lớn lời loan báo của sự Phục Sinh.

(SD 8-4-2017)

Linh Tiến Khải

Ngôi nhà chăm sóc trẻ em nhiễm virus HIV ở Chilê

Ngôi nhà chăm sóc trẻ em nhiễm virus HIV ở Chilê

Santiago, Chile – Năm 1994, Nhà thánh Clara ở Santiago de Chile được thành lập để chống lại nạn phân biệt đối xử đối với những người bị nhiễm virus HIV, và bảo đảm các trẻ em bị nhiễm virus HIV cảm nghiệm được tình yêu của Chúa và có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nữ tu Nora Valencia thuộc dòng các Nữ tu Thừa sai thánh Phanxicô của Chúa Giêsu, giám đốc trung tâm từ năm 2008 nói: “Khi bạn nhìn thấy một đứa trẻ thì thật dễ nhìn thấy gương mặt của Chúa Giêsu nơi em.” Sơ nói thêm rằng đó là một gương mặt với hy vọng, bởi vì chúng ta đang làm việc để các em được sống và sống tốt.

Các trẻ em sống ở nhà thánh Clara là các em bị nhiễm virus HIV, hay còn gọi là virus làm suy giảm sức đề kháng ở người. Người ta thường hiểu sai, vì không phải mọi người nhiễm virus HIV đều bị SIDA, được gọi là hội chứng suy giảm đề kháng. Do đó, sơ Nora làm rõ một điều là nếu nói rằng các em ở nhà thánh Clara bị SIDA là không đúng. Sơ và những người cộng tác đang nỗ lực để các em không bị biến sang giai đoạn SIDA và nếu có thể phát triển sang giai đoạn SIDA thì cũng vẫn ở mức độ kiểm soát.

Trong khi chưa có thuốc chữa HIV nhưng có những chữa trị có thể giúp sự sống của các em được bình thường và làm chậm sự phát triển của bệnh.

Sơ Nora chia sẻ rằng khi làm việc với các trẻ em này, “bản năng người mẹ của bạn tăng lên 200%” và “nếu Chúa gửi các em đến đây, là để chúng ta trước tiên gieo trồng tình yêu và sau đó là những điều còn lại.”

Sơ Nora hy vọng là các em sẽ hạnh phúc và ngày mai đây khi các em lớn lên, các em sẽ không nói dối về bệnh của mình. Sơ cũng hy vọng xã hội có thể chấp nhận các em như cách các em là và cho các em cơ hội mà cha mẹ các em đã không được nhận. Đó là không ai bị đối xử phân biệt vì sự dửng dưng. (CAN 03/04/2017)

Hồng Thủy

Nữ giáo sư người Pháp sẽ soạn suy niệm Đàng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh

Nữ giáo sư người Pháp sẽ soạn suy niệm Đàng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh

Vatican – Anne Marie Pellettier, 72 tuổi, nữ thần học gia người Pháp sẽ viết các bài suy niệm trong buổi đi Đàng Thánh giá trọng thể tại hí trường Colosseo vào tối thứ Sáu Tuần Thánh năm nay.

Giáo sư Pellettier là một trong những người được giải thưởng Ratzinger, thường được gọi “giải Nobel thần học”, là giải thưởng được Quỹ Joseph Ratzinger / Đức Giáo hoàng Benedetto XVI trao hàng năm.

Giáo sư Pellettier đã tốt nghiệp và đậu tiến sĩ tại đại học Paris III và cao học thần học tại Học viện Công giáo Paris. Hiện tài bà đang dạy Kinh Thánh tại chủng viện Notre Dame của Paris.

Giáo sư Pellettier đã đoạt giải thưởng Ratzinger vào năm 2014. Trong các nghiên cứu, bà chuyên về ngôn ngữ đại cương, văn chương đối chiếu, quan hệ Do thái và Kitô và đã xuất bản các tác phẩm về chú giải Thánh kinh, cũng như vai trò của nữ giới trong Kitô giáo.

Các bài suy niệm do giáo sư Pellettier viết sẽ được đọc trong buổi đi Đàng Thánh giá Trọng thể tại hí trường Colosseo do Đức Giáo hoàng Phanxicô chủ sự, vào thứ Sáu Tuần Thánh 14/04 tới đây.

Các bài suy niệm vào dịp này năm ngoái được Đức Hồng y Gualtiero Bassetti, Tổng giám mục Perugia viết. (ACI 31/04/2017)

Hồng Thủy

 

Bài suy niệm 4: Chúa Giêsu chấp nhận để Thánh ý Chúa Cha được thực hiện

Bài suy niệm 4: Chúa Giêsu chấp nhận để Thánh ý Chúa Cha được thực hiện

Chiều ngày 07/03, tại nhà tĩnh tâm Thầy Chí Thánh ở Ariccia, cha Michelini tiếp tục bài suy niệm thứ 4 về đề tài “Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu và Chúa Giêsu bị bắt” (Mt 26,36-46).

Thi hành Thánh ý Chúa Cha

Đầu tiên, cha Michelini so sánh hai lần cầu nguyện của Chúa Giêsu , trên núi Tabo và trong vường Ghết-sê-ma-ni. Hai sự kiện có những tương đồng nổi nật: Chúa Giêsu bị thử thách. Trên núi Tabor, Phêrô và hai tông đồ Gioan và Giacôbê không hiểu ý nghĩa lời loan báo lần thứ nhất của Chúa Giêsu về cuộc khổ nạn của Ngài. Còn trong vườn Ghết-sê-ma-ni, Chúa Giêsu vừa loan báo rằng một người sẽ trao nộp Ngài. Trong cả hai biến cố, 3 tông đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê đều cùng đi với Chúa Giêsu nhưng họ không hiểu những điều đang xảy ra với Ngài.

Sự khác biệt giữa hai biến cố: trên núi Tabo, Chúa Giêsu nghe tiếng của Chúa Cha an ủi Ngài, nhưng ở vườn Ghết-sê-ma-ni, (trừ thánh sử Luca nói về việc Chúa Giêsu được củng cố thêm sức trong cuộc chiến bởi các thiên thần), không có tiếng nói nào. Ngược lại, Chúa Giêsu hướng về  Chúa Cha, khi chấp nhận để Thánh ý tốt lành của Chúa Cha được thực hiện. Thánh ý này không muốn Chúa Con phải chết, nhưng là ơn cứu độ. Chúa Giêsu đến để cứu chuộc dân Ngài, trong đó có thế giới.

Sô phận cay đắng phải chết – hình thức mới của ơn cứu độ

Cha Michelini nói tiếp rằng sứ vụ Chúa Cha trao phó được thực hiện trong cái chết cay đắng và cái chết này trở thành hình thức mới của ơn cứu chuộc, điều bây giờ đối với chúng ta là ơn cứu chuộc trong nghĩa tinh tuyền và đơn giản. Dụ ngôn các tá điền sát nhân cũng cho chúng ta thấy một người cha gửi con mình đến vườn nho với suy nghĩ “họ sẽ kính trọng con mình” (Mt 21,37). Nhưng lời loan báo của Chúa Giêsu cũng như chính Ngài đã không được đón nhận và Vương quốc Chúa Cha sẽ chuyển sang một hình thức khác mà Chúa Giêsu được mời gọi đón nhận ở vườn Ghết-sê-ma-ni. Như thế, tùy theo sự sẵn sàng của con người mà Chúa Giêsu có thể thi hành sứ vụ của Ngài. Sự đóng cửa lòng của thế giới không cho phép Ngài là hoàng tử hòa bình…. Do đó, Đấng Mêsia trở thành người bị hủy diệt. Lễ hy sinh của Ngài trở thành hiến tế sự chết.

Chúa Giêsu còn mời gọi các môn đệ của Ngài, như Ngài đã thực hiện ở Ghết-sê-ma-ni, yêu Thiên Chúa với hết tâm hồn và sức lực cho đến hy sinh mạng sống.

