Những Ki-Tô hữu “Mồ côi”

Những Kitô hữu "mồ côi"

Thánh lễ sáng thứ ba, 19.04, tại nguyện đường Thánh Marta

VATICAN. “Một Kitô hữu không để Thiên Chúa Cha kéo mình đến gần với Giêsu là một Kitô hữu sống trong cảnh mồ côi.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ ba, 19.04, tại nguyện đường Thánh Marta. Một trái tim rộng mở với Thiên Chúa chính là khả năng biết chấp nhận những điều mới mẻ mà Thần Khí mang đến.

Khi thấy những phép lạ, điềm thiêng và những lời nói chưa được nghe đến bao giờ, người Do-thái đã nghi ngờ: ‘Ông có phải là Đấng Kitô không?’ Như thế, Đức Thánh Cha đã bắt đầu bài giảng khởi đi từ sự hoài nghi không có gì lay chuyển được của người Do-thái đối với Đức Giêsu.

Thiên Chúa Cha lôi cuốn những tâm hồn

 ‘Ông còn để lòng trí chúng tôi phải thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu ông là Đấng Kitô, thì xin nói công khai cho chúng tôi biết.’ Đây là câu hỏi mà các kinh sư và người Pha-ri-sêu đặt ra nhiều lần và trong những cách thức khác nhau, vì họ có con tim mù tối. Một sự mù tối của đức tin là điều mà Đức Giêsu sẽ cắt nghĩa cho những kẻ đang lắng nghe: ‘Các ông không tin, vì các ông không thuộc về đoàn chiên của tôi.’ Thuộc về đoàn chiên của Thiên Chúa là một ơn huệ trọng đại, nhưng điều ấy cần một trái tim luôn biết sẵn sàng và ứng trực.

‘Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi.’ Phải chăng những con chiên này đã học biết cách theo Đức Giêsu và sau đó chúng đã tin vào Ngài? Xin thưa là không. Nhưng ‘Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả.’ Như vậy, không phải tự sức những con chiên nhưng chính Thiên Chúa Cha đã ban đàn chiên cho Vị Mục Tử. Và chính Chúa Cha đã thu hút, lôi cuốn con tim của những con chiên ấy đến với Đức Giêsu.

Trẻ mồ côi

Sự chai đá nơi tâm hồn của các kinh sư và người Pha-ri-sêu, những người đã xem thấy những việc Đức Giêsu đã làm nhưng lại từ chối nhận Ngài là Đấng Mesia, là một tấn kịch kéo dài cho đến tận đồi Canve. Nhưng chuyện còn tiếp tục tiếp diễn cho đến khi Chúa phục sinh, lúc những người lính canh mồ bị ép buộc phải thừa nhận rằng các môn đệ đã đến trộm xác Chúa trong khi họ ngủ thiếp đi. Lời chứng của những người đã được xem thấy Chúa Phục Sinh không làm lay chuyển được tâm hồn những người khăng khăng chối từ tin tưởng. Và điều này dẫn đến hệ quả là: họ giống như những trẻ mồ côi vì họ đã chối từ chính Cha của họ.

Những vị tiến sĩ luật và người Pha-ri-sêu có một trái tim khép kín. Họ nhận thấy rằng họ là Cha của chính mình. Nhưng nếu như vậy, hóa ra họ là những trẻ mồ côi, vì đã chối từ và không có bất kỳ một tương quan nào với Chúa Cha. Mặc dù họ có nhắc tới những người cha: Áp-ra-ham và các tổ phụ, nhưng chỉ như là những hình ảnh thuộc quá khứ xa xôi; còn thực tế tự đáy lòng, họ là những trẻ mồ côi, sống trong tình trạng côi cút và không để tâm hồn mình được lôi cuốn bởi Chúa Cha. Đây chính là nỗi bi kịch của những người có tâm hồn khép kín.

Hãy để mình được lôi cuốn đến với Giêsu

Tin tức đã lan đến Giê-ru-sa-lem là có rất nhiều người ngoại đã mở lòng mình ra với đức tin nhờ lời rao giảng của các môn đệ, ở tận những nơi xa xôi như miền Phê-ni-xi, đảo Sýp và thành An-ti-ô-khi-a. Tin ấy đã khiến các môn đệ lo lắng, nhưng điều ấy cũng có nghĩa là người ta đã có một trái tim rộng mở với Thiên Chúa. Trái tim rộng mở ấy giống như của Ba-na-ba khi ông được sai đến An-ti-ô-khi-a để chứng thực những tin đồn đại. Ông đã mừng rỡ vì có nhiều người đã tin và trở lại cùng Chúa, trong số đó có rất nhiều dân ngoại. Với con tim rộng mở, Ba-na-ba đã dám chấp nhận những điều mới mẻ, đã biết mở lòng ra để Thiên Chúa Cha kéo mình đến gần với Đức Giêsu.

Đức Giêsu mời gọi chúng ra trở nên những môn đệ của Ngài. Nhưng để được như thế, chúng ta phải để cho Thiên Chúa hấp dẫn và lôi cuốn mình.  Lời nguyện xin khiêm tốn của một người con mà chúng ta có thể thân thưa với Chúa: ‘Lạy Cha, xin kéo con đến gần với Giêsu. Xin giúp con hiểu biết về Đức Giêsu hơn.’ Và như thế, Thiên Chúa Cha sẽ gởi Thần Khí đến giúp mở rộng tâm hồn chúng ta và mang chúng ta đến với Giêsu. Một Kitô hữu không để cho Thiên Chúa Cha kéo mình đến gần với Giêsu là một Kitô hữu sống trong tình cảnh mồ côi. Phần chúng ta, chúng ta có một Người Cha, nên chúng ta không hề côi cút.”

Vũ Đức Anh Phương, SJ

Ngoan ngoãn trước sự hướng dẫn của Thần Khí

Ngoan ngoãn trước sự hướng dẫn của Thần Khí

Thánh lễ sáng thứ Năm, ngày 14-04, tại nguyện đường Thánh Martha

VATICAN. Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ 5, 14.04, tại nguyện đường Thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng: “Cần phải ngoan ngoãn trước sự hướng dẫn của Thần Khí, đừng chống lại Người.” Đức Thánh Cha cũng mạnh mẽ cảnh giác những ai biện minh tội chống lại Thần Khí với lý do là “phải trung thành với lề luật”.

Khởi đi từ bài đọc một trích sách Công vụ Tông Đồ thuật lại cuộc gặp gỡ giữa ông Phi-líp-phê, một nhà truyền giáo, với viên thái giám, là quan chức cao cấp trong triều của nữ hoàng Can-đa-kê, nước Ê-thi-óp; Đức Thánh Cha đã triển khai bài giảng của mình dựa trên những trang sách rất đẹp ấy và mời gọi mọi người biết sống ngoan ngùy trước sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Đừng biện cớ là phải trung thành với lề luật để chống lại Thần Khí

Nhân vật chính trong cuộc gặp gỡ, được trình bày nơi bài đọc một, không phải là ông Phi-líp-phê cũng không không là viên thái giám người Ê-thi-óp, nhưng là chính Chúa Thánh Thần. Và chính Thánh Thần đã giơ cánh tay uy quyền mà hành động. Chính Ngài đã làm cho Giáo hội được nảy sinh và không ngừng triển nở. Trong quá khứ, Giáo hội đã trưng dẫn cho chúng ta những hình ảnh minh họa về việc chống lại Thần Khí: những con tim chai đá và khép kín, ngu muội, ngăn cản Thánh Thần. Chúng ta đã chứng kiến nhiều sự kiện như: Phê-rô và Gioan chữa lành cho người bại liệt nằm ở Cửa Đẹp Đền Thờ, những lời lẽ đầy tâm tình và những công việc vĩ đại mà Tê-pha-nô đã làm… Nhưng người ta vẫn đóng kín lòng mình trước những dấu chỉ này và chống lại Thần Khí. Họ tìm cách biện minh bằng cách lấy lý do là phải ‘trung thành với lề luật’, nói khác đi, là trung thành với từng con chữ của lề luật.

Hôm nay, Giáo hội đề nghị chúng ta điều ngược lại: đừng chống lại Thần Khí, những hãy biết ngoan ngoãn và vâng nghe Người. Đó mới chính là thái độ đúng đắn của Kitô hữu. Ngoan ngoãn với Thần Khí và sự ngoan ngoãn này chính là thưa tiếng xin vâng để Thánh Thần có thể hoạt động và không ngừng xây dựng Giáo hội. Phi-líp-phê, một trong số các Tông đồ, cũng bận rộn như bao giám mục khác và chắc chắn lúc đó, ông cũng đang vất vả với trăm công ngàn việc. Nhưng Thần Khí đã nói ông hãy bỏ lại những gì còn dang dở trong chương trình kế hoạch và đi tới Ê-thi-óp. Phi-líp-phê đã vâng lời. Trong cuộc gặp gỡ với viên thái giám, Phi-líp-phê đã giải thích Tin Mừng cũng như thông điệp cứu độ của Tin Mừng cho ông. Chúa Thánh Thần đã hoạt động trong tâm hồn của người Ê-thi-óp này và ông đã biết mở lòng ra trước món quà đức tin quý giá. Sau đó, ông cảm thấy một điều gì đó thực sự mới mẻ trong tâm hồn mình. Cuối cùng, ông xin được rửa tội. Đó chính là sự ngoan ngoãn trước Thần Khí.

Ngoan ngoãn với Thần Khí mang lại cho chúng ta niềm vui

Hai con người, một là nhà truyền giáo và một là người chẳng hề biết gì về Đức Giêsu, nhưng Thần Khí đã gieo một sự tò mò tốt lành, một sự tò mò tốt lành chứ không phải tò mò nhiều chuyện. Cuối cùng, viên thái giám ấy đã bước đi trên con đường của mình với niềm vui, niềm vui của Thần Khí, khi biết ngoan ngoãn với Người.

Trong những ngày trước, chúng ta đã nghe điều mà người ta làm để chống lại Thần Khí, còn ngày hôm nay, chúng ta được xem một mẫu gương thật đẹp về hai con người đã ngoan ngoãn trước tiếng nói của Thánh Thần. Ngoan ngoãn với Thần Khí là nguồn mạch mọi hoan lạc. Tôi muốn làm điều này nhưng Thiên Chúa lại mời gọi tôi làm một điều khác; nhưng tôi sẽ tìm được niềm vui khi biết đáp trả lại lời mời gọi của Thần Khí.

Thánh Thần làm cho Giáo hội không ngừng tiến về phía trước

Lời cầu nguyện đẹp là biết nài xin sự ngoan ngoãn. Chúng ta tìm thấy lời cầu nguyện ấy trong sách Samuen quyển thứ nhất, lời cầu nguyện của tư tế Ê-li dạy cho cậu bé Samuen trong đêm khuya khi cậu nghe thấy có tiếng người gọi: ‘Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe.’

Đây là một lời cầu nguyện đẹp mà chúng ta có thể thân thưa với Chúa: ‘Lạy Chúa, xin hãy phán, vì con đang lắng tai nghe.’ Lời cầu nguyện xin ơn được ngoan ngoãn với Thần Khí và sự ngoan ngoãn này sẽ thúc đẩy Giáo hội trở thành khí cụ của Thánh Thần. ‘Lạy Chúa, xin hãy phán vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe.’ Chúng ta hãy cầu nguyện như thế và nhiều lần trong ngày: Khi chúng ta bối rối hoang mang, khi chúng ta nghi ngờ khó hiểu hay đơn giản là khi chúng ta muốn cầu nguyện. Và với lời cầu nguyện ấy, chúng ta xin ơn được ngoan ngoãn với Thần Khí.

Vũ Đức Anh Phương, SJ

Những nữ tu hạnh phúc nhất thế giới?

Những nữ tu hạnh phúc nhất thế giới?

Cali, Colombia --  Cộng đoàn “những truyền thông viên Thánh Thể của Thiên Chúa Cha” là cộng đoàn gồm các nữ tu yêu thích âm nhạc và ao ước rao giảng về Thiên Chúa bằng quà tặng tài năng mà Thiên Chúa ban cho họ. Cộng đoàn được Mẹ Gabriela del Amor Crucificado và cha Antonio Lootens thành lập năm 2004 từ 2 cộng đoàn đan sĩ ẩn tu. Cộng đoàn nằm trong Giáo phận Cali, tây nam Colombia, có 65 nữ tu dấn thân truyền giảng Tin Mừng qua phương tiện truyền thông xã hội.

Nữ tu María Victoria de Jesús cho Catholic News Agency biết: “sứ vụ tông đồ của các chị là loan báo Tin Mừng qua càng nhiều phương tiện truyền thông càng tốt”, và đặc sủng của các nữ tu là “truyền thông tình yêu của Thiên Chúa Cha.”

Nữ tu Maria Nazareth, người thành lập nhóm nhạc trong cộng đoàn nhắc lại lời của Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI là Giáo hội sẽ có tội nếu không sử dụng các phương tiện hiệu quả của truyền hình, và lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II: nên có một nhóm những người thánh hiến hiến thân trong các phương tiện truyền thông. Chị nói: “cộng đoàn chúng tôi đã phát sinh như thế.”

Các chị đã phát hành album tiếng Tây ban nha “Yo le Canto” – Tôi hát – và đăng tải nhiều video ca nhạc khác trên mạng internet. Hiện tại các chị đang tiến hành thực hiện các bài hát mới để phát hành vào năm 2017, và đã phát thường xuyên trên các kênh Công giáo ở Colombia, Peru và Los Angeles.

 

Chị cho biết sứ vụ âm nhạc của các chị đã bắt đàu cách đây 3 năm khi các chị sản xuất CD đầu tiên với sự giúp đỡ của một số giáo dân. Chị nói: “Trong năm ngoài chúng tôi đã bắt đầu phát hành các video clip nhạc để có thể đến được với nhiều người hơn. Chúng tôi họat động trong các hình thức nghệ thuật và nghe nhìn như radio, phim ảnh, âm nhạc, và truyền thông xã hội.” Trong khi cộng đoàn được thành lập chủ yếu để hoạt động trong lãnh vực phương tiện truyền thông thì sức mạnh âm nhạc nổi lên một cách tự nhiên nơi các chị em có năng khiếu âm nhạc.

Chị Maria Nazareth nhận định rằng: “trước khi mang một thông điệp thì cần phải có một chứng nhân sống, trung thành với Thiên Chúa và với lời mời gọi của Người. Thật sự là các lời khấn nghèo khó, vâng phục và khiết tịnh giúp chúng tôi cho đi chính mình. Phương tiện đầu tiên của truyền thông là cuộc sống của chúng ta và đó chính là Tin mừng sống -- điều thế giới cần. Rồi những điều khác sẽ đến.”

Chị cho biết các công việc được các chị tự làm lấy, từ viết lời, đạo diễn hay quay phim. Các chị học cách để tạo nên những sản phẩm tốt, vì những sản phẩm chất lượng tốt là điều tốt nhất dành cho Thiên Chúa.

Chị nhấn mạnh: “mục đích của các chị là trợ giúp tất cả các giáo phận, không chỉ ở Cali, để Giáo hội có một sưc mạnh; có mặt ở mọi nơi mà người ta chưa có đức tin hay chưa biết về Thiên Chúa; tìm kiếm các con chiên lạc và củng cố những con không ở trong đàn.”

Chị kết luận: “Khi người ta nghe chúng tôi họ nói họ cảm thấy bình an, tình yêu của Chúa Cha, và có những người đã khóc. Các nữ tu đã chạm đến trái tim của người khác bằng chính cuộc sống cầu nguyện của các chị… những trái tim cần một tiếng nói khích lệ để cảm thấy được Thiên Chúa yêu thương. Chúng tôi tìm cách để mang lại hi vọng cho con người.”

Các clip video của các chị có thể tìm thấy trên Youtube với tựa đề : “Yo le canto” (Catholic News Agency 14/04/2016)

Hồng Thủy OP

Chúa Giêsu không sợ hãi người tội lỗi, Ngài đến cứu vớt họ

Chúa Giêsu không sợ hãi người tội lỗi, Ngài đến cứu vớt họ

ĐTC Phanxicô bắt tay một em bé trong buổi tiếp kiến sáng thứ tư 13-4-2016

Giáo Hội không phải là một cộng đoàn gồm những người toàn thiện, nhưng gồm các môn đệ đang bước theo Chúa, vì họ nhận biết mình là kẻ tội lỗi cần tới ơn tha thứ của Ngài. Chúa Giêsu là một bác sĩ tài ba chữa lành và dưỡng nuôi tín hữu bằng hai loại thuốc là Lời Ngài và Thánh Thể.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với 70,000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư hàng tuần hôm qua. Trong bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tài giáo lý: “Ta muốn lòng thương xót chứ không cần lễ tế” (Mt 9,13). Giải thích trình thuật ơn gọi của thánh sử Mátthêu là một người thu thuế cho đế quốc Roma, và vì thế bị coi là kẻ tội lỗi công khai, ĐTC nói: Thế mà Chúa Giêsu lại gọi ông theo Ngài và trở thành môn đệ của Ngài. Họ nói: “Ông không đuợc đến nhà của loại người như thế!”. Thật ra, Chúa Giêsu không xa lánh các kẻ tội lỗi, nhưng giao du lui tới nhà họ và ngồi bên cạnh họ. Điều này có nghĩa là cả họ cũng có thể trở thành các môn đệ của Ngài. Sự kiện là kitô hữu không khiến cho chúng ra trở thành những người không thể chê trách vào đâu được. Giống như thánh Mátthêu từng người trong chúng ta tín thác nơi ơn thánh của Chúa, mặc dù các tội lỗi của chúng ta. Chúng ta tất cả đều là những người tội lỗi, tất cả chúng ta đều có tội.

