Sám hối và tin vào Tin Mừng

Sám hối và tin vào Tin Mừng

Trong sưu tập về các thánh ẩn tu trong sa mạc, có kể giai thoại như sau: Có hai tội nhân quyết tâm vào sa mạc để ăn chay đền tội. Nguyên một năm ròng rã, mỗi người giam mình trong một túp lều riêng, ngày đêm ăn chay, cầu nguyện và đánh tội. Ngày ngày các tu sĩ của cộng đoàn nọ đem thức ăn đến tận căn lều riêng cho từng người. Sau đúng một năm thử thách, các tu sĩ nhận thấy có sự khác biệt giữa hai người: một người thì vui vẻ, khỏe mạnh; một người thì ốm o buồn phiền. Cả hai đến trình diện trước Bề Trên cộng đoàn để chờ xem họ có xứng đáng được gia nhập cộng đoàn hay không. Khi được hỏi suốt một năm qua, họ đã suy niệm về những gì.

Người ốm o buồn sầu cho biết:

– Trong năm qua, ngày ngày tôi nhớ lại những tội đã phạm, từng giây từng phút tôi nhớ đến những hình phạt sẽ gánh chịu, tôi sợ hãi đến mất ăn mất ngủ.

Đến lượt mình, người vui vẻ khỏe mạnh trả lời:

– Suốt một năm qua, từng giây từng phút, tôi hằng cảm tạ Chúa vì đã tha thứ cho tôi: tôi luôn nghĩ tới tình yêu của Ngài.

Các tu sĩ trong cộng đoàn rất cảm kích trước tâm tình của người vui tươi khỏe mạnh vì lòng sám hối của anh đã biến thành lời ca cảm tạ tri ân tình yêu Chúa.

Sám hối là khởi đầu của sự nên thánh. Dĩ nhiên, không phải tất cả những vị thánh đều bắt buộc phải là những tội nhân, nhưng tất cả đều phải bắt đầu với ý thức về tội lỗi và sự yếu hèn của mình. Càng ý thức về con người tội lỗi, bất toàn của mình, con người càng cảm nhận được tình yêu của Chúa. Đó là cảm nhận của vua Đavít, của thánh Phêrô, của thánh Augustinô và của tất cả các vị đại thánh trong lịch sử Giáo Hội.

Lời đầu tiên Chúa Giêsu dùng để khai mạc sứ mệnh của Ngài chính là: "Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng". Chúa Giêsu đã nối kết sám hối với Tin Mừng. Tin Mừng là gì, nếu không phải là tình yêu Thiên Chúa được thể hiện qua con người Chúa Giêsu Kitô. Sám hối không chỉ là ý thức và hồi tưởng về tội lỗi của mình; sám hối đích thực không dừng lại ở buồn phiền, sợ hãi và thất vọng, mà là ngõ tất yếu dẫn đến Tin Mừng, nghĩa là vui mừng, hoan lạc.

Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mạc khải qua cuộc sống và nhất là qua cái chết của Ngài, là một người Cha muốn được con cái yêu mến hơn là sợ hãi. Đạo mà Chúa Giêsu thiết lập không phải là đạo của buồn phiền, của khổ đau, nhưng là đạo của Tin Mừng, của tình yêu, của hân hoan và hy vọng. Đành rằng Thập giá là biểu tượng của Kitô giáo, nhưng người Kitô hữu không dừng lại ở chết chóc, khổ đau, buồn phiền; trái lại họ luôn được mời gọi để nhìn thấy ánh sáng, hy vọng, tin yêu và sự sống bên kia Thập giá.

Ước gì Lời Chúa hôm nay ban sức sống để chúng ta không bị đè bẹp dưới sức nặng của tội lỗi, của yếu hèn. Xin cho chúng ta luôn tiến bước trong hân hoan và tin tưởng, vì biết rằng Thiên Chúa là Cha yêu thương, không ngừng nâng đỡ và tha thứ cho chúng ta.

Veritas Radio

Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho nước Niger

Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho nước Niger

VATICAN. ĐTC kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho các nạn nhân tại nước Niger bên Phi Châu bị bạo lực tàn phá trong những ngày qua.

Lên tiếng sáng 21-1-2015, vào cuối buổi tiếp kiến chung các tín hữu hành hương, tại Đại thính đường Phaolô 6 ở Nội thành Vatican, ĐTC nói:

”Anh chị em thân mến, giờ đây tôi muốn mời gọi anh chị em cùng với tôi cầu nguyện cho các nạn nhân những vụ biểu tình trong những ngày qua tại nước Niger yêu quí. Người ta đã có những hành vi tàn bạo với các tín hữu Kitô, với các trẻ em, với các thánh đường. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn hòa giải và hòa bình, để không bao giờ tâm tình tôn giáo trở thành cơ hội bạo động, đàn áp và tàn phá. Không thể gây chiến nhân danh Thiên Chúa! Tôi cầu mong một bầu không khí tôn trọng nhau và sống chung hòa bình được tái lập sớm hết sức vì công ích của mọi người. Chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ cho dân chúng ở Niger (Kính Mừng Maria…).”

Hồi cuối tuần qua (17/18-1), ở Niger đã xảy ra những vụ biểu tình bạo động để phản đối vụ báo Charlie Hebdo ở Pháp đăng các bức hí họa xúc phạm đến ngôn sứ Mohamet của Hồi giáo. Những người biểu tình đã đốt phá 45 thánh đường, hàng quán và cơ sở của Kitô giáo và ít nhất có 10 người bị thiệt mạng, 50 người bị thương, một số phụ nữ Kitô bị hãm hiếp. Bộ trưởng nội vụ của Niger tố giác sự hiện diện của các nhóm khủng bố Boko Haramtrong đoàn người biểu tình ở Zinder, thành phố giáp giới với Nigeria. Hơn 300 tín hữu Kitô phải chạy vào một trại tị nạn để được quân đội bảo vệ, một số khác chạy vào một thánh đường Tin Lành.

Đức TGM Michel Cartatéguy TGM giáo phận thủ đô Niamey của Niger, cho biết cộng đoàn Kitô tại nước này còn sống trong tình trạng kinh hoàng. Có 12 trên tổng số 14 thánh đường Công Giáo hoàn toàn bị phá hủy và xúc phạm. Các giới chức cảnh sát quân đội phải vất vả lắm mới bảo vệ được Nhà thờ chính tòa thủ đô Niamey. Mọi hoạt động của giáo đoàn Công Giáo bị tạm ngưng, các trường học, bệnh xá Công Giáo bị đóng cửa.

Vì ĐHY Tổng trưởng Fernando Filoni đang viếng thăm Việt Nam, Đức TGM Savio Hàn Đại Huy, Tổng thư ký Bộ truyền Giáo, đã gửi điện đến Giáo Hội Công Giáo tại Niger để bày tỏ sự gần gũi và liên đới với các nhân viên mục vụ và các tín hữu sau cùng vị bạo động trầm trọng, phá hủy các thánh đường và tu viện Công Giáo. Bức điện cũng có đoạn viết:

”Bộ Truyền giáo cam đoan với anh chị em về sự quan tâm và cầu nguyện cho các nạn nhân tình trạng bạo lực này và gia đình họ. Ngoài ra, Bộ cũng kêu gọi tinh thần trách nhiệm của chính quyền, các giới chức dân sự và quân đội, qua những con đường đối thoại, dấn thân tái lập hòa bình và chấm dứt vĩnh viễn những vụ bạo động chống các tín hữu Kitô”.

Giáo Hội Công Giáo tại Niger chỉ có hơn 19 ngàn tín hữu Công Giáo trên tổng số hơn 13 triệu dân cư phần lớn theo Hồi giáo. Ngoài tổng giáo phận Niamey, Giáo Hội tại đây còn có 1 giáo phận tên là Maradi (SD 21-1-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio
 

Ánh sao đạo đức

 Ánh sao đạo đức

Hôm nay, Ba Vua trên đường tìm đến thờ lạy Chúa Cứu Thế Giáng Sinh. Ba Vua là những người phương xa, không có đạo. Các Ngài tìm đến Chúa theo ánh sáng của ngôi sao lạ. Theo ngôi sao, các Ngài đến được Giêrusalem và được nghe giải nghĩa Thánh Kinh. Theo ngôi sao đưa đường dẫn lối các Ngài đã gặp được Chúa. Ánh sao đã chiếu sáng bầu trời đen tối, giúp các Ngài nhận định được hướng đi. Lời Thánh Kinh là một ánh sao chiếu soi tâm hồn giúp họ sáng lên niềm tin. Nhưng chính Đức Giêsu mới là ngôi sao mai dẫn họ đi vào một con đường mới, con đường chói ngời ngọn lửa đức mến.

Ngày nay có nhiều người đang tìm kiếm Chúa. Nhiều người muốn biết Chúa để theo Chúa. Nhưng họ không biết đường biết hướng. Cũng như Ba Vua, họ cần có những ánh sao soi đường dẫn lối.

Tìm đâu ra ngôi sao xưa đã soi đường cho Ba Vua? Ngày nay, Chúa không dùng ngôi sao xuất hiện trên trời, nhưng muốn mỗi người chúng ta trở thành một vì sao soi dẫn mọi người đến với Chúa.

Là ngôi sao có nghĩa là phải có ánh sáng. Ngôi sao chỉ chiếu sáng khi chính bản thân nó có ánh sáng. Người Kitô hữu chỉ chiếu sáng khi chính cuộc sống của họ mang ánh sáng, phản chiếu ánh sáng nhận tự nơi Thiên Chúa.

Người Kitô hữu phải chiếu lên làn ánh sáng hy vọng. Niềm hy vọng vào ơn cứu độ của Chúa giúp ta vừng bước trên đường lý tưởng. Niềm hy vọng vào một trời mới đất mới cho ta thêm sức mạnh góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Niềm hy vọng vào hạnh phúc thiên đàng giúp ta đánh gía đúng mức của cải vật chất đời này. Hy vọng là ánh sáng làm tươi đẹp con người và cuộc đời.

Người Kitô hữu phải chiếu lên làn ánh sáng tin yêu. Tin yêu Chúa và tin yêu người. Tin yêu để xây dựng một cuộc sống chan hoà tình người. Tin yêu đẻ tha thứ hoà giải. Tin yêu để vượt qua mọi bóng tối thù hận, chia rẽ, bất hoà. Tin yêu là làn ánh sáng ấm áp làm cho thế giới trở nên gần gũi, con người trở nên thân thiện, cuộc đời trở thành đáng yêu đáng mến.

Người Kitô hữu phải chiếu lên làn ánh sáng công bình, bác ái. Niềm hy vọng, niềm tin yêu được chứng minh bằng đời sống công bình, bác ái. Tin Chúa được biểu lộ qua sự công bình trong đời sống. Yêu Chúa được thể hiện qua tình bác ái với tha nhân.

Tất cả những làn ánh sáng nói trên góp lại thành ánh sáng đạo đức. Đắm chìm vào vật chất sẽ khiến con người rơi vào bóng tối tuyệt vọng, không lối thoát. Nghi ngờ con người sẽ khiến cuộc đời chìm vào bóng tối cô đơn. Thiếu công bình bác ái sẽ phủ lên thế giới mới một bóng tối phi nhân, tàn nhẫn. Chỉ có ánh sáng đạo đức mới đủ sức phá tan những bóng tối ấy. Chỉ có ánh sáng đạo đức mới làm cho thế giới thành vui tươi hạnh phúc.

Thế giới đang mong chờ ánh sao dẫn đường. Chúa đang mời gọi chúng ta trở thành một ngôi sao chiếu lên làn ánh sáng đạo đức. Chính qua làn ánh sáng ấy, mọi người sẽ nhận biết và yêu mến Chúa.

Lạy Chúa, xin giúp con sống xứng đáng là người con của Chúa sự sáng. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1. Bạn nghĩ gì về cuộc tìm kiếm của Ba Vua? Bạn có kiên trì tìm Chúa như Ba Vua không?

2. Bạn nghĩ gì về bổn phận làm chứng cho Chúa? Bạn có mong ước trở thành ngôi sao dẫn đưa mọi người đến với Chúa không?

3. Đâu là những ánh sáng người Kitô hữu phải có để dẫn người khác tới Chúa? Trong năm mới này, bạn sẽ làm gì để làm chứng cho Chúa?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt
 

Buổi đọc sứ điệp Giáng Sinh và ban Phép lành toàn xá cho thành Roma và toàn thế giới

Buổi đọc sứ điệp Giáng Sinh và ban Phép lành toàn xá cho thành Roma và toàn thế giới

Lúc 12 giờ trưa hôm qua Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi đọc sứ điệp Giáng Sinh và ban Phép lành toàn xá Urbi et Orbi cho thành Roma và toàn thế giới. Đã có khoảng 100,000 tín hữu và du khách hành hương hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô và quảng trường Pio XII.

Lúc 11 giờ 30 ban quân nhạc và đại diện các binh chủng Italia cũng như đội cận vệ Thụy Sĩ đã tiến vào quảng trường và dàn hàng chào danh dự trên thềm Đền Thờ Thánh Phêrô. Đúng 12 giở trưa Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện trên bao lơn chính giữa Đền Thờ. Ngài giơ tay chào mọi người, trong khi ban quân nhạc cử hành quốc thiều Vaticăng và quốc thiều Italia.

Mở đầu sứ điệp, Đức Thánh Cha nói: “Anh chị em thân mến, xin chúc anh chị em lễ Giáng Sinh tốt lành. Chúa Giêsu Con Thiên Chúa Đấng Cứu Thế đã được sinh ra cho chúng ta. Người đã sinh ra tại Bếtlêhem bởi một trinh nữ, và thực hiện các lời tiên tri xưa kia. Trinh nữ ấy tên là Maria, chồng bà là Giuse.

Các vị là những người khiêm tốn, tràn đầy niềm hy vọng nơi lòng lành của Thiên Chúa, tiếp đón Chúa Giêsu và nhận ra Người. Như thế, Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho các mục đồng làng Bếtlêhem, họ chạy đến hang đá và thờ lậy Con Trẻ. Thế rồi Thần Khí đã hướng dẫn hai cụ già Simeon và Anna trong Đền Thờ Giêrusalem và các vị đã nhận ra nơi Đức Giêsu Đấng Cứu Thế : Ông Simeon kêu lên ; « Mắt con đã trông thấy ơn cứu dộ của Chúa, ơn cứu độ đã được dọn sẵn trước mọi dân tộc » (Lc 2,30). Đức Thánh Cha khẳng định như sau :

Phải, thưa anh chị em, Chúa Giêsu là ơn cứu rỗi cho từng người và từng dân tộc! Với Người là Đấng Cứu Thế, tôi xin Người nhìn các anh chị em Irak và Siria từ quá lâu đang đau khổ vì hậu qủa của cuộc xung đột vẫn tiếp diễn, và cùng với các thành phần khác và các nhóm chủng tộc và tôn giáo khác họ phải chịu một cuộc bách hại tàn bạo. Ước gì lễ Giáng Sinh đem lại cho họ niềm hy vọng cũng như cho nhiều người tản cư, tỵ nạn, các trẻ em, người lớn, người già của Vùng này và trên toàn thế giới ; biến đổi sự thờ ơ thành sự gần gũi và sự khước từ thành tiếp đón, để cho những người đang ở trong thử thách có thể nhận được các trợ giúp nhân đạo cần thiết hầu sống qua mùa đông giá lạnh này, trở về quê hương của họ và sống xứng đáng. Ước chi Chúa mở các con tim ra cho sự tin tưởng và trao ban hòa bình của Người cho toàn vùng Trung Đông, bắt đầu từ Vùng Đất được chúc phúc bởi sự sinh ra của Người, bằng cách nâng đỡ các cố gắng của những người thực sự dấn thân cho cuộc đối thoại giữa người Israel và người Palestin.

Lậy Chúa Giêsu Cứu Thế, xin nhìn đến những người dau khổ bên Ucraina và cho vùng đất thân yêu này thắng vượt được các căng thẳng, chiến thắng thù hận, bạo lực và bắt đầu một con đường mới của tình huynh đệ và hòa giải.

Lậy Chúa Kitô Cứu Thế, xin hãy ban hòa bình cho Nigeria, nơi lại có máu khác bị đổ ra và có qúa nhiều người bị giật mất các yêu thương và bị giữ làm con tin hay bị tàn sát.

Tôi cũng khẩn nài hòa bình cho Libia, Nam Sudan, Cộng hòa Trung phi và nhiều vùng khác của Cộng hòa dân chủ Congo. Và tôi cũng xin các giới chức có trách nhiệm chinh trị dấn thân qua dối thoai để thắng vượt các xung khắc và xây dựng một cuộc sống chung huynh đệ lâu bền.

Nghĩ tới các trẻ em Đức Thánh Cha nói:
Xin Chúa Giêsu cứu quá nhiều trẻ em nạn nhân của bạo lực, bị biến thành đối tượng của thương mại và nạn buôn người, hay bị bó buộc trở thành chiến binh. Xin Người an ủi các gia đình các trẻ em bị giết bên Pakistan tuần vừa qua. Xin Người gần gũi những kẻ khổ đau vì bệnh tật, đặc biệt các nạn nhân của nạn dịch Ebola, nhất là bên Liberia, Sierra Leone và Guinea. Trong khi tôi chân thành cám ơn tất cả những ai đang can đảm trợ giúp các bệnh nhân và gia đình họ, tôi xin tái mời gọi bảo đảm sự trợ giúp và các liệu pháp cần thiết.

Chúa Giêsu Hài Đồng. Tôi nghĩ đến tất cả các trẻ em ngày nay bị giết và bị đối xử tàn tệ, các trẻ em trước khi chào đời, bị thiếu vắng tình yêu thương quảng đại của cha mẹ và bị chôn vừi trong ích kỷ của một nền văn hóa không yêu thương sự sống ; cũng như các trẻ em di tản vì chiến tranh và bách hại, bị lam dụng khai thác bóc lột trước mắt chúng ta và sự thinh lặng đồng lõa của chúng ta ; các trẻ em bị tàn sát dưới các trận bỏ bom, cả nơi Con Thiên Chúa đã sinh ra. Cả ngày nay nữa sự thinh lặng bất lực của các em kêu than dưới lưỡi gươm của biết bao nhiêu Hêrốt. Trên máu của các em ngày nay đóng trại bóng dáng của các Hêrốt thời đại. Thật thế, có biết bao nhiều nước mắt trong lễ Giáng Sinh này cùng với nước mắt của Chúa Giêsu Hài Đồng !

Anh chị em thân mến, hôm nay xin Chúa Thánh Thần soi sáng con tim chúng ta, để chúng ta có thể nhận biết nơi Hài Nhi Giêsu, sinh ra tại Bếtlehem bởi Đức Trinh Nữ Maria, ơn cứu độ Thiên Chúa ban cho từng người trong chúng ta, cho mọi người và tất cả mọi dân tộc trên trái đất. Xin quyền năng của Chúa Kitô, là sự giải thoát và phục vu, được cảm thấy trong các con tim đau khổ vì chiến tranh, bách hại và nô lệ. Ước chi sự hiền dịu của Người, quyền năng thiên linh của Ngưòi lấy đi sự cứng cỏi nơi con tim của biết bao nhiêu người nam nữ đắm chìm trong tinh thần thế tục và sự thờ ơ, trong sự toàn cầu hóa của thờ ơ. Ước chi sức mạnh cứu rrỗi của Người biến đổi khí giới thành cầy quốc, sự tàn phá thành óc sáng tạo, thù hận thành tình yêu và sự dịu hiền. Như vậy chúng ta sẽ có thể vui mừng nói rằng : « Mắt chúng con đã trông thấy ơn cứu độ của Chúa ». Với các tư tưỏng này xin chúc tất cả mọi nguời lễ Giáng Sinh tốt lành.

Hai vị Hồng Y đứng hai bên Đức Thánh Cha là Đức Hồng Y Franc Rodé Nguyên Tổng trưởng Bộ các Dòng tu và Hiệp hội tông đồ, và Đức Hồng Y Ludwig Mueller, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Đức Hồng Y Franc Rodé Phó đẳng Phó Tế thay thế Đức Hồng trưởng đẳng Phó Tế Renato Martino vắng mặt, tuyên bố chủ ý Đức Thánh Cha ban Phép lành toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô cũng như các anh chị em tín hữu trên toàn thế giới theo dõi qua các đài phát thanh truyền hình, miễn là họ giữ các quy tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.

Đức Thánh Cha đã đọc lời kinh xá giải và công thức ban phép lành toàn xá cho thành Roma và toàn thế giới.

– Xin các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô là những vị mà chúng tội dựa vào quyền bính và uy thế cầu khẩn cho chúng ta trước Thiên Chúa. Amen.

– Nhờ lời cầu nguyện và công nghiệp của Đức Trinh Nữ Maria, của Tổng lãnh thiên thần Micae, của thánh Gioan Baotixita, của các thánh tông đồ Phêrô Phaolô cùng toàn thể các Thánh, xin Thiên Chúa toàn năng thương xót anh chị em và xin Chúa Kitô tha tội cho anh chị em cùng dẫn đưa anh chị em về cõi trường sinh. Amen.

– Xin Thiên Chúa toàn năng lân tuất ban ân xá, tha thứ tất cả mọi tội lỗi của anh chị em, cho anh chị em được hưởng thời gian để làm việc đền tội thành tâm và có công hiệu, một tấm lòng thống hối và hoán cải đời sống, được ơn thánh và sự an ủi của Chúa Thánh Thần, cùng được sự kiên trì làm việc thiện cho đến cùng. Amen.

Và tiếp theo là Phép lành của Đức Thánh Cha.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio
 

Đức hồng y Tauran được bổ nhiệm làm Hồng y Nhiếp chính

Đức hồng y Tauran được bổ nhiệm làm Hồng y Nhiếp chính

Cardinal Tauran

Hôm qua thứ Bảy 20-12-2014, Đức hồng y Jean-Louis Tauran đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm “Hồng y Nhiếp chính của Giáo hội Rôma”.

Chức vụ thuộc lĩnh vực quản trị này rất quan trọng trong thời gian Tòa Thánh “trống toà”, khi vị giáo hoàng đương nhiệm qua đời hay từ chức.
 
Khi ấy vị Hồng y Nhiếp chính có nhiệm vụ quản trị tài sản của Toà Thánh, với sự giúp đỡ của các vị Hồng y cho đến khi bầu được vị tân Giáo hoàng.
 
Chính vị Hồng y Nhiếp chính xác nhận và thông báo cái chết của Đức giáo hoàng, ấn định ngày cử hành tang lễ và triệu tập Công nghị Hồng y.
 
Vị Hồng y Nhiếp chính tiền nhiệm (từ năm 2007) là Đức hồng y Tarcisio Bertone. Đức hồng y Bertone, cựu Quốc vụ khanh Toà Thánh, vừa mừng sinh nhật lần thứ 80 của mình vào ngày 2-12 vừa qua và không còn trong danh sách hồng y cử tri nữa.
 
Đức hồng y Jean-Louis Tauran năm nay 71 tuổi, đã từng là “Bộ trưởng Ngoại giao” vào thời Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II từ năm 1990 đến 2003. Từ năm 2007, ngài là Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn.
 
Đức hồng y Tauran cũng là Hồng y trưởng đẳng phó tế, và do đó, ngày 13-03-2013 ngài đã công bố danh tính Đức tân Giáo hoàng (Đức giáo hoàng Phanxicô) sau khi có kết quả bầu giáo hoàng, với công thức Habemus Papam. Đức hồng y Tauran được Đức giáo hoàng bổ nhiệm vào đẳng “hồng y linh mục” ngày 12-06 vừa qua. Và Đức hồng y Renato Raffaele Martino trở thành Hồng y trưởng đẳng phó tế.
 
Cùng ngày 20-12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm một Phó Nhiếp chính là Đức Tổng giám mục Giampiero Gloder, 55 tuổi, người gốc Padua. Từ tháng 9 năm 2013, Đức Tổng giám mục Gloder đã được bổ nhiệm làm Giám đốc Trường Ngoại giao Toà Thánh, trường dành riêng để đào tạo các linh mục sẽ phục vụ trong ngành ngoại giao của Toà Thánh.
 
Minh Đức

ĐỨC THƯỢNG PHỤ CHÍNH THỐNG HY LẠP ANTIOCHIA TÁI KÊU GỌI HÒA BÌNH CHO VÙNG CẬN ĐÔNG

ĐỨC THƯỢNG PHỤ CHÍNH THỐNG HY LẠP ANTIOCHIA TÁI KÊU GỌI HÒA BÌNH CHO VÙNG CẬN ĐÔNG

ROMA: Đức Thượng Phụ chính thống Hy Lạp Antiochia Gioan X Yazigi lại vừa lên tiếng kêu gọi hòa bình cho vùng Cận Đông.

Đức Thượng phụ Gioan X hiện đang viếng thăm Hoa Kỳ nhân lễ nhậm chức của đức Giám Mục Joseph, đại diện của giáo hội chính thống Hy Lạp tại Hoa Kỳ. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho trang mạng Al – Monitor và được nhật báo Quan Sát Viên Roma đăng lại, Đức Thượng phụ Gioan X đã mời gọi tất cả các chính quyền trên thế giới hãy dấn thân đem lại hòa bình qua đối thoại cho vùng Cận đông. Ngài nói: Nếu quý vị muốn giúp đỡ chúng tôi là các tín hữu ky tô, bảo vệ chúng tôi trong tư cách là ky tô hữu, thì quý vị phải tìm một phương thế đem lại hòa bình cho Siria và toàn vùng Cận Đông. Quý vị không thể chỉ bảo vệ riêng tôi mà không chú ý đến người hàng xóm đang gặp khó khăn của tôi được. Chúng tôi tin rằng giải pháp cho vấn đề này không phải là gửi chiến hạm hay tàu bè đến để đánh nhau hay để di chuyển chúng tôi đi nơi khác, nhưng là cắt nguồn tài trợ và ngưng cung cấp vũ khí cho các nhóm nổi loạn. Đức Thượng phụ giải thích rằng cần phải thực hiện hai điều: tìm ra một giải pháp hòa bình cho Siria và làm sao để các tín hữu ky tô có thể tiếp tục sinh sống tại đây. Ngài nói: Chúng tôi không phải là khách qua đường hay người đến thăm viếng nơi đây. Chúng tôi sinh ra tại đây, đã sống và sẽ tiếp tục sống tại đây, dù là Siria, hay Irak hoặc Liban. Ngài cũng tỏ ra rất lo âu vì không có tin tức gì của người anh em là Đức Giám mục chính thống hy lạp giáo phận Aleppo, bị bắt cóc biệt tích từ tháng tư năm 2013 cùng với Đức cha Gregorios Yohanna Ibrahim, Giám Mục chính thống siro.

Tất cả 270 giáo xứ chính thống Hy Lạp hiện diện trên lãnh thổ Hoa Kỳ đều tiếp tục gửi tiền bạc và phẩm vật cứu trợ cùng với nỗ lực ủng hộ tinh thần về cho các anh chị em đồng đạo đang phải sống trong lo âu đau khổ. Và Đức Thượng phụ Gioan X cho biết là tòa thượng phụ Antiochia trợ giúp tất cả mọi người, ky tô cũng như hồi giáo không loại trừ ai. Ngài nói: Đó là sứ mệnh của chúng tôi, là bản chất và là điều mà chúng tôi tin tưởng.” (FIDES 171214)

Mai Anh

Thư của Đức Thánh Cha về đại hội các gia đình Công Giáo thế giới

Thư của Đức Thánh Cha về đại hội các gia đình Công Giáo thế giới

VATICAN. Đại hội kỳ 8 các gia đình Công giáo thế giới sẽ tiến hành tại thành phố Philadelphia, Hoa kỳ từ ngày 22 đến 27-9 năm 2015, về chủ đề ”Tình yêu là sứ mạng của chúng ta. Gia đình hoàn toàn sinh động”. Và nếu Chúa muốn ĐTC sẽ tham dự biến cố này.

Trên đây là nội dung thư ĐTC gửi đến Đức TGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về gia đình, được công bố sáng ngày 10-12-2014. Ngài khẳng định rằng ”sứ mạng của gia đình Kitô, ngày nay cũng như xưa kia, là, – với sức mạnh của bí tích Hôn Phối,- loan báo cho thế giới tình yêu của Thiên Chúa. Từ việc loan báo đó nảy sinh và hình thành một gia đình sống động, đặt tổ ấm yêu thương ở trong tâm mọi hoạt động của mình về mặt nhân bản và tinh thần.”

ĐTC cũng nhắc đến Thượng HĐGM thế giới khóa đặc biệt vừa qua về gia đình, và ngài khẳng định rằng ”các giá trị và nhân đức của gia đình, những chân lý nòng cốt về gia đình, chính là những điểm mạnh mà gia đình cần dựa vào, và những chân lý đó không thể bị đặt lại vấn đề. Trái lại, chúng ta được kêu gọi duyệt lại lối sống của mình, vì lối sống này luôn gặp nguy cơ bị ô nhiễm do não trạng trần tục, cá nhân chủ nghĩa, duy tiêu thụ và lạc thú, và cần luôn tìm lại con đường chủ yếu để sống và đề nghị sự cao cả cũng như vẻ đẹp của hôn nhâncũng như niềm vui được là gia đình”.

ĐTC nhận xét rằng Phúc trình chung kết của Thượng HĐGM vừa qua mời gọi tiếp tục loan báo Tin Mừng về hôn nhân và gia đình, cũng như thử nghiệm những đề nghị mục vụ trong bối cảnh xã hội và văn hóa chúng ta đang sống ngày nay. Ngài nhắn nhủ các đôi vợ chồng, các LM và cộng đồng giáo xứ, cũng như các phong trào và hội đoàn hãy để cho Lời Chúa hướng dẫn, Lời Chúa là nền tảng của tòa nhà thánh thiêng là Giáo Hội tại gia, là gia đình của Thiên Chúa. (SD 10-12-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Tòa Thánh chấp thuận việc tiến hành hồ sơ tuyên thánh cho cha Fx. Trương Bửu Diệp

Tòa Thánh chấp thuận việc tiến hành hồ sơ tuyên thánh cho cha Fx. Trương Bửu Diệp

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Kính thưa qúy bà con lương giáo, qúy ân nhân đang yểm trợ việc tuyên thánh cho cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp.

Hồ sơ tuyên thánh cha Phanxicô Xaviê Trương bửu Diệp đã được Đức giám mục có thẩm quyền, tức Đức cha, Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám mục giáo phận Cần Thơ chính thức cho xúc tiến từ ngày 25/8/2011. Và tôi, linh mục Phêrô Trần thế Tuyên, cáo thỉnh viên được chính thức bổ nhiệm đã cố gắng hết sức lo sao cho tiến trình tuyên thánh được phù hợp với Giáo luật và được mọi người lương giáo ủng hộ. Một trong những cố gắng nầy là tôi đang sang học chương trình tiến sĩ Giáo luật ở Rôma trong ý hướng chuẩn bị chu đáo cho nhiệm vụ của mình.

Một trong những kết quả lớn lao và rất đáng vui mừng và hy vọng là ngày 31 tháng 10, năm 2014 vừa qua, Bộ Tuyên Thánh ở Rôma đã gửi văn thư chính thức bằng tiếng La-tinh cho Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám mục giáo phận Cần Thơ tuyên bố: NIHIL OBSTAT – KHÔNG CÓ GÌ NGĂN TRỞ trong việc tiến hành hồ sơ tuyên thánh cho cha Diệp.

Qua văn thư Nihil Obstat của Bộ Tuyên Thánh, chúng ta, những người yêu thương và thọ ơn cha Diệp vừa vui mừng, vừa mạnh dạn hơn và vừa tích cực hơn trong việc thực hiện tiến trình tuyên thánh cho cha và cầu xin tiến trình được sớm thành công.

Hôm nay ngày 5/12/2014 tôi đã đóng nộp lệ phí 150 EUR cho Thánh Bộ theo qui định cho việc ra văn thư Nihil Obstat nầy. Xin kèm theo đây văn thư Nihil Obstat bằng tiếng La-tinh cũng như bản dịch sang tiếng Anh và tiếng Việt.

Vui mừng, hy vọng và cầu nguyện.

Lm. Phêrô Trần Thế Tuyên

Cáo thỉnh viên

(Trích từ Đạo Binh Đức Mẹ)

nihilobstat

Thư Bộ Các Thánh

Lớp Sáu – Bài Học 9 – Phước Lộc Thọ

Xem => Bài Học 9 – Phước Lộc Thọ (V02)

Đất trời đang giao thời chuyển từ mùa Đông giá rét sang tiết Xuân ấm áp. Như vậy là một năm nữa lại qua đi, và khởi đầu một năm mới! Có chịu cái lạnh của mùa Đông mới thấy quý hơi ấm của mùa Xuân. Cuộc đời cũng vậy, có thất bại mới thấy khao khát thành công mà cố vươn lên, có đau khổ mới thấy trân trọng hạnh phúc khi được nếm hưởng – dù chỉ một chút.

Những lo lắng, những gian lao, những bươn chải của năm cũ đã khép lại. Giờ là lúc chúng ta “quẳng gánh lo đi mà vui sống”. Giờ là lúc ta được nghỉ ngơi, vui thỏa. Giờ là lúc chúng ta sum vầy, đoàn viên.

Phuc-Loc-Tho-2

PhuocLocThoMuaXuanVinhCuu

Lớp Sáu – Bài Học 8 – Có Làm Mới Có Ăn

Xem => Bài Học -08- Có Làm Mới Có Ăn

D.Tổng Hợp:

Hãy trả lời các câu hỏi sau đây dưới dạng những đoạn văn hoàn chỉnh và chuẫn bị trình bày trong lớp.

Bài Tập D-1:

Hãy liên hệ và so sánh cuộc sống của con lừa và con ngựa với cuộc sống của những người an phận và người thích phiêu lưu mạo hiểm mà em biết được qua phim ảnh, sách báo hay thực tế.  Hãy nêu lên những điểm hay cũng như dở của mỗi lối sống.

Bài Tập D-2:

Theo em, liệu có những mâu thuẫn hay hòa hợp nào giữa câu “Có làm mới có ăn” và “Mưu sự tại nhân – Thành sự tại thiên”? Tại sao?  Khi nào thì ta cần phó thác cho Trời, khi nào thì ta phải tự giải quyết những khó khăn?

MuuSuTaiThien

Mưu Sự Tại Nhân – Thành Sự Tại Thiên

Dấn thân thắng vượt mọi biên giới thù nghịch và thờ ơ và đạp đổ mọi bức tường chia rẽ

Dấn thân thắng vượt mọi biên giới thù nghịch và thờ ơ và đạp đổ mọi bức tường chia rẽ

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người dấn thân để nhân loại thắng vượt được các biên giới thù nghịch và thờ ơ, xây dựng các cây cầu hiểu biết và đối thoai để làm cho thế giới trở thành một gia đình các dân tộc hỏa giải với nhau, huynh đệ và liên đới, trong đó không ai bị bách hại và giết chết vì niềm tin và tôn giáo của mình.

Ngài đã gióng lên lời kêu gọi trên đây trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hươmg trưa Chúa Nhật hôm qua tại quảng trường thánh Phêrô nhân ngày lễ cung hiến Vương cung thánh đường Laterano và kỷ niệm 25 năm Bức tường Berlin sụp đổ.

Nhắc tới ngày lễ cung hiến Vương cung thánh đường Laterano, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Roma, được truyền thống định nghĩa là ”mẹ của mọi nhà thờ trong thành Roma và trên toàn thế giới”, Đức Thánh Cha nói:

Với từ ”mẹ” người ta quy không quy chiếu về dinh thự thánh của Vương cung thánh đường cho bằng công trình của Chúa Thánh Thần, là Đấng tự biểu lộ trong đền thánh, bằng cách sinh hoa trái qua chức thừa tác của Giám Mục Roma, trong tất cả các cộng đoàn hiệp nhất với Giáo Hội mà người chủ sự. Vì thế, với lễ này chúng ta tuyên xưng, trong sự hiệp nhất đức tin, rằng mối dây hiệp thông mà tất cả các Giáo Hội địa phương, rải rác trên trái đất có với Giáo Hội Roma và với Giám Mục của nó, là Người kế vị thánh Phêrô.

Việc cử hành sự dâng hiến một thánh đường nhắc nhở cho chúng ta biết một sự thật nòng cốt: đền thờ vật chất làm bằng gạch là dầu chỉ của Giáo Hội sống động trong lịch sử, nghĩa là của ”đền thờ tinh thần”, mà Chúa Kitô là ”viên đá sống động, bị loài người loại bỏ nhưng được lựa chọn và qúy gía trước mặt Thiên Chúa, như tông đồ Phêr nói (x. Pr 2,4-8). Trong Phúc Âm của phụng vụ hôm nay, khi nói về đền thờ, Chúa Giêsu đã vén mở một sự thật gây đảo lộn: đó là đền thờ của Thiên Chúa không phải là đền đài lám bằng gạch, nhưng là thân mình Người, được làm bằng các viên đá sống động. Nhờ sức mạnh của bí tích Thánh Tẩy, mỗi kitô hữu là phần ”đền thờ của Thiên Chúa”, như thánh Phaolô nhắc nhớ (1 Cr 3,9). Còn hơn thế nữa, họ trở thành Giáo Hội của Thiên Chúa. Đền thờ tinh thần, Giáo Hội, cộng đoàn của những người đươc thánh hiến bởi máu Chúa Kitô và Thần Khí của Chúa phục sinh, xin từng người trong chúng ta trung thực trong cuộc sống đức tin và chứng tá, mà chúng ta phải bước đi và sống mỗi ngày. Đó là một kitô hữu, không phải bằng điều mình nói, nhưng bởi điều mình làm, bởi cung cách hành xử của mình. Sự trung thực trao ban sự sống cho chúng ta là một ơn đến từ Chúa Thánh Thần mà chúng ta phải xin mỗi ngày. Giáo Hội, trong nguồn gốc sự sống và sứ mệnh của nó trong thế giới, không là gì khác hơn là một cộng đoàn được thành lập để tuyên xưng niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ con người, một lòng tin hoạt động bác ái. Cả ngày nay nữa Giáo Hội được mời gọi là cộng đoàn đâm rễ sâu nơi Chúa Kitô qua bí tích Rửa Tội, tuyên xưng niềm tin nơi Người với lòng khiêm tốn và can đảm và làm chứng cho niềm tin ấy trong tình bác ái. Các yếu tố cơ cấu và các tổ chức mục vụ cũng phải được hướng tới các mục tiêu chính yếu này.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ:

Ngày lễ cung hiến Vương cung thánh đường Laterano hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm về sự hiệp thông của tất cả mọi Giáo Hội, nghĩa là của cộng đoàn kitô dấn thân để nhân loại thắng vượt được các biên giới của thù nghịch và thờ ơ, xây dựng các cây cầu hiểu biết và đối thoai để làm cho thế giới trở thành một gia đình các dân tộc hòa giải với nhau, huynh đệ và liên đới. Giáo Hội chính là dấu chỉ diễn tả trước nhân loại mới này, khi sống và phổ biến, với chứng tá của mình, Tin Mưng sứ điệp hy vọng và hòa giải cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy khẩn nài sự bầu cử cả Mẹ Maria Rất Thánh, để Mẹ giúp chúng ta trở thành ”nhà của Thiên Chúa” như Mẹ, là đền thờ sống động của tình yêu Người.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau kinh Truyền Tin, nhắc đến biến cố kỷ niệm 25 năm sụp đổ của bức tường Berlin, biểu tượng của sư ngăn đôi thành phố và sự chia rẽ ý thức hệ của Âu Châu và toàn thế giới, Đức Thánh Cha nói: Sự sụp đổ đã xảy ra một cách bất thình lình, nhưng nó đã có thể xảy ra nhờ dấn thận lâu dài và vất vả của biết bao nhiêu người đã đấu tranh, cầu nguyện, đau khỗ, và hy sinh mạng sống của nhiều người. Trong số những người đó thánh Gioan Phaolô II đã có một vai trò tác nhân. Chúng ta hãy cầu nguyện để với sự trợ giúp của Chúa và sự cộng tác của mọi người thiện chí, ngày càng được phổ biến một nền văn hóa gặp gỡ, có khả năng đánh đổ tất cả mọi bức tường còn chia rẽ thế giới, và đừng xảy ra nữa cảnh các người vô tội bị bách hại và bị giết chết vì niềm tin và tôn giáo của họ. Ở đâu có một bức tường, là ở đó có con tin đóng kín. Chúng ta cần các cây cầu, chứ không cần các bức tường.

Đức Thánh Cha cũng nhắc tới Ngày Tạ Ơn cử hành tại Italia với đề tài “Nuôi sống hành tinh. Năng lực cho sự sống”, nhắm tời cuộc triển lãm quốc tế Milano năm 2015. Ngài hiệp ý với các Giám Mục cầu mong mọi người tái dấn thân để đừng ai thiếu thực phẩậm hằng ngày, mà Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người. Ngài cũng gần gữi thế giới nông nghiệp và khích lệ các nông dân vun trồng trái đất trong tình liên đới và chừng mực. Tại Roma là Ngày giáo phận giữ gìn thụ tạo nhằm cổ võ các kiểu sống tno trọng môi sinh, tái khẳng định liên minh giữa con người, thụ tạo và Đấng Tạo Hóa. Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu hiện diện và xin họ đừng quên cầu nguyện cho ngài.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Dấn thân thắng vượt mọi biên giới thù nghịch và thờ ơ và đạp đổ mọi bức tường chia rẽ

Dấn thân thắng vượt mọi biên giới thù nghịch và thờ ơ và đạp đổ mọi bức tường chia rẽ

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người dấn thân để nhân loại thắng vượt được các biên giới thù nghịch và thờ ơ, xây dựng các cây cầu hiểu biết và đối thoai để làm cho thế giới trở thành một gia đình các dân tộc hỏa giải với nhau, huynh đệ và liên đới, trong đó không ai bị bách hại và giết chết vì niềm tin và tôn giáo của mình.

Ngài đã gióng lên lời kêu gọi trên đây trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hươmg trưa Chúa Nhật hôm qua tại quảng trường thánh Phêrô nhân ngày lễ cung hiến Vương cung thánh đường Laterano và kỷ niệm 25 năm Bức tường Berlin sụp đổ.

Nhắc tới ngày lễ cung hiến Vương cung thánh đường Laterano, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Roma, được truyền thống định nghĩa là ”mẹ của mọi nhà thờ trong thành Roma và trên toàn thế giới”, Đức Thánh Cha nói:

Với từ ”mẹ” người ta quy không quy chiếu về dinh thự thánh của Vương cung thánh đường cho bằng công trình của Chúa Thánh Thần, là Đấng tự biểu lộ trong đền thánh, bằng cách sinh hoa trái qua chức thừa tác của Giám Mục Roma, trong tất cả các cộng đoàn hiệp nhất với Giáo Hội mà người chủ sự. Vì thế, với lễ này chúng ta tuyên xưng, trong sự hiệp nhất đức tin, rằng mối dây hiệp thông mà tất cả các Giáo Hội địa phương, rải rác trên trái đất có với Giáo Hội Roma và với Giám Mục của nó, là Người kế vị thánh Phêrô.

Việc cử hành sự dâng hiến một thánh đường nhắc nhở cho chúng ta biết một sự thật nòng cốt: đền thờ vật chất làm bằng gạch là dầu chỉ của Giáo Hội sống động trong lịch sử, nghĩa là của ”đền thờ tinh thần”, mà Chúa Kitô là ”viên đá sống động, bị loài người loại bỏ nhưng được lựa chọn và qúy gía trước mặt Thiên Chúa, như tông đồ Phêr nói (x. Pr 2,4-8). Trong Phúc Âm của phụng vụ hôm nay, khi nói về đền thờ, Chúa Giêsu đã vén mở một sự thật gây đảo lộn: đó là đền thờ của Thiên Chúa không phải là đền đài lám bằng gạch, nhưng là thân mình Người, được làm bằng các viên đá sống động. Nhờ sức mạnh của bí tích Thánh Tẩy, mỗi kitô hữu là phần ”đền thờ của Thiên Chúa”, như thánh Phaolô nhắc nhớ (1 Cr 3,9). Còn hơn thế nữa, họ trở thành Giáo Hội của Thiên Chúa. Đền thờ tinh thần, Giáo Hội, cộng đoàn của những người đươc thánh hiến bởi máu Chúa Kitô và Thần Khí của Chúa phục sinh, xin từng người trong chúng ta trung thực trong cuộc sống đức tin và chứng tá, mà chúng ta phải bước đi và sống mỗi ngày. Đó là một kitô hữu, không phải bằng điều mình nói, nhưng bởi điều mình làm, bởi cung cách hành xử của mình. Sự trung thực trao ban sự sống cho chúng ta là một ơn đến từ Chúa Thánh Thần mà chúng ta phải xin mỗi ngày. Giáo Hội, trong nguồn gốc sự sống và sứ mệnh của nó trong thế giới, không là gì khác hơn là một cộng đoàn được thành lập để tuyên xưng niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ con người, một lòng tin hoạt động bác ái. Cả ngày nay nữa Giáo Hội được mời gọi là cộng đoàn đâm rễ sâu nơi Chúa Kitô qua bí tích Rửa Tội, tuyên xưng niềm tin nơi Người với lòng khiêm tốn và can đảm và làm chứng cho niềm tin ấy trong tình bác ái. Các yếu tố cơ cấu và các tổ chức mục vụ cũng phải được hướng tới các mục tiêu chính yếu này.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ:

Ngày lễ cung hiến Vương cung thánh đường Laterano hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm về sự hiệp thông của tất cả mọi Giáo Hội, nghĩa là của cộng đoàn kitô dấn thân để nhân loại thắng vượt được các biên giới của thù nghịch và thờ ơ, xây dựng các cây cầu hiểu biết và đối thoai để làm cho thế giới trở thành một gia đình các dân tộc hòa giải với nhau, huynh đệ và liên đới. Giáo Hội chính là dấu chỉ diễn tả trước nhân loại mới này, khi sống và phổ biến, với chứng tá của mình, Tin Mưng sứ điệp hy vọng và hòa giải cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy khẩn nài sự bầu cử cả Mẹ Maria Rất Thánh, để Mẹ giúp chúng ta trở thành ”nhà của Thiên Chúa” như Mẹ, là đền thờ sống động của tình yêu Người.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau kinh Truyền Tin, nhắc đến biến cố kỷ niệm 25 năm sụp đổ của bức tường Berlin, biểu tượng của sư ngăn đôi thành phố và sự chia rẽ ý thức hệ của Âu Châu và toàn thế giới, Đức Thánh Cha nói: Sự sụp đổ đã xảy ra một cách bất thình lình, nhưng nó đã có thể xảy ra nhờ dấn thận lâu dài và vất vả của biết bao nhiêu người đã đấu tranh, cầu nguyện, đau khỗ, và hy sinh mạng sống của nhiều người. Trong số những người đó thánh Gioan Phaolô II đã có một vai trò tác nhân. Chúng ta hãy cầu nguyện để với sự trợ giúp của Chúa và sự cộng tác của mọi người thiện chí, ngày càng được phổ biến một nền văn hóa gặp gỡ, có khả năng đánh đổ tất cả mọi bức tường còn chia rẽ thế giới, và đừng xảy ra nữa cảnh các người vô tội bị bách hại và bị giết chết vì niềm tin và tôn giáo của họ. Ở đâu có một bức tường, là ở đó có con tin đóng kín. Chúng ta cần các cây cầu, chứ không cần các bức tường.

Đức Thánh Cha cũng nhắc tới Ngày Tạ Ơn cử hành tại Italia với đề tài “Nuôi sống hành tinh. Năng lực cho sự sống”, nhắm tời cuộc triển lãm quốc tế Milano năm 2015. Ngài hiệp ý với các Giám Mục cầu mong mọi người tái dấn thân để đừng ai thiếu thực phẩm hằng ngày, mà Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người. Ngài cũng gần gữi thế giới nông nghiệp và khích lệ các nông dân vun trồng trái đất trong tình liên đới và chừng mực. Tại Roma là Ngày giáo phận giữ gìn thụ tạo nhằm cổ võ các kiểu sống tno trọng môi sinh, tái khẳng định liên minh giữa con người, thụ tạo và Đấng Tạo Hóa. Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu hiện diện và xin họ đừng quên cầu nguyện cho ngài.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Đền thờ tâm hồn

Đền thờ tâm hồn

Kỷ niệm ngày cung hiến Vương cung thánh đường Latêranô là dịp suy nghĩ về đền thờ đích thực, là chính thân thể Đức Giêsu Kitô (Ga 2,21). Chính nơi đền thờ này, Thiên Chúa đã thi thố tất cả quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi đền thờ này sự thờ phượng đích thực mới được dâng lên Thiên Chúa.

1. Giới thiệu Đền Thờ Latêranô

Vương cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô là một trong những thánh đường đầu tiên được xây cất sau những cuộc bách đạo ban đầu. Thánh đường được Hoàng Đế Constantinô xây và được ĐTC Sylvester thánh hiến năm 324. Thánh Đường này tiếp tục là Nhà Thờ Chánh Tòa của Giám Mục Rôma, Đức Thánh Cha. Thánh Đường này được gọi là ‘Mater Ecclesiae Romae Urbis et Orbis’, Mẹ của tất cả các thánh đường ở Rôma và trên thế giới.

Năm 313, sau khi ra chiếu chỉ ở Milano cho Giáo hội được tự do hành đạo, Hoàng Đế Constantine cho xây đền thờ ở Laterano trong thời gian 313-318 để dâng kính Chúa Cứu Thế. Thời Đức Giáo Hoàng Gregorio I (590-604) đền thờ được dâng kính cả Thánh Gioan Tẩy Giả và Thánh Gioan Tông Đồ. ĐGH Lucio II đã ấn định tên đền thờ như hiện nay, Đền Thờ Thánh Gioan ở Laterano, năm 1144.Từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14, đền thờ này là trung tâm của giáo hội Roma, trụ sở và biểu tượng của Đức Giáo Hoàng.

Như các đền thờ khác, Đền Thờ Thánh Gioan ở Laterano nhiều lần bị tàn phá, hỏa hoạn, hoang tàn sau hơn 73 năm vắng chủ khi giáo triều dời về Avignon, Pháp, đươc xây lại như ngày nay thời ĐGH Sisto V (1585-1590).

Thánh đường dài 130m, có 5 gian. Gian chính dài 87m, rộng 16m, có tượng 12 Thánh Tông Đồ bằng đá cẩm thạch trắng. Bước vào đền thờ, bên phải có đàn phong cầm vĩ đại với hai ngàn ống. Sau tòa giám quản cóGiếng Rửa Tội (theo truyền thuyết, chính Hoàng Đế Constantine được ĐGH Silvestro rửa tội nơi đây). Ngoài nhà thờ, bên hông trái, có tháp bút cao nhất (47m) và cổ kính nhất ở Roma bằng đá hoa cương đỏ của Ai Cập có từ thế kỷ 14 trước Chúa KiTô. Là Mẹ của các nhà thờ và là nhà thờ chánh tòa của giáo phận Roma, đền thờ Thánh Gioan ở Laterano nhắc nhở các tín hữu “hồng ân rửa tội” với tất cả ý nghĩa của ơn này và mời gọi các tín hữu cảm tạ Thiên Chúa bằng chính cuộc sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. (x.BGCN 2008).

2. Chúa Giêsu thánh tẩy đền thờ

Đối với Do thái giáo, Lễ Vượt Qua là một đại lễ, tưởng niệm cuộc vượt qua Biển Đỏ tiến về Đất Hứa. Lễ Vượt qua được tổ chức vào ngày 15 tháng Nissan, tức là tháng 4 dương lịch.

Mọi người trong đất nước Palestin đều về Giêrusalem dự lễ. Cả những người tản mác khắp thế giới không bao giờ quên tôn giáo, tổ tiên cũng về dự đại lễ quan trọng nhất này.

Dầu sống ở xứ nào, người Do thái vẫn ước mơ và hy vọng được dự lễ Vượt Qua tại Giêrusalem ít nhất là một lần trong đời.

Trong dịp này Chúa Giêsu cùng đi dự lễ Vượt qua với các môn đệ.

Thuế Đền Thờ là một sắc thuế mà mỗi người Do thái từ 9 tuổi trở lên đều phải đóng.Tiền thuế là ½ siếc-lơ, tương đương với 2 ngày công nhật.

Trong việc giao dịch thương mại, mọi loại tiền đều co giá trị tại Palestin. Nhưng tiền thuế Đền thờ phải nộp bằng đồng siếc-lơ Galilê hoặc siếc-lơ của Đền Thờ.

Khách hành hương đến Đền Thờ phải đổi tiền siếc-lơ. Vì vậy trong sân Đền Thờ có nhiều người làm nghề đổi tiền.Tiền huê hồng khi đổi là ¼ ngày công cho 1đồng. 4 đồng siếc-lơ thì người đổi được lợi một ngày công. Do đó số tiền thuế Đền thờ và lợi tức đổi tiền thật là lớn.

Điều khiến Chúa Giêsu nổi giận là khách hành hương phải chịu những tệ nạn của bọn đổi tiền bóc lột với giá cắt cổ.Thật là bất công và càng tệ hơn nữa khi người ta nhân danh Tôn giáo để trục lợi.

Bên cạnh bọn đổi tiền còn có một số người bán bò, chiên, bồ câu để khách hành hương mua làm lễ vật toàn thiêu. Điều hết sức tự nhiên và tiện lợi là có thể mua đựơc các con vật ở sân Đền Thờ. Luật quy định các con vật làm của lễ phải lành lặn không tỳ vết. Có những chức sắc kiểm tra khám xét con vật. Mỗi lần khám xét phải trả 1/12 siếc-lơ, không được mua vật ở ngoài Đền thờ. Khốn nổi, mỗi con vật mua trong đền thờ đắt gấp 15 lần ở bên ngoài. Khách hành hương nghèo bị bốc lột trắng trợn khi muốn dâng lễ vật. Sự bất công này lại càng tệ hại thêm vì nó làm dưới danh nghĩa tôn giáo.

Chính vì những điều ấy đã làm Chúa Giêsu bừng bừng nổi giận. Chúa lấy dây thừng bện thành roi đánh đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ;còn tiền của những người đổi bạc,Người đổ tung ra,và lật nhào bàn ghế của họ.

Trong Phúc âm hiếm khi ta thấy Chúa Giêsu nổi giận. Ngài bình thản đón lấy nụ hôn phản bội của Giuđa; lặng lẽ trước những lời cáo gian buộc tội; xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ đóng đinh mình vì họ không biết việc họ làm. Chính Chúa Giêsu đã mời gọi chúng ta học lấy nơi Ngài bài học hiền lành và khiêm nhường. Vậy mà ở đây, Chúa đã nỗi giận đùng đùng, lật tung bàn ghế, lấy dây thừng làm roi xua đuổi tất cả.

Khung cảnh đền thờ phải là nơi yên tĩnh, thánh thiêng. Thế mà nay lại ồn ào huyên náo, mua bán đổi chác, tranh giành, cãi cọ, đôi co như là một cái chợ buôn bán sầm uất. "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây,đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán" (Ga 2,16). "Nhà của Ta là nhà cầu nguyện,còn các ngươi làm thành hang trộm cướp" ( Mt 21,12-13).Chúa Giêsu thất vọng biết bao trong tiếng than thở ấy."Nơi buôn bán", "Hang trộm cướp", Đền thờ nơi tôn nghiêm thờ phượng Đức Chúa, nay lại quá bất kính, quá bát nháo khiến Chúa Giêsu phải đau lòng. Lời ngôn sứ Giêrêmia quở trách dân Do thái xưa đã nên ứng nghiệm ( x Gr 7,11).

Thế là Chúa Giêsu thực hiện một cuộc thanh tẩy Đền thờ vì Ngài yêu mến Đền thờ.

"Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Tv 69,10).Lòng nhiệt thành với Đền thờ sẽ dẫn Đức Giêsu đến chỗ bị người đời bách hại (x Ga 15,5).

3. Tại sao Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ?

– Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ vì nhà Thiên Chúa đã bị xúc phạm.

Trong sân đền thờ có thờ phượng mà không có lòng tôn kính.Thờ phượng mà không có lòng tôn kính là việc bất xứng.Đó là việc thờ phượng hình thức chiếu lệ. Trong sân Đền thờ người ta cãi vả về giá cả,tiếng ồn ào huyên náo tạo thành một cái chợ chứ không phải là Đền thờ.

– Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ để chứng minh rằng việc dâng thú vật làm lễ tế không còn thích đáng nữa.

Các ngôn sứ đã loan báo: “Đức Chúa phán, ngần ấy hy lễ của các ngươi đối với Ta nào có nghĩa lý gì? Lễ toàn thiêu chiên cừu,mỡ bê mập, Ta chán ngấy. Máu chiên dê Ta chẳng thèm.” (Is 1,11). "Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận" (Tv 50,16).

Thái độ thanh tẩy Đền thờ của Chúa Giêsu chứng tỏ Chúa đòi hỏi lòng thành kính.Lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa là tấm lòng chân thành.

– Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ vì "Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện"

Đền thờ là nơi Thánh, là chốn Thiên Chúa hiện diện tiếp nhận phụng tự của người dâng lễ và thông ban cho họ sự sống và các ân huệ của Người.

Các chức sắc Đền thờ,các con buôn người Do thái đã biến Đền thờ thành nơi huyên náo, nổi loạn. Tiếng bò rống, tiếng chiên kêu, tiếng rao hàng, lời qua tiếng lại mặc cả, cãi cọ mua bán làm cho khách hành hương không thể cầu nguyện được.

4. Xây dựng đền thờ tâm hồn.

Chúa Giêsu đã thanh tẩy Đền thờ Giêrusalem. Chúa muốn chúng ta thanh tẩy Đền thờ tâm hồn mình.

Đền thờ tâm hồn không xây dựng bằng vật liệu cao cấp của các thứ kim loại, bằng những loại gỗ quý giá. Đền thờ tâm hồn được xây bằng các bí tích, các việc lành thánh thiện, những hy sinh, lòng yêu mến Thiên Chúa.

Trong Đức Kitô, chúng ta đã trở nên đền thờ sống động và đã được cung hiến ngày lãnh nhận phép Thánh Tẩy. Thánh Phaolô minh định: “Anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong đền thờ ấy”. Đó là một hồng ân cao cả mà Thiên Chúa dành cho mỗi tín hữu qua Đức Giêsu Kitô. Thiên Chúa yêu thích ngự nơi đền thờ tâm hồn chúng ta hơn là đền thờ bằng gỗ đá, dù là gỗ thơm đá quý. Bởi lẽ đền thờ bằng gỗ đá, dẫu có xinh đẹp và đồ sộ như đền thờ Latêranô đi chăng nữa thì một ngày kia, cũng sẽ tiêu tan. Không có đền thờ nào đẹp bằng đền thờ Giêrusalem. Một công trình nguy nga tráng lệ xây cất ròng rã 46 năm. Khi đi qua, các môn đệ tự hào chỉ cho Chúa Giêsu thấy sự huy hoàng của Đền thờ, nhưng Người lại nói rằng: sẽ có ngày không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. Khi người Do thái chất vấn: Ông lấy quyền nào mà làm như vậy ? Chúa Giêsu bảo: cứ phá Đền thờ này đi,trong 3 ngày Ta sẽ xây dựng lại. Chúa ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người. Đền thờ ở đây chính là thân thể Đức Giêsu mà mỗi người Kitô hữu là một viên đá sống động xây dựng nên đền thờ ấy. Thân thể phục sinh của Chúa là đền thờ mới, nơi con người thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực, trong tinh thần và trong chân lý. Chỉ có Thân thể Chúa Kitô và tâm hồn chúng ta mới là đền thờ vững bền.

Kỷ niệm ngày cung hiến Vương cung thánh đường Latêranô là dịp suy nghĩ về đền thờ đích thực, là chính thân thể Đức Giêsu Kitô (Ga 2,21). Chính nơi đền thờ này, Thiên Chúa đã thi thố tất cả quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi đền thờ này sự thờ phượng đích thực mới được dâng lên Thiên Chúa. Quả thế, Thánh Linh đã phục sinh thân thể Đức Giêsu. Chúa Cha đã đặt Người làm Trung gian duy nhất để chuyển cầu cho nhân loại (x. 2 Tm 2:5; Dt 9:15; 12:24). Tất cả mọi giá trị và ý nghĩa của vương cung thánh đường Latêranô cũng như mọi thánh đường khác đều phải bắt nguồn từ đền thờ này. Thật vậy, “không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô.” (1Cr 3,11). Máu và nước từ cạnh sườn Đức Giêsu tuôn chảy như giòng sông. “Sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống.” (Ed 47,9). Người được phúc đón nhận sự sống đó là Kitô hữu. Vì họ là “thân thể Đức Kitô.” (2 Cr 12, 27). Bởi đó, họ cũng là “Đền Thờ của Thiên Chúa.” (1 Cr 3,16).