Suy tư

Thái độ của chúng ta trước phiền muộn đau khổ của người xung quanh. Chúng ta mở mắt nhìn và cầu nguyện hay chúng ta ngủ quên như 3 môn đê.

Có phải Thánh ý Chúa đối với chúng ta giống là điều thất thường, như điều “phải làm” bởi vì “Ai đó đã quyết định”, hay tôi thấy đó là Thánh ý tốt lành cho tất cả.

Giả định là Thánh ý cứu độ không thay đổi, tôi có chấp nhận rằng cách thức mà Thánh ý được thực hiện bị điều kiện hóa, bởi vì sự toàn năng của Thiên Chúa bị chặn đứng trước tự do của thụ tạo?

Nếu Thiên Chúa thay đổi ý, như sách ngôn sứ Giona nói Ngài có thể hồi ý (x. Gn 3,10), làm sao mà Giáo hội không thể thay đổi, tại sao chúng ta có thể bám giữ sự cứng nhắc của mình? (RV 07/03/2017)

Hồng Thủy

Cuộc đời Chúa Giêsu không phải là câu chuyện tưởng tượng

Cuộc đời Chúa Giêsu không phải là câu chuyện tưởng tượng

Ariccia – Chiều Chúa nhật 05/03, Đức Thánh Cha Phanxicô và các cộng sự viên của ngài trong giáo triều Roma đã bắt đầu tuần tĩnh tâm do cha Giulio Michelini, dòng Anh em hèn mọn, thường được gọi là dòng Phanxicô, giảng thuyết.

9 bài suy niệm của cha Michelini xoay quanh cuộc Thương khó, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu theo thánh sử Mátthêu. Cha Michellini đã bắt đầu bài suy niệm đầu tiên vào chiều tối chúa nhật.

Cha Michelini nhấn mạnh trong bài giới thiệu: “Chúa Giêsu thực sự chết và cuộc đời của Ngài không phải là một câu truyện tưởng tượng.”

Cha Michelini đặt câu hỏi cho các tham dự viên tuần tĩnh tâm: Trong tuần tĩnh tâm người ta sống điều gi? Lấy cảm hứng từ Tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui Tin mừng), cha nói, mỗi người phải xem mình nằm trong số những người cần được tái phúc âm hóa. Theo cha, “cuộc truyền giảng Tin mừng mới được hiểu đầu tiên là đốt sáng lên trái tim của các tín hữu thường tham gia vào cộng đoàn.”

Tuần tĩnh tâm sẽ kết thúc vào sáng thứ 6, 10/03 và sau đó Đức Thánh Cha sẽ trở về Vatican ngay sau đó. (ACI 06/03/2017)

Hồng Thủy

 

Đức Thánh Cha gặp gỡ các cha sở Roma

Đức Thánh Cha gặp gỡ các cha sở Roma

ROMA. Trong cuộc gặp gỡ khoảng 800 cha sở Roma sáng ngày 2-3-2017 tại Đền thờ Thánh Gioan Laterno, ĐTC khích lệ các vị vượt thắng những khó khăn và cám dỗ để tăng trưởng trong đức tin.

ĐTC Phanxicô tiếp tục truyền thống của các vị tiền nhiệm, gặp gỡ các cha sở trong giáo phận Roma vào thứ 5 sau lễ tro. Hiện diện tại buổi gặp gỡ cũng có ĐHY Giám quản Agostino Vallini và các Giám Mục Phụ tá.

Đến nơi vào lúc 11 giờ, ĐTC đã giải tội cho khoảng 12 linh mục, trước khi bắt đầu bài suy niệm từ lúc 11 giờ 50 về đề tài: ”Sự tăng trưởng đức tin trong đời sống linh mục”. Ngài cho biết đã soạn bài suy niệm thành một tập nhỏ và sẽ tặng cho các linh mục để suy niệm riêng và chỉ trình bày một số phần trong tập này.

ĐTC nhận xét rằng cám dỗ là điều vẫn luôn hiện diện trong đời sống của Simon Phêrô. Thánh nhân đích thân tỏ cho chúng ta thấy cách thức tiến triển trong đức tin qua việc tuyên xưng và để cho mình bị thử thách, và qua đó cả tội lỗi cũng đi vào sự tiến bộ của đức tin.

ĐTC nói: ”Phêrô đã phạm tội nặng nề là chối Chúa – vậy mà Chúa chọn Phêrô làm Giáo Hoàng. Điều quan trọng đối với một linh mục là biết đưa những cám dỗ và tội lỗi của mình vào trong khuôn khổ kinh nguyện của Chúa Giêsu để đức tin của chúng ta không bị suy yếu, nhưng trưởng thành và giúp củng cố đức tin của những người được ủy thác cho sự chăm sóc của linh mục”.

Theo chiều hướng trên đây, ĐTC mời gọi các linh mục hãy tránh thái độ chủ bại: ”Cảm thức thất bại làm cho chúng ta trở thành những người bi quan, bất mãn, và không hăng say phấn khởi, thành những người có bộ mặt rầu rĩ. Đó là một trong những cám dỗ nghiêm trọng nhất, bóp nghẹt lòng nhiệt thành và sự táo bạo.. Không ai có thể khởi sự một trận chiến nếu trước đó không tín thác hoàn toàn nơi chiến thắng. Ai bắt đầu mà thiếu tin tưởng, thì đã thất bại trước một nửa trong trận chiến và chôn vùi những tài n-ăng của mình”.

ĐTC nói thêm rằng: ”Cho dù ý thức đau thương về sự mong manh của mình, cần phải tiếp tục tiến bước, không coi mình là đã thất bại, và hãy nhớ điều Chúa nói với thánh Phaolô: 'Ơn Cha đủ cho con; thực vậy, sức mạnh được biểu lộ hoàn toàn trong sự yếu đuối'.

Theo ĐTC Phanxicô, ”chiến thắng của Kitô hữu luôn luôn là một thập giá, nhưng thập giá ấy đồng thời là lá cờ chiến thắng, ta mang ngọn cờ ấy với một trận chiến dịu dàng chống lại những cuộc tấn công của sự ác. Tinh thần xấu xa của sự thất bại là anh em chiều theo cám dỗ muốn tách rời trước thời hạn lúa tốt ra khỏi cỏ dại, cỏ này vốn là sản phẩm của thái độ lo lắng thiếu tin tưởng và coi mình là trung tâm điểm”.

ĐTC cũng nói: ”Tôi thích lập lại rằng một linh mục hoặc một giám mục không cảm thấy mình là người tội lỗi, không xưng thú, mà chỉ khép kín co cụm vào mình, thí không tiến triển trong đức tin. Nhưng cần chú ý làm sao để sự xưng tội và phân định những cám dỗ của mình bao gồm và để ý tới ý hướng mục vụ mà Chúa muốn mang cho các vị”.

Bài suy niệm của ĐTC dài 50 phút, sau cùng, ngài cũng tặng cho mỗi linh mục cuốn sách phỏng vấn vị linh mục 90 tuổi dòng Capuchino ở Buenos Aires chuyên giải tội và luôn sẵn sàng ban ơn tha thứ. Cuốn sách mang tựa đề ”Đừng sợ tha thứ”! (SD 2-3-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Phân phát 50 ngàn cuốn sách ”Hình ảnh lòng thương xót”

Phân phát 50 ngàn cuốn sách ”Hình ảnh lòng thương xót”

VATICAN. Sở từ thiện của ĐTC đã phân phát 50 ngàn cuốn sách bỏ túi với tựa đề ”Hình ảnh lòng thương xót” (Icone di Misericordia) cho các tín hữu tham dự buổi đọc kinh truyền tin trưa ngày 6-1-2017 tại quảng trường Thánh Phêrô.

Cuốn sách này như quà tặng của ĐTC đã được 300 người vô gia cư, nhiều người thiện nguyện và các tu sĩ phân phát vào cuối buổi đọc kinh, như một thành quả nhỏ của Năm Thánh Lòng Thương Xót, và chứa đựng một số suy tư và kinh nguyện về Lòng Thương Xót vô biên của Thiên Chúa.

Hình ảnh Chúa Giêsu Thương Xót được trình bày qua 6 giai thoại Tin Mừng kể lại kinh nguyện của 6 người đã được tình yêu thương xót của Chúa biến đổi, đó là Ông Zakêu, Mathêu người thu thuế, người phụ nữ xứ Samaria, người trộm lành, sau cùng là Tông Đồ Phêrô.

Sau buổi đọc kinh, hơn 300 người vô gia cư đã được ĐTC tặng các hộp thực phẩm và nước uống (SD 6-1-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

Trang web mới của quỹ “đồng tiền thánh Phêrô”

Trang web mới của quỹ “đồng tiền thánh Phêrô”

duc-giao-hoang-chao-nguoi-vo-gia-cu

Vatican – Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã thông báo về một trang web mới dành cho việc quyên góp bác ái của Đức Thánh Cha, quen được gọi là “đồng tiền thánh Phêrô”.

“Đồng tiền thánh Phêrô” là chương trình quyên góp truyền thống vào ngày lễ trọng kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô hàng năm. Số tiền quyên góp được cho chương trình “đồng tiền thánh Phêrô” được gửi cho Đức Thánh Cha và ngài sẽ dùng nó để trợ giúp tài chính cho các nhu cầu của Giáo hội hoàn vũ và các hoạt động bác ái dành cho những người nghèo khổ nhất. Từ hôm qua, 21/11, chương trình này đã được mở rộng trên trang web mới www.obolodisanpietro.va

Trang web có thể được truy cập trực tiếp bằng các ngôn ngữ như Ý, Anh và Tây ban nha; trang web cũng sẽ sớm được dịch sang các ngôn ngữ khác.

Trang web cũng được cập nhật với hình ảnh và lời nói của Đức Thánh Cha Phanxicô. Được thực hiện do sáng kiến của Tòa Thánh, trang web là kết quả của sự hợp lực giữa phủ Thống đốc Vatican, Bộ Thông tin và ngân hàng Vatican.

Thông cáo báo chí nói rằng các tín hữu trên toàn thế giới sẽ có cơ hội “suy tư về ý nghĩa của công việc của họ và quyên góp qua mạng internet những đóng góp cụ thể cho công việc của lòng thương xót, bác ái Kitô giáo, hòa bình và trợ giúp Tòa Thánh”. (SD 22/11/2016)

Hồng Thủy

 

Học viện Công giáo Glynn ở Úc châu

Học viện Công giáo Glynn ở Úc châu

acu-institute-australia

Sydney – Một học viện Công giáo mới được thành lập tại đại học Công giáo Úc, được đặt theo tên của Patrick McMahon Glynn, một trong những người làm hiến pháp Úc.

Học viện mới nhắm giúp cho cộng đoàn Công giáo của châu lục mới này khả năng phân tích các vấn đề chính sách công cộng và nghiên cứu các đường hướng và triển vọng cho công ích.

Học viện đã được chính thức khánh thành vào ngày 13/10, sẽ là nhóm chuyên viên độc lập và có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động mà Giáo hội Công giáo thực hiện vì lợi ích của toàn cộng đồng dân Úc.

Học viện đã bắt đầu hoạt động với một khóa nghiên cứu về 4 từ khóa về sự hiện diện của các tín hữu trong đời sống công cộng; đó là sợ hãi và giận dữ, hi vọng và tin tưởng, với mục đích “tái tạo thông điệp đúng đắn" cho công chúng.

Công việc của học viện là đóng góp suy tư sâu sắc về các vấn đề được trình bày trong các cuộc thảo luận chính trị và xã hội công khai: thảo luận các đề tài, các thách đố, các vấn đề quan trọng đối với dân Úc và nước Úc trong tổng thể, ví dụ như vấn đề di dân, sự hiện diện và hòa nhập xã hội của các người tị nạn Syria, vai trò của lương tâm cá nhân trong y khoa, các vấn đề nhân quyền. (Agenzia Fides 21/10/2016)

Hồng Thủy

Đức Thánh Cha chủ sự canh thức Thánh Mẫu nhân dịp Năm Thánh

Đức Thánh Cha chủ sự canh thức Thánh Mẫu nhân dịp Năm Thánh

Đức Thánh Cha chủ sự canh thức Thánh Mẫu

VATICAN. ĐTC mời gọi các tín hữu noi gương Mẹ Maria, lắng nghe Lời Chúa, và đưa vào hành động cụ thể.

Đây là lời kêu gọi của ĐTC trong bài giảng tại buổi canh thức, đọc kinh Mân Côi, nhân dịp Ngày Năm Thánh dành cho các Hội đoàn và phong trào Thánh Mẫu, cử hành lúc 5 giờ rưỡi chiều thứ bẩy, 8-10-2016, tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Đầu buổi canh thức, bức ảnh Đức Maria là phần rỗi của dân Roma đã được rước lên lễ đài, trên thềm Đền thờ Thánh Phêrô. Sau đó ĐTC và mọi người đã đọc và suy niệm mầu nhiệm mùa Mừng của kinh Mân Côi.

Trong bài suy niệm kết thúc, ĐTC đề cao ”Kinh Mân Côi, dưới nhiều khía cạnh, là một tổng hợp lịch sử lòng thương xót của Thiên Chúa được biến thành lịch sử ơn cứu độ cho tất cả những ai để cho mình được ơn thánh biến đổi. Các mầu nhiệm diễn ra trước chúng ta là những cử chỉ cụ thể trong đó hoạt động của Thiên Chúa được triển khai đói với chúng ta. Qua kinh nguyện và sự suy niệm cuộc đời sống Chúa Giêsu Kitô, chúng ta thấy lại khuôn mặt từ bi thương xót của Chúa đến gặp chúng ta trong những nhu cầu khác nhau của cuộc sống. Mẹ Maria đồng đành với chúng ta trong hành trình này, chỉ cho chúng ta thấy Con của Mẹ chiếu tỏa chính lòng thương xót của Chúa Cha”.

ĐTC cũng nhận xét rằng ”Kinh Mân Côi không đưa chúng ta ra xa những bận tâm hằng ngày; trái lại, kinh này đòi chúng ta hãy hội nhập vào trong lịch sử hằng ngày để biến đón nhận những dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Kitô giữa chúng ta. Mỗi lần chúng ta chiêm ngắm trong một lúc một mầu nhiệm trong đời sống của Chúa Kitô, chúng ta được mời gọi nhìn nhận cách thức Thiên Chúa đi vào cuộc sống của chúng ta, để rồi đón nhận và theo Chúa. Như thế chúng ta khám phá ra con đường đưa chúng ta đi theo Chúa Kitô trong việc phục vụ anh chị em.”

ĐTC cũng khẳng định rằng: ”Mẹ Maria giúp chúng ta hiểu thế nào là môn đệ của Chúa Kitô. Tuy được chọn từ đời đời để làm Mẹ, Mẹ Maria đã học cách trở nên môn đệ của Chúa. Hành động đầu tiên của Mẹ là đặt mình trong tư thế lắng nghe. Mẹ đã vâng phục khi được Sứ thần truyền tin và đã mở rộng tâm hồn đón nhận mầu nhiệm làm Mẹ Thiên Chúa…

”Nhưng lắng nghe mà thôi thì vẫn chưa đủ. – ĐTC nóii – Đó là bước đầu tiên, nhưng sau đó sự lắng nghe cần phải được diễn tả qua hành động cụ thể. Thực vậy, người môn đệ dành cuộc sống của mình để phục vụ Tin Mừng. Và vì thế, Mẹ Maria đã lên đường ngay đến nhà bà Elisabeth để giúp bà trong cảnh thai nghén (Xc Lc 1,39-56).. Trong mỗi giai đoạn của cuộc sống, Mẹ Maria đã diễn tả sự phong phú của lòng Chúa thương xót, đến gặp mỗi người trong những nhu cầu thường nhật.” (SD 8-10-2016)

G. Trần Đức Anh OP