ĐTC giải thích thêm điểm này như sau:

Khi kêu gọi Mátthêu, Chúa Giêsu cho các kẻ tội lỗi thấy rằng Ngài không nhìn qúa khứ, điều kiện xã hội, các thành kiến bề ngoài, nhưng rộng mở cho họ một tương lai mới. Có lần tôi đã nghe được một câu nói hay đẹp này: Không có vị thánh nào mà lại không có quá khứ, và không có kẻ tội lỗi nào mà lại không có tuơng lai”. Đây là điều Chúa Giêsu  làm. Không có thánh không có quá khứ, và không có tội nhân không có tương lai. Chỉ cần đáp trả lại lời mời gọi của Chúa với con tim khiêm tốn và chân thành. Giáo Hội không phải là một cộng đoàn của những người toàn thiện, nhưng là cộng đoàn của các môn đệ bước theo Chúa, vì thừa nhận mình là các kẻ tội lỗi và cần đến ơn tha thứ của Ngài. Như thế cuộc sống kitô là trường dậy khiêm nhường, mở ra cho ơn thánh.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Một thái độ như thế không được hiểu bởi những người yêu sách tin rằng mình công chính và tốt lành hơn những người khác. Kiêu căng và hãnh diện không cho phép thừa nhận mình cần ơn cứu rỗi, trái lại, chúng ngăn cản chúng ta trông thấy gương mặt thương xót của Thiên Chúa và hành động với lòng thương xót. Chúng là một bức tường. Kiêu căng và hãnh diện là một bức tường ngăn cản tương quan với Thiên Chúa. Thế nhưng sứ mệnh của Chúa Giêsu chính là đó: đến tìm từng người trong chúng ta, để chữa lành các vết thương của chúng ta, và mời gọi chúng ta theo Ngài với tình yêu thương. Chúa nói rõ điều đó: “Không phải các người khỏe mạnh cần thầy thuốc, nhưng là các người đau yếu” (c. 12). Chúa Giêsu tự giới thiệu mình như là một bác sĩ tài giỏi. Ngài loan báo Nước Thiên Chúa và các dấu chỉ biến cố Ngài đến hiển nhiên: Ngài chữa lành các tật bệnh, giải thoát khỏi sự sợ hãi, cái chết và mà quỷ. Trước Chúa Giêsu không có người tội lỗi nào bị loại trừ – không có người tội lỗi nào bị loại trừ – bởi vì quyền năng chữa lành của Thiên Chúa không biết tới tật bệnh nào mà không chữa được. Và điều này phải trao ban cho chúng ta sự tin tưởng, và rộng mở con tim của chúng ta ra cho Chúa để Chúa đến và chữa lành chúng  ta.

Khi kêu gọi các người tội lỗi vào bàn ăn của Ngài, Chúa chữa lành họ bằng cách tái lập họ trong ơn gọi, mà họ tin là đã mất, và các người biệt phái đã quên đi: đó là ơn gọi của những người được mời vào dự tiệc của Thiên Chúa. Theo ngôn sứ Isaia: Ngày ấy, trên núi này, Giavê các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế. Trên núi này, Người sẽ xé bỏ chiếc khăn che phủ mọi dân, và tấm màn trùm lên muôn nước. Ngày ấy, người ta sẽ nói: "Đây là Thiên Chúa chúng ta, chúng ta từng trông đợi Người, và đã được Người thương cứu độ. Chính Người là Chúa chúng ta từng đợi trông. Nào ta cùng hoan hỷ vui mừng bởi được Người cứu độ." (Is 25,6-9).

Nếu các người biệt phái chỉ trông thấy nơi các người được mời những kẻ tội lỗi và từ chối ngồi chung với họ, thì Chúa Giêsu trái lại, nhắc nhớ rằng cả họ cũng là những người đồng bàn của Thiên Chúa. Trong cách thức đó ngồi vào bàn với Chúa Giêsu có nghĩa là được Ngài biến đổi và cứu rỗi. Chúa Giêsu không sợ hãi đối thoại với các người tội lỗi, các người thu thuế, các đĩ điếm. Không, Ngài không sợ hãi: Ngài yêu thương tất cả mọi người!

Trong cộng đoàn kitô bàn của Chúa Giêsu gồm hai nghĩa: bàn của Lời Chúa và bàn của bí tích Thánh Thể (x. Dei Verbum, 21) Chúng là hai phương dược mà Vị Bác Sĩ Thiên Linh dùng để chữa lành và dưỡng nuôi chúng ta. Với phương dược thứ nhất là Lời,  Ngài vén mở cho thấy và mời gọi chúng ta bước vào cuộc đối thoại giữa các bạn hữu. Lời Chúa thấm vào chúng ta, và như là một con dao nó giải phẫu trong chiều sâu để cứu thoát chúng ta khỏi tật bệnh ăn sâu trong cuộc sống chúng ta. ĐTC giải thích hoạt động của Lời Chúa nơi con người như sau:

Đôi khi Lời này gây đau đớn bởi vì nó cắt mổ các giả hình, lột mặt nạ các viện cớ giả dối, phơi trần các sự thật dấu ẩn; nhưng đồng thời nó cũng soi sáng và thanh tẩy, trao ban sức mạnh và hy vọng, nó là một tái tạo quý báu trên con đường lòng tin của chúng ta. Về phần mình, bí tích Thánh Thể dưỡng nuôi chúng ta với sự sống của chính Chúa Giêsu, và như một phương thuốc cực mạnh nó liên tục canh tân ơn thánh của bí tích Rửa Tội một cách nhiệm mầu. Khi đến gần bí tích Thánh Thể, chúng ta dưỡng nuôi mình bằng Mình và Máu Chúa Giêsu; và khi đến trong chúng ta, Chúa Giêsu kết hiệp chúng ta với Thân Mình của Ngài!

ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Khi kết thúc cuộc đối thoại ấy với các người biệt phái, Chúa Giêsu nhắc nhớ họ lời của ngôn sứ Hosêa: “Hãy đi và học cho biết câu này có nghĩa gì: Ta muốn lòng thương xót chứ không cần lễ tế” (Mt 9,13). Khi nói với dân Israel, ngôn sứ quở trách họ vì các lời cầu ngyện họ dâng lên là các lời trống rỗng và không trung thực. Mặc dầu giao ước của Thiên Chúa và lòng thương xót dân thường sống với một tôn giáo bề ngoài, mà không sống trong chiều sâu giới răn của Chúa. Chính vì thế ngôn sứ nhấn mạnh: “Ta muốn lòng thương xót”, nghĩa là sự liêm chính của một con tim nhận biết các tội lỗi của mình, nhìn lại và trở về trung thành với giao ước của Thiên Chúa. “Chứ không muốn lễ tế”: không có con tim sám hối, mọi hành động tôn giáo không hữu hiệu! Chúa Giêsu áp dụng câu nói này của ngôn sứ cả cho các tương quan nhân loại: các người biệt phái ấy rất đạo đức trong hình thức, nhưng không sẵn sàng chia sẻ bàn với các người thu thuế và kẻ tội lỗi; họ không thừa nhận khả năng của một việc hồi tâm, và vì thế của một chữa lành; họ không để vào chỗ nhất lòng thương xót: tuy trung thành với Lề Luật, họ chứng minh cho thấy họ không hiểu con tim của Thiên Chúa! Nó giống như khi người ta tặng bạn một gói  trong đó có một món quà, và bạn, thay vì tìm quà, thì lại chỉ đi nhìn giấy gói quà: chỉ nhìn cái bề ngoài, cái hình thức, mà không nhìn thấy cái nhân của ơn thánh, của món quà được tặng cho bạn.

Anh chị em thân mến, tất cả chúng ta đều được mời gọi vào bàn tiệc của Chúa. Chúng ta hãy lấy làm của mình lời mời gọi ngồi bên cạnh Chúa cùng với các môn đệ của Ngài. Chúng ta hãy học biết  nhìn với lòng thương xót và nhận ra nơi từng người trong họ một người ngồi cùng bàn với chúng ta. Chúng ta tất cả là môn đệ cần kinh nghiệm và sống lời ủi an của Chúa Giêsu. Chúng ta tất cả đều cần được dưỡng nuôi bằng lòng thương xót của Thiên Chúa, bởi vì chính từ suối nguồn đó nảy sinh ra ơn cứu độ.

ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước Pháp, Bỉ, đảo Mauritius, do các Giám Mục hướng dẫn, như các bạn trẻ giáo phận Besançon và tín hữu Monacô. Trong các nhóm hành hương nói tiếng Anh có các đoàn đến từ Anh quốc, Êcốt, Hoà Lan, Australia, Niu Dilen, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Phi lippines, Canada và Hoa Kỳ. ĐTC đặc biệt chào phái đoàn các luật gia, chưởng lý đến từ Cộng hoà liên bang Đức và một nhóm các thị trưởng vùng Baden Wuettenberg. Trong các nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha ngài chào đoàn hành hương Uberaba và Uruaçu của Brasil. ĐTC cũng không quên chào phái đoàn hành hương Slovacchia và Ba Lan. Ngài nói trong các ngày này Giáo Hội Ba Lan mừng 1.500 năm ngày Ba Lan lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Cùng với các chủ chăn và tín hữu tôi cảm tạ Thiên Chúa vì biến cố lịch sử này đã tạo thành đức tin, tinh thần tu đức và nền văn hóa của quê hương anh chị em trong cộng đoàn các dân tộc, mà Chúa Kitô đã mời gọi tham dự vào mầu nhiệm cái chết và sự phục sinh của Ngài. Anh chị em hãy tạ ơn Chúa – theo các lời của thánh Gioan Phaolô II – vì ơn đã được rửa tội từ hơn 1,000 năm nay nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, được dìm mình trong nước qua ơn thánh kiện toàn nơi chúng ta hình ảnh của Thiên Chúa hằng sống, trong nước là làn sóng của sự vĩnh cửu: “Nguồn nước vọt lên cho cuộc sống vĩnh cửu” (Ga 4,14).

Trong số các nhóm nói tiếng Ý ĐTC chào tín hữu đến từ các giáo phận Mileto-Nicotera-Tropea và Teggiano-Policastro, Mazara del Vallo, Trieste, Padula và Borgo Tossignano, do các Giám Mục sở tại hướng dẫn, các Phó tế tổng giáo phận Milano và các nữ tu Thánh Thể Bergamo, cũng như các thành viên Hiệp hội trưởng lòng Thương Xót Italia. Ngài cầu chúc mọi người sống Năm Thánh Lòng Thương Xót sốt sắng để lãnh ơn toàn xá cho mình và thân nhân, đặc biệt những người đã qua đời.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC khích lệ họ tin tưởng nơi Chúa phục sinh vì Chúa biết đáp ứng hoàn toàn các khát vọng của họ, an ủi các khổ đau và biến đổi tình yêu thương trong cuộc sống gia đình

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải

Ngoan ngoãn trước sự hướng dẫn của Thần Khí

Ngoan ngoãn trước sự hướng dẫn của Thần Khí

Thánh lễ sáng thứ Năm, ngày 14.04, tại nguyện đường Thánh Marta

VATICAN. Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ 5, 14.04, tại nguyện đường Thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng: “Cần phải ngoan ngoãn trước sự hướng dẫn của Thần Khí, đừng chống lại Người.” Đức Thánh Cha cũng mạnh mẽ cảnh giác những ai biện minh tội chống lại Thần Khí với lý do là “phải trung thành với lề luật”.

Khởi đi từ bài đọc một trích sách Công vụ Tông Đồ thuật lại cuộc gặp gỡ giữa ông Phi-líp-phê, một nhà truyền giáo, với viên thái giám, là quan chức cao cấp trong triều của nữ hoàng Can-đa-kê, nước Ê-thi-óp; Đức Thánh Cha đã triển khai bài giảng của mình dựa trên những trang sách rất đẹp ấy và mời gọi mọi người biết sống ngoan ngùy trước sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Đừng biện cớ là phải trung thành với lề luật để chống lại Thần Khí

Nhân vật chính trong cuộc gặp gỡ, được trình bày nơi bài đọc một, không phải là ông Phi-líp-phê cũng không không là viên thái giám người Ê-thi-óp, nhưng là chính Chúa Thánh Thần. Và chính Thánh Thần đã giơ cánh tay uy quyền mà hành động. Chính Ngài đã làm cho Giáo hội được nảy sinh và không ngừng triển nở. Trong quá khứ, Giáo hội đã trưng dẫn cho chúng ta những hình ảnh minh họa về việc chống lại Thần Khí: những con tim chai đá và khép kín, ngu muội, ngăn cản Thánh Thần. Chúng ta đã chứng kiến nhiều sự kiện như: Phê-rô và Gioan chữa lành cho người bại liệt nằm ở Cửa Đẹp Đền Thờ, những lời lẽ đầy tâm tình và những công việc vĩ đại mà Tê-pha-nô đã làm… Nhưng người ta vẫn đóng kín lòng mình trước những dấu chỉ này và chống lại Thần Khí. Họ tìm cách biện minh bằng cách lấy lý do là phải ‘trung thành với lề luật’, nói khác đi, là trung thành với từng con chữ của lề luật.

Hôm nay, Giáo hội đề nghị chúng ta điều ngược lại: đừng chống lại Thần Khí, những hãy biết ngoan ngoãn và vâng nghe Người. Đó mới chính là thái độ đúng đắn của Kitô hữu. Ngoan ngoãn với Thần Khí và sự ngoan ngoãn này chính là thưa tiếng xin vâng để Thánh Thần có thể hoạt động và không ngừng xây dựng Giáo hội. Phi-líp-phê, một trong số các Tông đồ, cũng bận rộn như bao giám mục khác và chắc chắn lúc đó, ông cũng đang vất vả với trăm công ngàn việc. Nhưng Thần Khí đã nói ông hãy bỏ lại những gì còn dang dở trong chương trình kế hoạch và đi tới Ê-thi-óp. Phi-líp-phê đã vâng lời. Trong cuộc gặp gỡ với viên thái giám, Phi-líp-phê đã giải thích Tin Mừng cũng như thông điệp cứu độ của Tin Mừng cho ông. Chúa Thánh Thần đã hoạt động trong tâm hồn của người Ê-thi-óp này và ông đã biết mở lòng ra trước món quà đức tin quý giá. Sau đó, ông cảm thấy một điều gì đó thực sự mới mẻ trong tâm hồn mình. Cuối cùng, ông xin được rửa tội. Đó chính là sự ngoan ngoãn trước Thần Khí.

Ngoan ngoãn với Thần Khí mang lại cho chúng ta niềm vui

Hai con người, một là nhà truyền giáo và một là người chẳng hề biết gì về Đức Giêsu, nhưng Thần Khí đã gieo một sự tò mò tốt lành, một sự tò mò tốt lành chứ không phải tò mò nhiều chuyện. Cuối cùng, viên thái giám ấy đã bước đi trên con đường của mình với niềm vui, niềm vui của Thần Khí, khi biết ngoan ngoãn với Người.

Trong những ngày trước, chúng ta đã nghe điều mà người ta làm để chống lại Thần Khí, còn ngày hôm nay, chúng ta được xem một mẫu gương thật đẹp về hai con người đã ngoan ngoãn trước tiếng nói của Thánh Thần. Ngoan ngoãn với Thần Khí là nguồn mạch mọi hoan lạc. Tôi muốn làm điều này nhưng Thiên Chúa lại mời gọi tôi làm một điều khác; nhưng tôi sẽ tìm được niềm vui khi biết đáp trả lại lời mời gọi của Thần Khí.

Thánh Thần làm cho Giáo hội không ngừng tiến về phía trước

Lời cầu nguyện đẹp là biết nài xin sự ngoan ngoãn. Chúng ta tìm thấy lời cầu nguyện ấy trong sách Samuen quyển thứ nhất, lời cầu nguyện của tư tế Ê-li dạy cho cậu bé Samuen trong đêm khuya khi cậu nghe thấy có tiếng người gọi: ‘Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe.’

Đây là một lời cầu nguyện đẹp mà chúng ta có thể thân thưa với Chúa: ‘Lạy Chúa, xin hãy phán, vì con đang lắng tai nghe.’ Lời cầu nguyện xin ơn được ngoan ngoãn với Thần Khí và sự ngoan ngoãn này sẽ thúc đẩy Giáo hội trở thành khí cụ của Thánh Thần. ‘Lạy Chúa, xin hãy phán vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe.’ Chúng ta hãy cầu nguyện như thế và nhiều lần trong ngày: Khi chúng ta bối rối hoang mang, khi chúng ta nghi ngờ khó hiểu hay đơn giản là khi chúng ta muốn cầu nguyện. Và với lời cầu nguyện ấy, chúng ta xin ơn được ngoan ngoãn với Thần Khí.

Vũ Đức Anh Phương, SJ

Hai loại bách hại

Hai loại bách hại

Thánh lễ sáng thứ ba, 12.04, tại nguyện đường Thánh Marta

VATICAN. “Sự bách hại là lương thực hằng ngày của Giáo hội.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ ba, ngày 12 tháng 04, tại Nguyện đường thuộc Nhà trọ Thánh Marta.

Đức Thánh Cha chia sẻ rằng: “Các Kitô hữu phải đối diện với hai loại bách hại. Loại thứ nhất, rõ ràng và dễ nhận thấy, là bách hại của các vị tử đạo, đã bị giết chết vì đức tin, giống như đã xảy ra với Thánh Tê-pha-nô, vị tử đảo tiên khởi, hay với các Thánh Anh Hài bị Hê-rô-đê sát hại. Ngày hôm nay cũng có rất nhiều Kitô hữu bị giết chết như thế, vì tin vào Đức Kitô. Loại thứ hai có vẻ lịch sự và ít bạo lực hơn, thường ẩn dưới lớp vỏ văn hóa, sự tiến bộ và tinh thần hiện đại. Nhiều Kitô hữu vẫn đang bị bách hại một cách ‘lịch sự’ như thế, vì muốn diễn tả giá trị cao cả của việc làm con Thiên Chúa.

Như vậy, vẫn còn tồn tại những cuộc bách hại đẫm máu: bị xé ra từng mảnh bởi một con dã thú để làm vui lòng khán giả đang ngồi xem trên đấu trường hay cho nổ tung một quả bom được gài sẵn ở lối ra nhà thờ. Nhưng cũng có những cuộc bách hại diễn ra cách lịch sự và có học thức dưới ‘tấm áo của văn hóa’: Họ sẽ giam lỏng bạn vào một góc tối của xã hội, đe dọa tước đi việc làm của bạn nếu bạn không tuân thủ luật lệ mà họ đặt ra là chống lại Thiên Chúa Tạo Hóa.”

Các vị tử đạo của đời sống thường ngày

Khởi đi từ trình thuật về cuộc tử đạo của thánh Tê-pha-nô được mô tả trong sách Công vụ Tông Đồ, theo phụng vụ của ngày hôm nay, Đức Thánh Cha nhận thấy thực tế rằng kể từ hai ngàn năm nay các cuộc bách luôn xảy ra trong lịch sử đức tin Kitô giáo:

“Tôi muốn nói rằng bách hại là lương thực hằng ngày của Giáo hội. Đức Giêsu cũng đã nói như thế. Khi làm một vòng tham quan Roma và đến Colosseo, chúng ta nghĩ tới các vị tử đạo đã bị những con sư tử hung hãn giết chết. Nhưng các vị tử đạo không chỉ có ở Colosseo và cũng không chỉ có vào thời điểm đó nhưng ngày hôm nay vẫn còn có các vị tử đạo. Mới ba tuần trước đây, những Kitô hữu đang cử hành lễ Phục Sinh với nhau ở Pakistan đã bị giết chết. Chắc chắn, họ được phúc tử đạo vì đang mừng mầu nhiệm Đức Kitô phục sinh. Và như thế, Giáo hội không ngừng bước đi với các vị tử đạo của mình.

Bách hại cách ‘lịch sự’

Cuộc tử đạo của Thánh Tê-pha-nô mở đầu cho một sự bách hại bài Kitô giáo rất khốc liệt ở Giê-ru-sa-lem. Điều ấy cũng tương tự với việc ngày hôm nay nhiều người không có tự do để tuyên xưng đức tin vào Đức Giêsu. Nhưng còn có một cuộc bách hại khác mà chúng ta ít khi nhắc đến. Đó là cuộc bách hại đội lốt văn hóa, được ngụy trang với vỏ bọc hiện đại và sự phát triển.

Tôi muốn nói cách mỉa mai rằng, đó là một cuộc bách hại có ‘giáo dục’. Cuộc bách hại ấy xảy ra không phải khi người ta tuyên xưng danh Đức Giêsu, nhưng là khi người ta muốn diễn tả giá trị của việc làm con cái Chúa. Đó là một cuộc bách hại chống lại Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, nơi chính con người của những con cái Thiên Chúa. Nói cách dễ hiểu hơn, chúng ta nhận thấy rằng ngày nay, những cường quốc có quyền thiết định luật pháp để bắt buộc người khác phải đi trên con đường mà họ vạch ra. Khi một quốc gia không theo những luật pháp này, hay ít nhất không muốn có những luật pháp ấy trong hệ thống pháp luật của mình, ngay lập tức sẽ bị cô lập, bị cáo buộc và bị bách hại. Những bách hại đó tước mất đi sự tự do của con người, và ngay cả quyền chối từ của lương tâm.

Đây là sự bách hại của thế gian, tước mất tự do, trong khi Thiên Chúa ban cho chúng ta tự do để có thể làm chứng tá về Thiên Chúa Cha, Đấng tạo dựng nên chúng ta và làm chứng về Đức Kitô, Đấng đã cứu chuộc chúng ta. Cuộc bách hại ấy có một kẻ chủ mưu.

Đức Giêsu đã vạch mặt chỉ tên kẻ chủ mưu của loại bách hại có ‘giáo dục’ này, đó là tên thủ lĩnh thế gian. Những cường quốc muốn áp đặt những quan điểm, thái độ, luật lệ chống lại phẩm giá của con cái Thiên Chúa; bắt các tín hữu chống lại Đấng Hóa Công. Đây là cuộc chống đạo có quy mô lớn. Như thế đời sống của những Kitô hữu luôn có hai cuộc bách hại này. Nhưng Đức Giêsu đã hứa với chúng ta là sẽ không bỏ rơi chúng ta. ‘Anh em hãy cẩn thận. Đừng để rơi vào tinh thần thế gian. Hãy tỉnh thức luôn! Và hãy can đảm tiến về phía trước, vì Thầy luôn ở với các con.’”

Vũ Đức Anh Phương, SJ

Các tiến sĩ luật đã đóng kín tâm hồn trước Lời Chúa và trước cuộc sống của tha nhân

Các tiến sĩ luật đã đóng kín tâm hồn trước Lời Chúa và trước cuộc sống của tha nhân

VATICAN. Các tiến sĩ luật kết án người khác đã chống lại Lời Thiên Chúa. Họ khép kín tâm hồn trước những lời loan báo của các ngôn sứ. Đối với họ, cuộc sống của tha nhân chẳng có gì đáng phải bận tâm, chỉ có khuôn khổ của lề luật và những phép tắc mới là điều quan trọng. Đây chính là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ hai, ngày 11 tháng 04, tại nguyện đường Thánh Marta.  

Trọng tâm bài giảng được Đức Thánh Cha triển khai từ bài đọc một trích sách Công vụ Tông Đồ, thuật lại việc các tiến sĩ luật kết án ông Tê-pha-nô bằng những lời phỉ báng, vì họ không địch nổi lời lẽ khôn ngoan mà Thần Khí đã ban cho ông. Bấy giờ, họ mới xui mấy người phao lên rằng: “Chúng tôi đã nghe hắn nói lộng ngôn xúc phạm đến ông Mô-sê và Thiên Chúa.” Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Tâm hồn họ đã đóng kín trước chân lý của Thiên Chúa và chỉ bám lấy sự đúng sai theo lề luật. Nhưng khi chỉ biết đến sự chính xác của lề luật, của những con chữ, họ không tìm được lối đi nào khác ngoài sự dối trá, dựng lên chứng gian và giết chết người khác. Có lần, Đức Giêsu đã từng khiển trách họ bởi thái độ này, vì ‘cha ông họ đã giết các ngôn sứ’, còn chính họ lại là những người xây lăng cho các ngôn sứ ấy. Nhưng các vị tiến sĩ của lề luật, của chữ nghĩa này thật ra là những người hoài nghi hơn là đạo đức giả: ‘Nếu chúng tôi được sống vào thời cha ông chúng tôi, chắc chắn chúng tôi sẽ không làm việc đó.’ Và như thế, họ đã phủi sạch tay mình và tự xét mình là những người trong sạch. Nhưng tâm hồn họ lại đóng kín trước Lời Chúa, trước chân lý và trước sứ giả của Thiên Chúa, là những người thông truyền lời loan báo đến Dân Người.

Tôi cảm thấy đau buồn khi đọc một đoạn nhỏ trong Tin Mừng theo thánh Mát-thêu, thuật lại việc Giuđa hối hận, đến gặp các thượng tế và nói rằng: ‘Tôi đã phạm tội nộp người vô tội.’ Và Giuđa muốn trả lại tiền. Nhưng các thượng tế đáp: ‘Can gì đến chúng tôi. Mặc kệ anh!’ Trái tim họ đã thật sự khép kín trước người đàn ông đáng thương này. Giuđa đã ăn năn hối hận nhưng không biết phải làm gì để chuộc lỗi. Và điều mà anh nhận được là một câu nói lạnh nhạt: ‘Mặc xác anh!’ Giuđa đã ném số bạc vào Đền Thờ và ra đi thắt cổ. Các thượng tế đã làm gì khi Giuđa thắt cổ? Phải chăng họ đã nói: ‘Ôi, tôi nghiệp anh quá’? Không. Họ không tỏ ra thương xót nhưng ngay lập tức đề cấp đến số bạc Giuđa đã bỏ lại: ‘Không được phép bỏ vào quỹ Đền Thờ, vì đây là giá máu.’… Theo luật thì chúng ta phải làm như thế này, như thế nọ, như thế kia…. Ôi, những vị tiến sĩ của chữ nghĩa!  

Đối với các vị tiến sĩ ấy, mạng sống của một con người chẳng có nghĩa lý gì, sự ăn năn hối hận của Giuđa chẳng hề quan trọng. Điều duy nhất quan trọng với họ là khuôn khổ của lề luật, là những từ ngữ, chữ nghĩa và tất cả những gì mà họ đã xây đắp lên. Đây chính là sự chai cứng trong tâm hồn họ. Nhưng những người có con tim chai đá và mù tối ấy đã không thắng nổi chân lý mà Tê-pha-nô đang nói. Vì thế, họ tìm những nhân chứng giả để có thể kết án ông.

Kết cục của Tê-pha-nô cũng giống như bao vị ngôn sứ khác, và cũng giống như Đức Giêsu. Và đây cũng chính là điều không ngừng được lặp lại trong lịch sử của Giáo hội. Lịch sử ấy nói với chúng ta về bao nhiêu người đã bị giết hại, bị kết án cho dẫu là hoàn toàn vô tội: bị kết án với lời của Thiên Chúa, vì bị cho rằng đã chống lại Lời Thiên Chúa. Chúng ta hãy nghĩ đến việc săn phù thủy hay nghĩ đến thánh Gioana thành Arc (Jeanne d'Arc) của nước Pháp, nghĩ đến rất nhiều người khác đã bị đưa lên dàn hỏa thiêu. Họ bị xử tử vì, theo các thẩm phán, không hành xử đúng với Lời Chúa. Gương của Đức Giêsu vẫn còn đó. Khi Ngài một mực trung tín và vâng phục Lời của Cha, Ngài đã phải chết treo nhục nhã trên thập giá. Với tất cả sự dịu dàng, từ tốn, Đức Giêsu đã nói với hai môn đệ trên đường Emmaus: ‘Ôi kẻ khờ dại, chậm tin các điều các Ngôn Sứ đã nói!’ Phần chúng ta, ngày hôm nay, chúng ta cũng hãy nài xin Thiên Chúa, với cùng một sự dịu dàng, từ tốn ấy, đoái xem đến những ngu muội lớn cũng như nhỏ trong tâm hồn chúng ta. Xin Chúa chăm nom, vỗ về chúng ta và nói với chúng ta rằng: ‘Ôi, kẻ khờ dại và chậm tin’ và sau đó, xin Chúa bắt đầu giải thích mọi sự cho chúng ta.”

Vũ Đức Anh Phương, SJ

 

Kitô hữu là người biết thưa tiếng ‘xin vâng’

Kitô hữu là người biết thưa tiếng ‘xin vâng’

Thánh lễ Truyền Tin, thứ hai, 04.04.2016

VATICAN. “Hãy tự hỏi mình xem liệu tôi có phải là người biết thưa tiếng ‘xin vâng’ hay là người luôn quay mặt giả điếc làm không thèm trả lời.” Đây là một trong những thông điệp mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ trong bài giảng thánh lễ sáng hôm nay, thứ 2, ngày 04.04, tại nguyện đường Thánh Marta. Đây là thánh lễ đầu tiên của Đức Thánh Cha tại nguyện đường này sau thời gian nghỉ lễ Phục Sinh. Khởi đi từ Lễ Truyền Tin hôm nay, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng: “Chính tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ Maria đã mở ra cách cửa dẫn đến tiếng ‘xin vâng’ của Đức Giêsu.”

Áp-ra-ham đã vâng phục Thiên Chúa, đã thưa tiếng ‘vâng’ trước lời mời gọi của Chúa và sẵn sàng rời bỏ vùng đất bấy lâu nay đã sống để lên đường đi đến nơi ông không hề biết. Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung bài giảng của mình vào ‘chuỗi dây của những tiếng xin vâng’, được bắt đầu với Áp-ra-ham. Khi đề cập trến biến cố Truyền Tin, Đức Thánh Cha chia sẻ rằng căn tính của con người, ngay cả của những người thời cổ xưa như Áp-ra-ham và Mô-sê, chính là biết đáp tiếng ‘xin vâng’ trước sự kỳ vọng của Thiên Chúa. Tuy nhiên, chúng ta cũng nghĩ đến Isaia, khi Thiên Chúa sai ông đi nói chuyện với dân chúng, dường như ông đã do dự và trả lời rằng ‘môi miệng ông ô uế’.

Tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ Maria mở ra cánh cửa để dẫn tới tiếng ‘xin vâng’ của Đức Giêsu

Thiên Chúa thanh tẩy môi miệng của Isaia và ông đã thưa ‘xin vâng’. Điều này cũng xảy ra với tiên tri Giê-rê-mia khi ông nhận thấy mình không biết ăn nói, nhưng sau đó ông đã đáp ‘‘xin vâng’’ với Thiên Chúa. Ngày hôm nay, tin Mừng nói với chúng ta điểm cuối cùng của chuỗi dây ‘xin vâng’ ấy, được bắt đầu từ một tiếng ‘xin vâng’ khác: đó chính là tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ Maria. Với tiếng ‘xin vâng’ này, Thiên Chúa không chỉ còn là ghé mắt nhìn đến Dân Người, hay bước đi đồng hành với Dân Người nữa, nhưng Thiên Chúa đã thực sự trở nên một người trong chúng ta và mang lấy thân xác phàm nhân. Tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ Maria đã mở ra cánh cửa dẫn tới tiếng ‘xin vâng’ của Đức Giêsu: ‘Con đến để thực thi ý Chúa.’ Đức Giêsu đã cùng với tiếng ‘xin vâng’ này bước trọn cuộc hành trình dương thế, đến tận cây Thánh Giá. Trong giây phút sắp phải chịu khổ hình, Đức Giêsu đã xin Cha cất chén đắng đi. Nhưng ngay lập tức, Ngài cũng thưa tiếng ‘xin vâng’, ‘một theo ý Cha, đừng theo ý con. Như vậy, nơi Đức Giêsu, có tiếng ‘‘xin vâng’’ của Thiên Chúa. Chính Ngài là hiện thân của sự vâng phục.

Trong tiếng 'xin vâng' của Mẹ Maria, có tiếng 'xin vâng' của tất cả lịch sử cứu độ

Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp để chúng ra cảm tạ Thiên Chúa vì Ngài đã hướng dẫn chúng ta bước đi trên con đường ‘xin vâng’, và cũng là dịp thuận tiện để chúng ta suy nghĩ, phản tỉnh về đời sống của mình. Tất cả chúng ta, trong những ngày sống, cần phải nói ‘xin vâng’ hoặc ‘từ chối’, và đôi khi chúng ta nói ‘vâng’ hoặc nhiều lần chúng ta cúi thấp đầu xuống lẩn trốn như Adam và Eva, để không nói ‘từ chối’ khi phải làm điều gì đó ta không hiểu được. Điều chúng ta không hiểu là điều mà Thiên Chúa đòi hỏi. Hôm nay là ngày lễ ‘xin vâng’. Trong tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ Maria, có tiếng ‘xin vâng’ của tất cả lịch sử cứu độ, và từ đó, tiếng ‘xin vâng’ cuối cùng của con người và của Thiên Chúa đã bắt đầu.

Chúng ta có là những người ‘xin vâng’

Với tiếng ‘vâng’ từ thủa ban đầu, Thiên Chúa đã tác tạo vũ trụ và con người. Đó là một công trình tạo dựng tuyệt đẹp. Và ngày hôm nay, cũng với tiếng ‘xin vâng’, Thiên Chúa đã tái tạo vũ trụ và tất cả chúng ta thành những thụ đạo đẹp đẽ nhất. Tiếng ‘xin vâng’ của Thiên Chúa, Đấng đã thánh hóa chúng ta, giúp chúng ta không ngừng tiến lên phía trước trong Đức Giêsu Kitô. Hôm nay là ngày để chúng ta tạ ơn Thiên Chúa và cũng để tự tra vấn mình: Tôi có phải là người biết thưa tiếng ‘xin vâng’ hay chỉ biết nói ‘từ chối’, hay  tôi là người giả điếc làm ngơ không thèm trả lời? Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để bước đi trên con đường của những người biết thưa tiếng ‘xin vâng’.