Lạy Chúa Giêsu Kitô,

Chúa đã đuổi những người buôn bán ra khỏi đền thờ vì họ đã đem đền thờ biến thành nơi buôn bán, đổi chác;

Xin Chúa xua đuổi nhưng thói hư tật xấu ra khỏi tâm hồn chúng con, để tâm hồn chúng con xứng đáng là đền thờ sống động của Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị. Amen.

LM Giuse Nguyễn Hữu An

Những hội nghị thượng đỉnh môi sinh tốn tiền vô ích

Những hội nghị thượng đỉnh môi sinh tốn tiền vô ích

Ngày mùng 2-11-2014, ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đã mạnh mẽ báo động về tình trạng hâm nóng trái đất chưa từng thấy kể từ 800.000 năm nay. Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đã gióng lên lời cảnh báo trên đây, khi bình luận về phần cuối cùng bản tường trình do Ủy ban Liên Hiệp Quốc về các thay đổi khí hậu công bố tại Copenhagen. Theo đó 95% các thay đổi khí hậu hiện nay là do chính con người gây ra, qua việc tàn phá rừng già và sử dụng các nguyên liệu như dầu hỏa, than đá và thải thán khí vào không trung quá nhiều, khiến cho trái đất bị hâm nóng trầm trọng kể từ hậu bán thế kỷ XX vừa qua. Ông Ban Ki Moon nói: ”Chúng ta phải hành động ngay lập tức để hạn chế các thiệt hại do các thay đổi khí hậu gây ra. Nếu chúng ta cương quyết hành động bây giờ, chúng ta sẽ có các phương tiện để xây dựng một thế giới tốt đẹp và có thể chịu đựng được. Thế giới luôn luôn ít được chuẩn bị đối phó với nguy cơ thay đổi khí hậu, nhất là các nước nghèo ít gây ra ô nhiễm, nhưng lại đễ bị thương tổn nhất”. Theo các chuyên viên khí hậu quốc tế, chỉ còn ít thời gian nữa thôi để thành công trong việc duy trì nhiệt độ gia tăng dưới 2 độ C. Cần phải giảm từ 40 tới 70% số thán khí thải vào khí quyển giữa năm 2010-2020 để đến số không vào năm 2100. Nếu không, các thay đổi khí hậu sẽ đi đến chỗ không thể quay lại đàng sau được nữa và sẽ gây ra các tai ương khôn lường đối với tương lai của nhân loại.

Cũng chính để chuẩn bị hội nghị tại Copenhagen, trong các ngày hạ tuần tháng 9 vừa qua Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu đã diễn ra tại New York, trong khuôn khổ đại hội khoáng đại lần thứ 69 của Liên Hiệp Quốc. Mục đích của hội nghị là cố gắng đạt được một thỏa hiệp về các thay đổi khí hậu nội trong năm 2015. Ngày 22-9-2014 đã có khoảng 3.000 người biều tỉnh tại Wall Street để phản đối thế giới tài chánh, bị tố cáo là nằm trong số các cơ cấu có trách nhiệm đối với các thay đổi khí hậu.

Từ hai năm qua càng ngày người dân thế giới càng phải đối đầu với nhiều tai ương thiên nhiên, trong đó có nạn lũ lụt xảy ra bên Hoa Kỳ, cũng như tại Úc châu và các nước miền bắc Âu châu. Điển hình như tại miền bắc Italia trong tháng 7 năm nay. Chưa bao giờ trời lại mưa nhiều như thế, khiến cho đất lở, đường sá lụt lội, lại thêm mưa đá tàn phá vườn cây ăn trái, các cánh đồng trồng rau và mùa màng. Suốt tháng 7 kỹ nghệ du lịch Italia bị thiệt hại nặng vì vắng khách.

Trước đó, sau các ngày hội họp bàn về các thay đổi khí hậu, ngày 23 tháng 9 giới lãnh đạo các tôn giáo đã gửi tới ông Ban Ki Moon, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, một tuyên ngôn nêu bật nhiệm vụ của mọi quốc gia trong việc bảo vệ môi sinh. Tuyên ngôn mang chữ ký của 30 vị lãnh đạo tôn giáo, trong đó có Đức Hồng Y John Olorunfemi Onaiyekan, Tổng Giám Mục Abuja bên Nigeria, Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, Chủ tịch Caritas Quốc Tế, và linh mục Michael Czerny, đại diện Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình.

Tuyên ngôn khẳng định rằng sự kiện khí hậu thay đổi là một đe dọa đối với sự sống, là một ơn qúy báu, mà chúng ta đã nhận lãnh và phải bảo vệ. Thay đổi khí hậu là một trong các chướng ngại chính của việc diệt trừ nạn nghèo đói. Các tai ương thiên nhiên trầm trọng gia tăng nạn đói kém, tạo ra sự bất ổn kinh tế, bắt buộc dân chúng phải di cư tìm kế sinh nhai, và ngăn cản sự phát triển có thể chiu đựng được. Chính vì thế cuộc khủng hoảng khí hậu liên quan tới sự sống còn của toàn nhân loại trên trái đất, do đó phải hành động tức thì. Các vị lãnh đạo tôn giáo yêu cầu mọi quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc tích cực dấn thân với các hành động cụ thể để bảo vệ môi sinh, trong đó có nỗ lực duy trì sự hâm nóng trái đất dười 2 độ C, và chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh tại Paris vào năm 2015.

Cho tới nay đã có một loạt các hội nghị thượng đỉnh về khí hậu: lần đầu tiên tại Copenhagen bên Đan Mạch năm 2009, sau đó đến Cancun bên Mehicô năm 2010, rồi tới Durban bên Nam Phi năm 2011. Các hội nghị thượng đỉnh này đã không đem lại kết qủa vĩnh viễn nào. Vì thế giờ đây có sự hiệp nhất của các tôn giáo trên thế giới nhận ra sự cấp bách phải đương đầu với các thách đố của vấn đề. Đó đã là lý do của tuyên ngôn gửi tới hàng lãnh đạo chính trị thế giới, để thỉnh cầu họ mau chóng đưa ra các quyết định giúp cải tiến tình hình môi sinh trên thế giới đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Trong bài tham luận hôm 23 tháng 9 tại Hội nghị thương định về khí hậu do Liên hIệp Quốc triệu tập, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã mạnh mẽ kêu gọi các các nước cùng quyết tâm đối phó với hiện tượng hâm nóng trái đất. Đức Hồng Y nhắc đến nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy thái độ không làm gì của nhiều quốc gia và cá nhân trước hiện tượng hâm nóng khí hậu gây ra những nguy cơ nghiêm trong và những thiệt hại lớn lao về kinh tế và xã hội. Trước những nguy cơ ấy cần có sự quyết tâm mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế về mặt chính trị và kinh tế, và Tòa Thánh cũng muốn đóng góp vào chính nghĩa này.

Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nhắc đến nguyên tắc, theo đó những quyết định và lối cư xử của một thành phần gia đình nhân loại có những hậu qủa sâu rộng đối với những người khác. Không có những biên cương chính trị, những hàng rào hoặc các bức tường chúng ta có thể ẩn nấp đàng sau để bảo vệ nhau chống lại những hậu qủa của hiện tượng hâm nóng trái đất. Không thể có chỗ đứng cho sự hoàn cầu hóa thái độ dửng dưng, nền kinh tế loại trừ hoặc nền văn hóa vứt bỏ, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhiều lần tố giác.

Đức Hồng Y Parolin cũng nói rằng: nếu chúng ta thực sự muốn hữu hiệu trong việc đối phó với sự thay đổi khí hậu, chúng ta phải thi hành câu trả lời tập thể dựa trên một nền văn hóa liên đới, gặp gỡ và đối thoại, làm căn bản và đòi phải có sự cộng tác hoàn toàn trong tinh thần trách nhiệm và tận tụy của mọi người, theo khả năng và hoàn cảnh của họ.

Nhưng cho đến nay các cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ và các nước có nền kinh tế đang lên như Trung Quốc, Ấn Độ, Brasil đã luôn luôn từ chối giảm số thán khí thải vào trong không trung vì cho rằng làm như thế là thiệt hại cho nền kinh tế của họ. Chỉ có vài nước Âu châu trong đó có Italia là đã cố gắng giảm số lượng thán khí thải vào trong không trung. Để đánh trống lãng các nước gây ô nhiễm môi sinh nhiều nhất giả đò trợ giúp các nước nghèo chống lại cảnh ô nhiễm môi sinh, còn họ thì cứ tiếp tục gây ô nhiễm môi sinh vô tội vạ. Chính vì vậy có triệu tập bao nhiêu hội nghị thượng đỉnh về khí hậu đi nữa, thì cũng chỉ tốn tiền vô ích mà thôi.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Cái chết không có tiếng nói cuối cùng trên số phận của con người

Cái chết không có tiếng nói cuối cùng trên số phận của con người

Nghĩa trang là ”nơi an nghỉ” chờ được đánh thức vào ngày sau hết. Việc tưởng niệm các người đã qua đời, săn sóc mồ mả và xin lễ cầu nguyện cho họ là chứng tá của niềm hy vọng tin tưởng, dâm rễ sâu nơi xác tín rằng cái chết không có tiếng nói cuối cùng trên số phận của con người, bởi vì con người được chỉ định cho một cuộc sống vô tận, có nguồn gốc và sự thành toàn trong Thiên Chúa.

Kính thưa qúy vị thưa các bạn, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hôm qua tại quảng trường thành Phêrô trong ngày lễ kính các đẳng linh hồn.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thanh Cha nói:

Ngày hôm qua chúng ta đã cử hành lễ trọng Các Thánh và hôm nay phung vụ mời gọi chúng ta tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời. Hai ngày lễ này gắn liền mật thiết với nhau, cũng như niềm vui và nước mắt tìm thấy nơi Chúa Giêsu Kitô một tổng hợp là nền tảng đức tin và niềm hy vọng của chúng ta. Thật thế, một đàng, Giáo hội lữ hành trong lịch sử vui mừng vì sự bầu cử của các Thánh và các Chân phước nâng đỡ Giáo hội trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng; đàng khác, cũng như Chúa Giêsu, Giáo Hội chia sẻ tiếng khóc của người đau khổ vì xa rời các người thân yêu, và cũng như Người và nhờ Người Giáo Hội làm vang lên lời cám tạ Thiên Chúa Cha, là Đấng đã giải thoát chúng ta khỏi ách thống trị của tội lỗi và cái chết.

Giữa ngày hôm qua và hôm nay biết bao nhiêu người đi viếng thăm nghĩa trang là ”nơi an nghỉ” chờ việc đánh thức sau cùng. Thật là đẹp, khi nghĩ rằng chính Chúa Giêsu sẽ đánh thức chúng ta dậy. Chính Chúa Giêsu đã vén mở cho thấy rằng cái chết của thân xác cũng giống như một giác ngủ, từ đó Người đánh thức chúng ta. Với niềm tin này chúng ta dừng lại bên mộ của những người thân yêu, của những ai đã yêu thương chúng ta và đã làm điều lành cho chúng ta.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người trải dài lời cầu nguyện của mình ra trên các thành phần khác. Ngài nói:

Nhưng ngày hôm nay chúng ta được mời gọi nhớ tới tất cả mọi người, kể cả những người không ai nhớ tới. Chúng ta hãy nhớ tới các nạn nhân của chiến tranh và bạo lực; biết bao nhiêu ”trẻ em” trên thế giới bị đói khát và bần cùng đè bẹp; chúng ta hãy nhớ tới các người vô danh nghỉ yên trong nơi đựng xương chung; chúng ta hãy nhớ tới casc anh chi em bị giết vì là Kitô hữu; và biết bao nhiêu người đã hy sinh mạng sống để phục vụ tha nhân. Chúng ta hãy phó thác cho Chúa cách đặc biệt những người đã lìa bỏ chúng ta trong năm nay.

