Mở lòng để Chúa Thánh Thần hướng dẫn

Mở lòng để Chúa Thánh Thần hướng dẫn

Thánh lễ tại nhà nguyện Marta, 06.10.2016

Giáo lý chân thực không phải là việc tuân giữ nghiêm ngặt lề luật bị đóng khung bởi ý thức hệ, nhưng là mặc khải từ nơi Thiên Chúa mà chúng ta kiếm tìm từng ngày nhờ việc mở lòng cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Đó là lời Đức Thánh Cha chia sẻ trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta.

Trong các bài đọc sách thánh ngày hôm nay, chúng ta gọi Chúa Thánh Thần là “quà tặng tuyệt vời từ Chúa Cha”. Chúa Thánh Thần là sức mạnh làm cho Giáo Hội dũng cảm đi ra, vì Ngài dẫn dắt Giáo Hội đi về phía trước. Chúa Thánh Thần là “ngôi sao chỉ đường của Giáo Hội.” Không có Ngài, thì chỉ còn “đóng kín và sợ hãi.” Có ba thái độ mà chúng ta có thể có đối với Chúa Thánh Thần.

Thái độ thứ nhất: Bỏ quên Chúa Thánh Thần

Thái độ thứ nhất là điều mà thánh Phaolô nhắc nhở tín hữu Galat, khi họ tin rằng, mình được trở nên công chính nhờ tự sức tuân giữ lề luật, chứ không nhờ Chúa Giêsu là Đấng ban ý nghĩa cho lề luật. Do đó họ quá cứng nhắc và trở thành những người mà Chúa Giêsu gọi là giả hình.

Họ giữ luật mà bỏ qua Chúa Thánh Thần. Đừng bỏ quên sức mạnh cứu chuộc của Chúa Kitô đến từ Chúa Thánh Thần! Đúng là có những Điều Răn và chúng ta phải tuân giữ các Điều Răn, nhưng chúng ta luôn tuân giữ nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần, Đấng là quà tặng vĩ đại và Chúa Cha và Chúa Con ban cho chúng ta. Nhờ Chúa Thánh Thần mà chúng ta hiểu được Lề Luật. Nhưng đừng thu gọn Chúa Thánh Thần và Chúa Con lại chỉ trong những luật lệ. Vấn đề là các tín hữu Galat thời ấy đã bỏ Chúa Thánh Thần qua một bên để chỉ còn việc giữ luật. Họ đóng con mắt tâm hồn lại, và chỉ còn biết là phải làm việc này, phải làm việc kia. Đôi khi chúng ta cũng bị rơi vào cám dỗ ấy.

Tại sao họ lại gắn chặt và bị đóng khung bởi những ý thức hệ như thế? Thánh Phaolô nhắc nhở mạnh mẽ: “Hỡi những người Galat vô tâm trí, ai đã mê hoặc anh em như thế?” Những ai rao giảng về các ý thức hệ, thì cái gì cũng đúng. Họ bị đóng khung vào cái gọi là: tất cả đều rõ ràng! Nhưng hãy nhìn xem, mặc khải của Thiên Chúa không rõ ràng sao? Mặc khải của Thiên Chúa là mỗi ngày một hơn, hơn mãi, trong mọi cách thế. Điều này có rõ không? Rất rõ! Đối với những ai nghĩ rằng, mình nắm trọn chân lý trong tay, thì thánh Phaolô gọi họ là “những kẻ ngốc”.

Thái độ thứ hai: Làm phiền lòng Chúa Thánh Thần

Thái độ thứ hai mà chúng ta có thể có đối với Chúa Thánh Thần, là làm phiền lòng Ngài, khi chúng ta không để cho Ngài truyền cảm hứng, không để cho Ngài thúc đẩy chúng ta tiến bộ trong đời sống Kitô hữu. Khi đó chúng ta không để cho Ngài nói với chúng ta. Khi ấy chúng ta trở nên thờ ơ, trở nên những Kitô hữu tầm thường, vì Chúa Thánh Thần không thể thực hiện những tác động tuyệt vời của Ngài nơi chúng ta.

Thái độ thứ ba: Mở lòng ra với Chúa Thánh Thần

Thái độ thứ ba là mở ra với Chúa Thánh Thần và để Ngài dẫn chúng ta về phía trước. Đó là những gì các Tông Đồ đã làm: họ can đảm trong ngày Lễ Ngũ Tuần. Họ không còn sợ hãi vì họ mở ra để Chúa Thánh Thần hoạt động. Để hiểu và đón nhận những Lời của Chúa Giêsu, chúng ta cần mở lòng cho Chúa Thánh Thần. Khi một người mở lòng với Chúa Thánh Thần, thì tựa như chiếc thuyền buồm no gió tiến về phía trước, tiến mãi. Nhưng chúng ta cần cầu nguyện để có thể mở ra với Chúa Thánh Thần.

Giờ đây chúng ta có thể tự hỏi chính mình, giây phút nào trong ngày, tôi đã bỏ quên Chúa Thánh Thần? Và tôi có biết điều ấy khi tôi đi lễ Chúa Nhật không, hay chỉ đơn giản đi là đi thôi? Thứ hai, cuộc sống của tôi có phải là cuộc sống nửa vời và buồn tẻ, thiếu sức sống, trì trệ và làm phiền lòng Chúa Thánh Thần không? Sau cùng, hãy mở lòng mình, mở cuộc đời mình ra, để nguyện xin Chúa Thánh Thần ban cho mình niềm vui của Tin Mừng, để Ngài giúp mình hiểu được lời dạy của Chúa Giêsu, để mình không bị đóng khung, không còn ngốc nghếch, nhưng là chân thực? Điều ấy giúp chúng ta hiểu được đâu là điểm yếu của chúng ta, đâu là điều làm phiền lòng Ngài, và để Ngài dẫn chúng ta tiến về phía trước tới gần Chúa Giêsu, và để Ngài dạy cho chúng ta con đường cứu độ của Chúa Giêsu.

Tứ Quyết SJ

 

Tuần hành ở Mexico chống ý thức hệ “gender” và bảo vệ gia đình

Tuần hành ở Mexico chống ý thức hệ “gender” và bảo vệ gia đình

Đức Phanxicô và các trẻ em Mexico

“Tôi hợp ý với các giám mục của Mexico trong việc ủng hộ những dấn thân của Giáo Hội và xã hội dân sự vì gia đình và sự sống, tại thời điểm này các vị yêu cầu sự quan tâm đặc biệt về mục vụ và văn hóa trên toàn thế giới”, đó là những lời Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa nhật 26/9, để bày tỏ sự ủng hộ của mình với hàng chục ngàn người Mexico tuần hành chống lại việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào thứ bảy 25/9 tại thành phố Mêxicô.

Sau những cuộc tuần hành tại 122 thành phố trên toàn lãnh thổ vào ngày 10 /9 vừa qua, Mexico chứng kiến một thành công mới đầy ấn tượng của Mặt trận quốc gia vì Gia đình, được kết hợp bởi các hiệp hội khác nhau, có mục đích ngăn cản tổng thống Enrique Peña Nieto hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính và áp đặt ý thức hệ giới tính cho học sinh vị thành niên.

Các người tuần hành đã yêu cầu tổng thống nhìn nhận hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là nền tảng của gia đình; cổ võ việc ủng hộ chính sách về gia đình; quyền của phụ huynh giáo dục con cái theo sự tin tưởng của mình và các giá trị; quyền của các trẻ em mồ côi được nhận nuôi bởi một người cha và một người mẹ. 4 điểm này được bao gồm trong một dự luật do sáng kiến của dân chúng – được 200 ngàn người ký tên – đã được nộp tại Thượng viện vào tháng 2 vừa qua và đang đợi được thảo luận.

Fernando Guzman, một trong những người tổ chức của cuộc tuần hành đã miêu tả cuộc tuần hành như “một ngày vui mừng, mạnh mẽ và có ý nghĩa”, mà trong đó dân chúng Mexico đã có thể nhắc lại lời yêu cầu tổng thống mở cuộc đối thoại với Mặt trận quốc gia vì Gia đình. Ông nói thêm về ý thức hệ giới tính: “một đàng là sự tôn trọng hoàn toàn những người đồng tính, đàng khác là dạy các trẻ em rằng chúng không phải là nam hay nữ mà là những gì mà họ muốn.” Ông Guzman khẳng định: điều này là không đúng, nó ngược lại với điều 3 của hiến pháp và chống lại quyền giáo dục con cái của các phụ huynh.”

Hiện nay, hôn nhân giữa những người đồng tính chỉ hợp pháp ở một vài tiểu bang của Mexico. Nhưng năm ngoái Tòa án tối cao đã tuyên bố các hôn nhân đồng tính là vi phạm hiến pháp và dự án cải cách do Tổng thống Peña Nieto hướng dẫn đã bắt đầu như thế . Ý định của ông là sửa đổi điều 4 của Hiến pháp để nhìn nhận hôn nhân giữa các người đồng tính như một “nhân quyền”. Nhân dân Mexico tiếp tục bảo vệ quyền của những người không thể tự vệ, là các trẻ em, được lớn lên trong một gia đình được tạo nên bởi một người cha và một người mẹ. (Zenit 26/09/2016)

Hồng Thủy

Lễ giỗ thứ 14 Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận

Lễ giỗ thứ 14 Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận

Lễ giỗ thứ 14 Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận

ROMA. Sáng ngày 16-9-2016, ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa Bình, đã chủ sự lễ giỗ lần thứ 14 Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.

ĐHY đã được ĐTC bổ nhiệm làm Tổng trưởng bộ ”Phục vụ sự phát triển toàn diện của con người”, mới được thành lập và bắt đầu hoạt động từ ngày 1-1-2017.

Đồng tế với ĐHY Turkson tại Nhà Thờ Đức Mẹ Cầu Thang (Madonna della Scala) ở Roma còn có 6 GM Việt Nam vừa kết thúc khóa bồi dưỡng 2 tuần lễ do Bộ truyền giáo tổ chức, một số LM Việt Nam và Italia, trước sự hiện diện của khoảng 100 người gồm các viên chức của Hội đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, cùng với Liên tu sĩ Việt Nam ở Roma.

Trong bài giảng, ĐHY Turkson đã diễn giải bài Tin Mừng của ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi mừng kính hôm 15-9 vừa qua, và áp dụng vào cuộc sống và sứ mạng của Vị Tôi Tớ Chúa ĐHY Nguyễn Văn Thuận. Như Mẹ Maria, Đức Cố Hồng Y cũng đã cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa Kitô qua sự tiếp nhận những đau khổ trong cuộc sống.

Cuối thánh lễ, cộng đoàn đã đến trước bàn thờ bên dưới có mộ của ĐHY Nguyễn Văn Thuận và cùng đọc kinh cầu xin Chúa cho án phong chân phước của Người sớm được kết thúc tốt đẹp với việc tôn vinh Vị Tôi Tớ Chúa trên bàn thờ (TPN 16-9-2016)

G. Trần Đức Anh OP 

“Đức tin của các tín hữu bị bách hại củng cố ơn gọi của tôi”

“Đức tin của các tín hữu bị bách hại củng cố ơn gọi của tôi”

Dòng nữ tu Siervas de Maria tại Ấn Độ - Santowna Singh

Rourkela, Orissa – Ngày 8 tháng 9 vừa qua, tại nhà thờ Chúa Phục sinh ở Kalunga, nữ tu Santowna Singh đã cùng với 18 nữ tu khác thuộc dòng Nữ tỳ Đức Maria tuyên khấn trọn đời trong Thánh lễ do Đức tổng Giám mục của Giáo phận Cuttack-Bhubaneshwar và Đức cha Kishor Kumar Kujur, Giám mục của Rourkela cử hành, với 40 Linh muc đồng tế, trước sự hiện diện của 55 nữ tu và hơn 2000 tín hữu.

Chị Singh đến từ miền Kandhamal, nơi vào năm 2008, đã xảy ra vụ sát hại các Kitô hữu cách man rợ nhất chưa từng có ở Ấn độ, bởi các tín hữu Ấn giáo cực đoan. Chị cho biết: “Tôi bị đánh động bởi đức tin đơn sơ nhưng mạnh mẽ của các Kitô hữu. Đức tin này làm cho tình yêu của tôi đối với Chúa Giêsu thêm mạnh mẽ và thúc đẩy tôi phục vụ người nghèo trong Giáo hội; nó đã cho tôi sức mạnh để trở thành sứ giả của Chúa Kitô.” Chị cũng chia sẻ nhân danh các chị em khác rằng: “Ngọn lửa đức tin của các Kitô hữu bị bách hại ở trong tôi và trong các chị em khác. Trong tất cả chúng tôi có sức mạnh và ân sủng của Thiên Chúa. Chúng tôi cảm tạ Chúa vì đã cho chúng tôi cuộc sống tuyệt vời này để phục vụ Người ở Orissa, một trong những bang nghèo nhất trong tất cả các bang của Ấn Độ." Từ khi Orissa trở thành trọng điểm của các cuộc bách hại, người ta thấy có một sự gia tăng ơn gọi theo cấp số nhân.

Nữ tu Singh đang dạy học tại trường trung học của giáo xứ thánh Maria. Chị nói: “Tôi yêu thích dạy học và chuyển trao cho các học sinh của tôi niềm vui của Tin mừng và lòng thương xót của Thiên Chúa. Tôi hãnh diện về miền đất của bách hại của tôi, nơi Thiên Chúa tiếp tục chúc lành cho các Kitô hữu.”

Trong Thánh lễ tuyên khấn, Đức cha Kishor Kumar Kujur đã nhắc nhở các nữ tu là họ đã tự do chọn phục vụ Chúa Giêsu nơi những người khác. Ơn gọi tu trì đòi hỏi phục vụ với sự dấn thân hoàn toàn. Các chị được trao gánh nặng của nhiệm vụ và điều này được hoàn thành với sự giúp đỡ của những lời cầu nguyện và ân sủng của Thiên Chúa. Hãy kiên định trong tình yêu của Thiên Chúa và hãy phó mình cho ý muốn của Người trong tất cả những điều các chị làm." (Asia News 14/09/2016)

Hồng Thủy

Mục vụ chăm sóc người khiếm thính của Giáo hội Tây ban nha

Mục vụ chăm sóc người khiếm thính của Giáo hội Tây ban nha

buổi cầu nguyện của người khiếm thính

Madrid, Tây ban nha – Trong Giáo hội Công giáo, ngôn ngữ nói là ngôn ngữ chính của phụng vụ. Các tín hữu đọc kinh Tin kính, hát kinh Vinh danh ngợi khen Thiên Chúa, cúi đầu khi nghe Linh mục đọc lời chúc lành cúôi Thánh lễ, vv. Nhưng đối với các tín hữu khiếm thính và bị điếc thì lại khác.

Cha Sergio Buiza, giám đốc mục vụ người khiếm thính của hội đồng Giám mục Tây ban nha cho biết nhiệm vụ của họ là “mang Tin mừng đến với số người bao nhiêu có thể”, dĩ nhiên bao gồm người điếc và khiếm thính. Cha là một trong các Linh mục cử hành Thánh lễ bằng ngôn ngữ ký hiệu tại một nhà thờ Công giáo ở Tây ban nha. Mỗi tuần cha dâng một Thánh lễ bằng ngôn ngữ ký hiệu tại nhà thờ chánh tòa Bilbao.

Tại Tây ban nha có khoảng một triệu người bị khiếm thính ở các mức độ khác nhau và bị mất thính giác hoàn toàn. Khoảng 1250 người trong số họ tham dự Thánh lễ mỗi tuần tại một trong 24 nhà thờ nơi có Thánh lễ dành cho họ. Tại các giáo xứ có mục vụ dành cho người khiếm thính, có đầy đủ các hoạt động như Thánh lễ, giáo lý, các nhóm Kinh Thánh, cử hành hôn phối và xưng tội. Tuy nhiên, cha Buiza cho biết, vấn đề lớn nhất chính là mỗi Giáo phận chỉ có một giáo xứ dành cho người khiếm thính, vì vậy những người này, trong đó có những người cao niên, phải di chuyển thật xa để đến nơi tham dự Thánh lễ.

Tháng 12 năm ngoái, hội đồng Giám mục Tây ban nha đã thông báo một chương trình mới được phối hợp với quỹ ONCE để gắn các vòng cảm ứng từ hay vòng nghe để giúp ngừoi khiếm thính. Các vòng này là những hệ thống âm thanh chuyển âm thanh thành một từ trường nhờ các máy trợ thính và các bộ xử lý cài đặt các “con ốc” (máy nghe nhỏ nhét vào tai) giúp nghe. Điều này ít nhất giúp cho những ai có những dụng cụ trợ thính như thế này có thể tham dự Thánh lễ đầy đủ hơn, nhưng nó không hữu ích đối với những người bị điếc hoàn toàn.

Giáo hội Tây ban nha đã hoạt động giúp cho các người khiếm thính từ hơn 50 năm nay. Có khoảng 173 người, dấn thân chăm sóc mục vụ cho người điếc. Nhiều người trong số họ bị điếc hay khiếm thính, bao gồm 140 giáo dân và 21 Linh mục. (CNA 08/09/2016)

Hồng Thủy

Đức Giáo hoàng mời 1500 người nghèo dùng bữa pizza

Đức Giáo hoàng mời 1500 người nghèo dùng bữa pizza

Pope invited 1500 poor people to eat pizza 1

Vatican – Hôm qua, ngày 4/9, nhân lễ tôn phong hiển thánh cho mẹ Têrêsa Calcutta, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã quyết định mời 1500 người nghèo khổ dùng bữa trưa với món chính là pizza Napoletana, một loại pizza xuất phát từ thành phố Napoli (Naples).

Theo một thông cáo từ Vatican, các thực khách là “những người nghèo khổ, đặc biệt là những người trú ngụ tại các nhà của các nữ tu Thừa sai Bác ái của Mẹ Têrêsa; họ đến từ khắp nước Ý, gồm các nhà ở Milan, Florence, Naples và tất cả các nhà ở Roma. Họ đã di chuyển trên nhiều xe bus suốt đêm về Roma để dự lễ phong thánh Mẹ Têrêsa Calcutta. Trong Thánh lễ họ ngồi ở phần dành riêng cho họ, gần tượng Thánh Phêrô, nghĩa là phần trên của quảng trường Thánh Phêrô, thường được gọi là “Reparto San Pietro” (khu vực Thánh Phêrô).

Sau Thánh lễ, các vị khách này đã đi vào đại thính đường Phaolô VI tại Vatican để dùng bữa trưa, chủ yếu là pizza theo kiểu thành phố Naples. 250 nữ tu cùng với 50 tu huynh Thừa sai Bác ái của Mẹ Têrêsa, cùng với một số người tình nguyện đã phục vụ bữa ăn. Một đội ngũ gồm 20 đầu bếp đã chuẩn bị phần pizza với 3 lò nướng lớn. (RV 4/9/2016)

Hồng Thủy

Tên đường mang tên Mẹ Têrêsa Calcutta ở bang Orissa, Ấn độ

Tên đường mang tên Mẹ Têrêsa Calcutta ở bang Orissa, Ấn độ

Bức tượng ảnh Thánh Mẹ Teresa trên con đường được đặt tên

Cuttack-Bhubaneshwar, Orissa – Vào ngày 4 tháng 9, ngày Mẹ Têrêsa Calcutta, sáng lập dòng Thừa sai Bác ái, được tôn phong hiển thánh tại quảng trường thánh Phêrô, một con đường mới mang tên Mẹ Têrêsa cũng được khánh thành.

Quyết định này được Ủy ban thành phố Bhubaneshwar đưa ra theo lời yêu cầu của Đức cha John Barwa, Tổng giám mục Cuttack-Bhubaneshwar. Đức cha Barwa nói với hãng tin Á châu: “Quyết định này làm cho chúng tôi vui mừng”, đặc biệt là vì bang Orissa là nơi cách đây tám năm, các tín hữu Ấn giáo quá khích đã tàn sát cách dã man các Kitô hữu.

Trong một cuộc họp ngày 28 tháng 8, Hội đồng đã quyết định bật đèn xanh cho con đường mới “Mẹ Têrêsa”, nối từ Satyanagar Cuttack tới đường Puri. Đức cha Barwa cho biết là con đường chạy thẳng trước Tòa Tổng giám mục.

Sau thánh lễ, ông Naveen Patnaik, Thủ tướng của bang Orissa sẽ mở cho dân chúng thấy tấm bảng với tên đường mới. Các quan chức chính phủ tiểu bang cũng như địa phương cho biết sẽ hiện diện tại buổi lễ này.

Nhiều tu sĩ Thừa sai bác ái đang làm việc ở bang Orissa, sống trong 11 cộng đoàn tại 6 Giáo phận. Các nữ tu  cũng sẽ tham dự vào sự kiện nói trên. Tại sự kiện này, các học sinh thiếu nhi của các trường sẽ thực hiện những bài hát và điệu vũ truyền thống.

Đức cha Barwa kết luận: “Mẹ Têrêsa sẽ chúc lành cho chúng ta và đồng hành với chúng ta”. (Asia News 01/09/2016)

Hồng Thủy

ĐTC khuyến khích các tu hội đời duy trì căn tính riêng

ĐTC khuyến khích các tu hội đời duy trì căn tính riêng

ĐTC Phanxicô nói chuyện với các bệnh nhân trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 24-8-2016

VATICAN: ĐTC Phanxicô khích lệ các thành viên tu hội đời duy trì căn tính riêng là giáo dân được thánh hiến sống giữa đời với ba lời khấn phúc âm, đem sự thánh thiện vào mọi sinh hoạt để biến đổi thế giới.

ĐTC đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong sứ điệp do ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ Khanh Toà Thánh ký, gửi các tham dự viên Hội nghị quốc tế các tu hội đời, diễn ra tại Roma trong các ngày từ 21 tới 25 tháng 8 vừa qua. ĐTC đã nhắc lại các lời chân phước Phaolô VI định nghĩa nòng cốt ơn gọi của các thành viên tu hội đời là kết hiệp hai trào lưu của cuộc sống kitô: là giáo dân, được thánh hiến bởi các bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, nhưng lựa chọn nêu bật việc thánh hiến cho Thiên Chúa với ba lời khấn phúc âm, được chấp nhận như các bổn phận với một ràng buộc vững chắc và được thừa nhận, dấn thân trong các gia trị đời riêng và đặc thù của giáo dân (LG, 31).

Thách đố lớn đối với các tu hội đời ngày nay là tổng hợp giữa sự thánh hiến và tính cách đời, phối kết chứ không phân rẽ chúng. Chính vì thế việc đào tạo có tầm quan trọng nền tảng và đòi hỏi vì cần liên tục cố gắng hiệp nhất giữa việc thánh hiến và tính cách đời, giữa hoạt động và chiêm niệm, mà không có sự nâng đỡ của một tổ chức công đoàn cho đời cầu nguyện và công việc làm. Nhưng nếu rộng mở cho Chúa Kitô thì sẽ khám phá ra Ngài hiẹn diện khắp nơi. Vì thế cần được giáo dục để có tương quan cá nhân với Thiên Chúa, được phong phú nhờ sự hiện diện của các anh chị em khác. Ngoài ra cần chú ý tới các dấu chỉ thời đại và để dấu vết tin mừng trên lịch sử và góp phần quy hướng nó về Nước Chúa; đem cái luậ lý của Thiên Chúa vào trong thế giới góp phần thực hiện nhân loại mới; có óc sáng tạo và khả năng tưởng tượng ra các giải pháp mới, tìm ra các câu trả lời chưa từng có cho các tình trạng mới. Để đượọc như thế cần săn sóc cuộc sống cầu nguyện, cuộc sống gia đình là tổ ấm nơi mọi ngưòi có thể tới kín mục yêu thương.

** ĐTC viết tiếp trong sứ điệp: Như là muối men các thành viên tu hội đời phải là các chứng nhân của tình huynh đệ và tình bạn. Vì nhiệm vụ biến đổi thế giơi nên với cuộc sống cần kêu lên cho con người ngày nay biết rằng có một kiểu sống mới, trong tương quan với thế giới và với con người, là con người mới trong Chúa Kitô. Với lời khấn khiết tịnh các bạn cho thấy có một kiểu yêu thương khác với con tim tụ do như con tim của  Chúa Giêsu, trong việc hiến thân; với sự khó nghèo các bạn phản ứng lại khuynh hướng tiệu thụ đang đặc biệt ngấu nghiến tây phương và qua cuộc sống của các bạn tố cáo cả bằng lời nói, ở nơi đâu cần thiết, biết bao bất công chống lại người nghèo trên trái đất; với sự vâng lời các bạn là các chứng nhân của sự tự do nội tâm chống lại cá nhân chủ nghĩa, kiêu căng, ngạo mạn.

Các thành viên các tu hội đời cũng là lực lượng tiền đồn của công tác rao truyền Tin Mừng và trường dậy sự thánh thiện được cho chảy vào các sinh hoạt thường ngày, trong các biến cố lớn nhỏ. Và yếu tố nền tảng của việc tái phúc âm hóa là sống tình yêu huynh đệ trong các hoàn cảnh thường ngày của thế giới, một mình, trong gia đình, trong các nhóm theo các hiến pháp của mình. Và dối tượng của việc tái rao giảng tin mừng đó là những người đã mất đức tin hay sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, các người trẻ sống không có lý tưỏng và giá trị, các gia đình đổ bể, các người thất nghiệp, người già, người cô đơn, người di cư…

ĐTC bầy tỏ sự gần gũi tinh thần, bảo đảm với các tham dự viên lời cầu nguyện của ngài cho hội nghị được thành công và gửi phép lành toà thánh tới tất cả mọi người.

Hội nghị quốc tế các tu họi đời đã diễn ra tại đại học Salesianum ở Roma quy tụ 140 tham dự viên đến từ 25 quốc gia năm châu  (SD 26-8-2016)

 

Linh Tiến Khải

 

ĐTC và các nữ tu dòng kín cầu nguyên cho các nạn nhân động đất

ĐTC và các nữ tu dòng kín cầu nguyên cho các nạn nhân động đất

ĐTC Phanxicô cùng tín hữu lần hạt Mân Côi cầu nguyện cho các nạn nhân động đất trong buổi tiêp kiến chung sáng thứ tư 24-8-2016

VATICAN: Trong thánh lễ cử hành tại nhà trọ Thánh Marta sáng 25 tháng 8 vừa qua ĐTC Phanxicô đã cùng các nữ tu dòng kín đan viện Thánh Maria Vallegloria cầu nguyện cho các nạn nhân động đất vùng Trung Italia.

Các nữ tu cũng đã từng là nạn nhân trận động đất năm 1997 và đã phải ở trong các thùng tiền chế 13 năm trời. Các chị đã được ĐC Gualtiero Sigismondi, Giám Mục Foligno, kiêm chủ tịch Uỷ ban giáo sĩ và dòng tu của HĐGM Italia, tháp tùng về Vaticăng.

Giảng trong thánh lễ ĐTC nói: các chị là nữ tu dòng kín và không ai trông thấy các chị. Nhưng người ta nhận biết chứng tá của các chị. Và chứng tá đó nói rằng: “Tôi đã chọn điều này, tôi không cần các điều khác.” Và đó là bằng chứng Chúa Kitô ở trong các chị. Các chị không chạy trốn thế giới vì sợ hãi, nhưng các chị được mời gọi, và lời mời gọi ấy phải được vun trồng theo luật lệ, và theo những gì mà Giáo Hội đòi buộc. Người ta biết rằng các chị là những người sống đời thánh hiến cầu nguyện, nâng đỡ Giáo Hội với lởi cầu nguyện, và đó là một chứng tá. Các chị là những phụ nữ của niềm hy vọng. Các chị gieo vãi niềm hy vọng và các chị chờ đợi chàng rể như mười trinh nữ mà Phúc Âm nói tới. Từ niềm hy vọng này phát xuất ra niềm vui của đời thánh hiến. Thật đẹp biết bao, khi trông thấy một nữ tu tươi vui, với gương mặt vui vẻ chứ không phải với gương mặt tối sầm, “kiểu giấm chua”. Thật vậy Chúa đã gọi các chị cho niềm hạnh phúc, và điều này bao gồm gương mặt rạng rỡ và cao cả. Ba từ mà chúng ta rút tiả ra từ giáo huấn của các bài đọc phụng vụ là sự phong phú của ơn thánh, chứng tá cuộc sống và niềm hy vọng gặp Chúa. Trong thư của thánh Phalô chúng được đóng trong một khung gọi là lời cảm tạ Chúa. Tinh thần luôn luôn cảm tạ Chúa và tinh thần duy trì sự hiệp thông giữa các chị đó là khung cảnh trao ban sự phong phú, hiệp thông và hy vọng.”

Tin tức cho biết trận địa chấn miền trung Italia đã khiến cho 278 ngưòi chết, hơn 380 ngưòi bị thương và  khoảng 4,000 người mất nhà cửa, phải tạm trú các các lều vải của 4 trại cấp cứu. Từ sáng thứ tư tới nay đất vẫn tiếp tục rung, có khi lên tới hơn 4 độ Richter, khiến cho 278 ngưởi chêt, 388 nguời bị thương và 2,500 người không còn nhà cửa (SD 26-8-2016)

Linh Tiến Khải

Giải thưởng “Phụ nữ Công giáo của năm” ở Anh

Giải thưởng “Phụ nữ Công giáo của năm” ở Anh

Giải thưởng thường niên vinh danh các phụ nữ có đóng góp nổi bật cho Giáo Hội Anh quốc sẽ được trao cho một nữ tu, một bà mẹ, một giảng viên Kế hoạch Gia đình Tự nhiên, một giảng viên đào tạo các Giáo lý viên, vào buổi tiệc trưa ngày thứ sáu, 28 tháng 10 tới đây, tại Luân đôn.

Olive Dudy

Người trẻ nhất trong các người được giải thưởng là Catherine MacMillan, một nhà văn, phát ngôn viên và nhạc sĩ; cô là con của nhà soạn nhạc Sir James MacMillan. Cô bất ngờ mang thai lúc 18 tuổi và đã chống lại áp lực phá thai từ các bác sĩ. Con gái Sara của cô sinh ra bị khuyết tật nặng và qua đời lúc lên 5. Catherine đã thuyết trình và viết về Sara, nói về nỗi đau mất con là “đáng giá khi đã có gần sáu năm của niềm vui, tình yêu, nỗi đau khổ và niềm tự hào vô cùng… Những gì chúng ta có là sự thay thế cho tội lỗi và nỗi đau bị gây áp lực để kết thúc một cái gì đó không phải là sự lựa chọn của chúng ta”.

3 người còn lại là tiến sĩ Olive Duddy, Giám đốc của Hiệp hội giảng viên Kế hoạch Gia đình Tự nhiên; Caroline Farey, một giảng viên đào tạo các Giáo lý viên, hiện đang tổ chức tại trường Đức Mẹ lên trời ở đan viện Buckfast; và nữ tu Jane Louis, nguyên một nữ tu Anh giáo, hiện đang phụ trách cộng đoàn các nữ tu Đức bà Hòa giải ở Walsingham.

sr-jane-louise-catholic-woman-of-the-year-2016

Nữ tu Jane chia sẻ với báo Catholic Herald: “Tôi phải nói là tôi rất ngạc nhiên về điều này; có nhiều phụ nữ xứng đáng nhận giải thưởng này. Tuy nhiên tôi nhân giải thưởng nhân danh 2 nữ tu khác, những người đã đi cùng hành trình như tôi, đó là nữ tu Wendy Renate – đã qua đời ngày 23/3/2016 – và nữ tu Carolyne Preston. Tôi vui mừng vì hành trình của chúng tôi đã được nhận biết và nó tiếp tục trong những cách thế mà chúng tôi không thể đoán trước, nhưng đó chính là con đường mà có Chúa. Người gìn giữ chúng tôi trên những ngón chân của chúng tôi, hay tôi nên nói trên đầu gối chúng tôi. Cám ơn rât nhiều những ai đã quan tâm”.

Hiệp hội giảng viên Kế hoạch Gia đình Tự nhiên do tiến sĩ Duddy làm chủ tịch đi tiên phong trong phương pháp Symptothermal, giúp cho các cặp vợ chồng có thể thụ thai 30% và tránh thai 99,96%, tốt hơn bất kỳ phương pháp điều tiết khác. Tiến sĩ Duddy cũng dạy phương pháp này ở Kyrgyzstan, nơi nó đã được phát triển thành một chương trình học được sử dụng rộng rãi và phát triển một chương trình học trực tuyến 12. Từ khi nghỉ hưu bà phụ trách những lớp chuẩn bị hôn nhân.

Còn tiến sĩ Farey, hiện là Giám học của trường Đức Mẹ lên trời ở đan viện Buckfast và phụ trách huấn luyện giảng viên. Bà đã viết và dạy nhiều năm, đặc biệt về thánh Tôma, nghệ thuật thánh và giáo lý. Bà cũng là một trong ba nữ giáo dân chuyên viên tại Thượng hội đồng Giám mục về Loan báo Tin Mừng năm 2012.

Buổi tiệc trưa “Phụ nữ Công giáo của năm” được bắt đầu từ năm 1969 để vinh danh các phụ nữ đã phục vụ Giáo hội và tạo một diễn đàn thào luận. Dịp này cũng quyên góp tiền cho việc bác ái. Các vị tổ chức chia sẻ: “Dịp này là cơ hội để vinh danh các phụ nữ đã đóng góp nôti bật cho Giáo Hội Công giáo ở Anh. Trong các Giáo phận của chúng tôi, nhiều phụ nữ đang hoạt động đàng sau để dạy giáo lý, loan bào Tin Mừng và nuôi dưỡng đức tin của những người trong giáo xứ của họ. Cũng có những phụ nữ ở địa vị cao, họ hoạt động như các đại diện của Giáo hội trong một môi trường thế tục hơn bao giờ hết”. (Catholic Herald 12/8/2016)

Hồng Thủy Op

Đức Giáo hoàng Phanxicô bất ngờ thăm hai tu viện nữ ở Rieti và Aquila

Đức Giáo hoàng Phanxicô bất ngờ thăm hai tu viện nữ ở Rieti và Aquila

ĐGH trong một cuộc viếng thăm

Hôm 9 tháng 8, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã bất ngờ dành vài giờ của thời gian hè đến thăm hai dòng nữ thuộc miền Lazio và Abruzzo.

Đức Giáo hoàng được Đức cha Domenico Pompili, Gíam mục Rieti, và nữ tu Angela Severino, nguyên là phát ngôn viên và phó thư ký của Hội đồng Giám mục Italia, và hiện đang là thư ký của Đức Cha Rieti tháp tùng.

Đầu tiên Đức Thánh Cha đến thăm tu viện Biển đức của các nữ tu Đền tạ Thánh nhan ở Carsoli thuộc tỉnh Aquila. Dòng này được cha Ildebrando Gregori  sáng lập và hiện có mặt tai các nước Italia, Ba Lan và Ấn độ. Sau đó ngài cũng ghé lại đan viện thánh Filippa Mareri tại Borgo San Pietro, cạnh nhà thờ giáo xứ, thuộc tỉnh Rieti, và thăm các nữ tu dòng thánh Phanxicô.

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã thăm Giáo phận Rieti vào tháng 1 vừa qua trong ngày Hội Giới trẻ ở Greccio. (ACI 9/8/2016)

Hồng Thủy Op

Ngày Quốc tế Giới trẻ thường nuôi dưỡng ơn gọi

Ngày Quốc tế Giới trẻ thường nuôi dưỡng ơn gọi

Các bạn trẻ tại Krakow

Krakow, Ba Lan – Trung tâm Loan báo Tin Mừng quốc tế, một trong những khía cạnh chính yếu của Ngày Quốc tế Giới trẻ năm 2016 ở Krakow, được đặt gần công viên Blonia của Krakow, đã hướng dẫn và khuyến khích các bạn trẻ đến với ơn gọi Linh mục và tu sĩ.

Robert Kosciuszko, phát ngôn viên người Ba Lan và là điều phối viên các tình nguyện viên từ khắp các châu lục, cho biết là mỗi nhóm ngôn ngữ chuẩn bị một chương trình cầu nguyện và chứng từ trong suốt tuần lễ diễn ra Ngày Quốc tế Giới trẻ. Những bạn trẻ cảm thấy được gọi trở thành Linh mục, sẽ được trung tâm giới thiệu đến trung tâm Ơn gọi ở sân vận động Krakow, nơi có các buổi hội họp cầu nguyện và thảo luận về các chủ đề, từ tính dục cho đến đối thoại liên tôn.

Trong căn lều lớn, Đức Tổng Giám mục Christopher Prowse của Canberra, Úc châu đã ngỏ lời với hơn 3000 bạn trẻ như sau: “Giữa lúc có quá nhiều bóng tối và tiêu cực, chúng ta là những con người của hy vọng. Chúng ta là những thừa sai, những con người của lòng thương xót được Thiên Chúa, Đấng đưa Chúa Giêsu đến gần chúng ta, sai đi.” Và nói về ơn gọi, Đức cha nói: “Các bạn trẻ làm chúng ta ngạc nhiên bởi niềm vui và hy vọng của họ. Ở nhiều nơi, người ta nói giới trẻ không quan tâm đến đức tin và Kitô giáo, nhưng Ngày Quốc tế Giới trẻ này một lần nữa chứng minh nhận định này hoàn toàn sai. Người trẻ đang cho thế giới một tấm gương và chúng ta phải cám ơn họ về điều đó và cám ơn đại hội này đang nuôi dưỡng ơn gọi tu trì”.

Đức Cha Joseph A. Pepe của Giáo phận  Las Vegas xác nhận: Ngày Quốc tế Giới trẻ mang đến một cơ hội quan trọng cho việc nuôi dưỡng các ơn gọi; ngài cho biết là 1/3 các chủng sinh của Hoa kỳ hiện nay nhìn nhận Ngày Quốc tế Giới trẻ có ảnh hưởng mạnh mẽ trên ơn gọi của họ. Ngài chia sẻ: “Các bạn trẻ nam nữ đến đây và nhìn thấy các Linh mục nữ tu trẻ xung quanh họ – những người trông hạnh phúc và năng động, điều này khuyến khích các bạn trẻ tìm hiểu ơn gọi”. Khi ơn gọi tu sĩ và Linh mục Công giáo đang suy giảm trên thế giới, các sự kiện giới trẻ cung cấp cho họ một diễn đàn lớn, khuyến khích những dấu hiệu quan tâm đầu tiên về đời sống tu trì.

Cha Bartlomiej Dudek phục vụ ở trung tâm chia sẻ: “Đến bất cứ nơi đâu, Chúa Thánh Thần cũng mở những cánh cửa dẫn đến sự lớn lên và trưởng thành. Ơn gọi chỉ có thể được linh hứng bởi Chúa Thánh Thần và Ngày Quốc tế Giới trẻ thật sự tràn đầy Thần khí; ở đây Thiên Chúa nói với trái tim con người.

Wojciech Kuczynski, một tập sinh người Ba Lan dòng Ngôi Lời cho biết anh đã khám phá ra ơn gọi của mình khi tham dự đêm canh thức của giới trẻ sau khi Đức Gioan Phaolô II qua đời vào tháng 4 năm 2005. Anh đã giã từ cuộc sống với ma túy và nhạc rock. Đức cha Gervas Mwasikwabhila Nyaisonga của Mpanda, Tanzania, cũng đã khẳng định ơn gọi của mình sau khi tham dự một sự kiện giới trẻ. Nữ tu Ngô Gia Linh từ tỉnh Hà Bắc, Trung quốc cho biết, dù hàng chục bạn trẻ Công giáo Hoa lục đã phải cải trang để tránh sự kiểm soát của chính quyền Bắc kinh, nhưng ít nhất hiện nay có một bạn trẻ đang suy nghĩ về ơn gọi Linh mục, sau khi có cơ hội hòa nhập với các bạn trẻ Công giáo có cùng ý hướng đến từ khắp thế giới. Chị nhận định: “Có những khó khăn lớn lao trên con đường của những người trẻ cảm thấy ơn gọi cách này, nhưng chúng ta không thể xem nhẹ những sự kiện quan trọng như Ngày Quốc tế Giới trẻ  vì các sự kiên này cho họ sự can đảm và tự tin để đối diện với những thử thách như vậy.” Fenola Lyons cho biết vài người bạn Úc của cô đang suy nghĩ trơ thành nữ tu dù cho áp lực tạo những mối quan hệ và lựa chọn cho cuộc sống gia đình”.

Cha Paul Winter, giám đốc ơn gọi của Giáo phận Lismore, Úc châu nói: ơn gọi là một kế hoạch tinh tế” và không luôn có thể nhận ra khi Ngày Quốc tế Giới trẻ đang diễn ra, nhưng Ngày Quốc tế Giới trẻ năm 2008 ở Sydney đã cung cấp một nam châm cho các ơn gọi ở Úc, không chỉ ơn gọi Linh mục và tu sĩ nhưng cả các hình thức dấn thân Công giáo khác. Nếu sự nhiệt tình và hăng say có thể được duy trì và trao chuyển, Giáo hội sẽ được hưởng lợi lớn. (CNS 29/7/2016)

Hồng Thủy Op

Đức Thánh Cha viếng Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót

Đức Thánh Cha viếng Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót

Đức Thánh Cha viếng Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót

KRAKOW. Sáng thứ bẩy, 30-7-2016, trong lúc các bạn trẻ Ba Lan và quốc tế đi bộ khoảng 15 cây số từ Krakow đến Cánh đồng Lòng Thương Xót, thì ĐTC tiếp tục cuộc viếng thăm của ngài, bắt đầu là cuộc kính viếng Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót.

ĐTC đến nhà nguyện Thánh Nữ Faustina Kowalska, ở Lagiewniki, một khu vực của thành Cracovia, cách tòa TGM 6 cây số. Tại đây có tu viện của các nữ tu dòng Đức Mẹ Maria Thương Xót, nơi thánh nữ Faustina đã sống 5 năm quan trọng nhất với những mạc khải thần bí thánh nữ nhận được. Thánh Gioan Phaolô 2 đã 3 lần viếng thăm nơi này và ĐTC Biển Đức 16 đến đây một lần vào năm 2006.

Thánh nữ Faustina

Thánh nữ Faustina Kowalska sinh năm 1905, tục danh là Helena. Năm lên 7 tuổi, cô bé đã cảm thấy có ơn gọi sống đời tu trì, nhưng không được cha mẹ chấp thuận, nên cô tìm cách bóp nghẹt ơn gọi đó. Tuy nhiên, năm lên 20 tuổi, Helena được Chúa Kitô đau khổ mời gọi trong một thị kiến, nên chị đã tới thủ đô Varsava, và ngày 1-8 năm 1925, để gia nhập tu viện các nữ tu Đức Maria Thương Xót, và được nhận tên dòng là Maria Faustina. Trong 13 năm, chị lần lượt được bổ tới 3 tu viện của dòng, đảm nhận công việc làm bếp, làm vườn và coi cổng. Bên ngoài, không có dấu hiệu gì chứng tỏ đời sống thần bí lạ thường của chị trong nội tâm. Chị Faustina chuyên cần chu toàn mọi công việc, trung thành tuân giữ luật dòng, và sống âm thầm, nhưng đồng thời luôn tỏ ra đầy tình thương dịu hiền và vị tha.

Đàng sau cuộc sống đều đều và thầm lặng của chị Faustina có một cuộc kết hiệp sâu xa khác thường với Chúa. Chị được những ơn lạ thường, với những mạc khải, thị kiến, mang thánh tích bí ẩn, tham gia vào cuộc thương khó của Chúa. Chị cũng được ơn ở nhiều nơi cùng một lúc, ơn đọc được tâm hồn của tha nhân, ơn kết hôn thần bí với Chúa và ơn nói tiên tri. Chị đã tiên báo Thế chiến thứ hai 8 năm trước khi biến cố này xảy ra, cũng như nói tiên tri về việc bầu Đức Karol Wojtila người Ba Lan làm Giáo Hoàng. Nhiều người không do dự ví chân phước Faustina với Cha Pio ở Italia xét về số lượng những ơn lạ.

Chúa đã chọn nữ tu Faustina làm tông đồ về lòng từ bi thương xót của ngài, để phổ biến cho thế giới chân lý về tình thương của Chúa. Sứ mạng của chị gồm có 3 nghĩa vụ: thứ nhất là rao giảng cho thế giới chân lý được mạc khải trong Kinh Thánh về lòng từ bi của Thiên Chúa đối với mỗi người; thứ hai là cầu xin lượng từ bi của Thiên Chúa cho thế giới, nhất là những người có tội. Việc cầu xin này được thực hiện dưới những hình thức mới về sự tôn kính Lòng Từ Bi Chúa; thứ ba là khởi xướng phong trào tông đồ của Lòng Từ Bi Chúa, cầu nguyện cho thế giới.

 Sứ mạng của Chị Faustina được mô tả trong cuốn ”Nhật Ký” chị viết theo đề nghị của các cha giải tội. Trong các tập này, chị trung thành ghi chép tất cả những lời của Chúa và bộc lộ những tiếp xúc của linh hồn chị với Chúa. Trong cuốn Nhật Ký thứ sáu, chị viết: ”Một lần kia tôi cầu nguyện cho Ba Lan và tôi nghe thấy những lời này: Ta yêu thương Ba Lan một cách đặc biệt và nếu Ba Lan tuân theo ý Ta, Ta sẽ nâng Ba Lan lên hàng hùng cường và thánh thiện. Từ đó sẽ nảy sinh ra tia lửa chuẩn bị thế giới cho sự giáng lâm cuối cùng của Ta”.

Chị Faustina phải chịu nhiều bệnh tật và đau khổ, nhưng chị vui lòng chấp nhận tất cả như lễ hy sinh để cầu cho tội nhân. Chị qua đời ngày 15-10 năm 1938 tại Cracovia, lúc mới 33 tuổi.

Bản thân ĐTC Gioan Phaolô 2, khi còn là một thanh niên Karol Wojtila, ngài thường đến kính viếng mộ nữ tu Faustina ở Krakow, vì mỗi ngày, ngài vẫn đi qua đó trên đường tới làm việc tại hãng hóa học Solvay. Ít lâu sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, ngài đã cho thu hồi biện pháp cấm cản của Bộ giáo lý đức tin đối với việc tôn sùng lòng Thương Xót Chúa do Chị Faustina truyền bá.

Ngài đã phong chân phước cho nữ tu Faustina ngày 18-4-1993, rồi phong hiển thánh ngày 30-4 năm thánh 2000 tại Quảng trường thánh Phêrô trước sự hiện diện của 200 ngàn tín hữu từ nhiều nơi trên thế giới tựu về.

Đức Gioan Phaolô đã đích thân cung hiến và khánh thành Vương cung thánh đường Lòng Chúa Thương Xót ngày 19-8-2002 trong cuộc quê hương Ba Lan lần thứ 9. Đền thánh này cao 25 mét, dài 75 mét, rộng 45 mét, có hai tầng và tháp cao và có thể chứa được 5 ngàn người.

Viếng thăm

Khi đến khu vực gần tu viện của các nữ tu dòng Đức Mẹ Thương Xót ở Lagienewki, ĐTC đã được Nữ tu Bề trên Tổng quyền, cũng như Bề trên tu viện tiếp đón tại cửa nhà nguyện, trước sự hiện diện của 300 người trong đó có 80 trẻ nữ được nhà dòng trợ giúp. Tiến vào bên trong nhà nguyện Thánh Nữ Faustina, trước sự hiện diện của 150 nữ tu, ĐTC cầu nguyện trước bức ảnh Lòng Chúa Thương Xót và bên dưới bàn thờ tại đó mộ của thánh nữ Faustina. Bức ảnh được vẽ theo chính lời Chúa Giêsu yêu cầu thánh nữ trong lần hiện ra vào năm 1931 trong phòng của thánh nữ ở thành phố Plock. Do sự chỉ dẫn của thánh nữ Faustina, họa sĩ Eugeniusz Kazimirowski ở Vilnius đã họa bức ảnh này lần đầu tiên vào năm 1934 bên dưới có ghi hàng chữ 'Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Chúa'. Về sau nhiều bức ảnh khác cũng được vẽ ra theo bức ảnh này.

Từ nhà nguyện thánh nữ Faustina, ĐTC tiến ra Đền Thánh mới kính Lòng Thương Xót của, chỉ cách đó 200 mét. Ngài đứng ở sân thượng trước thánh đường, chào thăm và chúc lành cho hàng ngàn tín hữu chờ đợi bên dưới, rồi chào thăm một số gia đình với những người con nhỏ bị bệnh tật, trước khi Bước qua Cửa Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót.

Liền đó, ĐTC đã ngồi giải tội cho 8 bạn trẻ được chọn theo 3 ngôn ngữ: Italia, Tây Ban Nha và Pháp.

Sau khi giải tội và quì cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa, và chào thăm hàng ngàn tín hữu hiện diện trong thánh đường. Ngài cũng nhắn nhủ rằng: 'Ngày hôm nay, Chúa muốn cho chúng ta cảm thấy sâu đậm hơn nữa lòng thương xót bao là của Ngài. Chúng ta đừng bao giờ lìa xa Chúa Giêsu! Cho dù chúng ta nghĩ tội lỗi và thiếu sót của chúng ta lớn lao nặng nề.. Chúng ta hãy lợi dụng ngày này để lãnh nhận lòng thương xót Chúa. Tất cả chúng ta hãy cầu nguyện với Mẹ từ bi thương xót”.

G. Trần Đức Anh OP

Cha Jacques Hamel bị giết ở Pháp là chứng nhân của phục vụ và tình huynh đệ

Cha Jacques Hamel bị giết ở Pháp là chứng nhân của phục vụ và tình huynh đệ

Cha Jacques Hamel

Sáng hôm qua (26/7/2016), một tin tức khủng khiếp đã truyền đi khắp thế giới. Đó là 2 người Hồi giáo cực đoan mang theo dao đã vào một nhà thờ ở Saint-Etienne du Rouvray, thuộc Giáo phận Rouen, miền Bắc nước Pháp, cắt cổ vị Linh mục đang dâng Thánh lễ và làm bị thương một người khác. Khi tin tức về vụ sát hại loan truyền, nhiều người đã bày tỏ lòng đau đớn và lên án sự dã man của nó.

Vị Linh mục bị giết là cha Jacques Hamel, 86 tuổi, thụ phong Linh mục vào năm 1958. Cha Hamel rất được các giáo dân yêu quý và ngày cả các người Hồi giáo sống ở Saint-Etienne du Rouvray cũng yêu quý cha. Vài giáo dân đã chia sẻ: “Đó là một Linh mục lớn tuổi, nhưng mà luôn sẵn sàng với bất cứ ai cần đến cha”; “cha sẵn sàng phục vụ”; “đó là một Linh mục giỏi và đã thực thi sứ vụ của mình cho đến giây phút cuối cùng”. Nữ tu Danielle, người đã hiện diện trong giây phút cha Hamel bị sát hai đã khăng định: đây là một Linh mục vĩ đại, một Linh mục phi thường.

Cha Hamel đã phục vụ trong giáo xứ này từ 10 năm nay nhưng không phải là cha xứ, mà chỉ như một Linh mục đơn giản, vì cha đã nghỉ hưu và cha cảm thấy thoải mái trong vai trò phục vụ và còn mong muốn có ích cho cộng đoàn. Dù cho tuổi tác đã cao, nhưng cha luôn tích cực trong các cử hành Thánh lễ và các bí tích.

Cha đã chọn di chuyển đến cộng đoàn nhỏ này, nơi có đông người Hồi giáo sinh sống để loan truyền sứ điệp của tình huynh đệ. Ý nguyện của cha Hamel thể hiện cả trong những dòng chữ viết cuối cùng của cha được đăng trong bản tin giáo xứ vào đầu mùa hè và nay đã trở thành chúc thư tinh thần của ngài. Cha viết: “Chúng ta có thể lắng nghe trong thời gian này lời mời gọi của Thiên Chúa chăm sóc cho thế giới để làm cho thế giới nơi chúng ta đang sống thêm ấm áp, thêm nhân đạo và tình anh em. Một thời gian (cha đề nghị) dành cho việc gặp gỡ những người khác. Một thời gian chia sẻ, gần gũi các trẻ em và những người cô đơn. Cũng có một thời gian cầu nguyện: để ý đến những gì xảy ra trong thế giới chúng ta”. Cha mời gọi mọi người cầu nguyện cho những ai cần lời cầu nguyện., cho hòa bình, cho một sự chung sống tốt hơn. Cha kết luận: “năm nay là năm lòng thương xót, chúng ta hãy thực hiện trong cách thức mà con tim chúng ta hướng đến những điều tốt đẹp và đến người khác. Ước mong kỳ nghỉ hè giúp chúng ta có tràn đầy niềm vui và tình bạn. Và bây giờ chúng ta có thể chuẩn bị và tiếp tục lên đường với nhau”. (RV 26/7/2016)

Hồng Thủy Op

Các bức tranh khảm mosaic lộng lẫy trong đền thờ Giáng sinh

Các bức tranh khảm mosaic lộng lẫy trong đền thờ Giáng sinh

Bức tranh khảm cổ trong đền thờ Giáng sinh

Bêlem – Đền thờ Giáng sinh được xây dựng vào thế kỷ thứ IV dưới thời hoàng đế Constantino, bao bọc hang đá và máng cỏ nơi Chúa Giêsu được sinh ra và được đặt nằm trong đó. Sau đó đền thờ bị cháy và được xây dựng lại dưới thời hoàng đế Giustiano. Các chuyên viên cho thấy sự cấp thiết phải tu bổ các tường và cột của đền thờ bị ám đen vì hỏa hoạn và tu sửa mái đền thờ hiện không an toàn khi mỗi năm có hàng triệu khách hành hương và du khách kính viếng.

Vào năm 2013, việc tu bổ được thực hiện qua sự tài trợ chính của chính quyền Palestin và do một công ty của Italia thực hiện. Bên cạnh đó, nguồn tài chính tài trợ cho việc tu bổ cũng đến từ các Giáo hội Công giáo, Chính thống Hy lạp, Giáo hội Armeni và Đức quốc. Việc tu bổ và tẩy rửa đem lại vẻ đẹp huy hoàng rực rỡ cho đền thờ, đặc biệt là các bức tranh mosaic. Tuy nhiên công việc tu bổ vẫn còn kéo dài; sau khi hoàn thành tẩy rửa các bức tranh khảm kiểu mosaic, công việc sẽ tập trung vào các cột vẽ, nền đền thờ, giếng rửa tội, và cuối cùng là hang đá Giáng sinh.

Cho đến nay, công ty Piacenti của Ý đã hoàn thành công việc cần thiết trên mái đền thờ, các cửa sổ, cửa gỗ lớn, các bức tranh khảm kiểu mosaic ở gian giữa và hành lang lớn. Việc tu bổ này đã đưa đến những khám phá, đặc biêt ở 2 gian ngang của đền thờ. Gian ngang phía bắc có bức tranh khảm Thăng Thiên, trong đó có hình ảnh Đức Trinh nữ Maria, các Tông đồ và 2 thiên thần; một bức tranh khảm khác về sự cứng lòng tin của thánh Tôma. Còn gian ngang  phía nam, sau nhiều thế kỷ bị bỏ bê, có bức tranh khảm về cuộc vào thành Giêrusalem của Chúa Giêsu và một bức khảm, có lẽ, về cảnh Chúa biến hình, nhưng chỉ có hình ảnh thánh Giacôbê quỳ gối và bàn chân của ông Môisê.

Trong một bức khảm khác trong đền thờ cũng nổi lên những ghi chú bằng tiếng Hy lạp và Latinh tên của nghệ sĩ phục hồi bức tranh khảm cách đây khoảng 800 năm: “Efram, đan sĩ, họa sĩ và chuyên viên tranh khảm” thực hiện công việc phục hồi “dưới triều Manuele Comneno” (hoàng đế Byzantin) “vào thời của Amaury, vị vua vĩ đại của Giêrusalem, và Raoul, Giám mục của thành thánh Bêlem”. Như thế công việc có lẽ đã được thực hiện vào những năm 1168-1169. (Asia News 25/7/2016)

Hồng Thủy Op

Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Porziuncola

Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Porziuncola

Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Porziuncola

VATICAN. Ngày 4-8 tới đây, ĐTC Phanxicô sẽ đến hành hương tại Porziuncola, ngôi thánh đường nhỏ ở bên trong Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ các thiên thần của các cha dòng Phanxicô gần Assisi.

Cuộc hành hương diễn ra 2 ngày sau khi khai mạc các buổi lễ kỷ niệm 800 năm ơn Toàn Xá tại Assisi.

Ngôi nhà thờ nhỏ dâng kính Đức Mẹ các thiên thần có lẽ được xây hồi thế kỷ thứ 4 và sau đó thuộc quyền sở hữu của các cha dòng Biển Đức. Nhà thờ được gọi là Porziuncola, nghĩa đen là mảnh đất nhỏ. Thánh đường bị bỏ hoang trong thời gian dài và là nhà thờ thứ 3 được thánh Phanxicô Assisi trực tiếp tu bổ sau khi nhận được mệnh lệnh từ Đấng Chịu Đóng Đanh trên thánh giá ở nhà thờ thánh Damiano.

Tại nhà thờ này, thánh Phanxicô hiểu rõ ơn gọi của mình và đã lập dòng Anh em Hèn mọn vào năm 1209. Tại đây, 2 năm sau, vào ngày 28-3 năm 1211, Clara được thánh Phanxicô trao áo dòng, khởi sự dòng thánh Clara.

Cách đây đúng 8 thế kỷ, tức là vào năm 1216, trong một thị kiến, thánh Phanxicô được chính Chúa Giêsu ban ơn toàn xá, hay cũng gọi là ơn Tha Thứ ở Assisi, việc ban ơn này được ĐGH Onorio III phê chuẩn.

Để kỷ niệm 800 năm biến cố này, ĐTC Phanxicô đến hành hương tại Porziuncola, mà ngài gọi là ”con tim đang đập của dòng Anh Em Hèn mọn”.

Theo chương trình được công bố hôm 20-7 vừa qua, ĐTC sẽ đáp trực thăng từ Vatican tới sân thể thao Migaghelli, lúc 3 giờ 40 chiều ngày 4-8, rồi dùng xe đến Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ các Thiên Thần. Tại đây vào lúc 4 giờ, ngài sẽ được Cha Michael Anthony Perry, Bề trên Tổng quyền dòng Phanxicô, cùng với cha Giám tỉnh Phanxicô miền Umbria và cha Bề trên tu viện địa phương đón tiếp.

ĐTC sẽ cầu nguyện trong thinh lặng tại nhà thờ nhỏ Porziuncola, trước khi trình bày một bài suy niệm cho các tu sĩ và giáo dân hiện diện trong Vương cung Thánh Đường, dựa vào Tin Mừng theo thánh Mathêu, đoạn 18, từ câu 21 đến 35.

Sau bài suy niệm huấn giáo, ĐTC sẽ chào thăm các GM và các Bề trên Phanxicô hiện diện, rồi đến bệnh xá nơi có 15 tu sĩ Phanxicô và 1 LM giáo phận đang được điều trị săn sóc. Ngài cũng chào thăm các nhân viên phục vụ tại đây.

Sau cùng, ĐTC sẽ tiến ra thềm Đền thờ để chào thăm các tín hữu tụ tập tại đây, trước khi giã từ vào lúc 6 giờ chiều để trở về Roma, cách đó khoảng 200 cây số (SD 20-7-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Tân giám đốc Phòng báo chí Toà Thánh

Tân giám đốc Phòng báo chí Toà Thánh

ĐTC Phanxicô tiếp ông Greg Burke Tân giám đốc Phòng Báo Chí Toà Thánh và bà Paloma Garcia Ovejero, phó giám đốc

VATICAN: Hôm 11 tháng 7 vừa qua ĐTC đã nhận đơn từ chức phát ngôn viên kiêm giám đốc Phòng Báo Chí Toà Thánh của cha Federico Lombardi, và chỉ định ông Greg Burke người Mỹ thay thế, đồng thời ngài cũng chỉ định bà Paloma Garcia Ovejero người Tây Ban Nha làm phó giám đốc.

Đây là lần đầu tiên một giáo dân được chỉ định giữ chức vụ này và cũng là lần đầu tiên một phụ nữ giữ chức phó giám đốc Phòng Báo Chí Toà Thánh. Ông Burke năm nay 56 tuổi là thành viên của hiệp hội Opus Dei. Từ năm 1990 ông đã cộng tác với tuần báo Time. Năm 2001 ông bắt đầu làm phóng viên cho đài truyền hình Fox News. Năm 2012 ông được mời làm việc cho văn phòng các vấn đề tổng quát như cố vấn truyền thông của Phủ Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, và từ cuối năm 2015 là phó giám đốc Phòng Báo Chí Toà Thánh. Ông thông thạo các thứ tiếng Anh, Ý, Tây Ban Nha và Pháp.

Bà Paloma Garcia Ovejero, người Tây Ban Nha 41 tuổi. Từ năm 1998 bà là biên tập viên chính và hướng dẫn viên của đài phát thanh Cope Tây Ban Nha. Từ năm 2012 bà là phóng viên của đài tại Italia và Quốc gia thành phố Vaticăng. Bà thông thạo các thứ tiếng Tây Ban Nha, Anh, Ý và Tầu.

Tân giám đốc Phòng Báo Chí Toà Thánh sẽ bắt đầu công việc bắt đầu từ tháng 8 tới đây. Cha Lombardi năm nay 74 tuổi sẽ còn tháp tùng ĐTC trong chuyến đi Ba Lan nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ vào cuối tháng 7 này. Từ tháng 9 ngài sẽ làm việc trong Tổng tu nghị của Dòng Tên (Expresso – SD 11-7-2016)

Linh Tiến Khải

Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem từ chức

Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem từ chức

Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem từ chức

VATICAN. ĐTC đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh Jerusalem, Fouad Twal.

ĐTC bổ nhiệm Cha Pierbattista Pizzaballa dòng Phanxicô làm Giám quản Tông Tòa tòa trống (sede vacante) đồng thời nâng cha lên hàng TGM hiệu tòa Verbe.

Cha Pizzaballa người Italia, năm nay 51 tuổi (1965). Sau khi thụ phong LM năm 1990, cha theo học tại Học Viện Kinh Thánh của dòng Phanxicô ở Jerusalem từ năm 1993. Sau đó cha làm giáo sư dạy tiếng Do thái Kinh Thánh tại Phân khoa Kinh Thánh và Khảo cổ của dòng Jerusalem.

Từ năm 2004 đến 2016, cha làm Bề Trên Dòng Phanxicô tại Thánh Địa 3 nhiệm kỳ, cho đến tháng 4 năm nay, 2016.

Đức nguyên Thượng Phụ Fouad Twal người Giordani năm nay 76 tuổi (1940), nguyên là một nhà ngoại giao của Tòa Thánh, cho đến khi được bổ nhiệm làm TGM giáo phận Tunis thủ đô Tunisie năm 1994. Tháng 9 năm 2005, ngài được bổ làm TGM Phó của Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem, và 3 năm sau ngài kế vị Đức Thượng Phụ Michel Sabbah.

 Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem cai quản các cộng đoàn Công Giáo la tinh ở Thánh Địa (Palestine, Israel, đảo Cypro, Giordanie) với 293 ngàn tín hữu Công Giáo thuộc 66 giáo xứ, 81 LM giáo phận và 383 linh mục dòng, 1,650 tu sĩ nam nữ, theo niên giám 2016 của Tòa Thánh.

G. Trần Đức Anh OP

Giáo Hội sắp có thêm 5 vị Hiển Thánh được tôn phong

Giáo Hội sắp có thêm 5 vị Hiển Thánh được tôn phong

Giáo Hội sắp có thêm 5 vị Hiển Thánh được tôn phong

 

Lúc 10 giờ sáng 20-6-2016, ĐTC đã nhóm công nghị Hồng Y để phê chuẩn và ấn định ngày tôn phong 5 vị chân phước lên bậc hiển thánh:

– Đứng đầu là chân phước Salomon Leclerq, người Pháp, thuộc dòng sư huynh các trường Công Giáo, tử đạo năm 47 tuổi trong thời Cách Mạng Pháp. Cũng như nhiều LM, tu sĩ nam nữ không chịu tuyên thệ trung thành với hiến pháp bài Công Giáo. sư huynh bị hành quyết năm 1792.

– Tiếp đến là Chân phước Manuel González García, GM giáo phận Palencia, Tây Ban Nha, nổi bật về lòng tôn sùng Thánh Thể và đã thành lập Liên hiệp đền tạ Thánh Thể và dòng các nữ tu thừa sai Thánh Thể Nazareth. Ngài qua đời tại thủ đô Madrid năm 1940.

– Thứ ba là chân phước LM Lodovico Pavoni, thuộc giáo phận Brescia bắc Italia và là một trong những nhà giáo dục tiên phong: hồi đầu thế kỷ 19 cha đề ra một kiểu mẫu giáo dục và dẫn vào công việc làm, đi trước các trường huấn nghệ chuyên nghiệp tân thời. Cha sáng lập dòng Nam Tử Đức Maria Vô Nhiễm, ngày nay quen gọi là dòng Pavoni. Cha qua đời năm 1849.

– Thứ tư là Chân Phước Alfonso Maria Fusco, thuộc miền Salerno nam Italia, nhiệt thành hoạt động mục vụ nơi các nông dân, huấn luyện giới trẻ, nhất là các trẻ em nghèo và mồ coi. Cha sáng lập dòng các nữ tu thánh Gioan Tẩy Giả và qua đời năm 1910, thọ 71 tuổi.

– Sau cùng là chân phước Elizabeth Chúa Ba Ngôi, Đan sĩ dòng Cát Minh nhặt phép (OCD) ở thành phố Dijon bên Pháp. Tuy chỉ sống 5 năm trong đan viện, nhưng đời sống thiêng liêng của chị lên tới đỉnh cao. Chị can đảm chịu đựng những đau khổ vì suy thận kinh niên quen gọi là bệnh Addison và qua đời năm 1906 lúc mới được 26 tuổi đời.

Công nghị bắt đầu với kinh Giờ Ba, sau đó ĐTC đã hỏi ý kiến và tuyên bố ngày tôn phong hiển thánh cho 5 vị chân phước sẽ là chúa nhật 16-10 năm nay.

Ngoài ra, ĐTC đã quyết định nâng 4 Hồng Y đang ở đẳng phó tế lên đẳng linh mục. Đó là ĐHY Levada, nguyên Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, ĐHY Franc Rodé, nguyên Tổng trưởng Bộ các dòng tu; ĐHY Andre Cordero di Montezemolo, nguyên giám quản Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành, sau cùng là ĐHY Albert Vanhoye dòng Tên, nhà kinh thánh nổi tiếng (SD 20-6-2016)

G. Trần Đức Anh OP

 

Sau 8 thế kỷ, lần đầu Thánh giá thánh Damiano được mang về lại nhà thờ thánh Damiano

Sau 8 thế kỷ, lần đầu Thánh giá thánh Damiano được mang về lại nhà thờ thánh Damiano

Thánh giá thánh Damiano

Assisi – Sau gần 8 thế kỷ, Thánh giá thánh Damiano sẽ được mang về lại nơi nguyên thủy, nhà thờ thánh Damiano, là chính nơi mà Thánh giá đã “nói chuyện” với Thánh Phanxicô thành Assisi, hay còn gọi là Phanxicô khó khăn.

Thánh giá thánh Damiano là Thánh giá theo kiểu Byzantin có biểu tượng nổi tiếng, đã lan rộng trên khắp thế giới, được làm tại Umbria nước Italia vào thế kỷ thứ 12. Đây là Thánh giá đã “nói chuyện” với Thánh Phanxicô thành Assisi và thay đổi cuộc đời của thánh nhân và cuộc sống của Giáo hội. Thánh giá đã yêu cầu thánh Phanxicô: “Đi và sửa chữa lại nhà của ta” (tức là Giáo hội), thánh nhân đã vâng lời. Thánh giá được giữ tại đền thờ Thánh Clara ở Assisi từ khi các nữ tu dòng thánh Clara di chuyển về đây sau khi thánh nữ Clara qua đời.

Trong một thông báo của các tu sĩ Phanxicô viết: cộng đoàn thánh Damiano, được sự đồng ý của các nữ tu dòng thánh Clara tại đan viện đầu tiên của dòng ở Assisi và Ủy ban giám sát thành phố Perugia, thông báo một sự kiện ngoại thường, đã được cộng đoàn nghĩ đến trong dịp Năm Thánh Lòng Thương xót, đó là từ ngày 15-19 tháng 6 năm 2016, Thánh giá thánh Damiano sẽ được đưa về nhà thờ thánh Damiano. Đây là một cuộc di chuyển lịch sử vì là lần đầu tiên Thánh giá được đưa về lại nhà thờ thánh Damiano sau 8 thế kỷ. Nghi thức khai mạc sẽ được vị bề trên tỉnh dòng Phanxicô tỉnh Umbria chủ sự vào lức 12 giờ trưa.

Nhà thờ thánh Damiano sẽ mở cửa từ 6.30 đến 23 giờ trong các ngày 15-19 tháng 6 cho các tín hữu vào kính viếng Thánh giá. (ACI 15/6/2016)

Hồng Thủy OP