Đức Thánh Cha về đến Roma bình an

Máy bay chở Đức Thánh Cha trở về Ý đã đáp xuống phi trường Fiumicino của Roma lúc 16:13. Đức Thánh Cha kết thúc chuyến tông du nước ngoài lần thứ 32, với chuyến viếng thăm hai quốc gia Thái Lan và Nhật Bản từ ngày 19-26/11.

Sau 12 giờ bay, chiếc máy bay Boeing 787 của hãng hàng không ANA (All Nippon Airways) của Nhật chở Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng và các ký giả từ Tokyo đã đáp xuống phi trường Roma lúc 16:13, gần 50 phút so với thời gian dự kiến.

Đức Thánh Cha kết thúc chuyến tông du nước ngoài lần thứ 32 và là chuyến viếng thăm châu Á lần thứ tư. Thái Lan và Nhật Bản, cả hai quốc gia đều có gốc rễ Kitô giáo từ nhiều thế kỷ, đã bày tỏ cho Đức Thánh Cha thấy niềm vui của đức tin và ý muốn tiếp tục hành trình truyền giáo và loan báo Tin Mừng của nhiều vị tử đạo và các chứng tá đã thực hiện trong lịh sử của họ.

Như thường lệ, khi về đến Roma, Đức Thánh Cha đã đến đền thờ Đức Bà Cả, cầu nguyện trước bức ảnh “Đức Bà là phần rỗi dân thành Roma”, trước khi trở về Vatican.

Hồng Thủy – Vatican

Thánh Thể – Hiến Tế

Thánh Thể – Hiến Tế

(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

Cha Piô, tu sĩ dòng Capucinô, ở Itala, mới được phong thánh năm 2004, là vị linh mục đầu tiên đã được in 5 dấu thánh. Ngài là linh mục và đặc ân của Ngài, do thánh chức, là ở toà giải tội và nhất là trên bàn thờ dâng lễ. Cha dâng lễ lâu đến ba tiếng rưỡi đồng hồ. Ai dự lễ do cha Piô làm đều say sưa, sốt sắng, không biết mỏi mệt. Ngài sống mầu nhiệm Chúa hiện diện trên bàn thờ trong Bí tích Thánh Thể. Sau khi dâng Mình Thánh Chúa, thảm kịch tế lễ càng diễn tiến như dưới chân Thánh Giá xưa. Mồ hôi nhỏ giọt, nước mắt dầm dề. Ngài đọc lời truyền phép như một người đang hấp hối, đau khổ tột độ. Ngài cầm Mình Thánh giơ lên, những đường máu từ từ rơi theo dấu ngón tay. Rồi ngài hớn hở như được thấy Chúa. Ai không tin sự hiện diện của Chúa trong hình bánh hình rượu, hãy đến dự thánh lễ cha Piô sẽ biết, sẽ cảm nghiệm. Để Thánh lễ đừng kéo dài quá lâu sau truyền phép, cha bề trên tu viện núp trong cung thánh, phải ra lệnh bằng ý muốn cho ngài tiếp tục (Le vrai visage du Padre Pio, Maria Winowska,Fayard).

Anh chị em thân mến,

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu muốn đi xa hơn nữa trong mạc khải của Ngài về Bánh Hằng Sống. Không những Chúa Giêsu đói buộc phải tin vào Ngài, nhưng Ngài còn đòi buộc phải ăn bánh là chính Mình Ngài, phải uống chén rượu là chính Máu Ngài. Bánh và rượu chính là Thịt và Máu của Ngài. Bánh và rượu này liên hệ đến cái chết của Ngài, cho đến độ không có cái chết của Ngài trên Thập Giá, thì Bánh ngày không thể là Thịt của Ngài và Rựơu này không thể là Máu của Ngài. Vì vậy, Bí tích Thánh Thể vừa là lễ tế hy sinh của Chúa Giêsu trên Thập Giá, vừa là bữa tiệc Thịt và Máu của Ngài, dưới hình thức bánh và rượu. Vì thế, Thánh Thể trước hết là một hy lễ. Chính là máu của Giao Ước mới sẽ đổ ra cho nhiều người được ơn tha tội. Chính là cuộc tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu trên Thập Giá.

