Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Di Dân và Tỵ Nạn 2018

Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Di Dân và Tỵ Nạn 2018

VATICAN. ĐTC kêu gọi tiếp đón, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập người di dân và tỵ nạn.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp công bố sáng 21-8-2017, nhân ngày Thế Giới di dân và tị nạn sẽ được cử hành vào ngày 14-1 năm tới, 2018.

ĐTC mô tả như một ”dấu chỉ thời đại” tình trạng đau buồn của bao nhiêu người di dân trốn chạy chiến tranh và nghèo đói, và nhắc đến lời dạy trong đoạn 25 của Tin Mừng theo thánh Mathêu: ”Mỗi ngoại kiều gõ cửa nhà chúng ta, là một cơ hội để gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô”, vì thế một trách nhiệm lớn của Giáo hội là biểu lộ sự ân cần đối với những người di dân.

Trong sứ điệp, ĐTC lần lượt bàn đến 4 điểm: tiếp đón, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập người di dân và tỵ nạn.

– Về việc đón tiếp người di dân và tỵ nạn, ĐTC nhấn mạnh rằng điều cấp thiết là cống hiến cho họ khả thể rộng lớn hơn để tới các nước một cách chắc chắn và hợp pháp. Ngài kêu gọi đơn giản hóa thủ tục cấp các chiếu khán nhập cảnh nhân đạo và đoàn tụ gia đình. Đồng thời ĐTC cũng phê bình những vụ trục xuất tập thể người di dân và tỵ nạn, nhất là gửi họ về những nước không bảo đảm các quyền căn bản của con người”.

– Về việc bảo vệ những người di dân và tỵ nạn, ĐTC nhận xét rằng việc bảo vệ này bắt đầu tại quê hương và cần tiếp tục tại nước nhập cư. Ngài mời gọi đề cao giá trị những khả năng và năng khiếu của người di dân, vì thế họ phải được tự do di chuyển trong nước tiếp cư và có thể làm việc.

– Về điểm thứ ba là thăng tiến, ĐTC nói rằng mọi người di dân phải được ở trong tình trạng có thể thể thành đạt thân như những nhân vị. Ngài khuyến khích sự hội nhập người di dân về mặt xã hội và công ăn việc làm, và ca ngợi nhiều nước về phương diện cộng tác quốc tế.

ĐTC cũng kêu gọi rằng trong việc phân phối những viện trợ trong sự cộng tác quốc tế như vậy, cần để ý đến những nhu cầu của các nước đang trên đường phát triển tiếp nhận rất nhiều người di dân và tỵ nạn.

– Sau cùng về vấn đề hội nhập người di dân, ĐTC nhấn mạnh rằng đây không phải là sự đồng hóa người di dân và tỵ nạn, đưa tới sự xóa bỏ căn tính văn hóa của họ, nhưng là một tiến trình kéo dài, có thể được đẩy mạnh qua việc cấp quốc tịch mà không gắn liền với những đòi hỏi kinh tế và ngôn ngữ. ĐTC cho biết Giáo Hội sẵn sàng dấn thân đi hàng đầu trong lãnh vực này.

Ngài không quên kêu gọi các vị lãnh đạo chính trị hãy phê chuẩn các hiệp ước hoàn cầu được thông qua gần đây tại LHQ, trong đó có một hiệp ước về người di dân và một hiệp ước khác về người tỵ nạn (Rei 21-8-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

Khẩu hiệu và logo chuyến viếng thăm Pêru của Đức Thánh Cha Phanxicô

Khẩu hiệu và logo chuyến viếng thăm Pêru của Đức Thánh Cha Phanxicô

Hội đồng Giám mục Pêru đã công bố khẩu hiệu và chuyến viếng thăm quốc gia này, từ ngày 18-21/01/2018, của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đây là lần thứ 3 Pêru được người kế vị thánh Phêrô viếng thăm.

“Unidos por la speranza” – Hiệp nhất bởi hy vọng – là lời mời gọi hoạt động cho sự hiệp nhất dưới sự hướng dẫn của hy vọng, điều Đức Thánh Cha đã ngỏ lời với người dân Pêru trong sứ điệp video gửi đến họ hồi đầu tháng 8 này.

Các yếu tố được trình bày trong logo là: sự gần gũi, cầu nguyện và hiệp nhất. Đôi bàn tay: màu đỏ và vàng, màu cờ Pêru và Vatican, như hình đôi cánh đang cầu nguyện, ngợi khen và vui mừng với việc Đức Thánh Cha đến Pêru. Bản đồ Pêru thể hiện sự gần gũi của Đức Thánh Cha với Pêru qua sự hiện diện của ngài. Hình ảnh tươi cười của Đức Thánh Cha trong bản đồ nước Pêru diễn tả sự liên kết của các miền đất nước để đón tiếp Đức Thánh Cha.

Theo các Giám mục Pêru, logo muốn diễn tả sự gần gũi của Đức Thánh Cha với nhân dân Pêru và sự đồng hành của ngài trên hành trình đức tin, đồng thời muốn xác định rằng ngày lễ hội trong hy vọng sẽ đoàn kết mọi người. (REI 19/08/2017)

Hồng Thủy

Đại diện Tòa Thánh kêu gọi Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo

Đại diện Tòa Thánh kêu gọi Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo

Vị đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam vừa kêu gọi chính quyền Việt Nam hãy tôn trọng quyền tự do tôn giáo trước đám đông khách hành hương tại La Vang.

Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, đã chủ tế Thánh lễ khai mạc Đại hội Thánh Mẫu toàn quốc lần thứ 31 tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang ở tỉnh Quảng Trị.

Trong bài giảng của mình, Đức Tổng giám mục Girelli nói về tình hình tự do tôn giáo ở quốc gia này.

“Trong một số tỉnh Việt Nam, các nhà chức trách đang quan ngại và trách cứ những người Công giáo và các sinh hoạt của người Công giáo”, ngài nói trong Thánh lễ có Đức Tổng giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh của Tổng giáo phận Huế, chủ tịch Hội đồng giám mục Việt Nam, Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của Tổng giáo phận Hà Nội, 13 giám mục khác và 200 linh mục cùng đồng tế.

Đức cha Girelli khuyên khách hành hương nên noi theo lẽ khôn ngoan của Thánh Phêrô là “Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm” và câu nói của Chúa Giêsu “Của Cesar trả về Cesar, của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa”.

“Tôi muốn ngỏ lời với các Cesar Việt Nam: Hãy trả về cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa” – ngài nói và cộng đoàn đáp lại bằng những tràng pháo ta vang dội.

Đức Tổng giám mục Girelli nói rằng nhiều người trên thế giới ước mong rằng quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam phải được tôn trọng hơn, phải được thực thi đầy đủ hơn, và Hội Thánh Công giáo phải được nhìn nhận như một nguồn thiện ích hơn là một vấn nạn cho đất nước.

Ngài mời gọi cộng đoàn hãy dành thời gian để cầu nguyện trong những ngày diễn ra đại hội để họ có thể cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống của họ.

“Chỉ khi dõi bước theo Chúa Giêsu và ở lại trong Người, chúng ta mới thực sự hạnh phúc” – ngài nói.

Đức Tổng giám mục Girelli trú ở Singapore thường có các chuyến thăm mục vụ đến các giáo phận ở Việt Nam, mỗi chuyến chỉ kéo dài một tháng. Tất cả các hoạt động của ngài phải được chính phủ Việt Nam thông qua.

Hồi tháng Hai, nhà chức trách đã không cho ngài đến tham dự Thánh lễ Tạ ơn ở tỉnh Hà Tĩnh mừng Chân phước John Baptist Malo (1899-1954), một thừa sai thuộc Hội truyền giáo hải ngoại Paris.

Ước tính có khoảng 100,000 khách hành hương kể cả những người thuộc các tôn giáo khác đến từ khắp cả nước và hải ngoại đã tham dự đại hội ba ngày mừng lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ngày 15-8.

Trong những ngày đại hội, khách hành hương tham dự các thánh lễ, xưng tội, lần chuỗi, cầu nguyện Lòng Thương xót Chúa và diễn nguyện.

Đại hội Thánh mẫu lần đầu được tổ chức tại thánh địa này năm 1901.

Sau khi chính quyền trả lại 13 hecta đất quanh thánh địa năm 2008, Giáo hội đang xây dựng các công trình mới trong đó có một vương cung thánh đường có sức chứa 5,000 chỗ ngồi.

Đức Mẹ được tin là đã hiện ra tại La Vang năm 1798 để an ủi những người Công giáo bị bách hại. Năm 1961, các giám mục Việt Nam đã tuyên bố thánh địa là trung tâm hành hương toàn quốc.

UCANEWS

Đức Thánh Cha mời gọi can đảm và kiên trì khi cầu nguyện

Đức Thánh Cha mời gọi can đảm và kiên trì khi cầu nguyện

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Tuyền Tin trưa chúa nhật 20-8-2017, ĐTC đã mời gọi các tín hữu can đảm và kiên trì khi cầu nguyện, như người phụ nữ xứ Canaan trong Phúc Âm.

Hàng ngàn tín hữu đã dự buổi đọc kinh tại Quảng trường Thánh Phêrô. Sau những vụ khủng bố vừa qua tại Tây ban nha và nơi khác, an ninh tại khu vực Quảng trường được tăng cường kín đáo.

Bài huấn dụ

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã quảng diễn bài Tin Mừng theo thánh Mathêu (15,21-28) kể lại sự tích người đàn bà xứ Canaan nài nỉ xin Chúa Giêsu chữa lành con bà. Ngài nói:

”Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta một gương đặc biệt về đức tin trong cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với một phụ nữ xứ Canaan, một người ngoại đối với dân Do thái. Cảnh tượng diễn ra trong lúc Chúa đi về thành Tiro và Sidone, ở mạn tây bắc Galilea: Phúc Âm nói: chính nơi đây, người đàn bà cầu xin Chúa Giêsu chữa con gái bà ”bị một tên quỉ hành hạ dữ dội” (v.22). Thoạt đầu Chúa dường như không lắng nghe tiếng kêu đau khổ, đến độ các môn đệ phải can thiệp cho bà. Thái độ có vẻ không quan tâm của Chúa Giêsu vẫn không làm nản chí bà mẹ ấy, bà càng nài nỉ xin Ngài.

Sức mạnh nội tâm của phụ nữ ấy giúp vượt lên trên mọi chướng ngại, cần phải tìm trong tình mẫu tử và trong niềm tín thác của bà, bà tin rằng Chúa Giêsu có thể nghe lời xin của bà. Và điều này làm cho tôi nghĩ đến sức mạnh của các phụ nữ. Với sức mạnh của họ, họ có khả năng đạt được những điều lớn lao. Chúng ta biết bao nhiêu phụ nữ như thế! Chúng ta có thể nói rằng chính tình yêu thúc đẩy niềm tin và về phần mình, niềm tin trở thành phần thưởng của tình yêu. Tình yêu mạnh mẽ đối với con gái đã thúc đẩy bà kêu lên ”Lạy Chúa, con Vua Đavít, xin thương xót con” (v.22). Và niềm tin kiên trì nơi Chúa Giêsu làm cho bà không nản chí, kể cả khi đứng trước sự từ khước ban đầu; vì thế người phụ nữ ”phủ phục trước Chúa và nói: Lạy Chúa, xin giúp con!” (v.25).

Sau cùng, đứng trước sự kiên trì mạnh mẽ dường ấy, Chúa Giêsu ngưỡng mộ, như thể ngạc nhiên trước niềm tin của một phụ nữ ngoại đạo. Vì thế, Ngài đồng ý và nói: ”Hỡi bà, niềm tin của bà thật lớn lao! Ước nguyện của bà hãy thành sự”. Và từ lúc đó, con gái bà được lành mạnh” (v.28). Người đàn bà khiêm hạ này được Chúa Giêsu coi là mẫu gương niềm tin không lay chuyển. Sự nài nỉ của bà trong việc khẩn cầu sự can thiệp của Chúa Giêsu là một khích lệ cho chúng ta để đừng nản chí, đừng tuyệt vọng khi chúng ta bị những thử thách trong cuộc sống đè nén. Chúa không ngoảnh mặt đi nơi khác trước những nhu cầu của chúng ta, và sở dĩ đôi khi Ngài có vẻ không nhạy cảm trước những lời cầu cứu, chính là để thử thách và củng cố niềm tin của chúng ta. Chúng ta phải tiếp tục kêu như người phụ nữ ấy:

“Lạy Chúa, xin giúp con! Lạy Chúa, xin giúp con!”. Như thế, lòng kiên trì và can đảm là điều cần phải có khi cầu nguyện.

Giai thoại này của Phúc Âm giúp chúng ta kiểu rằng tất cả chúng ta đều cần tăng trưởng trong đức tin và củng cố niềm tín thác nơi Chúa Giêsu. Ngài có thể giúp chúng ta tìm lại con đường, khi chúng ta bị lạc mất hướng đi trong hành trình; khi con đường không còn bằng phẳng nhưng gồ ghề và cam go; khi khó trung thành với những cam kết của chúng ta. Điều quan trọng là nuôi dưỡng đức tin của chúng ta hằng ngày, chăm chú lắng nghe Lời Chúa, và cử hành các bí tích, cầu nguyện riêng như tiếng kêu hướng về Chúa 'Lạy Chúa, xin giúp con!”, và với những thái độ bác ái cụ thể đối với tha nhân.

Chúng ta hãy phó thác cho Chúa Thánh Linh để Ngài giúp chúng ta kiên trì trong đức tin. Chúa Thánh Linh đổ tràn niềm tín thác trong tâm hồn các tín hữu; Ngài ban cho cuộc sống và chứng tá Kitô của chúng ta sức mạnh thuyết phục và làm cho xác tín; Ngài khích lệ chúng ta chiến thắng thái độ

thiếu tin tưởng đối với Thiên Chúa và thắng sự dửng dưng đối với anh chị em.

Xin Đức Trinh Nữ Maria làm cho chúng ta ngày càng ý thức về sự cần thiết của chúng ta đối với Chúa và Thánh Linh của Ngài; xin Mẹ xin cho chúng ta được một niềm tin mạnh mẽ, đầy yêu thương, và một tình thương biết trở thành một lời khẩn nguyện, can đảm khẩn cầu Thiên Chúa.

Cầu cho các nạn nhân khủng bố

Sau khi ban phép lành, ĐTC nhắc đến những vụ khủng bố gần đây và nói: ”Trong tâm hồn chúng ta có đau buồn vì những vụ khủng bố trong những ngày qua đã gây ra nhiều nạn nhân, tại Burkina Faso, Tây Ban Nha, và Phần Lan. Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người quá cố, những người bị thương và thân nhân của họ; và chúng ta khẩn xin Chúa, là Thiên Chúa từ bi

và hòa bình, giải thoát thế giới khỏi bạo lực vô nhân đạo này. Cùng nhau trong thinh lặng chúng ta cùng cầu xin Mẹ Maria.

ĐTC đã cùng mọi người đọc một kinh Kính Mừng. Rồi ngài chào thăm tất cả các tín hữu hành hương Italia và từ nhiều nước khác. Ngài đặc biệt nhắc đến các chủng sinh mới của Trường Bắc Mỹ ở Roma, các em giúp lễ ở Rivoltella thuộc giáo phận Brescia, bắc Italia.

G. Trần Đức Anh OP

Tội phạm chống lại Công giáo Giáo hội Công giáo Scotland gia tăng

Tội phạm chống lại Công giáo Giáo hội Công giáo Scotland gia tăng

Glasgow, Scotland – Các tội phạm do chủ nghĩa chống Công giáo đang trên đà gia tăng tại Scoltand. Peter Kearney, giám đốc cơ quan truyền thông Công giáo Scotland đã lên tiếng kêu gọi  chính quyền hành động cụ thể để chống lại xu hướng này, một vấn đề cụ thể.

Theo ông Kearney, cần phải xác định một vấn đề trước khi giải quyết nó. Nhưng thật đáng ngạc nhiên là vấn đề bất khoan dung tôn giáo và các tội phạm của nó thì lại không được xác định.

Trong khoảng thời gian từ 2016-2017, ở Scoltand có 719 cáo buộc liên quan đến định kiến tôn giáo, trong khi từ 2015-2016 chỉ có 642 trường hợp.

Giáo hội Công giáo Roma là đối tượng bị tấn công nhiều nhất, chiếm 57%, với 384 vụ so với 299 vụ trong thời gian 2015-2016.

Theo ông Kearney, các con số cho thấy rằng xã hội Scoltland vẫn còn mang các vết sẹo do những hận thù và  xáo trộn trong quá khứ (CNA 15/08/2017)

Hồng Thủy

 

Tình hình tự do tôn giáo VN trong phúc trình mới của Mỹ

Tình hình tự do tôn giáo VN trong phúc trình mới của Mỹ

Ngoại Trưởng Rex Tillerson, trong một cuộc họp báo – Hình courtesy AFP

Phúc trình thường niên 2016 về tự do tôn giáo thế giới, do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thực hiện, phần đề cập đến Việt Nam nói rằng Hà Nội tiếp tục dành quyền kiểm soát, răn đe, trừng phạt, thậm chí triệt hạ những tổ chức tôn giáo không được sự chấp thuận của nhà nước.

Phúc trình về tự do tôn giáo thế giới 2016 được đương kiêm ngoại trưởng Rex Tillerson công bố sáng thứ Ba ngày 15 tháng Tám năm 2017 ở Wahington DC.

Phúc trình về tự do tôn giáo thế giới phần nói về Việt Nam nhấn mạnh rằng hiến pháp Việt Nam qui định tự do  tín ngưỡng và tự do thờ phương theo đức tin là quyền mà người dân được hưởng. Thế nhưng luật hiện hành với những điều khoản mơ hồ lại  cho Nhà Nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa gọi là bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì đoàn kết dân tộc.

Phần mở đầu phúc trình về Việt Nam cũng cho thấy Việt Nam vẫn là một quốc gia mà tôn giáo nằm dưới sự chi phối của chính phủ, phải được chính phủ công nhận tư cách pháp nhân và pháp lý thì mới được sinh hoạt.

Tháng Mười Một năm 2016, phúc trình dẫn chứng, quốc hội Việt Nam thông qua Bộ Luật Tôn Giáo, sẽ có hiệu lực áp dụng tháng Giêng 2018, với nhiều điều khoản không thay đổi liên quan đến điều kiện ghi danh của các tổ chức tôn giáo, thời gian chờ được cứu xét,  những hình thức xử phạt hành chính đối với  cá nhân hay tổ chức nào vi phạm luật tôn giáo của chính phủ, làm phương hại trật tự công công cũng như  phá hoại tình đoàn kết dân tộc.

Báo cáo của Bộ Ngoại  Giao Hoa Kỳ, đặc biệt phần nói về Việt Nam, nêu những vụ việc xảy ra cho các nhà truyền đạo và các tín hữu ở Việt Nam những năm qua, từ tỉnh thành đến thôn quê, từ các tôn giáo lớn như Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo cho đến các tổ chức nhỏ như  các nhóm Tin Lành ở vùng sâu vùng xa, đang là đối tượng bị nhà cầm quyền sách nhiễu, cấm đoán.

Những chi tiết điển hình như trường hợp những nhà truyền giáo người H’mong, người Dao, người Thái ở miền Bắc, hoặc ở Tây Nguyên miền Trung như các tín đồ Tin Lành người Ê Đe, Ja Rai, Sedang, M’nong, đã và đang bị nhà cầm quyền đe dọa, buộc phải chối bỏ đức tin của mình.

Hai trường hợp được nêu bật trong phúc trình là mục sư Ksor Xiem thuộc Giáo phái Tin Lành Dega bị cấm ở Việt Nam. Theo tổ chức Bảo Vệ Nhân Quyền Cho Người Miền Núi ở Hoa Kỳ, ông Ksor Xiem chết vì bị tra tấn trong tù hồi tháng Mười Hai năm 2015. Người thứ hai, mục sư Nguyễn Công Chính, bị kêu án 11 năm tù vì tôi tuyên truyền và âm mưu lật đổ chính phủ, gia đình vợ con ông ở bên ngoài thường xuyên bị hành hung bị khủng bố.

Sau 6 năm bị cầm tù, mục sư Nguyễn Công Chính cùng gia đình được đưa từ Việt Nam sang Mỹ tháng Bảy vừa qua. Đầu thang Tám, mục sư Nguyễn Công Chính đã có cuộc họp báo để trình bày về trường hợp bị bách hại của  ông và của các đạo giáo trong nước.

Phúc trình về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ năm 2016  không quên nhắc đến những tôn giáo nhỏ khác với nét  văn hóa truyền thống và đặc trưng của người Việt, ít nhiều cũng gặp khó khăn và bị giới hạn như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tư An Hiếu Nghĩa, Tổ Tiên Chính Giáo vân vân…

Bên cạnh đó, những đạo du nhập từ bên ngoài cũng được nhắc tới là Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo Ba Ni, đạo Mormons hay còn gọi là  Mặc Môn.

Với tổng dân số hơn 95 triệu tính đến lúc này, một phần hai trong đó  là Phật Giáo, kế đến là Thiên Chúa Giáo, rồi Cao Đài, Hòa Hảo và những tổ chức tôn giáo khác, Việt Nam vẫn là một đất nước mà người dân không được toàn quyền sống trọn vẹn theo đức tin cũng như không được biểu hiện giá trị của lòng tin đó. Phúc trình của Bộ Ngoại Giao Mỹ còn ghi rõ Việt Nam sử dụng Luật Tôn Giáo để gây trở ngại cho cuộc sống cũng như sinh hoạt thờ phượng của những cộng đồng dân tộc thiểu số ở các vùng sâu vùng xa trong nước. .

Sau cùng, phúc trình nói rằng Hoa Kỳ luôn khuyến khính cũng như thúc đẩy Việt Nam cải thiện cũng như thăng tiến tình hình tự do tôn giáo của mình. Tự do tôn giáo và tín ngưỡng là quyền phố quát làm nên giá trị của nước Mỹ, vì thế Hoa Kỳ luôn mong muốn làm việc chặc chẻ với Việt Nam, thúc đẩy Hà Nội tôn trọng cũng như phát triển quyền tự do tôn giáo cho người dân của mình.

Thanh Trúc RFA

ĐTC phó thác các dân tộc khổ đau cho Mẹ Maria Nữ Vương Hoà Bình

ĐTC phó thác các dân tộc khổ đau cho Mẹ Maria Nữ Vương Hoà Bình

VATICAN: ĐTC phó thác cho Mẹ Maria Nữ Vuơng Hoà Bình các  dân tộc trên thế giới đang phải đau khổ vì các tai ương thiên nhiên, các cẳng thẳng xã hội hay các cuộc xung đột và  ngài xin Mẹ an ủi và ban cho tất cả mọi người một tương lai thanh bình và hoà hợp.

ĐTC đã cầu nguyện như trên trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa 15 tháng 8 lễ trọng kính Đức Mẹ hồn xác lên trởi. Quảng diễn bài Phúc Âm kể lại biến cố Đức Mẹ đi thăm bà Elizabeth ĐTC nói: ơn cao trọng nhất mà Đức Maria mang tới cho bà Elizabeth và cho toàn thế giới là Chúa Giêsu, Đấng đã sống trong Mẹ, và Ngài sống không phải chỉ vì lòng tin và sự chờ đợi, như nơi biết bao phụ nữ thời Thánh Kinh Cựu Ước: nhưng từ Đức Trinh Nữ Ngài đã nhận lấy thịt xác loài người cho sứ mệnh cứu rỗi của Ngài.

Khi Mẹ Maria tới nhà hai ông bà Elizabeth và Dacaria, niềm vui tràn bờ ở nơi trước kia ngự trị sự buồn sầu vì không có con. Giờ đây niềm vui nhảy mừng từ các con tim bởi vì sự hiện diện vô hình nhưng thực sự của Chúa Giêsu khiến cho mọi sự tràn ngập ý nghĩa: cuộc sống, gia đình, ơn cứu độ của dân. Niềm vui tràn đầy ấy được diễn tả ra trong bài thánh thi Magnificat  của Mẹ. Đó là một bài ca chúc tụng Thiên Chúa là Đấng đã làm các việc trọng đại qua những người khiêm hạ, không được thế giới biết đến, như Mẹ Maria, như thánh Giuse và cả nơi các Ngài sống là Nagiarét. Chúa làm những việc trọng đại trong thế giới với những người khiêm hạ, bởi vì sự khiêm tốn như một khoảng trống dành cho Thiên Chúa….

Biến cố Chúa Giêsu đến trong căn nhà ấy qua Mẹ Maria đã không chỉ tạo ra một bầu khí tươi vui và hiệp thông huynh đệ, mà cũng tạo ra một bầu khí của niềm tin dẫn đưa tới niềm hy vọng, lời cầu nguyện và chúc tụng. Khi cử hành lễ Đức Maria Rất Thánh hồn xác lên trời chúng ta muốn xin Mẹ, một lần nữa, đem đến cho chúng ta, cho các gia đình và cộng đoàn của chúng ta món qua vô biên, ơn duy nhất mà chúng ta phải luôn luôn xin trước hết và trên hết là Chúa Giêsu Kitô. Khi đem Chúa Giêsu đến cho chúng ta là Mẹ cũng mang đến cho chúng ta một niềm vui tràn đầy ý nghĩa, một khả năng mới băng qua những thời điểm đau khổ khó khăn; Mẹ đem tới cho chúng ta khả năng thương xót, để chúng ta tha thứ cho nhau, hiểu biết nhau và nâng đỡ nhau. Khi chiêm ngưỡng Mẹ Maria hồn xác lên trời, đạt điểm thành toàn lộ trình trần gian của Mẹ, chúng ta cảm tạ Mẹ là môn đệ đầu tiên đã đi trước chúng ta trong cuộc lữ hành của đời sống và niềm tin. Xin Mẹ giữ gìn và nâng đỡ chúng ta nên thánh để một ngày kia chúng ta được gặp Mẹ trên thiên đàng.

Linh Tiến Khải

Lạc quyên ở Colombia tài trợ viếng thăm của Đức Thánh Cha

Lạc quyên ở Colombia tài trợ viếng thăm của Đức Thánh Cha

BOGOTÀ. Chúa nhật 13-8-2017, HĐGM Colombia đã tổ chức một cuộc lạc quyên toàn quốc để tài trợ chi phí tổ chức cuộc viếng thăm của ĐTC tại nước này từ ngày 6 đến 10-9 tới đây.

Trong thông cáo, HĐGM Colombia và ban tổ chức cuộc viếng thăm của ĐTC giải thích rằng: ”Mặc dù chính phủ quốc gia và các chính quyền địa phương trợ giúp việc tổ chức cuộc viếng thăm này, nhưng để đạt tới những chủ đích cơ bản của cuộc viếng thăm, Giáo Hội cần chu toàn trách nhiệm về mặt tinh thần và mục vụ, như tiếp đón ĐTC và phái đoàn tháp tùng, huấn luyện mục vụ cho các tín hữu trên toàn lãnh thổ quốc gia, các buổi cử hành phụng vụ, các cuộc gặp gỡ khác tại 4 thành phố nơi ĐTC dừng lại, thông tin cho dân chúng và truyền thông Giáo Hội.. Tuy phần lớn những ngừơi cộng tác với Giáo Hội trong việc chuẩn bị cuộc viếng thăm của ĐTC là những người thiện nguyện, nhưng vẫn có những phí tổn cần trang trải”. (RG 12-8-2017)

Chính phủ trợ giúp

Hồi cuối tháng 7 năm nay, Phó tổng thống Colombia, Ông Oscar Naranjo, thông báo chính phủ nước này dành 28 tỷ đồng Pesos, tương đương với gần 8 triệu Euro, để giúp 4 thành phố đón tiếp ĐGH, tuy nhiên việc phân phối ngân khoản này phải được sự phê chuẩn của các cơ quan kiểm soát.

Một cuộc họp liên ngành được diễn ra vài ngày sau khi có quyết định trên đây của chính quyền trung ương Colombia để quyết định về việc sử dụng ngân khoản tài trợ.

Mặt khác, cũng cuối tháng 7 vừa qua, HĐGM Colombia thông báo Tòa Thánh đã yêu cầu làm sao các phẩm phục phụng vụ ĐTC dùng trong cuộc viếng thăm phản ánh những sắc thái văn hóa bình dân, âm nhạc và màu sắc của các địa phương.

Cha Juan David Muriel Mejia, đặc trách về phụng vụ của Giáo Hội Colombia trong cuộc viếng thăm của ĐGH cho biết các phẩm phục phụng vụ rất đặc sắc để làm nổi bật sự khác biệt và sự phong phú văn hóa của đất nước Colombia.

Các áo lễ đó được nhà vẽ kiểu Pilar và Mercedes Salazar Castano người Colombia sáng tác và được các thợ may địa phương thực hiện. Áo lễ sẽ được thay đổi mỗi ngày, theo các vùng được ĐTC viếng thăm. Ví dụ ngày 9-9, ngài sẽ ở thành phố Medellín, các áo lễ ĐGH mặc phản ánh các nhóm chủng tộc khác nhau trong vùng.

Sau cùng, Muriel Mejia giải thích rằng các mảnh áo lễ cũng nói lên những cơ cực, vui mừng và hy vọng của nhân dân Colombia (Cath.ch).

G. Trần Đức Anh OP 

Logo và khẩu hiệu chuyến viếng thăm Pêru của Đức Thánh Cha Phanxicô

Logo và khẩu hiệu chuyến viếng thăm Pêru của Đức Thánh Cha Phanxicô

Trong buổi họp báo tại Roma vào chiều ngày 14/08/2017, các Giám mục Pêru đã trình bày logo và khẩu hiêu cuộc viếng thăm Pêru từ ngày 18-21/01/2018 của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Logo và khẩu hiệu này đã được các Giám mục Pêru chọn trong khóa họp ngoại thường của Hội đồng Giám mục nước này, được tổ chức từ ngày 02-04/08, để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Khẩu hiệu của chuyến viếng thăm là “Hiệp nhất bởi niềm hy vọng”. Logo có hình ảnh đôi bàn tay nắm một con chim bồ câu ngậm cành ô liu. Logo nói về niềm hy vọng với hình ảnh chim bồ câu tượng trưng cho hòa bình và cành ô liu là biểu tượng của hy vọng. Logo có màu trắng và đỏ, là hai màu của lá cờ Pêru, và hai màu vàng và trắng, màu cờ của Tòa Thánh. Đôi bàn tay là biểu tượng của sự hiệp nhất.

Logo không có hình ảnh của Đức Thánh Cha nhưng có ý nghĩa biểu tượng. (REI 14/08/2017)

Đức Hồng y Clemis chia buồn về thảm kịch tại bệnh viện Gorakhpur, Ấn độ

Đức Hồng y Clemis chia buồn về thảm kịch tại bệnh viện Gorakhpur, Ấn độ

“Giáo hội Ấn độ thương khóc cái chết của các nạn nhân vô tội, cái chết của các trẻ em trong thảm kịch xảy ra tại bệnh viện Gorakhpur”. Đó là những lời phân ưu chia buồn của Đức Hồng y Baselios Cleemis, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn độ, thay mặt cộng đoàn Công giáo Ấn dộ, gửi đến gia đình của  các nạn nhân trong thảm kich xảy ra tại bệnh viện Gorakhpur, một trong những bệnh viện lớn thuộc bang Uttar Pradesh.

Theo tin địa phương, số các nạn nhân tử vong có thể đã lên đến 79. Đức Hồng y gọi đây là một mất mát vô cùng lớn lao và ảnh hưởng đến toàn quốc gia. Ngài nói rằng chính quyền lẽ ra phải cung cấp các dịch vụ chăm sóc đầy đủ, và bây giờ phải có những hành động đúng đắn kịp thời.

Thảm kịch xảy ra trong những ngày vừa qua tại khoa nhi sơ sinh và thần kinh. Theo các điều tra viên, các công ty cung cấp các túi oxy đã ngừng phân phối cho bệnh viện do các khoản nợ chưa thanh toán. Giám đốc điều hành của công ty biện minh bằng cách tuyên bố đã thông tin đầy đủ cho ban quản trị bệnh viện.

Cái chết của các trẻ em hướng sự chú ý đến những thiếu sót nghiêm trọng của hệ thống y tế công cộng của Ấn Độ. Các chuyên gia trong nước cho rằng việc thay đổi trong chính phủ đã chỉ làm cho tình trạng khó khăn về nhân sự và vật tư thêm tệ hơn.

Đức Hồng y Cleemis nói: “Trong thời điểm vô cùng đau này,   Giáo Hội cống hiến hỗ trợ cần thiêt cho gia đình các nạn nhân. Chúng tôi cầu nguyện xin Chúa ban cho họ sự an ủi.”

(Asia News 14/08/2017)

Hồng Thủy

Tin vào Chúa Giêsu và lời Ngài đời ta sẽ không chìm

Tin vào Chúa Giêsu và lời Ngài đời ta sẽ không chìm

Niềm tin nơi Chúa Giêsu không mở ra cho chúng ta một con đường, trong đó mọi sự đều dễ dàng và an lành, nó không miễn trừ cho chúng ta các bão táp của cuộc đời, nhưng ban cho chúng ta cái chắc chắn về sự diện diện của  Chúa Giêsu và một bàn tay nắm lấy chúng ta để trợ giúp chúng ta đương đầu với các khó khăn và chỉ cho chúng ta đường đi cả khi có tối tăm.

ĐTC đã nói như trên với hàng ngàn tín hữu và du khách hành hương trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 13-8-2017.

Ngài đã quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm thánh Mátthêu (Mt 14,22-33) kể lại biến cố Chúa Giêsu sau khi cầu nguyện suốt đêm trên bở hồ Galilea, đi trên mặt nước hướng về các môn đệ, đang ở trên thuyền gặp gió ngược cản lại. Khi trông thấy Chúa Giêsu đi trên mặt nước đến các ông tưởng là ma nên hốt hoảng. Nhưng Ngài trấn an các ông và nói: “Can đảm lên, Thầy đây, đừng sợ”. Với tính hăng hái của mình ông Phêrô nói với Chúa: “Lậy Chúa, nếu là Chúa xin truyền cho con đi trên nước đến với Chúa”; và Chúa Giêsu gọi ông: “Hãy đến” (cc. 28-29). Phêrô xuống khỏi thuyền và bắt đầu bước đi trên nước đến với Chúa Giêsu, nhưng vì gió thổi ông bắt đầu chìm. Khi đó ông kêu lên: “Lậy Chúa, xin cứu con!” và Chúa Giêsu giơ tay nắm lấy ông (cc.30-31). ĐTC nói: trình thuật Tin Mừng chứa đựng một biểu tượng phong phú, và khiến cho chúng ta suy tư về đức tin của mình, như là các cá nhân cũng như là cộng đoàn giáo hội, cả đức tin của tất cả chúng ta hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô hôm nay. Cộng đoàn, cộng đoàn giao hội này có niềm tin không? Niềm tin của từng người trong chúng ta  và niềm tin của cộng đoàn chúng ra ra sao? ĐTC giải thích ý nghĩa trình thuật:

Con thuyền là cuộc sống của từng người trong chúng ta, nhưng cũng là cuộc sống của Giáo Hội; gió ngược diễn tả các khó khăn và các thử thách. Lời thánh Phêrô xin “Lậy Chúa, xin truyền cho con đi đến với Chúa!” và tiếng ông kêu: “Lậy Chúa, xin cứu con!” giống như biết bao nhiêu ước mong của chúng ta  cảm thấy sự gần gũi của Chúa, nhưng cũng giống sự âu lo sợ hãi đi kèm những lúc cam go nhất của cuộc sống chúng ta và của các cộng đoàn, bị ghi dấu bởi  sự giòn mỏng nội tại và các khó khăn ngoại tại.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Trong lúc đó đối với Phêrô không đủ lời chắc chắn của Chúa Giêsu như chiếc dây giơ ra cho ông bám lấy để đương đầu với nước  thù nghịch và hỗn loạn. Đó cũng là điều có thể xảy ra với chúng ta. Khi chúng ta không bám vào lời Chúa. Để có sự chắc chắn người ta đi coi tử vi  bói toán, và bắt đầu chìm. Điều này có nghĩa là  đức tin không mạnh mẽ. Phúc Âm hôm nay nhắc cho chúng ta nhớ rằng niềm tin nơi Chúa  và lời Ngài  không mở ra cho chúng ta một con đường, trong đó mọi sự đều dễ dàng và an lành, nó không miễn trừ cho chúng ta các bão táp của cuộc sống, nhưng ban cho chúng ta cái chắc chắn về sự diện diện của  Chúa Giêsu và một bàn tay nắm lấy chúng ta để trợ giúp chúng ta đương đầu với các khó khăn và chỉ cho chúng ta đường đi cả khi có tối tăm. Thật ra, niềm tin không phải là một lối thoát khỏi các vấn đề của cuộc sống, nhưng nâng đỡ trên con đường cuộc sống và trao ban cho nó một ý nghĩa. ĐTC giải thích thêm ý nghĩa bài Phúc Âm như sau:

Giai thoại này là một hình ảnh tuyệt vời của thực tại Giáo Hội mọi thời đại: một con thuyền, dọc dài lộ trình  băng qua, phải đương đầu cả với các gió ngược và bão táp đe dọa lật nhào nó. Điều cứu thoát không phải là lòng can đảm và các đức tính của con người: sự bảo đảm chống lại việc đắm thuyền là lòng tin nơi Chúa Giêsu và lời Ngài. Đây là sự bảo đảm: niềm tin nơi Chúa Giêsu và lời Ngài. Trên con thuyền này chúng ta được an ninh, cho dù có các bần cùng và yếu đuối của chúng ta, nhất là khi chúng ta quỳ gối xuống và thờ lậy Chúa, như các môn đệ, sau cùng phủ phục trước Ngài và nói: “Thầy thật là Con Thiên Chúa!” (c. 33). Thật đẹp biết bao nói với Chúa Giêsu các lời này: “Thầy thật là Con Thiên Chúa!”. Chúng ta hãy cùng nhau tât cả nói lên lời đó “Thầy thật là Con Thiên Chúa!”

Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta kiên trì vững vàng trong đức tin để chống trả lại các bão tố của cuộc đời, ở lại trong con thuyền của Giáo Hội bằng cách trốn chạy cám dỗ leo lên các con tầu của các ý thức hệ, của các kiểu thời thượng và của các khẩu hiệu quảng cáo, được cột dây chặt nhưng không chắc chắn.

Tiếp đến ĐTC đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.

Sau kinh Truyền Tin ĐTC đã chào tín hữu Roma và khách hành hương, các gia đình, các giáo xứ, hội đoàn và từng tín hữu. Ngài vui mừng chào các nhóm bạn trẻ và các hướng đạo sinh vùng Treviso và Vicenza, cũng như các tham dự viên đại hội toàn quốc Giới Trẻ Phan Sinh, các nữ tu của Mẹ Maria Rất Thánh Sầu Bi tỉnh Napoli, và nhóm các tín hữu hành hương theo lộ trình Francigena từ Siena về Roma. Sau cũng ngài chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui và xin họ nhớ cầu nguyện cho ngài.

Linh Tiến Khải

Hàn Quốc cầu nguyện cho hòa bình giữa lúc căng thẳng dâng cao

Hàn Quốc cầu nguyện cho hòa bình giữa lúc căng thẳng dâng cao

Đức Hồng y Nicholas Cheong Jin-suk của Seoul dâng Thánh lễ mừng đại lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

Trong lúc tình hình căng thẳng tăng cao vì chương trình hỏa tiễn và hạt nhân của Bắc Triều Tiên, các giám mục Hàn Quốc kêu gọi người Công giáo ở Hàn Quốc xin Đức Mẹ cầu bầu cho hòa bình trên bán đảo này.

Các giám mục trong đó có Đức Hồng y Andrew Yeom Soo-jung của Seoul đưa lời kêu gọi này vào thông điệp mừng kính trọng thể Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời vào ngày 15-8.

Trong thông điệp, Đức Hồng y Yeom kêu gọi người Công giáo lần hạt Mân Côi nhân kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.

“Đức Maria Đồng Trinh thúc giục chúng ta lần hạt Mân Côi cầu cho tội nhân hoán cải và cho hòa bình trên thế giới. Tràng hạt Mân Côi là vũ khí tinh thần giúp chúng ta đánh bại sự dữ cách hữu hiệu và sẽ giúp chúng ta vượt qua những thách thức trong đức tin và biến đổi chúng ta thành những người có ích cho hòa bình thế giới”, Đức Hồng y Yeom nói.

Hàn Quốc được giải phóng khỏi ách cai trị của thực dân Nhật Bản ngày 15-8-1945, trùng với ngày người Công giáo mừng đại lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Giáo hội Công giáo ở Hàn Quốc cũng được dâng hiến cho Đức Mẹ và xem việc đất nước được giải phóng là nhờ “Đức Mẹ ban ơn”.

Đức Hồng y Yeom hết sức lo lắng về tình hình căng thẳng tăng cao trên bán đảo Triều Tiên do các chương trình hỏa tiễn và vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên gây ra.

“Vì sự an toàn và tương lai của tất cả người dân Triều Tiên, Bắc Triều Tiên nên ngồi vào bàn thảo luận và từ bỏ vũ khí hạt nhân”, ngài nói.

Bắc Triều Tiên tuyên bố hôm 9-8 họ đang “thận trọng xem xét” các kế hoạch tấn công hỏa tiễn nhắm vào lãnh thổ Guam của Mỹ, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Bình Nhưỡng rằng bất kỳ mối đe dọa nào đối với nước Mỹ đều sẽ phải đối mặt với “sự thịnh nộ và hỏa lực”, Reuters đưa tin.

Trong thông điệp mừng đại lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Đức cha Lazarus You Heung-sik của Daejeon nói: “Giáo hội nên xúc tiến văn hóa hòa bình và sự sống chống lại văn hóa hủy diệt đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên. Chúng ta nên bảo vệ hòa bình bằng cách cầu nguyện cho hòa bình và lòng khoan dung”.

Đức cha Peter Lee Ki-heon của Uijeongbu kêu gọi có một hiệp định hòa bình giữa hai miền Triều Tiên vốn vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.

Đức cha còn kêu gọi các lãnh đạo thế giới chung tay giải quyết tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Đức cha John Chrysostom Kwon Hyeok-ju của Andong kêu gọi người Công giáo ở Hàn Quốc hãy làm việc cho hòa bình.

“Chúng ta hãy thực thi hòa bình trên mảnh đất này bằng các hành động hòa bình trong cuộc sống hằng ngày của mình”, ngài kêu gọi.

UCANEWS

Nhà thờ cổ ở Bùi Chu bị lửa thiêu trụi

Nhà thờ cổ ở Bùi Chu bị lửa thiêu trụi

Đám cháy hủy hoại đền thánh Đức Maria Mẹ Thiên Chúa ở giáo phận Bùi Chu. Ảnh: ucanews.com

Người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu bị sốc khi nhìn thấy ngọn lửa thiêu trụi một trong những ngôi thánh đường cổ kính nhất ở trong nước.

Rạng sáng ngày 6-8, lực lượng cứu hỏa đã không thể dập tắt được ngọn lửa thiêu trụi phần nội thất bằng gỗ và mái ngói của nhà thờ Trung Lao, chỉ để lại những bức tường nám khói đen. Không ai bị thương.

Nhà thờ đền thánh Đức Maria Mẹ Thiên Chúa ở giáo phận Bùi Chu tọa lạc tại xã Trung Đông thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Nữ tu dòng Đa Minh Bùi Chu Theophan Đoàn Thị Chuyên cho biết lúc 11 giờ đêm ngày 5-8 giáo dân phát hiện ngọn lửa bùng cháy đỏ rực ở gian cung thánh và phòng mặc áo nơi chứa nhiều sách vở. Ngọn lửa gặp gió bốc cao hàng chục mét và lan ra khắp nhà thờ.

Chị Chuyên cho biết bốn xe cứu hỏa của huyện xuống tới nơi thì nhà thờ đã bốc cháy toàn bộ được vài tiếng rồi nên cũng không cứu được gì nữa.

“Mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận Bùi Chu đều cảm thấy đau xót và tiếc nuối cho một công trình tôn giáo lịch sử,” nữ tu nói.

Nhà thờ có diện tích 800 mét vuông được xây xong năm 1898 mang kiến trúc độc đáo kết hợp các yếu tố Gothique, Tây Ban Nha và Việt Nam. Toàn bộ phần nội thất được làm từ gỗ lim. Các vì kèo, xà khóa, xà cân nâng đỡ cây long cốt được chạm trổ rất công phu với hoa văn hình hoa lá uyển chuyển, tạo sự nhẹ nhàng, thanh thoát, cây long cốt được sơn màu đỏ, khắc niên đại xây dựng nhà thờ bằng chữ Hán. Tường nhà thờ được trang trí hoa văn theo bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Linh mục Giuse Nguyễn Văn Toanh, Trưởng Ban truyền thông giáo phận, cho biết nhà thờ Trung Lao là vô cùng quý giá và cổ kính và mọi người muốn bảo tồn như một di sản đức tin. Ngài nói nguyên nhân có thể là do chập điện bởi đường điện đã sử dụng quá lâu ngày.

Ngài nói công an đang điều tra nguyên nhân cháy nhưng giáo xứ không đặt nặng vấn đề nguyên nhân. Mọi người cần an ủi nhau để vượt qua lúc đau thương này.

Chị Chuyên cho biết giáo phận này được xem là cái nôi của đạo Công giáo ở miền bắc Việt Nam. Hầu hết các nhà thờ cổ đều có nội thất kể cả bàn thờ được làm bằng gỗ vì thế rất dễ cháy.

Chị cũng cảnh báo những nhà thờ cổ kính khác trong giáo phận cần “trang bị các thiết bị chữa cháy và có biện pháp phòng cháy đầy đủ, nếu không, sẽ khó tránh khỏi những vụ cháy tương tự.”

UCANEWS

Nữ tu Ruth Pfau, ”Mẹ Têrêsa của Pakistan” qua đời

Nữ tu Ruth Pfau, ”Mẹ Têrêsa của Pakistan” qua đời

KARACHI. Nữ tu bác sĩ ”Mẹ người cùi” ở Pakistan, Ruth Pfau, đã từ trần tại nhà thương ở Karachi, hưởng thọ 87 tuổi, sau một cuộc đời cứu giúp hằng trăm ngàn người cùi.

Nữ tu Ruth Pfau sinh ngày 9-9 năm 1929 ở thành phố Leipzig ở miền Đông Đức. Sau thế chiến thứ hai, chị sang Tây Đức học y khoa. Chị được rửa tội trong Giáo Hội Tin Lành năm 22 tuổi, nhưng sau đó đã trở lại Công Giáo và trở thành nữ tu dòng ”Nữ tử Thánh Tâm Đức Mẹ Maria” năm 1957 trong khi học chuyên môn về y khoa ở thành phố Bonn. 3 năm sau, 1960, Nữ tu Ruth Pfau được Bề trên gửi đi hoạt động tại Ấn độ, nhưng không xin được thị thực nhập cảnh, nên chị sang Pakistan và hoạt động như bác sĩ chuyên về bệnh cùi tại những khu phố tồi tàn ở thành phố Karachi bên Pakistan.

Năm 1963, chị thành lập nhà thương Marie Adelaide chuyên săn sóc các bệnh nhân cùi và đào tạo các nhân viên y tế săn sóc chữa trị những người bị bệnh này. Tổ chức của chị hiện có khoảng 600 cộng tác viên.

Năm 1980 Chị Ruth Pfau sang Afganistan và trong vòng 10 năm tại đây, chị góp phần thành lập một hệ thống y tế. Tổ chức của chị là một trong vài cơ quan tiếp tục được ở lại Afganistan trong thời kỳ Liên Xô chiếm đóng nước này cũng như thời kỳ Taleban.

Năm 65 tuổi, chị Pfau từ bỏ việc điều khiển các công trình bác ái và y tế để trở về nhà dòng. Nhưng sau đó 2 năm, theo lời xin của người kế nghiệp chị là Mervyn Lobo, chị trở lại Pakistan, sống trong căn hộ nhỏ bé ở nhà thương Karachi và tiếp tục săn sóc các bệnh nhân. Tháng 6 năm nay, khi đã 87 tuổi, chị Ruth Pfau đã khấn trọn đời.

Nhiều chính phủ và các tổ chức quốc tế đã tặng huân chương cho nữ tu, trong đó có chính phủ Đức và Pakistan. Chị được cấp quốc tịch Pakistan năm 1988. Chị Pfau được coi là ”Mẹ Têrêsa của Pakistan”.

Hội Marie Adelaide của bác sĩ Ruth Pfau đã săn sóc hơn 50 ngàn bệnh nhân cùi tại 157 trung tâm trên toàn nước Pakistan. Tại các trung tâm đó mỗi năm cũng có 12 ngàn bệnh nhân lao phổi được chữa trị và 7 ngàn bệnh nhân được mổ cườm mắt.

Lễ an táng nữ tu Ruth Pfau sẽ được cử hành tại Nhà thờ chính tòa thánh Patrick ở Karachi vào thứ bẩy 19-8 tới đây.

Thủ tướng Shahid Abbasi thông báo chính phủ Pakistan sẽ cử hành lễ quốc táng cho nữ tu Pfau vì “sự phục vụ quên mình và khôn sánh” dành cho Pakistan.

Đức Cha Joseph Coutts, TGM Karachi, Chủ tịch HĐGM Pakistan, nói với hãng tin Công Giáo Hoa kỳ hôm 11-8-2017 rằng: ”Nữ tu Ruth là gương mẫu về sự tận tụy trọn vẹn. Chỉ đã gợi hứng và động viên mọi lãnh vực xã hội tham gia cuộc chiến chống bệnh phong cùi, không phân biệt tín ngưỡng hoặc chủng tộc. Chúng tôi vui mừng vì chính phủ quyết định cử hành lễ quốc táng cho chị” (KNA 10-8, CNS 11-8-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

Đại hội thiếu niên thuộc tổng giáo phận Los Angeles

Đại hội thiếu niên thuộc tổng giáo phận Los Angeles

“Hãy để Chúa Giêsu là thầy và là huấn luyện viên cuộc sống của các con”, đó là những lời đức tổng Giám mục Jose H. Gomez của tổng giáo phận Los Angeles nhắn nhủ 1600 thanh thiếu niên Công giáo tham dự đại hội “thành phố của các Thánh, được tổ chức từ ngày 4-6/08 vừa qua, với các bài nói chuyện và chương trình ca nhạc với nhóm nhạc hiện đại Công giáo-Kitô WAL.

Đức tổng Giám mục Jose H. Gomez và văn phòng giáo dục tôn giáo của tổng giáo phận Los Angeles đã tổ chức đại hội “thành phố của các Thánh” lần thứ 3 cho các thanh thiếu niên, tạo cho các em cơ hội gặp gỡ đức Kitô qua tình bằng hữu, cầu nguyện và thờ phượng. Các thiếu niên tham dự đến từ 80 giáo xứ và trường học thuộc các quận Los Angeles, Santa Barbara and Ventura của tổng giáo phận Los Angeles.  Các tham dự viên có cơ hội tham gia vào các nhóm và lãnh nhận bí tích hòa giải.

Đức tổng Giám mục Gomez đã cử hành Thánh lễ khai mạc, chào đón các thanh thiếu niên vào chiều ngày 04/08 và hướng dẫn cuộc rước kiệu Thánh Thể ngoài trời để mở một khu vực được gọi là “Không gian thánh”, nơi các vị linh hướng hướng dẫn những con đường cầu nguyện khác nhau vào dịp cuối tuần.

Trong bài giảng đêm 05/08 tại đại học California ở Los Angeles, Đức tổng Giám mục Gomez nói với các thanh thiếu niên: “Cha muốn nói, như chúng ta đã nghe thánh Phêrô nói trong đoạn Tin mừng đêm nay – ‘thật là tốt cho chúng ta ở đây thưa Thầy!’ Cám ơn Chúa! Đoạn Tin mừng của chúng ta đêm nay dẫn chúng ta lên núi cao – núi của Thiên Chúa. Nó gần giống như chúng ta là những nhân chứng được tuyển chọn để đi lên núi với Chúa Giêsu, như trong Tin mừng, Người đã chọn 3 tông đồ – Phêrô, Giacôbê và Gioan – để đi với Người. Đêm nay chúng ta được có đặc quyền như trong Tin mừng, thấy những gì các tông đồ đã thấy, nghe những điều các ngài đã nghe – ‘cuộc biến hình của Chúa Giêsu Kitô…”

Đức tổng Giám mục Gomez nói tiếp: tưởng tượng điều các tông đồ thấy, “nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống của chúng ta là phần của mầu nhiệm vĩ đại – một thực tại có tính vũ trụ – kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa hằng sống. Các bạn trẻ của cha, các con và cha, chúng ta là ‘phần của kế hoạch này.” Ngài giải thích: “Mục đích của cuộc sống của chúng ta là được biến đổi và được biến hình, để trong mỗi ngày sống của chúng ta, chúng ta trở nên giống Chúa Giêsu hơn, cho đến một ngày chúng ta sẽ chiếu sáng như mặt trời – như chúng ta đã nhìn thấy gương mặt Người chiếu sáng như mặt trời hôm nay.” Ngài nhấn mạnh: “Đó là chương trình của Thiên Chúa cho cuộc sống của các con – trở nên con trai và con gái của Người, giống như Chúa Giêsu là Con Chí Ái của Người.”

Đức tổng Giám mục Gomez cho các thanh thiếu niên biết “Chúa Giêsu chính là câu trả lời” về cách thức trở nên con của Chúa. “Hãy lắng nghe lời Người! Đây là lời khuyên tốt nhất mà các con từng nhận được, bởi vì nó đến từ chính Thiên Chúa. Hãy để Chúa Giêsu là Thầy, là huấn luyện viên trong cuộc sống của các con, là nhà đào tạo riêng của mỗi người. Hãy đi vào kế hoạch Thiên Chúa dành cho cuộc sống của các con. Đó là một kế hoạch yêu thương, một kế hoạch dẫn các con đến hạnh phúc.”

Đức tổng Giám mục Gomez nói với các thanh thiếu niên hai điều thực hành đã giúp ngài biết lắng nghe Chúa Giêsu – cầu nguyện và đọc Tin mừng. Ngài kêu gọi các em hãy biến hai điều này trở thành tập quán trong cuộc sống của các em. Ngài đề nghị các em cài đặt một chương trình Kinh thánh trên điện thoại của các em, để các em luôn có Tin mừng ở bên mình mọi nơi các em đi. Ngài nói: “Khi các con có một phút rảnh rỗi, các con có thể đọc một đoạn Tin mừng. Điều này là cách thế tốt hơn việc kiểm tra tài khoản Instagram.”

Đức tổng Giám mục Gomez khẳng định: “nếu chúng ta càng cầu nguyện thì càng dễ mở lòng ra với Chúa. Chúng ta càng suy gẫm Tin mừng thì chúng ta càng bắt đầu thấy Chúa Giêsu sống và hoạt động trong cuộc sống chúng ta và trong thế giới. Chúng ta càng cố gắng lắng nghe Chúa Giêsu thì càng dễ lắng nghe Người, càng muốn ở với Người trong Thánh Thể, trong bí tích hòa giải.” Ngài kết luận rằng khi theo những thực hành này, “từ từ, chúng ta có một cuộc biến hình trong cuộc sống của chúng ta.” (CNS 09/08/2017)

Hồng Thủy

 

Chứng từ của các tân linh mục về hành trình đáp lại tiếng gọi của Chúa

Chứng từ của các tân linh mục về hành trình đáp lại tiếng gọi của Chúa

Theo một báo cáo của hội đồng giám mục Hoa kỳ, mùa xuân năm nay (2017), trong các giáo phận trên toàn Hoa kỳ, có 590 tân linh mục. Các tân linh mục này đã theo những con đường khác nhau để đáp lại lời mời phục vụ dân Chúa. Sau đây là những con đường ơn gọi khác nhau của 3 tân linh mục Jonathan Erdman, Andrew Dawson và Steven Oetjen.

Sau 12 năm làm mục sư trong giáo hội Tin lành Episcopal, năm 2016, thầy sáu Jonathan Erdman cùng với cả  gia đình đã trở lại, hiệp thông hoàn toàn với giáo hội Công giáo và một năm sau, thầy sáu Erdman được thụ phong linh mục. Thầy Erdman kể rằng mình luôn cảm thấy có tiếng mời gọi đến với giáo hội Công giáo, nhưng thầy luôn tìm cách để không bận tâm về nó. Thầy chia sẻ với hãng tin Công giáo Hoa kỳ: “Tôi nghĩ là khi một người nghe Chúa gọi, câu trả lời thường là một lời từ chối, tránh né. Môsê nói ông không có khả năng nói, Giêrêmia thì tuyên bố mình còn quá trẻ, và ngay cả Phêrô đã yêu cầu Chúa Giêsu tránh xa vì mình bất xứng. Tôi tránh né tiếng Chúa bằng cách làm việc trong sứ vụ của mình. Tôi tự nhủ là tôi đang cần thiết cho nơi mà tôi đang phục vụ.”

Qua các biến cố như dịp bầu Đức giáo hoàng Phanxicô, Erdman nhìn thấy được sự hiệp nhất của giáo hội Công giáo qua lời cầu nguyện và lòng đạo đức. Dần dần, những điều này đưa Erdman đến với các cánh cửa đức tin Công giáo. Erdman tham dự Thánh lễ lần đầu tiên khi bắt đầu tiến trình phân định. Vào ngày 29 tháng 6 này, thầy sáu Erdman sẽ được phong chức linh mục cho Giáo hạt thánh Phêrô – giáo hạt được Vatican thành lập vào năm 2012 để trợ giúp và chăm sóc cho các cộng đoàn tín hữu Anh giáo ở Hoa kỳ, muốn trở lại Công giáo trong khi vẫn gìn giữ các di sản và truyền thống Anh giáo. Thầy Erdman chia sẻ: Tôi biết ơn Anh giáo đã dạy tôi những điều mong ước, đã dạy tôi yêu mến Kinh thánh, các bí tích, một đức tin đâm rễ trong truyền thống và lý trí, dạy tôi khao khát đức tin Nhập thể và sự hiệp nhất thật sự. Tôi tin những mong ước này chỉ tôi đến con đường Chúa đã gọi tôi đi. Tôi tìm thấy các mong ước này được thỏa mãn trong đức tin Công giáo.”

Theo báo cáo của hội đồng giám mục Hoa kỳ, 87% các ứng viên linh mục trong năm 2017 được trung bình 4 người khuyến khích dấn thân vào ơn gọi linh mục. Andrew Dawson gia nhập giáo hội Công giáo vào phục sinh năm 2006 và 6 tháng sau, người ta bắt đầu hỏi Dawson có nghĩ về việc đi tu làm linh mục không. Cha Dawson chia sẻ với hãng tin Công giáo Hoa kỳ: “Tôi nhớ rất rõ, một đêm kia, tôi ngồi thẳng trên giường và tự nghĩ, ‘mọi người đã nói những điều này và tôi chưa từng có lần nào trả lời không. Tất cả điều tôi làm là coi đó là chuyện đùa và bỏ qua nó. Tôi đã nhận ra lý do mà tôi đã không trả lời ‘không’ với câu hỏi này là vì chính tôi đang hỏi mình cùng câu hỏi ‘tôi có muốn đi tu không.’” Cuối cùng ý tưởng làm linh mục là điều Dawson suy nghĩ trong những khi rảnh rỗi.

Trước khi vào chủng viện, Dawson là phụ tá điều hành ở trại giới trẻ Công giáo Sancta Maria, ở Gaylord, Michigan. Kinh nghiệm hoạt động ở trại này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống đức tin của Dawson, đã bắt đầu sự trở lại giáo hội Công giáo về mặt lý trí. Chính tại nhà nguyện ở Sancta Maria mà Dawson thật sự đến với kinh nghiệm về sự hiện diện của Chúa Kitô trong Thánh Thể. Cha Dawson nói: “Tôi đã không biết điều gì đang xảy ra, nhưng tôi biết rằng điều tôi đang ngắm nhìn không phải là điều tôi đã tin trước đó. Tôi cần đi và khám phá nó… nó thật là mạnh mẽ đối với tôi.” Cha Dawson cũng chia sẻ rằng cha gắn bó với thánh Phêrô bởi vì thánh nhân vừa kiên quyết vừa hoảng sợ như thế nào, vừa hiểu biết vừa khong hiểu biết, cách thức thánh nhân đặt tất cả sự yếu đuối của mình ra đó và Chúa vẫn dùng thánh nhân cách hữu hiệu nhờ sự cởi mở của thánh nhân.

Còn cha Steven Oetjen, được thụ phong linh mục ngày 10 tháng 6, nằm trong số 80% các tân linh mục có bố mẹ người Công giáo. Cha Oetjen và các anh chị em được nuôi nấng trong Giáo hội, học ở trường Công giáo và tham dự Thánh lễ các ngày Chúa nhật. Nhưng chỉ đến khi cha theo học ngành kỹ thuật tại đại học Carnegie Melon ở Pittsburgh, cha mới bắt đầu cảm thấy tiếng gọi làm linh mục. Cha Oetjen chia sẻ: “Về cơ bản, tôi cảm thấy mình bị rơi vào môi trường cạnh tranh thực sự và rất đòi hỏi, với tất cả công việc của ngành kỹ thuật bận rộn thật khó để tìm thời gian để cầu nguyện. Đó cũng là lần đầu tôi sống một mình không có gia đình bên cạnh và tôi biết tôi cần thật sự bắt đầu tạo đức tin của riêng mình và nếu tôi muốn sống đức tin nghiêm túc, cha mẹ tôi không đến để tạo nó cho tôi.”

Mong muốn xây dựng đức tin cho riêng mình, Oetjen dấn thân hoạt động với trung tâm Newman ở Carnegie Melon và nhìn thấy nơi các bạn mình niềm vui sống một cuộc sống nhân đức mà chính Oetjen cũng muốn. Chính trong nhà nguyện của trung tâm Newman mà Oetjen đã gặp bí tích Thánh Thể. Cha tìm thấy nhà nguyện có đặt Mình Thánh Chúa là nơi hoàn toàn tốt để mỗi ngày đến gặp Chúa Giêsu Kitô và ở với Người trong thinh lặng và cầu nguyện với Người, nói với Người về tất cả những thử thách và tranh đấu, xin Người ban ân sủng. Điều đó giúp cha rất nhiều.

Lòng sùng kính Chúa Giêsu Thánh Thể cuối cùng đã cho thấy một sự thay đổi trong lòng Oetjen và Oetjen cảm thấy và khám phá ra Chúa đang gọi mình trở thành linh mục. Cha Oetjen chia sẻ: “Tìm kiếm Chúa trong thinh lặng và trong cầu nguyện thật sự lấp đầy khoảng trống rất cần thiết trong cuộc sống của tôi lúc đó và nó luôn có ở đó, tôi luôn cần cầu nguyện. Nhưng tôi cũng nghĩ nó là niềm vui khi luôn lớn lên và là niềm vui khi không có nghĩa là mọi sự sẽ hạnh phúc và may mắn, mọi lúc nhưng ngay cả khi thăng trầm, lên xuống, nó là niềm vui tiềm ẩn, là bình an.” Cha Oetjen cho biết là cha ngạc nhiên là cho đến nay, cha có thể cử hành Thánh lễ mỗi ngày. Cha mong là mỗi ngày trong đời sống còn lại, có thể dâng Thánh lễ, giảng và dạy dân Chúa, giúp họ lãnh nhận các bí tích cách có ơn ích như họ có thể để tất cả ơn mà Chúa muốn ban cho họ có thể sinh hoa trái trong cuộc sống của họ. (CNS 19/06/2017)

Hồng Thủy

Đức Hồng Y Parolin viếng thăm chính thức tại Nga

Đức Hồng Y Parolin viếng thăm chính thức tại Nga

ROMA. ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, sẽ viếng thăm chính thức tại Nga từ chiều ngày 20 đến 24-8 tới đây.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo ”Người đưa tin chiều” (Corriere della sera) số ra ngày 9-8-2017, ĐHY Parolin cho biết bối cảnh cuộc viếng thăm này là ”những căng thẳng và xung đột gia tăng tại nhiều nơi trên thế giới”, và Tòa Thánh xác tín hòa bình phải là một ưu tiên rõ ràng và vô điều kiện.

Trong chương trình viếng thăm, ĐHY Quốc vụ khanh sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, và Đức Thượng Phụ Kirill I, Giáo Chủ Chính Thống Nga.

Về tương quan giữa Nga và Mỹ, ĐHY Parolin hy vọng rằng ”cả hai bên đều cần hành động với tinh thần trách nhiệm để tránh làm gia tăng những căng thẳng. Để được vậy cần nhìn nhận ”những sai lầm có thể có, đã gây ra tình trạng hiện nay”. Thật là một điều bi thảm nếu các tương quan tiếp tục trở nên xấu hơn”.

ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh cũng nhìn nhận rằng ”Đông Âu thật là quan trọng đối với sự ổn định và hiệp nhất của toàn đại lục Âu Châu. Những đối nghịch về ý thức hệ của thời kỳ chiến tranh lạnh không biến mất một sáng một chiều. Đứng trước những bối cảnh chính trị địa lý mới, cần phải tận dụng mọi cơ hội để khích lệ sự tôn trọng, đối thoại và cộng tác với nhau”.

Trong cuộc phỏng vấn, ĐHY Parolin nhắc đến những cuộc viếng thăm trước đây của ngài tại Bạch Nga, miền Caucase, và các nước vùng Baltique, cũng như tại Ucraina. Cuộc viếng thăm sắp tới của ngài tại Nga bổ túc cho các cuộc viếng thăm vừa nói.

ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh tái cảnh giác chống lại xu hướng đặt các quyền lợi quốc gia và tư lợi trên công ích. Trên trường quốc tế không thể chấp nhận ”luật của sức mạnh, nhưng sức mạnh của luật” (Corr. 9-8-2017)  

G. Trần Đức Anh OP 

Bà mẹ trẻ Corbella từ chối chữa trị ung thư để con được chào đời lành mạnh

Bà mẹ trẻ Corbella từ chối chữa trị ung thư để con được chào đời lành mạnh

Cách đây 5 năm, ngày 13 tháng 6 năm 2012, bà mẹ trẻ Chiara Corbella đã qua đời ở tuổi 28 vì bệnh ung thư, sau khi quyết định trì hoãn việc điều trị ung thư để đứa con ra đời được mạnh khỏe. 5 năm sau ngày Chiara qua đời, cô vẫn sống trong sự cảm mến của nhiều người và họ cầu khấn với cô như với một thánh “Gianna Beretta Molla mới” – một thánh nữ người Ý đã từ chối phá thai và giải phẫu, muốn cứu sống con của mình dù phải hy sinh mạng sống. Chiara Corbella được xem như một gương mẫu của “sự thánh thiện trong đời sống thường ngày” trong thời đại chúng ta.

Cuộc đời của Chiara cũng giống như cuộc đời của nhiều cô gái khác, tìm định hướng cho cuộc đời của mình. Cô là một thiếu nữ tràn đầy sức sống, vui tưởi cởi mở và đạo đức. Từ bà Maria Anselma mẹ của mình, một thành viên của phong trào “Canh tân trong Thánh linh”, Chiara học biết “ngợi khen Thiên Chúa trong mọi sự”. Cô gái Chiara đã khám phá ra các giá trị của tinh thần Phanxicô như yếu tính của nền tu đức này, niềm vui, tình yêu vô điều kiện đối với mọi người. Chiara thực hiện năm tình nguyện phục vụ dân sự trong Hiệp hội Acli di Roma, một hiệp hội công nhân Kitô giáo của Ý.

Một cuộc gặp gỡ đã thay đổi cuộc đời của Chiara. Cô kể: “Năm tôi 18 tuổi, trong một chuyến hành hương, tôi đã gặp Enrico. Trong thời gian quen biết, hứa hôn kéo dài 6 năm, Chúa đã thử thách đức tin của tôi thật nhiều. Sau 4 năm, tôi và Enrico đã chia tay. Đó là những giây phút đau khổ và nổi loạn chống lại Thiên Chúa. Trong một khóa học về ơn gọi ở Assisi, tôi đã tìm lại được sức mạnh để tin vào Chúa: tôi đã cố gặp lại Enricô và chúng tôi cùng nhau theo sự hướng dẫn của một cha linh hướng.

Mối quan hệ của Chiara và Enrico đã tiến triển tốt đẹp và năm 2008, họ đã kết hôn với nhau tại Assisi. Hành trình đức tin của họ tiếp tục được nuôi dưỡng tại giáo xứ thánh Francesca Romana ở Adreatino, thuộc thủ đô Roma, có buồn có vui, có mệt nhọc than van, nhưng tất cả được chuyển thành những điệu nhảy múa. Năm 2009, một năm sau đám cưới, họ nhận được tin vui: họ sắp có con đầu lòng. Tuy nhiên, siêu âm cho thấy thai nhi bị dị tật nghiêm trọng ở đầu. Chiara quyết định vẫn tiếp tục mang thai. Một bé gái được sinh ra, mà theo các bác sĩ, em  không thích hợp với cuộc sống. 30 phút sau khi chào đời, đủ để em được nhận lãnh bí tích rửa tội, bé Letizia nhẹ nhàng từ giã trần gian đi về trời cao. Vài tháng sau đó, Chiara mang thai lần thứ hai, nhưng rồi thai nhi lại có vấn đề, không có chi dưới. Hai vợ chồng Enrico và Chiara sẵn sàng đón nhận đứa con khuyết tật David. Nhưng rồi cậu bé này cũng nhanh chóng theo bé chị về trời chỉ sau nửa giờ chào đời. Dù đau đớn vô cùng trước cái chết của hai đứa con bé nhỏ, hai vợ chồng vẫn cảm thấy bình an.

Rồi niềm vui lại đến khi Chiara mang thai lần thứ ba; cả gia đình vui mừng. Thai nhi khỏe mạnh nhưng người mẹ lại phát bệnh. Một vết lạ xuất hiện trên lưỡi của Chiara. Sau đó không lâu, cô biết đó là ung thư biểu mô. Chiara không muốn được trị liệu ngay, nhưng đợi sau khi sinh bé Francesco mới bắt đầu các liệu pháp hóa trị và xạ trị để chống lại chứng ung thư quái ác. Cô chiến đấu cách mạnh mẽ trong đau đớn và hy vọng. Cô muốn được sống với tất cả sức lực của mình. Nhưng chứng ung thư đã di căn, lây lan sang não, mắt, lưỡi, ngực, thận, phổi và gan. Bác sĩ cho biết Chiara chỉ còn sống vài tháng. Gia đình đã tổ chức một chuyến hành hương đến Mễ du để xin Đức Mẹ chữa lành cho Chiara, nhưng cũng là để mẹ giúp cho tất cả đón nhận ơn Chúa đã ban cho họ.

Chiara đang bệnh nặng ở giai đoạn cuối nhưng luôn mỉm cười. Một khách hành hương trong nhóm nhớ lại: “Nơi Chiara, bạn nhìn thấy sự chắc chắn của vĩnh cửu. Chiara không sợ hãi: đôi mắt cô tràn đầy ánh sáng, tràn đầy niềm vui, tràn đầy lòng biết ơn đối với Chúa. Cô ta đã sống lại. Cô sống từng giây phút hiện tại, lúc này đây và ở đây, không gì khác hơn nữa.” Trong thời gian cuối, Chiara đã xin chồng của mình đừng nói cho mình biết là sẽ còn sống bao lâu nữa. Ở Mễ du, Chiara nói với các bạn: “Tôi luôn xem việc được biết trước giờ chết là một đặc ân, bởi vì tôi có thể nói với tất cả rằng “tôi yêu thích bạn”. Chiara đã nói với mẹ của mình: “Nếu Thiên Chúa đã chọn điều này cho con, có nghĩa là như thế thì tốt hơn cho con và cho những người ở quanh con. Bởi vậy con cảm thấy hạnh phúc.” (Famiglia Cristiana 13/06/2017)

Hồng Thủy

Chúa Giêsu mở rộng vòng tay tiếp đón người tội lỗi

Chúa Giêsu mở rộng vòng tay tiếp đón người tội lỗi

** Chúa Giêsu giang rộng đôi cánh tay cho người tội lỗi. Ngài thương xót họ và muốn họ được chữa lành, được giải thoát hoàn toàn và có cuộc sống tràn đầy. Ngài trông thấy khả thể phục sinh cả nơi người đã sai lầm chồng chất, và cống hiến cho họ niềm hy vọng có một cuộc sống mới.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với 8,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi gặp gỡ chung hằng tuần sáng thứ tư hôm qua trong đại thính đường Phaolô VI.

Trong bài huấn dụ ngài đã quảng diễn ý nghĩa đoạn Phúc Âm nói về người đàn bà tội lỗi đến khóc trên chân Chúa, lấy tóc lau chân và xức dầu thơm trên chân Chúa, khi Ngài đến dự tiệc tại nhà ông biệt phái Simon, như thánh Luca kể trong chương 7: “Rồi quay lại phía người phụ nữ, Người nói với ông Si-môn: "Ông thấy người phụ nữ này chứ? Tôi vào nhà ông: nước lã, ông cũng không đổ lên chân tôi, còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau. Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít." Rồi Đức Giê-su nói với người phụ nữ: "Tội của chị đã được tha rồi." Bấy giờ những người đồng bàn liền nghĩ bụng: "Ông này là ai mà lại tha được tội? "Nhưng Đức Giê-su nói với người phụ nữ: "Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an."

ĐTC nói: chúng ta đã thấy phản ứng của những người được ông biệt phái Simon mời dự tiệc: ”Ông ấy là ai mà lại tha cả tội nữa?” (Lc 7,49). Chúa Giêsu vừa làm một cử chỉ gây gương mù gương xấu. Một phụ nữ trong thành phố mà mọi người đều biết là người tội lỗi đã vào nhà ông Simon, cúi xuông chân Chúa Giêsu và đổ dầu thơm trên chân Ngài. Mọi người ở bàn tiệc đều lẩm bẩm: “Nếu ông là một ngôn sứ, thì sẽ không được chấp nhận các cử chỉ của loại đàn bà như chị ta. Sự khinh bỉ. Các phụ nữ ấy, tội nghiệp, chỉ phục vụ để được viếng thăm bởi cả các người lãnh đạo, hay để bị ném đá thôi. Theo tâm thức thời đó, giữa thánh nhân và người tội lỗi, giữa người trong sạch và người ô uế, phải có sự tách biệt rõ ràng. ĐTC giải thích:

** Nhưng thái độ của Chúa Giêsu thì khác hẳn. Ngay từ đầu sứ vụ của mình tại Galilea, Ngài đến gần các người phong cùi, các người bị quỷ ám, mọi người đau yếu và bị gạt bỏ ngoài lề xã hội. Một thái độ loại này đã không phải là điều thường tình, đến độ sự thiện cảm này của Chúa Giêsu đối với các người bị loại trừ, các người “không thể đụng chạm đến”, sẽ là một trong các điều khiến cho người đương thời khó chịu. Nơi đâu có một người đau khổ, Chúa Giêsu lo lắng cho họ và nỗi khổ đau đó trở thành nỗi khổ đau của Ngài. Chúa Giêsu không giảng dậy rằng cần phải chịu đựng nó với sự anh hùng, theo kiểu của các triết gia khắc kỷ. Chúa Giêsu chia sẻ  nỗi khổ đau của con người, và khi Ngài gặp họ từ nội tâm dấy lên thái độ định tính cho Kitô giáo : đó là lòng thương xót.  Trước nỗi khổ đau của con ngưòi Chúa Giêsu cảm thấy thương xót. Con tim của Chúa Giêsu thương xót. Chúa Giêsu cảm thương. Dịch sát chữ là Ngài cảm thấy lòng dạ run rẩy. Biết bao lần chúng ta gặp trong các Phúc Âm các phản ứng loại này. Con tim của Chúa Kitô nhập thể và vén mở cho thấy con tim của Thiên Chúa, là Đấng nơi đâu có một người nam nữ đau khổ là muốn cho họ được chữa lành, được giải thoát và có cuộc sống tràn đầy.

Vì thế Chúa Giêsu rộng mở vòng tay cho người tội lỗi. Cả ngày nay nữa có biết bao người  tiếp tục một cuộc sống sai lạc, bởi vì họ không tìm thấy ai sẵn lòng nhìn họ một cách khác, với đôi con mắt hay đúng hơn với trái tim của Thiên Chúa, nghĩa là nhìn họ với niềm hy vọng. Trái lại Chúa Giêsu trông thấy một khả thể phục sinh cả nơi người đã có biết bao lựa chọn sai lầm chồng chất. Chúa Giêsu luôn luôn ở đó với con tim rộng mở. Ngài mở toang lòng thương xót Ngài có trong tim; Ngài tha thứ, giang cánh tay ra, hiểu và tới gần… Đó, Chúa Giêsu là như thế!

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: đôi khi chúng ta quên rằng đối với Chúa Giêsu đây không phải là một tình yêu dễ đàng, rẻ tiền. Các Phúc Âm ghi nhận các phản ứng tiêu cực đầu tiên đối với Chúa Giêsu chính trong lúc Ngài tha thứ tội lỗi cho một người (x. Mt 2,1-12). Đó đã là một người khổ đau hai lần: bời vì ông không thể bước đi, và bởi vì ông cảm thấy mình đã “lầm lỗi”. Và Chúa Giêsu hiểu rằng nỗi khổ đau thứ hai lớn hơn nỗi khổ đau thứ nhất, đến độ Ngài tiếp nhận ông ta ngay lập tức với một lời loan báo sự giải thoát: “Con ơi, các tội con đã được tha!” (c. 5). Ngài giải thoát họ khỏi cảm tường  áp bức vì thấy mình lầm lỡ.

Và chính khi đó vài ký lục – những người tin mình hoàn thiện: tôi nghĩ tới biết bao tín hữu công giáo tin mình hoàn thiện và khinh bỉ người khác… điều này thật đáng  buồn – vài ký lục hiện diện đã coi các lời của Chúa Giêsu là gương mù gương xấu. Chúng vang lên như một sự phạm thượng, bởi vì chi có Thiên  Chúa mởi có thể tha tội.

Chúng ta quen sống kinh nghiệm tha tội, có lẽ một cách “quá rẻ tiền”, đôi khi chúng ta phải nhớ lại chúng ta đã đắt giá chừng nào đối với tình yêu của Thiên Chúa. Mỗi người trong chúng ta thật là đắt giá: sự sống của Chúa Giêsu! Ngài ban sự sống dù chỉ cho một người trong chúng ta thôi, cho từng người trong chúng ta. ĐTC giải thích thêm như sau:

** Chúa Giêsu không đi đến thập giá vì chữa lành người bệnh, vì rao giảng tình bác ái, vì công bố các phúc thật. Con Thiên Chúa đi đến thập giá nhất là bởi vì Ngài tha thứ tội lỗi; Ngài tha tội, bởi vì Ngài muốn sự giải thoát hoàn toàn, vĩnh viễn trái tim của con người. Bởi vì Ngài không chấp nhận rằng con người tàn lụi cuộc đời họ với “hình xâm” không thể xoá bỏ được này, với tư tường không thể được tiếp đón bởi trái tim xót thương của Thiên Chúa. Và với các tâm tình này Chúa Giêsu đến gặp gỡ những người tội lỗi, trong số đó chúng ta là những người đầu tiên.

Như thế những người tội lỗi được tha thứ. Họ không chỉ được trấn an trên bình diện tâm lý: sự tha thứ trấn an chúng ta biết bao, vì được giải thoát khỏi ý thức lỗi lầm. Chúa Giêsu còn làm hơn thế nữa : Ngài cống hiến cho những người đã lầm lạc niềm hy vọng của một cuộc sống mới , một cuộc sống được ghi dấu bởi tình yêu thương. “Nhưng mà lậy Chúa, con là một cái giẻ rách” – “Nhưng con hãy nhìn tới phiá trước và Ta tạo cho con một trái tim mới”. Đó là niềm hy vọng Chúa Giêsu trao ban cho chúng ta.

Mátthêu người thu thuế trở thành tông đồ của Chúa Kitô: Mátthêu là một người phản bội quê hương, một tay khai thác dân chúng. Dakêu ông nhà giầu thối nát: ông này chắc là đã có một bằng tiến sĩ nhờ hối lộ. Dakêu, ông nhà giầu thối nát của thành Giêricô biến thành một ân nhân của người nghèo. Người phụ nữ thành Samaria đã từng có 5 đời chồng và giờ đây chung sống với một người đàn ông khác, cảm thấy được hứa ban “một thứ nước hằng sống” sẽ có thể vọt lên luôn mãi bên trong chính nàng (x. Ga 4,14). Và như thế Chúa Giêsu thay đổi con tim. Ngài cũng làm như vậy với tất cả chúng ta.

Thật là tốt cho chúng ta, khi nghĩ rằng Thiên Chúa đã không chọn, như là chất liệu đầu tiên để làm thành Giáo Hội Ngài, những con người đã không bao giờ sai lầm. Giáo Hội là một dân tộc gồm những người tội lỗi, sống kinh nghiệm lòng thương xót và sự tha thứ của Thiên  Chúa. Thánh Phêrô đã hiểu hơn sự thật về chính mình khi nghe tiếng gà gáy, hơn là từ các hăng hái quảng đại của mình, khiến cho ông ưỡn ngực, làm cho ông cảm thấy mình cao hơn các người khác.

** Anh chị em thân mến, chúng ta tất cả là các người tội lỗi đáng thương, cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa, là Đấng có sức mạnh biến đổi chúng ta và trao ban cho chúng ta niềm hy vọng; và điều này Chúa làm mỗi ngày. Và Ngài làm! Và đối với người đã hiểu sự thật nền tảng này, Thiên Chúa ban thưởng sứ mệnh đẹp hơn của thế giới, có nghĩa là tình yêu thương đối với các anh chị em và việc loan báo của một lòng thương xót mà Chúa không từ chối với ai hết. Và đó là niềm hy vọng của chúng ta. Chúng ta hãy tiến bước với niềm tin tưỏng nơi sụ tha thứ, nơi tình yêu thương xót của Chúa Giêsu.

ĐTC đã chào các nhóm hành hương nói tiếng Pháp. Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước Malta, Nigeria, đảo Guam và Hoa Kỳ. Ngài cầu chúc mọi người trở thành dấu chỉ lòng thương xót của Thiên Chúa và niềm hy vọng trong gia đình và trong cộng đoàn.  Chào các nhóm nói tiếng Đức ĐTC nói mùa hè cống hiến cho chúng ta các dịp hay đẹp để sống kinh nghiệm niềm vui sống tình yêu của Chúa Kitô trong gia đình và giữa bạn bè với nhau. Chúa dậy chúng ta yêu thương nhau, tha thứ và tận hiến cho tha nhân. ĐTC cũng chào các đoàn hành hương nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng như Ba Lan. Ngài hiệp ý với các tín hữu Ba Lan đi hành hương đền thánh Đức Bà Jasna Gora và xin Đức Mẹ Nữ Vương Ba Lan tiếp nhận sự mệt nhọc và lời cầu của họ để lấy được từ Chúa Giêsu các ơn lành tràn đầy cho họ, cho gia đình và quốc gia Ba Lan. Ngài chúc mọi người làm chứng nhân cho tình yêu, lòng thương xót và tha thứ của Chúa giữa lòng xã hội.

Chào các tín hữu đến từ Ai Cập, Thánh Địa và các nước nói tiếng A Rập ĐTC nhắc cho mọi người nhớ sứ mệnh đầu tiên và nền tảng của Giáo Hội là “một trạm cứu thương ngoài chiến trường” và là một nơi chữa lành, thương xót, tha thứ và là nguồn hy vọng cho mọi người khổ đau, tuyệt vọng, nghèo túng, tội lỗi và bị xã hội gạt bỏ.

Trong các nhóm nói tiếng Ý ĐTC chào các nữ tu thừa sai Đức Mẹ Vô Nhiễm Clarét đang họp tổng tu nghị, các nữ tu Bác ái thánh Giovanna Antida chuẩn bị vĩnh thệ. Ngài cầu chúc các chị luôn là chứng nhân tươi vui của ơn gọi đời thánh hiến.

Chào đông đảo các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC cầu mong việc gặp gỡ các nơi giầu văn hoá nghệ thuật và niềm tin là dịp giúp họ hiểu biết chứng tá của biết bao nhiêu chứng nhân Tin Mừng, như thánh Lorenzo Giáo Hội mừng kính hôm nay. Ngài cầu chúc các người đau yếu kết hiệp các khổ đau của họ với thập giá của Chúa Giêsu để cứu rỗi thế giới. Ngài nhắn nhủ các đôi tân hôn biết xây dựng cuộc sống gia đình trên nền tảng vững chắc của lòng trung thành với Tin Mừng và Tình Yêu Thiên Chúa.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh ĐTC ban cho mọi người.

Liinh Tiến Khải

Kỷ niệm 100 năm thư ĐGH Biển Đức XV gửi hàng lãnh đạo các quôc gia lâm chiến

Kỷ niệm 100 năm thư ĐGH Biển Đức XV gửi hàng lãnh đạo các quôc gia lâm chiến

Cách đây 100 năm ngày mùng 1 tháng 8 năm 1917 ĐGH Biển Đức XV đã gửi quốc trưởng các nước tham gia Đệ nhất thế chiến một bức thư tựa đề “Thư gửi các vị lãnh đạo các dân tộc lâm chiến”, trong đó ngài mạnh mẽ lên án chiến tranh và định nghĩa thế chiến thứ nhất là “một tai ương vô ích”. Đây là một tài liệu quan trọng nhất trong số các tài liệu công bố trong hơn bốn năm chiến tranh máu lửa tàn khốc, khiến cho hơn 16 triệu người chết, trong đó có khoảng 9 triệu binh sĩ của mọi nước tham chiến và hơn 20 triệu người bị thương và tàn tật suốt đời.

Chính trong bầu khí chiến tranh ấy, Đức Biển Đức XV đã được bầu làm Giáo Hoàng ngày mùng 3 tháng 9 năm 1914, một tháng sau khi Đệ nhất thế chiến bùng nổ, sau ba ngày họp mật nghị với sự tham dự các Hồng Y chia thành hai phe rõ rệt: một bên là 6 Hồng  Y người Pháp, 2 vị người Anh, 1 vị người Ai len và 1 vị người Bỉ; bên kia là 4 vị người Áo Hungari và 2 vị người Đức.

Trong bầu khí cuồng loạn của chủ thuyết duy quốc gia đầu độc tâm trí của các vị lãnh đạo chính trị, nhà văn, nhà thơ và giới trí thức thời bấy giờ, các lời kêu gọi ngưng chiến của Đức Biển Đức XV chỉ là tiếng kêu trong sa mạc.

Và chính việc Toà Thánh chọn lựa thái độ không thiên vị giữa các phe phái lâm chiến như con đường chính của Giáo Hội hồi thế kỷ thứ XIX đã khiến cho Toà Thánh Vaticăng bị cô lập hóa một cách thê thảm và bị chống đối, tuy ngày nay nó được xem như là một lập trường khôn ngoan và nhìn xa thấy rộng. Đức Biển Đức XV và ĐHY Pietro Gasparri, Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, đã làm tất cả những gì có thể để giữ cho Italia đứng ngoài vòng, không tham gia thế chiến. Nhưng không phải chỉ có các giới chức chính trị, xã hội và trí thức, mà cả các HĐGM, hàng giáo sĩ, tu  sĩ và giáo dân thời bấy giờ, cũng đều ủng hộ các chính quyền của mình tham chiến. Ngay trong hàng ngũ các Hồng Y cũng xảy ra chia rẽ.

** Lập trường không thiên vị đã khiến cho Đức Biển Đức XV mạnh mẽ lên án thế chiến thứ nhất, và trong sứ điệp gửi ngày 28 tháng 7 năm 1915 nhân kỷ niệm một năm thế chiến thứ nhất bùng nổ, ngài gọi nó là “cuộc tàn sát rùng rợn từ một năm qua đã lấy mất danh dự của Âu châu”. Đây cũng là những lời ngài sẽ lập lại hai năm sau đó. Với một trực giác ngôn sứ Đức Biển Đức XV khẳng định rằng chiến tranh sẽ là “sự tự tử của Âu châu”. Đây là kiểu nói ngài đã sử dụng nhiều lần, như trong thư gửi ĐHY Pompilj ngày mùng 4 tháng 3 năm 1916, và trong thư gửi ĐHY Pietro Gasparri ngày mùng 5 tháng 5 năm 1917, cũng như trong diễn văn đọc trước Hồng Y đoàn ngày 24 tháng 12 năm 1917.

Tương lai sẽ chứng minh cho sự thật này, khi Âu châu bắt đầu xuống dốc, mất đi vai trò trung tâm của mình, trước sự đi lên của các dân tộc khác, và thế đứng bá quyền của Mỹ. Nhưng xem ra đã chỉ có Toà Thánh là nhận ra ngay lập tức sức lan tràn không thể kiểm soát nổi của sự say mê duy quốc gia quá khích này. Đã không có ai chú ý tới các nhục nhã mà các quốc gia lâm chiến áp đặt lên nhau, gây ra các thù hận và oán ghét, trước sau gì cũng sẽ bùng nổ trong các xung đột mới. Sự nhục nhã mà nước Đức đã gây ra cho Pháp  trong năm 1870 đã là một bài học không dậy được ai hết. Nhưng đây là điều Đức Biển Đức XV đã nhận ra và cảnh cáo một cách khôn ngoan trong Tông huấn công bố ngày 28 tháng 7 năm 1915 khi viết: “Các quốc gia không chết: bị hạ nhục và đàn áp, chúng run rẩy mang ách được áp đặt trên chúng, bằng cách chuẩn bị sự phản công, và bằng cách thông truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác một gia tài của thù hận và báo oán”. Ước muốn rửa hận ấy tiêm độc dược vào lòng xã hội và bầu khí chung của Âu châu, và trong vài trường hợp lan tràn xa hơn đệ nhị thế chiến.

Toà Thánh đã làm hết cách để giữ cho Italia ở ngoài vòng chiến, bằng cách gửi Đức Ông Eugenio Pacelli, Sứ thần tương lai bên Đức, sang Vienne để thuyết phục hoàng đế nước  Áo nhượng vùng Trentino cho Italia, nhưng mọi sự hoàn toàn vô ích. Áo không muốn nhượng, và Italia muốn chiến tranh. Đường lối chính trị hoà bình của Toà Thánh và của Đức Biển Đức XV thất bại. Các nỗ lực của Toà Thánh gia tăng trong năm 1917, khi Hoa Kỳ gia nhập thế chiến, Nga hoàng từ chức, và chế độ quân phiệt Đức quốc thắng thế tại Berlin, các vụng về của hoàng đế Carlo I, các dấu hiệu mệt mỏi và suy sụp của đạo  binh các nước lâm chiến, và các hiểm nguy của khuynh hướng xã hội chủ nghĩa triệt để đã khiến cho Đức Biển Đức XV và ĐHY Gasparri từ chỗ làm trung gian thinh lặng bước sang đề nghị hoà bình cụ thể. Đây là lý do của bức thư “gửi hàng lãnh đạo các quốc gia lâm chiến” được gửi một cách trực tiếp hay gián tiếp qua ngã ngoại giao  tới mọi chính quyền các nước tham gia đệ nhất thế chiến.

** Sau đây là nội dung bức thư Đức Biển Đức XV công bố ngày 1 tháng 8 năm 1917, tức cách đây đúng 100 năm.

Mở đầu thư ĐGH Biển Đức XV nêu bật đường hướng chính trị “hoàn toàn không thiên vị” của Toà Thánh và của Giáo Hội công giáo, ngay từ khi thế chiến bắt đầu, phù hợp với địa vị là cha chung của mọi người và yêu thương mọi con cái như  nhau “không phân biệt quốc tịch cũng như tôn giáo”. Ngài cũng nhắc lại mọi sáng kiến đã đưa ra giúp hoà giải các phe lâm chiến sau 3 năm chết chóc đẫm máu và tàn phá, khiến cho Âu châu có nguy cơ đi tới một cuộc tự tử đích thật” . Tuy đã không bỏ qua khả thể nào, và không ngừng khích lệ các dân tộc và các chính quyền lâm chiến tái trở lại là anh em với nhau, nhưng rất tiếc tất cả mọi cố gắng của Toà Thánh đã vô ích. Ngay cuối năm thứ nhất Toà Thánh đã tha thiết khích lệ và kêu gọi cũng như đề ra con đường phải theo  để đạt tới một nền hoà bình ổn định và xứng đáng cho tất cả mọi người, nhưng rất tiếc lời kêu gọi đã không được lắng nghe: chiến tranh đã tiếp diễn thêm hai năm nữa với tất cả các kinh hoàng của nó: lan tràn ra trên đất liền, trên biển khơi, và cả trên không trung nữa, khiến cho các thành phố, làng mạc và dân chúng vô tội phải sống cảnh tang thương và chết chóc. Chẳng lẽ thế giới văn minh này phải trở thành cánh đồng chết hay sao? Chẳng lẽ Âu châu vinh quang tươi nở phong phú lại bị đảo lộn bởi một sự điên loạn đại đồng biến thành vực thẳm và đi tới một việc tự tử đích thật hay sao?

 

Không vì các đường lối chính trị đặc biệt nào, cũng không phải vì sự gợi ý hay lợi lộc của các phe phái lâm chiến nào, nhưng chỉ vì ý thức bổn phận của vị cha chung của các tín hữu, Toà Thánh lại lên tiếng kêu gọi hoà bình và lập lại lời kêu gọi nồng nhiệt các vị nắm trong tay vận mệnh các quốc gia dân tộc, đưa ra các đề nghị cụ thể hơn và mời gọi các chính quyền và dân tộc lâm chiến thỏa hiệp với nhau trên các điểm sau đây để đạt một nền hoà bình công bằng và lâu dài.

Điểm nền tảng là phải thay thế sức mạnh vật chất của vũ khí bằng sức mạnh luân lý của quyền lợi. Vì thế cần có một thoả hiệp công bằng giữa tất cả mọi phiá  trong việc giảm thiểu đồng loạt các vũ khí, theo các điều lệ và bảo đảm cần thiết định trong mức độ cần thiết, nhằm duy trì trật tự công cộng trong từng quốc gia, bằng cách chấp nhận cơ cấu trọng tài có nhiệm vụ bảo hoà theo các điều lệ cần cùng nhau đưa ra và các trừng phạt chống lại quốc gia nào vi phạm và đặt để các vấn đề quốc tế cho sự phân xử hay chấp nhận quyết định của việc phân xử đó.

Ngoài ra cần phải tái mở các đường giao thông và bảo đảm việc tự do đi lại của các dân tộc. Điều này sẽ loại trừ nhiều lý do xung khắc và mở ra cho mọi người các nguồn phong phú và tiến bộ mới.

Liên quan tới các thiệt hai và chi phí chiến tranh cần có điều lệ tổng quát tha nợ hoàn toàn cho nhau. Điều này được biện minh bởi các lợi ích vô biên của việc giải trừ võ trang. Nhất là thật vô lý tiếp tục cuộc tàn sát chỉ vì các lý do thuộc trật tự kinh tế. Tuy nhiên, các thoả hiệp hoà bình này với các lợi thế vô cùng phát sinh từ đó sẽ không thể thực hiện được, nếu không trả lại cho nhau các vùng đất đã chiếm hiện nay. Từ phía Đức phải rút lui toàn bộ khỏi nước Bỉ, bảo đảm sự độc lập hoàn toàn của nó trên bình diện chính trị, quân sự và kinh tế trước bất cứ cường quốc nào khác, cũng như rút lui khỏi đất Pháp. Từ phiá đối lập cũng phải trả lại cho Đức các vùng đất của họ. Liên quan tới các vấn đề tranh chấp đất đai giữa Italia và Áo, giữa Đức và Pháp, vì các lợi ích to lớn của một nền hoà bình lâu dài, các phiá liên hệ cần duyệt xét với tinh thần hoà giải, chú ý tới các khát vọng của các dân tộc, trong mức độ công bằng và có thể, và phối hợp các lợi lộc riêng với các lợi lộc chung của gia đình nhân loại.

Tinh thần bình đẳng và công bằng đó cũng phải hướng dẫn việc xem xét tất cả các vấn đề đất đai và chính trị khác liên quan tới Armenia, các quốc gia vùng Balcan và các nước thuộc vương quốc Ba Lan xưa kia, mà các truyền thống lịch sử cao quý và các khổ đau phải chịu đặc biệt trong cuộc chiến này, phải có được cảm tình của các quốc gia khác.

** Kết luận thư gửi hàng lãnh đạo các quốc gia lâm chiến Đức Biển Đức XV khẳng đinh rằng đó là các nền tảng quan trọng đối với tương lại của các dân tộc. Chúng cho phép không lập lại các xung khắc tương tự nữa, và chuẩn bị giải pháp cho vấn đề kinh tế vô cùng quan trọng đối với tương lai và hạnh phúc vật chất của tất cả mọi quốc gia lâm chiến. Toà Thánh hy vọng rằng các đề nghị này sẽ được chấp thuận để chấm dứt mau chóng chừng nào có thể các chống đối kinh khủng này, mà mỗi ngày qua đi đều cho thấy nó là một tai ương vô ích. Ngoài ra tất cả đều thừa nhận  rằng danh dự của quân đội được cứu thoát phía bên này cũng như phía bên kia. Vì thế xin hãy lắng nghe lời cầu xin của chúng tôi, xin hãy tiếp nhận lời mời gọi hiền phụ mà chúng tôi gửi tới quý vị nhân danh Chúa Cứu Thế, Hoàng Tử Hoà Bình. Xin hãy nghĩ tới trách nhiệm vô cùng nặng nề của quý vị trước mặt Thiên  Chúa và loài người. Từ các quyết định của quý vị tuỳ thuộc sự thanh bình và niềm vui của biết bao nhiêu gia đình, cuộc sống của hàng ngàn người trẻ, và chính hạnh phúc của các dân tộc mà quý vị có quyền tuyệt đối mang lại. Xin Chúa gợi hứng cho quý vị có các quyết định phù hợp với ý muốn rất thánh của Ngài, và khiến cho quý vị xứng đáng với lời khen ngợi của hiện tại và bảo đảm cho quý vị tên gọi là những người tạo dựng hoà bình bên các thế hệ tương lai.

Về phần chúng tôi, trong khi sốt sắng hiệp nhất trong lời cầu nguyện và trong hãm mình với mọi linh hồn tín hữu ngưỡng vọng hoà bình, chúng tôi khẩn nài Thiên Chúa ban cho quý vị ánh sáng và cố vấn.

Nhưng rất tiếc mọi lời kêu gọi và  nỗ lực của Đức Biển Đức XV và Toà Thánh đã không đem lại kết quả nào. Đệ nhất thế chiến đã tiếp tục với các hậu quả thê thảm của nó trên các dân tộc kitô Âu châu. Những đổ vỡ, chết chóc, tàn phá thương đau đã hằn sâu trong con tim của các dân tộc lâm chiến, và sẽ là các lý do của thế chiến thứ hai, khiến cho hơn 71 triệu người chết trong đó có hơn 22,5 triệu binh sĩ, và hơn 48, 5 triệu thường dân.

Với cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ nhiều năm qua, với các tai ương thiên nhiên và nạn khủng bố phá hoại cũng như khuynh hướng ái quốc quá khích và cuộc nổi dậy của hằng trăm nhóm phiến quân hồi vũ trang đó đây trên thế giới, với bầu khí căng thẳng giữa các quốc gia, đặc biệt là giấc mộng chế tạo các vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn, các tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc, Hoà Kỳ, Nhật Bản, Úc Ấn Độ và các quốc gia vùng Đông Nam Á, các trừng phạt của Mỹ và Liên Hiệp Âu châu đối với Liên Bang Nga, chúng ta bắt buộc phải tự hỏi liệu thế giới có thoát khỏi Đệ Tam Thế Chiến và chiến tranh nguyên tử hay không?

Linh Tiến Khải