Các bức tranh khảm mosaic lộng lẫy trong đền thờ Giáng sinh

Các bức tranh khảm mosaic lộng lẫy trong đền thờ Giáng sinh

Bức tranh khảm cổ trong đền thờ Giáng sinh

Bêlem – Đền thờ Giáng sinh được xây dựng vào thế kỷ thứ IV dưới thời hoàng đế Constantino, bao bọc hang đá và máng cỏ nơi Chúa Giêsu được sinh ra và được đặt nằm trong đó. Sau đó đền thờ bị cháy và được xây dựng lại dưới thời hoàng đế Giustiano. Các chuyên viên cho thấy sự cấp thiết phải tu bổ các tường và cột của đền thờ bị ám đen vì hỏa hoạn và tu sửa mái đền thờ hiện không an toàn khi mỗi năm có hàng triệu khách hành hương và du khách kính viếng.

Vào năm 2013, việc tu bổ được thực hiện qua sự tài trợ chính của chính quyền Palestin và do một công ty của Italia thực hiện. Bên cạnh đó, nguồn tài chính tài trợ cho việc tu bổ cũng đến từ các Giáo hội Công giáo, Chính thống Hy lạp, Giáo hội Armeni và Đức quốc. Việc tu bổ và tẩy rửa đem lại vẻ đẹp huy hoàng rực rỡ cho đền thờ, đặc biệt là các bức tranh mosaic. Tuy nhiên công việc tu bổ vẫn còn kéo dài; sau khi hoàn thành tẩy rửa các bức tranh khảm kiểu mosaic, công việc sẽ tập trung vào các cột vẽ, nền đền thờ, giếng rửa tội, và cuối cùng là hang đá Giáng sinh.

Cho đến nay, công ty Piacenti của Ý đã hoàn thành công việc cần thiết trên mái đền thờ, các cửa sổ, cửa gỗ lớn, các bức tranh khảm kiểu mosaic ở gian giữa và hành lang lớn. Việc tu bổ này đã đưa đến những khám phá, đặc biêt ở 2 gian ngang của đền thờ. Gian ngang phía bắc có bức tranh khảm Thăng Thiên, trong đó có hình ảnh Đức Trinh nữ Maria, các Tông đồ và 2 thiên thần; một bức tranh khảm khác về sự cứng lòng tin của thánh Tôma. Còn gian ngang  phía nam, sau nhiều thế kỷ bị bỏ bê, có bức tranh khảm về cuộc vào thành Giêrusalem của Chúa Giêsu và một bức khảm, có lẽ, về cảnh Chúa biến hình, nhưng chỉ có hình ảnh thánh Giacôbê quỳ gối và bàn chân của ông Môisê.

Trong một bức khảm khác trong đền thờ cũng nổi lên những ghi chú bằng tiếng Hy lạp và Latinh tên của nghệ sĩ phục hồi bức tranh khảm cách đây khoảng 800 năm: “Efram, đan sĩ, họa sĩ và chuyên viên tranh khảm” thực hiện công việc phục hồi “dưới triều Manuele Comneno” (hoàng đế Byzantin) “vào thời của Amaury, vị vua vĩ đại của Giêrusalem, và Raoul, Giám mục của thành thánh Bêlem”. Như thế công việc có lẽ đã được thực hiện vào những năm 1168-1169. (Asia News 25/7/2016)

Hồng Thủy Op

Tân giám mục giáo phận Mỹ Tho: ĐC Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Tân giám mục giáo phận Mỹ Tho: ĐC Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Phòng Báo chí Toà Thánh, trong Công báo ra ngày hôm nay thứ Bảy 26 tháng Bảy 2014, ở mục “Miễn nhiệm và Bổ nhiệm”, đã loan tin: Đức Cha Nguyễn văn Khảm được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Mỹ Tho.

Tiểu sử Đức Cha Nguyễn văn Khảm:

02-10-1952:    Sinh tại Đàn Giản, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội)
1963 – 1972:   Học tại Tiểu chủng viện Thánh Quý, Cái Răng, Cần Thơ
1973 – 1976:   Học tại Đại chủng viện Thánh Tôma, Long Xuyên
1977 – 1979:   Học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Saigon
30-08-1980:    Thụ phong linh mục
1980 – 1983:   Linh mục phụ tá giáo xứ Hà Đông, hạt Xóm Mới
1983 – 1987:   Quản nhiệm giáo xứ Hà Nội, hạt Xóm Mới
1987 – 1999:   Linh mục phụ tá Nhà thờ Chính Toà Tổng giáo phận Saigon
1997:               Giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse Saigon
2001 – 2004:   Học Thần học Mục vụ tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ, tốt nghiệp tiến sĩ
2004 – 10/2012: Giám đốc Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Saigon
Tháng 3-2008:   Thư ký điều hành của Hội đồng Giám mục Việt Nam
15-10-2008:    được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Saigon châm ngôn Giám mục: “Hãy theo Thầy”
15-11-2008:    Thánh lễ tấn phong Giám mục tại Đại chủng viện Thánh Giuse Saigon, do Đức hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ phong
6/2011 – 19/03/2012: Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Saigon. Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã đảm nhiệm các chức vụ: Phó Tổng Thư ký (nhiệm kỳ 2010–2013 và 2013–2016), Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo (2009–2010), Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Xã hội (nhiệm kỳ 2010–2013).