Thánh lễ tại nhà nguyện Marta, 23.05.2017

Thánh lễ tại nhà nguyện Marta, 23.05.2017

Nhiều người bị bách hại vì dám lên tiếng chống lại thế gian. Còn thần dữ thì luôn muốn một Giáo Hội không có rủi ro, một Giáo Hội an toàn êm ấm. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Đức Thánh Cha nhắc đến tấm gương sáng ngời của Đức Cha Oscar Romero Tổng Giám Mục San Salvador. Ngài bị chế độ bắn chết vì Ngài dám lên tiếng tố cáo bạo lực và bảo vệ người nghèo.

Nhiều người bị bách hại khi dám nói sự thật

Điều này được lặp lại nhiều lần trong lịch sử cứu độ: có khi dân Chúa bình yên hoặc không bị đe dọa nhưng lại đầy tinh thần thế gian và thờ ngẫu tượng. Thiên Chúa đã sai các ngôn sứ đến với dân, và các ngài thường bị bách hại. Trong bài đọc trích sách Tông Đồ Công Vụ hôm nay, Phaolô và Sila nói sự thật và các ông bị bách hại, bị đánh nhừ tử, bị tống giam.

Tôi nhớ tại rất nhiều nơi, có nhiều người, rất nhiều người nam nữ, những người rất tốt, họ bị đuổi đi, họ bị bắt bớ. Chúng ta hãy nghĩ đến Chân Phước Romero? Điều gì xảy ra khi ta nói sự thật? Trong số những người bị bắt bớ ấy trong lịch sử Giáo Hội, có rất nhiều người ngay cả tại Châu Âu. Tại sao? Bởi vì thần dữ luôn thích một giáo hội yên ắng không chút rủi ro, một giáo hội giống kiểu doanh nghiệp với đầy sự thoải mái ấm êm.

Thần dữ xuất phát từ túi tham, nhưng niềm vui đến từ Thiên Chúa

Chương 16 của sách Tông Đồ Công Vụ kể về câu chuyện thánh Phaolô trừ quỷ cho người đầy tớ gái. Trước đó, cô này bị quỷ nhập và hành nghề bói toán. Chính nghề của cô đem lại nhiều nguồn lợi cho các người chủ của cô. Nhưng sau khi cô được trừ quỷ, các chủ của cô thấy hy vọng kiếm lợi tiêu tan, nên đành túm lấy ông Phaolô và Sila mà đi tố cáo. Thế đó, thần dữ luôn xuất phát từ túi tham. Và khi Giáo Hội trở thành một tổ chức yên phận yên thân êm ấm, thì hãy nhìn mà xem những chuyện kinh doanh buôn bán diễn ra.

Khi nói sự thật, Phaolô và Sila bị ngược đãi, nhưng các ông luôn có niềm vui của Chúa. Khi các ông bị giam trong ngục, Chúa đã sai thiên thần đến giải thoát các ông. Nửa đêm thấy mọi cửa đều mở toang, nghĩ là các tù nhân đã trốn thoát, viên cai ngục định tự tử, nhưng Phaolô trấn an ông: chúng tôi vẫn còn đây mà. Sau đó viên cai ngục và tất cả mọi người trong nhà của ông đều nhận phép rửa với lòng tràn ngập mừng vui. Đó là hành trình hoán cải hằng ngày của chúng ta: chuyển từ đời sống trần tục an nhàn, sang đời sống tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô. Chuyển từ một thứ tôn giáo kiểu trục lợi, sang con đường đức tin tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa.

Các vị tử đạo trong Giáo Hội

Đây là phép lạ mà Chúa Thánh Thần thực hiện. Chúng ta hãy đọc chương 16 của sách Tông Đồ Công Vụ để thấy những gì Chúa đã làm với các vị tử đạo của Người. Chính khi ấy mà Hội Thánh tiếp tục tiến về phía trước. Một giáo hội mà vắng bóng các vị tử đạo, là giáo hội không đáng tin. Giáo hội ấy, kiểu giáo hội không có các vị tử đạo, là một giáo hội sợ tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, sợ xua trừ ma quỷ, và giáo hội ấy không phải là Giáo Hội của Chúa Giêsu.

Trong cầu nguyện, chúng ta hãy nài xin ân sủng và tạ ơn Chúa vì Người đã đổi mới chúng ta. Chúng ta cũng nài xin ơn sủng để Người gìn giữ sự đổi mới ấy. Tất cả chúng ta hãy nguyện xin ơn này: đó là ơn đổi mới, để biến đổi từ lối sống chỉ biết đi tìm sự yên ấm, sang đời sống công bố niềm vui của Chúa Giêsu Kitô.

Tứ Quyết SJ

Một Kitô hữu Pakistan bị án tù chung thân vì bị vu cáo báng bổ Hồi giáo

Một Kitô hữu Pakistan bị án tù chung thân vì bị vu cáo báng bổ Hồi giáo

Lahore – Zafar Bhatti, một Kitô hữu, đã bị vu cáo xúc phạm Hồi giáo vào năm 2012, đã bị tòa án Rawalpindi kết án tù chung thân hôm 03/05.

Bhatti bị kết án đã gửi các tin nhắn bằng điện thoại di động, có nội dung xúc phạm đến Hồi giáo. Anh đã phủ nhận các lời cáo buộc và giải thích với quan tòa rằng số điện thoại đó không phải do anh đứng tên.

Năm 2012, Bhatti bị bắt và bị giam ở nhà tù Rawalpindi. Vì những đe dọa nguy hiểm cho mạng sống của Bhatti nên phiên tòa được xử tại nhà tù. Buổi xét xử cuối cùng diễn ra hôm 24/04 và ngày 03/05 vừa qua, quan tòa đã kết án anh bị tù chung thân.

Theo các luật sư Kitô giáo, các tòa án Pakistan thường kết án tử những người bị tố cáo vi phạm luật 295 c (một trong những điều tạo nên cái gọi là Luật phạm thượng), nhưng vì họ không có chứng cứ phạm tội rõ ràng của Bhatti nên anh chỉ bị xử tù chung thân. Các luật sư bào chữa cho Bhatti cũng bị đe dọa, do đó buổi hầu tòa đã được chuyển đến Lahore, cũng là nơi gia đình của Bhatti đang sinh sống. Theo các luật sư, Bhatti lẽ ra phải được trắng án vì thiếu bằng chứng, nhưng anh bị xử chung thân do áp lực của các tín đồ Hồi giáo.

Luật chống phạm thượng ở Pakistan tiếp tục được dùng như công cụ để trả thù những đối thủ.

Mới đây, Quốc hội Pakistan đã phê chuẩn một giải pháp yêu cầu những chuẩn mực để ngăn chặn các lam dụng và đưa ra một số điều luật hướng dẫn. Tuy nhiên các yêu cầu đó đã gặp phải sự chống đối mạnh mẽ bởi các phong trào và các đảng phái Hồi giáo. (Agenzia Fides 5/5/2017)

Hồng Thủy

Đức Thánh Cha phát biểu tại Hội nghị Hòa bình ở Cairo

Đức Thánh Cha phát biểu tại Hội nghị Hòa bình ở Cairo

CAIRO. ĐTC Phanxicô đề cao giáo dục như phương thế xây dựng hòa bình đồng thời tái lên án nạn buôn bán võ khí như nguyên nhân kéo dài chiến tranh trên thế giới.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong bài diễn văn tại Hội nghị quốc tế về hòa bình do Đại Học Al Azhar của Hồi giáo ở Cairo tổ chức.

Đại học Al Azhar

Al Azhar, nguyên ngữ Arập có nghĩa là ”Huy hoàng hay sáng ngời”, đây là Đại học cổ kính và uy tín nhất trong thế giới Hồi giáo, được thành lập năm 969, tức là 1 năm sau khi người Hồi giáo Shiite đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, gọi là Fatemiti, chinh phục được Ai Cập và thành lập thành Cairo. Đại học này chủ yếu đào tạo các Imam và nhắm mục đích truyền bá Hồi giáo và Văn hóa Hồi giáo và hiện nay có gần 300 ngàn sinh viên đến từ tất cả các nước Hồi giáo. Cùng với Đại học có Đền thờ Hồi giáo cùng tên.

Các học giả Hồi giáo, gọi là Uléma, thuộc Al Azhar thường đưa ra những giáo pháp, fatwa, liên quan đến những tranh luận được các nơi trong thế giới Hồi giáo Sunnit gửi về và xin giải đáp liên quan đến cách hành xử đúng đắn của cá nhân và xã hội Hồi giáo.

Vị Đại Imam của Al Azhar hiện thời là Ahmed el-Tayyeb, năm nay 71 tuổi (1946) và do Tổng thống Hosni Mubarak bổ nhiệm sau khi ông Muhammad Sayyid Tantawy qua đời năm 2010. Ông đậu tiến sĩ triết học Hồi giáo ở Đại học Sorbonne bên Pháp và làm viện trưởng Đại học Al Azhar từ năm 2003. Trước đó Ông là Đại Mufti của Ai Cập.

Đến đại học Al Azhar lúc 4 giờ chiều, ĐTC đã được đại diện của Đại Imam tiếp đón và hướng dẫn tới thư phòng của Ông el-Tayyeb để hội kiến riếng. Trong dịp này ngài tặng vị Đại Imam pho tượng thánh Phanxicô bằng đồng, trong tư thế đang giơ hai tay lên trời để chúc tụng Đấng Tạo Hóa.

Diễn văn tại Hội nghị hòa bình

Tiếp đến, ĐTC đến Trung tâm Hội nghị của Đại học Al Azhar cách đó 8 cây số, nơi đang diễn ra Hội nghị quốc tế về hòa bình, với sự tham dự của các vị lãnh đạo Hồi giáo và các tôn giáo khác, cùng với các giáo sư và sinh viên đại học Hồi giáo.

Mở đầu cuộc gặp gỡ, đại Iman Al Tayyeb đã nói đến thảm trạng của nhân loại ngày nay, bao nhiêu sinh mạng bị tàn phá vì chiến tranh. Nạn buôn bán võ khí làm cho chiến tranh và chết chóc kéo dài. Người ta tạo nên những căng thẳng, những cuộc nổi dậy về tôn giáo, những xung đột và khác biệt phe phái và chủng tộc giữ những người dân trong cùng một quốc gia. Trớ trêu thay, những điều đó xảy ra ở thế kỷ 21 này, mệnh danh là thế kỷ văn minh với những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật. Trong bối cảnh trên đây vị Đại Imam đề cao vai trò và sự đóng góp của các tộn giáo cho việc xây dựng hòa bình. Điều đầu tiên trong nền luân lý đạo đức ở đây là tình huynh đệ giữa con người với nhau và sự cảm thông, từ bi giữa con người, được dựng nên như con cái của Allah, những người con yêu quí nhất đối với Allah chính là những người mở rộng các thiện ích cho các con cái của Allah. Giá trị này có thể ngăn cản thế giới khỏi bị biến hành một tình trạng rừng rú, trong đó những con quái vật cấu xé lẫn nhau.

Về vần ĐTC, trong bài diễn văn, ngài đề cao tầm quan trọng của đối thoại liên tôn trong việc mưu cầu hòa bình. Ngài ca ngợi hoạt động của Ủy ban hỗn hợp đối thoại giữa Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn và Ủy ban của đại học Al Azhar về đối thoại.

”3 đường hướng căn bản, nếu được liên kết chặt chẽ với nhau, có thể giúp ho việc đối thoại, trước tiên là nghĩa vụ về căn tính, tiếp đến là can đảm đón nhận người khác, và sau cùng là ý hướng chân thành:

Nghĩa vụ bảo vệ căn tính vì không thể xây dựng đối thoại trên sự mơ hồ hoặc hy sinh thiện ích để làm hài lòng người khác; can đảm chấp nhận tha nhân, vì không thể coi và đối xử như kẻ thù những người khác biệt với mình về tôn giáo hoặc văn hóa, nhưng cần đón nhận họ như một người đồng hành, trong xác tín chân thành, theo đó thiện ích của mỗi người hệ tại thiện ích của tất cả; sau cùng là ý hướng chân thành, vì đối thoại không phải là một chiến lược để thực hiện những hậu ý, nhưng là con đường sự thật, đáng được kiên nhẫn đi theo để biến đổi sự cạnh tranh thành sự cộng tác.

ĐTC khẳng định rằng ”Giáo dục về sự cởi mở tôn trọng và đối thoại chân thành với người khác, nhìn nhận các quyền và tự do cơ bản của họ, nhất là về tôn giáo, chính là con đường tốt nhất để cùng nhau xây dựng tương lai, để trở thành những người kiến tạo nền văn minh. Bởi vì giải pháp khác với nền văn minh gặp gỡ chỉ có thể là sự thiếu văn minh vì đụng độ. Để thực sự chống lại những hành vi man rợ của kẻ xách động oán thù và bạo lực, cần đồng hành và làm cho các thế hệ được trưởng thành, họ đáp trả chủ trương tàn phá của sự ác, bằng sự kiên nhẫn tăng trưởng trong sự thiện.

Cũng trong diễn văn tại Hội nghị quốc tế về hòa bình do Viện đại học Al Azhar tổ chức, ĐTC đề cao đất nước Ai Cập như một lãnh thổ của liên kết, của các giao ước. ”Những tôn giáo khác nhau tại đây tạo nên một hình thức làm cho nhau được thêm phong phú để phục vụ cộng đồng quốc gia duy nhất. Các tín những khác nhau gặp gỡ nhau và các nền văn hóa cũng vậy được giao tiếp với nhau, nhưng không bị lẫn lộn, trái lại nhìn nhận tầm quan trọng của sự liên kết để mưu công ích. Sự liên minh như thế ngày nay là điều cấp thiết hơn bao giờ hết.

ĐTC cảnh giác chống lại nguy cơ ngày nay: một đàng người ta muốn đóng khung tôn giáo trong lãnh vực riêng tư, không nhìn nhận tôn giáo như một chiều kích cấu thành con người và xã hội, nhưng đàng khác người ta lẫn lộn lãnh vực tôn giáo và chính trị, mà không có sự phân biệt thích hợp. Có nguy cơ là tôn giáo bị sự quản lý thế sự thu hút và bị những quyền lực trần tục cám dỗ bằng những lời dua nịnh, và lợi dụng tôn giáo.

ĐTC xác quyết rằng tôn giáo không phải là một vấn đề, nhưng là thành phần của giải pháp cho vấn đề.

Và ĐTC kết luận rằng: “Trong tư cách là những vị lãnh đạo tôn giáo, chúng ta được kêu gọi vạch mặt bảo lực đội lốt thánh thiêng giả tạo, dựa vào sự tuyệt đối hóa sự ích kỷ, thay vì sự cởi mở chân chính đối với Đấng Tuyệt Đối. Chúng ta phải tố giác những vi phạm chống lại phẩm giá và các quyền con người, đưa ra ánh sáng những toan tính biện minh mọi hình thức oán thù nhân danh tôn giáo, và lên án chúng như một sự giả mạo Thiên Chúa. Thánh danh Ngài là Thánh, Ngài là Thiên Chúa Hòa Bình… Cùng nhau chúng ta tuyên bố sự thánh thiêng của mỗi sự sống con người, chống lại bất kỳ hình thức bạo lực nào về mặt thể lý, xã hội, giáo dục hoặc tâm lý. Tín ngưỡng nào không nảy sinh từ một con tim chân thành và từ một tình yêu chân chính đối với Thiên Chúa Từ Bi thì đó là một hình thức theo đạo vì qui ước hoặc vì xã hội, nó không giải thoát nhưng còn đè bẹp con người. Hễ ta càng tăng trưởng trong niềm tin nơi Thiên Chúa, thì ta càng tăng trưởng trong tình yêu đối với tha nhân.

ĐTC không quên đề cao nghĩa vụ thăng tiến hòa bình. Không chiều theo thứ tôn giáo hòa đồng lẫn lẫn, nghĩa vụ của chúng ta là cầu nguyện cho nhau, cầu xin Chúa ban ơn hòa bình, gặp gỡ, đối thoại và thăng tiến sự hòa hợp trong tinh thần cộng tác và thân hữu. Ngài lên án những chủ trương mỵ dân và nạn buôn bán võ khí, cần ngăn chặn làn sóng tiền bạc và võ khí đổ cho những kẻ xách động bạo lực.

G. Trần Đức Anh OP

Sứ điệp video của Đức Thánh Cha gửi Ai Cập

Sứ điệp video của Đức Thánh Cha gửi Ai Cập

VATICAN. ĐTC hy vọng chuyến viếng thăm của ngài tại Ai Cập là một an ủi và khích lệ cho các tín hữu Kitô và là một sứ điệp thân hữu quí mến đối với nhân dân Ai Cập và trong vùng.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp video gửi quốc dân Ai Cập công bố hôm 25-4-2017 trước cuộc viếng thăm của ngài từ ngày 28 đến 29-4 tới đây. ĐTC nói:

”Tôi thực sự vui mừng đến như một người bạn, như sứ giả hòa bình và như một người hành hương tại đất nước, cách đây hơn 2 ngàn năm, đã cho Thánh Gia tị nạn và tá túc khi trốn chạy những đe dọa của vua Hêrôđê (Xc Mt 2,1-16). Tôi hân hạnh được viếng thăm miền đất đã được Thánh Gia thăm viếng!

Sau khi cám ơn Tổng thống, Đức Thượng Phụ Chính Thống Tawadros II, Đại Iman của Đại học Al-Azhar, và Đức Thượng Phụ Công Giáo Copte, ngài nói:

”Tôi mong ước rằng cuộc viếng thăm này là một vòng tay ôm an ủi và khích lệ cho tất cả các tín hữu Kitô ở Trung Đông; một sứ điệp thân hữu và quí mến đối với tất cả mọi người dân Ai Cập và trong vùng; một sứ điệp huynh đệ và hòa giải cho mọi người con của Abraham, đặc biệt là thế giới Hồi giáo, trong đó Ai Cập chiếm một chỗ hàng đầu. Tôi cầu mong cuộc viếng thăm này cũng là một đóng góp giá trị cho cuộc đối thoại liên tôn với thế giới Hồi giáo và đối thoại đại kết với Giáo Hội Chính Thống Copte kính mến.

ĐTC nhận xét thêm rằng: ”Thế giới chúng ta bị bạo lực mù quáng xâu xé – đánh cả vào trọng tâm đất nước yêu quí của quí vị – thế giới ấy đang cần hòa bình, tình thương và lòng thương xót; cần những người kiến tạo hòa bình và những người tự do và giải thoát, cần những người can đảm biết học hỏi từ quá khứ để xây dựng tương lai mà không khép kín trong những thiên kiến; thế giới ấy đang cần những người bắc cầu hòa bình, đối thoại, công lý và tình nhân đạo”. (SD 25-4-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

 

Sứ điệp Tòa Thánh gửi các Phật Tử

Sứ điệp Tòa Thánh gửi các Phật Tử

VATICAN. Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn chúc mừng các Phật Tử trên thế giới nhân dịp lễ Vesakh và cổ võ cùng nhau cấp thiết thăng tiến một nền văn hóa hòa bình và bất bạo động.

Trên đây là nội dung Sứ điệp của ĐHY Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, và của Đức Cha Tổng thư ký Miguel Ángel Ayoso Guixot, công bố hôm 22-4-2017 nhân lễ Vesakh. Đối với các tín đồ Phật giáo nguyên thủy, lễ này mừng cuộc đản sinh, thành đạo và viên tịch của Đức Phật, trong khi các tín đồ Phật giáo đại thừa, cử hành các biến cố đó vào những ngày khác nhau. Năm nay lễ Vesakh được cử hành vào ngày 10-5 tới đây.

Trong sứ điệp, Hội đồng Tòa Thánh nhận xét rằng trong khi nhiều tín hữu dấn thân thăng tiến hòa bình, thì có những người khác lại khai thác tôn giao để biện minh cho những hành vi bạo lực và oán thù…

Chúa Giêsu và Đức Phật cũng cổ võ bất bạo động và là những người xây dựng hòa bình. Như ĐGH Phanxicô đã viết ”Cả Chúa Giêsu cũng sống trong thời kỳ bạo lực. Ngài dạy rằng chiến trường đích thực trong đó bạo lực và an bình đụng độ nhau chính là tâm hồn con người: ”Thực vậy, từ bên trong, tức là từ tâm hồn con người, xuất phát những ý hướng xấu” (Mc 7,21) (Sứ điệp Ngày thế giới hòa bình 2017).

Cả Đức Phật cũng loan báo một sứ điệp bất bạo động và hòa bình, khuyến khích tất cả mọi người ”hãy chiến thắng kẻ giận dữ không phải bằng sự nổi giận, chiến thắng kẻ gian ác bằng sự từ nhân, chiến thắng kẻ lầm than bằng sự quảng đại, và thắng kẻ gian dối bằng sự thật” (Kinh Pháp Cú [Dhammapada], n. XVII, 3).

Cụ thể hơn, Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn cổ võ sự dấn thân chung của các tín hữu Kitô và Phật tử và khẳng định rằng:

”Chúng ta đồng ý là bạo lực nảy sinh từ trái tim con người, và sự ác của con người đưa tới những cơ cấu gian ác. Vì thế chúng ta được kêu gọi thực hiện một công trình chung: nghiên cứu những nguyên nhân gây nên bạo lực; giảng dạy cho các tín hữu liên hệ cách thức chiến thắng sự ác trong tâm hồn của họ; giải thoát khỏi sự ác các nạn nhân cũng như những người phạm những hành vi bạo lực; huấn luyện tâm trí của tất cả mọi người, đặc biệt là các trẻ em, hãy yêu mến và sống an bình với tất cả mọi người và với môi trường; giảng dạy rằng không có hòa bình nếu không có công lý, và cũng không có công lý đích thực nếu không có tha thứ; mời gọi tất cả mọi người hãy cộng tác vào việc phòng ngừa các xung đột trong sự tái thiết các xã hội bị phân tán; khuyến khích các phương tiện truyền thông xã hội tránh và bài trừ những diễn văn oán thù, và những tương quan phe phái, khiêu khích; khuyến khích những cuộc cải tổ giáo dục để phòng ngừa sự giải thích xuyên tạc và xấu xa về lịch sử và các sách Kinh Thánh; sau cùng là cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới qua việc cùng nhau tiến bước trên con đường bất bạo động” (SD 22-4-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

 

Đức Thánh Cha kêu gọi bỏ thành kiến giữa Công Giáo – Tin Lành

Đức Thánh Cha kêu gọi bỏ thành kiến giữa Công Giáo – Tin Lành

VATICAN. ĐTC chào mừng Hội nghị về đề tài ”Luther 500 năm sau” và gọi đây là một sự kiện không thể có được cách đây ít lâu.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 31-3-2017, dành cho 150 học giả quốc tế tham dự Hội nghị do Ủy ban Tòa Thánh về khoa sử học tổ chức từ ngày 29-3-2017 về đề tài ”Luther 500 năm sau. Đọc lại cuộc cải cách của Luther trong bối cảnh lịch sử Giáo Hội”.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nói: ”Các tín hữu Tin Lành và Công Giáo cùng nói về Luther do sáng kiến của một cơ quan Tòa Thánh, một Hội nghị như vậy là điều không thể tưởng tượng được cách đây ít lâu: ở đây chúng ta động chạm một cách cụ thể những thành quả hoạt động của Chúa Thánh Linh, Đấng vượt lên trên mọi biên giới và biến những xung đột thành cơ hội để tăng trưởng trong tình hiệp thông”.

ĐTC vui mừng vì Hội nghị kỷ niệm này mang lại cơ hội cho các học giả đến từ nhiều tổ chức cùng nhìn các biến cố lịch sử, đào sâu về con người của Luther và sự phê bình của ông chống lại Giáo Hội thời ấy, cũng như chức vụ Giáo Hoàng, những điều ấy chắc chắn sẽ góp phần vượt thắng bầu không khí nghi kỵ và cạnh tranh nhau, đã kéo dài quá lâu trong tương quan giữa hai bên.   Theo ĐTC, ”sự nghiên cứu kỹ lưỡng và nghiêm túc, không vướng thành kiến và bút chiến ý thức hệ, giúp các Giáo Hội đang đối thoại ngày nay, phân định và đón nhận những gì là tích cực và hợp pháp trong cuộc cải tổ, và xa tránh những sai lầm, phóng đại, thất bại, nhìn nhận những tội lỗi đã đưa tới chia rẽ”.

Và ĐTC cũng khẳng định rằng ”Tất cả chúng ta đều biết là không thể thay đổi quá khứ, nhưng 50 năm sau cuộc đối thoại đại kết giữa Công Giáo và Tin lành, chúng ta có thể thực hiện một sự thanh tẩy ký ức, để có thể ”kể lại lịch sự một cách khác”, không mang vết tích oán hận vì những vết thương đã phải chịu, làm cho sự nhận xét về nhau bị lệch lạc”.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vatican, Cha Bernard Ardura, Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về khoa sử học, cho biết điều quan trọng nhất của Hội nghị này là xem xét coi khi đọc lại cuộc cải cách người ta có thể khám phá những điều hiểu lầm hay không. Ví dụ đạo lý về ơn công chính hóa mà Công Giáo và Tin Lành Luther đã đạt tới một sự đồng thuận, qua đó người ta hiểu rằng tuy có những ngôn từ khác, chúng ta có cùng một sự hiệp thông trong đức tin. Ngoài ra có những khía cạnh khác như sự cấu thành chính Giáo Hội, vai trò của thừa tác vụ trong Giáo Hội, sự kế truyền tông đồ, chỗ đứng của các bí tích. Đó là những vấn đề còn bỏ ngỏ. (SD 31-3-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

Mùa Chay là dịp tốt để nhìn ra gương mặt Chúa nơi tha nhân đau khổ

Mùa Chay là dịp tốt để nhìn ra gương mặt Chúa nơi tha nhân đau khổ

Thời gian Mùa Chay là dịp tốt giúp đến gần Chúa Giêsu, gặp gỡ Ngài trong lời cầu nguyện, trong đối thoại thân tình, tim kề tim, nói chuyện với Ngài, lắng nghe Ngài; nó là dịp tốt giúp trông thấy gương mặt của Ngài cả nơi gương mặt của một người anh chị em đau khổ.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin chung trưa Chúa Nhật  tại Roma.

Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:

Tin Mừng Chúa Nhật thứ ba mùa Chay hôm nay giới thiệu với chúng ta cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với người đàn bà xứ Samaria (x. Ga 4,5-42). Cuộc gặp gỡ xảy ra trong khi Chúa Giêsu đi ngang qua Samaria, là vùng ở giữa Giuđêa và Galilêa, có dân cư bị người Do thái khinh rẻ vì coi họ là ly giáo và lạc đạo. Nhưng chính dân này sẽ là một trong các dân đầu tiên tin vào lời rao giảng của các Tông Đồ. Trong khi các môn đệ đi vào làng để kiếm thực phẩm, Chúa Giêsu ở lại bên canh một cái giếng để xin nước uống từ một phụ nữ đến kín nước. Và từ lời xin này bắt đầu một cuộc đối thoại. “Làm sao một người do thái mà lại hạ cố xin điều gì đó từ một phụ nữ Samaria?” Chúa Giêsu trả lời: nếu chị biết tôi là ai và ơn tôi cho chị, thì chị sẽ là người xin, và tôi sẽ cho chị “nước hằng sống”, một nước thoả mãn mọi cái khát, và trở thành suối nguồn không thể cạn trong con tim người uống nó (cc. 10-14).

Đi đến giếng kín nước là việc mệt nhọc và chán ngán; sẽ thật đẹp nếu có được một suối nguồn vọt sẵn lên! Nhưng Chúa Giêsu nói tới một thứ nước khác. Khi người đàn bà nhận ra rằng người đang nói là một ngôn sứ, chị tín thác cuộc sống tư cho ngài, và đặt ra các câu hỏi tôn giáo. Nỗi khát yêu thương và cuộc sống tràn đầy của chị đã  không được thoả mãn bởi 5 người chồng mà chị đã có, trái lại chị đã kinh nghiệm các vỡ mộng và lừa dối. Vì thế người đàn bà bị đánh động bởi lòng tôn trọng lớn lao mà Chúa Giêsu có đối với mình và khi Ngài nói với bà về lòng  tin đích thực như là tương quan với Thiên  Chúa Cha “trong tinh thần và trong chân lý”, bà trực giác được rằng người đó có thể là Đấng Cứu Thế, và Chúa Giêsu xác nhận: “Chính Ta, là người đang nói với chị” (c. 26) – đây là điều rất hiếm. Ngài nói Ngài là Đấng Cứu Thế với một người đàn bà đã có một cuộc sống hỗn loạn như thế.

ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ:

Anh em thân mến, nước trao ban sự sống vĩnh cửu đã được đổ tràn đầy trong tim chúng ta trong ngày chúng ta lãnh bí tích Rửa Tội; khi đó Thiên Chúa đã biến đổi chúng ta và làm cho chúng ta tràn đầy ơn thánh Ngài. Nhưng có lẽ chúng ta đã quên món quà vĩ đại đó, hay giản lược nó thành một dữ kiện danh sách thống kê; và có lẽ chúng ta đi tìm các giếng mà nước không giải khát cho chúng ta. Khi chúng ta quên nước đích thật, chúng ta đi tìm các giếng không có nước trong lành. Vậy thì Tin Mừng này là cho chính chúng ta! Nó không chỉ cho người đàn bà xứ Samaria, nhưng cho chúng ta. Chúa Giêsu nói với chúng ta như đã nói với người đàn bà Samari. Chắc chắn là chúng ta biết Ngài, nhưng có lẽ chúng ta đã không gặp gỡ Ngài một cách riêng tư cá nhân. Chúng ta biết Chúa Giêsu là ai, nhưng có lẽ chúng ta đã không gặp ngài một cách cá nhân bằng cách nói chuyện với Chúa, và chúng ta đã không nhận ra Ngài là Đấng Cứu Thế của mình. Thời gian Mùa Chay này là dịp tốt để tiến tới gần Ngài, gặp gỡ Ngài trong lời cầu nguyện, trong một cuộc đối thoại tim kề tim, nói chuyện với Ngài, lắng nghe Ngài; nó là dịp tốt để trông thấy gương mặt của Ngài nơi gương mặt của một người anh chị em đau khổ. Như thế chúng ta có thể canh tân trong chúng ta ơn thánh của Bí tích Rửa Tội, giải khát nơi suối nguồn Lời Chúa và của Thần Khí của Ngài, và như vậy cũng khám phá ra niềm vui trở thành tác nhân của hoà giải và dụng cụ của hoà bình trong cuộc sống thường ngày.

Xin Đức Trinh Nữ Maria trợ giúp chúng ta biết liên lỉ  kín múc  ơn thánh, là nước vọt ra từ đá tảng là Chúa Kitô Cứu Thế, để chúng ta có thể xác tín tuyên xưng đức tin, và tươi vui loan báo các kỳ công tình yêu của Thiên  Chúa thương xót và là suối nguồn mọi điều thiện hảo.

Tiếp đến ĐTC đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin ngài đã bầy tỏ tình liên đới với nhân dân Perù bị lũ lụt tàn phá. ĐTC cầu nguyện cho các nạn nhân và những ai dấn thân cứu giúp họ.

Ngài cũng cho mọi người biết ngày thứ bẩy vừa qua tại Bolzano bắc Italia, đã có lễ phong chân phước cho ông Josef Mayr-Nusser, cha gia đình, thành viên Công Giáo Tiến Hành, đã chết tử đạo vì khước từ theo Đức Quốc Xã và vì trung thành với Tin Mừng. Vì độ cao luân lý và tinh thần của ngài, chân phước là một mẫu gưong cho các tín hữu giáo dân, đặc biệt là cho các người cha, mà hôm nay chúng ta tưởng nhớ với tình yêu thương lớn lao, cả khi lễ phụng vụ của thánh Giuse được mừng vào ngày thứ hai, vì hôm nay là Chúa Nhật. Chúng ta chào mừng tất cả mọi người cha với một tràng pháo tay.

Tiếp đến ĐTC đã chào tín hữu và khách hành hương đến từ nhiều nơi trong Italia và trên thế giới, trong đó có các đoàn hành hương Lituania, các vị hữu trách của cộng đồng thánh Egidio Phi châu và châu Mỹ Latinh, các tín hữu Viterbo, Bolgare, San Benedetto Po và sinh viên Torchiarolo. ĐTC xin mọi người đừng quên cầu nguyện cho ngài.

Linh Tiến Khải

 

Đức Thánh Cha cổ võ đối thoại và lắng nghe

Đức Thánh Cha cổ võ đối thoại và lắng nghe

VATICAN. ĐTC đề cao dịch vụ ”Điện thoại bạn Italia” (Telefono Amico Italia) phục vụ những người cô đơn, gặp khó khăn, buồn sầu, lo âu, đồng thời cổ võ thái độ đối thoại và lắng nghe.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 11-3-2017 dành cho 400 người thiện nguyện trong dịch vụ Điện thoại bạn này.

”Điện thoại bạn Italia” là một tổ chức thiện nguyện được thành lập cách đây 50 năm (1967) và hiện có 700 người thiện nguyện, phục vụ 365 ngày mỗi năm mỗi ngày từ 10 giờ sáng đến 24 giờ đêm.

Trong buổi tiếp kiến, ĐTC nói rằng: ”Hoạt động của anh chị em là một dịch vụ quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh xã hội ngày nay, có nhiều phiền toái và khó chịu, thường do sự cô lập và thiếu đối thoại gây ra. Các thành phố lớn, mặc dù đông dân, nhưng chúng là biểu tượng một lối sống ít tình người, như thái độ dửng dưng lãnh đạm lan tràn, sự liên lạc với nhau ngày càng có tính chất tiềm thể và bớt đi đặc tính trực tiếp với nhau, thiếu các giá trị vững chắc nâng đỡ cuộc sống, thứ văn hóa lo sở hữu và chăm sóc vẻ bề ngoài. Trong bối cảnh đó, cần phải tạo điều kiện cho sự đối thoại và lắng nghe”.

ĐTC đề cao tầm quan trọng của đối thoại và lắng nghe. Đối thoại giúp hiểu biết lẫn nhau và hiểu những nhu cầu của nhau. Đối thoại biểu lộ một sự tôn trọng lớn, nhận ra những khía cạnh tốt đẹp của người trao đổi với mình. Ngoài ra, đối thoại cũng là biểu hiện lòng bác ái, vì tuy nhận thực có những khác biết, đối thoại có thể giúp tìm kiếm và chia sẻ hành trình để đạt tới công ích”.

ĐTC cũng nhận xét rằng để đối thoại thì phải có khả năng lắng nghe, đây là điều nhiều người đang thiếu. Lắng nghe tha nhân đòi phải kiên nhẫn và chú ý. Chỉ người nào biết im lặng thời mới biết lắng nghe.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Các bạn thân mến, qua đối thoại và lắng nghe, chúng ta có thể góp phần vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, làm cho nó trở thành nơi tiếp đón và tôn trọng, chống lại chia rẽ và xung đột” (SD 11-3-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa nhật I Mùa Chay: Dựa vào Lời Thiên Chúa

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa nhật I Mùa Chay: Dựa vào Lời Thiên Chúa

VATICAN. Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay 05.03.2017 tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha quảng diễn về cách thế Chúa Giêsu dựa vào Lời Thiên Chúa để chiến thắng ma quỷ trong ba cơn cám dỗ nơi sa mạc. Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy thường xuyên sử dụng Kinh Thánh giống như thường xuyên sử dụng điện thoại di động. Đức Thánh Cha cũng xin mọi người cầu nguyện cho tuần Linh Thao của Ngài và Giáo triều Roma.

Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến!

Trong ngày Chúa nhật đầu tiên của Mùa Chay, bài Tin Mừng giới thiệu cho chúng ta con đường hướng tới Phục Sinh. Đó là bốn mươi đêm ngày Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong sa mạc (x. Mt 4:1-11). Đó là lúc Chúa Giêsu vừa mới chịu phép rửa tại sông Giođan. Tại sông Giođan, Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống trên Người và có tiếng Chúa Cha từ trời công bố: “Này là con Ta yêu dấu” (Mt 3:17). Thế là, Chúa Giêsu đã sẵn sàng bắt đầu thực thi sứ mạng, và cùng lúc ấy Người tuyên chiến với kẻ thù là Satan. Đó là cuộc cận chiến trong sa mạc. Tên cám dỗ lặp đi lặp lại: “Nếu ông là Con Thiên Chúa…”. Ma quỷ gây nghi hoặc về danh hiệu Con Thiên Chúa với mục đích cản trở ngăn trở Chúa thực thi sứ mạng. Không chỉ làm như thế, mà nó còn đưa ra cụ thể ba cơn cám dỗ. Một là biến hóa đá thành bánh để thỏa mãn cơn đói. Hai là nhảy từ trên nóc Đền Thờ xuống và sẽ được các thiên thần nâng đỡ. Ba là thờ lạy ma quỷ để được cai trị thế giới.

Ba cuộc cám dỗ này có nghĩa là Satan muốn lôi kéo Chúa Giêsu ra khỏi con đường vâng phục và khiêm nhường. Bởi vì nó biết rằng, với con đường vâng phục và khiêm hạ, nó sẽ bị đánh bại. Và vì thế, nó cố tình đưa đẩy vào cái vòng hư ảo của thành công và vinh quang. Nhưng những mũi tên tẩm thuốc độc của ma quỷ đều được Chúa Giêsu ngăn chặn bởi chiếc khiên che là Lời Thiên Chúa. Lời Thiên Chúa chính là ý muốn của Chúa Cha. Chúa Giêsu không tự mình nói điều gì, nhưng luôn luôn vâng theo Lời Thiên Chúa. Thế nên, Người chính là Con Thiên Chúa với đầy tràn Thánh Thần, và Người đã chiến thắng trong sa mạc.

Trong suốt bốn mươi ngày Mùa Chay, các Kitô hữu chúng ta được mời gọi bước theo những dấu chân của Chúa Giêsu và vững mạnh trong cuộc chiến đấu thiêng liêng, để với sức mạnh của Lời Chúa mà chống lại thần dữ. Không phải với những lời của chính chúng ta, nhưng là với Lời Thiên Chúa, vì Lời ấy có sức đánh bại Satan. Để làm được điều đó, chúng ta cần thường xuyên đọc Kinh Thánh, suy niệm Lời Chúa và sống Lời Chúa. Kinh Thánh chứa đựng Lời Thiên Chúa, do đó những Lời ấy luôn sống động và hữu hiệu.

Có người nói: Điều gì sẽ xảy ra, nếu chúng ta sử dụng Kinh Thánh giống như chúng ta sử dụng điện thoại di động? Nếu chúng ta thường xuyên mang theo một cuốn Kinh Thánh nhỏ bỏ túi, điều gì sẽ xảy ra? Nếu có lỡ quên, chúng ta quay lại để lấy, giống như chúng ta làm với chiếc điện thoại vậy? Giống như khi quên chiếc điện thoại, chúng ta nói: Ồ, quên mất, tôi không mang theo, đợi chút, tôi quay lại lấy. Nếu chúng ta mở Kinh Thánh để đọc nhiều lần trong ngày, giống như nhiều lần trong ngày chúng ta đọc tin nhắn trên điện thoại, điều gì sẽ xảy ra? Rõ ràng việc so sánh này có vẻ nghịch lý, có vẻ khập khiễng, nhưng là rất nghiêm túc.

Thực tế, nếu Lời Thiên Chúa luôn ở trong tâm hồn chúng ta, thì không có cám dỗ nào và không trở ngại nào có thể làm chúng ta lệch hướng khỏi con đường lành, và khi ấy chúng ta sẽ đánh bại những lời mời mọc của cái ác hàng ngày bủa vây chúng ta, chúng ta sẽ sống cuộc phục sinh trong Chúa, chúng ta sẽ biết đón nhận và yêu thương anh chị em của mình hơn, nhất là những người dễ bị tổn thương và những ai thiếu thốn, ngay cả chúng ta có thể yêu thương kẻ thù của mình.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ là mẫu gương hoàn hảo trong việc vâng phục Thiên Chúa và tin tưởng hoàn toàn vào ý Thiên Chúa muốn, xin Mẹ giúp chúng con kiên trì trên hành trình Mùa Chay, để chúng con biết ngoan ngoãn lắng nghe Lời Thiên Chúa để chúng con thực sự được biến đổi tận căn.

Tiếp đến, Đức Thánh Cha đọc kinh Truyền Tin và ban Phép Lành Toà Thánh cho mọi người.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha chào thăm mọi người:

Anh chị em thân mến,

Cha gửi lời chào thân ái đến các gia đình, các nhóm từ các giáo xứ, các hiệp hội và tất cả những người hành hương đến từ Ý và từ các quốc gia khác.

Vài ngày trước, chúng ta đã bắt đầu Mùa Chay, đó là con đường dẫn chúng ta tới Phục Sinh, đó là con đường của sám hối của hoán cải, trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác, với vũ khí của lời cầu nguyện, của việc ăn chay, của việc bác ái. Cha hy vọng tất cả chúng ta đều có một Mùa Chay mang nhiều ơn ích. Xin anh chị em cầu nguyện cho Cha và cho các thành viên của Giáo triều Roma, vì tối nay chúng tôi sẽ bắt đầu tuần Linh Thao. Chân thành cám ơn vì anh chị em sẽ cầu nguyện cho chúng tôi.

Xin vui lòng đừng quên, đừng quên sử dụng Kinh Thánh thường xuyên giống như chúng ta sử dụng điện thoại! Anh chị em hãy nghĩ về điều ấy. Để Kinh Thánh luôn đồng hành cùng chúng và gần gũi với chúng ta.

Tứ Quyết SJ

Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Do thái giáo

Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Do thái giáo

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến một phái đoàn Do thái sáng 23-2-2017, ĐTC đề cao cuộc đối thoại huynh đệ giữa các tín hữu Công Giáo và Do thái.

Phái đoàn gồm 89 người gồm các nhà xuất bản do Rabbi Abraham Skorka, người Argentina, hướng dẫn, đến trao tặng ĐTC ấn bản đặc biệt sách Torah. Rabbi cũng là ngừơi bạn của Ngài từ lâu ở Argentina.

Sách này gồm 5 cuốn đầu tiên của Bộ Kinh Thánh (Ngũ Thư), nhưng cũng có nghĩa rộng lớn hơn. Vì thế, lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc lại lời Thánh Gioan Phaolô 2 định nghĩa sách Torah là ”Giáo huấn sinh động của Thiên Chúa hằng sống” (6-12-1990), biểu lộ tình hiền phụ và thành tâm của Thiên Chúa, một tình yêu được làm bằng những lời nói và cử chỉ cụ thể, một tình yêu trở thành giao ước”.

ĐTC cũng nhận xét rằng ”Cuộc đối thoại huynh đệ và có cơ chế giữa các tín hữu Kitô và Do thái ngày nay đã vững chắc và hữu hiệu, qua một cuộc đối chiếu liên tục và cộng tác với nhau. Món quà anh chị em tặng hôm nay được tháp nhập trọn vẹn trong cuộc đối thoại ấy, một cuộc đối thoại không những được diễn tả qua lời nói, nhưng còn qua các cử chỉ nữa. Phần dẫn nhập rộng rãi vào ấn bản Torah này và chú thích của Nhà Xuất Bản nhấn mạnh thái độ đối thoại ấy, biểu lộ một quan điểm văn hóa cởi mở, trong sự tôn trọng nhau, trong an bình, hòa hợp với sứ điệp tinh thần của Torah” (SD 23-2-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

Đức Thánh Cha tiếp kiến Bộ Giáo Dục Công Giáo

Đức Thánh Cha tiếp kiến Bộ Giáo Dục Công Giáo

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng 9-2-2017, dành cho Bộ Giáo dục Công Giáo, ĐTC khuyến khích Bộ này tiếp tục giúp các trường học và đại học Công Giáo góp phần vào sứ mạng của Giáo Hội phục vụ sự phát triển trong tình người, trong sự đối thoại và hy vọng.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến có 80 người, trong đó có nhiều HY và GM thành viên của Bộ giáo dục, cùng với các cố vấn và nhân viên. Trong Đại hội tiến hành những ngày này, Bộ kiểm điểm hoạt động trong 3 năm qua, và vạch ra hướng đi cho các hoạt động tương lai.

Trong bài huấn dụ, ĐTC khích lệ Bộ giáo dục Công Giáo dấn thân trong 3 chiều hướng, thứ I là nhân bản hóa việc giáo dục. Để được vậy các nhà giáo dục cần nhắm giúp người trẻ trở thành những người xây dựng một thế giới liên đới hơn và an bình, đồng thời cống hiến cho người trẻ những chân trời cởi mở đối với siêu việt.

Thứ II là cần làm gia tăng nền văn hóa đối thoại. ĐTC nhận xét rằng trong thời đại chúng ta, rất tiếc là có nhiều hình thức bạo lực, nghèo đói, bóc lột, kỳ thị, gạt ra ngoài lề xã hội, những đường lối tiếp cận giới hạn các tự do cơ bản của con người gây ra một thứ văn hóa gạt bỏ. Trái lại, việc đối thoại giáo dục khi con người quan hệ với nhau trong niềm tôn trọng, quí chuộc, chân thành lắng nghe và diễn tả trung thực, không che đậy hoặc giảm bớt căn tính của mình được tinh thần Tin Mừng soi sáng.

Sau cùng, ĐTC khuyến khích Bộ giáo dục Công Giáo giúp xây dựng một nền giáo dục gieo vãi hy vọng. Con người không thể sống mà không hy vọng và giáo dục chính là kiến tạo nên niềm hy vọng, làm nảy sinh, tăng trưởng và dẫn tới một cuộc sống tràn đầy hy vọng (SD 9-2-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Tòa Thánh lên án khủng bố tại Canada

Tòa Thánh lên án khủng bố tại Canada

VATICAN. Đức Thánh Cha mạnh mẽ lên án vụ khủng bố tai một đền thờ Hồi giáo ở Québec City, Canada, làm cho 6 người thiệt mạng và 19 người bị thương.

Trong điện văn ngày 30-1-2017, ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cho biết khi hay tin về vụ khủng bố này, ĐTC Phanxicô Phanxicô phó thác cho lòng thương xót của Thiên Chúa những người bị thiệt mạng và hiệp ý qua kinh nguyện với nối đau khổ của những người thân của họ. Ngài bày tỏ thiện cảm sâu xa với những người bị thương và gia đình họ cũng như với tất cả những người góp phần cứu cấp, xin Chúa ban ơn an ủi và nâng đỡ họ trong thử thách.

ĐTC mạnh mẽ tái lên án bạo lực gây ra bao nhiêu đau khổ và cầu xin Thiên Chúa ơn tôn trọng nhau và an bình. Ngài khẩn cầu phúc lành của Chúa trên các gia đình bị thử thách cũng như tất cả những người bị thương tổn vì thảm trạng này, va toàn thể mọi người dân Québec.

Mặt khác, Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn cũng bày tỏ đau buồn và lên án vụ khủng bố chống lại các tín hữu Hồi giáo đang cầu nguyện.

Trong thông cáo, Hội đồng Tòa Thánh khẳng định rằng ”Với hành động điên rồ này người ta vi phạm sự thánh thiêng của mạng sống con người, và không tôn trọng một cộng đoàn đang cầu nguyện cũng như nơi thờ phượng.

Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn mạnh mẽ lên án hành vi bạo lực chưa từng có này và muốn bày tỏ tình liên đới trọn vẹn với các tín hữu Hồi giáo ở Canada, đồng thời sốt sắng cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình họ”. (SD 30-1-2017)

G. Trần Đức Anh OP

 

20 tín hữu Công giáo Ấn độ bị đánh dã man khi hát Thánh ca Giáng sinh

20 tín hữu Công giáo Ấn độ bị đánh dã man khi hát Thánh ca Giáng sinh

20-carol-singing

Banswara, Ấn độ – Một nhóm tín hữu Công giáo đã bị đánh đập dã man và bị cáo buộc thực hành các cuộc cưỡng bức cải đạo vì hát Thánh ca Giáng sinh tại tư gia.

Sự việc xảy ra tại làng Tikariya, gần thành phố  Banswara thuộc bang Rajasthan, Ấn độ. Các giáo dân thuộc giáo xứ thánh Phêrô và Phaolô, giáo phận Udaipur. Trong số nạn nhân cũng có cha sở của giáo xứ là cha Stephen Rawat. Cha Rawat cho biết là cha không có thù oán với ai.

Như hàng năm, giáo xứ tổ chức hánh thánh ca Giáng sinh tại các gia đình Công giáo. Năm nay nhóm có 20 người, gồm 3 nữ tu, các phụ nữ và trẻ em. Họ bắt đầu hoạt động này từ hôm 11/12, nhưng đến ngày 14/12 thì xảy ra vụ đánh đập này. Khoảng 30 kẻ vũ trang với gậy gộc đã xông vào nhóm khi các tín hữu đang đi về xe của họ sau buổi cử hành. 3 nữ tu may mắn thoát nạn vì họ vẫn còn ở trong nhà; các trẻ em cũng trốn thoát được.

8 tín hữu bị đánh đập nặng nề bởi những kẻ tấn công hô to khẩu hiệu “Chiến thắng cho Mẹ Ấn độ”. (Asia News 15/12/2016)

Hồng Thủy

Hoán cải để chờ đón Chúa đến giải thoát chúng ta

Hoán cải để chờ đón Chúa đến giải thoát chúng ta

dtc-phanxico-chao-tin-huu-va-du-khach-hanh-huong-tham-du-buoi-doc-kinh-truyen-tin-trua-chua-nhat-4-12-2016

Chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới có thể xoá bỏ tội lỗi và giải thoát chúng ta khỏi sự dữ, và chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới có thể hướng chúng ta tới con đường của sự thiện. Khi chân thành duyệt xét lương tâm và thay đổi cung cách sống là chúng ta đón tiếp Chúa Giêsu và Nước Thiên Chúa, bằng cách từ bỏ các con đường thoải mái nhưng sai lạc, khước từ các thần tượng của thế giới này: thành công bằng bất cứ giá nào, quyền lực dù có gây thiệt hại cho người yếu đuối nhất, khát khao giầu có, khoái lạc với bất cứ giá nào.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hương trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hôm qua. Mở đầu bài huấn dụ ĐTC nói: Trong Phúc Âm Chúa Nhật thứ hai Mùa Vọng hôm nay vang lên lời thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi: “Hãy hoán cải, vì Nước Trời đã gần!” (Mt 3,2).

Với cùng các lời này Chúa Giêsu sẽ khai mào sứ mệnh của Ngài tại Galilêa (x. Mt 4,17). Và nó cũng sẽ là lời loan báo, mà các môn đệ sẽ rao giảng trong kinh nghiệm truyền giáo đầu tiên của các vị (Mt 10,7). Như thế, thánh sử Mátthêu muốn giới thiệu Gioan như đấng dọn đường cho Chúa Kitô đến, và các môn đệ cũng như những người tiếp tục việc rao giảng của Chúa Giêsu. Đây là cùng lời loan báo tươi vui: Nước Thiên Chúa đến, còn hơn thế nữa, nó ở gần, ở giữa chúng ta! Lời nay rất quan trọng: “Nước Thiên Chúa ở giữa anh em”, Chúa Giêsu nói: Và Gioan loan báo điều Chúa Giêsu sẽ nói sau này: “Nước Thiên Chúa đã tới, đã tới rồi, và ở giữa anh em”. Đây là sứ điệp chính của mọi sứ mệnh kitô. Khi một thừa sai ra đi, khi một kitô hữu ra đi loan báo Chúa Giêsu, thì họ không ra đi để chiêu dụ tín đồ, như thể là người ủng hộ một đội banh tìm nhiều người ủng hộ hơn cho đội banh của mình. Không, họ ra đi chỉ để loan báo rằng: “Nước Thiên Chúa ở giữa anh em!”. Và như thế vị thừa sai dọn đường cho Chúa Giêsu gặp gỡ dân Ngài.

Nhưng mà Nước Thiên Chúa này, Nước Trời này là cái gì? Chúng đồng nghĩa với nhau. Chúng ta nghĩ ngay tới một cái gì liên quan tới cuộc sống bên kia: cuộc sống vĩnh cửu. ĐTC giải thích điểm này như sau:

Chắc chắn rồi, đúng thế. Nước Thiên Chúa sẽ trải dài ra vô tận, vượt ngoài cuộc sống trên trần gian này, nhưng tin mừng Chúa Giêsu đem đến cho chúng ta  – và thánh Gioan giảng trước – đó là chúng ta không phải chờ đợi nước ấy trong tương lại: nó đã tới gần, trong một cách thức nào đó ngay trong hiện tại này chúng ta có thể kinh nghiệm ngay từ bây giờ  quyền năng tinh thần của nó. “Nước Thiên Chúa ở giữa chúng ta”, Chúa Giêsu sẽ nói. Thiên Chúa đến để thiết lập chức là Chúa của Ngài  trong lịch sử chúng ta, trong cái hôm nay của mỗi ngày, trong cuộc sống chúng ta; và nơi đâu chức là Chúa của Ngài được tiếp đón với lòng tin và sự khiêm tốn, thì ở đó nẩy mầm tình yêu, niềm vui và hoà bình.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Điều kiện để được vào và là thành phần của nước này là chu toàn một sự thay đổi trong cuộc sống, nghĩa là hoán cải, hoán cải mỗi ngày, mỗi ngày tiến một bước… Đó là từ bỏ các con đường thoải mái nhưng sai lạc, các thần tượng của thế giới này: thành công bằng bất cứ giá nào, quyền lực dù có gây thiệt hại cho người yếu đuối, khát khao giầu có, khoái lạc với bất cứ giá nào. Trái lại, đó là mở đường cho Chúa đến: Ngài không lấy mất đi sự tự do của chúng ta, nhưng ban cho chúng ta hạnh phúc đích thật. Với biến cố Chúa Giêsu sinh ra tại Bếtlehem, chính Thiên Chúa ở giữa chúng ta để giải thoát chúng ta khỏi sự ích kỷ, tội lỗi và sự thối nát, khỏi các thái độ của ma quỷ: tìm thành công bằng mọi giá; tìm quyền lực cả khi gây thiệt thòi cho những người yếu đuối nhất; khao khát giầu sang và tìm thú vui bằng bất cứ giá nào.

Giáng Sinh là một ngày của niềm vui lớn, cả bề ngoài nữa, nhưng nhất là một biến cố tôn giáo, vì thế cần một sự chuẩn bị tinh thần. Trong Mùa Vọng này chúng ta hãy để cho mình được hướng dẫn bởi lời khích lệ của thánh Gioan Tẩy Giả: “Hãy dọn đường cho Chúa, hãy uốn thẳng các nẻo đường của Ngài” (c. 3). ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ:

Chúng ta chuẩn bị đường cho Chúa và uốn thẳng các nẻo đường của Ngài, khi chúng ta duyệt xét lương tâm, khi chúng ta dò xét các thái độ của chúng ta, để đánh đuổi các thái độ tội lỗi mà tôi đã nhắc tới, chúng không phải là các thái độ của Thiên Chúa: thành công bằng mọi giá; quyền lực gây thiệt hại cho những người yếu đuối nhất; khát khao giầu sang, thú vui bằng mọi giá.

Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Tình Yêu luôn luôn lớn lao hơn, là tình yêu mà Chúa Giêsu đem đến, và trong đêm Giáng Sinh đã trở thành bé nhỏ, bé nhỏ, như một hạt giống rơi xuống đất, và Chúa Giêsu là hạt giống này, hạt giống của Nước Thiên Chúa.

Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.

Sau kinh Truyền Tin ĐTC đã chào tín hữu Roma và du khách hành hương. Ngài đặc biệt chào các tín hữu đến từ Cordoba, Jaén và Valencia của Tây Ban Nha, cũng như các đoàn hành hương đến từ Split và Makarska của Croazia, và từ các giáo xứ Roma.

Ngài chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui an bình, và hẹn gặp lại vào ngày thứ Năm tới là lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. ĐTC nói: trong các ngày này chúng ta hãy hiệp nhất cầu xin sự bầu cử của Mẹ cho ơn hoán cải con tim và cho hoà bình. Ngài cũng xin mọi người đừng quên cầu nguyện cho ngài.

Linh Tiến Khải

Đức Thánh Cha tiếp Chủ Tịch Nhà cầm quyền Việt Nam Trần Đại Quang

Đức Thánh Cha tiếp Chủ Tịch Nhà cầm quyền Việt Nam Trần Đại Quang

duc-thanh-cha-tiep-kien-chu-tich-nha-nuoc-viet-nam-tran-dai-quang

VATICAN. Chiều thứ tư 23-11-2016, ĐTC đã tiếp kiến Chủ tịch Nhà cầm quyền Việt Nam, Ông Trần Đại Quang.

Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói rằng:

”Chiều hôm nay, 23-11-2016, ĐTC đã tiếp kiến Chủ tịch Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam, Ông Trần Đại Quang. Sau đó, Ông đã gặp ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh, cùng với Đức TGM Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh.

”Trong các cuộc nói chuyện thân mật, có nhắc đến những quan hệ tốt đẹp hiện có giữa Tòa Thánh và Việt Nam, được hỗ trợ bằng một tinh thần chung đối thoại và liên tục tìm kiếm những phương thế thích hợp hơn để những quan hệ ấy có thể tiến triển thêm, và cũng nêu bật sự cộng tác giữa Giáo Hội và Nhà Nước CS VN trong các lãnh vực khác nhau của xã hội địa phương”.

Ngoài thông cáo chính thức trên đây của Tòa Thánh, giới báo chí cũng ghi nhận trong cuộc trao đổi quà tặng, Chủ tịch Trần Đại Quang đã tặng cho ĐTC một cái trống đồng, và ĐTC tặng lại cho ông trước tiên là bức tranh bằng đồng do một nữ tu nghệ sĩ thực hiện diễn tả sa mạc được biến thành vườn xây canh tươi, một câu trích từ sách ngôn sứ Isaia, đoạn 55. Tiếp đến là 3 văn kiện của ngài ấn bản tiếng Pháp, đó là Tông Thư ”Niềm Vui Tin Mừng”, Thông điệp ”Laudato sì” về việc bảo vệ căn nhà chung, và sau cùng là Tông Huấn ”Niềm vui yêu thương” (SD 24-11-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Tuyên ngôn chung Công Giáo và Tin Lành Luther

Tuyên ngôn chung Công Giáo và Tin Lành Luther

tuyen-ngon-chung-cong-giao-va-tin-lanh-luther

Tuyên ngôn được ĐGH và Đức TGM Chủ tịch Liên hiệp Tin Lành Luther ký vào cuối buổi cầu nguyện tưởng niệm 500 cuộc cải cách cử hành tại Nhà thờ chính tòa Lund, Thụy Điển, chiều ngày 31-10-2016.

Tuyên ngôn có đoạn viết: ”Với tuyên ngôn chung này, chúng tôi, các tín hữu Công Giáo và Luther, bày tỏ lòng biết ơn vui mừng đối với Thiên Chúa vì ơn được cầu nguyện chung tại Nhà thờ Chính tòa Lund nhân dịp khai mạc năm kỷ niệm 500 năm cuộc Cải Cách. 50 năm đối thoại đại kết song phương liên tục và có thành quả giữa Công Giáo và Luther đã giúp vượt thắng nhiều khác biệt và đã kiến tạo sự cảm thông lẫn nhau và tín nhiệm giữa chúng tôi. Đồng thời chúng tôi đã tiến đến gần nhau trong việc cùng phục vụ những người thân cận của chúng tôi, thường ở trong bối cảnh đau khổ và bị bách hại. Vì thế, qua đối thoại và cùng làm chứng tá, chúng tôi không còn là những người xa lạ nữa. Trái lại, chúng tôi đã học biết rằng có nhiều điều liên hết chúng tôi hơn là những điều chia rẽ.

”Đáp lại 5 điều quyết tâm, chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi cuộc đối thoại của chúng tôi để loại bỏ những chướng ngại còn tồn đọng cản trở chúng tôi tiến đến sự hiệp nhất trọn vẹn. Đặc biệt chúng tôi dấn thân tìm kiếm những con đường vượt thắng sự phân hóa trong Thân Mình Chúa Kitô và đáp lại sự đói khát thiêng liêng của các cộng đồng chúng tôi để được nên một tại Bàn Thánh Thể. Đó là mục đích nỗ lực đại kết của chúng tôi.

”Chúng tôi kêu gọi tất cả các cộng đồng Công Giáo và Luther địa phương và những người đối tác đại kết của chúng tôi hãy cản đảm và có tinh thần sáng tạo, vui tươi và hy vọng trong quyết tâm của họ dấn thân trong hành trình tuyệt vời này trước mặt chúng ta.”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Giám Mục Younan Chủ tịch Liên hiệp Tin Lành Luther thế giới đã ký tuyên ngôn chung, và giơ cao cho mọi người hiện diện. Toàn thể mọi người đã nhiệt liệt vỗ tay hưởng ứng, trong đó có cả Quốc vương và Hoàng hậu Thụy Điển.

G. Trần Đức Anh OP

Đức Thánh Cha tiếp kiến chung Năm Thánh: cổ võ đối thoại

Đức Thánh Cha tiếp kiến chung Năm Thánh: cổ võ đối thoại

duc-thanh-cha-tiep-kien-chung-nam-thanh-co-vo-doi-thoai

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung Năm Thánh sáng thứ bẩy, 22-10-2016, ĐTC cổ võ đối thoại và gọi đây là một khía cạnh quan trọng của lòng thương xót.

Hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô có tới 100 ngàn tín hữu hành hương, trong đó có nhiều phái đoàn từ các giáo phận Italia và Ba Lan, vì 22-10 cũng là lễ kính thánh Gioan Phaolô 2 Giáo Hoàng. Nhiều GM Italia và Ba Lan cùng với chính quyền địa phương liên hệ đã tháp tùng các tín hữu về dự buổi tiếp kiến này.

Trong bài huấn dụ, ĐTC đã quảng diễn bài Tin Mừng theo thánh Gioan, đoạn thứ 4 (4,6-15) thuật lại cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với người phụ nữ xứ Samaria và ngài nhận xét rằng:

”Trước tiên, đối thoại là một dấu chỉ rất tôn trọng, vì nó đặt con người trong thái độ lắng nghe và đón nhận những khía cạnh tốt nhất của người đối thoại. Tiếp đến đối thoại là một biểu hiện của đức bác ái, vì tuy không làm ngơ trước những khác biệt, nó giúp tìm kiếm và chia sẻ ích chung. Ngoài ra, đối thoại mời gọi chúng ta đặt mình trước người khác, coi họ như một hồng ân của Thiên Chúa, Đấng đang gọi hỏi và yêu cầu chúng ta nhìn nhận Ngài”.

ĐTC cũng than phiền rằng: ”Nhiều khi chúng ta không gặp gỡ người anh em, tuy sống cạnh họ, nhất là khi chúng ta đề cao lập trường của mình hơn lập trường của người khác. Chúng ta không đối thoại khi chúng ta không lắng nghe đủ hoặc có xu hướng ngắt lời người khác để chứng tỏ mình có lý. Trái lại, sự đối thoại đòi phải có những lúc thinh lặng, trong đó chúng ta đón nhận hồng ân đặc biệt là sự hiện diện của Thiên Chúa nơi người anh em”.

ĐTC nói thêm rằng: ”Anh chị em thân mến, đối thoại giúp con người nhân bản hóa các tương quan và vượt thắng những hiểu lầm. Đối thoại rất cần thiết trong gia đình chúng ta, và chúng ta có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề dường nào nếu ta học cách lắng nghe nhau! Cũng vậy trong tương quan giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và các con cái. Bao nhiêu điều ích lợi cũng có thể đạt được nhờ đối thoại giữa giáo chức và học sinh, giữa các giới lãnh đạo và công nhân, để khám phá những đói hòi tốt nhất của công việc”.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Tất cả mọi hình thức đối thoại đều nói lên một đòi hỏi lớn của tình yêu Thiên Chúa, Đấng đến gặp tất cả mọi người và đặt nơi mỗi người một hạt giống tốt lành lòng từ nhân của Ngài, để họ có thể cộng tác vào công trình sáng tạo của Ngài. Đối thoại phá đổ các bức tường chia cách và hiểu lầm, nó kiến tạo những nhịp cầu đả thông và không để cho ai tự cô lập mình, khép kín mình trong thế giới nhỏ hẹp của mình.

”Chúa Giêsu biết rõ tâm hồn của người phụ nữ xứ Samaria; dầu vậy Ngài không chối bỏ quyền của bà được biểu phát biểu và dần dần Ngài đi vào mầu nhiệm cuộc sống của bà. Bài học này cũng có giá trị đối với chúng ta. Qua đối thoại, chúng ta có thể làm tăng trưởng những dấu hiệu từ bi thương xót của Thiên Chúa và biến những dấu hiệu ấy thành phương thế đón tiếp và tôn trọng”.

Chào thăm Ba Lan

Trong phần chào thăm các phái đoàn hành hương, ĐTC đặc biệt nhắc đến lễ kính thánh Gioan Phaolô 2 và cám ơn sự tiếp đón của Giáo Hội và nhân dân Ba Lan đã dành cho ngài hồi cuối tháng 7 năm nay nhân dịp Đại Hội Giới trẻ Công Giáo thế giới ở Cracovia. Ngài cũng nhắc lại rằng:

”Cách đây đúng 38 năm, cũng vào giờ này tại quảng trường này vang lên những lời được gửi đến con người toàn thế giới: ”Anh chị em đừng sợ! .. Hãy mở toan các cánh cửa cho Chúa Kitô”. Những lời này Đức Gioan Phaolô 2 đã xướng lên vào đầu triều đại Giáo Hoàng của Người, một vị Giáo Hoàng có linh đạo sâu xa, được nhào nặn nhờ gia sản ngàn năm của lịch sử và văn hóa Ba Lan được thông truyền trong tinh thần đức tin, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gia sản này đối với Người là nguồn hy vọng, sức mạnh và can đảm, qua đó Người nhắn nhở thế giới mở rộng cửa cho Chúa Kitô. Lời mời gọi này biến thành một lời công bố liên lỷ Tin Mừng Lòng Thương Xót cho thế giới và con người, được tiếp tục trong Năm Thánh Lòng thương xót này”. (SD 22-10-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Sinh viên Công giáo Hàn quốc loan báo Tin Mừng trên đường phố

Sinh viên Công giáo Hàn quốc loan báo Tin Mừng trên đường phố

duc-giao-hoang-phanxico-tham-han-quoc-nhan-dip-dai-hoi-gioi-tre-a-chau-nam-2014

Seoul – Theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, các sinh viên đại học Công giáo Seoul đã dấn thân vào việc loan báo Tin mừng trên đường phố.

Liên đoàn sinh viên Công giáo thành phố Seoul  đã tổ chức “Pax Festival” – lễ hội hòa bình – ở Sinchon, nơi sinh động nhộn nhịp nhất của thành phố với các nhà hàng, câu lạc bộ và là nơi tụ tập của giới trẻ. Lễ hội nổi bật với các hoạt động lắng nghe, đối thoại, trình diễn âm nhạc, nhạc kịch, khiêu vũ được tổ chức trên đường phố và kết thúc với Thánh lễ ngoài trời.

Trong chuyến viếng thăm Hàn quốc nhân Đại hội Giới trẻ Á châu năm 2014, Đức Thánh Cha đã nói với giới trẻ “hãy thức dậy và tiến bước” trong việc trao tặng Tin mừng. Do đó, các bạn trẻ đã chọn hoạt động “loan báo Tin mừng trên đường phố” chứ không ở yên trong các ngôi thánh đường.

Clara Oh Yu-jung, chủ tịch của liên đoàn sinh viến nói: “Qua các chứng tá Kitô giáo giữa công chúng, chúng tôi hy vọng khuyến khích các sinh viên cảm thấy hãnh diện về niềm tin Công giáo của họ và chia sẻ niềm tin cho người khác. Thỉnh thoảng chúng tôi xấu hổ bày tỏ công khai niềm tin Công giáo. Hôm nay chúng tôi khuyến khích các bạn trẻ ‘đi ra’ và gặp gỡ với những người bên ngoài Giáo hội, với lòng can đảm trở thành chứng tá của Tin Mừng.”

Nhiều bạn trẻ cho biết mình bị ấn tượng và kính trọng Đức Giáo hoàng Phanxicô. Cha Peter Choi Bong-yong, trợ lý liên đoàn chia sẻ: “Lễ hội này là cách thức mang sứ điệp của Chúa Giêsu đến với thế giới bên ngoài. Khi nói về Tin mừng với người không Công giáo, các sinh viên ý thức điều quan trọng nhất mà họ sở hữu là đức tin.”

Phong trào sinh viên công giáo bắt đầu ở Hàn quốc từ năm 1954. Ngày nay liên đoàn sinh viên công giáo có khoảng 1200 thành viên đến từ 36 đại học của Seoul. Bên cạnh các hoạt động mục vụ, ngoài Thánh lễ Chúa nhật, họ còn tổ chức các trại hè và các hoạt động xã hội và tình nguyện. (Agenzia Fides 10/10/2016)

Hồng Thủy

 

Tuyên ngôn hòa bình của các vị lãnh đạo tôn giáo tại Assisi

Tuyên ngôn hòa bình của các vị lãnh đạo tôn giáo tại Assisi

Tuyên ngôn hòa bình của các vị lãnh đạo tôn giáo tại Assisi

ASSISI. Các vị lãnh đạo tôn giáo thế giới bày tỏ quyết tâm dấn thân xây dựng hòa bình, đồng thời lên án mọi hình thức lạm dụng tôn giáo để biện minh cho khủng bố, bạo lực và chiến tranh.

Lập trường trên đây được các vị bày tỏ trong tuyên ngôn chung vào cuối ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới tại Assisi 20-9-2016 trước sự hiện diện của 500 vị lãnh đạo các tôn giáo và hàng chục ngàn tín hữu tại quảng trường trước Vương cung thánh đường thánh Phanxicô ở Assisi.

Tại buổi bế mạc này, một số vị lãnh đạo tôn giáo trong đó có Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo chủ chính thống Constantinople, Hòa thượng Giáo chủ Tông phái Phật giáo Thiên Thai, Nhật Bản, một số vị khác, sau cùng là ĐTC.

Buổi lễ được tiếp tục với phần đọc một lời kêu gọi Hòa Bình, được trao cho các em bé thuộc nhiều nước khác nhau.

Lời kêu gọi hòa bình

”Là những người nam nữ thuộc các tôn giáo khác nhau, chúng tôi họp nhau như những người lữ hành tại thành của thánh Phanxicô. Tại đây cách đây 30 năm, vào năm 1986, theo lời mời của ĐGH Gioan Phaolô 2, các vị đại diện tôn giáo toàn thế giới, lần đâu tiên tham dự một cách trọng thể, để khẳng định mối liên hệ không thể tách rời giữa đại thiện ích hòa bình và thái độ tôn giáo chân chính. Từ biến cố lịch sử ấy, đã khởi sự một cuộc lữ hành dài, qua nhiều thành phố trên thế giới, đưa nhiều tín hữu can dự vào cuộc đối thoại và cầu nguyện cho hòa bình; đã liên kết nhưng không tạo nên sự lẫn lộn, mang lại những tình bạn liên tôn vững chắc và góp phần dập tắt không ít các cuộc xung đột. Đây là tinh thần đang linh hoạt chúng tôi: thực hiện cuộc gặp gỡ trong đối thoại, chống lại mọi hình thức bạo lực và lạm dụng tôn giáo để biện minh cho chiến tranh và khủng bố. Tuy nhiên, trong những năm qua, vẫn còn bao nhiêu dân tộc đang bị thương tổn đau thương vì chiến tranh. Người ta vẫn luôn không hiểu rằng chiến tranh làm cho thế giới xấu hơn, để lại gia sản đau thương và oán thù. Tất cả bị mất mát với chiến tranh, kể cả những kẻ thắng trận.

”Chúng tôi đã dâng lời khẩn nguyện lên Thiên Chúa, xin Ngài ban hồng ân hòa bình cho thế giới. Chúng tôi nhìn nhận sự cần thiết phải liên lỷ cầu nguyện cho hòa bình, vì lời cầu nguyện bảo vệ và soi sáng thế giới. Hòa bình là danh xưng của Thiên Chúa. Ai khẩn cầu danh Thiên Chúa để biện minh cho khủng bố, bạo lực và chiến tranh, thì không đi theo con đường của Chúa: chiến tranh nhân danh tôn giáo trở thành chiến tranh tôn giáo. Với xác tín mạnh mẽ, chúng tôi tái khẳng định rằng bạo lực và khủng bố trái ngược với tinh thần tôn giáo chân chính.

”Chúng tôi đã lắng nghe tiếng kêu của người nghèo, các trẻ em, các thế hệ trẻ, các phụ nữ và bao nhiêu anh chị em đang đau khổ vì chiến tranh; cùng với họ chúng tôi mạnh mẽ nói rằng: Không chấp nhận chiến tranh! Ước gì tiếng kêu đau thương của bao nhiêu người vô tội được lắng nghe. Chúng tôi khẩn thiết xin các vị lãnh đạo các dân nước hãy giải trừ những động lực chiến tranh: sự ham hố quyền bính và tiền bạc, lòng tham lam của những kẻ buôn bán võ khí, những lợi lộc phe phái, những trả thù vì quá khứ. Xin gia tăng sự dấn thân cụ thể để lại trừ những nguyên nhân tiềm ẩn của các cuộc xung đọt: những tình trạng nghèo đói, bất công, và chênh lệch, sự bóc lột và coi rẻ sự sống con người.

”Sau cùng, hãy mở ra một thời đại mới, trong đó thế giới hoàn cầu hóa trở thành gia đình các dân tộc. xin thực thi trách nhiệm kiến tạo hào bình chân thực, quan tâm đến những nhu cầu đích thực của con người và của các dân tộc, vượt thắng những xung đột bằng sự cộng tác, chiến thắng những oán thù và vượt lên trên những hàng rào bằng cuộc gặp gỡ và đói thoại. Không gì bị mất mát khi thực sự thi hành đối thoại. Không gì là không có thể nếu chúng ta ngỏ lời với Thiên Chúa trong kinh nguyện. Tất cả đều có thể là những người xây dựng hòa bình; từ Assisi chúng tôi quyết tâm canh tâm dấn thân trở thành những người xây dựng hòa bình với sự phù giúp của Thiên Chúa, cùng với tất cả những người nam nữ thiện chí.

Sau khi tuyên ngôn hòa bình được công bố, mọi người đã thinh lặng mặc niệm các nạn nhân chiến tranh, trước khi các vị đại diện tôn giáo ký vào Lời Kêu Gọi hòa bình, và thắp sáng hai cây đèn nhiều ngành.

Ngày cầu nguyện được kết thúc với cử chỉ trao ban bình an giữa các tham dự viên.

G. Trần Đức Anh OP

Đức Thánh Cha tiếp kiến chung nhân dịp Năm Thánh: 10-9-2016

Đức Thánh Cha tiếp kiến chung nhân dịp Năm Thánh: 10-9-2016

Đức Thánh Cha tiếp kiến chung nhân dịp Năm Thánh

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến 30 ngàn tín hữu hành hương sáng ngày 10-9-2016, ĐTC phê bình ảo tưởng của nhiều người ngày nay, tưởng rằng mình có thể được giải thoát nhờ sức riêng của mình.

Đây là buổi tiếp kiến chung đặc biệt trong Năm Thánh mỗi tháng một lần vào một buổi sáng thứ bẩy. Trong bài huấn giáo, ĐTC đã nói về đề tài ”Lòng thương xót và ơn cứu chuộc, dựa trên thư thứ I của thánh Phêrô, đoạn 1 (1,18-21): Thiên Chúa cứu chuộc chúng ta trong máu của Chúa Giêsu Con của Ngài.

ĐTC nhận xét rằng ”Dường như con người ngày nay không thích nghĩ mình được giải thoát và cứu độ nhờ sự can thiệp của Thiên Chúa; họ có ảo tưởng về tự do của mình như sức mạnh để đạt được mọi sự. Nhưng thực tế không phải như vậy. Bao nhiêu ảo tưởng đã được bán đi dưới danh nghĩa tự do và bao nhiêu thứ nô lệ mới người ta tạo nên ngày nay nhân danh một thứ tự do giả tạo! Chúng ta cần Thiên Chúa Đấng giải thoát chúng ta khỏi mọi hình thức dửng dưng, ích kỷ và tự mãn”.

ĐTC xác quyết rằng ”Nhờ sự chết và phục sinh của Ngài, Chúa Giêsu Kitô, Con Chiên không vết tỳ ố, đã chiến thắng sự chết và tội lỗi để giải thoát chúng ta khỏi sự thống trị của chúng. Người là Con Chiên đã bị sát tế vì chúng ta, để chúng ta có thể đươc một cuộc sống mới với ơn tha thứ, yêu thương và vui mừng”.

ĐTC cũng nhận xét rằng ”Chắc hẳn cuộc sống đặt chúng ta trước thử thách và nhiều khi chúng ta đau khổ vì những thử thách ấy. Nhưng trong những lúc đó, chúng ta được mời gọi hướng nhìn Chúa Giêsu chịu đóng đanh, Người đang chịu đau khổ vì chúng ta và với chúng ta, như bằng chứng chắc chắn Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta. Dầu sao chúng ta không bao giờ được quên rằng trong lo âu và bách hại, cũng như trong những đau khổ hằng ngày, chúng ta luôn được giải thoát nhờ bàn tay thương xót của Thiên Chúa, Đấng nâng chúng ta lên cùng Người và dẫn chúng ta đến một đời sống mới”.

ĐTC cũng nhắc nhở rằng: ”Tình thương của Thiên Chúa thật là vô biên: chúng ta có thể khám phá những dấu hiệu luôn mới mẻ chỉ cho chúng ta thấy sự quan tâm của Chúa đối với chúng ta, và nhất là ý Chúa muốn đến với chúng ta và đi trước chúng ta. Toàn thể cuộc sống của chúng ta, tuy bị mong manh vì tội lỗi, vẫn được đặt dưới cái nhìn của Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta” (SD 10-9-2016)

G. Trần Đức Anh OP