Đoạn Tin Mừng hôm nay gợi lại cho chúng ta Bữa Tiệc Thánh Thể Chúa Giêsu đã cử hành vào những giờ phút cuối cùng của đời Ngài, trước lúc Ngài bị bắt và chết trên Thập Giá. “Trong bứa ăn tối, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, chúc tụng, rồi bẻ ra và trao cho các môn đệ mà nói: Các con hay cầm lấy mà ăn, này là Mình Thầy. Rồi cầm lấy chén rượu, tạ ơn, Ngài trao cho họ mà nói: Tất cả các con hãy uống chén này, vì này là chén Máu Thầy, máu Giao Ước mới sẽ đổ ra cho nhiều người được ơn tha tội” (Mt 26,26-28). Thánh Phaolô còn nói rõ: “Mỗi lần anh em ăn bánh và uống chén này, là anh em loan báo cái chết của Chúa Giêsu cho đến khi Ngài lại đến” (1Cr 11,26).

Chúng ta phải đọc những lời thiết lập Bí tích Thánh Thể dưới ánh sáng của những lời khẳng định của Chúa Giêsu về Bánh ban sự sống. Ngài đã tuyên bố một cách thẳng thừng Ngài là gì và người ta phải quan hệ với Ngài như thế nào để có được sự sống của Thiên Chúa. “Tôi là Bánh ban sự sống… Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi, thì sống mãi trong Tôi, và Tôi sống mãi trong người ấy”. “Tôi sống như thế nào, thì kẻ ăn Tôi cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống như vậy”. Thịt và Máu Chúa Giêsu là của ăn, của uống làm cho người ta “sống trong Chúa Giêsu” và làm cho Chúa Giêsu “sống trong người ấy”. Người dùng thức ăn, thức uống này thì được “sống nhờ Chúa Giêsu”, sẽ được “sống lại trong ngày sau hết” và được “sống đời đời”.

Thưa anh chị em,

Trong Tin Mừng theo Thánh Gioan, tình yêu liên hệ với sự sống: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã banh Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Không có sự sống thì cũng không có tình yêu. Thiên Chúa đã cứu chúng ta khỏi chết để chúng ta được sống để chúng ta được sống và được sống với Ngài. Bánh Ngài ban tặng chúng ta là bánh ban sự sống đời đời, là dấu chỉ của tình yêu, là dấu chỉ của chính Thân Thể Ngài hy sinh cho nhân loại. Tấm bánh bẻ ra hay là Chúa Giêsu Kitô hy sinh chịu chết vì chúng ta, đó chính là bằng chúng của tình yêu cao cả nhất: “Không có tình yêu nào cao quý cho bằng tình yêu hiến thân mình cho bạn hữu” (Ga 15,13). Vì vậy, Bí tích Thánh Thể được coi là Bí tích của tình yêu. Thiên Chúa là tình yêu và yêu là muốn kết hợp với người yêu. Yêu là muốn điều tốt, muốn cho người yêu được sống dồi dào, và trong tình yêu có sự đòi buộc phải hy sinh.

Bí tích Thánh Thể là bí tích tình yêu của Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Từ khi nhập thể làm người cho đến lúc gục đầu trên Thập Giá. Chúa Giêsu chỉ có một khắc khoải là minh chứng tình yêu cho nhân loại. Ngài muốn loài người được sống và sống dồi dào. Đâu là Bí Tích Thánh Thể của Chúa Giêsu, bí tích của một tình yêu tận hiến. Chúa ban sự sống của Ngài cho chúng ta để chúng ta kết hợp với Ngài và được sống dồi dào nhờ cái chết cứu độ của Ngài.

Thế nhưng, được kết hợp với Ngài để làm gì? Được sống dồi dào để làm gì? Được sống kết hợp với Chúa để tiếp tục sống tình yêu như Ngài. Được kết hợp với Chúa để tiếp tục hoạt động với Ngài để đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Được kết hợp với Chúa Cha ở mọi nơi. Được kết hợp với Chúa để phục vụ cho anh em được sống dồi dào hơn qua cuộc tận hiến chính cuộc đời của mình.

Anh chị em thân mến,

Chúa Giêsu tiếp tục hiến mình làm bánh, là lương thực nuôi sống Giá Hội, nuôi sống chúng ta qua Bí tích Thánh Thể được cử hành hằng ngày, hằng tuần… Và mỗi người chúng ta cũng như cộng đoàn được mời gọi tiếp rước Mình và Máu của Chúa. Nhưng tiếp rước ở đây không phải chỉ là ăn uống Mình và Máu của Chúa Giêsu mà thôi, mà còn phải là tiếp rước chính Chúa Giêsu với cả cuộc đời và sứ mạng của Ngài, để hoạ lại ý nghĩa của cuộc đời và sứ mạng đó trong chính cuộc sống của mình. Do đó, rước lễ đích thực không thể tách rời khỏi việc tìm hiểu trong Lời của Chúa, trong cuộc đời của Ngài bài học về cách xử sự, về sự lựa chọn, về sự hy sinh, về lòng yêu mến người khác cho chính cuộc đời của mình. Đó là cách thức để người Kitô hữu sống bằng Thịt và Máu của Chúa, sống nhờ Chúa và qua đó, được sống đời đời.

Bí Tích Thánh Thể của Chúa Giêsu phải được nhân lên qua cuộc sống của các tín hữu. Bao lâu chúng ta còn sống hữu ích cho anh em, còn tìm cách làm cho cuộc sống của những người chung quanh bớt nghèo, bớt đói, bớt khổ… là chúng ta đang tế hiến mình với Chúa Kitô Thánh Thể. Chúng ta trở thành bánh ngon để nuôi sống anh em. Lúc đó, chúng ta mới dâng lên Thiên Chúa Bí tích tình yêu của chính bản thân mình mỗi lần họp nhau cử hành Bí tích Thánh Thể của Chúa Kitô.

ĐTC đến thăm viếng Ecuador, một trong 3 nước trong chuyến tông du

ĐTC đến thăm viếng Ecuador, một trong 3 nước trong chuyến tông du

Pope Francis and Ecuador's President Rafael Correa walk after Pope Francis landed in Quito

Theo thông tấn xã AFP đưa tin, ĐTC Phanxicô đã vừa đến nước Ecuador vào trưa ngày Chúa Nhật ngày 5 tháng 7 năm 2015 vào lúc 2:43 giờ địa phương. Đây là chuyến viếng thăm các nước Nam Mỹ kể từ 2 năm trước. Trong chuyến này Ngài cũng sẽ đi thăm nước Bolivia và Paraguya sau đó, Ngài cũng sẽ chú trọng về hoàn cảnh của các người nghèo.

Chiếc máy bay dân sự của hãng Alitalia chở Ngài và đoàn tùy tùng đã đáp xuống phi trường quốc tế Mariscal Sucre tại Quito. ĐTC đã được Tổng Thống Rafael Correa đón rước tại phi trường. ĐTC sẽ chủ tế thánh lễ tại Ecuador vào ngày thứ Hai và cũng sẽ gặp gở tổng thống Rafael Correa tại tư dinh.

Nước Ecuador có 16 triệu dân, lúc trước có khoảng 94% theo đạo Công Giáo nhưng gần đây số người theo đạo Công giáo bị giảm dần chỉ còn 80%, vì một số đã chuyển sang đạo Tin Lành, một trong những lý do chánh là một số người dân bản xứ rất mệt mỏi trước sự thiếu chăm sóc từ hàng giáo phẩm. ĐTC dự kiến ​​sẽ quan tâm đặc biệt đối với các cộng đồng dân bản xứ này .

Trước khi lên máy bay Ngài có nói " Tôi muốn làm chứng cho niềm vui của Tin Mừng và mang lại sự dịu dàng và chăm sóc của Thiên Chúa, " và Ngài còn nói thêm "Đặc biệt là trẻ em có nhu cầu, người già, người bệnh, người bị bắt giam, người nghèo, những người là nạn nhân của nền văn hóa thối nát này . "

Đây là cuộc thăm viếng lần thứ 2 sau lần đầu vào năm 1985 đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đến.

 

Video ĐTC đến Ecuador

Mầu nhiệm tình yêu

Mầu nhiệm tình yêu

(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

“Lúc đó tôi biết thế nào tôi cũng chết, nhưng tôi muốn con tôi được sống”. Đó là lời của bà Suzanna sau khi được cứu trong trận động đất ở Armêni vào tháng 12/1987. Trong số hàng ngàn người bị vùi lấp dưới đống gạch, có hai mẹ con bà Suzanna may mắn còn sống sót. Cô con gái bốn tuổi đòi uống nước. Tìm đâu ra nước khi hai mẹ con không có lối ra? Tình mẫu tử đã gợi lên cho bà một ý nghĩa táo bạo, đó là rạch ngón tay mình chảy máu để cho con mút. Đứa bé đã đỡ khát nhờ máu người mẹ. Nó đã sống cho đến khi cả hai mẹ con được cứu.

Câu truyện trên giúp chúng ta hiểu phần nào bí tích Thánh Thể. Chúa Giêsu đã chết để chúng ta được sống. Ngài chấp nhận chịu đổ máu qua cái chết thập giá và Ngài lấy Thịt Máu Ngài làm lương thực nuôi sống chúng ta.

Chính trong bối cảnh lễ Vượt Qua của người Do Thái, Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích Thánh Thể, bí tích của Giao Ước mới: Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ, đó là cử chỉ thuộc nghi thức bữa tiệc Vượt Qua (x.Xh 12,26-27). Nhưng lời mời gọi: “Các con hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Thầy”, Chúa Giêsu đã biến đổi ý nghĩa của cử chỉ thuộc lễ Vượt Qua cũ, và làm cho nó trở thành cử chỉ của riêng Ngài. Cả lời Chúa phán trên chén rượu cũng vậy: “Này là chén Máu Thầy, Máu Giao Ước mới sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội”. Lời này đã gợi lại Giao Ước Sinai, nhưng ở đây giao ước không còn được niêm ấn bởi máu chiên bò, mà là máu của chính Con Một Thiên Chúa, máu có hiệu lực thanh tẩy tội lỗi (Bđ. 2)

Hơn nữa, nếu trong lễ Vượt Qua, người ta cùng ăn thịt con chiên chịu sát tế, thì cử chỉ Chúa Giêsu bẻ bánh, trao cho, ám chỉ thân xác Chúa bị xâu xé, hiến cho người khác, và lời nói: “Máu Giao Ước mới sẽ đổ ra cho nhiều người…” lại càng làm nổi bật ý nghĩa hy tế của lễ Vượt Qua mới, tức là Bàn Tiệc Thánh Thể. Nói cách khác, dưới hình thức bánh rượu, Chúa Giêsu đã thể hiện trước, đã cảm nếm trước cuộc vượt qua của chính Ngài, tức là cuộc khổ nạn và Phục Sinh sẽ xảy ra hôm sau. Ngài biến cái chết thành hy lễ cứu độ đem là sự sống, thành quà tặng và lương thực siêu nhiên cho tất cả những ai tin vào Ngài. Nhờ đó, các môn đệ Chúa Giêsu khi ăn bữa tiệc này, đã được dự phần vào Giao Ước mới, được hiệp thông với Ngài trong biến cố chết và sống lại, được cùng với Ngài đi từ cõi chết vào cõi sống muôn đời. Và cũng từ đó, qua muôn thế hệ, mỗi lần cử hành Thánh Thể, một mặt Giáo Hội tái diễn và hiện tại hoá cuộc hiến tế của Chúa Giêsu để nhớ đến Ngài; mặt khác, Giáo Hội lại hướng về tương lai, hướng tới ngày Chúa đến trong vinh quang để đưa chúng ta vào dự bàn tiệc Nước Trời, bàn tiệc viên mãn đã được khơi mào từ Bàn Tiệc Thánh Thể hôm nay.

Theo lời Chúa truyền dạy: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (1Cr 11,24b), mỗi ngày và đặc biệt trong ngày Chúa Nhật, Giáo Hội cử hành Thánh Thể để nhắc con cái mình nhớ đến tình yêu của Đấng đã hiến mạng sống vì nhân loại, Đấng ấy vẫn đang hiện diện để trao ban cho nhân loại bánh sự sống là chính Mình Máu Ngài. Vì thế, khi tham dự Thánh Lễ, tôi không hiện diện như khán giả xem một vở kịch, cũng không phải chỉ nhớ đến một kỷ niệm trong quá khứ không liên hệ gì đến cuộc sống thực tế, nhưng là hiệp thông sự sống với Chúa Kitô, là chia sẻ hy tế thập giá của Ngài và cùng với Ngài tôi hiến dâng thân mình làm lễ tế sống động đẹp lòng Thiên Chúa (x. Rm 12,1). Do đó, khi tham dự Thánh Lễ, tôi không lập đi lập lại những cử chỉ, những động tác theo thói quen, nhưng tôi hiến dâng cho Chúa niềm vui nỗi buồn, những lo âu và hy vọng, những tâm tư thao thức của tôi. Nói chung là tất cả những gì đan dệt nên cuộc sông đời thường đều có thể trở thành hy lễ dâng lên Thiên Chúa, những hy lễ như dấu chỉ tình yêu của tôi nhằm đáp trả Đấng đã yêu thương đến nỗi hiến ban chính Con Một yêu dấu cho tôi.

Mặt khác, Thánh Thể không chỉ tạo mối tương quan ân tình giữa Chúa và cá nhân tôi, nhưng còn mờ rộng, bao trùm mọi người. Thật vậy, bí tích Thánh Thể đã được Chúa Giêsu thiết lập trong bầu khí thân tình của một bữa ăn từ giã. Tấm bánh Chúa Giêsu đã cầm và phân chia cho các môn đệ chính là bánh của bữa ăn hằng ngày nơi Ngài sống. Chén rượu cũng vậy, và bánh ấy, rượu ấy, đã được biến đổi thành Mình Máu Ngài. Do đó mầu nhiệm Thánh Thể còn là mầu nhiệm chia sẻ, chia sẻ để mọi người cùng ăn cùng uống trong tình huynh đệ, và chính việc chia sẻ này đã được Chúa Giêsu dùng như dấu chỉ các môn đệ làm để nhớ đến Ngài: Hai môn đệ đi Emmau đã nhân ra Đấng Phục Sinh và chính lúc Ngài “cầm lấy bánh chúc tụng, đoạn bẻ ra trao cho hai ông…” (Lc 24,30-31).

Ý thức chia sẻ đòi buộc mỗi người chúng ta không được đóng khung nhưng buổi cử hành Thánh Thể bên trong nhà thờ, nhưng phải sống mầu nhiệm Thánh Thể, mầu nhiẹm yêu thương ngay trong cuộc đời mỗi ngày. Chúng ta cũng không thể cử hành Thánh Thể một cách trung thực, nếu chúng ta sống dững dưng ích kỷ, bưng tai bịt mắt trước nhưng anh em đói khát khốn cùng, đòi khát cơm bánh vật chất, nhất là đói khát công lý và tình thương.

Giờ đây, chúng ta sắp cùng nhau chia sẻ Bàn Tiệc Thánh Thể, chia sẻ Mình Máu Chúa Kitô, Đấng đã hiến cả cuộc đời mình nên của lễ tình yêu. Xin Chúa giúp chúng ta, một khi đã hiệp thông với Ngài, thì cũng biết thông hiệp với anh em bằng cuộc sống yêu thương phục vụ, Có như thế, Bàn Tiệc Thánh Thể sẽ trở nên điểm hẹn diệu kỳ, nơi đây chúng ta được nối kết với Chúa Kitô, thông chia cùng một sự sống với Ngài. Nơi đây, chúng ta nối kết với mọi người anh em, để cùng nhau xây dựng một thế giới công bằng, yêu thương, đang lúc chờ đợi Bàn Tiệc hạnh phúc vĩnh cửu trong vinh quang Nước Trời.