Truyền thống của Giáo Hội đã luôn luôn khích lệ cầu nguyện cho những người đã chết, đặc biệt bằng cách cống hiến cho họ việc cử hành thánh thể: thánh lễ là sự trợ giúp tinh thần tốt nhất mà chúng ta có thể ban tặng cho các linh hồn, đặc biệt các linh hồn bị bỏ rơi. Nền tảng thánh lễ cầu cho các linh hồn nằm trong sự hiệp thông của Thân Mình Mầu Nhiệm. Như Công Đồng Chung Vaticăng II đã nhấn mạnh: ”Giáo Hội lữ hành trên trần gian ý thức đựơc sự hiệp thông này của tất cả Thân Mình Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu Kitô, ngay từ các thời kỳ đầu của Kitô giáo đã vun trồng với lòng đạo hạnh lớn lao việc tưởng nhớ các người đã qua đời” (LG 50).

Việc tưởng niệm các người đã chết, việc săn sóc mồ mả và các thánh lễ cầu hồn là chứng tá của niềm hy vọng tin tưởng, đâm rễ sâu trong xác tín rằng cái chết không có tiếng nói cuối cùng trên số phận con người, bởi vì con người được chỉ đinh cho một cuộc sống vô tận, có nguồn gốc và sự thành toàn nơi Thiên Chúa. Chúng ta hãy hướng lên Thiên Chúa lời cầu này: ”Lạy Thiên Chúa từ bi vô biên, chúng con tín thác cho lòng lành vô cùng của Chúa những ai đã từ bỏ cõi đời này cho sự vỉnh cửu, nơi Chúa chờ đợi toàn nhân loại được cứu chuộc bởi máu châu báu của Chúa Kitô, Con Chúa, đã chết để chuộc tội chúng con. Lậy Chúa, xin đừng nhìn tới biết bao khó nghèo, bần cùng và yếu đuối của con người, khi chúng con sẽ trình diện trước tòa phán xét của Chúa, để được phán xử cho niềm hạnh phúc hay án phạt. Xin hãy hướng trên chúng con cái nhìn xót thương của Chúa, nảy sinh từ con tim dịu hiền của Chúa và giúp chúng con bước đi trên con đường thanh tẩy trọn vẹn. Ườc chi đừng có ai trong con cái Chúa bị hư mất trong lửa đời đời của hỏa ngục, nơi không còn có thể sám hối nữa. Chúng con phó thác cho Chúa linh hồn các người thân yêu của chúng con, linh hồn của những người đã chết mà không có sự ủi an của các bí tích, hay đã không có cách hối lỗi vào lúc cuối đời. Ước chi đừng có ai phải sợ hãi gặp gỡ Chúa, sau cuộc lữ hành trần thế, trong niềm hy vọng được tiếp nhận trong vòng tay lòng xót thương vô bờ của Chúa. Ước chi chị chết thân xác tìm thấy chúng con tỉnh thức trong lới cầu nguyện và mang đầy mọi sự thiên đã làm được trong cuộc sống ngắn ngủi hay lâu dài của chúng con. Lậy Chúa, ước chi đừng có gì làm cho chúng con xa cách Chúa trên trần gian này, nhưng ước chi tất cả và mọi người nâng đỡ chúng con trong ước mong nồng cháy được an nghỉ vĩnh cửu nơi Chúa. Amen” (LM Antonio Rungi, dòng Khổ Nạn, Lờ cầu của các người đã qua đời).

Với niềm tin này nơi số phận tối cao của con người, giờ đây chúng ta hãy hướng tới Đức Mẹ, là Đấng đã khổ đau dưới Thập Giá vì thảm cảnh cái chết của Chúa Kitô và rồi đã tham dự vào niềm vui sự sống lại của Chúa. Xin Mẹ là Của Trời giúp chùng ta ngày càng hiểu hơn giá trị của lời cầu nguyện và thánh lễ cầu cho các người đã chết. Họ gần gũi chúng ta. Xin Mẹ nâng đỡ chúng ta mỗi ngày trong cuộc lữ hành trần thế và trợ giúp chúng ta đừng bao giờ đánh mất đi đích điểm cuối cùng của cuộc sống là Thiên Đàng. Và với niềm hy vọng không bao giờ gây thất vọng này chúng ta hãy tiến tới!

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào nhiều đoàn hành hương hiện diện, đặc biệt là nhòm thiện nguyện viên vùng Oppeano và Granzette chuyên làm trò hề trong các nhà thương như liệu pháp giúp các bệnh nhân mau phục hồi sức khỏe. Ngài khuyến khích họ tiếp tục công việc thiện ích này để giúp các bệnh nhân. Sau cùng Đức Thánh Cha cầu chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui an lành và xin mọi người đừng quên cầu nguyện cho ngài.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Đức Thánh Cha tiếp Huynh Đoàn Công Giáo canh tân trong Thánh Linh

Đức Thánh Cha tiếp Huynh Đoàn Công Giáo canh tân trong Thánh Linh

VATICAN. ĐTC Phanxicô khuyến khích các thành viên Phong trào canh tân trong Thánh Linh hiệp nhất với nhau trong sự khác biệt và sống linh đạo ”hô hấp”.

Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 31-10-2014, dành cho 1 ngàn thành viên Huynh Đoàn Công Giáo các cộng đoàn canh tân trong Thánh Linh (Catholic Fraternity of Charismatic Covenant Communities and Fellowships), ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây và giải thích rằng ”hiệp nhất trong sự khác biệt là công nhận và vui mừng đón nhận các hồng ân, các năng khiếu mà Chúa Thánh Linh ban cho mỗi người, và dùng chúng để phục vụ tất cả mọi người trong Giáo Hội. Đó cũng là biết lắng nghe, chấp nhận những khác biệt, có tự do nghĩ khác và biểu lộ ra bên ngoài. Anh chị em đừng sợ những khác biệt!”.

ĐTC cũng nhắc đến cách cầu nguyện của các thành viên Phong trào canh tân trong thánh linh, qua kinh nguyện ngợi khen và chuyển cầu. Ngài ví việc cầu nguyện giống như hai giai đoạn của sự hô hấp: hít vào và thở ra. ĐTC nói:

”Đời sống thiêng liêng được nuôi dưỡng trong kinh nguyện và được biểu lộ qua sứ vụ: hít vào và thở ra. Trong kinh nguyện, khi chúng ta hít vào, chúng ta lãnh nhận không khí mới của Thánh Linh và khi thở ra chúng ta loan báo Chúa Giêsu Kitô phục sinh nhờ Thánh Linh. Không ai có thể sống mà không hô hấp. Cũng vậy đối với Kitô hữu. Nếu không có kinh nguyện ngợi khen và không có sứ vụ thì họ không sống như Kitô hữu”. (SD 31-10-2014)

G. Trần Đức Anh OP Vatican Radio

Dụ ngôn tiệc cưới

Dụ ngôn tiệc cưới

(Trích trong ‘Sống Tin Mừng’)

Được một ông vua đích thân mời đến dự tiệc cưới của hoàng tử, nhưng các thần dân không những khước từ lời mời mà còn nhục mạ giết các sứ giả, đây quả là tột cùng của sự khiếm nhã. Qua dụ ngôn, chúng ta thấy rõ Chúa Giêsu nhắm vào dân Do Thái. Câu truyện gợi lên một sự đau thương của cả một dân tộc mà Thiên Chúa đã chọn họ làm dân riêng để thực hiện công cuộc cứu rỗi, nhưng họ đã khước từ ơn cứu rỗi ấy. Nhưng có lẽ trọng tâm của bài Tin Mừng được Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay không hẳn là mời dự tiệc cưới cho bằng chiếc áo cưới.

Hai câu truyện xem ra bất thường, được Vua mời đến dự tiệc cưới, thần dân lại khước từ. Đây quả là một hành động nhục mạ đối với nhà Vua. Nhưng thách thức không kém là khi vào phòng cưới mà không chịu mặc y phục lễ cưới do nhà Vua qui định, thái độ này khiêu khích đến nhà Vua phải truyền lệnh cho gia nhân trói tay chân người đó lại và ném ra ngoài.

Hình ảnh người thực khách vào dự tiệc cưới mà không chịu mặc y phục lễ cưới của nhà Vua qui định, gợi lại cho chúng ta lời khẳng định của Chúa Giêsu: "Không phải những ai nói "Lạy Chúa, Lạy Chúa" mà được vào Nước Trời đâu, mà chỉ có những ai thực thi ý Chúa muốn, mới được vào mà thôi" (Mt 7,21).

Anh chị em thân mến,

Mang danh hiệu Kitô nhưng sống hoàn toàn ngược lại với Tin Mừng, đây vốn là điều thường xảy ra trong cuộc sống của mỗi người chúng ta cũng như trong lịch sử của Giáo Hội. Trong Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II kêu gọi con cái Giáo Hội sám hối và thanh luyện ký ức lịch sử. Trong suốt 2,000 năm lịch sử của Giáo Hội, con cái Giáo Hội không biết bao nhiêu lần hành động hoàn toàn ngược lại với Tin Mừng. Những cuộc thập tự viễn chinh để sát hại người Hồi Giáo, các tòa điều tra thời Trung Cổ để kết án, ngay cả thiêu sống những người lạc giáo, các cuộc chém giết giữa các tín hữu Công Giáo và Tin Lành.

Đó là những vết nhơ trong lịch sử của Giáo Hội, nhưng gần đây là chủ nghĩa bài trừ Do Thái thời đệ nhị thế chiến, trong cuộc sát tế 6 triệu người Do Thái, dĩ nhiên do Đức Quốc Xã chủ xướng, nhưng nó lại diễn ra ngay trong lục địa tự xưng là Kitô giáo. Không ai tự mình có thể trở thành độc tài và đồ tể. Hitler chắc chắn không có đủ ba đầu sáu tay mà hiện diện khắp cả Âu Châu để truy lùng và sát hại người Do Thái. Đức Quốc Xã không chỉ là một mình Hitler tích cực hay tiêu cực, do xác tín hay do hèn nhát, do ác ý hay vì dửng dưng, biết bao người tín hữu trên khắp lục địa Âu Châu đã nhúng tay vào tội ác của Đức Quốc Xã, tự xưng là người tín hữu Kitô nhưng hành động hoàn toàn ngược lại với Tin Mừng.

Đây là cách cư xử mà Chúa Giêsu muốn ám chỉ qua người thực khách không chịu mặc y phục lễ cưới do nhà Vua qui định, một cách cư xử thiếu nhất quáng như thế vẫn xảy ra trong Giáo Hội ngày nay. Tại những nước vẫn tự xưng là Kitô giáo, đa số là những người tín hữu hữu danh vô thực, phép Rửa Tội chỉ còn là một nghi thức xã hội, ai sinh ra cũng phải đem đến nhà thờ để được rửa tội, nhưng suốt một đời nhiều người chỉ đến nhà thờ để được rửa tội, để được cưới hỏi và cuối cùng để gọi là được chết trong Giáo Hội.

Biết bao nhiêu đảng phái tự xưng là Kitô giáo nhưng đường hướng hoàn toàn ngược lại với Tin Mừng. Không ngược lại với Tin Mừng là gì khi những người mang danh hiệu Kitô lại cổ võ cho ly dị, phá thai, sinh hoạt đồng tính luyến ái v.v… Còn những nước trong đó Kitô giáo là thiểu số thì người ta thường tự hào về việc giữ đạo của các tín hữu Kitô, nhà thờ lúc nào cũng chật ních người, các cuộc biểu dương và rước sách lúc nào cũng đông người tham dự. Thế nhưng, chúng ta nghĩ gì về các tệ nạn xã hội đầy dẫy trong các giáo xứ, những người ngoài Công Giáo thấy gì về các tín hữu đến nhà thờ mỗi ngày Chúa Nhật, tối sớm đọc kinh làu làu, tích cực trong các buổi rước sách, nhưng sống ích kỷ, lường gạt, mánh mung như mọi người. Một cách sống như thế quả thực làm ố danh sự đạo. Không thể mang danh hiệu Kitô mà hoàn toàn xa lạ với Tin Mừng Kitô, không thể là người Công Giáo mà chủ trương sống ngược lại với giáo huấn của Giáo Hội, bỉ ổi hơn cả là khi người ta dùng danh hiệu Công Giáo để phục vụ cho một chế độ chủ trương bách hại Giáo Hội.

Lời Chúa hôm nay nhắc nhở cho chúng ta về những lời cam kết khi chịu Phép Rửa Tội, một trong những ý tưởng đầy ý nghĩa của Bí Tích này là chiếc áo trắng mà Giáo Hội phủ lên người chúng ta. Chiếc áo trắng ấy là căn cước Kitô của chúng ta, chúng ta không chỉ mang nó mỗi năm một lần, mỗi tuần một lần hay thậm chí chờ cho đến khi ta nhắm mắt lìa đời. Chiếc áo trắng ấy là từng hơi thở của chúng ta, chiếc áo trắng ấy là Tin Mừng Chúa Kitô mà chúng ta phải sống từng giây phút trong cuộc sống. Có sống như thế chúng ta mới thật sự cảm nhận được niềm vui khi tham dự vào bàn tiệc Thánh Thể mà Chúa dọn ra cho chúng ta mỗi ngày, nhất là ngày Chúa Nhật. Có sống như thế những người xung quanh mới nhìn vào chúng ta mà ngợi khen Cha chúng ta ở trên trời. Amen.

Veritas Radio

Đức Hồng Y Parolin khuyến khích các vị Sứ Thần Tòa Thánh

Đức Hồng Y Parolin khuyến khích các vị Sứ Thần Tòa Thánh

VATICAN. ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cám ơn và khuyến khích các vị Sứ Thần Tòa Thánh thực thi những sáng kiến cụ thể giúp các chính quyền và dư luận ý thức về thảm trạng các tín hữu Kitô tại Trung Đông.

Trong bài giảng thánh lễ đồng tế sáng 4-10-2014, với các vị Sứ thần Tòa Thánh ở Trung Đông, Liên hiệp Âu Châu và LHQ, ĐHY Parolin nhắc đến thảm trạng đau thương mà các tín hữu Kitô và nhiều người khác đã và đang phải chịu ở Trung Đông: bao nhiêu cộng đoàn Kitô có từ thời các Tông Đồ đang phải đương đầu với những nguy hiểm trầm trọng và bách hại công khai. ĐHY nói:

”Thật là đau buồn khi nhận thấy các quyền lực sự ác tồn tại và tích cực hoạt động, nơi một số tâm trí băng hoại có sự xác tín rằng bạo lực và kinh hoàng là phương pháp người ta có thể dùng để áp đặt ý chí quyền lực cho người khác, thậm chí họ còn nấp sau chủ trương ngụy tạo gọi là để củng một một quan niệm tôin giáo nào đó! Đó thực là một sự sa đọa cảmthức tôn giáo chân chính, gây nên những hậu quả bi thảm và cần phản ứng lại. Giáo Hội không thể im lặng trước sự bách hại mà bao nhiêu con cái mình phải chịu và cộng đồng quốc tế không thể giữ thái độ trung lập giữa những người bị gây hấn và kẻ gây hấn”.

ĐHY Parolin nhấn mạnh rằng: ”Không được bỏ qua những gì có thể làm để thoa dịu thân thận của các anh chị em chúng ta đang bị thử thách và để ngăn chặn kẻ hung bạo. Chúa Quan Phòng cũng muốn dùng chúng ta, tự do và hoạt động, óc sáng tạo của chúng ta, sáng kiến và sự dấn thân hằng ngày của chúng ta”.

ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh xác quyết rằng ”Những Kitô hữu bị bách hại và tất cả những người phải chịu đau khổ bất công phải có thể nhận thấy Giáo hội là tổ chức đang bênh vực họ, cầu nguyện và hành động cho họ, và Giáo Hội không sợ khẳng định sự thật, trở thành lời nói của những kẻ không có tiếng nói, bênh vực và bảo vệ những người bị bỏ rơi, người tị nạn và người bị kỳ thị”. (SD 4-10-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Ngoại trưởng Tòa Thánh kêu gọi giải quyết các vấn đề Trung Đông

Ngoại trưởng Tòa Thánh kêu gọi giải quyết các vấn đề Trung Đông

VATICAN. Tòa Thánh kêu gọi đừng đơn phương giải quyết các vấn đề ở Trung Đông bằng võ lực.
Lập trường trên đây được Đức TGM Dominique Mamberti, ngoại trưởng Tòa Thánh, trình bày trong phiên họp sáng ngày 3-10-2014 tại Vatican của các vị Sứ Thần Tòa Thánh ở các nước Trung Đông và các vị lãnh đạo tại Tòa Thánh.

Đức TGM Mamberti đã trình bày về tình hình chính trị tổng quát ở Trung Đông và những nguyên tắc hướng dẫn hoạt động của Tòa Thánh. Ngài khẳng định rằng cần phải tìm kiếm hòa bình qua một giải pháp ”miền” và toàn bộ không bỏ qua lợi ích của phe nào, và qua đối thoại chứ không phải bằng những quyết định đơn phương áp đặt bằng võ lực.

Về hiện tượng khủng bố, Đức TGM ngoại trưởng tái khẳng định tầm quan trọng của việc bài trừ chủ nghĩa cực đoan là nguồn cội của khủng bố. Các vị lãnh đạo tôn giáo phải giữ một vai trò quan trọng, cổ võ đối thoại liên tôn và đặc biệt là sự cộng tác của tất cả mọi người để mưu thiện ích cho xã hội. Khi theo dõi tình hình chính trị ở Trung Đông và nói chung trong quan hệ với các nước có đa số dân theo Hồi giáo, Tòa Thánh luôn nghĩ đến các vấn đề cơ bản là việc bảo vệ và tôn trọng các tín hữu Kitô cũng như các nhóm thiểu số, như những công dân với đầy đủ danh nghĩa và nhân quyền, nhất là quyền tự do tôn giáo.

Trong phiên họp sáng thứ sáu, 3-10, Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel kiêm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Jerusalem và Palestine đã trình bày về cuộc xung đột Israel-Palestine và về sự hiện diện của các tín hữu Kitô tại Thánh Địa. Ngài nhấn mạnh rằng để có sự ổn định cho vùng Trung Đông và hòa bình tại vùng này, điều chủ yếu là phải giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Thực vậy, sau bao nhiêu năm, cuộc xung đột này tiếp tục không được giải quyết, với những hậu quả rất trầm trọng cho vùng này và thế giới.

Đức Sứ Thần cũng xác nhận rằng cuộc hành hương của ĐTC Phanxicô tại Thánh Địa và cuộc gặp gỡ cầu nguyện sau đó tại Vatican đã mở ra những hy vọng hòa bình. Cuộc xung đột mới đây tại Gaza nhắc nhở rằng tình trạng thật là trầm trọng và khó khăn, nhưng cần phải canh tân các nỗ lực ngoại giao để đạt tới một giải pháp công chính và lâu bền, tôn trọng quyền của cả hai phe trong cuộc xung đột. (SD 3-10-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Lý lẽ của trái tim

Lý lẽ của trái tim

Khi nghe dụ ngôn này có nhiều người thắc mắc: Chúa có công bằng không khi ban thưởng cho người làm ít cũng bằng người làm nhiều? Hỏi như thế là chưa hiểu rằng đây chỉ là một dụ ngôn. Dụ ngôn không phải là một chuyện có thật. Nhưng chỉ là một câu chuyện dùng làm hình ảnh để giải nghĩa giáo lý của Chúa. Trong dụ ngôn, Chúa không có ý dạy về những kiến thức trần gian, nhưng muốn nói về những chân lý Nước Trời. Những bài học mà Chúa muốn dạy ta qua dụ ngôn ‘Người thợ làm vườn nho giờ thứ mười một’ này là:

1) Chúa yêu thương hết mọi người và mong muốn mọi người được ơn cứu độ. Vườn nho tượng trưng cho Nước Chúa. Ông chủ vườn nho là Thiên Chúa. Người được thuê là người được mời gọi vào Nước Chúa. Tiền lương là sự sống trong Nước Chúa. Hình ảnh ông chủ ngày ngày ra chợ tìm thuê thợ là hình ảnh của Chúa yêu thương. Không phải ta đi tìm Chúa, nhưng chính Chúa đi tìm ta. Không phải tìm một lần mà tìm suốt ngày, từ giờ này sang giờ khác. Nếu những người được thuê vào buổi sáng sớm tượng trưng cho những người có số phận may mắn, có khả năng hơn người, thì những người được thuê vào cuối ngày tượng trưng cho những người kém may mắn, kém khả năng, bị thiệt thòi trong xã hội. Việc Chúa thuê hết mọi người từ sáng sớm cho đến chiều tà, từ người sang đến kẻ hèn, từ người tài giỏi đến những người kém cỏi, từ người khỏe mạnh đến người yếu kém, tất cả nói lên lòng yêu thương của Chúa. Chúa muốn mời gọi hết mọi người, mong muốn hết mọi người được ơn cứu độ, được hưởng hạnh phúc trong Nước Chúa.

2) Hạnh phúc Nước Trời là ân huệ Chúa ban. Nếu Chúa không kêu gọi thì không ai có thể được vào vườn nho của Chúa, được vào Nước Chúa. Nếu Chúa không ban hạnh phúc Nước Trời thì chẳng ai có thể tự mình chiếm lấy được. Việc Chúa ban thưởng cho những người được thuê mướn cuối cùng trước những người được thuê mướn đầu tiên làm nổi bật chân lý này: Nước Trời là ân huệ Chúa ban. Ân huệ phát xuất từ tình thương của Chúa chứ không do công đức của ta. Vì thế chẳng ai có quyền đòi hỏi. Hơn nữa, ơn Chúa ban vượt quá sức, quá lòng mong ước của ta. Hiểu biết điều này, ta sẽ không ngừng tạ ơn Chúa.

3) Chúa yêu thương và mong ta biết yêu thương như Chúa. Những người thợ làm từ sáng sớm không có gì để kêu trách Chúa về tiền lương, vì đã được thỏa thuận từ trước. Họ chỉ kêu trách vì thấy người làm ít cũng được như mình. Họ kêu trách lòng nhân từ của Chúa. Đó là điều vô lý. Và Chúa đã nêu rõ điểm vô lý đó: Tại sao kêu trách vì tôi tốt bụng? Phần mình đã được rồi, tại sao không vui mừng vì những anh em kém cỏi, kém may mắn cũng được ân huệ vào phút chót. Qua điều này Chúa muốn dạy ta hãy biết yêu thương những người kém cỏi, bé nhỏ, nghèo hèn. Một xã hội muốn tốt đẹp phải biết giúp đỡ những người bé nhỏ. Một xã hội chỉ thực sự văn minh khi biết quan tâm tới những người kém may mắn. Nếu chỉ nghĩ đến bản thân mình ta sẽ thấy cuộc đời chỉ toàn bất công. Nếu biết nghĩ đến người khác, ta sẽ thấy cuộc đời thật đẹp đẽ vì chan chứa tình người.

Qua dụ ngôn này ta thấy tư tưởng của Chúa khác hẳn tư tưởng của con người. Cách cư xử của Nước Trời khác hẳn cách cư xử của nước trần gian. Lý luận của Chúa khác hẳn lý luận của người đời. Không tìm lợi lộc cho bản thân nhưng lo tìm hạnh phúc cho người khác. Không trọng sang khinh hèn, nhưng để ý yêu thương giúp đỡ những người kém may mắn, bị bỏ rơi trong xã hội. Không dùng lý lẽ của lý trí nhưng dùng lý lẽ của con tim, một con tim luôn yêu thương, luôn mong muốn hạnh phúc cho mọi người. Chúa mong con cái Chúa cũng hãy có tư tưởng của Chúa, cư xử như Chúa và yêu thương như Chúa. Như thế mới có thể làm cho Nước Chúa mau lan rộng.

Lạy Chúa, xin cho con hiểu được đường lối Chúa và cho con luôn đi trong đường lối của Chúa. Amen.

GỢI Ý CHIA SẺ

1) Công bình tuyệt đối có làm cho con người hạnh phúc không, hay là còn cần tới bác ái nữa?

2) Qua dụ ngôn này, Chúa muốn dạy tôi điều gì?

3) Nếu bạn là người tàn tật, yếu ớt, thất bại, bạn mong chờ điều gì nơi xã hội: công bình hay bác ái?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt