Giáo Hội Zambia mừng 125 năm lãnh nhận hạt giống Tin Mừng

Giáo Hội Zambia mừng 125 năm lãnh nhận hạt giống Tin Mừng

Kasama Archbishop

Ngày mùng 6 tháng 8 vừa qua lễ Chúa Hiển Dung, HĐGM Zambia đã phát động năm kỷ niệm 125 năm hạt giống Tin Mừng được gieo vãi vào lòng đất này. Năm kỷ niệm có đề tài là “125 năm  tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa”.

Vào tháng 8 năm 1891 các thừa sai đầu tiên đã đến truyền giáo tại Mambwe-Mwela thuộc quận Senga Hill Senga trong tổng giáo phận Kasama ngày nay. Đó đã là cứ điểm truyền giáo đầu tiên của các Cha dòng Trắng, nơi có mộ của Cha Acilles Oost người Hòa Lan, là một trong 3 linh mục dòng Trắng đã đến truyền đạo tại đây. Năm kỷ niệm sẽ kết thúc ngày 15 tháng  7 năm 2017 tại thủ đô Lusaka.

Giảng trong thánh lễ khai mạc năm kỷ niệm, ĐC Ignatius Chama, TGM Kasama, đã nêu bật các thách đố khó khăn, mà các thừa sai đã phải đương đầu khi đặt chân tới đây. ĐC nói: “Các vị tìm thấy một dân tộc âu lo sợ hãi vị bị các bộ lạc khác bắt cóc bán làm nô lệ, bao gồm cả người Swahili và người Bemba. Các vị đã tìm thấy một dân tộc có các con trai con gái bị bắt làm nô lệ, và chỉ còn lại người già và trẻ em. Các vị đã tìm thấy những người bị lên án là phù thuỷ và là nạn nhân của các lễ nghi sát tế người. Các vị đã tìm thấy các trẻ em không có trường để đi học, người bệnh không có nhà thương để săn sóc, các tình trạng người ta gả bán con gái làm vợ các người đa thê, cả khi tuổi còn bé, và các vị cũng đã chứng kiến các vụ tranh cãi giữa các bộ tộc đến độ giết hại nhau. Tuy đứng trưóc các tình trạng tiêu cực ấy nhưng các thừa sai đã không nản lòng đầu hàng. Trái lại, các vị đã hăng say rao giảng  Tin Mừng yêu thương hy vọng cho dân chúng địa phương, và giúp họ có cuộc  sống liêm chính và an hoà. Các thừa sai đã đem tin vui của sự biến hình tới cho dân chúng để họ có thể nhìn vào Thiên Chúa là Cha, Đấng nói với họ: “con là con yêu dấu của Cha, hãy bước vào cuộc sống hạnh phúc đã được chuẩn bị cho con”.

Tuy nhiên, ĐC Chama cũng ghi nhận rằng xã hội Zambia ngày nay cũng có cùng các vấn đề, mà các thừa sai đã gặp phải cách đây 125 năm. Các vết thương xã hội này vẫn còn chảy máu. Thật vậy, ĐC nói: đa số các bộ lạc của chúng ta vẫn còn có thói tục gả bán con gái trong tuổi vị thành niên. Đối với vài bộ lạc nó vẫn được coi như là phần quan trọng của nền văn hóa và phong tục tập quán quốc gia. Chúng ta vẫn còn có nạn nô lệ của tục đa thê, các tố cáo phù thuỷ và săn bắt các phù thuỷ, mà rất tiếc trong vài trường hợp nó dẫn tới việc sát hại những người vô tội. Trong xã hội Zambia ngày nay chúng ta vẫn còn có các trẻ em không được cắp sách tời trưòng, vì thiếu các trường học, hay có các trường học nhưng ở quá xa, và vì không có các cơ sở hạ tầng. Trong xã hội Zambia ngày nay phụ nữ và thiếu nữ vẫn bị bán cho mạng lưới mại dâm.

** Nhân danh HĐGM Zambia ĐTGM chủ tịch George Mpundu, ĐC Clement Mulenga, GM Kabwe, báo cho mọi người biết ĐHY Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, sẽ viếng thăm Zambia trong các ngày từ mùng 7 tới mùng 10 tháng 11 năm nay, để tỏ tình liên đới và cùng mừng 125 truyền giáo với Giáo Hội Zambia. ĐHY sẽ tham dự Diễn đàn công giáo quốc gia và chủ sự thánh lễ tại nhà thờ chính toà Chúa Giêsu Hài Đồng trong thủ đô Lusaka.

Cùng đồng tế thánh lễ khai mạc Năm kỷ niệm có ĐC  Justin Mulenga, GM Mpika, và ĐC Patrick Chíanga, GM Mansa. Hiện diện trong thánh lễ cũng đã có tổng thống Zambia ông Edgar Lungu.

Zambia rộng hơn 752.000 cây số vuông có hơn 13 triệu dân, trong đó có 75,3% theo Tin Lành, 20,2% theo Công Giáo, 2,5% theo đạo thờ vật linh, 1,8% không theo tôn giáo nào và 0,5% theo Hồi giáo. Tín hữu tin lành theo nhiều hệ phái khác nhau gồm Anh giáo, Pentecotist, Giáo Hội tông truyền mới, Luther, Chứng nhân Giêhôva, Giáo Hội Adventist ngày thứ bẩy, Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô của các thánh ngày cuối cùng vv… Giáo Hội Công giáo phát triển tại mạn Tây Zambia, trong khi Anh giáo phát triển ở miền Nam. Sau khi tông thống Frederic Chiluba là tín hữu Pentecotist trở thành tổng thống năm 1991 Giáo Hội Pentecotist lan nhanh trong nước. Ngoài ra cũng có các tin hữu Bahai, và Do thái theo hệ phái Ashkenazi.

Trên bình diện chủng tộc Zambia có tới 73 sắc dân, đa số nói tiếng Bantu. 90% trên hơn 13 triệu dân thuộc 9 nhóm chủng tộc: Nyanja-Chewa, Bemba, Tonga, Tumkuba, Lunda, Luvale, Kaonde, Nkoya và Lozi. Mỗi chủng tộc sống trong một vùng đất riêng biệt. Cũng có nhiều nhóm nhỏ khác không được biết tới nhiều. Tuy nhiên, tại Lusaka và Copperbelt người ta có thể tìm thấy đủ mọi sắc dân. Người ngoại quốc đa số gốc Anh và Nam Phi sống trong thủ đô Lusaka và thành phố Copperbelt ở mạn bắc Zambia. Họ là công nhân các quặng mỏ, hay làm việc trong lãnh vực tài chánh hay các sinh hoạt liên hệ hoặc về hưu. Zambia cũng có vài cộng đoàn người Á châu bao gồm 13.000 người Ấn Độ và 80.000 người Tầu. Trong các năm sau này đã có một số các chủ nông trại người da trắng bỏ Zambia vì họ bị chính quyền truất hữu đất đai tài sản. Các tình hình chính trị bất ổn cũng khiến cho gần 90.000 người tỵ nạn, đa số đên từ Cộng hoà dân chủ Congo, Angola, Zimbabwe và Rwanda, Cũng có một số gốc   Zambia chạy trốn Nam Phi vì lý do kỳ thị.

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Zambia đuợc dùng trong lãnh vực hành chánh thương mại, truyền thông và giáo dục. Tuy nhiên, dân chúng cũng nói các thứ thổ ngữ như: Bemba 33,5%, Nyanja 14,8%, Tonga 11,4% Lozi 5,5%, Chewa 4,5% và 30,3% tổng số dân nói các thứ tiếng khác.

** Trên bình diện lịch sử cho tới cách đây 2.000 năm Zambia là vùng có dân Khoisan chuyên sống về săn bắn và hái trái. Khi làn sóng di cư của các nhóm dân khác có kỹ thuật  tân tiến hơn tuốn đến, người Khoisan bỏ đi nơi khác. Số còn lại trộn lẫn với các sắc dân di cư. Các làn sóng di cư quan trọng nhất là của người Bantu bắt đầu từ thế kỷ XII. Tiếp theo đó tiếng Bantu thắng thế trong vùng. Trong số các nhóm Bantu những người đầu tiên tới Zambia là nhóm Tonga hay Batonga từ mạn đông Phi châu và Nkoya có lẽ thuộc các vương quốc Luba-Lunda đến từ mạn bắc. Các nhóm di cư trong hai thế kỷ XVIII-XIX cũng có nguồn gốc Luba và Lunda đến từ Congo và Angola. Ở miền nam trong thế kỷ XIX có người Ngoni.

Các nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha đã là những người đầu tiên đặt chân lên đất Zambia, nhưng không biến nó thành thuộc địa. Chỉ vào hậu bán thế kỷ XIX người Anh từ miền nam mới tới Zambia, nhưng không nhiều. Đa số họ là các nhà thám hiểm, các thừa sai và thương gia. Năm 1855 vị thừa sai thám hiểm David Livingstone là người đầu tiên viếng thăm thác Zambesi, mà ông gọi là thác Victoria. Để vinh danh ông thành phố Maramba được gọi  là Livingstone-Maramba. Năm 1888 thương gia gia người Anh Cecil Rhodes tìm cách mở rộng tầm hoạt động từ Nam Phi đã được phép của một tộc trưởng Lozi cho khai thác các quặng mỏ vùng tây Zambia, sau này gọi là Rhodesia Tây Bắc. Người Ngoni sống trong vùng dông Zambia từ chối không thoả hiệp với ông Rhodes, nên bị ông dùng quân đội đánh bại và kiểm soát vùng này, sau đó gọi là Rhodesia Đông Bắc. Năm 1911 cả hai vùng được hiệp nhất thành Rhodesia miền Bắc, Năm 1923 công ty của ông Rhodes nhượng quyền kiểm soát vùng này cho chính quyền Anh quốc, và năm sau nó trở thành vùng bảo hộ của Anh. Sau đó  Rhodesia miền Nam cũng được nhượng cho chính quyền Anh. Năm 1953 hai vùng được hiệp nhất với Nyassaland, ngày nay là Malawi, làm thành Liên bang Rhodesia và Nyassaland, mặc dù có sự chống đối của dân chúng địa phương. Các năm đầu thập niên 1960 người dân đã tổ chức các cuộc biểu tình và thành lập các đảng phái chính trị tranh đấu chống lại liên hiệp, với hai nhân vật nổi tiếng là ông Harry Mwaanga Nkumbula thuộc đảng Quốc đại, và ông Kenneth Maunda thuộc đảng Độc lập hiệp nhất quốc gia.

Trong các cuộc bỏ phiếu năm 1962 hai đảng liên minh thắng cử và quyết định giải tán Liêng bang. Năm 1964 Bắc Rhodesia độc lập và trở thành Cộng hoà Zambia. Ông Kaunda trở thành tổng thống dầu tiên của Zambia và đảng Độc lập hiệp nhất quốc gia trở thành đảng duy nhất. Chính quyền của tổng thống Kaunda khước từ chính sách kỳ thị chủng tộc, khuyến khích mọi thành phần xã hội chung xây đất nước. Nhưng chính quyền phải đương đầu với tình trạng kinh tế và chính trị khó khăn vì dân chúng không có học và thiếu các chuyên viên điều hành các cấp, nhất là trong kỹ nghệ khai thác quặng mỏ.

** Trên bình điện đối ngoại lập trường không kỳ thị chủng tộc khiến cho Zambia găp khó khăn với các nước láng giềng theo chế độ kỳ thị như Nam Rhodesia, nay là Zimbabwe, và Tây Nam Phi  nay là Namibia, do chính quyền da trắng Nam Phi cai trị. Zambia cũng từ chối ủng hộ các đảng phái da đen quá khích, và khích lệ các đảng phái ôn hoà hay bài Liên Xô. Chính các lập trường này khiến cho Zambia găp khó khăn trong tương quan thương mại với các nước khác. Vào cuối thập niên 1960 các nước Mozambic, Angola và Zimbabwe được độc lập, nhưng lại rơi vào các cuộc nội chiến, khiến cho làn sóng người tỵ nạn tràn vào Zambia. Ngoài ra, quân đội Nam Phi liên tục tấn công các phiến quân Đảng quốc đại lẩn trốn trong vùng giáp giới với Zambia. Trong khi đó giá thị trường quốc tế của đồng, là quặng mỏ chính của Zambia, lại xuống thấp khiến cho Zambia ngày càng nợ nhiều hơn.

Vào đầu thập niên 1990 chính quyền độc đảng của ông Kaunda bị khủng hoảng và ông bị truất phế. Ông Frederick Chiluba sáng lập Phong trào đa đảng và dân chủ lên nắm quyền và thẳng tay đàn áp các thành viên của chính quyền trước khiến cho ông Kaunda phải sống lưu vong bên Malawi. Luật mới cũng cấm những ai không phải là người gốc Zambia được ứng cử. Chính ông Chiluba cũng sẽ là nạn nhân của luật mình đưa ra vì ông là người gốc Zair. Chính quyền của ông Chiluba vững vàng, nhưng rất gian tham thối nát. Năm 2001 ông phải nhường chức cho ông Levy Mwanawasa. Tân tổng thống phát động chiến dịch bài tham nhũng chưa từng thấy tại Zambia. Nguyên tổng thống Chiluba cũng bị mắc vào nhiều vụ hối lộ tai tiếng và bị xử án. Vài người trong gia đình, kể cả bà vợ hai của ông, đã bị bắt vì tội gian tham hối lộ. Năm 2008 tổng thống Mwanawasa qua đời vì sức khoẻ yếu kém. Nhưng trưóc đó ông dã chuẩn bị cho phó tổng thống Rupiah Banda lên thay. Trong cuộc bầu cử năm 2011 ông Michael Sata thuộc mặt trận ái quốc thắng cử.

Trước các tình hình chìm nổi đó của quốc gia Giáo Hội Zambia đã tận lực góp phần mình vào việc xây dựng đất nước, nhất là trong các lãnh vực giáo dục, y tế và bác ái xã hội.

Linh Tiến Khải

Người Công giáo phải ngừng bỏ phiếu cho các chính trị gia ủng hộ phá thai

Người Công giáo phải ngừng bỏ phiếu cho các chính trị gia ủng hộ phá thai

Carl Anderson, Thủ lãnh Hội hiệp sĩ Columbus

Toronto, Canada – Người Công giáo phải thôi bỏ phiếu cho những chính trị gia ủng hộ phá thai; đó là lời tuyên bố của hiệp sĩ Carl Anderson, Thủ lãnh Hội hiệp sĩ Columbus, một hội dành cho nam giới Công giáo, trong kỳ đại hội vào ngày 2 tháng 8.

Ông Anderson nói: “Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quan tâm tham dự vào tiến trình chính trị của người Công giáo. Lời của ngài về tầm quan trọng của việc là những công dân trung thành của người Công giáo, quan trọng đặc biệt đối với chúng ta.

“Chúng ta cần chấm dứt việc thao túng chính trị dùng các lá phiếu của người Công giáo của các người ủng hộ phá thai. Đây là thời gian để kết thúc sự can dự của người Công giáo với việc giết người phá thai, là thời gian để ngăn chặn việc tạo ra duyên cớ để bỏ phiếu cho các chính trị gia ủng hộ phá thai.” Ông nói thêm: “Phá thai là giết người vô tội trên quy mô lớn”.

Theo ông, các chính trị gia không phải là đảng phái, nhưng là đại diện cho lợi ích chung, cho luân lý và giá trị tôn giáo và làm cho các tổ chức dân chủ tự do có thể hoạt động. Quan trọng nhất trong số các giá trị này là, ông nói: “phẩm giá bình đẳng của mỗi cuộc sống con người và quyền tự do thực hành tôn giáo của mỗi người. Chúng ta không thể thành công trong việc xây dựng một nền văn hóa sự sống nếu chúng ta tiếp tục bầu cho các chính trị gia ủng hộ nền văn hóa chết chóc”.

Suy tư về việc chúng ta có nên ủng hộ một chính trị gia có nhiều điểm hấp dẫn nhưng lại ủng hộ phá thai, ông Anderson nhận định. “Một số người ủng hộ đảng phái đã tìm cách bào chữa cho việc ủng hộ các ứng cử viên ủng hộ phá thai thông qua một hành động cân bằng phức tạp. Họ cho rằng các vấn đề khác đủ quan trọng để bù đắp cho hỗ trợ phá thai của một ứng cử viên. Nhưng quyền phá thai không chỉ là một vấn đề chính trị khác. Trong thực tế, nó là một chế độ pháp lý gây ra hơn 40 triệu cái chết mỗi năm.” 40 triệu, con số này lớn hơn toàn dân số Canada.

Ông cho biết 8/10 người Mỹ hạn chế đáng kể việc phá thai trong khi 5/10 người Canada ủng hộ những hạn chế thiết yếu. Một phần lớn người Mỹ xem phá thai là sai phạm luân lý và không muốn tiền thuế được dung chi trả cho việc phá thai.

Năm 2008, trong kỳ đại hội ở Quebec, ông Anderson cũng mời gọi người Công giáo trung thành xây dựng một nền  chính trị mới không theo nguyên trạng, nhưng theo sự cống hiến của họ để “xây dựng một nền văn hóa sự sống”.

Trong bài phát biểu lần này ông nói ông nên thêm rằng người Công giáo cần suy nghĩ theo những cách thức mới để xây dựng “một nền văn minh tình thương”. Bài phát biểu của ông thảo luận về các vấn đề như trợ tử hợp pháp, các đe dọa tự do tôn giáo, cuộc bách hại các Kitô hữu Trung đông, những kể giết người phân biệt chủng tộc tại một nhà thờ da màu ở Nam Carolina và bạo lực chủng tộc mời ở Hoa kỳ năm nay. (CAN 2/8/2016)

Hồng Thủy Op

Đức Thánh Cha chia buồn ĐHY Macharski qua đời

Đức Thánh Cha chia buồn ĐHY Macharski qua đời

ĐHY Macharski qua đời

KRAKOW. ĐHY Franciszek Macharski, nguyên TGM giáo phận Cracovia, Ba Lan đã qua đời sáng ngày 2-8-2016, hưởng thọ 89 tuổi.

ĐHY là người trực tiếp kế vị ĐHY Karol Wojtila tại tòa của thánh Stanislao ở Cracovia. Ngày 28-7-2016, trên đường đi đến Đền thánh Đức Mẹ Jasna Gora, ĐTC Phanxicô đã đến nhà thương ở Cracovia để viếng thăm ĐHY Marcharski đang được điều trị tại đây.

Đức Cố Hồng Y sinh năm 1927 tại Cracovia. Sau khi Ba Lan được giải phóng hồi năm 1945, ngài gia nhập đại chủng viện ở địa phơng và thụ phong linh mục năm 1950, tức là 4 năm sau Cha Karol Wojtila, vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 tương lai.

Sau một thời gian làm việc mục vụ giáo xứ, cha Marcharski được cử sang học thần học tại Đại học Fribourg Thụy Sĩ năm 1956 và đậu tiến sĩ thần học mục vụ tại đây năm 1960. 10 năm sau đó, ngài được bổ nhiệm làm Giám đốc đại chủng viện Krakow.

Sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, ĐTC Gioan Phaolô 2 đã bổ nhiệm cha Macharski làm TGM Krakow. Ngài từng làm Chủ tịch thừa ủy của Thượng HĐGM Âu Châu kỳ 2 hồi tháng 10 năm 1999, và được phong Hồng y năm 2005.

Điện văn của Đức Thánh Cha

Trong điện văn chia buồn gửi đến ĐHY Stanislaw Dziwisz, TGM giáo phận Cracovia, ĐTC cho biết ngài hiệp ý với ĐHY, hàng linh mục và tín hữu của Giáo hội tại Ba Lan để cầu nguyện, cảm tạ Chúa vì cuộc sống và sự dấn thân mục vụ của Người Tôi Tớ đầy công trạng của Tin Mừng!

Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Chúa! Khẩu hiệu Giám Mục này đã hướng dẫn cuộc sống và sứ vụ của Đức Cố Hồng Y. Ngày hôm nay, trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, khẩu hiệu ấy trở thành một lời kêu cầu hùng hồn công bố sự hoàn tất công trình mà Chúa đã ủy thác cho Ngài, ngay từ khi chịu phép rửa tội, dẫn đưa Người vào đoàn ngũ những người được đóng ấn bằng Máu cứu chuộc của Chúa, và sau đó cùng với hồng ân linh mục, khi Chúa sai Người đi với nhiệm vụ thánh hóa Dân Chúa bằng lời nói và bằng ơn của các bí tích. Người đã thi hành sứ mạng ấy với lòng nhiệt thành như mục tử, giáo sư, Giám đốc chủng viện, cho đến ngày Chúa yêu cầu Người lãnh nhận gia sản của Thánh Stanislao và là người kế vị trực tiếp của Karol Wojtila, ngày nay là Thánh Gioan Phaolô 2, trên tòa Giám Mục ở Cracovia. Với niềm tín thác nơi Lòng Thương Xót của Chúa, Đức Cố Hồng Y đã thi hành công tác này như người cha đối với các linh mục và các tín hữu được ủy thác cho Người chăm sóc. Người đã hướng dẫn Giáo Hội tại Cracovia trong thời kỳ không dễ dàng với những biến chuyển chính trị và xã hội, trong sự khôn ngoan, với tinh thần không dính bén lành mành đối với thực tại, quan tâm tôn trọng mỗi người, vì thiện ích của cộng đoàn Giáo Hội, và nhất là để bảo tồn đức tin sinh động nơi tâm hồn con người.

Tôi cảm tạ Chúa Quan Phòng, đã cho tôi được viếng thăm Người trong cuộc thăm viếng mới đây tại Cracovia. Trong giai đoạn chót của cuộc sống, Người đã chịu nhiều thử thách đau khổ mà Người đón nhận với tinh thần thanh thản. Cả trong thử thách này, Người vẫn tiếp tục là chứng nhân trung thành về lòng tín thác nơi lượng từ nhân và thương xót của Thiên Chúa. Người sẽ tồn tại như thế trong ký ức và trong kinh nguyện. Xin Chúa đón nhận Người trong vinh quang của Chúa!

Tôi thành tâm ban phép lành cho Hiền đệ đáng kính, các Hồng Y và Giám Mục Ba Lan, thân nhân ĐHY quá cố, và tất cả các tín hữu Ba Lan: nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.

Vatican ngày 2 tháng 8 năm 2016. Phanxicô

Với sự qua đi của ĐHY Macharski, Hồng y đoàn còn 211 vị, trong đó có 112 Hồng y cử tri dưới 80 tuổi và 99 vị ở trên mức tuổi này. (SD 2-8-2016)

G. Trần Đức Anh OP 

ĐHY Tagle: ĐHGT là thời gian đầy ân sủng và cơ hội yêu thương phục vụ

ĐHY Tagle: ĐHGT là thời gian đầy ân sủng và cơ hội yêu thương phục vụ

ĐHY Tagle với ĐTC Phanxicô

Cùng với khoảng 800 Giám mục và 50 Hồng y hiện diện tại Cracovia tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ, Đức hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Giám mục Manila, Philippin, vui mừng khi nhìn thấy hàng trăm ngàn bạn trẻ đang tham dự sự kiện này với đức tin và lòng nhiệt thành.

Đức Hồng y chia sẻ: “Mỗi cử hành Ngày Quốc tế Giới trẻ là độc nhất. Đối với tôi nó là một sự bùng nổ của ơn Chúa. Tôi luôn thấy ấn tượng khi nhìn thấy khía cạnh này của cuộc sống – đó là khía cạnh của tuổi trẻ: khoảng thời gian này qua đi nhưng là thời gian tràn đầy ân sủng và cơ hội để yêu thương và phục vụ. Nhìn những người trẻ quy tụ lại, bởi đức tin, với Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, là lòng thương xót, mang lại cho tôi niềm hy vọng cho thế giới, cho nền văn hóa ngày nay, cho tương lai của thế giới, của xã hội và cho tương lai của Giáo hội. Tôi rất là cảm động!"

Như lời Đức Thánh Cha nói, Giáo Hội muốn học từ những người trẻ và cả thế giới cũng đang nhìn vào các bạn trẻ. Đức Hồng Y Tagle nhìn nhận, chính ngài, không chỉ như một con người, mà như Giám mục, như Hồng y, ngài cũng đã học nhiều điều từ người trẻ, đặc biệt các bạn trẻ từ những gia đình nghèo, những gia đình đau khổ: họ là những thầy dạy vĩ đại của ngài.

Đức Hồng y cũng nói về quà tặng của Caritas Ba Lan cho Đức Thánh Cha, là một dây các phép (stola) và 2 đôi giày, sau đó Đức Thánh Cha sẽ tặng lại để bán đấu giá và số tiền thu được sẽ lập một trạm xá lưu động cho các người tị nạn Syria ở Li băng.

Hy vọng của Đức Hồng y về Ngày Quốc tế Giới trẻ là Thiên Chúa ban sức mạnh cho các bạn trẻ. Ngài hy vọng các bạn trẻ luôn mở rộng con tim của họ ra với Thiên Chúa, để Thiên Chúa ban sức mạnh và họ sẽ trở nên người có lòng thương xót, để họ tôn trọng và luôn cởi mở với người khác, với các người ngoại quốc và những người đau khổ. (RV 30/7/2016)

Hồng Thủy Op

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi giới trẻ Giáo phận Brownsville (Texas)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi giới trẻ Giáo phận Brownsville (Texas)

Đức Thánh Cha gửi sứ điệp video cho giới trẻ Brownville Texas

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp video cho các người trẻ của Giáo phận Brownsville, tiểu bang Texas, Hoa kỳ.

Giáo phận Brownsville nằm sát biên giới Mêhicô và được xem là một trong những vùng nghèo nhất của Hoa kỳ. Các bạn trẻ họp nhau vào ngày lễ Thánh Anna, bổn mạng của Giáo xứ nơi họ tụ họp và cũng trùng với thời gian của Ngày Quốc tế Giới trẻ đang diễn ra tại Krakow, Ba Lan.

Đức Thánh Cha nói: “Các bạn trẻ của Giáo phận Brownsville, đang họp nhau vào ngày lễ Thánh Anna, bà ngoaị của Chúa Giêsu, quý mến. Cha biết các con họp nhau ở Texas, rất gần với Mêhicô, gần với châu Mỹ Latinh và cha biết là các con họp nhau để liên kết trong tinh thần với Ngày Quốc tế Giới trẻ đang diễn ra tại Cracovia. Cha muốn ở gần các con. Cha muốn nói với các con là hãy luôn nhìn về phía trước, hãy hướng về chân trời, đừng để cuộc sống đặt các bức tường trước mặt các con, hãy luôn luôn nhìn vào chân trời. Hãy luôn luôn can đảm ước muốn thêm nữa, thêm nữa … với sự can đảm, nhưng đồng thời đừng quên nhìn lại gia sản mà chúng con đã nhận từ tổ tiên, ông bà và cha mẹ của  chúng con; đừng quên nhìn lại gia sản đức tin mà chúng con đang có trong tay bây giờ để hướng về phía trước.

“Cha biết là vài người các con sẽ hỏi cha: “thưa Cha, đúng vậy, cha bảo chúng con nhìn vào chân trời và nhớ những điều đó, nhưng hôm nay, chúng con phải làm gi? Hãy sống cuộc sống cách tràn đầy! Hôm nay, hãy đón nhận cuộc sống như nó đến và làm điều tốt cho người khác. Trong thế giới hôm nay, người ta đang chơi một trò chơi mà không có chỗ để thay thế, dù cho các con đang trong cuộc chơi hay ở ngoài cuộc chơi. Hãy giữ lấy những kỷ niệm các con được thừa hưởng, hãy nhìn về chân trời và hôm nay hãy nắm bắt sự sống và đưa nó về phía trước, sử dụng nó cách hiệu quả và làm cho nó sinh hoa trái. Thiên Chúa gọi các con mang lại hoa trái.Ngài kêu gọi các con trao chuyển sự sống này cho người khác. Thiên Chúa gọi các con kiến tạo hy vọng. Ngài kêu goi các con nhận lấy lòng thương xót và trao ban nó. Thiên Chuá kêu gọi các con hanh phúc. Đừng sợ hãi! Đừng sợ hãi! Hãy sống cách viên mãn! Đó là cuộc sống.

“Cha cầu chúc các con một cuộc gặp gỡ các bạn trẻ tốt đẹp, hợp nhất với ngày Quốc tế Giới trẻ, với các bạn trẻ ở Crcovia. Hãy sống cách nhiệt tình hăng hái và tiến bước. Xin Đức Trinh nữ luôn gìn giữ các con và xin Chúa Giêsu chúc lành cho các con. Và xin đừng quên cầu nguyện cho Cha. Cám ơn các con”. SD (26/7/2016)

Hồng Thủy Op

Đức Giáo hoàng Phanxicô cầu nguyện trước mộ Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II

Đức Giáo hoàng Phanxicô cầu nguyện trước mộ Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II

Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II

 

Sáng nay, vào lúc 10 giờ ngày 27 tháng 7, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đến cầu nguyện trước mộ Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II cùng với các trẻ em bị bịnh ung thư và gia đình của họ thuộc tổ chức phi lợi nhuận Peter Pan, là một tổ chức được thành lập ở Roma vào năm 2000 nhắm giúp các bịnh nhân ung thư và gia đình họ trong thời khắc khó khăn.

Ngay sau đó, ngài đã chào các em và gia đình của họ. Các em đã xin Đức Giáo Hoàng mang lời cầu nguyện của họ đến Ba Lan và xin Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, vị thánh của quốc gia này, ơn chữa lành.

Vào lúc 13:30 giờ , trước khi Đức Giáo hoàng khởi hành từ nhà Santa Marta để ra phi trường Fiumicino để bay đi Krakow, một nhóm 15 người nhập cư trẻ, trong đó có 9 nam và 6 nữ, từ các quốc gia khác nhau, đã chào ngài. Các bạn trẻ này đã cầu chúc Đức Giáo Hoàng chuyến đi bình an và tham dự ngày Quốc tế Giới trẻ vui vẻ. Các bạn trẻ này mới đến Italia một thời gian ngắn và chưa có giấy tờ tùy thân cần thiết để được đi ra nước ngoài. Họ không thể tham dự trực tiếp ngày Quốc tế Giới trẻ nhưng liên kết cách thiêng liêng. (SD 27/7/2016)

Hồng Thủy Op

Cha Jacques Hamel bị giết ở Pháp là chứng nhân của phục vụ và tình huynh đệ

Cha Jacques Hamel bị giết ở Pháp là chứng nhân của phục vụ và tình huynh đệ

Cha Jacques Hamel

Sáng hôm qua (26/7/2016), một tin tức khủng khiếp đã truyền đi khắp thế giới. Đó là 2 người Hồi giáo cực đoan mang theo dao đã vào một nhà thờ ở Saint-Etienne du Rouvray, thuộc Giáo phận Rouen, miền Bắc nước Pháp, cắt cổ vị Linh mục đang dâng Thánh lễ và làm bị thương một người khác. Khi tin tức về vụ sát hại loan truyền, nhiều người đã bày tỏ lòng đau đớn và lên án sự dã man của nó.

Vị Linh mục bị giết là cha Jacques Hamel, 86 tuổi, thụ phong Linh mục vào năm 1958. Cha Hamel rất được các giáo dân yêu quý và ngày cả các người Hồi giáo sống ở Saint-Etienne du Rouvray cũng yêu quý cha. Vài giáo dân đã chia sẻ: “Đó là một Linh mục lớn tuổi, nhưng mà luôn sẵn sàng với bất cứ ai cần đến cha”; “cha sẵn sàng phục vụ”; “đó là một Linh mục giỏi và đã thực thi sứ vụ của mình cho đến giây phút cuối cùng”. Nữ tu Danielle, người đã hiện diện trong giây phút cha Hamel bị sát hai đã khăng định: đây là một Linh mục vĩ đại, một Linh mục phi thường.

Cha Hamel đã phục vụ trong giáo xứ này từ 10 năm nay nhưng không phải là cha xứ, mà chỉ như một Linh mục đơn giản, vì cha đã nghỉ hưu và cha cảm thấy thoải mái trong vai trò phục vụ và còn mong muốn có ích cho cộng đoàn. Dù cho tuổi tác đã cao, nhưng cha luôn tích cực trong các cử hành Thánh lễ và các bí tích.

Cha đã chọn di chuyển đến cộng đoàn nhỏ này, nơi có đông người Hồi giáo sinh sống để loan truyền sứ điệp của tình huynh đệ. Ý nguyện của cha Hamel thể hiện cả trong những dòng chữ viết cuối cùng của cha được đăng trong bản tin giáo xứ vào đầu mùa hè và nay đã trở thành chúc thư tinh thần của ngài. Cha viết: “Chúng ta có thể lắng nghe trong thời gian này lời mời gọi của Thiên Chúa chăm sóc cho thế giới để làm cho thế giới nơi chúng ta đang sống thêm ấm áp, thêm nhân đạo và tình anh em. Một thời gian (cha đề nghị) dành cho việc gặp gỡ những người khác. Một thời gian chia sẻ, gần gũi các trẻ em và những người cô đơn. Cũng có một thời gian cầu nguyện: để ý đến những gì xảy ra trong thế giới chúng ta”. Cha mời gọi mọi người cầu nguyện cho những ai cần lời cầu nguyện., cho hòa bình, cho một sự chung sống tốt hơn. Cha kết luận: “năm nay là năm lòng thương xót, chúng ta hãy thực hiện trong cách thức mà con tim chúng ta hướng đến những điều tốt đẹp và đến người khác. Ước mong kỳ nghỉ hè giúp chúng ta có tràn đầy niềm vui và tình bạn. Và bây giờ chúng ta có thể chuẩn bị và tiếp tục lên đường với nhau”. (RV 26/7/2016)

Hồng Thủy Op

Các bức tranh khảm mosaic lộng lẫy trong đền thờ Giáng sinh

Các bức tranh khảm mosaic lộng lẫy trong đền thờ Giáng sinh

Bức tranh khảm cổ trong đền thờ Giáng sinh

Bêlem – Đền thờ Giáng sinh được xây dựng vào thế kỷ thứ IV dưới thời hoàng đế Constantino, bao bọc hang đá và máng cỏ nơi Chúa Giêsu được sinh ra và được đặt nằm trong đó. Sau đó đền thờ bị cháy và được xây dựng lại dưới thời hoàng đế Giustiano. Các chuyên viên cho thấy sự cấp thiết phải tu bổ các tường và cột của đền thờ bị ám đen vì hỏa hoạn và tu sửa mái đền thờ hiện không an toàn khi mỗi năm có hàng triệu khách hành hương và du khách kính viếng.

Vào năm 2013, việc tu bổ được thực hiện qua sự tài trợ chính của chính quyền Palestin và do một công ty của Italia thực hiện. Bên cạnh đó, nguồn tài chính tài trợ cho việc tu bổ cũng đến từ các Giáo hội Công giáo, Chính thống Hy lạp, Giáo hội Armeni và Đức quốc. Việc tu bổ và tẩy rửa đem lại vẻ đẹp huy hoàng rực rỡ cho đền thờ, đặc biệt là các bức tranh mosaic. Tuy nhiên công việc tu bổ vẫn còn kéo dài; sau khi hoàn thành tẩy rửa các bức tranh khảm kiểu mosaic, công việc sẽ tập trung vào các cột vẽ, nền đền thờ, giếng rửa tội, và cuối cùng là hang đá Giáng sinh.

Cho đến nay, công ty Piacenti của Ý đã hoàn thành công việc cần thiết trên mái đền thờ, các cửa sổ, cửa gỗ lớn, các bức tranh khảm kiểu mosaic ở gian giữa và hành lang lớn. Việc tu bổ này đã đưa đến những khám phá, đặc biêt ở 2 gian ngang của đền thờ. Gian ngang phía bắc có bức tranh khảm Thăng Thiên, trong đó có hình ảnh Đức Trinh nữ Maria, các Tông đồ và 2 thiên thần; một bức tranh khảm khác về sự cứng lòng tin của thánh Tôma. Còn gian ngang  phía nam, sau nhiều thế kỷ bị bỏ bê, có bức tranh khảm về cuộc vào thành Giêrusalem của Chúa Giêsu và một bức khảm, có lẽ, về cảnh Chúa biến hình, nhưng chỉ có hình ảnh thánh Giacôbê quỳ gối và bàn chân của ông Môisê.

Trong một bức khảm khác trong đền thờ cũng nổi lên những ghi chú bằng tiếng Hy lạp và Latinh tên của nghệ sĩ phục hồi bức tranh khảm cách đây khoảng 800 năm: “Efram, đan sĩ, họa sĩ và chuyên viên tranh khảm” thực hiện công việc phục hồi “dưới triều Manuele Comneno” (hoàng đế Byzantin) “vào thời của Amaury, vị vua vĩ đại của Giêrusalem, và Raoul, Giám mục của thành thánh Bêlem”. Như thế công việc có lẽ đã được thực hiện vào những năm 1168-1169. (Asia News 25/7/2016)

Hồng Thủy Op

Đức Thánh Cha cám ơn bà Carmen Hernández

Đức Thánh Cha cám ơn bà Carmen Hernández

Đức Thánh Cha cám ơn bà Carmen Hernández, Đồng sáng lập Con đường Tân Dự Tòng

MADRID. ĐTC Phanxicô nhiệt liệt đề cao và cám ơn Bà Carmen Hernández, người đồng sáng lập Con đường Tân Dự Tòng, mới qua đời chiều ngày 19-7-2016 tại Madrid, hưởng thọ 85 tuổi.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây qua sứ điệp gửi đến Ông Kiko Arguello, người đã cùng với bà Carmen khởi xướng Con đường Tân dự tòng tại ngoại ô Madrid, Tây Ban Nhà vào cuối thập niên 1960, và nay đã có hơn 30 ngàn Cộng đồng thuộc Con đường này tại 120 nước trên thế giới.

Bà Carmen sinh năm 1930 tại tỉnh Navarra, Tân Ban nha, trong một gia đình thân phụ là người sáng lập công ty Herba, một trong những hãng về gạo quan trọng nhất tại nước này.

Sau khi tốt nghiệp ngành hóa học tại Đại học Madrid và làm việc một thời gian trong hãng của gia đình, Carmen đã quyết định theo đuổi ơn gọi thừa sai đã cảm thấy từ nhỏ và gia nhập Nữ Thừa Sai của Chúa Giêsu Kitô, và chuẩn bị đi truyền giáo. Nhưng rồi dòng tu này bị khủng hoảng trong thời kỳ Công đồng chung Vatican 2, khiến chị Carmen phải tìm con đường khác.

Về sau chị gặp ông Kiko Arguello, một họa sĩ, dấn thân loan báo cho những người nghèo, người du mục, người khuyết tật ở khu vực ngoại ô Madrid và đã cộng tác vào công trình này. Con đường Tân Dự Tòng nảy sinh từ đó và lớn mạnh với thời gian.

Sứ điệp của ĐTC được đọc lên trong lễ an táng Bà Carmen tại Nhà thờ chính tòa thủ đô Madrid chiều ngày 21-7 vừa qua, do Đức Cha Carlos Osorio Sierra, TGM sở tại chủ sự. ĐTC viết:

Mến gửi ông Francisco Kiko Arguello, Con đường Tân dự tòng, Madrid

Tôi xúc động hay tin bà Carmen Hernández qua đời sau một cuộc đời dài, được ghi đậm bằng tình yêu đối với Chúa Giêsu và lòng hăng say truyền giáo. Trong giờ chia li đau thương này tôi gần gũi trong tinh thần, với lòng quí mến đối với thân nhân và toàn thể Con đường Tân dự tòng mà Bà là người đồng khai sáng, cũng như đối với toàn thể những người quí chuộng nhiệt huyết tông đồ của Bà được cụ thể hóa, nhất là trong việc đề ra một hành trình tái khám phá bí tích Rửa Tội và thường huấn về đức tin. Tôi cảm tạ Chúa vì chứng tá của người phụ nữ này, được linh hoạt bằng tình yêu chân thành đối với Giáo Hội mà Bà đã hiến toàn thân trong việc loan báo Tin Mừng nơi mọi môi trường, cả những môi trường xa lạ nhất, và không quên những người bị gạt ra ngoài lề. Tôi phó thác linh hồn Bà cho lòng từ nhân của Chúa, xin Chúa đón nhận linh hồn Bà trong niềm vui Phục Sinh vĩnh cửu và tôi khích lệ những người đã quen biết Bà và bao nhiêu người tham gia Con đường Tân Dự tòng hãy giữ cho mối quan tâm truyền giáo của Bà được luôn sinh động, hoạt động trong niềm hiệp thông thực sự với các Giám Mục và Linh mục, thực thi lòng kiên nhẫn và từ bi đối với tất cả mọi người. Với những ước nguyện ấy, tôi cầu xin sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria và vui lòng ban pháp lành Tòa Thánh cho tất cả những người hiện diện tại lễ an táng này”. (SD 21-7-2016)

 G. Trần Đức Anh OP 

350 bạn trẻ của Giáo phận Milan sẽ đi truyền giáo

350 bạn trẻ của Giáo phận Milan sẽ đi truyền giáo

Young missionaries 1

Milan – 350 bạn trẻ của Giáo phận Milan sẽ đi truyền giáo tại Trung đông, Á châu, Phi châu và Nam Mỹ. Họ sẽ bên cạnh trợ giúp các Linh mục va giáo dân đang hiện diện trên những vùng đất này.

Điểm đến của các bạn trẻ này gồm có: Philippin, Ấn độ, các quốc gia miền trung và Nam Mỹ, châu Phi vùng nam sa mạc Sahara và cho đến Trung đông, hiện đang là tâm điểm của cuộc khủng hoảng quốc tế trầm trọng nhất trong thời gian gần đây. Các bạn trẻ sẽ trợ giúp, dấn thân như các tình nguyện viên của các cộng đoàn. Họ sẽ mở mắt ra trước thực tại mà thường người ta chỉ thấy ở những nơi chung. Họ sẽ tận tay đụng chạm đến những công việc ngoại thường của các thừa sai. Nhưng trên hết, họ sẽ trở về nhà với một hành trang kinh nghiệm để chia sẻ.

Cha Marco Bennati, đã truyền giáo tại vùng sông Amazon của Brazil và Bờ biển ngà, hiện đang là cộng tác viên của văn phòng truyền giáo Giáo phận, kể lại là “mỗi cá nhân với một động lực riêng biệt: có người muốn một kinh nghiệm tình nguyện, có người muốn biết một quốc gia khác, có người, chỉ đơn giản là muốn trải qua một kì nghỉ với cảm xúc mạnh mẽ. Tuy nhiên, nói chung, tất cả họ trở về nhà với suy nghĩ khác với suy nghĩ của họ lúc bắt đầu. Một điểm khởi đầu tuyệt vời để kích hoạt sự suy tư mà chúng tôi hy vọng, có thể trở thành một dịp để dấn thân không chỉ cá nhân, nhưng tập thể, trong các cộng đồng mà những người trẻ này được gia nhập vào. Một lời thách thức mở ra, nhưng chúng ta phải đối mặt”. (ACI 21/7/2016)

Hồng Thủy OP

 

ĐTC gửi điện tín chia buồn về cái chết của ĐTGM Zygmunt Zimowski

ĐTC gửi điện tín chia buồn về cái chết của ĐTGM Zygmunt Zimowski

Zygmunt Zimowski

VATICAN: Ngày 13 tháng 7 vừa qua ĐTC đã gửi điện tín chia buồn về cái chết của ĐTGM Zygmunt Zimowski, Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh mục vụ y tế.

Trong điện tín gửi Đức Ông Jean Marie Mate Musivi Mupendawatu, thư ký Hội Đồng Toà Thánh mục vụ y tế, ĐTC viết: “Tôi đã nhận đuợc tin qua đời của Đức Cha Zygmunt Zimowski, chủ tịch Hội Đồng sau thời gian bị bệnh dài đau đớn, nhưng được sống với tinh thần đức tin và chứng tá Kitô. Tôi muốn bầy tỏ sự chia sẻ tinh thần của tôi với sự buồn thương của Hội Đồng, và trong khi nhớ lại  sứ vụ quảng đại của ngài như Giám Mục giáo phận Radom bên Ba Lan và thời gian phục tụ Toà Thánh, tôi sốt sắng dâng lời cầu nguyện cho linh hồn ngài và tín thác ngài cho lời bầu cử của Đức Trinh Nữ diễm phúc Maria, Nữ Vuơng Ba Lan. Với các tâm tình ấy tôi khẩn nài cho nguời cộng sự viên thương tiếc này phần thưởng vĩnh cửu được hứa ban cho các người trung thành phục vụ Tin Mừng. Và tôi thân ái ban phép lành Toà Thánh an ủi củng cố cho Đức ông, các nhân viên và cộng sự viên của Hội Đồng Toà Thánh”.

ĐTGM Zimowski sinh năm 1949, thụ phong Linh Mục năm 1973, được chỉ định làm Giám Mục giáo phận Radom bên Balan năm 2002. Năm 2009 ngài được ĐTC Biển Đức XVI chỉ định làm chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh mục vụ y tế. Hồi tháng 12 năm 2014 ngài phải nhập viện bên Ba Lan vì bị ung thư lá lách. Năm sau đó ngài trở về Roma tiếp tục công việc. Đức cố TGM đã giữ nhiều nhiệm vụ khác nhau trong HĐGM Ba Lan, và đã là cố vấn của Bộ Phong Thánh và Bộ Giám Mục. Ngài đã cộng tác trong việc chuẩn bị sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo ấn bản tiếng Ba Lan, cũng như cộng tác với chương trình Ba Lan của đài phát thanh Vatican, và là tác giả của vài cuốn sách, cũng như nhiều thư mục vụ và nhiều bài khảo luận (SD 13-7-2016).

Linh Tiến Khải

Thánh lễ truyền chức 6 tân Phó Tế tại Giáo Phận Orange

Thánh lễ truyền chức 6 tân Phó Tế tại Giáo Phận Orange

6 Tân Phó Tế ngày 25 tháng 6 - 2016

GARDEN GROVE – Vào lúc 10 giờ sáng thứ Bảy, ngày 25 tháng 6, 2016, Đức Giám Mục Kevin Vann, Giám Mục Giáo Phận Orange đã đến thánh đường Saint Columban, 10801 Stanford, Garden Grove để cử hành Thánh Lễ Truyền Chức cho 6 tân Phó Tế: Michael Khổng, Phạm Tuấn, Trần Xuân Hòa, Nguyễn Văn Phương, Tony Key Park (Đại Hàn) và Timothy John Donovan (Mỹ).

Cùng đồng tế với Đức Giám Mục Kevin Vann có Đức Cha Tod David Brown và hơn một trăm linh mục, phó tế trong giáo phận. Tham dự thánh lễ, ngoài thân nhân trong gia tộc của 6 tân phó tế còn có trên một ngàn giáo dân và tu sĩ nam nữ.

Nghi thức truyền chức được bắt đầu sau bài Tin Mừng của thánh Gioan do Phó Tế Peter Chung công bố.

Tân Phó Tế Tuấn Phạm thuộc cộng đoàn Orange, Phaolo Trần Xuân Hòa thuộc cộng đoàn Anaheim, Phương Nguyễn thuộc giáo xứ Hedwig là ba thầy được Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, khi Ngài còn làm Tổng Giám Mục Hà Nội cử sang giáo phận Orange tu học. Riêng tân Phó Tế Michael Khổng Tuấn thuộc cộng đoàn Saint Columban, vị này là con đỡ đầu thứ 19 của linh mục Nguyễn Văn Luân, chính xứ giáo xứ Đức Mẹ La Vang tại Santa Ana.

Trong dịp vui mừng này, Viễn Đông phỏng vấn linh mục Nguyễn Văn Luân, được cha cho biết, “Thầy Michael Khổng Tuấn đã vào chủng viện cách nay 7 năm sau khi đã làm kỹ sư ở ngoài đời. Lý do thầy Khổng được Ơn Gọi là từ giáo xứ Saint Columban này. Khi cha tới đây làm Quản Nhiệm thì thầy Khổng xin đi học các chương trình tại Chủng Viện Saint Patrick, sau đó học tại Chủng Viện Saint John thêm 4 năm về triết học, 4 năm về thần học và đã giúp xứ Saint Joseph được một năm. Đó là thời gian thử thách, nay thầy đã được Đức Giám Mục truyền chức Phó Tế và sang năm, nếu không có gì trở ngại thầy sẽ lãnh chức linh mục.”

Linh mục Nguyễn Văn Luân cũng nhân cơ hội này giải thích chức Phó Tế. Các Thầy chịu chức Phó Tế hôm thứ Bảy là Phó Tế Chuyển Tiếp, nghĩa là sẽ được truyền chức linh mục, còn Phó Tế Vĩnh Viễn là những người có gia đình thì không bao giờ được truyền chức linh mục.

Bishop Kevin Vann and six new transition deacons 06-25-2016

Sau khi được truyền chức Phó Tế, các thầy sẽ đi giúp xứ, đặc biệt ở những giáo xứ do Đức Giám Mục bổ nhiệm để làm việc trong mùa hè. Các Phó Tế có thể Công Bố Lời Chúa, làm việc bác ái, giảng và trao Mình Thánh Chúa nhưng không được cử hành thánh lễ như các linh mục trên bàn thờ.

THANH PHONG

Viendongdaily

Sứ điệp Video của Đức Thánh Cha gửi Armenia

Sứ điệp Video của Đức Thánh Cha gửi Armenia

Sứ điệp Video của Đức Thánh Cha gửi Armeni

VATICAN. ”Tôi đến Armenia để hỗ trợ mọi nỗ lực hòa bình và chia sẻ với người dân nước này những bước tiến trên con đường hòa giải mang lại hy vọng.”

Đây là điều ĐTC Phanxicô quả quyết trong sứ điệp Video gửi nhân dân Armenia, quốc gia ngài sẽ viếng thăm từ ngày hôm nay, 24-6 đến hết chúa nhật 26-62016. Ngài khẳng định rằng: ”Với ơn Chúa giúp, tôi đến giữa anh chị em để thực hiện ”cuộc viếng thăm tại quốc gia Kitô đầu tiên”, như khẩu hiệu của chuyến viếng thăm này diễn tả. Tôi đến như một người lữ hành trong Năm Thánh này, kể kín múc sự khôn ngoan cổ kính của dân tộc anh chị em và để uống nơi những nguồn đức tin của anh chị em. đức tin sắt đá, như những thánh giá thời gian được khắc trên đá.

ĐTC cũng bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với lịch sử dân tộc và đất nước Armenia. Ngài nói: ”Lịch sử và những thăng trầm của dân tộc yêu quí của anh chị em gợi lên trong tôi lòng ngưỡng mộ và đau thương: ngưỡng mộ vì anh chị em đã tìm được nơi thập giá Chúa Kitô và trong năng khiếu của mình sức mạnh để luôn đứng dậy, kể cả từ những đau khổ thuộc hàng kinh khủng nhất mà nhân loại nhớ được; đau khổ vì những thảm kích mà cha ông anh chị em đã chịu trong thân xác của mình.

”Chúng ta đừng để cho những ký ức đau thương chiếm đoạt tâm hồn chúng ta; cả khi đứng trước những cuộc tấn công tái diễn của sự ác, chúng ta đừng đầu hàng. Đúng hơn, chúng ta hãy làm như ông Noe, sau trận hồng thủy, đã không mỏi mệt nhìn lên trời cao và nhiều lần thả chim câu,cho đến khi nó trở lại, mang theo cành lá non của cây ôliu (St 8,11).

ĐTC nói thêm rằng: ”Như một người phục vụ Tin Mừng và sứ giả hòa bình, tôi đến giữa anh chị em, để hỗ trợ mọi nỗ lực trên con đường hòa bình và tôi chia sẻ những bước đường của anh chị em trên con đường hòa giải sinh ra hòa bình” (SD 22-6-2016)

G. Trần Đức Anh OP

 

Người Công giáo quan tâm hơn đến việc đọc Kinh Thánh

Người Công giáo quan tâm hơn đến việc đọc Kinh Thánh

faith-bible

Vào cuối những năm 1950, khi phó tế Joseph Jensen, hiện là giảng viên Kinh thánh tại đại học Georgetown ở Washington, gia nhập chủng viện Đức Bà ở Warrenton, Misouri, ông nhận thấy mình là sinh viên duy nhất đã đọc Kinh Thánh. Điều đó cũng nhờ cha ông, một thành viên của Giáo Hội ngày thứ 7, đã cho ông tiếp cận với Kinh Thánh. Ông Jensen cho biết ông đã lớn lên với suy nghĩ là người Công giáo không đọc Kinh Thánh. Nhưng mà ý nghĩ sai lầm này có thể đang thay đổi.

Một cuộc thăm dò mới do Hiệp Hội Kinh Thánh Hoa kỳ thực hiện cho thấy là 77% người Công giáo muốn đọc Kinh Thánh thường xuyên hơn; con số này tăng 8% so với tháng 1 năm 2013, ngay trước khi Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu làm Giáo hoàng. Jason Malec, giám đốc truyền giáo của Hội cho là những tín hiệu tích cực nơi các người Công giáo là nhờ “hiệu ứng Phanxicô”.

Đáp ứng lại việc các tín hữu Công giáo quan tâm hơn đến Kinh Thánh, Hiệp Hội Kinh Thánh Hoa kỳ đã có những nguồn mới như “lectio divina” trên các phương tiện kỹ thuật số – một phiên bản online của phương pháp cầu nguyện truyền thống bằng Kinh Thánh của Công giáo. Hiệp hội dùng các cuộc thăm dò để phát triển kỹ thuật nhắm tăng sự tương tác với Kinh Thánh của tín hữu. Các thành viên của Hiệp hội còn phát triển ứng dụng Build Your Bible và một ứng dụng khác để các tín hữu Công giáo có thể theo dõi ngày Quốc tế giới trẻ từ 26-31/7 tại Cracovia, Balan. Các ứng dụng này vừa nhằm đến tương lai vừa nhìn lại quá khứ để tìm cách thế mới cũng như khám phá lại các phương thế tiếp cận Kinh Thánh cũ cho một thế hệ đang lớn lên. Các phương tiện cho phép các tín hữu đến với Kinh Thánh; ngay cả khi họ không tham gia các nhóm học Kinh Thánh thì họ cũng có thể tìm được các bài đọc Thánh lễ hàng ngày trên trang mạng của Hội đồng Giám muc, các bài suy niệm trên trang của đại học Creighton, vv.

Có nhiều chọn lựa cho việc học hỏi Kinh Thánh Công giáo như chương trình ở các trường, chương trình vừa nghiên cứu vừa cầu nguyện, hay lectio divina (cầu nguyện bằng Kinh Thánh). Các tín hữu đừng ngại tham gia các nhóm nghiên cứu Kinh Thánh vì nghĩ mình biết rất it về Kinh Thánh, vì nghiên cứu Kinh Thánh là để học hỏi Kinh Thánh.

Phó tế Jensen thấy việc hướng dẫn đọc Kinh Thánh là cần thiết, vì Kinh Thánh là thể loại văn chương của những người thời xưa, phản ánh đức tin, thời gian, văn hóa và môi trường của họ. Do đó cố gắng đọc nó mà không hiểu về bối cảnh lịch sử và văn hóa thì dễ bị hiếu sai và lẫn lộn. Ông cũng cảm thấy phấn khởi về sự gia tăng của việc yêu mến Kinh Thánh, đặc biệt là trong các nhóm học Kinh Thánh. Ông cho biết, các sinh viên ban đầu chỉ lấy lớp Kinh Thánh của ông cho đủ tín chỉ yêu cầu, nhưng rồi cuối cùng họ cảm thấy việc học Kinh Thánh thì hứng thú. Ông nói với hãng tin Công giáo Hoa kỳ là có một sự khao khát thực sự đối với lời Chúa mà ông đang thực sự cảm thấy và nếm hưởng.

Hiệp hội Kinh Thánh Hoa kỳ đã hoạt động trong suốt hơn 200 năm để đưa người ta đến với Kinh thánh – cuốn sách bán chạy nhất của mọi thời đại. (CNS 8/6/2016)

Hồng Thủy OP

Cầu nguyện là năng lượng của Kitô hữu để chiếu sáng

Cầu nguyện là năng lượng của Kitô hữu để chiếu sáng

Thánh lễ sáng thứ Ba, 07.06, tại nguyện đường thuộc Nhà trọ Thánh Marta

VATICAN. Cầu nguyện chính là năng lượng để Kitô hữu chiếu sáng. Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba, ngày 07.06, tại nguyện đường thuộc Nhà trọ Thánh Marta. Đức Thánh Cha cũng cảnh giác các tín hữu về nguy cơ có thể trở thành những hạt muối nhạt, không còn mặn mà nữa. Cần phải chiến thắng cám dỗ về một thứ “linh đạo gương soi”, tức là quá chăm chú đến việc đánh bóng chính mình mà lãng quên nhiệm vụ phải mang ánh sáng đức tin đến cho người khác.

Ánh sáng và muối. Những chia sẻ của Đức Thánh Cha khởi đi từ bài đọc Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu, chương 5, 13-16. Đức Thánh Cha nói rằng: “Đức Giêsu đã giảng dạy bằng những lời lẽ rất đơn sơ và những hình ảnh rất dung dị, đến nỗi ai cũng có thể hiểu được. Qua đó, Ngài định nghĩa Kitô hữu: Kitô hữu phải là muối cho đời và là ánh sáng cho trần gian. Muối và ánh sáng không tồn tại cho riêng bản thân mình. Nhưng ánh sáng là để chiếu soi vạn vật; còn muối để ướp, để gìn giữ sự vật khỏi hư nát.

Cầu nguyện là năng lượng để Kitô hữu trở thành ánh sáng cho đời

Kitô hữu sẽ làm gì khi độ mặn của muối và sự sáng của ánh sáng yếu dần đi? Họ phải làm gì để dầu thắp đèn không cạn tắt? Hay nói cách khác, đâu là năng lượng để Kitô hữu trở thành ánh sáng cho trần gian? Đơn giản thôi, đó chính là cầu nguyện. Anh chị em có thể làm rất nhiều việc, rất nhiều hoạt động, và cả những hoạt động bác ái. Anh chị em có thể làm rất nhiều viêc trọng đại cho Giáo hội, cho các đại học công giáo, các học viện, bệnh viện… Và thậm chí, người ta còn muốn lập một đài tưởng niệm để tôn phong anh chị em như là những ân nhân của Giáo hội. Nhưng nếu anh chị em không cầu nguyện, tôi e rằng tất cả những gì anh chị em làm có chút tối tăm, mù mịt trong đó. Rất nhiều hoạt động trở nên đen tối, vi thiếu đi ánh sáng, thiếu cầu nguyện. Vậy điều gì có thể bảo đảm, có thể mang lại ánh sáng cho đời sống của Kitô hữu? Đó chính là cầu nguyện.

Cầu nguyện là tôn thờ Thiên Chúa Cha, là ngợi khen Chúa Ba Ngôi, là lời nguyện tạ ơn, và cũng là lời cầu nguyện xin Chúa ban ơn. Tất cả những lời cầu nguyện ấy phải đến từ trái tim.

Kitô hữu ướp mặn đời bằng Tin Mừng

Muối cũng không để ướp chính mình. Muối chỉ là muối khi muối biết cho đi. Đây cũng chính là tâm tình phải có của Kitô hữu: cho đi, biết ướp cuộc đời cho đằm thắm, biết làm cho mọi sự nên đậm đà bằng thông điệp của Tin Mừng. Cho đi chứ không giữ lại riêng mình. Muối không chỉ dành cho Kitô hữu nhưng cho hết mọi người. Kitô hữu phải cho mình đi, vì muối là cho đi chứ không ở lại với chính mình. Cả ánh sáng và muối cũng đều vì người khác chứ không vì mình. Ánh sáng không chiếu soi ánh sáng và muối cũng không ướp muối.

Có người sẽ thắc mắc rằng: Nếu chúng ta là muối và ánh sáng không ngừng cho đi như thế, liệu muối và ánh sáng đó sẽ duy trì được bao lâu. Xin thưa rằng điều đó đến từ quyền năng của Thiên Chúa, vì Kitô hữu là muối và ánh sáng được Thiên Chúa ban tặng trong Bí Tích Thánh Tẩy. Chất muối và chất sáng đó được ban tặng như một món quà và sẽ tiếp tục được ban tặng nếu chúng ta cũng biết cho đi, biết giãi sáng, biết ướp mặn cho đời. Như thế, chúng sẽ không bao giờ cạn.

Hãy cảnh giác trước cám dỗ về một thứ ‘linh đạo gương soi’

Thứ linh đạo này đã xuất hiện trong Bài Đọc Một, kể về bà góa ở Xa-rép-ta. Bà đã tin ngôn sứ Ê-li-a và thế là hũ bột và vò dầu của bà đã chẳng hề vơi cạn.

Ánh sáng của anh chị em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ. Nhưng anh chị em cũng phải tỉnh thức trước cám dỗ muốn chiếu sáng hay đánh bóng chính mình. Điều ấy thật tệ, đó là thứ linh đạo gương soi: tự đánh bóng mình. Phải tránh cám dỗ chỉ biết đến bản thân mình. Nhưng hãy là ánh sáng để chiếu giãi, hãy là muối để ướp mặn đời và gìn giữ mọi sự khỏi hư nát.

Muối và ánh sáng không vì mình nhưng vì tha nhân ngang qua những công việc tốt lành. Khi làm việc tốt, chúng ta đã ‘chiếu giãi ánh sáng của mình trước mặt thiên hạ’. Và khi xem thấy những công việc tốt đẹp chúng ta làm, người ta sẽ tôn vinh Cha của chúng ta, Đấng ngự trên trời. Điều ấy cũng có nghĩa là chúng ta phải trở về với Chúa, Đấng là nguồn cội và đã ban cho chúng ta sự sáng và chất muối.

Xin Chúa giúp chúng ta biết giãi sáng bằng những việc làm và những thực hành cụ thể, chứ đừng che dấu ánh sáng đi. Xin Chúa giúp chúng ta là hạt muối biết cho đi hương vị mặn mà. Chất mặn ấy rất cần thiết, nhưng ta phải cho đi, vì khi cho đi ta mới tiếp tục được nhận lãnh và triển nở. Cho đi chính là những công việc tốt đẹp của người Kitô hữu.”

Vũ Đức Anh Phương, SJ

ĐHY Filoni khích lệ xây dựng một nền văn minh hòa bình

ĐHY Filoni khích lệ xây dựng một nền văn minh hòa bình

ĐHY Filoni

GUAPI: ĐHY Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, khích lệ chấm dứt bạo lực, tha thứ hòa giải và xây dựng một nền văn minh hoà bình.

ĐHY đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài giảng thánh lễ chủ sự tại nhà thờ chính toà Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội Giáo quản tông toà Guapi ngày 23 tháng 5 vừa qua. Ngài nói: Sau bao nhiêu năm khổ đau vì các tệ nạn bạo lực và gian tham hối lộ, đây là lúc nhổ tận gốc rễ mọi tệ nạn, tha thứ cho nhau, bằng cách tái lập một nền văn hóa hoà bình làm nảy sinh ra các năng động hoà giải cá nhân, gia đình và cộng đoàn.  ĐHY ghi nhận rằng Guapi là một Giáo Hội đang lớn lên và cần có các cơ cấu, nhất là hàng giáo sĩ địa phương. ĐHY kêu gọi sự cộng tác của mọi người trong mọi lãnh vực, kể cả lãnh vực kinh tế và vật chất. Cần phát triển một ý thức truyền giáo của Giáo Hội địa phương. Cả trong nghèo túng người ta cũng có thể đương đầu với các đòi buộc của Tin Mừng và của Giáo Hội. ĐHY không quên khích lệ giới trẻ sống trung thực với các nguyên lý của Tin Mừng, để thành lập các gia đình thực sự kitô, dựa trên bí tích Hôn Phối trung thành và bất khả phân ly, như Chúa Giêsu đã muốn. Lời Chúa cần được lắng nghe, suy gẫm và sống mỗi ngày tại khắp mọi nơi. Khi tìm được chỗ trong chúng ta, Lời Chúa giúp chúng ta tránh không rơi vào một cuộc sống phản tinh thần kitô, nô lệ rượu chè, ma tuý, cờ bạc và chủ thuyết duy vật.

Trước thánh lễ ĐHY đã gặp gỡ các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và các nhóm tông đồ trong đại thính đường Trường San Josè, và  đề cập tới một số vấn đề mục vụ lớn cần đương đầu như hoà bình, khước từ xung đột vũ trang, dấn thân tạo dựng công bằng xã hội, phát triển và chống lại nạn nghèo đói. Ngài mời gọi  họ dấn thân làm việc mục vụ, và đặc biệt chú ý tới người nghèo và người tàn tật.

Tiếp đến ĐHY đã gặp gỡ các giới chức dân sự và quân đội, cùng với các vị hữu trách các tổ chức của chính quyền. Trong những ngày này ĐHY Filoni dang viếng thăm Colombia (FIDES 24-5-2016)

Linh Tiến Khải

Tiền bạc và quyền lực làm nhơ bẩn Giáo hội

Tiền bạc và quyền lực làm nhơ bẩn Giáo hội

Thánh lễ sáng thứ Ba, 17.05, tại nguyện đường Thánh Marta

VATICAN. Con đường mà Đức Giêsu chỉ ra là con đường yêu thương, phục vụ, nhưng trong Giáo hội, người ta lại thường đi tìm kiếm quyền lực, tiền bạc và những điều phù phiếm khác. Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ Ba, 17.05, tại nguyện đường Thánh Marta. Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng các Kitô hữu phải chiến thắng cám dỗ của thế gian muốn chia rẽ Giáo hội và cảnh giác những kẻ ‘cơ hội’. Họ là những người luôn tìm cách loại trừ người khác để leo lên vị trí cao hơn.

Các Kitô hữu phải chiến thắng cám dỗ quyền lực

“Các môn đệ có cám dỗ về quyền lực. Họ suy nghĩ theo tinh thần thế gian. Các ông cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Nhưng Đức Giêsu nói với các ông rằng phải làm người rốt hết, phải làm người phục vụ mọi người.

Tiêu chuẩn trên con đường mà Đức Giêsu chỉ ra chính là sự phục vụ. Người đứng đầu phải là người phục vụ, khiêm nhường phục vụ người khác chứ không huênh hoang, tự đắc, chỉ lo tìm kiếm quyền lực, tiền tài và những thứ phù phiếm khác. Nếu ai không phục vụ thì không phải là người lớn hơn cả. Tranh cãi với nhau xem ai là người lớn hơn cả đã là chuyện xảy ra với các tông đồ, cũng như với mẹ của Gioan và Giacôbê. Và đó cũng chính là điều diễn ra ngày hôm nay trong Giáo hội, trong mỗi cộng đoàn. Trong chúng ta, ai là người lớn hơn cả? Ai là người ra lệnh? Trong mỗi cộng đoàn, trong các xứ đạo, trong các tổ chức luôn có một ước muốn được thăng tiến, được leo thật cao trên nấc thang quyền lực.

Bài đọc một thuật lại một đoạn trong lá thư của thánh Giacôbê, trong đó thánh nhân đã cảnh giác mọi người trước đam mê quyền lực, ghen ghét, ganh tị dẫn đến việc loại trừ lẫn nhau.

Đây cũng là thông điệp cho Giáo hội ngày hôm nay. Thế gian cho rằng ai có nhiều quyền lực sẽ là người chỉ huy. Nhưng Đức Giêsu lại tuyên bố ngài đến để phục vụ, chứ không phải để được phục vụ.

Khi chúng ta có những ước muốn thế tục, muốn nhiều quyền lực, muốn được phục vụ chứ không phục vụ, thì sẽ rất dễ dẫn đến việc  chúng ta nói xấu và loại trừ người khác. Sự ghen ghét và đố kỵ cũng khiến người ta làm như thế. Tất cả chúng ta đều biết điều này. Nó xảy ra trong mọi tổ chức của Giáo hội: xứ đạo, trường học, giáo phận và thậm chí là trong giám mục đoàn. Ước muốn của tinh thần thế gian chính là tinh thần của sự giàu có, của danh vọng và những thứ phù phiếm. Đức Giêsu đã dạy sự khiêm nhường phục vụ nhưng các môn đệ lại cãi nhau xem ai là người lớn nhất trong số họ. Đức Giêsu đến thế gian này để phục vụ và ngài dạy cho chúng ta con đường của sự phục vụ, của khiêm hạ.

Yêu thế gian là ghét Thiên Chúa

Khi các vị đại thánh nói họ cảm thấy mình rất tội lỗi, đó là vì họ hiểu được tinh thần thế gian đang tồn tại trong tâm hồn họ, và họ bị cám dỗ rất nhiều bởi những tinh thần ấy. Không ai trong chúng ta có thể nói: Tôi là thánh. Tôi trong sạch.

Tất cả chúng ta đều bị cám dỗ bởi tinh thần thế gian. Chúng ta bị cám dỗ loại trừ người khác để leo lên những vị trị trên cao. Đó chính là cám dỗ của thế gian, gây chia rẽ và hủy hoại Giáo hội, chứ không phải là Thần Khí của Đức Giêsu. Chúng ta hãy hình dung cảnh này: Khi Đức Giêsu nói những lời khiêm tốn phục vụ, các môn đệ thưa: ‘Thôi Thầy ơi, đừng yêu cầu quá nhiều. Chúng ta hãy đi thôi’. Và sau đó, các ông lại thích cãi vã với nhau xem ai là người lớn hơn cả. Rất nhiều lần chúng ta đã thấy điều này xảy ra trong Giáo hội và ngay cả chúng ta cũng đã làm như thế. Chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa soi sáng cho chúng ta, để chúng ta hiểu ra rằng yêu thế gian, hay yêu tinh thần thế gian, tức là ghét Thiên Chúa.”

Vũ Đức Anh Phương SJ 

Hành trình ơn gọi của nữ tu Clare Crockett

Hành trình ơn gọi của nữ tu Clare Crockett

Sister Clare Crokette

Trận động đất 7,8 độ Richter xảy ra tại Ecuador hôm thứ 7, 16/4 vừa qua làm cho hơn 400 người chết, khoảng 3000 người bị thương và 1700 người bị mất tích. Trong số những người thiệt mạng có nữ tu Clare Crockett, 33 tuổi và 5 em thỉnh sinh thuộc Hội dòng Nữ Tỳ Gia đình của Mẹ ở Playa Prieta.

Clare Crockett là cư dân của thành phố Derry, Bắc Ái nhĩ lan, gia nhập dòng Nữ Tỳ Gia đình của Mẹ ngày 11 tháng 8 năm 2001, khi được 18 tuổi và được diễm phúc khấn trọn đời ngày 8 tháng 9 năm 2010. Chị là người đã lồng tiếng cho nhân vật Lucy trong loạt phim thiếu nhi “Hi Lucy” được chiếu trên mạng truyền hình Lời Vĩnh cửu từ nhiều năm nay. Chị được miêu tả như siêu sao, là viên kim cương của gia đình và là người có khả năng làm cho gian phòng sáng lên với những năng khiếu Chúa ban. Chị có khả năng hài hước mang đến nụ cười cho nhiều người. Chị đã sáng tác nhiều bài hát và xem đây là cách giúp đem nhiều người đến với Chúa, giúp cho họ gặp được Chúa. Chị đã dâng hiến đời mình để đến với các trẻ em và những người trẻ. Chị đã chết như cách chị sống: quên mình giúp đỡ người khác. Vào ngày Chúa nhật vừa qua, khi chị đang dạy đàn guitar cho các trẻ em thì trận động đất xảy ra. Chị cố gắng đưa các em đến nơi trú ẩn nhưng tòa nhà đã sập đè trên chị và các em. Sau đây là chứng từ của chị về hành trình ơn gọi của mình.

“Tôi lớn lên trong một gia đình Công giáo. Tôi từ một phần nhỏ của cái thế giơi được gọi là Derry nằm ở Bắc Ái nhĩ lan. Nơi tôi lớn lên, “Công giáo” và “Tin lành” là những từ ngữ chính trị. Lớn lên trong một gia đình Công giáo không nhất thiết là bạn tham dự Thánh lễ hàng ngày hay có những đào tạo về đức tin Công giáo. Những người Công giáo muốn xây dựng một Ái nhĩ lan thống nhất thì giết những người Tin lành và ngược lại, những người Tin lành không muốn một Ái nhĩ lan thống nhất thì giết những người Công giáo. Công giáo đối với tôi nghĩa là những điều này. Thiên Chúa không có vai trò gì trong cuộc sống của tôi. Trong một xã hội mà sự thù ghét thống trị thì không có chỗ cho Thiên Chúa.

Ngay từ khi còn nhỏ tôi đã muốn trở thành diễn viên. Khi tôi khoảng 15 tuổi, tôi đã tham gia vào một công ty diễn xuất và có người quản lý. Tôi là người giới thiệu cho một vài chương trình truyền hình, tôi viết kịch bản, diễn xuất trong nhiều vở kịch, đạt các giải thưởng, và khi lên 18 tôi đã có một vai nhỏ trong một cuốn phim. Tôi rất thích hội hè. Các ngày cuối tuần, kể từ khi tôi 16, 17 tuổi, là những ngày say sưa với bạn bè. Tôi tiêu tốn nhiều tiền vào rượu chè và thuốc lá.

Một ngày kia, một người bạn gọi tôi: “Clare, bạn có muốn đi Tây ban nha không?” Tôi nghĩ: một chuyến đi không mất tiền đến Tây ban nha, 10 ngày hội hè dưới ánh mặt trời ở Tây ban nha, dĩ nhiên là tôi muốn đi. Bạn tôi nói với tôi là các người tham dự sẽ gặp nhau vào tuần sau đó. Ngày hẹn găp đến và tôi đã đi đến nơi hẹn. Đi vào phòng, tôi thấy toàn những người khoảng 40 và 50 tuổi, trên tay đang cầm chuỗi Mân côi. Tôi hỏi họ: “Các cô sẽ đi Tây ban nha à?” Tôi hỏi họ và sợ là họ sẽ trả lời điều mà chỉ sau 3 giây tất cả trả lời một cách nhiệt tình: “đúng vậy, chúng tôi sẽ đi hành hương”. Tôi muốn trốn khỏi họ nhưng vì tên tôi đã có trên vé nên tôi phải đi. Bây giờ tôi nhận thấy cách mà Đức Mẹ dùng để mang tôi trở về nhà, về với Mẹ và con của Mẹ.

Sister Clare Crokette serves at Ecuador

Cuộc hành hương rơi vào Tuần Thánh, được tổ chức trong một đan viện thế kỷ 16, không hoàn toàn như những điều tôi nghĩ về Tây ban nha. Chúng tôi đã tham dự cuộc gặp gỡ Tuần Thánh với một nhóm gọi là “Gia đình của Mẹ” và tôi không thích thú lắm. Tuy nhiên, chính trong cuộc hành hương nàỳ mà Thiên Chúa ban cho tôi ơn nhận ra là Người đã chết cho tôi trên Thánh giá. Sau khi nhận ơn này, tôi biết là mình phải thay đổi. Tôi tự hỏi mình: “Nếu Người đã làm điều này cho tôi, tôi phải làm gì cho Người?”

Thật là dễ dàng để nói với Thiên Chúa: “con sẽ làm bất cứ điều gì Chúa muốn con làm” khi bạn đang tĩnh tâm hay đang cảm thấy tình yêu của Thiên Chúa, nhưng khi bạn “xuống núi” thì điều này không còn dễ dàng nữa. Các nữ tu đã mời tôi cùng với họ và các bạn nữ khác đi hành hương đến Ý. Tôi đã tham gia và dù cho thái độ hời hợt bên ngoài của tôi, Thiên Chúa đã nói với tôi rõ ràng: Người muốn tôi sống như các nữ tu trong sự khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời. Tôi đã trả lời Người một cách ngay lập tức: “Con không thể là một nữ tu. Con không thể bỏ uống rượu, hút thuốc, hội hè, nghề nghiệp và gia đình của con”. Một điều không thể nghi ngờ là nếu Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta làm điều gì, Người sẽ ban cho chúng ta sức mạnh và ân sủng để thực hiện. Không có sự trợ giúp của Người tôi không thể làm những điều phải làm để đáp lại lời mời gọi của Người và theo Người.

Sau khi tôi nhận ra điều Chúa đang gọi tôi làm, Người đã ban cho tôi một ơn lớn lao khi tôi đang tham gia một cuốn phim ở Anh. Tôi thấy rằng dù dường như tôi có mọi thứ, trong thực tế tôi chẳng cò gì. Tôi cảm thấy một sự trống rỗng to lớn khi tôi ngồi trên giường ngủ của khách sạn. Những điều tôi muôn tôi đã đạt được nhưng tôi vẫn không hạnh phúc. Tôi biết tôi chỉ thực sự hạnh phúc khi làm điều Chúa muốn tôi làm. Tôi biết là tôi phải bỏ mọi sự và theo Người. Tôi biết rõ ràng là Người đang yêu cầu tôi tín thác vào Người, đặt cuộc sống của tôi ở trong tay Người và tin.

Tôi bây giờ rất hạnh phúc được thánh hiến trong dòng các nữ tu Nữ Tỳ Gia đình của Mẹ. Tôi không bao giờ thôi ngạc nhiên về cách Chúa hoạt động trong các linh hồn, cách Người biến đổi cuộc sống của một người và làm chủ trái tim người ấy. Tôi cám ơn Chúa đã kiên nhẫn đối với tôi và vẫn tiếp tục thêm nữa. Tôi không hỏi Người tại sao Người đã chọn tôi, tôi chỉ đón nhận nó. Tôi hoàn toàn tùy thuộc vào Người và Mẹ Rất Thánh của chúng ta và tôi xin Người và Mẹ ban cho tôi được ơn trở thành bất cứ điều gì các Ngài muốn tôi là.” (EWTN, CNA 19/4)

Hồng Thủy OP

Hơn một ngàn bạn trẻ Ấn độ tham dự ngày Quốc tế giới trẻ

Hơn một ngàn bạn trẻ Ấn độ tham dự ngày Quốc tế giới trẻ

INDIAN Catholic

New Delhi – Hội đồng Giám mục Ấn độ cho biết sẽ có hơn 1000 bạn trẻ Ấn độ tham dự ngày Quốc tế giới trẻ diễn ra tại Cracovia vào cuối tháng 7 năm nay.

Hội đồng Giám mục cũng cho biết chính quyền Ba lan sẽ cấp visa miến phí cho các tham dự viên Ấn độ có nhu cầu  xin visa. Việc ghi danh sẽ kết thúc vào cuối tháng 6. Phong trào Giới trẻ Công giáo Ấn độ sẽ điều phối việc ghi danh của các bạn trẻ Ấn độ. Như hãng tin Fides đã loan tin, Đức cha Henry D'Souza của Bellary sẽ hướng dẫn phái đoàn các bạn trẻ Ấn độ tham dự Đại hội giới trẻ ở Ba lan.

Trong một buổi giới thiệu mới đây, Đức Tổng Giám mục Salvatore Pennacchio, Sứ thần Tòa Thánh tại Ấn độ đã miêu tả ngày quốc tế giới trẻ như một cuộc đối thoại hiệu quả giữa các bạn trẻ và Giáo hội.. Đức sứ thần cũng giải thích lý do Cracovia được chọn làm nơi tổ chức ngày Quốc tế giới trẻ năm nay, vì đó là địa điểm gắn kết với 2 vị quảng bá Lòng Thương Xót: nữ tu Faustina Kowalska và Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Trong thời gian viếng thăm Ba lan, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm đền Thánh Lòng Thương xót và nhà nguyện thánh Faustina.

Hiện tại đã có hơn 600 ngàn bạn trẻ từ 180 quốc gia đăng ký tham dự ngày Quốc tế giới trẻ. Các bạn sẽ quay quần quanh vị cha chung, Đức Thánh Cha Phanxicô, từ 26-31 tháng 7. Chủ để của ngày Quốc tế giới trẻ là “Phúc cho các con là những người hay thương xót, vì các con sẽ được xót thương. (Agenzia Fides 20/4/2016)

Hồng Thủy OP

Cuộc chiến của Greg Stormans chống lại các hành động cổ vũ phá thai

Cuộc chiến của Greg Stormans chống lại các hành động cổ vũ phá thai

Tòa án Tối cao Hoa kỳ

“Đây là ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy vui mừng hoan hỷ” (Tv 118,24). Đó là câu Thánh kinh mà ông Greg Stormans suy gẫm mỗi sáng. Con gái ông đã viết câu Thánh kinh này và lồng trong một khung nhỏ đặt ở trong nhà tắm. Ông Storman cho biết: câu Thánh kinh này là nguồn cảm hứng cho ngày sống cũng như cuộc sống của ông. Khi ông nghe câu Thánh kinh này lần đầu tiên, dù khi ấy còn trẻ, ông đã cảm thấy ấn tượng của nó; nó thực sự đã thay đổi cuộc sống của ông. Ông nói: “Mỗi ngày khi thức dậy, tôi nhớ là Chúa đã dựng nên nó, do đó tôi nên hạnh phúc và biết ơn,  nhận biết là Chúa đã cho mình một mục đích trong cuộc sống.”

Ông Stormans và gia đình kinh doanh tiệm tạp hoá và thuốc tây đã 4 thế hệ. Họ  không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ rơi vào tâm bão của pháp luật vào năm 2007, khi Ủy ban Dược của Washington bắt đầu yêu cầu các tiệm thuốc tây phải bán loai thuốc phá thai Plan B và Ella, và xem việc từ chối dựa trên lương tâm là bất hợp pháp. Là những người Công giáo sùng đạo, gia đình Stormans đã từ chối bán các loại thuốc liên quan đến phá thai, vì bán các loại thuốc “thúc đẩy sự chết” là chống lại niềm tin sâu xa nhất của họ. Ông nói: “Chúng tôi tin là sự sống thì quý giá và thánh thiêng, nó bắt đầu từ khi được thụ thai. Chúng tôi muốn cổ võ sự sống và sức khỏe thật, chứ không thúc đẩy sự chết hay bất cứ điều gì đi ngược với niềm tin tôn giáo của chúng tôi.” Ông cũng nói thêm: “gia đình chúng tôi tìm ở Chúa sức mạnh để yêu thương các hàng xóm của chúng tôi. Điều này định nghĩa chúng tôi là ai. Chúng tôi không bao giờ nghĩ là chúng tôi sẽ phải chọn lựa giữa việc sống đức tin của mình và công việc làm ăn, hay chúng tôi sẽ bị lôi kéo vào một cuộc chiến pháp lý. Thật là không may nhưng mà Ủy ban đã không cho chúng tôi chọn lựa.”

Vào tháng Bảy năm 2007, ông Stormans đệ đơn kiện chống lại chính quyền bang Washington để ngăn chặn việc thực thi các quy định mới được thông qua. Cuộc chiến pháp lý vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Tháng Bảy năm 2015, Tòa án Phúc thẩm Hoa Kỳ khu vực 9 đảo ngược quyết định đình chỉ những quy định mới của tòa án cấp quận. Tòa án khu vực 9 kết luận rằng các luật lệ là trung lập và hợp lý hơn nữa là sự quan tâm của Nhà nước về sự an toàn của bệnh nhân. Tòa án bác bỏ lập luận của các chủ doanh nghiệp rằng các quy định là vi phạm quan trọng về quyền tự do thực hiện tôn giáo của họ. Đầu năm nay, ông Stormans và 2 bị cáo khác của vụ án, dược sĩ Margo Thelen và Rhonda Mesler đã nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Tối cao Hoa kỳ.

Ông Stormans cho biết ông chưa bao giờ đặt hàng loai thuốc này ở tiệm thuốc của ông và gia đình ông cam kết bán các loại thuốc tăng cường sức khỏe. Ông nói: “Ở hiệu thuốc của chúng tôi, chúng tôi thề sẽ cung cấp chăm sóc sức khỏe, nghĩa lá không làm hại bất cứ ai. Chúng tôi ở trong một ngành nghề có nghĩa vụ cung cấp sự sống chứ không tiêu diệt nó. Plan B được làm để giết các thai nhi. Chúng tôi từ chối tham gia vào điều này.” Trước đây, ông Stormans được phép giới thiệu cho các khách hàng những nơi khác có bán hai loại thuốc này nếu họ yêu cầu, nhưng luật mới của bang Washington buộc chính ông phải cung cấp loại thuốc này. Đây là bang đầu tiên cấm việc giới thiệu khách hàng thay cho bán hàng vì lý do tôn giáo.

Từ khi vụ kiên bát đầu, gia đình ông Stormans đã nhận nhiều đe dọa, thêm vào đó, việc buôn bán giảm 30% và do đó họ phải giảm 10% số nhân viên. Cố gắng cầm nước mắt, ông nói: “Tôi nhớ đã cảm thấy gánh nặng của thế giới khi biết rằng chúng tôi sẽ phải để cho một số nhân viên của chúng tôi, những người như gia đình chúng tôi và những người đã làm việc cho chúng tôi trong nhiều năm ra đi. Vài người nói: họ không biết làm sao có thể trả tiền nhà, tiền điện. Thật sự là rất khó khăn. Chúng tôi đã phải tổ chức lại việc kinh doanh của chúng tôi 5 lần để bù đắp cho những thiệt hại chúng tôi phải chịu đựng, nhưng ít nhiều chúng tôi đã vượt qua và có thể trụ được.”

Ông Stormans kể lai, trong thời gian này ông đã chất vấn Thiên Chúa về tình cảnh này. Ông nói: “Tôi cảm thấy giống như ông Gia-cóp vật lộn chống lại Thiên Chúa. Nhiều lần tôi bực tức và hỏi: Tại sao điều này xảy đến với tôi? Tại sao chúng tôi bị bắt nạt? Tôi có trách nhiệm nặng nề với những người làm việc cho chúng tôi. Những điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôi. Tôi chán nản tình cảnh này và nó làm cho tôi trở thành loại người tôi không muốn.” Nhưng nhờ cầu nguyện ông đã có được sự bình an của Chúa. Ông chia sẻ: “Tôi bắt đầu cầu xin Chúa cất gánh nặng cho tôi và Người đã thực hiện. Sau một lúc, tôi nhớ Chúa đã bảo tôi đặt tất cả dưới chân Người, và cả gánh nặng đã được cất khỏi tôi. Tôi biết Thiên Chúa đã làm một phép lạ để giảm bớt đau khổ này. Từ đó tôi cảm thấy hoàn toàn bình an trong mọi hoàn cảnh. Tôi biết mọi sự trong tay Chúa và tôi không lo lắng.”

Không lo lắng về những điều sẽ xảy đến kế tiếp, ông Stormans luôn tin là Thiên Chúa có chương trình của  Người. Ông chia sẻ: “Mỗi ngày khi trở về nhà tôi nghĩ tôi yêu cuộc sống của tôi, yêu gia đình tôi và yêu Thiên Chúa biết bao. Thiên Chúa đã gửi đến cho tôi những thử thách này để tôi trở nên giống Người hơn, Người không đặt những điều này để tạo cho chúng tôi những nỗi đau vô ích, nhưng làm cho chúng tôi lớn lên. Tôi đã lớn lên mạnh mẽ qua những thử thách này và biết được có một lý do cho mọi điều xảy ra như thư thánh Phao–lô gửi tín hữu Roma đã khẳng định: ‘Mọi sự ở trong tay Chúa và điều này làm cho tôi hạnh phúc (Rm 8,28).’” (CNS 5/4/2016)

Hồng Thủy OP