Sau bài giảng, các nữ tu Dòng Thánh Vinh Sơn đã lặp lại lời khấn. Các sơ cũng là những người phục vụ tại Nhà trọ Thánh Marta. Đức Thánh Cha chia sẻ rằng: “Các sơ thực hiện việc nhắc lại lời khấn đều đặn mỗi năm. Thánh Vinh Sơn rất khôn ngoan khi ngài biết bằng sứ vụ mà các sơ đảm nhận khó khăn vất vả. Bởi vậy, ngài muốn con cái của mình phải nhắc lại nhữnglời khấn hứa ấy hằng năm.

Vũ Đức Anh Phương, SJ

 

Lòng thương xót của Thiên Chúa không mệt mỏi trước các con tim khép kín

Lòng thương xót của Thiên Chúa không mệt mỏi trước các con tim khép kín

ĐTC Phanxicô chào tín hữu sau Thánh Lễ Chúa Nhật Lòng Thương Xót 3-4-2016

Thánh lễ và Kinh Lạy Nữ Vưong Thiên Đàng Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót

Lúc 10 giờ rưỡi sáng hôm qua Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, đã có hơn 80,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự thánh lễ do ĐTC Phanxicô cử hành tại thềm Đền Thờ Thánh Phêrô. Thứ bẩy vừa qua cũng là ngày kỷ niệm 11 năm Đức Gioan Phaolô II qua đời chiều tối trước lễ Lòng Chúa Thương Xót.

Cùng đồng tế với ĐTC có 25 Hồng Y, 40 Giám Mục và 500 Linh Mục. Một số trong các vị hướng dẫn tín hữu về Roma hành hương Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót. Giảng trong thánh lễ ĐTC đã mời gọi mọi người đừng bao giờ mệt mỏi kín múc lòng thương xót nơi Thiên Chúa Cha và đem nó đến cho toàn thế giới, sống thương xót và phổ biến sức mạnh của Tin Mừng khắp nơi.

Mở đầu bài giảng ngài nói:

Tin Mừng là cuốn sách của lòng thương xót của Thiên Chúa, cần đọc đi đọc lại, bởi vì những gì Chúa Giêsu đã nói và làm diễn tả lòng thương xót của Thiên Chúa Cha. Nhưng không phải tất cả đều đã được viết; Tin Mừng Lòng Thương Xót là môt cuốn sách rộng mở, nơi được tiếp tục viết các dấu chỉ của các môn đệ Chúa Kitô, các cử chỉ cụ thể của tình yêu là chứng tá tốt đẹp nhất của lòng thương xót. Chúng ta tất cả đều được mời gọi trở thành những người viết sống động của Tin Mừng, trở thành những người đem Tin Mừng tới cho mọi người nam nữ ngày nay. Chúng ta có thể làm điều đó, khi thực hiện các công việc của lòng thương xót thể lý và tinh thần, là kiểu sống của cuộc đời kitô. Qua các cử chỉ đơn sơ và mạnh mẽ, đôi khi vô hình đó, chúng ta có thế thăm viếng những người có nhu cầu, bằng cách đem đến cho họ sự dịu hiền và ủi an của Thiên Chúa. Và như thế chúng ta tiếp tục điều Chúa Giêsu đã làm trong ngày Phục Sinh, khi Ngài đổ vào con tim các môn đệ đang sợ hãi lòng thương xót của Thiên Chúa Cha, và ban cho các vị Chúa Thánh Thần, tha thứ tội lỗi và trao ban niềm vui.

Tuy nhiên, trong trình thuật Phúc Âm chúng ta cũng tìm thấy sự mâu thuẫn hiển nhiên: một đàng là sự sợ hãi của các môn đệ đóng kín cửa nhà; đàng khác là sứ mệnh đến từ Chúa Giêsu, là Đấng gửi họ vào lòng thế giới để loan báo ơn tha thứ. Sự mâu thuẫn này cũng có thể có nơi chúng ta, một cuộc chiến nội tâm giữa sự đóng kín con tim và lời mời gọi của tình yêu mở rộng cửa và đi ra khỏi chính mình. Chúa Kitô, Đấng vì tình yêu, đã vào qua các cửa đóng kín của tội lỗi, cái chết và âm phủ, cũng ước ao vào từng người trong chúng ta để mở toang các cánh cửa đóng kín của con tim chúng ta. Với sự phục sinh Ngài đã chiến thắng sự sợ hãi giam cầm chúng ta, Ngài muốn mở toang các cánh cửa đóng kín của chúng ta và gửi chúng ta ra đi. Con đường, mà vị Thầy phục sinh chỉ cho chúng ta, chỉ có một chiều: ra khỏi chính mình để làm chứng cho sức mạnh chữa lành của tình yêu, mà Ngài đã chinh phục cho chúng ta. Chúng ta thường thấy trước mắt một nhân loại bị thương tích và sợ hãi, một nhân loại mang trên mình các vết thương của khổ đau và không chắc chắn. Trước tiếng kêu đau đớn của lòng thương xót và hoà bình, hôm nay chúng ta cũng cảm thấy lời mời gọi được hướng tới từng người trong chúng ta, mời gọi tin tưởng nơi Chúa Giêsu: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con” (c. 21).

Tiếp tục bài giảng ĐTC khẳng định thêm như sau:

Mọi tật nguyền có thể tìm thấy sự cứu giúp hữu hiệu nơi lòng thương xót của Thiên Chúa. Thật thế, lòng thương xót của Ngài không ngừng lại ở xa: Ngài ước ao đến gặp gỡ tất cả mọi nghèo nàn và giải thoát khỏi biết bao hình thức nô lệ, gây khổ đau cho thế giới chúng ta. Ngài muốn tới với các vết thương của từng người, để chữa lành chúng. Là các tông đồ của lòng thương xót có nghĩa là sờ mó và vuốt ve các vết thương ngày nay cũng hiện diện trên thân xác và trong tâm hồn của biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta. Khi săn sóc các vết thương đó, chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu, chúng ta khiến cho Ngài hiện diện  sống động, chúng ta cho phép các người khác sờ mó được lòng thương xót của Ngài với bàn tay và nhận biết Ngài là “Chúa và Thiên Chúa” (c. 28) như tông đồ Toma đã làm. Và đó là sứ mệnh được uỷ thác cho chúng ta. Có biết bao nhiêu người xin được lắng nghe và cảm thông! Tin Mừng của lòng thương xót cần loan báo và viết ra trong cuộc sống, tìm kiếm những người có con tim kiên nhẫn và rộng mở, tìm “các người samaritano nhân hậu” biết cảm thương và im lặng trước mầu nhiệm của người anh chị em. Nó đòi hỏi các phục vụ quảng đại và tươi vui yêu thương một cách nhưng không, mà không đòi hỏi bất cứ gì đổi lại.

“Bình an cho các con” là lời chào Chúa Kitô đem đến cho các môn đệ Ngài, đó cũng là lời chào mà con người thời đại chúng ta chờ đợi. Đây không phải là một hoà bình được thương thuyết, không phải là việc ngưng cái gì đó không ổn; Nó là hoà bình của Chúa, hoà bình đến từ con tim của Đấng Phục Sinh, hoà bình đã chiến thắng tội lỗi, cái chết và sự sợ hãi. Đó là hoà bình không chia rẽ, nhưng hiệp nhất; đó là hoà bình không để cho cô đơn, nhưng làm cho cảm thấy được lắng nghe và yêu thương; đó là hoà bình kéo dài trong đau khổ và làm cho hy vọng nở hoa. Như trong ngày Phục sinh, hoà bình này nảy sinh và tái sinh luôn mãi từ sự tha thứ của Thiên Chúa, cất đi nỗi sợ hãi khỏi con tim. Là những người đem hoà bình của Chúa là sứ mệnh Giáo Hội giao cho chúng ta trong ngày lễ Phục Sinh. Chúng ta đã sinh ra trong Chúa Kitô như là dụng cụ của hòa giải, để đem tới cho tất cả mọi người sự tha thứ của Thiên Chúa Cha, để vén mở gương mặt chỉ có tinh yêu của Ngài trong các dấu chỉ của lòng thương xót.

Trong thánh vịnh chúng ta đã công bố “Tinh yêu Ngài tồn tại luôn mãi” (Tc 117, 2). Đúng thế, lòng thương xót của Thiên Chúa vĩnh cửu, không kết thúc, không cạn kiệt, không đầu hàng trước các khép kín, và không bao giờ mệt mỏi. Trong cái luôn mãi đó chúng ta tìm thấy sự nâng đỡ trong những lúc thử thách và yếu đuối, bởi vì chúng ta xác tín rằng Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta: Ngài luôn mãi ở bên cạnh chúng ta. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì tình yêu cao cả mà chúng ta không thể hiểu được như thế. Chúng ta hãy xin ơn không bao giờ mệt mỏi kín múc lòng thương xót của Thiên Chúa Cha và đem nó tới cho thế giới; chúng ta hãy xin cho chính chúng ta biết thương xót và phổ biến khắp nơi sức mạnh của Tin Mừng.

Các lời nguyện giáo dân đã được tuyên đọc trong các thứ tiếng Ý, Tầu, Tây Ban Nha, Hindi và Bồ Đào Nha. 250 linh mục đã giúp ĐTC cho tín hữu rước Mình Thánh Chúa.

Càng lúc tín hữu tiến về quảng trường càng đông: lúc gần 12 giờ trưa đã lên tới hơn 120.000. Ngỏ lời với mọi người trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng ĐTC nói:

Trong ngày này là trung tâm của Năm Lòng Thương Xót, tôi nghĩ tới tất cả các dân tộc đang khao khát hoà giải và hoà bình. Một cách đặc biệt tôi  nghĩ tới thảm cảnh của người đau khổ vì các hậu qủa của bạo lực bên Ucraina: tới những người còn ở lại trong các vùng đất bị liên lụy bởi các thù nghịch khiến cho nhiều ngàn người chết và hơn một triệu người bị bó buộc rời bỏ các vùng đất ấy vì tình hình  nghiêm trọng kéo dài. Bị liên lụy nhất là người già và trẻ em. Ngoài việc đồng hành với họ bằng tư tưởng và lời cầu nguyện liên lỉ, tôi đã quyết định phát dộng một sự trợ giúp nhân đạo cho họ. Để đạt mục đích ấy sẽ có một cuộc lạc quyên đặc biệt trong tất cả mọi nhà thờ công giáo toàn  Âu châu ngày Chúa Nhật 24 tháng 4. Tôi mời gọi tín hữu hiệp nhất với sáng kiến này của Giáo Hoàng bằng một đóng góp quảng đại. Cử chỉ bác ái này, ngoài việc làm vơi nhẹ các nỗi khổ đau vật chất, cũng muốn bầy tỏ sự gần gũi và tình liên đới của riêng tôi và của toàn thể Giáo Hội đối với Ucraina. Tôi nhiệt liệt cầu mong nó có thể giúp mau chóng thăng tiến hoà bình và việc tôn trọng quyền lợi của vùng đất bị thử thách biết bao này.

Và trong khi cầu nguyện cho hoà bình, chúng ta cũng hãy nhớ rằng ngày mai là Ngày Quốc Tế bài mìn chống người. Có quá nhiều người tiếp tục hị giết hay bị tàn tật vì các vũ khí khủng khiếp này, và có các người nam nữ can đảm liều mạng để gỡ mìn của các vùng đất bị gài mìn. Chúng ta hãy canh tân dấn thân cho một thế giới không có mìn chống người nữa.

Sau cùng tôi gởi lời chào tới tất cả anh chị em đã tham dự buổi cử hành này, cách riêng các nhóm vun trồng lịnh đạo Lòng Thương Xót. Chúng ta hãy cùng nhau hướng lời cầu nguyện tới Mẹ chúng ta.

ĐTC đã cùng mọi người hát Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, tiêp đến ngài ban phép lanh toà thánh cho tất cả. Sau thánh lễ ĐTC đã chào các Hông Y, một số linh mục đồng tế, và đi xe díp quanh quảng trường để chào tín hữu.

Linh Tiến Khải

Xe Fiat 500L Đức Giáo Hoàng đã dùng bán được 300,000 Mỹ kim

Xe Fiat 500L Đức Giáo Hoàng đã dùng bán được 300,000 Mỹ kim

Xe Fiat 500L Đức Giáo Hoàng

NEW YORK. Chiếc xe con hiệu Fiat 500L ĐTC Phanxicô đã dùng trong cuộc viếng thăm ở New York, Hoa Kỳ hồi tháng 9 năm ngoái, đã được bán đấu giá với 300 ngàn Mỹ kim (265,000 Euro).

Xe này bình thường trị giá 24,695 Mỹ kim (khoảng 22 ngàn Euro).

Việc bán đấu giá này để giúp người nghèo và do mạng Charitybuzz.com tổ chức trực tuyến với sự cộng tác của tổng giáo phận New York. Hạn chót để trả giá là vào lúc 9 giờ tối ngày 31-3-2016 giờ địa phương.

 ĐHY Timothy Dolan, TGM New York, sẽ gặp người thắng cuộc bán đấu giá và làm phép chiếc xe này. Số tiền thu được sẽ được dùng để hỗ trợ các trường Công Giáo, các Hội bác ái Công Giáo, Cơ quan cứu trợ Công Giáo Hoa Kỳ và Hội Công Giáo hỗ trợ miền Trung Đông.

Tổ chức Charitybuzz.com là cơ quan đầu tiên chuyên tổ chức bán đấu giá làm việc nghĩa. 80% lợi tức thu được được dùng để hỗ trợ các dự án từ thiện trên thế giới. Cho đến nay tổ chức này đã quyên được hơn 165 ngàn mỹ kim cho chính nghĩa bác ái.

Trong cuộc bán đấu giá chiếc xe Fiat tương tự ĐTC đã dùng khi viếng thăm thành phố Philadelhia, giá cao nhất đạt được là 82 ngàn mỹ kim (73,000 Euro) (KNA 1-4-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Lòng thưong xót của Thiên Chúa lớn lao hơn tội lỗi của chúng ta

Lòng thưong xót của Thiên Chúa lớn lao hơn tội lỗi của chúng ta

ĐTC Phanxicô hôn các trẻ em trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 30-3-2016

Lòng thương xót của Thiên Chúa lớn lao hơn tội lỗi của chúng ta

Chúng ta tất cả đều cần đến ơn tha thứ của Thiên Chúa giải thoát khỏi sự dữ, tội lỗi và cái chết. Dù chúng ta có lỗi phạm gì đi nữa, thì lòng thương xót của Thiên Chúa lớn lao hơn tội lỗi của chúng ta

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 70,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ hàng tuần với ĐTC sáng thứ tư hôm qua.  ĐTC đã kết thúc các suy tư về lòng thương xót trong Cựu Ước với thánh vịnh 51, là lời cầu sám hối xưng thú lỗi lầm và xin tha tội, trong đó người cầu nguyện để cho tình yêu của Chúa thanh tẩy và trở thành một thụ tạo mới, có khả năng vâng lời, có tinh thần vững mạnh và chúc tụng chân thành.

Tựa đề do truyền thống do thái cổ xưa đặt cho thánh vịnh ám chỉ vua Đavít và tội nhà vua phạm với bà Betsabea,vợ ông Urigia người Híttít. Chúng ta biết rõ chuyện của vua Đavít, được Thiên Chúa kều gọi chăn dắt và hướng dẫn dân trên các con đường tuân phục Lề Luật của Chúa, nhưng nhà vua đã phản bội sứ mệnh của mình, và sau khi đã phạm tội ngoại tình với bà Betsabea, ông đã sát hại chồng bà. Thật là tội xấu xa! Ngôn sứ Nathan đã vén mở tội của vua và giúp vua nhận ra lỗi lầm. Đây là lúc giao hoà với Thiên Chúa trong việc xưng thú tội lỗi của mình. Chính ở đây vua Đavít đã khiêm tốn và cao cả! ĐTC nói:

Ai cầu nguyện với Thánh vịnh này được mời gọi có cùng các tâm tình sám hối và tin tưởng nơi Thiên Chúa mà vua Đavít đã có khi ông nhìn lại mình,  và tuy là vua, ông đã hạ mình xuống mà không sợ xưng thú tội lỗi và cho Chúa thấy sự bần cùng của ông, nhưng xác tín về lòng thương xót của Ngài. Và điều vua đã làm không phải là một tội nhỏ, một lời nói dối nhỏ: ông đã là một kẻ ngoại tình và giết người!

Thánh vịnh bắt đầu với các lời khẩn nài sau đây:

“ Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm,

 tội lỗi con xin Ngài thanh tẩy” (Tv 51,3-4).

Lời khẩn nài hướng tới Thiên Chúa của lòng thương xót, để được thúc đẩy bởi một tình yêu lớn lao như tình yêu của một người cha người mẹ, Ngài thương xót, nghĩa là ban ơn thánh, cho thấy ân huệ của Ngài với lòng tốt và sự cảm thông. Đó là một lời kêu than đau đớn lên Thiên Chúa, là Đấng duy nhất có thể giải thoát con người khỏi tội lỗi. Nhiều hình ảnh rất linh động được sử dụng: xoá bỏ, rửa sạch con, làm cho con được tinh tuyền. Trong lời cầu này nhu cầu đích thật của con người được biểu lộ: điều duy nhất mà chúng ta thật sự cần có trong cuộc sống đó là được tha thứ, được giải thoát khỏi sự dữ và các hậu quả chết chóc của nó. Rất tiếc cuộc sống khiến cho chúng ta kinh nghiệm biết bao lần các tình trạng này; và còn hơn thế nữa trong các tình trạng đó chúng ta phải tín thác nơi lòng thương xót. ĐTC nhấn mạnh lòng thương xót Chúa như sau:

Chúng ta đừng quên điều này: Thiên Chúa cao cả hơn tội lỗi của chúng ta! “Thưa cha, con không biết nói sao, con đã phạm biết bao nhiêu tội, mà là những tội nặng!” Thiên Chúa cáo cả hơn tất cả những tội mà chúng ta có thể phạm. Chúa cao cả hơn tội lỗi của chúng ta. Chúng ta có cùng nhau nói lên điểu này không? Tất cả cùng nhau: “Thiên Chúa cao cả hơn tội lỗi của chúng ta!” Một lần nữa: “Thiên Chúa cao cả hơn tội lỗi của chúng ta!” Một lần nữa: “Thiên Chúa cao cả hơn tội lỗi của chúng ta!” Và tình yêu của Ngài là một dại dương trong đó chúng ta có thể dìm mình mà không sợ hãi bị chìm nghỉm: đối với Thiên Chúa tha thứ có nghĩa là trao ban cho chúng ta sự chắc chắn rằng Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Bất cứ gì chúng ta có thể trách cứ chính mình, Ngài vẫn luôn luôn cao cả hơn tất cả (Gr 3,20), bởi vì Thiên Chúa lớn lao hơn tội lỗi của chúng ta.

Trong nghĩa này ai cầu nguyện với Thánh vịnh này tìm kiếm sự tha thứ, xưng thú tội lỗi mình, nhưng khi thừa nhận nó họ cử hành công lý và sự thánh thiện của Thiên Chúa. Thế rồi ông còn xin ơn thánh và lòng thương xót nữa. Tác giả thánh vịnh tín thác nơi lòng lành của Thiên Chúa, ông biết rằng ơn tha thứ của Chúa vô cùng hữu hiệu, bởi vì nó tạo ra điều nó nói. Nó không che dấu tội lỗi nhưng huỷ diện và xóa bỏ tội lỗi; Ngài xóa bỏ tận gốc rễ, không phải như người ta làm trong tiệm giặt, khi chúng ta đem quần áo tới và họ tẩy các vết bẩn. Không! Thiên Chúa xóa bỏ tội lỗi chúng ta tận gốc rễ, xóa bỏ tât cả! Vì thế người sám hối lại trở nên trong trắng, mọi vết nhơ bị loại bỏ và giờ đây họ trắng hơn tuyết không bị ô nhiễm. Tất cả chúng ta là những người tội lỗi. Điều này đúng có phải không? Nếu có ai trong anh chị em không cảm thấy mình là người tội lỗi, thì giơ tay lên… Không có ai hết! Tất cả chúng ta đều tội lỗi.

ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Chúng ta những kẻ tội lỗi, với ơn tha thứ, chúng ta trở nên các thụ tạo mới, tràn đầy thần khí và niềm vui. Giờ đây một thực tại mới bắt đầu cho chúng ta: một con tim mới, một tinh thần mới, một cuộc sống mới. Chúng ta những người tội lỗi đã được tha thứ, chúng ta đã đón nhận ơn thánh Chúa, chúng ta cũng có thể dậy cho người khác đừng phạm tội nữa. “Nhưng mà thưa cha, con yếu đuối, con ngã, con ngã”. “Nhưng nếu bạn ngã,  thì hãy đứng lên! Đứng lên!”. Khi một đứa bé ngã, nó làm gì?” Nó giơ tay cho mẹ cho cha để kéo nó đứng lên. Chúng ta cũng hãy làm như thế! Nếu bạn ngã vì yếu đuối trong tội lỗi thì hãy giơ tay lên: Chúa cầm lấy nó và sẽ giúp bạn đứng lên. Đó là phẩm giá sự tha thứ của Thiên  Chúa! Phẩm giá trao ban cho chúng ta sự tha thứ của Thiên Chúa là phẩm giá đứng lên, luôn luôn đứng lên, bởi vì Ngài đã tạo dựng người nam và người nữ để họ đứng thẳng.

Tác giả thánh vịnh nói: “Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một

tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ… Đường lối Ngài, con sẽ dạy cho người tội lỗi, ai lạc bước sẽ trở lại cùng Ngài.” ( Tv 51,12.15).

Và ĐTC kết luận bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến, ơn tha thứ của Thiên Chúa là điều mà chúng ta tất cả cần đến và là dấu chỉ lớn lao nhất lòng thương xót của Ngài. Một ơn mà mỗi một người tội lỗi được tha thứ được mời gọi chia sẻ với mọi anh chị em mình gặp gỡ. Tất cả những ai mà Chúa đặt để bên cạnh chúng ta, các người thân trong gia đình, bạn bè, bạn cùng làm việc, tín hữu giáo xứ… tất cả như chúng ta đều cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa. Thật là đẹp được tha thứ, nhưng bạn, nếu bạn muốn được tha thứ,  thì đến lượt mình cũng hãy thứ tha. Hãy thứ tha!

Xin Chúa cho chúng ta, qua lời bầu cử của mẹ Maria, Mẹ của lòng thương xót, là các chứng nhân của sự tha thứ, thanh tẩy con tim và biến đổi cuộc sống.

Hôm qua đã có rất nhiều đoàn hành hương do các Giám Mục giáo phận hướng dẫn về Roma mừng Năm Thánh Lòng Thương Xót. ĐTC đã chào các nhóm đến từ Pháp, Thuỵ Sĩ, Bỉ, Luxembourg, Anh quốc, Ireland, Na Uy, Đức, trong đó có nhóm tín hữu giáo phận Regensburg do ĐC Rudolf Vordeholzer hướng dẫn, và các tín hữu  Hoà Lan trong đó có nhóm các đại chủng sinh giáo phận Rolduc, do ĐC Franz Wiertz hướng dẫn. ĐTC cũng chào các đoàn hành hương Nigeria, Australia, Indonesia, Pakistan và Hoa Kỳ.

Trong các đoàn hành hương Tây Ban Nha có nhóm tín hữu giáo phận Barbastro-Monzón do ĐC Angel Javier Perez Pueyo hướng dẫn, và đoàn hành hương giáo phận León do ĐC Julián López Martín hướng dẫn.

Ngài cũng chào các đoàn hành hương Croat, Bosni Erzegovina, đặc biệt nhóm các liinh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân tổng giáo phận Rijeka do ĐC Ivan Devci chướng dẫn,  cũng như các đoàn hành hương Ba Lan.

Ngài chúc mừng lễ Phục Sinh tất cả và cầu mong chuyến hành hương Năm Thánh Lòng Thương Xót củng cố niềm tin và lòng trung thành của mọi người với Chúa Kitô, để ai nấy tươi vui làm chứng cho lòng thương xót Chúa trong môi trường cuộc sống thường ngày.

Trong các nhóm tiếng Ý ĐTC chào nhóm các tân Phó tế Dòng Tên mới được truyền chức chiều thứ ba vừa qua, trong đó có thầy Agostino Nguyễn Thái Hiệp, cũng nhu các bề trên và thân nhân; các nhóm bạn trẻ đến từ nhiều giáo xứ các giáo phận Milano, Cremona, Ravenna- Cervia, Bari; các nữ tu dòng Phan Sinh thừa sai kết thúc Tổng tu nghị. Ngài cầu chúc chuyền hành hương Roma đem lại nhiều hoa trái thiêng liêng.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, ĐTC xin mọi người nhìn lên Chúa phục sinh, Đấng đã chiến thắng cái chết để hiểu giá trị cuộc sống và khổ đau như dịp quý báu của ơn cứu độ.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải

Các Thượng Phụ Trung Đông kêu gọi hòa bình và hy vọng

Các Thượng Phụ Trung Đông kêu gọi hòa bình và hy vọng

Các Thượng Phụ Trung Đông kêu gọi hòa bình và hy vọng

BEIRUT. Trong dịp lễ Phục Sinh vừa qua, nhiều vị Thượng Phụ ở Trung Đông kêu gọi hòa bình và mời gọi các tín hữu hy vọng giữa những khó khăn.

ĐHY Bechara Rai, Thượng Phụ Giáo Chủ Công Giáo Maronite, có trụ sở ở Bkerké, gần Beirut, nhận định rằng thế giới, đặc biệt cộng đồng chính trị và nhà cầm quyền các dân nước, rất cần những chứng tá về sự phục sinh.

Trong sứ điệp Phục Sinh, ĐHY Rai tố giác rằng các cường quốc miền và quốc tế đang áp đặt những cuộc chiến tranh tàn phá ở Trung Đông, nhất là trên các lãnh thổ của người Palestine, Irak và Siria. Các nước mạnh này ”khơi lên khói lửa”, tài trợ và cung cấp các dụng cụ chiến tranh ở Trung Đông, và gửi võ khí cho những tên khủng bố và đánh thuê.. nhắm đến những mưu đồ chính trị, những quyền lợi kinh tế và các mục tiêu chiến lược”. Theo ĐHY Rai, Liban có thể bảo tồn căn tính của mình nếu giữ trung lập và có lập trường rõ ràng giữa các khối miền và quốc tế”.

Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem, Fouad Twal, trong bài giảng lễ Phục Sinh tại Đền thờ Mộ Thánh, nhận xét rằng giống như các phụ nữ thấy ngôi mộ trống của Chúa Kitô, nhiều tín hữu Kitô cũng để cho mình bị xao xuyến, sợ hãi sự trống rỗng và vắng bóng, nhưng chúng ta đừng để cho sợ hãi đè bẹp. Đức Thượng Phụ gửi một sứ điệp hy vọng và cầu nguyện cho các bệnh nhân, người già và các tù nhân, các nạn nhân của sự dửng dưng và cô lập, và những người đang sống ”ngày thứ sáu tuần thánh”, cũng như cho những người có thể sống niềm vui của lễ Phục Sinh, nhưng không thể loan báo Tin Mừng vì những chính sách nghiêm ngặt và nạn cuồng tín mù quáng”.

– Tại Beirut, thủ đô Liban, Đức Thượng Phụ Ignaxio Joseph III Younan, Giáo Chủ Công Giáo Siriac, nói rằng “Hòa bình ngày nay là điều mà các tín hữu Kitô chúng ta ở Trung Đông, đang thực sự cần và cố gắng đạt tới. Hòa bình là điều rất ý nghĩa ngày nay đối với Giáo Hội Siriac chúng ta và và những người đang bị bách hại trong bao thế kỷ, và đặc biệt trong thời gian gần đây vì những bàn tay man rợ trong thế kỷ 21, như những cuộc tấn công hồi năm 2010 và 2014”.

Đức Thượng Phụ Younan mời gọi các tín hữu ”đừng bao giờ nghi ngờ quyền năng cứu độ của Chúa Phục Sinh và đừng bao giờ mất hy vọng, như các cha ông can đảm của chúng ta đã dạy qua bao thế kỷ”. Ngài kết luận rằng: ”Mặc dù đủ loại cơ cực vì sự buộc lòng phải di cư, chạy tới Liban, Giordani hoặc Thổ Nhĩ Kỳ, chúng ta tiếp tục cùng với ĐTC Phanxicô trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, cầu xin Chúa thương xót tất cả chúng ta, cầu nguyện để thế giới, đặc biệt để các nước Tây Phương có thể tin”.

Đức Thượng Phụ Gregorio III Laham, Giáo Chủ Công Giáo Melkite ở Damasco thủ đô Siria, nhận xét rằng: ”Ngày hôm nay, sau 5 năm bạo lực, chiến tranh, tàn phá và máu độ, thế giới khám phá rằng con đường Damasco, Jerusalem và Palestine được nối với nhau, vì đó là những con đường đức tin, văn minh và gia sản.. Đứng trước những thảm trạng của dân chúng ở các nước Trung Đông chúng ta, đặc biệt tại Siria và Irak, chúng ta đang tiến bước trên con đường Golgotha. Nhưng cũng như con đường thập giá dẫn đến phục sinh vinh hiển, chúng ta cầu nguyện để tiến qua con đường thập giá ở Siria, chúng ta có thể tiến đến niềm vui Phục Sinh” (CNS 28-3-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Giáo Hội Công giáo Hoa kỳ có hàng ngàn thành viên mới vào dip lễ Phục Sinh

Giáo Hội Công giáo Hoa kỳ có hàng ngàn thành viên mới vào dip lễ Phục Sinh

Rửa tội Vọng Phục sinh

Các giáo phận trên khắp Hoa Kỳ đã báo cáo về cho Hội đồng Giám mục Hoa kỳ con số các dự tòng và ứng viên gia nhập Giáo hội vào đêm vọng Phục sinh năm nay. Dự tòng là những người chưa bao giờ được rửa tội, họ sẽ nhận bí tích Rửa tội, Thêm sức và rước lễ lần đầu vào đêm vọng Phục sinh. Còn các ứng viên là những người đã được rửa tội trong một truyền thống Ki-tô khác và phép rửa tội này được Giáo hội Công giáo công nhận. Những ứng viên này sẽ gia nhập Giáo hội qua một nghi thức tuyên xưng đức tin, và sau đó sẽ nhận bí tích Thêm sức và rước lễ lần đầu.

Có những giáo phận đón nhận hơn 1000 dự tòng và vài trăm ứng viên vào dịp này như Tổng giáo phận Los Angeles, giáo phận lớn nhất Hoa kỳ, sẽ đón nhận 1638 tín hữu mới; giáo phận Orange có 915 dự tòng và 622 ứng viên; tổng giáo phận New York chào đón 497 dự tòng và 1116 ứng viên, giáo phận Washington thì nhận 1375 tín hữu mới. Cũng có số đông dự tòng và ứng viên ở vùng Texas như giáo phận Forth Worth có 587 ứng viên và 626 dự tòng, trong khi giáo phận Austin có 359 dự tòng và 393 ứng viên.

Có một điều đặc biệt là trong nhiều giáo phận có các gia đình mà toàn bộ thành viên sẽ gia nhập Giáo hội trong đêm vọng Phục sinh này. Từ việc một thành viên trong gia đình mong muốn gia nhập Giáo hội Công giáo, các thành viên khác của gia đình cũng chia sẻ mong muốn tốt đẹp này và cùng đăng ký học hỏi gia nhập Giáo hội. Pamela Morrison, một giáo dân thuộc tổng giáo phận Philadelphia cho biết, cuộc trở lại của bà là một hành trình dài được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần. Bà và chồng của bà sẽ nhận bí tích Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể vào đêm Vọng Phục sinh này. Bà nói: “Tôi đã biết đây là nơi tôi thuộc về, nhưng nó còn thêm một ơn nữa là chồng tôi sẽ gia nhập Giáo hội Công giáo với tôi.” Còn gia đình của Anthony và Kimberly Sim thì lại quyết định cùng gia nhập Giáo hội Công giáo khi con gái của họ, 12 tuổi, học sinh một trường Công giáo, bày tỏ ý định muốn được rửa tội. Một trường hợp khác ở tổng giáo phận Baltimore, một thiếu nữ 14 tuổi đã nhận đức tin Công giáo khi cô chiến đấu với bệnh ung thư. Phục sinh này cô sẽ cùng mẹ và 2 chị em khác lãnh nhận các bí tích khai tâm, trong khi cha của cô cũng sẽ sớm hoàn tất chương trình gia nhập đạo. (Zenit)

Hồng Thủy OP

Đức Thánh Cha chủ sự Đàng Thánh Giá trọng thể ở Colosseo

Đức Thánh Cha chủ sự Đàng Thánh Giá trọng thể ở Colosseo

Đức Thánh Cha chủ sự Đàng Thánh Giá trọng thể ở Colosseo

ROMA. Lúc gần 9 giờ 15 phút tối thứ sáu tuần thánh, 25-3-2016, ĐTC Phanxicô đã chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colosseo ở Roma.

Nghi thức này được hàng chục đài truyền hình trên thế giới truyền đi trên hệ thống Mondovisione. Hàng chục ngàn tín hữu đã đến tham dự nghi thức này, mặc dù các biện pháp an ninh và kiểm soát nghiêm ngặt hơn.

Các bài suy niệm cho buổi đi đàng thánh giá năm nay do ĐHY Gualtiero Bassetti, 74 tuổi TGM giáo phận Perugia, trung Italia, biên soạn, với chủ đề ”Thiên Chúa là lòng thương xót”. ĐHY nêu bật sự kiện: đứng trước những nỗi lo sợ của con người, trước đau khổ, bách hại và bạo lực, lòng thương xót chính là máng chuyển ân phúc từ Thiên Chúa cho tất cả mọi người.

Trong 14 chặng đàng thánh giá, ĐHY cũng nhắc đến những lời của Cha Mazzolari, cha Turoldo và thánh Gioan Phaolô 2, cũng như những suy tư về các tín hữu Kitô bị bách hại, người Do thái bị giết trong các trại tiêu diệt, các gia đình bị phân hóa, xâu xé, những biểu dương của kẻ cường quyền ngày nay. ĐHY nhấn mạnh rằng hành trình của Chúa Kitô tiến về đồi Golgotha chính là hồng ân thương xót tột cùng của Thiên Chúa đối với loài người. Trong bối cảnh Năm Thánh Lòng Thương Xót, Đàng thánh giá, với những suy tư đi kèm, muốn chứng tỏ tình yêu thương vô biên của Thiên Chúa, qua thập giá, đối nghịch với sự nhỏ nhen của con người. Thân thể bị đánh đòn và hạ nhục của Chúa Giêsu cho thấy con đường công lý, công lý của Thiên Chúa biến đổi đau khổ dữ dằn nhất trong ánh sáng phục sinh.

ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma đã vác Thánh Giá chặng đầu tiên và chặng thứ 14 của Đàng Thánh Giá. Những người vác thập giá tại các chặng còn lại lần lượt là một gia đình 4 người con ở Roma (II), một người tàn tật và em gái với một người phụ giúp (III), một gia đình khác gồm 4 người (IV), 4 người thuộc Trung tâm Bonsignori (V), một người Hoa và một người Nga (VI), hai người Paraguay và Bosni (VII), một gia đình Ecuador (VIII), hai người Uganda và Kenya (IX) hai người Mêhicô và Trung Phi (X), hai người Mỹ và Bolivia (XI), hai người Siria (XII), hai tu sĩ Phanxicô từ Thánh Địa (XIII).

Lời nguyện của ĐTC

Trong lời nguyện dài gồm 27 câu, thay bài huấn dụ vào cuối buổi đi đàng Thánh Giá trước sự hiện diện của hàng chục ngàn người tại hí trường Colosseo ở Roma, ĐTC bắt đầu bằng câu:

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, biểu tượng tình thương của Chúa và bất công của loài người, hình ảnh hy sinh tột cùng vì yêu thương và của sự ích kỷ tột độ vì điên rồ, dụng cụ chết chóc và con đường phục sinh, dấu chỉ vâng phục và biểu tượng sự phản bội, cột hành quyết và lá cờ chiến thắng.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con vẫn còn thấy Thập Giá được dựng lên nơi các anh chị em chúng con bị giết hại, bị thiêu sinh, cắt cổ và chặt đầu bằng những lưỡi gươm man rợ và với sự im lặng hèn nhát.

Rồi ĐTC lần lượt nhắc đến những trẻ em, phụ nữ và nhiều người khác trốn chạy chiến tranh, trong khi bao nhiêu ”Philatô” ngày nay đang ”rửa tay”, chối bỏ trách nhiệm; rồi có những thừa tác viên bất trung, thay vì cởi bỏ những tham vọng hư vô của mình, thì họ lại tước bỏ phẩm giá của cả những người vô tội; những con tim chai đá của những người ung dung xét đoán người khác, những con tim sẵn sàng lên án tha nhân, nhưng không bao giờ thấy tội lỗi của mình; các trào lưu cực đoan và khủng bố của những tín đồ của vài tôn giáo trần tục hóa danh Thiên Chúa; những người muốn tháo gỡ Thập Giá khỏi nơi công và loại trừ khỏi đời sống công cộng; những kẻ cường quyền và buôn bán võ khí, nuôi dưỡng cái lò lửa chiến tranh; những tên trộm và những kẻ tham nhũng; những kẻ điên rồ đang kiến tạo những kho chứa để giữ những kho tàng hư nát, và để cho Lazzaro chết đói ngoài cửa; những người phá hủy ”căn nhà chung”, vì lòng ích kỷ họ làm hỏng tương lai của các thế hệ mai sau.

ĐTC không quên nhắc đến những người tốt lành và công chính làm điều thiện mà không tìm những lời hoan hô hoặc sự ngưỡng mộ của người khác. Ngài nói:

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con còn thấy Thập Giá Chúa nơi các thừa tác viên trung thành và khiêm tốn đang soi chiếu bóng đen của đời sống chúng con như những ngọn nến tiêu hao một cách nhưng không để soi chiếu cuộc sống của những người rốt cùng.

Ngài nhắc đến các nữ tu và những người thánh hiến – những người Samaritano nhân lành – âm thầm theo tinh thần Tin Mừng, bỏ tất cả để băng bó những vết thương do nghèo đói và bất công gây ra; người đơn sơ vui sống niềm tin của họ thường nhật và trong sự trung thành tuân giữ các giới răn theo tinh thần con thảo; những người thống hối, từ thẳm sâu lầm than tội lỗi của họ, biết kêu lên: Lạy Chúa, xin nhớ đến con trong Nước Chúa! nơi các chân phước và các thánh biết tiến qua tăm tối của đêm đức tin mà không mất niềm tín thác nơi Chúa và không tự phụ mình hiểu sự im lặng huyền nhiệm của Chúa; các gia đình đang sống ơn gọi hôn nhân của họ trong sự chung thủy và phong phú; những người bị bách hại vì đức tin, trong đau khổ họ tiếp tục nêu chứng tá chân chính về Chúa Giêsu và Tin Mừng. (SD 25-3-2016)

 G. Trần Đức Anh OP

Lời nguyện của ĐTC vào cuối buổi đi đàng Thánh Giá

Lời nguyện của ĐTC vào cuối buổi đi đàng Thánh Giá

Lời nguyện của ĐTC vào cuối buổi đi đàng Thánh Giá

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, biểu tượng tình thương của Chúa và bất công của loài người, hình ảnh hy sinh tột cùng vì yêu thương và của sự ích kỷ tột độ vì điên rồ, dụng cụ chết chóc và con đường phục sinh, dấu chỉ vâng phục và biểu tượng sự phản bội, cột hành quyết và lá cờ chiến thắng.

 Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con vẫn còn thấy Thập Giá được dựng lên nơi các anh chị em chúng con bị giết hại, bị thiêu sinh, cắt cổ và chặt đầu bằng những lưỡi gươm man rợ và với sự im lặng hèn nhát.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con vẫn còn thấy Thập Giá Chúa nơi các khuôn mặt của trẻ em, phụ nữ và con người, những khuôn mặt kiệt lực và sợ hãi trốn chạy chiến tranh và bạo lực, và thường họ chỉ tìm thấy cái chết và bao nhiêu Philatô rửa tay.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con vẫn còn thấy Thập Giá Chúa nơi những thừa tác viên bất trung, thay vì cởi bỏ những tham vọng hư vô của mình, thì họ lại tước bỏ phẩm giá của cả những người vô tội.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con vẫn thấy Thập Giá Chúa nơi các con tim chai đá của những người ung dung xét đoán người khác, những con tim sẵn sàng lên án tha nhân, thậm chí còn ném đá họ, nhưng không bao giờ thấy tội lỗi của mình.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con vẫn còn thấy Thập Giá Chúa nơi các trào lưu cực đoan và khủng bố của những tín đồ của vài tôn giáo trần tục hóa danh Thiên Chúa và lạm dụng danh Chúa để biện minh cho những bạo lực chưa từng có của họ.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, chúng con con thấy Thập Giá Chúa nơi những người muốn tháo gỡ Thập Giá khỏi nơi công và loại trừ khỏi đời sống công cộng, nhân danh chủ nghĩa ngoại giáo duy đời hoặc thậm chí nhân danh sự bình đẳng mà chính Chúa đã dạy chúng con.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con vẫn còn thấy Thập Giá Chúa nơi những kẻ cường quyền và nơi những kẻ bán võ khí, nuôi dưỡng cái lò lửa chiến tranh với máu vô tội của những người anh chị em.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con còn thấy Thập Giá Chúa nơi những kẻ phản bội giao nạp bất cứ ai với 30 đồng bạc.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con còn thấy Thập Giá Chúa nơi những tên trộm và những kẻ tham nhũng, thay vì bảo vệ công ích và luân lý đạo đức, họ lại bán mình trên thị trường vô luân khốn nạn.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con còn thấy Thập Giá Chúa nơi những kẻ điên rồ đang kiến tạo những kho chứa để giữ những kho tàng hư nát, và để cho Lazzaro chết đói ngoài cửa.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con còn thấy Thập Giá Chúa nơi những người phá hủy ”căn nhà chung”, vì lòng ích kỷ họ làm hỏng tương lai của các thế hệ mai sau.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con còn thấy Thập Giá Chúa nơi những người già bị thân nhân bỏ rơi, những người khuyết tật và trẻ em suy dinh dưỡng và bị xã hội ích kỷ và giả hình của chúng con gạt bỏ.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con còn thấy Thập Giá Chúa nơi Địa Trung Hải của chúng con và nơi biển Egeo trở thành một nghĩa trang vô tận, hình ảnh lương tâm không nhạy cảm và bị tê liệt của chúng con.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, hình ảnh tình thương vô biên và là con đường Phục Sinh, ngày nay chúng con còn thấy Thập Giá Chúa nơi những người tốt lành và công chính làm điều thiện mà không tìm những lời hoan hô hoặc sự ngưỡng mộ của người khác.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con còn thấy Thập Giá Chúa nơi các thừa tác viên trung thành và khiêm tốn đang soi chiếu bóng đen của đời sống chúng con như những ngọn nến tiêu hao một cách nhưng không để soi chiếu cuộc sống của những người rốt cùng.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con còn thấy Thập Giá Chúa nơi những khuôn mặt của các nữ tu và những người thánh hiến – những người Samaritano nhân lành – âm thầm theo tinh thần Tin Mừng, bỏ tất cả để băng bó những vết thương do nghèo đói và bất công gây ra.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con còn thấy Thập Giá Chúa nơi những người từ bi thương xót đang tìm thấy nơi lòng thương xót biểu hiện tột đỉnh của công lý và đức tin.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con còn thấy Thập Giá Chúa nơi những người đơn sơ vui sống niềm tin của họ thường nhật và trong sự trung thành tuân giữ các giới răn theo tinh thần con thảo.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con còn thấy Thập Giá Chúa nơi những người thống hối, từ thẳm sâu lầm than tội lỗi của họ, biết kêu lên: Lạy Chúa, xin nhớ đến con trong Nước Chúa!

 Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con còn thấy Thập Giá Chúa nơi các chân phước và các thánh biết tiến qua tăm tối của đêm đức tin mà không mất niềm tín thác nơi Chúa và không tự phụ mình hiểu sự im lặng huyền nhiệm của Chúa.   Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con còn thấy Thập Giá Chúa nơi các gia đình đang sống ơn gọi hôn nhân của họ trong sự chung thủy và phong phú.

 Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con còn thấy Thập Giá Chúa nơi những người bị bách hại vì đức tin, trong đau khổ họ tiếp tục nêu chứng tá chân chính về Chúa Giêsu và Tin Mừng.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, ngày nay chúng con còn thấy Thập Giá Chúa nơi những người mơ ước đang sống với tâm hồn trẻ thơ và hằng ngày làm việc để làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn, nhân bản hơn và công bằng hơn.

Nơi Thánh Giá Chúa chúng con thấy Thiên Chúa yêu thương đến cùng và chúng con thấy oán ghét thống trị và làm mù quáng tâm trí của những người thích bóng đen hơn ánh sáng.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, là Con Tàu Noe cứu vớt nhân loại khỏi nạn hồng thủy của tội lỗi, xin cứu chúng con khỏi sự ác và ma quỉ! Hỡi Ngai Tòa Vua Đavít và ấn tích Giao Ước đời đời của Thiên Chúa, xin thức tỉnh chúng con khỏi những cám dỗ của hư danh! Hỡi tiếng kêu của tình yêu, xin khơi dậy nơi chúng con lòng ước muốn Thiên Chúa, sự thiện và ánh sáng.

Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, xin dạy chúng con rằng bình minh của mặt trời thì mạnh mẽ hơn tăm tối của đêm đen. Hỡi Thập Giá Chúa Kitô, xin dạy chúng con rằng chiến thắng bề ngoài của sự ác bị tan biến trước ngôi mộ trống và trước sự chắc chắn của Phục Sinh và tình thương của Thiên Chúa mà không gì có thể đánh bại hoặc làm lu mờ hay làm suy yếu. Amen!

G. Trần Đức Anh OP

Anh em hãy nhìn vào Thánh Giuse giữa cuộc khủng hoảng

Anh em hãy nhìn vào Thánh Giuse giữa cuộc khủng hoảng

Thánh Giuse, đấng bảo vệ sự sống và quan thầy của hôn nhân

Trong lá thư gửi cho các người cha Ki tô giáo vào dịp lễ thánh Giuse, Đức cha Philip Egan, giám mục giáo phận Portsmouth, Anh quốc, đã khuyến khích các người cha trong gia đình nhìn vào thánh Giuse như mẫu gương và đấng bầu cử cho mình.

Đức cha nhận định rằng: “Không phải là phóng đại khi nói vai trò của người cha đang gặp khủng hoảng”. Ngài đã đưa ra tỉ lệ thống kê cho thấy, cứ 10 cuộc kết hôn thì có tới 4 vụ ly dị, và có trên một triệu trẻ em ở Anh lớn lên mà không có liên lạc với cha của mình.

Đức cha  đã nói về vai trò quan trọng của thánh Giuse đối với Thánh gia như: Ngài đã bế hài nhi Giêsu, chơi đùa với Giêsu trong những ngày thơ ấu, nâng đỡ chàng thanh niên Giêsu khi vừa lớn, Ngài còn giúp Giêsu có một vị trí trong xã hội và học cho biết giá trị của lao động. Đức cha kết luận, thánh Giuse là tấm gương huớng dẫn Giêsu trở thành một người đàn ông đích thực. Đức cha còn nhấn mạnh: “Trên hết, qua việc hi sinh mối quan hệ cha con một cách sâu xa của thánh Giuse, Chúa Giê su đã nhìn thấy hình ảnh tươi đẹp và sáng láng của Cha trên trời.”

Đức cha cũng nhắc lại rằng mọi người nam đều được mời gọi trở nên những người cha, dù họ có con về phần máu mủ hay không. Nhưng ngài cũng cho thấy một thực tế là đang có một cuộc cách mạng đang làm mất đi truyền thống văn hóa và tôn giáo của gia đình, đó là mối quan hệ yêu thương, giao ước một vợ một chồng giữa một người nam và một người nữ với mục đích sinh sản nuôi nấng con cái.

Trích lời Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức cha Philip Egan nói rằng việc loại bỏ ý tưởng truyền thống này đã mang đến những tàn phá tinh thần và vật chất cho biết bao con người, đặc biệt là những người nghèo khổ và dễ bị tôn thương. Ngài cũng nói thêm là xã hội cần nghe Tin mừng của Chúa Kitô về sự bổ sung giữa người nam và người nữ, về ơn gọi của hôn nhân, và về niềm vui của đời sống gia đình Kitô.

Ngài nối kết những vấn đề này với cuộc đối đầu giữa hai triết lý của cuộc sống, hai cách hiểu khác nhau về con người: chúng ta có thật sự chỉ là những động vật cao cấp, những cỗ máy sinh học, đồ vật được sẩn xuất cho thú vui, lợi lộc, quyền lực? Hay chúng ta khác biêt cách căn bản, là những con người  được tôn trọng, những thụ tạo giới hạn, con người với phẩm giá và ơn gọi? Ngài kết luận: “trong cuộc chiến này, thánh Giuse, đấng bảo vệ sự sống và quan thầy của hôn nhân, là ánh sáng rực rỡ và mẫu gương sáng chói.

Ngài cũng đề nghị các gia đình, bên cạnh việc cầu nguyện với thánh Giuse cũng nên giữ một bức ảnh của ngài trong gia đình, tổ chức “bàn tiệc thánh Giuse” cho những người nghèo hay những người đi đường, hay cầu nguyện vói Ngài khi đi đường: “lạy thánh Giuse, xin gìn giữ chúng con”. (Catholic Herald 19-03-2016)

Hồng Thủy OP

Khao khát lòng thương xót là dấu chỉ ao ước tình yêu Thiên Chúa

Khao khát lòng thương xót là dấu chỉ ao ước tình yêu Thiên Chúa

Nguyên Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI và Đức Giáo Hoàng đương nhiệm

Mặc dù đang sống tương đối ẩn dật trong một dinh thự trong vườn Vatican, nhưng Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI vẫn tiếp tục nghiên cứu các vấn đề thần học hiện đại, và thỉnh thoảng ngài còn trình bày ý kiến về các vấn đề này cách công khai trong các buổi phỏng vấn. Trong một cuộc phỏng vấn vào trung tuần tháng 3 năm ngoái dành cho cha Jacques Servais, dòng Tên người Bỉ, học trò và nhà nghiên cứu tư tưởng của thần học gia Hans Urs von Balthasar, ngài nói với cha rằng, sự quan tâm của Đức Giáo hoàng Phanxicô và nhiều tín hữu về đề tài lòng thương xót của Thiên chúa là một dấu hiệu của các thời đại; nó chứng tỏ rằng con người vẫn kinh nghiệm một cách sâu xa rằng họ cần đến Thiên Chúa. Ngài nhận định rằng: “Lòng thương xót đưa chúng ta đến với Thiên Chúa, còn sự công chính làm cho chúng ta run sợ trước nhan Thiên Chúa.”

Trước đó, vào tháng 10, trong một hội thảo về tín điều sự công chính hóa và kinh nghiệm về Thiên Chúa, Đức Tổng Giám mục Georg Ganswein, thư ký riêng của Đức giáo hoàng Biển Đức đã đọc bản văn bằng tiếng Đức của ngài. Tín điêu về sự công chính hóa – con người được trở nên công chính trước mặt Thiên chúa và được cứu bởi Chúa Giê su như thế nào – đã là tâm điểm của cuộc cải cách của Giáo hội Tin lành, sự kiện sẽ được kỷ niệm 500 năm vào năm 2017 tới đây

Trong cuộc phỏng vấn này, Đức giáo hoàng Biển Đức nói: “Đối với con người ngày nay, không giống như những người thời của Luther hay những người theo quan niệm cổ điển của đức tin Kitô giáo, nhiều điều đã thay đổi ngược lại theo một nghĩa nào đó; hay đúng hơn, con người không còn nghĩ là mình cần được công chính hóa trước nhan Thiên Chúa nhưng trái lại theo họ, Thiên Chúa mới phải bào chữa cho chính mình về những điều kinh khủng hiện diện trên thế giới và trước các đau khổ của con người, tất cả những điều cuối cùng lệ thuộc vào Người”. Sự tổng hợp cực đoan của cảm giác như thế, theo ngài, có thể được trình bày thế này: ‘Chúa Kitô không chịu đau khổ cho tội của con người nhưng là để xóa đi những sai lầm của Thiên Chúa.’” Đức giáo hoàng Biển Đức nói tiếp: “Ngay cả nếu hôm nay, phần lớn Kitô hữu không chấp nhận về sự đảo lộn lớn lao của đức tin của chúng ta, anh chị em cũng có thể nói rằng những điều này trình bày một khuynh hướng căn bản của thời đại chúng ta” Ngài nói về một dấu hiệu khác của sự thay đổi mạnh mẽ nữa là “con người ngày nay có chung ý nghĩ rằng Thiên Chúa không thể dễ dàng chấp nhận sự hư mất của phần lớn nhân loại.”

Theo Đức giáo hoàng Biển Đức, dù vậy, vẫn còn tồn tại, theo một cách khác, ý thức về việc chúng ta cần ân sủng và được tha thứ. Đó là một trong các dấu hiệu của các thời đại về sự thật là ý tưởng về sự thương xót của Thiên Chúa đang dần trở nên trung tâm và thống trị trong tư tưởng Kitô giáo, bắt đầu từ thánh Faustina Kowalska vào đầu những năm 1900. Tư tưởng này thấm sâu trong con người Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô, dù không luôn luôn rõ ràng. Nhờ kinh nghiệm của một người trẻ chứng kiến những bạo tàn mà con người có thể thực hiện, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô đã xác định rằng: ‘lòng thương xót là phản ứng trung thực duy nhất và hiệu quả cuối cùng chống lại quyền lực sự dữ. Đức giáo hoàng Biển Đức cũng nói: “Chỉ những nơi có lòng thương xót thì mới không còn sự độc ác, chỉ nơi đó, sự dữ và bạo lực mới kết thúc’”. Và theo ngài, Đức Giáo hoàng Phanxicô hoàn toàn đi theo đường hướng này; hoạt động mục vụ của ngài được diễn tả cách chính xác qua việc ngài không ngừng nói về lòng thương xót của Thiên Chúa.

Qua sự kiện nhiều người lắng nghe sứ điệp lòng thương xót, Đức Giáo hoàng Biển Đức nói:  điều này cho thấy là dưới lớp gỗ bóng loáng của sự tự bảo và tin chắc về sự tự công chính, con người ngày nay đang che dấu ý thức rõ ràng của mình về những vết thương và sự bất xứng của mình trước Thiên Chúa. Họ đang chờ đợi lòng thương xót.” Theo ngài, sự công chính hóa nhờ đức tin được diễn tả theo một cách thức khác trong chủ đề lòng thương xót.

Nói về vai trò của việc tuyên xưng rõ ràng đức tin vào Chúa Giêsu, Đức Giáo hoàng Biển Đức cho biết đã có những thay đổi sâu rộng về vấn đề này. Ngài nói: “Trong hậu bán của thế kỷ cuối cùng, có thể nhận thấy xuất hiện một ý thức về việc Thiên Chúa không thể cho phép sự diệt vong của những người không được rửa tội. Nếu như những vị truyền giáo vĩ đại của thế kỷ 16 tin rằng người không lãnh bí tich rửa tội không được cứu độ và điều này giải thích cho sự dán thân của họ, thì xác tín này hoàn toàn bị loại bỏ trong Giáo hội Công giáo sau Công đồng Vatican II. Điều này dẫn đến một cuộc khủng hoảng kép. Một đàng nó đánh mất động lực truyền giáo, vì tại sao phải thuyết phục người ta chấp nhận đức tin Kitô khi mà họ vẫn được cứu độ mà không cần tin. Đàng khác đòi hỏi sống đức tin đối với các Kitô hữu dường như không chắc chắn, vì nếu có những người được cứu độ theo các cách thế khác, tại sao các Kitô hữu bị bó buộc sống bởi đức tin và luân lý Kitô giáo.” Đức Giáo hoàng nhận định về cố gắng của các thần học gia đang cố gắng thực hiện các giải thích đầy đủ và giá trị, xác nhận là niềm tin Kitô giáo về ơn cứu độ đến từ Đức Kitô trong khi không nhấn mạnh về phép rửa, và việc tuyên xưng công khai đức tin vào Chúa Kitô là cần thiết. Đồng thời, Giáo hội – toàn bộ cộng đoàn Kitô hữu – rõ ràng là thân mình của Đức Kitô và thân mình đó phải vươn ra giúp đỡ, chữa lành và mời gọi một mối liên hệ mật thiết hơn với Thiên Chúa.

Như Đức Giáo hoàng Phanxicô, Đức giáo hoàng Biển Đức cũng mời gọi trở lại với bí tích hòa giải: “Chỉ có tình yêu thần linh nhập thể của Đức Giêsu Kitô, tình yêu lớn hơn bất cứ quyền lực khả thể của sự dữ, có thể đối đầu với sự thống trị của sự dữ. Nhưng chúng ta phải gắn mình vào với lời đáp trả mà Thiên Chúa ban qua Đức Giêsu Kitô. Ngay cả nếu một cá nhân trả lời với một mảnh của sự dữ thôi thì cũng trở thành tòng phạm của nó, tuy nhiên, cùng với Đức Kitô, ‘người đó có thể bổ khuyết những điều còn thiếu xót trong cuộc thương khó của Người’ (x. Col 1,24). Bí tích hòa giải chắc chắn có một vai trò quan trọng trong lãnh vực này. Nó có nghĩa là chúng ta để mình được nhào nặn và biến đổi bởi Đức Kitô và không ngừng bước đi từ phía những kẻ bị diệt vong đến nơi của những người được cứu chuộc.” (CNS 16/03/2016)”

Hồng Thủy OP

Cả tội lỗi cũng không ngăn cản được tình yêu thương xót của Thiên Chúa

Cả tội lỗi cũng không ngăn cản được tình yêu thương xót của Thiên Chúa

ĐTC Phanxicô hôn trẻ em trong buổi tiếp kiến chúng sáng thứ tư 16-3-2016

Cả tội lỗi cùng không ngăn cản được tình yêu thương xót của Thiên Chúa

Thiên Chúa không vắng bóng, Ngài ở gần và thực hiện các việc cứu độ lớn lao cho kẻ tín thác nơi Ngài. Vì thế không được nhượng bộ thất vọng, nhưng phải tiếp tục xác tín rằng Chúa sẽ lau khô mọi nước mắt và sẽ giải thoát chúng ta khỏi mọi sợ hãi. Cả tội lỗi cùng không ngăn cản được tình yêu thương xót của Thiên Chúa đối với con người.

ĐTC Phanxicô đã khẳng định như trên với hơn 40,000 tín hữu tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư hôm qua.

Ngài đã khai triển bài giáo lý dựa trên hai chương 30 và 31 sách ngôn sứ Gêrêmia đưọc goi là “sách ủi an”, vì trong đó lòng thương xót của Thiên Chúa đưọc giới thiệu với tất cả khả năng an ủi và mở trái tim của những người khổ đau ra cho niềm hy vọng .

Ngôn sứ Giêrêmia nói với những người Israel đã bị đi đầy tại nước ngoài và tiên báo cuộc trở về quê hương. Việc hồi hương đó là dấu chỉ tình yêu thương vô bờ của Thiên Chúa Cha, là Đấng không bỏ rơi các con cái Ngài, nhưng lo lắng cho họ và cứu thoát họ. Lưu đầy đã là một kinh nghiệm tàn phá đối với dân Israel. Niềm tin đã chao đảo, vì trên đất khách, không có đền thờ, không có phụng tự, sau khi đã chứng kiến cảnh quê hương bị tàn phá, thật rất khó mà tiếp tục tin tưởng vào lòng lành của Chúa. Tôi nghĩ tới nước Albania, sau bao nhiêu bách hại và tàn phá đã thành công vươn lên trong phẩm giá và niềm tin. Các người Israel cũng đã khổ đau như thế.

Áp dụng vào thực tại cuộc sống của tín hữu ngày nay ĐTC nói:

Cả chúng ta nữa nhiều lần cũng có thể sống một loại lưu đầy, khi sự cô đơn, khổ đau và cái chết khiến cho chúng ta nghĩ rằng mình đã bị Thiên Chúa bỏ rơi. Biết bao lần chúng ta đã nghe lời này: “Thiên Chúa đã quên tôi rồi”: đó là những người khổ đau và cảm thấy bị bỏ rơi. Có biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta trái lại đang sống trong thời đại này một tình trạng thê thảm đích thực của sự lưu đầy, xa quê hương, còn có trong đôi mắt cảnh nhà cửa tan nát, và trong con tim sự sợ hãi và rất tiếc thường khi cả nỗi đau đớn vì mất đi các người thân thương. Trong các trường hợp đó ngưòi ta có thể tự hỏi: Thiên Chúa ở đâu? Tại sao biết bao khổ đau lại có thể đổ ập trên các người nam nữ và trẻ em vô tội như thế? Và khi họ tìm vào vài ngõ khác, thì người ta đóng cửa lại không cho vào. Và họ ở đó, trên vùng biên giới vì biết bao cửa và biết bao con tim khép kín. Các người di cư ngày nay bị lạnh, không thực phẩm, không thể vào, không cảm thấy sự tiếp đón. Tôi rất thích nghe và trông thấy các quốc gia và các nhà cầm quyền mở rộng con tim và cánh cửa cho các anh chị em di cư này.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: ngôn sứ Gêrêmia cho chúng ta một câu trả lời thứ nhất. Dân bị đi đầy sẽ có thể trở về trông thấy quê hương mình và sống kinh nghiệm lòng thương xót của Chúa. Đó là lời loan báo hy vọng lớn lao: Thiên Chúa không vắng bóng, cả ngày nay trong các tình trạng thê thảm này. Ngài ở gần và thực hiện các việc cứu độ lớn lao cho kẻ tín thác nơi Ngài. Vì thế không được nhượng bộ thất vọng, nhưng tiếp tục xác tín rằng Chúa sẽ lau khô mọi nước mắt và sẽ giải thoát chúng ta khỏi mọi sợ hãi. Vì thế ngôn sứ Giêrêmia cho Thiên Chúa mượn tiếng của mình để nói với dân ngài các lời yêu thương: “Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương. Ta sẽ lại xây ngươi lên, và ngươi sẽ được xây lại, hỡi trinh nữ Ít-ra-en. Ngươi sẽ lại nên xinh đẹp; với những chiếc trống cơm, ngươi sẽ xuất hiện giữa đám nhảy múa tưng bừng.” (Gr 31.3-4).

Thiên Chúa trung thành, Ngài không bỏ rơi con người trong sự phiền muộn. Thiên Chúa yêu thương với một tình yêu vô tận, mà cả tội lỗi cũng không thể ngăn cản được, và nhờ Ngài trái tim con người được tràn đầy niềm vui và sự an ủi. Giấc mơ hồi hương tiếp tục trong các lời của ngôn sứ, hướng tới những người sẽ trở về Giêrusalem và nói: “Họ sẽ reo mừng đi tới đỉnh Xi-on, lũ lượt kéo nhau về hưởng ân lộc Giavê. Nào lúa thơm rượu mới dầu tươi, nào bò bê cùng với chiên cừu. Lòng thoả thuê như vườn cây tưới nước, họ chẳng còn mỏi mệt héo hon.” (Gr 31,12).

Trong tươi vui và lòng biết ơn các người bị đi đầy sẽ trở về Sion,  lên núi thánh hướng về nhà Chúa và như vậy họ sẽ lại có thể nâng các bài thánh thi và lời cầu nguyện lên Chúa, là Đấng đã giải thoát họ. Việc trở về Giêrusaelm và các của cải của nó được miêu tả với một động từ dịch sát chữ có nghĩa là “chảy về”. Trong một chuyển động mâu thuẫn, dân Israel được coi như một dòng sông tràn bờ chảy lên núi Sion, lên cho tới đỉnh núi. Đây là một hình ảnh táo bạo để nói lên lòng thương xót của Chúa lớn lao chừng nào!

Đất mà dân dã phải bỏ, đã trở thành mồi của thù địch và hoang tàn. Trái lại giờ đây, nó hồi sinh và nở hoa. Và chính các người bị đi đầy sẽ như một ngôi vườn được tưới gội, như một mảnh đất phì nhiêu. Dân Israel được Chúa đem về quê hương, chứng kiến chiến thắng của cuộc sống trên cái chết và của việc chúc lành trên sự chúc dữ. Đây thật là điều an ủi! Và chính như thế mà dân được Thiên Chúa củng cố và ủi an. Các người hồi hương nhận được sự sống từ một nguồn tưới gội họ một cách nhưng không.

 Tới đây ngôn sứ loan báo niềm vui tràn đầy, và luôn luôn nhân danh Thiên Chúa ông công bố: “Tang tóc họ, Ta biến thành hoan hỷ, và sau cảnh sầu thương, sẽ cho họ được an ủi vui mừng.” (Gr 31,13). Thánh vịnh nói với chúng ta rằng khi họ trở về quê hương miệng họ tràn đầy tiếng cười; đó là một niềm vui lớn biết bao! Đó là ơn mà Chúa cũng muốn ban cho từng người trong chúng ta, với sự tha thứ khiến hoán cải và hoà giải.

Ngôn sứ Giêrêmia đã cho chúng ta lời loan báo, bằng cách trình bầy việc hồi hương của những người bị đi đầy như một biểu tượng lớn lao của sự ủi an trao ban cho con tim hoán cải. Và ĐTC kết luận bài huấn dụ như sau:

Từ phía Ngài, Chúa Giêsu đã thành toàn sứ điệp này của ngôn sứ. Việc trở về đích thật và triệt để từ nơi lưu đầy và ánh sáng ủi an sau đêm đen của cuộc khủng hoảng đức tin, được hiện thực trong lễ Phục Sinh, trong kinh nghiệm tràn đầy và vĩnh viễn của tình yêu Thiên Chúa, tình yêu thương xót trao ban niềm vui, hoà bình và sự sống vĩnh cửu.

ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ nhiều nước khác nhau như Pháp, Đức, Áo, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Ai len, Canada, Hoa Kỳ, cũng như từ các nước Indonesia, Nhật Bản và châu Mỹ Latinh. Vì có rất đông sinh viên học sinh các trường trung học tham dự buổi tiếp kiến ĐTC mời gọi các bạn trẻ tiến tới gần Chúa đặc biệt qua  bí tích Hoà Giải, để sống kinh nghiệm lòng thương xót của Chúa. Ngài cũng cầu mong tín hữu khắp nơi sống Năm Thánh Lòng Thương Xót như thời điểm của ơn thánh và canh tân tinh thần trong gia đình để có được niềm vui và sự an bình của Chúa Giêsu. Ngài cũng cầu mong đừng có gì có thể ngăn cản tín hữu sống tình bạn của Thiên Chúa Cha, nhưng để cho tình yêu của Chúa luôn tái sinh họ như con cái và hoà giải họ với Chúa.

Chào các đoàn hành hương Ba Lan ngài hiệp ý với các bạn trẻ tụ tập nhau tại sân vận động Tauron để cử hành Năm Thánh với đề tài “Giới trẻ và lòng thương xót”. Ngài cầu chúc họ bước theo Chúa từ nhân, khi bước qua Cửa Thánh, cử hành bí tích hòa giải, chầu Mình Thánh Chúa, suy niệm dụ ngôn người Samaritano nhân hậu và chuẩn bị tiếp đón người trẻ tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Cracovia.

Chào các đoàn hành hương Italia, trong đó có tín hữu nhiều giáo phận do các Giám Mục hướng dẫn về hành hương Roma, các sinh viên và giáo sư đại học Auxilium Roma, cũng như các thành viên hiệp hội hiến cơ phận vùng Marche trung Italia, các sinh viên dại học Perugia, các thành viên tổ chức chuyên chở bệnh nhân hành hương Lộ Đức vùng Lombardia bắc Italia, ĐTC việc bước qua Cửa Thánh là dịp thuận tiện giúp mọi người trở về trong cánh tay nhân từ của Thiên Chúa Cha.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắc cho biết hôm nay phụng vụ nhớ thánh Patrizio, tông đồ dân nước Ailen. Ước chi cuộc sống tinh thần mạnh mẽ của ngài kích thích người trẻ sống đức tin trung thực, sự tin tưởng của thánh nhân nơi Chúa Kitô Cứu Thế ban sức chịu đựng đau khổ cho các bệnh nhân, và lòng tận tụy truyền giáo của thánh nhân giúp các cặp vợ chồng mới cưới hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục con cái trong đức tin kitô.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: 6-3-2016

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: 6-3-2016

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha  6-3-2016

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 6-3-2016, ĐTC mời gọi các tín hữu tín thác nơi lòng thương xót của Chúa Cha. Ngài chia buồn với các nữ tu thừa sai bác ái vì đại tang.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, trước sự hiện diện của 40 ngàn tín hữu hành hương, ĐTC diễn giải ý nghĩa bài Tin Mừng theo thánh Luca trong thánh lễ Chúa nhật thứ 4 mùa chay về dụ ngôn người con trai hoang đàng trở về.

 Bài huấn dụ của ĐTC

Trong chương trương thứ 15 của Tin Mừng theo thánh Luca, chúng ta thấy 3 dụ ngôn về lòng thương xót: dụ ngôn con chiên lạc tìm lại được (vv.4-7), dụ ngôn đồng tiền lại tìm thấy (vv.8-10), và dụ ngôn dài về người con trai hoang đàng, hay đúng hơn, về người cha thương xót (vv.11-32). Hôm nay, trong hành trình mùa chay, Tin Mừng trình bày cho chúng ta dụ ngôn thứ ba này, trong đó vai chính là người cha và 2 người con. Trình thuật cho chúng ta thấy một vài đặc điểm của người cha: đó là một người luôn sẵn sàng tha thứ và hy vọng dù điều gì xảy ra đi nữa. Nhất là nổi bật lòng bao dung của ông trước quyết định của người con út rời nhà ra đi: lẽ ra ông có thể chống lại, vì biết rằng người con ấy chưa trưởng thành, trái lại ông để đứa con ra đi, tuy thấy trước những rủi ro có thể xảy ra. Thiên Chúa cũng hành động như thế đối với chúng ta: Ngài để cho chúng ta tự do, dù ta có thể sai lầm, vì khi tạo dựng chúng ta, Chúa đã ban cho chúng ta hồng ân cao cả là tự do. Chúng ta có nghĩa vụ sử dụng tốt tự do ấy.

Nhưng sự tách biệt của người con ấy chỉ là về mặt thể lý; người cha vẫn luôn mang người con ấy trong con tim; ông tin tưởng chờ đợi con trở về; ông chăm chú nhìn con đường với hy vọng thấy con trở về. Và một hôm ông thấy người con xuất hiện từ xa (Xc v.20). Lúc ấy ông xúc động, chạy ra đón con, ôm con và hôn. Thật là dịu dàng dường nào!

Người cha cũng dành thái độ ấy cho người con cả, là người vẫn luôn ở nhà, và nay người con này tức giận và phản đối vì không hiểu và không chia sẻ tất cả lòng từ nhân đối với đứa em đã lầm lỗi. Người cha ra ngoài để gặp người con cả và nhắc nhở cho anh ta rằng cha con vẫn luôn ở với nhau, và có chung mọi điều (v.31), nhưng cần phải vui mừng đón tiếp người em trở về nhà.

Trong dụ ngôn này ta cũng có thể thấy hình bóng người con thứ ba, âm thầm!, đó là người con ”không giữ cho mình đặc ân giống như [Cha], nhưng đã hủy bỏ mình, mặc lấy thân phận người tôi tớ” (Pl 2,6-7). Người Con-Tôi Tớ này là sự nối dài đôi vòng tay và trái tim của Cha: Người đã đón nhận người con hoang đàng và rửa đôi chân bẩn thỉu của người con ấy; Người đã chuẩn bị bữa tiệc để mừng lễ tha thứ. Người là Chúa Giêsu, dạy chúng ta hãy có lòng ”thương xót như Cha”.

Hình ảnh người cha trong dụ ngôn biểu lộ con tim của Thiên Chúa. Người là Cha thương xót, Đấng yêu thương chúng ta trong Chúa Giêsu vượt ra ngoài mọi giới hạn, luôn chờ đợi chúng ta hoán cải mỗi khi chúng ta lầm lạc; Ngài chờ đợi chúng ta trở về khi chúng ta xa lìa Ngài vì nghĩ rằng mình có thể không cần Chúa; Ngài luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay dù điều gì xảy ra đi nữa. Như người cha trong Phúc Âm, Thiên Chúa cũng tiếp tục coi chúng ta là con cái của Ngài khi chúng ta lạc đường, và Ngài đến gặp chúng ta với tất cả sự dịu dàng khi chúng ta trở về cùng Ngài. Những lầm lỗi chúng ta phạm, cả những tội trọng, không làm suy giảm tình thương trung tín của Ngài. Trong bí tích hòa giải, chúng ta luôn có thể tái khởi hành: Ngài đón nhận chúng ta, trả lại cho chúng ta phẩm giá làm con cái của Ngài.

Và ĐTC kết luận rằng: Trong giai đoạn mùa chay này cho đến lễ Phục Sinh, chúng ta được kêu gọi tăng cường hành trình hoán cải nội tâm. Chúng ta hãy để cho cái nhìn đầy yêu thương của Cha chúng ta đạt tới chúng ta và hết lòng trở về cùng Ngài, loại bỏ mọi thái độ thỏa hiệp với tội lỗi. Xin Đức Trinh Nữ Maria tháp tùng chúng ta cho đến vòng tay âu yếm của lòng thương xót của Chúa.

Chia buồn và ca ngợi

Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC bày tỏ sự gần gũi với các nữ tu thừa sai bác ái đang chịu đại tang đổ ập trên các chị cách đây 2 ngày trong vụ 4 nữ tu bị sát hại tại Aden, Yemen, nơi các chị săn sóc giúp đỡ những người già. ĐTC nói: ”Tôi cầu nguyện cho các chị và những người khác bị giết trong cuộc tấn công, cũng như cho thân nhân của họ. Xin Mẹ Têrêsa tháp tùng vào thiên đàng những người con của Mẹ tử đạo vì bác ái, và chuyển cầu cho hòa bình và sự tôn trọng thánh thiêng đối với sự sống con người.”

ĐTC nói thêm rằng 'Như một dấu chỉ dấn thân cụ thể cho hòa bình và sự sống tôi muốn nhắc đến sáng kiến lập các hành lang nhân đạo cho người tị nạn, mới được khởi xướng ở Italia. Dự án tiên phong này liên kết tình liên đới với an ninh, giúp nâng đỡ những người đang trốn chạy chiến tranh và bạo lực, như hàng trăm người tị nạn đã được chuyển đến Italia, trong đó có các trẻ em, bệnh nhân, người tàn tật, góa phụ chiến tranh với con cái, và những người già. Tôi cũng vui mừng vì sáng kiến này có tính chất đại kết, được sự hỗ trợ của Cộng đồng thánh Egidio, Liên hiệp các Giáo Hội Tin Lành Italila, Giáo Hội Valdesi và Metodist.

 ĐTC chào thăm các nhóm tín hữu hành hương và ngài xin mọi người cầu nguyện cho Ngài và các cộng sự viên bắt đầu tuần tĩnh tâm từ tối nay đến thứ sáu tới đây.

Giống như năm ngoái, tuần tĩnh tâm của ĐTC và các vị lãnh đạo tại Tòa Thánh diễn ra tại Trung tâm ”Nhà Thầy Chí Thánh” (Casa Divin Maestro) của tu đoàn thánh Phaolo ở Ariccia, cách Roma khoảng 30 cây số về hướng nam.

G. Trần Đức Anh OP

Cha Lombardi phê bình một số phản ứng về phim Spotlight

Cha Lombardi phê bình một số phản ứng về phim Spotlight

Phát ngôn viên Tòa Thánh phê bình một số phản ứng về phim Spotlight

VATICAN. Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, phê bình phản ứng của một số người về cuốn phim Spotlight (Đèn Chiếu), ”có trí nhớ cụt lủn” và họ đòi Giáo Hội Công Giáo “phải bắt đầu phải có biện pháp chống nạn lạm dụng trẻ em, nhất là từ phía giáo sĩ”.

 Trong thông cáo dài công bố ngày 4-3-2016, Cha Lombardi nói: ”Những điều trần của ĐHY Pell trước Ủy ban hoàng gia điều tra được nối trực tiếp giữa Australia và Roma, và việc trao tặng đồng thời giải Oscar cho cuốn phim hay nhất ”Spotlight” về vai trò của báo Boston Globe trong việc tố cáo việc che đậy những tội ác của nhiều linh mục ấu dâm ở Boston (nhất là trong những năm từ 1960-1980), đã lôi kéo theo một làn sóng mới những quan tâm của các cơ quan truyền thông và dư luận quần chúng về vấn đề thê thảm lạm dụng tính dục trẻ vị thành niêm, đặc biệt từ phía thành viên hàng giáo sĩ.

 Sự trình bày ”giật gân” về hai biến cố đó đã làm cho phần lớn dân chúng – nhất là những người không am tường hoặc có trí nhớ cụt lủn – nghĩ rằng trong Giáo Hội người ta không làm gì cả hoặc làm rất ít để đáp lại những thảm trạng kinh khủng ấy và cần phải bắt đầu lại từ đầu. Một sự cứu xét khách quan chứng tỏ không phải như vậy. Vị TGM trước đây của giáo phận Boston đã từ nhiệm năm 2002 sau những vụ mà phim Spotlight đã nói tới (và sau cuộc họp nổi tiếng của các Hồng Y Hoa kỳ được ĐGH Gioan Phaolô 2 triệu tập tại Roma hồi tháng 4-2002) và từ năm 2003 (tức là từ 13 năm nay), Tổng giáo phận Boston do ĐHY Sean O'Malley cai quản, ngài được mọi người biết đến vì sự nghiêm ngặt và khôn ngoan trong việc đương đầu với những vấn đề lạm dụng tính dục, đến độ đã được ĐTC bổ nhiệm vào số các cố vấn của ngài và làm Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh do ĐGH thành lập để bảo vệ các trẻ vị thành niên.

 Cả những biến cố bi thảm lạm dụng tính dục ở Australlia cũng là đối tượng các vụ điều tra và thủ tục pháp lý và giáo luật từ nhiều năm nay. Khi ĐGH Biển Đức 16 ở Sydney nhân dịp Ngày Quốc Tế giới trẻ năm 2008 (tức là đã 8 năm rồi), ngài gặp một nhóm nhỏ các nạn nhân ngay tại tòa TGM giáo phận do ĐHY Pell cai quản, xét vì vụ này bấy giờ có tính chất thời sự rộng rãi và Đức TGM thấy rằng một cuộc gặp gỡ như vậy rất thích hợp. Để cho thấy những vấn đề này được quan tâm theo dõi, chỉ cần nhắc đến sự kiện nguyên phần dành cho vấn đề ”Lạm dụng trẻ vị thành niên. Câu trả lời của Giáo Hội” trên mạng internet của Vatican, đã được khởi sự cách đây 10 năm, và chứa đựng 60 văn kiện hoặc những biện pháp can thiệp của Giáo Hội.

 Sự dấn thân can đảm của các vị Giáo Hoàng để đương đầu với các cuộc khủng hoảng xảy ra sau đó tại nhiều nước và những hoàn cảnh khác – như Hoa Kỳ, Ai Len, Đức, Bỉ, Hòa Lan, dòng Đạo binh Chúa Kitô – không phải là nhỏ và cũng không phải là dửng dưng. Các thủ tục xét xử và các khoản giáo luật phổ quát đã được canh tân; những đường hướng chỉ đạo được yêu cầu và được soạn thảo từ phía các HĐGM, không những để xử lý những vụ lạm dụng đã xảy ra, nhưng con để phòng ngừa chúng một cách thích hợp; các cuộc thanh tra tông tòa để can thiệp trong những tình cảng trầm trọng nhất; sự cải tổ sâu rộng dòng Đạo binh Chúa Kitô, đó là những hành động nhắm đáp lại một cách sâu rộng và với sự sáng suốt đối với một tai ương được biểu lộ một cách trầm trọng lạ thường và tai hại, nhất là trong một số miền và trong một số thời kỳ. Lá thư của ĐGH Biển Đức 16 gửi các tín hữu Ailen hồi tháng 3 năm 2010 có lẽ vẫn còn là văn kiện tham chiếu hùng hồn nhất, vượt ra ngoài nước Ailen, để hiểu thái độ và câu trả lời pháp lý, mục vụ và tinh thần của các vị Giáo Hoàng cho những thảm trạng ấy của Giáo Hội thời nay: nhìn nhận những sai lầm đã phạm và thực thi công lý cho các nạn nhân, hoán cải và thanh tẩy, dấn thân phòng ngưà và canh tân việc huấn luyện về mặt nhân bản và tinh thần.

 Những cuộc gặp gỡ của ĐGH Biển Đức và Phanxicô với những nhóm nạn nhân đã tháp tùng con đường dài với gương về sự lắng nghe, xin lỗi, an ủi và với sự đích thân can dự của các vị Giáo Hoàng.

 Tại nhiều quốc gia, các kết quả sự dấn thân đổi mới thật là khả quan, những vụ lạm dụng trở nên rất họa hiếm và vì thế, phần lớn những vụ mà ngày nay người ta còn xử lý và tiếp tục được đưa ra ánh sáng thuộc về một quá khứ tương đối xa vài chục năm. Tại các nước khác, thường vì lý do tình cảnh văn hóa rất khác và vẫn còn có tính chất im lặng, còn nhiều điều phải làm và không thiếu những kháng cự và khó khăn, nhưng con đường phải theo đã trở nên rõ ràng hơn.

 Việc thành lập Ủy ban bảo vệ trẻ vị thành niên được ĐGH Phanxicô loan báo hồi tháng 12-2013, gồm các thành viên đến từ mọi lục địa, cho thấy sự trưởng thành trong hành trình của Giáo Hội Công Giáo. Sau khi ấn định và phát triển trong nội bộ một câu trả lời quyết liệt đối với những vấn đề lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên (từ phía các linh mục hoặc các nhân viên khác của Giáo Hội), người ta nhất loạt đặt vấn đề không những làm sao đáp ứng một cách thích hợp vấn đề mọi mỗi nơi trong Giáo Hội, nhưng còn phải làm sao giúp xã hội rộng lớn hơn trong đó Giáo Hội đang sống, đối phó với các vấn đề lạm dụng và vi phạm các trẻ vị thành niên, xét vì – như tất cả đều phải biết, tuy rằng nhiều khi người ta dè dặt không muốn nhìn nhận – ở mọi nơi trên thế giới phần lớn những vụ lạm dụng không xảy ra trong các lãnh vực Giáo Hội, nhưng ở bên ngoài các lãnh vực này (ở Á châu người ta có thể nói về hàng chục hàng chục triệu trẻ vị thành niên bị lạm dụng, chắc chắn là không phải trong lãnh vực Công Giáo…).

 Tóm lại, Giáo hội bị thương tổn và tủi nhục vì tai ương lạm dụng, muốn phản ứng không những để thanh tẩy chính mình, nhưng cũng để dành kinh nghiệm cam go của mình trong lãnh vực này, để làm cho việc phục vụ giáo dục và mục vụ dành cho toàn thể xã hội được phong phú hơn, xã hội nói chung còn một con đường dài phải đi để ý thức sự trầm trọng của các vấn đề và để đương đầu với chúng”.

 Trong viễn tượng ấy, những biến cố ở Roma trong những ngày qua, rốt cuộc có thể được đọc trong một viễn tượng tích cực. Người ta phải ghi nhận ĐHY Pell đã trình bày chứng từ bản thân một cách xứng đáng và phù hợp (khoảng 20 tiếng đồng hồ đối thoại với Ủy ban hoàng gia!) từ đó một lần nữa có một khung cảnh khách quan và sáng suốt hơn về những sai lầm đã xảy ra trong nhiều lãnh vực của Giáo Hội (trong trường hợp này là Australia) trong những thập niên quá khứ. Và đây là một sự thủ đắc không phải là vô ích trong viễn tượng ”cùng thanh tẩy ký ức”.

 Người ta cũng phải nhìn nhận nhiều thành viên của nhóm các nạn nhân đến từ Australia để chứng tỏ sự sẵn sàng thiết lập một cuộc đối thoại xây dựng với chính ĐHY và với đại diện của Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ vị thành niên – cha Hans Zollner SJ, thuộc Đại học Giáo Hoàng Gregoriana, – với cha, các nạn nhân ấy đã đào sâu những viễn tượng dấn thân hữu hiệu để phòng ngừa những lạm dụng.

 Vì thế, nếu những lời kêu gọi tiếp theo sau phim Spotlight và sự động viên của các nạn nhân và của các tổ chức nhân dịp các cuộc điều trần của ĐHY Pell sẽ góp phần hỗ trợ và tăng cường hành trình dài chống lại những lạm dụng trên trẻ vị thành niên trong Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ và trên thế giới ngày nay (nơi mà chiều kích các thảm trạng này thật là vô biên), thì cũng cần được chào đón.

 G. Trần Đức Anh OP chuyển ý