Án phong thánh cho một Linh mục Hoa kỳ, từ Tin lành trở lại Công giáo

Án phong thánh cho một Linh mục Hoa kỳ, từ Tin lành trở lại Công giáo

New York – Hồ sơ phong thánh của Cha Paul Wattson, một Linh mục trở lại từ Tin lành, sáng lập Hội dòng thánh Phanxicô đền tội, sắp kết thúc ở cấp giáo phận.

Cha Wattson sinh năm 1863 và được thụ phong linh mục trong Giáo hội Tin lành Episcopal vào năm 1886. Cha cùng với nữ tu Lurana White của Tin lành Episcopal thành lập Hội dòng thánh Phanxicô đền tội ở Garrison, New York. Hội dòng gồm có các tu huynh và các nữ tu, những người muốn cổ võ sự hiệp nhất Kitô giáo. Khi cha Wattson trở lại Công giáo vào năm 1909, và được thụ phong Linh mục năm 1910, Hội dòng này cũng chuyển thành công giáo. Cha Wattson qua đời năm 1940, hưởng thọ 77 tuổi.

Cha Wattson đã tổ chức lần đầu tiên tuần cầu nguyện cầu cho các Kitô hữu hiệp nhất  trên đỉnh núi ở Garrison và ngày nay nó đã trở thành một phong trào toàn cầu. Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô hữu hiện nay được tổ chức vào từ 18-25/01 hàng năm.

Hôm 09/03, tổng giáo phận New York đã kết thúc cuộc điều tra phong thánh kéo dài 18 tháng. Các bản viết của cha Wattson cũng như các bài viết về cha được thu thập lại, đóng gói, bọc lại và đóng dấu của Đức Hồng Y Timothy Dolan.

Hội đồng Giám mục Hoa kỳ đồng ý việc mở án phong chân phước cho cha Wattson vào tháng 11/2014 và án điều tra chính thức được mở vào tháng 09/2015 tại trung tâm Công giáo New York. (CNS 20/03/2017)

Hồng Thủy

Chiến dịch quyên góp cho tổ chức bác ái Công giáo của Tổng Giáo phận New York

Chiến dịch quyên góp cho tổ chức bác ái Công giáo của Tổng Giáo phận New York

New York – Tổng Giáo phận New York mở chiến dịch quyên góp 100 triệu đô la để phục vụ và tạo cơ hội cho các trẻ em và gia đình, đặc biệt những người nghèo và dễ thương tổn nhất.

Đức Hồng Y Timothy M. Dolan đã thông báo về chiến dịch này trong một bữa tiệc trưa, được tổ chức tại trung tâm Rockefelle vào ngày 29/01 vừa qua. Chiến dịch này là một phần trong chương trình kỷ niệm 100 năm mạng lứới bác ái Công giáo.

Thống đốc Andrew Cuomo và thị trưởng Bill de Blasio cũng hiện diện tại sự kiện này. Ông Cuomo nói ông sẽ đề xuất kinh phí lớn nhất cho các tổ chức bác ái và các trường Công giáo với 300 triệu đô và ông sẽ tuyên bố ngày 24/04 như ngày bác ái Công giáo tại bang New York, một sự tán thành ngày thành lập của chương trình từ thiện của tổng giáo phận vào năm 1917. Trước đó, ông de Blasio đã tuyên bố ngày bác ái Công giáo tại thành phố New York.

Đức Hồng y nói: “Hội đồng quản trị và tôi cam kết quyên góp 100 triệu đô trong nửa thập kỷ tiếp theo để tài trợ cho các sứ vụ của chúng tôi, các sứ vụ mới và đổi mới.” Ngài cũng nói thêm: “Chúng tôi đang lắng nghe Chúa Giêsu khi chúng tôi ‘ra chỗ nước sâu’ trong năm thứ 100 này.”

Theo Đức Hồng y, từ năm 1917, tổng giáo phận đã "đầu tư rất nhiều mồ hôi, sức lực, tâm trí, tâm hồn và tiền bạc vào việc củng cố gia đình của New York và con em chúng ta." Ngài nói: “Với anh chị em, những người cộng tác yêu quý, chúng ta cố gắng hết sức để không chỉ mang đến sự giúp đỡ của chúng ta, nhưng cả niềm hy vọng. Chúng ta hành động như những người Công giáo, nhưng chúng ta không bao giờ hỏi về tôn giáo của bất cứ ai mà chúng ta trợ giúp, và cũng không áp đặt tôn giáo chúng ta trên họ.”

Trước bữa tiệc trưa, Đức hồng y đã khai mạc năm bách chu niên với Thánh lễ tại nhà thờ chánh tòa thánh Patrick. Ngài nói: “Tổ chức bác ái Công giáo sẽ là những phúc lành bằng hành động.” (CNS 03/02/2017)

Hồng Thủy

Xe Fiat 500L Đức Giáo Hoàng đã dùng bán được 300,000 Mỹ kim

Xe Fiat 500L Đức Giáo Hoàng đã dùng bán được 300,000 Mỹ kim

Xe Fiat 500L Đức Giáo Hoàng

NEW YORK. Chiếc xe con hiệu Fiat 500L ĐTC Phanxicô đã dùng trong cuộc viếng thăm ở New York, Hoa Kỳ hồi tháng 9 năm ngoái, đã được bán đấu giá với 300 ngàn Mỹ kim (265,000 Euro).

Xe này bình thường trị giá 24,695 Mỹ kim (khoảng 22 ngàn Euro).

Việc bán đấu giá này để giúp người nghèo và do mạng Charitybuzz.com tổ chức trực tuyến với sự cộng tác của tổng giáo phận New York. Hạn chót để trả giá là vào lúc 9 giờ tối ngày 31-3-2016 giờ địa phương.

 ĐHY Timothy Dolan, TGM New York, sẽ gặp người thắng cuộc bán đấu giá và làm phép chiếc xe này. Số tiền thu được sẽ được dùng để hỗ trợ các trường Công Giáo, các Hội bác ái Công Giáo, Cơ quan cứu trợ Công Giáo Hoa Kỳ và Hội Công Giáo hỗ trợ miền Trung Đông.

Tổ chức Charitybuzz.com là cơ quan đầu tiên chuyên tổ chức bán đấu giá làm việc nghĩa. 80% lợi tức thu được được dùng để hỗ trợ các dự án từ thiện trên thế giới. Cho đến nay tổ chức này đã quyên được hơn 165 ngàn mỹ kim cho chính nghĩa bác ái.

Trong cuộc bán đấu giá chiếc xe Fiat tương tự ĐTC đã dùng khi viếng thăm thành phố Philadelhia, giá cao nhất đạt được là 82 ngàn mỹ kim (73,000 Euro) (KNA 1-4-2016)

G. Trần Đức Anh OP

TOÀ THÁNH KÊU GỌI GIỚI LÃNH ĐẠO CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, KHOA HỌC VÀ TÔN GIÁO GÓP PHẦN THĂNG TIẾN HÒA BÌNH VÀ AN NINH CHO CÁC NƯÓC NHỎ ĐANG PHÁT TRIỂN

TOÀ THÁNH KÊU GỌI GIỚI LÃNH ĐẠO CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, KHOA HỌC VÀ TÔN GIÁO GÓP PHẦN THĂNG TIẾN HÒA BÌNH VÀ AN NINH CHO CÁC NƯÓC NHỎ ĐANG PHÁT TRIỂN

NEW YORK: Tòa Thánh kêu gọi các giới lãnh đạo chính trị, kinh tế và tôn giáo quốc gia và quốc tế góp phần thăng tiến hoà bình và an ninh cho các nước nhỏ đang phát triển.

ĐTGM Bernarrdito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong diễn văn đọc trước phiên họp của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc về đề tài “Hoà bình và an ninh cho các nước nhỏ đang phát triển”. ĐC Auza khẳng định rằng một trong các đe dọa đối với các nước này là sự kiện khí hậu thay đổi, khiến mực nước biển dâng cao, tạo ra các trận bão nhiệt đới và ngoài nhiệt đới, nhiệt độ không khí và biển gia tăng và thay đổi các kiểu mưa. Đây không phải chỉ là vấn đề môi sinh mà cũng liên quan tới sự phát triển nữa. Nó là một đe dọa sự sống. Các thay đổi khí hậu sẽ gây ra các hệ lụy tiêu cực trên đất đai và nguồn tài nguyên vốn đã nghèo của các nước này. Vì vậy điều cấp thiết nhất là lám sao ngăn chặn khí hậu thay đổi. Để đối phó với mọi hậu quả của nó cần phải huy động mọi lực lượng chính trị, kinh tế, khoa học, và truyền thống tôn giáo. Thay đổi khí hậu liên quan tới sự phát triển con người, như ĐTC Phanxicô đã khẳng định. Ngài đề nghị môi sinh toàn vẹn như mô thức phối hợp hài hòa các tương quan đa chiều kích, bởi vì chúng ta đang phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng vừa môi sinh vừa xã hội. Nếu chúng ta đánh mất đi ý thức chúng ta với môi sinh là một, thì thái độ của chúng ta sẽ là thái độ của những chủ nhân, người tiêu thụ và khai thác không có khả năng đưa ra các hạn chế cho các nhu cầu của mình. Săn sóc môi sinh là một thái độ xã hội. Tất cả mọi người đều có bổn phận đóng góp cho việc tìm ra một giải pháp toàn vẹn.

Vị đại diện Tòa Thánh đưa ra ba đề nghị. Thứ nhất, đạt một thỏa hiệp trong hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại Paris vào tháng 12 năm nay để chiến đấu với nạn khí hậu thay đổi.  Hàng lãnh đạo thế giới phải can đảm có tâm trí nhìn xa thấy rộng chứ không thiển cận nhắm tới các lợi nhuận nhất thời đang thống trị các đường lối chính trị và kinh tế thế giới. Thứ hai,  bỏ ra các nguồn tài chánh đầy đủ để ngăn chặn nạn khí hậu thay dổi. Thứ ba, gia tăng khả thể có được loại năng lượng có thể canh tân. Hàng tỷ người trên thế giới cần năng lượng để ra khòi nghèo túng. Hàng tỷ người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ gái,  đau khổ vì phải nấu nướng vời dầu hỏa. Đa số sống trong các vùng không được nối liền với hệ thống cung cấp năng lượng có thể canh tân. Các nước giầu phải trợ giúp các nước kém mở mang có được các kỹ thuật và nguồn tài  chánh để sản xuất năng lưọng ít làm ô nhiễm môi sinh (SD 31-7-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

TOÀ THÁNH MỜI GỌI CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ VÙNG TRUNG ĐÔNG

TOÀ THÁNH MỜI GỌI CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ VÙNG TRUNG ĐÔNG

NEW YORK: Toà Thánh yêu cầu cộng đồng quốc tế giúp giải quyết tình hình khủng hoảng tại vùng Trung Đông, nhất là đem lại hòa bình cho Siria và Thánh Địa.

ĐTGM Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức của Liên Hiệp Quốc tại New York, đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu khai mạc phiên họp của Hội đồng an ninh bàn về tình hình Trung Đông bao gồm cả vấn đề của người Palestin ngày 23 tháng 7 vừa qua. ĐC nói Tòa Thánh luôn theo dõi tình hình vùng Trung Đông và lo âu trước các cuộc xung đột tiếp tục gia tăng. Nhưng xem ra cộng đồng quốc tế đã quen với các xung đột này và chưa tích cực hoạt động để có một giải pháp thích đáng. Tình hình tại Siria đặc biệt nghiêm trọng vì cuộc khủng hoảng nhân đạo liên quan tới phân nửa tổng số 12 triệu dân nước này. Tình hình thê thảm này của Siria cần mau chóng có giải pháp chính trị ,và đòi hỏi phải bỏ ra một bên các lợi lộc riêng tư để chú ý tới lọi ích của dân nước Siria.

Bên Irak tình hình cũng trầm trọng vì các cuộc khủng bố của Nhà nước Hồi giáo. Nó là thách đố cho toàn vùng Trung Đông, và đòi hỏi sự hiệp lực của toàn cộng đồng quốc tế trong việc ngăn cản tệ nạn này đang lan tràn sang nhiều nước khác. Vị đại diện Toà Thánh cũng thỉnh cầu thế giới liên đới tiếp tay với hai nưóc Libăng và Giordania trong việc lo lắng cho hàng triệu người di cư tỵ nạn Siri chạy trốn chiến tranh. Toà Thánh cũng hy vọng Libăng mau chóng có thổng thống, vì đã hơn một năm rồi mà nước này vẫn chưa chọn được quốc trưởng.

ĐTGM Auza cũng nêu bật các khổ đau, khó khăn và bất công, mà kitô hữu và các nhóm thiểu số toàn vùng Trung Đông đang phải gánh chịu. Sự kiện số tín hữu kitô giảm sút là một mất mát rất lớn cho vùng Trung Đông. Ngay từ đầu họ đã đóng góp vào việc xây dựng các xã hội hài hoà và hoạt đông cho công ích của đất nước, thăng tiến hoà bình, hòa giải và phát triển. Ngày 26 tháng 6 vùa qua Tòa Thánh và chính quyền Palestin đã ký kết thỏa hiệp dựa trên thỏa hiệp căn bản năm 2000. Tòa Thánh hy vọng nó góp phần khích lệ việc thành lập hai quốc gia và chấm dứt cuộc xung đột kéo đã dài từ bao thập niên qua  giữa người Israel và người Palestin, gây ra biết bao nhiêu chết chóc và khổ đau cho cả hai bên. Như ĐTC Phanxicô đã nói trong chuyến viếng thăm Thánh Địa năm ngoái: Đã đến lúc mọi người phải tìm ra can đảm để quảng đại và có óc sáng tạo trong việc phục vụ công ích, can đảm xây dựng hoà bình dựa trên việc mọi người thừa nhận quyền hiện hữu và an ninh của hai quốc gia được trật tự quốc tế thừa nhận (SD 24-7-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

 

TOÀ THÁNH BÊNH VỰC QUYỀN CỦA NGƯỜI GIÀ

TOÀ THÁNH BÊNH VỰC QUYỀN CỦA NGƯỜI GIÀ

NEW YORK: Toà Thánh tái khẳng định dấn thân thăng tiến các quyền và phẩm giá của người già, cũng như loại trừ mọi hình thức kỳ thị và gạt bỏ người già.

ĐTGM Bernardito Auza, trưởng phái đoàn Toà Thánh tham dự phiên họp lần thứ 6 của nhóm thảo luận về người già của Liên Hiệp Quốc, đã phát biểu như trên trong bài tham luận ngày 16 tháng 7 vùa qua. Trích lại lời ĐTC Phanxicô nói: “Thật là điều xấu xa, khi nhìn thấy người già bị vứt bỏ như thế nào … Không có ai dám nói lên điều này, nhưng nó vẫn được làm”, vị đại diện Tòa Thánh ghi nhận trong xã hội chỉ đánh giá con người theo khả năng sản xuất và tiêu thụ, người già không chỉ bị bỏ rơi trong sự bất ổn vật chất, nhưng cũng bị coi là vô dung và là gánh nặng cho xã hội nữa.

Trong các xã hội tây phương, thế kỷ này là thế kỷ của người già, vì số trẻ em giảm sút, số người gia gia tăng, Hiện nay trên thế giới có 700 triệu người già khoảng 60 tuổi, tức chiếm 10% tổng số dân trên thế giới. Nhưng trong năm 2050 số người già sẽ chiếm 20% tổng số dân. Việc gia tăng này là một thách đố cho xã hội ngày nay, vì nó cũng đè nặng trên các hệ thống bảo hiểm sức khỏe và trợ cấp xã hội. Trong số các người già, phụ nữ bị loại bỏ và không được săn sóc hơn cả. Vì thế cần phải thăng tiến một thái độ tiếp đón quý trọng người già và hội nhập họ vào cuộc sống xã hội. Hiện nay chưa có các hệ thống đồng thuận bảo vệ quyền của người già. Vài người đề cập tới việc thành lập các hệ thống mới giống như Hiến chương về quyền của người tàn tật; người khác đề nghị các chính quyền dấn thân hơn; người khác nữa nghĩ tới các biện pháp đã có sẵn trong Chương trình hành động Madrid liên quan tới người già. Tuy nhiên, việc tiếp cận với vấn đề người già chỉ dựa trên các quyền con người không thôi, không đủ, nếu không có các chính sách và chương trình nêu bật các lý do vi phạm quyền của người già. Do đó, cần thăng tiến các đường lối chính trị và hệ thống giáo dục thay thế nền văn hóa thống trị vứt bỏ hiện hành chỉ đánh giá con người theo khả năng sản xuất, và coi người già là vô dụng, gạt bỏ họ khỏi thế đứng của họ trong xã hội.

Vị đại diện Toà Thánh mạnh mẽ tái khẳng định quyền của người già cũng như tầm quan trọng của các chính sách thăng tiến phẩm giá của họ. Người già là nguồn tài nguyên nòng cốt và quý báu cho xã hội, vì là điểm quy chiếu giúp xã hội duy trì ký ức tập thể và hướng dẫn xã hội với các kinh nghiệm và sư khôn ngoan của họ (SD 20-7-2015).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio